|
Post by Can Tho on Aug 18, 2011 7:02:37 GMT 9
General Tran Thien KhiemGeneral Tran Thien Khiem Full Name: Tran Thien Khiem Date and Place of Birth: December 15, 1925, Saigon, South Vietnam Education:Graduate, Dalat National Military Academy July 12, 1947 Present position: Prime Minister, The Republic of Vietnam since 1969 Former position: - Promoted Captain, 1951 - Promoted Major, 1954 - Chief, G1/JGS, 3/1955 - Deputy Chief of Staff for Logistics, 3/1957 - Acting Chief of Staff, RVNAF, 10/1957 - Commander, 4th Field Division, 1/1958 - Commander, 5th Military Region, 9/1960 - Commander, 21st Division, 1/1961 - Chief of Joint Staff, RVNAF, 12/1962 - Promoted Major-General, 1963 - Minister of Defense, concurrently Commander in Chief of RVNAF in the Nguyen Khanh government, 1/1964 - Promoted General, August 11, 1964 - Ambassador of the RVN to the United States, 10/1964 - Ambassador of the RVN to Nationalist China, 11/1965 - Minister of Interior in the Tran Van Huong Cabinet, 5/1968 - Deputy Prime Minister for Pacification-Reconstruction, concurrently Minister of Interior in the Tran Van Huong (reinforced) Cabinet, March 12, 1969 Decorations, awards: - National Orders of Vietnam, from Fifth to Second Class - Gallantry Crosses with Silver Star (4) - Gallantry Crosses with Palm (7) - Vietnam Campaign Medals (3) 1949, 1954, 1960 - Staff Service Honor Medal, First Class - Army Distinguished Service Order, First Class - Air Force Distinguished Service Order, First Class and Air Gallantry Medal, Golden Wing - Armed Forces Honor Medal, First Class - Good Conduct Medal, Second Class - Armed Forces Service Medal, Second Class - Chuong My Medal, First Class - Civic Actions Honor Medal, First Class - Hazardous Service Medal Present address: Prime Minister's Office 7 Thong Nhat Saigon 1 Who's Who In Vietnam Vietnam Press, Saigon 1972 09/1969 to 04/1975 Prime Minister/Defense Minister. 1969 to 09/1969 Deputy Prime Minister 05/1968 to 1969 Interior Minister. 10/1965 to 05/1968 Emmbassador to Taiwan. 10/1964 to 10/1965 Emmbassador to the United States. 07/1964 Promoted to General. 01/1964 to 09/1964 Defense Minister/Chairman of Joint General Staff. 12/1963 to 01/1964 III Corps Commander. 11/1963 Promoted to Lieutenant General. 12/1962 Promoted to Major General. 12/1962 to 11/1963 Inter-Arms Chief of General of Staff. 02/1960 to 12/1962 21st Infantry Division. 1958 to 02/1960 4th Field Division Commander. 1957 to 1958 Attended High Command and General Staff in USA. 08/1957 Colonel, Chief of Joint General Staff. 07/1954 Captain then Major, Deputy Chief of General Staff/Logistics, JGT. 07/1948 1st Lieutenant, South Vietnam Militia Guards. 1946 to 1947 Aspirant, NCO School of Vien Dong (Dap Da) The Powerless Ministry of Defense After the coup on November 1, 1963 that overthrew President Diem, the ARVN were headed by four four-star generals. These generals were trained under the French system in military schools in Cap Saint Jacques and Thu Dau Mot. They participated in most of the major battles when France was fighting against the Viet Minh. After 1954, they commanded many elite units for South Vietnam. However, their promotions were not based on accomplishment or experience but primarily based on political alignment or needed power balance among the military leaders. There existed a pronounced lack of respect for the generals and difficulties in governing and administering the country. After the January 30, 1964 reorganization, General Duong Van Minh was sent into early retirement and he stopped participating in the political arena. General Nguyen Khanh went into exile since February 26, 1965. There remained two four-star Generals, Cao Van Vien, Chief of the Joint General Staff, and Tran Thien Khiem, Prime Minister and Minister of Defense. Both Generals reported to President Nguyen Van Thieu, a former Lieutenant General now Commander-in-Chief of the Armed Forces of the Republic of Vietnam. Khiem was appointed Minister of Defense to replace Lieutenant General Nguyen Van Vy who was fired by Thieu because of Vy's questionable involvement in the Bank of Industry and Commerce. This was a military bank founded by Thieu and later abolished by Thieu himself. The main reason for the abolishment of this bank was that the U.S. and capitalists in Cholon felt uneasy about a large pool of money (billions of piasters) being placed under the control of the military. Although widely known for his excellent work and his impartiality, General Vy became the scapegoat. He was a General when both Thieu and Vien were still both majors. In addition, for Khiem to hold the Minister of Defense posisiton without challenges, Vy must be expelled, which was what happened. Having assisted Thieu many times in the past, Khiem returned from his diplomatic post in Taiwan to help Thieu one more time. Thieu used Khiem, as he had used Huong. Thieu selected Tran Van Huong as his running mate in 1971 when Thieu wanted to create a new Southern Vietnamese allies through Huong's contact and influence. Now he used Khiem to gain Khiem's support from the military. A quiet, easy going, but very observant person, Khiem was temperamental but had self-control. He frequently gave favors to friends and subordiantes, either money or promotions. He appeared cool and always remembered the unhappy days in exile from 1964 to 1968. When General Khanh learned about Khiem's suggestion to General Duong Van Duc and Colonel Huynh Van Ton to conduct a "show of force" on September 13, 1964 and to promote the anti-government demonstrations by Buddhists, Khanh went to Khiem's house and threatened, "I cannot guarantee safety for your life here, therefore, I am assigning you the position of Ambassador to the United States." Khiem's wife was angry but decided to leave Vietnam in a hurry when a fortune-teller told her that she must go abroad for safety. Involved in many scandals, Khiem was behind almost every important events such as Diem's overthrow in 1963. Khiem appeared very quiet and moral, but he was "quietly taking money". His men made substantial money from the scandals involving Saigon Harbor and Tan Son Nhut Airport. Khiem frequently told his friends, "I always respected and loved President Diem. The situation at the end of 1963 unfolded too quickly; if I didn't change my mind to support the coup leaders, I would not be alive now". After the coup, Khiem offered Minh several important advises, notably against the formation of a Cabinet led by Nguyen Ngoc Tho. According to Khiem, Tho was Diem's Vice-President therefore not suitable for the demands of the new situation. Furthermore, Khiem had advised Minh not to allow the repatriement of Lieutenant Colonels Tran Dinh Lan and Vuong Van Dong who worked for the French counter-espionage agency. However, the consequence was 24 hours later, Khiem was reassigned to Bien Hoa as a Commander of Army Corps III/Military Region3. During the period that Khiem was Khanh's subordinate, Khiem found that Khanh's Machiavellian manipulations had brought chaos for the country, helping the communists gaining ground almost everywhere. Khiem tried to stop Khanh without success. Finally, not withstanding the fact that Khiem was Khanh's best friend, he was expelled from Vietnam until Thieu became President. Although Khiem knew that Thieu was on the way to become a dictator, he had to accept the fact that at least Thieu would act within the confinements of the South Vietnamese Constitution. Therefore, he considered himself as being Thieu's Chief of Staff. Thieu personally appointed all important positions which included cabinet officials, heads of military corps, divisions, province chiefs, and city mayors. Similar to Thieu and Vien, Khiem fully understood that all the actions and power must originate from the U.S. When General Cao Hao Hon, Director of Pacification and Rural Develpment of the Central Committee submitted an exact translation of the annual plan from the CORDS, Khiem rubber-stamped the plan immediately. Thieu never trusted anyone. Seeing Khiem being so obedient, Thieu became suspicious and began to neutralize Khiem. When the Vietnamese Democratic Party was created, Thieu did not even inform Khiem. And when Thieu decided to alter the constitution so that he would be qualified to run for a third term as President; Khiem was not consulted. Thieu tried every way to prevent Khiem from running for an elective office. In early 1974, while North Vietnamese communists substantially expanded the war, Thieu secretly ordered the Senators and Representatives in his Democratic Party to investigate and impeach Khiem. However, Khiem escaped unharm because of the friends he had in the congress. Rather "unusual" in its objectives and functions, either in the Free World as well as in the Communist World, the Ministry of Defense under Khiem's leadership had only two primary tasks: 1. Formulating the defense budget; 2. Executing the draft of civilians to serve in the Armed Forces. Hoang Van Lac and Ha Mai Viet ************************ Biểu Dương Lực Lượng ngày 13 tháng 9 năm 1964******* Sự "mâu thuẫn một chiều" từ phía Trung Tướng Nguyễn Khánh đối với Đại Tướng Trần Thiện Khiêm, như cái hố ngày càng rộng và sâu thêm, cơ hồ khó mà hàn gắn lại nếu không nói là không thể hàn gắn được. Hai vị không có những cuộc tiếp xúc trực tiếp nhau nữa, trong khi những hình thức chống đối Trung Tướng Khánh từ các tổ chức chính trị không ngưng nghỉ, càng làm cho Trung Tướng Khánh tức tối thêm và mục tiêu chính mà ông cần triệt hạ vẫn là Đại Tướng Khiêm. Rất có thể những sự kiện chính trị nội tình Việt Nam Cộng Hòa xảy ra trong tháng 07 và 08/1964, chưa đủ để ông thẳng tay với Đại Tướng Khiêm, vì dù sao Đại Tướng Khiêm cũng là người chính yếu đưa ông đến tột đỉnh vinh quang hiện nay. Và rồi Trung Tướng Nguyễn Khánh có cái cớ mà tôi nghĩ là nguyên nhân của Trung Tướng Khánh, để ông xuống tay với người bạn đồng khóa và rất thân của ông. Và nếu nhìn theo góc cạnh tình cảm, Đại Tướng Khiêm cũng là ân nhân của Trung Tướng Khánh nữa. Ngày 13/09/1964, 07 giờ sáng, tôi đưa Đại Tướng Trần Thiện Khiêm và gia đình gồm vợ và hai con của ông, cùng với Đại Úy Nguyễn Trọng Hồng -sĩ quan tùy viên- lên phi cơ đi Đà Lạt, và dự trù trở về Sài Gòn vào buổi chiều cùng ngày. Đại Úy Hồng thay thế Đại Úy Nguyễn Hữu Có đã thuyên chuyển sang Lữ Đoàn Nhẩy Dù, làm sĩ quan tùy viên cho Thiếu Tướng Cao Văn Viên. Phi cơ rời phi trường Tân Sơn Nhất, và khi mất hút trong những đám mây lang thang trên không phận Gia Định, tôi lên xe quay về nhà với dự định đưa gia đình dạo phố vì lâu lắm mới có một ngày chủ nhật rảnh rang như hôm nay. Nhưng không. Vì khi về đến nhà là nghe tiếng súng ròn rã ở hướng Bộ Tổng Tư Lệnh, và hướng Bộ Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô. Tôi chạy sang Bộ Tổng Tư Lệnh. Đang mở cửa văn phòng thì gặp ngay Đại Tá Huỳnh Văn Tồn, Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh (đồn trú ở Mỹ Tho) cũng vừa đến. Với nụ cười cố hữu trước khi vào chuyện, ông hỏi: “Đại Tướng đâu rồi anh Hoa? “Đại Tướng và gia đình đi Đà Lạt, nhưng khoảng 8 giờ mới đến trên đó. Có chuyện gì vậy Đại Tá? “Chúng tôi "Biểu Dương Lực Lượng" để cảnh cáo ông Khánh. Có cách nào anh liên lạc được với Đại Tướng sớm hơn không? “Chỉ có cách là nhờ hệ thống Bộ Chỉ Huy Không Chiến của Không Quân thì may ra, nhưng tôi nghĩ là mình không nên để bên đó biết cuộc nói chuyện như vậy, thưa Đại Tá. Với lại khoảng 20 phút nữa thì mình liên lạc được thôi mà”. Ngay lúc đó điện thoại reo: “Thiếu Tá Hoa tôi nghe”. “Trung Tướng Khánh đây. Đại Tướng Khiêm đâu rồi? “Thưa Trung Tướng, Đại Tướng Khiêm đang trên không trình Sài Gòn-Đà Lạt. Trung Tướng có cần liên lạc ngay bây giờ không, thưa Trung Tướng? “Khi đến nơi, anh nói Đại Tướng Khiêm điện thoại ngay cho tôi”. “Vâng. Nhưng điện thoại Trung Tướng ở tư dinh hay ở Phủ Thủ Tướng, thưa Trung Tướng? “Phủ Thủ Tướng”. Tôi liền gọi lên Đà Lạt, dặn trên đó trình với Đại Tướng Khiêm liên lạc ngay với Trung Tướng Khánh khi đến nơi. Vừa gác ống nói vừa xoay qua Đại Tá Tồn: “Trung Tướng Khánh cần nói chuyện với Đại Tướng đó Đại Tá”. “Ổng ở đâu vậy? “Dạ ở Phủ Thủ Tướng. Vị lãnh đạo hôm nay là ai vậy Đại Tá? “Trung Tướng Đức với tôi”. Trung Tướng Dương Văn Đức là Tư Lệnh Quân Đoàn IV/Vùng IV Chiến Thuật. Bộ Tư Lệnh đồn trú tại Cần Thơ. Đại Tướng Trần Thiện Khiêm bị quản thúc. Vài phút sau, điện thoại reo: “Thiếu Tá Hoa tôi nghe”. “Hồng đây anh. Anh gọi Đại Tướng có việc gì vậy? “Sài Gòn đang có biến động do Trung Tướng Đức với Đại Tá Tồn lãnh đạo. Trung Tướng Khánh dặn Đại Tướng khi đến Đà Lạt là gọi về ổng ở Phủ Thủ Tướng đó. Anh trình Đại Tướng ngay đi. Có tin gì thì cho tôi biết với nghe”. Mấy phút sau đó, Đại Úy Hồng gọi tôi: “Trung Tướng Khánh bảo Đại Tướng ở lại Đà Lạt cho đến khi nào ổng cho về mới được về. Đại Tướng bảo anh đến nhà lấy một ít áo quần và đồ dùng cần thiết, cho phi cơ mang lên Đà Lạt ngay hôm nay. Nhờ anh ghé nhà tôi lấy túi áo quần gởi lên giùm tôi luôn. Vợ tôi đang chuẩn bị đó. (Trong những năm 1970-1975, Đại Tướng Khiêm giữ chức Thủ Tướng, Đại Tá Hồng là chánh văn phòng. Hiện anh định cư tại Houston). “Chiếc (phi cơ) C47 còn trên đó không? “Sau khi nói chuyện với Trung Tướng Khánh, Đại Tướng cho phi hành đoàn lái về Sài Gòn rồi”. “Vậy tôi sẽ yêu cầu chiếc đó trở lên Đà Lạt ngay chiều hoặc tối nay. Nhớ, có tin gì thêm thì gọi tôi ngay nhé. Ngược lại, tôi cũng gọi anh khi có tin tức mới nhất”. Cuộc "Biểu Dương Lực Lượng" của Trung Tướng Dương Văn Đức đến buổi trưa là xẹp xuống sau mấy tiếng đồng hồ ồn ào, tự lui quân về Mỹ Tho và Cần Thơ. Tình hình thủ đô cũng như những vùng lân cận trở lại yên tỉnh. Nhưng đó chỉ là bề mặt thôi. Và đây là lời của Đại Tá Tạ Thành Long, thuật tóm tắt cho chúng tôi nghe khi cùng bị giam tại trại tập trung tù chính trị ở Nam Hà (miền bắc) năm 1981, về cuộc "Biểu Dương Lực Lượng" nói trên. Lúc bấy giờ anh Long là Trung Tá Tham Mưu Phó hành quân Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn IV tại Cần Thơ: "Giữa đêm 12 rạng 13/09/1964, Trung Tướng Đức ra lệnh tổ chức bộ chỉ huy hành quân và cấp tốc di chuyển sang Sư Đoàn 7 Bộ Binh ở Mỹ Tho, và chuyển quân lên Sài Gòn vào sáng sớm. Làm việc suốt đêm và di chuyển trên chặng đường Cần Thơ-Mỹ Tho trong đêm tối mà không được bảo vệ an ninh lộ trình, một cuộc vận chuyển rất nguy hiểm trong tình hình lúc bấy giờ, nhưng cũng may là đến nơi bình yên. Sau khi phối hợp với Sư Đoàn 7 Bộ Binh, tất cả cùng chuyển quân lên Sài Gòn". "Theo kế hoạch, các đơn vị phải dừng lại ở Bình Chánh (một quận của tỉnh Gia Định ven ngoại ô thủ đô), chỉ có Trung Tướng Đức và các sĩ quan cần thiết mới được vào Sài Gòn. Nhưng Trung Tướng Đức cho lực lượng tiến đến Phú Lâm, ngưỡng cửa phía tây của thủ đô. Trung Tướng Đức giao cho tôi (tức Trung Tá Long) đến tòa đại sứ Hoa Kỳ liên lạc với bộ phận tình báo ở đó xem tình hình sắp tới ra sao. Đến nơi, chờ một lúc mới tiếp xúc được với nhân viên tình báo. Ông ta lên tiếng: “Các ông đã không thực hiện đúng lời hứa. Tại sao các ông đưa lực lượng vào Sài Gòn? Hành động của các ông gây khó khăn cho chúng tôi và cho cả các ông nữa. Ông chờ tôi liên lạc về Hoa Kỳ nhận lệnh”. “Khoảng nửa tiếng đồng hồ sau đó: Hoa Thịnh Đốn quyết định các ông phải rút quân về vị trí ngay, nếu không, các ông hoàn toàn chịu trách nhiệm về cuộc biến động hôm nay. "Tôi quay về Bộ Tổng Tư Lệnh trình cho Trung Tướng Đức về kết quả cuộc tiếp xúc đó thì ông cho lệnh rút quân. Và chuyện kể chỉ có thế". Cuộc Biểu Dương Lực Lượng" ngày 13/09/1964, chỉ diễn ra trong khoảng mười tiếng đồng hồ thì lặng lẽ rút lui. Ngay sau đó, Trung Tướng Đức bị bắt tại Cần Thơ đưa lên phi cơ về Sài Gòn, ông đã nóng giận to tiếng khoa tay múa chân tại phi trường Tân Sơn Nhất khi Quân Cảnh và An Ninh Quân Đội "dìu" lên xe đưa về cơ quan an ninh. Chắc là Hoa Kỳ khó chịu về cái hơi hám "độc tài" của Trung Tướng Khánh nhưng chưa đến mức đảo chánh lật đổ, nên "nhờ" Trung Tướng Đức ra oai cảnh cáo dưới tên gọi "Biểu Dương Lực Lượng", và lực lượng cảnh cáo hăng quá nên đưa quân áp sát thủ đô suýt nữa là chiếm luôn các cơ sở trọng yếu như các cuộc đảo chánh trước đây đã làm. Thế là bộ phận tình báo tại tòa đại sứ Hoa Kỳ giáng cho một lệnh xuất phát từ Hoa Thịnh Đốn, và lực lượng biểu dương vội vàng rút lui có phần mất trật tự một chút. Rõ ràng là Mỹ chưa bật đèn xanh hoặc đèn xanh giới hạn thì cái ghế Chủ Tịch Hội Đồng Quân Lực không phải dễ. Đại Tướng Khiêm bị cách một chức. Xin mời trở lại với Đại Tướng Trần Thiện Khiêm. Sau một tuần bị quản thúc trong một dinh thự tại Đà Lạt, ông và gia đình được Trung Tướng Khánh cho về Sài Gòn. Những ngày tiếp theo, Đại Tướng Khiêm rất buồn và không vào văn phòng làm việc. Buổi sáng và chiều, tôi mang hồ sơ về nhà trình ông giải quyết. Trung Tướng Khánh ra lệnh Đại Tướng Khiêm bàn giao chức vụ Tổng Trưởng Quốc Phòng cho ông, và tôi thì bàn giao hồ sơ của văn phòng Bộ Quốc Phòng cho Trung Tá Nguyễn Khắc Bình (về sau, Trung Tá Bình là Chuẩn Tướng, Đặc Uỷ Trưởng Trung Ương Tình Báo, và Tư Lệnh Cảnh Sát). Trong hồ sơ này có cả hồ sơ 10 kí lô vàng thoi mà tôi nói ở phần cuối của cuộc Chỉnh Lý ngày 30/01/1964. Như vậy, Trung Tướng Khánh, Chủ Tịch Hội Đồng Quân Lực, Thủ Tướng, nay kiêm thêm chức Tổng Trưởng Quốc Phòng. Một mình ông nắm giữ các chức vụ tối quan trọng giống như trường hợp Tổng Thống Ngô Đình Diệm trước ngày bị lật đổ và bị giết chết vậy. Vào ngày cuối tháng 09/1964, Trung Tướng Khánh điện thoại tôi: “Anh trình với Đại Tướng Khiêm, 12 giờ trưa nay tôi đến ăn cơm tại nhà Đại Tướng Khiêm”. “Xin Trung Tướng vui lòng điện thoại với Đại Tướng Khiêm đang có mặt tại nhà, thưa Trung Tướng”. “Không. Anh về trình đi”. Ra lệnh xong là ông gác ống nói. Thật khó nghĩ cho tôi, vì hai gia đình đang hờn giận nhau nếu không nói là Trung Tướng Khánh đang "ghìm" Đại Tướng Khiêm, và trường hợp này chẳng khác nào Trung Tướng Khánh lôi tôi vào thế trận giống như tôi đang trở thành thành viên trong nhóm sĩ quan dưới quyền ông vậy. Tôi đến tư dinh Đại Tướng Khiêm, trình xong, Đại Tướng Khiêm im lặng trong khi bà Khiêm tức giận: “Tại sao ổng không điện thoại đến đây mà lại nói chuyện với chú? “Bà phải hỏi ông Khánh sao lại hỏi chú Hoa? Thôi, bà lo cơm cho kịp”. Đại Tướng Khiêm đỡ lời cho tôi. Nếu Đại Tướng Khiêm không đỡ lời thì tôi chỉ biết trả lời là "Tôi cũng không biết tại sao nữa". Phần tôi, mỗi khi có khách đến nhà Đại Tướng Khiêm dùng cơm, tôi lo sắp xếp bàn ăn, tổ chức an ninh, và những gì cần thiết liên quan đến bữa ăn đó. Hôm nay cũng vậy, cộng thêm sự thận trọng cần thiết. Sau khi chỉ định công việc và cách thức xếp bàn ăn cho mấy anh làm việc tại nhà Đại Tướng Khiêm, tôi về văn phòng. Mưu sát Trung Tướng Khánh. Khoảng nửa giờ trước giờ ăn, tôi trở lại tư dinh Đại Tướng Khiêm. Như thường lệ, kiểm soát công tác chuẩn bị trong phòng ăn, tôi sang bên cạnh kiểm soát các nhân viên an ninh để biết chắc là công tác đang diễn tiến như dự định. Chợt thấy Trung Tá Luông đi tới đi lui mấy lần, điều mà chưa bao giờ xảy ra vì không liên quan gì đến chức vụ Chỉ Huy Trưởng Tổng Hành Dinh/Tổng Tư Lệnh của ông cả. Trung Tá Nguyễn Văn Luông, năm 1958 là Thiếu Tá Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 35 Bộ Binh thuộc Sư Đoàn 12 Khinh Chiến, đồn trú tại Kon Tum. Lúc ấy tôi là Trung Úy, Trưởng ban 3 kiêm Ban 5 bộ chỉ huy Trung Đoàn này. Trong cuộc đảo chánh 01/11/1963, ông là Thiếu Tá Chỉ Huy Phó Tổng Hành Dinh/Tổng Tham Mưu (lúc chưa cải danh Bộ Tổng Tư Lệnh), ngay sau đó thăng cấp Trung Tá và giữ chức Chỉ Huy Trưởng thay thế Trung Tá Lê Soạn về hưu. Tôi đến cạnh ông: “Ô! Trung Tá. Trung Tá có gì cần gặp Đại Tướng hả? “Không. Không có gì”. “Không có gì sao Trung Tá đi qua đi lại với vẻ suy tư vậy? Trung Tá Luông kề tai tôi với giọng ngập ngừng: “Hôm nay tụi tôi ám sát ông Khánh”. Tôi rất kinh ngạc về câu nói của ông: “Bằng cách nào? Ngưng một lúc, ông tiếp: “Vào bàn ăn độ 5 phút, ông Anh từ trên lầu gọi điện thoại xuống đây (vừa nói ông vừa chỉ điện thoại trên bàn cạnh cửa, sát phòng ăn), lúc đó tôi sang mời ông Khánh qua nghe điện thoại và nói là của Phủ Thủ Tướng gọi. Khi ông ta vừa qua khỏi khung cửa thì anh Yểm câu cổ và đâm chết”. “Đại Tướng có biết việc này không Trung Tá? “Không”. “Vậy là không được. Tôi muốn Trung Tá hủy bỏ dự định này, nếu không, tôi sẽ trình Đại Tướng ngay. Tôi chắc rằng, Đại Tướng không bao giờ đồng ý về một hành động như vậy đâu. Xin Trung Tá hãy hình dung việc gì xảy ra tiếp đó, vì cả tháng nay mỗi khi Trung Tướng Khánh đến đây là y như rằng, tiểu đội cận vệ của Trung Tướng Khánh với vũ khí cầm tay gần như bao quanh nhà này. Chỉ cần tiếng động lạ nào đó trong phòng ăn, là tiểu đội đó nhào vô tức thì, và liệu sự kiện xảy ra có phải là những xác chết -kể cả chúng mình- nằm la liệt ở đây không? Lịch sử sẽ lưu lại những gì cho mai sau, nếu không phải là "tiếng xấu muôn đời" chỉ vì tranh giành quyền lợi mà giết chết lẫn nhau! Hủy bỏ đi Trung Tá” Trầm ngâm một lúc: “Anh chờ tôi một chút”. Trung Tá Luông lên lầu và khoảng 5 phút sau, ông lại kề tai tôi với giọng tự nhiên: “Được rồi. Ông Anh đồng ý hủy bỏ việc đó”. Tư dinh Đại Tướng Khiêm gồm 3 căn nhà số 1, số 2, và số 3 có cửa thông nhau, trong dãy số 4 (của nhiều dãy) trong cư xá trại Trần Hưng Đạo, tức khuôn viên Bộ Tổng Tư Lệnh. Nhà 2 tầng, vách gạch, lầu đúc bê tông, kiến trúc mang dáng vấp Châu Âu, vì do quân đội Pháp xây dựng dùng làm bản doanh bộ tư lệnh quân viễn chinh của họ. Phòng ăn ở căn số 1, ngay cạnh phòng ăn có cửa thông qua căn số 2, nơi có cái bàn dành cho sĩ quan tùy viên trực tại nhà. Trên bàn có máy điện thoại và những vật dụng cần thiết của một văn phòng thu hẹp. Tầng trệt căn này không có người ở. Căn số 3 là gia đình của vợ chồng người em gái của bà Khiêm ở. Em rể của bà là luật sư Bùi Văn Anh, chính là người mà Trung Tá Luông nhận chỉ thị sau khi tôi phản đối vụ mưu sát nói trên. Tôi không trực tiếp nghe luật sư Anh nói về vụ này, mà những gì tôi ghi lại ở đây là do Trung Tá Luông nói với tôi. (Đầu năm 1975, Trung Tá Luông là Đại Tá, Chỉ Huy Trưởng Cảnh Sát Khu 3 tại Biên Hòa, và anh Lưu Yểm là Đại Tá Tỉnh Trưởng tỉnh Biên Hòa) Trước 12 giờ một chút, Trung Tướng Khánh đến cùng với 2 xe Jeep chở đầy nhân viên cận vệ với vũ khí trong tay. Vẫn như hành động trong thời gian gần đây, toán cận vệ có mặt quanh nhà nhưng không anh nào ngồi hay đứng yên một chổ mà luân chuyển nhau từ vị trí này đến vị trí khác, miễn sao các anh ấy trông thấy được bàn ăn bên trong. Vì là bữa ăn rất căng thẳng nên tôi không ra vào như lệ thường. Khoảng 10 phút đầu tiên, không khí trong phòng ăn thật yên lặng nếu có đôi mắt bàng quan nào đó nhìn vào. Nhưng, sau đó, lời qua tiếng lại tuy không đến nỗi ồn ào nhưng rõ ràng là bữa ăn đầy sóng gió. Lời lẽ gay gắt qua lại giữa bà Khiêm với Trung Tướng Khánh, cho tôi nhận xét "không cân sức" về phía bà Khiêm trong khi Đại Tướng Khiêm đăm chiêu suy nghĩ hơn là tranh cãi, vì Trung Tướng Khánh đang có trong tay tất cả quyền lực quốc gia, đâu dễ dàng bị thuyết phục cho dù ông bà Khiêm là bạn thân với gia đình ông. Chữ "bạn thân" chẳng qua là thuở chưa có quyền lực đấy thôi, chớ bây giờ thì khác. Khác xa lắm rồi! Đại Tướng Trần Thiện Khiêm lưu vong Khi Trung Tướng Khánh rời phòng ăn với thái độ gần như bình thường, cứ như không có chuyện gì xảy ra cả. Đó là cái lạnh lùng của người có quyền lực đối với "kẻ thù"! Mà liệu Đại Tướng Trần Thiện Khiêm có phải là kẻ thù của Trung Tướng Nguyễn Khánh hay không? Chính trị, biết đâu mà lường phải không quí vị? Tôi vào phòng ăn: “Thưa Đại Tướng, điều gì xảy ra mà Trung Tướng Khánh to tiếng vậy Đại Tướng? “Ông Khánh "muốn" (hàm chứa ý nghĩa một mệnh lệnh) tôi phải ra ngoại quốc, nếu không thì tánh mạng tôi khó an toàn”. “Đại Tướng nghĩ sao? “Tôi quyết định đi. Chú lo thủ tục cho tôi và gia đình tôi càng sớm càng tốt. Chú với chú Châu, nếu được thì cùng đi với gia đình tôi”. “Tôi sẽ theo Đại Tướng. Còn anh Châu thì tôi sẽ hỏi ý kiến anh ấy và trình Đại Tướng sau, thưa Đại Tướng”. "Chú Châu" mà Đại Tướng Khiêm nói ở đây là Đại Úy Đặng Văn Châu. Năm 1963, anh là chánh văn phòng tỉnh Vĩnh Long, lúc ấy Trung Tá Lê Văn Phước là Tỉnh Trưởng. Sau cuộc đảo chánh 01/11/1963, Trung Tá Phước bị cách chức và anh Châu cũng mất chức luôn. Sau cuộc đảo chánh 30/01/1964, Đại Tướng Khiêm bảo tôi liên lạc phòng Tổng Quản Trị/Bộ Tổng Tư Lệnh thuyên chuyển anh Châu về văn phòng chúng tôi để thông dịch Anh ngữ cho Đại Tướng Khiêm khi có phóng viên báo chí ngoại quốc phỏng vấn. Đại Tướng Khiêm nói tiếng Anh rất khá, nhưng với báo chí quốc tế nên có thông dịch để có thì giờ suy nghĩ cho câu trả lời. Khi hỏi ý kiến, anh Châu đồng ý đi. Vậy là số người "lưu vong" có Đại Tướng Khiêm, vợ và hai con ông, tôi, và Đại Úy Châu. Anh Châu sang Bộ Quốc Phòng xin "sự vụ lệnh", đến Sở Hành Chánh Tài Chánh số 6 lãnh phụ cấp xuất ngoại vì "sự vụ lệnh" ghi "thay mặt chánh phủ sang Anh quốc và Cộng Hòa Liên Bang Đức, cám ơn hai quốc gia này đã giúp đỡ Việt Nam Cộng Hòa chống cộng sản". Lại đến Bộ Ngoại Giao xin “thông hành ngoại giao" và chiếu khán ở tòa đại sứ Anh quốc và Cộng Hòa Liên Bang Đức. Xong, xuống Tổng Nha Hối Đoái và Ngân Hàng để đổi ngoại tệ. Phần phụ cấp bằng tiền Việt Nam đổi được 10 ngàn mỹ kim, và phần tiền Việt Nam mà tôi giữ trong tủ sắt của văn phòng đổi được 10 ngàn mỹ kim nữa. Đó là số tiền dự trữ trong tủ sắt để Đại Tướng cấp phát cho các đơn vị tình báo sử dụng. Trong cuộc "Biểu Dương Lực Lượng" ngày 13/9/1964, tôi mang về nhà và Đại Tướng Khiêm bảo tôi cứ giữ đó. Nay, tôi đưa Đại Úy Châu đi đổi luôn. Đúng lúc mọi thủ tục sẳn sàng thì Trung Tướng Khánh điện thoại tôi: “Anh không được đi mà chỉ một mình Đại Úy Châu theo Đại Tướng Khiêm”. Ra lệnh xong là ông gác ống nói ngay. Tôi điện thoại lại thì Thiếu Tá Thịnh, bí thư, anh Thịnh cho biết Thủ Tướng không tiếp chuyện. Thế là tôi không trình bày được gì cả. Tôi đến trình Đại Tướng Khiêm, Đại Tướng không nói gì nhưng rõ ràng là bà Khiêm không hài lòng. Tôi nhận ra rằng, bà Khiêm không hài lòng không phải vì tôi không được đi, mà không hài lòng chỉ vì bà ngờ tôi "chưa chi đã trở mặt" đây. Tôi áp dụng câu của Đại Tướng Khiêm có lần nói với tôi rằng: "Sự trong sáng không cần phải đính chánh mà thời gian sẽ chứng minh cho mình, tuy có chậm nhưng rất hiệu quả". Tôi trở về văn phòng. Hôm sau tôi đến Phủ Thủ Tướng xin gặp Thủ Tướng Khánh, và ông tiếp: “Anh có chuyện gì? “Thưa Thủ Tướng, tôi không được đi theo Đại Tướng Khiêm trong chuyến đi chưa biết ngày nào trở về. Vậy, tôi xin Thủ Tướng vui lòng cho tôi một số tiền đủ đổi 10 ngàn mỹ kim và một giấy phép để đổi số tiền đó. Số tiền này tôi sẽ trao Đại Tướng Khiêm như là món quà nhỏ để Đại Tướng và gia đình có thêm khoản tiền chi tiêu ở ngoại quốc trong thời gian đầu. Xin thưa với Thủ Tướng rằng, tôi đến đây là tự tôi chớ Đại Tướng Khiêm không hay biết gì về hành động này, thưa Thủ Tướng”. Không cần suy nghĩ, ông trả lời ngay: “Được. Tôi cho anh”. “Xin cám ơn Thủ Tướng”. Chính tôi đi đổi tiền, và tôi thuật lại Đại Tướng Khiêm nghe khi tôi trao tiền cho ông. Ông rất cảm động: “Tôi cám ơn chú”. Chiều ngày 06/10/1964, Đại Tướng Khiêm gọi tôi đến tư dinh của ông. Vào phòng khách, ông mời tôi ngồi, điều mà chưa bao giờ xảy ra mỗi khi tôi đến nhận lệnh ngoại trừ hai lần ra lệnh về đảo chánh. Tự ông, đem bánh ngọt với nước trà ra mời tôi. Tôi hiểu rằng, "sếp" của tôi sắp tâm sự chia tay đây rồi vì ngày mai ông và gia đình rời Việt Nam lưu vong. Năm năm làm việc trực tiếp dưới quyền ông trong trách nhiệm một sĩ quan tham mưu đặc biệt, trong một chừng mực nào đó, tôi hiểu được những cử chỉ cùng những thái độ của ông thể hiện điều ông muốn hoặc ông sắp làm. Xong miếng bánh với hớp trà, ông vào chuyện: “Tôi cám ơn chú, trong mấy năm qua chú đã làm việc với tất cả nhiệt tình và trung thực. Giờ đây, trước khi rời Việt Nam lưu vong không biết ngày về, tôi muốn nói với chú rằng, nếu chú và những chú khác, còn nhớ đến tôi thì đừng bao giờ làm chính trị, vì làm chính trị ít khi người ta dành lại tình cảm cho bạn bè và đôi khi cũng không còn tình cảm cho thân nhân của họ nữa”. Tay phải ông gỡ kiến cận xuống và tay trái ông cầm miếng nỉ lau, đó là thói quen mỗi khi ông suy nghĩ. Mang kiến vào, ông lại mời tôi: “Chú ăn bánh uống trà đi”. “Vâng. Xin mời Đại Tướng”. Thái độ của ông làm tôi lúng túng. Tôi nghĩ, không phải ông ngưng lại để mời tôi ăn bánh uống trà, mà là chính ông đang nén lại nỗi xúc động của ông khi ông đang sống trong góc cạnh tình cảm. Đại Tướng Khiêm là mẫu người giàu tình cảm, rất có tình có nghĩa với những quân nhân mà trước kia cùng đơn vị với ông cho dù người đó hiện là sĩ quan hay hạ sĩ quan cũng vậy. Tôi đã nhiều lần chứng kiến hình ảnh lúc ông niềm nở bắt tay những anh hạ sĩ quan cùng phục vụ tại Tiểu Đoàn 3 Việt Nam hằng chục năm trước đó. Đại Tướng Khiêm tiếp lời: “Trung Tướng Khánh đã xử sự với tôi như chú thấy đó, thật là không còn chút tình nghĩa gì hết”. “Có vài vị Tướng Lãnh nêu thắc mắc với tôi rằng: "Tại sao Đại Tướng lại im lìm để Trung Tướng Khánh dùng cả thủ đoạn không tốt với Đại Tướng". Riêng tôi, tôi thấy Trung Tướng Khánh là mẫu người nhiều tham vọng chính trị, chính với Đại Tướng là người đã góp phần quan trọng đưa Trung Tướng Khánh lên đến tột đỉnh địa vị ngày nay, nhưng Trung Tướng Khánh cứ quả quyết Đại Tướng là người đang tìm cách đẩy ổng ra khỏi những chiếc ghế mà ổng đang ngồi, thưa Đại Tướng”. “Tôi biết chớ chú. Nhưng tranh giành làm gì! Trong phòng trở nên yên lặng. Một lúc sau: “Các sĩ quan do tôi đào tạo là người có khả năng và là người tốt nữa. Chắc chắn chú sẽ được các vị khác sử dụng, và tôi tin là không có gì khó khăn cho chú đâu. Thôi, ngày mai tôi đi, chú ở lại mạnh giỏi. Cho tôi gởi lời thăm thiếm”. “Thưa Đại Tướng, tôi chân thành cám ơn Đại Tướng đã dìu dắt tôi trong 5 năm qua. Tôi kính chúc Đại Tướng và gia đình được mạnh khỏe và luôn gặp điều may trên đường lưu vong. Kính chào Đại Tướng”. Tôi đứng thẳng người và chào ông một cách trân trọng như khi tôi chào ông để nhận chức chánh văn phòng Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh năm 1961 vậy. Đại Tướng Khiêm siết chặt tay tôi thật lâu, và cả hai đều bùi ngùi trong cuộc chia tay này! Ngày 07/10/1964, Đại Tướng Trần Thiện Khiêm và gia đình rời Việt Nam Cộng Hòa trên chuyến bay của Air France đi Paris để "lưu vong" dưới danh nghĩa thật là vinh dự (!): "Thay mặt chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa sang Anh quốc và Đức quốc, cám ơn hai quốc gia đồng minh đã và đang giúp Việt Nam Cộng Hòa chống cộng sản". Ngay chiều hôm đó, tôi và gia đình dọn ra khỏi cư xá trong khuôn viên bộ Tổng Tư Lệnh, và sẳn sàng nhận lệnh thuyên chuyển đến đơn vị hay cơ quan nào đó, vì có bao giờ một chánh văn phòng của ông Tướng thất sũng lại tiếp tục phục vụ tại đơn vị cũ đâu, nhất là đơn vị cũ lại là văn phòng Tổng Tư Lệnh. Trung Tướng Nguyễn Khánh thêm chức Tổng Tư Lệnh Quân Lực. Đại Tướng Trần Thiện Khiêm ra đi không bàn giao chức vụ Tổng Tư Lệnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Ngày hôm sau, Trung Tướng Nguyễn Khánh vào nhận thêm chức đó. Có nghĩa là Trung Tướng Khánh nắm giữ cả 4 chức vụ cao nhất nước: Chủ Tịch Hội Đồng Quân Lực, Quốc Trưởng bao gồm Tổng Tư Lệnh Tối Cao, Thủ Tướng, Tổng Trưởng Quốc Phòng, và Tổng Tư Lệnh Quân Lực. Ngay hôm đầu tiên Trung Tướng Khánh nhận chức, tôi viết "Phiếu Trình" trình vào Trung Tướng Khánh, xin chỉ định đơn vị tôi trình diện. Ông phê 3 chữ: "Ở tại chỗ". Thế là tôi vẫn ngồi lại văn phòng này nhưng chưa rõ chức vụ. Xin nói thêm, “Phiếu Trình” là một loại văn kiện trong hồ sơ tham mưu, sử dụng khi cần trình một vấn đề gì để xin chỉ thị của cấp trên. Cũng ngày hôm ấy, tôi thấy thêm một thủ đoạn của Trung Tướng Khánh. Đó là hai ngày trước khi Đại Tướng Khiêm lưu vong, văn phòng tôi có nhận được một "Nghị Định" thiết lập "quỹ mật" cho ông Tổng Tư Lệnh với số tiền đầu tiên là 20 triệu đồng (Việt Nam). Phía dưới Nghị Định có ghi chú "chờ lệnh". Giới chức thiết lập quỹ là Trung Tướng Khánh nhân danh Thủ Tướng cấp cho Tổng Tư Lệnh, và bây giờ chức Tổng Tư Lệnh cũng trong tay Trung Tướng Khánh. Vậy là, giới chức cấp quỹ với giới chức sử dụng quỹ, đều là ông. Lúc ấy, hối suất chánh thức là 35 đồng Việt Nam bằng 1 mỹ kim. Xin giải thích đôi nét về "quỹ mật" này. Nguyên tắc của quỹ mật là chi tiêu không cần chứng minh, nhưng giới chức sử dụng phải chịu trách nhiệm trực tiếp với giới chức cấp quỹ khi giới chức cấp quỹ yêu cầu chứng minh, nhưng thực tế thì trong những năm qua tôi chưa thấy yêu cầu này xảy ra lần nào. Xem chừng lấy tiền trong ngân khố của chánh phủ quá dễ chăng? Nhưng còn ghê gớm hơn nữa kìa. Theo lời bà Khiêm nói với tôi rằng, khi mà gia đình Đại Tướng Khiêm với gia đình Trung Tướng Khánh không còn coi nhau là bạn bè thân thiết như trước nữa, bà biết bà Khánh đã hai lần đưa cho người em làm Tổng Lãnh Sự Việt Nam Cộng Hòa tại Hong Kong, mỗi lần 500 triệu đồng Việt Nam Cộng Hòa để bán lấy đồng mỹ kim. Ai mua tiền Việt Nam đó nếu không phải là quân cộng sản của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, để mang trở về mua hàng trên thị trường Việt Nam Cộng Hòa tiếp tế cho quân của chúng đánh lại quân ta? Sự thật đến mức nào tôi không rõ, nhưng những thông tin này là từ bà Khiêm đến tôi và tôi ghi lại đây là chính xác. Xin mở ngoặc để nối tiếp phần trên. Trong tạp chí Thế Kỷ 21, số 147 tháng 07 năm 2001 phát hành tại Nam California, có loạt bài "Công Cuộc Nghiên Cứu Việt Sử Tại Bắc Mỹ" (1975-2000), và bài số 10 với tựa: "Nhóm Viết Hồi Ký" của tác giả Trần Anh Tuấn, nói về "Sĩ quan cấp Tá viết hồi ký". Dưới đây là vài đoạn trích từ trong bài này. "Cấp Tá viết hồi ký khoảng 18 người, theo thứ tự tên gọi là: Trương Dưỡng, Trần Kim Định, Vương Văn Đông, Phạm Bá Hoa, Đặng Trần Huân, Đỗ Kiểm, Trần Khắc Kính, Hoàng Ngọc Liên, Vũ Văn Lộc, Phan Nhật Nam, Trần Ngọc Nhuận, Phan Lạc Phúc, Phan Lạc Tiếp, Trịnh Tiếu, Võ Đại Tôn, Trần Đình Trụ, Tạ Tỵ, và Ngô Văn Xuân". "Nói một cách tổng quát, khi chúng ta rời bỏ thế giới hồi ký của cấp Tướng để đọc hồi ký của cấp Tá là chúng ta sang một thế giới khác. Một thế giới của văn nhân. Một đàng là quyền lực quốc gia, và một đàng là văn chương nhân bản". " ... Về hình thức, nhiều hồi ký cấp Tá với những áng văn chương trong sáng, chữ dùng nhiều khi đắc địa, có thể trích làm bài giảng văn mẫu trong các trung tâm Việt ngữ tại hải ngoại. Điển hình của hồi ký loại này là tác phẩm của Phan Lạc Phúc, Phan Lạc Tiếp, Phạm Bá Hoa, Đặng Trần Huân, Vũ Văn Lộc, ......." Sau khi tác giả điểm qua hồi ký của hai nhà văn Phan Lạc Phúc và Phan Lạc Tiếp, đến quyển Đôi Dòng Ghi Nhớ của tôi (Phạm Bá Hoa), tác giả Trần Anh Tuấn viết: " ..... Hồi ký của cựu Đại Tá Phạm Bá Hoa có nội dung khác hẳn những hồi ký vừa kể". ".......... Đây là một hồi ký chính trị, ghi lại những biến cố trên chính trường Việt Nam Cộng Hòa từ năm 1963 cho đến ngày 30/4/1975. Giai đoạn lịch sử này tương ứng với thời gian tác giả đóng vai trò tuy không có hào quang của một nhân vật trên mặt nổi, nhưng lại là người sắp xếp và do đó thấu hiểu những uẩn khúc của hậu trường, cùng diễn trình của nhiều biến cố có tầm mức lịch sử ngay từ lúc khởi thủy. Việc ghi nhận này rất thẳng thắn và thành thật. Ngòi bút Phạm Bá Hoa can đảm, trung thực, bất vị thân... " "Đặc biệt, Đôi Dòng Ghi Nhớ" ghi nhận sự kiện kinh khủng trong chiến tranh Việt Nam. Đó là việc, lấy nguồn tin từ bà Trần Thiện Khiêm, tác giả cho biết bà Nguyễn Khánh đã hai lần đưa cho người em làm Tổng Lãnh Sự Việt Nam Cộng Hòa tại Hong Kong, mỗi lần 500 triệu, tổng cộng một tỷ bạc Việt Nam Cộng Hòa để đổi lấy đô la. Sau tiết lộ kinh khủng đó, tác giả Phạm Bá Hoa đặt một câu hỏi chắc như đinh đóng cột, rằng, "Ai mua tiền Việt Nam trên đất Hong Kong nếu không phải là Cộng Sản Việt Nam?". Câu nghi vấn đó của tác giả Phạm Bá Hoa, nay đã được phía bên kia kiểm chứng là xác thực. Nếu muốn, xin độc giả tìm đọc "Đồng Đô La Trong Cuộc Kháng Chiến Chống Mỹ Cứu Nước" dựa theo hồi ký của Thăng Long Huỳnh Bá Việt và những người làm công tác tài chánh đặc biệt trong chiến tranh với sự cộng tác của các nhà văn Nguyễn Quang Sáng, Hiền Phương, Thanh Giang, và Hoàng Xuân Huy, để biết Ban Kinh Tài Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam (của cộng sản) đã mua tiền Việt Nam Cộng Hòa từ đâu để đem về chi phí cho chiến trường miền Nam..... " Sau đoạn nhận xét rất tinh tế của tác giả về cách dùng chữ của người miền Nam trong khi có vài chữ tôi dùng chữ của người miền Bắc để giảm nhẹ ý nghĩa sự tức giận của Trung Tướng Trần Thiện Khiêm đối với Trung Tướng Dương Văn Minh, tác giả Trần Anh Tuấn kết luận: "Điều tác giả Phạm Bá Hoa có thể yên tâm là, ít nhất có một độc giả tin ông, tin ở tấm lòng trung cang nghĩa khí của ông. Đôi Dòng Ghi Nhớ, vì thế, là một trong rất ít hồi ký chính trị hoàn tất sau biến cố 30/4/1975 có cơ tồn tại với thời gian. Ông là một sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa có tư cách". Xin đóng ngoặc, và trở lại văn phòng Tổng Tư Lệnh. Trung Tướng Khánh cho giải tán văn phòng Tổng Tư Lệnh, và tổ chức thành "Nha Đổng Lý Văn Phòng Tổng Tư Lệnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa". Thiếu Tướng Nguyễn Văn Vỹ, được Trung Tướng Khánh cử giữ chức Đổng Lý Văn Phòng. Lớn ơi là lớn, nhưng kỳ ơi là kỳ! Dưới quyền Thiếu Tướng Vỹ có: (1) Thiếu Tá Thịnh, bí thư. (2) Tôi, Trưởng Phòng Quân Sự Vụ, với toàn bộ nhân viên và trách nhiệm của văn phòng Tổng Tư Lệnh trước đây, ngoại trừ những vấn đề riêng tư của ông Tổng Tư Lệnh. (3) Thiếu Tá Hoàng Ngọc Tiêu -tức nhà thơ Cao Tiêu- Trưởng Phòng Dân Sự Vụ. (4) Thiếu Tá Tâm (tôi không nhớ họ), Trưởng Phòng Báo Chí. Công tác kế tiếp là Trung Tướng Khánh giao cho Chuẩn Tướng Phạm Đăng Lân, Chỉ Huy Trưởng binh chủng Công Binh, đúc bê tông tầng trên phòng họp số 1 trong tòa nhà chánh (nơi tạm giữ những vị bị Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng xem là trung thành với Tổng Thống Diệm trong cuộc đảo chánh 01/11/1963) để làm văn phòng mới của Tổng Tư Lệnh. Đồng thời xây cái hầm ngầm ngay phía dưới phòng họp số 1 để làm hầm trú ẩn với tiện nghi cần thiết cho bộ chỉ huy hành quân khoảng 30 người. Từ bàn viết của ông Tổng Tư Lệnh nhìn đến cuối phòng trước mặt, sát góc bên trái có cầu thang xoáy ốc xuống hầm. Nếu không phải nhân viên phục vụ nơi đây, phải để ý lắm mới trông thấy được cái quan trọng của cầu thang xoáy ốc này. Hầm làm xong từ mặt đất lên đến nóc là 2.2 thước, chung quanh và cả nóc hầm được tấn bằng những tấm kim khí thật dày, lớp đất trên nóc hầm dày đến 1.5 thước. Ngay trên hầm là một đoạn của con đường vòng đai bên trong hàng rào kẽm gai ngăn cách giữa Bộ Tổng Tư Lệnh với một góc của phi trường Tân Sơn Nhất. Trong lúc đơn vị Công Binh đang đổ đất lấp nóc hầm thì Trung Tướng Khánh nói với Chuẩn Tướng Phạm Đăng Lân, lúc ấy tôi đứng cạnh chờ trình công văn gấp của Phòng 3: “Làm xong hầm này tôi chấp tất cả phi cơ của "thằng" Kỳ đó”. Thằng Kỳ mà Trung Tướng Khánh nói là Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ , Tư Lệnh Không Quâ n. Nói xong ông cười khoái chí, chừng như ông không còn lo ngại Thiếu Tướng Kỳ đảo chánh ông bằng Không Quân vậy. Tôi không hiểu câu nói của ông là thật hay đùa, nhưng cho dù là đùa hay thật thì tự ông nói lên nỗi lo của ông về sự chống đối của những đồng đội quanh ông. Nhưng tại sao Trung Tướng Khánh lại sợ như vậy? Mẫu người nhiều tham vọng với một bụng thủ đoạn như ông, phải tự hiểu tại sao ông bị cô lập giữa đồng đội và lúc nào cũng sợ đồng đội của ông. Qua những hành động của ông từ trong cuộc đảo chánh ngày 30/01/1964 đến bấy giờ, theo tôi, ông là vị Tướng có vẻ như mang tham vọng vượt lên trên tất cả mọi người để trở thành vị lãnh đạo bậc nhất của Việt Nam Cộng Hòa trong nét nhìn thán phục của các quốc gia lân bang trong vùng, và cả Hoa Kỳ nữa. Cái tham vọng của Trung Tướng Khánh dễ dàng nhận thấy qua 4 chức vụ cao nhất nước đang trong tay ông: "Quốc Trưởng + Thủ Tướng + Tổng Trưởng Quốc Phòng + Tổng Tư Lệnh Quân Lực". Với 4 chức vụ đó, làm sao biện minh là ông không có tham vọng? Làm sao biện minh là ông không độc tài? Thêm nữa, Trung Tướng Khánh còn cấp cho Công Binh 10 triệu đồng để xây cái hầm sâu trong lòng núi đá ngay sau lưng Trường Thiếu Sinh Quân/Vũng Tàu nữa. Tôi không rõ những chi tiết về cái hầm này, chỉ được nghe ông nói trong buổi họp tham mưu của Bộ Tổng Tư Lệnh rằng: "Trường hợp cuộc chiến dẫn đến sự xâm nhập của không quân địch thì hầm này là nơi đặt bản doanh hành quân của Bộ Tổng Tư Lệnh". Đến khi trường này chuẩn bị di chuyển để bắt đầu phá núi xây hầm, cũng là lúc Trung Tướng Khánh lưu vong nên kế hoạch bị hủy bỏ. Ngay trước ngày Quốc Khánh đầu tiên 01/11/1964 -kể từ sau cuộc lật đổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm- Trung Tướng Khánh tấn phong chánh phủ dân sự do giáo sư Trần Văn Hương làm Thủ Tướng, và kỹ sư Phan Khắc Sửu làm Quốc Trưởng. Quốc Trưởng là nhà cách mạng quốc gia lão thành, hoạt động không mệt mỏi, từng vào tù ra khám vì hoạt động cách mạng, nổi tiếng là trong sạch, và chống cộng sản một cách triệt để. Thủ Tướng là nhà giáo kỳ cựu, có tiếng là thanh liêm, nhiệt tình, chống cộng sản không khoan nhượng, nhưng có dáng vẻ và phong cách của một công chức cần mẫn hơn là nhà hoạt động chính trị. Cả hai vị đều do Trung Tướng Khánh nhân danh Chủ Tịch Hội Đồng Quân Đội (Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng đã đổi danh xưng là Hội Đồng Quân Đội) đề cử sau khi tham khảo cơ quan do ông thành lập có tên gọi "Hội Đồng Dân Quân". Dưới nét nhìn nào đó cho thấy Trung Tướng Khánh muốn dư luận thấy ông giảm bớt cái hơi hám "độc tài" mà ông luôn bị cáo giác trong các cuộc mít tinh biểu tình, và nhất là trong những vị hoạt động chính trị, nên ông nhường chức Quốc Trưởng và Thủ Tướng cho hai vị dân sự. Nhưng thật ra, với chức Chủ Tịch Hội Đồng Quân Đội, ông vẫn tự cho mình cái chức năng trên Quốc Trưởng chẳng khác dưới chế độ cộng sản độc tài bao nhiêu. Dù sao thì chánh phủ dân sự cũng tô điểm đôi chút cho hình ảnh chính trị Việt Nam Cộng Hòa chúng ta, bớt tính cách năng nổ đầy u ám của một vị võ tướng cầm quyền có pha chút "hơi hám quân phiệt" lãnh đạo. Ngày 01/01/1965, Trung Tướng Khánh xuống Cần Thơ chủ tọa lễ kỷ niệm "Ngày Quân Đoàn IV hai tuổi". Ông nhân danh Chủ Tịch Hội Đồng Quân Đội thăng cấp Trung Tướng cho Thiếu Tướng Nguyễn Văn Thiệu, Tư Lệnh Quân Đoàn này. Trong cuộc đảo chánh 01/11/1963, Đại Tá Nguyễn Văn Thiệu là Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh tham gia tích cực. Đảo chánh thành công, ngày hôm sau ông được thăng cấp Thiếu Tướng, giữ chức Tham Mưu Trưởng Liên Quân. Chẳng bao lâu sau đó, ông bàn giao cho Thiếu Tướng Cao Văn Viên để nhận chức Tư Lệnh Quân Đoàn IV/Vùng IV Chiến Thuật cách nay vài tháng. Nay, ông được thêm một ngôi sao mỗi bên cầu vai. Trung Tướng Khánh là người rất xông xáo, nay đơn vị này mai đơn vị khác. Ông thường thăm và khen thưởng tại chỗ về những thành tích cá nhân cũng như tập thể đơn vị. Mỗi lần đi bằng phi cơ, tôi được lệnh mang theo tất cả hồ sơ công văn của các phòng trình lên để ông làm việc ngay trên phi cơ. Chiếc phi cơ C47 mà Không Quân dành cho ông, có trang bị bàn viết, giường nằm, tủ lạnh nhỏ, và vài tiện nghi lặt vặt khác. Thường khi như vậy, ngoài Trung Tướng Khánh ra, còn có sĩ quan tùy viên, cận vệ, vài nhân viên an ninh, vài nhân viên truyền tin, và tôi. Đến thành phố nào đó là tôi tìm phi cơ khác của Không Quân Việt Nam, Không Quân Hoa Kỳ, hoặc Hàng Không dân sự, để mang công văn trở về Bộ Tổng Tư Lệnh hoàn lại các Phòng Sở. Việc bảo vệ số công văn này luôn được quan tâm đúng mức. Đây là nét đặc biệt của Trung Tướng Nguyễn Khánh mà vị Tổng Tư Lệnh trước ông là Đại Tướng Trần Thiện Khiêm, và những vị sau ông là Trung Tướng Trần Văn Minh, Trung Tướng Nguyễn Hữu Có, và Đại Tướng Cao Văn Viên, không có. Tôi không dám đoan chắc đó là điều tốt, nhưng rõ ràng là ông không để thời gian trống trong nhiệm vụ của ông. Tôi không biết có phải là do vụ "Biểu Dương Lực Lượng" ngày 13/09/1964 hoặc vụ đó chỉ là "giọt nước làm tràn ly nước" hay không, nhưng từ sau vụ ấy thì Trung Tướng Khánh với Đại sứ Hoa Kỳ -cựu Tướng Maxwell Taylor- đã bất hòa nhau, và Trung Tướng Khánh đặt bản doanh Bộ Tổng Tư Lệnh ở tòa nhà trắng Vũng Tàu. Tòa nhà này, người dân địa phương thường gọi là "bạch dinh". Hằng ngày, tôi dùng phi cơ nhỏ mang công văn của Bộ Tổng Tư Lệnh từ Sài Gòn ra Vũng Tàu trình ông, xong là quay về Sài Gòn. Ngày hai buổi sáng chiều, tôi đi đều đều như vậy. Đôi khi có công văn gấp, tôi phải đi ngay dù là ngày chủ nhật hay nghỉ lễ. Thường thì tôi sử dụng chiếc phi cơ L20 do anh bạn cùng khóa với tôi lái. Anh Nguyễn Xuân Lễ, sau khi ra trường thời gian ngắn thì anh chuyển sang Không Quân. Hiện (2006) anh định cư tại Houston. Trong một chuyến bay trên chiếc vận tải C7 (Caribou) từ Vũng Tàu về Sài Gòn, bị quân cộng sản bắn lên và Đại Úy Long ngồi cạnh tôi bị trúng đạn xuyên từ dưới mông lên vai, và chết liền. Không biết chúng bắn bao nhiêu viên đạn nhưng chỉ có 1 viên trúng phi cơ và đã gây tử thương một sĩ quan mới tái ngũ vài tháng trước đó, và đang phục vụ tại Bộ Tổng Tư Lệnh. Hôm ấy, chiếc L20 tu bổ, tôi ôm công văn quá giang chiếc L19 ra Vũng Tàu, và lại quá giang chiếc C7 nói trên trở về Sài Gòn. Quí vị nghĩ xem, ông Tổng Tư Lệnh giận ông Đại Sứ của nước "chi tiền", dời văn phòng xa hơn trăm cây số, để lại đằng sau cả một bộ tham mưu đầu não của quân đội hơn 600 ngàn người đang từng giờ chiến đấu chống cộng sản. Cho nên có những việc mà vị Trưởng Phòng cần trình bày trực tiếp với vị Tổng Tư Lệnh cũng chỉ dùng điện thoại mà điện thoại thì không hoàn toàn bảo mật được! Phải chăng Trung Tướng Khánh là vị lãnh đạo quốc gia xem chính trường như sân khấu? Đồng ý chính trường cũng là một loại sân khấu, nhưng nền tảng của sân khấu là nghệ thuật dựng lại những góc cạnh của cuộc sống, trong khi chính trường là nơi thể hiện tài năng, kinh nghiệm, bản lãnh, của người lãnh đạo xây dựng cuộc sống đó. Sở dĩ tôi nói đến "sân khấu" là vì trong năm 1964, nhiều báo chí tại Sài Gòn nói Trung Tướng Khánh có giòng máu nghệ sĩ. Xin mở ngoặc. Trong cuộc đàm thoại tối ngày 21/10/2003, cựu Đại Tướng Trần Thiện Khiêm từ Virginia nói với tôi liên quan đến đoạn trên đây, như sau: “Chú có biết tại sao ông Khánh với ông Taylor giận nhau hông? “Dạ không”. “Tại vì ông Khánh chửi ông Taylor (Đại Sứ Hoa Kỳ) về vụ ông Đức (Trung Tướng Dương Văn Đức) biểu dương lực lượng đó. Ông Khánh nói với tôi như vậy sau khi ổng bị đuổi khỏi Việt Nam qua Hoa Kỳ ở với tôi mấy ngày”. Xin đóng ngoặc. Ngày 16/02/1965, Trung Tướng Khánh ra phi trường chậm hơn nửa tiếng đồng hồ, điều mà ít khi xảy ra. Sau khi phi cơ lên đến độ cao để trực chỉ Qui Nhơn, ông ngưng tay duyệt công văn và quay sang tôi: “Tôi vừa thành lập xong chánh phủ”. “Thủ Tướng Trần Văn Hương còn không, thưa Trung Tướng? “Bác sĩ Phan Huy Quát thay ông Hương rồi. Với tôi thì mọi việc chẳng có gì khó khăn cả”. Nụ cười của ông lúc bấy giờ nếu cựu Thủ Tướng Hương trông thấy chắc là dễ tức lắm cho dù giáo sư Hương có tiếng là người trầm tỉnh. Tôi không rõ nguyên nhân thay đổi Thủ Tướng, chỉ nghe Trung Tướng Khánh nói rằng: “Trong giai đoạn này mà làm mất lòng tôn giáo thì không thể chấp nhận được”. Ông là Trung Tướng, với chức Chủ Tịch Hội Đồng Quân Đội, "đã" ngang nhiên chỉ định Thủ Tướng trong khi Quốc Trưởng vẫn tại chức, lại còn tự cho mình là người giải quyết công việc quốc gia nhanh chóng nữa! Đến Qui Nhơn, không có phi cơ về Sài Gòn nên tôi phải ở lại. Tình hình quân sự tại tỉnh Bình Định ngày càng xấu đi, đến nỗi đêm hôm đó mọi người phải ngủ tại hầm chiến đấu. Tôi sang Bộ Chỉ Huy 2 Tiếp Vận ngủ nhờ hầm chiến đấu của Bộ Chỉ Huy này. Lúc ấy, Tỉnh Trưởng Bình Định là Trung Tá Lê Trung Tường. Thiếu Tá Trương Bảy là Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy 2 Tiếp Vận. (Về sau, Trung Tá Tường là Chuẩn Tướng quân đội, Thiếu Tá Bảy là Chuẩn Tướng Cảnh Sát). Sáng hôm sau, cả đoàn dùng trực thăng bay vào Nha Trang. Sau khi thăm Bộ Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt mà Chuẩn Tướng Đoàn Văn Quảng là Tư Lệnh, Trung Tướng Khánh bay ngược ra Vũng Rô, nơi mà hôm trước Hải Quân và Không Quân Việt Nam Cộng Hòa đã bắn chìm chiếc tàu của quân cộng sản chở vũ khí từ ngoài bắc xâm nhập vào. Nói cho đúng, chiếc tàu này bị Hạm Đội 7 Hoa Kỳ phát hiện và liên tục theo dõi, đến khi vào duyên hải Việt Nam Cộng Hòa thì họ báo cho Bộ Tổng Tư Lệnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa biết. Kết quả là tàu địch bị đánh chìm. Khi trực thăng lượn nhiều vòng trên không phận Vũng Rô, tôi nhìn thấy dòng chảy của nhiên liệu từ chiếc tàu chìm phía dưới loang dài trên mặt biển. Lực lượng Người Nhái của Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa đang trục vớt vũ khí lên tàu, trong khi lực lượng của Quân Đoàn II đang hành quân lục soát trong khu vực núi Đá Bia, lân cận Vũng Rô. Thiếu Tướng Nguyễn Hữu Có, Tư Lệnh Quân Đoàn II tin rằng, trong khu vực này có thể có kho tồn trữ của quân cộng sản. Chỉ trong ngày 17/2/1965, cả hai lực lượng thu được hơn 1000 khẩu súng đủ loại, tất cả hoàn toàn mới nguyên được bao bọc trong giấy dầu cẩn thận. Theo nhận định của Phòng Nhì/Bộ Tổng Tư Lệnh, hơn một năm qua, với những bất ổn chính trị trong nội tình Việt Nam Cộng Hòa chúng ta, quân cộng sản miền bắc đã lợi dụng "khoảng trống an toàn" đó để gia tăng vận chuyển đơn vị chính qui và vũ khí đạn dược vào lãnh thổ chúng ta bằng đường bộ dọc dãy Trường Sơn và đường thủy dọc duyên hải từ bắc vào. Những lần trước, số vũ khí đạn dược tịch thu được ở cửa sông Bồ Đề tỉnh An Xuyên (Cà Mau), bờ biển Ba Động tỉnh Vỉnh Bình (Trà Vinh). Vụ Vũng Rô này là lần thứ 3 tịch thu được số lượng vũ khí quan trọng. Khi chánh thức cầm quyền sau cuộc đảo chánh thành công, với một Thông Điệp quan trọng, Trung Tướng Khánh chánh thức lên tiếng kêu gọi các quốc gia đồng minh giúp Việt Nam Cộng Hòa chống lại cuộc xâm lăng của cộng sản, điều mà Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã không làm theo ý muốn của Hoa Kỳ. Nhưng liệu có phải Thông Điệp mà Trung Tướng Khánh tuyên đọc là do Hoa Kỳ trao cho ông hay chánh phủ của ông chủ động viết bản văn đó? Nhìn theo góc độ quân sự, cho dù Hoa Kỳ có cần thực hiện "chiến lược Domino" bằng cách thiết lập các căn cứ quân sự trên đất nước chúng ta hay không thì sự hiện diện của quân bộ chiến Hoa Kỳ, trong một mức độ nào đó thật sự là cần thiết. Trong khi áp lực quân sự từ phía quân cộng sản ngày càng xấu đi thì tình tình chính trị tại thủ đô Sài Gòn vẫn trong tình trạng rối ren. Tuy là Quốc Trưởng với Thủ Tướng đều là dân sự, nhưng thực chất thì quyền hành vẫn trong tay Trung Tướng Khánh. Các nhà chính trị vẫn thường tổ chức những cuộc hội họp mít tinh nhằm tạo áp lực đòi Trung Tướng Khánh rút lui thật sự, vì vậy mà Trung Tướng Khánh luôn luôn lo sợ một ngày "xấu trời" nào đó ông sẽ bị đảo chánh bởi lực lượng quân sự. Đại Tướng Trần Thiện Khiêm đã lưu vong từ tháng 10/1964, và Trung Tướng Dương Văn Minh cũng lên đường lưu vong 2 tháng sau đó, nhưng điều đó không có nghĩa là "họa đảo chánh" không còn.
|
|
|
Post by Can Tho on Aug 18, 2011 7:04:45 GMT 9
Major General Bui Dinh DamDate of Birth: June 26, 1926 Place of Birth: Phuong Tri, Dan Phuong, Ha Dong (North Vietnam) Graduated from: - Officers School of Vietnam, Class 1 of Phan Boi Chau (hue): 1948-1949. Functions: - 06/1949-08/1950: Platoon Leader, Company Leader: Co.1, Bn 3 VN (North Vietnam) - 09/1950-02/1952: Studied abroad in Administratioṇ - 02/1952-04/1954: Served in Military Equipment Bureau, 1st Military Region, Saigon - 05/1954-06/1956: Chief of Staff, Thu Duc Reserved Officers School - 07/1956-07/1957: Studied at Command and General Staff, USA - 08/1957-05/1960: Head of General Staff Bureau, Military Collegẹ - 05/1960-06/1960: Chief of Staff, 7th Infantry Division - 06/1960-05/1962: Deputy Commander, 7th Infantry Division - 12/1963-10/1963: Commander, 7th Infantry Division - 11/1963-01/1965: Head of G4 (logistics), Joint General Staff - 02/1965-10/1965: Head of General Administration, Joint General Staff - 11/1965-08/1973: Director of Mobilization Bureau, Defense Ministry - 09/1973-04/1975: Director General of Personnel Bureau, Defense Ministry Ranking: - 01/06/1949: First Lieutenant - 01/07/1950: Lieutenant - 01/04/1953: Captain - 01/04/1955: Major - 16/04/1962: Lieutenant Colonel - 01/01/1962: Colonel - 01/07/1969: Brigadier General - 01/07/1970: Major General Awards: - National Honor Medal, 3rd Class - Valor Medal: 9 times - Gallantry Medal - Meritorious Medal, 1st Class - Army Service Medal - Leadership, General Staff, Training, Technology Medals Foreign Awards: - United States: The Legion of Merit (Degree Officer), 08/22/1969 - Republic of South Korea: Order of National Security Merit/Cheon-Su Medal, 07/06/1973 - Republic of China: Medal of Precious Tripod, 05/24/1973
|
|
|
Post by Can Tho on Aug 18, 2011 7:06:06 GMT 9
General Cao Van VienFull Name: Cao Van Vien Date and Place of birth: December 11, 1921, Vientiane, Laos Family status: Married, four children Education: - Licentiate of Letters, Faculty of Letters, Saigon University, Saigon - Graduate, Command and General Staff College, Forth Leavenworth, USA - Vietnamese Parachute Training certificate - Vietnamese Pilot Training certificate - American Parachute (Advanced Training) certificate - American Helicopter Pilot certificate Present position: Chief, Joint General Staff, ARVN, October 14, 1965 Former positions: - Second Lieutenant, Cap Saint Jacques Military School, 1949 - First Lieutenant, Deputy Head of Administrative Section, Defense Ministry, 1951 - Chief, Press and Information Section, Defense Ministry, 1951 - Captain, G2 Chief for Hung Yen Field Force, 1953 - Commander, 10th Battalion, 1953 - Chief of Staff, Hung Yen Field Force, 1953 - Major, G2 Chief for III Military Region, 1954 - G4 Chief for III Military Region, 1954 - Commander, 56th Battalion, 1954 - G4 Chief, Joint General Staff, ARVN, 1955 - Lieutenant Colonel, Chief of Staff, Special Military Staff, Presidency of the Republic, 1956 - Colonel, Commander, Airborne Brigade, 1960 - Brigadier General, Chief of Staff, JGS, 1964 - Commander, III Corps, 1964 - Major General, Chief, JGS, October 14, 1965 - Chief of JGS and Minister of Defense, 1967 - Chief of JGS, 1967 Decorations, awards: - National Order of Vietnam, 1st class - Army Distinguished Service order, 1st class - Air Force Order 1st class - Navy Distinguished Service Order, 1st class - Gallantry Crosses (12 Citations: 8 with Palm, 2 with Silver Star, 2 with Brass Star) - Air Gallantry Medal (Golden Wing) - Hazardous Service Medal - 10 Foreign Medals including three Korean, one Philippine, two Thai, two ROC and two American Who's Who In Vietnam Vietnam Press, Saigon 1967 The Impotence of the Joint General Staff General Vien was the Chief of JGS, yet he always avoided critical decisions. He did not question MACV for fear of creating conflicts. Vien also made very few suggestions to Thieu to avoid difficult decisions and suspicions from Thieu. He reasoned that the defense policies were set by the President (of course with borrowed ideas from the U.S.), the means and plans were already developed by MACV. The Army Corps, Divisions, Sectors Commanders were to execute the approved policies and plans without questioning. When the 1963 coup was taking place, as the commander of the Airborne Brigade, Vien did show his poise and determination. This had gained him respect and admiration from many. After the readjust coup, Vien decided to keep a distance from the harmful political events. He frequently complained to friends, "I don't want to make enemies out of friends in a short time like that." Knowing Thieu very personally from the old days, Vien did not condone Thieu's behavior in protecting his own personal interest. To Ky, Vien felt some closeness because of Ky's similar straightforward character and convictions. To Quang, Vien truly disliked his lack of loyalty to friends and colleagues. (When Ngo Dinh Can was put on trial, Quang served as juror, despite the fact that Can was Quang's own godfather.) Quang also had a despicable habit of back-stabling. Vien knew that Thieu wanted to assign Quang as Chief of the JGS of the ARVN since 1965, but did not do so because of strong resistance from the U.S. and the public. Knowing that Thieu would find a chance to remove him, Vien tried his best to persuade Thieu that no threat to Thieu's power was coming the th JGS. Orders were cut for Vien to become Chief of the JGS instead of Quang because: the U.S. favored Vien; Thieu knew he could have his ways with Vien; Vien would not participate in any political coup. No matter how irrelevant it might appear, there was another possible reason, superstition. Vien's astrological horoscope shows that he was "the force" capable to contain the power of Vo Nguyen Giap. Thieu frequently talked about that with a lot of interest. (This very well might have been the prep-work of the CIA or Vien's supporters themselves). Similar to most other high officials of his time, Vien frequently did everything suggested by MACV, without hesitation, to please the U.S. As a result, Vien had gained major trust and support from the U.S. The more U.S. troops entered Vietnam, the more stable Vien's position became. From a distance and superficially, Vien appeared not to care about fame and promotion. Practicing Yoga on a daily basis Vien had submitted his request for resignation four times. However, Vien was very skillful in building trust from his boss and very successful in consolidating his position. For example, as the Commander in Chief, Thieu usually gave direct orders to the Army Corps commanders without even consulting Vien. Elderly Lieutenant General Nguyen Van La, his Deputy, felt uneasy about that breach in protocol asked him, "They treat the JGS as a decorative item, don't they?" Vien answered, "Let them do it, it's less work for us." To strengthen his position, Vien let General Vy assume the post of Minister of Defense and nominated Major General Dong Van Khuyen to the Chief of Logistics and Chief of Staff at the JGS. Since the day Khuyen graduated from the Military Academy until becoming a Lieutenant General, he never even commanded a fighting platoon. Because of his loyalty, work attitude, and his ways of meeting the needs of supervisors, Khuyen was promoted quickly. During the First Republic, Khuyen was jailed for bringing Top Secret material home which were stolen by his communist brother. After 1963, this was put aside and forgotten. After Khuyen was assigned to the new position, no officials, including those from the Ministry of Defense, ever interfered with the JGS anymore. The JGS now focused on Purchasing and Supplies activities and paid little attention to military operations. Sometimes when it was necessary to appear with the President in public events, Vien assigned his assistant to take his place. Thieu knew Vien's feeling very well but said nothing. Both Vien and Thieu must accommodate each other in order to survive. After being elected to Vice President, Tran Van Huong suggested to Thieu to promote Lieutenant General Do Cao Tri to a commanding position in Military Region 3. Thieu felt very uneasy to do so. He knew Tri was a true fighting general with many years of experience in the battlefields. Tri even had more seniority than Vien and Thieu. No one knew what was in Tri's mind. Huong also suggested to Thieu to replace Vien, but Huong had no understanding of the strange relation between Thieu and Vien as he did not understand the U.S. When Huong was assigned Chairman of the Anti-Corruption Committee, assisted by Brigadier General Nguyen Van Hieu, Thieu agreed with Huong to review Vien's files. Huong told me in a private family dinner in Vinh Long that he had suggested to Thieu to review Vien's files, and also Quang's files, in the near future. I explained to Huong that even if Vien was demoted, he would have been replaced by Quang, but not by Tri. Furthermore, it was very difficult for Thieu and Huong to dismiss Vien. Since there was not enough evidence of Vien's lack of performance and loyalty, and Vien was wise enough not to let Thieu have much evidence. Under Vien's care and protection, Khuyen was ready to sacrifice his life for Vien. Khuyen, on the other hand, was supported by MACV because he always and totally agreed with his American advisor to fulfill his job in supplies management, transportation, storage, and other logistic supports important for successful military operations. Huong began to focus his investigation on Quang but Thieu made every effort to cover up for Quang to protect himself as his and Quang's dealings were the same. General Hieu compiled and completed the document on Quang and became frustrated. He asked to return to the Army. Huong was disappointed and gave up persecuting the high ruling officials and, instead, focused on less important civil servants. Hoang Van Lac and Ha Mai Viet Ðại tướng của tôi (Mon General)Giao Chỉ – San Jose, Jan 25, 2008 Cali Today News - Bài viết của chúng tôi về đại tướng Cao văn Viên gồm có ba phần, ghi nhận vào ba thời gian khác nhau. Năm 2003, năm 2005 và năm 2008. Mon General: (Tháng 10-2003) Mùa Ðông năm nay, niên trưởng Cao Văn Viên sẽ trải qua những ngày băng giá khó khăn. Năm nay 82 tuổi, ông mới bị té ngã. Tưởng đã quỵ luôn, nhưng một lần nữa y khoa Hoa Kỳ đã đỡ vị Tổng Tham Mưu Trưởng cuối cùng của QLVNCH đứng lên để tập cho ông đi lại từng bước ngắn. Chắc chắn là các bác sĩ và chuyên viên Mỹ đều không biết vị cao niên Á Châu này là người đã từng làm chức vụ gì ở Việt Nam. Bởi vì hàng ngày cũng không có nhiều người đến thăm ông. Sau trận té gẫy xương chậu, chân ông đã sưng thật to, nhưng mãi cả mấy tuần lễ sau ông mới có cơ hội chiếu điện và chữa trị chính thức. Trước đó ông tự soa lấy bằng dầu nóng và mùi Nhị Thiên Ðường thơm ngát cả căn phòng tại khu chung cư cao niên lầu hai của quận Fairfax miền Virginia. Ông đang cố gắng đứng lên tập đi trở lại trong một chương trình hồi phục để tránh phải ngồi xe lăn là điều mà tuổi già rất quản ngại. 30 năm trong quân ngũ, ông Cao Văn Viên chỉ sống với cấp trên và cấp dưới. Riêng cá nhân ông, gần như không có nhiều bằng hữu tương giao để chén tạc, chén thù. Gần 30 năm sống cuộc đời di tản, vị Ðại Tướng đứng đầu Bộ Tổng Tham Mưu, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa bây giờ cũng vẫn tiếp tục độc hành. Ông luôn luôn cố tránh liên hệ vào các tranh chấp chính trị ngay từ lúc còn trong quân đội cũng như trong hoàn cảnh di dân tỵ nạn hiện nay.Từ khi người vợ quán xuyến của ông qua đời, rồi đến người con trai duy nhất của ông cũng vắn số, ông Cao văn Viên đã trải qua những mùa đông cô độc ở Nữu Ước, hoàn toàn xa cách mọi người. Ông đi chợ nấu ăn lấy, đóng vai ông già Á Châu vô danh giữa chốn đô thị phồn hoa đông đảo nhất thế giới. Những năm gần đây ông dọn về ở luôn trong một căn hộ của khu chung cư ở miền Ðông Hoa Kỳ, bên cạnh Thủ Ðô Hoa Thịnh Ðốn. Nơi đây đa số là người già Ðại Hàn. Ông tiếp tục đi chợ và nấu ăn lấy. Cô con gái lớn trưởng thành của ông đã tốt nghiệp luật, đi dạy học, lập gia đình và làm việc ở nơi xa. Ðời sống đã không cho phép cha con được gần nhau và vị tướng già cũng đã quen sống như thế. Bây giờ thực ra ông cũng không có nhiều nhu cầu. Người già ở Hoa Kỳ lợi tức thấp hoặc không có lợi tức được lãnh bao nhiêu thì niên trưởng Viên của tôi cũng lãnh được bằng đó. Số tiền này đã dành trả hết cho gian phòng ông đang cư ngụ. Trung tá Tâm là một sĩ quan hiếm hoi trong số các thân hữu quân ngũ còn lại quanh ông. Vâng, chính cái anh Tâm đó đang tìm cách xin cho niên trưởng của anh vào một Nursing Home có người săn sóc ngày đêm. Ðó là nhu cầu thực tế và là một ước mơ nhỏ bé của một con người đã một thời mang hình ảnh lớn lao của quân đội chúng ta. Vào đầu thập niên 50, gặp nhau tại tiểu khu Hưng Yên, bên bờ sông Hồng Hà có 3 sĩ quan Việt Nam còn trẻ. Trung úy Nguyễn Văn Thiệu, quê Phan Rang miền Trung, lém lỉnh tinh ranh. Ðại úy Trần Thiện Khiêm quê miền Nam, ít nói, thâm trầm. Trung úy Cao Văn Viên, quê miền Bắc, cao lớn, trắng trẻo và đẹp trai nhất. Nếu coi đây là nhóm bạn đầu đời quân ngũ thì quả thực họ đã từng là chiến hữu. Và Trung úy Cao văn Viên lại là niên trưởng. Ông Viên tuy người Bắc nhưng thực ra vì cha mẹ làm ăn bên Lào nên ông ra đời tại Vạn Tượng và Thủ Ðô Vientian là dấu ấn của thân phụ đặt tên cho con trai. Vào thời còn trẻ trung, các sĩ quan quốc gia bắt đầu trưởng thành trong vòng tay của quân đội Liên Hiệp Pháp. Các ông quan một, quan hai còn đeo trên vai những gạch kim tuyến vàng chóe với tương lai mở rộng một đời binh nghiệp. Nhưng không ai có thể nghĩ rằng Trung úy Thiệu sẽ trở thành Tổng Thống. Ðại úy Khiêm trở thành Thủ Tướng và Trung úy Viên trở thành Ðại Tướng, Tổng Tham Mưu Trưởng. Ðó là chuyện sau này. Ðịnh mệnh quả nhiên đã có những ước hẹn với lịch sử. Cả ba người chiến binh Bắc Trung Nam, cùng thăng trầm với chiến tranh, với đất nước để cùng thăng tiến. Họ làm việc với nhau, họ chia nhau những chức vụ tối cao của quân đội và chính quyền. Cùng yểm trợ nhau, nhưng đồng thời cũng rất xa cách dù ở bên trong hay bên ngoài công vụ. Họ không còn ngồi với nhau những giây phút tửu hậu trà dư. Ông Viên đã nói rằng mối liên hệ của ông với Tổng Thống Thiệu hoàn toàn là công vụ. Các niên trưởng của tôi khi nói chuyện đều thưa gửi với nhau bằng chức vụ. Thưa Tổng Thống, Thủ Tướng, Ðại Tướng vân vân. Khách sáo vô cùng. Cái thời “toa moa” ngày xưa ở Secteur Hưng Yên bây giờ đã xa lắm rồi, chẳng ai còn nhớ nữa. Với sĩ quan Cao Văn Viên, từ cấp Úy lên cấp Tá, ông luôn luôn là người cần mẫn và hòa nhã. Bước ngoặt của đời ông là cánh chim bằng nhảy dù trên ngực áo. Khi ông còn là Trung Tá tại Tham Mưu Biệt Bộ lúc đó ông Nguyễn Chánh Thi đang coi Liên đoàn Nhảy dù. Cả hai cùng là bạn cũ. Thi rủ Viên học nhảy dù để gột rửa bớt cái vẻ sĩ quan văn phòng. Nhảy thì nhảy. Trung tá Viên lấy bằng Dù và tiếp tục ngồi bên Tham Mưu Biệt Bộ thời kỳ ông Diệm còn đang tại chức. Ðảo chính xẩy ra, Ðại tá Nguyễn Chánh Thi, Tư Lệnh Dù chạy qua Cam Bốt. Tổng thống Diệm vừa thoát nạn, ngó tới ngó lui thấy ông sĩ quan thân cận gần gũi có bằng cấp nhẩy dù bèn đưa qua nắm liên đoàn Mũ Ðỏ. Từ đó ông Cao Văn Viên bắt đầu làm tư lệnh và cuộc đời đi vào khúc quanh mới. Nhảy dù vốn là đơn vị ưu tú của quân đội, nhưng mũ đỏ đang bị thất sủng vì cú đảo chánh hụt. Giai đoạn này là lúc thử thách của cả vị tư lệnh lẫn các tiểu đoàn nhảy dù. Hai bên thăm dò lẫn nhau. Ông Viên trở thành một vị Ðại Tá tư lệnh hăng hái xông xáo từ kỹ thuật nhảy dù đến các chiến trường trên khắp bốn quân khu. Ông lấy bằng huấn luyện viên Dù và nhảy biểu diễn tự điều khiển cùng với các cố vấn Hoa Kỳ. Cuộc đảo chánh ông Diệm lần thứ hai mới là giai đoạn đặc biệt của Ðại tá Cao Văn Viên. Trong khi hầu hết các tư lệnh quân đội đều ngả theo cách mạng thì riêng mình ông từ chối. Ðó là hành động mà sau này ông cũng không chắc là một thái độ khôn ngoan. Ông Viên thực sự cũng không muốn đóng vai anh hùng, nhưng chỉ muốn giữ tấm lòng chung thủy. Ðã có những người chống đảo chánh bị giết chết như vị Tư lệnh Hải quân, Tiểu đoàn trưởng Nhảy dù và sau này chính anh em Tổng thống Diệm cũng bị giết chết. Nếu viên Tư lệnh Nhảy dù không chịu theo cách mạng mà bị thanh toán thì cũng là chuyện có thể xảy ra. Nhưng chính bà vợ quán xuyến và can đảm đã lên tiếng khi ông chồng bị giam riêng một chỗ. Bà Viên đã quyết liệt can thiệp trực tiếp với tất cả các tướng lãnh đảo chánh mà ngày hôm trước vẫn còn là anh em thân hữu với gia đình ông. Cho đến sau này ông Viên vẫn còn ghi nhớ thái độ mạnh mẽ của người vợ đã cứu sống ông trong năm đảo chánh. Ông cũng không ngần ngại mà nói thẳng ra như thế. Sau khi cách mạng thành công, ngôi sao bản mệnh của ông lại trở nên rực rỡ. Phe thân hữu của Ðệ Nhất Cộng Hòa tuy đang bị thất thế nhưng vẫn kín đáo ca ngợi thái độ của vị Tư lệnh Nhảy dù. Ngay cả các tướng lãnh và sĩ quan phe cách mạng cũng đều vì nể thái độ của ông. Ông Cao Văn Viên gần như là người duy nhất không theo cách mạng nhưng vẫn được tiếp tục về chỉ huy nhảy dù. Ðịnh mệnh vẫn tiếp tục chiều đãi. Ông tham dự hành quân Cao Lãnh miền Tây đạt chiến thắng và bị thương. Thêm vào chiến thương bội tinh với ngôi sao đỏ, ông lên Thiếu Tướng với hai sao lấp lánh trên cổ áo và nón đỏ vẫn đội trên đầu.Trong thời gian đảo chánh ông Diệm xảy ra, ông Cao Văn Viên đã không có những kỷ niệm tốt đẹp với tướng Dương Văn Minh. Mấy năm sau, vào giai đoạn chỉnh lý bắt các tướng cách mạng giam lỏng trên Ðà Lạt và cô lập Big Minh thì cũng toàn là lính Nhảy dù của ông Cao Văn Viên. Vì vậy lại thêm một kỷ niệm không đẹp giữa hai người. Ðó cũng là lý do mà sau này ông nghĩ rằng không thể ngồi lại trong chính phủ Dương Văn Minh. Phải chăng đây cũng là một cái cớ chính thức để có thể ra đi vào đúng thời điểm cần thiết. Tuy nhiên, đó là câu chuyện 75. Trở lại với giai đoạn giữa thập niên 60, từ giã nhảy dù, tướng Viên về làm Tư lệnh Quân đoàn III và sau cùng lên chức Tổng Tham Mưu Trưởng. Với chức vụ quan trọng nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, tướng Viên là người có vóc dáng đường bệ nên trong các cuộc thăm viếng đơn vị, hình ảnh của ông cạnh các tướng lãnh Hoa Kỳ đem lại niềm hãnh diện cho các binh đoàn. Lớn tuổi hơn các tướng lãnh cùng thời, nhưng ông có khuôn mặt trẻ trung và giữ được thân thể gọn gàng của một cựu huấn luyện viên thể dục lúc còn niên thiếu. Và mặc dù có dư luận chê trách, nhưng tướng Viên vẫn thực sự là người hiếu học ngay từ lúc còn làm Tư lệnh Quân đoàn III. Ông rất chịu những bài giảng về triết học bay bướm của thầy Trần Bích Lan tức nhà thơ Nguyên Sa đã một thời là Trung úy Quân nhu. Phần lớn các tư lệnh quân chủng và các quân đoàn đều kính nể vị Ðại Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng vốn từ bên Nhảy Dù đi lên. Ngay cả sau này khi các Tư lệnh Quân đoàn liên lạc thẳng với Tổng thống Thiệu những vẫn giữ lễ độ lịch sự với Bộ Tổng Tham Mưu. Tướng Viên có biệt nhãn với ngành Tiếp Vận vì ngày xưa ông đã từng là trưởng phòng 4 đầu tiên dưới thời quân đội quốc gia phôi thai năm 1954. Mặt khác, ông cũng giữ mối thiện cảm và theo dõi các hoạt động của binh chủng mũ đỏ mà ông luôn luôn hãnh diện đã góp phần trong binh nghiệp. Tướng Viên cũng được sự tin cậy và vị nể của các giới chức Hoa Kỳ. Tuy nhiên, chính ông cũng tự nhận thấy chưa bao giờ nghĩ đến ngày có thể lên đến chức tước lớn lao như vậy. Ông luôn luôn mong được làm tròn nhiệm vụ, nhưng ông không phải là hàng tướng lãnh nóng nẩy ồn ào, lấy gậy chỉ huy đập vào đầu sĩ quan, hay la hét thuộc cấp tối ngày. Tướng Viên cảm nhận vai trò phối hợp của một vị Tổng Tham Mưu Trưởng Liên Quân như bên Ngũ Giác Ðài Hoa Kỳ chứ không phải là Tổng Tư Lệnh ban hành các lệnh trực tiếp. Như ông đã giãi bày trong tác phẩm mới xuất bản, khi nhận thấy bị Tổng thống Thiệu qua mặt dành trực tiếp quyền điều hành bộ máy chiến tranh thì ông lặng lẽ lui vào vai trò tư vấn cho đến khi xin từ nhiệm. Tháng 10-2003 khi dịch giả Nguyễn kỳ Phong cho phát hành bản Việt ngữ tác phẩm của Ðại tướng Cao Văn Viên, phóng viên BBC Luân Ðôn có hỏi đi hỏi lại Kỳ Phong nhiều lần một câu hỏi. Ðó cũng là thắc mắc của rất nhiều thính giả và độc giả. Tại sao Ðại Tướng bị thất sủng, xin từ nhiệm lại không được chấp thuận. Dịch giả Kỳ Phong không thể thay mặt tác giả mà trả lời cho suôi câu hỏi phức tạp này. Quả thực đã có lúc ông Thiệu muốn tìm người thay ông Viên nhưng không phải là dễ dàng. Chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng phải lựa chọn trong các Tư lệnh Quân đoàn xuất sắc. Tướng Ngô Quang Trưởng với sự yểm trợ của phía Hoa Kỳ cũng không phải là người làm ông Thiệu an tâm. Tướng Ðỗ Cao Trí cũng đã được phía Hoa kỳ tiến cử trong danh sách nhưng ông Trí vừa nghe tin đã tuyên bố lăng nhăng nên đã làm ông Thiệu quản ngại và gạch tên ngay cả trước khi trực thăng của ông Trí lâm nạn. Ðối với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, việc thay thế tướng Cao Văn Viên chưa phải là nhu cầu cấp thiết. Ông Thiệu hoàn toàn yên tâm với một vị Tổng Tham Mưu Trưởng dứt khoát không chịu tham dự vào các cuộc đảo chánh chính trị. Ông không sợ ông Viên làm phản. Trước sau như một tướng Viên đã kiên định như thế. Thông thường ông Viên thân với tướng Kỳ hơn là gần gũi ông Thiệu. Nhưng không bao giờ ông Kỳ rủ được ông Viên tham gia đảo chánh ông Thiệu, ngay như vào giờ thứ 25 của thời điểm năm 75.Ông Thiệu và ông Viên, như trên đã viết ra, các niên trưởng của tôi sinh hoạt xa cách và khách sáo. Không có cái kiểu như thời kỳ còn ở Hưng Yên: “Này, Moi làm ở État Major lâu quá, thôi Toi kiếm thằng khác để Moi nghỉ một thời gian. Việc gì Toi cũng chơi thẳng với các Quân đoàn như thế thì còn cần Moi ở đây làm gì?” Không, các Xếp của tôi không ăn nói lăng nhăng như vậy. Ðại Tướng thưa rằng xin Tổng Thống cho tôi tạm nghỉ vì sức khỏe. Tổng Thống nói là xin Ðại Tướng vui lòng tiếp tục ở lại một thời gian. Bây giờ là lúc khó khăn, quân đội cần ổn định v.v... Và Ðại tướng Viên có lúc đã nhờ quân nhu tìm cho một số dụng cụ làm vườn để thực sự chuẩn bị vui thú điền viên, nhưng khi ông Thiệu nói như vậy đành chần chờ ở lại Bộ Tổng Tham Mưu cho qua ngày. Cũng phải ghi lại là trong chức vụ cao cấp nhất của quân đội, tướng Viên đã có lần phác thảo kế hoạch tấn công ra Bắc và đó là một trong các phương cách tự vệ mãnh liệt nhất. Tuy nhiên chắc chắn rằng phía Hoa Kỳ hoàn toàn không yểm trợ và ông Thiệu không thể nào đơn phương quyết định được. Thêm vào đó, một trong các quyết định quan trọng nhất của tướng Cao Văn Viên là xử dụng tướng Ðồng Văn Khuyên từ Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy 3 Tiếp Vận lên Tổng Cục Trưởng, Tổng Cục Tiếp Vận rồi là Tham Mưu Trưởng Liên Quân. Ông Khuyên đã không phụ lòng tin cậy của tướng Viên trong các chức vụ này và đặc biệt ông cũng được Hoa Kỳ hoàn toàn yểm trợ. Và chính guồng máy Tiếp Vận với viện trợ Mỹ là con bài tẩy của chiến tranh Việt Nam. Trong phần ghi chú của tác giả Cao Văn Viên viết trong tác phẩm Việt ngữ mới phát hành, một đề nghị chiến lược tối mật quan trọng nhất cho chiến tranh Việt Nam là việc bỏ đất, triệt thoái do Tổng Cục Tiếp Vận, Tổng Tham Mưu soạn thảo. Hoàn toàn dựa vào bài toán quân viện, nghiên cứu khả năng thực sự giữ đất, giữ dân, Việt Nam Cộng Hòa muốn tồn tại thì phải thu về các vùng đồng bằng và duyên hải. Kế hoạch phải áp dụng ngay từ sau Hiệp Ðịnh Paris chứ không thể căng mỏng quân lực ra khắp nơi theo kiểu dành dân lấn đất và chôn chân các đơn vị Tổng Trừ Bị tại các tiền đồn. Ðại tướng Viên đã chỉ thị tướng Ðồng Văn Khuyên lên trình riêng Tổng Thống để rồi không hề nghe được bất cứ một chỉ dấu gì của ông Thiệu cho đến những ngày đau thương 30 tháng 4-1975. Chuyến đi thăm: (Tháng 4-2005) Ba mươi năm trôi qua như một giấc mộng dài. Tháng tư năm 2005 từ San Jose CA, chúng tôi lên thủ đô tổ chức họp mặt anh em chiến hữu trại Trần Hưng Ðạo. Ðây chính là tổng hành dinh của bộ Tổng tham Mưu ngày xưa. Ba mươi năm hội ngộ, gặp lại lần đầu nhưng ai cũng biết đây là lần cuối. Ðại tướng lấy lý do già yếu nên không đến được. Hội họp xong, tôi nhờ trung tá Tâm đưa đến thăm ông. Tháng tư là tháng không vui mà cảnh trí nơi ông ở trông thật là buồn. Tâm nói rằng, đại tướng rất đúng hẹn và rất nguyên tắc. Khi chúng tôi bước vào phòng khách của khu cao niên Á châu, “Mon General” đã đứng chờ sẵn, quần áo chỉnh tề. Hình ảnh của vị tướng lãnh cao lớn mang 4 sao, áo hoa dù, mũ đỏ không còn nữa. Ðại tướng của tôi bây giờ là một cụ già tóc bạc lưng còng, vóc dáng nhỏ bé, chỉ còn lại cặp mắt long lanh, và tiếng nói dịu dàng. Chúng tôi ngồi xuống bên nhau nói chuyện không có chủ đề. Trung tá Tâm ngồi một bên luôn luôn để ý săn sóc cho ông cụ. Bao nhiêu câu hỏi cần tìm hiểu vị niên trưởng mà tôi đã chuẩn bị bây giờ buông suôi hết. Nào là rút quân, nào là tử thủ, từ chuyện ông Thiệu đến chuyện ông Kỳ, chuyện Mỹ, chuyện Tàu. Trong cái buổi chiều buồn và ảm đạm đó, tôi chợt thấy tất cả đều trở nên vô nghĩa. Toàn quân, toàn dân, cấp trên cấp dưới, bây giờ không quá khứ, chẳng vị lai. Lời người xưa còn vẳng bên tai. Bại binh chi tướng, bất khả ngôn dũng. Tướng lãnh thua trận, không thể nói mạnh. Bây giờ là tháng tư, 30 năm sau ngồi đây mà đổ tội cho ai. Nhất tướng công thành, vạn cốt khô. Mà công thành, có thành công cho cam. Tôi không hỏi và ông cũng chẳng nói. Tôi đưa cả hai tay cho ông nắm thật chặt. Hình như có một lời ca từ 50 năm trước trong bài Tình Lính: Thương nhau, tay nắm lấy bàn tay; Ông nắm thật chặt và Ông bắt đầu giảng cho tôi về Thiền Tông và Phật Pháp. Chẳng có thu thanh, thu hình phỏng vấn gì cả. Hai mươi năm chinh chiến điêu linh và ba mươi năm lưu lạc tù đầy của cả đạo quân nay bỏ qua một bên để ngồi bàn về đường đi của Phật. Trước khi chia tay, tôi ngỏ lời xin đại tướng một di vật cho viện Bảo tàng. Ông nói: Tôi có còn gì đâu. Bèn hỏi rằng hôm niên trưởng ra đi đem theo cái gì. Ông cho biết có cầm cái cặp. Bên trong có cuốn sách viết về đạo Phật. Tôi xin ông cuốn sách đó, có bút tự ghi dấu của đại tướng. Quay sang anh Tâm, tôi xin xác nhận, khi nào... Chúng tôi ra xe, ông cụ đứng ngó theo... Giữa những người lính trẻ ngày xưa, cuộc ra đi nào cũng có thể là lần cuối. Bây giờ chúng tôi là những người lính già, chắc chắn phải hẹn nhau gặp lại ở nơi khác. Lần cuối. (Tháng Giêng 2008) Giây phút .. khi nào.. đã đến. Ðại tướng Cao văn Viên ra đi ngày 22 tháng 1 năm 2008 tại Fairfax, VA. cũng không xa nơi ông cư ngụ những ngày sau cùng. Gia đình tuy đơn chiếc nhưng chiến hữu rất đông đảo. Những vị niên trưởng lừng lẫy của tôi, quý vị do thời thế tạo nên. Lúc còn trẻ tôi có thể đã kỳ vọng và trách cứ quý vị rất nhiều, nhưng bây giờ cấp dưới chúng tôi cũng già rồi, tôi đã suy nghĩ khác đi nhiều. Quả thực chúng ta không thay đổi được định mệnh và không vượt qua được thời thế. Tôi cũng đã từng là anh Thiếu Úy trẻ Bắc kỳ của mùa thu 54, bây giờ cũng đã cao niên như mọi người. Tôi bao dung với chính tấm thân già của mình. Nhìn cuộc đời nhẹ nhàng hơn và tôi thông cảm với niên trưởng Cao Văn Viên. Tôi vẫn hình dung những buổi chào cờ đầu năm ở Bộ Tổng Tham Mưu. Lá cờ sao của Ðại Tướng Tổng Tư Lệnh bay trên nhà lầu chính. Tướng Cao Văn Viên đội mũ đỏ, áo hoa dù đứng giữa hàng quân để đọc nhật lệnh tại Vũ Ðình Trường Tổng Tham Mưu mênh mông. Hàng chục ông tướng xếp hàng ngang. Trên 50 cấp Ðại Tá xếp hàng dọc. Các sĩ quan, HSQ và binh sĩ của các phòng sở với đủ mọi loại quân phục Liên Quân. Bên trái là đoàn xe với quân cảnh hộ tống thật uy nghi lẫm liệt. Phía xa là trực thăng riêng đậu chờ sẵn. Cách đó thật xa hơn nữa về cả không gian lẫn thời gian là hình ảnh Trung úy Cao Văn Viên trẻ trung của Secteur Hưng Yên trên chiến trường Bắc Việt. Rồi đến những ngày qua khi niên trưởng Cao Văn Viên sống một mình từ Nữu Ước đến DC. Ông chậm chạp đi bộ từ chợ về nhà, leo lên lầu hai của căn phòng nhỏ, tự mình chuẩn bị bữa ăn. Sáng nay ông ăn món gì? Bánh mì trứng hay trứng bánh mì? Ông có uống sữa hay không? Ông còn nhớ gì đến chuyện di tản ở miền Bắc 54. Chuyện di tản ở miền Nam 75. Trung úy Thiệu ngày xưa nay đã đi xa rồi, Ðại úy Khiêm ngày xưa vẫn im lìm như thuở nào. Và Trung úy Viên ngày xưa mãi mãi vẫn cô đơn. Tuổi trẻ và danh vọng rồi cũng qua đi. Ai rồi cũng chỉ còn lại một mình. Khi ra đi lần cuối cũng chỉ có một mình. Tất cả quý niên trưởng và chúng tôi ai cũng muốn sống lại cái thời đeo lon cấp Úy của tuổi hoa niên. Phải mà được làm lại từ đầu thì chúng ta sẽ làm biết bao nhiêu điều tử tế hơn, đẹp đẽ hơn, cho bản thân, cho chiến hữu và cho đất nước.“ Tuổi hoa niên cùng mặc áo chinh y. Lòng mở rộng giữa dòng đời ấm áp. Tám mươi năm, kiếp người như gió thoảng. Chiều cô đơn về chậm hồn cao niên.” Giao Chỉ – San Jose Mùa Ðông 2008 MẠN ĐÀM VỚI ĐẠI TƯỚNG CAO VĂN VIÊN Lâm Lễ Trinh Từ Hoa Thịnh Đốn, tin cho biết Đại tướng Cao Văn Viên, nay 85 tuổi, phải một lần nữa nhập viện Virginia Hospital Center vì bệnh tim tái phát trầm trọng. Ngày mùng hai Tết Bính Tuất, chúng tôi có nói chuyện khá lâu với ông qua điện thoại khi ông vừa từ bệnh viện trở về cư xá cao niên tại số 4435 N. Pershing Drive, Arlington. Ông có linh cảm khó thoát khỏi, tuy trí tuệ vẫn còn sáng suốt. Tình trạng sức khoẻ sút kém của vị tướng đàn anh trong Quân đội VNCH gây lo ngại trong Cọng đồng người Việt Hải ngoại vì ông từng giữ lâu năm nhiều chức vụ then chốt thời Đệ nhứt và Đệ nhị Cọng Hoà: Tham mưu trưởng Biệt bộ tham mưu Phủ Tổng thống (thời chính phủ Ngô Đình Diệm), Tư lệnh Lữ đoàn Nhảy dù, Tư lệnh Quân đoàn, Tham mưu trưởng Liên quân, Tổng Uûy viên Chiến tranh, Ủy viên Quốc phòng, và Tổng Tham Mưu trưởng (từ tháng 11.1967 cho đến ngày 27.4.1975, gần một thập niên). Mối thân tình giữa chúng tôi bắt đầu từ 1958 khi Trung tá Viên thay thế Đại tá Nguyễn Văn Là, đảm trách chức Tham mưu trưởng Biệt bộ Tham mưu Phủ Tổng thống trong giai đoạn người viết là Bộ trưởng Nội vụ trong Nội các Ngô Đình Diệm từ 1954 cho đến cuối 1959. Trung tâm Lubbock giúp hiệu đính lại The Final Collapse Lối tháng 2.2002, Đại tướng Viên gởi tặng cho chúng tôi hai quyển sách tiếng Anh: tậïp tiểu thuyết best seller “Monkey Bridge, Cầu khỉ” do ái nữ của ông là Lan Cao, giáo sư luật quốc tế ở Đại học Brooklyn, New York, sáng tác, và “The Final Collapse”, tài liệu chuyên khảo dày 184 trang, do chính ông khởi viết vào khoảng 1976-1978 và được Center of Military History, United States Army, Washington DC, xuất bản năm 1983. Một số chuyên gia danh tiếng Mỹ về chiến tranh Đông Dương như Ronald S Spector, Jeffrey Clark, Philip Davidson..hợp tác với Trung tâm Quân sử này. Về phiá Việt Nam, có các tướng Cao Văn Viên, Ngô Quang Trưởng, Đồng Văn Khuyên, Trần Đình Thọ, Nguyễn Duy Hinh, đại tá Hoàng Ngọc Lung.. Sáu tác giả vừa kể sáng tác được 16 tập nghiên cứu, tất cả được xếp vào bộ Indochina Monographs. Tướng Viên viết riêng quyển Leadership (1981), The Final Collapse (1983) và viết chung với Đồng Văn Khuyên Reflections on the Vietnam War (1980). The Final Collapse phân tích các lý do sụp đổ của Miền Nam VN về mặt quân sự và chính trị. Tuy nhiên, có ba điểm trong quyển sách này không làm cho tướng Viên vừa ý: 1) nhà xuất bản Mỹ cho in trên bìa hình một chiến xa mang cờ Việt Cộng, khiến các độc giả có thể hiểu lầm ông, 2) một số đoạn trong sách, khi được biên tập viên dịch ra tiếng Anh, đã diễn đạt sai lạc ý kiến của tác giả và 3) ông chưa thực hiện được bản tiếng Việt đồng lúc với bản tiếng Anh để trình bày quan điểm cá nhân trong chi tiết. Vì tình bạn, người viết đã giúp ĐT Viên liên lạc với ông Nguyễn Xuân Phong, cựu Quốc vụ khanh phụ trách Hoà đàm Paris và hiện là đồng giám đốc VN Center thuộc Đại học Texas Tech University, Lubbock, Texas. Với sự hỗ trợ của giới tài phiệt Hoa kỳ, trung tâm này hiện tàng trữ nhiều sử liệu VN nhứt trên thế giới về quân sự, văn hoá và chính trị. Trung tâm có phương tiện để hiệu đính, bổ túc, in lại và phổ biến The Final Collapse. Vì tướng Viên phải ngồi xe lăng và di chuyển khó khăn cho nên ông Nguyễn Xuân Phong đã nhiều lần đích thân từ Texas lên Hoa Thịnh Đốn để phỏng vấn và ghi lại trong gần hai năm các đoạn cần điều chỉnh trong The Final Collapse. Vốn tốt nghiệp Đại học Oxford và là một nhà ngoại giao kỳ cựu, ông Phong chu toàn mọi việc về mặt sinh ngữ. Một trong các lý do khiến Trung tâm Lubbock nhận giúp là tướng Viên liên tục thay mặt gần một thập niên chính phủ VNCH để bàn thảo về chiến lược quân sự chống Cộng sản với các tư lệnh đồng minh Mỹ, từ Paul Harkins, William Westmoreland, Creighton Abrams cho đến Frederic Weyand. Trong vị thế ấy, ĐT Viên có dịp thu thập kinh nghiệm quý báu về cuộc chiến không quy ước giữa Nam và Bắc Việt, một cuộc chiến trong đó Hànội chủ trương đấu tranh toàn diện, khai thác tối đa tuyên truyền, đẩy mạnh dân vận và đột nhập dưới vĩ tuyến 17, bất chấp các Hiệp ước ký kết. Công việc viết lại The Final Collapse vừa hoàn tất, sách sắp xuất bản một ngày gần đây. Điều an ủi trong hiện tại là The Final Collapse được dịch giả Nguyễn Kỳ Phong chuyển ngữ qua tiếng Việt năm 2003 dưới tên Những Ngày Cuối của VNCH (nhà xuất bản VN Bibliography, Virginia) gồm có 10 chương, 295 trang và một số chú thích của tướng Viên. Theo tác giả tâm sự với người viết, The Final Collapse không thể đề cập đầy đủ đến mọi sự việc vì bị giới hạn trong phạm vi xử dụng các sử liệu, một số lớn chưa được Ngũ Giác Đài, Nga, Tàu và chính quyền Bắc Việt giải mật vào năm 1983. Cuộc mạn đàm với Đại tướng Cao Văn Viên tại West Virginia. Từ 1975 đến nay, Tướng Viên giữ một sự im lặng có liêm sĩ và từ chối phê bình đến những biến cố tại VN cũng như bí mật trong hậu trường. Người viết đã mất nhiều năm thuyết phục ông nên góp phần đánh tan những dư luận không đúng – từ phía quốc gia, đồng minh cũng như cộng sản - liên hệ đến cuộc chiến đã qua. Cuối cùng, trước Giáng sinh 2004, người viết đã thực hiện được tại tư thất của nguyên Trung tá Lý Thanh Tâm, một chuyên viên địa ốc thành công ở Springfields, Virginie, cựu bí thơ thân tín của ĐT Cao Văn Viên (CVV), một buổi mạn đàm thân mật bốn tiếng đồng hồ có ghi hình. Tướng Viên nhận trả lời cởi mở nhiều câu hỏi liên hệ đến đời công và tư của ông. Đúng theo lời giao kết, toàn nội dung cuộc nói chuyện chưa được tiết lộ tới giờ này. Nay Đại tướng Viên quá yếu về sức khoẻ, người viết nghĩ đã đến lúc có thể công khai hoá vài điều tâm tình của ông. Đây cũng là cách nói lên sự nguỡng mộ đối với một người bạn thân quý, đồng thời một nhân chứng hàng đầu trong chính trường Miền Nam VN. Dưới đây là những câu vấn đáp chính của cuộc mạn đàm giữa Đại tướng Viên (CVV) và ngưới viết (LLT) có thể tiết lộ trong phạm vi bài này: LLT: Vào tháng 4.1975, năm cuối của cuộc chiến, VNCH có 1.100.000 lính tại ngũ, một trong những quân đội lớn nhứt ở Á châu. Lúc đó, Quân đoàn 4, với trên dưới 200.000 quân, chưa đánh một trận lớn nào, chưa một Tư lệnh nào bỏ chạy. Tại sao chúng ta lại thua CS mau như thế, trong hỗn loạn? có đáng thua hay không, thưa anh? CVV (một phút suy nghĩ): Có nhiều lý do. Đây là một vấn đề phức tạp. Chỉ nói về phiá Hànội mà thôi, CS – dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh - có kế hoạch xâm lăng Miền Nam ngay từ sau Hiệp định Genève, 1954. Hiệp ước Paris, 1973, đã bắt cầu thêm cho chúng, đánh dấu bước lùi cuối cùng của Thế giới Tự do. Kế hoạch thôn tính Miền Nam do Chính trị bộ nghiên cứu kỹ, thi hành liên tục, với quyết tâm chiến thắng bằng mọi giá, bằng mọi hy sinh. Hànội được đồng minh Nga, Tàu hỡ trợ toàn lực, với khối xã hội chủ nghĩa đứng sau lưng. Bắc kinh và Mạc tư khoa không trực tiếp xen vào để chỉ huy. Tại Miền Nam, chúng ta thiếu các yếu tố thuận lợi ấy, chúng ta không liên tục trong sự lãnh đạo. Với một đồng minh như Hoa kỳ, thử hỏi làm gì được? Đồng minh với Mỹ khó hơn là kẻ thù của Mỹ. VN không phải là quốc gia đầu tiên thí nghiệm bài học đau đớn này! VNCH chỉ là một con cờ trong chiến lược toàn cầu của đại cường Hoa kỳ. Chiến lược ấy đạt được mục tiêu sau khi Nixon gặp Mao Trạch Đông năm 1972 tại Bắc kinh. LLT: Trong vụ nhóm Nguyễn Chánh Thi âm mưu đảo chính hụt ngày 11.11.1960, chuyện gì đã xảy ra cho anh? Anh biết gì về việc thương thuyết giữa Chánh văn phòng Võ Văn Hải (đại diện cho TT Diệm) và phe Vương Văn Đông? về vấn đề TT Diệm có trao cho tứớng Nguyễn Khánh một tờ giấy viết tay cam kết trao quyền lại cho Quân đội, theo lời ông Khánh tiết lộ với tôi? CVV: Vài tuần trước đó, để giúp tôi làm việc dễ hơn, ông Quách Tòng Đức, Đổng lý Phủ Tổng Thống, có cấp cho tôi, Tham mưu trưởng Biệt bộ, một căn nhà gần bệnh viện Grall và một chiếc xe Peugeot 202 mang số ẩn tế. Ngày 11 tháng 11, khi nghe tiếng súng đầu tiên nổ lớn, tôi đích thân lái xe đến Phủ đi vòng phía vườn Tao Đàn. Một lính nhảy dù võ trang tiểu liên, hùng hổ la to bảo ngừng xe, tôi chưa kịp quay kiến xuống để hỏi ất giáp thì anh ta nổ súng, kiến trước bể tung, may phước tôi không bị thương. Vừa bước khỏi xe, tôi được lệnh đến ngồi dưới gốc một cây me với vài quân nhân bị bắt như tôi. Liền lúc đó, một xe jeep nhà binh trờ tới, anh lính nhảy dù vừa hô, vưà bắn xối xả vào xe, người tài xế chết tức tốc. Tôi không thấy tận mắt những gì diễn tiến sau đó tại Dinh Độc lập. Được biết tướng Khiêm về kịp để can thiệp, tướng Khánh nhảy rào giờ chót vào Dinh để chỉ huy. Phiến quân tan rã, số sĩ quan mưu loạn trốn qua Cam bốt, bắt theo tướng Thái Quang Hoàng làm con tin. CIA giúp Ls Hoàng Cơ Thụy, trong Bộ Tham mưu của Đông, thoát khỏi VN. Tôi nghĩ Hoa kỳ đã xử dụng cuộc đảo chính hụt ngày 11.11.1960 và vụ hai phi công Phạm Phú Quốc – Nguyễn Văn Cử ném bom Dinh Độc lập vào tháng 2.1962 như hai cảnh cáo, warnings liên tiếp đối với TT Diệm, trước khi tiến vào giai đoạn chót là lật đổ ông ngày 1.11.1963. Tôi có nghe nói TT Diệm bảo ông Hải ra trước cổng Dinh điều đình với phe phiến loạn. Hình như họ yêu cầu ông bà Nhu phải ra đi. Bà Nhu lồng lộn phản đối đòi hỏi này khi ông Hải trở vào trình với TT Diệm, trước thái độ im lặng của ông Nhu. Về chuyện ông Khánh tiết lộ, tôi không tin Tổng Thống Diệm sẵn sàng trao quyền lúc đó. Đây chỉ là một kế hoãn binh. LLT: Sau khi Tổng thống Diệm bị đảo chính năm 1963, các tướng Miền Nam có được chuẩn bị về chính trị để lãnh đạo cuộc chiến chống Bắc Việt hay không? Anh nghĩ sao về Hội đồng Quân nhân Cách Mạng? Nếu ông Diệm thoát khỏi cuộc đảo chính 1963 thì anh nghĩ Miền Nam có thể tránh sụp đổ chăng năm 1975? CVV: Họ thiếu chuẩn bị về chính trị. Họ chia rẽ. Không ai có đủ khả năng và uy tín để thay thế Tổng thống Diệm. Nhóm đảo chính tự phong cho mình danh xưng Cách mạng. Thật ra mục tiêu của họ là giết TT Diệm chớù không phải thay đổi tốt xứ sở. Bằng chứng là họ đã gây ra sau 1.11.63 hỗn loạn liên miên và tự loại. Không có một lãnh tụ nào có tầm vóc hay cương lĩnh kiến quốc cở Nasser, Sukarno, Lý Thừa Vảng.. Để trả lời phần hai câu hỏi của anh: Ông Diệm là một lãnh tụ được biết nhiều về mặt quốc tếá, hơn ông Thiệu. Dù sao, ông chỉ là một symbol, một biểu tượng mà thôi, ông không thể làm gì nếu không có cố vấn Nhu bên cạnh. Tất cả các bài diễn văn của TT Diệm đều do ông Nhu soạn thảo. Khổ nỗi, Hoa kỳ muốn tách ông Nhu khỏi ông Diệm. Ông Nhu là một trở ngại. Trở ngại lớn hơn TT Diệm. Vì ông Nhu có nhiều mưu lược. Ông Nhu chống Mỹ hơn chống Pháp. TT Diệm thì trái lại. Rốt cuộc, ông Diệm trở thành nạn nhân của Mỹ. LLT: Việc Tổng thống Thiệu tom hết quyền bính trong tay, qua mặt Quốc hội và Tối cao Pháp viện, một mình quyết định bỏ Cao Nguyên và Miền Trung là điều có lợi hay hại? Trong quyển hồi ký “Đôi dòng ghi nhớ “ (1994, trang 191-215), cựu Chánh văn phòng của anh là đại tá Phạm Bá Hoa có kể lại cuộc rút quân bi thảm của tướng Phạm Văn Phú theo đường số 7 và nhắc lại hai khẩu lệnh của anh bằng điện thoại cho đương sự ngàỵ 15 và 18.3.1975 bảo gởi phi cơ vận tải C130 cho Quân đoàn 2 và chở các quân dụng đắt tiền khỏi Pleiku “mà không cho biết lý do”. Ông Hoa than phiền Tổng Cục Tiếp vận, thuộc bộ Tổng Tham mưu, không hề được thông báo về tình hình suy sụp ở Cao Nguyên. Anh nghĩ sao về lờiï than phiền này? CVV: Tất nhiên không có lợi. Một cá nhân không thể quyết định đơn phương vận mạng của Đất nước. Ông Phạm Bá Hoa trình bày không đúng về một số sự kiện trong quyển hồi ký mà tôi đã nhận được. Tôi có gởi cho y một bổn The Final Collapse được bổ túc để làm sáng tỏ vấn đề nhưng không thấy y nói gì. Phạm vi cuộc mạn đàm hôm nay không cho phép đi sâu vào chi tiết. Xin để dịp khác. LLT: Anh có nghĩ rằng chuyện rút khỏi Miền Trung quá sớm, quá hấp tấp và thiếu chuẩn bị hay không? Đây có phải là một ván bài tố của TT Thiệu để thử coi Nixon có giữ lời cam kết riêng hay không? Trung tướng Ngô Quang Trưởng từng xác nhận với chúng tôi rằng đầu năm 1975, quân lực của chúng ta tại Miền Trung không quá yếu đến nỗi phải tháo chạy tán loạn như vậy, anh nghĩ sao? CVV: Không chuẩn bị. Về mặt quân sự, rút quân khó hơn tấn công. Khởi đầu nan, mọi sự đã hư do Mỹ cúp quân viện. Theo tôi, thời cuộc đã diễn ra ngoài ý muốn của tướng Trưởng, ông không làm gì được. Sau khi Ban Mê Thuột thất thủ ngày 10.3.1975, dân chúng vùng 1 nghe tin đồn Chính phủ sẽ cắt đất nhường cho địch nên họ hoảng sợ, tự động ào ào bỏ chạy, không ai ngăn nỗi. Trong bài “Vì sao tôi rút khỏi Miền Trung?” đăng trên báo, tướng Trưởng có nói rằng Bộ Tổng Tham Mưu không tăng quân số theo lời ông xin. Điều này không đúng. Hai đơn vị tổng trừ bị là sư đoàn thủy quân lục chiến và sư đoàn dù đã được tăng cường cho ông, mỗi sư đoàn gồm có bốn chiến đoàn. Trong tay tôi lúc ấy không còn gì nữa. Chính sách của Hoa Kỳ đã khóa tay chúng ta. Tôi không đọc được sự suy tính thầm kín của TT Thiệu. Nay ông đã qua đời, hãy để ông ngủ yên. Anh còn nhớ TT Thiệu từng nói: “Je suis responsable mais pas coupable.” Mỗi Tổng thống có nỗi khổ tâm riêng. Vào việc rồi mới biết. LLT: Tôi đã hỏi cựïu Ngoại trưởng Trần Văn Lắm (lúc còn sống) và Phó Thủ tướng Nguyễn Lưu Viên (hiện ở Virginia) kể từ lúc nào họ nhận thức được Miền Nam sụp đổ. Mỗi người trả lời khác nhau. Với tư cách Tổng Tham Mưu trưởng Quân đội VNCH, từ thời điểm nào anh thấy tình hình Miền Nam vô phương cứu chửa? CVV: Trước khi trả lời câu hỏi, tôi xin nêu ra một điểm: Trong quân sử, có trường hợp - nhưng rất hiếm- những tướng tài với ít quân thắng địch đông hơn. Đó là trường hợp của Alexandre Đại đế, của Nả Phá Luân… Về vấn đề tương quan lực lượng, bên nào có quân nhiều thì bên đó ởù thế thượng phong. Khi Mỹ rút lui sau Hiệp định Bá Lê thì họ tròng vào cổ Miền Nam một chiếc dây thòng lọng, lần hồi cúp quân viện để gây áp lực, hăm doạ đủ điều. Bắc Việt có quân số và võ khí dồi dào hơn, không ngớt được tăng cường. Giữa Nam và Bắc, cán cân mỗi ngày thêm quá chênh lệch. Tình thế hết mong cứu vãn đối với Sàigòn. Hiệp định Bá lê là án tử hình cho Miền Nam. Mỹ đánh mà không muốn thắng, họ sợ thắng. Phần thì phong trào phản chiến sôi sục bên trong Hoa kỳ. Xì-căn-đan Watergate đã xúc tiến sự bức tử của VNCH. LLT: Anh có nghĩ rằng quyết định giết Tổng thống Diệm sớm làm Miền Nam sụp đổ hay không? Chuyện gì đã xảy ra cho cá nhân anh ngày 1.11.1963? CVV: Giết ông Diệm là một lỗi lầm nguy hại. Ngày 1.11.63, tôi là đại tá tư lệnh Lữ đoàn Nhảy dù (thay thế Nguyễn Chánh Thi). Khi Hội đồng Cách mạng hỏi tôi có ủng hộ phe đảo chính hay không, tôi trả lời: “Lật đổ Chính phủ là một chuyện quốc gia đại sự, tôi không được hỏi ý kiến trước. Tôi chỉ là một quân nhân, không làm chính trị.” Quân cảnh liền còng tay tôi, tôi ngồi chờ trước cửa văn phòng ông Dương Văn Minh. Tôi tự hỏi: Sẽ chung số phận với Lê Quang Tung, Hồ Tấn Quyền chăng? Ông Tôn Thất Đính bước ra can thiệp mở còng cho tôi. Hôm sau, tôi được thả nhưng bị quản thúc tại gia ở đường Ngô Quyền, Chợ Lớn. Lối một tuần sau, tôi về chờ lệnh tại Bộ Tổng Tham Mưu. Tôi vô cùng chán nản, không tha thiết ở lại Quân đội vì tình huynh đệ chi binh không còn nữa, anh em một nhà giết hại lẫn nhau. Nếu có lệnh đẩy tôi làm tùy viên quân sự tại Lào, tôi chấp nhận ngay. Vientiane là nơi tôi ra đời. Tên tôi, Viên, là vần đầu tiên của thủ đô Vientiane. Một hôm, trong khi ngồi rầu tại văn phòng, tôi bổng nhận được cú điện thoại của vợ tôi. Bà hỏi: “Buồn lắm hả? » Nước mắt tôi tự nhiên trào lên. Vợ tôi tiếp: « Nếu “người ta” đưa anh trở lại chỉ huy nhảy dù, anh chịu không? » Tôi nghẹn lời vì không thể tin được. Do sự dàn xếp sao đó mà tôi không được biết giữa vợ tôi và bà Trần Thiện Khiêm (hai người thân thiết với nhau), tôi nhận được sự vụ lệnh, ordre de mission, của tướng Khiêm, Tham mưu trưởng Liên quân, đưa tôi về nắm lại Nhảy dù. Ông Khiêm cho tôi biết mật rằng đây là một quyết định riêng của ông, chắc sẽ gặp phản ứng vì không hỏi ý kiến cấp trên. Đúng vậy, việc bổ nhiệm chính thức bằng một công vụ lệnh, ordre de service thuộc thẩm quyền Tổng tham mưu trưởng Quân đội. Một thời gian ngắn sau, ông Khiêm mất chức Tham mưu trưởng Liên quần, bị đổi về chỉ huy Quân đoàn 3. Vài ngày trước 30.1.1964, Khiêm điện thoại kín cho tôi, hỏi:”Sẵn sàng chưa?”. Đây là ám hiệu hành động. Đêm 30 tháng giêng, lữ đoàn dù của tôi giúp hai trung tướng Nguyễn Khánh và Trần Thiện Khiêm chỉnh lý phe Dương Văn Minh. Việc “hốt” các tướng “trung lập” thực hiện dễ như trở bàn tay. Không đổ máu, không tốn một viên đạn vì sau 1.11.1963, các tướng này đều dùng quân dù của tôi để canh gát nhà họ. Thật như “gởi trứng cho ác!” Việc tôi giúp ông Khiêm là chuyện dĩ nhiên, để đáp ơn “thả hổ về rừng”. Tôi không để ý đến điểm Minh, Đôn, Đính, Xuân và Kim có thật sự chủ trương trung lâp hay không. LLT: Ai ra lệnh giết anh em Tổng thống Diệm? Ai thi hành lệnh ấy? CVV: Chính tướng Dương Văn Minh đã ra lệnh giết hai ông Diệm và Nhu. Nguyễn Văn Nhung, vệ sĩ của Minh, thăng Thiếu tá sau vụ ám sát, có nhiệm vụ thi hành lệnh dưới sự giám sát của hai tướng Mai Hữu Xuân và Nguyễn Văn Quan (người thay Đổ Mậu trong chức Tổng giám đốc An ninh Quân đội). Nhung bị An ninh Quân đội bắt trong vụ chỉnh lý nói trên và đem về giam tại Lữ đoàn dù của tôi. Hôm sau, tôi được phúc trình Nhung đã tự treo cổ bằng một sợi dây giày nhà binh. Có lẽ vì Nhung biết không tránh khỏi tử hình nếu bị giãi ra trước Toà vì Nhung phạm quá nhiều tội ác. LLT: Trong hồi ký “Vietnam. Histoire secrète d’une victoire perdue” (nxb Perrin, Paris, 1986), giám đốc CIA William Colby xác nhận kế hoạch Aáp Chiến Lược, Strategic Hamlets (mà ông Ngô Đình Nhu là cha đẻ) làm Bắc Việt khiếp đảm vì rất hữu hiệu. Đúng như vậy không? Vì sao Hội đồng Cách Mạng lại hủy bỏ kế hoạch ấy? CVV: Kế hoạch Aáp Chiến Lược là một việc phải làm để tách CS ra khỏi nhân dân, tách cá khỏi nước, như đã từng thí nghiệm tốt ở Mã Lai với tướng Robert Thompson. Tại VN, có những sơ sót trong việc thi hành bởi một số tỉnh trưởng dàn cảnh, để lấy điểm với thượng cấp. Thay vi chỉnh đốn lại để tăng hiệu lực, Dương Văn Minh và HĐCM đã hấp tấp hủy bỏ kế hoạch Aáp Chiến Lược liền sau vụ đảo chính vì lý do họ thù ông Nhu. Họ thay vào đó cái mà họ gọi là Aáp Tân Sinh. Đây là một lổi lầm ghê gớm. Tôi không biết rô họ đã thảo luận với nhau ra sao. Lữ đoàn dù, do tôi chỉ huy lúc đó, bị nghi trung thành với ông Diệm nên không được hành quân, chỉ được giao làm những công tác vớ vẫn tại vùng Long An, Mỹ Tho. LLT: Nếu so sánh TT Diệm với TT Thiệu thì ai độc tài hơn ai? Xin so sánh hai đảng Cần Lao (của ông Diệm) và Dân chủ (của ông Thiệu). CVV: Mỗi người độc tài theo cách riêng. TT Diệm cai trị nước như một quan lại của thời quân chủ, ông bẩm sinh chống cộng, tự ban cho mình “thiên mạng” cứu nước. Có lẽ anh còn nhớ vụ ông tỉnh trưởng Bình Tuy săn được một con hà mã, dấu cái sừng tê giác, không khai báo. Khi hay được, cụ Diệm nổi trận lôi đình, cách chức và đòi giam viên tỉnh trưởng về tội “tẩu tán tài sản Nhà nước.” TT Diệm tự hào về dân tộc, tự đại về gia đình, thích độc thoại, không chấp nhận dễdàng sự chỉ trích. Ông chủ trương “tiết trực tâm hư.” nhưng bị ảnh hưởng nặng của gia đình. Còn ông Thiệu thì theo đường lối “độc tài trong dân chủ”, võ ngoài dân chủ nhưng bên trong chi phối cả hai ngành lập pháp và tư pháp. Bàn tay sắt trong đôi găng nhung. Vì không vững kiến thức như ông Diệm, ông Thiệu chịu khó thăm dò ý kiến của các chuyên viên, lắùng nghe, đúc kết lại để quyết định một mình. TT Diệm dễ tin người xu nịnh nên dễ bị phản trắc. Ông Thiệu đa nghi Tào Tháo và không e ngại ban phát ân huệ để tạo phe cánh và chia rẽõ đối phương như ông đã làm tại Quốc hội. Ông chủ trương “làm chính trị phải lì”. Bởi thế TT Thiệu “lật” ông Kỳ không khó và tồn tại lâu hơn TT Diệm nhưng ông không khí khái bằng ông Diệm. Ông Thiệu mưu sĩ, ông Diệm đạo đức. Những năm tại chức, ôÂng Thiêu bị ám ảnh bởi cái chết của TT Diệm. Đảng Cần Lao – dựa vào thuyết Cần Lao Nhân Vị - tổ chức quy củ hơn, với sự chỉ huy trực tiếp của hai ông Nhu và Cẩn, đi sâu vào Quân Đội với các quân ủy, như CS. Đảng Dân chủ yếu hơn, không dựa vào cương lĩnh vững chắc nào, chỉ có hình thức, được ông Thiệu thành lập để củng cố địa vị, không có ảnh hưởng trong Quân đội và quần chúng. Tôi không có gia nhập Đảng Cần Lao. Theo tôi được biết, vào giờ phút chót tháng 11.1963, TT Diệm cho đại sứ Cabot Lodge biết ông sẳn sàng điều đình một giải pháp nhưng đã quá trể, phe chủ trương “diệt Diệm” trong Bộ Tham mưu của John Kennedy thắng thế. Les dés sont jetés! Les jeux sont faits ! LLT: Trong hồi ký Our Endless War và Việt Nam Nhân chứng, tướng Trần Văn Đôn ghi rằng trong tất cả các vụ chính biến ở Miền Nam từ 1960 trở về sau, đại tướng Trần Thiện Khiêm đóng vai trò chủ động, giựt dây sau hậu trường, điều này có đúng hay không? CVV: Tôi không biết rõû. Tôi chỉ liên hệ với tướng Khiêm về công vụ. Chúng tôi quen nhau từ hồi còn ở trong Quân đội Pháp, sau khi tôi ra trường Võ bị Cap Saint Jacques, Vũng Tàu, năm 1949. Vợ tôi là bạn thân của bà Khiêm. Ông Khiêm có lần tuyên bố không thích chính trị. Nhưng nói và làm là hai chuyện khác biệt ! LLT: Nới trang 428-429 của hồi ký “Việt Nam Nhân Chứng” (nxb Xuân Thu,1989), tướng Trần Văn Đôn viết: “Có lần ông Thiệu than phiền ông Cao Văn Viên không làm việc nhiều..Ông Thiệu nhờ tôi nói với Đại tướng Viên, Tổng Tham Mưu trưởng, về việc ông này cứ ở mãi Tổng Tham mưu làm việc, không chịu đi ra ngoài, ông Viên trả lời: Tôi đã xin từ chức mấy lần mà ông Thiệu không chấp nhận nên tôi cứ ở văn phòng làm việc mà thôi!” Mặt khác, trong quyển hồi ký “Đôi dòng ghi nhớ “ nêu trên, cựu đại tá Phạm Bá Hoa cũng có nhận xét rằng trong gần 9 năm rưỡi giữ chức Tổng Tham Mưu trưởng - chức vụ quan trọng bậc nhất trong Quân đội – anh đã nhiệt tình hoạt động 7 năm đầu nhưng hai năm sau cùng, vị “Nguyên soái” của Quân đội Miền Nam không cáng đáng hết trách nhiệm, đến văn phòng cho có lệ, tập luyện yoga và đi học lấy bằng cử nhân văn khoa ngoài giờ làm việc. Mong anh đại tướng vui lòng, nếu tiện, giải thích thái độ. CVV: Tôi sẵn sàng trả lời. Trước khi cuộc đàm phán tại Paris tiến đến giai đoạn kết thúc năm 1973, tình hình quân sự thêm căng thẳng. Tổng thống Thiệu, với tư cách Tổng tư lệnh Quân đội, tập trung hết quyền bính trong tay, cho đặt một hệ thống máy truyền tin tại Dinh Độc lập để liên lạc thẳng với các quân khu, điều động các đơn vị, bổ nhiệm tư lệnh vùng và ra lệnh trực tiếp hành quân. Bộ Tổng Tham Mưu lần hồi bị dồn vào vai trò tuân hành và thị chứng. Bộ Quốc phòng chỉ còn là hộp thơ giữa Tổng thống và Bộ Tổng tham mưu. Vì không có điều kiện làm việc được như trước, tôi đã năm, sáu lần vô đơn xin từ chức. Ông Thiệu yêu cầu tôi nán lại, đợi người thay thế nhưng ông không quyết định. Tôi không có quyền bỏ ra đi một cách vô trách nhiệm. Tuy nhiên khi Tổng thống Trần Văn Hương nhường ghế cho tướng Dương Văn Minh tháng 4.1975, tôi cương quyết xin giải ngũ vì tôi không phục ông Minh từ lâu, tôi từng là nạn nhân của ông Minh. TT Hương chấp nhận đơn của tôi. Ngày 27.4.1975, tôi rời VN trong tình trạng hợp lệ. Vấn đề tôi tập luyện yoga và thiền có một lý do riêng. Khi giữ chức tư lệnh nhảy dù, tôi vướng phải một bệnh nan y về khớp xương, một loại phong thấp nặng, gây nhức nhối vô cùng. Tôi giữ kín việc này, tìm cách tự trị liệu. Là chỉ huy nhảy dù mà bệnh hoạn, không nhảy được thì coi kỳ quá, không còn gì thể thống. Tôi đã thử đủ thứ thuốc Tây lẫn Ta, mọi thứ dược thảo, nhân điện, dưỡng sinh, tổ ong chính gốc..v..v.. Tôi đã lợi dụng một cuộc viếng thăm chính thức Đài Loan để tìm hiểu khoa châm cứu. Bệnh tình không thuyên giảm với thời gian, với tuổi tác. Về chuyện đi học văn khoa, môn tôi thích từ lúc còn trẻ, tôi thấy cần trau dồi thêm kiến thức. Đó cũng là một lối thoát khỏi những chuyện bực bội của cuộc sống căng thẳng hằng ngày. LLT: Anh nghĩ gì về vụ Phật giáo chống TT Diệm năm 1963? Về vụ Phật gíáo nổi lọan ở Miền Trung đầu 1966? Vai trò của Hoa kỳ trong hai vụ? Tại sao Hoa Thịnh Đốn có thái độ khác nhau trong hai trường hợp? Theo Trần Văn Đôn (hồi ký VNNC, trang 372)) thì trong vụ thứ hai, có trên 200 người chết và bị thương, lối 6.000 quân nhân đào ngũ và một số người chạy vào chiến khu Việt cộng. Có đúng như thế hay không? CVV: Phật giáo thống nhất hơn khi chống ông Diệm, vai trò của Thích Trí Quang quá rõû. Có tay Hoa kỳ và CS nhúng vào. Trong vụ Phật tử dấy loạn ở Miền Trung, Phật giáo chia làm hai khối Aán Quang (Thích Trí Quang, chống Chính phủ) và Vĩnh Nghiêm hay VN Quốc Tự (Phật giáo Bắc Việt di cư với Thích Tâm Châu, thân Ủy ban lãnh đạo Thiệu Kỳ). Mặt khác, một số tư lệnh Quân đoàn 1 có cảm tình với phiến lọan như Nguyễn Chánh Thi, Tôn Thất Đính, trong khi Nguyễn Văn Chuân và Hùynh Văn Cao thì lừng khừng. (Cao và Đính chạy vào Bộ Tư lệnh Thủy Quân Lục chiến Mỹ ở Đà Nẳng xin tị nạn chính trị). Vì thế có một lúc Miền Trung gần như không có Chính phủ: Thị trưởng Đà Nẳng, Bs Nguyễn Văn Mẫn, cũng như đa số quân nhân, công chức ..tuân lệnh của tăng ni đem bàn thờ Phật xuống đường biểu tình. Phong trào có nguy cơ lan tràn xuống Miền Nam, làm tiêu chế độ. Tướng Kỳ, chủ tịch Uûy ban Hành pháp Trung ương, xin tôi (lúc đó Tổng Tham mưu trưởng) đổ quân tái chiếm Đà nẳng, mặt khác yêu cầu tôi cấp gần 20.000 cây súng củ của Pháp (Mass 36, tiểu liên, lựu đạn..) cho Nguyễn Ngọc Loan, TGĐ Công an - Cảnh sát, hầu võ trang các đảng phái ở Miền Trung lập thăng bằng với lực lượng Phật giáo. Tôi đề nghị để tướng Loan hành động trước. Hai tuần sau, tình hình thêm nguy kịch. Tôi quyết định can thiệp. Theo lối của tôi: tương kế tựu kế. Lúc đó, tôi có một tiểu đoàn thủy quân lục chiến đang hành quân tại Bình Định. Tôi ra lệnh chính thức cho đơn vị này tập trung đúng ngày, giờ ấn định, tại sân bay Quảng Ngãi nói là để không vận về Sàigòn, thay bằng một tiểu đoàn khác. Phải dùng mưu ấy để đánh lạc hướng Viện Hoá Đạo có người gài khắp nơi. Đêm hôm đó, đúng 12 giờ, tôi đưa thêm 4 tiểu đoàn khác nhập chung với tiểu đoàn có sẵn, thành 5, giao cho đại tá Ngô Quang Trưởng chỉ huy, tràn vô các chùa bắt các phần tử nguy hiểm, giải tán bằng biện pháp mạnh các ổ dân quân, buộâc họ buông súng. Cuộc hành quân cương quyết này đã đem lại kết quả. Trong hồi ký “The Buddha’s Child”, Nguyễn Cao Kỳ ba hoa dành hết công trạng về mình. Tôi không thể xác nhận với anh về những thiệt hại sinh mạng. Con số của tướng Đôn đưa ra có vẻ quá đáng. Dù sao, Hoa Thịnh Đốn không lên tiếng phản đối như đã làm thời TT Diệm. Về phía Hoa kỳ, cần ghi rằng ông tổng lãnh sự Mỹ tại Đà Nẳng nghiêng theo phía Phật giáo, trong khi toà Đại sứ Mỹ tại Sàigòn giữ thái độ thận trọng wait and see, nếu không nói đồng ý ngầm với Uûy Ban Lãnh đạo quốc gia. Thật vậy, năm 1963 đại sứ Cabot Lodge ra mặt ủng hộ Phật giáo vì TT Diệm chống việc Mỹ hóa chiến tranh. Năm 1969, tình hình thay đổi, Hoa kỳ cần giữ lại ê-kíp Thiệu Kỳ và bắt đầu Việt nam hoá cuộc chiến. Từ đồng minh, cánh Phật giáo thiên tả đã biến thành đối lập với Mỹ. Kêt luận. Trên đây là những đoạn – buồn nhiều hơn vui - trích từ bộ VCR mạn đàm với đại tướng Cao Văn Viên. Phần còn lại, không kém hệ trọng, sẽ phổ biến khi thuận tiện. Với một nụ cười mệt mỏi, hơi thở phều phào, (vì lúc ấy sức khoẻ của ông đã rất suy kém, thân hình của ông co rút lại), Tướng Viên – một sĩ quan có tiếng “bô trai” trong Quân đội, - kết thúc bằng một câu nói khiêm nhường: “Xin đừng xem những lời của tôi là lịch sử. Mỗi người giải thích sự thật theo lối riêng, như trong phim “Rashomon”. Một trăm chứng nhân, một trăm sự thật. Định kiến làm cho lịch sử sai lệch. Tôi chỉ tâm tình với lòng thành. Hảy để cho hậu thế lượng định và phâùn xét. Chưa thấy quan tài, chưa đổ lệ” Đại tướng Cao Văn Viên sẽ lưu lại trong ký ức các người từng biết ông – thân hữu, bạn đồng đội như kẻ bất đồng ý kiến - hình ảnh của lòng chung thủy, “trước sau như một”, không a dua, không phản trắc, từ tốn khi phê bình, chủ trương đoàn kết trong tình huynh đệ chi binh. Ông không bon chen trên chính trường, không đạp trên xác đồng đội để tiến thân. Ông là một nhà tướng phi chính trị bị thời thế cuốn hút vào chính trường gió tanh mưa máu. Khi hai địch thủ Thiệu, Kỳ dành giựt với nhau cân đai, áo mảo, Hội đồng Quân lực định đưa ông Viên lên chức Quốc trưởng vì ông là vị tướng có thâm niên nhứt. Ông đã một mực từ chối vì nhận thức lương thiện khả năng của mình. Tuy nhiên ông vẫn không tránh được số phận một con thiêu thân - trong vô số con thiêu thân khác - bị chiến tranh Việt Nam đốt cháy. Thủy Hoa Trang, Ngày 27.1. 2006 Xuân Bính Tuất Posted by Nha Kỹ Thuật at 3:00 PM 2 comments: Đại Tướng Cao Văn Viên Pictures Tướng Cao Văn Viên (1921-2008) Tác giả: Nguyễn Kỳ Phong 1. Tướng Cao Văn Viên (1921-2008) Một ngày mùa Hè năm 2002 tôi nhận điện thoại. Người ở đầu giây xin nói chuyện với “anh Kỳ Phong.” Trả lời là tôi đang nghe, người bên kia tiếp tục: “Anh Kỳ Phong, tôi là Cao Văn Viên. Tôi nghe nói anh đang dịch một cuốn sách tôi viết. Nếu anh không bận, tôi xin gặp anh nói chuyện vài tiếng. Tôi đến nhà anh được không?” Rất ngạc nhiên, nhưng tôi trả lời được, và chỉ đường cho ông đến nhà. Buông điện thoại xuống, tôi chưa hiểu tại sao ông đại tướng gọi mình, và có chuyện gì để nói? Hay là ông không muốn tôi dịch quyển sách ông viết cho trung tâm Quân Sử Lục Quân Hoa Kỳ ra tiếng Việt? Ngồi suy nghĩ để dự đoán câu chuyện đối thoại sẽ là gì. … Chừng một tiếng sau tôi thấy một chiếc xe Ford loại nhỏ chạy vào truớc cửa. Từ trong nhà nhìn ra, tôi thấy một ông già yếu, lưng hơi còng xuống, một tay chống cây gậy, tay kia cố gắng đóng cửa xe lại. Thấy cảnh đó tôi giựt mình: Người trong điện thoại mà tôi đã nói chuyện có một giọng nói rất khoẻ mạnh, nếu không nói là giọng khoẻ như của một trung niên. Nếu đã biết ông yếu như vậy, tôi không thể để ông lái xe đến nhà. Tôi vội vàng chạy ra xe và nói với ông, “Thưa bác, từ đây về sau bác cần gì, cháu sẽ đến gặp bác. Bác không nên lái xe đường xa như vậy đến đây.” Và đó là bắt đầu sự quen biết của tôi đối với bác Cao Văn Viên. Vài năm trước trước khi tôi được gặp bác Viên, tình cờ tôi có đọc qua cuốn The Final Collapse do bác Viên viết và được trung tâm Quân Sử Lục Quân Hoa Kỳ xuất bản năm 1985. Cuốn The Final Collapse là một trong 17 quyển sách loại chuyên đề, viết về chiến tranh Việt Nam, do Center of Military, the United States Army bảo trợ và xuất bản. Vì đây là một loại sách chuyên môn — mà lại do chánh phủ xuất bản giới hạn — nên không phổ quát bên ngoài giới không chuyên môn, và ít thấy ngoài thư viện công cộng. Tôi thấy quyển sách có nhiều điều lý thú. Ðầu năm 2002 tôi bắt đầu dịch quyển The Final Collapse ra tiếng Việt (Hơn 10 năm trước, tôi cũng dịch một quyển cũng do Center of Military xuất bản, Lam Son 719, của thiếu tướng Nguyễn Duy Hinh. Sách nói về cuộc hành quân đánh qua Lào tháng 2-1971. Nhưng Lam Son 719 bản Việt ngữ chỉ được đăng từng kỳ trên báo địa phương chứ không được xuất bản ra thành sách.). Có lẽ trong thời gian dịch quyển The Final Collapse, bạn bè đến nhà chơi, thấy công việc tôi đang làm rồi nói ra ngoài; và bác Viên nghe được chuyện. Mục đích của bác Viên đến là để hỏi tôi về bản tiếng Việt của The Final Collapse. Gặp nhau, bác Viên hỏi tôi quyển sách đã dịch như thế nào rồi, có khó khăn không … rồi bác đi thẳng vào vấn đề. Bác nói là bác không đồng ý lắm về quyển The Final Collapse: quyển sách viết xong hơn bốn năm rồi mới được cho ra đời; bìa sách là hình một chiếc xe tăng có lá cờ cộng sản … tất cả đều đi ngược lại ý muốn của người viết. Nhưng chỉ là một người viết contract, ông không có được quyết định trong ban biên tập/ xuất bản. Bây giờ thấy tôi dịch bản này ra tiếng Việt, bác Viên hỏi tôi là có thể nào cho ông đọc bản thảo và thêm vào những phụ chú để giải thích khi thấy cần. Bác Viên cũng nói thêm là trong những năm qua, nhiều sách và bài báo viết về thời gian ông làm Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (TTMT/ QLVNCH) … những tác giả đó, hoặc với một ác ý, hoặc chưa hiểu thấu sự vụ bên trong nên viết như vậy. Bác Viên đề nghị đây là một cơ hội cho ông đặt lại vấn đề cho đúng chổ. Một vài phụ chú, một lời bạt là đủ để nói lên tâm sự của ông. Tôi đồng ý với đề nghị của bác Viên không do dự, với hai lý do rất đơn giản: Tôi có quyết định cuối cùng trong bản thảo; và, đây là cơ hội cho độc giả nghe tiếng nói của đại tướng Cao Văn Viên — một người ít nói về những chuyện đã xảy ra; những biến cố đưa đến sự thất thủ của Việt Nam Cộng Hòa. Trước khi về, bác Viên đề nghị chương trình làm việc: hai tuần gặp nhau ăn trưa một lần, để trao đổi bản thảo và sửa bản thảo. Tôi đồng ý. Ðến đây tôi xin được nói về tư cách của bác Viên. Tôi thích ông: ông có ngôn từ, lối nói chuyện, và đùa giỡn của tánh tình người miền nam … tôi thấy ông thật tự nhiên qua những đối thoại. Tôi để ý một điều: trừ lần đầu tiên trên điện thoại ông gọi tôi là, “anh Kỳ Phong,” từ sau đó, lúc nào ông cũng thân mật gọi tôi đơn giản là “Kỳ Phong.” Lúc nào cũng vậy. Riêng tôi, tôi ở xa và dưới ông còn hơn “kính nhi viễn chi;” tôi quá nhỏ đối với ông. Tôi chưa bao giờ gọi ông bằng chức vụ. “Bác Viên” là lối xưng hô duy nhất tôi xử dụng — khi nói với ông ở ngôi thứ nhất hay nói về ông ở ngôi thứ ba. Tôi thích sự vui tính của ông. Vì hai tuần đi ăn trưa một lần, đôi khi tôi giành trả tiền, đôi khi ông nài nỉ trả tiền … và đôi khi người chủ quán phở “biếu không” bửa ăn trưa! Sau vài lần tranh nhau trả tiền, ông đề nghị: luân phiên thay nhau trả. Dĩ nhiên tôi đồng ý. Một hôm đang ăn trưa, ông nhìn tôi, vẻ mặt tư lự, rồi buột miệng lẩm bẩm “hhmm …” Tôi ngạc nhiên, hỏi có chuyện gì? Ông cười lớn lên và nói, “Hhmmm, không biết hôm nay ai trả tiền ta?” Tôi cũng cười, thấy thật vui với ông đại tướng. Mùa Thu năm 2003 bản tiếng Việt của The Final Collapse ra đời với tựa là Những Ngày Cuối Của Việt Nam Cộng Hòa. Ở Lời Bạt và phần Phụ Chú, bác Viên có thêm vào hai phần mà ông chưa bao giờ nói ra cho đến lúc đó: Vai trò của ông trong cuộc đảo chánh 1-11-1963 (ông bị bắt nhốt ở bộ tổng tham mưu vì từ chối không tham dự/ ủng hộ); và vai trò của Bộ Tổng Tham Mưu trong những năm cuối cùng của cuộc chiến (chỉ là một hộp thư liên lạc giữa tổng thống Thiệu và các tư lệnh Quân Ðoàn). Ðại tướng Cao văn Viên vào lính rất muộn so với lứa tuổi. Sanh năm 1921, gia nhập quân đội và ra trường sĩ quan Vũng Tàu năm 1949. Mang lon thiếu úy năm hai mươi tám tuổi. Khi ông được thăng chức thiếu tướng năm 42 tuổi (3-3-1964), ông là sĩ quan được lên cấp tướng trễ nhất so với các tướng lãnh của thời 1960-1967 — So với các ông Trần Văn Ðôn, mang thiếu tướng năm 38 tuổi; Tôn Thất Ðính, 35; Nguyễn Cao Kỳ 34; Lê Nguyên Khang, 33; Nguyễn Văn Thiệu, 40. Tướng Viên cũng là sĩ quan cuối cùng được lên cấp tướng theo hệ thống quân đội Pháp: đại tá lên thiếu tướng, thay gì lên chuẩn tướng như trong hệ thống quân đội Hoa Kỳ mà QLVNCH bắt đầu áp dụng từ tháng 8-1964. Trong thời gian gặp tướng Viên, tôi có hỏi ông nhiều chuyện và được giải thích cặn kẻ. Nhưng cũng có nhiều chuyện tôi không dám hỏi vì sự tế nhị của câu chuyện. Những chuyện tôi ngại hỏi như: Có phải tướng Viên được lên tướng vì đã đích thân chỉ huy — và bị thương — trong cuộc hành quân Quyết Thắng đánh vào mật khu Việt Cộng ở Giồng Bầu, Hồng Ngự, hay là ông đã có công giúp tướng Trần Thiện Khiêm, tướng Nguyễn Khánh “chỉnh lý” tướng Dương Văn Minh vào đầu năm 1964? Hay là kết quả của cả hai thành tích trên? Một thắc mắc khác là, làm sao từ một sĩ quan đại tá bị bắt giữ vì không theo phe đảo chánh, tướng Viên được trả lại quyền chỉ huy trưởng lữ đoàn Nhảy Dù rồi được cho gia nhập vào trung tâm của quyền lực của Hội Ðồng Tướng Lãnh chỉ hơn một năm sau đó? Suy luận từ những gì nghe được từ tướng Viên — suy luận là vì tôi chưa bao giờ hỏi thẳng hay nghe tướng Viên nói chi tiết về những gì được viết ra đây — tôi nghĩ ông được lên tướng một phần từ chiến công trong cuộc hành quân Quyết Thắng (3-1964); một phần đến từ cuộc chỉnh lý 1964; và phần còn lại đến từ liên hệ và vai trò của ông trong những năm xáo trộn 1964-1967. Trong cuộc chỉnh lý của tướng Khánh năm 1967, Lữ Ðoàn Nhảy Dù dưới quyền của đại tá Viên (lúc đó vẫn còn đại tá) đã bắt giữ những tướng liên hệ đến cuộc đảo chánh năm 1963, và những sĩ quan thuộc về phe của tướng Minh. Ở mặt ngoài tuy trung tướng Khánh là người cầm đầu cuộc chỉnh lý, nhưng bên trong, quyền thế thật sự nằm trong tay trung tướng Khiêm và những sĩ quan trẻ có quân trong tay. Sau khi lên thiếu tướng ông Viên nằm gần với trung tâm quyền lực hơn. Năm 1964, ông là một trong những “Young Turks” đang thật sự chỉ huy quân đội. Một tài liệu từ tòa đại sứ Mỹ liệt kê những “người lãnh đạo trẻ” của năm 1964 là các ông Thiệu, Kỳ, Viên, Lê Nguyên Khang, Phạm Xuân Chiểu, Nguyễn Bảo Trị, Tôn Thất Xứng, Nguyễn Thanh Sằng, Ðặng Văn Quang, Vĩnh Lộc, Nguyễn Chánh Thi, Dư Quốc Ðống, Chung Tấn Cang. (Young Turks là tên gọi chung một số sĩ quan, chính trị gia trẻ của đế quốc Ottoman, Thổ Nhĩ Kỳ sau này, vào cuối thế kỷ 19. Những người trẻ này có nhiều quyết định rất “cấp tiến” so với giới lãnh đạo thế hệ trước, với hy vọng cứu vớt sự suy đồi của đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn đầu thập niên 1900s.) Trong bốn năm 1964-67 — cho đến khi bầu cử quốc hội và tổng thống đầu tiên của nền Ðệ Nhị Cộng Hòa hoàn tất (3 tháng 9-1967) — giới lãnh đạo quân lực VNCH thay đổi liên tục. Trong giai đoạn này, muốn giữ được quyền chỉ huy và không bị lưu đày ra nước ngoài không phải dể. Phải có tài ngoại giao và sự dũng mãnh của mình đối với các sĩ quan đồng nghiệp. Tôi nghĩ tướng Viên có hai yếu tố đó. Tôi dựa sự phán đoán này vào vài chuyện tôi nghe và tìm hiểu được (qua tài liệu). Trong cuộc hành quân ở Kiến Phong năm 1964, đại tá Viên đích thân chỉ huy tại mặt trận. Trong lúc giao tranh, hỏa lực của Việt Cộng đàn áp mạnh … thấy nguy hiểm, người sĩ quan Thiết Giáp có mặt tại đó là Lý Tòng Bá, nói với đại tá Viên nên vào bên trong xe thiết vận xa để chỉ huy và tránh đạn. Nhưng đại tá Viên trả lời, “Mình chỉ huy, phải ở trước mặt lính thì lính mới đánh. Lính không thấy mặt người chỉ huy thì làm sao đánh hăng được (tôi nghe tướng Viên nói chuẩn tướng Bá là vai cậu hay chú gì đó của Bác Gái, và trong liên hệ gia quyến bên vợ, tướng Bá có vai trên tướng Viên). Chuyện đánh nhau trong cuộc hành quân này tôi được anh Ðoàn Kim Tuấn, sĩ quan tiểu đoàn 1 Nhảy Dù tham dự xác nhận (trung tá Tuấn, khoá 9 Thủ Ðức, sau này về làm việc ở Nha Kỹ Thuật). Tháng 5-1966, khi biến động miền Trung lên tận cao điểm, chính phủ của thiếu tướng Kỳ có cơ nguy sụp đổ vì những biến loạn đó. Hội đồng Tướng Lãnh quyết định đem quân ra miền Trung để biểu dương uy thế của chính quyền trung ương. Tối ngày 4 tháng 4-1966, tướng Kỳ và Viên, đại tá Nguyễn Ngọc Loan, hai tiểu đoàn TQLC, một số đơn vị tâm lý chiến, an ninh quân đội, và cảnh sát dã chiến bay ra Ðà Nẵng. Một bộ tư lệnh dã chiến được thiết lập ở Ðà Nẵng, để từ đó quân chánh phủ sẽ tiến ra Huế. Tướng Viên có nói với tôi về biến cố này. Ông nói tướng Kỳ chỉ ra đó một ngày rồi về vì phải nói chuyện với trung tướng TQLC Hoa Kỳ, Lewis Walt, đang chỉ huy quân lực Mỹ ở Vùng I, và là người có nhiều thiện cảm và đang bảo vệ tướng Nguyễn Chánh Thi. Khi tướng Viên vừa bước chân xuống phi trường, tướng Thi gọi điện thoại cho ông ngay: “Viên ra đây làm gì vậy. Trở về Sài Gòn đi.” Tướng Viên trả lời ngay, “Anh không thể nói chuyện với một tổng tham mưu trưởng như vậy được.” (Hai ông Viên và Thi là bạn cùng khóa ở Vũng Tàu với nhau. Tướng Thi nói chuyện như vậy chắc đang dùng ngôn từ của bạn bè đồng khóa) Tướng Viên ở lại Ðà Nẵng chỉ huy cho đến khi tình hình miền Trung tạm yên ổn. Tình trạng xáo trộn ở Vùng I được coi là chấm dứt khi Hội Ðồng Tướng Lãnh cho các sĩ quan liên hệ trong vụ biến động về hưu. Tháng 10-1966, thời gian này có nhiều tranh chấp đang xảy giữa các sĩ quan gốc Nam, gốc Bắc trong hội đồng tướng lãnh. Sự tranh chấp không chỉ xảy ra trong giới quân nhân mà còn lan ra giới công chức cao cấp hàng tổng bộ trưởng. Ở hội nghị thượng đỉnh Manila, tháng 10-1966, không biết chuyện gì đã làm cho trung tướng Nguyễn Hữu Có, phó thủ tướng kiêm tổng trưởng quốc phòng, “nói đùa” trước các ông Thiệu, Kỳ, Viên, và đại sứ kiêm phó tổng trưởng ngoại giao Bùi Diễm, là “trở về nước lần này chúng ta phải lột da Bùi Diễm.” Trong sự yên lặng ngỡ ngàng của những người có mặt, Tướng Viên lên tiếng, “Ai muốn lột da Bùi Diễm thì phải đi qua lữ đoàn Nhảy Dù của tôi.” Theo lời ông Bùi Diễm, áp lực về sự chia rẽ gốc nam bắc nặng nề đến độ làm ông chán nản, phải xin đi làm đại sứ để tránh tình trạng nhức đầu đó một thời gian. Tướng Viên là người sẳn sàng “làm” khi đến lúc thấy phải “làm.” Ông kể cho tôi nghe lý do tại sao ông cố gắng đi học thêm văn bằng văn chương ở đại học. Ông nói trong thời gian còn làm sĩ quan báo chí ở bộ tổng tham mưu, bài viết nào của ông cũng đều bị một sĩ quan cấp trên sửa. Ông rất bực mình … và đến gặp người sĩ quan có văn phòng ở lầu trên, yêu cầu ông ta đừng sửa bài viết nữa. Nhưng chuyện “bỉnh bút” vẫn xảy ra sau đó. Tướng Viên nói, ông gặp người đó một lần cuối, nói rằng ông không chấp nhận chuyện sửa bài như vậy nữa. Tướng Viên kể, “… và bác chỉ chờ cho chuyện sửa bài xảy ra một lần nữa, bác sẽ chờ tên đó bước xuống cầu thăng là bác “đục” nó ngay. … Nhưng may chuyện đó không xảy ra. Sau đó bác muốn đi học thêm để coi mình có học được như người khác hay không.” Khi trả lời với tướng Nguyễn Hữu Có như vậy, tướng Viên chấp nhận hậu quả, hoặc là tồn tại trong hội đồng tướng lãnh như một thế lực, hoặc là bị lưu đày ra khỏi trung tâm quyền lực — nếu không nói là ra khỏi nước như trường hợp của một số tướng lãnh trong giai đoạn 1965-1967. Năm 1965-67, trung tướng Có là thế lực trong Hội Ðồng Tướng Lãnh. Thế lực của tướng Có đáng sợ đến độ hai ông Thiệu, Kỳ phải tìm cách đưa ông ta ra khỏi Việt Nam: đầu năm 1967, trong khi tướng Có đi kinh lý ở Ðài Loan, khi máy bay đến Hồng Kông, tướng Kỳ thay mặt hội đồng tướng lãnh gởi một điện tín cho tướng Có, không cho phép ông trở lại Việt Nam. Cùng lúc hội đồng tướng lãnh bổ nhiệm tướng Viên giữ luôn chức tổng trưởng quốc phòng. Tướng Viên kiêm nhiệm chức tổng trưởng quốc phòng và tổng tham mưu trưởng cho đến tháng 11-1967, khi tướng Nguyễn Văn Vỹ lên thay. Có người nói tướng Viên an toàn trong hội đồng tướng lãnh cho đến những ngày cuối cùng vì ông được sự tin tưởng của tướng Thiệu và tướng Khiêm (cũng như chuyện tướng Viên trở về chỉ huy lữ đoàn Nhảy Dù là do tướng Khiêm giúp đỡ bổ nhiệm). Chuyện này người viết không được rõ. Nhưng tướng Viên có nói lúc còn là trung úy, ông và đại úy Thiệu ở chung một nhà khi cả hai đang phục vụ ở tiểu khu Hưng Yên, Bắc Việt. Ông còn nói thêm, “Hai người ở chung một nhà. Phía sau nhà là một cái ao. Tắm rửa, giặt giũ gì cũng đến từ nước trong ao đó … bây giờ nghĩ lại còn rùng mình.” Liên hệ và được sự tin tưởng của tổng thống Thiệu như thế nào thì tôi không tướng Viên nói, nhưng theo những tài liệu Hoa Kỳ đọc được sau này, tướng Viên có công hàn gắn — dù sự hàn gắn không được lâu dài — những rạn nức giữa ông Kỳ và ông Thiệu, khi hai người cùng quyết định ra tranh cữ tổng thống tháng 9-1967. Tướng Viên rất được sự tin tưởng của hai đại tướng Westmoreland và Abrams, và quan trọng hơn, của đại sứ Ellsworth Bunker. Trong hồi ký A Soldier Reports, ngoài chuyện nói về liên hệ chân tình giữa hai người, tướng Westmoreland có kể một câu chuyện vui. Ngày Quân Lực 19 tháng 6-1967, tướng Viên nhảy dù biểu diễn. Nhưng thay vì đáp được vào khán đài trước mặt quan khách, dân chúng ngưỡng mộ … dù của tướng Viên bị gió cuốn và đáp xuống đường phố Sài Gòn. Gặp tướng Viên, tướng Westmoreland nói đùa, “Ông quá quan trọng cho quốc gia để tiếp tục chơi trò chơi nguy hiểm này.” Tướng Viên trả lời, “Nhưng phải tiếp tục nhảy saut để nâng cao tinh thần lính dù.” Sau đó tướng Westmoreland đề nghị tướng Viên đừng nhảy dù giải trí nữa, ông sẽ cho người dạy tướng Viên lái trực thăng. Cũng từ đó MACV có chương trình huấn luyện trực thăng cho các sĩ quan cao cấp VNCH muốn theo học. Nói về chuyện nhảy dù: Ðến năm 1960 tướng Viên mới có bằng Dù. Nhưng dù sao bằng Dù của tướng Viên vẫn “thâm niên” hơn của tướng Thiệu. Năm 1964 tướng Thiệu mới nhảy saut đầu tiên để được chứng chỉ nhảy dù! Qua sự thân mật của liên hệ, tướng Viên đốc thúc tướng Westmoreland cấp tốc cung cấp súng AR-15 (M-16 sau này), đại liên M-60, và phóng lựu M-79 cho quân lực VNCH. Những thử nghiệm đầu tiên về hàng nhu yếu phẩm bán ở quân tiếp vụ, thành hình cũng nhờ sự hợp tác của MACV và BTTM. Sự liên hệ giữa tướng Viên và người thừa nhiệm tướng Westmoreland ở MACV cũng thân, nếu không nói là thân hơn. Tài liệu đến từ quyển The Abrams Tapes cho thấy sự kính trọng của tướng Abrams — và những sĩ quan trong ban tham mưu MACV — đối với tướng Viên. Có một lần tướng Abrams tuyên bố trong một buổi họp về tư cách của tướng Viên, “Tướng Viên chưa bao giờ nói dối với một chuyện gì. Khi không thể nói được thì ông nói không nói được. Nhưng khi ông nói một chuyện gì rồi, thì tôi tin đó là sự thật.” Cũng trong quyển sách về hồ sơ mật của MACV nói trên, một đôi khi ta thấy được tình cảm chân thật giữa hai người sĩ quan cao cấp, kính trọng nhau, khi một tình trạng khó xử xảy ra. Chuyện xảy ra trong giai đoạn Việt Nam Hóa cuộc chiến. Hình như trong nguyên thủy của kế hoạch rút quân, Hoa Kỳ dự định sẽ để lại một số quân tác chiến để phòng thủ ở Việt Nam như trường hợp ở Ðại Hàn và Tây Ðức. Nhưng không hiểu tại sao kế hoạch bị thay đổi, và người Mỹ quyết định rút tất cả quân ra khỏi chiến trường. Có lẽ vì tin theo kế hoạch nguyên thủy của tổng trưởng quốc phòng Melvin Lair … tướng Abrams đã hứa với tướng Viên tương tự. Nhưng khi kế hoạch thay đổi từ trên, Abrams không biết phải ăn nói ra sao, giải thích làm sao cho tướng Viên hiểu. Không biết sau đó tướng Abrams có nói gì với tướng Viên, hay giải quyết như thế nào. Nhưng trong một buổi họp đầy đũ các tướng lãnh tham mưu MACV, tướng Abrams nói: “Tôi vẫn thường nói, ngày vui nhất của tôi là ngày đại tướng Cao Văn Viên gọi điện thoại và xài xể tôi. Ngày đó là ngày tôi vui nhất. Nhưng tướng Viên sẽ không làm chuyện đó; ông ta quá lịch sự. Nhưng tôi muốn ông ta làm như vậy.” Lời nói chân tình của một đại tướng thâm niên đối với tướng Viên như vậy, đã nói lên tất cả sự kính trọng của tướng Abrams về tướng Viên. Ðại tướng Abrams mang lon thiếu úy năm 1936, và là đại tướng năm đại tá Viên được thăng cấp tướng. Trong The Bunker Papers — một tường trình hàng tuần về tình hình quân sự chính trị VNCH của đại sứ Bunker, gởi thẳng cho tổng thống Lyndon Johnson (và tiếp tục gởi cho đến nhiệm kỳ thứ hai của tổng thống Richard Nixon) — tên của tướng Viên được đại sứ Bunker nhắc đến nhiều trong năm 1967. Nhất là trong hai, ba tháng trước ngày bầu cử tổng thống. Trong thời gian này tướng Viên là một conduit giữa các tướng lãnh và tòa đại sứ, thông báo cho chánh phủ Mỹ biết ý định của nhóm, hay giải quyết những khó khăn trong vấn đề chỉ huy và điều khiển giữa hai bộ tư lệnh Việt-Mỹ. Nhưng quan trọng hơn, khi hai ông Thiệu, Kỳ không nhường nhau và quyết định ra ứng cử tổng thống ở hai liên danh khác nhau, vai trò của tướng Viên trở nên quan trọng. Tướng Viên có nói với người viết một vài chi tiết về chuyện này. Ông nói vì tướng Thiệu thay đổi quyết định liên tục: Ban đầu ông Thiệu đồng ý đề nghị của hội đồng tướng lãnh là ông Kỳ sẽ tranh cử tổng thống với lá phiếu của quân đội. Sau khi ông Kỳ đắc cữ ông Thiệu sẽ trở là tổng tham mưu trưởng kiêm tổng trưởng quốc phòng. Nhưng hôm sau ông Thiệu đổi ý, tuyên bố ông sẽ từ chức và tranh cữ như một thường dân! Tướng Viên, đang là tổng trưởng quốc phòng và tổng tham mưu trưởng, phải quyết định. Trước đó tướng Viên (cùng với các tư lệnh quân đoàn) không những đệ đơn lên ủy ban kiểm soát bầu cử ở quốc hội không đồng ý cho ông Dương Văn Minh ra ứng cữ, ông còn bay qua Thái Lan gặp mặt tướng Minh (đang bị lưu đày ở Bangkok) để chuyển đạt ý kiến của hội đồng tướng lãnh — một nhóm 50-60 sĩ quan cao cấp QLVNCH đang đại diện quân đội. Trước sự đổi ý liên tục của ông Thiệu, thứ Bảy, 1 tháng 7-1967, ông Viên đưa cho ông Thiệu một tối hậu thư của hội đồng tướng lãnh: Ông Thiệu và ông Kỳ sẽ ứng cữ chung liên danh quân đội, ông Thiệu tổng thống; ông Kỳ phó tổng thống; ông Kỳ sẽ có toàn quyền bổ nhiệm thủ tướng, hội đồng tổng bộ trưởng, và các tư lệnh cao cấp của quân đội. Ðó là sự nhân nhượng cuối cùng của ông Kỳ. Theo lời của tướng Viên thuật lại, trung tướng Nguyễn Ðức Thắng là người viết những cam kết đó trên một tờ giấy, và tướng Viên là người đưa tướng Thiệu tờ cam kết đó. Theo tường trình của đại sứ Bunker gởi về cho tổng thống Johnson, hội đồng tướng lãnh đi đến quyết định này sau “48 tiếng đồng hồ, trong một căn phòng đầy khói thuốc.” Và ông Thiệu chấp nhận quyết định của hội đồng tướng lãnh. Về liên hệ của tướng Viên và tổng thống Thiệu. Tướng Viên giữ chức Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH, và là đại tướng lâu nhất trong QLVNCH. Tướng Viên — qua những gì đã viết và nói ra — đệ đơn xin từ chức năm lần từ năm 1969 nhưng tổng thống Thiệu không chấp nhận. Theo tài liệu giải mật sau này, tổng thống Thiệu muốn thay ông Viên từ năm 1969, nhưng tại sao không thực hiện ý định đó thì không hiểu được. Sau vụ bắn lầm vào trường trung tiểu học Phước Ðức ở Chợ Lớn ngày 3 tháng 6-1968, gây tử thương một số sĩ quan thân cận với tướng Kỳ, tổng thống Thiệu nhân dịp đó thay đổi toàn bộ những chức vụ trong quân đội. Ông Thiệu giữ tướng Viên lại chức tổng tham mưu trưởng chỉ vì ông Viên không có tham vọng chính trị và không phải loại tướng hay làm “làm hoảng.” Hai tác giả, thiếu tướng Nguyễn Duy Hinh và chuẩn tướng Trần Ðình Thọ, trong The South Vietnamese Society (viết cho Center of Military, The United States Army), cũng suy luận theo chiều hướng đó. Ðiều này cũng phù hợp với một số tài liệu giải mật về sau. Một tài liệu cho thấy trung tướng Hoàng Xuân Lãm là một nhân chứng một lần tướng Viên muốn từ chức: Trong một buổi họp quân sự ngày 9 tháng 3-1971 để quyết định về tình hình mặt trận Lam Sơn 719, tướng Lãm xin tổng thống Thiệu cho từ chức vì sự quản trị và điều khiển hành quân của ông đối với hai tướng Lê Nguyên Khang (tư lệnh TQLC) và Dư Quốc Ðống (tư lệnh Nhảy Dù) không có hiệu nghiệm … ông xin được từ chức trở về dân sự. Khi nghe, tướng Viên đề nghị với tổng thống Thiệu cho tướng Lãm về thay ông ở bộ tổng tham mưu, để chính ông được trở về … dân sự! Dĩ nhiên tướng Lãm không chịu; ông Thiệu thì không muốn thay cả hai! Kết quả buổi họp: Tướng Lãm trở lại chỉ huy hành quân Lam Sơn 719; tướng Viên bay ra Khe Sanh để “nhắc” tướng Ðống là phải tuân theo hệ thống chỉ huy. Trong tác phẩm The Abrams Tapes của tác giả Lewis Sorley, có một đoạn nói từ đầu năm 1969 tướng Abrams đã nghe chuyện tổng thống Thiệu sẽ thay thế tướng Viên nhiều đến độ ông nói với các sĩ quan tham mưu MACV, “… khi thì nghe tướng Lãm sẽ thay, khi thì tướng Trí sẽ thay … chừng nào xảy ra thì tôi mới tin …” Và đó là vào những tháng đầu của năm 1969. Tướng Viên bị giữ lại bộ tổng tham mưu, người viết nghĩ, vì ông Thiệu không còn tin ai hơn tướng Viên. Tin ở đây không có nghĩa là tin tướng Viên là người trung thành với mình: ông Thiệu tin tướng Viên là người sẽ không dùng lính để làm ẩu. Ngoài chức vụ TTMT, tướng Viên không được mời tham dự một hội đồng nào khác của chính phủ. Một dẫn chứng: Trong Ủy Ban Ðiều Hợp Tình Báo Quốc Gia do trung tướng Ðặng Văn Quang làm chủ tịch (đồng thời là Phụ Tá Ðặc Biệt Quân Sự và An Ninh cho tổng thống), với những ủy viên là đặc ủy trưởng Ðặc Ủy Trung Ương Tình Báo; Cục trưởng An Ninh Quân Ðội; hai Trưởng Phòng 7 và Phòng 2, BTTM; và, giám đốc Nha Kỹ Thuật. Chúng ta không thấy ông tổng tham mưu trưởng có tên trong danh sách ủy viên. Như tướng Viên đã viết và trả lời một vài phỏng vấn, ông đệ đơn xin từ chức từ khi biết tổng thống Thiệu muốn tìm một người khác thay ông từ cuối năm 1969. Khoảng cách giữa người tổng tham mưu trưởng và vị tổng tư lệnh quân đội càng xa hơn khi tổng thống Thiệu không còn để ý đến hệ thống quân giai, hay quân phong của quân đội, khi ông ra lệnh hay có liên hệ cá nhân với các sĩ quan dưới quyền của tướng Viên. Hành động của tổng thống Thiệu đã làm chính tướng Abrams để ý. Hai lần, cuối năm 1968 và đầu năm 1969, tướng Abrams nói trong buổi họp … là tướng Lãm liên lạc trực tiếp với tổng thống về vấn đề hành quân … tướng Ðỗ Cao Trí thì vào dinh Ðộc lập ăn cơm với tổng thống một tuần hai, ba lần. Liên hệ như vậy đặt tướng Viên vào tình trạng khó xử. Ðầu tháng 5-1972, khi tình hình ở Quảng Trị nguy ngập. … tổng thống Thiệu là người trực tiếp viết quân lệnh cho bộ quốc phòng và BTTM, ra lệnh bắt chuẩn tướng Vũ Văn Giai lập tức; và, ra lệnh tướng Lãm xử bắn những quân nhân có hành vi vô kỷ luật ở Huế. Dĩ nhiên trên cương vị tổng tư lệnh quân đội, tổng thống Thiệu có toàn quyền ra lệnh như vậy. Nhưng tại sao không ra lệnh cho BTTM/ tổng tham mưu trưởng thi hành lệnh của ông? Hành động của tổng thống Thiệu không phải là một thí dụ tốt để duy trì kỷ luật hệ thống quân giai. Ở đây người viết không có ý định đào sâu khoảng cách giữa tướng Viên và tổng thống Thiệu. Nhưng đó là những gì đã xảy ra. Bác Viên hiền và ít nói; ít phê phán lời nói hay hành động người khác. Có thể trong thời gian biến động của những năm 1964-1967, tánh yên lặng và “ít có ý kiến” của bác Viên đưa đến sự kính trọng của những tướng lãnh trong hội đồng lãnh đạo. Tôi có dịp nghe chuyện từ tác giả viết từ điển Nguyễn Văn Tạo (đã quá cố; tác giả từ điển Việt-Anh/ Anh-Việt; Việt-Pháp/ Pháp Việt), một người hàng xóm quen biết của bác Viên ở Vạn Tượng. Bác Tạo gái nói lúc còn trẻ bác Viên nhìn hiền, hiền như kiểu một thầy giáo … khó tưởng tượng sau này ông ta trở thành một quân nhân chỉ huy lính … Tôi và anh Lý Thanh Tâm, một sĩ quan trung thành, gặp bác Viên lần cuối vào ngày thứ Bảy, 8 tháng 12-2007. Bác Viên ngồi trên giường nói chuyện huyên thuyên … giọng nói vẫn mạnh. Tôi hẹn anh Tâm và bác sẽ trở lại thứ Tư, 12 tháng 12, 2007. … Thứ Ba 11 Bác gọi sớm và nói không thể gặp ngày thứ Tư. Hình như thứ Bảy, 15 tháng 12, 2007, nhà làm sinh nhật trể cho bác. Sáng thứ Ba, 22 tháng Giêng, 2008, tám giờ sáng, tôi nhận một mass e-mail của anh Bùi Mạnh Hùng thông báo bác đã đi. Hơn chín giờ sáng tôi gọi đến nhà cao niên nơi bác ở để hỏi thăm. … Ðầu giây, bác Nguyễn Hữu Bầu nói … “Bác đang đứng trước xác bác Viên đây …” Tôi nói cảm ơn, rồi gọi cho bác Ðoàn Văn Nu ở Galveston, bác Nguyễn Thu Lương ở Montreal … hai bác đã đi hành quân với bác Viên từ thời còn ở tiểu đoàn 1 Nhảy Dù. Ngày Chủ Nhật cuối cùng của đám tang bác Viên, đại diện đông đủ quân binh chủng của quân lực VNCH đến tiễn bác lần cuối. Trung tướng Lữ Lan và đại tá Hoàng Ngọc Lung có đọc điếu văn. Trong bài điếu văn của bác Lung, ông nói ra một sự thật mà ông đã giữ kín cho đến ngày hôm đó: Khi ông Dương Văn Minh lên làm tổng thống, dưới áp lực chính trị mới — giả định là áp lực của cộng sản Bắc Việt — ông Minh đã có kế hoạch bắt giữ năm (5) nhân vật đầu não của BTTM. Ðứng đầu danh sách năm người đó là đại tướng Cao Văn Viên. Một đôi khi tôi nhớ lại những bữa ăn trưa vào mùa Hè 2002. Nhớ khi bác Viên hỏi tôi, “Hmmm, hôm nay ai trả tiền ta?” Lúc nào tôi cũng nói đến lượt tôi trả; và lúc nào ông cũng nói tôi nhớ lầm. Và nếu may mắn, người chủ quán sẽ nói, “Hôm nay nhà hàng đãi.” Hình như người chủ quán là cháu họ của bác Viên. Nguyễn Kỳ Phong@yahoo.com Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó Cao Văn Viên. Ðại tướng, tổng tham tham mưu trưởng QLVNCH (1967-1975). Sanh ngày 11 tháng 12-1921 tại Vạn Tượng, Lào. Tốt nghiệp trường trung học Pavie, làm huấn luyện thể thao tại một trường trung học sau khi tốt nghiệp trung học. Bị quân đội Nhật bắt giữ khi chính quyền Pháp ở Ðông Dương thất thủ. Trốn về Việt Nam, theo học trường sĩ quan Vũng Tàu và ra trường năm 1949. Lần lượt giữ những chức vụ như sĩ quan phòng tuyển mộ nhập ngũ, phòng báo chí bộ quốc phòng, trước khi đi thụ huấn khóa chiến thuật để về làm tiểu đoàn trưởng Tiểu Ðoàn 10, năm 1952, ở Bắc Việt. Năm 1954 làm sĩ quan Ban 2, rồi Ban 4 ở tiểu khu Hưng Yên. Sau Hiệp Ðịnh Geneve 1954, rút về miền Nam, ông được chỉ định coi Tiểu Ðoàn 56 để tiếp thu tỉnh Quảng Ngãi. Năm 1955-56, về làm sĩ quan ở Phòng 4 BTTM, trước khi được theo học trường Command and General Staff College ở Fort Leavenworth, tiểu bang Kansas, Hoa Kỳ, năm 1956-57. Trở lại Việt Nam, với cấp bực trung tá, ông được vào làm ban tham mưu biệt bộ phủ tổng thống năm 1959. Tháng 11-1960, sau cuộc đảo chánh thất bại của nhóm trung tá Vương Văn Ðông và đại tá Nguyễn Chánh Thi, ông được chỉ định thay đại tá Thi làm tư lệnh lữ đoàn Nhảy Dù. Trong cuộc đảo chánh tổng thống Ngô Ðình Diệm của các tướng lãnh vào tháng 11-1963, ông bị tạm giam tại bộ tổng tham mưu vì không ủng hộ trung tướng Dương Văn Minh, người lãnh đạo cuộc đảo chánh. Bị mất chức tư lệnh Nhảy Dù tạm thời, nhưng ngay sau đó được phục hồi. Ðầu tháng 1-1964, với cương vị tư lệnh Nhảy Dù, tướng Viên là thế lực chính phía sau cuộc chỉnh lý hạ bệ tướng Dương Văn Minh. Tháng 3-1964 được thăng chức thiếu tướng sau khi bị thương khi đích thân chỉ huy cuộc hành quân nhảy dù vào căn cứ cộng sản ở Giồng Bầu, Hồng Ngự. Tháng 10-1965 được Ủy Ban Lãnh Ðạo Quốc Gia bổ nhiệm làm tổng tham mưu trưởng QLVNCH với chức trung tướng. Trong thời gian biến động của bốn năm 1966-67, tướng Viên tham dự vào nhiều quyết định quân sự và chính trị trong nội bộ của Ủy Ban Lãnh Ðạo Quốc Gia. Tháng 3-1967 tại Hội Nghị Thượng Ðỉnh Ðảo Guam, tướng Viên đã đề nghị với tổng thống Lyndon Johnson về một chiến lược cô lập CSBV, bằng cách lập một hàng rào phòng thủ dọc theo vĩ tuyến 17; hoặc là đánh thẳng qua các cơ sở hậu cần của CSBV ở Hạ Lào và Quảng Bình-Vĩnh Linh. Phía Hoa Kỳ không chánh thức trả lời, nhưng tài liệu cho thấy trong năm 1967 đại tướng William Westmoreland đã ra lệnh cho MACV soạn thảo dự trù một kế hoạch tấn công qua Lào có tên là Hành Quân El Paso. Năm 1967 một lần nữa ông được sự tin tưởng của hội đồng các tướng lãnh là một sĩ quan không chánh trị khi được thăng chức đại tướng. Vào năm bầu cữ 1967 ông là sĩ quan đại diện cho Hội Ðồng Quân Lực giải quyết sự bế tắt giữa giữa trung tướng Nguyễn Văn Thiệu và thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ, khi cả hai đều muốn tranh cữ chức tổng thống trong và dưới sự ủng hộ của liên danh quân đội. Từ năm 1969 trở đi, vai trò của tướng Viên như một tổng tham mưu trưởng bị lu mờ đi khi tổng thống Thiệu bắt đầu trực tiếp điều khiển quân đội thẳng qua lệnh tổng thống thay vì qua hệ thống quân giai của BTTM. Theo những gì do đại tướng Viên viết, là ông đã đệ đơn từ chức năm lần nhưng đều bị tổng thống Thiệu bác đơn. Trong những năm cuối của VNCH, vai trò tổng tham mưu trưởng của đại tướng Viên chỉ còn là một hư vị. Ngày 28 tháng 4-1975 tổng thống Trần Văn Hương chấp thuận đơn từ chức của tướng Viên. Ông rời chức vụ và Việt Nam một ngày sau đó. Tài Liệu: Cao Văn Viên, The Final Collapse (1985); Những Ngày Cuối Của VNCH (2003); Vietnam: What’s Next? The Strategy for Isolation (1972); Lewis Sorley, Vietnam Chronicles: The Abrams Tapes, 1968-1972 (2004). [Trích trong Từ Ðiển Chiến Tranh Việt Nam của Nguyễn Kỳ Phong]
|
|
|
Post by Can Tho on Aug 18, 2011 7:41:21 GMT 9
Lieutenant General Vinh LocBorn in 1926 in Hue. 04/29/1975 Lieutenant General, Chief of Joint General Staff. 1969 - ? Lieutenant General, Head of South Vietnamese Military Delegation. 03/1968 - 1969 Lieutenant General, Director of College of Defense. 10/1966 Promoted to Lieutenant General. 06/1965 Promoted to Major General. 08/1964 Promoted to Brigadier General. 06/1965 - 03/1968 Major General, II Corps Commander. 1964/1965 Colonel/Brigadier General, 9th Division Commander. 01/11/1963 Promoted to Colonel. 11/1963 - 02/1964 Colonel, Deputy Chief of Staff/Operations, JGS. 1960/1963 Lieutenant Colonel, Director of Van Kiep Training Center. 1956/1960 Major, Instructor at Military College. 1955/1956 Major, attending US Army Command and General Staff. 1954/1955 Major, 1st Armored Regiment Commander. 1952/1954 Captain, Armored Company Commander. Infantry-Armored Combined Force of 2nd Division. 1950-1952 Lieutenant, Personal Officer of Bao Dai Emperor. 1949/1950 Graduated of Phu Bai (Hue) Officers School. Graduated of Saint Saumur Armored School (France) Nhan Hữu Hiệp Tet Attack In Pleiku Despite the warnings of trouble ahead, the II Corps commander, Lieutenant General Vinh Loc, left his post before Tet to celebrate the holiday in splendor in Saigon. A graduate of the French cavalry school at Saumur as well the U.S. Command and General Staff Colllege, Loc was among the last of the old-style "war lord" corps commanders, and he was known for his high living. He came naturally by his aristocratic tastes and bearing. His father was a cousin of Bao Dai, Vietnam's last emperor, and had been a minister of the imperial court at Hue. He was executed by the Communists in 1946. Shortly after 9:00 a.m. on Tuesday, January 30, the corps commander flew back to Pleiku from Saigon in his personal airplane, a converted DC-3 with an executive interior design including a bed. He went immediately to the center of the flaming, bleeding city and began directing a platoon action to clear Communist troops from the area of his official mansion. After a while Colonel J.W. Barnes, the chief U.S. liaision officer at II Corps headquarters, sent word that the problems of battle throughout the II Corps Tactical Zone required Loc's attention at the command post. Loc turned on the American emissary who brought him this message, shouting in English that President Thieu had personally ordered him to hold Pleiku City at all costs, and that he would not be ordered about by Americans. A little later Loc rode up the hill to his headquarters, preceded by a jeep of security guards. He entered the building pale with anger and encountered Colonel Barnes. "I am not an American corporal, I am the II Corps general in command" he cried. He slammed his fist through a fiberboard partition and ran up the stairs to his office, than ran back downstairs and chewed out Barnes again. After that, he refused to speak to Barnes and turned his back if the colonel came into his presence. Despite the problems this posed during the period of greatest military action of the war, the U.S. Command stuck by Barnes, refusing to transfer him to another post and insisting that he had only been doing his job in summoning the corps commander to headquarters. A month after Tet, Loc was removed as corps commander and reassigned as commandant of the National Defense College. Don Oberdorfen Tet! (1971) Trung Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi Tư Lệnh Tiền Phương Quân Đoàn 3 & Quân Khu 3 SQ: 52/120.091 Sinh tháng 10-1932 tại Gia Định 1951: SVSQ Khóa 5 Hoàng Diệu Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt 1952: Tốt nghiệp cấp bậc Thiếu Úy. 1955: Ngày 1-1, Thiếu Tá Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn 31 Bộ Binh tân lập ( Sư Đoàn 7 Bộ Binh) - Ngày 30 tháng 5 Trưởng Phòng Hành Quân Bộ Tổng Tham Mưu 1960: Chỉ Huy Phó Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam. Theo học lớp Tham Mưu và Chỉ Huy tại Fort Leavenworth, Kansas, Hoa Kỳ1963: Xử Lý Thường Vụ Chỉ Huy Trưởng Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam. 1966: Tháng 2, thăng Đại Tá nhiệm chức. Tham Mưu Trưởng Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam. 1968: Ngày 16-3, Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh - Ngày 19-6 vinh thăng Chuẩn Tướng nhiệm chức 1969: Vinh thăng Chuẩn Tướng Thực Thụ 1970: Vinh thăng Thiếu Tướng Nhiệm Chức 1972: Tư Lệnh Quân Đoàn 4 và Quân Khu 4 1974: Vinh thăng Trung Tướng nhiệm chức 1-11 Chỉ Huy Trưởng Trường Bộ Binh Long Thành 1975: 4-4 Tư Lệnh Phó Quân Đoàn 3 kiêm Tư Lệnh BTL Tiền Phương Quân Đoàn 3 Chiến Trường Phan Rang. - 16-4 Lúc 9:00 giờ tối bị bắt và chuyển về Khánh Hòa. -19-4 chuyển về Đà Nẳng. - 22-4 Chuyển về trại giam Hỏa Lò Sơn Tây 1988: được thả về ngày 11-2-1988 * Lược ghi tình hình Phan Rang những ngày đầu tháng 4/1975 Sau khi lực lượng VNCH triệt thoái khỏi Quân khu 1 vào ngày 29/3/1975, tình hình chiến sự tại các tỉnh duyên hải phía Nam Trung phần ngày càng nguy kịch. Trước áp lực của CQ, trong các ngày 30, 31/3, 1/4 và 2/4, các đơn vị VNCH thuộc Quân đoàn 2/Quân khu 2 đã lần lượt rút khỏi các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa. Để ngăn chận mức tiến quân của CSBV, và để cứu vãn tình hình, nhất là tại hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, hai thành lũy cuối cùng của Quân khu 2, bộ Tổng Tham mưu QL.VNCH đã ủy nhiệm cho Quân đoàn 3 đảm trách hai tỉnh này. Trong hai ngày 6 và 7 tháng 4, phòng tuyến Phan Rang được tăng cường lực lượng với nỗ lực chính là Lữ đoàn 2 Nhảy Dù và các toán thám sát của Nha Kỹ thuật, lực lượng tiếp ứng này hoạt động tại hai khu vực Đông Bắc và Tây Bắc thị xã Phan Rang. Trước đó, vào ngày 4/4, bộ Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn 3 được thành lập tại căn cứ Không quân Phan Rang với trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, đương kim chỉ huy trưởng Trường Bộ Binh, trực tiếp chỉ huy các đơn vị tại mặt trận Ninh Thuận-Bình Thuận. Trung tướng Nghi từng là tư lệnh Quân đoàn 4/Quân khu 4 từ tháng 5/1972 đến tháng 10/1974, trước đó ông là tư lệnh Sư đoàn 21 Bộ binh (từ tháng 6/1968 đến tháng 5/1972). Với hệ thống chỉ huy mới, lực lượng mới đến tăng cường, được sự yểm trợ hữu hiệu của Không quân, tình hình an ninh, trật tự tại Ninh Thuận-Bình Thuận được vãn hồi nhanh chóng. Trong tuần lễ đầu, chỉ có vài trận đụng độ nhỏ không đáng kể, chỉ có áp lực của sư đoàn 7 CSBV ở cạnh sườn Phan Thiết. Trong khi đó, tại Quân khu 3, áp lực của CQ đã gia tăng tại mặt trận Biên Hòa-Long Khánh. Trước tình hình đó, trung tướng Nguyễn Văn Toàn, tư lệnh Quân đoàn 3, quyết định rút Lữ đoàn 2 Nhảy Dù từ Phan Rang về để củng cố lực lượng trừ bị phản ứng cấp thời. Thay thế cho Lữ đoàn 2 Dù và tăng cường lực lượng phòng thủ Bình Thuận là thành phần còn lại của Sư đoàn 2 Bộ Binh (BB) được tái chính trang sau khi rút khỏi Quân khu 1 vào hai tuần trước đó, một liên đoàn Biệt động quân cũng vừa được củng cố cách đó ba ngày và một chi đoàn M 113 thuộc Quân đoàn 2 mới được tái thành lập. Theo tài liệu của đại tướng Cao Văn Viên thì lực lượng Sư đoàn 2 BB được tái thành lập với 2 trung đoàn BB, 1 tiểu đoàn Pháo binh 105 ly, 1 pháo đội 155 ly và chi đội M 113. Việc chuyển quân ra thay thế vừa sắp hoàn tất thì chiến trận bùng nổ. Ngày 14 tháng 4/1975, sư đoàn F-10 CQ được tăng cường bởi các đơn vị của Sư đoàn 3 CSBV tấn công vào cụm vị trí của Thiết giáp và Pháo binh. Trước tình thế nguy kịch, trung tướng Nghi yêu cầu giữ lại một tiểu đoàn Nhảy Dù đang chuẩn bị rút về để đối phó. Sau đây là tình hình chiến sự tại mặt trận Phan Rang trong hai ngày 15 và 16/4/1975. Phần này được biên soạn dựa theo hồi ký của cựu trung tướng Trần Văn Đôn, nguyên Tổng trưởng Quốc phòng VNCH, bài nhận định của cựu đại tướng Cao Văn Viên viết cho Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ, cuốn Đời Chiến Binh của cựu thiếu tá Nhảy Dù Trương Dưỡng, và tài liệu riêng của VB. * Tổng trưởng Quốc phòng Trần Văn Đôn thị sát mặt trận Phan Rang Ngày 15/4/1975, cựu trung tướng Trần Văn Đôn, Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng của tân nội các Nguyễn Bá Cẩn, đã bay ra Phan Rang để thị sát chiến trường. Sau khi nghe trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, tư lệnh Tiền phương Quân đoàn 3, trình bày tình hình và những đề nghị cấp thiết, Tổng trưởng Quốc phòng Trần Văn Đôn hứa là sẽ tìm mọi cách để cung cấp các loại vũ khí chiến lược như hỏa đạn CBU cho lực lượng bảo vệ phòng tuyến Phan Rang. Sau khi về đến Sài Gòn, cựu trung tướng Trần Văn Đôn cho mời thiếu tướng Smith, tùy viên Quân sự tòa đại sứ Mỹ đến gặp ông tại văn phòng Tổng trưởng Quốc phòng VNCH ở đường Gia Long. Trong cuộc gặp này, cựu trung tướng Trần Văn Đôn đã yêu cầu thiếu tướng Smith cung cấp cho bộ Quốc phòng VNCH những loại vũ khí mà Quân lực VNCH đang cần đến, trong đó có hỏa đạn CBU, ống dòm và máy truyền tin cho các đơn vị chiến đấu. Trước yêu cầu của VNCH, thiếu tướng Smith cho biết hiện trong kho vũ khí của Hoa Kỳ không còn những loại này. Tướng Smih hứa sẽ hỏi lại bộ Tư lệnh Quân đội Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương, vì vào thời gian này vũ khí và đạn dược đều nằm ở những tổng kho ngoài lãnh thổ Việt Nam. Rời bộ Quốc phòng, Thiếu tướng Simth ghé qua văn phòng của Tổng tham mưu trưởng Quân lực VNCH, ông báo cho đại tướng Viên biết qua về nội dung cuộc gặp gỡ của ông với tổng trưởng Quốc phòng VNCH. Thiếu tướng Smith nói với đại tướng Viên: “Tôi được ông tổng trưởng Quốc phòng mời đến, tưởng ông bàn chuyện di tản gia đình của ông, không ngờ tướng Đôn bàn chuyện tiếp vận cho các đơn vị ngoài tiền tuyến. Lần đầu tiên, một vị tổng trưởng Quốc phòng bàn với tôi vấn đề đó từ mấy tháng nay”. Cũng cần ghi nhận rằng trước ngày 14/4/1975, chức vụ tổng trưởng Quốc phòng VNCH do đại tướng Trần Thiện Khiêm, Thủ tướng chính phủ, kiêm nhiệm. Theo nhận xét của thiếu tướng Smith, Thủ tướng Khiêm ít có thời gian để lo công việc quốc phòng, và hầu như ông cũng không có thực quyền, mọi việc liên quan đến quốc phòng đều do Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu quyết định. Khi cựu trung tướng Trần Văn Đôn được tân Thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn mời làm Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng, ông yêu cầu Tổng thống Thiệu giao cho ông được trọn quyền về quốc phòng. Là cấp chỉ huy cũ của Tổng thống Thiệu nên tướng Đôn gặp nhiều sự dễ dàng khi đưa ra những đề nghị liên quan đến vấn đề quốc phòng và tiếng nói của ông có “trọng lượng”. Trở lại với việc tìm nguồn vũ khí tăng viện cho các đơn vị, sau khi gặp tướng Smith, cựu trung tướng Đôn cũng đã gặp trung tướng Trần Văn Minh, tư lệnh Không quân để bàn về phương cách làm sao có CBU để giúp cho các đơn vị chiến đấu. * Trận chiến cuối cùng tại phòng tuyến Phan Rang Trong khi bộ Quốc phòng VNCH đang tìm cách để cung cấp các vũ khí tối cần thiết cho các đơn vị tại chiến trường thì tại mặt trận Phan Rang, trong 2 ngày 15 và 16/4/1975, Cộng quân đã tung 2 sư đoàn tấn công vào căn cứ Không quân Phan Rang và trung tâm thị xã. Phòng thủ vòng đai căn cứ Không quân là tiểu đoàn 11 Nhảy Dù và 1 tiểu đoàn Địa phương quân. Tiểu đoàn Nhảy Dù này thuộc Lữ đoàn 2 Dù chuẩn bị về Sài Gòn theo kế hoạch chuyển quân của Bộ Tổng Tham Mưu nhưng do tình hình chiến sự rất nguy ngập, nên trung tướng Nghi đã xin giữ lại đơn vị này. Bộ chỉ huy Lữ đoàn 2 Dù cũng còn ở lại Phan Rang khi Cộng quân tấn công vào thị xã tỉnh lỵ. Tại trung tâm thị xã, lực lượng phòng thủ là một trung đoàn của Sư đoàn 2 Bộ binh và một tiểu đoàn Địa phương quân thuộc tiểu khu Ninh Thuận. Hệ thống bảo vệ từ xa của phòng tuyến Phan Rang do một liên đoàn Biệt động quân, 1 tiểu đoàn Pháo binh, 1 chi đoàn M 113 phụ trách, đã bị Cộng quân tấn công từ ngày 14 tháng 4/1975. Để dọn đường cho bộ binh tấn công vào căn cứ Không quân Phan Rang và trung tâm thị xã, Cộng quân đã pháo liên tục vào các vị trí phòng ngự vòng quanh căn cứ Không quân, đồng thời bắn phá dồn dập vào khu vực phi cơ đậu và phi đạo để không cho phi cơ chiến đấu của Sư đoàn 6 Không quân cất cánh. Cùng lúc đó, Cộng quân tấn công mạnh vào thị xã bằng ba hướng. Lúc bấy giờ đại đa số cư dân Phan Rang đã di tản vào Nam, thị xã chỉ còn lại quân nhân, cảnh sát và một số công chức. Lực lượng phòng thủ thị xã chống trả quyết liệt, nhưng do Cộng quân quá đông nên lần lượt các tuyến phòng thủ trung tâm đều bị chiếm. Cùng lúc đó, Cộng quân tung một trung đoàn cắt đứt đường giao thông trên Quốc lộ 1 ở khu vực Cà Ná cách thị xã Phan Rang khoảng 48 km về hướng Tây Nam cốt để chặn đường rút quân của các đơn vị VNCH. * Phan Rang thất thủ, trung tướng Nghi và chuẩn tướng Sang bị bắt Không còn lực lượng trừ bị để tăng viện cho các tuyến phòng thủ, trong khi đó căn cứ Không quân bị tấn công dữ dội, nên sáng ngày 16 tháng 4/1975, trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, tư lệnh Tiền phương Quân đoàn 3 kiêm tư lệnh mặt trận Phan Rang họp khẩn cấp với chuẩn tướng Phạm Ngọc Sang-tư lệnh Sư đoàn 6 Không quân, sư đoàn đang phụ trách căn cứ Không quân Phan Rang, và chuẩn tướng Trần Văn Nhựt, tư lệnh Sư đoàn 2 Bộ binh, để bàn kế hoạch rút quân. Theo lời của chuẩn tướng Nhựt thì giải pháp mà các vị tướng chọn lựa là phân tán và rút theo cá nhân. Tình hình tại bộ Tư lệnh của tướng Nghi vào lúc đó rất nguy kịch, do hệ thống truyền tin bị trúng đạn pháo kích của Cộng quân, nên bộ Tư lệnh tiền phương Quân đoàn 3 ở Phan Rang đã không còn liên lạc được với bộ Tư lệnh chính của Quân đoàn 3/Quân khu 3 đóng tại Biên Hòa, cũng như bộ Tổng Tham Mưu ở Sài Gòn. Đến trưa ngày 16/4/1975, thị xã Phan Rang bị Cộng quân chiếm. Tại bộ Tư lệnh mặt trận Phan Rang đặt trong căn cứ Không quân, Cộng quân xua quân tiến sát đến vòng đai phi trường, trung tướng Nghi và tướng Sang cho lệnh các sĩ quan và đơn vị trú phòng tùy nghi phân tán. Riêng chuẩn tướng Nhựt được trực thăng (dành riêng cho tư lệnh Sư đoàn 2 Bộ binh) đáp xuống ngoài hàng rào phi trường Phan Rang bốc đưa ra biển. Trực thăng chở tướng Nhật gặp tàu Hải quân HQ 3. Tướng Trần Văn Nhựt kể lại rằng từ trực thăng ông nhảy xuống biển và được chiến hạm HQ 3 vớt lên. Từ HQ 3, tướng Nhựt dùng máy truyền tin của Hải quân báo cáo về Sài Gòn là Phan Rang đã thất thủ. Trở lại với tình hình tại căn cứ Không quân Phan Rang, sau hàng loạt pháo kích bắn phá căn cứ phi trường, doanh trại và hệ thống công sự phòng thủ trong căn cứ, Cộng quân điều động bộ binh và thiết giáp đánh thẳng vào căn cứ. Trong tình hình nguy kịch, bộ chỉ huy Lữ đoàn 2 Nhảy Dù đã mở đường máu ra khỏi phi trường và “bắt tay” tiểu đoàn 11 Nhảy Dù ở ngoài. Sau đó, đại tá Nguyễn Thu Lương, lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 2 Dù, đã liên lạc được với phi cơ quan sát, sĩ quan liên lạc của Sư đoàn Nhảy Dù trên phi cơ yêu cầu đại tá Lương tìm bãi đáp để 25 trực thăng sẽ hạ cánh bốc quân đi. Vị lữ đoàn trưởng lữ đoàn 2 Nhảy Dù trình với trung tướng Nghi đưa bộ Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn và Sư đoàn 6 Không quân di chuyển đến bãi trống phía trái phi trường để lên chuyến trực thăng đầu, còn toàn bộ anh em Nhảy Dù sẽ di chuyển bộ đi về hướng núi Cà Núi để gặp một số đại đội Nhảy Dù bố phòng tại đây. Trung tướng Nghi đã từ chối kế hoạch bảo vệ sự an toàn cho ông và các sĩ quan tham mưu của bộ Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn 3, ông nói với đại tá Lương: “Báo cho đoàn trực thăng trở về túc trực, sáng mai sẽ tính. Bây giờ chúng ta tiếp tục di chuyển về Cá Ná lập phòng tuyến chận địch tại đó.” Nghe tướng Nghi nói như vậy, đại tá Lương đành cho lệnh bố trí chờ đêm tối băng đường ra khỏi vòng vây của Cộng quân. Theo lời kể của một số nhân chứng thuật lại với cựu thiếu tá Trương Dưỡng, tác giả cuốn Đời Chiến Binh, thì trong lúc nguy kịch, có một chiếc C 47 được trang bị máy móc để hình thành bộ chỉ huy trên không. Trung tướng Nghi bảo chuẩn tướng Sang cùng sĩ quan Tham mưu bay lên trời để điều hợp chỉ huy, tướng Sang trả lời: “Trung tướng là tướng 3 sao mà ở dưới đất, tại sao tôi có 1 sao lại ở trên trời" Tôi phải ở dưới cùng chịu chung nguy hiểm với trung tướng.” Cuối cùng trung tướng Nghi và chuẩn tướng Sang và một số sĩ quan bộ Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn 3 bị CQ bắt trong giờ cuối của trận chiến. Bài Viết của Thiếu Tướng Việt Cộng sưu tầm trên NET Người thành cổ Quảng trị Thiếu tướng Lê Phi Long Sau khi phần lớn Tây Nguyên được giải phóng, ngày 25-3-1975, một cơ quan chiến dịch gọn nhẹ gồm cán bộ của ba tổng cục vừa được hình thành bắt đầu hành quân từ Hà Nội vào chiến trường bằng cả hai phương tiện máy bay và ô tô. Tôi cũng từ ở Bộ tổng Tham mưu với đồng chí Lê Trọng Tấn may mắn được tham gia cuộc hành quân cấp tốc này với cương vị là Trưởng phòng tác chiến mặt trận. Ngày 4-4-1975, Quân ủy Trung ương ra Nghị quyết số 74 do đồng chí Võ Nguyên Giáp, Bí thư Quân ủy Trung ương ký, nói rõ: “Giao nhiệm vụ cho đồng chí Lê Trọng Tấn và đồng chí Lê Quang Hòa chỉ huy Quân đoàn 2 (trừ Sư đoàn 324 ở lại bảo vệ Huế, Đà Nẵng) và Sư đoàn 3 của Quân khu 5 cùng các đơn vị binh khí kỹ thuật do Bộ tổng Tham mưu điều động hành quân cấp tốc theo đường ven biển về đông nam Sài Gòn để cùng các lực lượng tại chỗ hoàn thành nhiệm vụ ở chiến trường trọng điểm”. Với tinh thần đó, cánh quân này được gọi là cánh quân Duyên Hải có nhiệm vụ cơ động và tác chiến dọc theo vùng duyên hải miền Trung giải phóng các tỉnh ven biển trước khi tiến vào khu vực tập kết tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Sáng ngày 7 tháng 4 năm 1975, sau 2 ngày chuẩn bị, cánh quân Duyên Hải xuất phát từ Đà Nẵng bắt đầu cuộc hành quân thần tốc tiến về phía Nam và ngày 14 tháng 4 năm 1975 đánh Phan Rang, tiến công tuyến phòng thủ từ xa của quân đội Sài Gòn. Lực lượng địch ở Phan Rang gồm lữ đoàn 2 dù, sư đoàn 2 bộ binh mới phục hồi, liên đoàn 31 biệt động quân, sư đoàn 6 không quân ở Thành Sơn có hơn 100 máy bay các loại, cùng các đơn vị địa phương quân của Tiểu khu Ninh Thuận, quân số tổng cộng khoảng hơn một vạn tên do Bộ tư lệnh tiền phương Quân đoàn 3 chỉ huy, đứng đầu là trung tướng 3 sao Nguyễn Vĩnh Nghi. 5 giờ sáng ngày 14 tháng 4 năm 1975, quân ta bắt đầu tấn công Phan Rang, đến khoảng 10 giờ ngày 16 tháng 4 thì hoàn toàn làm chủ thị xã Phan Rang và sân bay Thành Sơn, bắt sống trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, chuẩn tướng Phạm Ngọc Sang, cố vấn Mỹ Javel Lewis cùng nhiều sĩ quan khác của quân ngụy Sài Gòn. "gần nửa đêm ngày 16/4/1975, một tiểu đội Quân giải phóng thuộc Sư đoàn 3 Sao Vàng vẫn được lệnh chốt lại tại một khu vườn trồng mía nằm về phía nam thôn Mỹ Đức, thị xã Phan Rang (nay là TP Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận). Sau khi bắt gọn một nhóm hơn 70 tàn quân Sài Gòn rồi cử người dẫn giải họ về tuyến sau, số anh em còn lại trong tổ bỗng nghe một giọng nói ồm ồm vang lên từ một đường mương dẫn nước ở gần đó: "Xem thử trên bờ còn ai không?". Biết là tàn quân địch, người tiểu đội trưởng tên Loan nhanh trí quát lớn: "Các anh dưới đó hết đường chạy rồi, lên đầu hàng đi" nhưng đáp lại, chỉ là sự im lặng đến rợn người. Rút chốt quả lựu đạn, Loan ném xuống rồi bồi tiếp một loạt AK. Tiếp theo, anh nghi binh: "Trung đội 1, trung đội 2, mỗi trung đội chuẩn bị 20 ký bộc phá, 20 quả thủ pháo, B40, B41 mỗi khẩu 7 quả, theo lệnh tôi bắn phá hủy đoạn mương này". Tiếng quát vừa dứt, một giọng nói phía dưới mương thảng thốt: "Các ông đừng bắn, chúng tôi xin hàng" rồi tiếp theo, một người dáng cao, to, lóp ngóp bò lên. Anh chiến sĩ giải phóng tên Quân kéo hắn đứng dậy: "Tên gì, cấp bậc gì, sắc lính nào?". Gã đàn ông run rẩy: "Dạ, tôi là Phạm Ngọc Sang, cấp bậc chuẩn tướng, Tư lệnh Sư đoàn 6 Không quân". Sợ mình nghe nhầm, Quân hỏi một lần nữa rồi sau khi nhắc lại câu trả lời, Phạm Ngọc Sang móc trong túi quần ra khẩu súng ổ quay (rouleau) nhỏ xíu: "Tôi xin giao nộp vũ khí cho cách mạng. Xin đừng bóp cò vì súng có đạn". Mừng đến toát mồ hôi nhưng Tiểu đội trưởng Loan vẫn giữ vẻ bình tĩnh. Loan hỏi tiếp: "Còn ai nữa không, có ai cấp bậc cao hơn anh không?". Sang đáp: "Dạ, thưa còn 7 người, trong đó có trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, Tư lệnh Quân đoàn 3, Tư lệnh tuyến phòng thủ Phan Rang, còn lại là sĩ quan cấp tá và hạ sĩ quan hầu cận". Vài phút sau đó, nhóm tù binh được đưa đến một trường học, và họ được cho uống sữa, ăn lương khô. Khi được hỏi có muốn nhắn nhủ gì cho vợ con không? Nguyễn Vĩnh Nghi đáp: "Tôi nghĩ một cấp tướng như tôi bị bắt thì trước sau gì các ông cũng loan báo trên đài phát thanh, trên báo chí nên có lẽ rồi ai cũng biết". Phạm Ngọc Sang, chuẩn tướng Tư lệnh Sư đoàn 6 không quân và Nguyễn Vĩnh Nghi, trung tướng Tư lệnh Quân đoàn 3 đã bị bắt như thế đó" Nhận được báo cáo về việc quân ta đã bắt sống được tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, đồng chí Lê Trọng Tấn rất mừng. Là tướng vừa ở Tổng hành dinh ra trận, vốn có tầm nhìn chiến lược, Trung tướng liền gọi tôi tới giao nhiệm vụ đi hỏi cung ngay hai viên tướng ngụy vừa bắt được. Trước khi đi, Tư lệnh bảo tôi: “Đối với tù binh cấp tướng như Nghi và Sang, đồng chí chỉ cần tìm hiểu hai vấn đề: Một là, có khả năng Tổng thống Thiệu bị lật đổ không, và Thiệu đổ thì ai sẽ thay thế? Hai là, nếu quân ta đánh vào Sài Gòn thì liệu Mỹ có can thiệp không?”. Rồi ông vui vẻ nói đùa: “Cậu có mái đầu bạc xem ra có vẻ lão tướng. Làm việc này thuận lợi đấy”. Sau khi nhận được lệnh đó, tôi liền liên lạc điện thoại ngay với đơn vị đang giam giữ Nghi, Sang và tên cố vấn Mỹ. Đơn vị cho tôi biết là ba người đang ở trước mặt và họ đòi được đối xử tử tế. Tôi ra lệnh dẫn họ về một ngôi nhà tại Suối Dầu, cạnh quốc lộ 1, giao lại cho đơn vị cảnh vệ của mặt trận để tôi trực tiếp xuống hỏi cung. Lúc vệ binh dẫn họ về sau khi trời đã tối, giữa đường xe bị hỏng máy. Trên xe, ngoài hai viên tướng ngụy còn có một người Mỹ trạc 30 tuổi, từ đầu chí cuối ngồi im lặng, làm như không biết tiếng Việt nên quân ta hỏi gì cũng không trả lời. Nhưng khi màn đêm đã buông xuống, anh ta sợ quân du kích từ trong rừng ra sẽ xử anh ta, nên anh ta vội lân la đến cạnh đồng chí lái xe và nói một câu rất đúng tiếng Việt: “Tôi có thể phụ giúp các ông việc gì nào?”. Với tay nghề thành thạo, sau mười phút sửa chữa, anh ta đã làm cho chiếc xe nổ máy và đoàn người lại lên đường. Khi ba tù binh đã về tới trại giam tạm thời tại khu vực Suối Dầu, nam Diên Khánh, tôi chỉ thị cho đơn vị cảnh vệ ở đấy tổ chức canh gác cẩn thận, cho tù binh ăn uống, tắm giặt tử tế, chờ sáng ngày mai sẽ hỏi cung. Tám giờ sáng 17 tháng 4, cuộc hỏi cung bắt đầu. Giúp việc tôi có đồng chí Mẫn, cán bộ Cục Quân báo và đồng chí Hà Thúc Đại, cán bộ Cục Địch vận. Hai đồng chí này phụ trách ghi cung và giúp tôi về mặt nghiệp vụ. Trước khi vào cuộc, tôi hỏi thăm đêm qua họ có ngủ được không, ăn uống thế nào, có điều gì phàn nàn không? Hai tù binh tỏ lời cảm ơn và không có điều gì đề đạt. Tách riêng từng người, tôi hỏi Nguyễn Vĩnh Nghi trước. Nguyễn Vĩnh Nghi sinh năm 1927, đã có vợ và hai con, đậu tú tài, sau đó học sĩ quan. Đã qua các cấp từ úy đến tá, leo lên đến cấp trung tướng, gần đây nhất giữ chức Tư lệnh vùng 4 (đồng bằng sông Cửu Long). Do không ăn cánh với Thiệu và phạm tội tham nhũng, bị Thiệu điều về làm Giám đốc trường Bộ binh Long Thành, sau đó về làm phó cho Tư lệnh vùng 3, trung tướng Nguyễn Văn Toàn. Sau một vài câu hỏi có tính chất thủ tục ban đầu và trấn an tư tưởng bằng cách nhắc lại một số điểm trong chính sách của Mặt trận Dân tộc giải phóng, tôi đi ngay vào vấn đề. Tôi cũng không quên nói rõ tình hình chiến sự gần đây và hình thái quân sự của đôi bên để Nghi nhận rõ thêm tình hình tuyệt vọng của phía Sài Gòn. Tôi nói: - Ông Nghi! Ông thấy đấy, chúng tôi đang lợi thế, sớm muộn thế nào cũng sẽ tấn công vào Sài Gòn. Khi chúng tôi vào Sài Gòn, liệu Mỹ có nhảy vào không và nhảy bằng cách nào? - Xin lỗi ông-Vĩnh Nghi đáp-Đây là một vấn đề thuộc lĩnh vực chiến lược, một vấn đề thuộc cấp trên. - Nhưng ông là tướng lẽ nào ông không có tầm nhìn và không có ý kiến của riêng mình? - Nếu ông muốn hỏi ý kiến cá nhân thì tôi cũng có thể trả lời. Tôi thấy người Mỹ hứa nhiều, nhưng chẳng làm bao nhiêu. Nói một cách khác, Mỹ ít giữ lời hứa với bạn bè mỗi lúc đụng chạm tới quyền lợi của họ. Vả lại, nước Mỹ cũng đang bê bối lắm. Làm bạn với Mỹ thật khó. - Cảm ơn ông đã nói thật suy nghĩ của mình. Thế về Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, chúng tôi được biết gần đây ông Thiệu không còn được tín nhiệm trong hàng ngũ tướng lĩnh. Trước tình hình nghiêm trọng như hiện nay mà ông Thiệu là người chịu trách nhiệm chính, ông có nghĩ đến việc ông Thiệu từ chức hoặc bị đánh đổ không? Nếu trường hợp đó xảy ra, theo ông thì ai là người có khả năng lên thay thế ông Thiệu? - Tôi nghĩ rằng tình hình đã đến mức nghiêm trọng mà tướng lĩnh chúng tôi thì mỗi người có cách suy nghĩ riêng, có chỗ dựa riêng, khó đồng tâm nhất trí. Hiện nay chỉ có ông Thiệu là người duy nhất đoàn kết được các tướng lĩnh và quốc dân đồng bào. Nếu ông Thiệu cũng bó tay thì coi như mọi việc đã kết thúc. Nói xong Vĩnh Nghi nhìn sang một phía khác, cặp mắt lơ đễnh hình như không muốn nói thêm điều gì. Tôi thấy cần phải đánh vào lòng tự ái của Nghi, khêu gợi sự chống đối của hắn ta đối với những người đã hạ bệ mình. Tôi nói: - Ông Nghi! Ông kể thật khó lý giải tại sao một người như ông, nguyên Tư lệnh vùng 4, một vùng giàu có, có một vị trí chiến lược quan trọng, mà lại phải điều về làm phó cho ông Toàn cũng là Tư lệnh một vùng? Hình như hiểu rõ ý đồ của tôi, Vĩnh Nghi nhẹ cười và nói vắn tắt: - Tôi là một quân nhân. Tôi chỉ biết chấp hành lệnh trên. - Theo ý ông thì tại sao Phan Rang bị thất thủ nhanh như vậy trong lúc các ông đã tuyên bố tử thủ tại Phan Rang? - Đối với người chỉ huy từng trải như ông, điều đó cũng dễ hiểu thôi! Sở dĩ Phan Rang thất thủ nhanh vì ba lẽ: Một là, binh lính mất tinh thần không chịu chiến đấu. Hai là, chúng tôi thiếu tiếp liệu, thiếu vũ khí, đạn dược cần thiết. Ba là, chúng tôi thiếu thời gian. Xin lỗi ông, nếu chậm một tháng nữa các ông mới tới thì tình hình có thể khác. Đánh vào tự ái của Nghi không được, tôi chuyển sang phương pháp khác. Tôi rót nước, đưa thuốc lá mời Nghi nhưng Nghi từ chối hút thuốc, chỉ uống nước. - Chúng ta có thể kết thúc cuộc nói chuyện tại đây. Ông có đề nghị gì không? - Hiện nay tôi là một tù binh, tính mạng nằm trong tay các ông. Yêu cầu các ông tuân theo đúng luật pháp quốc tế về vấn đề tù binh mà Hiệp định Giơ-ne-vơ đã quy định. Nếu các ông làm khác đi thì mình tôi xin chịu cả, xin đừng làm hại gia đình, vợ con tôi. Xin cảm ơn các ông. Tôi được dịp nói rõ thêm để Nghi an lòng: - Ông thấy đấy, chúng tôi đối xử với tù binh rất nhân đạo. Từ khi ông bị bắt đến giờ, chúng tôi đối đãi với ông chắc không có gì đáng để ông phàn nàn. Nhưng tôi cũng khuyên ông một điều: phải nhận rõ mình là người có tội với dân tộc, với nhân dân, phải biết ăn năn, hối lỗi, thành thật khai báo để lập công chuộc tội. Ông có sớm được về với vợ con gia đình là tùy thuộc thái độ của ông. Ông sẽ được về tuyến sau. Đến đây, Vĩnh Nghi hơi chột dạ, hình như muốn nói gì thêm. Tôi không bỏ lỡ dịp tốt: - Tôi còn ít thời gian. Nếu ông muốn chúng tôi sẽ trao đổi thêm về thế cuộc. Không rõ các ông đánh giá thế nào về chúng tôi? - Tôi cũng không có nhiều thông tin. Bộ tổng Tham mưu cũng chẳng mấy thông báo, chỉ biết là các ông có một số lực lượng mới chuyển từ miền Bắc vào, có ý định đánh chiếm Sài Gòn theo hai hướng, đường 1 và đường 22, sử dụng lực lượng có sẵn tại chỗ là chủ yếu. - Ông có thể phân tích đôi điều về trận chiến sắp tới nếu xảy ra không? - Thật là khó nói lúc chưa có đủ các yếu tố. Về các ông thế nào thì tôi chưa được rõ lắm, tôi chỉ nói về phía chúng tôi. Chúng tôi đang ở thế yếu. Cách phòng thủ Sài Gòn hiện nay là phòng thủ từ xa theo hình vòng cung từ Gò Dầu Hạ, Lai Khê, Biên Hòa, Xuân Lộc, lực lượng mỗi hướng có khoảng một sư đoàn. Còn trong nội đô thì không có chủ lực, không tổ chức phòng ngự kiên cố, chỉ có lực lượng cảnh sát, địa phương quân, nhân dân tự vệ… Nếu các ông diệt được lực lượng án ngữ vòng ngoài, khống chế và làm tê liệt sân bay Tân Sơn Nhất, sân bay Biên Hoà và chiếm được hai mục tiêu quan trọng là Bộ tổng Tham mưu và trại Hoàng Hoa Thám của quân dù thì các ông sẽ làm chủ Sài Gòn, Sài Gòn sẽ sụp đổ nhanh. Thấy thái độ của Vĩnh Nghi đã có chuyển và đã nói ra được những điều mà cả cơ quan tham mưu chiến lược của ta cũng đang cần biết, tôi bèn tranh thủ “lấn sân” luôn: - Ông có nhận xét gì về tác dụng của các sân bay trong hoàn cảnh hiện nay không? - Hiện nay lực lượng bị căng mỏng, lực lượng trù bị còn ít nên phía chúng tôi chủ yếu dựa vào không quân của bốn sân bay Thành Sơn, Biên Hòa, Tân Sơn Nhất và Cần Thơ. Nay sân bay Thành Sơn đã bị mất, chỉ còn lại ba cái mà quan trọng nhất là sân bay Biên Hòa vì toàn bộ máy bay F.5 và A.37 đều được sửa chữa và bảo trì tại đây, còn sân bay Tân Sơn Nhất và Cần Thơ không có kỹ thuật để bảo trì hai loại phản lực này. Muốn khống chế sân bay, dùng pháo bắn từng đợt cũng tốt, nhưng trong lúc này tôi sợ nhất lối bắn liên tục kéo dài của các ông, cứ 15 - 30 phút bắn một đợt, mỗi đợt vài phát vào hai đầu đường băng. Như vậy thợ máy không dám ra bảo dưỡng và lắp bom, máy bay không dám cất cánh. - Còn kho tàng, nên phá hủy cái nào? Chiếm giữ cái nào? Sau một giây lát suy nghĩ, Vĩnh Nghi trả lời: - Hiện nay kho Cái Bè và kho Cát Lái là quan trọng nhất. Kho Cái Bè chứa xăng dầu, kho Cát Lái chứa đạn dược. Kho Long Bình chứa hàng hóa và một số vật tư, thiết bị máy móc. Còn chiếm cái nào, phá hủy cái nào là tùy các ông. Tôi đặt câu hỏi chủ bài cuối cùng: - Vùng 4, vùng chiến thuật quan trọng, xưa kia nằm dưới quyền của ông có thể là nơi tử thủ cuối cùng của quân đội cộng hòa hay không? - Không, trăm ngàn lần không. Tôi chưa bao giờ nghe nói kế hoạch này và tôi tin là không có, vì vùng 4 không chuẩn bị cơ sở tiếp tế và hậu cần. Trước khi chia tay, tôi nói với Nghi: - Ông sẽ được đối xử tử tế theo đúng chính sách của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và sẽ được đưa về tuyến sau. Tôi cũng mong ông tiếp tục suy ngẫm về quá khứ và thời cuộc để có hành động tức thời, có lợi cho dân cho nước, chuộc lại phần nào lỗi lầm đã qua. Vĩnh Nghi không đáp, chỉ cúi đầu chào tôi. Trở về Sở chỉ huy tôi báo cáo lại với đồng chí Lê Trọng Tấn toàn bộ diễn biến cuộc hỏi cung. Sau giây lát trầm ngâm suy nghĩ, đồng chí vui vẻ nói: “Thế là đã rõ. Ngụy quyền dao động, lục đục. Ngụy quân mất sức chiến đấu, khó lòng chống đỡ nổi cuộc tiến công vũ bão của chúng ta. Mỹ cũng đang gặp bê bối không dễ gì quay trở lại can thiệp. Thế là an tâm thực hiện kế hoạch đã định, giải phóng miền Nam. Còn các mục tiêu chiến dịch và cách đánh vào Sài Gòn mà Vĩnh Nghi đã nêu lên, cơ quan tham mưu cần nghiên cứu thêm để bổ sung kế hoạch tác chiến cho đầy đủ”. Các mục tiêu mà Nghi đề cập đến đúng là những mục tiêu hiểm yếu mà trong kế hoạch tác chiến của ta đã xác định, còn cách đánh táo bạo khôn ngoan để giảm bớt thiệt hại cho dân thường, để thành phố khỏi đổ nát thì làm sao mà tướng Nghi hình dung ra được. Bản cung của tướng Nghi theo chỉ thị của đồng chí Lê Trọng Tấn đã được điện gấp về Tổng hành dinh ở Hà Nội để cơ quan đầu não có thêm cơ sở đánh giá tình hình vững tâm thực hiện kế hoạch giải phóng Sài Gòn, giải phóng miền Nam. Trích Sự Kiện & Nhân Chứng, QĐND Ngày 25 tháng 04 năm 2005 ĐDTB, ngày 18/12/05
|
|
|
Post by Can Tho on Aug 18, 2011 7:42:53 GMT 9
Lieutenant General Tran Van TrungBorn in 1925. 06/1965 - 04/30/1975 Lieutenant General, Chief of Political Warfare Department. 1972 Promoted to Lieutenant General. 1968 Promoted to Major General. 1964 Promoted to Brigadier General. 1964 - 1965 Brigadier General, Superintendent of Thu Duc Infantry School. 1964 - Colonel, Superintendent of Dalat Military Academy. 1963 - 1964 Colonel, Head of G1/JGS concurrently Director of Personnel/Defense Ministry. 1958 - 1963 Colonel, Special Inspector of Youth in Center Vietnam. 1955 - 1958 Major, Lieutenant Colonel, Director of Psychological Warfare/Defense Ministry. Concurrently Head of G5/JGS. 1953 - 1955 Captain, 27th Battalion Commander. 1948 - 1952 First Lieutenant, Lieutenant, 1st Battalion. 1947 - 1948 Graduated First Lieutenant (Class of Bao Dai) Dap Da (Hue). Nhan Hữu Hiệp Trung Tướng Nguyễn Hữu CóSố Quân: 45/102.624 Sinh tháng 2-1925 tại Định Tường Học sinh Trường Quốc Học Khải Định, Huế 1939-1943 Trường Thiếu Sinh Quân Đông Dương SVSQ Khóa 1 Bảo Đại trường Võ Bị Huế Tốt nghiệp Thủ Khoa cấp bậc Thiếu Úy 1950: Trung Úy Chỉ Huy Trưởng trường Thiếu Sinh Quân Gia Định 1954: Thiếu Tá Chỉ Huy Trưởng Liên Đoàn 31 Bộ Binh 1955: Trung Tá Tư Lệnh Sư Đoàn 31 Bộ Binh - Chỉ Huy Trưởng Phân Khu Miền Nam Đông Phần 1956: Chỉ Huy Phó Chiến Dịch Bình Định miền Đông nam phần. 1957: Tư Lệnh Sư Đoàn Khinh chiến số 16 1959: Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn 2. 26-10 Thăng Đại Tá Thực Thụ 1963: Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh 2-11 Vinh thăng Thiếu Tướng 4-11 Tư Lệnh Quân Đoàn 4 và Vùng 4 Chiến Thuật 5-11 Ủy Viên Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng 1964: Tư Lệnh Quân Đoàn 2 và vùng 2 chiến thuật. 1965: Tổng Ủy Viên Chiến Tranh kiêm Ủy Viên Quốc Phòng 15-7 Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH 1-10 Đệ Nhất Phó Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương ( Phó Thủ Tướng) 1-11 Vinh thăng Trung Tướng Nhiệm Chức. 1966: Tham dự hội nghị thượng đỉnh Honolulu 1967: Công Du Nam Hàn, Đài Loan và Hồng Kông 1967: 27-1 Giải Nhiệm chức vụ phó chủ tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung ương và Giải Ngủ 1970: Phó Tổng Giám Đốc Tín Nghĩa Ngân Hàng 1975: 28-4 tái ngủ cấp bậc củ là Trung Tướng 29-4 Phụ Tá Tổng Trưởng Quốc Phòng kiêm Cố Vấn Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH. Sau 30-4-1975 bị tù Cộng Sản cho đến 14-9-1987. Từ trần vào ngày 3-7-2012 tại Việt Nam Sau tin buồn về Trung Tướng Nguyễn Hữu Có qua đời ngày 3 tháng 7 tại Saigon.Trên diễn đàn xuất hiện những giòng chữ nguyền rủa lăn mạ thậm tệ người đã khuất, đồng thời trưng dẫn bức ảnh chụp Trung Tướng Nguyễn Hữu Có ngồi bên cạnh Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Hạnh, học giả Nguyễn Đình Đẩu và Ls Triệu Quốc Mạnh trả lời phỏng vấn của báo chí vào dịp Cộng Sản mừng chiến thắng 30 tháng 4 tổ chức vào năm 2005. Bên dưới bức ảnh ghi chú: Ông Bà Nguyễn Hữu Có là nhân sĩ tự do của Mặt Trận Tổ Quốc. Thực tế Mặt Trận Tổ Quốc chỉ là thùng rác để CSVN ném vào đó những thành phần bất mản có uy tín tên tuổi, những đối tượng bất khiển dụng, những khuôn mặt hữu danh trong chế độ củ còn ở lại VN và tạp loại đa dạng đại biểu ngành nghề trong xã hội. Họ, kể cả những nhân vật chóp bu của MTGPMN và Chánh Phủ Cộng Hòa Miền Nam VN như: Nguyễn Hữu Thọ, Hùynh Tấn Phát, Dương Quynh Hoa, Trịnh Đình Thảo, Lâm Văn Tết, Nguyễn Hộ, Tạ Bá Tòng ... không có bất cứ quyền lực ảnh hưởng nào đối với những quyết định của Đảng lảnh đạo, Nhà Nước cầm quyền quản ly . MTTQ được xữ dụng như bức tranh tô màu trang trí, tập họp nhân sĩ thành viên làm công cụ để CSVN bốc phét tuyên truyền. Nam 1990, trong lúc vui chuyện tôi hỏi đùa về tin đồn: Trung Tướng Có là Thượng Tá Cộng Sản nằm vùng. Phu nhân Tướng Có đáp:" nằm vùng thì không, nhưng nằm Mùng chống muổi thì có". Một người bạn của tôi, trùng tên NHCó, nguyên là sĩ quan tùy viên của Đại Tướng Trần Thiện Khiêm, chức vụ sau cùng là Đại tá Phụ tá Chánh Võ Phòng Phủ Thủ Tướng. Sau 30/4/75, bị tù lao động khổ sai 13 năm, nhưng cũng bị chụp mũ cán bộ VC nằm vùng. Câu chuyện ủy ban 13 con ma và chức vụ Giám Đốc Công Trường Thanh Hóa của Tướng Có cũng la san pham gán ghép thêu dệt xuất phát từ chủ trương phun nọc gây phân hóa hàng ngủ người quốc gia. Gần đây, mấy bài viết tren Internet bịa đặt Trung Tá Vương Văn Trổ, Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Kiên Giang "là Việt Cộng xuất đầu lộ diện ngày 1 tháng 5, 1975, mặc bà bà đen quấn khăn rằn mang súng AK".Trung Tá VVTrổ, một trong Ngủ Hổ Miền Tây can trường trong chiến trận, nổi danh cùng thời với những người hùng Lê Văn Hưng, Lưu Trọng Kiệt.. Sau ngày 30/4, Cộng sản sát hại(chặt đầu) bào huynh của Trung Tá Trổ tại Long Thành. Trung Tá Trổ bị tịch thu tài sản, bắt đi tù cải tạo hơn 13 năm, lúc được phóng thích trở về không có một mái nhà đề che mua nang.Tôi khâm phục sự bình tỉnh của Trung Tá Trổ, xem thường những tin thất thiệt, nhiều ác y'. Theo lời của Tướng Có tiết lộ với người viết: "Nguyễn Cao Ky ném đá dấu tay , thuyết phục (đúng hơn là ra lệnh vì quyền lực lúc đó trong tay Tướng Ky) Ông Nguyễn Văn Thiệu ky' lệnh giải nhiệm và buộc Trung Tướng NHCó, Phó Thủ Tướng Chánh Phủ giải ngủ. Paul Vân TB: Cám ơn NT NQHoàng đã chuyển đọc bài viết của Trung Tướng NHCó dưới đây. Thân kính. Tin tức trích trên Yahoo Việt Nam Ông Nguyễn Hữu Có, nguyên Phó thủ tướng kiêm Tổng trưởng quốc phòng Việt Nam Cộng hòa, tổng tham mưu trưởng quân lực Việt Nam Cộng hòa với cấp bậc Trung tướng (1965-1967), đã qua đời tại nhà riêng vào 11g38 ngày 3-7. Từ trái sang: các ông Triệu Quốc Mạnh, Nguyễn Hữu Hạnh, Nguyễn Hữu Có và nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu trong buổi họp báo sáng 25-3-2005 gặp gỡ báo chí quốc tế nhân kỷ niệm 30 năm chiếm đóng miền Nam Phóng viên nước ngoài phỏng vấn ông Nguyễn Hữu Có nhân kỷ niệm 30 chiếm đóng miền Nam - Ảnh: TTD Ông Nguyễn Hữu Có (87 tuổi) quê ở Mỹ Tho (Tiền Giang). Cùng với chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, ông Có đã có mặt bên cạnh ông Dương Văn Minh - tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa - trong những thời khắc cuối cùng của Sài Gòn trước khi chuyển giao cho Cộng Sản Việt Nam Ông Có được xem là một nhân vật có đời binh nghiệp khá đặc biệt và thăng trầm khi từng là sĩ quan trong cả quân đội Pháp và Sài Gòn và dự phần vào nhiều biến cố quân sự tại miền Nam Việt Nam trước 1975. Năm 1939, ông gia nhập lực lượng thiếu sinh quân Đông Dương và đến tháng 4-1946 gia nhập quân đội Pháp với cấp bậc Trung úy. Sau khi Quân lực Việt Nam Cộng hòa thành lập, ông tiếp tục giữ cấp bậc Trung tá và tham gia cuộc đảo chính anh em ông Ngô Đình Diệm vào tháng 11-1963. Sau đảo chính, ông được phong thiếu tướng. Ông từng là nhân vật số 3 trong QLVNCH sau tướng Nguyễn Văn Thiệu và tướng Nguyễn Cao Kỳ với những chức vụ trên. Giai đoạn năm 1967-1970, ông Có sang sống lưu vong tại Đài Loan sau khi bị tước hết mọi chức vụ khi đang đi công tác tại đây. Sau đó ông trở về Sài Gòn tham gia hoạt động ngân hàng. Ông Nguyễn Hữu Có còn được coi là người thức thời đã ủng hộ tướng Dương Văn Minh trở lại chính trường và ở bên cạnh ông Minh những ngày cuối cùng của Sài Gòn năm 1975. Ông bà có 12 người con, hiện sống ở trong nước và nước ngoài. Bà Nguyễn Thị Tín cho biết ông Nguyễn Hữu Có qua đời sau hơn 6 năm chống chọi với căn bệnh tiểu đường. Cách nay hơn 10 ngày, sau khi đi lễ nhà thờ về ông Có trở mệt, được bác sĩ chẩn đoán là viêm họng. Sau đó bệnh tình trở nặng và được chuyển vào Bệnh viện Vạn Hạnh rồi Bệnh viện Chợ Rẫy. Tuy nhiên, sức khỏe của ông Có ngày càng xấu, theo nguyện vọng của gia đình, ông Có được đưa về nhà và qua đời khi vừa về nhà. Lễ tang Trung Tướng Nguyễn Hữu Có sẽ được tổ chức tại nhà riêng (số 42/3 Nguyễn Hữu Tiến, P.Tây Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM), nơi từ nhiều năm nay thường tổ chức một bếp ăn tình thương giúp đỡ các bệnh nhân ở Bệnh viện Nhi Đồng 1 và Phạm Ngọc Thạch vào thứ sáu hằng tuần, do chị Ngọc Thu - con gái của vợ chồng ông Có - đảm nhận. Lễ an táng Trung Tướng Nguyễn Hữu Có sẽ diễn ra vào 8 giờ sáng ngày 7 tháng 7 năm 2012 tại Công viên Nghĩa trang Bình Dương. Kính chuyển để tùy nghi. Tôi không làm việc dưới quyền Trung Tướng Nguyễn Hữu Có nên không rõ về đời tư của Tr/Tg. Xuyên tạc, mạ lỵ, bôi bẩn người phe Ta là ngón nghề của cs đê phe Ta mất tin tưởng trong việc kiếm người lãnh đạo tổ chức chống lại chúng. Không có quân nhân cấp cao nào bên phe Ta mà không bị cs xuyên tạc, bôi bẩn. Những xuyên tạc như vậy chỉ nên đặt xuống mà ngồi lên trên và ...phóng uế vào đó. Rất nhiều vi, rất nhiều người không biết rằng Hồ Chí Minh đã nói với thuộc cấp đại khái rằng "Các chú CỨ VIỆC hủ hoá những đừng lộ liễu để quần chúng bàn tán!" Kính TDT Trung Tướng Nguyễn Hữu Có, sau 1975, bị CS đưa vào các trại tập trung ở miền Bắc như Hà Tây và Thanh Lâm (Thanh Hóa). Ở Thanh Lâm, ông được giam ở một biệt khu gồm 10 nhân vật cao cấp quân sự và hành chánh của VNCH Tôi nhìn biết Đức Chúa Trời Mùa hè 1977, tôi và ban tướng lãnh (31 người) đang ở trại 5 Yên Bái. Chúng tôi từ trại Quang Trung đã được chuyển ra đây bằng phi cơ từ mùa hè trước (1976). Ở đây chúng tôi phải lao động nặng nhọc. Mỗi tuần trừ những người đau yếu, chúng tôi phải lên núi đốn củi đem về đun. Hôm ấy trời nóng bức oi ả. Sau khi đốn xong 1 vác củi đúng chỉ tiêu (khoảng 25 Kg), tôi ngồi nghỉ mệt trên đồi dưới bóng mát, chờ anh em đốn xong để được lính canh đưa về trại một lượt. Tôi nhìn xem cảnh vật chung quanh. Trên cành cây có chim đang nhảy nhót. Từng đàn bướm lượn quanh khoe cánh với đủ màu sắc sặc sỡ. Trên trời từng đàn mây trắng bay với nền trời xanh trong trẻo. Các chú chuồn chuồn bay chập chờn như những chiếc trực thăng cực nhỏ. Bất giác tôi tự hỏi ai tạo ra vạn vật trong thiên nhiên. Chẳng lẽ mọi vật tự nó có và vũ trụ đặt ra qui luật phát triển và tồn tại ư? Từ suy nghĩ đó, tôi nhìn lên trời cao và nghỉ đến một Đấng mà thế gian gọi là Ông Trời hay là Thượng Đế. Tôi nghĩ phải có đấng tạo hoá dựng nên thế gian và mọi loài vạn vật. Với ý nghĩ đó tôi so sánh ông Trời với ông Phật. Người ta thường nói Trời mưa, Trời nắng, Trời gió, Trời lạnh, v.v. Còn ông Phật thì không được gọi như thế. Sau chuyến đi lấy củi hôm ấy, tôi có một nhận thức mới. Đó là điểm khởi đầu nhìn biết Đức Chúa Trời. Từ đấy tôi nhìn và lối suy nghĩ khác hẳn trước. Đối với hoạn nạn tôi đã trải qua tôi không qui cho số phận may rủi nữa. Tôi nghĩ rằng Đức Chúa Trời là Đấng dựng nên tôi ắt có quyền trên đời sống tôi. Mọi việc xảy ra trong đời tôi đều do ơn Ngài quyết định. Chúa làm phép lạ trong gia đình tôi Ngài cứu con trai tôi Gia đình tôi có 12 người con, 4 trai, 8 gái. Chúng tôi rất khổ tâm khi có đứa con trai hư đốn nghiện ngập xì ke. Đó là đứa con trai thứ nhì Nguyễn Hữu Trung, sinh năm 1955. Trung đã nghiện ngập xì ke trước ngày mất miền Nam. Sau năm 1975, gia đình túng thiếu, cuộc sống chật vật, nhưng Trung vẫn tìm mọi cách moi tiền đi hút. Gia đình có gởi Trung vào Trường Phục Hồi nhân phẩm cải tạo xì ke, ma tuý, và gái điếm) ở Bình Triệu. Được một thời gian, trường cho về nhà nhưng Trung vẫn không bỏ được xì ke. Đến tháng 08-1979, Trung bị nghiện nặng bỏ nhà ra đi một thời gian. Vì thiếu tiền, thiếu thuốc, Trung bị cơn nghiền dày vò hành hạ nên trở về nhà. Hai hôm sau Trung lên cơn sốt nặng, người gầy yếu chỉ còn da bọc xương (Trung cao 1m72 chỉ còn có 28Kg). Gia đình chở Trung lên bệnh biện Nguyễn Văn Học (Gia Định) lúc chiều. Các bác sĩ khám cho Trung, lúc ấy Trung đã hôn mê nằm như người gần chết. Bác sĩ thử tủy cột sống, Trung không còn tủy nữa . Các bác sĩ cho biết Trung không thể nào sống được tới 12 giờ đêm, và khuyên gia đình nên chuẩn bị mai táng. Hôm đó nhằm ngày thứ bảy. Gia đình tôi đã có vài đứa con tin Chúa (2 con gái Nguyễn thị Ngọc Thu, Nguyễn thị Thanh Loan , và Nguyễn thị Minh Trang là vợ Trung). Tối hôm ấy, chúng nó đi nhóm nhà thờ Tin Lành Trần Cao Vân và xin Mục Sư Hồ Hiếu Hạ dâng lời cầu nguyện xin Chúa chữa bệnh cho Trung. Cả Hội Thánh cầu nguyện. Tan buổi nhóm, Mục sư Hạ và một số thanh niên đến nhà chúng tôi cầu nguyện cho Trung đến 11 giờ đêm. Nhưng vợ tôi vẫn chuẩn bị mọi việc để mai táng Trung. Ngày hôm sau, trời vừa mờ sáng, Ngọc Thu đã đến bệnh viện. Vì có lời dặn của bác sĩ hôm trước, nên Thu đi thẳng xuống nhà xác, không có xác Trung ở đây. Thu hơi mừng, đi gấp lên phòng bệnh chổ Trung nằm, vừa đi vừa cầu nguyện Chúa. Đến nơi Thu rất đổi ngạc nhiên thấy Trung đã tỉnh táo, đòi ăn cháo. Các bác sĩ cũng ngạc nhiên nói chỉ có phép lạ Trung mới sống được như thế. Sau một tuần nằm điều trị ở bệnh viện, Trung hầu như hồi phục và được xuất viện. Chúa chữa bệnh phổi cho Trung Về nhà được ít lâu, Trung bị bệnh lại, đó là bệnh phổi tái phát, vì năm 1973 lúc Trung còn học tại trường Hạ Sĩ quan Nha Trang, có lần đã nằm viện giải phẩu lấy mủ ở phổi. Ngọc Thu đưa Trung vào bệnh viện Hồng Bàng trong Chợ Lớn trị lao. Nơi đây sau khi chụp hình phổi, thử máu, thử đàm bác sĩ cho biết Trung đã bị lủng phổi rất nặng, phải chịu nằm viện và cách ly với vợ con. Tạm thời Trung phải trở về nhà đợi một tuần vì bệnh viện chưa có chổ nằm. Cả gia đình cầu nguyện Chúa thương xót chữa lành cho Trung một lần nữa. Tuần sau, Trung trở lại bệnh viện để làm thủ tục nhập viện. Bác sĩ cho chụp hình trở lại. Rất kỳ lạ là hai lá phổi đều tốt hoàn toàn. Các kết quả khác đều cho kết quả tốt. Các bác sĩ đều ngạc nhiên về trường hợp nầy. Một lần nữa Đức Chúa trời đã chữa lành cho Trung, để qua đó cả gia đình đều đến với Ngài. Halêlugia, cảm tạ Chúa! Ghi chú : sau sự việc nầy vợ Trung là Minh Trang được người cô ở Pháp giúp đở mua nhà ở riêng và làm ăn phát đạt. Hiện vợ chồng Trung có đứa con gái xinh đẹp và rất hạnh phúc. Nguyền xin Chúa ban ơn gìn giử gia đình Trung để chúng nó đứng vững trong đức tin mà theo Ngài. Chúa chữa lành bệnh khó cho vợ tôi Đầu năm 1983, vợ tôi bị bệnh tiểu đường, nước tiểu trắng đục như vôi. Nhà tôi nhờ bác sĩ Nguyễn Sào Trung chữa trị. Bệnh không thuyên giảm. Bác sĩ Trung đề nghị vợ tôi đi xét nghiệm và hội chẩn của các bác sĩ. Thạc sĩ Ngô Gia Hy cho biết vợ tôi bị một chứng bệnh kỳ lạ, hàng triệu người bệnh mới có trường hợp như vậy. Có một loại giun chỉ ở trong thận, dùng thuốc không thể trục chúng ra được, mà giải phẩu mới mong cứu sống vợ tôi. Nhưng giải phẫu cũng không chắc thành công vì bệnh viện thiếu phương tiện. Hơn nữa, vợ tôi sức khoẻ sa sút khó có thể chịu nổi cuộc giải phẩu kéo dài những 7 tiếng đồng hồ. Thạc sĩ Ngô Gia Hy đề nghị vợ tôi xin đi nước ngoài để chữa trị mới có hy vọng được cứu sống. Đề nghị nầy thực khó thực hiện vì gia đình không có tiền, ngoài ra thủ tục xin xuất ngoại chữa bệnh cũng khó khăn. Trong cảnh tuyệt vọng, gia đình tôi chỉ còn có một con đường là mọi người hết lòng cầu nguyện, nài xin Chúa thương xót vợ tôi. Lúc nầy Hội Thánh Trần Cao Vân đã bị nhà nước tịch thu và ngưng hoạt động, còn Mục sư Hồ Hiếu Hạ và các tôi tớ Chúa ở đây đã bị bắt giữ. Gia đình chuyển qua sinh hoạt tại một nhà thờ Tin Lành cách nhà chúng tôi vài trăm thước. Mục sư Lê Quốc Chánh, Chủ tọa Hội Thánh, đặt tay lên người vợ tôi cầu nguyện xin Chúa chữa lành cho. Vợ tôi kiêng ăn cầu nguyện. Cả gia đình cũng hết lòng cầu nguyện. Vài ngày sau, vợ tôi đi ngoài và phát hiện một con giun đủa lớn kéo theo một chùm giun nhỏ cứ theo ra ngoài. Vợ tôi lấy cả đám giun đem đến bệnh viện Bình Dân xét nghiệm. Thạc sĩ Ngô Gia Hy xác nhận đây chính là giun chỉ ở thận của vợ tôi. Ông rất ngạc nhiên không hiểu tại sao giun lại theo đường tiêu hoá ra ngoài. Chúa cho phép bệnh tật xảy ra, thì cũng có cách chữa lành bệnh. Không việc gì Chúa không làm được vì Ngài là Đấng Toàn Năng, Toàn Tri. Halelugia, cảm tạ Chúa. Chúa mở đường cho tôi đến với Ngài Đầu năm 1979 do tình hình chiến sự bộc phát ở biên giới Tây Bắc Việt Nam do Trung Quốc gây ra nên các trại cải tạo ở gần biên giới phía Bắc được di tản đưa về nhập với các trại phía Nam xa biên giới. Tập thể tướng lãnh chúng tôi đang ở trại Hà Tây (cách Hà Nội 25Km về phía Tây) cũng được phát tán qua các trại khác. Tôi và các tướng Lê Minh Đạo, Lý Tòng Bá và Phạm Ngọc Sang được chuyển về trại Nam Hà (Phía Tây Phủ Lý 30Km). Đến giữa tháng 04 năm 1979, thình lình tôi được lệnh tha cùng một lúc với bảy anh em khác ở trại. Anh em bàn tán xôn xao cho rằng tôi được lệnh tha là do nhu cầu chính trị, để tuyên truyền cho chính sách khoan hồng nhân đạo của chính phủ. Rồi sau đó tôi được đưa về trại Hà Tây. Nơi đây cũng có có anh em khác từ các trại cải tạo ở Thanh Hoá đưa về. Tất cả chúng tôi là 13 người, được hưởng chế độ ăn uống bồi dưỡng và được đi tham quan Hà Nội, có vẻ như sắp được cho về với gia đình. Thủ tục nầy được áp dụng từ trước đến nay như một thông lệ. Sau hơn một tuần lễ sống trong tâm trạng hồ hởi, phấn khởi, chúng tôi được lệnh tập trung lên phòng họp của trại để nghe cấp trên nói chuyện. Chúng tôi mừng hụt vì không phải được thả về mà để nghe động viên giải tinh thần buộc đi vào Thanh Hoá nghiên cứu thành lập một nông trường cho Bộ Nội Vụ (Cục cải tạo). Trước vẻ mặt tiu nghỉu của chúng tôi, trại hứa hẹn chỉ đi vài tháng thôi "rồi cho các anh về". Về sau tôi nghe các anh em kể lại: khi chúng tôi vào Thanh Hoá, và nói rằng tôi được cử làm giám đốc nông trường ở Thanh Hoá, (tôi còn là tù nhân thì làm sao làm giám đốc được!). Tin nầy làm cho anh em phẫn nộ và có ác cảm với tôi. Đây là lần thứ hai tôi bị tai tiếng. Lần trước tai tiếng đã từng xảy ra khi miền Nam bị mất, ở đâu người ta cũng đồn tôi là Thượng tá Việt Cộng. Xin Chúa chứng giám và biện minh cho con. A-Men! Tôi vào Thanh Lâm (Thanh Hoá) gần hai năm. Đến giữa năm 1981, tôi được trở về trại Hà Tây để bị giam chung với các tướng lãnh. Ai cũng chê tôi gầy và đen quá. Trong hai năm 1980-1981, trại Thanh Lâm bị bão lụt tàn phá nhiều lần, thiên tai gây tốn kếm rất nhiều hoa màu, cây cối bị thiệt hại nhiều lần làm cho nông trường bị giải thể, các trại viên được chuyển về nam ở trại Hàm Tân. Thời gian ở Thanh Lâm, gia đình tôi chỉ gởi quà tiếp tế chớ không ra thăm nuôi vì đường đi khó khăn trắc trở. Về đến Hà Tây thì có người nhà tôi ra thăm (sui gia và con gái). Ngoài quà cáp, tôi còn nhận được một quyển Kinh Thánh toàn bộ. Tôi phải cất giấu mới đem được vào trại. Ở trang đầu quyễn Kinh Thánh, Mục sư Hồ Hiếu Hạ có ghi tặng tôi câu Kinh Thánh ở Thi Thiên 119:105: " Lời Chúa là ngọn đèn cho chân bác ... là ánh sáng cho đường lối bác ... ... " Lúc bấy giờ Chúa đã làm cho tôi hai việc: (1) Chúa trang bị cho tôi hành trang tâm linh để cho tôi để cho tôi đọc hàng ngày dọn mình đến với Chúa. (2) Chúa an bài sắp xếp cho tôi ở chung với một số con cái Chúa. Thật lạ lùng khi tôi nghĩ ra điều nầy. Tôi được giam ở buồng 4 có cửa thông qua buồng 3, nơi đây có ba Cơ Đốc Nhân là các tướng Lê Trung Trực, Đoàn Văn Quảng, và Nguyễn Chấn Á. Chịu Báp Têm Cuối tháng 3/1983, toàn trại Hà Tây được chuyển về trại Nam Hà. Các tướng lãnh được tập trung ở một dãy buồng lớn. Tôi rất vui mừng là trại nầy có giam Mục sư Tuyên uý Tin Lành và một Mục sư dân sự (Mục sư Điểu Huynh). Ngày Chủ Nhựt 20 tháng 3 năm 1983 là ngày đáng ghi nhớ trong đời tôi. Sáng hôm ấy, sau khi tập hợp điểm danh trước buồng, đáng lẽ người cán bộ phụ trách khoá cửa vòng ngoài cửa buồng như thường lệ, thì anh ta lại quên khoá cửa. Chế độ giam giử cấp tướng là biệt giam. Chúng tôi không được ra ngoài liên hệ với buồng khác. Sau khi thấy được việc quên không khoá cửa, các anh em Cơ Đốc Nhân chúng tôi bàn với nhau nên lén lút thoát ra ngoài tìm chổ nhóm họp của các Mục sư. Sau khi đồng ý, chúng tôi hé cửa thoát ra ngoài hỏi thăm chổ nhóm của các Mục sư rồi đến ngay nơi ấy. Chúng tôi vào buồng 11 leo lên trên (chổ ngủ phía dưới là bệ xi măng, còn phía trên là sạp ván). Đang nhóm họp tại đây có các Mục sư Dương Kỳ, Nguyễn Văn Nghi, Võ Xuân và một số tín hữu ở buồng khác đến. Chúng tôi tham gia thờ phượng Chúa và nghe Mục sư Dương Kỳ giảng. Xong bài giảng tôi ngỏ ý xin Mục sư Dương Kỳ làm phép Báp têm cho tôi vì nếu bỏ lỡ cơ hội nầy, khó có thể có dịp khác. Được Chúa cảm động Mục sư Dương Kỳ chấp thuận ngay. Thế là tôi được làm phép Báp têm bằng nước trong bi-đông tưới lên đầu. Tôi cảm động đến rơi lệ vì tình thương của Chúa đã cứu chuộc tôi, Chúa đã rữa sạch tội lỗi cho tôi. Kẻ từ hôm ấy, tôi được địa vị làm con cái Ngài và được gọi Ngài là Cha Thiên Thượng. Rõ ràng Ngài đã dọn đường cho tôi đến với Chúa theo cách Ngài muốn. Vì tôi là cựu Tổng trưởng Quốc phòng nên tôi nghỉ Chúa muốn chính Mục sư Dương Kỳ, Đại tá Tuyên Uý Trưởng ngành tuyên uý quân đội, làm lể Báp têm cho tôi. Nghi thức nầy được thực hiện ngay trong chốn lao tù, nơi tôi bị giam giữ. Sau khi tin Chúa Những thay đổi bước đầu Sau khi tin Chúa, tôi cảm thấy vui mừng trong nội tâm. Vui mừng vì tất cả tội lỗi của mình trong quá khứ đã được Chúa tha thứ tẩy sạch. Đó là một gánh nặng mà tôi phải mang cho đến chết nếu không được Chúa cứu. Lời Chúa trong Kinh Thánh còn hứa chắc chắn rằng Ngài dành cho tôi một chổ ở trên Thiên Đàng khi linh hồn tôi rời bỏ trần thế nầy. Trước đây khi còn thờ hình tượng, không có đấng nào dám hứa với tôi như thế. Tôi quyết tâm ăn năn tội lỗi, sống một cuộc sống mới, thanh sạch gương mẫu. Tôi tuyệt nhiên không hút thuốc lá, uống rượu, cờ bạc là những điều dể vấp phạm trong hoàn cảnh buồn khổ ở trại giam. Được lời Chúa dạy dỗ, nhắc nhở hằng ngày, tôi sống vui vẻ và hạnh phúc hơn, được tình thương yêu lớn lao của Chúa bao bọc, tôi nhìn bạn bè xung quanh tôi với sự yêu thương chân thật. Tôi luôn luôn tìm cách giúp đở bạn bè trong các công việc lặt vặt như vá quần áo, sữa chữa đồ dùng (tôi được anh em khen là khéo tay). Tôi tích cực chia sẻ công việc khó khăn, nặng nhọc ở buồng như vét giếng, sửa nhà v.v. Đối với bạn bè nóng tính, tôi luôn luôn nhường nhịn và sẵn sàng tha thứ mỗi khi bị xúc phạm. Tôi sẵn sàng chia sẻ những gì tôi có cho bạn bè thiếu thốn từ thức ăn, thuốc uống cho đến các nhu cầu khác. Chúa sống trong tôi Những sự thay đổi trong người tôi, không phải do tôi giỏi, đức độ, siêng năng của tôi, bèn là Chúa sống trong tôi. Chúa đã giệt cái bản ngã thấp hèn của tôi rồi. Tôi xin mượn lời Vua Đa-vít chép trong Thi Thiên 51: 9-10 để diễn tả tâm tình của tôi: "Xin Chúa ngoảnh mặt khỏi các tội lỗi tôi, và xoá hết thảy các sự gian ác tôi, Đức Chúa Trời tôi ơi! Xin hãy dựng nên trong tôi một lòng trong sạch và làm mới lại trong tôi mắt thần linh ngay thẳng". Tôi nghĩ lại quá khứ, không còn tin nơi tướng số, vận may. Lớn lên trong đức tin và sâu nhiệm lời Chú, tôi thấy rõ ràng tình thương của Chúa đến với con người bằng cửa hoạn nạn. Thật vậy, không có hoạn nạn chắc tôi chưa tìm gặp Chúa và được Chúa cứu. So sánh cái "được" và cái "mất " từ năm 1975 đến ngày tôi tin Chúa: tôi mất tất cả tài sản, địa vị, danh vọng, hạnh phúc, tự do, v.v. Nhưng đổi lại tôi có Chúa, có Đấng Quyền Năng, Hằng Hữu che chở dẫn dắt, ban cho. Chẳng những ban cho trong đời nầy mà cho cả đời sau nữa. Cái được của tôi thật vô cùng lớn lao. Con xin cảm tạ ơn Chúa! Ơn phước Chúa đầy dẫy Ơn nhóm lại thờ phượng Mục sư Dương Kỳ cắt cử Mục sư Võ Ngọc Thiên Lộc phụ trách chăn giử nhóm tín hữu buồng 3 của chúng tôi. Tôi rất quý mến Mục sư Lộc, người còn trẻ chưa lập gia đình, tánh tình cởi mở, rộng rải, hào phóng. Mục sư Lộc rất được ơn trước mặt Chúa. Hằng tuần đều cố gắng trèo rào vô buồng nhóm họp thờ phượng rao giảng Lời Chúa cho chúng tôi. Một điều lạ lùng ngoài sức tưởng của tôi là Chúa đã gìn giử, che chở cho chúng tôi được bình an trong suốt 229 tuần lể kể từ ngày tôi tiếp nhận Chúa đến ngày tôi được tha về với gia đình (2-9-1987). Bình thường, mọi sự xuất nhập ở buồng 3 chỉ trong khoảng khắc là được hệ thống báo cáo viên đặt ở các buồng chung quanh chúng tôi trình lên cán bộ ngay. Điễn hình là đã có 4 anh em tướng lãnh vừa ra khỏi buồng 3 để liên hệ với bạn bè thì bị cán bộ trực trại xuống tập họp điểm danh làm kiểm điểm ngay. Đó là các tướng Trần Bá Di, Hồ Trung Hậu, Lam Sơn, Trần văn Cẫm. Thế nhưng trong suốt 229 tuần lễ, Mục sư ra vào buồng sinh hoạt tôn giáo với anh em Cơ Đốc Nhân chúng tôi thì được Chúa che chở bình an vô sự. Chúa tiếp trợ lương thực Giữa năm 1984, hai vị cựu tuyên uý là Mục sư Nguyễn Văn Nghi và Mục sư Võ Xuân được Chúa cảm động lén trèo rào vào thăm chúng tôi. Bốn anh em chúng tôi, các tướng lãnh đã tin Chúa rất vui mừng vì chúng tôi rất khao khát muốn được nghe lời Chúa qua các vị Mục sư. Chúng tôi cố giữ mời hai Mục sư ở lại dùng cơm trưa với chúng tôi. Khi được hai vị đồng ý, anh Trực bàn với tôi để anh và anh Quảng cùng cụ Á tiếp Mục sư còn tôi lo nấu cơm. Tôi hơi bối rối vì thiếu chuẩn bị, món mặn thì có cá khô và lạp xưởng tạm được, nhưng thiếu món canh vì thiếu rau tươi. Tôi cuối đầu cầu nguyện xin Chúa tiếp trợ cho chúng tôi. Cầu nguyện xong tôi đi xuống bếp thì thấy tướng Lý Tòng Bá đang ôm trên tay một bó bạc hà vừa mới nhổ ở luống rau của anh. Tôi mừng quá gọi anh Bá lại và ngỏ ý xin. Anh Bá sẳn sàng cho tôi hết bó rau. Anh nói tự nhiên sáng nay anh có ý nhổ bỏ bạc hà để dọn đất trồng rau khác và anh "không có nhu cầu" dùng rau bạc hà. Trong bữa cơm trưa, tôi nói cho hai vị Mục sư biết món canh chua bạc hà là do Chúa tiếp trợ. Chúng tôi cúi đầu cầu nguyện cảm tạ Chúa. Được che chở nhờ đức tin Giữa năm 1985, nhà tôi ra trại Nam Hà thăm nuôi. Tôi được tin nầy từ chiều hôm trước và chuẩn bị sáng hôm sau ra gặp vợ. Tối hôm ấy, một số anh em ngỏ ý xin tôi cho gửi thư về nhà. Đây là loại thư mang tay viết ngắn gọn để xin thuốc men, lương thực. Việc làm nầy đầy rủi ro bất trắc. Nếu ra cổng trại bị khám xét có thư trong người thì sẻ bị đuổi trở vô, không cho ra gặp người thân. Thật ra nếu tôi từ chối thì anh em cũng thông cảm thôi, nhưng tôi cậy ơn Chúa che chở, bảo anh em cứ viết cho thật ngắn gọn, sáng mai sẽ tùy cơ ứng biến. Tôi cầu nguyện xin Chúa giúp đở, che chở cho tôi mang thư ra được bình an. Tôi cảm thấy lòng nhẹ nhàng, bình an, tin quyết nơi Chúa. Sáng hôm sao tôi nhận 12 lá thư xếp nhỏ gọn đễ dể mang ra trại. Thay vì cất giấu trong người, tôi nghỉ ra một cách là cầm gọn trong tay trái, nếu cán bộ bắt giử thì có cớ nói mang ra công khai để xin phép cán bộ chớ không có ý gian. Với ý nghĩ đó, tôi mạnh dạn bước ra cổng trại theo các anh em đi thăm nuôi. Hôm đó trời mưa lấm tấm, tôi mang theo áo mưa khoác ở tay trái. Khi đến trước mặt cán bộ trực trại, anh ta hỏi: "Anh có mang theo thư từ gì ra ngoài không?" Tôi không dám nói dối, vì nói dối là vấp phạm. Tôi bình tĩnh trả lời, xin cán bộ cứ khám xét người tôi, vừa nói tôi vừa giơ hai tay lên cao đưa người cho anh ta khám. Anh ta nhìn vào mắt tôi để dò xét rồi sờ mó qua người tôi từ trên xuống dưới, xong bảo tôi đi. Qua khỏi chổ đó, tôi hết sức vui mừng cảm tạ ơn Chúa. Lòng tôi nhẹ nhõm, lâng lâng hạnh phúc vì sắp gặp lại vợ, lại sung sướng làm xong nhiệm vụ đối với anh em trong buồng giam. Sự qua đời của một con cái Chúa Giữa mùa đông năm 1985, vào tháng Ba, trời trở rét đậm, cả ngày trời âm u ảm đạm. Cuộc sống nơi buồng 3 (giam cấp tướng) trong những ngày nầy bớt sinh động so với những ngày đầy nắng ấm. Ai cũng thích ngồi gần bếp lửa để sưởi ấm. Bốn anh em Cơ Đốc Nhân chúng tôi (Đoàn văn Quảng, Nguyễn Chấn Á, Lê Trung Trực, Nguyễn Hữu Có) đang quan tâm đến 2 vấn đề: ấy là chị Quảng đang trên đường ra thăm anh và việc tổ chức buổi nhóm thờ phượng cuối tuần. Khác với tuần lễ trước, tuần nầy Mục sư Võ Ngọc Thiên Lộc cho biết ông gặp trở ngại không vào được buồng 3 vì cán bộ của trại dường như theo dõi ông. Tuy nhiên sáng thứ 7 khoảng 11 giờ, ông đến gần tường rào chổ gần giếng nước cho hay là ông sẽ vào buồng chúng tôi sau 12 giờ trưa và sẽ nhóm trong phòng ăn của buồng, khác với lần khác nhóm tại bếp nấu ăn của tôi hoặc của anh Trực. Ông thận trọng thay đổi chổ nhóm để được an toàn hơn. Bắt đầu buổi nhóm, Mục sư Lộc cho biết tuần nầy ông đã soạn xong bài giảng, nhưng Chúa ngăn trở không cho vào buồng 3. Sau khi cầu nguyện với Chúa nhiều lần, Đức Thánh Linh cảm dộng ông giảng về đề tài khác: về cái chết đối với Cơ Đốc Nhân. Mặc dù thời gian đã qua lâu rồi, nhưng tôi vẫn còn nhớ nội dung bài giảng. Đây là những ý chính: Đức Chúa Trời là Đấng tạo dựng nên con người (Ma-la-chi 2: 10a), Ngài ban cho con người sự sống và cuộc sống (Phục truyền luật lệ ký 30:15) Ngài là Đấng quyền năng (Thi-Thiên 62:11) Ngài có quyền ban cho và con quyền cất đi sự sống của con người bất cứ lúc nào (Gióp 1:21). Con người trên thế gian không ai tránh khỏi sự chết, cái chết không phân biệt tuổi tác, không phân biệt sang hèn. Con người ai cũng sợ chết, nhưng không ai tránh khỏi nó. Hoặc sớm, hoặc muộn con người đều phải chết (Truyền đạo 9:3-5). Người ngoại đạo quan niệm chết là hết. Nhưng đối với Cơ Đốc Nhân chúng ta có sự trông cậy về đời sau, chết là lìa bỏ thế gian tạm bợ nầy để bước vào cuộc sống đời đời. Thân xác chúng ta được Chúa dựng nên bằng bụi đất, sẽ trở về với các bụi trong lòng đất. Nhưng linh hồn chúng ta được Chúa cứu chuộc sẽ về với Ngài nơi Thiên Quốc (Truyền đạo 12:7). Chúng ta không sợ cái chết, nhưng chúng ta luôn luôn có sự bình an vui mừng. Mục sư Lộc kết thúc bài giảng và mời anh Quảng cầu nguyện, anh cầu nguyện ngắn gọn như sau: "Chúa ơi, chúng con hết lòng cảm tạ Chúa vì cho chúng con nhóm lại thờ phượng Ngài và nghe lời Ngài dạy dỗ, nhắc nhở, yên ủi chúng con. Con luôn luôn vững vàng đặt trọn niềm tin nơi Chúa. Con sẵn sàng về với Chúa bất cứ khi nào Chúa gọi con." Ngày thứ 2 đầu tuần lể, sinh hoạt ở buồng 3 như thường lệ. Trong khuôn viên giữa 4 bức tường rào quen thuộc vẫn là: tập thể thao, nấu ăn, tắm giặt, nghĩ ngơi, đọc sách, v.v. Buổi chiều sau giờ nghĩ trưa, tôi đang ngồi chơi ngoài sân thì anh Quảng qua chỗ tôi ngồi, anh đùa giỡn với tôi và phấn khởi nói với tôi chị Quảng sắp ra thăm anh rồi. Sau đó anh về phòng. Chỉ vài phút sau, anh em trong phòng nhốn nháo la to lên: anh Quảng bị ngất xỉu mau gọi cấp cứu. Tôi chạy nhanh vào phòng đến chổ anh Quảng nằm, thì thấy anh đang nhắm mắt, tim không còn đập, hơi thở cũng không còn nữa, chúng tôi vừa xoa dầu, thoa bóp chân tay anh, vừa làm hô hấp nhân tạo. Chúng tôi vừa làm vừa theo dõi mong có được một dấu hiệu hồi sinh. Nhưng dần dần chúng tôi tuyệt vọng vì anh vẫn nằm bất động. Kế đó, buồng 3 tràn ngập đầy người: Bác sĩ, ý tá, cán bộ của trại, bạn bè ở các buồng khác. Nhưng tất cả đều thất bại. Anh Quảng đã vĩnh viễn ra đi. Chiều thứ 3 tức ngày hôm sau, lúc 4 giờ chiều anh Quảng được nhập quan trước sự chứng kiến của vài người, trong số đó có Mục sư Tín, Mục sư Lộc, anh Lê Trung Trực và tôi. Sáu tấm ván gổ thường được đóng sơ sài là linh cữu của anh Quảng, được đưa ra ngoài trại bằng cửa hậu để tránh sự tò mò của các tù nhân. Chúng tôi chỉ được phép đưa anh Quảng ra khỏi cổng trại, sau đó một toán tù thường phạm khiêng linh cửu đi theo đường mòn vòng ra phía sau núi và được chôn một cách lặng lẽ trong buổi hoàng hôn u buồn. Trời đã sẫm tối, sương mù bắt đầu rơi xuống. Chúng tôi lủi thủi trở về buồng giam, lòng nặng trĩu. Hai hôm sau, tức ngày thứ 5, chị Quảng và người con út đến trại. Anh Vũ Văn Giai và tôi được phép đến nhà thăm nuôi gặp chị Quảng. Chúng tôi thuật lại sự ra đi của anh Quảng, yên ủi chị trong nước mắt và trao cho chị di sãn hiếm hoi của anh Quảng trước khi chị ra về. Kỹ niệm đau buồn trên đây, tôi hằng nhớ mãi. Những việc lạ lùng mà Đức Chúa Trời đã làm khiến cho mắt tôi thấy được sự hiện diện của Ngài trong mỗi giây phút cuộc đời tôi. Thật Ngài là Đấng Toàn Tri, việc gì chưa xãy ra thì Ngài đã biết trước. Với tình yêu thương lớn lao, Ngài đã tiên liệu và chuẫn bị cho sự ra đi của anh Quảng được nhẹ nhàng, bình an. Qua bài giảng của Mục sư Lộc, lời của Ngài đã nhắc nhở, yên ủi anh Quảng trước khi về với Ngài. Ngài đã cảm động Mục sư Lộc mời anh Quảng cầu nguyện, rõ ràng đó là lời kêu gọi anh Quảng về với Ngài và anh Quảng đã tuyệt đối vâng phục, sẵn sàng ra đi không do dự, không sợ hãi. Ngài cũng giục lòng đưa đường chị Quảng và người con trai út ra đến trại đúng lúc để viếng phần mộ anh Quảng. Đức Chúa Trời là Đấng quyền năng không việc gì mà Ngài không làm được. Ngài có quyền trên sự sống và sự chết của con người. Qua sự việc anh Quãng mà tôi đã chứng kiến, tôi càng vững tiến niềm tin nơi Chúa, hết lòng tôn thờ và vâng phục theo Ngài. A-Men Thưa các bạn đọc thân mến, Sau khi đọc xong bài làm chứng nầy, nếu lòng các bạn thấy cãm động muốn tin nhận Đức Chúa Jesus Christ làm cứu Chúa của mình, tôi khẩn thiết nài xin các bạn hãy quyết định ngay để tội lỗi các bạn được tha, linh hồn các bạn được cứu rỗi, đời sống các bạn được Chúa biến đổi. Xin mời các bạn đến bất cứ Hội Thánh Tin Lành Việt Nam nào gần nơi bạn cư trú để được hướng dẫn tiếp nhận Chúa. Nguyễn Hữu Có Nguyễn Hữu Có (c. 1925 – 3 July 2012) served in the Army of the Republic of Vietnam, rising to the rank of Brigadier General. He was prominent in several coups and juntas in the 1960s. In 1963, Có came to prominence for his role in the November coup that deposed Vietnam's president, Ngô Đình Diệm, who was assassinated. Có's superior, General Tôn Thất Đính, moved him into command of the 7th Division to lock loyalist forces out of Saigon. Có was promoted to Brigadier General after the coup, and as South Vietnam was inflicted with a cycle of coups over the next two years, he became more prominent as other generals defeated one another in power struggles.[citation needed] By 1965, Có was the Deputy Prime Minister and Defense Minister in a junta headed by Prime Minister and Air Marshal Nguyễn Cao Kỳ and General Nguyễn Văn Thiệu, the figurehead chief of state. Có came under increasing scrutiny for his exorbitant wealth and was widely seen as corrupt, while Kỳ viewed him as a political threat. In 1967 Kỳ fired Có when both men were overseas on diplomatic visits. Kỳ then organized military forces to prevent Có from flying back, effectively sending him into exile. Over time, Thiệu began to eclipse Kỳ in a power struggle, and allowed Có to return in 1970. Có then stayed out of public life, and worked in banking and business. In 1975, the communists overran the south, and after hesitating in planning his escape from South Vietnam, Có was captured by the communists, who imprisoned him in reeducation camps for 12 years. Có elected not to emigrate after being released and lived in Vietnam until his death in 2012. Nguyễn Hữu Có Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Tướng Có kể về cuộc đời sự nghiệp Lữ Giang (Phần I) Theo tin của báo Tuổi Trẻ online ở trong nước ngày 4.7.2012, Trung Tướng Nguyễn Hữu Có, người đã tham gia vào nhiều biến cố và giữ nhiều chức vụ quan trọng dưới thời VNCH, đã qua đời ở trong nước ngày 3.7.2012 tại Sài Gòn, hưởng thọ 87 tuổi. Một số người đã hỏi tôi một số vấn đề liên quan đến Tướng Nguyễn Hữu Có. Tôi có biết nhiều chuyện về ông, nhưng tôi nghĩ rằng trong lúc này điều tốt hơn cả là nghe chính ông kể lại cuộc đời của mình trong bài “Gặp Chúa trong tù cải tạo” đăng trên website tinlanhhyvong.com. Vì bài này khá dài, chúng tôi sẽ cho phổ biến trong ba kỳ. GẶP CHÚA TRONG TÙ CẢI TẠO Tác giả: Trung Tướng Nguyễn Hữu Có (Phần I) Thân Thế và Sự Nghiệp Từ thuở nhỏ cho đến lúc trưởng thành, tôi không theo một tôn giáo nào cả. Gia đình tôi chỉ thờ cúng ông bà.Năm 1958, tôi đã được 15 năm trong binh nghiệp. Với cấp bậc Đại tá tôi giữ chức vụ Tư Lệnh Quân khu I, gồm 9 tỉnh miền Đông Nam bộ. Lúc đó các thầy tướng số và các nhà sư khuyên tôi nên lập trang thờ các vị thần hộ mệnh. Tôi tin vào lời khuyên và bắt đầu thờ Ông (Quan Công - Lưu Bị - Trương Phi), Đức Phật Thích Ca và Phật Bà Quan Âm. Mặc dù thờ Phật, nhưng tôi không hề đi chùa, không đọc kinh Phật, nên chẳng hiểu biết giáo lý Phật giáo. Sự thờ phượng của tôi chỉ với mục đích bảo hộ bản thân. Vì bận công việc hằng ngày, tôi không có thời giờ tìm hiểu các vấn đề cơ bản trong Phật giáo, nhất là sự ăn năn, sự tha tội, và sự cứu rỗi linh hồn. Cuối năm 1963, tôi được vinh thăng Thiếu tướng vì có công trong cuộc đảo chính lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm. Cuộc đời binh nghiệp của tôi từ đây có những bước tiến vọt đáng kể: · 1964-1965: Làm Tư Lệnh Quân đoàn IV, rồi làm Tư Lệnh Quân đoàn III. · 1965-1966: Tổng tham mưu trưởng quân lực Việt Nam Cộng Hoà - Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng. Địa vị tôi càng cao càng vững vàng tôi càng tin nơi các đấng hộ mệnh. Tôi biệt riêng ra một phòng ở tư thất, dành cho việc thờ cúng. Tôi cũng thờ thêm nhiều vị Phật khác như: Phật Di Lặc, Phật Bà Chúa Xứ, Phật Đầu Xà (Thái Lan), các Thần Tài, Thổ Địa, v.v. Tôi chi tiền rộng rãi mua sắm hương đèn, hoa quả, còn việc thờ cúng thì giao cho quản gia và người chị vợ trách nhiệm mỗi đêm thắp hương, niệm Phật. Các vị thượng khách khi đến Việt Nam, biết tôi mộ đạo (dù chỉ bằng hình thức), đã tặng tôi nhiều tượng Phật quí thỉnh từ các Chùa ở Lào, Thái Lan và Miên. Tôi cũng đeo trong người hàng chục tượng Phật nhỏ bằng vàng, ngà voi , đá quí do nhiều người gởi tặng, để lúc nào tôi cũng được che chở hộ mạng. Gia đình tôi quan niệm rằng nếu muốn cho linh hồn mình được cứu rỗi trong đời sau thì đời nầy phải lo đạo đức, làm lành lánh dữ, dâng hiến cho các chùa và làm công tác từ thiện. Đời binh nghiệp và chính trị của tôi lên đến tột đỉnh từ giữa năm 1965 đến đầu năm 1967. Với địa vị đứng hàng thứ ba sau hai tướng Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ, tôi chẳng những có thanh thế trong nước, mà còn có tiếng tăm ở nước ngoài. Tôi đã đi thăm và hoạt động ngoại giao ở nhiều nước trên thế giới. Ở Châu Á tôi đã đi thăm Thái Lan, Đài Loan, Phi Luật Tân và Đại Hàn. Ở Châu Âu, tôi đã đến các nước Anh, Đức và Ý. Đặc biệt tôi đã được Đức Giáo Hoàng Paul VI tiếp kiến tại Toà Thánh Vatican. Ở Châu Phi, tôi đã thăm và gặp gỡ các vị Tổng Thống Bourguiba của Tunisie, Tổng Thống Houphouet của Côte d Ivoire. Ở Hoa Kỳ, tôi đã được mời thăm 1 số lớn căn cứ quân sự Mỹ tại Hawai và trên đất liền. Những Bước Thăng Trầm Thử thách thứ nhất Cuộc đời không có gì bền vững cả! Địa vị, danh vọng, tiền bạc, hạnh phúc, v.v. chúng đến khi gặp thời và ra đi khi vận hết. Năm 1967, với địa vị Phó Thủ Tướng chính phủ, kiêm Tổng Trưởng Quốc phòng, tôi được hai tướng Thiệu, Kỳ yêu cầu tôi đi Đài Loan với tư cách đại diện Quân đội và Chính phủ Việt Nam để cảm ơn Tổng Thống Tưởng Giới Thạch và chính phủ Đài Loan về những sự giúp đỡ quân sự, ngoại giao, và sự chân tình ủng hộ công cuộc chống cộng của Miền Nam Việt Nam. Trong chuyến công du bảy ngày nầy tôi còn được giao phó: - Khai trương đường bay Air Việt Nam Sài Gòn - Tapei. - Thăm trường Đại học Quân sự và trường Võ bị. - Nghiên cứu tổ chức, hoạt động Hội Cựu chiến binh Đài Loan. Tôi được đón tiếp như một thượng khách với các nghi lễ đầy đủ. Báo chí Đài Loan cũng đề cao ca tụng tôi. Cuộc công du đang diễn ra tốt đẹp thì đến ngày thứ ba, bất trắc đã xảy ra cho tôi. Đại sứ Việt Nam tại Đài Loan là tướng Trần Thượng Khiêm và Đại sứ Trung Hoa Quốc Gia tại Việt Nam là Hồ Liên xin đến gặp tôi tại khách sạn ban đêm để trao cho tôi bản tin nhận được từ Sài Gòn. Tôi bị Hội Đồng Quân Lực xét xử và cách chức Phó Thủ Tướng và Tổng Trưởng Quốc Phòng, đồng thời bị giải ngũ khỏi quân đội. Tôi hơi bàng hoàng vì trước ngày tôi lên đường, mọi việc có vẻ bình thường. Tôi lấy lại bình tĩnh và nhận định đây là một âm mưu gạt tôi ra nước ngoài để loại tôi ra khỏi chính quyền. Hôm sau tướng Nguyễn Văn Thiệu gửi điện văn qua yêu cầu tôi sau khi chấm dứt công tác ở Đài Loan, tiếp tục dẫn phái đoàn đi thăm Đại Hàn. Tôi liên lạc điện thoại về Sài Gòn nói chuyện trực tiếp với Tướng Thiệu. Tôi trình bày rằng tôi không thể đi Đại Hàn được vì các anh đã "cách chức tôi", hơn nữa cuộc công du nầy chưa chuẩn bị. Thiệu cố ý ép tôi đi Đại Hàn với dụng ý đưa tôi đi xa để khỏi trở về nước. Nhưng tôi xin được đến Hong Kong tị nạn chính trị. Cuối cùng Thiệu ưng thuận. Ngày 20 tháng giêng năm 1967, tôi rời Đài Bắc với lễ nghi tiễn đưa bình thường. Tôi rất cảm kích về sự chân tình của Tổng Thống Tưởng Giới Thạch và chính phủ Đài Loan đã thông cảm hoàn cảnh tôi. Về đến khách sạn Fortuna ở đường Nathan thì có thiếu tướng Linh Quang Viên điện thoại đến xin gặp. Anh Viên được Thiệu cử sang Hong Kong gấp để trao cho tôi bức thư Thiệu viết tay với nội dung ngắn gọn đầy sự hăm dọa. Thiệu khuyên tôi tạm ở nước ngoài, để anh em bên nhà sắp xếp công việc. Nếu tôi tìm cách trở về thì Thiệu không bảo đảm sinh mạng. Anh Viên là người ôn hoà được tôi yêu mến. Anh đang giữ chức vụ Bộ trưởng bộ An Ninh. Tôi vui vẻ bảo với anh Viên về trình với Thiệu, tôi sẽ không làm gì gây khó khăn cho anh em bên nhà, miễn các anh em xử đẹp với tôi thôi. Tôi mau chóng ổn định cuộc sống ở Hong Kong. Tôi thuê được một căn hộ nhỏ để tôi và hai sĩ quan tùy viên trung tín ở chung. Đó là đại uý Đoàn Văn Sanh và Nguyễn Văn Hưỡn (về sau tôi cho Sanh về nước, còn Hưỡn ở với tôi một năm). Tôi dần dần có nhiều bạn bè ở Hong Kong. Một số bạn bè do tòa Tổng lãnh sự Đài Loan giới thiệu (tổ chức chìm không có văn phòng). Họ là những người giàu có trong Tổ chức Quốc Dân Đảng ở Hong Kong. Những người nầy tìm cách an ủi tôi bằng những cuộc chiêu đãi vui chơi, ăn uống, du ngoạn. Có một số khác là người Việt Nam sinh sống lập nghiệp ở Hong Kong, trong số nầy đáng kể nhất là cụ Lưu Đức Trung, 67 tuổi, trước làm cố vấn cho vua Bảo Đại, lúc cựu Hoàng Đế nầy sống lưu vong ở Hong Kong (1946-1949). Một người nữa là Hồng Hữu Ba (40 tuổi) quê ở Bạc Liêu, có vợ người Hoa làm ở bệnh viện Hong Kong, còn ông làm Chấp sự Hội Thánh Tin Lành Hong Kong. Ông Ba thường đến nhà tôi để chia sẻ về Đức Chúa Trời, về Đấng Cưứ Thế Jesus. Ông ba tặng tôi quyển Kinh Thánh Tân Ước và khuyên tôi nên đọc và suy gẫm lời Chúa. Tôi ghi nhận lòng tốt và sự sốt sắng của ông Ba, nhưng thú thật lúc đó cửa tâm hồn còn đóng kín, ánh sáng chân lý chưa lọt được vào trong. Tôi chẳng chú tâm tìm hiểu và cũng lười đọc Kinh Thánh. Tôi tạm yên vui với cảnh sống Hong Kong. Vợ con tôi mỗi năm sang thăm và ở lại với tôi vài lần. Gia đình tôi bên nhà cũng yên ổn sau vài tuần gặp khó khăn ban đầu. Với thời gian thì việc gì cũng qua. Việc của tôi bị lãng quên khỏa lấp với những sự việc mới. Sau khi đắc cử Tổng Thống, Thiệu triệu hồi tôi về nước, Tướng Trần Thiện Khiêm đại sứ ở Đài Loan, Tướng Đổ Cao Trí đại sứ ở Đại Hàn. Giữa năm 1969 Thiệu cũng nhờ Tướng Trần Văn Đôn (Nghị Sĩ) sau khi đi công tác ở Đài Loan ghé Hong Kong. Ngài cho tôi biết Thiệu đã đồng ý cho tôi về nước. Nhưng mãi đến 29-01-1970 Thiệu mới gởi điện cho tôi trở về. Ba năm ở Hong Kong đã làm cho tôi đủ thời gian suy gẫm định hướng tương lại cuộc đời. Tôi quyết định sau khi trở về nước sẽ xoá hết mọi thù hiềm, quên đi chuyện cũ. Tôi dứt khoát không tham gia chính trị và chỉ lo làm ăn nuôi sống gia đình. Thử thách thứ hai Trong năm 1970 tôi lập một trại nuôi gà ở xã Phước Long, Thủ Đức, thu nhập tạm đủ cho gia đình chi dùng. Cuối năm 1970, do giao dịch với Tín Nghĩa ngân hàng, tôi gặp lại anh Nguyễn Tấn Đời và nối lại tình bạn cũ ngày trước. Anh Đời mời tôi hợp tác với Tín Nghĩa ngân hàng. Tôi chấp nhận ngay, vì việc chăn nuôi cũng bấp bênh, không có tương lai. Sau khi học việc một thời gian, anh Đời cho tôi làm phó tổng giám đốc các chi nhánh. Với chức vụ nầy tôi thường đi thanh tra các chi nhánh ở Sài Gòn và các tỉnh, từ 9 lúc ban đầu phát triển đến 22 chi nhánh, lúc Tín Nghĩa Ngân hàng bị rút giấy phép. Tháng 4 năm 1973, Tín Nghĩa ngân hàng bị rút giấy phép hoạt động vì Đoàn Thanh tra ngân hàng đã thấy nhiều hồ sơ cho vay bất hợp lệ. Anh Đời và các nhân viên chủ chốt bị bắt giam ở Chí Hoà và bị truy tố ra toà. Tôi cũng bị truy tố ra tòa, nhưng được tại ngoại, có lẽ vì tôi không dính líu đến việc làm ăn và cho vay ở trụ sở Trung Ương. Thế là tôi bị mất việc, phải xoay ra nghề khác sinh sống. Tôi mở một tiệm buôn xe đạp ở Sài Gòn, và lập một cơ sở chế biến khô mực xuất khẩu ở Vũng Tàu. Thử thách thứ ba Năm 1975, sau khi Phước Long rồi Ban Mê Thuộc bị thất thủ. Tôi bắt đầu lo lắng cho số phận miền Nam Việt Nam. Khi Chính Phủ quyết định rút bỏ Kontum, Pleiku, tình hình quân sự suy sụp mau chóng. Trọn tháng 4, tôi đã bỏ hết công việc làm ăn để tìm phương tiện đưa gia đình ra nước ngoài. Nhưng số phận tôi đã an bài. Tất cả những lo liệu của tôi đều thất bại. Gia đình chúng tôi bị kẹt sau ngày miền Nam hoàn toàn thất thủ. Tôi không trách bạn bè sao không giúp đở vì trước cảnh dầu sôi lữa bỏng, ai cũng lo cho bản thân mình trước đã. Là kẻ chiến bại còn ở lại, tôi phải chấp nhận mọi tình huống nguy hiểm xảy ra. Trước hết là mất tài sản, tôi được lệnh lên Đà Lạt và ra Vũng Tàu giao nhà cho Uỷ Ban quân quản. Cơ quan nầy từ chối không chấp cho tôi biên lai nhận nhà. Đây là một sự tước đoạt cứ không phải là chuyển giao. Nhà tôi đang ở 181-Cách Mạng cũng giao cho ông chủ mới. Lúc đó mạng sống của tôi còn không bảo đãm được nữa là nói chi đến tài sản. Cuối cùng là lệnh gọi đi trình diện cải tạo. Từ đây những ngày dài vô tận và vô cùng đen tối đã bao trùm lên tôi và gia đình tôi. (Còn tiếp) Nguyễn Hữu Có (1925-2012), quê tại Mỹ Tho, là một cựu chính khách và tướng lĩnh Việt Nam Cộng hòa. Ông từng giữ chức Phó thủ tướng, kiêm Tổng trưởng Quốc phòng Việt Nam Cộng Hòa, đồng thời là Tổng tham mưu trưởng Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, hàm Trung tướng (1965–1967). Tuy vậy, đến cuối năm 2004, ông được bầu làm Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với tư cách là nhân sĩ tự do. Ông được chính phủ Việt Nam xem như một biểu tượng của sự hòa giải dân tộc, xóa bỏ hận thù của 30 năm chiến tranh. MỤC LỤC 1 Cuộc đời binh nghiệp và chính trường 2 Rời bỏ chính trường 3 Cuộc sống sau 1975 4 Chú thích 5 Liên kết ngoài CUỘC ĐỜI BINH NGHIỆP VÀ CHÍNH TRƯỜNG Năm 1939, ông gia nhập lực lượng Thiếu sinh quân Đông Dương, đến tháng 4 năm 1946, gia nhập quân đội Pháp với hàm Trung úy, dưới quyền đại úy Phan Tử Nghi. Sau khi Quân lực Việt Nam Cộng Hòa thành lập, ông tiếp tục giữ chức Liên đoàn trưởng Liên đoàn 33, Trung tá. Ông tham gia đảo chính 1963 khi đang giữ chức vụ Tư lệnh phân liên khu miền Đông, hàm Đại tá. Sau đảo chính, ông được phong Thiếu tướng, ủy viên Hội đồng Quân nhân Cách mạng, kiêm chức Tư lệnh Sư đoàn 7. Tham gia cuộc chỉnh lý của tướng Nguyễn Khánh, ông được thăng chức Phó tư lệnh Quân đoàn IV, rồi tư lệnh Quân đoàn II. Sau khi nhóm các tướng trẻ lật đổ Nguyễn Khánh để lên nắm chính quyền, ông trở thành nhân vật số 3 trong chính quyền, sau tướng Nguyễn Văn Thiệu, Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia và tướng Nguyễn Cao Kỳ, Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Quốc gia, giữ chức Phó thủ tướng, kiêm Tổng trưởng Quốc phòng, kiêm Tổng tham mưu trưởng[1]. Tháng 11 năm 1965, ông được thăng Trung tướng. RỜI BỎ CHÍNH TRƯỜNG Những năm tiếp theo, ông trở thành đối tượng mà tướng Thiệu và tướng Kỳ phải gạt bỏ. Năm 1967, trong khi đang đi công tác ở Đài Loan, ông bị gạt ra khỏi mọi chức vụ trong quân đội và cử làm Đại sứ, phải lưu vong tại Đài Loan cho đến năm 1970 mới được tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cho hồi hương. Sau khi được hồi hương, ông tham gia thương trường và từng giữ chức Phó tổng giám đốc Tín Nghĩa Ngân Hàng (từ 1971 đến 1973). Tuy được xem là kẻ cựu thù, nhưng ông lại là người ủng hộ tướng Dương Văn Minh làm lãnh đạo của lực lượng thứ ba tham gia chính trường. Năm 1975, khi tướng Dương Văn Minh nhậm chức tổng thống, ông được cử giữ chức cố vấn quân sự. Ông là một trong 2 tướng lĩnh còn ở lại bên tổng thống đến giờ phút cuối cùng của Sài Gòn (người kia là Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh). Cuộc sống sau 1975 Sau năm 1975, ông bị chính quyền Việt Nam bắt đi cải tạo đến năm 1987. Trong thời gian bị cải tạo, ông gia nhập đạo Tin Lành. Ông mất tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam vào lúc 11 giờ 38 phút ngày 3 tháng 7 năm 2012, hưởng thọ 87 tuổi.[3]
|
|
|
Post by Can Tho on Aug 18, 2011 7:44:00 GMT 9
Lieutenant General Ngô Dzu05/1972 Resigned II Corps Commander Post. 11/1971 Promoted Lieutenant General. 10/1970 II Corps Commander. 05/1970 IV Corps Commander General. 1968 Major General, Assistant in charge of Coordination of Pacification Center/JGS 05/1964 Promoted Brigadier General. 02/1964 Colonel, I Corps Chief of Staff. 01/1964 Colonel, 2nd Infantry Division Commander. 11/1963 Promoted Colonel. 1963 Lieutenant Colonel, II Corps Chief of Staff. 03/1958 Lieutenant Colonel, 7th Infantry Division Commander. 04/1957 Lieutenant Colonel, 4th Field Division Commander.
|
|
|
Post by Can Tho on Aug 18, 2011 7:45:22 GMT 9
Major General Nguyen Xuan TrangDuring the period Lieutenant General Tran Van Don was 1st Corps Commander, its Headquarters was located in Da Nang, Center of Vietnam. At that time, Colonel Nguyen Xuan Trang, 1st Corps Chief of Staff and Major Nguyen Van Hieu, Deputy Chief of Staff, coordinated closely various offices and departments of the 1st Corps General Staff in order to give instructions to different units in the operational areas to conduct joint military operations. In 1961, in order to interdict troops and materials infiltration from the North into the South, the 1st Corps instructed the 1st Infantry Division of Colonel Nguyen Van Thieu together with ten Local Security Forces Companies of Thua Thien Province to conduct military operations in the A Shau valley in order to establish 3 Special Forces camps: A Shau, A Luoi and Ta Bat at strategic points along the infiltration route. Camp A Shau was situated at 97 kms from Da Nang, 48 kms southwest of Hue, and two and a half kms of the Laos-Vietnam borders. During that time, Colonel Trang and Major Hieu were both present at Lao Bao, Laos-Vietnam borders, on National Highway 9 Dong Ha- Se No - Savannakhet. In 1962, the focus turned to the pacification of Tin-Ngai areas (Quang Tin and Quang Ngai Provinces). The 2nd Infantry Division of Colonel Lam Van Phat received orders from the 1st Corps to coordinate with the Local Security Forces to conduct military operations in the areas of Que Son - Nong Son. During that time, Colonel Trang and Major Hieu were both present in Tam Ky, Quang Ngai and Duc Pho, Quang Ngai. When Major General Nguyen Huu Co was 2nd Corps Commander, its Headquarters was situated in Pleiku, Central Highlands. In 1964, Brigadier General Nguyen Xuan Trang was 1st Corps Deputy Commander and Colonel Nguyen Van Hieu was its Chief of Staff. The 22nd Infantry Division received orders from the 2nd Corps to coordinate with the Local Security Forces of Kontum Province to conduct military operations in the areas of Dakto and Plei Trap valley, in order to establish the two Special Forces of Dakto and Ben Het. These areas had strategic importance because they were close to the junction of the three Vietnam-Cambodia-Laos borders, where the Ho Chi Minh Trail cut across Bolovens highlands. During that time, Brigadier General Trang and Colonel Hieu were both in Kontum. Military Profile - August 1947-June 1948: Ecole d'Eleves-Officiers d'Extreme Orient, Nuoc Ngot, Ba Ria, South Vietnam. - June 1948: First Lieutenant. - August 1948-June 1949: Ecole Speciale Militaire Inter-Armes, Coetquidan, Morbhihan, France. - August 1949-December 1949: Ecole d'Application d'Infanterie, Auvours, Sarthe, France. - January 1950-July 1950: Ecole d'Application d'Artillerie, Idar Oberstein, Pfalz Rheinland, Germany. - August 1950: Returned to Vietnam. - September 1950: Assigned to Quang Trung Training Center to form the 5e Bataillon Vietnamien (5th Vietnamese Infantry Battalion). - October 1950: The 5th Vietnamese Infantry Battalion transferred to Soc Trang. - October 1950: Lieutenant. - October 1950-January 1951: Company Commander/5th Infantry Battalion. - June 1951: Captain. - February 1951-April 1951: Deputy Commander/5th Infantry Battalion. - May 1951-July 1951: Company Commander/ 2nd Company. - August 1951-October 1951: Assigned to Centre d'Etudes Militaires, Hanoi, North Vietnam, to study Tactical Command. - November 1951: 3rd Company Commander/5th Artillery Battalion in Na San, Son La, North Vietnam. - March 1952: the 5th Artillery Battalion transferred to Nam Dinh to operate in the Southern Area of North Vietnam: Nam Dinh, Ninh Binh, Bui Chu, Phat Diem, Thai Binh, Hung Yen. - April 1953: Deputy Commander of 5th Artillery Battalion. - July 1953: Major, Commander of 5th Artillery Battalion. - March 1954: the 5th Artillery Battalion transferred to Phu Lang Thuong, Bac Ninh. - May 1954: the 5th Artillery Battalion transferred to Hai Phong. - September 1954: the 5th Artillery Battalion boarded Liberty Ship en route to Da Nang, Ngu Giap, Center of Vietnam. - March 1955: Assigned to the Army Bureau of Inspection . - July 1955: Assigned to the Joint General Staff as Deputy Chief of Staff/Logistics. - April 1956: Lieutenant Colonel. - May 1956: Director of Military Equipment. - August 1956: Commander of ARVN Artillery. - September 1959: Attended Modern Weapons training at US Missile Center, Fort Bliss, Texas. - October 1959: Colonel. - July 1960: Attended Command and General Staff College, Fort Leavenworth, Kansas. - January 1961: Attended Preventive Maintenance training at US Army Armor School, fort Knox, Kentucky. - March 1961: I Corps Chief of Staff, Danang, Center of Vietnam. - January 1963: Commander of ARVN Artillery. - November 1963: Director of Military Equipment. - Mrch 1964: IV Corps Chief of Staff, Can Tho. - April 1964: Brigadier General. - October 1964: Deputy Commander of II Corps, Pleiku. - April 1965: Commander of ARVN Artillery. - July 1965: Head of ARVN officers delegation visiting US Army schools: US Army Infantry Scholl, Fort Benning, Georgia, US Army Artillery School, Fort Sill, Oklahoma, US Army Armor School, Fort Knox, Kentucky. - January 1966: Head of ARVN officers delegation visiting Japan, South Korea, Taiwan. - March 1968: Deputy Chief of Staff/Personnel/Joint General Staff. - July 1968: Major General. - September 1969: Head of ARVN officers' delegation visiting US agencies: Ordnance Depot, Letter Kenny, Pennsylvania, US Adjutant General School, Indianapolis, Indiana, FBI Shooting Range, Maryland. - July 1970: Attended Seminar on International Defense Management, Monterey, California. - December 1971: Accompanied Foreign Minister Tran Van Lam to SEATO (South East Asia Treaty Organization), in Canberra, Australia. - December 1971: Accompanied Foreign Minister Tran Van Lam to SEATO (South East Asia Treaty Organization), in London, England. - April 1973: Head of ARVN officers' delegation visiting military institutions in Taiwan. - April 29, 1975: Moved address from the Joint General Staff to 305/6 Nguyen Minh Chieu, Phu Nhuan, Saigon. - June 14, 1975: Moved to Dai Hoc Xa Minh Mang. - June 16, 1975: Moved to Quang Trung Center, re-education camp. - April 1976: Transferred to Yen Bai re-education camp, North Vietnam. - May 1978: Transferred to Ha Tay re-education camp, Ha Son Binh, North Vietnam. - March 1983: Transferred to Nam Ha re-education camp, Ha Nam Ninh, North Vietnam. - September 9, 1987: Released and transferred to Nam Dinh Train Station to take the train en route to Saigon. - September 12, 1987: Arrived in Saigon Train Station at 4:00 pm after 12 years, 3 months in Communists' prisons. - October 19, 1993: Left Tan Son Nhut Airport with wife and two children Khoi and Khang for the United States under HO political asylum status (HO 19 - 1118). courtesy of Nguyen Xuan Loan
|
|
|
Post by Can Tho on Aug 18, 2011 7:47:23 GMT 9
Major General Huynh Van CaoFull Name: Huynh Van Cao Date and Place of Birth: September 26, 1927 Family status: Married, ten children Education: - Graduate, Military School, Hue, 1950 - College of Tactics, Hanoi, 1952 - Command and General Staff School, Fort Leavenworth, 1958 Present position: Senator Former positions: - Platoon Leader, 1950-1951 - Company commander, 1951-1952 - Battalion commander, 1953-1954 - Chief of the Special Staff, Presidency 1955-1957 - Commander, 13th Infantry Division, 1957-1958 - Commander, 7th Infantry Division and Tien Giang Tactical Zone, 1959-1962 - Chief negotiator, Vietnamese Delegation to Meeting with Cambodian Delegation on Vietnam-Cambodia Borders, March, 1964 - General commissioner, Popular Complaints and Suggestions Office, May 4, 1964 - Chief, General Political Warfare Department 1965-1966 - Commanding General, First Corps, May 16-30, 1966 - Chairman, Social Democrat Bloc, Senate, 1967-1968 - Chairman, foreign Affairs and Information Committee, Senate, 1968 - First Deputy Chairman, Senate, 1970-1971 Decorations, awards: - Commander of the National Order of Vietnam - Officer of the National Order of Vietnam with Gallantry Cross with Palm - Knight of the National Order of Vietnam with Gallantry Cross with Palm Who's Who In Vietnam Vietnam Press, Saigon 1972
|
|
|
Post by Can Tho on Aug 18, 2011 7:48:16 GMT 9
Major General Hoang Van LacFull Name: Hoang Van Lac Date and Place of birth: June 20, 1927, Nam Dinh, North Vietnam Family status: Married, five children Education: Nam Dinh High School, 1945 Present position: Deputy Commander, 1st Corps, 1972 Former positions: - Platoon leader, 4th Battalion, 1950 - Company Commander, 4th Battalion, 1950 - Chief, G3 Headquarters, 3rd Military Region, 1951 - Battalion Commander, 53rd Battalion, 1952 - Regimental Commander, 52nd Regiment concurrently Commander, Hung Yen war zone, 1954 - Chief of Staff concurrently Deputy Commander, 31st Field Division, 1955 - Commander, 12th Infantry Division, 1956-1957 - Commander, Presidential Guard Inter-Arm Brigade, 1957-1958 - Chief, Kien Giang province, 1958-1961 - Special Commissionner for Security, III CTZ, 1962-1963 - Assistant to the Minister of Revolutionary Development, 1965-1967 - Vice Minister of Rural Development, Tran Van Huong Cabinet, 1968 - Commandant, Quang Trung Military Training Center Decorations, awards: - National Order of Vietnam, 3rd class - Army Distinguished Service order - Navy Distinguished Service order - 10 Gallantry Crosses - Armed Forces Honor Medal - Technical Service Honor Medal - Chuong My (Merit) Medal - Revolutionary Development Medal Who's Who In Vietnam Vietnam Press, Saigon 1972
|
|
|
Post by Can Tho on Aug 18, 2011 7:49:05 GMT 9
Lieutenant General Le Nguyen Khang Full Name: Le Nguyen Khang Date and Place of birth: June 11, 1931, Son Tay, North Vietnam Family status: Married, three children Education: - Baccalaureate, 1951, Chu Van An High School, Hanoi - Garduate, Class 1, Nam Dinh Reserve Officers School, 1952 - Graduate, Advanced Infantry Class, US Army Infantry School, Fort Benning, Ga., USA, 1956 - Graduate, Marine Middle Class, Marine Corps School, Quantico, Va. USA 1958 Present position: Assistant (for Operations) to RVNAF Chief of Joint General Staff, since May 5, 1972 Former positions: - Second Lieutenant, 3rd River Force Detachment, later changed into the 3rd River Patrol Company - First Lieutenant, Chief G-4, Marine Group Command, 1954 - Commander, Headquarters Company, Marine Group, 1956 - Captain, May 1956 - Commander, Marine 2nd Battalion, 1957 - Commander, Marine 3rd Battalion, 1959 - Commander, Marine 1st Battalion, 1960 - Acting Commander, Marine Group, April 1960 - Major, October 26, 1961 - Commander, Marine Brigade, January 1962 - Lieutenant Colonel, June 18, 1962 - Military Attache, Vietnam Embassy, Manila, Philippines, December 9, 1963 - Commander, Marine Brigade, February 26, 1964 - Brigadier General, August 11, 1964 - Major General, October 15, 1964 - Commander, Capital Military District, June 1965 - June 1966 - Lieutenant General, November 1967 - Commander, III Corps and 3rd Tactical Area, since June 10, 1966 Decorations, awards: - Grand Officer of the National Order of Vietnam - Air Force Distinguished Service Order, 1st class - Navy Distinguished Service Order 1st class - 6 Gallantry Crosses with Palms - Gallantry Cross with Gold Star - 2 Gallantry Corsses with Silver Star - Air Gallantry Medal with Gold Wing - Hazardous Service Medal - Leadership Medal Who's Who In Vietnam Vietnam Press, Saigon 1972
|
|
|
Post by Can Tho on Aug 18, 2011 7:50:29 GMT 9
Lieutenant General Hoang Xuan LamFull Name: Hoang Xuan Lam Date and Place of Birth: October 10, 1928, Phu Loc, Quang Tri (Central Vietnam) Family status: Married, six children Education: Baccalaureate Present position: Inspector, Civil Self-Defense Former positions: - Armored Platoon Leader, 1st Armored Company, 1951 - Commander, 4th Armored Company, 1954 - Commander, Armored Cavalry Training Center, Thu Duc Reserve Officers' School, May 1955 - Concurrently Officer representing Armor in the 1st Military Region, November 1, 1955 - Concurrently, Commander, Armored Cavalry, 1st Military Region, April 1, 1956 - Chief of Armor Branch, Joint General Staff, 1957 - Director of Instruction and Chief of Arms and Services, Command and Staff School, Dalat 1960-63 - Commander, 23rd Infantry Division, 1963; - Commander, 2nd Infantry Division, 1964 - Commander, I Army Corps and 1st Tactical Zone and Government Delegate to Central Vietnam, Coastal Area, 1966-1972 Decorations, awards: - Knight of the national Order of Vietnam - Officer of the National Order of Vietnam - Commander of the National Order of Vietnam with gallantry cross with palm Who's Who In Vietnam Vietnam Press, Saigon 1972
|
|
|
Post by Can Tho on Aug 18, 2011 7:51:22 GMT 9
Lieutenant General Lu Mong LanFull Name: Lu Mong Lan Date and Place of Birth: September 28, 1927, Quang Tri (Central Vietnam) Family status: Married, five children Education: - Diplome D'Etudes Primaires Superieures Indochinoise (DEPSI), Lycee Khai Dinh, Hue, 1944. - Command and General Staff School, Fort Leavenworth, 1957 Present position: Commander, II Corps and 2nd Tactical Area since March 1, 1968. Former positions: - Company commander, 1951 - Deputy Battalion commander, 1952 - Regimental Chief of Staff, 1954 - Division Chief of Staff, 1955 - Deputy Chief of Staff for Operations, JGS, 1958 - Commander, 25th Infantry division, 1962; 23rd Infantry division, 1964; 10th Infantry division, 1965 - Chief, General Office of Military Instruction, JGS, 1966 - Commandant, Defense College, 1967 Decorations, awards: - National Order of Vietnam - Army Distinguished order, 1st class - Air Force Distinguished Service order, 2nd class - Navy Distinguished Service order, 2nd class - 10 gallantry Crosses with palm - 2 gallantry Crosses with gold star - 1 gallantry Crosses with silver star - 1 gallantry Crosses with bronze star - Air gallantry Medal with gold wing - Hazardous Service Medal - Armed Forces Honor Medal, 1st class - Leadership Medal - Staff Service Honor Medal - Training Service Honor Medal - Civil Actions Honor Medal - Good Conduct Medal Who's Who In Vietnam Vietnam Press, Saigon 1969
|
|
|
Post by Can Tho on Aug 18, 2011 7:52:22 GMT 9
Major General Lam Quang ThoBorn in 1931 in Bac Lieu 03/1972 to 04/1975 Major General, Superintendent of Dalat Military Academy. 1970 to 03/1972 Major General, 18th Division Commander. 1968 to 1970 Brigader General, Superintendent of Thu Duc Military Academy. 01/1967 to 1968 Colonel, Commander of Phuoc Bien Special Sector. 09/1964 to 01/1967 Colonel, Superintendent of Dong De Non-Commissioned Officers Military Academy. 11/1963 to 09/1964 Colonel, Armored Unit Commander. Concurrently Commander of 5th Armored Task Force. 1960 to 11/1963 Lieutenant Colonel, 2nd Armored Squadron Commander. Concurrently Chief of Dinh Tuong Province (My Tho). 1955 to 1963 Major then Lieutenant Colonel, 2nd Armored Squadron Commander. 1954 to 1955 Captain, M24 Armored Compagnie Commander. 1952 to 1954 Lieutenant, Armored Platoon Commander. 1951 to 1952 First Lieutenant, 3rd Class/VNMA. Nhan Hữu Hiệp
|
|
|
Post by Can Tho on Aug 18, 2011 7:55:16 GMT 9
Lieutenant General Lam Quang ThiFull Name: Lam Quang Thi Date and Place of birth: 1932, Vinh Loi, Bac Lieu (South Vietnam) Family status: Education: Graduated from Dalat National Military Academy, 1951 Present position: Commander, Vietnam National Military Academy (Dalat), since 1968 Former positions: - Commander, RVNAF Artillery Training Center, 1955-1956 - Commander, Artillery I Corps, 1957-1959 - Deputy Commander, RVNAF Artillery, 1960-1961 - Commander, 9th Infantry Division, 1965 Decorations, awards: - National Order of Vietnam, 3rd class - Army Distinguished Service order, 1st class - Navy Distinguished Service order, 1st class - Armed Forces Honor Medal, 1st class - Staff Service Honor Medal, 1st class - Technical Service Honor Medal, 1st class - Training Service Honor Medal, 1st class - Civil Actions Honor Medal, 1st class - Chuong My Medal, 1st class - Administrative Service Medal, 1st class - Merit Thai - Order of Military Merit Chung Mu, Korea - The Legion of Merit (Degree of Officer) US Army Who's Who In Vietnam Vietnam Press, Saigon 1970 My Father's Army Uniform General Lam Quang Thi Home for the weekend recently, I chanced upon my father's South Vietnamese Army uniform, the three silver stars still pinned meticulously onto each lapel. Once in that tropical country, my father had worn it regally, a warrior in a civil war he bravely fought and lost. Once, as a child, I had looked up to a man who had seemed more like a deity. Hadn't I imagined myself as an adult walking in his soldierly footsteps? A particular night emerges from my childhood memories: the cool wind blows through a villa where distant B-52 bomb explosions echo, melding with the monsoon rain. I am 10 years old, an army brat living with my family in the imperial city of Hue, near the DMZ (demilitarized zone). Somewhere in the servant quarters our two German shepherds are barking loudly as a few army jeeps screech to a halt on the cobble stone courtyard. "Papa's home! Papa's Home"! I yell and rush to him -- he laughs heartily as he lifts me up for a warm embrace. His wet uniform emits the smell of sweat, cologne, mud, cigar and gunpowder -- smells that I will always associate with the battlefield. But it does not matter -- I am happy in that embrace, happy in that house by the Perfume River when history was still on our side. A few years later, however, the war ended -- badly for us. When we set foot on the American shore, history was already against us; Vietnam went on without us; America went on without acknowledging us. In America, there were no territories for father and son to defend, no war to fight. Instead, a gap slowly widened between us. Though he managed to remake himself as a banking executive with an MBA -- a remarkable feat for someone who came to America in his 40s and who spoke English as his third language -- my father's passion remains extraterritorial. At dinner time, after a drink or two, he would relive the battles that he had fought and won. The Vietnam war has become for him "a twenty-five years century" -- the epitome of his life. My father's booming voice shook every pane of glass in our new home and filled me, slowly but surely, with an impending sense of doom. His war, my inheritance; his defeat, my legacy. By the time I was 12, I, too, had become a bitter veteran of a war -- but one I had never actually fought. What my father rarely mentioned was the last time he wore his uniform -- the day South Vietnam surrendered. My father had commandeered a navy ship full of army officers to the Philippines. Nearing shore, he changed into a pair of jeans and a T-shirt, threw his gun into the Pacific Ocean, and asked the U.S. for asylum. I was not there but that image, more than any other, spelled the end of my childhood mythology. When I turned 18, my father -- a big fan of Napoleon -- took the family to Europe for vacation. Paris, where he had once been a foreign student, was the main attraction but he insisted on seeing the battlefield of Waterloo in Belgium. We spent hours driving through the Belgian countryside until, at last, we found the place. Climbing to the top of the hill overlooking the field, my father began narrating where Napoleon's army stood, and how the Duke of Wellington arrived just on time to turn the tide. I already knew the story and I was no longer intrigued. I suddenly realized that passions are not inherited -- that what the pasture I was gazing at invoked in me was not a martial ethos but poetry. Somewhere in between the boy who once sang the Vietnamese national anthem in the school yard in Saigon with tears in his eyes and the young man preparing to go to college believing in his own power to shape his destiny was the slow but natural demise of the old patriotic impulse. Indeed, the Cold War and its aftermath has given birth to a race of children like me -- transnationals. The greatest phenomenon in this century, I am now convinced, has less to do with the World Wars than with the dispossessed those wars sent fleeing. Today displacement -- movement -- has become the contemporary narrative. Today in America my father watches CNN and practices his martial arts. He does not expect history to be kind and is, therefore, not an unhappy man. He watches the collapse of communism around the world with glee and sips his wines. In his mid-60s, he is a graying panther who recently finished his soldier's memoir so that, in his words, "the new generation of Vietnamese Americans will know what happened." Perhaps one day, when communism fails there too and democracy reigns, my father will return to Vietnam, if only to dance one last dance on his enemies' graves. Whereas I... Every morning I write, rendering memories into words. Only this morning, waking from a recurrent dream in which I am diving into the ocean to retrieve a rusty gun, do I begin to appreciate how tricky history is, how powerful its grip on one's soul. Always in the dream I reach out for the gun but it dissolves into sand. Every morning I write, going back further, re-invoking the past precisely because it is irretrievable. I write, if only to take leave. A kiss then for my father as the weekend visit ends. I tear a hole through the army uniform's plastic cover, lean close and sniff. There is no odor now of gun powder, no smell of scorched earth, no cigar stench -- only the faint smell of mothballs, old dust. Andrew Lam www.pacificnews.org/lam/index.html
|
|
|
Post by Can Tho on Aug 18, 2011 7:58:03 GMT 9
General Nguyen Van MinhGeneral Minh was a relative newcomer to the game of political appointments, though he had been in the military since 1950 when he served as an airborne officer under the French. After backing the wrong side in an unsuccessful coup against then-President Ngo Dinh Diem in November 1960, Minh was banished to An Giang Province in the Delta where he served as province chief until after Diem's death in November 1963. A year later he became deputy commander of the 21st ARVN Division, still in the Medong Delta, where the insurgency had reached dangerous proportions. In 1965 Minh was promoted to brigadier general and given command of the division. In early 1966 the American deputy senior division adviser noted that the successes of the 21st ARVN Division were "due primarily to the leadeship and skill of the division CG (commanding general) Major General Nguyen Van Minh. This division is an aggressive fighting force, and extremely well-led..." General Minh was also instrumental in developing an effective air mobile capability for the division within eight months of taking command. But as a corps commander, Minh was out of his league. He was an able and energetic administrator, not a fighter, and the responsibility of handling both the military situation in the field and the political games in the capital proved to be a crushing weight. To make matters worse, Minh was also responsible for the security of Saigon, which, although it fell inside III Corps, was considered a separate administrative zone. Minh's uneasiness in the highest level of command and his limited sense of strategy quickly became apparent. During a battle between the Airborne Division and the 141st VNA Regiment in December 1971 an entire enemy battalion was all but wiped out. General Minh was elated and he believed the enemy threat to the border area to be over. On 26 December he ordered all South Vietnamese troops out of Cambodia and released the Airborne Division to the general reserve. Other South Vietnamese units were redistributed to their original positions throughout III Corps, leaving a buffer zone of rangers to act as sensors for any further enemy movement. Without lifting a finger the North Vietnamese were able to remain in place inside Cambodia, secure in the knowledge that the South Vietnamese would not pursue them. Beginning in early 1972 the North Vietnamese were allowed to prepare unmolested for the coming offensive. (pp 374-377) Dale Andrade Trial By Fire 1995 "Serenading Minh" I returned to my office. It was around midnight. - This is Captain Hoa, I am listening - - Hi, buddy, this is Lieutenant Colonel Minh - It was Lieutenant Colonel Nguyen van Minh, known by his friends as "Serenading Minh", Province Chief of An Giang Province. He was a chief of province well liked by the President and the Advisor. I knew him well during the period I held the position of the 21st Infantry Division Commander's bureau chief, stationed in Can Tho. Lieutenant Colonel Minh had the reputation of being very attentive to his senior officers and very generous with junior officers in cases these junior officers were close to his senior officers. During that period, each time he came to Can Tho, he never missed to visit me and always handed me some money "to buy yourself a cup of coffee". One day he asked me: - Hoa, do you know if Colonel Khiem needs anything? - I remembered Colonel Khiem once had mentioned about a Polaroid camera which could make an instantaneous photo, very handy for psychological operations and intelligence gathering purposes. I told that to Lieutenant Colonel Minh. A couple of weeks later, he had someone bring a Polaroid camera to me so that I could present it to Colonel Khiem as a gift, and as for my part, I got an envelope with the following line "buy yourself a cup of coffee". Then during the time it was fashionable to raise swallow birds, Lieutenant Colonel Minh dispatched a truck carrying a cage with six pairs of extremely exquisite swallows inside, with a few kilograms of birds' food, from Long Xuyen to Can Tho to be presented to Colonel Khiem as a gift. This time my "buy yourself a cup of coffee" consisted in a pair of swallows inside a hand-held cage with a kilogram of birds' food. [...] Among the officers incarcerated after the 11.1.1963 military coup and confined at the military security compound, were Lieutenant Colonel Nguyen Van Minh, An Giang Province Chief, and Lieutenant Colonel Nguyen Khac Binh who was still a Major and 23rd Infantry Division Chief of Staff in Ban Me Thuot at that time. The spouses of these two gentlemen came to my house several times and asked me to intercede with Lieutenant General Khiem for their release. Lieutenant General Khiem was initially reluctant, however when I submitted their request for the second time, buttressed with my own presentation of the matter, Lieutenant Colonels Minh and Binh were released and had their ranks fully restituted. The first time Lieutenant Colonel Minh came to my office after his release, he maintained his usual generosity toward me, and this time my "buy yourself a cup of coffee" was an authentic baby doll manufactured from France. It was really beautiful indeed. And from time to time, he continued to come into my office for a chat. After a few times, Lieutenant Colonel Minh asked me to request Lieutenant General Khiem for a transfer to the 21st Infantry Division, where he was willing to assume any position. He offered additional explanation: - Do you know, according to my soothsayer, if I head toward that direction, I will have more chances of advancement. Therefore, try hard to help me, Hoa - While awaiting Lieutenant General Khiem's decision, he communicated to me some additional information concerning his case. The Colonel Commander of the 21st Infantry Division agreed to appoint him Commander of Ca Mau Brigade. That was a first successful step. Now the next step: - Please help me once more. This time I ask you to make arrangement for a L19 airplane to pick me up, the important thing is that the pilot has to be present at the VIP parking area at 7:00 p.m. sharp - and tell him not to shut off the engine, I will board the plane immediately. Let me whisper to your ear this: the soothsayer told me that if I depart at such time and in such manner and head toward the direction of the 21st Infantry Division, I will reach the pinnacle in the Army. Don't turn me down, Hoa - Before he left the office, he gave me an envelope intended for the pilot and my "buy yourself a cup of coffee" was also an envelope. Let me provide some additional explanations: after the transfer of the command of the 21st Infantry Division between Lieutenant General Khiem and Colonel Bui Huu Nhon, and General Khiem assuming the position of Joint General Staff Chief in December 1962, this Division moved down to Bac Lieu, ceding the Headquarters in Can Tho to the 4th Corps Command Post which was formed in the beginning of 1963. Therefore, the direction alluded by Lieutenant Colonel Minh was South East as related to capital Saigon. Concerning Ca Mau Brigade, which Lieutenant Colonel Minh was about to assume the command, it comprised the 32nd Infantry Regiment (attached to the 21st Division), with Artillery and Armor units, operating in An Xuyen military area (Ca Mau). Lieutenant Colonel Minh talked about a L19 airplane; it was a military observation airplane used to guide artillery and air force fire powers aiming at the enemy. When needed, it was also used to ferry VIP officers or generals who traveled from one unit location to another one within a 300 kilometer range. A couple of weeks after Lieutenant Colonel Minh assumed the command of Ca Mau Brigade, he telephoned me: - Hoa dearest, I am subpoenaed to appear in court to answer to a few questions in Saigon. Would you please help me in responding to the bureau chief of the Justice Department, that my unit is conducting an operation, and that I will report when it is over. Please resolve this matter for me as soon as possible, would you? - - What's the matter, Colonel? Is it very serious? - - It's not very important, dear. It's just merely a matter of minor glitch - - Well, I will try, but cannot make any promise to you, because I don't have a full picture of the matter - Afterwards I learned that Lieutenant Colonel Minh was one among the suspects involved in the murder of a political figure in An Giang Province during the time he was Province Chief. The bureau chief of the Justice Department let me know that the Justice Minister granted the postponement until Lieutenant Colonel Minh wrap up his military operation. Lieutenant Colonel Minh was able to resolve his problem in a short time. I have no clue how he did it, making such a heavy dossier put aside in some forgotten bottom shelf, then disappear completely altogether afterwards. To this day, I ask myself, "Did I have anything to do with Lieutenant Colonel Minh's exoneration?" In all honesty, I only relayed his request for an appearance postponement only. I don't know how accurate the soothsayer's prediction was, but it was evident that after the battle of the Red Summer in April 1972, a rumor circulated among the generals that Lieutenant General Minh (he was promoted quite rapidly) might replace General Cao Van Vien as the next Chairman of the Joint General Staff. Colonel Pham Ba Hoa Doi Dong Ghi Nho (My Memoir
|
|
|
Post by Can Tho on Aug 18, 2011 7:59:16 GMT 9
General Nguyen Van ToanBorn on 10/06/1932 in Hue, Center Vietnam 02/1975 - 04/1975 Lieutenant General, III Corps Commander. 11/1974 - 02/1975 Armor Commander. 04/1972 - 11/1974 II Corps Commander. 1972 - Major General, Armor Commander. 1968 - 1972 Brigadier General, 2nd Infantry Division Commander. 1966 - 1968 Colonel, 1st Infantry Division Deputy Commander. 1963 - 1966 Lieutenant Colonel, 5th Armor Squadron. 1961 - 1963 Major, Superintendent of Armor School. 1956 - 1961 Captain, Armor Battalion Deputy Commander - Commander. 1954 - 1956 Lieutenant, Armor Campany X.O. 1952 - 1954 First Lieutenant, Armor Platoon Leader. 1950 - 1952 Cadet, 3-5 Class of Dalat Military Academy. National Medal, 2nd Class. 30 Gallantry Medals of various types. 2 U.S. Silver Star Medals. Nhan Huu Hiep Thiếu Tướng Mạch Văn Trường
|
|
|
Post by Can Tho on Aug 18, 2011 8:00:16 GMT 9
Major General Nguyen Cao KyFull Name: Nguyen Cao Ky Date and Place of Birth: September 8. 1930, Son Tay (North Vietnam) Family status: Married, six children Education: - Graduate, Chu Van An High School, Hanoi, 1948 - Graduate, Nam Dinh Reserve Officer School, Class I, 1952 - Graduate, Marrakech Air Force Training School, Morroco, 1954 - Graduate, Air Command and Staff College, USA, 1958 Present position: Vice President, Republic of Vietnam, September 1967 Former positions: - Commanding Officer, First Transport Squadron, VNAF, 1955 - Concurrently Acting Commanding Officer, Third Air Support Base, 1956 - Participated in the delegation visiting US Air Bases (Staff Orientation visits/VIP), 1958 - Deputy Chief of Staff for Operations VNAF, 1959 - Charge d'Affaires, VNAF Command, during the VNAF Commander's absence, March 6, 1959 - Commanding Officer, First Transport Group, March 1, 1960 - Charge d'Affaires, VNAF Command, during the VNAF Commander's absence, April 9, 1960 - Acting Commander, VNAF, December 16, 1963 - Concurrently, Commanding Officer, 83rth Special Group, since July 31, 1964 - Commander, VNAF, August 12, 1964-November 1967 - Prime Minister, Government of the Republic of Vietnam, June 19, 1965 - September 1967 Who's Who In Vietnam Vietnam Press, Saigon 1967
|
|
|
Post by Can Tho on Aug 18, 2011 8:01:27 GMT 9
Lieutenant General Nguyen Bao TriFull Name: Nguyen Bao Tri (Bao Giang, Cuu Long Giang) Date and Place of birth: 1929, Hanoi, North Vietnam Family status: Married, five children Education: - Schools of Law, Hanoi and Saigon - Graduate, Nam Dinh Officer Candidate School (1st Promotion) - Command and General College, Fort Leavenworth, USA Present position: Commandant, Command and General Staff College, ARVNF Former positions: - Teacher - Commander, 11st Infantry Division - Commander, 21st Infantry Division - Commander, 22nd Infantry Division - Commander, 7th Infantry Division - Commander, III Army corps and III Tactical Zone - Information and Open Arms Minister, Nguyen Cao Ky Cabinet, 1966-1967 - Rural Reconstruction Minister, Nguyen Van Loc Cabinet, 1967 Decorations, awards: unavailable Publications: Author, - Dia Ly Cao Nguyen Mien Nam (Geography of Central Highland, South Vietnam) 1960 - Vai Tro Quan Doi o Cac Nuoc A Phi (The Role of the Armed Forces in Afro-Asian countries) 1965 - Hien Phap va Cong Quyen (Constitution and Public Rights) 1966 - Canh tan trong Lien tuc lich su (Reform within the historical continuity) 1967 - Nguoi Viet, Dat Viet (Vietnam, the land and the people) 1968 - Cao Nguyen Mien Thuong (The Central Highlands - associated with Toan Anh) 1969 - Truyen Thong Quan Su Viet Nam (The Vietnamese Military Tradition) 1970 - Dia Ly Quan Su Viet Nam, Kampuchea va Ai Lao (Vietnam, Cambodia and Lao Military Geography) 1972 Who's Who In Vietnam Vietnam Press, Saigon 1972 Courtesy of Adam Sadowski
|
|
|
Post by Can Tho on Aug 18, 2011 8:02:58 GMT 9
General Ngo Quang Truong
General Truong's career started in 1964, when he was commanding one such battalion. During a military operation, he had courageously saved the life of a critically wounded advisor, Captain Thomas B. Thockmorton, son of Lieutenant General John Thockmorton, second in command of MACV. Many officers were aware of Truong's aptitude, they expressed their endearment and were very supportive of him.
Dependent on the favorable result, General Cao Van Vien was also supportive of Truong when Vien was the Commander of the Airborne Division. As a result, Truong had many opportunities to advance his military career. In 1967, he was appointed as the Commander of the 1st Infantry Division in Military Region 1, then in 1971, he was recommended for the post of Commander of the Army Corps IV, Can Tho. In 1972 Truong was designated to replace General Hoang Xuan Lam to command the Army Corps I in Da Nang. The relationship between Truong and General Vien was close. On the night of February 20, 1975, General Vien relayed President Thieu's order to Truong that only one enclave can be defended due to limited support. General Truong was no stranger to conflicting and controversial orders, but he became confused and discontent to the point that he had offered his resignation in the midst of battle.
After the war and their arrivals at a refugee camp in the U.S., both General Vien and Truong were approached by an organization called General Research Corporation. They were offered contracts with the U.S. Department of Defense's military history center to write documents relating to the Vietnam War. The inconsistencies between Vien and Truong then became more apparent. At one point during a meeting to compile information for the U.S., Truong asserted the failure to "Bad Leadership, Central Government lack of talent". Lieutenant General Dong Van Khuyen sided with General Vien and voiced his protest. Brigadier General Tran Dinh Tho, Assistant Chief of Staff J3, argued, "General Staff did all that it could. If there was any available means, it was always reserved for the Army Corps 1/Military Region 1. Both the Airborne and Marine Divisions, which were the general reserved forces, were sent to support the 1st Army Corps. Even after the objective was achieved, General Truong retained these divisions and utilized them as the local forces instead of sending them back to the Joint General Staff to maneuver other areas. What is there to criticize?"
During the heated conversations, General Vien did not utter one word. But after the meeting, General Vien pulled Khuyen and Tho aside and said, "They adapted to the new life over here! In Vietnam, those types would have their necks wringged." The fallout continued to be greater until one day in 1985, when General Vien summoned the Generals of the ARVN to Washington to discuss the Vietnam Veterans Association, General Truong had a very disobedient attitude, from the choosing of his seat to the methods of discussing the topics. Afterward, Truong was never present at the subsequent meetings.
General Truong never had such an attitude before, especially toward General Vien, the man to whom Truong should be indebted. When asked about it, General Truong revealed, "The faith has been lost, upon arriving in this land what remained is only the feelings, duties and love?"
Moreover, Truong blamed Vien for not seeing and following the changes in the newly developing situation. Meanwhile, a number of other generals also bitterly criticized Truong. Major General Nguyen Duy Hinh, Truong's former Chief of Staff gravely remarked, "Truong's knowledge was mediocre; during a meeting or conference he never gave out orders or instructions. His fame and reputation were only fictitious."
Major General Bui The Lan, Commander of the Marine Division, who was Truong's classmate seriously commented, "Upon facing the danger (the withdrawing from Da Nang), could one assess the bravery and real capacity of an individual." Having served as his deputy for three years, I commented, "Even if Truong lack great knowledge, he knew how to choose his staff members and utilize their expertise. This was very commendable. When confronted with danger, if one were placed in Truong's situation, with his wife and small children whisked away by the CIA many months before, even a man with a heart of stone would have to succumb."
Then I pointed to them, "both of you were promoted from Colonel to Brigadier then Major General in a short period of time due to your merits of course, but mainly it was because of Truong's full support. I am not grateful for money and ranking, but I just want to bring out the voice of conscience. I need to add that in the year of 1960 when I had the rank of full Colonel, Truong was only a First Lieutenant. If all commanders of the four Army Corps had Truong's work ethics, (General Chief of the Joint General Staff as well as President Commander-in-Chief of the ARVN) and fully performed their duties, then the U.S. would not have forsaken Vietnam., Hanoi communist would not be able to drive us out. It was our fault that caused us to lose this war. This unforgivable mistake had forced us to abandon our motherland, our comrades (alive and deceased), and our people to runaway and live shamefully in a foreign land."
The ARVN rarely have a commander who worked through seven days a week, never requested or asked for anything from the units under his command. Truong always shared the interests, finances, medals and promotions, etc. Few set better example than Truong. During his stay in the Fort Chaffee refugee camp, Arkansas, he only had a twenty dollar bill given to him by a friend (advisor). People remaining in Vietnam and Vietnamese abroad are still waiting for Truong to form a resistance group. But all is just a dream, Truong like most of us is not the type of person who seeks personal fame.
The fact that these generals elected to write documents for the U.S. Military History Center remains a disturbing question for many. It was not understood what General Vien and General Truong were thinking when they accepted this shameful offer.
Hoang Van Lac and Ha Mai Viet Blind Design (1996)
Tribute to a Brilliant Commander
The Ia Drang Valley campaign was a landmark for me, because it introduced me to the most brilliant tactical commander I'd ever known.
Colonel Ngo Quang Truong was General Dong's chief of staff. He did not look like my idea of a military genius: only five feet seven, in his midforties, very skinny, with hunched shoulders and a head that seemed too big for his body. His face was pinched and intense, not at all handsome, and there was always a cigarette hanging from his lips. Yet he was revered by his officers and troops-and feared by those North Vietnamese commanders who knew of his ability. Any time a particularly tricky combat operation came up, Dong put him in command.
The airborne was alerted to prevent the North Vietnamese regiments defeated in the Ia Drang Valley from escaping back into Cambodia. I was half asleep in my room at the Manor BOQ after a big meal of curried chicken and beer when the call came to get out to the airport. Truong had assembled an unusually large task force of some two thousand troops to go to the Ia Drang the following morning, and had chosen me as his advisor.
We flew in transports to the red clay strip at Duc Co, my old stomping ground, then by chopper south to the river valley. From the minute we stepped off our helicopters we were involved in skirmishes and firefights. The valley was about twelve miles wide at the point where the Ia Drang flowed westward into Cambodia-and somewhere in those miles of dense jungle the main body of the enemy was on the move. We had landed to the north, and Truong ordered the battalions to cross the Ia Drang and take up positions along the Chu Prong Mountains, which formed a series of steep ridges to the south. It was fascinating to watch him operate. As we marched, he would stop to study the map, and every once in a while he'd indicate a position on the map and say, "I want you to fire artillery here." I was skeptical at first, but called in the barrages; when we reached the areas we found bodies. Simply by visualizing the terrain and drawing on his experience fighting the enemy for fifteen years, Truong showed an uncanny ability to predict what they were going to do.
When we set up our command post that night, he opened his map, lit a cigarette, and outlined his battle plan. The strip of jungle between our position on the ridges and the river, he explained, made a natural corridor-the route the NVA would most likely take. He said, "At dawn we will send out one battalion and put it here, on our left, as a blocking force between the ridge and the river. Around eight o'clock tomorrow morning they will make a big enemy contact. Then I will send another battalion here, to our right. They will make contact at about eleven o'clock. I want you to have your artillery ready to fire into this area in front of us," he said, "and then we will attack with our third and fourth battalions down toward the river. The enemy will then be trapped with the river to his back."
I'd never heard anything like this at West Point. I was thinking, "What's all this about eight o'clock and eleven o'clock? How can he schedule a battle that way?" But I also recognized the outline of his plan: Truong had reinvented the tactics Hannibal had used in 217 B.C. when he enveloped and annihilated the Roman legions on the banks of Lake Trasimene.
But, Truong added, we had a problem: the Vietnamese airborne had been called into this campaign because of high-level concern that American forces in pursuit of the enemy might otherwise venture too close to the Cambodian border. He said, "On your map, the Cambodian border is located here, ten kilometers east of where it appears on mine. In order to execute my plan, we must use my map rather than yours, because otherwise we cannot go around deeply enough to set up our first blocking force. So, Thieu ta Schwarzkopf"-thieu ta (pronounced "tia-tah") is Vietnamese for "major"-"what do you advise?"
The prospect of letting an enemy escape into a sanctuary until he was strong enough to attack again galled me as much as it would any soldier. Some of these fellows were the same ones I'd run into four months earlier at Duc Co; I didn't want to fight them again four months from now. So why should I assume that my map was more accurate than Truong's?
"I advise that we use the boundary on your map."
Long after he'd issued his attack orders, Truong sat smoking his cigarettes and studying the map. We went over the plan again and again late into the night, visualizing every step of the battle. At dawn we sent out the 3rd Battalion. They got into position and, sure enough, at eight o'clock they called and reported heavy contact. Truong sent the 5th Battalion to the right. At eleven o'clock they reported heavy contact. As Truong had predicted, in the jungle below us the enemy had run into the 3rd Battalion at the border and decided, "We can't get out that way. We'll double back." That decision violated a basic principle of escape and evasion, which is to take the worst possible route in order to minimize the risk of encountering a waiting enemy. Had they climbed out of the valley up the Chu Prong Mountains, they might have gotten away. Instead they followed the low ground, as Truong had anticipated, and now we'd boxed them in. He looked at me and said, "Fire your artillery." We shelled the area below us for a half hour. Then he ordered his two remaining battalions to attack down the hill; there was a hell of a lot of shooting as we followed them in.
Around one o'clock, Truong announce, "Okay. We'll stop." He picked a lovely little clearing, and we sat down with his staff and had lunch! Halfway through the meal, he put down his rice bowl and issued some commands on the radio. "What are you doing?" I asked. He'd ordered his men to search the battlefield for weapons: "We killed many enemy, and the ones we didn't kill threw down their weapons and ran away."
Now, he hadn't seen a d**n thing! All the action had been hidden by jungle. But we stayed in that clearing for the remainder of the day, and his troops brought in armful after armful of weapons and piled them in front of us. I was excited-we'd scored a decisive victory! But Truong just sat, smoking his cigarettes.
General H. Norman Schwarzkopf It Doesn't Take A Hero (1992)
|
|
|
Post by Can Tho on Aug 18, 2011 8:04:11 GMT 9
Mourning Thoughts About General Nguyen Khoa NamAt the end of March 1998, Thoi a former cadet of class 3/Thu Duc Military Academy came to my house to borrow General Nguyen Khoa Nam's photo and to give a special issue on Nguyen Khoa Nam, published by my brother's classmates a few years ago. He asked me to write a few lines about my older brother Nam. I was very troubled by the request! For many years, I didn't want to write about my brother anymore. I want to let my personal feelings settle down and my heart-broken sorrow to go away with time. But I could not turn down a request coming from Thoi and classmates and also friends of my brother. Even to this day, although over 70 years old, you still sit down and together write for each other and for the soldiers of the ARVN, sharing your feelings and your experiences. You all should be commended for this. I respect your dedication. What I am about to write on General Nguyen Khoa Nam, in parts came from my own knowlege, and in parts from what I had been told by other officers, especially during my 12 years of captivity in communist prisons. During the time General Nguyen Khoa Nam was in the military service, from 1953 to 1975, I knew very little of him, because we lived far apart, following different careers under different environments. 1. General Nguyen Khoa Nam's ancestry originated from An Cuu Tay village, Huong Thuy district, Thua Thien province. He was born in Tourane (Danang) on September 23, 1927. Ours was a big family, but all our first born boys died at young ages. In 1975, what were left were our sister, Nguyen Khoa Dieu Kham (82 years old, still residing in Saigon), my brother Nam and me, the benjamin. Nam is 8 years older than me - 7 years, 7 months to be exact. Our father was an Academic Inspector in Danang, known as Honorable Nguyen Khoa Tuc. He retired in 1941 and lived in Hue. Our mother is Cong Ton Nu Moc Can, of the royal lineage of Tuy Luy Vuong. 2. Nam attended primary school at the all boys Ecole des Garcons in Danang, from 1933 to 1939. He then went on to study at Lycee Khai Dinh as a boarding student. He passed and obtained the Junior High School Diploma and continued on to Senior High School. In 1946, the war broke out, our entire family had to move out of the city. My brother, who was 19 years old at that time, intended to joint the resistance against the French with the Thanh Nien Tien Phong (Front Line Youth League), but my mother opposed and did not let him go. In 1947, we returned to the city, and Nam resumed his study in Senior High School majoring in Mathematics, but then changed his major and attended a program in civil administration in Hue. In 1953 he worked as an administrative manager until 1953 when he was drafted into the army and joined the 3rd Class of Thu Duc Military Academy. At that time, I was also called by the army because I reached the age of 18 but then was exempted due to the fact I was about to take the Final High School Exam in a couple of months. 3. In September 1953, I went to Saigon to attend the College of Sciences (University of Saigon). During that period I saw Nam every Sunday. On Sunday afternoons, I accompanied him to Grall Hospital, where he boarded a military vehicle to return to Thu Duc Military Academy. In October 1953, he graduated and opted to serve with the Airborne Unit. He underwent a special training then followed his unit to the North. I was kept in the dark at that time (both our parents had died and he just acted on his own interest). It was not until I received a letter with an APO from the North that I learned that he had joined the Airborne Brigade and was stationing up there. I had no opinion on this matter because I knew once he decided to do something no one could stop him. In August 1954, after the Geneva Agreement, he followed his unit to Saigon. I came to visit him and saw he was wearing the rank of Lieutenant. I asked him if he intended to get married, since he had reached the age of 27 and the country was at peace. He smiled and answered back: "I am a paratrooper, if I married someone, that person would soon become a widow. That's too cruel." I knew then he did not want to get married. Many of our relatives tried to introduce him to many good ladies, but he did not show any interest. In 1955. he became a Company commander in the 7th Airborne Battalion and was battling the Binh Xuyen Force in Saigon. Afterwards, he was promoted to the rank of Captain and was sent to Pau (France) to undergo a technical training program for a 8 month period. Around this time, he bought a small one-bedroom/one living-room house in the Airborne Housing Complex located opposite to Phu Tho Horse Race Track. He lived in this house which was never touched up until April 30, 1975. In reality, he rarely came back to this house, prefering to stay in the Aiborne Unit compound where it was apparently more pleasant than the lonely setting of his house. In May 1975, I did go to visit this house, but the view of two guards standing in front of the house made me walk away without looking back. In 1956, Nam returned from France and was assigned to command the Airborne Technical Company stationed in camp Hoang Hoa Tham. He remained a Captain from 1955 to 1964. It was not until the beginning of 1965 that he was promoted to the rank of Major when he assumed the command of the 5th Airborne Battalion. As the 5th Airborne Battalion Commander, he criss-crossed all over the four Tactical Regions. Around March 3, 1966, his unit was attached to the 22nd Infantry Division in Lien Ket 66 operation in Quang Ngai and thus he had the opportunity to visit my family. He loved my children and whenever he was free he would come to our house to take a bath, to eat and to play with the kids. At that time, I was principal of Tran Quoc Tuan's Junior High School in Quang Ngai. This was the time we met each other the most. Noticing his sadness although we were winning the war, I asked him and he responded: "War brought with it deaths and sorrows. Hundreds of young 15, 16 years old Viet Cong laid dead on top of the mountain. Our units sustained a dozen casualties. What a pity. Their wives and children suffered without doubt tremendously. Upon returning to the base camp, I will have to attend to the needs of our KIA's families." That time, he was decorated with National Order of Vietnam Fourth Class medal. Afterwards in May 1966, he reluctantly went with the 5th Airborne Battalion to Hue to squashed a buddhist uprising. In 1967, he was promoted to the rank of Lieutenant Colonel and was appointed 3rd Airborne Brigade Commander. This Brigade became well knowned with the Ngok Van Hill battle in Kontum. At the end of 1967, he was promoted to the rank of Colonel with a National Order of Vietnam Third Class medal. In 1968, The 3rd Airborne Brigade returned to Saigon to participate in the battles of Mau Than 1 and 2, around the outskirts of Saigon Cholon. In 1969, he was appointed 7th Division Commanding General, Tien Giang Tactical Region. In November 1969, he was promoted to the rank of provisional Brigadier General. And in October 1971, to the rank of tenured Brigadier General. In 1972, he was promoted to the rank of provisional Major General; in October 1973, to the rank of tenured Major General. In November 1974, he was appointed 4th Corps/4th Tactical Region Commanding General until April 30, 1975. On May 1, 1975 evening, Lieutenant Danh, Major General Nguyen Khoa Nam's Aide-de-Camp went to Saigon to notify my sister Dieu Kham, that Major General Nguyen Khoa Nam had committed suicide. He also recounted that the Major General killed himself around midnight of April 30, 1975. He was sitting in his armchair, fully dressed in ceremonial outfit decorated with all his medals. He used his right hand to shoot himself at his right temple. His head slumped to the left. On the desk, laid his briefcase containing his personal papers and approximately 40,000 piastres. Lieutenant Colonel Hoang Nhu Tung, M.D. and a few soldiers attended to his final rituals and buried him in the Can Tho Military Cemetary on May 1, 1975. On May 2, 1975 morning, my sister Dieu Kham and her daughter went down to Can Tho to put up a memorial tomb stone. In March 1994, General Nguyen Khoa Nam's sister-in-law, Mrs. Nguyen Khoa Phuoc, from Saigon went down to Can Tho to collect his remains; at that time, I was imprisoned in Nam Ha-Ba Sao camp. When his remains were unearthed, my wife noticed an intact skeleton with a healthy denture in excellent condition with all teeth untouched by cavities, a dog tag under the name of Nguyen Khoa Nam, a buddhist prayers book contained in a plastic bag and a Browning pistol. The skeleton was creamated on the spot. The ashes were put into a porcelaine jar and carried back to Saigon. A few days later, a funeral ceremony was held in Gia Lam Pagoda with the participation of all relatives. Major General Nguyen Khoa Nam's ashes are currently displayed on a shrine in Gia Lam Pagoda, on Le Quang Dinh street, Go Vap district, Gia Dinh. It's difficult for me to touched upon the personality of Major General Nguyen Khoa Nam because of our age difference. In our family, General Nguyen Khoa Nam was a taciturn and introverted individual who never confided to anybody. During the time he was a civil servant as well as when he was a commander in the army, I noticed that Major General Nguyen Khoa Nam displayed warm consideration to everybody but remained aloof towards his own relatives. Many relatives complained because they could not extract any favor from him. I think Major General Nam did have feelings, but his feelings were evenly spread out to everybody, especially to the poor families of the soldiers. If any of his relatives approached him for any favor, he would not receive them. As a straight military man, Major General Nguyen Khoa Nam did not want to mix politics and religion into the army. While he was Commanding General of the 7th Infantry Division, he refused to grant an audience to a buddhist high ranking dignitary who came to ask him for a favor. Priests and monks alike got the same treatment from him. Major General Nam was an artist. When he was young, still attending high school, his art works were displayed at an exhibition. During the year of 1946-1947, he busied himself all day long with his picture frames, producing all kind of oil, powder and lead paintings. He also had a predisposition for music and possessed a good knowledge of theorical music. Major General Nguyen Khoa Nam liked to live by himself since his young age. He immersed himself in Confucianism and Buddhism. He continuously chanted: "Colors, Colors, Nothingness, Nothingness." He performed his duties with utmost diligence and was always earger to learn. Nguyen Khoa Phuoc
|
|
|
Post by Can Tho on Aug 18, 2011 8:05:08 GMT 9
Rear Admiral Tran Van ChonFull Name: Tran Van Chon Date and Place of birth: September 24, 1929, Vung Tau (South Vietnam) Family status: Married, ten children Education: - Brevet d'Etudes Techniques du 2e degree (Technical Studies Certificate, Secon degree), 1941 - Brevet de Radiotelegraphiste de Bord de 2e Classe (Navy Radio-Telegraphist Certificate, Second Class), 1942 - Certificate of Graduation, Vietnamese Naval Academy, 1952 - US Naval Command, 1960 Present position: Chief of Naval Operations, Vietnamese Navy, since November 1, 1966 Former positions: - Vice Commanding Officer, 23th Assaulting River Group, 1953 - Vice Navy Commander, 1956 - Navy Commander concurrently Director of Naval Dockyards, 1957 - Commmander, Security River Force, 1961 - Deputy Commander, Regional Force and Popular Force, 1962-1966 Decorations, awards: - 3 National Orders of Vietnam, 3rd, 4th and 5th classes - 3 Navy Distinguished Service Orders, 1st and 2nd classes - 2 Army Distinguished Service Orders, 1st and 2nd classes - 9 Gallantry Crosses - Purple Heart Medal - Navy Gallantry Medal, gold anchor - Hazardous Service Medal - Armed Forces Honor Medal, 1st class Who's Who In Vietnam Vietnam Press, Saigon 1970 Courtesy of Adam Sadowski Note: Following is an email from a reader regarding Rear Admiral Chon's birth date: "I stumbled into the list of ARVN generals in generalhieu; I would like to contribute a comment: Rear Admiral Tran Van Chon's C.V. indicated he was born in 1929. Although I do not know which year he was born, but I know he was the fourth child in the family. His eldest sister was born in 1916 and his ninth brother in 1924 (?) or 1925 (?); which, in my humble opinion, places Rear Admiral Chon's birth date in 1918 or 1929 but not 1929." Ngo thuy Hoang Mai. 11/29.2008.
|
|
|
Post by Can Tho on Aug 18, 2011 8:06:23 GMT 9
The Final Day of My Husband's Life General Le Van HungMy husband was stationed in the Delta in Can Tho in the spring of 1975 where he was vice commander for Military Region IV (MR IV) under General Nguyen Khoa Nam. In March, when the North Vietnamese Army attacked Ban Me Thuot, I was in Bien Hoa. My husband contacted me during the battle and he told me to move to MR IV. He said the Communists would march on to MR III, which include Saigon, from Ban Me Thuot and he did not think that MR III would be able to resist them. It was because of that reason I moved to MR IV to be with my husband. My husband knew all along that the American government would abandon us. He knew it. He had no faith in them. I had our two small children with me at Bien Hoa at that time. And my husband told me that I had to hurry and move to MR IV because the National Road 4 linking Saigon with the Delta would be cut soon, because Saigon and Bien Hoa would be lost to the communists for sure. So on the 2nd of April 1975, I left for Can Tho by car. I stayed in a house near the corps commanders headquarters in MR IV. After the fall of Ban Me Thuot, General Pham Van Phu (Commander of MR II where Ban Me Thuot was located) was isolated and he could accomplish anything. And the same is true for General Ngo Quang Truong in MR I (the area including the northernmost provinces of South Vietnam and the cities of Danang and Hue). He could not do anything at all. As for General Nguyen Van Toan in MR III (the area around Saigon) and Cao Van Vien, the chairman of the Joint General Staff, my husband had no faith in them and he did not trust them. One need only look at Toan's character and his military life experience and one just can't have any faith in a man like that or have any hope in that person. My husband knew that Saigon would fall because after the loss of the other two regions, MR I and MR II, because there was no able leadership left in the military. Seeing who was in charge in Saigon, he concluded that Saigon could not hold out. So, military and political survival meant retreating to the MR IV region and establishing an enclave there, but even that could not hold out for long all alone. To tell you the truth and be fair, in 1975, the number of people in the South who were really honest and who were ready to fight against the Noth Vietnamese was negligible and very few of the country's leaders could be trusted. There were some members of the Hoa Hao, for example, who came to my husband and expressed their willingness to fight against the communists. They asked my husband to provide them with arms and ammunition. My husband, however, was unsure of their reliability and he suspected there might be treachery by this group once he gave them supplies. Then, on April 21, 1975, President Nguyen Van Thieu resigned and handed over the government to Mr. Tran Van Huong. I remember still the words of Mr. Thieu: "Losing a President Thieu, the military still has a three-star General Thieu. The people still have a soldier, Nguyen Van Thieu. I pledge to fight side by side with my brothers, the soldiers." Thieu's announcement moved me very much. But then his words became meaningless when the high-ranking commanders, who directly ran the working machinery of the government and the military, ran away to seek safety for themselves and their families and friends and at the same time abandoned their own countrymen just as we were being caught up the final bloody hurricane of the war. News of the loss of MR I, II and III arrived in Can Tho. We learned that there were places where no fight took place, important places abandoned to the enemy. Yet there were also a few places where intense and determined fights were waged to the last man. But too often the losing troops ran for their lives like a colony of ducks being hunted. The army became confused and demoralized. President Thieu, Prime Minister Tran Thien Khiem, General Cao Van Vien, ran like scared rabbits and left the country to others. So, who was left to fight? The soldiers who remained watched their commanders flee. Who was left to lead them? The soldiers began to whisper among themselves, "For all these years we have been fighting for our country or have we been fighting for a horde of corrupt individuals?" Without the commanding generals, the troops were like a snake without a head, all broken up and in disarray. And there was this question: "If the soldiers have no commanders, then what will happen?" The soldiers started asking, "What do the generals know about fighting in battles? It is the soldiers who fight and the generals who reap the benefits." Those comments came from unhappy and dissatisfied elements and they were from the point of view of observers who were like frogs sitting in the bottom of a well -- they could see only a very small part of the developing situation. When my husband heard that President Thieu had resigned and said he would stay in the country, he knew right away that Thieu would flee from the country, no matter what he said. And Thieu did. My husband also knew that the whole Thieu administration would flee from the country and they did. But my husband made the decision to remain in his country. And he did. How did my husband know these things? How could he predict? He could do so by looking at the past activities of these people and looking at their record. Everything was there -- the answers were all there already. They lacked character. When President Tran Van Huong resigned and as General Duong Van Minh took control of the government, my husband knew that there would be no peace settlement and that there would not be any last-minute agreement between the North and the South. therre were rumors of what General Minh might do to stop the advance of the North Vietnamese Army. There were rumors that he would arrest all of the generals in the army. But my husband was not afraid of General Minh or the rumors like this. Despite the chaotic situation in Saigon and in the nearby regions, MR IV was relatively calm. And the reason for its calmness was because of the calmness generated by the leaders of the region--leaders like General Nguyen Khoa Nam and my husband. As the leaders of the region, they decided not to flee, not to run away. And therefore, the personnel under their command did not want to flee either. There was, of course, a small number who did try to escape and ran away. This is always true. You need to know also that as soon as the Central Highlands were lost to the communists, I myself made the decision that I would not leave the country. My husband never asked me to leave and never told me to leave. And I decided for myself even before then, that I would not leave because I knew that my husband would never leave the country. And I made up my mind to stay and die, if that should be our fate, together. On the 29th of April, on the radio, Prime Minister Vu Van Mau and President Duong Van Minh broadcast on the Voice of Saigon ordering all Americans to leave Vietnam within 24 hours. It was at that time that the secret plan for military operations by Generals Nam and my husband were finalized. In those last hours of the Saigon regime, General Nguyen Huu Hanh, the replacement for General Vinh Loc (Chairman of the Joint General Staff) during the last day, made countless phone calls to Can Tho. He tried to persuade my husband to cooperate with General Minh and to surrender. He stressed the concepts of military brotherhood and comradeship. But my husband suspected that he was merely examining the attitudes of the two commanders of MR IV. Many times during his telephone conversations with General Hanh, my husband was decisive and said that he would not cooperate with Minh and he would not surrender to the communists and he would fight to the death. On April 30th, General Duong Van Minh surrendered the country to the Communists unconditionally. Remember that General Duong Van Minh twice destroyed (Minh headed the coup against President Ngo Dinh Diem in 1963 and ordered the murder of Diem and his brother) the country and had stained its history and lowered himself down to sign his name to a treacherous document that offered his country to the enemy. I heard Duong Van Minh's unconditional surrender speech to the North over the radio. When Duong Van Minh declared his surrender of South Vietnam to the Communists a number of soldiers just left the miltary and went home. But I remember now still, the large number of officers and soldiers who broke into tears when they heard the surrender announcement from General Minh. They embraced the flag and they kept their weapons and they cried. Prior to the surrender, my husband and General Nam made contigency plans. They decided to stay in MR IV and fight. And even should Saigon fall, they and their troops would withdraw into the secret hidden areas in the jungles of the Delta region. The plan to withdraw into the jungle areas was made before General Minh surrendered. However, they were kept secret and only a very few people knew about it. My husband and General Nam still carried out their duties and continued to make plans for regular military exercices and operations. The plan to retreat into the hidden areas was made and ready to be executed at the proper moment. My husband and General Nam never thought they would receive any military aid from the US Government. And so in order to carry out their plans they never planned on it and they never even considered it. General Nam and General Hung were three times offered a chance to evacuate by their American advisor. And they refused each of the three times. They decided not to abandon their men and their country but to stay and defend it to the death. Their American advisor continued to prod them, but finally he left in desperation and in sadness. The plan for a secret operation in the Delta was now ready. Weapons, ammunition and food were prepared. All was readied for the troops to be directed and redeployed in new zones. The plan of moving the troops was code named Operation LINKING HANDS. Military Region IV had good strategic points and an army there could continue the fight alone for a long time. By the 29th of April, there was not a single stronghold in any remote part of that countryside or any town that had yet fallen into the hands of the NVA or the VC. But in Can Tho, in the early morning of April 30, 1975, people were in a confused and frightened state. What led to the collapse of morale in Can Tho was that there was an infiltrator from the Communists in the radio station and instead of broadcasting the order of General Nam, that everybody was supposed to stay put and fight, they broadcast the message from General Minh telling everyone to surrender and to lay down their arms. So people became disoriented and didn't know what to do and many became pessimistic. Some of the military people deserted. Right in the town the saddest scene of chaos took place. Some criminal elements seized the uncertain occasion to loot the properties of the American offices and buildings and disregarded the warnings shots of the police who tried to maintain order and safety. The civilians fled. Some people were paralyzed by fear and they sobbed and screamed and other people looted and destroyed like a bunch of madmen. There must have been a number fifth column people in the crowd who tried to create disorder and to terrorize the people and to destroy the morale of the soldiers. The plans for Operation LINKING HANDSs were kept secret and only a few close staff members of my husband and General Nam were aware of them. The other people under their command were not told of the plan because there existed at that time an atmosphere of mistrust among the officers and others in the military. The withdrawal was planned to begin at noon on April 30th, 1975. The troops would be withdrawn into the secret hidden areas of the jungle at that time. However, before that time, my husband gave the orders to begin the troop redeployment to the colonel who was chief of the security office. The colonel was supposed to relay the orders to the troops, but this colonel delegated this direct responsibility to his captain and then took off with his family and fled the country. And so what happened to that captain? Nobody knows! He just disappeared too. He left. His commander fled in the 1st the place, so naturally he did too. But we did not know that yet. The order to begin Operation LINKING HANDS was issued. But then when contacting the commanders of the units in the area, we found out that they did not know anything about the plan. They had not readied their troops as they should have done in the morning. when we tried to locate the colonel who was in charge of distributing maps and orders for the secret redeployment of the troops, we realized that this officer had taken his family and ran away after passing the duty to his captain and the captain had disappeared right on the heels of his commander. And all of the maps and the orders for the Operation LINKING HANDS had disappeared with them. Generals Nam and Hung were filled with anger, frustration and disappointment. Their feelings cannot be described adequately with my words. As for myself, I cannot help but cry today when I remember the torn expression and the pain and the disappointment that showed on my husband's face at the moment when he realized that the plan to fight was hopeless. The lines of veins appeared in his forehead and his teeth were clenched. He expressed his deepest and utmost inner pain upon hearing the news of the treachery. He pounded on his desk. The careful and well-arranged plan was now suddenly foiled because of an act of betrayal and cowardice. My husband lifted his eyes to look at me and he said, "Victory is what we have always aimed for. But what if we fail? Then what do you want to do?" I responded, "Then we will all die. Our children do not want us to be in the hands of the communists either. I will stay with you. I will not abandon you in this moment of disappointment." And to deflect the possibility of being captured and falling into the hands of the enemy, I methodically and calmly planned for the death of my children--the final rescue of all of us. A small number of pessimistic people who only thought of themselves, and who did not want to fight, were there. But the others, who were close to my husband and to General Nam, those who were trustworthy, stuck close by and said they would follow the Generals' orders. Let me tell you about this thing first. My husband and General Nam planned all their military operations from their headquarters building. My husband divided this place into two sections. One was where General Nam planned the military events. And the other section my husband designated as the secondary headquarters. It was to this place that my husband called me to tell me of the betrayal by his colonel. And as soon as he heard of the betrayal he developed new plans and discussed them with General Nam. At 4:45 PM that day my husband left his office at the Corps headquarters to return to the headquarters office where we lived temporarily. The reason he returned home on that day was because there was a rumor that the representatives of the communists would come in and sit down with General Nam to demand his surrender and to ask him to sign over the troops and the region. My husband did not agree to this. And he did not want to witness this event and so he returned home. He did not wish to witness the shameful transfer between 2 star General Nam and the Major Hoang Van Thach of the Viet Cong. At 5:30 PM my husband radioed to General Mach Van Truong to order him to deploy two units of tanks to protect the Command Office of the 21st Division. After that he contacted other troops that were still fighting in various other nearby areas. At that time, alongside national road number 4 from Cai Lay and My Tho to Long An, there was heavy fighting going on. Along this route, fighting continued until May 2nd, 1975. Very heavy fighting. My husband called a meeting of his officers for 6:30 that evening. But at 6:30 when all these officers had arrived at the gate there were also ten townspeople already standing there waiting. They asked to meet with General Hung in the name of representatives of the people of Can Tho. They then made their request. "We know that General Hung will never agree to surrender. But we beg of you not to counterattack. With only your order of counterattacking, the Viet Cong will shell the town. Can Tho then will be destroyed completely, just like the ruins of An Loc [which General Hung had successfully defended in 1972]. Please, for whatever the fate of our country is as such, please General, for the sake of the people and their lives, please put away your daring and proud spirit." They said that it would be better to accept shame and to bear shame than to go on fighting, killing and dying. Listening to them, I felt both pain and discomfort. I was not surprised at their request because just one week earlier, the Viet Cong had shelled heavily in the area of Can Doi, creating a great loss of life and property. The people of Can Tho were still horrified that the same thing would happen to them. My husband was expressionless as he listened to their request. It took a long time and he forced a smile and replied, "Please be at ease. I will try my very best to minimize the loss and damage for our people." When this group left, my husband turned to me and said, "Do you remember the story of Mr. Phan Thanh Gian? When three eastern provinces were lost, he had to bend himself to let go of three more western provinces to the French because of his care for the people. He could not bring himself to make the people suffer and he could not let himself lose his proud spirit or his hands in surrender, for this act would bring shame to his country and his soldiers. He than went on a fast and took poison to end his life. I would rather die than to have my hands tied and watch the invasion of the Vietcong." Because the people came forward to make that request and said they were the representatives of the local population of Can Tho, my husband could not refuse them. they made the request on behalf of the people themselves and not on behalf of the communists. They made the request as the people, so my husband did not want to hurt them and so he decided to honor their request. At 6:45 PM General Nam called my husband to check the situation in various places. My husband told Nam of what the representatives of the people of Can Tho had requested. Hung also let Nam know that the newest secret order would be given to a trusted person to be distributed. Genral Nam said to Hung that he had recorded a message to the people of Can Tho and the message would be broadcast by the radio channel in Can Tho. One more time there was a failure. the channel of Can Tho was taken over one hour before by the infiltrators. The director was threatened into broadcasting the message to the people of the Vietcong Major Hoang Van Thach instead of General Nam's message. They broadcast Thach's message first and ten minutes later they broadcast Nam's. But it was too late. It was impossible to regain the trust of the civilians and the soldiers then. More men deserted. My husband had one major worry. He worried about the safety of me and of our children. And he asked me what I wanted to do about all this. Deep in my heart, I had made the decision that if my husband and his troops were to withdraw into the secret hidden places in the jungle, then my children and I would not go with him. I had made a decision also I would kill mysefl and my children so that my husband would not carry this burden, this worry, that would divide his attention away form fighting. The reason I wanted to do that was because I knew that during the time the troops were moving to the jungles, no doubt, fighting with the communist forces would take place, therefore as soon as the troops were to be deployed to the places that were set up and began the march and the withdrawal, then at that time I would take my life and my children's lives, and this way my husband would not be distracted from his responsibility and his duty to defend the country. I did not want us to be an added burden on him. I am a Catholic. And I know that Catholicism fordids taking one's life, but you must know, that there are exceptions to the rule. For example, to kill oneself for one's country, and for one's military forces, that is acceptable. I did not change my mind. I did not change the decision of killing myself and my children, but what happened was at that time, when the plans for the withdrawal into the jungle collapsed, my husband thought of killing himself. I wanted to die with him. The children and I wanted to die together with him. At the beginning I did not tell him of my plan of killing myself and the children, but at that time, when the plans for withdrawal collapsed and my husband talked of killing himself, we discussed a plan of dying together as a family. But my husband disagreed with my decision. He did not want me to do that. To tell the truth, in the beginning, my husband agreed with my plan that the whole family would die together. I would inject the children with sleep medication and then I would inject myself with the same medication, and my husband would then shoot himself. But when the time came, my husband changed his mind and he did not want me to die nor the children. But he wanted to go ahead with his own plan to die. At 7:00 PM my husband called me up to his office. We were alone. He recounted for me all the failures since the afternoon and up to that minute. Then, looking at me with his fiery eyes he told me slowly and gravely that he was going to kill himself. And he said, "You have to live to raise our children." I panicked, "Oh, my husband! Why did you change your mind?" He said, "Our children are innocent. I could never bring myself to kill them." "But we could not let them live with the communists. I will do it for you. All I need to do is to give them a very strong dose of sleeping drugs. Wait for me. We will all die at the same moment," I begged him. "Impossible! Parents cannot kill their children. I beg you, Hoang, please try to bear this shame. Try to live and replace me to raise our children into good people. Try hard to live, even if you have to bow and to bear a heavy burden of shame." "If this is for the children, for your love of the children, then why can't we leave for a foreign country like the others?" I asked him. He narrowed his eyes and with a severe look at me said, "You are my wife. How could you utter those words?" Knowing that I was clumsy with my words and had said the wrong things that disturbed him, I hastily expressed my excuses. "Please forgive me, my husband. It's only because I love you so much that I said these words." His voice was so calm and so serious. "Listen to me. People can run away but I will never run away. There are thousands of soldiers under my command and we have lived and died together. How can I at this minute abandon them and seek life for myself? And I will not surrender. At this moment, it is too late to withdraw into the secret places because we do not have the supply of weapons, ammunition and food, therefore, we will not be able to withstand the enemy for long. It is too late. The Vietcong are coming. Don't let me lose my determination. Continuing to fight now will only bring trouble and loss not only to our family but to soldiers and civilians also. But I don't want to see the sight of any communists." I shakily asked, "But what about me? What should I do?" Holding tightly to my hands he said, "Our marriage has been full of love and respect and that makes us understand each other. Please try to tolerate this, even though you will have to bear many shameful and disheartening things. Go in disguise, change yourself so you can stay alive. I trust you. For myself, for our children, for the love of the country, you must bear it. Listen to me. I beg you. I beg you!" I could say nothing before his gaze and his bittersweet words. "Yes, my husband, I will listen to you," I promised him. But he was afraid that I would change my mind, so he continued to press on, "Promise me! Promise me that you'll do it!" "I will, I promise. I promise to you, my love. But please let me have two conditions. If the communists make me live away from the children and if they rape me. Then do I have the right to take my own life?" My husband thought for a moment and then nodded his head in agreement. He stood and embraced me and wept. Finally he said, "Hurry up and ask your mother and children to come in to see me." When my mother and the children came into his office, he said goodbye to them and kissed the children. He explained to my mother why he had to die and why I had to live. Then obeying his command, I invited all of the officers and soldiers who were still present for their meeting to go into his office. Everyone lined up and waited for the new orders. The atmosphere was so solemn and yet so moving. This was the moment of saying farewell between the living and the dying of people who had fought closely together for so many years. My husband said that there were no new orders to go to the hidden places to fight back. the fighting was finished for now. He said, instead, "I do not abandon all of you to take my wife and children to run away overseas. As you all know, the operation failed midway, and I did not counterattack because of the people. Now I cannot bear the shame of surrender. You all have cooperated with me and when you did something wrong I scolded you. But when I scolded you, it is not because I hated you. I scolded you because I wanted us to come and to help one another. Even though our country is being sold out, being offered to the communists today, you are not to be blamed. It is those who directly held the fate of the country in their hands who are to bear the blame. Please forgive me my mistakes if I have made any. I accept death. A commander who cannot protect his country, his position, then should die at his position for his country. He cannot abandon the people and the country and seek safety for himself. When I die, go back to your families, your wives and your children. And remember clearly this, my final warning: you must not let the communinists put you in a concentration camp under some deceptive pretense. Goodbye, my brothers." General Hung saluted and shook hands with his men one by one. When he came near Major Phuong and Captain Nghia, he said, "Please help my wife and children. Goodbye." Everyone stood still. Nobody was able to say a word. My mother rushed over to him and asked to die with him. My husband comforted her and asked her to look after her grandchildren. He then ordered everyone to leave. No one wanted to move. He had to push them out one by one. I then pleaded with him, "My love, please let me stay to witness your death." But he refused. Captain Nghia ran away. My husband returned to his office and locked the door. I heard a loud shot from the other side of the door. A terribly loud shot. It startled me. It was 8:45 PM, April 30, 1975. It was the final day of Vietnam. The final day of my husband's life. Someone said, "General Le Van Hung was dead!" I thought, "Oh, my husband, you are no more!" When I entered the room my husband lay across the bed. His arms were open wide and he was still trembling hard, his whole body shook in waves and convulsions. His eyes were wide open and filled with anger. His mouth was open and his lips were moving. I threw myself at him and embraced him. I knelt beside the bed and put my ear to his mouth while asking, "My love, my love. Do you have anything else to say to me." But he could no longer answer me. I held him in my arms and he died there. General Nam was unaware of my husband's suicide. When I tried to call him on the radio I could not get hold of him because the frequencies were jammed by the communists who were broadcasting. I don't know exactly where General Nam was at that time. I just did not know. But I tried to call him on the radio and I tried to locate a frequency where I could connect with him. He was probably a mile or so away from where I was at that time. And my husband did not tell me or did not leave a message for me to contact General Nam and to tell him of his death. But I just wanted to tell General Nam, I just wanted him to know. My husband did not talk to General Nam about killing himself because at that time, on the 30th, during the day, there were some contacts between them but later in the day they lost contact with each other and he couldn't communicate with General Nam. And besides, my husband did not commit suicide until the communists invaded the town of Can Tho. At about 1:00 AM the phone rang again. This time it was General Nam. "Hello, sister Hung?" he said. I cried when I heard his voice, "General Nam!" Nam's voice was filled with sorrow. "I heard the news of what happened," he said. "I share with you the sorrow. My condolences, sister Hung." I continued to sob. I asked General Nam what he planned to do. I heard him sigh on the telephone. And then he said to me words that I will never forget until the day I die. "The fate of this war is so miserable. Sister Hung, your husband and I planned everything so well, even to the most minute details, and in the last moment we were betrayed. That's it, sister Hung." Then his voice came back to tis former calmness and strenght. "Try to be brave, sister Hung. You have to live because of yur kids. If there is anything urgent or dangerous then call me." "Thank you, General, " I said. After my talk with General Nam, I stepped out onto the balcony and looked to the courtyard below. The officers and soldiers were all gone. the gate was open. The wind moved the doors making a noise that was sad and tragic. I just stood there and cried for a long time. The next morning at 7:00 AM I had just finished my prayer for my husband's soul when I heard a sob behind me. Turning around, I saw Lt. Col. Tung, the chief of staff of the military hospital in Can Tho. He had come to visit my husband one last time. He told me that he had to return to the hospital right away because General Nam had just committed suicide. His body was still in the hospital. General Nam ended his life by shooting himself in the temple at 6:00 AM, May 1st, 1975. After our phone conversation, I had a premonition that it would happen, that he would kill himself. However, when Tung gave the news, I was still shocked. I knelt down facing the military hospital where he lay and I prayed for his soul. The people of Can Tho knew me and would have pointed me out to the communists so I had to leave Can Tho on May 2nd for Saigon in order to protect myself and my children. I stayed at one major's home, he knew my husband, but I stayed there for only one night and then I had to go find another place to live, because nobody was willing to house me because they were afraid, and I also was afraid for them if they housed me and something happened. During the next years in Saigon I had to change my residence countless times, I had to change my residence up to the time I left the country, which was in September of 1981. Why were few people willing to help me even though my husband was a hero? You have to live in a communist society to know. How could they help me? After all, if they helped me they would be dead. They would be blacklisted by the government, they would be punished. Therefore I had to be on the move all the time. The children stayed with me most of the time, but whenever the search by the communists got too close, I would give them to my mother to care for and until things calmed down and then they would live with me again. I got little help also because not many people in Saigon knew that I was the wife of General Hung. I hid that fact from everyone. During the period of 1975 to 1981 I had no idea of commiting suicide, but if I was captured by the communists, then I would have to die, I was willing to die in a brave manner and not be tortured nor would I lose face nor could I hurt my husband's honor. During that time period who could be happy? I could not be happy. Who could ever be happy living under Communist rule? In the aftermath of the war, in the first few years, my hopes were still high and I was hoping that there would be a coming back, a return, because there was news and rumors of the resistance forces fighting, and I never thought of leaving the countryl. I was still thinking and hoping that the communist would be booted out of the South. However, as time went on and I recognized that I knew that the situation was not as rosy and advantageous to us, to the South Vietnamese people, I decided that the only way to be able to do something for the country was to leave the country and then go overseas and maybe from the overseas base I would be able to affect the situation. There was no way I could become an activist in Vietnam because they were always following me, like a shadow. They followed me that close. They followed me day and night. When my husband was alive he never told me to leave the country nor did he have the idea of leaving the country. But at night, in my dreams, when my husband came back and he told me the communists were near and that I should flee again and so he saved my life so many times. I left Vietnam finally by boat. I was in a refugee camp with my children for 11 months in the Philippines. Then I came to the United States. Besides freedom, I wanted to make a life for my children, to raise them and to continue to follow the path of my husband. I tried to do as I promised my husband before he died. I dream about Vietnam all of the time. For sure . It is my mind and it is always with me. Yes, I do. I always dream about being back in Vietnam and being chased and being hunted down by the communists. And my children can still remember their father. General Le Van Hung and General Nguyen Khoa Nam are dead. But their spirits, their heroic spirits, will not die. I will always remember and honor them. Pham Thi Kim Hoang translated by Tran Thi My Ngoc and Larry Engelmann
|
|
|
Post by Can Tho on Aug 18, 2011 8:07:16 GMT 9
General Le Van Hung
[General Hung] came from a well-to-do family with all the social status necessary for command in the South Vietnamese Army, and he disliked overbearing Americans who wanted the war fought according to American rules. This resentment colored Hung's relations with U.S. officers since the early 1960s, garnering him a reputation as "anti-American." Before being awarded command of the 5th Division in 1971 on the advice of his friend and mentor, General Minh, Hung was a province chief in the Mekong Delta. He came to III Corps as part of a clique of officers, the so-called "Delta Clan," brought from the Mekong region to surround Minh with loyal minions. Hung was fairly tall for a Vietnamese, about five-foot-six. Even during the dark days just before the siege of An Loc he remained an immaculate dresser: fatigues pressed, inisgnia polished and straightned. He later returned to IV Corps as the deputy corps commander, and when South Vietnam fell in the spring of 1975, Le Van Hung and his commander committed suicied rather than surrender to the communists.
As division senior adviser, Colonel William Miller got to know Hung better than any other American. But Miller himself never quite knew what to make of Hung. When he first came to the 5th ARVN Division in the summer of 1971 Miller reported to TRAC (Third Regional Assistance Command) that "Hung displays outstanding leadership, is aggressive, organized, and forceful. He appears extremely knowledgeable, has confidence in himself and is quickly gaining the confidence of his subordinates." Miller was either being less than candid with his commander or he had badly misread his counterpart. On the eve of the battle in III Corps Miller's perceptions of Hung were more sharply etched. In one way the 5th ARVN Division commander was just like other South Vietnamese officers Miller had served with during precious tours; they all regarded their counterparts as a faucet to tap the wealth of supplies and ammunition flowing through the American logistical pipeline. But Hung was more aloof than most South Vietnamese officers. Although he respected Miller, Hung rarely sought out his advice and often did not inform him of tactical decisions. Hung was no coward, but like many other high-ranking South Vietnamese officers he tried to refrain from making tough decisions. If possible he would wait and watch, hoping a bad situation would just go away.
(pp 389-390)
Dale Andrade Trial By Fire 1995
|
|
|
Post by Can Tho on Aug 18, 2011 8:09:02 GMT 9
Brigadier General Nguyen Van Phuoc1926: Year born 1951: Graduated 3rd Class Tran Hung Dao, Dalat Military Academy 1953-1954: Lieutenant, 13th Battalion Deputy Commander 1954-1955: Captain, 9th Mountain Battalion Commander. 09/1955 to 11/1955: Major, G2 Head/JGS 11/1955 to 1958: Cay Mai Military Intelligence and Psychological Warfare School Commander 1958-1961: Lieutenant Colonel, G2 Head/JGS 1961: Colonel, G2 Head/JGS and Military Intelligence Center Commander 1962-1963: Colonel, G2 Head/JGS 1963: Chief of Military Security 1965: 21st Division Commander, Bac Lieu 1966: 24th Special Zone Commander, Kontum 1968: Special Assistant to IV Corps Commander, In Charge of Phung Hoang Program 18/05/1971: Died in a helicopter accident in Phong Thuan, Can Tho Nhan Huu Hiep With inputs from General Phuoc's family Chuẩn Tướng Lam Sơn Phan Đình Thứ (22 04 1916 – 23 07 2002) Cố Chuẩn Tướng Lam Sơn, một trong số những Tướng lãnh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, ông cũng là một trong số rất ít những Sĩ quan Việt Nam đã tham dự Trận Đại chiến Thứ Hai vào năm 1943, rồi chuyển qua Quân Đội Quốc Gia Việt Nam. Ông đã tham dự những khóa huấn luyện Trung Đoàn Trưởng, Tham Mưu Cao Cấp, giữ những chức vụ chỉ huy từ Đại Đội cho tới Sư Đoàn, Tư lệnh Binh chủng Biệt Động Quân, Lực Lượng Đặc Biệt . . . Cuối cùng, năm 1975, ông cùng chung số phận của những kẻ mất nước, bị bắt đi tù tại Hà Nam Ninh cho tới năm 1989. Đã từ lâu, tôi muốn đi tìm tài liệu để giới thiệu những vị Tư Lệnh của Binh Chủng Biệt Động Quân, trong đó có Chuẩn Tướng Lam Sơn mà mãi tói gần đây tôi mới thực hiện được. Nhân dịp tham dự lễ kỷ niệm Ngày Quân Lực 19 tháng 6 năm 2011 vừa qua, tôi đã hân hạnh được tiếp xúc với cô Phan Đình Bảo Kim, khi cô hướng dẫn Toán Cadet Úc tới tham dự lễ kỷ niệm này. Trong cuộc tiếp xúc, tôi đã hân hạnh được biết, cô chính là thứ nữ của Chuẩn Tướng Lam Sơn Phan Đình Thứ. Tôi đã xin phỏng vấn cô Bảo Kim và đã được cô gởi tặng những tài liệu và hình ảnh quý giá về Cố Chuẩn Tướng Lam Sơn. Tôi xin viết ra đây để quý độc giả cùng biết về cuộc đời binh nghiệp của Tướng Lam Sơn. Tướng Lam Sơn sinh quán tại Nghệ Tĩnh. Khi lớn lên, ông ra Huế tự học và đi làm nuôi thân. Năm 25 tuổi (1941), ông gia nhập Quân đội Pháp và qua năm sau (1942), được cử đi học khóa Sĩ Quan Lục Quân Pháp ở Bắc Phi. Ra trường năm 1943, dúng vào lúc chiến trường Âu Châu đang sôi động, ông được chỉ định vào Đội Liên Quân Anh Pháp và gởi đi tham chiến tại chiến trường Tunisie và Algerie. Năm 1945, ông đuợc gởi đi học khóa huấn luyện Biệt Kích và Gián Điệp tại New Delhi (Ấn Độ). Sau khóa huấn luyện, Trung Úy Thứ đã chỉ huy một toán biệt kích nhẩy dù xuống Pacsan (Lào) để giải giới quân đội Nhật và giữ chức vụ Quân Trấn Trưởng Thị Xã Trấn Ninh, Cánh Đồng Chum. Tại đây, ông đã quen biết với các sĩ quan cấp úy gốc Việt Nam khác, đó là các Trung úy Trần Thiện Khiêm, Cao Văn Viên và Nguyễn Khánh. Chuyển sang Quân Đội Quốc Gia Việt Nam, ông được thăng cấp Đại úy, giữ chức vụ Trưởng Phòng 2, đóng tại Gio Linh, Quảng Trị. Năm 1954, ông được vinh thăng Thiếu tá và cử đi học khóa Trung Đoàn Trưởng, cùng với các sĩ quan khác, như Nguyễn Chánh Thi, Nguyễn Văn Thiệu, Đỗ Mậu. Năm 1955, ông được vinh thăng Trung tá, giữ chức vụ Phân Khu Trưởng Phân Khu Pleiku. Qua năm 1956, ông được vinh thăng Đại tá và được cử giữ chức vụ Tư Lệnh Sư Đoàn 16 Khinh Chiến, đóng ở Quy Nhơn. Sư đoàn 16 sau đó đã tổ chức những cuộc hành quân phối hợp với Lữ Đoàn Nhẩy Dù do Đại tá Đỗ Cao Trí làm Lữ Đoàn Trưởng, tấn công vào những sào huyệt của Việt cộng dọc theo biên giới Miên Việt, vùng Tây Ninh. Qua năm 1957, ông được cử giữ chức Tùy Viên Quân Sự tại Tòa Đại Sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Phi Luật Tân. Năm 1958, ông lại được cử đi học khóa Tham Mưu Cao Cấp tại Fort Leavanworth, Hoa Kỳ. Qua năm 1959, ông lại được cử đi học khóa Chống Du Kích Chiến và Mưu Sinh Thoát Hiểm tại Mã Lai. Năm 1960, ông được cử giữ chức Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân. Qua năm 1962 làm Chỉ Huy Trưởng Truờng Bộ Binh Thủ Đức. Năm 1964, ông chuyển qua làm Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt, rồi Chỉ Huy Tổng Quát “Kế Họach 34A”bao gồm các toán Biệt Kích, Hải Kích nhẩy ra Bắc. Năm 1967 – 1968 giữ chức Phó Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia, Tổng Cục Phó Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị. Năm 1969-1970, ông giữ chức vự Tư Lệnh Phó Biệt Khu Thủ Đô, kiêm Phó Tổng Trấn Sàigòn Chợ Lớn Gia Định. Năm 1972 làm Tư Lệnh Phó Quân Đoàn III. Cuối cùng, vào năm 1972, Đại Tá Lam Sơn được vinh thăng Chuẩn Tướng và được cử làm Tư Lệnh Phó Quân Đoàn II kiêm Tư Lệnh Mặt Trận Quân Khu II. Ông giải ngũ năm 1973 với cấp bậc Chuẩn Tướng. Sau ngày 30 tháng Tư năm 1975, ông và 28 Tướng Lãnh khác của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã bị bọn Việt Cộng bắt và đưa đi tù ở miền Bắc cho đến năm 1989 mới được trả tự do. Chuẩn Tướng Lam Sơn Duyệt Binh Quý vị và tôi, ít ra cũng đã một lần nghe tới cái tên Lam Sơn. Nhưng thực tình mà nói, chúng ta chỉ nghe danh . . . Đại Tá Lam Sơn mà thôi, mặc dù cấp bậc cuối cùng của ông là Chuẩn Tướng Tư Lệnh Phó Quân Khu II kiêm Tư Lệnh Chiến Trường Quân Khu II. Lý do là ông mang lon Đại Tá tới 16 năm và mang lon Tướng mới có hơn một năm thì giải ngũ. Lý do nào mà Tướng Lam Sơn lại mang lon Đại Tá lâu như vậy? Trong khi những nguời khác, mang cùng cấp bậc Sĩ quan với ông ngày xưa, như Trung úy Trần Thiện Khiêm, Đổ Mậu, Nguyễn Văn Thiệu . . . đã lên tới cấp Trung Tướng, Đại Tướng? Lý do là, Tướng Lam Sơn sống cuộc đời . . . Độc thân vui tính rất lâu (mãi tới năm 44 tuổi mới lấy vợ). Ông lại rất ngang tàng và luôn luôn thương yêu, bênh vực cho những người lính dưới quyền. Như đã đề cập ở phần trên, năm 1958, Đại Tá Lam Sơn được cử đi học khóa Tham Mưu Cao Cấp tại Fort Leavanworth, Hoa Kỳ. Trong một buổi huấn luyện, một Sĩ Quan Hoa Kỳ đã để ý nhìn vào bảng tên của Đại Tá Lam Sơn. Vì hai chữ LAM SƠN không bỏ dấu, lại viết gần nhau, nên viên sĩ quan này tưởng là ông đã bỏ tiên Việt Nam đi mà dùng tên Mỹ LAWSON, nên y đã cười khi dễ và với một giọng nói thật hỗn xược, y đã nói với Đại Tá Lam Sơn rằng: “Hê, You là người Việt Nam da vàng mũi tẹt, tại sao lại dám đổi tên là Lawson?” Đại Tá Lam Sơn đâu có thể đứng yên cho một tên Mỹ sỉ nhục mình, sỉ nhục cả cái dân tộc da vàng của mình, ông đã nổi cơn thịnh nộ, cung tay đấm cho tên Mỹ một quả đấm thôi sơn, kèm theo lời giải thích: “Tôi tuy là dân da vàng, nhưng tôi có tư cách của tôi, của một Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, tôi dùng tên của tôi chứ không bao giờ dùng tên của bất cứ quốc gia nào khác, dù là Mỹ.” Sau khi được mời lên văn phòng để giải thích thái độ của mình, mặc dù Ban giảng huấn đã hiểu rằng tên Sĩ quan Mỹ đã đọc lầm tên của ông, đã dùng những danh từ kỳ thị, nhục mạ người Sĩ Quan Việt Nam, nhưng Đại Tá Lam Sơn vẫn bị kỷ luật vì đã . . . giải quyết vấn đề bằng nắm đấm (Lính mà em! Vì thế lính mới được gọi là Lính, chứ không phải là Chính Trị Gia). Trong vòng 24 tiếng đồng hồ, Đại Tá Lam Sơn đã được trả về nguyên quán. Mặc dù Tổng Thống Diệm rất có cảm tình với ông, nhưng vì ông bị gán cho thái dộ thiếu thiện cảm với Mỹ, nên vẫn phải ký lệnh phạt và ông bị giam lon từ đó. Tuy nhiên, đa số anh em quân nhân lại bênh vực cho cú đấm của Đại Tá Lam Sơn, vì cú đấm này là cú đấm bảo vệ cho danh dự của người Lính Việt Nam Cộng Hòa.
|
|
|
Post by Can Tho on Aug 18, 2011 8:09:59 GMT 9
General Le Nguyen VyAn Exceptional Regimental Commander Brigadier General Le Nguyen Vy was the last Commanding General of the 5th Division. He committed suicide rather than faced the humiliation of surrending to the enemy at the Headquaters of the 5th Division in Lai Khe on April 30, 1975. He was appointed to the 5th Division Command in October 1973, upon his return to the country after attending the College of High Command and General Staff, Fort Leavenworth, Kansas. Prior to going to the United States, he was Deputy Commander of the 5th Division, as an assistant to General Le Van Hung. During the An Loc siege in 1972, he distinguished himself as the one who knocked down the first Viet Cong tank among the first wave of T-54 tanks that had reached the central area where General Hung's command post bunker was located. Prior to his position of 5th Division Deputy Commander, as Colonel, he was one time an exceptional competent Commander of the 8th Regiment under 5th Division Commanding General Nguyen Van Hieu. Following are some documents pertaining to his performance and point of views as a Regimental Commander as recorded by the American Advisors of the 5th Division. Evaluations Colonel Le Nguyen Vy, DOR 20-12-68, 19 years service. Colonel Vy is an above average commander. He is proficient and aggressive and exercises initiative in contact and training. (Colonel John G. Hayes, Senior Advisor, 7 February 1970). Colonel Le Nguyen Vy, CO, 8th Regt, 5th Inf Div: A highly competent officer. Extremely dedicated, very professional and a real doer. He has great potential. A nationalist. Qualified for promotion. (Lieutenant Colonel Roy E. Couch, Deputy Senior Advisor, 4 February 1970). Colonel Le Nguyen Vy, CO, 8th Regiment -- Best Regimental CO in III Corps; potential division commander. (3rd Corps Advisors). Colonel Vy's Views on Vietnamization To: General Ewell Thru: (1) General Kinnard (2) General Roberts (3) Mr. Whitehouse Forwarded for your information is Colonel Hayes's MFR on General Haig's visit to the 8th ARVN Regiment, 24 January 1970. I think you will find of interest Colonel Vy's view on: a. ARVN artillery support -- insufficient when US artillery is withdrawn. b. RF/PF effectiveness -- serious reservations about relying on RF/PF to defend populated areas. c. US Battalion advisors -- inexperienced. d. ARVN logistical support -- shaky. D.P. McAuliffe, Brigadier General, USA Deputy Senior Advisor, 3rd Corps ARVN General Haig's Visit to Units of 8th Regiment BG Haig visited the 8th Regiment CP at Ben Cat at 1315 hours this date (24 January 70). He was briefed by Colonel Vy on current intelligence, to include NVA, main force and VC activities throughout the 8th Regiment area. Colonel Vy also presented a summation of the Dong Tien Program that the 8th Regiment had participated in with the 1st Infantry Division. He mentioned what he considered the areas of major benefit to his Regiment; i.e., Combat Support in the form of CAS. Artillery, gunships, hunter/killer teams, and mobility through the use of Combat Assault Helicopter Companies. Colonel Vy concluded by presenting the vital statistics of enemy eliminated versus friendly casualties. General Haig asked the following questions and received comments from Colonel Vy as noted: a. Does the Regiment have sufficient direct support artillery subsequent to withdrawal of US 1st Infantry Division? Colonel Vy stated emphatically, no! Colonel Vy said he needs at least one artillery battalion in support of his Regiment if his battalions are to have proper fire support when they assume the responsibility of a much larger area of operations. General Haig asked how much artillery is presently in support of the 8th Regiment, and Colonel Vy replied two batteries of 105mm and two 155mm at Chanh Luu, two tubes 105mm at Thoi Hoa, and two tubes 105mm with two tubes 155mm at Ben Cat. He explained that this disposition points out another requirement the RF/PF need artillery to support their operations because the ARVN artillery is presently tasked to furnish artillery support ARVN and RF/PF units throughout the AO. Colonel Vy pointed out that this problem will be much more accentuated when the battalions all move out, away from the populated areas. Until more tubes are made available, either ARVN or Rf/PF will not have proper artillery support. b. How many and what types of ambushes are conducted by the 8th Regiment? Colonel Vy stated that each battalion puts out "many" ambushed every night, and the majority were the mechanical claymore type. He showed the results realized on a graphic chart compared with all other enemy KIA: over 50% of all recent kills have been with mechanicals. General Haig commented that such ambush results spoke highly of the unit. c. Do you have any problems with your communications? Colonel Vy stated that he experienced no problems and had good communications throughout the Regiment. d. What are the sources of your recruits? Colonel Vy said that the soldiers are primarily draftees, but that he does get some enlistees. General Haigh asked if most of the soldiers assigned to the 8th Regiment came from III Corps. Colonel Vy said no, they were from all over South Vietnam. e. What is your evaluation of the combat effectiveness of the RF/PF in this area? Colonel Vy stated that this is the big problem area in the present plans to turn over the security of GVN controlled areas to RF/PF to allow the ARVN battalions to become mobile. He said the RF/PF is poor, very weak and is not capable of fulfilling the responsibilities inherent in these plans. He stated that the RF/PF cannot be relied on to properly man positions at night and do not have confidence in their ability to even stand and fight in their prepared positions. General Haig said he was surprised to hear this because in the Delta, the RF/PF were doing most of the fighting and were doing very well. Colonel Vy replied that he was speaking of the RF/PF in his AO and that he was giving a frank and honest appraisal of them. General Haig asked what could be done to improve this. Colonel Vy enumerated the following: (1) Replace district chief with an officer who has served successfully as a battalion commander. (2) Initiate a vigorous, well organised and supervised training program that will provide the RF/PF the capability to realistically assume the assigned responsibilities. This program could be accomplished in six months. (3) Reconstruct all RF/PF defensive positions in accordance with 1st Infantry Division specifications to insure no weak spots exist in the position. Many of the present positions, fortifications and compounds are poorly designed and contructed and cannot stand off any type of attacks. (4) The ARVN officers and NCO's assigned to cadre the RF/PF must be professionally competent and combat proven leaders if they are to instill confidence into the RF/PF units. (5) Direct support artillery required for RF/PF. f. What do you consider the biggest problem area as the withdrawal of US forces continues? Sufficient firepowers in the form of artillery, close air support and helicopter gunships in all configurations. Such firepower is necessary to fill the void created by the withdrawal of US troops. g. General Haig then asked the undersigned what rank officer was assigned as advisor to an ARVN battalion commander and how much combat experience did these officers have. I replied that Majors were authorized and I presently have two majors and two captains assigned as battalion SA's; none of these officers have previous command experience in combat. I stated that the advisory effort must be upgraded in professional officers with combat experience if results commensurate with the effort are to be realized in the critical months ahead. General Haig replied that he agreed wholeheartedly with that view. 3. Subsequent to the briefing and open discussion mentioned above, visits were made to FSB's Kien An and Apollo where short intelligence and operational briefings were presented by US/ARVN battalion commanders. The subject matter discussed subsequent to these briefings follows: a. What are the intentions for the 8th Regiment subsequent to 1st Infantry Division withdrawal? Colonel Vy said his Regiment headquarters will move to Lai Khe base camp. Three FSB's will be occupied by his three remaining battalions - probably at FSB's Tennessee, Gela and Dominate. b. What will be the limits of your AO? Colonel Vy stated that he was not sure as yet but he thought it would extend from South of Ben Gat to an imaginary line running northeast from the Mushroom to Chon Thanh. c. Can you handle that size of an AO? Colonel Vy said he was confident he could with the same type combat support that US units presently receive. He said however that if the RF/PF fail in their mission of securing the population centers, the ARVN would be required to pull back to secure these areas and then ARVN sould revert back to the posture of 1966. d. General Haig directed the question of effectiveness of the combat service support system at the advisors. Could their present logistical organization support units in operational areas for sustained periods? A qualified yes was given, provided continued emphasis, effort and advisory assistance are devoted to perfection and utilization of existing logistical organization. 4. The final stop on the itinerary was at FSB O'Keefe where 4/8 maintains its CP. Upon arrival it was learned that the battalion minus was in contact approximately 15 km north along the highway with an enemy force that had attempted to ambush a convoy. General Haig expressed the desire to fly up over the contact and observe the action. Upon arrival over the area I established immediate communications with Major Dyer (SA, 4/8) and was able to brief General Haig on the situation. During our time on station over the contact, numerous airstrikes, gunship sorties, and hunter/killer teams and artillery were observed. General Haig's questions centered mainly on idenfication and strength of friendly forces, estimated strength of enemy, and number of friendly and enemy casualties. Upon departing this area, the helicopter proceded directly to Binh Duong Province Headquarters where General Haig was met by LTC Fleigh, the PSA. General Haig thanked Colonel Vy for an extremely informative and interesting afternoon and departed. 5. General Impressions: a. General Haig appeared to be primarily interested in determining the effecfs that withdrawal of US troops would have upon ARVN. He was vitally interested I believe in ascertaining whether Colonel Vy was confident in ARVN's ability to assume the added responsibility. His pointed questions concerning firepower, communications and logistical support were a logical pursuit toward making an intelligent evaluation of such a capbility. b. The lengthy discussion of RF/PF capabilities in this area and the General's remarks implied that this may have been the first time he had been told that the RF/PF were not ready to asssume the static security umbrella presently provided by ARVN. c. General Haig appeared to be optimistic about the 8th Regiment's ability to fulfill its increased responsibility when the US forces withdraw. He seemed to be impressed with the reports he received from the US/ARVN battalion commanders concerning the effectiveness of ARVN artillery and the progress realized during Dong Tien by ARVN in the use and control of combat support resources. 6. In summary, I felt the briefing, discussions and visits indicated an honest feeling of confidence on the part of the 8th ARVN Regiment. I am quite sure that General Haig received this impression and is aware that such an attitude is base on ARVN's belief that continued US combat support will be a necessity in the forseeable future. LTC Maurice H. Price Senior Advisor, 8th Regiment Tin Nguyen 24 March 1999
|
|