|
Post by Huu Le on Sept 21, 2006 17:41:09 GMT 9
Chip truyền dữ liệu bằng laser 18/09/2006 H.Y Các nhà khoa học Mỹ đã chế tạo thành công một loại chip silicon sử dụng tia laser thay vì sợi dây kim loại như hiện nay để truyền dữ liệu. Phát minh mới này giúp tăng tốc độ truyền dữ liệu đồng thời giúp giảm chi phí truyền tải. Đây là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc hãng chế tạo chip lớn nhất thế giới Intel và Đại học California. Giới chuyên môn hy vọng chip silicon này sẽ có mặt trên thị trường vào khoảng cuối thập niên này. (New Kerala) *********************************
Bộ Nhớ Từ Tính Võ Quang Nhân Trong số tháng 7 năm 2003 cuả tạp chí PC Magazine chủ đề “Future Tech” có một bài viết khá lí thú cuả tác giả Cade Metz đó là "Bộ Nhớ Từ, không bao giờ phải khởi động máy tính trở lại nưã" (Magnetic Memory - Never reboot again) - xin phỏng dịch lại cho bạn tường lãm. Trong bài dịch đã có một số ngữ vựng chuyên môn về computer chưa được thống nhất hay chưa có trong tiếng Việt, người dịch xin tạm dùng từ thay thế và cho vào ngoặc đơn chữ Anh ngữ nguyên thuỷ)Việc mất nguồn điện cung cấp cho computer một cách bất ngờ rất hay xảy ra cho chúng ta. Nhiều khi bỏ công viết cả 4 -5 trang e-mail chưa kịp bấm nút “send” thì đùng một cái …dòng điện nguồn bị cắt ngang, dầu chỉ trong vài giây thôi cũng đủ đưa bạn tới chỗ “Ôi, chuyện cũ qua rồi, mình ... làm lại từ đầu anh nhé.” Thật may cho chúng ta, những chuyện hãi hùng như vậy sắp trở thành chuyện dĩ vãng bởi ứng dụng mới cuả “bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên từ trở” MRAM (magnetoresistive random access memory) Có lẽ MRAM sẽ được sản xuất vào giữa thập niên này. Khi 1 computer dùng MRAM (MRAM computer) bị mất điện thì bạn có thể khởi động máy trong tức thì, nghiã là cái e-mail dài nhiêù trang sẽ không hề mất một chữ (mà không phải dùng tới bất kì chưong trình "mail recovery" nào hết; hơn nưã, các phần mềm sẽ chỉ có thể phục hồi được phần nào dữ liệu trên máy mà thôi) Bộ nhớ cuả hầu hết các PC hiện nay là SRAM (static RAM) hay DRAM (dynamic RAM). Cả hai đuợc biết như là bộ nhớ biến hoạt (volatile memory) Đặc tính cuả loại bộ nhớ này là chỉ lưu giữ được dữ liệu khi chúng có năng lượng. Magnetic Memory Chẳng hạn trong DRAM thực chất bao gồm một chuỗi tụ đìện; thông tin được mã hoá bằng hình thức tích điện. Một tụ điện đã nạp thì đại diện cho đơn vị thông tin 1 và ngược lại tụ điện sẽ mang đơn vị 0 nếu như nó chưa nạp diện (hay đã xả điện). Để bảo toàn trạng thái 1, người ta cần phải nạp thường xuyên (hàng nghìn lần trong 1 giây) cho các tụ điện một điện lượng nào đó bởi vì dòng năng lượng trong các tụ điện này sẽ thường xuyên bị rỉ và có thể làm thay đổi giá trị từ 1 về 0. Đó là lí do tại sao khi máy bị mất điện dù chỉ trong phút chốc thì các dữ lệu chứa trong bộ nhớ bị huỷ hoại hoàn toàn và khi máy được tái khởi động, nó phải tải lại toàn bộ hệ điều hành. Được nghiên cứu trong các phòng thí nghiệm nhiều thập niên, MRAM chứa các mẫu thông tin dưới dạng phân cực từ tính (magnetic polarity) thay vì dùng sự tích điện như thường thấy trong các bộ nhớ hiện nay. Khi điểm phân cực cuả một đơn vị trong bộ nhớ theo một chiều định trước thì đơn vị đó sẽ mang giá trị 1, và ngược lại, nó mang giá trị 0 nếu sự phân cực không theo đúng hướng này. Để tạo nên đơn vị giá trị 1 thì cần có dòng điện để thay đổi sự phân cực nhưng nó không cần thêm điện năng để tồn giữ giá trị này. MRAM là không biến hoạt (nonvolatile); do đó khi bị mất điện (chẳng hạn như khi bạn tắt máy) tất cả các đơn vị dữ liệu còn nguyên giá trị 1 hay 0 cuả nó. "Nếu MRAM thay thế cho DRAM, thì bạn sẽ không phải lo lắng gì về việc hồ sơ đang soạn thảo cuả bạn trên máy mà chưa được ghi ra diã cứng. Mọi thứ dều còn lại trong bộ nhớ" (Trích lời cuả ChiaLing Chien giáo sư vật lí cuả đại học John Hopkins) Như vậy bạn sẽ không phải tải lại hệ điều hành, cái vẫn còn trong bộ nhớ và cho phép bạn bắt đầu (tiếp tục) trở lại ngay tức thì. MRAM có thể sẽ xuất hiện trên thị trường vào khoảng 2004. Trong tháng 6 năm 2002, Motorola đã cho "trình làng" con chip 1 Mega bits (chừng 128Mbytes) MRAM đâu tiên. HP và IBM đang làm việc trên kĩ thuật này. Tuy vậy, có lẽ sẽ mất thời giờ và tài chánh để điều chỉnh các nhà máy vốn đang lắp đặt cho DRAM nay có thể sản xuất máy với MRAM. Theo phân tích gia Jim Handy (Semico Research) thì MRAM sẽ không thay thế DRAM ít nhất trong vòng 10 đến 20 năm. MRAM cũng có thể là một nguồn khai thác mới cho các nhà khai thác cải tạo các bộ phận khác cuả computer. Chẳng hạn như dựa vào ưu thế vận tốc cuả MRAM ngưoi ta có thể chế tạo các thiết bị chứa dữ liệu tốt hơn hiện tại hay chế tạo những con chip hoàn toàn giống nhau nhưng lại có thể được thảo chương trên đó để làm những công việc hoàn toàn khác nhau. Dẫu sao thì đó chỉ là những viễn ảnh. Tin tức thực tế nhất là bạn sẽ không phải lo lắng gì khi lỡ chân đạp sút dây cấp điện cuả computer. Chúc bạn nhiều may mắn.
|
|
|
Post by Huu Le on Aug 26, 2007 7:33:12 GMT 9
Studying the hydrogen energy chain Turning hydrogen into a viable fuel presents many challenges, but researchers are also discovering possible solutions. By Candace Lombardi news.com.com/Studying+the+hydrogen+energy+chain/2100-11392_3-6173003.html?tag=topicIndex Alternative-energy companies are targeting state and local governments as the places to showcase the latest hydrogen fuel technology, but there are still many issues to clear up before the technology becomes a significant part of everyday life. Researchers look at the entire energy chain (the energy equivalent of a food chain) when evaluating a potential alternative fuel. While cars powered by hydrogen are more efficient than those powered by gasoline, the leading production method for hydrogen fuel requires a lot of electricity. And if hydrogen fuel isn't produced efficiently by this method, it becomes less viable as a fuel source overall, according to Ken Kurani, an associate researcher at the Institute of Transportation Studies at the University of California at Davis. To create a hydrogen-based transportation system that has a low overall carbon footprint, primary methods of producing hydrogen can't be based around coal-fired power plants, Kurani said. Such a process would require a system for capturing and safely storing carbon dioxide emitted by the burning coal--a process called carbon capture sequestration. "If you burn all this coal (to generate electricity to make the hydrogen) and have all this CO2, what are you going to do with it?" said Kurani. related story Cities hot for hydrogen H2 supporters hope what happens in Vegas doesn't just stay in Vegas.In areas where such resources are abundant, solar and wind energy can efficiently produce the electricity needed for electrolysis, a step in hydrogen-fuel production that liberates hydrogen from water. Chemical processes that produce hydrogen in a closed, looped system--where chemicals are not completely consumed or denatured--are being researched by the Department of Energy and many groups in the private and public sectors. The DOE is also looking at tapping into nuclear facilities because they already produce waste heat that could be used to reduce the amount of electricity needed for electrolysis, according to Patrick Davis, acting program manager for hydrogen fuel cells and infrastructure technologies at the DOE. Companies such as Ecotality are thinking of ways to generate hydrogen in a fuel-cell car as the vehicle's fuel cell needs it. Ecotality's implementation of hydrogen-fuel technology features an apparatus called the Hydratus, which was developed by NASA's Jet Propulsion Laboratory. The Hydratus is built in to a vehicle and makes hydrogen for a fuel cell using a chemical reaction between magnesium and water to liberate the hydrogen. Drivers use a three-prong pump to fill up on magnesium pellets and water, and pump out spent magnesium oxide in powder form. The spent powder is 99.8 percent renewable and can be recycled (using electricity) right at the filling station. While the Hydratus can be adapted for use in other settings--as a support system for fuel cells powering cell phone towers and computers, for example--its first integration will be with hydrogen buses for cities and towns, which could install their own magnesium filling stations to service their fleet. Ecotality is already in touch with several interested municipalities and expects to produce the first prototype bus by the end of 2007. Making hydrogen available to consumers is another issue. While there are about 700 miles of hydrogen pipeline for a range of applications, mostly in the Gulf states and Southern California, there is currently no hydrogen infrastructure to support hydrogen filling stations, according to ITS' Davis. Now on News.com Mortgage meltdown: Tech stocks' gain? Week in review: AMD's scramble, Google's gamble Is the digital pen getting mightier? Extra: Space cadet school In order to make hydrogen economically viable to transport, the gas can be stored in highly compressed form. It can also be stored in liquefied form. But compressed hydrogen or liquid hydrogen can be difficult to transport. Because hydrogen dissipates rapidly on contact with air, a tank leak, while it wouldn't lead to a flammable pool of liquid on the ground, would result in loss of product. In addition to high-pressure cryogenic tanks, one solution being researched by DOE programs and private companies is hydrogen in a solid state, in the form of solid-state metal hydride or carbon-based materials. Another factor affecting hydrogen's economic viability is the relatively short range of hydrogen-fueled cars. As it stands now, a hydrogen car can go no more than 200 miles between fuelings, using a tank whose fuel is stored at 5,000 pounds per square inch. Under 10,000 psi, according to Davis, enough hydrogen fuel could be stored on board a vehicle to go about 300 miles, but the technology for that type of storage capacity is still being researched. And the technology is not cheap. The DOE estimates that hydrogen fuel cells cost about $107 per kilowatt, if the supplier produced the cells at a rate of 500,000 units per year. For the fuel to become economically viable for consumers, the cost per kilowatt would have to be $30, Davis said.
|
|
|
Post by NhiHa on Jul 11, 2010 18:13:28 GMT 9
Predator: Vũ khí mới, Chiến thuật Chiến lược mới  Vủ khí mới đây là loại máy bay không người lái UAV ( Unmanned Arial Vehicle ) . Hiện nay nước sản xuất máy bay loại này tân tiến nhất là Do Thái .UAV của Do Thái tên là Drone ( Drone là tên 1 loại ong mật ) Mỷ và Nga đều mua phần lớn máy bay Drone của Do Thái . Mỷ có yêu cầu Do Thái đừng bán loại Drone tân tiến nhất cho Nga ! Và cảnh cáo , Nga sẻ làm hàng nhái Drones dể bán cho các nước Trung Dông ,kẻ thù Do Thái . Trong chiến trang năm ngoái với Georgia , Nga đả bị thua thiệt vì Georgia xủ dụng Drones nên thám sát và tấn công Nga hiệu quả hơn . Trong lúc đó Nga củng có UAV tuy nhiên theo tướng Nga ... cho biết UAV của Nga bay ồn qúa , xa 5Km đả nghe rồi nên không hiệu quả. .Kỳ này Nga đả ký giao kèo mua 12 Drones của Do Thái với giá 53 triệu Đô ( 10 chiếc nhỏ và 2 chiếc lớn ) Theo tướng Nga cho biết mục dích mua lượng máy bay Drones này chỉ để cho các hảng máy bay của Nga xem và biết thế nào là máy bay gián điệp . Sau đó sẻ tự sản xuất . UAV là gì ? UAV là máy bay không người lái . tự điều khiển hoặc được điều khiển từ xa . Để phân biệt với các loại Hỏa tiển có điều khiển , UAV có thể thâu hồi và xử dụng nhiều lần như máy bay . Có rất nhiều loại UAV kích cở khác nhau . Loại chỉ dùng để thám thính , loại có trang bị vủ khí ( Hỏa tiển , Bomb...) dùng để tấn công . Thời gian bay trên trời không cần tiếp tế từ 12 tiếng đến 30 tiếng . Do thái đả dùng Drones từ 1980 ; cả trong thám thính và tấn công . Loại Drones mới nhất dược Do Thái sản xuất rất nhỏ , lính trận có thể mang theo và không ảnh dược truyền xuống trên màn ảnh giống dồng hồ mà lính trận mang trên cổ tay . Trong chiến tranh Afghanistan phi đạo Drones thì gần trong vùng . ( thật ra căn cứ của Drones ngay trên đất Pakistan .Giới tre? Pakistan dả dùng Google Earth tìm ra căn cứ này và kết án Mỷ dùng căn cứ ngay trên đất nước Pakistan để giết người dân Pakistan .)  Căn Cứ Drones ở Pakistan Các hoạt dộng của CIA tại các khu dóng của loạn quân là chiêu mộ bằng cách trả tiền cho người dịa phương ,và phiến quân dể gắn các Tag vào các căn cứ lui tới của các thủ lảnh . Thường 1 Tag , CIA trả 120 dô , và nếu cuộc oanh tạc có kết qủa hoặc sát hại dược các yếu nhân của loạn quân thì tiền thưởng lên nhiều ngàn dô. Tuy nhiên Control Room thì phần lớn ở ngay trên đất Mỷ cách xa vùng hoạt động của Drones 7000 đến 8000 miles . Khi Drone bay trên vùng hoạt động , nhiều máy ảnh trên Drones đả chụp không ảnh liên tục gởi về Control room qua vệ tinh . Vì thế hình ở Control room là thực tế ngay tức khắc ( có delay time - seconds -) Tại Control room có 1 phi công ( sỉ quan cấp tá , thường là cựu phi công chiến đấu ) điều khiển Drones và 1 quan sát viên ( Sensor operators ) điều khiển hỏa tiển đến trúng mục tiêu . Cả 2 người ngồi trên 2 màn hình cạnh nhau . Khung cảnh hoạt động chả khác nào các cậu bé chơi Games .  Control Room Tuy nhiên họ đều than phiền là công việc đả ám ảnh thần kinh của họ còn hơn khi họ thực sự đi oanh tạc chiến đấu ; vì khi đi oanh tạc họ không trực tiếp thấy hậu quả , còn dùng Drones họ phải ở lại quan sát chi tiết kết quả , người bị thương ,bị chết rỏ ràng ... Rồi chỉ trong giờ sau lại phải về nhà sinh hoạt bình thường với vợ con .... Tác dụng ngược 1/ Loạn quân và các thủ lãnh bộ lạc của Afghanistan đều cho rằng lính Mỷ hèn nhát không dám trực diện chiến đấu với họ mà ẩn náu , trốn tránh đánh trộm . ( Drones thường bay trên độ cao 7000m , dưới dất không nghe , không thấy ) 2/ Pakistan củng đã than phiền Mỷ không tôn trọng chủ quyền , hành xử bắn phá trên dất Pakistan . Trong 6 tháng qua dả có hơn 600 người bị giết (có thể trong dó có 1/3 là phiến quân ) . Pakistan đả cảnh cáo , và nay sẻ hành động , đang thực tập xử dụng hỏa tiển dể bắn rơi Drones . HoaChimChim
|
|
|
Post by NhiHa on Nov 7, 2010 6:45:42 GMT 9
Câu chuyện xây cầu với thép bị mỏi Vietsciences- Nguyễn Thanh Lâm Trên nền đất yếu, thật không dễ dàng xây những cây cầu, dù là cầu Bailey. Tấm lòng của những chuyên gia trung hậu, ở một đất nước còn ngổn ngang hy vọng và thất vọng, đã buộc tôi ghi lại câu chuyện này, như một nhịp cầu từ trái tim đến trái tim, dù thép bị mỏi ! Trên đường từ Hà Tiên qua Long Xuyên, xe cộ bỗng từ từ giảm tốc độ rồi chậm rãi bò qua một cây cầu đang được tu sửa. Thoáng nhìn thấy một anh chàng ăn mặc rất bình dân đang ngồi trên ghế đẩu hút thuốc, mắt chăm chăm nhìn cây cầu với dáng vẻ nghĩ ngợi, ông bạn nối khố của tôi là giáo sư Nguyễn Thành Nhân (hiện giảng dạy tại Bochum/CHLB Đức) đã dừng xe tắp vào lề trống và lội bộ trở ngược lại, làm quen và trò chuyện. Anh Nhân hỏi: Đây là một cây cầu Bailey theo kiểu Mỹ phải không ? (ghi chú: Quân đội Mỹ trong thế chiến thứ II xây loại cây cầu Bailey dã chiến với những chi tiết lắp ráp và tháo gỡ nhanh, vận chuyển dễ dàng qua địa điểm khác) - Tôi biết, nhưng đây là một cây cầu do người Việt Nam xây sau này. - Ai xây ? - Tôi. Không chỉ cây cầu này mà còn nhiều cây cầu khác nữa. - !!!  với loại thép gì ? - Thép của Nga, sức tải chỉ 2700 kp/cm2, không như nguyên bản của loại cầu này. Vị giáo sư việt kiều biết là mình đang nói chuyện với một đồng nghiệp kỹ sư và hỏi tiếp: - Thế có vấn đề gì không ? - Thép bị mỏi ( anh ta không nói thép cũ hay già, mà dùng một thuật ngữ chuyên môn là thép mỏi vì bị xì-trét năng động liên tục) và cây cầu lại quá lớn. - Thế sao anh không làm những trụ cầu với đường kính 1m ? - Cả nước Việt Nam không có thiết bị cho trụ cầu lớn, chỉ tối đa cho trụ cầu với đường kính 60 cm. - Với cọc dài cho vùng này, anh sẽ gặp vấn đề liên quan đến tính vững chắc của nó, với nguy cơ bị gãy cọc. - Đúng vậy, tôi biết, vì Lambda lớn quá. Vị giáo sư giật mình như tay chạm phải điện nhẹ. Con chữ Lambda trong tiếng Hy lạp được sử dụng trong ngành xây dựng để chỉ độ gãy của trụ chịu lực, nghĩa là xu hướng gãy khi quá tải. {Xin mở ngoặc ở đây: cọc khoan (khác với cọc đóng), được máy khoan hình ống đi sâu vào lòng đất, đặt cốt thép vào và đổ bê tông thành cọc. Trụ cầu là phần trên mặt đất. Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, tất cả trụ cầu lớn đều xây trên cọc vì đất ở đây toàn là phù sa, cọc phải đóng hoặc khoan cho đến khi đụng đến lớp đất (hay đá) có sức chịu đựng trọng tải của cầu. Ở Sài gòn có những cọc trụ cầu dài đến 125 mét.} Thật bất ngờ khi gặp được một chuyên gia mộc mạc giữa một vùng sâu, vùng xa quê mùa, mà lại có những kiến thức căn cơ như thế. Như Bá Nha gặp Tử Kỳ, hai người nói chuyện với nhau rất lâu. Sau 20 phút, anh Nhân biết rằng anh Đức tốt nghiệp Bách Khoa Sài gòn vào năm 1983 là một kỹ sư tuyệt vời, có cả những hiểu biết về đường thủy, vì đang làm việc cho một Khu quản lý thủy bộ . Sau 40 phút, anh Nhân giáo sư việt kiều biết rằng mình không cần phải kể hay nói gì thêm về công nghệ xây cầu hiện đại vì anh Đức đã biết rất rõ những thông tin chuyên ngành mới nhất. Chia tay vì phải đi tiếp, giáo sư Nhân bắt tay thật chặt và nói thật lòng không chút khách sáo ngoại giao” thật là hân hạnh cho tôi khi được gặp anh Đức ở đây!” Anh Nhân nói với bạn bè mình: “ bao lâu còn có những người như anh kỹ sư tài giỏi này thì đất nước không thể lụn bại được ”. Rất tiếc là tôi vẫn cứ lo lo và không thấm được cái tinh thần lạc quan vẫn biết là rất cần từ anh Nhân. Có lẽ vì tôi nghĩ đến cách làm việc đã dẫn đến sập cầu Cần Thơ và nghĩ đến nỗi buồn có thể gọi là Sầu Chung. Tuy vậy, từ nay, tôi đã biết nhìn những chiếc cầu bằng trái tim.  Cầu Cần Thơ bị sập
|
|
|
Post by NhiHa on Dec 9, 2010 5:59:59 GMT 9
Graphene Vietsciences-Nguyễn Trọng Cơ Tham Khao Andre Geim và Konstantin Novoselov chụp khi vừa nghe tin được giải Nobel về Graphene Success story: Professor Andrei Geim (left) and Professor Konstantin Novoselov pictured today after hearing they had won Read more: www.dailymail.co.uk/sciencetech/article-1317868/British-university-scientists-win-Nobel-prize-physics-carbon-layer-discovery.html#ixzz12Zj8w400 Success story: Professor Andrei Geim (left) and Professor Konstantin Novoselov pictured today after hearing they had won Read more: www.dailymail.co.uk/sciencetech/article-1317868/British-university-scientists-win-Nobel-prize-physics-carbon-layer-discovery.html#ixzz12Zj8w400 Success story: Professor Andrei Geim (left) and Professor Konstantin Novoselov pictured today after hearing they had won Read more: www.dailymail.co.uk/sciencetech/article-1317868/British-university-scientists-win-Nobel-prize-physics-carbon-layer-discovery.html#ixzz12Zj8w400 Năm nay, 2010, giải Nobel Vật lý được phát cho hai khoa học gia gốc Nga, đã có công nhận dạng, định rõ đặc điểm và chế tạo một loại vật chất hai chiều - một thứ màng cực mỏng – mang tên graphene. Đó là các ông Andre Geim (51 tuổi) và Konstantin Novoselov (36 tuổi). Cả hai hiện là giáo sư tại đại học Manchester, Anh Quốc, và sẽ chia món tiền thưởng 10 triệu đồng kronor Thụy Điển (khoảng 1.5 triệu Mỹ kim). Ông Geim có quốc tịch Hòa Lan, nơi ông làm việc trước kia, còn ông Novoselov thì có hai quốc tịch, Anh và Nga. Được coi là một loại vật liệu bền nhất và mỏng nhất từ xưa tới nay, graphene sẽ có thể làm thay đổi mạnh mẽ bộ mặt kỹ nghệ chế tạo trong những năm tới - giống như plastics, theo lời ông Geim. Vậy graphene có cơ cấu ra sao? Một cách đơn giản, graphene (lá than chì) chỉ là một tấm màng than chì cực mỏng. Mỏng đến độ bề dầy chỉ gồm một lớp nguyên tử carbon. Nhắc lại là kích thước nguyên tử rất nhỏ, thay đổi tuỳ theo chất, có thể từ vài phần trăm đến vài phần chục của nanometer (nm). Một nm bằng một phần tỷ của mét. Để có thể tưởng tượng ra độ nhỏ của nm ta hãy nhìn một sợi tóc. Nhỏ như vậy nhưng bề dầy của sợi tóc lớn cỡ 100,000 nm. Từ lâu ta biết rằng than chì được cấu tạo bởi những lá cực mỏng dính chồng chất lên nhau. Trên từng lá này các nguyên tử carbon được xếp rất thứ tự trên những đỉnh của một hình sáu cạnh đều, với mỗi cạnh có độ dài khoảng 0.142 nm (xin xem hình ở trên). Khi ta dùng bút chì để viết, than chì sẽ bám trên mặt giấy, và dính trên giấy là những bụi than nhỏ có thể gồm nhiều lớp lá than chì và cũng có thể chỉ có một lớp. Vô tình ta đã tạo ra graphene! Điều thú vị là than chì trông tầm thường như vậy nhưng duới áp suất thật lớn than chì sẽ biến thành kim cương. Và nay, nếu được tước thành lá thật mỏng sẽ trở thành một loại vật chất kỳ diệu. Lý do vì ở độ mỏng như vậy những định luật vật lý thuôc cơ học luợng tử (quantum mechanics) áp dụng vào các mạng tinh thể bắt đầu cho ra những kết quả lạ thường, và do đó tính chất của vật chất trở nên khác thường. Ngay từ năm 1947 một số khoa học gia đã khảo sát lý thuyết tính chất của graphene (như cơ cấu điện tử, tán xạ tuyến tính, phương trình Dirac,…). Nhưng đó chỉ là lý thuyết vì cho đến năm 2004, ai cũng nghĩ là việc cô lập được một lá graphite (graphene) và giữ ổn định là “chuyện trên trời!”  Tháng 10 năm 2004, các khoa học gia trên toàn thế giới rất sửng sốt khi hai ông Geim và Novoselov, cùng các cộng sự viên tại đại học Manchester (Anh quốc), và đại học Kỹ thuật vi điện tử Chernogolovka (Nga), công bố trên tạp chí khoa học Science kết quả khảo cứu của họ về graphene. Trong đó họ đã mô tả cách chế tạo, nhận dạng và định rõ đặc tính của chất này. Về chi tiết, để có thể cô lập từng lá graphite họ đã dùng một phương pháp đơn giản có tên là exfoliation (tách lớp). Các chuyên gia đã vô cùng kiên nhẫn, dùng băng keo (Scotch tape) để bóc từng phần nhỏ của lá than chì rồi chuyển vào một chất nền (substrate) silicon. Trước kia cũng có người theo cách này nhưng họ không thể chứng minh được rằng trong những phần nhỏ đó đâu là graphene - gồm một bề mặt chỉ chứa một lớp nguyên tử carbon. Nhóm khảo cứu tại đại học Manchester đã phối hợp phương pháp quang học và điện học để nhận dạng graphene. Về quang học họ dùng hình chụp từ một loại kính hiển vi tân tiến có tên Atomic Force Microscope (AFM – tạm dịch: Kính hiển vi dựa vào lực nguyên tử). Đây là một loại kính hiển vi cực mạnh, có độ phân giải nhỏ cỡ một phần của nanometer, được tìm ra bởi nhóm khảo cứu của công ty IBM tại Zurich, Đức, trong thập niên 1980. Về điện học họ đo điện trở - gọi là điện trở Hall, Hall resistivity - của những mẫu graphite. Với hình chụp và số đo điện trở họ đã đi đến kết quả hết sức thuyết phục là một lá graphite – graphene – có bề dầy khoảng 0.5 nm. Thêm vào đó, họ còn đưa ra những kết quả đo đạc khác liên hệ đến tính chất vật lý đặc biệt của graphene. Tức khắc các phòng khảo cứu trên toàn thế giới, vốn đã đầu tư từ lâu trong lãnh vực này, công bố những kết quả mà họ tìm thấy. Chỉ hai tháng sau khi bài báo của Geim-Novoselov được công bố, nhóm khảo cứu của khoa học gia W.A. de Heer tại đại học kỹ thuật Georgia, Hoa Kỳ, loan tin là họ có thể tạo ra những lá graphite rất mỏng bằng một phương pháp khác, trong đó họ đốt cháy silicon trên những mặt silicon carbide (SiC) để phần còn lại là những lớp rất mỏng carbon (graphite). Họ cũng xin được bằng sáng chế trong lãnh vực chế tạo những dụng cụ điện tử từ những lớp mỏng carbon này. Ngoài ra, những loại vật chất hai chiều khác - bề dầy chỉ gồm một lớp nguyên tử - như Boron-Nitride (BN) và Molybdenum-disulfide (MoS2) cũng được chế tạo. Với vô số những bài khảo cứu liên hệ cùng với giải Nobel năm nay, graphene đã trở thành “ngôi sao” trong lãnh vực ứng dụng. Kể ra thì cũng đáng vì tính chất của graphene quá hấp dẫn: không những dẫn điện mạnh hơn mà còn dẫn nhiệt mạnh gấp 10 lần đồng. Trong suốt, vô cùng nhẹ, và bền bỉ gấp 100 lần thép. Các chuyên gia đã vẽ kiểu một cái võng diện tích cỡ 1mét vuông làm bằng graphene, có thể để một chú mèo nằm thoải mái thì thấy võng nặng cỡ 1mg. Xin đọc kỹ: 1 milligram! Ngoài ra, graphene còn có nhiều tính chất điện tử đặc biệt của cơ cấu cực nhỏ. Những kỹ nghệ đang “để mắt” đến graphene gồm: máy bay, xe hơi, vệ tinh, vi điện tử, máy tính…- toàn là những ngành cốt lõi của nền công nghệ hiện đại. Nếu việc sử dụng graphene được như ý thì quả thật thời đại micro (vi, như máy vi tính) đang đi vào dĩ vãng, và thế giới bắt đầu thời đại nano. Cũng nên nhắc lại là tính chất đặc biệt của những lá graphite đã được khảo cứu từ lâu, trong thập niên 1980s. Tuy nhiên lúc đó những lá được chú ý không mở phẳng như graphene mà khép kín thành những vòm hình cầu hay hình ống gọi chung là fullerene (Fuller là họ một khoa học gia người Mỹ R. Buckminster Fuller). Năm 1996, ba khoa học gia có công nhất lãnh vực này được tặng giải Nobel Hóa Học. Đó là các ông R.F. Curl, H.R. Kroto và R.E. Smalley. Kết quả cụ thể là họ đã tìm ra một một vòm cầu chứa 60 nguyên tử carbon, nằm trên trên đỉnh của những hình năm và sáu cạnh đều (xin xem hình ở dưới), được đặt tên là buckminsterfullerene. Năm 1991, khoa học gia Nhật bản, Sumio Iijima, khám phá ra một loại fullerene khác hình ống, đặt tên là nanotube (xin xem hình). Các fullerene đã có nhiều ứng dụng trong kỹ nghệ nhưng gần đây đã có những quan ngại liên hệ đến sức khỏe quần chúng. Mong rằng khi được sử dụng rộng rãi, với sự kiểm soát chặt chẽ, graphene sẽ tạo ra những sản phẩm thân thiện với môi trường - rất “xanh!”  Buckminsterfullerene và Nanotube Tham khảo - The Official Web Site of the Nobel Prize - Zumdahl, Steven S., Chemical Principles, D.C. Heath and Company, 1995 Sherman Oaks, tháng 10, 2010 Nguyễn Trọng Cơ
|
|
|
Post by Can Tho on Aug 27, 2011 9:08:26 GMT 9
Tấn công mạng bằng máy bay tự chếCác chuyên gia bảo mật máy tính Mỹ vừa chế tạo thành công một chiếc máy bay không người lái mà theo họ, các tin tặc có thể dễ dàng thiết kế và sử dụng để tấn công các mạng điện thoại di động và internet.Khung của chiếc máy bay có giá khoảng 300 USD, có bán sẵn qua mạng internet. Một đài phát thanh GSM sẽ biến nó thành một phiên bản di động của một tháp thu tín hiệu điện thoại di động, một máy quay video để giám sát mặt đất, trong khi kết nối internet từ 1 chiếc USB có thể được mua tại bất kỳ cửa hàng điện tử nào. Tổng chi phí của máy bay không người lái khoảng 3.800 USD, theo hai chuyên gia Mike Tassey và Richard Perkins cho biết. Cận cảnh chiếc máy bay không người lái (Ảnh: AFP)Sử dụng các bộ phận có sẵn trên thị trường, họ đã chế tạo một chiếc máy bay mang tên WASP, có thể trở thành một trạm cơ sở luân chuyển cho các mạng điện thoại di động với một camera chụp ảnh trong khi đang bay và khả năng thực hiện nghe trộm (packet sniffer) qua Wi-Fi trong cùng một thời điểm. Tất cả các bộ phận được mua một cách hợp pháp và chế tạo mà không đòi hỏi nhiều kỹ thuật phức tạp, họ cho biết. Trong tương lai, tin tặc có xu hướng thực hiện các cuộc tấn công mạng theo hình thức này, theo phỏng đoán của hai chuyên gia. Họ đã chế tạo chiếc máy bay không người lái này để chứng minh rằng tin tặc có thể thực hiện điều đó rất dễ dàng. Giả vờ… bay Sử dụng máy bay không người lái để tấn công một mạng điện thoại di động sẽ dễ dàng khi bay và phát sóng tín hiệu tương tự như một tháp di động bình thường, hai chuyên gia cho biết. Hầu hết các điện thoại di động được thiết kế bắt sóng các tín hiệu có sẵn mạnh nhất. Nếu các mạng 3G hoặc 4G địa phương có tín hiệu yếu hơn so với phát sóng từ máy bay không người lái, điện thoại di động sẽ mặc định GSM và có thể bị lừa khi bắt sóng từ ăng ten của máy bay không người lái, sử dụng nó như một trạm phát sóng cơ sở. Trong các thử nghiệm, Tassey và Perkins cho thấy rằng các máy bay không người lái sau đó có thể nghe, ghi lại các cuộc gọi và truyền dữ liệu qua internet. Thực tế đây cũng không hoàn toàn là một điều tồi tệ. Hai chuyên gia này cho biết chiếc máy bay không người lái giá rẻ cũng có thể được dùng để tìm kiếm những người đi bộ đường dài bị lạc, với chi phí chỉ bằng một phần nhỏ so với sử dụng trực thăng .
|
|
|
Post by Can Tho on Sept 8, 2011 2:46:54 GMT 9
Phi thuyền Nga liên tục rớt, trạm vũ trụ quốc tế có thể không còn phi hành gia
Vietsciences- Nguyễn Quang Riệu
 Bức ảnh do các nhà du hành trên trạm ISS chụp trận bão Irene đổ vào Hoa Kỳ, ngày 26/8/2011 REUTERS Trọng Thành Sau vụ phi thuyền Progress M 12-M bị nổ 325 giây, ngay sau khi cất cánh khỏi sân bay vũ trụ Baikonour (Nga), nhiều câu hỏi đặt ra về số phận của trạm vũ trụ quốc tế ISS. Hôm qua 30/8/2011, ông Mike Suffredini, phụ trách trạm ISS tại Cơ quan vũ trụ và không gian quốc gia Mỹ NASA cho biết, có khả năng các nhà du hành vũ trụ sẽ được sơ tán khỏi trạm vũ trụ quốc tế này. Người phụ trách trạm ISS tại Cơ quan vũ trụ và không gian quốc gia Mỹ đã có một cuộc họp báo qua điện thoại từ Houston (Texas), ngay sau khi cơ quan không gian Nga thông báo, phi thuyền tiếp theo sẽ chỉ có thể được phóng lên không gian vào cuối tháng 10 năm nay. Ngày 29/8/2011, giám đốc Cơ quan vũ trụ Nga Roskosmos, ông Alexei Krasnos, đã khắng định điều này. Như vậy chuyến bay dự kiến đưa các nhà du hành lên ISS vào ngày 22/9 đã bị hủy bỏ. Hai nhà du hành Nga Andrei Borissenko và Alexandre Samokoutiaive, cùng nhà du hành Mỹ Ronald Garan, sẽ chưa thể trở về Trái đất vào ngày 8/9 tới như dự kiến. Giám đốc Cơ quan vũ trụ Nga Roskosmos cho biết, nếu việc đưa phi thuyền lên ISS vào cuối tháng 10 không được thực hiện, thì phải tính đến giải pháp phải sơ tán toàn bộ các phi hành gia. Ông Mike Suffredini, phụ trách trạm ISS tại Nasa, khẳng định, nếu không có người ở, rất có thể trạm vũ trụ này sẽ bị mất. Nhiệm vụ của NASA là bảo vệ trạm vũ trụ ISS, kết quả của sự đầu tư rất lớn của nhiều quốc gia. Được biết trạm ISS được xây dựng từ năm 1998 và được hoàn thành vào năm 2010, tốn khoảng 100 tỷ đô la, mà một phần lớn trong đó do Hoa Kỳ chi phí. Cũng theo người phụ trách của Cơ quan vũ trụ quốc tế Mỹ, trạm vũ trụ này có thể vận hành mà không cần người điều khiển trực tiếp. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh, tình trạng không người ở như vậy không nên để kéo dài quá lâu. Hiện nay, nhóm phi hành gia trên ISS bao gồm sáu thành viên, ba người Nga, hai người Mỹ và một người Nhật. Theo lệ thường, cứ sáu tháng một lần, ê kíp này lại luân chuyển. Hiện thời, Nasa vẫn lạc quan về khả năng cơ quan vũ trụ Nga có thể xác định được các nguyên nhân đã gây ra vụ phóng hỏng vừa qua, và tiến hành một đợt phóng mới kịp thời để đưa ba phi hành gia khác lên đổi phiên, tránh khả năng phải sơ tán toàn bộ ê kíp trên trạm vũ trụ. Nasa cũng như cơ quan vũ trụ Nga không muốn mạo hiểm để các phi hành gia trên trạm vũ trụ lâu quá sáu tháng theo qui định, vì quá thời hạn này, ảnh hưởng của phóng xạ trong không gian sẽ không tốt cho những người này. Bên cạnh đó, hai phi thuyền Soyouz, chở sáu phi hành gia cũng không thể gắn liên tục với trạm ISS quá 200 ngày, vì nhiên liệu dùng cho động cơ của phi thuyền, dưới tác động của môi trường, sẽ bắt đầu biến chất. Chỉ có dự trữ thực phẩm cho các phi hành gia là không đáng ngại, vì có thể còn đủ dùng trong một năm. Việc phi thuyền Progress bị rớt, tiếp theo ba vụ phóng hỏng khác từ tháng 12/2010, là một thất bại đau đớn đối với Roskosmos, cơ quan vũ trụ Nga. Hiện tại trạm vũ trụ ISS phụ thuộc hoàn toàn vào Nga trong việc vận chuyển các thiết bị và nhu yếu phẩm, và đặc biệt là các phi hành gia (với giá 50 triệu đô la/một người). Phải đến năm 2015, Hoa Kỳ mới có khả năng sản xuất được một phi thuyền thực hiện được nhiệm vụ này. Về ý nghĩa của trạm vũ trụ ISS đối với các nghiên cứu khoa học vũ trụ và ý nghĩa của sự có mặt trực tiếp của con người trên không gian, trong các nghiên cứu vũ trụ. Sau đây mời quý vị theo dõi phần giải thích của nhà thiên văn Nguyễn Quang Riệu từ Paris. RFI : Như giới thiệu về các hoạt động của Cơ quan Không gian Châu Âu, các chuyến bay lên vũ trụ có chở người, và các hoạt động của các nhà du hành tại trạm Không gian Quốc tế là một trong các mục tiêu chính của tổ chức này. Vậy Giáo sư có thể cho biết ý nghĩa của các hoạt động này đối với ngành thiên văn học và các khoa học láng giềng ? Nguyễn Quang Riệu : Không gian giữa những ngôi sao và giữa những hành tinh là một môi trường rộng mêmh mông chủ yếu là ở dạng khí rất loãng và phi trọng lực, tức là không có trường hấp dẫn. Trái đất là một hành tinh có tầng khí quyển bao bọc xung quanh và có trường hấp dẫn tương đối mạnh. Muốn nghiên cứu những hiện tượng thiên nhiên thì các nhà khoa học có thể dùng những trạm quan sát phóng lên không gian để thoát ra khỏi màn khí quyển nhằm quan sát được rõ ràng các thiên thể và không bị chi phối bởi trường hấp dẫn. Để đạt được yêu cầu, các nhà khoa học đã xây trạm ISS ở độ cao khoảng 300 – 450 km . Trạm ISS được xây từ năm 1998 và dự kiến được hoàn thành vào năm 2012. Trạm ISS là một phòng thí nghiệm quốc tế chủ yếu là để các phi hành gia thực hiện những cuộc thí nghiệm trong điều kiện phi trọng lực. Trên trái đất trường hấp dẫn có ảnh hưởng rất lớn trong quá trình chế biến hợp kim từ những kim loại khác nhau. Những cuộc thí nghiệm trong môi trường phi trọng lực trên trạm ISS cung cấp những thông tin quý giá cho sự tạo thành những hợp kim trong các lò luyện kim trên trái đất. Những cuộc thí nghiệm sinh học được thực hiện để nghiên cứu quá trình tiến hóa và phát triển cuả thực vật và sinh vật. Trong lĩnh vực thiên văn, ISS là nơi để quan sát những bức xạ vũ trụ, chủ yếu là những tia vũ trụ phát ra từ mặt trời và các thiên thể trong dải Ngân hà và trong vũ trụ. Quan sát những tia vũ trụ từ trên cao khi chúng chưa tương tác với khí quyển và vẫn giữ được nguyên vẹn tính chất nguyên thủy như ở thời điểm vừa mới xuất phát thì có thể cung cấp cho các nhà vật lý thiên văn những thông tin bổ sung cho những kết quả quan sát từ mặt đất về bản chất cuả những hạt vật chất trong vũ trụ. Quan sát trái đất từ trạm ISS và từ các vệ tinh cũng có mục tiêu phục vụ ngành khí tượng. Theo dõi và tiên đoán quỹ đạo cuả những cơn bão lớn như cơn bão Irène đổ bộ tuần vừa qua trên vùng biển phía đông nước Mỹ đã giúp dân chúng đề phòng kịp thời và giảm tối thiểu những tai hoạ cuả cơn bão. Cơ thể cuả chúng ta đã được tạo thành để chống lại lực hấp dẫn. Trái tim cuả chúng ta hoạt động để thắng được lực hấp dẫn nhằm bơm máu lên não và để dòng máu lưu thông khắp cơ thể. Nếu không có lực hấp dẫn trên trái đất thì quá trình chuyển động cuả máu sẽ bị đảo lộn. Các phi hành gia thường ở hàng tháng trong không gian chật hẹp trên ISS. Mối quan hệ và cách đối xử với nhau và sức khỏe cuả họ trong môi trường phi trọng lực được theo dõi để rút kinh nghiệm cho công việc tổ chức những cuộc hành trình trong tương lai đến những hành tinh xa như hành tinh Hỏa. RFI : Trong quá khứ, việc các nhà du hành làm việc trong không gian là chuyện bình thường. Tuy nhiên gần đây, có nhiều ý kiến đặt lại ý nghĩa của hoạt động con người trên trạm vũ trụ, trong bối cảnh các vụ phóng phi thuyền do Nga phụ trách liên tục bị hỏng. Việc đưa con người lên trạm quỹ đạo hay lên không gian rất tốn kém và dường như không giúp ích gì thêm cho việc nghiên cứu, mà thực ra mang tính « chính trị » nhiều hơn. Xin giáo sư cho biết ý kiến về quan điểm này ? Nguyễn Quang Riệu : Đã có ý kiến cho rằng sự đóng góp về mặt khoa học cuả trạm ISS chưa được coi là đáng kể mà lại cần nhiều kinh phí để hoạt động. Tuy nhiên, ISS là một công trình xây dựng quốc tế lớn nhất được thực hiện lần đầu tiên trên không gian, nên ISS là một công trình tiêu biểu cho sự hợp tác giữa các nhà khoa học trên thế giới, nhằm tìm hiểu những hiện tượng thiên nhiên. Xây dựng trạm ISS chỉ là bước đầu trong công việc nghiên cứu không gian vũ trụ gần trái đất. Đề án thám hiểm trực tiếp những hành tinh trong hệ mặt trời bằng cách cho phi hành gia đổ bộ lên hành tinh đang được nghiên cứu. Hành tinh Hỏa là một mục tiêu tiềm năng cho sự thám hiểm, bởi vì nước đã được phát hiện trên hành tinh Hỏa và nước ở thể lỏng là dung môi có khả năng hòa tan các nguyên tố hữu cơ nguyên thủy để tạo ra tế bào sinh vật. Sự phát hiện ra sinh vật ở bên ngoài trái đất, dù dưới dạng vi sinh vật, cũng sẽ là một sự kiện có ý nghĩa. Về phương diện khoa học, hành tinh Hỏa có những đặc điểm tương đồng với trái đất, nên sự quan sát hành tinh Hỏa có thể mang lại những thông tin bổ ích về sự hình thành cuả sự sống trên trái đất. Các nhà thiên văn đã quan sát hàng trăm hệ sao và phát hiện được những hành tinh quay xung quanh. Trong vũ trụ hẳn phải có vô số hành tinh trong đó có những hành tinh có vỏ rắn như trái đất có khả năng chứa được sự sống. Sự phát hiện ra sự sống ngoài trái đất cũng sẽ là một sự kiện quan trọng về mặt triết học. Từ thời xa xưa, nhân loại vẫn đặt câu hỏi liệu có sinh vật trên các hành tinh như trên trái đất hay không ? Tuy nhiên, phóng người đổ bộ lên hành tinh Hỏa rất tốn kém, kinh phí được ước tính là vài chục tỷ đôla mỗi lần. Hiện nay, công nghệ làm động cơ đẩy phi thuyền chưa đủ cao nên cuộc hành trình khứ hồi tới hành tinh Hỏa cũng phải mất khoảng 12 tháng, chưa kể thời gian ở lại trên hành tinh. Còn nếu muốn thám hiểm những hành tinh ở rìa hệ mặt trời thì cuộc hành trình phải kéo dài tới vài chục năm. Trong khi chờ đợi công nghệ tiên tiến hơn để chế tạo được động cơ đẩy tàu nhanh hơn thì giải pháp thích hợp nhất hiện nay là thả những trạm tự động không có người lái để thăm dò bề mặt những hành tinh và phát hiện dấu vết của sự sống, dù dưới dạng hóa thạch. Đồng thời phóng vệ tinh để quan sát khí quyển cuả hành tinh nhằm phát hiện những loại khí như trên trái đất có khả năng nuôi dưỡng sự sống. RFI : Như giáo sư đã cho biết, trong câu trả lời đầu tiên, trở lại vấn đề trạm vũ trụ quốc tế, các điều kiện quan sát các bức xạ vũ trụ thuận lợi hơn trên mặt đất, vậy giáo sư có thể cho biết cụ thể là : trong những trường hợp nào thì quan sát/nghiên cứu vũ trụ bắt đầu từ mặt đất thì tốt hơn, và trong những trường hợp nào bắt đầu từ trạm vũ trụ thì tốt hơn ? Nguyễn Quang Riệu : Quan sát những hành tinh trong hệ mặt trời bằng phi thuyền chỉ là quan sát một không gian nhỏ ở mức vi mô so với kích thước cuả dải Ngân hà và cuả toàn thể vũ trụ. Các nhà thiên văn phải sử dụng những kính thiên văn đặt trên mặt đất và phóng lên không gian để quan sát những thiên thể xa xôi. Trạm ISS chật hẹp nên không phải là nơi để đặt kính thiên văn. Những kính thiên văn vũ trụ như kính Hubble đã được phóng ra ngoài màn khí quyển trái đất để quan sát được sắc nét các thiên thể. Tuy nhiên, những kính thiên văn vũ trụ thường là loại nhỏ bởi vì trọng tải phóng lên không gian bị hạn chế. Kính thiên văn càng lớn thì càng hứng được nhiều photon và quan sát được những thiên thể càng ở xa trong vũ trụ. Những kính thiên văn lớn hiện đại được đặt tại các đài thiên văn có gương lớn từ 8 đến 10 m và có khả năng hoạt động tương tác với nhau theo phương thức giao thoa để có độ phân giải rất cao, tức là có khả năng phân biệt được những chi tiết rất nhỏ. Hiện nay, những hệ kính thiên văn lớn đặt trên mặt đất được xây bằng kỹ thuật tinh xảo và có khả năng loại trừ được nhiễu do màn khí quyển gây ra. Kính thiên văn thế hệ sau sẽ có kích thước lớn khoảng 50 m và sẽ được xây với sự tham gia cuả nhiều quốc gia trên thế giới. Các nhà khoa học sử dụng những kính ngày càng lớn để quan sát được thật sâu trong vũ trụ và sẽ được chứng kiến những khám phá thú vị, không những trong lĩnh vực thiên văn mà cả trong lĩnh vực vật lý cơ bản, bởi vì vũ trụ là một phòng thí nghiệm thiên nhiên vĩ đại. RFI : Xin chân thành cảm ơn giáo sư Nguyễn Quang Riệu.
|
|
|
Post by Can Tho on Nov 15, 2011 5:28:17 GMT 9
9 nghề đang giẫy chết vì kỹ thuật (VienDongDaily.Com - 17/10/2011) Trong thời đại Internet và tự động hóa gia tăng, một thế hệ mới gồm những người làm việc toàn thời gian đang sắp sửa mất việc làm, nhường chỗ cho kỹ thuật. 24/7 Wall Street đã sử dụng những tin tức, do Nha Thống Kê Lao Động (BLS) cung cấp, để xác định những loại công việc nào sẽ mất đi mức tỉ lệ phần trăm cao nhất trong số những việc làm hiện nay, trong vòng 10 năm sắp tới. Nhiều công việc đang có mặt trong những ngành kỹ nghệ, trong đó tiến bộ kỹ thuật đã gây ra những mức cắt giảm lớn trong lực lượng lao động. Hiện nay người ta dự đoán lực lượng nhân công sẽ tiếp tục thu hẹp thêm nữa, trong những ngành kỹ nghệ này, vì chính những công nhân được huấn luyện để trông coi máy móc lại sẽ bị thay thế bởi những thứ máy móc và nhu liệu mới phụ trách quản trị những loại máy móc cũ. 9. Thợ sửa đồng hồ Tỉ lệ giảm bớt tính cho tới năm 2018: -13,84 phần trăm Số thợ hành nghề trong năm 2008: 3.200 người Mức thu nhập trung bình hàng năm: 37.180 Mỹ kim Những người thợ sửa đồng hồ phụ trách chế tạo và tu sửa những loại đồng hồ đeo tay và đồng hồ bỏ túi. Tính trên toàn quốc Hoa Kỳ, chỉ có 3.200 thợ sửa đồng hồ. Đến năm 2018, con số này sẽ giảm thêm 400 người, tức bớt đi 13,84 phần trăm. 8. Thợ ốp giấy vào tường Tỉ lệ giảm bớt tính cho tới năm 2018: -14,48 phần trăm Số thợ hành nghề trong năm 2008: 7.400 người Mức thu nhập trung bình hàng năm: 37.600 Mỹ kim Công việc chính yếu của những người thợ ốp giấy là lắp đặt, sửa chữa hoặc thay thế những tấm giấy dán vào tường trong nhà, nhưng họ cũng làm việc tu sửa những tấm bảng hiệu và các loại dấu hiệu. Trong năm 2018 có 7.400 người thợ ốp giấy. Đến năm 2018, con số này sẽ giảm bớt 15 phần trăm, xuống còn 6.300 người. Cũng như thợ sơn, thợ ốp giấy thường tự mình điều hành công việc kinh doanh, thường là sau khoảng thời gian học nghề với một chuyên viên. 7. Thợ sửa máy ảnh và những thiết bị chụp hình Tỉ lệ giảm bớt tính cho tới năm 2018: -15,4 phần trăm Số thợ hành nghề trong năm 2008: 4.600 người Mức thu nhập trung bình hàng năm: 37.180 Mỹ kim Giữa lúc những loại máy chụp ảnh kỹ thuật số đang chiếm lĩnh ngành kỹ nghệ nhiếp ảnh, và phim càng ngày càng trở nên sản phẩm tân kỳ, công việc mưu sinh của những người thợ sửa máy ảnh sẽ bị đe dọa. Trong khi Nha Lao Động cho biết rằng có một số cơ hội dành cho những người làm việc tại những trung tâm sửa máy được bảo hành, thì điều này cũng không đủ để ngăn ngừa một mức sút giảm gần 700 việc làm cho tới năm 2018. 6. Nhân viên điều hành máy vi tính Tỉ lệ giảm bớt tính cho tới năm 2018: -18,1 phần trăm Số thợ hành nghề trong năm 2008: 110.000 người Mức thu nhập trung bình hàng năm: 36.390 Mỹ kim Những người điều hành máy vi tính làm việc trong nhiều ngành kinh doanh khác nhau, trong các văn phòng và nhà máy. Họ phụ trách việc duy trì hoạt động của những hệ thống máy điện toán tại cơ sở kinh doanh của họ, cập nhật hóa nhu liệu, bảo trì log, giữ cho máy khỏi bị virus phá hoại. Có thể khó mà tưởng tượng ra được rằng một loại công việc có chứa từ ngữ “máy vi tính” trong danh xưng lại cũng có thể gặp nguy cơ trở thành lỗi thời, nhưng trong thực tế chuyện này càng ngày càng có thể xảy ra. Giữa lúc những nhân viên điều hành máy vi tính bị mất việc, thì những người thiết kế và chế tạo nhu liệu đang trở thành những công việc có số lượng tăng nhanh tại Hoa Kỳ. Đây là những người chuyên phát triển những loại nhu liệu sẽ thay chỗ những người điều hành. 5. Nghề xuất bản desktop Tỉ lệ giảm bớt tính cho tới năm 2018: -22,54 phần trăm Số thợ hành nghề trong năm 2008: 26.400 người Mức thu nhập trung bình hàng năm: 36.610 Mỹ kim Có thể không có ngành kỹ nghệ nào cho thấy những dấu hiệu lớn hơn về chuyện sút giảm trong thập niên qua cho bằng ngành kỹ nghệ xuất bản. Những nhà xuất bản desktop chịu trách nhiệm chuẩn bị vật liệu cho việc in ấn. Trong khi có một số người làm việc cho những công ty không nằm trong ngành kỹ nghệ xuất bản, thì phần đông làm việc cho các nhật báo và tạp chí hoặc những nhà xuất bản. Ngoài ra, có tin tức cho biết rằng những nhà xuất bản desktop cũng đang mất đi việc làm trong những ngành kỹ nghệ khác, vì có thêm nhiều nhân viên phổ thông đang được huấn luyện bằng những dụng cụ căn bản, để khi cần thì họ tự làm lấy công việc xuất bản của mình. 4. Những người điều hành và trông coi máy khoan Tỉ lệ giảm bớt tính cho tới năm 2018: -26,87 phần trăm Số thợ hành nghề trong năm 2008: 33.000 người Mức thu nhập trung bình hàng năm: 33.130 Mỹ kim Hàng triệu việc làm trong các nhà máy đã bị mất đi hoặc dời ra ngoại quốc trong mấy chục năm qua, như là hậu quả của những cuộc cải tiến về kỹ thuật. Không có một loại công việc nào sẽ sút giảm nhiều hơn trong thập niên sắp tới cho bằng công việc làm với những loại máy khoan. Những người điều hành những thứ máy này thường đứng cả ngày nơi dây chuyền sản xuất, trông coi tiến trình hoạt động của máy, và bảo đảm rằng máy móc không bị trục trặc hư hỏng. 3. Những người phân loại và điều thành máy móc xử liệu bưu điện Tỉ lệ giảm bớt tính cho tới năm 2018: -30,32 phần trăm Số thợ hành nghề trong năm 2008: 179.900 người Mức thu nhập trung bình hàng năm: 53.080 Mỹ kim Có thể nói rằng Internet đã tác hại đến ngành dịch vụ bưu điện nhiều hơn so với những ngành kinh doanh khác. Mức sút giảm đáng kể trong khối lượng bưu phẩm được chuyển giao đã làm mất đi hàng ngàn công việc giao thư từ, và làm cho nhiều bưu điện phải đóng cửa trên khắp nước Mỹ. Hiện nay những công việc phân loại thư từ sắp sửa biến mất, vì một hệ thống tự động mới đang được thiết lập. Từ năm 2008 đến năm 2018, có hơn 57.500 công việc, tức khoảng 30 phần trăm trong số những chỗ làm hiện này, sẽ biến mất. 2. Những người làm trong kỹ nghệ bán dẫn Tỉ lệ giảm bớt tính cho tới năm 2018: -31,53 phần trăm Số thợ hành nghề trong năm 2008: 31.600 người Mức thu nhập trung bình hàng năm: 33.130 Mỹ kim Một điều gây ngạc nhiên là ngành kỹ nghệ bán dẫn tương đối còn non trẻ lại sắp sửa cắt giảm nhiều trong lực lượng nhân công của mình. Đến năm 2018, có khoảng 10.000 người, tức 31,53 phần trăm trong tổng số nhân công ngành này sẽ bị mất việc. Những bước cải tiến trong kỹ thuật đã làm cho những con chip càng ngày càng cực nhỏ, mắt trần nhìn vào không thể nào thấy được. 1. Những người điều hành và trông coi máy tẩy trắng và máy nhuộm Tỉ lệ giảm bớt tính cho tới năm 2018: -44,83 phần trăm Số thợ hành nghề trong năm 2008: 16.000 người Mức thu nhập trung bình hàng năm: 22.970 Mỹ kim Ngành kỹ nghệ dệt sẽ mất đi hơn 100.000 việc làm, từ năm 2008 cho đến năm 2018, một phần là vì các hãng dệt chế tạo đang dời việc sản xuất sang các nước khác có lao động rẻ, và một phần cũng vì những công việc trong ngành này đang bị thay thế ngay tại Hoa Kỳ. Những việc làm mà Nha Lao Động dự đoán sẽ bị ảnh hưởng nặng nhất là những công việc trông coi và điều khiển những loại máy dệt và tẩy trắng vải. Có hơn 7.000 chỗ làm, tức 4,8 phần trăm trong toàn bộ lực lượng nhân công, sẽ không tồn tại nữa từ đây cho đến tám năm sắp tới.
|
|
|
Post by Cửu Long Giang on Nov 18, 2011 7:44:26 GMT 9
|
|
|
Post by Cửu Long Giang on Dec 15, 2011 9:43:38 GMT 9
Vận tốc vượt ánh sáng đưa tới triển vọng du hành thời gianSunday, October 02, 2011 6:34:14 PM (LiveScience.com) - Nếu quả thật có những hạt di chuyển nhanh hơn ánh sáng, nền tảng của khoa vật lý hiện đại sẽ rung chuyển - và nhận định của các khoa học gia về vấn đề du hành thời gian có thể sẽ thay đổi.  Một thiết bị đo hạt dưới nguyên tử (subatomic), được gọi là neutrino, được di chuyển tại thành phố Leopoldshafen, Ðức. (Hình: Michael Latz/AFP/Getty Images) Tuy nhiên, các nhà vật lý vẫn hoài nghi về chuyện những hạt dưới nguyên tử (subatomic), được gọi là neutrino, thực sự đang phá vỡ quy luật của vũ trụ cho rằng không có gì có thể di chuyển nhanh hơn ánh sáng (186,282 dặm hay 299,792 km một giây). Và ngay cả nếu điều đó đúng, các neutrino không phải là phương tiện chuyên chở tốt nhất để gởi các tín hiệu trở về quá khứ, bởi vì chúng xuyên qua hầu như mọi vật chất thông thường mà hầu như không bị ảnh hưởng gì, chỉ tương tác một cách yếu ớt với thế giới rộng lớn hơn. Do đó, dù bạn có thể gởi các hạt neutrino trở lại quá khứ, sẽ không có ai nhận thấy. Ðiều đó đã không khiến các nhà vật lý ngừng tưởng tượng những điều khả dĩ trong một thế giới mà việc di chuyển nhanh hơn ánh sáng là điều có thể thực hiện được. Nếu cuộc thí nghiệm về neutrino được xác nhận là đúng, ít nhất nó mở cánh cửa cho việc gởi các thông điệp qua thời gian bằng cách sử dụng các neutrino đó, các nhà vật lý nói. Dĩ nhiên, điều này hoàn toàn tùy thuộc vào chuyện các hạt trong cuộc thí nghiệm có thực sự di chuyển nhanh hơn ánh sáng hay không - và nó đưa tới những câu hỏi gai góc về chuyện vũ trụ hoạt động như thế nào nếu người ta có thể trở lại quá khứ và, chẳng hạn, xóa bỏ chính sự hiện hữu của họ. Những tin tức nói rằng các nhà nghiên cứu Âu Châu đã phát giác các hạt neutrino di chuyển nhanh hơn ánh sáng được tung ra hôm Thứ Năm, 22 Tháng Chín, khiến thế giới vật lý vừa bàng hoàng vừa hoài nghi giá trị khoa học của nó. Trong cuộc thực nghiệm, các neutrino đã được phóng từ CERN (tổ chức nghiên cứu hạt nhân của Âu Châu) ở Geneva, tới phòng thí nghiệm INFN Gran Sass ở Ý, các khoa học gia đã tính toán và thấy các hạt neutrino đi nhanh hơn ánh sáng khoảng 60 nano giây trên quãng đường 453.6 dặm (730 km) - một cuộc chạy đua rõ ràng có kết quả khít khao. Theo Thuyết Tương Ðối của Einstein, các neutrino không thể đạt tới vận tốc dù chỉ bằng vận tốc ánh sáng, đừng nói gì tới chuyện nhanh hơn. Hạt neutrino có khối lượng (dù rất nhỏ), và như Einstein kết luận trong phương trình nổi tiếng E = mc2, trong đó E là năng lượng, bằng khối lượng m nhân với bình phương vận tốc ánh sáng c. Như vậy khối lượng tương đương với năng lượng. Khi một vật tăng vận tốc, năng lượng của nó cũng tăng. Vì năng lượng tương đương với khối lượng, khối lượng của nó cũng tăng. Bây giờ vì khối lượng tăng, bạn sẽ phải thêm năng lượng để làm cho nó di chuyển nhanh hơn. Và dần dần, bạn sẽ cần một số năng lượng lớn không thể tưởng tượng được để duy trì vận tốc của vật đó tiến gần tới vận tốc ánh sáng, theo nhà vật lý Gary Feldman tại Ðại Học Harvard. “Bạn tiếp tục gia tốc nhưng chỉ nhích dần tới vận tốc ánh sáng, do đó bạn sẽ phải thêm năng lượng ngày càng nhiều để di chuyển ngày càng nhanh hơn, nhưng nó càng ngày càng kém hiệu quả,” ông Feldman nói. Theo những lời xì xào trong giới các nhà vật lý, có thể cuộc thực nghiệm của các nhà nghiên cứu Âu Châu có một sai lầm nào đó, và không phải là các neutrino di chuyển nhanh hơn ánh sáng. Cuộc thực nghiệm là một cuộc phân tích rất phức tạp và luôn luôn có thể có sai sót trong những gì mà họ thực hiện. Có thể các nhà nghiên cứu tại CERN tính toán sai khi điều chỉnh ảnh hưởng của bầu khí quyển và rằng các neutrino không thực sự di chuyển nhanh hơn ánh sáng. Nhưng nếu các kết quả đứng vững, đây quả thật là một sự kiện lớn - “sự kiện lớn nhất trong 100 năm nay,” theo lời ông Michio Kaku, người Mỹ gốc Nhật, một vật lý gia lý thuyết tại trường đại học thành phố New York. Có rất nhiều rào cản để tiến gần tới vận tốc ánh sáng, đừng nói gì tới chuyện vượt quá vận tốc đó. Nhưng nếu bạn có thể làm được, trên lý thuyết bạn có thể thấy thời gian chạy ngược lại, ông Kaku nói. Từ bỏ thuyết của Einstein sẽ gây phức tạp cho mối tương quan nhân quả, theo đó mọi vật ảnh hưởng lẫn nhau theo thứ tự thời gian. Khi bạn cho phép quá khứ, hiện tại và tương lai tương tác, mọi thứ sẽ rối tung và bạn sẽ gặp những điều nghịch lý. Một thí dụ cổ điển là Sự Nghịch Lý Ông Cha: Ðiều gì sẽ xảy ra nếu bạn quay ngược lại thời gian và bắn chết người ông của bạn, ngăn chặn chính sự ra đời của bạn và do đó ngăn chặn chính bạn trong việc nổ súng? Ðó là một lý luận nhức đầu, ít nhất như vậy. Và không phải là tất cả những nhà nghiên cứu đều tin rằng kết quả cuộc thực nghiệm, dù đúng, cuối cùng sẽ đảo ngược Thuyết Tương Ðối đã trải qua nhiều thử thách từ một thế kỷ nay và giúp cho mọi chuyện khỏi trở nên rối tung như vậy. (n.n.)
|
|
|
Post by Cửu Long Giang on Dec 15, 2011 10:10:33 GMT 9
EU muốn cấm xe chạy xăng trước năm 2050 Tuesday, March 29, 2011 7:06:24 PM LONDON - Ủy Ban Liên Hiệp Âu Châu (EU) đưa đề nghị cấm xe chạy xăng và dầu cặn diesel, chạy trong trung tâm các thành phố lớn ở Âu Châu trước năm 2050. Theo BBC News, kế hoạch này nhằm mục đích giảm mức thải thán khí CO2 đến 60%.  Một xe chạy điện kiểu Reva i/G-Wiz đang “sạc” điện trên đường phố ở London. (Hình: frankh/Wikipedia) Một phần của kế hoạch này bao gồm, phân nửa việc di chuyển giữa các đô thị ở khoảng cách 186 dặm, cần nên sử dụng tàu hỏa thay bằng xe hơi. Ủy ban cũng hy vọng giảm được số tử vong do tai nạn giao thông xuống còn phân nửa trong năm 2020, và chấm dứt hẳn vào năm 2050. Mục tiêu khác còn có đề nghị tất cả các tụ điểm hàng không được nối kết với nhau bằng hệ thống hỏa xa trước năm 2050, xe tải chở hàng hóa không còn thải thán khí trước năm 2030, trong khi 30% số vận chuyển hàng hóa ở khoảng cách trung bình được sử dụng bằng tàu lửa hoặc đường thủy. Máy bay cũng gia tăng sử dụng loại nhiên liệu ít thải carbon đến mức 40% trước năm 2050. Anh là quốc gia trong liên hiệp bài bác đề nghị này, khi Bộ Trưởng Giao Thông Norman Baker cho đề nghị hạn chế xe chạy xăng không nên xen vào quyền tự do chọn lựa phương tiện di chuyển giữa các thành phố của mỗi cá nhân. Ủy Viên Giao Thông Siim Kallas nói: “Tự do du hành là quyền căn bản của người công dân, và rằng hạn chế di chuyển không phải là một chọn lựa thích hợp.” Trọng tâm kế hoạch giao thông của Anh là hệ thống đường sắt cao tốc trị giá 17 tỉ bảng Anh, tương đương $27.2 tỉ, nối liền London với Birmingham; trong khi các bộ trưởng cũng khuyến khích việc dùng xe chạy điện nhiều hơn qua hình thức giảm giá 5,000 bảng Anh, hay $8,000 khi mua xe loại này. (TP) *************************************** Ðông Nam Á nhiều năng lượng sạch nhưng chưa được khai thác Sunday, February 27, 2011 5:42:13 PM SINGAPORE (AFP) - Từ những con sông nước dâng cao cho tới khối hơi nước phát ra từ núi lửa, vùng Ðông Nam Á may mắn có nhiều nguồn năng lượng có thể tái tạo, nhưng chính phủ địa phương hiện không khai thác các nguồn năng lượng này, theo giới chuyên gia và các nhà hoạt động môi trường. Nhiều xí nghiệp tư đang sẵn sàng đầu tư vào việc khai thác năng lượng có thể tái tạo, điều có thể giúp kềm hãm sự thay đổi khí hậu, nhưng bị sa lầy bởi chính sách khiến người ta khó giảm được mức lệ thuộc vào các dầu hỏa và than, họ nói. Những vụ bùng nổ mới đây của ngọn núi Merapi ở Indonesia và núi Bulusan ở Philippines làm nổi bật khối năng lượng địa nhiệt đang chờ được biến thành điện lực ở Ðông Nam Á. Nhưng việc khai thác năng lượng có thể tái tạo - cũng bao gồm năng lượng mặt trời, gió và thủy điện cũng như nhiên liệu sinh học - tốn kém hơn là việc xây dựng một nhà máy điện chạy bằng nhiên liệu mỏ. Ðó không phải là một vấn đề thiếu vốn. Ðể phát triển những nguồn năng lượng có thể tái tạo, điều quan trọng là phải có một số khách hàng tối thiểu sau khi một nhà máy điện đã được thiết lập. Các chính phủ phải bắt buộc các công ty tiện ích mua điện phát ra từ những nguồn có thể tái tạo trong một thời gian nào đó, với phí tổn về điện lực được ấn định ở một mức được gọi là “bảng giá nuôi dưỡng.” “Ðiều này sẽ bảo đảm rằng dòng lưu thông tiền mặt và tiền đầu tư thu về được bảo đảm cho các nhà đầu tư,” theo lời ông Rafael Senga thuộc nhóm môi trường World Wildlife Fund International. Thị trường năng lượng có thể tái tạo ở Ðông Nam Á thay đổi tùy nơi, theo ông Marc Lohoff, chủ tịch vùng Á Châu Thái Bình Dương và Trung Ðông tại công ty sản xuất các hệ thống năng lượng mặt trời Conergy của Ðức. Thái Lan, với những bãi biển tắm nắng trên các hòn đảo như Phuket và Krabi, một địa điểm thu hút du khách quan trọng, có những triển vọng tốt nhất vào lúc này, đặc biệt về năng lượng mặt trời. Philippines và Malaysia có “tiềm năng khổng lồ” bởi vì cả hai nước này đều đã có những luật lệ về năng lượng có thể tái tạo, ông Lohoff nói. Các bảng giá nuôi dưỡng phải được yểm trợ bởi những hợp đồng mua kéo dài 10 năm trở lên để bảo đảm một số tiền thu về kha khá sau khi đầu tư, ông nói. “Hầu hết những nhà đầu tư đang chờ đợi các chính phủ loan báo và thực thi các hệ thống giá cả nuôi dưỡng trước khi họ tham gia,” ông nói. Những khích lệ khác cho kỹ nghệ phải bao gồm những cắt giảm thuế và việc nhập cảng miễn thuế về đồ trang bị cho năng lượng có thể tái tạo, như các tuốc bin gió và các tấm thu năng lượng mặt trời, ông nói. Theo ông Senga, Philippines và Indonesia - cả hai đều nằm trên vùng núi lửa “Vòng Lửa Thái Bình Dương” - có những tiềm năng lớn nhất về năng lượng địa nhiệt, là loại khai thác hơi nước từ lòng đất. Philippines, nước sử dụng điện địa nhiệt lớn hàng thứ nhì trên thế giới sau Hoa Kỳ, sẵn sàng phát triển thêm năng lượng có thể tái tạo sau khi Quốc Hội thông qua Ðạo Luật Năng Lượng Có Thể Tái Tạo vào năm 2008, nhưng Manila vẫn chưa công bố các bảng giá nuôi dưỡng. Ông Senga nói bức tranh hơi khác ở Indonesia. Mặc dù chiếm 40% trữ lượng địa nhiệt đã được xác nhận trên thế giới, những nhóm quyền lợi và mức phức tạp của thị trường năng lượng đã ngăn cản Jakarta trong việc khai thác nguồn năng lượng này, theo ông Senga. Indonesia đang nhắm sản xuất năng lượng địa nhiệt để cung cấp 9,500 megawatts điện vào năm 2025, tăng từ con số hơn 1,000 megawatts hiện nay - một tỉ lệ nhỏ về trữ lượng hơi nước có thể khai thác tới 27,000 megawatts, ông nói. “Vấn nạn là trong khi họ đã thiết lập một mục tiêu, họ không có những chính sách và khích lệ thích hợp để khuyến khích các nhà đầu từ tham gia,” ông nói. Ông Senga cũng ghi nhận rằng vài nhà đầu tư trong lãnh vực địa nhiệt bị “thua lỗ” khi các chính phủ tiếp theo sự sụp đổ của nhà độc tài Suharto vào năm 1998 đã thay đổi chính sách liền liền. Mặc dù thiếu các tài nguyên thiên nhiên, Singapore nhỏ bé cho tới nay tỏ ra tích cực trong lãnh vực năng lượng có thể tái tạo. Công ty Renewable Energy Corp. của Na Uy đã mở một trong những cơ sở sản xuất kỹ thuật mặt trời lớn nhất trên thế giới ở Singapore vào Tháng Mười Một 2010, tốn kém gần 2.0 tỉ USD. Singapore cũng cho phép thiết lập trung tâm nghiên cứu và phát triển toàn cầu Vestas, một công ty sản xuất các tuốc bin gió của Ðan Mạch. (n.n.)
|
|
|
Post by Huu Le on Apr 26, 2020 18:33:28 GMT 9
Google biết tất cả những gì bạn làm trên Internet?Đã bao giờ bạn vô tình bắt gặp một quảng cáo rất ‘liên quan’ đến nhu cầu của mình khi đang lướt web? Và điều đó không chỉ vô tình xảy ra đôi ba lần? Không có phép màu gì đâu, chẳng qua là Google biết rất rõ về bạn. Những gì bạn tìm kiếm qua google, những bức thư gửi bằng Gmail hay video xem trên youtube, tất cả đều tạo điều kiện cho Google thu thập thông tin về bạn. Nhưng đừng lo, họ dùng chúng vào mục đích có lợi cho đôi bên. Infographic sau đây cho ta biết cách mà Google tìm hiểu về chúng ta thông qua những phần mềm, dịch vụ của họ và cả những dự án đào sâu vào thông tin khách hàng hơn trong tương lai. Liệu sự riêng tư sẽ trở thành một món hàng xa xỉ trong tương lai gần? 
|
|