Post by Vĩnh Long on Dec 27, 2006 15:49:36 GMT 9
Biến Ðổi Máy Computer
Thành Máy Digital Video Recorder
--------------------------------------------------------------------------------
Huỳnh Chiếu Đẳng
huy017@juno.com
21 tháng 12 năm 2006
nguồn "www.khoahoc.net"
--------------------------------------------------------------------------------
Thưa quí bạn, vừa rồi tôi có nói về chuyện “chế tạo” cái máy PVR từ cái computer cũ, không ngờ có khá đông quí bạn tỏ ra chú ý và đề nghị tôi viết lại rõ ràng hơn coi như là món quà biếu quí bạn trong dịp Giáng Sinh 2006. Hôm nay tôi xin giới thiệu đến quí bạn máy PVR ghi hình video vào media là hard disk. Từ mấy năm nay ngoài thị trường cũng có loại máy nầy thí dụ như máy TiVo, máy Replay TV digital video recorder, máy quay video cầm tay ghi hình vào hard disk, cũng như các máy FTA (Free To Air) bắt chương trình TV phát từ vệ tinh (satellite TV). Hiện một số máy nhóm FTA có port USB dùng để gắn cái USB hard disk vào để ghi hình video.
Tôi xin bày cho quí bạn cách biến cái computer cũ nằm trong garage thành cái máy ghi video mà đặc tính hơn trội máy đang bán ngoài thị trường. Quí bạn đọc tiếp bên dưới sẽ thấy lý do. Nếu quí bạn chỉ có một máy computer duy nhất cũng dùng được. Trước khi tiếp tục, tôi xin có vài lời “phi lộ” như thường lệ. Tôi không dịch các từ ngữ chuyên môn ra tiếng Việt, không dùng từ ngữ khoa bảng khó hiểu, mà dùng từ ngữ thông dụng có khi sai định nghĩa chánh thức, nhưng mọi người đều hiểu. Xin quí bạn nhà nghề đừng có đọc làm chi, đây không phải là một bài chuyên môn sâu mà cũng chẳng có chi mới lạ, tuy vậy cũng đầy đủ tài liệu để quí bạn nào thích thì có thể ráp cho mình một cái máy PVR khá hoàn hảo. Nhưng cũng hiểu cho rằng những gì nói đến ở đây chỉ là chóp nhọn nhô lên khỏi mặt nước của một băng sơn thôi. Giáo đầu xong rồi giờ đây xin vô đề.
Số là như vầy, tôi vừa upgrade motherboard và CPU cái computer đang xài, thành ra dư một cái motherboard lẫn CPU và một ít phụ tùng đủ để làm thành một cái computer thứ hai. Tôi nẩy ra ý nghĩ là sao mình không biến nó thành cái máy ghi chương trình TV dùng hàng ngày thay thế cái DVD recorder đang xài. Hiện nay tôi còn ba bốn cái máy VHS và một đống băng video mấy năm nay chưa đụng tới, vì vài năm nay tôi ghi các chương trình TV vào dĩa DVD. Tới bây giờ tổng số tiền mua blank DVD đã khá nhiều, dĩa DVD ghi rồi để hàng đống, muốn xem lại một tài liệu nào đó chẳng biết cất nó nơi nào mà tìm. Nếu bây giờ ghi vào hard disk thì tất cả mọi thứ nằm trong đó, rất dễ tìm xem lại hay xóa bớt đi.
Thưa quí bạn bài nầy được chia làm 3 phần: giới thiệu máy PVR, phần hardware và phần software.
I. Nói Về Máy PVR.
Máy ghi video dùng hard disk là loại máy ghi mới nhất đang được nhiều người quan tâm. Lý do là nó có nhiều khả năng vượt trội hơn máy ghi băng từ VHS hay máy ghi vào dĩa DVD. Chắc các bạn thắc mắc về ba chữ PVR, tôi xin được nói thêm đôi hàng. Quí bạn đã biết ngày xưa người ta ghi video vào trong băng từ VHS kế đó ghi vào dĩa DVD, và hiện nay trong gia đình người ta có khuynh hướng ghi video vào hard disk. Tên PVR (Personal Video Recorder) và đôi khi DVR (Digital Video Recorder) được dùng chỉ loại máy nầy.
Ghi video vào hard disk không phải là ý kiến mới mẻ chi đâu, có nhiều hãng đã bán máy loại nầy ra thị trường nhiều năm nay rồi thí dụ như hãng TiVo. Sau đây là liệt kê một phần khả năng của máy PVR:
1. Với băng VHS khi hát lại muốn tìm được chỗ cần xem phải quấn tới quấn lui mà cũng không chính xác. Máy PVR cho phép xem bất cứ đoạn nào trong phim gần như được ngay tức khắc, mà xem lướt qua thật nhanh hay xem video quay chậm lại cũng dễ dàng.
2. Làm program để máy tự động bắt và ghi chương trình sắp phát trong trương lại dễ hơn set máy VHS nhiều vì nó là computer. Làm bao nhiêu program trước cũng được không gới hạn.
3. Biến các analog movie hay nhạc thành digital, tức là ghi lại các băng VHS cũ, các băng cassette cũ vào máy PVR sau đó burn chúng vào DVD hay CD.
4. Ngoài chuyện hát lại chương trình TV, máy PVR còn dùng để xem hình digital chứa trong hard disk bằng màn ảnh rộng và nghe nhạc chứa trong hard disk trên giàn loa lớn. Hai khả năng sau nầy đã có sẳn ở bất cứ cái computer nào hiện giờ.
5. Khác với TiVo và đồng loại, video ghi được có thể để trong hard disk xem bao lâu cũng được mà cũng có thể viết vào cái blank DVD hay chuyền vào máy cầm tay như Ipod hay Zune, Zen.
6. Nhưng hay hơn hết là máy PVR biết loại trừ những đoạn quảng cáo trong TV. Khi hát lại máy PVR lựa phần quảng cáo bỏ ra ngoài.
7. Ðiều khiển cái PVR bằng remote controller (hoặc dùng keyboard hay mouse).
8. Khi đang xem TV mà có người gọi phone, có khách... bấm một nút trên remote controller, máy PVR tự lo lấy mọi chuyện. Lúc sau trở lại xem tiếp chẳng mất đi đâu.
9. Muốn xem lại tức thì cảnh thủ thành bắt trái banh quay chậm lại cũng dễ dàng. Quí bạn đã xem chương trình phát hình trực tiếp các trận tranh tài thể thao thì biết tôi nói gì liền.
10. Tùy software, tùy kiểu tuner board mà quí bạn có thể đang xem đài A, trong khi cùng lúc ghi đài ở đài B. Với cái board tôi đang có thì có thể vừa xem lại chương trình video đã thâu trước đây vừa thu chương trình đang phát trên TV để xem lại sau nầy.
11. Nếu máy PVR nối với Internet qua DSL, qua cable modem và ở tại Mỹ hay Canada thì TV guides (còn gọi là EPG, Electronic Program Guides) hiện ngay trên monitor hay trên màn ảnh TV có khi dài đến vài ba ngày sau. Quí bạn có thể làm program cho máy tự động thu chương trình TV sắp phát bằng cách click vào EPG.
12. Còn nhiều khả năng nữa, vì cái PVR tự chế là cái computer nên gần như khả năng của nó lớn. Chúng ta cứ bỏ thêm software vào là máy PVR lại có thêm khả năng mới .
Chắc quí bạn thắc mắc là trong thị trường hiện nay có nhiều máy PVR dưới nhiều hình thức, nhưng tại sao tốn công ráp làm chi? Lý do rất dễ hiểu là vì tôi dư vài cái computer khá mạnh, và tôi không muốn “xài sang”. Máy TiVo gần như cho không, có cùng khả năng của cái PVR “tự chế” nhưng muốn xài phải trả lệ phí hàng tháng cho TiVo, mà chương trính thu được lại không thể ghi vô DVD để dành, sau một thời gian không cho hát lại được vì quá thời gian được phép xem. Hãng Replay TV cũng bán ra máy tương tợ và cũng giới hạn y chang. Các hãng satellite TV như Dish Network và Direct TV, các hãng Cable TV đều có máy receiver cho phép thu được chương trình TV vào hard disk. Tất cả máy ghi video của các hãng nầy đôi khi giới hạn thời gian xem lại chương trình đã ghi và thường không thể ghi vào DVD và khách hàng phải trả tiền service hàng tháng. Ngoài ra hãng Panasonic, Sony, Sanyo, Pionner... đều có máy PVR nhưng bán ra trên dưới $1000. Chỉ ghi vài ba chương trình TV để xem lại mà mất trong 2 năm tới $1000 thì không có “cả kẹo” tôi trong đó. Ðố quí bạn tại sao 2 năm.
II. Phần Hardware.
1. Yêu cầu về hardware:
Chắc quí bạn thắc mắc là một cái computer nhanh cở nào để có thể biến đổi thành cái PVR được. Với cái TV board tôi đang dùng thì:
- Máy computer nhanh cở 733 Mhz trở lên. Ða số chúng ta có máy computer cũ nhanh hơn 1GHz.
- Máy computer phải chạy Windows XP hay Windows 2000, cần có từ 256 MB RAM trở lên, hoặc chạy operating system là Linux.
- Phải có 1 PCI slot dư (máy nào cũng có).
- Phải có sound card (máy computer nào ngày nay cũng có hết, thường là built-in trong motherboard).
- Cái graphic card (còn gọi video card) gắn trong computer phải có S-Video out mới có chỗ để đưa chương trình ghi được vào TV hay big screen TV. Video card hiện nay đều có port nầy. Nếu video card của của quí bạn đang có không có port nầy thì có thể xem trên monitor (rỏ hơn TV) hoặc mua video card khác gắn vào. Hoặc quí bạn mua cái WinTV model PVR-350, có port S-Video out.
- Nếu muốn ghi lại chương trình video đã thu được vào DVD thì cần thêm cái DVD burner.
- Hard disk có sức chứa càng lớn thì thời gian ghi video càng dài.
Sau đây là phẩm chất của video ghi được (theo TV board WinTV PVR-150 model 1045):
Nhìn bản trên quí bạn thấy có tới 9 thứ bực tốt xấu về video ghi được. Với độ “phân giải” (definition) VCD, trên cùng, một cái hard disk 250GB ghi được 384 giờ video. Với độ phân giải SVCD, phẩm chất ngang ngang với băng VHS, ghi được 312 giờ. Với độ phân giải DVD standard (đẹp bằng dĩa DVD hiện giờ) thì cái hard disk 250GB ghi được 80 giờ. Muốn ghi đẹp hơn DVD thì chọn độ phân giải MPEG2 12.0 Mbits/s.
Sau đây là hình cái TV board nầy cùng remote controller đi kèm. Một lần nữa là quí bạn có thể dùng TV board của hãng khác cũng được. Tôi mua TV board PVR-150 vì hai lý do, nó đang sale tại CompUSA $70, kèm mail-in rebate $30, giá cuối cùng $40 (HCÐ quả là cả kẹo). Lý do thứ hai là TV board của Hauppauge! được nhiều software support hơn.

2. Lý Thuyết Và Thực Hành Ráp Máy.
Muốn đưa hình ảnh video vào computer thì quí bạn phải có một cái port để nhận tín hiệu video từ máy VHS, từ satellite receiver, từ máy camcorder, từ cable box vân vân. Do đó quí bạn cần mua và gắn thêm cái TV board vào máy computer. Nếu ngại mở thùng máy computer ra, quí bạn có thể dùng USB TV tuner, cũng có cùng đặc tính, chỉ khác là gắn nó vào USB port của computer thay vì PCI slot. Quí vị vào www.hauppauge.com để xem thêm đặc tính của mỗi loại TV board khác nhau. Quí bạn có thể dùng TV board của các hãng khác thí dụ như nhóm TV board All-In-Wonder của hãng ATI. Ðây là hình các cửa vô của cái board WinTV PVR-150 của Hauppauge! và cách đưa video và video vào máy PVR:

Nếu chỉ bắt đài TV thôi thì quí bạn chỉ cần gắn giây antenna vào lỗ antenna trên cùng là xong. Nếu ghi video từ các máy khác như vừa kể bên trên thì nên gắn vào lỗ S-Video để ảnh đẹp nhất. Port composite cho ảnh xấu hơn chút xíu. Còn như bắt đài số 3 để thu thì ảnh tệ nhất. Hai port S-Video và composite chỉ thu hình thôi, còn âm thanh thì phải gắn nguồn âm thanh vào port Audio Input. Ðây chỉ là nhắc lại, quí bạn từng gắn giây vô máy VHS hay DVD recorder đều đã biết rồi.
Muốn gắn TV board nầy vào thì nhớ tắt điện cái computer, mở thùng cái CPU ra, chạm tay vào thùng sắt, gắn cái TV board vào một slot PCI nào đó, nhìn kỹ coi gắn vào đúng chưa, vặn ốc lại, đậy thùng máy lại là xong. Nhớ đừng bỏ bước nào hết. Vậy là quí bạn đã có cái PVR rồi.
Với loại TV-tuner dùng USB port thì quí bạn không cần mở thùng máy, chỉ cần gắn nó vào USB port của computer mà thôi. Phần hardware không khó.

Bây giờ sang phần software.
Thành Máy Digital Video Recorder
--------------------------------------------------------------------------------
Huỳnh Chiếu Đẳng
huy017@juno.com
21 tháng 12 năm 2006
nguồn "www.khoahoc.net"
--------------------------------------------------------------------------------
Thưa quí bạn, vừa rồi tôi có nói về chuyện “chế tạo” cái máy PVR từ cái computer cũ, không ngờ có khá đông quí bạn tỏ ra chú ý và đề nghị tôi viết lại rõ ràng hơn coi như là món quà biếu quí bạn trong dịp Giáng Sinh 2006. Hôm nay tôi xin giới thiệu đến quí bạn máy PVR ghi hình video vào media là hard disk. Từ mấy năm nay ngoài thị trường cũng có loại máy nầy thí dụ như máy TiVo, máy Replay TV digital video recorder, máy quay video cầm tay ghi hình vào hard disk, cũng như các máy FTA (Free To Air) bắt chương trình TV phát từ vệ tinh (satellite TV). Hiện một số máy nhóm FTA có port USB dùng để gắn cái USB hard disk vào để ghi hình video.
Tôi xin bày cho quí bạn cách biến cái computer cũ nằm trong garage thành cái máy ghi video mà đặc tính hơn trội máy đang bán ngoài thị trường. Quí bạn đọc tiếp bên dưới sẽ thấy lý do. Nếu quí bạn chỉ có một máy computer duy nhất cũng dùng được. Trước khi tiếp tục, tôi xin có vài lời “phi lộ” như thường lệ. Tôi không dịch các từ ngữ chuyên môn ra tiếng Việt, không dùng từ ngữ khoa bảng khó hiểu, mà dùng từ ngữ thông dụng có khi sai định nghĩa chánh thức, nhưng mọi người đều hiểu. Xin quí bạn nhà nghề đừng có đọc làm chi, đây không phải là một bài chuyên môn sâu mà cũng chẳng có chi mới lạ, tuy vậy cũng đầy đủ tài liệu để quí bạn nào thích thì có thể ráp cho mình một cái máy PVR khá hoàn hảo. Nhưng cũng hiểu cho rằng những gì nói đến ở đây chỉ là chóp nhọn nhô lên khỏi mặt nước của một băng sơn thôi. Giáo đầu xong rồi giờ đây xin vô đề.
Số là như vầy, tôi vừa upgrade motherboard và CPU cái computer đang xài, thành ra dư một cái motherboard lẫn CPU và một ít phụ tùng đủ để làm thành một cái computer thứ hai. Tôi nẩy ra ý nghĩ là sao mình không biến nó thành cái máy ghi chương trình TV dùng hàng ngày thay thế cái DVD recorder đang xài. Hiện nay tôi còn ba bốn cái máy VHS và một đống băng video mấy năm nay chưa đụng tới, vì vài năm nay tôi ghi các chương trình TV vào dĩa DVD. Tới bây giờ tổng số tiền mua blank DVD đã khá nhiều, dĩa DVD ghi rồi để hàng đống, muốn xem lại một tài liệu nào đó chẳng biết cất nó nơi nào mà tìm. Nếu bây giờ ghi vào hard disk thì tất cả mọi thứ nằm trong đó, rất dễ tìm xem lại hay xóa bớt đi.
Thưa quí bạn bài nầy được chia làm 3 phần: giới thiệu máy PVR, phần hardware và phần software.
I. Nói Về Máy PVR.
Máy ghi video dùng hard disk là loại máy ghi mới nhất đang được nhiều người quan tâm. Lý do là nó có nhiều khả năng vượt trội hơn máy ghi băng từ VHS hay máy ghi vào dĩa DVD. Chắc các bạn thắc mắc về ba chữ PVR, tôi xin được nói thêm đôi hàng. Quí bạn đã biết ngày xưa người ta ghi video vào trong băng từ VHS kế đó ghi vào dĩa DVD, và hiện nay trong gia đình người ta có khuynh hướng ghi video vào hard disk. Tên PVR (Personal Video Recorder) và đôi khi DVR (Digital Video Recorder) được dùng chỉ loại máy nầy.
Ghi video vào hard disk không phải là ý kiến mới mẻ chi đâu, có nhiều hãng đã bán máy loại nầy ra thị trường nhiều năm nay rồi thí dụ như hãng TiVo. Sau đây là liệt kê một phần khả năng của máy PVR:
1. Với băng VHS khi hát lại muốn tìm được chỗ cần xem phải quấn tới quấn lui mà cũng không chính xác. Máy PVR cho phép xem bất cứ đoạn nào trong phim gần như được ngay tức khắc, mà xem lướt qua thật nhanh hay xem video quay chậm lại cũng dễ dàng.
2. Làm program để máy tự động bắt và ghi chương trình sắp phát trong trương lại dễ hơn set máy VHS nhiều vì nó là computer. Làm bao nhiêu program trước cũng được không gới hạn.
3. Biến các analog movie hay nhạc thành digital, tức là ghi lại các băng VHS cũ, các băng cassette cũ vào máy PVR sau đó burn chúng vào DVD hay CD.
4. Ngoài chuyện hát lại chương trình TV, máy PVR còn dùng để xem hình digital chứa trong hard disk bằng màn ảnh rộng và nghe nhạc chứa trong hard disk trên giàn loa lớn. Hai khả năng sau nầy đã có sẳn ở bất cứ cái computer nào hiện giờ.
5. Khác với TiVo và đồng loại, video ghi được có thể để trong hard disk xem bao lâu cũng được mà cũng có thể viết vào cái blank DVD hay chuyền vào máy cầm tay như Ipod hay Zune, Zen.
6. Nhưng hay hơn hết là máy PVR biết loại trừ những đoạn quảng cáo trong TV. Khi hát lại máy PVR lựa phần quảng cáo bỏ ra ngoài.
7. Ðiều khiển cái PVR bằng remote controller (hoặc dùng keyboard hay mouse).
8. Khi đang xem TV mà có người gọi phone, có khách... bấm một nút trên remote controller, máy PVR tự lo lấy mọi chuyện. Lúc sau trở lại xem tiếp chẳng mất đi đâu.
9. Muốn xem lại tức thì cảnh thủ thành bắt trái banh quay chậm lại cũng dễ dàng. Quí bạn đã xem chương trình phát hình trực tiếp các trận tranh tài thể thao thì biết tôi nói gì liền.
10. Tùy software, tùy kiểu tuner board mà quí bạn có thể đang xem đài A, trong khi cùng lúc ghi đài ở đài B. Với cái board tôi đang có thì có thể vừa xem lại chương trình video đã thâu trước đây vừa thu chương trình đang phát trên TV để xem lại sau nầy.
11. Nếu máy PVR nối với Internet qua DSL, qua cable modem và ở tại Mỹ hay Canada thì TV guides (còn gọi là EPG, Electronic Program Guides) hiện ngay trên monitor hay trên màn ảnh TV có khi dài đến vài ba ngày sau. Quí bạn có thể làm program cho máy tự động thu chương trình TV sắp phát bằng cách click vào EPG.
12. Còn nhiều khả năng nữa, vì cái PVR tự chế là cái computer nên gần như khả năng của nó lớn. Chúng ta cứ bỏ thêm software vào là máy PVR lại có thêm khả năng mới .
Chắc quí bạn thắc mắc là trong thị trường hiện nay có nhiều máy PVR dưới nhiều hình thức, nhưng tại sao tốn công ráp làm chi? Lý do rất dễ hiểu là vì tôi dư vài cái computer khá mạnh, và tôi không muốn “xài sang”. Máy TiVo gần như cho không, có cùng khả năng của cái PVR “tự chế” nhưng muốn xài phải trả lệ phí hàng tháng cho TiVo, mà chương trính thu được lại không thể ghi vô DVD để dành, sau một thời gian không cho hát lại được vì quá thời gian được phép xem. Hãng Replay TV cũng bán ra máy tương tợ và cũng giới hạn y chang. Các hãng satellite TV như Dish Network và Direct TV, các hãng Cable TV đều có máy receiver cho phép thu được chương trình TV vào hard disk. Tất cả máy ghi video của các hãng nầy đôi khi giới hạn thời gian xem lại chương trình đã ghi và thường không thể ghi vào DVD và khách hàng phải trả tiền service hàng tháng. Ngoài ra hãng Panasonic, Sony, Sanyo, Pionner... đều có máy PVR nhưng bán ra trên dưới $1000. Chỉ ghi vài ba chương trình TV để xem lại mà mất trong 2 năm tới $1000 thì không có “cả kẹo” tôi trong đó. Ðố quí bạn tại sao 2 năm.
II. Phần Hardware.
1. Yêu cầu về hardware:
Chắc quí bạn thắc mắc là một cái computer nhanh cở nào để có thể biến đổi thành cái PVR được. Với cái TV board tôi đang dùng thì:
- Máy computer nhanh cở 733 Mhz trở lên. Ða số chúng ta có máy computer cũ nhanh hơn 1GHz.
- Máy computer phải chạy Windows XP hay Windows 2000, cần có từ 256 MB RAM trở lên, hoặc chạy operating system là Linux.
- Phải có 1 PCI slot dư (máy nào cũng có).
- Phải có sound card (máy computer nào ngày nay cũng có hết, thường là built-in trong motherboard).
- Cái graphic card (còn gọi video card) gắn trong computer phải có S-Video out mới có chỗ để đưa chương trình ghi được vào TV hay big screen TV. Video card hiện nay đều có port nầy. Nếu video card của của quí bạn đang có không có port nầy thì có thể xem trên monitor (rỏ hơn TV) hoặc mua video card khác gắn vào. Hoặc quí bạn mua cái WinTV model PVR-350, có port S-Video out.
- Nếu muốn ghi lại chương trình video đã thu được vào DVD thì cần thêm cái DVD burner.
- Hard disk có sức chứa càng lớn thì thời gian ghi video càng dài.
Sau đây là phẩm chất của video ghi được (theo TV board WinTV PVR-150 model 1045):
Nhìn bản trên quí bạn thấy có tới 9 thứ bực tốt xấu về video ghi được. Với độ “phân giải” (definition) VCD, trên cùng, một cái hard disk 250GB ghi được 384 giờ video. Với độ phân giải SVCD, phẩm chất ngang ngang với băng VHS, ghi được 312 giờ. Với độ phân giải DVD standard (đẹp bằng dĩa DVD hiện giờ) thì cái hard disk 250GB ghi được 80 giờ. Muốn ghi đẹp hơn DVD thì chọn độ phân giải MPEG2 12.0 Mbits/s.
Sau đây là hình cái TV board nầy cùng remote controller đi kèm. Một lần nữa là quí bạn có thể dùng TV board của hãng khác cũng được. Tôi mua TV board PVR-150 vì hai lý do, nó đang sale tại CompUSA $70, kèm mail-in rebate $30, giá cuối cùng $40 (HCÐ quả là cả kẹo). Lý do thứ hai là TV board của Hauppauge! được nhiều software support hơn.

2. Lý Thuyết Và Thực Hành Ráp Máy.
Muốn đưa hình ảnh video vào computer thì quí bạn phải có một cái port để nhận tín hiệu video từ máy VHS, từ satellite receiver, từ máy camcorder, từ cable box vân vân. Do đó quí bạn cần mua và gắn thêm cái TV board vào máy computer. Nếu ngại mở thùng máy computer ra, quí bạn có thể dùng USB TV tuner, cũng có cùng đặc tính, chỉ khác là gắn nó vào USB port của computer thay vì PCI slot. Quí vị vào www.hauppauge.com để xem thêm đặc tính của mỗi loại TV board khác nhau. Quí bạn có thể dùng TV board của các hãng khác thí dụ như nhóm TV board All-In-Wonder của hãng ATI. Ðây là hình các cửa vô của cái board WinTV PVR-150 của Hauppauge! và cách đưa video và video vào máy PVR:

Nếu chỉ bắt đài TV thôi thì quí bạn chỉ cần gắn giây antenna vào lỗ antenna trên cùng là xong. Nếu ghi video từ các máy khác như vừa kể bên trên thì nên gắn vào lỗ S-Video để ảnh đẹp nhất. Port composite cho ảnh xấu hơn chút xíu. Còn như bắt đài số 3 để thu thì ảnh tệ nhất. Hai port S-Video và composite chỉ thu hình thôi, còn âm thanh thì phải gắn nguồn âm thanh vào port Audio Input. Ðây chỉ là nhắc lại, quí bạn từng gắn giây vô máy VHS hay DVD recorder đều đã biết rồi.
Muốn gắn TV board nầy vào thì nhớ tắt điện cái computer, mở thùng cái CPU ra, chạm tay vào thùng sắt, gắn cái TV board vào một slot PCI nào đó, nhìn kỹ coi gắn vào đúng chưa, vặn ốc lại, đậy thùng máy lại là xong. Nhớ đừng bỏ bước nào hết. Vậy là quí bạn đã có cái PVR rồi.
Với loại TV-tuner dùng USB port thì quí bạn không cần mở thùng máy, chỉ cần gắn nó vào USB port của computer mà thôi. Phần hardware không khó.

Bây giờ sang phần software.