|
Post by Can Tho on Nov 10, 2012 8:22:25 GMT 9
Chu Thich : 9 Một vài ý kiến thảo luận về đánh giá sự thay đổi quyền lực ở Trung Quốc theo quan điểm Tam quyền phân lập cũng đã xuất hiện trước đây trong một phát biểu ngắn của tôi được trình bày tại hội nghị thường niên lần thứ nhất tại trung tâm nghiên cứu Ngoại giao Hoa Kỳ mang tên Johnson,được tổ chức để chào mừng Henry Kissinger tại Đại học Yale vào tháng 3 /2012. Xem Li 2012b. 10 Brodgaard và Zheng 2006, 2 11 thingyson 2005,1 12 Ibid, 11. 13 “Năm không”nổi tiếng của Ngô Bang Quốc đó là 1. Không hệ thống đa đảng; 2. Không đa nguyên tư tưởng;3. Không giám sát và đối trọng quyền lực hay chế độ lưỡng viện;4. Không hệ thống liên bang; và 5. Không tư nhân hóa. Tuyên bố này được Ngô Bang Quốc đưa ra tại kỳ họp thứ 4 Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc khóa 11 họp tại Bắc Kinh ngày 11 tháng Ba năm 2011. Xem Zhongguo xinwen wang, đưa lên mạng ngày 11/3/2011. www.china.com.cn/2011/2011-03/content_2214099.html. 14 Shambaugh 2008,9 15 Miller 2008b,77 16 McGregor 2011, Về cuốn sách đã dẫn xem McGregor 2010 17 McGregor 2011. 18 Xem Nhân dân Nhật báo online, 19/9/2009; english.people.com.cn/90001/90776/90785/6761990.html. 19 Như trên 20 Để tham khảo chỉ thị của Hội nghị Trung ương ĐCS TQ lần thứ 4 khóa 17 xem http:// cpc.people.com.cn/GB/64093/64094/10080626.html. 21 “Jingshen xiedai, nengli bu zu, tuoli qunzhong, xiaoji fubai.”Renmin ribao, 1 July 2012, 1. A cũng có thể xem Shijie ribao, 1 July 2012, A5 22 Yu 2009b. 23 Xem www.hi.chinanews.com.cn/hnnew/2005-10-20/29705.html, 20 August 2008; và Yu 2009a, 1–6. 24 Wang 2009 25 McGregor 2011 26 có 49.4% người dân trông đợi Trung Quốc sẽ có cách mạng nếu như lãnh đạo thất bại trong việc thực hiện một cuộc cải cách chính trị thực sự, chỉ có 8.5% tin tưởng rằng cách mạng là điều không thể. Trích dẫn từ Shiji ribao,15/3/2012.A12 27 Zi 2011,171 28 Như trên, tr. 173 29 Như trên, tr. 22 30 Baum 2007.Để tham khảo các ý kiến phê phán mạnh mẽ chế độ chuyên chế bền bỉ của ĐCS TQ xem Pei 2008; Shirk 2007; Lu 2000. 31 Nathan 2003,6-7 32 Nhiều lãnh đạo cao cấp bị khai trừ khỏi đảng vì tội tham nhũng đã bắt đầu dính líu tới nhận hối lộ, tham ô và các hoạt động phạm pháp khác ở độ tuổi 59- một năm trước khi về hưu. 33 Kuhn 2010 34 Miller 2008a 35 Xem Li (2005) để biết thêm... 36 Để biết thêm cuộc tranh luận về cơ sở học vấn cảu thế hệ 3 và 4 xem Li 2001 37 Nanfang dushi bao, 4 tháng 7 2012. Có thể xem nf.nfdaily.cn/nfdsb/content/2012-07/04/content_49948516.html. 38 Pei 2012 39 Như trên 40 Xinhua News Net, 4 tháng 7 năm 2012, news.xinhuanet.com/politics/2012-07/04/c_123366738.htm 41 Pei 2012 42 Lienhe zaohao, 27 tháng 2 2011. Cũng nên xem thên www.zaohao.com/wencui/2011/02/honkong10227c.shtml43 Tất cả các uỷ ban Đảng ở các tỉnh... 44 thingysom 2005, 4. 45 Dimitrov 2008, 27. 46 Gallagher 2009. 47 Vela 2009. 48 Định nghĩa về giới trung lưu Trung Quốc thường dựa trên một số tiêu chí tổng hợp bao gồm các yếu tố: nghề nghiệp, thu nhập, mức tiêu thụ và mức độ tự ý thức về cá nhân. Xem Li Chunling 2010. 49 Zhang 2008 50 Để tìm hiểu một cách cặn kẽ cuộc tranh luận về vai trò của giai cấp trung lưu trong nền chính trị Trung Quốc xin tham khảo Li Chunling 2010. 51 Hu Xiao 2009,1 52 Beijing shangbao, 30/8/2010. Xem news.xinhuanet.com/fortune/2010-08/30/c_12496387.html. 53 xem xuxiaonian.blog.sohu.com/160724498.html54 Để tìm hiểu quan điểm của Xu Xiaonian xem xuxiaonian.blog.sohu.com/158818651.html. và Lianhe zaobao,1/8/2010, finance.ifeng.com/opinion/zjgc/20100830/2567934.shtml. cũng có thể xem Bremmer 2010; Huang 2008. 55 Xem finance.ifeng.com/news/2010205/3005151.shtml. 56 Chen 2012 57 Teiwes và Sun 1998; MacFarquhar và Schoenhals 2008; Hu Angang 2009. 58 Vogel 2011. 59 Li và Cary 2011. 60 Xinhua News,15/10/2011, news.sina.com.cn/c/2007-10-15/113314089759.shtml61 Li 2005 62 Hai vị lãnh đạo thuộc phái đoàn thanh niên, Lý Nguyên Triều và Lưu Diên Đông cũng thuộc diện thái tử đảng xét về nguồn gốc gia đình, tuy nhiên sự nghiệp của họ lại gắn với Hồ Cẩm Đào (người đóng vai trò trực tiếp giới thiệu họ vào Bộ Chính trị) khiến họ trung thành với liên minh dân túy hơn. 63 Để tìm hiểu sự nghiệp các ứng viên đó xem Li 2012 a. 64 Để tìm hiểu các yếu tố làm thay đổi kinh tế- xã hội ở Trung Quốc và các nước Đông, Đông Nam Á xem White, Zhou và Rigger 2013 trở đi 65 Xem bbs.nhzjcom/viewthread.php?tid=377464. 66 Yao 2010. Có thể xem www.foreignaffairs.com/articles?65947/the-end-ò-the-beijingconsensus ?page=show 67 Liawang xinwen zhoukan, 23 /1/2010. 68 Không rõ ai là người đầu tiên ngĩ ra thuật ngữ “giới cổ cồn đen”. Đa số các ý kiến trên mạng ở Trung Quốc quy cho nhà kinh tế học ở Mỹ Lang Xianping ( Larry Lang). Tuy nhiên Lang đã công khai phủ nhận rằng đã viết bài báo được phổ biến rộng rãi để quảng bá cho thuật ngữ này..Xem “Giai cấp đen”( www.chinatranslated.com/?p=407). Dịch là: “Bình luận và phân tích về kinh tế Trung Quốc và tình hình chính trị”. 6/2009. 69 Zhongguo Xinwen zhoukan, 13/1/2006, Liaowang,5/12/2005. Có thể xem www.chinesenewsnet.com, 12/12/2005 70 Qianjiang Wanbao, 11/2/2010. Cũng có thể xem www.chinanews.com.cn/estate/estatelspl/news/2010/02-11/2121577.shtml. 71 xem bt.xinhuanet.com/2010-03/19/content_19293215.htm72 xem bt.xinhuanet.com/2010-03/19/content_19293215.htm73 Dahl 1961, 74 Dahl 196168.,252 và 270. 75 Yao 2010. 76 Một câu chuyện tiếu lâm chính trị được lan truyền rộng rãi mô tả thành phần cuộc tập hợp đông tới 1000 người đối diện quán ăn McDonald ở Vương Phủ Tỉnh, Bắc Kinh ngày hôm đó. Trong số đó 990 người là cảnh sát chìm, 8 người là phóng viên nước ngoài, 1 người là Đại sứ Hoa Kỳ ở Trung Quốc Jon Huntsman vừa “tình cờ đi ngang qua”và chỉ có đúng 1 người biểu tình thực thụ. 77 Shijie ribao, 3 /5/2012,A4 78 Như trên 79 Shijie ribao,20/4/2012, A4. 80 Shijie ribao, 7/6/2012, A3 81 Shijie ribao, 14/5/2012, A1 82 Shijie ribao, 4/6 /2012, A1 83 Blog của Chương Lập Phàm, bài đưa lên mạng ngày 1/2/2012, blog.sina.com.cn/s/blog_4b86a2630100zhuv.html. 84 Như trên 85 Qian 2012. 86 Như trên 87 He Pin 2012,186-87. 88 Muốn biết thêm những thảo luận về tiên đoán kinh tế Trung Quốc, xem Hu Angang 2011 89 Muốn đọc thêm một thảo luận chi tiết về những đòi hỏi gần đây của công luận và các nhà trí thức đối với một chế độ hiến pháp (constitutionalism), xem He Weifang 2012. Cũng nên xem Peerenboom 2002, Li và Jordan 2009; Wishik 2012 Tham khảoBaum, Richard. 2007. “The Limits of Authoritarian Resilience.”Paper presented in the conference held in the Centre for International Studies and Research, Sciences Po, Paris, 17 January 2007. Cũng xem thêm www.ceri-sciences-po.org/archive/jan07/art_rb.pdf. Bell, Daniel. 2012. “Why China won’t collapse.”The Christian Science Monitor, posted online 11 July 2012 m.csmonitor.com/Commentary/Opinion/2012/0711/Why-China-won-tcollapse. Bremmer, Ian. 2010. The End of the Free Market: Who Wins the War between States and Corporations? New York: Portfolio. Brødsgaard, Kjeld Erik and Zheng Yongnian. 2006. “Introduction: Whither the Chinese Communist Party?”In Brødsgaard, Kjeld Erikand Zheng Yongnian (eds.), The Chinese Communist Party in Reform. New York: Routledge. Brown, Kerry. 2009. Friends and Enemies: The Past, Present and Future of the Communist Party of China. New York: Anthem Press. Chang, Gordon. 2001. The Coming Collapse of China. New York: Random House. Chang, Gordon. 2011. “The Coming Collapse of China: 2012 Edition.”Foreign Policy, posted on 29 December 2011. www.foreignpolicy.com/articles/2011/12/29/the_coming_collapse_of_china_2012_edition. Chen, Zhiwu. 2012. “Zhongguo daole fei minzhu buke de shihou”(It is the time when China must make a transition to democracy). Duowei News, posted on 2 January 2012. china.dwnews.com/news/2012-01-02/58470187.html. thingyson, Bruce. 2003. Red Capitalists in China: The Party, Private Entrepreneurs, and Prospects for Political Change. New York: Cambridge University Press. thingyson, Bruce. 2005. “Populist Authoritarianism: The Future of the Chinese Communist Party,” Occasional Papers. Carnegie Endorsement for International Peace. thingyson, Bruce. 2008. Wealth into Power: The Communist Party’s Embrace of China’s Private Sector. New York: Cambridge University Press. Dimitrov, Martin. 2008. “The Resilient Authoritarians.”Current History 107 (705), 24–29. Dahl, Robert. 1961. Who Governs? Democracy and Power in an American City. New Haven, CT: Yale University Press. Fewsmith, Joseph. 2006. “Inner-Party democracy: development and limitations.”China Leadership Monitor 31, 1–11. Gallagher, Mary. 2009. “Power tool or dull blade? Resilient autocracy and the selectorate theory.”Báo cáo không xuất bản, có thể xem ở faculty.maxwell.syr.edu/johanson/papers/gallagher_hanson07.pdf. He, Pin. 2012. Keyi queding de Zhongguo weilai (China’s Future Can Be Determined). New York: Mirror Books, 2012. He, Weifang. 2012. In the Name of Justice: Striving for the Rule of Law in China. Washington DC: The Brookings Institution Press. Hu, Angang. 2009. Mao Zedong yu wenge (Mao Zedong and the Cultural Revolution). Hong Kong: Strong Wind Press. Hu, Angang. 2011. China in 2020: A New Type of Superpower. Washington, DC: Brookings Institution Press. Hu, Xiao. 2009. “Yi gaige yifu jingji weiji”(Accelerate reforms to respond to the economic crisis). Zhongguo jingji shibao, 3 March. Huang, Yasheng. 2008. Capitalism with Chinese Characteristics: Entrepreneurship and the State. New York: Cambridge University Press. Kuhn, Robert Lawrence. 2010. How China’s Leaders Think. New York: John Wiley and Sons. Li, Cheng. 2001. China’s Leaders: The New Generation. Lanham, MD: Rowman and Littlefield. Li, Cheng. 2005. “The new bipartisanship within the Chinese Communist Party,”Orbis 49 (3), 387–400. Li, Cheng (ed.). 2008. China’s Changing Political Landscape: Prospects for Democracy, Washington DC: The Brookings Institution Press. Li, Cheng (ed.). 2010. China’s Emerging Middle Class: Beyond Economic Transformation. Washington, DC: The Brookings Institution Press. Li, Cheng. 2012a. “The battle for China’s top nine leadership posts.”The Washington Quarterly 35(1), 131–145. Li, Cheng. 2012b. “Power shift in China, Part I.”Yale Global online magazine, posted on 16 April 2012, yaleglobal.yale.edu/content/power-shift-china-part-i. Li, Cheng and Eve Cary. 2011. “The last year of Hu’s leadership: Hu’s to blame?”China Brief 11 (23). 20 December. Li, Cheng and Jordan Lee. 2009. “China’s legal system.”China Review 48, 1–3. Li, Chunling. 2010. “Characterizing China’s middle classes: heterogeneous composition and multiple identities.”In Cheng Li, (ed.) China’s Emerging Middle Class: Beyond Economic Transformation. Washington, DC: The Brookings Institution Press, 135–156. Link, Perry. 2012. “America’s outdated view of China.”The Washington Post, 10May. Lü, Xiaobo. 2000. Cadres and Corruption: The Organizational Involution of the Chinese Communist Party. Stanford, CA: Stanford University Press. MacFarquhar, Roderick and Michael Schoenhals. 2008. Mao’s Last Revolution. Cambridge, MA: Harvard University Press. McGregor, Richard. 2010. The Party: The Secret World of China’s Communist Rulers. New York: Harper. McGregor, Richard. 2011. “Five myths about the Chinese Communist Party.”Foreign Policy, January/February. Miller, Alice. 2008a. “China’s new Party leadership.”China Leadership Monitor 23. Miller, Alice. 2008b. “Institutionalization and the changing dynamics of Chinese leadership politics.”In Cheng Li (ed.), China’s Changing Political Landscape: Prospects for Democracy, Washington DC: The Brookings Institution Press, 61–79. Miller, Alice. 2009. “Leadership sustains public unity amid stress.”China Leadership Monitor 29. Nathan, Andrew J. 2003. “Authoritarian resilience,”Journal of Democracy 14 (1), 6–17. Nathan, Andrew. 2006. “Debate #1: is Communist Party rule sustainable in China?”Reframing China Policy: The Carnegie Debates, Washington, DC, posted on 5 October 2006, www.carnegieendowment.org/files/cds_nathan.pdf. Peerenboom, Randall. 2002. China’s Long March toward the Rule of Law. New York: Cambridge University Press. Pei, Minxin. 2008. China’s Trapped Transition: The Limits of Developmental Autocracy. Cambridge, MA: Harvard University Press. Pei, Minxin. 2012. “The myth of Chinese meritocracy.”Project Syndicate, 15 May, www.project-syndicate.org/commentary/the-myth-of-chinese-meritocracy. Qian, Liqun. 2012. “Lao hongweibing dangzheng de danyou”(“Worries about the rule of the old Red Guards”). Wenzhai, 19 February. Shambaugh, David. 2008. China’s Communist Party: Atrophy and Adaptation. Berkeley, CA: University of California Press. Shirk, Susan L. 2007. China: Fragile Superpower: How China’s Internal Politics Could Derail Its Peaceful Rise. New York: Oxford University Press. Teiwes, Frederick C. and Warren Sun. 1998. China’s Road to Disaster: Mao, Central Politicians, and Provincial Leaders in the Unfolding of the Great Leap Forward 1955–1959. New York. M.E. Sharpe. Tsai, Kellee. 2007. Capitalism without Democracy: The Private Sector in Contemporary China. Ithaca, NY: Cornell University Press. Vela, Justin. 2009. “The secret of the CCP’s success.”Asia Times Online, posted on 3 October 2009, www.atimes.com/atimes/China/KJ03Ad01.html. Vogel, Ezra F. 2011. Deng Xiaoping and the Transformation of China. Cambridge, MA: Harvard University Press. Wang, Changjiang. 2009. “Zhuoli tuijin dang zhizheng de gaige chuangxin”(Promoting reforms and innovation in the Party). Jiefang ribao, 28 September. White, Lynn, Kate Zhou, and Shelley Rigger. 2013 forthcoming. Democratization in China, Korea, and Southeast Asia? Local and National Perspectives. New York: Routledge. Wishik, Anton. 2012. “The Bo Xilai crisis: a curse or a blessing for China? An interview with Cheng Li,”posted on 18 April 2012, www.nbr.org/research/activity.aspx?id=236. Yang, Dali L. 2004. Remaking the Chinese Leviathan: Market Transition and the Politics of Governance in China. Stanford, CA: Stanford University Press. Yao, Yang. 2010. “The end of the Beijing consensus: can China’s model of authoritarian growth survive?”Foreign Affairs, 2 February. Yu, Keping. 2009a. Democracy Is a Good Thing: Essays on Politics, Society and Culture in Contemporary China. Washington DC: The Brookings Institution Press. Yu, Keping. 2009b. “Xuyao liqing youguan minzhu de ji ge guanxi”(The necessity to clarify several conceptual factors concerning democracy). Beijing ribao, 16 March. Also at theory.people.com.cn/GB/49150/49152/8965735.html. Zhang, Ming. 2012. “Zhongguo xiang he chuqu?”(Whither China?). Ershiyi shiji, 3 March. Zhang, Yi. 2008. “Dangdai Zhongguo zhongchan jieceng de zhengzhi taidu”(“Political attitudes of the middle stratum in contemporary China”). Zhongguo shehui kexue 2, 117–131. Zhao, Suisheng (ed.). 2006. Debating Political Reform in China: Rule of Law vs. Democratization. Armonk, NY: M. E. Sharpe. Zi, Zhongyun (ed.). 2011. Qimeng yu Zhongguo shehui zhuanxing (The Enlightenment and Transformation of Chinese Society). Beijing: Shehui kexue wenxian chubanshe.
|
|
|
Post by Can Tho on Nov 10, 2012 8:27:48 GMT 9
Bảng 1: Phân bổ ngang bằng số ghế giữa các liên minh (2011) Liên minh tinh hoa (phe Giang Trạch Dân) Liên minh dân túy (phe Hồ Cẩm Đào) Thường vụ Bộ Chính trị (thế hệ thứ năm) Tập Cận Bình (thái tử đảng) Lý Khắc Cường (đoàn phái) Bộ Chính trị (thế hệ thứ năm) Tập Cận Bình Vương Kỳ San (thái tử đảng) Bạc Hi Lai (thái tử đảng) Lý Khắc Cường (đoàn phái) Lý Nguyên Triều (đoàn phái) Uông Dương (đoàn phái) Ban Bí thư (thế hệ thứ năm) Tập Cận Bình Vương Hỗ Trữ (nhóm Thượng Hải) Lý Nguyên Triều (đoàn phái) Lệnh Kế Hoạch (đoàn phái) Phó Thủ tướng Vương Kỳ San (thái tử đảng) Trương Đức Giang (thái tử đảng) Lý Khắc Cường (đoàn phái) Hồi Lương Ngoc (đàn em Hồ Cẩm Đào) Quốc vụ khanh Mã Khải (thái tử đảng) Mạnh Kiến Trụ (nhóm Thương Hải) Lưu Diên Đông (đoàn phái) Đới Bình Quốc (đàn em Hồ Cẩm Đào) Ghi chú và nguồn tư liệu:Để tham khảo định nghĩa thế hệ thứ 5 của ĐCSTQ và sự hình thành 2 liên minh xem Li 2008b;2012a Hai phe này có phong cách lãnh đạo và kinh nghiệm khác nhau, và cũng tiếp cận tới những nguồn lực kinh tế- xã hội và chính trị khác nhau. Sự rơi rụng đáng ghi nhớ của hai “ngôi sao nặng ký đang lên”trong Bộ chính trị - Bí thư ĐCS Thượng hải Trần Lương Vũ (một thành viên của nhóm Thượng Hải) năm 2006 và Bí thư đảng Trùng Khánh Bạc Hy Lai (thái tử đảng) năm 2012 –là bằng chứng cho hiện tượng “lãnh đạo yếu, phe phái mạnh”. Những thủ lĩnh phe phái một khi đã bị dính dáng vào các vụ xì căng đan nghiêm trọng đều dễ dàng bị thay thế, nhưng phe phái hay liên minh thì lại quá mạnh để không thể bị triệt hạ. Những thủ lĩnh mới thay thế họ Trần và họ Bạc, Tập Cận Bình và Trương Đức Giang đều từ cùng một liên minh đó cả. Những dàn xếp đã được thực hiện nhằm phục vụ lợi ích chung là sự sống còn của ĐCSTQ. Giám sát và đối trọng quyền lực giữa hai liên minh vẫn không hề suy suyển sau khi xảy ra hai vụ khủng hoảng này. Chẳng phe nào, dù là dân túy hay tinh hoa lại muốn triệt hạ hoàn toàn lẫn nhau. Mỗi liên minh lại có những thế mạnh riêng, gồm những khu vực đại diện cử tri khác nhau mà phe kia không nắm được. Mối liên hệ của họ với nhau khi ra quyết định vừa là cạnh tranh lại vừa là hợp tác. Ví dụ như ban lãnh đạo ĐCSTQ rất cân nhắc và cố gắng tránh không để lan rộng vụ việc Bạc Hy lai sang các lãnh đạo cao cấp khác và việc khai trừ đảng được tiến hành tương đối hạn chế. Trên thực tế, một số nhà lãnh đạo có liên hệ mật thiết với họ Bạc, chẳng hạn như thị trưởng Trùng Khánh Hoàng Kì Phàm, vẫn được tại vị chứng tỏ là các lãnh đạo cao nhất không định kỷ luật quá nhiều người. Có một sự thật là đất nước Trung Quốc đang gặp quá nhiều yếu tố bất ổn trước Đại hội ĐCS lần thứ 18 cũng là điều buộc giới lãnh đạo phải hạn chế phạm vi những lời cáo buộc, chỉ trích lẫn nhau. Bởi lẽ đó mà mặc dù vụ Bạc Hy Lai là thắng lợi của phe Hồ Cẩm Đào nhưng thắng lợi đó không nhất thiết đưa đến việc phe dân túy có thêm một ghế trong Thường vụ Bộ Chính trị. Diện mạo của Thường vụ Bộ Chính trị tương lai chủ yếu phụ thuộc vào sự thỏa hiệp giữa hai liên minh. Thế cân bằng quyền lực trong hệ thống này không dễ gì thay đổi. Nếu như phái con ông cháu cha (thái tử đảng- ND) mà sụp đổ thì điều đó có thể dẫn tới một cuộc cách mạng ngoài sức tưởng tượng. Do vậy, tại thời điểm hiện nay, động cơ vô cùng mạnh mẽ của giới chóp bu lãnh đạo là giữ nguyên cơ cấu hiện tại “một đảng, hai liên minh”và cố gắng thể hiện ra bên ngoài sự thống nhất và đoàn kết. Do nền chính trị phe phái có một vai trò rất quan trọng ở Trung Quốc ngày nay nên việc hiểu rõ thành phần của Ban Thường vụ Bộ chính trị (PSC) luôn thu hút sự quan tâm lớn của giới nghiên cứu chính trị Trung Quốc. Bảng 2: Nhận dạng phe phái các ứng viên hàng đầu cho vị trí trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị khóa tới (2012-2017) Liên minh giới tinh hoa (phe Giang Trạch Dân) Liên minh dân túy (phe Hồ Cẩm Đào) Tên Chức vụ hiện nay Nhận dạng phe phái Tên Chức vụ hiện nay Nhận dạng phe phái Tập Cận Bình Phó chủ tịch nước Thái tử đảng Lý Khắc Cường Phó thủ tướng thứ nhất Đoàn phái Vương Kỳ San Phó thủ tướng Thái tử đảng Lý Nguyên Triều Trưởng ban tổ chức Đoàn phái Trương Đức Giang Phó thủ tướng Thái tử đảng Lưu Vân San Trưởng ban Tuyên giáo Đoàn phái Trương Cao Lệ Bí thư Thiên Tân Đàn em Giang Trạch Dân Uông Dương Bí thư Quảng Đông Đoàn phái Du Chính Thanh Bí thư Thượng Hải Thái tử đảng Lưu Diên Đông Quốc vụ khanh Đoàn phái Mạnh Kiến Trụ Bộ trưởng Công An Nhóm Thượng Hải Lệnh Kế Hoạch Chánh văn phòng Trung ương Đảng Đoàn phái Trương Xuân Hiền Bí thư Tân Cương Đàn em Giang Trạch Dân Hồ Xuân Hoa Bí thư Hồ Bắc Đoàn phái Nguồn: Li 2012a Trong khi không ai có thể biết bảy hay chín vị lãnh đạo sẽ chắc chắn được vào cơ quan chủ chốt của quyền lực thì 14 vị lãnh đạo vẫn đứng bên ngoài cùng các đồng lứa của mình với tư cách ứng viên (xem bảng 2). Danh sách này được lập trên cơ sở phối hợp các yếu tố như chức vụ hiện nay của vị lãnh đạo, tuổi tác, hạn chế về nhiệm kỳ trong Bộ Chính trị, nhiệm kỳ trong Ban chấp hành Trung ương và kinh nghiệm lãnh đạo trước đó. 63 Trong số 14 ứng viên được nêu tên trong danh sách, có 10 người hiện là ủy viên của Bộ Chính trị gồm cả thảy là 25 người, hai người (Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường) đang là Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị). Một điều thú vị là các ứng viên hàng đầu đó cũng được chia đều giữa các liên minh chính trị - 7 người thuộc phái tinh hoa và 7 thuộc phái dân túy. Trong liên minh tinh hoa có 4 vị lãnh đạo là thái tử đảng, 2 người do Giang Trạch Dân bảo trợ và một là thành viên nổi bật của nhóm Thượng Hải. Trong liên minh dân túy, cả 7 người đều là các lãnh đạo đoàn thanh niên và có mối quan hệ bảo trợ- đỡ đầu mạnh với Hồ Cẩm Đào. Cả hai liên minh này cùng chia sẻ quyền lợi trong sự ổn định xã hội trong nước và đều có tham vọng về sự lớn mạnh không ngừng của Trung Quốc trên trường Quốc tế, và các mục tiêu chung đó thường dẫn dắt hai liên minh đến sự thỏa hiệp và hợp tác với nhau. Tuy nhiên, vì xã hội Trung Quốc đang trở nên ngày càng đa nguyên về quan điểm, về các giá trị và cũng vì các lãnh đạo Trung Quốc phải đối mặt với đủ loại thay đổi chính sách khó khăn khiến nản lòng cho nên sự khác biệt về chính sách giữa các vị lãnh đạo có nhiều khả năng sẽ trở nên minh bạch hơn đối với công chúng. Xu hướng hai: Chính phủ yếu, các nhóm lợi ích mạnh So với nhiều quốc gia trên thế giới, chính phủ nước CHNDTQ nắm một nguồn lực tài chính và chính trị khổng lồ, phần lớn là nhờ sự tăng trưởng kinh tế nhanh và một hệ thống chính trị chuyên chế. Tuy vậy chính phủ Trung Quốc vẫn đang phải đối mặt với vô số những vấn đề làm đau đầu, chẳng hạn như sự chênh lệch giàu nghèo,lạm phát, bong bóng bất động sản có thể vỡ, nợ trong nước tăng cao, tham nhũng trong giới quan chức, ngày càng nhiều vụ bất ổn xã hội, môi trường thiên nhiên xuống cấp, tài nguyên cạn kiệt, an toàn thực phẩm và các vấn đề an toàn y tế cộng đồng, sự thiếu vắng mạng lưới an sinh xã hội và những căng thẳng sắc tộc ở Tân Cương và Tây tạng. Một điều mà ai cũng thấy đó là Quốc vụ viện đã tỏ ra kém hiệu quả trong việc quản lý các địa phương Trung Quốc, các thành phố lớn và ngay cả các doanh nghiệp nhà nước xét về góc độ kinh tế. Gần đây xuất hiện một câu nói châm biếm: “Thủ tướng cũng không thể điều khiển nổi một Tổng giám đốc”(“Tổng lý quản bất liễu tổng kinh lý”), phản ánh những vấn đề nghiêm trọng đối với năng lực điều hành của chính phủ trung ương. Sự căng thẳng và cạnh tranh giữa hai liên minh như đã phân tích ở trên có xu hướng làm cho quá trình ra quyết định dài và phức tạp hơn, thậm chí còn có thể một lúc nào đó gây ra tình trạng bế tắc. Trung Quốc không phải là dân chủ, nhưng xét về góc độ này vẫn có thể phát triển một số đặc trưng của dân chủ. Những thủ lĩnh địa phương bị khai trừ, đáng để ý nhất là Bạc Hy Lai và Trần Lương Vũ cũng từng được biết đến vì sự thách thức công khai chính quyền và các quyết sách của Thủ tướng Ôn và chính phủ trung ương. Điều quan trọng hơn cả là chưa bao giờ trong lịch sử 6 thập kỷ của nước CHNDTQ các nhóm lợi ích lại có quyền lực và nhiều ảnh hưởng như những năm gần đây. Cũng như mọi nơi khác trên thế giới, các nhóm lợi ích Trung Quốc rất đa dạng. Ví dụ như chúng gồm các vùng lãnh thổ, các định chế hành chính, quân đội, truyền thông được thương mại hóa nhanh chóng, các tổ chức phi chính phủ và các chính quyền địa phương. Các chính quyền địa phương ở những vùng duyên hải hay nội địa cũng đều là các nhóm lợi ích chính trị cố gắng gây ảnh hưởng mạnh mẽ lên Bắc Kinh và vận động để đảm bảo rằng chính phủ trung ương đưa ra những chính sách kinh tế - xã hội góp phần thúc đẩy quyền lợi địa phương họ. 64 Thông tin cần thiết để hiểu tình hình: năm 2010 trong số 100 xã giàu có nhất thì có đến 93 xã trong đó có 40 xã đứng đầu bảng đều ở vùng duyên hải. 65 Theo một nghiên cứu mới đây thì gần 90% xuất khẩu của Trung Quốc vẫn xuất phát từ các vùng duyên hải. 66 Trong những năm gần đây, chính quyền địa phương các tỉnh, các vùng lãnh thổ tăng cường số lượng các văn phòng đại diện (“Trú kinh ban”) của mình ở Bắc Kinh để triển khai hoạt động vận động hành lang (lobby). Tháng giêng năm 2010 chính phủ trung ương buộc phải đưa ra các quy định nhằm giảm đáng kể số lượng các văn phòng đại diện quyền lợi địa phương được cấp phép và đòi hỏi kiểm toán tài chính số các nhóm vận động hành lang cấp tỉnh và thành phố đang hoạt động. 67 Về vấn đề các giai tầng xã hội, các nhóm lợi ích Trung Quốc có thể được phân ra thành 3 nhóm chính: các nhóm lợi ích tập đoàn và công nghiệp (được biết như “giới cổ cồn đen”), giới trung lưu mới hình thành đã được nói đến ở trên (hay còn gọi là “cổ cồn trắng”các nhà chuyên môn), và nhóm xã hội dễ bị tổn thương như dân nhập cư (công nhân áo “cổ cồn xanh dương”). Thuật ngữ “cổ cồn đen”gần đây mới ra đời ở Trung Quốc có liên quan tới số lượng ngày càng tăng những người giàu có và đầy quyền lực hay mặc đồ đen, lái xe ô tô đen, có nhiều khoản thu nhập được che giấu, sống một cuộc sống bí ẩn với các vợ bé, quan hệ với xã hội ngầm tội phạm –xã hội đen (“hắc xã hội”) và quan trọng hơn cả là họ vận hành việc kinh doanh và sử dụng quyền lực kinh tế của họ một cách mờ ám. 68 Các nhóm lợi ích tập đoàn và công nghiệp tích cực nhất ở Trung Quốc bao gồm 2 cụm chính. Cụm thứ nhất gồm giới chóp bu doanh nghiệp nhà nước độc quyền ví dụ như ngân hàng,viễn thông, hàng không, đường sắt, thuốc lá và tàu biển. Cụm thứ hai gồm các nhóm vận động hành lang làm việc cho nhà nước, khu vực kinh tế nước ngoài và tư nhân, ví dụ như bất động sản. Truyền thông Trung Quốc đã đề cập rộng rãi tới việc các nhóm lợi ích kinh doanh thường xuyên hối lộ các quan chức địa phương và hình thành nên “liên minh ma quỷ”với các chính quyền sở tại. 69 Ví dụ như nhiều đối tượng trong xã hội liên kết với nhà phát triển bất động sản và hình thành nên những nhóm lợi ích đặc biệt quyền lực nhất ở Trung Quốc hiện nay. Quyền lực siêu mạnh của nhóm này đã giải thích vì sao phải mất tới 13 năm để thông qua Luật Chống Độc Quyền, vì sao chính sách quản lý kinh tế vĩ mô trong thập kỷ vừa qua trên quy mô lớn là thiếu hiệu quả; và vì sao bong bóng bất động sản mặc dù cả xã hội đã nhận thức được vẫn cứ tiếp tục phình to ra. Trong từng trường hợp đơn lẻ kể trên, các nhóm lợi ích tập đoàn và công nghiệp đã xâm lấn cả quá trình ra quyết định của chính phủ bằng cách tạo ra nút thắt hay bế tắc cho chính sách của nhà nước hoặc là biến tấu chính sách theo cách có lợi cho họ. Theo báo cáo chính thức của nhà nước, hơn 70% trong số 120 công ty nằm dưới sự điều hành của Ủy ban Giám sát và Quản lý tài sản Nhà nước (SASAC) đã tham gia vào kinh doanh bất động sản trong năm 2010. 70 Phản ứng lại, Ủy ban SASAC đã chỉ thị cho 78 doanh nghiệp phải rút các khoản đầu tư khỏi việc kinh doanh đó. 71 Tuy nhiên sự chống trả từ phía các công ty đó đã khiến cho chỉ thị chính phủ gần như không có hiệu lực. Nhiều ý kiến suy xét cho rằng một phần lớn gói kích cầu (4000 tỷ nhân dân tệ- khoảng US$ 586 tỷ) đưa ra vào năm 2008 trước tình hình khủng hoảng tài chính toàn cầu đã bị lái nhầm hướng sang phát triển bất động sản. Theo một nhà nghiên cứu cao cấp của Bộ Gia cư và Phát triển Đô thị - Nông thôn thì có khoảng 32% gói kích cầu đã được đầu tư vào bất động sản. 72 Đối với giai tầng xã hội cấp dưới, sự thiếu hụt lao động chân tay ở một số thành phố vùng duyên hải trong những năm gần đây phản ánh thực trạng ý thức chính trị của những nhóm xã hội dễ bị tổn thương này (“nhược thế quần thể”), ngày một được nâng cao, đặc biệt là ở thế hệ các công nhân nhập cư trẻ tuổi. Họ đã nhận thức được rằng cần phải bảo vệ quyền lợi của mình và ngày càng phẫn nộ trước mọi chính sách kỳ thị chống người lao động nhập cư, nông dân và dân nghèo thành thị. Họ buộc phải nhảy từ công việc này sang công việc khác chỉ để nhận được đồng lương xứng đáng và tử tế hơn. Ít ra thì nhờ có những kiến nghị không biết mệt mỏi của họ mà ở Trung Quốc gần đây đã có những cải thiện ngoạn mục về lương bổng. Những thách thức bắt nguồn từ các nhóm xã hội khó thuyết phục và các nhóm lợi ích tập đoàn công nghiệp tham lam không phải là duy nhất ở nước Trung Quốc thời cải cách. Các nền dân chủ ở Phương Tây (và cả phương Đông) tất nhiên là không miễn nhiễm đối với các vấn đề này, ngược lại, những kiến nghị của quần chúng đòi công bằng xã hội thường được nhìn nhận như một bộ phận của đời sống kinh tế- xã hội bình thường của các quốc gia đó. Nói về các nhóm lợi ích tập đoàn và công nghiệp ở một số nước phương Tây thì có lẽ chúng còn mạnh và có nhiều ảnh hưởng hơn các nhóm tương tự ở Trung Quốc. Ở Hoa Kỳ chẳng hạn, có hàng trăm nhóm vận động hành lang làm tràn ngập thủ đô Washington và hiện đã trở thành một đặc điểm quan trọng của nền chính trị Mỹ. Dần dần, những nhóm vận động có động cơ kinh doanh đó đã biết tận dụng hệ thống dân chủ để phục vụ lợi ích thương mại cho công ty. Trong tác phẩm kinh điển của mình viết về dân chủ, Robert Dahl lập luận rằng sự phát triển dân chủ ở phương Tây là một quá trình được dẫn dắt bởi nhiều nhóm thủ lĩnh khác nhau, mỗi nhóm lại tiếp cận được tới tập hợp những nguồn lực chính trị và đại diện cho lợi ích của các khu vực và nhóm khác nhau trong xã hội. 73 Hệ thống chính trị đa nguyên luôn phân tán quyền lực, ảnh hưởng, uy thế và sự điều hành ra khỏi một nhóm duy nhất các thủ lĩnh quyền lực, đồng thời nó chia sẻ cùng một nền tảng xã hội cho những cá nhân, nhóm, hiệp hội và tổ chức đa dạng và đủ loại. 74 Theo ý nghĩa đó, dân chủ chính là việc hình thành nên các quy tắc để dàn xếp những quyền lợi mâu thuẫn nhau giữa các nhóm xã hội trong một cộng đồng nhất định. Diêu Dương, một giáo sư của đại học Bắc Kinh đã lập luận tương tự: “một thể thức chính trị mở và bao gồm ở các nền dân chủ phát triển, chẳng hạn như Hoa Kỳ, nói chung, luôn giám sát quyền lực của các nhóm lợi ích. Thực chất, đây mới chính là trách nhiệm được ủy thác của một chính quyền không vụ lợi –đó là cân đối các đòi hỏi, yêu sách của những nhóm xã hội khác nhau.” 75 Hoạt động chính trị của nhóm lợi ích nên được nhìn nhận không là mối đe dọa sự ổn định kinh tế - xã hội mà cũng chẳng phải là sự thách thức tính hợp pháp của chính quyền, và đúng ra nên được coi là những thành tố cần thiết của một nền quản trị dân chủ. Mấu chốt để điều phối nền chính trị có những nhóm lợi ích khác nhau là phải hình thành nên các cơ chế dân chủ mang tính thể chế. Các nhóm lợi ích khác nhau có thể gây ảnh hưởng qua những cuộc bầu cử, các thể thức ra quyết định hành chính và pháp lý. Đồng thời, tính độc lập của truyền thông và thượng tôn của bản hiến pháp luôn giám sát và bảo vệ quá trình dân chủ. Các cuộc khủng hoảng chính trị thỉnh thoảng vẫn xảy ra, nhưng những định chế dân chủ nói chung và hoạt động chính trị của các nhóm lợi ích nói riêng (kể cả vai trò quan trọng của giới trung lưu) không phải là nguồn gốc của bất ổn xã hội, mà đúng ra chúng lại là nền tảng của sự ổn định về lâu dài. Sự ra đời nhanh chóng của các nhóm lợi ích đa dạng, tạo nên một nền chính trị năng động ở Trung Quốc đã làm thay đổi sâu sắc phương thức quản trị đất nước này.
|
|
|
Post by Can Tho on Nov 10, 2012 8:29:47 GMT 9
Xu hướng ba: Đảng yếu, đất nước mạnh ĐCSTQ là một đảng cầm quyền lớn nhất thế giới, nó gồm 4 triệu đảng bộ cơ sở, 82.6 triệu đảng viên và còn tiếp tục gia tăng. Do không hiện diện lực lượng đối lập có tổ chức nên đảng dường như không gặp bất kỳ một thách thức nào trong một tương lai gần. Cũng cần lưu ý rằng các cuộc cải cách chính trị ở Trung Quốc, kể cả nỗ lực dân chủ hóa trong đảng sau Hội nghị Trung ương 4 khóa 17 ĐCSTQ họp vào mùa Thu năm 2009 hầu như không mang lại kết quả. Có thể quy kết tình trạng này cho hai yếu tố mang tính chất hoàn cảnh. Một là, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã cho thấy những bất cập của các nền dân chủ phương Tây và do đó đã dẫn đến việc một số nhà lãnh đạo và các trí thức của công chúng Trung Quốc có xu hướng tả khuynh có thêm cơ sở để bảo vệ chế độ chuyên quyền bền bỉ và biện hộ cho sức sống và tính ưu việt của chế độ độc đảng cầm quyền ở Trung Quốc. Hai là, phong trào Mùa Xuân Á rập đã trình diễn bức tranh đáng lo ngại đối với các nhà lãnh đạo ĐCSTQ bởi lẽ họ có thể nhận được kết cục giống như chế độ Mubarak. Hậu quả là đa số trong ban lãnh đạo ĐCSTQ đã vượt qua lằn ranh phân chia phe phái để quyết không tiếp tục theo đuổi các cải cách chính trị. Thay vào đó, họ đã siết chặt hơn việc quản lý các cuộc tụ tập đông người, các cuộc bầu cử ở cơ sở, truyền thông và xã hội dân sự. Có thể nêu một giả thiết có lý rằng chứng hoang tưởng và việc lạm dụng quá mức lực lượng cảnh sát để đối phó với cái được gọi là “Cách mạng Hoa nhài Trung Quốc”–một vụ tụ tập đông người xảy ra ở đối diện nhà hàng McDonald gần quảng trường Thiên An Môn hồi tháng 2 năm 2011 là tín hiệu cho thấy đảng không mạnh. 76 Một tín hiệu nữa về sự suy yếu đó là tổng số tiền được sử dụng cho mục đích “giữ gìn ổn định xã hội”năm 2009 là 514 tỷ nhân dân tệ - gần bằng tổng ngân sách sách quốc phòng (532 tỷ nhân dân tệ - NDT) cùng năm đó. Ngân sách quốc phòng Trung Quốc năm 2012 là 670.3 tỷ NDT, tuy nhiên ngân sách cho lực lượng cảnh sát và các lực lượng an ninh công cộng khác đúng bằng 701.8 tỷ NDT (tăng 11.5%). 77 Nhiều người cho rằng các chính quyền Trung Quốc đã chi phí 60 triệu NDT hàng năm để theo dõi có một mình luật sư mù Trần Quang Thành, chủ yếu để trả lương cho khoảng 100 cảnh sát địa phương và một số cán bộ khác nữa. 78 Dòng tiền với quy mô lớn chảy ra nước ngoài trong những năm gần đây (có lẽ của các quan tham) càng cho thấy giới chóp bu của đảng thiếu lòng tin vào sự ổn định chính trị- xã hội. Theo báo cáo năm 2011của tổ chức Liêm chính Tài chính Toàn cầu (Global Financial Integrity: GFI) – một cơ quan có trụ sở tại Washington, giai đoạn từ năm 2000 tới năm 2009 lượng vốn bất hợp pháp đưa ra khỏi Trung Quốc ước tính lên tới 2740 tỷ USD, gấp 5 lần lượng tiền chuyển bất hợp pháp ra nước ngoài của Mexico, nước đứng hàng thứ hai trong lĩnh vực này. 79 Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc có một báo cáo vào năm 2011 cho biết, từ giữa những năm 1990 tới 2008, hàng ngàn quan chức và nhân viên các doanh nghiệp nhà nước đã chuyển tổng số 800 tỷ NDT (126 tỷ USD) ra nước ngoài. 80 Theo một báo cáo nội bộ của Ban Tổ chức trung ương ĐCSTQ thì trong số 8370 cán bộ cao cấp làm việc trong 120 doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc chịu sự quản lý trực tiếp của SASAC (cơ quan quản lý vốn nhà nước –ND), đã có tới 6370 người có thành viên gia đình sống ở nước ngoài hoặc sở hữu hộ chiếu một quốc gia khác. Ở Quảng Châu, trong khoảng 1000 vụ tham nhũng bị điều tra những năm gần đây, một nửa xảy ra trong các doanh nghiệp nhà nước (SOE) và những người chạy trốn ra nước ngoài cùng tài sản thì có tới 70% từ các SOE và định chế tài chính trung ương. 81 Lý Thành Ngôn, giám đốc Trung tâm nghiên cứu quản trị thuộc đại học Bắc Kinh,gần đây tiết lộ với truyền thông Trung Quốc rằng “dòng tiền với quy mô lớn chạy khỏi đất nước do các quan chức tham nhũng thực hiện cho thấy các lãnh đạo ĐCSTQ biết rõ hơn bất kỳ ai rằng cái gọi là mô hình Trung Quốc (chế độ chuyên quyền bền bỉ và dẻo dai) là một sai lầm và là một thứ mô hình phát triển không bền vững (81). 82 Cho dù sự kiện cách chức Bạc Hy Lai được nhìn nhận như một vận động đúng hướng, nhưng dù sao vụ việc đầy kịch tính này đã làm tổn hại uy tín của lãnh đạo ĐCSTQ. Cùng với các vấn đề rắc rối trong nội bộ ban lãnh đạo của đảng, điều này đã gây nên ấn tượng về sự yếu kém của đất nước Trung Quốc. Tuy nhiên không nên nhận định tình hình theo cách lẫn lộn giữa ĐCSTQ với đất nước Trung Quốc. Trong bài phát biểu tại Diễn đàn Cải cách Trung Quốc hồi tháng 12/2011 mà giờ đây đã trở thành nổi tiếng, Chương Lập Phàm, một trí thức của công chúng ở Bắc Kinh đã phát biểu “Trung Quốc không gặp nguy mà là ĐCS Trung Quốc đang nguy”. 83 Theo nhận xét của Chương, hiện nay nhiều đảng viên ĐCSTQ không quan tâm liệu đảng sẽ sụp đổ hay không nhưng họ lại chỉ lo cho hạnh phúc riêng của gia đình họ. Các lãnh đạo của ĐCSTQ cũng đã vun vén chu toàn cho tương lai cá nhân. Chương Lập Phàm tuyên bố thẳng thừng: “Nếu thế hệ các nhà lãnh đạo thế hệ tiếp theo không đi theo đường lối cải cách chính trị ngay trong nhiệm kỳ đầu (5 năm –ND) của mình, thì tới nhiệm kỳ thứ hai sẽ chẳng còn ý nghĩa gì nữa”. Theo Chuơng thì “Trung Quốc hoặc cần phải có cải cách trong vòng 5 năm nữa, hoặc là ĐCSTQ sẽ bị cáo chung trong 10 năm tới”. 84 Kiến nghị gần đây của các trí thức về thực thi chủ nghĩa hợp hiến cùng với lời kêu gọi từ một số sĩ quan quân đội về chủ trương “quân đội của Quốc Gia”thay vì “quân đội của đảng “đã gây ra những thách thức đối với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Vì ĐCSTQ đang suy yếu đi nên các nhà bình luận ở Trung Quốc quan tâm nhiều hơn tới vai trò vận động ngầm của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA). Tiễn Lý Quần, một học giả nổi tiếng ở đại học Bắc Kinh, gần đây cảnh báo “nếu các lãnh đạo dân sự không có khả năng thành lập một liên minh mạnh để tiến hành cải cách chính trị thì các sĩ quan trẻ trong PLA sẽ chớp lấy thời cơ. Đó sẽ là một thảm họa nếu như quân đội lại cất cao giọng về ʻthay đổi dân chủ” ở đất nước Trung Quốc. Điều tương tự đã từng là cơn ác mộng đối với Trung Quốc trong thế kỷ XX và đó cũng đã là bài học chết người về sự nổi lên của chủ nghĩa quân phiệt Nhật”. 85 Tiễn Lý Quần tin rằng các thái tử đảng trong PLA sẽ ủng hộ thế lực quân đội trong thời kỳ của Tập Cận Bình sắp tới, bởi vậy khả năng can thiệp của quân đội vào nền chính trị quốc gia sẽ gia tăng. Những lo ngại của Tiễn Lý Quần lại càng được tăng lên bởi nhận định gần đây của Trương Mộc Sanh, một học giả nổi tiếng bảo thủ và thân cận với tướng Lưu Nguyên (thuộc hàng ngũ thái tử đảng trong PLA, một ngôi sao đang lên trong giới lãnh đạo cao cấp quân đội vốn thích tranh luận, cũng là con trai cố Chủ tịch CHNDTQ Lưu Thiếu Kỳ). Trương Mộc Sanh có một phát biểu gây tranh cãi khi lập luận rằng Trung Quốc hiện nay đang do những nhà lãnh đạo bất tài và kém cỏi điều hành và họ đã đưa đất nước vào một cuộc khủng hoảng xã hội và chính trị. “Thế hệ lãnh đạo tương lai” theo lời học giả này, “sẽ không như vậy”. 86 He Pin một nhà phân tích nhiều kinh nghiệm, chuyên về giới chóp bu trong nền chính trị Trung Quốc lại tỏ ra nghi ngờ về những kịch bản dự đoán quân đội sẽ nắm quyền hoặc náo loạn ở Trung Quốc. Ông tin tưởng rằng “khả năng nội loạn ở Trung Quốc là thấp vì 4 lý do sau đây: (1) Thiếu vắng những tư lệnh quân khu mạnh, (2) trừ một vài vùng sắc tộc thiểu số, không có xung đột quan trọng ở các vùng lãnh thổ về vấn đề tài nguyên, (3) ban lãnh đạo mới nhiều khả năng sẽ khuyến khích sự hội nhập kinh tế của Trung Quốc, và (4) xét về góc độ môi trường quốc tế, các siêu cường nước ngoài cũng không muốn nội loạn ở Trung Quốc.” 87 Một thực tế là cuộc khủng hoảng Bạc Hy Lai làm tổn thương ban lãnh đạo ĐCSTQ nghiêm trọng hơn là gây ảnh hưởng đến nền kinh tế Trung Quốc đã phản ánh mức độ trưởng thành của xã hội Trung Quốc và nội lực của Trung Quốc nói chung. Đất nước Trung Quốc không trên đà suy thoái và tất nhiên không đi về phía sụp đổ. Không nên bỏ ngoài tầm mắt bức tranh toàn cảnh về một Trung Quốc đang ở trong thời kỳ lịch sử vận động đi lên, dù rằng sự đi lên đó không chắc đã thẳng tắp do những thách thức dễ làm nản chí trong các lĩnh vực xã hội –kinh tế, chính trị, môi trường, dân số và đối ngoại. Tiến trình quá độ sắp tới của Trung Quốc để chuyển sang một hệ thống chính trị ít tham nhũng hơn, có tính giải trình hơn, có tính đại diện hơn được khởi động ban đầu bởi cuộc khủng hoảng về tính chính danh, đang diễn ra sẽ không hề dễ dàng. Tuy nhiên nhận thức được chia sẻ trong công chúng Trung Quốc về cái thế đi lên của đất nước trên trường quốc tế và tất cả những thành tựu đạt được trong thời kỳ cải cách đang góp phần cho sự bền bỉ và dẻo dai của đất nước (mà không phải là sự bền bỉ và dẻo dai của chế độ chuyên quyền của ĐCSTQ) có thể làm cho sự chuyển đổi đó khác hẳn những gì đã diễn ra ở Liên Xô trước đây hay khối cộng sản Đông Âu và các quốc gia “Ả rập đang thức dậy”. Bất chấp sự suy giảm gần đây trong xu thế tăng trưởng đầy ấn tượng của mình, Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong thập kỷ tới và tiếp tục sau này nhờ vào tập hợp các yếu tố - đó là nền công nghiệp quốc gia khỏe mạnh và vững chắc, hạ tầng cơ sở ngang tầm quốc tế vừa được xây dựng, mức đầu tư và tiết kiệm cao, dòng vốn đầu tư nước ngoài mạnh mẽ vẫn tiếp tục chảy vào và khối lượng dự trữ ngoại hối đầy ấn tượng, tinh thần kinh doanh đang dâng cao và điều cuối cùng, nhưng tất nhiên không phải ít quan trọng, là việc Trung Quốc cam kết chuyển sang một phương thức tăng trưởng lấy nhu cầu nội địa làm mục tiêu và thân thiện với môi trường. 88 Cao hơn tất cả những yếu tố vừa nêu đó là nhân dân Trung Quốc, người đã sáng tạo nên sự thần kỳ kinh tế, không ai muốn phải bị dừng chân trước cánh cửa của nền chính trị dân chủ. Những suy nghĩ cuối Quan sát trên một bối cảnh rộng hơn, mặc dù ba lần thay đổi quyền lực là nguyên nhân cho những căng thẳng trong quản trị đất nước và làm nảy sinh tâm lý bất an, nhưng chính đó lại đáng được coi là những phát triển tích cực, đáng khích lệ đối với Trung Quốc. Giám sát và đối trọng giữa các phe phái trong lãnh đạo của ĐCSTQ, các nhóm lợi ích năng động –đặc biệt là vai trò ngày càng tăng của giới trung lưu và nhận thức được chia sẻ rộng rãi về một thế lực toàn cầu đang lên cùng sự tự tin của công chúng là những gì mới mẻ đã ra đời gần đây. Và tất cả những điều đó sẽ là những nhân tố quan trọng cho một sự chuyển tiếp tất yếu tới dân chủ. Trong tương lai gần, tiêu điểm của các nhà phân tích về Trung Quốc không nên chỉ là việc liệu lãnh đạo ĐCSTQ có sử dụng đúng các thủ tục pháp lý để xử lý vụ Bạc Hy Lai, mà còn phải xem liệu họ có thể tận dụng cơ hội đó để đạt được sự đồng thuận mới và theo đuổi cải cách chính trị. Một điều mà có lẽ hôm nay ai cũng thấy rõ hơn bất cứ lúc nào trong suốt cả thời kỳ cải cách (ý nói cải cách kinh tế- ND) đó là chế độ chuyên quyền bền bỉ, dẻo dai của ĐCSTQ, xét cả về mặt lý luận và thực tiễn chỉ là một hệ thống trì trệ bởi lẽ hệ thống này chống đối lại các chuyển biến dân chủ. Nếu ĐCS mong muốn lấy lại lòng tin của quần chúng và tránh một cuộc cách mạng hướng từ dưới lên thì đảng phải tiến hành những thay đổi dân chủ thực sự, có hệ thống, ở trong nước. Những biến đổi sâu sắc sau đây cần phải được thực hiện. Thứ nhất, cùng với việc xử lý vụ Bạc Hy Lai qua cơ chế pháp lý hiện hành thì việc kêu gọi cải cách luật pháp –kể cả cải cách thực tiễn công tác xét xử của tòa án, thực thi nguyên tắc nhà nước pháp quyền và chủ nghĩa hợp hiến là điều đã trở nên vô cùng quan trọng. 89 Điều này có thể là một cơ hội tuyệt vời cho các nhà lãnh đạo có tư tưởng cách tân, và ở một mức độ nhất định cho tất cả các lãnh đạo, để họ nhận thức được rằng, cải cách luật pháp là con đường tốt nhất để họ tự bảo vệ trong một đất nước còn thiếu vắng nguyên lý pháp quyền. Có thể Trung Quốc sẽ phải mất nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ để thiết lập một hệ thống hiến pháp đầy đủ, tuy nhiên, sẽ sớm cần một tuyên bố chính thức mang tính tư tưởng, chính trị và pháp lý rằng, đảng phải ở dưới hiến pháp, chứ không phải là ngự trị bên trên hiến pháp. Thứ hai, quản lý và điều hành truyền thông cũng là một việc cần cải cách gấp. Trung Quốc hiện đang bước vào “mùa của các lời đồn”và truyền thông xã hội đã trở nên quyền lực đến nỗi chính quyền Trung Quốc phải thường xuyên dừng những dịch vụ micro-bloging. Đó không phải là phương cách hiệu quả để điều hành đất nước (đặc biệt khi Trung Quốc dự định xây dựng một nền kinh tế định hướng sáng tạo). Lý do vì sao người dân tìm đến với truyền thông xã hội là bởi vì truyền thông chủ đạo không phản ánh nhiều sự thật cuộc sống. Do đó, con đường để ngăn chặn chủ nghĩa giật gân sinh ra bởi truyền thông xã hội là hãy cởi mở, khai phóng truyền thông chủ đạo. Điều đó không chỉ có lợi cho giới trí thức tự do, dân chủ mà còn lợi cho chính các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Càng đè nén, bưng bít những tin giật gân thì chúng càng trở nên mạnh mẽ và lan tỏa. Sau mười năm thương mại hóa, ngành truyền thông Trung Quốc đã góp phần tạo nên những nhà báo Trung Quốc biết đi theo con đường của tự do báo chí. Những biến chuyển cách mạng đang diễn ra trước mắt trong lĩnh vực truyền thông xã hội và viễn thông sẽ biến tự do truyền thông trở thành một sự cần thiết chứ không phải là một sự lựa chọn. Thứ ba, sẽ là ngây thơ về chính trị và thiểu năng về trí tuệ nếu tin rằng sự sụp đổ của họ Bạc chỉ kéo theo những diễn biến tích cực và không có gì sai lầm xảy ra ở Trung Quốc nữa. Tuy vậy cũng đáng nhớ lại rằng vụ ám sát một nhà văn Đài Loan bởi các điệp viên của Quốc Dân đảng Đài Loan đã giúp khởi động quá trình chuyển tiếp từ chế độ chuyên chế sang dân chủ vào giữa những năm 1990. Cũng tương tự như vậy, ĐCSTQ hiện nay cần phải hoặc tiến hành những thay đổi để tiến bước cùng lịch sử, hoặc là sẽ bị lịch sử bỏ lại sau lưng. Trong một viễn cảnh rộng lớn hơn, các lãnh đạo yếu, chính phủ yếu và đảng yếu cũng không phải là xu hướng chỉ ở Trung Quốc mới có; đó cũng chính là những thách thức chung trong thế giới hôm nay. Xin chào mừng đất nước Trung Quốc bước vào thế kỷ XXI!
|
|
|
Post by Cửu Long Giang on Nov 11, 2012 7:47:40 GMT 9
TÌNH HÌNH NỘI BỘ TRUNG QUỐCSuu Tam tu AnhBaSam(Hannah Beech – Tạp chí Time – số 22/10/2012) Trung Quốc đang trải qua một sự chuyển giao ban lãnh đạo hiếm có vào thời điểm những căng thẳng xã hội ngày càng gia tăng. Hãy tìm hiểu tình hình bên trong bộ máy an ninh nhà nước lớn nhất thế giới này.Vào ngày 1/10/2012, lễ kỷ niệm 63 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, chín người đàn ông tóc đen trong bộ comlê tối màu đứng trang nghiêm trên Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh. Lờ mờ hiện ra trước nhóm đàn ông cấu thành đội ngũ lãnh đạo hiện tại và tương lai của Trung Quốc là hàng tá camera an ninh gắn trên các cột đèn. Những người lính bước đi thẳng gối diễu hành qua. Như thường lệ, một bức chân dung khổng lồ của Chủ tịch Mao Trạch Đông, người thành lập nước Cộng hòa Nhân dân, nhìn xuống quảng trường, giống như hàng trăm cảnh sát mặc thường phục với mái tóc ngắn và những con mắt cảnh giác. Mặc dù có rất nhiều hoa trang trí và các đại biểu dân tộc thiểu số trong trang phục sặc sỡ, quảng trưởng vẫn đầy rẫy đồ trang bị của một bộ máy an ninh nhà nước hoang tưởng. Trung Quốc đang ở trong trạng thái cảnh giác, thậm chí còn hơn thế trong những ngày này khi Đảng Cộng sản cầm quyền đang chuẩn bị cho một sự chuyển giao ban lãnh đạo một thập kỷ một lần. Vào ngày 8/11/2012, những nhà lãnh đạo của đất nước, đứng đầu là Chủ tịch nước và là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Hồ Cẩm Đào có gương mặt cương nghị, được cho là bắt đầu nhường chỗ cho một thế hệ mới do Phó Chủ tịch Tập Cận Bình đứng đầu. Người kế nhiệm hiển nhiên Tập Cận Bình và nhân vật được cho là Thủ tướng tiếp theo, Lý Khắc Cường, đã tham gia lễ kỷ niệm Quốc khánh ngày 1/10, mái tóc vuốt sáp thơm và những bước đi được dàn dựng sẵn của họ được phát đi phát lại trên truyền hình nhà nước. Quốc gia với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này trải qua một cuộc chuyển giao chính trị hiếm thấy, tuy nhiên con đường mà các nhà cầm quyền mới muốn đi theo phần lớn vẫn là một điều bí ẩn. Vận mệnh của nền kinh tế thế giới một phần dựa vào việc các nhà lãnh đạo Trung Quốc tìm ra con đường vượt qua những bãi đá ngầm tài chính và chính trị đầy nguy hiểm tiềm tàng như thế nào. Tuy nhiên, Tập Cận Bình và êkíp của ông vươn lên đỉnh cao trong hệ thống cấp bậc của Đảng Cộng sản nhờ khả năng của họ tuân theo một sự đồng thuận về cai trị chậm chạp và vốn đã bảo thủ. Một thập kỷ trước, các nhà quan sát Trung Quốc được trang bị ít thông tin về nhóm chỉ huy tiếp theo của Trung Quốc đã dự đoán rằng kỷ nguyên của Hồ Cẩm Đào sẽ mở ra những cải cách chính trị để phù hợp với những sự tự do hóa kinh tế của Trung Quốc. Chương Di Hòa, con gái một nhà cách mạng Cộng sản bị thanh trừng và là một tác giả nổi tiếng ở Bắc Kinh có những cuốn sách bị cấm ở Trung Quốc, nói: “Không ai tưởng tượng được rằng chính quyền của Hồ Cẩm Đào lại lạc hậu đến như vậy. Thay vì tự do hóa, những sự kiểm soát chính trị trên thực tế đã tăng lên. Đó là một tình trạng lố bịch đối với thời đại ngày nay”. Những thời kỳ khó khăn Ngày nay, Trung Quốc là một đất nước giàu có hơn nhiều so với năm 2002, nhưng nước này không phải là một nơi đặc biệt tự do hơn. Khi thu nhập gia tăng, khoảng cách giàu nghèo cũng tăng. Tình trạng tham nhũng tràn lan. Đồng thời, mạng Internet đã đem lại cho những công dân từng bị che mắt các nguồn thông tin thay thế cho truyền thông bị kiểm duyệt của nhà nước – và một cách khác để biểu lộ sự bất mãn của họ. Số vụ phản kháng và cái gọi là các sự kiện quần chúng khác đã tăng lên mạnh mẽ đến mức các nhà chức trách bối rối của Trung Quốc phải ngừng công bố các số liệu 7 năm trước. Không thể dựa vào toà án để đem lại công lý, các công dân Trung Quốc đang xuống đường để đòi hỏi hành động, bất chấp bị đe dọa bỏ tù vì dám làm vậy. Lý do bất mãn phổ biến nhất bao gồm việc các nhà phát triển bất động sản móc ngoặc với các quan chức địa phương tham nhũng chiếm đoạt đất đai, các nhà máy coi thường các quy định về ô nhiễm, điều kiện làm việc không an toàn cho người lao động nhập cư và những hạn chế của chính phủ đối với các cộng đồng dân tộc thiểu số như người Tây Tạng và người Duy Ngô Nhĩ ở miền Tây xa xôi của đất nước. Ước tính gần đây nhất, của một nhà xã hội học Bắc Kinh, là có 180.000 sự kiện liên quan đến phản kháng trong năm 2010, so với 87.000 của 5 năm trước. Các học giả Trung Quốc nổi bật cho biết con số đó hiện nay chắc chắn gấp đôi con số của 2 năm trước. Không ai cho rằng những cơn phẫn nộ vô số nhưng cô độc này sẽ lan nhanh thành sự bất đồng – ít nhất là chưa phải vậy. Nhưng sự bất mãn ngày càng tăng khiến các nhà lãnh đạo bị ám ảnh về sự ổn định của Trung Quốc hoảng sợ, nhất là vì phong trào Mùa Xuân Arập đã cho thấy các cuộc cách mạng có thể tập hợp lực lượng nhanh chóng như thế nào. Nhà kinh tế thẳng thắn người Trung Quốc Mao Vu Thức nói: “Nếu người ta nhìn vào những cuộc phản kháng này, gần như tất cả chúng là vì sự lạm dụng quyền lực của chính phủ. Đó là lý do tại sao các nhà lãnh đạo rất lo lắng. Chúng là nguyên nhân của sự bất ổn chính trị”. Tuy nhiên khi nắm quyền hơn 6 thập kỷ, Đảng Cộng sản vẫn từ chối thực hiện cải cách chính trị đáng kể. Thay vào đó, Hồ Cẩm Đào và những người thân cận của ông đã tạo dựng một bộ máy an ninh trong nước đồ sộ mà như Trung Quốc thừa nhận là đã được cấp hơn 110 tỷ USD trong năm 2012. Weiwen là cách viết tắt trong tiếng Trung cho duy trì ổn định, và đó chính là câu thần chú của chính phủ vào những ngày này, bao gồm tất cả mọi thứ từ các lực lượng an ninh, những người đánh đập các bà già phản kháng rồi những nhà tù bí mật giam giữ người chống đối chính trị cho tới các đội quân kiểm duyệt quét sạch những quan điểm ương ngạnh khỏi truyền thông và mạng Internet. Đối với các quan chức địa phương và các bộ trong chính phủ, việc hứa hẹn cải thiện weiwen là cách dễ dàng nhất để moi tiền từ chính phủ trung ương. Phần lớn tiền không nằm trong sổ sách, biến mất vào một hố đen gồm những nhân viên mật vụ được vũ trang mà không rõ ông là ai và những nhà tù không chính thức tồn tại. Cũng cạnh tranh giành phần phân chia ngân sách an ninh của Trung Quốc là quân đội, lực lượng đã mở rộng sự đe dọa của họ – chống lại Mỹ, Nhật và các nước châu Á khác – để giành được nhiều ảnh hưởng hơn với đội ngũ lãnh đạo mới. Guo Xuezhi, một giáo sư tại trường Đại học Guilford ở Bắc Carolina, người có cuốn sách gần đây nhất được đặt tên, một cách thẳng thắn, là Bộ máy an ninh nhà nước của Trung Quốc, nói: “Không nghi ngờ gì rằng Trung Quốc có bộ máy an ninh nhà nước lớn nhất trên thế giới”. Có ít dấu hiệu cho thấy rằng Tập Cận Bình và cộng sự sẽ nới lỏng chế độ đàn áp này, mặc dù họ có thể tổ chức lại các kênh ra quyết định. Xie Yue, một giáo sư chính trị tại Đại học Đồng Tế ở Thượng Hải, nói: “Ưu tiên hàng đầu đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc là nắm chặt quyền lực của chính mình, và để làm vậy đảng biết rằng xã hội cần phải ổn định”. Nhưng ở một đất nước coi nhẹ sự cai trị của pháp luật, điều đó khiến 1,3 tỷ người Trung Quốc dễ bị tổn thương trước những ý thích chợt nảy ra của các nhà lãnh đạo của họ. Các cán bộ địa phương biết rằng khả năng được thăng chức phụ thuộc vào việc ngăn ngừa tình trạng rối ren, và cách giải quyết dễ dàng là đàn áp bất kỳ sự bất đồng quan điểm manh nha nào thay vì giải quyết các vấn đề xã hội cơ bản. Nhà xã hội học người Bắc Kinh Yu Jianrong đã viết vào năm 2011: “Vì sự ổn định, (chúng ta) đã ngăn cản sinh kế của người dân, ngăn cản nhân quyền, ngăn cản sự cai trị của pháp luật, ngăn cản cải cách. Sự duy trì ổn định đã không ngăn chặn được tham nhũng, cũng như không ngăn chặn được những bi kịch hầm mỏ, cũng như không ngăn chặn được việc phá hủy và chiếm đoạt đất đai bất hợp pháp”. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã giám sát công cuộc mở rộng kinh tế lớn nhất trong lịch sử thế giới. Đảng đã giúp đưa hàng trăm triệu người thoát khỏi nghèo đói. Không trói buộc mình vào nút thắt tư tưởng, đảng đã đón nhận một chủ nghĩa tư bản do nhà nước bảo trợ mà về cơ bản ngược lại với nền tảng xã hội chủ nghĩa của nước Cộng hòa Nhân dân. Một thỏa ước mới đã đạt được trong thứ về kỹ thuật vẫn là một nhà nước Cộng sản: chính phủ sẽ cho phép bạn trở nên giàu có, nhưng bạn phải không đặt câu hỏi về tính khôn ngoan chính trị của các nhà lãnh đạo. Nó dường như là một hiệp ước có thể chấp nhận được. Xét cho cùng, chẳng phải sự tự do của một vài người – những người chống đối, những người độc lập, những nhà dân chủ – đáng hy sinh cho lợi ích chung của đất nước đông dân nhất hành tinh hay sao? Tuy nhiên như chúng ta đã biết từ lịch sử hiện đại, về lâu dài hơn, xã hội độc đoán có xu hướng ít ổn định hơn khi người dân của nó thịnh vượng hơn. Hiện nay, đặc biệt là khi nền kinh tế Trung Quốc giảm tốc và tăng trưởng hai con số không còn thúc đẩy quốc gia, các công dân của nước này đang la ó đòi một sự tuvệt giao nữa với quá khứ, Trò chuyện trong một vài tháng qua với những người Trung Quốc có lai lịch khác nhau – học giả, chủ doanh nghiệp, nông dân và thậm chí cả những nhân vật ngoan cố kỳ lạ của Đảng Cộng sản – tôi ấn tượng nhất bởi niềm tin chung của họ rằng hệ thống chính trị Trung Quốc về cơ bản phải tự biến đổi hoặc phải đối mặt với kiểu biến động xã hội đã quét sạch các triều đại đế quốc và các vương quốc phát động chiến tranh cổ đại. Trong khi nhiều người phương Tây đang tin vào sự thổi phồng về một thế kỷ Trung Quốc sắp tới, thì những người Trung Quốc mà tôi đã trò chuyện lại dự đoán một tương lai nhìn chung phức tạp hơn. Trong những thời kỳ không chắc chắn này, không ngạc nhiên khi đội ngũ lãnh đạo Trung Quốc lại đang cố gắng đạt được weiwen, ngay cả nếu toàn bộ nỗ lực này trở nên tuyệt vọng. Fang Ning, giám đốc Viện Khoa học Chính trị thuộc Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, một nhóm tư vấn chiến lược do chính phủ tài trợ, thừa nhận: “Sự cai trị của pháp luật, tính minh bạch chính trị – đó chắc chắn là một con đường dài xa xôi. Nhưng tất cả chúng ta đều biết rằng sự thay đổi cuối cùng cũng sẽ đến với Trung Quốc”. Người đàn ông bí ẩn Nhận vật được chờ đợi sẽ gắn kết Trung Quốc là Tập Cận Bình, một thành viên 59 tuổi của phái quý tộc đỏ, người mà cha ông, Tập Trọng Huân, là một đồng chí đáng tin cậy của Mao Trạch Đông trước khi bị thanh trừng vào đầu những năm 1960 và sau đó bị tống giam. Tập Cận Bình khi đó đã chuyển từ những đại sảnh bóng loáng của khu nhà cho giới lãnh đạo ở Bắc Kinh sang lao động 7 năm trong một hợp tác xã nông nghiệp. Giống như các thành viên khác của một thế hệ đã bị Cách mạng Văn hóa phế truất – chiến dịch chính trị đầy khủng bố từ năm 1966-1967 của Mao, làm hàng trăm triệu người thiệt mạng – Tập Cận Bình có thể đã phát triển một sự dị ứng với những thời kỳ hỗn loạn. Khi đó, có mọi lý do để coi trọng weiwen. Khi các trường đại học mở cửa lại vào giữa những năm 1970, Tập Cận Bình đã theo học kỹ sư hóa học tại Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh, cái nôi của các nhà lãnh đạo tương lai. Sự nghiệp chính quyền của ông đã vẽ ra những thay đổi về tư tưởng của Đảng Cộng sản: trước hết ông làm trợ lý riêng cho một Bộ trưởng Quốc phòng, tiếp đó làm việc cần mẫn trong vai trò một công chức làng và sau đó là một lãnh đạo tỉnh và thành phố, cưỡi trên một làn sóng đầu tư nước ngoài diễn ra ở vùng duyên hải thịnh vượng của đất nước. Khi Tập Cận Bình leo lên các cấp bậc, phả hệ và khả năng của ông vươn tới các phe phái hận thù trong đảng đã có lợi cho ông. Sự nổi lên nhanh chóng của ông giống với của những người được gọi là thái tử khác, những người có sự giáo dục đặc quyền đặc lợi với tư cách là con ông cháu cha của Đảng Cộng sản tương phản với phe phái chính khác trong chính phủ, gồm những thành viên của Đoàn Thanh niên Cộng sản như Hồ cẩm Đào. Ngoài những điều cốt lõi trong bản lý lịch của ông, người ta ít biết về vị Chủ tịch tiếp theo này. Cha của Tập Cận Bình cuối cùng đã khôi phục sự nghiệp của mình vào cuối những năm 1970 và giúp tự do hóa nền kinh tế Trung Quốc trong khi cũng kêu gọi có sự cởi mở về chính trị. Năm 1989, Tập Trọng Huân thậm chí đã lên án cuộc đàn áp đẫm máu những người phản kháng tại Quảng trường Thiên An Môn. Tuy nhiên, con trai ông đã không công khai bày tỏ bất kỳ sự ưa thích cải cách nào. Công việc hiện tại của ông yêu cầu ông phải đón tiếp các nhà lãnh đạo thế giới và xây dựng tinh thần và mục tiêu của đảng. Cá tính trước công chúng của Tập Cận Bình, như chính nó trước đây, rất chắc chắn, một sự phản chiếu không hơn gì đôi vai rộng, nụ cười lớn và cái bắt tay chặt của ông. Mộí số đặc điểm cá nhân của ông có cả thanh danh đã bị bẻ cong: người vợ thứ hai của ông là một ca sĩ dân ca ưa thích mascara trong Quân Giải phóng Nhân dân – khá tương phản với những vị hôn thê về hưu của các nhà lãnh đạo Trung Quốc gần đây. Khi thảo luận màn thể hiện của Trung Quốc trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu trong một bài phát biểu tại Thành phố Mêhicô năm 2009, Tập Cận Bình đã cho thấy một mặt tối hơn trong một khoảnh khắc công khai ầm ĩ hiếm có. Ông sôi sục: “Một số người nước ngoài với chiếc bụng no và không có gì tốt đẹp hơn để làm tham gia đổ lỗi cho chúng tôi. Thứ nhất, Trung Quốc không xuất khẩu cách mạng. Thứ hai, Trung Quốc không xuất khẩu nạn nghèo đói. Và thứ ba, Trung Quốc không làm việc cẩu thả với các bạn. Vậy còn gì để nói nữa?” Tuy vậy, các học giả có quan hệ với chính phủ đã nói với tôi rằng,Tập Cận Bình đã lặng lẽ gặp gỡ các trí thức có đầu óc cải cách những tháng gần đây, gồm cả những người đã kêu gọi chính phủ đối mặt với vụ đàn áp Thiên An Môn. Ông đi lại rộng rãi hơn nhiều Hồ cẩm Đào, và chị ông, người vợ đầu và đứa con duy nhất đều sống ở nước ngoài. (Con gái ông đang học ở Havard dưới một cái tên giả.) Nhân vật thứ nhất trong số những người ngang bằng Bất kể hoạt động chính trị của ông chứng tỏ điều gì, Tập Cận Bình phải đảm nhiệm một chức vụ có quyền lực suy giảm. (Cùng với chức danh quan trọng nhất là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản, Tập Cận Bình thừa hưởng hai chức vụ hàng đầu khác: Chủ tịch Quân ủy Trung ương và Chủ tịch nước Trung Quốc, chức vụ cuối cùng là ít quan trọng nhất trong các vai trò của ông.) Mỗi người trong số bốn nhà lãnh đạo nước Cộng hòa Nhân dân trước đây đều có ít quyền lực hơn người tiền nhiệm của mình. Việc ra quyết định ở Trung Quốc ngày nay không tập trung vào tay một người, như trong thời Mao Trạch Đông, khi chính sách được đưa ra một cách quyết đoán nhưng thường hấp tấp. Để kiểm soát quyền lực đang mất dần như vậy, những đường hướng hành động chính hiện nay phụ thuộc vào một sự đồng thuận của các ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị. Đi xa hơn việc kết nối một tầm nhìn cho tương lai của Trung Quốc, công việc của Tập Cận Bình sẽ là tập hợp các ủy viên Ban Thường vụ khác nhau lại, đặc biệt vào thời điểm khi đảng vẫn đang choáng váng trước một vụ bê bối hồi đầu năm 2012 hạ gục Bạc Hy Lai, chính trị gia theo chủ nghĩa cá nhân và lôi cuốn nhất của đảng. Là một thái tử cánh tả, Bạc Hy Lai đã bị cáo buộc nhiều tội danh, từ lạm dụng quyền lực thường xuyên tới vi phạm điều lệ đảng. Vào tháng 8, vợ ông đã bị kết án tử hình treo trong vụ sát hại một nhà tư vấn kinh doanh người Anh hồi năm 2011. Ngoài những tít báo khủng khiếp, vụ án này mở ra câu chuyện về một sự chuyển giao chính trị vô trật tự và phơi bày những rạn nứt trong một đội ngũ lãnh đạo Trung Quốc ao ước mô tả bản thân là thống nhất. Tội gây sửng sốt nhất của Bạc Hy Lai có thể là việc dùng một bộ máy an ninh không bị chế ngự để bí mật theo dõi các đối thủ chính trị của mình, thậm chí có thể là nghe trộm các lãnh đạo cấp cao. Hậu quả từ vụ án Bạc Hy Lai dường như làm sao lãng ban lãnh đạo với cuộc đấu quyền lực phức tạp vào thời điểm khi nền kinh tế đang giảm tốc của đất nước cần một bàn tay dẫn dắt. Tình trạng hỗn loạn chính trị gần đây – bao gồm cả sự vắng mặt trước công chúng không được giải thích của Tập Cận Bình trong vòng hai tuần hồi tháng 9 cũng như một vụ tai nạn xe Ferrari làm thiệt mạng con trai một đồng minh cấp cao của Hồ Cẩm Đào – sẽ chỉ nâng cao khát khao kiểm soát của Đảng Cộng sản. Tác giả cuốn Bộ máy An ninh Nhà nước của Trung Quốc Guo nói: “Tập Cận Bình và Ban Thường vụ mới sẽ muốn tự mình ra các quyết định về weiwen thay vì để một người kiểm soát nó. Tiêu chí số một của các nhà lãnh đạo mới để đạt được thành công sẽ là duy trì ổn định”. Bản năng đàn áp đó được thể hiện đầy đủ vào ngày 1/10 khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc tập trung ở Quảng trường Thiên An Môn để kỷ niệm ngày quốc khánh nước Cộng hòa Nhân dân. Đối với thế giới bên ngoài, Thiên An Môn gợi lại một cuộc nổi loạn dân chủ thất bại bị một chế độ độc đoán đè bẹp. Đối với người dân Trung Quốc, Thiên An Môn là linh hồn của quốc gia và là nơi ẩn náu cuối cùng. Vào tháng 9, một toà án Trung Quốc đã kết án bảy người lao động khổ sai tại một trại giam. Tội của họ? Phản đối việc phá hủy bất hợp pháp nhà cửa và công việc kinh doanh của họ bằng cách quỳ gối trong chốc lát trước quốc kỳ Trung Quốc ở Quảng trường Thiên An Môn. Đó là một hành động liều lĩnh, chỉ là một trong số hàng trăm nghìn sự kiện quần chúng mà Tập Cận Bình sẽ phải đối mặt trong thập kỷ nắm quyền sắp tới. Việc Tập và những người đồng chí lãnh đạo của ông xử lý sự bất đồng ngày càng gia tăng đó như thế nào sẽ giúp quyết định tương lai của Trung Quốc – cũng như phần còn lại của thế giới./.
|
|
|
Post by Can Tho on Dec 28, 2012 11:09:36 GMT 9
Trung Cộng nuôi tham vọng xâm chiếm thế giới (VienDongDaily.Com - 13/12/2012) Hoài Mỹ/Viễn Đông
BẮC KINH - Trong bản báo cáo mới nhất được phổ biến Thứ Bẩy vừa qua, ngày 08-12-2012, tổ chức OECD (Organisation for Economic Co-operation and Development/Hợp Tác Kinh tế và Phát Triển) tiên đoán chỉ 4 năm nữa mà thôi, Trung Quốc sẽ tiếp quản vai trò của Hoa Kỳ là nền kinh tế lớn nhất thế giới. Theo các nhà phân tích, sức mạnh kinh tế của Trung quốc hiện đã có thể nhìn thấy ở từng nơi hẻo lánh trên trái đất này. Điển hình như việc người Tầu mua hẳn ngọn núi đầy kim loại đồng ở Peru, đẩy trên 5.000 người phải di tản - hoặc ngọn núi Aynak đầy khoáng chất đồng ở trong vùng chiến tranh của Afghanistan, bất chấp khi khai thác phải phả hủy cả một vùng thuộc Phật Giáo với khoảng 2.000 năm lịch sử - và xây dựng phi trường ở Sudan. Họ mua những công ty khổng lồ của Bắc Âu như Volvo và Elkem và cho các quốc gia ở Phi Châu vốn bị chiến tranh tàn phá nhưng lại giầu tài nguyên, mượn hàng tỉ đô la để đổi lấy dầu hỏa...
Nhiều thứ tăng gấp đôi Trong vòng một thập niên, mức đầu tư ở ngoại quốc của Trung Quốc đã gia tăng 2.700 phần trăm. Ngược lại, người Tầu hiện săn lùng dữ dội khắp thế giới tài nguyên hầu tiếp tục duy trì sức phát triển kinh tế này. Chỉ riêng trong 10 tháng đầu của năm 2012, người Tầu đã đầu tư cả thảy 3.254 dự án tại 126 quốc gia trên thế giới, tổng cộng 58 tỉ đô la, nhiều hơn 26 phần trăm so với năm ngoái, 14 phần trăm nhiều hơn so với năm 2010. Tổng cộng số lượng đầu tư ở ngoại quốc của người Tầu tăng 27 lần gấp đôi kể từ năm 2002. Cơn khủng hoảng kinh tế-tài chánh toàn cầu đã không ngăn trở họ tiếp tục phát triển. Theo nhật báo Finances Times, trong giai đoạn 2009 - 2010, người Tầu đã cho ngoại quốc vay 110 tỉ đô la, nhiều hơn cả Ngân Hàng Thế Giới vốn chỉ cho vay vừa chẵn 100 tỉ đô la trong cùng thời kỳ vừa kể. Mặc dầu vậy, Trung Cộng vẫn đầu tư thua một số quốc gia, nhưng bằng nhiều cách khác nhau, người Tầu tiếp tục len lỏi tiến tới, chẳng hạn: Họ đưa ra những “giải pháp chung”, theo đó họ cho vay để đổi lấy những nguyên liệu thiên nhiên ở các nước đang mở mang/chậm tiến đồng thời chiêu dụ bằng những thứ khác, nhất là những gì mà các nước ấy rất cần đến. Mục tiêu (của người Tầu) không nhất thiết thâu lợi được tiền tối đa khả thể, nhưng nhằm bảo đảm cho mình sự phát triển kinh tế lâu dài. Điều này có nghĩa là họ cần tiếp cận với những nguyên liệu cho việc sản xuất, và họ cần học hỏi kỹ thuật mới để phát triển các sản phẩm mới.
Tài nguyên, kỹ thuật và hàng hóa độc quyền Chuyên gia về Trung Quốc, Henning Kristoffersen phát biểu: “Có 3 nguyên nhân chính yếu khiến người Tầu nỗ lực không ngừng bung ra bên ngoài: Tài nguyên, kỹ thuật và thị trường, trong số này 2 thứ đầu được đánh giá là quan trọng hơn cả”. Ngoài ra, Arne Jon Isachsen, Giáo Sư môn Kinh Tế Xã Hội, cho rằng người Tầu quan tâm đến việc xây dựng những hàng hóa độc quyền. Ông nói: “Điều này liên quan đến niềm kiêu hãnh quốc gia vốn từ lâu vẫn bị xem thường. Người Tầu muốn có những gì gọi là của riêng họ, chẳng hạn Huawei là một thí dụ điển hình”. Nhà giáo Isachsen cho rằng vì thế người ta có thể hiểu sự bành trướng bằng nhiều cách của người Tầu ra ngoại quốc. Vẫn theo Giáo Sư Kinh Tế Isachsen, “Trung Quốc hiện có số thặng dư lớn lao trong mậu dịch với ngoại quốc. Thành quả mang vào ngân quỹ của họ số lượng đô la rất phong phú, khiến người Tầu nhờ thế có thể mua được những hợp đồng, những phiếu nợ công của Hoa Kỳ, tuy nhiên họ cũng sử dụng số đô la này để bảo đảm cho mình những tài nguyên thực tế, chẳng hạn những giếng dầu hỏa ở Angola hay những khoáng chất ở Tanzania”. Viễn cảnh có tính cách lịch sử này cũng rất quan trọng: “Người Tầu đang trên đường trở lại vị thế mà các đế quốc của thời Trung Đại sau một thời gian dài ngừng lại. Đây là dự án vĩ đại của Trung Cộng: Tái du nhập bằng sức mạnh vào lãnh vực toàn cầu. Trong viễn cảnh này, người Tầu được nhiều mối lợi khi để cho những người khác nhận thức về họ. Bởi vậy thế giới vẫn nên chuẩn bị chứng kiến sự bành trướng toàn cầu liên tục của Trung Cộng”. Lời của chuyên gia về Trung Quốc, Henning Kristoffersen: “Phải, đây mới chỉ là khởi đầu. Bởi vì Trung Quốc bao lâu chiếm 20 phần trăm dân số của thế giới, bấy lâu họ cũng có 20 phần trăm tất cả những thứ khác trên thế giới - tài nguyên, tổng sản lượng nội địa (GDP), sáng kiến... Họ xem đây là việc đương nhiên khả dĩ khó lý luận phản lại. Ngày nay họ có khoảng 10 phần trăm của tổng sản lượng nội địa của thế giới. Người Tầu cũng sẽ chiếm được thật sự nhiều vị thế hơn trên thế giới này trước khi nói đến những tham vọng thật sự khác”.
Trung Cộng tiến vào những nơi mà chẳng ai muốn Người Tầu không thích bị đặt những câu hỏi và họ cũng chẳng thích tự đặt vấn đề này nọ cho chính họ. Nếu một quốc gia có những cơ sở chính trị yếu kém nhưng lại có lối rộng rãi đưa đến sự phong phú tài nguyên thiên nhiên thì đó là những sự khả thể lớn lao để Trung Cộng muốn đầu tư ở đó. Các chuyên gia cho rằng có nhiều cách giải thích nguyên nhân Trung Cộng dừng chân ở các quốc gia mà những người hay nước khác chê. Hai nhà khảo cứu Ivar Kolstad và Arne Wiig đồng ý về hai lối giải thích chính yếu. Thứ nhất, các nước Tây Phương vẫn có khuynh hướng tránh né những nước đại khái vừa nhắc ở trên. Trung Cộng vì thế tiến vào các nước này vốn như thể “còn sót lại” (chứ không cần tranh giành); tuy vậy việc này cũng có thể giúp người Tầu được hưởng lợi về quyền ưu tiên cạnh tranh ở đây, theo đó họ có thể lợi dụng tình hình chính trị chế ngự tại các đất nước này. Khoảng chừng 15 năm trở về đây, cường quốc Á Châu này mới đặt nghiêm túc các kế hoạch đầu tư ở ngoại quốc. Năm 1999 chính quyền Bắc Kinh tung ra chiến lược gọi là “go-out”, theo đó họ kêu gọi các công ty trong nước “xông ra ngoài”. Thời gian đó nhiều những cơ hội tốt đẹp nhất đã được chiếm hữu, mặc dù “thưở ban đầu” ấy, người Tầu chỉ nhận lại những “hoa trái ở dưới thấp”. Chẳng hạn người Tầu dĩ nhiên không nhắm đến sinh hoạt giàn khoan dầu hỏa ở ngoài biển của Na Uy, nhưng thay vào đó họ chọn Sudan mặc dù ở đây họ đã lâm vào giữa các cuộc xung đột. Không để bị vướng mắc: Sudan, Afghanistan, Zimbabwe và Venezuela đã mở rộng vòng tay đón Trung Quốc. Chính ra người Tầu có những nguyên tắc riêng của họ, đó là không dính dáng đến những vấn đề nội bộ của các nước này - và cùng cách thức ấy, họ đòi hỏi không ai can thiệp vào các vấn đề của họ. Còn tiền bạc mà họ đầu tư được “nước chủ nhà” sử dụng ra sao, người Tầu không hề bận tâm đến. Hệ quả có thể vì thế đưa đến tình trạng các nhà độc tài giầu có lại càng giầu có hơn, trong khi dân chúng cùng lắm chỉ được thừa hưởng “nhỏ giọt” các lợi nhuận mà những tài nguyên thiên nhiên nhiên phong phú của đất nước mang lại. Khảo cứu gia Ivar Kolstad giải thích bổ túc: “Ở các nước đang phát triển/chậm tiến có nhiều dầu hỏa chẳng hạn, những lợi tức ấy thường được sử dụng vào việc bảo đảm tương lai của những kẻ đang nắm quyền lực. Các nước này thường chỉ do một số ít phần tử quyền thế điều khiển. Việc Trung Cộng tiến vào các nước này và bơm vào tiền bạc sẽ có thể củng cố vững mạnh hơn các chế độ chuyên quyền đồng thời nhóm thiểu số quyền lực tha hồ vơ vét để làm giầu hơn nữa. Bất kể những lời kêu gọi quốc tế: Người Tầu quan niệm thái độ và chủ trương của họ khiến hai bên đều được lợi: Họ đi vào rồi mang ra “phần thưởng”; còn nước chủ nhà cũng được hưởng việc người Tầu nhập cảnh. Thế nhưng vấn đề là người Tầu không hề quan tâm đến việc chính quyền của nước chủ nhà dùng các số tiền ấy ra sao. Nói cách khác, Trung Cộng chỉ biết kiếm lợi chứ không bao giờ họ muốn đề ra những vấn đề liên quan đến tệ nạn tham nhũng, nhân quyền hay phân rẽ. Cố vấn Gerald Folkvord của Amnesty International nhấn mạnh: “Việc người Tầu không đặt vấn đề về bất cứ gì nên vẫn cho họ sự ưu tiên cạnh tranh. Nhưng dù gì nữa thì họ cũng vẫn là một đối tác, bởi thế chính sách không-can-thiệp của họ vẫn có thể tạo ra nhiều hệ quả rủi ro”. Lý do: “Một khi xẩy ra những sự thử thách thì trong mối quan hệ quốc tế, người ta cần đến sự trợ giúp của Trung Quốc, chảng hạn gây áp lực đối với một số chế độ. Trong trường hợp Trung Quốc vẫn tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các nước chủ nhà thì sự vị lợi của người Tầu sẽ chôn vùi nỗ lực chung ấy. Tương tự vậy, người Tầu kiếm được bộn bạc khi họ đứng ở một đường lối khác như chúng ta đã thấy trong trường hợp Syria.
Trung Cộng: Đối tác mậu dịch lớn nhất trên thế giới Bản thống kê do thông tấn xã AP thực hiện và được phổ biến hôm qua, Thứ Năm, 13-12-2012, dựa trên các con số của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF), cho thấy trong số 124 quốc gia trên thế giới, Trung Quốc là đối tác mậu dịch quan trọng hơn cả. Gia tăng mãnh liệt: Kết quả này rất rõ rệt: Trong những năm vừa qua, hoạt động mậu dịch của Trung Quốc đã gia tăng mãnh liệt - mà theo dự kiến, sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới trong vòng một thời gian ngắn. Tính tới năm 2006, Trung Quốc đã tiếp quản vai trò của Hoa Kỳ vốn là đối tác mậu dịch lớn nhất trên thế giới. Nữ Giáo Sư Karen Helene Ulltveit-Moe giảng dậy môn Kinh Tế, phát biểu: “Điều này thật sự chẳng có gì là lạ lùng lắm. Nó chỉ phản ảnh sự phát triển mạnh mẽ mà Trung Quốc đã thâu đạt được. Năng lực chính yếu đứng sau sự gia tăng mậu dịch này là tư cách thành viên (membership) của Trung Quốc trong WTO (Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới). Họ khởi sự gia nhập vào năm 2001 và sau một giai đoạn chịu thử thách, họ chính thức nhận được tính cách thành viên đầy đủ vào năm 2004. Khi đó họ xâm nhập Ngân Hàng Thế Giới bằng một cách mà họ trước kia chưa bao giờ làm được”. Bà Ulltveit-Moe giải nghĩa rằng tính cách thành viên này đã cho phép người Tầu một sự tiếp cận thị trường khác hơn thưở xưa. Cùng với sự sản xuất dồi dào, việc vừa nói đã đưa người Tầu đến sự phát triển trong công nghiệp vốn trước kia họ không đủ khả năng để cạnh tranh. Đổi chỗ: Các con số trong bản thống kê của hãng thông tấn AP cho thấy Trung Quốc chỉ trong vòng 5 năm đã tiếp quản ra sao vai trò làm đối tác mậu dịch lãnh đạo của Hoa Kỳ. Năm 2006, Hoa Kỳ vẫn là đối tác mậu dịch lớn nhất trong số 127 quốc gia trên thế giới, trong khi Trung Quốc đứng hạng 70. Năm ngoái các vị thế này đã thay đổi: Trung Quốc trở thành lớn nhất trong số 124 quốc gia, trong số này có các nước bạn hữu của người Mỹ như Nam Hàn và Úc Đại Lợi, trong khi Hoa Kỳ tụt xuống thứ 76. Theo AP, trước hết đó chẳng phải do sự khó khăn về kinh tế của Hoa Kỳ là nguyên nhân, nhưng là sức phát triển phi thường của Trung Quốc. Năm ngoái, cán cân mậu dịch của Trung Quốc ngang tầm trung bình 12,4 phần trăm của tổng số GNP (tổng sản lượng nội địa) của những nước khác, và cao hơn chưa từng thấy cổ phần của Hoa Kỳ. Vẫn phát triển bất chấp cơn khủng hoảng tài chánh: Mức xuất cảng của Trung Cộng năm ngoái tiếp tục lớn mạnh - tăng 7 phần trăm - bất chấp thời gian xuống dốc của những nơi khác trên thế giới. Từ năm 2009, mức xuất cảng của Trung Quốc phát triển cả thảy 58 phần trăm. Mức nhập cảng cũng leo thang hơn - với 73 phần trăm - trong cùng thời gian. Nữ Giáo Sư Karen Helene Ulltveit-Moe giải thích: “Thế nhưng, điều quan trọng gây chú ý là mức nhập cảng khởi sự leo lên từ một mức độ rất thấp”; bà còn nhấn mạnh rằng Trung Quốc vẫn tiếp tục dành ưu tiên cho việc sản xuất hàng hóa. Lời của vị Giáo Sư Kinh Tế: “Vấn đề liên quan đến dịch vụ, xét ra có sự khá khác biệt, và lãnh vực này ở Hoa Kỳ thì lớn lao hơn nhiều. Tính cách thành viên của Trung Quốc trong WTO cũng đã làm kích động chuỗi giá trị. Thí dụ sản phẩm Apple được khuếch trương ở Hoa Kỳ, trong khi chúng được sản xuất ở Trung Quốc. Như vậy các công ty Hoa Kỳ vẫn góp phần ở mức độ lớn lao vào sức phát triển xuất cảng của Trung Quốc”, trong khi hai siêu cường này vẫn kình chống nhau về nhiều phương diện. - (HM)
|
|
|
Post by nguyendonganh on Feb 11, 2013 4:43:55 GMT 9
Tàu: Tân Đế Quốc Thực Dân Hay Xuân Thu Chiến Quốc? Phần II: Thế Giới Dưới Mắt Tàu Qua Chủ Thuyết Zouchuqu (02/09/2013) Tác giả : Nguyễn Văn Trần
Tàu có mặt gần khắp Phi châu với tư thế hùng hậu nhằm mục tiêu hàng đầu là tìm nguồn cung cấp nhiên liệu, thực phẩm và khoáng sản. Nhưng họ không bỏ qua Âu châu và cả Mỹ châu. Thế giới ngày nay được Bắc kinh quan niệm theo cái nhìn quyền lợi sanh tử của họ.
Ở Islande, một cái đảo nhỏ xa xôi, Tàu đã mua một Trung tâm du lịch hạng sang. Một tòa nhà xưa ở Paris, trước kia của nữ Công tước Montmorency, nay đã thuộc tài sản của Tàu, ngoài hơn ba mươi sở nho làm rượu ở Bordeaux và Bourgogne. Hảng xe Saab của Thụy điển cũng được Tàu mua lại năm rồi.
Tàu vẫn tiếp tục đầu tư mạnh khắp nơi nhờ lợi thế đang làm chủ nhiều món nợ ở hải ngoại. Cách chinh phục thế giới kiểu mới ngày nay được Đảng cộng sản tàu năm 1999 đặt tên là "zouchuqu", có nghĩa là "đi ra khỏi biên giới". Biên giới này vừa là biên giới địa lý vừa là biên giới sanh tồn.
Hia bảy dặm
Để nuôi sống gần 1 tỉ rưởi nhơn mạng, bằng 1/5 nhơn loại, lúc nhúc trên một lảnh thổ mênh mong, Tàu phải vươn mình ra khỏi biên giới tìm tài nguyên cần thiết cho phát triển. Nước Tàu rộng lớn nhưng lại thiếu đủ mọi thứ: thiếu năng lượng, nguyên vật liệu, đất đai canh tác.
Bắc kinh chủ trương phải sản xuất mạnh, mở mang nhanh nên Tàu hiện nay là nước tiêu thụ dầu hỏa và khí đốt mạnh nhứt thế giới. Họ dự bị từ đây tới năm 2015 sẽ đặt hệ thống ống dẩn dầu dài hơn nửa triệu km. Ở vùng Trung đông, Tàu đã thiết lập hệ thống dẩn khí đốt xuyên qua sa mạc và đồi núi và đồng thời, khai thác khí đốt. Tàu đưa trước cho Nga vay 10, 5 tỉ euros để mỗi ngày, Nga giao cho họ 300 000 thùng dầu thô. Để chuyển vận, Tàu bỏ ra thêm 3, 5 tỉ euros để thiết lập hệ thống ống dẩn dầu chạy tới xứ Tàu.
Để có nhiên liệu, Tàu cho thấy họ có khả năng và sẳn sàng đi xa. Họ qua tận Nigéria vì nước này sản xuất nhiều dầu hỏa nhứt ở Phi châu. Họ dám bỏ ra 21 tỉ euros để chiếm cho được quyền khai thác mỏ đầu ở Ngéria, sẽ đem lại cho họ 6 tỉ thùng, dành lại với các hảng dầu lớn của Tây phương như Shell, Chevron, Exxon,...
Hồi tháng 3 năm 2011, Gabon và Nigéria đồng ý cho phép Tàu khai thác mỏ dầu nằm tại vùng biên giới chung của hai nước.
Chánh quyền Gabon và Nigéria báo tin cho Tàu biết ở đây có nhiều băng đảng cướp bốc nguy hiểm. Tàu trấn an 2 nước Phi châu là họ biết và họ thừa khả năng quản lý những công trường nhiều rủi ro. Khi khai thác dầu khí ở vùng Tân cương, họ đã dập tắc mọi chống đối và đòi hỏi quyền tự trị ở đó. Đây vốn là nghề của đảng cộng sản. " Quyền lực từ họng súng ", học được ở Mao-trạch-đông.
Trong mối quan hệ với Tàu ngày nay, chỉ có thương mại và nhu cầu nhiên liệu là trên hết. Thật vậy, những tranh chấp vì chánh trị đều được gạt qua một bên. Tàu đã trở lại Angola khai thác dầu hỏa, sẳn sàng quên đi chuyện năm 1975 Tàu đã từng lến án nước này theo chủ nghĩa xét lại của Nga (Hồ Chí Minh đã rặp khuông theo Tàu, sát hại không biết bao nhiêu đồng chí vì "tội xét lại chống đảng"). Đồng thời, Tàu cũng tới Tchad tìm dầu hỏa, xí xóa chuyện củ là Tchad đã từng thừa nhận và bang giao với Đài loan, điều mà Bắc kinh xem như cây đinh chọc thẳng vào mắt.
Ngày nay dồn hết nổ lực cho phát triển để giử vị trí cường quốc kinh tế và sẽ tiến lên cường quốc quân sự, phải chăng những nhà lãnh đạo Bắc kinh muốn phục hận thời kỳ Tàu bị Tây phương đô hộ và đồng thời để xóa đi nổi ám ảnh "những bước đại nhày vọt" của Mao-trạch-đông thất bại vô cùng thảm hại do bịnh tâm thần "duy ý chí"?
Chánh trị "phi chánh trị"
Thay đổi cái nhìn chiến lược và thay đổi bạn thù theo nguyên lý "trong chánh trị không có bạn muôn thuở và thù muôn đời", Tàu cũng thay đổi quan niệm về chánh trị. Chỉ có một thứ chánh trị mà Tàu đang theo đuổi, đó là "Chánh trị phi chánh trị" (Une politique sans politique). Hốt bạc cắc ! Bạc cắc là trên hết. Đạo lý, lương tâm,... những từ ngữ không có nghĩa trong chế độ xã hội chủ nghĩa. Khi bắt tay làm ăn với một đối tác nào, Tây phương nghĩ tới đối tác của mình có tôn trọng "sự minh bạch về tài chánh" không, tôn trọng "dân chủ" không? «Nhơn quyền» không? Trái lại, Tàu sẳn sàng ký họp đồng với những nước độc tài ác ôn như Iran, Soudan, Zimbabwe, Birmanie dưới thời quân nhơn cai trị,...Có lẽ người cộng sản Tàu nghĩ các nước độc tài ác ôn này, so với Tàu, chẳng thấm vào đâu khi Mao-trạch-đông đã giết dân tàu hằng 80 triệu, Giang trạch dân, Hồ cẩm đào thay phiên nhau tiêu diệt người Tàu Pháp luân công, lấy các cơ phận bán, giết hằng ngàn sinh viên vô tội ở Thiên an môn,...
Nơi nào có đất canh tác, có nhiên liệu, có nguyên vật liệu thì có Tàu mò tới. Bắt đầu, họ giúp đở nơi đó làm đường xá, cầu cống, xây dựng trường học. Trong vòng hai mươi năm qua, Tàu ký được những họp đồng dài hạn với ba mươi xứ nghèo cần giúp đở. Cứ mỗi khi ký họp đồng, Tàu khiêm tốn nói "nhân dân hai nước thân thiện ký họp đồng để hợp tác khai thác cùng có lợi với nhau". Nhưng sản phẩm thì Tàu chở thẳng về Tàu. Công nhơn làm việc cũng dân tàu từ bên Tàu đưa qua. Nhờ đó, một phần lớn dân tàu bắt đầu ăn thịt, tuy vẫn còn không ít ăn bánh bao không nhưn. Trong lúc đó, đất nước có tài nguyên mà dân phi châu trước sau vẫn nghèo. Chánh phủ của họ giàu.
Từ lúc "đi ra khỏi biên giới", Tàu ngày nay chiếm hàng thứ sáu trong những quốc gia đầu tư trên thế giới. Theo LHQ, số đầu tư trực tiếp của Tàu ở ngoại quốc trong các năm 2009 và 2010 đã vuợt lên từ bốn mươi tới bốn mươi tám tỉ euros. Theo những chuyên viên kinh tế, tới năm 2013, số đầu tư này có thể tăng lên tới 100 tỉ.
Nhờ suốt ba mươi năm tăng trưởng 10%, Tàu đã tích lủy được một khối trử kim khổng lồ. Theo ngân hàng nhân dân Tàu số trử kim đó là 2200 tỉ euros. Số tiền kết sù này cho phép Tàu giử vai trò "chủ ngân hàng của thế giới", nhứt là cho các cường quốc vay bằng cách mua công khố phiếu để tài trợ ngân sách thâm thụt của mình.
Tàu mua gần 1, 4 tỉ euros công khố phiếu của Huê kỳ và hiện nay giử 22 % nợ của Huê kỳ. Từ lâu, dân Huê kỳ sống bằng nợ Tàu. Đổi lại, Huê kỳ mua đủ loại hàng hóa của Tàu.
Một thành quả quan trọng ở Âu châu của chủ thuyết "đi ra khỏi biên giới", đó là Tàu đã mua hải cảng ở Hi-lạp (Grèce) để đưa hàng quá vào Âu châu. Nhơn Hi-lạp bị khủng hoảng trầm trọng, Tàu cho Hi-lạp vay để nhờ đó củng cố và phát triển khả năng hải cảng vừa mua được. Tiếp theo, Tàu mua thêm một hải cảng ở Ý, ở Bắc hàn trên biền Nhựt bổn. Những thủ đắc này xác định sự hiện diện của Tàu trên thế giới hay đúng hơn, biên giới mới của Tàu.
Tham vọng của Tàu phải trở thành đệ nhứt cường quốc lãnh đạo thế giới nên ngày nay Tàu không muốn mình vẫn là nhà máy sản xuất hàng hóa vói nhơn công rẻ mạc nữa. Mỹ và Âu châu, hai khách hàng chánh, đang bị khủng hoảng trầm trọng nên mua hàng hóa của Tàu ít hơn trước đây trong lúc đó giá nhơn công ở Tàu bắt đầu gia tăng cao. Chỉ trong năm 2010, giá nhơn công tăng tới 24 %. Nên nay Tàu muốn chuyển qua sản xuất những hàng hóa cao cấp mới mong chiếm được thị trường. Đồng thời, Tàu cũng phải đáp ứng sự mong đợi của dân chúng về một mức sống theo tiêu chuẩn như dân Tây phương.
Chủ thuyết "zouchuqu"
Chủ thuyết "zouchuqu" (đi ra khỏi biên giới) còn có nghĩa là " đi ra khỏi biên giới "chậm tiến, ù lì, duy ý chí của thời gian dài theo chủ nghĩa xã hội" ai thắng ai " để học hỏi khoa học kỷ thuật tân tiến của Tây phương. Năm 2005, hảng làm máy điện tử tin học Lenovo của tàu mua lại của IBM bộ phận vật liệu điện toán. Năm 2011, tập đoàn lux Tesiro mua vườn nho Château Laulan Ducos ở Médoc (loại Cru bourgeois, giá trị khá khá, dưới trung bình). Tháng ba vừa rồi, Công ty hàng không Avic tàu mua lại Cirrus lớn của Mỹ về máy bay tư nhơn loại nhỏ. Năm 2005, Tàu mua với giá cao công ty xăng dầu Unocal của Mỹ, nhưng bị Chevron của Mỹ vì tự ái quốc gia chận lại làm cho Tàu bất mản.
Trong năm 2011, Âu châu ký với Bắc kinh hơn ba mươi họp đồng quan trọng. Ông Timothy Geithner, bộ trưởng Ngân khố Huê kỳ, thừa nhận đầu tư của Tàu ở Huê kỳ tăng nhanh và mạnh.
Khi Huê kỳ và Âu châu bị khủng hoảng kinh tế, Tàu rút ngay bài học thận trọng nên lo củng cố tăng trưởng ở mức 8 %.
Nay Tàu thấy thế lực của mình vửng vàng nên bắt đầu lên lớp, trước hết, với Huê kỳ "Huê kỳ chỉ biết sống bằng nợ, thiếu trách nhiệm đối với tiêu thụ". Với Âu châu, Tàu dạy hảy "thu xếp nội bộ cho yên ổn". Năm 2010, Ông Liu Mingfu, giáo sư Đại học Quốc phòng Bắc kinh, cho phát hành quyền sách nhan đề "Giấc mơ tàu" với Chương "Quan niệm về cường quốc và xác định vị trí chiến lược vủa Tàu trong thời hậu Mỹ".
Khu vực tư và công của Tàu thực hiện một thứ logique chung vô cùng hiệu quả. Mọi việc đều phải được thông qua đảng. Các doanh nhơn tàu có tới 70% là đảng viên. Khi họ muốn nhắm một mục tiêu ở hải ngoại, họ biết rỏ là họ phải làm gì.
Chánh sách đối ngoại theo chủ thuyết "zouchuqu" không chỉ nhằm đầu tư ở nước ngoài, tìm nguyên vật liệu,... mà còn nhắm văn hóa nữa. Từ ít lâu nay, Bắc kinh cho thiết lập ở khắp nơi Viện Khổng học để đưa học thuyết khổng tử ra nước ngoài làm cho thế giới hiểu Tàu qua văn hóa khổng tử chớ không phải mác-mao-ít. Năm 2010, họ tổ chức triển lảm quốc tế tại Thượng hải, phát hành một chương trình thông tin liên tục bằng anh ngữ. Bảo tàng viện ước tính có tới 10 triệu khách vào xem hằng năm. Đây là mặt khiêm tốn đối ngoại theo lời dạy của Đặng tiểu bình.
Đầu tư ở Phi châu đem lại cho Bắc kinh hơn 5% tăng trưởng. Trao đổi với Phi châu lên tới 100 tỉ euros trong năm 2010.
Đi ra khỏi biên giới, Tàu còn muốn kiểm soát mặt biển nên tháng 8 năm 2011, cho hạ thủy chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên "Liaoning".
Tàu đang trên đà quân sự hóa hùng hậu nhưng các cường quốc làm như không thấy vì mang mặc cảm con nợ. Đây cũng là một lợi thế trong việc thực thi chủ thuyết "zouchuqu".
Cho tới nay, việc vận chuyển nhiên liệu của Tàu phải đi ngang qua eo biển Malacca và hơn nửa, ba phần tư nhập cảng của họ cũng phải đi ngang qua đây. Vì eo biển quá hẹp nên việc kiểm soát rất dể dàng. Bắc kinh đã phải tìm cách mở nhiều hải cảng ở phía tây Nam dương. Nhưng đừng quên, với Tàu, phần nhiều những hải cảng thương mại đều có trang thiết bị quân sự công khai hoặc ngụy trang.
Từ lâu nay, Tàu tự hào cho rằng mình tiến lên hàng cường quốc một cách hòa bình mà không phải kinh qua chiến tranh như Huê ký và Âu châu. Trên địa vị cường quốc, Tàu sẽ tìm cách phục hận, rửa mối nhục hồi thế kỷ XIX bị các cường quốc Âu châu đô hộ, ngược đải bằng những hiệp ước bất bình đẳng hay không?
Lịch sử của Tàu là «gồm thâu lục quốc», chánh trị tập trung, nên viển ảnh nội chiến và chế độ sụp đổ là nỗi ám ảnh lớn và thường xuyên của giới lãnh đạo ở Bắc kinh. Nổi lo sợ lớn nhứt của Bắc kinh là nước Tàu bị phân chia làm nhiều vùng tự trị.
Để tránh bị sụp đổ bất kỳ lúc nào, Bắc kinh phải thực hiện cho bằng được «một xã hội đạo lý, công bình và kinh tế phát triển ». Nhưng chế độ độc tài thì làm sao có được một xã hội công bằng và đạo lý dầu có được kinh tế phát triển đi nữa nên chi ở Tàu sẽ khó tránh khỏi tái diển cảnh «Xuân Thu chiến quốc».
* Những số liệu, trích dẩn lại của tác giả Pierre Delannoy, Géo, 11/2011
Nguyễn văn Trần
|
|
|
Post by nguyendonganh on Feb 11, 2013 4:46:15 GMT 9
Tàu: Một Tân Đế Quốc Thực Dân Hay Thời Xuân Thu Chiến Quốc? (02/08/2013) Tác giả : Nguyễn Văn Trần
Từ nhiều năm nay, tuy tự thừa nhận là quốc gia đang phát triển, Tàu không dấu thái độ hóng hách, kiêu căng do mức phát triển với 2 số liên tục suốt trong thời gian dài. Nhiều nhà phân tách đã không bỏ qua trường hợp nước Tàu để tìm hiểu và dự đoán tương lai.
Người ta đang theo dỏi thế giới thay đổi sâu xa và khủng hoảng tài chánh sẽ góp phần làm gia tăng ảnh hưởng của tốc độ sự vận hành của thế giới. Sức mạnh kinh tế của những quốc gia kỷ nghệ phát triển xưa đang suy thoái để nhường chổ cho những nước đang phát triển, trong đó có Tàu đứng đầu. Tình hình này, theo nhiều nhà kinh tế học, sẽ còn kéo dài trong nhiều năm nữa. Tuy nhiên cũng có không ít những nhà kinh tế học khác lại quả quyết sự cầm cự của những quốc gia đang phát triển chống lại tình trạng khủng hoảng chung sẽ không kéo dài được lâu. Trong số những nhà kinh tế này, Ông Nouriel Roubini, nhà chuyên môn dự báo những thảm họa quốc gia, hồi tháng 4 vừa qua, đã lên tiếng nhận xét về mô hình phát triển trung quốc. Theo ông,«Trung quốc không thể đứng vững được lâu hơn và sẽ sụp đổ, rất có thể sau năm tới 2013». Vì không có một nước nào trên thế giới có thể sản xuất để đem 50 % sản lượng nội địa đưa vào đầu tư mà không tạo ra những quá tải đối với khả năng sản xuất và không đẻ ra những tín dụng xấu.
Ông Francis Fukuyama, nhà chánh trị học, xã hội học và triết học của mỹ, tiên đoán một cách quả quyết hơn « Tôi nghĩ cái hệ thống ở Tàu sẽ nổ tung một lúc nào đó» vì theo ông, «tương lai nước Tàu không có gì chắc chắn. Sự cứng rắn của hệ thống chánh trị càng ngày sẽ đụng chạm mạnh với sự nhanh chóng của tin tức qua những mạng xã hội». Mà đụng chạm thì phải bùng vở thôi.
Như trong năm rồi, tai nạn xe lửa cao tốc xảy ra, nhà cầm quyền Bắc kinh theo thói quen dấu dân chúng, cho chôn dấu tất cả vết tích của vụ việc. Nhưng dân chúng dồn dập đưa tin với cả đầy đủ hình ảnh. Nhà cầm quyền Bắc kinh sau cùng phải thừa nhận sự thật tệ hại đó.
Nhà cầm quyền ở Bắc kinh cũng biết rỏ những khó khăn và nguy hiểm sanh tử cho chế độ độc tài của họ nên họ nổ lực tìm giải pháp khắc phục để tồn tại.
Chúng ta sẽ xem qua những khó khăn và khả năng đối phó để duy trì chế độ độc tài của Bắc kinh. Trong bài này, chúng ta thử thấy Tàu có phải là một thứ Đế quốc thực dân kiểu mới hay không?
Chánh sách đối ngoại của Bắc kinh
Chưa bao giờ chỉ trong hai năm mà những trao đổi ngoại thương giửa Tàu và Phi châu gia tăng lên tới 89 %, một kỷ lục mới. Bắc kinh, đồng thời, cũng tuôn hàng hóa, có chất độc nhiều ít không biết, tràn ngập qua Phi châu đen. Mục đính là để thu về nhiên vật liệu cung ứng cho nhu cầu sản xuất của Tàu. Để bảo đảm nguồn năng lượng, Bắc kinh còn đầu tư mạnh vào các nước Phi châu có dự trử nhiên liệu để khai thác. Khi đẩy mạnh chánh sách này, Bắc kinh không quên trấn an các quốc gia Phi châu, vốn cựu thuộc địa của Tây phương, là Bắc kinh không bao giờ muốn thiết lập chế độ thực dân như trước kia.
Tại Diển đàn Hợp tác kỳ 4 giửa Tàu và Phi châu tổ chức ngày 19 tháng 7 tại Bắc kinh, Hu Jintao tuyên bố để xác định chánh sách đối ngoại của Tàu «Tàu là một trong những nước lớn nhứt của thế giới đang phát triển, và Phi châu là một lục địa lớn gồm nhiều quốc gia. Nhơn dân Trung hoa và phi châu thắc chặc những mối quan hệ bình đẳng, thật lòng, hữu nghị và cùng yểm trợ nhau trong sự phát triển chung ».
Năm 1979, Đặng Tiểu Bình thay đổi đường lồi cộng sản hướng về phát triển kinh tế. Ngày nay, nhà cầm quyền ở Bắc kinh giử ưu tiên cho tăng trưởng kinh tế. Để bảo đảm nguồn nhiên liệu không bị gián đọan, Bắc kinh không ngần ngại quan hệ ngoại giao với những chánh quyền độc tài và tham những. Họ còn yểm trợ những chánh quyền này như trước đây các chánh quyền thực dân đã dựng lên và nuôi dưởng. Vì những chánh quyền này còn thì nguồn cung cấp nhiên liệu còn. Vã lại, xưa nay, ngưu tầm ngưu, mã tầm mã, có gì lạ!.
Hơn nữa, cộng sản vốn là con đẻ của Đế quốc tư bản. Vào đầu thế kỷ trước, các công ty lớn các nước tư bản thắc chặc mối quan hệ với giới lãnh đạo các nước có tài nguyên thiên nhiên như dầu hỏa, khoán sản, cao su, …
Phải chăng thật lòng không muốn dẩm lên những bước chân thực dân củ mà Hu Jintao đã cho các nước Phi châu quan hệ với Tàu vay 20 tỷ đô-la trong 3 năm để mở mang nông nghiệp, hệ thống hạ tần cơ sở và xí nghiệp nhỏ. Lúc nào giới chức Bắc kinh cũng tuyên bố là không hề can thiệp vào nội bộ các quôc gia bạn. Theo dự tính, tới năm 2035, Tàu phải cần 11, 6 triêu thùng dầu / ngày và qua 5 năm sau, mức tiêu thụ sẽ tăng lên bằng Huê kỳ trong lúc đó, Tàu chỉ có khả năng tự túc nhiên liệu cho ¼ nhu cầu. Nhu cầu nhiên liệu ngày trở thành sanh tử cho giới lãnh đạo Bắc kinh. Ông Le Yucheng, Thứ trưởng Ngoại giao, không dấu diếm mối lo ngại lớn của nhà cầm quyền « Bổn phận của nước Tàu là đảm bảo một đời sống đàng hoàng cho 1, 3 tỷ người dân của mình. Quí vị có thấy đó là cái thách thức vô cùng lớn không và là cái áp lực vô cùng nặng nề đè lên chánh phủ không. Tôi không thấy có gì khác là đáng kể hơn. Tất cả phần còn lại chỉ phụ thuộc vào cái ưu tiên quốc gia này ». Tức vì nhu cầu nhiên vật liệu để phát triển, Tàu phải tăng cường quan hệ ngoại giao với các nước Phi châu, Nam Mỹ, khối cựu Liên-xô và Trung đông. Đó là mục tiêu hàng đầu của chánh sách đối ngoại hiện nay.Mục tiêu ngoại giao này, để bảo đảm nguồn cung cấp không bị gián đoạn vì nội chiến, sự thay đổi chế độ ở đó, được đảng và Chánh phủ, Ngân hàng Nhà nươc và cả Quân đội yểm trợ. Riêng về nguồn dầu hỏa, Chánh phủ chỉ thị các Công ty Quốc doanh gấp rút đầu tư khai thác các mỏ dầu ở ngoại quốc.
Việc đầu tư luôn luôn đi kèm với những khoản cho vay rẻ, giúp xây dựng cơ sở thể thao, giải trí, những bửa chiêu đải huy hoàng tại Bắc kinh và cả quân sự nửa. Các nước như Angola, Venezuela, Soudan, Zimbabwe đều được hưởng những lợi lạc này khi bắt tay «làm ăn » với Tàu. Họ nhận từ 2 tỷ tới 20 tỷ đô-la vay rẻ hoặc sự yểm trợ quân sự.
Như vậy làm sao hiểu được lời tuyên bố của Hu Jintao là Tàu ngày nay không thiết lập chế độ thực dân như Tây phương trước đây khi họ ngày càng can thiệp sâu vào nội tình các nước cung cấp nhiên vật liệu cho họ để bảo vệ quyền lợi của họ nơi đây? Trong mục đích này, Tàu không ngần ngại yểm trợ những chế độ độc tài, tham những vừa quân sự vừa ngoại giao cấp Liên Hiệp quốc. Iran là một trường hợp cụ thể. Với những nước khác, Bắc kinh chủ trương bắt lấy vài người trong Chánh quyền hoặc cả Chánh quyền bằng mua chuộc. Những người trong Chánh quyền thì giàu nhờ tiền của Tàu nhưng dân chúng thì không hưởng được gì qua cách ngoại giao này. Như ở Angola, người dân chỉ sống không quá 2 đô-la / ngày. Ở Zimbabwe, khi ủng hộ chế độ độc tài đàn áp dân của Robert Mugabe, giúp huấn luyện và tổ chức an ninh để bảo vệ chế độ, Tàu nhằm tậu đất đai trồng trọt và khai thác khoán sản, đá quí. Cách Tàu có mặt ở Phi châu không khác gì họ đang tung hoành ở Việt nam qua đảng cộng sản hà nội. Đảng viên cộng sản giàu có nhờ bán đất đai, khoán sản cho Tàu trong lúc đó dân chúng Việt nam ngày càng nghèo thêm. Đất nước sẽ không còn của Việt nam nữa.
Tàu có phải Đế quốc thực dân kiểu mới?
Tổng thống Nam Phi nhận định rỏ « cách ngoại giao của Tàu như vậy không thể tồn tại được về lâu về dài ».
Theo báo cáo của Ủy Ban Phát triển Âu châu, Tàu đổ xô đầu tư vào Phi châu, khai thác đất đai nông nghiệp, khoán sản, xây dựng hạ tầng cơ sở, …cho mọi người cảm tưởng Phi châu đang hưởng phúc lợi. Bắc kinh đang giúp giựt dậy nền kinh tế Phi châu và Phi châu bắt đầu phát triển. Năm 2005, một nghiên cứu khác đưa ra một hình ảnh Phi châu tương phản. Mười bốn nước sản xuất dầu hỏa và khoán sản bán cho Tàu có được thặng dư về ngoại thương. Ba mươi nước khác, trái lại, buôn bán bị thua lô vì thị trường của họ tràn ngập hàng hóa tiêu dùng rẻ tiền của Tàu, giết chết những nhà sản xuất nội địa. Đây cũng là hình ảnh của Việt nam ngày nay.
Trong trao đổi giửa Tàu và Phi châu, cái hố ngăn cách giửa nước được và nước thua thiệt ngày càng thêm khoét sâu và rộng ra không tránh khỏi gây ra ở đây đó sự bất mản trong dân chúng. Bản báo cáo kết luận « Với đa số các quốc gia Phi châu, lời tuyên bố của nhà lãnh đạo Bắc kinh đem lại hi vọng rất lớn, nhưng thực tế chẳng có gì hết vì không tạo ra được những điều kiện phát triển thật sự » nhằm phúc lợi cho dân chúng vốn nghèo đói triền miên của vùng kém mở mang.
Khi Tàu tới Phi châu hay những nơi khác chỉ nhằm tìm nguyên vật liệu, ủng hộ những chế độ độc tài tham nhũng địa phương để sai khiến chúng bảo vệ quyền lợi của mình, không nghĩ tới quyền lợi thật sự của dân chúng ở những nơi đó thì cách ứng xử này không thể bênh vực cho Tàu không phải là Đế quốc thực dân giống như các thế lực thực dân Tây phương trước kia.
Riêng ở Việt nam, Tàu kết hợp với đảng cộng sản Hà nội thành một thế lực thực dân kiểu mới đàn áp, bốc lột nhơn dân Việt nam cực kỳ dã man, cướp của dân tới từng cộng rau muống cuới cùng. Thế lực mới này, không có tên nào khác chính xác hơn để gọi, đó là bọn hán ngụy.
*** Những số liệu và trích dẫn mượn ở tác giả Micheal T. Klare, Le Monde Diplmatique, số 9/2012, Paris
Nguyễn văn Trần
|
|
|
Post by nguyendonganh on Feb 12, 2013 10:09:23 GMT 9
Tàu: Tân Đế Quốc Thực Dân Hay Thời Xuân Thu Chiến Quốc..., Phần III, Giấc Mơ Phục Hận Và Viễn Ảnh Sụp Đổ (02/10/2013) Tác giả : Nguyễn Văn Trần
Sau hơn 30 năm cải tổ kinh tế do Chủ Tịch Đặng Tiểu Bình chủ xướng, Tàu đã mạnh lên. Thời gian ngoại giao thân thiện với Huê kỳ từ cái bắt tay đầu tiên giửa Đặng Tiều Bình tháng 1/1979 với Tổng Thống Huê kỳ, Ông Jimmy Carter, sau khi 2 quốc gia thiết lập bang giao tháng 12/1979, nay thật sự đã qua. Tàu tuyên bố tăng cường sức mạnh quân sự và ngoại giao sẽ không trở thành mối đe dọa an ninh đối với ai hết cả. Nhưng theo sử gia Edward Carr thì cả thế giới còn lại và Huê kỳ chắc chắn không ai dám tin lời tuyên bố đó của cộng sản Bắc kinh. Nhắc lại chút chuyện xưa để hiểu người tàu rõ hơn. Giấc mơ phục hận Vào năm 492 trước Tây lịch, tức vào cuối Thời Kỳ Xuân Thu trong lịch sử Trung Hoa, vua Câu Tiễn của nước Việt bị vua Ngô Phù Sai bắt làm tù binh sau khi thua trận. Nước Ngô là một quốc gia láng giềng về phía Bắc. Câu Tiễn bị bắt làm việc ở chuồng ngựa của vua Ngô, nhưng ông vẫn giữ nhân cách của mình trong suốt thời gian bị giam giữ nên được vua Phù Sai dần dần kính nể. Sau vài năm, vua Phù Sai cho phép Câu Tiễn trở về quê quán với tước hiệu của một chư hầu. Câu Tiễn không bao giờ quên được nỗi nhục. Đêm nằm trên giường kết bằng cành cây và hàng ngày liếm một túi mật treo ở trong phòng để nuôi dưỡng ý chí trả thù. Nước Việt luôn tỏ ra trung thành với Vua Ngô. Nước Việt lại có nhiều thợ thủ công khéo léo và gỗ tốt nên vua Ngô lợi dụng người và phương tiện xây nhiều cung điện và lâu đài khiến mang nợ. Câu Tiễn làm cho vua Ngô xao lãng nhiệm vụ vì đam mê nhiều gái đẹp của nước Việt, có cả Tây Thi, hối lộ quan chức của nước Ngô, mua ngũ cốc để làm cạn kho lương thực của vua Phù Sai. Trong khi vương quốc của Phù Sai suy sụp, nước Việt trở nên giàu có và gây dựng một đạo quân mới. Câu Tiễn chờ đợi thời cơ trong suốt 8 năm trời. Vào năm 482 trước Tây lịch, tin tưởng vào ưu thế của mình, Câu Tiễn đưa gần 50. 000 quân tiến về phía bắc. Quả thật Câu Tiễn đã phục hận được vì đánh bại Phù Sai. Câu chuyện ngụ ngôn "nằm gay nếm mật" của vua Câu Tiễn được không ít người hiểu như là một báo động khi Tàu trở thành một đại cường như hiện nay. Kể từ khi Đặng Tiểu Bình quyết định cải tổ kinh tế vào năm 1978, Tàu chỉ nói về hòa bình vì còn quá yếu về mặt quân sự và kinh tế để có thể thử thách Hoa Kỳ và thế giới. Ngày nay, trờ thành một cường quốc, Tàu sẽ hội nhập vào thế giới hay lợi dụng thế mạnh phục hận quá khứ? Ông Jim Steinberg, Phụ Tá Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ, nhận xét rằng sự lựa chọn của Tàu sẽ ảnh hưởng đến nền hòa bình và thịnh vượng của thế giới. Một số người lập luận rằng hiện nay Tàu vướng mắc quá sâu vào mạng lưới toàn cầu hóa để có thể làm đảo lộn kinh tế thế giới bằng chiến tranh hoặc gây hấn. Họ có $2. 600 tỉ dự trữ ngoại tệ thì tại sao lại muốn phá sản? Quan điểm này quá lạc quan. Lịch sử cho thấy sự hội nhập đến trước xung đột. Năm 1914, Đức phát triển mạnh. Âu châu là thị trường lớn nhất của Đức. Nhật Bản trở nên giầu có và gia nhập vào nhóm các cường quốc Âu châu. Nhưng chính vào lúc này, hai nước phát triển mạnh đó mới phát động chiến tranh xâm chiếm thế giới. Vì thông thường khi sức mạnh kinh tế và quân sự lớn mạnh, quyền hạn và tham vọng theo đó cũng gia tăng, Tàu sẽ không còn giử lời dạy trước kia của Đặng Tiểu Bình là giử thái độ khiêm tốn nửa khi mà Huê kỳ vẫn chểm chệ ngự trị ngôi vị bá chủ thế giới. Nhưng chưa dám đối đầu trực tiếp với Huê kỳ, Tàu cũng phải biểu dương sức mạnh của mình bằng cách đòi chủ quyền lãnh thổ với Đài loan, tranh chấp các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với Việt nam và Phi-luật-tân, đảo Senkaku với Nhựt bổn, biên giới với Ấn độ. Chắc chắn Tàu sẽ không dám lập thuộc địa như Tây Âu trước kia, cũng không xuất cảng cộng sản như Staline đã làm, mà có tới nước khác thì cũng chỉ đi tìm nguyên vật liệu và bạc cắt. Về tư tưởng, họ đã thử đưa ra ông Khổng của họ nhưng vì quá già nua, ông Khổng đã không thể phá vở mô hình xã hội dân chủ tự do của Huê kỳ và Tây phương. Như đã nói trên đây, khi tiền và quyền mạnh, người ta muốn tìm thỏa mản những tham vọng khác. Năm trước đây, chiến hạm của Tàu liên tiếp quẫy nhiễu tàu của Hải Quân Hoa Kỳ và Nhật Bản, kể cả khu trục hạm USS John S. Mc Cain và tàu tuần thám USNS Impeccable, có lẽ cũng chỉ nhằm "thử phổi" nhau. Nhưng qua hành động này, người ta cho rằng khát vọng bá quyền của Bắc kinh thể hiện rỏ. Hìện tại, không có nơi nào mà mầm móng xung đột lại rỏ nét hơn là giữa hai nước lớn của hai bờ Thái Bình dương. Quân lực của Tàu đang được tối tân hóa nhanh chóng. Về toàn bộ, quân lực của Hoa Kỳ dỉ nhiên trội vượt hơn nhiều. Nhưng không vì ưu thế đó mà Huê Kỳ sẽ dễ dàng và nhanh chống áp đảo được Tàu khi chiến tranh bùng nổ. Về phía Tàu, chẳng những giấc mơ phục hận không thành mà Tàu sẽ còn bị thân tàn ma dại nếu dại làm thử chiến tranh. Nội tình khủng hoảng Ngày nay, ở những nước cộng sản còn sót lại, không ở đâu người dân còn giử lòng tin ở đảng nửa. Mọi người đã thấy rỏ sự cai trị độc tài độc đảng là nguồn gốc trực tiếp của tội ác: cướp giựt, đàn áp lương dân, tham những có hệ thống, xã hội băng hoại và mất an ninh ngày càng nghiêm trọng, đạo đức ra đi, kinh tế đình đốn..., quan hệ với các quốc gia láng giềng và Huê kỳ ngày càng xấu đi. Những người tỉnh táo và hiểu biết tự hỏi cái đảng này còn bám víu quyền lực được bao lâu nữa? Liệu nó có dám tự thay đổi và có đủ khả năng quản lý một tiến trình chuyển đổi qua một chế độ dân chủ tự do để tự cứu hay không? Nhìn lại quá trình hoạt động các đảng cộng sản, nhiều người phải quả quyết cái đảng cộng sản tàu và cả các đảng khác như ở Hà nội hay Bình nhưởng đều đang đi vào giai đoạn khủng hoảng có tính hệ thống. Đảng cộng sản tàu cai trị liên tục 64 năm, đảng cộng sản liên-xô 74 năm, (đã ngủm), đảng cách mạng mexico, 71 năm, đảng cộng sản hà nội, 59 năm. Có tuổi thọ cao thì cơ thể suy nhược, thoái hóa và từ từ phân rả. Theo luật tự nhiên thôi ! Hơn nữa, sự phát triển kinh tế của Tàu đã đưa nước này vượt quá cái "lằn mức" thường được gọi là “khu vực chuyển đổi sang dân chủ”, tức là ở mức mà lợi tức đầu người từ 1000 US$ đến 6000 US$ (tính bằng sức mua tương đương, PPA). Các nhà chính trị học nhận xét rằng các chế độ độc tài khó duy trì ổn định khi lợi tức đầu người đã vượt quá 6000 US$. Mà lợi tức đầu người ở Tàu đã lên tới 8.500 U$ (ngoại trừ các quốc gia dầu hỏa). Như vậy, Tàu đang ở trong một tình hình kinh tế xã hội mà sự tiếp tục cai trị quốc gia theo đường lối độc tài ngày càng thiếu tính chính đáng và khó tồn tại được. Vã lại “thời vàng son” của Tàu đã qua vì trong những năm gần đây những điều kiện thuận lợi tạo nên thời kỳ đó đã thay đổi. Từ năm 2008 đã có tình trạng tái quốc hữu hóa một phần nền kinh tế và hạn chế doanh nghiệp nước ngoài đầu tư như ngăn cấm công ty nước ngoài mua lại công ty nội địa, dựng lên những rào cản mới như luật lệ về “sáng tạo bản xứ”, và sách nhiễu những công ty ngoại quốc lớn như Google. Chủ trương củng cố những doanh nghiệp quốc doanh khiến những công ty khác thiệt hại. Đường lối mới của đảng cộng sản Bắc kinh đã từ bỏ mô hình kinh tế đã mang lại thành công cho giai đoạn đã qua. Bất lợi kế tiếp là sự bùng nổ kinh tế toàn cầu trong hai thập niên vừa qua đã kết thúc vào năm 2008 khi các thị trường khắp thế giới sụp đổ. Những biến động kinh hoàng của năm đó đã chấm dứt một thời kỳ hoàng kim, thời kỳ mà các quốc gia cố gắng giúp Tàu hội nhập vào hệ thống quốc tế, nên đã dễ dải cho cách làm ăn phóng túng của họ. Nhưng hiện nay, quốc gia nào cũng muốn xuất khẩu nhiều hơn nên Tàu sẽ không thể dùng xuất khẩu để được thịnh vượng như từng làm trước đây. Nên nhớ trong vừa qua, Tàu phát triển với cấp số hai vì nhờ biết phụ thuộc thị trường quốc tế nhiều hơn bất cứ nước nào khác. Khi mức cầu thế giới sút giảm sẽ gây tác hại cho Tàu nặng nề hơn những nước khác. Trước mắt, Tàu khó tránh trở thành nạn nhân lớn nhất của cuộc khủng hoảng đồng euro do mất thị trường Âu châu. Cái khó nữa làm cho sự tăng trưởng của Tàu phải khựng lại vì từ nay, năm 2013 hay 2014, lực lượng lao động rẻ tiền của Tàu không còn nữa. Công nhơn lao động đòi tăng lương để cải thiện đời sống của họ nên sức thu hút xí nghiệp ngoại quốc không còn mà chính xí nghiệp quốc gia cũng mất khả năng cạnh tranh. Lớp người từ thôn quê kéo ra thành phố làm việc với đồng lương rẻ nay cũng vắng. Trước đây, nhơn lực lớn và rẻ là cái lợi cho phát triển thì nay điều đó trở thành cái khó nghiêm trọng. Số người già từ 60 tuổi trở lên sẽ tăng gắp 3, chiếm 31% dân số lao động, tức lối 440 triệu. Cùng lúc, do chánh sách hạn chế sanh đẻ, dân chúng chọn có một đứa con trai tạo ra tình trạng mất quân bình nam/nữ: hiện thiếu 60 triệu phụ nữ, có 1, 5 triêu con trai không thể lấy được vợ. Về mặt sản xuất, kỷ nghệ tiêu dùng và nông nghiệp thiếu nhơn công ( Le Monde Diplomatique, 6/2011, Paris ). Không những mất đi những yếu tố giúp phát triển tiếp, Bắc-kinh còn phải nổ lực chấn chỉnh lại nền kinh tế với những cái bông bóng bất động sản khổng lồ và tình trạng lạm phát mà một thời đã áp dụng biện pháp kích cầu thái quá. Trong năm 2009, cho kích cầu, Chánh phủ đã chi ra hơn 1 ngàn tỷ đô-la trong lúc đó giảm thuế và giảm lải xuất. Cuối năm 2011, những chỉ số như tiêu thụ điện, đơn đặt hàng, tăng trưởng xuất cảng, doanh thu xí nghiệp lớn, giá bất động sản,... tất cả đều đang báo động sự suy trầm nghiêm trọng. Thời gian tiếp theo, dự trử ngoại tệ của Bắc kinh bắt đầu giảm thiểu do những nhà giàu tẩu táng ra nước ngoài. Theo ước lượng của Tổ chức Global Financial Integrity (Forbes, 28/10/12), từ năm 2000 đến 2011, Tàu mất 3, 79 ngàn tỷ US$ bởi các vụ lén lút gởi tiền ra nước ngoài. Nhịp độ tiền đưa ra ngoại quốc ngày càng dồn dặp. Chỉ trong 2 năm 2010 và 2011, có 1, 05 ngàn tỷ đi khỏi xứ Tàu. Theo Wall Street Journal, trong 12 tháng, tính tới tháng 9/2012, có khoảng 225 tỷ thoát ra khỏi Hoa lục. Theo thăm dò dư luận, trong "thiên vạn phú ông" thì có 62% muốn tìm nơi hạ cánh an toàn. Chỉ có 28% còn nấn ná ở lại muốn kiếm thêm. Sau cùng, sự chênh lệch giàu nghèo vẫn là một yếu tố quan trọng làm cho chế độ mất ổn định càng thêm bi thảm về chánh trị, kinh tế và xã hội. Theo 2 báo cáo gần đây, hệ số Gini tính khoảng cách lợi tức dân tàu đã cao hơn 0,6 trong hai năm vừa qua, hệ số này đã vượt xa mức báo động an toàn quốc tế là 0,4. Một báo cáo khác công bố tháng 9/2012 của Trường Đại học Kinh tế Tài chánh Chendu Tây-Nam đưa ra hệ số 0,61. Báo cáo cho biết sự chênh lệch lợi tức ở Tàu như vậy là chưa hề có trên thế giới. Theo LHQ, thường hệ số Gini 0,4 hay hơn một chút đã đủ gây ra bạo loạn xã hội rồi.Ts Franck Xie dạy tại đại học Caroline Nam ở Aiken, dự đoán con số Gini của Tàu có thể lên tới 7 là con số cao nhứt thế giới. Hệ số Gini cao là một trong những dấu hiệu báo động nước Tàu đang kề cận sự sụp đổ. Ts Xie cho biết trong năm 2012 có 200 000 vụ dân chúng biểu tình, chống đối đảng cộng sản tàu và Chánh quyền. Trong lúc các nước phát triển lo giử ngân sách đừng vượt giới hạn thi Tàu lại không ngần ngại vi phạm. Những chệch hướng khác của kinh tế có thể điều chỉnh, riêng hệ số Gini là không thể đảo ngược. Dầu sao Tàu sụp đổ vẫn là một vấn đề nghiêm trọng cho cả thế giới. Chế độ công sản độc tài và bá quyền tàu phải sụp đổ là tất yếu Đó là lời tiên đoán đầy tính quả quyết của Giáo sư Gordon Chang trong quyển sách "Sự sụp đổ sắp đến của Tàu" phổ biến năm 2001 khi Bắc kinh vừa được gia nhập Tổ chức Thương mại Quốc tế.Tác giả trình bày một loạt «quả bom nổ chậm» của Tàu như dân số quá lớn, lại đang phát triển nhanh; chênh lệch quá lớn giữa thành thị phát triển nhanh với nông thôn quá nghèo nàn; vùng duyên hải phát triển quá mạnh so với nội địa phát triển chậm; mâu thuẫn giữa các dân tộc, đặc biệt là dân Tây Tạng, Uighour với Hán tộc ; mâu thuẫn thế hệ giữa tuổi trẻ am hiểu thế giới xung quanh qua máy điện toán, Twitter, Facebook, điện thoại cầm tay với giới lãnh đạo già, xơ cứng, lạc hậu; xung đột gay gắt giữa khối người theo Pháp Luân Công với chế độ cảnh sát trị, nông dân với cảnh sát đàn áp bảo vệ đảng viên cướp đất,… Những quả bom nổ chậm ấy đang ngấm ngầm phá vỡ cái vỏ ổn định bên ngoài của chế độ, và đến độ nào đó sẽ phát huy tác dụng tổng hợp, thúc đẩy nhau đưa chế độ độc đảng đến tình trạng bùng nổ vỡ tung như ở Liên Xô năm 1991. Trong kết luận của cuốn sách nói trên, Gs Chang phỏng đoán rằng chỉ trong chừng 10 năm nữa, Tàu sẽ tan vỡ, sụp đổ, nghĩa là vào khoảng 2011-2012 Gần đây, một số độc giả của tạp chí Forbes, và trên mạng Forbes.com, hỏi rằng đến thời điểm này, Gs Chang có còn giử lời tiên đoán trên đây nữa không? Trong bài báo tháng 2-2012, cũng trên tạp chí Forbes, ông tiếp tục quả quyết: «Tôi không thấy có lý do nào để từ bỏ kết luận 10 năm trước. Thực tế càng khẳng định kết luận ấy». Ông Tập Cận Bình hồi tháng 11/2012, qua Đại hội đảng 18, lên làm Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước, cũng đưa ra nhận định rất bi quan về đất nước của ông: "Trung Quốc đang là nơi tập trung mọi thứ thối nát". Ông Thủ tướng Ôn Gia Bảo cũng nhận định là cần phải thay đổi nhiều về kinh tế-tài chánh và cả chánh trị để tồn tại. Nhưng thay đổi thế nào, thay đổi đến đâu, thì không ai dám nói rõ. Ai cũng biết không thay đổi thì bế tắc. Mà thay cả hệ thống thì cũng là tự tử, là tiêu vong chế độ độc tài độc đảng. Theo Gs Francis Fukuyama, tác giả quyển "Début de l'histoire - Des origines de la politique à nos jours" (Khởi đầu lịch sử - Từ những nguồn gốc của chánh trị cho tới ngày nay, xb Saint Simon, 2012, Paris ), thay đổi theo dân chủ tự do là con đường sống duy nhứt. Khối cộng sản liên-xô sụp đổ đã xác định niềm tin của ông về sự chiến thắng của Dân chủ như là kiểu mẫu của chánh phủ. Cặp đôi "Dân chủ chánh trị và Kinh tế thị trường" cho tới nay vẫn còn là một thứ chơn trời chưa có thể vượt qua được. Nó có thể là kiểu mẫu ít tồi tệ hơn các thứ khác. Ông xác nhận Dân chủ định hình qua một quá trình lịch sử dài thông qua ba yếu tố: văn hóa, kinh tế, xã hội. Thiếu ba yếu tố này kết hợp lại thì không có chế độ dân chủ bởi vì không có một Nhà nước vửng chắc, quyền lực của luật pháp, trách nhiệm của chánh phủ trước dân chúng . Ở Tàu, thiếu vắng Nhà nước pháp trị nên sự phát triển trong tương lai phải sụp đổ. Luật pháp không có quyền lực, tức không được tôn trọng, nên không có được sự bảo vệ trí tuệ ; do đó không có những chương trình đầu tư có phẩm chất trong những nghành kỷ nghệ cao. Ở Bắc kinh, có thể cặp đôi " Dân chủ và Kinh tế thị trường " sẽ dẩn đến những thành quả ngoạn mục. Khi muốn thúc đẩy phát triển thì kinh tế phải được Nhà nước tháo gỡ sự kìm kẹp, nghĩa là cải tổ chánh trị. Không cải tổ hệ thống được thì thời Xuân thu Chiến quốc chắc chắn sẽ tái diển vì những mầm móng xã hội bất ổn đã có sẳn. Nguyễn văn Trần
|
|
|
Post by Can Tho on Apr 6, 2013 9:08:52 GMT 9
Trung Hoa và Khó khăn văn hoá
Hà Dương Dực
Vài năm trước đảng Cộng sản Trung Hoa (CSTH) để tượng Đức Khổng Tử ở quảng trường Thiên An Môn, được ít lâu rồi cất đi. Năm nay đại hội Đảng CSTH lại có chủ đề : Văn Hóa.
Rõ ràng là đảng CSTH, nước Trung Hoa, đang cảm thấy bế tắc và đang đi tìm một biểu tượng, một cơ sở, một nền tảng văn hóa để chấn chỉnh lại cuộc sống xô bồ, vô cảm hiện nay.
Thật không thể ngờ một nước có cả gần ngàn năm văn hiến, có Đức Khổng Phu Tử được xưng tụng là vạn thế sư, có bách gia chư tử bàn về triết lý và văn hóa... Một nước tự nhận là trung tâm văn hóa của Á Đông từ ngàn năm rồi mà ngay nay lại đang đi tìm một nền tảng văn hóa.
Tại Đảng CSTH đã quá lơ là với vấn đề văn hóa trong một thời gian dài nên nay gặp khó khăn? hay tại văn hóa của Trung Hoa ngày nay cần hợp với tình trạng toàn cầu hóa?
Trắng và đen
Không cần mèo đen hay trắng, Trung Hoa đã có trên 20 năm phát triển kinh tế rất ngoạn mục với tỉ số phát triển rất cao, trên dưới 10% một năm. Phát triển đó đã đưa Trung Hoa thành một nước hùng mạnh về kinh tế, chỉ đứng sau Mỹ về tổng sản lượng quốc gia (GDP).
Số dân nghèo đã giảm bớt rất nhiều, đã có nhiều tỷ phú, đã tự hào là thành phố Thượng Hải tân tiến và vượt trội New York về nhiếu mặt (1) doanh nhân và sản phẩm Trung Hoa ngày nay có mặt trên khắp thế giới, Trung Hoa đã có tàu sân bay, đã chắp nối được vệ tinh trên trời...
Nếu mặt tích cực kể ra không hết thì mặt tiêu cực cũng nhiều không kém và mức độ trầm trọng lại có vẻ quan trọng hơn: tham nhũng tràn lan, chênh lệch giàu nghèo quá lớn, ô nhiễm môn trường trầm trọng v.v.
Trung Hoa đứng thứ 78/179 về trình độ tham nhũng, nó gây tổn thất chừng 86 tỷ Mỹ kim một năm, theo một thăm dò trên online của báo People's daily thì 91% người được hỏi tin là gia đình giàu ở Trung Hoa đều xuất thân từ giới chính trị (2).
Cách biệt giàu nghèo trong xã hội vốn là bình thường, ở Trung Hoa nó lại nói lên sự thiếu an ninh khi có tới 3000 công ty tư lo cung cấp vệ sĩ cho người giàu (3).
Môi trường sống đã ô nhiễm ở mức báo động, Tổ chức Y tế Thế giới (The World Health Organization) ước lượng có trên 700,000 người Trung Hoa chết hàng năm vì khí trời hay nước uống bị ô nhiễm. Chính bộ trưởng về nguồn nước của Trung Hoa ước lượng có chừng trên 300 triệu người không có nước sạch dùng (4).
Năm 2005 có chừng 227 triệu người bị bệnh tâm thần, 287000 người tự tử (tỷ lệ vào loại cao nhất thế giới) (5).
Vì chính sách:" mỗi gia đình chỉ được có một con" được áp dụng từ năm 1980 nên tới năm 2020 dân số Trung Hoa sẽ mất cân bằng khi sẽ có chừng ba chục triệu thanh niên nhiều hơn thanh nữ (6).
Vì luật một con, vì tập tục trọng nam khinh nữ, nên nhiều gia đình Trung Hoa đồng ý phá thai khi biết rằng sẽ sinh con gái. Họ hy vọng lần thụ thai sau sẽ là con trai. Con gái sinh ra lại không được nuôi dưỡng đúng nên chết nhiều hơn con trai...Không đào sâu thêm vào vấn đề tâm lý của những cặp có con gái đi phá thai trễ, con gái bị chết non... thì cũng phải nhìn nhận rằng sự mất cân bằng nam-nữ đó sẽ là một tai họa cho xã hội Trung Hoa. Tai họa đó có thể lây sang lân bang?
Trung Hoa với địa dư quá khác biệt, nhiều dân tộc, nói nhiều thứ tiếng, 3 tôn giáo chính là Phật, Gia Tô và Hồi giáo (7), vốn cực kỳ nan giải trong đời sống hài hòa, nay lại thêm các tệ hại kể trên thì thật khó tiên đoán rồi tương lai nước Trung Hoa sẽ ra sao ? Nhân dân Trung Hoa sẽ sống ra sao ?
Nói rằng xã hội Trung Hoa hiện rất xô bồ và vô cảm thì sợ rằng đó là nói chưa tới.
Phát triển không cần văn hoá?
Sau Liên Xô sụp đổ, Đặng Tiểu Bình với tư duy của người cộng sản: kết quả biện minh cho phương tiện, nên đã đưa ra khẩu hiệu mèo trắng mèo đen; nó trái ngược hẳn với văn hóa cổ truyền của Á Đông, nền văn hóa có hàng ngàn năm chịu ảnh hưởng của Phật Giáo. Với người tin theo Đạo Phật thì một ý niệm nảy sinh trong đầu đã phân biệt được thiện và ác rồi.
Trắng đen trong văn hóa Trung Hoa (và Việt Nam) khác nhau như đen và trắng, như phải và trái, như thiện và ác, không thể nói rằng không cần phân biệt.
Nếu hiểu mèo trắng hay mèo đen là tượng trưng cho chủ nghĩa cộng sản và tư bản thì nước Trung Hoa chỉ còn có một đảng lo làm giàu, không còn ranh giới giữa vị kỷ, cá nhân chủ nghĩa và tinh thần cộng đồng tương trợ. Chủ nghĩa nào cũng được, phương tiện nào cũng được, cách thức nào cũng được miễn là bắt được chuột.
Đặng Tiểu Bình đã a tòng với Mao Trạch Đông xóa bỏ luân lý xã hội, xóa bỏ mọi niềm tin của xã hội, xóa bỏ văn hóa của xã hội, chỉ cốt để phát triển kinh tế, phát triển bằng mọi giá.
Đặng Tiểu Bình đưa vài trăm triệu người vào công xưởng làm gia công cho thế giới, với đồng lương tối thiểu. Những công nhân đó bước ra khỏi cơ xưởng, nhìn bầu trời âm u, ô nhiễm, nhìn đường phố ồn ào chật chội, nhìn những xe hơi bóng nhoáng, rồi về ngôi nhà chật hẹp không có làng xóm thân quen, không có cha mẹ, vợ con. Họ nghĩ gì?
Người người tranh nhau kiếm tiền trong xã hội rộng lớn nhiều sắc dân, nhiều tiếng nói mà không có nền văn hóa chủ đạo, hay nền văn hóa lỏng lẻo thì đương nhiên cuộc sống trở nên nặng nhọc, bất trắc, người giàu đi một bước vệ sĩ theo một bước, phần đông giới bình dân thì cảm thấy bị bóc lột, bị đè nén, cách biệt, trơ trọi.
Trong 4 năm qua, mỗi năm Trung Hoa có chừng 90,000 vụ biểu tình khiếu nại, chống đối (8).
Vì thế Đảng CSTH phải đưa ông Khổng Tử ra, rồi cất ông Khổng Tử đi (vì thấy Khổng học không đủ đáp ứng cho nhu cầu hiện đại ?), để đại hội lại lo bàn về văn hóa. Trí thức Trung Hoa và thế giới góp ý không kém sôi nổi. Trương Duy Vi ca tụng mô hình Trung Hoa. Trương Duy Vi cho rằng lãnh đạo Trung Hoa đã được đảng đào tạo từ dưới lên trên và đã ấn định nhiệm kỳ là 4 năm, được tái ứng cử một lần nữa là 8 năm, như vậy sẽ tránh được tệ nạn tham nhũng và có hôn quân. Trương Duy Vi nhắc lại lịch sử nhiều triều đại Trung Hoa đã tồn tại trên 2, 300 năm để nói rằng cái "vận khí"(?) cái xu hướng chủ đạo mới (?) sẽ giúp Trung Hoa phát triển lâu dài (9).
Vương Tập Tư (Wang Jisi) trong bài bàn về Đại Chương Trình (10) thì nghĩ rằng Trung Hoa phải lo về kinh tế, an ninh, an sinh xã hội và những giá trị căn bản của Trung Hoa (China's values). Những giá trị căn bản nầy phải phù hợp với quy tắc luật pháp (the rule of law)(11), dân chủ, nhân quyền, và các giá trị phổ quát đã được thế giới công nhận.
Học giả Úc, Salvatore Babones cho rằng điều quan trọng nhất để Trung Hoa có thể phát triển bền vững lâu dài là có tự do tư tưởng thì mới có các phát minh, sáng chế để cạnh tranh với Âu Mỹ (12).
Học giả Mỹ, Ross Terrill sau khi phân tích, tìm hiểu Trung Hoa muốn gì trong một bài dài thì có nhắc tới sự thiếu vắng một nền tảng triết lý (13).
Còn có rất nhiều tác giả khác bàn về Trung Hoa nhưng tựu trung chỉ nói về vấn đề kinh tế, hay là tranh cãi về tầm mức quan trọng giữa khía cạnh tự do hay phát triển hay an ninh, hầu như vấn đề văn hóa hay giới hạn hơn là vấn đề tâm linh hay tôn giáo (với ý nghĩa là một khía cạnh chủ đạo cho cuộc sống của một quốc gia) thì không được nhắc tới.
Có nhẽ đây là điểm cần bàn luận khi nói về vấn đề văn hóa của Trung Hoa.
Làm sao có đời sống tâm linh tốt đẹp trong khung cảnh phát triển kỹ nghệ? Khoa học ngày nay dầu đã có tiến bộ vượt bực cũng vẫn chưa xác định được 100 phần trăm chắc chắn là con người từ đâu mà sinh ra, bào thai khi nào có phần hồn? (từ bào thai thành bé nhỏ nằm trong bụng mẹ), vũ trụ như thế nào và sống chết ra sao? Con người từ đâu mà có? chết rồi linh hồn đi về đâu? nếu tin có linh hồn.Và hàng trăm câu hỏi liên quan tới phần xác, phần hồn, tới hạnh phúc...
Tất cả những thắc mắc đó cộng với khó khăn, bất trắc của cuộc sống đã khiến con người phải tự tìm cho mình một niềm tin, phải chọn cho mình một điểm tựa, phải định cho mình một điểm đến. Tạm gọi điểm đi tìm đó là nền tảng tâm linh ta có thể tóm tắt nền tảng tâm linh gồm: luân lý gia đình, giáo điều/lời khuyên/răn của các tôn giáo, điều lệ của các đảng phái, các đoàn thể độc lập trong xã hội, được một số đông tương đối trong xã hội đó/trong quốc gia đó nghe theo.
Nền tảng tâm linh như vậy có vẻ có những chỉ tiêu không thống nhất, nói quá đi thì có vẻ hơi ôm đồm. Nhưng như thế mới đủ để lựa chọn, có tự do lựa chọn, tránh được vấn đề độc tài lý thuyết, độc tài đạo giáo, độc tài niềm tin. Nền tảng tâm linh của xã hội/quốc gia chính là niềm tin, không phải một mà là nhiều niềm tin, nếu nó dung hòa với nhau thông qua luân lý, qua luật pháp thì quốc gia sẽ có cuộc sống ổn định, hài hòa, rất cần cho phát triển bền vững.
Nhìn vào bất cứ xã hội nào, quốc gia nào ta đều thấy rất nhiều dạng sinh hoạt: gia đình, đảng phái, hội đoàn, tôn giáo, thể thao, văn nghệ...
Ngày xưa ở Trung Hoa và Việt Nam đại đa số dân sống trong làng mạc, các ngày giỗ, tết, cưới xin là những dịp con cháu gần nhau, để nghe lời giáo huấn về luân lý về cách cư. xử. Ngày hội, ngày Tết là dịp dân làng tụ tập gây tình thân, tình đoàn kết. Mùng một, ngày rằm là ngày đi lễ Chùa nghe giảng giải về đạo lý. Thể thao là môn giải trí, đồng thời nó giúp mọi người biết thế nào là tuân thủ luật chơi. Điểm thắng của anh chỉ được công nhận khi anh theo đúng luật chơi, rõ ràng có sự khác biệt giữa trắng và đen...Người chơi thể thao hay khán giả đều biết điều đó.
Các sinh hoạt trong xã hội đã giúp con người và con người cần có nhiều sinh hoạt đa dạng đó, vì ở đó nó cho con người một mục đích đến, một niềm tin, một nền tảng tâm linh, hay ít nhất cũng có những giây phút thoải mái làm nhẹ mọi gánh nặng trên vai. Nó giúp cho con người không sợ sống, không sợ chết, giúp cho con người có đời sống tinh thần bình ổn...
Tụ tập ra ở chúng cư làm kỹ nghệ thì có phát triển về kinh tế như Trung Hoa đã làm. Nhưng sự kiện đó làm xáo trộn mọi sinh hoạt xưa, mọi giềng mối của nền tảng tâm linh. Nếu không dung hòa với/hay đổi mới được phong tục tập quán xưa, không bảo vệ quyền lợi người nông dân khi họ phải bán ruộng đất để xây khu kỹ nghệ, không thấy sự khác biệt trong cấu trúc gia đình của hai loại xã hội nông nghiệp và kỹ nghệ, không hiểu rằng cấu trúc đó đi theo tâm lý khác biệt rất quan trọng ...không dự trù những biện pháp để thích nghi với các vấn đề xẩy ra thì chỉ nhìn sơ qua các con số ở đầu bài đã thấy cái giá mà nhân dân Trung Hoa đã/sẽ phải trả là rất cao.
Xưa, có nhà hiền triết Trung Hoa đại khái nói rằng làm văn hóa sai thì di hại cho nhiều đời.
Bỏ quá khứ qua một bên, thì cũng phải tìm ra câu trả lời cho câu hỏi:"Làm sao có đời sống tâm linh tốt đẹp trong khung cảnh phát triển kỹ nghệ?"
Các nước phát triển kỹ nghệ như Mỹ, Nhật, Anh ...họ có nền tảng tâm linh của họ và trong các quốc gia đó nền tảng tâm linh giữ một phần trong vai trò hướng dẫn nhà lập pháp để soạn thảo ra các đạo luật.
Luật pháp và nền tảng tâm linh là hai thực thể có ảnh hưởng hỗ tương.
Tuyên ngôn Độc Lập của Mỹ tin rằng Tạo Hóa đã tạo dựng nên con người, Anh và Nhật tin vào đạo giáo mà tượng trưng cho tâm linh đó là nhà Vua của họ. Trợ lực cho nền tảng tâm linh đó họ có hiến pháp và luật pháp theo đúng quy tắc luật pháp (The rule of law). Các nước đó đã tiến từ quân chủ hay đang bị đô hộ, và phải trải qua nhiều trận chiến quốc tế hiểm nghèo vẫn vươn lên là nước tự do, độc lập và giàu mạnh như hiện nay, mà không phải kinh qua những bất ổn lớn của xã hội.
Lịch sử Trung Hoa thời Đông Châu Liệt Quốc đã biện minh cho sự cần thiết một nền tảng tâm linh.Khi Thiên Tử nhà Chu đã không còn chu toàn nổi bổn phận của mình thì thiên hạ đánh nhau, tranh giành làm vua, nhưng chỉ là vua chư hầu vì không ai dám giết Thiên Tử, còn tin rằng Thiên Tử là con Trời, không thể giết. Phải đợi đến khi Mạnh Tử và Tuân Tử đưa ra lý thuyết: Thiên Tử nếu không làm tốt bổn phận của mình thì cũng nên giết, có thể giết được thì Tần Thủy Hoàng mới dám chấm dứt nhà Chu để thống nhất nước Tàu, tiếp theo là nhà Hán dài trên 400 năm.
Dầu cho định nghĩa văn hóa như thế nào; mô tả, định nghĩa xã hội có văn hóa ra làm sao thì ngày nay hiển nhiên là văn hóa của quốc gia, của xã hội đó cần được xây dựng dựa trên sự nhuần nhuyễn các yếu tố:
a/ Nền tảng tâm linh.
b/ Hiến Pháp và Luật pháp theo đúng quy tắc luật pháp (The rule of law).
c/ Tuyên ngôn nhân quyền của liên hiệp quốc.
d/ Và sau cùng là luật pháp quốc tế mà quốc gia mình sống đã ký kết.
Sau khi đi theo kháng chiến giành Độc Lập, thi sĩ Quang Dũng của VN đã nói rất thâm thúy:
"Ta như những người chán một bờ nhỏ hẹp, thèm một đất đai khác, mê biển rộng, ra đi mà thiếu một địa bàn vững chắc. Nên có cái hào hứng cái nhiệt thành của người đi mà chưa có cái phong thái vững vàng và trong sáng của người đến" (14).
Cái phong thái vững vàng và trong sáng đó chính là phong thái của con người sống trong xã hội có văn hóa; một xã hội có tâm linh, có luân lý, có luật pháp minh bạch, trong sáng.
Với quá khứ cả ngàn năm văn hiến như Trung Hoa thì chuyện vượt qua khó khăn hiện tại không phải là chuyện không thể, nhưng đòi hỏi sẽ cực kỳ cao.
Hà Dương Dực
Cước chú:
1/ Theo Trương Duy Vi trong bài đối thoại với Francis Fukuyama về Mô hình Trung Quốc. Phạm Gia Minh dịch và đăng trên Viet-studies 11/6/11.
2/ Đọc Wikipedia tìm trên google.com mục China Corruption.
3/ Tin đăng trên BBC ngày 14/11/11
4/ Salvatore Babones dẫn trong bài "The Middling kingdom", Foreign Affairs 9-10/2011
5/ Theo bài The Sick Man of Asia của Yanzhong Huang đăng trên Foreign Affairs 11-12/2011.
6/ Theo báo cáo được công bố hồi tháng 4/2011 của ủy ban "State population and family planning" của chính phủ Trung Hoa
7/ Trung Hoa có trên 1.300 triệu dân, 53% dân nói tiếng quan thoại (mandarin), còn lại phần đông nói 7,8 thứ ngôn ngữ khác, không kể các nhóm dân thiểu số ở mìền núi (như vùng rừng núi biên giới VN...). Trung Hoa có trên 50 triệu tín đồ Gia Tô Giáo, 20 triệu Hồi Giáo, Đạo Phật được thống kê là có trên 100 triệu (?), chắc là nhiều hơn.
8/ Báo The Economist tháng 10/2010.
9/ Trương Duy Vi bài dẫn trên.
10/ Bài China's Search for a Grand Stategy của Wang Jisi trên Foreign Affairs tháng 3-4.2011
11/ The Rule of Law là một thành ngữ rất khó dịch, có người dịch là Pháp Quyền (dịch là pháp trị là sai). Đại cương thành ngữ nầy để chỉ Luật đã được dân chúng chấp nhận thông qua các định chế dân chủ, và khi đã được dân chấp nhận thì luật có giá trị cho tất cả mọi người, kể cả Vua.
12/ Bài đã dẫn (4).
13/ Bài What does China Want đăng trên Wilson Quarterly mùa thu 2005. Viet-studies phỏng dịch đăng ngày 22-7-2011.
14/ Trong bài "Mấy ý nghĩ về thơ" Quang Dũng viết đăng trên báo Văn Nghệ 1956. Lại Nguyên Ân sưu tầm và đăng trên Viet-studies tháng 11.2011.
Các thao tác trên Tài liệu
|
|
|
Post by nguyendonganh on Jul 21, 2013 10:59:19 GMT 9
Sách Trắng đối ngoại Trung Quốc 2013 có gì đặc biệt? TPO - Trung Quốc trong năm 2013 đã công bố Sách trắng về Đối ngoại, trong phần về những thách thức và sứ mệnh, có bao gồm một loạt những khái niệm mới, liên quan đến những nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia. Mỹ là nguy cơ lớn nhất, tranh chấp biển đảo thứ hai Lần đầu tiên những vấn đề trọng tâm của đối ngoại chính trị và chính sách quốc phòng được nêu lên đích danh như bản chất của nó. Trong phần đánh giá tình hình và thách thức hiện nay, đã thẳng thắn chỉ ra rằng: "Một quốc gia đã tăng cường các liên minh quân sự của mình trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tăng cường sự hiện diện quân sự trong khu vực", và thường xuyên tiến hành các hoạt động nhằm làm cho tình hình châu Á ngày càng căng thẳng hơn. “Một quốc gia” — thực tế là một ám chỉ rõ ràng Mỹ, quốc gia đã tuyên bố chuyển trọng tâm chiến lược vào khu vực châu Á – Thái Bình Dương, phục hồi và củng cố lại các mối quan hệ đồng minh vốn có. Sách Trắng quốc phòng của Trung Quốc được công bố thường kỳ hai năm một lần, các chủ đề chính trị của sách Trắng hàm chứa những nội dung cô đọng các quan điểm của nhà nước Trung Quốc về những nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia. Trong danh sách những nguy cơ cho an ninh quốc gia của Trung Quốc được nêu trong sách Trắng phiên bản này cho thấy: Vị trí thứ nhất là “Một quốc gia nào đó” ; vị trí thứ hai là các nước Đông Á có những tranh chấp về mặt chủ quyền (Trung Quốc chú trọng vào Nhật Bản); những nguy cơ mang tính truyền thống như chủ nghĩa khủng bố quốc tế, chủ nghĩa cực đoan và ly khai đứng hàng thứ ba và nguy cơ từng đứng vị trí hàng đầu đối với Trung Quốc – Đài Loan chính thức tách rời khỏi đại lục (tuyên bố độc lập) chỉ đứng hàng thứ tư. Mặc dù không nói thẳng tên, nhưng ai cũng hiểu'một quốc gia' trong Sách Trắng 2103 của Trung Quốc chính là Mỹ.  Ảnh: Hải quân Mỹ-Nhật tập trận đổ bộ chiếm đảo hồi tháng 6/2013 khi căng thẳng tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đột ngột dâng cao. Mặc dù không nói thẳng, nhưng ai cũng hiểu 'một quốc gia' trong Sách Trắng 2103 của Trung Quốc chính là Mỹ. Ảnh: Hải quân Mỹ-Nhật tập trận đổ bộ chiếm đảo hồi tháng 6/2013 khi căng thẳng tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đột ngột dâng cao.. Mới chỉ trong năm 2011, sách Trắng của Trung Quốc trong phân đánh giá tình hình, tràn đầy những đánh giá lạc quan về, tình hình trên thế giới và trong khu vực “nói chung mang tính hòa bình và ổn định” hàng loạt các tổ chức quốc tế trong khu vực hoạt động hiệu quả và nền kinh tế thế giới hội nhập tích cực. Tất nhiên, chính sách quân sự của Trung Quốc trong một thời gian dài bắt nguồn từ những khả năng xung đột quân sự với Mỹ. Để sẵn sàng cho điều đó, PLA đã xây dựng một hạm đội tàu ngầm hiện đại, phát triển lực lượng không quân hải quân mang tên lửa, xây dựng và triển khai các tổ hợp tên lửa chống tàu có trận địa và căn cứ ven bờ biển. Nhưng việc phân tích các mối đe dọa và gọi đích danh của nó đã đánh dấu một sự thay đổi thực chất rất lớn trong lời tuyên bố và phương pháp thực hiện chính sách đối ngoại. Trong giai đoạn hiện nay, Trung Quốc đã không còn thấy cần thiết phải làm bộ như chỉ thấy những nguy cơ từ các “tổ chức khủng bố quốc tế” trừu tượng nào đó. Những vấn đề và nguồn gốc của nó được nêu bằng những định danh cụ thể. Tờ Giải Phóng quân Trung Quốc trong một bài viết đã cụ thể hóa sâu hơn vấn đề, tuyên bố rằng “các thế lực thù địch phương Tây “ đang nố lực tìm mọi cách chia rẽ và phương Tây hóa” Trung Quốc. Sẵn sàng cứng rắn bảo vệ 'lợi ích cốt lõi' Một điều thú vị rất mới của sách Trắng nữa là mục đề cấp đến vấn đề sử dụng lực lượng vũ trang để bảo vệ những lợi ích của Trung Quốc ngoài biên giới. Trong nội dụng này có nhấn mạnh, vấn đề an ninh ảnh hưởng đến những lợi ích của Trung Quốc ngoài biên giới, càng ngày càng trở lên gay gắt hơn. Những lợi ích cốt lõi, có thể bị đe dọa là các nguồn tài nguyên và năng lượng, các con đường vận tải biển chiến lược, nhân quyền của người Trung Quốc và quyền lợi của các tổ chức của Trung Quốc ở nước ngoài. Mặc dù chủ đề lợi ích ngoài biên giới đã được phát triển trong các văn bản, tài liệu khoa học chính trị Trung Quốc từ lâu, nhưng một văn bản chính thức ở cấp độ nhà nước, trong định hướng xây dựng và phát triển quân đội, vấn đề này chưa bao giờ được đặt ra cho đến tận sách Trắng năm 2013. Những kinh nghiệm tích cực mà PLA nhận được trong lĩnh vực này, đó là sự tham gia của Hải quân trong chiến dịch chống cướp biển ở Somalia, lực lượng quân đội – trong sơ tán cứu hộ công dân Trung Quốc ở Lybia và Sudan năm 2011. Một thú vị khác là trong giai đoạn đó, Trung Quốc đã tăng cường phát triển lực lượng máy bay vận tải chiến lược, ký kết hợp đồng mua một số lượng lớn máy bay đã qua sử dụng IL-76 của Nga, Ukraina và Belarus. Ngoài ra, Trung Quốc đang tiến hành các chuyến bay thử nghiệm máy bay vận tải quân sự hạng nặng Y-20, thương thảo luận về khả năng mua một số IL-76 mới sản xuất tại Ulyanovsk của Nga.  Máy bay vận tải hạng nặng IL – 76 Trung Quốc.  Máy bay vận tải hạng nặng Y – 20 sản xuất tại Trung Quốc. Theo những thông tin được công bố trên những phương tiện thông tin đại chúng Trung Quốc, trong tương lai gần Trung Quốc sẽ xây dựng một hạm đội máy bay vận tải hạng nặng cơ khoảng 100 chiếc. Những chiếc máy bay quân sự vận tải này không dùng cho bất cứ sứ mệnh nhân đạo nào trên thế giới, mà là yếu tố cần thiết để Trung Quốc có thể đổ bộ một sư đoàn lính thủy đánh bộ đến bất cứ điểm nào trên toàn thế giới. Như vậy, bằng bước phát triển mạnh mẽ không đoàn vận tải, Trung Quốc sẽ trở thành một cường quốc quân sự thế giới. Sự phát triển mạnh mẽ của những lời tuyên bố hùng hồn chống phương Tây, chống Mỹ từ phía Trung Quốc ngày nay hàm chứa những tính chất cơ bản hoàn toàn khác, không giống như những lời tuyên bố chống phương Tây của Nga. Trong trường hợp này, sự thay đổi có tính cơ bản những nội dung chống phương Tây và chống Mỹ cho thấy những thay đổi cả về lượng và chất trong lĩnh vực quân sự, chính trị đối ngoại và kinh tế. Ở Nga, những chỉ trích nhằm vào phương Tây và Mỹ có những khía cạnh thực tế và có những biện pháp cụ thể ( cuộc chiến chống lại các tổ chức nước ngoài phi chính phủ và phi lợi nhuận – những hoạt động tuyên truyền, ủng hộ, gây chia rẽ….), đồng thời không gây nên những tổn thất nghiêm trọng hoặc những xung đột nóng trong lĩnh vực chính trị hoặc kinh tế. Tất cả những mâu thuẫn giữa Nga và Mỹ trong các vấn đề quan hệ quốc tế đến liên quan đến những mâu thuẫn truyền thống, đã tồn tại từ sau thời kỳ chiến tranh lạnh. Trong lĩnh vực phát triển kinh tế, các mối quan hệ hợp tác vẫn được tiến triển có hiệu quả. Điển hình là việc Mỹ ủng hộ Nga và WTO đồng thời cũng cộng nhận Nga như một đối tác kinh tế ổn định. Nga có thể cáo buộc Mỹ bao nhiêu tùy thích về những âm mưu, còn Mỹ có thể cáo buộc Nga thoải mái về vấn đề nhân quyền. Nhưng quy mô các dự án phát triển kinh tế đang được thảo luận, ví dụ như ExxonMobil và "Rosneft" đã chứng minh một điều rằng, không cần thiết phải quan tâm đến sự ồn ào của các chính trị gia. Mỹ với xác suất cao nhất hoàn toàn tin tưởng trong tương lai không phải đối đầu với Kremlin. Còn nước Nga thì đang cẩn trọng tìm kiếm vị thế của mình trong một thế giới đang thay đổi. Từ sách Trắng Đối ngoại Trung Quốc 2013, có thể nhìn thấy rõ ràng xu hướng phát triển của chính sách đối ngoại quân sự Trung Quốc cũng như tầm nhìn của PLA trong tương lai. Đưa ra những mối nguy cơ cụ thể với cách gọi đích danh từng mục tiêu rõ rệt, Trung Quốc đã sẵn sàng cho khả năng tiến hành những chính sách cứng rắn, bao gồm cả đưa lực lượng vũ trang ra nước ngoài nhằm bảo vệ những “lợi ích cốt lõi” của đại lục trên thế giới. Với một sức mạnh quân sự khổng lồ, có thể, cách phản ứng trước những nguy cơ sẽ là biểu dương lực lượng, triển khai các hoạt động chống khủng hoảng hoặc đấu tranh giành giật chủ quyền ở các khu vực đang có những tranh chấp hoặc có những nguy cơ đe dọa đến thương mại, vận tải và các nguồn cung cấp nguyên liệu thô hoặc nhiên liêu…Trung Quốc cũng đã từng có những biện pháp giải quyết xung đột bằng vũ trang, và không có gì có thể nói trước. Nhưng rõ ràng Sách Trắng lần này đã nêu lên đích danh các nguy cơ, đương nhiên, cũng có thể sẽ giải quyết các nguy cơ đó dưới quan điểm chính trị - quân sự đối ngoại.
|
|
|
Post by nguyendonganh on Jan 6, 2014 4:31:38 GMT 9
Trung Quốc được cai trị cách nào?Posted on December 30, 2013 David M. Lampton – Lee Hoàn dịch Và nếu lãnh đạo Trung Quốc theo đuổi hệ thống quản trị nhân văn hơn, có sự tham gia đầy đủ của các thành phần trong xã hội, căn bản dựa trên luật pháp…, mà vẫn duy trì được tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và ổn định được xã hội, thì họ sẽ hồi sinh được quốc gia nàyHow China Is Ruled, Why It’s Getting Harder for Beijing to Govern, Foreign Affairs Jan/Feb 2014  Bích chương (11/1958) cổ động cho Bước Đại Nhảy Vọt: Nhượng cao sản “vệ tinh” vĩnh viễn tại thiên không vận chuyển. Nguồn: Chongqing renmin chubanshe (重庆人民出版社) Trung Quốc đã trải qua ba cuộc cách mạng trong thế kỷ XX. Đầu tiên, năm 1911 với sự sụp đổ của triều đại nhà Thanh kéo theo đó là sự sụp đổ của hệ thống cai trị phong kiến lâu đời. Sau các xung đột kéo dài là cuộc cách mạng thứ hai, năm 1949 Mao Trạch Đông và Đảng cộng sản chiến thắng trong nội chiến, lập nên nước CHND Trung Hoa; quyền lực tối thượng của Mao chỉ kết thúc khi ông ta chết vào năm 1976. Cuộc cách mạng thứ ba đang diễn ra, và cho đến nay, với kết quả tích cực hơn nhiều. Bắt đầu vào giữa năm 1977 với sự trỗi dậy của Đặng Tiểu Bình, người khởi động một kỷ nguyên cải cách chưa từng có, kéo dài nhiều tập kỷ và làm chuyển đổi nền kinh tế gia công-manh mún của Trung Quốc thành một nền kinh tế hàng đầu thế giới, giúp hàng trăm triệu người Trung Quốc thoát khỏi đói nghèo và mở đầu đợt di dân ồ ạt đến thành phố. Cuộc cách mạng này được tiếp nối qua các nhiệm kỳ của những lãnh đạo như Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình. Cải cách mở cửa của Đặng, hẳn nhiên, chỉ có tính cách mạng theo một nghĩa nào dó, do trong suốt thời gian qua Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vẫn duy trì độc quyền chính trị. Có vẻ Trung Quốc đang trải nghiệm một cuộc cải cách kinh tế mà không có cải cách chính trị trong những năm qua kể từ 1977. Sự thật là, một cuộc cải cách chính trị đã “diễn ra lặng lẽ và ngoài tầm quan sát của nhiều người” ! Chính quyền trung ương Trung Quốc hoạt động ngày nay trong môi trường cơ bản rất khác biệt với những gì đã có trong những năm đầu cải cách của Đặng, ít nhất trong ba nội dung. Một là, vai trò cá nhân của các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã dần yếu hơn trong tập thể lãnh đạo cũng như đối với toàn xã hội. Hai là, xã hội Trung Quốc với nền kinh tế tập trung và bộ máy quan liêu đang dần bị thủ tiêu, làm gia tăng các nhu cầu buộc giới lãnh đạo phải đáp ứng, hoặc ít nhất phải điều chỉnh nền quản trị quốc gia. Ba là, giới lãnh đạo Trung Quốc, hơn bao giờ hết, hiện phải lãnh đạo quốc gia có dân số với nhiều nguồn lực, về tiền bạc, tài năng và thông tin hơn trước. Với những lý do trên, quản trị Trung Quốc đã trở nên khó khăn hơn thời ông Đặng. Đối phó với những thay đổi, Bắc Kinh đã tích hợp ý kiến công luận vào hoạt động hoạch định chính sách quốc gia, trong khi vẫn giữ các cấu trúc chính trị cơ bản, có sẵn. Sẽ là sai lầm nếu các nhà lãnh đạo Trung Quốc nghĩ rằng có thể duy trì ổn định chính trị và xã hội một cách vô thời hạn mà không cải cách đáng kể hệ thống quản trị quốc gia. Một Trung Quốc đặc trưng bởi một nhà nước yếu hơn và một xã hội dân sự mạnh mẽ hơn đòi hỏi một cơ cấu chính trị khác biệt hơn nhiều. Nó đòi hỏi một cam kết mạnh mẽ hơn với nền pháp trị, với các cơ chế đáng tin cậy hơn, chẳng hạn như tòa án và cơ quan lập pháp, để giải quyết các xung đột, dung hòa các lợi ích khác nhau, cũng như việc phân phối các nguồn lực trong xã hội. Nó cũng cần một Chính phủ hoạt động tốt hơn, minh bạch và có trách nhiệm hơn. Thiếu đi các điều kiện để phát triển như vậy, trong tương lai Trung Quốc ắt gặp các bất ổn chính trị nhiều hơn so với chính nó trong hơn bốn thập niên vừa qua. Trong hoàn cảnh đang vươn ra thế giới, các bất ổn chính trị tại Trung Quốc càng dễ được cảm nhận hơn trên qui mô khu vực và toàn cầu. Cải cách trước đây của Trung Quốc đã tạo ra những hoàn cảnh mới mà các nhà lãnh đạo của nó buộc phải nhanh chóng thích nghi. Cải cách cũng giống như đi xe đạp, hoặc là đạp xe để đi tiếp hoặc bị ngã nhào ! Không phải mọi lãnh đạo đều giống nhau Nhà xã hội học người Đức Max Weber cho rằng, một Chính phủ có được quyền lực nhờ ba nguồn: truyền thống; những phẩm chất và uy tín của cá nhân nhà lãnh đạo; và các chuẩn mực được pháp định và hiến định. Chính phủ Trung Quốc, trong các giai đoạn của cải cách, đã chuyển từ hai tính chính đáng đầu tiên và đang hướng tới một cái gì đó giống như tính chính đáng thứ ba. Giống như Mao, Đặng Tiểu Bình đã nắm quyền nhờ có sự kết hợp của quyền lực truyền thống và uy tín cá nhân. Nhưng các nhà lãnh đạo kế tiếp lại có quyền lực theo những cách rất khác nhau. Giang Trạch Dân (cai trị 1989-2002) và Hồ Cẩm Đào (cầm quyền 2002-2012), ở những mức độ khác nhau, đều được chính Đặng chỉ định làm lãnh đạo. Tập Cận Bình vào vị trí đứng đầu, năm 2012, nhờ quá trình lựa chọn chính trị tập thể trong ĐCSTQ. Cùng với thời gian, một Bộ tiêu chuẩn tập hợp các tiêu chí về lựa chọn lãnh đạo đã hình thành, bao gồm cả giới hạn về nhiệm kỳ và tuổi tác, các biện pháp thực hiện, kết quả thăm dò ý kiến trong nội bộ đảng. Mặc dù quan trọng, các tiêu chuẩn này không phải là các qui định phạm pháp luật – chúng không đầy đủ, không chính thức, và có thể bị thay đổi – nhưng chúng thật sự đánh dấu một khởi đầu ấn tượng trong tiến trình từ bỏ những luật lệ mang dấu ấn cá nhân thời Mao. Cơ sở của tính chính đáng đã thay đổi, những nhà lãnh đạo kế tục Đặng nhìn thấy khả năng hạn chế khi một mình họ làm chính sách. Dù rằng Đặng không có sức mạnh không gì kiềm chế như Mao, nhưng khi cần quyết định chiến lược, ông có thể hành động một cách đầy uy quyền và dứt khoát, một khi đã tham khảo ý kiến các đồng chí có ảnh hưởng. Hơn nữa, quy mô và phạm vi của các quyết định của Đặng thường rất lớn. Ngoài cải cách kinh tế, Đặng đã thực hiện nhiều chính sách quan trọng khác, như chính sách một con (năm 1979), đàn áp phong trào phản kháng của Nhóm Bức tường dân chủ cùng năm, vào năm 1989 tuyên bố thiết quân luật và triển khai quân đội tại Bắc Kinh. Vấn đề Đài Loan, Đặng Tiểu Bình đã rất thoải mái khi nói dành việc giải quyết quan hệ hai bờ eo biển này cho thế hệ mai sau. Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình, ngược lại, có nhiều hạn chế hơn. Sự khác biệt này biểu hiện đầy đủ nhất vào cuối năm 2012 và trong năm 2013, khi Tập lên nhậm quyền từ tay Hồ. Trong những năm 1970, khi xây dựng mối quan hệ với Nhật Bản, Đặng đã có thể gác sang một bên vấn đề chính trị-dân tộc nhạy cảm về chủ quyền đối với quần đảo Điếu Ngư (Nhật gọi là quần đảo Senkaku). Nhưng Tập Cận Bình, vừa khi vào vị trí chóp bu và để khẳng định quyền lực của mình, đã buộc phải phải hành động mạnh tay đáp trả động thái của Tokyo (tháng 9 năm 2012) tuyên bố quốc hữu hóa quần đảo này. Trung Quốc, nói cách khác, đã chuyển từ thời kỳ cai trị bởi những cá nhân quyền lực sang thời kỳ các nhà lãnh đạo bị hạn chế bởi quyết định tập thể, giới hạn nhiệm kỳ và các tiêu chí khác (công luận, các nhân vật kỹ trị…), theo kiểu “Mao và Đặng có thể quyết định; Giang và các nhà lãnh đạo hiện nay phải tham khảo ý kiến”. Giới lãnh đạo Trung Quốc hiện nay không giống Mao, không giống Đặng còn ở khía cạnh quan trọng: về mục đích, họ ít mong muốn tạo ra sự thay đổi lớn; và để tâm nhiều hơn trong việc giữ ổn định của hệ thống, cũng như việc nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống đó. Mục tiêu của Đặng là chuyển đổi. Đặng đã tìm cách chuyển Trung Quốc lên các bậc thang kinh tế và vào hệ thống quyền lực toàn cầu, và ông ta đã làm được điều đó. Đặng đã mở cửa để Trung Quốc đến với kiến thức nước ngoài, khuyến khích người trẻ tuổi của Trung Quốc ra nước ngoài học tập (nhờ những trải nghiệm tốt đẹp của chính bản thân ông trong những năm học tập ở Pháp và Liên Xô), và để cho các lợi thế so sánh, thương mại, giáo dục “tự do làm công việc kỳ diệu của chúng”. Kế tục Đặng, Giang Trạch Dân lên nắm quyền căn bản là vì ông đại diện cho sự thay đổi lớn trong phong cách lãnh đạo: trong bối cảnh cuộc biểu tình Thiên An Môn (1989), cả lực lượng ủng hộ cải cách và những người còn cảnh giác với cải cách, đều xem ông như một lãnh đạo có năng lực và ôn hòa. Nhưng Giang đã nhanh chóng “nhảy rào về phía cải cách”. Giang đưa Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, chuẩn bị đưa người Trung Quốc vào vũ trụ, và lần đầu tiên, vạch rõ rằng ĐCSTQ cần thiết phải thu hút một số lượng lớn trí thức (những người sáng tạo và có tay nghề cao) vào hàng ngũ của đảng. Trong 13 cầm quyền, nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ trung bình hàng năm là 9,7%. Giang Trạch Dân, về cả tính cách và hoàn cảnh, còn xa mới xứng với nhà “cải cách mở cửa” Đặng. Là một kỹ sư được đào tạo bài bản, Giang có tính thực tế và tập trung vào làm những việc có khả năng nhất. Ví dụ vào năm 1992, ông nói với một nhóm người Mỹ rằng một thập kỷ trước, khi ông đang là một quan chức cấp thấp, ông đã đến thăm Chicago và đặc biệt quan tâm đến việc thu gom rác thải của thành phố, vì ông hy vọng sẽ tìm thấy một giải pháp cho vấn đề vỏ dưa hấu thải bỏ vương vãi khi trở về nhà. Sau đó ông nói với người Mỹ rằng khi làm thị trưởng thành phố Thượng Hải, ông đã tiết kiệm được đất đai bằng cách xây dựng cầu xoắn ốc trên các đường dốc, nhờ đó giảm sự di dời của cư dân thành phố… Không phải những thay đổi xã hội mạnh bạo, mà những mối quan tâm rất cụ thể về vật chất của Giang Trạch Dân đã cải thiện được cuộc sống của những người Trung Quốc. Hồ Cẩm Đào và vị Thủ tướng cùng thời là Ôn Gia Bảo, đã cho thấy ít có những biến đổi hơn. Điều này có thể dự đoán được ngay trong năm 2002, vào đêm trước thời đại của Hồ, đó là “việc hướng tới một tập thể lãnh đạo, thay vì một lãnh tụ tối cao” và “lãnh đạo trong tương lai sẽ có tính tập thể, dân chủ hơn, các nhà lãnh đạo sẽ tìm kiếm sự đồng thuận chứ không phải đưa ra các quyết định cá nhân”. Nhược điểm là thế hệ lãnh đạo này sẽ được hưởng quyền lực ít hơn. Và sẽ khó khăn hơn cho họ khi cần phải đưa ra các quyết định táo bạo vào đúng lúc cần thiết. Hồ không ban hành bất cứ quyết sách nào có tính cải cách cả về chính trị lẫn về kinh tế. Thành tích đáng chú ý nhất của ông là đã tăng cường quan hệ với Đài Loan. Các lý giải một cách khoan dung cho những năm tại vị “mờ nhạt” của Hồ Cẩm Đào là ông đã thực hiện thành công các cải cách sâu rộng do Đặng, do Giang khởi xướng. Sau khi vào vị trí lãnh đạo tối cao của đảng tháng 11 năm 2012, Tập Cận Bình đã thực thi quyền lực của mình vào năm 2013 khi cho phép tiến hành một cuộc tranh luận mạnh mẽ về cải cách, ngay cả khi đã thắt chặt các hạn chế về tự do ngôn luận. Cốt lõi của các cuộc tranh luận này liên quan đến câu hỏi: làm thế nào để phục hồi tăng trưởng kinh tế và cải cách chính trị đến mức nào để trở thành một điều kiện quyết định giúp kinh tế phát triển hơn nữa.  Thanh viên Ban Thường trực BCT Đàn CSTH: Xi Jinping (giữa), (Theo chiều kim đồng hò, tứ trái) Zhang Dejiang, Li Keqiang, Yu Zhengsheng, Liu Yunshan, Wang Qishan, Zhang Gaoli. Nguồn Photo: Reuters Sau Hội nghị TW III (tháng 11 năm 2013), chính quyền Tập tuyên bố sẽ “cải cách sâu rộng toàn diện” và thành lập cơ quan là Ban Chỉ đạo trung ương [*] để chỉ đạo thực hiện. Sự kiện này cho thấy nhiều mâu thuẫn trong chính sách vẫn còn và chính quyền trung ương còn phải tập trung vào các cải cách cho đến 2020. Điều đó cũng chỉ ra sự thiếu hụt một chính sách rõ ràng cho tương lai phía trước, bởi lẽ trong nhiều lĩnh vực, Trung Quốc cần được thị trường hóa, ở những lĩnh vực khác lại cần được phân cấp hoặc cần phải tập trung cao độ. Dù còn chưa rõ nét, song động lực của chính sách mới là bám sát chức năng của thị trường để thị trường giữ vai trò quyết địnhtrong phân bổ các nguồn lực, như tạo sân chơi bình đẳng giữa doanh nghiệp nhà nước và ngoài quốc doanh, đơn giản hóa các quy trình thủ tục hành chính. Người nước ngoài có thể thấy những hứa hẹn của chính phủ hầu “tạo điều kiện tiếp cận đầu tư, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các khu thương mại tự do và mở rộng thị trường nội địa và mở cửa ven biển“. Những chính sách này đòi hỏi những cải cách ở lĩnh vực chính trị, và như trong Thông báo kết quả Hội nghị, đó là sự cần thiết phải thay đổi trong ngành tư pháp và trong chính quyền địa phương, cũng như mở rộng hơn các quyền cho người nông dân. Với thông báo việc thành lập Ủy ban an ninh quốc gia [**], Hội nghị đã xác định an ninh cả bên trong lẫn bên ngoài đã trở thành mối quan tâm lớn của quốc gia. Cuộc Vạn lý trường trinh mới đã bắt đầu ! Xã hội bị phân chia Những thay đổi trong phong cách lãnh đạo cá nhân đã khá trùng hợp với sự thay đổi mang tính kiến tạo, như: sự đa dạng hóa trong xã hội, trong nền kinh tế, và ngay trong bộ máy cai trị quan liêu. Thời đại Mao, các nhà lãnh đạo khẳng định rằng họ chỉ phục vụ cho một lợi ích duy nhất – đó là lợi ích của quần chúng nhân dân. Công việc của chính phủ là thực thi chuyên chính vô sản và giáo dục người dân về lợi ích của họ. Cai trị không phải là để dung hòa sự khác biệt mà là để loại bỏ chúng. Tuy vậy, ngay từ thời của Mao, xã hội và bộ máy cai trị quan liêu ở Trung Quốc đã bị phân thành nhiều mảnh, khiến Bắc Kinh luôn khó khăn khi đưa ra các quyết định cũng như khi thực hiện chính sách. Để đối phó với thách thức này, chính phủ Trung Quốc, đặc biệt là kể từ thời kỳ của Đặng, đã phát triển một hệ thống thẩm quyền có tính ứng phó, dù chưa đáp ứng hết yêu cầu cân bằng các lợi ích chính về địa lý, chức năng, phe phái, và việc làm chính sách chủ yếu được thông qua đại diện ở cấp cao nhất của ĐCSTQ. Việc tự thể hiện về chính trị vẫn còn hạn chế, việc ra quyết định của nhóm tinh hoa vẫn chưa minh bạch, nhưng giới lãnh đạo ở Trung Quốc giờ đây đã cố gắng để giải quyết, chứ không phải là loại bỏ các mâu thuẫn giữa các nhóm lợi ích cạnh tranh nhau, và chỉ trấn áp các cuộc xung đột một khi thấy chúng là mối đe dọa đặc biệt lớn. Họ đã cố gắng kiểm soát các nhóm cử tri khác nhau và chỉ thẳng tay trấn áp các lãnh tụ của phong trào chống chính phủ. Về bản chất, nhiều người trong số các nhóm lợi ích mới, có thế lực ở Trung Quốc hình thành một cách tự nhiên. Người lao động và giới chủ xung đột nhau về điều kiện làm việc và tiền lương. Tương tự như vậy, khi các doanh nghiệp Trung Quốc phát triển đến độ như các công ty phương Tây, họ sẽ chỉ phục tùng phần nào đó các chỉ thị của đảng. Ví dụ, ngành công nghiệp đánh cá ngày càng được tư nhân hóa, trong 2012, hơn 70% công ty “đánh bắt xa bờ” của Trung Quốc đã được tư nhân, khiến chính quyền trung ương khó khăn hơn để ngăn chặn việc đánh bắt quá mức. Trong khi đó, do nhà nước còn quản lý, các Tổng công ty quốc gia Dầu khí ngoài khơi của Trung Quốc (CNOOC) phải hậu thuẫn cho chính sách độc chiếm Biển Đông, nơi được xem còn trữ lượng dầu – khí lớn; nhu cầu ngân sách lớn hơn để tăng cường tiềm lực thường trực và hiện đại hóa Hải quân. Hẳn nhiên, các nhóm lợi ích đã trở thành lực lượng tham gia ngày càng có ưu thế trong quá trình xây dựng và thực hiện chính sách đối nội và đối ngoại. Hệ thống chính trị của Trung Quốc. Nguồn: China’s Export Lobbying Groups and the Politics of the Renminbi By Wen Jin Yuan (2012) Bộ máy quan liêu ở Trung Quốc dường như đã thích nghi với sự gia tăng của các nhóm lợi ích, bởi các nhóm này ngày càng hình thành nhiều hơn. Thông qua diễn đàn của các “tiểu tổ lãnh đạo” (lingdao xiaozu), các xung đột giữa các nhóm lợi ích và các địa phương được giải quyết, và ngày nay các phó Thủ tướng và Ủy viên Hội đồng nhà nước phải dành nhiều thời gian hơn để giải quyết các xung đột như vậy. Trong khi đó, các tỉnh, thành phố lớn như Thượng Hải, các Hiệp hội công nghiệp và thương mại ngày càng dựa vào các đại diện của mình có tại Bắc Kinh hầu tìm kiếm lợi ích của băng nhóm mình qua vận động hành lang đối với các quyết định, chính sách quốc gia. Mô hình tương tự cũng được nhân rộng ở cấp tỉnh, thành phố.  Quyền lực nhân dân Mao không bao giờ cho phép công luận kiềm chế chính sách của ông, ý chí nhân dân là một cái gì đó do chính bản thân ông định đoạt. Với Đặng Tiểu Bình, dù đã thừa nhận cải cách, vì lo sợ rằng ĐCSTQ sẽ mất đi tính chính đáng, nhưng Đặng chỉ chấp nhận công luận khi nó phù hợp với các phân tích của ông. Ngày nay, tất cả các nhà lãnh đạo Trung Quốc đều công khai nói về tầm quan trọng của công luận, với mục tiêu là để chặn trước các vấn đề. Tháng 8 năm 2013, các tờ báo nhà nước Trung Quốc hàng ngày nhắc nhở độc giả rằng Ủy ban Phát triển và Cải cách quốc gia đã ban hành quy định yêu cầu các quan chức địa phương phải tiến hành đánh giá rủi ro để xác định những biến động do phản ứng của dân chúng đối với các dự án xây dựng lớn và yêu cầu tạm ngừng nếu dự án có “sự phản ứng cấp trung”. Một bộ máy lớn được xây dựng nhằm đo lường quan điểm của người dân, trong năm 2008, có các dữ liệu thăm dò của 51.000 doanh nghiệp, trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp có nhiều hợp đồng chính phủ, Bắc Kinh thậm chí đã bắt đầu sử dụng số liệu điều tra để giúp đánh giá tín nhiệm các quan chức ĐCSTQ. Sau Đặng, đất nước đã không còn lãnh tụ, nhờ đó một loại xã hội dân sự hình thành ! Một chuyên gia thăm dò dư luận, người có nhiều đơn hàng của chính quyền trung ương, đã nhận xét (năm2012) tại Hoa Kỳ, thăm dò dư luận được dùng cho các cuộc bầu cử, Trung Quốc, công dụng chính của các cuộc thăm dò là giám sát các hoạt động của chính phủ. Sự phát triển trên cho thấy giới lãnh đạo đã thừa nhận chính phủ ngày càng phải đáp ứng được nhiều hơn nữa. Kể từ năm 2000, chính phủ ngày càng viện dẫn công luận khi giải thích chính sách về tỷ giá, thuế, và cơ sở hạ tầng. Công luận thậm chí có thể “chống lưng” cho nhiều quyết sách của Bắc Kinh trong năm 2009 và 2010. Ngưu Tân Xuân, một học giả Trung Quốc, bình luận rằng Bắc Kinh đã chọn một chính sách cứng rắn nhiều hơn trong các tranh chấp trên biển và trong đường lối đối ngoại trong thời gian này như là một đáp ứng trực tiếp trước sự giận dữ của công chúng về những lời chỉ trích của phương Tây đối với nhân quyền ở Trung Quốc, đặc biệt là trong thời gian chuẩn bị cho Thế vận hội Olympic 2008, khi một số nhà lãnh đạo phương Tây muốn tẩy chay Thế vận hội. Các nhật báo Trung Quốc còn loan tin rằng, người Trung Quốc không muốn Tổng thống Pháp, ông Nicolas Sarkozy, đến tham dự lễ khai mạc Thế vận hội Bắc Kinh 2008. Phản ứng này phản ánh sự thừa nhận rằng khi chính quyền địa phương, các tổ chức phi nhà nước, và các cá nhân phát triển mạnh hơn, thì chính quyền trung ương dần mất đi thế độc quyền đối với ngân sách, nguồn lực con người, và ngay cả với thông tin. Ví như về nguồn vốn, kể từ thời Đặng Tiểu Bình, tiền bạc ngày càng tích tụ nhiều bên ngoài “két bạc” của trung ương. Từ 1980 đến 2010, tổng thu ở cấp địa phương đã tăng từ 46% đến 82%. Trong khi đó, tổng sản lượng công nghiệp sản xuất của nhà nước giảm từ 78% năm 1978 xuống đến 11% năm 2009. Do nhà nước vẫn nắm quyền kiểm soát hoạt động trong các lĩnh vực chiến lược, như quốc phòng, năng lượng, tài chính và cơ sở hạ tầng công cộng quy mô lớn, và người dân bình thường vẫn không được hưởng bất cứ điều gì là thành quả của kinh tế thị trường theo đúng nghĩa. Biến đổi này cũng là mảnh đất màu mỡ cho sự phát triển tệ tham nhũng ở địa phương, trong giới lãnh đạo quân sự, hình thành băng nhóm tội phạm, lừa đảo… đi ngược lại với lợi ích của đông đảo người dân. Khi người dân được tham gia kiểm soát các nguồn lực kinh tế, họ được lựa chọn nhiều hơn về nơi ở, những tài sản cần tích lũy, giáo dục con cái và theo đuổi cơ hội nào để phát triển. Tuy chưa phải là tự do hoàn toàn, nhưng nó là một sự khởi đầu nhiều hứa hẹn. Về nguồn nhân lực, trong năm học 1977-78, năm đầu tiên sau Cách mạng Văn hóa, khoảng 400.000 học sinh trúng tuyển vào các trường đại học, đến 2010, con số đó đã tăng lên 6,6 triệu. Hơn nữa, nhiều sinh viên Trung Quốc đang học tập ở nước ngoài, trong năm học 2012-13 có hơn 230.000 (có nhiều người học tự túc) theo học ở Hoa Kỳ và nhiều người trở về nhà sau khi tốt nghiệp. Kết quả là Trung Quốc hiện có một lượng lớn các cá nhân tài năng, những người có thể trợ giúp cho các tổ chức và các doanh nghiệp mà không cần trợ giúp từ phía nhà nước. Mỗi ngày qua, các thực thể này lại phát triển thêm lên về số lượng và sức mạnh, và trong nhiều trường hợp, chính họ đã bắt đầu thực hiện những chức năng mà theo truyền thống phải do nhà nước giải quyết hoặc chưa được bất kỳ ai giải quyết. Ví dụ, Học viện Dịch vụ công và Môi trường, một tổ chức phi chính phủ chuyên thu thập và công bố những dữ liệu tổng quát về tình trạng quản lý chất thải của các nhà máy, đã góp công gây áp lực với các công ty gây ô nhiễm môi trường, và buộc phải thay đổi cách thức hoạt động… Người dân bình thường hôm nay đã được tiếp cận nhiều hơn với thông tin. Hơn nửa tỷ người Trung Quốc đang sử dụng Internet. Ngoài việc hạn chế dòng chảy thông tin bằng “tường lửa”, chính phủ hiện phải chiến đấu với thông tin bằng chính các thông tin. Ví dụ, để giảm các tin đồn trực tuyến trong vụ Bạc Hy Lai, chính phủ chỉ công bố một phần rất hạn chế tranh tụng tại tòa án cho giới truyền thông. Chính quyền trung ương đã thực hiện những nỗ lực to lớn nhất cho khai thác các lợi ích của Internet, cũng như cố gắng loại bỏ những hiệu ứng gây bất ổn định nhất có từ công nghệ này. Ở một khía cạnh khác, ngày càng nhiều người dân đổ xô đến với thành phố. Đô thị hóa khiến giáo dục và thu nhập có phần được nâng cao, là kỳ vọng của đông đảo dân cư. Được sống nơi đô thị họ dường như được hít thở bầu không khí trong lành của tự do ! Những đô thị đông ken dân cư với các nhu cầu gia tăng nhanh chóng, có kiến thức hơn, và dễ dàng hơn khi tham gia các hoạt động xã hội… đã gây nhiều khó khăn gấp bội trong quản trị xã hội cho giới lãnh đạo. Sự thật đó đã được nhận thức. Ví dụ, tháng 12 năm 2011, báo The Guardian đưa tin ông Zheng Yanxiong, một bí thư địa phương của Tỉnh Quảng Đông khi phải trực diện với những nông dân đang tức giận do bị thu hồi đất đai, đã nói trong bức xúc: “Chỉ một số người thực sự nếm trải khó khăn năm này sang năm khác. Họ là ai? Là cán bộ cơ sở, như tôi !”. Công dân hay thần dân Công cuộc cải cách mang tính cách mạng ở Trung Quốc đã đạt kết quả mà chính Đặng cũng như các đồng chí của ông không thể dự đoán trước. Giới chức lãnh đạo cao nhất ở Trung Quốc đang gặp phải những khó khăn trong quản trị quốc gia theo phương thức tập thể, với bộ máy ngày càng quan liêu, phức tạp và trong một xã hội đang phát triển nóng. Công việc dường như khó khăn hơn do thiếu vắng các định chế điều chỉnh các lợi ích khác nhau, phân xử một cách vô tư những xung đột giữa các lợi ích này, và đảm bảo việc thực hiện một cách có trách nhiệm và liêm chính các chính sách. Nói cách khác, dù Trung Quốc có thể có một nền kinh tế mạnh mẽ và một quân đội hùng mạnh, song hệ thống quản trị quốc gia đã trở nên dễ đổ vỡ hơn bao giờ. Những áp lực này dẫn Trung Quốc đến một trong những ngả đường, như sau: Một là, Trung Quốc sẽ cố gắng thiết lập lại hệ thống tập trung và toàn trị hơn, nhưng cuối cùng sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu của một xã hội đang biến đổi nhanh chóng. Hai là, khi phải đối mặt với rối loạn và phân rã, một nhà lãnh đạo mới có uy tín, đáp ứng được với cải cách sẽ xuất hiện và thiết lập nên một trật tự mới – có thể sẽ dân chủ hơn nhưng cũng có khả năng sẽ độc tài hơn. Kịch bản thứ ba nguy hiểm hơn, Trung Quốc tiếp tục được đa nguyên hóa, nhưng không hề xây dựng các định chế cần thiết cho một nền quản trị quốc gia có tinh thần trách nhiệm và liêm chính khi đối nội và không hề có tính xây dựng khi đối ngoại. Con đường đó có thể dẫn đến thảm họa ! Kịch bản thứ tư, theo đó các nhà lãnh đạo của Trung Quốc ra sức thúc đẩy đất nước tiến lên, thiết lập nền pháp trị và cơ chế quản trị quốc gia phản ánh được đầy đủ các lợi ích đa dạng của đất nước. Bắc Kinh cũng phải củng cố hơn bao giờ hết tính chính đáng, bên cạnh duy trì tốc độ tăng trưởng, cải thiện cuộc sống vật chất của dân chúng, tăng cường vị thế toàn cầu… nhờ xây dựng các định chế dựa trên sự ủng hộ thực sự của đông đảo người dân. Không nhất thiết là nền dân chủ đầy đủ, nhưng các tinh hoa của một nền dân chủ sẽ được áp dụng: sự tham chính của các cấp địa phương, minh bạch trong điều hành, cơ quan tư pháp và chống tham nhũng độc lập hơn, một xã hội dân sự năng động, hiến định quyền kiểm soát đối với hành pháp, lập pháp và các tổ chức dân sự chuyển tải các lợi ích đa dạng của quốc gia. Sau cùng, là thử nghiệm để dân chúng được tự do lựa chọn các nhà lãnh đạo tối cao hầu cai trị mình. Vấn đề chính hiện nay, Tập có ủng hộ một tiến trình như vậy không, ông có theo đuổi mục tiêu đó không. Bước đầu, những người ủng hộ cải cách kinh tế được tiếp thêm sức mạnh từ sự điều hành của Tập, và các chính sách quan trọng được thông qua trong Hội nghị TW III (2013) sẽ gia tăng áp lực với yêu cầu cải cách chính trị. Còn quá sớm để nói thời gian phục vụ trong quân đội và kinh nghiệm công tác ở các lĩnh vực hiện đại hóa , mang tính quốc tế… tại Phúc Kiến, Chiết Giang và Thượng Hải giúp cho ông củng cố quyền lực và tầm nhìn cần thiết để thúc đẩy đất nước theo hướng phát triển của lịch sử hay không ! Tập cùng sáu thành viên khác của UB Thường vụ Bộ Chính trị, cơ quan quyền lực tối cao quyết định vận mệnh của Trung Quốc, là tập thể các thành viên có học vấn cao hơn các các vị tiền nhiệm. Sự đa dạng này có thể mở đầu một kỷ nguyên sáng tạo, nhưng cũng có thể là sự tê liệt, sơ cứng. Còn nhiều ẩn họa phía trước. Nhưng lịch sử cũng cho người ta niềm hy vọng: ở Trung Quốc, Đặng Tiểu Bình đã có tầm nhìn vượt qua Mao và hệ thống đã lỗi thời của Mao; ở Đài Loan, những năm 1980 Tưởng Kinh Quốc mở đầu cải cách tự do hóa mà trước đó cha của ông, Tưởng Giới Thạch từng ngăn chặn. Dừng lại ẩn chứa trong đó sự nguy hiểm lớn hơn vận động, Trung Quốc hy vọng giới lãnh đạo kịp nhận ra sự thật này để đưa quốc gia tiến về phía trước. Nếu Tập cùng đồng chí của mình không hành xử như vậy, hậu quả sẽ rất nghiêm trọng: tăng trưởng kinh tế chậm lại, tiềm năng con người bị lãng phí, bất ổn xã hội có thể xảy ra. Và nếu lãnh đạo Trung Quốc theo đuổi hệ thống quản trị nhân văn hơn, có sự tham gia đầy đủ của các thành phần trong xã hội, căn bản dựa trên luật pháp…, mà vẫn duy trì được tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và ổn định được xã hội, thì họ sẽ hồi sinh được quốc gia này – mục tiêu của những người yêu nước và cải cách trong hơn một thế kỷ rưỡi qua. Nguồn: Trung Quốc được cai trị cách nào – Tại sao Bắc Kinh ngày càng khó cai trị. David M. Lampton. Bản dịch của Lee Hoàn. DAVID M. Lampton là Giáo sư Trung Quốc học ở Đại học Johns Hopkins (Hoa Kỳ)
Bản tiếng Anh: How China Is Ruled Why It’s Getting Harder for Beijing to Govern. By David M. Lampton. Foreign Afairs: FROM OUR JANUARY/FEBRUARY 2014 ISSUE.
Chú thích từ Văn kiện của HNTW III:
[*] Ban Chỉ đạo trung ương về thúc đẩy cải cách chịu trách nhiệm về các kế hoạch cải cách toàn diện, kiểm soát sự ứng dụng và thực hiện các cải cách; Ban này có trách nhiệm (cuối cùng) trước TBT, CT Tập Cận Bình.
[**] Ủy ban An ninh quốc gia, có chức trách để ra và thực thi chiến lược an ninh quốc gia – bảo vệ chủ quyền về đối ngoại, duy trì ổn định xã hội về đối nội; thúc đẩy xây dựng môi trường pháp trị cho các sự vụ an ninh quốc gia; đề ra phương châm chính sách công tác an ninh quốc gia và nghiên cứu giải quyết các vấn đề trọng đại của an ninh quốc gia.
|
|
|
Post by Vĩnh Long on Mar 27, 2014 9:50:40 GMT 9
Trung Quốc chiến đấu như thế nào: những bài học qua cuộc chiến tranh Trung-Ấn và chiến tranh Trung-Việt ("Newsweek", USA) Hinh minh hoaNăm 1962, Trung Quốc đã dạy cho Ấn Độ một “bài học” có giá trị đến ngày hôm nay. Ngày 20 tháng Mười năm 1962, ngay trước lúc bình minh, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc bất ngờ xâm chiếm Ấn Độ. Các đơn vị quân đội mạnh mẽ như trận cuồng phong liên tục tấn công và vượt qua phần phía đông và phía tây dãy Hy Mã Lạp Sơn, tiến sâu vào phần đông bắc của đất nước. Vào ngày thứ 32 của cuộc chiến tranh, Bắc Kinh bỗng nhiên thông báo lệnh ngừng bắn đơn phương, và chiến tranh kết thúc đột ngột như nó đã bắt đầu. Mười ngày sau đó, người Trung Quốc bắt đầu rút quân khỏi phần phía Đông của Ấn Độ nằm giữa Bhutan và Miến Điện, nhưng giữ lại những vùng lãnh thổ đã chiếm được ở phía tây, khu vực trước đây là một phần của công quốc Jammu và Kashmir. Ấn Độ phải chịu thất bại hoàn toàn và vô cùng nhục nhã, còn uy tín quốc tế của Trung Quốc thì tăng lên rõ rệt. Cuộc xung đột này đã tiết lộ những yếu tố chính trong học thuyết chiến lược của Bắc Kinh, do đó nó chính là một bài học. Dưới đây, chúng ta sẽ xem xét 6 nguyên tắc cơ bản mà Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã tuân thủ trong cuộc xâm lược Ấn Độ và chắc chắn là sẽ được sử dụng trong tương lai. Đột ngột. Trung Quốc rất coi trọng yếu tố bất ngờ, cho phép tóm gọn đối phương một cách bất thình lình. Ý tưởng nằm ở chỗ dành chiến thắng thật nhanh chóng trên chiến trường để bẻ gãy đối thủ cả về mặt chính trị lẫn tâm lý. Thật vậy, người Trung Quốc bắt đầu và kết thúc chiến tranh năm 1962 khi Ấn Độ ít mong đợi nhất. Họ cũng đã hành động tương tự khi xâm lược Việt Nam vào năm 1979. Tập trung toàn diện. Các vị tướng lĩnh Trung Quốc cho rằng cần phải tấn công nhanh chóng và mạnh mẽ hết sức có thể. Đó chính là chiến thuật mà họ đã thể hiện qua cuộc chiến tranh chớp nhoáng chống Ấn Độ vào năm 1962. Mục tiêu ở đây là buộc kẻ thù phải “giao chiến với kết cục nhanh”. Tập trung toàn diện vào mục tiêu là điểm đặc thù cho tất cả các hoạt động quân sự mà Đảng cộng sản Trung Quốc đã thực hiện kể từ năm 1949. Tấn công trước. Bắc Kinh không bao giờ ngần ngại sử dụng vũ lực để giải quyết những vấn đề chính trị. Ngược lại, Trung Quốc đã nhiều lần chứng tỏ rằng họ luôn sẵn sàng để “dạy một bài học” cho đối phương, nếu như có kẻ dám thách thức Bắc Kinh trong tương lai. Thủ tướng Chính phủ Trung Quốc Chu Ân Lai đã giải thích rằng chiến tranh năm 1962 nhằm mục đích "cho Ấn Độ một bài học nên thân". Đặng Tiểu Bình, người đầu tiên trong các nhà lãnh đạo cộng sản Trung Quốc đến thăm Hoa Kỳ, đã sử dụng ngôn từ tương tự trong năm 1979 trong chuyến thăm tới Washington, khi tuyên bố với Jimmy Carter, đương kim Tổng thống lúc đó rằng “Việt Nam, cũng như Ấn Độ, cần phải bị trừng trị”. Chờ đợi. Người Trung Quốc tin rằng phải chờ đợi thời điểm thích hợp. Cuộc chiến tranh 1962 là ví dụ điển hình của chiến thuật này. Vụ tấn công xảy ra đồng thời với cuộc khủng hoảng Caribe, đã đưa thế giới đến sát bên bờ vực của ngày tận thế hạt nhân. Tình hình này làm chuyển hướng sự chú ý của những quốc gia có thể hỗ trợ cho Ấn Độ. Đến khi Hoa Kỳ cho hay về việc đối đầu với Matxcova đã chấm dứt, Trung Quốc ngay lập tức tuyên bố ngừng bắn đơn phương. Một sơ đồ hành động tương tự đã được sử dụng sau đó. Sau khi Mỹ rút quân khỏi miền Nam Việt Nam, Trung Quốc đã chiếm quần đảo Hoàng Sa. Năm 1988, khi Việt Nam mất đi sự ủng hộ của Matxcova, và cuộc chiến tranh Afghanistan làm cho Liên Xô từ bỏ niềm đam mê vào các cuộc phiêu lưu quân sự nước ngoài, Trung Quốc liền xâm chiếm rạn đá ngầm Johnson, một phần của quần đảo Trường Sa. Năm 1995, với thực tế là Philippines không được bảo vệ, người Mỹ đã buộc phải đóng cửa các căn cứ quân sự ở Vịnh Subic Bay và các khu vực khác của quần đảo này, cho phép người Trung Quốc dành quyền kiểm soát rạn san hô Mischif. Biện minh cho hành động của mình. Bắc Kinh thích ngụy trang những hành động xâm lược của mình bằng các mục đích quốc phòng. Cuộc tấn công vào Ấn Độ năm 1962 được Bắc Kinh chính thức gọi là “phản công để phòng thủ”, và thuật ngữ này sau đó cũng được sử dụng để biện minh cho cuộc xâm lược Việt Nam, cũng như cho việc xâm lược các quần đảo Hoàng Sa, rạn san hô Johnson và rạn đá ngầm Mischif. Sẵn sàng mạo hiểm. Những hành động liều mạng từ lâu đã là một phần không tách rời của chiến lược quân sự Trung Quốc. Việc các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẵn sàng cho các hoạt động quân sự là điều hiển nhiên cho tất cả, không chỉ dưới thời đại của Mao Trạch Đông, thời kỳ đầy dẫy những thay đổi rắc rối trong chính sách, mà cả khi người rất thực dụng như Đặng Tiểu Bình cũng quyết định xâm lược Việt Nam, bỏ qua khả năng can thiệp từ phía Liên Xô. Đọc tiếp: vietnamese.ruvr.ru/2012_11_06/93632643/Cuộc chiến Trung-Việt 30 ngày từ 35 năm trước Photo:AFP Lịch sử cuộc xung đột Trung-Việt đã có hơn hai ngàn năm.
Các cuộc xung đột đó luôn luôn bắt đầu bởi phía Trung Quốc và luôn luôn kết thúc trong thất bại. Sử gia Maxim Syunnerberg cho rằng 35 năm sau cuộc xung đột năm 1979,sẽ rất hữu ích khi nhắc đến những ngày này. Sử gia Matxcơva cho biết: “Đó là cuộc xung đột có thời gian ngắn nhất, chỉ trong vòng 30 ngày. Nhưng đó là cuộc tấn công xâm lược mạnh nhất của Trung Quốc vào lãnh thổ Việt Nam. Đó cũng là cuộc xung đột mà Liên Xô đã đến giúp đỡ nhân dân và quân đội Việt Nam, vì một thời gian ngắn trước đó Liên Xô đã ký kết với Việt Nam Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác.”Để chứng tỏ sự ủng hộ Việt Nam và chuyển hướng một phần lực lượng quân đội Trung Quốc từ phía Nam đến biên giới Trung-Xô, sáu quân khu của Liên Xô ở khu vực biên giới đã chuyển sang tình trạng sẵn sàng chiến đấu. 29 sư đoàn bộ binh cơ giới của quân đội Liên Xô với khoảng 250.000 quân nhân đã được chuyển tới biên giới với Trung Quốc. Phía Đông cũng đã được chuyển tới hai sư đoàn không quân. Và một trong số sư đoàn ấy đã được chuyển tới sân bay ở Mông Cổ, chỉ cách Bắc Kinh một nửa giờ bay. Lãnh đạo quân sự của Liên Xô đã tiến hành một động thái khác ủng hộ Việt Nam - trong tầm nhìn của phía Trung Quốc, một số đơn vị xe tăng mô phỏng cuộc tấn công vào mục tiêu đối phương giả định ở gần biên giới. Và trong sa mạc Gobi, ngay bên cạnh biên giới giữa Mông Cổ và Trung Quốc, lính nhảy dù của Liên Xô cũng tiến hành tập trận. Ngay từ đầu tháng Hai, khi có thông tin đầu tiên về dự định của Trung Quốc muốn "trừng phạt" Việt Nam, một tàu tuần dương và một tàu khu trục của Hải quân Liên Xô đã được phái đến biển Đông. Sau khi cuộc chiến bắt đầu, hải quân Liên Xô bổ sung thêm các tàu khác vào nhóm này, tạo thành một đơn vị lớn. Trong những ngày hạ tuần của tháng Hai, nhóm này đã gồm 13 tàu, và tới đầu tháng Ba – số lượng tàu Liên Xô ở khu vực này lên đến ba mươi chiếc. Liên Xô cũng đã chuẩn bị cho khả năng để nhóm tàu này đến cảng Đà Nẵng và vịnh Cam Ranh, khi đó đang bắt đầu thành lập căn cứ quân sự của Liên Xô. Nhờ có sự hiện diện của tàu Liên Xô ở Biển Đông, hải quân Trung Quốc đã không thể tham gia vào cuộc xâm lược Việt Nam. Ngoài ra, các tàu của Liên Xô cũng đảm bảo an toàn cho việc cung cấp hàng hoá cho Việt Nam. Chỉ riêng ở Hải Phòng, trong giai đoạn xung đột đã bốc dỡ hơn 20 tàu hàng và tàu chở dầu. Đồng thời, các thủy thủ Liên Xô phải đối mặt với chuỗi tàu chiến Mỹ, từ ngày 25 tháng 2 đã đỗ ngoài khơi bờ biển Việt Nam, với mục đích mà người Mỹ tuyên bố là "kiểm soát tình hình.” Để kiềm chế không cho tàu Mỹ đi vào khu vực chiến đấu, tàu ngầm của Liên Xô chặn đứng con đường tiếp cận của tàu Mỹ. Tàu Mỹ không dám vượt hải tuyến mà Hải quân Liên Xô tạo ra, và đến ngày 6 tháng 3 họ đã phải rút khỏi Biển Đông. Hai ngày sau khi cuộc xâm lược nổ ra, một nhóm cố vấn quân sự Liên Xô do tướng Gennady Obaturov dẫn đầu đã đến Hà Nội. Họ làm quen với tình hình trong cuộc họp với các vị chỉ huy cao cấp của Quân đội nhân dân Việt Nam và trong chuyến đi chiến trường biên giới. Ngày 25 tháng 2, Lê Duẩn phê chuẩn đề xuất của tướng Obaturov dùng máy bay Liên Xô chuyển các đơn vị quân đội Việt Nam tinh nhuệ hơn từ Campuchia ra mặt trận biên giới với Trung Quốc. Điều này ngay lập tức thay đổi cán cân lực lượng nghiêng về phía có lợi cho Quân đội nhân dân Việt Nam. Liên Xô chấp nhận đề nghị của tướng Obaturov và ngay lập tức viện trợ cho Việt Nam toàn bộ tất cả những thứ vũ khí và trang thiết bị cần thiết cho cuộc chiến đấu. Một trong những cố vấn quân sự Liên Xô có mặt tại Việt Nam những ngày ấy, Đại tá Gennady Ivanov cho biết: “Trong thời gian ngắn nhất, Quân đội nhân dân Việt Nam đã nhận được tất cả những thứ vũ khí cần thiết để phản công. Bằng máy bay vận tải quân sự của Liên Xô, nhiều hệ thống tên lửa "Grad" được chuyển sang cho Việt Nam, ngoài ra còn có nhiều máy móc trinh sát điện tử, cũng như các phương tiện khác hỗ trợ chiến đấu.” Tất cả những điều đó phần lớn đã quyết định kết cục cuộc chiến, trong đó tất nhiên, vai trò của lực lượng vũ trang anh hùng của Việt Nam là rất quan trọng. Ngày 5 tháng ba 1979, Trung Quốc bắt đầu rút quân khỏi các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng. Ngày 18 tháng Ba, chiến sự hoàn toàn dừng lại Đọc tiếp: vietnamese.ruvr.ru/2014_03_18/269778692/Xã hội khá giảHu Zi Một trong bốn thiếu sót sau khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là chúng ta đã không chú ý đầy đủ tới việc phát triển các lực lượng sản xuất. Chủ nghĩa xã hội có nghĩa là xóa bỏ nghèo khó.  Deng và Masayoshi (6-8, tháng 2/1979). Nguồn: Keystone/Getty Images Deng Xiaoping và Thủ tướng Nhật Ohira Masayoshi (6-8, tháng 2/1979). Nguồn: Keystone/Getty Images Ngày 6/2/1979, Đặng Tiểu Bình gặp thủ tướng Nhật Ohira Masayoshi, có nói rằng “Chúng tôi đang phấn đấu cho chường trình bốn hiện đại hóa của chúng tôi. Khái niệm bốn Hiện Đại Hóa của chúng tôi là đặc sắc Trung Quốc, không giống khái niệm hiện đại hóa của ngài. Khái niệm của chúng tôi là (đời sống) của một ‘gia đình đạt tới mức khá giả (tiểu khang). Vào cuối thế kỷ này, ngay cả nếu chúng tôi đạt được những mục tiêu nào đó trong cuộc đuổi theo hiện đại hóa, tổng sản phẩm nội địa (GDP) bình quân của chúng tôi cũng vẫn còn rất thấp. Để đạt được mức trong những quốc gia thịnh vượng thuộc Thế giới thứ ba, thí dụ một GDP bình quân US$1,000, chúng tôi còn cần phải làm những nỗ lực to lớn hơn. Lúc đó Trung Quốc vẫn còn trong trạng thái của tiểu khang.” Tháng 9 năm 1982, Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 12 cụ thể hóa ý niệm tiểu khang: “Tiểu khang nghĩa là vào cuối năm 2000 thì GDP bình quân của chúng ta sẽ đạt được US$800.” “Tiểu khang” có nghĩa là no đủ nhưng không dư thừa, và khi thực thi, tăng trưởng kinh tế phải quân bình với những mục tiêu có khi tương phản như bình đẳng xã hội và bảo vệ môi sinh. “Tiểu khang” là một ý niệm được nói đến đầu tiên trong Kinh Thi (Thiên Đại Nhã) và Kinh Lễ mô tả chi tiết “xã hội tiểu khang”, coi như một xã hội lý tưởng nhất chỉ sau, và dẫn đến, “xã hội đại đồng”. Vì thế “tiểu khang” cũng được coi như phát xuất từ Khổng học. Đặng Tiểu Bình đã lấy ý niệm “tiểu khang” làm nền tảng cho chương trình “Cải cách mở cửa ” (改革开放) với mục tiêu “bốn hiện đại hóa” gồm các cải cách về nông nghiệp, kỹ nghệ, khoa học-kỹ thuật và quân sự và giao cho đảng Cộng Sản nhiệm vụ thực thi xã hội chủ nghĩa với các đặc sắc đường lối Trung Quốc. Như vậy Đặng Tiểu Bình đã đẩy ý thức hệ Cộng Sản xuống hàng thứ yếu. Óc thực tiễn của họ Đặng thể hiện khi ông dùng câu ngạn ngữ của Trung Quốc “Không kể mèo trắng mèo đen, hễ bắt được chuột thì đều là mèo tốt” để hậu thuẫn cho chính sách ông đề xuất: “Xã hội chủ nghĩa không có nghĩa là chia đều cảnh nghèo khó. Vấn đề vẫn là phải giải quyết từ quan hệ sản xuất, đó là phải phát huy tính tích cực của nông dân… Hình thức nào ở địa phương nào có thể khôi phục và phát triển sản xuất tương đối dễ dàng và nhanh chóng thì dùng hình thức đó… quần chúng muốn dùng hình thức nào thì áp dụng hình thức đó. Nếu không hợp pháp thì làm cho nó hợp pháp.” Ngày 30/6/1984, Đặng Tiểu Bình phát biểu: “Chủ nghĩa xã hội là gì? Chủ nghĩa Marx là gì? Trước đây chúng ta hoàn toàn không hiểu rõ. Chủ nghĩa Marx gắn liền tầm quan trọng tột cùng việc phát triển các lực lượng sản xuất. Chúng ta nói rằng chủ nghĩa xã hội là giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa cộng sản đến giai đoạn phát triển cao của nó thì nguyên tắc làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu sẽ được áp dụng. Điều này đòi hỏi phải có các lực lượng sản xuất phát triển và của cải vật chất dồi dào. Do đó, nhiệm vụ cơ bản của giai đoạn chủ nghĩa xã hội là phát triển các lực lượng sản xuất. Tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa được chứng tỏ, nếu phân tích cuối cùng cho thấy là các lực lượng này phát triển nhanh hơn và to lớn hơn so với chế độ tư bản chủ nghĩa. Khi các lực lượng sản xuất này phát triển, đời sống văn hóa và vật chất của nhân dân sẽ luôn luôn được cải thiện. Một trong bốn thiếu sót sau khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là chúng ta đã không chú ý đầy đủ tới việc phát triển các lực lượng sản xuất. Chủ nghĩa xã hội có nghĩa là xóa bỏ nghèo khó. Sự bần cùng không phải là chủ nghĩa xã hội, càng không phải là chủ nghĩa cộng sản.”  总 设 计 师 邓 小 平 Tổng thiết kế sư Đặng Tiểu Bình, Nguồn: TIME Vì thế Đặng được xem là vị “tổng công trình sư” khai sáng và đặt nền móng đầu tiên cho thời đại mở cửa, cải cách của nước Tàu, khiến nó từ tình trạng đói ăn thiếu mặc thời hậu Mao Trạch Đông trở thành một đại cường quốc hiện nay.
|
|
|
Post by Vĩnh Long on Mar 27, 2014 9:55:55 GMT 9
Trung Quốc thử nghiệm vũ khí chống vệ tinh Trung Quốc tích cực thử nghiệm vũ khí chống vệ tinh, nhưng, chưa có cơ sở để nói về bước đột phá trong lĩnh vực này. Trung Quốc có khả năng bắn hạ vệ tinh của đối thủ tiềm ẩn, nhưng, không phải trên quỹ đạo địa tĩnh. Các chuyên gia Nga đã bình luận như vậy tài liệu phân tích của ông Brian Weeden, cựu chuyên gia không gian vũ trụ của Không quân Mỹ. Ông Weeden cho rằng, vụ phóng tên lửa Trung Quốc vào tháng 5 năm 2013 là cuộc thử nghiệm loại vũ khí tiên tiến có khả năng tiêu diệt các thiết bị vũ trụ. Chuyên gia Mỹ đã phân tích nhiều hình ảnh vệ tinh về cuộc thử nghiệm của Trung Quốc và đi đến kết luận rằng, khi đó, Bắc Kinh đã đưa lên quỹ đạo một thiết bị năng lực chống vệ tinh dựa trên một tên lửa đạn đạo lưu động. Ông Weeden cho rằng, nếu là thật, điều này sẽ cho thấy bước đột phá đáng kể trong năng lực chống vệ tinh (ASAT) của Trung Quốc. Chuyên gia Nga Pavel Zolotarev, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Mỹ và Canada, không chia sẻ ý kiến này: “Tôi không nghĩ rằng, người Trung Quốc đã thực hiện bước đột phá. Chắc là, họ lặp lại các giải pháp kỹ thuật đã tồn tại từ 2-3 thập kỷ trước đây, ví dụ, các giải pháp của Liên Xô. Nguyên tắc hoạt động của vũ khí năng lực chống vệ tinh là rất đơn giản. Đủ để đưa lên quỹ đạo, nói cho đơn giản, đạn chì và phân tán trong không gian. Những quả bóng chì sớm hay muộn sẽ va chạm thiết bị vũ trụ của đối phương và đưa nó ra khỏi diện sử dụng. Nhưng, tiêu diệt tàu vũ trụ của đối phương không phải là sự lựa chọn hiệu quả nhất. Phương pháp hiệu quả nhất là gây nhiễu điện tử”. Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Nga Vladimir Yevseyev cho rằng, nếu Trung Quốc đã phóng lên không gian thiết bị năng lực chống vệ tinh thì khác với ý kiến của chuyên gia Mỹ, thiết bị này chỉ có thể lên quỹ đạo gần Trái đất chứ không phải quỹ đạo địa tĩnh: “Hiện nay vẫn còn sớm để nói rằng, Trung Quốc sỡ hữu hệ thống hoàn hảo chống vệ tinh. Trên thực tế chỉ có thể nói về việc Trung Quốc có khả năng bắn hạ vệ tinh trên quỹ đạo gần Trái đất. Chứng tỏ về điều đó là sự kiện năm 2007 khi Trung Quốc đã bắn hạ vệ tinh thời tiết của mình ở độ cao gần một nghìn km. Theo tôi, thông tin về việc Trung Quốc có khả năng phá hủy các vệ tinh địa tĩnh không đúng sự thật. Hiện nay Trung Quốc chưa có khả năng như vậy”. Các chuyên gia thừa nhận rằng, việc phóng đại quá mức sức mạnh quân sự của nước khác vốn là đặc điểm của sự cạnh tranh trong vũ trụ giữa các cường quốc. Trong khi đó, Mỹ thực sự lo ngại rằng, Trung Quốc có thể tước hoặc đình chỉ khả năng của Hoa Kỳ quản lý hiệu quả quân đội từ không gian. Theo ý kiến của chuyên gia Vladimir Yevseyev, trong trường hợp này có thể nói về việc giảm đáng kể khả năng chiến đấu của Mỹ. Tuy nhiên, theo lời ông Vladimir Yevseyev, Trung Quốc chưa sẵn sàng sử dụng vũ khí không gian với quy mô lớn như vậy. Nhưng, về nguyên tắc, trong tương lai có thể nói về khả năng ngăn chặn nhóm vệ tinh của Mỹ. Đó là nhiệm vụ khả thi Đọc tiếp: vietnamese.ruvr.ru/2014_03_21/269998162/
|
|
|
Post by Vĩnh Long on Aug 17, 2014 8:48:29 GMT 9
“Gorbachev” Tàu đang xé nát Đảng Cộng sảnGordon G. Chang Phan Trinh dịch Giới thiệu của người dịch: Lập luận của Gordon rất đáng chú ý, nhất là khi ông so Tập Cận Bình với Gorbachev, người vừa cố sửa vừa cố giữ, sao cho không đổ vỡ, một hệ thống đã không thể sửa. Thực ra, bài học của Gorbachev nôm na chính là: Sai không sửa không được, nhưng cứ sửa là sụp. Hóa ra Tập không vô địch, mà đang “thọ địch”, Tàu không siêu cường muốn làm gì thì làm, mà là một pho tượng khổng lồ đứng trên bục đất bở. Và hóa ra Đặng Tiểu Bình nói quá đúng:“Nếu Trung Quốc rơi vào bất ổn, thì bất ổn sẽ xuất phát từ chính nội bộ Đảng Cộng sản”. Nếu xâu chuỗi những ngày tháng nêu trong bài – Bộ Chính trị Tàu họp kín ngày 26/6, trong đó Tập tuyên bố không màng sống hay chết trong công cuộc chống tham nhũng, và ngày 29/7, ngày ra thông báo điều tra Chu Vĩnh Khang – thì có thể đặt thêm một giả thuyết, không phải không có lý, đó là: Trung Quốc rút giàn khoan 981 khỏi vùng biển Việt Nam ngày 15/7, sớm trước một tháng, thực ra cũng chỉ vì đấu đá nội bộ đang đến hồi quyết liệt. (Đó là chưa kể Chu Vĩnh Khang từng là một ông trùm dầu khí với nhiều tay chân trong ngành.) Và với Tập Cận Bình, có lẽ “thù trong” còn đáng sợ gấp trăm lần “giặc ngoài”. Bài gốc đăng trên National Interest ngày 14/8/2014 có tên “China’s “Gorbachev” Is Tearing the Communist Party Apart”. Những tiêu đề nhỏ là của người dịch. —————————————————- Tập Cận Bình- Ảnh VTC Sống-chết, mất-còn “Tôi không màng mình sẽ sống hay chết, tiếng tăm mình sẽ còn hay mất, trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng này.” Tập Cận Bình đã mạnh miệng như thế, trong một phiên họp kín của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 26/6 vừa qua. Lãnh tụ nhiều tham vọng họ Tập cũng nhắc đến hai đội quân, một bên là đội quân “tham nhũng”, bên kia là đội quân “chống tham nhũng”, và hai lực lượng, theo ông, đang lâm vào thế “tiến thoái lưỡng nan.” Những lời tuyên bố hùng hồn này, được một Ủy viên Trung ương Đảng tiết lộ, có vẻ chính xác và phù hợp với những thông tin trước đó rằng ông Tập đã đọc một diễn văn “gay gắt đến chấn động” về chiến dịch chống tham nhũng. Báo South China Morning Post tại Hongkong cho biết một nguồn tin liên quan đến bài diễn văn của Tập đã xác minh điều vừa kể. Rõ ràng, hiện đang diễn ra cuộc đấu đá nghiêm trọng giữa các phe phái cao cấp ở Bắc Kinh. Mới gần đây thôi, phần lớn dư luận chỉ chú trọng đến việc ông Tập nhanh chóng củng cố vị thế chính trị sau khi trở thành Tổng Bí thư Đảng vào tháng 11/2012. Chẳng hạn vào năm 2013,trong đêm trước ngày diễn ra hội nghị thượng đỉnh thân mật giữa Chủ tịch Tập và Tổng thống Obama, tờ New York Times và Wall Street Journal cho biết quan chức Nhà Trắng khẳng định Tập Cận Bình đã nắm được quyền kiểm soát các cơ quan quyền lực của Đảng và quân đội nhanh hơn họ dự báo rất nhiều. Cũng vậy, từ đó đến nay, việc truy tố rộng rãi các quan chức từ cao đến thấp – từ “hổ” đến “ruồi” trong từ vựng Trung cộng – được xem như bằng chứng ông Tập đã nắm trong tay hệ thống chính trị. Đầu tháng này, nhà báo Andrew Browne, viết trên tờ Wall Street Journal rằng: “Ít nhất là cho đến bây giờ, gần như không có dấu hiệu chống đối.” Tuy nhiên, thời điểm bài báo của Browne xuất hiện quả là không may. Vì ngay khi bài báo “không có dấu hiệu chống đối” được đưa lên mạng thì thông tin về bài diễn văn mạnh miệng trước Bộ Chính trị của Tập Cận Bình bắt đầu được lan truyền tại Hoa lục. Thời khắc quyết định Những điều hùng hồn Tập Cận Bình nói ở trên làm người nghe nhớ đến tuyên bố đình đám năm 1998 của ông Chu Dung Cơ, về việc hãy chuẩn bị sẵn 100 cỗ quan tài cho bọn tham nhũng, nhưng cũng chuẩn bị luôn cho ông một cỗ vì ông sẵn sàng chết trong cuộc đấu tranh giành lại “niềm tin của nhân dân vào chính phủ”. Thế nhưng, tuy dùng ngôn ngữ đầy kịch tính, lời lẽ của ông Tập lại cho thấy tình trạng chống đối quyết liệt và sự bất mãn cao độ đang diễn ra trong giới lãnh đạo chóp bu. Theo lời giáo sư Trương Minh (Zhang Ming) thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc, vì đang có quá nhiều chống đối và bất mãn nên có thể xem đây chính là thời khắc quyết định mất-còn, được ăn cả ngã về không, của đồng chí Tập Cận Bình. Quả là một thời kỳ tế nhị vì việc chuyển giao lãnh đạo chính là nhược điểm lớn nhất của những hệ thống độc tài toàn trị, và Trung Quốc đang ở ngay trong một thời điểm rất dễ vỡ. Việc chuyển giao quyền lực từ Thế hệ Thứ tư Hồ Cẩm Đào cho Thế hệ Thứ năm Tập Cận Bình là lần chuyển giao quyền lực đầu tiên trong lịch sử Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc mà không được lãnh tụ tối cao Đặng Tiểu Bình dàn xếp. Đặng Tiểu Bình, sau khi hất chân nhân vật chuyển tiếp Hoa Quốc Phong, đã tự đưa mình lên ngôi cao nhất, và sau đó ông chọn Giang Trạch Dân kế vị mình và sau nữa chọn Hồ Cẩm Đào kế vị Giang. Dĩ nhiên, Đặng không còn ở thế có thể dàn xếp người vào ghế cao nhất trong thời hậu-Hồ. Các chuyên gia về Trung Quốc, dù không thân thiện với chế độ, đã cho rằng việc chuyển giao gần đây được thực hiện theo đúng các quy trình, thể lệ của Đảng, và đã diễn ra “êm thắm”. Mặc dù được chuyên gia nhận định như thế nhưng thực ra đã có những vấn đề nghiêm trọng,vì trong một nhà nước độc đảng, kể cả một nước quan liêu nặng như Trung Quốc, mọi nội quy luật lệ đều có thể thay đổi tùy theo ngẫu hứng bất chợt của lãnh tụ.Và trong cuộc chuyển giao Hồ-Tập vừa rồi, một số điều bất ngờ đã xảy ra. 9 còn 7, và ghế đập lưng ông Chẳng hạn, đã có sự cắt giảm ngoài dự đoán con số thành viên của Ban Thường vụ Bộ Chính trị, tức đỉnh cao quyền lực chính trị, từ con số chín người xuống còn bảy. Đây là bằng chứng cho thấy việc chuyển giao quyền lực là kết quả sự dàn xếp giữa các bên, chứ không phải là kết quả bầu chọn theo luật định. Thêm vào đó, vụ Tập Cận Bình biến mất trong hai tuần vào tháng 9/2012 – theo một bài trên tờ Washington Post,Tập bặt tăm hai tuần vì bị chấn thương khi một đồng nghiệp ném ghế trong một phiên họp cấp cao, và ghế đập trúng lưng Tập – được cho là dấu hiệu của sự bất đồng nghiêm trọng trong hàng ngũ lãnh đạo. Lại cũng có hàng loạt tin đồn về các cuộc đảo chính trước khi chuyển giao quyền lực diễn ra, có cả tin về vụ nổ súng tại trung tâm Bắc Kinh trong số những tin khác. Đặng Tiểu Bình từng dự báo: “Nếu Trung Quốc rơi vào bất ổn, thì bất ổn sẽ xuất phát từ chính nội bộ Đảng Cộng sản.” Nhưng, có lẽ lý do quan trọng nhất cho thấy đây là thời khắc định đoạt mất-còn của Tập Cận Bình lại chính là tham vọng quá lớn của ông. Từ trước đến nay, lãnh tụ nào của Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc cũng yếu hơn tiền nhiệm của mình, trừ Tập Cận Bình. Ông Tập rõ ràng là đã ấp ủ những hy vọng lớn và ước mơ vĩ đại kiểu Mao, và chính điều này đã khiến ông, hơn hẳn ba vị tiền nhiệm, tiến hành thanh trừng những đối thủ chính trị cản đường mình. Dưới vỏ bọc chống tham nhũng, ông đã thúc đẩy điều mà nhà bình luận John Minnich thuộc Viện Chính sách (think tank) Stratfor gọi là “nỗ lực rộng nhất và sâu nhất, kể từ khi Mao Trạch Đông chết năm 1976 và Đặng Tiểu Bình lên nắm quyền hai năm sau đó, nhằm thanh trừng, tái tổ chức và chấn chỉnh lại vị thế của giới lãnh đạo Đảng Cộng sản.” 20 tháng 36 vị Tính đến nay, cuộc chiến của Tập đã thực sự càn quét, hạ bệ ít nhất 36 quan chức ở vị trí thứ trưởng hoặc cao hơn trong 20 tháng đầu tiên nắm quyền. Ủy ban Kỷ luật Trung ương Đảng cho biết năm ngoái họ đã kỷ luật 182.000 quan chức. Bộ sưu tập những con hổ sa bẫy có cả Bạc Hy Lai, một ủy viên Bộ Chính trị đầy sức hút, có cả Từ Tài Hậu, từng là một trong những vị tướng quyền lực nhất nước, và có cả Chu Vĩnh Khang, ông vua lực lượng an ninh nội chính, người phải phải rời ngôi vào năm 2012. Thông báo về việc điều tra ông Chu Vĩnh Khang, đưa ra ngày 29/7/2014 vừa qua, đánh dấu điều một số người cho là “kết thúc giai đoạn quan trọng đầu tiên trong chiến dịch chống tham nhũng của Tập,” nhưng điều này còn có ý nghĩa sâu xa hơn nhiều. Việc truy tố chưa từng có rõ ràng đánh dấu những ngày cuối cùng của hai thập niên ổn định chính trị, một thời kỳ đủ dài để cho phép Trung Quốc phục hồi sức lực sau 27 năm thảm hại dưới sự cai trị của Mao Trạch Đông. Phạm điều tối kỵ Việc điều tra Chu Vĩnh Khang thực ra vi phạm điều tối kỵ từng được mấy thế hệ lãnh đạo tuân thủ, đó là không được truy tố ủy viên hay cựu ủy viên của Ban Thường vụ Bộ Chính trị. Nếu các lãnh tụ biết mình sẽ không bị truy bức đến cùng, như họ từng bị truy bức trong thời Cách mạng Văn hóa do Mao phát động, thì họ sẽ sẵn lòng rút lui êm thắm nếu thất bại khi tranh giành quyền lực. Nói cách khác, người kế vị khôn khéo của Mao, ông Đặng Tiểu Bình đã giảm thiểu tối đa nguy cơ các nhân vật chính trị quan trọng phải chiến đấu đến cùng và xé nát Đảng Cộng sản. Nhìn như thế thì việc cấm đụng đến các vị Ủy viên ban Thường vụ là một yếu tố quan trọng trong việc tái lập ổn định sau thời kỳ thanh trừng điên dại kéo dài hàng thập niên do Mao tiến hành. Thế nhưng, Tập Cận Bình đã đảo ngược thế cờ và quy trình quen thuộc, và điều này thể hiện rất rõ qua vụ cho điều tra Chu Vĩnh Khang và án chung thân dành cho Bạc Hy Lai. Đây là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang trở lại thời kỳ mà nhiều nhà quan sát nghĩ là đã qua từ lâu, và Tập Cận Bình đang phủ nhận cách làm chính trị của thời kỳ do Giang-Hồ thống lĩnh. Suốt thời kỳ vuốt mặt phải nể mũi đương nhiên đó, những kẻ chơi trò quyền lực đã cố duy trì thế cân bằng mong manh giữa những phe kình chống nhau trong Đảng. Còn đến thời Tập Cận Bình, cuộc chiến mất-còn sống-chết tranh giành quyền lực đang biến thành chủ trương“Tao còn, mày mất” hoặc “Mày chết, tao sống” (“You die, I live.”) Như giáo sư Trương Minh thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc nhận xét, “trận đánh” giữa Tập và những quan chức khác “đã ở mức nóng bỏng cực độ.” Câu hỏi đặt ra là liệu trong những tháng sắp tới, các cuộc đấu đá kia sẽ giảm cường độ hay lại càng nóng bỏng. Thỏa thuận? Theo quan sát viên kỳ cựu về vấn đề Trung Quốc, ông Willy Lam, thì giai đoạn tệ hại nhất đã qua. Ông trích một nhận định của Đặng Vũ Văn – nguyên Phó Tổng Biên tập tờ Học tập Thời báo (Study Times) của Trường Đảng Trung ương – đăng trên Đại Công báo (Ta kung Po), tờ báo Hongkong thường phản ảnh đường lối Bắc Kinh, số ra ngày 26/7: “Nhiều người muốn biết liệu những con “hổ lớn” hoặc “hổ già” có tiếp tục bị sa bẫy hay không. Và khả năng điều này xảy ra trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ năm năm lần thứ nhất gần như bằng không.” Ông tin rằng Tập Cận Bình đã đạt được một thỏa thuận nào đó với Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, và những tai to mặt lớn khác trong Đảng để họ cho phép Tập làm bất cứ những gì Tập muốn với Chu Vĩnh Khang, với điều kiện Tập sẽ không đụng đến họ hoặc con cháu họ. Nhưng một thỏa thuận như thế là điều nhiều người còn hoài nghi. Hiện đang có rất nhiều dự đoán về những gì sẽ xảy ra, và tất cả dường như đều cho thấy suy đoán của Đặng Vũ Văn không đúng, ít nhất là với các lý do sau: Con hổ lớn nhất & tà khí Thứ nhất, Tập được cho là đang dùng chiến dịch chống tham nhũng – trên thực tế thì đây là một cuộc thanh trừng chính trị – để gạt ra ngoài những kẻ chống đối kế hoạch tái cấu trúc kinh tế sâu rộng. Nếu điều này đúng thì thỏa thuận mà Đặng Vũ Văn nhắc tới là sai. Xét cho cùng, nếu tìm cách thỏa thuận với phe bảo thủ thì phe bảo thủ, vốn chịu nhiều thiệt hại nhất nếu có thay đổi, sẽ ở vào thế có thể cản trở hầu hết các cải cách. Trong khi đó, Tập Cận Bình lại là tuýp người khát khao để lại một di sản đáng kể – Tập muốn được xem như người có công cứu sống Đảng Cộng sản và thực hiện được “Giấc mơ Hoa” – và ông cũng chẳng dại gì bán rẻ tiền đồ của chính mình nếu thỏa hiệp. Để làm được điều mọi người nói ông sẽ làm – hoặc ít nhất là nắm được quyền lực tối cao – Tập Cận Bình cần nhổ nanh mọi đối thủ, nhổ nanh mọi con hổ vẫn đang là chúa tể rừng rú. Thứ hai, mọi người hầu như đang mất kiên nhẫn với Tập, hoặc đang gặp bất lợi vì các chính sách của ông. Điều này có nghĩa trên thực tế Tập đang có động lực rất chính đáng để tung một chiêu ngoạn mục nhằm lấy lại sự ủng hộ của xã hội, chẳng hạn như bủa lưới bắt luôn con hổ lớn nhất của bầy hổ là Giang Trạch Dân. Nhà bình luận thạo tin ở Bắc Kinh, ông Lý Vĩ Đông (Li Weidong) tin rằng Tập sẽ nhắm vào mạng lưới tay chân của Giang và từ đó đảm bảo rằng 19 vị cựu Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị sẽ vì sợ hãi mà phải tuân thủ mọi ý muốn của Tập. Thứ ba, ngay cả khi có một thỏa thuận giữa Tập và các bác hổ già đi nữa, thì những thỏa thuận đó cũng không thể kéo dài. Tập chắc chắn hiểu rằng ông đã đẩy cao kỳ vọng của người dân Trung Quốc và giờ đây ông phải làm những gì mình hứa. Quần chúng đòi hỏi bọn tham nhũng và quan tham bị hạ bệ, quần chúng muốn thấy gió lành thổi bay “tà khí”, mượn lời người bạn thâm niên của Tập nói với nhà báo John Garnaut. Vì vậy, Tập sẽ không thỏa hiệp trong cuộc chiến chống tham nhũng, ngay cả khi đó là điều Tập muốn làm. Trong xã hội Trung Quốc phát triển ngày càng phức tạp, có những thế lực mới không thể nào xem thường. Vượt tầm kiểm soát Tập Cận Bình, giống Gorbachev, là người muốn làm điều vĩ đại để cải cách một hệ thống bệnh hoạn. Nhưng cũng như lãnh tụ cuối của Liên Xô cũ, Tập vừa kích hoạt những chuyển biến mà ông không thể kiểm soát được. Ông quyết định tấn công tham nhũng, nhưng tệ nạn này đã ăn quá sâu trong hệ thống chính trị cộng sản Trung Quốc, nên rất khó có thể quản lý những nỗ lực chống tham nhũng quyết liệt. Không may cho Tập, ông đã tạo ra những kỳ vọng lớn lao trong xã hội, và trong cả giới tinh hoa. Cũng vì vậy ông không thể nào ngưng chiến dịch chống tham nhũng, và điều này nghĩa là dù có ngầm thỏa thuận với những bác hổ già đi nữa, các thỏa thuận đó không sớm thì muộn cũng tan tành, bằng cách này hay cách khác. Một hệ thống chính trị dễ vỡ không thể kiềm chế được những kẻ quyết chí chiến đấu đến cùng để tồn tại. Chính trị Trung Quốc thời hiện đại có lẽ sẽ không man rợ như trong những năm đầu lập nước Cộng hòa Nhân dân, nhưng vẫn không thể cho phép một lãnh tụ chấp nhận tình thế bất phân thắng bại. Một lãnh tụ chỉ có thể hoặc thắng hoặc thua, nhất là với Tập Cận Bình, kẻ đã kích hoạt điều được xem như một cuộc chiến tranh hủy diệt mang động cơ chính trị. Logic khốc liệt Với những thử thách quá lớn trong những ngày này, không ai muốn thấy mình yếu kém, nhất là đối với Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tập Cận Bình đã khởi động cuộc chiến sống-còn, và ông phải tiến hành đến khi kết thúc. Khác với những hệ thống pháp trị trong đó các cơ cấu có tính định chế sẽ kiềm chế những xung động và xung đột, hệ thống toàn trị ở Trung Quốc lại dễ dàng tưởng thưởng những hành động tồi bại nhất trong những thời kỳ căng thẳng nhất. Kiểu cách chính trị được ăn cả ngã về không của Tập Cận Bình trói ông vào một logic rất khốc liệt mà ông không thể thoát khỏi. Trong tình hình đó, như nhận định của giáo sư Quách Ôn Lương (Guo Wenliang) thuộc Đại học Trung Sơn tỉnh Quảng Châu: “nguy cơ những con hổ sẽ liên kết để phản công là một nguy cơ rất, rất lớn” vì các quan chức cao cấp sẽ không thể ngồi chờ Tập đến tóm đi từng người một. Và Tập cũng không thể ngồi chờ họ tấn công phản kích. Tập Cận Bình, một lãnh tụ cứng rắn đang định hình và tung hoành, đã thay đổi cục diện chính trị tại Trung Quốc Cộng sản – sự thay đổi này có thể tốt hay xấu hơn, nhưng điều chắc chắn là ông không thể quay ngược lại được nữa. Nguồn: Gordon G. Chang, “China’s “Gorbachev” Is Tearing the Communist Party Apart“, The National Interest 14/8/2014 Bản tiếng Việt 2014 Phan Trinh & pro&contra
|
|
|
Post by nguyendonganh on Feb 18, 2015 8:30:09 GMT 9
Những nguyên nhân đưa Trung cộng đến sụp đổ Mặc dầu nước Tàu hiện nay, về tổng sản lượng, nếu tính theo khả năng mua bán, thì đã vượt Hoa kỳ, Hoa kỳ là 17 416 tỷ $, Trung cộng là 17 632 tỷ $. Nhưng lại rất có nhiều nhà chuyên môn, nhiều quyển sách tiên đoán về sự sụp đổ của Trung cộng. Những bài viết và sách vở này phần đông chỉ đề cập đến những nguyên nhân trung hạn và ngắn hạn. Trong khuôn khổ bài này chúng tôi, ngoài những nguyên nhân trung hạn và ngắn hạn, xin đưa ra nguyên nhân dài hạn. I ) Nguyên nhân dài hạn: căn bản triết lý và đạo đức Sự quan trọng của triết lý và đạo đức Triết lý và đạo đức không những giữ một vai trò rất là quan trọng cho đời sống mỗi con người mà còn cho cả một quốc gia dân tộc. Người nào có một triết lý đạo đức sống đúng và tốt, thì chúng ta thấy không những họ sống sung sướng, an hòa với chính bản thân mà còn hòa hợp với người khác và vũ trụ. Đối với một dân tộc cũng vậy. Triết lý, đạo đức là nền tảng trên đó quốc gia, dân tộc đó được xây dựng. Nếu nền tảng sai, thì chẳng khác nào xây dựng trên đống cát. Nguyên do sâu xa khiến Trung cộng sẽ sụp đổ là xây dựng trên một nền tảng triết lý đạo đức sai lầm : Lý thuyết Mác Lê Mao. Thật vậy, trong thời gian chống nhà Mãn Thanh (1644 – 1911), cũng là thời gian nước Tàu bị liệt Cường xâu xé (1840 – 1911), một số trí thức tả của Tàu, như Trần độc Tú, Lý đại Siêu, Mao trạch Đông, Chu ân lai, Đặng tiểu Bình v.v…, không những kết án nhà Mãn Thanh mà còn kết án cả nền văn hóa văn minh Tàu, vội vã nhập cảng cái cặn bã của nền văn hóa triết học tây phương, đó là thuyết Mác Lê. Tiếc rằng trình độ học vấn của những người trí thức trên, vào thời đó theo học chương trình học mới mở ra của Pháp, ở vào trình độ Sơ học yếu lược, tức khoảng tiểu học, hay trên tiểu học một chút. Thử hỏi ở trình độ đó, họ làm sao có thể ý thức nổi cái hay cái dở của văn hóa văn minh đông phương và tây phương, vội vã từ bỏ văn hóa văn minh đông phương, như Mao đã nói : «Khổng tử là con chó giữ nhà cho tụi phong kiến”. Ở điểm này, có người đưa ra lập luận: Nhìn vào lịch sử Tàu và Việt nam, những người như Lưu Bang lập nên nhà Hán, Chu nguyên Chương lập nên nhà Minh và nhiều người khác của Tàu, ở Việt Nam thì Lê Lợi lập nên nhà Lê, tất cả những người này cũng đều xuất thân bần hàn. Lập luận trên có phần đúng, nhưng là phần nhỏ, còn phần lớn là sai, Sai ở chỗ, những người như Lưu Bang, Lê Lợi, không đòi xóa bỏ, chống lại cả một nền văn hóa cổ truyền như Mao trạch Đông, Hồ chí Minh và những người lãnh tụ đảng Cộng sản cho tới ngày hôm nay. Lại có ý kiến cho rằng: Nước Tàu hiện nay đang phục hồi Khổng Tử, cho xây dựng Viện Khổng Tử ở khắp nơi. Thực ra, Chính quyền Trung Cộng hiện nay dùng Khổng tử như một công cụ để thực hiện chính sách đè đầu đè cổ dân và bành trướng ra thế giới, những phần có tính cách nhân bản của Khổng Tử, dân chủ của Mạnh Tử thì họ bỏ đi, chỉ giữ lại phần tôn quân để nhằm duy trì chế độ và tinh thần Đại Hán nhằm bành trướng ra nước ngoài. Từ thời Trần độc Tú, Mao trạch Đông của Tàu, và Trần Phú, Hồ chí Minh của Việt Nam đã nhập cảng lý thuyết Mác Lê, cho đây là thần dược, lý thuyết « khoa học nhất «, không những chữa trị bệnh «thiếu độc lập”, mà còn cả bệnh chậm tiến. Tiếc thay lý thuyết Mác chỉ tự cho là khoa học (1), nhưng thực tế chẳng khoa học chút nào cả, đến nay người ta đã áp dụng lý thuyết này cả gần 100 năm, nhưng hoàn toàn thất bại, không đưa đến phát triển, mà còn đưa đến tụt hậu. Vì bên cạnh còn có lý thuyết của Lénine, một hình thức đưa xã hội về thời quân chủ, ngày xưa với ông vua toàn quyền sinh sát, định đoạt vận mệnh của dân, của đất nước, ngày nay với ông Tổng bí thư đảng cộng sản thì cũng vậy. Lý thuyết của Marx, chủ trương duy vật biện chứng và duy vật sử quan, cho rằng tất cả đều là do vật chất mà đến, chủ trương đấu tranh giai cấp, một lời kêu gọi nội chiến triền miên, đã hoàn toàn đi ngược lại truyền thống triết lý, đạo đức đông phương nói chung và Tàu nói riêng. Truyền thống đạo đức của Tàu lấy Nho giáo làm đầu, quan niệm: « Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín « tức lấy lòng thương người làm trọng, ăn ở với nhau phải biết ơn những người đã nuôi nấng, giúp đỡ, dạy giỗ mình, đồng thời phải có luật lệ, trọng chữ tín và trau dồi trí tuệ. Trong khi đó Marx và những người cộng sản chủ trương phá hủy tất cả những gì là đạo đức, văn hóa, văn minh cổ truyền. Truyền thống triết lý vũ trụ quan của Tàu bắt nguồn từ quan niệm của Kinh dịch, theo đó con người và vạn vật là do sự phối hợp vật chất và tinh thần, có biến đổi nhưng là một sự biến đổi hổ tương, qua câu: «Âm dương tương sinh, dài ngắn tương hình, cao thấp tương khuynh… » khác hẳn quan niệm biến đổi biện chứng triệt tiêu của Marx, cho rằng « Phản Đề » phải tiêu diệt « Đề » để làm ra « Tổng Đề «, áp dụng vào xã hội con người, thì giai cấp này phải tiêu diệt giai cấp khác để làm ra giai cấp mới. Thêm vào đó Marx lại cho rằng con người là đến từ vật chất, từ loài thú vật qua một sự biến chuyển lâu dài, nên trong xã hội cộng sản con người coi nhau như loài vật, tìm cách cấu xé nhau để sinh tồn, không còn một chút gì là đạo đức, như chúng ta đang chứng kiến trong những xã hội cộng sản còn xót lại, mà điển hình là Trung cộng và Cộng sản Việt Nam hiện nay. Cũng có người nói: Hiện nay ở Trung cộng và Việt nam không còn gì là tư tưởng Mác Lê, cộng sản. Điều đó cũng chỉ có một phần nhỏ là đúng, còn phần lớn là sai, vì cả 2 hiến pháp của 2 nước này vẫn qui định: chế độ xây dựng trên nền tảng lý thuyết Mác Lê, và trong đời sống hàng ngày vẫn chủ trương triết lý duy vật, cho rằng con người đến từ con vật, cho nên những người cộng sản, bắt đầu ngay từ Trung Ương Đảng, Bộ Chính trị, luôn tìm cách tiêu diệt lẫn nhau, như đang diễn ra ở tại Trung cộng, Tập cận Bình đánh Chu vĩnh Khang, Từ tài Hậu, ở Việt Nam, thì Nguyễn bá Thanh bị đầu độc. Xây dựng chế độ trên nền tảng một lý thuyết triết lý, đạo đức sai lầm mà ngày hôm nay cả thế giới đều biết, vì nó đã hoàn toàn thất bại trong việc thử nghiệm gần một thế kỷ qua, đó chính là xây lâu đài trên bãi cát và đồng thời cũng là nguyên nhân xâu xa đưa đến sự sụp đổ trong tương lai của 2 chế độ Trung cộng và Cộng sản Việt Nam. Trung cộng vẫn lùng thùng trong nền văn minh định cư nông nghiệp, với mô hình tổ chức nhân xã quân chủ. Theo một số sử gia và nhà nhân chủng học, thì nhân loại đã trải qua năm nền văn minh: Lúc con người mới xuất hiện trên trái đất, thì sống quanh quẩn trong hang đá của mình, hái trái cây và săn bắn. Đó là văn minh trấy hái ( Civilisation de cueillette). Nhưng rồi hoa trái, xúc vật cũng trở nên khan hiếm, nó phải đi xa kiếm ăn, nó bước sang nền văn minh du mục ( Civilisation nomade). Ngay dù đi xa, nhưng thức ăn cũng khan hiếm, nó bắt buộc phải trồng trọt, nuôi xúc vật. Từ đó bước sang nền văn minh định cư nông nghiệp ( Civilisation d’agriculture). Với nền văn minh này con người có thể thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu của mình như nhà ở, ăn mặc. Một khi những nhu cầu thiết yếu được thỏa mãn, con người bước sang trao đổi, như khi nó trồng lúa, nhưng nó muốn ăn mì thì nó trao đổi với người trồng mì, khi nó ăn no, nó lại muốn ăn ngon, thì nó mua thêm gia vị, khi nó dệt vải, nhưng nó muốn mặc lụa thì nó trao đổi với người dệt lụa. Nó bước sang nền văn minh thương mại ( Civilisation marchande). Con đường Tơ lụa và con đường Gia vị có từ đó. Nhưng ngày hôm nay con người đã phát minh ra téléphone, máy điện tóan, con người không cần đi xa để trao đổi, nó bước sang nền văn minh tri thức điện tóan ( Civilisation informatique). Mỗi một thời văn minh tương xứng với một hình thức tổ chức nhân xã khác nhau: văn minh đầu là chế độ gia tộc, văn minh thứ nhì là chế độ bộ lạc, văn minh thứ ba là chế độ quân chủ. Nhưng bước sang nền văn minh thứ tư và thứ 5 ngày hôm nay, là chế độ tự do, dân chủ và kinh tế thị trường. Về sản xuất kinh tế, với 3 nền văn minh đầu, sức mạnh lao động chủ yếu là sức mạnh bắp thịt chân tay. Nhưng vào 2 thời văn minh sau, sức mạnh lao động chủ yếu là trí óc con người. Nước Tàu là một nước bắt đầu nền văn minh định cư nông nghiệp, với mô hình tổ chức nhân xã là chế độ quân chủ rất sớm. Nhưng người ta có thể nói, nước Tàu cho tới ngày hôm nay vẫn lùng thùng trong nền văn minh này và chế độ chính trị quân chủ, vì tư tưởng của Lénine không có gì hơn là tổ chức một đảng độc tài, cướp chính quyền, và một khi cướp được chính quyền rồi, thì tổ chức một nhà nước độc tài, đảng đứng đằng sau, để giữ chính quyền. Hình ảnh một ông Tổng bí thư và một ông vua độc tài ác ôn thời xưa cũng giống nhau. Thí dụ điển hình ngày hôm nay là chế độ cộng sản độc tài Bắc Hàn. Vì vậy, chúng ta có thể nói, nếu Trung cộng vẫn lùng thùng trong mô hình tổ chức nhân xã quân chủ, thời văn minh định cư nông nghiệp, thì đây là một trong những nguyên nhân sâu xa đưa đến sự sụp đổ của chế độ. I I ) Nguyên nhân trung hạn Dân số già nua: Với chính sách hạn chế một con, áp dụng trong 30 năm qua, cộng thêm với tinh thần « Trọng nam, khinh nữ « cổ truyền, những người sinh ra con gái, nhiều khi tìm cách cho hoặc giết nó đi, để hy vọng lần sau có thể sinh con trai, đã đưa nước Tàu không những vào tình trạng trai thừa, gái thiếu, mà còn làm dân tộc này trở nên già nua, những trai trẻ có thể làm việc để sản xuất thì càng ngày càng thấp so với lớp già không những không thể làm việc, mà còn là một gánh nặng càng ngày càng tăng. Nhiều người coi thường chính sách dân số ( démographie), nhưng đây là một yếu tố quan trọng và quyết định sự sống còn và tăng trưởng của một dân tộc. Tất nhiên ngày hôm nay chính giới Trung cộng đã chấp nhận chính sách 2 con, tuy nhiên, trong thời gian trung hạn: ba, bốn mươi năm tới, hậu quả của chính sách một con còn đè nặng lên sự tăng trưởng của Trung cộng. Tham nhũng: Ngày hôm nay, ngay những người dân Tàu bình thường nhất cũng nhìn thấy rõ tham nhũng, hối lộ lan tràn khắp nơi, từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên. Nặng nề nhất là ở quân đội, một ông đại tá muốn lên tướng thì phải hối lộ cho cấp trên khoảng 1 triệu $, sau đó lên tướng rồi, thì quay lại tìm cách tham nhũng dân và cấp dưới. Nạn lính kiểng, lính có tên, nhưng không có thực để lãnh lương lan tràn ở mọi quân chủng và quân khu. Trong ngành công chức cũng vậy. Riêng ở tỉnh Hồ Bắc, công chức có tên trên giấy tờ, để lãnh lương chính phủ, nhưng không có thực, lên đến 55 000 người. Chính sách chống tham nhũng của Tập cận Bình chỉ nhằm chống những người trước đây đã chống hay đang chống ông, chứ thực ra ngay cả người dân họ cũng thừa biết ngay gia đình họ Tập cũng tham nhũng. Như việc họ Tập thâu hồi hộ chiếu để ngăn cản người ra nước ngoài, nhưng chính con gái ông đang du học ở Hoa ký. Bất công xã hội: Tại Trung cộng hiện nay, tình trạng bất công xã hội trở nên vô cùng trầm trọng. Người giầu thì giầu quá, kẻ nghèo thì chật vật kiếm ăn từng bữa. Đảng Cộng sản Trung cộng và Việt Nam, miệng hô hào là đấu tranh cho công nhân và nông dân, nhưng 2 giai tầng ở 2 nước này là bị bóc lột nhiều nhất, không những bởi những ông tư bản trắng đến từ nước ngoài, mà còn bởi những ông tư bản đỏ, đấy là tư bản nhà nước, các ông cán bộ các cấp. Người nông dân thì bị trưng thu đất đai nhà cửa, người công nhân thì làm đầu tắt mặt tối, không có bảo hiểm xã hội, không có an toàn lao động. Tai nạn lao động, như xập hầm, xập cầu v.v…, thường xẩy ra mỗi ngày. Tỷ lệ tai nạn lao động ở Trung cộng là vào hàng cao nhất. Bất ổn xã hội, mỗi năm có đến 200 ngàn cuộc biểu tình chống đối chính phủ: Từ bất công xã hội dẫn đến bất mãn của dân. Dân biểu tình vì bị cướp nhà, cướp đất, thợ thuyền biểu tình vì làm việc quá cơ cực, nhưng đồng lương không đủ sống. Đấy là chưa nói đến chính sách đàn áp đối lập và những dân thiểu số như dân Di ngô Nhĩ, Mãn, Tạng, và như chúng ta đã thấy cuộc biểu tình của dân Hồng Kông vừa qua. Năm 2014 có tới 200 ngàn cuộc biểu tình chống chính phủ, có những vụ đưa đến cả ngàn người chết và bị thương. Chính vì lẽ đó mà có nhiều người cho rằng Trung cộng sẽ sụp đổ như Liên sô và sẽ vỡ ra từng mảnh, vì nhìn vào tiến trình suy thoái của Trung cộng ngày hôm nay thì cũng giống như Liên sô trước kia. Brejnev, Tổng bí thư Đảng cộng sản Liên sô, trước khi chết đã phải than: «Xã hội chủ nghĩa gì mà 1/3 xe chạy ngoài đường là ăn cắp săng của công, 1/3 bằng cấp là bằng cấp giả, công chức đến sở làm việc là đến để có mặt, sau đó đi coi hát hay làm việc riêng.» Tình trạng Trung cộng và Cộng sản Việt nam hiện nay cũng diễn ra y hệt. Lịch sử nhiều khi lập lại là như vậy. Những hãng xưởng ngoại quốc bắt đầu rút khỏi Trung cộng: Không nói chi đến những nước khác, chỉ nói đến Hoa kỳ, vì nước này là nước có nhiều hãng xưởng làm ăn ở Trung cộng. Và cũng không nói quá chi tiết chỉ cần nói đến 2 hãng lớn nhất là Best Buy và Wall Mart. Best Buy đã thu hồi 150 xưởng làm ăn ở Trung cộng về Hoa kỳ, Wall Mart đã thu hồi hơn một nữa công xưởng. Tại sao? – Trước đây nhân công rẻ, nhưng ngày hôm nay không còn nữa, thêm vào đó lại có chính sách kỳ thị hãng xưởng ngoại quốc. Để sản xuất một món đồ trị giá thành là 1 $ ở Hoa kỳ, thì ngày hôm nay ở Trung cộng là 0,96 $, thêm vào đó lại biết bao nhiêu phiền tóai về tham nhũng và giá vận chuyển. Nước Tàu không phải là nước đất lành chim đậu: Người giàu và người giỏi bỏ nước ra đi. Theo một cuộc thăm dò của một cơ quan nghiên cứu, gần đây, vào năm 2014, gần 400 gia đình giàu có nhất nước Tàu, thì 64 % muốn bỏ ra nước ngoài sinh sống, 85% muốn ra nước ngoài hay muốn gửi con ra nước ngoài để tìm chỗ tựa thoát thân mai sau. Hiện nay, gần 300 ngàn sinh viên Tàu du học tại Hoa kỳ, đứng đầu, chiếm 1/3 tổng số sinh viên ngoại quốc. Nhưng phần lớn sinh viên tốt nghiệp thì ở lại Hoa kỳ và còn kéo theo gia đình. Một chế độ có thể ví với một cây cổ thụ, những người đứng dưới gốc cây là những thành phần được ân xủng bởi chế độ. Nay họ cứ lấy đất từ gốc cây, bằng cách gửi con ra nước ngoài, hay gửi tiền ra làm ăn ở nước ngoài, thì sớm muộn cây đó cũng trốc gốc. Đó là những lý do trung hạn đưa chế độ Trung cộng đến chỗ sụp đổ. III ) Nguyên nhân ngắn hạn Chính sách chống tham nhũng và ý định của Tập cận Bình định làm tổng hợp lý thuyết Mác – Lénine – Mao với truyền thống triết lý văn hóa đạo đức Tàu, chẳng khác nào làm tổng hợp nước với lửa , đó là 2 nguyên do gần đưa đến sự sụp đổ của Trung cộng. Từ ngày Tâp cận Bình lên ngôi tới nay, đã được 2 năm. Trong vòng 2 năm, họ Tập đã thi hành một chính sách chống tham nhũng, đi đến việc thanh trừng gần 200 ngàn đảng viên, viên chức cao cấp trong quân đội, trong guồng máy nhà nước, trong đó có 40 Thứ trưởng, nhiều Tướng lãnh cao cấp như Từ tài Hậu v.v… Thực ra chính sách chống tham nhũng của họ Tập chỉ là bề ngoài, thực chất ở bên trong là sự tranh giành quyền lực. Tại sao ? Vì như trên đã nói, tham nhũng ở Tàu hiện nay là từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên. Ngay cả họ Tập cũng tham nhũng, vì vậy họ Tập chỉ chống những người nào tham nhũng mà chống ông, còn những người nào tham nhũng mà không chống ông, thì không bị thanh trừng. Đó là một cuộc tranh đấu quyền lực một sống một còn. Có thể nói cuộc tranh đấu quyền lực bắt đầu từ ngày Bạc hy Lai bị đưa ra tòa ngày 13/9/2012. Người ta còn nhớ Vương lập Quân, nhân vật thứ nhì của Trùng Khánh, đặc trách về công an, mật vụ, tay em đắc lực của vợ chồng họ Bạc, làm bất cứ việc gì do vợ chồng này sai khiến. Bạc hy Lai, Tỉnh ủy Trùng Khánh, nhân vật đang lên lúc bấy giờ trong Đảng và trong giới chính trị, cho rằng mô hình quản trị Trùng Khánh, theo đó là trở về tư tưởng của Mao, chủ trương chủ nghĩa quốc gia cực đoan, mô hình này đáng được áp dụng cho toàn nước Tàu trong tương lai. Một hôm Vương lập Quân chạy trốn vào Tòa Tổng lãnh sự Hoa kỳ ở Trùng Khánh, xin tỵ nạn, nói rằng vợ chồng Bạc hy Lai muốn giết ông. Tất nhiên cơ quan Hoa kỳ ở đây chấp nhận, nhưng sau khi liên lạc với Bắc kinh, và chỉ một thời gian sau, Bắc kinh gửi người xuống hộ tống họ Vương, mang về thủ đô, lúc đó Hồ cẩm Đào vẫn còn giữ chức Tổng bí thư. Sự việc Bạc hy Lai không phải chỉ là tham nhũng, giết người, như vợ họ Bạc đã đầu độc ám sát một thương gia người Anh, mà còn là âm mưu đảo chính Tập cận Bình. Giang trạch Dân, cựu Tổng bí thư, người đỡ đầu của họ Tập, nay thấy rằng ông này không còn nghe lời mình nữa, nên đã cùng Chu vĩnh Khang, nhân vật quyền lực thứ 3 hay thứ 4 lúc bấy giờ, Bộ trưởng Công an va dầu khí, và Từ tài Hậu, Phó Quân ủy Trung Ương, nhân vật thứ nhì trong Quân đội, cả 3 sửa sọan một cuộc đảo chính. Nhưng âm mưu đảo chính này, bị Hồ cẩm Đào, đương kim Tổng bí thư, cùng với Ôn gia Bảo, đương kim Thủ tướng, phá vỡ. Cũng theo những nguồn tin đáng tin cậy, thì sau khi âm mưu đảo chính bị phá vỡ, Chu vĩnh Khang đã nhiều lần tìm cách ám sát Tập cận Bình, nhưng không thành. Ngày 30/6/2014, Tập cận Bình mở Hội nghị Cục Bộ Chính trị, tuyên bố khai trừ Từ tài Hậu ra khỏi Đảng. Ngày 29/7/2014, Đảng Cộng sản Trung cộng tuyên bố điều tra Chu vĩnh Khang, 300 người của họ Chu bị thẩm vấn liên quan đến tài sản trị giá hơn 14,5 tỷ $. Ngày 16/1/2015, trong trang web của Ủy ban Trung ương đăng thông tin chính thức điều tra Thứ Trưởng Bộ An ninh Mã kiện, vì tham nhũng. Theo một viên chức của Bộ này, họ đang gặp những vấn đề trầm trọng. Vụ án Mã Kiện liên quan đến Ủy viên thường trực Bộ Chính trị Chu vĩnh Khang. Trước đó một ngày, ngày 15/1, Quân đội Trung cộng lần đầu tiên công bố danh sách 16 tướng lãnh đang bị điều tra vì tội tham nhũng. Mười sáu người này nằm rải rác khắp các Tổng cục, Quân chủng, Quân khu và các Trường thuộc Bộ Quốc phòng. Ngoài Chủ nhiệm bộ môn Chính trị thuộc Học viện Chính trị Nam kinh, Mã hướng Đông, những người còn lại, đều từ hàm thiếu tướng trở lên, trong đó có 5 tướng giữ chức vụ chủ chốt trong quân đội. Cuộc tranh giành quyền lực hiện xẩy ra ở Trung cộng là một cuộc đấu tranh một sống một còn, giữa Giang trạch Dân, cựu Tổng bí thư, và Tập cẩn Bình, đương kim. Vì vậy mà họ Tập tuyên bố ngày 26/6/2014: « Tôi không màng đến sự sống chết, không màng đến tiếng tăm của tôi còn hay mất, tôi nhất quyết chống tham nhũng. » Bởi lẽ đó, nhiều người cho rằng cuộc chống tham nhũng của họ Tập chỉ là bề ngoài, thực chất bên trong là cuộc đấu đá quyền lực một sống một còn, và đấy cũng là nguyên do gần đưa đến sự sụp đổ của chế độ. Nguyên do gần thứ hai là ý đồ làm tổng hợp lý thuyết Mác – Lê – Mao và truyền thống văn hóa Tàu. Trong bài diễn văn đọc vào ngày 13/10/2014, họ Tập tuyên bố: « Đảng Cộng sản chúng ta là đảng mác xít kiên định và tư tưởng dẫn đường của chúng ta là tư tưởng Mác – Lê – Mao và chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung quốc. Đồng thời chúng ta không phải là những người hư vô lịch sử và hư vô văn hóa. Chúng ta không thể dốt nát lịch sử của đất nước mình và chúng ta không thể coi thường bản thân. » Họ Tập sau này còn nhiều lần tuyên bố muốn làm ra một ý thức hệ mới cho Trung cộng, tổng hợp ý thức hệ Mác và truyền thống tư tưởng đạo đức của Tàu. Đây là một ý đồ, mới nghe và không suy nghĩ kỹ, thì thấy rất là hấp dẫn. Tuy nhiên, nếu suy nghĩ kỹ thì thấy ý đồ này đi ngược với đà tiến bộ của văn minh nhân loại và là « Dã tràng xe cát bể đông, nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì.». Như một nhà tư tưởng đã nói: Thế giới biến chuyển từng ngày từng giờ, lúc nào cũng có những phát minh sáng kiến mới. tạo ra một ý thức hệ chẳng khác nào đóng khung thế giới trong một lồng kính, bắt nó không tiến triển nữa. Ngay câu trên của họ Tập, chúng ta đã thấy đầy mâu thuẫn. Nói đến tư tưởng của Mao, người ta không quên câu nói: « Khổng tử chỉ là con chó giữ nhà cho tụi phong kiến. », như đã nhắc ở trên. Ngay việc cho lập tượng Khổng tử ở quãng trường Thiên an môn, bên cạnh hình của Mao, cách đây mấy năm, đã chứng tỏ trình độ thấp kém thiếu suy nghĩ của giới lãnh đạo Trung cộng, vì là hai hình ảnh đối chọi và mâu thuẫn, Mao đã chửi Khổng. Tất nhiên không phải là tất cả, cũng có người nhìn ra vấn đề, nên đã cho rời bức tượng cao, cả bao thước, nặng cả tấn, này đi. Việc làm đó không phải người dân thường có thể làm được, mà phải phe nhóm trong Bộ Chính trị hay Trung Ương đảng. Bức tượng được lấy đi, mấy ngày sau lại được dựng lên. Lúc đầu người ta chưa rõ, nhưng ngày nay, người ta thấy viện Khổng tử ở khắp nơi trên thế giới chỉ là một cơ quan tuyên truyền của Trung cộng, nhằm tuyên truyền đường lối của chính phủ, một hình thức bành trướng, khác hẳn truyền thống giáo dục và nghiên cứu độc lập, không lệ thuộc chính trị của các nước dân chủ. Chính vì vậy mà Hoa kỳ, Ca na đa và Thụy Điển đã cho đóng cửa những viện này. Làm tổng hợp tư tưởng của Marx là duy vật chủ nghĩa với triết lý, đạo đức truyền thống Tàu, chẳng khác nào làm tổng hợp nước với lửa. Truyền thống Tàu là duy ý ( idéalisme), trong khi tư tưởng Marx là duy vật ( matérialisme). Chính Marx nói : Có duy ý thì không có duy vật. Và có duy vật thì không có duy ý. Chính vì vậy, mà có người cho rằng việc làm tổng hợp duy ý và duy vật của họ Tập, không những không làm được, mà còn gây mâu thuẫn trong lãnh vực tư tưởng và ngay trong nội bộ đảng, đó là nguyên nhân ngắn hạn đưa đến sự sụp đổ của Trung cộng. Một chế độ sụp đổ tất nhiên có rất nhiều lý do. Nhưng đại để có thể tóm lược trong 3 nguyên do chính sau đậy: Một số trong giới lãnh đạo chính trị tự thay đổi chế độ , đó là cách mạng từ trên xuống dưới, có thể nói một phần là trường hợp của Liên sô năm 1990, hay của nước Nhật thời Minh trị Thiên Hoàng, hoặc do dân nổi lên, thay đổi chế độ, đó là cách mạng từ dưới lên trên, hay là tổng hợp từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên, tất nhiên đồng thời, đôi khi cũng có sự giúp đỡ từ bên ngoài. Một sử gia, khi nguyên cứu sự sụp đổ của những chế độ, triều đại, đế quốc, đã đi đến kết luận: « Bất cứ chế độ, triều đại nào sụp đổ cũng là do chính mình làm, tự mình suy thoái trước, sau đó người khác tới xô, làm sụp đổ sau. » Chế độ cộng sản Tàu, và cả chế độ cộng sản Việt nam, vì đi trái lòng dân, đi ngược đà tiến bộ của văn minh nhân loại, sớm muộn sẽ sụp đổ từ những nguyên do xâu xa, trung hạn, ngắn hạn, nguyên do nội tại và ngoại tại. (1) Paris ngày 15/02/2015 Chu chi Nam và Vũ văn Lâm
|
|
|
Post by Can Tho on Nov 1, 2015 8:22:38 GMT 9
2 ứng viên sáng giá giúp ông Tập thâu tóm quân đội TQ là ai?Kiều Tỉnh | 21/10/2015 14:15  2 ứng viên sáng giá giúp ông Tập thâu tóm quân đội TQ là ai? (Ảnh minh họa) Chia sẻ: Hội nghị trung ương 5 của Trung Quốc diễn ra vào tuần tới được đánh giá là cơ hội để Chủ tịch Tập Cận Bình thực hiện những điều chỉnh lớn về mặt nhân sự. Ông Tập vấp phải sự chống đối mạnh mẽ từ thế lực trong quân đội Tướng thân tín của ông Tập vấp phải "sóng ngầm" trong quân đội? Địa vị của "quân sư" tiết lộ cách ông Tập thâu tóm quyền lực Hội nghị trung ương 5 Khóa 18 của ĐCS Trung Quốc (TW 5) sẽ được triệu tập từ 26-29/10, trong đó có 2 nghị trình chủ yếu là thông qua Kế hoạch 5 năm thứ 13 (2016-2020) và điều chỉnh nhân sự. Tuy nhiên, việc điều chỉnh đội ngũ nhân sự cao cấp được dư luận các nước quan tâm hơn cả. Tân Hoa Xã cho biết Hội nghị Bộ chính trị ĐCS Trung Quốc họp ngày 20/7/2015 tại Bắc Kinh đã quyết định triệu tập Hội nghị toàn thể TW5 Khóa 18 vào tháng 10/2015 với nghị trình chủ yếu là thảo luận Kế hoạch 5 năm thứ 13. Đồng thời, hội nghị cũng đánh giá cuộc đấu tranh chống tham nhũng thời gian qua và tiếp tục có sự điều chỉnh nhân sự thời gian tới. Năm 2015 là năm cuối cùng của Kế hoạch 5 năm thứ 12, từ năm 2016 Trung Quốc sẽ bước vào Kế hoạch 5 năm thứ 13. Đây là Kế hoạch 5 năm đầu tiên của ông Tập Cận Bình kể từ khi lên nắm quyền và cũng là Kế hoạch 5 năm cuối cùng của mốc chiến lược “100 năm”, ngày thành lập ĐCS Trung Quốc (1921-2021). Bởi vậy, nó có tầm quan trọng rất lớn, nhất là khi tốc độ tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc đang chậm lại. Dù vậy, dư luận các nước chú ý hơn cả là vấn đề điều chỉnh nhân sự trong Hội nghị này, vì trước thềm Hội nghị, Trung Quốc liên tiếp cho công bố xử lý kỉ luật một số đảng viên, trong đó có 3 Ủy viên trung ương Khóa 18 mới bầu lên.  Hội nghị Trung ương Trung Quốc sẽ diễn ra tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh. Hội nghị TW5 các khóa trước đều có điều chỉnh nhân sự lớn Hội nghị toàn thể TW 5 của ĐCS Trung Quốc các khóa trước đây thông thường họp vào tháng 10 trong năm, nếu có những điều chỉnh nhân sự quan trọng có thể triệu tập vào thời gian khác hoặc có thể họp lùi lại muộn hơn theo kế hoạch đã định. TW 5 Khóa 11 họp từ 23/2 tới 29/2/1980 tại Bắc Kinh, trong đó thông qua một quyết định quan trọng là đồng ý cho 4 người có dính líu tới cách mạng văn hóa từ chức là Uông Đông Hưng, Kỷ Đăng Khuê, Ngô Đức, Trần Tích Liên. Hội nghị này cũng sửa sai và phục hồi danh dự uy tín cho cố Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ bị quy oan trong Cách mạng văn hóa. TW 5 Khóa 12 họp ngày 24/9/1985 tại Bắc Kinh tại Bắc Kinh trong đó bầu bổ sung 6 ủy viên Bộ chính trị và 5 người vào Ban bí thư. TW 5 Khóa 13 họp ngày 9/11/1989 tại Bắc Kinh thông qua quyết định đồng ý để Đặng Tiểu Bình thôi chức Chủ tịch quân ủy trung ương, bầu Giang Trạch Dân làm Chủ tịch quân ủy trung ương. Dương Thượng Côn, Lưu Hoa Thanh làm Phó chủ tịch quân ủy trung ương, Dương Bạch Băng làm Thư ký quân ủy và vào Ban bí thư. TW 5 Khóa 14 họp từ 25-28/9/1995 bầu bổ sung Trương Vạn Niên, Trì Hạo Điền làm Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương, Vương Khắc, Vương Thụy Lâm làm ủy viên, đồng thời bầu bổ sung thêm 2 ủy viên trung ương, thông qua vụ án Trần Hy Đồng. TW 5 Khóa 15 họp từ 9/10 tới 11/10/2000 bầu bổ sung thêm 3 ủy viên trung ương. TW 5 khóa 16 họp từ 8-11/10/2005 không có điều chỉnh nhân sự. TW 5 Khóa 17 họp từ 15-18/10/2010 bầu bổ sung Tập Cận Bình làm Phó chủ tịch quân ủy trung ương, Phó Chủ tịch nước, đồng thời cách chức 1 ủy viên trung ương. TW 5 Khóa 18 và vấn đề điều chỉnh nhân sự Hội nghị toàn thể TW 5 Khóa 18 sẽ họp từ ngày 26/10 tới 29/10/2015 tại Bắc Kinh. Tờ “Thương báo” Hồng Kông vừa qua cho biết theo kế hoạch Hội nghị sẽ tiến hành từ 12/10 tới 14/10/2015, nhưng do có điều chỉnh nhân sự quan trọng nên đã lùi lại tới 26/10 – 29/10/2015. Kể từ khi cuộc đấu tranh chống tham nhũng phát động năm 2013 tới nay, Trung Quốc đã xử lý 9 ủy viên trung ương và 11 ủy viên trung ương dự khuyết, 35 tướng lĩnh, hơn 100 cán bộ chủ chốt các tỉnh, thành phố và Khu tự trị. Theo Tờ “Tân Kinh Báo”, Trung Quốc đã điều chỉnh 30 cán bộ cấp Bộ, Thứ trưởng và 27 quan chức lãnh đạo cấp địa phương. Nhưng một số cương vị lãnh đạo chủ chốt ở cấp trung ương và địa phương vẫn còn khiếm khuyết, hơn nữa trong năm 2015 có 6 cán bộ cấp Bộ và Ủy ban tới tuổi về hưu, năm 2016 có 7 người nữa sẽ về hưu. Ngoài ra, cần bầu bổ sung một số ủy viên trung ương thay thế những người đã bị xử lý, nên dư luận cho rằng Hội nghị lần này sẽ có một số điều chỉnh quan trọng. Mạng tin “Đông Phương” Hồng Kông ngày 15/10/2015 cho biết hiện nay Bộ chính trị có 25 người nhưng chưa có ủy viên dự khuyết. Vì vậy, Hội nghị lần này có thể bầu bổ sung 1-2 ủy viên dự khuyết Bộ chính trị, trong đó có hai ứng cử viên sáng giá là Dương Tinh Chinh, Bí thư trung ương, Chánh thư ký Quốc vụ viện và Hoàng Hưng Quốc hiện là Bí thư thành ủy Thiên Tân.  Bí thư thành ủy Thiên Tân Hoàng Hưng Quốc. Theo tờ “Thương Báo” Hồng Kông số ra cuối tháng 9/2015, đáng lưu ý là Quân ủy trung ương lần này sẽ có điều chỉnh. Hiện nay Quân ủy trung ương có 10 người, trong Hội nghị này có thể tăng lên tới 15 người. Hai nhân vật sáng giá có thể trở thành Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương lần này một là Thượng tướng Lưu Nguyên, Chính ủy Tổng cục hậu cần; hai là Thượng tướng Trương Hựu Hiệp, Ủy viên quân ủy, Tổng cục trưởng Tổng cục vũ khí trang bị. Lưu Nguyên (con trai của Lưu Thiếu Kỳ) năm nay 65 tuổi. Ông và Chủ tịch Tập Cận Bình cùng cảnh ngộ như trước đây đều xuống lao động ở công xã và trưởng thành từ nông thôn. Tập Cận Bình về tỉnh Hà Bắc, còn Lưu Nguyên về tỉnh Hà Nam.  Tướng Lưu Nguyên - con trai cố Chủ tịch Trung Quốc Lưu Thiếu Kỳ Thời gian qua, Lưu Nguyên đã góp phần quan trọng phanh phui tình trạng tham nhũng của các tướng Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng, Cốc Tuấn Sơn và một số tướng khác. Dư luận cho rằng Lưu Nguyên sẽ là Phó Chủ tịch quân ủy, giữ chức Bí thư Ban kiểm tra kỉ luật quân đội. Ban kiểm tra này sẽ tách khỏi Tổng Cục chính trị trở thành cơ quan độc lập trực thuộc Quân ủy. Tướng Trương Hựu Hiệp là con trai của tướng Trương Tông Tốn. Trương Tông Tốn thời kỳ Mao Trạch Đông từng là Tư lệnh Dã chiến quân Thiểm Cam Ninh, trong khi đó Tập Trọng Huân (phụ thân của Chủ tịch Tập Cận Bình) là Chính ủy, nên hai người hiện nay rất tâm đầu ý hợp. Ngoài, ra trong Hội nghị này sẽ thông qua chương trình cải cách quân đội và giảm 300.000 quân, đồng thời sẽ hoàn chỉnh nhân sự các ban lãnh đạo địa phương.  Tập Cận Bình muốn "tô đậm màu sắc" thời kỳ lãnh đạo của ông và giảm bớt ảnh hưởng từ "cái bóng" của những người tiền nhiệm. Triển vọng sau TW 5 Khóa 18 Khi Chủ tịch Tập Cận Bình lên nắm quyền thì “màu sắc Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào” còn rất đậm. Báo chí Trung Quốc cho rằng đặc điểm nổi bật trong thời kỳ hai ông nắm quyền là kinh tế tăng trưởng cao nhưng tham nhũng lộng hành dẫn tới nguy cơ “mất đảng mất nước”. Ngay Chủ tịch Tập Cận Bình đã thừa nhân “hiện nay chúng ta đang phải dựa vào một đội ngũ đông đảo quan chức tham nhũng để quản lý đất nước” (phát biểu tháng 2/2014 với cán bộ cấp cao). Bởi vậy, ông đã tiến hành điều chỉnh lại toàn bộ phương châm và đường lối chiến lược phát triển, trong đó sử dụng công cụ hữu hiệu là “Chống tham nhũng” để tiến hành điều chỉnh nhân sự, vừa được lòng dân vừa cải tổ lại bộ máy cơ quan Đảng và Nhà nước. Những điều chỉnh quan trọng này sẽ giúp ông có một ê-kip lãnh đạo mạnh mẽ, trong sạch hơn nhằm thực hiện được “Giấc mộng Trung Quốc” và củng cố địa vị lãnh đạo. Có thể nói rằng TW5 Khóa 18 là mốc quan trọng đánh dấu công tác điều chỉnh cơ bản hoàn thành, “màu sắc Tập Cận Bình” đậm nét hơn, dọn đường cho ông tiếp tục nhiệm kỳ hai trong ĐH 19 họp năm 2017 nhằm thực hiện những mục tiêu do ĐH 18 đề ra./. Trước thềm Hội nghị Trung ương 5 khóa XVIII của đảng Cộng sản Trung Quốc từ ngày 26-29/10 tới, những biến động trong cuộc cải cách quân đội của Bắc Kinh cũng dần được hé mở. Ông Tập vấp phải sự chống đối mạnh mẽ từ thế lực trong quân đội Biến động nhân sự dồn dập trong quân đội Trung Quốc Gần đây, hàng loạt thông tin trên báo chí Trung Quốc cho thấy nước này đang có những sự thay đổi cấp tập trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo Quân giải phóng nhân dân (PLA). Hôm 18/10, truyền thông Trung Quốc đưa tin Thiếu tướng Y Kiếm Huy đã tham dự lễ khánh thành Trường hàng không thanh thiếu niên Không quân Tây An, Trung Quốc bằng chức vụ Chủ nhiệm Cục chính trị không quân Lan Châu. Thông tin trên cho thấy tướng Y, trước đó giữ vai trò Phó chủ nhiệm Cục chính trị Quân khu Lan Châu, đã thay thế vai trò của Thiếu tướng Lý Đức Lâm ở vị trí Chủ nhiệm Cục chính trị. Trong khi đó, hãng tin Chinanews (Trung Quốc) đưa tin, ngày 17/10, ông Khúc Đức Hoa (không nêu quân hàm) đã thay thế Thiếu tướng Lưu Thanh Tùng, trở thành Chính ủy chỉ huy Không quân Vũ Hán. Tờ Thiên Tân Nhật báo ngày 13/10 cho hay, ông Vương Thiên Lực đã tiếp nhận vị trí Chủ nhiệm Cục chính trị khu cảnh bị Thiên Tân. Ngoài ra, cựu Chính ủy đơn vị này là Thiếu tướng Thượng Chấn Quý đã được điều chuyển làm Chính ủy quân khu tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Trước đó, Tờ The Paper (Trung Quốc) hôm 8/10 đưa tin, cựu Chủ nhiệm Cục chính trị Không quân quân khu Quảng Châu , Thiếu tướng Đổ Viễn Phóng, đã được điều chuyển nhận chức Phó chủ nhiệm Cục chính trị ở Không quân Trung Quốc. Bên cạnh đó, thông tin từ website Đại học kiến trúc không quân đảng Cộng sản Trung Quốc cho thấy, hôm 1/10, ông Chu Thụy đã giữ chức Chủ nhiệm Cục chính trị của trường này thay cho Thiếu tướng Đồ Kim Sĩ. Còn theo website của Đại học giao thông Lan Châu, tướng Đồ đã được nhận chức Phó chủ nhiệm Cục chính trị Không quân Quân khu Lan Châu vào ngày 29/9. CHỦ TỊCH TRUNG QUỐCTẬP CẬN BÌNH Nhiều chướng ngại về tư tưởng đối với cải cách (quân đội) không đến từ bên ngoài mà tồn tại ngay bên trong thể chế, đặc biệt là từ "xiềng xích" của các nhóm lợi ích khác nhau. Cải cách sâu rộng sẽ tiến vào "vùng nước sâu", tức thay đổi tư tưởng, thể chế, chế độ chính sách, hay chính là "vùng quyền lực và lợi ích". Một số người bên ngoài hô hào cải cách, nhưng trên thực tế lại sợ hãi và cản trở. Trang Đa Chiều (Mỹ) nhận định, việc Bắc Kinh tiến hành điều chỉnh hàng loạt vị trí trong các đơn vị thuộc PLA chỉ là bước khởi đầu của cuộc cải cách quân đội, với mục tiêu cắt giảm biên chế 300.000 quân nhân. Nhiều phân tích trước đó cũng chỉ ra, cuộc cải cách toàn diện trong quân đội lần này là cơ hội để Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình xóa bỏ ảnh hưởng của 2 cựu Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương đã "ngã ngựa" là Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng. Theo Đa Chiều, động thái của Bắc Kinh hiển nhiên sẽ đem lại sự bất an trong một bộ phận quan chức cấp cao của PLA, bao gồm các hành động chống đối. Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng từng tiết lộ, cuộc cắt giảm biên chế lần này của PLA sẽ khiến khoảng 170.000 quân nhân mang hàm từ Trung úy tới Đại tá bị mất vị trí. Giới quan sát cũng chỉ ra, Bắc Kinh sẽ tiến hành kế hoạch tái cơ cấu khổng lồ đối với quân đội, bao gồm những hành động ảnh hưởng rất lớn tới các "nhóm lợi ích" trong PLA như hủy bó chế độ văn công, sáp nhập các quân khu lớn... Báo chí Trung Quốc mới đây cũng thông báo, Hội nghị Trung ương 5 sắp tới cũng sẽ đưa ra yêu cầu cụ thể về phương án và thời gian thực hiện chương trình cải cách quân đội. "Thay tướng" mở đường cho chương trình cải cách quân đội Báo Giải phóng quân - cơ quan ngôn luận của Quân ủy Trung ương Trung Quốc - trong vòng 3 tuần qua cũng đăng tải một số bài xã luận, tiết lộ chương trình cải cách nói trên của ông Tập đang vấp phải những sức cản to lớn. Theo Đa Chiều, Bắc Kinh rõ ràng đang phải vất vả chống đỡ với những ảnh hưởng tiêu cực đối với cuộc cải cách. Gần đây, sau 7 quân khu lớn cùng các đơn vị của Hải quân, Không quân, Pháo binh 2, Cảnh sát vũ trang, Tổ tuần tra của Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã bắt đầu cuộc thanh tra đối với các cơ quan trực thuộc Quân ủy Trung ương. Trong đó, Tổng cục trang bị - một trong 4 Tổng cục lớn của Quân ủy Trung ương Trung Quốc - là cơ quan lãnh đạo phụ trách công tác trang bị cho toàn bộ lực lượng của PLA, đồng thời được xem là cơ quan xuất có tình trạng tham nhũng diễn ra nghiêm trọng. Từ khi ông Tập Cận Bình tuyên bố chương trình cải cách quân đội vào hôm 3/9, Tổng cục này đã được xem là "đối tượng" hàng đầu, thậm chí giới phân tích còn tin rằng 4 Tổng cục của PLA sẽ được sáp nhập vào Bộ quốc phòng nước này. Đa Chiều đánh giá, việc Bắc Kinh "thay tướng" hàng loạt trước thềm Hội nghị Trung ương 5 là tín hiệu cho thấy Trung ương đang "khai đao" đối với nhân sự hoặc đơn vị liên quan, trước khi "ra đòn" bằng cuộc cải cách quân đội. Tuy vậy, truyền thông quốc tế cho đến nay vẫn chưa thể xác thực được độ chính xác của các thông tin trên, hoặc khả năng thành công của chiến thuật "dọn đường" này của các nhà lãnh đạo Trung Quốc, và câu trả lời vẫn phải đợi đến thông báo chính thức sau Hội nghị. Cải cách quân đội của ông Tập đụng chạm đến "vùng nước sâu"Trang Đa Chiều (Mỹ) ngày 17/10 cho hay, các vấn đề được quan tâm tại Hội nghị Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc sắp tới (26-29/10) bên cạnh việc điều chỉnh nhân sự và kinh tế Trung Quốc, chính là những thông tin cụ thể về cuộc "đại cải cách quân đội" nước này. Đa Chiều cho biết, tại Hội nghị Trung ương 5 sắp diễn ra, ông Tập sẽ thông báo tình hình thực hiện phương án cải cách quân đội. Trong khuôn khổ hội nghị, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tiếp kiến toàn thể đại diện quân đội đang giữ cương vị Ủy viên và Ủy viên dự khuyết Trung ương để "nêu rõ yêu cầu và thời gian biểu thực hiện cải cách quân đội". Nói cách khác, ông Tập sẽ ra "tối hậu thư" đến các lãnh đạo của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) về quyết tâm thực hiện cắt giảm biên chế 300.000 quân nhân, trong đó có 170.000 người mang quân hàm từ trung tá đến đại tá. Cuộc cải cách quân đội mà Tập Cận Bình khởi xướng sẽ là lần cải cách biên chế lớn thứ hai kể từ khi nước CHND Trung Hoa thành lập (1949). Có nhiều ý kiến ở Trung Quốc cho rằng lục quân, hải quân, không quân và cả lực lượng tên lửa chiến lược của quân đội nước này sẽ được quy về một "bộ chỉ huy thống nhất", nhằm xây dựng thể chế lãnh đạo kép gồm 2 lớp: Địa phương và quốc gia.  Ông Tập tuyên bố cắt giảm 300.000 quân của PLA tại lễ kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế chiến II hôm 3/9. Ảnh: SCMP Cơ quan báo chí thuộc quân đội Trung Quốc tiết lộ, cuộc cải cách quân đội của ông Tập hiện đang vấp phải những trở ngại rất lớn, đặc biệt chỉ trích thẳng thừng những tướng lĩnh muốn cản trở cải cách. Tờ Giải phóng quân - cơ quan ngôn luận của Quân ủy Trung ương Trung Quốc - hôm 14/10 đăng tải bài xã luận tuyên bố "cuộc cải cách quân đội lần này là bài kiểm tra không thể né tránh". Tờ này chỉ trích mạnh mẽ bộ phận lãnh đạo PLA bất mãn với cải cách: "Nếu tinh thần tự thân không được giữ vững thì làm sao nắm giữ quân đội? Nếu mang tâm trạng bất mãn quá lớn thì làm sao giáo dục binh sĩ phục tùng toàn cục? Nếu bản thân không dấn thân thực hiện thì làm sao thúc đẩy được cải cách?" Báo Giải phóng quân cũng dẫn lời ông Tập Cận Bình chỉ trích "nhiều chướng ngại về tư tưởng đối với cải cách không đến từ bên ngoài mà tồn tại ngay bên trong thể chế, đặc biệt là từ 'xiềng xích' của các nhóm lợi ích khác nhau". Ông Tập cũng tuyên bố thẳng: "Cải cách (quân đội) sâu rộng sẽ tiến vào 'vùng nước sâu', tức thay đổi tư tưởng, thể chế, chế độ chính sách, hay chính là 'vùng quyền lực và lợi ích'. Một số người bên ngoài hô hào cải cách, nhưng trên thực tế lại sợ hãi và cản trở." Chủ tịch Trung Quốc cũng phê phán các thế lực chống đối cải cách quân đội là "không có tinh thần hy sinh mưu lợi cho quốc gia". Do có sự "đụng chạm" chưa từng thấy trong lịch sử đến bộ máy quân đội khổng lồ của Trung Quốc, Quân ủy Trung ương nước này tỏ rõ quan ngại sự chống đối từ bên trong quân đội sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng thành công của cuộc cải cách. Báo Giải phóng quân hôm 14 cũng cảnh cáo gay gắt: "Nếu còn lo trước nghĩ sau, tính toán đầu đuôi, cần quyết đoán không quyết đoán, thì chúng ta (những người đứng đầu cuộc cải cách quân đội Trung Quốc) sẽ trở thành tội nhân thiên cổ trong lịch sử." Trước đó, tờ này cũng đã tiết lộ hôm 29/9 rằng "nỗi đau và những hiệu ứng chấn động của cuộc cải cách quân đội sẽ dần hiện hữu rõ ràng", thậm chí nêu rõ có khả năng xuất hiện những trường hợp bất mãn, khiếu nại do bị rơi vào cảnh "mất bát cơm". Cơ hội để Tập Cận Bình loại bỏ "bóng đen" Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng Theo Đa Chiều, giới quan sát đánh giá 3 trong số 7 đại quân khu hiện nay của PLA sẽ trở thành "đích" đầu tiên của cuộc cải cách, gồm quân khu Lan Châu, Tế Nam và Thẩm Dương. Đáng chú ý, 2 quân khu Thẩm Dương-Tế Nam được cho là "nơi phất lên" của cựu Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương đã "ngã ngựa" Từ Tài Hậu, trong khi quân khu Lan Châu là cơ sở của "hổ béo" Quách Bá Hùng. Mặc dù Từ, Quách đã bị Bắc Kinh xử lý, song các nhóm thế lực và lợi ích mà 2 ông này tạo dựng trong PLA qua hàng chục năm vẫn còn sức ảnh hưởng mạnh mẽ và là mối đe dọa rất lớn đối với sự lãnh đạo của Tập Cận Bình. Các chuyên gia phân tích cho rằng, cải cách quân đội là cơ hội lớn để ông Tập thanh lọc triệt để dư đảng của Quách, Từ, xóa bỏ hoàn toàn "bóng đen" của 2 cựu Phó chủ tịch Quân ủy này. Cuộc cải cách quân đội lớn nhất của Trung Quốc Ngày 1/11/1984 - 1 tháng sau lễ duyệt binh kỷ niệm Quốc khánh Trung Quốc, nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình tuyên bố tại buổi tọa đàm của Quân ủy Trung ương: Giảm quân quy mô lớn. Ông Đặng nói: "Phản ứng trong và ngoài nước đối với lễ duyệt binh rất tốt. Nói tới khuyết điểm thì chính là một người đã 80 tuổi (Đặng Tiểu Bình-PV) thực hiện kiểm duyệt. Giảm quân là việc 'đắc tội' người khác, vậy hãy để tôi làm. Không để mâu thuẫn lại cho tân Chủ tịch Quân ủy Trung ương." Ngày 4/6/1985, các tướng lĩnh cao cấp của PLA tập trung tại khách sạn Kinh Tây, thủ đô Bắc Kinh dự hội nghị Quân ủy Trung ương mở rộng do ông Đặng chủ trì. Trong hội nghị, Đặng Tiểu Bình phát biểu 90 phút, nêu ra quyết định "giật mình": PLA cắt giảm 1.000.000 quân nhân.  Trang Đa Chiều (Mỹ) đưa tin, trước thềm hội nghị đảng Trung Quốc lần thứ 5 khóa XVIII diễn ra vào tháng 10, giới phân tích đang chú ý đến những biến động trong quân đội nước này. Hội nghị này diễn ra trong bối cảnh 2 cựu Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng đều đã "ngã ngựa" và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mới tuyên bố mở ra cuộc "đại cải tổ" cắt giảm 300.000 quân hôm 3/9 vừa qua. Trong cuộc cải cách của ông Tập, tiền đồ của Thượng tướng Lưu Nguyên, Chính ủy Tổng cục hậu cần quân đội Trung Quốc - nhân vật đấu tranh quyết liệt với tệ tham nhũng trong quân đội Trung Quốc - nhận được nhiều sự quan tâm. Học giả Trung Quốc Trương Mộc Sinh - cựu Giám đốc tạp chí Thuế vụ Trung Quốc - hôm 7/10 cho biết, ông thường bị giới quan sát hiểu lầm là "quân sư của Lưu Nguyên". "Tôi không phải là 'quân sư' của ông ấy. Lưu Nguyên trí tuệ hơn tôi nhiều. Ngay khi Lưu thấy Cốc Tuấn Sơn (cựu Phó chủ nhiệm Tổng cục hậu cần quân đội Trung Quốc) có vấn đề, ông ấy đã khẳng định 2 'hổ lớn' (Quách, Từ) chắc chắn có vấn đề. Lưu Nguyên từng 2 lần viết lời tựa cho sách của tôi, nhưng ông ấy viết sách còn hay hơn tôi nhiều," Trương Mộc Sinh chia sẻ trên tờ Singtao Daily (Hồng Kông). Trước đó, một số thông tin lan truyền tại Trung Quốc dẫn lời của ông Trương hồi đầu năm 2015 rằng "đối diện tình trạng kinh tế đi xuống, Trung Quốc có 'một bộ bài tốt', không thể cho phép kết thúc tồi tệ", cáo buộc ông này "chỉ trích ông Tập Cận Bình". Đáp lại, Trương Mộc Sinh khẳng định: "Những người không đồng quan điểm cố ý lợi dụng phát ngôn của tôi để nhằm vào Lưu Nguyên, gây mâu thuẫn trong giới cầm quyền Trung Quốc." "Bởi đối diện với cuộc cải cách thể chế quân đội sắp tới, nhiều người e ngại Lưu Nguyên thăng tiến." - ông cho biết. Trương giải thích, sau khi Quách-Từ "ngã ngựa", trong hệ thống quan chức thuộc quân đội Trung Quốc còn tồn tại không ít quan chức dính líu vào đường dây mua quan bán chức của 2 "hổ béo" này. "Đó là những người lo sợ Lưu Nguyên" - ông Trương nói. Năm 2014, trước hội nghị đảng Trung Quốc lần 4 khóa XVIII, Trương Mộc Sinh từng khẳng định trong một bài diễn thuyết rằng tình trạng tham nhũng trong quân đội nước này không chỉ có Từ Tài Hậu, Cốc Tuấn Sơn.  Ông Tập Cận Bình vừa tuyên bố mở ra cuộc cải cách lớn đối với quân đội Trung Quốc, cắt giảm 300.000 quân nhân. "Cánh tay phải" của Tập Cận Bình trong quân đội Truyền thông Trung Quốc cho hay, trong giai đoạn Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu còn đương chức, tướng Lưu Nguyên gần như "đơn thương độc mã" thách thức Cốc Tuấn Sơn - thân tín trong đường dây Quách, Từ. Lưu Nguyên được ghi nhận là "người hùng chống tham nhũng quân đội" khi vạch trần hiện trạng tham nhũng trong lực lượng vũ trang Trung Quốc và khởi động cuộc chiến chống tham nhũng, đồng thời trao cơ hội gia tăng kiểm soát đối với quân đội cho bộ máy lãnh đạo của ông Tập. Tướng Lưu Nguyên không xuất thân từ quân đội Trung Quốc mà ông chỉ tham gia lực lượng này "giữa chừng". Đa Chiều đánh giá, tướng Lưu là cầu nối giữa Trung ương Trung Quốc và quân đội và có được sự tin cậy của Tập Cận Bình. Trong danh sách những nhân vật "cốt lõi" của ông Tập mà tờ New York Times (Mỹ) nêu ra mới đây cũng có tên Lưu Nguyên. Ông được kỳ vọng phát huy hiệu quả lớn hơn trong cuộc chiến chống tham nhũng và cải cách quân đội nếu được bầu vào Quân ủy Trung ương tại hội nghị tháng 10. Sau khi thông tin Bắc Kinh tiến hành cải cách trong quân đội được công bố, hãng Reuters (Anh) hồi cuối tháng 9 cho biết trong lực lượng vũ trang Trung Quốc đã bắt đầu xuất hiện những "cơn sóng" bất mãn đến từ các quân nhân lo bị "mất miếng cơm, manh áo". Báo Giải phóng quân Trung Quốc hôm 29/9 cứng rắn nhấn mạnh, "quyết định cắt giảm 300.000 biên chế quân đội đã được tuyên bố. 'Nỗi đau cải cách' và 'hiệu ứng chấn động' sẽ dần hiện hữu rõ rệt".  Chủ tịch tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc Tô Thụ Lâm bất ngờ bị Bắc Kinh công bố "ngã ngựa" chỉ vài ngày sau khi "trùm chống tham nhũng" Vương Kỳ Sơn đến thị sát tại đây. Trang Sina (Trung Quốc) cho hay, Bí thư Ủy ban kiểm tra kỷ luật Trung ương Trung Quốc (CCDI) Vương Kỳ Sơn kết thúc chuyến khảo sát 3 ngày tại tỉnh Phúc Kiến vào hôm 26/9 vừa qua. 11 ngày sau đó, vào 23h30 ngày 7/10 - khi Trung Quốc vẫn còn trong "tuần lễ mừng Quốc khánh", website của CCDI bất ngờ đăng tải thông tin: Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch tỉnh Phúc Kiến Tô Thụ Lâm "vi phạm kỷ luật nghiêm trọng, đang tiếp nhận điều tra của tổ chức". Tô Thụ Lâm, sinh năm 1962, giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Phúc Kiến từ tháng 3/2011. Trước đó, từ 6/2007-3/2011, ông này là Tổng giám đốc Tập đoàn hóa dầu Trung Quốc (SINOPEC). Là một quan chức trẻ và "leo" lên những vị trí cao từ rất sớm, nhưng Tô Thụ Lâm được đánh giá là người trầm lặng, thận trọng và "không tìm thấy vấn đề". Theo China.com, thông tin bất ngờ trên đã làm chấn động quan trường tỉnh Phúc Kiến. Chương trình động viên cho đại hội thể dục thể thao thanh niên tỉnh Phúc Kiến theo dự kiến diễn ra vào sáng nay (8/10) cũng bị hủy bỏ bởi Giám đốc điều hành của Ủy ban tổ chức đại hội này chính là... Tô Thụ Lâm. Được biết, Tô Thụ Lâm "ngã ngựa" khi đang ở Bắc Kinh.Ông này tới đây vào trưa ngày 1/10 và các nhân viên đi cùng "không nhận thấy điều gì bất thường". Tô thường chỉ tới Bắc Kinh khi tham dự các hội nghị của Trung ương. China.com cho hay, nếu không có gì bất thường, Tô Thụ Lâm đã có mặt trên chuyến bay ngày 7/10 trở về Phúc Kiến để tham dự sự kiện sáng nay.  Ông Vương Kỳ Sơn trong chuyến công tác ở Phúc Kiến hồi cuối tháng 9. Ảnh: Xinhua Không tháp tùng chuyến thị sát của "trùm an ninh TQ" Vương Kỳ Sơn thực hiện chuyến khảo sát tỉnh Phúc Kiến từ 24-26/9, tuy nhiên Tô Thụ Lâm không tháp tùng ông trong chuyến công tác này. Hôm 25/9, tờ Phúc Kiến Nhật báo đăng tải thông tin cho hay sáng cùng ngày, Tô "đến trung tâm chỉ huy phòng chống lụt bão-hạn hán của tỉnh Phúc Kiến để nắm bắt tình hình cơn bão số 21, kiểm tra và bố trí công tác đề phòng". Sau khi ông Vương rời Phúc Kiến, ngày 28/9, tỉnh Phúc Kiến tổ chức hội nghị Ủy viên thường vụ tỉnh để "truyền đạt và quán triệt tinh thần trong bài phát biểu của Vương Kỳ Sơn", nhưng Tô Thụ Lâm không tham gia hội nghị này. Hôm 30/9 - 1 ngày trước Quốc khánh Trung Quốc, Tô vẫn tham dự một hoạt động công khai với các lãnh đạo khác thuộc tỉnh ủy Phúc Kiến. China.com cho biết, giống như nhiều quan chức bị "ngã ngựa" khác ở Trung Quốc, trước khi Tô Thụ Lâm bị điều tra cũng đã có nhiều "phong thanh" rằng ông này "sắp có chuyện". Những thông tin "vỉa hè" này thường im ắng sau một thời gian. Vào thời điểm "gió yên biển lặng" thì quan chức đó... đã bị xử lý xong.
|
|