|
Post by NhiHa on Jun 1, 2009 14:15:00 GMT 9
Lịch sử kiến trúcBách khoa toàn thư mở Wikipedia Lịch sử kiến trúc phương Tây Kiến trúc thời kì đồ đá Kiến trúc Ai Cập cổ đại Kiến trúc Lưỡng Hà Kiến trúc Cổ điển Kiến trúc Hy Lạp cổ đại Kiến trúc La Mã cổ đại Kiến trúc Trung cổ Kiến trúc Byzantine Kiến trúc Roman Kiến trúc Gothic Kiến trúc Phục Hưng Kiến trúc Baroque Kiến trúc Rococo Kiến trúc Tân Cổ điển Kiến trúc Hiện đại Kiến trúc Hậu Hiện đại Chủ nghĩa Phê bình bản địa www.academicearth.org/lectures/intro-roman-architecture Bách khoa toàn thư về kiến trúc xuất bản năm 1729Lịch sử kiến trúc nghiên cứu sự phát triển và lịch sử của nền kiến trúc thế giới thông qua việc nghiên cứu các ảnh hưởng ở các góc độ khác nhau như nghệ thuật, văn hoá, chính trị kinh tế và kĩ thuật. Nhìn chung, nhiệm vụ của lịch sử kiến trúc là phải xây dựng được mối quan hệ giữa ý nghĩa biểu cảm vô hình của của công trình kiến trúc (ngữ nghĩa, chức năng, biểu tượng...) với sự thể hiện hữu hình của các đối tượng kiến trúc (kích thước, vật liệu, thành phần của kiến trúc...) và đặt vào trong một nghiên cứu tổng thể của thời điểm lịch sử. Lịch sử kiến trúc, cũng như bất kì một ngành nghiên cứu lịch sử có nguyên tắc nghiên cứu về sự giới hạn và sự tiềm ẩn của lịch sử. Điều đó có nghĩa là dưới một cùng một sự kiện chúng ta có thể có nhiều cách nhìn nhận và suy diễn khác nhau, phụ thuộc vào hoàn cảnh quan sát. Từ đó cho phép nảy sinh ra một số lượng lớn các quan điểm nghiên cứu về lịch sử kiến trúc, đặc biệt ở phương Tây Vào thế kỉ 19, kiến trúc Cổ điển được nhìn nhận từ góc độ hình thức, nhất mạnh xuống đặc điểm hình thái của hình thức, kĩ thuật và vật liệu. Thời kì này cũng chứng kiến sự xuất hiện các kiến trúc sư riêng lẻ, sự pha trộn của các luồng tư tưởng mà sau này sẽ trở thành chủ đề cho các phong trào nghệ thuật. Trên những bình diện đó, lịch sử kiến trúc là một nhánh phân ngành của lịch sử nghệ thuật, tập trung vào lịch sử phát triển tiến hóa của các nguyên tắc và phong cách thiết kế công trình và thiết kế đô thị. Dưới ảnh hưởng của sự đa nguyên Hậu Hiện đại, các nhà lý thuyết gần đây cố gắng mở rộng kiến trúc ra những diễn dịch mới đa dạng hơn. Những lý thuyết ngôn ngữ (linguistic) thịnh hành trong giữa thập niên 1990 cố gắng nhìn nhận các thành tố kiến trúc nhưng một ngôn ngữ độc lập, đóng góp và sự phát triển của Lý luận Phê bình (Critical Theory). Các nghiên cứu về Chú giải Ngôn ngữ (Hermeneutics) đóng góp những khía cạnh khác cho lịch sử kiến trúc và các bản tính trọng điểm của kiến trúc được xem như những hiện tượng. Tất cả đều tìm cách tiếp cận và xác định kiến trúc như một dạng của ngôn ngữ. Hai cách nhìn nhận đó khác nhau ở các khái niệm tham khảo, trong khi Lý thuyết Phê bình chủ yếu mang tính tự tham chiếu các đặc điểm cá nhân (seft-referential), còn Chú giải ngôn ngữ nặng về nghiên cứu bối cảnh tình huống (contextual). Xu thế chung của thời đại có thể xem như một phản ứng với các quan điểm siêu hình, nặng tính lý thuyết trước đó, cũng những ưu thế của những biểu hiện siêu hiện đại trong quá trình toàn cầu hóa, hậu tư bản (late capitalism) và dân chủ tự do mới (neo-liberal democracy). Sự gia tăng nhận thức dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa thuộc địa cũng thúc đẩy quá trình xem xét lại về kiến trúc ở các quốc gia thuộc địa hóa và tìm kiếm sự giải phóng khỏi những quan điểm lý thuyết và thực hành không phù hợp của phương Tây. Nhìn chung, lịch sử kiến trúc phương Tây được phân loại rõ ràng thành từng giai đoạn phát triển trong khi ở nền văn hóa ngoài phương Tây lịch sử kiến trúc ít liên quan đến đến các bối cảnh lịch sử. Dưới ảnh hưởng của quá trình thuộc địa và sự ưu thế của văn hóa phương Tây, vấn đề lại càng trở nên phức tạp hơn. Các nhà viết sử Hậu Hiện đại đang cố gắng xác định cốt lõi của vấn đề. Tuy nhiên do tầm vóc quá lớn, người ta vẫn chưa tìm thấy được một sự đồng thuận của các nhà viết sử, thậm chí quan điểm của cá nhân đôi khi cũng không thống nhất, biến đổi theo thời gian. Nhưng có thể nói rằng, lịch sử kiến trúc phản ánh sự phát triển chung của lịch sử nhân loại. Mục lục [ẩn] 1 Thời kì đồ đá 2 Kiến trúc Cổ đại 2.1 Kiến trúc Ai Cập cổ đại 2.2 Kiến trúc Lưỡng Hà 2.3 Kiến trúc Hy Lạp cổ đại 3 Lịch sử kiến trúc phương Tây - Từ Cổ điển đến Chiết trung 3.1 Kiến trúc thời Trung cổ 3.2 Kiến trúc thời Phục Hưng 3.3 Kiến trúc Baroque 3.4 Kiến trúc thời Khai sáng 3.5 Kết quả của thời Khai sáng 4 Kiến trúc Hiện đại và sau này 4.1 Các sự kiện ảnh hưởng đến sự phát triển 4.2 Hậu hiện đại 4.3 Chủ nghĩa Phê bình bản địa 4.4 Kiến trúc bản địa [sửa] Thời kì đồ đá Xem bài chính:Kiến trúc thời kì đồ đá Mộ đá (dolmen) ở IrelandỞ Tây Nam Á, thời kì đồ đá trong lịch sử kiến trúc bắt đầu từ khoảng 10000 năm trước Công nguyên ở vùng Cận Đông (levant), từ thời kì Tiền đồ sứ Đồ đá mới A và Tiền đồ sứ Đồ đá mới B (Pre-Pottery Neolithic A/Pre-Pottery Neolithic B) và mở rộng ra hướng đông và hướng tây. Thời kì văn minh Đồ đá mới ở Đông nam Anatolia, Syria và Iraq vào khoảng 8000 năm trước Công nguyên. Hình thái xã hội hái lượm bắt đầu từ 7000 năm trước Công nguyên ở Đông Nam châu Âu, và ở Trung Âu vào khoảng 5500 năm trước Công nguyên. Ở châu Mỹ và châu Đại dương, người thổ dân bản địa vẫn còn ở thời kì đồ đá cho đến khi người châu Âu khám phá ra họ. Các cư dân thời Đồ đá ở Cận Đông, Anatolia, Syria, phía nam bình nguyên Lưỡng Hà và Trung Á là những nhà xây dựng vĩ đại. Họ đã biết sử dụng gạch-bùn để xây nhà ở và các ngôi làng. Ở Çatalhöyük, người ta đã biết trang trí nhà cửa với những tranh vẽ tạo hình người và thú vật. Ở Trung Âu, các căn nhà dài bằng phên liếp đã được xây dựng. Các khu mộ tỉ mỉ cũng được cũng xây dựng. Đặc biệt, ngày nay vẫn còn hàng ngàn ngôi mộ như vậy ở Ireland. Người thời Đồ đá mới ở quần đảo Anh cũng xây dựng những nấm mồ và phòng mộ cho mình và các trại tường đất đắp (causewayed camps), các vòng tròn đá (henges flint mines) và các đài đá lớn hình tròn (cursus monuments). [sửa] Kiến trúc Cổ đại [sửa] Kiến trúc Ai Cập cổ đại Xem bài chính:Kiến trúc Ai Cập cổ đại Đền Luxor ở Ai CậpNhà nước Ai Cập cổ đại là một trong những nhà nước ra đời sớm nhất ở lưu vực sông Nil vùng đông bắc châu Phi. Nền văn minh Ai Cập cổ đại là một trong những nền văn minh cổ xưa nhất và rực rỡ nhất của nhân loại. Những người Ai Cập cổ đại đã để lại cho hậu thế một di sản kiến trúc đồ sộ, trong số đó như tượng Nhân sư Spinx và các Kim tự tháp là những công trình kiến trúc đồ sộ nổi tiếng trên toàn thế giới. Kiến trúc Ai Cập cổ đại chủ yếu là các đền đài tôn giáo với các cấu trúc khổng lồ và sự thần bí của không gian, được xác định bởi các bờ tường dày và dốc với ít lỗ mở. Đây có thể là ảnh hưởng từ phương pháp xây dựng cũ để tạo độ ổn định của tường bằng bùn. Tương tự như vậy, các vệt khắc chạm trên bề mặt và các chi tiết trang trí bề mặt tường công trình bằng đá có thể xuất phát từ cách trang trí cho tường bùn đất. Mặt dù, kết cấu vòm được phát triển trong triều đại thứ tư, tất cả các công trình khổng lồ đều sử dụng kết cấu lanhtô và cột trụ, với mái bằng xây dựng từ các tảng đá khổng lồ đỡ bằng tường ngoài và các cột xếp gần sát nhau. [sửa] Kiến trúc Lưỡng Hà Xem bài chính:Kiến trúc Lưỡng Hà [sửa] Kiến trúc Hy Lạp cổ đại Xem bài chính:Kiến trúc Hy Lạp cổ đại Kiến trúc Hy Lạp cổ đại ra đời và hình thành trên một vùng đất đai rộng lớn, bao gồm miền Nam bán đảo Balkans, các đảo nhỏ ở vùng biển Aegaeum (Αιγαίον, Aigaion), khu vực Tiểu Á, vùng ven Hắc Hải, Ý, Sicilia, Pháp, Tây Ban Nha và Ai Cập. [sửa] Lịch sử kiến trúc phương Tây - Từ Cổ điển đến Chiết trung [sửa] Kiến trúc thời Trung cổ [sửa] Kiến trúc thời Phục Hưng [sửa] Kiến trúc Baroque [sửa] Kiến trúc thời Khai sáng [sửa] Kết quả của thời Khai sáng [sửa] Kiến trúc Hiện đại và sau này [sửa] Các sự kiện ảnh hưởng đến sự phát triển [sửa] Hậu hiện đại [sửa] Chủ nghĩa Phê bình bản địa [sửa] Kiến trúc bản địa
|
|
|
Post by NhiHa on Jun 1, 2009 14:19:15 GMT 9
Kiến trúc Lưỡng HàBách khoa toàn thư mở Wikipedia Lịch sử kiến trúc phương Tây Kiến trúc thời kì đồ đá Kiến trúc Ai Cập cổ đại Kiến trúc Lưỡng Hà Kiến trúc Cổ điển Kiến trúc Hy Lạp cổ đại Kiến trúc La Mã cổ đại Kiến trúc Trung cổ Kiến trúc Byzantine Kiến trúc Roman Kiến trúc Gothic Kiến trúc Phục Hưng Kiến trúc Baroque Kiến trúc Rococo Kiến trúc Tân Cổ điển Kiến trúc Hiện đại Kiến trúc Hậu Hiện đại Chủ nghĩa Phê bình bản địa Các bài viết liên quan ZigguratLưỡng Hà (Mesopotamia) là một bình nguyên nằm giữa hai con sông Tigris và Euphrates thuộc Tây Á, ngày nay là miền nam của Iraq. Mục lục [ẩn] 1 Giai đoạn 4000 năm trước Công nguyên 2 Kiến trúc của người Sumer 3 Kiến trúc Babylon 4 Kiến trúc Assyri 5 Nghệ thuật trang trí 6 Xem thêm 7 Tham khảo * Giai đoạn 4000 năm trước Công nguyênCác công trình sớm nhất được tìm thấy tại các địa điểm như Mureybet và Abu Hureyra ở Syria vào khoảng 8000 năm trước Công nguyên là các nhà ở bán ngầm (semi-subterranean dwellings) hình tròn. Một phần tường hình tròn được tìm thấy ở Zagros khoảng 8000 năm trước Công nguyên được xem như di tích kiến trúc đầu tiên của vùng phía bắc Lưỡng Hà. Công trình kiến trúc đầu tiên được ghi nhận ở vùng Hạ Iraq được tìm thấy ở vùng Maghzaliyah, gần Yarim Tepe vào khoảng 7000 năm trước Công nguyên với các thành đá cư trú (megalithic settlement wall) và các kết hình vuông được làm từ các khối bùn (tauf), trên nền đá. *Kiến trúc của người SumerCác cư dân người Sumer đầu tiên đã định cư ở Lưỡng Hà và xây dựng nên nền văn minh ở đây vào khoảng 3500 năm trước Công nguyên cho đến thời đại Babylon. Kiến trúc của vùng Lưỡng Hà thường được xem như bắt đầu với sự hình thành các thành phố của người Sumer và sự sáng tạo nên chữ viết và khoảng 3100 năm trước Công nguyên. Các công trình kiến trúc được xây dựng trong thời kì Protoliterate là chủ yếu là các đền đài tôn giáo. Người Sumer sử dụng vật liệu chủ yếu xây dựng bằng gạch-bùn, với thể loại công trình nổi tiếng là các Đài chiêm tinh Ziggurat, còn được gọi là bệ núi, ra đời trên cơ sở sùng bái đồi núi, sùng bái thiên thể và tục lệ xem sao, các vì tinh tú trên trời. Ziggurat là loại hình kiến trúc kiểu tầng bậc, bệ cao nọ đặt trên bệ cao kia, càng lên cao thì thu dần lại, có đường dốc trượt hoặc bậc thang thẳng góc hoặc men theo khối xây để đi lên đỉnh, trên đỉnh có một đền thờ nhỏ. Bậc thang có khi đi lên từ bên phải và bên trái khối xây, cũng có kiểu bậc thang xoáy trôn ốc. Mỗi thành phố đều có một hoặc một số Ziggurat. Dấu vết còn lại đã chứng minh đó là những công trình kiến trúc bằng đất nện, bên ngoài có xây một lớp gạch. Ziggurat còn lại ở thành phố Ur là chứng tích nổi tiếng nhất của loại hình kiến trúc này, có niên đại khoảng năm 2125 TCN, có kích thước đáy 65 x 43 m, tầng một cao 9,75 m, tầng hai có kích thước 347 x 23 m, cao 2,5 m, chiều cao tầng trên cùng khoảng 21 m. Ngoài Ziggurat ở Ur, người ta còn tìm thấy dấu vết các Ziggurat khác ở Uruk, Eridou, Ninive và tạo dựng lại cả hình ảnh Ziggurat ở Babilon. Nhìn chung, các Ziggurat có từ ba đến bảy bậc, mỗi tầng được trang trí một màu khác nhau, tượng trưng cho một ngôi sao thờ. Các ngôi đền điển hình của thời kì Protoliterate, bất kể dạng nền bằng hoặc dạng nền nâng cao được xây dựng tỉ mỉ hơn trong mặt bằng và các chi tiết trang trí. Tường nội thất thường được trang trí bằng các họa tiết hoặc hình mẫu khảm bằng đất nung màu sáng hoặc được mạ đồng. Ở cổng vào các thành phố của người Sume ở Uruk (ngày nay là Tall al-Warka, Iraq) thường có các cột được trang trí theo cách đó. Trong nội thất các tường nền bằng được trang trí với các tranh tường miêu tả các sự tích thần thánh như ở Uqair  Mô phỏng một ZigguratDo vùng bình nguyên Tigris-Euphrates không có khoáng vật và cây cối lớn, các cấu trúc của người Sumer thường là từ gạch bùn dạng lồi (plano-convex mudbrick). Gạch lồi này được sản xuất từ đất nung hoặc phơi khô dưới ánh nắng mặt trời. Viên gạch có hình dạng với mặt dưới phẳng, mặt trên có dạng chỏm cầu. Người ta sử dụng sử dụng bùn làm vữa kết dính trong kết cấu xây dựng mà không dùng đến xi măng. Để tạo được độ ổn định cho kết cấu, người ta đặt một hàng gạch phẳng xuống đáy của mỗi hàng gạch. Phần lỗ thủng giữa các viên gạch được trét bằng nhựa cây, rơm, sậy và cỏ dại. Do xây dựng bằng bùn đất, các công trình bằng cuối cùng sẽ bị hư hỏng, do vậy người Sumer phải phá hủy định kì, san phẳng và xây dựng lại trên cùng một địa điểm. Chu kì tái xây dựng các công trình trên cùng một địa điểm dần dần đã nâng cao cốt nền chung của toàn thành phố hơn vùng bình nguyên xung quanh thành các đồi. Các đồi này được tìm thấy ở khắp vùng Cận Đông. Các cuốn sách Sumer cổ đại (cylinder seals) cũng miêu tả quá trình xây dựng từ cây sậy, không giống với những công trình được xây dựng ở vùng đầm lầy Ả rập phía nam Iraq ngày nay. Các ngôi đền và cung điện của người Sumer được xây dựng bằng các vật liệu và kỹ thuật tiên tiến hơn, ví dụ như trụ tường, hõm tường, bán cột và nền đất sét. Kiến trúc BabylonCuối thiên niên kỷ thứ III trước Công Nguyên, lợi dụng sự suy sụp của Lưỡng Hà, hai tộc người Elam và người Amorites xâm lược tàn phá và cướp bóc. Người Amorites xây dựng hai quốc gia về phía Nam của Lưỡng Hà là Ixine và Laxa; ở phía Bắc của Lưỡng Hà cũng hình thành các quốc gia Esnunna và Marie. Đến lượt các quốc gia trên tranh dành và gây chiến với nhau liên miên, gây nên cảnh đổ nát hoang tàn. Vào khoảng đầu thế kỷ XIX trước Công Nguyên, người Amorites thống nhất Bắc Lưỡng Hà và hình thành quốc gia cổ Babylon (khác với Tân Babylon sau này) và họ đã thống nhất được khu vực Lưỡng Hà. Quốc gia Babylon cổ nằm trên đường giao lưu quan trọng nối châu Á rộng lớn sang Địa Trung Hải, châu Phi và châu Âu. Sự cường thịnh và hùng mạnh đạt đến cao điểm vào thời kỳ 1792-1750 trước Công Nguyên, dưới triều đại vua Hammourabi. Nhà nước cổ Babylon thống nhất trên một diện tích lãnh thổ toàn bộ Lưỡng Hà và bị suy sụp vào khoảng cuối thiên niên kỷ thứ II trước Công Nguyên bởi người Catsites nổi dậy và làm chủ hầu hết lãnh thổ của Babylon. Kinh tế Babylon có những sắc thái đặc biệt do giao điểm của các con đường Đông Tây cũng như sự trù phú của đồng bằng Lưỡng Hà. Nông nghiệp phát triển nhờ vào các yếu tố thuận lợi cũng như thành tựu thủy lợi của thời kỳ này. Người Babylon không những tự cung cấp được lương thực mà còn có một lượng dồi dào để thông thương buôn bán với các khu vực khác. Vua Hammourabi ra lệnh đào một con sông tưới cho cả vùng rộng lớn Akkad. Thủ công nghiệp có nghề làm gạch, luyện kim, đồ trang sức, đệt, da, đóng thuyền, xây dựng... bên cạnh một nền thương mại phát triển giúp cho vùng Babylon càng thêm giàu có và phát triển. Xã hội nổi bật bởi sự ra đời của bộ luật Hammorabi chia cư dân thành ba hạng người: dân tự do, tiện dân và nô lệ. Nguồn nô lệ chủ yếu được cấp từ nguồn tù binh chiến tranh, mua bán. Chính trị từ thời Hammorabi, các vua Babylon tự coi mình là hiện thân của thần thánh. Vua tự đồng nhất mình với việc kế vị các vị thần cho nên vương quyền và thần quyền hòa quyện với nhau, tạo thành một chế độ độc đoán chuyên chế và thần bí. Văn hoá của Babylon cổ là sự giao hòa giữa hai yếu tố Sumer và Akkad. Sự ra đời bộ luật Hammorabi và được khắc trên một tấm đá bazan cao 2,25 mét, đường kính đáy gần 2 mét. Phía trên mặt trước của tấm đá được khắc hình thần Mặt Trời ngồi trên ngai trao bộ luật cho vua Hammorabi đứng đón một cách trịnh trọng. Phiến đá này được người Pháp tìm thấy ở kinh đo của xứ Elam cổ, hiện nay đang được lưu giữ ở bảo tàng Louvre. Nghệ thuật của Babylon cổ đạt đến trình độ điêu luyện trên nền tảng của hai yếu tố Sumer và Akkad. Nghệ thuật hội họa gắn chặt với nghệ thuật kiến trúc. Kiến trúc Của người Ả Rập có nhiều thành tựu đáng trọng. Huyền thoại các cung điện nguy nga tráng lệ và những câu chuyện cổ tích thần tiên đã tô điểm cho thế giới Ả Rập thần bí và là những tuyệt tác của nhân loại. Kiến trúc Ả Rập là tinh hoa pha trộn và sáng tạo của các luồng kiến trúc Địa Trung Hải và văn minh sông Hằng xa xội. Thành phố Babylon được bao quanh bởi một bức tường màu vàng dài 13 km và có 300 tháp canh. Đỉnh cao và chiếm về mức độ vĩ đại là một trong bảy kỳ quan cổ của người Babylon: Vườn treo Babylon. Kỳ quan thế giới này được NebuchADnezzar xây dựng vào khoảng năm 605-562 TCN. Ông coi đó như một món quà dành cho người vợ, một người đã trưởng thành trong vùng đất quanh Media, khao khát cảnh núi rừng hùng vĩ. Những đường rãnh hùng vĩ cùng các vòi phun nước theo phong cách boroque treo lơ lửng trên các mái vòm đan xen nhau, điều tuyệt diệu trong phong cách núi rừng của đất nước Iran được chuyển về vùng đồng bằng Mesopotamia ảm đạm - Vườn treo Babylon kết hợp trình độ bậc thầy về kỹ thuật với giấc mộng trữ tình. Sử gia có uy tín, người đầu tiên đề cập đến vườn treo là Berossus, một người dân thành Babylon đã viết về vườn treo vào khoảng năm 270 TCN. Ông kể rằng, NebuchADnezzar (605-562 TCN) xây một cung điện mới trong 15 ngày, nền móng bằng đá hay các bãi đất có hình bậc thang tựa như phong cảnh núi rừng. Theo lời Berossus, cây cối được trồng tại đây, cái được gọi là vườn treo, nhằm làm vui lòng một vị hoàng hậu. Một trong số những thành tích của NebuchADnezzar, theo Berossus biết, mô tả cung điện mới của nhà vua như sau: cung điện cao như núi, một phần xây dựng bằng đá, nghe nói chỉ trong 15 ngày là hoàn tất. Không nêu cụ thể một khu vườn nào cả, nhưng các cung điện chỉ chăm sóc có một khu vườn. Người Hy Lạp về sau bổ sung thêm nhiều chi tiết. Một giả thuyết kể rằng khu vườn rộng 120 m2, chiều cao của bức tường thành cao khoảng 25 m. Khu vườn có bãi đất tạo hình bậc thang như một nhà hát, với các công trình nhỏ hòa quyện bên trong. Phần nền xây nhiều vách tường, mỗi vách rộng khoảng 7m và cách nhau 3m, để đỡ các dầm bằng đá. Phía trên dầm là ba lớp riêng biệt - sậy đặt trong lớp nhựa đường, hai lớp đá xây bằng gạch, và lớp vỏ ngoài cùng làm bằng chì. Đất trong khu vườn đặt ở trên cùng, nước tưới cây lấy từ các cỗ máy ngụy trang hút nước từ con sông chảy bên dưới. Một giả thuyết thứ hai cho rằng, có đến 20 vách tường chống. Một giả thuyết thứ ba lại kể khu vườn nằm trên các mái cong dạng vòm xây bằng gạch và nhựa đường: các đinh vít kiểu Archimede nằm dọc theo cầu thang cung cấp nước. Một mô tả khác cho rằng có một công trình phụ gồm các cột bằng đá đỡ các dầm bằng gỗ: dầm làm bằng thân cây cọ. Thay vì bị mục rữa, đã mang chất bổ đến nuôi dưỡng rễ cây trồng trong khu vực treo ở phía trên, toàn bộ khuôn viên được tưới tiêu bằng một hệ thống gồm các vòi phun nước và máng dẫn thiết kế thật tài tình. Vì có những mô tả trái ngược nhau, một số tỏ ra ngờ vực liệu vườn treo có thật hay không. Tuy không có một đề cập đến bất cứ đặc điểm kiến trúc nào, ngoại trừ các thân cây không bị mục rữa, quả đáng ngạc nhiên. Du khách Hy Lạp chắc hẳn đã chứng kiến việc đưa cây cối lên cao, và chúng ta có thể tìm kiếm những gì còn lại trong đống đổ nát hiện tại theo cách hợp pháp. Nhưng thật không may, các cung điện ở Babylon đã bị những người háo hức tận dụng những viên gạch nung tráng lệ tàn phá hàng ngàn năm trước. Ngày nay chỉ còn lại phần nền móng mà thôi. Những người thám hiểm ban đầu tìm kiếm các khu vườn trong Cung điện mùa hè trên cao, diện tích khoảng 180 m2, cùng với việc kết hợp các giếng nước công phu, nhưng vẫn không đủ không gian dành cho các bãi đất hình bậc thang và cây cối. Một nhà khảo cổ đã xác định vị trí của khu vườn nằm phía trên một số mái cong dạng vòm mà ông phát hiện nằm ở Cung điện phía Nam, lại một lần nữa cũng có các giếng nước, cái mái dạng vòm còn là nền móng của một khu vực hành chánh, cũng có thể là một nhà lao. Bất kỳ ai tìm kiếm mặt bằng tầng trệt thuộc khu vực cung điện sẽ nhận thấy các cung điện phía Bắc và phía Nam nằm bên sườn hướng Bắc và Tây, gắn với Euphrates, bằng các công trình nào trong số này cũng đều có các khu vườn tạo hình bậc thang, có lẽ gây ấn tượng nhất là công trình phụ phía Tây. Phần bao quanh này, có diện tích khoảng 190 x 80 m, với các tường ngoài rộng khoảng 20 m, làm bằng gạch đặt trong lớp nhựa đường. Có nhiều căn phòng ở đầu phía Bắc, trong khi ở đầu phía Nam có một góc hình vuông, có lẽ cầu thang đặt trong một góc. Trong công trình độc đáo này, có thể người ta đã tạo hình một khu vườn hình vuông, gần bằng với kích thước yêu cầu, với các ngôi nhà nghỉ trong mùa hè cùng một khu núi non bộ tạo hình bậc thang. Nhưng vấn đề này chỉ được giải quyết qua những cuộc khai quật gần đây hoặc bằng một số tư liệu chưa tìm thấy từ thời vương triều Nebuchadnezzar. Cho đến lúc này, chúng ta có thể hình dung Vườn treo có các mái dạng vòm và vòi nước hoặc bằng bất cứ hình ảnh nào trong trí tưởng tượng. * Kiến trúc Assyri Nghệ thuật trang tríĐến 3000 năm trước Công nguyên trở đi, các hình thức trang trí công trình đã rất phát triển. Gạch ốp lát lưu ly là đỉnh cao của nghệ thuật trang trí mặt tường kiến trúc Lưỡng Hà cổ đại. Gạch có màu men óng ánh khác nhau, có độ bền vững tốt. Nền của những diện tích lớn trang trí bằng gạch lưu ly có màu lam đậm, phù điêu màu trắng hoặc màu vàng kim nhũ, toàn bộ tạo thành những "tấm thảm" rất ấn tượng. Lịch sử phát triển loại gạch lưu ly gắn bó với việc xây dựng lớn của Babilon thời đại Tân Babilon thế kỷ 6 TCN. Triều đại Nabucodonosor 2 còn để lại cho nhân loại hai chứng tích lớn về kiến trúc có sử dụng gạch lưu ly từ thế kỷ 6. Chứng tích thứ nhất là cửa thành Ishtar, có bố cục trang trí các mảng tường lớn, phân bố đều các hình động vật, lặp di lặp lại một cách đơn giản nhưng ấn tượng về nhịp điệu rất mạnh. Chứng tích thứ hai là bức tường phía sau ngự điện trong cung điện của nhà vua Nabucodonosor. Toàn bộ mặt tường là bức tranh lớn, có một loạt con sư tử ở chân tường, băng giữa của tường có bốn cây, mỗi cây lại đỡ những bó hoa hai tầng, băng trên cùng là dải hoa cỏ.
|
|
|
Post by NhiHa on Jun 1, 2009 14:31:48 GMT 9
Kiến trúc Hy Lạp cổ đạiBách khoa toàn thư mở Wikipedia Lịch sử kiến trúc phương Tây Kiến trúc thời kì đồ đá Kiến trúc Ai Cập cổ đại Kiến trúc Lưỡng Hà Kiến trúc Cổ điển Kiến trúc Hy Lạp cổ đại Kiến trúc La Mã cổ đại Kiến trúc Trung cổ Kiến trúc Byzantine Kiến trúc Roman Kiến trúc Gothic Kiến trúc Phục Hưng Kiến trúc Baroque Kiến trúc Rococo Kiến trúc Tân Cổ điển Kiến trúc Hiện đại Kiến trúc Hậu Hiện đại Chủ nghĩa Phê bình bản địa Các bài viết liên quan Kiến trúc Hy Lạp cổ đại ra đời và hình thành trên một vùng đất đai rộng lớn, bao gồm miền Nam bán đảo Balkans, các đảo nhỏ ở vùng biển Aegaeum (Αιγαίον, Aigaion), khu vực Tiểu Á, vùng ven Hắc Hải, Ý, Sicilia, Pháp, Tây Ban Nha và Ai Cập. Mục lục 1 Các quần thể kiến trúc thánh địa và kiến trúc dân dụng Hy Lạp cổ đại 2 Quá trình phát triển đền đài Hy Lạp cổ đại 3 Sự hình thành và phát triển của các loại thức cột 4 Các công trình tiêu biểu cho kiến trúc thời kỳ này 5 Những loại hình kiến trúc khác trong thế giới Hy Lạp cổ đại 6 Xem thêm 7 Liên kết ngoài Các quần thể kiến trúc thánh địa và kiến trúc dân dụng Hy Lạp cổ đạiỞ nơi đây, người ta thường tổ chức các lễ hội, tiến hành thi đấu thể dục thể thao, bình luận văn chương, diễn thuyết, ngâm thơ và biểu diễn kịch, ngoài ra còn có thể trao đổi, mua bán. Do đó, về sau người ta đã xây thêm xung quanh các quần thể này những sân bãi thi đấu, quán trọ, hội trường, các hành lang cột và các loại đền đài. Hai quần thể kiến trúc công cộng phổ biến trong đô thị cổ đại lúc bấy giờ là agora (quảng trường công cộng, mang tính dân dụng) và acropol (là những quần thể kiến trúc với nhiều đền đài, được xây dựng trên những khu đồi cao). Diện tích các agora khoảng 5% diện tích đất thành phố. Những agora tiền kỳ có hình dạng bất quy tắc nhưng từ cuối thế kỷ 4 TCN trở đi, nó có dạng hình học nhất định và được bao vây bởi các hàng cột thức hai tầng. Ở giữa agora có đặt bàn thờ và tượng thần. Các agora quan trọng có thể kể ra là agora ở Miletos (Μίλητος), Megalopolis (Μεγαλοπολη), ở Asoss và Knid. Vào thời kỳ cổ điển thịnh kỳ, các acropol được xây dựng thêm các nhà hát ngoài trời có thềm dốc bậc ở các khu vực chân núi. Các acropol nổi tiếng nhất là acropol ở Athena (Acropolis), ở Bergama (hay Πέργαμος, Pergamos) và ở Paestum. Quá trình phát triển đền đài Hy Lạp cổ đạiĐền thờ Hy Lạp cổ đại có đặc điểm là nhiều cột chạy vòng phía bên ngoài. Các loại hình đền đài được phân theo mức độ phức tạp của cách thiết kế những cột đó như sau: Loại đền cổ nhất có dạng hình chữ nhật, lối vào chính ở cạnh ngắn và có hai cột ở chính cạnh ngắn này, gọi là dạng cột đôi ở hiên (Distyle); ví dụ như ngôi đền thờ thần Themis ở Rhamnus. Loại đền cổ thứ hai có dạng như trên, nhưng có thêm hai cột ở cạnh ngắn phía sau nữa, gọi là dạng cột đôi ở hiên cả hai đầu ; ví dụ đền thờ Artemis ở Eleusina (Ελεύσινα). Loại đền giống loại đền thứ nhất, nhưng thay vì hai cột mà là bốn cột ở phía trước, gọi là dạng hàng cột mặt trước hay hàng cột hiên (Prostyle); ví dụ ngôi đền ở Selinus (Σελινοΰς). Loại đền giống loại đền thứ hai, nhưng có bốn cột ở cạnh ngắn phía trước và bốn cột ở cạnh ngắn phía sau, gọi là loại hàng cột cả hai đầu (Amphi-Prostyle) (tiền tố "amphi" có nghĩa là "cả hai phía"). Loại đền hình tròn, vành ngoài có hàng cột vòng quanh gọi là nhà tròn có hàng cột bao quanh (Tholos); ví dụ Tholos ở Epidaurus (Ἐπίδαυρος). Loại đền hình chữ nhật có tường chịu lực là chính, nhưng mặt ngoài tường ghép thêm các cột, gọi là loại đền có các hàng cột giả bao quanh hay bổ trụ bao quanh (Pseudo-Peripteral); ví dụ đền thờ thần Zeus ở Olympia (Ολυμπία). Loại đền hình chữ nhật có một hàng cột chạy ở vành ngoài chu vi công trình, gọi là loại đền có các hàng cột bao quanh (Peripteral); ví dụ đền Hephaestos (hay Theseio - Θησείο) và đền Parthenon (Παρθενώνας) ở Athena (Αθήνα, Athína), đền Paestum... Loại đền hình chữ nhật, có hai hàng cột chạy bao xung quanh công trình, có tên gọi là đền Dipteral; ví dụ đền Olympeion ở Athena, đền thờ Apollo ở Miletos (Μίλητος)...  Mặt bằng đền thờ dạng Distyle  Mặt bằng đền thờ dạng Distyle cột ở hai phía  Mặt bằng đền thờ dạng Prostyle  Mặt bằng đền thờ dạng Amphi-prostyle  Mặt bằng đền thờ dạng Peripteral Mặt bằng đền thờ Hy Lạp cổ đại được tạo thành bởi ba thành phần chính: pronaos (tiền sảnh), naos (gian thờ) và pathenon (phòng để châu báu). Ngoài ra, trong một số đền còn có thêm opisthodomos (hậu sảnh). Vẻ đẹp của đền đài Hy Lạp cổ đại gắn liền với sự ra đời và phát triển của các loại thức cột. Sự hình thành và phát triển của các loại thức cột Thức cột là hệ thống tỷ lệ và hình thức trang trí cột, là cách người Hy Lạp cổ đại tìm kiếm đến cái đẹp lý tưởng. Có 3 loại thức cột cơ bản trong kiến trúc Hy Lạp: cột Doric, cột Ionic và cột Corinth. Những thức cột Hy Lạp đã mang đến cho kiến trúc một hình thức, một sức sống, chịu đựng được thử thách của thời gian, biểu trưng cho vẻ đẹp trong sáng, khỏe mạnh và tinh tế của kiến trúc cổ điển. Thức cột Hy Lạp được xem như biểu tượng của kiến trúc cổ điển. Thức cột Doric:  Thức cột Doric, có hậu thân là thức cột Toscan, là thức cột cổ nhất và đơn giản nhất trong hệ thống các thức cột cổ điển. Thức này được hình thành từ một trụ thẳng đứng phình to ở đáy. Nói chung, thức cột này không có phần đế cột (base) lẫn không có phần đầu cột (capital). Vẻ đẹp thức cột này thường được so sánh với vẻ đẹp khỏe mạnh của người đàn ông cường tráng, do nó được sử dụng ở tầng dưới cùng của đấu trường Coliseum và có khả năng chịu lực cao nhất. Tỷ lệ đường kính cột trên chiều cao cột khoảng 1:4.  Thức cột Doric là một trong 3 cột cơ bản và được sử dụng nhiều nhất trong hệ thống thức cột cổ điển của kiến trúc Hy Lạp cổ đại, hai cột còn lại là Ionic và Corinth. Thức cột Doric được xem là thức cột được tạo ra đầu tiên, vào khoảng thế kỉ 7 trước Công nguyên và hoàn thiện vào thế kỷ 5 và được sử dụng ở đền Parthenon và đền Propylaea ở Athena, Hy Lạp. Thức cột Doric do người Dorian sáng tạo ra, sau đó phát triển mạnh ở Peloponnesus (Πελοπόννησος), miền nam của Ý và Sicilia; ngược lại với thức Ionic, vốn phát triển ở Ionia, ngày nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ. Có những vùng mà người ta có thể tìm thấy cả hai loại cột như khu Acropolis ở thủ đô Athena được xây dựng với cả hai loại cột. Từ nửa sau thế kỷ 6 trước Công nguyên, người Hy Lạp dùng thức Doric với tỷ lệ đường kính cột trên chiều cao cột là 1:5 đến 1:6. Với dáng vẻ khỏe mạnh và vững chắc của mình, cột Doric thể hiện một sức mạnh và vẻ đẹp nam tính, trong khi thức cột Ionic phản ánh sự duyên dáng và vẻ đẹp mềm mại của người phụ nữ. Tuy nhiên, điều nay không nhất thiết phản ánh sự phân biệt trong sử dụng của hai loại cột ở đền thờ các nam thần và các nữ thần. Trong kiến trúc La Mã, thức cột Doric ít được sử dụng trong các công trình công cộng hơn kiến trúc Hy Lạp, có lẽ vì người La Mã thích vẻ đẹp giàu sang và tinh tế của các thức cột Ionic và thức cột Corinthian. Và vì vậy, trong phiên bản của kiến trúc La Mã, thức cột Doric thường có một vài sửa đổi như thêm phần đế cột và một vài chi tiết ở đầu cột. Thức cột Ionic: Không giống thức cột Doric, thức cột Ionic đặt trên phần đế và có phần bệ đỡ cột (stylobate) nằm giữa thân cột và đế cột. Đầu cột Ionic có đặc điểm gồm hai vòng cuốn xoắn ốc (volute) được gắn trên đầu cột được trang trí gờ chỉ. Đầu cột được trang trí với các họa tiết khắc chìm. Khởi đầu, phần cuốn ốc này thường nằm trên một mặt phẳng, sau này được uốn cong ra ngoài ở các góc. Đặc điểm này làm cột Ionic trông mềm mại hơn cột Docric, người quan sát có thể quan sát được cả từ mặt đứng hoặc mặt bên của cột. Vào thế kỉ 16, một kiến trúc sư và nhà lý thuyết kiến trúc người Italia là Vincenzo Scamozzi đã thiết kế một phiên bản của thức cột Ionic với sự kết hợp của bốn vòng cuốn xoắn ốc trên đầu cột. Phiên bản của Scamozzi đã trở nên phổ biến hơn thức cột nguyên bản.  Thức cột Ionic mang dáng dấp nữ tính, mảnh dẻ và giàu tính trang trí hơn cột Doric. Nguồn gốc cột Ionic là Ionia, thuộc địa của Hy Lạp. Cột Ionic có 24 gờ sống đứng trong khi cột Doric chỉ có 20 gờ, tỷ lệ đường kính cột trên chiều cao cột là 1:9. Ngoài ra, cột này có thêm đế cột (base) ở phía dưới và đầu cột có hình đệm nhỏ, phía trên có hình xoắn ốc loe ra rồi cuộn vào trong (volute). Các dầm ngang của cột Ionic được phân vị theo chiều ngang thành ba dải. Các ngôi đền có cột này là đền Artemis ở Ephesus (Έφεσος), đền thờ Apollo Epikourios ở Bassae (Βασσές, Bassaes), đền Erecteyon ở Athena. Thức cột Corinth: Thức cột Corinth ra đời sau hai cột trên, vào khoảng thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, có đường nét mảnh mai, giàu trang trí, đầu cột có nhiều chi tiết hoa lệ, giống như một lẵng hoa kết hợp cùng với mấy tầng là phiên thảo diệp (acanthe). Thức cột này do kiến trúc sư Callimachus sáng tạo ra. Cột này có ưu điểm hơn hai cột trên là đối xứng nhiều chiều và có thể cảm nhận được trong không gian. Có thể thấy công trình sử dụng loại cột này tại đền Olympeion ở Athena và đền Apollo ở Bassae.    ** Các loại cột trên sau này được người La Mã cổ đại kế thừa và phát triển, đồng thời sáng tạo thêm hai loại thức cột mới là Toscan và Composite.
|
|
|
Post by NhiHa on Jun 1, 2009 14:49:14 GMT 9
Các công trình tiêu biểu cho kiến trúc thời kỳ này Acropolis (tiếng Hy Lạp: Ακρόπολη Αθηνών; có nghĩa là "thành phòng thủ của Athena") ở Athena là thành phòng thủ cổ nổi tiếng nhất trên thế giới. Tuy ở Hy Lạp có nhiều thành phòng thủ (Ακρόπολη acropolis) khác, nhưng thành cổ này có ý nghĩa lớn đến mức người ta gọi nó đơn giản là Acropolis mà không cần các định danh khác. Acropolis được chính thức công nhận đền đài nổi tiếng trong danh sách Di sản Văn hóa Châu Âu vào ngày 26 tháng 3 năm 2007[1]. Acropolis là một hòn đá phẳng tại thành phố Athena, cao 150 m trên mực nước biển. Nó còn được gọi là Cecropia, theo vị vua đầu tiên của Athena, Kekrops hoặc Cecrops, mà theo truyền thuyết là một người-rắn. Đền Parthenon(đổi hướng từ Parthenon)  Đền Parthenon nhìn từ phía đồi PnyxParthenon (tiếng Hy Lạp: Παρθενών) là một ngôi đền thờ thần Athena, được xây dựng vào thế kỷ 5 trước Công nguyên ở Acropolis. Đây là công trình xây dựng nổi tiếng nhất còn lại của Hy Lạp cổ đại, và đã được ca ngợi như là thành tựu của kiến trúc Hy Lạp. Các điêu khắc trang trí của ngôi đền bằng từ đá cẩm thạch (marble) trắng, được coi như là đỉnh cao của nghệ thuật Ai Cập cổ đại. Đền Parthenon là biểu tượng của sự kết thúc Hy Lạp cổ đại và của nền dân chủ Athena, và được đánh giá như là một trong những công trình văn hóa vĩ đại nhất thế giới. Tên của đền Parthenon dường như có nguồn gốc từ tượng đài kỷ niệm Athena Parthenos ở căn phòng phía Đông công trình[1]. Bức tượng này do Phidias điêu khắc từ ngà voi và vàng; tên gọi cho Athena là parthenos (παρθένος, "virgin") có nghĩa là vị chúa vẫn còn trinh nguyên. Đền Parthenon được thay thế một đền thờ Athena cũ hơn đã bị huỷ hoại bởi Đế chế Ba Tư vào năm 480 trước Công nguyên. Giống như phần lớn các ngôi đền Hy Lạp khác, đền Parthenon đã được sử dụng như là một kho tàng, và đã phục vụ cho liên minh Delian, liên minh mà sau này trở thành Đế chế Athena. Vào thế kỷ 6 sau Công nguyên, đền Parthenon được chuyển sang thành nhà thờ Thiên chúa giáo và được thiết kế để thờ Đức Mẹ Đồng trinh. Sau cuộc xâm chiếm của Thổ Nhĩ Kỳ, công trình lại được chuyển sang thành nhà thờ Hồi giáo. Vào năm 1687, một kho quân trang đạn dược của Thổ Nhĩ Kỳ có bên trong công trình đã bị bốc cháy; kết quả của vụ nổ này đã làm hỏng đền Parthenon và những điêu khắc của nó. Vào thế kỷ 19, Thomas Bruce đã tháo dỡ một vài điêu khắc còn sót lại và mang chúng đến Anh. Những tác phẩm điêu khắc này, bây giờ được biết đến như Elgin Marbles hay Parthenon Marbles, được trưng bày trong Viện Bảo tàng Anh. Cuộc tranh luận về việc Elgin Marbles cần phải được mang trả lại Hy Lạp vẫn còn đang tiếp diễn. Đền Parthenon, cùng với các công trình khác ở Acropolis, là một trong những địa điểm khảo cổ học có nhiều khách du lịch đến tham quan nhất. Bộ Văn hóa Hy Lạp hiện nay đang tiến hành một chương trình bảo tồn và khôi phục công trình. Mục lục 1 Thiết kế và xây dựng 2 Điêu khắc trang trí 3 Kho tàng hay đền đài 4 Lịch sử sau này 5 Xây dựng lại 6 Mối nguy hại do ô nhiễm 7 Xem thêm 8 Ghi chú 9 Tham khảo và đọc thêm 10 Liên kết ngoài Thiết kế và xây dựng Đền Parthenon nhìn từ phía Nam. Cận cảnh là hình ảnh về sự xây dựng lạiĐền Parthenon được xây dựng theo đề xuất của Pericles, chính trị gia lãnh đạo Athen trong thế kỉ thứ 5 TCN. Đền được xây dựng dưới sự giám sát chung của nhà điêu khắc Phidias, người cũng đóng vai trò chính trong việc điêu khắc trang trí đền. Các kiến trúc sư là Iktinos và Kallikrates. Việc xây dựng bắt đầu vào năm 447 TCN, và công trình gần như được hoàn thành vào năm 438 TCN, nhưng việc trang trí trong đền tiếp tục cho đến ít nhất là năm 433 TCN. Một số ghi chép về tài chính của đền Parthenon vẫn còn sót lại cho thấy chi phí đắt nhất là việc chuyên chở đá từ núi Pentelicus, cách Athena khoảng 16 km, đến Acropolis. Số tiền này một phần lấy ra từ ngân khố của liên minh Delian, đã được mang từ nhà thờ Panhellenic ở vùng Delos đến Acropolis vào năm 454 TCN. Mặc dù đền Hephaestus gần đó là công trình còn sót lại hầu như nguyên vẹn nhất của loại đền thờ xây dựng có trang trí thức cột Doric, đền Parthenon, trong thời gian tồn tại, vẫn được xem như là đền thờ đẹp nhất. John Julius Cooper đã viết về đền thờ rằng, "có danh tiếng là đền thờ kiểu thức cột Doric hoàn hảo nhất đã từng được xây dựng. Ngay cả trong thời cổ đại, kiến trúc tinh vi của nó đã trở thành truyền thuyết, đặc biệt là sự liên hệ tinh tế giữa độ cong của bệ đỡ hàng cột, các đường trau chuốt của các bức tường các phòng trong công trình và các đường gờ của các cột." Các đường gờ này hơi cong lên phía trên một chút theo chiều cao của cột để làm bù trừ các hiệu ứng quang học khi nhìn lên phía trên đền. Hiệu ứng của những đường cong tinh tế này làm đền thờ có vẻ cân đối hơn là cách nhìn thật về nó. Đo ở bậc cao nhất, kích cỡ của nền đền Parthenon là 69,5 m × 30,9 m (228,0 × 101,4 ft). Căn phòng bên trong dài 29,8 m và rộng 19,2 m (97,8 × 63,0 ft), với dãy cột kiểu Doric bên trong theo hai tầng, cấu trúc cần để chống đỡ mái đền. Ở bên ngoài, các cột Doric có đường kính 1,9 m (6,2 ft) và cao 10,4 m (34,1 ft). Các cột ở góc có đường kính hơi lớn hơn một chút. Bệ đỡ hàng cột có độ cong lên phía trên về phía trung tâm 60 mm (2,36 inch) về đầu phía Đông và phía Tây, và 110 mm (4,33 inch) ở hai bên. Một số kích thước đã tạo thành hình chữ nhật vàng diễn tả tỉ lệ vàng, được đề xuất bởi Pythagoras vào thế kỉ trước đó. Mái của công trình được lợp bằng những tấm đá cẩm thạch được biết đến như là imbrex và tegula. Điêu khắc trang trí Chi tiết metope phía Tây, thể hiện chi tiết tình trạng đền sau 2.500 chiến tranh, ô nhiễm, sự bảo tồn thất thường, sự cướp bóc và phá hoạiĐền Parthenon, một đền thờ kiểu cột Doric và kiểu Peripteral với các kiến trúc mang đặc điểm của thức cột Ionic, chứa bức tượng bằng ngà và vàng của Athena Parthenos được điêu khắc bởi Pheidias và hoàn thành khoảng năm 439/438 TCN. Đền thờ được dùng để thờ thần Athena vào thời điểm đó, mặc dù công việc xây dựng được tiếp tục gần như là đến giai đoạn bắt đầu của chiến tranh Peloponnesian vào năm 432 TCN. Cho đến năm 438 TCN, các trang trí điêu khắc của các metope của cột Doric trên trụ ngạch phía bên dãy cột bên ngoài, và của trụ ngạch cột Ionic vòng quanh phần trên các của bức tường của phòng thờ, đã được hoàn thành. 92 metope được chạm khắc nổi, một công việc mà lúc đó chỉ dành cho các kho tàng (các tòa nhà dùng để chứa các quà tạ ơn cho các thần linh). Theo như các tài liệu ghi lại về việc xây dựng, các điêu khắc metope có niên đại khoảng 446-440 TCN. Thiết kế của chúng được cho là do nhà điêu khắc Kalamis. Các metope về phía Đông của đền Parthenon, phía trên lối ra vào chính, miêu tả Gigantomachy (trận đánh thần thoại giữa các vị thần trên đỉnh Olympus và các người khổng lồ). Các metope phía Tây diễn tả Amazonomachy (trận đánh thần thoại của dân thành Athena chống lại người Amazon). Các metope phía Nam —với ngoại trừ một số metope 13-20 có vấn đề, giờ đây thất lạc—miêu tả Thessalian Centauromachy (trận đánh của người Lapith được giúp bởi Theseus chống lại nhân mã, một sinh vật nửa người, nửa ngựa). Trên mặt phía Bắc của đền Parthenon các metope không được bảo tồn tốt, nhưng đề tài có vẻ như là cướp phá Troia.  Chi tiết các metope phía Tây. Một trong những điêu khắc chạm nổi đã bị lấy ra từ cuộc thám hiểm của Lord Elgin và hiện nay đang có ở Bảo tàng Anh.Các metope cho thấy các vết tích còn lại của kỹ thuật cao trong điêu khắc giải phẫu đầu, trong giới hạn đường nét của những chuyển động thân thể và những bó cơ, những tĩnh mạch cũng nhận thấy rõ ở các hình Nhân mã. Một vài metope vẫn có ở công trình nhưng ngoại trừ những phần ở mặt phía Bắc, chúng hầu như đã bị hỏng gần hết. Một vài metope hiện có ở Bảo tàng Acropolis, những cái khác thì có ở bảo tàng Anh và một cái có thể được thấy ở bảo tàng Louvre. Phần lớn những đặc điểm trong kiến trúc và trang trí đền theo kiểu cột Ionic có xung quanh tường ngoài của phòng thờ. Các chạm khắc ở phù điêu miêu tả một phiên bản lý tưởng hóa của đám diễu hành Panathenaic từ cổng Dipylon ở Kerameikos đến Acropolis. Đám diễu hành này được tổ chức 4 năm một lần, người dân Athen và những người nước ngoài bị lôi cuốn vào việc tôn vinh thần Athena. Hệ thống cột còn lại được chạm khắc vào thời gian khoảng năm 442-438 TCN. Pausanias, một người du lịch vào thế kỷ thứ 2, khi đến thăm Acropolis và nhìn thấy Parthenon, đã miêu tả ngắn gọn cái trán tường của đền. Trán tường phía Đông miêu tả sự sinh ra của Athena từ đấu của bố cô, Zeus, trong khi đó trán tường phía Tây cho thấy sự tranh luận của thần Athena và thần Poseidon về thành phố Athena. Các công việc tạo dựng trán tường có thời gian từ 438-432 TCN. Sự phong phú trong trang trí của đền Parthenon là duy nhất trong số các ngôi đền Hy Lạp cổ đại. Tuy nhiên, nó cũng phù hợp với chức năng của đền là nơi cất giữ khi báu. Ở trong opisthodomus (phòng phía sau phòng thờ) đã lưu giữ rất nhiều tiền bạc thu được của liên minh Delian mà thành phố Athena là thành viên lãnh đạo. Kho tàng hay đền đàiVề mặt kiến trúc, Parthenon rõ ràng là một ngôi đền, gồm những tranh tượng tôn giáo nổi tiếng về thần Athena do Phidias làm và kho chứa những đồ dâng cúng tạ ơn. Những buổi cúng tế thực tế của người Hy Lạp được tổ chức ở nơi thờ ngoài trời, và cũng như những luyện tập mang tính tôn giáo của họ, đền Parthenon không phù hợp với một vài định nghĩa về đền cũng như không có bằng chứng gì chứng tỏ những việc thờ cúng ngoài trời. Tuy nhiên, có vài nhà nghiên cứu đã cho rằng đền Parthenon chỉ đã từng là kho báu. Lần đầu tiên có những ý kiến này là vào thế kỷ 19 và nó ngày càng được củng cố trong những năm gần đây. Những ý kiến chính của việc nghiên cứu vẫn xem công trình theo thuật ngữ của Walter Burkert miêu tả về thánh đường của Hy Lạp, gồm có temenos, altar và đền với những tranh tượng tôn giáo[2].
|
|
|
Post by NhiHa on Jun 1, 2009 14:55:39 GMT 9
Lịch sử sau này Vị trí đền Parthenon ở Acropolis đã tạo nên vóc dáng chính thành phố AthenaParthenon đã tồn tại như một ngôi đền của thần Athena mà đã bị đóng cửa hàng ngàn năm. Nó chắc chắn vẫn còn nguyên vẹn cho đến thế kỷ 4 sau công nguyên, cùng thời với Nhà thờ Đức Bà ở Paris ngày nay và lâu đời hơn Basilica thánh Peter ở Roma. Nhưng vào thời gian đó Athens đã bị chuyển thành một thị trấn của Đế chế Roman, mặc dù nó đã có một quá khứ huy hoàng. Vào thế kỷ thứ 5, thỉnh thoảng những tranh tượng tôn giáo lớn của Athena đã bị lấy mất bởi một trong các vị Hoàng đế, và được mang tới Constantinople, và sau này nó đã bị huỷ hoại tại đó, có thể là vào thời kỳ thành phố bị giảm sút uy tín trong cuộc thập tự chinh thứ 4 vào năm 1204. Một thời gian ngắn sau, Parthenon đã được chuyển sang thành một nhà thờ Cơ đốc giáo. Vào thời kỳ Đế quốc Byzantine nó trở thành nhà thờ của Parthena Maria (Mary đồng trinh), hay còn gọi là nhà thờ Theotokos. Vào thời kỳ đế chế Latin công trình trở thành nhà thờ Công giáo La Mã của Đức Mẹ đồng trinh. Sự chuyển đổi từ ngôi đền thành nhà thờ đòi hỏi đến việc di chuyển các hàng cột bên trong và một vài bức tường phòng thờ và tạo ra một hậu đường ở phần cuối phía Đông công trình. Điều này chắc chắn sẽ dẫn đến việc di chuyển và phân tán một vài điêu khắc kiến trúc. Những vị thần được miêu tả cũng được thể hiện lại theo chủ đề Cơ đốc giáo hoặc bị mang đi chỗ khác và tiêu hủy. Vào năm 1456, Athena rơi vào tay đế chế Ottoman và Parthenon lại được chuyển đổi lần nữa, trở thành nhà thờ Hồi giáo. Với một nhận thức đối lập lại với nhận thức của đế chế cũ, người Ottoman nói chung tôn thờ các công trình cổ ở trong chủ quyền đất nước họ và không cố tình hủy hoại những công trình cổ xưa của Athena, mặc dù họ không có một chương trình bảo vệ chúng thực sự. Tuy nhiên, trong nhiều thời gian chiến tranh họ đã tự phá hủy chúng để cung cấp nguyên liệu cho những bức tường và công sự. Một ngọn tháp đã được xây thêm vào Parthenon, cái mà nền cùng với cầu thang của nó hiện vẫn còn sử dụng được, đã dẫn trên cao tận architrap và từ bên ngoài không thể nhìn thấy được chỗ này; ngoài ra, công trình không bị hủy hoại gì thêm. Các vị khách tham quan châu Âu trong thế kỷ 17, cũng như một vài người đại diện cho Acropolis đã chứng thực rằng công trình vẫn còn nguyên vẹn.  Mặt phía Nam của đền Parthenon với những hư hại trong vụ nổ năm 1687 Vào năm 1687, đền Parthenon đã phải chịu một sự hủy hoại lớn nhất khi Cộng hòa Venezia dưới thời Francesco Morosini tấn công Athena, và người Ottoman đã phải bảo vệ Acropolis và sử dụng công trình như một kho chứa thuốc súng. Vào ngày 26 tháng 9, một quả pháo đại bác của người Venezia bay từ quả đồi của Philopapus, tới và làm nổ kho thuốc súng và làm cho công trình đã bị phá hủy một phần. Những cấu trúc bên trong đã bị phá hủy, những gì còn lại của mái đã bị sập và một vài cột chống, đặc biệt ở cạnh phía Nam, đã bị chặt gãy. Các điêu khắc bị hư hỏng nặng. Nhiều thứ đã bị rơi xuống sàn và những kỷ vật sau này đã được làm từ những mảnh vỡ này. Sau trận chiến, rất nhiều bộ phận của công trình bị bỏ đi và một nhà thờ Hồi giáo nhỏ hơn đã được xây lên. Vào cuối thế kỷ 18, có nhiều người châu Âu khác đã tới Athena và phong cảnh về những hư hại, đổ nát Parthenon đã được vẽ lại rất nhiều, gợi lên những sự cảm thông của người Anh and người Pháp cho nền độc lập của Hy Lạp. Vào năm 1801, viên đại sứ Anh ở Constantinople, Thomas Bruce, đã đệ trình một firman (giấy phép) từ Sultan để làm ra các bản quy hoạch và bản vẽ về những công trình cổ xưa ở Acropolis, để phá bỏ những công trình mới xây dựng gần đây nếu chúng làm hỏng sự quan sát các công trình cổ và để tháo dỡ các điểu khắc từ chúng. Ông đã lấy giấy phép này để thu thập tất cả những điêu khắc mà ông có thể tìm thấy. Ông đã cho tuyển dụng những người địa phương để gỡ bỏ chúng ra khoải các công trình, một vài thứ thì ông tìm được ở trên các mặt sàn và một vài mảnh nhỏ hơn thì ông mua từ người dân địa phương. Ngày nay, những điêu khắc này được nhìn thấy trong Bảo tàng Anh, nơi chúng có tên là Elgin Marbles hay Parthenon Marbles. Những điêu khắc khác từ Parthenon cũng có ở Bảo tàng Louvre tại Paris và ở Copenhagen. Phần lớn các vật còn lại ở Athena, trong bảo tàng Acropolis và được đặt ở dưới sàn, cách một vài mét về phía Đông Nam của Parthenon. Một vài điêu khắc vẫn có thể được quan sát trực tiếp ở công trình. Chính phủ Hy Lạp đã tiến hành một chiến dịch trong nhiều năm với bảo tàng Anh để có thể mang trả lại những điêu khắc trên về Hy Lạp. Nhưng bảo tàng Anh đã từ chối thẳng về việc xem xét điều này và chính phủ Anh đã miễn cưỡng phải ép bảo tàng làm việc như vậy (cái việc mà có thể đòi hỏi đến pháp chế). Khi Hy Lạp giành được độc lập và lấy được quyền kiểm soát Athena vào năm 1832, những phần nhìn thấy được của ngọn tháp đã bị chuyển đi khỏi Parthenon và tất cả những công trình thời trung cổ và thời Ottoman có ở Acropolis cũng đã bị di chuyển đi. Khu này trở thành một khu vực lịch sử, có rào cấm và do chính phủ Hy Lạp kiểm soát. Ngày nay, nó là địa điểm hấp dẫn hàng triệu người du lịch mỗi năm, những người đã du lịch từ phía cuối Tây của Acropolis, qua Propylaea và lên đường Panathenaic tới Parthenon, nơi được bao vây bởi một hàng rào thấp để chống sự hư hại. Xây dựng lại Công việc xây dựng lại đền Parthenon vào tháng 2 năm 2004 Vào năm 1975, chính phủ Hy Lạp bắt đầu bàn tính đến việc tu bổ đền Parthenon và những kiến trúc khác ở Acropolis. Dự án sau này đã thu hút được nhiều sự trợ giúp kỹ thuật và tài chính từ Liên minh châu Âu. Một hội đồng khảo cổ học đã làm báo cáo về các mảnh vỡ còn lại ở chân công trình và những kiến trúc sư được sự trợ giúp của máy tính đã dựng nên những mô hình để xác định những vị trí ban đầu của chúng. Trong một vài trường hợp, những việc tái tạo xây dựng lại trước đây đã mắc sai lầm. Những điêu khắc đặc biệt quan trọng và dễ vỡ được chuyển đến bảo tàng Acropolis. Một chiếc cần cẩu đã được lắp đặt để di chuyển những khối đá cẩm thạch; chiếc cần cẩu được thiết kế để được xếp lại phía dưới mái khi không dùng đến. Những phần xây dựng cũ mà không chính xác được tháo dỡ và một quá trình tu bổ cẩn thận được bắt đầu. Đền Parthenon sẽ không được tái tạo lại theo tình trạng trước năm 1687, mà những gì còn lại sau vụ nổ sẽ được giữ lại và làm cho chân thực nhất và đá cẩm thạch mới được lấy từ nơi khai khác cũ và được hàn gắn vào các khe hở và những cấu trúc bị ảnh hưởng cũng được sửa chữa. Cuối cùng, tất cả những mảnh đá chính được đặt vào đúng vị trí ban đầu của chúng và được hỗ trợ bởi những vật liệu hiện đại nếu thấy cần thiết. Ban đầu, những khối đá khác nhau được giữ chặt bởi chốt sắt dài hình chữ H mà sau này được phủ bằng chì, vật liệu bảo vệ sắt khỏi bị ăn mòn. Những cái chốt được thêm vào từ thế kỷ 19 đã không được phủ chì và đã bị ăn mòn. Khi phần han gỉ bị rộng một khoảng lớn, nó sẽ gây nguy hiểm hơn và làm vỡ các khối đá. Tất cả các công việc về kim loại đều sử dụng titanium, một vật liệu cứng, nhẹ và chống gỉ. Mối nguy hại do ô nhiễmTừ thập niên 1960, mối đe dọa lớn nhất đối với đền Parthenon là môi trường. Thành phố Athena đã phát triển nhanh từ sau Thế chiến thứ hai và đã có vấn đề trong việc tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm không khí. Những miếng đá cẩm thạch bị ăn mòn bởi mưa axit, được gây ra bởi những loại khí thải ra từ động cơ ô tô, nó đe dọa các tác phẩm điêu khắc của công trình và bản thân công trình. Qua 20 năm, chính phủ Hy Lạp và thành phố Athena đã cho tiến hành một vài chương trình để ngăn chặn việc này, nhưng tương lai của Parthenon vẫn còn là một vấn đề cần quan tâm.
|
|
|
Post by NhiHa on Jun 1, 2009 15:26:29 GMT 9
Kiến trúc Roman Lịch sử kiến trúc phương Tây Kiến trúc thời kì đồ đá Kiến trúc Ai Cập cổ đại Kiến trúc Lưỡng Hà Kiến trúc Cổ điển Kiến trúc Hy Lạp cổ đại Kiến trúc La Mã cổ đại Kiến trúc Trung cổ Kiến trúc Byzantine Kiến trúc Roman Kiến trúc Gothic Kiến trúc Phục Hưng Kiến trúc Baroque Kiến trúc Rococo Kiến trúc Tân Cổ điển Kiến trúc Hiện đại Kiến trúc Hậu Hiện đại Chủ nghĩa Phê bình bản địa Các bài viết liên quan Kiến trúc Roman là phong cách kiến trúc của các vùng Trung và Tây Âu vào khoảng thế kỷ 11 và thế kỷ 12. Mục lục 1 Ra đời và phát triển 2 Đặc điểm và loại hình kiến trúc 3 Kỹ thuật xây dựng 4 Nhà thờ và tu viện trong kiến trúc Roman 4.1 Basilica kiểu chữ thập La Tinh 4.2 Nhà thờ của các tu viện 4.3 Nhà thờ của thành phố 5 Kiến trúc thành quách và dinh thự 6 Xem thêm Ra đời và phát triển   Bên trong nhà thờ Saint-Saturnin  Bên trong nhà thờ Santiago de Compostela, Tây Ban Nha Một thời gian sau khi Đế chế La Mã sụp đổ, các nhà nước Đông và Tây Âu lâm vào một thời kì đen tối, các nhà nước phong kiến được thành lập trong đó có sự ra đời của triều đại Carolingian. Năm 800, khi Charlemagne đăng quang hoàng đế, đế quốc này tồn tại được một thời gian ngắn cho đến khi bị người Normandes xâm lược (từ năm 843 đến năm 911). Nền kiến trúc Trung và Tây Âu thế kỷ 11 và thế kỷ 12 có tên gọi là kiến trúc Roman, hay phong cách Roman. Kiến trúc Roman trải dài trên một bình diện rộng, phát triển chủ yếu ở các nước Tây Âu và Trung Âu, gồm Pháp, Anh, Ý, Bỉ, Hà Lan, Tây Ban Nha... khi các thành phố đã bắt đầu gượng dậy nhưng bộ mặt kiến trúc nhiều công trình còn thô sơ. Nến văn hóa đô thị lúc bấy giờ không khác xa với văn hóa lãnh địa nông thôn trước đó ít lâu, vì các tầng lớp dân đô thị cũng vừa mới ở nông thôn ra, họ đã là các thế hệ thị dân đầu tiên. Tuy vậy, từ thế kỷ 10, nông nghiệp và thủ công nghiệp đã phục hồi và phát triển, người dân đã xây nhà không chỉ bằng gỗ, mà còn bằng gạch, đá, để "xây nhà như người La Mã cổ đại". Hơn mười quốc gia dân tộc ở Trung Âu và Tây Âu đã chính thức tiến vào xã hội phong kiến, với nền kinh tế tự nhiên và trật tự xã hội tương đối ổn định. Đặc điểm và loại hình kiến trúcVào giai đoạn Roman tiền kỳ, mái nhà được làm bằng gỗ và rất dễ cháy nên thời kỳ này không còn để lại nhiều vết tích cho đời sau. Thời gian tiếp theo, kiến trúc Roman dần dần tiến thêm một số bước mới, để nhận biết được kiến trúc Roman ta có thể căn cứ những đặc điểm sau: Chịu ảnh hưởng của kiến trúc La Mã cổ đại và kiến trúc Byzantyne, do một số khu vực của kiến trúc Roman nằm trong biên giới đế chế La Mã trước đây. Kiến trúc có số lượng không nhiều, nằm rải rác ở các địa phương. Loại hình kiến trúc không đa dạng, phần lớn là kiến trúc tôn giáo như nhà thờ, tu viện và các nhà ở và công trình kiến trúc có tính phòng thủ của giai cấp phong kiến. Kiến trúc không có quy mô lớn và cầu kỳ như kiến trúc La Mã cổ đại. Phần nhiều công trình có mặt ngoài thô ráp, ít yếu tố trang trí, kiến trúc nặng nề, sử dụng cửa đi và cửa sổ kích thước nhỏ. Về kết cấu, sử dụng nhiều cuốn cửa trụ, vòm nôi và vòm bán cầu, các loại mái vòm được làm bằng đá và kĩ thuật còn hạn chế nên mặt bằng kiến trúc các bộ phận thường chỉ là vuông, tròn hoặc hình chữ thập La tinh. Phía Tây nhà thờ Roman thường nổi bật lên hai hay nhiều tháp cao, những tháp này có hình trụ tròn hoặc có dáng hình học, trong khi đó ở phía Đông thân nhà thờ được cắt bằng một cánh ngang. Bàn thờ được đặt ở phía Đông của nhà thờ để hướng về phía Jerusalem và tầng hầm mộ đặt dưới thành phần này của kiến trúc. Kỹ thuật xây dựngCái tên kiến trúc Roman nói nên phong cách kiến trúc của người đương thời hơi giống và muốn tìm đến chút ít cách thức của kiến trúc La Mã cổ đại. Tuy vậy về quy mô cũng như hình thức, kiến trúc Roman còn xa mới đạt trình độ của người La Mã cổ đại, thiết kế thi công còn thô sơ, vật liệu có lúc lấy từ những công trình đã hoang phế của kiến trúc La Mã. Về mặt dùng kết cấu cuốn cửa trụ, kiến trúc Roman học tập cách làm của người La Mã. Tuy vậy kiến trúc Roman không phải là không có những bước tiến nhất định về mặt loại hình và kết cấu, góp phần đáng kể vào việc hình thành kiến trúc Gothic sau này. Kỹ thuật xây tường, xây cuốn có sống và xây cột trụ dần dần làm cho kiến trúc trở nên tốt hơn. Tường đá dày, các lớp vữa còn dày, cửa sổ mở nhỏ và ít ánh sáng, một mặt thể hiện trình độ xây dựng chưa chín muồi nhưng mặt khác lại phù hợp với tư tưởng cấm dục của tôn giáo. Sự phát triển của kỹ thuật kết cấu của kiến trúc Roman là dựa trên tay nghề của những người thợ dân gian. Do kỹ thuật xây dựng còn hạn chế nên đặc điểm của các nhà thờ Roman là khá thấp, chiều cao tối đa thường không quá 20 m. Cùng với việc dùng nhiều các loại hình kết cấu thường, cuốn có sống và cột, kiến trúc Roman lại không nhất quán trong việc dùng thức cột. Việc sử dụng đại trà tường và vách ngăn đã đưa đến một kết quả là phải tìm tòi một sức biểu hiện mới cho những bức tường và vách ngăn đó, do vậy, đã dẫn đến việc trang trí gắn với công việc nề. Những bức tờng đấu tiên xây dựng bằng đá mảnh và đá cuội trộn lẫn với vữa, sau đó dùng tường gạch, giai đoạn sau cùng dùng đá tấm với vẻ đẹp mộc mạc được bộc lộ trung thực ra phía ngoài. Hậu quả là tường rất dày, nhằm mục đích chịu lực hơn là mục đích bảo vệ. Tường dày như vậy dùng để chống đỡ các cuốn. Mỗi một tầng có cuốn tương ứng, tầng dưới cuốn to tầng trên hẹp dần, làm thành những cửa sổ ghép đôi hoặc ghép ba, có nghĩa là lỗ mở của cuốn được chia làm hai hay ba phần, đỡ bởi những cột hình tròn hoặc hình nhiều cạnh. Chân cột, thân cột của kiến trúc Roman rất khác nhau, các đầu cột thường có hình cái đấu ngược, được trang trí bằng hoa lá hoặc bằng những trang trí hình học cuộn vào nhau, cũng có lúc đầu cột trang trí bằng cảnh người hay thú. Hệ thống kết cấu Roman sở dĩ có những bước tiến sơ khởi là do tính chất thế tục, dân gian của kiến trúc nhà thờ đã mạnh lên, tính chất này do những người thợ ở nông thôn ra tạo nên, do tư tưởng của họ đã được giải phóng ở mức độ nhất định. Những kĩ năng dân gian này trái ngược với tư tưởng bảo thủ của tầng lớp tăng lữ, muốn nghiêm ngặt tuân theo quan điểm của tôn giáo. Mặt cắt điển hình của một nhà thờ Roman gồm một nhịp giữa cao hơn và hai nhịp biên thấp hơn, nhịp biên có hai tầng để tầng sàn góp phần gia cường kết cấu. Do ánh sáng phải xuyên qua cửa sổ của hai tầng ở hai nhịp biên mới vào nhịp giữa nên nội thất nhà thờ không được sáng sủa. Nhà thờ ở Knechtsteden (1038-1165) cho thấy quy cách điển hình của hệ thống kết cấu vòm Roman, vì dùng vòm cuốn cửa trụ, nên các là chiếu của mặt bằng đều có dạng hình vuông. Cho đến giữa thế kỷ 12, tuy có những tiến bộ nhất định, kiến trúc Roman trông vẫn thiếu vẻ nhẹ nhàng và kết cấu chưa thuần thục, ví dụ bài toán xây vòm có hình chiếu mặt bằng hình chữ nhật, phải kiến trúc Gothich mới giải quyết được.
|
|
|
Post by NhiHa on Jun 1, 2009 15:38:03 GMT 9
Kỹ thuật xây dựng Cái tên kiến trúc Roman nói nên phong cách kiến trúc của người đương thời hơi giống và muốn tìm đến chút ít cách thức của kiến trúc La Mã cổ đại. Tuy vậy về quy mô cũng như hình thức, kiến trúc Roman còn xa mới đạt trình độ của người La Mã cổ đại, thiết kế thi công còn thô sơ, vật liệu có lúc lấy từ những công trình đã hoang phế của kiến trúc La Mã. Về mặt dùng kết cấu cuốn cửa trụ, kiến trúc Roman học tập cách làm của người La Mã. Tuy vậy kiến trúc Roman không phải là không có những bước tiến nhất định về mặt loại hình và kết cấu, góp phần đáng kể vào việc hình thành kiến trúc Gothic sau này.
Kỹ thuật xây tường, xây cuốn có sống và xây cột trụ dần dần làm cho kiến trúc trở nên tốt hơn. Tường đá dày, các lớp vữa còn dày, cửa sổ mở nhỏ và ít ánh sáng, một mặt thể hiện trình độ xây dựng chưa chín muồi nhưng mặt khác lại phù hợp với tư tưởng cấm dục của tôn giáo. Sự phát triển của kỹ thuật kết cấu của kiến trúc Roman là dựa trên tay nghề của những người thợ dân gian. Do kỹ thuật xây dựng còn hạn chế nên đặc điểm của các nhà thờ Roman là khá thấp, chiều cao tối đa thường không quá 20 m.
Cùng với việc dùng nhiều các loại hình kết cấu thường, cuốn có sống và cột, kiến trúc Roman lại không nhất quán trong việc dùng thức cột.
Việc sử dụng đại trà tường và vách ngăn đã đưa đến một kết quả là phải tìm tòi một sức biểu hiện mới cho những bức tường và vách ngăn đó, do vậy, đã dẫn đến việc trang trí gắn với công việc nề. Những bức tờng đấu tiên xây dựng bằng đá mảnh và đá cuội trộn lẫn với vữa, sau đó dùng tường gạch, giai đoạn sau cùng dùng đá tấm với vẻ đẹp mộc mạc được bộc lộ trung thực ra phía ngoài. Hậu quả là tường rất dày, nhằm mục đích chịu lực hơn là mục đích bảo vệ. Tường dày như vậy dùng để chống đỡ các cuốn. Mỗi một tầng có cuốn tương ứng, tầng dưới cuốn to tầng trên hẹp dần, làm thành những cửa sổ ghép đôi hoặc ghép ba, có nghĩa là lỗ mở của cuốn được chia làm hai hay ba phần, đỡ bởi những cột hình tròn hoặc hình nhiều cạnh.
Chân cột, thân cột của kiến trúc Roman rất khác nhau, các đầu cột thường có hình cái đấu ngược, được trang trí bằng hoa lá hoặc bằng những trang trí hình học cuộn vào nhau, cũng có lúc đầu cột trang trí bằng cảnh người hay thú.
Hệ thống kết cấu Roman sở dĩ có những bước tiến sơ khởi là do tính chất thế tục, dân gian của kiến trúc nhà thờ đã mạnh lên, tính chất này do những người thợ ở nông thôn ra tạo nên, do tư tưởng của họ đã được giải phóng ở mức độ nhất định. Những kĩ năng dân gian này trái ngược với tư tưởng bảo thủ của tầng lớp tăng lữ, muốn nghiêm ngặt tuân theo quan điểm của tôn giáo.
Mặt cắt điển hình của một nhà thờ Roman gồm một nhịp giữa cao hơn và hai nhịp biên thấp hơn, nhịp biên có hai tầng để tầng sàn góp phần gia cường kết cấu. Do ánh sáng phải xuyên qua cửa sổ của hai tầng ở hai nhịp biên mới vào nhịp giữa nên nội thất nhà thờ không được sáng sủa.
Nhà thờ ở Knechtsteden (1038-1165) cho thấy quy cách điển hình của hệ thống kết cấu vòm Roman, vì dùng vòm cuốn cửa trụ, nên các là chiếu của mặt bằng đều có dạng hình vuông.
Cho đến giữa thế kỷ 12, tuy có những tiến bộ nhất định, kiến trúc Roman trông vẫn thiếu vẻ nhẹ nhàng và kết cấu chưa thuần thục, ví dụ bài toán xây vòm có hình chiếu mặt bằng hình chữ nhật, phải kiến trúc Gothich mới giải quyết được.
Nhà thờ và tu viện trong kiến trúc Roman Xem xét kiến trúc nhà thờ Roman, ta thấy sự diễn tiến và quá trình phân loại nên được nghiên cứu theo ba trình tự sau đây:
Tìm hiểu mặt bằng kiểu chữ thập tự La Tinh. Nhà thờ của tu viện. Nhà thờ của thành phố. Do sự phân biệt của xã hội phong kiến và tính độc lập tương đối của Giáo hội các khu vực nên những chế định về mặt bằng nhà thờ có những nét dị biệt. Tuy vậy những nét dị biệt này cũng không lớn lắm, vì nhà thờ thời kỳ tiền Roman và Roman về cơ bản vẫn tuân theo những kiểu cách của nhà thờ Cơ đốc giáo tiền kỳ được xây dựng vào giai đoạn mạt kỳ của Đế quốc La Mã.
Basilica kiểu chữ thập La Tinh Basilica (thánh đường) là sản phẩm của thời kì Cơ đốc giáo ra công khai, sau này vào giai đoạn tiền Roman, Giáo hội vẫn lấy kiểu hình dáng Basilica làm nhà thờ, về sau có thêm hai cánh ngang, hình thành mặt bằng kiểu chữ thập, nên có tên gọi chung là mặt bằng kiểu chữ thập La Tinh.
Basilica vốn có mặt bằng hình chữ nhật, mảnh vải dài, chạy dọc theo chiều dọc có mấy hàng cột, chia chiều ngang ra làm nhịp giữa và nhịp biên; nhịp giữa thường rộng và cao hơn. Nhịp giữa được gọi là trung sảnh, hai nhịp biên đựoc gọi là hành lang bên. Vì nhịp giữa cao hơn, nên ở phần chênh lệch so với nhịp biên, người ta mở cửa sổ. Ban đầu, Basilica đa phần dùng vì kèo gỗ, lợp mái nhẹ, nên cột không cần lớn. Vì sức chứa của Basilica lớn, kết cấu giản đơn, là nơi quen tụ tập của quần chúng, nên kiểu kiến trúc này phù hợp với ý đồ của Giáo hội.
Theo quy định của tôn giáo, cửa vào nhà thờ ở phía Tây, đàn thánh của nhà thờ ở phía Đông. Khi số lượng các con chiên tăng lên, phía Đông nhà thờ làm thêm một cái sân rộng, sân này được bao quanh bởi một hành lang cột thức, giữa sân có bể nước rửa tội, hành lang chỗ cửa vào phía Tây rất rộng, là nơi để cho những người chưa thật tin đạo sử dụng.
Đàn thánh phía Đông hình bán nguyệt, lợp bằng mái nửa bán cầu. Từ Đông sang Tây, lần lượt đến đàn tế, chỗ cho ban phát Thánh khí. Nghi thức tôn giáo ngày càng phức tạp, người đến lễ càng đông, phần không gian phía trước đàn tế được mở rộng theo chiều ngang, chiều ngang này có thể có một nhịp, loại chiều ngang lớn có ba nhịp, cũng gồm một nhịp giữa và hai nhịp biên, chiều ngang và chiều cao bằng tương ứng với các nhịp theo chiều Đông – Tây của nhà thờ. Tuy chiều ngang của hai cánh phía Bắc – Nam không rộng bằng chiều sâu của phần chính nhà thờ phía Đông – Tây, nhưng có tên gọi chung là mặt bằng kiểu "chữ thập La Tinh".
Với một kiểu mặt bằng như vậy, các con chiên ở vị trí nhịp giữa hay hai nhịp biên đều có thể hướng mặt về phía đàn thánh, đàn thánh được trang trí đẹp đẽ, trên đàn khảm môzaich, gần như là trang trí duy nhất được nhấn mạnh trong nhà thờ, nhìn chung một bố cục như vậy phù hợp với nghi lễ tôn giáo, và kiến trúc nhà thờ cùng với tôn giáo đã tìm đựợc một sự hài hòa chung. Ngoài ra, hình tượng hình tượng chữ thập cũng là biểu tượng của sự khổ nạn của Chúa.
Kiến trúc Basilica Roman có một ý nghĩa kép về mặt thiêng liêng và về mặt tinh thần. Nó được đặt ở những nơi thiêng liêng, ở chỗ giao cắt của những con đường hành hương và đặt trên những nơi được coi là những phần mộ tượng trưng hay nơi có một thánh tích được sùng bái.
Các thành phần của Basilica cũng có ý nghĩa tượng trưng rất lớn, nội thất của Basilica là biểu hiện của những yếu tố trong thế giới thường nhật (civitas mundi) mà con người thấy trong thành phố của mình. Sảnh chính tương ứng với đại lộ, sảnh phụ tương ứng với các hàng cột thức, khán đài tương ứng với nơi ở của các thầy tu, ban thờ tương ứng với những nơi chốn thiêng liêng, hầm mộ tương ứng với nghĩa địa... Basilica có hình thức mặt bằng đựợc dùng trong nhà thờ của vua chúa, nhà thờ của tu viện, nhà thờ của công xã… với những nét đặc trưng đáng kể, đã liên kết các thầy tu và khách hành hương, các lãnh chúa và các kỵ sĩ, các công dân và các nhà buôn trước mặt Chúa.
[sửa] Nhà thờ của các tu viện Phong cách Roman có thể bắt đầu ở vùng Normandie, Italia vào thế kỷ thứ 9, nhưng kiến trúc Roman thật sự ra đời cùng với sự xuất hiện của dòng tu Benecdictine ở Pháp vào năm 910.
Thế kỷ 10, nền kinh tế Pháp phục hồi, Giáo hội thịnh vượng, sự sùng bái các "thánh tích" trở nên cao trào và dòng tín đồ hành hương đi tìm các “thánh vật và thánh cốt” trở nên ngày càng một đông đảo và cuồng nhiệt.
Bên cạnh các tuyến đường hành hương, Giáo hội xây dựng các tu viện để khách hành hương có thể trú ngụ, ăn uống và làm lễ. Nhà thờ được xây dựng bên trong tu viện, cùng với tu viện trở thành quần thể kiến trúc lớn, nhiều khi vượt quá phạm vi cần thiết của một địa phương.
Nước Pháp là cái nôi của các kiến trúc nhà thờ xây dựng kèm với các tu viện. Loại nhà thờ này thường được xây dựng cùng với nhà ở của các thầy tu, tu viện, nhà nghỉ… đôi khi gây ấn tượng như một thành phố.
Các nhà thờ bên trong tu viện tiêu biểu ở Pháp lúc đó gồm có:
Nhà thờ ở Cluny Nhà thờ Saint-Sernin ở Toulouse Nhà thờ Sainte Gétrusde ở Nivelles Nhà thờ Saint Foy ở Conques Nhà thờ Saint Étienne ở Caen Nhà thờ ở Cluny là một nhà thờ có quy mô lớn, đã trải qua ba lần xây dựng lại (1088 – 1103), dài 127 m, rộng 40 m, sảnh giữa cao 30 m. Nhà thờ này về quy mô, độ lớn ở Châu Âu chỉ thua nhà thờ St. Peter xây dựng vào thời kỳ Văn nghệ Phục hưng ở Roma. Nhà thờ Cluny I xây dựng vào năm 910, nhà thờ Cluny II (Cluny I xây dựng lại) có niên đại 955-991, sau đó lại bị phá đi để xây Cluny III. Cluny III đến thế kỷ 19 cũng bị phá hủy (năm 1810).
Nhà thờ có chiều dài lớn nhất nước Pháp này thật ra là một phức hợp thể kiến trúc tôn giáo, được xây dựng bằng những bức tường rất dày, trung sảnh (nhịp giữa) rất đồ sộ, mỗi bên có hành lang biên kép (mỗi bên sảnh chính có hai nhịp biên), hai cánh ngang rất nhiều gian thờ nhỏ phù trợ vệ tinh.
Nhà thờ Saint Sernin ở Toulouse (1060 – 1150), có chiều dài 112 m.
Nhà thờ Sainte Gétrusde ở Nivelles là hình mẫu tiêu biểu của thể loại nhà thờ bên cạnh tu viện của hoàng gia ở các tỉnh biên giới.
Nhà thờ Saint Foy ở Conques, miền Nam nước Pháp, được phát triển lên từ một tu viện vào năm 1050-1065, sau đó nhà thờ và phần chính là hậu cung và tháp đèn được xây dựng vào những năm 1120-1130, cũng là một vị trí tiêu biểu khác của loại nhà thờ dành cho khách hành hương, có đặc điểm là có nhiều gian thờ hình bán nguyệt tỏa ra quanh hậu cung và gắn vào cánh ngang. Mặc dầu kích thước nhà thờ bé nhưng lại có đặc trưng tiêu biểu của loại nhà thờ bên cạnh tu viện: trung sảnh mảnh và dài, cửa sổ tương đối lớn, phần chính diện có khối tích mang lớn đủ để thông thoáng cho một số lượng đông khách hành hương và ban hát Thánh khí.
Nhà thờ Saint Étienne (bắt đầu 1063-1115, sảnh chính được xây dựng lại vào thế kỷ 13) là một ví dụ tiêu biểu của nhà thờ Roman vùng Bắc Pháp thuộc dòng tu Benedictine. Nó chịu ảnh hưởng của kiến trúc La Mã, được định hình bằng mặt đứng phía trước có hai tháp chuông cao hai bên và các đờng phân vị các tầng hay phân vị thẳng đứng khúc triết, rõ nét hơn, phần trung sảnh phía trong nội thất rất cao, vòm mái trên trung sảnh có sáu múi, mặt trước và mặt bên nhà thờ có tường bổ trụ, đều là những hình thức kết cấu sơ khởi của kiến trúc Gothic sau này. Hai tháp chuông của nhà thờ này có chiều cao rất lớn đặt hai bên mặt chính phía trước cao ba tầng, ba tầng này có phân vị ngang rất rõ nét.
Vai trò tháp chuông của nhà thờ đã dần được khẳng định và định hình trong kiến trúc nhà thờ Roman, bình thường nó dùng để hiệu triệu tín đồ, khi có chiến tranh, dùng để quan sát được xa, và lúc đó, nhà thờ và tu viện phải bền chắc, xem như dinh lũy và lô cốt. Đầu tiên, tháp chuông đặt độc lập một bên mặt chính, sau đó trở thành tháp đôi, đóng góp đáng kể vào bộ mặt kiến trúc nhà thờ.
Ở phần trung sảnh và cánh ngang gặp nhau, trên mái có tháp lấy ánh sáng, chiếu sáng đàn tế, tháp này sau này trở thành tháp đèn, đến kiến trúc Gothic có chiều cao rất lớn.
Đối với loại hình nhà thờ của tu viện ở bên ngoài phạm vi nước Pháp, trong những tác phẩm nổi tiếng nhất có nhà thờ Durham tại Anh. Là kiệt tác kiến trúc kiểu Anglo – Norman (kiểu Anh có ảnh hưởng phong cách vùng Normandie), nhà thờ Durham được xây dựng vào những năm 1090-1145, hai tòa tháp thấp phía Tây được hoàn tất năm 1220 mang tính chất đặc trưng rõ nét của kiến trúc Roman, trong khi tòa tháp cao ở giữa cánh ngang mang phong cách Gothic muộn lại được hoàn tất vào thời kỳ 1465-1490.
Việc chọn lựa địa điểm ở đây có thể nói là đắc địa, từ phía Tây – phía bờ sông Wear nhìn sang nhà thờ, ba tòa tháp nói trên trông rất có sức mạnh. Đây cũng chính là một bức tường thành kiêu căng và vững chắc của người Normandie đã dựng lên chống lại được người Scotland trong nhiều thế kỷ.
Là biểu tượng của kiến trúc Roman đã đạt đến đỉnh cao, với lâu đài và nhà thờ xây dựng vào những năm 1100.
Ngay từ năm 1093, tu viện Durham đã trở thành nhà thờ Durham với sáng kiến của William de St Carilef, người được ủy nhiệm điều khiển tu viện.
Công trình trông rất đồ sộ có 2 tháp cao ở mặt đứng phía trước, thân nhà thờ có 3 nhịp có cánh ngang rất lớn và ở chỗ giao nhau với thân nhà thờ vươn lên một tháp đèn rất cao. Phần điện thờ được kéo dài nối tiếp với thân nhà thờ và dẫn đến một cánh nhà ngang thứ hai. Bốn góc của cánh nhà ngang này có 4 tháp mang hình thức nhấn mạnh tính chất hình học.
Durham có ý nghĩa rất quan trọng trong lịch sử dòng kiến trúc Roman, là công trình kích thước lớn đầu tiên đánh dầu bước chuyển sang sử dụng hệ thống vòm kiểu Gothic, giá trị của công trình còn thể hiện ở sự liên kết khéo léo các khối nhà, với sự hiện diện của các trần vòm nhiều múi.
Nhà thờ Durham (nằm trong tu viện của dòng tu Benedictine) đã để cho người đời sau thấy được như là một tác phẩm kiến trúc đi trước thời đại.
Đa số những người xây dựng các nhà thờ của tu viện là tu sĩ, họ vừa là kiến trúc sư vừa là đốc công.
Nhà thờ Maria Laach ở Đức (1093-1156) cũng là nhà thờ tu viện phong cách Đức gồm nhiều tháp nhọn trang trí ở các góc. Nhà thờ này gồm một hậu cung và đại sảnh. Bên ngoài nhà thờ được trang trí bằng các đờng viền kiểu Lombard, sử dụng các hình khối lập thể trơn tru nhẵn nhụi, nhấn mạnh rất rõ tính thể khối hình học.
Vào thời kỳ Roman, thường hay có các cuộc hành hương, đa số là các khách hành hương đi đến Jerusallem, nhiều người khác đi đến Roma hoặc Santiago de Compestela ở Tây Ban Nha.
Có năm ở nước Pháp có tới 50 vạn người đi hành hương. Áp lực đó đã đè nặng lên các nơi thờ cúng ở rất nhiều thành phố, do đó xuất hiện các nhà thờ dành cho khách hành hương. Đặc điểm của các nhà thờ này là đầu phía Đông ở hậu cung có một lối đi vòng tròn bao quanh ban thờ.
Nhà thờ của thành phố Những nhà thờ của tu viện thuộc giai đoạn Roma tiền kỳ, có hình khối tương đối đơn giản, tường và bổ trụ nặng nề, mặt vữa dày và bề mặt kiến trúc không phẳng, phủ định cuộc sống hiện thực, không quan tâm đến trang trí, đến tỉ lệ. Giai đoạn cuối nhà thờ của tu viện có chỉnh chu hơn nhưng vẫn là những dinh lũy giống như những dinh lũy của chủ nghĩa phong kiến.
Song song với nhà thờ của tu viện, có một loại nhà thờ khác có phong cách đối lập hẳn, đó là nhà thờ của các thành phố.
Những nhà thờ thành phố, do những người thợ dân gian có tay nghề cao đảm nhiệm, đã chú trọng hơn nhiều đối với tính chất mỹ quan của công trình.
Các nhà thờ thành phố của Pháp và Đức, dần dần khẳng định vai trò quan trọng của hai tòa tháp phía Tây nhà thờ, tác dụng của các yếu tố này quan trọng ở chỗ nó có thể khắc phục, tránh được vẻ nặng nề của công trình; tiếp theo, tháp lấy ánh sáng (tháp đèn), đàn thánh, các gian thờ nhỏ đều giàu tính trang trí hơn, vượt qua cả những quy định khắt khe trước đây của Giáo hội, chỉ cho trang trí cẩn thận mỗi một chỗ đàn thánh. Điêu khắc cũng được chú trọng, phạm vi đề tài của điêu khắc nhà thờ được mở rộng hơn, dân dã hơn.
Nhà thờ của thành phố cuối cùng là một công trình kiến trúc đối lập, thách thức với các nhà thờ của tu viện, cân xứng, hài hòa và tinh tế hơn, kể cả từ tổng thể đến chi tiết.
Sự thay đổi của phong cách nhà thờ lúc đó thể hiện sự đối lập giữa thế giới quan thần học của tôn giáo và thế giới quan đời thường của tầng lớp thị dân.
Các tác phẩm kiến trúc tiêu biểu của nhà thờ thành phố theo phong cách Roman có thể thấy ở các nhà thờ sau:
Nhà thờ Worms ở Đức Nhà thờ Apostles ở Köln (Cologne), Đức Nhà thờ Mainz ở Đức Một số nhà thờ ở Caen, Pháp Quần thể tôn giáo Pisa ở Ý Nhà thờ ở Worms là nhà thờ điển hình kiểu Roman vùng sông Rhein, xây dựng vào thế kỷ 12 (1110-1181), có mặt bằng đối xứng hoàn toàn qua trục dọc, có nơi tụng niệm ở hai đầu Tây – Đông nhà thờ và rất nhiều tháp nhọn.
Ở hai đầu nhà thờ Worms, mỗi đầu có hai tháp nhọn hình côn dối xứng nhau, trong các tháp có bồng cầu thang xoắn ốc, là đặc trưng kiến trúc nhà thờ Roman Đức. Một tòa tháp nhịn kiểu đầu bút chì, có tám cạnh được bố trí ở điểm nút của cánh ngang gặp trung sảnh, chiếm vị trí trung tâm, được "hô ứng" bởi một tháp kiểu tương tự nhưng nhỏ hơn ở phía Tây. Vì nơi tụng niệm (hậu cung) đặt ở hai đầu Tây và Đông cho nên nhữung lối vào nhà thờ được bố trí từ mặt Nam và Bắc.
Nhà thờ Speyer ở thung lũng thượng nguồn sông Rhein được xây dựng vào năm 1030 có bố cục tương tự nhà thờ ở Worms cũng là tác phẩm kết hợp một cách hoàn hảo các cách thức bố cục và trang trí của kiến trúc Roman. Nhà thờ này có bốn tháp nhọn ở bốn góc tạo nên hình dáng thanh thoát và hùng vĩ, nổi bật trong cảnh quan. Ngoài ra trang trí mặt tiền của nhà thờ gồm những cột phụ đỡ những vòm cong phần tiếp giáp mái và những vòm trang trí khoét lõm trên mặt tường cũng tạo ra cảm giác mạnh mẽ và chắc chắn, đây cũng là hình thức trang trí điển hình của kiến trúc Roman Đức.
Một trong những tính chất nổi bật của hình thức nhà thờ thành phố của kiến trúc Roman là sự dính kết chặt chẽ giữa các khối và tạo được cho tổng thể kiến trúc một vẻ uy nghiêm.
Nhà thờ Mainz ở Đức và một số nhà thờ ở Caen, thuộc cùng Nomandie, cũng là những kiến trúc nhà thờ thành phố bộc lộ được vẻ đối lập một cách rõ rệt so với các nhà thờ của tu viện.
Cũng thuộc loại hình này, ở Ý, có quần thể tôn giáo Pisa, được coi là sự tổng hợp nhuần nhuyễn của ánh sáng và đá cẩm thạch.
Quần thể tôn giáo Pisa (thế kỷ 11-thế kỷ 13) là tác phẩm xuất sắc của kiến trúc Roman Italia thể hiện sự kết nối truyền thống kiến trúc La Mã. Quần thể này bao gồm ba đơn thể thành phần xây dựng trong 3 thời gian khác nhau tổ hợp thành:
Nhà thờ Pisa (1063-1118, 1261-1272) Nhà rửa tội The Baptistery (1153-1265) Tháp chuông The Campanile (1174-1271) Nhà rửa tội đặt phía trước, có hình thức là một khối trụ, trùng với trục dọc của nhà thờ khiểu Basillica có hình chữ thập La Tinh.
Tháp chuông – ngày nay gọi là tháp nghiêng Pisa - đặt phía Đông Nam của nhà thờ.
Hình khối của cả quần thể cân bằng và hài hòa, nhà thờ ở giữa, nhà rửa tội và tháp chuông đều có hình dáng hài hòa, đều là hình khối trụ (một dạnh khối platong) nhưng một bên to hơn và cao vừa phải, một bên nhỏ hơn và có chiều cao lớn.
Cả ba công trình phía bên ngoài đều được làm bằng đá vân thạch trắng và hồng xen kẽ nhau, trang trí mặt tiền bằng các cuốn nửa tròn tương tự giữa các tầng với nhau, tạo nên vẻ thống nhất tinh tế.
Nhà rửa tội hình trụ tròn có đường kính 39,3 m, nhà thờ ở phần giao nhau giữa Basilica với cánh ngang được lợp một mái vòm bán cầu tháp chuông cao hơn 50 m. Đường kính thân trụ 16 m, hiện này độ nghiêng tính theo hình chiếu từ đỉnh tháp xuống là 4 m.
Tác giả của nhà thờ là kiến trúc sư Buscheto, người đã có những đóng góp chính, sau đó được Rainaldo hoàn thành nột những công việc còn lại. Nhà rửa tội do Diotisalvi là kiến trúc sư chính, trong khi tháp chuông do Bonarulo da Pisa thiết kế.
Nhà thờ của thành phố, nhìn chung, gắn bó với quảng trường và là biểu tượng của vương quốc. Đó còn là những biểu hiện của sự liên minh giữa những uy quyền thế lực và sức mạnh tinh thần. Ở Pháp và Đức, các nhà thờ thành phố được gọi là những công trình phương Tây. Đó là nhữung công trình có khối tích lớn, nhiều tầng, thường có lối vào chính ở phía Tây của trung sảnh, hai bên khoang lễ trước bàn thờ xây kẹp thêm hai tháp nhỏ có cầu thang xoắn bên trong, đó là đặc điểm nổi bật của nhà thờ thành phố Roman, thường còn được bổ sung cho hoàn chỉnh bằng một tháp trung tâm, tạo thành một thế ba tòa tháp (Triturium). Mặt bằng kiểu Basilica cũng có thể được kết thúc bằng hậu cung hay điện thờ, cũng được lợp bằng những tòa tháp, lúc đó lối vào được tổ chức hai bên trục dọc.
Kiến trúc thành quách và dinh thự Thời kỳ trung cổ, do tình hình an ninh rất kém, các thế lực phong kiến thường xuyên xâm chiếm lãnh địa của nhau, ngoài ra để bảo vệ lãnh địa của mình khỏi các bộ tộc du mục man rợ chuyên cướp bóc và các cuộc thập tự chinh đẫm máu, các lãnh chúa thường xây dựng các lâu đài của mình như những pháo đài phòng thủ kiên cố cũng như xây dựng các tòa thành bao quanh lãnh địa của mình.
Cấu trúc các tòa thành thời trung cổ có những đặc điểm sau đây:
Bề ngoài có các tường thành kiên cố, cao và dày thường được xây dựng bằng các vật liệu sẵn có của địa phương như gạch, đá, gỗ… Mặt trên tường thành thường làm kiểu răng cưa để nấp bắn, các phần tường răng cưa cũng có thể nhô ra ngoài theo kiểu côngxôn tạo ra lỗ hở trên mặt thành để thả đá hay đổ vạc dầu xuống quân địch. Tùy vào quy mô của tòa thành mà có thể có một hay hai lớp tường thành. Phía ngoài thành thường có hào sâu để bảo vệ, cửa vào thành thường là cầu dây xích có thể nâng lên hạ xuống. Trên tòa thành có các vọng lâu cao để quan sát, trên vọng lâu bố trí các lỗ châu mai. Phía trong thành có tháp trung tâm (tháp này cũng thường là lâu đài của giai cấp phong kiến). Tháp này dùng để cố thủ khi quân địch đã vào trong thành, hoặc để đối phó trong trường hợp nông dân, binh lính trong thành nổi dậy. Thành thường bố trí ở những vị trí hiểm yếu như các khu vực có độ cao có thể khống chế toàn bộ khu vực, ở cửa sông, cửa biển. Trong số các công trình phòng thủ thời trung cổ, nổi tiếng nhất là thành phố pháo đài Carcassonne ở Pháp được xây dựng từ thế kỷ XIII. Thành phố này có cấu trúc gồm hai lớp tường thành bên ngoài. Mặt ngoài cao 10m, mặt trong cao 14m. Trên tường thành bố trí nhiều tháp có hình dạng khác nhau: tròn, vuông, đa giác, trên các tháp canh có bố trí các lỗ châu mai. Các tháp canh phần lớn đều được lợp ngói màu xanh, đỏ với độ cao khác nhau nên nhìn trên tổng thể rất sinh động.
Các tường thành và pháo đài nổi tiếng khác của kiến trúc Roman còn có:
Lâu đài kiểu pháo đài Coucy de Chateau ở Pháp, có lô cốt, của vào có đường kính 30 m, cao 64 m, phần tường phía dưới dày 10 m. Phía ngoài có hào nước bảo vệ và phía trong có sân trong. Tòa thành Krak des Chevalier ở Syria (giữa thế kỷ 12 đến giữa thế kỷ 13) có vị trí án ngữ trên dồi cao, có tháp canh nhiều tầng, với các lỗ châu mai cũng như cửa cuốn vòm, hình thức kiến trúc khô khan và nặng nề. Một ví dụ nữa về loại hình thành quách thời trung cổ là Chateau – Gaillard xây dựng vào cuối thể kỷ 12 có hình khối kiến trúc hoành tráng rất ăn nhập với khối núi đá mà nó đặt trên đó
|
|
|
Post by NhiHa on Jun 1, 2009 15:43:30 GMT 9
Kiến trúc Gothic Kiến trúc Gothic ra đời sau thời kì kiến trúc Roman. Khoảng năm 1200 sau Công Nguyên, những người châu Âu bắt đầu xây nhà thờ và cung điện theo kiểu kiến trúc Gothic. Sự khác biệt dễ dàng nhận thấy nhất giữa hai lối kiến trúc Trung cổ này là trong khi kiến trúc Roman theo kiểu vòm cong tròn thi kiến trúc Gothic lại theo kiểu vòm nhọn. Kiến trúc Gothic có cửa sổ nhiều hơn và kích cỡ cửa sổ lớn hơn kiến trúc Roman. Kiến trúc Gothic được thể hiện rõ rệt nhất và đẹp nhất trong các nhà thờ lớn, trong các thánh đường và một số các công trình dân dụng. Rất nhiều những kiến trúc về nhà thờ còn lại đến ngày nay mà trong số chúng, ngay những cái nhỏ nhất cũng mang vẻ đẹp đặc trưng, không có 2 kiến trúc Gothic nào lại giống nhau. Rất nhiều những công trình lớn là những kiệc tác kiến trúc vô giá được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Thời kỳ hưng thịnh của kiến trúc Gothic từ giữa thế kỷ 18 ở Anh và lan rộng khắp Châu Âu trong suốt thế kỷ 19, sau đó vẫn ảnh hưởng rất mạnh trong các kiến trúc về nhà thờ và trường đại học cho đến tận thế kỷ 20 Thuật ngữ GothicThuật ngữ "kiến trúc Gothic" sự thật là không liên quan gì đến người Goth trong lịch sử. Đây là một từ mang ý miệt thị bắt nguồn từ khoảng năm 1530, Giorgio Vasari dùng từ này để mô tả những gì mà ông cho là "thô lỗ", "mọi rợ".
|
|
|
Post by NhiHa on Jun 1, 2009 15:47:24 GMT 9
Kiến trúc Phục Hưng Lịch sử kiến trúc phương Tây Kiến trúc thời kì đồ đá Kiến trúc Ai Cập cổ đại Kiến trúc Lưỡng Hà Kiến trúc Cổ điển Kiến trúc Hy Lạp cổ đại Kiến trúc La Mã cổ đại Kiến trúc Trung cổ Kiến trúc Byzantine Kiến trúc Roman Kiến trúc Gothic Kiến trúc Phục Hưng Kiến trúc Baroque Kiến trúc Rococo Kiến trúc Tân Cổ điển Kiến trúc Hiện đại Kiến trúc Hậu Hiện đại Chủ nghĩa Phê bình bản địa La Rotonda Kiến trúc thời Phục Hưng mang đậm nét tôn giáo, đặc biệt là đạo Thiên chúa. Những hiểu biết về giá trị con người, tôn vinh vai trò và vị trí của con người được khám phá và phát triển mạnh trong thời gian này. Con người được coi như bản sao của hình ảnh của thánh thần. Bắt đầu từ thế kỉ 15 xuất hiện những tham vọng về khả năng phát triển, sự sáng tạo hài hòa và duy lí của con người, để ganh đua với quyền năng của thánh thần, bắt đầu với sự khám phá về luật phối cảnh thẳng của Filippo Brunelleschi, Leone Battista Alberti. Sau đó là sự nở rộ của những tài năng khác như Leonardo da Vinci, Raphael và đặc biệt là Michelangelo.    Về nguyên tắc có thể phân biệt hai xu hướng khác nhau trong kiến trúc Phục Hưng. Một xu hướng hồi sinh các đường nét thời kỳ Cổ đại một cách nghiêm khắc. Tại Ý, Donato Bramante đã đạt đến mục tiêu này trong đỉnh cao của thời kỳ Phục Hưng vào khoảng năm 1500 và từ đó chiếm lĩnh ưu thế trong kiến trúc trên toàn nước Ý. Các công trình xây dựng Phục Hưng ở Ý được phác thảo trong sáng và hài hòa cân đối. Trong sơ đồ mặt bằng các kiến trúc sư hướng về các hình dáng đơn giản lý tưởng trong hình học như hình vuông hay hình tròn. Các chi tiết kiến trúc như cột, trụ bổ tường, đầu cột, đầu hồi tam giác,... đều trực tiếp dựa vào kiểu mẫu thời Cổ đại. Bên cạnh đó là các phát triển mới dẫn xuất từ khuôn mẫu của thời kỳ Cổ đại. Tất cả các phần xây dựng riêng lẻ đều phải được hòa hợp với nhau và với toàn bộ tòa nhà. Các luận thuyết kiến trúc của nhà xây dựng nổi tiếng người La Mã Vitruvius được tham khảo để tìm ra những tỷ lệ tương quan lý tưởng. Xu hướng thứ hai tuy cũng dựa vào thời kỳ Cổ đại nhưng biến đổi hình dáng các yếu tố xây dựng tương tự như nghệ thuật xây dựng thời Trung cổ, không vươn đến một nghệ thuật xây dựng theo các định luật một cách nghiêm ngặt. Nói chung khi nền văn hóa càng bám rễ sâu trong thời Trung cổ mang dấu ấn của miền Bắc châu Âu thì phong cách kiến trúc tương tự của Phục Hưng càng mạnh, tức là trước tiên là ở vùng Trung Âu và Bắc Âu. Trên bán đảo Iberia hai xu hướng này tồn tại bên cạnh nhau cho đến thời kỳ Baroque. Tại vùng châu Âu của Đức và Ba Lan hai xu hướng này được trộn lẫn một phần (thí dụ như lâu đài Heidelberg (Đức) hay lâu đài tại Wawel, Kraków (Ba Lan), thế nhưng xu hướng tương tự vẫn chiếm ưu thế cho đến thời gian cuối.       
|
|
|
Post by NhiHa on Jun 1, 2009 15:51:26 GMT 9
Kiến trúc Rococo Lịch sử kiến trúc phương Tây Kiến trúc thời kì đồ đá Kiến trúc Ai Cập cổ đại Kiến trúc Lưỡng Hà Kiến trúc Cổ điển Kiến trúc Hy Lạp cổ đại Kiến trúc La Mã cổ đại Kiến trúc Trung cổ Kiến trúc Byzantine Kiến trúc Roman Kiến trúc Gothic Kiến trúc Phục Hưng Kiến trúc Baroque Kiến trúc Rococo Kiến trúc Tân Cổ điển Kiến trúc Hiện đại Kiến trúc Hậu Hiện đại Chủ nghĩa Phê bình bản địa Mặt phía bắc của Cung điện Catherine ở Tsarskoye Selo - sân dành cho xe ngựa đi vào: tất cả các họa tiết đều được trang trí bằng vàng cho tới năm 1773, khi Ekaterina II thay thế các họa tiết mạ vàng bằng nước sơn màu oliu xám Kiến trúc Rococo là một phong cách nghệ thuật và thiết kế nội thất của Pháp thế kỷ 18. Đây là phong cách kiến trúc được sử dụng phổ biến ở thời của hoàng hậu Marie Antoinette. Các phòng thuộc phong cách Rococo thường được thiết kế thành một sản phẩm nghệ thuật tổng thể với vật dụng trang trí lộng lẫy và thanh tao, những vật phẩm điêu khắc nhỏ, những chiếc gương trang trí, thảm thêu, ngoài ra nó còn được bổ sung bởi những bước tranh tường tinh tế. Từ Rococo là sự kết hợp của từ rocaille (vỏ) trong tiếng Pháp và từ barocco trong tiếng Ý. Đây là phong cách kiến trúc thường có các đường cong trang trí dạng vỏ và thường tập trung vào những đường nét họa tiết trang trí, do vậy nên một vài nhà phê bình nghệ thuật đã sử dụng từ này để ngụ ý chỉ rằng đây là một phong cách phù phiếm và chỉ coi nó như một trào lưu thời trang; khi từ Rococo được sử dụng lần đầu ở Anh năm 1836, nghĩa thông tục của nó là "lạc hậu" (old-fashioned). Dù vậy thì từ giữa thế kỷ 19, từ này đã được chấp nhận bởi các nhà sử học về nghệ thuật. Trong khi hiện nay vẫn có một số tranh luận về tầm ảnh hưởng của phong cách kiến trúc này tới nghệ thuật nói chung thì Rococo hiện vẫn được thừa nhận là một thời kỳ quan trọng trong lịch sử phát triển của kiến trúc châu Âu.
|
|
|
Post by NhiHa on Jun 1, 2009 16:01:37 GMT 9
Kiến trúc Hiện đại Lịch sử kiến trúc phương Tây Kiến trúc thời kì đồ đá Kiến trúc Ai Cập cổ đại Kiến trúc Lưỡng Hà Kiến trúc Cổ điển Kiến trúc Hy Lạp cổ đại Kiến trúc La Mã cổ đại Kiến trúc Trung cổ Kiến trúc Byzantine Kiến trúc Roman Kiến trúc Gothic Kiến trúc Phục Hưng Kiến trúc Baroque Kiến trúc Rococo Kiến trúc Tân Cổ điển Kiến trúc Hiện đại Kiến trúc Hậu Hiện đại Chủ nghĩa Phê bình bản địa Các bài viết liên quan Trào lưu kiến trúc Hiện đại (Modernism) là một khái niệm rất rộng được sử dụng để miêu tả các công trình khác nhau có các đặc điểm tương đồng về sự đơn giản trong bố cục hình khối không gian, tổ chức mặt bằng tự do phi đối xứng, mặt đứng loại bỏ việc sử dụng các họa tiết trang trí của trường phái cổ điển cũng như việc sử dụng vật liệu mới như kính, thép, bê tông. Kiến trúc hiện đại là một sự đoạn tuyệt mạnh mẽ với kiến trúc cổ điển, thể hiện một lối tư duy mới của sự phát triển bùng nổ của các xã hội châu Âu cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20. Trường phái kiến trúc này, xuất phát ở châu Âu từ cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20 và đã nhanh chóng phổ biến, trở thành một trường phái chủ đạo ra trên toàn thế giới đến thập niên 1970. Hiện nay mặc dù một định nghĩa chuẩn xác về khái niệm kiến trúc hiện đại vẫn còn đang được tranh luận, nhưng người ta thống nhất rằng trào lưu kiến trúc Hiện đại của thế kỉ 20 đã được thay thế bằng trào lưu kiến trúc Hậu Hiện đại (Postmodernism). Mục lục 1 Lịch sử kiến trúc Hiện đại thế kỷ 20 1.1 Khởi nguồn 1.2 Sự thống trị của kiến trúc Hiện đại 2 Đặc điểm 2.1 Ưu điểm 2.2 Khuyết điểm 3 Các kiến trúc sư tiêu biểu 4 Weblinks Lịch sử kiến trúc Hiện đại thế kỷ 20 Khởi nguồn Tập tin:Crystal palace 1851.JPG Cung Thủy tinh của Joseph PaxtonTập tin:Villa savoye avant.jpg Biệt thự Savoye ở Poissy, Pháp- Le CorbusierKiến trúc Hiện đại, bắt nguồn từ châu Âu, là một sự phản ứng lại ảnh hưởng của quá khứ kiến trúc từ cuối thế kỉ 19. Các kiến trúc sư cảm thấy trào lưu kiến trúc Cổ điển không còn đủ sức sống, vay mượn và lệ thuộc quá nhiều vào những gì có trong quá khứ, không phản ảnh trung thực lại bối cảnh của thời đại công nghiệp. Không những vậy, kiến trúc cổ điển còn trở thành vật cản, trói buộc con người với quá khứ hoặc đánh lừa thị hiếu kiến trúc bằng những yếu tố tranh trí diêm dúa và vô nghĩa. Vào nửa cuối của thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20, trong trào lưu phát triển của phương Tây, chủ nghĩa Hiện đại nói chung có nguồn gốc từ thời kì Khai sáng (Enlightenment) đã ảnh hưởng xuống suy nghĩ của các kiến trúc sư, họ tin rằng cần phải tạo ra một trào lưu kiến trúc mới, phản ảnh được tinh thần của thời đại mới và phải vượt qua, rũ bỏ được cái bóng của quá khứ. Đa số nhà nghiên cứu về lịch sử kiến trúc Hiện đại của thế kỉ 20 đều lấy mốc của khởi đầu từ sự ra đời của công trình Cung Thủy tinh (Crystal Palace) ở Hyde Park, (London, Anh) năm 1851 do Joseph Paxton thiết kế. Công trình đáng dấu một bước ngoặt về tư duy không gian kiến trúc, về phương pháp sử dụng vật liệu, biện pháp thi công cũng như báo hiệu một vẻ đẹp mới của thời kỳ công nghiệp hóa. Bên cạnh đó là các kiến trúc sư của "Phong trào Nghệ thuật Thủ công" (Arts and Crafts movement) ở Anh do William Morris khởi xướng đã thúc đẩy sự đa dạng của kiến trúc. Đó là việc sử dụng vật liệu đa dạng, tính địa phương của kiến trúc, quay về với các khối hình học cơ bản. Tiêu biểu cho thời kì này có Philip Webb với công trình Biệt thự Gạch đỏ (The Red House) hay Charles Rennie Mackintosh ở Scotland với trường Nghệ thuật Glasgow. Ấn tượng trước Phong trào Nghệ thuật Thủ công, tùy viên văn hóa Đức tại Anh lúc đó Herman Muthesius đã viết tác phẩm "Văn hóa trang trí" (Dekorative Kunst) ca ngợi những ngôi nhà của Morris, Webb và các cộng sự. Ở Áo có Otto Wagner và Adolf Loos. Về phần mình, Wagner tìm tòi vẻ đẹp tạo hình khối kiến trúc qua các yếu tố kỹ thuật và kết cấu. Tiêu biểu cho cách công trình của ông có Quỹ tiết kiệm bưu điện Wien và một loạt các ga tàu điện ở Wien. Các công trình và tư tưởng của Wagner đã có ảnh hưởng mạnh lên kiến trúc sư Antonio Sant'Elia. Sau này, trong số các học trò của Wagner có Joseph Maria Olbrich, một trong số những người sáng lập ra trường phái Ly khai Wien (Wiener Secession). Năm 1899, Olbrich tham dự Công xã Darmstadt (Darmstädter Künstlerkolonie) ở Đức cùng với Peter Behrens, Herman Muthesius. Công xã Darmstadt chính là tiền thân của Hiệp hội Công trình Đức (Deutscher Werkbund) sau này. [sửa] Sự thống trị của kiến trúc Hiện đại Vào thập kỉ 20 của thế kỉ 20, những gương mặt chính của kiến trúc Hiện đại đã xác định được danh tiếng cũng như vị trí của họ. Ở châu Âu, ba khuôn mặt nổi tiếng nhất là Le Corbusier ở Pháp, Ludwig Mies van der Rohe và Walter Gropius ở Đức. Gropius là người sáng lập ra trường Bauhaus, và Mies là hiệu trưởng cuối cùng của trường Bauhaus trước khi bị giải thể. Đặc điểm  Trường Bauhaus, Đức do KTS Walter Gropius thiết kế  Toà nhà Quốc hội của Brasil do Oscar Niemayer thiết kế Ưu điểm Dây chuyền công năng được đề cao, hợp lý. Tiết kiệm được không gian giao thông, tiết kiệm vật liệu. Không trang trí phù phiếm. Áp dụng các thành tựu của khoa học và kỹ thuật. Khuyết điểm Tính chất khô khan, nghèo nàn về hình thức, do những giáo lý cực đoan như "trang trí là trọng tội" (Adolf Loos), "Nhà là cái máy để ở" (Le Corbusier) v.v. Mang tính chất quốc tế, không có tính dân tộc và địa phương. Coi nhẹ sự giao tiếp với thiên nhiên, sự giao tiếp giữa kiến trúc với xã hội, sự giao lưu giữa con người với nhau. Các kiến trúc sư tiêu biểuLe Corbusier Ludwig Mies van der Rohe Walter Gropius Tange Kenzo Richard Meier Maki Fumihiko Adolf Loos
|
|
|
Post by NhiHa on Jun 1, 2009 16:23:30 GMT 9
KTS Le Corbusier Charles-Edouard Jeanneret Le Corbusier trên tờ tiền Thụy Sĩ năm 1996 Thông tin cá nhân Tên Charles-Edouard Jeanneret Quốc tịch Thụy Sĩ, Pháp Ngày sinh 6 tháng 10 năm 1887 Nơi sinh La Chaux-de-Fonds, Thụy Sĩ Ngày mất 27 tháng 8 năm 1965 Nơi mất Roquebrune-Cap-Martin, Pháp Công việc Công trình tiêu biểu Biệt thự Savoye Đơn vị ở lớn Marseille Nhà thờ Notre Dame du Haut Khu nhà chính phủ ở Chandigarh Dự án tiêu biểu Ville Radieuse Ville Contemporaine Nhà chọc trời Cartesian Thiết kế tiêu biểu LC2 Chair LC4 Chaise Longe Le Corbusier (6 tháng 10 năm 1887 – 27 tháng 8 năm 1965) là một kiến trúc sư nổi tiếng thế giới người Thụy Sĩ. Ông là một trong những người đặt nền móng cho sự phát triển của trào lưu Kiến trúc hiện đại của thế kỉ 20, cùng với Ludwig Mies van der Rohe, Walter Gropius và Theo van Doesburg. Ông là tác giả của hệ thống Modulor nổi tiếng. Ông còn là nhà quy hoạch đô thị, họa sỹ, nhà văn và thiết kế đồ nội thất. Để kỷ niệm, hình ông in lên tờ 10 franc của Thụy Sĩ và tên ông được đặt tên đường ở nhiều quốc gia. Mục lục [ẩn] 1 Tiểu sử 2 Khởi đầu sự nghiệp 3 Một số công trình nổi tiếng 4 Hệ Modulor 5 Thiết kế đồ gia dụng 6 Ảnh hưởng của Le Corbusier 7 Trích dẫn 8 Tham khảo 9 Liên kết ngoài [sửa] Tiểu sử Le Corbusier có tên trên khai sinh là Charles-Edouard Jeanneret, sinh tại một thị trấn nhỏ tại Neuchâtel ở vùng phía bắc của Thụy Sĩ, giáp giới với nước Pháp. Thời trẻ, Le Corbusier theo học tại trường thủ công mỹ nghệ tại địa phương, dưới sự hướng dẫn của Charles L'Éplattenier người đã từng du học tại Budapest và Paris, các trung tâm nghệ thuật thời bấy giờ. Thời điểm đó, Le Corbusier đã bộc lộ rõ hứng thú nghiên cứu về cấu trúc hình học của các đối tượng cũng như việc ứng dụng kĩ thuật vào nghệ thuật. Công trình đầu tiên của ông là biệt thự Fallet, biệt thự Schowb, biệt thự Jeanneret ở vùng núi La Chaux de Fonds đã thể hiện những giải pháp sáng tạo ở việc xử lí các chi tiết kỹ thuật. Những công trình đã sử dụng tài tình những ngôn ngữ của kiến trúc bản địa vùng núi Alps. Các công trình này dần dần đã thể hiện bước tiến trong tư duy về không gian kiến trúc với việc đơn giản hóa hình khối của trong kiến trúc. Ham muốn khám phá đã thúc đẩy Le Corbusier rời quê nhà đi du lịch vòng quanh châu Âu. Năm 1907, Le Corbusier đến Paris và làm việc cho kiến trúc sư Auguste Perret, bậc thầy về sử dụng bê tông của kiến trúc Pháp giai đoạn đó. Từ tháng 10 năm 1910 đến tháng 3 năm 1911, Le Corbusier làm việc cho văn phòng của kiến trúc sư Peter Behrens, nhà tiên phong của kiến trúc hiện đại ở Đức ở Berlin. Tại đây ông đã gặp kiến trúc sư trẻ Ludwig Mies van der Rohe. Những sự kiện này đã có ảnh hưởng rõ rệt trong sự nghiệp của ông sau này. Vào cuối năm 1911, Le Corbusier đi du lịch các nước vùng Balkans, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ. Ông đã ký họa rất nhiều những gì ông nhìn thấy trong chuyến du lịch của mình, bao gồm những công trình nổi tiếng như đền Parthenon ở khu Acropolis (Athena, Hy Lạp). Những công trình mà sau này ông tán dương trong tác phẩm "Hướng về một nền kiến trúc" (Vers une architecture) viết năm 1923. [sửa] Khởi đầu sự nghiệp Trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Le Corbusier giảng dạy tại trường học cũ của ông tại La-Chaux-de-Fonds. Trong thời kì này, ông tiến hành các nghiên cứu về lý thuyết kiến trúc với kỹ thuật hiện đại. Một trong số đó là hệ thống nhà Dom-ino trong giai đoạn 1914-1915 với hy vọng đạp ứng cho việc xây dựng công nghiệp sau chiến tranh. Đồ án này đề xuất một hệ thống sàn bê tông lắp ghép với các cột xung quanh, với các nút giao thông đứng được bố trí bên cạnh. Đây là một hệ thống không gian mở và linh hoạt. Đồ án này trở thành nền tảng cho hầu hết các công trình của ông trong vòng 10 năm sau đó. Sau khi chiến tranh kết thúc, ông quay lại Paris, cộng tác với người em họ là Pierre Jeanneret (1896-1967) mở một hãng thiết kế hoạt động đến năm 1940. Một số công trình nổi tiếng Biệt thự ở Weissenhof1905 - Biệt thự Fallet, La Chaux-de-Fonds, Thụy Sĩ 1912 - Biệt thự Jeanneret, La Chaux-de-Fonds, Thụy Sĩ 1916 - Biệt thự Schwob, La Chaux-de-Fonds, Thụy Sĩ 1923 - Biệt thự LaRoche/Biệt thự Jeanneret, Paris, Pháp 1924 - Gian triển lãm Tư tưởng mới (Pavillon de L'Esprit Nouveau) tại Triển lãm Thế giới, Paris, Pháp (đã bị phá hủy) 1924 - Quận Modernes Frugès, Pessac, Pháp 1926 - Biệt thự Cook, Boulogne-sur-Seine, Pháp 1927 - Biệt thự Weissenhof Siedlung, Stuttgart, Đức 1928 - Biệt thự Savoye, Poissy-sur-Seine, Pháp 1929 - Nhà chúa Cứu thế (Armée du Salut) khu tị nạn, Paris, Pháp 1930 - Tòa nhà Thụy Sỹ, Thành phố đại học, Paris, Pháp 1933 - Tòa nhà chính phủ Tsentrosoyuz, Moskva, Liên Xô 1938 - Nhà chọc trời "Cartesian" 1947 - 1952 - Đơn vị ở lớn Marseille (Unité d'Habitation), Marseille, Pháp 1949 - Nhà máy Claude và Duval, Saint-Dié-des-Vosges, Pháp 1950 - 1955 - Nhà thờ Notre Dame du Haut, Ronchamp, Pháp 1951 - Nhà nghỉ Le Corbusier, Roquebrune-Cap-Martin 1951 - Tòa nhà Jaoul, Neuilly-sur-Seine, Pháp 1952 - 1959 - Khu nhà chính phủ ở Chandigarh, Ấn Độ 1952 - Toà án tối cao 1952 - Bảo tàng nghệ thuật 1953 - Văn phòng tổng trưởng 1953 - Câu lạc bộ Hải dương 1955 - Quốc hội 1959 - Trường nghệ thuật 1953 - Toàn nhà Bresil, Thành phố Đại học, Paris, Pháp 1956 - Đơn vị ở lớn Briey và Forêt, Briey en Forêt, Pháp 1957 - 1960 - Sainte Marie de La Tourette, gần Lyon, Pháp 1957 - Đơn vị ở lớn ở Berlin-Charlottenburg, Heilsbergen Dreieck 143, Berlin, Đức 1958 - Pavillon Philips, Brussels, Bỉ (đã bị phá hủy) 1960 - Unité d'Habitation de Firminy, Firminy, Pháp 1961 - Trung tâm Nghệ thuật Thị giác, Đại học Harvard, Cambridge, Massachusetts, Mỹ Hệ ModulorĐây là một hệ tỉ lệ trong kiến trúc được Le Corbusier giới thiệu lần đầu vào năm 1948 và ứng dụng lần đầu tiên trong Đơn vị ở lớn Marseille. Hệ tỉ lệ này, được xây dựng trên tỉ lệ vàng truyền thống của kiến trúc châu Âu cổ đại được Le Corbusier kết hợp với các số đo của nhân trắc học con người nhằm mục đích phù hợp với các thiết kế kiến trúc cũng như đạt được vẻ đẹp hài hòa với tự nhiên. Theo Le Corbusier: "Tự nhiên là toán học, tấc cả các tuyệt tác của nghệ thuật đều hài hòa với tự nhiên, những tác phẩm đó thể hiện những quy luật của tự nhiên và phục vụ những quy luật đó". Hệ Modulor có hai chỉ bậc là dãy xanh và dãy đỏ theo quy luật của Dãy Fibonacci dựa trên các số đo hình thể. Dãy đỏ bắt đầu với đơn vị chuẩn là 1,13 m bằng 1M và dãy xanh với đơn vị chuẩn là 2,26 m tức 2M.  [sửa] Thiết kế đồ gia dụng Le Corbusier bắt đầu thiết kế đồ nội thất từ năm 1928 sau khi mời kiến trúc sư Charlotte Perriand tham dự vào xưởng thiết kế của ông. Người anh em họ của ông là Jeanneret cũng cộng tác trong nhiều thiết kế. [sửa] Ảnh hưởng của Le Corbusier Tư tưởng về kiến trúc của Le Corbusier có ảnh hưởng đến nhiều kiến trúc sư Hiện đại sau này như Richard Meier, Ando Tadao, Mario Botta... [sửa] Trích dẫn Wikiquote sưu tập danh ngôn về: Le CorbusierKiến trúc là trò chơi thông minh và tuyệt diệu của tập hợp các hình khối trong ánh sáng (Le Corbusier, Hướng về một nền kiến trúc, 1927) Nghệ thuật là cách xếp đặt mọi thứ vào đúng trật tự, vị trí và kích thước của chúng [sửa] Tham khảo Curtis, J, Le Corbusier, Ideas and Form, Rizzoli, 1986 Baker, G, Le Corbusier; An Analysis of Form, Spon Press, 2001 Jencks, C, Le Corbusier and the Continual Revolution in Architecture, Monacelli, 2000
|
|
|
Post by NhiHa on Jun 1, 2009 16:58:32 GMT 9
KTS Ludwig Mies van der RoheBách khoa toàn thư mở Wikipedia  Ludwig Mies van der Rohe Thông tin cá nhân Tên Ludwig Mies van der Rohe Quốc tịch German-American Ngày sinh 27 tháng 3 năm 1886 Nơi sinh Aachen Ngày mất 17 tháng 8 năm 1969 Nơi mất Chicago Công việc Công trình tiêu biểu Crown Hall Farnsworth House IBM Plaza 860-880 Lake Shore Drive Seagram Building Thiết kế tiêu biểu Barcelona chair Brno chair Giải thưởng Huy chương vàng của Hiệp hội Kiến trúc sư Hoàng gia Anh RIBA (1959) Huy chương vàng AIA (1960) uy chương Văn hóa Berlin (1961) Giải thưởng của Tổng thống Mỹ về Tự do (1963) Huy chương Vàng của Cộng hòa Liên bang Đức(1966) Ludwig Mies van der Rohe (27 tháng 3, 1886 – 19 tháng 8, 1969) là một kiến trúc sư nổi tiếng thế giới người Đức. Ông là một trong những người đặt nền móng cho sự phát triển của trào lưu Kiến trúc hiện đại của thế kỉ 20 và được xem như cha đẻ của phong cách Kiến trúc tối thiểu (Minimalism). Mục lục [ẩn] 1 Thời gian tại Đức 2 Thời gian tại Hoa Kỳ 3 Các công trình chính 4 Giải thưởng 5 Tham khảo 6 Liên kết ngoài Thời gian tại Đức  Gian triển lãm của Đức tại Barcelona Ông sinh ra tại Aachen, Đức, với tên là Maria Ludwig Michael Mies, là con trai của một người thợ đá thủ công, điều này đã ảnh hưởng sâu sắc tới quan điểm thực hành trong kiến trúc của ông sau này. Sau đó ông chuyển tới Berlin làm việc ở văn phòng thiết kế của Brono Paul, và từ 1908 đến 1912 làm việc tại xưởng thiết kế của của Peter Behrens, một trong những người tiên phong của kiến trúc Đức thời bấy giờ. Mies đã học được rất nhiều về lý thuyết thiết kế cũng như sự phát triển của văn hóa Đức thời bấy giờ. Cũng tại xưởng thiết kế của Behrens, Mies đã gặp gỡ và làm việc cùng với Le Corbusier và Walter Gropius. Với dáng vóc vạm vỡ, tính tình cẩn thận và là một con người trầm lặng, ít nói, người thanh niên tài năng Ludwig Mies tự đổi tên, lột xác từ con trai một người thợ tỉnh lẻ trở thành một kiến trúc sư làm việc với giới thượng lưu ở Berlin thời bấy giờ, bằng cách thêm ba chữ "van der Rohe" như một tên hiệu quý tộc. Ông bắt đầu sự nghiệp độc lâp của mình bằng cách thiết kế một số công trình nhà ở theo phong cách kiến trúc truyền thống của Đức. Mies ưa thích những tỉ lệ lớn, những hình khối không gian của kiến trúc sư Tân Cổ điển nước Phổ thế kỉ 19 là Karl Friedrich Schinkel, trong khi bỏ qua những xu hướng cổ điển chiết trung và hỗn độn của buổi giao thời. Nhà ở tại Weissenhof Sau Thế chiến thứ nhất, Mies bắt đầu từ bỏ phong cách truyền thống và gia nhập hàng ngũ những người tiên phong trên con đường đi tìm một phong cách mới trong thời đại mới. Phong cách cổ điển từ lâu đã bị các nhà phê bình nghệ thuật chỉ trích từ giữa thế kỉ 19, chủ yếu do sự lạm dụng các chi tiết trang trí bề mặt, không tương xứng với sự phát triển của các kết cấu xây dựng bên trong công trình. Sự chỉ trích tấn công vào truyền thống cổ điển càng thắng thế, nhất là với sự sụp đổ của các đế chế vương quyền châu Âu, sau Thế chiến thứ nhất. Kiến trúc truyền thống giờ đây bị xem như tàn tích của quá khứ, của một chế độ chính trị không hợp thời. Mặt khác, dưới sự bùng nổ phát triển của nền sản xuất công nghiệp hóa châu Âu thời bấy giờ đòi hỏi một tư duy mới về kỹ thuật đã thúc đẩy quá trình tìm kiếm một phong cách mới cho nghệ thuật. Trong bối cảnh đó, Mies đã thực hiện một bước ngoặt ngoạn mục với đồ án nhà kính chọc trời ở Berlin năm 1921. Công trình này có mặt bằng không chuẩn tắc, được loại bỏ các chi tiết trang trí của công trình. Về mặt kết cấu, công trình sử dụng hệ kết cấu thép, được bọc kính hoàn toàn, chan hòa ánh sáng đến tất cả các không gian nội thất, đã thể hiện một quan điểm hiện đại về tổ chức không gian ở. Với tư duy về kết cấu và kiến trúc, đồ án này của Mies có thể sánh với những công trình sau này của ông trên đất Mỹ vào thập niên 1950. Năm 1929, Mies cho ra đời công trình nổi tiếng nhất mình, được xem như đỉnh cao của kiến trúc Đức thời bấy giờ, gian triển lãm của Đức tại triển lãm Barcelona, Tây Ban Nha năm 1929. (Công trình này hiện nay đã được phục chế lại.) Năm 1930, biệt thự Tugendhat ở Brno, Cộng hòa Séc, được xây dựng với dáng vẻ thanh nhã và hiện đại. Cả hai công trình đã thể hiện xuất sắc ý tưởng về "mặt bằng liên hoàn" của Mies. Barcelona Pavilion, xây dựng năm 1929 cho cuộc Triển lãm Hoàn vũ, được sửa chữa vào năm 1983–1989 Tháng 7 năm 1923, Mies cộng tác với tạp chí cấp tiến G. Năm 1925, ông tham gia sang lập nhóm "Zehnerring" chống lại chủ nghĩa hình thức thuần túy. Ông nổi bật một cách xuất chúng như người lãnh đạo của phong trào Werkbund. Năm 1926, Mies được đề cử làm phó chủ tịch Werkbund, một phong trào cấp tiến thời bấy giờ do Hermann Muthesius sáng lập. Chính ông đã thiết kế quy hoạch chung cũng như thiết kế nhà ở tại dự án Weissenhof nổi tiếng của Werkbund, ở Stuttgart năm 1927. Về quan điểm thẩm mỹ, Mies bị ảnh hưởng mạnh của trường phái Kết cấu Nga và nhóm De Stijl của Hà Lan cũng như phong cách nhà ở thảo nguyên của kiến trúc sư người Mỹ Frank Lloyd Wright. Năm 1928, ông bắt đầu tham gia giảng dạy kiến trúc tại trường Bauhaus. Ông cũng thiết kế một số mẫu nội thất nổi tiếng, ví dụ như bàn ghế Barcelona và ghế Brno. Sau sự ra đi của Hannes Meyer, trước đề nghị của Walter Gropius, Mies chấp nhận lên làm hiệu trưởng đời thứ ba của trường Bauhaus, lúc này đang trong giai đoạn suy tàn. Ông đã tiếp tục một chương trình đầy tham vọng với trường Bauhaus, tuy nhiên do sự suy thoái kinh tế của cũng như áp lực của chính quyền phát xít thời đó đã không cho phép ông tiếp tục. Chính quyền phát xít đã ép Mies phải đóng cửa trường Bauhaus do có sự liên quan đến phong trào xã hội chủ nghĩa, chủ nghĩa cộng sản và các ý thức hệ khác. Trong giai đoạn này, Mies không xây dựng một công trình nổi bật nào, công trình lớn nhất của ông thời đó lại là căn hộ của Philip Johnson ở Thành phố New York. Mặt khác, phong cách kiến trúc của Mies bị nhà cầm quyền tẩy chay với lý do đi ngược lại truyền thống, không mang phong cách của Đức. Cuối cùng, khi cảm thấy mọi cơ hội phát triển cho tương lai của mình bị tiêu tan, Mies miễn cưỡng rời Đức vào năm 1937 sang Mỹ, nhận lời thiết kế một công trình nhà ở tại bang Wyoming. Thời gian tại Hoa Kỳ  Trung tâm Ngân hàng Toronto Dominion - Toronto, Canada  Nhà trưng bày nghệ thuật quốc gia Berlin Nội thất nhà trưng bày nghệ thuật quốc gia Berlin với chiếc ghế Barcelona  Westmount Plaza, Montréal, Canada, phiên bản thu nhỏ của toàn nhà Seagram  Westmount Plaza, Montréal Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và tài liệu về: Ludwig Mies van der RoheRời Đức sau 30 năm hành nghề kiến trúc, Mies đã tạo được danh tiếng lẫy lừng, được xem như một trong những người tiên phong của Phong cách Quốc tế. Sau khi định cư ở Chicago, ông được đề nghị làm hiệu trưởng của trường Kiến trúc thuộc Học viện Kỹ thuật Thiết giáp (Armour Institute of Technology) ở Chicago, sau này đổi tên thành Học viện Kỹ thuật Illinois (Illinois Institute of Technology - IIT). Một trong những điều kiện mà Mies đặt ra với đề nghị này là phải để ông thiết kế một số tòa nhà mới của khu đại học. Một trong những tòa nhà đó còn tồn tại đến hiện nay, bao gồm giảng đường Crown, trụ sở trường Kiến trúc của IIT. Năm 1944, Mies nhập tịch Mỹ, hoàn toàn cắt đứt nguồn gốc Đức của mình. Trong suốt thời gian 30 năm hành nghề kiến trúc tại Mỹ, Mies luôn kiên trì khẳng định tư tưởng và đường lối của mình nhằm hoàn thiện một nền kiến trúc mới của thế kỷ 20. Ông tập trung các nỗ lực của mình cho ý tưởng của một không gian tổng thể lớn, với trật tự kết cấu rõ ràng, được làm nổi bật bằng các thanh thép hình tiền chế, "chèn" bằng gạch và kính. Những công trình đầu tiên của Mies ở đây là khu học xá của IIT và một số công trình cho Herb Greenwald đã thức tỉnh người Mỹ về một phong cách được xem như sự tiếp nối tự nhiên, một âm hưởng văn hóa của trường phái Chicago cuối thế kỉ 19. Góc tường với việc sử dụng thép hình của tòa nhà Hải quân (Naval Building) ở IIT được ca ngợi coi đó như hình thức kinh điển của chủ nghĩa hiện đại hay đó là "cây cột Ionic của kiến trúc thế kỉ 20". Do điều luật của sở cứu hỏa thành phố Chicago sau vụ đại hỏa hoạn năm 1871 yêu cầu phải bọc vật liệu chống cháy ra ngoài kết cấu chịu lực bằng kim loạt đối với công trình có hơn 1 tầng buộc Mies phải giấu dầm thép chữ I vào trong tường gạch. Mặt khác Mies muốn bộc lộ kết cấu của công trình, cuối cùng ông đã chọn giải pháp áp các dầm thép chữ I vào hai bên cạnh tường. Các dầm này không có giá trị về mặt chịu lực mà chỉ dùng để trưng bày kết cấu chịu lực chính. Ở phía đáy dưới là một bản thép phẳng, ở trên đầu là một viên gạch mỏng. Tất cả các chi tiết bằng kim loại được sơn đen tạo thành một đối tượng thống nhất với tỉ lệ hoàn hảo chuyển tiếp từ một cạnh tường này sang tường bên kia. Giải pháp này được xem như một biểu tượng của kiến trúc mới và bức ảnh về góc tường này xuất hiện trong tất cả các cuốn sách về lịch sử kiến trúc hiện đại. Từ năm 1946 đến năm 1951, Mies thiết kế và xây dựng công trình nổi tiếng: Nhà kính Farnsworth. Đây là một công trình nhà nghỉ cuối tuần ở ngoại vi của Chicago cho nữ giáo sư tiến sĩ Edith Farnsworth. Tuyệt tác kiến trúc này đã chứng minh cho mọi người thấy kết cấu thép và kính là những vật liệu có khả năng tạo nên một công trình kiến trúc hoàn hảo. Tòa nhà kính mọc lên từ địa hình phẳng, bên cạnh sông Fox. Công trình phô trương những dầm thép hình chữ H được đặt thành từng hàng song song. Treo giữa các cột là ba phiến thép mỏng: sàn, mái và hiên nhà. Toàn bộ kết cấu màu trắng tinh xác định một không gian giới hạn với bốn mặt kính chạy suốt chiều cao, cho phép ánh sáng tự nhiên thâm nhập vào không gian nội thất. Một "lõi" bằng gỗ chứa các bộ phận kỹ thuật của công trình, bếp, lò sửa và khu vệ sinh được đặt bên trong không gian mở xác định các không gian khách, làm việc, ăn, ngủ mà hoàn toàn không cần đến một sự phân chia vật lý nào. Cũng không hề có một dấu vết của sự phân chia không gian nội thất nào đụng chạm tới bề mặt ngoài của công trình. Các tấm rèm treo suốt chiều cao được chạy vòng quanh chu vi công trình cho sẽ che chắn ánh sáng cũng như tạo ra không gian riêng tư khi cần thiết. Toàn bộ công trình thể hiện một sự tinh tế về thẩm mỹ, tạo cảm nhận dường như tòa nhà nhẹ nhàng bay khỏi mặt đất, là một vần thơ và một tuyệt phẩm nghệ thuật. Công trình này đã biểu lộ quan điểm của Mies về trật tự, trong sáng và đơn giản của kiến trúc. Năm 2004, tòa nhà kính Farnsworth cùng với khu rừng 60 mẫu xung quanh được một nhóm bảo tồn mua lại với giá là 7,5 triệu đô la. Ngày nay, quần thể này nằm dưới sự quản lí của Hội đồng Bảo tồn các Di tích của Illionois như một bảo tàng. Công trình này ảnh hưởng xuống hàng chục các tòa nhà hiện đại khác, nổi bật nhất trong số đó là tòa nhà kính (Glass House) của Phillip Johnson, được xây dựng ở gần New Canaan. Từ năm 1951 đến năm 1952, Mies thiết kế nhà nghỉ mùa hè McCormich, nằm ở Elmhurst, Illinois, cho điền chủ Robert Hall McCormick Jr. Ý tưởng chính dựa trên mặt bằng điển hình của công trình nổi tiếng của ông: khu ở đường Lake Shore Drive. Sau đó công trình này trở thành mẫu thiết kế điển hình cho một loạt công trình nhà lô sẽ được xây dựng ở Melrose Park, Illinois, mặc dù cuối cùng không được xây dựng. Tòa nhà McCormich hiện nay là một phần của Viện Bảo tàng Nghệ thuật Elmhurst. Năm 1958, Mies thiết kế công trình được xem như đỉnh cao của nhà cao tầng trong kiến trúc hiện đại. Đó là tòa nhà Seagram ở thành phố New York. Mies được lựa chọn bởi bà Phyllis Bronfman Lambert, con gái của khách hàng, người sau này cũng sẽ trở thành một kiến trúc sư nổi tiếng. Tòa nhà Seagram trở thành một biểu tượng của một nền kiến trúc mới của thế kỉ 20. Ngược lại so với lệ thường, Mies quyết định đặt công trình phía sau một quảng trường lớn và vòi phun nước tạo ra một khoảng không gian mở lớn phía trước đại lộ Park (Park Avenue). Mies phải tranh cãi rất nhiều với những chủ đầu tư về khai thác hoàn toàn khả năng của địa điểm công trình. Một điểm không bình thường nữa là một loạt dầm thép chữ I được đưa ra phía ngoài mặt đứng, đính lên trên mặt kính công trình. Những dầm thép này hoàn toàn không có giá trị gì về mặt kết cấu, nhưng nhờ đó đã biểu hiện được đặc điểm kết cấu công trình. Qua đó đã dập tắt mọi cuộc tranh cãi xem liệu Mies có phải là người ủng hộ quan điểm "trang trí là tội ác" của kiến trúc hiện đại không. Phillip Johnson cũng có một vai trò quan trọng trong thiết kế quảng trường và nhà hàng Bốn mùa trong công trình. Tòa nhà Seagram cũng được xem là công trình đầu tiên thuộc thể loại công trình xây dựng "siêu tốc" khi mà thiết kế và thi công làm đồng thời. Về sau Mies cũng cho ra đời một bản sao của công trình Seagram đó là Westmount Plaza ở Montréal, Canada. Mies tiếp tục thiết kế và xây dựng rất nhiều nhà cao tầng ở trung tâm thành phố Chicago và lân cận. Một số công trình nổi tiếng của ông có khu ở đường Lake Shore Drive (1948 - 1952), tòa nhà Liên bang (1959), IBM plaza (1966). Công trình khu ở Lake Shore là công trình đầu tiên sử dụng hoàn toàn kính và tường treo trong kết cấu, một trong những dấu mốc của nhà chọc trời hiện đại. Tuy nhiên, bản thân Mies lại sống trong một ngôi nhà xây dựng từ trước Thế chiến thứ hai ở trung tâm Chicago. Hai đồ án nổi tiếng khác là Trung tâm Ngân hàng Toronto Dominion ở Toronto, Canada, đây là công trình nhà chọc trời đầu tiên của thành phố này, và Nhà trưng bày nghệ thuật quốc gia (Neue Nationalgalerie) ở thủ đô Berlin của Đức. Ông đã cống hiến rất nhiều thời gian và nỗ lực dẫn dắt trường Kiến trúc ở IIT, ông tin tưởng rằng các ý tưởng kiến trúc của ông có thể được truyền đạt qua giáo dục. Các đồ án thường liên quan đến các công trình thực tế của ông bên ngoài. Ông làm việc cật lực với các mẫu thiết kế, sau đó cho phép các sinh viên của mình tạo ra các biến thể cho các công trình đặc biệt dưới sự hướng dẫn của ông. Nhưng mỗi khi không sinh viên nào đạt được như ông mong muốn, Mies thường tự dày vò mình. Trong số các học trò của Mies có Gene Summers, David Haid, Myron Goldsmith, Jaques Brownsom, Helmut Jahn cũng như một loạt các kiến trúc sư khác của Murphy/Jahn và Skidmore, Owings & Merrill. Với câu châm ngôn nổi tiếng "Ít là nhiều" (Less is More) và "Chúa ngự trị ở chi tiết" (God is in the detail), ông tìm kiếm những không gian trong sạch, đơn giản và trật tự qua việc trình bày những đặc điểm nội tại của vật liệu và sự thể hiện của cấu trúc kết cấu. Trong vòng hai mươi năm cuối đời, Mies đã thành công trong việc hình thành tư tưởng "da và xương" của kiến trúc biểu tượng cho thời kì hiện đại. Mặc dù các công trình của Mies đã có một ảnh hưởng to lớn và một sự công nhận toàn cầu nhưng trường phái Kiến trúc Hiện đại mà ông tạo ra đã không duy trì được sức sáng tạo sao cái chết của ông và bị lu mờ bởi làn sóng Kiến trúc Hậu Hiện đại vào thập kỉ 1980. Mies từ mơ ước về một vẻ đẹp một phong cách kiến trúc có tính toàn cầu nhưng điều đó không thể hoàn thành được. Thay vào đó, những người kế tục của ông dần dần đi vào ngõ cụt với sự lặp lại và buồn tẻ của sáng tạo cũng như như khô cứng về hình thức. Mies từ trần ngày 19 tháng 8 tại Chicago, ông được chôn cất tại nghĩa trang Graceland. Năm 1983, quỹ Mies Van der Rohe quyết định lập ra giải thưởng kiến trúc Mies Van der Rohe của Cộng đồng chung Châu Âu để trao tặng cho những kiến trúc sư có đóng góp quan trọng cho sự phát triển của kiến trúc đương đại châu Âu.
|
|
|
Post by NhiHa on Jun 1, 2009 17:12:13 GMT 9
Kiến trúc Hậu Hiện đạiBách khoa toàn thư mở Wikipedia Lịch sử kiến trúc phương Tây Kiến trúc thời kì đồ đá Kiến trúc Ai Cập cổ đại Kiến trúc Lưỡng Hà Kiến trúc Cổ điển Kiến trúc Hy Lạp cổ đại Kiến trúc La Mã cổ đại Kiến trúc Trung cổ Kiến trúc Byzantine Kiến trúc Roman Kiến trúc Gothic Kiến trúc Phục Hưng Kiến trúc Baroque Kiến trúc Rococo Kiến trúc Tân Cổ điển Kiến trúc Hiện đại Kiến trúc Hậu Hiện đại Chủ nghĩa Phê bình bản địa Các bài viết liên quan Trụ sở của nhóm ING, Amsterdam, Hà Lan, thiết kế bởi KTS. R. Meyer và Van Slooten, theo nguyên lý ẩn dụ Triển lãm Hiện đại, Hamburg, Đức, thiết kế theo xu hướng tân bản xứ Trào lưu Hậu hiện đại (Postmodernism) trong kiến trúc, hay kiến trúc Hậu hiện đại, được xem như sự tiếp tục của kiến trúc Hiện đại, bắt đầu xuất phát từ cuối thập niên 1950, kéo dài đến thời điểm hiện tại. Mở đầu cuốn sách "Ngôn ngữ của kiến trúc Hậu hiện đại", tác giả Charles Jencks đã thông báo "Kiến trúc Hiện đại đã chết ở Saint Louis, Missouri ngày 15 tháng 7 năm 1972 vào hồi 15h32". Kèm theo đó là bức ảnh chụp một ngôi nhà nhiều tầng đang bị nổ tung. Đó là một trong những block của quần thể lớn nhà ở do kiến trúc sư Mỹ gốc Nhật Minoru Yamasaki thiết kế. Cuốn sách này đã gây tiếng vang lớn trong giới kiến trúc và được tái bản nhiều lần, được dịch ra nhiều thứ tiếng. Nó báo hiệu một trào lưu kiến trúc mới ra đời: Kiến trúc Hậu hiện đại. Trường phái kiến trúc này, trái ngược với trường phái của kiến trúc Hiện đại, là sự xuất hiện của các chi tiết trang trí, tính đa nghĩa của biểu tượng trong kiến trúc. Mục lục [ẩn] 1 Các nguyên lý của kiến trúc Hậu hiện đại 1.1 Bối cảnh 1.2 Ẩn dụ 1.3 Trang trí 2 Xu hướng kiến trúc Hậu hiện đại 2.1 Xu hướng "Lịch sử" 2.2 Xu hướng "Hồi sinh nghiêm ngặt" 2.3 Xu hướng "Tân bản xứ" 2.4 Xu hướng "thích hợp" 2.5 Xu hướng "ẩn dụ và trừu tượng" 2.6 Xu hướng "Không gian Hậu hiện đại" 2.7 Xu hướng "chiết trung triệt để" 3 Những thủ pháp của kiến trúc Hậu hiện đại 3.1 Sử dụng hệ thống kiến trúc cổ điển Hy Lạp-La Mã 3.2 Thủ pháp bài trừ sự thiếu tính đồng nhất cho công trình 3.3 Thủ pháp vận dụng ngược đời các chi tiết cổ 3.4 Thủ pháp đề cao tính trật tự 4 Các kiến trúc sư Hậu hiện đại 5 Hình ảnh 6 Liên kết ngoài [sửa] Các nguyên lý của kiến trúc Hậu hiện đại Theo Robert Stern, một kiến trúc sư người Mỹ, kiến trúc Hậu hiện đại được chia thành ba dạng nguyên lý sau: [sửa] Bối cảnh Các công trình kiến trúc Hậu hiện đại phải gắn với môi trường xung quanh, là một bộ phận của môi trường. Ở đây, vấn đề đã khác so với kiến trúc Hiện đại là không xem xét đến bối cảnh mà có thể đặt công trình ở bất kỳ môi trường nào, bất kỳ nước nào. [sửa] Ẩn dụ Hình thức của công trình phải nói lên nhiều ý nghĩa, có nhiều chi tiết kiến trúc mang tính tượng trưng. [sửa] Trang trí Tính chất trang trí của các chi tiết kiến trúc được khôi phục lại, trái ngược lại với những gì mà kiến trúc Hiện đại cho là "trọng tội". [sửa] Xu hướng kiến trúc Hậu hiện đại Chủ nghĩa hậu hiện đại Trước: Chủ nghĩa hiện đại Hậu hiện đại Triết học hậu hiện đại Kiến trúc hậu hiện đại Văn học hậu hiện đại Âm nhạc hậu hiện đại Học thuyết phê phán Toàn cầu hóa Chủ nghĩa cực giản Âm nhạc cực giản Chủ nghĩa tiêu thụ [sửa] Xu hướng "Lịch sử" Xu hướng quay về với cổ điển được ưa chuộng ở kiến trúc Hậu hiện đại. Thiết kế công trình loại này sao cho tạo được cảm tưởng đây là một công trình cổ điển được thiết kế theo quan điểm thẩm mỹ của phong cách quốc tế. Hai khái niệm chủ đạo của kiến trúc Hậu hiện đại nhằm chế ngự được công chúng là xác định được tinh thần tưởng nhớ đến lịch sử (quá khứ) và xác định hình ảnh hiện tại của thành phố. [sửa] Xu hướng "Hồi sinh nghiêm ngặt" Ở xu hướng này có hai cách sau: Sao chép nguyên xi các chi tiết kiến trúc cổ. Kết hợp lại các chi tiết kiến trúc của một số công trình cổ. Ví dụ cho xu hướng này là đền thờ ở Trung Đông do Quynlan Terry thiết kế vào năm 1975 với ngữ pháp cổ La Mã nhưng lại có các chòi tháp kiểu thực dân Anh ở Ấn Độ. Năm 1974, kiến trúc sư người Nhật Bản Mozuna Monta thiết kế ngôi nhà Okawa House với mặt ngoài là phong cách lâu đài Farnèse, ở bên trong thì phong cách nhà thờ Pazzi. Monta đã dùng phong cách nhại lại cổ điển để sáng tạo những tác phẩm nghiêm túc. [sửa] Xu hướng "Tân bản xứ" Xu hướng này phát triển trong thập niên 1970, nó là một sự lai tạo của kiến trúc Hiện đại và công trình bằng gạch ở thế kỷ 19. Nó bao gồm các yếu tố: Mái dốc, Có chi tiết nào đó dạng vuông vức, Các khối phân chia rất ngoạn mục và bằng gạch. Công trình tiêu biểu cho xu hướng này là Trung tâm Hillingdon Civic, xây trong khoảng 1974-1977. [sửa] Xu hướng "thích hợp" Xu hướng thích hợp dựa trên sơ đồ nhị nguyên về tính dễ hiểu và dễ đọc của đô thị. Một công trình điển hình cho xu hướng này là quần thể công trình nhà ở Byker Wall do kiến trúc sư Pháp Ralf Erskine làm năm 1974. [sửa] Xu hướng "ẩn dụ và trừu tượng" Kiến trúc La Mã có xu hướng thể hiện lòng tin vào bộ máy của Hoàng đế, kiến trúc Phục Hưng thì biểu thị tính siêu hình nghiêm ngặt. Còn ở kiến trúc Hậu hiện đại, tính ẩn dụ xuất phát từ truyền thống hữu cơ có liên quan đến hình ảnh con người, động vật và thực vật. Sự đối xứng hình mặt người, cảm giác vận động từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới v.v... Ngôi nhà Daisy House xây dựng trong thời gian 1976-1977 ở bang Indiana, do kiến trúc sư người Mỹ Stanley Tigerman thiết kế, có mặt bằng và mặt đứng tương tự như hình ảnh một số bộ phận thân thể phụ nữ và nam giới. Kiến trúc sư người Nhật Bản Yamanutsa Kazumasa cũng đã thiết kế một ngôi nhà kiểu mặt người, công trình được làm năm 1974 ở Kyoto. [sửa] Xu hướng "Không gian Hậu hiện đại" Xu hướng thiết kế này tạo ra một không gian vô hạn, không rõ ràng, nhập nhằng với nhau... Cửa hiệu đồ trang sức Schullin ở thủ đô Wien của Áo thuộc xu hướng này. Công trình này do kiến trúc sư Hans Hollein làm năm 1975. [sửa] Xu hướng "chiết trung triệt để" Chủ nghĩa chiết trung ở thế kỷ 19 là sự trốn tránh cái khó khi phải lựa chọn, đó là tính cơ hội và vị kỷ, đi tìm những thứ dễ dàng. Còn ở kiến trúc Hậu hiện đại, chủ nghĩa chiết trung mạnh mẽ và đa dạng một cách triệt để hơn. [sửa] Những thủ pháp của kiến trúc Hậu hiện đại [sửa] Sử dụng hệ thống kiến trúc cổ điển Hy Lạp-La Mã Các kiến trúc sư Hậu hiện đại có các tác phẩm rất đa dạng, phong phú, nhưng Chủ nghĩa Hậu hiện đại đã làm họ gần nhau hơn, các tác phẩm của họ luôn thể hiện sự trung thành với truyền thống. Robert Venturi đã bắt chước theo ngôi đền Dori ở trong thiết kế ngôi nhà Electic House, nhại lại thức cột Ionic trong Bảo tàng Nghệ thuật Pop Art ở bang Ohio. Lối vào quảng trường Italia, ở bang Missisipi, xây dựng khoảng 1978-1979, giống Khải hoàn môn La Mã nhưng hiện đại hơn. Trong công trình này cũng có các cột Ionic mà cuốn đầu cột là thép mạ vàng, thân cột bằng các ống đèn huỳnh quang. [sửa] Thủ pháp bài trừ sự thiếu tính đồng nhất cho công trình Trong kiến trúc này, người ta khai thác tính chất đối xứng, tính "chính, phụ" và có "tâm" của công trình. [sửa] Thủ pháp vận dụng ngược đời các chi tiết cổ Thủ pháp này vận dụng khi thiết kế công trình, người ta lắp các chi tiết cổ không đúng với vị trí thường thấy. Mô típ hình bán nguyệt có chuôi ở nhà thờ Santa Maria Della Pace ở Roma do Pretroda Cortona xây dựng năm 1656-1657 đã được kiến trúc sư Isozaki Arata vận dụng làm cửa sổ trong các ngôi nhà Kj House và H. House. Còn trong ngôi nhà Sun-Tumori, kiến trúc sư Watanabe Toykazu đã làm một mái nhà có sống mái dốc ngược lên tạo một phối cảnh kỳ dị. Kiến trúc sư Aida Takefumi năm 1979 cũng làm một ngôi nhà có hai cái mái hình tam giác cân. Cái mái này lại được đỡ bằng một cột ở giữa theo truyền thống nhà ở Nhật Bản. [sửa] Thủ pháp đề cao tính trật tự Các kiến trúc sư vận dụng thủ pháp này đã tránh trang trí, không dùng trực tiếp các yếu tố kiến trúc Cổ điển nhưng sử dụng tính trật tự của bố cục, các trục chính, phụ. Họ thường sử dụng những hình hình học sơ cấp, là những hình đơn giản nhất. Trong ngôi nhà Matematician House của Reichlin và Rainhardt, người ta thấy nhiều quan niệm cổ điển như: "tâm nhà", hình chữ thập của Leone Battista Alberti và Palladio, v.v... Kiến trúc sư Isozaki Arata lại sử dụng chủ yếu hình vuông và khối lập phương để diễn đạt ý tưởng cho công trình. Năm 1972-1974 ông thiết kế bảo tàng Kitakyushu và toà nhà Shu Sha, cả hai công trình đều là những hình vuông và khối lập phương hết sức đơn giản. Nhà hát nổi Teatro del Mondo ở Venezia của Aldo Rossi làm năm 1979 cũng là một công trình hết sức độc đáo.  Bảo tàng nghệ thuật, Nagoya  Tháp ở Luân Đôn Các kiến trúc sư Hậu hiện đại Robert Venturi Aldo Rossi Léon Krier Michael Graves Watanabe Toyokazu Isozaki Arata Hans Hollein Robert Stern
|
|
|
Post by Can Tho on Nov 28, 2009 10:04:11 GMT 9
|
|
|
Post by NhiHa on Sept 11, 2010 15:53:11 GMT 9
Phong thủy Nhà cửa Thời xưa, những gia đình có học, có tiền, hoặc là quan chức, khi làm nhà cần xem phong thủy rất cẩn thận. Vị trí đặt ngôi nhà thường chọn nơi có dòng nước uốn quanh, đằng sau xa xa có đồi hoặc là núi thấp án giữ. Ngôi nhà gắn liền với thiên nhiên, có màu xanh cây lá, có dòng nước mát dịu, nhà tôn cảnh, cảnh làm nổi bật nhà. Địa thế làm nhà như vậy là để nhận khí thiêng sông núi, tinh hoa của mặt trời, mặt trăng. Không gian khoáng đạt thuận lợi cho việc di dưỡng tinh thần, rèn luyện ý chí. Những chuyện như thế, ngày nay tìm đâu ra với cảnh đất chật, người đông?! Vị trí làm nhà ngày xưa chọn nơi: "Núi Cửu Hoa, chùa ẩn trong mây, sông Thanh Qua cầu vờn nhành liễu". Thôn xóm nằm gọn trong vòng ôm của hàng liễu, có dòng nước uốn lượn, phía Bắc xa xa có núi xanh như bình phong chắn ngữ. Động và tĩnh hài hòa làm cho con người sinh sống ở trong môi trường thật là dễ chịu. Phong thủy có cả một kho lí thuyết dài dòng để chỉ dẫn cách tìm đất làm nhà. Nhà làm trên vùng núi thì xem thế núi, luận long mạch để xác định đúng vị thế nhà. Vùng gò đồi ở nơi rộng thoáng thì bốn phía phải như quy chầu. Không được quá trống trải, không có vực hoặc thế đất trụt, trượt. Vùng đồng bằng phải có long mạch, có đường quanh bên phải, có ngòi nước bên trái, trước nhà có sân và vườn rộng, xa nữa là hồ, là ao. Sau nhà đất tạo thế như mây đùn, khói tỏa. Một cách khái quát thì luận về nhà cửa cũng cần dựa vào lí thuyết cơ bản của phong thủy là Khí và lí khí (Tạp chí Xây dựng số 4/1999). Thuyết khí về nhà ở chủ yếu là thuyết nạp khí và thuyết sắc khí. Nạp khí gồm địa khí và môn khí. Địa khí là khí trong đất tại nơi làm nhà. Môn khí là khí từ cổng đưa vào, từ cửa vào nhà. Sắc khí là màu sắc cảm nhận được qua ngôi nhà. Cần nói rõ cho khách quan là chúng ta chưa phân tích đúng sai mà chỉ mới đưa ra những luận điểm cơ bản của phong thủy sử dụng khi làm nhà. Để luận ra địa khí trong thôn ấp hay phố xá là điều mơ hồ. Khi làm nhà không thể bỏ qua phương vị. Địa khí luận được từ phương vị dẫn khí. Chẳng hạn như Mộc tinh, Kim tinh, Thổ tinh, làm nhà ở đây thì con cháu làm nên, ăn ra. Hỏa tinh là long thần cần bác hoán (di dịch, hoán cải), nếu không, ở chẳng ra gì. Thủy tinh cần tụ hội thì của cải đến nhà. Minh đường (trước nhà) cần rộng và bằng phẳng. Từ phương vị (vị trí theo hướng), từ luận về thanh long (mạch nước), bạch hổ (đường cái cạnh nhà), minh đường, chu tước (đất đai, hồ nước trước nhà), huyền vũ (đất sau nhà), phong thủy có những điều lưu ý quan trọng như: Lối ra vào của sườn núi hoặc thung lũng, tránh làm nhà. Điều này dễ hiểu vì những lối này thường bị hạn chế về kích thước chiều rộng. Gió thổi qua những lối này có vận tốc lớn hơn những chỗ khác nên tuy được cái mát mẻ nhờ gió lưu thông tốc độ cao nhưng cũng dễ vì thế mà cơ thể con người trong nhà dễ bị nhiễm lạnh. Gió luồn lách vào nhà tạo ra luồng gió lùa, y học cổ truyền đã nhận định, như vậy, dễ tạo ra cảm mạo phong hàn. Trước nhà phải có minh đường rộng, thoáng. Điều này có thể hiểu là trước nhà có không gian rộng để đón nắng, làm rộng tầm mắt cho con người thoải mái, Huyền vũ không được quá cao, sau nhà không bị chắn cản làm cho khi mưa, nước không đe dọa xối xuống sau nhà, thậm chí đất có thể sập úp kín ngôi nhà ta ở. Tuy thế, sau nhà cũng không được có hố sâu. Có hố sâu sau nhà, phong thủy rất kiêng kị. Bên trái nhà có dòng nước quanh co, nước không bị tù túng mà cũng không được chảy xiết. Bên phải nhà có đường đi đủ rộng nhưng cũng không phải là lối đi tấp nập, ồn ào, náo nhiệt. Nhà không làm trên nền giếng lấp. Nhà làm trên giếng lấp sợ đất lấp chưa hoàn thổ sẽ lún sụt trong nhà hoặc ít ra tạo vùng ẩm thấp do đất xốp chứa nước nhiều hơn chỗ đất nguyên. Nhà tránh ở ngã ba đường cái mà có lối xộc thẳng đâm vào mặt tiền. Nhà không làm nơi ngõ cụt, thường những nơi này hay có luồng gió quẩn, đưa bụi bẩn vào nhà. Không chọn vị trí nhà gần đền chùa, miếu mạo... Phong thủy có thể giải thích theo quan điểm của mình những điều cần tránh vừa nêu. Chẳng hạn nhà làm nơi cửa núi, cửa thung lũng thì gió độc vào nhà, gia đình li tán. Nhà làm trên nền giếng cũ thì gia chủ ốm đau. Nhà làm trong ngõ cụt gia chủ đơn côi. Nhà làm gần đền miếu gia chủ tâm thần bất định. Hàng ngày con người cần lao động để tồn tại mà luôn luôn tiếp xúc với không khí thần thánh, sao mà ổn định tâm lí được. Nhà làm mà phía sau có núi cao chủ nhà cuồng chữ... Kích thước của ngôi nhà, của các bộ phận nhà cửa theo phong thủy cũng có quy tắc khá chặt chẽ. Để đo chiều dài, người xưa sử dụng "bộ" thay cho "thước" (xích). Chín thước là hai bộ. Mỗi thước xấp xỉ 40cm ngày nay. Số lượng 'bộ" định cho từng bộ phận nhà hoặc toàn nhà cũng có phép tắc. Một "bộ" gọi là kiến, hai "bộ" là mãn, bốn "bộ" là bình, năm "bộ" là định, sáu "bộ" là chấp, bảy "bộ" là phá, tám "bộ" là nguy, chín "bộ" là thành, mười "bộ" là thu, mười một "bộ" là khai, mười hai "bộ" là bế. Đến "bộ" thứ mười ba thì lặp lại chu kỳ trên. Kiến là kích thước cơ bản, trừ là bỏ bớt, mãn là đầy đủ, bình là vừa phải, định là không có thay đổi, chấp là nên nắm lấy, phá là tan vỡ, nguy là không ổn định, thành là đạt được điều hay, thu là nhận lấy, khai là mở mới, bế là dừng là tắc. Theo như thế mà chọn lấy điều mong muốn khi định kích thước nhà và các bộ phận nhà. Kích thước lại được luận đoán theo lành dữ rất khiên cưỡng. Chẳng hạn như kiến là nguyên cát (gốc của điều lành), trừ là sáng sủa, mãn là thiên hình, bình là quyền thiệt (uốn lưỡi), định là kim quỹ (thước vàng), chấp là thiên đức, phá là xung sát, nguy là ngọc đường, thành là tam hợp, thu là tặc kiếp (cướp giật), khai là sinh khí, bế là tai họa. Nên chọn kích thước theo kiến, mãn, bình, thu. Kích thước chấp nhận được là trừ, nguy, định, chấp. Thành, khai dùng tốt. Hết sức tránh các kích thước trong bộ bế, phá. Chiều rộng nhà không chọn mãn, bình, thu, bế. Chiều dài nhà lấy theo trừ, định, chấp, khai. Số "bộ" của nhà hợp với quy tắc trừ, định, chấp, nguy, khai, kiến thì ở trong nhà ấy sớm sinh quý tử. Nhà có số "bộ" hợp với quy tắc trừ, định, nguy, khai, chấp, kiến thì người trong nhà mau thăng quan tiến chức. Thuật phong thủy hết sức coi trọng sự mở cửa của nhà. Cửa, cổng, đón đưa môn khí mà như lí khí luận thì môn khí cùng với địa khí là hai tiêu chí quan trọng nhất của ngôi nhà. Cửa có thể tiếp nhiên khí nếu hướng lên trên, hướng xuống dưới thì tiếp địa khí, đón lành, tránh dữ. Để quyết định cửa của ngôi nhà, cần cân nhắc phương vị của cửa, xem cửa nên mở ra không gian nào. Chiều cao, bề rộng của cửa, vật đối diện với cửa đều hết sức quan trọng. Cửa nhìn ra không gian thoáng đãng, để có thể khi ngước lên ngắm trăng nhìn mây, coi ngang tầm mắt thì ngắm cây, nhìn hoa, đẹp biết mấy. Sự cần thiết trong nhà cũng có những quy tắc theo phong thủy. Nơi đặt bài vị thờ cúng tránh đối diện với phương Thái Tuế. Đặt bài vị vào các năm Tí, Sửu, Dần, Hợi kiêng quay mặt hướng Bắc. Đặt bài vị vào các năm Mão, Thìn phải kiêng quay mặt về hướng Đông, Các năm TNgọ, Mùi, kiêng quay mặt hướng Nam. Các năm Thân, Dậu, Tuất kiêng quay mặt hướng Tây. Như thế, theo phong thủy, mỗi năm phải đặt lại bài vị một lần. Xưa nay, nhiều nhà chỉ đặt hướng bài vị một lần đâu đó phải họ làm ăn sa sút. Còn tổ chức không gian trong kiến trúc mặt bằng cần theo những quy định cũng khá chặt chẽ như cần đảm bảo các quy tắc đối xứng, ngay ngắn, rộng hẹp. Cây cối trong kiến trúc sân vườn của khuôn viên nhà ở cũng cần cẩn thận. Trồng cây dâu trước nhà là điều kiêng kị vì điều đó đồng nghĩa với tang môn thần. Đó chẳng qua vì tiếng Tàu, tang là dâu, đồng âm với tang là nhà có đám nên kiêng mà thôi. Sau nhà lại không nên trồng cây hòe mà phải trồng ở nơi đón khách. Đó là vì muốn trình ra cái chí tam công nguyện ước. Truyện xưa kể Vương Dụ thời Tống trồng ba cây hòe ở sân trước và nói: "Hậu thế của ta sẽ có người làm đến tam công (tư mã, tư đồ, tư không) thật là thỏa chí của ta". Sau đó nhà này có người làm đến chức tam công thật. Phong thủy bắt đầu phát sinh từ Tiên Tần bên Tầu, dai dẳng kéo dài, đến bây giờ còn nhiều người bị ảnh hưởng. Thuật phong thủy, trên thì xem thiên văn, dưới xét địa lý. Lí thuyết cơ bản từ học thuyết thái cực, âm dương, ngũ hành, tinh tượng cực kì bí hiểm. Thày phong thủy thêu dệt chuyện li kỳ, gán ghép nhiều sự kiện lịch sử, thổi phồng sự trùng hợp ngẫu nhiên tô cho phong thủy màu sắc kì ảo, làm cho dân chúng cảm thấy thần bí. Hãy hỏi có vua chúa nào xây cung, đặt mộ mà không mời thày phong thủy tham mưu chính cho mình. Nhưng có đời vua chúa nào tồn tại vĩnh hằng?! Khi thuận thời, nhà xây cho thuê khen được thày đặt đất, coi hướng làm nhà. Khi ế ẩm khách thuê như mấy năm gần đây, gia chủ ai nỡ trách tại thày phong thủy. Thiết kế kiến trúc giải quyết tốt công năng, kết cấu bền vững, đường dáng hài hòa, gia chủ phấn khởi làm nên ăn ra. Đó là cái phong thủy tốt nhất cho người sắp làm nhà vậy!
|
|
|
Post by NhiHa on Sept 11, 2010 15:55:15 GMT 9
Thành Cổ Loa thời Âu Lạc Cho tới nay, sau nhiều phát hiện khảo cổ học, Cổ Loa vẫn là tòa thành cổ nhất, quy mô lớn vào bậc nhất, cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất, trong lịch sử xây dựng thành lũy của nước ta. Là một tòa thành cổ có niên đại thuộc thời dựng nước và giữ nước đầu tiên của dân tộc, thời mà lịch sử dân tộc nói chung còn biết bao ẩn số chưa được giải đáp, thành Cổ Loa bản thân cũng chứa đựng nhiều ẩn số và là đối tượng tranh luận sôi nổi của nhiều nhà nghiên cứu. A. Vị trí địa lý Di tích thành Cổ Loa nằm ở bên phải đường quốc lộ số 3 đi từ Hà Nội đến Thái Nguyên, quãng cây số 17. Hiện nay thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội. Khu vực quanh thành cổ và ngay cả trong phạm vi thành cổ là một vùng gò đống ngổn ngang, đầm sâu, ruộng chiêm trũng. Đường xe lửa Hà Nội - Việt Trì cắt ngang qua đoạn thành ngoài phía góc đông bắc. Sông Hoàng chảy quanh ôm cả phía nam thành ngoài Nhìn chung khu vực Cổ Loa là khu vực cao, thoái đầu tư phía bắc xuống phía nam. Theo các nhà địa chất, Cổ Loa xưa là bãi bồi của sông Hồng với một nhánh quan trọng chảy qua phía nam (Sông Hoàng nay chỉ còn là con lạch nhỏ). "Cổ Loa là một khu đất cao, thoải dần từ bắc - miền đồi trung du, vốn là thềm bậc 2 của sông Hồng - xuống nam theo dòng nước chảy. Rải rác đó đây có những gò cao - là thềm sót bậc 1 của sông Hồng - và những doi đất cao chạy dọc sông. Xen giữa gò cao là những hố lớn, đầm lầy - những vết tích của dòng sông cũ đã đổi dòng và đổi luôn luôn trên bãi bồi do chính nó tạo ra. Quanh các bờ hồ, đầm... có nhiều rừng cọ, rừng cây to, gỗ quý với những bụi cây gai rậm rạp [1]. Điểm lại những ghi chép ít ỏi trong thư tịch cổ, ta thấy tên An Dương Vương xuất hiện lần đầu tiên trong Hậu Hán thư [2]. Sách Quảng Châu ký (do Sử ký sách ẩn dẫn) nói An Dương Vương "đóng đô ở huyện phong Khê". Theo Hậu Hán thư thì Phong Khê là do Mã Viện, năm 43, tách đất huyện Tây Vu mà đặt ra. Sách Nam Việt Chí (Cựu Đường thư - Địa lý chí dẫn) việt: "Thục cho con là An Dương Vương, cai trị Giao Chỉ. Đất nước đó nay ở phía đông huyện Bình Đạo. Thành đó có 9 vòng, chu vi 9 dặm, sĩ thứ đông đúc". Đây là sách đầu tiên nói đến thành của An Dương Vương. Sách Thủy Kinh Chú xác nhận: "Nay ở huyện Bình Đạo biện còn thấy chỗ cũ cung thành của An Dương Vương". Sách Tấn Thái khang địa chí chép: "Huyện ấy thuộc quận giao Chỉ". Tùy thư chép việc Lý Phật Tử đóng ở "Việt Vương cổ thành". Thành cũ của vua Việt bắt đầu xuất hiện từ đây. An Nam chí lược (thế kỷ XIV) chép: "Thành Việt Vương tục gọi là thành Khá Lũ. Có ao cổ. Người trong nước mỗi năm tìm được ngọc châu dùng nước ao ấy để rửa ngọc thì sắc ngọc tươi đẹp". Đại Việt sử lược (cuối thế kỷ XIV) ghi: "Phán đắp thành ở Việt Thường, xưng hiệu là An Dương Vương". Tới thế kỷ XV, tên Loa Thành mới xuất hiện. An Nam chí nguyên và Việt Kiệu thư chép: "Việt Vương thành ở huyện Đông Ngạn, còn gọi là Loa Thành". Hai sách ấy giải thích: "Vì An Dương Vương đóng đô ở đất Việt nên người đời sau gọi thành ấy là Việt Vương thành". Có tên Loa thành vì thành ấy quanh co như hình con ốc". Sách Việt Nam, Lĩnh Nam chích quái, Dư địa chí (của Nguyễn Trãi), Đại Việt sử ký toàn thư có nói tới Loa thành và còn đưa ra thêm tên gọi là thành Tư Long, thành Côn Lôn [3]. Về cùng một tòa thành cổ, nhưng ý kiến khác nhau đã đặt trước chúng ta hai địa điểm - Cổ Loa và Cao Xá - cách nhau hằng trăm cây số. Địa điểm thứ nhất, xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội, được tuyệt đại đa số các nhà khoa học chấp nhận bởi vì nơi đây ngoài truyền thuyết, địa danh, phong tục hội hè... còn cả di tích tòa thành cổ khá nguyên vẹn chứng minh sự tồn tại của kinh thành nước Âu Lạc cũ. Địa điểm thứ hai, xã Cao Xá, huyện Diễn Châu (Nghệ An), được ít người chú ý bởi lý do đầu tiên và cũng là quan trọng nhất là không có di tích chứng minh. Chúng tôi tán thành ý kiến về địa điểm thứ nhất. B. Cấu trúc 1. Tường thành Di tích hiện thấy có ba vòng khép kín: tường thành ngoài, tường thành giữa và tường thành trong. a) Tường thành ngoài là một vòng tường khép kín đắp lần theo những gò đồng thiên nhiên nên không có hình dáng rõ ràng: Dài khoảng 8.000 mét [4]. Cao trung bình từ 3 đến 4 mét; chỗ cao nhất là Gò Cột Cờ cao tới 8 mét. Chân thành rộng từ 12 đến 20 mét. Phần phía bắc thuộc xã Dục Tú, Dục Nội có chỗ đã bị san bằng, sonh nhình chung vẫn có thể còn đủ để quan sát di tích cũ. Qua Quan sát bên ngoài, qua những chỗ sạt lở, những đoạn bị cắt ngang và qua lắt cắt với mục đích nghiên cứu của nhà khảo cổ, có thể thấy được cấu trúc của tường thành: - Các vòng tường thành không phải đều do đắp xây mà nhiều đoạn vốn là gò đất tự nhiên. Có thể khẳng định rằng tường thành được đắp nối các gò vốn có hoặc đắp thêm trên các gò theo thế tự nhiên mà thành. - Trong tường thành, ở lưng chừng tường, độ cao các chỗ không thống nhất, thấy lộ một lớp mỏng những mảnh ngói ống, ngói bản, có nơi có một lớp đá cuội. Ơở phần phía nam sửa thành hiện tượng này rõ rệt hơn và phổ biến hơn. Lát cắt của Viện Khảo cổ học năm 1970 ở đầu Xóm Mít không thấy hiện tượng này (chỗ này là quãng giữa của đoạn tường thành phía nam). Lớp mảnh ngói [5] ở nhiều chỗ tồn tại như ranh giới của hai lớp tường trên và dưới rõ ràng. - Cách đắp bình thường như mọi cách đắp ở những tòa thành thường thấy xưa nay, tức là đào đất ngay cạnh tường phía ngoài mà đắp cao dần lên. Phần đất bị đào sâu trở thành hào ngoài. Khi đắp người ta tất có đập, đầm, nhưng không dùng gậy nhồi kỹ như kiểu trình tường (một cách đắp thành của Trung Quốc). b) Tường thành giữa, như tường thành ngoài, là một vòng tường khép kín, không có hình dáng nhất định, cũng đắp nối các gò tự nhiên và men theo đầm hồ mà thành. Chiếu dài khoảng 6.500 mét, cao từ 6 đến 12 mét, mặt thành rộng trung bình 10 mét, chân thành rộng tới 20 mét, có nơi còn hơn thế. Đây là vòng tường thành còn được bảo vệ chu đáo nhất trong cả ba vòng, đặc biệt là phần phía bắc. Về cấu trúc, tường thành giữa cũng có những đặc điểm như ở tường thành ngoài, điểm đặc biệt đáng lưu ý là lớp ngói ở giữa tường thành thấy phổ biến ở phần phía nam. Một điểm độc đáo hầu như chưa thấy ở đâu là vòng tường ngoài và vòng tường giữa được đắp bằng nhau ở phía nam tạo thành một quãng trống làm cửa ra vào. Đây là cửa Nam của thành, có cái tên chữ Hàn là "Trần Nam môn". Cửa Nam được xác định bằng hai miếu thờ thần trấn cửa xây trên mặt tường thành nơi hai vòng tường gặp nhau [6]. Hiện tượng nối liền hai vòng tường ngoài và giữa để tạo lối ra vào và việc thuận theo thế đất tự nhiên để đắp tường làm cho hai vòng tường thành ngoài và giữa có chứng cớ để mang một tuổi chung, đồng thời có dáng vẻ nguyên thủy của một công trình quân sự. c) Tường thành trong mang dáng vẻ khác hẳn hai vòng tường trên, có hình chữ nhật nghiêm chỉnh. Chu vi khoảng 1.650 mét. Mặt thành rộng khoảng 10 mét, chân thành khoảng 20 mét. Thành cao chừng 5 mét. Đáng lưu ý là quanh tường thành trong có đắp 12 ụ đất nhô ra phía ngoài gọi là "hỏa hồi". Hỏa hồi được đắp rất cân xứng. Mỗi tường ngang hai chiếc, mỗi tường dọc bốn chiếc (hai dài, hai ngắn). Tính cân đối còn thể hiện ở cả gián cách giữa các hỏa hồi của các tường đối diện. Hỏa Hồi ở hai tường dọc đều được bố trí như nhau. Hai hỏa hồi dài ở giáp hai góc và hai hỏa hồi ngắn ở giữa [7]. Kết quả lát cắt thành của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội ở góc đông bắc cho hay: - Lớp trên đất thịt nhẹ, có nhiều mảnh sành, sứ từ tương đối xưa đến hiện đại. - Lớp dưới đất thuần mịn, chắc. Ơở độ sâu 1,20 mét (phía ngoài), 1,60 mét (phía trong) so với mặt thành có lớp ngói ống, ngói bản trải thoai thoải ra hai phía chân thành, trong lẫn nhiều than gỗ cháy đen và than bùn. Dưới là một dải đá tảng. Cấu trúc tần lớp ở các hỏa hồi cũng như vậy. Phạm vi thành trong hiện nay là nơi cư dân đông đúc. Nhiều nhà cửa xây dựng ngay trên tường thành. Thực ra từ lâu việc này đã xảy ra, chứng cớ là nhiều ngôi đình của xóm làng xây dựng từ đầu thời Nguyễn đã lấy tường thành làm nền kiến trúc. Hiện tượng bị phá hủy của thành trong rất nghiêm trọng, song nếu quan sát kỹ thì hình dáng của tòa thành vẫn còn thấy rõ. d) Những gò đất. Trong phạm vi ba vòng thành cũng như bên ngoài có nhiều gò đất tròn, dài, có khi thành dải dài. Ơở những người nghiên cứu cho rằng đây là những ụ, lũy phòng vệ, là những pháo đài tiền vệ [8]. 2. Hào ngoài Cả ba vòng tường thành đều có hào ngoài. Hào thành ngoài phía tây nam và nam, lợi dụng con sông Hoàng chảy gần sát với thành. Phía tây nam từ gò Cột Cờ, phía đông từ Đầm Cả, người xưa đã đào khắp ven phía ngoài tường thành. Như vậy nước sông Hoàng có thể chảy thông khắp thành. Hào thành giữa cũn nối với hào thành ngoài ở Cột Cờ và Đầm Cả. Ơở quãng Đầm Cả qua cổng Cửa Song, hào này còn nối liền với năm con lạch chảy tựa bàn tay xòe phạm vi thành giữa. Như vậy sông Hoàng cũng cung cấp nước cho cả vùng hào thành giữa và hệ thống lạch trong thành. Hào thành ngoài và giữa ngày nay đã bị bồi lấp nông đi và trở thành những dải ruộng chiêm, rộng trung bình từ 10 đến 30 mét. Hào thành trong cũng được đào xung quanh tường thành. Ngày nay được chia cắt thành từng thửa ao của từng nhà, nhưng nhìn chung dấu vết hào còn rõ. Hào thành trong là một vòng hào khép kín nối với sông Hoàng bằng một trong năm lạch nước ở thành giữa (ngày nay không còn thấy rõ chỗ nối thông). 3. Cửa thành Vòng thành trong chỉ mở một cửa chính giữa tường thành phía nam. Thành trong lại được xây dựng chính hướng nam - bắc, tây - đông. Vòng thành giữa mở bốn cửa: Cửa Trấn Nam, cửa Bắc, cửa Tây Bắc, cửa Tây Nam. Ơở các cửa, trên mặt thành đều có xây một miếu thờ thành trấn cửa. Riêng cửa Trấn Nam là cửa chung với thành ngoài và cũng là cửa chính (cửa Tiền) của mình thành nên xây hai miếu hai bên. Vòng thành ngoài mở ba cửa: Cửa Trấn Nam, cửa Bắc, cửa Tây Nam. Ngoài ra còn có hai lối ra đường thủy. Một là cửa Đông, ở nơi có dòng nước chảy thông từ sông từ sông Hoàng tới cửa Cống Song vào hệ thống năm lạch nước thành giữa. Theo nhân dân, ở đây xưa kia cũng có miếu thờ, nay đã mất. Hai là ở chỗ gò Cột Cờ, nơi dòng nước sông Hoàng chảy thông vào hào thành ngoài và thành giữa, cắt ngang vòng thành ngoài thành một cửa mở. Hai nơi này nếu gọi là cửa cũng có thể được, song không là ý thường hiểu của một cửa thành có cổng đóng mở, mà chỉ là lối ra vào dành riêng cho thuyền bè mà thôi [9]. Cho tới nay, tất cả mọi cửa không còn dấu vét gì để co thể biết chúng có cánh đóng mở ra sao, bên trên có lầu cửa hay không? (1) Trần Quốc Vượng: Cổ Loa, những kết quả nghiên cứu vừa qua và những triển vọng tới, Khảo cổ học số 3 - 4, tháng 12-1969, tr. 106. (2) Hậu Hán thư - Quận Quốc Chí chưa ở dưới Mục "Quận Giao Chỉ": Đấy là nước cũ của An Dương Vương. Cả đoạn khảo thư tịch cổ này chúng tôi sử dụng tài liệu của Trần Quốc Vượng, đã dẫn, tr. 102-103. (3) Đại Việt sử ký toàn thư. T. I, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội 1972, tr. 64. (4) Con số 8.000 mét là theo Trần Quốc Vượng. Theo F. Đêpierơ (F. Despierres) và Cl. Mađơrôlơ (Cl. Madrolle) thì tường thành ngoài đo được 7.600 mét, tường thành giữa đo được 6.150 mét. (5) Ngói ống, ngói bản là loại di vật phân bố ở khắp thành, đặc biệt phần phía nam: trong tường thành, trên một số gò ngoài các tường thành, các mặt ruộng ngoài tường thành, trong các ao, sân nhà ở khu vực này... Đoàn điều tra khảo cổ và cổ sử Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, năm 1966, đã đặt cho chúng cái tên là "Gốm Cổ Loa". Lâu dần "Gốm Cổ Loa" được gọi quen như một thuật ngữ khảo cổ học. Chúng tôi cho rằng cách gọi đó không đúng. Dù đã rất quen thuộc vẫn phải thay đổi để đảm bảo tính khoa học của thuật ngữ, tránh sự phiền phức cho những người nghiên cứu mai sau. Vấn đề này cũng rất đơn giản, chỉ cần gọi đúng tên của di vật vốn đã có là: ngói ống, ngói bản, đầu ngói ống, đinh ngói v.v... (6) Cả cái tên "Trấn Nam môn" lẫn miếu thờ thần trên mặt thành đều là những sản phẩm xuất hiện sau thời An Dương Vương rất xa. (7) Theo Trần Quốc Vượng: Trên mảnh đất Cổ Loa lịch sử. Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội xuất bản, 1970, thì tất cả có 18 hỏa hồi đắp cao hơn mặt thành từ 1 đến 2 mét, nhô ra phía trước từ 10 đến 50 mét. (8) Trần Quốc Vượng: Cổ Loa, những kết quả... đã dẫn, tr. 116 - 117. (9) Theo Trần Quốc Vượng: Đã dẫn, thì ở vòng thành ngoài có lẽ còn một cửa Tây Bắc tương ứng với cửa Tây Bắc của thành giữa
|
|
|
Post by NhiHa on Sept 11, 2010 15:56:39 GMT 9
Thành Hoa Lư Sử chép rằng: "Mậu thìn năm thứ 1 (968), Vua lên ngôi, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, dời kinh về động Hoa Lư, xây dựng đô mới, đắp thành đào hào, làm cung điện, đặt triều nghi" [1]. Đây là chép về vua Đinh Tiên Hoàng sau khi dẹp xong các sứ quân, thống nhất đất nước, lên ngôi vua và xây dựng kinh đô. Sử lại chép "Giáp thân năm thứ 5 (984)... Dựng nhiều cung điện, làm điện Bách Bảo Thiên Tuế ở núi Đại Vân, có cột điện dát vàng bạc, làm nơi coi chầu; bên đông là điện Phong Lưu, bên tây là điện Từ Hoa, bên tả là điện Bồng Lai, bên hữu là điện Cực Lạc, rồi làm lầu Đại Vân, rồi lại dựng điện Trường Xuân làm nơi vua ngủ, bên cạnh điện Trường Xuân lại dựng điện Long Lộc lợp bằng ngói bạc" [2]. Đây là chép về vua Lê Đại Hành, sau khi lên ngôi đã tiếp tục xây dựng kinh đô Hoa Lư thành một thủ đô tráng lệ. Sử chép tiếp: "Canh tuất, Thuận Thiên năm thứ 1 (1010)... Mùa thu tháng 7, Vua dời kinh đô từ thành Hoa Lư sang kinh đô lớn là Đại La của kinh phủ. Thuyền tạm đỗ ở dưới thành, có rồng vàng hiện ra ở thuyền ngự, vì thế đổi là thành Thăng Long. Đồi châu Cổ Pháp làm phủ Thiên Đức, thành Hoa Lư làm phủ Trường Yên..." [3]. Cứ theo sử sách thì Hoa Lư đã đóng vai trò thủ đô 42 năm. Trong 42 năm đó, trải ba triều: Đinh - Lê - Lý, Hoa Lư đã được tu bổ xây dựng khá nhiều. Iít nhất nơi đây đã là trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế và quân sự của hai triều Đinh và Tiền Lê [4]. A. Vị trí địa lý Thành Hoa Lư thuộc đất xã Trường Yên, huyện Gia Khánh, tỉnh Ninh Bình cũ (hay là Hà Nam Ninh); cách Hà Nội khoảng 10 km về phía tây bắc. Hệ thống núi đá vôi của huyện Gia Khánh phát triển thành những dải núi hiểm trở bao bọc xung quanh một vùng đất bằng, rộng lớn, ngay bên bờ phía đông nam sông Hoàng Long. Vùng đất này đã được chọn làm khu vực kinh thành Hoa Lư. Thế đất Hoa Lư tuyệt đẹp. Núi cao bao quanh gần như kín ba mặt tây, nam và đông, tạo nên những bức tường cao vô cùng kiên cố. Phía bắc và phía đông bắc ít núi, lại có con sông Hoàng Long án ngữ như một hào ngoài. Sông Hoàng Long là con sông lớn bắt nguồn từ vùng rừng núi Hòa Bình, Nho Quan chảy ra sông Đáy, lại là con đường giao thông thuận tiện từ kinh thành ra bắc vào nam. Từ Hoa Lư còn có nhiều con đường len lỏi trong vùng, qua những ngách núi cheo leo để đi sâu vào vùng núi hoặc vào phía nam. Chọn Hoa Lư làm kinh thành, người xưa chỉ cần xây nối một số đoạn ngắn các khoảng trống giữa hai quả núi là có một công sự khép kín vô cùng kiên cố mà không phải tốn nhiều công sức. Tiếp sau Cổ Loa, Hoa Lư là một tòa nhà điển hình cho phương pháp xây dựng lợi dụng địa thế tự nhiên. Cũng bởi lẽ đó mà thành Hoa Lư có dáng hình độc đáo, có đầy đủ tính chất kiên cố, hiểm trở của một công trình quân sự, lại thêm tính kỳ vĩ, hữu tình của một thắng cảnh. B. Cấu trúc Mười đoạn tường thành nhân tạo đã nối những ngọn núi, dải núi đá vôi tạo nên hai vòng thành khép kín sát cạnh nhau, được gọi là thành ngoài và thành trong, với diện tích chừng 300 hécta có dư. 1. Thành ngoài rộng chừng 140 hécta, gồm địa phận hai thôn Yên Thượng và Yên Thành, thuộc xã Trường Yên. Thành ngoài được nối kín bằng năm đoạn tường thành. Đoạn thứ nhất "Nối từ núi Đầm sang núi Thanh Lâu. Nnân dân gọi đoạn này là Tường Đông. Đoạn thứ hai: Nối từ núi Thanh Lâu sang núi Cột Cờ. Đoạn thứ ba: Nối từ núi Cột Cờ sang núi Chẽ. Đoạn thứ tư: Nối từ núi Chẽ sang núi Chợ. Đoạn thứ năm: Nối từ núi Mã Yên sang một dải núi khác. Nhân dân quen gọi là Tường Vầu. 2. Thành trong về diện tích, tương đương với thành ngoài, nay thuộc đất thôn Chi Phong, xã Trường Yên. Quanh thành trong cũng có năm đoạn tường đắp nối các dải núi, bao gồm: Đoạn thứ nhất: Nối từ núi Hàm Sá sang núi Cánh Hàn. Nhân dân quen gọi là Tường Dền. Đoạn thứ hai: Nối từ núi Cánh Hàn sang núi Hang Tó. (Cũng là đoạn phụ cùng tuyến với Tường Dền). Đoạn thứ ba: Nối từ núi Quèn Dót sang núi Mồng Mang. Nhân dân quen gọi là Tường Bồ. Đoạn thứ tư: Nối từ núi Mồng Mang tới núi Cổ Giải. Nhân dân quen gọi là Tường Bìm. Đoạn thứ năm: Đắp ngang giữa thành trong. Nhân dân cũng gọi là Tường Vầu như đoạn đắp ngang giữa thành ngoài [5]. 3. Tài liệu điền dã của Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam cho biết rằng: a) Đoạn tường từ núi Chẽ sang núi Cột Cờ dài 300 mét, có một con ngòi chảy từ trong thành ra sông Hoàng Long và chảy qua đoạn tường này ở chỗ chân núi Chẽ. Từ chân núi ra bờ ngòi khoảng 30 mét còn thấy vết tích của tường thành. Ngòi rộng chừng 40 mét. Ngay sát bờ ngòi bên kia là tường thành đắp thẳng, nối với núi Cột Cờ. Tường thành hiện bị phá hoại nên từng chỗ cao thấp có khác nhau, nơi cao nhất là 5 mét so với mặt vuông, nơi thấp từ 2 đến 3 mét. Tường thành đắp ngang qua một vùng lầy lội nên cấu trúc có những điểm đáng chú ý. Vì vốn là chỗ đất lầy dễ lún nên móng đã được xử lý tốt. So với mặt ruộng hiện nay, móng tường sâu chừng 2 mét, được làm bằng cách trải lót cành cây lẫn với đất đắp nhiều lớp. Còn có những cọc đóng sâu xuống giữ cho móng không trôi. Có cọc đơn và cọc kép. Cọc kép gồm hai cọc nối nhau bằng đà ngang có lỗ mộng. Trên đà ngang lại xếp nhiều cây gỗ dài. Đây là cách xử lý truyền thống trong việc chống lún ở những vùng lầy lội. Cách này rõ ràng có hiệu quả tốt, tường thành xây đắp bên trên đã tồn tại vững vàng cho tới ngày nay. Thân tường cũng được làm khá đặc biệt. Mặt trong của tường xây gạch dày khoảng 0,45 m rất cẩn thận, thẳng và vững chắc. Chân tường có kè đá tảng và đóng cọc gỗ lớn, chồng chéo. Phía ngoài của tường gạch là phần tường đắp rất dày đất ốp vào tường gạch. Thông thường ở những tòa thành sau này thì phần xây gạch hoặc đá phải là ở mặt ngoài của tường thành. Ơở đây, thì ngược lại. Như vậy có thể nghĩ rằng phần xây gạch chỉ là tường ốp chống lở sụt mà thôi chứ không có ý đồ gây khó khăn cho việc vượt tường (vì không có ai lại có ý đồ gây khó khăn cho chính mình). Vả lại nền gạch hoa lát tìm thấy ngay trên tường thành sát chân núi Cột Cờ cho hay rằng có những kiến trúc trên mặt tường thành và tất nhiên phải có hoạt động ở đó, tối thiểu cũng là hoạt động canh phòng những nơi xây đắp nhân tạo kém hiểm trở so với những dãy núi đá thiên nhiên [6]. Gạch xây tường thành là những viên gạch chữ nhật cỡ lớn 30 x 16 x 4 cm. Trên mặt gạch có văn chải. Có viên được in chữ "Đại Việt quốc quân thành chuyên". Một số viên in chữ "Giang Tây quân" kích thước và màu sắc khác hẳn với loại gạch trên. Mới đây khảo cổ học lại phát hiện thêm loại gạch in chữ "Giang Tây chuyên" tương tự gạch "Giang Tây quân". b) Đoạn tường thành từ núi Cột Cờ đền núi Thanh Lâu dài 233 mét, hiện còn cao 2,75 mét so với mặt ruộng. Mặt thành rộng 4 mét, chân thành rộng 20 mét. Đây cũng là một đoạn đắp qua vùng lầy lội nên có lót cành cây, gia cố móng. Thân tường thành cũng có xây gạch ốp, đắp tường đất không khác gì ở đoạn tường thành đã nói trên. Hai đoạn tường đều có cùng kỹ thuật, cùng nguyên vật liệu, đắp cùng thời, vấn đề đã rõ ràng chắc không còn gì phải bàn cãi. 4. Chỉ nhìn trên bản vẽ đã thấy thành Hoa Lư là một tòa thành được xây dựng theo địa hình tự nhiên. Thành ngoài cũng như thành trong đều có bốn mặt núi cao bao bọc. Phần phải xây dựng, chẳng là bao mà đã có tòa thành rộng rãi, hiểm trở. Cả thành ngoài, thành trong đều lợi dụng được một nhánh sông Hoàng Long chảy dọc thành làm một đường giao thông dưới nước. Việc vận chuyển vào thành hay ra ngoài đều dễ dàng. Một tổng thể kinh thành gồm hai tòa thành riêng biệt, rất thuận tiện cho việc bố trí từng khu triều đình, quan lại hay quân sĩ. Việc qua lại giữa hai thành không vì vậy mà trở ngại. Thiên nhiên đã khéo bố trí cho một con đường kín đáo mà thuận tiện, đó là Quèn Vông, quãng tiếp giáp giữa núi Hang Sung và núi Quèn Dót. Ơở mỗi tòa thành ngoài cũng như thành trong, chỉ bằng một đoạn tường thành ngắn có thể chia làm hai phần, tăng thêm mức độ quanh co hiểm hóc cho công trình. Triều Đinh thành lập sau hàng ngàn năm Bắc thuộc, khi mà những mô hình thành lũy kiểu Hán ngang bằng sổ ngay, phương hướng tề chỉnh, quy cách xây dựng trở thành công thức, đã mọc lên không ít ở nhiều nơi. Nhưng thành Hoa Lư độc đáo được xây dựng lại không theo một khuôn mẫu Trung Quốc của bất cứ thời nào. Hoàng tộc, triều đình, quân sĩ phân đẳng cấp đã rất rõ ràng, nhưng Hoa Lư không hề có "Thành quách trùng trùng", không câu nệ công thức, chỉ cốt saso kiên cố, lợi hại. Là một căn cứ quân sự, Hoa Lư quả đã đạt tới đỉnh cao về mức độ kiên cố, hiểm trở của một công trình phòng thủ. Có thể nói Hoa Lư là một công trình kiến trúc quân sự hiếm có trong lịch sử nước ta và cả trong lịch sử các nước khác đương thời. (1) Đại Việt sử ký toàn thư: Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1972, T. I., tr. 154. (2) Đại Việt sử ký toàn thư: Đã dẫn, tr. 169. (3) Đại Việt sử ký toàn thư: Đã dẫn, tr. 191. (4) Các nhà khảo cổ Việt Nam đã mất nhiều công sức và thời gian điều tra nghiên cứu mới hiểu được, chắc chắn là chưa kỹ, về tòa thành cổ độc đáo này. Chúng ta cũng không nên trách nhà nghiên cứu người Pháp, L. Bơdaxiê do thiếu tư liệu điền dã nên đã viết về tòa thành này chỉ bằng mấy câu mượn của sứ giả Trung Quốc đời Tống là Tống Cảo đã tới Hoa Lư khoảng năm 988 và mô tả đô thành này như sau: "Trong thành lũy có phòng vệ không có dân cư, chỉ có mấy nghìn túp lều bằng tre, lợp tranh dùng làm trại lính... Cung điện nhà vua nhỏ bé, ở lối vào ghi hai chữ "trí môn"... Người ta đưa chúng tôi đi xem những tháp canh bằng gỗ dựng lên để phòng vệ cho thị trấn này. Cách xây dựng thì đơn sơ mà hình thù thì xấu xí". Xem L. Bơdaxiê: Nghệ thuật Việt Nam, Paris, 1954. (5) Tên Vầu được đặt chung cho cả hai đoạn đắp ngang thành ngoài và thành trong chia mỗi thành làm hai phần, chắc là một từ cổ có ý nghĩa như: giữa, phân đôi... Chúng tôi chưa tìm hiểu được. (6) Nền gạch đã phát hiện hình chữ nhật 4,5 x 8,6 mét. Gạch lát nền là gạch in hoa sen hoặc in hình đôi chim phượng, xung quanh đều viền một đường văn triện. Quanh nền gạch còn tìm thấy những viên gạch hình chữ nhật có in chữ "Giang Tây quân" hoặc "Đại Việt quốc quân thành chuyên". Gạch "Giang Tây quân" đã được Trần Quốc Vượng nghiên cứu và kết luận đó là gạch do quân sĩ Giang Tây, Trung Quốc đóng ở nước ta mang vào thời thuộc Đường hồi thế kỷ VIII, sau này các đời Đinh, Lê, Lý dùng lại (xem Nghiên cứu lịch sử, số 83, tr. 49 - 64). Gạch "Đại Việt quốc quân thành chuyên" là gạch xây thành do quân sĩ nước Đại Việt làm thời Đinh, thời Tiền Lê và có thể cả vào thời Lý. Còn tìm thấy mảnh gạch vỡ có in chữ "Bình" và được đoán rằng gạch vốn in chữ "Thái Bình" niên hiệu của vua Đinh Tiên Hoàng.
|
|
|
Post by NhiHa on Sept 11, 2010 15:57:57 GMT 9
Thành Thăng Long Địa thế ưu việt của miền đất Hà Nội đã làm cho Hà Nội đóng vai trò một trung tâm chính trị, kinh tế, quân sự và văn hóa từ lâu đời và giữ vai trò thủ đô của đất nước trong một thời gian dài nhất của lịch sử. Từ năm 545, Lý Nam Đế đã dựng đô thành Vạn Xuân, rào lũy ở cửa sông Tô Lịch để chống quân xâm lược Trần Bá Tiên [1]. Năm 602, Nhà Tùy chuyển trụ sở đô hộ từ Long Biên sang Tống Bình (miền Hà Nội ngày nay). Năm 621, Khâu Hòa xây dựng Tử Thành, năm 767 Trương Bá Nghi xây La Thành, năm 791 và 801. Triệu Xương và Bùi Thái sửa sang La Thành, năm 808 Trương Châu sửa lại La Thành [2] gọi là "An Nam La Thành". Lần cuối cùng đắp thành ở miền Hà Nội trong thời Bắc thuộc là lần do Cao Biền đắp [3] trong khoảng những năm 866 - 868. La Thành của Cao Biền có quan hệ chặt chẽ với thành Thăng Long đời Lý, và được gọi tên thành Đại La cũng từ chiếu dời đô của Lý Thái Tổ. Từ năm 1010 Lý Thái Tổ định đô ở miền đất Hà Nội, kinh đô được gọi là Thăng Long. Qua suốt các triều Lý, Trần, Lê, tên thủ đô có đổi: Thăng Long, Đông Đô, Đông Kinh; thành lũy, cung điện có xây, có phá, có đổi chỗ, có mở mang, song vẫn ở quanh vùng Hà Nội ngày nay. Miền đất Hà Nội do "có thể rồng cuộn hổ ngồi", "tiện hình thế núi sông sau trước", "muôn vật rất thịnh và phồn vinh", nên lịch sử đã ưu tiên trao cho địa vị trung tâm của đất nước qua nhiều thời đại. Cũng do sự ưu đãi đó của lịch sử mà miền đất Hà Nội đã chịu bao độ bể dâu, những kinh thành xây dựng trên đất này cũng chịu những đổi thay nặng nề tới mức có kinh thành hầu như không còn dấu vết. A. Thành Thăng Long thời Lý Trần Huy Bá đã đề xuất [4]: "Phía bắc áng chừng ở vào chỗ rẽ đường xuống trường Đua Ngựa cho đến cửa đền Quan Thánh. Phía đông từ quá đền Quan Thánh đến gần Văn Miếu bây giờ. Phía nam từ gần Văn Miếu tới gần chỗ rẽ tránh đường xe điện Cầu Giấy. Phía tây từ gần chỗ tránh đường xe điện Cầu Giấy đi tắt đến gần chỗ rẽ xuống trường Đua Ngựa bây giờ. Núi Khán Sơn ở Bách Thảo và chùa Một Cột phải ở về phía đông Hoàng thành Thăng Long xưa. Hồ Ngọc Hà phải là ở về phía đông của nội thành mới đúng như bản đồ đời Hồng Đức ghi. Như thế các cung điện chính phải ở vào khu Hữu Tiệp, Ngọc Hà, Vạn Phúc, nhà máy rượu bia và chùa Bát Tháp bây giờ mới là đúng chỗ. Vậy thành Thăng Long xây năm 1805 có lẽ đã theo sự nhu cầu về gần bên sông Hồng Hà mà đã thiên hẳn ra ngoài phía đông thành Thăng Long cũ, rồi các di vật đều thiên cả ra mà sử không chép tường tận chăng?". Trần Quốc Vượng và Vũ Tuấn Sán đã có ý kiến khác: "Sử sách không hề chép có một sự di chuyển nào của kinh đô Thăng Long qua những triều đại Lý - Trần - Lê. Trái lại, những di tích ghi trong tài liệu cũ phối hợp với sự điều tra tại chỗ cho phép đoán định rằng thành Thăng Long đời Lý vẫn giữ nguyên vị trí cũ cho đến đời Nguyễn. Núi Nùng tức núi Long Đỗ được thuyết phong thủy coi như là một nơi tập trung của "Khí thiêng sông núi nơi đế đô" vẫn là trung tâm của đô thành Thăng Long qua bao nhiêu thế kỷ" [5]. "Như thế là kinh thành Thăng Long cũ bao gồm Hoàng thành cùng khu buôn bán về phía đông giáp với sông Hồng, khu nông nghiệp về phía tây đã được hình thành ít nhất ngay từ thời Lý". Hai ý kiến khác nhau quá xa về vị trí địa lý của thành Thăng Long đời Lý cho tới nay vẫn chưa phân phải trái, vẫn phải đợi "Khi nào có đủ điều kiện khai quật thăm dò ở dưới lòng đất, thì sự xác minh mới là chính xác". [6] Những dòng thư tịch chép về vị trí và cấu trúc thành Thăng Long đời Lý thật ích ỏi. Tuy vậy số lượng tư liệu nghèo nàn đó vẫn có giá trị nghiên cứu của nó, mà giá trị cao hay thấp còn tùy ở cách khai thác của từng người nghiên cứu. Chúng ta gặp những dòng đầu tiên quan hệ tới kinh đô Thăng Long đời Lý trong Chiếu dời đô của Lý Thái Tổ viết năm Canh Tuất (1010). Bài chiếu có đoại viết: "... Thế mà nhà Định, nhà Lê lại theo lòng riêng, lơ là mệnh trời,... yên ở nơi quê quán, đến nỗi thế đại không dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ hao tồn, muôn vật không nên. Trẫm rất xót thương, không thể không rời đi nơi khác. Huống chi đô cũ của Cao Vương ở thành Đại La, ở giữa khu vực trời đất, có thể rồng cuộn hổ ngồi, ở giữa nam bắc đông tây, tiện hình thế núi sông sau trước, đất rộng mà bằng phẳng, chỗ cao mà sáng sủa, dân cư không khổ về ngập lụt, muôn vật rất thịnh mà phồn vinh, xem khắp nước Việt, chỗ ấy là nơi hơn cả". Như vậy kinh đô nhà Lý được định ra không câu nệ vào đất quê hương của dòng họ, mà chọn nơi trung tâm về địa lý, về kinh tế để xây dựng. Nơi ấy chính là La Thành cũ của Cao Biền (7). Sử chép tiếp: "Bèn xây dựng cung điện ở trong cung thành Thăng Long phía trước dựng điện Càn Nguyên là chỗ coi chầu, bên tả làm điện Tập Hiền, bên hữu làm điện Giảng Võ, lại mở cửa Phi Long thông với cung Nghênh Xuân, cửa Đan Phượng thông với cửa Uy Viễn, chính hướng nam là điện Cao Minh, đều gọi là thềm rồng; bên trong thềm rồng có mái cong, hàng hiên bao quanh bốn mặt. Sau điện Càn Nguyên dựng hai điện Long An và Long Thụy làm nơi nghỉ ngơi, bên tả làm điện Nhật Quang, bên hữu làm điện Nguyệt Minh; đằng sau dựng hai cung Thúy Hoa và Long Thụy làm chỗ ở cho cung nữ. Dựng kho tàng, đắp thành đào hào, bốn mặt thành mở bốn cửa, phía đông gọi là cửa Tường Phù, phía tây gọi là cửa Quảng Phúc, phía nam gọi là cửa Đại Hưng, phía bắc gọi là cửa Diệu Đức. Lại ở trong thành làm chùa Hưng Thiên Ngự và lầu Ngũ Phượng Tinh, ở ngoài thành làm chùa Thắng Nghiêm ở phía nam" [8]. Đoạn thư tịch này cho hay: Có một tòa thành trong mới được đắp, có tường thành và hào ngoài, mở bốn cửa ra bốn hướng đông, tây, nam, bắc. Tòa thành này bao quanh các cung điện, kho tàng, chùa tháp của nhà vua và nằm trong thành Đại La của Cao Biền, như vậy thành Thăng Long thời Lý có hai vòng thành: thành ngoài là La Thành của họ Cao và thành trong mới đắp sau khi dời đô tới. "Quý Sửu, năm thứ tư (1013)... Mùa đông tháng 10... Đắp thành đất ở bốn mặt kinh Thăng Long" [9] "Giáp Tý năm thứ 15 (1024)... Mùa xuân... sửa chữa kinh thành Thăng Long" [10]. Ghi chép tuy không rõ ràng, song ta cũng có thể nghĩ rằng việc đắp thành đất và việc sửa chữa kinh thành Thăng Long tức là tiếp tục đắp và sửa chữa tòa thành trong mới được đắp từ năm 1010, tường thành vẫn đắp bằng đất chứ không xây gạch hay đá, hoặc bằng loại vật liệu khác. Đoạn chép: "Mậu Ngọ (1078). Mùa xuân, tháng giêng sửa lại thành Đại La", cho biết rõ ràng hơn, đó là công việc sửa chữa vòng thành ngoài của kinh thành Thăng Long đời Lý. Cho tới nay, những cuộc khai quật lẫn tìm dấu vết thành Thăng Long thời Lý không nhiều và mới chỉ tiến hành ở vùng Ngọc Hà. Cũng có thể nói rằng phần do yêu cầu sự việc xây dựng của Hà Nội, phần do ý đồ muốn khảo nghiệm ý kiến về vị trí thành Thăng Long thời Lý của Trần Huy Bá mà những cuộc đào tìm đều tiến hành ở khu vực này. Hiện vật thu nhặt được cũng nhiều và có hiện vật rất có giá trị song vẫn chưa đủ để chứng minh rằng thành trong của Thăng Long thời Lý là ở vùng Ngọc Hà ngày nay, nghĩa là chếch hẳn về phía tây thành Đông Đô thời Lê, Hà Nội thời Nguyễn. Năm 1889, khi thực dân Pháp mở vườn Bách Thảo có tìm thấy cột đá chạm rồng suốt thân cột, đường kính cột 0,50 mét, cao trên 2 mét [11]. Đây là cây cột đá chạm rồng độc nhất ở nơi cung điện nhà vua trong thành Thăng Long đời Lý. Mắy năm đầu thế kỷ XX lại đào được ở phía tây vườn Bách Thảo lan can đá chạm sấu, hai bên lan can còn chạm hoa cúc dây mang phong cách Lý - Trần [12]. Đây cũng là lan can bậc lên xuống các cung điện nhà vua. Tháng 7-1932 đã tìm thấy một hộp nhỏ chạm hoa cúc dây, trong có một cán dao hình đầu con vẹt. Hai hiện vật đều bằng vàng tìm thấy ở độ sâu chừng 2 mét, nơi cổng vào trường Đua Ngựa [13]. Vùng Ngọc Hà, Vạn Phúc, Hữu Tiệp, Kim Mã v.v... hàng trăm năm nay thường tìm thấy đồ đất nung hình rồng, phượng, cầm thú v.v... Đó là những bộ phận vật liệu kiến trúc và trang trí kiến trúc mang phong cách Lý - Trần. Hàng vạn mảnh đồ sứ tráng men xanh, vàng, nâu cũng tìm được tại vùng này. Năm 1970 - 1972, Khoa Sử Trường đại học Tổng hợp Hà Nội đã khai quật ở sườn phía tây nam núi Cung nhằm tìm dấu vết cung Thái Hòa và thành trong. Đợt khai quật không mang lại kết quả mong muốn. Năm 1972, Viện Bảo tàng Lịch sử khai quật khu Đồng Gạch và Đồng Giếng. Hàng loạt di vật kiến trúc như gạch, ngói, sư tử đá và đất nung... đã được phát hiện rải rác trong tần văn hóa nhưng chưa tìm thấy nền kiến trúc. Những chồng bát đĩa nung hỏng dính liền nhau tìm thấy ở Đồng Gạch và những di tích bếp đun tìm thấy ở Đồng Giếng gợi ý cho nhận định: đây là khu vực cư trú của những phường thợ thủ công sản xuất phục vụ cho kinh đô khi đó. Năm 1978, để phục vụ cho việc giải phóng mặt bằng kiến trúc Cung Thiếu niên trung ương đã được xây dựng tại vùng Quần Ngựa khu Đồng Gạch lại được coi là một trọng điểm điều tra. Một phế tích kiến trúc xây dựng bằng vồ và ngói lưu ly nhiều màu được phát hiện. Hiện vật đều mang đặc điểm thời Lê, do vậy dự đoán về ngôi chùa Chân Giáo thời Lý, nơi đi tu và bị sát hại của vua Lý Huệ Tông cũng chưa được chứng minh. Tháng 11-1978, khu Quần Ngựa lại tiếp tục được đào thám sát với quy mô lớn hơn. Khu Đồng Gạch cung cấp nhiều di vật gạch vồ, gốm sứ tráng men, bát đĩa, âu hũ nguyên vẹn trong một tầng văn hóa ổn định. Một khẩu giếng quây bằng những bao nung đồ sứ (giống như khẩu giếng thời Trần phát hiện được ở Tức Mặc) [14] củng cố nhận định đã nêu: đây là khu vực thủ công nung gốm sứ. Nhiều phế phẩm đồ sứ dính liền nhau cũng lại tìm thấy ở đây. Dấu vết dòng sông cổ, đoạn còn đoạn mất, nối với sông Tô Lịch chính là con đường vận chuyển hàng hóa của những lò nung nơi đây đi tới các vùng tiêu thụ. Khu "Chùa Chân Giáo" (?) lại được đào 5 hố. Kết quả cho phép khẳng định rằng ngôi chùa thời Lý đó không có ở nơi đây. Đình Thái Tề, phía bắc núi Cung, cũng được thám sát và tìm thấy nhiều vật liệu kiến trúc đất nung thời Trần như: rồng, phượng trang trí trên các bờ nóc của mái kiến trúc cổ. Chùa Vĩnh Phúc được đào 10 hố ở xung quanh. Một ngôi chùa cổ thời Lê còn để lại dấu vết khá rõ ràng, quy mô to lớn ở độ sâu chừng 1 mét. Trên cơ sở đó, người phụ trách khai quật đã đưa ra kết luận: "1- Quần Ngựa chỉ có một số kiến trúc thời Lý - Trần... Những phế tích kiến trúc thời Lê đậm đặc và đồ sộ. 2- Quần Ngựa chỉ là khu vực cư trú của những người bình dân suốt từ thời Lý - Trần đến đầu Lê. Và đặc biệt, từ thời Lê trở về sau thì mật độ dân cư ở đây mới thật sự đông đúc" [15]. Tóm lại cho tới nay vòng thành trong của kinh thành Thăng Long thời Lý, hay nói cách khác là vòng thành đắp vào thời Lý, dù đã mất nhiều công sức tìm tòi, vẫn chưa thấy rõ dấu vết. Mọi điều bàn bạc về hình dáng của nó đều vẫn chỉ là ước đoán. Về phần mình, tán thành ý kiến của Trần Quốc Vượng và Vũ Tuấn Sán, chúng tôi nghĩ rằng chỉ nên tìm dấu tích của Thăng Long thời Lý ở khu vực kinh thành thời Trần, Lê về sau. Cho dù chưa tìm thấy vòng thành trong của kinh thành Thăng Long thời Lý, do đó chưa thể có một bản vẽ mặt bằng có thể chấp nhận được về Thăng Long thời Lý, chúng ta vẫn có thể, bằng những tư liệu đã nói trên, nói được phần nào về cấu trúc của tòa thành này. Thành gồm có hai vòng thành bao bọc lấy nhau. Vòng thành ngoài chính là La Thành của Cao Biền. Dấu vết La Thành ngày nay vẫn còn khá rõ. Phần lớn các nhà nghiên cứu đều nhất trí rằng La Thành mặt phía đông cũng là đê sông Hồng lên tới Hồ Tây, tiếp là đoạn đường Hoàng Hoa Thám, rồi chạy dọc tả ngạn sông Tô Lịch từ Bưởi đến Ô Cầu Giấy, qua Giảng Võ đến Ô Chợ Dừa, Kim Liên, đường Đại Cồ Việt và đường Trần Khát Chân cho đến Ô Đống Mác rồi lại gặp đê sông Hồng. La Thành là vòng tường thành khép kín, cơ bản là dựa theo địa thế tự nhiên mà xây đắp. Thời Lý, ngay từ đầu dời đô ra Thăng Long đã lợi dụng ngay toàn bộ vòng thành này làm vòng thành ngoài. La Thành được bồi đắp, sửa chữa trong suốt quá trình đóng đô tại đây của triều Lý. Vòng thành này đắp bằng đất, phía ngoài có lợi dụng sông Hồng, sông Tô Lịch và nhiều đầm hồ làm hào tự nhiên [16]. Những cửa thành tuy không còn tư liệu gì nói tới, song có thể nghĩ rằng đó chỉ là những đoạn khuyết của tường thành mà không có xây cửa hay lầu cửa (vọng lâu) như những tòa thành các đời sau. Tất nhiên ở mỗi cửa này phải có nơi đóng quân canh gác. Vòng thành trong [17] được xây đắp hoàn toàn mới, kể từ khi Lý Thái Tổ dời đô hồi tháng 7 năm 1010. Vòng thành bao quanh một loạt cung điện mới dựng. Thành đắp bằng đất, có đào hào ngoài, mở bốn cửa Tường Phù, Quảng Phúc, Đại Hưng và Diệu Đức ở bốn mặt đông, tây, nam, bắc. Hiện không còn dấu vết nào để có thể khẳng định rằng bốn cửa thành xây dựng ra sao, song cứ lý mà suy thì vòng thành trong là công sự trực tiếp bảo vệ các cơ quan đầu não của Nhà nước cùng họ hàng nhà vua nên cửa ra vào tất phải có đóng mở nghiêm ngặt, cửa thành chắc phải được xây dựng kiên cố và ít nhất ở cửa chính (cửa Tiền) phải có dựng vọng lâu uy nghi đẹp đẽ. Phạm vi của vòng thành thứ hai, cho tới nay vẫn chưa có ý kiến khẳng định, tuy vậy có thể đoán rằng phạm vi tất không nhỏ, bởi vì vòng thành đó phải bao bọc hàng trăm kiến trúc cung điện, lầu gác, chùa tháp xây dựng liên tiếp suốt cả thời Lý [18]. Hai vòng thành ngoài và trong đã nói trên đây cho dù xây dựng trước sau khác nhau nhưng được các vua nhà Lý tiếp nhận vào đồ án kiến trúc chung của kinh thành triều đại mình. Một bình đồ kiến trúc gồm hai vòng thành bao bọc lẫn nhau lần đầu tiên xuất hiện trong kiến trúc thành Việt Nam. Hai vòng thành này, cứ theo sử cũ, mang tên gọi khác nhau. Vòng ngoài gọi là Đại La thành với hàm nghĩa là vòng thành lớn bao xung quanh Cung thành. Vòng thành trong được gọi là Cung thành (theo Đại Việt sử ký toàn thư) với ý nghĩa là một tường thành bao quanh cả khu vực các cung điện nhà vua mới xây dựng từ khi dời kinh đô tới. Cung thành ở đây chưa mang ý nghĩa là Hoàng thành hay Tử cấm thành như những thành xuất hiện thời sau nữa. Một chứng cứ sinh động là năm 1012, nhà vua đã "sách phong Hoàng thái tử. Phật Mã làm Khai Thiên Vương, làm cung Long Đức ở ngoài thành cho ở, có ý muốn cho biết việc dân gian" [19]. Nói tóm lại bình đồ kiến trúc đầu tiên của kinh thành Thăng Long thời Lý có tiến bộ hơn so với thành Hoa Lư. Hai lớp vòng thành bao bọc lẫn nhau tăng cường sức kiên cố và thế hiểm trở cho công trình. Hai lớp vòng thành cũng có ý nghĩa phân biệt rõ ràng thêm một bước trật tự phong kiến giữa các cư dân trong thành, tuy nhiên cũng phải thấy trật tự phong kiến lúc này vẫn chưa thành luật lệ quá phiền phức và hà khắc. Đời vua Lý Thái Tông, năm 1029, một sự kiện mới xuất hiện đáng để cho ta chú ý về bình đồ kiến trúc của kinh thành Thăng Long. Sử chép: "Tháng 6, rồng hiện ở nền cũ điện Càn Nguyên. Vua bảo các quan hầu rằng: "Trẫm phá điện ấy [20], san phẳng nền rồi, mà rồng thần còn hiện, hay là chỗ ấy là đất tốt đức lớn dấy nghiệp ở chính giữa trời đất chăng?". Bèn sai quan theo quy mô rộng lớn, nhằm lại phương hướng, làm lại mà đổi tên làm điện Thiên An. Bên tả làm điện Tuyên Đức, bên hữu làm điện Diên Phúc thềm trước điện gọi là thềm Rồng (Long Tri); bên đông thềm Rồng đặt điện Văn Minh, bên tây đặt điện Quảng Vũ; hai bên tả hữu thềm Rồng đặt lầu chuông đối nhau để nhân dân ai có việc kiện tụng oan uổng thì đánh chuông lên; bốn xung quanh thềm Rồng đều có hành lang giải vũ để các quan hội họp và sáu quân túc vệ. Phía trước làm điện Phụng Thiên, trên điện dựng lầu Chính Dương làm nơi giữ giờ khắc; phía sau làm điện Trường Xuân, trên điện dựng gác Long Đồ làm nơi nghỉ ngơi chơi ngắm. Bên ngoài đắp một lần thành bao quanh gọi là Long Thành" [21]. Long Thành là một vòng tường thành nhỏ chỉ bao bọc quanh một khu vực mới xây gồm điện Thiên An, nơi làm việc chính của nhà vua và triều đình, và mấy điện khác như điện Tuyên Đức, Diên Phúc, Văn Minh, Quảng Vũ, Phụng Thiên và Trường Xuân. Điện Trường Xuân cũng là nơi ở, bên trên có xây gác Long Đồ để nhà vua nghỉ ngơi chơi ngắm. Đây cũng là nơi vua Lý Thái Tông băng vào năm 1054. Vòng tường thành này rõ ràng là vòng tường thành trong cùng, vòng tường thành thứ ba lọt trong phạm vi của vòng tường thứ hai đắp năm 1010, và chỉ bảo vệ riêng nơi ở và làm việc của nhà vua. Người ta có thể tin vào lý do đó mà coi vòng tường này là Cấm Thành, là Tử Cấm Thành. Thực ra khái niệm Tử Cấm Thành chưa có vào thời này. Sử đã chép rõ nơi này, theo suy nghĩ của nhà vua "là đất tốt đức lớn dấy nghiệp ở chính giữa trời đất" nên được xây dựng làm trung tâm hành chính quốc gia và được đắp thành bao quanh, phần để bảo vệ, phần để giữ vẻ tôn nghiêm vô thượng. Tên đặt Long Thành cũng phần nào chứng minh điều đó. Có thể dự đoán không sai rằng vòng tường Long Thành xây dựng không to cao lắm, không có hào ngoài, cửa thành không có lầu bởi vì công trình chỉ mang tính chất nửa quân sự. Nếu tính Long Thành là một vòng tường thành thì kinh thành Thăng Long thời Lý gồm ba vòng tường thành bao bọc lẫn nhau. Như vậy kiểu kiến trúc "tam trùng thành quách" đã xuất hiện ở Việt Nam từ đầu thời Lý, có sớm hơn cả ở Trung Quốc. Chúng tôi không nghỉ như vậy bởi vì không coi Long Thành là kiến trúc hoàn toàn quân sự. Tuy nhiên chúng tôi cho rằng Long Thành là tiền đề cho một vòng thành thứ ba mang đầy đủ tính chất quân sự trong bình đồ kiến trúc của các kinh thành những thời sau. B. Thành Thăng Long thời Trần Cuộc thay triều đổi đại từ triều Lý sang triều Trần đã diễn ra ở kinh đô Thăng Long bằng màn kịch nhường ngôi của vị nữ hoàng Lý Chiêu Hoàng cho chồng là Trần Cảnh (tức vua Trần Thái Tông) vào năm 1225. Cuộc đảo chính êm ả đó làm cho kinh đô của đất nước hầu như không bị xáo động. Ngay cả cái tên kinh đô: Thăng Long, cũng tồn tại nguyên vẹn; cho mãi tới cuối triều Trần, khi mà Hồ Quý Ly cho xây dựng thành Tây Đô để chuẩn bị cướp ngôi nhà Trần, kinh thành Thăng Long mới được gọi thêm tên mới là Đông Đô nhằm phân biệt với Tây Đô. Nhà Trần tiếp thu toàn bộ mọi tài sản của kinh đô nhà Lý rồi tiếp tục tu bổ xây dựng theo yêu cầu mới. Vòng thành Đại La có lúc mở rộng thêm [22], có hồi dựng thêm rào trại củng cố việc phòng thủ chung cho cả kinh thành [23]. Tuy nhiên về cơ bản vòng thành này vẫn không có gì thay đổi về cả hình dáng, kỹ thuật kiến trúc lẫn chức năng của nó. Đáng chú ý có vòng thành trong cùng được đắp từ thời Lý gọi là Long Thành. Ơở thời Lý, Long Thành mới được đắp như một vòng tường bao quanh một số cung điện nơi vua ở và làm việc. Tới thời Trần, vòng thành này được đắp thêm kiên cố và có đặt quân canh gác nghiêm mật. Vòng thành đã mang hoàn toàn tính chất quân sự và trở thành vòng tường thứ ba của công trình kiến trúc quân sự Thăng Long. Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết "Quý mão (1243)... Tháng 2 đắp thành bên trong gọi là thành Long Phượng" [24]. Thành Long Phượng cũng chính là Long Thành thời Lý. Có chỗ sử chép khác gọi là Phượng Thành, nhưng cũng chỉ là vòng thành trong cùng của ba vòng thành của kinh đô. Quân Tứ Sương canh giữ bốn cửa thành và quản cả số tội đồ vào làm việc dọn ở Phượng Thành. Cung điện trong thành được dựng thêm không ít. Ngay từ đời Trần Thái Tông đã xây thêm cung điện mới. Đại Việt sử ký toàn thư chép "Canh dần (1230)... Trong thành dựng cung điện, lầu gác và nhà lang vũ đông tây, bên tả là cung Thánh Từ (nơi Hoàng thượng ở), bên hữu là cung Quan Triều (nơi vua ở)". Tiếp tục những đời sau xây thêm khá nhiều. Đường sá phố phường có nhiều đổi thay. Những lần chiến tranh, kẻ thù vào cướp phá Thăng Long ví như lần quân Chiêm Thành vào Thăng Long ngày 27 tháng 3 nhuận năm Tân Hợi (1371) đã "đốt phá cung điện cướp lấy con gái, ngọc lụa đem về", "giặc đốt cung điện, đồ thư trụi cả", khiến cho "Trong nước từ đấy sinh ra nhiều chuyện". Bộ mặt Thăng Long đổi thay to lớn, vẻ uy nghiêm, tráng lệ, sầm uất mất hẳn. Song những vòng thành, những dải hào ngoài thì, dù cũng có bị tàn phá phần nào, vẫn giữ được dáng vẻ cũ, vẫn hoàn toàn có thể sử dụng lại được. (1) Trần Quốc Vượng và Vũ Tuấn Sán: Bàn thêm về thành Thăng Long đời Lý - Trần. Nghiên cứu Lịch sử, số 85, tháng 4-1966, tr. 35. (2) Trần Quốc Vượng và Vũ Tuấn Sán viết: "An Nam La Thành cao 22 thước (x 31cm = 6,82 mét). Thành có 3 cửa, trên có lầu. Cửa Đông và cửa Tây có lầu ba gian, cửa Nam (là cửa chính) có lầu năm gian. Trong thành có 10 cung, hai bên tả hữu đại sảnh dựng lều giáp trượng 40 gian để chứa vũ khí. Đây là cái thành đầu tiên có quy mô tương đối lớn (Xem Nghiên cứu Lịch sử, số 85, tháng 4-1966, tr. 35). (3) Sách Tư trị thông giám chép: "La thành của Cao Biền đắp chu vi là 3.000 bộ (6 x 31cm = 5,580km) trong đó đựng 40 vạn gian nhà". Việt sử lược chép: "Biền đắp lại La Thành chu vi 1.980 trượng 5 thước (=6,139km), cao 2 trượng 6 thước (=8,06 mét), chân thành rộng 2 trượng 6 thước (=8,06m), bốn mặt xây nữ tường (tường nhỏ xây trên tường lớn) cao 5 thước 5 tấc (=1,70 mét) 55 lầu vọng dịch (vọng gác) 5 môn lầu (lầu xây trên cửa thành), 6 củng môn (cửa tò vò, cửa nách), đào 3 ngòi nước, đắp 34 con đường, lại đắp đê chu vi 2.125 trượng 8 thước (=6,589 km), cao trượng 5 thước (4 = 4,65 mét), chân đê rộng 3 trượng (=9,30 mét), lại dựng hơn 5.000 gian nhà". Theo Trần Quốc Vượng và Vũ Tuấn Sán, Nghiên cứu Lịch sử: Đã dẫn tr. 37 - 38. (4) Trần Huy Bá. Thử bàn về vị trí thành Thăng Long đời Lý. Nghiên cứu Lịch sử, số 6, tháng 8-1959, tr. 77-81. (5) Trần Quốc Vượng và Vũ Tuấn Sán: Đã dẫn, Nghiên cứu Lịch sử, số 86, tháng 4-1966, tr. 35-45. Đoạn chép về thời Lê Tháng Tông, năm 1480 "Tháng 11 đắp rộng thêm Phượng thành, nhân theo quy chế của nhà Lý, nhà Trần..." trong Đại Việt sử ký toàn thư, T. III, tr. 307, đã tỏ ra ủng hộ ý kiến này, chứng minh rằng Phượng thành thời Lê là Phượng thành thời Lý - Trần có đắp rộng thêm. (6) Trần Huy Bá: Bàn thêm về nội thành Thăng Long ở triều Lý - Trần - Lê. Nghiên cứu Lịch sử, số 51, tháng 10-1966, tr. 63. (7) Yý này còn được chép rõ trong đoạn: "Mùa thu, tháng 7 (1010) vua dời kinh đô từ thành Hoa Lư sang kinh đô lớn là Đại La của Kinh phủ. Thuyền tạm đỗ ở dưới thành, có rồng vàng hiện ra ở thuyền ngự, vì thế đổi gọi là thành Thăng Long". Đại việt sử ký toàn thư: Đã dẫn, tr. 191. (8) (9) (10) Đại Việt sử ký toàn thư: Đã dẫn, tr. 191 - 195 - 198. (11) Hiện vật này được bày tại Viện Bảo tàng lịch sử, sổ kiểm kê nhập kho là 61.3512. (12) Hiện vật này được bày tại Viện Bảo tàng lịch sử, sổ kiểm kê là D.121-53. (13) Trần Huy Bá: Thử ban về vị trí thành Thăng Long đời Lý. Nghiên cứu Lịch sử, số 6-1859, tr. 79. (14) Đào Đình Tửu: Giếng thời Trần ở Tức Mặc (Nam Hà). Khảo cổ học, số 5 - 6, 1970, tr. 89 - 92. (15) Phạm Quốc Quân: Khảo cổ học Quần Ngựa và vấn đề hoàng thành Thăng Long, Nội san Viện Bảo tàng Lịch sử, số 1, tháng 12-1979, tr. 46. (16) Sách Việt sử lược có đoạn chép: "Năm Âất dậu (1165)... Vua xuống chiếu dời Đại La Thành ở cửa Triềi Đông lùi vào 75 thước, xây bằng gạch đá để tránh nước sông vô lở". Chúng tôi không có ý định sử dụng tư liệu trong Việt sử lược, tuy nhiên cũng trích đoạn này để bình luận và chứng minh rằng: dù có đoạn ghi chép này, ta vẫn có thể nghĩ vòng thành Đại La là vòng thành đắp bằng đất. Đoạn tường thành xây bằng gạch đá trên đây được làm với mục đích chống sói lở vì nước sông chứ không hề gia cố chỉ vì mục đích phòng vệ quân sự. (17) Trần Huy Bá còn gọi là Nội thành, Cấm thành, Long thành trong bài viết của mình trên Nghiên cứu Lịch sử, số 91, tháng 10 năm 1966, tr. 58. (18) Chúng tôi chỉ căn cứ vào Đại Việt sử ký toàn thư thống kê sơ lược những kiến trúc cung, điện, lầu, gác, chùa tháp đã thấy có 16 cung, 39 điện 2 lầu, 7 gác, 10 chùa. (19) Đại Việt sử ký toàn thư: đã dẫn, tr. 193. (20) Điện Càn Nguyên xây dựng năm 1010, năm 1017 bị sét đánh hỏng và đã bị san phẳng coi như hủy bỏ. (21) Đại Việt sử ký toàn thư: Đã dẫn, tr. 207 - 208. (22) Đại Việt sử ký toàn thư, T. II, tr. 11, chép: "Canh dần (1230)... Hoặc có làm ruộng thêm phía ngoài thành Đại La, bốn cửa thành thì quân Tứ Sương thay phiên nhau canh giữ". (23) Đại Việt sử ký toàn thư, T. II, tr. 195 - 196 chép: "Quý hợi (1383)... Mùa hạ, tháng 6, vua Chiêm Thành là Chế Bồng Nga... đem quân đi bộ, theo chân vua ra trấn Quảng Oai, do đường đền đóng ở sách Khổng Mục, kinh sư kinh động... Nguyễn Đa Phương dốc quân dựng rào trại ở kinh thành, ngày đêm canh giữ". (24) Đại Việt sử ký toàn thư: đã dẫn, tr. 19.
|
|
|
Post by NhiHa on Sept 11, 2010 16:00:05 GMT 9
Thành Nhà Hồ Những khối đá xanh khổng lồ đẽo vuông thành sắc cạnh xây khắp bốn mặt tường thành - một hiện tượng chưa hề gặp ở bất cứ một công trình kiến trúc quân sự cổ nào trên đất nước ta - cùng với thời gian hoàn thành công việc xây dựng quá nhanh chóng trong ba tháng trời - đã làm cho tòa thành Nhà Hồ trở nên đặc biệt hấp dẫn đối với giới nghiên cứu cũng như đối với khách tham quan. A. Vị trí địa lý Thành được xây dựng trên địa phận động An Tôn thời Trần nên thành mang tên gọi thành An Tôn. Ngày nay, thành nằm trên khu đất giữa bốn thôn Tây Giai, Xuân Giai, Thượng Giai và Đông Môn; trong đó thôn Tây Giai ở ngay cạnh thành, vì vậy thành cũng còn tên gọi là thành Tây Giai. Đương thời, để phân biệt với Kinh thành Thăng Long, thành đã được gọi là Tây Đô, Thăng Long được gọi là Đông Đô. Tên gọi nôm na nhưng phổ biến trong cả nước là thành Nhà Hồ. Hiện nay thành Nhà Hồ thuộc địa phận hai xã Vĩnh Long và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) [1]. Bản thân tòa thành được xây dựng trên một khu đất bằng phẳng, nhưng cảnh quan toàn khu vực thì lại là miền trung du, lắm sông nhiều núi, thế "đất chật hẹp hẻo lánh, cuối nước đầu non" [2]. Phía bắc có núi Thổ Tượng, phía đông có núi Hắc Khuyển, phía tây có núi Ngưu Ngọa, phía nam có núi Đốn Sơn. Phía nam còn là nơi hội tụ của sông Mã từ phía tây chảy về và sông Bưởng từ phía đông chảy tới. Nhìn chung địa thế toàn vùng rất hiểm trở và được bình là "Nên với loạn mà không nên với trị" [3]. B. Cấu trúc Đời vua Trần Thuận Tông (1396), Hồ Quý Ly với chức Nhập nội phụ chính thái sư, Bình chương quân quốc trọng sự, Tuyên trung vệ quốc đại vương, đã thao túng toàn bộ công việc triều đình. Phàm có ra lệnh gì Quý Ly đều xưng là Phụ chính cai giáo hoàng đế. Yý đồ cướp ngôi nhà Trần ngày càng rõ. Tháng Giêng năm sau (1397), Quý Ly sai Thượng Thư Bộ Lại kiêm Thái sử lệnh Đỗ Tỉnh đi xem xét đo đạc động An Tôn, Thanh Hóa, đắp thành đào hào, lập nhà miếu, nền xã, mở đường phố, có ý muốn dời kinh đô đến đấy. Ba tháng sau, tòa thành xây dựng xong. Tháng tư, Quý Ly đổi trấn Thanh Hóa làm trấn Thanh Đô. Mưu toan dời đô về Thanh Hóa, cụ thể là về tòa thành mới xây dựng, được tiến thêm một bước. Tháng 11, Quý Ly bức vua dời đô đến Thanh Đô. Mục đích việc dời đô cốt để cướp ngôi vua, cho nên Hồ Quý Ly không dừng lại ở hành động bức vua bỏ Thăng Long [4]. Ngày 15 tháng 3, năm Mậu Dần (1398) Quý Ly ép vua Trần Thuận Tông nhường ngôi cho Thái tử Âấn, khi đó mới lên 3 tuổi, để đi tu ở cung Bảo Thanh cũng mới xây dựng ở phía tây nam núi Đại Lại. Thái tử Âấn lên ngôi ở cung Bảo Thanh và cũng ngày đó lên ngự điện ở kinh đô mới. Thành Nhà Hồ chính thức được coi là kinh đô của đất nước và được gọi là Tây Đô. Vì xây dựng với ý đồ thiết lập kinh đô nên thành Tây Đô đã được xây dựng với quy mô to lớn và hết sức kiên cố. 1. Thành Tây Đô xây dựng một bình đồ kiến trúc gần vuông, hai mặt nam và bắc dài hơn 900 mét, hai mặt đông và tây hơn 700 mét [5]. Bốn mặt tường thành hiện nay đều còn tương đối đủ, phần xây bằng đá xanh bên ngoài và phần tường đất ốp bên trong. Độ cao trung bình từ 5 đến 6 mét. Có nơi coi như ở cửa Nam cao tới 10 mét. Nhìn phía ngoài, ta thấy tường thành như được xây dựng toàn bằng đá nhưng thực ra phần xây đá chỉ là một lớp ốp ngoài, còn thân tường thành chủ yếu vẫn là đất đấp. Những khối đá ốp bên ngoài đều là đá xanh, đẽo công phu vuông vức, kích thước phổ biến là dài 1,4 mét, rộng 0,7 mét và dày (cao) 1 mét. Ơở cửa Tây có những khối rất to, có khối dài tới 5,1 mét, có khối dài 4 mét, cao 1,2 mét và rộng 1,2 mét [6]. Việc sử dụng đá khối để ốp tường này cho phép tạo nên được độ dốc thẳng đứng phía bên ngoài, gây trở ngại đến mức tối đa cho kẻ địch vượt tường tấn công. Những khối đá quá lớn và quá nặng này lại chỉ cần đặt chồng lên nhau không cần tới chất kết dính đã đủ đảm bảo độ vững chắc cao. Thực tế qua gần 600 năm thử thách, về cơ bản, phần đá ốp vẫn còn nguyên vẹn. Đó đây có đôi chỗ sụt lở, nguyên nhân chính lại là do móng lún và do sự phá hoại của con người. Tính ưu việt của phần đá ốp còn ở chỗ chồng được mọi sức bắn phá, kể cả súng thần công. Cách xây dựng này đã khiến L. Bơdaxiê phải đánh giá rằng: "Chúng tôi thấy cần phải nói rõ rằng ngôi thành này là một mẫu mực độc nhất về việc sử dụng những khối đá vôi to lớn được đẽo gọt và ghép một cách rất tài tình". Tường thành không phải chỉ được xây dựng bằng đá như đã nói. Việc sử dụng đá khối quá nặng không thể không nảy sinh hiện tượng sụt lở khi làm quá cao. Sự sụt lở thực tế đã xảy ra không ít lần. Do vậy năm Tân t� (1401) Hồ Hán Thương đã "hạ lệnh cho các lò nung gạch để dùng vào việc xây thành". Thành Tây Đô đến đây mới xây trên thân bằng gạch, dưới móng bằng đá" [7]. Phần tường gạch ngày nay gần như đã mất hết. Từ những viên gạch ở các gia đình quanh thành có in chữ có thể biết rằng việc nung gạch cung cấp cho công cuộc xây thành đó rất nhiều nơi đảm nhiệm như "Vinh Ninh", "Hương Nhị xã", "An Tôn Hạ xã" và có cả những viên mang địa danh vùng Hải Hưng và Nghệ An. Phần gạch xây bên trên nơi đây có thể có tác dụng ốp ngoài tường đất như phần tường đá bên dưới nhưng cũng có thể là tường bắn xây cao vượt lên trên mặt tường đất để che đỡ cho lính canh đi lại trên tường thành trong khi làm phận sự. Hiện nay không còn biết được rằng trên tường bắn có xây ụ bắn hay không, song cứ theo lẽ chung thì, vào thời Trần, ụ bắn chưa xuất hiện trong kỹ thuật xây thành. Công trường đá cung cấp nguyên vật liệu cho thành Tây Đô là ở một dãy núi đá cách phía nam thành chừng vài cây số. Đá được khai thác và đẽo gọt hoàn chỉnh tại đây rồi mới chở về thành. Việc chuyên chở những khối đá nặng hàng chục tấn đi xa mấy cây số, trong hoàn cảnh chưa có xe cơ giới hạng nặng, đã là một đề tài được bàn bạc trong nhiều năm của giới nghiên cứu. Nhân dân địa phương cho hay "đá có thể chở đi bằng những chiếc "cộ" (loại xe lớn 4 bánh gỗ có sàn xếp hàng hóa) do người hay súc vật kéo. Người ta còn có thể dùng những hòn bi đá cho những khối đá trượt bên trên, người chuyên chở chỉ cần dùng đòn tre hay gỗ bẩy cho đá trượt. Khi đã trượt qua một số hòn, người ta lại đem bi đặt đón lên phía trước cho khối đá tiếp tục trượt qua. Cứ như vậy khối đá nhích dần tới nơi xây dựng. Những hòn bi đá còn tìm thấy quanh thành ngày nay chứng minh sự có thật của phương pháp vận chuyển này. Việc xếp những khối đá thành tường đòi hỏi một phương pháp thật tài giỏi, khi mà người thợ chỉ có những phương tiện thô sơ như thừng chão, gậy gộc. Người xưa đã kết hợp việc xếp lần đá ốp ngoài với việc đắp tường đất bên trong. Phần tường đất bên trong được đắp thành những con đường có độ dốc thấp. Những khối đá vẫn được chở đi trên cộ hoặc bẩy đi trên bi qua con đường hơi dốc để lên cao, đưa khối đá sau đặt nằm chồng lên lớp đá trước. Việc làm tuy giản đơn về mặt lý thuyết như vậy, nhưng thực đã là một công việc nặng nhọc và luôn luôn gây ra tai nạn lao động. Hiện tường dập gãy ngón chân, ngón tay hoặc cả ống chân, cánh tay tất là những hiện tượng xảy ra hàng ngày. Ngay cả tai nạn chết người cũng không ít. Ơở một chỗ tường đá lở, người ta đã chứng kiến một bộ xương người bị đè nát giữa hai khối đá. Người xấu số đã bị đè khi xếp khối đá chồng lên nhau. Đồng đội dù có muốn cứu cũng đành bó tay vì khối đá quá nặng không thể đẩy ra được đành bỏ mặc cho bạn chết bẹp nằm vĩnh viễn giữa những khối đá khổng lồ đáng nguyền rủa đó [8]. Nếu phía ngoài tường thành là một vách đá thẳng đứng thì phía trong, ngược lại, tường đất đều đắp thoải chân để quân lính lên xuống dễ dàng. Đây cũng chỉ là nguyên tắc đắp tường của bất cứ tòa thành nào. Ngoài bốn bức tường thành đá, thành Tây Đô còn có một vòng La thành đặc biệt. Tháng 9 năm Ký mão (1359), Quý Ly còn "sai Trần Ninh đốc xuất người phủ Thanh Hóa trồng tre gai ở phía tây thành, phía nam từ Đốn Sơn, phía bắc từ An Tôn thẳng đến cửa Bảo Đàm, phía tây từ chợ Khả Lãng ở Vực Sơn đến sông Lỗi Giang, vây bọc làm La thành; nhân dân ai lấy trộm măng thì xử tử [9]. Một vòng thành bằng lũy tre gai quả thật rất độc đáo, rất Việt Nam. Phía sau (tức phía bắc) tòa thành và cách thành chừng vài cây số, một dãy đồi chạy dài hình thành tuyến phòng ngự thiên nhiên rất tốt. Phía nam và phía đông là cánh đồng. Mặt này trống trải cho nên Hồ Quý Ly đã cho đắp ở phía trước hào độ một cây số, một lũy đất khá lớn chạy suốt cả hai phía mặt thành nối với con sông ở phía nam và hệ thống đổi thiên nhiên phía bắc tạo nên tuyến phòng ngự tiền duyên. 2. Thành Tây Đô có bốn cửa Đông, Tây, Nam, Bắc (cũng có thể gọi là cửa Nam là cửa Tiền, cửa Bắc là cửa Hậu, cửa Đông là cửa Hữu, cửa Tây là cửa Tả). Mỗi cửa đều mở ở chính giữa các mặt thành và đều được xây thành vòm cuốn bằng đá khối, kích thước rất lớn. Cả ba cửa Bắc, Đông và Tây đều một vòm cuốn, riêng cửa Nam là cửa chính (cửa Tiền) được xây ba vòm cuốn, vòm giữa to cao, hai vòm bên nhỏ thấp hơn. Ơở các cửa, người xưa đã dùng vôi vữa để xây ghép các khối đá đảm bảo sự vững chắc tuyệt đối. Hai cửa Đông và Tây đều xây rộng 5,80 mét, sâu 13,40 mét. Những khối đá rất lớn xây làm vòm cuốn ở hai cổng này chỉ được đẽo gọt phẳng phiu ở ba mặt: mặt dưới tạo vòm cửa, hai mặt bên là những mặt tiếp giáp để ghép vòm. Riêng mặt trên thì không có gia công cho nên trèo lên vòm cửa ta sẽ thấy một khoảng đá ghép nhấp nhô không thành hình dáng gì. Vì mặt trên của vòm cửa Đông và Tây không có xây chòi canh, không phải là đường đi lại như mặt tường thành nên không cần thiết phải tốn sức gia công các khối đá và cũng không gây tổn hại gì cho vẻ mỹ quan của kiến trúc. Cửa Bắc rộng 5,80 mét, cao 5,40 mét, sâu 13,70 mét. Cửa này có xây lầu cửa phía trên, do vậy phía trên được lát đá thành một nền phẳng dài 20 mét, rộng 12,70 mét. Những lỗ cột tròn đục sâu xuống nền đá cao hay lầu cửa làm ba gian có hiên bao quanh, phía trong có hàng lan can chạy suốt chiều dài của nền. Toàn bộ cửa Bắc (đo phía ngoài) dài 20,20 mét, cao 7,50 mét. Lầu cửa không còn nữa nhưng có thể biết là một kiến trúc gỗ lợp mái ngói. Đáng chú ý là cột lầu không kê trên chân tảng mà được cắm xuống nền đá với độ sâu 0,45 mét. Cách xây dựng này là để chống chọi với gió bão. Lầu cửa Bắc tuy là cửa Hậu nhưng cũng là bộ mặt phụ của một quốc đô. Chắc chắn phải được sơn thếp lộng lẫy, trang trí công phu chứ không phải chỉ là một lầu cửa làm đơn giản cốt phục vụ cho việc canh gác trên thành. Quy mô lớn hơn cả là cửa Nam. Cửa này rộng 38 mét, cao hơn 10 mét, xây nhô ra ngoài tường thành 4 mét; có 3 vòm cuốn, đều rộng 5,8 mét, hai vòm bên cao 7,80 mét. Phía trên cửa Nam cũng là một nền lát đá bằng phẳng vốn là nền cửa lầu cửa. Lầu cửa Nam được xây dựng bằng gỗ lợp ngói như lầu cửa Bắc nhưng to lớn hơn và lộng lẫy hơn. Là một lầu cửa chính, không chỉ mang chức năng một lều canh, mà còn là nơi mà nhà vua thường ngự duyệt quân nhưng khi xuất chinh, nơi nhà vua chủ trì nhiều nghi lễ, lầu cửa Nam chắc chắn được xây dựng to, đẹp cho xứng với một kiến trúc bộ mặt của quốc đô. Có thể đoán rằng lầu này phải được xây hai lớp mái trồng diêm, bờ nóc phải có trang trí rồng phượng công phu. Về cách xây dựng những vòm cửa có thể giải thích như sau: trước hết người ta đắp đất thành hình vòm cửa, rồi sau đó dùng đá ghép lên trên. Đá ghép vòm được đẽo theo hình múi bưởi. Như vậy đá càng lún càng nêm chặt, dù chỉ xếp mà không cần chất kết dính. Ơở vòm cửa thành Tây Đô, người ta còn cẩn thận hơn là dùng thêm chất kết dính để miết mọi chỗ hở của mạch. Phần vòm cuốn lại được xây trên những tường trụ xây hơi nghiêng theo sức nén của vòm, do đó tường trụ cũng rất vững vàng không sợ sụt đổ vì sức nặng của vòm. Khi xây xong, người ta moi lõi đất ra, vòm cuốn đồ sộ hình thành. Cửa nào cũng được đóng bằng hai cánh gỗ dày nặng, chắc chắn. Dấu vết những lỗ đục vào đá, những lỗ cối lắp ngưỡng cửa mách bảo rằng cửa đã được ghép một khuôn gỗ nặng nề to lớn, ghép bằng những tấm ván rất dày tạo nên một khung cửa hình vuông. Hai cánh cửa khi đóng sẽ áp sát và che kín khung cửa hình vuông đó. Một cửa thành như vậy, có lính gác thường xuyên, thật không dễ dàng đột nhập. 3. Một con hào vừa rộng, vừa sâu bao quanh cả bốn mặt tường thành phía ngoài. Ngày nay nhiều chỗ đã bị lấp, song đứng trên mặt tường thành còn thấy rất rõ dấu vết của hào ngoài khi trước. Đường qua hào vào thẳng bốn cửa thành đều được xây cống gạch. Hình dáng cống nay còn thấy ở cửa Tây. Nếu đo theo dấu vết còn lại hiện nay thì hào rộng tới 50 mét. Đây là một cự ly đáng sợ cho quân địch từ ngoài muốn vượt để tấn công vào thành. Nói tới hào ngoài, ta không thể quên hai con sông Mã và sông Bưởi chảy ôm suốt mặt nam, tạo nên một lớp hào thiên nhiên khó vượt. 4. Những kiến trúc khác trong thành trước hết phải nói tới đường đi lối lại trong và ngoài thành. Tháng 3 năm 1042, Hồ Hán Thương "sai sửa chữa đường sá từ thành Tây Đô đến châu Hóa, dọn đường, đặt phố sá và trạm chạy giấy, gọi là đường thiên lý" [10]. Con đường này ngày nay vẫn dùng và trở thành đường ô tô rộng rãi. Đường thiên lý và con đường mà thời bình dùng để vươn tới quản lý cả miền tây rộng lớn, thời chiến nếu nguy nan có thể theo đó mà rút vào cố thủ ở vùng rừng núi hiểm trở. Tháng 8 cùng năm, Hán Thương "sai đắp đàn Giao ở Đốn Sơn để làm lễ tế Giao" [11]. Con đường từ cửa Nam ra Đốn Sơn được lát đá phiến to, ngày nay vẫn còn lác đác trên đường. Bên trong thành "đường đi lối ngang, lối dọc đều lát đát hoa" [12]. Theo sách cũ ta có thể biết được rằng: kiến trúc chính của Tây Đô, nơi nhà vua ngự triều là điện Hoàng Nguyên, nơi Hồ Quý Ly ở là cung Nhân Thọ, Hồ Hán Thương ở một cung bên hữu điện Hoàng Nguyên, vợ Hán Thương ở cung Phù Cực (vốn gọi là Phù Tang). Còn có Đông cung, một kiến trúc bị sét đánh hai lần vào tháng 3 năm 1401 và tháng 6 năm 1403, không rõ là cho ai ở (phải chăng cũng chính là nơi ở của Hán Thương?). Năm 1403, Hán Thương cho dựng Đông Thái Miếu để thờ cúng tông phải họ Hồ và Tây Thái Miếu để thờ họ ngoại là Trần Minh Tông và Trần Nghệ Tông. Ngoài những kiến trúc chính đã ghi vào sử nói trên, tất nhiên trong thành còn phải có những nhà ngục, nhà kho, nhà binh lính v.v... Mọi kiến trúc ngày nay đều không còn, nhưng nếu đứng từ cao nhìn xuống thì thấy những bờ ruộng nổi lên rất cân đối. Những bờ ruộng này đều nằm chồng lên những móng tường cũ của các kiến trúc. Dựa vào hình các bờ ruộng cũng có thể hình dung ra phần nào sự phân bố các cung điện, đền miếu thời Tây Đô còn đang thịnh. Việc xác định rõ ràng các cung điện trong Tây Đô phải dựa vào khai quật khảo cổ học. Hy vọng rằng trong tương lai khảo cổ học sẽ có thể cung cấp cho ta một bản đồ chính xác và đầy đủ về nội thành Tây Đô hồi thế kỷ XV. C. Giá trị kiến trúc Thành Tây Đô đã đóng vai trò quốc đô của nước Đại Ngu trong một thời gian là 7 năm (1400 - 1407). Là quốc đô nhưng Tây Đô chỉ nổi rõ vai trò một trung tâm quân sự. Từ bỏ Thăng Long, xây dựng vội vàng kinh thành này, Hồ Quý Ly mong đạt mưu đồ lớn nhất là cướp ngôi nhà Trần, lập nghiệp trên một địa bàn mới, tách khỏi vùng ảnh hưởng sâu xa của họ Trần. Khi xây dựng kinh đô ở đây, triều thần đã có nhiều người can gián. Nguyễn Nhữ Thuyết đã nói rất đúng: "An Tôn là đất chật hẹp hẻo lánh; cuối nước đầu non, nên với loạn mà không nên với trị, chỉ cậy hiểm được thôi". Địa thế vùng An Tôn đã hiểm, công trình xây dựng thành Tây Đô lại vững chắc, nào tuyến phòng ngự tiền duyên, nào La Thành, nào hào thiên nhiên, nào hào nhân tạo, nào tường thành xây đá, lớp lớp trùng trùng, có thể nói Tây Đô đáng được coi là một công trình quân sự có giá trị lớn. Họ Hồ đã chọn đất hiểm, biết lợi dụng núi sông nơi đó, biết dựng hàng rào La thành nhưng cũng rất kiên cố, biết sử dụng loại vật liệu xây dựng bền vững nhất đương thời là đá xanh. Họ Hồ đã kén được những hiệp thợ giỏi, biết đẽo đá khối hình múi bưởi để ghép vòm vừa khít khao, vừa vững chắc, biết chuyên chở những khối đá nặng nề bằng phương pháp "cộ" và "bi", biết kết hợp đắp tường đất bên trong thoai thoải thành đường đưa đá khối lên cao để ghép tường v.v... Không bàn gì về những lan can chạm rồng bằng đá, những viên gạch hoa nhiều vẻ lát nền hoặc trang trí v.v... nghĩa là đã lược bỏ phần mỹ thuật trang trí của các kiến trúc trong thành, ta vẫn thấy công trình Tây Đô đã đạt tới đỉnh cao của một công trình kiến trúc quân sự. Thời gian thi công được sử chép là ba tháng. Không ai không kinh ngạc trước thời hạn xây dựng quá ngắn ngủi đó đối với một công trình rõ ràng là vô cùng to lớn. L. Bơdaxiê đã ước tính rằng số đất đắp tường thành là 80.000 m3 và viết: "Người ta biết rằng người An Nam là những người khổng lồ đào đất" và kết luận: "Chúng tôi kết thúc bằng cách nhất mạnh rằng công trình này là một trong những tác phẩm đẹp nhất của nền kiến trúc An Nam". Công trình kiến trúc này đáng được xếp vào một vị trí trang trọng trong lịch sử kiến trúc Việt Nam. (1) Theo địa danh mà L. Bơdaxiê viết vào năm 195 thì: thành thuộc địa phận thôn An Tôn, làng Tây Giai, phủ Quảng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. (2) (3) Đại Việt sử ký toàn thư. T. II, tr. 219. (4) Hồ Hữu Phước trên Nghiên cứu Lịch sử, số 3-1961, tr. 43 - 45, đã tỏ ý bênh vực việc Hồ Quý Ly xây thành Tây Đô: "Vì tính chất chiến lược nên giữ lấy Thanh - Nghệ là một điều hoàn toàn đúng của những nhà quân sự có tài. Dùng Thanh Hóa làm bàn đạp, tiến ra có thể lấy được Thăng Long, lui về có thể giữ được cái thế cầm cự và có đủ thì giờ để chuẩn bị nuôi dưỡng lực lượng. Ơở đây ta cũng thấy rõ cái lỗi lạc của viên tướng Hồ Quý Ly...". Hồ Hữu Phước còn so sánh: "Nguyễn Huệ, anh hùng dân tộc của chúng ta cũng đã bỏ Thăng Long mà dời đô về Nghệ An". Thực ra thì Hồ Quý Ly xây dựng Tây Đô với suy nghĩ khác. Chủ yếu họ Hồ chỉ muốn đạt mục đích thoán đoạt, rồi để tránh nơi ảnh hưởng của nhà Trần, bảo vệ sự an toàn cho dòng họ mình mà dời kinh đô về nơi "nên với loạn mà không nên trị". Hồ Hữu Phước thừa nhận việc dời đô "đứng về mặt nhân tâm mà xét thì quả là một sai lầm lớn". Chính sai lầm mất nhân tâm mà Tây Đô không bảo vệ được triều Hồ. Cha con Hồ Quý Ly cũng không bao giờ làm được việc nuôi dưỡng lực lượng để "tiến ra có thể lấy được Thăng Long nữa". (5) Theo L. Bơdaxiê thì thành xây hình vuông, mỗi cạnh 500m, phù hợp với điều ghi trong sách Đại Nam nhất thống chí là 120 trượng (480 mét). Chúng tôi sử dụng số liệu điền dã của Chu Quang Trứ, trong Khảo cổ học, số 20 - 1976, tr. 66. (6) Theo L. Bơdaxiê thì có khối dài tới 7 mét, cao từ 1 đến 1,5 mét, trọng lượng khoảng 16 tấn. (7) Đại Việt sử ký toàn thư, T. II, tr. 232. (8) Chẳng phải chỉ có phu phen phải lao động cực nhọc mà ngay cả các quan lại chỉ huy xây dựng cũng bị hành hạ nghiệt ngã. Trên cửa Tây có một vết lõm sâu vào vách đá. Nhân dân truyền tụng rằng có một ông Cống sinh phụ trách nhân công xây cửa thành, vì không chịu thúc ép nhân công xây dựng cho nhanh, đã bị Hồ Quý Ly chôn sống. Vợ ông, nàng Bình Khương không kêu xin cho chồng được tha tội đã uất ức đập đầu vào vách đá mà chết và để lại dấu vết oan nghiệt ấy. (9) Đại Việt sử ký toàn thư, T. II, tr. 227. (10) Đại Việt sử ký toàn thư, T. II, tr. 232. (11) Đại Việt sử ký toàn thư, đã dẫn, tr. 233. (12) Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí. Nhà xuất bản Sử học, Hà Nội, 1960, T. I, tr. 40.
|
|
|
Post by NhiHa on Sept 11, 2010 16:01:30 GMT 9
Thành Đông Kinh "Canh Tuất [1430], tháng 6, Đổi Đông Đô làm Đông Kinh, Tây Đô làm Tây Kinh" [1]. Tên Thăng Long được giữ gần suốt thời Trần tới khi Hồ Quý Ly xây thành Tây Đô ở Thanh Hóa, Thăng Long được gọi là Đông Đô và suốt gần 20 năm thuộc Minh, Đông Đô được đổi gọi là Đông Quan. Cho tới năm 1430, Lê Thái Tổ chính thức cho đổi gọi là Đông Kinh. Đông Kinh là tên gọi chính thức do triều đình ban bố, song cái tên quen thuộc Thăng Long đã đi vào lịch sử vẫn cứ tồn tại suốt thời Lê, nhiều khi còn được sử dụng ngay cả trong các sắc chỉ của triều đình hoặc trong ghi chép của sử quan [2]. Cũng phải nói thêm rằng thời Lê, ngoài những tên Đông Kinh, Đông Đô, Thăng Long, còn có tên là Trung Đô [3]. Tất cả những tên Đông Kinh, Đông Đô, Trung Đô được đặt ra đều cốt phân biệt với tòa thành Tây Đô mà triều Lê liệt vào hàng đô thành, xây dựng ở Thanh Hóa. Cũng như thành Thăng Long thời Lý - Trần, thành Đông Kinh thời Lê chưa được khai quật hoặc thám sát để có thể định rõ vị trí của tường thành. Tuy nhiên, tư liệu về Đông Kinh còn lại nhiều hơn, di tích về Đông Kinh tìm thấy cũng nhiều hơn. Đặc biệt là tấm bản đồ vẽ thời Hồng Đức, nm 1490, trong tập Hồng Đức bản đồ, dù không đảm bảo tỷ lệ, cách vẽ còn thô thiển ước lệ, đã cho biết khá rõ về Đông Kinh thời Lê. Có thề từ tấm bản đồ suy ra rất nhiều điều bổ ích về vị trí, về cấu trúc kinh thành và nhiều cung điện, chùa miếu đương thời [4]. Khác với Thăng Long thời Lý - Trần, thành Đông Kinh trong quá trình tồn tại đã có nhiều đổi thay vì chiến tranh. Tuy nhiên, về cơ bản vẫn không thay đổi bình đồ kiến trúc, do vậy trong cái phức tạp của lịch sử xây dựng vẫn nổi rõ một nguyên tắc chung của cấu trúc thành Đông Kinh. A. La Thành Triều Lê vẫn sử dụng, bồi đắp, mở mang vòng tường thành ngoài cùng xây dựng từ thời Bắc thuộc - Đại La Thành -, coi như một bộ phận hữu cơ của cả tòa thành Đông Kinh. Sử chép "Đinh Dậu (1477)... Tháng 2 nhuận. Xây thành Đại La" [5]. Thư tịch không cho biết rõ ràng lần xây này có sử dụng gạch đá hay không, phạm vi xây dựng ra sao, nhưng có thể biết rằng đây là công việc gia cố bình thường trong hoàn cảnh đất nước thái bình. Bên ngoài vòng thành Đại La, trong thời Lê còn xuất hiện thêm những lần hào lũy khác vào những thời chiến sự xảy ra tại Đông Kinh. Năm 1427, hồi tháng 9, Lê Thái Tổ đã "sai các tướng đắp đê Vạn Xuân (tức là đê Thanh Trì) làm lũy. Trước đây người Minh đào cừ nhỏ ở cạnh sông lơứn ngoài thành để chứa thuyền chiến và khí giới, đắp thành phụ để cố giữ, mà đê Vạn Xuân là nơi quân k� do thám và người chăn ngựa tất cả đi qua, ở trên cao nhòm xuống tiện lợi, quân giặc cho là kế tốt. Khi quan quân tiến đánh, quân Minh thường đặt mai phục ở đấy để tranh hơn. Vua sai các tướng sang sông, lừa lúc không ngờ, cướp lấy đê đắp làm lũy, chỉ một đêm là xong, chiếm lấy hết" [6]. Như vậy ở mạn Thanh Trì, ngoài thành Đại La đã xuất hiện đoạn thành phụ do quân Minh đắp thêm và đoạn đất lũy trên đê Thanh Trì do quân ta đắp. Trogn thời gian vây đánh thành Đông Quan, quân ta đắp thêm nhiều đoạn lũy khác bên ngoài thành để chuẩn bị tấn công. Năm 1427, tháng 11 "Vương Thông tuy xin giảng hòa nhưng vẫn do dự chưa quyết. Các quân ta đắp lũy, Vương Thông sợ, đem hết quân ra đánh. Quan quân đặt mai phục, giả cách chạy. người minh đuổi theo. Quân phục ra sức đánh, phá tan quân giặc. Thông ngã ngựa, suýt nữa bị bắt. Đuổi theo đến cửa Nam Thành, đắp lũy ngoài cửa thành để chặn. Vua lại thân đem các tướng đắp lũy từ phường An Hoa thẩng đến cửa Bắc Thành, chỉ một đêm là xong" [7]. Hồi chiến tranh Lê - Mạc năm 1588, vào tháng 2, "họ Mạc thấy quan quân một ngày một mạnh, bèn bàn định kế đánh giữ. Hạ lệnh cho binh dân các huyện trong bốn trấn đắp thêm ba lần lũy ngoài thành Đại La ở Thăng Long, bắt đầu từ phường Nhật Chiêu, vượt qua Tây Hồ, qua Cầu Dừa (Cương mục cho là phường Thịnh Quang) đến Cầu Giền, thấu đến Thanh Trì, giáp phía tây - bắc sông Nhị, cao hơn thành Thăng Long vài trượng, rộng 25 trượng, đào ba lần hào, đều trồng tre dài mấy mươi dặm để bọc lấy thành ngoài" [8]. Đoạn hào lũy ba lần lớp, lớp có trồng thêm cả tre gai này, vào ngày 15 tháng 6 năm 1592, Trịnh Tùng đem quân đánh phá thành Thăng Long, đã "hạ lệnh cho các quân san bằng lũy đất ngoài của thành Đại La dài đến vài nghìn trượng, đẵn hết bụi rậm gai góc, cày lấp hào hố, hết thảy thành đất bằng, không mấy ngày là xong" [9]. Những phần công sự làm thêm ngoài thành Đại La kể trên nếu như được điểm thêm vào bình đồ Đông Kinh sẽ làm tăng thêm mức độ phức tạp cho cấu trúc kinh thành, song không làm thay đổi nguyên tắc chung của kỹ thuật xây thành. Thật vậy, tất cả đều là những bộ phận phụ và tạm thời, xây dựng với mục đích ứng phó với tình hình trước mắt. Có bộ phận đã bị thủ tiêu ngay sau một trận đánh. Không thể gọi những đoạn công sự này là vòng thành thứ tư, thứ năm, thứ sáu...của thành Đông Kinh. Cũng như ở Thăng Long thời Lý - Trần, La Thành là vòng thành thứ ba và là vòng thành ngoài cùng của Đông Kinh. B. Hoàng Thành Vòng thành thứ hai của Đông Kinh được gọi bằng tên Hoàng thành. Tên Hoàng thành cho tới nay mới xuất hiện [10]. Có đoạn sử chép chung chung "Giáp Ngọ (1434), tháng 10... Sửa chữa tường phía tây kinh thành" [11], hoặc "Canh Thân (1500), tháng 10... Xây tường phía đông" [12]. Những đoạn ghi chép ngắn ngủi này đều chỉ vòng thành thứ hai của Đông Kinh. Lại có đoạn sử chép về thành Thăng Long với hàm ý là những bộ phận của tòa thành xây dựng từ thời Lý, mà vòng Hoàng thành được gọi là "tầng ngoài thành Thăng Long" [13]. So với Đại La Thành, vòng Hoàng thành của Đông Kinh có nhiều đổi thay hơn do tu bổ, mở rộng, xây thêm thành cao...v.v Căn cứ bản vẽ, ta biết Hoàng thành bốn mặt đều được xây bằng đá, duy có đoạn tường từ cửa Đông tới góc đông bắc là xây bằng gạch. Cũng trừ đoạn xây gạch ra thì cả bốn phía tường thành đều có xây tường bắn (chữ Hán gọi là nữ tường) cao lên trên mặt thành. Trên tường bắn còn xây ụ bắn (chữ Hán gọi là nữ đầu). Tường và ụ bắn là bộ phận công sự che đỡ cho quân canh đi lại trên mặt thành khi canh gác cũng như để nấp bắn khi có giặc công thành. Riêng mặt bắc là mặt xung yếu, Hoàng thành được xây hai lớp tường song song chạy men theo sông Tô Lịch. Lớp tường trong không có hào ngoài, lớp tường ngoài lấy ngay sông Tô Lịch làm hào ngoài. Sông Tô Lịch còn là hào ngoài của cả mặt tường thành phía tây. Phía nam, thành xây men bờ những hồ nước lớn nên hồ nước cũng giữ luôn vai trò của hào ngoài. Góc đông nam thành không có hào ngoài sát ngay tường thành. Như trên đã nói, mặt này thành xây bằng gạch không có tường bắn và ụ bắn. Cứ theo hình thức mà xét thì mặt này thành xây kém kiên cố nhất. Chắc rằng đây cũng là mặt an toàn hơn. Thật vậy, l� sở phủ Phụng Thiên và huyện Thọ Xương được đặt ngay ở phía này không xa Hoàng thành là mấy. Hai l� sở này cũng có thể được coi như hai tiền đồn bảo vệ cho mặt đông nam của Hoàng thành. Hoàng thành mở ba cửa, cửa Đông, cửa Nam và cửa Bảo Khánh. Cửa Đông và cửa Nam có xây lầu cửa bên trên. Riêng cửa Bảo Khánh thì không. Theo phương án phòng thủ thời Lê, Hoàng thành là tuyến phòng thủ chính yếu của Đông Kinh nên đã được bỏ công sức xây dựng kiên cố nhất. Vật liệu kiến trúc là loại bền chắc như gạch, đá. Việc tu bổ cũng tiến hành thường xuyên và kịp thời. Có lần việc gia công tu bổ tiến hành rất qui mô. Năm 1585 "Tháng 4, họ Mạc muốn lại về ở thành Thăng Long, bèn bàn sửa dần thành trì, làm nhiều công việc xây dựng, nung ngói gạch hàng năm mới xong" [14]. Có khi chỉ vì mục đích bảo vệ an toàn cho sự ăn chơi xa xỉ, vua Lê Trương Dực đã chi phí nhiều sức người sức của để mở rộng Hoàng Thành, đó là năm Giáp Tuất (1514), hồi tháng 5 "Vua đã làm nhiều việc thổ mộc, đắp thành rộng to mấy nghìn trượng, bao vây cả điện Tường Quang, quán Trấn Võ, chùa Thiên Hoa ở phường Kim Cổ, từ phía đông đến phía tây bắc chắn ngang sông Tô Lịch, trên đắp Hoàng thành, dưới làm cửa cống, lấy ngói vỡ và đất đá nện xuống, lấy đá phiến, gạch vuông xây lên, lấy sắt xâu ngang. Lại làm thuyền chiến, sai thợ vẽ kiểu, sai bọn nữ sử cởi truồng chèo ở Hồ Tây, vua cùng chơi lấy làm vui thích lắm" [15]. Đoạn thành bao này vì đắp ngang sông, phải chừa lỗ cống thoát nước vì vậy phải tốn thêm động tác rào cống bằng sắt ngăn ngừa kẻ ngoài đột nhập. Công việc đã tốn bao của cải nhưng không hề làm tăng thêm mức độ kiên cố cho vòng Hoàng thành. Việc canh gác Hoàng thành cũng được tiến hành rất nghiêm mật. Việc ra vào Hoàng thành và cung cấm từ đại thần, tổng quản, hành khiển cho tới cung nhân đều phải do người canh cửa chuyển tâu, được phép mới được vào. Người vào mà mang theo đồ sắt từ một cái kim trở lên đều phải được phép. Việc tuần phòng trong ngoài giao cho chức quan tin cẩn là Nhập Nội tư đồ bình chương sự và Nhập Nội đô đốc bình chương sự [16]. Các điếm canh không những xây dựng trên mặt thành mà còn ở ngoài các "cửa Hoàng thành". "Viện nhận các huyện Thanh Đàm (nay là Thanh Trì), Thượng Phúc, Thanh Oai, Từ Liêm mà trấn giữ cũng là thay phiên nhau giữ các điếm ngoài Hoàng thành, người nào đã có quan chức thì được tha không phải tuyển lính theo như lệ đòi bắt cũ, thay nhau 20 phiên mà giữ điếm ngoài Hoàng thành. Các nho sinh, sinh đồ thì thưởng 5 tư" [17]. Tóm lại, về các mặt kiến trúc cũng như bố trí phòng vệ, vòng Hoàng thành tỏ ra tường trực tiếp và quan trọng nhất trong hệ thống công sự của kinh thành thời Lê. C. Cung Thành Vòng thành trong cùng của thành Đông Kinh được gọi là Cung thành. Sử cũ cho biết năm 1447 đã "có sắc hoãn việc xây dựng Cung thành, vì lẽ nhiều lần có tin mất mùa, giá gạo cao vọt" [18]. Chúng ta không tìm thấy những ghi chép cụ thể khác nữa về vòng thành này trong sữ cũ. Tư liệu rõ ràng nhất vẫn là tấm bản đồ vẽ thời Hồng Đức năm 1490. Cung thành là vòng tường thành nằm lọt giữa vòng Hoàng thành. Cung thành xây theo hình chữ nhật. Bốn mặt đều xây bằng gạch. Nếu kể cả phần hình thướỏc thợ được chú là Đông Cung thì Cung thành có một phần tường phía đông chung với tường Hoàng thành. Tường Cung thành xây bằng gạch, trên mặt tường không có tường bắn và ụ bắn. Cung thành chỉ mở hai cửa. Đoan Môn là cửa Nam và cũng là cửa Tiền. Đoan Môn xây cao đẹp và có lầu cửa bên trên. Cửa Tây xây ở góc tây bắc trên mặt tường phía tây. Cũng có thể gọi cửa này là cửa Hậu. Cửa này cũng được xây to, đẹp, trên có lầu cửa. Ơở hai góc đông nam và tây nam, nói cách khác là ở hai góc của mặt trước cung thành, có xây hai lầu canh trên mặt thành. Vòng Cung thành bao bọc những kiến trúc chủ yếu của triều đình như tòa Thị Triều, điện Chí Kính, điện Vạn Thọ... Điện Chí Kính và điện Vạn Thọ còn được xây xây tường bao riêng xung quanh. Cung thành không có hào ngoài. Dù không có những kích thước cụ thể về tường Cung thành, ta cũng có thể đoán biết được rằng Cung thành thấp hơn, mỏng hơn và kém vững chắc hơn Hoàng thành. Cung thành thời Lê cũng chính là Phượng thành thời Trần. Cung thành có thời đã được mở rộng thêm hơn thời trước. Năm 1480 thời Lê Thánh Tông, "tháng 11, đắp rộng thêm Phượng thành, nhân theo quy chế của nhà Lý, nhà Trần. Vua lấy làm răn về việc Nhân Tông bị giết, nên sai quân đắp rộng thêm ra ngoài trường đấu võ, dài rộng 8 dặm, trong 8 tháng mới làm xong. Bèn dựng điện Thạch Thất (Toàn Thư chép là Danh Bảo viện). Lại lập vườn Thượng Uyển. Trong vườn có nuôi hươu và thú vật " [19]. Về cấu trúc Đông Kinh có thể rút ra được mấy kết luận như sau : - Loại bình đồ kiến trúc "tam trùng thành quách", với đầy đủ tính chất của nó phải tới đời Lê, ở nước ta mới xây dựng và điển hình cho loại hình này là Đông Kinh. Về tên gọi của ba vòng tường thành của Đông Kinh được đặt (từ ngoài vào trong) là Đại La thành, Hoàng thành, Cung thành (hay Phượng thành). Có thể nói cách gọi tên ba vòng ngoài thành là Kinh thành, Hoàng thành. Từ Cấm thành vẫn còn xa lạ đối với Kinh thành thời Lê. - Nếu chỉ xét đơn thuần về mặt công trình kiến trúc quân sự, Đông Kinh dù có ba vòng tường phòng thủ thì cũng còn kém xa Hoa Lư về mức độ hiểm yếu, kiên cố. Tuy nhiên, cấu trúc ba vòng tường bao bọc lẫn nhau trong một tòa thành rõ ràng vẫn là một tiến bộ lớn. Kiểu kiến trúc của Hoa Lư chỉ có thể thi công được ở những vùng núi cao hẻo lánh lại không thể nào đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn cho kinh đô một nước mà nền kinh tế đã phát triển cao. Hoa Lư là một công sự phòng thủ tuyệt đẹp nhưng cũng không thể là một trung tâm quân sự của cả nước chứ chưa nói gì tới trung tâm kinh tế, văn hóa. Kinh đô một nước như Việt Nam từ thế kỷ XI không thể không chọn ở một nơi có đủ điều kiện trung tâm kinh tế, văn hóa như địa bàn Thăng Long. Trên đất Thăng Long bằng phẳng giữa vùng châu thổ trù phú đông vui, bình đồ kiến trúc kiểu Hoa Lư sẽ trở thành một công trình quá giản đơn, mong manh, yếu kém; kiểu bình đồ "tam trùng thành quách", kèm thêm với việc lợi dụng sông ngòi tại chỗ để làm hào thiên nhiên, giảm bớt sức thi công, là một đồ án kiến trúc tối ưu. Hoàn cảnh địa hình này cho phép người xây dựng có thể dựng những bình đồ vuông vức ở ba vòng tường thành, ít nhất là ở vòng thành trong cùng để đảm bảo tính mỹ thuật của kiến trúc. Ơở Đông Kinh chúng ta cũng gặp một vòng Cung thành vuông vức. Ơở đây người xây dựng không hề gặp gì trở ngại cho việc xếp đặt các cửa thành, các cung điện, các đường đi lại... cân đối theo quan niệm thẩm mỹ phương Đông. Nhưng phải thấy rằng ở hai vòng Hoàng thành và Đại La thành chúng ta vẫn còn gặp nguyên vẹn cách tận dụng địa hình tự nhiêntrong xây dựng. Không kể Đại La thành vốn là tòa thành được đắp từ trước để lại, vòng Hoàng thành gần như quá nửa do con sông Tô Lịch và mấy chiếc hồ quyết định dáng hình. Người xây dựng đã bám rất sát dòng sông Tô Lịch để xây đắp tường thành. Ba cửa thành mở ở mặt đông, đông nam và tây nam cũng nói rõ ý đồ tận dụng thế đất tự nhiên, mở cửa ở ba nơi này đã đảm bảo nguyên vẹn tác dụng bảo vệ của sông Tô Lịch, không một chiếc cầu, dù nhỏ, qua sông để phá vỡ tính hiểm trở của hào ngoài. Không một cửa Hoàng thành nào mở thẳng tới Đoan Môn của Cung thành. Địa thế cho phép làm như vậy nhưng người xưa đã không làm. Phần đăng đối, bề thế, quan niệm đối xứng trong kiến trúc có phần nào bị hy sinh, song tác dụng bảo vệ, tính kín đáo và hiểm trở của công trình lại tăng thêm gấp bội. Tính thực dụng của kiến trúc đã bộc lộ rõ nét. - Đông Kinh là một kinh thành rất đẹp đương thời. Có thể trích dẫn lời của một nhà buôn người Anh tên là Samiuơn Bêrơn (Samuel Baron) viết vào thế kỷ XVII sau khi đã tới Đông Kinh : "Khi đứng trước ba lớp thành cổ, người ta phải lấy làm ngạc nhiên với những di tích còn lại tỏ ra rằng thành ấy xây vững vàng, có những cửa lớn và đẹp lát bằng một thứ cẩm thạch. Cung điện có chu vi độ 6-7 dặm. Cứ xem các cửa ngõ, sân và các gian nhà còn lại cũng đủ biết lâu đài đó trước kia rất đẹp và lộng lẫy". Cũng cần phải nói rằng Samiuơn Bêrơn viết như vậy khi Đông Kinh trước mắt ông ta đã bị tàn phá rất nặng nề. (1) Đại Việt sử ký toàn thư, T.III, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1972, tr. 74. (2) Đại Việt sử ký toàn thư, T.IV, còn ghi : "Tháng 6 [1586], họ Mạc sắp đặt xa giá dời vào thành Thăng Long ở tại chính điện" (tr. 176); "Tháng giêng [1587], họ Mạc sai sửa chữa tầng ngoài thành Thăng Long và sửa sang đường phố" (tr. 177). (3) Bản đồ vẽ năm 1490 trong Hồng Đức bản đồ gọi Kinh Đô là Trugn Bản đồ vẽ năm 1490 trong Hồng Đức bản đồ gọi Kinh Đô là Trung Đô. Sách Đại Việt sử ký toàn thư, T.IV chép : "Canh Tý [1600]... Tháng 6, tiễn quân ra phủ Trường Yên. Bắt được mẹ Mậu Hợp ở thành Trung Đô"(Trung Đô tức là Thăng Long. Đ.V.N) (4) Về tập Hồng Đức bản đồ đã có người chứng minh rằng không phải là bản chính thời Lê Thánh Tông, từ đó không tin và thậm chí không dùng. Chúng tôi cũng nghĩ rằng đây đúng không phải bản dựng vào thời Lê Thánh Tông mà chỉ là bản sao có thêm thắt của thời sau. Song riêng hình vẽ, dù có thêm thắt chút ít thì về cơ bản vẫn phản ánh đúng tình hình kinh thành thời đó. Hơn nữa, chúng tôi nghiên cứu chung về Đông Kinh thời Lê chứ không chỉ riêng thời Hồng Đức, do vậy, tư liệu này vẫn là một tư liệu quí giá. (5) Đại Việt sử ký toàn thư, T.III, tr. 257. (6) Đại Việt sử ký toàn thư, T.III, tr. 42. (7) Đại Việt sử ký toàn thư, T.III, tr. 46. (8) Đại Việt sử ký toàn thư, T.IV, tr. 178. (9) Đại Việt sử ký toàn thư, T.IV, tr. 188. (10) Đại Việt sử ký toàn thư, T.III, tr. 92. (11) Đại Việt sử ký toàn thư, T.III, tr. 253. (12) Đại Việt sử ký toàn thư, T.IV, tr. 26. (13) Đại Việt sử ký toàn thư, T.IV, tr. 177. (14) Đại Việt sử ký toàn thư, T.IV, tr. 175. (15) Đại Việt sử ký toàn thư, T.IV, tr. 81. (16) Đại Việt sử ký toàn thư, T.III, tr. 164. (17) Đại Việt sử ký toàn thư, T.IV, tr. 62. (18) Đại Việt sử ký toàn thư, T.III, tr. 220 (19) Đại Việt sử ký toàn thư, T.III, tr. 307.
|
|
|
Post by NhiHa on Sept 11, 2010 16:02:53 GMT 9
Thành Nhà Mạc 1. Tình hình chiến tranh thời mạc và việc xây dựng thành của quân Mạc Năm 1527, tập đoàn phong kiến do Mạc Đăng Dung cầm đầu thắng thế, phế truất triều Lê, lập ra triều Mạc. Tuy thắng thế nhưng họ Mạc cũng chỉ là một tập đoàn phong kiến quân phiệt, vì lợi ích của dòng họ mà cướp quyền trị nước. Chính vì vậy họ Mạc vừa mới nắm quyền, các phe phái phong kiến đối lập đã nổi lên khắp nơi. Cuối cùng Nguyễn Kim tập hợp được lực lượng, chiếm lĩnh vùng Thanh - Nghệ; mang danh nghĩa "triều Lê Trung hưng", lập chính quyền chống lại nhà Mạc. Nhà Mạc nắm quyền vùng Bắc Bộ, đóng đô tại Đông Kinh gọi là Bắc triều. Họ Trịnh nắm quyền từ Thanh Hóa trở vào gọi là Nam triều. Trong những năm Bắc triều đóng đô tại Đông Kinh, quân Mạc đã phải chống đỡ với những thế lực chống đối khắp nơi. Từ khi mất Đông Kinh năm 1592, thế lực tuy yếu nhiều, họ Mạc vẫn chiếm cứ nhiều nơi, tiếp tục chống lại họ Trịnh trong một thời gian. Thời gian này quân Mạc cùng xây dựng nhiều thành lũy tại các tỉnh phía bắc. Cuối cùng họ Mạc rút lên cố thủ ở Cao Bằng, cũng vẫn xây thành đắp lũy, thiết lập triều đình, và xưng niên hiệu. Từ ngày bắt đầu cho tới khi mất hẳn, họ Mạc đã có 10 đời vua với 150 năm thống trị. Do chính sách đối nội phản động, chính sách đối ngoại đầu hàng (dâng một phần đất nước cho nhà Minh để mong được kẻ thù che chở) đã làm cho nhân dân oán ghét. Sự sống còn của triều đình Mạc phải dựa vào quân đội và quân đội trong chiến đấu lại phải dựa vào sự che chở của công sự. Những lẽ trên xui nên việc xây dựng rầt nhiều công sự phòng thủ, và nhiều đến nỗi tên gọi "Thành nhà Mạc" được nhân dân các địa phương gán cho hầu hết những di tích thành cổ trong vùng. Về kỹ thuật xây dựng, những tòa thành nhà Mạc không có gì đặc biệt so với những tòa thành khác đương thời. Một điểm nổi bật là hầu như tất cả mọi tòa thành đều nhỏ, giản đơn và đơn thuần mang tính chất một công trình quân sự. 2. Thành Xích Thổ a. Vị trí địa lý Thôn Một, xã Xích Thổ, huyện Hoành Bồ (Quảng Ninh) ngày nay, vốn có tên nôm là làng Thành. Không ai còn hiểu "Làng Thành" là gì, nếu không biết tới một di tích thành cổ khá lớn, xây dựng vững chắc ngay trên đất làng này. Vịnh Cửa Lục mênh mông nhưng kín đáo, có dáng như một cái túi lớn mà miệng túi chính là Cửa Lục. Bên này Bãi Cháy, bên kia Hồng Gai khép miệng túi lại, chắn sóng gió bên ngoài làm cho vịnh yên lặng, an toàn trong bất cứ hoàn cảnh sóng xô biển động nào. Đứng ở Cửa Lục nhìn qua vịnh về phía bên kia bờ là đồi núi chập chùng, thuộc đất huyện Hoành Bồ. vịnh không những là cứ điểm an toàn của binh thuyền, mà còn là nơi án ngữ cho cả vùng căn cứ địa Hoành Bồ hiểm trở. Thành cổ Xích Thổ được xây dựng ngay sát bên bờ vịnh phía Hoành Bồ, đối diện với Cửa Lục. Sách Đại Nam nhất thống chí chép : "Thành cổ ... ở xã Xích Thổ, huyện Hoành Bồ, đắp bằng đất, bốn mặt đều 25 trượng, cao 1 trượng 1 thước, sâu 2 trượng ... Có thuyết nói do nhà Mạc đắp" [1]. Nhân dân địa phương cũng kể rằng đây là thành nhà Mạc với nhiều điều thêu dệt hấp dẫn [2]. Những hiện vật khảo cổ tìm thấy trong thành như gạch vồ kích thước 27x28x14cm, gạch in hoa nổi hình vuông mỗi cạnh 60cm, những mảnh bát đĩa sứ trang trí men màu xanh chàm và vô số những mảnh lon sành, hũ sành các cỡ, đều mang đặc điểm của các di vật thời Lê - Mạc, chứng minh rằng niên đại và chủ nhân của tòa thành đúng như điều sách đã chép và nhân dân truyền tụng. b. Cấu trúc Về cơ bản, thành hình tứ diện, song do phải thuận với địa hình tự nhiên nên mặt đông bắc và tây nam phải làm đôi đoạn gấp khúc, làm cho bình đồ có dạng không quy chỉnh. Tường thành bốn mặt nói chung được đắp bằng đất cao từ 3 đến 4 mét. Mặt tường thành rộng từ 4 đến 5 mét. Chân thành rộng từ 10 đến 12 mét. Mặt ngoài tường thành đều được xây kè đá, có dùng vôi vữa làm chất kết dính. Đá xây kè là đá tảng đánh từ các núi đá vôi gần đó, hoặc là những hòn cuội có sẵn, khá nhiều ở ven vịnh. Đá cuội thường to bằng cái mũ hoặc lớn hơn. Nhiều hòn hãy còn giữ được từng mảng vỏ hà bám chắc bên ngoài, chứng tỏ đá được lấy từ bờ vịnh nước mặc ngay gần đó. Nhìn chung toàn bộ tòa thành có thế dốc ra từ phía bờ vịnh. Tường thành góc đông là đoạn cao nhất, ở nơi định gò. Từ đây tường thành theo dốc núi xuống thấp dần cho tới góc nam thì được đắp ngay trên mặt bãi cát biển. Tường thành mặt tây nam hoàn toàn đắp trên bãi cát ven vịnh. Tương tự như mặt đối diện đông nam, tường thành mặt tây bắc cũng chạy từ góc tây lên góc bắc theo thế dốc của sườn đồi. Từ góc bắc tường thành chạy lên đỉnh cao nhất của gò. Nơi đây có một vòng thành nhỏ đắp làm chuồng nhốt voi. Đoạn tường đông bắc từ chuồng voi tới góc đông võng từ hai đầu xuống giữa, đoạn này là đoạn nối ngang hai ngọn đồi cao. Toàn bộ vòng tường có chu vi khá rộng là 1.220 mét, trung bình mỗi mặt tường dài khoảng 300 mét (kích thước chép trong Đại Nam nhất thống chí không đúng : 25 trượng = 100 mét). Thành mở năm cửa : cửa Nam, cửa Đông, cửa Chuồng Voi, cửa Bắc và cửa Tây. Cửa Nam là cửa chính (cửa Tiền) của thành. Từ cửa này nhìn thẳng ra vịnh chiếu đúng tới Cửa Lục phía xa. Cửa được xây dựng theo kiểu thành bao (chữ Hán gọi là ủng thành), nhưng ở đây ta gặp một cửa thành bao khác. Đoạn thành bao vốn thường được xây vòng ra ngoài thì ở đây, ngược lại, lại xây lùi vào phía trong. Tường của thành không lệ thuộc vào hướng của tường thành mặt tây nam này, mà đắp theo đúng hướng nam. Chính vì vậy tường thành chỗ này, trong tổng thể của cả tòa thành, nom tựa như một bộ phận không quy cách, tùy tiện. Đoạn tường cửa vào trong thành là đoạn đắp dày nhất. Thực chất đây là hai nền đất vuông, mội cạnh 15 mét. Trên đó xưa kia có làm hai lầu cửa (cũng có thể chỉ là một lầu vắt ngang qua cả hai bên). Cửa vào chỉ mở rộng 1,5 mét. Cửa ra ngoài không mở thẳng với cửa vào mà mở ở nách bên phải, rộng 2 mét. Làm theo cách này cửa thành như được che chắn bằng một bình phong kín đáo. Khi có sự, quân địch không thể xông thẳng được vào trong thành. Tường thành ở khu vực cửa Nam được xây kè đá rất vững chắc, có thể nói là vững chắc nhất trong toàn bộ vòng thành. Cửa Đông mở đúng vào chỗ vòng thấp nhất của mặt tường đông bắc. Đây là khe giữa hai quả đồi. Cửa rộng 2,5 mét. Từ cửa này ra, theo đường khe núi đi vào làng Xích Thổ. Đường vào làng Xích Thổ chắc chắn vẫn là con đường đi cũ từ trước khi xây thành. Cũng có thể nói đây là con đường rút lui của căn cứ quân sự này. Vậy có thể coi cửa Đông như cửa Hậu của tòa thành. Chuồng Voi có cửa vào thành và cửa ra ngoài. Chỗ này tường đắp thành một vòng lồi hẳn ra ngoài và hơi lồi vào phía trong, tạo nên một vòng tường gần tròn. Lòng của vòng tường là một hình bán nguyệt, đáy thẳng đo được 15 mét. Chính giữa đường đáy mở một cửa thành rộng 2 mét. Chếch về phía đông của vòng ngoài, mở một cửa ra, rộng 3,5 mét. Có thể nghĩ rằng cửa vào nhỏ chỉ vì để người đi, còn cửa ra mở rộng vì để cho voi có thể ra vào dễ dàng. Tất cả vòng tường Chuồng voi đều được làm rất kiên cố, tường dày hơn nơi khác và kè đá cả trong ngoài. Cửa Bắc ở ngay cạnh góc bắc rộng 1,5 mét. Ra khỏi cửa, không có lối qua hào mà phải men đường chân thành đi tới tận góc bắc mới có một chỗ không đào hào để làm lối qua. Xây dựng theo cách này làm tăng thêm mức độ hiểm trở cho công sự, và có thể coi như một hình thức sáng tạo của kỹ thuật kiến trúc. Cửa Tây cũng vậy, ở góc tây của tường thành. Không có lối qua hào để vào thẳng mà phải men theo chân thành từ góc tây, đi một quãng mới vào được cửa. Cửa rộng 2 mét được làm qui mô hơn các cửa Đông và cửa Bắc, lối đi lát đá phiến, bậc lên xuống cũng lát bằng đá tảng lớn. Cả một vùng bên ngoài thành từ góc nam vòng qua góc tây tới góc bắc, bãi cát bằng phẳng, sườn núi thoai thoải là mặt yếu của địa thế. Chính bởi lẽ đó mà cửa Nam, cửa Tây và cửa Bắc đều được bố trí hiểm trở hơn. Chỉ có hai lần canh đặt ở góc tây và góc bắc của tường thành. Ơở những góc này người ta đã đắp tường thành dày thêm vào phíc trong, tạo thành nền đất vuông, cao ngang với mặt tường thành, có kè đá trong ngoài vững chắc. Trên nền đất này xưa kia chắc có làm lầu canh bằng nguyên vật liệu nhẹ như tre, gỗ, lợp tranh hoặc cũng có thể lợp ngói. Như đã nói ở phần cửa thành, mặt bắc, tây và nam là mặt yếu và cũng là mặt trước của tòa thành, người xây dựng đã đặc biệt chú ý gia cố cho những nơi này. Ngoài việc xây dựng các cửa ra vào vừa vững chắc, vừa hiểm trở còn được bố trí tăng cường hai chòi canh để bảo đảm sự an toàn cho căn cứ. Bốn mặt ngoài đều có hào, đào cách chân thành khoảng từ 10 mét trở lên, rộng khoảng 9 mét. Nơi sâu nhất hiện nay còn đo được 2,5 mét. Bốn mặt không đào thông nhau hoàn toàn. Ơở cửa Đông chừa một lối đi qua hào để vào làng, rộng tương đương với cửa thành, hai bên kè đá chống lở. Quanh tường Chuồng Voi, hào ngoài chỉ đào cách chân thành 3 mét và cũng chừa một lối đi rộng 3,5 mét, hai bên kè đá. Ơở góc bắc cũng chừa một lối ra cho cửa Bắc. Mặt tây nam rộng nhất, đào cách chân thành 12 mét, rộng 12 mét. Hiện nay chỉ còn sâu chừng 3,3 mét. Đoạn này có tên gọi là "Tấm Chạy Tàu" xưa kia rất sâu ăn thông với vịnh. Thuyền bè có thể ra vào tới cửa Nam. Từ đoạn hào này có thể nghĩ rằng tòa thành Xích Thổ có quan hệ mật thiết với vịnh Cửa Lục, với bộ phận binh thuyền đóng trong vịnh, là vị trí tiền tiêu bảo vệ vùng hậu phương Hoành Bồ rộng lớn. c) Giá trị kiến trúc của tòa thành Trên một địa hình đồi núi gồ ghề, người xưa đã khéo lựa theo thế đất tự nhiên nối các đỉnh gò cao làm tường thành, lợi dụng khe núi để mở cửa, đào ngòi thông với vịnh để vừa làm hào ngoài vừa làm đường giao thông. Việc tận dụng và uốn nắn địa hình tự nhiên như vậy quả thật là tài giỏi. Do lợi dụng tốt địa hình nên tòa thành có thể đẹp và vững chãi phía ngoài tường cao hào sâu nhưng phía trong nhiều chỗ gần như đất bằng. Như vậy quân sĩ trong thành đi lại trên mặt thành thuận lợi, đã tạo được một "thế nhà" cho quân sĩ. Xây dựng tòa thành, người xưa đã tính toán chu đáo, phân biệt mặt mạnh mặt yếu. Ơở mặt yếu có tăng cường công sự, gia cố thân tường, tạo thêm mức độ quanh co hiểm trở. Vị trí tòa thành được cắm tại đây lại là điều đáng nghiên cứu. Vịnh Cửa Lục là địa bàn rất tốt của thủy quân. Giữ được vịnh cũng tức là giữ được cả một vùng Yên Quảng mênh mông phía sau. Thành Xích Thổ chính là một công sự tiền tiêu quan trọng. Thành Xích Thổ là một căn cứ lớn. Diện tích thành rộng chứng tỏ quân đóng ở đây đông. Di tích Chuồng Voi cũng chứng minh đơn vị đóng quân ở đây lớn. Một đơn vị có được trang bị voi chiến tất phải là đơn vị nhỏ, bình thường. Những di tích gạch hoa chứng minh sự có mặt của một kiến trúc sang trọng trong thành. Cũng có thể từ đây mà đoán rằng người chỉ huy đơn vị đóng trong thành tất có quan tước không thấp. Thành nhà Mạc dễ gặp ở nhiều nơi, song tòa thành nhà Mạc xây dựng được như thành Xích Thổ không nhiều. Có thể coi thành Xích Thổ như một tòa thành điển hình về mặt kỹ thuật kiến trúc của quân đội nhà Mạc. 3. Thành Cẩm Phả a) Ơở quãng cây số 4 đường quốc lộ số 18 từ thị xã Cẩm Phả đi về Hồng Gai, có một di tích thành cổ mà lâu nay nhân dân quen gọi là "Thành nhà Mạc". Để phân biệt với những tòa thành nhà Mạc khác, người ta gọi cụ thể hơn là "Thành nhà Mạc Cẩm Phả". Từ tên này người ta gọi tắt là "Thành Cẩm Phả". Hồi thuộc Pháp, thành này là bãi rác của thị xã Cẩm Phả. Cây cối mọc um tùm che lấp hết tường thành. Cỏ tranh mọc rậm rạp phủ kín khắp lòng thành. Năm 1964, Nhà máy cơ khí Cẩm Phả chọn khu vực này để xây dựng. Nhà máy đã san gạt mặt bằng dựng một số nhà cửa tạm thời để ở và làm kho. Một phần lớn tường thành mặt bắc và mặt tây đã bị san bằng. Mặt tường phía nam bị cắt đứt nhiều đoạn làm đường đi ra biển. Ngày 15-1-1967, một số công nhân thu dọn quanh nhà kho đã đào chạm phải một số hiện vật bằng vàng, đá quý, bạc, trang sức, tiền v.v... Đáng lưu ý là hiện vật bằng vàng hình tròn, nặng 5 lạng 5 đồng cân 2, có đúc bốn chữ "Đoan Khánh bảo giám", khoảng năm 1505 - 1509. Những hiện vật sành sứ trong lòng thành như bát cao chân tráng men trắng đục, trang trí văn cánh sen xoáy ruột ốc màu chàm đen, những lon sành, hũ sành các cỡ, gạch vồ v.v... chỉ định một niên đại rõ ràng thời Lê - Mạc về sau. Tư liệu thư tịch cũng có những điều ghi chép về di tích này. Sách Đại Nam nhất thống chí có hai đoạn chép: 1. "Thành cổ... một ở núi Thủ Cung, xã Cẩm Phả, châu Tiên Yên. Xây bằng đá, bốn mặt đều 50 trượng, cao 1 thước, không có hào. Có thuyết nói... do nhà Mạc đắp" [3]. 2. "Bảo Cẩm Phả: ở cách châu Tiên Yên 61 dặm về phía tây nam, bảo này sát núi, liền biển, có 30 lính, 1 suất đội" [4]. Điều ghi chép "sát núi, liền biển" phù hợp với vị trí của di tích giới thiệu ở đây song thật quá giản đơn. Tóm lại, về thư tịch, hiện vật cũng như vị trí di tích đều thống nhất cho phép ta yên tâm rằng thành cổ Cẩm Phả đúng là một sản phẩm của quân đội nhà Mạc. Thành Cẩm Phả là một tòa thành khá lớn, hình chữ nhật. Chiều dài đo được 366 mét, chiều rộng 260 mét. Thành xây dựng rất vuông vức, đúng hướng bắc nam (tường dài theo hướng tây đông, tường ngắn theo hướng bắc nam). Tường thành phía bắc sát núi và phía nam liền biển. Đường quốc lộ số 18 chạy xuyên suốt giữa thành theo chiều dài. Tòa thành xây dựng trên một mặt phẳng, hơi dốc nghiêng về phía biển. Ơở vị trí này thành đã án ngữ con đường ven biển đi từ Quảng Yên lên phía bắc. Con đường cổ có thể chính là con đường số 18 hiện nay, nếu không thì cũng chạy song song với đường số 18 gần đó, vì xa một chút về phía bắc đã là núi cao và xa một chút về phía nam lại đã là biển sâu. b) Cả bốn mặt tường thành đều đắp bằng đất. Tường thành có từng chỗ rộng hẹp hơn nhau chút ít nhưng nói chung có kích thước như sau: mặt thành rộng 3 mét, chân thành rộng 10 mét, tường thành cao 2,5 mét. Khắp bốn mặt tường không có hỏa hồi, cũng không có chòi canh gác. Riêng phía nam, ở chính giữa, tường thành có mở một cửa rộng 4 mét. Cửa làm rất giản đơn, chỉ là một rãnh cắt ngang từ mặt thành tới chân thành. Hai bên vách dùng gạch vồ xây ốp chống lở. Lối đi lát đá cuội. Điều đáng chú ý là lối đi lại thấp hơn đường chân thành [5]. Từ cửa thành, một con đường thẳng đi xuyên qua hào ngoài, ở quãng hào ngoài không làm cống thông nước. Tường mặt đông và mặt tây không mở cửa. Tường mặt bắc đã bị san bằng hết, không thể quan sát được, song căn cứ vào hình dáng và quy mô cửa thành, có thể nghĩ thành mở hai cửa Nam và Bắc (đều ở chính giữa tường thành). Cửa Nam (nhìn xuống biển) là cửa Tiền, bởi vì địa thế phía nam rộng rãi và còn là hướng ra biển và từ biển vào. Địa thế phía bắc chật hẹp sát núi cao. Cửa Bắc nên là cửa Hậu. Cả bốn phía ngoài tường thành đều có hào ngoài bao quanh. Căn cứ dấu vết còn lại thì đường chân thành rộng hẹp khác nhau, chiều rộng và chiều sâu của hào ngoài cũng không cùng kích thước. Ơở điểm 1 nơi nhà máy cắt ngang, đường chân thành rộng 19 mét, hào rộng 7 mét và sâu 1 mét. Ơở điểm 2 quãng góc đông nam, đường chân thành rộng 16 mét, hào rộng 4 mét, sâu 2,5 mét. Ơở điểm 3 đường chân thành chỉ rộng 4 mét, hào rộng tới 10 mét và sâu 1 mét. Suốt mặt phía tây, đường chân thành rộng 16 mét, hào rộng 7 mét, sâu 0,5 mét. Rất khó giải thích hiện tượng không thống nhất về kích thước hào ngoài, bởi vì địa thế xung quanh còn dư thừa để có thể đào theo một hình vuông vắn. Nhìn chung về mặt cấu trúc, thành Cẩm Phả chỉ là một công trình quân sự bình thường, không hiểm trở và kiên cố lắm, dù rằng có quy mô tương đối rộng. Xét chung địa thế toàn vùng, nếu có một lực lượng quân đội mạnh ở công trình này có thể chặn được đường tiến của địch từ phía nam lên, cũng tức là từ nội địa ra. Công trình trở thành một tiền đồn bảo vệ cho cả vùng Đông Bắc rộng lớn của đất nước. (1) Đại Nam nhất thống chí. Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội 1971, T. V, tr. 37. (2) Nhân dân kể rằng quân nhà Mạc đông vô kể. Mỗi người lính chỉ cần vác một hòn đá về đã đủ xây nên tòa nhà này. Thành chỉ xây có một đêm đã xong. Mới chiều hôm trước chưa thấy mà sáng hôm sau dân làng đi biển qua đã thấy thành xây xong. (3) Đại Nam nhất thống chí, T. IV, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội 1971, tr. 37. Đoạn tư liệu này chắc chắn phải có sai lầm. Ngôi thành chúng tôi giới thiệu trước hết không phải là hình vuông, không xây đá, mà lại có hào cả bốn mặt. Vả lại sách chép tường thành cao 1 thước (bằng 0,4 mét) thì chắc không đúng. (4) Đại Nam nhất thống chí: Đã dẫn, tr. 42. (5) Đường chân thành chữ Pháp viết là "borne" có nghĩa là phần đất viền quanh phía ngoài tường thành tính từ mép chân thành tới mép trong của hào ngoài.
|
|
|
Post by NhiHa on Sept 11, 2010 16:04:18 GMT 9
Thành Nhà Bầu 1. Đôi nét về lịch sử dòng họ Vũ Từ tư liệu trong các sách Phương Đình địa chí của Nguyễn Văn Siêu, Đại Việt sử ký toàn thư, Lịch triều hiến chương loại chí, Việt sử thông giám cương mục, có tham khảo Bài ký phong thổ tỉnh Tuyên Quang của Nguyễn Văn Bân, ta có thể khôi phục lịch sử dòng họ Vũ, các "Chúa Bầu". Thời vua Lê Chiêu Tông (1516 - 1522), làng Ba Đông, huyện Gia Phúc (nay là Gia Lộc, tỉnh Hải Hưng) có một người khỏe mạnh, gan dạ tên là Vũ Văn Uyên. Vì can tội giết người, Uyên trốn lên ngụ ở trấn Đại Đồng, tỉnh Tuyên Quang. Bấy giờ người tù trưởng Đại Đồng bị nhân dân oán ghét. Tình hình Đại Đồng rất lộn xộn. Uyên thấy vậy kết đảng, thừa cơ giết chết người tù trưởng, ổn định tình hình địa phương rồi chiếm luôn đất đó, giữ quyền đứng đầu địa phương. Vua Chiêu Tông phong cho làm Đô thống sứ trấn Tuyên Quang, tước Khánh Dương hầu (sách Lịch triều hiển chương loại chí chép là Khánh Bá Hầu)... Uyên đóng quân tại thành Nghị Lang ở xã Lương Sơn, huyện Lục Yên. Binh sĩ của Uyên có tới mấy vạn. Cùng lúc này, trong triều có nhiều phe phái, đưa tới việc Mạc Đăng Dung cướp ngôi vua vào năm 1527. Vũ Văn Uyên (Bài ký phong thổ tỉnh Tuyên Quang chép là Vũ Công Uyên) giữ vững cả miền Tuyên Quang, Hưng Hóa, cát cứ một phương, hướng về nhà Lê không chịu theo Mạc. Khi nghe tin Nguyễn Kim đưa Lê Trang Tông sang Sầm Châu mưu việc trung hưng thì Uyên sai người dâng biểu xin theo. Khi Trang Tông sai Trịnh Duy Liễn sang nhà Minh tố cáo việc họ Mạc cướp ngôi, vua Minh sai tuần phủ Vân Nam điều tra vào năm 1533, thì chính Uyên đã viết thư tố cáo họ Mạc rồi cầm quân đi tiên phong cùng quân Minh đánh Mạc. Nhưng quân Minh lừa dối, lợi dụng cơ hội tiến quân cướp nước ta. Biết rõ điều này, Uyên kịp thời rút bỏ quân Minh và phái người vào Sầm Châu làm hướng đạo dẫn quân nhà lê theo đường thượng đạo hành quân đánh Mạc. Đánh vài trận không được, Uyên rút quân về Đại Đồng. Mạc Phúc Hải đem đại quân ngược sông Hồng tiến đánh Uyên. Lần thứ nhất Uyên tránh, lần sau thì phục quân đánh tan quân Mạc. Từ đó triều Mạc phải chịu cho họ Vũ cát cứ. Lê Trung Tông lên ngôi (1549 - 1556), Uyên vâng chiếu đem quân xuống phía tây lấy các phủ Tam Đới, Bắc Hà rồi sai người đi phủ dụ dân Thái Nguyên, Lạng Sơn. Lê Anh Tông lên ngôi (1557), Trịnh Kiểm cất quân đánh Mạc, theo đường Thiên Quan ra Hưng Hóa, tới Tuyên Quang. Uyên ra đón. Trịnh Kiểm rất mừng, cho Uyên vẫn giữ Đại Đồng. Vì có nhiều công giúp vua Lê, Uyên được ban quyền thế tập trấn giữ Tuyên Quang. Vũ Văn Uyên chết, con là Vũ Văn Mật nối quyền, xưng là Gia quốc công (Lịch triều hiến chương loại chí chép: Vũ Văn Uyên được Trang Tông phong Gia quốc công). Mật lấy Đại Đồng làm trung tâm xây thành đắp lũy, chiêu tập những người lưu vong trở về xây dựng Đại Đồng thành một nơi trù mật, đông vui. Tương truyền thành Cát Tường ở xã Vân Khánh, huyện Lục Yên là thành của Mật. Lê Anh Tông từng sai Mật cùng các tướng trấn nơi khác sửa đường sá từ Thiên Quang tới Hưng Hóa, Tuyên Quang để vận tải lương tiến công quân Mạc. Vũ Văn Mật chết, Vũ Công Kỷ nối nghiệp cha, được phong Nhân quốc công. Năm 1573, Trịng Tùng lấy Thái phó Nhân quốc công Vũ công Kỷ làm hữu tướng. Cùng năm đó, Kỷ được sai đem quân bản bộ về giữ Đại Đồng để yên dân địa phương. Kỷ đã từng nhiều lần cầm quân đánh Mạc và lập công to. Năm 1578, Mạc Ngọc Liễn xâm lấn các vùng Tuyên Quang, Hưng Hóa, Kỷ tung quân đánh, quân Mạc lại thua to và phải rút về. Vũ Đức Cung, con Vũ Công Kỷ, tước Hòa Thắng hầu, năm 1593, đem 2.000 quân tới kinh đô quy phục, dâng vàng bạc và đồ quý. Trịnh Tùng thăng làm Bắc quân Đô đốc, Thái bảo Hòa quận công (Phương Đình địa chí ghi là Hòa quốc công), được mang quân hiệu là An Bắc doanh. Cũng năm đó Cung lại xin về trấn Đại Đồng. Tới Cung thì lòng trung với nhà Lê đã kém sút. Năm 1594, Cung ngầm hai lòng cùng với Mỹ Thọ hầu (không rõ tên) đi lại quấy nhiễu các huyện đầu nguồn trấn Sơn Tây, đánh phá các huyện Thanh Ba, Hạ Hòa, lại dời dân các huyện Đông Lan, Tây Lan vào ở Đại Đồng. Trịnh Tùng sai Thái úy Nguyễn Hữu Liên đi đánh bắt được Mỹ Thọ hầu. Cung phải đem con em chạy đi Nghĩa Đô. Sau đó Cung phải sai người vào kinh dâng vàng bạc quy phục. Năm 1595, Cung tiến xưng Long Bình vương, sai tướng đánh cướp các động ở châu Bạch Thông (Thái Nguyên), hiếp lấy thuế của mỏ bạc. Trịnh Tùng lại phải sai quân đánh. Vì dòng họ Vũ có nhiều công lao nên con của Vũ Đức Cung là Vũ Công Ưứng vẫn được tập phong là Thụy quận công (Đại Việt sử ký toàn thư chép là Thuần quận công). Vũ Công Ưứng (các sách chép tên có khác nhau: Đức, Sắc, Huệ, Sưa) được tập phong với Thái phó Tống quận công. Nhưng Ưứng cậy sông núi hiểm trở, xa cách, ngầm liên kết với họ Mạc, tự xưng vương. Triều đình nhà Lê vẫn phải bao dung. Sau vì có việc bất bình với thủ hạ là Ma Phúc Trường, đã lo sợ về kinh tự thú. Dọc đường, Ưứng bị giết. Vũ Công Tuấn được lập nối nghiệp cha và được cho làm Đô đốc thiêm sự, tước Khoan quận công, ban cho dân lộc để giữ việc thờ cúng. Vào năm 1672, nhân lúc triều đình sơ hở, Tuấn trốn về Tuyên Quang cướp bóc nhân dân. Tuấn câu kết với dòng dõi họ Mạc, tự xưng Tiểu Giao Cương Vương và chạy sang Vân Nam nhờ nhà Thanh giúp sức. Thổ ty phủ Khai Hóa (Vân Nam) nhân dịp này chiếm đất cướp dân của nước ta. Suốt thời Lê, ta không đòi lại được. Năm 1699, triều đình đã bắt được Tuấn và giết đi. Từ đó triều đình đặt chức Lưu thủ ở Tuyên Quang. Dòng dõi "Chúa Bầu" cũng kết thúc vai trò lịch sử của mình. 2. Thành Việt Tĩnh a) Vị trí địa lý Kế tục sự nghiệp của anh là Vũ Văn Uyên, Vũ Văn Mật đã từng dâng biểu xin vua Lê cho được quyền phong tước cho các tướng, một mình riêng cõi sơn hà, quyền thế như một ông vua. Mật xây thành đắp lũy trên gò Bầu. Nhân dân thường gọi là "Chúa Bầu" hoặc "Vua Bầu". Thiên Nam bảo lục diễn ca có câu: "Lẫy lừng trong chốn hoang vu. Gồm hai văn vũ, riêng gò Biều vương" (Biều nên gọi là Bầu). Sách Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn ghi, quân của Vũ Văn Mật đóng làm 11 doanh: "Huyện Phù Yên có doanh Phù Yên, châu Thu Vật có doanh Yên Thắng, châu Lục Yên có doanh An Bắc, châu Vị Xuyên có các doanh Bình Di, Bình Man, Trần Uy, Yên Biên, và Nam Đương, châu Đại Man có doanh Nghi, châu Bảo Lạc có doanh Bắc Kiệm và Trung Mang". Ơở mỗi doanh đều có xây thành lũy hiểm trở. Những di tích thành lũy có quan hệ với các chúa Bầu rất nhiều trong một vùng rộng lớn suốt từ ngã ba Đoan Hùng ngược lên hết địa phận huyện Lục Yên. Ngày nay nhân dân thường gọi chung những di tích này bằng cái tên "Thành nhà Bầu". Thành Việt Tĩnh (cũng gọi là Thành nhà Bầu) là một tòa thành lớn của họ Vũ. Từ trung tâm Phố Cát xuôi về phía Thác Bà có con đường đất lớn bám sát dòng sông Chảy. Tới địa phận thôn Cẩm La, lại có con đường rẽ ra bờ sông. Đây cũng là con đường đi ra thành Việt Tĩnh. Thành xây dựng ngay ven bờ sông Chảy, đối diện với ngọn núi Cao Biền thuộc xã Vũ Linh, châu Thu Vật phía bên kia sông. Một nửa phần thành nằm trên gò núi, nửa phần khác nằm trên vạt đất bằng. Do vậy tường thành phải thuận theo địa hình mà đắp. Thoáng nhìn qua, thành có hình thù lạ, giống như một chiếc vai cày, nhưng nghiên cứu kỹ thì mọi quy luật xây thành đương thời đều đã được áp dụng nghiêm túc. b) Cấu trúc Tường thành xung quanh còn gần như đủ cả, trừ một chỗ bị bom Mỹ ném trúng, vài chỗ sụt lở và hai chỗ bị cắt đứt để làm đường ôtô đi qua. Do phải thuận tho địa hình mà đắp tường, cho nên khó phân biệt được đâu là tường đông, tây, nam hoặc bắc. Chu vi toàn bộ tường thành đo được 1.385 mét. Quan sát nơi còn nguyên vẹn, tường thành cao 2,30 mét, mặt tường rộng 3 mét, chân tường rộng 9 mét. Tường đều được đắp bằng đất, trừ những cửa có xây ốp vách bằng gạch hoặc đá tảng. Nếu chỉ căn cứ vào kích thước mà xét thì tường thành Việt Tĩnh không kiên cố lắm. Bốn mặt tường đều có hào. Phần tường phía tây bắc được đắp lượn trên gò cao. Hào thành được đào ở phía ngoài, sát gần ngay chân thành. Hào rộng chừng 10 mét, có thể dốc để đổ nước ra sông Chảy. Như vậy có thể kết luận được rằng đoạn hào này quanh năm không có nước, kể cả mùa mưa. Phần tường phía tây nam, nam và đông nam được đắp trên bãi phẳng. Hào thành ở nơi này lại đào ở phía trong tường thành, và cũng đào sát ngay chân tường thành. Hiện tượng kiến trúc hiếm thấy này thật đáng được suy nghĩ. Đào hào phía trong thành liệu phát huy được tác dụng gì cho việc phòng thủ? Hào đào sát ngay chân tường thành liệu có tránh khỏi việc ảnh hưởng tới sự sụt lún của tường? Cho tới nay, dù đã tham khảo nhiều tài liệu về thành trong nước cũng như nước ngoài, chúng tôi vẫn chưa tìm được lời giải đáp thỏa đáng cho hiện tượng kiến trúc này. Mặt bắc, dòng sông Chảy vừa rộng, vừa sâu, vừa chảy xiết, được lợi dụng làm hào ngoài tự nhiên. Cần phải nói thêm rằng, sông Chảy không những chỉ là hào ngoài thiên nhiên của tòa thành mà còn là con đường giao thông quan trọng giữa thành Việt Tĩnh và nhiều tòa thành khác cũng của các chúa Bầu. Theo truyền thuyết địa phương, sông Chảy còn là nơi tập thủy quân của họ Vũ. Thành mở bốn cửa Bắc, Nam, Tây và Đông. Cả bốn cửa thành đều không mở ở giữa bất cớ đoạn tường nào. Quãng cách giữa các cửa thành cũng không đều nhau, khiến ta có thể nghĩ tới sự tùy tiện của người xây dựng. Thực ra không phải như vậy. Nếu đặt một địa bàn trên bình đồ của thành, ta sẽ thấy bốn cửa mở rất đúng hướng bắc, nam, tây, đông. Cửa Đông là cửa Tiền, mở xuống sông Chảy, cửa này được đắp thành bao vòng lồi ra ngoài để làm tường chắn cửa và mở một cửa nách ở bên cạnh. Muốn ra vào người ta phải đi theo đường chữ chi mà không thể trực tiếp vào thẳng ngay trong thành. Cửa Nam mở đúng hướng nam. Phía này hào thành đào phía trong tường thành. Ơở nơi cửa, hào không đào thông mà chừa một lối để ra vào. Cửa Nam cũng vậy, hào không đào thông. Ơở cửa này vẫn còn dấu vết những tảng đá đẽo góc cạnh vuông vức lát suốt lối đi. Trên hai vách cửa cũng còn mấy viên đá kè. Chắc xưa kia vách cửa phải được kè tề chỉnh. Cửa Bắc mở gần góc đông bắc. Phía cửa này tường thành cao, hào rất sâu, thuận tiện cho việc xuống sông. Cũng có thể coi nó như một cửa nách của mặt Tiền. Trên cả bốn cửa thành không có dấu vết gì chứng tỏ xưa kia có làm lầu cửa. c) Một vài di tích có liên quan Trên mặt tường thành còn di tích của bảy lò nung gạch và gốm, phân bố ở mặt bắc và tây bắc, nói cách khác là phân bố ở phía mà tường thành được đắp trên gò cao. Lò nung đều nhỏ, hình tròn, đường kính chừng 1 mét. Riêng lò nung gạch có hình chữ nhật dài hơn 1 mét, rộng 1 mét. Trong lòng các lò và xung quanh các lò còn nhiều di tích phế phẩm và cả chính phẩm. Những di vật này cho hay lò gạch chủ yếu nung loại gạch vồ điển hình của thời Lê; lò gốm chủ yếu nung những lon sành nông, sâu các cỡ và cũng kà sản phẩm quen thuộc của thời này. Một suy nghĩ thật khéo léo của các tướng lĩnh đương thời rất đáng được dùng đôi dòng để bàn tới. Cho làm lò nung ngay trên mặt tường thành, thậm chí ngay chính giữa mặt tường thành bao nơi cửa Tiền, những người chỉ huy khi đó đã khéo kết hợp việc canh phòng và sản xuất tự cung cấp cho quân đội. Chúng ta đã gặp bếp đun và nung những mũi chông củ ấu trên mặt tường thành Luy Lâu (Hà Bắc) chứng minh những công việc nấu nướng, nung vũ khí kết hợp với việc canh gác của người lính ngay trên mặt tường thành [1]. Lần thứ hai, và cũng chỉ mới lần thứ hai, chúng ta gặp hiện tượng kết hợp việc canh gác với sản xuất trên mặt tường thành tại thành Việt Tĩnh. Bằng những chứng tích độc đáo này, những vòng tường thành bình thường bỗng trở nên sống động. Người ta không còn thấy khó hiểu vì sao nước ta có thể dễ dàng xây dựng một đội quân lớn mạnh với một ngân sách ít ỏi. Nói chung, hệ thống thành nhà Mạc cũng như nhà Bầu được xây dựng nên chủ yếu là để chống với các lực lượng phong kiến đối lập khác trong nước chứ không phải để chống ngoại xâm. (1) Đỗ Văn Ninh: Những mũi chông củ ấu bằng đất nung. Nghiên cứu Lịch sử, số 150, tháng 5 - 6 năm 1973, tr. 61.
|
|
|
Post by NhiHa on Sept 11, 2010 16:06:18 GMT 9
Kinh thành Huế Cướp được quyền thống trị cả nước, Gia Long đóng đô ở Huế với lý do cho rằng dân tình Thăng Long kiêu bạc, ở Phú Xuân nhân số đông đúc, phong thục thuần lương, các thánh (tức chúa Nguyễn) đã đóng đô ở đây; Phú Xuân ở giữa nước, con đường đi về triều cống khắp nước cân nhau; hình thế địa lý phù hợp với quan niệm phong thủy, có núi trước làm án, có sông bao quanh, có đảo ở hai bên tả hữu v.v...; địa thế quân sự vững vàng, có biển trước núi sau, thuận cho cả lúc bình thời cũng như khi hữu sự. Kinh thành Huế được Gia Long cho xây đắp từ năm đầu lên ngôi (1802). Năm 1805 cho xây dựng vòng thành lớn ngoài cùng. Công việc xây dựng được tiến hành liên tục suốt mấy đời vua từ Gia Long qua Minh Mạng trong gần 40 năm trời. Thành Huế được xây dựng gồm ba vòng thành bao bọc lẫn nhau. Riêng vòng thành ngoài, phần kiến trúc quân sự quan trọng nhất, được xây theo kiểu thành Vôbăng, với một đồ án hình gần vuông, mỗi cạnh chừng 2.235 mét (chu vi gần 9.000 mét). Ngoài bốn pháo đài góc ra, mỗi mặt tường thành có xây năm pháo đài nhô ra ngoài. Những pháo đài có lớn, có nhỏ và đều có trổ các pháo nhãn để bắn. Căn cứ tổng số pháo nhãn, ta có thể biết rằng cần phải có 386 khẩu đại bác mới đủ. Nếu kể thêm 18 pháo nhãn ở quãng cửa vào và cửa ra của con kênh Ngự Hà chảy qua kinh thành thì số pháo trang bị cho việc phòng thủ tòa thành ngoài này lên tới 404 khẩu. Tường thành xây cao 6,60 mét, dày trung bình 21 mét và được xây ốp toàn bộ bằng gạch. Thành mở tất cả 13 cửa. Có 10 cửa xây lầu cửa bên trên (4 cửa mặt Tiền, 2 cửa mặt Tả, 2 cửa mặt Hữu và 2 cửa mặt Hậu). Còn có 3 cửa (một cửa thông sang thành Mang Cá bên cạnh, một cửa Đông thành thủy quan và một cửa Tây thành thủy quan, nơi con kênh Ngự Hà chảy vào và chảy ra). Đài Cột Cờ cũng là một công trình rất lớn, cao, đồng thời cũng lại là một đài quan sát, một trận địa pháo gồm 23 khẩu. Công trình này xây ba tầng, cao 17,50 mét. Trên cùng, chính giữa là cột cờ bằng gỗ cao 29,52 mét. Phía ngoài tường thành là hệ thống công sự chướng ngại gần sông Hộ Thành, hào ngoài. Sông Hộ Thành là con sông đào bao bọc ba mặt trái, phải và sau thành rồi đổ ra sông Hương rộng tới 400 mét, chảy ngang mặt trước thành. Sông Hộ Thành rộng không đều, nơi hẹp nhất là 13,50 mét, nơi rộng nhất là 66 mét. Sông Hộ Thành rõ ràng là một chướng ngại rất lớn và rất bảo đảm với một chu vi ước chừng 11 km [1]. Qua sông Hộ Thành, người ta còn phải vượt một đường hào ngoài (glacis, có người gọi là thành giai), rộng không đều nhau (nơi rộng nhất 160 mét, nơi hẹp nhất 100 mét). Một bức tường cao khoảng 1,30 mét chạy song song với mép ngoài của hào là một lần lũy vây bọc quanh thành để cho lính có thể đứng bắn chống trả kẻ thù khi đã vượt qua được sông Hộ Thành. Hào ngoài là vành đai chướng ngại thứ hai rộng từ 40 đến 60 mét, sâu 4 mét, mực nước sâu trung bình là 1,50 mét. Bờ hào được xây kè đá chống sụt lở. Vượt được hào ngoài rồi, kẻ thù còn phải vượt một đoạn đường chân thành (berme) rộng chừng 8,50 mét mới tới được chân tường thành để tính chuyện trèo qua bức tường rất kiên cố được bố trí tới 404 khẩu đại bác. Một điều riêng có ở thành Huế là một thành nhỏ mang tên Trấn Bình đài, tên thường gọi là Mang Cá, được xây ngay ở góc đông bắc của kinh thành, có cửa thông với kinh thành. Thành Mang Cá xây hình lục giác, chu vi gần 1.000 mét, tường cao từ 5 đến 5,80 mét. Cũng có đường chân thành, hào ngoài, đường ngoài hào, sông Hộ Thành v.v..., một hệ thống vành đai chướng ngại bảo vệ như ở kinh thành. Mang Cá vốn làm chức năng kiểm soát thương cảng quan trọng Bao Vinh, một khúc ngoặt của sông Hương, thời Gia Long. Thực chất thì Mang Cá chỉ là một pháo đài lớn, bên trong không có đền đài, cung điện hay một công trình văn hóa nào. Chúng tôi chỉ chọn lựa vài điểm cốt chứng minh rằng triều Nguyễn đã bỏ công xây dựng cho vương triều mình một kinh thành vững chắc, to lớn vượt tất cả mọi triều đại trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam [2]. (1) Đức Senhô (Michel Đức Chaigneau) gọi con sông này là Rivière circulaire. Aođăng đuy Pích (Ardant du Picq) gọi là Canal circulaire. Người Pháp còn phân chia gọi từng mặt kênh với những tên Canal de l'Est, Canal de l'Ouest, Canal du Nord-Ouest. (2) Không những vậy, cũng cần trích lời bình luận của Lơ Roi (Le Roy), thuyền trưởng tàu Hăng-ri (Henri) đã đến Huế năm 1819: "Kinh thành Huế nhất định là cái pháo đài đẹp nhất và đều đặn ở Âấn Độ - China, kể cả pháo đài Uyliêm (William) ở Calcutta và Xanh Gioócgiơ (Saint Georges) ở Madras, hai pháo đài này do người Anh làm". Trích theo Thái Văn Kiểm: Cố đô Huế, Sài Gòn, 1960, tr. 23.
|
|
|
Post by NhiHa on Sept 11, 2010 16:07:43 GMT 9
Thành trấn Vào buổi đầu, Gia Long vẫn phải duy trì hai khu vực hành chính lớn là Bắc Thành (Bắc Bộ) và Gia Định Thành (Nam Bộ), đặt chức Tổng trấn, Hiệp Tổng trấn và Phó Tổng trấn để cai quản. Trung tâm hành chính của hai đơn vị này đồng thời cũng là một căn cứ quân sự lớn có xây thành bảo vệ. a) Thành Gia Định Vào tháng 2 năm Mậu Dần (1698), chúa Nguyễn Phúc Chu bắt đầu đặt phủ Gia Định. Tháng 3 năm Canh Tuất (1790), Gia Long cho đắp một thành đất Gia Định, huy động quân dân khởi đắp, hẹn cho 10 ngày đắp xong. Thành đắp trên gò cao ở thôn Tân Nhai, tổng Bình Dương, theo hình bát quái, mở tám cửa, ở giữa là cung điện, bên tả dựng nhà Thái Miếu, phía sau miếu là kho tàng, bên hữu đặt Cục chế tạo, chung quanh là nhà tranh cho quân túc vệ ở. Giữa sân dựng kỳ đài ba tầng, trên làm tòa vọng đẩu bát giác, ban ngày kéo cờ, ban đêm thì kéo đèn làm hiệu lệnh cho các quân. Thành xây xong gọi tên là Kinh thành Gia Định... "Tám cửa thành đều xây bằng đá ong, phía nam là cửa Càn Nguyên và cửa Ly Minh, phía bắc là cửa Khôn Hậu và cửa Khảm Hiểm, phía đông là cửa Chấn Hanh và cửa Cấn Chỉ, phía tây là cửa Tốn Thuận và cửa Đoài Duyệt. Ngang dọc có 8 đường, đông sang tây dài 131 trượng 2 thước (52,80 mét), nam sang bắc cũng thế, cao 13 thước (5,20 mét), chân dày 7 trượng 5 thước (30 mét). Phía ngoài thành là hào, hào rộng 10 trượng 5 thước (42 mét), sâu 14 thước (5,60 mét), có cầu treo bắc ngang. Chu vi ngoài thành là 794 trượng (3.136 mét). Ơở ngoài là đường phố, chợ búa, dọc ngang la liệt đều có thứ tự. Hai bên đường quan đều trồng cây thích nghi, gọi là đường Thiên Lý" [1]. Thành Gia Định đã đóng vai trò một kinh thành. Việc tu sửa bồi bổ cũng được tiến hành chu đáo. Tháng 12 cùng năm tiến hành sửa đắp, mở đường quan ở bốn mặt thành. Tháng 11 năm Giáp Dần (179) lại sửa đắp quách ngoài bốn mặt thành. Tháng 11 nhuận bắt đầu đặt chức Giám thành sử và Phó Giám thành sử để quản lý các quan tuần thành. Tháng 3 năm Gia Long thứ nhất (1802), đổi phủ Gia Định làm trấn Gia Định. Tháng Giêng năm Gia Long thứ 7 (1808), đổi trấn Gia Định làm thành Gia Định; tháng 9 năm đó đặt chức Tổng trấn, Hiệp Tổng trấn thành Gia Định, quản lãnh các trấn Phiên An, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Thanh, Hà Tiên và ở xa lãnh trấn Bình Thuận. Năm Gia Long thứ 8 (1809), Tổng trấn Gia Định còn dựng vọng cung, hành cung, lầu chuông, lầu trống, sông đường, xây nhà quân, sửa tường thành v.v... Thành Gia Định ngày càng đẹp và vững hơn. Thời Minh Mạng có đổi tên tám cửa thành. Tổng trấn Lê Văn Duyệt xây cao thêm tường thành bằng đá. Năm Minh Mạng thứ 13 đổi làm thành tỉnh Phiên An; năm thứ 14 Lê Văn Khôi khởi loạn chiếm thành; năm thứ 16 triều đình thu phục lại rồi dời ly sở tỉnh thành đi nơi khác mà bỏ thành này. Về thành trấn Gia Định, có thể tóm lại một điều: Vào thời Gia Long, khi còn phải duy trì hai đơn vị hành chính lớn là Bắc Thành và Gia Định Thành thì thành Gia Định là một công trình quân sự cỡ lớn nhất ở miền Nam. Bình đồ "bát quái" của tòa thành xuất hiện đáng được coi như một tòa thành độc đáo và kiên cố đương thời. b) Bắc Thành Tháng 6 năm Nhâm Tuất (1802), Gia Long vào Đông Kinh, tháng 9 Gia Long đặt chức Tổng trấn Bắc Thành quản 11 trấn nội ngoại cả thảy (gồm năm nội trấn là Sơn Nam Thượng, Sơn Nam Hạ, Sơn Tây, Kinh Bắc, Hải Dương và 6 ngoại trấn là Tuyên Quang, Hưng Hóa, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên và Quảng Yên). Ly sở Bắc Thành lúc đó ở ngay thành Đông Kinh cũ. Tháng giêng năm 1803, Gia Long cho xây đắp thành mới theo kiểu Vôbăng. Tháng 5 năm 1805, xây 5 cửa thành, mỗi cửa đều dựng bia để ghi. Tháng giêng năm 1819, sửa đắp thành này. Thời Minh Mạng, tháng 7 năm 1820, xây dựng các hành cung, điện Thị Triều, điện Cần Chánh. Tháng 10 năm 1827, xây các xưởng súng trên thành (trước làm tre lá, nay làm bằng ngói gỗ), làm suốt trong ba năm. Năm Minh Mạng thứ 12 (1831), bỏ Tổng trấn Bắc Thành, đặt tỉnh Hà Nội. Do vậy, 4 năm sau Minh Mạng ra lệnh bạt bớt chiều cao của tường thành xuống 1 thước 8 tấc cho phù hợp với quy chế của một thành tỉnh và lấy thành này làm thành của tỉnh Hà Nội. Có thể nói, dù qua nhiều lần tu bổ, bạt rở thấp đi, về cơ bản Bắc Thành vẫn là tòa thành Hà Nội sau này mà chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy bản vẽ chính xác vào thời thuộc Pháp. Sách Đại Nam nhất thống chí chép rằng: "Thành tỉnh Hà Nội: chu vi 432 trượng linh (1.728 mét), cao 1 trượng 1 thước 2 tắc (4,50 mét), hào rộng trên dưới 4 trượng (16 mét), mở 5 cửa, ở địa phận hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận. Từ đời nhà Lê về trước, kinh đô đều đặt ở đây, lại có tên là thành Phụng Thiên, ở trong thành Đại La. Thành lâu năm sụt đổ, đến đời Tây Sơn, theo nền cũ đắp thành quanh từ cửa Đông Hoa đến cửa Đại Hung. Bản triều đầu đời Gia Long lấy làm l� sở của Bắc Thành. Năm thứ 3 triều thần bàn rằng thể chế của Tây Sơn không hợp quy củ, tâu xin sửa đổi. Năm thứ sai quan dốc sức việc xây lắp, trong thành dựng kỳ đài và hành cung với hai điện chính, một tả vu, một hữu vu, sau điện dựng lầu Tĩnh Bắc; quanh nội điện đều xây tường gạch; lại đằng trước chính điện xây một đường ống bằng đá khắc hai chữ "Đoan Môn", đấy là di tích từ đời Lý; ngoài cửa dựng nhà bia, xây kỳ đài, quy mô rộng lớn. Năm Minh Mạng thứ 12, chia tỉnh hạt, lấy thành này làm thành tỉnh Hà Nội; năm thứ 16, cho rằng thân thành quá cao, giảm bớt đi 1 thước 8 tấc. Các đời Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị dùng thành này làm sở bang giao". Thành Hà Nội cũng làm theo đồ án hình vuông. Mỗi mặt tường bố trí hai pháo đài. Mỗi góc đều có pháo đài góc. Thành mở 5 cửa, mỗi mặt bắc, đông và tây mở một cửa ở chính giữa, riêng mặt nam mở hai cửa đông nam và tây nam ở chính giữa đoạn tường thành thẳng (courtine) nối pháo đài góc với một pháo đài bên cạnh. Như vậy mặt phía nam là mặt chính của tòa thành. Điểm đáng nói là thành này mở hai cửa Tiền (Đông Nam và Tây Nam). Mở cửa cách này làm cho những cung điện trong thành được che kín đáo hơn, nghĩa là không có một cửa nào đi thẳng vào chính giữa mặt các cung điện. Một tường thành dương mã che kín phía ngoài mỗi cửa và mở lối đi chếch sang một bên để qua hào bằng một cái cầu. Bộ phận này cũng có tác dụng làm cho cửa thành kín đáo hơn thêm một mức nữa. So với tất cả mọi tòa thành xây thời Nguyễn ở miền Bắc Việt Nam, thành Hà Nội là tòa thành xây lớn nhất, đẹp nhất và kiên cố nhất, bởi vì thành đã có vị trí một thành tổng trấn trước khi bị hạ xuống vai trò của một thành tỉnh. Năm 1896 - 1897, thực dân Pháp đã cho san bằng thành Hà Nội, chỉ để lại Kỳ đài và cửa Bắc, để xây dựng các đường phố Hà Nội. Mới hơn một thế kỷ qua, dù có những tấm bản đồ vẽ chính xác về tòa thành đó, nhưng do những biến đổi của nhà cửa, phố sá, người ta đã không dễ gì chỉ định được vị trí cũ của công trình. Tất nhiên càng không hiểu được những chi tiết cấu trúc của nó. Việc theo dõi những hiện tượng khảo cổ trong lòng đất khu vực xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1975 cho biết một số điều: - Lăng Hồ Chủ Tịch được xây dựng đúng vào quãng giữa mặt tường thành phía tây, nghĩa là đúng vào vị trí của cửa Tây thành Hà Nội. - Gạch xây kè bờ hào ngoài thành đều là gạch vồ thời Lê. Phần lớn gạch đều vỡ, nhiều viên có vết ám khói. Hiện tượng này cho phép kết luận thời Nguyễn đã sử dụng lại nguyên vật liệu xây thành Đông Kinh đã từng qua sụt lở và đốt phá vì chiến tranh và đã từng được sử dụng lại một lần trước đó vào thời Tây Sơn. - Từ điểm chuẩn được biết một cách chính xác tại khu vực Lăng Hồ Chủ tịch, kết hợp với những điểm hiện còn trên mặt đất như Cột cờ, Cửa Bắc v.v... ta có thể dễ dàng xác định vị trí thành Hà Nội trên bất cứ nơi nào trong thành phố. Đây là một thuận lợi lớn cho những kết luận khoa học về những phát hiện lẻ tẻ tại khu Hà Nội cổ, tất cũng là thuận lợi quan trọng cho việc tìm hiểu di tích thành Thăng Long thời Lý - Trần, một vấn đề vẫn còn đang là ẩn số. (1) Đại Nam thực lục chinh biên, T. II, Nhà xuất bản Sử học, Hà Nội, 1963, tr. 112 - 113. Đơn vị đo chiều dài thời Nguyễn được tính như sau: Trượng = 4 mét; thước = 0,40 mét; tấc 0,40 mét.
|
|