|
Post by NhiHa on Sept 11, 2010 16:09:13 GMT 9
Thành tỉnh Năm thứ 12 niên hiệu Minh Mạng (1831), triều Nguyễn bãi bỏ các tổng trấn, chia cả nước làm 29 tỉnh. Thống kê theo sách Đại Nam nhất thống chí, ngoài Kinh sư và phủ Thừa Thiên, ta có các tỉnh như sau: 1. Tỉnh Quảng Bình 2. Đạo Hà Tĩnh 3. Tỉnh Nghệ An 4. Tỉnh Thanh Hóa 5. Tỉnh Quảng Nam 6. Tỉnh Quảng Ngãi 7. Tỉnh Bình Định 8. Đạo Phú Yên 9. Tỉnh Khánh Hòa 10. Tỉnh Bình Thuận 11. Tỉnh Hà Nội 12. Tỉnh Ninh Bình 13. Tỉnh Hưng Yên 14. Tỉnh Nam Định 15. Tỉnh Hải Dương 16. Tỉnh Quảng Yên 17. Tỉnh Bắc Ninh 18. Tỉnh Thái Nguyên 19. Tỉnh Sơn Tây 20. Tỉnh Hưng Hóa 21. Tỉnh Tuyên Quang 22. Tỉnh Lạng Sơn 23. Tỉnh Cao Bằng 24. Tỉnh Hà Tiên 25. Tỉnh Biên Hòa 26. Tỉnh Định Tường 27. Tỉnh Vĩnh Long 28. Tỉnh An Giang 29. Tỉnh Gia Định Trong 29 đơn vị hành chính này, Hà Tĩnh và Phú Yên được chép là đạo. Ngoài ra còn có quần đảo Côn Lôn. Mỗi tỉnh đều được xây dựng một tòa thành làm nơi đóng quân thường trực của tỉnh, đồng thời cũng là l� sở hành chính của tỉnh. Các thành tỉnh xây dựng theo những đồ án khác nhau, song nói chung đều dựa theo kiểu thành Vôbăng. Thành nào cũng vậy, ban đầu đắp tường đất, sau đó xây ốp tường gạch, đá hoặc đá ong, tùy theo tình hình nguyên vật liệu của địa phương. Tuy nhiên cũng vẫn còn một số thành tường đất. Về diện tích, nói chung đều có chu vi khoảng từ 300 - 400 trượng. Thành Nam Định là thành lớn nhất, có chu vi 830 trượng 7 thước 3 tấc. Cá biệt có thành Hà Tiên nhỏ nhất, chu vi chỉ có 96 trượng 2 thước. Thời Minh Mạng bãi bỏ tổng trấn, chia đặt các tỉnh, xây dựng thành tỉnh và thi hành chế độ lưu quan, nhằm mục đích hạn chế quyền hạn của địa phương, tăng thêm mức độ tập quyền chuyên chế. Việc xây dựng các thành tỉnh rõ ràng bộc lộ mưu đồ đối nội, bảo vệ quyền tối cao của nhà vua là chính.
|
|
|
Post by NhiHa on Sept 11, 2010 16:10:20 GMT 9
Thành phủ và thành huyện Dưới tỉnh có đơn vị hành chính phủ, huyện và châu. Đơn vị phủ lớn hơn và kiêm lãnh một số huyện và châu. Ơở phủ, huyện, châu đều có một đơn vị quân đội đóng. Như vậy phủ, huyện, châu vừa là trung tâm chính trị, vừa là trung tâm quân sự, và ở mức độ nào đó cũng là trung tâm văn hóa của một địa phương. L� sở những đơn vị này cũng đều được xây dựng một công trình phòng vệ, có nơi là một tòa thành nghiêm chỉnh kiên cố, có nơi chỉ là hàng rào tre có hào bao bọc vây quanh. - Thành phủ Tây Ninh Tây Ninh là một trong ba phủ của tỉnh Gia Định, lãnh hai huyện Tân Ninh và Quang Hóa. Thành phủ Tây Ninh là một thành lớn trong các thành phủ. Chu vi 188 trượng 8 thước tấc. Tường thành cao 7 thước. Hào rộng 4 trượng, sâu 5 thước. Thành mở 3 cửa. Ơở địa phận thôn Khang Ninh, huyện Tân Ninh. - L� sở phủ Phước Long: Phước Long là một trong hai phủ của tỉnh Biên Hòa. L� sở phủ Phước Long không được đắp thành. Chung quanh chỉ rào gỗ bảo vệ, không có hào. Chu vi rất nhỏ, không quá 30 trượng. Ơở địa phận thôn Bình Lợi, huyện Phước Bình. - L� sở phủ Tuy Hòa: Tuy Hòa là một trong ba phủ của tỉnh An Giang. Chung quanh l� sở rào chông trà. Chu vi hơn 50 trượng. Ơở địa phận thôn Mỹ Đức, huyện Long Xuyên. Nếu thành phủ nói chung còn được đắp tường đất, có hào nghiêm chỉnh như một tòa thành chính thức thì thành huyện nói chung chỉ là l� sở bao bọc bằng hàng rào tre, chông trà, gỗ v.v... để bảo vệ. Cũng có một số ít huyện có thành khá quy mô, thậm chí còn quy mô hơn cả thành phủ. - Thành huyện Quang Hóa: Quang Hóa là một huyện của tỉnh Gia Định. Thành đắp bằng đất. Chu vi 17 trượng 7 thước 4 tấc. Tường cao 7 thước. Xung quanh đào hào rộng 1 trượng, sâu 5 thước. Thành mở 3 cửa; ở thôn Long Giang. - Thành huyện Đan Phượng: Đan Phượng là một huyện của tỉnh Sơn Tây. Thành đắp bằng đất. Chu vi 18 trượng. Ngoài không có hào. Ơở địa phận thôn Thượng, xã Trung Thụy. - L� sở huyện Lang Tài: Lang Tài là một huyện của tỉnh Bắc Ninh. Chung quanh là lũy tre. Chu vi 92 trượng. Ơở địa phận xã Lương Xá. - L� sở huyện Vĩnh Xương. Vĩnh Xương là một huyện của tỉnh Khánh Hòa. Chung quanh rào bằng chông trà. Chu vi 42 trượng. Ơở địa phận xã Phù Ninh. - L� sở huyện Tân Long: Tân Long là một huyện của tỉnh Định Tường. Chung quanh rào gỗ. Chu vi 58 trượng. Ơở thôn Tân Nhuận. L� sở các châu miền núi không thấy được xây đắp công phu như các huyện mà thường chỉ có một hàng rào bao quanh mà thôi. Về các thành phủ, huyện ở Bắc Kỳ, vào tháng giêng năm Canh Dần (1830), Phan Văn Thúy sau khi đi xem xét hình thế đã trù tính xin cho đắp ở 21 phủ, các huyện tạm hoãn. Triều đình đã bàn và cho đắp trước ở 10 phủ: Ưứng Hòa, Khoái Châu (Sơn Nam), Kiến Xương, Thái Bình (Nam Định), Vĩnh Tường, Lâm Thao (Sơn Tây), Thuận An, Lạng Giang (Bắc Ninh), Kinh Môn, Ninh Giang (Hải Dương). Cách thức theo như phủ Lý Nhân (chu vi dài hơn 266 trượng, giảm làm 208 trượng) [1]. Tới tháng 9 cùng năm, Minh Mạng đã dụ Bộ Công cho phép các phủ, huyện gia cố thành trì để "làm kế yên rỗi lâu dài". Thành thần Bắc Thành đã tâu xin: "Bốn huyện Lục Ngạn, Kim Hoa, Việt Yên, Gia Bình nên xây gạch; một huyện Hiệp Hòa nên xây đá ong, còn mười phủ (Từ Sơn, Thiên Phúc, Quốc Oai, Quảng Oai, Đoan Hùng, Thường Tín, Bình Giang, Nam Sách, Nghĩa Hưng, Tiên Hưng), 59 huyện (Gia Lâm, Văn Giang, Lang Tài...) xin vẫn theo chỉ trước mà đắp thành đất... (Cách thức xây thành do Bộ đưa ra: Thành phủ ngoài cao 9 thước, trong cao 6 thước, giữa lấp đất. Mặt dày 7 thước 7 tấc, chân dày 7 thước 9 tấc. Thành huyện ngoài cao 8 thước 5 tấc, trong cao 5 thước 5 tấc, giữa lấp đất. Mặt dày 6 thước 3 tấc 5 phân, chân rộng 6 thước 5 tấc. Nay xin thành phủ theo cách thức thành phủ Lý Nhân: Ngoài cao 7 thước 2 tấc, trong cao thước, mặt dày 8 thước, chân rộng 1 trượng 5 thước; thành huyện theo cách thức thành của hai huyện Nam Sang và Duy Tiên: Ngoài cao 7 thước 2 tấc, trong cao 3 thước 7 tấc, mặt dày 8 thước 3 tấc, chân rộng 1 trượng 5 thước). Vua đều y lời xin mà cho dân làm" [2]. Vào tháng 7 năm sau, "định lại quy thức thành xây gạch ở các phủ huyện. Hạ lệnh cho Giám thành cứ theo kiểu mẫu số, số trượng, số thước, vẽ thành bản đồ do Bộ Công đóng ấn triện vào rồi đưa đi các địa phương. Từ nay có nơi nào xây thành đều cho làm theo quy thức mới này" (3). Triều Nguyễn không những chỉ có những quy định về quy mô xây thành mà còn có những quy định chi tiết tới từng phần của tòa thành. Về kỳ đài, tháng 11 năm Canh Thìn (1880), triều đình đã chuẩn cho các phủ, huyện đều làm kỳ đài. Nơi nào "đã có thành thì xây đài, chưa có thành cũng đắp một nền đất. Cán cờ: phủ thì dài 2 trượng 7 thước, huyện thì dài 2 trượng 3 thước; lá cờ đầu dùng dại nam nhuộm màu vàng, đề tên phủ, huyện" [4]. Việc đặt súng lớn trên các thành cũng có quy định khá rõ ràng, ví như "Ơở các phủ thành của tỉnh Hà Nội, Nam Định, Hải Dương, Bắc Ninh đều có 4 cỗ, phủ thành của Sơn Tây có 5 cỗ, của Hưng Yên có 2 cỗ súng quá sơn bằng đồng, duy Lý Nhân có 8 cỗ súng quá sơn bằng đồng, 16 súng hồng y, tích sơn bằng gang, cộng 24 cỗ. Các súng khác đều đều 12 cỗ (4 đồng, 8 gang)" [5]. "Ơở các huyện thành: Hà Nội, Hải Dương đều có 11, Nam Định có 12, Sơn Tây có 14, Bắc Ninh có 15, Hưng Yên có 6, mỗi huyện thành đều 4 súng quá sơn bằng đồng, 4 súng hồng y, tích sơn bằng gang" [6]. (1) Đại Nam thực lục chính biên T. X, tr. 12. (2) Đại Nam thực lục chính biên. Đã dẫn, Tập X, tr. 155. (3) Đại Nam thực lục chính biên. Đã dẫn, Tập X, tr. 308. (4) Đại Nam thực lục chính biên. Tập XXXIV, tr. 400. (5, 6) Đại Nam thực lục chính biên. T. XII, tr. 383.
|
|
|
Post by NhiHa on Sept 18, 2010 6:52:51 GMT 9
Kien Truc Dong Phuong:Viet Nam.
Home > Tay Ninh, Vietnam > Cao Dai Cathedral Cao Dai Cathedral , Tay Ninh, Vietnam * Cao Dai Cathedral  Cao Dai Cathedral (built 1933-55)Caodaism (Dai Dao Tam Ky Pho Do, or Third Great Universal Religious Amnesty) is a syncretic religion that had its beginnings in Vietnam, then part of French Indo-China, in the 1920s. Its founder, Ngo Minh Chieu (or Ngo Van Chieu), was a French civil servant and was also a mystic who was well-versed in western and eastern religions. In 1919 he began receiving revelations about the truth of religions from God (Caodai) that told him to combine the teachings of Buddhism, Hinduism, Taoism, Confucianism, Christianity, Islam and other religions into one religion to promote peace. In 1926 he revealed his seances to the public as a new belief system. It soon became quite popular. There are a number of important figures in the Cao Dai pantheon. The major saints are Chinese revolutionary leader Sun Yat-sen, the 19c French writer Victor Hugo and the 16c Vietnamese poet Nguyen Binh Khiem. Lesser dignitaries who have manifested themselves in seances include notables such as Joan of Arc, Descartes, V. I. Lenin, William Shakespeare, and Winston Churchill. The organizational structure roughly follows that of the Roman Catholic Church with a pope, cardinals, bishops and priests. There are several million practicioners in (mostly southern) Vietnam and perhaps over a thousand temples, mostly in the Mekong delta. There are also practicioners in the west, though these are primarily in the expatriate Vietnamese communities. The movement became involved in the Vietnamese nationalist movement against the French and for a while even were allied with the Viet Minh. But Cai Dai military units eventually joined the French against the Viet Minh. After the triumph of the North in the Vietnam war Cao Daiists suffered much along with other religions. The Great Temple, or Holy See, is the center of the sect. Constructed between 1933 and 1955, is about 60 miles (100 kilometers) northwest of Ho Chi Minh City. It is near the market village of Long Than, and only 5 kilometers from Tay Nihn, the capital of the province of the same name. There are colorful ceremonies with chanting four times a day, including the noontime service in January, 1992, depicted here. Text by Robert D. Fiala Bibliography: All images copyright 2000 Professor Robert D. Fiala of Concordia University, Nebraska, USA Bezacier, L. Relevés de Monuments Anciens Du Nord Viet-Nam Ecole Francaise D'extreme Orient, 1958. Paris Buckley, Michael. Moon Travel Guides: Vietnam Cambodia and Laos Handbook, 2nd Edition Moon Publications, Inc., 1997. China Cohen, Barbara. The Vietnam Guidebook Harper and Row Publishers, Inc., 1990. New York Florence, Mason & Storey, Robert. Lonely Planet: Vietnam Lonely Planet Publications, 1999. Melbourne Nguyen, Ba Dang. Traditional Vietnamese Architecture Gioi Publishers, 2004. Hanoi Phan Huy Lê. Kiê'n trúc phô' cô Hôi An Viêt Nam Thé Giói, 2003. Hanoi West, Helen. Insight Guides: Vietnam APA Publications (HK) Ltd., 1991. Singapore
|
|
|
Post by NhiHa on Feb 11, 2011 11:10:17 GMT 9
Những nhà thờ cổ kính nhất châu Âu(Theo Zing)  St Paul và Westminster của nước Anh, Milan và Palermo của Italy, Cologne của Đức là tên của những thánh đường đã vang danh khắp thế giới, điểm du lịch không thể bỏ qua của du khách đến các thành phố này Nhà thờ St Paul's nằm trền đồi Ludgate, nơi cao nhất của thành phố London (Anh). Công trình hiện tại được xây dựng từ thế kỷ 17, là giáo đường St Paul thứ 5 xây trên mảnh đất này kể từ năm 604.Cao 111 m, đây là một trong những địa danh nổi tiếng nhất của thủ đô nước Anh với phong cách kiến trúc Phục hưng và Gothic.
|
|
|
Post by Can Tho on Jun 22, 2011 4:54:33 GMT 9
Chủ nghĩa Cấu tạo (Конструкция/Constructivism)...  Chủ nghĩa cấu tạo là 1 trào lưu hội hoạ, kiến trúc ở Nga sau CMT10.Trong kiến trúc, Constructivism theo đúng tinh thần của chủ nghĩa cộng sản, lý tưởng cộng sản với việc đề cao nhân dân lao động đã tác động đến các KTS Liên Xô lúc đó. Chủ nghĩa cấu tạo chú trọng tới công năng của công trình, loại bỏ những chi tiết trang trí thừa mứa lãng phí, công trình chủ yếu là hệ kết cấu chịu lực. Hệ kết cấu, như những người lao động chính là tâm điểm mới của trào lưu này. Chính vì thế chủ nghĩa cấu tạo hoàn toàn khác với tất cả lý thuyết kiến trúc thời đó. Sau này người ta đã nói Constructivism đã đi trước thế giới khoảng 1 thế kỷ. Đáng tiếc là trào lưu này chỉ tồn tại được 10 năm: 1920-1930, quá ngắn ngủi cho 1 chủ nghĩa kiến trúc !  Chủ nghĩa cấu tạo được châu Âu biết đến lần đầu tiên vào năm 1925 tại Hội chợ quốc tế Paris. Gian hàng Liên Xô với sự đơn giản đến không còn gì có thể đơn giản hơn, đã nổi bật giữa những gian hàng các nước châu Âu khác: phù hoa, phô trương sự giàu có, thừa mứa của chủ nghĩa tư bản.  Gian hàng nhỏ, giản dị, với 1 lối vào là cầu thang chéo góc, khiêm nhường và lặng lẽ. (tôi chợt nhớ tới cái bánh chưng-bánh dày giản dị của Lang Liêu giữa bao la nem công chả phượng...)   Nhiều KTS châu Âu lúc đó đã ngỡ ngàng trước gian hàng bé nhỏ này. Le Corbusier, cây đại thụ của nền kiến trúc thế giới, đã có cảm tình với Chủ nghĩa cấu tạo khi thấy công trình này. Sau này Le Corbusier đã tham gia thiết kế Cung văn hoá Xôviết tại Moskva. Nhận xét về Chủ nghĩa cấu tạo, Le Corbusier nói: "Một phong cách hoàn toàn độc đáo, đi trước thời đại chúng ta." Chủ nghĩa cấu tạo đề cao công năng, tính sử dụng, hướng tới con người, hướng tới sự đơn giản , cái đẹp của hình khối, của sự chuyển động, của kết cấu. Đó là 1 bước tiến rất lớn so với thế giới thời đó vẫn đang say sưa với chủ nghĩa phục cổ , chủ nghĩa hình thức với những công trình đầy tính xa hoa , phô trương.   Các nghệ sĩ thuộc trào lưu Chủ nghĩa cấu tạo luôn chống tính hình thức. Chúng ta hãy cùng ngắm nhìn công trình này, đó là Đài tưởng niệm Quốc tế 3.  Nghĩ tới 1 đài tưởng niệm Chủ nghĩa Marx, trong đầu chúng ta chắc chắn hiện lên: hình ảnh búa liềm, Lênin, Mác, C.C.C.P, .... Nhưng công trình này hoàn toàn không có những hình ảnh đó. Đây là công trình đầu tiên đánh dấu sự ra đời của Chủ nghĩa cấu tạo,do Vladimir Tatlin sáng tác. Công trình là 1 khối chóp có 2 đường xoắn ốc lên tới độ cao 400m. (Hãy nghĩ tới độ cao này- vào năm 1919). Bên trong có treo 3 khối lớn là 3 phòng trưng bày hình lập phương, tứ diện tam giác và hình trụ. 3 phòng này quay quanh trục của chúng với nhịp điệu khác nhau. Không có những hình tượng Búa Liềm, không có ảnh, tượng đài Lênin, Marx, Engels, vậy đâu là cái làm nên Đài tưởng niệm Quốc tế 3 ? Vladimir Tatlin đã sáng tác 1 công trình có tính tư tưởng cao: 2 dầm xoắn ốc thể hiện sự phát triển của xã hội theo quy luật biện chứng của chủ nghĩa Marx: sự phát triển theo hình xoắn ốc, tuần tự và có các bước nhảy vọt. Chủ nghĩa cấu tạo là như thế đó ! Người cộng sản đâu phải lúc nào cũng "xăm" hình búa liềm lên khắp mọi nơi ? Chủ nghĩa cấu tạo là sự đơn giản, như đơn giản ở đây không phải là nhỏ bé 1 cách tầm thường. (Đài Quốc tế 3 cao 400m, cao hơn toà nhà Empire Building ở Mỹ). Chủ nghĩa cấu tạo sau này có 1 nhánh phát triển là Chủ nghĩa Siêu Việt (Suprematism) Toà cao ốc trên được thiết kế bởi Kazimir Malevich, một trong những người khai sinh Constructivism. Không phải là những toà nhà chọc trời dựng đứng 1 cách cao ngạo, đè bẹp con người như những toà cao ốc ở New York, cao ốc theo kiểu Chủ nghĩa cấu tạo gồm nhiều khối, nâng đỡ nhau , những khối từ từ phát triển cao lên, theo đúng tinh thần chủ nghĩa tập thể XHCN. Tôi xin dừng 1 chút để nói 1 điều: Đa số những thiết kế trong trào lưu Constructivism đều ở trên giấy, không thành hiện thực, 1 phần vì các tác giả của nó có dính dáng tới tư tưởng Troskism, và dính tới trốt-kít thì như các bạn đã biết... Chú thích ở đây để các bạn bớt đi thắc mắc : "ủa, công trình này làm gì có ở Nga ?" Hãy nói tiếp về Constructivism, đây là 1 công trình của Ivan Leonidov: Học viện Lenin, thiết kế năm 1927. Quả cầu lớn là 1 giảng đường, được giữ bằng hệ cáp treo. Tới thời điểm năm 2006 hiện nay, những kết cấu kiểu này vẫn còn đang trong giai đoạn thực nghiệm. Những kết cấu của Chủ nghĩa cấu tạo đến nay vẫn làm cho nhiều người ngạc nhiên, 1 công trình thiết kế từ năm 1920, nếu được xây dựng vào năm nay, hoặc là đến 2020 hay lâu hơn, vẫn mang tính hiện đại rất cao, đó là Toà nhà cao tầng "Vòng đạp mây" của Lissitzky.  Chủ nghĩa cấu tạo, tuy xuất hiện đầu thế kỷ 20, đến tận bây giờ, vẫn thuộc về tương lai... Chủ nghĩa cấu tạo phát triển chỉ trong vòng 10 năm , 1920-1930, sau đó Stalin đã bóp chết cả 1 nền kiến trúc Xôviết. Có thể nói Stalin là tội đồ của cả nền kiến trúc, nghệ thuật thế giới. Kể từ 1930, nhân danh "nền nghệ thuật XHCN" , Stalin đã ép các KTS vào chủ nghĩa hình thức, tất cả các công trình đều phải gò theo hình ngôi sao, đều phải đóng lên "con dấu" CCCP, đều phải "xăm" lên hình búa liềm. Chủ nghĩa cấu tạo , vốn tiến bộ do quay lưng hẳn với chủ nghĩa hình thức, nay nhờ bàn tay của Stalin, đã bị ép vào khuôn cổ hủ, kinh viện đến đáng sợ. Cái chết của Chủ nghĩa cấu tạo được tuyên bố chính thức vào năm 1937. Cuộc thi chọn phương án thiết kế"Công trình Cung văn hoá Xôviết", với bàn tay của Stalin, Ban Giám khảo đã loại mọi đồ án của Lissitzky, Le Corbusier, Tatlin, Vesnin,... và chọn công trình của KTS Ivan Iofavic.Công trình cao 450m, với dạng vòm cuốn, có những khối trụ tròn càng lên cao càng nhỏ và trên đỉnh trụ là tượng Stalin, toà nhà cũng dày đặc "CCCP" và ngôi sao, búa liềm, cùng với chi chít khẩu hiệu tuyên truyền. (ghi chú: tượng Stalin cao gần 100m !?) Chủ nghĩa tín điều, độc đoán,bảo thủ đã chấm dứt sự tồn tại của Chủ nghĩa cấu tạo. Chủ nghĩa cấu tạo đã bị "bóp mũi" ngay trên đất nước sinh ra nó - Liên Xô. Nhưng nó không chết, cái gì thuộc về chân lý luôn có sức sống mãnh liệt. Thập niên 1970s, Mỹ nhận thấy sự năng động của Chủ nghĩa cấu tạo, họ rất ngạc nhiên khi thấy những thiết kế cao ốc của các KTS Liên Xô, đặc biệt là Kazimir Malevich, từ đó Mỹ đã cho xây dựng hàng loạt toà cao ốc mà hình dáng của nó gần giống những thiết kế ở Liên Xô từ những năm 1920s! Người Mỹ đã rất thán phục và gọi Constructivism bằng 1 cụm từ khác: "Nghệ thuật tiên phong" (Avant-garde Art). Chủ nghĩa cấu tạo từ đó phát triển mạnh mẽ với những nhánh khác nhau Hiện nay chúng ta thấy Chủ nghĩa cấu tạo phát triển mạnh mẽ dưới cái tên Chủ nghĩa tối giản (Minimalism). Ngày nay ở Châu Âu người ta gọi chủ nghĩa cấu tạo là "Chủ nghĩa Tiên Phong" Năm 1922, 1 đoàn gồm những nhà nghệ thuật thuộc Trào lưu Chủ nghĩa cấu tạo đi thăm các nước châu Âu, Maiakovsky đã nói: "Họ đi với tư cách là người chủ để xem và kiểm tra nghệ thuật phương Tây" Năm 1972, KTS thiết kế toà tháp đôi WTC đã dành những lời thán phục vô biên đối với Toà cao ốc Arkhitectonics của Kazimir Malevich. Chính ông thừa nhận mình thiết kế toà tháp đôi WTC đã lấy lại hình thức phổ biến của Chủ nghĩa cấu tạo những năm 1920s. Những nhà nghệ thuật Xôviết đã đi trước thời đại hàng trăm năm, nhưng thật tiếc cho họ, Stalin- 1 tên độc tài kém văn hoá- đã tiêu diệt đi 1 niềm tự hào của nền khoa học-nghệ thuật LiênXô. Tuy nhiên chủ nghĩa cấu tạo vẫn tồn tại và phát triển dưới các hình thức khác nhau.Những trào lưu lớn hiện nay trên thế giới: Chủ nghĩa Hữu cơ, Chủ nghĩa Công năng, Chủ nghĩa Tối giản, Chủ nghĩa Siêu Việt, tất cả đều bắt nguồn từ Chủ nghĩa Cấu tạo.
|
|
|
Post by Can Tho on Jun 22, 2011 5:05:42 GMT 9
Trước tiên là 1 công trình rất nổi tiếng và tiêu biểu, tác phẩm đã khai sinh ra Chủ nghĩa cấu tạo: "Đài tưởng niệm Quốc tế 3" thiết kế: Vladimir Tatlin năm: 1919 độ cao: 400m  Khu chung cư Karl Marx , Vienna (Áo) Thiết kế: Karh Ehn (KTS này là thành viên Đảng Xã hội - Áo) Năm: 1927 Khu chung cư dài 1 km , gồm 1.387 căn hộ dành cho 17.000 người ở. Trong khu chung cư có cả nhà trẻ, thư viện , trạm y tế, cửa hàng , sân vườn và công viên. Một điển hình cho kiểu khu nhà tập thể XHCN.  Chung cư Habita , Motreal (Canada)  Thiết kế: Moshe Safdie Năm: 1967 Trụ sở Bộ Thông tin Liên Xô  thiết kế: Ivan Leonidov năm: 1921 Trụ sở Bộ Công nghiệp Liên Xô  thiết kế: Ivan Leonidov & Mikhail Krinsky năm: 1926 Diễn đàn Lê-nin  Thiết kế: El Lissitzky Năm: 1920 diễn đàn Lê-nin là một cột tháp nghiêng, độ cao 7m , trên cao có 1 bục diễn đàn để các nhà lãnh đạo nói chuyện với dân chúng.  Quy hoạch vùng Magnitogorsk thiết kế : Ivan Leonidov năm: 1924  Gian hàng Liên Xô tại Hội Chợ Quốc Tế Paris thiết kế: Konstantine Melnikov năm: 1925  Trung tâm Hợp tác quốc tế thiết kế: Ivan Leonidov năm: 1928  Ngôi nhà tròn thiết kế: Konstantine Melnikov năm: 1929 đây là nhà riêng của chính Melnikov  Câu lạc bộ Công nhân Rusakov thiết kế: Konstantine Melnikov năm: 1929   Viện Văn hoá đương đại Xôviết thiết kế: 3 Anh em Vesnin (Victor Vesnin, Leonide Vesnin, Alexandr Vesnin) năm: 1921   Cao ốc Moskva thiết kế: Nikolai Ladovski năm: 1923 chúng ta hãy cùng nhìn 2 tấm ảnh sau: đầu tiên là thiết kế của Ladovski năm 1923, sau đó là toà cao ốc Sears Tower được "thiết kế" năm 1970 - niềm tự hào của Chicago và nước Mỹ  có lẽ con cháu của Ladovski phải kiện nước Mỹ đã ăn cắp bản quyền sở hữu trí tuệ...  Và đây là công trình đánh dấu sự Kết Thúc - "cái chết" của Chủ nghĩa cấu tạo. Cung văn hoá Xôviết, thiết kế năm 1937.  Toà nhà cao 450m , dưới đáy là 1 bản hình chữ nhật có 1 phần lõm vào nửa tròn, bên trên là khối trụ càng lên càng thu nhỏ lại, giật cấp ở các độ cao 149m , 183m, 244m), trên cùng có tượng của Lê-nin cao gần 100m (ban giám khảo cuộc thi thiết kế đồ án Cung văn hoá Xôviết "gợi ý" là "nên" đặt tượng của Stalin)
|
|
|
Post by NhiHa on Jul 26, 2011 12:37:45 GMT 9
Phong cách vườn Trung HoaSuu Tam Đặc trưng của kiểu vườn Trung Hoa Người Trung Hoa xem vườn cảnh là một môn nghệ thuật không kém gì thư pháp và hội hoạ. Với mong muốn tái hiện vẻ đẹp sơn thuỷ vào nghệ thuật vườn, cho nên họ đã vận dụng nghệ thuật thi hoạ cổ truyền vào việc tạo dựng vườn cảnh nhằm mô phỏng cảnh đẹp thiên nhiên. Nghệ thuật vườn Trung Hoa chủ yếu nhấn mạnh việc mô phỏng tự nhiên và thay đổi tâm trạng cho người thưởng ngoạn bằng các thủ pháp chia cắt, đóng mở, rẽ ngoặt mang nhiều yếu tố sắp đặt. Đặc trưng của kiểu vườn Trung Hoa mà chúng ta dễ dàng nhận ra đó là lối kiến trúc gồm một nhà thuỷ tạ bên bờ nước, một nửa kiến trúc ở trên bờ, một nửa kiến trúc lấn ra hồ nước và đứng trên các cây cột. Ngoài ra, các lối đi thường lát gạch hay đá, những hình trang trí hay các bộ phận có kiến trúc vuông và tròn có ý nghĩa rất sâu sắc thể hiện “trời tròn đất vuông” cũng là những nét đặc trưng của kiểu vườn Trung Hoa. (Nguồn: Greenscape.vn) Vườn Trung Hoa không chỉ thể hiện nguyên lý âm dương ngũ hành, mà còn là sự kết hợp giữa thiên nhiên, triết lý, văn hoá, nghệ thuật rất cao, rất sâu sắc thể hiện sự sáng tạo nghệ thuật trong không gian ba chiều của tự nhiên trong đó có hoa cảnh, cây cỏ, hồ nước, núi non…nhằm thể hiện sự gắn bó của con người với thiên nhiên. (Nguồn: Greenscape.vn) Có nhiều thủ pháp trong thiết kế vườn Trung Hoa từ bố cục, mặt bằng, cây cối để tạo ra một khung cảnh mô phỏng thiên nhiên. Tuy vậy, nên lưu ý, Trung Hoa là một nước khô và lạnh, còn Việt Nam là xứ sở của nóng ẩm, mưa nhiều do đó vận dụng phong cách vườn Trung Hoa phải chú ý đến bố cục, chọn lựa cây trồng cho phù hợp. (Nguồn: Greenscape.vn) Trước hết, thiết kế vườn phải tuân theo địa thế tự nhiên, bố cục linh hoạt. Tốt nhất trong khu vườn nên có giả sơn, cây cảnh, hoa cỏ, hồ ao, thuỷ tạ, cầu bắc ngang dòng nước, lối đi quanh co thì mới thể hiện được hết phong cách của vườn Trung Hoa. Thiết kế vườn theo kiểu Trung Hoa phải có tính lưỡng nguyên (hay âm dương) có nghĩa là trong cái nhỏ ẩn tàng cái lớn, trong cái hư chất chứa cái thực. Ví dụ, có thể diện tích vườn của gia chủ tuy nhỏ nhưng phải tạo được nhiều lối đi quanh co, cầu bắc phải có nhiều nhịp đan xen với các cảnh giả sơn và ao hồ. Hết cảnh này thì mở ra cảnh mới khiến cho người dạo chơi có cảm giác như quang cảnh mênh mông. Đó chính là thủ pháp tạo sự ẩn hiện. (Nguồn: Greenscape.vn) Khi thiết kế vườn chú ý nên tạo nhiều không gian, không gian được chia ra bởi tường vách, nhà cửa, khe nước, ao hồ…nhưng chúng phải tạo được cảm giác lưu thông, thoáng đãng. Khu vườn phải gợi được khung cảnh nên thơ, trữ tình kết hợp văn học với hội hoạ và thi pháp (Nguồn: Greenscape.vn) Cây trồng trong khu vườn cũng cần đáp ứng được ý đồ, bố cục của khu vườn, tạo ảo giác về phối cảnh và hài hoà về tỷ lệ với công trình kiến trúc. Các cây ven hồ có thể lựa chọn loại cây có dáng mảnh khảnh như liễu, trúc đào vàng, tường vi… Đặc trưng của kiểu vườn Trung Hoa (Nguồn: Greenscape.vn) Cây tạo phông nên chọn loại có lá nhỏ li ti để tạo phối cảnh sâu như me, muỗng, phượng. Cây cận cảnh có thể sử dụng cây bonsai hoặc loại có hoa đẹp như mẫu đơn, đỗ quyên, trà, nhài nhật. Cần chú ý đến mùa ra hoa để trồng đan xen cho khu vườn có hoa quanh năm, tạo vẻ sống động cho khu vườn.
|
|
|
Post by NhiHa on Jul 26, 2011 12:40:46 GMT 9
Phong cách vườn Nhật Bản
Trong một không gian sống hiện đại, nhu cầu có một khu vườn ngày càng lớn. Có rất nhiều phong cách khác nhau trong trang trí sân vườn, tuỳ thuộc vào thế đất, vào nhà và đặc biệt vào sở thích của gia chủ. Trong khu vườn của người Châu Á thường hay dùng mặt nước tĩnh với hòn non bộ, cây thế tạo cảm giác yên bình, tĩnh lặng. Greenscape sẽ lần lượt giới thiệu với độc giả các phong cách vườn giúp độc giả trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để có thể tự trang trí vườn cho mình theo ý thích.
Mối khu vườn ở Nhật Bản đều có một đặc trưng riêng tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên của từng vùng. Với người Nhật Bản, một ngôi nhà truyền thống ngoài kiểu kiến trúc đặc Có lẽ cũng vì thói quen mang tính truyền thống đó mà ở Nhật Bản, bất cứ nơi đâu người ta cũng bắt gặp những khu vườn kiểu như vậy. Mục đích của việc tạo những khu vườn này là để con người có thể nghỉ ngơi, thư giãn và hoà mình với thiên nhiên, với cây cỏ, hoa lá…
Sự kết hợp hài hoà của thiên nhiên trong khu vườn Nhật (Nguồn: Greenscape.vn)
Vườn Nhật đơn giản mà sâu sắc vì đặc trưng của vườn Nhật mang đậm tính Thiền. Trong một vườn Nhật, đất là vật liệu làm nền cho cho những chất liệu căn bản như đá, nước và cây cối. Những chất liệu thiên nhiên này với những hình dạng khác nhau kết hợp lại làm nên khu vườn.
Đá có ý nghĩa quan trọng trong vườn Nhật, nó như là bộ khung, là xương sống, là nền tảng của khu vườn. Nhiều chất liệu sử dụng trong vườn được thực hiện từ đá như đá giậm bước, móng cầu, tường, thạch đăng lung, thuỷ bồn. Đá được bố trí nằm riêng lẻ hay thành nhóm kết hợp với cây cỏ làm thành phông nền cho khu vườn.
Đá và sỏi là những vật không thể thiếu trong vườn Nhật (Nguồn: Greenscape.vn)
Cũng giống như hàng rào, đá có chức năng phân chia những khu vực trong vườn thành những không gian thân mật, riêng tư. Tuy vậy, cần phải cẩn thận khi lựa chọn mỗi viên đá cho khu vườn của mình. Giá trị nhất là những tảng đá có hình dạng thanh nhã, màu sắc, kết cấu hấp dẫn, gân đẹp, có vẻ sần sùi già nua và hoàn toàn tự nhiên, nếu có bám rêu và địa y thì càng thêm giá trị.
Đá được sử dụng làm đường dạo (Nguồn: Greenscape.vn)
Đi kèm với đá, nước là một chất liệu thống trị trong vườn Nhật. Nước có ý nghĩa thuần khiết, dù ở dạng này hay dạng khác, có thực hay là giả định thì nước vẫn là linh hồn của của vườn Nhật. Một hồ nước nhỏ đơn sơ cũng có thể thể hiện được sinh động nét lung linh, huyền ảo. Những lối đi quanh co cũng góp phần gắn kết khu vườn lại với nhau
Việc lựa chọn và trồng những cây thích hợp cả về chủng loại và kích cỡ là rất cần thiết. Đối với vườn Nhật thì thiết kế cây trồng có nghĩa bao gồm cả việc định dạng kích thước và hình dáng của từng cây trong khu vườn. Khu vườn càng nhỏ thì yêu cầu càng chặt chẽ.
Toàn cảnh khu vườn Nhật (Nguồn: Greenscape.vn)
Giống như sự cân bằng, tính đồng nhất là trọng tâm của nghệ thuật kiến tạo vườn Nhật. Khu vườn phải tạo cho người ngắm một cảm giác đồng nhất, chan hoà và không tách biệt với thiên nhiên. Hình dáng kiến trúc của ngôi nhà và dáng vẻ tự nhiên của khu vườn như hoà quyện được vào nhau. Tính đồng nhất cũng góp phần bổ sung cho khu vườn những dáng vẻ mới, hấp dẫn thể hiện được khoảng trống không và chỗ kín đáo, dự phù du và vĩnh cửu, sự mềm mại và cứng rắn.
Chòi nghỉ kết hợp làm nơi thưởng thức Trà đạo trong khu vườn (Nguồn: Greenscape.vn)
Ở Việt Nam, muốn làm kiểu vườn Nhật cũng phải tuân thủ theo các nguyên tắc như trên. Đối với đá, có rất nhiều chủng loại cho bạn lựa chọn như sỏi cuội to, đá granit, đá thấm thuỷ, đá hộc để trang trí cho khu vườn. Đẹp nhất là sỏi cuội to và đá granit. Ở khu vực nước nên dùng đá thấm thuỷ để tạo điều kiện mọc rêu làm tăng tính tự nhiên cho khu vườn.
Cỏ nhật được trồng làm nền cho khu vườn, tuy nhiên cần chú ý, cỏ nhật chỉ thích hợp với diện tích rộng và không chịu bóng. Khu vực dưới các tán cây, bàn ghế, không nên trồng cỏ nhật vì dễ bị chết. Nên trồng thay bằng các loại cỏ tre, rau má, chua me đất…Cây bụi cắt xén có thể trồng các loại như mẫu đơn đỏ, hồng và hoặc hoa ngâu. Ngoài ra có thể điểm thêm các loại cây như hoa sưa, tường vi cho khu vườn thêm sinh động.
Ngôi nhà theo phong cách vườn Nhật (Nguồn: Greenscape.vn)
Những ngôi nhà với đường nét kiến trúc đơn giản, hài hoà rất phù hợp với phong cách của vườn Nhật. Bản thân gia chủ cũng là người trọng sự giản dị, thanh cao và triết lý thì mới có thể yêu nét đẹp đơn sơ của vườn Nhật.
Làm vườn Nhật không cần diện tích rộng nhưng muốn đẹp đòi hỏi phải có sự tư vấn của kiến trúc sư hoặc có bàn tay chuyên nghiệp của người làm vườn chứ không thể là của những người nghiệp dư.
Tiểu cảnh vườn Thiền được bố trí ngay trước sân nhà (Nguồn: Greenscape.vn)
Cốt lõi mà kiến trúc sư của Greenscape muốn gửi gắm tới các bạn trong việc thiết kế vườn theo phong cách vườn Nhật chính là sự mô phỏng sống động vũ trụ, thiên nhiên trong đó có cả chính con người của mối chúng ta.
Nguyen Vu
|
|
|
Post by NhiHa on Jul 26, 2011 12:42:23 GMT 9
Lịch sử kiến trúc [phần 1] Tổng Quan
Lịch sử kiến trúc nghiên cứu sự phát triển và lịch sử của nền kiến trúc thế giới thông qua việc nghiên cứu các ảnh hưởng ở các góc độ khác nhau như nghệ thuật, văn hoá, chính trị kinh tế và kĩ thuật. Nhìn chung, nhiệm vụ của lịch sử kiến trúc là phải xây dựng được mối quan hệ giữa ý nghĩa biểu cảm vô hình của của công trình kiến trúc (ngữ nghĩa, chức năng, biểu tượng…) với sự thể hiện hữu hình của các đối tượng kiến trúc (kích thước, vật liệu, thành phần của kiến trúc…) và đặt vào trong một nghiên cứu tổng thể của thời điểm lịch sử.Lịch sử kiến trúc, cũng như bất kì một ngành nghiên cứu lịch sử có nguyên tắc nghiên cứu về sự giới hạn và sự tiềm ẩn của lịch sử. Điều đó có nghĩa là dưới một cùng một sự kiện chúng ta có thể có nhiều cách nhìn nhận và suy diễn khác nhau, phụ thuộc vào hoàn cảnh quan sát. Từ đó cho phép nảy sinh ra một số lượng lớn các quan điểm nghiên cứu về lịch sử kiến trúc, đặc biệt ở phương Tây Vào thế kỉ 19, kiến trúc Cổ điển được nhìn nhận từ góc độ hình thức, nhất mạnh xuống đặc điểm hình thái của hình thức, kĩ thuật và vật liệu.
Thời kì này cũng chứng kiến sự xuất hiện các kiến trúc sư riêng lẻ, sự pha trộn của các luồng tư tưởng mà sau này sẽ trở thành chủ đề cho các phong trào nghệ thuật. Trên những bình diện đó, lịch sử kiến trúc là một nhánh phân ngành của lịch sử nghệ thuật, tập trung vào lịch sử phát triển tiến hóa của các nguyên tắc và phong cách thiết kế công trình và thiết kế đô thị.Dưới ảnh hưởng của sự đa nguyên Hậu Hiện đại, các nhà lý thuyết gần đây cố gắng mở rộng kiến trúc ra những diễn dịch mới đa dạng hơn. Những lý thuyết ngôn ngữ (linguistic) thịnh hành trong giữa thập kỉ 90 cố gắng nhìn nhận các thành tố kiến trúc nhưng một ngôn ngữ độc lập, đóng góp và sự phát triển của Lý luận Phê bình (Critical Theory).
Các nghiên cứu về Chú giải Ngôn ngữ (Hermeneutics) đóng góp những khía cạnh khác cho lịch sử kiến trúc và các bản tính trọng điểm của kiến trúc được xem như những hiện tượng. Tất cả đều tìm cách tiếp cận và xác định kiến trúc như một dạng của ngôn ngữ. Hai cách nhìn nhận đó khác nhau ở các khái niệm tham khảo, trong khi Lý thuyết Phê bình chủ yếu mang tính tự tham chiếu các đặc điểm cá nhân (seft-referential), còn Chú giải ngôn ngữ nặng về nghiên cứu bối cảnh tình huống (contextual). Xu thế chung của thời đại có thể xem như một phản ứng với các quan điểm siêu hình, nặng tính lý thuyết trước đó, cũng những ưu thế của những biểu hiện siêu hiện đại trong quá trình toàn cầu hóa, hậu tư bản (late capitalism) và dân chủ tự do mới (neo-liberal democracy). Sự gia tăng nhận thức dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa thuộc địa cũng thúc đẩy quá trình xem xét lại về kiến trúc ở các quốc gia thuộc địa hóa và tìm kiếm sự giải phóng khỏi những quan điểm lý thuyết và thực hành không phù hợp của phương Tây.
Nhìn chung, lịch sử kiến trúc phương Tây được phân loại rõ ràng thành từng giai đoạn phát triển trong khi ở nền văn hóa ngoài phương Tây lịch sử kiến trúc ít liên quan đến đến các bối cảnh lịch sử. Dưới ảnh hưởng của quá trình thuộc địa và sự ưu thế của văn hóa phương Tây, vấn đề lại càng trở nên phức tạp hơn. Các nhà viết sử Hậu Hiện đại đang cố gắng xác định cốt lõi của vấn đề. Tuy nhiên do tầm vóc quá lớn, người ta vẫn chưa tìm thấy được một sự đồng thuận của các nhà viết sử, thậm chí quan điểm của cá nhân đôi khi cũng không thống nhất, biến đổi theo thời gian. Nhưng có thể nói rằng, lịch sử kiến trúc phản ánh sự phát triển chung của lịch sử nhân loại.
|
|
|
Post by NhiHa on Jul 26, 2011 12:48:20 GMT 9
Lịch sử kiến trúc [phần 2] Kiến trúc thời kì Đồ Đá  Ở Tây Nam Á, thời kì đồ đá trong lịch sử kiến trúc bắt đầu từ khoảng 10000 năm trước Công nguyên ở vùng Cận Đông (levant), từ thời kì Tiền đồ sứ Đồ đá mới A và Tiền đồ sứ Đồ đá mới B (Pre-Pottery Neolithic A/Pre-Pottery Neolithic B) và mở rộng ra hướng đông và hướng tây. Thời kì văn minh Đồ đá mới ở Đông nam Anatolia, Syria và Iraq vào khoảng 8000 năm trước Công nguyên. Hình thái xã hội hái lượm bắt đầu từ 7000 năm trước Công nguyên ở Đông Nam châu Âu, và ở Trung Âu vào khoảng 5500 năm trước Công nguyên. Ở châu Mỹ và châu Đại dương, người thổ dân bản địa vẫn còn ở thời kì đồ đá cho đến khi người châu Âu khám phá ra họ.Các cư dân thời Đồ đá ở Cận Đông, Anatolia, Syria, phía nam bình nguyên Lưỡng Hà và Trung Á là những nhà xây dựng vĩ đại. Họ đã biết sử dụng gạch-bùn để xây nhà ở và các ngôi làng. Ở Çatalhöyük, người ta đã biết trang trí nhà cửa với những tranh vẽ tạo hình người và thú vật. Ở Trung Âu, các căn nhà dài bằng phên liếp đã được xây dựng. Các khu mộ tỉ mỉ cũng được cũng xây dựng. Đặc biệt, ngày nay vẫn còn hàng ngàn ngôi mộ như vậy ở Ireland. Người thời Đồ đá mới ở quần đảo Anh cũng xây dựng những nấm mồ và phòng mộ cho mình và các trại tường đất đắp (causewayed camps), các vòng tròn đá (henges flint mines) và các đài đá lớn hình tròn (cursus monuments). Lịch sử kiến trúc [phần 3] Kiến trúc Lưỡng Hà Lưỡng Hà (Mesopotamia) là một bình nguyên nằm giữa hai con sông Tigris và Euphrates thuộc Tây Á, ngày nay là miền nam của Iraq. Giai đoạn 4000 năm trước Công nguyênCác công trình sớm nhất được tìm thấy tại các địa điểm như Mureybet và Abu Hureyra ở Syria vào khoảng 8000 năm trước Công nguyên là các nhà ở bán ngầm (semi-subterranean dwellings) hình tròn. Một phần tường hình tròn được tìm thấy ở Zagros khoảng 8000 năm trước Công nguyên được xem như di tích kiến trúc đầu tiên của vùng phía bắc Lưỡng Hà. Công trình kiến trúc đầu tiên được ghi nhận ở vùng Hạ Iraq được tìm thấy ở vùng Maghzaliyah, gần Yarim Tepe vào khoảng 7000 năm trước Công nguyên với các thành đá cư trú (megalithic settlement wall) và các kết hình vuông được làm từ các khối bùn (tauf), trên nền đá.
|
|
|
Post by Can Tho on Dec 27, 2011 15:45:00 GMT 9
Kim Tự Tháp - Công trình kiến trúc bí ẩn nhất của loài ngườingày 23/12/2011 Nếu như phải chọn ra một công trình kiến trúc vĩ đại nhất, bí ẩn nhất của con người, chắc chắn Kim Tự Tháp sẽ là một ứng viên cực kỳ sáng giá. Cùng với xác ướp, tượng nhân sư, các kim tự tháp vĩ đại của người Ai Cập là chủ đề yêu thích của các bộ phim, câu truyện phiêu lưu, truyện kinh dị... Cho đến nay, vẫn chưa có một câu trả lời chính thức, đầy đủ, chính xác nào cho những bí ẩn của Kim tự tháp. Không phải ngẫu nhiên mà trong 7 kỳ quan thế giới (cổ đại), Kim Tự tháp Giza đứng ở vị trí cao nhất và là kỳ quan cuối cùng còn sót lại cho đến ngày nay. Kim tự tháp là gì? Kim tự tháp là cách gọi chung của các kiến trúc hình chóp có đáy là hình vuông và bốn mặt bên là tam giác đều. Trong suy nghĩ của đa số chúng ta, các Kim tự tháp chỉ có riêng ở Ai Cập nhưng thực tế dạng công trình này có ở khắp nơi trên thế giới và là tác phẩm của rất nhiều nền văn hóa khác nhau. Với mỗi nền văn hóa, Kim tự tháp lại có những đặc điểm và mục đích sử dụng rất riêng. Với người Ai Cập cổ đại, Kim tự tháp là công trình được xây dựng và sử dụng như một lăng mộ dành cho nhà vua. Đây cũng là các kim tự tháp nổi tiếng và bí ẩn nhất thế giới cổ đại. Theo sử sách, các nhà vua ngay sau khi lên ngôi, việc đầu tiên họ làm sẽ là bắt đầu xây dựng kim tự tháp cho chính mình. Ngoài ra, một số truyền thuyết cũng cho rằng kim tự tháp là nơi mà người Ai Cập bảo vệ các bí mật vĩ đại nhất của mình.  Tiếp theo phải nhắc đến các kim tự tháp của người Mesopotamia mà chúng ta hay gọi là Ziggurats. Các Ziggurat là một phần trong những ngôi đền thờ cúng thiêng liêng nhất của người Mesopotamia. Kim tự tháp của các nền văn minh ở châu Mỹ mà nổi bật là người Maya được sử dụng làm nơi hiến tế (con người) cho thần linh cũng là những công trình hết sức đáng chú ý. Ngoài ra, các dân tộc khác như Nigeria, Greece, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Roman, Ấn Độ và cả Indonesia cũng có những Kim Tự tháp riêng cho mình với những đặc điểm riêng biệt. Tuy nhiên, không có bất cứ Kim Tự Tháp nào khác có thể so sánh được về độ vĩ đại, kỳ bí với những công trình của người Ai Cập, vì vậy, trong bài viết này, chúng ta sẽ đề cập đến những lăng mộ của Pharaon. Vì sao Kim tự tháp Ai Cập lại chứa nhiều bí ẩn đến vậy? Nếu như các công trình kim tự tháp khác con người gần như đều có câu trả lời chính xác về cách thức mà người xưa đã sử dụng thì riêng với những kim tự tháp Ai cập, đây còn là một đề tài gây nhiều tranh cãi. Kim tự tháp, chưa cần đến những câu chuyện hư cấu bởi chúng ta đã có vàn những bí ẩn về trình độ phát triển khoa học và kỹ thuật của người Ai Cập xưa. Điểm đầu tiên cần phải được nhắc đến là việc các Kim tháp được xây dựng từ các khối đá thiên nhiên nguyên khối, hoàn toàn không sử dụng các vật liệu liên kết như cách chúng ta dùng xi măng trong công nghệ xây dựng hiện đại. Các khối đá có cân năng đôi khi đến cả chục tấn được đẽo gọt và ghép lại với nhau theo một cách không thể hoàn hảo hơn, điều này đảm bảo độ vững chắc, hoàn hảo và trường tồn với thời gian. Các khối đá này được liên kết với nhau hoàn toàn dựa trên trọng lượng của chúng. Trên thực tế, kim tự tháp lớn và nổi tiếng nhất của Ai cập hiện nay đã tồn tại được trên dưới 5000 năm. Phải biết rằng, loại đá này không phải luôn được lấy ngay ở gần kim tự tháp mà một số trường hợp, phải được vận chuyển từ những địa điểm cách xa nơi xây dựng hàng trăm thậm chí hàng ngàn km. Đồng thời, cách mà người Ai Cập chuyển được những tảng đá nặng hàng tấn này vào những vị trí chính xác để hòan thành kim tự tháp còn là điều bí ẩn. Thêm nữa, kim tự tháp cũng chứng minh một điều là người Ai Cập đã biết đến số Pi - một hằng số mà sau này Archimedes được coi là người đã phát hiện ra. Các kim tự tháp luôn có một tỷ lệ kích thước rất chuẩn dựa trên việc tính toán được số Pi. Ví dụ như Kim tự tháp Kheops, nếu chúng ta lấy hai lần chiều cao chia cho diện tích đấy, chúng ta sẽ được số Pi. Đây được coi là tỷ lệ chuẩn và hiệu quả nhất để xây dựng những kiến trúc như thế này. Bên cạnh đó, các kim tự tháp cũng được làm chi li đến mức dù được ghép từ các khối đá lớn, riêng biệt nhưng chúng ta thậm chí không thể luồn một lưỡi dao sắc mảnh vào giữa hai phiến đá. Tại kim tự tháp Kheops, chiều cao chênh lệch giữa hai cạnh đối diện ở mức dưới 2cm - một độ chính xác đến kinh hoàng nhất trong điều kiện người Ai Cập không có các máy móc đo đạc chính xác như hiện nay. Tiếp theo là cách mà người Ai Cập hiểu về hiệu ứng nhiệt và một số yếu tố mà cho đến nay, khoa học vẫn chưa thể làm rõ. Không gian bên trong các kim tự tháp được cho là sẽ đảm bảo điều kiện hoàn hảo về nhiệt độ, độ ẩm... để giúp bảo quản xác của các Pharaon một cách tốt và hoàn hảo nhất. Cuối cùng phải kể đến sự hiểu biết đáng kinh ngạc về thiên văn, các chòm sao và các định hướng xuất sắc của người Ai Cập. Chỉ bằng cách quan sát các vì sao, họ đã định hướng một cách chính xác gần như tuyệt đối (sai số dưới 3 độ). Nó được xây dựng như thế nào? Trước tiên phải nói rằng quá trình xây dựng thực sự một kim tự tháp còn là một bí ẩn chưa có lời giải xác đáng. Tất cả những gì chúng tôi đề cập đến sau đây chỉ là những giả thiết được các nhà khoa học cho là có lý nhất về cách người ta xây dựng chúng. Đầu tiên phải nói tới những điểm khoa học đã thống nhất về cách thức người tay xây dựng Kim Tự Tháp. Các công trình vĩ đại này luôn được các Pharaoh khởi động ngay sau khi họ lên ngôi và sẽ mất tới hàng chục năm để hoàn thành một kim tự tháp. Trong thời gian này, một lượng nhân công khổng lồ sẽ được các vị vua của Ai Cập huy động để xây lăng mộ cho mình. Nói chung, số lượng nhân công phụ thuộc vào nhiều yếu tố: lương thực, thời tiết, chiến tranh... nhưng được cho là dao động từ khoảng 20.000 đến 100.000 người làm việc liên tục. Số lượng nhân công này sẽ được thay thế thường xuyên bởi xây dựng kim tự tháp là công việc rất khổ ải và làm sức khỏe những nô lệ này kiệt quệ. Theo các tài liệu có được, một nhân công trung bình chỉ có thể phục vụ trong khoảng 3 năm là tối đa.  Nguyên liệu được sử dụng trong các Kim Tự Tháp Kheops được lấy chủ yếu từ mỏ đá nằm cách không xa Kim tự tháp này. Tuy nhiên, lớp đá bọc ngoài kim tự tháp phải lấy từ sông Tura về đến nơi xây dựng Kim tự tháp. Mỗi khối đá nặng chừng 2,5 đến 8 tấn được di chuyển vượt sông, vượt hàng trăm km để về đến nơi xây dựng. Quá trình này, kinh ngạc, sử dụng hoàn toàn sức người. Ngoài ra, đá granite phải được lấy từ Aswan, một địa điểm cách công trình chừng 935km. Người ta ước tính, việc di chuyển một khối đá mất chừng khoảng 2 tháng ròng rã. Tất nhiên, người Ai Cập không thể kéo lê các tảng đá nặng hàng tấn này suốt một quãng đường dài như vậy. Ngoài việc sẽ cực kỳ tốn công sức, các khối đá đã được đẽo gọt này sẽ bị hư hại nghiêm trọng. Để giải quyết, họ sử dụng các thanh trượt bằng gỗ, kéo bằng dây thừng đến công trường. Tất nhiên, dù như vậy, công sức bỏ ra để di chuyển một tảng đá cũng là rất lớn. Đưa đá lên cao Đây là bước gây nhiều tranh cãi nhất trong quá trình xây dựng một kim tự tháp. Hãy nhớ một điều quan trọng là người Ai Cập khi đó hoàn toàn chưa có các loại máy móc hiện đại hỗ trợ. Ngay cả bây giờ, tức là khoảng 4000 năm sau khi các kim tự tháp Giza được hoàn thành, việc nâng các khối đá nặng hàng tấn lên độ cao hàng chục mét vẫn là một thử thách lớn. Vậy tại sao, 4000 năm trước, con người, cụ thể là người Ai Cập đã làm được việc đó? Giả thiết đầu tiên, đơn giản nhất tuy nhiên bản thân tôi thấy là không thực tế cho lắm là người Ai Cập xưa đã sử dụng cần trục và ròng rọc để đưa các khối đá này lên cao. Giả thiết này sẽ rất hợp lý nếu như kim tự tháp được xây bằng gạch hoặc những phiến đá nhỏ hơn. Còn với Kim tự tháp, việc đưa các khối đá nặng chừng 2,5 tấn có vẻ khá khó khăn. Trước hết, nếu sử dụng ròng rọc đơn, chúng ta sẽ phải cung cấp một lực tương đương trọng lực của nó. Một phiến đá trung bình 2,5 tấn và nếu mỗi công nhân có "lực tay" tương đương 100 kg, chúng ta sẽ cần ít nhất 25 người cùng kéo một phiến đá. Tất nhiên, đây là một con số chấp nhận được. Tuy nhiên, liệu 25 người đó có đủ sức để kéo liên tục hòn đá lên hay không? Ngoài ra, lực kéo tương đương sẽ giảm vài lần nếu chúng ta sử dụng ròng rọc kép (như minh họa dưới hình vẽ). Nghe có vẻ hợp lý. Tuy nhiên, làm sao để chúng ta có thể chế tạo ra những ròng rọc có khả năng chịu đựng được lực kéo khổng lồ này là một bài toán khó giải. Ngoài ra, đưa được lên cao sau đó làm thế nào để đưa những viên đá này vào đúng vị trí? Giả thiết này có vẻ không hợp lý lắm.  Giả thiết thứ hai, được nhiều nhà khoa học chấp nhận hơn và cũng hợp lý hơn hẳn: người ai cập đã xây dựng những đường dốc bằng đất khổng lồ để đưa những viên đá lên cao. Những đường dốc này được xây dựng vòng quanh Kim tự tháp và sau khi hoàn thành được phá bỏ. Các đường dốc bằng đất này giúp giảm đáng kể lực cần thiết để đưa hòn đá lên cao đồng thời cũng cho phép nhiều người cùng kéo lên dễ dàng hơn. Cụ thể, người Ai cập sẽ xây dựng một đường dốc dài có độ dốc thấp từ mặt đất đến phần đang xây dựng dở của Kim Tự tháp. Sau đó, khi xây dựng lên những phần cao hơn, người ta sẽ kéo dài con dốc nhằm đảm bảo độ dốc ở mức thích hợp với quá trình xây dựng. Để kéo những viên đá từ chân dốc lên, người ta sử dụng những thanh gỗ tròn nhằm giảm ma sát. Những tốp nhân công với số lượng thay đổi phù thuộc vào kích cỡ phiến đá sẽ được huy động lần lượt. Càng lên cao, chiều dài của con dốc sẽ càng phải kéo dài và công việc của những người nhân công sẽ càng vất vả. Tuy nhiên, may mắn cho họ, số lượng những phiến đá ở trên cao càng ngày sẽ càng ít. Theo tính toán, tới 96% vật liệu được sử dụng ở 2/3 dưới của tháp. Tất nhiên, không phải chỉ có một đường dốc duy nhất được sử dụng vì nếu thế, xây dựng một kim tự tháp sẽ mất cả trăm năm. Ngoài 2 hoặc 3 đường dốc chính được sử dụng liên tục, họ còn xây dựng các đường dốc phụ và nhỏ hơn để mang được nhiều đá lên các phần của kim tự tháp nhất có thể. Xây dựng và hoàn thành Sau khi đưa đá lên cao, các nhân công sẽ đưa những hòn đá này vào đúng vị trí của nó. Các khối đá được liên kết với nhau dựa hoàn toàn vào trọng lực của chúng, người Ai Cập không phải sử dụng bất cứ loại vật liệu liên kết nào. Tùy vào kim tự tháp, thứ tự sắp đặt các viên đá, họ sẽ tạo nên các cấu trúc bên trong khác nhau. Nói chung, kiến trúc bên trong các kim tự tháp luôn hướng đến một điểm chung là tạo ra các hành lang ảo cho linh hồn nhà vua đi đến được các vì sao. Sau khi hoàn thành việc đặt các viên đá để tạo nên hình dáng của kim tự tháp. Người Ai Cập sẽ tiến hành trau chuốt mặt ngoài và mặt trong của kim tự tháp cho đến khi hoàn tất. Công việc chau chuốt được thực hiện từ trên xuống dưới. Họ sẽ lược bỏ các phần lồi ra của mặt Kim Tự tháp, các đường dốc được gỡ bỏ, mặt trong của kim tự tháp sẽ được khắc chữ... Kim tự tháp và quá trình hoàn thành nó vẫn là niềm tự hào của người dân Ai Cập. Sự vĩ đại và kỳ diệu của Kim Tự Tháp thể hiện rõ trình độ và sự sáng tạo của người dân Ai Cập. Cho đến nay, những bí ẩn trong quá trình xây dựng nó vẫn là một câu hỏi lớn của nhân loại.
|
|
|
Post by Can Tho on Dec 27, 2011 15:56:05 GMT 9
Sáng tỏ bí ẩn của kim tự tháp lớn nhất ở Ai Cậpngày 14/12/2011 Bí ẩn tại những cánh cửa của kim tự tháp lớn nhất Ai Cập Kheops sẽ được tiết lộ vào năm 2012.Đây là câu hỏi của các nhà khoa học đặt ra trong quá trình nghiên cứu nhằm “giải mã” những cánh cửa bí ẩn của kim tự tháp Kheops (kim tự tháp lớn nhất và cao nhất trong 3 kim tự tháp ở Ai Cập là kim tự tháp Khufu hoặc Đại kim tự tháp Giza) sau hai thập kỷ nỗ lực nghiên cứu nhưng chưa có lời giải. Theo các nhà khảo cổ học, cơ hội để tiết lộ những bí ẩn về kim tự tháp hùng vĩ nhất ở Ai Cập vào năm tới rất triển vọng sau khi các nhà nghiên cứu đã thiết lập một con robot thám hiểm tại lăng mộ pharaoh 4.500 năm tuổi Kheops và thu thập được nhiều bằng chứng nằm phía sau những cánh cửa bí ẩn. Giám đốc quản lý dự án của Công ty thám hiểm Scoutek (Anh), ông Shaun Whitehead cho hay: “Chúng tôi đang đợi các cơ quan có thẩm quyền chính thức phê duyệt dự án cho phép khai quật và nghiên cứu khảo cổ. Nếu chúng tôi được cấp phép, thì chúng tôi có thể hoàn thành công việc của mình vào năm 2012”.  Bí ẩn ở kim tự tháp lớn nhất Ai Cập Kheops sắp được tiết lộ. (Ảnh: Foxnews) Kim tự tháp kỳ vĩ và cao nhất ở Ai Cập Kheops là kim tự tháp lớn nhất trong “gia đình” 3 kim tự tháp trên cao nguyên Giza, ngoại ô thủ đô Cairo còn tồn tại nhiều điều bí ẩn nhất. Các nhà khảo cổ học trong suốt thời gian dài vẫn không lý giải được mục đích của 4 lỗ thông hơi hẹp nằm sâu bên trong kim tự tháp từ khi họ phát hiện lần đầu tiên vào năm 1872. Hai lỗ thông hơi ở phía trên cao thoát ra ngoài trời là ở phòng Hoàng đế, nơi yên nghỉ ban đầu của Kheops không phải được xây dựng với mục đích làm phòng chôn cất. Còn hai lỗ ở vị trí dưới thấp, một lỗ ở phía nam và một lỗ ở phía bắc phòng Nữ hoàng, đã biến mất trong cấu trúc của kim tự tháp huyền bí này.  “Máy quay rắn” di chuyển vào lỗ thông hơi tồn tại ở tảng đá đầu tiên. (Ảnh: Discovery) Phần lớn mọi người tin rằng những lỗ thông hơi này là “hành lang nghi lễ” cho các linh hồn của Pharaon đã chết đến được với cõi âm. Mỗi lỗ có đường kính 200cm2 (8 inch vuông), nó chưa được nghiên cứu cho đến năm 1993 khi kỹ sư người Đức Rudolf Gantenbrink gửi một robot qua lỗ phía nam của cấu trúc kim tự tháp. Sau khi leo vào vị trí trung tâm của kim tự tháp ở độ cao khoảng hơn 6m, robot đã dừng lại trước phiến đá vôi bí ẩn được trang hoàng với hai chốt bọc đồng. Kỹ sư Rob Richardson của trường ĐH Leeds (Anh) đã thiết kế con robot này. Nó có thể leo vào bên trong ống thông hơi trên bức tường và mang theo một máy quay “rắn vi mạch” có thể quay xunh quanh các góc khuất của kim tự tháp mà con người không quan sát được. Không giống như những cuộc thảm hiểm trước là hình ảnh máy quay hướng thẳng về phía trước. Lần này nhờ robot mang máy quay mềm dẻo như rắn đủ nhỏ đề vừa một một lỗ thông hơi nhỏ tại một cánh cửa đá ở cuối lối vào. Đến nay, các nhà nghiên cứu đã cung cấp nhiều hình ảnh rõ ràng trong phòng Hoàng đế mà mắt người không nhìn thấy được nhờ robot, kể từ khi xây dựng kim tự tháp. Tìm thấy chữ tượng hình viết bằng mực đỏ trên tường của“Phòng chưa hoàn thiện" tại kim tự tháp Kheops. (Ảnh: Discovery)  Ngoài ra, máy quay còn cung cấp hình ảnh của các chữ tượng hình viết bằng màu đỏ xuất hiện trên các tảng đá. Theo một số học giả, những chữ tượng hình này là những ký hiệu bằng số theo hình thức cách điệu. Giả thuyết này vẫn chưa được các nhà nghiên cứu công nhận. Bùa chú trên kim tự tháp "thiêng" như thế nào?Ngày 27/09/2011 Mặc dù Kim tự tháp Ai Cập qua những tháng năm lịch sử kéo dài 4.000 năm vẫn bao trùm một bức màn bí ẩn, tràn đầy những sắc thái thần bí.Trong đó những lời bùa chú trên bia mộ là khiến người ta kinh hãi nhất: "Bất cứ người nào đến quấy nhiễu sự yên ổn của Pharaoh, thì cánh cửa tử thần sẽ giáng xuống đầu người đó". Những lời bùa chú tựa như thần thoại đó, đã cảnh cáo trước cho những kẻ tham lam đời sau muốn nhòm ngó những báu vật vô giá trong mộ, đề phòng việc đào trộm mộ. Lạ thay, mấy thể kỷ nay, phàm những người dám cả gan đi vào trong hầm mộ Pharaoh, dù là kẻ trộm mộ, người mạo hiểm hay là các nhà khoa học, các nhân viên khảo sát, cuối cùng đều ứng nghiệm lời bùa chú, nếu không phải chết ngay tại chỗ thì cũng mắc phải chứng bệnh lạ không chữa được rồi chết trong đau đớn khổ cực.  Những cái chết bí ẩn xảy ra khi liên quan đến Kim tự tháp Minh chứng là vào tháng 11/1922, nhà khảo cổ nổi tiếng nước Anh, ông Hovander carter, sau 7 năm thăm dò tìm kiếm đã phát hiện và mở cửa lăng mộ Pharaoh Tutankhamun tại vùng thung lũng Đế vương. Ông đã cho người đào được hơn 5.000 hiện vật gồm có châu báu, đồ trang sức, quần áo, binh khí, công nghệ phẩm, dụng cụ gia đình,... Thành công đó đã làm chấn động thế giới. Nhưng vào ngày 18 tháng 2 năm sau, khi công việc khai quật đang đứng trước thắng lợi, huân tước Canaphen, người đã đầu tư rất nhiều tiền của giúp Carter tiến hành công việc, đi vào trong hầm mộ thì bỗng nhiên sau đó mắc bệnh nặng, rồi qua đời. Chị gái của ông ta, trong hồi ký đã viết rằng: "Trước lúc chết, ông bị sốt cao và luôn miệng kêu gào: Tôi đã nghe tiếng thở của nó, tôi phải cùng đi với nó đây!". Cách đó không lâu sau, một nhà khảo cổ khác, ngài Môsơ trong khi khai quật đã giúp đẩy đổ bức tường đá chủ yếu trên đường vào hầm mộ cũng qua đời vì mắc phải một chứng bệnh lạ giống như thần kinh rối loạn. Đaoglat – một chuyên gia chiếu chụp X quang cho xác ướp Pharaoh, không bao lâu cũng trở thành vật hy sinh cho các lăng mộ Pharaoh, ông ta ngày càng suy nhược và qua đời. Trong 2 năm sau khi khai quật lăng mộ đó, có tới 22 người trong đội khai quật chết một cách bí ẩn, không rõ nguyên nhân. Từ đó tin tức về việc Pharaoh làm chết người lan truyền khắp nơi. Lời bùa chú trên bia mộ càng khiến người tin là có thật và số khác lại phân vân không biết có đúng không. Năm 1924, nhà sinh vật học người Ai Cập quốc tịch Anh có tên gọi Oaitơ đã đưa theo một số người hiếu kỳ đi vào hầm mộ. Điều khiến người ta khiếp sợ là, sau khi vào tham quan về, ông ta liền treo cổ tự tử. Trước lúc chết, ông cắn đầu ngón tay lấy máu viết thư để lại nói rằng cái chết của ông ta là do bùa chú của lăng mộ Pharaoh tạo ra và vì bản thân rất hối hận nên ông phải ôm lòng ân hận ấy đi gặp thượng đế. Điều khiến người ta kinh ngạc và khó hiểu hơn nữa là cái chết của giám đốc nhà bảo tàng Cairo, ông Khamin, Maihơlairơ. Xưa nay Khamin không hề tin lời bùa chú của lăng mộ Pharaoh lại có thể linh nghiệm. Ông ta nói: "Cả đời tôi đã từng nhiều năm giao thiệp với xác ướp và lăng mộ cổ Ai Cập. Chẳng phải tôi vẫn đang sống mạnh khỏe đấy ư?". Thế nhưng sau khi nói lời đó chưa đầy 4 tuần, ông bỗng nhiên mắc bệnh và qua đời. Lúc đó ông ta còn chưa đầy 52 tuổi. Hơn nữa người ta còn phát hiện ra rằng, cùng ngày ông qua đời, trước lúc chết, ông vẫn chỉ huy một đội công nhân đóng gói một lô hiện vật quý giá, mà lô hiện vật đó được khai quật và thu lượm từ lăng mộ Pharaoh Tutancamông. Tất cả những điều đó khiến cho truyền kỳ về Pharaoh càng được phủ thêm bức màn đen bí ẩn. Lúc bấy giờ, người ta đặt ra câu hỏi: Những người tiếp xúc với Kim tự tháp Pharaoh Ai Cập bị chết vì nguyên nhân gì? Những lời bùa chú trên bia mộ Pharaoh có thật linh nghiệm không? Theo một nhà khoa học giải thích cho rằng, trên vách những lối đi trong hầm mộ có một lớp những thứ màu phớt hồng và màu lục xám có khả năng là lớp sinh ra tia sáng chết bởi nó phóng ra những chất làm chết người.  Nhiều lời giải thích đã được đặt ra nhưng chưa có giải thích nào được công nhận Một số nhà khoa học khác lại có quan điểm khác, cho rằng, nền văn minh của người Ai Cập cổ đại đã đạt tới trình độ có thể dùng những côn trùng có nọc độc cực mạnh hoặc những chất kịch độc làm vũ khí để bảo vệ lăng mộ của những người thống trị, tránh bị kẻ khác xâm phạm. Bởi năm 1956, nhà địa lý học Oaitơxơ, trong lúc khai quật lăng mộ Rôcalibi đã từng bị dơi tập kích. Những năm gần đây, một số nhà khoa học lại dùng sinh vật học để giải thích. Chẳng hạn như Yxơđinhao – một tiến sĩ sinh vật học, giáo sư y học của đại học Cairo, đã nói rằng: Căn cứ theo kết quả mà ông định kỳ tiến hành thí nghiệm đối với các nhà khảo cổ và các nhân viên, phát hiện thấy tất cả mọi người, trên cơ thể đều tồn tại một mầm bệnh độc có thể dẫn đến sốt cao và cảm nhiễm ở đường hô hấp. Những người đã vào hầm mộ, vì nhiễm phải bệnh độc này sẽ dẫn đến viêm đường hô hấp, rồi cuối cùng sẽ dẫn đến tắc thở mà chết. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là tại sao những mầm bệnh độc này có thể có được sức sống bền bỉ và mãnh liệt đến như vậy. Nó lại sống lâu tới 4.000 năm trong xác ướp nên các nhà khoa học không thể giải thích nổi. Năm 1983 một nữ bác sĩ người Pháp tên là Phihirô, sau nhiều năm nghiên cứu đã nhận thấy nguyên nhân cái chết đó là do phản ứng quá nhạy cảm đối với những vi khuẩn độc hại của những người khai quật và những người tham quan hầm mộ. Theo nghiên cứu của bà thì bệnh trạng của những người đó cơ bản giống nhau, bị cảm nhiễm ở phổi, khó thở mà chết. Bà giải thích: Sau khi các Pharaoh cổ Ai Cập đã chết, người ta chôn theo những vàng bạc châu báu, áo quần; ngoài ra còn có rất nhiều rau quả và thực phẩm. Nhưng rau quả và thực phẩm đó, qua thời gian dài hàng ngàn năm thối rữa sinh ra những loài khuẩn độc mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Những khuẩn đó bám trong hầm mộ. Bất kể là ai khi thở hít phải những khuẩn độc đó, phổi sẽ mắc bệnh cấp tính, cuối cùng dẫn đến khó thở và chết trong đau khổ. Tuy nhiên, lời giải thích đó vẫn chưa được cho là xác đáng nhất nên bí ẩn về những lời bùa chú ở bia mộ Pharaoh vẫn chưa ai tìm ra lời giải và lời giải đó xem ra không hề đơn giản, ít nhất là cho tới thời điểm bây giờ.
|
|
|
Post by Can Tho on Dec 27, 2011 16:08:20 GMT 9
KIẾN TRÚC SƯ NGUYỄN QUANG NHẠCKiến trúc sư Nguyễn Quang Nhạc sinh ngày 7-6-1924. Nguyên Quán: Thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang. Sinh viên Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (1943-1948). Năm 1950-1955: Tiếp tục học kiến trúc sư tại Trường Mỹ thuật Quôc gia Paris, sau khi tốt nghiệp hành nghề tại Pháp. Năm 1958: Về nước mở văn phòng kiến trúc sư tư vụ cùng các kiến trúc sư Nguyễn Văn Hoa - Phạm Văn Thâng và giảng dạy tại trường Cao đẳng Kiến trúc Sài Gòn. Năm 1967-1975: Trưởng khoa kiến trúc Viện Đại học Sài Gòn. Đoàn trưởng-Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Kiến trúc sư Đoàn. Năm 1975-1990: Chủ nhiệm bộ môn Kiến trúc Dân dụng - trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh. Được phong hàm Giáo sư bậc II. Phó tổng thư ký Hội Kiến trúc sư Thành phố Hồ Chí Minh 3 khóa (1981-1987, 1987 -1994, 1994-1999). Ủy viên ban chấp hành Hội Kiến trúc sư Việt Nam khóa 3, 4, 5. Kiến trúc sư Nguyễn Quang Nhạc từ trần năm 2004 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nhà nước tặng: Huân chương lao động Hạng 3 (1997). Năm 2001: Chủ tịch nước tặng Qiải thưởng Nhà nước về Văn học-Nghệ thuật, đợt 1. Kiến trúc sư Nguyễn Quang Nhạc sáng tác nhiều tác phẩm kiến trúc tiêu biểu, là người thầy học rộng biết nhiều, thông tuệ, suốt đời tận tụy, gương mẫu với công việc, một trí thức toàn diện. Ông sinh tại thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang. Năm 1943 cùng Phạm Văn Thâng, Trần Văn Tải, Vương Quốc Mỹ ra Hà Nội học ở L’escole supérieure des Beaux-Arts de L’Indochine(1), học đến năm thứ hai thì Nhật đảo chính Pháp, trường chuyển vào Đà Lạt rồi giải thể. Đang vui bỗng dưng bị hẫng hụt, đành ở nhà ra thư viện tìm sách kiến trúc xem cho đỡ nhớ trường, nhớ thầy, nhớ bạn và chờ thời. Năm 1950 ông sang Pháp học và hành nghề Kiến trúc sư, tám năm sau trở về nước mở văn phòng và giảng dạy tại trường Đại học Kiến trúc Sài Gòn. Mái trường gắn bó cả đời ông từ khi còn trai trẻ đến khi nghỉ hưu. Việc đầu tiên sau khi về nước ông đã cùng các kiến trúc sư Phạm Văn Thâng, Nguyễn Văn Hoa khai trương Văn phòng kiến trúc sư Tư Vụ Hoa-Thâng - Nhạc ở Sài Gòn. Nhóm tác giả ba thành viên này sáng tác thiên về phong cách kiến trúc hiện đại, thông thạo nhiều lĩnh vực: Quy hoạch đô thị, kiến trúc công nghiệp, kiến trúc dân dụng. Viện Văn hóa Pháp, Hòn Đất (Sài Gòn trước 1975) mặt ngoài .jpg) Viện Văn hóa Pháp, sân trong Trong mỗi lĩnh vực các ông thực hiện đều xuất sắc nhiều thể loại. Quy hoạch: Khu Đại học Viện Đại học Cần Thơ; khu Đại học Cộng đồng Duyên Hải, Nha Trang; Khu Đại học Cộng đồng Tiền Giang, Mỹ Tho. Kiến trúc Công nghiệp: Nhà máy Nhuộm và hoàn tất VINATEFINCO, Gò Vấp: Nhà máy len Vĩnh Thịnh, Thủ Đức; Nhà máy giấy Đồng Nai COGIDO và khũ kỹ nghệ Biên Hòa; Nhà máy giấy Tân Mai, Biên Hòa; Nhà máy thủy tinh Khánh Hội; Viện bào chế Mỹ Châu, Đường Trương Minh Giảng; Viện bào chế “ La Thành Trung” đường Duy Tân; Viện bào chế ROUSSEI - Đại lộ Nguyễn Huệ. Đặc biệt nhà máy Dệt VINATEXCO (Thắng Lợi) Gò Vấp là công trình công nghiệp hiện đại, ra đời sớm nhất nước ta vào thập niên 50 thế kỷ XX, giải pháp kết cấu vòm bê tông cốt thép, tổ chức dây chuyền hợp lý, quy trình kỹ thuật cao. Ngân hàng Việt Nam Thương Tín, trước năm 1975, Văn phòng Kiến trúc Hoa - Thâng - Nhạc. Ngân hàng Việt Nam Thương Tín, trước năm 1975. Cao ốc văn phòng: VINATEXCO đường Công Lý cũ ( Nguyễn Thị Minh Khai), Sài Gòn; Trụ sở Sài Gòn thủy cục, đường Hồng Thập Tự cũ, Sài Gòn; Ngân hàng Việt Nam Thương Tín, Đại lộ Hàm Nghi, Sài Gòn. Chung cư là thể loại được văn phòng thiết kế nhiều ở Sài Gòn: Chung cư SIFO 1, đường Đoàn Tòng Bửu, Yên Đổ cũ; chung cư SIFO 2, số 22 đường Gia Long cũ; chung cư COGISA 1, đường Bà Huyện Thanh Quan; chung cư COGISA 2, đường Phan Văn Đạt; chung cư BGI đường Thi Sách, chung cư BGI đường Hưng Long, Chợ Lớn;chung cư AD, DAVID đường Trương Minh Giảng và chung cư Giáo sư, viện Đại học Cần Thơ. Biệt thự: Các biệt thự của Tổng Giám đốc SHELL đường Phan Đình Phùng cũ, Sài Gòn; Tổng Giám đốc CHARTERED bank đường Phan Đình Phùng cũ, Sài Gòn; giám đốc CHARTERED bank, đường Trương Minh Giảng, Sài Gòn: Tổng Giám đốc Việt Nam Thương Tín Bank đường Phan Đình Phùng cũ, Sài Gòn; Viện trưởng Viện Đại học Cần Thơ; Biệt thự SHELL, Đà Lạt. Cư xá (Gồm biệt tự song lập, tứ lập, nhà liên kế lầu): Cư xá Ngân hang Quốc gia, Tân Thuận Đông, Sài Gòn; Cư xá Việt Nam Thương Tín, Thị Nghè, Sài Gòn. Khách sạn Caravelle nay là độc lập (Văn phòng hợp tác với kiến trúc sư người Pháp Masso), nhà hàng khách sạn ARCENCIEL đường Tản Đà, Chợ Lớn. Văn hóa - giáo dục: Văn phòng Thượng viện đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Sài Gòn trước 1975, Văn phòng Kiến trúc Hoa - Thâng - Nhạc. Trường Trung học Sư phạm Quy Nhơn; Trường Trung học Kỹ thuật Quy Nhơn; Trường Trung học kỹ thuật Đà Nẵng. Đặc biệt Kiến trúc sư Nguyễn Quang Nhạc chủ trì thiết kế công trình Viện văn hóa Pháp, nay là trung tâm văn hóa Pháp, 31 đường Đồn Đất, Sài Gòn là một quần thể kiến trúc hài hòa, đẹp, hình khối kiến trúc mới, được đánh giá cao nên đã được Chủ tịch nước tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật. Giáo sư-kiến trúc sư Nguyễn Quang Nhạc không chỉ sáng tác kiến trúc mà còn giảng dạy tại Trường Cao đẳng Kiến trúc Sài Gòn (Trường đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay). Từ năm 1958 đến ngày hưu trí, năm 1990. Ông có công đào tạo hang trăn kiến trúc sư, học trò của ông đang đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng đất nước hiện nay. Trường dạy tiếng Anh Hội Việt Mỹ đường Mạc Đĩnh Chi, Sài Gòn trước 1975 Văn phòng Kiến trúc Hoa - Thâng - Nhạc. Với giáo sư - kiến trúc sư Nguyễn Quang Nhạc, sang tác kiến trúc và giảng dạy là hai việc song song đồng hành, ông nhận ra hai lĩnh vực này luôn hỗ trợ cho nhau ngày một them hoàn thiện. Để có một vị trí sang tác đạt đến đỉnh cao nghệ thuật đẹp như cái tâm trong sáng của người thầy mẫu mực, hết lòng với sinh viên ông đã lao tâm khổ tứ tự rèn luyện cả một đời người. KTS. Đoàn Đức Thành Trích từ cuốn “Thế hệ Kiến trúc sư Việt Nam đầu tiên”
Kim Tu Thap AiCap
|
|
|
Post by Can Tho on Apr 6, 2019 1:43:09 GMT 9
ĐÀO TẠO KIẾN TRÚC Ở ĐÔNG DƯƠNG
1926 -1954 Suu Tam ( facebook)
Từ chủ nghĩa Bản địa đến các tiêu chuẩn của ENSBA ở Paris.
Năm 1924, lần đầu tiên tại Hà Nội thành lập trường Mỹ thuật Đông Dương (EBAI) đóng một vai trò cơ bản trong việc đào tạo kiến trúc sau này và phát triển nghề kiến trúc ở Đông dương (Việt Nam, Campuchia và Lào) thuộc Pháp.
Ở Bắc Phi với Trường Mỹ thuật Algiers thành lập năm 1881 và Tunis năm 1930. Trước trường mỹ thuật Đông Dương ở Hà Nội, ở Đông Dương không có đào tạo về kiến trúc.
Trong giai đoạn đầu từ 1926 đến 1954 dưới sự điều hành của người Pháp việc đào tạo kiến trúc ở Đông dương bởi các giáo viên người Pháp như: Victor Tardieu, Arthur Kruze hoặc Évariste Jonchère, George-Louis Pineau. Thế hệ đầu tiên của các kiến trúc sư và các giáo sư Đông Dương và Việt Nam đã ra ra trường, nhiều người sau năm 1954 trở thành lãnh đạo cấp cao trong hệ thống chính trị Việt Nam.
Sau đó, " từ năm 1955 đến 1975, ngành kiến trúc được đào tạo tại Trường Kiến trúc Sài Gòn (ESAS), lúc này một đội ngũ giáo viên Việt Nam được đào tạo tại Pháp tham gia giảng dạy kiến trúc. Một trong những trường mà sinh viên kiến trúc học tại Pháp lúc đó là trường ENSBA ở Paris, như trường hợp của bốn giáo sư nổi tiếng: Trần Văn hóa, Nguyễn Quang Hóa, Phạm Văn Thâng, Tô Công Văn.
Sau ngày thống nhất đất nước, các giáo sư trường kiến trúc xuất phát từ việc học ở các nước Đông Âu (từ Liên Xô đến Cuba).
Việc giảng dạy kiến trúc không ra đời vào thời điểm thành lập Trường Mỹ thuật Đông Dương (tháng 10 năm 1924) mà tới năm 1926 mới khai giảng khoa kiến trúc đầu tiên ở Đông dương.
Bản thân trường mỹ thuật Đông Dương EBAI gần như thất bại, do một số trở ngại, bao gồm từ chính học viện, vì sự phản đối của giám đốc Trường Nghệ thuật Ứng dụng Phnom Penh (Campuchia), với những lập luận được coi là quá thấm "tầm nhìn thực dân khép kín". Trong khi Victor Tardieu (1870-1937) thành lập EBAI như một trường mỹ thuật. Để trường thu hút nhiều sinh viên hơn như một "trường mỹ thuật trung tâm" trường thành lập bốn bộ môn nghệ thuật, bao gồm kiến trúc. Tuy nhiên, ban đầu trường chỉ đào tạo hệ cao đẳng với thời gian học là hai năm. Cuộc thi tuyển sinh đầu tiên được tổ chức vào tháng 10 năm 1926, có 7 sinh viên đậu vào trưởng khóa đầu tiên, gồm sáu người Việt Nam và một người Campuchia.
Giai đoạn đào tạo tại trường EBAI, từ 1926-1944:
Giai đoạn 1926-1935 được đánh dấu bởi tầm nhìn dài hạng của Victor Tardieu, được thể hiện trên nhiều cấp độ. Đầu tiên, trong triết lý sư phạm của EBAI ( trích nhật ký của VictorTardieu):
Kiến trúc
“Khi đến thăm Đông Dương, người ta buộc phải lưu ý rằng một số di tích đáng chú ý đã được xây dựng ở đó và kể từ khi chúng tôi đến, không có không có công trình nào được xây thêm theo phong cách truyền thống này. Sẽ không cần thiết phải tìm thấy một lý thuyết nào trong đó người ta có thể đắm mình trong các nguyên tắc chung để chi phối việc xây dựng các di tích này và trang trí của chúng, các nguyên tắc rõ ràng là do kết quả của khí hậu, giống như các hình thức trang trí đồng thời các yếu tố xây dựng và các hình thức cụ thể theo tính chất của đất nước.
Ý tưởng chung là không tạo ra một trường phái sẽ thực hiện các hình thức cũ mà không phân biệt hoặc suy nghĩ phê phán. Một ngôi trường được xây dựng dựa trên sự bắt chước rập khuôn của quá khứ sẽ chỉ mang đến một nghệ thuật vô hồn, một công trình vĩnh cửu của thời đại đã biến mất. Nó sẽ là một vấn đề của việc tạo ra một trường phái kiến trúc, trong khi tôn trọng truyền thống địa phương, sẽ thích ứng với nhu cầu hiện đại.
Do đó, một trường phái kiến trúc Đông dương sẽ được tuyên bố bởi một kiến trúc sư quen thuộc với các hình thức và phương thức xây dựng của đất nước, một kiến trúc sư từ Trường Đông dương, nếu một người muốn đưa ra sự đồng nhất với các công trình xây dựng trong tương lai và bằng cách nào đó tạo ra một phong Đông dương thích nghi với khí hậu và hòa hợp với thiên nhiên.
Năm 1926, Tardieu nhớ lại học thuyết này trong báo cáo về việc tạo ra trường phái kiến trúc: " Điều này được hiểu rằng việc dạy học mà chúng tôi đưa ra, từ việc cố gắng tiêu chuẩn hóa các xu hướng khác nhau của sinh viên theo phong cách nước ngoài, trái lại, sẽ hồi sinh, bằng cách thích ứng chúng với các điều kiện của cuộc sống hiện đại, các hình thức đặc thù của mỗi quốc gia trong Đông dương. Chúng tôi sẽ có những sinh viên trẻ từ cả năm quốc gia. Mỗi sinh viên sẽ được hướng dẫn trong nghệ thuật của đất nước mình. "
Về mặt quản lý dự án, Tardieu cho rằng cơ sở của nó cũng là nơi chào đón các kiến trúc sư người Pháp mới đến Đông Dương. Những chuyên gia này sẽ thực tập để làm quen với kiến trúc Đông Dương. Theo sáng kiến của người sáng lập này, kiến trúc của Đông Dương đang thay đổi sâu sắc. Bây giờ nó bao gồm một chuyến đi nghiên cứu kéo dài một năm trên khắp Đông Dương, cho phép các nghệ sĩ từ vùng đô thị nắm bắt đất nước này trước khi đưa các khóa học của họ vào EBAI. Thiết bị này do đó củng cố chất lượng giảng dạy của Trường.
Nhu cầu thích ứng với các điều kiện địa phương được thể hiện trong các mục tiêu của phần kiến trúc và trong thành phần của chương trình giảng dạy năm năm. Đầu tiên, Tardieu tự giới hạn mình trong thực tế rằng những sinh viên tốt nghiệp đầu tiên là phụ trợ của các kiến trúc sư châu Âu, của dịch vụ xây dựng dân dụng. Công việc của kiến trúc sư tự do chưa có liên quan. Sau đó, ngoài các hội thảo dự án, việc giảng dạy được đưa ra là phổ biến đối với chương trình giảng dạy EBAI (vẽ, chuyên môn về kiến trúc, khảo cổ học) và ETP (khoa học và lý thuyết vật lý kiến trúc). Để phát triển chương trình này, Tardieu sẽ "lấy cảm hứng" từ mô hình Beaux-Arts ở Paris. Vì mục đích này, vào năm 1926, ông yêu cầu giám đốc của trười gửi cho ông tất cả các tài liệu hành chính và giáo dục của ENSBA và các trường kiến trúc khu vực (ERA).
Năm 1932, Arthur Kruze (1900-1989) được bổ nhiệm làm giám đốc lâm thời của EBAI và là người đứng đầu bộ môn kiến trúc. Người này phải xác nhận định hướng của trường trong báo cáo gửi đến Toàn quyền Đông Dương, sau một chuyến đi nghiên cứu dài trên khắp Đông Dương. Chỉ trích việc bắt chước kiến trúc đô thị mà bỏ qua yếu tố địa phương, nó chỉ định các yếu tố cơ bản cần phải xem xét cho bất kỳ thiết kế nào: sự đa dạng của điều kiện khí hậu và địa lý giữa các vùng, văn hóa kiến trúc cụ thể của các quốc gia khác nhau, thích ứng với kiến trúc truyền thống cho nhu cầu của cuộc sống hiện đại, sử dụng vật liệu địa phương trong việc xây dựng các chương trình kiến trúc mới (bưu điện, nhà ga, bệnh viện, văn phòng ...). Kruze khẳng định rằng một giáo trình giảng dạy tốt đi theo hướng này chỉ là một "điều kiện" và người ta cũng phải phát triển nghề kiến trúc sư tự do ở Đông Dương. Đối với Kruze, những yếu tố này chắc chắn sẽ "tôn vinh nền kiến trúc thuộc địa".
Một chương trình giáo dục mới và phức tạp hơn đã được thiết lập vào năm 1935, trong bối cảnh Tardieu ra đi và khó khăn lớn của những sinh viên tốt nghiệp Đông Dương đầu tiên về kiến trúc (như khóa tốt nghiệp của thầy Nguyễn Cao Luyện) để tìm văn phòng kiến trúc trong khu vực công hoặc tư nhân. Toàn quyền Đông Dương thậm chí đã quyết định không tổ chức cuộc thi tuyển sinh cho năm học 1935-1936. Từ giờ trở đi, việc giảng dạy phần kiến trúc hoàn toàn tách rời khỏi ETP. Nhưng trong khi EBAI được phép tổ chức cho các công dân châu Âu và châu Á, nó vẫn được hiển thị như một tổ chức giáo dục đại học ở địa phương và việc áp dụng mô hình Beaux-Arts vẫn là một lựa chọn lâu dài.
Mô hình của Beaux-Arts ở Paris, 1945-1954:
Dưới sự dẫn dắt của kiến trúc sư Arthur Kruze, người vẫn còn tại vị cho đến năm 1954, bộ môn kiến trúc được dời về Đà Lạt năm 1942, được dựng lên như một trường kiến trúc vào năm 1944 sau khi đóng cửa EBAI, kết thúc vào năm 1945. Năm 1945 là một cột mốc quan trọng. Theo cải cách lớn do chính phủ Pháp khởi xướng liên quan đến việc giảng dạy ENSBA tại Paris, Trường kiến trúc cao cấp Đà Lạt (ESAD) sau đó được tổ chức lại dựa trên 24 điểm quan trọng.
Việc giảng dạy kiến trúc được giao cho ESAD, một nhánh của ENSBA. Sau khi kết thúc khóa học sinh viên phải thực tập tại một văn phòng kiến trúc sư hoặc trong một dịch vụ công cộng Indochinois hoặc ở Pháp một năm. Bằng tốt nghiệp kiến trúc sư được công nhận không những ở Đông Dương mà còn ở Pháp. Giám đốc ENSBA đưa ra ý kiến về việc bổ nhiệm giám đốc ESAD. Học sinh ở Đông Dương sau khi tốt nghiệp có thể được chuyển đến làm việc ở một đô thị.
- Từ ngày 1 tháng 1 năm 1948, ESAD được thăng cấp bậc Trường Kiến trúc Khu vực (ERA), đủ điều kiện để chuẩn bị cho văn bằng DPLG của ENSBA. Chương trình giáo dục của nó giống hệt với chương trình ERA. Các trường kiến trúc của Rabat, Algiers và Casablanca có cùng hoàn cảnh với ESAD. Tuy nhiên, ba năm sau, việc trao quyền này kết thúc. Một nghị định mới yêu cầu các bài kiểm tra miệng trong kỳ thi tuyển sinh diễn ra ở Paris, điều này là không thể đối với học sinh trường Đà Lạt, vì sự xa xôi cách trở của sinh viên.
Năm 1950, ESAD được chuyển đến Sài Gòn và trở thành ESAS, thành viên của Đại học Hà Nội. Tuy nhiên, nó luôn tuân theo mô hình trường Mỹ thuật: "Tổ chức Giáo dục Tổng quát, hệ thống nghiên cứu, chương trình giảng dạy và phương thức của các kỳ thi và cuộc thi khác nhau mà học sinh phải tham gia trong thời gian đi học là giống như phần kiến trúc của Trường Mỹ thuật Quốc gia ở Paris. "
Chương trình giảng dạy dựa trên ba trụ cột:
- Giáo dục nghệ thuật (kiến trúc và vẽ trang trí) trong studio, - Giáo dục khoa học và kỹ thuật: bài giảng trong một giảng đường. - Các khóa học thực tế bên ngoài cho tất cả mọi thứ liên quan đến xây dựng. Nếu các nghiên cứu được phân phối như ở Pháp trong ba chu kỳ trong sáu năm (lớp dự bị: một năm, hạng hai: ba năm, hạng nhất: hai năm), sinh viên có thể nhận được Chứng chỉ quy hoạch đô thị và chứng chỉ bảo tồn Di tích lịch sử của Viễn Đông - "yếu tố khu vực" duy nhất của chương trình giảng dạy. Giám đốc của trường đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ với ENSBA. Bằng tốt nghiệp Kiến trúc sư của Đại học Hà Nội được công nhận tại Pháp, cho phép thực hành nghề tại Pháp và Việt Nam, theo Công ước văn hóa năm 1950 giữa hai nước này.
Nghiên cứu này cho thấy khuôn khổ hành chính của giáo dục kiến trúc được dạy trong thời kỳ "ảnh hưởng giáo dục Pháp" đã phát triển theo hướng bắt đầu từ chủ nghĩa bản địa để đạt được các tiêu chuẩn của Mỹ thuật. Đồng thời, có vẻ như sự chú ý đến các điều kiện địa lý và văn hóa bản địa đã bị xóa khỏi nội dung giáo dục, ý định và nỗ lực tìm kiếm một bản gốc khu vực đã bị xóa bỏ, ngay cả khi kiến trúc sư Kruze, người bảo vệ tuyệt vời của chủ nghĩa kiến trúc bản địa, điều hành việc thành lập.
Việc thực hiện các cải cách chính trị lớn trong việc giảng dạy kiến trúc, ở nước Pháp mà cả ở các nước gắn liền với Liên minh Pháp (1946-1958), phải được hiểu rõ hơn trong tình hình địa chính trị rộng. Liên minh Pháp - phương tiện mà Pháp cố gắng bảo tồn đế chế thực dân của mình - đang gặp khó khăn lớn, về mặt chính trị và xã hội, các phong trào đòi độc lập, ở Đông Dương bắt đầu một quá trình đòi độc lập buộc phải có chiến traanh xảy ra thay vì trao trả độc lập. Pháp phải hoàn toàn xem xét chính sách giáo dục của mình ở Đông Dương: từ bỏ "sứ mệnh văn minh", nó đang tiến tới một chiến lược "ngoại giao văn hóa" thông qua "sứ mệnh văn hóa". Văn hóa và chất lượng cao của việc giảng dạy của trường đi đầu trong chính sách đối ngoại của cái mà ngày nay gọi là quyền lực mềm. ENSBA chắc chắn là một "thương hiệu" uy tín, được công nhận trên toàn thế giới. Việc duy trì tự nguyện của mô hình Beaux-Arts ngay cả sau năm 1950 cho phép ESAS trở thành một tổ chức giáo dục đại học lớn mang lại một cấp độ quốc tế.
Nhưng liệu mô hình này chỉ nổi trên bề mặt (quy định, cạnh tranh, thời lượng và phân phối chu kỳ nghiên cứu, phương pháp đánh giá ...), trong khi Kruze vẫn sẽ duy trì các nguyên tắc khu vực của nó trong nội dung khóa học? Câu trả lời có thể được cung cấp bằng cách tiếp cận so sánh, chi tiết hơn giữa các chương trình ESAS và ENSBA.
Hà Nội và Sài Gòn là thủ đô chính trị và kinh tế của Đông Dương thuộc Pháp, chính tại Việt Nam đã được cấy ghép các tổ chức quan trọng nhất của hệ thống thuộc địa, bao gồm cả giáo dục: trung học, cao đẳng, đại học liên bang , cơ sở đào tạo nghề, viện nghiên cứu. Giữa giai đoạn năm 1954 -1975, Việt Nam được chia thành hai phần: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc và Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam, với Hà Nội và Sài Gòn là thủ đô của hai nhà nước. Kiến trúc hai miền bắt đầu có sự khác biệt lớn trong cách giảng dạy ở hai trường kiến trúc.
|
|