Post by Vĩnh Long on Sept 20, 2013 14:28:12 GMT 9
KIẾN TRÚC CỔ CHAMPA
Nếu đã từng xuôi Bắc ngược Nam, chắc hẳn chúng ta không quên những ngôi tháp Chăm Pa cổ kính nằm rải rác trên dải đất miền Trung. Có tháp nằm chơ vơ trên đồi, có tháp ngay ven đường quốc lộ, có tháp lại ẩn mình trong thung lũng...
Thực ra, chúng luôn có một cụm, một tổng thể hoàn chỉnh phản ánh vũ trụ quan Ấn Độ giáo. Quan niệm cổ xưa đó cho rằng thế giới có hình vuông, xung quanh là núi và đại dương bao bọc, chính giữa là một trục xuyên đến mặt trời; chúng được thể hiện trong kiến trúc Ấn Độ giáo với khuôn viên vuông vắn, tường bao quanh xây cao, vuông góc với nhau tượng trưng cho núi. Các công trình trong tổng thể một nhóm đền tháp Chăm Pa thường được bố cục theo một đường trục chạy giữa với hướng chính của các công trình thường mở ở phía Đông - hướng của thần thánh, của sự sinh sôi, nảy nở. Về đại thể, có thể chia bố cục các nhóm đền tháp Chăm Pa theo hai dạng.
Loại bố cục bộ ba song hành (kiến trúc có 3 Kalan)
Tiêu biểu cho loại này là những quần thể tháp Chiên Đàn, Khương Mỹ (Quảng Nam), Dương Long, Hưng Thạnh (Bình Định), Hoà Lai (Ninh Thuận…). Quy hoạch quần thể dạng này có phần kiến trúc chủ thể gồm ba ngôi đền – tháp đứng song hàng theo trục Bắc – Nam, cùng quay mặt về hướng Đông. Tùy vị trí của mỗi tháp mà chúng được gọi là những Kalan Nam, Kalan giữa hay Kalan Bắc, tương ứng với ba vị thần được thờ là: Brahma, Siva và Visnu. Đặc điểm đó chứng tỏ, trong buổi đầu tiếp xúc với Ấn Độ giáo, Chăm Pa tôn sùng cả ba vị thần. Tuy nhiên, trong đời sống người Chăm khi đó cũng đã manh nha xuất hiện việc lựa chọn vị thần chủ Siva cho mình. Vì thế, tháp thờ Siva (Kalan giữa) thường có kích thước lớn hơn hai tháp kia. Ngoài kiến trúc chủ thể, vẫn có những kiến trúc phụ xung quanh như một tổng thể hoàn chỉnh đã nói ở trên nhưng hầu hết các kiến trúc phụ đó không được chú trọng nên độ bền không cao, đa phần bị huỷ hoại.
Loại bố cục có một tháp trung tâm (1 Kalan)
Tiêu biểu cho loại này là một loạt nhóm đền tháp trong khu thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam), Poklong Garai (Ninh Thuận), Po Nagar (Khánh Hoà)… Tháp trung tâm là nơi thờ thần chủ Siva, cho thấy lúc này người Chăm đã lựa chọn song quốc giáo cho riêng mình - Siva giáo. Nếu tháp bà Po Nagar thờ bà mẹ xứ sở, Quốc mẫu của người Chăm dưới sự ảnh hưởng của Siva giáo cho thấy sự dung hội giữa tín ngưỡng bản địa với Ấn Độ giáo, thì ngược lại, tháp Yang Prong (Easup - Đắk Lắk) lại thờ thần Siva dưới dạng Mukhalinga, đã chứng minh mối quan hệ gần gũi giữa tộc người Chăm với những bộ lạc sống trên cao nguyên phía Tây…
Đặc điểm kiến trúc
Trừ một vài nhóm đền tháp, như tháp Bằng An (Điện Bàn - Quảng Nam), tháp Hưng Thạnh (thành phố Quy Nhơn - Bình Định) có đặc điểm kiến trúc mang phong cách Bắc Ấn, còn lại phần lớn các đền tháp Chăm hiện biết ở nước ta đều mang phong cách Nam Ấn. Trong loại bố cục này, kiến trúc chủ thể (Kalan) luôn được đặt ở trung tâm của bố cục với cửa mở hướng Đông. Phần kiến trúc phụ gồm các tháp phụ thờ thần thứ yếu và các nhà phụ vây xung quanh: tháp Hoả (Kosa grha), tháp Cổng (Gopura), Nhà khách thập phương (Mandapa), tháp Bia (Po Sha), tường bao… Mỗi một hạng mục công trình này đều có đặc điểm kiến trúc hay chức năng sử dụng riêng biệt... Tuy nhiên, hiện nay, đa phần các nhóm đền tháp này đã bị xuống cấp, sụp đổ, nhiều công trình phụ trợ chỉ còn lại phần nền móng.
Kalan: Nằm ở trung tâm của một nhóm đền tháp, có mặt bằng cơ bản hình vuông, bốn hướng có 4 cửa, nhưng chỉ có một cửa ra vào mở ra theo hướng chính, các hướng còn lại là cửa giả, xây nhô ra ngoài mặt tường. Một Kalan thường có 3 phần cơ bản hàm chứa ý nghĩa triết học rất sâu sắc: Phần đế tháp (Jagati) tượng trưng cho thế giới trần tục. Phần thân (Bhuwarloke) tượng trưng cho thế giới tâm linh, nơi con người đã tự thanh tịnh và gột rửa mọi bụi trần để đến gần tổ tiên hơn. Mái tháp (Swarloka) tượng trưng cho thế giới thần linh, thường có 3 tầng và một chóp bịt kín phần đỉnh tháp. Mỗi tầng đều mang đầy đủ đặc điểm kiến trúc của một thân tháp thờ với cửa giả, trụ áp tường, diềm mái… nhưng được giản lược và thu dần vào khi lên cao.
Trong lòng Kalan, chính giữa đặt một đài thờ đá, xung quanh là một lối đi hẹp có vẻ mang dáng dấp một đường chạy đàn trong kiến trúc Phật giáo... Đài thờ có khi là hình tượng của một vị thần nhưng phổ biến là bộ Linga – Yoni; gồm 3 phần: phần đế, phần bệ Yoni (có vòi luôn quay về hướng Bắc bởi theo triết lý Ấn Độ, hướng Bắc tượng trưng cho nước và cũng là hướng của thần Tài Lộc - Kuvera); phần trụ Linga (một biểu tượng chính của thần Siva). Một số đài thờ (tiêu biểu như đài thờ Mỹ Sơn E1) đã được chạm khắc rất sinh động, thể hiện sự tài hoa khéo léo của các nghệ nhân xưa; trên thân đài thờ là hoạt cảnh thể hiện đời sống của các tu sĩ Bà La Môn; họ đang trầm mặc dưới gốc cây, cầu nguyện, chơi nhạc, luyện thuốc, giảng đạo. Trên chiếc Linga đôi khi người ta có thể chạm mặt thần Siva hay vị vua mà họ tôn thờ (Mukkalinga), tiêu biểu như Linga ở tháp Poklong Garai (Ninh Thuận)
Tháp cổng Gopura: công trình này luôn nằm trên thân tường bao, phía trước Kalan và cũng có phần không gian nội thất gồm một phòng vuông nhưng hoàn toàn để trống, phần tiền sảnh ở hai nhánh Đông - Tây trở thành một hành lang hẹp và rất ngắn. Gopura cũng có vòm mái dật cấp nhỏ dần. Chiều cao chân tháp thay đổi tuỳ theo phần chân đó nằm bên trong hay bên ngoài tường bao chung của cả nhóm. Phần chân nằm phía bên ngoài tường bao thường lớn hơn phía bên trong, cũng có nghĩa mặt sân phía trong sẽ cao hơn mặt sân phía ngoài và tín đồ đến hành hương cúng thần sẽ được dẫn dắt theo chiều hướng lên cao dần. Thân và mái của Gopura có mô hình và cấu trúc như tháp thờ Kalan: cũng cửa giả, vòm cuốn, trụ ốp, cũng các tầng, diềm trang trí góc, các khung cửa và trụ đá… nhưng quy mô và kích thước thì nhỏ hơn.
Tháp hoả - Kosagrha: Kosagrha là tên gọi của một kiến trúc đặc biệt trong tổng thể một nhóm đền - tháp Chăm. Công trình này cũng được Việt hoá bằng nhiều tên gọi khác nhau: ngôi nhà Nam, ngôi nhà mái hình thuyền, tháp kho hay tháp hoả, tháp thờ thần hỏa (Ahni)... Kosagrha luôn nằm trong vòng tường bao, tại vị trí góc Đông Nam tường bao (cho nên với những nhóm đền tháp truyền thống, cửa luôn mở hướng Đông thì Kosagrha sẽ nằm trước Kalan còn với một số nhóm đền tháp đặc biệt thì công trình này nằm phía sau Kalan). Kiến trúc này có mặt bằng hình chữ nhật, nội thất rộng rãi, có tường ngăn chia thành 2 phòng. Cửa ra vào luôn được mở ra hướng Bắc (hướng thần Tài Lộc - Kuvera) nhưng thường lệch về phía Tây chứ không nằm ở chính giữa mặt tường. Mặt tường Đông - Tây trổ hai cửa sổ có chấn song con tiện bằng đá; mặt tường Nam được xây kín, trang trí bằng những trụ áp tường. Kosaghra chỉ có hai tầng: với mái cong hình thuyền úp vươn cao khiến nó dễ gây chú ý trong tổng thể cả nhóm. Phần chân đế được trang trí bằng các lá nhĩ nhỏ ở vị trí chuyển tiếp của các chân cột.
Trên các cửa sổ của Kosaghra cũng có vòm cuốn, bên trong được chạm khắc một đề tài nào đó. Tiêu biểu nhất là bức chạm cảnh hai con voi đấu vòi vào nhau trên vòm cửa bức tường Đông - Tây của Kosaghra Mỹ Sơn B5. Cặp voi này liên quan đến nữ thần Gajalaskmi. Theo tiếng Phạn thì Gaja là con voi còn Laskmi là vợ của Visnu và phải chăng trong giai đoạn này các đền tháp Chăm Pa cũng có liên quan tới việc thờ thần Visnu trong bức tranh hỗn dung tôn giáo của quốc gia này…
Nhà khách thập phương - Mandapa: Nằm trên đường đồng trục với Kalan và Gopura, Mandapa là nơi mọi người chuẩn bị những nghi thức tế tự trước khi vào hành lễ tại đền thờ chính. Mandapa là một kiến trúc có mặt bằng hình chữ nhật, với cạnh dài thường gấp nhiều lần cạnh ngắn, nội thất rộng, thoáng, hai cửa ra vào được mở ở hai hướng Đông - Tây. Trên mặt tường Bắc và Nam mở nhiều cửa sổ. Tất cả các Mandapa hiện còn đều không giữ được mái ngói, nhưng trên tường vẫn còn thấy được dấu vết của điểm đặt cấu kiện gỗ lợp mái ngói.
Phần lớn các Mandapa nằm ngoài tường bao nhưng nhiều khi do mặt bằng hạn chế, người ta đã xây ở giữa Kalan và Gopura (H2 - Mỹ Sơn, ở Poklong Garai.) Mandapa Po Nagar là một dạng khá đặc biệt với những hàng trụ gạch đỡ mái, không có tường bao và được xây ở một mặt bằng khác thấp hơn mặt bằng chung của cả nhóm.
Ngoài ra nhiều nhóm đền tháp còn có một số kiến trúc phụ trợ khác, như tháp Bia (Posah), tháp B6 (trong nhóm B - khu di tích Mỹ Sơn) chứa một bể cạn đựng nước Thánh tẩy; các tháp từ A2 đến A7 (trong nhóm A - khu di tích Mỹ Sơn) cùng với cửa chính A1 thờ các vị thần phương hướng.
Như vậy có thể thấy rằng trong quy hoạch tổng thể, sự đan cài giữa tư tưởng Ấn Độ giáo và tín ngưỡng bản địa lại cùng nhau tìm đến một giải pháp dung hoà ở hầu hết mọi khía cạnh: quy mô, bố cục, phương hướng, góc nhìn… Kiến trúc đền tháp Chăm Pa là nơi ghi nhận và thể hiện rõ nét những triết lý sâu đậm của nghệ thuật Ấn Độ giáo sau khi đã thẩm thấu qua bàn tay tài hoa của các nghệ nhân Chăm xưa.
Bên cạnh đặc điểm về kiến trúc, các thánh thần và điển tích Ấn Độ giáo đã trở thành nguồn đề tài phong phú cho các mảng chạm khắc, trang trí trên kiến trúc và đồ thờ phụng trong đền tháp Chăm Pa. Tuy nhiên, với lòng sùng kính, với tâm hồn và bàn tay tài hoa, những hình tượng gắn liền với kiến trúc, tôn giáo Ấn Độ đã được bản địa hoá để có được bố cục, đường nét, quy mô biểu cảm rất riêng biệt; đơn giản nhưng vẫn sinh động và giàu ý nghĩa.
Tạ Quốc Khánh
NÉT ĐẸP CỦA ĐIỆU MÚA DÂN GIAN CHĂMPA
Múa quạt
Các nghệ nhân Chăm đang chơi nhạc
Có dịp ghé thăm Tháp Bà, du khách còn được thưởng thức các điệu múa dân gian của người Chăm vẫn còn được lưu giữ cho tới ngày hôm nay.
Múa Chăm là một bộ phận quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc Chăm. Múa gắn liền với các lễ hội như Rija Nưgar, Katê, Rija Praung... ở mỗi làng hay trên tháp. Đó là những dịp mà người Chăm thể hiện sự tưởng nhớ của mình đối với những người có công xây dựng đất nước, hay sự sùng bái một/một vài vị vua được thần hóa. Đi kèm với múa là những nhạc cụ dân tộc truyền thống như: trống Ginang, trốngBaranưng, Ceng (chiêng), kèn Xaranai, Grong (lục lạc), đàn Kanhi... Phổ biến hơn cả là bộ ba Ginang, Baranưng và Xaranai, trong đó chủ đạo vẫn là Ginang, vì chúng có âm mạnh mẽ, hùng hồn rất phù hợp trong dịp lễ hội, hơn thế nữa còn phản ánh được tính cách của người Chăm. Có thể phân múa Chăm làm 2 loại: Múa dân gian và múa cung đình.
I. Múa dân gian:
Tên gọi các điệu múa Chăm cũng là tên được đặt cho điệu trống Ginang. Có thể kể vài điệu múa tiêu biểu: Biyen, Tiaung (bắt chước dáng con công, trĩ), Patra (hoàng tử),Wah gaiy (chèo thuyền), Mưmơng, Mưrai,...
Các điệu múa luôn là tâm điểm và là “tiết mục” được trông chờ nhất trong lễ hội. Những hồi trống Ginang thu hút sự chú ý của mọi người về phía người nghệ sĩ múa. Tiếp sau đó là tiếng Xaranai, tiếng Baranưng cùng lời của Ong Mưdwơn hát các bài tụng ca tương ứng. Vũ công bước ra trình diễn: cái phẩy tay, phất quạt, quất roi hay cái chuyển gót chân, khi nhanh khi chậm, khi khoan thai nhẹ nhàng, khi thì hùng hồn mạnh mẽ theo nhịp của tiếng nhạc. Người xem như bị cuốn hút theo từng động tác của người nghệ sĩ. Rồi cả khán thính giả bị kích động bởi tiếng nhạc, điệu múa mà hô vang... “ahei” (hoan hô) cổ vũ.
Múa dân gian Chăm có các loại chính:
- Múa quạt (Tamia tadik): một hình thức múa dân gian lâu đời. Dụng cụ chính là chiếc quạt: xòe ra hay xếp lại cả cặp hoặc một xòe một xếp. Có thể múa cá nhân trong các ngày lễ hay múa tập thể trong những ngày lễ hội.
- Múa đội lu (Tamia đwa buk): xuất phát điểm là Múa đội Thong hala (cỗ bồng trầu) trong lễ dâng nước thánh trên tháp, sau đó nó được kết hợp với thao tác đội lu nước trong sinh hoạt ngày thường, thành loại hình múa này. Múa Đwa buk có nhiều biến thái đẹp mắt, nhưng thao tác đặc sắc hơn cả là các cô gái thả cả hai tay, khi thì đứng lúc lại ngồi hay nghiêng mình khá thoải mái trong biểu diễn.
- Múa khăn (Tamia tanhiak): người nghệ sĩ cầm khăn, dùng cổ tay hất khăn lên lúc khoan thai, nhẹ nhàng khi mạnh mẽ, dứt khoát, theo nhịp điệu của nhạc.
- Múa dao: điệu múa với dụng cụ là Carit, con dao có độ dài khoảng 40cm, hình xoắn ốc rất đẹp. Năm 60 trở về trước, điệu múa này còn tồn tại ở một dòng họ làng Caklaing (làng Mỹ Nghiệp, tỉnh Ninh Thuận), nay đã thất truyền.
- Múa roi và múa đạp lửa (Tamia jwak apwei): các điệu múa đã tồn tại từ lâu đời có tính khái quát cao. Nhịp điệu múa khỏe khoắn tượng trưng cho sự chiến đấu quyết vượt qua khó khăn, gian khổ.
- Múa chèo thuyền (theo điệu trống Wah gaiy): dụng cụ múa là cây chèo được thay bằng cây mía trong dịp lễ. Điệu múa này mô tả những động tác chèo thuyền trên biển, luôn đi kèm với bài tụng ca: Ppo Tang Ahauk.
- Múa âm dương: đây là tên chủng loại múa do nhà biên đạo Hải Liên đặt cho dạng múa phồn thực của Chăm, gọi là Tamia Klai Kluk, dạng múa này nay đã thất truyền, hiện chỉ còn lưu giữ tại làng Bính Nghĩa, tỉnh Ninh Thuận. Người múa là nam, với khúc gỗ được đẽo như hình dương vật, múa dẫn đường, sau đó là các cặp nam nữ khác, vừa vui nhộn vừa linh thánh.
Tất cả các điệu múa này vẫn còn tồn tại trong cộng đồng Chăm như một hình thái sinh hoạt lễ hội và theo thời gian, chúng được cách điệu để đưa lên sân khấu.
II. Múa cung đình:
Đây là tên được NSND Đặng Hùng đặt cho các điệu múa ông biên đạo và dàn dựng cho Đoàn ca múa Thuận Hải thời kì ông làm trưởng đoàn. Lấy cảm hứng từ các thao tác của những tác phẩm điêu khắc Champa xưa, ông “giải mã” chúng, rút tỉa tổng hợp được 8 thế tay và 4 thế chân, bên cạnh kết hợp với vài thao tác múa dân gian để thành Múa cung đình Chăm. Các tác phẩm tiêu biểu của Đặng Hùng: Khát vọng (1985), Ước mơ(1981) và Niềm tin (1989). Sau này, NSƯT Thu Vân trên cơ sở đó cũng có tác phẩm Huyền thoại Bhagavati. Các điệu múa này nhiều lần được biểu diễn ở nước ngoài. Bên cạnh vài phản ứng tiêu cực từ phía nhân dân Chăm, như cho các con em Chăm ăn mặc theo kiểu “Apsara” lên biểu diễn tại sân khấu thôn quê, gây phản cảm; còn thì các điệu múa mới mẻ nay đều nhận được sự tán thưởng xứng đáng.
Tóm lại, Múa Chăm là một bộ phận độc đáo trong di sản văn hóa Chăm. Thời gian qua, nó được bảo tồn và phát huy đứng mực, phần nào thỏa mãn được nhu cầu sáng tạo và thưởng thức nghệ thuật của quần chúng Chăm. Với sự say mê nghệ thuật và sự đầu tư nghiên cứu đúng mức, các điệu múa Chăm ngày càng được phát triển theo hướng lành mạnh. Các đoàn nghệ thuật múa hát trước đây vốn phải chật vật để duy trì sự tồn tại của mình đã tìm được con đường riêng để có thể đứng vững được trong thời đại kinh tế thị trường. Tuy nhiên, để phát huy hơn nữa kho tàng múa độc đáo này, chúng ta vẫn cần phải có những định hướng phù hợp để múa Chăm phát triển theo con đường riêng của nó, độc đáo và mang đậm sắc thái Chăm.
Người Chăm, còn gọi là người Chàm, người Chiêm Thành, người Chiêm, người Hời..., hiện cư ngụ chủ yếu tại Campuchia, Việt Nam, Malaysia, Thái Lan và Hoa Kỳ. Dân số tại Việt Nam theo điều tra dân số 1999 là 132.873 người; theo tài liệu của Ủy ban Dân tộc Chính phủ Việt Nam năm 2008 là khoảng hơn 145.000 người, xếp thứ 14 về số lượng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Nếu đã từng xuôi Bắc ngược Nam, chắc hẳn chúng ta không quên những ngôi tháp Chăm Pa cổ kính nằm rải rác trên dải đất miền Trung. Có tháp nằm chơ vơ trên đồi, có tháp ngay ven đường quốc lộ, có tháp lại ẩn mình trong thung lũng...
Thực ra, chúng luôn có một cụm, một tổng thể hoàn chỉnh phản ánh vũ trụ quan Ấn Độ giáo. Quan niệm cổ xưa đó cho rằng thế giới có hình vuông, xung quanh là núi và đại dương bao bọc, chính giữa là một trục xuyên đến mặt trời; chúng được thể hiện trong kiến trúc Ấn Độ giáo với khuôn viên vuông vắn, tường bao quanh xây cao, vuông góc với nhau tượng trưng cho núi. Các công trình trong tổng thể một nhóm đền tháp Chăm Pa thường được bố cục theo một đường trục chạy giữa với hướng chính của các công trình thường mở ở phía Đông - hướng của thần thánh, của sự sinh sôi, nảy nở. Về đại thể, có thể chia bố cục các nhóm đền tháp Chăm Pa theo hai dạng.
Loại bố cục bộ ba song hành (kiến trúc có 3 Kalan)
Tiêu biểu cho loại này là những quần thể tháp Chiên Đàn, Khương Mỹ (Quảng Nam), Dương Long, Hưng Thạnh (Bình Định), Hoà Lai (Ninh Thuận…). Quy hoạch quần thể dạng này có phần kiến trúc chủ thể gồm ba ngôi đền – tháp đứng song hàng theo trục Bắc – Nam, cùng quay mặt về hướng Đông. Tùy vị trí của mỗi tháp mà chúng được gọi là những Kalan Nam, Kalan giữa hay Kalan Bắc, tương ứng với ba vị thần được thờ là: Brahma, Siva và Visnu. Đặc điểm đó chứng tỏ, trong buổi đầu tiếp xúc với Ấn Độ giáo, Chăm Pa tôn sùng cả ba vị thần. Tuy nhiên, trong đời sống người Chăm khi đó cũng đã manh nha xuất hiện việc lựa chọn vị thần chủ Siva cho mình. Vì thế, tháp thờ Siva (Kalan giữa) thường có kích thước lớn hơn hai tháp kia. Ngoài kiến trúc chủ thể, vẫn có những kiến trúc phụ xung quanh như một tổng thể hoàn chỉnh đã nói ở trên nhưng hầu hết các kiến trúc phụ đó không được chú trọng nên độ bền không cao, đa phần bị huỷ hoại.
Loại bố cục có một tháp trung tâm (1 Kalan)
Tiêu biểu cho loại này là một loạt nhóm đền tháp trong khu thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam), Poklong Garai (Ninh Thuận), Po Nagar (Khánh Hoà)… Tháp trung tâm là nơi thờ thần chủ Siva, cho thấy lúc này người Chăm đã lựa chọn song quốc giáo cho riêng mình - Siva giáo. Nếu tháp bà Po Nagar thờ bà mẹ xứ sở, Quốc mẫu của người Chăm dưới sự ảnh hưởng của Siva giáo cho thấy sự dung hội giữa tín ngưỡng bản địa với Ấn Độ giáo, thì ngược lại, tháp Yang Prong (Easup - Đắk Lắk) lại thờ thần Siva dưới dạng Mukhalinga, đã chứng minh mối quan hệ gần gũi giữa tộc người Chăm với những bộ lạc sống trên cao nguyên phía Tây…
Đặc điểm kiến trúc
Trừ một vài nhóm đền tháp, như tháp Bằng An (Điện Bàn - Quảng Nam), tháp Hưng Thạnh (thành phố Quy Nhơn - Bình Định) có đặc điểm kiến trúc mang phong cách Bắc Ấn, còn lại phần lớn các đền tháp Chăm hiện biết ở nước ta đều mang phong cách Nam Ấn. Trong loại bố cục này, kiến trúc chủ thể (Kalan) luôn được đặt ở trung tâm của bố cục với cửa mở hướng Đông. Phần kiến trúc phụ gồm các tháp phụ thờ thần thứ yếu và các nhà phụ vây xung quanh: tháp Hoả (Kosa grha), tháp Cổng (Gopura), Nhà khách thập phương (Mandapa), tháp Bia (Po Sha), tường bao… Mỗi một hạng mục công trình này đều có đặc điểm kiến trúc hay chức năng sử dụng riêng biệt... Tuy nhiên, hiện nay, đa phần các nhóm đền tháp này đã bị xuống cấp, sụp đổ, nhiều công trình phụ trợ chỉ còn lại phần nền móng.
Kalan: Nằm ở trung tâm của một nhóm đền tháp, có mặt bằng cơ bản hình vuông, bốn hướng có 4 cửa, nhưng chỉ có một cửa ra vào mở ra theo hướng chính, các hướng còn lại là cửa giả, xây nhô ra ngoài mặt tường. Một Kalan thường có 3 phần cơ bản hàm chứa ý nghĩa triết học rất sâu sắc: Phần đế tháp (Jagati) tượng trưng cho thế giới trần tục. Phần thân (Bhuwarloke) tượng trưng cho thế giới tâm linh, nơi con người đã tự thanh tịnh và gột rửa mọi bụi trần để đến gần tổ tiên hơn. Mái tháp (Swarloka) tượng trưng cho thế giới thần linh, thường có 3 tầng và một chóp bịt kín phần đỉnh tháp. Mỗi tầng đều mang đầy đủ đặc điểm kiến trúc của một thân tháp thờ với cửa giả, trụ áp tường, diềm mái… nhưng được giản lược và thu dần vào khi lên cao.
Trong lòng Kalan, chính giữa đặt một đài thờ đá, xung quanh là một lối đi hẹp có vẻ mang dáng dấp một đường chạy đàn trong kiến trúc Phật giáo... Đài thờ có khi là hình tượng của một vị thần nhưng phổ biến là bộ Linga – Yoni; gồm 3 phần: phần đế, phần bệ Yoni (có vòi luôn quay về hướng Bắc bởi theo triết lý Ấn Độ, hướng Bắc tượng trưng cho nước và cũng là hướng của thần Tài Lộc - Kuvera); phần trụ Linga (một biểu tượng chính của thần Siva). Một số đài thờ (tiêu biểu như đài thờ Mỹ Sơn E1) đã được chạm khắc rất sinh động, thể hiện sự tài hoa khéo léo của các nghệ nhân xưa; trên thân đài thờ là hoạt cảnh thể hiện đời sống của các tu sĩ Bà La Môn; họ đang trầm mặc dưới gốc cây, cầu nguyện, chơi nhạc, luyện thuốc, giảng đạo. Trên chiếc Linga đôi khi người ta có thể chạm mặt thần Siva hay vị vua mà họ tôn thờ (Mukkalinga), tiêu biểu như Linga ở tháp Poklong Garai (Ninh Thuận)
Tháp cổng Gopura: công trình này luôn nằm trên thân tường bao, phía trước Kalan và cũng có phần không gian nội thất gồm một phòng vuông nhưng hoàn toàn để trống, phần tiền sảnh ở hai nhánh Đông - Tây trở thành một hành lang hẹp và rất ngắn. Gopura cũng có vòm mái dật cấp nhỏ dần. Chiều cao chân tháp thay đổi tuỳ theo phần chân đó nằm bên trong hay bên ngoài tường bao chung của cả nhóm. Phần chân nằm phía bên ngoài tường bao thường lớn hơn phía bên trong, cũng có nghĩa mặt sân phía trong sẽ cao hơn mặt sân phía ngoài và tín đồ đến hành hương cúng thần sẽ được dẫn dắt theo chiều hướng lên cao dần. Thân và mái của Gopura có mô hình và cấu trúc như tháp thờ Kalan: cũng cửa giả, vòm cuốn, trụ ốp, cũng các tầng, diềm trang trí góc, các khung cửa và trụ đá… nhưng quy mô và kích thước thì nhỏ hơn.
Tháp hoả - Kosagrha: Kosagrha là tên gọi của một kiến trúc đặc biệt trong tổng thể một nhóm đền - tháp Chăm. Công trình này cũng được Việt hoá bằng nhiều tên gọi khác nhau: ngôi nhà Nam, ngôi nhà mái hình thuyền, tháp kho hay tháp hoả, tháp thờ thần hỏa (Ahni)... Kosagrha luôn nằm trong vòng tường bao, tại vị trí góc Đông Nam tường bao (cho nên với những nhóm đền tháp truyền thống, cửa luôn mở hướng Đông thì Kosagrha sẽ nằm trước Kalan còn với một số nhóm đền tháp đặc biệt thì công trình này nằm phía sau Kalan). Kiến trúc này có mặt bằng hình chữ nhật, nội thất rộng rãi, có tường ngăn chia thành 2 phòng. Cửa ra vào luôn được mở ra hướng Bắc (hướng thần Tài Lộc - Kuvera) nhưng thường lệch về phía Tây chứ không nằm ở chính giữa mặt tường. Mặt tường Đông - Tây trổ hai cửa sổ có chấn song con tiện bằng đá; mặt tường Nam được xây kín, trang trí bằng những trụ áp tường. Kosaghra chỉ có hai tầng: với mái cong hình thuyền úp vươn cao khiến nó dễ gây chú ý trong tổng thể cả nhóm. Phần chân đế được trang trí bằng các lá nhĩ nhỏ ở vị trí chuyển tiếp của các chân cột.
Trên các cửa sổ của Kosaghra cũng có vòm cuốn, bên trong được chạm khắc một đề tài nào đó. Tiêu biểu nhất là bức chạm cảnh hai con voi đấu vòi vào nhau trên vòm cửa bức tường Đông - Tây của Kosaghra Mỹ Sơn B5. Cặp voi này liên quan đến nữ thần Gajalaskmi. Theo tiếng Phạn thì Gaja là con voi còn Laskmi là vợ của Visnu và phải chăng trong giai đoạn này các đền tháp Chăm Pa cũng có liên quan tới việc thờ thần Visnu trong bức tranh hỗn dung tôn giáo của quốc gia này…
Nhà khách thập phương - Mandapa: Nằm trên đường đồng trục với Kalan và Gopura, Mandapa là nơi mọi người chuẩn bị những nghi thức tế tự trước khi vào hành lễ tại đền thờ chính. Mandapa là một kiến trúc có mặt bằng hình chữ nhật, với cạnh dài thường gấp nhiều lần cạnh ngắn, nội thất rộng, thoáng, hai cửa ra vào được mở ở hai hướng Đông - Tây. Trên mặt tường Bắc và Nam mở nhiều cửa sổ. Tất cả các Mandapa hiện còn đều không giữ được mái ngói, nhưng trên tường vẫn còn thấy được dấu vết của điểm đặt cấu kiện gỗ lợp mái ngói.
Phần lớn các Mandapa nằm ngoài tường bao nhưng nhiều khi do mặt bằng hạn chế, người ta đã xây ở giữa Kalan và Gopura (H2 - Mỹ Sơn, ở Poklong Garai.) Mandapa Po Nagar là một dạng khá đặc biệt với những hàng trụ gạch đỡ mái, không có tường bao và được xây ở một mặt bằng khác thấp hơn mặt bằng chung của cả nhóm.
Ngoài ra nhiều nhóm đền tháp còn có một số kiến trúc phụ trợ khác, như tháp Bia (Posah), tháp B6 (trong nhóm B - khu di tích Mỹ Sơn) chứa một bể cạn đựng nước Thánh tẩy; các tháp từ A2 đến A7 (trong nhóm A - khu di tích Mỹ Sơn) cùng với cửa chính A1 thờ các vị thần phương hướng.
Như vậy có thể thấy rằng trong quy hoạch tổng thể, sự đan cài giữa tư tưởng Ấn Độ giáo và tín ngưỡng bản địa lại cùng nhau tìm đến một giải pháp dung hoà ở hầu hết mọi khía cạnh: quy mô, bố cục, phương hướng, góc nhìn… Kiến trúc đền tháp Chăm Pa là nơi ghi nhận và thể hiện rõ nét những triết lý sâu đậm của nghệ thuật Ấn Độ giáo sau khi đã thẩm thấu qua bàn tay tài hoa của các nghệ nhân Chăm xưa.
Bên cạnh đặc điểm về kiến trúc, các thánh thần và điển tích Ấn Độ giáo đã trở thành nguồn đề tài phong phú cho các mảng chạm khắc, trang trí trên kiến trúc và đồ thờ phụng trong đền tháp Chăm Pa. Tuy nhiên, với lòng sùng kính, với tâm hồn và bàn tay tài hoa, những hình tượng gắn liền với kiến trúc, tôn giáo Ấn Độ đã được bản địa hoá để có được bố cục, đường nét, quy mô biểu cảm rất riêng biệt; đơn giản nhưng vẫn sinh động và giàu ý nghĩa.
Tạ Quốc Khánh
NÉT ĐẸP CỦA ĐIỆU MÚA DÂN GIAN CHĂMPA
Múa quạt
Các nghệ nhân Chăm đang chơi nhạc
Có dịp ghé thăm Tháp Bà, du khách còn được thưởng thức các điệu múa dân gian của người Chăm vẫn còn được lưu giữ cho tới ngày hôm nay.
Múa Chăm là một bộ phận quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc Chăm. Múa gắn liền với các lễ hội như Rija Nưgar, Katê, Rija Praung... ở mỗi làng hay trên tháp. Đó là những dịp mà người Chăm thể hiện sự tưởng nhớ của mình đối với những người có công xây dựng đất nước, hay sự sùng bái một/một vài vị vua được thần hóa. Đi kèm với múa là những nhạc cụ dân tộc truyền thống như: trống Ginang, trốngBaranưng, Ceng (chiêng), kèn Xaranai, Grong (lục lạc), đàn Kanhi... Phổ biến hơn cả là bộ ba Ginang, Baranưng và Xaranai, trong đó chủ đạo vẫn là Ginang, vì chúng có âm mạnh mẽ, hùng hồn rất phù hợp trong dịp lễ hội, hơn thế nữa còn phản ánh được tính cách của người Chăm. Có thể phân múa Chăm làm 2 loại: Múa dân gian và múa cung đình.
I. Múa dân gian:
Tên gọi các điệu múa Chăm cũng là tên được đặt cho điệu trống Ginang. Có thể kể vài điệu múa tiêu biểu: Biyen, Tiaung (bắt chước dáng con công, trĩ), Patra (hoàng tử),Wah gaiy (chèo thuyền), Mưmơng, Mưrai,...
Các điệu múa luôn là tâm điểm và là “tiết mục” được trông chờ nhất trong lễ hội. Những hồi trống Ginang thu hút sự chú ý của mọi người về phía người nghệ sĩ múa. Tiếp sau đó là tiếng Xaranai, tiếng Baranưng cùng lời của Ong Mưdwơn hát các bài tụng ca tương ứng. Vũ công bước ra trình diễn: cái phẩy tay, phất quạt, quất roi hay cái chuyển gót chân, khi nhanh khi chậm, khi khoan thai nhẹ nhàng, khi thì hùng hồn mạnh mẽ theo nhịp của tiếng nhạc. Người xem như bị cuốn hút theo từng động tác của người nghệ sĩ. Rồi cả khán thính giả bị kích động bởi tiếng nhạc, điệu múa mà hô vang... “ahei” (hoan hô) cổ vũ.
Múa dân gian Chăm có các loại chính:
- Múa quạt (Tamia tadik): một hình thức múa dân gian lâu đời. Dụng cụ chính là chiếc quạt: xòe ra hay xếp lại cả cặp hoặc một xòe một xếp. Có thể múa cá nhân trong các ngày lễ hay múa tập thể trong những ngày lễ hội.
- Múa đội lu (Tamia đwa buk): xuất phát điểm là Múa đội Thong hala (cỗ bồng trầu) trong lễ dâng nước thánh trên tháp, sau đó nó được kết hợp với thao tác đội lu nước trong sinh hoạt ngày thường, thành loại hình múa này. Múa Đwa buk có nhiều biến thái đẹp mắt, nhưng thao tác đặc sắc hơn cả là các cô gái thả cả hai tay, khi thì đứng lúc lại ngồi hay nghiêng mình khá thoải mái trong biểu diễn.
- Múa khăn (Tamia tanhiak): người nghệ sĩ cầm khăn, dùng cổ tay hất khăn lên lúc khoan thai, nhẹ nhàng khi mạnh mẽ, dứt khoát, theo nhịp điệu của nhạc.
- Múa dao: điệu múa với dụng cụ là Carit, con dao có độ dài khoảng 40cm, hình xoắn ốc rất đẹp. Năm 60 trở về trước, điệu múa này còn tồn tại ở một dòng họ làng Caklaing (làng Mỹ Nghiệp, tỉnh Ninh Thuận), nay đã thất truyền.
- Múa roi và múa đạp lửa (Tamia jwak apwei): các điệu múa đã tồn tại từ lâu đời có tính khái quát cao. Nhịp điệu múa khỏe khoắn tượng trưng cho sự chiến đấu quyết vượt qua khó khăn, gian khổ.
- Múa chèo thuyền (theo điệu trống Wah gaiy): dụng cụ múa là cây chèo được thay bằng cây mía trong dịp lễ. Điệu múa này mô tả những động tác chèo thuyền trên biển, luôn đi kèm với bài tụng ca: Ppo Tang Ahauk.
- Múa âm dương: đây là tên chủng loại múa do nhà biên đạo Hải Liên đặt cho dạng múa phồn thực của Chăm, gọi là Tamia Klai Kluk, dạng múa này nay đã thất truyền, hiện chỉ còn lưu giữ tại làng Bính Nghĩa, tỉnh Ninh Thuận. Người múa là nam, với khúc gỗ được đẽo như hình dương vật, múa dẫn đường, sau đó là các cặp nam nữ khác, vừa vui nhộn vừa linh thánh.
Tất cả các điệu múa này vẫn còn tồn tại trong cộng đồng Chăm như một hình thái sinh hoạt lễ hội và theo thời gian, chúng được cách điệu để đưa lên sân khấu.
II. Múa cung đình:
Đây là tên được NSND Đặng Hùng đặt cho các điệu múa ông biên đạo và dàn dựng cho Đoàn ca múa Thuận Hải thời kì ông làm trưởng đoàn. Lấy cảm hứng từ các thao tác của những tác phẩm điêu khắc Champa xưa, ông “giải mã” chúng, rút tỉa tổng hợp được 8 thế tay và 4 thế chân, bên cạnh kết hợp với vài thao tác múa dân gian để thành Múa cung đình Chăm. Các tác phẩm tiêu biểu của Đặng Hùng: Khát vọng (1985), Ước mơ(1981) và Niềm tin (1989). Sau này, NSƯT Thu Vân trên cơ sở đó cũng có tác phẩm Huyền thoại Bhagavati. Các điệu múa này nhiều lần được biểu diễn ở nước ngoài. Bên cạnh vài phản ứng tiêu cực từ phía nhân dân Chăm, như cho các con em Chăm ăn mặc theo kiểu “Apsara” lên biểu diễn tại sân khấu thôn quê, gây phản cảm; còn thì các điệu múa mới mẻ nay đều nhận được sự tán thưởng xứng đáng.
Tóm lại, Múa Chăm là một bộ phận độc đáo trong di sản văn hóa Chăm. Thời gian qua, nó được bảo tồn và phát huy đứng mực, phần nào thỏa mãn được nhu cầu sáng tạo và thưởng thức nghệ thuật của quần chúng Chăm. Với sự say mê nghệ thuật và sự đầu tư nghiên cứu đúng mức, các điệu múa Chăm ngày càng được phát triển theo hướng lành mạnh. Các đoàn nghệ thuật múa hát trước đây vốn phải chật vật để duy trì sự tồn tại của mình đã tìm được con đường riêng để có thể đứng vững được trong thời đại kinh tế thị trường. Tuy nhiên, để phát huy hơn nữa kho tàng múa độc đáo này, chúng ta vẫn cần phải có những định hướng phù hợp để múa Chăm phát triển theo con đường riêng của nó, độc đáo và mang đậm sắc thái Chăm.
Người Chăm, còn gọi là người Chàm, người Chiêm Thành, người Chiêm, người Hời..., hiện cư ngụ chủ yếu tại Campuchia, Việt Nam, Malaysia, Thái Lan và Hoa Kỳ. Dân số tại Việt Nam theo điều tra dân số 1999 là 132.873 người; theo tài liệu của Ủy ban Dân tộc Chính phủ Việt Nam năm 2008 là khoảng hơn 145.000 người, xếp thứ 14 về số lượng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.