|
Post by Vĩnh Long on Apr 19, 2009 6:57:05 GMT 9
Thủy quân lục chiến hoàng gia làm mẫu Biệt kích thủy quân lục chiến Anh (tất cả thủy quân lục chiến hoàng gia Anh đều là biệt kích) gần đây vừa thực hiện một chiến dịch 18 ngày tiễu trừ Taliban ở nam Afghanistan. Chiến dịch bao gồm 1500 lính hoàng gia, vài trăm lính Đan Mạch và Afghanistan, và đóng vai trò như một hình mẫu cho những chiến dịch sắp tới khi nhiều đơn vị mới của Mỹ tham gia chiến trường Afghanistan. Quân Anh tiêu diệt hơn một trăm quân Taliban và mất 5 người. Đặc biệt họ còn tiêu diệt thủ lĩnh Taliban trong khu vực và tịch thu 3 triệu dollar thuốc phiện, loại bỏ một xưởng chế tạo bom. Truy điểm Taliban trong nhiều ngày liền, quân Anh đã làm tan rã tổ chức tại địa phương, hệ thống chỉ huy và mạng lưới hậu cần. Người Anh đã nói rõ rằng họ có khả năng truy đuổi và tiêu diệt quân Taliban ở bất cứ đâu cho dù phải chịu tổn thất. Chiến dịch vừa rồi là phiên bản thu nhỏ của những gì sẽ diễn ra khi người Mỹ tăng thêm 30,000 quân và thực hiện một chiến lược gần giống như cách họ đã bình định thành công Iraq.
|
|
|
Post by Vĩnh Long on Apr 19, 2009 6:57:55 GMT 9
Tại sao RPG thống trị Hỏa tiễn vác vai rất phổ biến trên chiến trường, vì chúng rẻ và rất hiệu quả. Trong đó, RPG của Nga, hay thường được gọi là B-40, là rẻ nhất và do đó thông dụng nhất, chiếm tới 55% tổng số hỏa tiễn vác vai. Được giới thiệu tại Nga lần đầu 1961, phiên bản mới nhất, RPG 7, nặng 8kg, với hỏa tiễn nặng khoảng 2.5kg. Chúng có thể xuyên phá tới nửa mét thép. Nhưng phần lớn tăng hiện đại không sử dụng thép thông thường nữa. Do đó, xe tăng M-1 và xe thiết giáp M-2 hầu như không thể bị hạ bởi RPG 7, tại Iraq, việc hầu như toàn bộ xe thiết giáp trong 1 đơn vị bị trúng ít nhất 1 quả RPG là rất phổ biến. Tuy vậy, mối nguy lớn nhất là từ những mảnh đạn văng ra từ vụ nổ. Một đầu đạn RPG chống tăng có thể tạo ra mảnh văng xa tới 5m. Chúng ít khi gây chết người, nhưng đủ để khiến cho người lính bộ binh gần đó bị loại khỏi vòng chiến. Nếu dùng loại đầu đạn chống bộ binh, tầm sát thương có thể tới 10m. Một ống phóng RPG tốn khoảng 100-500 dollar. Đạn khoảng từ 50-100 dollar. Không cần nhiều kinh nghiệm, một người có thể bắn trúng một mục tiêu cố định có kích thước tương đương xe cơ giới cách 100m. Khi đã thành thục, người lính có thể bắn trúng mục tiêu cố định ở 500m và mục tiêu di động ở 300m. Các lực lượng quân sự không chính quy còn sử dụng RPG như một loại pháo binh. RPG-29 là bước phát triển mới nhất, được giới thiệu ngay sau khi LX sụp đổ. Lớn và đắt hơn phiên bản cũ, RPG-29 có tấm bắn hiệu quả 500m, và có thể xuyên qua 1.5m bê tông cốt thép. Đối với các nước phương Tây, loại vũ khí tương ứng là LAW và AT4. LAW là loại tên lửa vác vai sử dụng một lần, ống phóng có sẵn tên lửa bên trong và chỉ dùng cho một lần bắn. Nặng khoảng 3.5kg, giá 2,000 dollar, LAW là sự thay thế cho bazooka nổi tiếng thời thế chiến. Đến những năm 70, LAW không còn khả năng tiêu diệt các loại tăng thời đó nên được thay thế bằng AT4. Nó nặng hơn, khoảng 7kg, và dài hơ, giá 2,700 dollar. Tuy vậy, vì bộ binh Mỹ hiếm khi phải đối phó với xe tăng đối phương, phần lớn đã bị không quân và thiết giáp tiêu diệt trước đó, nên họ thích dùng LAW hơn, vốn nhỏ và gọn nhẹ hơn nhiều. Và thường họ dùng tên lửa vác vai để phá hủy các boongke, công trình nơi đối phương đang ẩn nấp nhiều hơn là thiết giáp. Ngoài ra, quân đội Mỹ vừa trang bị thêm SMAW, từ Israel. Nó có giá tới 14,000 dollar. Khi tính chung cả 2 yếu tố tính hiệu quả so với giá thành thì RPG vẫn là sự lựa chọn tốt nhất. Siêu xạ thủ Các xạ thủ luôn là một lực lượng rất hiệu quả trong cả chiến tranh quy mô lớn lẫn các chiến dịch đặc biệt. Mới đây nhất là trong vụ giải cứu con tin khỏi bọn hải tặc Somali, 3 phát đạn của đặc nhiệm SEAL kết liễu 3 tên cướp biển bất chấp sóng lớn khiến cho cả 2 con tàu không ổn định. Nhưng trong tương lai, công nghệ có thể khiến những xạ thủ càng nguy hiểm gấp nhiều lần. Đầu tiên là những công nghệ mới về đạn. Dự án EXACTO có mục tiêu chế tạo 1 loại đạn 12.7mm có khả năng thay đổi đường bay. Các thông tin cụ thể vẫn trong vòng bí mật. Ngoài ra, còn có dự án chế tạo đạn dẫn đường bằng laser, thậm chí là radar. Tiếp theo là ống ngắm. Dự án 'One shot' có mục tiêu chế tạo ra 1 ống ngắm có thể bù trừ cho những nhiễu loạn trong vùng không khí xung quanh. Bằng cách phát ra hàng ngàn xung laser, nó ghi nhận thông tin về các xoáy không khí quanh đó. Và sử dụng những thuật toán có sẵn, ống ngắm sẽ tự động bù trừ khi xạ thủ nhắm vào mục tiêu. Nó có thể cho phép xạ thủ nhắm bắn 1 mục tiêu cách mình 2km với tốc độ gió tới 64km/h. SRVS lại giúp cho xạ thủ trở nên vô hình. SRVS tận dụng hiện tượng ánh sáng bị khúc xạ khi qua những lớp không khí với nhiệt độ khác nhau, giống như các ảo giác về hồ nước trên sa mạc hoặc đường nhựa trong những ngày nóng bức. Bình thường hiện tượng này là trở ngại đối với xạ thủ vì ánh sáng không đi theo đường thẳng nữa. Nhưng SRVS lại tận dụng nó, vì những lớp không khí với nhiệt độ khác nhau đó trên nguyên tắc cũng giống như những thấu kính khổng lồ. Bằng cách tính toán sao cho những thấu kính này 'làm việc' cho mình, SRVS giúp giảm giới hạn nhiễu xạ, tăng tầm quan sát. 90% xạ thủ dùng SRVS có thể nhận diện chính xác khuôn mặt ở khoảng cách 1km, so với 30% của ống ngắm cũ. Và đặc biệt là ngay cả khi mục tiêu nhìn thẳng về phía xạ thủ, nó cũng không thể thấy kẻ đang nhắm bắn mình, vì hiện tượng khúc xạ trong không khí nói trên trong khi người xạ thủ thì lại có thể. Điều này khiến cho xạ thủ giống như 'vô hình'. Cuối cùng, xạ thủ vẫn cần có khả năng tính toán, vì đường bay của viên đạn ở khoảng cách lớn bị ảnh hưởng với vô số yếu tố bên ngoài: tốc độ gió, nhiệt độ, độ ẩm, tình trạng của khẩu súng, mục tiêu đứng yên hay di động, thậm chí là sự quay của trái đất. Một máy tính bỏ túi là cần thiết để có thể thực hiện được những tính toán phức tạp này. Loại mới nhất cho lục quân và thủy quân lục chiến Mỹ là chiếc PDA Trimble. Chống bụi và nước, nó có giá 2000 dollar, với bluetooth và wifi, loa và micro. Nó được cài sẵn phần mềm Horus Vision cho tính toán. Một giải pháp rẻ và đơn giản đến bất ngờ là sử dụng ngay chiếc iPod hoặc iTouch và tải chương trình BulletFlight về. Ngoài ra, còn có nhiều máy tính cầm tay chuyên dụng của dân sự.
|
|
|
Post by Vĩnh Long on Apr 19, 2009 7:03:45 GMT 9
Nhỏ mới hiện đại!  Talon  Packbot  Hiện có khoảng 6000 robot loại nhỏ trong biên chế của BQP Mỹ, và hiện họ đang hủy hợp đồng chế tạo thêm hàng ngàn Packbot và Talon, 2 loại robot phổ biến nhất. Nguyên nhân chủ yếu vì các loại này được sử dụng chủ yếu để đối phó với bom tự tạo tại Iraq, nhưng khi mà hiện nay tình hình Iraq đã ổn định hơn nhiều thì nhu cầu không không còn nữa. Hiện người ta cần những loại nhỏ, hiện đại hơn, để bộ binh có thể mang chúng đi theo dễ dàng và sử dụng cho nhiều nhiệm vụ hơn. PackBot nặng 14kg, Talon nặng 33kg, đều quá nặng đối với bộ binh có thể mang vác theo thường xuyên. Thế hệ robot kế tiếp, SUGV, có bề ngoài giống PackBot nặng 10kg, có thể mang tải trọng 2.2kg với 7 cấu hình khác nhau tùy nhiệm vụ như các loại cảm biến hay cánh tay robot. SUGV không thấm nước, chịu sốc, điều khiển từ xa hay qua cáp quang. Nó đủ chắc chắn để người lính có thể ném vào trong nhà qua cửa sổ để trinh sát bên trong trước khi bộ binh tiến vào. Nó còn có thể đóng vai trò cảnh giới, hoặc đặt mìn, bộc phá. Hiện nay PackBot có pin đủ cho từ 2-12 giờ, tùy nhiệm vụ, nó cũng có thể được ném vào phòng và vẫn hoạt động được. Cảnh sát cũng sử dụng loại này khá rộng rãi. Talon có thể được vũ trang bằng súng máy, và đóng vai trò như lính gác. Nó có thể được trang bị với súng máy 5.56mm, 7.62mm, 12.7mm hay thậm chí là súng phóng lựu 40mm. Xu hướng tương lai là các robot có cảm biến ngày càng nhạy hơn, gần với các giác quan của con người, khả năng tự phân tích và ra quyết định cao hơn, không cần người điều khiển mà chỉ cần nghe mệnh lệnh bằng lời nói.
|
|
|
Post by Vĩnh Long on Apr 19, 2009 7:05:02 GMT 9
Cuộc chiến cân nặng 7 năm trôi qua kể từ sau khi nước Mỹ phát động cuộc chiến toàn cầu chống chủ nghĩa khủng bố, bộ binh vẫn gánh vác phần lớn trách nhiệm trong giao tranh, do đó nhiều tiền hơn được đầu tư cho các trang thiết bị của người lính bộ binh. Áo giáp mới an toàn hơn. Radio mới nhẹ và tin cậy hơn, và gần như mỗi người lính đều được trang bị. Cảm biến bức xạ nhiệt cá nhân cho phép người lính không chỉ nhìn thấy trong đêm mà cả xuyên qua bão cát. Khẩu phần ăn cũng được cải tiến, mới nhiều món mới, thiết bị lọc nước cá nhân mới thay cho hóa chất khử trùng nước, vốn có mùi vị rất khó chịu. Nhưng đi với những thiết bị mới trên là mối lo về trọng lượng. Thêm một thiết bị mới nghĩa là người lính phải cõng thêm một khối lượng không nhỏ. Đặc biệt là trường hợp của áo giáp và pin. Khi ra trận, bộ binh Mỹ thường đem theo áo giáp, vũ khí, đạn dược, radio, pin dự phòng, bộ cấp cứu, nước, thức ăn, thiết bị nhìn đêm. Một số còn đem theo iPod hay máy chơi game. Tổng cộng có thể tới gần 50 kg. Một vấn đề nữa là điện. Không chỉ là pin, mà còn là trọng lượng của máy phát điện cầm tay, hay pin năng lượng mặt trời dùng để sạc pin. Pin nhiêu liệu (sử dụng các phản ứng hóa học với một lượng rất nhỏ nhiên liệu để phát điện) được xem là giải pháp cho vấn đề. Một thiết bị mới mà người lính rất ưa thích là cảm biến bức xạ nhiệt cá nhân. Không như các thiết bị nhìn đêm truyền thống chỉ khuyếch đại ánh sáng yếu, thiết bị này cảm nhận các nguồn nhiệt phát ra. Được sử dụng trên xe cơ giới từ 20 năm nay, đến giờ nó mới trở nên nhẹ đủ để bộ binh mang theo. Tuy vậy, nó vẫn nặng hơn, sử dụng nhiều năng lượng hơn và đắt hơn thiết bị nhìn đêm cũ.
|
|
|
Post by Vĩnh Long on Apr 19, 2009 7:05:45 GMT 9
Bệnh viện robot Iraq là cuộc chiến đầu tiên mà một lượng lớn robot được sử dụng. Vào lúc cao điểm, 2007, có gần 2000 robot cỡ nhỏ được sử dụng. Chỉ khoảng 20% số thiệt hại là do chiến đấu, còn lại là do lỗi điều khiển. Tuy vậy, dù lí do gì thì chúng vẫn cần được sử chữa. Những robot này thường nặng dưới 30kg, và là một mục tiêu thường xuyên của những tên khủng bố. Chúng thường được sử dụng nhiều nhất để kiểm tra các vật thể bị nghi ngờ là bom tự tạo. Bọn khủng bố sẽ kích nổ hay thậm chí bắn vào robot khi thấy chúng tới gần. Nhưng robot thường nhỏ và được chế tạo rất chắc chắn, không dễ có thể bị hạ. Tuy vậy các kỹ thuật viên thường thao tác nhầm, đặc biệt là lệnh cho cánh tay robot nhấc những vật nặng hơn thiết kế. Binh lính ngày càng sử dụng robot nhiều hơn cho nhiều loại nhiệm vụ khác nhau, cũng như sẵn sàng bảo vệ chúng khỏi hỏa lực đối phương, đối xử với chúng như đồng đội. Họ bắn yểm trợ cho chúng và sẽ không gửi robot đi trong những tình huống nguy hiểm nếu không thật sự cần thiết. Trước đây, từng có một bệnh viện dành cho robot được thiết lập ở Iraq, với tên gọi chính thức là Cơ sở liên hợp sửa chữa và tái triển khai robot. Nó đã sửa chữa khoảng 400 robot một tuần. Các nhân viên ở đó thường xuyên gặp những anh lính mắt đỏ hoe, tay ôm con robot 'bị thương' và hỏi rằng liệu anh bạn của mình có thể được cứu. Nhiều trong số robot này thậm chí được đặt tên riêng. Cuối cùng người ta nhận ra rằng chuyển những con robot này về cơ sở sửa chữa ở Đức rồi chuyển trở lại sẽ kinh tế hơn. Tại đó có nhiều kỹ thuật viên kinh nghiệm hơn.
|
|
|
Post by Vĩnh Long on Apr 19, 2009 7:14:00 GMT 9
Hiện trường án mạng Con thuyền cứu hộ nơi mà 4 tên cướp biển cầm giữ thuyền trưởng Richard Phillips đang được thu hồi để phục vụ việc điều tra, sau chiến dịch giải cứu thành công con tin. Trong 2 bức ảnh, ta có thể thấy cửa sổ bên mạn phải và phía trước đã bị vỡ, rất có thể từ những phát đạn của xạ thủ SEAL.
|
|
|
Post by NhiHa on Dec 24, 2009 11:37:19 GMT 9
- Trong những năm đầu thập niên 60, sau hơn 6 năm tham gia cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa ở miền Nam Việt Nam, quân đội Mỹ dường như đã không vừa lòng với khả năng hỗ trợ hỏa lực đường không của máy bay phản lực Thần sấm F-105 một trong những phản lực cơ cường kích lớn nhất của Không lực Mỹ lúc bấy giờ.  TIN LIÊN QUAN Dự án chế tạo “quái” máy bay của Đức Quốc Xã Giới chỉ huy quân đội Mỹ lúc đó cho rằng Thần sấm F-105 chỉ thực sự hiệu quả khi thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ hoả lực tầm xa, còn khi thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ hoả lực đường không tầm gần (Close Air Support - CAS) tính cơ động quá nhanh của nó không hiệu quả. VTOL Model 49 - dự án chế tạo của tập đoàn Convair. Chính vì vậy, đầu năm 1965, Bộ Quốc phòng Mỹ đã yêu cầu các tập đoàn công nghiệp quốc phòng nhanh chóng đề xuất một loại máy bay chiến đấu mới có khả năng cơ động linh hoạt trong các địa hình rừng núi, đồng thời phải trang bị các loại hoả lực mạnh để chi viện cho lực lượng bộ binh khi tác chiến phục vụ cho chương trình phát triển Hệ thống yểm trợ đường không cải tiến (Advanced Aerial Fire Support System - AAFSS) của quân đội Mỹ thời điểm đó. Bản thiết kế chi tiết loại VTOL Model 49. Nhiều tập đoàn vũ khí đã đưa ra các mẫu thiết kế mới, trong đó tập đoàn Convair (Consolidated Vultee Aircraft Corporation) đã đề xuất phương án sản xuất một loại máy bay có khả năng cất, hạ cánh thẳng đứng (Vertical Take-Off and Landing – VTOL) có khả năng cơ động linh hoạt cùng hệ thống vũ khí trang bị rất mạnh có tên Mẫu thiết kế 49 (Model 49). Theo giới thiệu của tập đoàn Convair, mẫu thiết kế VTOL Model 49 có hệ thống cánh phản lực khép kín và được bảo vệ trong khung thép nên có thể tránh được va đập trong các khu rừng nhiệt đới ở Việt Nam. Model 49 được nhà thiết kế ví như một “cỗ xe tăng bay” được trang bị hệ thống vũ khí hạng nặng hiện đại nhất thời điểm đó. Theo thiết kế VTOL Model 49 có khả năng cơ động linh hoạt như một chiếc trực thăng, ngoài ra khi cần thiết nó có thể cơ động nhanh nhưng một chiếc phản lực thông thường. Các kỹ sư nghiên cứu ra nó cho biết cabin điều khiển của phi công (2 người) trên mỗi chiếc VTOL Model 49 được thiết kế theo kiểu báng gập, có thể thay đổi vị trí bằng hệ thống đẩy thuỷ lực giống như cabin của một số loại xe cơ giới hiện nay.  Động cơ của mẫu máy bay cất, hạ cánh thẳng đứng này sử dụng động cơ turbine tạo lực đẩy đối xứng giúp nó có thể cất và hạ cánh nhẹ nhàng như một chiếc trực thăng thông thường. Vỏ của mẫu VTOL Model 49 được chế tạo bằng loại thép chống đạn đặc biệt có thể vô hiệu hoá được súng máy phòng không 12,7 mm, loại vũ khí được xem là khắc tinh của các loại máy bay trực thăng của quân đội Mỹ trên chiến trường miền Nam Việt Nam. Theo thiết kế, bên hai sườn của mỗi chiếc VTOL Model 49 được trang bị hệ thống súng máy XM-134 loại 7,62 mm hoặc có thể được thay thế bằng súng phóng lựu đa nòng XM-75 cỡ 40 mm. Mỗi trụ tháp pháo bên sườn của VTOL Model 49 có thể chứa được 12000 viên đạn súng máy cỡ 7,62 mm hoặc 500 quả đạn súng phóng lựu cỡ 40 mm.  Mô tả ảnh. Ngoài ra, VTOL Model 49 còn được bố trí 3 tháp súng máy ở chính diện với khả năng quay 180 độ trong các tình huống chiến đấu khi đang bay, hạ cánh và lượn là là trên mặt đất hoặc ao đầm. Phần thân của VTOL Model 49 cũng chính là nơi bố trí động cơ turbine và hệ thống 2 bình nhiêu liệu có thể bơm đầy mỗi lần cất cánh khoảng 1200 gallon (4542 lít) nhiên liệu.  Mặc dù dự án chế loại máy bay đặc biệt này của tập đoàn Convair được đánh giá là khá triển vọng và đã được đệ trình lên Bộ Quốc phòng Mỹ nhưng sau đó quân đội Mỹ đã huỷ bỏ chương trình này và thay thế nó bằng chương trình phát triển loại trực thăng AH-56A Cheyenne, tiền thân của loại trực thăng tấn công siêu hiện đại AH-64 hiện nay. Bình Nguyên
|
|
|
Post by NhiHa on Dec 24, 2009 11:44:52 GMT 9
Dự án chế tạo “quái” máy bay của Đức Quốc Xã 07/12/2009 - Trong những năm 1944–1945, với mong muốn có thể chế tạo được một loại máy bay chiến đấu có khả năng cơ động nhanh như các loại phản lực cơ, đồng thời có thể cất, hạ cánh được tại các khu vực có bãi đỗ hạn chế, quân đội Phát xít Đức đã nghiên cứu và có ý định chế tạo loại “quái” phi cơ Focke-Wulf Triebflügel để trang bị cho cỗ máy chiến tranh của mình trong Chiến tranh thế giới lần thứ II. Thực ra, nguồn gốc đầu tiên của loại chiến đấu cơ Focke-Wulf Triebflügel được hình thành từ ý tưởng đã được cấp bằng ý tưởng sáng chế của kỹ sư hãng Siemens của Đức có tên Otto Muck vào năm 1983 về một loại phương tiện bay cất cánh thẳng đứng (VTO - Vertical Take-Off). Chiến đấu cơ Focke-Wulf Triebflügel. Năm1944, Kurt Tank - Giáo sư chuyên nghiên cứu chuyên ngành khí động học người Đức đã quyết định biến ý tưởng của kỹ sư Otto Muck thành hiện thực thông qua bản thiết kế kỹ thuật về chiếc máy bay VTO Focke-Wulf Triebflügel do Heinz von Halem phác thảo. Tháng 9 cùng năm đó một dự án chế tạo máy bay cất cánh thẳng đứng Focke-Wulf Triebflügel đã được đệ trình lên giới lãnh đạo của Focke-Wulf Flugzeugbau - tập đoàn chuyên sản xuất máy bay quân sự và dân dụng của Đức Quốc Xã trong những năm Thế chiến thứ II. Mặc dù dự án chế loại máy bay này đã bị huỷ bỏ sau đó không lâu bởi một số lý do liên quan đến tính hiệu quả, đặc biệt là sự sụp đổ của đế chế độc tài Hitler nhưng dự án chế tạo chiến đấu cơ Focke Wulf Triebflügel vẫn là một trong những nghiên cứu đầu tiên và đáng quan tâm nhất thế giới về loại máy bay chiến đấu ứng dụng công nghệ cánh quay phản lực. Chiến đấu cơ Focke Wulf Triebflügel được thiết kế theo mô hình cột thẳng đứng kể cả khi cất và hạ cánh. Loại máy bay này hoạt động được nhờ hệ thống động cơ 3 cánh quạt kiểu rotor quay được bố trí ở 2/3 thân tính từ mũi máy bay. Trên mỗi cánh của rotor thân của Focke Wulf Triebflügel các kỹ sư bố trí lắp đặt mỗi cánh 1 động cơ phản lực thẳng dòng (ramjet). Mỗi động cơ phản lực thẳng dòng này có đường kính 0,68 mét với khả năng cung cấp mỗi chiếc 840 kg lực đẩy. Loại động cơ đặc biệt này trước đó đã được chuyên gia khí động học Otto Pabst nghiên cứu thành công sau các cuộc thí nghiệm kiểm chứng tại Cục khí động học của tập đoàn Focke-Wulf Flugzeugbau.  Về cơ bản, loại động cơ phản lực thẳng dòng của chiến đấu cơ Focke Wulf Triebflügel được nghiên cứu và phát triển dựa trên công nghệ đốt nhiên liệu và nén không khí đặc biệt đã từng được sử dụng để chế tạo các loại máy bay tiêm kích trong quân đội Đức.  Sở dĩ Focke Wulf Triebflügel được thiết kế theo kiểu đứng thẳng trên mặt đất nhằm tăng tính cơ động sẵn sàng cất cánh trong các tình huống khẩn cấp, đồng thời giảm chi phí xây dựng các sân bay quân sự tại các chiến trường mới. Để đáp ứng yêu cầu này, các kỹ sư đã lắp đặt hệ thống đứng gồm 4 “vi” phụ và một “vi” chính nằm giữa thân máy bay. Đây cũng chính là các chi tiết nằm trong cơ cấu điều khiển hướng bay giống như cấu tạo của một số loại tên lửa có cánh. Trên các “vi” phụ và “vi” chính này được bố trí các bánh xe được chế tạo bằng cao su đặc biệt, các bánh xe này có tác dụng giúp Focke Wulf Triebflügel dễ cơ động trên mặt đất. Tuy nhiên, khi chiến đấu cơ này bay khỏi mặt đất, hệ thống bánh sẽ được che phủ bởi các thiết bị thép có hình hoa tuy líp để tránh sức cản của không khí khi cơ động giúp Focke Wulf Triebflügel có thể bay nhanh hơn. Buồng điều khiển của phi công trên chiếc Focke Wulf Triebflügel cũng được thiết kế theo kiểu mũ chụp giống như nhiều loại chiến đấu cơ thông thường khác thời kỳ đó. Hệ thống vũ khí của Focke Wulf Triebflügel được bố trí trên phần đầu của cỗ máy chiến tranh này để tạo điều kiện cho phi công khai thác tối đa các góc bắn từ cabin điều khiển. Mỗi chiếc Focke Wulf Triebflügel được trang bị 2 súng máy cỡ nòng 30 mm MK 103 (200 viên mỗi lần xuất kích); 2 súng máy 20 mm NG 151 (250 viên). Mặc dù chương trình chế tạo máy bay chiến đấu Focke Wulf Triebflügel của người Đức đã bị huỷ bỏ, sau khi Chiến tranh thế giới lần II kết thúc một số nước trong phe Đồng Minh, điển hình là Mỹ đã nối lại các nghiên cứu của người Đức và đã chế tạo được 2 loại máy bay dựa trên nguyên lý cất cánh thẳng đứng đã từng được nghiên cứu và chế tạo vào những năm 1944-1945. Một số thông số cơ bản Đường kính cánh: 11,5 mét Chiều dài toàn thân: 9,1 mét Trọng lượng: 2358 kg Tốc độ tối đa: 999,4 km/giờ Vũ khí: 2 súng máy MK-103, 2 súng máy MG-151 Số lượng phi công: 01 Bình Nguyên
|
|
|
Post by Can Tho on Apr 27, 2010 4:51:15 GMT 9
Lật tẩy những đội quân bí mật của NATO 10/04/2010 07:27:32 -- Công trình nghiên cứu “Những bí mật quân sự NATO ở châu Âu - hoạt động khủng bố có tổ chức và chiến tranh bí mật” của Tiến sỹ Daniele Ganser - chuyên viên Trung tâm nghiên cứu các vấn đề an ninh thuộc Trường Đại học Công nghệ Thụy Sĩ, cuối cùng cũng được xuất bản bằng tiếng Đức. Tuy nhiên, công trình này đã được xuất bản ở Nga với tên gọi "NATO, những đội quân bí mật ở châu Âu". Tiết lộ động trời Tiến sĩ Ganser cho biết trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh đã có những đội quân bí mật của NATO. Chúng bị phát hiện vào cuối năm 1990 ở hầu hết các nước Tây Âu sau khi một nhánh đầu tiên của mạng lưới này bị phanh phui tại Italia.  Những đội quân này nằm ngoài vòng pháp luật vì không chịu bất cứ sự kiểm soát nào của Quốc hội, cũng như chính quyền các nước sở tại. Mạng lưới này do NATO điều hành, để chúng hợp tác chặt chẽ với Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) và Cơ quan Tình báo của Anh ở hải ngoại (MI-6). Để đạt được những mục đích này, Brussells đã thành lập Trung tâm chỉ huy quân sự bí mật với tên gọi Ủy ban bí mật liên minh. Đứng đầu ủy ban này thường là một vị tướng Mỹ. Đại diện các đội quân bí mật hàng năm đều gặp gỡ nhau, và đều có sự hiện diện của các đại diện CIA. Điều này được Tướng Serravalle, Chỉ huy đội quân bí mật Italia từ năm 1971 đến 1974, tiết lộ. Tiến sỹ Daniele Ganser - người phơi bày những bí mật về các đội quân của NATO Mục tiêu chính của các đội quân bí mật NATO là chống lại nguy cơ tấn công từ phía Liên Xô, cũng như ngăn cản cánh tả ở các nước lên nắm quyền. Do đó, tham gia các đội quân này là những người có quan điểm bảo thủ. Đôi khi, ngay cả các cựu thành viên Đức quốc xã và những tên khủng bố cánh hữu cũng được tiếp nhận vào hàng ngũ những đội quân bí mật ấy. Trong số những nhiệm vụ của các đội quân bí mật của NATO có cả các hoạt động gây mất uy tín hoặc vô hiệu hóa chính phủ những nước không được lòng Mỹ. Để vũ trang cho các đội quân bí mật của mình, NATO đã cho xây dựng các kho chứa vũ khí bí mật dưới lòng đất. Nguy hiểm hơn, trong những năm Chiến tranh Lạnh những đội quân này đã tổ chức nhiều hoạt động khủng bố rồi gán cho các đảng phái cánh tả và cực tả với mục đích làm mất uy tín của họ trong mắt cử tri. Chiến lược quái đản này đã được thực hiện tại Italia và Thổ Nhĩ Kỳ, mà có lẽ thành công nhất là hành động gây ra các vụ đánh bom và giết người hàng loạt rồi đổ tội cho kẻ thù chính trị - các đảng cánh tả ở hai quốc gia này. Một số phi vụ của các đội quân bí mật Năm 1967, một đội quân bí mật tương tự của Hy Lạp (mật hiệu là LOC) đã được đưa vào tham gia cuộc đảo chính quân sự ở Hy Lạp một tháng trước khi diễn ra cuộc tổng tuyển cử đã được ấn định, trong đó theo số liệu các cuộc thăm dò dư luận, lực lượng cánh tả của ông Andreas Papandreou (Cha đẻ của ông George Papandreou hiện là đương kim Thủ tướng Hy Lạp) sẽ giành chiến thắng một cách thuyết phục. CIA cũng đã thành lập đội quân bí mật ở Thổ Nhĩ Kỳ dưới mật hiệu Counter-Guerrilla. Đội quân này hoạt động trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh và đã hoàn thành một số mệnh lệnh hết sức tế nhị do lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ giao phó. Đội quân bí mật tuân thủ sự chỉ huy của lực lượng đặc nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ và có nhiệm vụ "tổ chức các cuộc chống đối trong trường hợp đảng Cộng sản lên ngôi". Đội quân này đã tham gia cuộc đảo chính quân sự năm 1960, cuộc bạo động năm 1971 và cuộc đảo chính quân sự năm 1980 của Tướng Evren. Sau đó ít lâu, một trong những đại diện của những kẻ theo phái cực hữu đã kể lại chuyện này một cách đầy sức thuyết phục tại tòa án. Các vụ giết người và khủng bố những năm 1970 là chiến lược làm đất nước mất ổn định và đưa Tướng Erven cùng cánh hữu trong quân đội lên nắm quyền. Việc các vụ khủng bố bỗng dưng chấm dứt ngay sau khi Tướng Erven thay bộ quân phục bằng trang phục dân sự và biến mình thành tổng thống càng cho thấy lời khai trên là hoàn toàn có cơ sở. Chỉ huy lực lượng đặc nhiệm của Thổ Nhĩ Kỳ, Tướng Kemal Yilmaz, ngày 3/12/1990 đã khẳng định có sự tồn tại mạng lưới đội quân bí mật của NATO. Tướng Kemal Yilmaz khẳng định tồn tại các đội quân bí mật của NATO Năm 1961 đội quân bí mật của NATO đã lên kế hoạch đảo chính chống lại Chính phủ Charles de Gaulle ở Pháp, song kế hoạch này đã bị thất bại. Một số “hành động khủng bố” chống lại de Gaulle và kế hoạch hoà bình giải quyết mối quan hệ với Algeria do nhiều nhóm tiến hành, trong đó có “những người hẹp hòi” là những thành viên đội quân bí mật của NATO ở Pháp. Điều này được Đô đốc Pier Lacoste-Chỉ huy đội quân bí mật ở Pháp xác nhận vào năm 1990. Nguồn gốc của khủng bố? Vào năm 1990, công chúng đã biết rõ về những đội quân bí mật này. Báo giới đã đặt câu hỏi liệu đó có phải là "nguồn gốc của khủng bố”, bởi các mối liên hệ với chủ nghĩa khủng bố hoặc là được tìm thấy, hoặc là bị nghi vấn tại 8 nước gồm Italia, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Bỉ và Thụy Điển. Câu chuyện liên quan những đội quân bí mật của NATO ở châu Âu còn rất nhiều điều vẫn chưa được làm rõ, bởi chỉ có Quốc hội các nước Italia, Bỉ và Thụy Sĩ mở cuộc điều tra về vấn đề này. Theo kết quả điều tra tại Italia và dựa trên những lời khai của các nhân chứng là những thành viên của các đội quân bí mật, đặc biệt có rất nhiều người Italia có quan điểm chính trị cánh tả tin rằng Gladio (tên gọi của đội quân bí mật ở Italia) là một tổ chức khủng bố và chính CIA cùng NATO đã giúp đỡ phổ biến chủ nghĩa khủng bố ở đất nước họ. Các nước châu Âu khác, cũng như NATO, đã cố gắng hết sức để che đậy và xuyên tạc vấn đề này. Chỉ có một sự thật đã được chứng minh và thừa nhận, đó là NATO và MI-6 đã từ chối cho Tiến sỹ Ganser tiếp cận các tài liệu lưu trữ của họ. Vì vậy, những gì được phơi bày mới chỉ là phần nổi của núi băng trôi. Những tiết lộ trong cuốn sách NATO, những đội quân bí mật ở châu Âu mới chỉ là phần nổi của núi băng trôi Những tiết lộ trong cuốn sách NATO, những đội quân bí mật ở châu Âu mới chỉ là phần nổi của núi băng trôi Lịch sử lặp lại Không nghi ngờ gì, những đội quân bí mật của NATO bây giờ cần phải mãi mãi trở thành quá khứ của lịch sử. Các nước thành viên NATO không cần thiết phải thành lập các đội quân du kích, bởi không còn sự đe dọa chiếm đóng. Tuy nhiên, sau khi xảy ra vụ khủng bố 11/9/2001, các mạng lưới cực đoan bí mật có khả năng gây ra bạo lực đã thu hút sự chú ý đặc biệt. Theo Tiến sĩ Ganser, "một lần nữa lại phát hiện các đội quân bí mật của NATO". Những câu chuyện về các nhà tù bí mật của CIA tại một loạt nước NATO cho thấy ngày nay trong nội bộ khối này vẫn còn tồn tại những hoạt động bí mật mờ ám. Việc Quốc hội Litva mở cuộc điều tra nhà tù bí mật của CIA ở nước này cho thấy cả tổng thống lẫn quốc hội đều không nắm được những gì đang diễn ra. Tất cả mọi thứ diễn ra đúng như vụ các đội quân bí mật trước đây của NATO. Chỉ có điều không hiểu là bằng cách nào một hoạt động tương tự có thể được thực hiện trên lãnh thổ một quốc gia hợp pháp, mà không có bất kỳ sự kiểm soát nào và ai có khả năng làm được điều này? Trùm khủng bố Osama bin Laden - một sản phẩm không mong muốn từ những chính sách đen tối của Mỹ  Không một ai biết rằng những đội quân bí mật của NATO do các cơ quan đặc nhiệm các nước thành viên NATO thành lập đã được chuyển đổi thành tổ chức gì, và những nhiệm vụ nào sẽ được tổ chức này giải quyết trong tương lai. Không một ai chính thức thừa nhận sự tồn tại, cũng như sự giải tán những đội quân này. Trước đây, để chống lại sự đổ bộ của quân đội Liên Xô vào Afghanistan, CIA và các cơ quan đặc nhiệm một loạt nước thành viên NATO đã nuôi dưỡng lực lượng Mujahideen và Al-Qaeda, nhưng ngày nay NATO và Mỹ đang tiến hành cuộc chiến với chúng mà chưa có kết quả. Người Nga có câu tục ngữ "Gieo nhân nào-gặt quả ấy" là thế. Minh Tâm (Theo Ria)
|
|
|
Post by Huu Le on Aug 13, 2010 5:11:41 GMT 9
|
|
|
Post by Huu Le on Aug 13, 2010 5:17:56 GMT 9
18 tướng lĩnh và đảng viên lão thành gửi thư cho Bộ chính trị
Hà Nội, ngày 22 tháng 4 năm 2010
Một trong những nhiệm vụ cơ bản nhất của Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng sắp đến (Đại hội 11) là bầu cử được Ban chấp hành Trung ương gồm những đại biểu ưu tú nhất của Đảng, những người gương mẫu về phẩm chất đạo đức cách mạng, có bản lĩnh chính trị vững vàng nhất, kiên định mục tiêu lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội, có ý chí đấu tranh kiên cường bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, có tầm nhìn chiến lược và năng lực tổ chức chỉ đạo thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội. Tổng bí thư và các uỷ viên Bộ chính trị phải là những người ưu tú nhất trong Ban Chấp hành Trung ương Dứt khoát không để những người có dính đến tham nhũng và những người Việt gốc nước ngoài vào Ban Chấp hành Trung ương.
Để có được một Ban Chấp hành Trung ương có đầy đủ các tiêu chí nói trên, công tác nhân sự đại hội cần được tiến hành công khai, dân chủ, khách quan, trong sáng và với trách nhiệm cao của mỗi đại biểu.
Nhận thức rõ, đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ người đảng viên ghi trong điều lệ Đảng, chúng tôi những cán bộ cao cấp đã nghỉ các chức danh công tác trong biên chế nhà nước, đã 80, 90 tuổi đời ; 60-70 tuổi Đảng, đã đem cả tâm trí và sức lực của đời mình cống hiến cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc, xin được đóng góp một số ý kiến về công tác nhân sự đại hội :
1. Phải đảm bảo các đại biểu về dự đại hội có đầy đủ các tiêu chí cần thiết, phải là những người ưu tú nhất về phẩm chất, đạo đức, năng lực. Bộ chính trị, Ban Bí thư Trung ương khoá 10 và Ban thẩm tra tư cách đại biểu cần đề cao trách nhiệm, rà soát kỹ lưỡng, kể cả với những đại biểu là uỷ viên trung ương khoá 10 để phát hiện và trình đại hội xem xét tư cách những đại biểu vừa qua có vi phạm kỷ luật và những và có dấu hiệu vi phạm kỷ luật, những người có dính đến tham nhũng, những đại biểu là người Việt gốc nước ngoài.
2. Danh sách để bầu Ban Chấp hành Trung ương phải tổng hợp từ 3 nguồn :
- Một phần do Ban Chấp hành Trung ương cũ đề cử (khoảng 60 %).
- Một phần không nhỏ nên để các Đảng bộ, các đảng viên, đoàn đại biểu đề cử.
- Một phần nên khuyến khích đại biểu tự ứng cử.
Danh sách để bầu (tính cả chính thức và dự khuyết) nên có số dư ít nhất 25 % so với số cần bầu.
Danh sách bầu Bộ chính trị, Ban bí thư, Ủy ban kiểm tra trung ương cần có số dư ít nhất 25%.
Danh sách bầu chức danh cụ thể nên có từ 2 người trở lên.
- Nên để đại hội trực tiếp bầu Tổng bí thư. Vì lẽ đó việc thông qua điều lệ sửa đổi nên làm trước lúc bầu cử.
3. Ban Chấp hành Trung ương khoá 11 không nên vượt số lượng 150, không nên cơ cấu rải đều Bộ, ngành, tỉnh, thành nào cũng có uỷ viên Trung ương, quan trọng là chất lượng.
Trẻ hoá là cần, nhưng không quá cứng nhắc về tuổi tác, mà cần một sự kế thừa, hài hoà giữa các độ tuổi. Cũng cần có ngoại lệ vể tuổi tác với chức danh Tổng bí thư. Nếu có đồng chí ưu tú nổi trội hơn cả trong các đảng viên ưu tú, phẩm chất đạo đức gương mẫu, tuyệt đối trung thành với lý tưởng, với dân, với nước, có năng lực, có tầm nhìn xa, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có ý chí tự cường tự chủ, có tinh thần đấu tranh bảo vệ độc lập chủ quyền và lợi ích quốc gia, tác phong dân chủ, có uy tín trong Đảng trong dân, có khả năng đoàn kết toàn Đảng, toàn dân tộc thì vấn đề tuổi không đặt ra, miễn là còn đủ sức khoẻ đảm đương trọng trách.
4. Đại hội toàn quốc của Đảng lần thứ 11, phải thực sự dân chủ, phải thể hiện tốt tinh thần phê bình, tự phê bình, phải có tính chiến đấu, phải tranh luận để tìm ra cái đúng cái sai, không nên phát biểu theo đơn đặt hàng. Bỏ lối tham luận tràng giang đại hải, nói vài câu “ nhất trí với báo cáo ” rồi kể lể thành tích của tỉnh mình, ngành mình một cách vô bổ.
Các vấn đề chung của đại hội cần được tiến hành trong các phiên họp công khai, hết sức hạn chế những cuộc họp riêng tại các đoàn đại biểu, không nên quá lạm dụng các phiên họp trù bị. Cần dành tối đa thời gian đại hội cho việc thảo luận tranh luận tại hội trường.
5. Hiện tại số đảng viên trong đội ngũ cán bộ hưu trí các chức danh trong biên chế nhà nước và theo luật lao động chiếm già một nửa trong tổng số trên 3,1 triệu đảng viên. Đảng viên không hưu trí về Đảng, họ vẫn có đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi trong Đảng, họ phải được đối xử bình đẳng như những đảng viên đương chức, đương quyền. Vì lẽ đó trong đại hội Đảng các cấp cho đến đại hội toàn quốc của Đảng, họ cần có một tỷ lệ thích đáng trong thành phần đại biểu đại hội các cấp. Nếu đủ tiêu chuẩn và sức khoẻ họ có quyền ứng cử vào các cấp uỷ Đảng từ cơ sở quận, huyện, tỉnh thành đến Trung ương.
6. Để giúp các đồng chí trong Bộ chính trị, Ban bí thư trung ương Đảng kiểm điểm trách nhiệm của mình trước Ban Chấp hành Trung ương và trước đại hội, rút ra được những bài học cần thiết không những cho bản thân mà còn cho những đồng chí giữ các trọng trách trong Bộ chính trị, Ban Bí thư Trung ương khoá 11, chúng tôi sẽ lần lượt tham gia ý kiến, trước mắt trong phạm vi bức thư này, xin được góp ý với 4 đồng chí :
l. Với Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, nói thực là cả bản thân chúng tôi cũng như dư luận đông đảo cán bộ, đảng viên thất vọng về những gì mình mong đợi và hy vọng ở 2 nhiệm kỳ Tổng bí thư của đồng chí. Dư luận chê nhiều hơn khen bản lĩnh chính trị của đồng chí trong ứng xử với nhiều sự kiện, nhiều công việc cả đối nội và đối ngoại. Người ta không lý giải được đó là do năng lực hay do sức ép nào đó ? Dư luận nhiều cán bộ đảng viên cho rằng trong lúc đồng chí chưa thực hiện đầy đủ chức năng Tổng bí thư (việc chính của mình) trong xây dựng Đảng lại lấn sân sang việc của Chủ tịch nước và Thủ tướng (thoả thuận, ký kết với các chính phủ nước ngoài một số nội dung thuộc chức năng nhà nước). Có dư luận cho rằng đồng chí đã vi phạm nguyên tắc trong quan hệ với nước ngoài ở những vấn đề mà Bộ chính trị chưa bàn bạc.
Là Tổng bí thư song ít thấy đồng chí chủ động phát hiện và đề xuất những vấn đề cần bàn, những vấn đề bức xúc của Đảng, của đất nước để Bộ chính trị bàn bạc thảo luận. Chẳng hạn như phá bỏ hội trường Ba Đình sau khi có phản ứng quyết liệt của lão thành cách mạng, của các nhà khoa học, của đa số nhân dân ; cho nước ngoài đầu tư khai thác bô-xít Tây Nguyên ; vấn đề chủ quyền trên biển đảo ; vấn đề công nghiệp quốc phòng, hiện đại hoá quân đội ; các vấn đề nổi cộm về sai phạm của Tổng cục II, và Nguyễn Chí Vịnh. Nguyễn Chí Vịnh phẩm chất xấu xa, làm nhiều sai trái, Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi thư cho Tổng bí thư không nên đề bạt Trung tướng, đ/c Nông Đức Mạnh trả lời Đại tướng là “ không thăng Trung tướng, còn chưa biết đưa đi đâu để rèn… luyện ”, nhưng rồi vẫn đề bạt Trung tướng và Thứ trưởng quốc phòng, còn tặng huân chương cao nữa (mà đ/c lại là Bí thư Đảng uỷ quân sự), để một số nơi cấp uỷ can thiệp sâu vào việc truy tố xét xử ; các vụ án mà Ban Chấp hành Trung ương khoá 8, bàn giao cho Ban Chấp hành Trung ương khoá 9. Là người đứng đầu Bộ chính trị, với trách nhiệm chủ yếu trong việc xây dựng Đảng, đã để những vấn đề cốt lõi trong Đảng như dân chủ nội bộ không thực hiện, xây dựng đội ngũ cán bộ đảng viên làm quá ít. Tệ quan liêu chuyên quyền độc đoán phát triển mạnh ; phê bình tự phê bình dần dần vắng bóng trong sinh hoạt của các tổ chức Đảng, từ cơ sở đến Trung ương, đến Bộ chính trị. Hai nhiệm kỳ rồi mà cái gọi là một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên có chức có quyền tiêu cực chẳng những không được thu hẹp mà lại lớn dần lên. Mất dân chủ và cán bộ hư hỏng đã làm cho Đảng mất tín nhiệm quá lớn. Nhiều dư luận cho rằng Tổng bí thư đã lợi dụng chức quyền để gò ép nơi này nơi kia đưa con trai, con gái, con rể vào các chức danh mà năng lực, phẩm chất, đạo đức không tương xứng.
2. Đồng chí (đ/c) uỷ viên Bộ chính trị Nguyễn Phú Trọng : Qua hai nhiệm kỳ tham gia Bộ chính trị, với vai trò là Bí thư Thành uỷ Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương, Chủ tịch Quốc hội, tuy có làm được một số việc, nhưng so với trọng trách thì còn nhiều hạn chế. Cả một thời gian dài là Bí thư Thành uỷ Hà Nội để thành phố quá trì trệ ; để nhiều cán bộ dính đến tiêu cực về tài sản, tài chính, nhà đất, có cả Chủ tịch và một số Phó chủ tịch thành phố. Nghiêm trọng là để cho Chủ tịch lợi dụng chức quyền làm giầu, dùng tiền công quỹ mua ô tô quá đắt, quá sang để dùng (người ta bảo rằng 3000 con trâu của nông dân). Lên Trung ương với cương vị Chủ tịch Hội đồng lý luận chưa thấy phát hiện được vấn đề gì mới về lý luận, nhiều dư luận cho đồng chí giáo điều, sao chép.
Là Chủ tịch Quốc hội chưa phát huy dân chủ, trí tuệ của các đại biểu và quyền lực cao nhất của quốc hội chỉ xin nêu một vài việc điển hình :
- Việc phá bỏ hội trường Ba Đình, một di tích lịch sử cách mạng tiêu biểu của thời kỳ đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, gắn với nhiều hoạt động của Bác Hồ ; gắn với 10 nhiệm kỳ Quốc hội với nhiều đại hội Đảng toàn quốc vậy mà bất chấp các kiến nghị tâm huyết của đông đảo các nhà lão thành cách mạng, các nhân sĩ tri thức, các nhà khoa học, nhà quản lý và tuyệt đại đa số nhân dân, đồng chí đã thuyết phục bằng được Quốc hội biểu quyết thông qua.
- Việc mở rộng thủ đô Hà Nội, xoá đi hẳn một tỉnh để nhập vào một đơn vị khác vậy mà Chủ tịch Quốc hội không chủ động đưa vấn đề trọng đại đó ra Quốc hội bàn bạc thấu đáo, đưa Quốc hội vào tình thế “ việc đã rồi ”, chẳng làm thế nào khác được !
- Vấn đề đầu tư khai thác bô-xít ở Tây Nguyên, một việc liên quan đến an ninh - quốc phòng không những ở Tây Nguyên mà với cả nước ; liên quan đến môi trường không những ở Tây Nguyên mà với nhiều tỉnh thành Nam Bộ; liên quan đến lợi ích đồng bào thiểu số Tây Nguyên ; liên quan đến vấn đề dự trữ tài nguyên lâu dài của đất nước, vậy mà khi đi thăm Tiệp Khắc, kiều bào hỏi, đ/c nói là vấn đề nhỏ Quốc hội không cần bàn.
- Khi họp Quốc hội, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng nói đây là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Khi một số đại biểu quốc hội đề nghị bàn thảo, thì Chủ tịch Quốc hội cắt không cho bàn, nói rằng vấn đề đã được quyết định.
3. Đồng chí Nguyễn Tấn Dũng : Qua một nhiệm kỳ làm Phó thủ tướng thường trực và một nhiệm kỳ làm Thủ tướng, đ/c đã làm được một số việc như xây dựng cơ sở vật chất, mở mang đường sá, xây nhiều cầu, có những cầu hiện đại, sân bay, bến cảng, phát triển du lịch, thu hút đầu tư, kinh tế có phát triển (nhưng không vững chắc) có góp phần nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế v.v…
Nhưng có nhiều việc yếu kém, không tốt :
- Không làm tròn trách nhiệm quản lý tài sản Nhà nước.
* Để lâm tặc phá rừng rất nhiều, rừng cháy nhiều, lại bán rừng mất rừng nhiều quá, chứng tỏ Thủ tướng không quản lý được rừng.
* Nhiều nơi, than, khoáng sản các loại “ bị thổ phỉ ” và khai thác bừa bãi.
* Tài chính thất thoát nhiều, do tham nhũng, lãng phí. Ban đầu Thủ tướng nói rất hăng, nhưng không ngăn chặn được, cứ phát triển, tiền đầu tư vào chính phủ điện tử coi như mất không, không được việc gì, do Văn phòng chính phủ phải chịu trách nhiệm nhưng rồi cũng trôi.
- Thiên về thu hút đầu tư địa ốc, nước nhỏ mà để phát triển hơn trăm sân gôn, để cho bán đất trái phép nhiều nên mất ruộng, đất rất nhiều nhất, nông dân thất nghiệp.
- Hàng hoá nước ngoài tràn ngập thị trường, nhập siêu liên miên, số tiền lớn.
- Lạm phát không hạn chế được, tiền mất giá, mọi thứ nhu cầu của dân giá cả tăng vọt, có thứ 100 %.
- Vay nợ nước ngoài nhiều nhất, cho cả dự án không cần gấp.
- Ngoài ra khá nhiều dư luận các tỉnh miền Nam, kể cả ở Kiên Giang cho rằng đồng chí và gia đình có những biểu hiện về tài sản không minh bạch, xây nhà thờ họ quá lớn, quá qui mô hoành tráng tốn đến 40 tỷ (trong khi đó thì Hội trường Ba Đình lịch sử quan trọng bậc nhất lại phá đi).
4. Đồng chí Tô Huy Rứa ủy viên Bộ chính trị, Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương, có khá nhiều dư luận từ Đồ Sơn, từ Hải Phòng cho rằng thời kỳ ở Thành uỷ Hải Phòng đồng chí đã để xảy ra nhiều vụ việc tiêu cực về nhà đất, kéo dài không được xử lý nghiêm minh. Lên Trung ương với vai trò Chủ tịch Hội đồng lý luận, đồng chí làm được quá ít, nhược điểm lớn là thiếu thực tế do vậy không phát hiện được vấn đề nào mang tính sáng tạo, dễ giáo điều, sao chép. Với chức danh Trưởng ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương, dư luận cho rằng cả về mặt lý luận, tư duy quá nghèo nàn, mà năng lực hoạt động thực tiễn cũng rất hạn chế, để quá nhiều tiêu cực phát sinh trên mặt trận tư tưởng – văn hóa tới cấp độ báo động, dẫn đến bị động, đối phó lúng túng, đi tới sử dụng nhiều các biện pháp hành chính, mệnh lệnh, cấm đoán làm cho tình hình đã rối càng rối rắm thêm. Phát động học tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, tưởng rằng để chỉnh đốn tư tưởng, nhưng những người nắm quyền ở các cấp là đối tượng cần học là chính thì không mấy ai học, những cán bộ tham nhũng, quan liêu, hách dịch thì không có biểu hiện gì chuyển biến thành ra tốn tiền vô ích. Tuyên truyền chỉ một chiêu tô hồng, ai nói lên sự thật thì phạm cấm, coi là kẻ xấu.
Cả 4 đồng chí đều đã tham gia 2 đến 3 nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung ương và những bất cập và khuyết nhược điểm của các đồng chí, tín nhiệm của các đ/c trong đảng viên và nhân dân giảm sút, mong rằng nhiệm kỳ tới đây (Đại hội 11) các đồng chí nên thôi ứng cử, nhường chỗ cho các đồng chí khác để cho lòng tin đối với Đảng được nâng lên, Tổ quốc, dân tộc phát triển nhanh và các đ/c cũng không mang tiếng tham quyền, cố vị.
Xin gửi đến Bộ chính trị - Ban Bí thư Trung ương lời chào kính trọng và chúc các đồng chí cùng với BCH Trung ương chuẩn bị tốt nhất cho Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng cả về văn kiện và nhân sự đại hội.
Danh sách đồng ký tên :
Lê Hữu Đức – Trung Tướng F.650 87 tuổi đời – 64 tuổi Đảng tham gia mặt trận Việt Minh từ tháng 10 năm 1943 : Tôi nhất trí hoàn toàn, xin cho bổ sung 2 điểm :
1. Với đồng chí Nông Đức Mạnh - Khuyết điểm trầm trọng nhất là ngả hẳn vào bọn Trung Quốc, không thấy được âm mưu muôn đời của Trung Quốc là muốn nuốt chửng nước ta, không thấy qua 4000 năm dựng nước và giữ nước, chỉ Vương triều nào nhu nhược chạy theo bọn Trung Quốc là mất nước hay sao? Cần kiểm điểm nghiêm khắc trước khi nghỉ việc để làm gương cho những đồng chí khác tránh vết xe đổ nát của đồng chí Nông Đức Mạnh.
2. Với đồng chí Nguyễn Tấn Dũng tôi cũng nhất trí như bản trình bày. Tôi thấy gần đây đồng chí Dũng có một chủ động đáng hoan nghênh là đã nhất trí với Bộ Quốc Phòng qua Nga mua tàu săm ngầm và máy bay Mic 29 về trang bị. Vũ khí tối tân mới giữ được Trường Sa và chống lại được mọi kẻ xâm lược từ phía đông Tổ Quốc. Đề nghị đồng chí Dũng tiếp tục ủng hộ Bộ Quốc Phòng nên để Nga vào lại căn cứ Cam Ranh, có như vậy thì mới đập tan mọi âm mưu bành trướng muốn chiếm nước ta trước hết là bọn “ Ác bá – Trung Quốc”
Nguyễn Trọng Vĩnh – Nguyên ủy viên trung ương Đảng – Lão thành cách mạng.
Huỳnh Đắc Hương – Thiếu Tướng, Chính uỷ Quân khu, Tư lệnh kiêm Chính Uỷ quân tình nguyện và chuyên gia quân sự tại Lào, Thứ Trưởng Bộ Lao Động - Thương Binh Xã Hội.
Nguyễn Huy Văn (Kim Sơn) – Lão thành cách mạng – 50 tuổi Đảng.
Nguyễn Thị Cương – Cán bộ tiền khởi nghĩa, 64 tuổi Đảng, Huân chương Độc lập hạng 3.
Trần Đức Quế – Lão thành cách mạng, chuyên viên đã nghỉ hưu.
Hữu Anh – Thiếu Tướng, Lão thành cách mạng, nguyên cục trưởng …Bộ Quốc Phòng.
Trần Bá – Cựu chiến binh Nam tiến, 85 tuổi đời, 46 tuổi quân, 64 tuổi đảng.
Lê Hữu Hà – Lão thành cách mạng, Trưởng ban tổ chức liên khu uỷ IV, chuyên viên tư vấn của các ông Huỳnh Tấn Phát, Đỗ Mười.
Lê Mai Anh – Lão thành cách mạng, cựu chiến binh, gần 50 tuổi đảng.
Nguyễn Nam – Lão thành cách mạng, cựu cán bộ các ban Trung ương Đảng, cựu cán bộ Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động.
Phạm Văn Hiện – Đại Tá, Lão thành cách mạng.
Trần Nguyên – Lão thành cách mạng, 86 tuổi đời, 60 tuổi đảng, 40 tuổi quân.
Nguyễn Bá Bảo – Cán bộ viện nghiên cứu Bộ công nghiệp, 75 tuổi đời, 45 tuổi đảng.
Nguyễn Văn Tuyên – Đại Tá Quân đội Nhân dân Việt Nam, Lão thành cách mạng, 85 tuổi đời, 63 tuổi đảng.
Vũ Thuận – Lão thành cách mạng, 85 tuổi đời, 60 tuổi đảng, Huân chương độc lập.
Lê Minh Châu – Lão thành cách mạng, 50 tuổi đảng.
Nguyễn Văn Bé – Lão thành cách mạng tiền khởi nghĩa, 86 tuổi đời.
Nguyễn Văn Mậu – Trung Tướng, Lão thành cách mạng, 90 tuổi đời, gần 70 tuổi đảng
|
|
|
Post by Huu Le on Aug 13, 2010 5:20:23 GMT 9
 Kiến nghị của 38 tướng tá phản đối việc đàn áp người ,tố cáo Nguyễn Chí VịnhVừa qua, 38 sĩ quan cao cấp và cán bộ lão thành đã ký chung một lá thư gửi lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quân đội, phản đối việc tước quân hàm sĩ quan của trung tá Vũ Minh Trí và khai trừ ông khỏi hàng ngũ Đảng cộng sản Việt Nam. Trung tá Vũ Minh Trí, thuộc Tổng cục II (cơ quan tình báo của Quân đội), là người đã tố cáo những sai phạm của Nguyễn Chí Vịnh, hiện nay là trung tướng, thứ trưởng Bộ quốc phòng, trong nhiều năm trước đó đã đứng đầu Tổng cục II. Những việc làm sai trái của Nguyễn Chí Vịnh và Tổng cục II đã bị đại tướng Võ Nguyên Giáp, thượng tướng Nguyễn Nam Khánh tố cáo từ lâu. Trong lá thư đề ngày 22.4.2010, 18 vị tướng lãnh (xem đây) đã nhấn mạnh trách nhiệm của tổng bí thư Nông Đức Mạnh như sau : “ Nguyễn Chí Vịnh phẩm chất xấu xa, làm nhiều sai trái, Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi thư cho Tổng bí thư không nên đề bạt Trung tướng, đ/c Nông Đức Mạnh trả lời Đại tướng là “ không thăng Trung tướng, còn chưa biết đưa đi đâu để rèn… luyện ”, nhưng rồi vẫn đề bạt Trung tướng và Thứ trưởng quốc phòng, còn tặng huân chương cao nữa (mà đ/c lại là Bí thư Đảng uỷ quân sự), để một số nơi cấp uỷ can thiệp sâu vào việc truy tố xét xử ”. Về việc tước quân hàm và khai trừ trung tá Vũ Minh Trí, bạn đọc có thể tham khảo bài viết trên mạng boxitvietnam Các tướng lĩnh và cán bộ lão thành ký tên vào lá thư này yêu cầu phải nhanh chóng xem xét và giải quyết các vụ scandale của Tổng cục II và trước mắt, đình chỉ ngay công tác của Nguyễn Chí Vịnh, không "cơ cấu vào đại biểu đi dự Đại hội Đảng toàn quân, toàn quốc và vào danh sách bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 11". Cùng ký tên với thượng tướng Nguyễn Nam Khánh (nguyên ủy viên trung ương, nguyên phó chủ nhiệm Tổng cục chính trị), có 4 trung tướng, 12 thiếu tướng, 12 đại tá, và những cán bộ lão thành như Mai Vy, nguyên bộ trưởng Bộ văn hóa. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hà Nội, ngày … tháng …… năm 2010 Kính gửi: - ĐỒNG CHÍ NÔNG ĐỨC MẠNH TỔNG BÍ THƯ KIÊM BÍ THƯ ĐẢNG ỦY QUÂN SỰ TRUNG ƯƠNG - ĐỒNG CHÍ NGUYỄN MINH TRIẾT CHỦ TỊCH NƯỚC - ĐỒNG CHÍ NGUYỄN TẤN DŨNG THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ - ĐỒNG CHÍ TRƯƠNG TẤN SANG THƯỜNG TRỰC BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG - ĐỒNG CHÍ TRƯƠNG VĨNH TRỌNG PHÓ THỦ TƯỚNG, PHÓ BAN THƯỜNG TRỰC CHỐNG THAM NHŨNG TRUNG ƯƠNG - ĐỒNG CHÍ HỒ ĐỨC VIỆT TRƯỞNG BAN TỔ CHỨC TRUNG ƯƠNG - ĐỒNG CHÍ NGUYỄN VĂN CHI CHỦ NHIỆM ỦY BAN KIỂM TRA TRUNG ƯƠNG - ĐỒNG CHÍ PHÙNG QUANG THANH PHÓ BÍ THƯ ĐẢNG ỦY QUÂN SỰ TRUNG ƯƠNG, BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG - ĐỒNG CHÍ LÊ VĂN DŨNG CHỦ NHIỆM TỔNG CỤC CHÍNH TRỊ Cùng với dư luận rộng rãi, chính đáng của cán bộ, đảng viên nhân dân, cựu chiến binh trong cả nước, chúng tôi những tướng lĩnh sĩ quan cao cấp Quân đội Nhân dân Việt Nam hết sức bất bình trước việc Bộ quốc phòng kỷ luật tước quân hàm sĩ quan trung tá Vũ Minh Trí, Đảng ủy Tổng cục II khai trừ Đảng tịch Vũ Minh Trí về tội tố cáo Tổng cục II và cá nhân Nguyễn Chí Vịnh. Đây là một việc làm khuất tất, lẫn lộn công tội. Người có công đem ra trị tội, ngược lại kẻ có tội lại được tâng công: Tặng thưởng huân chương, thăng hàm trung tướng, đề bạt lên Thứ trưởng quốc phòng. Vì công lý, vì danh dự và sự trong sạch của Quân đội Việt Nam anh hùng và của hàng ngũ tướng lĩnh quân đội, chúng tôi khẩn thiết trình lên các đồng chí, những người có trách nhiệm cao nhất 2 kiến nghị dưới đây : giap Thư ngày 10.6.2009 của đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi Bộ chính trị và Ban bí thư Trung ương. 1. Trên cơ sở những hồ sơ mà trước đây Thượng tướng Nam Khánh cùng một số tướng lĩnh đã phát hiện những sai lầm, tiêu cực của Tổng cục II và Nguyễn Chí Vịnh cùng với những phát hiện gần đây của Trung tá Vũ Minh Trí (người trong cuộc) những ý kiến đóng góp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nhiều lão thành cách mạng, nhiều tướng lĩnh. Đề nghị các đồng chí nghiêm túc xem xét và giải quyết khẩn trương, sòng phẳng, triệt để các vụ tiêu cực đã và đang xẩy ra ở Tổng cục II, không để kéo dài sang nhiệm kỳ đại hội lần thứ 11. 2. Đối với cá nhân Nguyễn Chí Vịnh, người chịu trách nhiệm lớn nhất về các sai phạm của Tổng Cục II. Ngoài ra Nguyễn Chí Vịnh còn lợi dụng chức quyền chèn ép người này, ban ơn người khác trong đề bạt sử dụng cán bộ nhân viên lợi dụng tính chất đặc thù của hoạt động tình báo để nhập nhèm trong chi tiêu ngân sách. Một mình chiếm dụng tới 7 ngôi nhà (đã bán 2) còn 5 : Biệt thự Cống Chèm ; nhà 27 Nam Tràng – Trúc Bạch, nhà 25 Nguyễn Khắc Hiếu – Trúc Bạch ; Nhà 1AC16 Mỹ Đình I, căn hộ The Garden Hà Nội, 300m2 đất hồ sen Nhật Lân, 2ha đất Làng Hòa Lạc, 7000m2 đất ở Viên Chăn Lào (Mua 2,1 triệu USD bán 3,7 triệu) ; 3000m2 đất Viên Chăn (Mua 500.000 USD bán 1,5 triệu). Hai vợ chồng sử dụng 2 chiếc xe đắt tiền BMW – X5, mỗi chiếc trị giá 175.000 USD tương đương 3,5 tỷ đồng Việt Nam. Những sai phạm nói trên cùng với Bản lý lịch bất hảo những năm đi đào tạo sĩ quan tại Học viện Kỹ thuật Quân sự và trường Sĩ quan Thông tin, Nguyễn Chí Vịnh đã cầm đầu một nhóm sinh viên xấu phá kho Học viện Kỹ thuật lấy cắp quân trang đưa ra ngoài bán tiêu sài, nhậu nhẹt trai gái, bị nhà trường đuổi học. Rõ ràng Nguyễn Chí Vịnh không đủ tư cách là một đảng viên, không xứng đáng là một sĩ quan cấp úy huống hồ lại vùn vụt leo lên đến trung tướng và biết đâu lại sắp lên thượng tướng và đang ngồi nhầm vào một trong ba chiếc ghế cao nhất của Bộ quốc phòng. Không thể để một con người xấu xa, thâm hiểm như vậy ngồi trên đầu trên cổ hàng ngày hàng vạn tướng lĩnh, sĩ quan quân đội Việt Nam anh hùng và làm ô nhục danh dự đội ngũ tướng lĩnh Quân đội. Với Nguyễn Chí Vịnh trước mắt đề nghị đình chỉ công tác. - Không được cơ cấu vào đại biểu đi dự Đại hội Đảng toàn quân, toàn quốc và vào danh sách bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 11. - Không để làm thứ trưởng quốc phòng, bố trí một chức danh khác không dính đến chỉ huy lãnh đạo. Xin chân thành cám ơn và chờ đợi sự công tâm và tinh thần kiên quyết của các đồng chí. Mong sao đừng để ung nhọt nói trên tiếp tục là một thách thức lớn đối với dư luận rộng rãi và chính đáng trong Đảng trong nhân dân, trong cán bộ chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam. Các tướng lĩnh sĩ quan cao cấp, lão thành cách mạng đồng ký tên. DANH SÁCH TƯỚNG LĨNH, SĨ QUAN CAO CẤP THAM GIA KIẾN NGHỊ namkhanh Bản chụp chữ ký của thượng tướng Nguyễn Nam Khánh và những lời ghi thêm vào bản kiến nghị. 1. Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh, nguyên ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. 2. Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên ủy viên Trung ương Đảng, nguyên tư lệnh Quân khu 4, nguyên Phó Chủ tịch Hội Cựu Chiến Binh Trung ương. 3. Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, lão thành cách mạng, nguyên ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chính ủy QK4, nguyên đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc. 4. Trung tướng Lê Hữu Đức, nguyên phó tư lệnh Quân khu ; nguyên Cục trưởng Cục Tác chiến – Bộ Tổng tham mưu. 5. Trung tướng Nguyễn Xuân Mậu, lão thành cách mạng, nguyên Chính ủy Phòng không - Không quân ; nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Quân sự Trung ương. 6. Trung tướng Nguyễn Huân, nguyên Phó Chánh án Tòa án Trung ương, kiêm Chánh án Toàn án quân sự Trung ương. 7. Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương, lão thành cách mạng, nguyên thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội ; nguyên Chính ủy kiêm Tư lệnh quân tình nguyện Việt Nam tại Lào. 8. Thiếu tướng Trần Kinh Chi, lão thành cách mạng, nguyên Cục trưởng an ninh Tổng cục Chính trị, nguyên tư lệnh bảo vệ lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. 9. Thiếu tướng Vũ Thắng, cán bộ tiền khởi nghĩa, nguyên Phó Cục trưởng Cục tình báo - Bộ Tổng tham mưu. 10. Thiếu tướng Nguyễn Hữu Anh, lão thành cách mạng, nguyên Cục trưởng Cục đối ngoại Bộ quốc phòng. 11. Thiếu tướng Trần Minh Đức, cán bộ tiền khởi nghĩa, nguyên phó Tư lệnh quân khu Trị-Thiên, Phó Viện trưởng Học viện Hậu cần. 12. Thiếu tướng Tô Thuận, cán bộ tiền khởi nghĩa, nguyên Phó tư lệnh – Tham mưu trưởng pháo binh. 13. Thiếu tướng Nguyễn Đình Yên, cán bộ tiền khởi nghĩa, nguyên Tư lệnh binh chủng công binh. 14. Thiếu tuớng Nguyễn Mạnh Thoa. 15. Thiếu tướng Nguyễn Xuyên, huy hiệu 63 tuổi Đảng, 85 tuổi đời. 16. Thiếu tướng Bùi Quý, nguyên Phó Tư lệnh Tăng thiết giáp. 17. Mai Vy, lão thành cách mạng, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin, 74 năm hoạt động cách mạng, 72 năm tuổi Đảng. 18. Vũ Thuần, 85 tuổi, 60 năm tuổi Đảng, lão thành cách mạng, Huân chương Độc lập hạng 3 19. Đại tá Trần Bá, CCB, 85 tuổi đời, 64 năm tuổi Đảng, 46 năm tuổi quân 20. Đại tá Lê Hoa, Văn phòng Bộ Quốc phòng. 21. Đại tá Nguyễn Hữu Tài, nguyên Cục phó Cục Quân huấn Bộ Tổng tham mưu. 22. Đại tá Phạm Văn Hiện, lão thành cách mạng. 23. Đại tá Nguyễn Văn Tuyến, cán bộ tiền khởi nghĩa. 24. Đại tá Trần Nguyên, cán bộ tiền khởi nghĩa. 25. Đại tá Nguyễn Huy Văn (Kim Sơn) chiến sĩ Việt Nam giải phóng quân. 26. Đại tá Ngọc Tất, 85 tuổi đời, 60 năm tuổi Đảng. 27. Đại tá Lê Văn Trọng, chiến sĩ bị tù đầy. 28. Lê Mai Anh, cựu chiến binh, luật gia. 29. Đại tá Tạ Cao Sơn. 30. Đại tá Trần Thế Dương. 31. Đại tá Lương Sĩ Pháp, nguyên phó tư lệnh Bộ tư lệnh thông tin, 80 năm tuổi đời, 63 năm tuổi Đảng. 32. Hồ Sĩ Bằng, Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng, cán bộ tiền khởi nghĩa, 85 năm tuổi đời, 63 năm tuổi Đảng. 33. Nguyễn Văn Bé, 86 năm tuổi đời, lão thành cách mạng tiền khởi nghĩa, tiền bối Công an Khánh Hòa, chiến sĩ 23-10 mặt trận Nha Trang. 34. Lê Hữu Hà, 64 năm tuổi Đảng, tư lệnh chiến dịch Tây Bắc. 35. Nguyễn Thị Cương, Cán bộ tiền khởi nghĩa, Huân chương Độc lập hạng Ba, 64 năm tuổi Đảng 36. Trần Đức Quế, Chuyên viên vận tải, đã nghỉ hưu, tham gia làm giao liên thời chống Pháp tại vùng địch chiến Hà Nội, Huân chương kháng chiến hạng nhất. 37. Tạ Phan, đảng viên 50 năm tuổi đảng, nguyên phó Cục trưởng Cục xuất bản Bộ giáo dục, chiến sỹ quyết tử 60 ngày đêm Hà Nội, Trung đội trưởng Pháo binh C2, D6, thương binh 3/4 chống Pháp. 38. Nguyễn Ngọc Nam – Cựu thanh niên cứu quốc – cựu đảng viên Lao động Việt Nam Hồ Chí Minh, cựu cán bộ các ban đảng CP38, BNNTW, BKTTW…, nhiều huân chương huy chương kỷ niệm chống Pháp, chống Mỹ, Đảng nhân dân cách mạng Lào- Địa chỉ 160-D2 Thanh Xuân Bắc, Hà Nội
|
|
|
Post by Huu Le on Aug 13, 2010 5:22:42 GMT 9
Ba điều ước 30 tháng Tư Phạm Toàn Cập nhật : 30/04/2010
Ai gặp Phạm Toàn ở Hà Nội cũng thấy ở tuổi 80, anh rất trẻ. Thực ra anh trẻ từ lâu rồi. Ít nhất từ năm 1976, khi anh âp ủ ba điều ước. Một, hai, ba... thực sự là một.
Ba điều ước 30 tháng Tư
Phạm Toàn
Tôi được một bạn bên Vietnamnet mời viết một bài và “ đặt hàng ” hẳn hoi : hãy nói về hòa hợp và hòa giải dân tộc. Sau một ngày suy nghĩ, tôi từ chối, và nói rất rõ : tôi không đủ tư cách nói những điều quá to tát đến thế.
Tôi vốn chỉ quen với hai chuyên môn hẹp : một là, dạy tiểu học và soạn sách bậc tiểu học, một việc nhỏ nhưng tôi vô cùng gắn bó, và hai là, rất nhiều khi viết văn, dịch sách, làm thơ, nhưng chỉ làm như một thú vui chứ không coi đó là một nghề sống chết với nó.
Chết nỗi, người bạn VNN cứ kiên quyết chối từ lời từ chối của tôi. Thế là đành liều viết đôi lời, như một bộc bạch tấm lòng công dân.
*
Có một hành động của tôi vào năm 1976 cứ nghĩ sẽ giữ kín mãi, sống để bụng chết mang đi, nay xin bộc lộ : năm đó, vào đúng ngày 30 tháng Tư, ngồi một mình, nghĩ ngợi lẩn thẩn thế nào, lại viết một lá thư gửi một người tôi tin là đồng chí đó sẽ thừa hiểu mấy điều “ vô cùng hợp lý ”.
Xin nói luôn là thư của tôi không có hồi âm.
Nội dung thư của tôi mang ba kiến nghị như sau :
Kiến nghị thứ nhất xin xóa thuế nông nghiệp cho nông dân trong vòng 20 năm. Hai mươi năm xóa thuế không chỉ có nghĩa là ban ơn hoặc tỏ lòng biết ơn. Mà đó là hai mươi năm tổ chức lại cuộc sống nông thôn. Cái mốc 20 năm là một thời hạn và cũng là một điều thách thức với ước mong thay đổi tận gốc cuộc sống của người dân quê quá đau khổ vì loạn lạc, đói kém, và ít học.
Kiến nghị thứ hai xin đốt lý lịch toàn dân và “ viết lại ” tính từ ngày 1 tháng 5 năm của một năm nào đó. Sở dĩ có cái ý nghĩ dẫn tới kiến nghị này, là vì tôi thấy đâu đâu cũng khổ vì chuyện lý lịch. Con người bị phân biệt đối xử qua bản lý lịch. Và họ cũng đối xử phân biệt nhau qua bản lý lịch. Về sau, khi đất nước đã mở cửa, tôi dạy tiếng Việt cho trẻ em tiểu học trường Quốc tế Pháp tại Hà Nội, nên có dịp đọc bản lý lịch của “ Tây ”, và thấy đề nghị của mình đúng, ít nhất là không sai. Bản lý lịch của “ Tây ” tính từ hôm nay ngược về trước (“ anh có thể làm gì ngay lúc này ? ”) còn bản lý lịch của Ta đi từ ngày trước về hôm nay (“ anh là con nhà ai, anh đã làm được gì ? ”).
Kiến nghị thứ ba gợi ý Việt Nam chủ động yêu cầu Hoa Kỳ và Liên Xô từ nay không được gửi vũ khí qua đây, mà chỉ gửi rất nhiều những thanh niên nam nữ sang cùng phát triển văn hóa, nghệ thuật, tạo ra một cái mẫu cho toàn thể thế giới làm theo. Kiến nghị này của tôi được đưa ra khi đó Liên Xô vẫn còn là ông khổng lồ hùng mạnh. Nhưng vào năm 1976, giá như thực hiện kiến nghị của tôi, thì có khi có thể sửa được nhiều tật xấu cố hữu của phe ta chứ chẳng chơi ! Biết đâu là chừng, Liên Xô có khi không tan rã ấy chớ! À, nhưng mà Lịch sử làm gì có chữ “ nếu ” ?!
Nghe đến đây, thật quá dễ để chê trách tôi là người sống với ảo tưởng ! Mắc tiếng ảo tưởng thì có sao ? Bất kỳ ai biết đọc sách hẳn đều nhớ rằng cuộc cách mạng Pháp 1789 long trời lở đất, Tác giả viết hoa của cái Vật viết hoa đẹp đẽ nhât và cũng xấu xí nhất của loài người là cái máy chém, sau hàng chục năm đầu rơi máu chảy, cũng vẫn thích quay về với cuộc sống không có cái máy chém. Thử phân tích thêm, hẳn sẽ có ích cả cho mình, và biết đâu chẳng có ích cho người khác nữa ?
Thói quen dạy học bắt tôi phân biệt giữa đề tài và chủ đề. Cái đề tài nằm trong lá thư gửi một cấp rất cao, nhưng thư đã không tới nơi, hoặc thư tới nơi mà không bõ xét giải quyết, cái đề tài đó là : làm gì sau khi đất nước đã độc lập và thống nhất ? Nhưng chủ đề của nó lại không chỉ dừng lại ở việc làm gì (đề tài) mà là làm cái gì đó để có cái gì (chủ đề) ?
Trong một tác phẩm, một chủ đề bao giờ cũng là thứ ám ảnh nhà văn, còn đề tài thì chỉ là những vật liệu, xây cái nhà thì nên cái nhà, xây cái lều vịt thì nên cái lều vịt. Vậy thì cái chủ đề tài ám ảnh tôi ngay từ khi tôi gửi lá thư ám ảnh ba điều kiến nghị là gì ? Đó là chủ đề về hòa giải và hòa hợp dân tộc như luồng gió ấm áp vẫn đang thổi mạnh dần trong mấy năm nay.
Chỉ có điều là, chuyện hòa giải và hòa hợp dân tộc không thể diễn ra như trong những ảo tưởng tốt bụng, như trong những giấc mơ ban ngày, mà có lẽ phải cần hơn tới những góc nhìn thực tế.
Ta sẽ thấy ngay từ đầu là, công việc hòa giải và hòa hợp dân tộc, tuy đặt ra chung cho mọi người Việt Nam ở khắp mọi nơi trên trái đất này, nhưng nó phải và chỉ có thể thực hiện trước hết ở ngay trên mảnh đất Việt Nam. Nếu ngay trên mảnh đất Việt Nam này mà những con người tại chỗ chưa chung tay xây đắp nên những nền tảng của hòa giải và hòa hợp dân tộc, thì sẽ là đỉnh cao của mọi ảo tưởng nếu cứ sa sả kêu gọi suông. Đàn con chỉ quay về tổ khi thấy cái tổ đó đáng để quay về. Còn không, thì bây giờ thời toàn cầu hóa, ngã đâu là nhà, đăng ký đâu là giường, phận lưu vong bây giờ cũng không như đầu thế kỷ trước nữa, vì chỉ một lẽ, chủ nghĩa tư bản (đại thọ) bây giờ cũng không như trước nữa ; thực tình thì chính cái thứ chủ nghĩa tư bản ở các quốc gia tân tư bản chủ nghĩa mới là mảnh đất con người lưu vong khó sống. Nói cách khác, hòa giải và hòa hợp dân tộc trong thời đại ngày nay là việc của thực lực, không còn là việc tuyên truyền.
Vấn đề đặt ra là : thế nào là cái tổ đáng cho mọi người tụ hội nhau về đó mà hòa giải và hòa hợp dân tộc ? Cái tổ này phải thực sự là nơi có độc lập, tự do, hạnh phúc như ở mọi nơi con dân nước Việt đang sống và đang đòi được sống đúng với cái chuẩn mực do chính tổ quốc Việt Nam xướng xuất từ 2 tháng 9 năm 1945. Cần phải thấy là, ngay con em những người xa xứ ít học nhất khi xưa thì nay cũng đã quen sống trong nền văn hóa độc lập thực sự, tự do và hạnh phúc thực sự. Họ không chỉ nhìn thấy, nghe lỏm thấy, mà chính họ thừa hưởng chế độ giáo dục và chữa bệnh không mất tiền. Chính họ sống trong tự do báo chí và tự do lập hội, để mọi nguyện vọng của họ đều được nói to lên và nhẫn nại đợi chờ nguyện vọng được thỏa mãn cùng với các loại van an toàn cho cá nhân họ và cho toàn cộng đồng.
Tôi không đủ tầm nhìn xa trông rộng để có thể phân tích nhiều hơn mấy điều vừa nghĩ ngợi.
Ấy thế rồi, nghĩ đi nghĩ lại, vẫn cứ thấy ba điều khuyến nghị – ba điều ước xưa của mình cách nay hơn ba mươi năm hình như vẫn rất gần. Đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân vẫn còn cần được tổ chức lại – không chỉ là miễn thuế – để cuộc hòa hợp dân tộc không diễn ra trong ánh mắt thèm thuồng của họ và con cháu họ. Toàn dân bất kể ai – trí thức cũng như kỹ thuật viên, trẻ cũng như già, nam cũng như nữ – vẫn đang cần một cuộc đốt lý lịch thực thụ, sao cho sự thăng tiến trong cuộc đời không lệ thuộc vào bất kỳ điều gì ngoài năng lực của chính mình. Và vẫn còn cần những vòng tay nhân ái xòe ra từ những cường quốc, nơi có đủ tiền để mà có thể thừa nhân ái, nơi hình như vẫn còn thiếu cái văn hóa nhân ái để tiền không bị vừa thiếu vừa thừa.
Hy vọng rằng những ảo tưởng năm nay của mình sẽ sớm bị cuộc sống thực bác bỏ, và sẽ được thấy người Việt Nam sẽ dựng một quảng trường hòa giải hòa hợp đẹp hơn quảng trường Concorde bên Paris.
Ít ra đây cũng là một di chúc.
Hà Nội 22-4-2010 PHẠM TOÀN
|
|
|
Post by NhiHa on Oct 14, 2010 8:49:24 GMT 9
Quân đội Mỹ ra lệnh bớt lệ thuộc vào dầu hỏa Sunday, October 10, 2010 NEW YORK (N.Y. Times) - Với loạn quân ngày càng gia tăng tấn công các đoàn xe tiếp tế nhiên liệu của Hoa Kỳ ì ạch băng ngang biên giới hiểm trở của Pakistan để vào Afghanistan, quân đội Mỹ đang mạnh mẽ thúc đẩy việc phát triển, thử nghiệm và bố trí các phương tiện cung cấp năng lượng có thể tái tạo để giảm bớt nhu cầu phải chuyên chở các nhiên liệu mỏ. Một dàn khoan dầu ở ngoài khơi Angola. Quân đội Mỹ đang có kế hoạch để không bị lệ thuộc vào nguồn năng lượng từ dầu hỏa. (Hình: Martin Bureau/AFP/Getty Images)Mới đây, một đại đội Thủy Quân Lục Chiến từ California đã tới vùng hẻo lánh địa thế hiểm trở của tỉnh Helmand ở miền Nam Afghanistan, mang theo các trang cụ mới: Các tấm năng lượng mặt trời nhỏ có thể xếp lại thành những chiếc hộp; các bóng đèn tiếp kiệm năng lượng; các tấm che lều thu năng lượng mặt trời để cung cấp bóng mát và điện lực; các dụng cụ nạp điện mặt trời cho máy điện toán và đồ trang bị truyền thông. Các binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến, gồm 150 người, sẽ là nhóm đầu tiên đưa kỹ thuật có thể tái tạo vào chiến trường, nơi trang cụ mới sẽ thay thế dầu diesel và các nhiên liệu gốc từ dầu hỏa thường được dùng để phát điện để điều hành nơi đóng quân của họ. Dù giữa lúc Quốc Hội Hoa Kỳ cố gắng mà không thành công trong việc thông qua một dự luật năng lượng và nhiều tiểu bang đã hoãn lại các dự án năng lượng có thể tái tạo bởi vì cuộc suy thoái kinh tế, quân đội trong năm nay đã tiến tới một cách nhanh chóng. Sau một thập niên mở những cuộc chiến tranh tại những vùng xa xôi hẻo lánh trên thế giới, nơi nhiên liệu không sẵn sàng để cung cấp, các chỉ huy cao cấp đã đi tới kết luận rằng quá lệ thuộc vào nhiên liệu mỏ là một bất lợi lớn, và các kỹ thuật tái tạo - đã trở nên đáng tin cậy hơn và ít tốn kém hơn trong vài năm qua - được coi như là một giải pháp có thể áp dụng. Những loại năng lượng có thể tái tạo này hiện giờ chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ số điện lực được quân lực sử dụng, nhưng các nhà lãnh đạo quân sự dự tính sẽ nhanh chóng mở rộng việc sử dụng chúng trong thập niên tới. Tại Iraq và Afghanistan, những đoàn xe vận tải khổng lồ chuyên chở nhiên liệu tới các căn cứ là những mục tiêu dễ bị địch quân tấn công - trong vụ tấn công mới nhất, các xe bồn chở nhiên liệu cho các binh sĩ NATO ở Afghanistan đã bị phóng hỏa tại Rawalpindi, Pakistan, vào sáng Thứ Hai, 4 Tháng Mười. Tại Iraq và Afghanistan, một cuộc nghiên cứu của Lục Quân cho thấy rằng, cứ 24 đoàn xe nhiên liệu lên đường, lại có một binh sĩ hoặc thường dân tham gia vào việc chuyên chở bị giết chết. Trong ba tháng vừa qua, sáu binh sĩ TQLC đã bị thương trong lúc bảo vệ việc chuyên chở nhiên liệu ở Afghanistan. “Nhiên liệu mỏ là thứ đứng đầu mà chúng ta đưa vào Afghanistan,” theo lời ông Ray Mabus, bộ trưởng hải quân và là cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Ả Rập Saudi. “Và việc bảo vệ số nhiên liệu đó khiến các binh sĩ không làm được những gì mà họ được gởi tới để làm.” Ông và các chuyên viên khác cũng nói rằng sự trông cậy lớn hơn vào năng lượng có thể tái tạo giúp cải thiện nền an ninh quốc gia, bởi vì nhiên liệu mỏ thường tới từ những vùng bất ổn và nguồn cung cấp khan hiếm là một nguyên nhân xung đột quốc tế có tiềm năng xảy ra. Nhiên liệu mỏ chiếm từ 30 đến 80% lượng hàng chuyên chở của các đoàn công voa vào Afghanistan, gây ra các phí tổn cũng như rủi ro. Trong khi quân đội mua xăng chỉ hơn $1 một ga lông, đưa ga lông đó tới vài căn cứ tiền phương tốn kém tới $400. Trong khi việc đặt ra chính sách năng lượng cho toàn quốc đòi hỏi những cuộc tranh luận tại Quốc Hội, các nhà lãnh đạo quân sự có thể giản dị ra lệnh sử dụng năng lượng có thể tái tạo. Afghanistan là một nước nằm giữa đất liền, ít có nhiên liệu mỏ và điện khan hiếm. Nhiên liệu dành cho các binh sĩ Mỹ tại Afghanistan được chở bằng tàu tới Karachi, Pakistan, nơi nó được chất lên các đoàn công voa từ 50 đến 70 chiếc xe để chuyên chở tới các căn cứ trung tâm. Các đoàn xe nhỏ hơn được phân tán tới các tuyến tiền phương. Mục tiêu mới của TQLC là làm cho các vị trí ở vòng ngoài tự túc với loại kỹ thuật có thể tái tạo được đại đội TQLC đem tới, bởi vì điện mặt trời có thể được phát ra ngay trên chiến trường. (n.n.)
|
|
|
Post by NhiHa on Oct 16, 2010 6:06:28 GMT 9
PredatorVới khả năng giám sát và không chiến cực kỳ hiệu quả, phi cơ không người lái là công cụ sát thương hữu ích của quân đội Mỹ trên chiến trường, nhưng cũng là tâm điểm tranh cãi. > Phi cơ không người lái hạ sát chiến binh  Một chiếc RQ-1 Predator. Ảnh: airforce-technology.com. Việc sử dụng máy bay không người lái trên chiến trường giúp giảm thiểu thương vong cho binh sĩ. Tuy nhiên, trong một số vụ việc, Predator được cho là đã tấn công nhầm thường dân, làm dấy lên những cuộc trannh cãi về việc dùng nó thay cho quân nhân. Theo BBC, chính phủ Mỹ tin rằng các máy bay không người lái giúp họ tiêu diệt những thủ lĩnh của bọn khủng bố ở những nơi mà các phương tiện quân sự truyền thống không phát huy tác dụng. Giới truyền thông Pakistan từng đưa tin về cái chết của vài trăm dân thường trong những cuộc không kích của phương tiện quân sự này. Predator là một trong số các máy bay không người lái được sử dụng nhiều hiện nay. Máy bay Predator được sản xuất bởi tập đoàn General Atomics Aeronautical System tại Mỹ. Chiếc Predator đầu tiên bay thử nghiệm vào năm 1994 và bắt đầu được sản xuất hàng loạt vào năm 1997. Nó được đưa vào sử dụng trong Không quân Mỹ và Cục Tình báo trung ương. Tạp chí Airforce Technology cho biết, RQ-1 là phiên bản đầu của Predator, có khả năng bay ở độ cao trung bình và dài ngày. Được sử dụng trong hoạt động giám sát và do thám, RQ-1 có radar, máy quay chống rung tự động với hai chế độ quan sát ngày và ban đêm (dùng sóng hồng ngoại), máy quay ở mũi, các loại thiết bị cảm biến. Ngoài ra chúng còn có hệ thống ngắm quang phổ kết hợp với máy dò mục tiêu hồng ngoại và đèn chiếu laser. Với động cơ Rotax, những chiếc RQ-1 có thể bay qua quãng đường 740 km để tới mục tiêu và hoạt động liên tục 14 giờ trước khi về căn cứ. Chúng thường hoạt động ở độ cao khoảng 7.600 m. Dữ liệu mà RQ-1 Predator thu thập có thể được gửi tới cả binh sĩ trên chiến trường, trung tâm chỉ huy hoặc toàn thế giới (thông qua vệ tinh viễn thông). Một phi đội thường gồm 4 phi cơ Predator và một hệ thống điều khiển. Khi cất cánh và đáp xuống, Predator được điều khiển từ trạm theo dõi qua hệ thống ăng-ten mặt đất nhưng khi bay trên trời chúng chịu sự điều khiển của hệ thống dẫn đường vệ tinh. Hệ thống điều khiển có thể được lắp cố định dưới mặt đất hoặc được chở trên máy bay vận tải quân sự. Một chiếc MQ-1 Predator. Ảnh: airforce-technology.com. Thông số kỹ thuật cơ bản của RQ-1 và MQ-1 Chiều dài: 8,23 m Sải cánh: 14,84 m Tốc độ: hơn 129 km/h Độ cao: Hơn 7.600 m Quãng đường: 740 km Trọng tải: 202,5 kg MQ-1 Predator là phiên bản nâng cấp từ RQ-1 nên đa năng hơn. Chúng được sản xuất từ năm 2002. Ngoài giám sát, do thám MQ-1 còn có khả năng chiến đấu. Chúng có thể mang theo hai tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire và nhiều loại đạn khác. Thời gian hoạt động liên tục của MQ-1 cũng tăng lên 40 giờ, gần gấp ba lần so với RQ-1. Với các tính năng ưu việt, MQ-1 được coi là trợ thủ đắc lực cho quân đội Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố, đặc biệt là tại Iraq và Afghanistan. Nhiệm vụ chính của chúng là ngăn chặn đối phương và tiến hành trinh sát có vũ khí. Ngoài ra, MQ-1 còn hoạt động như một đài quan sát di động trên chiến trường để hỗ trợ cho các đơn vị khác. Vào tháng 2/2001, một máy bay Predator bắn tên lửa Hellfire-C (được dẫn đường bằng tia laser) trúng mục tiêu trong một thử nghiệm tại bang Nevada, Mỹ. Tháng 11/2002, một chiếc Predator phóng tên lửa Hellfire trúng một chiếc ô tô bị tình nghi chở những phần tử khủng bố tại Yemen. Hiện tại General Atomics Aeronautical System đã sản xuất 360 máy bay Predator, trong đó có 285 chiếc RQ-1 và 75 chiếc MQ-1. Chi phí cho mỗi chiếc xấp xỉ 4,5 triệu USD. Biến thể của hai loại máy bay này là MQ-1C Warrior và MQ-9 Reaper.
|
|
|
Post by NhiHa on Oct 16, 2010 6:15:55 GMT 9
Những tướng Mỹ đối đầu với tổng thống Nếu tư lệnh quân đội Mỹ tại Afghanistan Stanley McChrystal bị sa thải, đây sẽ là một trong những lần hiếm hoi một tổng thống Mỹ thay tướng ở sa trường. > Obama nổi giận với tướng White House vừa triệu hồi tướng Stanley McChrystal, tư lệnh quân đội Mỹ ở Afghanistan để giải thích về những lời chỉ trích chính phủ mà ông đưa ra với báo chí. McChrystal đã xin lỗi về những lời phát biểu của ông, trong đó chỉ trích nhiều quan chức cấp cao, kể cả phó tổng thống. Vị tướng này được cho là đã đệ đơn xin từ chức, nhưng tổng thống Barack Obama chưa có quyết định sa thải ông hay không. Ảnh: AP. Trong cuộc nội chiến ở Mỹ, tướng George McClellan không chia sẻ quan điểm là quân đội liên bang phải hành động nhanh chóng và gấp gáp với tổng thống Abraham Lincoln. McClelland khi đó phụ trách đội quân Potomac nổi tiếng. "Ngài có thể tìm được người đi nhanh hơn tôi, ngài tổng thống, nhưng ngài khó mà tìm được người nào tiến quân sâu hơn tôi", vị tướng viết. Ngày 5/11/1862, Lincoln sa thải tướng McClelland và trao quyền chỉ huy quân đội liên bang cho một người khác. Hai năm sau, viên tướng này tranh đua chức vụ tổng thống với Lincoln, giành được đề cử của đảng Dân chủ nhưng thua trong tổng tuyển cử. Ảnh: Library of Congres  Tổng tống Harry Truman sa thải tướng Douglas MacArthur, tư lệnh lực lượng Liên hợp quốc tại Triều Tiên, bởi ông này ủng hộ mở rộng chiến tranh Triều Tiên trong lúc Truman đang tìm cách đàm phán hòa bình với Bình Nhưỡng và Bắc Kinh. (Đọc thêm: Chiến tranh Triều Tiên). "Tôi sa thải ông ta bởi ông ta không tôn trọng quyền hạn của tổng thống. Tôi không sa thải với lý do ông ta đồ chó chết, mặc dù thực tế là ông ta như thế đấy", Truman nói. MacArthur đã có bài phát biểu từ biệt trước quốc hội Mỹ. Khoảng 250.000 người khi đó đã tề tựu ở gần Nhà Trắng để biểu thị sự ủng hộ với MacArthur, khi binh nghiệp của ông đến hồi kết thúc. Ảnh: famousperson.com Tổng thống Mỹ John Kennedy và tướng không quân Curtis Lemay bất đồng sâu sắc về cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba. Lemay muốn đánh bom các cơ sở chứa tên lửa trên đất Cuba, trong khi Kennedy và Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamarra không đồng ý. Viên tướng này không đồng tình với việc dùng hải quân phong tỏa Cuba. Sau khi Kennedy chết, Lemay chỉ trích cách thức mà Tổng thống Johnson thực hiện cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Năm 1965, Johnson và McNamarra ép Lemay về hưu. Sau đó, Lemay chạy đua vào Nhà Trắng năm 1968. Ảnh: Nebraskastudy.org  Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson và tướng William Westmoreland có quan điểm trái ngược nhau về cách tiến hành chiến tranh ở Việt Nam. Viên tướng này muốn tăng thêm 200.000 quân nhân Mỹ đến Việt Nam, nhưng Johnson từ chối. Johnson muốn chấm dứt leo thang chiến tranh và tiến tới đàm phán hòa bình. Vai trò chỉ huy quân đội Mỹ của Westmoreland trong chiến tranh Việt Nam vẫn rất vững vàng cho đến cuộc tấn công của bộ đội miền Bắc Việt Nam mùa xuân năm 1968. Sau thời điểm bước ngoặt này của cuộc chiến, vị trí tư lệnh quân đội Mỹ tại Việt Nam được chuyển sang cho tướng Creighton Abrams. Ảnh: New York Times.
|
|
|
Post by NhiHa on Dec 10, 2010 3:36:59 GMT 9
Máy bay chiến đấu ‘Made in China’December 08, 2010@NguoiViet Online Ngày nay hàng hóa Trung Quốc đã tràn lan trên thế giới, hầu hết chỉ mới là những mặt hàng tiêu dùng, nhưng không bao lâu nữa máy bay chiến đấu chế tạo tại Trung Quốc sẽ là món hàng canh tranh đáng kể với các quốc gia vẫn dẫn đầu trong lãnh vực sản xuất và bán vũ khí. Máy bay chiến đấu Sukhoi Su-27UB. (Hình: Airliners.net)Từ nhiều chục năm, Trung Quốc đã cung cấp nhiều loại vũ khí cho các nước Á Phi và Nam Mỹ, bao gồm cả chiến xa, trọng pháo, phi đạn chiến thuật, tiểu đĩnh, song hầu hết là loại vũ khí nhỏ như AK-47, B-40,... Ngành kỹ nghệ quốc phòng Trung Quốc còn kém xa Hoa Kỳ và Nga, từ 2005 đến 2009 vũ khí bán ra của Trung Quốc chỉ chiếm 2% trị giá mua bán trên toàn thế giới, đứng hàng thứ 9 trong số các nước xuất cảng trang thiết bị quốc phòng. Tuy nhiên Trung Quốc là nước Á Châu duy nhất đủ tiềm năng sản xuất nhiều vũ khí xuất cảng và có sức cạnh tranh mạnh nhờ giá thành rất rẻ so với Hoa Kỳ và Nga. Ngoài yếu tố kinh tế, hậu quả của tình trạng này sẽ là sự đảo lộn cán cân an ninh ở nhiều khu vực trên thế giới. Tháng 11 vừa qua tại hội chợ triển lãm hàng không quốc tế ở Châu Hải (Zhuahai), người ta ghi nhận Trung Quốc đã bắt đầu đẩy lui Nga vốn là nước vẫn nắm giữ vị thế hàng đầu trong các sự kiện này. Những hội chợ hàng không được tổ chức định kỳ, nổi tiếng nhất là ở Farnborough-Anh, Paris-Pháp, Moscow-Nga, có mục tiêu phô diễn trình độ kỹ nghệ của nước chủ nhà và là nơi để các xí nghiệp chế tạo hàng không quốc tế giới thiệu, chào bán sản phẩm, ký kết hợp đồng cung cấp lớn. Hội chợ triển lãm hàng không của Trung Quốc tổ chức hai năm một lần bắt đầu từ 1996 ở Châu Hải, bên bờ biển tỉnh Quảng Ðông. Khác với tất cả mọi kỳ hội chợ trước kia, năm nay Nga đã tham gia hội chợ Châu Hải trong một tầm mức rất giới hạn, không đưa tới một loại máy bay nào, không có phi đội biểu diễn nổi danh Russkiye Vityazi (Hiệp Sĩ Nga) và chỉ trình bày một số trang thiết bị cùng những mô hình máy bay. Có lẽ giới kỹ nghệ Nga đã nhận ra rằng đây không phải là chỗ để họ có thể trình diễn những kỹ thuật và phương tiện mới để mong ký kết được những hợp đồng nhiều triệu dollars, trước giá cả cạnh tranh của nước chủ nhà trong nhiều sản phẩm rất tương đồng với họ. Hai ngôi sao trong kỹ nghệ hàng không của Trung Quốc được trình bày ở khu triển lãm tại sân bay Sanzan thành phố Châu Hải là máy bay tiêm kích J-11B là và mô hình của chiếc C919. Máy bay dân sự C919 với sức chở từ 170 đến 190 hành khách, do xí nghiệp hàng không COMAC (Commercial Aircraft Corporation of China) chế tạo, dự trù sẽ bay thử vào năm 2014. Còn máy bay chiến đấu J-11B đã được Không Quân Trung Quốc sử dụng khoảng 50 chiếc từ năm 2007, hoàn toàn do Trung Quốc chế tạo với kỹ thuật do Nga chuyển giao và được coi là một bản sao của máy bay Nga Su-27. Từ những năm 1950 trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh, Liên Xô đã cho Trung Quốc chế tạo nhiều loại vũ khí, trong đó có máy bay, theo kiểu mẫu của họ. Nhưng đến năm 1969 thì việc này ngừng hẳn lúc hai nước cộng sản anh em có những tranh chấp và xảy ra xung đột ở vùng biên giới. Khi Liên Xô sụp đổ, nước Nga trong tình trạng thiếu ngân sách không thể duy trì được một lực lượng quân sự quá lớn, đã bán đi nhiều loại vũ khí. Năm 1992 Trung Quốc là nước đầu tiên ngoài các nước Cộng Hòa Xô Viết cũ sử dụng máy bay Su-27, mua 24 chiếc với giá $1 tỷ Năm 1995, Liên Xô thỏa thuận cho Trung Quốc chế tạo máy bay Su-27SK với một số cơ phận chính do Nga cung cấp. Năm 1996 hãng Sukhoi ký hợp đồng trị giá $2.5 tỷ với xí nghiệp hàng không Thẩm Dương (Shenyang) cho phép sản xuất 200 máy bay Su-27SK mang danh số Trung Quốc là J-11. Thoạt đầu toàn thể bộ phận do Sukhoi cung cấp và xí nghiệp Thẩm Dương chỉ làm công tác lắp ráp rồi dần dần với sự trợ giúp hướng dẫn kỹ thuật của Nga, Trung Quốc có thể tự chế tạo và gia tăng thành phần cấu tạo của máy bay. Theo hợp đồng Trung Quốc không được phép xuất cảng những máy bay này vì là sự cạnh tranh với Sukhoi. Chiếc J-11 đầu tiên xuất xưởng năm 1998 nhưng năm 2000 dây chuyền sản xuất mới thật sự hoạt động điều hòa. Theo tài liệu của Nga thì tới năm 2002, 48 chiếc J-11 đã xuất xưởng và 48 chiếc khác trong thời gian 2002 đến 2003. Nhưng ngay từ năm 2000 xí nghiệp Thẩm Dương đã báo với phía Nga là có thể sẽ không sản xuất đủ 200 chiếc với lý do Không Quân Trung Quốc cho rằng Su-27 đã lỗi thời. Tháng 11 năm 2004, báo chí Nga loan tin công tác sản xuất Su-27SK/J-11 đã ngưng sau khi chế tạo được 100 chiếc, Trung Quốc báo cho Sukhoi biết là đừng đưa phụ tùng qua nữa. Sukhoi sau đó đưa ra phiên bản Su-27SKM đáp ứng những điều kiện mà Trung Quốc cho rằng thiếu sót ở kiểu cũ nhưng Trung Quốc vẫn từ chối tiếp tục hợp đồng sản xuất chung. Sự thật đến giai đoạn này Trung Quốc đã nắm được đầy đủ kỹ thuật và không muốn tương lai còn phải lệ thuộc vào Nga nữa. Những máy bay do Trung Quốc sản xuất sau đó, mang danh số J-11B, sử dụng hoàn toàn những bộ phận chế tạo ở nội địa, kể cả động cơ phản lực và những phi cụ (avionics) khác, trên thực tế là bản sao của Su-27SK mặc dầu có một vài sửa đổi nhỏ bên ngoài. Một giới chức quốc phòng Nga nhận định: “Trong quá khứ chúng tôi đã không lưu ý đến vấn đề bản quyền trí tuệ và đã dễ dàng cung cấp cho Trung Quốc tất cả mọi kỹ năng. Bây giờ chính Trung Quốc sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh với chúng tôi trên thị trường vũ khí thế giới.” Xí nghiệp hàng không Thẩm Dương (Shenyang) là xưởng chế tạo máy bay đầu tiên của Trung Quốc được thành lập từ năm 1953, hai xí nghiệp khác ở Thành Ðô và Quý Châu cũng chế tạo máy bay quân sự. Những xí nghiệp này đã chế tạo nhiều kiểu loại bay chiến đấu mà căn bản đều là những sao chép kiểu của Nga như Mig-15, Mig-17, Mig-19 và Mig-21 rồi sau đó có thêm những cải tiến, Một trường hợp đáng chú ý khác trong mối quan hệ về kỹ thuật hàng không giữa Nga với Trung Quốc, Sukhoi tin tưởng rằng Trung Quốc đang chế tạo hàng không mẫu hạm sẽ cần tới loại máy bay đáp trên tàu mà chưa đủ khả năng sản xuất trong vài năm tới. Do đó hai bên đã thảo luận việc mua bán Su-33 có cánh xếp lại để không choán chỗ trên tàu. Sukhoi muốn bán một số lượng lớn nhưng Trung Quốc chỉ đề nghị mua hai chiếc và cuộc thương lượng bất thành. Những tin tình báo gần đây cho biết Trung Quốc đã chế tạo được máy bay chiến đấu J-15, phiên bản của J-11, dùng được trên hàng không mẫu hạm. Theo dự đoán của Sukhoi thì có lẽ Trung Quốc đã tìm cách mua được một chiếc Su-33 của Ukraine vào khoảng năm 2001 và bây giờ chế ra J-15. Cũng nên biết là Không Quân Việt Nam hiện nay có khoảng 60 máy bay Sukhoi chưa kể số dự tính mua thêm của Nga, hơn phân nửa là Su-27SK/UB còn lại là Su-30MK2V, phiên bản tân tiến hơn, tất cả đều do Nga sản xuất. Với những khả năng kỹ thuật mau chóng tiếp thu được của Nga, và có thể của các nước Tây Phương, Trung Quốc sẽ trở thành nước sản xuất và xuất cảng nhiều loại máy bay quân sự tân tiến. Cho đến nay Trung Quốc đang hợp tác với Pakistan sản xuất máy bay chiến đấu JF-17 “Thunder”, phi đội đầu tiên 14 chiếc đã hoạt động từ tháng 2 năm 2010 và theo kế hoạch từ 250 đến 300 máy bay chiến đấu siêu thanh này sẽ được cơ xưởng Thành Ðô ở Trung Quốc và Pakistan Aeronautical Complex phối hợp chế tạo. Trung Quốc cũng đã bán nhiều máy bay chiến đấu cho Không Quân Iran và Sudan cũng như ký hợp đồng cung cấp với một số các nước Á Châu, Phi Châu và Nam Mỹ. (HC) ************** Đây là hình ảnh chiến SU-MK mà Việt Nam đã mua của Nga, dùng phòng không và phòng thủ Su-30MK, phi cơ tấn công hạng nặng  (Theo VnExpress ) Được đánh giá là một trong những loại phi cơ chiến đấu tốt nhất thế giới hiện nay, Su-30 và các phiên bản cải tiến của nó do Nga chế tạo được nhiều nước mua về sử dụng. Một trong các phiên bản cải tiến của SU-30 là SU-30MK (MK tức thương mại hoá) trình làng lần đầu ở triển lãm hàng không Paris 1993. Nó là máy bay tấn công đa năng, tầm xa và hạng nặng, có khả năng thực hiện các nhiệm vụ đa dạng, trong bất kỳ điều kiện thời tiết, môi trường khắc nghiệt, bất kể ngày hay đêm và khoảng cách. Máy bay được trang bị đầy đủ phù hợp với toàn bộ một chuỗi những kịch bản chiến thuật và hoạt động chiến đấu, nó được thay đổi từ nhiệm vụ không chiến (bao gồm chiếm ưu thế trên không, phòng không, tuần tra trên không và hộ tống), thành tấn công mặt đất, chống hệ thống phòng không của địch, ngăn chặn trên không, hỗ trợ mặt đất và tấn công mục tiêu trên biển. Đồng thời, Su-30MK có thể thực hiện chống gây nhiễu điện tử và cảnh báo sớm trên không, cũng như ra lệnh và điều khiển một nhóm thực hiện nhiệm vụ chung.  Su-30. Ảnh: Enemyforce. Có thể mang thông thường 5.270 kg nhiên liệu trong các thùng chứa (không tính nhiên liệu trong các thùng chứa phụ), Su-30MK có khả năng thực hiện liên tục nhiệm vụ trong 4,5 giờ trong phạm vi 3.000 km. Trong khi bay, nếu được tiếp nhiên liệu trên không thì nó có thể duy trì 10 giờ bay nhiệm vụ với tầm bay là 8.000 km. Phiên bản SU-30MK2 được nâng cấp hệ thống điện tử hàng không, cho phép hỗ trợ tên lửa chống tàu. Sau cùng, phiên bản SU-30MK2V còn có thêm một số cải tiến phụ khác nữa. Phi hành đoàn của Su-30MK2 có hai người. Chiều dài thân máy bay gần 29 mét. chiều cao 6,4 mét, gồm hai động cơ. Phi cơ chiến đấu này có vận tốc cực đại lên đến 2.120 km/h. Hoả lực của Su-30MK gồm rocket, tên lửa không đối đất, không đối không; các loại bom có đẫn đường bằng laser và bom không dẫn đường; hệ thống điện tử hàng không. Trong phiên bản Su-30MK2V, hệ thống điện tử hàng không được cải tiến để hỗ trợ chống tàu. Hiện Su-30 và các phiên bản cải tiến có mặt ở Nga, Trung Quốc, Venezuela, Malaysia, Ấn Độ và Việt Nam. Dưới đây là hình ảnh một số máy bay SU-30 và các phiên bản cải tiến:  Hệ thống vũ khí dưới cánh của Su-30. Ảnh: wikipedia. Su-30MK tại triển lãm hàng không MAKS Airshow-2007.  Một chiếc SU-30MK2 của Venezuela.  Ảnh: Airliner.Su-30MKI, bản chế cho Ấn Độ.  Ảnh: ausairpower.Động cơ của Su-30, nhìn từ phía sau.  Ảnh: ausairpower.Su-30MKK, bản thương mại hoá dành cho Trung Quốc. Ảnh: ausairpower.
|
|
|
Post by NhiHa on Dec 22, 2010 4:58:24 GMT 9
Binh sĩ Mỹ tại Afghanistan được trang bị súng phóng lựu “tinh khôn”NguoiViet.Sunday, December 05, 2010  WASHINGTON (AFP) - Ngũ Giác Ðài đã đưa vào chiến trường các kiểu mẫu súng phóng lựu “tinh khôn,” lần đầu tiên từ trước tới nay có thể được lập trình để hoạt động theo ý của người sử dụng. Ðó là một vũ khí đặt trên vai, sử dụng đạn có gắn vi mạch để nhắm bắn và giết chết quân địch, ngay cả khi địch ẩn nấp sau những bức tường hoặc sự che chở nào khác.  Cây súng XM25 khi mới ra lò và được triển lãm tại trụ sở Quốc Hội Mỹ, năm 2007. Cây súng này có khả năng bắn lựu đạn và cho nổ ở đúng một độ cao và khoảng cách mình muốn. Trong hình, Trung Tá Mike Ascura chụp hình cho du khách Reshad Karimov người Azerbaijian, tại chỗ triển lãm. (Hình: Somodevilla/Getty Images) Sau nhiều năm phát triển, vũ khí chống ẩn nấp, được gọi là XM25, có cỡ như một khẩu súng trường bình thường, hiện đã được giao cho các đơn vị Hoa Kỳ trên các chiến trường ở Afghanistan, nơi quân đội hy vọng nó sẽ là một công cụ xoay chuyển tình thế trong những cuộc hành quân chống loạn quân. “Từ hơn một tuần nay, nó đã hoạt động tích cực trong những cuộc tuần tiễu, và tại nhiều tiền đồn trong những vùng sôi động,” theo lời Trung Tá Chris Lehner, quản trị viên chương trình XM25. Những khả năng của khẩu súng thật ghê gớm: Nó bắn những viên đạn 25 ly nổ trên không ở khoảng cách lên tới 2,300 feet (700 mét), vượt quá tầm bắn của phần lớn các súng trường được các binh sĩ sử dụng hiện nay, và lập chương trình cho những viên đạn để chúng phát nổ ở một khoảng cách chính xác, cho phép các binh sĩ vô hiệu hóa loạn quân đang ẩn núp sau những bức tường, bờ đá, hầm hố hoặc bên trong các tòa nhà. “Ðây là lần đầu tiên chúng ta đặt kỹ thuật tinh khôn vào tay của các binh sĩ với tính cách cá nhân,” ông Lehner nói với AFP trong một cuộc phỏng vấn bằng điện thoại. Ông nói nó giúp các binh sĩ chiếm lợi thế trong địa hình hiểm trở ở Afghanistan, nơi các phần tử Hồi Giáo cực đoan đã quấy nhiễu binh sĩ Mỹ khi họ sử dụng các kỹ thuật cũ kỹ hàng thế kỷ, như từ phía sau nơi trú ẩn nhảy ra để tấn công. “Bạn nấp phía sau một thứ gì đó khi có kẻ nhắm bắn bạn, và loại che chở đó đã bảo vệ người lính từ hàng ngàn năm nay,” ông Lehner nói. “Bây giờ chúng ta đang vĩnh viễn lấy mất sự bảo vệ đó của kẻ địch.” Kỹ thuật mới bao gồm một số những máy ngắm, dụng cụ cảm ứng và tia laser để xác định khoảng cách tới mục tiêu, thẩm định các yếu tố như áp lực không khí, nhiệt độ, và đạn đạo và rồi gởi các dữ kiện đó tới vi mạch được gắn sẵn bên trong viên đạn XM25 trước khi nó được phóng đi. Những súng phóng lựu trước đây cần bắn viên đạn theo quỹ đạo cầu vồng bên trên nơi trú ẩn và rơi xuống gần mục tiêu mới có hiệu quả. “Nó rút ra nhiều biến số mà các binh sĩ trước kia phải tính toán và ngay cả phỏng đoán,” ông Lehner nói. Nếu, lấy thí dụ, một địch quân vọt ta từ sau một bức tường để bắn vào các binh sĩ Mỹ và rồi lại nấp phía sau bức tường đó, một xạ thủ XM25 có thể nhắm bộ phận đo tầm xa bằng laser vào bên trên bức tường, rồi lập trình viên đạn để nó phát nổ khi vượt qua bức tường khoảng một mét, bắn ra những mảnh đạn chết người xuống vị trí mà địch quân đang ẩn nấp. Ngũ Giác Ðài dự tính sẽ mua ít nhất 12,500 khẩu súng này - với giá từ $25,000 đến $30,000 một khẩu - bắt đầu vào năm tới, đủ để mỗi tiểu đội bộ binh và mỗi toán Lực Lượng Ðặc Biệt có một khẩu. Ông Lehner nói khẩu súng XM25 đặc biệt ở chỗ nó tương đối ít đòi hỏi sự huấn luyện, bởi vì kỹ thuật cao đảm nhận phần lớn nhiệm vụ. “Hệ thống này sẽ biến các binh sĩ với khả năng tác xạ trung bình thành những người có khả năng tác xạ phi thường.” (n.n.)
|
|
|
Post by Can Tho on Dec 23, 2010 3:26:45 GMT 9
10 loại vũ khí đáng thất vọng trong năm 2010 22/12/2010 - Máy bay tiêm kích F-22 của Mỹ bị rơi, tàu ngầm tối tân của Hải quân Hoàng gia Anh mắc cạn, tàu khu trục của Pháp vừa ra khơi đã buộc phải trở về căn cứ... là những sự cố đáng thất vọng đã xảy ra với các vũ khí tiên tiến nhất trong năm 2010.1. F-22 của Mỹ F-22 của Mỹ rơiNgày 17/11, một chiếc máy bay tiêm kích F-22 của quân đội Mỹ bị rơi tại Alaska trong một buổi huấn luyện. F-22 là loại máy bay tiêm kích hạng nặng, di chuyển với tốc độ siêu âm và được coi là loại máy bay tiêm kích chiến lược của quân đội Mỹ trong đầu thế kỷ 21. Đây cũng là loại máy bay chiến đấu đắt tiền nhất thế giới với giá khoảng 200 triệu USD/chiếc. Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên chiếc máy bay tiêm kích hiện đại và đắt đỏ này gặp sự cố. Tháng 12/2004, một chiếc F-22 bị rơi ngay khi vừa cất cánh ở Nevada. Tháng 3/2009, một chiếc khác bị rơi ở căn cứ không quân tại California. 2. Tàu ngầm hiện đại nhất của Anh mắc cạn Tàu ngầm của hải quân Anh mắc cạn ngoài khơi bờ biển Scotland Ngày 22/10, tàu ngầm hạt nhân hiện đại nhất của hải quân Hoàng gia Anh, chiếc tàu ngầm được quảng bá có khả năng tàng hình, có hệ thống sonar tiên tiến nhất hiện nay, bị mắc cạn ngoài khơi bờ biển Scotland. Sự cố đã thu hút rất nhiều người dân quanh vùng tới chiêm ngưỡng chiếm hạm số 1 của Anh trong suốt 24 giờ sau đó. Sau sự cố, hải quân Anh cũng nhanh chóng đưa ra thông báo trấn an người dân rằng tàu ngầm không mang đầu đạn hạt nhân nên họ không phải lo ngại ô nhiễm. Tuy nhiên, việc mắc cạn này khiến nhiều giới quân sự tỏ ý nghi ngờ về hệ thống sonar tiên tiến của tàu. 3. Tàu sân bay hạt nhân "Charles de Gaule" của Pháp Tàu sân bay Charles de Gaule của Pháp Ngày 13/10, tàu sân bay hạt nhân "Charles de Gaule" của Pháp gặp trục trặc buộc phải từ bỏ nhiệm vụ tuần tra biển Ấn Độ Dương để trở về căn cứ chỉ sau một ngày khởi hành. Điều thú vị là đây là nhiệm vụ đầu tiên của tàu sân bay này sau 2 năm sửa chữa, hoàn tất vào cuối tháng 11/2009. Trục trặc đã được phát hiện ở khâu cách ly thiết bị điện của hệ thống động lực tàu sân bay và của một van bảo hiểm. Đây được coi là tàu sân bay tiên tiến nhất của châu Âu bởi Pháp là nước duy nhất trên thế giới, trừ Mỹ, có tàu sân bay nguyên tử. Nhưng từ khi đưa vào biên chế từ năm 1994, Charles de Gaulle thường xuyên gặp đủ loại trục trặc, hỏng hóc. Tháng 11/2002, tàu phải quay về căn cứ sau khi một chân vịt của tàu bị hỏng giữa Đại Tây Dương. Vào giữa năm 2008, khi chạy thử, đã phát hiện các trục truyền động bị hao mòn nhanh, gây rung mạnh hệ thống động lực. Từ tháng 7/2007-12/2008, tàu được rút khỏi khai thác để đại tu. Chi phí dự kiến mất 300 triệu Euro và việc sửa chữa dự kiến hoàn thành vào năm 2012. Song toàn bộ công việc đã hoàn thành vào cuối năm 2009. Trong quá trình đại tu, các turbine, máy phóng máy bay và thang máy nâng máy bay của tàu đã được thay thế. Charles de Gaulle có lượng giãn nước 41.000 tấn, có khả năng đạt tốc độ 28 hải lý/h và mang đến 40 máy bay các loại như Super Etendard, Rafale và E-2C. Tàu được trang bị hệ thống bản đồ điện tử do công ty Tranzas của Nga phát triển. 4. Xe tăng Arjun India Xe tăng Arjun Theo giới truyền thông Nga, kế hoạch phát triển loại xe tăng thế hệ mới của quân đội Ấn Độ đang có nguy cơ bị phá sản bởi những thử nghiệm thất bại và không rõ ràng. Điều đó có nghĩa là khoảng 128 chiếc xe tăng Arjun của nước này đang đối mặt với nguy cơ bị bỏ vào kho. Năm 1974, quân đội Ấn Độ quyết định phát triển một loại xe tăng tự chế mới thay thế T-72 của Liên Xô và xe tăng Arjun chính thức được ra đời. Tuy nhiên, tháng 10/1987, 10 nguyên mẫu của Arjun ra đời nhưng đã không vượt qua được các bài kiểm tra về tính năng chiến đấu. Tháng 3 năm nay, Ấn Độ quyết định tăng cường Arjun bên cạnh những chiếc T-90 của Nga để tạo ra hỏa lực mới toàn diện hơn. Trong một số cuộc thử nghiệm khác các chuyên gia nhận ra một loạt vấn đề liên quan đến thiết bị điện tử của Arjun. Cụ thể là hệ thống điều khiển hỏa lực. Không những vậy, Arjun còn gặp vấn đề với động cơ, và kích cỡ thực tế, trọng lượng xe ngăn cản việc sử dụng xe vận chuyển tăng hiện hành (Arjun nặng khoảng 59 tấn, chiều dài 10,1m và không thể đi qua được một cây cầu nào ở Ấn Độ). Sau với 3 tháng thử nghiệm, các chuyên gia vẫn tỏ ra hoài nghi về khả năng tác chiến của nó. Và cuối cùng, lịch sử 30 năm nghiên cứu, phát triển loại xe tăng này của Ấn Độ cũng đã phải khép lại mà không đạt được chút thành công nào. 5. Trực thăng MI-17 của Nga MI-17 của Nga Ngày 28/7, một chiếc MI-17 do Nga chế tạo của không quân Iraq bị rơi tại phía nam thành phố Karbala khiến tất cả 6 phi công đều thiệt mạng. Sự cố xảy ra trong lúc đang đi tuần tra nhằm bảo vệ những người hồi giáo tham gia lễ hội tôn giáo ở thành phố này. Theo các nhà điều tra, bão cát là nguyên nhân dẫn tới thảm kịch này. MI-17 là loại máy bay trực thăng do Nga sản xuất trên cơ sở chiếc MI-8. Do sự cải tiến của công nghệ, giá cả cạnh tranh hơn 10.000 chiếc MI-17 đã được Nga sản xuất kể từ năm 1981 tới nay và nó được xuất khẩu rộng rãi sang các nước phát triển. Giá 1 chiếc MI-17 vào khoảng 5,5 triệu USD. 6. F-16 F-16 Ngày 26/8, hai chiếc F-16 của Không quân Hy Lạp va chạm trên không khiến 1phi công thiệt mạng và 2 người khác bị thương. Tại thời điểm xảy ra sự cố, có tất cả 4 chiếc máy bay chiến đấu của Hy Lạp đang tham gia diễn tập ở phía nam đảo Crete. Hai người bị thương đã nhanh chóng được cấp cứu kịp thời. Thi thể của viên phi công thứ 3 được tìm thấy trên biển 2 giờ sau khi xảy ra sự cố. F-16 được sản xuất trong thế kỷ 20 và đưa vào sử dụng trong những năm 1970 vì khả năng không chiến mạnh mẽ và trở thành một trong số những con chim sắt chiến lược của Không quân Mỹ trong cuộc chiến tranh Vùng Vịnh và chiến tranh tại Kosovo. Tháng 12/2005, Hy Lạp đã chính thức công bố kế hoạch đưa F-16 vào để hiện đại hóa không quân của mình. 7. 2 chiếc F-5 của không quân Hàn Quốc va chạm trên không F-5 Ngày 2/3, một chiếc máy bay chiến đấu F-5E và một chiếc F-5F của không quân Hàn Quốc do Mỹ sản xuất đã đâm sầm vào nhau trong khi đang tập tuyện khiến 2 người (1 trung tá, 2 trung úy) bị thiệt mạng. Đến ngày 18/6, một chiếc máy bay tiêm kích F-5F của không quân Hàn Quốc lại bị rơi xuống biển trong lúc đang trở về căn cứ từ một buổi diễn tập khiến 2 thành viên phi hành đoàn bị giết. F-5 còn được gọi là "Mãnh hổ" được Mỹ nghiên cứu và phát triển nhưng thường bán cho các nước đồng minh sử dụng. Đây là loại máy bay chiến đấu có hiệu suất cao, vận hành đơn giản, dễ bảo trì, giá thành rẻ và kiểu dáng bắt mắt. 8. Hoa Kỳ bị rơi máy bay trực thăng UH-60 trên lãnh thổ của đồng minh Black Hawk UH-60 Đêm ngày 3/2, một chiếc Black Hawk UH-60 của Mỹ bị rơi tại phía tây Hesse, nước Đức trên một đoạn đường cao tốc ven rừng và chỉ cách căn cứ quân sự của Mỹ 9 km. Vụ tai nạn khiến cả 3 phi công thiệt mạng. Black Hawk nổi tiếng nhờ bộ phim chiến tranh "Black Hawk Down" kể lại trận chiến của quân đội Mỹ tại Somalia năm 1993. Đây là thế hệ máy bay trực thăng vận tải chiến thuật thế hệ 3 của quân đội Mỹ có tốc độ nhanh, khả năng cơ động cao, có áo giáp bảo vệ. 9. Đại bàng biển Steller của Hàn Quốc đánh chìm tàu cá Đại bàng biển Steller-295 Ngày 10/11, chiếc tàu tuần tra của hải quân Hàn Quốc đã bị chìm ở ngoài khơi đảo Jeju sau khi va chạm với một tàu đánh cá của nước này làm 1 binh sĩ thiệt mạng, 2 người mất tích và 27 người đã được cứu sống. Mặc dù tổn thất là không lớn nhưng sự cố cũng khiến nhiều người cảm thấy kinh ngạc. Tàu Chamsuri có trọng tải 150 tấn, mang theo 30 thủy thủ trên tàu nhưng sau khi đụng độ với một tàu cá 270 tấn nó đã bị chìm. Thời điểm xảy ra sự cố trùng với thời điểm diễn ra Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Seoul. 10. Máy bay vận tải quân sự Beong C-17 bị rơi ngay khi vừa cất cánh  C-17 Ngày 28/6, một chiếc Boeing C-17 - loại máy bay vận tải chiến lược của Mỹ bị rơi tại Alaska. Ngày xảy ra sự cố, chuyến bay mang số hiệu 00.173 đang thực hiện các bài diễn tập đã bị rơi ngay sau khi vừa cất cánh xuống một cánh rừng gần đường băng và bốc cháy, giết chết toàn bộ 4 thành viên phi hành đoàn. Chiến lược quân sự của Mỹ thường đòi hỏi quân đội phải đáp ứng yêu cầu có thể huy động nhanh chóng một lượng lớn các lực lượng tầm xa. Do đó, những chiếc máy bay vận tải có trọng lượng 70 tấn, tốc độ bay 600 km/h như C-17 đóng một vai trò rất quan trọng trong việc đưa lượng lớn binh sĩ tới chiến trường một cách nhanh chóng. Việc một chiếc C-17 chở hàng ngàn binh sĩ mà lại bị rơi khi vừa cất cánh như thế này có thể là một bi kịch vô cùng to lớn. Nguyễn Hường (Theo Xinhua)
|
|
|
Post by Can Tho on Dec 25, 2010 9:38:35 GMT 9
Vũ khí tương lai của My Suu Tam
1.Xe tăng M1A3 Phiên bản cải tiến của dòng xe M1 với nhiều tính năng mới pháo 120 mm nhẹ hơn, sẽ cho phép sử dụng máy nạp đạn tự động, dây dẫn sợi quang mới, cũng như vỏ giáp mới và nhẹ hơn. Động cơ mới và bộ phận vận hành cũng sẽ nhẹ hơn. Kết quả là M1A3 có thể chỉ còn nặng 55 tấn, thậm chí nhẹ hơn nữa.Và cả hệ thống điều khiển hỏa lực cùng tên lửa chống tăng có tầm bắn 12km.Đồng thời còn có hệ thống bảo vệ tích cực Quick-kill với hệ thống bắn chặn bằng tên lửa để tiêu diệt các mối đe doạ(học từ Trophy của Israel)Dự tính chiến M1A3 đầu tiên sẽ được ra lò năm 2014 2.Tên lửa ArcLight Kẻ thế chỗ Tomahawk.Tên lửa này là một dự án tham vọng với tầm bắn 2300dặm=3700 km và có thể đi 2000nm(1nm=1.852km) trong 30phút!!!(nghe oách thật^^)Dù đầu đạn chỉ nặng khoảng 200lb (chưa đến 100kg) nhưng với động năng cực mạnh sức hủy diệt của tên lửa hết sức khủng khiếp 3.Máy bay B-1R Phiên bane cải tiến của máy báy ném bom siêu tốc B-1B.Nó có thể đạt tốc độ tối đa mach 2.2(nhanh gấp 2.2 lần tốc độ âm thanh) và hệ thống rada quét chủ động AESA cùng một số tên lửa không đối không( em xem trên youtube nó bảo B-1R có thể mang >20 tên lửa AIM-120:- 4.Khu trục hạm DDG-1000 Đây là khu trục hạm tương lai của Mỹ.Lượng choán nước của DDG-1000 là hơn 14.000 tấn, vận tốc đạt 30 hải lý/giờ. Tàu có thể mang tới 80 tên lửa các loại. DDG-1000 có một bộ phận cảm biến và các vũ khí khác như hệ thống tên lửa chiến lược Tomahawk, Sm-3, súng cỡ 155 mm, và súng 57mm. Chúng có mặt phản xạ rada nhỏ do mặt tàu nghiêng và hệ thống rada AESA AN/SPY-3 mới.Trong tương lai có thể có cả pháo điện từ với tầm bắn 500km và tốc độ đạn mach 8 Hệ thống rada AN/SPY là một tổ hợp rada AESA đầu tiên trên tàu chiến của Mỹ với hệ thống S-band và X-band để phát hiện mục tiêu bay tầm thấp và độ chính xác của chúng rất cao.Chúng có thể điều khiển tên lửa phòng không SM-2,RIM-162 để đánh chặn. 5.Hàng không mẫu hạm lớp Gerald R.Ford Lớp hàng không mẫu hạm thế chỗ cho Nimitz.Có thể mang 70-95 máy bay với lớp giáp mới,vật liệu công nghệ cao và hệ thống phòng thủ tiên tiến.Các thiết bị tự động hóa làm tàu chỉ cần khoảng 4600 nhân viên, thực hiện 160 vụ không kích một ngày với hệ thống rada AN/SPY-3 và có cả công nghệ tàng hình nữaHiện Mỹ đang đúc 2 em này 6.Hệ thống chiến đấu tương lai(Future Combat System) Đây là hệ thống tác chiến tiêu biểu, áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất hiện nay, có khả năng đáp ứng yêu cầu tác chiến tương lai và đối phó với mọi mối uy hiếp được Mỹ dự tính tranh bị cho lục quân vào 2018 Những đặc điểm chính của FCS - Khái niệm tác chiến: lấy tư tưởng "tác chiến lấy mạng là trung tâm" làm đường lối chỉ đạo, sử dụng những hệ thống thong tin liên lạc tiên tiến để giành lấy ưu thế về thong tin trên chiến trường tương lai. - Yêu cầu tác chiến: lấy 3 hướng chính là thông tin hoá, mạng hoá và hệ thống hoá để phát triển trang bị chiến đấu chủ lực, lấp đi những lỗ hổng của các hệ thống vũ khí trang bị hiện nay, đáp ứng yêu cầu bố trí, triển khai lực lượng nhanh trong chiến trường tương lai, có khả năng đảm nhận mọi nhiệm vụ tác chiến. - Thực hành tác chiến: lấy những loại xe có người điều khiển để thực hiện nhiệm vụ chiến dịch, chiến thuật. Các hệ thống không người điều khiển sẽ là sự bổ sung quan trọng cho những loại xe có người điều khiển, làm cho chúng có thể phát huy được tất cả khả năng. Em biết có clip trên youtube nói về cái này,nó tạo một tình huống giải cứu con tin vào năm 2014 để cho thấy tình hiệu quả cúa hệ thống FCS 7.Máy bay F-X Thế hệ máy bay chiến đấu thế hệ 6 của Mỹ với năng lực tàng hình thì vô đối^^ và tất cả các kĩ thuật tiên tiến của máy bay thế hệ 5 cùng khả năng mang một số vũ khí như vũ khí laser, vũ khí động năng,vũ khí siêu âm..nghe như trong phim và có bán kính chiến đấu khoảng 1800 km cùng chức năng không người lái.Dự tính sẽ đưa vào sự dụng năm 2035 8.Hệ thống PGS Hệ thống vũ khí mới này nhận được tên gọi Prompt Global Strike (Vũ khí tấn công chớp nhoáng toàn cầu) dùng để tiêu diệt trùm khủng bố Osama Bin Laden trong sào huyệt của hắn (tất nhiên là nếu tìm thấy hắn), tiêu diệt tên lửa của Triều Tiên vào thời điểm chuẩn bị phóng hoặc phá hủy cơ sở hạt nhân nào đó tại Iran trước khi họ trở thành “quốc gia hạt nhân”. Về mặt lý thuyết, nó cần được trang bị đầu đạn chiến đấu thông thường mạnh nhất, tiêu diệt mục tiêu với độ chính xác cao: sức mạnh phá hủy vào một điểm nào đó trên thế giới sẽ tương đương với vũ khí hạt nhân.Các loại tên lửa này có thể di chuyển với tốc độ Mach 5 thậm chí mach 20 như vậy chúng sẽ ra khỏi bầu khí quyển và tấn công mục tiêu ở bất cứ nơi nào trên trấi đất từ vũ trụ chỉ trong 1 giờ.
|
|
|
Post by Can Tho on Jan 13, 2011 7:44:11 GMT 9
Trung Quốc bay thử phi cơ J-20, 'dằn mặt' MỹTuesday, January 11, 2011 BEIJING (NYT) - Trong một hành động được coi là “dằn mặt” Hoa Kỳ và Bộ Trưởng Quốc Phòng Robert Gates, Trung Quốc lần đầu tiên cho bay thử chiếc phi cơ chiến đấu tàng hình loại J-20 của họ hôm Thứ Ba, chỉ ít giờ trước khi ông Gates có cuộc gặp gỡ Chủ Tịch Nhà Nước Trung Quốc Hồ Cẩm Ðào. Phi cơ J-20Một chuyên gia về lãnh vực quân sự Trung Quốc, hiện ở Hồng Kông, ông Andrei Chang, cho hay trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại rằng chiếc phi cơ J-20 này bay khoảng 15 phút trên phi trường ở thành phố Chengdu, nằm về phía Tây Nam Trung Quốc. Hình ảnh chiếc phi cơ này lúc bay trên không được đưa lên các trang web tư nhân chuyên về lãnh vực quốc phòng Trung Quốc và trên trang nhà của tờ Global Times, một tờ báo nhà nước Bắc Kinh có khuynh hướng diều hâu. Ông Gates cho báo chí hay, rằng ông hỏi thẳng ông Hồ Cẩm Ðào là tại sao lại có việc bay thử phi cơ chiến đấu trong chuyến viếng thăm ba ngày nhằm tạo lại sự thân thiện giữa quân đội hai nước vốn có nhiều căng thẳng thời gian gần đây. Ông Hồ Cẩm Ðào trả lời rằng điều này “hoàn toàn không liên hệ gì đến chuyến viếng thăm (của Bộ Trưởng Gates).” Khi được hỏi ông có thật sự tin vào lời giải thích này không, ông Gates nói là “có,” nhưng cũng công nhận là ông vẫn không tin rằng quân đội Trung Quốc có thể hành xử độc lập với thành phần lãnh đạo chính trị trong nước. “Tôi từng có sự lo ngại về vấn đề này,” ông Gates cho hay. Một viên chức quân sự cao cấp đi cùng với ông Gates nói rằng vị bộ trưởng Quốc Phòng và các phụ tá ngạc nhiên khi thấy rằng ông Hồ Cẩm Ðào tỏ vẻ không hay biết gì về vụ bay thử khi ông Gates nêu lên vấn đề này. Cuộc họp giữa ông Gates và Hồ Cẩm Ðào diễn ra trước ngày chủ tịch nhà nước Trung Quốc đến Washington tuần tới, và các giới chức Trung Quốc tỏ vẻ mong muốn là chuyến đi sẽ thành công. Nhưng hiện vẫn còn các câu hỏi là liệu thành phần lãnh đạo chính trị Trung Quốc có khả năng kiểm soát quân đội đang nhanh chóng được tối tân hóa của mình, vốn ngày càng có nhiều hành động khiêu khích Hải Quân Mỹ ở vùng Thái Bình Dương. Phía Trung Quốc lần đầu tiên tiết lộ hình ảnh chiếc phi cơ này tuần qua, trong hành động được coi là bày tỏ sự cứng rắn để chào đón ông Gates, người có phản ứng bằng cách tỏ vẻ nghi ngờ “khả năng tàng hình” của chiếc phi cơ. Chuyến bay thử có vẻ được dự trù diễn ra hôm Thứ Năm tuần trước khi một đám đông các giới chức nhà nước tụ tập ở phi trường Chengdu, nhưng đột ngột bị hủy bỏ sau khi phi cơ bắt đầu lăn bánh trên phi đạo. (V.Giang) Hoa Kỳ thử phi cơ do thám không người láiTuesday, January 11, 2011 Khả năng: Bay nhiều ngày, vùng quan sát cực rộng LOS ANGELES (AP) - Một phi cơ do thám không người lái có thể hoạt động liên tục trong nhiều ngày và có khả năng cùng lúc quan sát một khu vực rộng lớn hơn cả quốc gia Afghanistan, vừa được thử nghiệm tại sa mạc ở vùng Nam California. Phi cơ do thám “Global Observer.” (Hình: AeroVironment) Tờ Los Angeles Times cho hay chiếc phi cơ mang tên “Global Observer” được bí mật cho bay thử hồi tuần qua. Chiếc phi cơ trị giá $30 triệu có cánh dài cỡ cánh của một chiếc phi cơ hàng không dân sự Boeing 747. Công ty AeroVironment Inc., ở thành phố Monrovia, công ty vẽ kiểu và chế tạo chiếc phi cơ này, nói rằng chiếc phi cơ bay lượn vòng phi trường quân sự Edwards ở độ cao khoảng 5,000 feet (hơn 1,500 m) trong bốn giờ đồng hồ, sử dụng nhiên liệu hydrogen. Trước đây, phi cơ cũng từng bay thử và sử dụng bình điện. Hai chiếc phi cơ không người lái khác sẽ được thử nghiệm ở phi trường Edwards trong các tuần lễ tới đây. Các phi cơ này hiện chưa có hợp đồng sản xuất và cũng còn cần vài năm nữa mới có thể đưa vào hoạt động. Tuy nhiên, nếu bộ Quốc Phòng Mỹ đồng ý ký giao kèo, việc này có thể giúp phát triển kỹ nghệ hàng không ở vùng Nam California. Công ty AeroVironment Inc., trước đây từng chế tạo phi cơ không người lái loại RQ-11 Raven cho không quân Mỹ và RQ-14 Dragon Eye/Swift cho Thủy Quân Lục Chiến. (V.Giang)
|
|
|
Post by NhiHa on Jan 20, 2011 5:00:19 GMT 9
Xe Tăng tàng hình: dùng công nghệ E-ink BAE Systems, một công ty sản xuất vũ khí của Anh, mới đây cho biết họ đang phát triển một công nghệ mới giúp các xe tăng có thể tàng hình. Công nghệ ngụy trang này sử dụng mực E ink, cũng là loại công nghệ đang được sử dụng trong các máy đọc sách điện tử e-reader. Công nghệ trên có cơ chế hoạt động tương tự như cơ chế ngụy trang của các con mực dưới biển hay một số loài thằn lằn hoặc sâu bọ, theo đó những chiếc xe tăng sẽ được "in" lên lớp vỏ hình ảnh của môi trường xung quanh, khiến cho người bên ngoài có cảm giác như đang nhìn xuyên qua xe, vì vậy kẻ địch khó có thể nhận biết được sự hiện diện của chúng. Điểm độc đáo của công nghệ này là hình ảnh trên thân xe tăng cũng sẽ thay đổi tương ứng mỗi khi xe chuyển động. Mặc dù công nghệ trên còn đang trong giai đoạn nghiên cứu nhưng BAE Systems tự tin rằng họ có thể hiện thực hóa ý tưởng xe tăng tàng hình này./.
|
|
|
Post by Can Tho on Jan 23, 2011 8:23:14 GMT 9
Máy bay tàng hình Trung Quốc
Hà Tường Cát/Người Việt Chiếc máy bay tàng hình Chengdu J-20 là một trong những đề mục đang được dư luận quốc tế chú ý trong khuôn khổ những quan tâm về khả năng quân sự của Trung Quốc.  Bảng cấm chụp hình quay phim ở phi trường của xưởng hàng không Thành Ðô (Chengdu) chế tạo J-20. (Hình: RIA Novosti) Tuy nhiên nếu quả thật Trung Quốc rõ ràng đã có nhiều tiến bộ về mặt kỹ thuật nhanh hơn người ta dự đoán, thì sự kiện này đối với các giới chuyên gia về quốc phòng cũng chưa phải là điều đáng để phải lo ngại ít ra là trong một tương lai gần. Hôm 11 tháng 1 Trung Quốc loan báo và công bố những hình ảnh chuyến bay thử nghiệm lần đầu tiên của chiếc J-20 trong 15 phút từ một phi trường ở tỉnh Tứ Xuyên. Trước đó mấy ngày, Trung Quốc đã để cho truyền thông loan tin về chiếc máy bay được tuyệt đối giữ bí mật từ lâu. Thời điểm này trùng hợp với chuyến thăm viếng của Bộ Trưởng Quốc Phòng Robert Gates ở Bắc Kinh và đã có nhận xét cho rằng đây là một hành động “dằn mặt” Hoa Kỳ. Diễn giải ấy có lẽ không chính xác bởi vì Tây phương đã biết khả năng của Trung Quốc cũng như hiểu rằng từ nguyên mẫu đến sản xuất còn là một thời gian không ngắn, hơn nữa giá trị và hiệu quả của bất kỳ một loại vũ khí nào còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố khác. Máy bay quen gọi là tàng hình, nói một cách đơn giản sử dụng hai phương cách: Thụ động và chủ động. Tàng hình thụ động nhờ những đặc điểm về cấu tạo để tránh sự phát hiện của đối phương bằng tia hồng ngoại, âm thanh, radar và sóng điện từ. Ðiều này thực hiện được bằng cách dùng những hợp chất có khả năng hấp thụ hay ít phản xạ sóng điện từ, đồng thời với hình dạng máy bay làm sao cho có trắc diện nhỏ... Thật ra thì không có một máy bay nào có thể hoàn toàn tàng hình mà chỉ là làm khó và giảm bớt sự ghi nhận của các loại radar càng nhiều càng tốt. Tàng hình chủ động bằng những phương tiện điện tử trên máy bay, có thể với sự hỗ trợ của những máy bay khác làm nhiễu loạn việc phát hiện cũng như sự điều khiển vũ khí tấn công của địch. Trong chiến tranh hiện đại và tương lai, hoạt động phối hợp của nhiều vũ khí và các loại vũ khí là yếu tố then chốt, có nghĩa là không một đơn vị vũ khí nào, chẳng hạn như một máy bay, có thể tạo nên hiệu quả quyết định. Hoa Kỳ là nước đầu tiên cho đến nay có và đang sử dụng máy bay tàng hình. Chiếc máy bay đầu tiên, F-117 “Nighthawk”, và sau đó là oanh tạc cơ B-2, có hình dạng và đường nét khác hẳn các máy bay thông thường. Những hợp chất để chế tạo phần vỏ của những máy bay này vẫn được giữ bí mật và trong nhiều năm khi được triển lãm ở các kỳ đại hội hàng không, máy bay luôn luôn được quây bởi một hàng rào không cho mọi người đến gần sờ mó! Máy bay chiến đấu F-117 bay chuyến thử nghiệm đầu tiên năm 1981, tới 1983 được quyết định đưa vào sử dụng và đến 1988 thế giới mới biết rõ. Phi vụ chiến đấu đầu tiên của F-117 là ở chiến dịch Panama năm 1989. Tháng 3 năm 1999, một chiếc F-117 trong phi vụ oanh tạc ban đêm bị hỏa tiễn bắn hạ trên không phận Kosovo. Tổn thất này chứng tỏ F-117 không hoàn toàn tàng hình được. Tất cả có 64 máy bay F-117 đã được sản xuất với giá trung bình $43 triệu mỗi chiếc và tới năm 2008 tất cả được cho ngưng hoạt động, một phần vì chi phí tốn kém và phần khác bị coi như đã lỗi thời. Máy bay oanh tạc B-2 bay thử lần đầu tiên năm 1989 và tới 1997 mới đưa vào sử dụng. B-2 có những khả năng tàng hình cao hơn F-117 nhưng việc chế tạo và bảo trì quá tốn kém, trị giá mỗi chiếc $737 triệu - tính theo thời giá hiện nay là $1 tỷ. Kế hoạch ban đầu của Bộ Quốc Phòng là đặt mua của công ty Northrop Grumman 132 chiếc B-2 nhưng Quốc Hội cắt giảm ngân sách và cuối cùng chỉ có 21 chiếc được sản xuất, hiện nay 20 chiếc còn đang sử dụng. Kế hoạch chế tạo máy bay tàng hình của Trung Quốc được bảo mật tuyệt đối qua nhiều năm và những máy bay dự phóng này mang nhiều danh số khác nhau như J-14, J-XX, J-20. Cuối cùng thì chiếc đầu tiên ra đời và được công bố là J-20 do xí nghiệp kỹ nghệ hàng không ở Thành Ðô (Chengdu) chế tạo. Tướng Hà Vi Vinh, tư lệnh phó Không quân Trung Quốc, từ năm 2009 đã tuyên bố không quân Trung Quốc sẽ có máy bay tàng hình trong khoảng 2017-2019. J-20 được coi thuộc loại chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 nghĩa là chiến đấu cơ hiện đại nhất tính đến năm 2011, bao gồm nhiều tính chất từ tàng hình, sức mạnh đến khả năng hoạt động, phi cụ, vũ trang... như loại F-22 và F-35 của Không quân Hoa Kỳ. Các máy bay F-117 và B-2 không được coi là thuộc thế hệ 5, vì thiếu trang bị hệ thống radar tự vệ (AESA) và khi tấn công máy bay địch hay mục tiêu dưới đất thì bị lộ nguyên hình. Tuy nhiên người ta chưa được biết nhiều về những chi tiết kỹ thuật của J-20 như thế nào. Bề ngoài J-20 có phần đầu mũi rất giống như F-22 và F-35 Hoa Kỳ cũng như Sukhoi T-50 của Nga và được coi như là sự sao chép hay mô phỏng những kiểu máy bay tàng hình ấy. Theo tin của tổ chức GlobalSecurity, Trung Quốc đã chế tạo được hai chiếc J-2 và một chiếc bay thử hôm 11 tháng 1. Tờ The Guardian ở Anh Quốc khi loan báo tin này nói rằng các chuyên viên hàng không đã ngạc nhiên về tiến bộ kỹ thuật nhanh chóng của Trung Quốc, tuy nhiên cũng như hầu hết nhân định khác, đã cho là ít nhất tới năm 2018 máy bay này mới có thể được sản xuất và đưa vào sử dụng. Thông tấn xã RIA Nivosti khi loan tin máy bay tàng hình Sukhoi T-50 của Nga bay chuyến thứ nhất đầu năm ngoái, dẫn lời Thủ Tướng Vladimir Putin nói rằng máy bay này sẽ được thử nghiệm ít nhất là 2,000 chuyến bay khác nữa. Ðiều ấy chứng tỏ rằng những kiểu máy bay mới đều phải qua một thời gian rất dài mới có thể sản xuất và sử dụng. J-20 có hai động cơ phản lực và là loại máy bay chiến đấu lớn, dài hơn F-22 hay T-50, như vậy khả năng tàng hình chắc chắn bị giảm. Người ta mới chỉ nhìn thấy J-20 qua hình ảnh hay băng video nên theo ước lượng của một chuyên gia thuộc tổ chức Jane's thì máy bay có chiều dài 23 mét, sải cánh 14 mét, trọng lượng khi cất cánh khoảng 80,000 pounds không mang bình nhiên liệu phụ hay vũ khí treo bên ngoài. Với cánh dạng tam giác, J-20 có những cánh phụ phía trước (thuật ngữ hàng không gọi là canard hay con vịt, tiếng Pháp, vì khi bay trông giống như con vịt trời) theo kiểu nhiều máy bay Nga. Phần tàng hình chủ động của máy bay cũng như hệ thống phi cụ chưa có thông tin gì để biết. Máy bay được điều khiển bởi một phi công, trong tương lai nếu được sử dụng vào mục tiêu chiến đấu trên không (tiêm kích) hay oanh tạc đường dài (cường kích), những kiểu J-20 sau này có thể có hai phi công. Phát ngôn viên Ngũ Giác Ðài, Ðại Tá David Lapan nói rằng Trung Quốc vẫn còn cần phải mua động cơ phản lực từ Nga. Ðộng cơ WS-15 do Trung Quốc sản xuất có thể được gắn cho J-20 nhưng có lẽ chỉ là tạm thời. Trung Quốc chưa chế tạo được động cơ turbofan kiểu AL-31F có hiệu năng cao của Nga và đã được gắn cho máy bay chiến đấu J-10, một sản phẩm mà Trung Quốc đang thương lượng xuất cảng sang một số quốc gia trong đó có Pakistan. Ilya Kramnik, bình luận viên quân sự của thông tấn xã Nga RIA Novosti nói rằng từ thập kỷ 1970, Trung Quốc vẫn thua kém các cường quốc hàng đầu thế giới về kỹ thuật hàng không khoảng từ 15 đến 20 năm. Ðiều ấy thể hiện qua các chiến đấu cơ thế hệ 3 và 4, bây giờ đến thế hệ 5, tình trạng vẫn là như vậy. Theo bình luận viên này nếu nguyên mẫu J-20 cuối cùng được chấp nhận thì trong vòng 10 năm Trung Quốc có chiến đấu cơ thế hệ thứ 5, nhưng nếu J-20 có những khiếm khuyết qua các thử nghiệm sau này và phải đổi, thì một kiểu khác sẽ chỉ có thể có từ 15 đến 20 năm nữa. Trung bình, máy bay Trung Quốc sản xuất rẻ hơn Hoa Kỳ và Nga tới 50% hay hơn nữa, nhưng để có một phi đội hiệu quả cho Không quân Trung Quốc, tốn kém không phải là nhỏ. Còn về mặt xuất cảng, nhận định của Krammik là “Dù trong vòng 20 năm vừa qua, Trung Quốc đã tiến bộ rất nhanh về kỹ thuật hàng không và khoảng 20 đến 30 năm nữa có thể cạnh tranh với Anh, Pháp hay Hoa Kỳ, Nga về xuất cảng máy bay, nhưng lúc nào Trung Quốc cũng chỉ có thể thu ngắn chút ít cách biệt với những cường quốc về kỹ thuật vũ khí”.
|
|
|
Post by Can Tho on Feb 9, 2011 16:35:14 GMT 9
Không quân Hàn Quốc cũng tung vào cuộc tập trận những chiến đấu cơ “khủng” của mình như máy bay tấn công chiến thuật tầm xa F – 15K, máy bay chiến đấu đa nhiệm KF – 16 và “sát thủ săn ngầm” P – 3C Orion. Một điểm đặc biệt trong cuộc tập trận, hai bên đều sử dụng máy bay giống nhau và có tính năng tương đương nhau nhưng có một vài cải tiến. Đó là F – 15K (phiên bản F – 15E) và KF – 16 (phiên bản sản xuất theo giấy phép Lockheed Martin). Chiến đấu cơ F – 15K “Slam Eagle” F – 15K là phiên bản nâng cấp mạnh từ “đại bàng” F – 15E của không quân Mỹ. Ngược dòng thời gian, năm 2002 Hàn Quốc quyết định đặt mua 40 chiến đấu cơ thế hệ mới F – 15K. Lần bay đầu tiên thực hiện tháng 3/2005 và công việc chuyển giao bắt đầu tháng 10/2005. Nhưng phải đến ba năm sau, F – 15K mới chính thức đưa vào biên chế không quân Hàn Quốc. F – 15K được cải tiến trên nhiều mặt: buồng lái, thiết bị điện tử, động cơ. Buồng lái F – 15K được trang bị bảy màn hình tinh thể lỏng đa năng (MFD), màn hình hiển thị trước mặt HUD, hai bảng điều khiển, hệ thống liên kết tín hiệu trên mũ phi công. F – 15K sử dụng radar mạng ăng ten điện tử quét chủ động AN/APG – 63(V)1 với chế độ không đối không và không đối đất cho phép xác định mục tiêu dưới đất đang di chuyển, cho ra bức ảnh độ phân giải cao, nhận diện mục tiêu ở khoảng cách xa; hệ thống nhận diện bạn và thù AN/APX – 113; hệ thống dò tìm và theo dõi hồng ngoại AAS – 42; thiết bị ngoại vi định vị hồng ngoại. Hệ thống đối phó điện tử của F – 15K trang bị radar cảnh báo sớm ALR – 56(V)1, radar gây nhiễu ALQ – 135M, hệ thống đối phó trả đũa ALE – 47. F – 15K lắp hai động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy General Electric F110. Phiên bản cải tiến F – 15K mang các loại vũ khí tương tự sử dụng trên F – 15E: tên lửa không đối không tầm ngắn AIM – 9, tên lửa không đối không tầm trung – xa AIM – 7, AIM – 120 và AGM – 130. Đặc biệt, F – 15K tích hợp mang tên lửa hành trình SLAM – ER có khả năng tấn công chính xác mục tiêu di chuyển hoặc bất động trên bộ, trên biển. Tầm bắn của SLAM – ER khoảng 278km, định vị mục tiêu qua hệ thống GPS, thiết bị dẫn đường con quay hồi chuyển laze vòng. Máy bay chiến đấu đa nhiệm KF – 16 Tháng 12/1989, Bộ quốc phòng Hàn Quốc chọn lựa nhà thầu McDonnell Douglas F/A – 18 tham gia chương trình hợp tác sản xuất máy bay chiến đấu cho không quân Hàn Quốc. Bộ phận hàng không không gian SAMSUNG đảm nhận hợp đồng sản xuất thân và động cơ, Lucky – Godstar thành nhà thầu phụ cung cấp thiết bị điện tử hàng không. McDonnell Douglas đồng ý chuyển giao 12 chiến đấu cơ F/A – 18 cho Hàn Quốc và giúp đỡ SAMSUNG lắp ráp 108 máy bay còn lại trong nước. Tuy nhiên, năm 1990 dự án này đã bị đóng băng do giá thành F/A – 18 tăng cao. Chương trình máy bay chiến đấu Hàn Quốc (Korean Fighter Program – KFP) được triển khai. Hàn Quốc nhập 12 chiếc đấu cơ F – 16 của Lockhedd Martin (năm 1994), đạt được thỏa thuận tập đoàn Lockheed trợ giúp SAMSUNG lắp ráp 36 máy bay và sản xuất theo giấy phép 72 chiếc.  Trong quá trình tự sản xuất, có tới 2.500 chi tiết thay đổi so với nguyên bản nên mặc dù tính năng chiến đấu, thông số kỹ thuật không khác biệt nhiều so với nguyên mẫu nhưng Hàn Quốc đã gọi chiến đấu cơ này là KF – 16. Tương tự hệ vũ khí sử dụng trên F – 16, KF – 16 trang bị một pháo 20mm, tên lửa không đối không AIM – 7/9/120, tên lửa không đối đất AGM – 65 và tên lửa không đối hạm AGM – 84 cùng bom dẫn đường chính xác cao khác. Gần đây, Hàn Quốc đang có kế hoạch nâng cấp F – 16 với radar EL/M – 2032 với tính năng mạnh hơn loại radar hiện tại AN/APG – 68. Và nhập khẩu tên lửa không đối không thế hệ mới AIM – 9X (tầm bắn 26km), bom JDAM, bom dẫn đường laze GBU – 24. Tốc độ tối đa của KF – 16 là Mach 2, bán kính chiến đấu 546 km. “Sát thủ săn ngầm” P – 3C Orion Trong tập trận “tinh thần bất khuất”, một trong những bài tập đáng chú ý giữa liên quân Mỹ – Hàn là diễn tập săn ngầm với các phương tiện trên biển, trên không. Ngoài các trực thăng săn ngầm Lynx, SH – 60, tàu chiến đa năng trang bị vũ khí chống ngầm. Không quân của hải quân Hàn Quốc điều máy bay tuần thám biển và săn ngầm P – 3C Orion. Đây là một trong những mẫu máy bay thành công của tập đoàn Lockheed Martin, P – 3C xuất hiện trong thành phần trang bị 10 quốc gia trên thế giới. P – 3C Orion chuyên dùng nhiệm vụ tuần tra biển, trinh sát, chống hạm và chống ngầm. P – 3C Orion được một kíp lái đông đảo (10 người) điều khiển, gồm: phi công, phi công phụ, thợ máy, sĩ quan phụ trách thông tin liên lạc và dẫn đường, hai sĩ quan phụ trách cảm biến âm học, bốn sĩ quan phụ trách hệ thống cảm biến điện từ. Máy bay trang bị AN/APS – 137(V)5 là hệ thống radar ống kính đồng bộ (SAR) và radar ống kính đồng bộ nghịch đảo (ISAR) với các tính năng tìm kiếm và theo dõi mục tiêu trên biển tầm xa. AN/APS – 137 sử dụng để chống tàu chiến trên biển và tàu ngầm. Để phát huy được tính năng săn ngầm mạnh mẽ, P – 3C Orion trang bị hệ thống điện tử tác chiến chống ngầm hiện đại. Hệ thống tiếp nhận tín hiệu phao âm AN/ARR – 78, hệ thống kiểm soát phao âm AN/ARR – 72, hai thiết bị phân tích tần số âm thanh AQA – 7 và ghi lại chỉ báo phao âm. Các phao âm phóng ra từ trong máy bay và các giá treo trên cánh. Bộ phận cảm biến phát hiện từ tính dị thường ASQ – 81. Thiết bị giám sát điện từ trên không ALQ – 78V với chế độ tìm kiếm tự động, mục tiêu chính là tìm tín hiệu điện từ của radar tàu ngầm. Thông qua đó, P – 3C có thể phát hiện vị trí tàu ngầm. Về vũ khí trên P – 3C Orion, máy bay thiết kế khoang vũ khí trong thân và 11 giá treo trên cánh. Khoang vũ khí mang được bom Mk 25/39/55/56, thủy lôi, ngư lôi và kể cả bom hạt nhân. Giá treo trên cánh lắp ngư lôi chống ngầm, tên lửa hành trình đối hạm AGM – 84 hoặc tên lửa hành trình tầm xa đối đất – đối hạm AGM – 84 SLARM ER, rocket không điều khiển. Sát thủ P – 3C sử dụng bốn động cơ tuốc bin cánh quạt Allison T56 – A – 14, tốc độ tối đa 750 km/h, tầm bay khoảng 9.000 km, trần bay 10.000 m. P – 3C hoạt động liên tục 14h trên không trong nhiệm vụ tuần thám biển. Nguồn: N.Hoàng – BEE
|
|
|
Post by NhiHa on Feb 11, 2011 4:59:30 GMT 9
Mỹ thử nghiệm thành công oanh tạc cơ không người lái Oanh tạc cơ tàng hình không người lái X-47B cất cánh từ căn cứ không quân Edwards ,California. (Credit: Northrop Grumman) Chỉ 6 năm sau phim khoa học giả tưởng "Stealth," Hãng Northrop Grumman đã thực hiện thành công chuyến bay thử nghiệm đầu tiên , chiếc phi cơ X-47B với 29 phút bay thử , ở độ cao 5,000 feet từ căn cứ Edwards Air Force Base thuộc California. Khai triển từ hợp đồng 635 triệu Dollars với bộ Hải quân Hoa Kỳ , đây là phi cơ có đặc điểm : loại phản lực cơ không người lái , không có đuôi, phi cơ có tầm hoạt động rất xa và xuất phát hay khởi động cất cánh mạnh , trang bị bom điều khiển bằng Laser , và có khả năng tiếp tế nhiên liệu trên không trung . Nó có thể bay ở tốc độ siêu thanh "high subsonic", so với các chủng loại tương tự về phi cơ không người lái khác của UAVs như : Predator và Reaper drones thì nó nhanh hơn rất nhiều . Dạng cánh dơi có chiều rộng sãi cánh là 62.1 feet . Các nhà lãnh đạo quân sự Mỹ xem chiếc phi cơ này là một phần của các phi cơ không người lái thế hệ mới, có thể tránh né sự phát giác của radar và bay với vận tốc nhanh hơn các phi cơ cánh quạt không người lái hiện nay như Predator và Reaper, đang được sử dụng trên chiến trường Afghanistan. Hải Quân Đại tá Jaime Engdahl, giám đốc chương trình X-47B, cho hay lần bay thử này cho thấy hình ảnh tương lai của các phi cơ phản lực không người lái của hải quân Mỹ. Chiếc phi cơ được một toán chuyên viên hỗn hợp hải quân và Northrop điều khiển từ dưới đất. Giới hữu trách cho hay sẽ cần thêm mấy năm nữa trước khi phi cơ này có thể được chính thức đưa vào họat động và lần cất cánh thử trên hàng không mẫu hạm dự trù sẽ diễn ra vào năm 2013, theo công ty Northrop.
|
|