"Tiết lộ" cách đi tiểu giúp cải thiện khả năng sinh lý cả 2 giớiThái Phong (T.H)

Có một điều rất ít người biết tiểu tiện không cách thức đi tiểu như thế nào cũng liên quan không nhỏ đến việc bổ trợ sức khỏe thận, tăng cường khả năng tình dục.
Đi tiểu là một hình thức trao đổi chất của cơ thể, giúp thanh thải những chất cặn bã và tạo điều kiện cho cơ thể có chỗ để nạp những chất mới vào.
Cả y học cổ truyền và y học hiện đại đều công nhận sự liên quan của việc tiểu tiện đến tình trạng sức khỏe của thận. Nhìn vào tình trạng tiểu tiện người ta phần nào đoán biết được thận khỏe hay yếu, làm việc tốt hay không.
Hơn nữa, thận còn liên quan mật thiết đến khả năng hoạt động tình dục.
Khi sức khỏe thận có vấn đề, tức là thận không làm tốt được chức năng của mình, nhữn chất độc gây hại cho cơ thể sẽ không được đào thải hoặc bị đào thải rất ít, nồng độ các chất urê, creatinine, bilirubin …. tăng cao trong máu.
Điều này sẽ dẫn đến hiện tượng huyết áp cơ thể tăng cao, toàn thân mệt mỏi, đau đầu... gây ảnh hưởng đến khả năng tình dục. Xét nghiệm trong nước tiểu thì sẽ thấy xuất hiện nhiều thành phần không nên có như đường, tế bào máu, protein...
Bởi vậy người ta mới nói rằng thông qua tiểu tiện có thể biết được tình trạng sức khỏe của thận cũng như khả năng tình dục.

Bạn nên kiễng chân khi đi tiểu
Tuy nhiên, có một điều rất ít người biết tiểu tiện không cách thức đi tiểu như thế nào cũng liên quan không nhỏ đến việc bổ trợ sức khỏe thận, tăng cường khả năng tình dục. Điều này được coi là một trong những phép dưỡng sinh cổ truyền từ xưa còn để lại.
Theo bác sĩ Hoàng Khánh Toàn, chủ nhiệm Khoa Y học Cổ truyền, Bệnh viện TW Quân đội 108 nói trên tờ Kiến thức, khi đi tiểu, bạn nên sử dụng mũi bàn chân để có lợi nhất cho sức khỏe thận và tăng cường khả năng tình dục.
Nếu là nam giới, bạn nên chọn tư thế đứng bằng mũi bàn chân, thẳng lưng, cắn chặt hai hàm răng vào nhau, co cơ mông và dùng lực ép của khoang bụng đẩy nước tiểu ra ngoài.
Với nữ giới, chọn tư thế ngồi làm sao cho 2 mũi bàn chân đỡ toàn bộ cơ thể, trong đó ngón chân cái và ngón thứ 2 chịu áp lực trọng lượng cơ thể nhiều nhất.
Cũng theo bác sĩ Hoàng Khánh Toàn, nếu thực hiện điều này đều đặn hàng ngày, chỉ trong vài tháng là tình trạng sưc khỏe của thận sẽ được thay đổi đáng kể, khả năng tình dục cũng sẽ trở nên mạnh mẽ hơn.
Giải pháp này cũng góp phần tích cực giúp bạn phòng tránh và cải thiện các căn bệnh sinh lý yếu như liệt dương, xuất tinh sớm, suy giảm ham muốn tình dục, lãnh cảm... ở cả nam giới và nữ giới.
****************************************
Khi đi tiểu có những dấu hiệu sau có thể thận bạn sắp "hỏng"Thái Phong (T.H)

Những thói quen hay gặp đang "giết" thận của bạn
Thận là cơ quan nội tạng quan trọng của cơ thể. Chức năng chính của thận là loại bỏ chất thải và nước dư thừa từ máu.
Mỗi ngày, thận gạn lọc khoảng 200 lít máu và sản xuất khoảng 2 lít nước tiểu để đảm bảo cơ thể không có những chất tồn dư độc hại.
Thận trở nên suy yếu và được coi là có bệnh khi một phần hoặc toàn bộ phần thận mất khả năng thực hiện các chức năng bình thường.
Khi thận không thực hiện được chức năng của mình, điều đó rất nguy hiểm vì chất phế thải và dư lượng các chất độc hại cùng với nước sẽ bị tích tụ lại trong cơ thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Bệnh thận thường diễn biến một cách âm thầm, lặng lẽ nên rất khó phát hiện và khi phát hiện ra thì bệnh thường đã ở giai đoạn suy thận rất khó điều trị.
Bởi vậy, việc có 1 lối sống lành mạnh để giữ gìn sức khỏe thận và đề phòng những triệu chứng chứng tỏ thận có dấu hiệu suy yếu chính là cách tốt nhất để giảm thiểu nguy cơ suy thận.
Nếu bạn thấy cơ thể có những triệu chứng đáng ngại sau, có thể thận của bạn đang gặp vấn đề. Hãy kiểm tra và có biện pháp điều trị tích cực trước khi bệnh chuyển sang những giai đoạn nghiêm trọng.
1. Những thay đổi có thể gặp khi đi tiểu:
- Đi tiểu đêm thường xuyên: Nếu bạn bỗng dưng chuyển sang một giai đoạn cần đi tiểu đêm thường xuyên, đó có thể là dấu hiệu của bệnh thận. Khi chức năng lọc của thận bị suy yếu, nhu cầu đi tiểu sẽ gia tăng.
Tuy nhiên, đây còn là dấu hiệu của những căn bệnh khác như nhiễm trùng đường tiểu hoặc phì đại tuyền tiền liệt ở nam giới.
- Nước tiểu có nhiều bọt: Khi đi tiểu, bạn thấy nước tiểu có quá nhiều bọt, đặc biệt là bọt lâu tan thì chứng tỏ trong nước tiểu có quá nhiều protein. Điều này chứng tỏ chức năng thận của bạn đã bị rối loạn.
- Nước tiểu có máu: Khi thận hư, các tế bào máu có thể bị rò rỉ ra ngoài theo đường tiểu. Vì vậy bạn có thể thấy trong nước tiểu có máu. Tuy nhiên, triệu chứng này còn cảnh báo nhiều căn bệnh khác như khối u, sỏi thận hay bị nhiễm trùng...
- Những triệu chứng khác khi đi tiểu: Những dấu hiệu khác cảnh báo bệnh thận mà bạn có thể gặp phải là nước tiểu có màu tối, màu nhạt hơn bình thường, khi đi tiểu cảm thấy căng tức hay đi tiểu khó khăn...

Ảnh minh họa
2. Những dấu hiệu khác cảnh báo bệnh thận:
- Phù: Một trong những chức năng chính của thận là loại bỏ lượng nước dư thừa ra khỏi cơ thể. Khi thận suy yếu, chất lỏng dư thừa không được loại bỏ và tích tụ lại trong cơ thể khiến bạn bị phù ở các bộ phận cơ thể như chân, tay, mặt, bàn chân, cổ chân...
- Ngứa: Khi thận bị suy, các chất thải không được đào thải khỏi máu gây nhiễm độc cơ thể. Một trong những biểu hiện của sự nhiễm độc là da bị ngứa.
- Đau chân, đau cạnh sườn: Người bị bệnh thận thường gặp các triệu chứng đau ở lưng hoặc sườn. Nguyên nhân là do các nang trong thận chứa đầy chất lỏng to lên và gây đau.
- Buồn nôn và nôn: Sự tích tụ quá nhiều chất thải trong máu gây ra chứng ure huyết, chứng này có thể khiến bạn gặp tình trạng buồn nôn và nôn.
- Hơi thở có mùi nước tiểu: Chứng ure huyết do thận yếu cũng khiến cho hơi thở bạn có mùi amoniac.
- Mệt mỏi: Khi thận khỏe mạnh, chúng taọ ra hormone gọi là erythropoi-etin, hormone này thông báo cho cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu mang oxy.
Khi thận bị hỏng, hormone ery-thropoietin ít được tạo ra, cơ thể có ít các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy hơn. Chính vì vậy, đầu óc và hệ cơ sẽ nhanh chóng kiệt sức. Tình trạng này còn gọi là thiếu máu có liên quan đến thận.
- Cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, mất tập trung: Khi thận yếu dẫn đến tình trạng thiếu máu thì não sẽ không được cung cấp đủ oxy. Dễ hiểu là bạn sẽ gặp cảm giác hoa mắt, chóng mặt và không thể tập trung.
Điều này còn dẫn đến cảm giác ớn lạnh cho dù bạn có đang ở trong một môi trường ấm áp.
- Cảm thấy hơi thở nông: Người bị thận có thể gặp cảm giác hơi thở của mình nông, không sâu, như bị hụt hơi. Nguyên nhân là do chất lỏng dư thừa trong cơ thể tích tụ lại trong 2 lá phổi, cộng với thiếu máu sinh ra chứng thở nông.
3. Cách phòng tránh bệnh thận:
- Uống đủ nước: Mỗi ngày bạn nên uống từ 1,5 - 2 lít nước đảm bảo cung cấp đủ nước cho thận làm việc tốt.
- Hạn chế dùng muối vì muối gây hại thận và là một trong những nguyên nhân tăng huyết áp.
- Không hút thuốc lá: Hút thuốc lá làm cho bệnh thận tiến triển nhanh hơn.
- Không dùng thuốc bừa bãi: Khi dùng thuốc cần có sự hướng dẫn và kê đơn của bác sỹ vì có rất nhiều thuốc gây hại cho thận.
- Không lạm dụng thuốc nhuận tràng và thuốc lợi tiểu.
- Có chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng để tránh bị tăng trọng lượng và thừa cholesterol.
*******************************************************
Vì sao nam giới tuyệt đối không được đi tiểu sau khi "yêu"?
Sau một "cuộc yêu" cháy bỏng, người ta thường có thói quen đứng dậy và đi vệ sinh. Đối với nam giới, đi tiểu ngay sau khi quan hệ tình dục có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Do cấu tạo cơ quan sinh dục nam không thích hợp cho đi tiểu sau quan hệ
Ở phụ nữ, điều này ở một mức độ nhất định có thể ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu, vì niệu đạo của nữ ngắn và thẳng, nên trong khi quan hệ tình dục vi khuẩn dễ dàng đi ngược vào bên trong.
Nhưng đối với nam giới, đi tiểu ngay sau khi quan hệ tình dục có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Sau khi xuất tinh, nam giới tốt nhất nên nghỉ ngơi 1 lúc sau đó mới đi tiểu.
Xuất tinh là hoạt động dưới sự kích thích tình dục, áp lực của niệu đạo và tuyến tiền liệt tích lũy lại đến một mức độ nhất định, thông qua sự co cơ của đáy chậu khiến cho tinh dịch được lưu trữ ở niệu đạo sau được bài tiết ra.
Vì sao nam giới tuyệt đối không được đi tiểu sau khi "yêu"?
Vì thế, nếu sau khi xuất tinh mà đi tiểu ngay lập tức, khi đó sự sung huyết ở cơ quan sinh dục còn chưa kịp giảm xuống. Bạn không chỉ sẽ cảm thấy rõ các triệu chứng như: chờ đi tiểu, suy nhược hoặc thậm chí là đi tiểu không ra, vì áp lực của niệu đạo và tuyến tiền liệt chưa hoàn toàn giảm xuống, đi tiểu còn gây ra sự trào ngược nước tiểu, lâu ngày sẽ dễ dẫn đến viêm tuyến tiền liệt.
Chu kỳ quan hệ tình dục của nam
Ngoài ra, chu kỳ đáp ứng tình dục giữa nam và nữ là khác nhau, ham muốn tình dục ở nam nhanh chóng biến mất sau khi xuất tinh, trong khi phụ nữ ham muốn tình dục sau khi đạt cực khoái từ từ giảm xuống, nếu người đàn ông ngay lập tức đứng dậy để đi tiểu vào thời điểm này, chắc chắn sẽ thiếu sự âu yếm, chăm sóc sau khi làm xong “chuyện ấy” và làm cho cuộc sống tình dục giảm đi đáng kể sự hài hòa.
Vì vậy, sau khi xuất tinh nam giới tốt nhất nên nghỉ ngơi trong vòng 5-10 phút, sau khi tình trạng sung huyết biến mất mới đi tiểu, điều này không chỉ phòng ngừa viêm tuyến tiền liệt mà còn có tác dụng rất lớn trong việc làm hài hòa cuộc sống tình dục. Hơn nữa, ngay sau khi quan hệ tình dục cần kịp thời rửa sạch “cậu bé”, nếu không thì tinh dịch và dịch tiết âm đạo người phụ nữ sẽ bị dính lại trong bao tinh hoàn, có thể dễ dàng gây nhiễm trùng.
theo Đàn ông
********************************************
Bài thuốc thần kỳ từ trái sung đánh tan sỏi mật
Chọn hái những trái sung không quá non nhưng cũng không quá già, đem đập dập hoặc thái mỏng phơi khô, sao vàng hạ thổ, sắc uống sỏi mật sẽ dần tan ra và đào thải ra ngoài.
Quả sung hầm thịt nạc: Bài thuốc giúp bạn hết cơn đau khớp
Bài thuốc Nam họ Hứa chỉ uống 1 thang là tan sỏi thận
Trị sỏi thận bằng nắm lá tươi: Sáng uống, chiều có thể ra sỏi
Tự chữa khỏi bệnh sỏi thận chỉ trong 7 ngày với món ăn dễ nấu
Làm theo 5 điều sau, bạn sẽ không còn lo bị sỏi thận
Từ câu chuyện vô tình chứng kiến trên chính quê hương mình, lương y Phan Văn Sang (SN 1954), hiện đang công tác tại Phòng khám Đông y, thuộc Trung tâm Y tế dự phòng – trạm y tế phường 7, quận Gò Vấp (TP. HCM) đã bào chế thành công bài thuốc quý từ trái sung để áp dụng vào trị bệnh sỏi mật, sỏi gan. Cuộc trò chuyện tại phòng khám, lương y Sang vui vẻ kể cho chúng tôi nghe về cơ duyên sở hữu bài thuốc đặc biệt này.
Gần 40 năm chia sẻ bài thuốc quý từ quả sung giúp bệnh nhân đánh tan sỏi mật 1

Lương y Sang được tặng giấy chứng nhận của Hội Đông y và châm cứu TP.HCM. Ảnh TG
Cơ duyên với phương thuốc quý
Quê gốc của lương y Sang ở xã Cát Thánh, huyện Phù Cát (tỉnh Bình Định). Ông còn nhớ, những năm sau giải phóng, mảnh đất nơi ông sống gặp vô vàn khó khăn vì hạn hán xảy ra liên miên. Mỗi khi người dân trong vùng mắc bệnh, họ đều phải đi tìm những bài thuốc dân gian để trị bệnh, phần vì bệnh viện ở khá xa, phần bởi cuộc sống của bà con chẳng lấy gì làm dư dả. Chứng kiến những bài thuốc từ cây cỏ mọc xung quanh đã cứu sống biết bao mạng người, chàng trai trẻ Lương Văn Sang đã bị kích thích mạnh mẽ. Những trăn trở về y thuật dân gian, về cái nghiệp hành thiện cứu người đã khiến chàng trai lặn lội tìm hiểu các phương thuốc mà chưa sách vở nào ghi chép. May mắn hơn, lương y Sang đã được một người tinh thông y thuật ngay tại quê nhà nhận làm đệ tử. Không quản ngại mưa nắng, ngày nào hai thầy trò cũng đi đây đó tìm những bài thuốc dân gian chữa bệnh cứu người. Cũng trong thời gian này, ông đã được sư phụ truyền lại nhiều bài thuốc quý.
Đau đáu cái tâm với nghề nên những ngày ở trong quân ngũ, lương y Sang vẫn luôn mày mò tìm kiếm những dược liệu quý. Năm tháng sống giữa chốn “rừng thiêng nước độc” lại là cơ hội để ông tiếp xúc với nhiều loại thảo dược mà không phải ai cũng may mắn có được. Rời quân ngũ, ông trở lại làng quê nhưng chưa bao giờ gác lại sở thích đó. Ông vẫn thường xuyên rong ruổi khắp các làng xóm, tìm gặp những lang y vườn để có bài thuốc hay. Đó cũng là cơ duyên giúp ông may mắn đến được với bài thuốc có thể chữa tan hoàn toàn sỏi gan, sỏi mật. Theo lương y Sang, câu chuyện xảy ra khoảng năm 1976, vào một buổi chiều muộn trên chuyến xe tỉnh đi về huyện Phù Cát, ông đã vô tình nghe được cuộc trò chuyện ngắn ngủi giữa một bà lão và người phụ nữ trên xe về một cô bé đang mắc căn bệnh sỏi mật khá nặng. “Tôi nhớ rất rõ, lúc đó ngồi cạnh tôi là một người mẹ ăn mặc rách rưới, tay ôm chặt đứa con nhỏ da mặt vàng sạm, nom rất yếu ớt. Ngồi kế bên là một bà cụ miệng nhai trầu bỏm bẻm, thấy tình cảnh tội nghiệp của hai mẹ con nọ nên tôi bắt chuyện. Thì ra, đứa bé bị sỏi mật nằm ở Bệnh viện đa khoa Quy Nhơn được bác sĩ chỉ định mổ nhưng vì mắc chứng máu khó đông nên người mẹ ấy đành bế con về nhà nằm chờ chết”, lương y Sang nhớ lại.
Sau khi bà mẹ vừa dứt lời, cụ bà đáp lại ngay: “Chết cái gì mà chết, bệnh này không cần phải mổ xẻ gì cả đâu. Chị nghe lời tôi, về nhà hái một rổ sung xanh, thái mỏng phơi khô sao vàng cho vào nồi, đổ ngập nước nấu cạn còn nửa nồi thì cho cháu uống, dần sẽ hết bệnh”. Nghe lấy làm lạ nhưng cũng muốn biết thực hư tác dụng của trái sung đối với bệnh sỏi nên ông quyết theo chân mẹ đứa bé về kiểm nghiệm. Kết quả thật bất ngờ, bệnh tình của cháu bé chuyển biến tích cực và bé liên tục đòi ăn đòi uống, mặc dù thời gian trước đó cô bé chẳng ăn uống được gì. Những ngày sau đó, cô bé vẫn được mẹ sắc nước từ trái sung cho uống và dần khỏi hẳn. Sự kiện thoát khỏi tử thần nhờ trái sung mọc hoang của cô bé khiến ai nấy đều lấy làm lạ. Vì thế, ông đã dò la tin tức của bà lang trên để học hỏi kinh nghiệm rồi tự mình nghiên cứu tác dụng trị bệnh của trái sung.
Công dụng thần kỳ của trái sung

Gần 40 năm chia sẻ bài thuốc quý từ quả sung giúp bệnh nhân đánh tan sỏi mật 2
Sung là loại cây mọc hoang nhiều ở các vùng quê Việt Nam.
Sung là một loại cây dân dã mọc rất nhiều ở các vùng quê nhưng ít ai biết được công dụng trị bệnh của nó. Theo Y học cổ truyền, quả sung có vị ngọt, có tác dụng kiện tỳ, ích vị, nhuận tràng… Lương y Sang cho biết, trái sung có tên khoa học là Ficus carica, thuộc họ dâu tằm, bên trong có chứa axit béo và một số hoạt chất tốt cho tim mạch, giàu phenol. Thú vị hơn, trái sung phơi khô có tác dụng trị bệnh sỏi mật cực kì hiệu quả. Nói về bài thuốc chữa bệnh sỏi mật, sỏi gan từ trái sung, ông Sang cho biết: “Bệnh sỏi mật do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên như ăn phải thực phẩm nhiễm độc tố cộng với bộ phận gan suy yếu. Về mặt y lý, khi gan suy yếu chức năng, lượng dịch mật được cơ thể tiết ra hỗ trợ dạ dày tiêu hóa thức ăn không được giải phóng hết. Lâu dần, dịch mật kết tủa tạo thành khối u gọi là sỏi. Ngoài phương pháp tây y là phẫu thuật cắt bỏ, bài thuốc Nam từ trái sung cũng sẽ làm tiêu tan được sỏi”.
Với mong muốn bài thuốc của mình sẽ được phổ biến rộng rãi khắp cả nước để mọi người có thể áp dụng chữa trị, ông không ngần ngại tư vấn miễn phí trực tiếp hoặc qua điện thoại và hướng dẫn cách thức bào chế thuốc cho người bệnh có nhu cầu. Theo lương y Sang, khi bào chế thuốc nên chọn hái những trái sung không quá non nhưng cũng không quá già, đem đập dập hoặc thái mỏng phơi khô. Tiếp sau đó, đem lượng sung khô sao vàng hạ thổ (sao cho vàng rồi đổ xuống đất sạch hoặc nền gạch sạch – PV), dùng sắc lấy nước uống theo công thức, mỗi ngày dùng 200g. Mỗi người bệnh khi tìm đến phòng khám đều được lương y hướng dẫn tận tình, tỉ mỉ: “Cho 200g trái sung vào nồi, đổ 4 chén nước rồi đun sôi đến khi cô cạn còn 1 chén thì để uống. Và nên chia uống nhiều lần trong ngày sau mỗi bữa ăn để tránh cơ thể mệt mỏi do hàm lượng thuốc đậm đặc. Những người mắc chứng bệnh sỏi gan, sỏi túi mật, sỏi thận cần phải chú ý kiêng một số thực phẩm như: Trứng, mỡ, nội tạng động vật và các loại hải sản”. “Khi người bệnh uống nước từ trái sung đã được rang vàng hạ thổ thì những chất có trong nó sẽ tiếp xúc với khối sỏi và làm cho nó mềm đi, tan dần rồi bị đào thải ra bên ngoài qua đường bài tiết. Tùy theo tình trạng bệnh của mỗi người mà có thời gian điều trị khác nhau, có người khoảng 2-3 tháng, lâu hơn thì phải mất 5-6 tháng”, ông Sang lý giải.
Tuy nhiên, theo ông Sang, người bệnh uống liên tục từ 1-3 tháng thì khi đi siêu âm sẽ có được kết quả khả quan. Nói về tác dụng chữa bệnh kỳ diệu từ quả sung, loại trái cây mọc hoang nhiều ở các làng quê Việt Nam, lương y Sang cho rằng: “Thuốc không phân đắt rẻ, thuốc nào trị lành bệnh là thuốc hay! Tôi không có quan niệm giữ khư khư một bài thuốc hay bí quyết nào cho riêng mình. Để có thể cứu giúp cho người thì bài thuốc đó phải được phổ biến rộng rãi”.
Về bài thuốc trị sỏi mật, sỏi gan của lương y Phan Văn Sang, ông Nguyễn Xuân Hướng, nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam cho biết: “Trong Đông y không có bài thuốc nào trị sỏi mật, sỏi gan từ quả sung cả. Bài thuốc của ông Sang có lẽ là một bài thuốc dân gian của một đồng bào vùng miền nào đó. Để chứng thực bài thuốc này, trước hết cần kết quả điều trị của 100 người sử dụng trở lên, sau đó mới có thể đánh giá nó có hiệu quả hay không”. Đồng quan điểm này, lương y Hà Văn Tiêu, Phó Chủ tịch Hội Đông y T.P Hà Nội cũng cho biết: “Tôi có biết một số bài thuốc sử dụng trái sung làm vị nhưng chỉ một loại trái cây này mà có thể trị được sỏi gan, sỏi mật thì tôi chưa nghe thấy bao giờ. Chính vì vậy, bài thuốc của lương y Sang cần được kiểm nghiệm”.
theo Gia đình và xã hội
**********************************
sỏi thận có thể tránh được nếu biết cách phòng ngừa.
Chỉ cần 6 quả chanh, bạn đã ngăn ngừa được bệnh sỏi thận
Bạn cũng có thể tự pha chế một loại nước giải khát ngăn ngừa hoặc hạn chế sỏi thận theo cách thức đơn giản gồm có nước cốt 6 quả chanh và một vài thứ khác.
Trà đá: Thức uống tệ hại gây bệnh sỏi thận
Chanh: Thuốc quý chống ung thư, sỏi thận không nhiều người biết
Trong thời đại công nghiệp hiện nay, có rất nhiều loại thực phẩm làm ngòi nổ cho sự hình thành sỏi thận
Đau do sỏi thận có lẽ là cơn đau khó chịu nhất mà nhiều bệnh nhân phải “la làng”. Trong khi nguyên nhân gây sỏi thận chưa được tìm hiểu thấu đáo thì chế độ dinh dưỡng sẽ có thể ngăn ngừa sự hình thành những cục sỏi.
Nhiều dạng sỏi thận
Hiểu được dạng của sỏi thận sẽ là chìa khóa trong việc ngăn ngừa sự hình thành sỏi. Dạng sỏi thận phổ biến nhất là các tinh thể calcium oxalate vốn chiếm 80% trong các trường hợp sỏi thận và tinh thể uric acid chiếm 5%-10% trong các trường hợp sỏi thận. Những loại sỏi này rất thích nghi trong môi trường axít. Vì vậy nếu dùng khoáng chất kiềm làm đệm sẽ là một công cụ tốt để ngăn ngừa sự hình thành sỏi. Trường hợp rất hiếm gặp là sỏi calcium phosphate. Tuy nhiên, sỏi này lại thích nghi mạnh với môi trường kiềm.
Trong thời đại công nghiệp hiện nay, có rất nhiều loại thực phẩm làm ngòi nổ cho sự hình thành sỏi thận. Các loại nước giải khát có chứa phosphoric acid sẽ làm tăng khả năng hình thành sỏi thận. Những yếu tố khác bao gồm nguồn nước, thực phẩm qua xử lý (thức ăn đóng hộp, thịt xông khói...), các sản phẩm bơ sữa tiệt trùng, muối ăn, thức ăn nhiều đường...
Chỉ cần 6 quả chanh, bạn đã ngăn ngừa được bệnh sỏi thận 1
Một khẩu phần ăn ít oxalate, ít sodium (natri) rất quan trọng cho những bệnh nhân bị sỏi thận.
Lối sống với chế độ dinh dưỡng thích hợp sẽ làm giảm sự hình thành sỏi thận bằng cách uống nhiều nước lọc (thay vì nước ngọt có gaz), cần ăn nhiều các chất dinh dưỡng thực vật (phytonutrient) và rau cải; cũng cần ăn nhiều các chất béo tốt và nguồn protein sạch. Chất béo tốt bao gồm dầu dừa, trái bơ, trái ô liu, dầu ô liu, cá béo... Nguồn protein sạch bao gồm cá được đánh bắt tự nhiên, thịt động vật nuôi bằng cỏ (chứ không phải bò nuôi bằng... rác), gà thả rong (chứ không phải gà công nghiệp), trứng... Cũng nên đưa vào cơ thể những loại gia vị nhiều dược tính như nghệ, vỏ quế (cinnamon), gừng, tỏi...
Bộ ba tuyệt vời
“Đối thủ cạnh tranh” của các sỏi calcium là citrate. Citrate có rất nhiều trong các loại trái cây citrus (như chanh, cam, quýt, bưởi...). Uống cốt chanh pha với nước sẽ rất hiệu quả cho những bệnh nhân sỏi thận. Nếu citrate được kết hợp với potassium (kali) và magnesium sẽ là một bộ ba tuyệt vời vì làm nước tiểu giảm tính axít, nhờ đó làm giảm khả năng “tụ tập” của sỏi.
Một khẩu phần ăn ít oxalate, ít sodium (natri) rất quan trọng cho những bệnh nhân bị dính sỏi thận. Đồ ăn, thức uống nhiều oxalate bao gồm bia, sô-cô-la, các loại hạt, rau bó xôi. Sự chuyển hóa vitamin C cũng tạo nên oxalate và nhiều nghiên cứu cũng cho thấy có sự liên hệ giữa vitamin C và sự hình thành sỏi thận. Vì vậy, nhiều nghiên cứu đã đề nghị rằng cá nhân nào sử dụng viên bổ sung vitamin C cần phải bổ sung vitamin B6 vì vitamin B6 có khả năng “vịn” oxalate.
Chỉ cần 6 quả chanh, bạn đã ngăn ngừa được bệnh sỏi thận 2
Hình ảnh thận có chứa sỏi.
Sỏi uric acid được hình thành do dùng thực phẩm có chứa nhiều protein và đường fructose. Uric acid là sản phẩm phụ của sự chuyển hóa protein, alcohol và fructose. Một số lớn bệnh nhân không đào thải được uric acid nên sẽ tạo ra những tinh thể uric acid gây bệnh gout (bệnh gút) cũng như hình thành những tinh thể acid uric ở thận gây sỏi thận. Vì vậy cần hạn chế rượu bia, những loại thực phẩm giàu purine như thịt đỏ, nội tạng động vật (tim, gan, thận, óc...), những loại trái cây và rau cải có chứa fructose.
Bạn cũng có thể tự pha chế một loại nước giải khát ngăn ngừa hoặc hạn chế sỏi thận theo cách thức vô cùng đơn giản như sau: Nguyên liệu gồm 1 tách nước cốt chanh (khoảng 6 trái), 5 tách nước, 1 muỗng cà phê bột nghệ, 1 muỗng cà phê bột vỏ quế, 1 muỗng cà phê gừng xắt sợi hoặc đâm nhuyễn.
Dùng nước này chia ra uống trong ngày sẽ có tác dụng cải thiện tình trạng sỏi thận hoặc ngăn ngừa sỏi thận.
************************************************************************

Thận đóng vai trò quan trọng trong việc lọc máu và làm sạch cơ thể. Nếu thận bị ảnh hưởng, chúng không thể hoạt động, có thể dẫn đến lão hóa động mạch và sỏi thận.
Dưới đây là một vài mẹo đơn giản để giữ cho thận của bạn hoạt động tốt nhất và phòng ngừa nguy cơ sỏi thận:
Làm theo 5 điều sau, bạn sẽ không còn lo bị sỏi thận 1
Uống nước giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ bị sỏi thận (Ảnh minh họa)
Uống nước: Mất nước có thể làm tăng nguy cơ các vấn đề về thận lên tới 20%. Hãy uống nước càng nhiều càng tốt, chuẩn bị nước ở trong xe ô tô, ba lô, bàn làm việc và cả những bữa ăn của bạn.
Sữa và sữa chua: Giữ huyết áp của bạn ổn định với 2 tách sữa chua và 1 ly sữa mỗi ngày. Canxi trong sữa chua có thể làm giảm nguy 25% cơ tăng huyết áp đột biến.
Giảm muối: Chế độ ăn nhiều muối làm tăng nguy cơ sỏi thận, mặt khác muối khiến canxi bị hấp thụ vào thận nhiều hơn là vào xương, gây nên hiện tượng loãng xương và sỏi thận. Hãy ăn các loại thực phẩm chứa ít muối hoặc ăn nhiều các loại rau quả thay vì chế biến món ăn chứa nhiều muối.
Tăng cường khoáng chất: Một số khoáng chất, đặc biệt là potassium và magnesium, vốn có khả năng làm giảm rủi ro bị sỏi thận. Các loại thực phẩm giàu potassium bao gồm các loại rau quả như chuối, khoai tây, đậu Hà Lan... Các nguồn cung cấp magnesium tự nhiên bao gồm hạnh nhân và yến mạch.
Nên uống nước chanh: Uống ít nhất 1 ly nước chanh mỗi ngày giúp giảm nguy cơ bị sỏi thận. Chất a-xít citric có trong quả chanh giúp ngăn chặn các khoáng chất và những thành tố khác của nước tiểu dính vào nhau và hình thành sỏi thận.
Sỏi thậnCó trường hợp ở dưới Bình Gia, bệnh nặng tới mức sỏi nằm ở dây cầu thận, viên sỏi đã dài tới 6cm, uống thuốc ông Dụ bốc 1 thời gian thì đẩy được viên sỏi thận to như hột trám.
Trị sỏi thận bằng nắm lá tươi: Sáng uống, chiều có thể ra sỏi
Tự chữa khỏi bệnh sỏi thận chỉ trong 7 ngày với món ăn dễ nấu
Bài thuốc chữa sỏi thận chỉ uống 2 thang là ra sỏi
Chỉ cần 6 quả chanh, bạn đã ngăn ngừa được bệnh sỏi thận

“Ông tôi, bố tôi khi trước đều không biết tên gọi chính xác của bệnh là sỏi thận mãi đến khi tôi vào bộ đội, trong thời gian nằm điều trị vết thương, tôi dò hỏi các y tá thì mới biết những biểu hiện của đái buốt, đái ra máu, đái đục là hiện tượng chuẩn bị tích sỏi”, ông Hứa Văn Dụ ở thôn Na Làng, xã Tô Hiệu huyện Bình Gia (Lạng Sơn) tâm sự.
Bài thuốc gia truyền của họ Hứa
Đang loay hoay hỏi đường đến nhà ông lang Dụ, chúng tôi được bác Lý Văn Chanh người cùng thôn hỏi ngay “Đến chữa sỏi thận phải không?”. Không chờ câu trả lời, bác Chanh cười thân mật chia sẻ: “Bác cách đây chục năm cũng bị sỏi thận phải nhờ đến thuốc của ông Dụ mới chữa khỏi. Chỉ vài thang thôi nhưng hiệu quả lắm”, nói rồi bác nhiệt tình dẫn chúng tôi đến tận nơi.
Người lính già Hứa Văn Dụ đã ngoài 70 tuổi nhưng vẫn minh mẫn, nhanh nhẹn kể lại: “Tôi trước là lính của đơn vị 308 Bảo vệ thủ đô, năm 1972 bị thương ở Quảng Trị. Cũng trong năm đấy, tôi xuất ngũ về nhà. Lúc bấy giờ bố tôi đã ngoài 80 tuổi, ông không thể tự mình leo núi tìm cây thuốc được nữa”. Nhưng thời gian đầu truyền nghề lại cho con, ông cụ vẫn cố gắng lên rừng hướng dẫn ông Dụ nhận biết các cây thuốc cần thiết cho việc trị bệnh. Sau đó, mỗi ngày cụ chỉ sai ông Dụ lên tìm đúng một cây thuốc và nửa năm sau ông Dụ đã thành thạo việc tìm nguyên liệu. Ông cười vui vẻ: “Tôi đang truyền nghề cho thằng con trai lớn, tính ra bài thuốc nhà tôi đã sang đời thứ tư rồi đấy”. Chỉ vào đứa cháu nội mới 13 tuổi vừa đi học về ông còn vui hơn: “Nó cũng đã biết phân biệt cây thuốc nhưng còn ham chơi lắm chưa truyền nghề được, thỉnh thoảng khách qua nhà lấy thuốc nó cũng biết lấy giúp tôi rồi”.
Ông Dụ nói thêm: “Trước đây, cả ông và bố tôi đều không biết tên gọi chính xác của bệnh là sỏi thận. Thấy người làng thường xuyên mắc phải bệnh có triệu chứng như đái buốt, đái ra máu mà không được chữa trị do ở quá xa trung tâm y tế huyện, ông nội tôi đã tự mày mò tìm hiểu ra bài thuốc gia truyền chữa sỏi thận hiện nay. Mãi đến khi vào bộ đội, trong thời gian nằm điều trị vết thương, tôi dò hỏi các y tá thì mới biết những biểu hiện trên là hiện tượng chuẩn bị tích sỏi”.
Bài thuốc nam hiệu quả
Một thang thuốc ông Dụ bốc có 12 vị chia làm 3 gói nhỏ uống trong 8 ngày. Trước kia, khi chưa có phim chụp ở bệnh viện thì ông bắt bệnh bằng kinh nghiệm của cha ông truyền lại: “Nếu chỉ đi đái buốt, đái rát là bệnh mới chớm, viên sỏi chưa to, nếu bệnh lan ra đau lưng, đau dưới rốn hoặc đau cả háng là bệnh nặng lắm rồi”. Theo ông, bệnh nhân sỏi nhỏ dưới 1cm thì uống ít nhất 1 thang thuốc là sỏi tan ra, lớn hơn 1cm thì uống 5 - 6 thang là hết bệnh. Điều cơ bản cho việc điều trị sỏi thận là trong thời gian uống thuốc cần phải kiêng rượu bia, ăn cá, ngan, ngỗng.
Hiện tại, ông Dụ đã 74 tuổi, trong người còn nhiều mảnh đạn khiến cơ thể thường xuyên đau nhức vào những ngày trái gió trở trời nên ông chỉ ở nhà bốc thuốc. Hầu như ngày nào cũng có người đến lấy nhưng cây thuốc thì ngày một ít đi. Trước kia, ông Dụ chỉ cần quanh quẩn mấy quả núi trước nhà cũng đủ thuốc bốc cho mọi người, nhưng mấy năm trở lại đây khó khăn hơn nhiều. Vì vậy, ông thường huy động con cái lúc rảnh rỗi lên rừng tìm thuốc. Bởi thế, trong nhà ông ai cũng biết ít nhiều đến các vị thuốc cần có cho việc chữa sỏi thận. Ông luôn dặn người nhà, khi hái cây thuốc thì cần phải để lại một hai rễ cho nó phát triển tiếp. “Thuốc khó tìm, có vị phải đi mua nên tôi bán hơi đắt, 120 nghìn đồng/thang”, ông Dụ thật thà tâm sự.
Được biết, ở vùng núi Lạng Sơn này toàn núi đá vôi nên số lượng người mắc bệnh sỏi thận nhiều. Có trường hợp ở dưới Bình Gia, bệnh nặng tới mức sỏi nằm ở dây cầu thận, lúc bệnh nhân phát hiện ra viên sỏi đã dài tới 6cm, uống thuốc ông Dụ bốc một thời gian sau đã đẩy được viên sỏi ra to như hột trám. Ông Dụ tự hào khi những bệnh nhân ở xa như trong Đắc Nông hay gần hơn là Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nội… cũng đến nhà ông lấy thuốc.
theo Lao động
********************
Tự chữa khỏi bệnh sỏi thận chỉ trong 7 ngày với món ăn dễ nấu
Trên đây là kinh nghiệm chữa sỏi thận từ quả đu đủ xanh, của bác Lương Phúc Huyên gửi tới tòa soạn, xét thấy không độc hại gì vì vậy chúng tôi đăng để bạn đọc thử áp dụng.
Làm theo 5 điều sau, bạn sẽ không còn lo bị sỏi thận
Bị sỏi thận: Dùng chuối hột sắc uống là ra sỏi
Bài thuốc chữa sỏi thận chỉ uống 2 thang là ra sỏi
Trị sỏi thận bằng nắm lá tươi: Sáng uống, chiều có thể ra sỏi
Chỉ cần 6 quả chanh, bạn đã ngăn ngừa được bệnh sỏi thận
Tuy nhiên, trong quá trình dùng nếu có điều gì bất thường nên đi khám tại bệnh viện để được xử trí đúng. Thực tế, trong Đông y thường dùng đu đủ xanh hầm chân giò giúp lợi sữa dùng cho các bà mẹ sau đẻ ít sữa.
Tôi năm nay 77 tuổi, bị nhiều bệnh nhưng năm 1990 bị sỏi thận, chạy chữa 5 năm nhiều thầy lang ở nhiều nơi, mất nhiều tiền mới tiêu tan được sỏi. Năm 2005, sỏi lại tái phát thận phải 1 viên 0,7mm, thận trái 1 viên 0,9mm. Tôi rất lo lắng tìm đường chạy chữa. Thật may gặp ông anh cho một quyển sách nhỏ Những bài thuốc gia truyền bằng cây nhà, lá vườn của một cố đạo người Việt cư trú ở Mỹ viết gửi về. Trong đó có bài quả đu đủ xanh chữa sỏi.
Cách làm: quả đu đủ xanh cắt đầu đuôi bỏ hết hột, thêm ít muối, đem đun cách thủy, ăn ngày một lần, ăn liền trong một tuần lễ là khỏi. Tôi thực hiện ngay, trẩy quả đu đủ xanh (bằng vốc tay) vừa ăn trong một ngày, ăn 7 quả liền. Sau 7 ngày đi siêu âm quả thật viên sỏi đã biến mất.
Tự chữa khỏi bệnh sỏi thận chỉ trong 7 ngày với món ăn dễ nấu
Tôi thấy cháu Nguyễn Văn Thiết, 35 tuổi đi lưng còm lom khom là bị 2 viên sỏi đường tiết niệu chèn đau không làm được gì. Tôi hướng dẫn trảy ngay quả đu đủ vườn nhà làm như trên để ăn. Cháu ăn đến ngày thứ ba đã giảm đau, đến ngày thứ năm đã khỏi đau đi làm bình thường được.
Thấy kết quả, ông anh Nguyễn Minh Xa và Phạm Văn Sáu, nguyên hiệu trưởng trường cấp II đã về hưu cũng thực hiện ăn quả đu đủ xanh trong 7 ngày đi siêu âm cũng tiêu tan sỏi thận.
Tôi lại mách và hướng dẫn ông Nguyễn Văn Sướng ở tổ 10, phường Minh Khai - thành phố Phủ Lý, nguyên là Giám đốc khách sạn bị sỏi bùn ở mật chuẩn bị đi mổ và bà vợ là Nguyễn Thị Thịnh bị sỏi thận 3 viên. Hai ông bà cũng thực hiện ăn quả đu đủ xanh trong 1 tuần lễ đi siêu âm cũng tiêu tan hết. Tôi còn mách bảo nhiều người khác.
Đây là tin vui bước đầu thực nghiệm theo sách có kết quả tốt và rất nhiều người bị bệnh này, chữa đơn giản không mất nhiều tiền mà khỏi bệnh. Tôi viết bài này mong quý báo đăng để độc giả bị bệnh có thể áp dụng thử khi cần vừa rẻ vừa an toàn.
***************************
trà đá có thể đối diện với nguy cơ cao phát triển sỏi thận.
Sự thật về chất gây sỏi thận có trong thực phẩmChi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TPHCM mới đây đã công bố toàn bộ 4 mẫu mì căn, hủ tiếu khô, mì sợi khô được lấy tại một số điểm kinh doanh trên địa bàn TP và đưa đi phân tích thì cả 4 đều chứa acid oxalic - một chất cấm sử dụng trong thực phẩm vì gây sỏi thận...

4/4 mẫu đều có chất gây sỏi thận
Sau khi thu thập, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TPHCM đã gửi đến Cty cổ phần dịch vụ khoa học công nghệ sắc ký Hải Đăng để phân tích. Trước kết quả trên, để đối chứng, Chi cục ATVSTP đã truy nguồn gốc và trực tiếp đến 4 cơ sở: Phong Ký (phường 8, quận 6), Đinh Thanh Lẹ (QL22, khu phố 6, thị trấn Củ Chi, huyện Củ Chi), Phạm Văn Năng (ấp Tiền, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi) và một hộ kinh doanh ở TPHCM để lấy mẫu tại cơ sở gửi đi xét nghiệm lần hai đối chứng.
Kết quả hàm lượng acid oxalic trong hủ tiếu khô là 142mg/kg; mì căn là 40,1mg/kg; trong mì sợi khô và sản phẩm còn lại khá cao...
Theo trình bày của chủ cơ sở sản xuất mì sợi khô Phong Ký thì mỗi ngày cơ sở sản xuất khoảng 100kg mì sợi khô phân phối cho các chợ trên địa bàn TP. Nguyên liệu chủ yếu để sản xuất mì là bột mì, trứng gà, phụ gia làm giòn, màu thực phẩm, nước tro. Cơ sở khẳng định không bỏ hoá chất acid oxalic để làm tăng độ trắng vì mì sợi thường có màu vàng.
Chủ cơ sở sản xuất mì căn Đinh Thanh Lẹ khẳng định, mì căn được sản xuất từ bột mì và muối. Bột mì được cơ sở mua tại Công ty G ở quận 10. Sau khi Chi cục ATVSTP công bố mì căn có chứa hoá chất acid oxalic, cơ sở này đã nhanh chóng lấy 4 mẫu bột mì của Công ty G để kiểm nghiệm và phát hiện cả 4 mẫu đều chứa acid oxalic với hàm lượng 157-198mg/kg. Điều đáng nói, lâu nay, mì căn, hủ tiếu khô được xem là loại thực phẩm khá phổ biến trong các bữa ăn chay.
Nguy cơ nhiễm vi sinh ecoli, coliform từ thực phẩm chay.Chưa kiểm soát được chất tạo mùi, vị, định hình
Khảo sát thực phẩm chay được bày bán tại một số chợ đầu mối TPHCM như chợ Lớn (quận 6), chợ An Đông (quận 5), chợ Bà Chiểu (Bình Thạnh) cho thấy, phần lớn các loại mì căn, tàu hủ ki, đậu phụ... được sản xuất thủ công trong nước với giá bình dân, phần còn lại là các loại nhập khẩu. Trong đó, hàng nhập khẩu có giá bán khá cao làm giả theo các loại thức ăn mặn.
Gần như có bao nhiêu món mặn là có bấy nhiêu món chay tương tự. Ngoài ra, “góp mặt” vào thực đơn để đãi tiệc còn có nhiều thực phẩm chay như heo sữa quay, gà phát tài, chả lụa, chả quế, chả cá, nem chua... Hầu hết thực phẩm chay đóng gói sẵn có giá khá “mềm”, chỉ khoảng 13.000 - 32.000đ/gói (120 - 250g) và 62.000 - 110.000đ/kg.
Chả lụa chay giá 100.000 đồng/kg, chả nấm 110.000 đồng/kg, chả bó sả 85.000 đồng/kg, chả quế, chả cốm 75.000 - 80.000 đồng/kg; ruốc thịt chay khoảng 170.000 đồng/kg.
Phần lớn các loại đồ chay đều thuộc diện: Không nhãn mác, không hạn sử dụng và cơ sở sản xuất. Nếu có nhãn thì ghi chung chung. Theo các chuyên gia, để tạo ra được hương vị, hình dáng giống như thức ăn mặn thông thường, nhà sản xuất buộc phải cho thêm chất hóa học để tạo màu, mùi, vị. Đặc biệt, phải có thêm chất định hình, để tạo hình cho giống các loại thịt, cá.
TS Phan Thế Đồng - nguyên Trưởng khoa Công nghệ thực phẩm (Trường ĐH Nông - Lâm TPHCM) - cho rằng, acid oxalic kết hợp với sắt, canxi, natri, kali... trong cơ thể sẽ kích thích ruột và gan. Acid oxalic liên kết với canxi, do đó nếu sử dụng thực phẩm chứa acid oxalic trong thời gian dài sẽ dẫn đến hiện tượng thiếu hụt chất khoáng, chất dinh dưỡng. “Người có các rối loạn liên quan tới thận, thấp khớp, bệnh gút... không nên dùng thực phẩm chứa acid oxalic. Người có tiền căn sỏi thận nếu dùng thức ăn chứa acid oxalic dễ có nguy cơ sỏi thận, làm nghẽn đường tiết niệu” - TS Đồng cảnh báo.
Điều đáng lưu ý, lâu nay, nhiều người cho rằng, chỉ có chất bảo quản mới gây hại, thế nhưng đối với thực phẩm chay, trên thực tế, nhiều chất khác thậm chí còn độc hại hơn như chất tạo mùi, vị, định hình mà ngay cả những nhà sản xuất cũng không biết được tác hại. Chính vì suy nghĩ, “đồ chay là sạch, vô hại” nên ít khi thấy cơ quan chức năng kiểm tra loại thực phẩm này.
Trong khi đó, trào lưu ăn chay đang dần rất phổ biến ở VN. Để bảo vệ sức khoẻ cho người tiêu dùng, cơ quan quản lý phải yêu cầu nhà sản xuất giải trình được các chất sử dụng trong sản phẩm chay, tránh tình trạng gian lận, đánh lừa người tiêu dùng.
Hãi hùng thực phẩm chay chứa đầy hóa chất gây sỏi thậnCác nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Y khoa Trường ĐH Loyola (Mỹ) giải thích rằng các loại thức uống phổ biến trong mùa hè thường có chứa mức cao chất oxalate - một loại hóa chất kích thích sự thành lập các tinh thể nhỏ được tạo nên từ các khoáng chất và muối có trong nước tiểu.
Mặc dù những tinh thể này thường không gây hại, tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cảnh báo chúng có thể phát triển đủ lớn để cư trú ở các ống nhỏ có nhiệm vụ dẫn nước tiểu từ thận tới bàng quang.
“Đối với những người có khuynh hướng mắc phải thể thông thường nhất của bệnh sỏi thận, nước trà đá là một trong những loại thức uống tệ hại nhất” - bác sĩ John Milner, trợ lý giáo sư Khoa Tiết niệu Trường ĐH Loyola ở Chicago (Mỹ) nói - “Cũng giống nhiều người, tôi cũng thích uống trà đá vào mùa hè, nhưng không uống quá nhiều. Bời vì có nhiều vấn đề sức khỏe liên quan đến việc này, uống vừa phải là tốt nhất”.
Tình trạng cơ thể thiếu nước là nguyên nhân thông thường nhất gây sỏi thận, các nhà nghiên cứu giải thích. Tuy nhiên, việc uống nhiều trà đá cũng có thể làm gia tăng nguy cơ bị sỏi thận.
Trà đá: Thức uống tệ hại gây bệnh sỏi thận
“Nhiều người được khuyên rằng hãy uống nhiều nước vào mùa hè. Và không ít người chọn cách uống nhiều trà đá, vì nó chứa ít calo và có vị ngon hơn nước thường. Tuy nhiên, như thế họ đã hại chính họ vì gây nên sỏi thận”, Milner nói.
Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng, những người đàn ông có khả năng phát triển bệnh sỏi thận cao gấp bốn lần so với phụ nữ, nguy cơ này tăng đáng kể ở những đàn ông từ bốn mươi tuổi trở lên. Bên cạnh đó, những phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh, có mức estrogen thấp và những chị em đã giải phẫu cắt bỏ buồng trứng cũng đối diện với nguy cơ cao bị sỏi thận.
Nhằm kéo giảm nguy cơ bị sỏi thận, các nhà nghiên cứu khuyên mọi người nên cung cấp đủ nước cho cơ thể. Các chuyên gia cho biết, uống nước thường là tốt nhất song uống nước chanh cũng là một sự lựa chọn đúng đắn. “Chanh là nguồn giàu chất citrate, có tác dụng ngăn cản quá trình phát triển sỏi thận”, Milner giải thích.
Các nhà nghiên cứu khuyên những người có nguy cơ bị sỏi thận nên thực hiện các bước sau: Tránh tiêu thụ các loại thực phẩm chứa mức cao chất oxalate, bao gồm rau chân vịt, sôcôla và các loại quả hạch; giảm tiêu thụ muối; ăn ít thịt; bổ sung đủ canxi, vì canxi có tác dụng giúp giảm lượng oxalate hấp thu vào cơ thể.
Mặc dù nước trà nóng cũng có chứa chất oxalate, tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết rất khó để uống nhiều đến mức đủ để gây sỏi thận. Họ bổ sung rằng những người có khả năng phát triển sỏi thận, muốn uống trà đá cần gặp bác sĩ để kiểm tra xem nó có kích thích cơ thể sản xuất ra quá nhiều chất oxalate hay không.
**********************
Sự thật về chất gây sỏi thận có trong thực phẩm
Sự thật về acid oxalic có trong thực phẩm thế nào? Ăn thực phẩm có acid oxalic có nguy hại cho sức khỏe không? Vì sao trong thực phẩm lại có acid oxalic?
Hãi hùng thực phẩm chay chứa đầy hóa chất gây sỏi thận
Thời gian qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng có nêu tìm thấy acid oxalic có trong một số loại thực phẩm. Thông tin này gây “rúng động” thị trường khiến người tiêu dùng lo ngại.
Sự thật về chất gây sỏi thận có trong thực phẩm
Có thể phân loại thành bốn nhóm thực phẩm có chứa acid oxalic là: loại chứa acid oxalic rất cao gồm các loại cám, hạnh nhân, hạt mè nguyên khô, rau dền, khế, các loại hạt hỗn hợp...; loại chứa acid oxalic cao gồm hạt điều, đậu phộng, khoai tây chiên miếng, khoai lang, măng...; loại chứa acid oxalic trung bình có hạt dẻ, bơ đậu phộng, hạt óc chó, khoai tây chiên cọng, cà rốt, cần tây, xốt cà chua...; loại chứa ít acid oxalic là cơm dừa, hạt hướng dương, măng tây nấu chín, bơ, bông cải xanh, bông cải trắng, bắp, dưa chuột, gạo...


Một số loại sỏi thận - Ảnh tư liệu Bệnh viện Chợ Rẫy
Sự thật về acid oxalic có trong thực phẩm thế nào? Ăn thực phẩm có acid oxalic có nguy hại cho sức khỏe không? Vì sao trong thực phẩm lại có acid oxalic? Những băn khoăn này được các chuyên gia trong lĩnh vực thực phẩm và y tế “giải mã” tại hội thảo “An toàn thực phẩm và dinh dưỡng với acid oxalic” do Hội Y tế công cộng TP.HCM tổ chức chiều 26-12 tại TP.HCM.
Hai loại acid oxalic
Có thể phân loại thành bốn nhóm thực phẩm có chứa acid oxalic là: loại chứa acid oxalic rất cao gồm các loại cám, hạnh nhân, hạt mè nguyên khô, rau dền, khế, các loại hạt hỗn hợp...; loại chứa acid oxalic cao gồm hạt điều, đậu phộng, khoai tây chiên miếng, khoai lang, măng...; loại chứa acid oxalic trung bình có hạt dẻ, bơ đậu phộng, hạt óc chó, khoai tây chiên cọng, cà rốt, cần tây, xốt cà chua...; loại chứa ít acid oxalic là cơm dừa, hạt hướng dương, măng tây nấu chín, bơ, bông cải xanh, bông cải trắng, bắp, dưa chuột, gạo...
Báo cáo về acid oxalic trong tự nhiên và ảnh hưởng đến thực phẩm, GS.TS Chu Phạm Ngọc Sơn - phó chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật TP.HCM, chủ tịch hội đồng khoa học công nghệ Công ty sắc ký Hải Đăng - cho biết thực chất acid oxalic là thành phần vốn có trong tự nhiên ở nhiều loại rau củ quả, ngũ cốc, thức ăn, thức uống.
Bên cạnh acid oxalic trong tự nhiên, trên thị trường còn có acid oxalic công nghiệp. Đây là acid oxalic hữu cơ có tính khử nên được sử dụng để tẩy trắng, khử gỉ sét, tẩy một số loại vết bẩn.
Vừa qua một số cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm lạm dụng acid oxalic công nghiệp để làm trắng bún, bánh phở và các sản phẩm từ bột gạo nhằm bắt mắt người tiêu dùng. Bộ Y tế quy định loại acid oxalic hữu cơ này không có trong danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng trong thực phẩm.
Theo GS Ngọc Sơn, từ tháng 6 đến ngày 10-12-2013, Công ty sắc ký Hải Đăng đã thực hiện phân tích nồng độ acid oxalic đối với 873 mẫu thực phẩm.
Kết quả 363 mẫu có acid oxalic (tỉ lệ gần 42%). Trong đó có 112/369 mẫu bún, bánh phở, hủ tiếu có acid oxalic; 120/353 mẫu bột nguyên liệu có chất này; 100% mẫu mì tôm (62 mẫu) và 100% mẫu măng tươi (9 mẫu) có acid oxalic; 25/26 mẫu măng muối có acid oxalic nhưng hàm lượng thấp hơn măng tươi rất nhiều.
“Vấn đề phải phân biệt acid oxalic trong thực phẩm là được cho thêm vào thực phẩm hay có sẵn trong tự nhiên. Để phân biệt hai loại acid oxalic này phải dựa trên phân tích tỉ lệ đồng vị trong khối phổ. Tuy nhiên, phương tiện phân tích này gần như chưa có ở VN” - GS Ngọc Sơn khẳng định như vậy.
Ông cũng nói thêm ở nước ngoài chưa ấn định hàm lượng tối đa acid oxalic cho từng đối tượng thực phẩm vì chất này có tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm, chỉ khuyến cáo với người có tiền sử sỏi thận hay trẻ em thì hạn chế dùng các loại thực phẩm giàu acid oxalic.
Để ăn acid oxalic an toàn
Trong khi đó, TS.BS Lê Trường Giang - chủ tịch Hội Y tế công cộng TP.HCM - cho biết thêm tùy theo đặc tính của đất, nước, phân bón, môi trường... mà mỗi loại thực phẩm được trồng những nơi khác nhau sẽ có hàm lượng acid oxalic khác nhau. Đáng chú ý acid oxalic còn được tạo ra trong cơ thể người do nấm, do biến dưỡng và do vitamin C (nếu sử dụng liều cao, thời gian dài).
Ngoài ra, acid oxalic còn có thể kết hợp với các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể (canxi, mangiê, sắt, kali...) tạo thành các muối oxalat, khiến cơ thể thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết này. Oxalat calci có thể lắng đọng ở thận, lâu ngày tạo thành sỏi thận.
Tuy nhiên, việc lắng đọng oxalat calci thành sỏi thận chỉ xảy ra trong những điều kiện nhất định và có thể hóa giải nguy cơ sỏi thận bằng việc uống nhiều nước, giúp pha loãng nước tiểu nhằm giảm hàm lượng oxalat calci và tăng pH.
TS.BS Lê Trường Giang cho rằng với người có vấn đề về thận, gút, thấp khớp, đau mãn tính vùng âm hộ cần hạn chế các loại thực phẩm có hàm lượng acid oxalic cao. Để giảm lượng acid oxalic hấp thu, mọi người nên dùng thực phẩm chứa acid oxalic chung với thực phẩm hoặc thuốc có nhiều canxi, magiê, kali...
Ngoài ra, có thể thực hiện một số kỹ thuật chế biến thực phẩm giúp giảm lượng acid oxalic có sẵn trong thực phẩm bằng cách xay, nghiền, cắt nhỏ rồi rửa thực phẩm để loại bỏ bớt acid oxalic.
Việc nấu thực phẩm lâu cũng giúp loại bỏ bớt lượng acid oxalic trong thực phẩm. Tuy nhiên, các phương pháp này giúp loại bỏ được khoảng 5-15% acid oxalic nhưng lại làm mất các chất dinh dưỡng khác cần thiết cho cơ thể.
Do chưa có nhiều nghiên cứu sâu về tác hại của acid oxalic trên người cũng như nhiều loại thực phẩm sẵn có hàm lượng acid oxalic cao trong tự nhiên mà con người ăn hằng ngày, GS Ngọc Sơn đề xuất ngành y tế nên quy định mức tối đa acid oxalic cho bột gạo và những thực phẩm chế biến từ bột gạo (bún, bánh phở...).
Lý do là để ngăn chặn người sản xuất sử dụng acid oxalic công nghiệp để làm trắng sản phẩm thực phẩm vì lợi nhuận. Để tránh việc lạm dụng hóa chất công nghiệp trong chế biến thực phẩm, TS Lê Trường Giang đề nghị cơ quan chức năng cần có biện pháp quản lý việc kinh doanh phụ gia thực phẩm nằm trong danh mục cho phép của Bộ Y tế phải tách rời khỏi việc kinh doanh hóa chất công nghiệp.
Nguy cơ sỏi thận không cao
Về mối liên quan giữa acid oxalic và sỏi thận, TS.BS Dư Thị Ngọc Thu - khoa ngoại tiết niệu Bệnh viện Chợ Rẫy - cho biết đa số bệnh nhân sỏi thận có thành phần sỏi là oxalat calci (hơn 80%). Trong đó tập quán ăn uống, loại thức ăn sử dụng giàu protein, đường tinh khiết, thức ăn giàu natri, nhiều acid oxalic, ít sợi xơ... làm tăng tỉ lệ bị bệnh sỏi niệu. Uống nước không đầy đủ cũng làm tăng nồng độ canxi trong nước tiểu. Cần lưu ý, người bình thường ăn rau củ quả, ngũ cốc có acid oxalic tự nhiên với lượng ăn bình thường khó có tác dụng độc hay gây sỏi thận.
Nguy cơ sỏi thận không cao
Về mối liên quan giữa acid oxalic và sỏi thận, TS.BS Dư Thị Ngọc Thu - khoa ngoại tiết niệu Bệnh viện Chợ Rẫy - cho biết đa số bệnh nhân sỏi thận có thành phần sỏi là oxalat calci (hơn 80%). Trong đó tập quán ăn uống, loại thức ăn sử dụng giàu protein, đường tinh khiết, thức ăn giàu natri, nhiều acid oxalic, ít sợi xơ... làm tăng tỉ lệ bị bệnh sỏi niệu. Uống nước không đầy đủ cũng làm tăng nồng độ canxi trong nước tiểu. Cần lưu ý, người bình thường ăn rau củ quả, ngũ cốc có acid oxalic tự nhiên với lượng ăn bình thường khó có tác dụng độc hay gây sỏi thận.