|
Post by Huu Le on Feb 19, 2008 5:51:35 GMT 9
Kỷ niệm 40 năm Tết Mậu Thân 40 năm sau Tết Mậu Thân – Hồi ký của một cựu quân nhân Mỹ Tag SuuTamLSDavid T. Zabecki Thật khó tin rằng 40 năm đã trôi qua kể từ cuộc TTCTMT. Đối với chúng tôi, những người đã trải qua thời điểm đó, cái cảm giác nhận được lệnh báo động vào lúc nửa đêm về sáng ngày 31/1/1968 dường như mới vừa xảy ra hôm qua thôi. Những diễn biến lớn đang tới. Hầu như tất cả các tướng lãnh và quan chức cấp cao đều cảm nhận được sức nóng. Nhưng đối với những người lính chúng tôi, mọi chuyện chỉ đơn giản là thu xếp quân trang, quân dụng rồi di chuyển. Câu chuyện dài về TMT thực sự bắt đầu từ tháng 7/1967, khi một viên tướng hàng đầu của QĐBV qua đời tại một bệnh viện quân y ở Hà Nội. Trong vòng nhiều năm, cái chết của Đại Tướng Nguyễn Chí Thanh luôn được giải thích là do bom B52 dội trúng khu chỉ huy của ông tại MNVN. Tuy nhiên, những bằng chứng gần đây cho biết nguyên nhân chết của ông không liên quan đến chiến sự. Cho dù là vì nguyên nhân nào đi chăng nữa, cái chết của Tướng Thanh vào thời điểm đó đã có tác động to lớn tới những quyết định của Chính quyền Bắc Việt (CQBV) dẫn tới TTCTMT và sau đó là kết cục bi thảm của cuộc chiến này. Tướng Thanh là TTL của QĐBV tại miền Nam. Ông là một trong hai tướng bốn sao duy nhất của QĐBV vào thời điểm đó, cùng với Bộ trưởng Quốc Phòng Võ Nguyên Giáp. Đồng thời, ông nắm một quyền lực chính trị với 17 năm là thành viên trong Bộ Chính Trị (BCT) - cơ quan nắm quyền lãnh đạo của BV. Thêm vào đó, Tướng Thanh luôn là người phản đối chính sách đối đầu trực tiếp với quân Mỹ của Tướng Giáp. Nhưng tiếng nói đối lập đó giờ đã không còn cơ hội cất lên. Ngay lập tức sau lễ Quốc Tang ngày 7/7/1967 dành cho Tướng Thanh, BCT nhóm họp để cân nhắc kế hoạch táo bạo của Tướng Giáp muốn đẩy nhanh cuộc chiến tới thắng lợi cuối cùng. Vào thời điểm này, diễn biến cuộc chiến vẫn đang theo chiều hướng bất lợi cho phía CS. Kể từ sau trận chiến đẫm máu tại thung lũng Ia Drang năm 1965, QĐBV cũng như lực lượng du kích VC (MTDTGPMNVN) của Tướng Thanh ở miền Nam hứng chịu thất bại trong tất cả các cuộc đương đầu với quân Mỹ. Tướng Thanh luôn cho rằng thật điên rồ khi cố gắng đương đầu trực tiếp với hỏa lực vượt trội và tính cơ động của quân Mỹ. Ông muốn thu nhỏ quy mô các chiến dịch, thay vào đó tiến hành phương thức chiến tranh du kích trường kỳ, từng bước bào mòn ý chí chiến đấu của người Mỹ. Tuy nhiên, Tướng Giáp – người hùng Điện Biên Phủ 13 năm về trước – lại muốn làm nên một kỳ tích nữa bằng việc nhanh chóng đánh quỵ quân lực Mỹ. Sau khi Tướng Thanh chết, đã không còn tiếng nói đối lập nào với Tướng Giáp trong BCT. Chìa khóa dẫn đến kế hoạch của Tướng Giáp là ý tưởng “Tổng Tiến Công” sao chép từ học thuyết của CS Trung Quốc. Một “Cú Đấm kép” được chờ đợi tung ra khi “Tổng Tiến Công” kéo theo “Tổng Nổi Dậy” – người dân MNVN sẽ đồng loạt đứng lên đi theo lý tưởng CS và lật đổ chính quyền Sài Gòn. Ý tưởng “Tổng Nổi Dậy” là một nét riêng biệt của Việt Nam trong học thuyết cách mạng. Kế hoạch của Tướng Giáp được dự đoán sẽ thành công dựa trên ba giả định: Thứ nhất, quân đội VNCH sẽ bị bất ngờ, không kịp trở tay và sụp đổ trước “Tổng Tiến Công”; Thứ hai, người dân MNVN sẽ đồng khởi đứng lên, đi theo CS và tạo nên cuộc “Tổng Nổi Dậy”; và Thứ ba, choáng váng vì những đòn tấn công bất ngờ, quyết tâm bám trụ chiến trường Việt Nam của người Mỹ sẽ bị bẻ gãy. Thời điểm của cuộc TTC được ấn định vào dịp Tết Mậu Thân năm 1968. Tết luôn là dịp lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt Nam mà người phương Tây khó có thể hiểu được tầm quan trọng của nó. Tết giống như dồn tất cả những dịp lễ Giáng Sinh, lễ Tạ Ơn, Ngày Độc Lập 4/7 và ngày sinh nhật của bạn vào làm một.  ARVN Forces Inflict Heavy Casualties on NVA Invaders - Gia Dinh - A large force of North Vietnamese Army (NVA) troops infiltrated Go Vap in Gia Dinh Province, some three miles northeast of the Presidential Palace in Saigon on May 31. A combined force of Vietnam marines, Airborne infantry, Regional and Popular Forces, armored units and National Police drove most of the NVA out of the heavily populated area. Those not driven out were killed or captured. - A Vietnamese Marine takes cover during the fighting in Go Vap. The burning houses were set afire by retreating North Vietnamese troops. Tướng Nguyễn Ngọc Loan bắt 1 Việt Cộng ngay giữa đường phố gây sốc cho cả thế giới. Công việc xây dựng kế hoạch cũng như phương thức tiến hành TTCTMT của Tướng Giáp là một kiệt tác về mưu mẹo đánh lừa trong binh pháp chiến tranh. Những chỉ dẫn của ông được gửi xuống từng đơn vị ngoài mặt trận, nhưng thời điểm chính xác và các mục tiêu cụ thể của mỗi đơn vị được giữ kín đến tận phút chót. Bắt đầu từ mùa thu năm 1967, Tướng Giáp liên tiếp tổ chức những trận đánh đẫm máu nhưng có vẻ vô nghĩa tại các khu vực biên giới và những vùng phía Bắc MNVN giáp Khu Phi Quân Sự (PQS). Ngày 29/10, Trung đoàn 273 của VC (MTDTGPMNVN) tấn công quận lỵ Lộc Ninh, nằm trong khu vực được gọi là “Lưỡi câu” phía Tây Bắc Sài Gòn. Ngày 23/11, Trung đoàn 4 QĐBV mở một cuộc tấn lớn vào Dak To. Đầu tháng 1/1968, nhiều sư đoàn QĐBV tập trung bao vây tiền đồn quân sự đơn độc của TQLC Mỹ tại Khe Sanh, gần Khu PQS. Tất cả những cuộc tấn công này đều nằm trong “chiến dịch ngoại vi” của Tướng Giáp nhằm kéo giãn các đơn vị quân Mỹ ra khỏi các khu vực thành thị và đẩy họ về phía biên giới. Phần lớn các trận đánh do QĐBV tiến hành, trong khi các đơn vị VC của MTDTGPMNVN di chuyển vào các vị trí sẵn sàng cho cuộc TTC, thu mình củng cố kho quân nhu và tập luyện chuẩn bị chiến đấu. Sau cuộc tấn công của Trung đoàn 273 của VC tại Lộc Ninh, những tài liệu thu giữ được từ tù binh CS đã tiết lộ mục đích của trận đánh này nhằm giúp VC tích lũy kinh nghiệm chiến đấu. Giới lãnh đạo CS muốn lợi dụng giai đoạn ngừng bắn trong dịp Giáng Sinh 1967 để trục lợi. Các tướng lãnh cao cấp của họ lợi dụng lệnh ngừng bắn để tiến hành thăm dò những mục tiêu đã được ấn định. Kế hoạch đó được tiến hành nhằm chơi canh bạc lớn của Tướng Giáp vào những ngày đầu năm 1968. *** Cuộc TTCTMT đã đạt được thành công về mặt chiến lược khi gây được bất ngờ, cho dù thất bại ở mức độ chiến thuật khi tình báo Mỹ đã phát hiện ra kế hoạch tấn công trong dịp nghỉ lễ. Trung Tướng Fred Weyland, tư lệnh Quân đoàn II của Mỹ và là cựu sỹ quan tình báo trong Thế Chiến II, đã dự báo những biến động trên quy mô lớn có thể sắp xảy ra. Ông thuyết phục Đại Tướng William Westmoreland cho tái triển khai 13 tiểu đoàn dưới quyền của mình áp sát Sài Gòn vào giữa tháng 1/1968. Kết quả là lực lượng quân Mỹ không hoàn toàn bị bất ngờ khi cuộc tấn công nổ ra. Các trận chiến trên khắp lãnh thổ MNVN đều chấm dứt sau vài ngày; tuy nhiên, tại các địa điểm như Sài Gòn Chợ Lớn, Huế và Khe Sanh, giao tranh kéo dài hàng tuần. Kế hoạch của Tướng Giáp đã thất bại tại hai trong số ba giả định đã nêu phía trước: Người dân MNVN không hề đứng lên, đi theo lực lượng CS. Cuộc “Tổng Nổi Dậy” đã không xảy ra, ngay cả ở Huế là nơi quân CS nắm giữ hoàn toàn thành phố trong khoảng thời gian lâu nhất. Quân lực VNCH cũng không hề sụp đổ. Họ bị tấn công dữ dội ở một vài nơi nhưng đã đánh trả rất tốt. Chỉ có một bên chịu thua nặng nhất trong TTCTMT, đó là VC. Các du kích CS ở miền Nam tiến hành những cuộc tấn công chủ yếu, và họ chịu thương vong nhiều nhất. Các cơ sở du kích, được phát triển và hoạt động bí mật trong nhiều năm, giờ đây bị lộ và nhanh chóng bị phá hủy. Kể từ thời điểm này, Chiến Tranh Đông Dương lần Thứ Hai hoàn toàn chỉ còn do quân MBVN tiến hành. Lực lượng VC – MTDTGPMNVN không bao giờ còn có thể phát triển trở lại thành một lực lượng mạnh như trước. Khi MNVN sụp đổ vào Tháng Tư năm 1975, đó là chiến thắng của các quân đoàn QĐBV. Tuy vậy, kế hoạch của Tướng Giáp đã đúng ở giả định thứ ba khi nhằm vào quyết tâm chiến đấu ở Việt Nam của người Mỹ. Nhân dân khắp thế giới, đặc biệt là người Mỹ, sửng sốt trước sức mạnh tấn công của CS. Những chiến thắng vang dội trên khắp các chiến trường của quân đội Mỹ và quân lực VNCH cũng không thể nào xóa nhòa những hình ảnh chết chóc, thảm khốc khắc sâu trong tâm trí công luận. Vậy là, một mặt người Mỹ buộc Tướng Giáp chấp nhận thất bại đau đớn nhất về mặt chiến thuật, mặt khác lại trao cho ông ta chiến thắng hiển hách nhất về mặt chiến lược. Điều này khiến TTCTMT mãi mãi là một trong mâu thuẫn lớn nhất trong lịch sử những trận chiến mang tính chất quyết định trên thế giới. Quân đội Mỹ bị bất ngờ, nhưng vẫn giành phần thắng. Các tướng lãnh Hoa Kỳ biết rằng quân địch đã bước tới đường cùng, và đây là thời điểm để kết liễu đối phương. TTL Westmoreland và Chỉ huy Bộ Tư Lệnh Hỗn Hợp Liên Quân – Đại Tướng Earle G. Wheeler cùng đưa ra bản yêu cầu tăng viện thêm 206.000 quân nhằm tận dụng sự tan rã hỗn loạn của CS. Kế hoạch này bị nhân viên Nhà Trắng để lộ cho giới báo chí biết và thông tin đến tai công chúng vào ngày 10/3/1968. Công luận Mỹ đồng ý rằng việc tăng quân là cần thiết để phục hồi sau những tổn thất nặng nề, nhưng kèm theo lời buộc tội Chính phủ Mỹ đã lừa dối người dân. Đây là một bước ngoặt về tâm lý chiến. Chưa đầy ba tuần sau, TT Johnson tuyên bố sẽ không tiếp tục ra tranh cử nhiệm kỳ mới. Nhà quân sử học của Mỹ - Thiếu Tướng S.L.A Marshall sau này tổng kết về TTCTMT: “Một chiến thắng huy hoàng bỗng chuyển thành một thất bại đau đớn do những tính toán sai lầm, thiếu can đảm, cố vấn tồi, lụn bại trong lãnh đạo, và làn sóng thất bại trào dâng”. Tuy nhiên, TMT chưa phải là cuộc tấn công gây bất ngờ nhất. Lịch sử quân sự thế giới đầy ắp những cuộc chiến đã đảo ngược từ thua thành thắng nhờ vào canh bạc cuối cùng. Chỉ riêng trong vòng nửa đầu thế kỷ 20 đã có ít nhất ba chiến dịch táo bạo điển hình. Vào tháng 3/1918, quân Đức mở một cuộc tấn công lớn với tên gọi “Chiến Dịch Michael”, còn được biết đến với cái tên khác là “Trận Chiến của Hoàng Đế”. Mục tiêu của chiến dịch là hạ gục và loại bỏ quân Anh khỏi vòng chiến trước khi lực lượng tiếp viện của Mỹ kịp tới nơi và giúp cân bằng thế chiến lược với người Đức. Giống như TMT, thời điểm của cuộc tấn công này không phải là điều quá bất ngờ với Khối Hiệp Ước, nhưng vẫn tạo nên những sóng gió do quy mô và cường độ của trận đánh. Chiến Dịch Michael là một trong những thành công lớn nhất về mặt chiến thuật trong Thế Chiến I, nhưng lại là một thất bại mang tính chiến lược. Người Đức đã thất bại trong mục tiêu phá vỡ ý chí quyết tâm và sự tự tin của Khối Hiệp Ước, và sau cùng cũng chịu thua trong Thế Chiến. Người Đức cố gắng làm điều tương tự vào tháng 12/1944. “Trận chiến Bulge” lần này tưởng chừng hoàn toàn gây bất ngờ, nhưng cuối cùng lại trở thành một thất bại cả về chiến thật và chiến lược, và nước Đức thêm một lần nữa thất bại trong Thế Chiến II. Chiến Trường Huế  Quân đội Mỹ tiếp tục bị tấn công bất ngờ vào cuối tháng 10/1950. Thời điểm này, sức kháng cự của quân Bắc Hàn giữa vĩ tuyến 38 và sông Yalu tưởng như đã hoàn toàn bị bẻ gãy (1). Thế nhưng từ ngày 14/10 đến 1/1, Trung Quốc đã đưa được 180.000 quân vượt sông Yalu và hoàn toàn gây bất ngờ khi tấn công Quân đoàn số 8 của Mỹ. Chiến dịch này đem lại thành công trên cả hai phương diện chiến thuật và chiến lược, và kết quả là bán đảo Triều Tiên vẫn còn chia đôi đến tận ngày nay. Bốn chiến dịch đã nêu là bốn ví dụ tiêu biểu cho những cuộc tấn công táo bạo, những canh bạc cuối cùng đem lại thành công hay thất bại về mặt chiến thuật hay chiến lược. Chẳng hạn như Chiến Dịch Michael cho thấy thành công về mặt chiến thuật nhất thời không đảm bảo cho thắng lợi chiến lược cuối cùng. Bài học rút ra ở đây là sự đánh giá cuối cùng về một chiến dịch, coi đó là thắng lợi hay thất bại, thường không được quyết định bởi bên bị tấn công. Giống như Napoleon đã từng nói: “Trong chiến tranh, sức mạnh tâm lý gấp ba lần sức mạnh thể chất” (2). Trong tương lai, chúng ta nên nhớ kỹ bài học này. (1). Vĩ tuyến 38 là đường ranh giới phân chia hai miền Nam – Bắc của bán đảo Triều Tiên. Sông Yalu (phiên âm là sông Áp Lục) là biên giới tự nhiên giữa Trung Quốc (phía bắc sông) và Bắc Hàn (phía nam sông). “Giữa vĩ tuyến 38 và sông Yalu” ý muốn nói trên cả lãnh thổ Bắc Hàn từ Bắc chí Nam, quân CS đã hoàn toàn bị đánh bại bởi quân Nam Hàn và quân Mỹ. (2). Ý tác giả muốn nói: Sự nhận định một chiến dịch là thắng hay bại thường thuộc về phe chủ động tấn công chứ không dành cho phe bị tấn công. Trong TTCTMT, bên VNCH và Mỹ coi đó là thất bại của CS. Ngược lại bên Bắc Việt – bên chủ động tấn công coi đó là thắng lợi, do đó được tiếp thêm sức mạnh tinh thần để tiến tới giành chiến thắng chung cuộc năm 1975. Chính Tâm (biên dịch và chú thích) Bảng so sánh thành công và thất bại của hai phía trong TTCTMT Thành công Thất bại Bắc Việt Thành công về mặt chiến lược: 1. Huy động được lực lượng lớn QĐBV và du kích thuộc MTDTGPMNVN đồng loạt “Tổng Tiến Công” khắp các chiến trường miền Nam. Khiến cho những tuyên bố tự tin của TT Mỹ Johnson về một chiến trường Việt Nam đã được bình ổn trở thành trò cười. Biến TT Johnson trở thành kẻ nói dối trong mắt người dân Mỹ và thế giới, không còn dám ra tái tranh cử. 2. Những hình ảnh ác liệt, thảm khốc của cuộc chiến (du kích VC bị xử tử trên đường phố Sài Gòn, đánh chiếm ĐSQ Mỹ, máu lửa hoang tàn khắp nơi, vụ thảm sát dân làng Mỹ Lai…) khiến nhân dân Mỹ và thế giới phẫn nộ đòi Mỹ phải rút quân, tác động đến quyết định rút quân sau này của chính quyền Mỹ. 3. Coi cuộc TTCTMT là chiến thắng vang dội, tạo đà tâm lý chiến – sức mạnh tinh thần để tiếp tục chiến đấu đi tới thắng lợi cuối cùng năm 1975. Thất bại về mặt chiến thuật: 1. Kế hoạch đã bị lộ. Không thể lấy tấn công bất ngờ để bù đắp sự thua kém về quân lực. 2. Sai lầm khi đánh giá thấp về quân lực VNCH, không thể đánh sụp quân đội VNCH. Ngược lại còn bị tổn thất nặng nề (tử trận 58.000 trên tổng số 84.000 quân tham gia, gấp gần 6 lần so với khoảng 10.000 tử trận của đối phương). 3. Nhận định sai khi tin rằng nhân dân MNVN sẽ đứng lên đi theo CS. Ngược lại, đã không có “Tổng Nổi Dậy” nào xảy ra. 4. Các căn cứ, cơ sở hoạt động bí mật của du kích thuộc MTDTGPMNVN bị lộ và bị triệt tiêu hoàn toàn, phải xây dựng lại từ đầu. Kể từ đây, công việc chiến đấu chỉ còn do QĐBV tiến hành, hầu như không còn sự giúp đỡ của MTDTGPMNVN. VNCH và Mỹ Thành công về mặt chiến thuật: 1. Phát hiện được kế hoạch TTC, có phương án chuẩn bị sẵn sàng đối phó. 2. Chuẩn bị sẵn sàng, chiến đấu tốt, cộng thêm hỏa lực mạnh hơn hẳn nên đã nhanh chóng bẻ gãy các đợt tấn công, quét sạch và đẩy lui quân địch ra khỏi các vùng lãnh thổ MNVN. Con số tử trận chỉ bằng khoảng 1/6 số lượng tử thương của đối phương. 3. Phát hiện và triệt tiêu được các cơ sở du kích VC hoạt động bí mật tại MNVN. 4. Người dân MNVN không “Tổng Nổi Dậy” đi theo CS. Thất bại về mặt chiến lược: 1. Những tuyên bố tự tin của TT Johnson về một chiến trường Việt Nam đã được bình định trở thành trò cười, bản thân TT và chính quyền Mỹ là những kẻ nói dối không hơn không kém trong con mắt người dân Mỹ và thế giới. Johnson không dám tiếp tục tái tranh cử TT Mỹ. 2. Hình ảnh Tướng Nguyễn Ngọc Loan của VNCH xử tử du kích VC ngay trên đường phố Sài Gòn gây nên cú sốc trên toàn thế giới. Đó là một trong những hình ảnh và đoạn phim chiến tranh khủng khiếp nhất trong lịch sử. Vụ thảm sát Mỹ Lai cũng khiến dư luận căm phẫn. Cùng với những hình ảnh thảm khốc khác trên khắp các chiến trường, uy tín của phe VNCH – Mỹ suy giảm, gây nên làn sóng phản chiến trên toàn thế giới, đồng thời tặng cho đối phương những tài liệu tuyên truyền hữu hiệu. Trước nhiều áp lực, Mỹ dần dần phải rút quân về nước, bỏ mặc VNCH đơn độc chiến đấu và cuối cùng sụp đổ năm 1975. Bảng so sánh TTCTMT và các chiến dịch bất ngờ khác trong lịch sử chiến tranh thế giới: Chiến thuật Chiến lược Chiến dịch Michael – “Trận chiến của Hoàng Đế” (Quân Đức, 1918, Thế Chiến I) Thành công Thất bại Trận chiến Bulge (Quân Đức, 1944, Thế Chiến II) Thất bại Thất bại Tấn công can thiệp hỗ trợ của Trung Quốc (Trung Quốc & Bắc Hàn, 1950, Chiến tranh Triều Tiên) Thành công Thành công Tổng Tiến Công và Nổi Dậy Tết Mậu Thân (Quân đội Bắc Việt & Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam, 1968, Chiến tranh Việt Nam)    Thất bại Thành công Chính Tâm
|
|
|
Post by Vĩnh Long on Mar 10, 2008 14:21:16 GMT 9
Về Một Bài Thơ Của Cụ Phan Bội Châu Tặng Ông Ngô Đình Diệm Trần Đông Phong Gần đây, một vài vị khán giả của đài truyền hình STBN có liên lạc với người viết để hỏi thăm thêm về một bài thơ của cụ Phan Bội Châu tặng cho ông Ngô Đình Diệm vào năm 1933 mà họ đã nghe được trong một buổi nói chuyện giữa người viết và ký giả Tường Thắng, người phụ trách Chương Trình Lịch Sử Cận Đại trên đài truyền hình STBN, hồi mấy tháng về trước. Người viết xin mượn bài viết này để trả lời cho câu hỏi đó. Trong số những nhà cách mạng chống lại thực dân Pháp trong lịch sử Việt Nam thời đầu thế kỷ thứ 20, có hai người cùng họ Phan được toàn dân xem như là hai nhà cách mạng vĩ đại nhất, đó là cụ Phan Sào Nam tức là Phan Bội Châu và cụ Phan Tây Hồ tức là Phan Chu Trinh. Cụ Phan Chu Trinh từ trần tại Sài Gòn vào năm 1926 và Cụ Phan Bội Châu từ trần vào năm 1940, sau hơn 15 năm bị quản thúc tại Bến Ngự, Huế. Cụ Phan Bội Châu sinh năm 1867, lớn hơn ông Ngô Đình Diệm 33 tuổi. Không rõ cụ có liên hệ gì với ông Ngô Đình Khả, thân phụ của ông Diệm hay không, tuy nhiên ông Ngô Đình Diệm thì còn quá trẻ cho nên cụ Phan Bội Châu không quen biết gì với ông vì cụ đã rời Huế lên đường đi làm cách mạng từ năm 1905, lúc đó ông Ngô Đình Diệm chỉ mới lên 4 tuổi.(Xem hình dưới đây). Sau khi bị bắt tại Thượng Hải vào năm 1925, người Pháp đưa cụ Phan Bội Châu về Hà Nội để đưa ra tòa. Cụ bị tòa án Pháp lên án tử hình vì tội chống lại chính quyền thuộc địa của người Pháp, tuy nhiên vì dư luận quần chúng trên toàn quốc cực lực phản đối bản án này cho nên Toàn Quyền Varenne đã phải giảm án tử hình xuống chung thân khôå sai và sau cùng thì lại giảm thành “quản thúc tại gia” và cụ bị đưa về an trí tại Huế vào năm 1926. Gia đình ông Ngô Đình Khả (từ trái): Ngô Thị Giao (nhạc mẫu của ông Trần Trung Dung,) bà Ngô Đình Khả bồng Ngô Thị Hiệp (thân mẫu Hồng Y Nguyễn Văn Thuận,) Thượng Thư Ngô Đình Khả, Ngô Đình Thục, Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Khôi. (các ông Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Luyện và Ngô Đình Cẩn chưa ra đời.) Hình chụp vào khoảng năm 1905. Nguồn: Vĩnh Phúc. Hoàng Đế Bảo Đại và Thượng Thư Ngô Đình Diệm Trong khoảng thời gian từ khi cụ Phan Bội Châu về sốâng tại Huế, ông Ngô Đình Diệm đang lần lượt giữ các chức vụ như Tri phủ Hải Lăng tại tỉnh Quảng Trị, Tri Phủ Hòa Đa tỉnh Phan Thiết, Huấn Đạo Đà Lạt, Tuần Vũ Phan Thiết v.v., do đó cho đến năm 1933, sau khi Hoàng Đế Bảo Đại từ Pháp trở về cầm quyền, nhà vua mới mời ông Diệm về giữ chức Thượng Thư Bộ Lại tại triều đình và đến lúc đó ông mới về sống ngay tại kinh đô Huế. Trong cuốn hồi ký “Con Rồng Việt Nam,” Cựu Hoàng Bảo Đại cho biết rằng ông từ Pháp trở về nước để cầm quyền thì được Thượng Thư Nguyễn Hữu Bài tiết lộ cho biết rằng Hoàng Đế Việt Nam không có quyền hành gì cả: Bảo Đại: Nhưng còn quyền hạn của Trẫm, công việc của Trẫm? Các quan Thượng làm việc ra sao? Nguyễn Hữu Bài: Kính tâu Hoàng Thượng, trước kia thì mỗi bộ tâu trình lên Hoàng Đế và đệ lên dự án để xin quyết định. Nhưng sau đức Tiên Đế Khải Định băng hà năm 1926 thì đã có một thỏa ước với nước Pháp, theo đó Nội Các sẽ họp dưới sự chủ tọa của viên Khâm Sứ, mình phải báo cáo và xin quyết định. Tòa Khâm Sứ ra chỉ thị, nhất là về ngân sách. Chính phủ Pháp thu thuế và trao lại cho Nam Triều đủ để trả lương cho nhân viên để có thể tồn tại. .. Thực tế, thỏa ước này đã trao hết quyền hạn cho viên khâm sứ, từ chính trị đến tư pháp. Ở Bắc Kỳ, hiện nay viên Thống Sứ ở Hà Nội đang nắm quyền Phó Vương rồi. Bảo Đại: Vậy thì Trẫm còn quyền gì? Nguyễn Hữu Bài: Hoàng Thượng còn giữ được quyền về . .. nghi lễ, quyền ân xá tội nhân, quyền phong sắc cho các thần linh, quyền cấp phát tưởng lục, phẩm hàm cho người sống hay người chết v.v.” Cựu Hoàng Bảo Đại cho biết rằng sau đó ông đã vận động và tranh đấu để nắm lại quyền hành và ngày 10 tháng 12 năm 1932, ông đã công bố một đạo dụ loan báo ý định cầm quyền dưới hình thức quân chủ lập hiến. Ông cho biết rằng đạo dụ này được dân chúng, nhất là giới trẻ nhiệt liệt hoan nghênh và sang đến ngày 2 tháng 5 năm 1933 thì ông lại ban hành một đạo dụ mới đặt cơ cấu cho sự cải cách và ông trực tiếp nắm quyền lãnh đạo. Bảo Đại cho biết rằng ông đã mời một người trẻ tuổi là ông Ngô Đình Diệm về giữ chức Thượng Thư Bộ Lại: “Tôi cho vời một viên quan tỉnh trẻ tuổi nhứt là ông Ngô Đình Diệm, lúc ấy làm Tuần Vũ Phan Thiết, để đảm trách Bộ Lại. Vốn dòng quan lại, anh ruột ông ta làm tổng đốc tỉnh Faifo. Diệm năm ấy mới 31 tuổi, nổi tiếng là thông minh, liêm khiết. Đây là một người quốc gia bảo thủ. Ngoài chức vụ thượng thư, Ngô đình Diệm còn là Tổng Thư ký cho Hội Đồng Hỗn Hợp về Canh Tân đã được ban bố năm trước, bao gồm các thượng thư Việt Nam và hàng công chức cao cấp Pháp. Ngô Đình Diệm được Nguyễn Hữu Bài trước khi về hưu tiến cử.” Tuy nhiên chỉ mấy tháng sau ngày nhậm chức Thượng Thư Bộ Lại, ông Ngô Đình Diệm đã xin từ chức vì ông thấy rõ dã tâm của người Pháp là họ không bao giờ muốn trao trả quyền hành lại cho triều đình Việt Nam. Cựu Hoàng Bảo Đại cho biết rằng sau 4 tháng, vào đầu tháng 9 năm 1933, Ngô Đình Diệm liền xin gặp ông và nói: “Tâu Hoàng Thượng, hạ thần đến để xin Hoàng Thượng cho từ chức và cũng xin Hoàng Thượng cho giải nhiệm luôn tất cả những chức vụ mà Hoàng Thượng đã trao phó từ trước. Bảo Đại: Quan Thượng, viên thư ký Nguyễn Đệ đã tâu trình Trẫm tất cả nỗi khó khăn của ông, nhưng Trẫm nghĩ rằng ông nên tiếp tục ở lại. Ngô Đình Diệm: Tâu Hoàng Thượng, xin Hoàng Thượng tha tội cho kẻ hạ thần nhưng quả hạ thần không thể nào ở lại được. Ở lại chức vụ này, quả nhiên là một trò hề đau khổ cho kẻ hạ thần mà hạ thần không thể nào kham nổi. Người Pháp đã nắm lấy hết quyền hành, họ đã cai trị trực tiếp, luôn luôn nhân danh hòa ước bảo hộ nhưng họ không lúc nào không vi phạm từng ngày, từng giờ. Bảo Đại: Quan Thượng, Trẫm hiểu tinh thầm trách nhiệm của Quan Thượng. Sự liêm khiết ấy đã tôn vinh ông lên rất nhiều, nhưng cần phải chờ thời. Đất nước ta chưa sẵn sàng. Sau nữa, những năm sắp tới đây còn dành cho chúng ta nhiều biến chuyển. .. Chiến tranh khó có thể tránh được ở Âu Châu, và như thế, sẽ có nhiều hậu quả đối với Á Châu mà Nhật Bản có thể là vai trò chủ chốt. Vì những lý do đó, Trẫm nhắc lời cho Quan Thượng sự yêu cầu của Trẫm lần nữa. Ngô Đình Diệm: Kính tâu Hoàng Thượng, thật quả là điều mà hạ thần không thể kham nổi. Kẻ hạ thần không được quyền ở lại. Kính xin Hoàng Thượng cho phép kẻ hạ thần được rút lui”. Ông ta khăng khăng một mực xin từ chức. Bảo Đại: Được, Trẫm chấp thuận cho Quan Thượng từ chức. Quan Thượng đã muốn vậy thì Trẫm cũng chẳng thể nào làm gì được hơn. Mong rằng sự ra đi của Quan Thượng sẽ mở mắt cho người Pháp để cho họ có một tầm nhãn quan rộng lớn hơn. Dù sao nữa, mong Quan Thượng hãy sẵn sàng, có thể ngày nào đó Trẫm lại cần đến quan Thượng và Trẫm sẽ cho vời. Ngô Đình Diệm: Kính tâu Hoàng Thượng, xin Hoàng Thượng hãy tin tưởng lòng trung thành tuyệt đối của kẻ hạ thần.” Cụ Phan Bội Châu và Ông Ngô Đình Diệm Cụ Sào Nam Phan Bội Châu Việc ông Ngô Đình Diệm treo ấn từ quan vào tháng 9 năm 1933 đã gây tiếng vang trên khắp nước, không những tại Trung Kỳ mà ngay cả tại Bắc Kỳ và Nam Kỳ dân chúng ai ai cũng đều có lòng cảm phục. Và một trong những người đó là nhà cách mạng Phan Bội Châu đang bị người Pháp quản thúc tại Huế, lúc bấy giờ được dân chúng ở Huế gọi một cách đầy cảm tình là “Ông Già Bến Ngự.” Khoảng ba tháng sau ngày ông Ngô Đình Diệm từ chức Thượng Thư Bộ Lại, vào ngày 27 tháng 12 năm 1933, nhật báo Tiếng Dân ở Huế do cụ Huỳnh Thúc Kháng làm chủ nhiệm có đăng tãi “Mười Bài Vô Đề” do cụ Phan Bội Châu cảm tác, trong đó có bài thứ 5 đặc biệt để tặng cho ông Ngô Đình Diệm: Mười Bài Vô Đề Cụ Sào Nam năm nay thường đau luôn, không được mạnh như mọi năm. Nhưng xu xác kém nhiều mà tinh thần vẫn khảng khái. Cụ mới làm 10 bài Vô Đề, bản báo lục đăng như dưới đây. T. D. V Ai biết trời Nam hãy có người, Sịch nghe tưởng ngỡ sấm bên tai. Lông hồng coi nhẹ vàng muôn lượng, ...(kiểm duyệt bỏ).. . Phơi tỏ cùng trời gan đỏ chói, Nhá nhem thây kệ mắt đen thui. Ví chăng kịp lúc làm vai vế, Sau ngựa Châu xin quất ngọn roi. Sào Nam Phan Bội Châu (Tiếng Dân 27-12-1933) Khi cho đăng bài thơ này vào năm 1933, kiểm duyệt của người Pháp đã cắt bỏ câu thơ thứ tư cho nên trong bài chỉ còn có 7 câu mà thôi. Bài thơ này tuy được lồng vào trong 10 bài vô đề nhưng hồi đó thì ở Huế ai cũng biết rằng cụ Phan Bội Chân đã làm bài thơ này để tặng cho ông Ngô Đình Diệm. Khoảng hai năm sau, chính cụ Phan Bội Châu đã xác nhận trong một bài phỏng vấn trên báo Ánh Sáng là Cụ đã sáng tác bài thơ này. Hơn nửa thế kỷ sau, trong bộ “Phan Bội Châu Toàn Tập” gồm 10 cuốn do ông Chương Thâu, giáo sư Sửû Học của Hà Nội sưu tầm và biên soạn và nhà Xuất Bản Thuận Hóa ở Huế xuất bản vào năm 1990, trong phần chú thích, G.S. Chương Thâu có ghi rằng: “Bài này tác giả tặng NĐD.” Như vậy thì chính nhà sử học Chương Thâu của Cộng sản cũng phải thừa nhận là bài này “tác giả tặng NĐD,” tuy nhiên vì phải theo đúng quy luật và chỉ thị của chính quyền Cộng sản hiện nay, ông Chương Thâu và nhà xuất bản Thuâïn Hóa, cả ông giáo sư sử học cũng như là những người chủ trương nhà xuất bản này đều là đảng viên Cộng sản, do đó họ không được phép để nguyên tên tuổi của ông Ngô Đình Diệm mà chỉ để tên tắt là N.Đ.D. mà thôi. Cụ Phan Bội Châu Không Hề Quen Biết Ông Diệm Có nhiều người không có cảm tình với ông Ngô Đình Diệm thường đưa ra lập luận nói rằng sở dĩ Cụ Phan Bội Châu đã làm bài thơ nói trên để tặng cho ông Diệm là vì ông Diệm có một mối giao tình với Cụ. Lập luận này đã dựa vào những lời đồn đại nói rằng sau khi từ chức ông Ngô Đình Diệm vẫn thường lui tới thăm viếng Cụ Phan Bội Châu vì thế mà ông cựu thượng thư này đã chiếm được cảm tình của nhà chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu. Mớùi đây, trong một bài viết về Cụ Phan Bội Châu, nhà văn Huỳnh Hữu Ủy cũng cho biết như vậy: “Trong những người lui tới nhà cụ Phan, có một nhân vật đặc biệt là ông Ngô Đình Diệm, vừa từ chức Thượng Thư Bộ Lại, một nhân vật có tiếng thông minh và liêm khiết trong chính trường thời bấy giờ. Chính Cụ Phan Bội Châu cũng rất kính nể ông Diệm, cảm phục khí tiết của ông quan trẻ tuổi, nên có làm một bài thơ để tặng cho ông khi vị thượng thư đầu triều này từ bỏ quyền cao chức trọng để phản đối chính quyền Pháp và Nam triều tay sai.” Sự đồn đại như vậy nghe ra thì cũng rất là hữu lý vì nhà của ông Ngô Đình Diệm rất gần nhà của Cụ Phan Bội Châu, khoảng cách chưa đầy một cây số (nửa mile) mà thôi. Nếu ai ở Huế thì cũng đều biết rằng căn nhà gia đình của ông Ngô Đình Diệm do Thượng Thư Ngô Đình Khả tạo dựng từ thế kỷ thứ 19 tọa lạc tại Phú Cam và Cụ Phan Bội Châu thì đã sống cuộc đời an trí cho đến khi tạ thế tại Bến Ngự. Mảnh vườn và gian nhà của cụ là do sự đóng góp của đồng bào toàn quốc qua lời kêu gọi của cụ Huỳnh Thúc Kháng, chủ nhiệm báo Tiếng Dân tại Huế và Luật sư Phan Văn Trường: “Tháng Giêng năm Đinh Mão (1927,) tôi nhờ có cụ Phan văn Trường quyên giúp được 2,500 đồng (một số tiền rất lớn hồi đó) mới mua được miếng đất làm cái lều ở Bến Ngự.” Khoảng cách về đường bộ từ Phú Cam về Bến Ngự, nếu đi dọc theo bờ sông Bến Ngự thì chỉ mất khoảng chừng mươi mười lăm phút, còn nếu đi dọc theo đường rầy xe lửa thì chỉ chừng chưa đến mười phút mà thôi. Ông Ngô Đình Diệm có đến thăm Cụ Phan Bội Châu trong thời gian Cụ còn sinh tiền hay không, điều đó ít ai được biết vì ông Diệm không hề nói đến hoặc những người thân cận của ông cũng không có đề cập đến chuyện này dù rằng sự quen biết cũng như là việc tới lui thăm viếng hay đàm đạo với nhà đại ái quốc Phan Bội Châu có thể được xem như là một vinh dự lớn lao đối với tất cả mọi người Việt Nam hồi thế kỷ thứ 20. Về phần Cụ Phan Bội Châu, Cụ có quen biết với cựu Thượng Thư Ngô Đình Diệm hay không thì chuyện đó dĩ nhiên là Cụ phải biết rất rõ. Gần 2 năm sau ngày ông Ngô Đình Diệm từ chức, tại Huế có tin đồn nói rằng ông Diệm có thể sẽ trở lại phục vụ trong triều đình của Vua Bảo Đại và trong dịp này, Cụ Phan Bội Châu đã dành cho ông Lê Thanh Cảnh, phóng viên báo Ánh Sáng ở Huế một cuộc phỏng vấn dài hơn một tiếng đồng hồ. Bài phỏng vấn đó có đoạn như sau: Ý Kiến Cụ Phan Bội Châu với Ông Ngô Đình Diệm “Bây giờ tôi xin hỏi Cụ về tình hình trong nước ta hiện nay và ý kiến của Cụ về sự phục chức của ông Ngô Đình Diệm. “Tôi mà thầy còn hỏi đến tình trạng trong nước? Cụ mỉm cười và nói với tôi như thế sau khi kéo một hơi thuốc lào dài. Cụ lại tiếp: “Tôi có đi được nhiều đâu mà biết rõ, vả ông Ngô Đình Diệm xưa nay tôi cũng không được biết mặt hay hôäi đàm một lần nào cả, nhưng lúc trước khi tôi nghe ông ấy thôi chức thượng thư, bỏ bốn năm trăm bạc lương một tháng, không tiếc gì đến lợi danh nữa thì tôi cũng có lòng khen. Hồi ấy tôi có làm một bài thơ nói về sự từ chức của ông Thượng họ Ngô: “Ai ngỡ trần gian hãy có người, Thoạt nghe tưởng ngỡ sấm bên tai. Lông hồng giá rẻ vàng muôn lượng, Ngôi quý xem dường dép nửa đôi. Phơi tỏ với trời son một tấm, Lom loem thây chúng bạc đôi ngươi. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. “ Còn hai câu sau thì thôi, cũng đừng biên làm chi nữa. Đọc bài thơ ấy thì rõ ý tôi đối với sự từø chức của ông Ngô Đình Diệm thế nào, mà tôi tưởng lúc tù chức ông không thất ý, thì đối với sự phục chức ngày nay ông cũng không lấy làm đắc ý.” “Vâng, Cụ dạy thế rất phải, nhưng ngộ như ông Ngô Đình Diệm tự nhiên trở lại ghế thượng thư thì Cụ bảo thế nào? “Chẳng có lẽ, nhưng nếu thật như thế thì cái quan niệm của tôi đối với ông ấy từ trước đều vất đi.” Thiết Mai Tôn Thất Cảnh (Báo Ánh Sáng số 11 ngày 11 tháng 4 năm 1935) Qua bài phỏng vấn trên, Cụ Phan Bội Châu xác nhận là chính cụ đã làm bài thơ này để tặng cho ông Ngô Đình Diệm và Cụ chưa từng gặp mặt cũng như hội đàm lần nào với ông Ngô Đình Diệm. Như vậy thì bài thơ này cụ sáng tác vì lòng ngưỡng mộ đối với việc ông Ngô Đình Diệm từ chức Thượng Thư Bộ Lại để chống lại chính sách của người Pháp chứ không phải vì tình quen biết nào cả. Về hai câu cuối cùng trong bài thơ này, theo nhà văn Huỳnh Hữu Ủy thì cũng có người đã chất vấn Cụ về việc đã hạ mình đối với ông Ngô Đình Diệm: “Gần đây, ông Vương Đình Quang, nguyên là thư ký của Cụ Phan Bội Châu, trong một bài viết trên tạp chí Tiếng Sông Hương khoảng năm 1988 ở Huế, cũng có nhắc lại. Vương Đình Quang lúc bấy giờ đã thưa với Cụ Phan là tại sao Cụ lại hạ mình như vậy đối với Ngô Đình Diệm là một người lớp sau, trong khi Cụ là bậc trên, ở hàng cha, hàng anh. Nhưng Cụ Phan nói thẳng rằng Cụ là người hoạt động cách mạng, chứ nếu Cụ ở trong giới quan trường thì Cụ cũng không chắc được như ông Diệm.” Trong bài phỏng vấn trên báo Ánh sáng năm 1935, có lẽ vì có tin đồn rằng ông Ngô Đình Diệm sẽ trở lại làm quan cho triều đình Huế cho nên Cụ Phan đã thất vọng đã trót làm hai câu đó, do đó mà Cụ nói với ông Tôn Thất Cảnh “thôi, đừng biên làm chi nữa” và nếu mà ông Diệm trở lại làm quan thì “cái quan niệm của tôi đối với ông ấy từ trước đều vứt đi.” Như vậy thì bài thơ này được đăng lầnthứ nhất trên báo Tiếng Dân chỉ có 7 câu và lần thứ nhì trên báo Ánh Sáng thì lại chỉ còn có 6 câu. Phải đợi cho đến năm 1957, tạp chí Văn Đàn của ông Phạm Đình Tân tại Sài Gòn mới đăng lại bài thơ này với đầy đủ nguyên văn 8 câu thơ như sau: Ai biết trời Nam hãy có người, Sịch nghe tưởng ngỡ sấm bên tai. Lông hồng coi nhẹ vàng muôn lượng, Ngôi quý xem dường dép nửa đôi. Phơi tỏ cùng trời gan đỏ chói, Nhá nhem thây kệ mắt đen thui. Ví chăng kịp lúc làm vai vế, Sau ngựa Châu xin quất ngọn roi. Ngô Đình Diệm Thay Thế Cụ Phan Bội Châu Làm Lãnh Tụ Phong Trào Cường Để Như vậy thì cho đến năm 1935, năm năm trước ngày tạ thế, Cụ Phan Bội Châu chưa hề gặp gỡ và cũng chưa hề chuyện trò lần nào với ông Ngô Đình Diệm, cái cảm tình của Cụ dành cho ông Diệm trong bài thơ này cũng không bị “vứt đi” vì ông Diệm không hề trở lại làm quan cho triều đình Bảo Đại. Không những cảm tình với ông Ngô Đình Diệm không hề bị mất đi mà có lẽ càng tăng thêm là đằng khác vì sau khi Cụ từ trần thì ông Ngô Đình Diệm lại trở thành người lãnh đạo Phong trào Cường Để do chính Cụ Phan Bội Châu đưa sang Trung Hoa và Nhật Bản vào năm 1906. Trong phiên tòa của Hội Đồng Đề Hình Pháp xử tội Cụ tại Hà Nội ngày 23 tháng 11 năm 1925, Cụ Phan đã khẳng định Kỳ Ngoại Hầu Cường Để là lãnh tụ của Cụ: “Ông Cường Để là người chủ mà tôi chỉ là người giúp việc. .. Họ đổ cho tôi là người chủ sự, chẳng qua là họ nghe tôi ra ngoài viết báo làm sách, ai ai cũng biết, vã nếu những người ấy có quả thật là người trong đảng của tôi đi nữa thì đầu đảng của tôi là ông Cường Để, chủ sự tất tự ông Cường Để chớ sao lại tự tôi?” Cụ Phan Bội Châu tạ thế vào cuối năm 1940 và chỉ mấy năm sau đó thì ông Ngô Đình Diệm được tôn lên làm lãnh tụ Phong trào Cường Để. Chính nhân vật đứng hàng thứ nhì trong phong trào này là Bác sĩ Nguyễn Xuân Chữ cho biết như sau: “Khoảng cuối năm 1944, tôi được người Nhật đưa vào Sài Gòn. ..Ở đây, tôi gặp ông Ngô Đình Diệm. Lập trường của họ Ngô cũng là phò tá Kỳ Ngoại Hầu Cường Để trên đường phục hưng đất nước.. . Ngày hôm sau có cuộc gặp gỡ của chúng tôi với Ngô Đình Diệm đang trú ẩn tại một bệnh viện cũng bị trưng dụng nhường cho quân đội Nhật mà ngày nay là Bệnh viện Hôàng Bàng. Sau cuộc gặp gỡ, họ Ngô được tôn làm vị lãnh tụ chung, môã y sĩ (tôi) là phó lãnh tụ. (Ba người còn lại là Bác sĩ Lê Toàn, Vũ Đình Dy và Kỹ sư Vũ Văn An.) Về công việc thì Tổng Tư Lệnh Nhật ngỏ ý muốn giữ hai lãnh tụ ở Sài Gòn để tiện đàm luận và hoạt động về chính trị, còn người thứ ba (ông Vũ Văn An) vốn là đồng chí trong đoàn thể của họ Ngô sẽ sang Tokyo đại diện Ngô Lãnh tụ bên cạnh Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, còn hai anh em (Bác sĩ Lê Toàn và Vũ Đình Di) đại diện cho Việt Nam Ái Quốc Đoàn.” * * * Tóm lại, Cụ Phan Bội Châu không hề quen biêát gì với ông Ngô Đình Diệm khi cụ sáng tác bài thơ Vô Đề thứ 5 đăng trên báo Tiếng Dân vào năm 1933 đêå tặng cho ông Diệm. Cụ xác nhận là Cụ làm bài thơ này vì “tôi cũng có lòng khen” tức là khen ngợi ông Ngô Đình Diệm đã “không tiếc gì đến danh lợi nữa”. Vì vậy cho nên Cụ đã bày tỏ lòng ngưỡng mộ ông quan trẻ chỉ đáng hàng con cháu mình mà tình nguyện xin làm người đánh xe ngựa cho ông ta. Đến hai năm sau, khi nghe tin đồn ông Ngô Đình Diệm sẽ trở lại làm quan tức là phục vụ cho quyền lợi của thực dân Pháp, Cụ đã giận dữ và không muốn nhắc lại hai câu thơ cuối cùng trong bài thơ đó và lại còn nói thêm rằng nếu quả thật ông Ngô Đình Diệm muốn trơ ûlại làm quan thì “cái quan niệm của tôi đối với ông ấy từ trước đều vứt đi.” Có lẽ Cụ Phan Bội Châu đã không “vứt đi” cái mỹ cảm mà Cụ đã dành cho ông Ngô Đình Diệm qua bài thơ của Cụ viết vào năm 1933 vì ông Diệm không hề trở lại làm quan như người ta đồn đại, có lẽ “cái lòng khen” của Cụ cũng có thể tăng thêm nếu Cụ biết rằng sau khi Cụ tạ thế thì chính ông Ngô Đình Diệm là người tiếp tục vai trò của Cụ trong việc ủng hộ Đức Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, người mà Cụ đã tôn thờ là Đảng Trưởng của Cụ từ năm 1906. Cho đến khi chính phủ Laniel của Pháp ký kết với chính phủ Bửu Lộc trao trả hoàn toàn độc lập cho Việt Nam vào tháng 4 năm 1954, dù rằng đã có được mời nhiều lần nhưng ông Ngô Đình Diệm không hề nhận lời hợp tác với người Pháp. Phải đợi cho đến tháng 6 năm 1954, vì có lời mời khẩn khoản của Quốc Trưởng Bảo Đại yêu cầu về nước để cứu vãn tình hình vô vọng ở miền Nam Việt Nam, ông Ngô Đình Diệm đã nhận lời thành lập chính phủ vào tháng 7 năm 1954 và sau cuộc trưng cầu dân ý ngày 23 tháng 10 năm 1955, ông Ngô Đình Diệm đã thành lập chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa vào ngày 26 tháng 10 năm 1955. Trong 9 năm cầm quyền, tuy Tổng Thống Ngô Đình Diệm cũng có phạm một số sai lầm về đường lối và chính sách, nhưng nói chung thì người Miền Nam đa số đều kính trọng sự liêm khiết, đức độ và lòng yêu nước của ông, ngay cả đến ông Hồ Chí Minh cũng phải thừa nhận rằng “ông Ngô Đình Diệm cũng là người yêu nước, theo cách của ông ấy.” Cho đến ngày bị bắn và đâm chết trên chiếc thiết vận xa M-113 trong cuộc đảo chánh ngày 1-11-1963, có lẽ ông Ngô Đình Diệm cũng đã chưa làm điều gì sai trái cho đến độ Cụ Phan Bội Châu phải “vứt đi” cái lòng khen của Cụ trong bài thơ đăng trên báo Tiếng Dân tại Huế vào cuối năm 1933. California Mùa Xuân 2007 Bảo Đại: “Con Rồng Việt Nam,” Nguyễn Phước Tộc xuất bản, California 1990 , trang 53-54. Bảo Đại: sđd, trang 91-94. “Phan Bội Châu Toàn Tập” Tập 5, Chương Thâu sưu tầm và biên soạn, nhà Xuất bản Thuận Hóa, Huế 1990, trang 254-255. Huỳnh Hữu Ủy: “Chung Quanh Khu Di Tích Vườn Mộ Sào Nam Phan Bội Châu ở Huế,” nguyệt san Thế Kỷ 21, California, số tháng 8 năm 2006. Phan Bội Châu: “Những Năm Mão Trong Đời Tôi,” báo Tiếng Dân ngày 16 tháng 2 năm 1939. Thiết Mai Tôn Thất Cảnh: “Hơn Một Tiếng Đồng Hờ cùng Cụ Phan Bội Châu,” báo Ánh Sáng, số 11 ngày 11-4-1933, Huế. Trích lại trong Phan Bội Châu Toàn Tập, Tập 4, trang 311-319. Người viết đăng lại nguyên văn bài thơ này để độc giả thấy rằng có vài chữ khác nhau giữa bài đăng trên Báo Tiếng Dân năm 1933 và bài đăng trên báo Ánh sáng do chính Cụ Phan đọc lại. Huỳnh Hữu Ủy: bài đã dẫn. “Phan Bội Châu Toàn Tập,” Tập 4, trang 14-15. Đoạn này trích lại trong Vụ Án Phan Bội Châu của Bùi Đình do nhà xuất bản Tiếng Việt in tại Hà Nội năm 1950. Nguyễn Xuân Chữ: “ Hồi Ký,” nhà xuất bản Văn Hóa, Houston, Texas, 1996, trang 243-244. Trần Đông Phong
|
|
|
Post by Can Tho on Mar 24, 2008 16:23:01 GMT 9
Con người & Sự kiện 18-12-2007 Những người giết GS Nguyễn Văn Bông bây giờ ở đâu?
Khánh Dung
Gs. Nguyễn Văn Bông, Viện trưởng Học viện Quốc gia Hành chánh 1963-1971 (1929-1971) Nguồn: thongtin.brinkster.net -------------------------------------------------------------------------------- Gần 12 giờ trưa Thứ Tư 10/11/1971, chiếc xe chở Giáo Sư Nguyễn Văn Bông vừa từ đường Trần Quốc Toản quẹo phải vào đường Cao Thắng, chạy chậm lại để ngừng đèn đỏ ngay ngã tư trước khi quẹo trái vô đường Phan Thanh Giản.
Xe vừa ngừng, một thanh niên chạy đến gần và ném xuống gầm xe của Giáo sư Bông một chiếc cặp trong đựng mìn chống tăng MK6 (1). Sau đó anh ta băng qua đường và nhảy lên một xe Honda 90 có người đã nổ máy chờ sẵn, xe vọt luôn vào một con hẻm. Lựu đạn nổ, Giáo Sư Bông và người cận vệ của ông thiệt mạng.(2)
Những sát thủ
Chiếc xe gắn máy biến nhanh vào một con hẻm trên đường Cao Thắng. Do đã tập luyện thuần thục trước khi ra tay, chỉ trong vòng ba phút xe đã ra đến đầu hẻm phía bên kia và biến mất trên đường Trần Quốc Toản.
Người lái xe, và cũng là người điều khiển vụ ám sát là Vũ Quang Hùng, sinh viên năm thứ ba Đại học Khoa Học Saigon và là thành viên của tổ trinh sát vũ trang của Ban An Ninh T4. Người ngồi sau xe honda là Lê Văn Châu, trung úy quân đội VNCH nhưng đồng thời cũng là cơ sở của An Ninh T4. Người cung cấp sáu trái lựu đạn MK6 cho hung thủ là Nguyễn Hữu Thái, kiến trúc sư, cựu chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Sài Gòn, lúc đó đang là trung úy chiến tranh tâm lý tại Sài Gòn.
Ngay sau khi vụ ám sát xảy ra, Hùng và Châu được đưa ra bưng để tránh mũi dùi điều tra của chính quyền, và họ chỉ trở về Sài Gòn sau ngày 30 tháng 4, 1975.
Vũ Quang Hùng Nguồn: VietnamNet,17/07/2004 -------------------------------------------------------------------------------- Lê Văn Châu về làm việc ở Báo Tuổi Trẻ. Còn Vũ Quang Hùng được đưa về làm Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận 3, nhưng sau đó không lâu Hùng nhảy sang lãnh vực báo chí.
Hùng sanh năm 1945 tại Nam Định, bắt đầu viết báo từ 1964, và cho đến nay đã kinh qua các chức vụ phó tổng biên tập báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh, tổng biên tập tạp chí Người Du Lịch, và biên tập viên Báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2004, Vũ Quang Hùng dưới tên nhà báo lão thành Quang Hùng xuất bản tập sách “Phóng Sự Điều Tra” trong đó ghi lại những kinh nghiệm mà Hùng đã “đúc kết, học hỏi, thậm chí va chạm trong suốt 40 năm làm báo”.
“Chiến công” của Vũ Quang Hùng đã được chính ông ta kể lại trong một bài đăng trên tạp chí Đứng Dậy của Linh Mục Chân Tín năm 1976. Đến tháng 4/2000, trong dịp kỷ niệm 25 năm ngày chiến thắng 30 tháng 4 nhà báo chuyên về các đề tài tình báo Nam Thi của báo Thanh Niên cũng kể lại chuyện này, trong đó có ghi rõ vai trò trợ giúp đắc lực của Nguyễn Hữu Thái.
Biệt động thành hay sinh viên tranh đấu?
Vào thời điểm tham gia vụ ám sát Giáo sư Bông, Nguyễn Hữu Thái chỉ mới là cơ sở của An ninh T4 chứ chưa phải là thành viên chính thức. Sau này Thái được bổ về tổ điệp báo A10 vào những năm gần 1975 khi An ninh T4 cần gây dựng thêm nhiều cơ sở để đáp ứng với tình hình sôi động.
An ninh T4 là tổ chức phụ trách hoạt động an ninh chính trị nội thành Sài Gòn trong chiến tranh. Tất cả những lệnh ám sát trong thời gian này đều phát ra từ người chỉ huy trực tiếp lúc ấy là Thái Doãn Mẫn, sau này là đại tá phó giám đốc công an Thành Phố Hồ Chí Minh.
Sáng ngày 30/04/1975, sau khi nghe tin bộ đội đang vào Sài Gòn, Thái cùng với ký giả Nguyễn Vạn Hồng và giáo sư Huỳng Văn Tòng băng xanh đỏ trên cánh tay chạy ra đường Hồng Thập Tự đón dẫn đường đoàn xe tăng đang tiến vào Dinh Độc Lập.
Tại đây, Thái là người chạy theo anh bộ đội xe tăng Bùi Quang Thận lên nóc dinh Dinh Độc Lập để cắm cờ (Thận không biết sử dụng thang máy và đã bị ngã khi tông vào cửa kính vì chưa bao giờ nhìn thấy cửa kính). Thái cũng có công giúp thâu băng lời đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh tại đài Phát thanh Sài Gòn. Lần này, Thái và Tòng có dịp chứng tỏ sự quan trọng của mình khi được xưng danh tánh trước khi giới thiệu Dương Văn Minh đọc lời tuyên bố đầu hàng.
Sau này Nguyễn Hữu Thái luôn tìm cách che giấu những hoạt động cho An ninh T4 của mình, chỉ luôn tự nhận mình thuộc thành phần thứ ba hoặc là một thành phần của lực lượng sinh viên tranh đấu. Chính phóng viên đài BBC cũng đã bị lừa khi họ cho rằng Thái “không phải là người ở phía bên kia, mà đã từng tham gia phong trào đấu tranh sinh viên ở Sài Gòn”.
Nguyễn Hữu Thái giới thiệu bài viết của mình về Perect Spy (Tuổi trẻ cuối tuần, tháng 9, 2007) Nguồn: larrybermanperfectspy.com -------------------------------------------------------------------------------- Trong buổi phỏng vấn ngày 19/05/2005 với BBC về một cuốn sách nhỏ do Nguyễn Hữu Thái viết, trong đó kể lại những chuyện xảy ra tại dinh Độc lập và đài Phát thanh Sài Gòn vào ngày 30/04/1975, Thái cho phóng viên BBC biết cuốn sách của Thái đã không được phép xuất bản tại Việt Nam vì những chuyện Thái kể không phù hợp với những chi tiết của phiên bản chính thức về những chuyện xảy ra trong Dinh Độc Lập sáng ngày hôm ấy.
Cái vinh quang của người chiến thắng không thể nào lại có thể chia sẻ với một kẻ cứ ngỡ rằng sẽ có một chỗ cho thành phần thứ ba. Và quả thật là vì không có chỗ cho một thành phần như vậy, nên Thái đành phải trở về sống bằng nghề kiến trúc và dạy học của mình.
Ngoài ra Thái cũng trở thành nhà nghiên cứu Phật giáo. Trong kỳ hội thảo quốc tế “Phật giáo trong thời đại mới, cơ hội và thách thức” vào tháng 7/2006 tại Việt Nam, Nguyễn Hữu Thái, lúc này đang dạy học tại Hoa Kỳ, đã trình bày đề tài: “Đột phá mới trong truyền bá Phật giáo ở phương Tây.”
Vụ mưu sát Giáo sư Bông năm 1968
Nhà báo Nam Thi của Thanh Niên trong các số báo đã nêu trên cũng xác nhận hai người chịu trách nhiệm về vụ ám sát hụt Giáo sư Bông vào tháng 8/1968 chính là luật sư Đỗ Hữu Cảnh và công nhân Trần Văn Hoành. Vũ khí dùng trong vụ ám sát không thành này là một trái nổ C4 nặng 4kg đựng trong một chiếc cặp học sinh. Giáo Sư Bông may mắn thoát chết trong vụ này do vừa đi sang một phòng khác lúc mìn phát nổ.
Sau 1975 Hoành trở thành sĩ quan an ninh trong ngành công an, còn Cảnh thì cũng như trường hợp của Thái, ông ta nổi lên như một sinh viên tranh đấu ở Sài Gòn nhưng thật sự lại là thành viên tổ vũ trang tuyên truyền của công vận, và sau này là thành viên tổ điệp báo A10 của An ninh T4.
Năm 2005 khi người dân Sài Gòn xôn xao về việc thanh lý những hậu quả của vụ Epco – Minh Phụng, người dân được biết đến tên một người đứng tên làm giám đốc cho nhiều công ty của Liên Khui Thìn. Đó là Đỗ Hữu Cảnh.
Cảnh đã đứng tên làm giám đốc công ty sản xuất – thương mại – xây dựng – dịch vụ Hồng Long lập năm 1995, và công ty cổ phần xây dựng – kinh doanh nhà Hồng Hà năm 2003. Con trai Cảnh là Đỗ Trường Sơn thì làm giám đốc của ba công ty khác: công ty cổ phần Đông Dương thành lập năm 2001, công ty tin học Công nghệ mới năm 2000, và công ty tư vấn – thiết kế – kiến trúc – xây dựng Đông Dương năm 2002.
Tất cả 5 công ty trên toạ lạc tại toà nhà số 282 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Hầu hết vốn tạo dựng những công ty này là của Tăng Minh Phụng và Liên Khui Thìn.
Sau khi tòa án tuyên bố tịch biên tài sản của Liên Khui Thìn và cơ quan thi hành án đã kê biên hơn 100,000 thước đất dự án của công ty Hồng Long, Đỗ Hữu Cảnh vẫn tiếp tục rao bán những khoảnh đất này cho hơn 500 người mua. Việc lường gạt này đưa đến những vụ kiện tụng trong đó nhiều người mua đã kéo đến thể hiện sự tức giận tại nhà riêng của Đỗ Hữu Cảnh ở số 166C đường Thích Quảng Đức, phường 4, quận Phú Nhuận. Đến lúc đó nhiều người mới bật ngửa ra khi được biết kẻ làm ăn lươn lẹo và lường gạt này lại là một luật sư.
Tháng giêng năm nay (2007), có một văn phòng luật sư mới được phép hành nghề tại thành phố Hồ Chí Minh. Đó là văn phòng luật sư Hồng Lạc, địa chỉ 451/2 Hai Bà Trưng, Phường 08, Quận 3,Thành Phố Hồ Chí Minh, dưới tên Luật Sư Đỗ Hữu Cảnh.
© DCVOnline.
--------------------------------------------------------------------------------
DCVOnline: (1) Mìn chống tăng MK.6 HEAA (high explosive anti-armor) Nguồn: world.guns.ru --------------------------------------------------------------------------------
(2) Đồng phạm giết GS Nguyễn Văn Bông theo Jackie Bong-Wright, tác giả “Mây Mùa Thu”, (Autumn Cloud), Capital Books, Inc. (2001): “Cũng giống như ông Martin, tôi tin là Việt Cộng giết Bông. Điều này đã được xác định năm 1976 trong cuốn sách mang tựa đề Giải Phóng, được viết bởi nhà báo Ý tả khuynh Tiziano Terzani, người đã ở lại Sài Gòn trong thời gian Việt Cộng chiếm Sài Gòn. Ông đã phỏng vấn những người anh em cộng sản của mình, những người này đã hãnh diện cho biết là họ ra lệnh cho những đồng chí của mình, trong đó có Nguyễn Hữu Thái, giết Bông.”
--------------------------------------------------------------------------------
Chú thích của tác giả (Tài liệu tham khảo):
– Bí mật điệp báo chưa từng công bố: đốt cháy con bài của Mỹ, Nam Thi, Thanh Niên số ra ngày thứ Ba 02/05/2000 số 78/1701 – Ai đã giết Giáo sư Bông, Trần Thanh, Website VietnamReview, 10/09/2007 – Cẩm nang người làm báo, tập sách “phóng sự điều tra”, Sương Lam, Website VietnamNet 17/07/2004 – Bán đất kê biên cho gần 500 người (theo báo Người Lao Động), Website VNExpress 22/11/2005 – Website Luật sư Việt Nam (www.luatsu.vn): Danh bạ: Văn phòng luật sư Hồng Lạc – Thư độc giả Võ Mai Uyên Thi: Công ty Đông Dương có lừa đảo khách hàng?, Website báo Lao Động, 01/11/2006 – Trích đoạn: Những điều chưa nói hết về 30/04/1975, BBC Vietnamese 19/05/2005 – Website Vietnam Buddhist Research Institute (www.vinabri.org)
|
|
|
Post by Vĩnh Long on Apr 6, 2008 14:04:34 GMT 9
Những Ngày Cuối Cùng Của VNCH - J. M. Merillon
Quyển "Saigon Et Moi" nầy được giới thiệu ngày 23/3/1985 tại khách sạn La Fayette, quận 6, Paris. Đây là một quyển sách rất có giá trị về mặt lịch sử, từng được các báo Việt Nam tại Pháp đăng bản tóm lược vào thập niên 80.
Trong hàng cử tọa ngày hôm đó có một số nhân vật quan trọng lúc bấy giờ như cựu Tổng Thống Giscard d' Estaing, thị trưởng Jacques Chirac, Ông Pierre Mesmer v.v... nhưng sau đó hình như tác giả không được phép của Bộ Ngoại Giao (hay của chánh phủ Pháp) nên không có thể phổ biến quyển sách nầy ra thị trường. Và cho đến giờ nầy không còn ai tìm thấy tung tích quyển sách nầy nữa ở bất cứ thư viện nào bên Pháp, kể cả Thư Viện Quốc Gia Pháp ở Paris, cũng như sau nầy chính Ông Mérillon đã đính chánh ông không phải là tác giả của quyển "Saigon Et Moi" hay bất cứ quyển nào khác viết về Việt Nam. Tuy nhiên các báo Việt Nam tại Pháp lúc bấy giờ đều có đăng bản tóm lược của quyển sách nầy, mà bản tóm lược của ông Vũ Hải Hồ tại Paris là một.
Những Ngày Cuối Cùng Của Việt Nam Cộng Hòa: NGƯỜI ĐI KHÔNG MUỐN LƯU LẠI BẰNG CHỨNG
Nguyên tác: "Sài Gòn et moi", của tác giả Jean Marie Mérillon, cựu đại sứ Pháp tại Sài Gòn năm 1975.
Đã đến lúc Đại Sứ Martin phải nói thật với tôi: Nước Mỹ cần phải làm gì vào những ngày sấp tới khi Phan Rang thất thủ? Và Mỹ cần xác minh thái độ đối với Dương văn Minh mới hôm qua vừa đòi Nguyễn văn Thiệu từ chức .
Ông Martin đã lưỡng lự rất nhiều rồi mới nói cho nước Pháp hay rằng Hoa Kỳ sẽ bỏ rơi Miền Nam . Còn nước Pháp thì muốn cố giữ Miền Nam bằng một chánh phủ trung lập giả định, biết rằng đó chưa hẳn là một liều thuốc hồi sinh cho toàn thể chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa một cách công hiệu, nhưng chẳng còn phương thức cấp cứu nào phù hợp với tình thế lúc đó.
TỐI 18/4/75 :
Qua điện thoại, lần thứ nhất Ông Martin mới nói ra ý định của Hoa Kỳ. Đối với chính trường nước Mỹ thì chiến tranh Việt Nam đã chấm dứt sau Hiệp Định Paris năm1973. Vấn đề còn lại là giải thể Hoa Kỳ tại Đông Dương.
Ông Martin muốn nhờ tôi làm trung gian chuyển đạt ý muốn của Mỹ cho phía Việt Cộng. Tôi bèn trả lời:
- "Điều mà ông yêu cầu, tôi sẽ thõa mãn cho ông 5 tiếng nữa nếu không có gì trở ngại trong việc liên lạc. Tuy nhiên tôi phải phúc trình lên chánh phủ của tôi, vậy ông Đại Sứ gởi cho tôi một công hàm ủy thác làm việc nầy."
- "Không thể được" người ta không muốn lưu lại bằng chứng.
- "Như thế từ giờ phút nầy nước Pháp sẽ đãm nhận vai trò hòa bình cho Việt Nam theo chủ thuyết của Pháp."
- "Chúng tôi cám ơn nước Pháp. Với tư cách cá nhơn tôi hoàn toàn chống lại chủ trương của Hoa Kỳ dành trọn quyền thắng trận cho Việt Cộng."
Sau đó chúng tôi chuyển sang phần tâm sự gia đình, hỏi thăm sức khỏe bà Đại Sứ v.v... Đại Sứ Martin cho biết nước Mỹ quá chán ngấy những vụ đão chánh trước kia nên để cho ông Thiệu từ chức rồi ra đi hơn là đão chánh. Vai trò của Nguyễn cao Kỳ không còn cần thiết sau khi Hoa Kỳ đã tặng phần thắng cho Việt Cộng.
Ngày 30/4, trước 3 tiếng đồng hồ hạ cờ Hoa Kỳ sau 20 năm bay trên vòm trời Việt Nam, Đại Sứ Martin gọi điên thoại vấn an, chúc tôi ở lại xứ sở nầy tiếp tục sứ mạng hòa bình, đồng thời khuyến khích tôi "còn nước còn tát."
Công việc đầu tiên của tôi là liên lạc với Phan Hiền trong trại Davis (Tân sơn Nhất) cho biết chánh phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam Việt Nam của Huỳnh tấn Phát muốn ấn định rõ thời hạn Mỹ rút quân khỏi Việt Nam . Phan Hiền bèn hỏi lại tôi là nên ấn định vào ngày nào? Sự giàn xếp người Mỹ ra đi cũng làm phiền phức tôi không ít. Ông trưởng phòng CIA xúi ông Tổng Giám Đốc Liên Đoàn Lao Công Việt Nam kiếm khoảng 20.000 người mặc quần áo nông dân biểu tình trước Tòa Đại Sứ Mỹ đòi Mỹ phải ở lại giúp Việt Nam. Ông Trần quốc Bửu hứa sẽ làm được, nhưng rồi chẳng thấy biểu tình chi cả. CIA chưa muốn đi vội, có vẻ muốn ở lại để tổ chức phá rối cộng sản như họ đã từng làm ở ngoài Bắc sau Hiệp định Genève 1954. Trưởng phòng thương mại Mỹ xin gia hạn đến tháng 6 để giúp các hảng thầu,ngân hàng, các nhà kinh doanh di tản các dụng cụ xí nghiệp, cơ xưởng máy móc về Mỹ. Nhưng rồi Đại Sứ Martin nhận được lệnh của Tòa Bạch Ốc là người Mỹ và tất cả những gì liên hệ đến Mỹ phải rời khỏi Việt Nam chậm lắm là cuối tháng 4/75.
Đại tướng Pháp Vanuxem chạy chỗ nầy chỗ kia với thiện chí cố vấn cho ông Thiệu phản công, nhưng vô ích. Tôi được thông báo Mỹ đã sắp xếp ngày đi cho ông Thiệu đâu vào đó cả rồi. Tướng Vanuxem, người từng chỉ huy ông Thiệu, than thở với tôi: "Thiệu "lủy" không nghe "moa", đánh giặc theo kiểu Mỹ sẽ thua không còn một mảnh đất để thương thuyết với Việt Cộng."
Ngày 18 tháng 4 chúng tôi xác nhận ngày di tản của Hoa Kỳ với Phan Hiền.
Trước khi lập chánh phủ giả định, tôi xét phản ứng của Nga Sô và Trung Cộng. Nước nhiệt thành đầu tiên là Trung Cộng. Thủ Tướng Chu ân Lai điện cho Bộ Ngoại Giao Pháp là sẵn sàng hợp tác với Pháp để xây dựng một chánh thể trung lập tại Miền Nam nếu có thành phần MTGPMNVN tham dự.
Tại Hànội, cuộc vận động với Đại Sứ Nga được xem là mấu chốt của vấn đề. Nhưng Đại Sứ Nga, ông Malichev từ chối, nói rằng: "Chủ quyền xây dựng chính thể Việt Nam do đãng cộng sản Bắc Việt quyết định. Ngoài tình hữu nghị cũng như các sự giúp đở Việt Nam, Nga chẳng có quyền hạn gì cả." Lời tuyên bố đó giống như một kẻ ăn trộm nho bị bắt quả tang rành rành mà vẫn cứ chối bai bải là mình chỉ đi dạo mát trong vườn nho mà thôi. Chẳng là vì chúng tôi có đủ tin tức tình báo nói rõ có 5 vị tướng lãnh Nga có mặt trong Bộ Chỉ Huy chiến dịch Hồ chí Minh tại chiến trường Long Khánh. Không lẽ các vị ấy chỉ ngồi uống trà nói chuyện chơi với Văn tiến Dũng hay sao ?
Toàn thể các nước Đông Nam Á lo ngại một nước Việt Nam độc lập dù dưới một chánh thể nào trong tương lai. Đối với họ, Việt Nam mãi mãi có chiến tranh bao giờ cũng có lợi hơn một Việt Nam hòa bình thống nhất. Theo quan điểm đó, khối Đông Nam Á tán thành Việt Nam được đình chiến trong trung lập hơn là thống nhất trong độc lập. Quan niệm nầy lan rộng cả Á Châu, đặc biệt là Nhật Bản, nước Nhật sẽ hết mình đóng góp cho Đông Dương trung lập. Duy có Nam Dương cực lực phản đối. Nam Dương chưa nguôi mối thù Trung Cộng đạo diễn cuộc đão chánh hụt năm 1965, nên bác bỏ giải pháp đình chiến tại Việt Nam có Trung Cộng tham dự.
(Mãi đến năm 1978, tướng Suharto có gởi cho tôi một bức thơ tỏ ý hối tiếc là lúc đó chánh phủ ông đã có nhận xét sai lầm về những ý kiến của chúng tôi).
Mao thì ghét cay ghét đắng Lê Duẫn thân Nga, thành thử những điều kiện Bắc Kinh đặt ra là phải hạ bệ đảng viên thân Nga, cầm chân quân Bắc Việt để dành cho MTGPMN tiến vô Sài Gòn.
Thực ra nền trung lập đối với chúng tôi chỉ coi như tạm thời ngăn cản dòng nước lũ, cho Việt Nam Cộng Hòa tạm dung thân.
Lời giao ước chánh trị khác hẳn với lời giao ước ngoại giao. Bắc Kinh chỉ giao ước bằng miệng là sẽ tìm cách cản trở Bắc Việt chậm nuốt Miền Nam , biện pháp quân sự coi như yếu tố cần phải có. (Rất tiếc chờ mãi đến năm 1978 Trung Cộng mới dùng biện pháp nầy để dằn mặt Việt Nam).
Phần chúng tôi là phải đáp lời hứa là thành lập chánh phủ liên hiệp gồm 3 thành phần: Quốc gia, Đối lập, và MTGPMN. Chu Ân Lai đưa ra một danh sách: Trương như Tảng, Nguyễn thị Bình, Đinh bá Thi, thiếu tướng Lê quang Ba, trung tướng Trần văn Trà, ngỏ hầu làm lực lượng nồng cốt thân Tàu trong chánh phủ hòa hợp hòa giải dân tộc Việt Nam. Điều kiện họ đưa ra thoạt nhìn thì không thấy có gì trở ngại, nhưng thực hiện lại vô cùng khó khăn. Vì những người nầy không có thực lực hay quyền hành gì cả. Toàn thể quyền hòa hay chiến đều do Lê Duẫn nắm cả. Trên Lê Duẫn một bực là Mạc tư Khoa. "Dường như đã từ lâu phe quốc gia lẫn phe cộng sản Việt Nam đều đã không có quyết định gì về số phận đất nước của họ"
Móc nối với Trung Cộng thỏa thuận đâu vào đó cả rồi, sáng ngày 22/4 tôi mời phái đoàn Dương văn Minh vào tòa Đại Sứ tiếp xúc với chúng tôi. Phái đoàn nầy có nhiều nhân vật đang tập sự làm chánh trị, những kẻ chuyên sống nhờ xác chết của đồng bào họ: Huỳnh tấn Mẫm, Hoàng phủ Ngọc Tường, Ngô bá Thành, Ni sư Huỳnh Liên, Lý quý Chung, Vũ văn Mẫu, Hồ ngọc Cứ v.v... Tôi thấy ông Dương văn Minh đã liên lạc quá vội với một thành phần vô ích. Những khuôn mặt nầy Bắc Việt chưa biết họ, còn hao công giúp Bắc Việt thì chỉ có việc chưởi tầm bậy chế độ Việt Nam Cộng Hòa.
Tôi đi ngay vào vấn đề hỏi chung trước mặt mọi người là: "Chúng tôi hết sức ủng hộ người Việt Nam thành lập một chánh phủ hòa hợp hòa giải dân tộc. Vậy trong những ngày sấp tới có những cuộc thương thuyết xảy ra, quí vị có đồng ý nhận quí vị là đại biểu các khuynh hướng chánh trị ở Miền Nam không ? Chiến tranh đang đến hồi dứt khoát phải có kẻ thua người thắng. Hảy cho chúng tôi biết, chánh phủ quí vị tới đây sẽ thua hay Việt Nam Cộng Hòa thua, hoặc MTGPMN thua ? "
Huỳng tấn Mẫm cướp lời Dương văn Minh nói trước:
- "Thưa ông Đại Sứ Pháp, cuộc chiến nầy Mỹ đã thua, Tất cả người Việt Nam chúng tôi thắng trận"
Căn cứ theo lời của Huỳnh tấn Mẫm, tôi đoán ngay hắn là một thứ bung xung trước thời cuộc, háo danh, sẵn sàng làm tôi mọi cho bất cứ chế độ nào chịu cấp phát tước quyền cho hắn. Nếu biết khôn và khách quan nhận định thì hắn phải nói như vầy: "Bọn phản chiến Mỹ thua trận, và tất cả người Việt Nam thắng trận trong một nền hòa bình rơi nước mắt."
Bà ni sư Huỳnh Liên nói nhiều lắm. Bà kể lể "tín đồ Phật Giáo bị kềm kẹp từ 20 năm qua, nếu cộng sản thắng thì đó là lời cầu nguyện của hàng triệu phật tử Việt Nam "
Luật sư kiêm chánh trị gia Vũ văn Mẫu có vẻ già dặn hơn. Ông đặt tiếng "nếu" ở mỗi mệnh đề để thảo luận. "Nếu" chính phủ tương lai mà trong đó có ông làm thủ tướng thì viễn ảnh hòa bình sẽ nằm trong tầm tay dân tộc Việt Nam v.v.." Ông cũng ngỏ lời cam ơn tôi dàn xếp thời cuộc để lập ván bài trung lập tại Việt Nam .
Đây là buổi thăm dò quan niệm, nhưng những con cờ quốc tế đã gởi cho tôi từ trước không có Huỳnh tấn Mẫm, Ngô bá Thành, Huỳnh Liên, Vũ văn Mẫu và Lý quý Chung. Tôi lễ phép mời họ ra về, ngoại trừ đại tướng Dương văn Minh để thu xếp nhiều công việc khác.
Tiển ra tận thềm sứ quán, tôi có nói mấy lời để họ khỏi thất vọng sau nầy :
- "Thưa quí vị, thiện chí thành lập tân chánh phủ, điều đó không ai chối cải công lao của quí vị. Tuy nhiên thẩm quyền tối hậu giờ phút nầy nằm trong tay Hànội. Nước Pháp chỉ làm một việc có tính cách trung gian hơn là chủ động'
Mọi người trợn ngược tròng mắt nhìn tôi hết sức ngạc nhiên. Ông Vũ văn Mẫu nói nhỏ với tôi một câu bằng tiếng Latinh; "Tôi muốn đi Pháp nếu tân chánh phủ không đuợc Hànội nhìn nhận."
Khi trở vào, Đại tướng Dương văn Minh ngồi đó chờ tôi, nét mặt sung mãn, tự hào là đã nắm vững thời cuộc. Vừa nghe chuông điện thoại reo, tùy viên giao tế của chúng tôi giới thiệu người bên kia là Võ đông Giang. Đường dây điên thoại viễn liên nầy kêu qua tòa Đại Sứ Pháp ở Tân gia Ba rồi cũng dùng đường dây nầy chuyển về Bộ Ngoại Giao Hànội. Tại Hànội họ sẽ móc đường dây tiếp vận vô Nam để tiếp xúc với vị Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh, vì ông nầy muốn gập tôi có chuyện gấp. Tôi đồng ý nhưng phải chờ hai tiếng đồng hồ nữa mới bắt xong đường dây như thế.
KẾ HOẠCH THỨ NHẤT
Thành phần chánh phủ hòa hợp hòa giải dân tộc , đồng chủ tịch là hai ông Dương văn Minh và Trần văn Trà. Ba phó chủ tịch là Vũ văn Mẫu, Trịnh đình Thảo và Cao văn Bổng. Tổng trưởng quốc phòng Phạm văn Phú. Tổng trưởng ngoại giao Nguyễn thị Bình. Tổng trưởng tư pháp Trương như Tảng. Tổng trưởng nội vụ Vũ quốc Thúc. Tổng trưởng kinh tế Nguyễn văn Hảo. Tổng trưởng thương mại Lê quang Uyễn. Tổng trưởng tài chánh Trần ngọc Liễng. Xen kẻ nhau nếu tổng trưởng quốc gia thì Đổng lý văn phòng là người của MTGPMN, và ngược lại. Hội đồng cố vấn chánh phủ có: Nguyễn hữu Thọ, Huỳnh tấn Phát, Thích trí Quang, Lương trọng Tường, Hồ tấn Khoa, Linh mục Chân Tín, Cựu thủ tướng Trần văn Hữu.
Hai mươi bốn giờ sau khi công bố thành phần chánh phủ, nước Pháp sẽ vận động các nước Âu Châu, Á Châu và các nước phi liên kết công nhận tân chánh phủ hòa giải Việt Nam, làm chậm lại bước tiến xe thiết giáp Liên Xô mưu toan đè bẹp Sài Gòn.
KẾ HOẠCH THỨ HAI
- "Thưa Đại tướng, ông Nguyễn văn Thiệu để lại quân đội nầy còn bao nhiêu người? Hoa Kỳ để lại vũ khí nếu dùng được ở mức độ phòng thủ thì đuợc bao lâu ?
Đại tướng Dương văn Minh trả lời là ông chưa nắm vững quân số vì hơn chín năm ông không có dịp biết các bí mật quốc phòng.
- "Thưa Đại tướng, đại tá tùy viên quân sự của chúng tôi sẽ phúc trình cho đại tướng biết sau. Theo chúng tôi, quân lực Việt Nam Cộng Hòa còn đủ khả năng chiến đấu thêm 10 tháng nữa, nếu các nhà quân sự chịu thay đổi chiến thuật từ quy ước sang du kích chiến. Ngay từ bây giờ Đại tướng còn 2 Quân đoàn. Phải dùng hai Quân đoàn nầy mặc cả cho thế đứng của phía quốc gia. Tôi tung liền giải pháp trung lập đồng thời tạo áp lực ngoại giao ngừng bắn 7 tiếng đồng hồ. Trong khi đó Đại tướng kịp thời chỉnh đốn quân đội và chọn các tướng lãnh có khả năng trường kỳ phản công. Tôi tin tuởng Việt Nam Cộng Hòa chưa thể thua và đích thực Bắc Việt đang lúng túng chưa biết họ sẽ chiến thắng bằng cách nào đây.
KẾ HOẠCH THỨ BA
Cùng lúc mời thành viên MTGPMN hợp tác trong chánh phủ trung lập, Đại Tướng tuyên bố sẳn sàng bang giao với Trung Quốc và các nước theo chủ nghĩa xã hội, dĩ nhiên trong đó có cả Liên Xô.
Trung Quốc sẽ chụp lấy cơ hội nầy để cử Đại Sứ đến Sài Gòn ngay sau 24 giờ cùng với tiền viện trợ 420 triệu Mỹ kim là tiền sẽ trao cho Hànội mà nay trao cho chánh phủ hòa hợp hòa giải dân tộc. Kế hoạch nầy đánh phủ đầu Hànội bằng cách đưa đứa con nuôi của họ là MTGPMN lên nắm chính quyền (một lực lượng mà từ trước đến nay Hànội vẫn ra rã trước dư luận là dân Miền Nam đứng lên chống Mỹ, chớ Hànội không có dính dáng gì hết).
Đi từng bước, lần lượt tân chánh phủ sẽ lật lại từng trang giấy ký ngưng bắn trong Hiệp Định Paris, giao cho Trung Quốc cưởng ép Hànội vào bàn hội nghị nói chuyện ngưng bắn tức khắc.
Quả thật Trung Quốc muốn cứu sống MTGPMN để xây dựng ảnh hưởng của mình tại Đông Dương. Phe quốc gia cũng muốn cứu cấp Sài Gòn đừng lọt vào tay cộng sản . Như vậy hai quan niệm cùng có một mục đích, còn có thể dàn xếp được là tốt hơn cả, vì đừng để cho bên nào thắng.
Tôi cũng thông báo cho ông Minh hay là tôi đã liên lạc với thành viên MTGPMN. Hầu hết đều tán thành giải pháp giúp họ thoát khỏi vòng quỷ đạo của Bắc Việt. Họ chạy theo HàNội là muốn tiến thân sự nghiệp chánh trị bằng con đường hợp tác với cộng sản, nếu giúp họ nắm được chánh quyền Miền Nam thì phương tiện dùng cộng sản Bắc Việt đã quá lỗi thời.
Bà Bình từ đầu đến cuối đã hợp tác chặt chẻ với chúng tôi. Thêm một bằng chứng: 17 ngày sau khi Sài Gòn mất, bà Bình còn tuyên bố trước Liên Hiệp Quốc dụng ý tống khứ đạo quân Bắc Việt về bên kia Bến Hải: "Miền Nam Việt Nam sẽ sinh hoạt trong điều kiện trung lập 5 năm trước khi thống nhất hai miền Nam Bắc.". Các nhà phân tích thời cuộc nói chỉ cần 5 tháng Miền Nam sống dưới chánh phủ trung lập thay vì có diễm phúc 5 năm, có lẽ hòa bình Việt Nam sẽ ở trong hoàn cảnh thơ mộng tươi đẹp rồi. Bà Bình bị thất sủng sau lời tuyên bố đó.
Nước Pháp sẽ trao 300 triệu quan chuyển tiếp từ chế độ Việt Nam Cộng Hòa giao cho tân chánh phủ để nuôi sống giải pháp trung lập. Chúng tôi sẽ quyên góp các nước bạn đồng minh Âu Châu một ngân khoảng độ 290 triệu mỹ kim cho các chương trình viện trợ kinh tế, văn hóa, phát triển nông nghiệp, nhân đạo v.v...tổng cộng cũng gần bằng viện trợ của Hoa Kỳ trước đây.
Bấy nhiêu đó cũng đủ nuôi dưỡng tạm thời chánh phủ Dương văn Minh Trần văn Trà, để rồi người quốc gia tranh thủ với cộng sản duy trì một Miền Nam không nhuộm đỏ màu cờ.
Đại tướng Dương văn Minh không nói chi nhiều, ông lắng nghe tôi trình bày cặn kẻ từng kế hoạch, và nói ông sẳn sàng thực hiện theo quan điểm của chúng tôi. Ông chỉ nêu một câu hỏi duy nhất:
|
|
|
Post by Vĩnh Long on Apr 6, 2008 14:05:06 GMT 9
- "Dưới hình thức nào tôi thay thế cụ Trần văn Hương để thành lập nội các để thương thuyết với phía bên kia?"
- "Thưa Đại tướng, cụ Trần văn Hương hôm qua vừa thảo luận với chúng tôi là sẽ trao quyền chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa lại cho Đại tướng, nếu Đại tướng có một kế hoạch không để mất Sài Gòn ."
Sự thực từ lúc ông Thiệu tuyên bố từ chức, ông Minh đã nhiều lần thúc hối chúng tôi tiến dẫn ông nắm chánh quyền ngay lúc ấy. Chúng tôi chưa nhận lời yêu cầu nầy. Chúng tôi chưa nhận lời yêu cầu đó vì chưa tiếp xúc được với thành phần MTGPMN. Hơn nữa ông Minh ra lãnh đạo guồng máy quốc gia không mang điều mà thế giới mong đợi sau khi Hoa Kỳ rút đi. Khi chúng tôi giới thiệu tướng Minh sẽ là nhân vật cho ván bài trung lập của Pháp tại Việt Nam thì cụ Trần văn Hương sửng sốt và tỏ vẻ phiền trách: "Nước Pháp luôn luôn bẻ nho trái mùa! Tưởng chọn ai chớ chọn Dương văn Minh, nó là học trò tôi, tôi biết nó quá mà. Nó không phải là hạng người dùng trong lúc dầu sôi lửa bỏng... Tôi sẽ trao quyền lại cho nó nhưng nó phải hứa là đừng để Sài Gòn thua cộng sản ." Có sự hiện diện của ông Trần chánh Thành là người rất am tường thực chất cộng sản, chúng tôi giải thích với cụ là Bắc Việt rất sợ MTGPMN đoạt phần chiến thắng, công khai ra mặt nắm chánh quyền. Chúng ta nên nắm ngay nhược điểm của họ mà xoay chuyển tình thế. Nếu để một nhân vật diều hâu lãnh đạo, Bắc Việt sẽ viện cớ Việt Nam Cộng Hòa không muốn hòa bình rồi thúc quân đánh mạnh trong lúc quân đội chưa kịp vãn hồi tư thế phản công. Tạm thời dùng công thức hòa hoãn thôi.
Cụ Trần văn Hương thông cảm kèm theo lời thở dài tỏ ra mất tin tưởng. Kế hoạch của chúng tôi vô tình đã đè bẹp tin thần chống cộng sắt đá của cụ. Theo cụ thì giải pháp hữu hiệu là bỏ ngỏ Sài Gòn, tổng động viên những vùng đất còn lại để tiếp tục đánh cộng sản. Chọn giải pháp nầy sẽ đổ máu thêm, nhưng chiến tranh nào mà không đổ máu, ít nhất Việt Nam Cộng Hòa không thua một cách mất mặt.
Mười năm sau tôi thấy kế hoạch của cụ Trần văn Hương đúng. Nếu lúc bấy giờ các nhà lãnh đạo quân sự Miền Nam đừng bỏ chạy quá sớm, yểm trợ cụ, thì có thể gở gạc được thể diện người Quốc gia Miền Nam. Tôi kính mến cụ già Trần văn Hương, Người Việt Nam nhận xét cụ bất tài, già nua lẩm cẫm, song chúng tôi thấy cụ là một người Việt Nam trung tín, sống chết cho lý tưởng, can đãm trước mọi tình huống. Năm 1976, nghe cụ bị bệnh nặng, thiếu thốn phương tiện chữa trị, chúng tôi yêu cầu Tổng lảnh sự Pháp ở Sài Gòn vận động với nhà cầm quyền HàNội cho cụ sang Pháp chữa bệnh. HàNội còn cần Pháp làm giao điểm tuyên truyền chủ nghĩa xã hội, sẽ không làm khó dễ trong việc cấp giấy xuất cảnh, nhưng cụ từ chối, quyết định ở lại chết tại Việt Nam . Chúng tôi vẫn nhớ lời cụ nói năm 1975: "Ông Đại Sứ à, tui đâu có ngán Việt Cộng, nó muốn đánh tui đánh tới cùng. Tui chỉ sợ mất nước, sống lưu đày ở xứ người ta. Nếu trời hại nước tui mất, tui xin thề ở lại đây và mất theo nước mình." Cụ Trần văn Hương đã giữ lời hứa.
Đại tướng Dương văn Minh ra về, chúng tôi hẹn gặp lại nhau. Trong lúc nầy, về phía Việt Nam Cộng Hòa, chúng tôi không quên nhắc nhở đại tướng Dương văn Minh gấp rút tổ chức lại quân đội, liên lạc thường xuyên với tướng Nguyễn khoa Nam, khuyến khích vị tướng nầy giữ vững các vị trí phòng thủ để còn một mảnh đất làm địa bàn ăn nói khi thương thuyết với phía bên kia. Ngay lúc đó tôi biết ông Dương văn Minh cách đây hai ngày đã liên lạc với người em ruột là thiếu tướng Dương văn Nhật, nhờ môi giới để nói chuyện thẳng với Bắc Việt. Vì hấp tấp, nông cạn, ông tưởng em ông có đủ tư cách đại diện cộng sản ngưng bắn tại Miền Nam . Từ chỗ móc nối sai lệch, tình thế đã xỏ mũi ông đến chỗ phá nát bấy hết kế hoạch hòa bình Việt Nam .
(GHI CHÚ của dịch giả DHN: Dương văn Nhật không phải là một thiếu tướng mà chỉ là một thiếu tá thường, trực thuộc MTGPMN nên không phải là một nhân vật quan trọng. Cộng sản đã cho về liên lạc thường xuyên với Dương văn Minh trước đó như là một liên lạc viên xoàng để săn tin mà thôi, và đã được lệnh kín đáo nằm luôn tại nhà Dương văn Minh từ khi chúng tiến chiếm tỉnh Banméthuột. Có lẽ ông Dương văn Minh muốn đưa em ông lên hàng tướng vì lý do thể diện chăng? Sau 30/4/75 mới là trung tá))
LÊ ĐỨC THỌ THÓA MẠ TÔI
Chuông điện thoại reo. Đầu dây bên kia tự giới thiệu:
- "Chào ông Đại Sứ, tôi là B trưởng B2 đây.""
Tôi chào lại và rất ngạc nhiên không biết B trưởng B2 là nhân vật nào. Thái độ thiếu lịch sự xã giao qua lời giới thiệu tên họ chức phận bằng bí danh của đầu dây bên kia chứng tỏ họ coi thường chúng tôi. Tôi gằn mạnh từng tiếng:
- "Nếu đầu dây bên kia muốn trao đổi câu chuyện với tôi thì nên tỏ ra lịch sự một chút. Khi tiếp xúc với một nhà ngoại giao thì dù thù hay bạn cũng vậy. Thưa ông B trưởng B2, chắc ông thừa hiểu ông đang nói chuyện với Đại sứ nước Pháp, và bắt buộc tôi phải cúp nếu ông không nói tên họ, chức phận. Nguyên tắc của ngành ngoại giao đối lập với ngành gián điệp là không tiếp xúc với hạng người bí mật."
B2 xin lỗi tôi liền khi đó, bảo rằng ông ta sợ CIA phát hiện sự có mặt của ông ở Miền Nam trong lúc hoàn cảnh chưa cho phép ông xuất đầu lộ diện. Ông cũng rất phiền khi bị ép buộc nói tên họ:
- "Thưa ông Đại sứ, tôi là Lê đức Thọ, Tổng tư lệnh chiến dịch Hồ chí Minh."
thì ra Lê đức Thọ, con người khuynh đão trong các cuộc hòa đàm Paris . Tiểu sử Thọ từ năm 1937 chúng tôi có đầy đủ trong tay, duy tôi chưa gặp mặt nên không nhận được giọng nói qua điện thoại. Sau Tết Mậu Thân, Phòng nhì Pháp đã có đủ tài liệu để biết Lê đức Thọ là Tổng chỉ huy bộ máy chiến tranh tại Miền Nam . Y từ Nga trở về hồi tháng giêng 1975, và đi thẳng vào Nam trực tiếp chỉ huy tổng tấn công Sài Gòn. Mà Phòng nhì biết thì CIA cũng biết. Tôi nói:
- "Chào ông Tổng tư lệnh, qua vai trò trung gian và với thiện chí lớn lao nhất, nước Pháp hết lòng đứng ra hòa giải các phe tranh chấp để sớm đạt được một nền hòa bình tại Việt Nam. Ông Tổng tư lệnh có cần gởi đến chúng tôi những quyết định gì từ phía Bắc Việt nhằm tức khắc giải quyết chiến tranh không? Chúng tôi sẽ chào mừng quyết định của quí vị.’
Thấy mình là kẻ chiến thắng trong canh bạc về sáng, Lê đức Thọ tố xa láng, không cần che đậy bề trái của sự thật nữa:
- " Quyết định của đãng cộng sản chúng tôi là đánh gục Mỹ, thống nhất hai miền Nam Bắc, xây dựng nước Việt Nam theo con đường Mác xít Lê nin nít".
- "Thưa ông Tổng tư lệnh, đó là mục đích. Còn quyết định chấm dứt cảnh cốt nhục tương tàn của người Việt, chưa thấy đãng cộng sản Việt Nam nói tới ?"
Lê đức Thọ hùng hồn giảng thuyết (chỗ nầy ông Mérillon không cho biết Lê đức Thọ nói bằng tiếng gì, vì y nói tiếng Pháp còn kém lắm):
- "Thưa ông Đại sứ, tôi xin nói về chính danh và ý nghĩa cuộc chiến đấu của chúng tôi. Sau khi đánh bại bọn đế quốc Pháp, đãng và nhân dân chúng tôi tiếp tục sự nghiêp đánh bọn ngoại xăm đế quốc Mỹ. Cuộc chiến đấu nầy từ lâu đã được nhân dân thống nhất thành một phong trào chống Mỹ. Từ ngữ "cốt nhục tương tàn" tôi bảo đãm với ông đại sứ là do bọn tay sai ngụy quyền Sài Gòn khơi lên để kêu gọi lòng thương hại của chúng tôi, chớ không phải lời oán than từ phía nhân dân. Xác nhận như vậy để ông đại sứ thấy rằng chúng tôi chưa hề chính thức hóa một nghị trình hòa giải nào với bất cứ đãng phái nào tay sai trong Miền Nam với quyết định của chúng tôi là để thắng chớ không phải để hòa giải."
- "Thưa ông Tổng tư lệnh, trường hợp nầy thì vị trí của MTGPMN ở đâu?"
- "Nó sẽ đứng ở chỗ giải tán khi: một là Đại sứ Mỹ bị bắt, hai là cuốn cờ bỏ chạy trước khi người cộng sản yêu nước tiếp thu Sài Gòn".
- "Nếu đúng như thế, M TGP MN không phải là một thực thể riêng biệt, tách rời quyền lực HàNội đứng lên chống Mỹ từ 15 năm qua, và các ông đã lừa gạt dư luận quốc tế."
- "Thưa ông Đại sứ, dư luận quốc tế hả ? Mà dư luận nào mới được chớ? Nếu dư luận quốc tế thuộc khối tư bản thì không xứng đáng để phẩm bình. Đối với nước Pháp chúng tôi xem là bạn. Thưa ông Đại sứ, chúng ta sẽ bang giao trong tình hữu nghị giửa hai nước."
- "Trung Quốc đang yêu cầu chúng tôi dàn xếp một cuộc đình chiến tại Việt Nam, ông nghĩ sao?
- "Trung Quốc thuộc bọn xét lại, đã biến thể và phản bội nghĩa vụ giải phóng nhân loại qua chủ nghĩa Lênin. Mọi việc nhúng tay vào của Trung Quốc chúng tôi xem đó là hành động thù nghịch. Riêng ông Đại sứ, ngay bây giờ xin ông nhận lời cảnh cáo của chúng tôi. Nếu ông Đại sứ còn tiếp tay với Trung Quốc và các thế lực ngoại bang khác ngăn cản đà chiến thắng chống đế quốc Mỹ ở Miền Nam , thì 24 giờ sau khi tôi đặt chân vào Sài Gòn tôi sẽ trục xuất ông Đại sứ ra khỏi Việt Nam."
- "Làm như vậy ông không ngại gây sự hiềm khích giữa hai nước sao?"
- "Không, Chánh trị và quyền lợi không chú ý tới những vấn đề nhỏ nhặt giữa hai nước . Pháp còn quyền lợi tại Việt Nam . Pháp đừng nên gây hấn với Việt Nam bằng giải pháp trung lập nầy nọ, cũng đừng nên chen vào nội bộ của chúng tôi."
- "Thưa ông Tổng tư lệnh, ông nên nhớ Pháp ngày hôm nay không phải là Pháp đô hộ ngày hôm qua. Pháp chẳng có quyền lợi gì nếu phải bang giao với một nước Việt Nam cộng sản. Nếu ông cảnh cáo chúng tôi , bù lại xin ông và đãng cộng sản Việt Nam tiếp nhận lời cảnh cáo của chúng tôi là số tiền 300 triệu hằng năm viện trợ Miền Nam va 200 triệu viện trợ nhân đạo cho Bắc Việt sẽ không được chuyển giao nếu giải pháp trung lập bị bác bỏ một cách vô nhân đạo."
Lê đức Thọ có vẻ căm tức, nhưng lần nầy vì lịch sự, y nói vài lời cáo lỗi rồi cúp điện thoại, đúng với ý muốn của tôi.
Thật ra chúng tôi cũng vẫn biết cuộc chiến tranh nầy do tập đoàn HàNội quản lý từ đầu đến cuối, nhưng không trắc nghiệm được phản ứng ngang tàng của họ mà đại biểu chánh thức là Lê đức Thọ, nhất định nuốt Miền Nam bằng lá bài quân sự.
Sự kiện nầy đã khuyến khích tôi tìm kiếm những phương pháp cấp thời chỉnh đốn lại quân đội Việt Nam Cộng Hòa giữ vững phòng tuyến để kéo dài thời gian mặc cả.
Tôi rất ghét người cộng sản thiếu quân tử (đó là cái chắc!) khi họ thắng trận. Lê đức Thọ là một điển hình năm 1964. Thọ đã từng xin chúng tôi giúp y nói chuyện trực tiếp với Hoa Kỳ, chúng tôi không hề từ chối. Bất cứ điều gì cần đến, nếu thỏa mãn được thì chúng tôi cho ngay. Họ có mang ơn nước Pháp chớ nước Pháp chưa hề chịu ơn họ. Đến khi nước Pháp muốn Việt Nam có hòa bình trên nền tảng trung lập có thành phần quốc gia tham dự, HàNội đã bạc ơn từ chối.
Khi xe tăng Nga vượt hàng rào Dinh Độc Lập lúc 11 giờ sáng thì tới 3 giờ chiều Lê đức Thọ ngồi trên xe Falcon đến tòa Đại Sứ Pháp xấc xược đi thẳng vô phòng tôi nói:
- "Mérillon, tôi đến đây tống cổ ông rời khỏi Sài Gòn trước 9 giờ sáng mai "
Tôi gật đầu. Sáng hôm sau ngày 1-5-75 , Thọ còn hạ nhục tôi bằng cách cho công an xét va li và bắt tôi phải ra HàNội trước khi về Pháp. Tôi phản đối. Khi phi cơ cất cánh, tôi ra lệnh cho phi công bay luôn sang Bangkok thay vì ra HàNội .
Hành động sỉ nhục một Đại sứ, Lê đức Thọ và công an Việt Nam phải trả một giá rất đắt. Tổng số ngân quỷ viện trợ nhân đạo hằng năm nước Pháp quyết định để dành mua sinh mạng người Miền Nam Việt Nam không hề cho HàNội một cắt nào suốt 10 năm sau.
Ngày 27 tháng 4/1975.
Chiều ngày 27/4/75, tôi nhận được tin rất phấn khởi: Tướng Trần văn Trà bắn tin nhờ tôi cấp tốc thành lập chánh phủ trung lập và ông gởi gấp hai nhân vật thân tín của ông vào chánh phủ, là bà Nguyễn thị Bình và ông Đinh bá Thi (ông này bị HàNội giết vài năm sau bằng tai nạn xe hơi tại vùng Rừng Lá Phan Thiết, sau khi bị Hoa Kỳ trục xuất về tội mua tài liệu tình báo kỹ thuật cho Liên Xô - Lời dịch giả). Tùy viên quân sự của chúng tôi cũng xác nhận là 2 sư đoàn tập kết của Trần văn Trà sẽ vào tiếp thu Sài Gòn, phỏng tay trên của đạo quân Văn tiến Dũng.
CÁC TƯỚNG LÃNH Bị NHỐT TẠI BỘ TỔNG THAM MƯU
Chứng cớ mà Trần văn Trà lấn quyền HàNội trong mưu đồ Miền Nam tự trị được thể hiện ngay sau ngày 30/4/75 . Trần văn Trà chạy nước rút, tự ý thành lập Ủy Ban Quân Quản Sài Gòn Gia Định hầu làm bàn đạp cho MTGPMN nhảy lên nắm chánh quyền trước khi Bắc Việt an bài chế độ cộng sản. Chung một mục đích: Bắc Việt đoạt chánh quyền để bành trướng chủ nghĩa cộng sản, còn MT GPM N cướp chánh quyền với thâm ý tạo sự nghiếp danh vọng cá nhân. HàNội có Nga Sô làm điểm tựa, có toan tính theo từng sách lược, còn MT là những chánh trị gia thời cuộc có tính cách giai đoạn nên cuối cùng bị thua trắng tay, bị cưỡng bức phải giải tán, cán bộ bị hạ từng công tác (hay thanh trừng) trong thầm lặng.
Dựa theo quan niệm "còn nước còn tát", chúng tôi không bỏ lở một cơ hội nào có thể duy trì nhịp thở của Việt Nam Cộng Hòa đang hấp hối vào giờ cuối của cuộc chiến. Lúc 9 giờ tối ngày 27/4/75 , chúng tôi họp với các tướng lãnh De Séguins, Pazzi, Bigeard, Langlais, Vanuxem, Gilles, Pierre Bodet. Các tướng nầy đến Sài Gòn ngày 16/4 trong hảo ý phối hợp với các tướng lãnh Việt Nam từng được Pháp đào tạo trước kia để phản công lại Bắc Việt. Họ đến với tư cách cá nhân.
Qua lời xác nhận của tướng Gilles, chỉ huy quân đoàn nhảy dù Pháp trong trận Điện biên Phủ, thì thiếu tuớng Phạm văn Phú không phải thuộc hàng tướng lãnh bỏ lính khi thua trận và chạy dễ dàng như vậy. Tướng Gilles yêu cầu tôi can thiệp với chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa trả tự do cho tướng Phú lúc đó đang bị ông Thiệu nhốt chung với các tướng lãnh khác trong Bộ Tổng Tham Mưu. Ông Thiệu đã làm một việc quá nguy hiểm. Đang lúc quân đội cần tướng mà tướng lãnh bị tống giam, như vậy là có ác ý đập tan nát Bộ Tham Mưu Hành Quân của Việt Nam Cộng Hòa.
Ngày 29/4, tướng Phú nằm trong bệnh viện Grall. Tôi điện thoại trấn an ông, yêu cầu ông đừng bỏ đi sẽ tạo thêm tình trạng hỗn loạn hoang mang cho binh sĩ. Ông húa sẽ không bỏ chạy, nếu không phản công giữ được Sài Gòn thì ông thề bỏ xác tại bệnh viện nầy. Tướng Phú đã giữ lời hứa. Ông là một tướng lãnh mà chúng tôi hết sức tin tưởng trong ván bài trung lập sau Dương văn Minh. Tối 29/4, được tin Dương văn Minh sẽ đầu hàng cộng sản vào sáng mai, ông đã dùng độc dược tự sát.
Các tướng lãnh Pháp cũng đề nghị tôi thực hiện kế hoạch bỏ trống Sài Gòn qua 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1.- Rút phân nữa quân gồm lực lượng tự vệ, an ninh, cảnh sát, những binh đoàn nhảy dù, thủy quân lục chiến , biệt động quân, và các binh chủng thuộc bộ binh, lén di chuyển lúc nửa đêm, sau lưng cộng sản đi lên các tỉnh Bình Dương, Tây Ninh, Phước Long, với nhiệm vụ tái phối trí lực lượng và bồi dưỡng tinh thần binh sĩ.
Phân nữa kia, gồm Hải quân và Không quân di chuyển về miền Tây để dùng cho các trận chiến sông ngòi, cắt đường tiến của cộng sản tràn xuống Quân khu 4 . Mời hai tướng Dương văn Minh và Trần văn Trà công bố chánh phủ trung lập. Sài Gòn là vùng phi quân sự nơi chỉ nói chuyện, thương thuyết bằng giải pháp chánh trị. Sài Gòn không có quân, cộng sản không có cớ đễ tàn phá.
- Giai đoạn 2.- Phản công trên cơ sở du kích, chiếm lại lần hồi đất đai đã mất và chờ quân viện mới. Thay thế chánh phủ trung lập bằng một chánh phủ lưu vong Việt Nam Cộng Hòa. Vai trò Dương văn Minh đến đây coi như chấm dứt. Các tướng Phạm văn Phú, Nguyễn khoa Nam, Lê nguyên Vỹ, Ngô quang Trưởng được xem là thành phần chủ lực cho chiến trường tương lai.
Các tướng lãnh hồi hưu Pháp quả quyết sẽ tìm được nguồn quân viện chẳng mấy khó khăn, qua sự đóng góp của các cựu quân nhân Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Do Thái... nếu có lời kêu gọi của Hiệp Hội Cựu Quân Nhân Thế Giới Tư Do.
Sáng ngày 28/4/75 , tôi chuyển hết kế hoạch nầy cho Dương văn Minh và định tối 28 thì sẽ hoàn tất kế hoạch.
KẾ HOẠCH CHƯA ĐƯỢC THỰC HIỆN?
Đại tá tùy viên quân sự của chúng tôi trình bày tỉ mỉ về quân số của đôi bên.
- Quân cộng sản Bắc Việt hiện đang bao vây Sài Gòn gồm các sư đoàn 304, 308, 312, 320, 322, 325 và 2 sư đoàn MTGPMN, 300 thiết giáp, 600 đại bác đủ loại. Tổng cộng quân số khoảng 70.000, tính cả lực lượng trừ bị. Đúng như lời Trung Quốc thông báo, HàNội tung hết quân, bỏ ngỏ HàNội . Giá lúc ấy Trung Quốc chỉ cần cho một vài sư đoàn diễn binh trên biên giới Hoa Việt thì lập tức HàNội sẽ tự ý ngưng chiến và tán thành chánh phủ trung lập rất mau lẹ. Rất tiếc.
- Quân số Biệt khu Thủ đô có khả năng tác chiến, có vũ khí trong tay ước được 100.000. Can cứ vào vũ khí đạn dược, hỏa lực nặng, tiếp liệu, và tinh thần chấp nhận chiến đấu thì Sài Gòn có thể phòng thủ, cầm cự được chừng 7 tháng.
Trong 7 tháng đó biết đâu tình hình lại chẳng thay đổi theo chiều hướng khác? Chúng tôi đưa ra sự kiện nầy nhằm bác bỏ lập luận nói rằng cộng sản Việt Nam sẽ thiêu hủy Sài Gòn với số quân gấp 5 lần.
Kinh nghiệm bọn Khmer Đỏ chiếm Phnom Penh ngày 17 tháng 4/75, đã xảy ra tình trạng chém giết hỗn loạn nguy hiểm đến sinh mạng Pháp kiều và các phóng viên ngoại quốc, cần Tòa Đại sứ Pháp che chở. Vì vậy ngày 19/4/75 tôi đã yêu cầu Bộ Ngoại Giao Pháp tăng phái cho chúng tôi một trung đội thủy quân lục chiến từ Nouvelle Calédonia đến Sài Gòn để bảo vệ sứ quán. Lại yêu cầu các vị Lãnh Sự ở Đà Nẵng, Cần Thơ, Đà Lạt, Hué gấp rút kiểm tra lại tổng số Pháp kiều, và phải tiếp tục ở lại nhiệm sở để trấn an dư luận. Khi đó có 722 người là ng
|
|
|
Post by NhiHa on Jun 22, 2008 8:10:17 GMT 9
Tưởng Niệm Vị Tướng Của Mùa Hè Ðỏ Lửa (Phần 1) Tác giả: Nguyễn Kỳ Phong  Tháng 8, 1969: Trong một buổi thuyết trình dành riêng cho đại sứ Hoa Kỳ ở Lào, G. McMurtrie Godley, Ðại Tướng Tư Lệnh của cơ quan MACV, Creighton Abrams, nói về tình hình quân sự và tình hình của các đơn vị chủ lực của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Về Vùng 1, tướng Abrams nói, "Chúng ta có Sư Đoàn 1 ở đây. Sư đoàn này có 17 tiểu đoàn tác chiến. Đây là sư đoàn loại hạng nhất; sư đoàn có những quân nhân thượng thặng trên cả nước. Đơn vị có cấp chỉ huy giỏi, từ tiểu đoàn trưởng cho đến tư lệnh sư đoàn. Người tư lệnh sư đoàn -- tôi không nghĩ quân đội VNCH có một người tư lệnh như ông ta; giỏi về chiến thuật; một người dẫn đầu làm gương. Hơn một năm sau, tháng 10 năm 1970, trong buổi thuyết trình dành riêng cho giám đốc CIA, Richard Helms, đại tướng tư lệnh phó MACV, Frederick Weyand, nói, Trưởng ... tôi không cần phải nói nhiều về ông ta vì khả năng của ông đã được biết. Từng là Tư Lệnh Sư Đoàn 1, nếu nói về cấp số quân, ông ta đã chỉ huy hơn hai sư đoàn... Lâu nay ông đã chứng tỏ được khả năng chỉ huy; không ai lung lay ông được. Từ lúc xuống coi Vùng 4, với cá tính năng động, ông đã đề ra những kế hoạch ưu tiên phải thực hiện. Ông đã đem lại nhiều phấn khởi cho Vann [John Paul Vann, chỉ huy trưởng Xây Dựng và Phát Triển Nông Thôn, Vùng 4] và McCrown [Thiếu Tướng Hal D. McCrown, cố vấn trưởng Vùng 4] ngoài sức tưởng tượng. Người chỉ huy trưởng Sư Đoàn 1 Bộ Binh và vị Tư Lệnh Quân Đoàn 4 được nhắc đến, là Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, cựu tư lệnh Quân Đoàn 4, và sau đó, Quân Đoàn 1. Tướng Trưởng đã từ trần ngày 22 tháng 1, 2007, tại Fairfax, Virginia, hưởng thọ 77 tuổi. Lời bình phẩm của hai vị tướng Abrams và Weyand, là hai trong nhiều lời bình phẩm và khen ngợi về khả năng chỉ huy của tướng Trưởng, đến từ nhiều sĩ quan cao cấp Hoa Kỳ trong thời gian họ phục vụ ở Việt Nam. Một trong những lời ca tụng cao quý nhất dành cho tướng Trưởng đến từ Tham Mưu Trưởng Liên Quân Earl G.Wheeler. Tháng 7, 1969, trong cao điểm của chương trình Việt Nam Hóa, tướng Wheeler đến Việt Nam thăm viếng và hội thảo với đại tướng Cao Văn Viên. Khi nói về chương trình gia tăng quân số cho quân đội VNCH, tướng Wheeler nói ý nghĩ của ông với tướng Viên: cách gia tăng nhanh chóng sự hữu hiệu của quân đội VNCH là không phải tạo ta thêm nhiều đơn vị mới, mà là tạo thêm ra nhiều anh hùng trong đơn vị. Giống như ở Sư Đoàn 1, một sư đoàn đang hoạt động rất hữu hiệu. Cái quý trọng đáng nói về những lời khen ngợi này, là tất cả cuộc đối thoại nói về tướng Trưởng đều xảy trong vòng bí mật giữa các tướng lãnh cao cấp Hoa Kỳ; họ nói về tướng Trưởng trong vòng kín đáo riêng tư chứ không phải những lời khen thưởng, khích lệ tinh thần ngoài công cộng. Đó là vinh dự cho một vị tướng mà theo lời của Ðại Tướng Norman Schwarzkopf, người đã gọi tướng Trưởng là bậc thầy, không cao lớn, không đẹp trai... không có vẽ gì là một thiên tài quân sự. Ngô Quang Trưởng sanh ngày 19-12-1929, tại Giao Thanh, tỉnh Bến Tre, trong một gia đình được coi là khá giả ở miền Nam. Sau khi hoàn tất bậc trung học ở trường Trung Học Mỹ Tho, ông gia nhập trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức. Ra trường tháng 6 năm 1954, tân thiếu úy Ngô Quang Trưởng đậu hạng 162 trên 1148 tân sĩ quan của Khóa 4. Khóa 4 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức (ra trường cùng thời gian với khóa 10 trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt) là một trong những khóa sĩ quan đông nhất và đào tạo nhiều sĩ quan sau này là rường cột của QLVNCH. Cùng khóa 4 với tướng Trưởng là các tướng Bùi Thế Lân, Lê Quang Lưỡng, Hồ Trung Hậu, Nguyễn Văn Điềm, Vũ Văn Giai. Những người bạn cùng khóa còn lại là những sĩ quan chỉ huy trưởng quan trọng của các sư đoàn, lữ đoàn, như Nguyễn Trọng Bảo, Liêu Quang Nghĩa, Tôn Thất Soạn, Nguyễn Thu Lương, Nguyễn Thế Lương, Hoàng Tích Thông, Lê Cảnh Dị, Phạm Hy Mai, Nguyễn Viết Cần. Một số những sĩ quan nói trên hoặc đã hy sinh vì tổ quốc, hoặc đã trải qua một thời gian dài đầy cay đắng trong lao tù Cộng Sản chỉ vì có tội trung thành với tổ quốc của họ. HÌNH TRÊN: Người sĩ quan Nhảy Dù trẻ tuổi Ngô Quang Trưởng với Ðại Úy Thomas Throckmorton. Hình chụp trước trận Hắc Dịch vào tháng 2 năm 1964. HÌNH DƯỚI: Thiếu Tá Ngô Quang Trưởng và Ðại Úy Arvid E. West, tháng 8 năm 1964, lúc hai người vừa nhảy dù xuống mật khu Thất Sơn, Châu Ðốc. (HÌNH ẢNH: VNCTLS sưu tầm). Ra trường, tướng Trưởng chọn binh chủng Nhảy Dù, và được chỉ định về phục vụ ở Tiểu Ðoàn 5, tiểu đoàn mà chưa đến một năm trước đó đã chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, tiểu đoàn của Ðại Úy Phạm Văn Phú, của những đồi Eliane, Dominique, ở Điện Biên Phủ. Trừ cấp bực đại úy được chánh phủ thăng thưởng chung cho nhiều sĩ quan có thâm niên quân vụ đến thời gian đó (1 tháng 11,1961), tất cả cấp bực về sau, tướng Trưởng được đặc cách ngoài mặt trận, hay được đính thân tư lệnh chiến trường, tư lệnh quân đội, vinh thăng. Vinh quang đầu tiên của tướng Trưởng xảy ra vào cuối tháng 2 năm 1964, khi Tiểu Ðoàn 5 Nhảy Dù đánh vào mật khu Đỗ Xá (Đỗ Xá là một địa danh nằm ngay biên giới của ba tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Tín và Kontum), ở Vùng 1. Với chiến thắng này, cố đại tướng Đỗ Cao Trí (lúc thiếu tướng Trí coi Vùng 1) đích thân đặc cách thiếu tá nhiệm chức cho ông Trưởng. Đầu tháng 6-1964, ông Trưởng được lên thiếu tá thực thụ, một cấp bực rất hiếm trong những năm đó cho một sĩ quan với mười năm quân vụ. Sau cuộc đảo chánh 1 tháng 11, năm 1963, trong khi thủ đô Sài Gòn sôi sục với những biến động chính trị, thì những người quân nhân thuần túy vẫn thi hành nhiệm vụ của họ ở chiến trường. Hoạt động của Cộng Sản gia tăng mạnh. Với những yểm trợ vũ khí và huấn luyện của các đơn vị chánh quy xâm nhập từ miền Bắc vào, Việt Cộng bây giờ đã có đủ quân và vũ khí để đánh cấp trung đoàn nếu không nói là sư đoàn. Cuối năm 1964 đầu năm 1965, sau khi phục kích và đánh thiệt hại hơn ba phần tư Tiểu Ðoàn 4 TQLC và một tiểu đoàn Biệt Động Quân ở Bình Giả, Phước Tuy, Cộng Sản tụ quân lại chung quanh địa cứ đó để biểu dương lực lượng. Bộ Tổng Tham Mưu lập tức khởi động chiến dịch Nguyễn Văn Nho, cho hai tiểu đoàn Nhảy Dù, ba tiểu đoàn TQLC và một chi đoàn thiết giáp trở lại Bình Giả truy lùng các đơn vị Cộng Sản. Nhưng khi thấy lực lượng hùng hậu đó, các đơn vị Cộng Sản lẫn tránh giao tranh. Nhưng cùng lúc, theo tin tức tình báo đến từ Thiếu Tá Lê Đức Đạt, tỉnh trưởng Phước Tuy, Cộng Sản sẽ đem ba cố vấn Mỹ mà họ bắt được trong trận Bình Giả trước đó, diễn hành như một chiến thắng cho dân chúng địa phương coi (trong trận Bình Giả, Hoa Kỳ có 5 tử trận, 8 bị thương, và 3 mất tích). Tin tức này cũng được MACV xác nhận: MACV cho biết máy bay thám thính xử dụng hồng ngoại tuyến đã chấm được tọa độ đóng quân của Cộng Sản ở chung quanh xã Bình Giả và Hắc Dịch (Bình Giả, Bình Ba, Ngãi Giao và Hắc Dịch, là bốn xã tạo thành Tổng Cơ Trạch. Tổng là một đơn vị hành chánh cho một vài vùng lúc đó. Có nhiều sách địa lý gọi là Hác Dịch). Với tin tức cung cấp, Sài Gòn quyết định trở lại truy lùng các đơn vị còn lẩn quẩn chung Bình Giả thêm một lần nữa. Lần này lực lượng tấn công là ba tiểu đoàn Nhảy Dù. Ngày 9 tháng 2-1965, Tiểu Ðoàn 5 của Ngô Quang Trưởng, Tiểu Ðoàn 6 của Vũ Thế Quang, và Tiểu Ðoàn 7 của Ngô Xuân Nghị, nhảy vào Hắc Dịch. Tiểu Ðoàn 5 và 6 là lực lượng chánh tấn công, Tiểu Ðoàn 7 đi sau lưng để yểm trợ và chận không cho các đơn vị Cộng Sản thoát ra Liên Tỉnh Lộ 15. Theo Ðại Tá Nguyễn Thu Lương kể lại (lúc đó ông Lương là đại úy đại đội trưởng tham dự cuộc hành quân) khi Tiểu Ðoàn 5 đã nhận ra và tiến về mục tiêu là một ngôi làng có tên là Phước Chi, Cộng Sản cho đốt rừng tre và cỏ tranh trước mặt hướng tiến quân. Họ hy vọng khi lính Nhảy Dù thấy lửa cháy trước mặt thì sẽ quay đầu lại tìm hướng khác tấn công và Việt Cộng sẽ bất ngờ phục kích khi lính Tiểu Ðoàn 5 đi ngược lại. Nhưng tiểu đoàn trưởng Ngô Quang Trưởng không cho lính quay lại: ông ra lệnh xung phong thẳng qua thế hỏa công của địch, đánh thẳng vào bộ chỉ huy Cộng Sản trước mặt, ở phía sau đám lửa đốt ngụy công đó. Và kết quả của trận chiến? Theo tiểu đoàn trưởng Vũ Thế Quang, ông Trưởng đã đánh một trận để đời, đánh tan lực lượng Việt Cộng ở Hắc Dịch. Và tên ông Trưởng được nhắc đến nhiều từ trận đó. Theo báo chí Hoa Kỳ tường trình lại, trong trận này, tướng Truởng và lính Tiểu Ðoàn 5 Dù đã cứu được vị đại úy Mỹ cố vấn tiểu đoàn. Đại Úy Thomas B. Throckmorton là con trai của Trung Tướng John L. Throckmorton, tư lệnh phó cho Ðại Tướng William Westmoreland, đương kim tư lệnh MACV. (Cũng muốn nói thêm ở đây, tướng Trưởng hình như có duyên với những sĩ quan Mỹ cố vấn cho ông: Trong thời gian ở Sư Đoàn Nhảy Dù, ba người cố vấn đều là con của tướng hay là trở thành tướng của quân đội về sau. Sau Ðại Úy Throckmorton và Thiếu Tá Schwarzkopf. Thân phụ của Schawarzkopf là chuẩn tướng; và chính ông thì trở thành đại tướng. Sau Schwarzkopf là Thiếu Tá Guy S. Meloy, III. Cha của Meloy lúc đó là đại tướng ở Mỹ. Và Meloy sau này cũng trở thành một vị tướng, coi Sư Đoàn 82 Nhảy Dù trước khi về hưu.). Nhưng cũng theo Ðại Tá Quang, chiến thắng của Nhảy Dù, của Tiểu Ðoàn 5, không được báo chí loan tin, hay nhắc đến rầm rộ, vì những biến động chính trị ở Sài Gòn đã lấy đi tất cả sự chú ý lúc đó. Nhận định và quan sát của Ðại Tá Quang về chiến thắng bị bỏ quên của tướng Trưởng không xa sự thật. Tháng 2 của năm 1965 là một tháng đầy biến động ở miền Nam: Tướng Nguyễn Khánh vừa bị Hội Đồng Quân Nhân hạ bệ và muốn ông ta rời khỏi Việt Nam. Nội các của thủ tướng Trần Văn Hương thay đổi nhân sự tới lui và có thể bị thay thế. Năm 1964-65 là năm mà Trung Úy TQLC Trần Ngọc Toàn, người đã thoát chết trong trận Bình Giả, gọi là năm của những sĩ quan cao cấp ngồi ở nhà tranh luận và bảo vệ vị thế chính trị cá nhân, trong khi các sĩ quan cấp nhỏ thì đang chết ở chiến trường bảo vệ họ. Năm 1964-65 có nhiều đảo chánh, hay tin đồn đảo chánh, đến độ tác giả Nhảy Dù Phan Nhật Nam, khi cho người lính trong trung đội vắng mặt một chút, nhưng căn dặn phải trở lại đơn vị ngay khi nghe nhạc đảo chánh trổi lên trên đài phát thanh. Trong khi tờ tường trình về chiến thắng Hắc Dịch chưa kịp gởi về Hoa Thịnh Đốn, thì Hoa Thịnh Đốn đã quan tâm, lo lắng, về những thiệt hại ở trận Bình Giả, và họ chuẩn bị gởi quân tác chiến qua Việt Nam, dựa vào tờ tường trình của CIA gởi về Hoa Thịnh Đốn hai tuần trước. Nhưng cũng có thể, trong tuần lễ thứ nhì của tháng 2 năm đó, quân đôi VNCH đang hân hoan về một chiến thắng khác lớn hơn, quan trọng hơn: ngày 16 tháng 2, ở Vũng Rô, Phú Yên, Không Quân VNCH đã đánh chìm một chiếc tàu sắt, chở hàng trăm tấn vũ khí từ miền Bắc vào tiếp tế cho Cộng Sản ở miền Nam. Với số vũ khí tịch thu được ở Vũng Rô, sự quên lãng của báo chí về trận Hắc Dịch có thể hiểu được. Chưa nhạt mùi thuốc súng ở Vùng 3, tháng 3-1965, tướng Trưởng đem tiểu đoàn trở lại Vùng 1 đánh trận Thăng Bình. Chiến thắng ở Thăng Bình có sự quan sát của một sĩ quan sau này trở thành đại tướng: Norman Schwarzkopf. Tướng Schwarzkopf lúc đó là thiếu tá cố vấn của tiểu đoàn. Hai mươi năm sau, sau khi cuộc chiến đã tàn; miền Nam đã thất thủ, tướng Schwarzkopf vẫn không quên ấn tượng ông thấy, và bài học ông học được về lối điều binh của tướng Trưởng. Năm 1995 khi tướng Schwarzkopf trở lại Việt Nam thăm chiến trường cũ, ông có thực hiện một chương trình truyền hình cho một hãng thông tấn. Chiếu lại địa hình của trận Thăng Bình ông nói, khi tiểu đoàn lọt vào địa cứ của Cộng Sản, quân địch tràn ra đánh. Tiểu Ðoàn 5 Nhảy Dù, tuy bị thiệt hại, nhưng họ chấp nhận và tiếp tục xung phong và chiếm được mục tiêu. Lính của tướng Trưởng đánh như để thử thách đối phương; để chứng tỏ họ không sợ đối phương (trong trận này, y sĩ tiểu đoàn là bác sĩ Đỗ Vinh bị tử trận. Bệnh viện Nhảy Dù Đỗ Vinh là tên của vị y sĩ này). Nhưng sự khâm phục của một vị tướng tương lai không quan trọng bằng sự hài lòng của một vị tướng đang quan sát mặt trận: Thiếu Tướng Nguyễn Chánh Thi đang là tư lệnh Vùng 1. Với tiểu đoàn chiến thắng là tiểu đoàn cũ của mình 10 năm trước (tướng Thi coi Tiểu Ðoàn 5 Nhảy Dù vào tháng 5-1955), tướng Thi đặt cách cho tướng Trưởng lên trung tá.  Trung Tướng Ngô Quang Trưởng (HÌNH ẢNH: VNCTLS sưu tầm) Lên trung tá trong những năm của thập niên 1960 là niềm vui, một sự hãnh diện, nếu người đó không còn thích làm tiểu đoàn trưởng hay thích đi tác chiến. Vào thời đó, tiểu đoàn trưởng (commandant, chef de bataillon, hay chef d'escadron) chỉ là thiếu tá. Trên thiếu tá thì phải đi tìm một việc khác! Lên trung tá, tướng Trưởng được gọi về làm tham mưu trưởng sư đoàn. Nhưng làm về tham mưu không phải là việc làm tướng Trưởng thích. Và ông để lộ ra ý nghĩ đó vài tháng sau, khi được chỉ định làm tư lệnh phó sư đoàn Nhảy Dù. Giữa tháng 5 năm 1966 một biến cố xảy ra làm thay đổi cuộc đời của tướng Trưởng. Những biến động đồn dập ở miền Trung gây ra nhiều sự lo âu cho chính quyền trung ương Sài Gòn. Sài Gòn thay sáu vị tư lệnh Vùng 1 trong ba tháng, nhưng tình hình vẫn không thay đổi. Hội Đồng Quân Nhân quyết định dùng quân đội để tái lập trật tự. Tướng Trưởng, đang là tư lệnh phó Nhảy Dù, dưới quyền chỉ huy của tướng Cao Văn Viên và đại tá Nguyễn Ngọc Loan, đem năm tiểu đoàn Nhảy Dù và TQLC ra Vùng 1 để tái lập trật tự. Sau cuộc hành quân biểu dương thẩm quyền trung ương, tướng Trưởng được thăng chức đại tá. Từ giai đoạn này đến ngày tướng Trưởng rời binh chủng Nhảy Dù để về làm tư lệnh Sư Ðoàn 1 Bộ Binh (BB), chúng ta không biết chuyện gì xảy ra (về các tài liệu có được). Chúng ta không biết tướng Trưởng bị hay được chỉ định thay thế chuẩn tướng Phan Xuân Nhuận, tư lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh, sau khi tướng Nhuận và một số sĩ quan cao cấp của Vùng 1 bị đưa ra hội đồng kỷ luật. Theo những người quen với tướng Trưởng kể lại, tướng Trưởng đã lưỡng lự tạm thời nhận chức tư lệnh một sư đoàn bộ binh vì ông không muốn rời màu áo của lính Nhảy Dù. Tướng Trưởng từ Sài Gòn đi máy bay ra Huế để nhận nhiệm sở mới. Và để giới thiệu với đơn vị mới cùng người dân địa phương mình là lính Nhảy Dù, tướng Trưởng nhảy dù xuống Huế để nhận nhiệm sở. Nhưng nhảy dù biểu diễn đôi khi có nhiều rũi ro hơn là nhảy dù vào trận địa. Ngày hôm đó chắc trẻ con và dân chúng Huế ở hai bên bờ sông sẽ reo hò thích thú khi thấy một người lính Dù đáp xuống nước giữa sông Hương! Theo lời của đại tá Tôn Thất Soạn, lúc đó đang cùng Ðại Tá Nguyễn Thành Yên chỉ huy các đơn vị TQLC đang có mặt ở Huế, một chiếc thuyền máy chờ sẳn trên sông chạy đến vớt tướng Trưởng lên. Từ sông Hương, Thủy Quân Lục Chiến dùng hai xe Jeep hộ tống tướng Trưởng vào thành nội Huế để nhận chức tư lệnh đầu tiên của ông. Trong thời gian chỉ huy Sư Đoàn 1 BB, tướng Trưởng được nhiều sĩ quan Hoa Kỳ chú ý. Trong hồi ký A Soldier Reports, tướng Westmoreland nói ông nhận được nhiều báo cáo tốt về Sư Đoàn 1 và người tư lệnh. Tướng Westmoreland đi xa hơn khi ông viết, "Nhiều tướng lãnh nói cho tôi biết họ tin vào khả năng của tướng Trưởng đến độ họ nghĩ ông có thể chi huy một sư đoàn Mỹ được." Năm 1999 khi tác giả Lewis Sorley cho ra tác phẩm A Better War, và sau đó, năm 2004, The Abrams Tapes, chúng ta mới đọc được nhiều lời bình phẩm về tướng Trưởng giữa các tướng lãnh cao cấp Mỹ ở bộ tư lệnh MACV. Lý do phải chờ những cuốn sách nói trên ra đời để biết thêm những nhận nhận định về tướng Trưởng, là vì phần lớn những nhận định xảy ra trong những cuộc đàm thoại bí mật ở MACV. Hai tác phẩm của nhà quân sử Sorley phần lớn dựa vào những tài liệu giải mật của Bộ Tư Lệnh MACV.
|
|
|
Post by NhiHa on Jun 22, 2008 8:12:27 GMT 9
Tướng Trưởng được thăng chức chuẩn tướng khi về chi huy Sư Đoàn 1 BB. Sau trận Mậu Thân 1968, Tổng Thống Thiệu thăng cấp tướng cho một số tướng lãnh, một số tướng vì có công trạng, và một số tướng được thăng chức để củng cố thế lực của Tổng Thống Thiệu trong quân đội. Chuẩn tướng Ngô Quang Trưởng có tên trong danh sách được thăng thưởng. Tướng Trưởng mang lon thiếu tướng vào mùa thu năm 1968. Mùa xuân năm 1970, khi quân đội VNCH chuẩn bị đánh qua Cam Bốt, trong một lần nói chuyện giữa Tổng Thống Thiệu và Đại Tướng Abrams, ông Thiệu nói với tướng Abrams là ông muốn thay đổi một số tư lệnh sư đoàn và quân đoàn, và theo ý kiến của tướng Abrams thì ai xứng đáng cho những chức vụ tư lệnh mới. Đại Tướng Abrams nói ông không hiểu hay biết nhiều về tâm lý người Việt Nam. Nhưng với tất cả sự thiếu hiểu biết của một người Mỹ, ông nghĩ tướng Trưởng là người xứng đáng nhất vì đó là một vị tướng có khả năng về mọi mặt, nhất là về bình định nông thôn, một một chương trình mà chính phủ VNCH cần phải thực hiện nhanh. Trước đó, trong một lần nói chuyện với Đại Tướng Cao Văn Viên, tướng Abrams có so sánh lối chỉ huy của tướng Trưởng với lối chỉ huy của một vị tướng tư lệnh sư đoàn khác cũng có khả năng như tướng Trưởng. Nghe xong, tướng Viên giải thích cho tướng Abrams về sự khác biệt giữa hai ông tướng: khi tướng Trưởng ra một quân lệnh nào đó, ông sẽ đích thân đi ra các cấp đơn vị từ nhỏ đến lớn để coi lệnh của ông có được thi hành không, trong khi người tướng kia thì chỉ để cho sĩ quan dưói quyền hành sự. Sau này, qua những gì sĩ quan báo cáo lại, Tướng Abrams nghĩ nhận sét của đại tướng Viên là đúng. Và sau này, vào năm 1972, khi tướng Trưởng ra chỉ huy Vùng 1, hai người cố vấn Mỹ ở quân đoàn đều thấy lối làm việc của tướng Trưởng: quân lệnh lúc nào cũng đi kèm với sự hiện diện của ông ở mọi cấp của đơn vị. Trong khi Tổng Thống Thiệu còn đang lưỡng lự với quyết định chọn lựa các tư lệnh quân đoàn, thì một biến cố xảy đến bắt ông phải quyết định: Ngày 20 tháng 5-1970, Thiếu Tướng Nguyễn Viết Thanh, Tư Lệnh Vùng 4 bị tử nạn trực thăng trong cuộc hành quân đánh qua Cam Bốt. Tổng Thống Thiệu bổ nhiệm Thiếu Tướng Ngô Dzu thay cố tướng Thanh ở Vùng 4. Nhưng chỉ ba tháng sau, vì một lý do nào đó, Tổng Thống Thiệu đưa tướng Dzu lên coi Vùng 2, và chỉ định tướng Trưởng về Vùng 4. Vùng 4 tương đối được yên tỉnh trong thời gian tướng Trưởng ở Vùng 4. Trong thời gian này ông đã khích động tinh thần của binh chủng Nghĩa Quân (NQ) và Địa Phương Quân (ĐQP), một binh chủng cho đến thời gian đó gần như bị bỏ quên trong cấp số của quân đội VNCH. Ông cố gắng hiện đại hóa binh chủng này, và tuyên bố, trên đường dài của cuộc chiến, Nghĩa Quân và Địa Phương Quân sẽ là lực lượng rường cột của quân đội. Mùa hè năm 1972 chứng minh nhận định của tướng Trưởng: trong cao điểm của cuộc tổng tấn công vào miền Nam, từ ngày 1 tháng 4 đến ngày 10 tháng 6, các đơn vị chủ lực của quân đội VNCH bị thiệt hại 23 ngàn quân, so với 14 ngàn của Nghĩa Quân và Địa Phương Quân. Phần lớn 14 ngàn thương vong này xảy ra ở Vùng 4. Trong thời gian ở Vùng 4, ông cũng phát động nhiều cuộc hành quân vào các chiến khu mà từ trước được coi là vùng bất khả xâm phạm của Việt Cộng. Đầu năm 1971, ông ra lệnh cho Trung Đoàn 33 thuộc Sư Đoàn 21, vào chiếm chiến khu U Minh Thượng và lập nhiều đồn bót ở đó. Khi đại sứ Bunker xuống viếng thăm, ông hỏi tướng Trưởng sẽ định đóng quân ở mật khu U Minh Thượng đó bao lâu. "Ở lại luôn," tướng Trưởng trả lời. Ngoài mật khu U Minh Thượng, hai Sư Đoàn 7 và 9 của quân đoàn cũng tấn công và thiết lập sự hiện diện thường trực ở các mật khu Thất Sơn, Đầm Dơi, và Đồng Tháp. Nhưng sự bình yên của Vùng 4 không kéo dài để tướng Trưởng hưởng thụ những thành quả, hay tiếp tục thực hiện những kế hoạch mà ông dự định cho Vùng 4. Mùa xuân năm 1971 ông nghe ngóng tin tức của cuộc hành quân Lam Sơn 719 đánh qua Lào với nhiều lo lắng. Năm đó ông cũng rất buồn khi tiễn đưa một chỉ huy trưởng cũ ra đi vĩnh viễn: trung tướng Đỗ Cao Trí, cựu tư lệnh Nhảy Dù bị tử nạn trực thăng vào ngày 23 tháng 2-1971, trong khi chỉ huy quân của Vùng 3 đánh qua Cam Bốt lần thứ hai. Ngoài tướng Trí, ông cũng mất một số bạn bè Nhảy Dù ở Hạ Lào. Thứ Năm, 30, tháng 3-1972, Cộng Sản Bắc Việt tấn công qua Vùng Phi Quân Sự ở Vùng 1. Vài ngày sau, các cuộc tổng tấn công cũng bắt đầu ở Vùng 2 và 3. Ở Vùng 4, Cộng Sản đã có nhiều hoạt động chuẩn bị cho cuộc tổng công kích từ giữa tháng 3. Theo lời tướng Trưởng kể lại, Cộng Sản di chuyển Sư Đoàn 1 và chừng sáu trung đoàn đoàn độc lập khác ra khỏi căn cứ của để chuẩn bị tiến về mục tiêu.  Trong suốt tháng 4, Việt Cộng tấn công vào 5, 6 tỉnh của Vùng 4, nhưng các cuộc tấn công không đủ mạnh để gây lo lắng cho quân đội VNCH như họ đang lo lắng cho ba Vùng còn lại, nhất là Vùng 1. Ngày 2 tháng 5-1972, Quảng Trị thất thủ. Ngày hôm sau, 3 tháng 5, Tổng Thống Thiệu triệu tập các tư lệnh Vùng về họp ở Dinh Độc Lập. Trong buổi họp Tổng Thống Thiệu chỉ định thiếu tướng Trưởng ra thay tướng Hoàng Xuân Lãm ở Quân Đoàn 1 với chức vụ trung-tướng tư lệnh quân đoàn. Đúng một tuần sau, Tổng Thống Thiệu chỉ định Thiếu Tướng Nguyễn Văn Toàn, đang là tư lệnh phó cho tướng Trưởng, về thay trung tướng Ngô Dzu ở Quân Đoàn 2. Tướng Trưởng bay ra Huế cùng ngày nhận được lệnh. Khi đến Huế thì tình hình Vùng 1 đã bi quan rồi. Chúng ta có thể thay chữ bi quan bằng chữ bi đát ở đây. Ngày hôm sau, ông ra lệnh thiết lập bộ tư lệnh tiền phương của quân đoàn ở hướng bắc thành phố Huế. Đồng thời ông ra lệnh tất cả các quân nhân đang đi lạc khỏi đơn vị, hay không còn đơn vị để trở về, phải tìm cách trình diện thẩm quyền quân sự lập tức. Mọi sự bất tuân thượng lệnh sẽ bị trừng phạt ngay tại chổ. Sau khi phân chia vùng trách nhiệm tác chiến cho các đơn vị đa được ổn định, tướng Trưởng tái huấn luyện, tái trang bị lại cho các đơn vị bị tan rã một tháng trước đó. Trong khi chờ đợi các đơn vị hoàn phục lại sức tác chiến, ông xử dụng hỏa lực của hải quân và không quân Hoa Kỳ để phá hủy các điểm tập trung quân của Cộng Sản. Trong tháng 5, sau khi được Bộ Tổng Tham Mưu tăng viện cho hai lữ đoàn Nhảy Dù, tướng Trưởng bắt đầu chuyển từ thế phòng thủ qua thế tấn công giới hạn. Tấn công giới hạn ở đây có nghĩa là ông dùng trực thăng vận để bất thần đột kích sau lưng những đơn vị Cộng Sản. Với không vận cung cấp từ Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, tướng Trưởng cho những tiểu đoàn của TQLC và Sư Đoàn 1 đột kích sau lưng địch. Hai tiểu đoàn của Lữ Đoàn 369 được bốc vào Hải Lăng. Lữ đoàn 147 vừa đổ bộ bằng tàu lên Mỹ Thủy, vừa đổ bộ bằng trực thăng vào Cổ Lũy. Sau những lần đột kích như vậy, Thủy Quân Lục Chiến hoàn tất nhiệm vụ và trở lại tuyến bạn một cách an toàn. Cùng lúc, Sư Đoàn 1 BB bất thần nhảy vào chiếm lại căn cứ hỏa lực Bastogne, rồi từ đó chiếm lại luôn căn cứ Checkmate. Đây là hai cao điểm quan trọng bảo vệ hướng tây nam của Huế. Cuối tháng 5, Sài Gòn cho tướng Trưởng thêm Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù. Như vậy Vùng 1 bây giờ có được hai sư đoàn tổng trừ bị đủ và ba sư đoàn bộ binh thiếu. Tình hình cuối tháng 5 ở Vùng 1 sáng sủa hơn hai tháng trước. Ngày 28 tháng 5, trước cửa Ngọ Môn Huế, tướng Trưởng chứng kiến người bạn cùng khoá, Đại Tá TQLC Bùi Thế Lân, được Tổng Thống Thiệu gắn cho ngôi sao chuẩn tướng trên vai. Để đáp lại sự khen thưởng đó, tướng Lân thề sẽ lấy lại Quảng Trị. Cuối tháng 6, khi thấy mình có đủ quân và khả năng để lấy lại Quảng Trị. Ông soạn thảo một kế hoạch và trình về Sài Gòn. Cùng lúc ông cho MACV một bản sao của kế hoạch hành quân. Vài ngày sau, trước khi Sài Gòn trả lời, MACV đã trả lời, nói với ông là chưa đến lúc. MACV đề nghị ông tiếp tục đột kích và chờ một thời gian nữa. Thất vọng vì kế hoạch không được chấp nhận, tướng Tưởng bay về Sài Gòn đích thân tường trình kế hoạch cho Tổng Thống Thiệu. Theo những gì tướng Trưởng viết lại trong tác phẩm The Easter Offensive of 1972, (Cuộc Tấn Công Mùa Phục Sinh 1972) sau khi nghe kế hoạch của ông, Tổng Thống Thiệu, cũng có thái độ như MACV, ra lệnh cho ông chờ thêm một thời gian nữa. Trong lúc này chỉ nên tấn công phá rối và đột kích như đang làm. Bực tức trong sự yên lặng, tướng Trưởng gom bản đồ lại và bay trở về bộ tư lệnh. Sau một đêm mất ngủ, sáng sớm hôm sau ông gọi điện thoại cho Trung Tướng Đặng Văn Quang, Cố Vấn An Ninh Quốc Gia cho Tổng Thống Thiệu. Ông nói: "Tôi sẽ không đệ trình thêm một kế hoạch nào nữa. Nếu họ muốn tôi thi hành ra sao thì nên đưa cho tôi một bản kế hoạch bằng tiếng Việt, và tôi sẽ thi hành." Những chữ nghiêng trong câu trích dẫn là do người viết đánh dấu. Người viết muốn nhấn mạnh những chữ đó, vì đây là một câu nói bí mật, khó hiểu. Phải chăng người Mỹ đã làm áp lực với Tổng Thống Thiệu và không cho tướng Trưởng đánh trong thời gian đó hay đánh theo ý của quân đội VNCH? Qua những tài liệu của MACV được giải mật sau này, trong khoảng thời gian từ 1 đến 24 tháng 6, tình hình Vùng 1 và tên của tướng Trưởng được nhắc đến nhiều lần. Những tài liệu mật cho thấy MACV không nói gì đến kế hoạch phản công chiếm lại Quảng Trị, nhưng có vài đoạn chúng ta đọc thấy MACV và chính tướng Abrams lo ngại Quân Đoàn I không đủ quân để thực hiện một kế hoạch đầy tham vọng như vậy. Trong tập hồ sơ giải mật do sử gia Sorley sọan thảo, và tướng Trưởng cũng ghi những chi tiết tương tự trong tác phẩm của ông, đến giữa tháng 6-1972, Quân Đoàn 1 chỉ có hai sư đoàn TQLC và Nhảy Dù là đủ cấp số và khả năng tác chiến. Các đơn vị cơ hữu còn lại của Quân Đoàn gồm ba sư đoàn Bộ Binh 1, 2, và 3, Lữ Đoàn 1 Thiết Kỵ, và Liên Đoàn 1 BDQ, chỉ còn một-phần-ba cấp số và khả năng tác chiến nguyên thủy. Sư Đoàn 3 chỉ còn hai tiểu đoàn tác chiến được, bốn tiểu đoàn thì đang được tái trang bị và bổ xung. Lữ Đoàn 1 Thiết Kỵ mất hơn 200 xe tăng và thiết vận xa, 10 tiểu đoàn pháo binh cần phải được trang bị lại 100%. Trong một buổi họp ở MACV ngày 18 tháng 6 (hai ngày sau khi tướng Trưởng đề nghị kế họach tái chiếm Quảng Trị), một sĩ quan sau khi tường trình về tình hình các đơn vị ở Vùng 1, nói tướng Trưởng cần phải có hơn hai sư đoàn Nhảy Dù và TQLC nếu muốn tái chiếm Quảng Trị. Ông không biết số quân cần thêm đến từ đâu, nhưng phải có nếu tướng Trưởng muốn thực hiện kế hoạch hành quân. Cũng trong buổi họp này, sĩ quan thuyết trình nói đến vấn đề tiếp liệu đạn đại bác cho Vùng 1. Đại bác 105 ly được giới hạn lại 20 quả cho một khẩu mỗi ngày, trong trường hợp cần thiết 40 quả mỗi ngày. Nếu bắt đầu chiến dịch tái chiếm Quảng Trị, pháo binh có thể xài 120 viên, và có thể 180 viên cho mỗi khẩu, mỗi ngày. Trong trường hợp đó, Hoa Kỳ có khó khăn trong việc tiếp tế. Về tướng Abrams, chúng ta đọc được sự lo ngại của ông về hỏa lực phòng không của địch, nhất là lọai hỏa tiển địa-không SA-7. MACV cho biết địch bắn 14 quả SA-7 và hủy diệt 6 phi cơ. Tướng Abrams nói ông nhấn mạnh với tưởng Trưởng về sự nguy hiểm của lọai hỏa tiển địa-không mới, vì tướng Trưởng sẽ dùng nhiều trực thăng vận cho cuộc đổ bộ tái chiếm. (Sự lo sợ của tướng Abrams không phải không có lý. Vì chỉ một tháng sau, trong cuộc đổ bộ xuống Triệu Phong nằm trong khuôn khổ cuộc hành quân chiếm lại Quảng Trị, hai chiến trực thăng CH-53 chở quân Tiểu Đoàn 1 TQLC của Trung Tá Nguyễn Đăng Hòa bị hỏa lực phòng không địch bắn rơi. Một trong hai chiếc bị hỏa tiển SA-7 bắn nổ tung trên trời. Thiệt hại quân là hơn 100 tử thương từ hai chiếc.) Đó là tất cả những gì chúng ta biết về MACV và tướng Trưởng qua cuộc hành quân tái chiếm Quảng Trị. Dĩ nhiên đó là những gì đã được giải mật, những gì chưa được giải mật chúng ta chưa biết được. Chín giờ sáng hôm sau Tổng Thống Thiệu gọi điện thoại và yêu cầu tướng Trưởng trở lại trình bày lại kế hoạch một lần nữa. Lần này Tổng Thống Thiệu chấp nhận kế hoạch hành quân tái chiếm Quảng Trị của tướng Trưởng. Hành quân Sóng Thần 72 sẽ bắt đầu ngày 28 tháng 6, 1972. Theo tướng Trưởng, kế hoạch tái chiếm Quảng Trị rất đơn giản: từ ngày 10 đến ngày 18, trong khi hai Sư Đoàn 2 và 3 Bộ Binh ở lại lo bảo vệ và phòng thủ, Sư Đoàn 1 sẽ tấn công về hướng tây, Nhảy Dù và Thủy Quân Lục Chiến đánh nhích qua sông Mỹ Chánh vài cây số thăm dò khả năng phản cự của địch. Từ ngày 19 đến 27 tháng 6, với sự giúp đỡ của không-vận và hải-vận Mỹ, hai sư đoàn Nhảy Dù và Thủy Quân Lục Chến làm bộ nhảy vào Cam Lộ và Cửa Việt. Và hai ngày trước khi thật sự tiến quân, hỏa lực từ Không và Hải Quân và B-52 sẽ dọn bãi và san bằng những điểm kháng cự khả nghi. Ngày 28, Nhảy Dù đánh bên trái, mục tiêu là La Vang, Thủy Quân Lục Chiến đánh bên phải, mục tiêu là Triệu Phong. Quốc lộ 1 là trục làm chuẩn của hướng tiến quân. Nhảy Dù là lực lượng có trách nhiệm chiếm thành Quảng Trị. Những ngày đầu của cuộc hành quân, Nhảy Dù và Thủy Quân Lục Chiến đánh chậm nhưng đi được. Trừ một vài trận đụng độ mạnh cấp trung đoàn với ở những lớp phòng thủ vòng ngoài, quân Bắc Việt rút dần theo đà tiến của các đơn vị Việt Nam Cộng Hòa. Nhưng càng đi gần về bờ sông thạnh Hãn, sức chống cự của phía Bắc Việt càng mãnh liệt hơn. Đầu tháng 7, khi quân Nhảy Dù đến ngoại ô thành phố Quảng Trị, lực lượng Bắc Việt từ chối rút: Cổ thành Quảng Trị là cứ điểm kháng cự cuối cùng, đến người cuối cùng, viên đạn cuối cùng, của họ. Chẳng những quyết tâm tử thủ, họ còn viện quân thêm từ ngoài vào để củng cố thêm hàng phòng thủ. Để chận đuờng tiếp liệu, tiếp quân của địch, tướng Trưởng ra lệnh cho một tiểu đoàn TQLC được trực thăng bốc vào một địa điểm ở hướng đông bắc của thành phố để ngăn chận hướng tiếp tế của Bắc quân. Nhưng TQLC bị bộ binh và thiết giáp Bắc Việt chận đứng ngay nơi họ đổ bộ. Sau khi chỉnh đốn, lính Tiểu Đoàn 1 của Trung Tá Nguyễn Đăng Hòa chẳng những bám được địa điểm đổ quân, họ còn gom địch ngược về hướng tây (về hướng Cổ Thành). Đến ngày 14, Thủy Quân Lục Chiến thành công cắt được đường 560 (đường liên lạc và tiếp tế 560) của địch. Hơn 50 ngàn quân Bắc Việt ở Quảng Trị bây giờ chờ gạo từng ngày. Cuối tháng 7, các cuộc tấn công của Nhảy Dù hết hơi: Cách bức tường Cổ Thành Quảng Trị chừng 200 mét, Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù của đại tá Trần Quốc Lịch hết xăng. Tướng Trưởng thông cảm cho lực lượng Nhảy Dù: Những trận đánh đẩm máu ở Võ định, Tân Cảnh, ở Quân Đoàn 2 đã làm Lữ Đoàn 2 bị móp, hơn là bị móp. Cộng thêm vào đó là sự cương quyết tử thủ của bộ đội Bắc Việt. Không cần phải nghe Sài Gòn nhắc, tướng Trưởng biết Cổ Thành bây giờ là một mục tiêu chính trị, một biểu tượng chính trị cho hai phía Việt Nam Cộng Hòa và Cộng Sản Bắc Việt ở Paris (lúc này Cộng Sản đã trở lại bàn hội nghị), ở trên đầu môi chót lưỡi của mọi người dân hai phía. Trong tác phẩm của ông, tướng Trưởng nói ông không còn chọn lựa nào khác: Đánh không vào được, hay bao vây chung quanh, hay đi vòng qua Cổ Thành chiếm các mục tiêu khác, rồi sau đó trở lại chiếm Cổ Thành trong một thời gian khác, cũng không được, cũng bị giải thích là thua. Chỉ có Cổ Thành nằm trong tay Việt Nam Cộng Hòa thì mới gọi là thắng. Ngày 27 tháng 7-1972, tướng Trưởng thay Nhảy Dù bằng Thủy Quân Lục Chiến. Mục tiêu vẫn như cũ, chỉ thay đổi vùng trách nhiệm, tướng Trưởng viết. Nhận đuợc lệnh, Thiếu Tướng Bùi Thế Lân dùng hai lữ đoàn 147 và 258 TQLC quyết tâm đánh chiếm Cổ Thành. Tám tiểu đoàn tác chiến và một tiểu đoàn pháo binh TQLC bỏ ra hơn 50 ngày để hoàn tất nhiệm vụ. Theo lời kể của Đại Tá Ngô Văn Định, Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 258, đến ngày 16 tháng 9, khi quốc kỳ VNCH tung bay trên kỳ đài Cổ Thành Quảng Trị thì Thủy Quân Lục Chiến đã có hơn 3,500 tử thương và hàng ngàn quân nhân khác bị thương. Với sự thiệt hại đó, câu nói "Nhất Tướng Công Thành, Vạn Cốt Khô" nói lên thật nhiều ý nghĩa. Cuối năm 1972, cuộc chiến Việt Nam đã đến thế cờ tàn trên ván cờ chính trị quốc tế: hơn bốn tháng sau, ngày 27 tháng 1-1973, Việt Nam Cộng Hòa không còn chọn lựa nào khác hơn là ký vào hiệp định ngưng bắn, tự ký vào một bản án tử hình cho chính mình. Tuyến đầu Vùng 1 của tướng Trưởng bị áp lực thường xuyên từ mùa thu năm 1974. Không còn lo sợ không lực của Hoa Kỳ, Cộng Sản Bắc Việt rãnh tay thiết lập hệ thống tiếp liệu của họ: đường mòn Hồ Chí Minh bây giờ là một xa lộ với những quán ăn như Quán Ăn Trường Sơn. Phi trường Khe Sanh trở thành một căn cứ hỏa tiển SAM của địch. Trực thăng Bắc Việt có thể đáp ở phi trường Vĩnh Linh, bên kia bờ sông Bến Hải, để đưa các cán bộ cao cấp của họ đi thẳng vào thăm các binh trạm của binh đoàn Trường Sơn. Tháng 7-1974, Sư Đoàn 304 đánh chiếm Nông Sơn, Thường Đức. Rất đau lòng, rất lo lắng, nhưng tướng Trưởng phải mượn hơn một lữ đoàn Nhảy Dù để giải tỏa áp lực của địch từ cao điểm 1062 đang đè xuống Đà Nẵng. Dĩ nhiên Nhảy Dù giải tỏa được cao điểm 1062. Nhưng phải tốn 500 quân chết và gần 2,000 bị thương, trận đánh lớn nhất từ sau ngày ngưng bắn. Vùng 1, trong những ngày tháng đó, chỉ ổn định được với sự hiện diện của hai sư đoàn tổng trừ bị Nhảy Dù và TQLC. Phước Long mất vào đầu năm 1975, Ban Mê Thuột mất, và Pleiku, Kontum bỏ ngỏ để di tản vào ngày 16 tháng 3-75. Vùng 1 và tướng Trưởng chờ một quyết định tối hậu từ Sài Gòn: Tử thủ hay rút quân về những cứ điểm để phòng ngự. Ngày 13 tháng 3-1975, Sài Gòn gọi tướng Trưởng về để duyệt xét lại các kế hoạch phòng ngự Vùng 1. Trong buổi họp này, và cho đến ngày VNCH bị thất thủ, ai nói gì, quân lệnh ra sao, nhiệm vụ của tướng Trưởng là gì vẫn còn nằm trong vòng bí mật. Chúng ta biết một chút nội dung, biết một cách gián tiếp, nhưng không ai trong cuộc trực tiếp nói rõ chuyện gì xảy ra. Chúng ta biết ngay trong buổi họp ngày 13 tháng 3-1975, Tổng Thống Thiệu ra lệnh cho tướng Trưởng phải giữ Vùng 1 với số quân cơ hữu của quân đoàn và sư đoàn TQLC. Cũng trong buổi họp này, tướng Trưởng biết Quân Đoàn I phải trả Sư Đoàn Nhảy Dù lại cho Bộ Tổng Tham Mưu, nhưng ông xin Tổng Thống Thiệu cho ông giữ lại sư đoàn TQLC để dân quân có được tinh thần. Trước mặt ông, Tổng Thống Thiệu cho ông tùy nghi xử dụng Thủy Quân Lục Chiến, chỉ trả Sư Đoàn Nhảy Dù lại mà thôi. Nhưng sau buổi họp, trong lúc nói chuyện riêng giữa ông và thủ tướng Khiêm, thủ tướng Khiêm nói hé ra là Sài Gòn có thể lấy TQLC khỏi Vùng 1. Ngày 14 tháng 3-1975, Tổng Thống Thiệu ra Nha Trang ra lệnh cho Thiếu Tướng Phạm Văn Phú di tản tất cả quân còn lại ở Kontum và Pleiku về Tuy Hòa/Nha Trang để tái trang bị và bổ xung rồi từ đó đánh ngược lên chiếm lại Ban Mê Thuột và Vùng 2. Trở lại Quân Đoàn 1 ngày 14, tướng Trưởng thông báo quyết định của Sài Gòn cho Trung Tướng Lâm Quang Thi (Tư Lệnh Phó Quân Đoàn 1). Ông nói quân đoàn sẽ được giữ lại 2 trong số 3 lữ đoàn của Thủy Quân Lục Chiến. Hai lữ đoàn TQLC sẽ về thay Nhảy Dù ở Đà Nẵng, vì Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù có thể được trưng dụng trong kế hoạch chiếm lại Ban Mê Thuột. Ngày 18 tháng 3-1975, Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm bay ra Đà Nẵng họp với tướng Trưởng (theo lời yêu cầu của tướng Trưởng) để giải quyết vấn đề đân di tản. Trong buổi nói chuyện ngày 13, tướng Trưởng xin Thủ Tướng Khiêm giúp ông giải quyết vấn đề dân di tản đang dồn về thành phố. Theo ông, dân di tản sẽ làm ứ động Quốc Lộ 1, con đường huyết mạch để chuyển quân trên toàn Vùng 1. Ngày 19, ông được yêu cầu trở về Sài Gòn thêm một lần nữa để trình bày lại kế hoạch di tản và phòng thủ Vùng 1. Trong lần họp này, với tình hình dân chúng di tản tấp nập trên Quốc Lộ 1, tướng Trưởng nói rút quân từ Huế về Đà Nẵng trong tình trạng hỗn lọan đó sẽ khó thực hiện được. Ông đề nghị cho ông ở lại tử thủ Huế, và Huế, Đà Nẵng và Chu Lai sẽ là điểm kháng cự cuối cùng của Vùng 1. Tổng Thống Thiệu và Đại Tướng Cao Văn Viên đồng ý. Tướng Trưởng bay trở lại Quân Đoàn 1 và thông báo cho Trung Tướng Lâm Quang Thi quyết định của Tổng Thống Thiệu. Ngày hôm sau, 20 tháng 3, Tổng Thống Thiệu lên đài phát thanh đọc lời hiệu triệu, ra lệnh dân quân giữ Huế bằng mọi giá. Nhưng tối đêm đó, Tổng Thống Thiệu đổi ý: ông ra lệnh cho Bộ Tổng Tham Mưu đánh cho tướng Trưởng một quân lệnh, cho biết Sài Gòn chỉ còn đủ phương tiện để yểm trợ cho một cứ điểm kháng cự. Trong ba cứ điểm Huế, Chu Lai, Đà Nẵng, tướng Trưởng phải chọn một. Dĩ nhiên, Đà Nẵng phải là cứ điểm ưu tiên. Tướng Trưởng ra lệnh di tản về Đà Nẵng. Tướng Lâm Quang Thi, trong tác phẩm The Twenty-Five-Year Century của ông, có nói quân lệnh thay đổi như vậy, nhất là ở cấp quân đoàn thì khó làm việc, và gây thêm nhiều hoang mang cho người thừa hành. Đại tướng Frederick Weyand, đang là Tư Lệnh Lục Quân Hoa Kỳ, trong tờ tường trình cho Tổng Thống Ford sau chuyến viếng thăm ở Việt Nam cuối tháng 3-1975, cũng cho biết trong tuần lễ đó, tướng Trưởng đã nhận 3 quân lệnh trái ngược nhau từ Tổng Thống Thiệu. Trong hoàn cảnh hỗn lọan của Đà Nẵng, ngày 25 tướng Trưởng nhận thêm một tin không vui từ Sài Gòn: đích thân Trung Tướng Lê Nguyên Khang, đang là tổng thanh tra quân đội, bay ra Đà Nẵng đưa cho tướng Trưởng một quân lệnh yêu cầu ông trả lại Sư Đoàn TQLC ngay lập tức. Tướng Trưởng phản đối. Ông nói Đà Nẵng không thể nào phòng thủ được nếu không có mặt của TQLC. Trong hai ngày 26-27, tướng Trưởng và tướng Lâm Quang Thi cố gắng san sẻ quân để lấp vào những lổ trống của vòng đay phòng thủ, càng lúc càng xiết chặt chung quanh Đà Nẵng. Chín giờ tối ngày 27, tướng Trưởng gọi cho tướng Viên báo cáo tình hình và yêu cầu cho phép ông di tản Sư Đoàn TQLC và những trung đoàn còn lại của Sư Đoàn 1 và 3. Tướng Viên nói đó là quyết định của Tổng Thống Thiệu. Tướng Trưởng gọi Dinh Độc Lập, nhưng Tổng Thống Thiệu không có mặt. Khoảng 10 giờ đêm Tổng Thống Thiệu gọi lại. Sau khi nghe tướng Trưởng báo cáo tình hình, ông Thiệu hỏi tướng Trưởng sẽ giải quyết ra sao. Tướng Trưởng trả lời ông sẽ giải quyết theo sự biến chuyển của tình hình. Tổng Thống Thiệu cúp điện thoại. Vài phút sau tướng Trưởng ra lệnh di tản khỏi Đà Nẵng. Nhưng không, đến đó không còn di tản nữa. Vì chữ di tản có chứa đựng một khái niệm về sự thứ tự và trật tự trong lúc lui quân. Quân Bắc Việt đã cắt nát Quốc Lộ 1 ra từng đọan và đang dùng pháo binh để hăm dọa các cửa-khẩu từ biển đi vào bờ. Đến giờ phút đó, chữ bỏ có nghĩa và đúng nghĩa hơn chữ di tản. Đà Nẵng và Vùng 1 mất hai ngày sau đó. Vài ngày sau, Bắc Việt gom tất cả lực lượng của họ đang có mặt ở Vùng 1 lập ra một binh đoàn có tên là Binh Đoàn Duyên Hải. Từ đó họ tiến về Vùng 3. Cuộc đời có nhiều nghịch lý và bi hài kịch. Tướng Ngô Quang Trưởng sanh ra và lớn lên ở Bến Tre, một vùng đất được mệnh danh là cái nôi của Cộng Sản, một nơi mà trong năm Mậu Thân 1968, một sĩ quan Hoa Kỳ tuyên bố phải tàn phá hết để xây dựng lại, nhưng ông đã xả thân chống lại những người Cộng Sản, chủ thuyết Cộng Sản, cho đến hết cuộc đời. Sanh ra ở Bến Tre, nhưng tướng Trưởng lớn lên, yêu, quí mến, và bảo vệ một vùng đất thật xa cho đến hết cuộc đời: Ông thương Quảng Trị và Thừa Thiên đến độ ông đặt tên người con trai út là Ngô Trị Thiên. Tháng 8 năm ngoái (2006), khi được Thiếu Tướng Nguyễn Duy Hinh chuyển lời, người viết có dịp nói chuyện với tướng Trưởng. Trong lần nói chuyện đó, với bản tính thích tìm căn nguyên của lịch sử, người viết mạo muội hỏi tướng Trưởng về thái độ của người Mỹ trong cuốc chiến Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972, hỏi về nội dung những đối thoại giữa ông và Tổng Thống Thiệu vào tháng 3-1975. Nhưng tướng Trưởng tránh không trả lời thẳng những câu hỏi đó. Ông chỉ nói "cũng không có gì để nói, tất cả đã được nói hết rồi, những gì anh em chúng ta làm trong quá khứ đều có nghĩa." Câu chuyện tiếp tục được vài phút sau thì người viết lại cố gắng lái về hai câu hỏi nguyên thủy. Lần này ông cũng tránh trả lời. Nhưng lần này ông nói cho người viết nghe về triết lý của một người quan võ Á Đông. Đại khái tướng Trưởng muốn nói đến câu "Bại Binh Chi Tướng Bất Khả Ngôn Dũng, Vong Quốc Chi Đại Phu Bất Khả Ngôn Trí." (Tướng bại trận thì không thể nói mình anh dũng. Bậc trí sĩ đại phu khi đã mất nước thì không thể nói mình có mưu lược.) Thâm thúy, thật thâm thúy. Với tất cả sự kính trọng của một hậu sinh đối với trung tướng Ngô Quang Trưởng, người viết xin kính dâng lên vị tướng quá cố đôi dòng tưởng niệm này. LỜI NGƯỜI VIẾT: Thể văn tưởng niệm và điếu văn, không cho phép người viết xử dụng lối ghi chép kiểu trích dẫn biên khảo. Nhưng, vì một vài chi tiết trong bài viết có thể đưa đến sự tranh luận. Vì khả thể đó, người viết lược ghi dưới đây những nguồn tài liệu, nhân chứng, đã cung cấp chi tiết cho bài viết này: Chi tiết về gia đình của tướng Trưởng đến từ hai anh Nguyễn Tường Đằng và Nguyễn Tường Giang. Hai anh là em vợ của người quá cố. Thứ hạng ra trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức Khóa 4, năm 1954, và tên các người bạn đồng khóa, đến từ hồ sơ nghiên cứu về các sĩ quan VNCH, do Phòng Chính Trị tòa Đại Sứ Mỹ ở Sài Gòn soạn thảo vào năm 1974. Bản lưu trữ nằm trong thư viện Texas Tech University. Chi tiết các trận đánh Đỗ Xá, Bình Giả, Hắc Dịch, Thăng Bình, đến từ các Đại Tá Vũ Thế Quang, Nguyễn Thu Lương và Tôn Thất Soạn. Tường trình lo ngại về khả năng của Cộng Sản sau trận Bình Giả nằm trong CIA Weekly Report/OCI No 2654/65 (declassified April-1996). Tất cả những lời bình phẩm của các tướng lãnh Hoa Kỳ về tướng Trưởng nằm trong sách đã dẫn, và, Lewis Sorley, trong quyển A Better War. Về chuyện MACV dùng hồng ngoại tuyến để dò địa điểm đóng quân của Việt Cộng ở Bình Giả, nằm trong The United States Air Force in Southeast Asia: The Advisory Year to 1965. Chuyện về các cố vấn Nhảy Dù Hoa Kỳ đến từ Command Sergeant Major M. Martin, Angels in Red Hats. Sự nghiệp của Thiếu Tá Guy S. Meloy, III, nằm trong Charles Beckwith, Delta Force. Quan sát của Đại Tướng Schwarzkopf nằm trong H. Norman Schwarzkopf, It Doesn't Take a Hero. Quan sát của các sĩ quan cấp nhỏ đang đánh trận đến từ Trần Ngọc Toàn The Binh Gia Front (Mặt Trận Bình Giả) và Phan Nhật Nam Dấu Binh Lửa. Trong tác phẩm Dấu Binh Lửa, tác giả Phan Nhật Nam cũng ghi lại trận Hắc Dịch mà ông đã tham dự. Biến cố chính trị ở miền Trung đến từ Đoàn Thêm, Chuyện Từng Ngày. Chuyện tướng Trưởng nhảy dù rớt xuống sông Hương đến từ Đại Tá Tôn Thất Soạn. Trận Mùa Hè Đỏ Lửa và những cuộc hành quân liên hệ, đến từ Ngô Quang Trưởng, The Easter Offensive of 1972, Charles D. Melson trong U.S. Marines in Vietnam 1971-1973: The War That Would Not End. Đại tá Ngô Văn Định trong Tái Chiếm Cổ Thành Quảng Trị, trích trong tuyển tập, Hai Mươi Năm Chiến Trận của TQLC Việt Nam (1954-1975). Con số 50 ngàn quân Cộng Sản ở mặt trận Quảng Trị đến từ sự tín toán của người viết. Tướng Đồng Sỹ Nguyên (Tư Lệnh Binh Đoàn Trường Sơn/559) trong Đường Xuyên Trường Sơn, và Tổng Cục Hậu Cần trong Lịch Sử Bộ Đội Trường Sơn: Đường Hồ Chí Minh, đều nhắc đến một sự kiện thiếu gạo trong thời gian họ chiến đấu ở Quảng Trị. Ở một đoạn văn cả hai sách đều nói đến năm trăm (500) tấn gạo chỉ nuôi quân được hơn một tuần. Cấp số ẩm thực của quân-nhân Cộng Sản là 3 lon (750 grams) đến 4 lon (1 kí lô) gạo một ngày. 500 tấn bằng 500,000 kí. Chia cho 10 ngày chúng ta có sức tiêu thụ 50,000 ký một ngày. Với cấp số 3 lon một ngày, chúng ta có 75 ngàn quân. Nếu 4 lon, thì con số là 50 ngàn quân. Tướng Trưởng, trong quyển The Easter OffensiveM cho biết Bắc Việt có khoảng 6 sư đoàn ở Vùng 1. Một sư đoàn Cộng Sản có từ 7,500 đến 8,500 người. Sáu sư đoàn cho ta số quân tương tự như nhu cầu ẩm thực hàng ngày của họ. Tình hình Vùng 1 và sự thất thủ đến từ những đối thoại của người viết và Thiếu Tướng Nguyễn Duy Hinh, và Đại Tướng Cao Văn Viên trong The Final Collapse (Những Ngày Cuối của Việt Nam Cộng Hòa), Trung Tướng Lâm Quang Thi, The Twenty-Five-Year Century, Stephen T. Hosmer, et al., The Fall of South Vietnam: Statemens by Vietnamese Military and Civilian Leaders. Tờ tường trình của Tư Lệnh Lục Quân Frederick Weyand cho Tổng Thống Gerald Ford về những quân lệnh trái ngược, nằm trong The Weyand Report, hiện lưu trữ tại The Gerald. R. Ford Presidental Library/University of Michigan.
|
|
|
Post by NhiHa on Aug 13, 2008 5:17:49 GMT 9
SỰ TUẪN TIẾT ÂM THẦM ĐẦY SĨ KHÍ HÀO HÙNG CUẢ MỘT NHÂN VẬT CHÁNH TRỊ MIỀN NAM NHÂN NGÀY 30 THÁNG TƯ ĐEN:
L.S. TRẦN CHÁNH THÀNH ĐÃ COI CÁI CHẾT NHẸ NHƯ LÔNG HỒNG ĐỂ PHẢN ĐỐI HÀNH ĐỘNG XÂM LĂNG CUẢ C.S.VÀ CẢNH GIÁC THỀ GIỚI TỰ DO!
* Trong những ngày cuối cùng tháng tư đen , năm 75, các ông Trần Chánh Thành, Trần Trung Dung, Phan Huy Quát đã ở đâu, làm gì? * L.S. Thành với bức tượng võ sĩ đạo Nhật Bản linh thiêng, kỳ bí.
Đặng Văn Nhâm
Lời tác giả .- Gương liệt sĩ đã để lại đến muôn đời:Thành mất, tướng tuẫn tiết là lẽ thường. Đáng kể như trường hợp Phan Thanh Giản, sau khi mất 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ năm 1867 và Nguyễn Tri Phương sau khi mất thành Hà Nội (1873). Thời đệ nhị thế chiến, 1945, sau khi nước Nhật đầu hàng, một số tướng lãnh Nhật không chịu nhục cũng noi gương võ sĩ đạo đã dùng Hara-Kiri để tuẫn tiết.
Như thế, trong cuộc thất bại năm 1975, các tướng Nguyễn Khoa Nam, Trần Văn Hai, Lê Văn Hưng... tuẫn tiết cũng chỉ là hành động "ninh thọ tử bất ninh thọ nhục" cuả những người đã từng xông pha trận mạc, vốn sẵn có giòng máu anh hùng trong huyết quản.
Nhưng "Văn quan" không sợ chết như một võ tướng trong giây phút nước mất nhà tan mới là điều cổ kim hãn hữu và đáng cho mọi người noi gương và suy ngẫm.
Năm nay, nhân ngày 30 tháng Tư Đen cuả một phần tư thế kỷ sau, tôi không nhắc lại những cái chết đáng ca ngợi cuả các vị tướng anh hùng đã nêu tên ở trên, một phần vì năm nào, nhân dịp này, báo chí cũng đã đề cập đến, nên không còn gì mới lạ hơn nưã. Bây giờ tôi viết thêm cũng bằng thừa! Trong khi đó, tôi lại thấy, từ một phần tư thế kỷ qua chẳng ai đề cập đến một sự tuẫn tiết đầy sĩ khí hào hùng cuả một "văn quan" đã từng đóng vai khai quốc công thần cuả nền đệ nhất CH miền Nam, một nhân vật chánh trị đã khai sinh chiến dịch "Tố Cộng" khiến cho hàng trăm ngàn cán binh CS nằm vùng ở miền Nam bị điêu đứng... Hành động tuẫn tiết cuả ông ngay khi quân CSBV mới kéo vào thủ đô miền Nam, không chịu để cho quân CS áp giải vào những trại tù cải tạo , để rồi sau đó nhờ những tờ tự thú, tự kiểm để được hưởng kiếp sống thừa trong tủi nhực do kẻ thù ban cho chẳng những đã nói lên tiết tháo bất khuất cuả kẻ sĩ , mà ông còn dùng cái chết nhẹ tưạ lông hồng cuả mình để cảnh giác thế giới tự do về hiểm hoạ CS trong vùng Đông Nam Á. Đó mới chính là điều mới lạ và là một tấm gương sáng cho hậu thế mà nay tôi xin cống hiến bạn đọc... – ĐVN.
L.S. TRẦN CHÁNH THÀNH VỚI NỀN ĐỆ NHẤT C.H.
Suốt chiều dài lịch sử chống Cộng ở miền Nam, từ năm 1954 đến 1975, một khuôn mặt chính trị đã nổi bật nhất dưới thời đệ nhất CH là luật sư Trần Chánh Thành. Nhiều người còn coi ông Thành như một bậc khai quốc công thần của nhà Ngô. Đánh giá ông Thành như thế, tưởng cũng không có gì gọi là quá đáng. Ngay trong nội các đầu tiên, ra mắt quốc dân tại Sài Gòn ngày 6.7.1954, của thủ tướng Ngô Đình Diệm, người ta đã thấy ông Thành giữ chức Bộ Trưởng tại Phủ Thủ Tướng. Nên nhớ lúc đó chưa có phong trào di cư. Vì lúc này hội nghị Genève vẫn chưa đạt được thỏa hiệp trọn vẹn vấn đề phân chia Nam-Bắc cho hiệp định Genève (Accords de Genève). Nhưng lúc này tên ông Trần Chánh Thành vẫn còn nhiều xa lạ đối với quần chúng miền Nam.
Đến khi thủ tướng Ngô Đình Diệm cải tổ chánh phủ ngày 10.5.1955,ông Thành đảm nhiệm chức vụ Tổng Trưởng Thông Tin. Đây là một thời kỳ dầu sôi lửa bỏng, nhiều thử thách gay go nhất của chế độ Ngô Đình Diệm. Nhiệm vụ "Tổng Trưởng Thông Tin" lúc bấy giờ không chỉ giản dị gói tròn trong khuôn khổ của hai chữ "thông tin" hiền lành, mà thực sự là một cơ quan đầu não của chế độ đang phải chiến đấu quyết liệt, có tính cách sinh tử, bằng các phương tiện truyền thông, tâm lý... cùng một lúc trên hai trận tuyến chống CS và tiêu diệt mầm mống phá hoại của các phần tử tay sai thực dân Pháp. Đặc biệt nhất là chiến dịch truất phế Bảo Đại. Ngoài nhiệm vụ nặng nề đó, ông Thành còn phải đảm nhiệm trách vụ chủ tịch "Hội Đồng Tố Cộng" gồm các bộ Thông Tin, Tư Pháp, Quốc Phòng và Nội Vụ. Mặt khác ông Thành còn là một dân biểu trong quốc hội Lập Hiến, có chân trong Ủy Ban soạn thảo Hiến Pháp cùng với 14 dân biểu khác. Thời gian ấy TT Diệm lại đặc biệt tín nhiệm TC Thành, bàn bạc với các ông em cố vấn trao quyền lãnh đạo "Phong trào Cách Mạng QG" cho Thành, giưã lúc đảng Cần Lao Nhân Vị cuả ông Nhu chưa tiện xuất đầu lộ diện. Buổi đầu nội bộ đầu não dinh Độc Lập rất muốn tránh điều đàm tiếu: Chẳng lẽ ông anh thủ tướng, nắm trọn quyền uy quốc sự lại có bên cạnh một ông em là thủ lãnh một đảng chánh trị bề thế nưã hay sao? Lúc bấy giờ tên ông Thành đã thực sự đã trở thành một ngôi sao sáng, nổi bật trên đấu trường chánh trị miền Nam.
Bên ngoài dân chúng, ai cũng lầm tưởng, như thế chắc chắn ông Trần Chánh Thành phải được chế độ nuông chiều, và anh em Tổng Thống Diệm tin yêu, gắn bó chặt chẽ. Nhưng ở đời, có nằm trong chăn mới biết chăn có rận. Những chuyện tâm huyết sau đây của ông Thành đều được giữ kín như bưng. Ngoài một vài người anh em trong thân quyến, không ai biết được. Nay tôi kể ra đây chỉ cốt cho các thế hệ hậu sinh thấy rõ sự nẩy mầm tai hại của chế độ gia đình trị và tôn giáo trị dưới hai thời đệ nhất, và đệ nhị CH miền Nam VN, không kém gì sự tai hại của chế độ độc tài đảng trị của CS miền Bắc. Nên biết dưới thời Nguyễn Văn Thiệu làm tổng thống, tất cả anh em dòng họ nhà Thiệu và cả bên vợ của Thiệu là Nguyễn Thị Kim Anh, bất luận xa gần, đều được ban phát chức tước, ngôi cao bổng hậu, ngồi mát ăn bát vàng. Tạm kể sơ sơ, nào là: Đại sứ Ý Đại Lợi Nguyễn Văn Hiếu, Đại Sứ Đài Loan Nguyễn Văn Kiểu, Chủ Tịch Giám Sát Viện Ngô Xuân Tích, Ngô Thị Huyết (tục danh chị Sáu Huyết buôn lậu hàng quốc cấm và buôn quan bán tước của chế độ), mẹ của Hoàng Đức Nhã, bí thư kiêm cố vấn của Tổng Thống, kiêm Tổng Trưởng Dân Vận Chiêu Hồi, đại tá tỉnh trưởng Hoàng Đức Ninh, tổng trưởng Thông Tin, tổng trưởng Văn Hóa Giáo Dục Ngô Khắc Tĩnh, chủ tịch Công Ty Phân Bón Hải Long Nguyễn Xuân Nguyên, anh em cột chèo với Thiệu . Thậm chí cả đến người con rể của Ngô Xuân Tích, tên "Từ Bò Viên" ( vì nhà anh này bán thịt bò vò viên, hiện đang ở khu Bolsa,HK) một đại úy Công Binh , cũng đã được Thiệu đem vào dinh Độc Lập ban cho chức "Công Cán Ủy Viên" trong nhà luôn luôn có đến ba, bốn người lính hầu ( theo lời tự khoe trước các chỗ đông người của Từ Bò Viên) v.v...và v.v...
Trong tương lai, dân tộc VN muốn thoát khỏi vòng ách nạn của các loại chế độ cai trị lạc hậu, vô nhân tính ấy, chỉ có một con đường duy nhất phải theo là thiết lập một hệ thống đảng phái chánh trị mạch lạc với công thức hoàn toàn mới mẻ, tạo cơ hội cho mọi người có tài năng, đức độ trong quần chúng, không phân biệt địa phương, tôn giáo...có môi trường tham gia gánh vác việc phục hưng đất nước.
Bây giờ trở lại chuyện Trần Chánh Thành với anh em TT Ngô Đình Diệm trong dinh Độc Lập.Để bạn đọc nắm vững vấn đề, trước hết tôi xin được tóm lược thân thế của ông, rồi đến các hoạt động chánh trị theo tiến trình thời gian. Tuy dòng dõi gia tộc là người miền Bắc, nhưng Trần Chánh Thành lại sinh trưởng ở miền Trung, học trung học ở Huế. Bởi thân phụ của ông Thành là cụ Hường Lô Tự KhanhTrần Đức, đã giữ chức vụ bí thư của Khâm Sứ Pháp ở Trung Kỳ, đồng thời làm thông ngôn bên cạnh vua Khải Định.Khi vua khải Định sang Pháp dự hội chợ đấu xảo Marseille, cụ Hường Lô Tự Khanh Trần Đức, xuất thân trường Hậu Bổ, cũng có chân trong phái đoàn tháp tùng. Thuở thiếu thời ông Thành học hành xuất sắc, đỗ cử nhân luật, rồi đỗ đầu kỳ thi tri huyện tư pháp cho cả Trung-Bắc Kỳ,và đã từng được bổ nhiệm chức chưởng lý các tòa án miền Trung, là một chức vụ đứng đầu ngành thẩm phán công tố. Thời chánh phủ Trần Trọng Kim, sau một thời gian ngắn làm chánh văn phòng bộ Tư Pháp, dưới quyền tổng trưởng Tư Pháp Trịnh Đình Thảo.Tháng 8.1945, sau khi VM cướp chính quyền , ở cương vị chủ tịch nhà nước VN dân chủ Cộng Hoà, Hồ Chí Minh đánh điện vời TC Thành ra Hà Nội. Khi cuộc kháng chiến bùng nổ (12.46), ông Thành đã từng đảm nhiệm liên tiếp hai chức vụ quan trọng trong guồng máy kháng chiến: Giám Đốc Tư Pháp liên khu 3 ( 3 năm đầu), rồi Giám Đốc Kinh Tế liên khu 3 ( 2 năm sau). Sau đó ông Thành đã nại cớ bị bệnh trĩ nặng không đạp xe máy đi họp được, để xin từ chức về Nghệ An tạm trú ở nhà họ cuả Cao Xuân Vỹ (phủ Diễn Châu, LK 4). Nên biết trong thời kỳ kháng chiến, LK 3 vô cùng quan trọng, chẳng khác nào thủ đô của chánh phủ kháng chiến, lại là nguồn kinh tế chính, cung cấp huyết mạch nuôi dưỡng cơ quan đầu não (đã tập trung hết cả trong vùng rừng núi Cao- Bắc-Lạng). LK 3 gồm thủ đô Hà Nội và các tỉnh: Hà Đông, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Kiến An, Sơn Tây, Phủ Lý, Ninh Bình, Nam Định...
Sau đó, vì không thể nào thích hợp được với chủ nghĩa CS, ông Thành đã rời bỏ chiến khu, cùng một người em thúc bá là nhà báo Mạc Kinh sau này, dùng một chiếc mảng nhỏ, vượt biển Sầm Sơn, thuộc tỉnh Thanh Hóa, ải địa đầu của liên khu Tư, trốn vào vùng quốc gia. Sau hai tháng ở Hà Nội, hai anh em ông Thành bay vào Sài Gòn.Tại đây, trong thời gian đầu, ông Thành làm luật sư trong văn phòng của LS Trương Đình Dzu, rồi gặp gỡ ông Ngô Đình Nhu. Lúc bấy giờ, khoảng năm 1952, lá bài Ngô Đình Diệm đã được người Mỹ chú ý đến. Ông Ngô Đình Nhu đưa ra dự kiến xuất bản tạp chí Xã Hội, dùng làm cơ quan tuyền truyền ủng hộ cho giải pháp Ngô Đình Diệm. Đến tháng 10.1952, tạp chí Xã Hội ra mắt số đầu tiên , do ông Nhu đứng tên gíam đốc, chủ nhiệm, với sự cộng tác của hai anh em ông Thành ngay từ đầu.
Trong khoảng thời gian từ 1952 đến 1954, thỉnh thoảng ông Ngô Đình Cẩn ở Huế bay vào Sài Gòn để họp bàn. Với dáng điệu chậm chạp, lờ khờ, bị nhiều người chê là quê mùa, thất học, nhưng ông Cẩn lại ăn nói chững chạc, biện luận rành mạch, đâu ra đấy, với những ý kiến cụ thể, sâu sắc,và một nhãn quan chính trị , đối phó với CS khá bén nhậy. Cá tính và ngoại hình của ông Cẩn hoàn toàn khác hẳn ông Nhu, một con người dong dỏng cao, gương mặt đăm chiêu, khắc khổ, lúc nào cũng lầm lì . Những ai đã có dịp gần gũi ông Nhu ít nhiều đều phải nhìn nhận về chất kiêu ở ông. Có lẽ ông tự kiêu về thành tích học vấn, đã từng xuất thân từ một chủng viện nổi tiếng có truyền thống lâu đời là "École des Chartres" của Pháp. Ôâng Nhu còn là một người mang nặng thành kiến đối với các đảng phái chánh trị linh tinh, nhất là đố kỵ giới chính khách, chánh trị gia Bắc Kỳ dữ lắm. Bởi thế, người ta thấy những kẻ ham nói nhiều, hay phát biểu ý kiến nọ kia, và tỏ ra có nhận xét khá sắc bén, trước sau gì cũng đều bị ông Nhu gạt bỏ ra ngoài vòng liên hệ.
Ông Nhu chỉ thích người đối thoại cứ ngồi im đấy, chăm chú nghe ông, rồi thỉnh thoảng lựa lời, lựa dịp chen vào vài lời bàn bạc khéo léo, như kẻ đánh trống chầu, thì mau chóng chiếm được cảm tình của ông.Nói một cách chính xác, ông Nhu muốn xuất hiện trong xã hội chánh trị miền Nam như một khuôn mặt lý thuyết gia, một nhà lãnh tụ. Ông hoàn toàn không có tài hùng biện, đành rằng ông suy tư rất nhiều.
Riêng ông Thành, sở dĩ đã được ông Diệm mến mộ, tin dùng ngay từ buổi đầu, khi mới về VN nhậm chức thủ tướng, một phần vì gia thế, một phần vì ông Diệm không coi ông Thành là người Bắc, rặt nòi rau muống như LS Lê Quang Luật. Nhưng phần lớn vẫn do thành tích và khả năng của ông Thành. Ngoài những chức vụ có tính cách chuyên gia luật pháp từ thời chánh phủ Trần Trọng Kim cùng những kinh nghiệm hiểu biết phong phú về người và việc trong thời bưng biền kháng chiến, năm 1954, Thành được mời tham gia phái đoàn của bộ Quốc Phòng [ do ông Phan Huy Quát làm tổng trưởng , trong nội các của thủ tướng Bửu Lộc], sang Paris dự hội nghị với chánh quyền Pháp.
Khoảng đầu tháng 4 năm 1955, ông Thành đã khởi sự phát động "PHONG TRÀO TỐ CỘNG" trên toàn quốc, khiến cho trên 200 ngàn cán binh CS đang nằm vùng ở miền Nam vô cùng lo ngại. Lúc bấy giờ các giáo phái và một số chính đảng mệnh danh quốc gia còn đang kèn cựa tranh chấp với ông Diệm. Giữa cơn sóng gió ba đào của đất nước, con thuyền quốc gia chưa biết sẽ trôi giạt về đâu, thế mà trong bóng tối của dinh Độc Lập, sự rạn nứt giữa hai người em của Thủ Tướng Ngô Đình Diệm đã ngấm ngầm xảy ra với kẻ đã dầy công xây dựng nền đệ nhất CH.
Sự hiềm khích vì mặc cảm và lòng đố kỵ giữa ông Nhu với ông Thành đã ngấm ngầm bùng nổ sớm lắm. Ngoại trừ cảm tình riêng cuả TT Diệm dành cho ông Thành vì sự đóng góp tích cực cuả Thành. Nhưng các ông em cố vấn lại luôn đặt vấn đề phòng ngưà, ngăn chận ảnh hưởng cuả Thành. Ngay trong khoảng thời gian đang diễn ra chiến dịch "truất phế Bảo Đại", tức khoảng cuối tháng 9 đầu tháng 10, năm 1955, bộ Thông Tin đã tung ra rất nhiều truyền đơn đủ loại của các đoàn thể chánh trị, tôn giáo, văn hóa, xã hội ủng hộ chính phủ, cổ động quần chúng tham gia việc truất phế Bảo Đại, thì lẫn trong đám rừng truyền đơn ấy, đột nhiên người ta nhận thấy xen lẫn những tấm truyền đơn với giọng điệu rất khác lạ, tuồng như muốn ngầm ám chỉ Trần Chánh Thành là Cộng Sản!
Dĩ nhiên trong quần chúng không mấy ai để ý đến chuyện tuế toái đó làm gì. Nhưng một vài người trong cuộc, hoặc có liên hệ xa gần với các hoạt động hậu trường chánh trị trong dinh Độc Lập không khỏi sinh nghi và thắc mắc. Một hôm, rất tình cờ, một người anh em trong thân tộc của ông Thành (và cũng là người có nhiều công đóng góp với ông Nhu ngay từ trước ngày Ngô Chí Sĩ về nước chấp chánh, và từng soạn nhiều bài cho TT Diệm.Sau đấy nên vốn đã có cái ưu thế ra vào bàn giấy riêng cuả BS Tuyến) vui chân bước vào văn phòng sở Nghiên Cứu Chánh Trị, đang tạm thời đặt trên lầu nhà sách "Lượm Lúa Vàng" của cha Thục, ở đường Trần Hưng Đạo (Boulevard Galliéni). Lúc đó người em thúc bá của ông Thành đã bất chợt bắt gặp những tấm truyền đơn khác lạ kia đang nằm chất đống trong ngăn kéo. Biết rõ ràng như thế rồi, anh mới đem hỏi BS Tuyến. Ông Tuyến hoảng hốt phân trần là "bọn đàn em làm bậy quá!". Phần ông bận bịu trăm thứ, đâu còn thì giờ nào mà để mắt đến những chuyện mờ ám linh tinh như thế. Cuối cùng ông Tuyến còn thố lộ thêm: "Mình đã mắng bọn chúng nó dữ lắm rồi! Thôi anh hãy bỏ qua , và giữ kín đừng kể lại cho anh Thành biết làm gì!" Ngoài ra, ông Tuyến còn buộc phải hứa giữ kín tuyệt đối chuyện đó, không kể cho ai biết.
Thời gian cứ thế lặng lẽ trôi qua dưới gầm cầu. Hằng ngày, trong dinh Độc Lập, ông Thành vẫn tiếp tục làm việc gần gũi với TT Diệm và vẫn rất được ông Diệm tin dùng; trong khi ông Nhu vẫn giữ một thái độ hoài nghi, kín đáo đối phó.
Đến khoảng giữa năm 1957, một đột biến quan trọng khác đã xảy ra là âm mưu ám sát ông Thành do "Đoàn Công Tác Đặc Biệt Miền Trung", lãnh mạng của ông Cẩn, vào Sài Gòn thi hành. Đến mức này, mọi âm mưu ngấm ngầm của hai người em ông Diệm nhằm chống phá ông Thành đã được che đậy từ năm 1955 đến nay mới được báo tri cho ông Thành biết. Trước tình thế khẩn trương như vậy, bắt buộc ông Trần Chánh Thành phải tường trình cặn kẽ cho ông Diệm.
Sau khi đã nghe ông Thành kể hết đầu đuôi, lập tức ông Diệm đùng đùng nổi cơn thịnh nộ, nhưng vẫn không dám la rầy, sửa sai hai người em, mà lại trút hết trách nhiệm lên đầu bác sĩ Trần Kim Tuyến. Ông ra lịnh gọi ông Tuyến vào, hạch hỏi, quát tháo và mắng nhiếc thậm tệ, rồi lại còn thuận tay xô hết giấy má trên bàn cho bay tung tóe xuống đất. Trước tai bay vạ gió xảy đến bất ngờ như thế, ông Tuyến chẳng còn biết nói gì hơn là đứng im chịu trận!
Sau đó, chắc ông Diệm đã nói chuyện riêng với hai ông Nhu, Cẩn gì đó, nên vấn đề rạn nứt sâu xa, đến mức đối nghịch trầm trọng này đã được dinh Độc Lập tạm thời cho "đông lạnh", để ông Thành vẫn tiếp tục phục vụ chế độ, và kề cận ông Diệm mãi cho đến năm 1960, sau vụ đảo chánh hụt của đại tá Nguyễn Chánh Thi...
Đến đây, thiết tưởng tôi cũng nên nói qua về nguyên nhân đã nảy sinh lòng nghi kỵ, hờn ghen giữa hai ông Nhu, Cẩn đối với ông Thành, là một trong số vài tổng trưởng đã được tổng thống Diệm hết lòng tin yêu. Lúc đó ông Thành là người đã phát động "phong trào Tố Cộng" như một quốc sách, diễn ra rầm rộ trên cả nước. Thoạt tiên thành quả rất tốt đẹp. Vì người điều khiển chiến dịch đã nhắm đúng đối tượng để triệt hạ như những tay thợ săn dã thú thiện nghệ trong rừng, nhắm đúng con mồi, bắn bách phát bách trúng.
Nếu đường lối ấy cứ thế mà tiến triển, chắc miền Nam sẽ mau chóngquét sạch được bọn cán bộ CS nằm vùng. Nhưng không ngờ chẳng bao lâu sau, "phong trào Tố Cộng" lần hồi biến dạng thành một con dao hai lưỡi, hết sức nguy hiểm về nhiều mặt. Theo tôi tìm hiểu, lúc đó đã có rất nhiều nguyên nhân khiến "phong trào Tố Cộng" của ông Thành bị biến chất. Nhưng cho dễ hiểu, tôi xin tóm gọn trong vài nguyên nhân chính như sau: Phản ứng mạnh mẽ và hành động phá hoại chiến dịch "Tố Cộng" của bọn cán bộ CS nằm vùng thuộc đủ mọi thành phần, khắp nơi trên toàn quốc.Trong số, đáng kể nhất là đám cán bộ CS đội lốt tu sĩ Thiên Chúa Giáo – đặc biệt là một số linh mục di cư - lúc bấy giờ đang được anh em nhà họ Ngô rất mực trọng vọng, coi như thành phần nòng cốt quan yếu của chế độ. Cộng thêm vào đó là đầu óc thiển cận, và tinh thần nhu nhược, hèn yếu của đám chính khách quốc gia sôi thịt.
Tập đoàn cán bộ CS nằm vùng ở miền Nam [gồm cả một đạo quân đông đảo đến gần 200 ngàn người không tập kết ra Bắc theo tinh thần hiệp định Genève năm 1954] đứng trước nguy cơ bị Trần Chánh Thành lật mặt nạ đã lập tức áp dụng chiến thuật "gậy ông đậïp lưng ông", hay còn gọi là "mượn dao giết người". Bọn cán bộ CS nằm vùng trong Nam mau chóng sốt sắng tiếp tay với các chính quyền địa phương trong công tác "Tố Cộng", làm như thể chúng coi CS như kẻ tử thù, bất cộng đái thiên. Đồng thời đám cán bộ ấy cũng áp dụng chiến thuật hỏa mù, "chụp mũ CS" bừa bãi, lung tung, lên đầu lên cổ cho cả những người cán bộ quốc gia chân chính, và những kẻ nào mà chúng liệt vào thành phần nguy hiểm đối với cách mạng. Như thế, tất nhiên đường lối "Tố Cộng" của chánh phủ trở nên hỗn loạn ngay, tinh thần quần chúng bắt đầu giao động hoang mang, Quốc / Cộng, chân / giả khó phân. Hiệu năng "Tố Cộng" bị sa sút.
|
|
|
Post by NhiHa on Aug 13, 2008 5:18:15 GMT 9
Mặt khác, bọn cán bộ cao cấp CS khoác áo tu sĩ Thiên Chúa giáo di cư bắt đầu sử dụng chiếc dù tôn giáo để bảo vệ cho các "đồng chí" nằm vùng, bằng cách mở rộng cửa, đón nhận những kẻ ngoại đạo "tân tòng". Đọc đến đây, tôi tin chắc, bạn đọc không còn thắc mắc nữa khi nhớ lại dưới thời kỳ gia đình trị và tôn giáo trị của TT Ngô Đình Diệm, song song với "phong trào Tố Cộng" từng đợt sóng tín đồ TCG tân tòng đã bỗng nhiên dâng lên cuồn cuộn làn sóng vỡ bờ khắp nơi trên toàn lãnh thổ miền Nam. Nói có sách , mách có chứng, nơi đây tôi xin đơn cử một trường hợp điển hình của phong trào "cán bộ CS nằm vùng cải đạo theo TCG " để khỏi bị sa lưới của "phong trào Tố Cộng" do ông Trần Chánh Thành đặt ra.
CÁN BỘ C.S. NẰM VÙNG CẢI ĐẠO TÂN TÒNG!
Ngoài miền Trung, tiện nội có một gia đình thân tộc cư ngụ ở đường Lê Thánh Tôn (ấp Bình Nhạn, xã Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) , nên thỉnh thoảng vợ chồng tôi hay ra đó chơi. Mỗi lần như thế, chúng tôi đều ở lại lâu ngày, có khi hàng tuần lễ mới trở về Sài
Gòn. Trước mặt nhà này là gia đình của một người tên Hùng lấy vợ Huế. Lúc bấy giờ anh ta mới khoảng 38 hay 40 tuổi gì đó.
Theo sự tìm hiểu của tôi, trước hiệp định Genève 54, vùng này thuộc VC kiểm soát (thuộc liên khu 5, sau đổi tên là Miền Nam Trung Bộ, do Nguyễn Duy Trinh, bí thư Liên Khu Ủy kiêm chủ tịch Ủy Ban Kháng Chiến Hành Chánh, chỉ huy). Trong thời kỳ đó, tên Hùng đã là đảng viên CS và đã từng giữ chức Trung Đội Trưởng Dân Quân Du Kích Xã tại địa phương.
Sau khi phân chia đất nước, vùng này thuộc quyền chánh phủ quốc gia kiểm soát. Chiến dịch "Tố Cộng" được ông Trần Chánh Thành, Tổng Trưởng Thông Tin, kiêm chủ tịch "Hội Đồng Liên Bộ Tố Cộng" phát động mạnh mẽ kể từ ngày 11.4.1955. Tôi còn nhớ trong thời điểm này, tỉnh trưởng Phú Yên là Lương Duy Ủy, sau đã bị giết trong vụ Mậu Thân, tại Nha Trang.
Khi cao trào "Tố Cộng" trở nên quyết liệt, tên Hùng sợ bị sa lưới, nên đã tìm cách "chui sâu" vào vỏ bọc an toàn "con chiên Thiên Chúa Giáo". Với cái mác "con chiên TCG" thời TT Ngô Đình Diệm cũng được liệt vào hàng "công dân ưu đãi" con cưng của chế độ. Nhất là khi con chiên đó lại được một ông cha di cư nào che chở thì chẳng có kẻ nào dám đụng đến một cọng lông chân. Nếu trong đời có kẻ nào dại dột đụng đến con chiên, dù tân tòng cũng thế, lập tức các cha cố ra mặt can thiệp ngay. Nhờ thế vợ chồng tên Hùng đã được yên ổn làm ăn, và ba đứa con nhỏ, xem ra cũng no đủ, phủ phê... Lần hồi gia đình tên Hùng trở nên khágiả, nhà cửa sửa sang tươm tất. Trong nhà, cán bộ CS Hùng mở ra hai lớp học, từ lớp Năm đến lớp Tư , cho trẻ con quanh vùng. Còn người vợ thì làm bánh chưng, bánh tét, để bán lẻ và bỏ mối...
Trong thời gian làm báo ở quê nhà, tôi đã lặn lội đi nhiều nơi, nhất là miền Trung, nên đã thấy tận mắt và biết rõ ràng nhiều trường hợp cán bộ CS đã được các linh mục bao che, cho cải đạo tân tòng, để được ưu đãi. Có lần tôi đã đặt thẳng vấn đề này với linh mục Tô Đình Sơn, gốc người Qui Nhơn, khoảng năm 1967, ông được bổ đến Tuy Hòa. Đến năm 1970-1971, ông đổi về Qui Nhơn, vì nơi đây là địa phận do Giám Mục Trần Kim Điền (?) cai quản...LM Tô Đình Sơn đã giải thích ngon ơ, làm như thể lúc đó miền Nam không hề xảy ra chiến tranh với CS: "Nước Chúa luôn luôn mở rộng cho mọi người, không phân biệt một ai. Dù cho là đảng viên CS thực sự chăng nữa, tình thương của Chúa cũng có thể cảm hóa được. Tệ lắm thì kể bỏ đời này. Nhưng đời sau chắc sẽ tốt!"
Như thế, ngay từ khi khởi đầu nền đệ nhất CH, tôi đã thấy chính sách "Chống Cộng" của chính phủ Ngô Đình Diệm chỉ là một trò "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược" vô cùng tai hại. Một đàng vì nghĩa vụ ông Thành chủ trương diệt Cộng.Nhưng ngược lại, một số cha cố rất thân cận, rất được tín nhiệm của anh em TT Diệm lại ra mặt công khai bao che, tàng nặc cán bộ CS nằm vùng. Sự đối nghịch quyết liệt, có tính cách sinh tử , đã hiện ra quá rõ rệt trên đấu trường chính trị miền Nam. Từ đó, tôi nhận ra vị thế cô đơn, cực kỳ nguy hiểm của ông Thành, và cảm thấy ái ngại cho ông.
Cuối cùng, chuyện gì phải đến đã đến. Có lẽ nhóm cha cố di cư muốn sớm triệt hạ người chủ xướng "phong trào Tố Cộng", nên đã ra tay xúi dục, tung tin phao đồn ông Thành là cán bộ CS cao cấp mai phục trong chánh quyền, để gây mối nghi kỵ trong lòng anh em TT Ngô Đình Diệm, mượn tay anh em nhà họ Ngô loại bỏ ông Trần Chánh Thành. Đòn ly gián này của bọn CS nằm vùng đã tỏ ra vô cùng thâm độc, khêu gợi đúng đầu mối của sự nghi ngờ là tiền tích sống trong kháng chiến 7 năm với CS ở LK 3 , miền Bắc của ông Thành.
Như mọi người đều biết, hành động tung tin đồn thất thiệt vốn là ngón sở trường của người CS . Tục ngữ đã nói "tin đồn đến tai người khôn là hết! "Nhưng ngược lại, nếu tin đồn đến tai kẻ ngu, thì chẳng khác nào ngọn lửa rừng gặp được gió to, chẳng mấy chốc mà lan ra khắp nơi, mọi chốn, gây nên tai họa vô lường. Bởi khi thiên hạ nghe tin đồn, dù là nhảm nhí, vẫn cứ ghim ngay vào trong bụng, không cần vội kiểm chứng để rõ trắng / đen làm gì. Có lắm chuyện thuộc loại tin đồn, đến mãi về sau người nghe mới có cơ hội khám phá ra được sự thật, thì mọi việc đã quá muộn rồi.Vô phương cứu vãn!Bởi thế, lịch sử nhân loại, tự ngàn xưa, đã chứng minh: Tin đồn vốn là một thứ võ khí giết người mà không cần động thủ, là một đạo quân không cần đánh mà thắng! Trong phạm vi tuyên truyền và chiến tranh tâm lý, người khéo tung tin đồn ví chẳng khác nào nhà ảo thuật tài tình, có thể biến một bó hoa đủ màu xinh đẹp thành một bó dao găm, hay một một con chim bồ câu hiền lành, dễ thương, biến thành một con mãng xà nguy hiểm, khiến người xem bị mê mẩn tâm thần, lầm lạc tức thì ngay trong giây lát đó.
Vậy, hành động của ông Nhu, sai sở Mật Vụ tung truyền đơn ngầm tố cáo ông Trần Chánh Thành là CS năm 1955, với việc ông Cẩn sai Đoàn Công tác Đặc Biệt Miền Trung vào Sài Gòn ám sát ông Trần Chánh Thành, theo tôi nghĩ , chẳng qua đều do bàn tay ám hại người quốc gia của bọn cán bộ CS nằm vùng mà thôi!
Tuy nhiên, ông Thành hãy còn may mắn, vẫn được TT Diệm tiếp tục tin dùng. Đến năm 1962, ông Thành đã được ông Diệm bổ nhiệm đi làm đại sứ VNCH tại Tunisie, một nước Bắc Phi, cựu thuộc địa Pháp. Trong suốt giai đoạn nhiễu nhương của đất nước, dưới thời các tướng Dương Văn Minh, Nguyễn Khánh..., ông Trần Chánh Thành đã lui về ở ẩn. Mãi đến năm 1970, người ta mới thấy ông Thành xuất hiện trở lại chính trường. Ông đứng trong liên danh "Bạch Tượng" (Cần Lao) tranh cử vào Thượng Viện và giữ chức vụ Tổng Trưởng Ngoại Giao...
CHUYỆN KHÔNG TIN VẪN PHẢI TIN!
Đây là một chuyện "bí mật hậu trường" khác của ông Thành. Nhưng chuyện này lại chẳng dính dáng gì đến việc quốc gia đại sự hay chánh trị. Chuyện này phải nói là kỳ bí, đến mức gần như hoang đường, hoàn toàn có tính cách riêng tư trong phạm vi gia đình. Người ngoài và ngay cả giới thân hữu của ông Thành cũng không mấy người được biết.
Từ thuở làm người, tôi vốn là một kẻ thuộc loại "vô sư vô sách, quỉ thần bất trách, quỉ thần tri". Tôi không bao giờ biết sợ ma quái, hay tin những chuyện có tính cách dị đoan, hoang đường. Nhưng trước chuyện kỳ bí này đã xảy ra trong gia đình ông Thành, khởi từ một truyền thuyết đượm đầy tính chất thần thoại khó tin (1957), rồi lần hồi đến 18 năm sau bỗng nhiên biến thành hiện thực (1975)!
Vì tính cách huyền bí kỳ diệu nhưng vẫn gắn liền với thời cuộc ấy của câu chuyện, nên tôi mạn phép kể vào đây để bạn đọc tường lãm.
Như đoạn trên tôi đã kể, năm 1957, ông Thành đã may mắn nhờ anh em thông báo cho khám phá kịp thời âm mưu ám hại của "Đoàn Công Tác Đặc Biệt Miền Trung" của ông Cẩn. Cũng trong năm này, chắc phải do một ma lực thiêng liêng nào đó đưa đẩy đã khiến ông Thành được một người sành điệu trong giới sưu tầm đồ cổ ở Sài Gòn giới thiệu một pho tượng bán thân, tạc bằng đá màu xanh lam, rất mỹ thuật, bề ngang khoảng 60 phân tây và chiều cao khoảng 80 phân tây. Thoạt nhìn người ta nhận ra ngay khuôn mặt lớn, rất linh hoạt và thần khí đầy vẻ uy nghi của một vị Thiền Sư hoặc một võ sĩ đạo Nhật Bản. Màu đá theo thời gian đã cũ chứng tỏ đây là một bức tượng cổ rất lâu đời.
Thoạt trông thấy pho tượng, dù chưa biết lai lịch như thế nào, ông Thành đã thích ngay, nên không ngại tốn kém rước về để trưng bày trong phòng khách. Sau đó ông Thành mới nhờ một thân hữu thâm nho, người Nghệ An đến "Viện Bác Cổ" [nằm trong khuôn viên Sở Thú, đầu đại lộ Norodom-Thống Nhất- ở Sài Gòn], để truy tầm lai lịch của pho tượng hiếm có và quí giá đó. Nơi đây, vị Nho gia người xứ Nghệ đã được ông Vương Hồng Sển, một chuyên gia đồ cổ, quản thủ Bảo Tàng Viện Quốc Gia, hợp tác, tham cứu tài liệu tàng trữ trong thư khố của "Société des Études Indochinoises" do các nhà bác học, khảo cổ lừng danh thế giới của Pháp dựng lên. Nhờ thế, sau đó, ông Thành mới được biết pho tượng bán thân ấy đã tạc chân dung một nhân vật võ sĩ đạo lừng danh của Nhật từ trên 300 năm trước. Nhưng ông Sển vẫn không truy tầm được nguồn gốc và nguyên nhân vì sao mà một pho tượng cổ quí, hiếm có, thuộc loại "quốc gia chi bảo" ấy của nước Nhật lại bị trôi dạt sang đến tận nước VN xa xôi này. Nhưng người ta vẫn có thể nhận ra dấu vết của pho tượng kỳ dị đó, khởi đầu đã được đặt trong khuôn viên dinh Thống Soái Nam Kỳ [tức dinh Norodom, sau đổi tên là dinh Độc Lập], khi ngôi dinh thự này mới hoàn tất. Từ đó, người ta dự đoán, khi Nhật đảo chánh Pháp ở Đông Dương (9.3.1945), nhà cầm quyền Nhật ở Đông Dương đã chiếm ngụ dinh Norodom, thấy pho tượng cổ của nước họ, họ liền tịch thâu lại.Nhưng chẳng bao lâu sau quân Nhật bị thất trận, phải đầu hàng. Quân đồng minh đến Sài Gòn giải giới quân đội Nhật. Trong cơn loạn lạc ấy, pho tượng võ sĩ đạo Nhật Bản cũng không thoát khỏi cảnh truân chuyên, thân phận ba đào, trôi giạt hết nơi này đến nơi khác...
Nhưng kỳ lạ nhất, có tính chất huyền bí vô cùng chẳng khác nào lời sấm ký, trong lý lịch của pho tượng , người ta còn đọc được một di ngôn lưu truyền chắc nịch,vắn tắt như sau:" Khi nào trên mặt tượng nổi lên một chấm nhỏ dưới bụng mắt như một giọt lệ, đó là điềm báo trước một đại họa sắp giáng xuống cho chủ nhân đang thủ đắc"!
Nghe thuật lại như thế, trong lòng ông Thành vẫn bán tín bán nghi. Ông săm soi thật kỷ pho tượng, nhận thấy tuyệt nhiên chẳng có một dấu vết gì khác thường , chứ đừng nói gì đến kỳ bí, trên khuôn mặt, và dưới bụng hai con mắt của pho tượng. Cái vẻ đẹp đầy mỹ tính của bức tượng cộng thêm nét uy nghi, lẫm liệt , xuất thần trên khuôn mặt của người võ sĩ đạo Nhật Bản, đã chiếm trọn lòng say mê, thích thú của ông Thành, khiến cho lời báo tri của pho tượng huyền bí kia bị đánh bật ra ngoài. Ông thuê thợ đóng một cái bệ gỗ cao, chắc chắn, để kê pho tượng tại một vị trí trang trọng và thích hợp nhất ở phòng khách. Ông còn căn dặn gia nhân phục dịch trong nhà phải đặc biệt quan tâm lau chùi pho tượng hằng ngày.
Theo thời gian, lâu dần pho tượng trở thành một vật quá quen thuộc trong gia đình ông Thành. Chẳng còn ai quan tâm đến pho tượng với câu sấm ký lưu truyền của nó nữa. Năm tháng cứ thế lặng lẽ trôi qua. Hàng chục năm trời sau, thời gian tuần tự trôi qua êm đềm, trên mặt pho tượng vẫn không hiện ra một dấu vết gì khác lạ. Nhưng bỗng một hôm, khoảng năm 1973, vào lúc sáng sớm, như thường lệ ông Thành bước xuống phòng khách, từng trệt của ngôi nhà 4 tầng, số 59 đường Duy Tân, có sân rộng và dài non trăm thước. Ông bước tới nhìn pho tượng như một thói quen hằng ngày. Bỗng ông giật mình đánh thót, khi chợt thấy một chút gì hơi khác lạ nơi má bên trái của mặt tượng. Một chấm nhỏ bằng hột bắp đã nổi lên! Khi lấy tay sờ vào , thì cái chấm ấy vẫn chỉ bằng đá cứng màu xanh lam của toàn bộ bức tượng. Như vậy rõ ràng cái chấm nhỏ như giọt nước mắt ấy đã mọc lên từ trong bức tượng như một cái mụn bọc nhỏ, chứ không phải từ ngoài gắn hay dính vào. Đầu óc ông Thành trở nên bàng hoàng, ông mở rộng cửa sổ cho ánh sáng lùa vào. Giọt lệ đá ấy càng hiển lộ rõ rệt hơn. Để nhận xét cho chắc chắn hơn, ông gọi hai người nhà bưng pho tượng ra sân. Dưới ánh nắng chan hòa sáng rực, cảm giác kinh hoàng bùng lên trong lòng, ông Thành thấy rõ ràng đó là một giọt lệ đá đột nhiên xuất hiện đúng như lời sấm lý lưu truyền, chứ không phải là chuyện hoang tưởng, mơ hồ. Trong khoảnh khắc thời gian ngắn ngủi, ông Thành nhớ lại lời ghi chép trong Viện Bác Cổ khoảng mười năm trước. Ông trầm ngâm nhưng tỏ vẻ đăm chiêu suy nghĩ lắm. Ngoài kia, thời thế đang biến chuyển dồn dập một cách đáng lo ngại.
Ông cố moi hết ký ức, vận dụng hết trí nhớ mà vẫn không sao luận giải nổi hiện tượng đột xuất kỳ bí này. Từ bao nhiêu năm rồi, cũng như mới ngày hôm qua đây, có bao giờ ông thấy cái giọt lệ tiền định ấy đâu! Hiển nhiên cái giọt lệ báo điềm thảm họa dưới bụng mắt của pho tượng huyền bí mới đột ngột hiện lên hôm nay. Trong lòng ông thầm nghĩ, pho tượng tạc bằng đá cứng chứ phải đâu bằng gỗ, hoặc loài hoa cỏ mà một sớm một chiều nảy mầm kết nụ. Như vậy, chẳng hóa ra câu chuyện hài hước "mầm đá" của cụ Trạng Quỳnh ngày xưa đã phần nào có thực?
Thế rồi, không giữ mãi được mối băn khoăn cho riêng mình, ông Thành đã đem chia sẻ hiện tượng "giọt lệ" dưới mắt pho tượng trong nhà với một vài thân nhân ruột thịt. Cuối cùng, mọi người đều nhất trí với ông Thành: Chuyện đã xảy ra đến như thế, vô phương hoán cải, âu cũng do định mệnh đã an bài, đành cứ thản nhiên mà chấp nhận, bình tĩnh mà quan sát tình thế, và chiêm nghiệm vào cảnh ngộ của mình. Nhưng, kể từ ngày đó, cả nhà ai cũng không khỏi âm thầm bận tâm lo lắng, vì để ý thấy dường như "giọt lệ đá" trên mặt pho tượng mỗi ngày càng nổi lên rõ dần và thêm lớn dần ...
Đến lúc này chuyện "thiên cơ tiền định" ghi trong bức tượng đã đột nhiên hiển lộ như tiếng còi báo động, song le như thế chỉ mới có phân nửa. Còn một nửa cuối, thảm họa đau thương sẽ xảy ra cho gia đình chủ nhân thủ đắc pho tượng chưa linh ứng. Phần này, ta phải chờ mãi đến ngày 3.5.1975, tức hơn hai năm sau, mới thấy được tính chất linh thiêng, kỳ diệu của lời tiên tri báo động đã ghi trong lai lịch của bức tượng. Đó là ngày ông Thành tự sát! Tiếp theo sau không lâu, chỉ khoảng 10 ngày là cùng, bà cụ thân mẫu của ông Thành cũng đã sẩy chân ngã từ trên lầu xuống đất, và qua đời luôn!...
NHỮNG GIÂY PHÚT CUỐI CÙNG LINH NGHIỆM...
Cuối tháng Tư Đen , năm 1975, trong giây phút hấp hối của thủ đô Sài Gòn, ông Thành, cũng như nhiều nhân vật từng cầm quyền cao cấp khác, đã thấy rõ miền Nam sẽ không sao thoát khỏi bàn tay sắt máu của quân CSBV, nên ông đã gửi trước vợ con sang Pháp lánh nạn. [Được biết khuê danh của bà Thành là Thẩm Thị Nguyệt Nhung. Hai năm sau ngày ông thành qua đời, ở Paris, bà quả phụ Trần Chánh Thành đã bước thêm bước nữa !]. Còn bản thân ông vẫn ung dung ở lại theo dõi tình hình. Bởi ông Thành và các ông Trần Trung Dung , Phan Huy Quát, đã được tòa đại sứ Pháp tại Sài Gòn cam kết sẽ cho xe đến tận nhà đón ra phi trường để bay sang Pháp vào lúc 10 giờ sáng ngày 29.4.75.Nhưng bất ngờ đến ngày đó, Sài Gòn lên cơn sốt cực độ, thời tiết nóng đến 35 độ bách phân, khiến thiên hạ ai cũng muốn lột phăng quần áo ném đi cho thân thể thoải mái. Trong khi đó, ngược lại đài phát thanh cứ ra rả tả
|
|
|
Post by NhiHa on Aug 13, 2008 5:19:15 GMT 9
NGÀI ĐẠI SỨ Ở PARIS
Hà Ngọc
Từ Chuyện Cũ Sang Chuyện Mới:
Ngày đầu xuân Tân Tỵ năm nay đến cùng trong tháng Giêng dl 2001 mở đầu một năm mới, một trăm năm mới và cũng là thời khắc huyền ảo Đệ Tam Thiên Niên Kỷ cho toàn nhân loại nói chung. một số chiến hữu trong hội CQN/ Vương quốc Anh và gia đình ở Luân Đôn đã cùng anh chị hội trưởng Ngô Hữu Thạt về tỉnh Birmingham (cách thủ đô khoảng 250 cây số) góp mặt với đông đảo chiến hữu và thân quyến trong chi hội nơi đây để cử hành lễ Nghinh Xuân, tại phòng hội rộng lớn thuộc Giáo Xứ Việt Nam. Giây phút bắt đầu buổi lễ diễn ra trong khung cảnh trang nghiêm, ấm cúng. Sau lời tuyên bố của ban Tổ Chức, chiến hữu Lý Kiệt Mỹ – người cựu sĩ quan với tác phong hùng dũng rất quen thuộc từ bao năm qua trên đất nước này, mời cử tọa thành kính chào quốc kỳ nền vàng 3 sọc đỏ, và dành một phút mặc niệm anh linh các chiến sĩ và đồng bào đã bỏ mình vì vận nước. Trước bàn thờ Tổ Quốc, đèn nến lung linh, trầm hương tỏa ngát, sau ba hồi chiêng trống vang lên, anh Hội Trưởng cùng chiến hữu Hồ Văn Hội và một nhân sĩ cao niên đứng làm lễ dâng hương trong giọng trầm hùng của chiến hữu Nguyễn Xuân Hương đọc bản văn tế chiêu hồn nước 4 ngàn năm văn hiến. Sau phần nghi thức truyền cảm đưa mọi người dự lễ trở về với non sông Hồng Lạc – tuy không thực sự có Tết ngoài trời mà trong tâm tư mỗi người đều tràn ngập bóng dáng ngày tết, ngày Xuân đất Việt, chiến hữu Ngô Hữu Thạt khiêm tốn và hân hoan chúc mừng năm mới đến toàn thể cử tọa. Và cùng lúc phác họa một vòng chân trời tình hình đất nước. Rất vắn tắt mà đầy đủ, anh Hội Trưởng gợi một nét nhìn lạc quan trước cuộc đổi đời đang diễn ra thuận lợi cho toàn dân và hàng ngũ những người kiên cường liên tục ¼ thế kỷ chống kháng chế độ CSVN đang lâm vào bước đường cùng – một chế độ lạc hậu, thối nát, chỉ còn cố kéo dài ngày tháng hấp hối dựa vào bộ máy cong an khát máu. Kế tiếp, anh Hội Trưởng nhường lời cho một thân hữu nhân sĩ lớn tuổi của Hội thuyết trình sâu rộng về mọi vấn đề liên quan đến việc nước nhà Việt Nam. Lần đầu tiên, người ta thấy mọi lời nguyền rủa cộng sản không cần thiết phải nêu ra, vì tội của chúng đã ngập đầy trời. Từ Bắc chí Nam, nhân dân đều chứng kiến. Mười năm vừa qua, nếu đã có hàng trăm ngàn người Việt hải ngoại trở về quê hương thì đó chỉ là cơ hội thăm viếng bà con huyết thống hoặc chăm nom sửa sang mồ mả ông bà, ngoài ra tuyệt nhiên không có lấy một gia đình nào chọn sự ở lại sống với chế độ cộng sản. Sự việc ấy đã nói lên một sự thật thống thiết nhất về bản chất độc tài gian manh của XHCNVN! Ngay với một thiểu số trong thành phần trẻ lớn lên sau này, thành tài từ các đại học Âu Mỹ thường có cái nhìn hồn nhiên, khác biệt với đa số, vì chưa thực biết chính sách xhcn nó tàn nhẫn như thế nào trong bàn tay thống trị của Đảng cộng sản với người cộng sản nên lòng họ chẳng mấy hận thù. Họ trở về với hoài bão đem tài năng thiện chí "giúp dân", thế nhưng, rất mau chóng, chỉ trong thời gian ngắn ngủi, tuyệt đại đa số bọn họ đã lại âm thầm từ giã cái thành phố HCM kia để quay về vùng trời tây phương tự do, văn minh, nhân đạo. Vốn trong lứa tuổi đầy tự ái, họ biết đau đấy nhưng rồi vẫn tìm cách chống chế cho hành động nhẹ dã đã có. Sự ấy cũng dể hiểu! Lại cũng có một số người trẻ lên tiếng phê bình thế hệ cha anh "sao mãi khăng khăng chống cộng?" câu trả lời thực tế cho họ tưởng chẳng cần tìm đâu xa. Cứ nhẹ nhàng hỏi, thế sao họ không ở lại tại chỗ, vì tài kia phải có đất dụng võ chứ? Ôm hành lý vốn liếng trí tuệ, giã từ chế độ "lý tưởng" ấy – điều đó có nghĩa là gì? Hơn nữa, ngoài cái trình độ học thức bằng tiếng ngoại ngũ, trong giới trẻ ấy lại có người không thể nói và đọc chẳng thông tiếng Việt thì quả là điều đáng trách lắm. Họ phải có bổn phận trước nhất là bỏ ra vài ba năm học cho rành tiếng mẹ đẻ đã – trừ phi họ cố tình vọng ngoại hơn vọng dân tộc. Phải nhớ rằng, nguồn gốc một dân tộc bắt đầu từ tiếng nói đã. Bây giờ, mọi việc tùy thuộc vào đất nhà Việt Nam, cứ phải đem lên bàn mổ. Thành thực, và không ve vuốt, xu mị.
Trong bầu không khí thảo luận hào hứng ấy, một chiến hữu đã có sẵn trong tay số báo "Xuân Tuổi trẻ" xuât bản tại TPHCM. Ở trang 30, bài báo được đặt dưới hàng tít lớn, trịnh trọng, và có phần hách dịch: "Trò chuyện với ngài đại sứ tuổi 40".
Nếu đừng vội biết xuất xứ, người đọc khó cho là nó đã đến từ một cơ quan ngôn luận cộng sản, mà phải nghĩ ngay tới mặt báo của nước Việt Nam từ thời phong kiến quan lại xa xôi.
Thật cũng lạ. Người cộng sản luôn có nhiều mặc cảm kỳ dị. Họ chủ trương tiêu diệt mọi tàn tích quan liêu, trí thức, tư sản – ngay cả về địa hạt văn hóa, văn học cũng khủng khiếp không kém. Họ thẳng tay, đôi khi đến tàn nhẫn quyết liệt. Họ tạo ra, đẻ ra hàng rừng từ ngữ coi đó là một công cuộc cách mạng chữ nghĩa, khốn thay, trong bàn dân thiên hạ miền Nam nghe chối tai, ớn lạnh. Đem kể ra thì thật vô cùng. Chỉ xin nhắc sơ qua vài tiếng làm thí dụ. Sau tháng 4/75, dân "ngụy" xứ Đồng Nai nhức óc, điên đầu lên với tiếng gọi "tranh thủ". Cái gì cũng tranh thủ! Đến độ người dân hiền hòa kia thầm nghĩ giá lại có thể... tranh thủ sớm chết quách đi dễ thường còn là một sự giải thoát nghĩa lý hơn cả. Người dân di ngang qua "Bệnh viện Từ Dũ" thì chẳng mấy ai không sững sờ ngao ngắn dừng buớc lại trong thoáng chốc. Vì cái tên gọi ấm cúng bao gồm biết bao tình nghĩa và vừa văn học, lịch sử kia đã bị thay thế bằng một bảng hiệu đỏ rực như máu với 2 chữ "Xưởng đẻ" nghe thất kinh hồn vía. Và để rồi, trên đài truyền hình cũng vậy. Mỗi lúc có sự trục trặc hình không có, tiếng nói ngưng bặt, thì lại thấy hiện ra 4 chữ "sự cố kỹ thuật" đầy tính lai căng kỳ quái, như chú Tàu thộn mặt nghe kèn tây! Hoặc trên mặt báo Sài Gòn Giải Phóng, nhiều loại chữ nghĩa nôm na quái đản: "lính thủy đánh bộ" (thay cho thủy quân lục chiến), giặc lái (thay vì phi công.)
Những kẻ bán linh hồn cộng sản thường gán ghép cho người dân vì hận chủ thuyết vô sản làm nhà tan nước mất nên sinh lòng thù oán chồng chất. Nào phải chỉ vì như thế? Cái điều giản dị torng sự ghê tởm xa lánh cộng sản đã đến với quần chugn miền Nam còn là những sự việc tầm thường vừa nêu trên. Hay, như câu chuyện về "Ngài đại sứ" Việt cộng Phạm Sanh ở Paris được in đậm trênn mặt báo Tuổi Trẻ. (Khi xem đăng tải, nguyên văn những câu trả lời phỏng vấn của Phạm Sanh, chúng tôi thật lòng không có ý "bôi bác". Chỉ bỗng thấy ái ngại, tội nghiệp cho cá nhân ấy. Nếu co chút khinh khi, khinh bỉ khả năng lãnh đạo một quốc gia về hai mặt đối nội, đối ngoại thì hoàn toàn nhằm vào nhà nước XHCN). Bộ chính trị Đảng và chính phủ cộng sản khi chọn và đặt một Phạm Sanh như thế vào địa vị đại sứ ở quốc gia hàng đầu Châu Âu như Pháp quốc, và giữa một thủ đô văn hóa đến thế, hay nói cách khác – nhà nước cộng sản chỉ có duy nhất "mặt hàng" nhân tài cỡ đó. Luận về cái "giỏi" và cái "dỡ", cái "dốt" vẫn còn là việc thường. Qua cung cách điều hành này, người ta có thể suy luận đến chính sách ngoại giao của cộng sản. Muốn bước vào quỹ đạo tư bản tây phương, mọng đoạt được sự hậu thuẫn về các phương diện kinh tế, chính trị, bang giao e còn khuya lắm Hà Nội mới đón nhận bóng dáng kết qủa hiện ra.
Bây giờ,, đoạn báo này xin bạn đọc dấn sâu vào tình tiết câu chuyện Phạm Sanh – Ngài Đại Sứ! Đây, những câu trả lời từng việc một ở Phạm Sanh:
1. "Lần đầu tiên tôi đi nhóm họp 22 đại sứ các nước châu Á – Thái Bình Dương, ông chủ tịch cũng cho người gọi điện mới hỏi phái đoàn Việt Nam là đại sứ mới có đến trình diện không? Việt Nam trả lời có. Tôi tới chào và tự giới thiệu với ông ấy. Khi tất cả mọi người an tọa, từ ghế chủ tịch đoàn ông ấy lại hỏi vọng xuống chỗ tôi đang ngồi 1 lần nữa: Ngài đại sứ của ông có đến không để chúng tôi còn giới thiệu với hội nghị?" Thật làkỳ quặc. Trình độ văn hóa và tư cách tiếp xúc của Phạm Sanh Châu đã thực sự ở vào mức độ nào, để rồi ngay sau lúc gặp mặt, tự giới thiệu thì lại chính cái ông chủ tịch đứng đón tiếp đã quên phắt Nhà Ngoại Giao XHCN.
2. Nhân chuyến đi thăm Thượng Viện Pháp của Tổng bí thư Lê Khả Phiêu tháng 5/2000, tôi được xếp ngồi cạnh một bà Thượng Nghị Sĩ Pháp. Bà ấy hỏi: "Ông ở phái đoàn Việt Nam à?" tôi trả lời: "Vâng, tôi là đại sứ." Bà ấy lại hỏi: "Ông là đại sứ nhưng không phải là trưởng phái đoàn?" Khi tôi trả lời "Không tôi là đại sư – trưởng phái đoàn." Bà ấy mới "À" lớn. À thì ra đại sứ Phạm Sanh Châu "nhũn nhặn" quá. Ai hỏi câu gì thì trả lời vỏn vẹn câu ấy, cứ như một học sinh qua kỳ thi "test" thật nhanh, ngắn gọn! Đã thế, chuyện được kể từ miệng một nhân vật quan trọng nhất bên cạnh TBT Lê Khả Phiêu ở điạ vị quốc khách nước Pháp lúc bấy giờ, đủ cho người ta thấy người Pháp không chú trọng đến cái phái đoàn XHCN Việt Nam là bao nhiêu, nếu chưa muốn nói hẳn là họ có thái độ rẻ rúng, coi khinh. Thậm chí được mời đến Thượng Viện Pháp mà nghị Pháp cũng không hay biết ai là đại sứ (trên đất Pháp) đang có mặt trong phái đoàn ấy. Thật đáng là điều tội nghiệp! Và càng thêm tội nghiệp, là lại hình dung được tất cả cái vẻ "hí hửng" của đại sứ Phạm Sanh Châu trước báo chí và bà con trong nước. Xem đấy như một "thắng lợi lớn" về chuyến công du của nhà lãnh đạo số 1 nước Lê Khả Phiêu! Thật là cứ phải cười ... ra nước mắt!
3. Một tháng sau, bà bộ trưởng văn hóa Pháp lại nói với tôi: "Không ngờ Việt Nam bây giờ lại cử đại sứ trẻ thế!" Tôi trả lời: "Xin cám ơn bà. Tôi đón nhận câu này như một lời khen đối với đất nước tôi." Thế này thì rầy rà to rồi đấy. Hãy cứ cho đại sứ Phạm Sanh Châu diễn đúng ý sang lời lẽ Pháp ngữ đi, và rất có lập trường maxit vững chắc ngang TBT Lê Khả Phiêu, song có điều đại sứ Phạm Sanh chưa am hiểu cho lắm về ngôn ngữ ngoại giao, nhất lại là cách ăn nói của các nhân vật chính giới Pháp. Ở trường hợp này, bà Bộ Trưởng Văn hóa Pháp không nhẹ tay khen tặng thật đâu. Bà ta đã bóng bẩy "sĩ vả" khinh bỉ nhà nước XHCN của đại sứ Phạm Sanh đấy, đồng thời xem giá trị nơi Phạm Sanh nhẹ như lông chim vậy đó!
Là một nhân viên cấp ngoại giao thường trong sứ quán "ngụy" gặp cảnh oái ăm này cũng có thể ung dung áp dụng chiêu thức của bà Đoàn Thị Điểm đối đáp với sứ Tàu ngày xưa để hóa giải thái độ kẻ cả, trịch thượng, lộng ở bà Bộ Trưởng Văn Hóa Pháp: tươi tắn và nhẹ nhàng gợi câu nói bất hủ của nhà đại văn hào Pháp Corneille ở thế kỷ XVI: "Tài cao đâu đợi tuổi"!
Đại sứ Phạm Sanh nơi đất Balê hoa lệ lại không chỉ dừng kể những thành tích ngoại giao tại đây. Oâng cao hứng đẩy xa hơn về phong cách hào hoa của một đại sứ:
"Làm ngoại giao không được để hình thức lôi thôi, luộm thuộm, vì thế phải mất một thời gian đấu tranh tư tưởng, tôi mới quen dầ với việc dùng gôm để giữ tóc khỏi lòa xòa"!
Ôi! Đã đến nước này thì có họa là Thánh Thán sống dậy cũng hết đường "bình" với "luận’. Đành chỉ còn cách mượn nụ cười... bềnh bệnh trên khuôn mặt bầu bĩnh của ông Địa mà tặng "Ngài Đại Sứ" Việt cộng ở Ba Lê với toàn bộ các nhà Tư Tưởng Mát Xít trong Đảng cộng sản và chính quyền XHCN Việt Nam – một chế độ đã được bắt đầu bằng những mẫu tự tiền định: Xuống Hố Cả Nút (X.H.C.N.)!
Hà Ngọc
|
|
|
Post by NhiHa on Aug 13, 2008 5:20:51 GMT 9
THÁNG TƯ KINH HOÀNG
Phạm Thị Quang Ninh (trích trong Hồi Ký Cùng Nhau Trôi Nổi)
...Trong giai đoạn này, tình hình Việt Nam trở nên rối rắm. Đầu năm 1975 anh Ruyệt nói có tin miền Nam có thể bị chia làm hai. Miền Cao nguyên phải dành cho Việt Cộng. Tới mồng 10 tháng 3, chúng ta mất Ban Mê Thuột. Ngày 15 tháng 3, tổng thống Thiệu ra lệnh rút quân khỏi Cao nguyên. Cuộc rút quân thê thảm đã đi qua Phú Bổn, nơi có lần tôi đã ở ba tháng khi anh Ruyệt bắt đầu nhận việc. Thế rồi ngày 19 tháng 3 Cộng sản ngang nhiên đưa xe tăng từ miền Bắc vào chiếm Quảng Trị. Tiếp đến là ngày 23 tháng 3 Huế cũng bị mất và Đà Nẵng bị đe dọa. Anh Ruyệt lúc này luôn vắng nhà. Lực Lượng Dân Tộc Việt (LLDTV) đã cử anh Châu Sơn Nguyễn Văn Thuận và anh Nguyễn Liệu trách nhiệm tỗ chức dân chúng chống lại việc chia đất cho Việt cộng. Lúc đó Đà Nẵng đang bị đe dọa, anh Ruyệt theo phái đoàn LLDTV tới hoạt động ở vùng đông tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo. Khi Tổng thống Thiệu sắp từ chức, nhà tôi cho biết LLDTV quyết định tổ chức một chính phủ kháng chiến, mời ông Trần Văn Tuyên làm Thủ tướng và ông Nguyễn Cao Kỳ làm Tổng tư lệnh. Lực lượng dự định lấy vùng Hậu giang làm hậu cứ, vì Hậu giang là cứ sở của Phật Giáo Hòa Hảo, có những tướng giỏi như tướng Nguyễn Khoa Nam.
Khi được tin ông Thái Lăng Nghiêm bị tổng thống Thiệu ra lệnh bắt, anh Ruyệt vì có liên hệ, lại càng hay vắng nhà hơn. Sau anh cho biết chính phủ kháng chiến không thành hình vì Phật giáo lúc ấy quá tin vào chính phủ Hòa hợp hòa giải sẽ ra đời nên không ủng hộ. Thêm vào đó các ông Trần Văn Tuyên và Nguyễn Cao Kỳ không nhận lời.( bỏ một đoạn) Khoảng một tháng sau, chính phủ ra lệnh thiết quân luật nên tôi không đi thăm cha mẹ được nữa. Anh Ruyệt có giấy phép đi trong giờ giới nghiêm nên có thể đi ra ngoài. Tôi đành ngồi nhà nghe tin tức qua đài phát thanh. Anh Ruyệt về nhà có vẻ bực dọc. Quen với tính anh rồi, khi không vui tôi sợ chàng nổi nóng. Nhưng lần này tôi không nhịn được nữa mới hỏi:
_ Bết quá rồi anh hả? Anh trả lời: _ Vừa nói chuyện với Lý Quí Chung xong. Hắn nói đánh mà không biết ra sao.
Thật sự trong giờ phút đó chẳng ai biết ra sao, nếu có tại sao có nhiều người đã ra đi, trong khi có nhiều nhân vật cao cấp còn kẹt lại. Anh Ruyệt được cơ quan DAO cho di tản ba người, anh dẫn Lạc Long và Phong Châu đi. Khi chia tay chồng con, lòng tôi đứt đoạn, nước mắt trào ra như không còn giữ lâu hơn nữa. Biết chồng chẳng có một đô la nào trong túi, tôi rút chiếc nhẫn cưới đưa anh, phòng khi hoạn nạn có tiền nuôi con. Khi đến phi trường, anh thương nhớ vợ con nên đổi ý trở về. Chiều ngày 28 tháng tư, anh Ruyệt và anh Lý Đại Nguyên chở nhau vào Tân Sơn Nhất gặp ông Nguyễn Cao Kỳ để thăm hỏi tình hình. Khi các anh ra khỏi cửa thì phi trường bị ném bom. Tình hình lúc bấy giờ thật căng thẳng, tôi bồn chồn không biết làm gì và sửa soạn cái gì. Đã mấy hôm tôi không đi chợ vì thiết quân luật, thức ăn đã gần cạn nên cả nhà chỉ ăn uống dè xẻn những thức ăn dự trữ mấy ngày hôm trước. Cũng may còn một tạ gạo và mấy chai nước mắm nên chắc gia đình tôi không đến nỗi bị đói.
Tôi mở máy truyền thanh và truyền hình liên tục cả ngày. Bỗng trên tuyền tôi thấy chỉ có nghệ sĩ Trần Văn Trạch đọc bản tin, còn các xướng ngôn viên khác không thấy đâu nữa. Linh tính cho tôi thấy tình hình miền Nam chẳng còn hy vọng gì. Mà quả vậy, sự sụp đổ quá lẹ làng làm quân đội hỗn loạn, dân chúng bàng hoàng. Gia đình tôi cũng vậy. Mấy ngày sau cùng của miền Nam, Việt Cộng phóng hỏa tiễn liên miên vào Sàigon và vùng phụ cận. Sáng nào cũng có tin người chết vì trúng đạn Việt cộng. Vào ngày 29 tháng 4, hai vợ chồng tôi và bẩy đứa con sống trong tình trạng kinh hãi tột độ. Ban ngày tôi đốt tài liệu mà không biết là có nhiều người nằm vùng theo dõi. Ban đêm cả nhà chui xuống gầm giường nằm để tránh pháo kích. Thật ra, nếu may mắn thì cũng chỉ tránh được mảnh đạn văng tới thôi chứ thoát chết sao được khi đạn pháo trúng nhà mình. Chín mạng người ôm cứng lấy nhau như một khối mà tôi vẫn lạnh run cầm cập. Sau một đêm như vậy, thấy ánh nắng mặt trời, vợ chồng con cái nhìn nhau mừng rỡ vì vẫn còn nguyên vẹn. Rạng ngày 30 tháng 4, tin tức loan truyền Việt cộng đã vào sát thành phố. Chúng tôi cuống cuồng tìm đường rời bỏ Việt Nam. Trong lúc cuống quýt tôi không còn biết chọn lựa mang theo cái gì. Nhà tôi có rất nhiều sách vở như cái thư viện. Anh Ruyệt quí sách vô cùng nhất là mấy cuốn về Duy Dân. Anh vơ mấy cuốn sách đó bỏ vào một cái túi. Tôi ôm nắm quấn áo bỏ vào một cái túi khác, rồi bình thủy nước sôi và mấy hộp sữa cho con. Thấy mấy cuốn album để gần đó, tôi xé ra một số hình nhưng mới được có một ít thì nhà tôi dục ra xe nên tôi đành phải bỏ lại.
Anh Ruyệt biết anh Đinh Trịnh Chính có chiếc thuyền đánh cá để ở sông Sàigon vì khi mua hai anh đi cùng với nhau. Anh Chính còn mua một chiếc tàu lớn nữa, dự trù cho nhóm báo Sóng Thần và chiến hữu, nếu mỗi người góp hai trăm ngàn VN. Nhưng mấy người làm báo tiền không đủ ăn, làm sao có tiền để vượt biển, dù số tiền này chỉ tượng trưng thôi chứ thấm thía gì với giá chiếc tàu 60 triệu bạc (tiền VN).
Chồng tôi chở hết vợ con trên chiếc xe La Dalat tới nhà anh Chính. Đi xe hơi cũng rất nguy hiểm trong lúc đó nhưng là phương tiện duy nhất để chuyên chở được cả nhà. Thật ra, chúng tôi chỉ cầu may chứ không hy vọng anh Chính còn kẹt lại. Cũng may khi tới, anh Chính vẫn còn ở nhà. Nhà tôi hỏi anh Chính cho gia đình tôi xuống thuyền và thú thật trong túi chỉ còn có vài chục ngàn bạc VN. Anh Chính la lên:
_ Giờ này còn tiền bạc gì nữa. Thuyền vẫn ở chỗ cũ. Chú mà ra chậm, tôi không đợi đâu.
Anh Ruyệt đã biết chỗ thuyền đậu nên trực chỉ tới bến tàu. Ngồi trên xe, tôi đưa mắt nhìn quanh. Cảnh tượngï hoang tàn, chiến binh thất thểu trên hè phố, đồ trận đã cởi ra, chỉ còn độc quần đùi và áo thung. Thật là khó tin. Quân đội miền Nam là một đoàn quân thiện chiến, đầy can đảm. Một quân đội đã chiến đấu vì lý tưởng quốc gia chân chính. Một quân đội mang lại nhiều chiến thắng chống xâm lăng lẫy lừng, đem lại yên ấm của toàn dân. Thế mà sao đoàn quân tinh nhuệ này lại tan rã nhanh chóng như thế? Ai có trách nhiệm làm sụp đổ quân đội hùng mạnh này? Tôi khổ tâm nhìn những chiến sĩ anh hùng bị các vị chỉ huy cao cấp bỏ rơi dù lòng tôi cũng đang tan tác trên đườøng chạy giặc. Chắc những người chiến sĩ miền Nam này không có bà con xa gần ở Saigon. Nghĩ đến em tôi, Chiểu, tôi không gặp cậu ấy khi đến thăm cha mẹ lần cuối cùng. Chắc Chiểu cũng đang lê lết ở một thành phố xa xôi nào đó. Chúng tôi đi ngang nhiều chỗ quân đội Cộng hòa còn canh giữ. Anh Ruyệt có giấy phép đi trong giờ giới nghiêm nên qua được các trạm gác. Mặc dù trong tình trạng khẩn cấp, nhà tôi vẫn không quên bạn. Anh dừng lại kiếm điện thoại công cộng, gọi các anh Lý Đại Nguyên và Uyên Thao. Gặp được anh Nguyên ở trụ sở Vovinam nhưng anh Ruyệt không thể tới đón nên nhờ anh Trần Huy Phong chở anh Nguyên. Cuối cùng, anh Phong cũng không đưa anh Nguyên ra sông Saigon được, anh Ruyệt đành phải đi thẳng tới bến tàu. Cầu Tân Thuận đã bị rào kẽm gai đóng lại và vẫn có lính gác. Nhà tôi đưa giấy xin qua cầu và tìm thấy thuyền ngay sau đó. Chúng tôi bước lên thuyền, bên tai văng vẳng tiếng súng. Chắc các anh lính Cộng hòa không cản nổi làn sóng người chạy giặc nên nổ súng chỉ thiên hay vì kho gạo Khánh Hội đang bị dân chúng phá lấy gạo. Anh Chính và bốn cháu đi xe gắn máy nên đến sau. Vì anh Chính không mang giấy tờ nên không qua cầu được bèn sai con bơi sang lấy thuyền. Trong khi ấy chẳng may cái bình thủy nước xôi của con bị bể, anh Ruyệt nhảy lên bờ, đi tìm mua cái khác.
Khi gia đình anh Chính xuống thuyền, hàng trăm người cùng nhào xuống. Con thuyền bé nhỏ như không chịu đựng được khối trọng tải của nhóm người nên tròng trành, ì ạch muốn chìm. Anh Ruyệt vẫn ở bên bờ bên kia, tìm mua bình sữa cho con và đi gửi xe cho người anh họ ở cư xá Ngân hàng nên không xuống kịp khi thuyền nhổ neo. Anh Chính bảo tôi:
_ Nếu chú ấy mà không tới kịp, tôi không đợi đâu, tôi mang cô và mấy đứa nhỏ đi luôn.
Tôi lo lắng. Nếu chồng tôi kẹt lại thì tôi đi làm gì. Nhưng may sao khi thuyền ra khỏi bờ thì anh Ruyệt tới. Anh gọi anh Chính và trả tiền cho một chiếc ghe nhỏ để họ chở tới thuyền. Vì thuyền chở quá nhiều người nên đi xa không được, cứ loanh quanh mãi ở vùng sông Sàigon. Tuy đã ngồi trên thuyền và dự định ra khơi nhưng tôi vẫn có cảm giác là mình chỉ đi lánh nạn ít lâu thôi. Nhưng khi nghe đài phát thanh loan tin tổûng thống Dương Văn Minh đã đầu hàng, nước mắt tôi dàn dụa. Thôi thế là vĩnh biệt Sàigon, vĩnh biệt người thân, vĩnh biệt khung trời kỷ niệm của những ngày yêu dấu tuổi học trò... để đi đến một phương trời xa lạ mà mình chưa bao giờ biết đến. Không dự trù đi xa, thuyền chỉ trang bị vài ba ngày lương thực, nước uống và dầu nhớt. Nhưng với hàng trăm hành khách, số dự trù này chắc chắn chỉ được một ngày. Trọng tải quá sức nên chiếc thuyền di chuyện chậm chạp như sắp chìm. Co thuyền đang lết như thế thì chúng tôi bị Việt cộng pháo kích. Tàu Việt Nam Thương Tín bị trúng đạn và nhiều người nói nhà văn Chu Tử là người duy nhất bị tử thương vì viên đạn đó.
Ra khỏi Vũng Tàu, mọi người chỉ còn hy vọng được hạm đội thứ 7 của Mỹ vớt. Nhưng chẳng thấy hạm đội đâu, anh Chính thấy tình trạng vô cùng nguy ngập nên bàn với anh Ruyệt:
_ Chú ra nói với họ đi, không ai chịu lên bờ là chết hết. Thuyền sắp chìm rồi.
Anh Ruyệt bèn cho thuyền đậu cạnh một thuyền đánh cá khác rồi ra trước mui thuyền thông báo tình trạng khẩn trương. Anh nói thuyền đi một lúc nữa, sóng to sẽ chìm. Gia đình anh và gia đình anh Chính có chết vẫn đi. Ai có nhiều tiền, ai muốn sống thì điều đình với thuyền bên cạnh đi về, hoặc kiếm thuyền an toàn khác mà đi. Nhiều người cũng nhận thấy sự nguy hiểm nên lục đục kéo sang thuyền bên cạnh. Cuối cùng thuyền còn lại ba mươi hai người nên di chuyển bớt nặng nề hơn. Tất cả hành khách ra khơi hầu hết là gia đình các quân nhân cấp úy, cấp tá trừ gia đình anh Đinh Trịnh Chính và gia đình tôi.
Chúng tôi đã thấy hạm đội thứ 7 đèn sáng choang ở đàng xa. Trong lòng đầy hy vọng, tài công cứ nhắm đó mà đi tới. Thấy có một chiếc thuyền khác đi song song ra đèn hiệu, thuyền chúng tôi đáp lễ, ngỡ rằng tàu Mỹ tới hướng dẫn mình. Mãi đến khi đi sát vào nhau mới biết cả hai đều là thuyền tị nạn. Tới qúa nửa đêm thuyền chúng tôi tới được gần hạm đội 7. Thủy thủ Mỹ bảo đợi đến sáng sẽ vớt. Mọi người mừng rỡ, cho rằng đã thoát hiểm. Vì mỏi mệt cả ngày và cũng vì yên tâm nên hành khách dựa vào nhau ngủ ngon lành. Sáng tỉnh dậy chẳng còn ai thấy hạm đội đâu nữa. Chung quanh chỉ thấy hai chiếc thuyền, một cái chứa đầy quân nhân và chiếc kia có các linh mục và giáo dân. Anh Chính ra lệnh đậu thuyền lại để chờ, không biết chờ cái gì. Đến chiều, có nhiều thuyền trong bờ kéo ra. Anh Chính bảo tài công chạy theo họ. Được một lúc quả có một tàu Mỹ ở xa xa. Tàu này thấy thuyền tị nạn thì nhổ neo bỏ chạy. Một số thuyền tiếp tục đuổi theo, một số dừng lại trong số đó có thuyền của chúng tôi. Anh Chính điều đình mua dầu nhớt, thực phẩm, nước uống của những chiếc thuyền quay trở về rồi tiếp tục cho thuyền chạy về hướng Thái Lan. Thuyền chạy được một lúc nữa, một hiện tượng làm mọi người trố mắt. Mấy chiếc thuyền mà chúng tôi đã thấy lúc trước đang nổ máy chạy vòng vòng mà chẳng còn người nào cả. Họ đã được hạm đội Mỹ vớt rồi. Đến nước đó chẳng còn sự lựa chọn nào ngoài chuyện cứ đi, tới đâu thì tới. Anh Chính và anh Ruyệt nhẩy sang mấy chiếc thuyền trống, lấy thêm lương thực và dầu nhớt. Và cũng lấy thêm hai chiếc thuyền nữa để chứa thực phẩm và chia người cho đỡ nặng. Lúc đó chúng tôi có ba chiếc thuyền. Chiếc thuyền của anh Chính là cái số một có gia đình anh Chính và mẹ con tôi. Một số gia đình khác chuyển qua cái thứ hai. Anh Ruyệt và mấy người nưã lo cái thứ ba. Nhưng chạy được một lúc thì chiếc này hư máy nên anh Ruyệt phải chuyển qua cái thứ hai. Như vậy là chỉ còn lại hai chếc. Thuyền anh Chính và thuyền anh Ruyệt thỉnh thoảng lại sáp vào nhau để bàn tính và để anh Ruyệt săn sóc vợ con. Sau khi bị vớt hụt, chúng tôi chỉ còn hy vọng được các tàu của các quốc gia khác cứu theo như luật hàng hải. Tôi và các con chưa bao giờ đi biển nên đã bắt đầu ói mửa. Với tôi, nhiều lần trong đời đã ói nhưng chưa bao giờ khủng khiếp như vậy. Tôi bò lê bò càng, không ngồi được nữa chứ nói gì đến đứng dậy.
Trong cơn tuyệt vọng, tôi trăn trối với nhà tôi:
_ Chắc em chết quá, anh săn sóc các con nghe anh.
Chồng tôi hét lên:
_ Đừng có nói nhảm.
Thấy chỗ lái tàu, dưới chân anh Chính có một chỗ có thể nằm co được, tôi bò tới rồi gục xuống. Anh Chính thấy thế hoảng hốt gọi anh Ruyệt:
_ Mang cô ấy ra chỗ khác đi, nằm chỗ này một lúc nữa là cô ấy chết đó.
Trong tàu thì làm gì có chỗ nằm, anh Ruyệt bèn kéo tôi lên mui thuyền. Tôi nằm đó đến khi tỉnh dậy thấy có ly sữa trong tay. Tôi giữ cái ly mà không đưa vào miệng được. Conø đương lừng chừng, anh Chính thò tay qua cửa sổ buồng lái, cầm ly sữa hớp một ngụm rồi trả vào tay tôi. Tôi vồ lấy uống một hơi không còn một giọt. Thấy tôi uống hết ly sữa, anh Ruyệt nói:
_ Tốt. Thế là sống rồi.
Nói xong anh xuống săn sóc các con. Khi tôi đã tỉnh, nhà tôi mang cả gia đình sang chiếc thuyền thứ hai nên tôi có một chỗ nằm gần các con. Vào ngày thứ ba, thấy có cái gì đè nặng, tôi mở mắt ra, cu Quốc đã trèo lên mình. Bàn tay bé nhỏ lần vào vú mẹ, tay kia bỏ vào miệng mút chùn chụt. Tôi biết con tôi thèm sửa vì mấy ngày bé phải ăn thức ăn như người lớn. Bên cạnh, Phong Châu cũng gối đầu lên tay mẹ mút ngón tay. Hai đứa bé này chưa bỏ sữa khi còn ở nhà. Chung quanh, mấy đứa lớn nằm như bất động. Tôi muốn nói với các con vài câu an ủi nhưng sức đã kiệt, lời nói không ra được khỏi miệng. Tôi nhìn chúng cố mỉm cười. Lạc Long nhìn tôi thì thào:
_ Mẹ ơi đừng khóc.
Thật là nụ cười của kẻ khốn cùng cũng chẳng khác gì khi mếu máo đau thương. Vào ngày thứ tư, một tàu hàng Nhật đi ngang. Đàn ông cởi áo thung trắng ra viết S.O.S! S.O.S! rồi vẫy rối rít. Nhưng chiếc tầu nhẫn tâm đi qua, không cứu vớt. Cùng ngày, chiếc thuyền thứ hai hỏng máy. Có thể khi bỏ lại trên biển, chủ nhân của nó đã phá hủy nên không dùng được lâu. Sóng bắt đầu lớn, nước đã bắt đầu tràn vào khoang tàu. Tôi có cảm tưởng thuyền sắp chìm. Tất cả đàn ông thay nhau múc nước ngày đêm không nghỉ. Nguy hiểm hơn nữa, chiếc thuyền nhỏ bé của anh Chính không có đèn, phải kéo cái thuyền hư hỏng này vì bên trong chứa lương thực, nên ban đêm phải neo lại đợi sáng. Thuyền đã chạy năm, sáu ngày mà vẫn chưa thấy bến, thấy bơ.ø Chung quanh toàn là nước biển. Sóng thật lớn. Thuyền nhấp nhô, mỗi lần thụp xuống như mất hút dưới đáy biển, rồi lại trồi lên. Tôi chẳng có ý niệm nào trong đầu là bao nhiêu ngày nữa tới Thái Lan. Có một điều chắc chắn là chúng tôi khó có thể sống sót qua một cơn bão dữ. Nhìn chung quanh, chồng tôi đang đứng như một pho tượng, nhìn ra biển cả. Không biết anh đang nghĩ gì? Bất chợt anh quay sang vợ con. Buồn rầu anh bước lại gần tôi, ngồi xuống bên cạnh, xoa đầu từng đứa con. Sau một lucù anh nói:
_ Anh không sống với Cộng sản được. Họ sẽ giết anh. Anh phải đi. Anh nghĩ mình sống chết có nhau nên anh đã mang mẹ con em vào chỗ chết này. Bây giờ anh hối hận lắm. Tình trạng này, chúng ta khó mà sống được.
Anh im lặng một lúc rồi ngập ngừng:
_ Anh không muốn em và các con phải chết như thế này. Mình đang ở hải phận quốc tế, có mấy thuyền đánh cá người Việt còn đây, anh sẽ thuê họ đưa mẹ con em về Saigon. Anh phải đi.
Đây là lần đầu tiên kể từ khi xuống tàu chúng tôi nói chuyện dài như vậy. Tôi đưa cặp mắt thất thần nhìn anh rồi nhìn con, lòng đau như cắt. Những đứa trẻ này có tội tình gì mà bắt chúng chết với mình. Tôi đã quyết định. Cắn mạnh vào môi như rướm máu, tôi gật đầu.
Anh Ruyệt ra bàn với anh Chính thì bị phản ứng mạnh. Anh Chính hét lên:
_ Ngu xuẩn! Con cô chú chết bộ con tôi không chết sao? Bộ mọi người không chết sao? Tên đã bắn. Đi! Đi!
Thấy anh Chính cương quyết như thế nên chúng tôi đổi ý tiếp tục ra đi. Cũng nhờ anh Đinh Trịnh Chính mà gia đình chúng tôi mới được đoàn tụ trên đất Mỹ.
Tới ngày thứ mười, trời u ám báo hiệu một cơn bão sắp tới. Như một phép lạ, có mấy tàu đánh cá Thái Lan tới gần. Anh Chính trước làm Đại sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Thái Lan nên nói được tiếng Thái. Anh nhờ họ giúp đỡ. Mấy ngư phủ này nói họ sẽ trở lại sau khi đánh cá xong vì là nghề sinh sống của họ. Đã bị hạm đội thứ 7 bỏ rơi nên chúng tôi đều mất tin tưởng, không hy vọng những người đánh cá này sẽ trở lại. Trong lòng ai nấy đều nghĩ đêm hôm đó là đêm cuối cùng. Nhưng thật ngạc nhiên, mấy ngư phủ Thái đã trở lại như đã hứa. Chúng tôi cho họ chiếc thuyền hỏng máy và di chuyển sang thuyền của họ. Tàu anh Chính được họ kéo theo sau. May mắn thay, mọi người vừa sang được thuyền đánh cá Thái Lan để vào bờ biển Song La thì bão tố nổi lên. Nếu không được vớt kịp, chắc chắn không còn ai sống sót. Khi vào đất liền, chúng tôi không còn gì ngoài bộ quần áo bẩn thỉu đang mặc đầy nước biển. Vài ngày sau đó, vợ ông trung tá không quân hạ sinh một bé gái kháu khỉnh đặt lên là Song La.
Phạm Thị Quang Ninh
(Trích trong Hồi Ký Cùng Nhau Trôi Nổi)
|
|
|
Post by NhiHa on Aug 13, 2008 5:22:09 GMT 9
NHỮNG BUỔI CHỢ CHIỀU CUỐI THÁNG TƯ ĐEN NĂM 75
* Đặng Văn Nhâm
LÀN SÓNG NGƯỜI KHẮP NƠI TRÀN VÀO SÀI GÒN.
Đúng 2 giờ sáng ngày 10.3.75, quân CSBV khởi sự tấn công Ban Mê Thuột. Không ai ngờ chỉ 24 tiếng đồng hồ sau thị trấn này bị thất thủ hoàn toàn. Đại tá Vũ Thế Quang, tư lệnh phó sư đoàn 23 BB, và đại tá Ng. Trọng Luật, tỉnh trưởng kiêm tiểu khu trưởng Đắc Lắc bị bắt. Ở Sài Gòn, TT Thiệu và chánh phủ vẫn chưa chịu xác nhận BMT thất thủ, còn tin tưởng vào khả năng tái chiếm của tướng Phú. Nhưng dư luận quần chúng trên toàn quốc đã cực kỳ hoang mang giao động. Chỉ 3 ngày sau, 14.3.75, TT Thiệu đã phải ra lịnh cho tướng Phú rút quân khỏi Pleiku, Kontum để bảo tồn lực lượng. Cuộc rút quân thảm hại này đã diễn ra ngày hôm sau, theo sáng kiến của đại tướng Cao Văn Viên, tổng tham mưu trưởng, đã khiến cho hàng trăm ngàn quân dân vùng hai bị chết kẹt một cách cực kỳ kinh hoàng trên con đường 7B, một con đường cũ của Sơn Tràng đi về phía đông, qua cái rốn của vùng này là tỉnh Phú Bổn. Xác người lẫn xác xe cộ trải dài la liệt khắp mặt đường. Hình ảnh đó đã khiến tinh thần quân dân vùng Một bị hoảng loạn ngay. Đêm 19.3.75, TT Thiệu bắt buộc phải lên tiếng trên đài truyền hình chính thức xác nhận BMT đã thất thủ, và ra lịnh "tử thủ" Huế, nhưng lại trút mọi tội lỗi cho Mỹ. Ngày 21.3.75, tướng Ngô Quang Trưởng lên đài phát thanh Huế, trấn an quần chúng bằng câu nói lịch sử: "Tôi sẽ chết trên đường phố Huế. Việt Cộng phải bước qua xác chết của tui mới vô được cố đô này!" Trong khi đó Huế đã bị bao vây, sân bay Phú Bài bị pháo kích nặng, quốc lộ 1 bị cắt đứt, mọi di chuyển đều bị tắc nghẽn, chỉ còn lại một sinh lộ duy nhất mà cũng là tử lộ- chẳng khác nào Huê Dung Đạo trong Tam Quốc Chí - để chạy ra biển theo cửa Thuận An và cửa Tư Hiền!
Dân chúng vùng Một bồng bế nhau tìm đường chạy ra biển, lính của tướng Trưởng và cả tướng Trưởng cũng chạy lẫn trong dân, để tìm sống sót. Nhìn cảnh tượng tranh cướp, bắn giết lẫn nhau hỗn loạn trên bãi biển Đà Nẵng, ai cũng phải rùng mình run sợ. Sáng ngày 29.3.75, tướng Trưởng đang lóp ngóp bơi và trôi giữa những cơn sóng nguy hiểm ngoài khơi Đà Nẵng, thì được vớt lên tàu. Nhờ vậy mà ông đã không phải bỏ xác trên đường phố Huế. Thật là hú vía!
Đến lúc này dân số Sài Gòn đã tăng vọt từ 5 triệu đến 7 triệu. Đa số đều là quân dân vùng một và vùng hai, thoát chết chạy vào thủ đô. Nhưng đồng thời dân chúng trong các tỉnh miền Đông giáp ranh Sài Gòn cũng bỏ nhà, bỏ của dắt díu nhau chạy vào Sài Gòn lánh nạn. Đông nhất là dân chúng trong tỉnh Tây Ninh và Bình Dương. Vì người ta đồn Việt Cộng sẽ đánh chiếm Tây Ninh để làm thủ đô cho Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam VN. Chánh phủ Thiệu cũng tin như thế, nên dư luận càng đồn thổi mạnh mẽ hơn, hoang mang hơn.
Đường phố Sài Gòn và các vùng phụ cận đã chật ních người. Trên mặt ai cũng hiện rõ vẻ sợ hãi, lo âu, ngơ ngác... Giữa lúc đó, ngày 8.4.75, trung ương cục và quân ủy miền của CSBV tung ra chiến dịch Hồ Chí Minh. Nguyễn Văn Linh phó bí thư trung ương cục đặc trách công tác thúc đẩy quần chúng nổi dậy, Võ Văn Kiệt được trao trách nhiệm tiếp quản thành phố. Phối hợp nhịp nhàng với kế hoạch của CS, phi công phản lực F5 nằm vùng, Nguyễn Thành Trung thình lình ném bom dinh Độc Lập rồi bay thẳng ra Nha Trang, hợp tác với CSBV. Mấy quả bom này đã làm cho cơn sốt của Sài Gòn tăng thêm nhiệt độ.
Ngày 9.4.75, CSBV tấn công Xuân Lộc, sân bay Tân An, và cắt đứt quốc lộ 4. Thế là Sài Gòn gần như đã bị bao vây tứ phía. Quân dân Sài Gòn chẳng khác nào những con cua trong giỏ. Từ đây nhiệt độ cơn sốt tăng lên không ngừng từng giây từng phút. Tinh thần quần chúng đã căng thẳng đến tột độ, tưởng chừng chỉ cần một cái búng nhẹ cũng có thể làm đứt được!
Nhưng đó là chuyện thiên hạ, ngoài xã hội, thân ai nấy lo. Còn trong chánh phủ thì sao? Sinh hoạt của các cơ quan đầu não, lãnh đạo tối cao miền Nam, trong dinh tổng thống, dinh thủ tướng, bộ Tổng Tham Mưu, và thượng hạ viện thì như thế nào?
NHỮNG BUỔI CHỢ CHIỀU...
Đây là điều mà có lẽ nhiều người tị nạn ở hải ngoại ngày nay muốn biết. Một phần tư thế kỷ qua, tôi không thấy ai đề cập đến. Những vị cầm đầu các cơ quan đó, như các ông: Dương Văn Minh, Nguyễn Văn Thiệu, Trần Thiện Khiêm, Nguyễn Bá Cẩn, Cao Văn Viên, Trần Văn Lắm... hầu hết đều đã an toàn, thong dong đem gia đình thân quyến ra hải ngoại, nhưng chẳng ai tiết lộ nửa lời. Vì thế, nay tôi không ngại sự thấy biết đơn sơ và trí nhớ cùn mòn, cố gắng kể lại cách tóm lược những diễn biến tản mạn trong các cơ quan lãnh đạo tối cao này, để bạn đọc thưởng lãm.
_ Ngày 14.4.75, thấy tình hình chiến sự đã nguy ngập vô cùng, lại thêm bị chấn động kinh hoàng bởi mấy quả bom của Ng. Thành Trung giáng xuống dinh Độc Lập, đe dọa sinh mạng của gia đình vợ chồng TT Thiệu, và TT Khiêm cũng nhận thấy hết đường cạy gỡ gì được nữa, mới chấp nhận bàn giao nội các cho dân biểu thân chính Nguyễn Bá Cẩn, một thủ hạ thân tín nhất của TT Thiệu, vốn xuất thân Quốc Gia Hành Chánh. Tôi đã có dịp quen biết Ng. Bá Cẩn cả chục năm trước từ khi ông còn là phó tỉnh trưởng. Lễ bàn giao giữa Trần Thiện Khiêm và Ng. Bá Cẩn đã diễn ra tại phòng khánh tiết dinh Độc Lập vào sáng ngày 14.4.75, trước sự hiện diện của TT Thiệu, phó TT Hương, các dân biểu thượng, hạ viện và đầy đủ các vị tổng, bộ trưởng trong hai nội các cũ và mới. Về phía nội các mới, thấy có Trần Văn Mãi, Nguyễn Văn Diệp, Lê Quang Trường, Trần Văn Đôn, đóng vai phó thủ tướng, và Dương Kích Nhưỡng, phó thủ tướng đặc trách định cư và cứu trợ. Nghe nói còn có Ng. Xuân Phong, nguyên trưởng phái đoàn thương thuyết hòa đàm Ba Lê đã được phong làm quốc vụ khanh, nhưng hiện còn ở Pháp chưa về trình diện kịp. Trong nội các cũ, người ta thấy có mấy khuôn mặt nổi bật như Nguyễn Văn Hảo và Trần Văn Đôn. Nhưng thiếu Vương Văn Bắc, tổng trưởng ngoại giao. Lúc đó, Lê Quang Giảng, thứ trưởng ngoại giao quyền ngoại trưởng, đã thay mặt cho Vương Văn Bắc, vì Bắc đã đem hết vợ con thân quyến vọt ra nước ngoài từ trước khi Ban Mê Thuột bị thất thủ. Từ đó Vương Văn Bắc đi lòng vòng đến khắp các tòa đại sứ VNCH trên thế giới, để kiểm tra "ngân sách". Cuối cùng đến ngày 25.4.75, khi biết chắc số phận con bịnh miền Nam đã hết thuốc chữa, Vương Văn Bắc mới đánh điện về Sài Gòn xin từ chức. Xin từ chức với ai? Vì ngày 21.4. chính Nguyễn Bá Cẩn, tân thủ tướng cũng đã âm thầm đem vợ con theo chân TT Thiệu và TT Khiêm chuồn êm ra ngoại quốc rồi!
Trong cuộc bàn giao tẻ nhạt, không khí tràn ngập hoang mang, lo sợ phập phồng này, người ta cũng còn thấy cả sự có mặt của các cha cố, sư sãi, và một số đại diện báo chí trong nước và ngoại quốc.
Về phía tòa đại sứ Mỹ, ngày hôm nay đã bắt đầu phát ra cho tất cả người Mỹ ở Sài Gòn giấy "bảo lãnh bạn VN thoát khỏi bị CS tắm máu trả thù." Chỉ trong vòng 24 giờ sau, không khí sinh hoạt Sài Gòn bỗng nhốn nháo hẳn lên. Không hiểu bằng cách nào những kẻ gian manh đầu cơ thời cuộc đã nhanh chóng tung ra thị trường giấy bảo lãnh của Mỹ với giá bán, lúc đầu là 250 đô la một tờ. Chỉ vài tiếng đồng hồ sau, giá giấy tăng lên gấp đôi đến 500 đô la một tờ. Rồi 1000 đô la một tờ cũng có người tranh nhau mua. Nhiều người còn mua đi bán lại, để ăn lời. Nên biết lúc đó giá một đô la ăn 60.000 đồng VN. Càng ngày giá giấy bảo lãnh càng tăng như pháo thăng thiên. Nhiều gia đình không đủ tiền mua giấy bảo lãnh của Mỹ, nhưng trong nhà có con gái, hay đàn bà còn sạch mắt cũng vui lòng đem tấm tiết trinh giá đáng ngàn vàng ra thế chấp cho mấy ông bạn đồng minh, với hy vọng được bảo lãnh sang Mỹ, thoát nạn CS. Nhưng tội nghiệp, đại đa số đều không ngờ mình đã là nạn nhân của một thủ đoạn lừa bịp trắng trợn, tàn nhẫn nhất. Họ chỉ thực sự đau đớn và bàng hoàng tỉnh ngộ, khi dắt díu con cái đến cổng Phi Long, phi trường Tân Sơn Nhất, chìa tấm giấy bảo lãnh ra, bị chú quân cảnh Mỹ lạnh lùng xé toạc vứt xuống đất, và dùng báng súng xua ra như đuổi gà!
_ Ngày 21.4.75, TT Thiệu thình lình triệu tập nội các tỏ ý muốn từ chức, đến tối quần chúng thấy Thiệu xuất hiện trên đài truyền hình tuyên bố chịu từ chức và trao quyền lại cho phó tổng thống Trần Văn Hương. Tiếp theo ông Hương kêu gọi ngưng bắn để thương lượng. Ngay sau đó, TT Thiệu và gia đình được người Mỹ hộ tống đưa ra phi trường trong đêm tối để bay qua Đài Bắc với tất cả của cải đã gom góp được trong một khối hành lý khổng lồ cân nặng gần 10 tấn, không sứt mẻ đồng nào, ngoại trừ 500 đô la tiền "buộc boa" để trả ơn phục dịch lo liệu chuyến đi cho đại tá Cầm.
Kể từ giờ phút ấy nội các Ng. Bá Cẩn kể như cũng đã tự động "tan hàng". Từ Ng. Bá Cẩn đến các tổng, bộ trưởng không còn ai léo hánh đến nhiệm sở nữa. Nhà báo, đặc biệt là những người thân cận, quen biết lâu năm, muốn tiếp xúc với họ phải đến tư gia. Tuy nhiên, đa số đã vọt từ khuya, chỉ còn gia nhân ở lại trông nhà!
_ Sáng ngày 25.4. 75, lưỡng viện quốc hội VNCH họp phiên khoáng đại đặc biệt theo lời yêu cầu của TT Trần Văn Hương tại hội trường Diên Hồng, dưới quyền chủ tọa của Trần Văn Lắm, chủ tịch Thượng Viện. Khi TT Hương lên diễn đàn thượng viện, ai cũng thấy ông đã lệt bệt, bết bát lắm rồi. Nhưng ông vẫn còn cố gắng run rẩy kêu gọi mọi người cùng ông tử chiến để bảo vệ miền Nam. Lần này, khác với mọi khi ông nói rất vắn tắt, rồi ra xe về liền. Không khí hội trường sau đó cũng sôi nổi bát nháo hẳn lên. Đa số ngồi đó mà đít đã nhấp nhổm, mắt thường láo liên nhìn về phía cửa ra vào. Nhưng họ vẫn chia ra từng khối để thảo luận riêng. Tựu trung có ba khuynh hướng chính: Một phe thuộc thành phần thứ ba, thân cộng, gồm các dân biểu Lý Quí Chung, Dương Văn Ba, Hồ Ngọc Nhuận, Hồ Ngọc Cứ, Nguyễn Hữu Chung, hiệp với nhóm nghị sĩ cựu đại tá Hồng Sơn Đông đòi đưa Dương Văn Minh lên thay thế ông Hương, để thương thuyết với MTDTGPMN. Nhóm khác có vẻ theo phe Ng. Cao Kỳ, chống lại, nêu giả thuyết chưa chắc CS đã chịu thương thuyết với Dương Văn Minh, lại còn có thể khiến cho Ng. Cao Kỳ làm đảo chánh. Nhóm ủng hộ Dương Văn Minh liền phản công, nói nếu Kỳ đảo chánh DV Minh thì Thiết Giáp và Thủy Quân Lục Chiến sẽ làm phản đảo chánh chống lại Kỳ. Nhà báo dự thính chẳng biết họ căn cứ vào đâu để phát ngôn lung tung như thế, nên có cảm giác như đang nghe đám con nít đang chơi trò "cút bắt" đấu khẩu, trong xóm Bàn Cờ. Nếu ai có chút kinh nghiệm sinh hoạt chính trị hậu trường tất nhận ra ngay nhóm ủng hộ Kỳ đã được Trần Văn Lắm kín đáo giật giây. Vì TV Lắm có người con rể là Đặng Đức Khôi, vốn là bạn thân của Ng. Cao Kỳ đã từng ủng hộ Kỳ trong suốt thời gian Kỳ làm chủ tịch UBHPTƯ và Phó Tổng Thống cho Thiệu. Lúc đó tuy ĐĐ Khôi đang ở Mỹ, nhưng nghe đâu nếu TV Lắm vận động thành công thì Khôi sẽ lập tức về ngay để trợ lực cho Kỳ và cho bố vợ. Mặt khác, TV Lắm cũng cố gắng đem vấn đề hiến chế ra để bác bỏ mọi đề nghị đưa DV Minh ra thay TV Hương, và cho rằng nếu TT Hương từ chức thì phải trao quyền lại cho chủ tịch thượng viện.
Đến 8 giờ tối, lưỡng viện quốc hội lại tái nhóm chung trong bầu không khí sôi nổi khác thường. Đa số nêu ý kiến bất tín nhiệm TV Hương, đưa DV Minh lên thay thế. Giải pháp TV Lắm thay TV Hương bị chìm nghỉm trong khung cảnh vô cùng nhốn nháo.
_ Ngày 26.4.75, có tin chính thức TT Ng. Bá Cẩn đã lén đem vợ con và thân nhân vọt ra ngoại quốc rồi, cho nên TV Đôn, phó thủ tướng đặc trách liên lạc với quốc hội đã phải thay mặt Ng. Bá Cẩn tường trình trước quốc hội về tình hình chung. Phó thủ tướng đặc trách kinh tế, Ng.V. Hảo tường trình về kinh tế, và cuối cùng đến phiên ĐT Cao Văn Viên trình bày tình hình quân sự. Bản tường trình tổng kết của các nhân vật thẩm quyền ấy đã khiến cho người nghe hình dung ra được thảm trạng cực kỳ đen tối, bi đát đến tuyệt vọng. Không khí chán nản, lo sợ hãi hùng bao trùm toàn thể hội trường, lúc đó chỉ còn lại chừng trên trăm người. Cuối cùng để cứu vãn tình hình trong cơn cực kỳ nguy cấp, nhóm dân biểu thủ hạ của Dương Văn Minh đã năng nổ hô hào vận động tích cực cho giải pháp đưa DV Minh ra đóng vai trò hòa giải với phe MTDTGPMNVN.Dường như ai cũng đặt hết tin tưởng vào lá bài DV Minh. Điều này có lẽ đã khiến ông già gân TV Hương bị xúc phạm tự ái, nên đã tuyên bố huỵch toẹt trước quốc dân đồng bào, trên đài truyền hình: "Thằng Minh nó là học trò tôi. Tôi biết nó quá mà... Nó chỉ muốn vẽ bùa mà đeo!"
Lúc này ô. Minh có vẽ bùa mà đeo hay không cũng đã hết thành vấn đề. Vì đa số dân biểu và nghị sĩ đã quyết tâm chọn DV Minh để thay ông TV Hương rồi. Bởi thế, có tiếng vọng vào dinh Độc Lập cho ông Hương biết, nếu ông còn ương ngạnh không chịu trao quyền cho ông Minh thì lưỡng viện sẽ phải bỏ phiếu "bất tín nhiệm" ông. Như vậy, ông Hương sẽ bị mất thể diện nặng nề hơn. Vì thế đến tối hôm nay, ông Hương đã phải xuất hiện trên màn ảnh truyền hình tuyên bố trao cho quốc hội toàn quyền chọn tổng thống khác.
_ Hôm sau, ngày 27.4.75, lưỡng viện quốc hội lại họp chung lần nữa tại hội trường Diên Hồng từ 18 giờ đến 22 giờ đêm để tiến hành thủ tục bầu ông Minh lên làm tổng thống hầu có thể điều đình với CSBV về việc lập một chánh phủ hòa hợp hòa giải gồm 3 thành phần: Quốc gia, trung lập (còn gọi là "thành phần thứ ba"), và MTDTGPMNVN. Nhà báo để ý thấy số dân biểu và nghị sĩ hiện diện trong cuộc bỏ phiếu này rất thưa thớt, chẳng khác nào một phiên chợ chiều. Đa số đã bỏ chạy ra bến tàu, hay vô phi trường Tân Sơn Nhứt để tìm đường chạy ra ngoại quốc.
_ Ngày 28.4.75, tình hình bên ngoài thành phố đã cực kỳ khẩn trương, quân CSBV đã siết chặt thêm vòng vây. Một số máy bay phản lực ở Biên Hòa đã phải dời về TSN, bộ tư lệnh quân đoàn 3 của tướng Toàn cũng đang gấp rút chuẩn bị dời về Gò Vấp. Đến 10 giờ sáng, ông Hương thông báo cho DV Minh biết tin lễ bàn giao chức vụ tổng thống sẽ diễn ra vào lúc 17 giờ tại dinh Độc Lập. Nhưng đến khoảng 15 giờ 30 một phi đội 5 chiếc oanh tạc cơ A.37 do Trung úy nằm vùng Ng. Thành Trung hướng dẫn đã cất cánh từ sân bay Thành Sơn (Phan Rang) vào ném bom xuống phi trường Tân Sơn Nhứt. Hôm nay tướng Cao Văn Viên đã cởi bỏ nhung phục, mặc quần Jean, áo Polo, bám theo máy bay Mỹ vọt qua Thái Lan.
_ Đúng lúc lễ bàn giao giữa hai ông Hương và Minh đang diễn ra trong dinh Độc Lập, bỗng trời đất chuyển động ầm ầm, sấm chớp liên hồi và cơn mưa to đầu mùa trút nước xuống như thác đổ. Cảnh tượng này càng làm tăng thêm vẻ hãi hùng bi đát cho lễ bàn giao. Trong dân chúng, nhiều người tin dị đoan cho rằng đó là một điềm gở!
_ Ngày 29.4.75, chủ tịch Thượng Viện Trần Văn Lắm, tướng Ng. Cao Kỳ, tướng Trần Văn Đôn vội vàng nhanh chân vọt theo Mỹ ra ngoại quốc. Tướng Đôn lên chuyến trực thăng Mỹ cuối cùng trên sân thượng tòa nhà Alliance Francaise, góc Hai Bà Trưng và Gia Long, cùng một chuyến với BS Trần Kim Tuyến. Cùng thời gian này tướng Toàn tư lệnh QĐ 3 cũng bỏ chạy, nhưng vẫn còn để lại cuộn băng phát thanh kêu gọi quân dân vùng 3 tử thủ đến giọt máu cuối cùng!
Hôm nay ngay sau khi vừa được bàn giao chức vụ tổng thống, việc đầu tiên của DV Minh là di chuyển toàn bộ gia đình vợ con, cháu chắt vào cư ngụ trong dinh Độc Lập. Suốt ngày hôm nay, DV Minh và Ng. Hữu Có chỉ lo giữ liên lạc với TT Trí Quang, để tiến hành việc thành lập một chánh phủ hòa hợp hòa giải dân tộc gồm 2 thành phần (thay vì 3 như lúc đầu). Một bản dự thảo nội các đã được phác họa như sau:
Đồng chủ tịch: Dương Văn Minh, Trần Văn Trà.
Ba phó chủ tịch : Vũ Văn Mẫu, Trịnh Đình Thảo, Cao Văn Bổn.
Tổng trưởng quốc phòng: Phạm Văn Phú, tổng trưởng ngoại giao: Nguyễn Thị Bình, TT Tư pháp: Trương Như Tảng, TT Nội Vụ: Vũ Quốc Thúc, TT kinh tế: Ng. Văn Hảo, TT thương mại: Lê Quang Uyển, TT tài chính: Trần Ngọc Liễng... Nếu bộ nào tổng trưởng là người của Minh thì đổng lý VP là người của MTDTGP. Ngoài ra còn một Hội Đồng Cố Vấn chánh phủ gồm: Nguyễn Hữu Thọ, Huỳnh Tấn Phát, Thích Trí Quang (Phật Giáo), Lương Trọng Tường (Hòa Hảo), Bảo Đạo Hồ Tấn Khoa (Cao Đài), linh mục Chân Tín (Thiên Chúa Giáo), cựu thủ tướng Trần Văn Hữu v.v...
Cũng trong ngày 29.4.75, từ 8 giờ sáng, dân chúng Sài Gòn càng thêm nhớn nhác, sợ hãi, khi thấy trên trời từng đoàn trực thăng khổng lồ bay rầm rập không ngừng nghỉ, giữa những cụm khói đen ngùn ngụt bốc lên từ phía Nhà Bè. Xen lẫn trong những âm thanh hỗn độn khủng khiếp đó, người ta còn nghe đài phát thanh, cứ cách khoảng 15 phút một lần lại phát đi trên băng tần FM 99,9 mê ga héc, bản tin về nhiệt độ Sài Gòn đã lên đến trên 40 độ centigrade, với một bài hát trật đường rầy và câu nói bâng quơ xem ra hoàn toàn vô nghĩa lý trong hoàn cảnh này: "Tôi đang mơ một ngày lễ Giáng Sinh có tuyết trắng!"
Hầu hết dân chúng Sài Gòn lúc bấy giờ chẳng ai hiểu gì về câu nói khơi khơi đó, khiến họ càng thêm kinh hãi bàng hoàng. Đó là ám hiệu di tản toàn bộ người Mỹ ra khỏi Sài Gòn đã có ghi trong một quyển sách nhỏ "tuyệt mật" gọi là "SACE" (tên tắt của mấy chữ: Standard instructions and Advice to Civilians for normal and Emergency situations), bìavàng, vỏn vẹn chỉ có 15 trang, phổ biến rất giới hạn trong giới người Mỹ ở VN mà thôi.
_ Sáng ngày 30.4.75, ông Vũ Văn Mẫu được tân tổng thống DV Minh chỉ định làm thủ tướng, thay thế Ng. Bá Cẩn. Nhưng Ng. Bá Cẩn đã vọt mất tiêu từ mấy hôm trước rồi, nên ông Mẫu cứ đến thẳng dinh Thống Nhất, ngồi vào chỗ của Ng. Bá Cẩn. Chung quanh ông lúc bấy giờ chẳng có ai, ngoại trừ dân biểu Lý Quí Chung. Do đó ông đã ban hành bằng khẩu lệnh cho Lý Quí Chung chức tổng trưởng thông tin, để tiện việc loan truyền các tin tức cấp thiết. Lập tức Lý Quí Chung lôi ngay Ngô Công Minh, nguyên chủ nhiệm nhật báo Lẽ Sống Mới, (anh của Ngô Công Dư sau năm 75 đã ở Bolsa, HK) vào làm thứ trưởng. Nhưng nội các "một ngoe" này chỉ tồn tại được không đầy 3 tiếng đồng hồ thì chiến xa của quân CSBV đã tiến vào tiền đình dinh Độc Lập!
Đặng Văn Nhâm
|
|
|
Post by NhiHa on Aug 13, 2008 5:30:43 GMT 9
Phong Tình Cổ Lục Còn Truyền Sử Xanh:
VÌ SAO MIỀN NAM KHÔNG THỂ THOÁT KHỎI TAY QUÂN CS?
Những khám phá động trời:
THIỆU - HUY ĐI ĐÊM VỐI MTDTGPMN.
CHÁNH PHỦ BA THÀNH PHẦN CUẢ DƯƠNG VĂN MINH.
Đặng Văn Nhâm
LTG.- Kể từ triều đại nhà Nguyễn cho đến ngày 30.4.75, dân tộc VN chẳng khác nào như những con ngựa gầy còm kéo xe thổ mộ , hai mắt bị bịt kín bằng một mảnh da nhỏ, không thấy được gì chung quanh, và hoàn toàn bị khống chế bởi chiếc roi dài cuả tên phu xe. Cảnh thật đáng thương!
Kể từ sau năm 1975, ra hải ngoại, những con ngưạ ké xe thổ mộ ấy, tuy không còn bị bịt mắt , không bị roi vọt cuả tên xà ích nưã, nhưng tội nghiệp con ngưạ già nua gầy ốm trơ xương ấy đến lúc đó đã quá quen thuộc với màn đen trước mắt, và luôn luôn bị ám ảnh bởi tiếng roi vụt đen đét trên lưng, nên vẫn tiếp tục hành động theo câu tục ngữ cổ truyền ” ngưạ quen đường cũ”. Tội nghiệp!
Bây giờ, trên mặt báo này, tôi xin lần lượt cống hiến bạn đọc loạt bài tựa đề là ”CÒN TRUYỀN SỬ XANH”.Đây là một đoạn trích trong 2 câu thơ Kiều:
”Cảo thơm lần giở trước đèn,
Phong tình cổ lục còn truyền sử xanh”...
với hy vọng có thể hoá giải được phần nào màn đen tăm tối che phủ với tâm trạng nô lệ bị ám ảnh bởi roi vọt cuả cường quyền... Mong bạn đọc theo dõi. Tác giả kính cẩn. ĐVN.
THIỆU ĐI ĐÊM VỐI MTDTGPMN.
Theo nhận xét của riêng tôi, trong khoảng thời gian 5 năm, từ 1970 đến 1975, TT Thiệu đã sống trong tâm trạng bất an, lo sợ nhất. Trong hai lãnh vực chính trị và quân sự, tất cả mọi yếu tố quyết định đều nằm ngoài tầm tay của ông ta. Về mặt chính trị, trong cuộc hòa đàm bốn bên ở Paris, tuy có sự hiện diện của phái đoàn đại biểu VNCH, nhưng mọi chủ động đều nằm trong tay của 3 phe khác gồm Mỹ, Hà Nội và MTDTGPMN.Một vài đề nghị hay phản kháng yếu ớt, chiếu lệ của VNCH, nếu không bị Mỹ gạt ra thì cũng bị Hà Nội và MTDTGPMN phản bác. Trong tình cảnh đó, TT Thiệu chỉ còn một điểm tựa duy nhất để sống còn là tâm trạng sợ hãi của quần chúng đối với CS. Bởi thế ông ta đã phải đóng kịch cố tỏ ra là một người chống Cộng cùng mình, chống CS đến kỳ cùng, chống chết bỏ, không chịu nhượng bộ một ly ông cụ nào cho CS hết thảy! Thế rồi, để phỉnh gạt quần chúng nhẹ dạ, cả tin, ông tung ra chủ trương ”BỐN KHÔNG” nghe rất xôm. Nhất định không thỏa hiệp với CS, không cắt đất nhường dân cho CS v.v...
Để đáp lại chủ trương ” bốn không ” của ông Thiệu, MTDTGPMN liền tung ra một đòi hỏi hết sức nhẹ nhàng, đơn giản, nhưng cực kỳ độc địa, chỉ nhắm vào độc nhất một mình Thiệu.” TT Ng.V. Thiệu phải từ chức!” Thiệu chính là một chướng ngại vật lớn lao cho cuộc thương nghị tiến tới hòa bình!...
Đây là loại chưởng lực ”cách sơn đả ngưu” đã đánh trúng yếu huyệt của Ng. V. Thiệu, tức lòng tham quyền cố vị vô bờ bến. Thiệu tham đủ thứ, tham quyền, tham tiền, đến cả tham đàn bà. Hiện nay tội ác gây nên do lòng tham ấy đã chồng chất đầy rẫy, khắp đó đây, trên mọi lãnh vực. Làm sao Thiệu có thể xóa đi được? Hơn thế nữa một tài sản không lồ trị giá hàng nhiều tỷ bạc mà Thiệu đã ăn cắp được trong mấy năm cầm quyền làm sao chuyển hết ra ngoại quốc cho kịp? Do đó đòi hỏi ấy của MTDTGPMN đã khiến Thiệu lo sợ cuống cuồng đến muốn phát điên lên.
Tai quái nhất là hằng ngày đài phát thanh của MTDTGPMN vẫn cứ lải nhải nhắc đi nhắc lại mãi sự đòi hỏi khủng khiếp ấy. Đài giải phóng nói: ”MTDTGPMN sẵn sàng thương thuyết và hợp tác với chính phủ Sài Gòn, với điều kiện không có Thiệu!”.
Trời ơi, như thế chẳng khác nào MTDTGPMN đòi lôi cổ Thiệu ra pháp trường cát trước bùng binh chợ Sài Gòn mà bắn bỏ rồi còn gì!
Bị tấn vào cảnh khốn đốn ấy, Thiệu rất sợ chết, nhất là chết như anh em ông Diệm, nên một mặt Thiệu tỏ ra rất tuân phục những áp đặt của Mỹ trong bàn hội nghị, sẵn sàng nhượng bộ mọi thứ dù thừa biết rằng như thế là đưa dân chúng miền Nam vào vòng khốn khổ. Nhưng bản thân Thiệu và gia đình lại được yên ổn, nếu tai biến thình lình ập đến, ít ra Thiệu cũng còn một cánh cửa mở sẵn để có thể tháo chạy qua cửa đó. Nhưng Thiệu vẫn thừa biết trong không khí căng thẳng của cuộc thương nghị ở Ba Lê, nếu lúc này mà để cho dân tâm đột biến thì mạng sống của Thiệu chẳng khác nào treo trên sợi chỉ. Dù cho lúc ấy người Mỹ muốn cứu cũng không kịp, nên Thiệu vẫn phải đóng kịch cương để trấn an tinh thần quần chúng và lừa gạt binh sĩ. Bên ngoài Thiệu rêu rao hết sức lớn tiếng, quảng cáo rầm rộ cho chủ trương ”BỐN KHÔNG”. Nhưng bên trong, ai dè lúc đó Thiệu lại đang ngấm ngầm thực hiện... ”BỐN CÓ”!
Như câu vè truyền khẩu trong dân gian đã nói” Thiệu gian”. Theo tôi quả thật cái gian của Thiệu không thua Tào Tháo. Xin đơn cử một chứng cớ cụ thể: Trong hội nghị hòa bình ở Ba Lê, thoạt tiên, chính phủ VNCH đặt điều kiện tiên quyết đòi hỏi quân CSBV phải rút hết 300.000 quân về Bắc. Nhưng khi MTDTGPMN và CSBV lên tiếng đòi Thiệu phải từ chức, và chỉ chịu thương thuyết với chính phủ VNCH , khi nào không còn Thiệu nữa. Lập tức Thiệu liền ngầm chỉ thị cho Nguyễn Xuân Phong phải tìm mọi cách thỏa hiệp mật với CSBV và MTDTGPMN , để mặc cả đổi chác hai đòi hỏi đó. Nghĩa là, Thiệu đã ngầm cho phép CS được quyền duy trì 300.000 quân trên lãnh thổ miền Nam để đổi lấy sự kéo dài chức vụ tổng thống của ông ta. Do đó mới đẻ ra kế hoạch ”da beo”. Chuyện này mãi đến khi hiệp định Ba Lê công bố vào năm 1973, mọi người mới bật ngửa. Nhưng bấy giờ rắm đã ra khỏi trôn và ván đã đóng thuyền rồi!
Ngoài ra còn một chuyện đi đêm khác của Thiệu với manh tâm bảo vệ mạng sống cho cá nhân và gia đình mình, mãi cho đến nay đã 29 năm rồi vẫn không ai hay biết. Tôi nhớ trước đây, vào khoảng những năm 1980-1981, thỉnh thoảng Ng.V. Thiệu còn qua lại Luân Đôn, tiếp xúc với một số cựu sĩ quan trong quân đội VNCH, và một vài thân hữu, để mưu bàn chuyện chính trị chính em. Nên nhớ khi chạy ra khỏi VN, Thiệu đã đem gia đình vợ con sang thẳng Đài Bắc tạm trú trong một thời gian ngắn với gia đình người anh là Nguyễn Văn Kiểu, thử thời đại sứ của VNCH tại Đài Loan. Nơi đây, Thiệu đã tậu một biệt thự lớn rộng, sang trọng, với giá 300.000 Mỹ Kim. Khi rời Đài Loan sang tị nạn ở Luân Đôn, vợ chồng Thiệu lại tậu một biệt thư khác, trị giá khoảng nửa triệu MK, tương đương với tiền bán ngôi biệt thự ở Đài Bắc. Sau đó ít lâu Thiệu mới được chính phủ Mỹ cho phép nhập cảnh HK.
[Cách nay chừng 2 tuần lễ, cựu TT Nguyễn Chánh Thi đã gọi điện thoại nói chuyện với tôi, kể cho biết trong một cuộc gặp mặt mới nhất (khoảng cuối tháng 3. 01) giưã ông và một số thân hữu ở Mỹ trong đó có cựu ĐT Hoàng Đức Ninh. Dịp này HĐ Ninh đã kể cho ông Thi biết:
_ ”Hiện nay- theo HĐN biết- Thiệu đã đem vào Mỹ được một số tiền khổng lồ đến trên 300 triệu MK... Nhưng số tiền đó còn chưa thấm gì so với số tiền khác cuả Thiệu còn để ở Đài Bắc!...”
Ông Thi nghe HĐ Ninh nói như vậy, ông mới gạn hỏi lại cho kỹ. HĐ Ninh vẫn xác quyết lời mình nói là sự thực. Khi ông Thi bảo: Nếu ông đem chuyện này thuật lại cho người khác nghe, liệu HĐ Ninh có phủ nhận không?
Trả lời ông Thi, HĐ Ninh lại quả quyết thêm bằng câu chắc nịch:
_ ”Anh cứ kể. Tôi với thằng cha Thiệu có mẹ gì đâu mà phải phải ngán!”
Lời tiết lộ cương nghị cuả cưụ ĐT Hoàng Đức Ninh kể trên đã minh xác phần nào dư luận loan truyền từ nhiều năm qua, TT Thiệu đã đem ta nước ngoài được trên 700 triệu MK. Vụ này lúc nào tôi vẫn quan tâm theo dõi và truy tầm bằng cớ để cống hiến bạn đọc. Xin hay đón xem các số báo ĐC sắp tới để hiểu vì sao mà Thiệu đã có lắm tiền đến thế !]
Bây giờ trở lại vụ ”đi đêm với MTDTGPMN cuả Thiệu. Trong thời gian này, Ng. Ngọc Huy cũng hoạt động lăng xăng, đi đó đi đây để thành lập cái gọi là ”Liên Minh Dân Chủ” ở hải ngoại.
Lúc ấy, vào khoảng tháng 3 và tháng 4, năm 1981, trong một cuộc họp mặt không đông đảo lắm , tại nhà một cựu sĩ quan, đã có người nêu vấn đề ”đi đêm với MTGPMN” ra hỏi Thiệu, nhưng Thiệu chỉ tìm cách nói lảng sang chuyện khác, không trả lời trực tiếp vào vấn đề. Tuy nhiên, Thiệu xác nhận trong hội nghị Ba Lê, ông đã chỉ thị cho trưởng phái đoàn Nguyễn Xuân Phong liên lạc thương thuyết với phe bên kia...
Vì câu hỏi không được giải đáp thỏa đáng, hơn nữa người ta lại còn biết khá rõ Ng. N. Huy đã nhận lệnh của Thiệu thi hành sứ mạng đi đêm với MTDTGPMN, nên khi Huy sang Luân Đôn lại bị chất vấn thêm lần nữa. Lần này câu hỏi đã được Huy trả lời tương đối thành thực. Nghĩa là Huy không phủ nhận sự việc, nhưng lại đổ tội cho Thiệu, và nêu luôn giả thuyết có thể bên trong hậu trường, người Mỹ đã đưa ra sáng kiến đó với sự đồng thuận của Vatican. Thiệu bắt buộc phải thi hành và Huy chỉ là kẻ thừa ủy nhiệm. Đồng thời Huy còn nói thêm, theo ý nghĩ riêng của ông ta: ”Mình” tính trước, hy vọng có thể lôi cuốn Mặt Trận theo ”mình ” được. Vì thực sự họ chỉ chống ông Diệm!
Như vậy có nghĩa là trong đầu Thiệu và Huy đã lóe lên một tia hy vọng có thể đem khối lượng tiền bạc viện trợ dồi dào của Mỹ và sự chia chác miếng đỉnh chung béo bở ở miền Nam ra để dụ dỗ những kẻ đầu sỏ của MTDTGPMN bỏ rơi đám CSBV nghèo đói xác xơ, để chạy theo Mỹ, cộng tác với VNCH.
NGUYỄN NGỌC HUY MỘT TAY SAI NGOAN NGOÃN CUẢ THIỆU!
Theo sự tiết lộ của một cơ quan tình báo ở miền Nam, khoảng cuối tháng 11.1971, Thiệu đã sai Nguyễn Ngọc Huy lãnh sứ mạng vào mật khu để tiếp xúc trực tiếp với Nguyễn Hữu Thọ và Huỳnh Tấn Phát, là hai nhân vật chỉ đạo của MTDTGPMN. Chuyến vào mật khu này của Huy đã được kín đáo bố trí trước với đại diện của MTGP. Khoảng 10 giờ đêm, vào một ngày cuối tháng Mười, Ng.N. Huy đã dùng trực thăng, sơn đen, không số , một mình đáp xuống vùng giáp tiếp mật khu Dương Minh Châu. Nơi đó Huy đã được giao liên VC túc trực, sẵn sàng đón tiếp và đưa thẳng về bộ chỉ huy ở Lộc Tấn (thuộc Lộc Ninh). Ng. N. Huy đã ở lại trong mật khu VC cả thảy 4 ngày. Ngày đầu Huy được VC đưa đến họp ở bộ chỉ huy miền trong một vùng rừng rậm, thuộc tỉnh Tây Ninh, sát biên giới Căm Bu Chia. Không ai biết được những cuộc thảo luận ấy đã đề cập đến những điều khoản nào. Nhưng một điều hiển nhiên ai cũng biết được là kết quả bất thành. Theo Ng. N. Huy, sự thất bại của ông trong chuyến đi đóbởi sự phản đối mạnh mẽ Phạm Hùng!
Thoạt tiên, đi nước cờ này, Thiệu và Huy tưởng là cao và hy vọng có thể thành công trong mục tiêu chia rẽ được MTDTGPMN với CSBV, nhưng chẳng dè thất bại đau đớn.Vì Thiệu và Huy đã không nhìn thấy ẩn số: Hầu hết lãnh tụ MTDTGPMN đều là đảng viên CS thâm niên và cao cấp.
Họ đã bị nhồi sọ ”chỉ biết có đảng, không cần biết đến gia tộc hay tổ quốc”, chẳng khác nào một số tín đồ TCG cuồng tín đã phát nguyện ”thà mất nước còn hơn mất chúa”!
Đến đây sẽ có người còn thắc mắc nêu lên câu hỏi: ”Tại sao TT Thiệu lại dùng Ng. N. Huy vào công tác mật này?”
Câu hỏi rất xác đáng. Trước hết ta phải tìm hiểu từ căn cơ gốc rễ của những liên hệ ngầm về mặt chính trị giữa Thiệu và Huy. Trong thời gian dạy học và làm báo ở quê nhà từ đầu thập niên 50 , tôi đã có dịp dạy chung trường và quen biết khá nhiều ông Nguyễn Văn Kiểu, tục gọi Kiểu Cụt, nên tôi đã biết mấy anh em nhà ông Thiệu đều là đảng viên Đại Việt.
Nhưng suốt 9 năm dưới chế độ Ngô Đình Diệm, ông Thiệu lúc đó hãy còn là một sĩ quan cấp nhỏ, nên đã không dám hó hé.Vì hai ông Diệm Nhu vốn rất ghét các đảng phái chính trị quốc gia, đặc biệt là Đại Việt và VNQDĐ.
Trong con mắt của hai ông Diệm và Nhu, không kể thế hệ anh hùng Nguyễn Thái Học, Ký Con, Phạm Hồng Thái... của thời kỳ đấu tranh 1927, còn lại các lãnh tụ VNQDĐ sau này, kể từ Vũ Hồng Khanh, Lê Ngọc Chấn, Nguyễn Hòa Hiệp v.v... sấp xuống đều là những kẻ lợi dụng hào quang Yên Bái, mang cái ” mác VNQDĐ” đi đơm đó, hết chạy theo Việt Minh, lại chạy theo Tây, rồi bám theo Bảo Đại, để kiếm miếng ăn. Đám lãnh tụ chánh trị ấy, hai ông Diệm-Nhu khinh, nên không xài tới. Nhưng còn đảng Đại Việt, hai ông Diệm-Nhu chẳng những đã khinh lại thêm thù ghét. Vì các lãnh tụ đảng này cũng giống y VNQDĐ, chỉ toàn đánh võ mồm, làm chính trị sa lông, chuyên môn đơm đó, đuổi bắt thời cơ, tuần chay nào cũng có nước mắt, khi VM lên chạy theo VM, khi Nhật chiếm Đông Dương chạy theo Nhật, sau đó lại bám theo Tây và Bảo Đại...Hơn thế nữa đã có lần Hà Thúc Ký, lãnh tụ Đại Việt Cách Mạng miền Trung, đã âm mưu ám sát ông Diệm bất thành ( chuyện này đã kể trong BMHTCTMN, quyển I & II)...
Vì thế mãi cho đến năm 1964, lúc đó nhà Ngô đã bị lật đổ, và ông Thiệu đã mang quân hàm thiếu tướng, nên mới dám ra mặt làm lễ tuyên thệ gia nhập đảng Đại Việt. Có lẽ hồi ở VN không mấy ai biết chuyện một số tướng hành động tham nhũng thối nát, bị mặc cảm dày vò, hành hạ, nên sau khi chế độ Diệm bị sụp đổ rồi, đã thầm lén kéo nhau gia nhập đảng Đại Việt, để mượn màu ” cách mạng”! Trong đó có Trần Thiện Khiêm, Phạm Quốc Thuần, Lâm Văn Phát, Phan Hòa Hiệp, Đỗ Kiến Nhiễu, Trần Văn Hai, Lê Quang Lưỡng...và các sĩ quan cấp tá như: Nhan Minh Trang, Huỳnh Văn Tồn, Dương Hiếu Nghĩa, Phạm Văn Liễu, v.v...
Về phần Nguyễn Ngọc Huy vốn là đảng viên Đại Việt, thuộc cánh Nguyễn Tôn Hoàn, ở bên Tây. Đến cuối năm 1964, Khi Nguyễn Tôn Hoàn được Nguyễn Khánh mời về nước cho giữ chức phó thủ tướng đặc trách Bình Định, văn phòng đặt tại khu trại lính Tây 11èm RIC cũ, trên đường Đinh Tiên Hoàng, thì Nguyễn Ngọc Huy cũng theo về làm đổng lý. Chính lúc này tôi mới có dịp quen biết Nguyễn Ngọc Huy. Nhà vợ chồng Huy ở trong khu cư xá kiến thiết, nằm gần ngã ba góc đường Cao Thắng và Hồng Thập Tự. Nơi đây, thỉnh thoảng tôi vẫn đến chơi chuyện trò với Huy. Ngày bà vợ Huy bị chết đuối ở bãi biển Vũng Tàu tôi cũng được chứng kiến. Sau ngày 30.4.75, ra hải ngoại, Ng. N. Huy vẫn còn thỉnh thoảng trao đổi thơ từ với tôi. Khoảng đầu thập niên 80, ông Ng. N. Huy sang Đan Mạch, họp với một số đồng bào tị nạn để bàn chuyện thành lập một tổ chức chánh trị ở hải ngoại. Buổi họp đó đã diễn ra cách nhà tôi không xa, có thể cuốc bộ đến được. Mặc dù hôm đó ông Huy có cho người mời tôi, nhưng tôi đã cáo ốm, vì thấy trước chỉ mất thì giờ vô ích...
Nhưng thời gian làm đổng lý của Huy kéo dài không bao lâu. Vì chỉ vài tháng sau, Nguyễn Khánh đã sa thải Nguyễn Tôn Hoàn khỏi chính phủ.
Lúc này tình hình chính trị ở miền Nam biến chuyển cực kỳ nhanh chóng theo tốc độ cuồng phong. Năm 1967 Thiệu lên làm tổng thống khai nguyên đệ nhị cộng hòa. Mặt nổi tuy Ng. Ngọc Huy không tham chính trong nội các của Trần Văn Hương, và Trần Thiện Khiêm, nhưng mặt chìm, Huy là người hoạt động ủng hộ Thiệu tích cực. Trong sinh hoạt chính trị, với tư cách tổng thơ ký ” Phong trào Quốc Gia Cấp Tiến”(ra đời ngày 20.4.69), và đồng chủ tịch” Liên Minh Dân Chủ Xã Hội”, một mặt trận gồm 6 chính đảng theo khuynh hướng đối lập, Ng. Ngọc Huy đóng vai trò đối lập với chính quyền Thiệu. Nhưng hành động ” Tôn Tẫn giả điên” của Huy không thể nào che được những cặp mắt tinh ranh, soi mói của những quan sát viên chính trị. Người ta thấy Huy chỉ đóng vai trò ”đối lập cụi ” để kiếm tiền. Bởi thế trong dư luận chính giới miền Nam, người ta đã xuyên tạc đảng ” Cấp Tiến” của Huy là đảng ...” Cắp Tiền”!
Chẳng cần phải tìm hiểu thêm trong hậu trường làm gì, chỉ cần quan sát hành động và đường lối của các đảng viên Đại Việt khác, như Hà Thúc Ký (TT Nội Vụ), Hoàng Xuân Tửu (nghị sĩ), Nguyễn Lý Tưởng( dân biểu), Nguyễn Văn Kim ( dân biểu), Nguyễn Văn Ngải ( chủ tịch UB Kinh tế TV), Đặng Văn Sung (TNS) v.v... trong chánh phủ và trong lưỡng viện quốc hội thời bấy giờ cũng đủ rõ. Họ đều là đồng đảng, nên cùng một mẫu số chung, nên cùng đi chung một con đường có tính cách gần như truyền thống từ thuở mới khai sinh.
Cùng là đồng chí với Nguyễn Văn Thiệu, Trần Thiện Khiêm, và Nguyễn Văn Ngải ( TT Cải tiến Nông Thôn) như các đảng viên Đại Việt khác, Nguyễn Ngọc Huy không thể nào đơn phương hành động chống lại các đồng chí của mình được.Vả chăng, trước những hành động lạm quyền, tham nhũng, buôn lậu bạch phiến, mua quan bán chức, bao che gian thương bất chính để làm giàu phi pháp, lừng danh khắp thế giới của Thiệu-Khiêm và đám thủ hạ, tại sao trong bao nhiêu năm trời Ng. N. Huy, với tư cách lãnh tụ đối lập, đã không thốt được một lời nào can gián, hay phản đối , dù chỉ là chiếu lệ ?!
Viết như thế, có thể một số đàn em hay đệ tử của Ng. N. Huy nêu lý do ”Nói ra sợ vạch áo cho người xem lưng , và làm lợi cho CS ”(?!) để biện hộ cho Huy, đồng thời che đậy tội ác cho các tướng tá tham nhũng , thối nát, đồng chí của Huy.
Lý luận này tôi xin nhường lời cho độc giả phê phán. Nhưng theo tôi, câu nói trên chính là chỗ ẩn núp an toàn cho đám tướng tá thối nát cầm quyền cao cấp ở miền Nam từ 1963 đến 1975. Vì lúc đó cuộc chiến chưa ngã ngũ. Nhưng đến giờ này, miền Nam đã bị CSBV xâm lăng và đất nước đã thống nhất, nằm gọn trong bàn tay cai trị sắt máu của CS, từ một phần tư thế kỷ rồi, thì lý cớ ”vạch áo cho người xem lưng, và làm lợi cho CS” đã mất hết cơ sở. Ngược lại, sự ”vạch áo cho người xem lưng” bây giờ đã trở nên một nhu cầu hết sức cần thiết để cho mọi người dân sớm tỉnh ngộ, tự rút lấy bài học ”bị bọn lãnh đạo lừa bịp suốt bao nhiêu năm qua”!
|
|
|
Post by NhiHa on Aug 13, 2008 5:31:33 GMT 9
CHÁNH PHỦ 3 THÀNH PHẦN.
Cho đến ngày nay chắc chắn đại đa số đồng bào miền Nam còn kẹt ở quê nhà và những người VN tị nạn khắp nơi hải ngoại đều còn nhớ : Trong khoảng thời gian từ 1973 cho đến ngày 30.4.75, thiên hạ đã đồn rùm trời về vụ ”CHÁNH PHỦ BA THÀNH PHẦN”?!
Nhưng cũng chắc chắn chẳng mấy ai biết được sự thể đã diễn tiến ra sao, và các tay lãnh tụ chính trị, tôn giáo, quân sự ở miền Nam đã âm mưu bán đứng thân phận đồng bào của mình cho CS như thế nào. Dưới đây là những sự kiện chính xác nhất mà tôi đã ra công theo dõi và sưu tầm được để cống hiến bạn đọc.
Đọc hết đoạn trên, bạn đã thấy rõ TT Thiệu, từ năm 1970, ngoài miệng lớn tiếng hô hào ”bốn không”, chỉ cốt để che đậy cho âm mưu thực hiện ”bốn có” của ông ta. Sau chuyến vào mật khu thương thuyết bất thành của Ng. N. Huy, ông Thiệu càng khua động khẩu hiệu ” bốn không” dữ dội hơn, ồn ào hơn. Hành động này, nếu đạt được phần nào kết quả tâm lý quần chúng ở các đô thị miền Nam, thì ngược lại nó rất phản tác dụng đối với phe CS và MTDTGPMN. Những người CS không thể nào tin được Thiệu. Cây cầu khỉ mỏng manh, chênh vênh giữa Thiệu và MTDTGPMN kể như đã gẫy.
Nhưng nơi đây tôi tưởng cần phải nhấn mạnh cho rõ: Chính hành động ”ĐI ĐÊM VỐI CS” kể trên cuả Thiệu và Huy đã thúc đẩy mạnh mẽ cho Dương Văn Minh và phe nhóm chánh trị mệnh danh ” thành phần thứ ba” ở miền Nam, sợ mất phần xôi thịt nôn nóng chạy theo bắt cẳng MTDTGPMN và CSBV. Dân chúng miền Nam bị chết kẹt cứng ngắc trong cảnh bị bán đứng này mà không thốt được một lời nào. Đau đớn ấy nay tôi phải nói to lên, nói hết ra cho hả dạ!!!
Bây giờ là lúc đến lượt Dương Văn Minh ra tay bắc lại cây cầu với phe MTDTGPMN. Kể từ năm 1973, Dương Văn Minh biết rõ âm mưu của Thiệu và Huy đi đêm với MTDTGPMN đã bất thành , nên ông ta khởi sự thổi phồng và đánh bóng lấy tổ chức ”thành phần thứ ba” do ông ta lập nên và qui tụ đủ mặt các loại chính khách xôi thịt, ăn cơm quốc gia thờ ma CS, và các hạng nhà tu ” mượn danh đạo tạo danh đời” của cả hai tôn giáo lớn ở miền Nam là Thiên Chúa giáo và Phật giáo... với hy vọng lớn lao sẽ thành công trong việc liên kết với MTDTGPMN.
Nơi đây, thiết tưởng ta cần phải lưu ý một điểm đặc biệt này: Kể từ khi chia đôi đất nước,1954, trong tất cả mọi biến cố chính trị, dù lớn dù nhỏ, ở miền Nam đều có sự ngấm ngầm hăm hở đua chen tham dự của một số tu sĩ TCG và tăng ni PG.Những nhà tu này chẳng khác nào mấy con linh cẩu, hoặc bầy kên kên, đánh hơi rất xa và rất chính xác nơi nào đang có thịt thối. Chính họ đã là nguyên nhân tiềm ẩn gây nên những đổ vỡ trầm trọng cho nền đệ nhất cộng hòa và tiếp tục thao túng nền đệ nhị CH cho đến ngày mất miền Nam...
Biết được như thế, ta sẽ không lấy gì làm ngạc nhiên khi thấy trong tổ chức ”HÒA HỢP HÒA GIẢI DÂN TỘC” (từ đây sẽ viết tắt:HHHGDT) thành hình từ năm 1973, đã có sự tham dự trục tiếp của một số tu sĩ TCG và PG. Tổ chức này ra đời đã khiến cho Ng.V. Thiệu nhận thấy nguy cơ trước mắt. Nếu tổ chức đó thành công, kết hợp được với MTDTGPMN, thì chắc chắn một lần nữa Dương Văn Minh sẽ cho Thiệu đi theo hai anh em ông Diệm. Bởi thế Thiệu đã đặc biệt quan tâm theo dõi, và canh chừng rất kỹ về mặt này. Thiệu ra lịnh cho các cơ quan an ninh phải triệt để bám sát và báo cáo cấp kỳ mọi hoạt động của tổ chức ”HHHGDT”.
Theo tôi biết, vào khoảng tháng 5 năm 1974, một mật báo viên đã thành công trong mục tiêu xâm nhập vào tổ chức HHGDT ở miền Tây, do linh mục Đại, cha xứ họ đạo Chợ Lách, đánh cắp được một tập tài liệu dầy 50 trang, ghi đầy đủ mọi chiết về bản cương lĩnh ”ỦY BAN HÒA HỢP HÒA GIẢI DÂN TỘC”, kèm theo cả bản nghị quyết của 3 thành phần miền Nam đã ký từ ngày 20 tháng 3.1973.
Bản nghị quyết này mang chữ ký tên của các ông: Vũ Văn Mẫu (đại diện cho Dương Văn Minh, phe chính phủ VNCH), Huỳnh Tấn Phát (đại diện cho Nguyễn Hữu Thọ, phe MTDTGPMN), và Phạm Văn Đồng (đại diện cho Tôn Đức Thắng, phe CSBV).
Nội dung bản nghị quyết này đặt trọng trách cho Dương Văn Minh, vàVũ Văn Mẫu phải tận dụng mọi khả năng để vận động lưỡng viện quốc hội bỏ phiếu truất quyền Nguyễn Văn Thiệu, và dành cho kỳ được quyền lãnh đạo về tay Dương Văn Minh.
Kèm theo bản nghị quyết còn có thêm một bản hiệp ước đại cương, tạm thời qui định những điều kiện đã thỏa thuận giữa ba bên, trong thời gian chuyển tiếp, trích lục gồm các chi tiết chính yếu đại khái như sau:
I.- Một chính phủ liên hiệp ra đời tại miền Nam để giải phóng dân tộc miền Nam khỏi bàn tay của đế quốc tư bản Mỹ. Ủy Ban HHHGDT gồm 3 thành phần tham dự được hoạt động song hành, trên căn bản bình đẳng, tự quyết, để kết hợp giải phóng miền Nam khỏi ách đế quốc Mỹ.
II.- Đại diện ba thành phần trong ủy ban ủy quyền cho ông Dương Văn Minh đứng ra thành lập chánh phủ 3 thành phần , gồm có:
1.- ỦY BAN LÃNH ĐẠO TỐI CAO:
Đồng chủ tịch: Dương Văn Minh (VNCH), Nguyễn Hữu Thọ( MTDTGPMN), Phạm Hùng ( BV).
2.- CHÁNH PHỦ BA THÀNH PHẦN:
Thủ tướng : Vũ Văn Mẫu (VNCH)
Phó thủ tướng: Huỳnh Tấn Phát (MTDTGPMN)
Phó thủ tướng: Võ Văn Kiệt ( BV)
Tổng trưởng Quốc Phòng: Trần Văn Trà (MTDTGPMN).(* một tài liệu khác do sách báo CSVN ấn hành lại thấy đề tên tướng Phú?).
TT Nội Vụ: Nguyễn Văn Linh (BV)
TT Tài Chính: Trương Như Tảng (MTDTGPMN)
TT Ngoại Giao: Nguyễn Thị Bình, Võ Đông Giang, Đinh Bá Thi ( BV& MTDTGPMN)
TT Thông Tin Tuyên Huấn: Trần Bạch Đằng( MTDTGPMN)
GHI CHÚ ĐAËC BIỆT CUẢ TÁC GIẢ: Căn cứ trên thành phần này cuả chánh phủ, ta thấy Dương Văn Minh đã ngầm trao trọn miền Nam cho CSBV và MTDTGPMN. Vì các bộ quan trọng đều nằm hết trong tay cuả CS !
Còn một số tổng, bộ khác dự trù cho các dân biểu, và chính khách, đại diện các tôn giáo gồm: Lý Chánh Trung, Lý Quý Chung, Ngô Công Đức, Kiều Mộng Thu, Trần Ngọc Châu, Ngô Bá Thành, Huỳnh Tấn Mẫm v.v...
3.- QUÂN ĐỘI:
Tổng tham mưu trưởng: Nguyễn Chánh Thi (?). (*) Ghi chú đặc biệt: Tên ông Thi, tôi chỉ ghi lại trung thực theo tài liệu.Nhưng trong lòng vẫn không khỏi thắc mắc rất nhiều.Vì lúc bấy giờ ông Thi đang lưu vong ở Mỹ. Nên nhớ ông Thi đã bị Thiệu-Kỳ lấy cớ cho ông Thi đi chữa bịnh... ”thối mũi”(!) để cưỡng bách ra khỏi VN từ năm 1965 ).
Tham mưu trưởng liên quân: Nguyễn Hữu Hạnh
Tham mưu phó: Nguyễn Thị Định , Vĩnh Lộc
4.- CỐ VẤN:
Trịnh Đình Thảo, Nguyễn Văn Huyền, Thích Trí Quang( PG miền Nam), Thích Trí Độ (PG miền Bắc), ni sư Huỳnh Liên, Thích Nhật Thiện, LM Chân Tín, LM Đại, LM Nguyễn Hữu Thanh ( chủ tịch ủy ban Bài Trừ Tham Nhũng)...
5.- VỊ TRÍ ĐÓNG QUÂN CỦA BA THÀNH PHẦN:
_Vùng trái độn, từ Bến Hải đến Quảng Ngãi, do quân đội của cả ba phe :VNCH, BV và MTDTGPMN kiểm soát hỗn hợp. Mỗi phe một sư đoàn.
_ Từ Qui Nhơn vào đến Phan Thiết, mỗi thành phần cung cấp 2 sư đoàn Bộ Binh. Các binh chủng liên hệ qui định sau.
_ Vùng Cao Nguyên, gồm các tỉnh: Ban Mê Thuột, Phú Bổn, Pleiku, Kontum , và Đà Lạt , là nơi đóng quân của MTDTGPMN.
_ Miền Tây Nam phần, gồm các tỉnh từ Bình Tuy đến Cà Mau, là địa điểm đóng quân của VNCH.
6.- Trên đây chỉ là sự phân chia vùng đóng quân tạm thời để chờ quyết định giải quân theo qui định của chính phủ ba thành phần.
Bản hiệp ước đại cương này ký ngày 3. 3. 73, tại thủ đô Hà Nội, có chữ ký của Vũ Văn mẫu, Phạm Văn Đồng và Huỳnh Tấn Phát.
Ngoài những văn kiện kể trên, người ta còn tìm thấy trong tập tài liệu này hai văn thư mang chữ ký của Dương Văn Minh trao đổi với chánh phủ Hà Nội, BV, về việc ủy nhiệm cho Vũ Văn Mẫu từ Pháp đi Hà Nội, trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến 20.4.73, để thảo luận và ký kết với Phạm Văn Đồng và đại diện của MTDTGPMN những thỏa hiệp cần thiết. Vẫn trong tập hồ sơ mật này, người ta còn khám phá thêm chuyến đi bí mật lần thứ nhì của Vũ Văn Mẫu sẽ đến Hà Nội nhằm ngày 11.12.1974. Vì chuyến đi này còn trong vòng dự trù, nên không thấy ghi chi tiết gì khác...
Sau khi đã đánh cắp được tập hồ sơ mật này của UBHHHGDT, nhân viên mật báo ấy chính là một sĩ quan cao cấp ngành An Ninh quân đội đã vội vàng làm copie thành 3 quyển, rồi tức tốc dùng trực thăng bay về Sài Gòn trao cho ANQĐ/ sở 4.
Căn cứ vào các chi tiết trong tài liệu kể trên, ta không còn lấy gì làm lạ khi thấy trong khoảng thời gian từ 1973 đến 1975, tình hình chính trị ở miền Nam đã sôi lên sùng sục mỗi ngày như ngọn núi hỏa diệm sơn. Phe Phật giáo thì gọi là Phật nạn để kêu gọi bá tánh xuống đường đòi thay đổi cấp lãnh đạo, đưa Dương Văn Minh và Vũ Văn Mẫu lên cầm quyền.Phe Thiên Chúa Giáo thì gọi là ”chống tham nhũng” để hô hào đòi lật đổ Thiệu. Tình hình miền Nam rối mù, đời sống hằng ngày ở thủ đô trở nên rối loạn. Trên chiến trường, quân CSBV và MTDTGPMN bành trướng tấn công khắp nơi với mục tiêu chiếm đất dành dân. Trên chính trường , trước diễn đàn thượng viện, Vũ Văn Mẫu tuyên bố công khai rằng ông tin tưởng các LM Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan, Nguyễn Bá Cẩn và các tăng ni trong nhóm ni sư Huỳnh Liên cùng với các dân biểu
đối lập sẽ kết hợp thành công để tạo áp lực cho thiệu phải rời bỏ quyền hành, nhường ghế Tổng Thống lại cho Dương Văn Minh.
Lúc này quân đồng minh đã rút hết, người Mỹ để mặc cho các tướng lãnh VNCH tự xoay xở lấy. Vì tai tiếng xấu xa, tồi tệ của giới tướng lãnh cầm quyền ở miền Nam đã vang lừng khắp năm châu bốn biển nên lúc này Quốc Hội Mỹ mới bắt đầu gây khó khăn, cắt giảm viện trợ.
Việc này chẳng khác nào màn tuồng tái diễn hồi chung kết cuộc chiến tranh Quốc – Cộng của Trung Hoa, giữa Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch, năm 1949. Căn bịnh hối lộ, tham nhũng , thối nát của chính quyền quốc gia đã trở nên trầm trọng , vô phương cứu chữa. Bao nhiêu tiền bạc, vật dụng, võ khí của đồng minh Anh-mỹ cung cấp cho chính quyền quốc gia đều lọt hết vào túi riêng của Khổng Tường Hi và Tống Tử Văn , là những tay chân bộ hạ , thân tín của Tưởng Giới Thạch.
Tuy nhiên giữa Tưởng Giới thạch và Nguyễn Văn Thiệu vẫn có một khác biệt rất rõ rệt.Trong khi đức tính liêm khiết và tinh thần phục vụ đất nước của Tưởng Giới Thạch không một ai có thể nghi ngờ, hay phủ nhận được; ngược lại Nguyễn Văn Thiệu là một kẻ nổi danh gian tham, hèn hạ và thối nát đến mức đáng khinh tởm. Cộng thêm vào đó còn có một đám tướng tá tay chân bộ hạ bẩn thỉu không kém, đáng kể nhất như: Trần Thiện Khiêm, Đặng Văn Quang, Đồng Văn Khuyên, Nguyễn Khắc Bình, Nguyễn Văn Toàn, Phạm Văn Đổng, Cao Văn Viên, Phạm Quốc Thuần, Nguyễn Vĩnh Nghi, Đỗ Kiến Nhiễu, Lê Văn Tư, Ngô Dzu, Vĩnh Lộc v.v...
Khi nhìn vào chữ ký của 3 thành phần trong bản nghị quyết này, ai là người chậm hiểu nhất cũng nhận ra ngay từ đây chế độ VNCH sẽ không còn một hy vọng nhỏ bé nào để tồn tại nữa. Nếu trước đây, Nguyễn N.Huy đã thành công thì chế độ VNCH cũng không sống được lâu hơn hai năm nữa. Bây giờ với bản nghị quyết này, cùng với bản hiệp ước đại cương kể trên, khi thực hiện, thì miền Nam sẽ biến từ màu vàng đến 90% đỏ. Chỉ còn lại 10% vàng.
Với kinh nghiệm thực tế đã từng ghi rõ nét bằng máu trong các trang lịch sử cận kim của dân tộc thì cũng chỉ vài năm sau là toàn bộ miền Nam sẽ bị xích hóa hoàn toàn!
Rõ ràng nhân dân miền Nam đã bị các tướng lãnh, chánh trị gia, các tu sĩ, tăng ni...coi như một món hàng đem bán đứng cho CS !
Đặng Văn Nhâm
|
|
|
Post by NhiHa on Aug 13, 2008 5:32:49 GMT 9
KIỂM ĐIỂM NHỮNG HÀNH ĐỘNG CẮM DÙI PHI PHÁP CÔNG THỔ VÀ TẬU MÃI BẤT ĐỘNG SẢN NGUY NGA ĐỒ SỘ CUẢ VỢ CHỒNG T.T. THIỆU
THIỆU ĐỔI CHỨC TỔNG TRƯỞNG TÀI CHÁNH CHO HÀ XUÂN TRỪNG LẤY MỘT BIỆT THỰ Ở THỤY SĨ LÀM NƠI ĐỂ GIAËT TIỀN.
TIỀN ĐÂU VỢ THIỆU ĐÃ TẬU LẠI MỘT BIỆT THỰ NGUY NGA ĐỒ SỘ ĐÁNG GIÁ HÀNG TRĂM TRIỆU CUẢ TÂY ĐỒN ĐIỀN TRÊN ĐƯỜNG CÔNG LÝ?
Đặng Văn Nhâm
Lời nói đầu.- Cho đến nay, sau 26 năm lưu vong, nhiều người VN vẫn còn như đang ngủ mê chưa tỉnh, không hiểu tại sao năm 1975 miền Nam đã bị mất vào tay quân CSBV cách quá dễ dàng như trò chơi con nít. Từ tổng thống, thủ tướng, đại nguyên soái một đạo hùng binh cả triệu quân dưới trướng chưa đánh một trận nào ra hồn đã hè nhau chạy như vịt ra ngoại quốc, để rồi vài năm sau lại tụ tập thành một băng đảng thổ phỉ núp dưới chiêu bài “về nước kháng chiến” dành chủ quyền trong tay CS. Chuyện cứ như tiếu lâm và trò đuà, thế mà lại được hưởng ứng nồng nhiệt và đã thu được bạc triệu để lập ra cả một hệ thống “phở kháng chiến tái, nạm, béo”!...
Vì thế câu hỏi “tại sao đã mất miền Nam” cho đến nay vẫn còn trơ trơ ra đó. Chẳng ai trả lời! Và năm nay, một lần nưã, nhân ngày 30.4., người VN lưu vong các nơi lại tụ tập tưởng niệm “NGÀY QUỐC HẬN”! Ba chữ “Ngày Quốc Hận” nghe ra có vẻ ngây ngô không ổn. Hận ai? Hận cái gì?
Hận nước mất nhà tan, gia đình, cha mẹ, vợ con, anh em ly tán. Hận vợ con đã bị hải tặc Thái hãm hiếp và quẳng thây xuống biển làm mồi nuôi cá. Hận quân CSBV xâm lăng đã trấn lột, đày đoạ đồng bào, cướp điền sản, nhà cưả, vợ con... Những cái hận vu vơ ấy nhiều lắm, kể sao cho xuể và kể mãi cũng không nguôi. Nhưng còn nỗi hận tích cực nhất, cụ thể nhất, tuyệt nhiên, từ 26 năm qua, tôi chẳng nghe một người nào nói đến. Đó là mối hận đối với những kẻ quyền cao chức trọng đã vì lòng tham, vì tư lợi cá nhân, bán đứng miền Nam và đồng bào cho CSBV, bây giờ vẫn đang tiếp tục sống phây phây ở hải ngoại. Trong số cũng chẳng một ai tỏ ra biết hận chính mình, hận mình đã quá hèn nhát, nhu nhược, và quá u mê đến nỗi bị thượng cấp, bị lãnh tụ, bị cha cố, sư thầy... lưà bịp trắng trợn suốt cả đời mà vẫn chưa tỉnh ngộ.
Nay, viết kể lại những điều này, chính tôi -tác giả- trước hết muốn biểu lộ cái hận cuả mình đối với chính mình, từ mấy chục năm qua đã thấy biết khá nhiều mà vẫn đành bó tay! Mong rằng nỗi hận này sẽ được một số bạn đọc cùng chia sẻ ... – ĐVN.
Khi vị hi vị thế chính trị đã vững chắc, vợ chồng Thiệu mới bắt đầu ra tay thực hiện các dịch vụ: Mua quan bán tước, tổ chức các đường dây chuyển ngân phi pháp, buôn lậu, phân chia các ranh giới buôn lậu, và các mặt hàng buôn lậu (kể cả bạch phiến, thuốc phiện, vàng...) cho bọn tướng tá đàn em, đem thân nhân gia tộc nội ngoại vào chính quyền và ban bố đặc ân, đặc quyền đặc lợi, như mẹ con Hoàng Đức Nhã / chị Sáu Huyết, Ngô Khắc Tĩnh (tổng trưởng văn hóa, giáo dục), Ngô Xuân Tích (chủ tịch Giám Sát Viện), rể cuả Ngô Xuân Tích, một đại úy công binh, tên Từ Bò Viên (vì xưa kia vốn bán bò viên) hiện đang cư ngụ ở Bolsa, Cali...Về phiá Nguyễn Thị Kim Anh thì có vợ chồng Nguyễn Xuân Nguyên/ Hảo Heo (em gái cuả Kim Anh v.v...
Điều khiển một kế hoạch tham nhũng lớn lao qui mô như thế, thử hỏi Thiệu còn đầu óc đâu và thì giờ đâu để mà lo chống Cộng?!
Để chứng minh cho những tội trạng này, tôi xin kể lần lượt các hành động thối nát, tham nhũng trắng trợn, động trời của Thiệu như: Đổi nhà lấy chức tổng trưởng, cắm đất cắm dùi kiểu thương phế binh, thủ đắc nhà cửa bất hợp pháp, buôn lậu ma túy, đầu cơ phân bón, xuất cảng vỏ đạn đồng, đầu cơ gạo, ăn chận gạo khẩu phần gạo của binh sĩ và của thương bệnh binh, đem bán cho VC, nhưng ồn ào nhất là “bệnh viện VÌ DÂN”. Nhiều chuyện đã bị ém nhẹm từ đầu, nhà báo nào tỏ ra am tường, hó hé nói ra nói vào, lập tức báo bị đóng cửa, và người làm báo bị cưỡng bách đi quân dịch, hoặc bị mưu sát. Nhưng cũng có vài vụ tham nhũng của Thiệu đã từng bị đem ra thượng viện chất vấn như mấy chuyện chiếm đoạt nhà cửa, công điền công thổ sau đây.
CHIẾM 3 CĂN TƯ DINH TRONG BỘ TỔNG THAM MƯU!
Căn bịnh tham nhũng, thối nát của ông Thiệu chẳng phải đợi đến ngày làm tổng thống mới bộc phát, mà thực ra nó đã mai phục sẵn trong huyết quản của chàng trung sĩ “partisan” thông dịch viên cho Tây từ lâu. Trước kia, khi chức còn thấp, quyền còn nhỏ, thì bắt gà, lùa vịt, hốt thóc... của dân. Theo thời gian thâm niên quân ngũ, chức càng cao, quyền càng lớn thì chụp giựt những món lớn hơn. Nơi đây, nếu tôi kể đủ các chuyện linh tinh thì vô số, vậy nên chỉ nhắm vào một số sự việc quan trọng, nổi bật, đã có nhiều người từng nghe nói đến, và có thể kiểm chứng được.
Ngay khi còn làm tư lệnh sư đoàn 5 BB, khoảng đầu thiệp niên 60, đại tá Nguyễn Văn Thiệu đã được chánh phủ cấp cho một căn nhà trong cư xá sĩ quan thuộc Bộ Tổng Tham Mưu, nằm trên đại lộ Võ Tánh, Phú Nhuận, cùng với nửa triệu đồng tiền mặt để tu bổ, và trang hoàng cho căn nhà thêm phần lộng lẫy tiện nghi, đúng theo qui chế dành cho giới sĩ quan cao cấp.
Đến năm 1966, được các tướng trong HĐ Quân Lực cử làm chủ tịch UBLĐQG (tương đương quốc trưởng), đương nhiên ông Thiệu đã được quyền đem vợ con thân quyến vào cư ngụ trong dinh Gia Long, rồi dinh Độc lập; đồng thời làm chủ các dinh số 1, số 2, số 3 và số 4, ở Vũng Tàu, Nha Trang, Đà Lạt và Ban Mê Thuột... Ngày xưa các dinh thự ấy đều của Tây hay của Bảo Đại để lại.
Tưởng rằng như thế đã quá đủ, chẳng dè ông Thiệu còn chưa thỏa lòng tham, đã lạm dụng chức quyền để chiếm thêm hai căn nhà nữa trong cư xá Bộ Tổng Tham Mưu, đồng thời tự động ra lịnh trích ngân sách quốc gia lấy thêm 30 triệu bạc mặt với lý do để tu bổ và trang hoàng cho hai căn nhà mới đó. Tuy vậy, Thiệu vẫn không chịu chi khoản tiền đó ra, mà lại triệu dụng cả một đại đội công binh, cùng một nhóm kỹ sư, giáo sư trang trí kiến trúc biệt phái đến làm việc riêng cho mấy căn nhà ấy cả tháng trời.
Thiệu chiếm ba căn nhà đó rồi tu bổ rất tốn kém, nhưng chỉ bỏ trống. Thế là quân đội lại phải nuôi báo cô thêm mấy ông ”lính kiểng” để coi nhà!
Nhưng bất công nhất là lúc bấy giờ có nhiều sĩ quan cấp tướng lại không có nhà, vợ con đông đúc phải sống chui rúc chật chội trong cư xá sĩ quan Chí Hòa. Nơi đây tôi muốn kể một trường hợp điển hình là tướng Nguyễn Văn Hiếu, một vị tướng trẻ, nổi tiếng thanh liêm thực sự, chứ không phải loại đồng, thau mạ vàng!
Vậy, câu hỏi đặt ra: Hành động chiếm 3 căn nhà làm của riêng, lạm dụng hàng chục triệu bạc của công quỹ, sử dụng cả một đại đội công binh vào việc cá nhân của ông Thiệu có phải là một trọng tội tham nhũng, hối mại quyền thế, biển thủ công quỹ quốc gia hay không?
THIỆU ĐUA ĐÒI THƯƠNG PHẾ BINH: CẮM DÙI CÔNG THỔ!
Chưa hết! Sau khi đã đắc cử tổng thống, một chức vụ do hiến pháp qui định, Thiệu càng tỏ ra tham lam, nhũng lạm nhiều hơn, với tầm vóc qui mô vĩ đại hơn. Lúc bấy giờ tư dinh và dinh thự của Thiệu đã nhiều đến nỗi rải hết người trong gia đình ra cư ngụ mỗi người một nơi cũng không đủ. Vậy mà Thiệu vẫn còn tham lam bành trướng thêm tài sản đất đai bằng cách chiếm đoạt phi pháp công thổ. Ông chiếm một thửa đất công thổ thuộc thị xã Đà Lạt, nằm kế bên bờ Hồ Xuân Hương, rộng đến hơn ba mẫu tây, tính theo thời giá lúc bấy giờ vào khoảng 60 triệu bạc VN (giá mỗi thước vuông rẻ mạt cũng phải 2.000 đồng!) để xây cất tư dinh và thiết lập hoa viên, dành làm nơi dưỡng nhàn sau này, khi chẳng may đã phải rời khỏi chính trường.
Khoảng đầu năm 1970, sau khi đã đẩy được Ng. Cao Kỳ vào thế ngồi chơi xơi nước rồi, và đã nắm vững được đại đa số dân biểu gia nô trong cả hai viện quốc hội, TT Thiệu tha hồ tung hoành. (chiếu hiến pháp, lưỡng viện quốc hội có quyền truất phế tổng thống, nhưng phải hội đủ đa số tuyệt đối, túc số 2 phần 3 tổng số dân biểu và nghị sĩ). Ông ta bắt đầu ra lịnh cho ty công chánh địa phương hợp tác với mấy đại đội công binh bị trưng dụng vào việc khai quang thửa đất mênh mông đó, với toàn bộ máy móc, xe ủi đất, hủ lô...Mọi chi phí săng, nhớt, vật liệu như: nhựa trải đường, đá sỏi, gạch, cát, vôi vữa v.v... đều do ngân sách bộ công chánh và ngành công binh của quân đội đài thọ. Trong họa đồ ông Thiệu muốn cái dinh thự ấy của riêng ông phải nằm giữa một hoa viên lộng lẫy, trồng đủ mọi thứ kỳ hoa dị thảo, xen kẽ giữa những lối mòn trải sỏi trắng tinh, dưới những hàng đèn kiểu điệu tân kỳ, ban đêm bật lên sáng choang, lộng lẫy, trứ danh hơn cả hoa viên của lâu đài Versaille ở Paris!
Trong khi Ng. Cao Kỳ đã chiếm được một thửa đất mênh mông thuộc công sản quốc gia, để lập rẫy, ở Khánh Dương, nằm giữa con đường đèo núi hiểm trở, nên thơ, nối liền Ban Mê Thuột với Nha Trang; thì Ng. V. Thiệu cũng dễ gì chiu thua sút. Ông Thiệu cũng ra tay chiếm thêm một sở đất rộng bao la nằm ngay sau trường đại học Đà Lạt.
Chưa đủ, ông Thiệu là tướng nên đời nào chịu thua mấy anh em thương phế binh. Mấy anh em này đã vì chiến đấu để bảo vệ “chính nghĩa quốc gia” nên bị sứt càng gẫy gọng phải đi xe lăn mà còn kéo nhau đi chiếm đất ”cắm dùi” được vô số đất ở đô thành, thì lẽ nào một ông tướng đường đường tổng thống cai trị mấy chục triệu dân, đi đến đâu đều có tiền hô hậu ủng, quân hầu đầy tớ chạy theo rật rật, đầy đường chật nẻo, lại chẳng lập được thành tích cắm dùi bảnh hơn thương phế binh ngàn lần sao?
Với tinh thần thi đua ”cắm dùi” đó, ông Thiệu đã cắm thêm mấy trăm mẫu đất nằm bên quốc lộ 1, gần Gia Rai, mấy trăm mẫu công thổ khác ở Long Khánh và trong tỉnh Gia Định. Những chỗ nào ông Thiệu đã ”cắm dùi” rồi, lập tức ra lịnh cho Thổ Công Binh ở thành Ông Năm dùng xe GMC chở ngay hàng trăm tấn cọc sắt và dây kẽm gai đến đó quây rào kín mít, để phòng ngừa phế binh nhào vô ăn vạ!
Chứng kiến các hoạt cảnh kể trên, nhiều khi tôi chợt cảm thấy mình đã may mắn vô song, được sinh ra làm kiếp người VN giữa thời buổi nhiễu nhương của đất nước, đã được chứng kiến những cảnh bi hài lịch sử cổ kim, Đông Tây hãn hữu: Từ ông tướng tổng thống, phó tổng thống, thủ tướng xuống đến hàng tướng tư lệänh quân khu, tướng tư lệnh sư đoàn, các ông tá tỉnh trưởng, quận trưởng...cũng đua nhau bòn rút, ăn cắp công quỹ, bớt xén khẩu phần gạo, củi của binh sĩ, ăn chận tiền tử tuất của vợ con binh sĩ tử trận, và đua nhau cạnh tranh ”cắm dùi” và với cả các đồng đội” huynh đệ chi binh” đã bị tàn phế, tật nguyền...
Rõ ràng là một thời kỳ đại loạn, cá mè một lứa, và nhà dột từ nóc dột xuống. Như vậy, thử hỏi làm sao miền Nam còn tồn tại nổi?
ĂN TIỀN LÍNH MA, BỨC HẠI QUẢ PHỤ CÔ NHI!
Viết đến đây, kiểm điểm lại những hành động tham lam, thối nát quá mức bẩn thỉu, hèn hạ của TT Thiệu và một số tướng lãnh tay chân đệ tử của ông ta, tôi không khỏi ngậm ngùi thương cho thân phận của những người lính chiến VNCH. Khi còn sống, phải chiến đấu gian khổ, họ được hưởng cái gì? Chẳng may khi nằm xuống, chết banh xác ngoài chiến trường, vợ con được hưởng cái gì ngoài cái túi ni lông đen chứa mảnh vụn xác chồng, để đem về mai táng?
Tôi còn biết, thậm chí nhiều quả phụ chồng đã tử trận cả sáu, bảy năm rồi mà vẫn không được lãnh một đồng xu tiền tử tuất cô nhi quả phụ. Bạn biết tại sao không?
Chỉ vì bọn tướng tá tham nhũng thối nát manh tâm ăn cướp cả cơm chim của vợ con binh sĩ đã tử trận mà ra. Họ không báo cáo tử trận, để ăn hai ba đầu tiền. Nếu có quả phụ nào theo dõi, đòi hỏi, khiếu nại, thì họ trả lời tỉnh bơ:” Chưa kiểm chứng được sự tử trận của chồng chị. Biết đâu chồng chị đã chẳng đào ngũ chạy theo VC? Vậy, hãy cứ chịu khó chờ kết quả cuộc điều tra...”.
Được trả lời giọng có vẻ hăm he “chồng đào ngũ chạy theo VC...” thử hỏi người đàn bà nghèo khổ, quê mùa, dốt nát, nào còn dám tiếp tục khiếu nại, đòi hỏi. Để rước vạ vào thân sao?!
Nếu có quả phụ nào đích thân đến tận nơi, tìm được hài cốt chồng, để đem về mai táng, thì các quan lớn nhỏ viện cớ còn phải chờ kết quả giảo nghiệm của quân đội!
Hành động tham nhũng, thối nát đó của một số tướng tá trong quân đội VNCH, không ngờ còn di hại cho gia đình của các cô nhi quả phụ dài dài mãi tới thời kỳ miền Nam đã lọt vào tay CSBV. Khi quân CSBV thực hiện chương trình bắt ngụy quân đi học tập cải tạo, bọn công an phường, khóm cứ chiếu theo “tờ khai gia đình” của chế độ cũ mà hạch hỏi truy lùng tên người đàn ông vắng mặt trong nhà. Nhiều quả phụ khai chồng đã tử trận, nhưng không xuất trình được giấy chứng minh quả phụ tử sĩ, nên đã bị công an theo dõi sát nút, trấn lột, bách hại, khổ sở vô cùng!
ĐỔI CHỨC TỔNG TRƯỞNG TÀI CHÁNH ĐỂ LẤY MỘT BIỆT THỰ SANG TRỌNG Ở THỤY SĨ.
Nhưng các vụ kể trên vẫn chưa khiến cho một số nghị sĩ trong TV phải đem vấn đề vào nghị trình để thảo luận. Riêng dân biểu Hạ Viện thì từ đầu đã “ngậm miệng ăn tiền”.
Chuyện chỉ bùng nổ trước TV, khi ông Thiệu đổi chức tổng trưởng tài chính lấy ngôi biệt thự sang trọng của Hà Xuân Trừng ở Thụy Sĩ và bà vợ là Nguyễn Thị Kim Anh ra mặt đứng tên mua lại sở đất lớn rộng gồm tất cả nhà cửa xây cất trên đó của đồn điền cao su Đất Đỏ (Plantation des Terres Rouges), tọa lạc trên đường Công Lý với giá trên 98 triệu đồng.
Hai chuyện động trời này không mấy người biết cặn kẽ, vì đã bị Thiệu và đám gia nô bưng bít ngay từ đầu. Sở dĩ tôi biết được rành mạch là vì tôi có một số nghị sĩ thân hữu nằm trong uỷ ban điều tra hai vụ ấy.
Trước hết là vụ đổi chác chiếc ghế tổng trưởng tài chính lấy một biệt thự ở Thụy Sĩ. Vụ này đã do TNS Trần Ngọc Nhuận nêu lên trong nghị trình và mời TT Thiệu ra điều trần. Lúc bấy giờ vào khoảng năm 1968 -1969, lúc cuộc hòa đàm ở Ba Lê mới khởi diễn, Thiệu được đàn em tâu hót cho biết Hà Xuân Trừng đang có một ngôi biệt thự lớn rộng sang trọng, nằm ngay bên cạnh hồ Léman, không cách xa trụ sở Hội Quốc Liên bao nhiêu. Ngôi biệt thự đó trị giá lúc bấy giờ vào khoảng 300.000 Mỹ Kim. Được biết lúc bấy giờ Hà Xuân Trừng là một sinh viên mới ra trường, còn rất trẻ chỉ khoảng ngoài hai mươi tuổi, chưa từng làm việc gì bao giờ. Hà Xuân Trừng là em ruột của Hà Xuân Du (hiện đang cư ngụ tại Mỹ), đồng thời cũng là anh em cột chèo của Nguyễn Cao Thăng, người TCG Phú Cam. Nếu tôi nhớ không lầm Hà Xuân Trừng đã lấy một người em gái út trong gia đình nhà vợ của Nguyễn Cao Thăng.
Vợ chồng Thiệu biết thế liền nổi máu tham. Vả lại Thụy Sĩ vốn là nơi Kim Anh thường xuyên trú ngụ, có khi lâu hàng tháng trời (xin xem lại BMHTCT, quyển I) để thực hiện các dịch vụ chuyển ngân phi pháp trong thời gian Thiệu cầm quyền, nên Thiệu đã lập tức cho gọi Hà Xuân Trừng về VN. Trong cuộc gặp gỡ nhanh chóng, Thiệu đã đặt thẳng vấn đề mua bán đổi chác với Trừng:
_ “Hiện nay chính phủ cần có một cơ sở ở Genève để tiện việc qua lại, cưu trú, hầu theo dõi các vụ thương thuyết, vậy anh hãy sang nhượng lại ngôi biệt thự đó cho chánh phủ. Bù lại tôi sẽ mời anh về nước đảm nhiệm chức vụ tổng trưởng tài chính. Như thế anh vừa có cơ hội ”giúp nước” lại vẫn được hưởng các quyền lợi thuộc qui chế tổng trưởng trong chính phủ. Nghĩa là anh có tư dinh, có công xa, và đầy đủ gia nhân phục dịch và tài xế...”
Cuộc thương lượng đổi chác diễn ra rất nhanh chóng. Thế là ngôi biệt thự bên bờ hồ Léman phút chốc đã trở thành của tư hữu của vợ chồng Ng. Văn Thiệu. Còn Hà Xuân Trừng chắc cũng dư biết chiếc ghế tổng trưởng chẳng lâu bền gì, nên cũng vội vàng nhanh tay quơ hốt một mớ rồi dông thẳng...
Hôm đó Thiệu đã không chịu ra điều trần trước TV, mà cử Ng. Cao Thăng đại diện. Dù vậy, nghị sĩ Trần Ngọc Nhuận vẫn nêu lên những câu chất vấn thật gắt gao, xoay quanh chủ điểm: Tổng thống lấy tiền đâu ra mà nhiều thế? Theo luật hối đoái và quan thuế, không một ai được phép chuyển ngân ra ngoại quốc. Vậy, TT Thiệu làm cách nào để chuyển được số tiền khổng lồ đến 300 ngàn Mỹ Kim ra ngoại quốc để mua lại ngôi biệt thự của Hà Xuân Trừng?
Nhưng câu chất vấn độc địa nhất của TNS Trần Ngọc Nhuận đã khiến cả nghị trường phải lo ngại là: ”Tại sao TT lại bổ nhiệm một người, mới trên 20 tuổi, chưa từng có một thành tích hoạt động nào giữ chức tổng trưởng tài chính ?”
Bị hạch dữ quá, Ng. Cao Thăng đành ngồi im ứ hự. Cuối cùng, Ng. Cao Thăng đã phải nheo mắt ngầm ra hiệu cho Trần Ngọc Nhuận hạ bớt cường độ tấn công. Khi ra ngoài, Ng. Cao Thăng đã vỗ vai T. N. Nhuận nói nhỏ: ”Thôi toa nói như thế là đủ rồi. Đừng nói thêm nữa xấu cả chế độ!”. Hôm sau, Ng. Văn Thiệu liền mời riêng các TNS Trần Văn Đôn, Trần Văn Lắm, Nguyễn Văn Huyền và Đặng Văn Sung... vào dinh Độc Lập đãi đằng ăn nhậu, để trình bày “giải độc” vấn đề mới êm.
TẬU BIỆT THỰ NGUY NGA ĐỒ SỘ CUẢ TÂY ĐỒN ĐIỀN...
Bây giờ trở lại những hành động tham ô trắng trợn quá đáng của Thiệu. Ai cũng biết ông bà Thiệu chỉ có hai người con, một trai một gái. Không kể người con trai tư sinh của ông Thiệu với bà Cyrnos Trần Thị Kim Anh, ở Vũng Tàu. Người con gái lớn đã kết duyên với một người con trai của ”Lã Bất Vi tân thời” Nguyễn Tấn Trung, tổng giám đốc hãng hàng không ”AIR VN”. Ông bà Thiệu còn một người con trai nhỏ.
Trong thời gian quân Mỹ rục rịch rút quân theo chương trình ”Việt Nam hóa chiến tranh”, ông Thiệu đã đứng ra tậu cho cậu quí tử này một biệt thự lớn lao, đồ sộ trị giá đến trên 40 triệu bạc thời bấy giờ, làm nơi thỉnh thoảng đú đởn với bạn bè, và ra vào chơi bời cho thoải mái!...Chuyện này đã gây sôn sao dư luận. Nhiều người đã đặt câu hỏi: ”Ông Thiệu làm gì mà có nhiều tiền mau đến thế? ”.
Vụ kế tiếp là Ng. Thị Kim Anh đứng tên tậu mãi bất động sản của đồn điền Đất Đỏ. Từ vụ này mới đẻ ra vu “đầu cơ phân bón Hải Long” do Nguyễn Xuân Nguyên, chồng một người em gái của Ng. Thị Kim Anh, tên Hảo, mà trong gia đình thường kêu thứ là: Cô Tám. Ngoài ra, thiên hạ và bạn bè còn gọi là: Hảo Heo. Vì cô Hảo chẳng những đen điu, xấu xí, lại phì nộn, ụt ịt như con heo.
Tuy Nguyễn Xuân Nguyên thừa biết chuyện riêng tư giữa vợ với người anh em cột chèo là TT Thiệu, nhưng Nguyên vẫn giả vờ đóng tuồng như người ”có tây học” văn minh, chịu chơi, coi chuyện thân mật giữa vợ với anh rể chỉ là chuyện “tây đầm” thường tình.
Song le thực tế ai cũng biết, Nguyễn Xuân Nguyên là kẻ đang giữ ”tay hòm chìa khóa” một tài sản khổng lồ do vợ chồng Thiệu đã ăn cắp và bóc lột được của tài sản quốc gia và dân chúng, nên dại gì đánh đổi với hai chữ ”tiết trinh” mong manh chỉ cần một lon nước đủ rửa sạch của vợ!
Bất động sản lớn rộng này nằm trên đường Công Lý, trị giá đến 98 triệu đồng. Vào khoảng đầu thập niên 70, lúc quân Mỹ còn đóng tại VN, số tiền ấy là một tài sản kếch xù mấy ai có được. Số tiền này đã do Nguyễn Xuân Nguyên, với tư cách chủ tịch “công ty phân bón Hải Long” ký chi phiếu trả cho Tây chủ đồn điền Đất Đỏ.
Trong quần chúng, kể cả báo giới, không mấy ai biết vụ này.Vì vợ chồng Thiệu cố tránh tiếng, chỉ để cho Nguyễn Xuân Nguyên đứng ra giao dịch từ đầu đến cuối. Nhưng kẹt một nỗi, vợ chồng Thiệu đã gian mà không ngoan. Khi làm giấy tờ trước bạ, đăng ký sang tên tân sở hữu chủ, lúc đó cái tên Nguyễn Thị Kim Anh, đệ nhất phu nhân, mới lòi ra chình ình trên giấy trắng mực đen, đập vào mắt một số người háo sự. Từ đó người ta mới thắc mắc đặt vấn đề: Thiệu mới lên ngôi tổng thống vỏn vẹn có 3 năm, nội tiền tậu mãi mấy ngôi biệt thự kể trên tính sơ sơ cũng đã lên đến trên trăm triệu rồi.Vậy, Thiệu lấy tiền đâu ra mà nhiều đến thế?
Ngoài ra, giới am tường về sinh hoạt kinh tế, tài chính ở Sài Gòn cũng nêu lên những thắc mắc quan trọng đáng kể như:
_ Khi tậu mãi những bất động sản lớn lao như thế, vợ chồng Thiệu có đóng trước bạ theo luật định của quốc gia không ? – Câu trả lời chắc chắn là: Không!
_ Thiệu có đặc cách cho phép các ngoại kiều bán nhà cho vợ chồng Thiệu được chuyển ngân những ngân khoản kếch xù đó về nước không?
Câu trả lời chắc chắn là: Có!
Vì nếu không được chuyển ngân, chẳng một ngoại kiều nào dại dột bán những biệt thự đó cho vợ chồng Thiệu!
GHI CHÚ THÊM CUẢ TÁC GIẢ: Bạn đọc muốn biết thêm vụ ”công ty phân bón Hải Long”, trong đó có phần can dự trực tiếp cuả vợ chồng Nguyễn Văn Thiệu, đã bị đem ra phơi bày trước diễn đàn Thượng Viện, và kết quả như thế nào xin đọc BMHTCTMN, quyển 3.
Ngoài ra, để cho dư luận được sáng tỏ, và nỗi ưng/ oan cuả ông bà Thiệu được giãi bày công khai, lúc nào tôi cũng sẵn sàng được đón nhận những lời thanh minh hay cải chính cuả ông bà. Mới đây, tôi được cựu TT Nguyễn Chánh Thi và một số bằng hữu cựu sĩ quan cao cấp tị nạn ở miền Đông HK cho biết, hiện ông Thiệu đang cư ngụ ở Boston, sống chung với bà cựu dân biểu Diệp, một trong số vợ cũ cuả ông Ng. Cao Thăng.Vậy, chắc ông Thiệu còn dư sức và đủ tỉnh táo để nói lên ”sự thực” trong các vụ tôi nêu trên cho đồng bào tường lãm.
Đặng Văn Nhâm
(Trích BMHTCTMN, quyển 3, đã phát hành khắp nơi)
|
|
|
Post by NhiHa on Aug 13, 2008 5:35:59 GMT 9
ĐÂY, VỢ CHỒNG T.T. THIỆU VÀ THÂN TỘC NỘI NGOẠI TRONG CÁC VỤ ĐẦU CƠ PHÂN BÓN, ĐẦU CƠ GẠO VÀ BÁN GẠO CHO VIỆT CỘNG!
CÔNG TY HẢI LONG ĐỘC QUYỀN NHẬP CẢNG PHÂN BÓN CỦA NGUYỄN XUÂN NGUYÊN, ANH EM CỘT CHÈO CỦA THIỆU, ĐÃ LŨNG ĐOẠN NỀN KINH TẾ QUỐC GIA NHƯ THẾ NÀO? TẠI SAO UỶ BAN ĐIỀU TRA CỦA THƯỢNG VIỆN DO NGHỊ SĨ TRẦN TRUNG DUNG LÀM CHỦ TỊCH, ĐÀNH PHẢI BỎ CUỘC?
CHỊ SÁU HUYẾT, MẸ CỦA HOÀNG ĐỨC NHÃ, THÂN TỘC CỦA THIỆU ĐÃ CẤU KẾT VỐI PHẠM SANH ĐÃ ĐẦU CƠ GẠO VÀ BÁN VÀO MẬT KHU CHO VIỆT CỘNG, TRONG VÒNG TAY BAO CHE CỦA THIỆU ĐÃ KHIẾN DÂN CHÚNG MIỀN TRUNG BỊ LÂM CẢNH ĐÓI KHÁT NHƯ THẾ NÀO?
Đặng Văn Nhâm
Lời tác giả.- Nhân vụ cựu trung tá THH em gộc chèo của cựu tướng Huỳnh Văn Cao, mượn cớ “bảo vệ danh dự quân đội” để trổ ngón võ phu, hăm doạ ông chủ nhiệm báo Đại Chúng trong một bữa tiệc cưới ở Maryland, chiều ngày 19.5.01, chúng tôi tiếp tục công bố thêm hồ sơ tội ác này của cựu TT Nguyễn Văn Thiệu đối với dân tộc VN, để đồng bào tùy nghi phán xét, và cũng sẵn sàng chờ đón lời thanh minh hay cải chính của ông Thiệu cho dư luận được thêm phần sáng tỏ. Nên biết những tài liệu và dữ kiện tôi kể nơi đây đều xác thực 100% do chính các thượng nghị sĩ trong ủy ban điều tra cung cấp và đã được kiểm chứng kỹ lưỡng với băng thâu âm cuộc đàm thoại giữa tác giả với một TNS hiện nay còn sống ở HK về vấn đề này.
Vậy, xin mời ông H đọc và cho ý kiến xem chúng tôi đã bôi nhọ quân đội ở chỗ nào. Ngoài ra, đến số báo tới chúng tôi buộc lòng phải tạm ngưng loạt bài về cựu TT Thiệu, để viết về cựu tướng kiêm nghị sĩ Huỳnh Văn Cao, để cho ông H và anh gộc chèo có dịp soi gương mà nhận diện lấy mình! Chúng tôi cũng sẵn sàng đón nhận cả những lời cải chính của tướng Cao, nếu có. - ĐVN
TRÁCH NHIỆM CỦA TÁC GIẢ.
Là tác giả cuả các bài đã đăng trên báo Đại Chúng, đã được ông H. nêu lên như một nguyên cớ chủ yếu để ông ta hạ nhục và hăm doạ ông HT trong bữa tiệc cưới kể trên , tôi nhận thấy có trách nhiệm cuả mình. Bởi thế, tôi cần phải minh xác trước dư luận và độc giả đồng bào một số vấn đề như sau:
_ Tôi trách nhiệm hoàn toàn về tất cả những gì tôi đã viết trong 3 quyển “BÍ MẬT HẬU TRƯỜNG CHÁNH TRỊ MIỀN NAM” (quyển 1, 2, 3 đã phát hành) cùng những bài báo tôi đã đăng trên báo Đại Chúng. Ai muốn chửi bới, hăm doạ hành hung xin cứ nhắm tôi mà làm. Tôi không bao giờ muốn di lụy cho một ai khác.
_ Trong sách và trên báo này, đã nhiều lần tôi kêu gọi quí vị tướng tá lãnh đạo tối cao của miền Nam (dĩ nhiên trong đó gồm cả chánh phủ, thủ tướng, các tổng bộ trưởng, lưỡng viện quốc hội, giám sát viện, ngành tư pháp, cảnh sát công an, không chỉ cứ quân đội...) nếu nhận thấy có điều gì sơ xuất hoặc thiếu chính xác, cần phải bổ chính, tôi sẽ xin đăng tải vào trong sách ngay kỳ tái bản, và trên báo Đại Chúng trong số phát hành gần nhất.
_ Tôi cũng đã từng kêu gọi quí vị tướng lãnh cao cấp, trách nhiệm trong vụ làm mất miền Nam vào tay quân CSBV vào tháng tư năm 1975, hãy tổ chức một cuộc hội thảo luân lưu khắp nơi có sự hiện diện cuả người VN tị nạn để mổ xẻ nguyên nhân cốt lõi cuả vấn đề “VÌ SAO MIỀN NAM ĐÃ BỊ MẤT VÀO TAY CSBV CÁCH QUÁ DỄ DÀNG”, đồng thời cũng từ đó mà định công luận tội một cách xác đáng những kẻ oan người ưng trong đại tội làm mất miền Nam cách cực kỳ hèn hạ và nhục nhã chưa hề xảy ra trong lịch sử chiến tranh cuả nhân loại.
_ Các vị tướng ấy hãy chịu khó nhìn sang các dân tộc cùng cảnh ngộ như Nam Hàn và Đài Loan cho đến nay ngày càng bền vững và trù phú, trong vòng tay che chở của các chánh phủ Mỹ, người VN lưu vong không khỏi ngạc nhiên đặt câu hỏi: “Tại sao, vì lý do gì mà năm 1975, người Mỹ đành phải bỏ rơi miền Nam cho quân CSBV xâm lăng? Tại quần chúng? Binh sĩ? Hay tại giới tướng lãnh cầm quyền cai trị đất nước?”
Những câu hỏi này, những vấn nạn ấy, theo tôi đáng lẽ phải do chính những người đã từng được hưởng lương cao bổng hậu, ăn trên ngồi trước trên đầu trên cổ dân hàng mấy chục năm trời ở trong nước, thậm chí cho đến bây giờ ở hải ngoại vẫn hãy còn tụ tập tự xưng là “quân đội” với chủ đích tiềp tục “làm cha quốc gia” cuả những người lưu vong, phải tự nêu lên với nhau để trả lời cho quần chúng và lịch sử biết. Nhưng lạ lùng thay chẳng một ai bận tâm bàn bạc đến việc đó.
Đặng Văn Nhâm
THIỆU VÀ VỤ ĐẦU CƠ PHÂN BÓN CỦA CÔNG TY HẢI LONG
Ngay sau khi vưà nhậm chức tổng thống chưa được bao lâu dư luận quần chúng ở Sài Gòn đã trở nên sôi nổi về vụ đầu cơ phân bón của công ty Hải Long do nguyễn Xuân Nguyên, một người anh em cột chèo của TT Thiệu, đứng tên làm chủ tịch. Chuyện này đã mau chóng lan rộng ồn ào trong báo giới vì hành vi phách lối, và ngồi chồm hổm lên luật pháp quốc gia của Nguyễn Xuân Nguyên. Vì thế vụ đầu cơ phân bón của công ty Hải Long đã khiến cho một số dân biểu và nghị sĩ đối lập phải đặc biệt quan tâm điều tra. Từ đó người ta phanh phui thêm ra đường dây “đầu cơ gạo và phân bón đi đôi với nhau” đã hoạt động mạnh mẽ từ nhiều năm qua, dưới cái dù che chở an toàn của vợ chồng Nguyễn Văn Thiệu. Người đứng đầu trong ngành này là Nguyễn Xuân Nguyên cùng với sự hợp tác của một số dân biểu, nghị sĩ gia nô và hầu hết các tỉnh, quận trưởng trên toàn quốc.
Đây là nguyên nhân chính của tình trạng thiếu gạo và thiếu phân bón trầm trọng ở miền Nam, nhất là tại các tỉnh miền Trung, nhiều nơi dân chúng đã phải ăn cơm độn với khoai, sắn và bắp... suốt mấy năm kể từ sau khi các tướng lãnh lập ra HĐQL và UBLĐQG do Nguyễn Văn Thiệu làm chủ tịch (1965), kéo dài liên miên mãi cho đến ngày miền Nam sụp đổ.
Hành động tham nhũng trong lãnh vực phân bón và gạo của Thiệu đã tạo nên một ảnh hưởng vô cùng lớn rộng trên toàn quốc. Bọn gian thương được vợ chồng Thiệu che chở đầu cơ phân bón, đã khiến giá phân bón lên cao gấp ba, bốn lần giá bình thường. Giá phân bón cao, giá lúa cũng lên cao. Tức nhiên giá gạo cũng tăng vọt. Cùng một lúc, nhà nông không đủ khả năng mua phân bón, lúa Thần Nông không phân bón chết rũ, khiến mức sản xuất lúa, gạo bị giảm sút. Lập tức gian thương lợi dụng thời cơ nhảy vào tích trữ lúa gạo, gây nên tình trạng thiếu thốn đói khổ chung trong quần chúng. Thê thảm nhất là giới dân thường, lam lũ, lính tráng nghèo đói, vợ con nheo nhóc.
Trước tầm ảnh hưởng lớn lao như thế đám “hạc gỗ” trong Thượng, Hạ Viện biết không thể nào tiếp tục làm ngơ được nữa, bất đắc dĩ phải lập ra một ủy ban điều tra, nhắm mục đích trấn an dư luận và “xả xú báp”. Vì sợ bình hơi căng quá sẽ nổ banh chết chùm cả đám!
Nhưng, thành phần của Ủy Ban Điều Tra Đặc Biệt này lại gồm hầu hết là các nghị sĩ thân chính, đúng ra phải nói cho sát nghĩa hơn là “gia nô”, đặt dưới quyền điều động của ông Trần Trung Dung, một nhân vật chính trị tương đối có úy tín trong quần chúng.
Sau mấy tháng điều tra, ủy ban đã không thể nào ém nhẹm được vài trò “thủ phạm đầu cơ phân bón và lúa gạo” của Nguyễn Xuân Nguyên, chủ tịch công ty phân bón Hải Long, người đã ký chi phiếu 98 triệu đồng trả cho tây đồn điền Đất Đỏ, để mua lại bất động sản cho bà Thiệu. Đến lúc này, TT Thiệu cũng tự biết không thể bưng bít được sự thật đã hiện ra sờ sờ trước mắt nhiều người, nên đã mời Ủy Ban Điều Tra vào dinh Độc Lập, khoản đãi một bữa ăn, đồng thời yêu cầu ủy ban đem toàn bộ hồ sơ vụ “đầu cơ phân bón của công ty Hải Long” cho ông ta xem.
Sau khi liếc sơ qua tập hồ sơ, Thiệu liền giữ chịt lấy luôn, rồi quay sang các nghị sĩ trong ủy ban lạnh lùng bảo: “Thôi, xin các ông đừng làm khó dễ ‘công ty của chúng tôi’ nữa!”
Chỉ nội một câu ”công ty của chúng tôi” cũng chứng tỏ rõ ràng Thiệu đã vi phạm hiến pháp rất nặng nề, ngoài đại tội tham nhũng, tiếp tay với gian thương đầu cơ phân bón, làm lũng đoạn nền kinh tế quốc gia. Bởi căn cứ trên hiến pháp, điều 68, tổng thống không được quyền kiêm nhiệm bất kỳ một chức vụ nào trong lãnh vực tư, dù có thù lao hay không.
Thế nhưng các nghị sĩ trong ủy ban điều tra(UBĐT) đành im lặng, tiu nghỉu ra về tay không.
Được báo chí và một số đồng viện hỏi đến, NS Trần Trung Dung, chủ tịch UBĐT, đành lúng túng tuyên bố, vì lý do cần phải điều tra bổ túc, nên xin hoãn thêm một tháng nữa. Nhưng sự thực, đó chỉ một kế kéo dài thời gian để ủy ban lập lại một hồ sơ khác, sau khi đã cẩn thận xóa bỏ tất cả những chi tiết nào đề cập đến mấy chữ ”công ty phân bón Hải Long”.
Về phần Nguyễn Xuân Nguyên, biết rằng mình đã đương nhiên trở thành một kẻ quyền uy tột đỉnh, đến mức ”bất khả xâm phạm” trước pháp luật, nên khi nhận được giấy mời chất vấn của UBĐT thượng viện, hắn chỉ cười khì rồi vò nát, ném vào thùng rác. Thế là xong!
THIỆU VÀ VỤ ĐẦU CƠ GẠO, BÁN GẠO CHO V.C.
Vấn đề gạo, mới nghe qua tưởng chừng như chẳng có gì bí ẩn và phức tạp cho lắm. Nhưng thực ra, khi đi sâu vào vấn đề gạo ở miền Nam, ta mới thấy đó là cả một mê hồn trận, với những bát quái đồ bày la liệt khắp nơi. Bởi đây là vấn đề sinh tử của nhiều phe phái: Trước hết là phe tham nhũng, thối nát do vợ chồng Thiệu và thân nhân chủ trì. Phe đối thủ cường lực đáng sợ nhất là Việt Cộng, vì gạo là sự sống chết của cả một đạo quân xâm lăng từ miền Bắc vào Nam. Phe thứ ba là bọn gian thương, lợi dụng thời cơ trục lợi. Phe này không đáng kể. Nhưng lại gây nhiễu hại cho quần chúng vô cùng.
Theo tôi biết, dưới thời đệ nhất CH, miền Trung không bao giờ thiếu gạo, đến nỗi khiến cho dân các vùng quê xa xôi hẻo lánh bị đói hay phải ăn độn ngô, khoai, sắn v.v... Trong thời gian đó, tôi biết viên chức kinh tế các ty kinh tế tỉnh và cùng đều có khả năng theo dõi số lượng gạo sản xuất và cung cấp trong mỗi địa phương căn cứ trên chứng chỉ điền thổ, dân số trong vùng, số lượng phân bón tiêu thụ v.v...
Nhưng đến thời các tướng tá ”làm cách mạng”, tình hình kinh tế ngày càng rối loạn. Chính quyền trung ương không điều nghiên, không kế sách. Nhân sự từ bộ phủ đến địa phương toàn một lũ mèo “bắt chuột không hay chỉ hay ỉa bếp”, hành động quan liêu, lười biếng, hèn nhát, song ăn cắp vặt và ăn hối lộ thì rất tài tình, nhanh như chớp. Đó là mầm mống khiến cho bọn gian thương lộng hành, vì đã được chính quyền yểm trợ. Mặt khác, tình hình chiến sự ngày càng tở nên nguy kịch, quân CSBV lũ lượt kéo vào Nam, tạo nên những mật khu lớn rộng với hỏa lực dồi dào, yểm trợ cho các lực lượng VC nằm vùng và du kích địa phương đánh phá lung tung khắp nơi. Các tướng tá miền Nam không đủ khả năng đối phó. Nếu không có trên nửa triệu quân đồng minh đổ bộ vào VN từ 1965, chắc chắn miền Nam đã rơi vào tay CSBV từ lâu lắm rồi!
Đến thời kỳ Nguyễn Văn Thiệu lên cầm quyền, tình hình miền Nam trở nên cực kỳ đen tối. Một phần lớn do hành động tham nhũng, thối nát của cá nhân Thiệu và gia đình hai vợ chồng Thiệu/ Kim Anh, cộng thêm hành động tham nhũng, thối nát của cả tập đoàn lãnh đạo trong dinh Độc Lập, phủ Thủ Tướng, bộ Tổng Tham Mưu. Các cơ chế lập pháp, tư pháp, vì bị mua chuộc bằng tiền bạc, nên đã trở thành những món đồ trang trí cho chế độ, và làm công cụ cho Thiệu. Xuống đến các địa phương, từ hàng tỉnh trưởng, quận trưởng, trưởng ty v.v... trên toàn quốc, đều hành động giống nhau như rập khuôn, lạm quyền, ăn cắp công quỹ, sách nhiễu dân chúng, bao che các hoạt động phi pháp, buôn lậu, bán gạo, bán thuốc trụ sinh cho VC, hợp tác với gian thương, nuôi lính ma, lính kiểng v.v...
Trong khi đó, vì lý do sinh tồn, quân CSBV phải đạt cho kỳ được mục tiêu sống chết là thu mua gạo bằng mọi giá, để nuôi quân. Hơn ai hết, quân CSBV đã nhận thấy: Một khẩu súng tối tân nằm trong tay một thằng lính chết đói chẳng khác nào một que củi!
Hành động triệt để thu mua gạo ở miền Nam của quân CS chẳng những do tình thế bức bách mà còn rất phù hợp với “Binh Pháp” của Tôn Tử. Trong thiên “Tác Chiến”, Tôn Tử viết:
_ Tào Công rằng: “Binh giáp chiến cụ dùng của trong nước, lương thực thì lấy của bên địch.”
_ Trương Dự rằng: “Khí dụng lấy của trong nước vì vật nhẹ dễ đem. Lương thực lấy của bên địch vì thóc nặng khó chở. Nay nghìn dặm mang lương thực thì quân có vẻ đói, cho nên lấy lương của bên địch thì sẽ được đủ ăn...”
_ Mai Nghiêu Thần nói: “Cho nên viên tướng trí năng cốt tìm cách ăn của bên địch, ăn của bên địch một chung thì đỡ cho mình được 20 chung...”
_ Trương Dự rằng: “Nghìn dăm mang lương, tốn 20 chung và thạch mới được 1 chung và thạch đến nơi quân đóng.Nếu càng hiểm trở thì chẳng những thế, cho nên nhà Tần đi đánh Hung Nô, đem 30 chung đến nơi chỉ còn 1 thạch!”...
Như vậy, đáng lẽ các tướng tá lãnh đạo miền Nam phải tìm mọi biện pháp ngăn chận hiệu quả việc bán gạo vào mật khu cho VC, tức là đánh thẳng vào nhược điểm quan yếu nhất của địch, khiến cho địch mất khả năng chiến đấu. Ngược lại, các tướng tá miền Nam lại hiệp đồng với gian thương chuyên chở gạo đến tận nơi thu mua cho địch. Thậm chí có tướng còn để cho vợ lẽ trực tiếp đứng ra điều hành dịch vụ bán gạo vào mật khu cho MTDTGPMN, để kiếm lời. [Tên tuổi vợ chồng vị tướng này bạn đọc sẽ tìm thấy trong sách BMHTCTMN, các quyển 1,2,3 đã phát hành khắp nơi].
Bây giờ tôi trở lại thảm cảnh thiếu thốn, đói rách của dân chúng miền Nam dưới thời Ng.V. Thiệu làm tổng thống. Tình trạng trầm trọng đáng kể nhất bắt đầu từ lúc quân Mỹ và đồng minh chuẩn bị rút lui, theo chương trình “Việt Nam hóa chiến tranh”. Các giới bình dân lao động và binh sĩ đồng lương thấp kém, ít oi, không bắt kịp với đà vật giá mỗi ngày tăng vọt không ngừng.
Lúc đó, đời sống người dân thành thị còn tương đối dễ chịu. Nhưng đại đa số dân chúng miền quê, ở các vùng xa xôi hẻo lánh của miền Trung, ngày càng bi đát, đến mức gần như tuyệt vọng. Những ai đã từng ra Trung, thăm dân cho biết sự tình trong thời kỳ ấy, chắc chắn đều phải biết nhu cầu vô cùng cần thiết cho sự sinh tồn hằng ngày của họ là: GẠO!
Nhiều gia đình ở nông thôn miền Trung đã phải ăn cả rau dại, củ chuối, củ năng... để cầm hơi sống qua ngày. Nguyên nhân chỉ tại phân bón bị đầu cơ, khiến giá thóc lúa tăng vọt, kéo theo giá gạo. Giá gạo lên cao, số lượng gạo lưu hành trên thị trường bị khan hiếm, là thời cơ rất thuận lợi cho bọn gian thương tích lũy, tạo giá chợ đen cắt cổ, để làm giàu phi pháp. Người dân quê nghèo khó, không đủ tiền đong gạo. Binh sĩ đồng lương thấp kém, không đủ khả năng mua gạo cho vợ con. Vả chăng chính khẩu phần gạo dành cho bản thân của người lính, theo luật định, cũng đã bị bọn quan quyền thượng cấp cắt xén bớt rồi, còn lấy đâu để giúp vợ con?!
Theo con số thống kê của chính quyền lúc bấy giờ, dân số miền Trung, gồm các tỉnh Quy Nhơn, Bình Định, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thừa Thiên v.v... gồm trên 6 triệu người. Nhu cầu tiêu thụ gạo hàng tháng tính ra khoảng trên 80.000 tấn. Theo sự tìm hiểu của tôi, qua các cuộc tiếp xúc, trao đổi quan điểm, và kiểm kê các chứng liệu với một số trưởng ty kinh tế tỉnh miền Trung, tôi nhận thấy khả năng sản xuất ngũ cốc của địa phương, kể chung cả gạo, ngô, khoai, sắn... mỗi tháng cũng vừa tạm đủ.
Nhưng trên thực tế, cảnh trạng khan hiếm gạo lại diễn ra lại hoàn toàn trái ngược với nhận định của tôi. Dân chúng miền Trung bị thiếu gạo thực sự. Nhiều gia đình đã bị đói thực sự, vì không đủ tiền đong gạo. Theo báo cáo của chính quyền trung ương, ước lượng mỗi tháng các tỉnh miền Trung bị thiếu đến phân nửa số lượng gạo, tức 40.000 tấn, cần thiết để nuôi dân. Tại sao? Nguyên nhân nằm ở đâu?
Vấn đề nghịch lý đó đã khiến tôi phải cất công tìm hiểu thêm từ cội rễ. Trước hết, vì lý do con vi khuẩn tham nhũng đã lan tràn xuống đến tận cấp thừa hành hạng bét trong guồng máy cai trị địa phương, từ ông trưởng ấp cho đến chú lính cảnh sát đều biết ăn hối lộ bỏ lơ trách nhiệm kiểm soát. Đến mùa gặt hái, ai trả giá cao sản phẩm mồ hôi nước mắt cả năm trời làm việc cực nhọc của họ thì họ cứ bán. Họ chẳng cần biết những sản phẩm ấy sẽ phiêu bạt đến nơi nào, chui vào bao tử của ai, anh lính cộng hòa hay anh cán binh CS. Những người có trách nhiệm kiểm soát đã được đút lót chút đỉnh rồi cũng làm lơ cho xong chuyện. Thi hành đúng chức năng được ăn cái giải gì, ấy là chưa chừng còn chuốc thêm họa vào thân!
Cao hơn một bực nữa là bàn tay tham nhũng của các tướng, tá nhân danh quân đội là “cha quốc gia” nhúng vào để thủ lợi, làm giàu cá nhân. Trong đó tôi phải kể ngay đích danh gồm cả TT Thiệu, thân nhân ông Thiệu, và các tướng tá quan quyền địa phương. Hành động lạm quyền và tham nhũng của các vị tướng tá ấy đã khiến cho bọn gian thương lộng hành, đồng thời giúp cho bọn CS dễ dàng thu mua trên tầm vóc qui mô số lượng thực phẩm dồi dào để nuôi quân, kéo dài cuộc chiến mãi cho đến thắng lợi cuối cùng ngày 30.4.75!
Như vậy, vấn đề gạo miền Trung, mỗi tháng bị thiếu hụt đến 40.000 tấn, có thể coi như đã bị thất thoát vào tay quân CSBV. Trong sự thất thoát lớn lao đó hiển nhiên bọn quan chức tham nhũng và gian thương đã được hưởng một phần lợi lộc quan trọng. Nhưng vấn đề vẫn chưa ngừng ở điểm đó. Trước tình trạng khan hiếm gạo như thế ở miền Trung, chính phủ Sài Gòn phải lo tiếp tế chứ! Bỏ lơ sao được?!
CHỊ SÁU HUYẾT, MẸ CỦA HOÀNG ĐỨC NHÃ, ĐƯỢC LÃNH MỐI CUNG CẤP GẠO RA MIỀN TRUNG ĐỂ CÓ DỊP ĐẦU CƠ VÀ BÁN RA MẬT KHU CHO V.C!
Tức thì một chương trình tiếp tế 40.000 tấn gạo mỗi tháng cho miền Trung được bày ra. Người được TT Thiệu cho phép đứng ra bao thầu việc cung cấp gạo hằng tháng ấy là bà Ngô Thị Huyết, cô ruột của Thiệu, mẹ của tổng trưởng Thông Tin và Dân Vận Hoàng Đức Nhã, đại tá Hoàng Đức Ninh, thân tộc của Ngô Khắc Tĩnh, tổng trưởng Giáo Dục ( nguyên TT Thông Tin Chiêu Hồi), và Ngô Xuân Tích (chủ tịch Giám Sát Viện)... Người đứng thầu chuyên chở gạo ra miền Trung là Phạm Sanh (một tay chân đồng bọn của bà Sáu Huyết) chủ tịch Nam Việt ngân hàng, trụ sở chính đặt trên đại lộ Hàm Nghi, ngó ngang qua hông sở Hỏa Xa, gần Bùng Binh, Sài Gòn.
Nhưng gạo miền Nam gửi ra Trung tiếp tế phải cộng thêm tiền chuyên chở và các sai biệt linh tinh khác, khiến cho giá thành trở nên quá đắt. Dân nghèo và gia đình binh sĩ không đủ khả năng vói tới, nên vẫn chịu chết đói như thường. Để hạ bớt giá gạo tiếp tế cho miền Trung, xuống ngang với giá gạo ở Sài Gòn và các tỉnh miền Tây Nam phần, chính phủ phải đài thọ khoản trợ cấp sai biệt tính trên mỗi tấn gạo và tùy theo từng vùng. Thí dụ gạo tiếp tế cho các tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Tín, Quy Nhơn, Bình Định... mỗi tấn được trợ cấp khoảng 2.500 đồng. Các tỉnh Thừa Thiên, Huế, Đà Nẵng, được trợ cấp mỗi tấn 3.000 đồng. Các tỉnh Nha Trang, Tuy Hòa được trợ cấp mỗi tấn 2.000 đồng. Tổng cộng mỗi tháng tiền trợ cấp chuyên chở gạo tiếp tế của chính phủ cho miền Trung lên đến khoảng 90 triệu đồng!
Nhưng đó chỉ là những con số tính theo lý thuyết và ghi trên giấy tờ; chứ trên thực tế, người dân miền Trung đâu có được hưởng một đồng xu cắc bạc tiền trợ cấp nào. Tình trạng khan hiếm gạo vẫn đe dọa triền miên. Ngoại trừ dân chúng thành thị có thể mua được gạo tự do.Nhưng hầu hết dân chúng miền quê, hay những nơi xa xôi hẻo lánh đều chỉ được chính quyền xã ấp cho phép mua mỗi gia đình 5 kí lô gạo giá chính thức. Còn thiếu phải ăn độn ngô, khoai, hay củ sắn... hoặc mua gạo giá chợ đen cắt cổ!
Tiền mua gạo chuyên chở ra miền Trung mỗi kỳ lên đến hàng tỷ bạc, do tổng trưởng Thương Mãi và Kỹ Nghệ ký chi phiếu chuyển thẳng vào Nam Việt ngân hàng, ứng trước cho bà Sáu Huyết và Phạm Sanh. Nhưng bà Sáu Huyết đã thông đồng với Phạm Sanh để chia chác số tiền trợ cấp chuyên chở mỗi tháng 90 triệu đồng, nên không bao giờ thi hành đúng khế ước, luôn luôn tìm đủ mọi lý cớ để trì hoãn việc chuyên chở, khiến miền Trung vẫn bị sống trong tình trạng thiếu gạo thường xuyên. Chuyện này đã gây dư luận khá xôn sao, phần lớn đều nghi cho bàn tay tham nhũng của bộ Kinh Tế.
Mặc dù tổng trưởng Kinh Tế Nguyễn Đức Cường vẫn biết sợ uy của vợ chồng Ng.V. Thiệu, không dám động chạm đến bà Sáu Huyết, nhưng không thể nào làm ngơ luôn cho cả Phạm Sanh, đành phải ra lịnh phạt Phạm Sanh một số tiền khổng lồ là 240 triệu đồng!
Tuy vậy, nạn khan hiếm gạo miền Trung vẫn không giảm bớt chút nào.Vì trên thực tế, bà Sáu Huyết chỉ cung cấp cho thị trường tiêu thụ của quần chúng miền Trung mỗi tháng có 20.000 tấn. Còn lại 20.000 tấn, bà Sáu Huyết đã toa rập với các viên chức địa phương để chuyển thẳng cho các đường dây cung cấp vào mật khu cho VC, với giá bán cao hơn, được lời nhiều hơn.
Theo sự ghi nhớ của tôi cho đến bây giờ tôi còn giữ: Hồi đó, ở Sài Gòn giá một tạ gạo thường (100 kí lô) là 18.000 đồng. Nếu tạ gạo đó chở ra Tam Quan - Bồng Sơn bán được 30.000 đồng (không kể tiền chuyên chở). Điều đáng chú ý nhất là hai nơi này không thiếu gạo. Vậy tại sao giá gạo lại cao khủng khiếp, gần gấp đôi như thế? Và ai đã đủ khả năng để dám mua với giá cắt cổ đó? Thiết tưởng trong câu hỏi đó đã có sẵn câu trả lời rồi vậy!
Đến đây, tôi thấy còn cần phải bổ túc thêm một yếu tố quan trọng khác nữa liên quan đến vụ tham nhũng cấu kết với gian thương cung cấp gạo cho VC suốt trong thời gian chiến tranh diễn ra trên toàn thể lãnh thổ miền Nam. Nên nhớ, từ thời đệ nhất CH, gạo và thuốc tây (đặc biệt các loại thuốc trụ sinh, diệt trừ sốt rét, dịch tả, kiết lî v.v...) đều bị đặt trong tình trạng bị kiểm soát cực kỳ gắt gao, cấm chuyên chở từ địa phương này đến địa phương khác, nhắm mục đích ngăn ngừa chuyển lậu vào mật khu cho VC.
Mỗi quân khu, mỗi vùng chiến thuật đều có một Hội Đồng Bình Định để chuyên lo việc kiểm soát đó. Nhưng, chính vì căn bịnh tham nhũng thối nát trầm kha, lại thêm bị CS cài cán bộ vào nằm vùng ngay trong chính quyền trung ương, nên việc kiểm soát đã trở thành những trò chơi trẻ con, vô hiệu lực. Tôi còn nhớ khoảng đầu năm 1973, ngay sau khi hiệp định Ba Lê vừa bước vào giai đoạn chót, Nguyễn Văn Diệp, tổng trưởng kinh tế trong nội các của Trần Thiện Khiêm, vốn là một tên CS nằm vùng (muốn kiểm chứng về tên này xin đọc thêm tác phẩm “30 tháng 4” tuyển tập của nhà văn CS Vũ Trần Nhã, nhà xuất bản TPHCM. 85), đã tung ra một công điện cho tất cả các tỉnh, thị trên toàn quốc, chỉ thị giải tỏa việc kiểm soát gạo và thuốc tây (loại trụ sinh v.v...), có nghĩa là từ đây các thứ đó được mua bán và chuyên chở tự do. Hành động này rõ ràng là “đâm sau lưng chiến sĩ”. Vậy mà chẳng ai hay biết, chẳng ai lên tiếng?!
Nhân những chuyện kể trên đây, tôi xin hỏi ông cựu tr. tá H, em rể gộc chèo của tướng Huỳnh Văn Cao, hiện đang tác yêu tác quái ở Maryland, xem ai là người đã “bôi nhọ quân đội” và ai là người đã “đâm sau lưng chiến sĩ”?
Đặng Văn Nhâm
|
|
|
Post by NhiHa on Aug 13, 2008 5:45:47 GMT 9
ĐÂY, NHỮNG NGUYÊN NHÂN ĐÍCH THỰC ĐÃ ĐƯA ĐẾN THẢM HỌA MẤT MIỀN NAM VÀO TAY CSBV: CÁC TƯỚNG TÁ ĐÁNH CẮP XĂNG DẦU CỦA QUÂN ĐỘI, ĂN CHẬN KHẨU PHẦN GẠO CỦA LÍNH!
CỤC QUÂN Y, CÁC QUÂN Y VIỆN TRÊN TOÀN QUỐC, NHỮNG Ổ THAM NHŨNG THỐI NÁT ĐÃ ĐÂM SAU LƯNG CÁC CHIẾN HỮU THƯƠNG PHẾ BINH NHƯ THẾ NÀO?
MỖI NGÀY CÁC TƯỐNG ĂN CHẬN KHẨU PHẦN GẠO CUẢ BINH SĨ ĐƯỢC KHOẢNG 70 TRIỆU 200 NGÀN ĐỒNG V.N. ( TƯƠNG ĐƯƠNG 140.400 MỸ KIM). TRONG 7 NĂM CẦM QUYỀN CUẢ THIỆU-KỲ-KHIÊM-VIÊN...SỐ TIẾN NÀY LÊN TỐI BAO NHIÊU TỶ BẠC?
TRONG KHI CHIẾN SĨ NGOÀI TIẾN TUYẾN KHÔNG ĐỦ SĂNG DẦU ĐỂ ĐÁNH NHAU VỐI C.S.B.V., MỖI THÁNG 20 TRIỆU MỸ KIM TIỀN ĂN CẮP SĂNG DẦU CUẢ QUÂN ĐỘI CHUI VÀO TÚI AI?
MÁNH LỐI ĐÁNH CẮP XĂNG DẦU CUẢ QUÂN ĐỘI ĐÃ DIỄN RA NHƯ THẾ NÀO ? BÁN Ở ĐÂU ? TẠI SAO KHÔNG MỘT AI BỊ TRUY TỐ?
CHƯA HẾT! CÁC TƯỐNG TÁ CÒN ĂN CHẬN CẢ KHẨU PHẦN CUẢ THƯƠNG BỆNH BINH!
Đặng Văn Nhâm
Lời tác giả.- Trong số báo trước chúng tôi đã loan tin, số báo này sẽ có bài viết về tướng Huỳnh Văn Cao, một thủ túc thân tín cuả Thiệu ở thượng viện. Nhưng vì đa số độc giả đã điện thoại tỏ ý đang nôn nóng muốn biết thêm tội ác tham nhũng, thối nát cuả Thiệu, và nhất là để cho loạt bài này có tính cách liên tục, nên chúng tôi đành tạm gác lại bài viết về thực chất cuả tướng Huỳnh Văn Cao (kể từ thời Ngô Đình Diệm đến khi sống tị nạn ở Mỹ), một người anh em cột chèo cuả cựu trung tá THH, vào một số báo sắp tới. Xin bạn đọc thứ lỗi. ĐVN.
ĂN CHẬN KHẨU PHẦN GẠO CUẢ BINH SĨ.
Những chuyện này đau lòng quá, sợ gây xúc động mạnh trong quần chúng, nhất là trong giới cựu quân nhân ở hải ngoại- những nạn nhân trực tiếp cuả các tướng lãnh cầm quyền cao nhất nước- nên tôi chưa dám kể trong hai quyển I & II BMHTCTMN. Nhưng nay, sau khi đã phát hành đến lần thứ ba hai quyển trên và quyển thứ 3 đã ra đời, tôi nhận thấy đã đến lúc cần phải viết hết ra những gì tôi đã thấy biết trong 12 năm các tướng lãnh cầm quyền ở miền Nam. Chính những vị này đã phản bội dân tộc, đâm sau lưng chiến hữu ngay trên chiến trường, giưã lúc cuộc chiến sanh tử đang diễn ra. Họ đã hành động ngược lại với những tiêu ngôn huê mỹ “quân dân cá nước” và “huynh đệ chi binh” mà cơ quan thông tin tuyên truyền và tâm lý chiến cuả họ thường lớn tiếng rêu rao để lừa bịp quần chúng và binh sĩ.
Bây giờ, sau 26 năm miền Nam đã mất vào tay quân CSBV, tôi nhận thấy đã đến lúc phải trả sự thật lại cho lịch sử dân tộc. Bởi tự ngàn xưa, lịch sử và sự thật vốn luôn đi đôi với nhau như hình với bóng. Không một ai, dù là những đấng hôn quân bạo chúa, tàn ác vô song như Tần Thỉ Hoàng Đế, như Néron, Hitler, Stalin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh v.v... vẫn không sao xoè tay che khuất nổi ánh mặt trời. Vậy, ngày nay, trên đất Mỹ tự do dân chủ, tôn trọng nhân quyền và tự do ngôn luận, các vị cựu tướng tá miền Nam như : Thiệu, Kỳ, Khiêm, Viên, Đồng Văn Khuyên, Nguyễn Khắc Bình, Huỳnh Văn Cao v.v...dù đã đem theo được hàng trăm triệu Mỹ Kim ra hải ngoại, với một bầy gia nô loại cựu trung tá Trần Huỳnh Hội ( anh em cột chèo cuả tướng HV Cao) và cựu đại uý Từ Bò Viên ( rể cuả Ngô Xuân Tích, thân tộc cuả Nguyễn Văn Thiệu) v.v... cũng không thể nào xoá bỏ được dĩ vãng, tức không thể nào ém nhẹm được sự thật do các hành động cuả họ đã làm ra...
Những điều tôi trình bày trong bộ sách này đủ chứng minh hùng hồn cho mọi người VN thế hệ đương thời và hậu sinh thấy rằng: Kể từ thời phong kiến, quan lại, đến thời kháng chiến Việt Minh, rồi tới quốc trưởng Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, đến các tướng lãnh của quân đội VNCH, thậm chí cho đến nay ở hải ngoại, người dân lành VN vẫn tiếp tục bị bọn lưu manh đầu cơ chiến tranh, đầu cơ chính trị, đầu cơ tôn giáo lừa bịp. Trước năm 1975, ở trong nước, dân VN bị các chánh trị gia, lãnh tụ các đảng phái, các thày tu, các tướng tá lợi dụng danh nghĩa và sự đóng góp máu xương, để làm giàu, để xây bực thang danh vọng. Sau năm 1975, ra được hải ngoại, sống cuộc đời lưu vong cực nhục, người dân lương thiện VN lại vẫn bị một số cựu tướng tá trong đám tàn quân lợi dụng chiêu bài ”KHÁNG CHIẾN, CHỐNG CỘNG”, và một số tăng ni lợi dụng “LÒNG TÍN NGƯỠNG”, để moi móc tiền bạc, làm giàu cho cá nhân.
Như thế vẫn chưa đủ! Một số tướng tá tham nhũng, thối nát, và nhóm sư sãi, nằm vùng ,tay sai của CSBV, ở hải ngoại vẫn không chịu tự sỉ nhục, còn cấu kết nhau thành bè đảng để mong áp đảo thiên hạ, tiếp tục thực hiện tham vọng làm “cha quốc gia” và làm “thầy cô cuả Phật tử ”!...
Theo tôi, thành phần đã bị bóc lột và lừa bịp đau đớn nhất, tàn nhẫn nhất, từ trước đến nay vẫn là dân nghèo, lao động, và binh sĩ trong quân đội VNCH. Trước ngày 30.4.75, chiếu qui định của cơ quan viện trợ Mỹ, mỗi người lính VNCH được hưởng mỗi ngày 1 kí lô gạo. [ không kể tiền trợ cấp than củi để nấu nướng]. Nhưng, Thiệu-Khiêm-Viên và Đồng Văn Khuyên (tổng tham mưu phó tổng cục trưởng tổng cục tiếp vận) đã họp bàn, cho rằng người lính VNCH nhỏ con, sức không ăn hết 1 kí lô gạo mỗi ngày, nên đã quyết định đánh tụt xuống chỉ còn 700 gram mà thôi. Như vậy, các tướng này đã ăn chận từ gốc viện trợ của HK mỗi người lính là 300 gram gạo.
Số lượng 300 gram gạo của một người lính xem ra là con số rất nhỏ nhoi không đáng kể, và không thấm tháp vào đâu. Nhưng, xin bạn hãy cùng tôi làm bài toán sau đây để biết rằng các tướng ấy đã bỏ túi được bao nhiêu tiền mồ hôi, máu xương của binh sĩ, huynh đệ chi binh. Tạm ước lượng bằng con số tròn, quân đội VNCH có khoảng 1.300.000 lính. Mỗi người bị ăn chận 300 gram gạo, một ngày. Nhân lên ta có con số: 390.000 kí lô gạo một ngày.
Theo thời giá lúc bấy giờ ( khoảng thập niên 60-70), ở Sài Gòn giá một tạ gạo (100 kí lô) là: 18.000 đồng. Hay nói cách khác, giá 1 kí lô gạo là: 180 đồng.Vậy, khi nhân lên [180 đ X 390.000 kí lô] ta có con số : 70.200.000 đồng (70 triệu 200 ngàn đồng VN).
Tính theo giá hối đoái trung bình thời đó một Mỹ Kim ăn 500 đồng bạc VN, ta có con số :140.400 Mỹ Kim. Như vậy, tức là các tướng Thiệu-Khiêm-Viên và Đồng Văn Khuyên đã toa rập nhau ăn chận khẩu phần gạo của lính mỗi ngày bỏ túi riêng được 140.400 Mỹ Kim. Dĩ nhiên số tiền này phải chia làm tư. Mỗi người một ngày ăn chận gạo của lính được: 35.100 Mỹ Kim.
Công sở làm việc có ngày nghỉ, xe cộ chạy còn có lúc ngừng.Nhưng cái bao tử của con người làm việc không ngừng, một năm 365 ngày cái bao tử làm việc đều đặn. Nhưng ta hãy tạm kể vụ ăn chận gạo của lính do bốn tướng này chủ trương từ năm 1967, tức kể từ thời khai nguyên nền đệ nhị CH do Nguyễn Văn Thiệu làm tổng thống, cho đến ngày 30.4.75, tức cả thảy 8 năm.Tuy vậy, nơi đây tôi vẫn rộng rãi trừ hao cho Thiệu-Khiêm-Viên và Đồng Văn Khuyên bớt một năm, gọi là thời kỳ chuyển tiếp, chưa kịp chuẩn bị. Vậy, chúng ta còn lại con số 7 năm. Bây giờ ta mới tính xem trong thời gian 7 năm [7 năm X 365 ngày = 2555 ngày] ấy bốn ông tướng này đã chia chác cho nhau được bao nhiêu tiền ăn chận khẩu phần gạo của lính?
Sau khi bỏ bàn toán [35.100 MK X 2555 ngày] ta thấy trong thời gian 7 năm cầm quyền, mỗi tướng đã bỏ túi riêng được một số tiền khổng lồ là: 89.680.000 MK!
Tôi hy vọng là tôi đã làm toán sai.Vậy xin bạn đọc nào giỏi về toán hãy tính lại giùm xem con số chính xác là bao nhiêu, để tôi khỏi mang tiếng là đã nói thêm cho các vị tướng ấy, và cũng để khỏi cho ông Thiệu phải mất công tổ chức cuộc họp báo, giống như năm 72 ông Thiệu đã họp báo, mắng báo chí là... “có ít mà xít ra nhiều”!
ĐÁNH CẮP XĂNG, DẦU CUẢ QUÂN ĐỘI !
Sau đây là vụ ăn cắp săng, dầu trong quân đội. Từ năm 73, ở miền Nam, ta thường nghe các tướng lãnh cầm quyền than thở và chửi bới người Mỹ chơi trò ”đóng cửa rút cầu”, khi vừa rút được lực lượng quân đồng minh ra khỏi VN rồi, người Mỹ liền thắt kỹ hầu bao lại. Tiền viện trợ kinh tế nhỏ giọt.Viện trợ quân sự cũng nhỏ giọt luôn. Các loại quân xa, thiết giáp, xe tăng không đủ xăng, dầu phải nằm ụ.Phi cơ chỉ được cung cấp săng cho một phi vụ quan sát mỗi ngày... Vì thế TT Thiệu đã phải lên đài truyền hình kêu gọi anh em binh sĩ đánh giặc “kiểu nhà nghèo”!
Nghe thiệt thảm. Nhiều người không biết gì cũng hùa theo thóa mạ người Mỹ thậm tệ. Tôi không bênh vực hay bào chữa gì cho người Mỹ, nhưng tôi mạn phép kể ra đây những chuyện thấy biết hồi còn ở VN để bạn thử nghĩ sao, nếu bạn là người Mỹ phải làm việc để đóng thuế cho chánh phủ nuôi chiến tranh ở VN ?
Hơn nưã, bạn phải biết rằng, số lượng săng, dầu do Mỹ cung cấp cho quân đội VNCH, từ 1973 đến 1975, nếu không bị các tướng lãnh và bọn đàn em tay sai trong quân đội đánh cắp, đem ra bán lậu trong thị trường nội điạ và bán cả ra các nước ngoài với giá rẻ mạt, thì vẫn còn đủ dùng trong cuộc chiến chống chọi ngắn ngủi chỉ trong vòng chưa đầy 2 tháng ( tháng 3-4-) năm 1975 với CS, để bảo vệ miền Nam.
Đọc đến đây, tưởng chẳng cần phải dông dài thêm, bạn đọc tất đã nhớ lại ngay cảnh tượng tư nhân bán săng lẻ bất hợp pháp nhan nhản trên khắp các lề đường phố Sài Gòn- Gia Định, Biên Hòa. Ở các thị trấn lớn đông đúc dân cư như : Qui Nhơn, Đà Nẵng, Huế, Nha Trang, Cần Thơ, Long Xuyên, Bạc Liêu, Rạch giá v.v...cũng thế!
Tất cả đều là săng ăn cắp từ những kho dự trữ lớn, nhỏ cuả quân đội, chứa trong từng chai nhỏ một lít hay từng thùng ni lông 4-5 lít, hoặc thùng Jerrycan 20 lít, hay thùng phuy 100 lít v.v...
Mặc dù lúc bấy giờ tình trạng đánh cắp săng, dầu cuả quân đội đã đến mức báo động đỏ, người Mỹ đã phải đã phải chế săng quân đội màu khác để cho nhà chức trách VN dễ dàng kiểm soát, điều tra bắt bọn ăn cắp và buôn lậu săng quân đội. Nhưng nực cười là từ năm 1965 cho đến tận ngày 30.4.75, nạn bán lậu săng cuả quân đội vẫn ngày càng bành trướng mạnh mẽ, cùng khắp nước, và cuối cùng đương nhiên trở thành một dịch vụ làm ăn, buôn bán công khai, hợp pháp rất phồn thịnh mà không một cuộc điều tra naò diễn ra cả !
Trong khoảng thời gian mấy năm sau này, vì nạn ăn cắp săng dầu cuả quân đội bán lậu ra ngoài đã trở nên tràn ngập thị trường, khiến các công ty quốc tế như các hãng Shell, Mobil Oil, Texaco...nhập cảng săng, dầu vào VN đã phải lên tiếng khiếu nại về hành vi “cạnh tranh bất chánh” cuả quân lực VNCH! Nhưng tất cả mọi khiếu nại cuả họ đều bị nhà cầm quyền cao cấp VN vứt bỏ vào sọt rác ngay. Vì chính các tướng, tá cầm quyền cao cấp ở miền Nam đều là những tay chủ chốt trong dịch vụ này. Còn những thường dân, hằng ngày bày ra vài chai săng bên lề đường, để bán cho mấy chú tài xế tắc xi, hay mấy anh lính nghèo chạy Honda, xe ôm v.v....kiếm tiền độ nhật, chỉ là những “con kiến” trong hệ thống đánh cắp và buôn lậu qui mô cuả quân đội mà thôi!
NHẬN DIỆN KẺ CẮP.
Vụ ăn cắp dầu, xăng của quân đội trong thập niên 70, ở miền Nam nhiều người đã biết hoặc đã nghe nói đến. Một số người biết thoang thoáng thì cho là các tay em, tức các sĩ quan cấp dưới đã hành động phạm pháp, kiếm chút cháo cho vợ con.Chớ các đấng tướng lãnh, ngôi cao đức cả đời nào lại hành động đốn mạt đến như thế.
Trên nguyên tắc, quân lực VNCH phải dành riêng ra mỗi tháng một triệu lít săng dự trữ, phòng khi bất trắc và cần kíp. Nhưng theo tôi biết, sự thực quân đội VNCH đã không có một giọt săng nào dự trữ hết thảy. Tất cả số lượng săng dự trữ hằng tháng đều đã được tướng Đồng Văn Khuyên, tổng mưu phó, tổng cục trưởng tổng cục tiếp vận, đem bán hết cho Tân Gia Ba( Singapore). Dĩ nhiên số tiền bán săng dự trữ này tướng Khuyên không thể ăn một mình được mà phải chia chác cho các nhân vật cao cấp hơn trong hệ thống quyền lực gồm: Thiệu – Khiêm –Viên...
Mỗi khi thanh tra Mỹ đi kiểm kê kho dầu săng, người ta thường thấy trước đó không lâu thường xảy ra những cuộc pháo kích của VC vào những nơi chứa săng dầu. Những vụ pháo kích này đều là dàn cảnh, quân ta tự bắn vào kho săng của quân mình, gây nên thiệt hại sơ sài khoảng 20-30%, nhưng trên báo cáo sẽ liệt kê thiệt hại lên tới 99% hay 100%. Mặt khác, các sĩ quan thuộc cấp được lịnh phải chỉ cho phái đoàn thanh tra Mỹ những kho săng đang xử dụng, gọi đó là kho săng dự trữ.
Theo ước tính tổng quát, tiền ăn cắp săng dầu của quân đội mỗi tháng cũng lên đến 20 triệu Mỹ Kim. Các tướng Thiệu-Khiêm-Viên và Đồng Văn Khuyên cùng các tay chân bộ hạ chia chác nhau mỗi người một ít. Sự chia chác này rộng rãi, không đồng đều [như vụ ăn chận gạo kể trên] nên mỗi tháng Đồng Văn Khuyên chỉ được nhận phần của mình khoảng 2 triệu MK mà thôi. Các tướng Thiệu-Khiêm và Viên, chắc chắn được hưởng tiền chia chác nhiều hơn.Nhưng tôi không biết đích xác bao nhiêu nên không dám ghi vào đây.
Nên biết, lúc bấy giờ lương tháng của một sĩ quan, thiếu úy, chỉ vỏn vẹn có 20 ngàn đồng VN, chỉ đủ mua một tạ gạo là hết! Trong khi đó các tướng tá ngồi mát ăn bát vàng, hưởng tiền ăn chận gạo, tiền đánh cắp săng dầu mỗi tháng cũng được vài chục triệu MK ngon lành!
Như thế thử hỏi binh sĩ còn lòng dạ nào để đánh giặc, và người Mỹ nào còn ngu xuẩn tiếp tục đổ của, đổ tiền vào mấy cái túi tham không đáy cho mấy ông tướng tham nhũng lừng danh thế giới?!
ĂN CHẬN CẢ KHẨU PHẦN GẠO CỦA THƯƠNG BỆNH BINH!
Trong thời gian tướng Nguyễn Văn Thiệu lên làm tổng thống, tôi thấy dường như tệ nạn tham nhũng, ăn cắp của công, và hối lộ trong guồng máy chính quyền và quân đội đã kết hợp hoàn chỉnh thành một hệ thống mạch lạc từ trên xuống dưới và kỷ luật rất chặt chẽ. Những tay mơ, không có thế lực, khó lòng chen chân vào được guồng máy đó. Nhưng một khi bạn đã khám phá được một cơ sở tham nhũng nào, sẽ dễ dàng nhận ra ngay các cơ sở khác cũng đều hoạt động rập khuôn. Các mánh lới kéo bè kết cánh, các thủ đoạn ăn chận, ăn cắp, trấn lột, hối lộ...đều giống nhau như khuôn đúc. Bởi thế, nơi đây đề cập đến tệ nạn ăn cướp “cơm chim” và tham nhũng của các thương bệnh binh trong các quân y viện VNCH trên toàn quốc, thiết tưởng tôi chỉ cần kể một vài địa điểm điển hình là đủ.
Địa điểm tôi chọn đây là quân y viện Pleiku, và tổng y viện Cộng Hòa ở Ngã Ba Chú Ía, Gò Vấp, với những chuyện lem nhem về tình ái, tiền bạc, cấu kết mánh mung giữa các tướng tá cao cấp ngành quân y và quân đội với sự tham dự trực tiếp của các bà mệnh phụ phu nhân, núp dưới danh nghĩa “ỦY LẠO THƯƠNG BỆNH BINH” v.v...
Tôi tin chắc đến bây giờ nhiều đồng bào thuộc lứa tuổi trung niên còn nhớ vụ bác sĩ đại úy quân y Hà Thúc Nhơn, thuộc quân y viện Nguyễn Huệ, tại Nha Trang, đã lôi kéo thương bệnh binh nổi loạn, chống bọn tham nhũng trong ngành quân y, để rối cuối cùng bị chết thảm. Hà Thúc Nhơn đã chết lúc tuổi đời còn son trẻ. Thật đáng tiếc thương!
Nơi đây, xin kể sơ lược về nguyên nhân nổi loạn của BS quân y Hà Thúc Nhơn. Khoảng cuối thập niên 70 quân y viện Nguyễn Huệ thuộc loại khá lớn, với cấp số trên 600 giường. Lúc đó cục Quân Y/ QLVNCH đã dự định chuyển thành tổng y viện với cấp số 6000 giường, để giải tỏa bớt sức ép nhân số thương bệnh binh ( từ đây viết tắt là:TBB) tại tổng y viện Cộng Hòa, nhưng chưa có ngân khoản.
Thời kỳ này là lúc Mỹ đã khởi sự cắt giảm bớt các khoản tiền viện trợ về văn phòng phẩm của quân lực VNCH. Bởi vậy, Tổng Cục Tiếp Vận/ bộ TTM đã ra thông tư cho các quân binh chủng về khoản cắt tiền viện trợ văn phòng phẩm.Nhưng quân y viện (từ đây viết tắt là: QYV) là nơi lại rất cần và cần rất nhiều văn phòng phẩm như: Đơn từ, giấy chứng chỉ, hồ sơ giải ngũ, hồ sơ lương bổng, phiếu nhập viện, phiếu bịnh lý v.v... Sau nhiều lần hội họp, bàn cãi, cuối cùng Cục Quân Y cho phép các QYV trên toàn quốc được nuôi heo, nuôi cá phi...để bán lấy lời mua sắm văn phòng phẩm. Thực phẩm nuôi heo và nuôi cá là phần cơm thừa canh cặn của TBB.
QYV Nguyễn Huệ vốn là một QYV rất lớn, trên cấp số hiện hữu, nên đã lập được 2 chuồng heo, nuôi 20 con. Lúc đó đại úy Hà Thúc Nhơn đã nghe phong thanh có chuyện tham nhũng, ăn chận khẩu phần gạo của TBB và nuôi heo lậu ngay trong quân y viện của mình, nhưng ông không làm sao tìm ra manh mối.Ông bực dọc, nôn nóng tìm tòi, dò la...
Nên biết tánh Hà Thúc Nhơn rất nóng nảy và cương nghị. Ông nổi tiếng thanh liêm, và nhân đạo, nên anh em TBB ai cũng thương. Ông tận tụy phục vụ TBB, đến mức hy sinh không mở phòng mạch tư ngoài phố, để kiếm thêm tiền làm giàu như các đồng nghiệp khác.
Bất ngờ ông khám phá ra viên thiếu tá quản lý QYV Nguyễn Huệ có nuôi thêm 2 con heo ngoài danh sách, nên ông đã làm lớn chuyện. Nhưng chuyện 2 con heo của viên thiếu tá chỉ là chuyện nhỏ nhặt không đáng kể. Chuyện các bác sĩ quân y thông đồng nhau, ăn hối lộ để lập hồ sơ giả mạo cho giải ngũ thương bệnh binh, và sĩ quan quản lý, cùng với phòng thực vụ của QYV đã ăn chận khẩu phần của TBB và thông đồng với nhà thầu để cung cấp các loại thịt hôi, cá ươn, rau thúi cho TBB mới là khủng khiếp.
Thế là Hà Thúc Nhơn đã đánh trật mục tiêu chính.Từ đó hầu như toàn thể sĩ quan điều hành trong QYV Nguyễn Huệ đều nhìn ông với cặp mắt ghẻ lạnh đầy thù hận. Về sau, khi khám phá ra đường dây tham nhũng ăn chận khẩu phần của TBB, ông liền tụ tập các TBB trong QYV, chống lại ban điều hành và dùng võ khí tử thủ trong QYV, không cho phép bất kỳ một ai ra vào. Vài ngày sau, quân đội đem xe tăng và lực lượng võ trang hùng hậu đến giải tỏa QYV. Kết cục đại tá Lý Bá Phẩm, tỉnh trưởng Nha Trang đã ra lịnh cho binh sĩ tấn công vào QYV, và Hà Thúc Nhơn đã anh dũng hy sinh trước họng súng của tập đoàn tham nhũng!
Vì thái độ thụ động, pha chất ươn hèn, thấy phải không dám công khai bênh vực, thấy trái không dám bày tỏ thái độ, sống chết mặc bay của quần chúng. Cộng thêm thanh thế quá mạnh mẽ của lực lượng tham nhũng, lúc bấy giờ đã nắm vai chủ động trong mọi lãnh vực quân đội. Nên tên của người anh hùng chống tham nhũng Hà Thúc Nhơn đã sớm bị vùi sâu trong quên lãng. Nhưng dù sao, hành động của vị bác sĩ quân y trong sạch, can đảm đó cũng đã báo động cho dân chúng miền Nam biết rằng từ khi các tướng lãnh mới lên cầm quyền ( từ 64 đến 75), tệ nạn tham nhũng đã lan tràn vào đến các bệnh viện, và giới y sĩ. Các nhà thương, người ta thường coi như trụ sở của lòng bác ái, và như thành trì của tình thương giữa con người với con người, không phân biệt đẳng cấp, thành phần xã hội, sự giàu nghèo.
Hơn thế nữa, trong luân lý Á Đông, người bác sĩ vốn được dân chúng yêu thương, trọng nể sánh ngang hàng với các bậc sinh thành, điển hình qua câu: “Lương y như từ mẫu”! Đặc biệt hơn hết là các quân y viện. Ngoài tính chất căn bản bác ái và nhân đạo, các vị quân y sĩ còn là những chiến hữu của các thương bệnh binh, những người đã đem cả cuộc đời và thân xác quí báu của họ ra dâng hiến cho lý tưởng quốc gia, bảo vệ quê hương và dân tộc. Như thế, đáng lẽ các thương bệnh binh phải được đãi ngộ cực kỳ chu đáo hơn bất cứ một thành phần nào khác trong xã hội.Nhưng đau xót thay, không ngờ sự thực trong các quân y viện lại trái ngược hoàn toàn. Người thương bệnh binh nhập viện đôi khi chỉ còn là một tấm thân tàn, sứt mẻ, què quặt, mù lòa, tật nguyền vĩnh viễn với một tương lai đen tối dài giằng đặc, thế mà họ vẫn còn bị các ”chiến hữu” trí thức, tốt phước hơn, may mắn hơn, bóc lột, ăn chận cả từ hột cơm, miếng thịt, cọng rau, cách vô cùng tàn nhẫn.
(còn tiếp)
Đặng Văn Nhâm
|
|
|
Post by NhiHa on Aug 13, 2008 6:03:19 GMT 9
HÃY LÀM SÁNG TỎ LỊCH SỬ
Cựu Chiến Sĩ Sư Đoàn 7 Bộ Binh Trần Văn Trọng
Qua bài Hồi Ký Chính Trị dưới dạng phỏng vấn của ký giả Phan Thanh Tâm, ông Nguyễn Văn Ngân – phụ tá chính trị tổng thống Nguyễn Văn Thiệu (PTCTTT), chúng tôi nhận xét ông Ngân có 4 mục đích chính: chạy tội cho mình, hài tội Trần Thiện Khiêm, kết tội quân đội, rửa tội cho cựu tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.
Sau đây chúng tôi lần lượt phân tích những điểm chính để cho xem tài an bang tế thế, mưu lược xoay chuyển thời cuộc ra sao. Một vị lãnh đạo đất nước có những Lễ, Nghĩa, Liêm, Sĩ như thế nào. Một nhà lãnh tụ tối cao của quốc gia có tinh thần tự lực, tự cường, tự trọng, tự chủ không? Xin độc giả theo dõi sự nhận xét và những chứng minh của chúng tôi. Cá nhân ông Nguyễn Văn Ngân gắn liền với chánh sách của Việt Nam Cộng Hòa cho nên những nhận xét không thể tách rời nhau. Những lời ông Ngân được chứa trong ngoặc kép.
Chúng tôi yêu cầu ông cựu tổng thống Thiệu, PTCTTT Ngân và những ai trong cuộc hãy làm sáng tỏ lịch sử trước khi đậy nắp quan tài và tránh khỏi tình trạng vu khống, chụp mũ những người quá cố. Chúng tôi muốn vết thương đau được hàn gắn lại trong lòng dân tộc, ô nhục lịch sử trong cuộc chiến tương tàn cốt nhục hãy trôi vào dĩ vãng, nhưng ông Ngân muốn khơi lại đóng tro tàn. Cây muốn lặng mà gió chẳng chịu ngừng.
Đứng trong chuyến tuyến nào?
Quan điểm chính trị của ông Ngân không thể nào làm đại diện cho tất cả người Việt Nam trong và ngoài nước, trong chánh phủ và đối lập. Trong cuộc chiến chống Cộng ông Ngân đứng trong hàng ngũ nào: Pháp, Mỹ, Nga, Tàu, Cộng sản, Tư bản, Việt Nam hay vô tổ quốc?
“Việc mất miền Nam Việt Nam tất yếu phải xảy ra vì trong cuộc đấu tranh giữa tư bản và cộng sản không có chỗ đứng cho người quốc gia.”
“Nhưng nguyên nhân căn bản của sự sụp đổ miền Nam ngày 30/4/75 chính là tổ chức chính trị xã hội miền Nam tự nó không đủ sức đề kháng với cuộc chiến tranh khuynh đảo và xâm lăng của cộng sản.”
Với guồng máy độc tài Cần Lao Công Giáo và Cộng sản đảng trị chưa đủ sắt máu, ông muốn áp dụng chủ nghĩa phát xít Hitler. Là một cương vị chính trị tối cao nắm vận mạng đất nước trong tay, nhưng ông không biết chút gì về chủ nghĩa Phát xít: ai tạo ra, dựng lên, với mục đích gì, hậu quả của nó ra sao? Chủ nghĩa phát xít tạo ra do trục Đức – Ý – Nhật là chủ nghĩa hiếu chiến, hiếu sát, điên cuồng, vô nhân đạo. Hậu quả đã đem lại là hai quả bom nguyên tử của Mỹ ném xuống Quang Đảo và Trương Kỳ cho đến nay dân Nhật vẫn còn bị tê liệt. Nước Đức bị đồng minh chia đôi tại bức tường Bá Linh, kinh tế kiệt quệ, dân tâm chia rẽ trầm trọng, xã hội phá sản tinh thần.
Chủ nghĩa phát xít gây thế chiến thứ 2 đã đem lại tang tóc cho cả Âu Châu, sáu triệu sinh linh dân Do Thái bị giết trong lò sát sanh của Hitler. Ông Ngân muốn cho dân tộc Việt Nam bị diệt chủng để ông được làm anh hùng! Làm lãnh tụ tối cao nhưng vô cùng dốt nát chính trị như thế, Việt Nam Cộng Hòa không bị tiêu diệt quả là điều bất thường. Bản chất phi dân tộc của ông quá lộ liễu:
“Muốn chống lại cộng sản, miền Nam phải có một chế độ độc tài kiểu phát xít Hitler mà cộng sản Nga rất sợ, may ra mới có thể đương cự với chiến thuật sắt máu và dối trá của cộng sản bắc Việt.”
“Quân đội Mỹ vào Việt Nam để thực hiện chiến lược toàn cầu hóa của Mỹ, nói cách khác là quyền lợi của Mỹ chứ không phải quyền lợi của miền Nam Việt Nam. Do đó, khi họ cần phải rút lui là họ rút, không cần phải quan tâm tới số phận miền Nam, dù miền Nam có rơi vào tay cộng sản.”
Nòi giống Rồng Tiên từ khi dựng nước và trong công cuộc bảo vệ giang san đều đặt lên văn minh Nhân Bản Đạo Lý gia đình làm căn bản xã hội và nền tảng quốc gia. Trong gia đình có tôn tri trật tự, trên có tổ tiên, ông bà, cha mẹ, dưới là con cháu, xóm làng tình thân thuộc. Làm lãnh tụ tối cao của quốc gia mà ông không hiểu biết gì về chủ nghĩa cộng sản. Tam vô: vô gia đình, vô tổ quốc, vô tôn giáo, phá vỡ nền tảng gia đình, con tố cha, vợ tố chồng, anh em tố nhau, nồi da xáo thịt. Ông không hề biết sách lược ngoại bang chia để trị, gạt để diệt, ngu dân mù quáng, bần cùng hóa nhân dân... Một nguyên thủ quốc gia đối đầu trong một cuộc chiến không biết mình ở đâu, làm gì và đi về đâu.
Sài Gòn có những hạng lãnh tụ như ông, Hà Nội không chiếm sớm hơn là vì quá yếu! Việt Nam Cộng hòa thua là vì có những lãnh tụ quá dốt chính trị nhưng lại có địa vị cao. Không phải vì quân đội làm mất Việt Nam Cộng Hòa như ông Ngân kết tội. Ông không biết phân biệt thiểu số thối nát với tập thể quân đội. Một cố vấn tối cao trong đầu não chính trị trung ương với kiến thức chính trị I tờ thật là quá thể thảm cho một chính phủ.
Chỉ có những kẻ vong thân mất gốc với kiến thức chính trị ấu trĩ mới tin rằng ngoại bang đến là đem lại tự do dân chủ cho Việt Nam. Lịch sử cho thấy ngoại bang xâm lăng đô hộ bóc lột tài nguyên đất nước ta mà thôi. Công giáo Vatican đến là để lừa gạt những người ngu muội, nhồi sọ họ để làm công cụ chính trị trong sách lược đồng hóa Việt Nam. Mỹ đến là dùng sinh mạng dân tộc FREE để: - thí nghiệm vũ khí mới, tiêu thụ vũ khí cũ trong thời đệ nhất và đệ nhị thế chiến – dùng đất nước ta làm chiến trường cho sĩ quan thực tập chiến thuật. Ông có thấy những sĩ quan tướng tá Mỹ có cơ hội thực tập và rút kinh nghiệm chiến trường bằng chiến tranh Việt Nam không? Ông có biết Mỹ đã khai thác tài nguyên thiên nhiên, những quặng kim quý như vàng, kim cương, uranium từ Việt Nam là bao nhiêu tấn không, ông có biết nhờ lá cờ chống cộng sản Mỹ đã giải quyết nạn lạm phát kinh tế hậu thế chiến thứ 2, xảy ra nạn lạm phát thất nghiệp tại Mỹ như thế nào không? Ông có biết tại sao CIA và công giáo Vatican dựng lên gia đình ông Ngô Đình Diệm và có thừa sức bảo vệ tánh mạng gia đình ông ta, nhưng tại sao lại xúi giục phe đảo chánh giết và đổ tội cho họ không? Ông còn nằm mơ rằng công giáo với lá cờ chống cộng là giải phóng cho dân tộc ta, nhưng ông có biết những cuộc đi đêm giữa công giáo Vatican với cộng sản như thế nào không? Ông có biết tại sao Việt Nam Cộng Hòa phải bị bán đứng cho cộng sản? Với những câu hỏi đó có đủ làm cho kẻ chống cộng mù quáng, cuồng tín của Cần Lao Công Giáo và ông sáng mắt hay chưa?
Nếu chưa đành chịu vậy! Cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm có để lại di chúc cho con dân nước Việt một câu để sinh tồn: “Khôn cũng chết, dại cũng chết, biết thời không chết.” Kẻ ngu dại hiến thân làm công cụ cho ngoại bang để sống ăn bánh vẽ, chết chờ truy phong, kẻ khôn biết luồn cuối vinh thân phì gia bất chấp danh dự tổ quốc trách nhiệm với đất nước cũng chết. Chỉ còn lại những ai tin kiên vững tin vào lịch sử giống nòi là còn sống mà thôi. Chủ nghĩa cộng sản chỉ GIẢI HÓA (hóa dấu sắc) không chống một chủ nghĩa được. Muốn thắng cộng sản phải có một triết thuyết cao hơn thuyết cộng sản. Đừng làm con thiêu thân lao đầu vào đống lửa danh lợi của ngoại bang và nằm trong ảo tưởng tôn giáo chống cộng.
Những kẻ không thuộc Việt sử chỉ có ông Thiệu mới tôn làm quân sư mà thôi.
“Ông Thiệu có tay chân nhưng thiếu não bộ, chẳng may gặp bộ não ung thu, thật là đáng thương!”
Trí thức bệnh hoạn và tàn phế
Một trí thức khoa bảng bệnh hoạn, phế tật, không chân đứng sống trong hoang tưởng. Ông chỉ biết cuối đầu gọi dạ, bảo vâng. Trong sáu năm trời là quá dài để lập một sách lược cứu nước khi Mỹ báo trước buông tay. Thế nhưng Phủ Đầu Rồng chỉ biết ăn chơi đú đởn tranh giành xôi thịt, đục nước béo cò, nín hơi để sống. Trước cảnh nước mất nhà tan, là một con người Việt Nam, ông không biết tự lực tự cường, tự trọng, tự chủ, bảo vệ danh quốc gia:
“Hội nghị Midway 1969 về việc Mỹ rút và Việt Nam hóa chiến tranh là hồi chuông báo tử của miền Nam Việt Nam. Việt Nam hóa chiến tranh chỉ là một lý cớ cho quân đội Mỹ rút lui và Hoa Kỳ không thực tâm trong vấn đề Việt Nam hóa. Lý do là nếu Việt Nam hóa thành công thì Hoa Kỳ sẽ gặp khó khăn cả hai phía Việt Nam Cộng Hòa và cộng sản: Hoa Kỳ không thể bắt buộc Việt Nam cộng Hòa vào bàn thương thuyết với cộng sản trong những điều kiện không bình đẳng và ký vào hiệp định Paris với những điều khoản có tính cánh tự sát như ta đã thấy.”
Ông chỉ lo mánh mun, tiểu xảo kéo bè lôi cánh để sống trên máu xương chiến sĩ ngoài mặt trận, bằng nước mắt cô nhi và khăn tang quả phụ. Nếu ông biết lo cải cách chính phủ, đoàn kết đảng phái chính trị sớm hơn, tình thế đã thay chiều đổi hướng, đâu đến nỗi gia vong thất thổ. Nhưng sự thật ông sợ người tiết tháo, trung chính đâu có cái ghế dư nào cho ông Ngân, phải thế không?
“Tổng thống Thiệu đã ủy nhiệm cho văn phòng chúng tôi thực hiện các công tác vận dụng chính trị nhằm bảo đảm việc thực thi các chính sách và đường lối quốc gia do tổng thống hoạch định trên căn bản hiến pháp 1967. Nói một cách cụ thể hơn là nhằm bảo vệ chế độ do hiến pháp 1967 đã quy định. Nhiệm vụ này không bao giờ được chính thức công bố, nằm ngoài văn bản tổ chức và điều hành phủ tổng thống và không hề được minh thị trong bất cứ một văn kiện nào. Văn phòng chúng tôi, tức cá nhân tôi nhận chỉ thị trực tiếp của tổng thống và phúc trình trực tiếp với tổng thống, không qua trung gian bất cứ một cá nhân hay cơ quan nào.”
“Thực tế sinh hoạt chính trị quốc gia lúc bấy giờ đã vượt ra khỏi khuôn khổ của hiến pháp 1967.”
Yêu cầu ông hãy làm sáng tỏ lịch sử trước khi đậy nắp quan tài. Ông ngụy biện rằng dưới thời Việt Nam Cộng Hòa 2 là một chế độ không ngụy dân chủ, không mỵ bịp, giả tự do, không độc tài, quân phiệt:
“TL. Tôi có thể cả quyết rằng trong suốt thời gian cầm quyền của tổng thống Thiệu không có một vụ thủ tiêu chính trị nào xảy ra. Có thể nói thêm rằng, sinh hoạt chính trị dưới thời đệ nhị cộng hòa cởi mở hơn dưới thời đệ nhật cộng hòa. Các khuynh hướng chính trị đối lập đều có mặt tại các cơ quan dân cử thuộc mọi cấp.”
“Trước đó chúng tôi đã xử dụng trung tâm điện toán của bộ tổng tham mưu để phân tích khuynh hướng chính trị của các cử tri trên toàn quốc trong các cuộc bầu cử các cấp từ 1967 tới 1970, đối chiếu với tình hình an ninh dự liệu vào tháng 10 –1971.”
Chứng nhân chế độ độc tài phản dân chủ
Chính quyền VNCH đã ngăn cấm ứng cử viên đối lập: trong cuộc bầu cử Dân Biểu Quốc Hội tháng 8.1971 tại tỉnh Bình Thuận, tỉnh lỵ Phan Thiết đương kiêm dân biểu Trúc Viên Trương Gia Kỳ Sanh nhiệm kỳ 1967- 1971 bị chính quyền không cho ra ứng cử. Nạn nhân thứ 2 cùa chính phủ độc tài phản dân chủ VNCH là thiếu úy Trần Van Trọng lúc ấy đang phục vụ trong quân lực VNCH cũng bị trung ương ngăn chận không cho ra ứng cử dân biểu quốc hội.
Phó tỉnh trưởng hành chánh (PTT) tỉnh Phan Thiết Phạm Ngọc Cửu (cư ngụ tại Orlando, Florida) ngăn cấm không cho Trần Văn Trọng ứng cử bởi vì bộ nội vụ có sắc lệnh cấm ứng cử viên đối lập. Bộ nội vụ là ai? Trung ương Phủ Chính Trị Đầu Rồng là ai?
Tôi khiếu nại đến chánh án Phan Thiết. Oâng chánh án Nguyễn Hữu Cẩn (định cư tại Canada?) ra lệnh cho tòa hành chánh phải nhận đơn, nhưng PTT Cửu lại lấy cớ rằng tôi không có tờ khai gia đình. Tôi hỏi lại: chẳng lẽ quân nhân là vô gia cư? Vậy quân nhân chiến đấu cho ai? Quân nhân nằm trong chiến tuyến nào? (tương tư như đại tướng Dương Văn Minh ứng cử tổng thống bị chính quyền bác đơn vì bất hợp lệ quân dịch!). cuối cùng ông chánh án phán quyết rằng sắc lệnh bộ nội vụ không thể chi phối luật bầu cử và ứng cử. Lúc ấy còn 10 phút cuối cùng trước khi tòa hành chánh đóng cửa thời hạn chót nộp đơn.
Ám sát ứng cử viên đối lập
Thua keo này bày keo khác, PTT Cửu tường trình cho tỉnh trưởng đại tá Ngô Tấn Nghĩa đặt kế hoạch ám sát tôi. Tại địa điểm nói chuyện với cử tri thị xã Phan Thiết trước tòa hành chánh, công an chìm từ tổng nha cảnh sát Sài Gòn ám sát tôi bằng lưỡi lê trước sự chúng kiến của hàng chục ngàn công chúng và 21 ứng cử viên khác. Ưùng cử viên Đinh Xuân Dũng (cư ngụ tại San Jose, CA), tố cáo hành động phản dân chủ của chính quyền.
Aùm sát hụt, chính quyền tổ chức hành hung vàxé bích chương. Nhiều bích chương của tôi bị cành sát xé nát trong thành phố và nông thôn. Nhiều cảm tình viên của tôi bị giam cầm và đày ải.
Trong cuộc vận động bầu cử chính quyền chỉ yểm trợ phương tiện cho con gà chính quyền. Địa điểm xã Phú Quí ngoài khơi, cho nên chính quyền chỉ cung cấp tàu bè trực thăng cho những con gà của chính quyền đến nơi vận động mà thôi. Tại xã Đại Hòa, tiểu khu Tỉnh Trưởng cho An Ninh tỉnh dàn súng Đại Liên để thanh toán tôi, cho nên tôi phải bỏ những địa điểm đó. Tại xã Lai An lúc tôi nói chuyện với cử tri bị Công An Cảnh Sát An Ninh tỉnh ném đá và mắm thối vào người. Lúc ấy tôi phải mặc áo giáp nhà binh và nón sắt. Trên con đường ra quốc lộ 1 chúng dùng gậy gộc và ba ton tấn công tôi. Tại địa điểm Song Thanh, Ba Làng chúng hành hung bằng thanh sắt. Tôi thoát khỏi nhưng ứng cử viên Lê Văn Lợi bị phun máu đầu. Tại xã Lương Sơn tôi bị thiếu tá Hải Liên Đội Trưởng địa phương quân Phan Thiết (đang cư ngụ tại Hoa Kỳ) hanh hung trước đồng bào cử tri. Sau khi nói chuyện với đồng bào tại Long Hương trên con đường đến Song Mao, chính quyền cho phục kích thủ tiêu tôi ở đoạn đường Phan Lý Chàm – Song Mao. Tôi phải bỏ buổi nói chuyện với đồng bào cử tri.
Gian lận bầu phiếu
Độc tài là sách lược của chính quyền quân phiệt dán nhãn hiệu dân chủ tự do của Nguyễn Văn Ngân. Sau nhiều lần ám sát, hành hung, thủ tiêu không được, PTT Phan Ngọc Cữu gian lận truuyền đơn và lá phiếu. Làm tăng số phiều con gà gia nô, làm giảm lá phiếu đối lập. Thay vì tôi được 50 ngàn tờ, nhưng chính quyền cho nhà in tờ truyền đơn của tôi chỉ có một mặt thay vì 2 mặt. Một trang tiểu sử của tôi trang bên kia in tiểu sử của con gà gia nô. Nếu tôi vận động tức là làm không công cho con gà gia nô. Thế là tôi bị thiệt mất 50% tổng số lá phiếu truyền đơn.
Gồm có 22 ứng cử viên, lá phiếu ứng cử viên đối lập khỏ nhỏ chỉ bằng 80% lá phiếu của gia nô. Tại nhiều địa điểm bầu phiếu chính quyền không phát phiếu của tôi cho đồng bào, cho nên cử tri muốn bầu không làm sao có phiếu của tôi.
Mỗi quân nhân địa phương quân tỉnh và công an, cảnh sát có 5 thẻ cử tri, có xe quân đội chở đi nhiều địa điểm để phát phiếu. Lúc kiểm phiếu trung ương tại tòa hành chánh bị chính quyền bí mật dời đi nơi khác không cho ứng cử viên đối lập biết chỗ nào. Những biên bản kết qủa bầu phiếu đều bị sửa đổi. Các trưởng thùng phiếu bị áp lực ký vào biên bản sau khi sửa đổi kết quả.
Gian mà không ngoan
Trên đời không có một cuộc bầu cử gian lận nào không bị phát giác, kể cả nước văn minh nhứt trên thế giới. Không bao giờ có một quốc gia trên thế giới nào cử tri đi bầu đủ 100% kể cả Hoa Kỳ. Nhưng ở tỉnh Bình Thuận lại có trình độ dân chủ siêu hơn. Kết quả cuộc bầu cử bị phát giác gian lận trắng trợn: tổng số thẻ cử tri 15 nhiều hơn cử tri toàn tỉnh. Những khuôn khổ lá phiếu không bằng nhau được trình lên Ủy ban Tuyển Cử Địa Phương tại Phan Thiết. Vì có nhiều bằng chứng cuộc bầu cử bị giân lận, chánh án, Trưởng Ban bầu Cử tuyên bố vô hiệu hóa cuộc bầu cử. Vì gian lận, bất hợp pháp, vi hiến, vi luật.
Quyết trừ hậu họa tận gốc, sau khi bị chánh án tuyên bố vô hiệu hóa kết quả bầu cử, tỉnh trưởng Ngô Tấn Nghĩa liền tung ra kế hoạch tiếp theo: THỦ TIÊU Trần Văn Trọng! Lệnh bắt Trần Văn Trọng bỏ bao bố ném xuống sông Phan Thiết. Âm mưu này bị phát hiện và bị tố giác ngay tại phòng Chánh Án. Nhờ dân chúng có cảm tình với tôi và một số quân nhân thuộc cấp thương tôi thông báo ngay lại lúc kiểm kết quả bầu cử. Sau đó chính quyền vẫn tiến hành kế hoạch thủ tiêu nhưng nhờ sự nhiệm mầu của Thượng Đế, tôi đã thoát qua tai nạn trong đường tơ kẻ tóc. Tôi phải trốn lánh công an cảnh sát tỉnh không khác gì các nhà cách mạng tiền bối trốn tránh thực dân Pháp trong thời kỳ giành độc lập nước nhà.
Tấn công tòa án.
Sau nhiều lần thất bại, chính quyền điên cuồng trong sự cai trị bằng bạo lực. Đại tá tỉnh trưởng Nghĩa cho quân bao vây tấn công và thanh toán ông chánh án Nguyễn Hữu Cẩn, ông chánh án thoát ra ngõ sau và chạy về tị nạn chính trị tại Tối Cao Pháp Viện Sài Gòn.
Dân biểu Trương Gia Kỳ Sanh, tôi và một số ứng cử viên đối lập đệ đơn khiếu nại tại Quốc Hội và Tối Cao Pháp Viện Hội Đồng Tuyển Cử Trung Ương. Theo hiến định trong vòng 3 ngày Tòa Tối Cao Pháp Viện Sài Gòn phải xét xử. Nhưng Trung Ương của Nguyễn Văn Ngân cho lệnh nhận chìm xuồng. Qua sau 3 ngày Quốc Hội bù nhìn VNCH hợp thức hóa kết quả bầu cử gian lận, vi luật, vi hiến tại tỉnh Bình Thuận.
Là một người liêm sĩ, ông PTCTTT Nguyễn Văn Ngân không thể đổ tội cho thuộc cấp tỉnh Bình Thuận: lịch sử là lịch sử, tội đồ là tội đồ, không ai có thể sửa lịch sử.
Tạo hỗn loạn chính trị, phá hoại nền dân chủ phôi thai miền nam khiến nhân dân ta thán, bất công xã hội, loại trừ tiếng nói đối lập cũng cố guồng máy Cần Lao Công Giáo Đảng Trị làm suy vi đất nước là làm lợi cho đối phương, ông lại đổ tội cho Mỹ:
“Để khuyến khích liên danh Dương Văn Minh nhập cuộc, chúng tôi đã chỉ thị cho các tỉnh, thị trưởng từ Quảng Trị vào đến Bình Tuy là những vùng Ấn Quang có ảnh hưởng và các đô thị Sài Gòn, Gia Định... “thả nổi” cuộc bầu cử dân biểu được tổ chức một tháng trước cuộc bầu cử tổng thống”.
Trên thế giới một nước tự do dân chủ nào người cử tri đi bầu có lính kèm súng kè kè bên hông??? Tại tỉnh Ninh Thuận và bình Thuận, dười triều đại quân phiệt Đại Tá tỉnh trưởng Trần Văn Tự và Ngô Tấn Nghĩa có những cuộc bầu cử từ cấp xã đến dân biểu Quốc Hội đã xảy ra như thế.
|
|
|
Post by NhiHa on Aug 13, 2008 6:03:40 GMT 9
Một không là đủ
Ông cống hiến hồi ký chính trị để chạy tội cho mình, hài tội ông Trần Thiện Khiêm. Nhờ vậy dư luận biết thêm một số bí mật thâm cung bí sử trong Phủ Đầu... Bò ăn hại đái nát. Thật sự Bốn Không của ông là quá thừa. Ông PTCTTT xài hơi sang rồi đấy! Chỉ cần Một Không là quá đủ. Đó là không tham nhũng.
Vừa không cộng sản, không trung lập, không cắt đất... lại bỏ miền Trung! Tại sao lại không bỏ cái đầu của tổng thống Thiệu để cứu nước, điû vào lòng dân tộc nghìn thu? Bốn Không của ông là thế nào?
Phủ Đầu Rồng hay Phủ Đầu Bò?
“Thu hẹp lãnh thổ trong thời gian còn kịp, cụ thể là bỏ vùng 1, một phần hay toàn phần vùng 2, phù hợp với thực lực quốc phòng.”
Trong thâm tâm ông luôn muốn che đậy những thối nát, trong đầu não càng ung thối chiếc ghế của ông càng có nhiều chân hơn và vững chắc hơn. Nếu trong sạch hóa chính phủ, nhưng người liêm sĩ, cương trực, ái quốc tham gia làm sao ông còn cơm áo? Làm lãnh tụ Tối Cao Trung Ương không cần biết: TU, TỀ, TRỊ, BÌNH. Chỉ cần: KHOM, QUÌ, GIỰT, CHẠY:
“Sau tu hiến pháp 1974, ông Khiêm mất hy vọng trở thành tổng thống, nên qua ngã Đại Việt Hà Thúc Ký, đã cung cấp tài liệu tố cáo ông Thiệu trong cáo trạng tham nhũng của linh mục Trần hữu Thanh.
Trong suốt thời gian giữ chức vụ thủ tướng từ chinh đến 1975, chính phủ của ông Khiêm là một chính phủ thụ động, luôn luôn tuân hành những chỉ thị của người Mỹ, Ông có danh hiệu là “Ông thủ tướng ngậm miệng ăn tiền”. Ông cấu kết với các tướng lãnh tham nhũng để tồn tại và chuẩn bị cho vai trò tương lai của mình. Ông hy vọng, sau ông Thiệu, người Mỹ sẽ chấp nhận ông.”
Phi dân tộc
Phủ Đầu Rồng để lộ nguyên hình là nhóm lãnh tụ phi dân tộc, coi đất nước là của riêng. Ông Ngân chỉ biết nhắm mắt, phục vụ mù quáng cho một chế độ thất nhân tâm. Hành vi và tư tưởng của một kẻ nô bộc gánh nước quét nhà vì miếng cơm manh áo không hơn không kém, những lời bộc lộ của một Lãnh Tụ Tối Cao thật là một nỗi ô nhục cho đồng bào và chiến sĩ các cấp:
“Với trách nhiệm phụ tá chính trị, tôi có bổn phận phải nghiên cứu và phân tích các nhân vật và thế lực có ảnh hưởng đến chính trường, đặc biệt là một số tướng lãnh quân đội nắm binh quyền, không phải để củng cố địa vị cá nhân của mình, nhưng để bảo vệ tổng thống và chế độ.”
Khoa bảng và liêm sĩ
Người khoa bảng là người có học vấn đậu đạt nhưng chưa hẳn là người có nhân phẩm theo đạo lý Á Đông. Người có liêm sĩ không cần là người có khoa bảng nhưng là một người được kính trọng trong xã hội. Người có phẩm cách biết tự trọng, biết vinh, biết nhục, biết chánh tà. Đó là mẫu người thấm nhuần đạo lý là một người biết lấy ô nhục dân tộc làm ô nhục cho chính mình. Biết giữ thể diện một con người Việt Nam trước ngoại nhân. Một con người biết giữ khí tiết không chạy theo bã lợi danh nhơ nhớp, không ngã theo cương quyền, không a dua với bạo lực. Một con người Việt Nam phải biết ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ đến công lao kẻ đào giếng cực khổ. Nằm trong phòng ấm chăn êm, ôm đào non, gái đẹp phải biết nhớ đến chiến sĩ dang hi sinh xương máu ngoài mặt trận.
Một người Việt phải có đức tính tối thiểu: không vô ơn bội nghĩa, không ăn cháo đá bát. Đã không biết ơn thì chớ lại còn mạt sát tập thể quân đội torng đó có cả anh em, bà con, bậc lớn tuổi trưởng thượng, thanh cao đáng làm bậc thầy mình. Những hành vi các một con người Việt Nam không xứng đáng thật là đau xót cho tổ quốc Hùng Vương. Hành động vơ đũa cả nắm đó là một kẻ khoa bảng trí thức, lãnh đạo tối cao VNCH!!!
“Hầu hết các tướng lãnh đều thoát thai từ một môi trường xấu, nguyên phục vụ torng những đội quân viễn chinh Pháp, là những đội quân thiếu truyền thống. Họ không có lý tưởng chính trị và cũng không có lương tâm trách nhiệm của một người lính chuyên nghiệp. Vì không thể tiến thân bằng con đường học vấn nên họ phải vào quân đội để kiếm sống. Do sự bành trướng của quân đội nên họ được thăng cấp rất nhanh, nhưng thiếu kinh nghiệm chiến trường, không biết hoặc không cần biết tới nghệ thuật lãnh đạo, chỉ huy. Đa số đều tham nhũng, nuôi dưỡng tình trạng ma, lính kiểng, đã làm băng hoại cả một quân đội.”
Kiến thức chính trị khu chén
Nhờ đắc thời đắc thế trong thế giới mù lòa có một chàng chột. Theo vốn liếng chính trị ếch ngồi đáy giếng của ông Ngân biết trong toàn miền Nam chỉ có 3 ông Thiệu – Khiêm – Đôn mà thôi. Ngoài ra không có ai biết chính trị, không có ai tài đức cả. Ông Ngân lại còn có tài tiên tri, nếu 3 vị lãnh tụ tài ba này mất thì VNCH diệt. Quả đúng phóc.
Ký giả Phan Thanh Tâm hỏi ông Ngân giải đáp:
“H: Ông Đôn đâu phải là nhân vật lý tưởng để thay ông Khiêm? Nếu ông Khiêm là người sẵn sàng thi hành chỉ thị của ngoại bang thì ông Đôn cũng vậy. Có phải chính ông Đôn cũng đã tuân lệnh Mỹ để đóng một vai trò chủ động trong cuộc đảo chánh ông Diệm 1/11/63?
TL: Đúng, ông Đôn không phải là nhân vật lý tưởng nhưng tìm đâu ra con người lý tưởng trong hoàn cảnh xã hội và chính trị của Việt Nam lúc bấy giờ? Ông Đôn là người cần thiết để thanh lọc và chấn chỉnh hàng ngũ quân đội. Ông chưa bị mang tiếng tham nhũng. Ông là một tướng lãnh cao cấp và là đàn anh trong hàng tướng lãnh mà đa số được Pháp đào tạo trước 1955. Họ vẫn còn mang nhiều mặc cảm tự ti đối với ông Đôn về mặt trình độ văn hóa, thành phần giai cấp, tính cách chính thống của một sĩ quan được đào tạo trong quân đội chính qui Pháp. Ông đã tỏ ra là người năng động, có uy tín với quân đội và có thể thực hiện một cụôc thanh lọc. Về phương diện chính phủ, ông cũng là người có uy thế vì được giới dân sự xem là một tướng lãnh có văn hóa.”
Một cái nghề
Ông bà ta có dạy: “Nhất nghệ tinh nhất thân vinh”. Ông Ngân nhờ thuộc lòng câu ấy đã đưa ông lên tột đỉnh vinh hoa phú quí với cái tài “sao, chép, cắt, đục” cũng là một cái tài được ghi vào bảng tiểu sử thân thế sự nghiệp. Công việc của một cái máy computer sẽ làm nhanh, chính xác đẹp hơn nhiều. Sung sướng nhất đời tổng thống Nguyễn Văn Thiệu khi ban hành Luật Người Cày Có Ruộng.
Trong khi ấy người nông dân đau khổ, bao nhiêu công lao mồ hôi nước mắt từ mấy đời cha ông dành dụm cho con cháu, nay bị chính phủ cướp mất lấy danh cho Nguyễn Văn Thiệu. Thủ phạm là Nguyễn Văn Ngân, kẻ tạo ra bất công xã hội, dân chúng ta thán là chỗ sanh sôi phát triển cho cộng sản nằm vùng. Tại sao ông Thiệu, ông Ngân không lấy tài sản trong ngân hàng Thụy Sĩ và Bank of America, trong tủ sắt đem ra chia cho dân để lấy danh? Nguyễn Văn Ngân là kẻ có công lớn trong việc giựt sập VNCH. Trong khi quân đội chiến đấu trên trận mạc để bảo vệ từng tất đất, và sự an bình cho dân chúng.
“Tôi làm việc với tổng thống Thiệu từ đầu năm 1965 đến tháng 5 – 1974. Đầu năm 1965, ông Thiệu lúc bấy giờ là trung ương Tổng Trưởng Bộ Quốc Phòng kiêm Phó Thủ Tướng trong chính phủ Phan Huy Quát. Ông thành lập ở Bộ Quốc Phòng một bộ phận nghiên cứu được quan niệm là đầu não của quân lực về chính sách. Bộ phận này cần một số sĩ quan có bằng cấp đại học và có khả năng nghiên cứu. Tôi được thuyên chuyển từ Bộ Tổng Tham Mưu về Bộ Quốc Phòng trong trường hợp này, từ đó thì cuốn vào guồng máy chính trị. Trước khi bị động viên năm 1962, tôi là chuyên viên tại Ủy Ban San Định Lậut Pháp của Quốc Hội Đệ nhất Cộng Hòa, là ủy ban nghiên cứu việc thống nhất các bộ dân luật và hình luật Bắc, Trung, Nam. Đến năm 1972, dưới thời đệ nhị Cộng Hòa, các bộ luật này mới được ban hành trong thời gian quốc hội ủy quyền cho Hành Pháp. Trong cuộc bầu cử tổng thống 1967, tôi là đại diện của Trung tướng Thiệu trong liên danh Thiệu – Kỳ tại Hội Đồng tuyển cử trung ương cùng luật sư Nguyễn Văn Lộc là đại diện của Tướng Kỳ.”
Trong hệ thống giáo dụ của Mỹ có thông lệ ghi bảng lượng giá giáo sư vào cuối khóa học và trong công sở người xếp đánh bảng giá cho nhân viên thuộc cấp vào mỗi lục cá nguyệt. Việt Nam Cộng Hòa có lệ co giò chạy ra ngoại quốc, tôi tớ đánh giá ông chủ. Nhờ vậy đồng bào biết được những thâm cung bí sử Phủ Đầu... Bò.
“Tổng thống Thiệu theo tôi là người yêu nước, có lập trường quốc gia vững chắc, có khả năng, nhưng gặp hoàn cảnh khó khăn gần như không thể nào xoay trở. Người ta chỉ thấy được cái vinh quang bề ngoài mà không thấy được cái đắng cay mà ông ta phải chịu đựng, sự đơn độc trong lãnh đạo không thể chia sẻ với bất cứ ai. Có một lần vào năm 1972, lúc đứng dậy ra về sau khi làm việc, tôi nói với ông: “Tổng thống phải cẩn thận vấn đề an ninh, vì khi người Mỹ thay đổi chính sách thường thay đổi lãnh đạo một cách tàn nhẫn, như trường hợp các tổng thống Ngô Đình Diệm, Madsaysay, Lý Thừa Văn, ... Trong khi đó với người Pháp thì Bảo Đại, Nguyễn Văn Tâm, Trần Văn Hữu, Phan Văn Giáo đều chết bệnh hoặc sống già.” Nghe tôi nói, mặt ông tối sầm lại, nhìn tôi một lúc rồi trả lời: “Tôi nói thật với anh là tôi không có an ninh.” Ông tiếp: “ Anh cũng biết hội đồng An Ninh Quốc Gia là để hợp thức hóa các quyết định của tôi chớ đâu phải để thảo luận, “bọn xịa” ngồi ở đó mà....Có những điều tôi nói với anh nếu anh tiết lộ thì tôi sẽ bị nguy hiểm.” Oâng là người biết nhẫn nhục và có khả năng tự kiềm chế cao, mặt khác lại là con người có tinh thần quốc gia biết nhục.”
Cũng nhờ ông Ngân mà người dân biết được khí phách của vị tướng, vị lãnh đạo quốc gia cũng là một giáo chủ: bất chấp danh dự, trách nhiệm, tổ quốc.
Giáo chủ Tân Lão Tử có pháp môn thần bí: “Cắn răng, ngậm miệng, nín hơi, sống tàn. Thở mạnh hơi, CIA nghe là bị thịt đấy! Đó là thuật trường sanh của giáo chủ Đạo Nhục.
“Tôi nhớ dịp Kissinger qua Sài Gòn với dự định đi Hà Nội sau đó để ký tất hiệp định Paris. Việc không thành vì ông Thiệu không chấp nhận nội dung bản văn. Hai bên Việt Mỹ họp liên miên. Cuối cùng, Kissinger phải bỏ ý định đi Hà Nội và rời Sài Gòn sau đó. Ngày hôm sau tôi làm việc riêng với TT Thiệu, ông kể cho tôi nghe thái độ của Kissinger với giọng còn tức giận. Oâng nói: “ Nó ngồi như thế này này – Ông lập lại điệu bộ của Kissinger – nằm dài trên ghế, ưỡn bụng lên. Thái độ nó như một thằng thc dân. Tôi xáng cho nó một “thương con nên phải chiều vú” Năm đó, có đám cưới người con gái của ông. Tôi có cảm tưởng như đám cưới chạy tang vì áp lực của Mỹ đến dồn dập với những tối hậu thư của Nixon. Oâng kể với tôi: “Tôi nói với người Mỹ để yên cho tôi một ngày để tôi lo cho con tôi vì đời con gái chỉ co một ngày đó là quan trọng.” Cha Giác, Linh Mục Tuyên Úy có lần cho tôi biết sau khi dự tiếp tân nhận lời chúc mừng của ngoại giao đoàn và khách nơi đại sảnh đường trong ngày quốc khánh 1/11 cũng là ngày hai anh em ông Diệm bị hạ sát, ông Thiệu trở về căn nhà nguyện hỏ ở hậu dinh thự thánh lễ. Ông Thiệu nói với cha Giác, lý do xinh thanh lễ là để ông “cầu nguyện cho linh hồn ông Diệm được cứu rỗi và xin Người cầu xin cho ông và đất nước vượt qua được những ngày khốn khó.”
Theo ông Ngân thì miền Nam đã đến thời tàn vận mạc, nhân tài đã cạn kiệt trong quá khứ và kể cả tương lai. Hiện tại chỉ còn Minh Vương: Thiệu Khiêm Đôn mà thôi.
“Vì nhiệm vụ và công việc, tôi đã gặp hầu hết các chính khách miền Nam, từ thế hệ các cụ Nguyễn Thế Truyền, Trần Văn Lý, Vũ Hồng Khanh, tới thế hệ ông Thiệu, kể cả lớp tướng lãnh, và thế hệ sau đó – nếu có người tôi không gặp là vì không cần thiết phải tiếp xúc – thì phải nói rằng lớp trước ông Thiệu đã lớn tuổi và mất mội trường trui rèn nên đã cùn lụt, lớp sau ông Thiệu và cùng thời với ông (40 – 50 tuổi lúc bấy giờ) thì không thấy người nào có khả năng hơn ông."
Thầy nào tớ nấy
Thái độ đổ tội, chạy tội của ông Ngân sao y chánh bản của quan thầy Mỹ. Tạo ra bù nhìn, thối nát đổ tội lên đầu, chạy tội, kết án kiểu Mỹ: “Quân đội VNCH hèn nhát, từ nan chiến đấu chống cộng sản”. Sản phẩm của Mỹ: “Đục Khoét, Giựt Chạy” đó là những tài liệu mật chưa giải độ mật. Oâng Ngân chờ những người khác chết hết khỏi có ai đối chất, vu khống chụp mũ cũng dễ thôi.
“Công luận đã kết án TT Thiệu về sự sụp đổ miền Nam và quy trách tất cả mọi tội lỗi cho ông. Điều này dễ hiểu vì trăm dâu đổ đầu tằm. Hai mươi lăm năm là quảng thời gian dài đối với đời người nhưng là quãng thời gian ngắn đối với lịch sử. Hiện còn nhiều việc chưa sáng tỏ, nhiều tài liệu chưa giải mật.”
Lên tiếng cho VNCH II cũng như nhau, là Cần Lao Công Giáo Diệm không Diệm, ông Ngân dựa hơi hùm rung cây nhát khỉ với sách lược chủ chiến, hiếu sát của Hitler. Rất may cho VNCH Vô Sách Lược. Nếu có theo Sách Lược Phát Xít ngày nay miền Nam chỉ toàn là đàn bà, con cháu đều mang dòng máu Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp, Mỹ. Con trai sẽ là Phao lồ, Jô Sê. Con gái là Ma Ri, Phăn Xi Cô. Giống như các giống dân bản địa bị diệt chủng Châu Mỹ La Tinh như: Mexico, Puerto – Rico, Cuba, Philippines, Peru, Chili... Những họ Đinh, Lê, Trần, Lý là những từ dị họm đối với thế giới.
Sanh ra một người Việt Nam rất khó, thành một người Việt Nam lại càng khó hơn. Cho nên hãnh diện là một người Việt Nam có dòng máu Rồng Tiên. Một con dân Việt Nam bao giờ cũng vững tin vào sự tất thắng của lịch sử giống nòi. Chỉ có những kẻ mất gốc là chao đảo vọng ngoại, quì gối cầu xin ban bố, cùng nhau tranh giành khúc xương thừa của ngoại nhân. Một dân tộc hấp thụ ba nền văn minh triết lý Đông Phương. Nền văn minh Tam giáo Phật- Lão- Khổng sẽ đánh bại chủ nghĩa Đế Quốc, Vô Thần cộng sản mà không cần phải cầu khẩn lý thuyết Hiếu Sát, Hiếu Chiến và lò Sát Sanh của Hitler để rồi lãnh hậu quả Việt Tộc diệt chủng.
Tự xưng là một lãnh tụ tối cao của VNCH, cầm vận mạng một thể chế trong tay, nhưng không biết chủ nghĩa Phát Xít, Chủ nghĩa cộng sản phát nguồn từ đâu? Hậu quả của nó như thế nào? Tại sao những chủ nghĩa ấy đem ra áp dụng? Phát ngôn bừa bãi. Thật là tủi nhục cho Tổ Quốc Lạc Hồng. Chắc hẳn ông răn đe với dân tộc rằng Độc Tài Cần Lao Công Giáo chưa đủ tiểu chuẩn phải cần đến Lò Nướng Thịt của Hitler cho Việt Nam sớm về Thiên Đường? Đàn ông bị diệt chủng, đàn bà sanh con lai cho rặc giống ngoại bang?
Quốc ngữ sẽ là tiếng Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha giống như số phận các giống dân Nam Mỹ La Tinh: Mễ Tây Cơ, Phi Luật Tân, Cuba.....ngày nay.
Đồng bào và chiến sĩ là nạn nhân phi dân tộc
Trong cuộc chiến tranh tương tàn diệt chủng Quốc Cộng suốt từ năm 1954 cho đến nay đồng bào và chiếnsĩ là nạn nhân của bọn người Phi Dân tộc. Miền nam dân chúng sống trong ách độc tài của Đảng Cần Lao Công Giáo Diệm-Thiệu. Miền Bắc chịu trong gông cùm Đảng cộng sản Đông Dương. Chiến sĩ và đồng bào vô tội đứng giữa phải chịu cảnh bóc lột tàn nhẫn của hai tập đoàn tay sai ngoại bang. Chiến sĩ cùng một lúc phải đánh hai thứ giặc: Tham Nhũng bên trong và Cộng sản bên ngoài.
Cấp lãnh đạo miền Nam tập họp những kẻ mất gốc, vọng ngoại, thối nát mệnh danh khoa bảng trí thức sống bằng xác chết của chiến sĩ nơi tiền tuyến, bằng nước mắt của quả phụ khóc chồng, từ vành khăn tang cô nhi, nỗi khổ đau tàn phế của thương phế binh lê la đau khổ, những chiếc quan tài trên các nẽo đường vào làng. Đó là Bất Nhân.
Aên trái không biết công lao người trồng cây, ngủ nệm êm chăn ấm, vợ đẹp, hầu non không biết ai đã lao đầu vào chỗ hiểm nguy ngày đêm nơi trận mạc. Còn mạt sát tập thể quân đội. Đó là Bất Nghĩa.
Nhận mình là cấp lãnh đạo Tối Cao, không biết phân biệt ngoại bang Pháp Mỹ và Việt Nam. Đồng hóa thiểu số quan nhân thối nát là tập thể quân đội, chính quyền Cần Lao Công Giáo Diệm-Thiệu là Quốc Gia. Trong cuộc chiến tranh Quốc Cộng từ năm 1954 đến nam 2001 ông Ngân không biết mình đứng trong hàng ngũ nào. Không biết Chủ nghĩa Phát Xít, Chủ nghĩa Cộng sản, Chủ nghĩa Tư Bản từ đâu phát xuất, tại sao nó ra đời, do ai tạo ra, hậu quả như thế nào? Đó là Bất Trí.
Biết VNCH bù nhìn Mỹ vẫn chạy theo chấm mút, mưu cầu danh lợi. Không biết sự tồn vong giống nòi, ôn nhục Tổ Quốc. Đó là Vô Liêm Sỉ.
Lãnh đạo đất nước đầy đủ những thứ Bất Nhân, Bất Nghĩa, Bất Trí, Vô Liêm, Tham Sống Sợ Chết. Việt Nam Cộng Hòa không bị diệt sớm hơn 1975 là vì Việt cộng quá dở. Nhờ có chiến sĩ can trường bảo vệ đất nước.
Phúc đức cho giống nòi Hồng Lạc
Chính thể VNCH I và II là những chính phủ bù nhìn
|
|
|
Post by NhiHa on Aug 13, 2008 6:04:50 GMT 9
MỔ XẺ VÀ PHÊ BÌNH NHỮNG “TIẾT LỘ BÍ MẬT HẬU TRƯỜNG CHÁNH TRỊ QUANH TỔNG THỐNG THIỆU” CỦA CỰU PHỤ TÁ NGUYỄN VĂN NGÂN.
• MẤT MIỀN NAM TẤT YẾU PHẢI XẢY RA VÌ NGƯỜI QUỐC GIA KHÔNG CÓ “CHỖ ĐỨNG”. NHẬN XÉT NÀY ĐÚNG HAY SAI? NGỤ Ý GÌ?
• CẢM NGHĨ CỦA NGƯỜI ĐỌC: THẤT VỌNG! VÌ NGUYỄN VĂN NGÂN ĐÃ TỎ RA KHÔNG BIẾT GÌ NHIỀU VỀ “BÍ MẬT HẬU TRƯỜNG CHÍNH TRỊ”, CHỈ NÓI LÊN NHỮNG NHẬN XÉT CÁ NHÂN, VỚI MỘT TRÌNH ĐỘ HIỂU BIẾT QUÁ NÔNG CẠN ẤU TRĨ!
ĐẶNG VĂN NHÂM
SAU 26 NĂM IM HƠI LẶNG TIẾNG...
Trên baó Ngày Nay, số 458, (từ 1-15. 6.2001), phát hành tại Houston, Texas,HK, có đăng bài phỏng vấn ông Nguyễn Văn Ngân, cựu phụ tá đặc biệt của cựu TT Thiệu. Bài phỏng vấn này khá dài, gồm 15 câu hỏi và trả lời, đã được đăng cách trịnh trọng trên mặt báo, ngang hàng chữ nhãn báo (manchette) NGÀY NAY, với tưạ đề 3 cột, có hàng chữ nguyên văn như sau: “Sau 26 năm yên lặng, ông phụ tá NV Ngân lên tiếng: PHỤ TÁ CỦA T.T. THIỆU TIẾT LỘ BÍ MẬT HẬU TRƯỜNG”.
Ngay hàng dưới kế tiếp, như tiểu đề, có thêm 2 hàng chữ nữa: - Ông Ngân đã nói gì về các tướng Khiêm, Kỳ, Big Minh, Quang... và cả ông Thiệu. - Mỹ đã chi tiền để lũng đoạn lãnh đạo miền Nam ra sao?”.
Nhưng trước khi độc giả bước vào bài phỏng vấn ấy, còn phải đọc qua một bài có tính cách dẫn nhập của nhà báo Trọng Kim (đề ngày 23.5.2001). Dĩ nhiên bài này không có gì phải đề cập đến. Cũng như một đoạn ngắn “lời toà soạn” tiếp theo ngay sau đó vậy!
Bây giờ, người đọc đã có thể bắt đầu nhìn thẳng vào tựa đề bài “phỏng vấn đặc biệt” của báo NN, trang B, bề ngang 4 cột, chạy suốt một trang, với tưạ đề chính thức, kể cả những hàng chữ tiểu đề [có khác ít nhiều với những hàng tưạ đề trên mặt tờ báo] như sau:
_ Sau 26 năm giữ yên lặng, lần đầu tiên ô. Nguyễn Văn Ngân cựu phụ tá chính trị của TT Nguyễn Văn Thiệu lên tiếng, trả lời phỏng vấn của Ngày Nay: TIẾT LỘ NHỮNG BÍ MẬT HẬU TRƯỜNG CHÍNH TRỊ QUANH T.T. THIỆU.
Đồng thời, người ta cũng tìm thấy bài phỏng vấn này còn đăng trên tờ báo chợ Sóng Thần, phát hành ngày 26.5.01, tại Virginia, miền Đông HK, vẫn một tên người phỏng vấn là Phan Thanh Tâm; nhưng tựa bài lại khác, đọc lên thấy có mùi “trinh thám, kỳ tình tiểu thuyết” của nhà văn Phú Đức như sau: “NGƯỜI NGUY HIỂM SỐ 1 NGUYỄN VĂN NGÂN NÓI VỀ HẬU TRƯỜNG CHÍNH TRỊ VNCH...”!
TÓM LƯỢC NHỮNG Ý CHÍNH.
Trong bài phỏng vấn, ông Ngân đã phát biểu về những vấn đề có thể tóm lược sau đây: Nguyên nhân thảm bại của VNCH là do chính sách viện trợ Mỹ, và người quốc gia đã không có chỗ đứng. Vậy, sự mất miền Nam năm 1975 là điều tất yếu, tức không thể nào tránh được, như một thứ định mệnh đã được thượng đế an bài sẵn. Tuy nhiên, dù trong phần tiền đề đã khẳng định như vậy, nhưng ông Ngân vẫn còn cố tình nêu thêm ra một số nguyên nhân khác nữa thuộc phạm vi nội bộ của miền Nam VN như: Tập đoàn các tướng lãnh đều xuất thân từ môi trường xấu, đã được sản xuất từ lò “partisan” của Tây, tức những phần tử thất học, vô nghề nghiệp, phải đăng lính để kiếm sống. Vì thế, họ đã không có lý tưởng chiến đấu, chỉ lo vinh thân phì gia, tham nhũng, hối lộ, mua quan bán chức, nuôi lính ma, lính kiểng... Trong số đó chỉ có một mình tướng Thiệu, tức là “chúa” của bầy tôi khuyển mã Nguyễn Văn Ngân, là tài giỏi hơn hết và đã dám đương cự với người Mỹ - chửi lén Kissinger, theo lời ông Ngân kể như một bằng chứng hùng hồn! - mà thôi.
Trong khi đề cao TT Thiệu, ông Ngân tuyệt nhiên không đề cập gì đến những hành động hối mại quyền thế, tham nhũng, thối nát, trấn lột tiền bạc, bao che và thông đồng trong các dịch vụ buôn lậu ma tuý, vàng, đầu cơ phân bón, đầu cơ gạo... Ông Ngân lại còn không ngại miệng bào chữa cho TT Thiệu trong cuộc độc diễn bầu cử năm 1971, và tu chính hiến pháp để cho Thiệu ra tranh cử pháp nhiệm 3 rồi sẽ dài dài đến mãn đời... coi như đó là một hành vi để phục vụ dân tộc và đất nước!
Nhưng ngược lại, ông Ngân lại không tiếc lời thoá mạ cựu TT Trần Thiện Khiêm, đánh giá ông Khiêm như một kẻ phản trắc vô lường, chẳng khác gì loài rắn độc, cực kỳ nguy hiểm, chỉ biết có quyền lợi cá nhân, bất tài, nhưng hám chức vụ. Suốt thời gian cầm quyền thủ tướng chỉ “ngậm miệng ăn tiền”, ù lì và bất động...
Tóm lại, khi kết tội các giới tướng lãnh và TT Khiêm như thế, tức ông Ngân đã muốn biện minh cho người đọc biết rằng sự mất miền Nam năm 1975, chẳng phải do lỗi lầm và trách nhiệm của TT Thiệu, mà ông đã từng đóng vai phụ tá chánh trị, tức một loại tòng phạm của đại tội đồ dân tộc. Miền Nam mất chẳng qua là một sự tất yếu, vô phương thoát khỏi. Nhưng sở dĩ miền Nam đã bị mất một cách quá nhanh chóng và nhục nhã như mọi người đều biết chẳng qua vì giới tướng lãnh bất tài, thối nát, không có lý tưởng, mà điển hình là TT Trần Thiện Khiêm, và đại tướng Cao Văn Viên, tổng tham mưu trưởng quân đội VNCH vừa bất tài, lười biếng, hèn nhát lại sẵn sàng ngoan ngoãn làm tay sai cho CIA Mỹ !
Xét chung toàn bài phỏng vấn này, tuy đã được gắn cho những hàng chữ chủ đề rất giật gân, pha lẫn chút mùi vị trinh thám, gián điệp kỳ tình ba xu như: “TIẾT LỘ NHỮNG BÍ MẬT HẬU TRƯỜNG CHÁNH TRỊ QUANH TT THIỆU” hay” NGƯỜI NGUY HIỂM SỐ 1 NÓI VỀ HẬU TRƯỜNG CHÍNH TRỊ VNCH”..., nhưng thực chất chứng tỏ rõ ràng ông Ngân đã chẳng biết gì nhiều về bí mật hậu trường. Những điều ông đã trả lời trong cuộc phỏng vấn này, ngoài những nhận xét nông cạn, chẳng qua đều là những chuyện mà trên 30 năm trước đây các báo chí Việt ngữ ở Sài Gòn và báo chí ngoại ngữ đã đăng tải đầy rẫy đến mức thừa thãi, mà bất cứ ai có trí nhớ bình thường đều có thể nhắc lại được không khác ông Ngân bao nhiêu!
Chẳng những vậy, qua bài phỏng vấn này, người đọc càng không khỏi thêm thất vọng hơn, đến nỗi phải chép miệng than thầm một câu não nuột: “Trời ơi, trình độ hiểu biết và nhãn quan về chính trị của một anh phụ tá đặc biệt của một ông tổng thống (Thiệu!) mà lại ấu trĩ, thiển cận đến cỡ này... thì làm sao chống chọi lại với CS cho được! Như thế sự mất miền Nam vào tay CS cũng đúng là điều... tất yếu như hắn đã nói thôi!”...
PHÂN TÁCH VÀ PHÊ BÌNH.
Bởi khuôn khổ báo Đại Chúng có hạn, vả lại, sau khi đọc hết bài phỏng vấn này, chúng tôi nhận thấy không cần thiết phải đăng lại nguyên văn. Vì lý do chính yếu sau đây: Mục đích bài phỏng vấn không thực sự đi tìm sự thật của những bí mật hậu trường chánh trị miền Nam trong phạm vi hiểu biết giới hạn qua chức vụ phụ tá của ông Ngân. Như thế, tức là không nhắm mục đích thuần túy phục vụ quyền lợi của độc giả.
Hơn thế, những ai đã đọc hết bài phỏng vấn này, nếu có một trình độ hiểu biết bình thường, cộng thêm một chút từng trải và nhạy cảm đều có thể ngửi thấy ngay cái mùi vị “GIAO TẾ” của một bài phỏng vấn “tài tử”, qua lối nêu câu hỏi không một chút thắt buộc ráo riết, không biết xoáy tròn vào chủ đề và không biết đào sâu vào chi tiết. Như mọi người đều biết, nguyên nhân mất miền Nam là một vấn đề hết sức phức tạp chứa đầy mâu thuẫn chằng chịt, thế mà người phỏng vấn đã chỉ nêu lên những câu hỏi lang bang, rời rạc, lỏng lẻo, có khi vô bổ, dường như chỉ muốn dẫn lối mở đường cho hiêu nai chạy, hay ngầm giúp cho người đối thoại (Nguyễn Văn Ngân) được dịp giải tỏa những ấm ức riêng tư, nhưng khéo léo lồng trong đại cuộc chính trị.
Tuy nhiên, sau khi đã gạn lọc và loại bỏ hết những chi tiết râu ria vô bổ đầy rẫy trong bài phỏng vấn ấy, chúng tôi qui định bài phân tách và phê bình này của chúng tôi vào một số trọng điểm gồm :
- Chỗ đứng của người quốc gia trong cuộc đối địch giữa tư bản và CS quốc tế. Tương quan giữa Mỹ và VNCH.
- Khả năng và trách nhiệm cũng như những đại tội đối với dân tộc và đất nước của TT Thiệu, cùng một số tướng lãnh cầm quyền cai trị khác. Trong đó hiển nhiên phải kể đến cả đại tội đồ Nguyễn Văn Ngân!
- Những nhận xét của ông Ngân về cá nhân và đại tội của tướng Trần Thiện Khiêm.
- Ông Ngân muốn chạy tội, muốn đánh bóng và quan trọng hoá cá nhân mình? Nhưng thực chất Nguyễn Văn Ngân là ai? Có phải Ngân là CS nằm vùng như ông đại sứ Nguyễn Văn Kiểu đã từng tiết lộ với một số tướng lãnh và thân hữu, nhờ đó tác giả BMHTCTMN đã biết được không?
Làm việc này, tuy mất rất nhiều công phu nghiên cứu và thì giờ suy nghĩ, nhưng chúng tôi thiết tưởng như vậy sẽ giúp độc giả, dù cho không am tường thời sự đã xảy ra ở quê nhà ngót nửa thế kỷ rồi vẫn sẽ nắm vững được toàn bộ nội dung bài phỏng vấn rườm rà, lê thê này. Mặt khác, bạn đọc còn có thể khám phá ra dụng tâm khéo léo chạy tội cho mình, cả cho cựu TT Thiệu, và tô lục chuốt hồng cho chế độ thối nát đệ nhị CH .
NGƯỜI QUỐC GIA KHÔNG CÓ CHỖ ĐỨNG!
Ngay khởi đầu bài phỏng vấn đã có câu hỏi nguyên văn: “Chúng tôi xin ông cho biết, theo ông, những nguyên nhân nào đã gây ra sự sụp đổ của chế độ VNCH?”
Ông Ngân đã trả lời tóm tắt, trích lược chính xác như sau:
- Sau thế chiến 2, tương quan giữa các quốc gia trên thế giới ở trong thế lưỡng cực. Hiệp định Genève 1954 đã chia đôi VN: Miền Bắc nằm trong khối CS. Miền Nam nhận viện trợ Mỹ. Do đó cuộc chiến VN vừa là nội chiến vừa là cuộc chiến ủy nhiệm. Năm 1965, miền Nam có thêm 500.000 quân Mỹ (đúng ra phải nói là quân đồng minh!); trong khi đó miền Bắc cũng tăng cường 300.000 quân Trung Cộng, phi công Bắc Hàn, chuyên viên hỏa tiễn SAM người Cuba...
Sau khi nêu nhận xét như trên, ông Ngân cho biết lý do ngoại lai là: “Viện trợ của Mỹ chỉ nhằm làm cho miền Nam lệ thuôïc vào Mỹ, thay vì giúp cho miền Nam có thể tự lực cánh sinh... tiêu biểu cho chính sách ”tân thực dân” sau thế chiến thứ 2. Trong khi CS tiếp tục chính sách bành trướng thì HK rút quân và cắt giảm viện trợ. Việc mất miền Nam tất yếu phải xảy ra vì trong cuộc đấu tranh giữa tư bản và CS không có chỗ đứng cho người quốc gia”! (nguyên văn)
Còn nguyên nhân nội tại, tóm tắt ý kiến của ông Ngân gồm: “Nạn tham nhũng trầm trọng và sự phân hoá trong hàng ngũ quốc gia đã tiếp tay cho sự sụp đổ. Trường hợp này cũng tương tợ như Trung Hoa Dân Quốc vào năm 1949 đã để cả một lục điạ rơi vào tay CS. Nhưng nguyên nhân căn bản của sự sụp đổ miền Nam ngày 30.4.75 chính là tổ chức chính trị xã hội của miền Nam tự nó không đủ sức đề kháng với cuộc chiến tranh khuynh đảo và xâm lăng của CS. Xã hội miền Nam là một xã hội “mở”...”
Từ chỗ phân biệt “xã hội mở” (miền Nam) với dụng ý ám chỉ miền Bắc là “xã hội đóng” (?), ông Ngân tiến tới ý nghĩ: “muốn chống lại CS, miền Nam phải có một chế độ độc tài kiểu phát xít Hitler mà CS Nga rất sợ. Vấn đề được đặt ra là tại sao chúng ta lại dùng một sự man rợ này để chống lại một sự man rợ khác? Tại sao chúng ta phải hy sinh những giá trị mà vì đó chúng ta phải đấu tranh với CS để bảo vệ ?
Tuy nhiên nhờ có mô hình “xã hội mở” dân tộc VN mới biết được ý niệm dân chủ tự do dưới chế độ chính trị của các thời đệ nhất và đệ nhị CH tại miền Nam VN. Dù không hoàn hảo, nhưng phải công nhận đó là những chế độ chính trị tốt đẹp nhất trong lịch sử VN cho đến nay...”
TẠI SAO NGƯỜI QUỐC GIA KHÔNG CÓ CHỖ ĐỨNG ?
Nên nhớ tất cả những đoạn chữ nghiêng, đóng trong khung ngoặc đơn trên đây, đều trích nguyên văn lời hỏi đáp của bài phỏng vấn. Sau đây là phần mổ xẻ và phê bình của chúng tôi:
Thú thực, ngay sau khi vừa đọc hết đoạn trả lời này của ông Ngân, tôi không khỏi bàng hoàng, ngạc nhiên về trình độ hiểu biết và khả năng nhận định chính trị của một vị cựu phụ tá chính trị của TT Thiệu. Nhưng sự ngạc nhiên ấy chỉ thoáng qua rồi tan biến ngay, khi tôi chợt nhớ lại vài nét về tiểu sử và quá trình hoạt động của nhân vật này. Nhưng dù sao, tôi vẫn không thể chẳng tiếp tục nêu lên đây vài nhận xét của tôi về những ý kiến của ông Ngân đã nêu trên.
Trước hết, hãy gạt bỏ ngay cho khỏi mất thì giờ và tốn giấy mực về những nhận định cạn cợt, tầm thường, mà bất cứ một độc giả bình dân nào có trình độ hiểu biết thời cuộc tầm thường nhất cũng đã thừa biết từ lâu rằng cuộc chiến “nồi da sáo thịt” ở VN sau đệ nhị thế chiến vốn là một cuộc chiến tranh “ủy nhiệm” giữa 2 thế lực tư bản và CS quốc tế. Nhưng nếu chịu khó mở mắt ra, ném một cái nhìn chung, phớt qua trên bản đồ thế giới, ta còn nhận thấy VN chẳng phải là một dân tộc duy nhất đã bị lôi cuốn vào cuộc “chiến tranh uỷ nhiệm” này. Thí dụ điển hình và cụ thể không thiếu gì, chỉ xin lược kể những nước đã từng bị chia đôi chẳng khác nào VN như: Trung Hoa, Hàn Quốc... Xa hơn một chút, đến vùng Trung Đông thì có nước Yemen và nước Đức ở Âu Châu...
Nhưng kể từ đó đến nay, thử hỏi ông Ngân, đã có một nước nào trong số kể trên ấy đã bị người Mỹ bỏ rơi cách tàn nhẫn và cả một chánh phủ từ tổng thống tổng tư lệnh quân đội, thủ tướng chánh phủ, đại tướng tổng tham mưu trưởng và các tướng tá đã bỏ mặc số phận của hàng triệu binh sĩ còn đang ngơ ngác trên chiến trường, để hè nhau dắt díu bầu đàn thê tử, ẵm cả những gia tài kếch xù chạy trốn CS cách nhục nhã ra hải ngoại hay không?
Hiển nhiên câu trả lời phải là “KHÔNG! DỨT KHOÁT KHÔNG!”. Như vậy, trường hợp miền Nam đã bị CS đánh chiếm dễ như ta giựt viên kẹo trong tay đưá con nít khờ khạo, bịnh hoạn, bụng ỏng đít teo, chưá đầy giun và sán lải, là một hiện tượng độc nhất vô nhị từ sau đệ nhị thế chiến đến nay. Có phải thế không ông phụ tá tổng thống?
Một khi nếu ông Ngân đã không the åchứng minh được một nước thứ hai nào, trong số Trung Hoa, Đại Hàn, Yemen và Đức Quốc (cùng một hoàn cảnh qua phân như VN) bị mất về tay CS, thì ông không thể nào được phép hàm hồ kết luận cách chắc nịch như đóng chiếc đinh cuối cùng lên nắp tấm ván thiên của cỗ quan tài VNCH bằng câu: “Việc mất miền Nam VN tất yếu phải xảy ra, vì trong cuộc đấu tranh giữa tư bản và CS không có chỗ đứng cho người quốc gia”(!)
Vậy, bây giờ đứng trước một kết luận đã chắc nịch như thế, ta đành phải bất đắc dĩ chịu khó tìm hiểu thêm vào chiều sâu sự dụng tâm của ông Ngân xuyên qua cách sử dụng hai chữ “chỗ đứng”. Nơi đây, nói về “chỗ đứng” ta phải hiểu thâm ý của ông Ngân muốn nói: Có điạ vị chính thống, có danh chánh ngôn thuận tức là có chính nghĩa.
Khi đã hiểu được thâm ý đó rồi, người đọc sẽ vỡ lẽ ra ngay rằng: Trong cuộc chiến “uỷ nhiệm” giữa tư bản và CS quốc tế, người quốc gia VN (theo phe tư bản Mỹ) tức không có chính nghiã đối với nhân dân. Tất yếu phải thua! Ngược lại, người CSVN, vì có điạ vị chính thống, có danh chánh ngôn thuận, tức có chính nghiã, đã tất thắng !
Sở dĩ, trong đoạn này, ông Ngân đã không dám nói toạc ngay ra thâm ý của mình, có lẽ vì ông còn ngại có thể sẽ bị một số người chống Cộng mù quáng trong cộng đồng tị nạn ở Mỹ chụp lên đầu ông một cái nón cối. Đối với những kẻ trần trụi, đầu đội trời chân đạp đất như bọn dân thường chúng tôi đây thì không ai lo sợ gì khi bỗng nhiên vô cớ bị chụp cho cái nón cối lên đầu. Nhưng ngược lại, riêng đối với ông Ngân, theo tôi biết, chiếc nón cối ấy có thể sẽ dẫn đến những chuyện bí mật hậu trường chính trị miền Nam khác nữa liên quan đến tiền tích “vượt tuyến” năm 1955 của ông, cùng với lời thố lộ rất giới hạn của ông Kiểu, bào huynh của TT Thiệu, tố giác ông Ngân là một CS nằm vùng!
Nên biết, tôi đã có dịp quen biết ông Kiểu khá lâu, từ năm 1952, lúc bấy giờ nhà ông Kiểu còn ở đường Đề Thám, một cửa tiệm bán nước mắm, gần nhà của dân biểu Hồ Ngọc Cứ và GS Phan Quang Bổng, là hai người bạn rất thân của tôi. Dãy phố lầu này đâm thẳng ra đường Phạm Ngũ Lão, bên hông xóm Sáu Lèo... (muốn biết rõ chi tiết xin đọc bộ Bí Mật Hậu Trường Chánh Trị miền Nam, gồm 3 quyển, của Đặng Văn Nhâm, đã phát hành khắp nơi).
Chuyện này tôi sẽ trở lại một cách đầy đủ chi tiết hơn trong một chương sau.
SỰ MẤT MIỀN NAM KHÔNG THỂ COI NHƯ TẤT YẾU VÀ NGƯỜI QUỐC GIA LÀ AI?
Theo tôi, cũng như đại đa số quần chúng thầm lặng VN, sự mất miền Nam hoàn toàn không tất yếu một chút nào, và người quốc gia lúc nào cũng vẫn có một chỗ đứng. Nhưng cái chỗ đứng ấy của người quốc gia chân chính - đáng tiếc thay! – đã bị các tướng lãnh, làm tay sai cho ngoại bang, dùng bạo lực võ khí tước đoạt mất. Nên nhớ: bọn độc tài, quân phiệt, hèn nhát, bất tài, tham nhũng, thối nát, buôn lậu bạch phiến, đầu cơ phân bón, gạo, ăn chận lương và khẩu phần lính, mua quan bán chức, bọn chính khách đảng phái sôi thịt, bọn lưu manh đội lốt tu hành... không thể được coi như “Người quốc gia”!
Tập đoàn quân phiệt cầm quyền này chẳng những nằm vùng, đâm sau lưng đồng đội, lại còn cấu kết với bọn chánh trị gia sôi thịt, con buôn chiến tranh, và bọn ký sinh trùng giả dạng tu hành... để dành độc quyền chống Cộng với người Mỹ. Nên nhớ: Bọn chính trị gia xôi thịt, trí thức ươn hèn, tu hành lưu manh... cũng không thể “đồng hoá” trong danh từ “người quốc gia” được!
Nên biết: Dưới thời đệ nhất CH, dù thế nào chăng nữa vẫn không một ai có thể nói như ông Ngân là: “Sự mất miền Nam tất yếu phải xảy ra”. Chỉ vì lý do rất đơn giản là: Lúc bấy giờ, dưới chế độ NĐ Diệm, ít ra “người quốc gia” vẫn còn có “chỗ đứng” trong chiến tuyến chống Cộng!
Nhìn rộng ra ngoại bang, các nước Trung Hoa, Đại Hàn, Yemen và Đức Quốc... cho đến nay vẫn không ai nhìn thấy vấn đề mất vào tay CS là tất yếu, như ông Ngân đã nói. Ngược lại, các nước Nam Hàn, Đài Loan, Nam Yemen và Tây Đức... ngày càng trở nên phú cường và bền vững, xứng đáng hãnh diện góp mặt với năm châu bốn biển. Riêng người Trung Hoa “Quốc Gia” sau khi đã rời bỏ Trung Hoa lục điạ, năm 1949, đã xây dựng được hòn đảo nhỏ bé Đài Loan trở nên một quốc gia phú cường, nổi danh là một con rồng kinh tế Á Châu, đồng thời cũng là một tiền đồn có khả năng ngăn ngừa hữu hiệu làn sóng đỏ từ Trung Cộng tràn ra ngoài vùng biển Thái Bình Dương. Tại sao và nhờ đâu? Chỉ bởi tại những nước đó đã không có bọn tướng lãnh ươn hèn, bất tài, tham nhũng cùng với lũ tay sai ngu dốt xu nịnh làm phụ tá !...
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA THDQ VÀ VNCH, GIỮA TƯỞNG GIỚI THẠCH VỚI N.V.THIỆU, GIỮA QUÂN ĐỘI TÀU PHÙ VỚI QUÂN ĐỘI VNCH.
Mặt khác, khi viện dẫn tệ trạng tham nhũng của các giới chức cầm quyền Trung Hoa Dân Quốc, dưới quyền lãnh đạo của Thống Chế Tưởng Giới Thạch, đã đánh mất cả một lục điạ bao la với ngót một tỉ dân số vào tay CS năm 1949, ông Ngân đã coi như một bằng chứng, để biện minh và chạy tội làm mất miền Nam vào tay CSBV, năm 1975, của Nguyễn Văn Thiệu.
Đọc sự so sánh này của ông Ngân, chỉ cần tinh ý một chút người đọc cũng thừa khả năng nhận ra ngay trình độ hiểu biết về chính trị và thời cuộc thế giới cận đại của ông Ngân còn rất thô sơ và thiển cận. Có thể lúc bấy giờ, năm 1949, ông Ngân còn là một chú bé thò lò mũi xanh (ông Ngân sanh năm 1935, tức mới 14 tuổi!), sống chui rúc trong một vùng đồng quê hẻo lánh, thiếu ánh sáng văn minh nào đó, nên đã không được giáo dục đầy đủ. Cũng có thể, đến năm 1955, ông Ngân đã lội sông Bến Hải, vượt tuyến vào Nam (theo tiểu sử ghi trên bài phỏng vấn), vì mảng lo sinh kế, nên ông đã không đủ thì giờ, không đủ khả năng ngôn ngữ để tự trau dồi thêm kiến thức tổng quát qua sách báo Tây Phương. Vì lẽ đó mà ông Ngân đã chỉ có được một cái vốn hiểu biết hết sức nông cạn ”thiên bất chí, điạ bất đáo”, để mà dại dột so sánh giữa hai trường hợp: Trung Hoa Dân Quốc với VNCH và giữa Tưởng Giới Thạch với Nguyễn Văn Thiệu!
Ông Ngân nên biết rằng: Trước năm 1949, tình hình kinh tế, chính trị và quân sự của nước láng giềng Trung Hoa Dân Quốc (từ đây viết tắt: THDQ) khác hẳn với VNCH trước năm 1975. Tệ trạng tham nhũng thối nát trong hàng ngũ các giới chức cầm quyền TH quốc gia cũng hoàn toàn khác với nạn tham nhũng thối nát đã diễn ra từ thời tướng Thiệu lên cầm quyển chủ tịch UyÛ Ban Lãnh Đạo Quốc Gia rồi đến làm tổng thống ở miền Nam VN (1965-1975).
Riêng cá nhân Tưởng Giới Thạch và Nguyễn Văn Thiệu lại càng khác xa nhau lắm lắm. Nếu tôi có thể ví Tưởng Giới Thạch là con Phượng Hoàng [chẳng khác TT Ngô Đình Diệm], thì Nguyễn Văn Thiệu chỉ là một con quạ đen điu, xấu xí với cái mỏ xần xùi thô kệch và tiếng kêu quái đản tới mức bay đến đâu, dân nhà quê cũng phải dùng gạch, đất ném, để xua đuổi!
Đây là một chút sử liệu của THDQ sưu tầm từ các sách báo cũ, xin nêu lên để ông phụ tá Ngân suy ngẫm xem những lời phê bình sau đây có xác đáng không :
Chiến tranh Trung-Nhật đã bùng nổ ngày 7.7.1937, nhân vụ Lư Cầu Kiều. Hai tháng sau, trước kẻ thù chung đang xâm lăng đất nước, 2 phe Quốc Gia và CS Tàu đã tạm gạt bỏ mọi hiềm khích, hợp tác với nhau để chống Nhật. Ngày 14.8. 45 Nhật đầu hàng đồng minh. Ngày 9.9.45, Nhật đầu hàng THDQ vô điều kiện. Mới hết chiến tranh với Nhật, chưa kịp kiến thiết đã bị CS trở mặt tấn công và đất nước lâm vào cảnh nội chiến. Vì thế ngân sách quốc gia của THDQ bị thiếu hụt nặng. Năm 1947, ngân sách hụt 95.000 tỉ Hoa Kim. Vì phải trang trải đến 78% vào chiến phí và quân phí. Do đó chánh phủ THDQ đã phải tăng thuế và lạm phát phi mã tiền tệ.
Đồng tiền bị mất giá nhanh chóng khủng khiếp, như người bị xuất huyết. Giữa năm 1945, giá một Mỹ Kim là: 2.500 Hoa Kim. Đến tháng 2.1948, 1 MK ăn: 200.000 Hoa Kim. Đến năm 1949, trước khi Tưởng Giới Thạch phải rời bỏ Hoa Lục, tình hình kinh tế nước Tàu càng bi đát hơn, giá 1 MK ăn hơn một triệu Hoa Kim. Các bà nội trợ phải vác cả bao bố bạc đi chợ. Muốn mua một quả trứng gà, họ phải bưng cả thúng bạc đi trả. Không ai có thể đếm nổi tiền, chỉ nhắm chừng mà bốc ra từng bó, hốt ra từng nắm. Chẳng khác nào thời kỳ nước Đức, trước khi đảng quốc xã của Hitler lên cầm quyền. Người dân TH lúc bấy giờ đã nói : “Giá trị đồng Hoa Kim như...cứt. Và cứt ở TH cũng đổi lấy được đồng Hoa Kim!”
Trong thời gian này, cảnh đói rách khốn khổ đã diễn ra khắp nước TH. Nên nhớ, năm 1945, khi đạo quân Tàu Phù của các tướng Tiêu Văn và Lư Hán kéo sang miền Bắc VN để giải giới quân đội Nhật, người lính Tàu đã là hiện thân của những con ma đói thảm hại. Hình dáng gầy còm, rách rưới, tiều tụy, thường kéo nhau từng bầy xông vào các chợ vùng quê bốc hốt những mẹt bún, đậu phụ ăn lấy no, mặc tình cho những người đàn bà bán hàng tiếc của vác đòn gánh, gậy gộc đánh đập túi bụi. Nhiều tên lính Tàu Phù đã liều mạng ăn cho no, để rồi bị đập chết nằm quay lơ giữa chợ, đôi mắt trợn trắng, mồm còn ngậm đầy bún hay xôi...
Hình ảnh thê thảm khủng khiếp ấy của người lính Tàu năm 1945 sang VN đã như thế, đến năm 1949 càng thảm hại hơn, nhưng chắc chắn vẫn không phải là hình ảnh có thể đem ra so sánh được với binh sĩ VNCH trong thời kỳ tướng Thiệu và tập đoàn quân phiệt lên cầm quyền ở miền Nam. Trong khỏang thời gian trước năm 1975, người lính VNCH vẫn còn được người Mỹ viện trợ đầy đủ. Tuy họ đã bị đồng đội thượng cấp, giới chỉ huy phản bội, đâm sau lưng, và bị bóc lột đến tận cùng xương tủy, nhưng họ vẫn còn đủ ý chí và bụng vẫn còn no, đủ sức giữ vững tay súng để chiến đấu chống CS trên khắp các chiến trường tới giây phút cuối cùng, khi lệnh buông súng đầu hàng đã được đại tướng, tổng thống nằm vùng Dương Văn Minh ban ra.
Riêng về tệ nạn tham nhũng, thối nát, hèn nhát và bất tài của đám tướng lãnh cầm quyền cai trị tối cao của miền Nam VN, thì lại càng khác xa với tình trạng tham nhũng hối lộ của THDQ. Chẳng cứ gì toàn thể dân chúng, binh sĩ THDQ đều biết rõ nguồn gốc và thủ phạm của các vụ tham nhũng hối lộ, mà ngay cả các giới chức ngoại quốc, các đại diện báo chí Tây phương ở THDQ, đều biết đích xác những tay tham nhũng gộc trong guồng máy cao cấp cấp của chính quyền THDQ là: Khổng Tường Hi và Tống Tử Văn... Bao nhiêu tài sản đồ sộ và khối tiền rừng bạc bể đều tập trung hết vào tay mấy ông “Thần Taì” ấy cùng với đám tay chân bộ hạ, phe cánh của họ.
Nhưng ngược lại, riêng cá nhân TT Tưởng Giới Thạch và vợ là bà Tống Mỹ Linh vẫn đều được quần chúng kính trọng, và các giới chức cao cấp trong các chánh phủ Mỹ, Anh, Pháp v.v... ngưỡng mộ, trọng vọng, vì lòng ái quốc chân thành và đức tính liêm khiết. Ai cũng phải nhìn nhận tấm lòng yêu nước, thương dân, và đức tính liêm khiết của TT Tưởng Giới Thạch và bà Tống Mỹ Linh. Nhưng, tội nghiệp, trong hoàn cảnh đó, ông chỉ là một cánh én cô độc không thể nào đem lại được mùa xuân có nắng ấm và hoa nở tốt tươi cho dân chúng Trung Hoa!
Dù sao, sau khi ra Đài Loan, TT Tưởng Giới Thạch cũng đã thực hiện được ước nguyện của ông, khiến cho tiểu đảo Đài Loan đã trở thành một quốc gia phú cường, thịnh vượng, nổi tiếng trong vùng trời Đông Á!
Trong khi đó, ngược lại, Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Thị Kim Anh lại khác hoàn toàn. Họ đã lợi dụng chức vụ nguyên thủ quốc gia và đệ nhất phu nhân để thực hiện nhiều dịch vụ phi pháp như: trấn lột tiền bạc của Nguyễn Cao Thăng, tham nhũng, hối lộ, mua quan bán chức, chiếm đoạt công điền công thổ, mua chuộc dân biểu, nghị sĩ gia nô, dung túng bao che tội ác cho thân nhân, gia tộc, bọn tay chân bộ hạ để chia chác trong các dịch vụ: buôn bạch phiến, vàng, và thuốc phiện, đầu cơ phân bón, đầu cơ gạo, bán gạo, thuốc men vào mật khu cho VC... Chính những hành động MAFIA của Thiệu đã tạo nên tệ trạng “kiêu binh, kiêu tướng” lộng hành, coi thường luật pháp quốc gia, áp bức hãm hại dân chúng của một số tướng tá trong quân đội VNCH, mà ảnh hưởng còn kéo dài mãi đến nay ở hải ngoại vẫn chưa dứt. Bằng cớ điển hình mới nhất là vụ cựu trung tá TH Hội, anh em cột chèo của cựu tướng Huỳnh Văn Cao, tay chân của TT Thiệu, đã dám hành hung chủ báo Đại Chúng trong một tiệc cưới đông người ở ngay Maryland, kề cận thủ đô của nước Mỹ!
Tóm lại, tệ nạn tham nhũng dưới thời Thiệu là “nhà dột từ nóc dột xuống”; còn nạn tham nhũng của THDQ là chuyện ”nhà dột có nơi”. Khác nhau ở chỗ đó! [xin xem thêm Bí mật Hậu Trường Chánh Trị miền Nam, gồm 3 quyển của tác giả Đặng Văn Nhâm, đã phát hành khắp mọi nơi].
Riêng trong phạm vi nội bộ quân đội, hay nói cách khác cho rõ ràng hơn là trong guồng máy quân đội của VNCH, khoảng từ 1973 đến 1975, thì tệ nạn tham nhũng, thối nát có lẽ lại khá giống với tình trạng của quân đội Tàu Phù bên Trung Quốc.
Trong khoảng thời gian từ 1945 đến 1949, các báo chí TH thường đăng tin về vụ các tướng tá thường ăn chận lương lính, khẩu phần gạo của lính, tiền tử tuất và trợ cấp cô nhi quả phụ, tiền hối lộ, lính ma, lính kiểng, ăn cắp săng, dầu và súng đạn bán cho CS Tàu. Ngoài ra, báo chí Tàu cũng còn thường xuyên đăng tin các tướng tá cao cấp, người nào cũng có năm thê bảy thiếp. Thậm chí có nhiều ông tướng tá còn dám đem cả gái điếm, gái ca nhe và bàn đèn thuốc phiện ra mặt trận để hưởng lạc thú thần tiên, đi mây về gió, bên cạnh những thân thể trần truồng nõn nà của giai nhân.
Về mặt phục dịch, các tướng lãnh trong quân đội Tàu Phù cũng bày ra thành hệ thống quân giai hẳn hoi. Các tướng có quyền bắt các ông Tá phục dịch. Các ông Tá có quyền bắt các ông Uý làm tay sai. Các ông Uý có quyền dùng các thượng sĩ làm nô bộc. Các Thượng Sĩ có quyền bắt các chú Đội, chú Cai làm tôi mọi. Chót hết là các chú Đội, chú Cai cũng có quyền bắt các chú binh Nhè làm nô lệ không công!
Vì thế, hậu qủa cuối cùng là quần chúng TH (năm 1949) cũng như quần chúng VN miền Nam (năm 1975) đã mất hết tin tưởng ở các cấp chính quyền; và binh sĩ Tàu Phù, cũng chẳng khác nào anh em binh sĩ VNCH đã mất hết tin tưởng nơi cấp chỉ huy...
NĂM 1975 MỸ BỎ RƠI MIỀN NAM CHẲNG KHÁC NÀO ĐÃ BỎ RƠI THDQ NĂM 1949!
Trước tình cảnh cực kỳ quẫn bách ấy, vào khoảng đầu năm 1949 TT Tưởng Giới Thạch đã cầu cứu với Mỹ, nhưng Mỹ đã làm ngơ, vì thấy phe mệnh danh “quốc gia” đã quá suy nhược và đã làm mất hết lòng dân. Con bịnh đã hết thuốc chữa. Tình thế đã vô phương cứu vãn !
Như thế, suy ra việc Mỹ bỏ rơi VNCH năm 1975 cũng chẳng khác nào họ đã bỏ rơi THDQ năm 1949 vậy. Đây mới đúng là điều tất yếu! Vì thế từ năm 1975 đến nay không một ai trong hàng tướng lãnh thối nát cầm quyền cao cấp ở miền Nam VN có thể trách cứ hay đổ vạ cho người Mỹ được!
Từ căn bản của các sự kiện vừa nêu trên, một người dân thường, có trình độ hiểu biết trung bình đọc đến đây tất đã có thể nhận ra được lời cáo buộc của ông Ngân đổ lỗi cho Mỹ chỉ viện trợ cho VNCH nhằm mục đích làm cho miền Nam lệ thuộc vào Mỹ, và rồi cuối cùng, đến năm 1975, Mỹ đã rút quân và cắt giảm luôn nguồn viện trợ đó, khiến cho miền Nam VN bị mất vào tay CSBV là điều rất sai lầm, nặng tính chất ngụy biện.
Nghe lời cáo buộc ấu trĩ này của ông Ngân, chúng ta cứ tưởng đâu như lời của những kẻ phàm phu tục tử, thất học nào ngoài đường phố, hay lời chửi rủa vu vơ của bọn làm báo chợ hôi hám, bẩn thỉu ở khu Sài Gòn Nhỏ, chợ Bolsa, thủ đô tị nạn của người VN trên đất Mỹ!
DÙNG PHÁT XÍT ĐỂ CHỐNG C.S!
Trong câu trả lời này ông Ngân còn nói: “Muốn chống lại CS, miền Nam phải có một chế độ độc tài kiểu phát xít Hitler, mà CS Nga rất sợ...” (!)
(còn tiếp)
ĐẶNG VĂN NHÂM
|
|
|
Post by NhiHa on Aug 13, 2008 6:08:32 GMT 9
"MUỐN CHỐNG LẠI CS, MIỀN NAM PHẢI CÓ MỘT CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI KIỂU PHÁT XÍT HITLER"!
NHẬN ĐỊNH NHƯ TRÊN, CỰU PHỤ TÁ NGÂN CHỨNG TỎ ĐÃ MÙ LOÀ CHÍNH TRỊ LẠI MẮC BỊNH NGÔNG CUỒNG, HOANG TƯỞNG, KHÔNG NẮM VỮNG NỘI TÌNH MIỀN NAM, NHẤT LÀ KHÔNG BIẾT GÌ VỀ CHỦ THUYẾT VÀ BẢN CHẤT KHÁT MÁU CỦA CÁC ĐẢNG ĐỘC TÀI: QUỐC XÃ ĐỨC, PHÁT XÍT Ý, PHALANGE TÂY BAN NHA VÀ C.S !...
Đặng Văn Nhâm
(kỳ 2, tiếp theo)
NGÂN CỐ TÌNH KHỎA LẤP ĐẠI TỘI CỦA THIỆU.
Dù muốn nói gì chăng nữa, thì ngày nay, 26 năm sau mất miền Nam, chẳng ai có thể phủ nhận được sự thể đã bày ra sờ sờ trước mắt mọi người trên thế giới là: Miền Bắc đã chiến thắng và chiếm đóng miền Nam!
Nhưng vấn đề còn lại cần phải mổ xẻ chi li để tìm ra những nguyên nhân cốt lõi, vì đâu, vì ai, tại sao miền Nam đã thảm bại trước quân xâm lăng miền Bắc. Vấn đề này rất tế nhị và vô cùng phức tạp.Từ hơn nửa thế kỷ qua, ở hải ngoại, những vị quan to súng ngắn, quyền cao chức trọng, trách nhiệm hàng đầu, như các cựu TT Thiệu, TT Kỳ, TT Khiêm, TTMT Cao Văn Viên, cựu TT 24 giờ Dương Văn Minh... đều ngậm tăm.
Thỉnh thoảng người ta mới thấy vài kẻ thuộc hàng tay sai lên tiếng tán dương "công đức" chống Cộng, tinh thần chiến đấu anh dũng để "bảo vệ miền Nam(!)" (hay làm cho mất miền Nam?!) của các bậc chủ tướng. Đó là một loại chuyện tiếu lâm cù vào nách cũng không cười được, vậy mà lắm kẻ tị nạn ở Bolsa, Mỹ quốc, vẫn lấy làm tự hào khi thốt ra những lời nói nghịch lý đến phi thường. Trong số, đáng kể nhất, mới đây có ông Nguyễn Văn Ngân, nguyên phụ tá chính trị đặc biệt của cựu TT Thiệu. Để trả lời câu phỏng vấn đầu tiên của báo chí "những nguyên nhân nào đã gây ra sự sụp đổ của chế độ VNCH?", sau khi đã đổ vạ cho chính sách "viện trợ kiểu tân thực dân của HK", để xác định "việc mất miền Nam tất yếu phải xảy ra", nghe chẳng khác nào như lời tiên tri tiền định của Delphes (thuộc cổ sử Hy Lạp) về số phận của Laios, vua xứ Thèbes, và hoàng hậu Jocaste, song ông Ngân vẫn không đề cập gì đến những nguyên nhân nội tại, trực tiếp, và có tính cách quan yếu nhất, đã khiến người Mỹ chán nản phải bỏ rơi miền Nam cho quân CSBV đánh chiếm như vào chỗ không người!
Như vậy, rõ ràng ông Ngân đã cố tình tránh né sự thật của lịch sử. Bởi, như mọi người đều biết, nếu ông Ngân đề cập đến những nguyên nhân nội tại và trực tiếp đã làm mất miền Nam năm 1975, tất ông sẽ không thể nào tránh khỏi việc phải vạch ra đầy đủ các đại tội phản quốc, hại dân cuả cựu TT Thiệu, một chủ cũ của ông, như:
chiếm đoạt quá lạm công ốc, công thổ,
trấn lột tiền bạc cuả Nguyễn Cao Thăng,
đánh đổi chức tổng trưởng tài chính cuả chính phủ để lấy một ngôi biệt thự bên hồ Lemann ở Genève, cuả Hà Xuân Trừng,
không thi hành nghiêm chỉnh hiến pháp 67 (điều khoản thượng viện có quyền tham gia ý kiến trong việc bổ nhiệm các trưởng nhiệm sở ngoại giao ở nước ngoài và điều tra các hoạt động cuả họ, có quyền tham gia ý kiến thăng chức cấp tướng cho các sĩ quan trong quân đội v.v...),
mua quan bán chức (các chức tỉnh trưởng và cảnh sát trưởng đều có giá biểu), dung túng tệ nạn lính ma, lính kiểng,
can dự và bao che những dịch vụ buôn lậu vàng, bạch phiến, thuốc phiện, đánh cắp săng dầu cuả quân đội, ăn chận khẩu phần gạo hằng ngày cuả trên 1 triệu binh sĩ,
đỡ đầu cho thân nhân trong gia tộc đầu cơ phân bón, đầu cơ gạo, bán gạo, súng đạn, thuốc men vào mật khu cho CS,
mua chuộc các hội viên hội đồng tỉnh, dân biểu, nghị sĩ gia nô bằng tiền bạc để ứng cử độc diễn và tu chính hiến pháp để được làm TT mãn đời v.v...
(ghi chú thêm: Tất cả những đại tội này, đều có ghi đầy đủ chi tiết trong bộ sách Bí Mật Hậu Trường Chánh Trị Miền Nam, gồm 3 quyển cuả ĐẶNG VĂN NHÂM).
Trong trường hợp này, khi đại tội đồ Nguyễn Văn Thiệu đã bị dân tộc và lịch sử kết án, thì Nguyễn Văn Ngân, một gia nô ngoan ngoãn cuả Thiệu trong mấy năm trời, làm sao tránh khỏi đại tội đồng loã, đã từng đóng góp một phần lớn trách nhiệm vào tiến trình làm cho miền Nam bị ung thối, suy sụp, để cuối cùng bị rơi vào tay CSBV như một quả sung chín rụng! [Điều này sẽ được phơi bày đầy đủ chi tiết thêm trong loạt bài kế tiếp].
Theo tôi, dù cho ông Nguyễn Văn Ngân cố tình che đậy và bênh vực cho chủ tướng đến thế nào chăng nưã vẫn không sao tẩy xoá được "dĩ vãng" và "những sự thật cuả lịch sử dân tộc". Vì những thứ đó lúc nào cũng vẫn hiển hiện sờ sờ trên giấy trắng mực đen của từng trang sách sử.
Thiết nghĩ, một kẻ tôi trung đúng nghiã "trung thần" cuả người xưa, lúc tại vị nên tích cực tìm mọi cách khôn ngoan để khuyên can chủ tướng, chứ không bao giờ xu nịnh huà theo, như một thứ tôi tớ gọi dạ bảo vâng, để mãi đến 26 năm sau, khi tấn tuồng đã hạ màn, cả chủ lẫn tớ đã hiện nguyên hình "khỉ hoàn cốt khỉ" rồi, mới tìm cách biện luận bâng quơ để che lấp tội lỗi cho chủ tướng. Hành động như thế, kẻ bầy tôi ấy chỉ càng để lộ rõ thêm chân tướng bất lương và dụng tâm muốn cùng một lúc "chạy tội" cả cho mình mà thôi !
TRÌNH ĐỘ HIỂU BIẾT NON NỚT, CHỦ TRƯƠNG CHỐNG CỘNG NGÔNG CUỒNG!
Mặc dù đã khẳng định số phận bất khả cải hoán của miền Nam như trên, ông Ngân còn muốn nhân cơ hội được phỏng vấn này để phô trương cái vốn kiến thức chính trị của mình, cùng với sách lược chống Cộng của ông, nếu được đem ra ứng dụng chắc đã "chuyển bại thành thắng" rồi. Nguyên văn như sau:
"Muốn chống lại CS, miền Nam phải có một chế độ độc tài kiểu phát xít Hitler mà CS Nga rất sợ may ra mới có thể đương cự với chiến thuật sắt máu và dối trá của CS BV."
Theo tôi và một số người dân tầm thường khác, cả đời chưa từng có chức tước gì, và cũng chẳng hề được hưởng ơn vua lộc nước một đồng xu con nào, tức đã không làm chính trị, nhưng vẫn cảm thấy nhận định "miền Nam phải có một chế độ độc tài kiểu phát xít Hitler mà CS Nga rất sợ may ra mới có thể đương cự với chiến thuật sắt máu và dối trá của CSBV" của ông Ngân, một cựu phụ tá đặc biệt về chánh trị của TT Thiệu, đã phạm phải 2 điều sai lầm hết sức ấu trĩ nhưng vô cùng nghiêm trọng, không thể tha thứ được:
1.- TRÌNH ĐỘ NON NỚT: Điều trước tiên, nằm trong mấy chữ ông Ngân viết: "chiến thuật sắt máu và dối trá của CSBV". Khi ông Ngân cho rằng hành động "sắt máu và dối trá" của CSBV là một "chiến thuật", ta phải hiểu ngay: (giả thiết) Một là ông Ngân quá dốt nát, đã không biết được 2 chữ "chiến thuật" có nghĩa là:" cách đánh giặc trong từng trận hay cách xử lý chính trị tùy theo mỗi tình huống để đạt hiệu quả tối đa". Vì không tinh nghĩa, nên ông Ngân đã dùng chữ bậy, khiến sai lạc hẳn cái bản chất nội tại có tính cách trường cửu và bất biến của chủ nghĩa CS quốc tế. Ông Ngân nên biết rằng: "sắt máu và dối trá" vốn là một phần trong bản chất cố hữu của CS, chẳng khác nào như màu lông đen là màu cuả con chó mực, và "ăn thịt sống" là bản chất thiên nhiên của loài ác thú hùm, beo, sư tử v.v…
Ngược lại, nếu ông Ngân không dốt nát như đã nói, thì chắc chắn ông ta đã dụng tâm" chơi chữ" để biện hộ cho bản chất của "đảng ta" CSBV không phải là "sắt máu và dối trá". Đó chẳng qua chỉ là một "chiến thuật" có tính cách giai đoạn mà người CSBV bất đắc dĩ đã phải dùng đến để đối phó tùy từng tình huống để đạt được chiến thắng miền Nam mà thôi!
Xuyên qua đoạn phân tách trên, nếu có ai cho rằng ông Ngân dốt nát về chính trị, xét ra cũng chẳng có gì gọi là quá đáng. Còn nếu có người nào muốn qui kết ông Ngân có dụng tâm biện hộ cho CSBV, xét ra cũng xác đáng lắm. Vì ngay trước năm 1974, ông Nguyễn Văn Kiểu, bào huynh của TT Thiệu đã từng tiết lộ và than thở với một vài người quen biết [trong số có cả tướng Đôn], cho rằng có thể TT Thiệu đã bị CS cài Nguyễn Văn Ngân vào sát nách để lũng đoạn chính trị (không khác gì Huỳnh Văn Trọng và Vũ Ngọc Nhạ...)!
Vì sau đó khoảng giữa năm 1974, TT Thiệu đã âm thầm giải nhiệm chức vụ phụ tá đặc biệt của Ngân. Phải chăng đó cũng là một phần bằng chứng cho nghi vấn nêu trên?!
2.- CHỦ TRƯƠNG NGÔNG CUỒNG: Bây giờ ta thử xét đến chủ trương chống Cộng của cựu phụ tá Ngân xuyên qua câu "Muốn chống lại CS, miền Nam phải có một chế độ độc tài kiểu phát xít Hitler".
Trước hết, xin bạn đọc hãy đặc biệt chú ý đến mấy chữ "chủ trương chống Cộng" tôi dùng trong đoạn này. Tại sao tôi đã không dùng 4 chữ "sách lược chống Cộng"?
Theo tôi, "sách lược" là: Những hình thức tổ chức và kế hoạch đấu tranh để giành thắng lợi trong một cuộc vận động chính trị đã được điều nghiên rốt ráo và đã được ghi trên giấy trắng mực đen thành bài bản có thứ tự lớp lang đàng hoàng. Còn "chủ trương" nghĩa là: Chỉ có ý định về một phương cách hành động có tính cách chung chung, nhiều khi tùy hứng và tùy tiện theo hoàn cảnh.
Như vậy, xét ra 4 chữ "chủ trương chống Cộng" dùng cho Nguyễn Văn Ngân nơi đây cũng đã quá đáng rồi. Một người với trình độ chính trị ABC... như phụ tá Ngân, mà dùng chữ "sách lược" thì chẳng hóa ra ngôn ngữ VN ở hải ngoại ngày nay đã bị "đại phá giá và đại lạm phát" đến mức thảm hại đến thế hay sao?!
Sau đây ta thử tìm hiểu ông Ngân đã chủ trương chống Cộng như thế nào? Theo ông "muốn chống lại CS, miền Nam phải có một chế độ độc tài kiểu phát xít Hitler!"
Đọc câu này, tự nhiên tôi cảm thấy sửng sốt bàng hoàng, không ngờ một ông phụ tá đặc biệt về chính trị của tổng thống Thiệu lại là một kẻ có tư tưởng ngông cuồng với một nhãn quan chính trị mù lòa đến như thế!
Mặc dù chủ trương "miền Nam phải có một chế độ độc tài kiểu phát xít kiểu Hitler" đã không được áp dụng trong quá khứ, ở miền Nam; nhưng bây giờ ông Ngân lại đem ra khoe khoang trên báo chí hải ngoại, hiển nhiên ông có dụng ý bảo cho mọi người VN biết rằng: Ngày xưa, trong thời gian từ 1970 đến 1974, nếu chủ trương chống Cộng này của ông ta đã được đem ra ứng dụng thì có thể đã thay đổi được thế cờ chánh trị ở miền Nam. Vì ông Ngân đã lượng giá, "chế độ độc tài phát xít kiểu Hitler" ấy còn khiến cho" Cộng Sản Nga rất sợ" thì sá gì một dúm CSBV đàn em bé bỏng của Nga Sô!!!
Khoe khoang như thế, ông Ngân càng bộc lộ rõ ràng hơn cái trình độ hiểu biết thấp kém đến thảm hại của mình. Ông đã không biết chút gì về cuộc chiến giữa Đức Quốc Xã và Nga Sô trong thời đệ nhị thế chiến. [Muốn biết, xin hãy đọc quyển" STALIN, TIÌNH ÁI & CHÍNH TRỊ" của Đặng Văn Nhâm, đã phát hành khắp nơi. Vì nơi đây trong khuôn khổ 1 bài báo, tôi không thể nào giảng giải đầy đủ được!]
Đồng thời, ông Ngân lại còn chứng tỏ sai lầm rồ dại về thực chất của các đảng chính trị độc tài như: Cộng Sản, Quốc Xã, Phát Xít, và Phalange Tây Ban Nha v.v…
Ấy là chúng ta chưa kể đến cái nhìn mù lòa của ông Ngân trước tình hình chính trị và quân sự ở miền Nam trong khoảng thời gian 4 năm ông làm phụ tá cho TT Thiệu.
Dù sao để bạn đọc dễ dàng nắm bắt được hết các điểm then chốt trong vấn đề rất nhiêu khê, phức tạp này, tôi xin tạm tách bạch ra từng phần ngắn gọn sau đây:
KHÔNG NẮM VỮNG TÌNH THẾ MIỀN NAM!
Trước hết, ông Ngân đã tỏ ra sớm quên lời cáo buộc nặng nề năm 1963 của đám tăng, ni Phật giáo đấu tranh miền Trung, và của hội đồng tướng lãnh rằng: Chế độ đệ nhất CH là "độc tài đảng trị (đảng Cần Lao), gia đình trị (họ Ngô), và tôn giáo trị (đạo Thiên Chúa)"!
Đến cuối năm 1963, các chủ tướng của ông Ngân đã chẳng vì những lời cáo buộc nghiệt ngã ấy mà nhân danh "dân chủ, tự do" để đứng lên lật đổ nền đệ nhất CH, giết hai anh em TT Diệm, với sự yểm trợ gần như công khai của người Mỹ đó sao?!
Thứ đến, hằng ngày ra vào dinh Độc Lập, mà ông Ngân vẫn chẳng khác nào kẻ mộng du, không biết từ năm 1965 đến 1973, chánh phủ Mỹ đã đổ không biết bao nhiêu tiền của và máu xương thanh niên Mỹ trên mảnh đất VN, và các ông đại sứ Mỹ ở Sài Gòn thời bấy giờ đã chẳng khác nào những viên Thái Thú Tàu trên đất Giao Châu thuở trước!
Trong khoảng thời gian từ tháng 4.1970 đến năm 1974, sau khi Nguyễn Cao Thăng đã chết (1970), để cho ông Ngân có dịp lên thay thế, tuy chức vụ "phụ tá tổng thống Thiệu" của ông Ngân đã khá cao trong hệ thống quyền lực của miền Nam VN, nhưng trong con mắt của người Mỹ thì chẳng qua ông chỉ là một con ễnh ương ngồi dưới đáy giếng sâu.
Vậy, trong khung cảnh chánh trị trói buộc đó, dưới sự kềm chế gắt gao bằng tiền bạc và súng đạn của người Mỹ, cùng với một binh đoàn đông đảo đến ngót 800 điệp viên CIA, lúc nào cũng sát nách chánh phủ Thiệu cả ngày lẫn đêm, ông Ngân mưu sự cách nào để có thể thực hiện được mộng ước ngông cuồng: thiết lập một chế độ độc tài phát xít kiểu Hitler ở miền Nam?
Ấy là tôi chưa kể đến sự sẵn sàng chống phá của các lực lượng chánh trị và giáo phái ngoài chính quyền (không kể đảng đối lập cụi của Nguyễn Ngọc Huy đâu nhé!).
Mặt khác, chắc ông Ngân còn biết rõ hơn tôi rất nhiều là ngay trong dinh Độc Lập, kề cận bên cạnh TT Thiệu còn có ông bí thư cố vấn Hoàng Đức Nhã, bà con ruột thịt của ông Thiệu, vốn đã rất không ưa ông. Ngoài ra, theo tôi nhận xét, có lẽ không sai sự thật bao nhiêu, tình trạng liên hệ giưã ông Ngân với ông Khiêm lúc bấy giờ chẳng khác nào như hai gái lấy chung một chồng, hoặc nói cho chính xác hơn chút nữa như chó với mèo. Như thế, chắc chắn ông Ngân thưà biết ông Trần Thiện Khiêm cũng chỉ chờ cơ hội để thanh toán ông cho khỏi ngưá mắt.Tướng Trần Văn Đôn và một vài nhân vật cao cấp khác trong chánh quyền đã biết khá rõ chuyện này!
Mặt khác, thiết tưởng tôi cần phải nhắc cho ông Ngân biết rằng người Mỹ ở VN lúc bấy giờ không một ai ưa ông, và cũng chẳng một người Mỹ nào coi ông ra gì hết thảy!
Tóm lại, trong hoàn cảnh đó, ông Ngân làm cách nào để có thể thiết lập nổi một chế độ độc tài phát xít kiểu Hitler ở miền Nam như ông đã phô trương?
KHÔNG BIẾT ĐẾN BẢN TUYÊN NGÔN NHÂN QUYỀN !
Mặt khác, khi nói câu "miền Nam phải có một chế độ phát xít kiểu Hitler", tội nghiệp, ông Ngân đã quên béng mất (hay không biết?!) bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc ban hành ngày 10.12.1948, đã bác bỏ mọi nguyên tắc của chế độ độc tài phát xít và hệ tư tưởng của nó.
Ngay trong điều 1, đã ghi rõ: "Mọi người đều được sinh ra tự do và bình đẳng về quyền hạn và tư cách. Họ đều có lý trí, lương tri và có nghĩa vụ phải cư xử với nhau trên tình anh em." Điều này bác bỏ những nguyên tắc cơ bản của các chế độ độc tài phát xít là: độc đảng, "chauvinisme", và kỳ thị chủng tộc.
Điều 13 còn nhấn mạnh: "Mọi người đều có quyền sống, quyền tự do đi lại, và chọn nơi cư trú trong lãnh thổ mỗi nước. Mọi người đều có quyền từ bỏ mọi quốc gia, kể cả đất nước quê hương và sau đó có quyền trở lại, và quyền bất khả xâm phạm". Điều 14 & 15 xác nhận: "Mọi người đều có quyền tị nạn ở các nước khác và sử dụng quyền tị nạn này" v.v…
Tóm lại, tất cả các điều khoản của hiến chương LHQ đều phản lại và dứt khoát không chấp nhận bất kỳ một hình thái độc tài phát xít nào. Vậy, nơi đây xin hỏi ông Ngân, một kẻ đã nhờ thời cơ, nhờ thế lực tiền bạc của Nguyễn Cao Thăng và nhờ có giây mơ rễ má với cha Luận mà "ngáp phải ruồi" trong dinh Độc Lập, làm cách nào ông có thể tròng lên đầu lên cổ 25 triệu dân miền Nam cái ách "độc tài phát xít kiểu Hitler" như ông mộng tưởng, mà không xảy ra thảm họa núi xương sông máu, và nhất là sẽ được quan thầy Mỹ chấp nhận và LHQ làm ngơ?
Khi nêu câu hỏi này lên, khỏi cần ông Ngân trả lời, ai cũng nhận ra ngay là ông ta chỉ cao hứng phét lác cho sướng miệng (vì đâu có ai kiểm chứng gì được!), đồng thời muốn cho thiên hạ lầm tưởng mình là một kẻ trong bóng tối hậu trường đã có thời "quyền khuynh thiên hạ", dù cho muốn thay đổi thế cờ Quốc-Cộng hay lật đổ TT Thiệu, hoặc loại bỏ TT Khiêm... cũng dễ ợt như trở bàn tay! (xin xem bài phỏng vấn đã đăng báo, hay đọc tiếp phần sau cuả bài này)
|
|
|
Post by NhiHa on Aug 13, 2008 6:09:13 GMT 9
KHÔNG BIẾT GÌ VỀ THỰC CHẤT CỦA CÁC ĐẢNG ĐỘC TÀI PHÁT XÍT!
Khi nghe ông Ngân rêu rao chủ trương "muốn chống lại CS, miền Nam phải có một chế độ độc tài phát xít kiểu Hitler" chắc sẽ có một số người ở hải ngoại vốn mắc bịnh quáng gà trước "ngôi cao chức cả", sùng bái và sợ hãi trước những kẻ trong quá khứ ở VN đã từng nắm quyền cao chức trọng nên vội xuýt xoa, cho rằng đó là cao kiến!
Nhưng theo tôi, nhận định và chủ trương như trên của ông Ngân đã chứng tỏ rõ ràng ông ta quá dốt đến nỗi không biết tí gì về thực chất của các đảng độc tài phát xít.
Dưới đây xin minh giải:
Trước hết, có lẽ vì chưa nghiên cứu thấu đáo về các chủ nghĩa độc tài phát sinh trong thế kỷ 20, như: cộng sản Nga, quốc xã Đức, phát xít Ý và Phalange Tây Ban Nha... hay chỉ mới nghe lóm đâu đó về các thể chế độc tài ấy, nên phụ tá Ngân đã không biết rằng kể từ đệ nhị thế chiến đến nay khắp thế giới, không một ai dùng cụm từ" chế độ phát xít kiểu Hitler" để chỉ đảng "Quốc Xã Đức" do Hitler thống lĩnh bao giờ!
Sai lầm về danh xưng như thế tuy nhỏ bé, nhưng cũng đã giúp chúng ta mau chóng nhận ra được kiến thức chính trị quá non nớt, thô thiển của ông Ngân. Đã thế mà ông Ngân lại còn dám bạo phổi thố lộ chủ trương chọn "chế độ phát xít kiểu Hitler" làm một phương tiện chống Cộng!
Vậy, thêm một lần nữa tôi lại phải làm rườm tai độc giả, để giảng giải vắn tắt cho ông Ngân am tường phần nào về đặc tính cơ bản cùng với những điểm then chốt có tính cách "đại đồng tiểu dị" giữa các chủ nghĩa độc tài cộng sản, quốc xã, phát xít và phalange...
TIẾN TRÌNH XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHIẾM CHÍNH QUYỀN.
Trước hết, ông Ngân nên biết, khi đảng CS Bolchevic cướp được chính quyền ở Nga rồi (1917), khoảng 5 năm sau, tức năm 1922, đại quân phát xít ở Ý mới tràn vào thủ đô Roma.Trong thời gian đó, giữa khung cảnh chánh trị hỗn loạn, nhà vua đành nhượng bộ để cho Mussolini đứng ra thành lập một chế độ cai trị theo đường lối của đảng Phát Xít.
Ba năm sau, ngày 3.2.1925, trong một bài diễn văn, Mussolini, cha đẻ phát xít Ý, đã công khai tuyên bố: "Từ nay toàn bộ quyền lực đều thuộc về đảng Phát Xít!". Ngoài ra, trong tác phẩm "Học Thuyết Về Chủ Nghĩa Phát Xít", Mussolini còn viết: "Một đảng lãnh đạo toàn bộ dân tộc là một hiện tượng mới trong lịch sử. Không có gì tương đương để so sánh…"
Không bao lâu sau đó, đảng Công Nhân Quốc Xã Đức (gọi tắt là: Quốc Xã Đức, Nazisme) do Hitler thống lãnh, cũng đã nhanh chóng thực hiện tiến trình chiếm độc quyền đảng trị. Ngày 14.7.1933 là ngày đánh dấu đảng Quốc Xã Đức đã chính thức đóng vai trò thống soái chính trị trên toàn thể Đức quốc.
Khác hẳn với Ý và Đức, từ lâu nước Tây Ban Nha (viết tắt: TBN) lâm vào thảm cảnh nội chiến tan hoang. Chánh tình hỗn loạn, các đảng phái chính trị mọc ra như nấm, nhưng không một đảng nào đủ khả năng và uy lực để ổn định tình thế. Đến ngày 9.4.1937, tướng Franco mới thành công trong việc ban hành sắc lệnh thống nhất tất cả các đảng phái đã ra đời trong thời nội chiến. Đáng kể gồm có các đảng: Phục Hưng Tây Ban Nha, Hành Động Dân Tộc, Phalanga, Truyền Thống Dân Tộc... đặt dưới quyền thống lĩnh của tướng Franco, với danh xưng độc nhất là: Phalanga- Espagna (hay còn gọi là: Franco-Phalange).
Sau khi đã kết tập được một số đảng chính trị lớn trong nước rồi, đảng Phalanga- Espagna mới bắt đầu ra tay triệt hạ các đảng phái linh tinh khác. Nhưng phải đợi mãi đến năm 1939, tướng Franco mới thành công trong việc hình thành cơ chế độc quyền đảng trị.
Ngày 9.2.1939, tướng Franco ban hành sắc lệnh cấm tiệt tất cả 24 chính đảng cùng với các tổ chức công đoàn và các hiệp hội quần chúng không được hoạt động. Dĩ nhiên tình trạng nước TBN không phải chỉ đến đây là ngừng. Nhưng tôi không thể đi xa hơn, e bị lạc đề.
Như thế, căn cứ trên các sự kiện lịch sử dẫn thượng, ta thấy bất cứ một đảng chính trị nào có khuynh hướng độc tài cũng đều đã ra đời trước, rồi mới lần hồi nương theo thời vận mà chiến đấu chiếm chính quyền sau. Trong đó, một đặc điểm đáng quan tâm nhất là ngay từ khi mới thành lập, bất cứ đảng độc tài phát xít nào cũng đều phải xây dựng trên 3 cơ chế căn bản gồm: đảng viên, quân đội và cảnh sát.
Tất cả đảng viên đều được huấn luyện thuần thục về cả hai mặt chính trị và quân sự, đồng thời lại còn được trang bị võ khí đầy đủ như những lực lượng võ trang, sẵn sàng chiến đấu trên cả hai bình diện: Chính trị và quân sự để chiếm chính quyền.
Xin dẫn chứng: Trước khi nắm chính quyền ở Ý, đảng phát xít của Mussolini đã có một đạo quân gồm toàn các đảng viên áo nâu võ trang đầy đủ, đảng Phalanga của Franco ở Tây Ban Nha cũng đã có binh lực hẳn hoi. Riêng đảng Quốc Xã của Hitler chẳng những đã có một lực lượng quân đội mạnh mẽ tên tắt là SA, còn có thêm một đoàn cảnh sát, mật vụ SS lừng danh thế giới nữa.
Sử sách còn ghi ngày 1.3.1933, 50.000 quân SS và SA của đảng Quốc Xã đã được chuyển sang ngành cảnh sát quốc gia, để tiếp tay với chính phủ đương quyền, giữ gìn an ninh trật tự công cộng...
Đó là nói về quá trình hình thành và lịch sử chiếm chính quyền của các đảng độc tài cộng sản, quốc xã, phát xít và Phalange TBN...
NHỮNG NÉT ĐẠI ĐỒNG TIỂU DỊ
Xuyên qua đoạn tóm lược trên, nếu bạn đã nhận thấy quá trình hình thành và lịch sử chiếm chính quyền của các đảng độc tài ấy đã giống nhau như đúc, thì bạn phải hiểu ngay là chính sách độc tài cơ bản của các đảng ấy cũng đều rập khuôn. Nghĩa là sau khi đã chiếm được chính quyền rồi, các đảng độc tài kể trên đều nhanh chóng tiến hành ngay chương trình đại qui mô, gồm các điểm chính yếu sau đây:
- đồng hóa đảng và nhà nước, xóa bỏ hẳn ranh giới phân biệt giữa đảng và nhà nước, giữa đảng viên với viên chức chánh phủ từ cấp trung ương đến địa phương,
- tiêu diệt hết các đảng phái chính trị, các tổ chức xã hội, các công đoàn, các hội đoàn linh tinh, không thuộc hệ thống đảng, hay không nằm trong chu vi quỹ đạo của nhà cầm quyền. Muốn thực hiện quyền bá chủ trong nước, bắt buộc các đảng độc tài phải áp dụng các chính sách đàn áp sắt máu dã man nhất. Lược kể gồm có các hình thức bắt bớ, giam cầm vô thời hạn, tra tấn, khủng bố tinh thần quần chúng, thủ tiêu bí mật, thiết lập các trại tập trung, cải tạo v.v...
Đó là những nét "đại đồng" giữa các đảng độc tài. Nhưng còn những nét "tiểu dị" giữa các đảng ấy ra sao?
Để trả lời câu hỏi này, thiết tưởng cần phải nói riêng về đảng CS. Dù là CS Nga, Tàu, hay VN... cũng thế.Đảng nào cũng đều không chấp nhận chia sẻ quyền hành với bất cứ một tổ chức hay một cá nhân nào ngoài đảng. Hơn thế, trong nội bộ đảng CS Nga, chủ trương độc quyền đảng trị, ngay từ đầu nhóm đệ tam đã thanh toán nhóm đệ tứ (Troskist). Ngoài ra, các đảng CS khắp nơi trên thế giới còn cố theo đuổi đến kỳ cùng mục tiêu man rợ phi nhân là tiêu diệt hết các thành phần xã hội không thuộc giai cấp công nhân và bần nông.
Dĩ nhiên, trên căn bản, khỏi cần dông dài thêm, ai cũng biết các đảng: Quốc Xã Đức, Phát Xít Ý, và Phalange TBN…đều là những kẻ tử thù của đảng CS. Ngược lại cũng thế!
Nếu trong quá trình lịch sử chiến tranh thời đệ nhị thế chiến, các đảng Quốc Xã Đức, Phát Xít Ý, và Phát Xít Nhật đã có thể bắt tay liên kết với nhau để thực hiện mộng bá chủ hoàn cầu, thì các đảng này vẫn coi đảng CS, và các đảng khác không phải phát xít, như kẻ tử thù bất cộng đái thiên!
Tóm lại, các đảng độc tài đều giống nhau về bản chất. Riêng trong phạm vi chủ trương và đường lối đối phó với CS của các đảng Quốc Xã, Phát Xít và Phalange…, nếu quan sát kỹ, ta sẽ nhận ra ngay một điểm khác biệt rất nhỏ. Xin tóm gọn cho dễ hiểu và dễ nhớ như sau:
Trong khi các đảng phát xít (Ý và Tây Ban Nha) chủ trương diệt tất cả những gì không giống nó trước, như các đảng phái dân chủ, tư bản, rồi sau đó mới diệt đến những thứ gì giống nó, thí dụ: Cộng Sản, hay Quốc Xã. Nhưng ngược lại, đảng Quốc Xã (Đức) do Hitler làm thống soái đã chủ trương diệt ngay những gì giống nó trước, tức Cộng Sản hay Phát Xít, rồi sau đó mới tính đến chuyện diệt những gì không giống nó sau…
Như thế quả là rõ ràng: Hành động đối phó với CS giữa đảng Quốc Xã Đức với các đảng Phát Xí Ý và Tây Ban Nha…nếu có khác nhau chút đỉnh cũng chỉ nằm trong phạm vi CHIẾN THUẬT GIAI ĐOẠN, có thể gói tròn trong 2 chữ: TRƯỚC hay SAU, tùy hoàn cảnh thích nghi cuả đất nước, mà thôi. Vậy mà không ngờ ông Ngân lại nhầm lẫn mù quáng đến độ thấy BÓNG tưởng HÌNH, lấy SỢI TÓC làm CON NGƯỜI!
Ông Ngân đã hí hửng vội vàng chụp ngay lấy cái điểm khác biệt nhỏ xíu trong hành vi đối phó nhất thời với CS của đảng Quốc Xã Đức, vì tình hình chính trị đặc biệt cuả nước Đức lúc bấy giờ, để coi nó như một thứ "sách lược chính trị quan trọng ghê gớm nhất có khả năng chống chọi được với CSBV". Như thế hiển nhiên trong đầu ông Ngân đã đinh ninh rằng:
Bản chất của QUỐC XÃ ĐỨC là chống Cộng, và chủ nghĩa QUỐC XÃ ĐỨC do Hitler lãnh đạo chỉ nhắm mục đích tiêu diệt tất cả những đảng phái và tổ chức cộng sản - nhưng không đụng chạm gì đến các đảng phái của các giới tiểu tư sản và tư sản !
TỘI ÁC CUẢ ĐỨC QUỐC XÃ VÀ CÁI NGU CUẢ NGUYỄN VĂN NGÂN!
Nghĩ như thế tức ông Ngân đã không biết gì về thực chất cuả Đức Quốc Xã cùng với những hành động tiêu diệt hết các đảng phái chính trị không CS khác trên toàn cõi nước Đức, khủng bố và xoá bỏ hết các tổ chức đoàn thể không thuộc hệ thống của đảng Quốc Xã.
Ngày 14.7.1933, chánh phủ Quốc Xã ban hành sắc luật công nhận quyền thống lĩnh độc nhất cuả đảng Công Nhân Quốc Xã Đức (NSDAP), đồng thời cấm tiệt không cho lập các đảng phái mới hay phục hồi những đảng phái cũ đã bị tan rã. Những kẻ nào còn ngoan cố âm mưu lập đảng mới sẽ bị kết án tù khổ sai tối thiểu 3 năm, hoặc bị xử tù cấm cố trong ngục tối từ 6 tháng đến 3 năm. Trường hợp kẻ nào còn cố tình vi phạm luật này sẽ bị xử phạt nặng nề hơn!
Sau khi đã tấn công đảng CS Đức rồi, đảng Quốc Xã dẹp luôn đảng Xã Hội Dân Chủ Đức. Sau đảng Xã Hội Dân Chủ (Social Democrat) đến lượt các tổ chức công đoàn bị tiêu diệt thẳng tay. Đồng thời, các trụ sở cuả "Liên Hiệp Thống Nhất các Công Đoàn" và "Liên Hiệp Thống Nhất các Nghiệp Đoàn Công Chức" trên toàn quốc, từ trung ương đến điạ phương, trong một ngày, đều bị các đội mật vụ SS cuả Đức Quốc Xã xông vào chiếm đóng hết !
Sau đó đến lượt các đảng phái chính trị tư sản, các đoàn thể tư nhân, trong số đáng kể có những đảng: Dân Tộc, đảng Nhân Dân, đảng Thiên Chuá Trung Tâm, đảng Dân Chủ, đảng Nhân Dân "Bavar"(vùng Nam Đức, như Munchen...), đảng Tiến Bộ, đảng Dân Tộc Tự Do, đảng Bảo Thủ Tự Do..., gồm cả thảy đến trên 30 đảng, cũng bị Quốc Xã thủ tiêu. Từ đó trên toàn cõi nước Đức, đảng Quốc Xã liên tiếp mở ra những cuộc tảo thanh đại qui mô, bắt giam từng loạt hàng vạn người thuộc đủ mọi khuynh hướng chính trị khác nhau, không phân biệt CS hay tư sản!
Ngày 19.4.1943, một phiên toà Quốc Xã đã xử tử hình giáo sư triết học Curt Hubert, chỉ vì ông đã giảng cho sinh viên biết về sự cần thiết cần phải phục hồi nền dân chủ và hệ thống đa đảng cho nước Đức...
Tóm lại, trong thế kỷ 20 vưà qua, nếu cần phải làm một bảng thống kê tội ác cuả các đảng phái độc tài trên thế giới như: Cộng Sản, Quốc Xã, Phát Xít, Phalange TBN (sau biến dạng thành quân phiệt)...thì đảng CS quốc tế (Nga, Tàu, VN, Căm Bu Chia, Bắc Hàn, Cuba...) đã chiếm ngôi vị "vô địch hoàn cầu" với thành tích biểu do tác phẩm "Le livre noir du Communisme" đã công bố, đến hàng trăm triệu nhân mạng!
Kế đó đến hạng nhì là đảng Quốc Xã do Hitler thống lĩnh, mới trong vòng 6 năm, (1933-1939) đã thủ tiêu dã man đến trên 25 triệu mạng người. Trong số, kể sơ lược gồm: 200.000 cán bộ tả phái. Trong thời gian chiến tranh, Đức Quốc Xã đã giết khoảng 15 triệu thường tại các nước bị Đức chíêm đóng, ngót 6 triệu người Do Thái ở Âu Châu, trên một triệu nạn nhân trong các trại giam, hàng trăm ngàn người thuộc giống dân du mục Bohémiens (Gitanes), vốn xuất phát trong vùng Đông Âu và Trung Âu. Chưa đủ! Hitler còn điên cuồng ra lịnh cho bọn SS thủ tiêu êm thắm trên 70.000 người Đức- tức đồng bào cuả Hitler- thuộc hạng "bất thành nhân dạng, tật bịnh bẩm sinh" vì những người này đã không hội đủ tiêu chuẩn" đại chủng tộc Aryen"! (ông Ngân nên biết, người Đức vốn thuộc chủng Aryen).
Ngoài ra, những trường hợp giết người lẻ tẻ từng nhóm do bọn mật vụ SS thực hiện trong bí mật nhiều không kể siết!..
Vậy, xin hỏi ông Ngân: Trong thời gian nắm quyền cao chức trọng, ngồi trong dinh Độc Lập, kề cận TT Thiệu hằng ngày, ông đã biết những chuyện kể trên đây chưa mà dám ngông cuồng đòi "nhập cảng" món độc tài kiểu Hitler vào miền Nam để chống CS?!
Chủ trương này của Nguyễn Văn Ngân ví chẳng khác nào dự tính cuả một thằng khùng, toan rước con cọp dữ về nuôi trong nhà để cho nó đuổi mấy con chồn, cáo!...
Nhưng điều tai hại nhất là: Chẳng những đã ngu và khùng như thế, cho đến giờ phút này, 26 năm sau miền Nam đã mất và quân đội VNCH đã tan rã, Nguyễn Văn Ngân vẫn còn như kẻ đang mê ngủ, một hôm bỗng chợt giật mình thức dậy, lấy làm hãnh diện, đắc chí moi những thứ cặn bã thối tha đã chất chứa trong đầu từ mấy chục năm qua ra khoe với cộng đồng tị nạn.
Than ôi, cái đau đớn cho nhân dân miền Nam và anh em binh sĩ VNCH là không ngờ một kẻ ngu đần, khật khùng đến như thế mà lại đã được Thiệu tin dùng làm "phụ tá chính trị" trong suốt mấy năm trời!
Hơn thế nữa, lúc bấy giờ Thiệu còn trao cho Ngân đóng vai trò "lãnh tụ"(!) cuả đảng Dân Chủ, một đảng do Thiệu lập ra sau vụ Tết Mậu Thân (1968) để yểm trợ cho chiếc ngai vàng cuả mình và để ganh đua với cái goị là "Mặt Trận Cứu Nguy Dân Tộc" đã do các tướng Đôn, Kỳ... cấp tốc dựng lên sau khi quân CSBV tấn công vào đô thành.
Đảng kỳ cuả đảng Dân Chủ là cờ vàng chính giưã có ngôi sao đỏ, bắt chước nguyên con, (vì thiếu sáng kiến), lá cờ cuả tổ chức Thanh niên Tiền Phong thời kháng chiến Mùa Thu năm 1945. Khởi đầu, Thiệu trao việc thành lập và lãnh đạo đảng này cho Mười Hướng, TTK phủ tổng thống.
Sau tháng 4.70 Nguyễn Cao Thăng chết vì bịnh ung thư, Nguyễn Văn Ngân mới bắt đầu xuất hiện, thay thế vai trò của Thăng, với chức vụ phụ tá đặc biệt, dùng tiền ăn cắp và buôn lậu để mua chuộc các dân biểu nghị sĩ gia nô. Ít lâu sau, Thiệu để cho Ngân thay mặt điều hành đảng Dân Chủ với sự cộng tác cuả BS Trần Minh Tùng, giữ chức tổng thư ký.
Theo tôi nhận xét, tiến trình hình thành đảng Dân Chủ cuả Thiệu hoàn toàn khác hẳn với các đảng độc tài CS, Phát Xít, Quốc Xã hay Phalange, kể cả Cần Lao (thời đệ nhất CH)... Nghiã là Thiệu vớ được chính quyền rồi mới lập đảng, một thứ đảng chẳng có một lý thuyết hay chính sách nào. Đảng viên chẳng phải trải qua một thời gian sinh hoạt, đấu tranh nào, chưa từng bị thử thách gì trong cả hai lãnh vực công tác và thời gian. Bởi thế đảng Dân Chủ cuả Thiệu lúc bấy giờ đã qui tụ toàn một lũ giá áo túi cơm, đủ mặt tướng lãnh bất tài, tham nhũng, thối nát, tham sinh úy tử, những chính trị gia khiếp nhược, điếu đóm, tứ thời sôi thịt, bọn dân biểu, nghị sĩ gia nô gọi dạ bảo vâng ngoan ngoãn, và nhóm trí thức ươn hèn, háo danh bệnh hoạn, chuyên khệnh khạng theo đóm ăn tàn, theo voi hít mã mía như loại BS Trần Minh Tùng v.v...
Khi biến động xảy ra, đảng viên loại này sẽ trở nên những phần tử nguy hiểm nhất, trở cờ phản đảng trước tiên. Hãy xem gương các tướng lãnh, đảng viên Cần Lao phản đảng, giết "cha nuôi" trong biến cố tháng 11.1963, gồm Huỳnh Văn Cao, Ng. V. Thiệu, Tôn Thất Đính, Trần Văn Đôn, Mai Hữu Xuân,Trần Thiện Khiêm, Dương Văn Minh v.v... thì đủ rõ!
Với tư cách "thủ lãnh" cuả một đảng chính quyền loại đó, cộng thêm hành vi xu nịnh hèn hạ, và trình độ dốt nát đến thảm hại cuả bọn văn quan, võ tướng, ngày đêm chầu hầu đông đảo chung quanh, có thể cậu "Xuân Tóc Đỏ" Nguyễn Văn Ngân đã lầm tưởng mình là một đấng vĩ nhân cuả dân VN, nên đã ngông cuồng nuôi mộng trở thành "nhà độc tài Hitler" và muốn biến đảng Dân Chủ thành một thứ Quốc Xã Đức?!
Ôi, 25 triệu dân miền Nam với trên một triệu binh sĩ VNCH trải bao nhiêu năm tháng đã phải hy sinh xương máu, và mồ hôi nước mắt, cố gắng chống chọi với CS, để cho đám võ tướng bất tài, thối nát và nhóm văn quan ngu dốt, xu nịnh ...ngồi mát ăn bát vàng, nuôi mộng viễn vông điên cùông, thì còn gì trớ trêu cay đắng và đáng tiếc cho bằng!!!...
Kết luận, trong thời Thiệu cầm quyền, với một đám văn, võ tay chân bộ hạ bịnh hoạn đến như Nguyễn Văn Ngân thế mà mãi đến năm 1975 miền Nam mới bị mất về tay quân CSBV quả là... một phép lạ!!!
(còn tiếp)
Đặng Văn Nhâm
|
|
|
Post by NhiHa on Aug 13, 2008 6:12:10 GMT 9
CHIẾN TRANH ỦY NHIỆM: MỘT HÌNH THỨC ĐÁNH GIẶC MƯỚN DO BỌN PHẢN QUỐC, CON BUÔN CHIẾN TRANH, THỰC HIỆN BẰNG XƯƠNG MÁU ĐỒNG BÀO NGAY TRÊN QUÊ HƯƠNG... NGUYỄN VĂN NGÂN CŨNG NHƯ BẤT CỨ AI ĐÃ TỪNG THAM GIA CUỘC “CHIẾN TRANH ỦY NHIỆM”, DÙ LÀ C.S. HAY Q.G., ĐỀU ĐẮC TỘI VỚI DÂN TỘC VÀ TỔ QUỐC!
ĐẶNG VĂN NHÂM (bài 3, tiếp theo)
CHIẾN TRANH ỦY NHIỆM HAY CHIẾN TRANH TAY SAI?
Trong 2 bài trước tôi đã phân tách và dẫn chứng khá tường tận sự dốt nát đến thảm hại của cựu phụ tá chính trị Nguyễn Văn Ngân, liên quan đến 2 vấn đề mà Ngân đã nêu lên: “người quốc gia không có chỗ đứng trong cuộc chiến tranh ủy nhiệm", và “muốn chống CS, miền Nam phải có một chế độ phát xít kiểu Hitler"!
Nay, bất đắc dĩ tôi phải tiếp tục mổ xẻ thêm về vấn đề “chiến tranh ủy nhiệm" vẫn do Ngân đề cập đến, để độc giả hải ngoại chư quân tử thấy rõ hơn chân tướng và thực chất của viên cựu phú tá đặc biệt chính trị của đại tội đồ dân tộc Nguyễn Văn Thiệu.
Đọc bài phỏng vấn Ngân, qua vấn đề chiến tranh ủy nhiệm ở VN trong thời gian Thiệu và tập đòan tướng lãnh cầm quyền cai trị ở miền Nam (11. 63 - 4. 75), chúng ta có cảm tưởng Ngân chỉ là một anh học trò dốt đang leo lẻo trả bài học thuộc lòng, mà thực sự trong đầu rỗng tuếch. Theo nhận định của tôi, cũng như của những người đứng trên lập trường dân tộc, cuộc chiến cốt nhục tương tàn đã diễn ra ở VN trong mấy chục năm trời, khiến xương phơi thành núi máu chảy thành sông, giữa 2 phe Cộng Sản và Quốc Gia không thể gọi là: “chiến tranh ủy nhiệm “, mà phải chính danh nó là: “chiến tranh tay sai!" do một nhóm người chuyên môn đánh giặc mướn, con buôn chiến tranh, lợi dụng thời cơ, đem bán rẻ máu xương của đồng bào và dùng ngay quê hương đất nước của mình làm diễn trường cho cuộc đối chọi giữa 2 thế lực đại cường: Nga (cộng sản) và Mỹ (tư bản), để mưu cầu danh lợi.
Muốn lĩnh hội thấu triệt điều này, thiết tưởng chúng ta phải chịu khó lội ngược dòng thời gian, lui về tận khi đệ nhị thế chiến mới chấm dứt. Lúc đó, trên bình diện quốc tế, Stalin đã công khai bộc lộ tham vọng bành trướng đế quốc đỏ. Stalin cho hồi sinh tổ chức đệ tam quốc tế “Komminform" (10.47) thay cho “Komminter" đã giải tán từ mấy năm trước. Stalin dùng tổ chức “Komminform” đưa các cán bộ CS trung kiên với chủ thuyết Mác Xít và nước mẹ Liên Sô, thuộc đủ mọi quốc tịch, đã do Nga đào tạo, để đưa về quê hương, khắp nơi trên thế giới, cướp chính quyền. Tạm kể như: Hồ Chí Minh (VN), Kim Nhật Thành (Bắc Triều Tiên), Mao Trạch Đông (Tàu), Fidel Castro (Cuba), Wladyslaw Gomulka, BoleslawBierut (Ba Lan), Alexej Cepika, Vaclav Nosek, Rudolf Slansky (Tiệp Khắc), Imre Nagy, Janos Kadar (Hung Gia Lợi)... Nhưng đặc biệt nhất là trường hợp của Đông Đức. Ngày 30.4.1945, Stalin cho Walter Ulbricht và Wilhelm Pieck là những đảng viên CS trung kiên, trở lại Đức để xây dựng đảng CS Đức, hầu lãnh đạo nước “Dân Chủ Cộng Hòa Đức (German Democratic Republic/ Deutche Demokratische Republik).
Chính việc khai sinh ra nước Dân Chủ Cộng Hòa Đức (Đông Đức), năm 1949, đã đẻ ra cuộc “Chiến Tranh Lạnh" (Cold War) giữa Nga và Mỹ. Cuộc chiến tranh lạnh này đã kéo dài đến 40 năm, kể từ ngày 7.10.1949 cho đến ngày 9.11.1989, tức là khi bức tường Bá Linh sụp đổ.
Ngay từ năm 1946, tổng thống Truman, khác với Roosevelt, đã kịp nhận ra tham vọng bành trướng đế quốc đỏ của Stalin. Vì thế, bắt buộc TT Truman đã phải thay đổi hẳn chính sách của HK, từ hòa hoãn sang đối đầu với Nga Sô, bằng chiến lược “be bờ, đắp đê” (endiguement) của Georges Kennan. Sự kiện đối đầu nổi bật nhất là cuộc khủng hoảng Bá Linh vào khoảng cuối tháng 6.1948.
Song trước đó một năm, khởi từ năm 1947, người Mỹ đã khai sinh ra “chương trình chấn hưng kinh tế Âu Châu”, danh xưng tiếng Anh là “European Recovery Program”, tên Pháp là: “Programme de relèvement pour l’Europe”, nhân lễ trao bằng ở viện đại học Harvard, ngày 5.6.1947, do ngoại trưởng George Marshall chủ xướng. Để cho dễ nhớ, báo chí thời bấy giờ gọi tắt là “kế hoạch Marshall” (Plan Marshall). Kế hoạch này nhắm tài trợ, giúp cho các nước Âu Châu vay tiền cuả Mỹ để có khả năng mau chóng phục hưng nền kinh tế châu Âu, sau cuộc tàn phá khủng khiếp cuả đệ nhị thế chiến. Nên biết, tình trạng thiếu thốn và đói khổ khủng khiếp nhất đã diễn ra ở Âu Châu vào mùa đông những năm 1946-47. Dân chúng Âu Châu thiếu thực phẩm, không có than đốt lò sưởi, các ngành kỹ nghệ đều bị tê liệt, sắt thép vắng bóng trên thị trường, mà các chính phủ Âu Châu lại không có tiền. Tình trạng Âu Châu lúc bấy giờ chẳng khác nào kẻ bị chết đuối, nước đã ngập lên đến mũi. Trong khi đó chỉ có một nước Mỹ duy nhất còn đủ khả năng về mọi mặt. Với “kế hoạch Marshall” chánh phủ Mỹ đã trợ giúp ngay 12 tỷ MK trong đợt đầu, cho 16 nước Âu Châu gồm: Áo, Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Anh, Hy Lạp, Ái Nhĩ Lan, Băng Đảo (Island), Ý, Lục Xâm Bảo, Na Uy, Thổ... Trong đó riêng Pháp được hưởng 2 tỷ MK.
Khối 16 nước Âu Châu kể trên đã họp chung (conférence des Seizes) để thảo luận về chương trình này ngày 12.7.47, tại Quai d’Orsay, Pháp quốc.
Khởi đầu, “kế hoạch Marsahall” cuả Mỹ và các nước Tây Âu vẫn không loại bỏ Nga Sô. Nhưng lúc bấy giờ Nga Sô đang theo đuổi mục tiêu xây dựng “đế quốc đỏ”, chủ trương khống chế các nước Đông Âu, gồm: Ba Lan, Hung, Tiệp v.v... trong đôi bàn tay sắt máu cuả mình. Hơn thế nữa, Stalin còn đánh hơi được mục tiêu chính trị cuả Mỹ đã gói ghém khá kỹ trong “kế hoạch Marshall”, nên Stalin đã cự tuyệt, không chịu tham gia khối “des Seizes” (16 nước) nằm trong kế hoạch Marsahll cuả Mỹ. Stalin không muốn để cho một hình thức cộng đồng quản trị cuả các nước Tây phương, chịu ảnh hưởng cuả Mỹ, sẽ áp đảo các lân bang Đông Âu, làm giảm thiểu khả năng bành trướng cuả chủ thuyết CS quốc Tế do Nga Sô lãnh đạo.
Riêng đối với các nước khác, thuộc thành phần kém mở mang, nền kinh tế yếu kém, lực lượng quân sự thô sơ, cùng với các nước thuộc loại cựu thuộc địa đang bị CS đe dọa trực tiếp, hoặc bị nạn CS lũng đoạn ngay từ trong nước, kể từ Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, sang Yémen, rồi đến Đông Dương, Đại Hàn, Đài Loan, Nhật Bản và các quốc gia trong vùng Đông Nam Á... Người Mỹ ngăn làn sóng đỏ CS bằng chính sách viện trợ cả kinh tế lẫn quân sự. Những quốc gia nào nằm trên vị trí chiến lược quan trọng, người Mỹ không ngần ngại tung quân vào đó, lập nên những căn cứ quân sự vĩ đại như một loại tiền đồn đủ khả năng ngăn chận làn sóng đỏ. Tức là một loại “biên giới mới” của Mỹ.
Giả thiết khi cuộc đối đầu với CS Nga Sô Viết không thể nào tránh được, chiến tranh thứ 3 phải bùng nổ, thì chỉ những nước đóng vai trò tiền đồn ấy, nơi biên giới mới ấy, sẽ không thoát khỏi trở nên những vùng chiến địa đẫm máu để bảo vệ cho sự an toàn của nước Mỹ và quyền lợi của dân tộc Mỹ.
Trong khung cảnh chính trị quốc tế như vậy, do vị trí địa dư đặc biệt, nằm sát bờ biển Thái Bình Dương, tự nhiên nước VN đã trở thành một cửa ngõ mở ra trước ngã tư quốc tế.
Về mặt chính trị, lúc bấy giờ VN là một quốc gia thuộc địa của Pháp, chưa kịp thu hồi độc lập, đã bị thực dân tiếp tục tái xâm lăng, nên đã không thể nào thoát được sự dòm ngó của Hoa Kỳ. Trong con mắt của người Mỹ, với chiến lược “be bờ “để ngăn làn sóng đỏ, nước VN đã đóng một vai trò chiến lược vô cùng quan trọng.
Hơn thế nữa người VN lại là một dân tộc vốn đã bị dày xéo hàng ngàn năm liên tiếp bởi chiến tranh ngoại xâm và nội chiến, đồng thời còn bị liên tiếp các triều đại hôn quân bạo chúa, quan lại hủ lậu, khiếp nhược, yếu hèn của nhà Nguyễn cai trị dã man, và đối xử như loài giun dế gần 2 trăm năm kể từ thời Gia Long Nguyễn Phước Ánh (1804) đến Bảo Đại (1945), khiến cho dân trí bị ngu muội, trì độn và khiếp nhược, nên dễ dàng trở thành những môi trường rất thuận lợi cho bọn lưu manh chính trị, mãi quốc cầu vinh, đầu cơ chiến tranh trục lợi cá nhân.
Như thế, dù cho Nguyễn Văn Ngân gọi cuộc chiến ở VN đã qua là “chiến tranh ủy nhiệm" hay dùng bất cứ một thứ danh từ hoa mỹ nào khác vẫn không sao che đậy được thực chất của một thứ chiến tranh tay sai, và những kẻ cầm đầu cuộc chiến tranh ấy ở VN, kể cả 2 miền Nam-Bắc đều là những tay đánh giặc mướn, con buôn chiến tranh, đã cam tâm bán rẻ xương máu của đồng bào cho ngoại nhân, đồng thời đẩy đất nước vào cuộc chiến tranh phi dân tộc hàng mấy chục năm trời!
Trong thời kỳ đó, nếu phóng tầm mắt ra khỏi biên giới quê hương đau khổ, ta sẽ thấy có các nước “không liên kết" kiểu thế giới thứ ba, hay “trung lập" kiểu Ấn Độ (Nehru), Nam Tư Lạp Phu (Tito) và Ai Cập (Gamal Abdel Nasser)... Riêng trong vùng Đông Nam Á và Thái Bình Dương, nhiều tiểu nhược quốc, cựu thuộc địa, cùng một hoàn cảnh như VN, đã dành được độc lập một cách khá dễ dàng mà không phải tốn hao bao nhiêu xương máu. Từ đó một câu hỏi sẽ được nêu lên:
- Tại sao các dân tộc đó lại được may mắn và hữu phước đến thế?
Câu trả lời chẳng cần phải tìm đâu xa. Chỉ bởi các dân tộc đó đã không đẻ ra những hạng lưu manh chính trị, quen sống phè phỡn trên những đau thương tủi nhục của đồng bào, sẵn sàng ngoan ngoãn làm tay sai, phục vụ cho quyền lợi của ngoại nhân như: Hồ Chí Minh, Lê Duẫn, Bảo Đại, Nguyễn Văn Xuân, Nguyễn Văn Tâm, Trần Văn Hữu, Dương Văn Minh, Nguyễn Khánh, Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ, Trần Thiện Khiêm, Cao Văn Viên v.v…
KHỐI THỨ BA, “PHI LIÊN KẾT” LÀ GÌ? TẠI SAO VN KHÔNG CÓ MẶT?
Viết đến đây, tôi cảm thấy hình như Nguyễn Văn Ngân và một thiểu số đồng đảng “tay sai, đánh giặc mướn” cho ngoại bang, hãy còn muốn cố gắng bào chữa cho đại tội “rước voi về dày mồ”, nên bất đắc dĩ tôi phải dẫn chứng thêm đôi điều về “khối thứ ba”, hay còn gọi là “khối phi liên kết”, hoặc “khối trung lập”... Và tại sao cả Nam lẫn Bắc VN đều không chịu gia nhập khối đó, hầu tránh cho đồng bào và đất nước bị chết chóc, tan hoang?
Khai sinh ra khối này, thoạt tiên do tư tưởng về “tiers – monde” cuả Alfred Sauvy và Georges Balandier, công bố vào ngày 17.4.55, tại hội nghị Bandoung, trước sự hiện diện cuả đại biểu 29 nước Á-Phi họp tại Bandoung, ở Indonésia. Tư tưởng cấu thành “tiers-monde” dưạ trên căn bản thực tế cuả tình hình chính trị toàn cầu thời bấy giờ. Sau đệ nhị thế chiến, các chế độ thực dân khắp nơi trên thế giới bị suy thoái nặng nề. Các nước có nhiều thuộc điạ ở Á-Phi như: Anh, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Bỉ, Hoà Lan, Bồ Đào Nha... đều bị co cụm và rút lui trước phong trào kháng chiến chống thực dân cuả quần chúng các nước bị trị. Nhiều phong trào giải phóng đã thành công, và đã đem lại độc lập cho nhiều nước Á-Phi. Như thế, với tư cách những quốc gia độc lập, các nước Á –Phi ấy có quyền được tham gia Hội Đồng Liên Hiệp Quốc. Vì vậy, từ đó trong Liên Hiệp Quốc bắt đầu nảy mầm ra một khối mới, gọi là “khối thứ ba”, ngoài hai khối đã hiện diện và đối đầu từ lâu là: Tư Bản và Cộng Sản.
Nên biết, trước đó, ngay trong cuộc chiến ở Iran, người ta đã nghe Mossadegh đưa ra chủ thuyết “équilibre négativ”(quân bình phủ định), để chống lại chính sách “theo đuôi” các cường quốc Tây phương cuả những nước nhược tiểu. Mặt khác, thủ tướng Nehru cuả Ấn Độ, trong bài diễn văn khai mạc “Hội Nghị Các Quốc Gia Á Châu Không Liên Kết” nhóm họp tại New Delhi ngày 23.3.47, còn tuyên bố một câu đại khái như sau:” Chúng ta, những nước Á Châu, từ lâu vốn đã bị đặt dưới quyền cai trị cuả ngoại nhân. Nhưng bây giờ tất cả những điều đó đã thuộc về quá khứ. Chúng ta mong ước, từ nay chúng ta sẽ đứng trên đôi chân cuả chính mình và sẵn sàng cộng tác với bất cứ ai, nhưng không chấp nhận chịu làm trò chơi cuả kẻ khác!”
Đến ngày 22.1.48, Michel Aflak, một lãnh tụ Ả Rập lại tung ra lời khuyên các nước Ả Rập nên theo đuổi đường lối chính trị trung lập trước hai khối đối nghịch (une politique de neutralité vis-à-vis du conflit entre les 2 blocs).
Trong thời gian ấy, tình hình chiến tranh ở Đông Dương vẫn đang gay cấn, và đã nảy sinh ra rõ rệt 2 khuynh hướng đối chọi một mất một còn là: Cộng Sản (do Hồ Chí Minh lãnh đạo, dưới sự bảo trợ cuả Nga-Tàu) và Quốc Gia (do Bảo Đại lãnh đạo, dưới sự đỡ đầu cuả Pháp với sự yểm trợ ngầm cuả đồng minh Anh –Mỹ sau lưng).
Để tìm kiếm giải pháp hoà bình cho Đông Dương, lúc bấy giờ 12 quốc gia Á châu, còn gọi là khối Bandoung, gồm: Ấn Độ, Tích Lan, Tây Hồi (Pakistan) Miến Điện, Indonésia... thuộc khối trung lập đã nhóm hội nghị tại Colombo từ ngày 5.4. đến ngày 2.5.54, nhưng vô hiệu quả, vì cả 2 phe Nam-Bắc VN đều nghe theo lệnh quan thầy chống phá.
Nhưng, khối Bandoung không liên kết vẫn không nản chí, vài tháng sau (tháng 12.54) lại tổ chức một phiên họp khác tại Bogor, gần thủ đô Jakarta cuả Indonésia, để thảo luận về “vùng hoà bình” (Zone de paix). Trong số danh sách 25 nước được mời, người ta thấy có: A Phú Hãn (Afghanistan), Arabie-Seoudite, Birmanie, Cambodge, Ceylan, Trung Cộng, Ghana, Ai Cập, Éthiopie, Ấn Độ, Irak, Iran, Indonésia, Nhật, Jordanie, Lào, Liban, Liberia, Libye, Nepal, Pakistan, Philippines, Soudan, Syrie, Siam (Thái Lan), Thổ, Nam NV, Bắc VN, Yémen... Nhưng đáng tiếc thay cả 2 miền Nam-bắc VN đều vẫn tiếp tục chống phá, ngoan ngoãn theo lời ngăn cản cuả quan thầy, không tham dự hội nghị này. Hành động như vậy, nhà cầm quyền cả 2 miền Nam-Bắc VN đã cam tâm làm tay sai, chủ trương chính sách “theo voi hít bã miá, theo đóm ăn tàn”, đem quê hương làm mồi cho lưả đạn, đem thân xác cuả hàng triệu đồng bào vô tội ra làm bia thử võ khí cuả ngoại bang, để mong được vinh thân phì gia, và có cơ hội đè dầu cỡi cổ dân lành, ngu dại.
KẾ HOẠCH BAO VÂY ĐỊCH.
Như trên đã tình bày, sau đệ nhị thế chiến, tình hình chính trị thế giới ngày càng thêm căng thẳng, nhất là thái độ đương đầu gay cấn, quyết liệt giưã 2 khối: Tư bản và Cộng Sản, hay nói cách khác, giưã Nga-Tàu và Anh- Mỹ. Đặc biệt, kể từ năm 1950, sau khi đã chiếm được toàn thể Trung Hoa lục điạ với trên một tỷ dân, quân Trung Cộng ngày càng trở nên hung hăng. Trung Cộng đã trực tiếp đối đầu với Mỹ trong cuộc chiến Cao Ly, với chiến thuật “biển người” thí mạng cùi... khiến chánh quyền Mỹ không khỏi dè dặt.
Để ngăn ngưà làn sóng đỏ đang nổi lên như những ngọn sóng thần khủng khiếp trên khắp mặt điạ cầu, kể từ năm 1947 đến 1954, nếu chính phủ Mỹ không sớm đề phòng chắc chắn sẽ không tránh khỏi thảm hoạ bị cô lập, rồi bị áp chế hay bị khuynh đảo. Nền an ninh và thịnh vượng cuả nước Mỹ sẽ bị lâm nguy. Vì thế, ngoài những tổ chức “be bờ” như OTASE ở Đông Nam Á Châu, và CENTO ở Trung Đông, người Mỹ còn cố tạo thêm một vòng đai liên kết khác nhằm chặn đứng tham vọng cuả Stalin và Mao Trạch Đông. Vì thế mà ngoại trưởng Mỹ John Foster Dulles đã dưạ theo chủ thuyết “be bờ” (endiguement) cuả Georges Keynnan, mà tạo ra một “vòng bao vây quân địch” goị là “cordon sanitaire” trên khắp mặt địa cầu. Vòng đai “cordon sanitaire” này cuả Mỹ đã lôi cuốn các dân tộc: Đức, Cao Ly, Trung Hoa, Yémen, và Việt Nam... vào cuộc chiến, và riêng biến đất nước cuả 2 quốc gia Cao Ly và VN thành diễn trường thử lửa hàng mấy chục năm trời, máu chảy thành sông, xương chất thành núi.
Cùng một loại con buôn chiến tranh, đầu cơ xương máu của đồng bào và bán rẻ quyền lợi của quê hương, các nhà lãnh đạo cả 2 miền Nam-Bắc VN trong thời gian qua đã chẳng khác gì nhau về mọi mặt. Nhưng nếu phải so sánh chi ly về hậu quả của riêng từng chế độ ở mỗi miền Nam-Bắc, ta phải thành thực nhìn nhận: Với thân phận nhược tiểu, nghèo đói, dân trí u mê, lạc hậu... nếu bắt buộc phải làm tay sai, tôi mọi cho tư bản Tây phương, người ta vẫn còn kiếm được bát cơm ăn và còn được hưởng chút tự do tối thiểu. Ngược lại, đáng thương thay, một nửa dân tộc VN miền Bắc đã kém may mắn, bị tập đoàn lãnh đạo cưỡng bách khép vào vòng nô lệ CS Nga Sô, dưới gông cùm sắt máu, vừa đói khổ thiếu thốn triền miên, lại mất hết cả tự do!
Nhưng dù vậy đại tội làm tay sai đánh giặc mướn cho ngoại bang của giới tướng lãnh quân phiệt miền Nam cùng với nhóm gia nô loại Nguyễn Văn Ngân vẫn là... tội ác! Không ai có thể lấy tội ác này che đậy cho một tội ác khác.
Tội ác cuả tập đoàn tướng lãnh cai trị miền Nam càng phải được lịch sử phán xét nghiêm khắc hơn nưã, khi chúng ta ngoảnh mặt nhìn sang lân quốc Nam Hàn. Cùng một hoàn cảnh chính trị, cùng một vị trí địa dư tương tự, cùng một cảnh nội chiến cốt nhục tương tàn vì chiến tranh ủy nhiệm, nhưng giới tướng lãnh cầm quyền cuả Nam Hàn còn biết nghĩ phần nào đến hoàn cảnh đất nước và thân phận cuả đồng bào họ mà kềm chế bớt lòng tham nhũng, đam mê, và lo toan xây dựng đất nước, để ít ra ngày nay cũng được trở thành một con rồng kinh tế trong vùng trời Đông Nam Á.
Ngược lại, giới tướng lãnh cầm quyền cai trị miền Nam, chẳng những đã không biết yêu thương tổ quốc, lại không cả biết đến sự hy sinh lớn lao vô bờ bến cuả 25 triệu quần chúng đói nghèo, mà ra tay bóc lột, vơ vét thêm, cho đến kỳ xơ xác, điêu đứng vẫn chưa chịu buông tha, khiến đến nỗi thảm cảnh ngày 30. 4.75 mới có dịp xảy ra, tạo thêm nhiều thảm cảnh đẫm máu và nước mắt hơn nưã!...
Ôi mối hận nước mất nhà tan như thế này, đối với người có chút lòng yêu quê hương dân tộc, làm sao ngậm miệng cho đành?!
Chẳng những thế, sau khi đã trốn ra được hải ngoại, giới tướng tá đánh giặc mướn cho ngoại bang hãy còn thèm khát bả công danh, tiếp tục giở trò “mặt trận kháng chiến bịp”, lập ra “chánh phủ Ma” (chánh phũ Nguyễn Hữu Chánh, gồm các tướng Linh Quang Viên, Nguyễn Văn Toàn, Nguyễn Duy Hinh, Lâm Ngươn Tánh v.v...!) để lường gạt tiền bạc và lòng tin cuả đồng bào. Chưa hết, giới tướng tá đánh giặc mướn ấy còn tiếp tục kéo bè kết cánh tạo băng đảng thổ phỉ, nhân danh “quân đội VNCH” để khống chế tinh thần, và trấn lột tài sản cuả đồng bào tị nạn. Than ôi, thảm hoạ này biết đến bao giờ mới chấm dứt?!
Trong khi đó Nguyễn Văn Ngân vẫn hãy còn đủ chai lì, cả gan lên tiếng bênh vực và bào chưã cho chế độ và tội lỗi trong quá khứ cuả các chủ tướng.
|
|
|
Post by NhiHa on Aug 13, 2008 6:12:48 GMT 9
THIỆU LÀ NGƯỜI BIẾT NHỤC?.
Vì những đại tội như thế, nên ngày nay, ở hải ngoại, không một ai cho phép Nguyễn Văn Ngân được quyền đem những hậu quả tội ác nặng nhẹ của 2 miền Nam-Bắc [như đã nêu trên] để bào chữa cho tội ác của nhóm tướng lãnh bất tài, tay sai đánh giặc mướn cho ngoại bang ngay trên phần đất của quê hương mình mà ca ngợi bằng những câu nguyên văn trong bài phỏng vấn như sau: “… các thời đệ nhất và đệ nhị CH tại miền Nam VN dù không hoàn hảo, nhưng phải công nhận đó là những chế độ chính trị tốt đẹp nhất trong lịch sử VN cho đến nay"(sic!).
Đồng thời, không một ai là người VN có chút trí khôn chịu chấp nhận những lời bào chữa xu nịnh và chạy tội cho Thiệu có tính cách ngụy biện của Ngân như: “Nếu định nghĩa chính trị là nghệ thuật của thỏa hiệp, thì ông Thiệu là người làm chính trị giỏi... Ông là người biết nhẫn nhục và có khả năng tự kiềm chế rất cao, mặt khác lại là con người có tinh thần quốc gia biết nhục"!
Ông Ngân khen Thiệu là người làm chánh trị giỏi, ta sẽ xét lại trong một đoạn sau. Nhưng còn chuyện Ngân khen Thiệu là người quốc gia biết nhục, ta phải trả lời ngay bây giờ. Chuyện này vưà có tính chất trẻ con lại kèm thêm chút xỏ lá vặt. Ông Ngân đã chứng minh đức tính “biết nhục” cuả Thiệu bằng câu chuyện kể về thái độ và hành động cuả Kissinger khi vào dinh Độc Lập gặp Thiệu như sau: Hôm sau, gặp Ngân, Thiệu kể lại thái độ cuả Kissinger với giọng còn tức giận: ”nó ngồi như thế này này – Thiệu nhái lại điệu bộ cuả Kissinger – nằm dài trên ghế, ưỡn bụng lên. Thái độ nó như một thằng thực dân. Tôi muốn cho nó một bạt tai, nhưng “thương con nên phải chiều vú...”
Trời ơi, loại ngôn ngữ và dự tính phản ứng đối với một đại diện ngoại bang cuả một ông tổng thống lãnh đạo cả một nưả dân tộc miền Nam VN mà như thế, chẳng khác nào một bà già trầu miệt ruộng, mà Ngân vội cho là “người quốc gia biết nhục”!!!
Nên nhớ “Thiệu muốn cho Kissinger một bạt tai” mới chỉ là một ý nghĩ vưà chợt loé lên trong đầu cuả Thiệu rồi tắt ngấm ngay chẳng khác nào một tia chớp. Tia chớp đó đã diễn ra thực hay chỉ là lời bịa sạo cuả Thiệu không một ai kiểm chứng được. Vậy căn cứ vào đâu để ông Ngân vội vàng kết luận tâng bốc cho rằng Thiệu là “người quốc gia biết nhục”?
Theo tôi, lối kết luận như thế cuả ông Ngân chẳng khác nào chuyện một anh chồng vào một buổi sáng kia vưà nghe cô vợ kể chuyện giấc mơ trong đêm, bất chợt “bị thằng phải gió nó đè em ra”, liền vội vàng to tiếng chửi mắng vợ:
_ ”Mày là đồ đĩ!”
Khi kết luận vợ là “đồ đĩ”, người đàn ông đó đã tỏ ra thiển cận và mù quáng. Bởi cái tội làm đĩ không thể xảy ra trong giấc mơ và càng không thể là một hành động bất chợt nhất thời! Người đàn bà đó chỉ thực sự là “đồ đĩ” khi nào đã “đi khách” thường xuyên, hay đã họp chợ trên bụng mỗi ngày!
Cùng một cách như thế, cộng đồng người VN hải ngoại chỉ có thể tin ông Thiệu là “người biết nhục”, khi nào ông Ngân chứng minh được với những bằng cớ vững chắc hơn. Còn giai thoại có tính cách ngẫu nhiên mà ông Ngân vưà kể trên, trong con mắt cuả những kẻ tinh đời, chẳng qua chỉ là những trò tâng bốc lẫn nhau kiểu phường tuồng!
Bởi thế, cho đến nay, theo tôi, cũng như những người am tường thời sự, ai cũng nghĩ: Nếu tẩu tướng Thiệu là người “biết nhục", chắc chắn đã không ra tay đục khoét cho đất nước tan hoang, không cai trị ngoài hiến pháp, dung dưỡng cả một tập đoàn tướng lãnh tay chân tha hồ tham nhũng, thối nát, mua quan bán chức, buôn lậu xì ke ma tuý, dùng Nguyễn Cao Thăng và Nguyễn Văn Ngân để biến hai ngôi nhà lập pháp thành 2 nơi chưá toàn hạc gỗ, và biến Giám Sát Viện và cơ quan Tư Pháp thành những thứ công cụ hợp thức hoá tham nhũng cuả chế độ...
Vả chăng nếu Thiệu là kẻ biết nhục đã không đời nào chịu chuồn khỏi VN giữa đêm tối trời cuối tháng 4.75 như một tên đạo tặc!
Nếu Thiệu “biết nhục" đã làm" Hara Kiri” như các sĩ quan quân đội Thiên Hoàng năm 1945. Và gần đây nhất, nếu Thiệu biết nhục đã bắt chước tướng Mỹ Jeremy Mike Boorda, tự sát vào tháng 5.1996, chỉ vì báo Newsweek đã nêu lên thắc mắc về 2 chiếc mề đay có chữ “V" trên ngực áo của ông. Hai chiếc mề đay ấy tưởng thưởng công trạng phục vụ của ông trên các chiến hạm USS Craig và USS Broke từ năm 1965 đến 1973, trong cuộc chiến ở VN.
Tướng Boorda đã dám dùng cái chết để bảo vệ danh dự của ông chỉ vì một nghi vấn rất nhỏ. Ngược lại, trong cuộc đời làm tướng không mấy vẻ vang, khi lãnh đạo đất nước lại chất chứa đầy những tội lỗi tủi nhục ê chề, nước sông Đồng Nai không rửa sạch, và sau ngày 25.4.75 cho đến bây giờ ở hải ngoại hãy còn tiếp tục sống trong vũng bùn ô nhục, tẩu tướng Thiệu vẫn lì lợm vênh vang tụ tập khuyển mã (điểm mặt thấy có nữ dân biểu Diệp, Đỗ Kiến Nhiễu, Lê Văn Tư, Mạch Văn Trường, Chung Tấn Cang, Lâm Ngươn Tánh...) vẫn luôn luôn xưng hô với nhau “tổng thống” và thiếu tướng, chuẩn tướng, đại tá đô trưởng v.v... y hệt như dưới triều đình “quân đội VNCH” ngày xưa, trong khi đạo quân này đã bị tướng nằm vùng Dương Văn Minh khai tử từ ngày 30.4.75, thì Thiệu đâu phải là người biết nhục!
THIỆU LÀM CHÍNH TRỊ GIỎI?!
Bây giờ nói đến tài làm chính trị giỏi cuả ông Thiệu. Tôi không biết bạn đọc bốn phương đã nghĩ như thế nào về lời khen này cuả ông Ngân. Chắc ai cũng phải bĩu môi nói: “Xí! Làm chính trị giỏi mà để mật nước, thân trốn chạy giưã đêm khuya như thằng ăn trộm!”
Riêng tôi, có thể chủ quan chút đỉnh đấy, song vẫn có thưà bằng chứng để nói to lên cho mọi người biết rằng: Tẩu tướng Thiệu chỉ là một con buôn chiến tranh, một tay lưu manh chính trị hành động đúng tiêu ngôn chỉ đạo “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”. Đóng vai tay sai cuả Mỹ trong 10 năm trời (1965-1975), Thiệu chỉ lo nhặt nhạnh tiền bạc, tài sản, vun quén cho điạ vị và quyền lợi cá nhân cùng gia tộc nội ngoại cuả ông ta mà thôi. Còn quần chúng và binh sĩ sống lầm than, đói khổ mặc kệ, hay chết bỏ!
Trong chính phủ cuả Thiệu, người ta nhận thấy nhan nhản những sai lầm, có tính cách phản quốc hại dân, đâm sau lưng chiến sĩ trầm trọng, đáng lẽ phải lôi ra pháp trường cát từ lâu lắm rồi. Đáng kể nhất là các vụ sau đây:
1.- Năm 1965, thả Mười Hương, trùm điệp báo cuả CSBV. Mười Hương có chân trong chính trị bộ, đã được Hồ Chí Minh đích thân tiễn chân khi lên đường cùng Lê Đức Thọ vào Nam, để thực hiện màng lưới điệp báo chiến lược. Mười Hương đã xây dựng được các điệp viên lừng danh phá hoại miền Nam như: Phạm Xuân Ẩn, Huỳnh Văn Trọng, Vũ Ngọc Nhạ, Lê Hữu Thuý v.v...
2.- Các điệp viên chiến lược cao cấp cuả CSBV đã len lỏi vào tận dinh Độc Lập,. Trong số đáng kể nhất là Huỳnh Văn Trọng từng được Thiệu phong chức cố vấn chính trị, ngồi sát nách Thiệu ngay trong dinh Độc Lập, chẳng khác nào phụ tá chính trị Nguyễn Văn Ngân! Ngoài ra, vợ chồng Thiệu còn kết thân với Vũ Ngọc Nhạ và đối xử với Nhạ như một cố vấn tư ruột thịt.
3.- Trao quyền lãnh đạo đảng Dân Chủ, một đảng cầm quyền, cho những tôi tớ tay sai ngu dốt về chính trị như Nguyễn Văn Ngân và BS Trần Minh Tùng (tổng thơ ký)!
4.- Dùng tiền bạc và đặc quyền buôn lậu các mặt hàng quốc cấm để mua chuộc bọn dân biểu, nghị sĩ gia nô, phá hoại chế độ, biến các cơ chế dân chủ cuả quốc gia thành một trò bịp trắng trợn trước mắt quần chúng. [muốn biết đầy đủ hơn, xin đọc thêm bộ sách BMHTCTMN cuả Đặng Văn Nhâm đã phát hành].
5.- Sợ bị quân đội đảo chánh và tôn giáo lật đổ, theo lời Ngân tự thú nguyên văn: “Thiệu phải đi tìm sự ổn định từng ngày. Để làm được điều đó, ông phải luôn luôn thoả hiệp”. Như vậy, chẳng cần phải tìm đâu xa, quả thật rõ ràng Thiệu lãnh đạo đất nước trong 10 năm trời mà chẳng có được một chương trình nào lâu dài quá hai ngày, và hoàn toàn không có một chủ đích gì cả, vì phải luôn luôn thoả hiệp!
Tóm lại, một kẻ làm chính trị đầu óc hoàn toàn trống rỗng, chẳng hề có một chút chương trình hoạt động nào, hay đường lối gì, phản ứng kiểu “gặp chăng hay chớ “, hành động kiểu tùy hứng, tuỳ tiện, tuỳ thời kiểu đi đánh “bầu cuá cá cọp”, hay “hốt me” ngoài chợ, mà Nguyễn Văn Ngân dám khen là làm chính trị giỏi, thì quả thật dân tộc VN đã đến thời mạt vận!
Song le, nghĩ sâu xa thêm một chút, nếu có ai kia quen thói “nâng bi” mà khen Thiệu làm chính trị giỏi, ta có thể trách cứ được. Nhưng ngược lại, người khen Thiệu làm chính trị giỏi lại chính là một tay phụ tá đặc biệt về chính trị cuả Thiệu trong mấy năm trời thì ta đành phải ứ hự. Vì như thế chính là màn tuồng quê muà cũ rích “mẹ hát con khen hay” đấy! Hoặc nói theo kiểu ông Trần Văn Hương khi mắng Dương Văn Minh hồi cuối tháng 4.75 là: “Nó vẽ lấy buà mà đeo” đấy!...
Bề ngoài Ngân nói lời khen Thiệu, nhưng thực ra Ngân chơi trò xỏ lá, ngầm ám chỉ Thiệu chỉ là một thứ “bình vôi”. Trên thực tế, Ngân tự khen mình. Vì ai cũng biết Ngân vốn là phụ tá đặc biệt chính trị cuả Thiệu, được Thiệu trọng vọng và tin dùng. Vậy, nếu ông “bình vôi” mà làm chính trị giỏi, thì đích thực là do Ngân chỉ đạo, chứ còn ai vào đó nưã! Phải không?
NHỮNG HỆ QUẢ TẤT NHIÊN CỦA “CHIẾN TRANH ỦY NHIỆM"
Bây giờ trở lại vấn đề “chiến tranh ủy nhiệm”. Như đã trình bày, ai cũng phải nhận thấy cuộc “chiến tranh ủy nhiệm" mà phụ tá Ngân đã nói trên chỉ nhắm mục đích phục vụ thuần túy cho quyền lợi của nước Mỹ và người Mỹ. Quyền lợi của dân tộc và đất nước VN đã bị bọn con buôn chiến tranh gạt bỏ hẳn ra ngoài, từ đầu. Thử hỏi sau khi “cuộc chiến tranh ủy nhiệm" trên đất nước ta đã chấm dứt thì người dân thường 2 miền Nam Bắc được hưởng những gì, nếu không là cảnh gia tình tan nát, cha xa con, vợ lìa chồng, nhà cửa, tài sản bị cướp đoạt?... Ngược lại, các giới cầm quyền chóp bu, bọn tay sai Nga-Tàu và Mỹ đều vẫn no nê phè phỡn trên đống tiền của mà họ đã vơ vét được!
Như thế hệ quả hiển nhiên của loại" chiến tranh ủy nhiệm" là đẻ ra một lớp người xu nịnh cường quyền, úy hãi ngoại nhân, khinh miệt đồng chủng và đồng bào. Đó là về mặt tư tưởng. Còn về mặt vật chất, bọn tay sai ngoại nhân nào cũng thế, từ Aâu sang Á đều có xu hướng tham tiền, háo danh, háo sắc. Họ hành động tham nhũng, thối nát, hối mại quyền thế, trấn lột, vơ vét càng nhanh càng nhiều càng tốt, bất kể hậu quả.
Riêng cựu TT Thiệu, là một tay sai điển hình của ngoại nhân, mà cũng là chủ tướng của Nguyễn Văn Ngân, nơi đây tôi xin lược kê một số tội ác của ông Thiệu để chính ông ta hoặc phụ tá Ngân có dịp công khai lên tiếng biện minh. Báo Đại Chúng- không như các loại báo chợ khác cuả đám lưu manh chính trị - cam đoan sẽ công bố nguyên văn không sai sót một dấu chấm hay phẩy trong bài biện minh của hai ông, để độc giả bốn phương thưởng lãm và tham gia ý kiến hầu thêm rộng đường dư luận.
Dưới đây là sơ lược những đại tội của TT Thiệu trong thời gian cầm quyền ở miền Nam từ 1965 đến 1975, mong được phụ tá Ngân trả lời:
1.- Công khai đòi Nguyễn Cao Thăng phải nạp 20 triệu bạc, với ngụy cớ: ủng hộ quỹ tranh cử cuả Thiệu năm 1967. Các nhân chứng: Cựu nghị sĩ Nguyễn Gia Hiến, tục gọi Hiến Béo (đã chết), Nguyễn Hữu Tiến, và Trần Ngọc Nhuận (còn sống, hiện cư ngụ ở S. José, Cali.). Ngoài ra tôi còn giữ băng thu thanh.
2.- Đổi chức tổng trưởng Tài Chính cuả chính phủ cho Hà Xuân Trừng, em cuả Hà Xuân Dư (hiện ở Mỹ), lúc đó mới 26 tuổi, chưa từng làm nghề gì, để lấy một biệt thự sang trọng, trị giá lúc đó khoảng 300 ngàn Mỹ Kim, cuả Trừng nằm bên bờ hồ Léman, gần trụ sở hội Quốc Liên, tại Thụy Sĩ.
3.- Năm 1966, với tư cách chủ tịch UBLĐQG (tương đương quốc trưởng), ngoài quyền chiếm ngụ dinh Độc Lập, dinh Gia Long, và các dinh số 1, 2, 3, 4, toạ lạc tại Vũng Tàu, Nha Trang, Đà Lạt, và Ban Mê Thuột, Thiệu lại còn tham lam chiếm ngụ bất hợp pháp thêm 2 căn nhà nữa trong cư xá bộ Tổng Tham Mưu. Nên biết, lúc đó Thiệu đã có riêng một căn rồi!
Chưa đủ, Thiệu còn tự động ra lịnh trích ngân sách QG lấy thêm 30 triệu bạc mặt với lý do để tu bổ và trang hoàng cho 2 căn nhà riêng mới đó. Tuy vậy, Thiệu vẫn không chịu chi khoản tiền đó ra, mà lại triệu dụng cả một đại đội công binh, cùng một nhóm kỹ sư, giáo sư trang trí kiến trúc biệt phái đến làm việc riêng cho mấy căn nhà riêng ấy hàng cả tháng trời.
4.- Sau khi đã đắc cử tổng thống, Thiệu đã chiếm hữu vô quyền một thưả đất công thổ thuộc thị xã Đà Lạt, nằm kế bên bờ hồ Xuân Hương, rộng đến hơn 3 mẫu tây, trị giá thời bấy giờ khoảng trên 60 triệu bạc, để xây cất tư dinh và thiết lập hoa viên, dành làm nơi an dưỡng tuổi già sau này. Đến năm 1970, Thiệu ra lịnh cho ty Công Chánh điạ phương hợp tác với mấy đại đội Công Binh sử dụng các loại máy cày, máy ủi đất, xe hủ lô làm đường... dùng vật liệu gạch, cát, vôi, vưã, xi măng, nhựa đường... do ngân sách QG và bộ Công Chánh đài thọ để khởi công...
5.- Chưa đủ, Thiệu còn lạm quyền bắt chước thương phế binh “cắm dùi” thêm mấy mẫu đất nưã nằm trên quốc lộ 1, gần Gia Rai, và mấy trăm mẫu khác ở Long Khánh và trong tỉnh Gia Định. Nên nhớ: Những vụ chiếm đoạt đất cát này đã bị Uỷ Ban Bài Trừ Tham Nhũng cuả cha Trần Hữu Thanh (em cuả cha Quý ở Huế) nêu lên từ hồi cuối năm 1974 ở Sài Gòn.
6.- Khoảng đầu thập niên 70, tiền đâu, vợ Thiệu đã tậu một ngôi biệt thự nguy nga đồ sộ, toạ lạc trên một thưả đất rộng mênh mông cuả chủ nhân Tây đồn điền cao su Đất Đỏ (Plantation des Terres Rouges) với giá trên 98 triệu đồng?
Đây là một vụ tròng tréo lung tung ngay từ đầu, chứng tỏ Thiệu đã nhúng tay rất sâu vào âm mưu này. Bởi Thiệu thưà biết, nếu không che đậy kín đáo, thì nội vụ sẽ đổ bể tùm lum trước dư luận quần chúng, làm bẩn mặt Thiệu. Do đó, khởi đầu Thiệu để cho Nguyễn Xuân Nguyên, anh em cột chèo cuả Thiệu, chồng cuả Hảo Heo, em gái của Nguyễn Thị Kim Anh, vợ Thiệu, đứng tên thương lượng và ký chi phiếu trả tiền. Sau khi mọi giá cả và điều kiện đã được đôi bên, kể cả việc Thiệu bằng lòng cho phép chủ Tây đồn điền được chuyển ngân theo hối xuất chính thức số tiền khổng lồ đó về Pháp, Nguyễn Thị Kim Anh mới ra mặt ký giấy tậu mãi bất động sản đó. Vợ chồng Thiệu tưởng như thế đã che đậy được dư luận và con mắt soi mói cuả nhà báo. Chẳng dè Thiệu có khôn mà không ngoan, đã giấu đầu nhưng vẫn để lòi đuôi ra. Nguyễn Xuân Nguyên, chủ tịch công ty Hải Long, nhập cảng phân bón, đã đào đâu ra mà bỗng chốc có được trên 98 triệu bạc để trả tiền mua dinh thự cho vợ Thiệu?
7.- Dư luận báo chí và quần chúng trở nên sôi nổi, khiến Thượng Viện bắt buộc phải lập ra một Ủy Ban Điều Tra đặc biệt về công ty Hải Long, làm ăn phi pháp, đầu cơ phân bón cuả Nguyễn Xuân Nguyên, đặt dưới quyền điều khiển cuả nghị sĩ Trần Trung Dung. Đến lúc đó, Thiệu biết không thể nào bưng bít được, đành phải mời hết Uỷ Ban Điều Tra cuả Thượng Viện, gồm cả nghị sĩ Trần Trung Dung vào dinh Độc Lập để trình bày hồ sơ nội vụ. Sau đó, Thiệu đã dùng quyền ngang nhiên giữ luôn hồ sơ lại, và mời các nghị sĩ ra về tay không!...(Bạn đọc và Nguyễn Văn Ngân muốn biết tường tận chi tiết hơn xin đọc thêm quyển 3 BMHTCTMN cuả Đặng Văn Nhâm đã phát hành).
Theo tôi được biết, lúc bấy giờ, nghị sĩ Trần Trung Dung biết mình đã bị Thiệu lạm quyền xử ép để ém nhẹm hồ sơ vụ đầu cơ phân bón và giá gạo cuả N.X. Nguyên, mà trong đó có phần ăn chia cuả vợ chồng Thiệu, nên ức lắm. Nhưng ông ta đành phải ngậm miệng, vì chính bản thân ông cũng đang quản thủ một số dinh cơ tài sản cuả gia đình họ Ngô, bên nhà vợ, hiện cho Mỹ thuê và được trả thẳng bằng Mỹ Kim, tiền tươi đàng hoàng. Đây là một việc phi pháp có tính cách lũng đoạn và phá hoại nền kinh tế tài chính cuả quốc gia. Như thế, nếu ông Trần Trung Dung không biết khôn, mà cứ giở dắm giở cứt ra, thì Thiệu sẽ chẳng ngại gì mà không cho khui vụ cho Mỹ thuê bất động sản lấy Mỹ Kim bất hợp pháp cuả ông ta ra.
Tóm lại, dưới thời Thiệu cai trị, bọn tai to mặt lớn trong chính quyền đã ngầm thoả hiệp chia chác và bao che, dung túng lẫn cho nhau trong mọi dịch vụ bất hợp pháp. Chỉ có giới lính tráng, dân ngu cu đen không biết gì là chịu thiệt mà thôi!
Chế độ miền Nam vì thế mà bị băng hoại!
8.- Thiệu đem cả thân nhân gia đình nội, ngoại vào chính quyền, và chia chác miếng đỉnh chung, toa rập trong những vụ đầu cơ gạo, bán gạo ra mật khu cho VC cuả chị Sáu Huyết, mẹ cuả Hoàng Đức Nhã. Vụ này có hay không, phụ tá Ngân hãy trả lời. Trước khi trả lời, ông Ngân hãy đọc cho kỹ bộ sách BMHTCTMN cuả cùng một tác giả bài này.
9.- Thiệu sai Nguyễn Ngọc Huy, đàn em cuả Lê Văn Hiệp, đảng viên Đại Việt cánh Nguyễn Tôn Hoàn, lãnh tụ đảng Cấp Tiến, đối lập cụi, vào mật khu điều đình với VC để lập chính phủ 3 thành phần, biến chủ trương “4 không” thành “4 có”. Như thế tức thị Thiệu và Huy đã ngầm đâm sau lưng chiến sĩ VNCH đấy. Thủ phạm đích thực sờ sờ trước mắt, ngay trên đất Mỹ đấy, các ngài “cựu chiến sĩ oai hùng” cuả quân đội VNCH có biết không? Tại sao đến nay mọi người đều nín khe như vậy?!
10.- Thiệu chứa cán bộ điệp báo chiến lược cuả CSBV ngay trong dinh Độc Lập, gồm: cố vấn chính trị Huỳnh Văn Trọng, Vũ Ngọc Nhạ... Sau này theo lời ông Kiểu còn có thể gồm cả Nguyễn Văn Ngân nữa. Vậy, ông Ngân nghĩ sao?
11.- Thiệu đã dùng Nguyễn Cao Thăng để tung tiền ra mua chuộc lũ gia nô trong 2 ngôi nhà lập pháp. Sau tháng 4.1970, Thăng chết vì bịnh ung thư, Thiệu tiếp tục dùng Nguyễn Văn Ngân, cho thay thế vai trò cuả Thăng, để tiếp tục đóng vai mua chuộc bọn gia nô trong 2 ngôi nhà lập pháp, tổ chức bầu cử gian lận từ thượng, hạ viện đến hội đồng tỉnh, làm cho chế độ ngày càng thêm thối nát.
Trong thời gian này, thường xuyên liên lạc với Thượng Hạ Viện, Ngân mới dan díu với một cô nhân viên tốc ký khá xinh, về sau Ngân lấy luôn cô này... Kể sơ chuyện này vào đây tôi chỉ cốt nhắc cho Nguyễn Văn Ngân đừng vội làm lơ về các tội lỗi do chính ông đã tạo ra về mặt chính trị trong 2 ngôi nhà lập pháp dưới chế độ đệ nhị CH mà tôi sẽ đề cập đến trong phần cuối bài. Ông Ngân nên nhớ, bây giờ nhân chứng còn sống sờ sờ ở hải ngoại khá nhiều. Trường hợp điển hình là ông Trần Văn Trọng, chiến sĩ SĐ 7 BB, đã lên tiếng trong một bài đã đăng trên Đại Chúng số 77 vừa qua. Ngoài ra còn nhiều dân biểu và nghị sĩ nữa!
12.- Thiệu đã trực tiếp nhúng tay vào những dịch vụ buôn lậu ma tuý (thuốc phiện, bạch phiến) xuyên qua Đặng Văn Quang, và bao che cho các tay chân bộ hạ như: Chung tấn Cang, Lâm Ngươn Tánh(Hải Quân), và các dân biểu Hạ Viện trong các dịch vụ buôn lậu hàng quốc cấm, thuốc phiện, bạch phiến, vàng y, lịch cởi truồng, đồ xa xỉ phẩm, lậu thuế v.v...(muốn biết rõ hơn hãy đọc thêm quyển 3 BMHTCTMN cùng một tác giả).
13.- Mặt khác, về phương diện nữ sắc, Thiệu còn đem dâng chức dân biểu cả cho tình nhân như: Trần Thị Kim Anh, tục danh bà Cyrnos, chủ Bar ở Vũng Tàu và cô Diệp, em vợ đồng thời cũng là vợ cuả Nguyễn Cao Thăng, mà sau này làm “kế thất” luôn cuả Thiệu... Ấy là chưa kể đến những vụ loạn dâm cuả Thiệu đối với vợ con các tướng tá bộ hạ như: vợ tướng Trần Văn Trung, Phạm Quốc Thuần v.v...
KHÔNG NÊN SỚM CHẠY TỘI!
Đó mới chỉ là sơ lược 13 đại tội tham nhũng, thối nát quan trọng bực nhất cuả tẩu tướng Thiệu. Ngoài ra còn không biết bao nhiêu vụ lem nhem đáng kể khác, nhất là mặt hoang dâm vô độ và “gia đình trị” tôi không đem vào đây làm chi. Vậy thử hỏi, trong bài phỏng vấn nhan đề “TIẾT LỘ NHỮNG BÍ MẬT HẬU TRƯỜNG CHUNG QUANH TỔNG THỐNG THIỆU”, tại sao ông Nguyễn Văn Ngân không hề đề cập một lời nào đến những chuyện “BÍ MẬT HẬU TRƯỜNG CHÍNH TRỊ” kể trên đây?
Có lẽ nào ông Ngân không biết chút gì? Cũng có thể ông Ngân đã biết, nhưng muốn bênh vực, chạy tội cho chủ tướng, mà cũng là chạy tội cho chính mình nưã, nên ông đã không dám nhắc tới các chuyện tày trời kể trên?
Nhưng ông Ngân nên biết rằng: Sự thật và lịch sử luôn luôn đi đôi với nhau như bóng với hình. Không ai có thể tách rời hình ra khỏi bóng được. Vả lại cũng không một ai, dù là bạo chuá, tàn ác dã man, lừng danh kim cổ như Néron, Tần Thỉ Hoàng Đế, Lữ Hậu, Võ Tắc Thiên... vẫn không một ai có thể xoá bỏ được dĩ vãng và che giấu được sự thật cuả lịch sử.
Vậy bây giờ làm công việc phân tách bài phỏng vấn cuả ông Ngân, bàn về vấn đề “chiến tranh ủy nhiệm” mà ông Ngân đã nêu lên, tôi tự biết có hai hạng người không thể nào đồng ý được với tôi: Đó là những thành phần, thuộc cả 2 phe Cộng Sản và Quốc Gia, trong quá khứ đã từng can dự và đã được chia chác miếng đỉnh chung trong cuộc “chiến tranh ủy nhiệm” trên đất nước ta. Dĩ nhiên trong đó có cả Nguyễn Văn Ngân!
Tuy nhiên, là một người sống bằng ngòi bút chuyên nghiệp từ thuở thiếu thời cho đến nay, tôi không thể đóng vai “phát ngôn viên” hay “luật sư biện hộ” cho một phe thụ nhiệm ngoại bang nào, cả CS lẫn QG, đã có tội đem chiến tranh vào tàn phá đất nước tôi và sát hại đồng bào tôi trên mấy chục năm qua. Tôi có bổn phận phải nói lên tiếng lòng trung thực cuả tuyệt đại đa số người VN trong khối thầm lặng, dù phải trả với bất cứ giá nào!
Đến bây giờ, sau 26 năm “chiến tranh ủy nhiệm” cuả ngoại bang đã tàn rụi, những vết lở lói, rách nát trên quê hương tôi, từ Nam ra Bắc, vẫn chưa được chưã lành, những chia ly đau thương, tang tóc cuả cuộc chiến cốt nhục tương tàn vẫn chưa được hàn gắn, và trong tương lai thảm cảnh đói nghèo, lạc hậu triền miên vẫn còn ám ảnh, tôi thiển nghĩ những người như ông Ngân – một đồng loã tay sai đã thực hiện cuộc chiến tranh ủy nhiệm vưà qua trên quê hương – hiện đang sống no nê phè phỡn ở hải ngoại không nên vội vàng lên tiếng bào chữa nguỵ biện để chạy tội và đổ tội lẫn cho nhau!
Nên biết, Cổ Ngữ đã nói: “Chưa có người nào hành vi và phẩm hạnh không đoan chính mà họ có thể yêu nước được!”.
(còn tiếp)
ĐẶNG VĂN NHÂM
|
|
|
Post by NhiHa on Aug 13, 2008 7:24:48 GMT 9
ĐỌC "VIỆT NAM NHÂN CHỨNG" CỦA TRẦN VĂN ĐÔN
Phụng Hồng
Năm 1966, sau khi xuất bản cuốn "Vietnam Witness 1953 - 66" (Việt Nam Nhân Chứng 1953 - 66) (2) tác giả là Bernard B. Fall đã bị nhiều người chỉ trích và phê bình khắc khe là đã có cái nhìn thiển cận và thiếu trung thực về những sự kiện lịch sử mà ông đã làm "nhân chứng". Oâng đã không chịu nghiên cứu sâu xa vấn đề. Ông đã nhận định chủ quan và đề cao sai lạc những hành động "hiếp dâm" lịch sử, phản bội dân tộc, bán nước buôn dân, gây tang tóc cho đất nước Việt Nam của tên Việt gian Hồ Chí Minh. Ngược lại ông đã cố tình dìm sâu những thành công rực rỡ cũng như những thành quả vẻ vang của miền nam dưới sự lãnh đạo của cố tổng thống (TT) Ngô Đình Diệm. Cuốn sách vì thế đã không gây được một tiếng vang nào trong giới trí thức chân chính thời đó.
Đó là một sự thật hiển nhiên mà lý trí thông thường từng xác nhận. Bởi vì Bernard B. Fall chỉ là một người ngoại quốc, một người ngoại cuộc thì làm sao thấu rõ vấn đề bằng những người Việt Nam trong cuộc được?
Vì vậy người ta đang trông chờ những cuốn sách đứng đắn do chính những người tên tuổi viết ra với những sự thật xác đáng để làm tài liệu khảo cứu cho hậu thế. Nói cách khác, người ta đang đợi để đọc những "nhân chứng" khách quan trung thực.
Tôi nhận thấy cần phải mở một dấu ngoặc ở đây để minh xác rằng tôi không muốn nhắc lại đây cuốn "hồi ký chính trị" "Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi" của Đỗ Mậu. Là vì Đỗ Mậu đã lợi dụng nhan đề cuốn sách để bóp méo sự thật, xuyên tạc lịch sử, bội lọ cá nhân (3), nhận định sai lầm cũng như chạy tội và ngụy biện về hành động lừa thầy phản bạn của mình, đối với cái chết của anh em cố TT Diệm và ngày đảo chánh (chứ không phải Cách mạng, xin nói lại cho rõ) 1.11.1963. Nói cách khác, Đỗ Mậu đã tự đề cao mình quá đáng như những nhân vật "địa linh Quảng Bình" và chối bỏ trách nhiệm torng cái chết của hai vị nói trên. Đỗ Mậu đã có một quan niệm lệch lạc về sử quan cho đến những nỗi LS Nguyễn Văn Chức đã phải mất công viết một cuốn sách khác dày cộm không kém nhan đề "Việt Nam Chính Sử" (4) mà mục đích duy nhất là chỉ cốt để "đính chính" những sai lầm của Đỗ Mậu mà thôi! Thật là một chuyện hi hữu có một không hai vậy!
Bây giờ lại đến lượt ông Trần Văn Đôn, một cựu Trung Tướng, Thượng Nghị Sĩ, Dân Biểu, Phó Thủ Tướng, Tổng Trưởng Quốc Phòng, Tổng Tham Mưu Trưởng ..... cho ra đời cuốn "Việt Nam Nhân Chứng" (VNNC), một loại hồi ký kể lại sự việc từ lúc ông ra chào đời mãi cho đến 7giờ 30-4-1975 tối ngày 29.4.75 lúc ông cùng gia đình từ giã phủ thủ tướng ở đại lộ Thống Nhất để phủi tay ra đi sống cuộc đời lưu vong trên một chuyến trực thăng của TQLC Đệ Nhất Hạm Đội Mỹ.
Cuốn VNNC dày 562 trang gồm 15 chương, không kể phần lời nói đầu và phụ lục: 1. Từ tuổi trẻ vào thế chiến II, 2. Tình hình biến chuyển 1945 - 1946; 3. Tình hình biến chuyển 1946 - 1954; 4. Ngô Đình Diệm, thủ trưởng toàn quyền; 5. Đệ Nhất Cộng Hòa 1955 - 1963; 6. Tôi và Cuộc Cách mạng 1.11.1963; 7. Cuộc chỉnh lý 30-4-1975.1.1964; 8. Những xáo trộn liên tục; 9. Biến động miền trung; 10. Hòa Đàm ba Cộng Hòa; 11. Những Năm Chót Của Nguyễn Văn Thiệu; 12. Những tháng chót của Việt Nam Cộng Hòa; 13. Những điều nghe biết sau 30-4; 14. Bảo Đại; 15. Phần Kết: tương lai nước Việt .
Cuốn sách kết thúc bằng những trang in lại các phóng ảnh chi phiếu công quỹ mà ông đạ sử dụng như để làm sáng tỏ lòng ngay thẳng "chí công vô tư" và sự sòng phẳng lúc còn đương nhiệm của ông.
Vậy qua cuốn VNNC người đọc đã thấy gì? Phải thành thật mà nói, tác giả là một người chủ chốt của các biến cố lịch sử hiện đại qua hai triều Đệ I và Đệ II Cộng Hòa. Oâng là một vị tướng có học thức cao, kiến thức rộng so với các tướng khác trong hàng tướng lãnh của QLVNCH. Oâng lại xuất thân trong một gia đình quý phái quốc tịch Pháp, thừa hưởng những tinh hoa quý báu của thân phụ (là 1 y khoa bác sĩ đầu tiên tốt nghiệp trường thuốc Hà Nội và Pháp (tr.16 - 18) và từng lảm đại sứ Việt Nam tại La Mã dưới thời TT Diệm (trang 246 - 247).
Nhận xét về tư cách và học thức của ông Đôn, LM Cao Văn Luận, nguyên Viện Trưởng Viện Đại Học Huế, đã viết trong cuốn hồi ký "Bên Giòng Lịch Sử" như sau: "...Ông Lodge hỏi rõ ràng hơn:
"_ Chắc là cha có biết nhiều về tướng Trần Văn Đôn?
" ...Lúc đó tướng Trần Văn Đôn không còn giữ một chức vụ gì quan trọng trong chính phủ Nguyễn Khánh cho nên nghe ông hỏi đến tướng Đôn tôi hơi ngạc nhiên:
"_ Tôi quen biết trong thời kỳ ông ta làm tư lệnh tại vùng này (tức vùng ICT - ghi chú thêm của người viết). Tôi thường gặp ông trong các dịp lễ lạc, nhưng cũng không thân tình lắm, hay biết về ông nhiều, tuy nhiên, tôi nghe nhiều người nói rằng ông Đôn là một tướng lãnh có trình độ văn hóa cao, đối xử với các quân nhân tử tế, nên được nhiều người trọng nể mến phục. Về chính kiến của ông thì tôi không dám bình phẩm chi hết ..." (trang 403 - 404) (5)
Từ lâu, người ta - kể cả người viết bài này - tuy đã đọc nhiều tin tức, tường thuật của báo chí về những biến cố lịch sử trong 1/3 thế kỷ trở lại đây từ hồi còn ở quê nhà cho đến nay nhưng những sự thật và những bí ẩn vẫn chưa được tiết lộ đầy đủ bởi những người trong cuộc. Người ta vẫn chưa được hài lòng qua những tài liệu được đưa ra một cách và víu, sao lại, thậm chí có người đã bịa đặt, thêu dệt thêm cho có phần "lâm li bi đát" để câu độc giả.
Với lòng náo nức đó, tôi đã đọc VNNC trong suốt 2 ngày 2 đêm liền và tôi đã thất vọng. Có những sự thật chưa được bổ túc. Còn nhiều bí ẩn quanh cái chết của anh em cố TT Diệm vẫn chưa được phanh phui, điều mà tôi nghĩ là mọi giới hằng lưu tâm đến thời cuộc nước nhà đều nức lòng muốn được nghe trực tiếo từ chính tác giả là người chủ động sẽ nói rõ "trắng đen tỏ tường". Aáy thế mà chính ông Đôn đã né tránh khi ông viết: "Bởi vậy người chịu trách nhiệm trực tiếp về cái chết của hai ông Diệm Nhu cho tới bây giờ vẫn còn trong vòng bí mật." (tr. 250). Đó là một điều không thể chấp nhận được. Ông Đôn là người quan trọng thứ hai sau Dương Văn Minh đứng lên chủ trương lật đổ TT Diệm, thế mà ông không biết AI RA LỆNH GIẾT TT DIỆM và ông cố vấn (CV) Nhu thì không thể nào quan niệm được! Hay ông muốn chạy tội vì sợ lịch sử kết tội chăng? Hay ông muốn trốn tránh trách nhiệm chăng? Hay ông sợ hậu thế phỉ nhổ là lũ người "lừa thầy phản bạn, ăn cháo đái bát" như người ta đã từng công kích và chê bai không tiếc lời Đỗ Mậu chăng? Cho đến ngày nay, vụ thảm sát anh em cố TT Diệm đã bị công luận và thế giới, nhất là chính giới Mỹ, kể cả "vua đảo chánh Cabot Lodge" cho đó là một hành động quá sai lầm và lên án nặng nề! Ông Đôn và "tập đoàn đảo chánh" ngày 1.11.63 phải biết rõ điều đó và phải nhận tội trước lịch sử. Sáng 2.11 lúc 8 giờ 30-4-1975 có một buổi họp thu hẹp giữa một số tướng lãnh từng chịu ơn mưa móc của cố TT Diệm tại bộ TTM duớ quyền chủ tọa của Trung Tướng Dương Văn Minh nhân danh Chủ Tịch Hội Đồng Các Tướng Lãnh (lúc này chưa có danh xưng Hội Đồng Quân Nhân Cách mạng, đến trưa đài Quân Đội mới đổi lại) Trung Tướng Nguyễn Ngọc Lễ đã nói: " Nhổ cỏ thì phải nhổ tận gốc". Lời nói bóng gió này muốn ám chỉ gì? Lúc đó thì ông Đôn ở đâu? Ông về nhàngủ chăng? Thật là phi lý và quá mâu thuẫn! Và lúc Thiếu Tướng Mai Hữu Xuân , người đã từng ra mật lệnh ám sát cố trung tướng Trình Minh Thế tại cầu Tân Thuận nam 1955 (6), đi đón cố TT Diệm và ông CV Nhu tại nhà thờ Cha Tam Chợ Lớn, đã ra mật hiệu cho đại úy Nhung bằng hao ngón tay bàn tay trái đưa lên trời và ngón trỏ bàn tay phải co vào duỗi ra nhiều lần là muốn ngụ ý gì? Phải chăng là bắn chết cả hai người? Oâng Xuân tự động làm hay thừa lệnh ai? Tại sao ông Xuân đã báo cáo với ông Minh là "mission accomplie" (tr.231)? Như vậy là đã có xếp đặt trước? Vì vậy đọc đến trang 249, ông Đôn viết: "....tôi (tức ông Đôn) quả quyết rằng: _ Không có lời phát biểu công khai nào của tướng tá lúc đó đòi ohải xử tử hai ông Diệm và Nhu..." người ta không khỏi phì cười và chê là lý luận quá ngây thơ (không "công khai" tức làp hải hiểu "bí mật" chăng?)
Để làm sáng tỏ vấn đề hơn, về điểm này, LM Cao Văn Luận đã viết như sau: "Khi xác chết anh em ông Diệm được đưa vào nhà thương Saint-Paul thì giây trói quật cánh khuỷu hai người vẫn còn nguyên.
"Trên ngực ông Nhu có nhiều vết thương do dao đâm vào và một vết đạn súng lục trên đầu. Trên thân thể ông Diệm chỉ có một vết thương ở đầu.
"Một người lính thiết giáp kể rằng ông Nhung (thiếu tá) (lúc đang nói ở đây ông Nhung chưa được thăng thiếu tá - lời ghi chú thêm của người viết) vốn có một người bà con theo đảng Đại Việt bị bắt và xử tử hay thủ tiêu trong thời kỳ cực thịnh của chế độ họ Ngô, đã cãi vả mắng chửi ông Nhu.
"Ông Nhu nhìn ông Nhung cách lạnh lùng, khinh bỉ, và nói vài tiếng tỏ vẻ khinh miệt.
"Ông Nhung đã giật súng có gắn lưỡi lê của một người lính thiết giáp đâm ông Nhu nhiều lát sau lưng, rồi ông Nhu ngã gục, nhưng vẫn chưa chết ngay, thì ông Nhung bắn một phát đạn súng lục vào đầu. Các cuộc khám nghiệm sau đó, và các phóng ảnh cho thấy ông Nhu bị nhiều vết thương do vật bén nhọn đâm từ lưng chổ ra bụng, và một vết đạn ở đầu.
"Sau khi ông Nhu bị đâm nhiều lát, ông Nhung đã bắn một phát súng lục vào đầu ông Diệm, và phát đạn này kết liễu cuộc đời ông Diệm ngay lập tức (những tấm hình này, trong cuộc họp báo ngày 5.11.63 tại bộ TTM, Đỗ Mậu đã trưng ra như một bằng chứng cụ thể xác nhận anh em cố TT Diệm đã chết thật, vì lúc đó còn rất nhiều người hoài nghi hai ông chưa chết. (lời ghi chú thêm của người viết).
" Một người khác kể thêm rằng, khi bắt được hai anh em ông Diệm trói quật cánh khuỷu, dẫn từ nhà thờ ra xe thiết giáp, tướng Mai Hữu Xuân đã đánh điện về các tướng lãnh tại bộ tổng tham mưu chỉ huy cuộc đảo chánh xin chỉ thị, sau một lúc bàn cãi, các tướng lãnh đã bỏ phiếu với đa số quyết định phải thủ tiêu ông Diệm gấp, vì lo sợ nếu để ông Diệm sống sót, thì một số đơn vị quân đội có thể ủng hộ ông chốn lại phe đảo chánh" (7)
Trích dẫn đoạn trên của cha Luận (cũng là một nhân chứng!), tôi muốn nhấn mạnh thêm một lần nữa rằng vụ mưu sát hai anh em cố TT Diệm là một dự mưu đã được tính toán trước bởi một số tướng lãnh phản bội toa rập với để nghị của ngoại bang (vì nếu không thỏa mãn yêu cầu của họ thì họ không ủng hộ cuộc đảo chánh thì sức mấy mà thành công!). Tiếc thay, ông Đông đã cố tình miêu tả một cách hời hợt, như ngầm đổ lỗi cho đại úy Nhung, sĩ quan cận vệ tay chân của ông Minh, tự ý giết (trang 238), và mình không có trách nhiệm gì. Tuy nhiên, ta vẫn thấy ở một trang khác, tác giả đã để lộ ý định cho rằng giết TT Diệm là đúng (tr. 250). Chính trong cuốn "Our Endless War" (8), ông Đôn đã viết chương "Diem Must Go" và đã biện minh cho việc giết TT Diệm là hợp lý. Đọc đến đây, người ta băn khoăn tự hỏi nếu ông Đôn chối bỏ hành động cố sát TT Diệm thì tại sao lại ngụy biện vậy? Thật là mâu thuẫn không thể hiểu được! Đó là một sai lầm lớn.
Trước khi đi qua phần phê bình khác, tôi muốn mời bạn đọc tìm hiểu thêm một ý kiến khách quan của một người ngoại cuộc, ông Von Wenland, Đại Sứ Cộng Hòa Liên Bang Đức tại Việt Nam. Oâng này đã tâm tìn với cha Luận rất lâu sau ngày đảo chánh. Cha Luận đã viết: "Trước hết tôi đến gặp Đại Sứ Đức là ông Von Wenland. Oâng này phàn nàn về cái chết của ông Diệm và ông Nhu. Tuy nhiên ông biết ông Diệm và chế độ của ông không tránh khỏi một vài tiếng khiếm khuyết nhưng không ai có thể phủ nhận những thiện chí của ông Diệm đối với Quốc Gia.
"Cái chết của ông Diệm làm cho tương lai Việt Nam trở nên đen tối hơn. Tôi còn nhớ một đoạn trong câu chuyện của ông Đại Sứ Đức:
"Tôi không theo tôn giáo nào cả, nhưng tôi tin rằng giờ đây linh hồn ông Diệm sẽ phản phất nơi đây và sẽ gieo nhiều tai họa cho xứ sở mình.
"Mặt ông đượm buồn, và giọng ông hết sức chua chát. Oâng cho biết ông đã đệ đơn từ chức và sẽ rời Việt Nam trong ít lâu." (9)
Và sự thật cũng đã chứng minh một ách hùng hồn như chúng ta đã từng là Nhân Chứng từ 1975 đến nay. Vậy ta có thể kết luậnm cách đau lòng rằng "Cuộc Đảo Chánh 1.11.63 đã làm cho Việt Nam mất vào tay giặc cộng sản Bắc Việt"
Bạn có đồng ý với tôi không? Nếu bạn không đồng ý, xin mời bạn hãy đọc tiếp đoạn này: "....Cái chết của ông Diệm và ông Nhu đã làm cho một số người Mỹ xúc động và quay trở lại có cảm tình với ông Diệm hơn trước. Bộ mặt của những người thay thế ông Diệm cũng dần dần hiện rõ và người Mỹ thấy bộ mặt đó chẳng đẹp đẽ gì hơn.
"Những người Mỹ trong đó có cựu đại sứ Nolting, tướng Harkins, ông Richardson, giám đốc trung ương Tình Báo Mỹ (CIA) tại Việt Nam lên tiếng cảnh cáo rằng cuộc cách mạng 1.11 chẳng những sẽ không cải thiện được tình hình quân sự và chính trị tại Việt Nam như nhiều người Mỹ mong cầu, mà trái lại sẽ làm cho tình hình chung tồi tệ hơn. Những hỗn loạn chính trị đã bắt đầu diễn ra và về mặt quân sự, Quân Đội Việt Nam mãi lai canh gác Sài Gòn và các đô thị lớn để đề phòng phe ông Diệm đã gần như bỏ trống các vùng nông thôn cho Việt cộng." (10) (sự bãi bỏ quốc sách Ấp Chiến Lược mà Việt cộng từng ghê sợ nhất, là một thí dụ điển hình-lời ghi chú thêm của người viết).
Đây là một bằng chứng hùng hồn nhất, một bài học lịch sử đau đớn nhất cho những ai từng tự vỗ ngực huênh hoang cho mình là "người hùng cách mạng", và tự đeo lon to nhất để suy gẫm lấy. Và tôi cũng muốn những người đã "bái lạy tướng to lon" để mưu đồ đảo chánh, phản bội chủ mình hãy tự kiểm điểm lại hành động mình mà ăn năn hối lỗi. Nhưng chậm quá rồi! Lịch sử và những vượt biên trên biển cả, những hồn thiêng trong Tết Mậu Thân, trong "lò luộc người cải tạo" chắc chắn không bao giờ tha thứ bọn người này! Đó là một sự thật cay đắng mà ai nấy đều đã thấm thía khi phải "tha phương cầu thực".
Và sau cùng, tôi muốn nhân dịp này nhắc lại câu nói để đời của William Colby, cựu Giám Đốc Trung Ương Tình Báo đã từng hoạt động nhiều năm tại Việt Nam, và là người am hiểu tình hình chính trị Sài Gòn hơn ai hết, khi hối tiếc về cái chết của TT Diệm trong cuốn sách mới nhất của ông (11): "Nếu ông Diệm còn, chưa chắc miền Nam mất."
***
Đến đây, người đọc vô cùng thắc mắc và tự hỏi không biết nguyên động lực nào đã thúc đẩy ông Đôn liên kết vài tướng khác để mưu đồ đảo chánh TT Diệm, người mà ông từng có liên hệ mật thiết từ cá nhân đến gia đình (trang 101 và 107). Vì những yêu sách torng bản điều trần không được TT Diệm chấp thuận cải tổ chăng? Vì vụ "tranh đấu Phận Giáo" chăng? Vì lòng dân không muốn chính quyền Ngô Đình Diệm tồn tại nữa chăng? Tôi không tin là đúng và tôi chắc còn có nhiều nguyên nhân sâu xa khác. Tôi nghĩ là ở một khía cạnh nào đó ta phải đề cập đến nguyên tắc "thay ngựa giựa giòng" của ngoại bang để dễ bề thao túng, một khi mà mọi sinh hoạt trong nước đều lệ thuộc vào đồng tiền của họ. Đó là một chính sách vô cùng lầm lẫn và tai hại mà bây giờ mọi người mới thấy rõ.
Hai điểm son nổi bật nhất nơi con người ông Đôn là: (dưới thời chính phủ Diệm)
_ Một sĩ quan ngay thẳng, tự trọng và cương trực
_ Có một quyết định sáng suốt khi ông Ngô Đình Diệm về chấp chánh (1954 - 55)
Ông Đôn rất khác những tướng lãnh khác khi trình diện TT Diệm, ông CV Nhu hay ông Cẩn thường hay nịnh bợ, luồn cuối hoặc thường hay xưng "con". Trái lại lúc nào ông Đôn cũng giữ một niềm tôn kính đúng quân kỷ. Oâng không bao giờ xưng "con" với TT Diệm hoặc với ông CV Ngô Đình Cẩn trong suốt thời gian ông giữ chức Tư Lệnh QDI/VICT tại Huế và Đà Nẵng. Oâng không bao giờ tự hạ mình, khiếp nhược, hoặc khúm núm như những người công thần thời đó là thời kỳ thịnh nhất của nhà Ngô. Oâng không xu nịnh gia đình nhà Ngô để "kiếm điểm lập công" hoặc "báo cáo vu khống" người khác để lên lon như một số người đã làm. Vì thế chính gia đình nhà Ngô đã kính nể ông. Điều này, tác giả đã có nêu ra trong VNNC (tr.103, 109, 110 và 111) Đã có lần LM Cao Văn Luận nói với tôi rằng:
_ Phải công nhận trong hàng tướng tá , bộ trưởng, chánh sở .... thì ông Đôn là người đứng đắn nhất. Tôi không bao giờ thấy ông ta xưng "con" với TT hay với "ông Cậu". Trong những lúc nói chuyện, ông đều gọi "Tổng Thống, ông Cậu" và xưng "tôi" đàng hoàng. Oâng không tỏ vẻ sợ sệt, đúng việc là làm, và bất cần những lời dèm pha của bọn tôi tớ. Điều đó cũng dễ hiểu vì ông ta có một căn bản hoc vấn tốt, một nền giáo dục gia đình vững. Những người khác ít học nên đã có những cử chỉ nịnh bợ quá mức...
Những ai thực sự ở Sài Gòn trong những ngày dầu sôi lửa bỏng, u ám nhất của lịch sử 1954 - 1955 chắc còn nhớ sau khi ông Diệm về nước, tình hình rất lộn xộn. Một bên thì loạn Bình Xuyên với Lai Hữu Sang, Lai Hữu Tài lộng hành lấn quyền hầu như vô kỷ luật, vô chính phủ. Một bên là quân đội giáo phái tập quyền hống hách một bùng, hùng cứ một cõi tự trị. Một phía khác thì Nguyễn Văn Hinh và thuộc hạ thân Pháp và Bảo Đại bất hợp tác và tự quyền, âm mưu phá hoại. Tôi còn nhớ hồi đó Nguyễn Văn Hinh đã thao túng đài quân đội và ra lệnh cho TS Văn Thiệt (người có giọng nói khét rẹc, cộc cằn), xướng ngôn viên, luôn luôn đọc những bài vu khống, mạ lị, công kích cá nhân ông Diệm. Nguyễn Văn Hinh còn thành lập một tổ chức gọi là "Mặt Trận Thống Nhất Toàn Lực Quốc Gia" quy tụ Bảy Viễn Cao Đài, Hòa Hảo và một số tướng tá khác bất tài, ngu dốt nhưng bất mãn vì không được thủ tướng Diệm trọng dụng. Oâng Hinh đã đích thân hướng dẫn đoàn đến dinh Độc Lập để yêu sách ông Diệm từ chức! Trong thời gian này, ông Diệm đang cô thế, chưa nắm vững quân đội, ít người ủng hộ ông. Nhân tâm ly tán. Trước tình thế bi đát tuyệt vọng này, chỉ có hai đại tá là Trần Văn Đôn và Trần Văn Minh đứng ngoài cuộc tranh chấp và ủng hộ ông Diệm. Tiếp đến khi Bảo Đại triệu ông Hinh qua Pháp vì áp lực cố vấn Mỹ, Bình Xuyên gây hấn ở Đô Thành, pháo kích vào Bộ TTM ở đường Trần Hưng Đạo, dinh Độc Lập và đốt nhà khi Thành Thái (Nancy cũ), ông Đôn đã sáng suốt nhận định con đường phải theo và tuyên bố ủng hộ ông Diệm.
Ông đã tứ bỏ quốc tịch Pháp để được vinh thăng Thiếu Tướng cùng với Đại tá Trần Văn Minh (điều này không thấy ông nhắc đến VNNC, mà chỉ nói ông Diệm và ông Nhu muốn cho ông lên tướng để đảm nhiệm chức Tổng Tham Mưu Trưởng (trang 119, 123, 125).
(còn tiếp)
Phụng Hồng
|
|