|
Post by Can Tho on May 28, 2011 9:33:26 GMT 9
Suu TamLâm Bưu Lâm Bưu 林彪 Nguyên soái Lâm Bưu Phó Thủ tướng thứ hai nước Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa Nhiệm kỳ 1965 – 1971 Kế nhiệm Đặng Tiểu Bình Đảng Đảng Cộng sản Sinh 5 tháng 12 năm 1907 Hoàng Cương, Hồ Bắc Mất 13 tháng 9 năm 1971 (63 tuổi) Öndörkhaan, Mông Cổ Học trường Trường quân sự Hoàng Phố Dân tộc Hán Tôn giáo không Phu nhân Diệp Quần (叶群) Lâm Bưu (林彪, bính âm: Lín Biāo; Wade-Giles: Lin Piao; tên khai sinh: 林育蓉 Lâm Dục Dung; 1907-1971) là một nhà hoạt động chính trị và quân sự Trung Quốc, nguyên soái của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng. Mục lục 1 Tham gia cách mạng 2 Đỉnh cao quyền lực 3 Trốn chạy 4 Chú thích 5 Liên kết ngoài Tham gia cách mạng Lâm Bưu sinh năm 1907, trong một gia đình địa chủ ở Hoàng Cương, tỉnh Hồ Bắc. Năm 1925 ông gia nhập Liên đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc, sau đó gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc khi đang theo học Trường Quân sự Hoàng Phố. Trong cuộc Vạn Lý trường chinh Lâm Bưu giữ chức Sư trưởng Bát lộ quân. Năm 1945, Lâm Bưu giữ chức tư lệnh quân dã chiến Đông Bắc. Khi Chiến tranh Triều Tiên nổ ra, Lâm Bưu lấy cớ ốm đau không nhận chỉ huy quân chí nguyện Trung Quốc ở Triều Tiên và Bành Đức Hoài đảm nhiệm cương vị này. Đỉnh cao quyền lực Năm 1955, ông được phong nguyên soái và thường xuất hiện bên cạnh Mao Trạch Đông như nhân vật số hai trong quân đội. Năm 1955, Lâm Bưu vào Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc cùng lúc với Đặng Tiểu Bình và đến năm 1958, Lâm Bưu là 1 trong 5 Phó Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc. Năm 1966, Lâm Bưu nhảy từ vị trí thứ 6 lên vị trí thứ 2 khi trở thành Phó Chủ tịch Đảng duy nhất. Tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ IX (1969) Lâm Bưu là Phó Chủ tịch Đảng duy nhất và được chọn là người kế vị Mao Trạch Đông, được mệnh danh là "Phó Thống soái".  Từ trái qua: Lâm Bưu và Mao Trạch Đông Lâm Bưu còn là Phó Thủ tướng từ năm 1954 cho đến lúc mất (1971). Năm 1959, Lâm Bưu giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng thay Bành Đức Hoài đang bị đình chỉ mọi chức vụ và quản chế tại nhà riêng. Lâm Bưu cũng được coi là kiến trúc sư của Cách mạng Văn hóa. Trốn chạy Ngày 13 tháng 9 năm 1971, Lâm Bưu tử nạn máy bay ở Mông Cổ khi đang trốn chạy sau vụ mưu sát Mao Trạch Đông không thành. (Tuy nhiên theo cuốn The Conspiracy and Death of Lin-Biao của Alfred A. Knopf (nhà xuất bản New York xuất bản năm 1983) thì Lâm Bưu không phải chết vì máy bay bị rơi mà do hỏa tiễn bắn khi đi ăn tiệc về.) Năm 1973, Lâm Bưu bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc. Năm 1981, ông bị Tòa án Tối cao nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa kết tội phản cách mạng. Sinh thời Lâm Bưu được coi là một trong những tướng lĩnh xuất sắc nhất của Hồng quân Trung Quốc. Tuy nhiên theo sử gia Philip Short, một chuyên gia về Mao Trạch Đông thì Lâm Bưu không phải là một nhà chiến lược quân sự lỗi lạc và cũng không phải là một tên phản loạn như tuyên truyền .
|
|
|
Post by Can Tho on May 28, 2011 9:37:26 GMT 9
Đặng Tiểu Bình Đặng Tiểu Bình Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Nhiệm kỳ 1956 – 1967 Tiền nhiệm Trương Văn Thiên Kế nhiệm Hồ Diệu Bang Phó Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc Nhiệm kỳ 1975 – 1982 Tiền nhiệm Diệp Kiếm Anh, Chu Ân Lai,... Kế nhiệm Không có Đảng Đảng cộng sản Trung Quốc Sinh 22 tháng 8, 1904 Tứ Xuyên, Trung Quốc Mất 19 tháng 2, 1997 (92 tuổi) Bắc Kinh Phu nhân Trác Lâm Đặng Tiểu Bình (nghe (trợ giúp·chi tiết) giản thể: 邓小平; phồn thể: 鄧小平; bính âm: Dèng Xiǎopíng; 22 tháng 8, 1904 - 19 tháng 2, 1997) có tên khai sinh là Đặng Tiên Thánh, khi đi học mới đổi là Đặng Hi Hiền (邓希贤), là một lãnh tụ của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tên gọi Đặng Tiểu Bình được ông dùng từ năm 1927, sau khi Tưởng Giới Thạch đàn áp phong trào cách mạng Cộng sản tại Thượng Hải. Tuy rằng ông chưa bao giờ có chức vụ nguyên thủ quốc gia hay đứng đầu chính phủ nhưng ông là người đã cầm quyền trên thực tế tại Trung Quốc trong suốt những năm cuối thập niên 1970 đến đầu thập niên 1990. Chức vụ cao nhất của ông trong Đảng Cộng sản là Tổng Bí thư (sau Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Đảng) thời kì còn Mao Trạch Đông, còn chức vụ cao nhất trong chính phủ là Phó Thủ tướng, nhưng ông từng nắm giữ chức vụ quan trọng là Chủ tịch Quân ủy Trung ương. Ông đã cải cách đất nước Trung Quốc theo hướng "chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc", có công thu hồi Hồng Kông và Ma Cao với chính sách "một nước hai chế độ". Trung Quốc hiện nay phát triển là nhờ theo đường lối của ông. Mục lục 1 Tiểu sử 1.1 Thời niên thiếu 1.2 Sang Nga 1.3 Những năm tiếp theo 1.4 Sự kiện Thiên An Môn 2 Niên biểu 3 Gia đình 3.1 Cha mẹ 3.2 Người vợ 3.3 Những người con 4 Những câu nói 5 Tham khảo 6 Liên kết ngoài Tiểu sử] Thời niên thiếuÔng sinh tại thôn Bài Phường, xã Hiệp Hưng, huyện Quảng An, phía đông tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, và là con trai ông Đặng Thiệu Xương (tự Văn Minh) và bà Đàm Thị, vợ thứ hai. Bà vợ đầu không có con, bà thứ hai (Đàm Thị) sinh được một gái đầu và 3 trai: Đặng Tiên Liệt, Đặng Tiểu Bình, Đặng Khẩn, Đặng Thục Bình. Bà thứ ba sinh được một trai, bà thứ tư (Hạ Bá Căn) sinh được 2 trai, 3 gái. Mẹ đẻ Đặng Tiểu Bình mất sớm, nên sau này ông đã mời kế mẫu Hạ Bá Căn từ quê lên thủ đô sống chung cùng gia đình ông. Sau khi vào học trung học tại huyện nhà, cha Đặng Tiểu Bình đã xin cho Đặng Tiểu Bình theo học Trường dự bị cần công kiệm học Trùng Khánh để chuẩn bị xuất dương sang Pháp. Ngày 7 tháng 9 năm 1920, sau khi được Tổng lãnh sự Pháp tại Trùng Khánh trực tiếp sát hạch, Hi Hiền cùng 79 bạn khác lên tàu thủy đi Marseille. Ông đã học ở Pháp, giống như những nhà cách mạng có tiếng khác của Châu Á như Hồ Chí Minh và Chu Ân Lai. Tại đây ông đã đi theo học thuyết Marx-Lenin, gia nhập Đoàn Thanh niên Cộng sản năm 1922 và Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1924. Sang NgaNăm 1926, Đặng Tiểu Bình rời Paris sang Nga học Trường Đại học Phương Đông mang tên Tôn Trung Sơn. Ông cùng học với Tưởng Kinh Quốc. Ông về nước đúng lúc đang diễn ra chiến tranh Bắc phạt. Ông làm ủy viên chính trị trong quân đoàn của Phùng Ngọc Tường, tham gia Bắc phạt. Sau khi bị Phùng Ngọc Tường cho giải ngũ, ông đi Tây An rồi Hán Khẩu, tiếp tục hoạt động cách mạng. Năm 1938, lúc ông chỉ huy kháng Nhật ở Thái Hàng Sơn thì cha ông bị thổ phỉ chặt đầu. Những năm tiếp theo Đăng Tiểu Bình bên cạnh tổng thống Jimmy Carter Sau giải phóng, ông làm Bí thư thứ nhất Cục Tây Nam Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Phó Chủ tịch Quân ủy Tây Nam, Chính ủy Quân khu Tây Nam (đóng trụ sở tại Trùng Khánh), kiêm thành viên Chính phủ Nhân dân Trung ương. Tháng 7 năm 1952, ông được cử làm Phó Tổng lí (Phó Thủ tướng) Chính vụ viện (sau đổi là Quốc vụ viện), kiêm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-kinh tế. Năm 1955, ông cùng Lâm Bưu được bầu làm ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Năm 1956, ông vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị, làm Tổng Bí thư nhưng chỉ là nhân vật đứng cuối cùng (thứ 6) trong Ban Thường vụ, sau Mao Trạch Đông (Chủ tịch Đảng), Lưu Thiếu Kì, Chu Ân Lai, Chu Đức và Trần Vân (đều là Phó Chủ tịch Đảng). Năm 1966, trong Cách mạng văn hóa, Đặng Tiểu Bình bị phê phán nặng nề là "tên số hai trong Đảng đi theo chủ nghĩa tư bản", rồi bị cách tuột hết mọi chức vụ. Từ năm 1969 đến năm 1972, hai vợ chồng ông bị đưa về Giang Tây, con cái đều bị đưa đi cải tạo ở các tỉnh khác. Ngày 20 tháng 3 năm 1973, ông rời Giang Tây, quay trở lại Trung Nam Hải (Bắc Kinh), sau khi được phục hồi công tác. Ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, rồi Phó Chủ tịch Đảng. Về mặt chính quyền, ông trở lại cương vị Phó Thủ tướng, rồi Phó Thủ tướng thứ nhất. Khi Chu Ân Lai lâm bệnh nặng, ông chủ trì công việc của Quốc vụ viện. Năm 1976, sau khi Chu Ân Lai mất, thế lực chống đối viện cớ ông có tư tưởng phản cách mạng và tác động đến Mao Trạch Đông, vì vậy ông lại bị Mao Trạch Đông cách hết các chức vụ, chỉ còn danh hiệu đảng viên và hộ khẩu Bắc Kinh. Sau khi nhóm người được gọi là "bè lũ bốn tên" bị lật đổ, Đặng Tiểu Bình được khôi phục tất cả các chức vụ: Phó Chủ tịch Đảng, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, Phó Thủ tướng, Tổng Tham mưu trưởng Quân giải phóng. Từ đây, ông bắt đầu đưa Trung Quốc bước vào kỉ nguyên cải cách mở cửa. Sau khi trở lại chính trường, năm 1978 Đặng Tiểu Bình tung ra chương trình ‘Bốn hiện đại hóa’ và lại để cho dân dán ‘Đại tự báo’ nhưng lần này là để tố cáo những đau khổ do Cách mạng Văn hóa gây ra. Sự kiện Thiên An MônVào năm 1989, Sự kiện Thiên An Môn diễn ra, đây là cuộc biểu tình đòi dân chủ của các sinh viên Trung Quốc. Đặng Tiểu Bình theo phe ủng hộ sự thay đổi trong nền kinh tế Trung Quốc, cùng với một số đồng minh như Triệu Tử Dương. Không có một báo cáo đích xác về vai trò của Đặng Tiểu Bình trong cuộc biểu tình, dù có một số người tin rằng ông ta đã tham gia vào việc ra lệnh đàn áp sinh viên bằng xe tăng. Sau cuộc thảm sát Thiên An Môn Đặng Tiểu Bình lui khỏi chính trường nhưng vẫn đóng một vai trò quan trọng ở Trung Quốc. Đặng Tiểu Bình qua đời năm 1997. [sửa]Niên biểu Ngày 22/8/1904: Đặng Tiểu Bình (tên khai sinh là Đặng Hỷ Tiên) sinh tại làng Bạch Phương, phía tây nam tỉnh Tứ Xuyên. Ông là con trai cả của một cảnh sát trưởng ở huyện. Năm 1920: Mới 16 tuổi, Đặng Hỷ Tiên đã rời Tứ Xuyên để lên Thượng Hải, từ đó đón tàu sang Pháp để học. Trong thời gian học tập tại Pháp, Đặng Tiểu Bình làm rất nhiều nghề chân tay để kiếm tiền trang trải sinh hoạt, từ công nhân nhà máy sản xuất vũ khí, bồi bàn, thu vé trên xe lửa và lắp ráp ủng cao su. Tháng 6/1922: Đặng Hỷ Tiên gia nhập đảng Cộng sản của Thanh niên Trung Quốc tại châu Âu. Một năm sau, ông được bầu làm chủ tịch liên đoàn. Với một tư duy rất thực tế, Đặng đã tìm cách tăng gấp đôi số lượng bản tin của đảng này và phân phát rộng rãi. Năm 1924: Gia nhập đảng Cộng sản Trung Quốc tại Pháp. Năm 1926: Sang Moscow để học và sau đó trở về Trung Quốc. Năm 1927: Sau khi Tưởng Giới Thạch đàn án phong trào cách mạng tại Thượng Hải, Đặng Hỷ Tiên đổi tên thành Đặng Tiểu Bình. Tháng 1/1928: Đặng Tiểu Bình kết hôn với người vợ đầu là Chương Tử Nguyên. Năm 1930: Chương Tử Nguyên chết sau một ca đẻ non đứa bé gái của hai người. Năm 1931: Đặng Tiểu Bình bắt đầu cùng Mao Trạch Đông thành lập căn cứ của Hồng Quân tại tỉnh Giang Tây. Năm 1932: Đặng Tiểu Bình kết hôn với Jin Weiying, người vợ thứ hai của ông. Năm 1933: Tháng 10, Tưởng Giới Thạch phái 1 triệu quân tấn công căn cứ của Mao Trạch Đông tại tỉnh Giang Tây. Lúc này, trong nội bộ đảng Cộng sản Trung Quốc có nảy sinh một số mâu thuẫn. Cùng với Mao, Đặng Tiểu Bình bị khai trừ khỏi ban lãnh đạo đảng. Trước tình cảnh này, người vợ thứ hai đã yêu cầu ly dị Đặng để kết hôn với người khác. Năm 1939: Đặng Tiểu Bình kết hôn với người vợ thứ 3 là Trác Lâm. Bà sinh cho ông 3 người con gái và 2 con trai. Năm 1945: Đặng Tiểu Bình chỉ huy sư đoàn 129 xuống khu vực miền trung Trung Quốc, buộc lực lượng Quốc Dân Đảng rút chạy. Năm 1948: Tham gia chỉ huy chiến dịch Hoài Hải, mở rộng mặt trận sang bên kia sông Dương Tử. Năm 1950: Mao Trạch Đông trở thành người lãnh đạo Trung Quốc. Đặng Tiểu Bình được giao nhiệm vụ tại Tây Tạng. Năm 1952: Ông trở về Bắc Kinh và được bổ nhiệm giữ chức Phó Thủ tướng. Năm 1956: Đặng Tiểu Bình trở thành Uỷ viên Bộ Chính trị. Năm 1957: Đặng Tiểu Bình tháp tùng Mao Trạch Đông trong chuyến thăm Moscow. Năm 1960: Sau 2 năm thực hiện chính sách "Đại nhảy vọt", nền kinh tế Trung Quốc rơi vào khủng hoảng. Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ cùng Đặng Tiểu Bình đưa ra đề xuất cải cách kinh tế. Trong chuyến đi Quảng Châu, Đặng đã đưa ra quan điểm thực tế của mình về việc cứu đói cho dân bằng bất cứ giá nào. Năm 1966: Tháng 5, Mao Trạch Đông chỉ thị tiến hành cuộc Đại cách mạng văn hoá. Lần thứ hai trong cuộc đời chính trị của mình, Đặng Tiểu Bình bị khai trừ vì mâu thuẫn trong nội bộ đảng Cộng sản và những tư tưởng thực tế của ông trong cải cách kinh tế. Đặng Tiểu Bình bị buộc phải đội mũ tai lừa diễu hành trên phố, sau đó bị đưa về nông thôn để làm việc tại xưởng máy kéo. (Trong lúc này Lưu Thiếu Kỳ bị kết án tù). Năm 1968: Con trai cả của Đặng Tiểu Bình là Đặng Phúc Phương đang học đại học Bắc Kinh bị những sinh viên cực đoan cùng trường trùm đầu và khống chế cho tới khi bị ngã khỏi cửa sổ tầng 4. Kể từ tai nạn đó, Đặng Phúc Phương trở thành người tàn phế. Năm 1969-1972: Hai vợ chồng Đặng Tiểu Bình bị đưa về Giang Tây. Tại đây, hai người đã phải nỗ lực giúp con trai phục hồi, song không thành công. Năm 1973: Tháng 8, Mao Trạch Động cho phép Đặng Tiểu Bình quay trở lại Bắc Kinh để giúp ông kiểm tra mức độ ảnh hưởng của Quân đội Giải phóng Nhân dân. Đặng Tiểu Bình tiếp tục giữ chức Phó Thủ tướng và trong vòng 2 năm sau đó, ông giúp Chu Ân Lai thực hiện "4 Hiện đại hoá". Năm 1976: Tháng 4, lần thứ 3, Đặng Tiểu Bình lại bị khai trừ sau khi chỉ trích cuộc Cách mạng Văn hóa. Ngày 9/9, Mao Trạch Đông từ trần, chỉ định Hoa Quốc Phong là người thay thế. Năm 1977: Ngày 22/7, Đặng Tiểu Bình được phục chức Phó Thủ tướng, vị trí giúp ông có đủ quyền lực cần thiết để tiếp tục những ý tưởng cải cách kinh tế của mình. Năm 1978: Đặng Tiểu Bình nêu kế hoạch cải cách kinh tế trước phiên họp toàn thể đảng Cộng sản Trung Quốc, đánh dấu sự mở đầu của chính sách "mở cửa". Năm 1979: Thăm Mỹ nhằm bình thường hoá quan hệ hai nước. Năm 1980: Bè lũ bốn tên do Giang Thanh cầm đầu bị xét xử. Giang Thanh lãnh án tử hình. Lúc này, Thâm Quyến đã trở thành đặc khu kinh tế đầu tiên tại Trung Quốc, bước đầu chứng minh sự đúng đắn của cuộc cải cách kinh tế do Đặng Tiểu Bình đề xuất. Năm 1987: Thôi giữ các chức vụ trong chính phủ, trừ vị trí của ông trong quân đội. Năm 1990: Chính thức thôi giữ các chức vụ cuối cùng. Năm 1994: Lần cuối cùng xuất hiện trước công chúng trong lễ mừng Tết Nguyên đán. Ngày 19/2/1997: Đặng Tiểu Bình từ trần lúc 9h08' tối. [sửa]Gia đình [sửa]Cha mẹ [sửa]Người vợ Người vợ thứ 3 của ông là Trác Lâm, có 5 con. [sửa]Những người con Đặng Lâm (trưởng nữ) Đặng Phác Phương (con thứ nhưng là trưởng nam) Đặng Nam (nữ) Đặng Dung (nữ) Đặng Chất Phương (nam). [1] Những câu nói Hình của Đặng Tiểu Bình xuất hiện trên một tấm bảng ở một vườn hoa tại Thẩm Quyến, Quảng Đông. Câu nói có tầm ảnh hưởng nhất của ông là: Chỉ có thực tiễn mới kiểm nghiệm được chân lý. Câu nói của Đặng Tiểu Bình được nhiều người biết đến là: “ Mèo đen hay mèo trắng không quan trọng miễn là nó bắt được chuột. ” Tháng 12 năm 1978 trong chuyến thăm mấy nước Đông Nam Á, chỉ vài tháng trước cuộc chiến với Việt Nam, ông nói một câu khó quên được Trung Quốc truyền hình trực tiếp: “ Việt Nam là côn đồ, phải dạy cho Việt Nam bài học[2]. ” Qua cuộc chiến này đã cho thấy đây là một quyết định sai lầm của Đặng Tiểu Bình, đã làm hàng vạn dân Việt Nam và quân Trung Quốc đã bỏ mạng. Nhưng đó cũng cho thấy sự yếu kém của quân đội Trung Quốc và sau đó Trung Quốc đã tiến hành cải cách và hiện đại hóa vũ khí của quân đội và sau này đã trở thành một cường quốc.
|
|
|
Post by Can Tho on May 28, 2011 9:41:26 GMT 9
Hoa Quốc Phong Hoa Quốc Phong 华国锋 Tên thật: Tô Chú (苏铸) Chủ tịch thứ 2 Đảng Cộng sản Trung Quốc Nhiệm kỳ 1976 – 1981 Tiền nhiệm Mao Trạch Đông Kế nhiệm Hồ Diệu Bang Thủ tướng thứ 2 Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Nhiệm kỳ 1976 – 1980 Tiền nhiệm Chu Ân Lai Kế nhiệm Triệu Tử Dương Lãnh tụ tối cao Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Nhiệm kỳ 1976 – 1978 Tiền nhiệm Mao Trạch Đông Kế nhiệm Đặng Tiểu Bình Đảng Đảng Cộng sản Trung Quốc Sinh 16 tháng 2, 1921 Giao Thành, Sơn Tây Mất 20 tháng 8, 2008 (87 tuổi) Bắc Kinh Chữ ký Phu nhân Hàn Chi Tuấn 韩芝俊 Tô Chú (giản thể: 苏铸), được biết đến trên thế giới theo biệt hiệu cách mạng Hoa Quốc Phong (giản thể: 华国锋; phồn thể: 華國鋒; bính âm: Huà Guófēng; Wade-Giles: Hua Kuo-feng) (16 tháng 2 năm 1921 - 20 tháng 8 năm 2008) là người được chỉ định kế tục Mao Trạch Đông trở thành lãnh tụ tối cao Đảng Cộng sản Trung Quốc và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ngay khi Chu Ân Lai qua đời năm 1976, ông lên kế nhiệm làm Thủ tướng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Vài tháng sau, Mao qua đời, và Hoa Quốc Phong thay Mao trở thành Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc, trước sự ngạc nhiên và mất tinh thần của Giang Thanh cùng toàn bộ Bè lũ bốn tên. Ông đã chấm dứt Cách mạng văn hóa và tống Bè lũ bốn tên khỏi các vị trí quyền lực chính trị, nhưng vì sự cố chấp đi theo con đường Chủ nghĩa Mao của ông, vài năm sau tới lượt ông bị Đặng Tiểu Bình, lật đổ và buộc phải về hưu sớm. Mục lục 1 Tuổi trẻ 2 Chức vụ lãnh đạo 3 Bị lật đổ 4 Xem thêm 5 Tham khảo Tuổi trẻRa đời tại huyện Giao Thành, tỉnh Sơn Tây, tên khai sinh của ông là Tô Chú (苏铸). Ông gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP) năm 1938 và tham gia cuộc kháng chiến chống Nhật, sau khi thực hiện cuộc Vạn lý trường chinh năm 1936[1]. Giống như nhiều nhân vật cách mạng khác cùng thời kỳ, ông lấy biệt danh Hoa Quốc Phong một cách viết tắt của "Trung Hoa kháng Nhật cứu Quốc tiền Phong hội" (中华抗日救国先锋队, tiếng Trung Quốc: Hội tiền phong kháng Nhật cứu quốc). Sau khi tham gia chiến đấu trong Bát Lộ Quân 12 năm dưới sự chỉ huy của tướng Chu Đức[1], ông trở thành người phụ trách Uỷ ban tuyên truyền cấp tỉnh của Đảng hồi giữa thập niên 1940. Có thông tin cho rằng ông là con trai cả của Mao Trạch Đông[cần dẫn nguồn]. Chức vụ lãnh đạoHoa Quốc Phong được bầu vào Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản năm 1969, và vào Bộ chính trị năm 1973. Ông trở thành bộ trưởng Bộ Công an năm 1972, sau khi người tiền nhiệm là Tạ Phú Trị qua đời. Việc ông có phải là người kế tục được lựa chọn của Mao hay không vẫn là điều gây tranh cãi. Ông trở thành Phó Thủ tướng năm 1975, rồi quyền Thủ tướng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sau khi Chu Ân Lai mất tháng 1 năm 1976, ông trở thành Thủ tướng và phó Chủ tịch thứ nhất của Đảng tháng 4 năm 1976, và Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc khi Mao chết, tháng 9 năm 1976 (dù việc này mãi tới ngày 12 tháng 10 mới được thông báo ra thế giới). Trong thời gian cầm quyền khá ngắn của mình, Hoa Quốc Phong gắn liền với việc nhanh chóng tống cổ Bè lũ bốn tên khỏi các vị trí quyền lực chính trị và vì thế trở thành nhà lãnh đạo đánh dấu sự chấm dứt cuộc Cách mạng Văn hóa. Chương trình kinh tế và chính trị của Hoa Quốc Phong liên quan tới việc tái lập công nghiệp kế hoạch hóa kiểu Xô viết và sự quản lý của Đảng tương tự cách thức Trung Quốc đã theo đuổi từ trước cuộc Đại nhảy vọt. Tuy nhiên, mô hình này đã bị những người ủng hộ Đặng Tiểu Bình phản đối, với đề xuất một hệ thống kinh tế dựa trên thị trường hơn. Sự cạnh tranh này dẫn tới thay đổi quyết định theo hướng có lợi cho Đặng Tiểu Bình năm 1978, và thường được coi là sự khởi đầu thời kỳ Cải cách kinh tế Trung Quốc. Hoa Quốc Phong cũng nỗ lực sửa đổi nghi thức nhà nước, một cách thức đề cao cá nhân ông. Năm 1977 tất cả các cuộc mít tinh của Đảng, của Quốc hội đều phải treo chân dung của ông và Mao cạnh nhau. Tất cả các trường học phải treo chân dung ông cạnh chân dung Mao. Hoa Quốc Phong cũng thay đổi quốc ca Trung Quốc để có cả tên Mao Trạch Đông, và lời lẽ chuyển từ hành khúc sang đơn thuần tuyên truyền Cộng sản. Những đoạn lời này sau đó đã bị bỏ đi. B ị lật đổKhi Đặng Tiểu Bình dần nắm quyền kiểm soát Đảng Cộng sản Trung Quốc, Hoa Quốc Phong bị lên án vì khuyến khích chính sách Lưỡng cá phàm thị và bị thay chức Thủ tướng bởi Triệu Tử Dương năm 1980, và chức Chủ tịch Đảng bởi Hồ Diệu Bang năm 1981. Hoa Quốc Phong đã tổ chức các buổi tự phê bình và cuối cùng từ bỏ và coi chính sách Lưỡng cá phàm thị là sai lầm. Cả Triệu Tử Dương và Hồ Diệu Bang đều là những người được Đặng Tiểu Bình bảo trợ dành riêng cho nhiệm vụ Cải cách Kinh tế Trung Quốc. Hoa Quốc Phong bị giáng cấp làm Phó Chủ tịch, và khi chức vụ này bị bãi bỏ năm 1982 ông chỉ còn là một thành viên bình thường của Uỷ ban Trung ương Đảng, một vị trí ông nắm giữ đến tận Đại hội thứ 166 của Đảng tháng 11 năm 2002 dù đã được thông qua quyết định nghỉ hưu ngay từ khi bảy mươi tuổi năm 1991. Việc loại bỏ Hoa Quốc Phong ít nhất đáng chú ý ở hai điểm. Thứ nhất nó cho thấy chức vụ chính thức không có giá trị gì trong Đảng Cộng sản Trung Quốc hồi cuối thập kỷ 1970 đầu thập kỷ 1980. Dù là lãnh tụ chính thức của đảng, nhà nước và quân đội, Hoa Quốc Phong không thể đánh bại phe Đặng Tiểu Bình. Thứ hai, việc Hoa Quốc Phong bị hất cẳng đã giúp hình thành một tiêu chuẩn bên trong Đảng Cộng sản Trung Quốc rằng các lãnh đạo chính trị thua trận trong cuộc đấu tranh giành quyền lực sẽ không bị ám hại hay bỏ tù, trái ngược hoàn toàn với thời gian cuộc Cách mạng Văn hóa và Bè lũ bốn tên. Đầu năm 2002, ông chính thức mất ghế trong Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.[2] Ngày 20 tháng 8 năm 2008, ông qua đời tại Bắc Kinh.
|
|
|
Post by Can Tho on May 1, 2013 8:26:32 GMT 9
Triệu Tử Dương: Quá trình cải cách Lời tựa: Lịch sử là do nhân dân viết nên
Cựu Sở trưởng Sở Xuất bản tin tức Quốc gia Đỗ Đạo Chính
Năm 1989 tại Bắc Kinh đã phát sinh sự kiện Lục Tứ (tháng 6 ngày 4) làm chấn động Trung Quốc và các nước khác trên thế giới, sự kiện này bị xác định tính chất là ‘bạo loạn phản cách mạng’. Sau đó Triệu Tử Dương vì nó mà bị triệt tiêu tất cả các chức vụ trong và ngoài Đảng. Tội danh là ‘Ủng hộ động loạn nhằm chia rẽ Đảng’.
Ngày 17 tháng 5 năm 1989, Triệu Tử Dương đã tổ chức hội nghị gia đình khẩn cấp. Triệu Tử Dương nói với người nhà: ‘Phương án xoa dịu tình hình của tôi chưa được chấp nhận, tình hình có khả năng sẽ rất gay go. Nếu như mâu thuẫn trở nên dữ dội, về mặt lịch sử sẽ là bất hợp tình hợp lí. Tôi đã ngồi ở trên cái ghế này, thì không được phép tán thành làm như thế này. Nhưng, làm thế này tôi cũng có khả năng sẽ bị bắt giam, nhất định sẽ làm liên lụy đến mọi người. Mọi người phải có chuẩn bị tư tưởng về việc này’. Người bạn đời già của Triệu Tử Dương là Lương Bá Kì cùng con cái không một chút do dự, nhất trí bày tỏ sự ủng hộ đối với quyết định lịch sử của Triệu Tử Dương lại thời khắc quan trọng có tính chất sinh tử vinh nhục này.
Sau Lục Tứ, Trung Cộng Trung Ương (TCTƯ) vài lần phái người tìm Triệu Tử Dương đàm thoại. Lần thứ 1, những đồng sự cũ của Triệu Tử Dương là Vương Nhậm Trọng và vài trung ương yếu nhân khác phụng mệnh ra mặt. Vương Nhậm Trọng nói, chỉ cần anh có thể đưa ra sự kiểm điểm sâu sắc, khả dĩ giữ được chức Ủy viên Bộ Chính trị. Triệu Tử Dương đã cự tuyệt. Lần thứ 2, mấy trung ương yếu nhân nói, chỉ cần anh tỏ rõ thái độ cá nhân, tự làm kiểm điểm, khả dĩ giữ được chức ủy viên trung ương. Triệu Tử Dương lại cự tuyệt.
Lúc đó, bầu không khí chính trị ở Bắc Kinh khẩn trương phi thường, mối liên hệ giữa tôi và Triệu Tử Dương đã gián đoạn hơn 2 năm. Năm 1992 chúng tôi đã khôi phục lại việc giao thiệp. Tôi kiến nghị ông ấy viết một tác phẩm, với tư cách là một người có liên quan đến sự kiện Lục Tứ, viết ra toàn bộ quá trình của sự kiện, nguyên nhân và hậu quả, tổng kết kinh nghiệm giáo huấn thử xem. Triệu Tử Dương tỏ ý không muốn viết. Tôi dùng lời lẽ thuyết phục nặng nề hơn, tôi nói: ‘Đồng chí Tử Dương, đây không phải vấn đề cá nhân của đồng chí, đồng chí có trách nhiệm viết. Đồng chí ở tại vị trí này, đối với sự kiện Lục Tứ cũng như nguyên nhân và hậu quả của nó, trị Đảng, trị quốc đều có những tâm đắc của riêng mình, có những suy nghĩ của riêng mình, viết ra, lưu lại cho hậu nhân, là trách nhiệm lịch sử mà đồng chí nên cố sức hoàn thành’. Lúc đó Tiêu Hồng Đạt cũng có mặt, chúng tôi cùng khuyên ông ấy viết. Triệu Tử Dương [rốt cuộc] đồng ý, cho chúng tôi tự lập 1 đề cương, chúng tôi hỏi, để ông ấy trả lời.
Triệu Tử Dương có sức nhớ phi phàm, nhưng ông ấy vẫn sợ kí ức không đủ chuẩn xác, từng đến Phòng thường vụ của TCTƯ xin một vài tư liệu có liên quan đã được đăng tải công khai, Phòng thường vụ không cho. Ông ấy bị tổn thương rất nhiều, nói đó chỉ là báo chí dịch thôi; ông ấy nói thêm là gần đây cũng phác thảo qua một đề cương. Việc khẩu thuật chính là đã bắt đầu như thế này.
Ban đầu, ngoài Triệu Tử Dương, tham gia công tác này có 4 người: cựu phó thư kí Ủy ban kỉ luật TƯ Tiêu Hồng Đạt, cựu tổng biên tập Quang Minh nhật báo Diêu Tích Hoa, cựu trưởng bí thư Quốc vụ viện Đỗ Tinh Viên, lại thêm ở trên cựu Sở trưởng Sở Xuất bản tin tức Quốc gia Đỗ Đạo Chính, cũng chính là tôi. Chúng tôi đều là những thuộc hạ cũ của Triệu Tử Dương. Khi bắt đầu [chúng tôi] muốn làm ghi chép. Tôi tuổi tương đối ít hơn một chút, thân thể tốt hơn một chút, lại từng làm kí giả, có thói quen ghi chép, nên dự định để tôi phụ trách ghi chép. Sau đó tôi đi Quảng Châu, đem sự việc này nói cho cựu thư kí tỉnh ủy Quảng Đông Lâm Nhược biết. Lâm Nhược rất ủng hộ việc này, nói ông ấy có một cái máy ghi âm cực tốt, cùng với băng từ đưa cho tôi. Chúng tôi liền chọn áp dụng phương pháp được tái chỉnh lí là ghi âm lời nói.
Sau khi hoàn thành việc khẩu thuật, tôi và Tiêu Hồng Đạt tại giữa mùa hè đóng hết cửa và cửa sổ, ẩn ở trong phòng [nghe] từng băng từng băng một. Cảm giác chung là: Khẩu thuật rất mạch lạc, logic chặt chẽ, ngôn ngữ chuẩn xác, chỉ cần chuyển thành văn tự là có thể thành sách ngay rồi.
Khoảng 20 năm qua, những ghi chép về những cuộc phỏng vấn và đàm thoại của Triệu Tử Dương, xoay quanh Triệu Tử Dương bàn về ‘Lục Tứ’, bàn về cải cách mở cửa, bàn về tiền đồ thành bại của Trung Cộng, đã được xuất bản hàng chục loại ở nước ngoài. Nhưng, giờ đây bản này y theo ghi âm lời nói của Triệu Tử Dương từ đầu chí cuối mà làm thành sách, bất kể là về mặt tính hoàn chỉnh, tính sâu sắc, đặc biệt là các mặt tính chuẩn xác và tính uy tín được bản thân tôi xác nhận, không nghi ngờ gì đều là [những thứ mà] các thư tịch khác liên quan [đến những vấn đề này] không thể so sánh được.
Trong cuốn sách này, Triệu Tử Dương đã nói chi tiết về tiến trình của sự kiện ‘Lục Tứ’. Với tư cách là Tổng thư kí TCTƯ lúc đó, ông ấy là một trong những người có liên quan quan trọng nhất, cũng là bị cáo bị phế truất triệt để nhất. Tự thuật của ông ấy, đối với việc nắm bắt một cách toàn diện và khách quan chân tướng sự kiện, sửa chữa các loại thông tin sai, bất công và xuyên tạc, khẳng định là quan trọng phi thường.
Tiến thêm một bước, Triệu Tử Dương đã bàn luận về cái nhìn của ông ấy đối với nguồn gốc và hậu quả của sự kiện Lục Tứ.
Sâu thêm một tầng nữa, ông ấy đã thảo luận nghiên cứu những bài học kinh nghiệm của Đảng Cộng sản TQ ở các mặt trị Đảng và trị quốc, những thành tựu và sai lầm của Mao Trạch Đông, những thành tựu và sai lầm của Đặng Tiểu Bình.
Cuối cùng, ông ấy vẫn nỗ lực từ giác độ lịch sử thế giới, đã thảo luận nghiên cứu sự hưng khởi và suy bại của phong trào Quốc tế CSCN.
Triệu Tử Dương là 1 thực hành gia can đảm và cầu thực. Ông ấy từ thư kí huyện ủy, đến thư kí địa ủy, đến thư kí tỉnh ủy, đến phó Thủ tướng, lại đến Thủ tướng và Tổng thư kí, một mạch mà đi lên. Sau Lục Tứ, có thời gian rảnh rỗi rồi, ông ấy bắt đầu kết hợp những việc đã trải qua và kinh nghiệm phong phú của bản thân, suy nghĩ nhiều lần về các loại vấn đề lớn, mạnh dạn tự do suy xét không giới hạn. Tôi cũng từ vài chục lần đàm thoại cùng khi ông ấy bị quản thúc tại gia, sau đó qua nhiều lần xem xét lại những cuộc đàm thoại của ông ấy, dần dần cảm thấy ông già được người đời kính trọng này trong tư tưởng lúc cuối đời đúng là có nhiều ý nghĩ sáng lấp lánh như những tia lửa mà đáng để mọi người rút ra nghiên cứu. Tôi thậm chí cho rằng trong tư tưởng chính trị những năm cuối đời của ông ấy đã phát sinh bước nhảy vọt về chất đầu tiên! Do đó, trong ấn tượng của tôi, ông ấy không chỉ là 1 vĩ nhân dám gánh vác trách nhiệm lịch sử tại những thời điểm mấu chốt liên quan đến sự đúng sai về nguyên tắc, mà những kiến giải của ông ấy, tư tưởng của ông ấy, có sự sâu sắc và trình độ của một nhà tư tưởng lớn – [không thì] ít nhất là của một bậc thầy tư tưởng.
Toàn bộ những cuộc đàm thoại của Triệu Tử Dương, đã làm rõ ra nhiều thay đổi quan trọng về chủ trương cơ bản. Ông ấy từng vài lần chân thành nói với tôi: ‘Ông Đỗ, ông biết tôi trước đây cũng rất khuynh tả. Giờ tôi đã rút kinh nghiệm xương máu, thay đổi phương pháp’. Hiện tại, khi mở cuốn sách này, từ đầu đến cuối, trong tai tôi đang liên tục vang lên 8 chữ này: ‘Rút kinh nghiệm xương máu, thay đổi phương pháp’ (thống định tư thống, cải huyền canh trương).
Từ trước tới nay ở TQ và nước ngoài không hề có một ai hoàn hảo. Triệu Tử Dương không phải ngoại lệ. Những tư tưởng và ý kiến của ông ấy trong cuốn sách này không nhất thiết là đều khớp nhau, thậm chí còn có khả năng sai, tôi cũng không phải là tán thành mọi quan điểm. Tuy nhiên phía sau những tư tưởng và ý kiến của ông ấy đều có sự chống đỡ của những kinh nghiệm đầy máu và nước mắt, có nhiều kết quả đáng suy ngẫm. Cuốn sách này chính là in thẳng ra không thêm bớt. Đánh giá thế nào là việc của độc giả, là việc của lịch sử.
Từ đầu những năm 50 thế kỉ trước, tôi đã làm việc dưới sự lãnh đạo của Triệu Tử Dương. Lúc đó Triệu Tử Dương là thư kí thứ 2 của Trung Cộng tại tỉnh Quảng Đông, Đào Chú là thư kí thứ nhất. Tôi là xã trưởng phân xã của Tân Hoa xã tại Quảng Đông. Triệu Tử Dương nói ông ấy quá khứ rất tả khuynh, đúng là sự thật. Trong những phong trào có tính chất cực tả như chống phái hữu, công xã hóa, đại nhảy vọt, chống hữu khuynh, giáo dục xã hội chủ nghĩa ở nông thôn,... ông ấy không hề tiêu cực chút nào. Trong phong trào phản hữu khuynh 1959, lúc tôi bị đánh nhầm như 1 ‘phần tử hữu khuynh cơ hội chủ nghĩa’, ông ấy cũng không thể một cách công bằng đứng ra nói một câu bảo vệ cho lời của tôi.
Nhưng, nói một cách tương đối, những suy nghĩ độc lập của Triệu Tử Dương lúc đó là nhiều hơn của Đào Chú. Trong việc xử lí vấn đề ‘Đào Cảng’ (trốn sang Hong Kong), Đào Chú chủ trương áp chế, Triệu Tử Dương thì yêu cầu mở đường. Trong xử lí không ít vấn đề, ông ấy so với Đào Chú cầu thực và ôn hòa hơn. Trong 10 năm Cách mạng văn hóa, sự giác ngộ về nhân phẩm của ông ấy đã có sự thăng hoa lớn. Cuối năm 1966, tại Việt Tú Sơn thành phố Quảng Châu 10 vạn người meeting để phê phán và đấu tố Triệu Tử Dương. Ông bạn già của tôi ngồi hàng đầu tiên ở hiện trường. Phái chống đối ép ông ấy phải tự hô khẩu hiệu ‘Đả đảo phần tử tam phản Triệu Tử Dương’, ông ấy cự tuyệt. Phái chống đối lùi một bước muốn ông ấy hô ‘Đả đảo bè lũ tư bản Triệu Tử Dương’, ông ấy vẫn cự tuyệt, cuối cùng ông ấy chỉ hô một câu ‘Đả đảo Triệu Tử Dương’. Tức là nói rằng tôi, Triệu Tử Dương, với tư cách 1 cá nhân, có thể đả đảo. Nhưng [tôi] tuyệt đối không công nhận rằng mình là những cái gì mà ‘phần tử tam phản’ hay ‘bè lũ tư bản’. 27, 28 thư kí thứ nhất tỉnh ủy bị phê phán đấu tố trong Cách mạng văn hóa, giống Triệu Tử Dương gắn liền với tội danh 1 ‘bè lũ tư bản’ theo kiểu này cũng không thừa nhận, [thật] khủng hiếm thấy, chí có 1 mà không 2. Một thời là giai thoại được truyền bá trong nước.
Với tư cách là 1 lãnh đạo địa phương, Triệu Tử Dương thực ưu tú, nhưng tôi cho rằng không có gì đặc biệt phi thường. Những điểm phi thường của ông ấy, là ở chỗ ông ấy cùng Hồ Diệu Bang làm tay trái và tay phải của Đặng Tiểu Bình, đối với sự nghiệp cải cách mở cửa mở ra một thời đại mới cho TQ đã có những cống hiến xuất sắc, lại càng ở chỗ cách xử sự của ông ấy từ đầu đến cuối sự kiện Lục Tứ đã xuất hiện nhân cách lớn. Tại thời khắc lịch sử trọng đại Lục Tứ này, Triệu Tử Dương đối với dân tộc Trung Hoa có trách nhiệm, đối với lịch sử có trách nhiệm, đối với trăm họ có trách nhiệm, hoàn toàn coi thường sinh tử vinh nhục của bản thân, vừa đứng về phía chân lí, vừa đứng về phía nhân dân, tuyệt không thỏa hiệp, tuyệt không quỳ gối, tuyệt không nhường đường. Ông ấy đã kế thừa và truyền lại tinh thần cao thượng, vì nhân dân, vì một chữ ‘nghĩa’ có thể nhảy vào nước sôi lửa bỏng của dân tộc Trung Hoa uy vũ bất khuất. Ông ấy là tấm gương của người dân. Do đó, người dân mới có thể tưởng nhớ ông ấy sâu sắc thế này, [và] đối với những sai lầm nào đó trong cuộc đời này của ông ấy cũng đều hiểu và bỏ qua. Chúng ta sẵn sàng học tập theo ông ấy, làm một người như ông ấy.
Nguyên nhân cơ bản của việc Triệu Tử Dương hạ đài, là bởi cải cách thể chế chính trị ở TQ không theo kịp. Cải cách của chúng ta luôn đi lên bằng đôi chân khập khiễng. Chúng ta phải học tập Triệu Tử Dương và Hồ Diệu Bang, kế thừa những di chí của các ông ấy, thúc đẩy cải cách thể chế chính trị.
Khi Triệu Tử Dương qua đời năm 2005, TCTƯ dùng hình thức thông báo của Tân Hoa xã viết qua vài câu đánh giá đối với ông ấy, nói ông ấy vào cuối xuân đầu hạ năm 1989, phạm ‘sai lầm nghiêm trọng’, đã không còn đề cập đến những lời nói ông ấy ‘ủng hộ động loạn chia rẽ Đảng’ nữa. Sự thay đổi trong cách dùng từ này, từ quan điểm của TCTƯ mà nói, là một loại nhượng bộ. Từ quan điểm lịch sử TQ đương đại mà nói, điều này tự nhiên là một điều tiến bộ. Nhưng khi so sánh với sự thật, thực tế mà nói, sự đánh giá này, kết luận là kém. Với lại thời gian [từ đó] đến nay, cũng 4 năm rồi, tro xương của Triệu Tử Dương vẫn chưa được an trí thích hợp. Đối với việc tùy tiện giam lỏng Triệu Tử Dương nhiều năm sau khi [ông ấy bị] cách chức, vẫn chưa có một câu nói sửa sai. 3 chữ Triệu Tử Dương tới ngày nay trên các phương tiện truyền thông đại lục thực tế vẫn bị liệt vào những điều cấm phải nghiêm túc thi hành. Những việc này về mặt lịch sử mà nói, đương nhiên là đều không hề có cơ sở. Chẳng qua chỉ như Lưu Thiếu Kì khi bị đả đảo trong Cách mạng văn hóa đã hô lên 1 câu rằng: ‘May mà lịch sử là do nhân dân viết nên’.
22 tháng 3 năm 2009
|
|
|
Post by Can Tho on May 1, 2013 8:28:52 GMT 9
Giới thiệu: Bối cảnh lịch sử của những hồi ức được ghi âm của Triệu Tử Dương
Cựu Uy viên TCTƯ, Bí thư chính trị thường ủy của Bộ Chính trị Bảo Đồng
Triệu Tử Dương đã để lại một bộ băng ghi âm. Đây chính là di ngôn của ông ấy.
Di ngôn của Triệu Tử Dương thuộc về toàn thể nhân dân TQ. Dùng hình thức văn tự để truyền bá cho mọi người là chủ trương của tôi, sự tình do tôi chủ trì, tôi đối với việc này chịu trách nhiệm về mặt chính trị.
Những giá trị của hồi ức ghi âm của Triệu Tử Dương, cung cấp cho nhân dân và công luận. Nội cung của nó quan hệ đến 1 giai đoạn lịch sử mà [vẫn] đang tiếp tục ảnh hưởng đến vận mệnh hiện tại của người TQ. Chủ đề của giai đoạn lịch sử này là cải cách. Ở đại lục, hiện giờ, giai đoạn lịch sử này là đối tượng bị phong tỏa và bóp méo. Bàn luận về bối cảnh lịch sử của giai đoạn này, có lẽ đối với việc [giúp] những độc giả ít tuổi hiểu cuốn sách này có thể có điểm hữu dụng.
TQ vì sao mà không thể không cải cách?
Từ Cách mạng Tân Hợi, gần 100 năm trước, dù hành trình khó khăn, TQ cuối cùng đang hướng về con đường hiện đại hóa, đang chầm chậm tiến hóa, phát triển. Sự xâm lược của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản, đã cản trở quá trình này của nó, nhưng không thể đảo ngược con đường của TQ.
TQ sau khi nội chiến cơ bản đã kết thúc năm 1949, đã có thời cơ mới.
Ban đầu, làm sao tuần tự tiến từng bước, làm sao thực hiện hiện đại hóa, có phải xây dựng XHCN hay ko, đều cần phải nằm trong phạm vi được phép thảo luận, tranh luận. Chỉ cần thực sự chiếu theo Cương lĩnh chung do toàn thể Hội nghị hiệp thương nhân dân TQ khóa 1 ngày 29 tháng 9 năm 1949 đặt ra mà làm, thực sự thực hiện Tổng tuyển cử và Dân cày có ruộng, thì rất có thể. Thực sự giải quyết được 2 vấn đề lớn này , [thì] 1 vài vấn đề khác về phương diện chế độ xã hội TQ, đều không khó giải quyết.
Hoàn toàn đảo ngược phương hướng phát triển của TQ, là 2 phong trào có tên Cải tạo XHCN từ 1953 – 1958 và Chống phái hữu năm 1957. 2 phong trào này hỗ trợ lẫn nhau. Phong trào đầu chĩa mũi gươm vào sự sở hữu, là mô phỏng theo phưong thức trong chương 11 và chương 12 của quyển Lịch sử Đảng CS Liên Sô, quyết định thông qua tập thể hóa, quốc hữu hóa, kế hoạch hóa, [để] đạt được mục đích tiêu diệt chế độ tư hữu và kinh tế thị trường. Phong trào sau là Trung Cộng dựa trên ý chí của Mao Trạch Đông, do Đặng Tiểu Bình tổ trưởng tiểu tổ lãnh đạo việc chỉnh đốn tác phong và chống phái hữu của TCTƯ chỉ huy, trong 5 trăm vạn cái tên của các phần tử trí thức trên cả nước, đã xác định ra 15 vạn ‘phần tử phái hữu’. 2 phong trào này là bước ngoặt trong lịch sử nắm quyền của Trung Cộng, đã mở ra con đường đi ngược lại dân chủ và pháp chế.
Đã bước trên con đường tự gọi là ‘Chủ nghĩa xã hội’ này, chính là đã tiêu diệt thị trường, đã tiêu diệt Dân cày có ruộng, cũng đã tiêu diệt tự do, đồng thời cũng đã hủy hoại nhiều truyền thống tốt đẹp đã được truyền từ đời này sang đời khác của dân tộc Trung Hoa. Đối mặt với việc kiến thiết, loại ‘Chủ nghĩa xã hội’ này không có điểm gì tốt đẹp đáng để khen ngợi, [nó] chỉ có thể duy trì nhân dân trăm họ ở mức độ ‘ít người chết đói, nhiều người đói nhưng không chết’. Trong thời Mao Trạch Đông, có hộ khẩu thành thị, thì mới có thể có sự đảm bảo về phiếu tiêu dùng, như cư dân Thượng Hải và Bắc Kinh, hạn ngạch của phiếu tiêu dùng là khoảng 1 ngày [được] gần một cân lương thực, khoảng 3 ngày thì có thể ăn 1 lạng thịt, khoảng 1 năm thì có thể mua vải đủ để may một bộ quần áo; đối với cư dân nông thôn [vốn] chiếm 80% tổng dân số, bao gồm cả những thanh niên trí thức bị bức bách phải ‘tự nguyện’ lên núi xuống nông thôn, Đảng và Quốc gia muốn giúp nhưng không thể làm gì được, [nên] mọi người chỉ có thể ‘tự lực cánh sinh’, tự sinh tự diệt.
‘Chủ nghĩa xã hội’ của thời Mao Trạch Đông khiến người TQ không chỉ ai ai cũng nghèo đói, mà còn đi ngược lại ước muốn thực hiện hiện đại hóa trong hơn 1 trăm năm tới của hồi đó, quá lệch quá xa.
Sau khi MTĐ qua đời, người kế vị do đích thân ông ấy chỉ định là Chủ tịch Đảng Hoa Quốc Phong không có lựa chọn nào khác ngoài việc tuyên bố sự thật, [rằng] ‘nền kinh tế quốc dân đang bên bờ của sự sụp đổ’. Nếu mọi việc cứ tiếp tục như thế, sẽ không thể duy trì quốc gia được nữa, đây chính là bối cảnh không cải cách không xong của TQ.
Trong đơn thuốc được lãnh đạo Đảng và đất nước kê lúc đó không có cải cách
Lối ra ở đâu? Cựu cận vệ của Mao, phó chủ tịch Đảng Uông Đông Hưng nói, mọi quyết định của Mao chủ tịch, phải vĩnh viễn chấp hành, từ đầu đến cuối ko được thay đổi. Chủ tịch Đảng Hoa Quốc Phong cũng theo ông ấy nói như vậy.
Trong Đảng CSTQ lúc đó, người có quyền lực về kinh tế có uy tín cao nhất, là Trần Vân. Ông ấy 30 tuổi đã được vào Bộ Chính trị, so với Đặng Tiểu Bình sớm hơn 20 năm. Ông ấy bắt đầu quản lí kinh tế là ở Duyên An. Trước khi Mao phát động ‘Đại nhảy vọt’, Trần là phó chủ tịch nước thứ nhất, tổng quản về kinh tế toàn quốc. Mao nghi ngờ là ông ấy quá thực tế và thực dụng, đã bảo ông ấy đứng sang một bên. Mao tuyên bố tự mình làm chủ soái, bổ nhiệm Đặng Tiểu Bình làm phó soái, luyện sắt thép trên diện rộng, rút cuộc đã chịu tổn thất. Giờ Mao đã chết, đơn thuốc Trần Vân kê ra cho kinh tế TQ là ‘điều chỉnh’, chỉnh sửa sự mất cân bằng về tỉ lệ.
Đây là sự kết tinh kinh nghiệm thực tiễn của Trần Vân. ‘Đại nhảy vọt’ đã làm chết đói vài ngàn vạn nông dân, Năm 1962 chính là nhờ vào Trần Vân ‘điều chỉnh’ các chỉ tiêu sản xuất lương thực, sắt thép,... mà mới có thể chỉnh đốn tàn cục. Trần Vân phản đối sự chỉ huy mù mờ của Đảng, tuy nhiên không phản đối sự lãnh đạo của Đảng. Từ việc một đảng lãnh đạo ở mặt chính trị, đến việc kế hoạch hóa công hữu hóa toàn bộ ở mặt kinh tế, thống nhất thu mua và tiêu thụ lương thực, vải và dầu, Trần Vân không chỉ ko phản đối, mà [chúng] thậm chí còn là những quy chế ông ấy tự mình làm việc siêng năng kiến lập nên. Bỏ đi chế độ này của Mao, [là] ngang với bỏ đi bản thân Trần Vân.
Đối với phân tích của Trần Vân ko thể đơn giản hóa. Ông ấy bảo vệ chế độ quốc hữu, nhưng ko bảo vệ công xã nhân dân; ông ấy thích kinh tế kế hoạch, nhưng ko thích những chỉ tiêu xa rời thực tế; ông ấy chủ trương chính phủ làm chủ, nhưng cho phép thị trường làm phần bổ sung (‘Đại tập thể, tiểu tự do’); ông ấy nghĩ mức độ tự do kinh tế phải như 1 con chim bị nhốt trong lồng, nhưng phản đối đem nó nắm trong tay; ông ấy tin tưởng người anh cả lâu năm Liên Sô, nhưng ko tin tưởng chủ nghĩa đế quốc phương Tây; trong thời kì ‘tự lực cánh sinh’, ‘ko ăn lương thực nhập khẩu’ đó, ông ấy dám đứng thẳng lưng làm chứng, ‘Tôi nghe được Mao chủ tịch nói, lương thực có thể nhập khẩu’, một câu nói, ngay lập tức đem tính chất chủ nghĩa xét lại của ‘lương thực nhập khẩu’, sửa lại kết luận sai thành yêu cầu hợp lí của tư tưởng Mao Trạch Đông; ông ấy bảo vệ việc tập trung thống nhất sự lãnh đạo của Đảng CS, nhưng đối với việc Mao Trạch Đông làm trái quy định và tiêu chuẩn của Đảng thì không thích. Những điều này, Triệu Tử Dương trong hồi ức đều có ghi chép, đem công đạo hoàn lại cho lịch sử.
Một vị nguyên lão uy tín danh vọng cực cao khác, là Đặng Tiểu Bình. Đặng là thân tín của Mao. Bởi Mao chỉ định Lưu Thiếu Kì làm người kế vị duy nhất, Đặng tại trước CMVH mới làm trợ thủ của Lưu. Giai đoạn đầu CMVH, quần chúng nhân dân ko hiểu rõ nội tình nhầm Đặng và Lưu là số một [và] đem ra bàn luận, nhưng Mao trong lòng minh bạch, không coi Đặng cùng Lưu như vậy, định tội rất nặng. Mao lúc về già ý đồ thu xếp cho Chu Ân Lai, Đặng khước từ đi cùng Chu, hành động này mới [thực sự] làm mất sự sủng tín của Mao. Giữa CMVH Đặng lại một lần nữa bị giáng chức, ‘càng [bị] phê phán càng được ưa chuộng’, việc này đã không hạ thấp mà lại nâng cao hình tượng của ông ấy trong mắt người dân.-- Có lẽ, Đặng Tiểu Bình có thể trở thành người lãnh đạo việc cải cách Mao Trạch Đông thể chế chăng?
Nhưng đơn thuốc do Đặng Tiểu Bình lúc đó kê ra, cũng không phải là cải cách, mà là ‘chỉnh đốn’. Chỉnh đốn, chính là chỉnh đốn các xí nghiệp, chỉnh đốn các ban nhóm lãnh đạo, thay thế những cán bộ không phục tùng lãnh đạo, dùng bàn tay sắt đưa vào thực hành những quy chế điều lệ và kỉ luật tổ chức đã được thiết lập từ trước, dùng bàn tay sắt để hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch quốc gia. Nói một cách ngắn gọn, ko phải bỏ đi mà lại là củng cố thể chế của Mao. Chỉnh đốn là điểm mạnh của Đặng Tiểu Bình. Thời kì sau CMVH, Mao chủ tịch bảo Nhóm 4 người nắm cách mạng, bảo Đặng Tiểu Bình nắm sản xuất, Đặng dù ko hiểu kinh tế, nhưng dùng phương pháp ‘chỉnh đốn’, vẫn cứ đem sản xuất đi lên.
Ưu điểm của Đặng Tiểu Bình là thông minh tháo vát. Ông ấy ko hồ đồ, ko viển vông. Ông ấy trong tư tưởng đã minh bạch từ sớm, [rằng] một hệ thống kinh tế kế hoạch CNXH đó cũng ko cách nào cứu vãn sự sụp đổ kinh tế, có lẽ phải thay chuyển đổi rồi hướng đến kinh tế thị trường cầu cứu. Nhưng bản thân ông ấy ko thể mạo hiểm phạm vào tội ‘làm loạn kinh tế’, càng ko thể mạo hiểm phạm vào tội ‘chống CNXH’. Sau cùng, kinh tế ko phải là sở trường của ông ấy, ông ấy là người làm chính trị, phải đứng vững về mặt chính trị. Tháng 3 năm 1979, ông ấy đã phát biểu 1 bài nói chuyện được đưa vào sử sách là ‘Kiên trì 4 hạng mục nguyên tắc cơ bản’: kiên trì con đường CNXH, giai cấp vô sản chuyên chính, sự lãnh đạo của Đảng CS, tư tưởng Marx Le[nin] Mao. Đây chính là con đường chính trị của ông ấy. Một năm sau, ông ấy với khí phách của lãnh tụ toàn Đảng, đã phát biểu xa hơn một bước bao phủ cương lĩnh của thập kỉ 80 là ‘Hoàn cảnh và những nhiệm vụ hiện tại’, ông ấy chỉ dẫn đất nước, bàn về quốc tế, bàn về Đài Loan, trọng điểm là bàn về xây dựng hiện đại hóa. Làm sao hiện đại hóa vậy? Đọc bài văn lớn dài 34 trang trong ‘Đặng Tiểu Bình văn tuyển’ tập 2 chương đó một lần là rõ ràng ngay lập tức. Đặng Tiểu Bình kê ra 4 vị thuốc: 1, nhanh hơn tiết kiệm hơn; 2, ổn định đoàn kết; 3, gian khổ phấn đấu; 4, vừa hồng vừa chuyên. Đối diện với cục diện rối rắm bị bỏ rơi sau khi Mao Trạch Đông chết, Đặng Tiểu Bình đã dùng hết nỗ lực của một nhân viên làm công tác chính trị, ông ấy tăng cường lãnh đạo, ông ấy cổ vũ sĩ khí, nhưng cho đến tháng 1 năm 1980, trong cương lĩnh thập niên 80 của ông ấy vẫn chưa có cải cách thể chế.
Lịch sử sau này chứng minh, cải cách chính là bỏ đi thể chế của Mao Trạch Đông. Không cải cách thì chỉ có thể gặp thất bại trong thể chế của Mao, không cải cách là một con đường đi đến chỗ chết. Tuy nhiên những lãnh đạo Đảng và NN lúc đó, từ Hoa Quốc Phong, Uông Đông Hưng đến Trần Vân, Đặng Tiểu Bình, trong những đơn thuốc họ kê ra lúc đó, đều ko có cải cách.
Tứ Xuyên trong việc tìm kiếm con đường cải cách
Tìm kiếm con đường cải cách thể chế, làm sao thay đổi, là cực kì trọng yếu. Càng trọng yếu hơn là, rốt cuộc thay đổi cái gì?
Bao gồm Đặng Tiểu Bình và Trần Vân, lúc đó ai cũng đều nói ko rõ ràng về cái được gọi là ‘cải cách thể chế’. Trước khi tiến hành thí điểm cải cách thể chế kinh tế tại Tứ Xuyên, trong lãnh đạo TƯ ko có một ai nói được rõ ràng (hoặc không muốn nói cho rõ ràng) ‘cải cách thể chế’ nên bỏ đi những gì, nói qua nói lại, chỉ là ‘tập trung hay phân tán’, ‘phân tán hay tập trung’. Ở đây có một vấn đề nguy hiểm.
Tuy nhiên, Tứ Xuyên đã nghĩ rõ ràng. Không những đã chỉ nói, mà còn bắt tay vào làm, bắt đầu làm một cách chắc chắn. Năm 1976, Tứ Xuyên bắt đầu chính sách mở cửa. Từ năm 1978, từ lĩnh vực chính sách mở rộng đến lĩnh vực thể chế, đã tiến hành thí điểm cải cách thể chế kinh tế thành thị và nông thôn. Nội dung của cải cách thể chế kinh tế nông thôn, là mở rộng quyền tự chủ của nông dân; nội dung của cải cách thể chế kinh tế thành thị, là mở rộng quyền tự chủ của xí nghiệp. ‘Quyền tự chủ’, ko giống những thứ chói tai lóa mắt kiểu ‘quyền lãnh đạo’, ‘quyền sở hữu’, ‘quyền kế hoạch’, nhưng cũng ko giống những thứ ôn hòa chẳng đáng nói đến như ‘tính tích cực’. Anh muốn ‘tính tích cực’, cho anh vài đồng tiền thưởng, là đủ để đuổi anh đi chỗ khác. Anh nói về ‘quyền sở hữu’, ‘quyền kế hoạch’, [tôi] tự cho mình là người chính thống [nên] không tố cáo anh làm trái đạo lí không được. Chẳng lẽ anh ko hiểu rằng ‘quyền sở hữu’ chỉ có họ là ‘Công’, ‘quyền kế hoạch’ chỉ có họ là ‘Nhà nước’ (Quốc), ‘quyền lãnh đạo’ chỉ có họ là ‘Đảng’ sao? Tuy nhiên ‘quyền tự chủ’ ko cứng ko mềm, rõ ràng, vững chắc, từ đây bắt đầu, [là] có thể mổ xẻ rất sâu sắc, cũng có thể phòng thủ trận địa rất vững chắc. Đề xuất ‘quyền tự chủ của nông dân’ và ‘quyền tự chủ của xí nghiệp’, có 1 tiền đề ko nói cũng hiểu -- đem ‘nông dân’ và ‘xí nghiệp’ (mà ko còn là ‘Đảng’ và ‘Quốc gia’) định vị thành chủ thể của kinh tế thành thị và nông thôn. Việc mở rộng quyền tự chủ của ‘nông dân’ và ‘xí nghiệp’, cùng việc thu nhỏ quyền can dự của Đảng và Chính phủ, là đồng nghĩa 100%.
Năm 1978, tỉnh ủy Tứ Xuyên dưới sự chủ trì của thư kí thứ 1 Triệu Tử Dương, đã làm ra quyết sách dùng việc mở rộng quyền tự chủ làm nội dung tiến hành thí điểm cải cách. Đây là 1 bước có tính thực chất làm cho cải cách tiến nhập vào các hoạt động kinh tế, cũng là khởi điểm của con đường cải cách mà Triệu Tử Dương đi. Với tư cách là nhà cải cách, sứ mệnh của ông ấy chính là thúc đẩy Đảng và NN nhượng bộ đối với nông dân và xí nghiệp, nói rõ một chút, chính là thúc đẩy những ‘nhân tố có tính cưỡng chế hành chính bên ngoài kinh tế’ nhượng bộ đối với những ‘chủ thể của kinh tế’. Lúc đó Hồ Diệu Bang trong việc thực hiện sửa lại án xử sai đã sáng tạo ra một bộ thuật ngữ gồm [những từ như] ‘oan giả thác án’ (những vụ án oan, giả dối và sai) v.v..., Triệu Tử Dương cũng trong thực hiện việc nhượng bộ đã sáng tạo ra 1 bộ thuật ngữ gồm [những từ như] ‘tùng bảng (cởi trói), phóng quyền (ủy quyền), nhượng lợi, cảo hoạt (chấn hưng)’ v.v..., những từ này đều là những khái niệm có tính lịch sử chưa từng được biết tại thời điểm đó nhưng lan truyền nhanh chóng, khiến người suy tư, khiến người ngẫm nghĩ.
Tứ Xuyên có dân số đứng thứ 1 trên cả nước, Bắc Tứ Xuyên, Nam Tứ Xuyên, Tây Tứ Xuyên, Đông Tứ Xuyên, kể cả thành phố trực thuộc TƯ hiện tại là Trùng Khánh, kể cả toàn tỉnh Tây Khang thời Dân Quốc, đều ở bên trong của nó, lúc đó toàn quốc có 1 tỉ người, Tứ Xuyên đã chiếm 100 triệu. Lịch sử 2 ngàn năm được tưới bởi những dòng nước tự nhiên, làm Tứ Xuyên trở thành cái kho của nhà trời. Trong thập niên 60 Mao Trạch Đông đã xác định nơi đây là hậu phương lớn của việc kiến thiết các tỉnh và khu tự trị tuyến thứ 3 (tam tuyến kiến thiết), khiến nó trở thành căn cứ lớn của những kĩ nghệ quân sự cấp cao. Đệ nhất thư kí tỉnh ủy của Tứ Xuyên thời kì Đại nhảy vọt, là một người làm việc theo sự đưa mắt ra hiệu của Mao, ko quản đến bách tính sống chết ra sao. Từ 1959 đến 1961 toàn quốc chết đói 3 ngàn đến 4 ngàn vạn người, ở Tứ Xuyên chết đến 1 ngàn vạn! Thể chế của Mao đã làm khổ Tứ Xuyên, mở rộng quyền tự chủ của nông dân và xí nghiệp làm Tứ Xuyên có được một sinh mạng mới. Việc này đương nhiên ko phải là cá nhân người lãnh đạo có sức xoay chuyển trời đất, nhưng ko nghi ngờ gì [nó] ngưng kết tâm huyết của người lãnh đạo. Câu ca dao ‘Muốn ăn lương [thực], tìm Tử Dương’, vượt qua ranh giới tỉnh, truyền đến Bắc Kinh.
Việc thư kí tỉnh ủy thứ 1 của Tứ Xuyên Triệu Tử Dương vững chắc làm cải cách kinh tế, cùng việc Bộ trưởng Tổ chức của TCTƯ Hồ Diệu Bang mạnh mẽ quyết đoán sửa lại những vụ án oan, sai và nhầm lẫn, đã trở thành 2 điểm sáng trong dư luận phố phường lúc đó.
Đã tiến vào thời kì cải cách
Năm 1978 và 1979, Hồ Diệu Bang, Triệu Tử Dương lần lượt vào Bộ Chính trị. Tháng 2 năm 1980, 2 người đồng thời gia nhập thường ủy, Hồ nhậm chức tổng thư kí, Triệu nhậm chức tổ trưởng tiểu tổ tài chính và kinh tế TƯ, phó chủ tịch nước (quyền chủ tịch nước), chủ tịch nước.
Giờ chính là đã tiến vào thời kì cải cách trong hồi ức của Triệu Tử Dương. Cùng so sánh với việc Triệu chủ trì cải cách kinh tế quy mô toàn quốc sau này, việc ông ấy trước đó chủ trì cải cách Tứ Xuyên chỉ là giết gà bằng dao mổ trâu mà thôi.
Cải cách thể chế, cải cách như thế nào, ai nói được rõ ràng? Người nói được rõ ràng, từ thập niên 50, đã sớm bị đánh sạch trơn rồi. Vì Mao Trạch Đông đã dùng thời gian vài chục năm, dành hết trí lực lượt này rồi lượt khác nhằm hủy diệt kinh tế thị trường vì mục tiêu ‘đấu tranh giai cấp’, [nên] đã bồi dưỡng nên đống này rồi đống khác những cán bộ và học giả lấy việc thảo phạt thị trường làm tài năng, reo rắc trong toàn dân sự sợ hãi và căm ghét đối với kinh tế thị trường.
Giờ cũng đã hơn 30 năm trôi qua, cuối cùng nhân dân bỗng nhiên tỉnh ngộ: cải cách của TQ, vốn chính là bỏ đi chế độ của MTĐ. Nhưng ở đại lục, lại có chút kì quái, chỉ cho phép nói về cải cách, ko cho phép nói về ‘phi Mao hóa’. Cải cách phải ca tụng, ‘phi Mao hóa’ phải lên án công khai. Nay, 30 năm sau hồi đó, còn như thế, 30 năm trước nếu như có người đề nghị phải bỏ đi thể chế của Mao, ko nghi ngờ gì [người đó] có thể gặp số phận giống như của nữ giáo sư Trương Chí Tân và nữ sinh viên Lâm Chiêu, cải cách chính là đem số mệnh ra muốn [nó] bị bóp nghẹt hoàn toàn trước khi đâm chồi.
Đối với con đường phủ định thể chế kinh tế Mao Trạch Đông, cũng chính là nói, con đường phi Mao hóa về mặt kinh tế, chính là từng bước một mà bước ra. Năm 1978 là ‘quyền tự chủ’. 3 năm sau, tháng 11 năm 1981, Triệu Tử Dương đã đề xuất 1 góc nhìn mới: ‘hiệu ích kinh tế’. Ông ấy liệt kê những thành tích tăng trưởng kinh tế trong 28 năm từ 1952 đến 1980: công nông nghiệp tổng sản lượng tăng 8.1 lần, thu nhập quốc dân tăng 4.2 lần, tài sản cố định công nghiệp tăng 26 lần. Như vậy, thế còn mức chi phí bình quân của nhân dân cả nước? 1 lần! Đã đi trên con đường cũ 28 năm, hiệu ích kinh tế như vầy như vầy, từ đây trở đi ko đi trên con đường mới mà được sao?! Lại 3 năm trôi qua, năm 1984, khái niệm ‘kinh tế hàng hóa’, dưới sự thúc đẩy của những người như Triệu Tử Dương, cuối cùng đã đứng được ở TQ, cuối cùng đã thành hợp pháp! ‘Kinh tế hàng hóa’ là khái niệm mà có thể cho phép sử dụng một cách hợp pháp trong tình thế chính trị lúc đó, trên thực tế chính là danh từ thay thế của ‘kinh tế thị trường’.
Những việc này chính là quan hệ đến toàn bộ quá trình cải cách, trong đó ngọt đắng và tìm tòi, hợp tác và chia rẽ, trong cuốn sách này đều có trình bày và phân tích, đây là sử liệu sâu sắc nhất và đáng tin cậy nhất mà tôi từng thấy.
Sự chia rẽ giữa Triệu và Đặng ở việc xác định vị trí của quan hệ giữa Đảng và nhân dân
Năm 1989, giữa Đặng Tiểu Bình và Triệu Tử Dương phát sinh xung đột trực tiếp.
Cái chết của Hồ Diệu Bang đã kích phát phong trào sinh viên. Đặng chủ trương điều động quân đội trấn áp; Triệu chủ trương từ quĩ đạo của dân chủ và pháp chế giải quyết những vấn đề nhân dân quan tâm nhất là vấn đề hủ bại và vấn đề dân chủ, từ việc đào sâu thêm cải cách kinh tế đồng thời khởi động cải cách thể chế chính trị, dẫn dắt được toàn xã hội đem sự chú ý tập trung đến cải cách.
Kết cục là điều mà mọi người đã biết: Chủ tịch quân ủy Đặng Tiểu Bình phán quyết Tổng thư kí Triệu Tử Dương đã phạm những tội ‘chia rẽ Đảng’ và ‘ủng hộ động loạn’; các nguyên lão quyết định thay thế Triệu bằng Giang Trạch Dân. Sau khi Giang lên nắm quyền, đem Triệu xem như công địch của quốc gia [và] giam lỏng chung thân, hơn nữa từ sách báo trong nước, tin tức cho đến trong lịch sử đều xóa sạch tên họ của Triệu Tử Dương.
Giữa Đặng TB và Triệu TD ko tồn tại ân oán cá nhân nào. [Từ] tháng 4 năm 1980 [khi] Triệu đến Bắc Kinh công tác, cho đến tháng 4 năm 1989 trước khi phong trào sinh viên xảy ra, Đặng TB đối với công tác của Triệu TD thực là mãn ý, không phải mãn ý bình thường, mà là rất mãn ý.
Đặng TB ban đầu đối với cải cách kinh tế ko biểu lộ thái độ, đó là vì ko chắc chắn thành công, sợ sinh ra tình trạng hỗn loạn, ko thể chỉnh đốn cục diện. Với tư cách là chính trị gia, ông ấy rất bình thường. Thấy những kết quả thực sự của Tứ Xuyên sau đó, Đặng TB bắt đầu yên tâm. thấy Triệu sau khi đến TƯ tiếp tục ổn định vững chắc, dùng những cải cách vững vàng, để thúc đẩy các loại thành phần kinh tế trong kế hoạch và ngoài kế hoạch đồng thời tăng trưởng ổn định, Đặng càng yên tâm. Có thể nói, đối với những cải cách kinh tế được Triệu TD triển khai, Đặng là 1 người ủng hộ bảo sao nghe nấy, 1 người ủng hộ ko hề dè dặt. Đối với sự ủng hộ của Đặng, Triệu từ thâm tâm cũng cảm thấy vui mừng. 2 người hợp tác rất tốt.
Vấn đề hoàn toàn xuất lộ trong việc đánh giá và việc chia rẽ về quyết sách đối với tính chất của phong trào sinh viên 1989, chia rẽ cơ bản phát sinh trong việc định vị mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân. Triệu nghĩ rằng, SV tưởng niệm Hồ Diệu Bang, là hợp pháp, bình thường. Đặng nói, đây là động loạn chống Đảng chống CNXH. Triệu nói, SV đề xuất yêu cầu, phản đối hủ bại, yêu cầu dân chủ, nên từ quĩ đạo dân chủ và pháp chế, thông qua đối thoại hiệp thương giữa các tầng lớp trong xã hội, tìm ra phương án giải quyết, tiến 1 bước thúc đẩy cải cách. Đặng nói, không thể nhượng bộ đối với SV, nên điều động quân đội, thủ đô phải giới nghiêm. Giờ là chiều ngày 17 tháng 5 tại hội đồng thường ủy của Bộ Chính trị TCTƯ phát sinh tranh luận. Hội đồng thường ủy có 5 người. Triệu TD và Hồ Khải Lập là một loại ý kiến; Lí Bằng và Diêu Y Lâm là một loại ý kiến khác. Trong loại tình huống này, Đặng TB ko ngờ lại nói, ông ấy đồng ý với quyết định của ‘đa số trong thường ủy’ -- chính là cách này, Đặng Tiểu Bình đã đưa ra quyết định cuối cùng.
‘Qui tắc nghị sự thường ủy’ được Bộ chính trị khóa 13 thông qua qui định, khi gặp sự chia rẽ trong những vấn đề quan trọng, phải báo cáo cho Bộ chính trị, đệ trình Bộ chính trị hoặc toàn hội đồng TƯ để [các cơ quan này] quyết định. (Lúc đó ủy viên Bộ chính trị có 17 người, 14 người ở Bắc Kinh, dù có 3 người ở các vùng bên ngoài, nửa ngày cũng có thể tập trung đông đủ). Đặng TB có lẽ nghĩ rằng, ông ấy ko phải là ủy viên thường ủy, [nên] ko cần phải tuân thủ các qui tắc của thường ủy; có lẽ, ông ấy nghĩ rằng, vấn đề này ko đủ trọng đại, ông ấy có quyền gõ nhịp búa quyết định, sau khi sự việc đã xảy ra thông báo cho Bộ chính trị biết và thừa nhận ngay lập tức, thế là đủ; có lẽ, trong mắt ông ấy, cơ bản ko có khái niệm ‘qui tắc’.
Hiến pháp qui định, tất cả quyền lực của nước CHND Trung Hoa đều thuộc về nhân dân. Đặng TB có lẽ nghĩ rằng, ko cần phải đệ trình để cơ quan thường trực của đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc biểu quyết, loại trình tự này quá phiền phức, [gây] cãi cọ, hiệu suất thấp, ko xử lí được sự việc. Có lẽ, ông ấy căn bản nghĩ rằng, Hiến pháp của CHND Trung Hoa ko phải là vì ‘những người lãnh đạo nòng cốt của Đảng CSTQ’ mà [được] lập nên.
Hiến pháp qui định, Quốc vụ viện (Hội đồng Nhà nước) có quyền quyết định giới nghiêm, nhưng từ ngày 17 tháng 5 thường ủy quyết định giới nghiêm [và] đến ngày 19 tháng 5 thực thi giới nghiêm, trong 3 ngày này, Quốc vụ viện cuối cùng ko hề mở hội nghị toàn thể hoặc hội nghị thường vụ, điều tra 1 lần là rõ. Tôi đã điều tra rồi, ko hề có.
Chính là thế này, đã phát sinh sự kiện tàn sát dân trong thành ‘Lục Tứ’ khi vài chục vạn quân quốc phòng tiến nhập thủ đô, dùng xe tăng và súng tiểu liên đối phó với sinh viên và thị dân. Quân quốc phòng bị dùng để đối phó với những người dân thường mà hướng đến Đảng và chính phủ nêu yêu sách một cách hòa bình. Tấn đại bi kịch cực kì bi thảm đã phát sinh, tiếp đó lại là đại thanh tra đại bức hại [đối với] toàn Đảng toàn quân toàn dân. Sự ổn định áp đảo tất cả; nó đã áp đảo cải cách, đã áp đảo pháp luật, đã áp đảo lương tâm, đã áp đảo những chủ nhân của quốc gia, áp đảo đến mức bao nhiêu công dân người mất nhà tan!
Với tư cách là công dân, Triệu TD cũng bị TCTƯ giam lỏng phi pháp. Ròng rã 15 năm, cho đến khi từ trần ở tuổi 85, nhà đại cải cách này mới thoát được sự giam lỏng, mới ‘tự do’.
Có người nói, Tổng thư kí muốn chia rẽ Đảng, mà chủ tịch quân ủy lại muốn cứu Đảng. Theo quan sát của tôi, 2 vị này đều là người CS trung thành, đều đem vận mệnh của bản thân và Đảng này liên kết với nhau, đều muốn làm những điều tốt cho Đảng này. Trong việc chia rẽ, Tổng thư kí nghĩ, Đảng nên thuận theo ý dân, nên phục tùng ý dân; chủ tịch quân ủy nghĩ, Đảng ko thể yếu thế trước nhân dân, ý dân phải phục tùng sự lãnh đạo của Đảng. Xuất hiện ý kiến bất đồng, đối với các đảng khác mà nói là điều bình thường, nhưng Đảng CS là 1 đảng quật khởi bằng báng súng, trước sau như 1 theo mệnh lệnh của Tổng chỉ huy loại bỏ những ý kiến bất đồng. Do đó, trong lịch sử Đảng CSTQ, đối với nhân dân, đối với đồng chí, đấu tranh tàn khốc, đả kích vô tình, đều là chuyện thường như cơm bữa.
Lục Tứ đã mở đầu cục diện mới [mà] toàn dân nín thinh
Tôi ko biết con số đồng bào bị thương vong trước xe tăng và súng tiểu liên. Nước ta hàng năm tổ chức thảo luận con số người TQ bị quân xâm lược Nhật Bản giết hại, [nhưng] chưa bao giờ đàm luận về con số người nước mình bị giải phóng quân nhân dân TQ giết chết. Những người lãnh đạo [khi] ở nước ngoài đã công bố tin tức ‘Quảng trường Thiên An Môn ko có 1 người chết’, việc này rất khôn khéo, nhưng ko thành thật. Gia đình tôi lúc đó ở bên trong tòa nhà Bộ trưởng, thế mà có người bị đạn lạc bay từ cửa sổ vào giết chết. Nghe nói toàn cầu đều đã xem truyền hình trực tiếp hiện trường của việc tàn sát dân thường Bắc Kinh, tôi lúc đó đã ở trong tù, [nên] ko xem, nhưng tôi tin, những đoạn phim sống này, là tác phẩm của bản thân Đặng Tiểu Bình, ko phải là người ngoại quốc đang ‘yêu ma hóa TQ’.
Sau huyết án đã phát động đại thanh tra toàn Đảng toàn quân toàn dân, tôi ko biết những hậu quả của việc thanh tra. Số người chịu trừng phạt, do đồng tình với phong trào sinh viên, do phản đối dùng quân đội trấn áp nhân dân, theo kinh nghiệm, hầu như chắc chắn vượt xa số người thương vong. Nhưng cuối cùng bao nhiêu người đã bị hại, đây là chuyện cơ mật của Đảng và NN, ko cho phép hỏi han, ko cho phép ‘lan truyền’. Bao nhiêu người ko nhà để về, hoặc giả li tán vợ con? Bao nhiêu người bị cách chức, ko bao giờ được tuyển dụng, cuộc sống ko chắc chắn? Bao nhiêu người đã biến mất, đã bị giáo dục lao động, đã bị kết án -- ai biết?
TƯ Đảng đã mở ra tiền lệ dùng vũ lực trấn áp công dân. 20 năm qua, những lãnh đạo các khóa trước lên nắm quyền, đều theo lệ phải giống như tuyên thệ, đưa ra những lời khẳng định ca ngợi trấn áp. Trên làm thì dưới bắt chước, tỉnh, thành phố, huyện, làng, thôn, đã tạo ra bao nhiêu sự kiện tiểu Thiên An Môn [mà] quan chức chính phủ trấn áp công dân? Có người nói, một năm 365 ngày hầu như ngày nào cũng có. Có lẽ đúng vậy. Trong những sự kiện tiểu Thiên An Môn 20 năm qua, thêm bao nhiêu người bị hại? Đây lại là bí mật quốc gia, lãnh đạo ko cho biết, cũng ko cho các phương tiện truyền thông trong nước cho nhân dân TQ biết.
Có người nói, trấn áp đã ép phồn vinh xuất hiện. Tôi chỉ biết, là cải cách kinh tế đã phục hồi sự phồn vinh. Là nhân dân, đã dùng kinh tế thị trường đả phá những xiềng xích của Mao TĐ, mới tạo ra phồn vinh. Hiện tại có người tổng kết nói, phồn vinh là sản phẩm của trấn áp. Đối mặt với những nguy cơ đối với kinh tế toàn cầu, tôi ko biết họ liệu có đang chuẩn bị giới thiệu những kinh nghiệm trấn áp, để cứu kinh tế thế giới kô.
Có người hoan hô việc TQ trong im lặng tự đưa bản thân nhảy vọt trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 toàn cầu chỉ sau Mĩ. Tôi tin đó là sự thực. Khi ở dưới gót sắt của Hốt Tất Liệt, TQ đã là thiên đường của sự phồn hoa mà Marco Polo tận mắt chứng kiến. Thập kỉ 20 của thế kỉ 20 dưới sự thống trị của quân phiệt Bắc Dương, theo tư liệu do kí giả nổi tiếng Trâu Thao Phấn tiên sinh cung cấp, TQ ban đầu là nền kinh tế lớn thứ 3, lúc nào cũng vượt qua Đức và Nhật Bản, chỉ đứng sau Mĩ và Anh quốc. Xét thấy Anh quốc lúc đó có nhiều thuộc địa, nếu như chiếu theo lãnh thổ hiện tại mà tính toán, rất có thể, thứ hạng của kinh tế TQ so với toàn cầu của thời kì quân phiệt Bắc Dương đã từ sớm ko hề kém hơn ngày nay dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã sớm vinh dự ở vị trí thứ 2 thế giới, ít nhất TQ lúc đó vẫn chưa gặp và chịu đựng sự cướp bóc của việc tập trung thống nhất.
Sự kiện Lục Tứ đã mở đầu cục diện mới [mà] toàn dân nín thinh. Sau khi Đặng Tiểu Bình tuần tra miền Nam, TQ trong sự nín thinh lại đưa ra cải cách kinh tế, phân phối lại của cải. Ai là người hưởng lợi của việc phân phối lại trong im lặng này? Tôi ko biết. Tôi chỉ biết, toàn bộ những người bị bắt phải im lặng, đều là những người bị hại trong sự kiện tàn sát dân thành thị Lục Tứ. Những người dù lúc đó chưa được sinh ra, [nhưng] sau khi sinh ra đã phải nín thinh, hơn nữa còn phải bất tri bất giác, khúm na khúm núm, lễ bái quyền lực, lắng nghe những lời dối trá, đương nhiên càng là những người vô tội bị hại.
Di ngôn cuối cùng của Triệu Tử Dương Năm 1989 sau khi anh các chú hạ đài, cùng với những biến hóa của tình hình quốc tế quốc nội, đối với cải cách thể chế chính trị TQ anh đây đã có một vài nhận thức mới. Trước đây đối với chế độ dân chủ nghị viện mà bọn tư bản phát triển thối nát khoai Tây thực hành, [anh] cho rằng đ éo phải là nhân dân làm chủ đất nước. Mô hình của Liên Sô, chế độ đại biểu đại hội mà các nước XHCN quang vinh thực hành, mới có thể thể hiện nhân dân làm chủ đất nước; chế độ này so với chế độ dân chủ nghị viện khoai Tây thì cao cấp hơn, có khả năng hơn để thể hiện hình thức của dân chủ. Trên thực tế đ éo phải là 1 chuyện như thế. Cái chế độ dân chủ mà đất nước XHCN quang vinh muôn năm của chúng ta thực hành, hoàn toàn rơi tõm vào hình thức, đ éo phải là nhân dân làm chủ đất nước, mà là một số ít thằng và con, thậm chí là sự thống trị của 1 thằng hay con bỏ mẹ nào đấy.
Nhìn chung từ thế kỉ 20 đến nay trên thế giới đã có đủ loại chế độ chính trị. Quân chủ chuyên chế, độc tài phát xít của Đức nhợn, Ý nhợn, đều đã bị lịch sử giật nước; vẫn còn có một vài chính quyền độc tài quân nhân, nhưng cũng như hoa quỳnh chóng tàn, hoặc đã càng ngày càng mất thị trường. Dù hiện giờ những thằng lạc hậu vãi đái vẫn ko ngừng xảy ra những sự việc như vậy, như kiểu mấy thằng Nam Mĩ thường phát sinh quân nhân đảo chính, nhưng điều đó cũng chầm chậm trở thành khúc nhạc đệm ngắn ngủi cho việc những thằng này từng bước đi đến chính trị nghị trường. Thế kỉ 20 đã xuất hiện, trong thời gian vài chục năm cùng chế độ đại nghị phương Tây đối lập cái gọi là chế độ dân chủ mới nổi -- chế độ chuyên chính giai cấp vô cbn sản, tại đại đa số các quốc gia [nó] đã rút khỏi vũ đài lịch sử. Ngược lại mới đau là cái chế độ dân chủ nghị viện của bọn khoai Tây đã thể hiện sức sống dai như đỉa của nó. Có vẻ cái loại chế độ này là 1 chế độ mà hiện tại có khả năng tìm kiếm khá ngon, có khả năng thể hiện dân chủ, phù hợp với những yêu cầu hiện đại và cũng khá hoàn thiện. Giờ vẫn đ éo tìm ra chế độ nào ngon hơn nó.
Đương nhiên, loại chế độ này cũng đ éo phải là đẹp trên từng nanometer, nó cũng tồn tại nhiều vấn đề bỏ kụ ra ấy chứ. Nhưng một cách tương đối mà nói, chỉ có loại chế độ này là khá phù hợp văn minh hiện đại, khá phù hợp ý dân, có lợi đối với việc thể hiện dân chủ, hơn nữa là 1 loại mô hình khá ổn định. Loại mô hình này càng ngày càng thể hiện ra sức sống của nó. Hầu như tất cả những thằng tư bản phát triển thối nát thực hành đều là 1 loại chế độ dân chủ nghị viện này. Vài thập niên qua xu hướng những thằng phát triển khá nhanh, từng bước chuyển hướng sang chế độ dân chủ nghị viện cũng càng ngày càng rõ rệt. Anh các chú nghĩ việc này tuyệt đ éo phải ngẫu nhiên. Vì sao mà đ éo có thằng nhà giàu nào thực hành một loại chế độ khác nhể? Việc này chứng minh 1 thằng muốn thực hiện hiện đại hóa, muốn thực hiện kinh tế thị trường hiện đại, hiện đại văn minh, thì về thể chế chính trị nó phải thực hành chế độ dân chủ nghị cbn viện.
Đây là những lời của Triệu Tử Dương. Lí tính, thực dụng, thẳng thắn, thành khẩn, xuất phát từ trong trái tim, là những lời quan trọng nhất Triệu Tử Dương để lại cho đồng bào.
|
|
|
Post by Can Tho on May 1, 2013 8:30:04 GMT 9
Phần I - Sự kiện Lục Tứ (tháng 6 ngày 4) năm 1989 (phần 1)
1. Phong trào sinh viên (SV) Bát Cửu (89) bắt đầu nổi lên
7 năm trước (1), tôi sợ quên một số chuyện, đã đem một vài chuyện của Lục Tứ viết sang một thứ, xem như là để lại một chút ghi chép! Giờ tôi theo tài liệu này mà kể. Trong đó một số chuyện trong phát ngôn (3) của tôi tại hội nghị toàn thể ban chấp hành TƯ khóa 13 lần thứ 4 (2) đã giải thích rồi, một số chuyện chưa giải thích, tại đây sẽ cùng nhau bàn đến.
Đầu tiên nói về nguyên nhân của phong trào SV, phong trào SV ban đầu là do xoay quanh việc tưởng niệm Diệu Bang (4) mà khởi phát. Ngày 15 tháng 4 năm 1989 Diệu Bang từ trần, sau khi việc này được thông báo rộng rãi, chiều hôm đó một số SV đại học tại Bắc Kinh liền tự phát tổ chức hoạt động tưởng niệm. Sau đó liền đi lên trên phố. Với lại số người càng ngày càng đông. Lúc này đúng là có một vài SV thể hiện sự kích động, đã nói một vài lời quá khích, nhưng nhìn chung mà nói [họ] khá chú ý đến trật tự, đã ko phát sinh sự việc vượt ra ngoài qui định. Chiều ngày 18, 19 tháng 4, có vài trăm người đi đến Tân Hoa Môn (5). Tôi đã điều lực lượng của Bộ Công an đến xem xét. Cái gọi là sự kiện SV tấn công Tân Hoa Môn, trên thực tế những Sv ở đằng trước liên tục hô: phải giữ kỉ luật, ko được phạm sai lầm! Chủ yếu là những người vây quanh để xem ở phía sau rất đông. Những SV ở phía trước nêu ra yêu cầu à, đòi gặp người nào đấy à, những người phía sau đều dồn lên đằng trước, đẩy lên đằng trước, trật tự có một chút hỗn loạn. Sau đó Sv tự tổ chức đội giữ trật tự, đã ngăn cách Sv với những người vây quanh để xem.
Ngày 22 tháng 4 lúc lễ truy điệu (6) bắt đầu, quảng trường Thiên An môn có vài vạn sv tập trung, việc này đã được đồng ý (7). Tôi ở bên trong Đại hội đường nhân dân cử hành lễ truy điệu, sinh viên ở bên ngoài tưởng niệm, bố trí các loa công suất lớn ở trên cao cho họ, sinh viên bên ngoài có thể nghe được tình huống khởi đầu lễ truy điệu bên trong Đại hội đường nhân dân.
Đây chính là tình huống trước [khi xảy ra] phong trào Sinh viên mà bài xã luận ngày 26 tháng 4 công bố.
Tại sao Sv đối với việc Diệu Bang từ trần lại tưởng niệm mãnh liệt như vậy? Việc này có những nguyên nhân phức tạp. Thứ 1, hình tượng tốt đẹp của Diệu Bang. Ông ấy đã sửa đúng lại rất nhiều án oan sai nhầm lẫn, chủ trương cải cách mở cửa, đặc biệt là ông ấy làm việc thanh liêm. Lúc đó ý kiến của người dân đối với hủ bại tương đối nhiều, [họ] mượn việc tưởng niệm Diệu Bang để thể hiện sự bất mãn đối với hủ bại. Thứ 2, bất mãn, tức giận đối với cách mà Diệu Bang phải hạ đài năm 1987. Một mặt đối với việc đấu tranh chống tự do hóa [họ] ko bằng lòng, có sự chống đối, đồng thời đối với phương thức thay thế lãnh đạo như cách Diệu Bang hạ đài [họ] khó mà chấp nhận, tóm lại là vì Diệu Bang mà thể hiện sự bất bình. Thứ 3, sau đề xuất chỉnh đốn việc quản lí mùa thu năm 1988 (8), cải cách mở cửa co lại toàn diện, cải cách chính trị ko thấy động tĩnh, cải cách kinh tế đình trệ ko tiến lên thậm chí còn thụt lùi. Sv đối với loại tình hình này ko bằng lòng, dùng việc tưởng niệm Diệu Bang để bày tỏ nguyện vọng đối với việc sâu sắc hóa cải cách. Sv trển phố lúc đó đại thể là 3 bộ phận: hầu hết thuộc về loại tình huống đã nói ở trên; cũng có vài người là vì ko bằng lòng với công tác của chúng tôi, [nên] mượn đề tài để nói chuyện của mình, làm ầm ĩ một chút; đương nhiên, cũng thực sự có một số ít người ‘chống Đảng chống CNXH’, muốn cố ý làm sự tình trở nên rất huyên náo.
Lúc đó tại hội đồng thường ủy Bộ Chính trị TƯ tôi nói, TƯ lo việc tang lễ, Sv tưởng niệm, chúng tôi ko thể ko cho phép. Ko thể nói chúng tôi lo việc tang lễ, ko cho Sv tưởng niệm, việc này ko có đạo lí. Do đó tôi chủ trương ngoài đánh nhau, đập phá, cướp, đốt phá, tấn công 5 loại hành vi phạm pháp phải theo luật mà trừng phạt, bình thường phải áp dụng biện pháp hòa hoãn là mở đường.
Sau khi lễ truy điệu kết thúc, tôi đã đề xuất 3 ý kiến:
(1) Kết thúc lễ truy điệu, sinh hoạt xã hội nên tiến vào quĩ đạo bình thường, đối với việc sv diễu hành phải tiến hành khuyên can, để họ lên lớp lại.
Lúc đó tôi nghĩ sv bất kể là động cơ gì, nói chung đều là lợi dụng cái chủ đề tưởng niệm Diệu Bang này. Lễ truy điệu đã kết thúc, họ cũng đã tham gia, thì ko còn chủ đề gì nữa, [họ] nên lên lớp lại.
(2) Đối với sv áp dụng phương châm mở đường, khai triển nhiều cấp độ, nhiều con đường và nhiều hình thức đối thoại, liên lạc với nhau, trưng cầu ý kiến. Sv, giáo viên, các phần tử trí thức có ý kiến gì đều có thể lên tiếng.
(3) Bất kể như thế nào đều phải tránh những sự đổ máu, nhưng đối với những hành vi phạm pháp là đánh nhau, đập phá, cướp, đốt phá, tấn công nên theo luật mà xử phạt.
Những ý kiến này của tôi Lí Bằng (9) và các vị thường ủy (10) đều đã chấp nhận, hơn nữa đã hình thành văn bản. Trước đó những phân tích này cùng những phương châm được định xuống, đều đã dùng hình thức văn kiện thông báo cho các địa phương và các bộ phận của chính phủ biết. Sau đó việc giảng giải về 3 ý kiến là tôi trước khi sang Triều Tiên (11) đã giảng giải. Lễ truy điệu Diệu Bang vừa kết thúc, khi những lãnh đạo chủ chốt của TƯ cùng nhau xuống thang máy tôi đã cùng họ bàn luận, sau đó tôi lại chính thức bàn về những ý kiến này. Chiều ngày 23 tháng 4, lúc tôi rời thủ đô sang Triều Tiên, Lí Bằng đến ga tiễn, ông ấy hỏi tôi còn có thêm ý kiến gì. Tôi nói chính là 3 ý kiến đó. Sau khi nghe [tôi] nói, Lí Bằng đã đem 3 ý kiến này báo cáo Đặng (12), Đặng cũng đồng ý.
Lúc đó trong thường ủy ko có ý kiến bất đồng, chí ít ko có ý kiến bất đồng nào rõ ràng. Tôi chỉ nhớ 1 việc, đêm ngày 19 tháng 4 Lí Bằng đột nhiên điện thoại cho tôi, chất vấn tôi: Sv hiện tại đang tấn công Tân Hoa Môn, sao vẫn ko áp dụng biện pháp gì? Tôi lúc đó trả lời ông ấy: Kiều Thạch (13) phụ trách tuyến đầu, có đủ các loại dự án, ông ấy có thể xử lí trong những tình huống khẩn cấp. Trên thực tế đến sáng sớm ngày 20, đại bộ phận Sv tụ tập tại Tân Hoa Môn đã giải tán rồi, [với] một số ít người chưa đi thì do công an dọn dẹp hiện trường, cưỡng chế họ lên xe, gửi về trường. Đây chính là tình hình phong trào sinh viên và phương châm của thường ủy lúc đó, trước lúc tôi sang thăm Triều Tiên.
_______________________
Ghi chú:
(1) Căn cứ nội dung mà phân tích, bộ băng ghi âm này được ghi âm vào khoảng năm 2000. ‘7 năm trước’ là chỉ năm 1993.
(2) Hội nghị toàn thể lần thứ 4 ban chấp hành TƯ khóa 13 của Trung Cộng triệu tập tại Bắc Kinh từ ngày 23 đến ngày 24 tháng 6 năm 1989. Đây là Trung Cộng sau sự kiện trấn áp ‘Lục Tứ’, để củng cố chính quyền, đã đem việc ‘hợp pháp hóa’ trấn áp làm mục đích mà cử hành một hội nghị toàn thể ban chấp hành TƯ. Trên hội nghị Lí Bằng đã viết ‘Báo cáo về những sai lầm mà đồng chí Triệu Tử Dương phạm phải trong động loạn chống Đảng chống CNXH’. Hội nghị toàn thể đã triệt tiêu các chức vụ Tổng thư kí, thường ủy Bộ Chính trị, ủy viên, ủy viên TƯ và Phó chủ tịch thứ 1 quân ủy của Triệu Tử Dương, quyết định ‘tiếp tục thẩm tra’ đối với vấn đề Triệu Tử Dương; đã bãi miễn các chức vụ thường ủy Bộ Chính Trị, ủy viên Bộ Chính trị, thư kí ban thư kí TƯ của Hồ Khải Lập; đã bãi miễn chức vụ thư kí ban thư kí TƯ của Nhuế Hạnh Văn, [và] Diêm Minh Phục.
(3) Xem phụ lục 4 ‘Phát ngôn tự biện giải về sự kiện Lục Tứ’.
(4) Hồ Diệu Bang (1915 – 1989): người thành phố Lưu Dương tỉnh Hồ Nam. Từ 1980 đến 1987 nhậm chức Tổng thư kí TƯTC. Cuối những năm 70 thế kỉ trước, Hồ DB đã phát động ‘Đại thảo luận về tiêu chuẩn chân lí’, chủ trì ‘Sửa lại cho đúng những vụ án oan sai nhầm lẫn’, đã mở ra hoàn cảnh chính trị và xã hội của việc cải cách mở cửa. Trong mắt Đặng TB và các nguyên lão khác trong Đảng, Hồ DB về mặt chính trị quá khoan dung đối với những người và sự việc có khuynh hướng tự do chủ nghĩa. Sau khi mất đi sự ủng hộ của các nguyên lão, trên thực tế Hồ đã ko thể làm việc được nữa; tháng 1 năm 1987 [Hồ DB] bị ép phải từ bỏ chức Tổng thư kí. Ngày 15 tháng 4 năm 1989 Hồ DB từ trần, đã dẫn đến phong trào Sv biểu tình mà hầu như toàn thể Sv đại học ở Bắc Kinh tham gia, hơn nữa được sv đại học trên toàn quốc và thị dân Bắc Kinh ủng hộ rộng rãi, kéo dài trọn vẹn 50 ngày, cuối cùng Đặng TB điều vài chục vạn quân trấn áp đẫm máu.
(5) Tân Hoa Môn là cổng chính của khu Trung Nam Hải của trung ương Trung Cộng, nằm trên đại lộ Trường An phía Tây của Bắc Kinh. Tên ban đầu là Bảo Nguyệt Lâu, được xây dựng trong đời Càn Long nhà Thanh.
(6) Ngày 22 tháng 4 năm 1989, lễ truy điệu Hồ DB do Trung Cộng chính thức tổ chức tại Đại hội đường nhân dân ở Bắc Kinh cử hành. Lễ truy điệu do chủ tịch nước Dương Thượng Côn chủ trì, Tổng thư kí TƯTC Triệu Tử Dương đọc điếu văn.
(7) Xem đoạn văn sau. Triệu TD: ‘Lúc đó tại hội đồng thường ủy Bộ Chính trị TƯ tôi nói, TƯ lo việc tang lễ, Sv tưởng niệm, chúng tôi ko thể ko cho phép. Ko thể nói chúng tôi lo việc tang lễ, ko cho Sv tưởng niệm, việc này ko có đạo lí.’
(8) Tháng 9 năm 1988, hội nghị toàn thể của [ban chấp hành TƯ] Trung Cộng khóa 13 đưa ra quyết định ‘kiểm soát hoàn cảnh kinh tế, chỉnh đốn trật tự kinh tế, sâu sắc hóa 1 cách toàn diện việc cải cách’.
(9) Lí Bằng (1928 - ): Con trai của Lí Thạc Động. Người Thành Đô Tứ Xuyên. Hồi trẻ du học Liên Sô, nhân viên công trình điện lực, sau CMVH nhậm chức phó bộ trưởng Bộ Thủy điện. Năm 1983 làm Phó thủ tướng Quốc vụ viện; năm 1985 nhậm chức ủy viên Bộ Chính trị TƯ, thư kí ban thư kí; năm 1987 nhậm chức thường ủy Bộ chính trị, năm 1988 đến 1998 làm Thủ tướng. Về mặt chính trị Lí nghe theo các nguyên lão bảo thủ trong Đảng; về kinh tế nghe theo Diêu Y Lâm. Trong thời gian của sự kiện ‘Lục Tứ’ năm 1989, Lí Bằng đã chủ trương cố gắng và thúc đẩy trấn áp bằng vũ lực.
(10) ‘Thường ủy’ chỉ thường ủy Bộ Chính trị TƯ khóa 13 của Trung Cộng. Tất cả có 5 người: Triệu Tử Dương, Lí Bằng, Kiều Thạch, Hồ Khải Lập, Diêu Y Lâm.
(11) Hạ tuần tháng 4 năm 1989, Triệu TD chiếu theo nhật trình đã được song phương đồng ý từ trước, dẫn đầu đoàn đại biểu đến thăm Triều Tiên. Đoàn đại biểu rời Bắc Kinh chiều ngày 23 tháng 4, sáng ngày 30 tháng 4 về đến Bắc Kinh.
(12) Đặng Tiểu Bình (1904 – 1997): Người Quảng An Tứ Xuyên. Từ năm 1977 – 1987 làm thường ủy Bộ Chính trị TƯ; từ năm 1981 đến 1990 đảm nhiệm chức Chủ tịch hội đồng ủy viên quân sự TƯTC; là nguyên lão Trung Cộng có quyền lực tối cao tại Trung Quốc lúc đó (được gọi là ‘Hạt nhân đời thứ 2 của Đảng’). Đặng TB ở phương diện kinh tế, là người ủng hộ mạnh mẽ của việc cải cách, vì lực lượng cải cách trong Đảng của những người như Triệu TD đã cung cấp những sự ủng hộ ko thể thiếu được; ở phương diện chính trị ông ấy giữ vững đường biên một đảng chuyên chế, là người phát động ‘chống tự do hóa’ nhiều lần trong thời kì cải cách; từ trấn áp phong trào bức tường dân chủ ở Tây Đan Bắc Kinh năm 1979, đến trấn áp ‘Lục Tứ’ năm 1989, đều là do ông ấy tự thân đưa ra quyết sách. Khuynh hướng cá nhân của Đặng TB đối với chính trị, kinh tế và xã hội Trung Quốc sau khi Mao TĐ chết có ảnh hưởng sâu sắc.
(13) Kiều Thạch (1924 - ): Người Định Hải Chiết Giang. Năm 1985 nhận chức ủy viên Bộ Chính trị TƯTC, thư kí ban thư kí, thư kí ủy ban chính trị và pháp luật. Năm 1986, kiêm nhiệm chức phó Thủ tướng. Năm 1987 nhậm chức thường ủy Bộ Chính trị TƯTC, thư kí ủy ban kỉ luật TƯ. [Trong] sự kiện ‘Lục Tứ’ năm 1989 thái độ trung lập.
(14) Xã luận 26.4: Xã luận ngày 26.4.1989 của Nhân Dân Nhật Báo, tiêu đề là ‘Phải có lập trường quan điểm rõ ràng phản đối động loạn’.
|
|
|
Post by Can Tho on May 1, 2013 8:30:59 GMT 9
Phần I - Sự kiện Lục Tứ (tháng 6 ngày 4) năm 1989 (phần 2)
2. Xã luận ngày 26 tháng 4 (14) đã làm mâu thuẫn trở nên gay gắt
Tuy nhiên, sau đó phong trào sv vì sao có thể làm ra 1 tình trạng rất hỗn loạn như vậy? Mấu chốt là xã luận ngày 26 tháng 4. Sv có cảm xúc bất mãn, luôn có thể biểu hiện ra ngoài, cho dù nếu lúc đó ko có sự hỗn loạn xảy ra, [họ] sau đó [sẽ] vẫn muốn biểu đạt. [Họ] luôn luôn có ý kiến mà! Nhưng phong trào SV làm loạn lớn như vậy, chính tại thời điểm đó làm ra một sự hỗn loạn lớn như vậy, chính là [do] xã luận ngày 26 tháng 4. Các tình huống trước và sau xã luận ko giống nhau. Nếu như lúc đó tùy theo tình thế mà dẫn dắt, làm tốt công tác, sự tình cơ bản sẽ ko thể hỗn loạn lớn như thế. Xã luận ngày 26 tháng 4 là một bước ngoặt.
Ngày 19 tháng 4, tôi nhân tiện việc điều tra sự tình buổi sáng đi qua chỗ Đặng, cũng bàn với Đặng những ý kiến [cùa mình] về tình huống của phong trào sv và cách xử lí như thế nào, Đặng lúc đó đều thể hiện sự ủng hộ. Nhưng sự tình rất kì quái, khi tôi rời Bắc Kinh buổi tối cùng ngày, Lí Tích Minh (15), Trần Hi Đồng (16) của ủy ban thành phố liền tìm Vạn Lí (17), yêu cầu triệu tập hội nghị thường ủy TƯ để nghe báo cáo của họ. Vạn Lí liền trình lên người quản lí bọn họ. Quan điểm của Vạn Lí đối với phong trào sv từ đầu chí cuối luôn nhất trí với tôi. Vạn Lí đã đem yêu cầu của bọn họ chuyển cho Lí Bằng. Thời gian tôi đi công tác nước ngoài Lí Bằng tạm thời chủ trì công tác của thường ủy. Lí Bằng thật sự là nhanh vãi lều à, tối ngày thứ hai (chú ý của người dịch: ko phải Thứ Hai) liền triệu tập hội nghị thường ủy. Dưới sự chủ trì của Lí Bằng, Lí Tích Minh, và Trần Hi Đồng cực lực nói rằng tình huống của phong trào sv là nghiêm trọng phi thường, họ ko quan tâm đến việc tình hình phong trào sv lúc đó đang tiến đến hòa hoãn. Kì thực trong các sv lúc đó đã xuất hiện phân hóa, một bộ phận chủ trương lên lớp lại và hơn nữa đã lên lớp lại, một số ít người phản đối lên lớp lại, có một số trường vì lí do này mà phát sinh tranh cãi, [khi] một vài sinh viên về đến lớp học bài, những phần tử cấp tiến hơn đó đã giữ lại ở cửa không cho tiến vào. Loại tinh huống này nguyên nhân là vì sự tức giận của những sv này vẫn chưa được hoàn toàn trút đủ, mới náo loạn một tí mà đã kết thúc thế này sao? Lúc đó nếu tiếp tục làm một vài công tác, [như] hướng dẫn, đối thoại, cho phép sv đề xuất 1 vài yêu cầu hợp lí, [thì] đây chính là một cơ hội rất tốt. Tuy nhiên họ trong lúc báo cáo lại nói ‘1 đợt hành động qui mô lớn có qui mô toàn quốc bao gồm cả học sinh trung học, và công nhân đang trong quá trình tổ chức phát động’, cũng nói sv Bắc Kinh liên tiếp phái người đến các vùng trên cả nước để móc nối liên kết, lên phố để quyên góp thu thập kinh phí, muốn làm một hành động qui mô to lớn hơn. Bọn họ đem những lời quá khích của những sv cá biệt, đặc biệt là những lời quá khích đối với cá nhân Đặng TB tuyên truyền thêm nữa, đem phong trào sv để nói rằng [dân] thành thị phản đối đảng CS, chĩa mũi nhọn vào Đặng TB. Từ sau cải cách mở cửa, hs sv, đặc biệt là sv đại học đối với những thứ của phương Tây nghe thấy rất nhiều, nhìn thấy rất nhiều. Nói vài câu về một người lãnh đạo, họ cơ bản ko coi đó là 1 vấn đề [to tát], [lúc này] ko giống như thời kì không khí căng thẳng hơn tại trước hoặc trong đại CMVH. Lúc đó điều tiếng về tôi cũng rất nhiều, nào là mấy đứa con tôi làm ‘quan đảo’ (18) (chỉ sự việc lợi dụng quyền lực của mình hoặc người thân để mưu lợi cá nhân, ko tìm được từ tiếng Việt tương đương) này, nào là đã vận chuyển bao nhiêu toa xe phân bón hóa học về quê tôi này. Lúc đó trong bao nhiêu vạn người mà ko có một ai nói vài lời cực đoan, quá khích thì là ko thể. Có 10 người nói những lời kiểu này, [mà] anh lúc nào cũng tập trung được thì đã là cực kì ghê gớm rồi. Lí Tích Minh, Trần Hi Đồng bọn họ làm thế này, là họ thực tế làm theo phương thức tư duy của đấu tranh giai cấp, hay vì í đồ riêng, tôi cũng ko được rõ. Ngày 24 trong hội nghị thường ủy đã đem phong trào sv định tính chất là ‘đấu tranh chính trị chống Đảng chống XHCN (19) có tổ chức, có kế hoạch, có mưu tính trước’, và hình thành bản tóm tắt hội nghị. Lí Bằng, Lí Tích Minh, Trần Hi Đồng là những người đề xướng.
Ngày 25 tháng 4 Lí Bằng, Dương Thượng Côn (20) đã đem tình hình của hội nghị thường ủy làm báo cáo cho Đặng. Cá nhân Đặng đối với phong trào sv lúc nào cũng chủ trương áp dụng phương châm cứng rắn, cho rằng phong trào sv làm ảnh hưởng đến sự ổn định. Sau khi nghe báo cáo, Đặng ngay lập tức đồng í xác định tính chất phong trào sv là ‘động loạn phản Đảng phản XHCN’, hơn nữa còn đề xuất giải quyết theo kiểu ‘khoái đao trảm loạn ma’ (em để nguyên vì ko tìm được thành ngữ Việt tương đương, í nói giải quyết dứt khoát nhanh chóng như dùng khoái đao để chặt đám dây gai rối rắm). Ngày 19 tháng 4 khi tôi đến chỗ Đặng, những quan điểm của tôi ông ấy đã hoàn toàn đồng í. Ngày 25 khi Lí Bằng, Dương Thượng Côn giải thích, Đặng lại đồng í với quan điểm của họ, là bởi vì quan điểm này nhất trí với chủ trương xuyên suốt của ông ấy. Ngày 25 tháng 4 Đặng cùng những người như Lí Bằng đối thoại, ban đầu là nói chuyện nội bộ. Nhưng đêm hôm đó, Lí Bằng liền quyết định đem bài nói chuyện của Đặng truyền đạt rộng rãi cho cán bộ các cấp, ngày 26 tháng 4 lại đem bài nói chuyện đó biên tập thành bài xã luận trên Nhân Dân Nhật Báo, công khai xác định tính chất phong trào sv là ‘một đợt động loạn có kế hoạch, có dự mưu, mục đích của nó là phản Đảng phản XHCN’. Trước khi tôi sang Triều Tiên, Lí Bằng, [và] lãnh đạo Bắc Kinh (BK) đều ko nói cho tôi biết những quan điểm này của họ. Tôi vừa rời BK, họ liền rất nhanh chóng tổ chức hội nghị thường ủy, hơn nữa còn có được ngay sự ủng hộ của Đặng. Việc này đã làm thay đổi nguyên tắc áp dụng phân tích và chuẩn bị ban đầu của thường ủy bộ chính trị.
Đặng đối với việc Lí Bằng truyền đạt rộng rãi bài nói chuyện của ông ấy thì ko = lòng, các con của Đặng cũng ko = lòng với việc đem Đặng lên trước sân khấu [này]. Ngày thanh niên mồng 4 tháng 5 (21) tôi có 1 bài nói chuyện. Mao Mao (22) gọi điện thoại cho người phác thảo (23) là Bảo Đồng (24), hi vọng thêm được vào bài nói chuyện 1 nội dung là Đặng quí trọng thanh niên. Ngày 17 tháng 5 trong cuộc họp quyết định giới nghiêm lần đó ở nhà Đặng, Đặng nói với Lí Bằng: Lần này đừng có làm giống như kiểu lần trước đấy, không được đem việc tôi quyết định giới nghiêm làm lộ ra. Lí Bằng liên tiếp nói: Sẽ ko thế! Sẽ ko thể!
Có kẻ lợi dụng những lời quá khích của sv để làm mâu thuẫn thêm sâu sắc, đem Đảng và chính phủ đẩy đến chỗ đối lập gay gắt với sv. Trải qua cải cách mở cửa, việc sv phê bình lãnh đạo cơ bản ko thể xem là việc gì nghiêm trọng, [chỉ là] phát tiết một chút ko hơn, [nó] ko hề có nghĩa là những người này muốn xô đổ chế độ của chúng ta. Nhưng đem những lời sv phê bình Đặng tập trung nói lên cho Đặng nghe, đối với ông già này là một sự kích động cực lớn. Những người này còn đem những lời quá khích chiếm thiểu số, lẻ tẻ, phân tán trong sv mà nói thành chủ lưu của phong trào sv, nói mũi nhọn của việc đấu tranh là hướng đến Đặng. Do phương thức tư duy ‘dùng đấu tranh giai cấp làm cương lĩnh’ (25) đã được hình thành nhiều năm của Đặng, nên nghe báo cáo của Lí Bằng 1 lần [ông ấy] liền phát biểu bài nói chuyện như vậy. Tôi nghĩ việc này là nguyên nhân chủ yếu.
Khi tôi ở Triều Tiên, ngày 24 tháng 4 bản tóm tắt của hội nghị thường ủy và bài nói chuyện của Đặng truyền đến tôi thông qua sứ quán. Tôi phone về nói: Tôi hoàn toàn đồng í với quyết sách mà đ/c Tiểu Bình đưa ra để đối phó với sự động loạn trước mắt. Những văn kiện này phát cho tôi, tôi phải thể hiện thái độ ngay, cũng ko thể thể hiện í kiến bất đồng, bời vì tôi đang ở nước ngoài ko thể giải quyết tình huống trong nước. Nhưng tôi ko thể hiện thái độ đối với bản tóm tắt hội nghị thường ủy. Đọc bài nói chuyện của Đặng, phản ứng ngay lập tức trong đầu tôi lúc đó cũng chỉ là [nghĩ] 1 đợt vận động phản đối tự do hóa sắp diễn ra. Nhưng tôi đã ko tin rằng phong trào sv sẽ ko thể trở nên bình ổn, bởi tôi ko hề cho rằng đây là 1 vấn đề rất lớn. Cái tôi lo lắng là những cải cách từ Đại hội lần thứ 13 đặc biệt là đà cải cách chính trị sẽ chịu tổn hại, bởi vì Đặng cho rằng, nguyên nhân của phong trào sv là sự bất lực trường kì trong chống tự do hóa.
Lúc trước [tôi] đã nói qua, sau khi lễ truy điệu kết thúc, phong trào sv tiến đến hòa hoãn, hơn nữa trong nội bộ sv cũng có những í kiến bất đồng, một bộ phận chủ trương phục khóa (từ ‘lên lớp lại’ dài quá, từ giờ em dùng từ phục khóa), đây chính là cơ hội rất tốt. Chỉ cần chúng ta tiến 1 bước làm tốt công tác, phong trào sv sẽ có thể bình ổn. Nhưng ngay khi xã luận 26 tháng 4 được đưa ra, tình huống lập tức đã phát sinh biến hóa, đã hết sức làm nghiêm trọng hóa mâu thuẫn. Sv bị lời lẽ của xã luận và sự chụp mũ về chính trị kích nộ. Những cái gì mà ‘phản Đảng phản XHCN’, ‘có kế hoạch có mục đích’, sv đã nhiều năm ko nghe thấy những lời lẽ dạng này, những cảm xúc ngay lập tức dâng lên đầy kích động, những người ban đầu có quan điểm ôn hòa cũng bị đẩy sang bên cấp tiến. Sau khi từ Triều Tiên về, tôi đã tìm mấy sv đại học để nói chuyện, họ đều nói về tình huống này. Xã luận 26 tháng 4 vừa in ra, các phương diện bao gồm cả các cơ quan trụ sở đều bất mãn phi thường, ‘Tại sao lại làm 1 việc như thế này?’ Vì lẽ đó ngày 27 tháng 4 lượng người diễu hành trên đường phố tăng lên đến 10 vạn. Do lời lẽ của xã luận 26 tháng 4 tương đối nặng nề, sv nghĩ rằng hành động này có thể sẽ chịu trấn áp, vì vậy có những sv trước khi tuần hành đã viết và gửi lại di ngôn, hay thư li biệt cho gia đình hoặc bạn bè thân thích. Xã luận 26 tháng 4 ko chỉ đã kích nộ sv, cơ quan, đoàn thể, các đảng phái dân chủ (26) nó cũng phổ biến mâu thuẫn. Họ ko hiểu, ko đồng í, thậm chí bất mãn. Họ nghĩ rằng sv quan tâm đến đại sự của đất nước, quan tâm đến vận mệnh của cải cách, nêu ra những vấn đề nóng bỏng của xã hội, là hành động yêu nước đáng quí. Chính phủ ko những ko thể hiện sự quí trọng, và tiến hành hướng dẫn, mà ngược lại lại đứng đối lập với sv, chụp cho họ cái mũ ‘phản Đảng phản XHCN’, và dùng bài xã luận nồng nặc mùi thuốc súng để dọa dẫm họ. Đặc biệt những phần tử trí thức phản ứng càng mạnh mẽ. Chính phủ làm thế này, xã hội càng đồng tình ủng hộ sv. Từ những cuộn phim quay hiện trường có thể thấy, đội ngũ diễu hành lúc đó của sv đi đến đâu, quần chúng 2 bên đường phố liền vỗ tay hoan nghênh, và hô khẩu hiệu ủng hộ, thậm chí có vài người còn gia nhập đội ngũ diễu hành. Thậm chí những cảnh sát phụ trách cản trở việc diễu hành cũng là làm chiếu lệ một chút rồi cho phép đi qua. [Tại] một vài tuyến phong tỏa được bố trí từ đầu, khi đội ngũ sv đi đến nơi, cảnh sát liền nhường đường, sv diễu hành có thể nói ko hề gặp cản trở.
Lúc đó nhiều lão đồng chí đối với việc sv diễu hành khá là lo lắng. Bởi họ biết Tiểu Bình đã giảng giải bằng 1 bài nói chuyện như thế, [nên] sợ mâu thuẫn trở nên gay gắt, phát sinh sự kiện đổ máu, [họ] liên tục thể hiện mong muốn TƯ kiềm chế, ko muốn động võ. Bành Chân (27) trực tiếp gọi mấy cuộc điện thoại đến phòng làm việc của TƯ, nói vô luận như thế nào cũng đừng động võ, vô luận như thế nào cũng phải kiềm chế, hi vọng TƯ ko làm mâu thuẫn trở nên gay gắt. Lúc đó chỉ có Lí Tiên Niệm (28) sau khi nghe Đặng TB nói chuyện giảng giải, gọi điện thoại cho Tiểu Bình nói: ‘Phải hạ quyết tâm bắt cho ông ta mấy chục vạn người!’ lời nói này ko rõ có chuẩn xác hay ko. Còn có Vương Chấn, ông ấy cũng chủ trương bắt thêm vài người. Đối diện đội ngũ diễu hành hàng chục vạn người, hơn nữa được nhiều lão đồng chí khuyến cáo, dù ban đầu có quyết tâm phân tán những người diễu hành, như các lãnh đạo trong ủy ban thành phố BKinh và những người như Lí Bằng thì cũng đành bó tay. Đây đương nhiên là 1 việc rất tốt. Sv ban đầu nghĩ rằng việc diễu hành có thể bị trấn áp, kết quả ko có sự tình gì phát sinh. Cứ như thế này, sau khi sv tham gia diễu hành về đến trường, liền chúc mừng thắng lợi, vui mừng phấn khởi, càng ngoan cường bạo dạn.
Do đã truyền đạt bài nói chuyện của đồng chí Tiểu Bình, đã phát hành bài xã luận, hội sv, các tổ chức Đảng Đoàn, hiệu trưởng, thầy giáo, ban đầu đều ra sức ngăn cản sv, kêu gọi họ vô luận thế nào cũng ko được lên phố. Sau khi sv trở về, làm nhiều cán bộ Đảng Đoàn chịu sự chế giễu, họ cảm thấy uất ức, có những sự oán trách, cho rằng đã bị bán rẻ, và đã từ chối làm việc. Cả những người như Trần Hi Đồng cũng có cảm giác này. Ngày 1 tháng 5 thường ủy nghe báo cáo của thành phố Bkinh, Trần Hi Đồng lòng đầy oán khí, nói các cán bộ cơ bản ở các trường cảm thấy đã bị bán rẻ. Tôi phê bình ông ấy: Ai bán rẻ ai?
Kết quả của cuộc đại diễu hành ngày 27 tháng 4 giải thích như thế một vài việc: ban đầu cho rằng khi xã luận ngày 26 tháng 4 in ra, khi luận điệu ‘phản Đảng phản XHCN’ được định, sv sẽ ko dám hành động, kết quả ko những ko đè nén được [sự tình] xuống, ngược lại sự lộn xộn lại càng lớn hơn. Việc này cho thấy việc dùng lời giải cũ là tổng quát hóa ko giới hạn (vô hạn thượng cương), trong quá khứ rất hiệu nghiệm [nhưng] giờ đã ko còn hiệu nghiệm, đây là thứ 1; thứ 2, vì đã truyền đạt rộng rãi bài nói chuyện 25 tháng 4 của Đặng TB, sv đều biết xã luận 26.4 là Đặng hoàn toàn ủng hộ, nhưng [họ] vẫn liều lĩnh lên phố, việc này lại nói lên dựa vào lãnh đạo có quyền lực tối cao để nói cũng đã ko còn linh nghiệm; thứ 3, biện pháp quản lí việc biểu tình diễu hành mới ban bố của tp BKinh, đã đề xuất những sự quản lí và hạn chế nghiêm khắc, cũng đã ko linh nghiệm, ngang với hết hiệu lực, cảnh sát ngăn cản cũng đã ko hiệu nghiệm. Lúc đó sau khi tôi về đến BK và đã hiểu những tình hình này liền có cảm giác, nếu như ko làm dịu tất sẽ động võ. [Tình thế] hiện tại và trước 27 tháng 4 ko giống nhau, sv trải qua đại diễu hành 27 tháng 4 chuyện gì cũng ko còn sợ nữa. Họ cho rằng chính phủ ko có biện pháp, chính phủ thủ đoạn gì cũng đã đem ra, chỉ còn 1 chiêu xuất động quân đội, nhưng sv lúc đó cho rằng chính phủ ko thể huy động quân đội. Do vậy sự việc sau đó đã khó giải quyết hơn. Tóm lại, xã luận 26.4 đối với toàn thể sự tình BKinh đã gây ra tác dụng rất xấu, đã làm gia tăng độ khó khăn của việc giải quyết vấn đề sau đó.
Ở trên đã nói, nếu như ko dùng biện pháp đối thoại dẫn dắt, muốn dùng thủ đoạn cường chế để ngăn chặn phong trào sv, trừ phi dùng đến quân đội, còn ko có biện pháp khác. Tôi từ Triều Tiên về qua tp Thẩm Dương, đã nghe báo cáo của Thẩm Dương, họ cũng là đại hội để truyền đạt bài nói chuyện của Đặng, tỉnh ủy đều hoài nghi: giờ vẫn còn dùng loại biện pháp này để hành động sao? Họ nói, sau khi truyền đạt lời nói của Đặng có rất nhiều người chửi Đặng. Do đó sau khi tôi từ Triều Tiên về liền cảm thấy thế cuộc rất nguy hiểm. Sau xã luận 26.4, tất cả các biện pháp khác đều ko còn linh nghiệm, đang tồn tại khả năng phát sinh 1 sự đổ máu qui mô lớn.
_______________________
Ghi chú:
(15) Lí Tích Minh (1926 - ): Người Thúc Lộc Hà Bắc. Có thời kì giữ chức ủy viên bộ chính trị Trung Cộng, thư kí ủy ban thành phố BK. Trong sự kiện Lục Tứ năm 1989 dùng thân phận lãnh đạo BK, đối với việc thúc đẩy dùng vũ lực trấn áp đã gây nên tác dụng đổ thêm dầu vào lửa. Năm 1993 nhậm chức phó ủy viên trưởng của đại hội đồng thường ủy nhân dân toàn quốc.
(16) Trần Hi Đồng (1930 - ): Người An Nhạc Tứ Xuyên. Có thời giữ chức ủy viên Quốc vụ viện (tức Hội đồng quốc gia), thị trưởng thành phố BK. Trong sự kiện Lục Tứ 1989 dùng thân phận lãnh đạo BK, đối với việc thúc đẩy dùng vũ lực trấn áp đã gây nên tác dụng đổ thêm dầu vào lửa. Sau trấn áp Lục Tứ, đã thay mặt Quốc vụ viện phát biểu ‘Báo cáo về tình hình của việc ngăn chặn động loạn và chế ngự bạo loạn phản cách mạng’. 1992 – 1995 giữ chức thư kí ủy ban thành phố BK. 1998 vì tội tham ô bị phạt tù 16 năm.
(17) Vạn Lí (1916 - ): Người Đông Bình Sơn Đông. Năm 1977 nhậm chức đệ nhất thư kí tỉnh ủy An Huy, thi hành chính sách khoán đến các hộ gia đình đạt được thành công rất lớn. Là nhà lãnh đạo và người ủng hộ quan trọng của việc cải cách mở cửa. 1980 – 1988 giữ chức ủy viên BCT TƯ, thư kí ban thư kí, phó thủ tướng Quốc vụ viện kiêm chủ nhiệm ủy ban nông nghiệp quốc gia. 1988 nhậm chức ủy viên trưởng đại hội đồng thường ủy nhân dân toàn quốc khóa 7.
(18) ‘Quan đảo’ là cách dùng từ lưu hành ở TQ trong thập niên 1980, chỉ quan chức (hoặc thân hữu của quan chức) lợi dụng quyền lực, dựa trên những điều kiện đặc thù của hệ thống 2 loại giá cả (giá nhà nước và giá thị trường cùng tồn tại, giá nhà nước thấp, giá thị trường cao) mà mua đi bán lại để kiếm chác lợi lội. Đây là 1loại hình thương nghiệp quốc doanh câu kết tiến hành các hoạt động hủ bại nghiêm trọng thời đó. Sau trấn áp Lục Tứ, hoàn toàn mất đi sự giám sát của dân chúng, hủ bại trở nên trầm trọng, đầu cơ tích trữ ở qui mô nhỏ, dần dần bị những hành vi hủ bại qui mô lớn như ngang nhiên chiếm đoạt tài sản nhà nước, xâm chiếm đất đai, lũng đoạn những ngành công nghiệp có tính chất quan trọng thay thế, từ ‘quan đảo’ cũng theo đó mà dần dần biến mất.
(19) ‘Phản Đảng phản XHCN’ là có tội, là căn cứ của phong trào ‘Đấu tranh chống phái hữu’ năn 1957 của Trung Cộng. Từ đó luôn luôn vì Trung Cộng mà được thi hành, đã trở thành ‘thiên kinh địa nghĩa’ hiếm lời dị nghị trong xã hội TQ đương đại.
(20) Dương Thượng Côn (1907 – 1998): Người Đồng Nam Trùng Khánh. 1982 – 1987 nhậm chức ủy viên BCT TƯ, phó chủ tịch kiêm trưởng bí thư thường vụ ủy ban quân sự TƯ. 1988 nhậm chức chủ tịch nước CHND Trung Hoa. Lúc đó là một nguyên lão có lực ảnh hưởng cực cao trong nội bộ Đảng của Trung Cộng. Trong phong trào sv 1989, Dương TC ban đầu ủng hộ phương châm của Triệu TD, nhưng cuối cùng chuyển sang chọn ủng hộ quyết sách dùng vũ lực trấn áp của Đặng TB.
(21) Ngày 4 tháng 5 năm 1919, thanh niên sv làm chủ bao gồm thị dân, giới công thương,... đã tham dự những hoạt đông biểu tình như cuộc diễu hành mà bắt đầu ở BK sau đó lan ra khắp toàn quốc, nêu yêu sách, bãi khóa, bãi công. Sự kiện khởi nguồn là trong khi cử hành hội nghị hòa bình Paris sau thế chiến I, các nước phương Tây đã đem quyền lợi của Đức ở Sơn Đông chuyển nhượng cho Nhật Bản. Lúc đó chính phủ Bắc Dương ở trước mặt các nước phương Tây trong hội nghị hòa bình Paris đã thể hiện sự nhu nhược, kích phát sự phẫn nộ của dân chúng. Phong trào Ngũ Tứ ảnh hưởng sâu xa, là chỗ ngoặt khi những trí thức tinh anh phái cấp tiến của TQ xa lánh mô thức phương Tây, dần dần tiếp thu những í tưởng cách mạng của Nga, giúp Trung Cộng khi cuối cùng giành được chính quyền thiết lập nền tảng tư tưởng cùng xã hội.
(22) Mao Mao (1950 - ): Mao Mao là tên thuở bé của con gái thứ 3 của Đặng TB là Đặng Dung. Sau này nhậm chức phó hội trưởng hiệp hội TQ quốc tế hữu hảo.
(23) Người phác thảo của bài nói chuyện nhân ngày thanh niên Ngũ Tứ là viện trưởng viện khoa học xã hội Hồ Thắng, Bảo Đồng là người sửa chữa hiệu đính.
(24) Bảo Đồng (1932 -) Người Hải Ninh Chiết Giang. Từng nhậm chức ủy viên TƯ Trung Cộng, bí thư chính trị thường ủy BCT, chủ nhiệm phòng nghiên cứu cải cách thể chế chính trị TƯ. Trước 1987 trong thời gian Triệu TD đảm nhiệm chức Thủ tướng Quốc vụ viện, Bảo nhậm chức bí thư của Thủ tướng Quốc vụ viện, kiêm phó chủ nhiệm ủy ban cải cách thể ché kinh tế quốc gia. Trong sự kiện Lục Tứ 1989, Bảo Đồng phản đối Đặng TB dùng quân đội trấn áp sv, bị giam giữ phi pháp trong nhà giam Tần Thành. 1992 bị xử tù có thời hạn 7 năm.
(25) ‘Lấy đấu tranh giai cấp làm cương lĩnh’ là hạt nhân của tư tưởng Mao TĐ, cũng là ‘chỉ đạo tư tưởng cơ bản’ của việc ông ta thi hành quyết sách. Cái gọi là đấu tranh giai cấp, là chỉ ‘đấu tranh giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản’, theo tư tưởng chỉ đạo này, tính chế độ yêu cầu toàn dân dưới sự lãnh đạo và thực hành chế độ công hữu của ĐCS, [phải] liên tục tìm kiếm và trừ tiệt ‘giai cấp tư sản’. ‘Lấy đấu tranh giai cấp làm cương lĩnh’ là nguồn gốc về mặt chính sách của nội loạn cũng như tai họa ở TQ trong thời Mao TĐ.
(26) TQ ngoại trừ ĐCSTQ, còn có 8 ‘đảng phái dân chủ’, tức ủy ban CM Quốc dân đảng TQ (dân cách), TQ dân chủ đồng minh (dân minh), hội dân chủ kiến quốc TQ (dân kiến), hội xúc tiến dân chủ TQ (dân tiến), TQ công nông dân chủ đảng (nông công đảng), TQ trí công đảng, Cửu Tam Học Xã, Đài Loan dân chủ tự trị đồng minh (Đài minh). ‘Các đảng phái dân chủ’ là những vật phụ thuộc vào quyền lực tuyệt đối của Trung Cộng.
(27) Bành Chân (1902 – 1997): Người Khúc Ốc Sơn Tây. Nguyên lão Trung Cộng. Trường kì đảm nhiệm chức ủy viên BCT, thư kí thường vụ ban thư kí. Trong CMVH hạ đài. 1979 tái nhậm chức, làm ủy viên BCT TƯ, phó ủy viên trưởng đại hội đồng thường ủy nhân dân toàn quốc. 1983 – 1988 giữ chức ủy viên trưởng đại hội đồng thường ủy nhân dân toàn quốc.
(28) Lí Tiên Niệm (1909 – 1992): Người Hoàng An Hồ Bắc. 1954 – 1980 giữ chức phó thủ tướng Quốc vụ viện; trước CMVH là trợ thủ số 1 của Trần Vân. trong CMVH khi Trần Vân đứng sang bên, liền do ông ta kế tục phụ trách công tác ở các mặt tài chính, mậu dịch và kinh tế. 1977 – 1987 nhậm chức thường ủy BCT TƯ; 1983 nhậm chức chủ tịch nước CHND TH, sau 1988 nhậm chức chủ tịch hội đồng hiệp thương chính trị toàn quốc; là 1 nguyên lão có ảnh hưởng trong nội bộ Đảng lúc đó. Ông ta về mặt chính trị và kinh tế đều phản đối tiến hành cải cách. Trong sự kiện Lục Tứ 1989, ông ta ra sức ủng hộ dùng vũ lực trấn áp sv và thị dân.
(29) Vương Chấn (1908 – 1933): Người Lưu Dương Hồ Nam. Năm 1982 nhậm chức hiệu trưởng trường Đảng TƯTC; năm 1985 làm phó chủ nhiệm ủy ban cố vấn TƯTC; 1988 – 1993 làm phó chủ tịch nước; là 1 nguyên lão có ảnh hưởng trong nội bộ Đảng TC trong thời kì Đặng TB nắm quyền. Trong sự kiện Lục Tứ năm 1989, Vương Chấn chủ trương dùng vũ lực trấn áp sv và thị dân.
|
|
|
Post by Can Tho on May 1, 2013 8:32:02 GMT 9
Phần I - Sự kiện Lục Tứ (tháng 6 ngày 4) năm 1989 (phần 3)
3. 2 phương châm xử lí phong trào sv đối lập nhau gay gắt
Lần trước đã nói đến việc sau khi tôi đi Triều Tiên thì phương châm xử lí phong trào sv bị những người như Lí Bằng ở nhà thay đổi. Sau đây sẽ chú trọng nói đến sự đấu tranh giữa 2 phương châm khác nhau trong xử lí phong trào sv sau khi tôi từ Triều Tiên về.
Việc đăng tải xã luận 26 – 4 đã gây ra sự biểu tình lớn của sv và bầu âm thanh oán trách của các cơ quan, đoàn thể, trường học, đảng phái dân chủ đối với Lí Bằng cùng các lãnh đạo thành phố BK. Hơn nữa việc Lí Bằng quyết định truyền đạt trên phạm vi rộng bài nói chuyện ngày 25/4 của Đặng ở BK và các nơi khác trong 2 ngày 25 và 26 tháng 4 cũng là khởi nguồn của ko ít bình luận và chỉ trích đối với Đặng. Đặng và người nhà của ông ấy đối với việc này rất ko vừa lòng. Người nhà Đặng nói những người như Lí Bằng thoắt cái đã ném Đặng lên tuyến đầu để tự mình được làm người tốt. Trước đây tôi cũng đã nói, suốt đến khi thảo luận việc xử lí phong trào sv trong hội nghị thường ủy BCT ngày 17/5, hội nghị lần đó cuối cùng quyết định thi hành giới nghiêm, Đặng đã phê bình thẳng mặt Lí Bằng về việc này.
Dưới những điều kiện loại này, bởi xã luận 26/4 đã gây ra cuộc biểu tình lớn ngày 27/4, đã tạo nên sự bất mãn của tất cả các phương diện trong xã hội đối với xã luận 26/4. Lí Bằng ko có lựa chọn nào khác ngoài bảo Bảo Đồng viết thêm xã luận 29/4, và còn yêu cầu Viên Mộc (30), Hà Đông Xương (31) cùng sv đối thoại. Trong đối thoại đã chấp nhận rất nhiều đòi hỏi của sv, nói rất nhiều đòi hỏi của sv phù hợp với Đảng và chính phủ, bài xã luận thì ko chĩa mũi nhọn vào đại bộ phận sv, thậm chí nói 99.9% sv đều là người tốt, khiến [tham gia] động loạn ‘phản Đảng phản XHCN’ chỉ là một số cực nhỏ, theo cách này để làm dịu tâm trạng của sv. Đồng thời họ thập phần lo sợ xã luận 26/4 bị phủ định, đặc biệt là sợ sau khi tôi về nước sẽ ko ủng hộ việc hành pháp kiểu này của họ. Lí Bằng còn nói với Diêm Minh Phục (32) rằng (Diêm Minh Phục nói cho tôi biết sau khi tôi từ Triều Tiên về), nếu như Triệu sau khi về nước ko ủng hộ xã luận 26/4, ông ta chỉ có nước hạ đài. Lí Bằng cùng Diêu Y Lâm (33) thỏa thuận bằng mọi cách yêu cầu tôi tuyên bố ủng hộ sau khi về nước. Do vậy sau đó họ nhiều lần muốn tôi trong bài nói chuyện kỉ niệm ngày thanh niên Ngũ Tứ thêm vào những câu từ tỏ rõ sự phản đối động loạn và phản đối tự do hóa giai cấp tư sản, sau khi đưa bản thảo bài phát biểu kỉ niệm ngày thanh niên 4 tháng 5 cho họ xem, Lí Bằng, Diêu Y Lâm đều yêu cầu thêm vào nội dung phản đối tự do hóa. Lúc đó bởi đã truyền bá rộng rãi bài nói chuyện của Đặng, Đặng cảm thấy hình tượng bản thân mình trong suy nghĩ của thanh niên đã bị tổn hại, Đặng thông qua Bảo Đồng nói lại cho tôi, trong bài phát biểu kỉ niệm ngày thanh niên nhất định phải thêm vào nội dung là Đặng luôn luôn quan tâm đến thanh niên, quí trọng thanh niên. Tôi trong khi phát biểu đã thêm vào một đoạn như vậy, đặc biệt nói về việc Đặng quí trọng thanh niên như thế nào, chính là trong bối cảnh như thế mà thêm vào.
Sáng 30/4 tôi từ Triều Tiên về, Lí Bằng vội vã tìm tôi ngay hôm đó, muốn tôi triệu tập hội nghị để nghe báo cáo của uỷ ban thành phố BK, mục đích là bức tôi thể hiện sự ủng hộ đối với việc hành pháp trước đó của họ. Trong cuộc gặp ngắn của thường ủy ngày 5 tháng 1, dù tôi vừa về nước đã nghe được những phản ánh dữ dội về nhiều mặt đối với xã luận 26/4, nhưng bởi mới về nước, rốt cuộc hiểu biết tình hình ko nhiều, đồng thời cũng là để tránh [làm] những chỗ cong chuyển thành dốc đứng, nên tôi đã phải thể hiện chung chung một chút ủng hộ đối với những công tác do Lí Bằng chủ trì trong thời gian tôi đi nước ngoài. Nhưng tôi chú trọng chỉ ra, điểm cốt yếu là phải tranh thủ đại đa số, nhất định phải phân biệt ra đại đa số và cực thiểu số người, ko được đem đại đa số người đặt ở phía đối lập, ko được làm đại đa số người cảm thấy chịu áp bức. Bất kể nguyên nhân là ở đâu, phải lạnh lùng mà thừa nhận một sự thật nghiêm túc, đó là quảng đại nhân dân, đặc biệt là sv, phần tử trí thức, đảng phái dân chủ đối với nhận thức của chúng tôi, tức là giọng điệu của xã luận 26/4, có 1 khoảng cách rất xa. Do đó tôi chỉ ra phải đối thoại trên diện rộng, cả với sv, lẫn với thầy cô giáo, công nhân để lắng nghe í kiến. Đối với vấn đề xác định tính chất mà sv quan tâm, tôi lúc đó nhấn mạnh phải dựa theo cách nhìn nhận của xã luận 29/4 để làm ra lời giải thích mới. Tham gia động loạn ‘phản Đảng phản XHCN’ chỉ là 1 số rất ít người, tôi hi vọng bằng cách này thực tế sẽ hạ thấp giọng điệu của xã luận 26/4. Hơn nữa tôi còn chỉ ra, phải nắm được lá cờ phục khóa, bởi vì đây cũng là đòi hỏi của phụ huynh, giáo sư, và đa số người trong xã hội. Đồng thời, chỉ cần phục khóa, cảm xúc sẽ lạnh đi ngay, tình thế sẽ ổn định ngay, thì những vấn đề khác cũng sẽ giải quyết dễ dàng.
Sau khi tôi từ Triều Tiên về, đầu tiên theo các phương diện tiến một bước tìm hiểu tình thế, trước hết đã xem những cuộn phim quay tại hiện trường của cuộc diễu ành 27/4. Ngày 2 tháng 5 tôi chấp nhận yêu cầu của những người phụ trách các đảng phái dân chủ là Phí Hiếu Thông (34), Tôn Khởi Mạnh (35), Lôi Khiết Quỳnh (36), cùng họ tọa đàm về vấn đề phong trào sv. Sáng ngày 5/5 chấp nhận đàm thoại cùng hiệu trưởng ĐH BK Đinh Thạch Tôn (37), phó hiệu trưởng ĐH SP BK Hứa Gia Lộ (38), mời họ trình bày về tình huống của phong trào sv ở 2 trường và quan điểm của họ. Chiều hôm đó, tôi cũng tự í mình tham gia hội nghị tọa đàm được Liên minh nhân dân TƯ mở ra cho các cán bộ giảng dạy trung niên bậc cao là thành viên của bộ phận Bắc Kinh để nghe í kiến của họ đối với phong trào sv. Qua tìm hiểu tình hình, tôi càng cảm thấy lần này phong trào sv đã có được sự đồng tình rộng rãi của các phương diện xã hội, [còn] xã luận 26/4 cùng phương châm đối phó với phong trào sv trước đó một đoạn của TƯ ko được người dân ủng hộ. Nếu như ko dùng phương thức thích hợp để làm dịu xã luận 26/4 ngay [thì bởi vì] sv vẫn còn sợ sệt việc xác định tính chất, sợ bị xử lí sau khi mọi việc kết thúc, mâu thuẫn sẽ ko thể dịu xuống. Tôi cũng cảm thấy, nếu như [đối với] phong trào sv lần này mà dùng phương thức đối thoại, dẫn dắt trên quĩ đạo pháp chế dân chủ để dẹp loạn, sẽ có khả năng tiến một bước thúc đẩy sự nghiệp cải cách của TQ, bao gồm cả cải cách thể chế chính trị. Ngược lại, nếu như dùng bạo lực trấn áp xuống, sau đó chắc chắn sẽ là một đợt vận động chống tự do hóa với qui mô càng lớn hơn, thế lực bảo thủ sẽ thừa cơ nổi lên, sự nghiệp cải cách sẽ đình chỉ, thụt lùi, lịch sử TQ rất có khả năng sẽ xuất hiện một thời kì phức tạp. Do vậy 2 loại phương châm này sẽ dẫn đến 2 loại kết quả hoàn toàn bất đồng.
Tuy nhiên, vấn đề mấu chốt là ở Đặng. Lúc đó tôi nghĩ chỉ cần ông ấy có thể nới lỏng một chút ngay, ví dụ như nói một câu này, ‘ngày 25/4 nghe Lí Bằng báo cáo, có vẻ như lúc đó nhìn nhận tình huống hơi nặng nề, việc biểu tình cũng đâu đã gây ra vấn đề gì ghê gớm!’ Ông ấy mà có thể có một câu nói như này, thì tôi sẽ có thể làm thế cục trở lại bình thường, cũng sẽ ko đem trách nhiệm trút lên đầu Đặng. Tôi và thường ủy BCT có thể gánh trách nhiệm. Nếu như Đặng ko đổi giọng một chút nào, thì tôi cũng ko có biện pháp làm 2 phần tử phái cứng rắn là Lí Bằng và Diêu Y Lâm thay đổi thái độ. Họ mà ko thay đổi thái độ, thì thường ủy cũng có thực hiện phương châm dẫn dắt, đối thoại. Tôi cũng hiểu rất rõ là thái độ xưa nay của Đặng trong những vấn đề như thế này khá cứng rắn, cộng thêm việc nghe và có ấn tượng với báo cáo của Lí Bằng đầu tiên, muốn ông ấy thay đổi thật sự là rất khó rất khó. Tôi lúc đó vội nghĩ đến việc trực tiếp gặp Đặng để bàn luận một lần về quan điểm của tôi, và đạt được sự chấp nhận của ông ấy. Tôi liền phone cho Vương Thụy Lâm (39) để sắp xếp 1 cuộc đàm thoại với Đặng, Vương nói Đặng gần đây sức khỏe rất ko tốt, rất lo là đến thời điểm thích hợp [Đặng] sẽ ko thể gặp Gorbachev (40), như vậy sẽ lớn chuyện. Thế nên hiện tại mọi chuyện đều ko được báo cáo cho ông ấy, để tránh phân tâm. Tôi từ hôm đó cho tới giờ, luôn tin rằng tình hình của Đặng mà ông ấy nói lúc đó là chân thực! Lúc đó sức khỏe của Đặng thực sự là rất ko tốt.
Ngày 2 tháng 5, tôi đã nói những suy nghĩ này của tôi cho Diêm Minh Phục, nhờ ông ấy thông qua Dương Thượng Côn và những người quanh Đặng, chuyển những suy nghĩ của tôi cho Đặng biết.
Ngày 3 tháng 5, tôi đến nhà Dương Thượng Côn. Dương cho tôi biết, ông ấy đã nói chuyện với Vương Thụy Lâm và con gái Đặng, họ cho rằng hiện tại việc sửa chữa xã luận 26/4 có những khó khăn, có thể làm nhạt đi, đừng đề cập đến nó nữa, từ từ thay đổi vấn đề phức tạp này. Họ còn nói, nếu giờ mà tìm Đặng nói chuyện, Đặng sẽ lại kiên quyết, sẽ còn khó khăn hơn. Các anh ở tuyến đầu, cứ từ từ xoay chuyển vấn đề phức tạp này. Thượng Côn lúc đó cũng nói, ông ấy có thể độc lập làm công tác với vài vị thường ủy khác. Ngay trong ngày hôm đó, Diêm Minh Phục đến nhà tôi cho tôi biết: Vương Thụy Lâm và con gái Đặng đều nói, đối với vấn đề phong trào sv, do TƯ phụ trách nên đồng chí cứ dựa vào tình hình mà xử lí cho tốt đẹp. Nếu như hiện tại tìm Đặng, vạn nhất Đặng ko đồng í, chuyện sẽ ngược lại và càng khó xử lí. Trong vài ngày sau đó, cũng chính là chiếu theo biện pháp làm dịu, từ từ thay đổi tình huống phức tạp này mà hành động.
Ngày 4 tháng 5 tôi trong bài nói chuyện tại Ngân hàng khai phát Á Châu (41), cũng là [dùng] giọng điệu này, vừa bất đồng với giọng điệu của xã luận 26/4, mà cũng ko có câu từ đối lập trực tiếp. Sau bài phát biểu ngày 5/4 tại Ngân hàng khai phát Á Châu, Dương Thượng Côn cũng cho tôi biết kết quả của việc đàm thoại giữa ông ấy với các thường ủy. Hồ Khải Lập (42), Kiều Thạch tán thành phương châm mới, Lí Bằng, Diêu Y Lâm phản đối. Về Vạn Lí, tôi đã trực tiếp tìm ông ấy nói chuyện, ông ấy hoàn toàn đồng í với phương châm mới. Như thế này, trong các thường ủy và thường ủy dự thính, số người tán thành í kiến của tôi đã chiếm đa số. Dương cũng cho tôi biết, ông ấy cùng Bành Chân đã bàn qua, Bành hoàn toàn ủng hộ í kiến của tôi. Lúc đó Bành nói với Dương, nếu như tương lai Đặng có trách cứ xuống, thì ko thể trách 1 mình Tử Dương, vẫn còn có tôi và anh, tôi tính là 1 người, anh cũng tính là 1 người. Í là nói đứng cùng phe với tôi.
Trước khi tôi về nước, Bắc Kinh từng đề xuất vấn đề thực hành giới nghiêm trong cuộc họp hội í ngắn của thường ủy, lúc đó đã chịu sự phê bình nghiêm khắc của Dương Thượng Côn, [ông ấy] nói thủ đô giới nghiêm, thì làm sao mà giải thích với toàn thế giới? Tôi cảm thấy trước khi có quyết định thi hành giới nghiêm của Đặng, thái độ của Dương đối với phong trào sv là tương đối ôn hoà.
Ngày 4 tháng 5 lúc tôi gặp các đại biểu của Ngân hàng khai phát Á châu đã có một bài phát biểu nhân vấn đề phong trào sv. Bản thảo của bài phát biểu này là do Bảo Đồng viết nên dựa theo í tứ của tôi. Trong bài phát biểu này tôi đã chỉ ra, vấn đề phong trào sv phải giải quyết trong bầu ko khí lạnh lùng, lí trí, kiềm chế, và trật tự, trên quĩ đạo dân chủ và pháp chế. [Tôi cũng đã] chỉ ra lần này sv đối với Đảng và chính phủ vừa hài lòng vừa ko hài lòng, [nhưng] họ tuyệt đối ko phải là phản đối chế độ nền tảng của chúng tôi, mà chỉ là đòi hỏi chúng tôi từ bỏ những sai lầm trong công tác. Tôi còn nói, phong trào sv lớn như thế này, khó tránh được có người âm mưu lợi dụng, nhưng TQ sẽ ko thể xuất hiện động loạn qui mô lớn.
Bản thảo này sau bài phát biểu, đã nhận được sự tán dương rộng rãi ở trong và ngoài nước. Trong vài ngày sau 5/5, các đại học ở BK lần lượt phục khóa. Lúc đó xã trưởng Tân Hoa Xã bộ phận Hong Kong là Hứa Gia Truân (43) đang ở BK viết 1 mẩu tin nhắn cho tôi, nói ông ấy ngày 4 tháng 5 đã gặp Dương Thượng Côn, Dương đối với bài phát biểu của tôi rất là tán đồng. Trong sự tán đồng rộng rãi lúc đó, Lí Bằng chiều ngày 4 đến nhà tôi, cũng ko thể ko nói rằng bài phát biểu của tôi rất tốt, lúc ông ta gặp các đại biểu hội nghị của Ngân hàng khai phát Á châu ko lâu sau đó, cũng phải hành động phù với tình hình hợp ngay. Nhưng sau đó khi tôi nói đến việc xã luận 26/4 có vấn đề, ông ta thể hiện sự phản đối.
Chính là trong khoảng thời gian kể từ khi tôi từ Triều Tiên về đến đầu tháng 5 này, tôi đã thông qua tìm hiểu tình hình, cảm thấy xã luận 26/4 ko được lòng người, nếu ko sửa đổi cho phù hợp ngay lập tức thì phong trào sv sẽ rất khó trở nên hòa hoãn, đồng thời trong hoàn cảnh ko có cách nào gặp Đặng, tôi và các đồng chí nhắc đến ở trên đã cùng bàn bạc sẽ áp dụng biện pháp từ từ xoay chuyển tình thế, trên thực tế đang từ từ thay đổi.
Lúc đó 1 loại phương châm thế này, hành pháp kiểu này dù đang hòa hoãn tình hình ở nhiều phương diện, đại bộ phận sv [cũng] đã phục khóa, nhưng họ muốn thấy kết quả, [muốn thấy] ‘Phát biểu 4 tháng 5’ được thực hiện như thế nào. Lúc đó tôi nghĩ lợi dụng thời gian hòa hoãn tích cực thực hiện đối thoại, đối thoại trên nhiều mặt, tạo ra vài sự giải thích đối với những vấn đề sv quan tâm, tiếp thu những í kiến hợp lí trong sv, đối thoại, dẫn dắt, thực hiện những hành động cụ thể.
Tuy nhiên, một mặt khi tôi cùng vài vị thường ủy và vài đồng chí dự thính trong ủy ban thường ủy (44) thực hiện phương châm tích cực xoay chuyển tình hình, thì [mặt khác] những người như Lí Bằng lại cực lực cản trở, trì hoãn, thậm chí phá hỏng. Thế nên các phương châm đối thoại và dẫn dắt trong bài ‘Phát biểu ngày 4 tháng 5’ đều ko có cách nào thực hiện. Sv lúc đó dù đã phục khóa, nhưng đối với phương châm của ‘Phát biểu ngày 4 tháng 5’ vẫn bán tín bán nghi, muốn thấy được hành động của chúng tôi.
Tôi lúc đó một mặt chủ trương đối thoại rộng rãi, một mặt đối với những vấn đề nóng bỏng được xã hội quan tâm mà sv nêu ra, như vấn đề liêm chính, vấn đề mức độ rõ ràng, vấn đề dân chủ và pháp chế cũng như giám sát dư luận, yêu cầu tích cực thực hiện. Kiến nghị Đại hội đồng Đại biểu nhân dân toàn quốc (ĐBNDTQ) kiến lập 1 ủy ban trong sạch có quyền lực, độc lập đảm nhiệm việc báo cáo và điều tra những hành vi phạm pháp của vợ con các quan chức cấp cao, tăng cường kiểm soát dư luận, tăng cường độ mức độ rõ ràng, đẩy nhanh việc hình thành luật xuất bản và luật biểu tình. Dùng những cách làm thông dụng với đại đa số các nước trên thế giới, thông qua việc ban hành những luật cụ thể để bảo đảm quyền lợi dân chủ của nhân dân. Tôi cũng đề xuất, đặc biệt triệu tập một lần đại hội thường ủy của đại hội đồng ĐBNDTQ, để nghe tình hình kiểm toán đối với mấy công ti lớn và mấy công ti lớn mà xã hội cho là ‘quan đảo’ (đã giải thích từ này ở một post trước) nghiêm trọng, do đại hội đồng ĐBNDTQ tiến 1 bước thẩm tra, hoặc do đại hội đồng ĐBNDTQ trực tiếp tổ chức thẩm tra. Bởi vì trong suy nghĩ của người dân, mức độ rõ ràng của đại hội đồng ĐBNDTQ so với Đảng và chính phủ lớn hơn một chút. Tôi lúc đó nghĩ chung chung là chỉ cần thông qua những sửa đổi đối với một vài vấn đề nóng được xã hội quan tâm, một mặt xoa dịu một vài bất mãn trong xã hội và trong giới sv, sẽ làm phong trào sinh viên hòa hoãn, bình ổn xuống. Hơn nữa nhờ thế thành cơ hội khởi động cải cách thể chế chính trị, thông qua một vài vấn đề này mà làm cho Đại hội đồng ĐBNDTQ có thể thực sự phát huy tác dụng của cơ cấu quyền lực tối cao, dẫn dắt được sv đem sự chú í chuyển sang vấn đề làm thế nào để sâu sắc hóa việc cải cách thể chế chính trị.
Ngày 13/5, tôi và Dương TC cùng đến nhà Đặng bàn về những vấn đề liên quan tới chuyến thăm của Gorbachev, cũng bàn với ông ấy về tình hình phong trào sv gần đây, hơn nữa còn bàn về những chủ trương của tôi. Chủ trương là đối thoại, kiểm soát liêm chính, kiểm soát mức độ rõ ràng. Ông ấy lúc đó về mặt nguyên tắc thể hiện sự tán thành đối với suy nghĩ của tôi, nói phải nắm lấy thời cơ, giải quyết thật tốt ngay vấn đề hủ bại. Ông ấy cũng nói về việc tăng cường mức độ rõ ràng. Lúc đó trong xã hội có rất nhiều lời đồn đại về việc vợ con của các quan chức cấp cao làm ‘quan đảo’, những lời đồn đại về các con của tôi cũng rất nhiều. Thế nên ngày 1 tháng 5 trong hội nghị thường ủy BCT tôi đã đề xuất, mời BCT giao nhiệm vụ cho ai đó trong Ủy ban kỉ luật, Bộ giám sát chỉ chuyên môn tiến hành điều tra các con tôi, sau đó tôi cũng viết 1 bức thư chính thức gửi BCT, thỉnh cầu BCT ủng hộ những yêu cầu của tôi. Lúc đó 1 vấn đề nóng xã hội quan tâm khác mà sv đòi hỏi giải quyết là vấn đề tự do báo chí, ngày 6 tháng 5 tôi tìm Hồ Khải Lập, Nhuế Hạnh Văn (45) chủ tâm thảo luận vấn đề cải cách báo chí, đề xuất lập ra luật báo chí mới với tiêu điểm nên là nới rộng thước đo thông tin báo chí và ngôn luận.
Ngày 3 tháng 5 tôi đến nhà Vạn Lí, cùng ông ấy bàn về quan điểm của tôi đối với phong trào sv, cũng bàn vì sao mà một vài lãnh đạo hiện tại lại phản ứng quá mức với những đề xuất cho phong trào sv, chủ yếu là vì phương thức tư duy hình thành dưới sự ảnh hưởng trường kì của việc lấy ‘đấu tranh giai cấp làm cương lĩnh’, một phương thức tư duy cũ kĩ. Hiện tại đã thay đổi nhiều, nên thuận theo những trào lưu dân chủ và pháp chế mà thay đổi kiểu tư duy này. Ông ấy hoàn toàn tán đồng í kiến của tôi. Ông ấy còn nói, các lãnh đạo Thiên Tân, Bắc Kinh đã phản ánh, phàn nàn với ông ấy là thái độ của TƯ với phong trào sv quá mềm mỏng. Dường như việc này là do chịu ảnh ảnh hưởng của phương thức tư duy cũ kĩ, ông ấy chủ trương phải giải quyết vấn đề này. Trong hội nghị thường ủy BCT ngày 8 tháng 5 hoặc hội nghị của BCT ngày 10 tháng 5 (ko nhớ rõ lắm), ông ấy đã có 1 bài phát biểu rất tốt, nội dung là phải thuận theo trào lưu dân chủ thế giới, đáp lại chính xác những đòi hỏi do các sv trong phong trào sv đề xuất. Thế nên ông ấy trong khi triệu tập hội nghị các ủy viên của Đại hội đồng ĐBNDTQ, đã hoàn toàn ủng hộ một loạt chủ trương do tôi đề xuất trong hội nghị của BCT, xác định cần sớm triệu tập hội nghị thường ủy của Đại hội đồng ĐBNDTQ, cần đem những vấn đề này vào trong chương trình nghị sự của hội nghị thường ủy của Đại hội đồng ĐBNDTQ. Ngày 9 tháng 5 ông ấy cũng đến nhà tôi, nói ông ấy sẽ đi Mĩ và Canada, ban đầu ông ấy muốn tìm Đặng để trực tiếp nói chuyện trước lúc rời nước, nhưng thời gian ko đủ. Sau khi ông ấy đi Canada và Mĩ, đã vài lần nói rằng phong trào sv BK là phong trào dân chủ yêu nước, đã thể hiện sự đánh giá rất cao. Thái độ mà Vạn Lí áp dụng đối với vấn đề phong trào sv ko phải ngẫu nhiên, ông ấy lúc nào cũng chủ trương mở rộng dân chủ, ủng hộ cải cách thể chế chính trị. Việc chống tự do hóa giai cấp tư sản năm 1987 ông ấy cũng ko tán thành. Ông ấy từng có những bài phát biểu chuyên đề về vấn đề dân chủ hóa việc quyết định chính sách. Trong những lãnh đạo TƯ, ông ấy là một nhân vật kiên định ủng hộ cải cách.
Lí Bằng, Diêu Y Lâm và Lí Tích Minh của Bắc Kinh, mấy người bọn họ đối với những chủ trương đã nói ở trên của tôi cực lực tiến hành cản trở, bác bỏ và trì hoãn. Họ đối với bài phát biểu ngày 4 tháng 5 của tôi tại Ngân hàng khai phát Á châu, mấy ngày đầu ko công khai phản đối, thậm chí còn tán dương vài câu, nhưng thực tế thì cực lực tiến hành bóp méo, xuyên tạc, nói bài phát biểu của tôi là nhất trí với bài xã luận 26/4, chỉ là bất đồng về khía cạnh. Tiếp đó bảo Hà Đông Xương ở Quốc vụ viện triệu tập hội nghị một vài thư kí Đảng ủy đại học tuyên truyền rằng, bài phát biểu của Triệu chỉ đại diện cho í kiến cá nhân, ko thể đại diện cho TƯ. Tin tức này rất nhanh chóng truyền đến sv. Về việc đối thoại cùng sv, họ càng bác bỏ và trì hoãn bằng nhiều cách. Ban đầu đối thoại chỉ là muốn cùng những sv biểu tình thị uy nói chuyện, nhưng họ chẳng những ko cho các tổ chức được sv trong phong trào sv kiến lập cử đại biểu, mà còn ko cho phép sv tự mình cử đại biểu, nhất định phải [là những người] được hội sv xem là đại biểu đến nói chuyện, cơ bản ko thể đại biểu cho những sv biểu tình thị uy. Kiểu đối thoại này ko phải là giống hệt cự tuyệt đối thoại sao? Hơn nữa họ trong lúc đối thoại ko dùng thái độ thành khẩn lắng nghe í kiến, thảo luận vấn đề, mà là tìm mọi cách đối phó với sv, giống như kiểu trong các cuộc họp báo đối phó với các phóng viên ngoại quốc, tranh thủ việc xuất hiện trước ống kính có lợi cho hình tượng bản thân để vơ vét lợi ích, việc này khiến sv cảm thấy việc chính phủ nói muốn cùng họ đối thoại là hoàn toàn ko có thành í. Tôi liên tục phê bình những điều này, nhưng họ lúc nào cũng gạt sang một bên. Còn đối với vấn đề liêm chính, vấn đề mức độ rõ ràng, thái độ của họ càng tiêu cực, thậm chí khi triệu tập hội nghị thường ủy Đại hội đồng ĐBNDTQ đem những vấn đề này thêm vào chương trình nghị sự cũng gặp phải sự phản đối của Lí Bằng, để làm điều này ông ta cố í gọi điện thoại cho tôi, ko đồng í đem những vấn đề này vào chương trình nghị sự của Đại hội đồng ĐBNDTQ.
Chính bởi thế này, sau khi sv phục khóa, sau rất nhiều ngày, cơ bản ko thấy chính phủ có hành động gì, đối thoại thì là để đối phó với họ, càng ko có hành động thực tế muốn cải cách nào, thế nên họ đối với ‘bài phát biểu Ngũ Tứ’ của tôi cơ bản đã phát sinh hoài nghi. Một trường xung đột càng kịch liệt hơn ko thể tránh được đã phát sinh. Thế nên hiện tại phải trả lời 1 vấn đề: Phong trào sv trong thời gian dài ko thể dịu xuống cuối cùng nguyên nhân là gì? Họ nói là ‘Phát biểu Ngũ Tứ’ đã làm lộ ra sự bất đồng trong TƯ, cái gọi là 2 loại âm thanh. Ko đúng! Nguyên nhân cơ bản là vì phương châm do tôi xác định sau khi từ Triều Tiên về (dẫn dắt, đối thoại, giải quyết vấn đề trên quĩ đạo dân chủ và pháp chế, từ những vấn đề nóng bắt đầu thực hiện cải cách thể chế chính trị) chịu sự cản trở, bác bỏ, phá hỏng của những người như Lí Bằng mà ra. Trước khi Gorbachev đến thăm, có 1 hôm Lí Bằng nói với tôi: Anh ko phải là chủ trương dùng biện pháp mềm mỏng để ổn định phong trào sv đấy chứ? Đã nhiều ngày thế này rồi, ko có tác dụng gì đâu! Câu nói này của ông ta, hoàn toàn làm lộ ra mưu đồ được ông ta che giấu. Việc ông ta bác bỏ, phá hỏng, khiến giải quyết phong trào sv trên quĩ đạo dân chủ và pháp chế gặp thất bại, có mục đích là tìm kiếm lí do cho việc dùng bạo lực trấn áp sv.
Trong thời gian tôi đi Triều Tiên, còn phát sinh 1 sự kiện ở đạo báo (báo có tính suy đoán hướng dẫn, em đ éo biết từ tương đương trong tiếng Đại Việt là gì, các bác thông cảm ) Kinh tế thế giới (46) ở Thượng Hải. Nguyên nhân là đạo báo này đã đăng 1 bài phóng sự về các hoạt động tưởng niệm Diệu Bang, thị ủy Thượng Hải cho rằng nội dung ko thích hợp, ra lệnh cho đạo báo bỏ đi phóng sự hôm đó, đạo báo ko chấp hành, thị ủy Thượng Hải liền quyết định đạo báo phải ngừng xuất bản để chỉnh đốn, hơn nữa còn đình chỉ chức vụ của tổng biên tập Khâm Bản Lập (47), theo như báo cáo, Giang Trạch Dân (48) đã từng gọi điện đến phòng làm việc của Đặng xin chỉ dẫn. Lúc đó chính là khi phong trào sv đang rất kích động, họ làm thế này, ko chỉ các nhân viên làm việc cho đạo báo bất phục, mà còn gặp phải sự phản đối rộng rãi của các nhân viên công tác trong các đơn vị báo chí ở BK, THải và các địa phương khác trên toàn quốc, [họ] lần lượt ra đường phố ủng hộ đạo báo, yêu cầu thị ủy Thượng Hải triệt tiêu quyết định đối với đạo báo. Hành động của họ cùng với phong trào sv lúc đó phối hợp, tạo ra tác dụng tăng cường thanh thế, thêm dầu vào lửa. Sau khi tôi về nước cảm thấy thị ủy Thượng Hải đối với việc này xử lí đơn giản máy móc, hơn nữa thời cơ ko thích hợp. Nhưng sự tình đã phát sinh rồi [nên tôi] cũng đã ko nói gì, cũng ko phê bình chỉ trích thị ủy Thượng Hải, cũng ko ủng hộ các phương tiện thông tin đại chúng, phải áp dụng thái độ TƯ ko liên quan, do Thượng Hải tự mình giải quyết. Ngày 2 tháng 5, tôi cùng các đảng phái dân chủ tọa đàm, Diêm Minh Phục cho tôi biết, có người từ Bộ mặt trận thống nhất Thượng Hải cho ông ấy biết, Thượng Hải có í muốn xuống nước, hi vọng Bộ mặt trận thống nhất TƯ giúp đỡ làm một vài việc. Tôi nói, bởi thị ủy Thượng Hải giờ có yêu cầu này, anh có thể giúp đỡ họ tìm kiếm biện pháp. Ngày 10 tháng 5, Giang TD đến thủ đô nói chuyện với tôi về những í tưởng nhằm hóa giải mâu thuẫn của họ, tôi nói rằng do Thượng Hải giải quyết, TƯ ko can dự, để tránh người ngoài suy đoán nói Thượng Hải vì chịu áp lực của TƯ xuống mới làm thế này. Giang TD đối với việc này ko bằng lòng, sau ‘Lục Tứ’, Giang xem việc này như là 1 tội trạng [mà trong đó] tôi ủng hộ phong trào sv.
Những điều này là sau khi tôi từ Triều Tiên về, tìm hiểu việc xã luận 26/4 khiến phong trào sv leo thang, các giới trong xã hội ra phố biểu tình; để ổn định phong trào sv tôi đã áp dụng phương châm nói ở trên. Nhưng bởi những người như Lí Bằng sợ [tôi] như thế đã phủ định xã luận 26/4, thậm chí sợ [tôi] vì thế sẽ truy cứu trách nhiệm của họ, nên họ liều mình gây ra cản trở, phá hỏng, đến mức khiến phong trào sv tiếp tục kéo dài. Đây chính là hoàn cảnh của việc phong trào sv kéo dài đến xấp xỉ 1 tháng.
________________________
Ghi chú:
30. Viên Mộc (1928 - ): người Hưng Hóa Giang Tô. Có lúc giữ chức chủ nhiệm phòng nghiên cứu của Quốc vụ viện. Trong sự kiện Lục Tứ năm 1989, Viên Mộc là tiếng nói của phe ủng hộ dùng vũ lực trấn áp trong Chính phủ.
31. Hà Đông Xương (1923 - ): Người Chư Kí Chiết Giang. Năm 1978 nhậm chức hiệu phó đại học Thanh Hoa, có lúc giữ chức phó chủ nhiệm Ủy ban giáo dục, phó thư kí Đảng bộ. Trong sự kiện Lục Tứ 1989 đối với việc xúc tiến dùng vũ lực trấn áp sv đã đổ thêm dầu vào lửa.
32. Diêm Minh Phục (1931 - ): 1985 – 1990 giữ chức bộ trưởng Bộ mặt trận thống nhất. 1987 – 1989 giữ chức thư kí ban thư kí TƯ. Vì trong sự kiện Lục Tứ ko ủng hộ dùng vũ lực trấn áp nên bị cách chức.
33. Diêu Y Lâm (1917 – 1994): người Quí Trì An Huy. Trước CMVH làm công tác mậu dịch trong thời gian dài, là cấp dưới của Trần Vân và Lí Tiên Niệm. 1979 nhậm chức trưởng bí thư ủy ban kinh tế tài chính của Quốc vụ viện, phó thủ tướng Quốc vụ viện, sau đó kiêm nhiệm chủ nhiệm ủy ban kế hoạch quốc gia. 1987 nhậm chức thường ủy BCT. Trong sự kiện Lục Tứ 1989, Diêu Y Lâm với thân phận thường ủy BCT đã chủ trương vào hùa xúc tiến dùng vũ lực trấn áp sv.
34. Phí Hiếu Thông (1910 – 2005): người Ngô Giang Tô Châu. Giáo sư đại học BK ngành xã hội học. 1987 – 1996 nhậm chức chủ tịch TƯ của Liên minh dân chủ TQ, phó ủy viên trưởng của Đại hội đồng ĐBNDTQ.
35. Tôn Khởi Mạnh (1911 - ): người Hưu Trữ An Huy. Là người đề xướng và tổ chức của Hội Dân chủ kiến quốc trong thời kì đầu. 1983 – 1987 nhậm chức chủ tịch TƯ của Hội dân chủ kiến quốc, phó ủy viên trưởng đại hội đồng ĐBNDTQ.
36. Lôi Khiết Quỳnh (1905 - ): người Quảng Châu Quảng Đông. Giáo sư ĐHBK. 1987 – 1997 giữ chức chủ tịch TƯ của Dân Tiến, phó ủy viên trưởng Đại hội đồng ĐBNDTQ.
37. Đinh Thạch Tôn (1927 - ): người Trấn Giang Giang Tô. Có lúc giữ chức hiệu trưởng ĐHBK, phó chủ tịch TƯ của Dân Minh.
38. Hứa Gia Lộ (1937 - ): người Hoài An Giang Tô. Giáo sư Trung văn ĐH SPhạm BK. 1987 – 1994 giữ chức hiệu phó ĐH SP BK, thường ủy TƯ của Dân Tiến, phó chủ tịch TƯ của Dân Tiến.
39. Vương Thụy Lâm (1930 - ): người Chiêu Viễn Sơn Đông. Từ 1952 trở đi trường kì làm thư kí cho Đặng TB; 1978 nhậm chức chủ nhiệm văn phòng của Đặng TB. 1983 nhậm chức phó chủ nhiệm văn phòng TƯ cho đến 1995 nhậm chức ủy viên quân ủy TƯ.
40. Qua Nhĩ Ba Kiều Phu (1931 - ): Mikhail Sergeyevich Gorbachev, chính trị gia Liên Sô. 1985 – 1991 làm tổng bí thư hội đồng ủy viên TƯ của ĐCS Liên Sô. Các chính sách trong thời kì ông tại chức đã dẫn đến sự giải thể của Liên Sô và sự kết thúc của Chiến tranh lạnh. 1990 được giải Nobel hòa bình.
41. Từ sau gọi là ‘Phát biểu Ngũ Tứ’, chỉ bài phát biểu trong cuộc họp hàng năm lần thứ 22 của hội đồng quản trị Ngân hàng phát triển Á châu ngày 4 tháng 5 năm 1989. Chủ trương ‘giải quyết vấn đề trên quĩ đạo dân chủ và pháp chế’ chính là trong bài phát biểu trong ngày này mà đề xuất ra. Xem phụ phục 2. (Chép nguyên Nhân Dân Nhật Báo ngày 5/5/1989).
42. Hồ Khải Lập (1929 – ): người Du Lâm Thiểm Tây. 1985 – 1987 giữ chức ủy viên BCT TƯ Trung Cộng, thư kí sở thư kí; 1987 – 1989 giữ chức thường ủy BCT TƯ TC. Trong sự kiện Lục Tứ 1989 Hồ KL kô ủng hộ dùng vũ lực trấn áp sv, do đó bị miễn chức thường ủy BCT, bảo lưu được chức ủy viên TƯ.
43. Hứa Gia Truân (1916 – ): người Như Cao Giang Tô. Từng giữ chức thư kí tỉnh ủy Giang Tô của Trung Cộng, có lúc giữ chức xã trưởng phân xã Hong Kong của Tân Hoa Xã. Sau sự kiện Lục Tứ 1989, bất mãn với việc Trung Cộng dùng vũ lực trấn áp; chạy sang Mĩ.
44. ‘vài đồng chí dự thính trong ủy ban thường ủy’, là chỉ chủ tịch nước Dương Thượng Côn, ủy viên trưởng Đại hội đồng ĐBNDTQ Vạn Lí, phó chủ nhiệm ủy ban cố vấn TƯ Bác Nhất Ba 3 người.
45. Nhuế Hạnh VĂn (1927 – 2005): người Liên Thủy Giang Tô. 1985 – 1987 giữ chức thư kí thị ủy Thượng Hải của Trung Cộng; 1987 – 1989 giữ chức thư kí ban thư kí TƯ; phó tổ trưởng tiểu tổ tuyên truyền tư tưởng và công tác lãnh đạo TƯ. Sau sự kiện Lục Tứ 1989 bị miễn chức thư kí ban thư kí TƯ.
46. Đạo báo Kinh tế thế giới bắt đầu xuất bản tháng 6 năm 1980, do Khâm Bản Lập (1918 – 1991), có lúc làm phó phòng Phòng nghiên cứu kinh tế thế giới thuộc viện Khoa học xã hội Thượng Hải, làm tổng biên tập.
47. Khâm Bản Lập (1981 – 1991): người Trường Hưng Chiết Giang. Nhà báo nổi tiếng. Từng giữ chức thư kí Đảng ủy ‘Văn hối báo’ của Trung Cộng, có lúc làm tổng biên tập đạo báo Kinh tế thế giới. Tháng 4 năm 1989 kiên trì in bài kỉ niệm Hồ Diệu Bang trên Đạo báo, bị thư kí thị ủy Thượng Hải Giang Trạch Dân đình chỉ chức vụ. ‘Sự kiện Khâm Bản Lập’ trở thành khúc ngoặt trong sự nghiệp chính trị của Giang TD.
48. Giang Trạch Dân (1926 - ): người Dương Châu Giang Tô. Có lúc giữ chức ủy viên BCT TƯ TC, thư kí thị ủy Thượng Hải. Sau sự kiện Lục Tứ 1989, được các nguyên lão như Đặng TB, Trần Vân, Lí Tiên Niệm, Vương Chấn tìm kiếm tuyển chọn, thay thế Triệu Tử Dương làm tổng thư kí Trung Cộng.
|
|
|
Post by Can Tho on May 1, 2013 8:33:03 GMT 9
Phần I - Sự kiện Lục Tứ (tháng 6 ngày 4) năm 1989 (phần 4)
4. Quyết định giới nghiêm và trấn áp bằng vũ lực
Tôi bàn tiếp ngay về vấn đề giới nghiêm và trấn áp Lục Tứ. Sv vào lúc hoàn toàn thất vọng sau khi đối thoại với chính phủ, quyết định thừa lúc Gorbachev đến thăm (49), phát động biểu tình thị uy và tuyệt thực qui mô lớn. Họ cho rằng đây là thời cơ tuyệt hảo để gây áp lực lên chính phủ, để nghênh tiếp khách cấp quốc gia tới thăm, chính phủ ko thể ko nhượng bộ. Nhưng các sv đã lầm, họ ko biết rằng họ đi càng xa, thì càng cho những người như Lí Bằng nhiều lí do để chủ trương dùng bạo lực trấn áp.
Sau khi tôi nắm được các tin tức, tiện cơ hội ngày 13/5 cùng công nhân đối thoại đã phát biểu đàm thoại. Đại í thế này: Sv đại học nếu như cứ có đòi hỏi gì ko đạt được sự thỏa mãn, liền đi quấy rối hội đàm quốc tế, làm tổn hại cuộc gặp cấp cao Trung Sô, thế là ko có đạo lí, ko thể có được sự đồng tình và ủng hộ của quảng đại nhân dân. Hi vọng họ chú í đến đại cục, ngàn vạn ko được làm những việc khiến người thân đau đớn, còn kẻ thù thì sung sướng. Lời hô hào do tôi nhân cơ hội này phát ra, trong ngày hôm đó các báo lớn đều đăng. Nhưng sv đối với lời hô hào của chúng tôi cơ bản ko chú í, vẫn trong chiều 13/5 đã tổ chức cho hơn 200 sv của hơn 20 trường, trong sự bảo vệ của hơn 1000 người, tiến nhập quảng trường Thiên An Môn (TAM) để tĩnh tọa, tuyệt thực. Từ ngày hôm đó, các sv chiếm cứ quảng trường TAM, suốt đến khi phát sinh sự đổ máu ngày 4 tháng 6.
Sự tuyệt thực của sv đã nhận được sự đồng tình ủng hộ rộng rãi của xã hội, các cơ quan, đoàn thể, thị dân đều bị lôi kéo vào hàng ngũ ủng hộ, hàng trăm hàng ngàn, mỗi ngày một đông, số người tham gia tuyệt thực cũng ko ngừng gia tăng, lúc nhiều nhất có 2, 3 ngàn người. Sv bị tình thế kiểu này làm cho mê mẩn, càng ko muốn rời đi hoàn toàn. Lúc đó sv có tính tự phát rất lớn. Dù ở hiện trường đã thành lập bộ chỉ huy, nhưng ko có 1 thủ lĩnh nào có thể đưa ra những quyết định tỉnh táo lạnh lùng, dù có đưa ra thì cũng ko có quyền uy gì. Bộ chỉ huy ở hiện trường liên tục thay đổi lãnh đạo, tiếng nói của ai to, tính cổ động mạnh, thì làm theo người ấy. Chúng tôi đã làm việc với các lãnh tụ sv, huy động lãnh đạo các trường, các giáo sư lớn tuổi đến làm việc, đều ko có tác dụng gì.
Do có sự cản trở của những người như Lí Bằng, phương châm dẫn dắt, đối thoại, xoay chuyển tình thế đã ko thực hiện được. Sv tuyệt thực bước vào ngày thứ tư, đã có những cơn ngất, lúc đó tôi thập phần lo lắng, nếu như cứ tiếp diễn thế này, phát sinh sự kiện sv tử vong, sẽ ko biết phải giải thích với nhân dân cả nước ra sao.
Đêm ngày 16/5, sau khi hội kiến Gorbachev, tôi triệu khai hội nghị thường ủy, thảo luận về việc công khai đưa ra bài phát biểu với danh nghĩa 5 vị thường ủy thuyết phục sv đình chỉ tuyệt thực. Trong bản thảo bài phát biểu có câu này ‘nhiệt tình yêu nước kiểu này của sv thực đáng khen ngợi, Đảng, TƯ, và Quốc vụ viện tán thành’, đã gặp phải sự phản đối của Lí Bằng. Ông ta nói, ‘Nói đáng khen là ngon mẹ rồi, sao còn phải tán thành cái đ éo gì?’ Dương Thượng Côn nói: Sv chống hủ bại, có thể nói tán thành. Tôi lúc đó đối với cách nghĩ này của Lí Bằng thấy rất phản cảm, thế nên tôi liền nói, bởi vì nói nhiệt tình ái quốc của họ là đáng khen ngợi, sao lại đ éo thể tán thành? Nếu câu này mà cũng đ éo nói, thì có khác đ éo gì ko nói! Lúc ấy đưa ra bài phát biểu công khai này vẫn còn í nghĩa sao? Vấn đề hiện tại là làm sao sử dụng phát biểu để có thể xoa dịu tình cảm của sv, đừng có lúc nào cũng tranh cãi về từ ngữ. Đa số thường ủy đều chủ trương giữ lại câu nói đó, cuối cùng [nó được] miễn cưỡng cho qua.
Kì thực lúc đó tôi nghĩ giờ đưa ra bài phát biểu này cũng ko thể chấm dứt việc sv tuyệt thực, bởi vì sv tuyệt thực, đòi hỏi mạnh mẽ nhất là thay đổi việc xác định tính chất của xã luận 26/4 đối với phong trào sv. Tôi cảm giác vấn đề này đã đến thời điểm ko biện pháp nào có thể vượt qua. Chỗ thắt nút này ko được gỡ, sẽ ko có biện pháp nào khiến sv ngừng tuyệt thực, và triển khai đối thoại. Nếu như tình hình sv tuyệt thực tiếp tục kéo dài, sẽ có thể phát sinh những hậu quả cực kì nghiêm trọng thậm chí ko thể dự đoán. Thế nên tôi lần đầu tiên trong hội nghị của thường ủy BCT chính thức đề xuất vấn đề tu sửa việc xác định tính chất của xã luận 26/4. Lí Bằng ngay lập tức thể hiện sự phản đối, ông ta nói việc xác định tính chất của xã luận 26/4 là chiếu theo lời lẽ ban đầu của Đặng mà viết, ko thể thay đổi. Tôi phản bác ông ta nói, xã luận 26/4 là chiếu theo giọng điệu của bản tóm tắt cuộc họp thường ủy ngày 24/4 mà viết ra, Đặng chỉ là đã ủng hộ í kiến của thường ủy. Thượng Côn nói đề xuất sửa đổi xã luận 26/4 sẽ làm tổn hại đến [hình ảnh của] Tiểu Bình. Tôi nói có thể nghĩ biện pháp làm ông ấy ko bị tổn hại, việc này nên do tập thể các thường ủy đảm nhiệm. Tôi còn nói, lúc tôi đi Triều Tiên từng gửi điện báo đồng í với quyết sách của Đặng, thế nên tôi đối với xã luận 26/4 phải phụ trách, lúc cần, cũng có thể nói là do tôi phê chuẩn. Lí Bằng đột nhiên nói, anh thế này đ éo phải là thái độ của chính trị gia. Kết quả là việc sửa đổi xã luận 26/4 ko được bàn tiếp.
Tôi ko còn biện pháp nào khác, chỉ có gặp Đặng để nêu ra í kiến của tôi đối với việc sửa đổi xã luận. Ngày 17, tôi gọi điện thoại yêu cầu gặp Đặng. Ko lâu sau đó, văn phòng của Đặng báo cho tôi buổi chiều đến nhà Đặng tham gia 1 cuộc họp, các thường ủy và Thượng Côn đều đến (lúc đó Vạn Lí đã rời nước, ông ấy lần nào cũng dự thính hội nghị thường ủy). Tôi ban đầu là muốn cầu kiến riêng Đặng để nói chuyện, Đặng [lại] quyết định [tôi phải] đến nhà ông ấy tham gia hội nghị thường ủy, tôi liền cảm thấy sự tình có chút bất hảo. Trong hội nghị tôi trước tiên nói lên í kiến của mình. Đại í là: Hiện tại phong trào sv đang phát triển, tình thế đang trở nên tồi tệ hơn, thập phần nghiêm trọng. Sv, giáo viên, phóng viên, nhà nghiên cứu, cán bộ ở các cơ quan đều có ko ít người ra đường phố, hôm nay ước chừng có 30 40 vạn người, công nhân nông dân có ko ít người đồng tình, sở dĩ như thế này, ngoại trừ các vấn đề nóng như hủ bại, mức độ rõ ràng, chủ yếu là các giới trong xã hội buộc tội Đảng và Chính phủ sao lại vô cảm với việc sv tuyệt thực, thấy chết mà ko cứu. Và cùng sv đối thoại chủ yếu bị vướng ở việc xác định tính chất của xã luận 26/4. Xã luận 26/4 đã khiến rất nhiều người hiểu lầm, lúc nào cũng phản đối, [nên] chắc chắn nó có chỗ nói ko rõ ràng hoặc ko chính xác. Hiện giờ cách duy nhất có hiệu quả lập tức, chính là sửa đổi nới lỏng việc xác định tính chất của xã luận. Đây là điểm mấu chốt, có thể nhận được sự đồng tình của xã hội. Chúng ta cho sv thoát khỏi bị chụp mũ, thế là tương đối chủ động rồi. Nếu như tuyệt thực tiếp tục kéo dài, có người bị chết, chắc chắn sẽ như lửa thêm dầu. Nếu như áp dụng việc đứng đối lập với quần chúng, rất có khả năng sẽ có nguy hiểm thực sự [mà chúng ta] mất kiểm soát toàn cục.
Trong quá trình tôi trình bày í kiến của mình, biểu hiện của Đặng rất ko kiên nhẫn, rất ko đồng í.
Sau khi tôi nói xong, Lí Bằng, Diêu Y Lâm lập tức đứng dậy phê phán tôi, đem toàn bộ trách nhiệm của việc phong trào sv leo thang qui kết cho bài phát biểu Ngũ Tứ của tôi tại ngân hàng khai phát Á châu. Đây là lần đầu tiên tôi nghe họ chỉ trích bài phát biểu của tôi tại ngân hàng khai phát Á châu. Trước đó trên thực chất phản đối, nhưng ko hề công khai nói ra thế này, mức độ kịch liệt của họ hoàn toàn vượt quá suy đoán của tôi. Từ những công kích ko hề đắn đo của 2 người đối với tôi, có thể trước đó giữa họ và Đặng đã có thỏa thuận ngầm. Hồ Khải Lập lúc đó phát ngôn chủ trương sửa đổi xã luận. Kiều Thạch ko có thái độ rõ ràng. Thượng Côn ko tán thành sửa đổi xã luận, hơn nữa trong vấn đề này bắt đầu có í định ko tốt. Ông ấy nói Liêu Hán Sinh (50) chủ trương giới nghiêm, liệu có thể cân nhắc việc giới nghiêm ko? Ban đầu Thượng Côn luôn phản đối giới nghiêm, lúc này ông ấy thuật lại chủ trương của Liêu Hán Sinh, trên thực tế ông ấy đã thay đổi chủ í của mình.
Cuối cùng Đặng đưa ra quyết định cuối cùng nói: Sự phát triển của tình thế càng chứng minh thêm tính chính xác của xã luận 26/4. Phong trào sv sở dĩ liên tục ko thể dẹp yên, [là do] vấn đề xuất hiện trong nội bộ Đảng, phát sinh từ bài phát biểu Ngũ Tứ của Triệu tại ngân hàng khai phát Á châu. Hiện tại ko thể lại lùi bước nữa, nếu ko sẽ ko thể cứu vãn. Quyết định điều quân đội tiến vào thủ đô, thực hiện giới nghiêm. Ngoài ra chỉ định cho Lí Bằng, Dương Thượng Côn, Kiều Thạch tạo thành tiểu tổ 3 người, phụ trách thực thi. Sau khi Đặng nói xong, tôi liền nói: Có 1 quyết sách đương nhiên tốt hơn ko có quyết sách nào, nhưng tôi rất lo nó sẽ mang lại những hậu quả nghiêm trọng. Tôi với tư cách Tổng thư kí, tổ chức thực hiện quyết sách này rất khó có hiệu quả. Đặng nói, nếu như quyết sách này là sai, sẽ do mọi người cùng chịu trách nhiệm. Lí Bằng trong hội nghị còn đề xuất, các hội nghị thường ủy thường có người đem nội dung tiết lộ ra ngoài, nội bộ có những người xấu, Bảo Đồng chính là một người. Tôi liền phản bác ông ta: Anh phải có trách nhiệm khi nói những lời kiểu này, anh căn cứ vào đâu? Ông ta nói: Tôi có căn cứ, sau này sẽ cho anh biết. Hội nghị kết thúc, tôi liền đi ra ngay. Đặng liệu có còn lưu họ lại để bàn vấn đề gì ko, tôi cũng ko thể biết được.
Lúc đó tâm tình của tôi rất ko bình tĩnh, tôi đang nghĩ: Bất kể thế nào cũng ko thể làm bản thân thành 1 tổng thư kí huy động quân đội trấn áp sv.
Sau khi về nhà, tôi tức giận nói với Bảo Đồng thay tôi phác thảo một phong thư để gửi cho thường ủy từ chức Tổng thư kí. Trong cuộc họp hội í ngắn của thường ủy [về việc] như thế nào thực hiện giới nghiêm được triệu tập đêm hôm đó, lúc bàn đến việc muốn tôi chủ trì đại hội cán bộ tuyên bố giới nghiêm (51), tôi đã ko chấp nhận. Tôi nói, có vẻ như sứ mệnh lịch sử của tôi đã hoàn thành. Thượng Côn chỉ trích lời lẽ của tôi, nói, hiện tại ko thể đề cập đến những việc kiểu này, cơ cấu nhân sự ko thể thay đổi, chính là nói, cái chức tổng thư kí này của tôi ko thể thay đổi. Lúc bức thư từ chức của tôi được đưa đến Phòng thư kí trong Tổng cơ quan của TƯTC và vẫn chưa được công bố, Thượng Côn đã biết rồi, [ông ấy] liền gọi điện thoại liên tục khuyên tôi thu hồi quyết định đã đưa ra. Thượng Côn nói, tin tức này ngay khi truyền ra sẽ làm cho tình thế càng thêm gay gắt, ko thể thêm dầu vào lửa. Tôi tiếp thụ khuyến cáo của ông ấy, ngày 18 báo cho Tổng cơ quan của TƯTC biết, bức thư từ chức của tôi ko được công bố, sau này để thư kí [của tôi] (52) thu hồi bức thư từ chức về.
Ở đây tôi muốn nói ngay, trong cuộc họp quyết định giới nghiêm và trấn áp sv mà Đặng triệu tập lần này, báo cáo của các cơ hãng thông tấn nước ngoài nói hội nghị thường ủy [có kết quả] là 3 phiếu đối với 2 phiếu, kì thực cơ bản ko hề có cái gì mà 3 phiếu 2 phiếu. Tham gia hội nghị chỉ có mấy người như thế, với tư cách thường ủy mà nói, những thường ủy hôm đó đến là 2 so với 2, 1 người trung lập. Tôi và Hồ Khải Lập chủ trương sửa đổi xã luận, Diêu Y Lâm và Lí Bằng kiên quyết phản đối, Kiều Thạch trung lập, ko có thái độ rõ ràng. Cơ bản ko có chuyện 3 so với 2. Đương nhiên, nếu thêm vào Đặng, Dương, họ ko phải là thường ủy, nếu dựa theo số người đến dự hội nghị mà tính, họ đương nhiên tính là đa số. Thật sự mà nói, ko hề có chuyện thường ủy bỏ phiếu chính thức.
Trong vài ngày đó, một vài nhân vật của công chúng và lão đồng chí trong đảng lần lượt gọi điện thoại, viết thư cho TƯ Đảng và tôi, yêu cầu đối xử chính xác với phong trào sv, thừa nhận hành động yêu nước của sv, sửa đổi thái độ sai lầm đối với sv, trong đó có vài người lúc nào cũng nhận được sự coi trọng của Đặng, ví dụ những người như lão đồng chí Lí Nhất Manh (53). Thế nên ngày 18/5 tôi cũng theo đó tuyển chọn một chồng thư chuyển đến cho Đặng, ngoài ra còn viết cho ông ấy một bức thư, một lần nữa trình bày í kiến của tôi, hi vọng ông ấy suy nghĩ lại. Dù tôi biết rõ là hi vọng ko lớn, nhưng vẫn muốn nỗ lực lần cuối cùng. Bức thư nguyên bản như sau:
Đồng chí Tiểu Bình: [Tôi] vừa chuyển [cho đồng chí] những lời thỉnh cầu của vài lão đồng chí có ảnh hưởng, hi vọng [đồng chí] xem qua một lần.
Hiện tại tình thế thập phần nghiêm trọng, sự tình khẩn cấp nhất là làm cho sv ngừng tuyệt thực (đây là hành động [của sv] được quần chúng ủng hộ nhiều nhất), tránh có người bị chết. Để sv đáp ứng ngừng tuyệt thực yêu cầu quan trọng nhất chính là ko chụp mũ, thay đổi sự định tính của xã luận 26/4, thừa nhận hành động của họ là phong trào yêu nước.
Tôi đã cân nhắc nhiều lần, cảm thấy chúng ta phải hết sức hạ quyết tâm đưa ra nhượng bộ này, chỉ cần những lãnh đạo chủ chốt như chúng ta đích thân đi vào trong quần chúng tuyên bố thừa nhận 1 điểm này, tình cảm của quần chúng sẽ dịu đi rất nhiều ngay, [khi đó] các vấn đề khác mới dễ giải quyết. Dù chúng ta cần áp dụng biện pháp kiên quyết duy trì trật tự, cũng phải trước tiên đi 1 bước này sau đó mới hành động dễ dàng được. Nếu ko, trong hoàn cảnh đối lập nghiêm trọng với rất đông quần chúng mà áp dụng hành động cứng rắn, khả năng sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng đe dọa đến vận mệnh của Đảng và quốc gia.
Trong đầu tôi đang có những tâm tình vạn phần lo lắng, một lần nữa xin đồng chí cân nhắc về kiến nghị này.
Triệu Tử Dương Ngày 18 tháng 5
Đây là bức thư đầu tiên mà tôi viết cho Đặng sau hội nghị thường ủy quyết định giới nghiêm tại nhà ông ấy ngày 17/5. Như mong đợi, sau khi thư gửi đi ko hề có hồi âm gì.
Đêm 17/5, Tổng cơ quan TƯTC sắp xếp cho các lãnh đạo TƯ đến bệnh viện thăm hỏi sv tuyệt thực. Ban đầu Lí bằng nói ông ta ko đi, [nhưng] khi xe đến bệnh viện đang khởi động thì ông ta lại chạy vội đến, nguyên là ông ta nghe nói tôi sẽ đến bệnh viện mới thay đổi chủ í. Rạng sáng ngày 19/5 đến quảng trường TAM thăm hỏi sv tuyệt thực cũng là thế này. Ông ta phản đối tôi đi, hơn nữa còn muốn Tổng cơ quan TCTƯ ngăn ko cho tôi đi. Tôi nghĩ đông sv tuyệt thực thế này đã gần 7 ngày mà các lãnh đạo TƯ thậm chí ko hề đến gặp, bất kể như thế nào cũng ko thể giải thích. Tôi nói nhất định muốn đi, người khác ko đi, tôi một mình cũng sẽ đi. Ông ta thấy thái độ của tôi kiên quyết, ko có cách nào cản trở, mới thay đổi chủ í. Nhưng ông ta lúc đó cực kì lo sợ, đến quảng trường chưa được mấy tí mà đã chuồn mẹ mất.
Lúc đó tôi ngoài biểu thị sự thông cảm đối với sv, còn ứng khẩu phát biểu một chút (54), sau đó được đăng trên các báo lớn ở thủ đô. Bài phát biểu của tôi lúc đó, ko ngoài khuyên họ đình chỉ tuyệt thực, họ tuổi vẫn còn trẻ, phải quí trọng sinh mạng. Bởi vì tôi biết rõ, hành động của họ dù được sự đồng tình rộng rãi của trong và ngoài nước, nhưng đối với một nhóm những lãnh đạo lớn tuổi có thái độ ủng hộ cứng rắn thì ko hề có tác dụng. Dù có tiếp tục tuyệt thực, thậm chí có vài người chết, thì bọn họ cũng sẽ đ éo care.
Từ sau cuộc họp ngày 17/5 ở nhà Đặng, hành động của những người như Lí Bằng có rất nhiều điều ko bình thường. Bất luận là đến bệnh viện thăm hỏi hay đến quảng trường gặp gỡ sv, ông ta liên tục cản trở tôi đi. Tôi đến nơi và xuống xe, ông ta ngay lập tức phản thường vượt lên đi ở trước mặt tôi. Ông ta còn cử người báo cho các phóng viên nhiếp ảnh biết trước (sau đó có người nói cho tôi biết), lệnh cho họ ko được chụp các cảnh của tôi, nói để tránh làm việc thay đổi nhân sự sau này trở nên bị động. Từ tối 17/5 đến ngày 19, những tình hình liên quan đến việc giới nghiêm cũng ko hề cho tôi biết. Ngày 19 Lí Bằng cùng sv đối thoại, tôi xem TV mới biết được. Chiều 19/5, [Lí Bằng] đột nhiên gửi đến [cho tôi] thông báo của đại hội tuyên bố giới nghiêm được triệu tập sáng hôm đó cùng với bản thảo bài phát biểu của ông ta, muốn tôi chủ trì hội nghị và phát biểu, nhưng về các vấn đề như hội nghị triệu tập như thế nào, ở đâu, những người nào tham gia, hơn nữa có những nội dung gì, trước đó cái gì cũng ko nói cho tôi. Bản thảo bài phát biểu của ông ta còn viết, ‘sau ngày 4 tháng 5 phong trào sv đã leo thang nghiêm trọng’. Sau đó có khả năng họ cảm thấy cách nói này chỉ bài phát biểu ngày 4 tháng 5 của tôi quá rõ rệt, nên lúc công bố trên báo chí sửa thành ‘sau khoảng đầu tháng 5 phong trào sv đã leo thang’. Đây chính là công khải chỉ trích rằng phong trào sv là do bài phát biểu Ngũ Tứ của tôi tạo thành. Lí Bằng còn truyền đạt cho các thành viên trong Quốc vụ viện rằng tôi đã phạm sai lầm. Trước đại hội tuyên bố giới nghiêm tối hôm đó, [họ] còn triệu tập một hội nghị nhỏ, tất cả những điều này khiến tôi cảm thấy trên thực tế tôi đã bị gạt ra khỏi việc quyết sách. Nhưng rốt cuộc thì [họ] đã quyết định làm thế lúc nào, đến giờ tôi vẫn ko biết. Ngày 17 tại nhà Đặng thảo luận quyết định giới nghiêm, tuy chỉ định là do Lí Bằng, Dương TC, Kiều Thạch 3 người phụ trách chỉ huy, nhưng Đặng còn nói 1 câu, nói Triệu vẫn là tổng thư kí. Nhưng [trong] những tình huống sau hội nghị vài ngày, trên thực tế đã hoàn toàn gạt tôi sang 1 bên. Lí Bằng lúc đó đã mò ra căn nguyên này, nên lúc đi đến bệnh viện, đã báo cho các phóng viên ảnh ko được chụp tôi, nói việc thay đổi nhân sự sau này sẽ bị động. Việc này rất là ko bình thường.
Ngày 19 tôi xin BCT nghỉ 3 ngày, kiến nghị rằng hội nghị thường ủy do Lí Bằng chủ trì, còn cự tuyệt tham dự đại hội động viên tuyên bố lệnh giới nghiêm chiều hôm đó. Lúc đó, số lượng quần chúng ủng hộ tuyệt thực ở TAM đã giảm đi rất nhiều, tuyệt thực cũng đã chuyển thành tĩnh tọa kháng nghị. Rất nhiều sv của các trường ĐH ở BK đã về trường, đại bộ phận số người vẫn còn ở TAM là sv từ các nơi khác tạm thời đến.
Tuyên bố giới nghiêm ngày 19, vừa là 1 liều thuốc kích thích, vừa làm bùng lên sức mạnh của quần chúng. Số người tĩnh tọa đã gia tăng, người của các giới kết bè kết đội ùn ùn tiến ra phố, đặc biệt là việc thực thi giới nghiêm điều quân đội tiến vào BK, đã gây tổn thương rất lớn đến tình cảm của thị dân BK. Quân đội phụng mệnh tiến vào thủ đô trên các đường phố ở mọi nơi đều bị thị dân cản trở. Có những phụ nữ cao tuổi và nhi đồng lập thành các tổ nhóm nằm trên đường phố, khiến quân đội bị chặn ở ngoại ô BK, ko cách nào tiến vào nội thành. Tình trạng bế tắc này kéo dài đến hơn 10 ngày. Ngày 21/5, Kiều Thạch đến nhà tôi bàn về những tình huống này. Ông ấy nói, ko ít người đã phần nào cảm thấy cưỡi hổ khó xuống. Nếu như ko phải là do Đặng liên tục đốc thúc, thậm chí còn quyết định điều thêm quân đội về thủ đô, trường đại bi kịch này có lẽ có thể tránh được. Quân đội ko tiến được, lệnh giới ko có tác dụng, hàng trăm vạn sv, thị dân, công nhân, cán bộ các cơ quan ùn ùn trên các đường phố. Nếu cứ tiếp tục thế này, thủ đô chắc chắn sẽ lâm vào nguy cơ bị tê liệt.
Lúc đó tôi nghĩ, chỉ có triệu tập sớm hội nghị thường ủy Đại hội đồng ĐBNDTQ, thông qua cơ quan quyền lực này của Đại hội đồng ĐBNDTQ, bằng các hình thức dân chủ và pháp chế để xoay chuyển cục diện kiểu này. Ngày 21/5, tôi tìm Diêm Minh Phục nói về í kiến này của tôi, nhờ ông ấy chuyển đến Thượng Côn, xem liệu có thể làm ko. Trước đó, Bành Xung (55) đã tìm tôi nói chuyện, ông ấy nói [vì] Vạn Lí đang ở nước ngoài, [nên] ông ấy đã triệu tập hội nghị các phó ủy viên trưởng của Đại hội đồng ĐBNDTQ, ông ấy cũng đã đến núi Ngọc Tuyền (56) tìm Bành Chân, Bành Chân cũng tán thành làm thế này. Họ đã viết báo cáo gửi TƯ, yêu cầu Vạn Lí về nước sớm.
Chiều ngày 21, Hồ Khải Lập đến nhà tôi, nói báo cáo của thường ủy Đại hội đồng ĐBNDTQ yêu cầu Vạn Lí về nước sớm hiện tại ko có người phê duyệt, đang gác lại ở đó. Tôi liền nhờ Hồ Khải Lập nói cho Bành Xung biết, qua Đảng bộ của Đại hội đồng trực tiếp gửi điện báo cho Vạn Lí, giục ông ấy về nước sớm. Hồ Khải Lập hỏi liệu có thể nói rằng anh đã đồng í việc này, tôi nói có thể. Sau đó tôi còn gọi điện thoại cho Ngô Học Khiêm (57) bảo ông ấy tìm cách gửi điện báo đi. Sau đó có báo cáo rằng Lí BẰng cũng gửi điện báo cho Vạn Lí, ko cho ông ấy về nước sớm, khả năng là đã hỏi í kiến Đặng, thế nên Vạn Lí ko thể về nước ngay.
Đêm ngày 3 tháng 6, tôi đang cùng người nhà hóng mát ngoài sân, đã nghe thấy trên phố có những tiếng súng nổ dữ dội. 1 trường bi kịch chấn động thế giới cuối cùng đã ko thể tránh được việc phát sinh.
3 năm sau bi kịch Lục Tứ, tôi đã viết ra những tài liệu này, trường bi kịch này trôi qua cũng đã lâu. Những phần tử tích cực trong trận phong ba này, trừ số ít người chạy ra nước ngoài, đại bộ phận bị truy lùng, bị xét xử, bị thẩm vấn liên tục. Tình hình [lúc đó] giờ cần phải được làm cho rất rõ ràng rồi, đáng ra 3 vấn đề sau đã có thể trả lời:
Thứ 1, lúc đó nói phong trào sv là 1 trường đấu tranh ‘phản Đảng phản XHCN’ có lãnh đạo, có kế hoạch, có dự mưu. Hiện giờ có thể hỏi ngay, cuối cùng là những ai lãnh đạo? Kế hoạch như thế nào, dự mưu như thế nào? Có vài tài liệu có thể chứng minh cho điểm này ko? Còn nói trong Đảng có bàn tay đen, lịt, những thằng đ éo nào là bàn tay đen?
Thứ 2, nói mục đích của trường động loạn là muốn xô ngã nền cộng hòa, đạp đổ ĐCS, ở phương diện này cũng có tài liệu gì ko? Tôi lúc đó đã nói rồi, đa số người chỉ là muốn chúng ta sửa đổi những sai lầm, chứ ko phải là muốn về cơ bản lật đổ chế độ của chúng ta. Bao nhiêu năm đã qua, trong thẩm vấn đã có được những tài liệu gì? Cuối cùng thì tôi nói đúng hay họ nói đúng? Nhiều phần tử vận động dân chủ đã chạy ra nước ngoài đều nói, họ trước Lục Tứ, vẫn hi vọng Đảng sẽ thay đổi, hướng đến những điều tốt đẹp. Sau Lục Tứ, Đảng khiến họ hoàn toàn tuyệt vọng, khiến họ ở phía đối lập với Đảng. Trong thời gian phong trào sv, sv đã đưa ra rất nhiều khẩu hiệu, yêu cầu, nhưng ko hề đề cập đến vấn đề vật giá, trong khi lúc đó vấn đề vật giá là điểm nóng lớn trong xã hội, rất dễ dàng gây ra cộng hưởng. [Nếu] các sv muốn đối lập với ĐCS, vấn đề nhạy cảm này sao họ lại ko lợi dụng? Đề cập đến những vấn đề kiểu này ko phải là càng dễ huy động quần chúng sao? Sv ko đề cập đến vấn đề vật giá, có thể thấy họ biết vấn đề vật giá liên quan đến cải cách, nếu như trực tiếp nêu ra vấn đề vật giá để huy động quần chúng, trên thực tế sẽ là phản đối, phủ định cải cách. Có thể thấy ko phải là trường hợp kiểu này.
Thứ 3, định tính cho Lục Tứ là bạo loạn phản cách mạng, có thể chứng minh được ko? Sv lúc nào cũng giữ trật tự, ko ít tài liệu chứng minh, khi Giải phóng quân bị bao vây tấn công, ở nhiều chỗ sv làm ngược lại, bảo vệ Giải phóng quân. Rất nhiều thị dân cản trở Giải phóng quân tiến vào nội thành, cuối cùng là để làm gì? Là muốn xô đổ nền cộng hòa sao? Đương nhiên, hành động của nhiều người như thế, sẽ luôn có số rất ít người lẫn vào trong đám đông tấn công Giải phóng quân, nhưng đó là 1 loại tình huống hỗn loạn. Thành phố BK có ko ít lưu manh, tội phạm thừa lúc sự tình hỗn loạn, việc đó hoàn toàn có khả năng. Sao lại có thể đem hành vi đó nói là hành vi của quảng đại dân thành thị và sinh viên? Vấn đề này đến hiện tại lẽ ra phải được làm rõ rồi.
_____________________
Ghi chú:
49. Thời gian cụ thể là 15 đến 18 tháng 5 năm 1989.
50. Liêu Hán Sinh (1911 – 2006): người Tang Thực Hồ Nam. Tướng lĩnh Giải phóng quân; 1983 – 1993 giữ chức phó ủy viên trưởng hội đồng thường ủy của đại hội đồng ĐBNDTQ.
51. Chỉ ‘đại hội cán bộ Đảng Chính phủ Quân đội’ triệu tập tối ngày 19/5/1989. Trong đại hội Lí Bằng đã phát biểu.
52. Chỉ bí thư của Triệu là Lí Thụ Kiều. Lí Thụ Kiều (1944 - ): người Nội Hoàng Hà Nam. 1986 – 1989 làm bí thư cho Triệu Tử Dương.
53. Lí Nhất Manh (1903 – 1990): người Bành Châu Tứ Xuyên. 1974 – 1982 giữ chức phó bộ trưởng bộ Liên lạc đối ngoại TƯ. 1978 – 1982 giữ chức phó thư kí ủy ban kiểm tra kỉ luật TƯTC. Có lúc giữ chức thường ủy hội đồng cố vấn của TƯTC.
54. Xem phụ lục 3 ‘Phát biểu tùy ứng ngày 19 tháng 5 tại quảng trường TAM’.
55. Bành Xung (1915 - ): người Chương Châu Phúc Kiến. Từng làm thư kí ban thư kí TƯTC. Có lúc làm phó ủy viên trưởng đại hội đồng ĐBNDTQ.
56. Núi Ngọc Tuyền ở phía Tây Di Hòa Viên Bắc Kinh, có tên đặt theo dòng ‘Ngọc Tuyền’ ở chân núi phía nam, suối Ngọc Tuyền từng là [nơi lấy] nước uống chuyên dụng cho các hoàng đế và hoàng thất đời Thanh. Núi Ngọc Tuyền kể từ thời Mao Trạch Đông bị cách li trở thành địa điểm của quần thể kiến trúc gồm các biệt thự của các lãnh đạo TƯTC.
57. Ngô Học Khiêm (1921 – 2008): người Gia Định Thượng Hải. 1982 – 1988 làm bộ trưởng Ngoại giao. Có lúc giữ chức ủy viên BCTTƯTC, phó thủ tướng Quốc vụ viện. 1993 làm phó chủ tịch Ủy ban toàn quốc hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân TQ.
|
|
|
Post by Can Tho on May 1, 2013 8:34:20 GMT 9
Phần I - Sự kiện Lục Tứ (tháng 6 ngày 4) năm 1989 (phần 5)
5. Việc đưa ra quyết định cuối cùng của Đặng ko có tính chất hợp pháp
Tôi muốn nói thêm về 1 vấn đề, chính là những đối xử bất công mà tôi phải chịu đựng do ở BK phát sinh trận phong ba chính trị này, bọn họ đã đối xử với tôi như thế nào.
Tôi cự tuyệt tham gia đại hội tuyên bố giới nghiêm ngày 19/5. Hành động này khiến Đặng và một vài lão nhân khác cực kì tức giận. Ngày 20 Đặng tại nhà mình triệu tập những người như Trần Vân (58), Lí Tiên Niệm, Vương Chấn, Bành Chân, Dương Thượng Côn, Lí Bằng, Kiều Thạch, Diêu Y Lâm mở 1 hội nghị. Đương nhiên ko báo cho tôi tham gia, cũng ko báo cho Hồ Khải Lập, ông ấy cũng ko thể tham gia. Nghe nói Vương Chấn trong hội nghị đó đã mắng nhiếc tôi là phản CM. Lí Tiên Niệm nói tôi là Bộ tư lệnh số 2 (59). Cuối cùng Đặng gõ búa quyết định triệt tiêu chức Tổng thư kí của tôi, còn nói chờ sau này thông qua các thủ tục tất yếu mới công bố ra ngoài. Thế này mà chả ai nói với tôi 1 tiếng để tôi đứng sang bên.
[Hội nghị] này ko thể coi là hội nghị thường ủy BCT, vì trong thường ủy BCT có 5 người, nhưng chỉ có 3 người đến. Hồ Khải Lập vẫn chưa bị triệt chức, tôi trước lúc cuộc họp diễn ra cũng chưa bị triệt chức, vẫn còn là thường ủy. Trong thường ủy có 2 người ko được báo cho biết, mà đưa ra quyết định thế này. Tôi cho rằng việc này sợ ko thể nói là hợp pháp được.
Tôi trong ngày 19 đến 21 xin nghỉ 3 ngày, cũng ko có ai nói cho tôi biết là đã bãi miễn chức vụ của tôi, đương nhiên cũng ko có ai tìm tôi liên hệ công tác, những kênh thông tin quan trọng bị cắt đứt, hoàn toàn cách li tôi với bên ngoài. Từ những kênh thông tin khác tôi nghe được rằng Lí Bằng, Dương TC, Diêu YL, Tống Bình (60) riêng từng người triệu tập hội nghị các bộ ngành, tuyên bố ‘tội trạng’ của tôi, còn lập ra các nhóm, khởi thảo văn kiện, làm công tác chuẩn bị để lúc triệu tập hội nghị đại biểu toàn quốc sẽ tuyên bố vấn đề của tôi; đồng thời còn lần lượt gửi thông báo cho các lãnh đạo số 1 số 2 của các tỉnh thành triệu họ đến BK. Tất cả những sự triển khai quan trọng này, vừa ko hề triệu tập hội nghị BCT, cũng ko phải là quyết định của hội nghị thường ủy BCT. 5 người trong thường ủy, tôi và Hồ KLập bị gạt ra ngoài, thì ko thể có hội nghị thường ủy hợp pháp. Phải nói, những triển khai này đề ko có tính chất hợp pháp. Bởi vì ‘Đảng chương’ qui định, khi hội đồng toàn thể ủy viên TƯ ko họp, thì do BCT thay mặt thực thi quyền hạn, hội nghị BCT do tổng thư kí chủ trì. Hiển nhiên, những triển khai quan trọng ở trên, ko do hội nghị BCT [quyết định], càng ko do tôi chủ trì, bất chấp là do cơ quan nào khác, người nào khác chủ trì, đều đã vi phạm ‘Đảng chương’. Trong tình cảnh vừa ko có người nào tuyên bố cho tôi biết tôi đã bị cách chức, vừa ko thể thực hiện quyền lực, tôi lúc đó sinh ra 1 lo lắng, sợ bọn họ sau này sẽ trả đũa, nói tôi tự mình vứt bỏ trách nhiệm, thế nên tôi đã tìm Ôn Gia Bảo (61) của Tổng cơ quan TƯTC, kiến nghị triệu tập 1 hội nghị BCT. Lúc đó Ôn Gia Bảo nói, Tổng cơ quan TƯTC trên thực tế cũng đã bị gạt sang bên, hiện giờ toàn bộ những triển khai này đều ko có thông quan Tổng cơ quan TƯTC, hơn nữa tất cả các hoạt động đều là do Lí Bằng, Dương TC an bài, ko hề thông qua Tổng cơ quan TƯTC. Nếu như tôi nhất định muốn mở hội nghị, Tổng cơ quan TƯTC cũng có thể phát thông báo, nhưng ông ấy cảm thấy hậu quả có thể sẽ rất ko tốt, hi vọng tôi cân nhắc thận trọng.
Cũng ko thể triệu khai hội nghị, tôi liền bảo bí thư gọi điện thoại tìm Dương TC, yêu cầu Dương TC cùng tôi nói chuyện một lần, mục đích cũng là muốn ông ấy làm rõ ngay vấn đề liệu tôi có phải đã bị đình chỉ chức vụ, ngoài ra [tôi] còn muốn giải thích 1 lần về việc tại sao khi cùng Gorbachev hội kiến ngày 16/5 tôi lại nói 1 đoạn đó (các bác chờ tới chương 7) về địa vị của Đặng trong nội bộ Đảng.
Ngày 2 tháng 6, Vương Nhậm Trọng (62), Đinh Quan Căn (63) đến nhà tôi, nói bởi vì tôi muốn gặp Dương TC nói chuyện, TƯ quyết định ủy thác cho họ đến nói chuyện cùng tôi, nói TƯ quyết định sẽ sớm triệu khai hội nghị toàn thể ủy viên TƯ và BCT để giải quyết vấn đề của tôi, yêu cầu tôi suy nghĩ cẩn thận để viết 1 bản tự kiểm điểm. Tôi trước tiên giải thích cho họ vấn đề đàm thoại cùng Gorbachev, tiếp đó tôi thắc mắc ko biết hiện tại các cơ quan TƯ hoạt động như thế nào? 5 thường ủy, ngoại trừ tôi, 1 người nữa cũng đã bị gạt sang bên, hiện tại mở hội nghị thì ai tham gia? Vương Nhậm Trọng nói, thường ủy vẫn chưa bầu lại, gần đây cũng ko mở hội nghị thường ủy. Tôi nói sau 3 ngày tôi nghỉ ốm, ko cho tôi tham gia công tác, có thể lí giải, bắt tôi đứng sang bên [tôi] cũng ko í kiến, chỉ là trong tương lai đừng nói tôi ko đảm nhiệm công việc, rũ bỏ trách nhiệm. Tôi tìm Dương TC cũng là muốn nói chuyện về vấn đề này. Về việc chuẩn bị viết bản kiểm điểm, tôi nói tôi hiện tại cái gì cũng ko biết, chỗ nào cũng phê phán tôi, [nhưng lại] ko cùng với tôi đối chiếu thẩm tra sự thật, những tài liệu phê phán về cơ bản ko đưa tôi xem mà đã phát đi mọi nơi. Trong tình huống kiểu này, [tôi] viết kiểm điểm như thế đ éo nào? Nếu như trong tương lai tôi vẫn còn có cơ hội trình bày, tôi sẽ tự làm kiểm điểm về những vấn đề tôi nhận thức được [là trong đó tôi đã sai lầm].
Thời gian của cuộc đàm thoại lần này rất dài, đến hơn 2 giờ đồng hồ. Tôi nói tương đối nhiều, đã nói về quan điểm đối với xã luận 26/4, bài phát biểu ngày 3 tháng 5 đối với các đại biểu thanh niên, bài phát biểu ngày 4 tháng 5 ở Ngân hàng khai phát châu Á, và cả những hoàn cảnh và quan điểm liên quan đến việc ngày 19/5 ko tham gia đại hội tuyên bố giới nghiêm. Cuối cùng tôi cường liệt phản đối việc bọn họ giam giữ Bảo Đồng. Bảo Đồng ngày 28/5 bị Bộ tổ chức gọi đến nói chuyện (64), có đi mà vẫn chưa về. Hơn nữa còn đồng thời tiến hành khám xét công sở của ông ấy. Lúc đó tôi liền bảo thư kí gọi điện thoại cho Tống Bình thể hiện sự phản đối. Lần này tôi nói với Vương Nhậm Trọng, Đinh Quan Căn rằng, nếu như nghĩ Bảo Đồng có vấn đề gì, về mặt tổ chức có thể thẩm tra, nhưng nên chiếu theo ‘Đảng chương’ và thủ tục pháp luật mà xử lí, các tổ chức Đảng ko có quyền lực tước đoạt nhân thân tự do của ông ấy, Bộ trưởng Tổ chức càng ko có quyền lực này. Hiện giờ đã là thập kỉ 80, ko thể dùng biện pháp của những chiến dịch đã thực hiện trong quá khứ rồi, yêu cầu bọn họ phản ảnh với TƯ. Lần đàm thoại này, họ cho rằng thái độ của tôi rất là ko tốt.
Ngày 17/6 Vương Nhậm Trọng và Đinh Quan Căn lại đến nhà tôi, nói ngày 19/6 TƯ sẽ triệu khai hội nghị BCT để giải quyết vấn đề của tôi, muốn tôi khiêm tốn, kiềm chế, dù lời lẽ của vài lão đồng chí có nặng nề, cũng phải duy trì sự lạnh lùng. Có thể phát ngôn, cũng có thể ko nói gì, nhưng đừng biện giải quá nhiều. Lúc đó tôi trả lời, nói, đây là giải quyết vấn đề về tôi, [nên] trong mọi trường hợp phải cho tôi cơ hội lên tiếng. Đinh Quan Căn còn muốn tôi suy nghĩ kĩ càng về các vấn đề của bản thân, trong hội nghị có 1 thái độ tốt. Vương Nhậm Trọng còn tiết lộ cho tôi, quyết định nội bộ vẫn là bảo lưu chức ủy viên TƯ của tôi và chức ủy viên BCT của Hồ Khải Lập, còn nói í kiến của tôi lần trước về việc cách li thẩm tra Bảo Đồng, đã được phản ánh lên TƯ, hiện tại đối với Bảo Đồng là giám sát tại gia, phù hợp với các thủ tục pháp luật (65). Dường như mục đích của bọn họ đến lần này, thứ 1 là thông báo cho tôi biết việc mở hội nghị, thứ 2 là khuyên tôi trong hội nghị ko biện hộ cho bản thân hoặc [chỉ] biện hộ cho bản thân chút ít.
Từ lần đầu tiên Vương Nhậm Trọng, Đinh Quan Căn đến nhà tôi hôm 6 tháng 2, cho tôi biết việc mở hội nghị giải quyết vấn đề về tôi, còn nói Đặng đã nói với bọn họ: lần trước xử lí vấn đề Diệu Bang, trong ngoài nước có chút bàn tán, lần này xử lí vấn đề Triệu, phải hợp thủ tục, yêu cầu họ chuẩn bị tài liệu cho tốt, tài liệu chuẩn bị tốt mới mở hội nghị. Điều này đơn giản là 1 nghịch lí rất lớn! Kì thực, tôi sớm đã bị bọn họ giam lỏng tại gia một cách phi pháp ko hề có căn cứ gì, đã bị cách li một cách phi pháp, sớm đã bị tước đoạt chức Tổng thư kí của tôi 1 cách phi pháp, [thế mà] vẫn còn nói phải hợp thủ tục. Điều này cho thấy rõ bọn họ thiếu tự tin, sợ bên ngoài bàn tán. Bọn họ ban đầu đã chuẩn bị mở hội nghị sớm hơn, nhưng bởi Lục Tứ đã trì hoãn lại.
______________________
Ghi chú:
58. Trần Vân (1905 – 1995): người Thanh Phổ Giang Tô. Trần Vân lúc đó là 1 nguyên lão trong Đảng có địa vị và ảnh hưởng chỉ sau Đặng TB. 1978 – 1987 làm thường ủy BCT TƯ khóa 12, đệ nhất thư kí Ủy ban kiểm tra kỉ luật TƯ, sau 1987 làm chủ nhiệm Ủy ban cố vấn TƯ. Ông chủ trương thực tế và thực dụng, nhưng ko chủ trương cải cách chế độ chính trị và chế độ kinh tế hiện hành. Trong quá trình cải cách mở cửa trong thập kỉ 80 thế kỉ trước, Trần Vân về mặt kinh tế tiếp thụ ‘điều tiết thị trường’ nhưng kiên trì kinh tế kế hoạch, đề xuất cái gọi là lí luận ‘kinh tế lồng chim’, trở thành nhân vật đại biểu trong Đảng phản đối tự do hóa và thị trường hóa kinh tế. Tư tưởng kinh tế của Trần Vân cùng với niềm tin vào chủ nghĩa Marx mà ông cho là chính thống ăn khớp với nhau.
59. Trong ngôn ngữ chính trị TQ đương đại ‘Bộ tư lệnh’ chỉ bè phái trong 1 đảng bị xem là đối lập với í chí của lãnh tụ tối cao. Bắt nguồn từ tờ báo chữ to có tên ‘Pháo đả Bộ tư lênh’ mà Mao TĐ dùng để chĩa mũi nhọn vào Lưu Thiếu Kì và Đặng TB trong thời kì CMVH.
60. Tống Bình (1917 - ): người Cử Huyền Sơn Đông. 1981 làm phó chủ nhiệm ủy ban kế hoạch quốc gia, sau thăng chủ nhiệm, làm ủy viên Quốc vụ viện; 1987 làm ủy viên BCT, bộ trưởng Bộ tổ chức TƯTC. Sau hội nghị toàn thể ủy viên TƯ khóa 13 lần thứ 4 sau sự kiện Lục Tứ 1989, Tống Bình thăng làm thường ủy BCT, đồng thời tiến nhập thường ủy BCT còn có Giang Trạch Dân và Lí Thụy Hoàn, điền vào chỗ trống của Triệu Tử Dương và Hồ Khải Lập.
61. Ôn Gia Bảo (1942 - ): người Thiên Tân. 1986 – 1992 làm chủ nhiệm văn phòng TƯ TC. 2003 làm thường ủy BCT TƯTC, thủ tướng Quốc vụ viện.
62. Vương Nhậm Trọng (1917 – 1992): người Huyền Cảnh Hà Bắc. Sau 1978, lần lượt làm đệ nhất thư kí tỉnh ủy Thiểm Tây, phó thủ tướng Quốc vụ viện kiêm chủ nhiệm ủy ban Nông nghiệp quốc gia, thư kí ban thư kí TƯTC kiêm bộ trưởng bộ Tuyên truyền TƯ, phó ủy viên trưởng hội đồng thường ủy của Đại hội đồng ĐBNDTQ khóa 6 kiêm ủy viên và chủ nhiệm Ủy ban kinh tế tài chính, phó chủ tịch hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân TQ toàn quốc khóa 7.
63. Đinh Quan Căn (1929 - ): người Vô Tích Giang Tô. Bạn đánh bài của Đặng TB, uỷ viên dự khuyết BCTTƯ. Từng làm bộ trưởng Đường sắt, do sự cố trách nhiệm rời chức vụ; trở thành phó chủ nhiệm ủy ban kế hoạch quốc gia. 1990 – 1992 làm bộ trưởng bộ Mặt trận thống nhất TƯ.
64. Ngày 28/5/1989, phó chủ nhiệm văn phòng TƯTC Từ Thụy Tân dùng danh nghĩa ‘thường ủy mở hội nghị’, triệu Bảo Đổng đến văn phòng của Bộ trưởng Tổ chức Tống Bình. Sau khi đàm thoại với Tống Bình, Bảo bị tống vào nhà giam Tần Thành. Lúc đó thường ủy TƯTC ko hề mở hội nghị; Tống Bình cũng ko phải là thường ủy.
65. Bảo Đồng bị tống vào nhà giam trong ngày 28/5. Do Triệu Tử Dương ngày 2 tháng 6 yêu cầu TƯTC ko được hành sự trái pháp luật, các ban ngành liên quan mới thụ mệnh, trong ngày 10 tháng 6 đã làm thêm, tiến hành đầy đủ các thủ tục ‘giám sát tại gia’. Nhưng việc biến nhà tù quốc gia thành địa điểm của việc ‘giám sát tại gia’ thật là kinh hãi; hơn nữa sau khi sự việc xảy ra lại làm thêm các thủ tục, càng chứng minh rằng từ ban đầu việc tống Bảo vào nhà giam là phi pháp.
|
|
|
Post by NhiHa on Jun 12, 2013 16:47:55 GMT 9
CHIẾN TRANH TRUNG-VIỆT CẬN ĐẠI Chủ biên: Nhà văn Phạm Viết Đào; email: thuykhue99@gmail.com Bí mật Trung Nam Hải (Kỳ 1) 06:30 | 30/05/2013 (Petrotimes) - Mao Trạch Đông được đánh giá là người có công trong việc thống nhất đất nước Trung Quốc - được tôn vinh là người Thầy vĩ đại, Lãnh tụ vĩ đại, Thống soái vĩ đại, Người cầm lái vĩ đại, nhưng về cuối đời, Mao Chủ tịch đã phạm phải một số sai lầm, trong đó có việc tạo ra “Cách mạng văn hóa” với sản phẩm đặc biệt “bè lũ 4 tên”. Mao Trạch Đông sinh ngày 26/12/1893, trong một gia đình trung nông ở làng Thiều Sơn, huyện Tương Đàm, tỉnh Hồ Nam, tự là Nhuận Chi, bút danh là Tử Nhậm. Tuy là con út trong gia đình, nhưng Mao Trạch Đông được đánh giá là người có công trong việc thống nhất đất nước Trung Quốc - được tôn vinh là người Thầy vĩ đại, Lãnh tụ vĩ đại, Thống soái vĩ đại, Người cầm lái vĩ đại, nhưng về cuối đời, Mao Chủ tịch đã phạm phải một số sai lầm, trong đó có việc tạo ra “Cách mạng văn hóa” với sản phẩm đặc biệt “bè lũ 4 tên”.  Bè lũ "bốn tên" tại tòa Người đời truyền tai nhau khá nhiều câu nói nổi tiếng của Mao Trạch Đông như: Chính trị là chiến tranh không có đổ máu, trong khi chiến tranh là chính trị có đổ máu; Súng đẻ ra chính quyền: Lấy nông thôn bao vây thành thị… Sau khi Mao Chủ tịch qua đời (9/9/1976), có khá nhiều cuốn sách viết về ông, trong đó có cuốn “Đời sống riêng của Mao Trạch Đông” do Lý Chí Tuy, bác sĩ riêng của Mao Trạch Đông viết và cuốn “Sự chân thật của lịch sử” do Lâm Khắc (từng là thư ký kiêm giáo viên dạy tiếng Anh cho Mao Chủ tịch) cùng vợ chồng Từ Đào - Ngô Húc Quân liên danh viết. Việc đánh giá “công và tội” của Chủ tịch Mao đã được tiến hành trước khi 2 cuốn sách kể trên ra mắt độc giả. Từ sự khác nhau của 2 cuốn sách Vì từng sống gần 22 năm bên cạnh Chủ tịch Mao nên dư luận rất quan tâm, bàn tán xung quanh cuốn “Đời sống riêng của Mao Trạch Đông” (The Private Life of Chairman Mao) do Lý Chí Tuy viết. Được biết, Lý Chí Tuy bắt đầu viết cuốn “Đời sống riêng của Mao Trạch Đông” từ tháng 3/1989 tới tháng 11/1989 mới xong bản thảo. Sau khi viết xong, Lý Chí Tuy mất 3 năm để dịch sang tiếng Anh, sau đó dịch sang tiếng Trung Quốc. Theo Anne F.Thurston, trợ lý cho ban biên tập, người đã bỏ ra 2 năm giúp Lý Chí Tuy biên dịch bản thảo của mình sang tiếng Anh cho biết, cuốn “Đời sống riêng của Mao Trạch Đông” đã tái bản 3 lần, trong đó có gần 30.000 cuốn được nhập lậu vào Trung Quốc qua ngả Hongkong, Đài Loan, Macau và hải ngoại. Sau khi Lý Chí Tuy chết (chiều 13/2/1995, thọ 75 tuổi tại Mỹ), người ta đã in tái bản trái phép cuốn “Đời sống riêng của Mao Trạch Đông” và bán tại chợ đen với giá 500-700NDT tại Quảng Châu, Thâm Quyến, 800NDT tại Bắc Kinh, Thượng Hải... Từ khi cuốn “Đời sống riêng của Mao Trạch Đông” ra đời đã có những ảnh hưởng nhất định tới đời sống chính trị, xã hội của không ít người Trung Quốc. Bộ Công an, Ban Văn hóa tư tưởng Trung ương, Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện, Văn phòng Quốc vụ viện cùng nhiều quan chức cao cấp của Chính phủ Trung Quốc tại thời điểm đó như Tổng bí thư, Chủ tịch nước Giang Trạch Dân, Chủ tịch Quốc hội Kiều Thạch đã lên tiếng về cuốn sách này.  Phía trước quần thể các tòa nhà có tên gọi là Trung Nam Hải Ông Uông Đông Hưng, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương Đảng, vệ sĩ riêng của Chủ tịch Mao đã nêu 4 ý kiến về cuốn sách này. Thứ nhất, tháng 10/1979 và tháng 4/1983, đã 2 lần nêu ý kiến và kết luận về sự không tin tưởng về chính trị và phẩm chất đạo đức của Lý Chí Tuy. Thứ hai, Trung ương đã có chế độ hạn chế việc cho phép nhân viên ra nước ngoài nhưng vẫn còn kẽ hở. Thứ ba, cuốn “Đời sống riêng của Mao Trạch Đông” là một thủ đoạn tuyên truyền phản động của Mỹ và Đài Loan đối với Trung Quốc. Thứ tư, cần có sự chỉnh đốn đối với những sách báo, tạp chí nói về cái gọi là “bí mật của Đảng, của Quốc gia”, đồng thời cần có thái độ đúng đắn, nghiêm túc đối với những tác phẩm bôi nhọ, phỉ báng, tiết lộ bí mật quốc gia của bất cứ ai. Khi đó, để rộng đường dư luận, Lâm Khắc (từng là thư ký kiêm giáo viên dạy tiếng Anh cho Mao Chủ tịch) đã cùng với vợ chồng Từ Đào - Ngô Húc Quân (Từ Đào là bác sĩ khám bệnh cho Chủ tịch Mao từ năm 1953 tới 1957, còn Ngô Húc Quân là y tá trưởng của Mao Chủ tịch từ năm 1953 đến 1974) viết cuốn “Sự chân thật của lịch sử” để bác bỏ những điều “vô lý, dựng chuyện” của Lý Chí Tuy. Trong cuốn “Sự chân thật của lịch sử”, 3 tác giả Lâm Khắc, Từ Đào và Ngô Húc Quân đã đưa ra nhiều nhân chứng, vật chứng để chứng minh cho những điều họ viết. Ví như ngày 3/6/1957 Lý Chí Tuy mới được làm bác sĩ cho Chủ tịch Mao (điều này được trích dẫn từ phần lý lịch cá nhân, hồ sơ đảng viên, hồ sơ cán bộ do chính Lý Chí Tuy viết), nhưng ông lại viết làm bác sĩ cho Mao Chủ tịch từ năm 1954, hoặc người giúp Mao Chủ tịch học tiếng Anh là Lâm Khắc chứ không phải Lý Chí Tuy… Những thông tin xung quanh 2 cuốn sách này từng là chủ đề tranh cãi của không ít giới, cũng như dư luận bởi nhiều điều được đề cập trong đó cho tới nay vẫn là bí mật của lịch sử. (Xem tiếp kỳ sau) Đông Ngàn-Từ Sơn (Petrotimes) - Ngày 27/6/1980, Đặng Tiểu Bình chỉ thị cho ban soạn thảo “Quyết nghị”: Trọng tâm tư tưởng của Mao Chủ tịch là vấn đề gì? Mặt nào là chuẩn xác, sai lầm cần phê bình, nhưng phải thỏa đáng.... >> Bí mật Trung Nam Hải (Kỳ 1) Tới đánh giá “công và tội” của Chủ tịch Mao Cách đây gần 34 năm (tháng 11/1979), dưới sự chỉ đạo của Đặng Tiểu Bình và Bộ Chính trị, Ban Bí thư bắt tay soạn thảo: “Những quyết nghị có liên quan tới một số vấn đề lịch sử của Đảng Cộng sản Trung quốc từ khi thành lập nước tới nay” (gọi tắt là “Quyết nghị”). Tổ soạn thảo do Hồ Kiều Mộc phụ trách. Đặng Tiểu Bình rất coi trọng lần soạn thảo này - đích thân chỉ đạo, góp ý kiến tới 16, 17 lần. Tháng 3/1980, tổ soạn thảo văn kiện nêu ra những ý kiến sơ bộ. Ngày 19/3/1980, Đặng Tiểu Bình nêu 3 ý kiến mang tính chỉ đạo đối với những nguyên tắc, tư tưởng, yêu cầu cũng như cách viết. Thứ nhất, xác lập vai trò lịch sử của đồng chí Mao Trạch Đông, kiên trì và phát triển tư tưởng của Mao Trạch Đông. Đây là điều quan trọng nhất. Thứ hai, phải tiến hành phân tích một cách thực sự cầu thị đối với những sự kiện trọng đại của đất nước trong suốt 30 năm kể từ khi thành lập nước đến nay, vấn đề nào là chính xác, là sai lầm phải được làm rõ, kể cả việc đánh giá một cách nghiêm túc, cẩn thận những sai, đúng của một số đồng chí chịu trách nhiệm khi đó. Thứ ba, thông qua những quyết nghị này để làm tổng kết mang tính căn bản. Việc tổng kết không cần quá chi tiết, nhưng cũng không thể qua loa đại khái. Tổng kết những gì đã qua sẽ có tác dụng đoàn kết mọi người đồng tâm nhất trí tiến lên phía trước.  Uông Đông Hưng - Mao Trạch Đông Ngày 1/4/1980, Đặng Tiểu Bình lại góp ý chỉnh lý lại bản dự thảo. Ông còn nêu những ý tưởng của mình đối với lịch sử 17 năm 1949-1966 (từ khi thành lập nước tới “Cách mạng văn hóa”). Ngày 27/6/1980, Đặng Tiểu Bình chỉ thị cho ban soạn thảo “Quyết nghị”: Trọng tâm tư tưởng của Mao Chủ tịch là vấn đề gì? Mặt nào là chuẩn xác, sai lầm cần phê bình, nhưng phải thỏa đáng. Nếu chỉ nói sai lầm cá nhân của Mao Trạch Đông sẽ không giải quyết được vấn đề, quan trọng nhất vẫn là vấn đề chế độ. Từ tháng 10/1980, hơn 4.000 cán bộ lãnh đạo cao cấp đã tiến hành thảo luận trong 20 ngày, có hơn 50 đại biểu phát biểu ý kiến góp ý cho bản dự thảo “Quyết nghị”. Tại cuộc thảo luận, mọi người đã mạnh dạn nói lên tiếng nói của mình, của đơn vị mình... trong đó nhiều ý kiến quý giá như: Phải bổ sung thêm những vấn đề lịch sử sau khi đập tan “bè lũ 4 tên”. Nên viết ngắn lại, tập trung vào những vấn đề trọng tâm, không lan man. Nhưng cũng có ý kiến (chưa đúng đắn) cho rằng: Không nên viết vào dự thảo những vấn đề tư tưởng của Mao Trạch Đông. Những sai lầm trong “Đại nhảy vọt”, “Cách mạng văn hóa” còn nghiêm trọng hơn cả những việc cần giải quyết trong cuộc đấu tranh giai cấp. Nói cho cùng thì những sai lầm trong “Cách mạng Văn hóa” bắt nguồn từ bản chất chưa tốt của Mao Trạch Đông. Thời kỳ trước, Mao Trạch Đông là người theo chủ nghĩa Mác, là người của Chủ nghĩa cộng sản, nhưng về sau Mao Chủ tịch không phải là người theo chủ nghĩa Mác, không phải là người của Chủ nghĩa cộng sản. Tất cả những sai lầm trước và trong thời kỳ “Cách mạng văn hóa” đều do một mình Mao Trạch Đông đảm trách. Chính vì có nhiều ý kiến khác nhau nên ngày 25/10/1980, Đặng Tiểu Bình đã có buổi gặp gỡ với các đồng chí phụ trách Trung ương và nêu một số kiến nghị: Nếu không nói những vấn đề tư tưởng của Mao Trạch Đông thì sẽ không chính xác, thỏa đáng trong việc luận bàn giữa “công và tội” của Mao Chủ tịch, thậm chí nhiều cán bộ, nông dân, trí thức... sẽ không thỏa mãn. Ngọn cờ mà Mao Chủ tịch đã dựng lên không thể bị “đốn ngã”. Ngọn cờ này bị đổ tức là trên thực tế phủ định tất cả quá trình lịch sử mà Đảng ta đã xây đắp nên. Do vậy, trong bản dự thảo phải có phần này. Điều này không chỉ đơn thuần là vấn đề lý luận, mà là vấn đề chính trị rất lớn, cả trong nước cũng như trên trường quốc tế. Nếu không viết vấn đề này hoặc viết không tốt thì chi bằng đừng viết. Chúng ta không viết hoặc không kiên trì tư tưởng của Mao Trạch Đông là chúng ta đã phạm một sai lầm lớn mang tính lịch sử. Chúng ta phải phê bình những sai lầm của Mao Trạch Đông, nhưng nhất định phải thực sự cầu thị, phải tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng trên mọi góc cạnh của vấn đề, không thể quy mọi tội lỗi cho một người. Mao Trạch Đông vẫn là lãnh tụ của Đảng ta, nếu chúng ta viết quá đi những gì Mao Chủ tịch đã phạm phải tức là chúng ta đã phỉ báng đồng chí mình, bôi nhọ Đảng mình, bôi nhọ quốc gia mình và cũng quay lưng lại chính sự thật của lịch sử. Tháng 11/1980, ông Hoàng Khắc Thành phát biểu trong buổi viết dự thảo “Quyết nghị”: Là một cán bộ lão thành cách mạng, đã từng chịu nhiều oan trái suốt từ năm 1959 cho tới khi được minh oan, từng bị Mao Chủ tịch phê bình, phán xử một cách oan ức tại hội nghị “Lư Sơn”... nhưng ông vẫn khẳng định những công lao to lớn trong lịch sử của Mao Trạch Đông. Ông nói: Nếu đổ tất cả trách nhiệm cho Mao Trạch Đông thì chúng ta đã làm một việc trái với sự thật của lịch sử. Tôi rất hiểu tâm tư của những đồng chí từng bị oan trái vì tôi cũng là một người trong số họ, nhưng chúng ta không nên phát biểu một cách cực đoan vô trách nhiệm. Chúng ta không thể lồng tình cảm cá nhân vào chuyện này được mà phải có cái nhìn thực sự cầu thị. Tháng 3/1981, Đặng Tiểu Bình đề nghị thống nhất lại những phần đã soạn thảo: Mọi người đều nhất trí với những thành tích 7 năm (1949-1956). Từ năm 1956 đến 1966 cần khẳng định: Nói chung là tốt, về cơ bản đất nước đã phát triển một cách bình thường, giữa thời kỳ có một số chỗ “khúc khuỷu, sai lầm” nhưng nhìn chung thành tích là chủ yếu. Đối với thời kỳ “Cách mạng văn hóa” cần viết một cách khái quát, những hậu quả của thời kỳ này còn rất nặng nề, thậm chí còn rơi rớt tới tận hôm nay.  Mao Trạch Đông cùng các lãnh đạo thời kỳ mới lập nước Ông Hồ Diệu Bang bổ sung: “Sau khi gửi bản thảo tới các đồng chí có trách nhiệm, chúng ta cần lắng nghe ý kiến đóng góp của các đồng chí lão thành cách mạng, của các chính trị gia để hoàn chỉnh bản dự thảo này”. Ý kiến này của ông Hồ Diệu Bang được Đặng Tiểu Bình hoan nghênh, tán thành. Ngày 24/3/1981, ông Trần Vân góp hai ý kiến đối với bản dự thảo và ý kiến này đã được Đặng Tiểu Bình đặc biệt coi trọng. Ngày 26/3/1981, Đặng Tiểu Bình gửi những góp ý kể trên tới tổ soạn thảo: Cần có một lời dẫn, nói về quá trình lịch sử của Đảng trước giải phóng, viết về quá trình phát triển trong 60 năm qua của Đảng. Có viết như vậy thì mới thấy hết được những công lao, thành tích của Mao Trạch Đông, xác lập được vai trò lịch sử của Mao Chủ tịch, mới có căn cứ để kiên trì và phát triển tử tưởng Mao Trạch Đông. Kiến nghị với Trung ương cần tổ chức, coi trọng việc học tập những tác phẩm mang tính triết học của Mao Trạch Đông. Cuối tháng 3/1981, ông Trần Vân còn nêu 4 vấn đề cần chú ý trong quá trình soạn dự thảo: Cần viết một cách chính xác những sai lầm của Đảng trong 32 năm qua, cần phải trung thực với thực tế. Kiến nghị đưa thêm một số tình hình của Trung Quốc 28 năm trước khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đồng thời phải khẳng định những công lao mang tính lịch sử của Mao Trạch Đông, cần đưa những tư liệu nói về sự giúp đỡ của quốc tế đối với Trung Quốc trong thời kỳ này… Ngày 7/4/1981, Đặng Tiểu Bình lại đưa ra cách nhìn nhận về một số vấn đề trong thời kỳ “Cách mạng văn hóa”: Cần xác định tính hợp pháp của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 9, của hội nghị toàn thể Trung ương 12 khóa VIII. Trong thời kỳ “Cách mạng văn hóa”, Đảng của chúng ta vẫn tồn tại. Trong thời kỳ “Cách mạng văn hóa”, chúng ta đã giành được những thành công lớn trong công tác đối ngoại. Tháng 5/1981, Bộ Chính trị triệu tập một cuộc thảo luận với sự tham gia của hơn 40 lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước, thảo luận trong 12 ngày để bàn một số vấn đề xoay quanh “Quyết nghị”. Ngày 19/5/1991, Đặng Tiểu Bình lại phát biểu trong cuộc họp mở rộng của Bộ Chính trị: “Chúng ta cần nhanh chóng hoàn tất bản dự thảo, nếu để lâu sẽ không có lợi. Để có thể sớm kết thúc chỉ có cách triệu tập hội nghị mở rộng của Bộ Chính trị, hơn 70 cán bộ lãnh đạo cần tập trung thời gian, sức lực, mỗi người cố gắng một chút để có thể đưa bản thảo này ra trình tại hội nghị toàn thể Trung ương 6 và sẽ cho đăng trong dịp kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc”. Bộ Chính trị đã căn cứ theo yêu cầu kể trên của Đặng Tiểu Bình tiến hành triệu tập hơn 70 đồng chí lãnh đạo các ban, ngành, ngoài ra còn trưng cầu ý kiến của 130 đại biểu của các đảng phái khác nhằm hoàn tất bản dự thảo. Tháng 6/1981, Hội nghị toàn thể Trung ương 6 khóa XI (hội nghị trù bị) đã tiến hành thảo luận một cách sôi nổi, nghiêm túc bản “Quyết nghị”. Đặng Tiểu Bình phát biểu ý kiến: “Chúng ta đã hoàn thành bản “Quyết nghị” một cách hoàn hảo, nhất là phần phân tích những vấn đề xoay quanh việc đánh giá đồng chí Mao Trạch Đông, nhưng có chỗ nói còn hơi quá lời, nên sửa chữa đôi chút. Những phần thuộc về trách nhiệm, đương nhiên trách nhiệm chính vẫn là của Mao Trạch Đông, nhưng cũng không thể bỏ qua trách nhiệm của tập thể ban lãnh đạo”, “Về những vấn đề nảy sinh trong 2 năm sau khi đập tan “bè lũ 4 tên” chúng ta cần nhắc tới những sai lầm của Hoa Quốc Phong, điều này có lợi cho toàn Đảng, cho lợi ích của toàn dân và cho cả bản thân đồng chí Hoa Quốc Phong”. Sau hơn 1 năm chuẩn bị với sự đóng góp của hàng nghìn ý kiến khác nhau, của 4, 5 lần hội thảo mang tính quy mô rộng lớn như họp Bộ Chính trị, trưng cầu ý kiến của các văn sĩ... cùng những ý kiến trái ngược nhau và cả những thăng trầm lớn nhỏ, bản dự thảo “Quyết nghị” cuối cùng đã ra mắt quần chúng nhân dân. Tuy nhiên, sau khi “Quyết nghị” được công bố vẫn có nhiều dư luận khác nhau xung quanh con người đặc biệt này bởi tính nhạy cảm, phức tạp của vấn đề. (Xem tiếp kỳ sau)
|
|
|
Post by NhiHa on Jun 12, 2013 16:58:46 GMT 9
Bí mật Trung Nam Hải (Kỳ 3) (Petrotimes) - Dư luận cho rằng, một trong những nguyên nhân khiến Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân ủy Trung ương (T.Ư) Giang Trạch Dân, nguyên Chủ tịch Quốc hội Kiều Thạch và nguyên Chủ nhiệm Văn phòng T.Ư Đảng, vệ sinh riêng của Mao Chủ tịch Uông Đông Hưng có phản ứng gay gắt đối với cuốn “Đời sống riêng của Mao Trạch Đông” (The Private Life of Chairman Mao) do bác sĩ Lý Trí Tuy viết, bởi ông sống gần 22 năm bên cạch Mao Trạch Đông và những thông tin tiết lộ thực sự sốc. Từ vụ phát hiện máy nghe trộm Trong cuốn “Đời sống riêng của Mao Trạch Đông”, bác sĩ Lý Chí Tuy cho biết: “Mao Chủ tịch từng bị đặt máy nghe trộm” và đây là tiết lộ nhờ sự “bẩm báo” của bạn tình. Tuy biết việc này từ tháng 2/1961, nhưng Mao Chủ tịch âm thầm điều tra, làm rõ ai chỉ đạo từ bao giờ, vì mục đích gì và tại sao không ai nói với ông chuyện này. Mao Chủ tịch cũng biết được mưu đồ làm phản của Lâm Bưu qua “chuyện trò, tâm tình chăn gối” với vợ một thuộc hạ thân tín của Lâm Bưu. Theo bác sĩ Lý Chí Tuy, Mao Chủ tịch không tin bất cứ ai trừ “bạn tình”. Vẫn theo bác sĩ Lý Chí Tuy, ông từng chăm sóc cho Trương Ngọc Phượng, thư ký riêng của Mao Trạch Đông khi cô có thai (cuối năm 1972) theo “lệnh” của Uông Đông Hưng và Trương Diệu Từ bởi họ được Mao Chủ tịch chỉ thị: Phải đưa Trương Ngọc Phượng vào dưỡng thai trong một bệnh viện tốt vì cô “mang thai rồng”. Lý Chí Tuy từng kiểm tra sức khỏe cho Mao Chủ tịch nên biết Mao Trạch Đông không còn khả năng sinh sản vì đã gần 80 tuổi.  Chu Ân Lai Nhưng thực tế cho thấy, sau khi Trương Ngọc Phượng sinh con tại Bệnh viện Sản phụ Hiệp Hòa, Bắc Kinh đã có rất nhiều quan chức cấp cao tới, cả Giang Thanh cũng mua quà thăm hỏi đủ thấy mức độ quan trọng của vấn đề này tới mức nào. Khi làm tạp vụ trên toa tàu đặc biệt của Mao Chủ tịch, Trương Ngọc Phượng mới 17 tuổi (1960-1970), nhưng được phép xem những văn kiện của T.Ư, Quân ủy T.Ư gửi riêng cho Mao Chủ tịch, trong khi Uông Đông Hưng, Trương Diệu Từ, Giang Thanh, Lý Nạp, Mao Viễn Tân cũng không được xem. Trong thời gian Trương Ngọc Phượng nghỉ đẻ, em gái Trương Ngọc Mai được vào phục vụ Mao Chủ tịch thay chị. Vì được coi là “tổng quản” của Mao Chủ tịch trên thực tế: lo từ sức khỏe, ăn uống đến sắp xếp công việc, tiếp kiến cán bộ - ngay Hoa Quốc Phong, Giang Thanh muốn gặp Mao Chủ tịch cũng phải được sự đồng ý, nên sau khi Mao Trạch Đông chết, Trương Ngọc Phượng lập tức trở thành trung tâm “moi hỏi” của nhiều giới, nhiều người - từ “bè lũ 4 tên” đến Hoa Quốc Phong, Uông Đông Hưng, Mao Viễn Tân đều muốn “gặp riêng”, “hỏi nhỏ”. Vấn đề được quan tâm nhất là sắp xếp nhân sự trong Ban Chấp hành T.Ư, Bộ Chính trị và những “di chúc miệng” của Mao Chủ tịch để phục vụ cho cuộc đấu tranh chính trị, cũng như tiếm quyền. Trương Ngọc Phượng cho biết, trong tháng 6/1975, Mao Chủ tịch từng triệu tập Giang Thanh, Vương Hồng Văn, Trương Xuân Hiền, Kỷ Đăng Khuê, Ngô Đức, Hoa Quốc Phong, Trần Tích Liên và Trương Ngọc Phượng để nói chuyện: “Bây giờ Chu Ân Lai ngày càng làm mất mặt tôi, anh ta không tán thành tư tưởng của tôi, anh ta phản đối “Cách mạng văn cách”, anh ta với Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình là một ruộc, anh ta được bá tánh kính phục, có cơ sở vững chắc trong Đảng, chính quyền và quân đội”. Mao Chủ tịch qua đời được 3 ngày, Trương Ngọc Phượng đã bàn giao toàn bộ công văn, giấy tờ do cô quản lý cho Uông Đông Hưng. Sau đó, Giang Thanh và Mao Viễn Tân có tìm Trương Ngọc Phượng gạn hỏi về những văn kiện mật đã từng được đọc, nhưng chỉ nhận được câu trả lời: “Theo quy định của tổ chức, tôi đã bàn giao toàn bộ công văn, giấy tờ cho đồng chí Uông Đông Hưng”. Ngày 15/11/1976, Trương Ngọc Phượng mới sắp xếp xong toàn bộ số hồ sơ, giấy tờ của Mao Chủ tịch để lại và đầu tháng 12/1976 chính thức rời khỏi Trung Nam Hải. Mối quan tâm của Giang Thanh Trước khi Mao Chủ tịch qua đời, Giang Thanh đã vội vàng cho rằng thời cơ của bà đã tới nên coi thường tất cả mọi người. Nhưng chính những tuyên bố của Giang Thanh với tổ bác sĩ, y tá phục vụ Mao Chủ tịch đã khiến bà thân bại danh liệt. Và người cung cấp thông tin quan trọng này cho Uông Đông Hưng là Lý Chí Tuy: Sẽ xuất hiện chủ nghĩa xét lại trong T.Ư, nhưng Giang Thanh đã có cách trị bọn họ. Khi đó, Uông Đông Hưng không những là vệ sĩ tiếp cận, mà còn là Chủ nhiệm Văn phòng T.Ư, Bí thư Ban Bí thư kiêm Cục trưởng Cục Cảnh vệ nên ông đã lên kế hoạch bắt Giang Thanh từ khi Mao Chủ tịch còn sống.  Giang Thanh Bởi khi đó Uông Đông Hưng, Hoa Quốc Phong, Diệp Kiếm Anh biết rằng, Giang Thanh và người của bà ta đã trang bị vũ khí cho dân binh tại Thượng Hải, thành lập tổ chức “dân binh sư” ngay trong Trường đại học Thanh Hoa, còn Mao Viễn Tân đang chuẩn bị điều xe tăng từ Thẩm Dương về Bắc Kinh... nên phải âm thầm chuẩn bị. Uông Đông Hưng còn tiết lộ với Lý Chí Tuy rằng, gần đây Giang Thanh ngày càng quá quắt bởi nhiều ủy viên Bộ Chính trị cũng bị bà ta đả kích. Tại một cuộc họp chính phủ, Giang Thanh lớn tiếng đả kích Hoa Quốc Phong. Trong tháng 7/1976, Mao Chủ tịch cho gọi Hoa Quốc Phong, Uông Đông Hưng, Giang Thanh, Vương Hồng Văn, Trần Tích Liên, Kỷ Đăng Khuê và Mao Viễn Tân tới để yêu cầu họ phải đoàn kết, đồng thời cho biết: bên cạnh các anh còn có Trương Xuân Kiều, Ngô Đức và Diêu Văn Nguyên. Mao Chủ tịch không xếp Trương Xuân Kiều vào “nhóm 7 người” kể trên bởi nền tảng, uy tín và cơ sở trong Đảng của Trương Xuân Kiều thấp, quân đội không nghe lời, hơn nữa để nhiều người biết về quá khứ không sạch sẽ của mình. Ngày 17/7/1976, Hoa Quốc Phong gọi tổ bác sĩ, y tế đến họp với Bộ Chính trị được tổ chức tại phòng khánh tiết (khu hồ bơi cũ). Bởi từ ngày Mao Trạch Đông lên cơn đau tim lần thứ hai, tuy bệnh tình có vẻ ổn định nhưng vẫn nguy hiểm vì phổi nhiễm trùng, thận yếu và nhất là bệnh tim có thể tái phát bất cứ lúc nào. Sau khi nghe tổ bác sĩ, y tế trình bày chi tiết với Bộ Chính trị về tình trạng của Mao Chủ tịch, Giang Thanh lập tức chất vấn: tại sao Mao Chủ tịch lên cơn đau tim đến 2 lần mà còn có thể tái diễn? và cáo buộc đã phóng đại sự thật để trốn tránh trách nhiệm… Giang Thanh nói: chồng bà chỉ bị viêm phế quản, tim phổi vẫn tốt, thận không có vấn đề gì. Giang Thanh cho rằng, trong xã hội tư sản, bác sĩ là ông chủ vì vậy Mao Chủ tịch nói chỉ nên tin 1/3 những gì bác sĩ nói... vấn đề là muốn trốn tránh trách nhiệm cùng sự bất tài trong chuyên môn. Sau phát biểu của Giang Thanh, tổ bác sĩ, y tế như bị điện giật, nhưng Hoa Quốc Phong đã lên tiếng bênh vực. Bởi ông cùng với Uông Đông Hưng, Vương Hồng Văn và Trương Xuân Kiều ứng trực suốt ngày đêm nên đều nhìn thấy công việc mà tổ bác sĩ, y tế đã làm. Bác sĩ Lý Chí Tuy nói với Uông Đông Hưng rằng, tuy bị bệnh nặng nhưng đầu óc của Mao Chủ tịch vẫn rất tỉnh táo, mắt trái không nhìn thấy nhưng mắt phải còn nhìn rõ, do đó không một vấn đề quan trọng nào qua mắt ông được. Mao Chủ tịch từng nói về Giang Thanh trước một cuộc họp Bộ Chính trị: Tính đấu tranh mạnh mẽ, kiên định lập trường giai cấp, không phải là người hai mặt, nhưng không hiểu sách lược, không biết đoàn kết với mọi người, do đó sẽ thua thiệt. Nếu bên cạnh có người tham mưu tốt thì sẽ phát triển tốt. Bí mật Trung Nam Hải (Kỳ 4) 07:00 | 04/06/2013 (Petrotimes) - Trong tháng 4/1976, Mao Chủ tịch đã lần lượt gặp Hoa Quốc Phong, Uông Đông Hưng, Vương Hồng Văn, Kỷ Đăng Khuê, Ngô Đức, Giang Thanh, Trần Tích Liên, Mao Viễn Tân, Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên để “dặn dò”. >> Bí mật Trung Nam Hải (Kỳ 2) >> Bí mật Trung Nam Hải (Kỳ 1) Mao Chủ tịch nói về “người thừa kế”  Diệp Kiếm Anh Mặc dù từng đến Trung Quốc 5 ngày (tháng 5/1960), nhưng hơn 1 năm sau (tháng 9/1961), nguyên soái Montgomery lại đến Bắc Kinh và được Mao Chủ tịch nói về “người thừa kế” và kết luận: Sau khi Mao Trạch Đông qua đời, Trung Quốc khó giữ được ổn định. Chiều 21/9/1961, Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ gặp nguyên soái Montgomery. Đây là cuộc gặp do Thủ tướng Chu Ân Lai và Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ sắp xếp. Ngày 22/9/1961, Mao Chủ tịch quyết định gặp nguyên soái Montgomery tại Vũ Xương. Mao Chủ tịch cho biết, nguyên soái Montgomery dũng cảm trong chiến đấu và lần này tới Bắc Kinh cũng rất dũng cảm - dám đưa ra 3 nguyên tắc. Trưa 23/9/1961, Mao Chủ tịch gặp nguyên soái Montgomery tại Đông Hồ và được tặng một hộp thuốc lá 555 cùng nhiều câu hỏi. 14 giờ 30 phút ngày 24/9/1961, Mao Chủ tịch lại quyết định nói chuyện với nguyên soái Montgomery. Sau khi Mao Chủ tịch nói, Trung Quốc có câu: 73-84 tuổi, Diêm Vương không tìm, tự mình cũng đi, nguyên soái Montgomery lập tức lợi dụng câu này để hỏi: Tôi quen khá nhiều lãnh đạo trên thế giới và thấy rằng, họ không muốn nói rõ người thừa kế là ai, hiện Chủ tịch đang minh mẫn, ngài có thể nói người thừa kế là ai? Mao Chủ tịch lập tức đáp: Rất rõ ràng, đó là Lưu Thiếu Kỳ bởi anh ta là Phó chủ tịch thứ nhất của Đảng. Sau Lưu Thiếu Kỳ có phải là Chu Ân Lai?, nguyên soái Montgomery lại hỏi. Mao Chủ tịch liền nói: Sau Lưu Thiếu Kỳ là ai tôi không quan tâm. Sau đó, Mao Chủ tịch nói tới 5 cách chết: bị người khác bắn, bị rơi máy bay, đổ tàu, bệnh tật, chết đuối và sau khi chết, tốt nhất là nên hỏa táng, mang tro đổ ra biển, đổ làm thức ăn cho cá. Trong tháng 4/1976, Mao Chủ tịch đã lần lượt gặp Hoa Quốc Phong, Uông Đông Hưng, Vương Hồng Văn, Kỷ Đăng Khuê, Ngô Đức, Giang Thanh, Trần Tích Liên, Mao Viễn Tân, Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên để “dặn dò”. 2 tháng sau (tháng 6/1976), Mao Chủ tịch dự buổi họp cuối cùng với Bộ Chính trị và đây là cuộc họp do ông yêu cầu, nhưng 5 ủy viên Bộ Chính trị không được báo tới dự, đó là Diệp Kiếm Anh, Lưu Bá Thừa, Chu Đức, Thừa Thế Hiền và Lý Đức Sinh. Mao Chủ tịch nói: Diệp Kiếm Anh và những người theo ông ta sẽ xét lại đường lối hiện nay, sẽ “tính sổ” với “Cách mạng văn hóa”, sau đó sẽ phê bình tôi. Diệp Kiếm Anh và Đặng Tiểu Bình là một, họ có cơ sở vững chắc và uy tín cao trong quân đội. Diệp Kiếm Anh bị bệnh là do tôi phê và không dùng Đặng Tiểu Bình, không tán thành Lý Tiên Niệm làm Thủ tướng. Sau khi tôi chết, các anh không nên để họ ở lại trong Bộ Chính trị, phải đề phòng Lý Tiên Niệm và Lý Đức Sinh vì họ là người của Đặng Tiểu Bình. Mao Chủ tịch từng hỏi Hoa Quốc Phong và Uông Đông Hưng: Sau khi tôi chết liệu Đặng Tiểu Bình có xét lại không? Sau khi 2 người này nói, Mao Chủ tịch đã lắc đầu, nói: Các anh không nên kết luận vội vàng bởi Đặng Tiểu Bình sẽ làm và làm đến cùng. Các anh có biết trong mắt Đặng Tiểu Bình có ai không? Đó là 2 người đã chết: Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai và hiện là Lưu Bá Thừa. Đặng Tiểu Bình chỉ tôn trọng vì tôi là Chủ tịch. Ai đề cử Lưu Thiếu Kỳ làm Chủ tịch nước - anh ta, ai tán thành tôi lui về tuyến hai - anh ta, ai đề cử Lưu Thiếu Kỳ thay mặt Chủ tịch giải quyết công việc hằng ngày của Đảng - anh ta, ai phản đối bệnh sùng bái cá nhân tại Đại hội 8 - anh ta, ai ép tôi phải kiểm điểm về “Đại nhảy vọt” - anh ta. Nên nhớ, những kiến nghị của Đặng Tiểu Bình đều được Chu Ân Lai, Diệp Kiếm Anh và Trần Vân ủng hộ và thông qua… Ai đảm bảo sẽ không có chính biến sau khi tôi qua đời? và người có thể làm chuyện này là Đặng Tiểu Bình và những người theo anh ta, do đó các anh phải nhớ những điều tôi đã nói. Tới những ngày cuối cùng của Mao Trạch Đông Đêm 27 rạng sáng 28/7/1976, trận động đất mạnh 7,8 độ richter đã xảy ra tại Đường Sơn khiến Uông Đông Hưng phải gọi Lý Chí Tuy gấp. Khi bác sĩ Lý Chí Tuy chạy đến phòng Mao Chủ tịch đã thấy Vũ Nhã Cư, Lý Linh Thy, Mông Tân Quân và Trương Ngọc Phượng có mặt ở đó. Những người kể trên có mặt ngay khi động đất xảy ra bởi chiếc giường của Mao Chủ tịch nằm bị lắc dữ dội, toàn tòa nhà rung lên, tiếng tôn lợp nhà đập vào nhau kêu rầm rầm nghe đến phát sợ. Mao Chủ tịch khi ấy còn thức nên hỏi: Có chuyện gì đã xảy ra? Khi biết đó là động đất, ông cho gọi Uông Đông Hưng và Vương Hồng Văn tới để tìm chỗ khác an toàn hơn. Uông Đông Hưng đề nghị đưa Mao Chủ tịch đến biệt thự Cung Uyển ở phía tây Bắc Kinh do Chu Ân Lai trực tiếp trông coi việc xây dựng năm 1972, nhưng Mao Chủ tịch lại ghét biệt thự này.  Uông Đông Hưng Sau đó, Uông Đông Hưng lại nói, hay dọn đến tòa nhà 202 (mới xây năm 1974) vì có thể chịu động đất, lại có hành lang nối liền với hồ bơi. Mao Chủ tịch đồng ý nên mọi người lập tức đẩy chiếc giường có gắn bánh xe đến chỗ ở mới. Trước khi xảy ra trận động đất kể trên, ngày 8/3/1976, Trung Quốc xảy ra một chuyện kỳ lạ: 3 thiên thạch lớn rơi xuống tỉnh Cát Lâm, viên to nhất nặng tới 1.770kg. Sau sự kiện này, Mao Chủ tịch nói: Trung Quốc có học thuyết nói rằng, thiên nhân cảm ứng, điều này có nghĩa chuẩn bị có sự biến đổi lớn - thiên thạch lớn rơi xuống ắt là ta sắp chết. Trong khi tổ bác sĩ, y tế làm việc suốt ngày đêm, mọi người lo lắng cho sức khỏe của Mao Chủ tịch thì Giang Thanh lại mang nhiều tài liệu “đấu tố Đặng Tiểu Bình” để Mao Trạch Đông đọc. Mặc dù Hoa Quốc Phong và Uông Đông Hưng đề nghị không mang thêm nữa, nhưng Giang Thanh không nghe. Thậm chí vì sợ lây bệnh của chồng, Giang Thanh còn bắt bác sĩ phải khám bệnh cho mình cho dù công việc của tổ bác sĩ, y tế quá bề bộn và mệt mỏi. Chiều 2/9, Mao Trạch Đông lên cơn đau tim nặng hơn 2 lần trước nên phải cấp cứu ngay. Ba ngày sau (5/9), bệnh tình Mao Chủ tịch nguy kịch khiến Hoa Quốc Phong phải gọi Giang Thanh về. Nhưng vừa đến được vài phút, Giang Thanh đã bỏ đi ngay vì mệt, cần nghỉ ngơi và không đả động gì tới tình trạng sức khỏe của Mao Chủ tịch. Chiều 7/9, bệnh tình của Mao Chủ tịch nặng thêm. Cả tổ bác sĩ, y tế ai cũng biết cái chết đang đến với Mao Chủ tịch từng giờ, từng phút. Khi biết tình trạng này, Giang Thanh đến tòa nhà 202 giữa lúc Mao Trạch Đông đang ngủ. Giang Thanh đòi dùng phấn xoa sau lưng cho Mao Chủ tịch, rồi nắn bóp chân tay chồng, nhưng bị phản đối bởi xoa bột phấn lên lưng sẽ làm hại tới phổi, song bà ta không nghe. Sau khi xong việc, Giang Thanh bắt tay từng người và nói: các anh nên vui mừng đi! Cử chỉ này của Giang Thanh khiến mọi người ngỡ ngàng, mãi sau mới hiểu - Mao Trạch Đông sắp chết, mọi người nên mừng vì bà ta sẽ làm Chủ tịch. Tối 7/9, Giang Thanh lại đến tìm “hồ sơ” đưa Mao Chủ tịch đọc trước đó. Vì bận chăm sóc Mao Chủ tịch nên không ai giúp tìm “hồ sơ” nên Giang Thanh đã nổi giận và la toáng lên rằng: có người ăn cắp tài liệu, hồ sơ mật. Ngày 8/9, Giang Thanh lại đến, yêu cầu phải đổi thế nằm cho Mao Chủ tịch kẻo để nằm bên trái quá lâu không tốt. Bác sĩ trực khi đó không chịu vì Mao Chủ tịch chỉ nằm bên trái mới thở được, nhưng Giang Thanh vẫn xoay người cho chồng sang bên phải khiến ông ngừng thở, mặt xanh như tàu lá. Thấy vậy, Giang Thanh lập tức bỏ ra khỏi phòng đi một mạch khiến tổ bác sĩ, y tế phải cấp cứu cho Mao Chủ tịch. Hoa Quốc Phong liền yêu cầu Giang Thanh không được cản trở công việc của bác sĩ, nhưng sau khi chuông đổ 24 giờ ngày 9/9/1976, tim của Mao Chủ tịch ngừng đập. (Xem tiếp kỳ sau)
|
|
|
Post by NhiHa on Jun 12, 2013 17:02:06 GMT 9
Bí mật Trung Nam Hải (Kỳ 5) 06:40 | 07/06/2013 (Petrotimes) - Mặc dù là Chủ tịch Đảng (sau Mao Trạch Đông và Hoa Quốc Phong) và là Tổng bí thư thứ 9, nhưng Hồ Diệu Bang không sống trong Trung Nam Hải mà ở Đại lộ Bắc Trường bởi ông từng nói với gia đình rằng: Dọn vào ở thì dễ nhưng ra thì khó lắm thay. Tuy là người kế vị ông Hồ Diệu Bang, nhưng mãi sau này ông Triệu Tử Dương mới hiểu hết ý nghĩa của câu nói này. Bởi ông đã vào ở trong Trung Nam Hải sau khi trở thành Thủ tướng (tháng 9/1980) và tới khi bị cách chức Tổng bí thư, bị đuổi ra khỏi Trung Nam Hải mới hối hận vì không biết nơi đây “nông sâu” thế nào. Số phận của 5 con người từng sống, làm việc, phục vụ trong Trung Nam Hải dưới đây là minh chứng. Từ “Tổng quản sức khỏe” của Trung Nam Hải Vì được vào Đảng Cộng sản Trung Quốc khi mới 17 tuổi và được đào tạo để trở thành bác sĩ nên năm 1954 ông Vương Mẫn Thanh, con trai Vương Thế Anh (một trong những lão thành cách mạng cùng thời với Chủ tịch Mao Trạch Đông) được điều động vào Trung Nam Hải làm việc. Kể từ đó ông Vương Mẫn Thanh là người chăm lo sức khỏe cho hầu như toàn bộ cán bộ lãnh đạo cấp cao của T.Ư Đảng. Khi mới vào Trung Nam Hải làm việc, ông Vương Mẫn Thanh là bác sĩ cơ động, sau đó được phân công đảm bảo sức khỏe cho Chủ nhiệm Văn phòng T.Ư Đảng Dương Thượng Côn bị mắc chứng huyết áp thấp. Khác với ông Dương Thượng Côn - chỉ khi nào bác sĩ yêu cầu khám mới chịu đi, còn ông Trần Bá Đạt thường xuyên yêu cầu bác sĩ kiểm tra sức khỏe. Mùa đông năm 1959, Thứ trưởng Bộ Y tế Phó Liên Chương nói với ông Vương Mẫn Thanh: Tổ chức phân công anh chăm sóc sức khỏe cho đồng chí Giang Thanh. Khi đó, được công tác bên cạnh Giang Thanh, tức là được làm việc gần Chủ tịch Mao Trạch Đông, tức là được sự tín nhiệm, tin tưởng tuyệt đối của tổ chức cả về phẩm chất cá nhân, cũng như trình độ tay nghề. Nhưng sau khi nghe con trai báo tin này, ông Vương Thế Anh chỉ lặng im không nói gì, mãi sau mới lên tiếng: “Lúc công tác bí mật tại Thượng Hải, bố không có cảm tình với Giang Thanh, nhất là sau khi cô ta bị bắt. Lúc ở Diên An (năm 1938) bố cùng một số đồng chí khác làm báo cáo gửi lên T.Ư Đảng không tán thành cuộc hôn nhân giữa Mao Chủ tịch với Giang Thanh, do đó con phải hết sức cẩn thận trong công tác mới được”.  Trương Xuân Kiều tại tòa Sau khi tới Đông Sơn, Quảng Châu, Quảng Đông (nơi Giang Thanh ở), ông Vương Mẫn Thanh lại được mọi người ở đây nhắc nhở: Đồng chí Giang Thanh không thích ồn ào, phải bỏ giày, dép ở ngoài, đi chân đất trong phòng làm việc, khi nói chuyện với đồng chí Giang Thanh phải nhẹ nhàng, âm lượng chỉ đủ hai người nghe. Ví dụ được ông Vương Mẫn Thanh nhớ nhất khi đó là: cô hộ lý Lý Cường Hoa đã phải cắt bỏ hai đuôi sam của mình chỉ vì tiếng va đập của nó vào quần áo khiến Giang Thanh khó chịu! Có người từng bị mắng “làm gì mà ầm ỹ thế, sao lắm mồm như con lợn vậy” ngay tại bữa ăn… Sau tết nguyên tiêu năm 1960, Cục trưởng Cục Sức khỏe Sử Thư Hàn dẫn một đoàn bác sĩ giỏi tới Đông Sơn, Quảng Châu để khám bệnh theo yêu cầu của Giang Thanh. Nhưng khi mọi người có mặt đông đủ thì Giang Thanh lại tìm đủ lý do để trì hoãn khiến đoàn bác sĩ “ăn không ngồi rồi” hơn một tháng. Nhưng khi đoàn xin phép ra phố để tham quan, mua hàng thì Giang Thanh lại yêu cầu khám! Công việc của ông Vương Mẫn Thanh không vất vả nhưng chịu khá nhiều ức chế, áp lực và có lẽ mọi việc đúng như lời dặn trước đó của phụ thân Vương Thế Anh. Tuy nằm trên giường nhưng Giang Thanh lại bắt ông Vương Mẫn Thanh phải “thấp xuống” khi đưa thuốc an thần uống trước khi đi ngủ. Vì phải quỳ xuống mới đưa được thuốc cho Giang Thanh nên sau khi “hoàn thành nhiệm vụ” trở về phòng, một nỗi uất hận đã trào dâng trong ông Vương Mẫn Thanh. Mùa thu năm 1962, ông Vương Mẫn Thanh trở lại Trung Nam Hải và từ đó chịu trách nhiệm chăm sóc sức khỏe cho Đặng Tiểu Bình và một số lãnh đạo cao cấp khác. Năm 1965, ông Vương Mẫn Thanh được cử làm Chủ nhiệm khoa Hội chẩn tại Trung Nam Hải và được mọi người gọi vui là “Tổng quản sức khỏe” của khu cấm địa này. Ngay từ khi “Cách mạng văn hóa” mới bắt đầu, ông Vương Mẫn Thanh đã viết một bức thư gửi Thủ tướng Chu Ân Lai nói về những thành tích bất hảo của Khang Sinh. Nhưng không ngờ bức thư này lại rơi vào tay Khang Sinh nên ông Vương Mẫn Thanh lập tức bị coi là phần tử phản cách mạng. Năm 1970, vụ án “phản cách mạng” của ông Vương Mẫn Thanh được Đặng Tiểu Bình minh oan. Đến năm 1985, ông Vương Mẫn Thanh được cử giữ chức Cục trưởng Cục Bảo vệ sức khỏe T.Ư cho tới khi nghỉ hưu. Cái chết của Trương Xuân Kiều Mặc dù chết từ hôm 21/4/2005 vì bệnh ung thư, thọ 88 tuổi, nhưng mãi tới trung tuần tháng 5-2005, tin tức về cái chết của Trương Xuân Kiều, một trong “bè lũ 4 tên” mới được giới truyền thông Trung Quốc chính thức loan tải. Sau khi Trương Xuân Kiều chết, một tài liệu tuyệt mật đã được tiết lộ, theo đó, vị cựu Phó thủ tướng từng lấy vợ là một kẻ phản bội cách mạng, nhưng việc này đã được giữ kín và đây là lần đầu tiên thân thế, sự nghiệp của Lý Thục Phương (tên khai sinh của Văn Tĩnh), vợ Trương Xuân Kiều được chính thức công bố. Sinh năm 1916, Lý Thục Phương được mọi người biết tới với mái tóc ngắn, nước da ngăm đen cùng chiếc kính cận màu vàng nhạt. Sau khi tới thành phố Thiên Tân học, Lý Thục Phương đã gia nhập Đoàn Thanh niên, rồi trở thành đảng viên Đảng Cộng sản. Năm 1942, Lý Thục Phương được cử đi học, sau đó làm tuyên truyền viên tại khu vực Bắc Nhạc. Trong thời gian này, Lý Thục Phương do thường xuyên viết bài cho tờ nhật báo “Tấn Sát Dực” nên đã quen Trương Xuân Kiều, nguyên là một tuyên truyền viên kiêm phóng viên của bản báo. Trong khi quan hệ tình cảm giữa Trương Xuân Kiều, 26 tuổi (sinh năm 1917) với cô tuyên truyền viên 27 tuổi đang phát triển tốt đẹp thì Lý Thục Phương bị lính Nhật bắt (năm 1943). Sau khi bị giải về Thạch Gia Trang, Lý Thục Phương đã nhanh chóng đầu hàng quân Nhật, phản bội lại Đảng Cộng sản: đã tham gia viết tài liệu phản động và trực tiếp tuyên truyền chống lại cách mạng. Đúng thời điểm này Trương Xuân Kiều được cử giữ chức Phó tổng biên tập nhật báo “Tấn Sát Dực” và không hề hay biết về việc phản bội của Lý Thục Phương nên vẫn bố trí người yêu vào làm biên tập viên trong bản báo và kể từ đó Văn Tĩnh chính thức được sử dụng thay cho tên gọi Lý Thục Phương. Sau khi kháng Nhật thành công, Trương Xuân Kiều và Văn Tĩnh đã làm lễ kết hôn tại thành phố Trương Gia Khẩu. Mặc dù Văn Tĩnh cố tình giấu mọi người về hành vi đầu hàng, phản bội của mình, nhưng sau đó tổ chức vẫn phát hiện ra. Song do nể mặt Trương Xuân Kiều nên tổ chức không đưa vấn đề này ra thảo luận, vẫn để Văn Tĩnh làm việc tại Văn phòng Thành ủy Thượng Hải. Do giữ kín được bản lý lịch đen của vợ nên Trương Xuân Kiều vẫn thăng tiến như diều gặp gió: từ Phó cục trưởng Xuất bản thông tin Hoa Đông, Tổng biên tập tờ Giải phóng nhật báo đến Trưởng ban Công tác văn hóa nghệ thuật, Trưởng ban Tuyên truyền, Thành ủy viên, rồi Bí thư Thành ủy Thượng Hải. Trương Xuân Kiều giữ chức Bí thư Thượng Hải đúng thời điểm phát động cuộc “Cách mạng văn hóa” nên được coi là “bộ não” của “bè lũ 4 tên”. Vị thế của Trương Xuân Kiều càng được củng cố, thăng tiến thì vai trò, uy tín của Văn Tĩnh, đệ nhất phu nhân Thượng Hải càng nổi bật. Tại thời điểm này, có một số cán bộ tổ chức Thượng Hải do đọc hồ sơ lý lịch của Văn Tĩnh nên đã lần lượt bị Trương Xuân Kiều điều chuyển làm công tác khác. Khi thấy vấn đề khó kiểm soát, Trương Xuân Kiều ra lệnh niêm phong và cấm mọi người tìm đọc hồ sơ lý lịch của Văn Tĩnh. Tuy đã áp dụng những biện pháp cực đoan nhất, nhưng tin tức về sự phản bội của Văn Tĩnh vẫn bị rò rỉ. Mặc dù sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 9, Trương Xuân Kiều được bổ nhiệm làm Ủy viên Bộ Chính trị, nhưng vấn đề phản bội của Văn Tĩnh đã thực sự trở thành “mầm họa” đối với con đường chính trị của ông, bởi đã có nhiều tiếng nói công khai chỉ trích vấn đề này. Tuy được Văn Tĩnh nhất mực chiều chuộng và sinh hạ được 4 người con (3 gái, 1 trai), nhưng Trương Xuân Kiều vẫn quyết định ly hôn để khỏi bị liên lụy khi vấn đề phản bội của vợ chính thức được tổ chức đưa ra. Mùa thu năm 1972, khi từ Bắc Kinh về Thượng Hải, Trương Xuân Kiều không ghé thăm nhà, nghỉ tại phòng khách của Tỉnh ủy Thượng Hải. Tháng 9/1973, khi Thủ tướng Chu Ân Lai và vợ là Đặng Dĩnh Siêu đưa Tổng thống Pháp đi thăm Thượng Hải, họ chỉ tới thăm nhà Vương Hồng Văn, Diêu Văn Nguyên và Từ Cảnh Hiền, chứ không ghé qua nhà Trương Xuân Kiều. Một thời gian sau, Vương Hồng Văn đã tìm gặp Mã Thiên Thủy, Từ Cảnh Hiền và Vương Tú Trân, những lãnh đạo của Thượng Hải để thông báo một tin bí mật: “Lần này tôi tới gặp các đồng chí để thông báo một việc quan trọng: đồng chí Trương Xuân Kiều đã quyết định ly hôn. Mới đây đồng chí Trương Xuân Kiều đã chính thức làm báo cáo gửi Trung ương về vấn đề này và đã được chấp thuận. Tuy nhiên, việc này không nên công bố ra ngoài vì không có lợi, ảnh hưởng tới uy tín của đồng chí Trương Xuân Kiều”. Do tiếp tục giữ kín được việc kể trên nên con đường chính trị của Trương Xuân Kiều vẫn thăng tiến: trở thành Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 10, Phó thủ tướng thứ hai. Năm 1975, Diêu Văn Nguyên và Vương Hồng Văn đều đưa vợ con tới Bắc Kinh, nhưng người ta chẳng thấy Văn Tĩnh, vợ Trương Xuân Kiều đâu. Trong vòng 4 năm (từ tháng 10/1972 đến tháng 10/1976), Trương Xuân Kiều không hề ghé qua Thượng Hải đến một lần. Ngày 25/2/1976, sau cuộc họp “Phê phán Đặng Tiểu Bình”, Trương Xuân Kiều đã gọi Mã Thiên Thủy, Từ Cảnh Hiền và Vương Tú Trân tới phòng nghỉ của mình để nói chuyện. Trước khi mọi người ra về, Trương Xuân Kiều đề nghị họ tìm giúp cho một thư ký. Ngày 16/5/1976, Từ Cảnh Hiền nhận được thư của Trương Xuân Kiều, trong đó có đoạn: “Tài liệu đồng chí gửi, tôi đã nhận được. Nói thực lòng, tôi không cần một thư ký bình thường, mà muốn tìm một người bạn. Tình hình của tôi thế nào, đồng chí biết quá rõ”. Tới lúc này, Từ Cảnh Hiền mới hiểu mục đích tìm thư ký của Trương Xuân Kiều nên nhanh chóng tìm hiểu và đã tìm được một người phù hợp, chỉ còn đợi thời điểm thuận lợi dẫn tới Bắc Kinh giới thiệu. Nhưng đúng lúc đó, một loạt sự kiện động trời liên tiếp xảy ra: Mao Trạch Đông ốm liệt giường, động đất tại Đường Sơn, Mao Chủ tịch mất... nên mọi việc tạm gác lại. Mãi tới ngày 21/9/1976, Từ Cảnh Hiền mới hẹn gặp Trương Xuân Kiều để giới thiệu thư ký. Ngày 1/10/1976, Từ Cảnh Hiền đưa thư ký lên Bắc Kinh, định ra mắt vào ngày 6/10/1976, nhưng buổi tối hôm đó, Trương Xuân Kiều đã bị bắt. Ngày 25/1/1981, Trương Xuân Kiều bị Tòa án Nhân dân Tối cao kết án tử hình, nhưng được hoãn thi hành án 2 năm. Đến tháng 1/1983, Trương Xuân Kiều được giảm án chung thân. Năm 1998, Trương Xuân Kiều được thả tự do vì lý do sức khỏe và nơi ông ta tìm về là ngôi nhà do Văn Tĩnh làm chủ. Trương Xuân Kiều đã sống những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời với người vợ mà ông ta đã quyết định ly hôn, nhưng bất thành. Bí mật Trung Nam Hải (Kỳ cuối) (Petrotimes) - Từng hy vọng trở thành “Nữ hoàng đỏ” sau khi Chủ tịch Mao Trạch Đông chết (9/9/1976), nhưng Giang Thanh, tên thật là Lý Vân Hạc lại có kết thúc bi thương nhất trong số “bè lũ 4 tên”. Cũng giống như Trương Xuân Kiều, mặc dù chết từ hôm 23/12/2005, nhưng mãi tới ngày 8/1/2006, Tân Hoa xã mới loan tin, theo đó Diêu Văn Nguyên, thành viên cuối cùng của “bè lũ 4 tên” đã chết, thọ 74 tuổi. Mặc dù không nói rõ nguyên nhân vì sao kéo dài thời gian thông báo cái chết của Diêu Văn Nguyên, nhưng Tân Hoa xã nhấn mạnh, 2006 là tròn 40 năm (1966-2006) sự kiện “Cách mạng văn hóa” và 30 năm (1976-2006) xét xử “bè lũ 4 tên”, đây là vấn đề nhạy cảm. Diêu Văn Nguyên là một nhà văn, sau khi gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc (1948), đã làm việc tại cơ quan tuyên truyền ở khu Lư Loan, thành phố Thượng Hải.  Bè lũ bốn tên Diêu Văn Nguyên được Chủ tịch Mao Trạch Đông khen ngợi bởi có quan điểm nghệ thuật và lịch sử “Tả” từ giữa những năm 1950 và được Trương Xuân Kiều để ý sau khi có bài viết “Nhìn thấu thị phi, phân rõ ranh giới” năm 1955. Sau 2 bài viết trên “Văn hối báo” (10/11/1965) và “Giải phóng nhật báo” (10/5/1966), Diêu Văn Nguyên được cử làm thành viên của tổ lãnh đạo Cách mạng văn hóa của T.Ư. Sau đó con đường tiến thân của Diêu Văn Nguyên lên nhanh như diều gặp gió: Ủy viên dự khuyết T.Ư (4/1969), Ủy viên T.Ư rồi Ủy viên Bộ Chính trị (tháng 8/1973). Diêu Văn Nguyên nổi tiếng với biệt danh “giết người bằng ngòi bút”. Nhưng chỉ hơn 3 năm sau (7/10/1976), Diêu Văn Nguyên đã bị Thường vụ Bộ Chính trị ra quyết định bắt cách ly để thẩm tra. Đến tháng 7/1977, Diêu Văn Nguyên bị Ban Chấp hành T.Ư Đảng ra quyết định khai trừ đảng, bãi miễn mọi chức vụ. Ngày 25/1/1981, Toà án Nhân dân Tối cao ra phán quyết, theo đó Diêu Văn Nguyên phải chấp hành bản án 20 năm tù, bị tước quyền lợi chính trị 5 năm sau đó. Sau khi ra tù (tháng 10/1996) Diêu Văn Nguyên về sống cùng người thân ở thành phố Thượng Hải và tạ thế hôm 23/12/2005 vì bệnh tiểu đường. Về phần mình, sau khi gia nhập quân đội (1950), Vương Hồng Văn tham gia cuộc kháng chiến “Chống Mỹ viện Triều” và trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc (1951). Sau khi phục viên làm công nhân tại xưởng dệt số 17 ở thành phố Thượng Hải. “Cách mạng văn hóa” bùng phát đã mở ra một con đường mới cho Vương Hồng Văn. Mới 34 tuổi, Vương Hồng Văn đã được bổ nhiệm làm Ủy viên T.Ư (tháng 4/1969), tới tháng 8/1973, được cất nhắc vào Bộ Chính trị, rồi Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị và Phó chủ tịch Đảng kiêm Ủy viên Thường trực Quân ủy T.Ư. Sự thăng tiến nhanh chóng trên vũ đài chính trị của Vương Hồng Văn không thể thiếu sự hỗ trợ đắc lực của Giang Thanh, Trương Xuân Kiều và Diêu Văn Nguyên. Kể từ năm 1974, Vương Hồng Văn cùng 3 người kể trên chính thức thành lập “bè lũ 4 tên”. Nhưng số phận của Vương Hồng Văn cũng giống Trương Xuân Kiều và Diêu Văn Nguyên - bị bắt (1976), bị tước bỏ mọi quyền lợi, chức vụ (1977), bị tuyên án tù chung thân (1981), nhưng chết ở trong tù do bị bệnh (3/8/1992). Mặc dù từng lớn tiếng chỉ trích Hoa Quốc Phong tại một cuộc họp chính phủ, từng đả kích nhiều ủy viên Bộ Chính trị tại các cuộc họp khác nhau và từng hy vọng trở thành “Nữ hoàng đỏ” sau khi Chủ tịch Mao Trạch Đông chết (9/9/1976), nhưng Giang Thanh, tên thật là Lý Vân Hạc lại có kết thúc bi thương nhất trong số “bè lũ 4 tên”. Tuy được Tòa án Nhân dân Tối cao giảm án từ tử hình xuống chung thân, nhưng Giang Thanh đã tự sát hôm 14/5/1991 tại nhà tù Tần Thành. Điều đáng nói là mặc dù có một đội gồm 22 nữ cảnh sát được giao nhiệm vụ giám sát mọi di biến động (24/24) của Giang Thanh, phạm nhân mang số hiệu 7604 nhưng cuối cùng bà ta vẫn tự sát thành công. Trước khi trở thành vợ Chủ tịch Mao Trạch Đông (1938), Giang Thanh là một diễn viên điện ảnh, kinh kịch và tuy là phận nữ nhi nhưng dã tâm chính trị của con người này thật khôn lường. Ngay từ năm 1963, Giang Thanh đã từng bước tham chính bất chấp sự ngăn cản của nhiều người. Sau tháng 5/1966, Giang Thanh bắt đầu đảm trách nhiều chức vụ quan trọng trong “Cách mạng văn hóa”, thậm chí trở thành người đứng đầu của “bè lũ 4 tên”. Nhưng giấc mộng trở thành “Nữ hoàng đỏ” đã bị dập tắt bởi tại phiên tòa hôm 25/1/1981, Giang Thanh bị kết án tử hình, cho hoãn thi hành án 2 năm… Đông Ngàn - Từ Sơn
|
|
|
Post by NhiHa on Jun 12, 2013 17:26:03 GMT 9
Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua (Phần 1) PHẦN THỨ NHẤT: VIỆT NAM TRONG CHIẾN LƯỢC CỦA TRUNG QUỐC Những hành động thù địch công khai của những người lãnh đạo Trung Quốc đối với Việt Nam, mà đỉnh cao là cuộc chiến tranh xâm lược của họ ngày 17 tháng 2 năm 1979, đã làm cho dư luận thế giới ngạc nhiên trước sự thay đổi đột ngột về chính sách của Trung Quốc đối với Việt Nam. Sự thay đổi đó không phải là điều bất ngờ, mà là sự phát triển lô-gích của chiến lược bành trướng đại dân tộc và bá quyền nước lớn của những người lãnh đạo Trung Quốc trong 30 năm qua. Trên thế giới chưa có những người lãnh đạo một nước nào về mặt chiến lược đã lật ngược chính sách liên minh, đổi bạn thành thù, đổi thù thành bạn nhanh chóng và toàn diện như những người lãnh đạo Trung Quốc. Từ chỗ coi Liên Xô là đồng minh lớn nhất, họ đi đến chỗ coi Liên Xô là kẻ thù nguy hiểm nhất. Từ chỗ coi đế quốc Mỹ là kẻ thù nguy hiểm nhất mà bản chất không bao giờ thay đổi, họ đi đến chỗ coi đế quốc Mỹ là đồng minh tin cậy, câu kết với đế quốc Mỹ và trắng trợn tuyên bố Trung Quốc là NATO 1 ở phương đông. Từ chỗ coi phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ la tinh là “bão táp cách mạng” trực tiếp đánh vào chủ nghĩa đế quốc và cho rằng rốt cuộc sự nghiệp cách mạng của toàn bộ giai cấp vô sản quốc tế sẽ tuỳ thuộc vào cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân ở khu vực này , họ đi đến chỗ cùng với đế quốc chống lại và phá hoại phong trào giải phóng dân tộc, ủng hộ những lực lượng phản động, như tên độc tài Pinôchê ở Chilê, các tổ chức FNLA và UNITA do Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) giật dây ở Angôla, vua Palêvi ở Iran, nuôi dưỡng bè lũ diệt chủng PônPốt-Iêngxary v..v…Họ ngang nhiên xuyên tạc nguyên nhân và tính chất của các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới hiện nay, coi các cuộc đấu tranh này là sản phẩm của sự tranh giành bá quyền giữa các nước lớn, chứ không phải là sự nghiệp cách mạng của nhân dân các nước. Cùng với sự lật ngược chính sách liên minh của họ trên thế giới là những cuộc thanh trừng tàn bạo và đẫm máu ở trong nước, đàn áp những người chống đối, làm đảo lộn nhiều lần vai trò của những người trong giới cầm quyền. Có người hôm nay được coi là nhà lãnh đạo cách mạng chân chính, ngày mai trở thành kẻ thù, kẻ phản bội của cách mạng Trung Quốc; có người trong vòng mấy năm lần lượt bị đổ và được phục hồi đến hai ba lần. Chiến lược của những người lãnh đạo Trung Quốc có những thay đổi rất lớn. Nhưng có một điều không thay đổi: đó là mục tiêu chiến lược muốn nhanh chóng đưa Trung Quốc trở thành một cường quốc bậc nhất thế giới và thực hiện mưu đồ bành trướng đại dân tộc và bá quyền nước lớn của họ đối với các nước khác. Tại Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1956, Chủ tich Mao Trạch Đông đã nói: “Chúng ta phải trở thành quốc gia hàng đầu về phát triển văn hoá, khoa học kỹ thuật và công nghiệp…Không thể chấp nhận rằng sau một vài chục năm, chúng ta vẫn chưa trở thành cường quốc số một trên thế giới” Sau đó, tháng 9 năm 1959, tại Hội nghị của Quân uỷ trung ương, chủ tịch Mao Trạch Đông lại nói: “Chúng ta phải chinh phục trái đất. Đó là mục tiêu của chúng ta” Ngay từ khi thành lập nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa tháng 10 năm 1949, những người cầm quyền ở Bắc Kinh đã bắt tay đẩy mạnh việc thực hiện mục tiêu chiến lược của họ. Mặc dầu nền kinh tế của Trung Quốc còn lạc hậu, từ cuối những năm 1950 họ đã ra sức xây dựng lực lượng hạt nhân chiến lược và hiện nay đang đẩy mạnh việc thực hiện “hiện đại hoá” về quân sự, về sản xuất và tích trữ vũ khí hạt nhân. Trong lĩnh vực kinh tế, điều giống nhau giữa “đại nhảy vọt” năm 1958 và “bốn hiện đại hoá” mới nêu ra vài ba năm nay là cả hai kế hoạch đó đều nhằm mục tiêu chiến lược bành trướng và bá quyền của những người lãnh đạo Trung Quốc. 1: VIỆT NAM TRONG CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU CỦA TRUNG QUỐC Trong chiến lược toàn cầu của những người lãnh đạo Trung Quốc, nếu họ coi Liên Xô và Mỹ là những đối tượng chủ yếu cần phải chiến thắng, thì họ coi Việt Nam là một đối tượng quan trọng cần khuất phục và thôn tính để dễ bề đạt được lợi ích chiến lược của họ. Bước vào những năm 1950, khi bắt đầu công cuộc xây dựng lại hòng đưa nước Trung Hoa nhanh chóng trở thành cường quốc trên thế giới, những người lãnh đạo Trung Quốc phải đối phó với cuộc chiến tranh của Mỹ xâm lược Triều Tiên ở phía bắc và mối nguy cơ đe doạ an ninh của Trung Quốc ở phía nam do cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Việt Nam gây ra. Đồng thời đế quốc Mỹ, tên đế quốc đầu sỏ và tên sen đầm quốc tế, thi hành một chính sách thù địch đối với Trung Quốc và đang ra sức tiến hành kế hoạch bao vây, cô lập Trung Quốc. Cuộc kháng chiến thắng lợi của nhân dân Việt Nam, nhân dân Lào và nhân dân Campuchia chống thực dân Pháp đã đưa đến Hội nghị Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương. Pháp lo sợ thắng lợi hoàn toàn của nhân dân Việt Nam sẽ dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc Pháp. Trung Quốc là nước cung cấp nhiều vũ khí nhất cho Việt Nam vào cuối cuộc kháng chiến của nhân dân Việt nam chống thực dân Pháp. Những người lãnh đạo Trung Quốc đã lợi dụng tình hình đó để đứng ra làm người thương lượng chủ yếu đối với đế quốc Pháp, câu kết với chúng và cùng nhau thoả hiệp về một giải pháp có lợi cho Trung Quốc và Pháp, không có lợi cho nhân dân Việt Nam, nhân dân Lào và nhân dân Campuchia. Họ đã hy sinh lợi ích của nhân dân ba nước ở Đông Dương để bảo đảm an ninh cho Trung Quốc ở phía nam, để thực hiện mưu đồ nắm Việt Nam và Đông Dương, đồng thời để có vai trò là một nước lớn trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế, trước hết là ở châu Á. Trong Hội nghị Giơnevơ năm 1954 mà phần đầu dành cho vấn đề Triều Tiên, nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa lần đầu tiên xuất hiện ngang hàng với bốn cường quốc uỷ viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. Đó là một cơ hội tốt cho những người lãnh đạo Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng của mình ở khu vực châu Á và châu Phi. Đồng thời, họ tìm cách bắt tay với đế quốc Mỹ qua các cuộc thương lượng trực tiếp bắt đầu Giơnevơ, về sau chuyển sang Vacsava. Từ sau khi Hiệp định Giơnevơ năm 1954 được ký kết, đế quốc Mỹ ngày càng can thiệp sâu vào Việt Nam, nhằm biến miền nam Việt Nam thành một thuộc địa kiểu mới và một căn cứ quân sự của Mỹ ở Đông nam châu Á. Những người cầm quyền ở Bắc Kinh muốn duy trì lâu dài tình trạng Việt Nam bị chia cắt. Nhưng nhân dân Việt Nam đã anh dũng đứng lên chống Mỹ cứu nước và ngày càng giành được nhiều thắng lợi. Cuối những năm 1960, đế quốc Mỹ bị sa lầy trong chiến tranh xâm lược chống Việt Nam, một cuộc chiến tranh đã làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng về kinh tế, chính trị và xã hội của nước Mỹ, đồng thời làm suy yếu thêm vị trí của đế quốc Mỹ trên thế giới. Tình hình đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào cách mạng trên thế giới phát triển mạnh mẽ và tạo cho các nước Tây Âu, Nhật Bản có cơ hội ngoi lên thành những lực lượng cạnh tranh mạnh mẽ với Mỹ. Trước tình thế ngày càng tuyệt vọng, tổng thống Nichxơn đã đề ra kế hoạch “Việt Nam hoá” chiến tranh và theo kinh nghiệm của đế quốc Pháp năm 1954, dùng Trung Quốc hòng giải quyết vấn đề Việt Nam với những điều kiện có lợi cho đế quốc Mỹ: rút quân Mỹ ra khỏi Việt Nam mà vẫn giữ được chế độ bù nhìn Nguyễn Văn Thiệu ở miền nam Việt Nam. Đồng thời, chính quyền Nichxơn chơi con bài Trung Quốc để gây sức ép đối với Liên Xô, chống phong trào cách mạng thế giới. Lợi dụng sự suy yếu của đế quốc Mỹ và chiều hướng chính sách của chính quyền Nichxơn, những người lãnh đạo Trung Quốc tăng cường chống Liên Xô và thoả hiệp với Mỹ, giúp Mỹ giải quyết vấn đề Việt Nam để cố tạo nên thế ba nước lớn trên thế giới theo công thức của Kitxinhgơ về “thế giới nhiều cực”, trong đó một trong ba cực lớn là Trung Quốc, xoá bỏ “thế hai cực” Mỹ và Liên Xô đã hình thành sau chiến tranh thế giới thứ hai, đồng thời dùng vấn đề Việt Nam để đổi lấy việc Mỹ rút khỏi Đài Loan. Do đó, họ lật ngược chính sách liên minh, bắt đầu từ việc coi Liên Xô là kẻ thù chủ yếu, gây ra xung đột biên giới với Liên Xô tháng 3 năm 1969, đến việc phản bội Việt Nam lần thứ hai, buôn bán với Mỹ để ngăn cản thắng lợi hoàn toàn của nhân dân Việt Nam. Trong năm 1971, họ lần lượt tiến hành chính sách “ngoại giao bóng bàn”, đón tiếp Kitxinhgơ ở Bắc Kinh. Tiếp đó là việc khôi phục địa vị của Trung Quốc ở Liên hợp quốc và nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa trở thành một trong năm uỷ viên thường trực của Hội đồng bảo an. Đỉnh cao là việc Trung Quốc tiếp tổng thống Mỹ Nichxơn và hai bên ra Thông cáo Thượng Hải tháng 2 năm 1972. Đối với những người cầm quyền Bắc Kinh, sự câu kết với đế quốc Mỹ là một bước có ý nghĩa quyết định đối với việc triển khai chiến lược toàn cầu của họ. Cũng như sau Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương, những người lãnh đạo Trung Quốc sau Hiệp định Pari tháng 1 năm 1973 về Việt Nam, muốn duy trì nguyên trạng ở miền nam Việt Nam. “Cách mạng Trung Quốc và Đảng cộng sản Trung Quốc” của chủ tịch Mao Trạch Đông viết năm 1939 do hiệu sách Tân Hoa thư điếm (Dực Nam) tái bản tháng 6 năm 1949. Trong đó có đoạn viết: “Sau khi dùng chiến tranh đánh bại Trung Quốc, các nước đế quốc đã cướp đi nhiều nước phụ thuộc và một bộ phận của lãnh thổ Trung Quốc: Nhật chiếm Triều Tiên, Đài Loan, Lưu Cầu, quần đảo Bành Hồ và Lữ Thuận. Anh chiếm Miến Điện, Butan, Nêpan và Hương Cảng. Pháp chiếm An Nam…” Đường vẽ chấm là “biên giới” của Trung Quốc theo quan điểm bành trướng, những vùng đánh số là những lãnh thổ mà nhà cầm quyền Bắc Kinh cho là đã bị nước ngoài “chiếm mất” bao gồm: một phần lớn đất vùng Viễn Đông và Trung Á của Liên Xô (số 1, 17, 18), Át Xam (số 6), Xích Kim (số 4), Butan (số 5), Miến Điện (số 7), Nêpan (số 3), Thái Lan (số 10), Việt Nam (số 11), Lào, Campuchia… Vì vậy thắng lợi của nhân dân Việt Nam năm 1975 đánh sụp hoàn toàn chính quyền tay sai của Mỹ, giải phóng miền nam, thống nhất nước nhà không chỉ là một thất bại lớn của đế quốc Mỹ mà còn là một thất bại lớn của những người cầm quyền Bắc Kinh trong việc thực hiện chiến lược toàn cầu và mưu đố bành trướng, bá quyền của họ. Từ đó, họ công khai thi hành chính sách thù địch chống Việt Nam, kể cả bằng biện pháp quân sự. Như vậy, trong 30 năm qua, Việt Nam là một trong những nhân tố quan trọng nhất trong chiến lược toàn cầu của Trung Quốc. Vì Việt Nam có vị trí rất quan trọng trong chiến lược của Pháp giữa những năm 1950 cũng như trong chiến lược của Mỹ đầu những năm 1970, những người lãnh đạo Trung Quốc đã dùng “con bài” Việt Nam để câu kết với bọn đế quốc, phục vụ cho ý đồ chiến lược bành trướng đại dân tộc và bá quyền nước lớn của họ. Đồng thời họ mưu toan một mình nắm cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam, một vấn đề trung tâm của đời sống chính trị quốc tế lúc bấy giờ để giương cao chiêu bài “chống chủ nghĩa đế quốc” hòng nắm quyền “lãnh đạo cách mạng thế giới”, dìm ảnh hưởng của Liên Xô. 2: VIỆT NAM TRONG CHÍNH SÁCH ĐÔNG NAM Á CỦA TRUNG QUỐC. Đông nam châu Á là hướng bành trướng cổ truyền trong lịch sử Trung Quốc, là khu vực mà từ lâu những người lãnh đạo nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ước mơ thôn tính. Trong năm 1936, chủ tịch Mao Trạch Đông kể chuyện với nhà báo Mỹ Etga Xnâu ở Diên An về thời trẻ của mình, đã bộc lộ ý nghĩ sau khi đọc một cuốn sách nhỏ nói đến việc Nhật chiếm Triều Tiên và Đài Loan, việc mất “chủ quyền” Trung Hoa ở Đông Dương, Miến Điện và nhiều nơi khác: “Đọc xong, tôi lấy làm thất vọng đối với tương lai đất nước tôi và tôi bắt đầu nhận thức rằng bổn phận của mọi người là phải đóng góp cứu nước”. Tài liệu của Đảng cộng sản Trung Quốc do chủ tịch Mao Trạch Đông viết mang tên Cách mạng Trung Quốc và Đảng cộng sản Trung Quốc, xuất bản năm 1939 có viết: “Các nước đế quốc sau khi đánh bại Trung Quốc, đã chiếm các nước phụ thuộc của Trung Quốc: Nhật chiếm Triều Tiên, Đài Loan, Lưu Cầu, quần đảo Bành Hồ và Lữ Thuận. Anh chiếm Miến Điện, Butan, Hương Cảng, Pháp chiếm An Nam…” Cuốn sách Sơ lược lịch sử Trung Quốc hiện đại xuất bản năm 1954 ở Bắc Kinh có bản đồ vẻ lãnh thổ Trung Quốc bao gồm cả nhiều nước chung quanh, kể cả ở Đông nam châu Á và vùng biển Đông. Ý đồ bành trướng của những người lãnh đạo Trung Quốc đặc biệt lộ rõ ở câu nói của chủ tịch Mao Trạch Đông trong cuộc hội đàm với đại biểu Đảng Lao động Việt Nam ở Vũ Hán năm 1963:   Bản đồ này đã được in trong cuốn “Sơ lượclịch sử Trung Quốc hiện đại” xuất bản tại Bắc Kinh năm 1954 “Tôi sẽ làm chủ tịch của 500 triệu bần nông đưa quân xuống Đông nam châu Á” Cũng trong dịp này, chủ tịch Mao Trạch Đông so sánh nước Thái Lan với tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc, về diện tích thì tương đương nhưng về số dân thì tỉnh Tứ Xuyên đông gấp đôi, và nói rằng Trung Quốc cần đưa người xuống Thái Lan để ở; đối với nước Lào đất rộng người thưa, chủ tịch Mao Trạch Đông cũng cho rằng Trung Quốc cần đưa người xuống Lào để ở. Chủ tịch Mao Trạch Đông còn khẳng định trong cuộc họp của Bộ Chính trị ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc, tháng 8 năm 1965: “Chúng ta phải giành cho được Đông nam châu Á, bao gồm cả miền nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malayxia và Singapo…Một vùng như Đông nam châu Á rất giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản…xứng đáng với sự tốn kém cần thiết để chiếm lấy…Sau khi giành được Đông nam châu Á, chúng ta có thể tăng cường được sức mạnh của chúng ta ở vùng này, lúc đó chúng ta sẽ có sức mạnh đương đầu với khối Liên Xô-Đông Âu, gió Đông sẽ thổi bạt gió Tây…”. So với các khu vực khác trên thế giới, Đông nam châu Á là khu vực mà Trung Quốc có nhiều điều kiện thuận lợi nhất, có nhiều phương tiện và khả năng nhất (hơn 20 triệu Hoa kiều, các chính đảng lệ thuộc vào Đảng cộng sản Trung Quốc, Đông nam châu Á có đường đất liền với Trung Quốc…) để thực hiện chính sách bành trướng và bá quyền nước lớn của mình. Cho nên trong 30 năm qua, những người lãnh đạo nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đã dùng nhiều thủ đoạn để thực hiện chính sách bành trướng ở khu vực này, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chiến lược toàn cầu phản cách mạng của họ. Họ xây dựng lực lượng hạt nhân chiến lược, phát triển lực lượng kinh tế, ỷ thế nước lớn, đe doạ bằng quân sự và hứa hẹn viện trợ về kinh tế để mua chuộc, lôi kéo hoặc gây sức ép với các nước ở khu vực này, hòng làm cho các nước đó phải đi vào quỹ đạo của họ. Họ xâm phạm lãnh thổ các nước và gây ra xung đột biên giới, dùng lực lượng tay sai hoặc trực tiếp đem quân xâm lược, hòng làm suy yếu để dễ bề khuất phục, thôn tính nước này, nước khác trong khu vực. Họ không từ bất kỳ một hành động tàn bạo nào, như họ đã dùng tập đoàn Pônpốt- Iêngxary thực hiện chính sách diệt chủng ở Campuchia. Họ dùng nhiều công cụ ở các nước Đông nam châu Á: lực lượng Hoa kiều làm “đạo quân thứ năm”, các tổ chức gọi là “cộng sản” theo mệnh lệnh của Bắc Kinh, các dân tộc thiểu số ở cấc nước thuộc khu vực này có ít nhiều nguồn gốc dân tộc ở Trung Quốc để phục vụ cho chính sách bành trướng và bá quyền của họ. Về việc sử dụng lực lượng Hoa kiều, ý đồ của Bắc Kinh đã được thể hiện rõ nhất trong ý kiến của bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trần Nghị: “Singapore có trên 90% là người Trung Quốc, trong số dân hơn 1 triệu người thì hơn 90 vạn là người Trung Quốc. Cho nên Singapore hoàn toàn trở thành một quốc gia do người Trung Quốc ở đó tổ chức”. Những người lãnh đạo Trung Quốc lợi dụng mâu thuẫn giữa các dân tộc ở Đông nam châu Á, chia rẽ các nước thuộc tổ chức ASEAN với ba nước trên bán đảo Đông Dương, chia rẽ các nước với nhau như đã chia rẽ Malayxia với Inđônêxia, Miến Điện với Thái Lan… Đặc biệt họ lợi dụng tình hình ở Đông nam châu Á là một trong những khu vực sục sôi cách mạng trên thế giới, phong trào độc lập dân tộc ngày càng phát triển và chủ nghĩa thực dân đế quốc ngày càng suy yếu để thực hiện ý đồ bành trướng của họ. Khi thực dân Pháp thất bại ở Việt Nam năm 1954, họ muốn duy trì ở miền nam Việt Nam, Lào và Campuchia sự có mặt của Pháp là một tên đế quốc đã suy yếu để ngăn cản Mỹ, tên đế quốc đầu sỏ thâm nhập vào Đông Dương và hạn chế thắng lợi hoàn toàn của cách mạng ba nước ở Đông Dương. Khi Mỹ suy yếu và thất bại ở vùng này, họ muốn duy trì sự có mặt của Mỹ để cùng với Mỹ thống trị các nước trong khu vực. Làm như vậy, họ hy vọng dựa vào chủ nghĩa đế quốc ngăn chặn sự phát triển của cách mạng để từng bước lấp cái gọi là lỗ hổng ở Đông nam châu Á, tiến đến gạt dần các đồng minh đế quốc để độc chiếm khu vực này. Họ tung ra luận điệu lừa bịp là ngăn chặn ảnh hưởng của Liên Xô để che dấu âm mưu đen tối của họ. Việt Nam có một vị trí chiến lược ở Đông nam châu Á. Trong lịch sử, bọn bành trướng phong kiến Trung Quốc đã nhiều lần xâm lược hòng thôn tính Việt Nam, dùng Việt Nam làm bàn đạp để xâm lược các nước khác ở Đông nam châu Á. Khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, trong các đảng cộng sản ở khu vực này chỉ có Đảng cộng sản Việt Nam giành được chính quyền và thành lập Nhà nước công nông đầu tiên trong khu vực. Cách mạng Việt Nam có ảnh hưởng to lớn do đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Những người lãnh đạo Trung Quốc âm mưu nắm Việt Nam để nắm toàn bộ bán đảo Đông Dương, mở đường đi xuống Đông nam châu Á. Trong cuộc gặp giữa đại biểu bốn đảng cộng sản Việt nam, Trung Quốc, Inđônêxia và Lào tại Quảng Đông tháng 9 năm 1963, thủ tướng Chu Ân Lai nói: “Nước chúng tôi thì lớn nhưng không có đường ra, cho nên rất mong Đảng Lao động Việt Nam mở cho một con đường mới xuống Đông nam châu Á”. Để làm suy yếu và nắm lấy Việt Nam, họ ra sức phá sự đoàn kết giữa ba nước ở bán đảo Đông Dương, chia rẽ ba nước với nhau, đặc biệt là chia rẽ Lào và Campuchia với Việt Nam. Đồng thời họ cố lôi kéo các nước khác ở Đông nam châu Á đối lập với Việt Nam, vu khống, bôi xấu, hòng cô lập Việt Nam với các nước trên thế giới. Những người cầm quyền Bắc Kinh rêu rao cái gọi là “chủ quyền” của họ đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đầu năm 1974, với sự đồng tình của Mỹ, họ đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa, bộ phận lãnh thổ của Việt Nam để từng bước kiểm soát biển Đông, khống chế Việt Nam và toàn bộ Đông nam châu Á, đồng thời khai thác tài nguyên phong phú ở vùng biển Đông. Những người lãnh đạo Trung Quốc hy vọng tập hợp lực lượng ở Đông nam Châu Á để tiến đến tập hợp lực lượng trên thế giới hòng thực hiện chiến lược toàn cầu của họ. Những năm 1960 họ ra sức tập hợp lực lượng ở các khu vực Á, Phi, Mỹ latinh để nắm quyền “lãnh đạo cách mạng thế giới” và chống Liên Xô. Để đạt mục tiêu đó, từ năm 1963 họ ráo riết vận động họp 11 đảng cộng sản, trong đó có 8 đảng ở Đông nam châu Á hòng lập ra một thứ “Quốc tế cộng sản” mới do họ khống chế, xây dựng cái gọi là “trục Bắc Kinh- Giacacta-Phnông Pênh-Bình Nhưỡng-Hà Nội”, thông qua Inđônêxia vận động triệu tập “Hội nghị các lực lượng mới trỗi dậy” (CONEFO) để thành lập một tổ chức quốc tế đối lập với Liên hợp quốc; đồng thời vận động tổ chức Hội nghị Á-Phi lần thứ hai (dự định họp ở Angiê năm 1965). Nhưng những người lãnh đạo Trung Quốc đã không thành công trong các kế hoạch đen tối này. Đó là vì họ đi ngược lại lợi ích của cách mạng thế giới là tăng cường hệ thống xã hội chủ nghĩa và phong trào độc lập dân tộc, dân chủ, vì họ vấp phải đường lối độc lập tự chủ trước sau như một của Việt Nam. Trong 30 năm qua, những người lãnh đạo Trung Quốc coi Việt Nam là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu đối với chiến lược của họ, luôn luôn tìm cách nắm Việt Nam. Muốn như vậy, nước Việt Nam phải là một nước không mạnh, bị chia cắt, không độc lập và lệ thuộc Trung Quốc. Trái lại, một nước Việt Nam độc lập, thống nhất và giàu mạnh, có đường lối độc lập tự chủ và đường lối quốc tế đúng đắn là một cản trở lớn cho chiến lược toàn cầu của những người lãnh đạo Trung Quốc, trước hết là cho chính sách bành trướng của họ ở Đông nam châu Á. Đó là nguyên nhân vì sao trước đây họ vừa giúp, vừa kiềm chế cách mạng Việt nam, mỗi khi Việt Nam đánh thắng đế quốc thì họ lại buôn bán, thoả hiệp với đế quốc trên lưng nhân dân Việt Nam; vì sao từ chỗ giấu mặt chống Việt Nam họ đã chuyển sang công khai thù địch với Việt Nam và đi tới trắng trợn tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam. Chính sách của những người lãnh đạo Trung Quốc muốn thôn tính Việt Nam nằm trong chính sách chung của họ đối với các nước Đông nam châu Á cũng như đối với các nước láng giềng khác. Họ đã muốn chiếm đất đai của Ấn Độ và thực tế đã chiếm một bộ phận đất đai của Ấn Độ trong cuộc chiến tranh năm 1962; họ không muốn có một nước Ấn Độ mạnh mà họ cho rằng có thể tranh giành với họ “vai trò lãnh đạo” các nước Á-Phi. Họ vẫn mưu toan chiếm Mông Cổ, mặc dù họ đã công nhận nước Cộng hoà nhân dân Mông Cổ là một quốc gia độc lập. Họ muốn chiếm một phần đất đai của Liên Xô, rất không muốn có bên cạnh Trung Quốc một nước Liên Xô hùng mạnh, nên họ tìm mọi cách hạ uy thế của Liên Xô, đẩy các nước đế quốc gây chiến tranh với Liên Xô, đẩy các nước Á-Phi Mỹ la tinh chống Liên Xô. Họ tập trung mọi cố gắng để dấy lên một cuộc “thập tự chinh quốc tế” của các lực lượng đế quốc và phản động chống Liên Xô dưới chiêu bài “chống bá quyền” theo công thức của chủ tịch Mao Trạch Đông “Ngồi trên núi xem hổ đánh nhau”. Như nhiều nhà chính trị và báo chí Tây Âu nhận định, Trung Quốc quyết tâm “đánh Liên Xô đến người Tây Âu cuối cùng” cũng như Trung Quốc trước đây đã quyết tâm “đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng”. Chiến lược quốc tế ngày nay của những người lãnh đạo Trung Quốc, mặc dù núp dưới chiêu bài nào, đã phơi trần tính chất cực kỳ phản cách mạng của nó và những người lãnh đạo Trung Quốc đã hiện nguyên hình là những người theo chủ nghĩa sô vanh nước lớn, những người dân tộc chủ nghĩa tư sản. Chính sách ngày nay của những người lãnh đạo Trung Quốc đối với Việt Nam, mặc dù được nguỵ trang khéo léo như thế nào, vẫn chỉ là chính sách của những hoàng đế “thiên triều” trong mấy nghìn năm qua, nhằm thôn tính Việt Nam, biến Việt Nam thành một chư hầu của Trung Quốc. Còn tiếp..
|
|
|
Post by NhiHa on Jun 12, 2013 17:30:12 GMT 9
PHẦN THỨ HAI: TRUNG QUỐC VỚI VIỆC KẾT THÚC CUỘC CHẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG NĂM 1954. 1- SAU ĐIỆN BIÊN PHỦ, NHÂN DÂN VIỆT NAM CÓ KHẢ NĂNG HOÀN TOÀN GIẢI PHÓNG ĐẤT NƯỚC Năm 1945, nhân dân Việt Nam với tinh thần quật khởi, tự lực tự cường đã làm cuộc Cách mạng tháng Tám thành công, thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Mấy tháng sau, thực dân Pháp đã chiếm lại các tỉnh ở Nam Bộ, và từ tháng 12 năm 1946 nhân dân Việt Nam đã phải tiến hành cuộc kháng chiến lâu dài chống đế quốc Pháp xâm lược trên phạm vi cả nước để bảo vệ độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mình. *Clip: Cuộc chiến Điện Biên Phủ của dân tộc Việt Nam Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam vô cùng gian khổ và hết sức anh dũng ngày càng giành được nhiều thắng lợi to lớn. các chiến thắng của nhân dân Việt Nam củng như các chiến thắng của nhân dân Lào (dưới sự lãnh đạo của Chính phủ kháng chiến Lào) và của nhân dân Campuchia (dưới sự lãnh đạo của Chính phủ kháng chiến Campuchia), đặc biệt là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ của quân và dân Việt Nam đã làm thay đổi so sánh lực lượng trên chiến trường rất có lợi cho các lực lượng kháng chiến Việt Nam, Lào và Campuchia, và đặt đế quốc Pháp trước một tình thế vô cùng khó khăn.  Chiến thắng Điện Biên Phủ là 1 trong những chiến thắng oanh liệt nhất của nhân dân Việt Nam Bộ trưởng quốc phòng Pháp R. Plêven cùng với chủ tịc Hội đồng tham mưu trưởng tướng P. Êli, tham mưu trưởng lục quân tướng Blăng, tham mưu trưởng không quân tướng Phay, sau khi đi khảo sát chiến trường Đông Dương tháng 2 năm 1954 đã đi tới một nhận xét bi quan về tình hình chiến trường như sau: “Một sự tăng cường dù lớn đến đâu cho quân đội viễn chinh cũng không thể làm thay đổi được tình hình. Vả lại, sự cố gắng về quân sự của chính quốc đã đến giới hạn cuối cùng. Tất cả những điều mà chúng ta có thể hy vọng là tạo điều kiện quân sự thuận lợi nhất cho một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột”. Ngày 18 thánh 5 năm 1954, lo ngại Quân đội nhân dân Việt Nam có thể tiến công đồng bằng Bắc Bộ, thủ tướng Pháp Lanien đã cử tướng Êli sang Đông Dương để truyền đạt chỉ thị cho tướng Nava, tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp: lúc này phải lấy mục tiêu chính, trên tất cả các cái khác, là cứu quân đội viễn chinh. *Clip: Chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng ngày 7 tháng 5 năm 1954 Đại sứ Sôven, Phó trưởng đoàn đại biểu của Pháp tại Hội nghị Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, trong một báo cáo gửi Bộ Ngoại giao Pháp đã viết: “Chúng ta khó giữ được Hà Nội, Bộ chỉ huy cho biết gửi thêm hai sư đoàn nữa cũng không giữ được thủ phủ Bắc Kỳ…”. Trước đây Chính phủ Lanien muốn thương lượng trên thế mạnh quân sự để giữ nguyên được Lào, Campuchia và cố giữ được những quyền lợi gì có thể giữ được ở Việt Nam, coi đó là giải pháp “danh dự” đối với Pháp. Sau thất bại ở Điện Biên Phủ, chính phủ đó còn muốn thương lượng, nhằm trước hết cứu vãn đội quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương khỏi nguy cơ bị tiêu diệt. Phong trào phản chiến của nhân dân Pháp, mà nòng cốt là Đảng cộng sản Pháp, chống cuộc “chiến tranh bẩn thỉu” ở Đông Dương phát triển mạnh. Chính quyền ở Pháp vốn đã chia rẽ về nhiều vấn đề càng thêm chia rẽ trước những khó khăn nghiêm trọng về kinh tế, chính trị và xã hội. Thất bại của Pháp ở Đông Dương sẽ dẫn đến sự sụp đổ toàn bộ hệ thống thuộc địa của đế quốc Pháp, nhất là ở Bắc Phi. Trong bối cảnh đó, Pháp bước vào Hội nghị Giơnevơ năm 1954 với sự tham gia của Liên Xô, Trung Quốc, Mỹ, Anh, Pháp và các bên tham chiến ở Đông Dương. II- LẬP TRƯỜNG CỦA TRUNG QUỐC Ở GIƠNEVƠ KHÁC HẲN LẬP TRƯỜNG CỦA VIỆT NAM, NHƯNG PHÙ HỢP VỚI LẬP TRƯỜNG CỦA PHÁP. Nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời năm 1949 trong tình hình thế giới đã hình thành hai hệ thống đối lập về chính trị, kinh tế và quân sự. Ở châu Âu cuộc chiến tranh lạnh ngày càng phát triển và ở châu Á có hai cuộc chiến tranh nóng ở Triều Tiên và Đông Dương. Những người lãnh đạo nước Trung Hoa mới muốn tranh thủ điều kiện hoà bình để nhanh chóng khôi phục và phát triển kinh tế, tăng cường tiềm lực quân sự, làm cho Trung Quốc sớm trở thành một cường quốc lớn trên thế giới, thực hiện tham vọng bành trướng đại dân tộc và bá quyền nước lớn, chủ yếu hướng về Đông nam châu Á.  Toàn cảnh Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 Mặc dù khoảng một triệu quân Trung Quốc đã bị thương vong trong chiến tranh Triều Tiên, những người lãnh đạo Trung Quốc, để có một khu đệm phía đông bắc, năm 1953 đã chịu nhận một cuộc ngừng bắn ở Triều Tiên: duy trì nguyên trạng, chia cắt lâu dài Triều Tiên. Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng trực tiếp, nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc luôn luôn ủng hộ, cổ vũ, giúp đở lẫn nhau, vì nước Việt Nam độc lập có nghĩa là Trung Quốc không bị sự uy hiếp của chủ nghĩa đế quốc ở phía nam. Năm 1950, nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Trung Quốc là nước viện trợ vũ khí, trang bị quân sự nhiều nhất cho Việt Nam trong những năm cuối cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam. Tại Hội nghị Giơnevơ năm 1954, lập trường của Việt Nam là đi tới một giải pháp hoàn chỉnh: đình chỉ chiến sự trên toàn bán đảo Đông Dương đi đôi với một giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam, vấn đề Lào và vấn đề Campuchia trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước ở Đông Dương. Đối với những người lãnh đạo Trung Quốc, Hội nghị Giơnevơ năm 1954 về Triều Tiên và Đông Dương là một cơ hội để họ cùng với các nước lớn bàn bạc và giải quyết các vấn đề quốc tế lớn, mặc dù Mỹ đang thù địch với Trung Quốc, Pháp chưa có quan hệ ngoại giao với Trung Quốc và Tưởng Giới Thạch còn giữ vị trí của Trung Quốc là một trong năm uỷ viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. Những người lãnh đạo Trung Quốc muốn chấm dứt cuộc chiến tranh Đông Dương bằng một giải pháp theo kiểu Triều Tiên, nghĩa là đình chỉ chiến sự mà không có giải pháp chính trị. Ngày 24 tháng 8 năm 1953, chính thủ tướng Chu Ân Lai đã tuyên bố: đình chiến ở Triều Tiên có thể dùng làm mẫu mực cho những cuộc xung đột khác. Với một giải pháp như thế, những người cầm quyền Trung Quốc hy vọng tạo được một khu đệm ở Đông nam châu Á, ngăn chặn Mỹ vào thay thế Pháp ở Đông Dương, tránh được sự đụng đầu trực tiếp với Mỹ, bảo đảm an ninh cho biên giới phía nam của Trung Quốc, đồng thời hạn chế thắng lợi của Việt Nam, chia rẽ nhân dân ba nước Đông Dương, hòng làm suy yếu và thôn tính ba nước đó, dùng làm bàn đạp bành trướng xuống Đông nam châu Á. Pháp đến Hội nghị Giơnevơ cũng nhằm đạt được một cuộc ngừng bắn theo kiểu Triều Tiên để cứu đội quân viễn chinh Pháp, chia cắt Việt Nam, duy trì chủ nghĩa thực dân Pháp ở Đông Dương. Rõ ràng lập trường của Trung Quốc khác hẳn lập trường của Việt Nam, nhưng lại rất phù hợp với lập trường của Pháp. III- HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ NĂM 1954 VỀ ĐÔNG DƯƠNG VÀ SỰ PHẢN BỘI CỦA NHỮNG NGƯỜI LÃNH ĐẠO TRUNG QUỐC. Tháng 4 năm 1954, trong một cuộc họp giữa các đoàn đại biểu Việt Nam, Liên Xô, Trung Quốc chuẩn bị cho Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương, đại biểu Trung Quốc đã nói : ” Nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa không thể công khai giúp Việt Nam được trong trường hợp cuộc xung đột ở đây mở rộng”. Lợi dụng vị trí là một nước viện trợ quân sự chủ yếu và nắm con đường vận chuyển duy nhất chi viện cho Việt Nam, đồng thời lợi dụng việc Pháp không muốn nói chuyện trên thế yếu với Việt Nam, những người lãnh đạo Trung Quốc đã tự cho phép mình đàm phán trực tiếp với Pháp để thoả thuận về những điểm cơ bản của một giải pháp về vấn đề Đông Dương. Quá trình đàm phán về thực chất tại Hội nghị Giơnevơ đã diễn ra qua hai thời kỳ: Thời kỳ thứ nhất từ ngày 8 tháng 5 đến ngày 23 tháng 6 năm 1954, trưởng đoàn đại biểu Pháp, trong khi tránh tiếp xúc với Việt Nam, đã đàm phán trực tiếp với trưởng đoàn đại biểu Trung Quốc bốn lần, đi tới thoả thuận về những nét cơ bản của một Hiệp định ngừng bắn ở Đông Dương.  Dân binh Trung Quốc trong các đội tải thương. Ước tính có khoảng 4.000 lính Trung Quốc tử trận chỉ trong 2 ngày đầu của cuộc chiến. Đáng chú ý là cuộc tiếp xúc lần thứ ba ngày 17 tháng 6 năm 1954, thủ tướng Chu Ân Lai gặp trưởng đoàn đại biểu Pháp G.Biđô, đưa ra những nhân nhượng chính trị có tính chất cơ bản, có hại cho nhân dân ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia: Trung Quốc có thể chấp nhận Việt Nam có hai chính quyền (Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà và Chính phủ bù nhìn Bảo Đại), công nhận Chính phủ Vương quốc Lào và Chính phủ Vương quốc Campuchía, từ bỏ yêu cầu có đại biểu của Cính phủ kháng chiến Lào và Chính phủ kháng chiến Campuchia tham gia Hội nghị Giơnevơ, và đưa ra vấn đề quân đội nước ngoài, kể cả quân tình nguyện Việt Nam phải rút khỏi Lào và Campuchia. Lần thứ tư, ngày 23 tháng 6 năm 1954, thủ tướng Chu Ân Lai gặp Măngđét Phranxơ, thủ tướng mới của Pháp, đưa ra những nhượng bộ mới: chia cắt Việt Nam, hai miền Việt Nam cùng tồn tại hoà bình, giải quyết vấn đề quân sự trước, tách rời việc giải quyết ba vấn đề Việt Nam, Lào, Campuchia; Trung Quốc sẵn sàng nhìn nhận ba nước này trong khối Liên hiệp Pháp và muốn Lào, Campuchia sẽ có bộ mặt mới ở Đông nam châu Á như Ấn Độ, Inđônêxia, ngược lại chỉ yêu cầu không có căn cứ quân sự của Mỹ ở Đông Dương. Do đó, Trung Quốc và Pháp đạt được một giải pháp khung cho vấn đề Đông Dương. Những điểm mà những người lãnh đạo Trung Quốc đã thoả thuận với Pháp rất phù hợp với giải pháp 7 điểm của Anh-Mỹ đưa ra ngày 29 tháng 6 năm 1954, tức là 6 ngày sau cuộc tiếp xúc giữa Chu Ân Lai và Măngđét Phranxơ. Thời kỳ thứ hai từ ngày 23 tháng 6 đến ngày 20 tháng 7 năm 1954, Đoàn đại biểu Pháp tiến hành đàm phán trực tiếp với Đoàn đại biểu Việt Nam để giải quyết các vấn đề cụ thể. Trung Quốc giữ vai trò thúc đẩy phía Việt Nam nhân nhượng. Đến ngày 10 tháng 7 năm 1954, phía Việt Nam vẫn kiên trì lập trường của mình về vấn đề Việt Nam, Lào và Campuchia, vẫn chủ trương đòi có đại biểu của Chính phủ kháng chiến Lào và Chính phủ kháng chiến Campuchia tham gia như các bên đàm phán, định giới tuyến quân sự tạm thời ở Việt Nam là vĩ tuyến 13, tổ chức tổng tuyển cử tự do trong thời hạn 6 tháng để thống nhất nước nhà. Đối với việc giải quyết vấn đề Lào và vấn đề Campuchia, Việt Nam vẫn giữ quan điểm là ở Lào có hai vùng tập kết của lực lượng kháng chiến: một vùng ở phía bắc giáp Trung Quốc và Việt Nam và một vùng ở Trung và Hạ Lào; ở Campuchia có hai vùng tập kết của lực lượng kháng chiến Campuchia ở phía đông và đông bắc sông Mêcông và phía tây nam sông Mêcông; tổ chức tổng tuyển cử tự do trong thời hạn 6 tháng ở Lào và Campuchia. Từ tháng 5 năm 1954, đoàn đại biểu Trung Quốc đưa ra phương án lấy vĩ tuyến 16 làm giới tuyến giữa hai miền Việt Nam, và còn muốn Việt nam nhân nhượng nhiều hơn nữa, thậm chí muốn Việt Nam bỏ cả thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng và đường số 5 (đường nối liền Hà Nội với Hải Phòng): “Đánh giá (phương án vĩ tuyến 16) khó có thể thoả thuận, nếu không được thì sẽ lấy Hải Phòng làm cửa bể tự do, ở gần đấy cho Pháp đóng một số quân nhất định, nếu không được nữa thì đem đường số 5 và Hà Nội, Hải Phòng làm khu công quản và phi quân sự…”. Nhưng về sau, đặc biệt từ ngày 10 tháng 7 năm 1954, 10 ngày trước khi Hội nghị Giơnevơ kết thúc, Trung Quốc ngày càng thúc ép Việt Nam nhân nhượng, “có những điều kiện công bằng và hợp lý để Chính phủ Pháp có thể nhận được để đi đến Hiệp định trong vòng 10 ngày, điều kiện đưa ra nên giản đơn, rõ ràng để dễ đi đến hiệp thương, không nên làm phức tạp lôi thôi để tránh thảo luận mất thì giờ, rườm rà, kéo dài đàm phán để cho Mỹ phá hoại”. Khi đó Trung Quốc còn lo sợ Mỹ có thể can thiệp bằng vũ trang vào Đông Dương, uy hiếp an ninh của Trung Quốc, nhưng cần nói rằng Trung Quốc cũng dùng những lời của Mỹ đe doạ chiến tranh để ép Việt Nam. Sự thật là sau cuộc chiến tranh Triều Tiên, Mỹ không có khả năng can thiệp quân sự trực tiếp vào Đông Dương. Thái độ cứng rắn của Mỹ ở Hội nghị Giơnevơ chẳng qua là do Mỹ sợ Pháp vì bị thua ở chiến trường, có nhiều khó khăn về chính trị, kinh tế, tài chính, có thể chấp nhận một giải pháp không có lợi cho việc Mỹ nhảy vào Đông Dương sau này. Khi Pháp đã cùng với Trung Quốc thoả thuận được một giải pháp khung về Đông Dương và Mỹ đã đưa được tên tay sai Ngô Đình Diệm về làm thủ tướng chính phủ bù nhìn Sài Gòn ( ngày 13 tháng 6 năm 1954), thì Mỹ thấy có thể chấp nhận một hiệp định theo hướng Trung Quốc và Pháp đã thoả thuận giải quyết cả ba vấn đề Việt Nam, Lào và Campuchia. Tuy vậy, Mỹ không tham gia vào bản Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị là vì Mỹ muốn được rảnh tay sau này để vi phạm Hiệp định Giơnevơ thông qua chính quyền Ngô Đình Diệm, buộc Pháp phải rút lui để thay thế Pháp ở Đông Dương. Sau Điện Biên Phủ, rõ ràng là với sự giúp đở của hệ thống xã hội chủ nghĩa, nhất là của Trung Quốc, quân và dân Việt Nam có khả năng giải phóng cả nước, nhưng giải pháp mà Đoàn đại biểu Trung Quốc đã thoả thuận với Đoàn đại biểu Pháp ở Giơnevơ không phản ảnh so sánh lực lượng trên chién trường, cũng không đáp ứng đầy đủ những yêu cầu chính trị của giải pháp do Đoàn đại biểu Việt Nam đề ra. Xuất phát từ truyền thống yêu chuộng hoà bình, theo xu thế chung giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng thương lượng và trong tình thế bị Trung Quốc ép buộc, Việt Nam đã chấp nhận giải pháp: các nước tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, nhân dân Lào, nhân dân Campuchia, ngừng bắn đồng thời ở Việt Nam và trên toàn chiến trường Đông Dương, Pháp rút quân, vĩ tuyến 17 là giới tuyến quân sự tạm thời chia Việt Nam làm hai miền, tiến tới có tổng tuyển cử tự do trong cả nước sau hai năm để thống nhất nước nhà. Ở Lào có một khu tập kết cho các lực lượng kháng chiến lào gồm hai tỉnh Sầm Nưa và Phongsalỳ. Ở Campuchia lực lượng kháng chiến không có khu tập kết nào và phục viên tại chỗ. Chiến thắng Điện Biên Phủ và Hiệp định Giơnevơ năm 1954 đánh dấu một bước thắng lợi của các lực lượng cách mạng ở Đông Dương, đồng thời là một đóng góp quan trọng mở đầu sự tan rã hoàn toàn của hệ thống thuộc địa của đế quốc Pháp và báo hiệu quá trình sụp đổ không thể đảo ngược được của chủ nghĩa thực dân cũ, của chủ nghĩa đế quốc thế giới. Nhưng giải pháp Giơnevơ đã ngăn cản nhân dân ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia đạt được thắng lợi hoàn toàn trong cuộc kháng chiến chống Pháp, một khả năng rõ ràng là hiện thực như so sánh lực lượng trên chiến trường lúc bấy giờ đã chỉ rõ. Đó là điều mà những người lãnh đạo Trung Quốc hiểu rõ hơn ai hết. Đây là sự phản bội thứ nhất của những người lãnh đạo Trung Quốc đối với cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam cũng như nhân dân Lào và nhân dân Campuchia. Còn tiếp…
|
|
|
Post by NhiHa on Jun 12, 2013 18:40:21 GMT 9
PHẦN THỨ BA: TRUNG QUỐC VỚI CUỘC ĐẤU TRANH CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM ĐỂ GIẢI PHÒNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT NƯỚC NHÀ (1954-1975) Bất chấp Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Việt Nam, Mỹ nhảy vào miền Nam Việt Nam, nhằm tiêu diệt phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam, thôn tính miền Nam, chia cắt lâu dài nước Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành căn cứ quân sự của Mỹ, lập phòng tuyến ngăn chặn chủ nghĩa xã hội lan xuống Đông Nam châu Á, đồng thời lấy miền Nam làm căn cứ để tiến công miền bắc, tiền đồn của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Nam châu Á, đè bẹp và đẩy lùi chủ nghĩa xã hội ở khu vực này, hòng bao vây uy hiếp các nước xã hội chủ nghĩa khác. Thất bại trong việc dùng chính quyền Ngô Đình Diệm và tiến hành “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam, Mỹ đã lao vào cuộc phiêu liêu quân sự chống CS Việt Nam, tiến hành một cuộc chiến tranh quy mô lớn nhất, dài ngày nhất, ác liệt nhất từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ Chí Minh: “Không có gì quý hơn tự do” , Việt Nam đã đứng lên chống Mỹ, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế tạo thành một sức mạnh tổng hợp to lớn để đánh thắng Mỹ. Trong chiến tranh, cs Việt Nanm luôn luôn thực hành chiến lược tiến công, đẩy mạnh đấu tranh trên cả ba mặt trận quân sự, chính trị và ngoại giao, đồng thời biết kéo địch xuống thang, giành thắng lợi từng bước, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn. Quá trình hơn 20 năm nhân dân Việt Nam chống chính sách can thiệp và xâm lược của Mỹ cũng là quá trình đấu tranh bền bỉ, hết sức phức tạp chống những âm mưu và hành động khi kín đáo, lúc trắng trợn của những người cầm quyền Trung Quốc thoả hiệp và câu kết với Mỹ nhằm kiềm chế và làm suy yếu cs Việt Nam, hòng khuất phục cs Việt Nam, từng bước bành trướng ở Đông Dương và Đông Nam Châu Á. I- THỜI KỲ 1954-1964 – NHỮNG NGƯỜI CẦM QUYỀN TRUNG QUỐC NGĂN CẢN CS VIỆT NAM ĐẤU TRANH ĐỂ THỰC HIỆN THỐNG NHẤT NƯỚC NHÀ. Sau khi cùng với My thoả hiệp trong giải pháp Giơnevơ năm 1954, tạo được khu đệm an toàn ở phía nam, những người lãnh đạo Trung Quốc yên tâm thúc đẩy việc hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1953-1957), và từ năm 1958 đề ra kế hoạch “đại nhảy vọt” với tham vọng đuổi kịp và vượt một số cường quốc về kinh tế trong một thời gian ngắn và ra sức xây dựng lực lượng hạt nhân. Về đối ngoại họ đi vào con đường hoà hoãn với Mỹ, tiến hành những cuộc nói chuyện với Mỹ ở Giơnevơ từ tháng 8 năm 1955; đồng thời tìm cách mở rộng ảnh hưởng ở châu Á, nhất là ở Đông Nam châu Á và Nam Á. Xuất phát từ đường lối đối nội, đối ngoại đó, những người cầm quyền Bắc Kinh đã hành động ngược lại lợi ích của nhân dân Việt Nam, phù hợp với lợi ích của đế quốc Mỹ ở Việt Nam nói riêng và Đông Dương nói chung. 1- Gây sức ép để Việt Nam chấp nhận chủ trương “trường kỳ mai phục” Mỹ và tay sai trắng trợn phá hoại việc tổ chức tổng tuyển cử để thống nhất nước Việt Nam trong thời hạn hai năm như Hiệp định Giơnevơ về Việt Nam đã quy định, đồng thời đàn áp phong trào CS ở miền Nam Việt Nam. Những người cầm quyền Bắc Kinh luôn luôn “thuyết phục” Việt Nam rằng công cuộc thống nhất là “một cuộc đấu tranh trường kỳ” và không thể thực hiện được bằng lực lượng vũ trang.
“Chính quyền vươn lên từ nòng súng” — Mao Trạch Đông đẩy học thuyết đấu tranh vốn có của chủ nghĩa cộng sản lên đến một đỉnh cao mới trong thực nghiệm chủ nghĩa cộng sản tại Trung Quốc: “bạo chính”, nô dịch nhân dân bằng khủng bố. Tháng 11 năm 1956, chủ tịch Mao Trạch Đông nói với những người lãnh đạo Việt Nam: “Tình trạng nước Việt Nam bị chia cắt không thể giải quyết được trong một thời gian ngắn mà cần phải trường kỳ… nếu 10 năm chưa được thì phải 100 năm” Diễn biến thực tế của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam đã chứng tỏ cuộc kháng chiến đó có lâu dài, nhưng không phải lâu dài vô hạn độ như chủ tịch Mao Trạch Đông nói. Tháng 7 năm 1955, Tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc Đặng Tiểu Bình doạ: “Dùng lực lượng vũ trang để thống nhất nước nhà sẽ có hai khả năng: một là thắng và một khả năng nữa là mất cả miền bắc”. Tháng 7 năm 1957, chủ tịch Mao Trạch Đông lại nói: “Vấn đề là phải giữ biên giới hiện có. Phải giữ vĩ tuyến 17…Thời gian có lẽ dài đấy. Tôi mong thời gian dài thì sẽ tốt.” Đó là một điều trái hẳn với Hiệp nghị Giơnevơ, vì theo Hiệp nghị này, vĩ tuyến 17 không phải là biên giới giữa hai quốc gia mà chỉ là giưói tuyến quân sự tạm thời giữa hai miền Việt Nam. Những người lãnh đạo Bắc Kinh nhiều lần nhấn mạnh rằng ở miền Nam Việt Nam “chỉ có thể dùng phương châm thích hợp là trường kỳ mai phục, tích trữ lực lượng, liên hệ quần chúng, chờ đợi thời cơ”. Thực chất phương châm đó là gì? Trong một cuộc trao đổi ý kiến với những người lãnh đạo Việt Nam, uỷ viên trung ương của Đảng cộng sản Trung Quốc, thứ trưởng Bộ ngoại giao Trương Văn Thiên cho rằng ở miền Nam Việt Nam có thể tiến hành đánh du kích. Nhưng sau đó, đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội, theo chỉ thị của Bắc Kinh, đã thông báo với phía Việt Nam rằng đó không phải là ý kiến của Trung ương đảng cộng sản Trung Quốc mà chỉ là ý kiến cá nhân.
Như vậy, “trường kỳ mai phục” có nghĩa là nhân dân Việt Nam thủ tiêu đấu tranh , để mặc cho Ngo D Diệm thả sức đàn áp CS Việt Nam. “Giữ vĩ tuyến 17”, “trường kỳ mai phục”, “tích trữ lực lượng”, “chờ đợi thời cơ”… đó chẳng qua là luận điệu quanh co nhằm che dấu ý đồ của Bắc Kinh muốn duy trì nguyên trạng chính trị ở Việt Nam, công nhận Chính phủ Việt Nam CS và chanh phu VNCH song song tồn tại. Ngày 22 tháng 7 năm 1954, khi ăn cơm với Ngô Đình Luyện, em ruột của T Thong Ngô Đình Diệm tại Giơnevơ, thủ tướng Chu Ân Lai đã gợi ý đặt một công sứ quán của Sài Gòn tại Bắc Kinh. Dù Tong Thong Ngô Đình Diệm đã bác bỏ gợi ý đó, nhưng đây là một bằng chứng rõ ràng là chỉ 24 giờ sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, những người lãnh đạo Bắc Kinh đã lộ rõ ý họ muốn chia cắt lâu dài nước Việt Nam. Trong thời gian từ năm 1954 đến năm 1959, với chính sách đàn áp CS ,T Thong Diệm đã loai hàng vạn người Việt Nam CS, lùa hàng vạn Can binh CS vào các trại tập trung , gây cho CS Việt Nam những tổn thất to lớn so với bất kỳ thời gian nào khác trong cuộc chiến tranh cứop nước của mình. Nếu cứ để tiếp tục bi giết hại những người CS Việt Nam thì làm sao “tích trữ” được lực lượng, còn can bo đâu để : ” liên hệ quần chúng” và chờ đợi đến thời cơ nào? Theo cái đà đó thì nước Việt Nam sẽ mất độc lập và vĩnh viễn bị chia cắt. Vấn đề có ý nghĩa chiến lược đối với danh pha miền Nam là tiếp tục đấu tranh chính trị hay kết hợp cả đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang? CS Việt Nam kiên quyết đi theo đường lối độc lập, tự chủ của mình. Cuối năm 1959 đầu năm 1960, nhân dân trong những vùng rộng lớn thuộc đồng bằng Nam Bộ và miền Nam Trung Bộ đã nhất tề “đồng khởi” kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh quân sự, làm rung chuyển tận gốc dan chung Mien Nam. 2- Ngăn cản CS Việt Nam việc đẩy mạnh khủng bố ở miền Nam. Các cuộc đồng khởi, thực chất là những cuộc tuyên truyền từng phần đã nhanh chóng phát triển thành một cuộc dối gạt là chiến tranh cách mạng, vừa đấu tranh khủng bố vừa đấu tranh tuyên truyền dối gạt chống lại “ chiến tranh đặc biệt” của Mỹ. Nhưng những người cầm quyền Trung Quốc đã không đồng tình với chủ trương đó của cs Việt Nam. Tháng 5 năm 1960, hội đàm với phía Việt Nam, họ nói về miền Nam Việt Nam như sau: “ Không nên nói đấu tranh chính trị hay đấu tranh quân sự là chính…Đấu tranh chính trị hay đấu tranh quân sự không phải là cướp chính quyền ngay, mà cuộc đấu tranh vẫn là trường kỳ. ..Dù Tổng Thống Ngô Đình Diệm có bi đổ cũng không thể thống nhất ngay được, vì Mỹ không chịu để như vậy đâu…
Miền bắc cs có thể ủng hộ về chính trị cho cs miền Nam, giúp cs miền Nam đề ra các chính sách nhưng chủ yếu là bồi dưỡng tinh thần tự lực cánh sinh cho anh em miền Nam…Khi ăn chắc, miền bắc có thể giúp quân sự cho miền Nam, nghĩa là khi hoàn toàn chắc chắn không xảy ra chuyện gì, có thể cung cấp một số vũ trang mà không cho ai biết. Nhưng nói chung là không giúp.” Như vậy, khi không cản được cs Việt Nam “đồng khởi” thì họ cho rằng hình thức chiến đấu ở miền Nam là đánh du kích, đánh nhỏ từng đơn vị trung đội, đại đội. Làm chủ vận mệnh của mình,cs Việt Nam đã đưa cuộc chiến tranh khủng bố ở miền Nam tiến lên tàn bạo hơn. Cuối năm 1963, chế độ tổng thống Ngô Đình Diệm bị đảo chánh, “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ đã thay đổi hoàn toàn. 3- Lôi kéo cs Việt Nam chống Liên Xô Đầu những năm 1960, trong khi ngăn cản cs Việt Nam đẩy mạnh chiến tranh khủng bố chống Mỹ, những người lãnh đạo Bắc Kinh giơ cao cùng một lúc hai chiêu bài chống Mỹ và chống Liên Xô, nhưng trên thực tế họ tiếp tục hoà hoãn với Mỹ ở châu Á, đánh lạc hướng cuộc đấu tranh chống Mỹ của thế giới cs để thực hiện mưu đồ chống Liên Xô, xoá bỏ hệ thống xã hội chủ nghĩa, nắm quyền “lãnh đạo cách mạng thế giới”, chuẩn bị tích cực cho việc hoà hoãn và câu kết với Mỹ. Trong những cuộc hội đàm với phía cs Việt Nam năm 1963, họ tìm cách thuyết phục Việt Nam chấp nhận quan điểm của họ là phủ nhận hệ thống xã hội chủ nghĩa và mở cho họ “một con đường” xuống Đông Nam châu Á. Cũng trong năm 1963, những người lãnh đạo Trung Quốc đưa ra cái gọi là Cương lĩnh 25 điểm về đường lối chung của phong trào cộng sản quốc tế và đề nghị triệu tập cái gọi là hội nghị 11 đảng cộng sản, thực tế là để nắm vai trò “lãnh đạo cách mạng thế giới” và lập một “Quốc tế cộng sản” mới do Bắc Kinh khống chế. Họ thiết tha yêu cầu Việt Nam đồng tình là cốt lợi dụng vai trò nạn nhân của cs Việt Nam trong phong trào tuyên truyền cộng sản và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Nhằm mục đích này, họ còn hứa hẹn viện trợ ồ ạt để lôi kéo Việt Nam. Tổng bí thư đảng cộng sản Trung Quốc Đặng Tiểu Bình thông báo với lãnh đạo Viẹt Nam ý kiến của lãnh đạo Trung Quốc sẽ viên trợ 1 ti nhân dân tệ nếu Việt Nam khước từ mọi viện trợ của Liên Xô.
Phía cs Việt Nam đã khẳng định thái độ kiên quyết xung kích tiến công cho hệ thống xã hội chủ nghĩa, không tán thành việc họp hội nghị 11 đảng và không để những người lãnh đạo Bắc Kinh dùng đất nước Việt Nam làm bàn đạp cho mưu đồ bành trướng của họ. Do thái độ ởm ờ của phía Việt Nam, Cương lĩnh 25 điểm không gây được tiếng vang, âm mưu lập “Quốc tế cộng sản” mới cũng không thành. Trong thời kỳ này, đối với cách mạng Lào, những người cầm quyền Trung Quốc cũng thi hành một chính sách giống như đối với Việt Nam. Họ cũng gây sức ép để lực lượng cách mạng Lào “ trường kỳ mai phục”. Khi Mỹ và tay sai lật đổ Chính phủ Lào liên hiệp, tiến hành “chiến tranh đặc biệt”, họ ngăn cản cách mạng Lào đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị và mưu toan ép Đảng Nhân dân cách mạng Lào “sớm lập lại Chính phủ liên hiệp”, sợ rằng đốm lửa Sầm Nưa, Phongsalỳ có thể lan ra cả Việt Nam và miền Nam Trung Quốc. Trong một cuộc hội đàm với phía Việt Nam tháng 8 năm 1961, khi đề cập đến vấn đề Lào, phía Trung Quốc nói: “Cần hết sức tránh việc trực tiếp tham gia chiến tranh. Nếu Mỹ trực tiếp vào Lào thì miền bắc Việt Nam, Vân Nam, Quảng Tây sẽ xảy ra vấn đề gì? Cần tính đến việc phiêu lưu của Mỹ”. Đối với việc giải quyết vấn đề Lào tại Giơnevơ năm 1961-1962, họ còn chủ trương chia nước Lào theo chiều ngang thành hai vùng: vùng cs chiếm đóng ở phía bắc, vùng do chánh phủ Lào kiểm soát ở phía nam. Đó là một âm mưu thâm độc nhằm buộc lực lượng cs Lào phải lệ thuộc vào Trung Quốc và cô lập cs ở miền Nam Việt Nam. Nhưng những nhà lãnh đạo cs Lào kiên quyết giữ vững đường lối riêng của mình, lực lượng khủng bố Lào ngày càng hung hãn hơn buộc Mỹ và chánh phủ Lào phải ký Hiệp nghị Giơnevơ năm 1962 công nhận nền trung lập của Lào và nhận có đại biểu của Mặt trận cs Lào trong Chính phủ liên hiệp thứ hai ở Lào. II -THỜI KỲ 1965-1969: LÀM YẾU VÀ KÉO DÀI CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA CỌNG SẢN VIỆT NAM Trong thời kỳ này ở Trung Quốc diễn ra cái gọi là cuộc “đại cách mạng văn hoá ”, thực chất là một cuộc đấu tranh nội bộ điên cuồng và đẫm máu làm đảo lộn toàn bộ xã hội Trung Quốc, nhằm xoá bỏ chủ nghĩa Mác Lênin, phá vỡ Đảng cộng sản Trung Quốc và cơ cấu nhà nước, khôi phục vị trí độc quyền lãnh đạo của chủ tịch Mao Trạch Đông và đường lối Mao Trạch Đông ở trong nước, chống Liên Xô, phá hoại cách mạng thế giới, câu kết với đế quốc Mỹ ở ngoài nước, đẩy mạnh việc thực hiện chính sách bành trướng đại dân tộc và bá quyền nước lớn. Những người lãnh đạo Trung Quốc, vì lợi ích chiến lược của họ trong thời kỳ này, đã dấn sâu vào con đường chống phá cs Việt Nam . 1- Bật đèn xanh cho Mỹ trực tiếp đánh lớn ở Việt Nam Sau cuộc chiến tranh ở Triều Tiên, Mỹ đã rút ra bài học là không nên tiến hành một cuộc chiến tranh trên lục địa châu Á, nhất là ở những nước láng giềng của Trung Quốc để tránh đụng độ quân sự trực tiếp với Trung Quốc. Nhưng hơn 10 năm sau, Mỹ lại phải tiến hành một cuộc chiến quân sự ở Việt Nam sau sự kiện vịnh Bắc Bộ tháng 8 năm 1964. Một trong những nguyên nhân chính là Mỹ đã được yên tâm về phía những người cầm quyền Trung Quốc. Tháng 1 năm 1965, qua nhà báo Mỹ Edga Snow , chủ tịch Mao Trạch Đông nhắn Oasinhtơn: “Quân đội Trung Quốc sẽ không vượt biên giới của mình để đánh nhau. Đó là điều hoàn toàn rõ ràng. Chỉ khi nào Mỹ tấn công, người Trung Quốc mới chiến đấu. Phải chăng như vậy là không rõ ràng? Người Trung Quốc rất bận về công việc nội bộ của mình. Đánh nhau ngoài biên giới nước mình là phạm tội ác. Tại sao người Trung Quốc phải làm như vậy? Người Nam Việt Nam có thể đương đầu với tình hình.” (Ét-ga Xnâu: Cuộc cách mạng lâu dài, Nhà xuất bản Hớt xin xơn, Lân đơn, 1973, tr. 216) Sau đó bằng nhiều cách, kể cả bằng cách trực tiếp nói trong cuộc đàm phán Trung Mỹ cấp đại sứ tại Vacsava, phía Trung Quốc làm cho Mỹ hiểu rõ câu nói của chủ tịch Mao Trạch Đông và yên tâm rằng: “người không đụng đến ta thì ta không đụng đến người”. Do đó từ tháng 2 năm 1965 chính quyền Giônxơn đã sử dụng bộ máy chiến tranh khổng lồ của Mỹ vào chiến trường Việt Nam, đưa quân Mỹ vào miền Nam tiến hành chiến tranh cục bộ, đồng thời làm chiến tranh phá hoại bằng không quân chống phá miền bắc cs Việt Nam , gây nên biết bao tàn phá đối với tham vọng của cs Việt Nam. Như vậy, những người cầm quyền Trung Quốc đã bộc lộ những tính toán lắt léo, những ý đồ thâm độc của họ. Họ đẩy Mỹ sa lầy trong chiến tranh bảo vệ Việt Nam tự do ,để họ yên tâm làm cuộc “cách mạng văn hoá”. Khi Mỹ lao vào cuộc phiêu lưu quân sự ở Việt Nam, họ muốn làm yếu cả Mỹ lẫn cs Việt Nam. Câu nói của thủ tướng Chu Ân Lai với tổng thống Ai Cập A. Nátxe ngày 23 tháng 6 năm 1965, do ông Môhamét Hátxenen Hâycan, người bạn thân thiết và cố vấn riêng của tổng thống A. Nátxe kể lại là một bằng chứng hùng hồn: “Mỹ càng đưa nhiều quân vào Việt Nam thì chúng tôi càng vui lòng vì chúng tôi biết rằng chúng tôi nắm chúng trong tay, chúng tôi có thể lấy máu chúng. Nếu Ngài muốn giúp đỡ người Việt Nam thì cần khuyến khích Mỹ ném càng nhiều lính Mỹ vào Việt Nam càng tốt” (Mô-ha-mét Hát-xe-nen Hây-can: “Những tài liệu từ Cai-rô” Nhà xuất bản Phia-ma-ri-ông, Paris, 1972, tr. 238) Đối với cs Việt Nam, những người cầm quyền Trung Quốc chỉ một mực nhấn mạnh là phải đánh lâu dài, đánh du kích, không đánh lớn. Họ giúp cs Việt Nam chủ yếu là giúp vũ khí , đạn dược, trang bị hậu cần. Họ không muốn cuộc chiến tranh Việt Nam sớm kết thúc vì không những họ muốn lực lượng khủng bố cs Việt Nam suy yếu mà còn muốn lợi dụng càng lâu càng tốt cái tiếng “viện trợ Việt Nam” để giương cao ngọn cờ “cách mạng triệt để”, tập họp lực lượng ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ latinh, đẩy mạnh chiến dịch chống Liên Xô. Không có gì đáng ngạc nhiên khi họ trì hoản thi hành một hiệp định quân sự bí mật giữa Việt Nam và Trung Quốc. Theo hiệp định này, về nguyên tắc, đến tháng 6 năm 1965 phía Trung Quốc phải gửi phi công sang giúp Việt Nam. Nhưng ngày 16 tháng 7 năm 1965 Bộ Tổng tham mưu Quân giải phóng Trung Quốc đã báo cho Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam là phía Trung Quốc không thể gửi phi công sang Việt Nam được vì “thời cơ chưa thích hợp” và “làm như vậy không ngăn cản được địch đẩy mạnh oanh tạc “. Trong một cuộc hội đàm với phía cs Việt Nam tháng 8 năm 1966 họ cũng nói: “ Trung Quốc không đủ khả năng về không quân giúp bảo vệ Hà Nội”. 2 -Phá hoại mọi hành động thống nhất ủng hộ cs Việt Nam chống Mỹ . Để cs Việt Nam buộc phải lệ thuộc vào Trung Quốc, những người cầm quyền Bắc Kinh ra sức ngăn cản mọi hành động thống nhất của các lực lượng tuyên truyền cs và phong trào tả phái trên thế giới ủng hộ cs Việt Nam chống Mỹ. Ngày 28 tháng 2 năm 1965, họ bác bỏ dự thảo do phía Việt Nam đề nghị ngày 22 tháng 5 năm 1965 là các nước xã hội chủ nghĩa ra tuyên bố chung lên án Mỹ tăng cường chiến tranh xâm lược chống nước cs Việt Nam . Tháng 3 năm 1965, họ lại hai lần bác bỏ đề nghị của Liên Xô về vấn đề thống nhất hành động để bảo đảm an ninh của Việt Nam dân chủ cộng hoà. Chính vì thế họ đã bác bỏ đề nghị của Liên Xô lập cầu hàng không qua Trung Quốc, lập các sân bay trên đất Trung Quốc để bảo vệ Việt Nam dân chủ cộng hoà. Tháng 2 năm 1966, chủ tịch Mao Trạch Đông bác bỏ việc thành lập Mặt trận quốc tế ủng hộ cs Việt Nam đã được nêu trong cuộc hội đàm cấp cao Việt Trung. Tháng 3 năm 1966, cũng chủ tịch Mao Trạch Đông bác bỏ việc thành lập Mặt trận quốc tế thống nhất ủng hộ Việt Nam do Đảng cộng sản Nhật Bản nêu trong cuộc hội đàm cấp cao với Đảng cộng sản Trung Quốc. Sau đó bọn tay sai của Bắc Kinh đã trắng trợn hành hung đại diện Đảng cộng sản Nhật Bản tại Trung Quốc. Nhưng những người cầm quyền Trung Quốc lại muốn thành lập một cái gọi là Mặt trận nhân dân thế giới do họ khống chế: “Cần phải thành lập Mặt trận thống nhất thế giới rộng rãi nhất chống đế quốc Mỹ và tay sai…Tất nhiên Mặt trận đó không thể bao gồm họ (Liên Xô) được…” (Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 khóa 8 Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc, tháng 8 năm 1956). Đi đôi với việc phá hoại mọi hành động thống nhất ủng hộ cs Việt Nam, họ gây khó khăn rất lớn cho việc vận chuyển hàng viện trợ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác quá cảnh đất Trung Quốc và tìm cách điều chỉnh sự viện trợ đó để hạn chế khả năng khủng bố lớn của cs Việt Nam, đặc biệt trong các mùa khô. Trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là thế giới tự do, cs Việt Nam, cs Lào và cs Campuchia đã kết nối chặt chẽ với nhau và đó là một nhân tố thắng lợi của cs ba nước. Sau khi Mỹ tăng cường chiến tranh chống cs Việt Nam và bảo vệ độc lập, hoà bình và trung lập của Lào và Campuchia, tháng 3 năm 1965 Hội nghị nhân dân các nước Đông Dương đã họp ở Phnôm Pênh, Mặt trận đoàn kết chống Mỹ của cs các nước Đông Dương được hình thành. Những người cầm quyền Trung Quốc bên ngoài buộc phải hoan nghên kết quả của hội nghị, nhưng bên trong mưu tính phá hoại Mặt trận cs ba nước Đông Dương. Theo chính sách cổ truyền “chia để trị” của tất cả nước lớn, họ chia rẽ ba đảng cs Đông Dương, làm suy yếu và cô lập cs Việt Nam hòng đánh tỉa từng nước. Năm 1966 ở Lào, trong các vùng chiếm đóng do Mặt trận cs Lào quản trị , theo kế hoạch của Bắc Kinh, người Hoa tìm cách chia rẽ người Lào với người cs Việt Nam, tuyên truyền xuyên tạc và xúi giục một số phần tử chống lại Đảng cs Lào. Mặt khác, Bắc Kinh tranh thủ chính phủ Vương quốc Lào, đẩy mạnh việc giúp Lào làm hệ thống đường ở 5 tỉnh Bắc Lào nối liền với cao nguyên Vân Nam của Trung Quốc và có những nhánh đi về hướng Việt Nam, Thái Lan nhằm tạo điều kiện can thiệp vào công việc nội bộ của Lào và chuẩn bị cho những kế hoạch bành trướng sau này. Ở Campuchia, từ trước năm 1965, những người cầm quyền Trung Quốc đã trắng trợn vu cáo Việt Nam hy sinh lợi ích của cách mạng Campuchia tại Hội nghị Giơnevơ 1954 về Đông Dương, mặc dù sự thật rõ ràng là chính họ đã bán rẻ những lợi ích đó. Từ năm 1965, họ nắm Pôn Pốt, thúc đẩy y cùng đồng bọn tiến hành đấu tranh vũ trang chống chính quyền Xihanúc đang liên minh với các lực lượng kháng chiến Việt Nam và Lào. Nửa cuối năm 1969, sau khi Lon Non lên làm thủ tướng, những người cầm quyền Trung Quốc ủng hộ quan điểm của Lon Non là Quân giải phóng miền Nam Việt Nam phải rút khỏi các căn cứ ở Campuchia và không được dùng cảng Xihanucvin vào việc vận chuyển hậu cần. Chính trong thời gian này, bè lũ Pôn Pốt Iêngxary cũng đòi Quân cs miền Nam Việt Nam rút khỏi các căn cứ ở Campuchia. Trái với sự mong ước của Bắc Kinh, qua tuyên truyền khéo léo ,Mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ cs Việt Nam vẫn hình thành,dù trên thực tế, tình đoàn kết giữa cs các nước Đông Dương ngày càng thâm sâu,cs Việt Nam càng đánh càng khủng bố mạnh, càng giành thêm nhiều sự khủng bố tinh thần. 3 -Ngăn cản cuộc thương lượng của cs Việt Nam với Mỹ để kéo Mỹ xuống thang. Ngay từ đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ , chủ trương của cs Việt Nam là tiến hành đấu tranh trên ba mặt trận quân sự khủng bố, chính trị dối trá và ngoại giao tuyên truyền lừa phỉnh. Đầu năm 1968, khi cuộc chiến tranh của Mỹ đến đỉnh cao nhất, cs Việt Nam đã tiến hành khủng bố lớn Tết Mậu Thân, giáng cho dân chúng miền Nam một đòn quyết liệt, làm đảo lộn thế an bình của chúng, chính quyền Mỹ phải xuống thang chiến tranh và ngồi vào đàm phán với cs Việt Nam tại Pari. Trong cuộc đàm phán với phía Việt Nam tháng 4 năm 1968, phía Trung Quốc thừ nhận rằng Tuyên bố ngày 28 tháng 1 năm 1967 của Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà về việc đàm phán với Mỹ đã gây ảnh hưởng tốt: “Ngay đồng minh của Mỹ, cả Đờ Gôn cũng đòi chấm dứt ném bom không điều kiện”. Nhưng họ vẫn cho rằng: “Lúc này Việt Nam chấp nhận đàm phán chưa phải là thời cơ và trên tư thế cao, ta đã nhân nhượng một cách vội vã”. Từ ngày 13 tháng 5 năm 1968, ngày khai mạc Hội nghị Pari đến trung tuần tháng 10 năm 1968, bộ máy tuyên truyền của Bắc Kinh không đưa một tin nào về cuộc đàm phán giữa Việt Nam và Mỹ, nhưng lại nhấn mạnh rằng nhân dân Việt Nam cần giải quyết số phận cuộc đấu tranh của mình “không phải trên bàn hội nghị mà trên chiến trường”, thậm chí còn đe doạ rằng: “nếu miền Nam Việt Nam không được bảo đảm thì cuối cùng sẽ đưa đến chỗ mất toàn bộ Việt Nam”. Xu hướng Mỹ chấm dứt ném bom miền bắc Việt Nam càng lộ rõ tính nhân bản thì phản ứng của Bắc Kinh càng kiên cường. Ngày 9 tháng 10 năm 1968, một nhà lãnh đạo Trung Quốc đã gặp Thứ trưởng Bộ Ngoại thương cs Việt Nam tại Bắc Kinh và yêu cầu báo cáo với lãnh đạo Việt Nam rằng họ coi việc Mỹ chấm dứt ném bom miền bắc Việt Nam là “sự thoả hiệp của Việt Nam và Mỹ”, “là một thất bại lớn, tổn thất lớn đối với nhân dân Việt Nam giống như cuộc đàm phán ký Hiệp nghị Giơnevơ năm 1954 là một sai lầm”; họ đề nghị phía Việt Nam “nên để cho Mỹ bắn phá trở lại khắp miền bắc, làm như vậy là để Mỹ phân tán mục tiêu oanh tạc, đồng thời cũng chia sẻ bớt khó khăn cho miền Nam”. Ngăn cản nhân dân Việt Nam thương lượng với Mỹ, khuyến khích Mỹ tăng cường ném bom miền bắc Việt Nam, đây chính là cái mà tướng Mỹ M. Taylơ gọi là quyết tâm của những người lãnh đạo Trung Quốc “đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng”, nhằm làm suy yếu Việt Nam, có lợi cho chính sách bành trướng của họ. Trong cuộc gặp Thứ trưởng Bộ Ngoại thương Việt Nam nói trên, phía Trung Quốc còn lên án cs Việt Nam đàm phán với Mỹ là do “nghe lời của Liên Xô” và yêu cầu phía Việt Nam lựa chọn: “Hoặc là muốn đánh thắng Mỹ thì phải cắt quan hệ với Liên Xô, hoặc là muốn thoả hiệp với Mỹ, dùng viện trợ của Trung Quốc đánh Mỹ để đạt mong muốn đàm phán với Mỹ thì sự viện trợ của Trung Quốc sẽ mất hết ý nghĩa của nó”. Ngày 17 tháng 10 năm 1968, bộ trưởng Bộ Ngoại giao cs Trần Nghị gặp đại diện Việt Nam thông báo tuyên bố của những người lãnh đạo Trung Quốc về cuộc đàm phán giữa Việt Nam và Mỹ: “Lần này nếu các đồng chí chấp nhận bốn bên đàm phán tức là giúp cho Giônxơn và Hămphơrây đoạt được thắng lợi trong bầu cử, để cho nhân dân miền Nam Việt Nam vẫn ở dưới sự bảo vệ của Mỹ và chính phủ VNCH, không được trấn áp dân chúng bởi đảng cs VN, làm cho nhân dân miền Nam Việt Nam còn có khả năng bị tổn thất lớn hơn…Như vậy giữa hai Đảng và hai nước chúng ta còn cần nói chuyện gì nữa?”. Đe doạ cắt quan hệ giữa hai Đảng là một thủ đoạn trắng trợn, một sức ép lớn nhất của những người lãnh đạo Trung Quốc đối với đàn em cs Việt Nam. Đi đôi với việc đe doạ bằng lời lẽ thô bạo là việc đe doạ bằng hành động thực sự. Năm 1968, khi bàn vấn đề viện trợ cho cs Việt Nam trong năm 1969, những người cầm quyền Bắc Kinh đã giảm kim ngạch viện trợ hơn 20% so với kim ngạch viện trợ năm 1968. Hơn thế nữa, tháng 8 năm 1969 họ trắng trợn nói: “Thế cs Việt Nam dám đánh hay sợ để Trung Quốc còn tính việc viện trợ cho ?” Thực tế họ đã giảm kim ngạch viện trợ năm 1970 hơn 50% so với năm 1968. Sự thật là không phải đến năm 1968 những người lãnh đạo Bắc Kinh mới dùng vấn đề viện trợ để ép Việt Nam. Tháng 4 năm 1966, Tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc Đặng Tiểu Bình đã nói với một nhà lãnh đạo cs Việt Nam rằng năm 1964 “đồng chí Mao Trạch Đông có phê bình chúng tôi là quá nhiệt tâm đối với vấn đề Việt Nam. Bây giờ chúng tôi mới thấy rõ đồng chí Mao nhìn xa”. Phía đàn em cs Việt Nam đã trả lời: “Sự nhiệt tình của một nước xã hội chủ nghĩa đói với một nước xã hội chủ nghĩa khác là xuất phát từ tinh thần quốc tế vô sản. Chúng tôi không bao giờ nghĩ nhiệt tâm là có hại. Nếu các đồng chí nhiệt tâm giúp đỡ thì chúng tôi có thể phí thêm 2 hay 3 triệu người…Miền Nam chúng tôi sẽ chống Mỹ đến cùng cho TQ và chúng tôi vẫn giữ vững tinh thần quốc tế vô sản đến người dân VN cuối cùng cho TQ ” Để tăng sức ép đối với cs Việt Nam, những người lãnh đạo Trung Quốc còn chỉ thị cho sứ quán của họ ở Hà Nội xúi giục, tổ chức người Hoa ở Việt Nam gây rối, chống lại Chính phủ nước cs Việt Nam dân chủ cộng hoà. Cùng với hàng vạn người thuộc “bộ đội hậu cần” Trung Quốc sang làm đường giúp Việt Nam ở những tỉnh phía bắc từ năm 1965 đến 1968, bọn phản động người Hoa tuyên truyền cho “tư tưởng Mao Trạch Đông” và “cách mạng văn hoá”, xuyên tạc đường lối của Việt Nam, tổ chức các màng lưới gián điệp. Những người cầm quyền Bắc Kinh còn cho những người gọi là “tị nạn cách mạng văn hoá” thâm nhập các tỉnh biên giới phía bắc Việt Nam để làm tình báo và tổ chức các “đội quân ngầm” (Trong cuộc hội đàm cấp cao Việt – Trung tháng 9 năm 1970, Chủ tịch Mao Trạch Đông đã thừa nhận trách nhiệm của Trung Quốc đối với các hoạt động không hữu nghị đó. Tháng 11 năm 1977. Chủ tịch Hoa Quốc Phong lại một lần nữa, thừa nhận như thế.) Nhưng do nhân dân Việt Nam quyết tâm giữ vững đường lối độc lập tự chủ không gì lay chuyển được của mình. Tất cả những thủ đoạn thô bạo gây sức ép, tất cả những thủ đoạn chính trị của Bắc Kinh, và sự tuyên truyền của cs VN đều có kết quả: Mỹ đã chấm dứt không điều kiện việc ném bom miền bắc Việt Nam do nhân đạo từ đầu tháng 11 năm 1968 và ngồi vào cuộc Hội nghị bốn bên ở Pari có đàn em cs VN là Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tham gia từ đầu năm 1969. III -THỜI KỲ 1969-1973 : ĐÀM PHÁN VỚI MỸ TRÊN LƯNG NHÂN DÂN VIỆT NAM Năm 1969, cuộc “đại cách mạng văn hoá” ở Trung Quốc về cơ bản hoàn thành. Những người cầm quyền Bắc Kinh bên trong thì ra sức củng cố quyền lãnh đạo của chủ tịch Mao Trạch Đông, ổn định tình hình, đẩy mạnh sản xuất, bên ngoài thì thi hành mọi biện pháp để đẩy nhanh quá trình nhích lại gần đế quốc Mỹ nhằm ngoi lên địa vị một cường quốc lớn, bình thường hoá quan hệ Trung Mỹ và giải quyết vấn đề Đài Loan. Họ mưu toan dùng con bài Việt Nam để đạt mục tiêu đối ngoại đó. Năm 1969 là năm đầu của Níchxơn vào Nhà Trắng. Ông ta đưa ra cái gọi là “học thuyết Nichxơn” nhằm cứu vãn và khôi phục địa vị của Mỹ trên thế giới đã bị suy yếu nghiêm trọng do hậu quả của cuộc chiến tranh tuyên truyền của CS Việt Nam nên bắt đầu thực hiện chiến lược “Việt Nam hoá” chiến tranh nhằm rút được quân Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam . Thời kỳ 1969-1973 là thời kỳ cs Việt Nam đẩy mạnh tiến công trên chiến trường cũng như tại Hội nghị bốn bên ở Pari, ngày càng giành thêm nhiều thắng lợi về tuyên truyền ngoại giao. Đây cũng là thời kỳ Bắc Kinh và Oasinhtơn tăng cường tiếp xúc, bắt tay công khai với nhau, bàn bạc không những các vấn đề tay đôi mà cả các vấn đề thuộc về chủ quyền của nhân dân Việt Nam và của nhân dân các nước ở Đông Dương.
|
|
|
Post by NhiHa on Jun 12, 2013 19:19:27 GMT 9
1- Công khai phản bội cs Việt Nam Từ tháng 11 năm 1968, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã ra tuyên bố tỏ ý muốn nối lại các cuộc đàm phán Trung Mỹ ở Vácsava và cùng với Mỹ ký một thoả thuận cùng tồn tại hoà bình. Tiếp đó phía Trung Quốc đã tích cực đáp ứng những tín hiệu của phía Mỹ. Sau khi lên làm tổng thống, Níchxơn báo cho phía Trung Quốc là các cuộc thảo luận giữa Mỹ và Trung Quốc có thể tiến hành ở Trung Quốc. Phía Trung Quốc đã trả lời là “ bản thân Níchxơn có thể đến Bắc Kinh hoặc cử một phái viên đến để thảo luận về vấn đề Đài Loan” (Ét-ga Xnâu: Cuộc cách mạng lâu dài, Nhà xuất bản Hớt xin xơn, Lân đơn, 1973, tr. 11) Tháng 6 năm 1970, Trung Quốc và Mỹ thoả thuận là đại sứ Trung Quốc Hoàng Chấn và Kitxinhgiơ sẽ tiến hành những cuộc đàm phán bí mật mỗi lần Kítxinhgiơ đến Pari đàm phán với phía Việt Nam” (V.A. Ôan-tơ: Những chuyến công du thầm lặng. Nhà xuất bản Đáp-bơn-đê, Niu Oóc, 1978, tr. 530-531) Ngày 10 tháng 12 năm 1970, qua người bạn thân tín Étga Xnâu, chủ tịch Mao Trạch Đông đưa ra lời mời Tổng thống Níchxơn sang thăm Trung Quốc. : “Ông ta chắc chắn sẽ được hoan nghênh vì hiện nay những vấn đề giữa Trung Quốc và Mỹ phải được giải quyết với Níchxơn” (Ét-ga Xnâu: Cuộc cách mạng lâu dài, Nhà xuất bản Hớt xin xơn, Lân đơn, 1973, tr. 172) Đây là bước ngoặt của Bắc Kinh có ý nghĩa quyết định trong quan hệ Trung Mỹ, đồng thời là bước ngoặt công khai phản bội cách mạng Việt Nam và cách mạng Đông Dương, phản bội cách mạng thế giới. Bắc Kinh tăng cường các cuộc tiếp xúc công khai với Mỹ: Tháng 3 năm 1971, Trung Quốc mời một đoàn bóng bàn Mỹ sang thăm Trung Quốc, mở đầu cái mà dư luận thế giới gọi là “ngoại giao bóng bàn”. Tháng 7 năm 1971 và tháng 10 năm 1971 Kitxinhgiơ, đặc phái viên của Níchxơn sang Bắc Kinh. Tháng 2 năm 1972, Níchxơn sang thăm Trung Quốc. Thông báo cho phía Việt Nam biết cuộc đi thăm Bắc Kinh lần thứ nhất của Kítxinhgiơ, ngày 13 tháng 7 năm 1971 Đoàn đại biểu cấp cao Trung Quốc đã nói: “Vấn đề Đông Dương là quan trọng nhất trong cuộc gặp gỡ giữa chúng tôi và Kítxinhgiơ. Kítxinhgiơ nói rằng Mỹ gắn việc giải quyết vấn đề Đông Dương với việc giải quyết vấn đề Đài Loan. Mỹ nói có rút được quân Mỹ ở Đông Dương thì mới rút quân Mỹ ở Đài Loan. Đối với Trung Quốc, vấn đề rút quân Mỹ khỏi miền Nam Việt Nam là vấn đề số 1. Còn vấn đề Trung Quốc vào Liên hợp quốc là vấn đề số 2” Khi Níchxơn kết thúc cuộc đi thăm Trung Quốc, hai bên đã ký Thông cáo Thượng Hải ghi nhận kết quả hội đàm giữa hai bên, trong đó có một đoạn như sau: “Mỹ khẳng định mục tiêu cuối cùng là rút hết các lực lượng và cơ sở quân sự ra khỏi Đài Loan. Trong khi chờ đợi, tuỳ theo tình hình căng thẳng trong khu vực này giảm đi, Mỹ sẽ dần dần giảm lực lượng và cơ sở quân sự của Mỹ ở Đài Loan” Đầu tháng 3 năm 1972, khi thông báo cho phía Việt Nam về cuộc hội đàm vơi Níchxơn, đại diện những người lãnh đạo Trung Quốc đã giải thích về đoạn thông cáo trên như sau: “Muốn bình thường hoá quan hệ Trung Mỹ, muốn làm dịu tình hình ở Viễn Đông thì trước hết phải giải quyết vấn đề Việt Nam và Đông Dương. Chúng tôi không đòi giải quyết vấn đề Đài Loan trước. Vấn đề Đài Loan là bước sau” Thâm tâm của Bắc Kinh là lợi dụng vấn đề Việt Nam để giải quyết trước vấn đề Đài Loan. cs Việt Nam giả tạo cho mình đường lối độc lập tự chủ . Do đó những người lãnh đạo Trung Quốc và Tổng thống Nichxơn mới thoả thuận: “Trong khi chờ đợi, tuỳ theo tình hình căng thẳng trong khu vực này giảm đi…” Điều đó có nghĩa là nếu Bắc Kinh muốn thúc đẩy việc rút lực lượng và các cơ sở quân sự của Mỹ ra khỏi Đài Loan thì họ cần báo cho Hà Nội biết về một giải pháp thoả hiệp với Mỹ là rút khỏi VN và cắt hoàn toàn viện trợ cho VNCH hầu bật đèn xanh cho CS VN đánh tới cùng vì địch không còn vũ khí tự vệ. Phía Trung Quốc dùng “củ cà rốt” viện trợ: nếu năm 1968 vì phản đối Việt Nam đàm phán với Mỹ họ đã giảm kim ngạch viện trợ cho cs Việt Nam thì năm 1971 và năm 1972, để lôi kéo Việt Nam đi vào chiều hướng của Bắc Kinh thoả hiệp với Mỹ, họ đã dành cho Việt Nam viện trợ cao nhất của họ so với những năm trước đó. Đây cũng là thủ đoạn nhằm che đậy sự phản bội của Mỹ với VNCH nhằm xoa dịu sự công phẩn của nhân dân Việt Nam. Đi đôi với tăng thêm viện trợ là sự thúc ép liên tục để Việt Nam chấp nhận giải pháp của Mỹ. Ngày 18 tháng 7 năm 1971, phía Trung Quốc thông báo cho phía Việt Nam phương án bốn điểm của Mỹ: rút quân và thả tù binh Mỹ trong 12 tháng kể từ ngày 1 tháng 8 năm 1971, ngừng bắn toàn Đông Dương và giải pháp theo kiểu Giơnevơ năm 1954. Về rút quân, “vì thể diện” Mỹ muốn chỉ để lại một số cố vấn kỹ thuật; về chính trị “Mỹ muốn bỏ viện trợ cho TT Nguyễn Văn Thiệu cũng như muốn bỏ Xirích Matắc” Trong cuộc hội đàm với phía Việt Nam tháng 11 năm 1971 họ nói: “Việt Nam nên tranh thủ thời cơ giải quyết trước vấn đề rút quân Mỹ và quan tâm giải quyết vấn đề tù binh Mỹ, việc đánh đổ chánh quyền VN ở Sài Gòn là không lâu dài” Cũng trong dịp này, sau khi nhắc lại ý của phía Mỹ là “Mỹ có nhiều bạn cũ, Mỹ phải giữ” chủ tiach Mao Trạch Đông nói: “Vấn đề Đài Loan là vấn đề trường kỳ. Có lẽ mấy năm không giải quyết xong. Nếu xét nhanh hay chậm thì tôi thiên về chậm hơn. Hiện nay Tưởng có 65 vạn quân, ở giữa lại có eo biển. Chúng tôi không sang được, nó vẫn cứ đóng ở đó, chổi không đến nơi thì bụi không đi” Sau khi Níchxơn kết thúc chuyến đi thăm Trung Quốc, Kítxinhgiơ nói với các nhà báo ngày 1 tháng 3 năm 1972 rằng từ nay Níchxơn và bản thân y “chỉ còn việc nhìn về Mátxcơva và Việt Nam” (Me-vin và Béc -na Can-bê: Kít-xinh-giơ. Nhà xuất bản Lít-tơn Brao, Tô-rông-tô, 1974, tr.283) Từ tháng 4 năm 1972, Mỹ ném bom lại và thả mìn phong toả các cảng miền bắc Việt Nam và đánh ác liệt miền Nam Việt Nam nhằm đối phó với cuộc lấn chiếm chiến lược mùa xuân năm 1972 của nhân dân Việt Nam. Bước phiêu lưu quân sự của CS VN này chính là hậu quả rõ ràng của sự đồng loã giữa những người cầm quyền Trung Quốc và Níchxơn. Việc Hiệp định Pari không được ký tắt vào cuối tháng 10 năm 1972, ai cũng rõ đó là do sự tin tưởng của Níchxơn- Kítxinhgiơ. Và những người cầm quyền Trung Quốc lại đứng trên quan điểm của Mỹ để gây sức ép với cs Việt Nam. Ngày 1 tháng 11 năm 1972, họ yêu cầu Thứ trưởng Bộ Ngoại thương Việt Nam dân chủ cộng hoà báo cáo với lãnh đạo Việt Nam: Việt Nam nên nhân nhượng về hai vấn đề rút quân miền bắc và miền bắc Việt Nam không nhận viện trợ quân sự để có thể ký kết được hiệp định. Và ngày 5 tháng 12 năm 1972, đại sứ Trung Quốc Hoàng Chấn chuyển tới phía Việt Nam lời đe doạ của Kitxinhgiơ: “Đàm phán đã đến lúc có hậu quả nghiêm trọng: Bắc Việt Nam đòi Mỹ hoặc trở lại hiệp định cũ, hoặc nhận một hiệp định xấu hơn: Mỹ không thể chấp nhận cả hai điều kiện đó. Nếu Việt Nam cứ giữ lập trường đó thì đàm phán đứt quãng và Mỹ sẽ có mọi hành động bảo vệ nguyên tắc của mình” Đó chính là giọng lưỡi chuẩn bị cho cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 những ngày cuối năm 1972 nhằm huỷ diệt Hà Nội và Hải Phòng, hòng khuất phục cs Việt Nam, buộc cs Việt Nam chấp nhận giải pháp ôn hòa . Trước sự câu kết của Bắc Kinh với Oasinhtơn phản bội cs Việt Nam , cs Việt Nam vẫn cố đẩy mạnh cuộc chiến chống Mỹ và muốn tự tin tưởng vào thắng lợi của mình. Khi phía Trung Quốc thông báo với phía Việt Nam rằng trong chuyến thăm Trung Quốc, Níchxơn cũng sẽ cùng những người lãnh đạo Trung Quốc bàn về vấn đề Việt Nam, những người lãnh đạo Việt Nam đã thẳng thắn nói: “cuộc chiến đánh phá ở Việt Nam là của chúng tôi; các đồng chí không được bàn với Mỹ mua bán về vấn đề Việt Nam . Các đồng chí đã nhận sai lầm năm 1954 trấn áp cs VN rồi, bây giờ không nên sai lầm bán quá rẻ chúng tôi một lần nữa” Khi phía Trung Quốc thông báo chuyến đi thăm Trung Quốc của Níchxơn, những người lãnh đạo Việt Nam nói: “Trong cuộc chiến đấu chống Mỹ, cs Việt Nam và thế giới cs phải thắng. Tới đây, Mỹ có thể đánh phá trở lại miền bắc ác liệt hơn nữa, nhưng cs Việt Nam không sợ,cs Việt Nam nhất định thắng đến người VN cuối cùng ” Bất chấp mọi sức ép của Bắc Kinh và Oasinhtơn, cs Việt Nam không những nhân nhượng về những vấn đề có tính nguyên tắc, mà còn sẵn sàng trao đổi lảnh thổ VN cho TQ để có vũ khí đahnh phá tiếp tục Mỹ , để cuối cùng buộc Mỹ phải ký Hiệp định Pari về Việt Nam ngày 27 tháng 1 năm 1973. 2 -Nắm trọn vấn đề Campuchia Trong khuôn khổ đường lối hoà hoãn và câu kết với Mỹ , dọn con đường cs bành trướng xuống Đông Nam châu Á sau này, đồng thời phá hoại Mặt trận đoàn kết nhân dân các nước ở Đông Dương, gây thêm sức ép đối với cs Việt Nam, từ năm 1970 Bắc Kinh tìm cách nắm các lực lượng Campuchia, thi hành một chính sách rất phức tạp đối với Campuchia, nhưng trước sau chỉ nhằm một mục tiêu: lợi ích ích kỷ của họ. Dư luận còn nhớ dân Cam ppu chia đã gây ra cuộc đảo chính ngày 18 tháng 3 năm 1970, lật đổ chính phủ của ông hoàng Nôrôđôm Xihanúc, đưa lon Non lên cầm quyền. Lon Non vốn là người Campuchia gốc Hoa, lại là người của Mỹ, cho nên những người lãnh đạo Trung Quốc muốn dùng y và bỏ rơi ông Xihanúc. Tại Bắc Kinh, Bộ Ngoại giao Trung quốc nói với đại sứ Việt Nam: “Xihanúc không có lực lượng. Việt Nam cần ủng hộ Lon Non; Trung Quốc đón Xihanúc nhưng vẫn quan hệ tốt với đại sứ quán của PhnômPênh” . Khi đó ông Xi-ha-núc vừa kết thúc chuyến đi thăm Liên-Xô và đang trên đường đi Bắc kinh. Tại PhnômPênh, đại sứ Trung Quốc cũng nói những điều tương tự với đại sứ Việt Nam. Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn nói với đại sứ Việt Nam ở Bắc Kinh là Trung Quốc không đồng ý để sinh viên Việt Nam ở Trung Quốc biểu tình chống Lon Non. Ngay sau khi nổ ra cuộc đảo chính ở PhnômPênh và ông Xihanúc tới Bắc Kinh, thủ tướng Phạm Văn Đồng đã sang Trung Quốc thuyết phục những người lãnh đạo Trung Quốc nên ủng hộ ông Xihanúc, đồng thời trực tiếp biểu thị với ông Xihanúc sự ủng hộ mạnh mẽ của Việt Nam đối với ông ta và lực lượng kháng chiến Khơme. Ngày 23 tháng 3 năm 1970, ông Xihanúc công bố bản tuyên cáo 5 điểm lên án cuộc đảo chính của Lon Non và kêu gọi nhân dân Campuchia đoàn kết chống Mỹ và Lon Non. Ngày 25 tháng 3 năm 1970, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà tuyên bố hoàn toàn ủng hộ bản Tuyên cáo đó. Ngày 7 tháng 4 năm 1970, Chính phủ Trung Quốc mới ra tuyên bố ủng hộ Tuyên cáo của ông Xihanúc. Tuy vậy, họ tiếp tục có những cuộc tiếp xúc bí mật với chính quyền Lon Non. Trong khi đó, với sự giúp đỡ của các lực lượng vũ trang Việt Nam, lực lượng kháng chiến Khơme giành thêm nhiều chiến thắng mới, giải phóng một phần tư đất nước. Chỉ sau khi Níchxơn đưa quân Mỹ xâm lược Campuchia, gây nên một làn sóng phản đối mạnh mẽ trên thế giới và ngay cả ở Mỹ, Chính phủ Trung Quốc mới cắt đứt quan hệ với chính quyền Lon Non ngày 5 tháng 5 năm 1970. Rõ ràng là do cs Việt Nam kiên quyết ủng hộ Chính phủ kháng chiến Campuchia và do tình hình thực tế trên chiến trường phát triển có lợi cho các lực lượng kháng chiến, những người cầm quyền Bắc Kinh mới chuyển sang ủng hộ ông Xihanúc, Chủ tịch Mặt trận thống nhất dân tộc Campuchia chống Mỹ xâm lược. Từ đó họ tìm cách nắm chặt ông Xihanúc làm con bài độc quyền của họ để chuẩn bị cho những cuộc mặc cả với Mỹ. Tuy ủng hộ ông Xihanúc và Chính phủ kháng chiến Campuchia, họ vẫn ngấm ngầm duy trì những quan hệ bí mật với bè lũ Lon Non-Xirích Matắc, mặt khác tích cực dùng bọn Pôn Pốt-IêngXary, dần dần biến Đảng Khơme thành một đảng phụ thuộc vào Đảng cộng sản Trung Quốc như kiểu các đảng, các nhóm theo Mao ở Đông Nam châu Á và ở một số nước khác trên thế giới. Những người lãnh đạo Trung Quốc đã lợi dụng Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương lần thứ nhất tháng 4 năm 1970 và cố tình làm cho dư luận thấy rằng họ đã “đóng góp” nhiều vào hội nghị đó. Họ muốn chứng tỏ cho Mỹ hiểu rằng họ có thể giúp Mỹ tìm một giải pháp cho cả vấn đề Đông Dương và chính họ là người “thay mặt” cho Việt Nam và các nước khác ở Đông Dương để đàm phán với Mỹ. Trong bối cảnh nhân dân Việt Nam, nhân dân Lào và nhân dân Campuchia liên tiếp giáng những đòn mạnh mẽ vào các kế hoạch phiêu lưu quân sự của Níchxơn, ông Xihanúc đề nghị triệu tập Hội nghị cấp cao lần thứ hai của nhân dân các nước Đông Dương vào cuối năm 1971, nhằm phát huy thắng lợi, đẩy mạnh cuộc chiến đấu chống Mỹ của nhân dân các nước ở Đông Dương. Bề ngoài những người lãnh đạo Trung Quốc tán thành đề nghị đó, nhưng bên trong họ giật dây bọn Pôn Pốt-Iêng Xary phản đối. Mặt khác, nhân chuyến đi thăm Việt Nam tháng 3 năm 1971, họ gợi ý triệu tập hội nghị 5 nước 6 bên (hai miền Nam, Bắc Việt Nam, Lào, Campuchia, Trung Quốc và Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên) trên đất Trung Quốc nhằm mục tiêu chống Nhật. Ý đồ của họ là phá hoại khối đoàn kết, lái chệch mục tiêu đấu tranh của nhân dân các nước ở Đông Dương, đồng thời tập hợp lực lượng dưới sự chỉ đạo của Bắc Kinh để họ có thêm thế đi vào đàm phán với Mỹ. Phía Việt Nam ủng hộ đề nghị của ông Xihanúc, không tán thành họp hội nghị 5 nước 6 bên như Trung Quốc gợi ý, cũng không tán thành quan điểm cho rằng nguy cơ bấy giờ là Nhật vì kẻ thù chính của nhân dân ba nước Đông Dương vẫn là đế quốc Mỹ xâm lược. Do đó, kế hoạch hội nghị 5 nước 6 bên của Bắc Kinh đã hoàn toàn thất bại. Trong lúc tìm cách nắm trọn vấn đề Campuchia, những người lãnh đạo Trung Quốc còn mưu toan nắm con đường vận chuyển quân sự qua ba nước Đông Dương. Trong mấy năm liền cho đến năm 1972, họ đề nghị giúp làm đường và vận chuyển hàng phục vụ chiến trường từ miền bắc đến miền Nam Việt Nam, Lào và Campuchia trên con đường mòn Hồ Chí Minh và hứa cung cấp cho Việt Nam đủ xe, người lái và khoảng 20 vạn quân nhân Trung Quốc để bảo đảm công việc này. Ý đồ của họ là qua đó nắm toàn bộ vấn đề Đông Dương để buôn bán với Mỹ và chuẩn bị bàn đạp đi xuống Đông Nam châu Á. Tất nhiên phía Việt Nam không chấp nhận đề nghị đó. Nếu trước đây những người lãnh đạo Trung Quốc ngấm ngầm làm yếu cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam thì trong thời kỳ 1969-1973, nhất là từ năm 1971, họ công khai câu kết với đế quốc Mỹ xâm lược, cứu nguy cho chúng trước cuộc tiến công chiến lược mới của nhân dân Việt Nam, lấy con bài Việt Nam để buôn bán với Mỹ. Nếu trước đây họ ngấm ngầm chia rẽ nhân dân ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia nhằm cô lập Việt Nam thì trong thời kỳ này họ bắt đầu dùng bè lũ Pôn Pốt-Iêng Xary để phá hoại cách mạng ba nước Đông Dương, tích cực chuẩn bị biến Campuchia thành bàn đạp để tiến công Việt Nam, khống chế bán đảo Đông Dương, từ đó bành trướng xuống Đông Nam châu Á sau này. Họ đã phơi trần bộ mặt ghê tởm của kẻ phản bội: phản bội nhân dân Việt Nam cũng như phản bội nhân dân Lào và nhân dân Campuchia. IV- THỜI KỲ 1973-1975: CẢN TRỞ NHÂN DÂN VIỆT NAM GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM Theo hiệp định Pari về Việt Nam, Mỹ phải rút hết đội quân viễn chinh của Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam, cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, thừa nhận ở miền Nam Việt Nam có hai vùng, hai chính quyền, hai quân đội và ba lực lượng chính trị, và các bên Việt Nam cùng thành lập một Chính phủ liên hiệp ba thành phần ở miền Nam Việt Nam. Đó là thắng lợi của đường lối độc lập, tự chủ và cuộc chiến đấu ngoan cường của nhân dân Việt Nam, là thắng lợi của phong trào nhân dân thế giới đoàn kết với nhân dân Việt Nam. Đó là thất bại của sự mua bán bẩn thỉu trên lưng nhân dân Việt Nam giữa chính quyền Níchxơn và những người lãnh đạo Trung Quốc thể hiện trong Thông cáo Thượng Hải. Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà và Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam luôn luôn chủ trương thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Pari và đòi Mỹ Thiệu cũng phải có thái độ như vậy. Nhưng Mỹ Thiệu mưu toan phá hoại việc thi hành Hiệp định đó, chỉ muốn thi hành những điều khoản có lợi cho Mỹ. Đối với các điều khoản khác họ vi phạm ngay từ phút đầu. Lúc Hiệp định Pari bắt đầu có hiệu lực cũng là lúc Mỹ Thiệu đưa hàng vạn quân có máy bay, trọng pháo và xe tăng yểm trợ đổ bộ lên Cửa Việt hòng chiếm lấy vùng giải phóng phía bắc tỉnh Quảng Trị. Sau đó quân nguỵ liên tiếp tấn công trên khắp miền Nam Việt Nam, dnn htrả nhiều vùng giải phóng do Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam quản lý. Âm mưu của Mỹ VNCH là xoá bỏ tình hình thực tế có hai vùng, hai chính quyền, đặt lại toàn bộ miền Nam Việt Nam dưới chế đọ tự do, kéo dài chia cắt nước Việt Nam.
Ngày 27/1/1973, Hiệp định Paris được kí kết Những người lãnh đạo Trung Quốc tỏ vẻ hoan nghênh Hiệp định Pari về Việt Nam. Trên thực tế để thực hiện sự thoả thuận với Mỹ và tăng cường câu kết với Mỹ, đồng thời tiếp tục làm suy yếu hòng khuất phục Việt Nam, họ tìm mọi cách cản trở cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam nhằm đánh bại âm mưu của Mỹ Thiệu phá hoại Hiệp định Pari, giải phóng hoàn toàn miền Nam và thống nhất nước nhà. 1- Kiềm chế cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam chống Mỹ Thiệu phá hoại Hiệp định Paris. Trong cuộc hội đàm ở Bắc Kinh tháng 6 năm 1973, Chủ tịch Mao Trạch Đông nói với Tổng bí thư Lê Duẩn và Thủ tướng Phạm Văn Đồng: “Ở miền Nam Việt Nam cần ngừng (chiến đấu) nửa năm, một năm, một năm rưỡi, hai năm càng tốt”. Cách mạng miền Nam nên “chia làm hai bước . Gộp lại làm một, người Mỹ không chịu đâu. Vấn đề là trong tay chính quyền Nguyễn Văn Thiệu còn có mấy chục vạn quân”.
Và ông ta nhắc lại đến luận điểm “cái chổi” đã nói với phía Việt Nam trước đây. Thủ tướng Chu Ân Lai thì nói: “Trong một thời gian chưa có thể nói dứt khoát là 5 năm hay 10 năm, Việt Nam và Đông Dương nghỉ ngơi được thì càng tốt; tranh thủ thời gian đó mà nhân dân miền Nam Việt Nam, Lào, Campuchia thực hiện hoà bình, trung lập một thời gian”. Để tỏ thiện chí với nhân dân Việt Nam, những người lãnh đạo Trung Quốc hứa hẹn sẽ tiếp tục viện trợ trong 5 năm với mức kim ngạch như năm 1973. Sự thật là khi đó họ đã ngừng hoàn toàn viện trợ về quân sự, còn về viện trợ kinh tế họ nhận chủ yếu phục hồi các cơ sở do Trung Quốc giúp trước đây và đã bị Mỹ đánh phá nhưng họ kéo dài việc thực hiện, có nơi không thực hiện. Những người cầm quyền Trung Quốc thực chất muốn Việt Nam không làm gì cả, kể cả khi chính quyền Sài Gòn đưa quân lấn chiếm vùng giải phóng. Đứng trước những hành động của quân nguỵ Sài Gòn lấn chiếm vùng giải phóng ngày càng tăng cường, tháng 10 năm 1973, Bộ chỉ huy các lực lượng vũ trang miền Nam Việt Nam buộc phải ra lệnh kiên quyết đánh trả. Gần một tháng sau đó, trong chuyến Kítxinhgiơ đi thăm Bắc Kinh, hai bên ra thông cáo thoả thuận là trong tình hình “đặc biệt nghiêm trọng hiện nay”, hai bên cần tiến hành liên hệ thường xuyên ở các cấp có thẩm quyền để trao đổi ý kiến về những vấn đề cùng quan tâm. Thực tế đó là sự phối hợp giữa những người cầm quyền Trung Quốc và Mỹ nhằm ngăn cản cuộc đấu tranh của các lực lượng vũ trang miền Nam Việt Nam. Những người cầm quyền Bắc Kinh còn khuyên Mỹ “đừng thua ở Việt Nam, đừng rút lui khỏi Đông Nam châu Á”. (Theo tướng A. Hai-gơ, báo Mỹ Người hướng dẫn khoa học cơ đốc, ngày 20 tháng 6 năm 1979.) Thâm độc hơn nữa, họ tìm cách lôi kéo nhiều tướng tá và quan chức nguỵ quyền Sài Gòn hợp tác với họ, thậm chí cho người thuyết phục tướng Dương Văn Minh, “tổng thống” vào những ngày cuối của chế độ Sài Gòn để tiếp tục chống lại cuộc tổng tiến công và nổi dậy của quân và đan miền Nam Việt Nam. 2 -Xâm chiếm lãnh thổ của Việt Nam, gây căng thẳng ở biên giới Từ năm 1973, những người cầm quyền Trung Quốc tăng cường những hành động khiêu khích và lấn chiếm đất đai ở những tỉnh biên giới phía bắc Việt Nam, nhằm làm yếu những cố gắng của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu trang giải phóng hoàn toàn miền Nam. Đồng thời họ ngăn cản Việt Nam thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên của mình để nhanh chóng khôi phục và phát triển kinh tế. Ngày 26 tháng 12 năm 1973, phía Việt Nam đề nghị mở cuộc đàm phán để xác định chính thức đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc trong vịnh Bắc Bộ, nhằm sử dụng phần biển thuộc Việt Nam phục vụ công cuộc xây dựng đất nước. Ngày 18 tháng 1 năm 1974 phía Trung Quốc trả lời chấp thuận đề nghị trên, nhưng họ đòi không được tiến hành việc thăm dò trong một khu vực rộng 20.000 km2 trong vịnh Bắc Bộ do họ tự ý định ra. Họ còn đòi “không để một nước thứ ba vào thăm dò vịnh Bắc Bộ”, vì việc đưa nước thứ ba vào thăm dò “không có lợi cho sự phát triển kinh tế chung của hai nước và an ninh quân sự của hai nước”. Đó chỉ là một lý do để che đậy ý đồ đen tối của họ. Cũng vì vậy cuộc đàm phán về đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc trong vịnh Bắc Bộ từ tháng 8 đến tháng 11 năm 1974 đã không đi đến kết quả tích cực nào. Cũng với thái độ trịch thượng nước lớn như vậy, họ làm bế tắc cuộc đàm phán về vấn đề biên giới trên bộ và trong vịnh Bắc Bộ bắt đầu từ tháng 10 năm 1977 nhằm mục đích tiếp tục xâm phạm biên giới, lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam để duy trì tình hình căng thẳng ở biên giới Việt Trung. Hơn nữa, ngày 19 tháng 1 năm 1974, tức là một ngày sau khi phía Trung Quốc nhận đàm phán với phía Việt Nam về vấn đề vịnh Bắc Bộ và sự đồng ý của cs VN, họ sử dụng lực lượng hải quân và không quân kết hợp với lực lượng cs VN chia mục tiêu tiến đánh quân đội ở Sài Gòn ở nhiều mặt và chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa từ lâu vốn là bộ phận lãnh thổ Việt Nam nhưng được cs VN trao đổi với TQ. Họ nói là để tự vệ, nhưng thực chất đó là một hành động xâm lược, một sự xâm chiếm lãnh thổ Việt Nam để khống chế Việt Nam từ mặt biển và từng bước thực hiện mưu đồ độc chiếm biển Đông. Hành động xâm lược của họ có tính toán từ trước và được sự đồng tình của cs VN. Vì vậy, khi đó đại sứ Mỹ G. Matin ở Sài Gòn đã bác bỏ yêu cầu cứu viện của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu và hạm đội Mỹ ở Thái Bình Dương đã được lệnh tránh xa quần đảo Hoàng Sa, đồng thời CS VN vô cùng vinh dự được TQ giúp đánh phá quân đội VN CH , cs VN coi lảnh thỏ VN là của chung của thế giới cs . Trong cuộc hội đàm với những người lãnh đạo Việt Nam năm 1975, phó thủ tướng Đặng Tiểu Bình đã thừa nhận rằng bên cs VN và TQ đều nói các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của TQ, cho nên cần gặp gỡ để bàn bạc giải quyết. Điều đó càng chứng tỏ hành động của phía Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa là sự thỏa thuận của cs VN , bất chấp luật pháp quốc tế, gây ra một tình trạng việc đã rồi. (Về vấn đề biên giới, các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và các cộc đàm phán về vịnh Bắc Bộ và biên giới, xin tham khảo bị vong lục của Bộ Ngoại Giao nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ngày 7 tháng 8 năm 1979 và ngày 27 tháng 9 năm 1979, và Sách trắng của Bộ Ngoại Giao nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam công bố ngày 28 tháng 9 năm 1979) 3- Biến Campuchia thành bàn đạp chuẩn bị tiến công Việt Nam Sau Hiệp định Pari về Việt Nam, theo lệnh của Bắc Kinh, bè lũ Pôn Pốt-Iêng Xary thi hành một chính sách hai mặt đối với Việt Nam: vừa dựa vào Việt Nam vừa chống Việt Nam. Chúng tỏ ra “hữu nghị” và “đoàn kết” với Việt Nam để tranh thủ sự giúp đỡ của Việt Nam, đặc biệt là khi chuẩn bị tấn công vào thủ đô Phnôm Pênh. Trong khuôn khổ sự thoả hiệp Trung Mỹ, những người cầm quyền Trung Quốc thực hiện sự thoả thuận không viện trợ quân sự cho cách mạng ba nước Đông Dương. Họ đã từ chối đề nghị của bè lũ Pôn Pốt Iêng Xary về tăng viện vũ khí tiến công bằng cách nhờ Việt Nam cho Pôn Pốt Iêng Xary vay rồi Trung Quốc sẽ thanh toán sau. Đây là một thủ đoạn của Bắc Kinh vừa lấy lòng bọn tay sai ở Campuchia, tránh va chạm với Mỹ, vừa gây thêm khó khăn cho Việt Nam trong lúc Việt Nam đang tiến hành cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975. Mặt khác, bè lũ Pôn Pốt Iêng Xary tìm mọi cách chống Việt Nam. Chúng vu cáo Việt Nam ký kết Hiệp định Pari là “phản bội Campuchia một lần nữa” để kích động hận thù dân tộc, gây tâm lý chống Việt Nam và kiếm cớ thanh trừng những người Campuchia không tán thành đường lối của chúng. Nhiều lần chúng tổ chức những vụ đánh phá, cướp bóc kho tàng, vũ khí, tiến công bệnh viện và nơi trú quân của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam đặt trên đất Campuchia. Bè lũ Pôn Pốt Iêng Xary, bằng những thủ đoạn rất thâm độc, kể cả việc thủ tiêu bí mật những cán bộ cách mạng chân chính, ra sức củng cố vị trí trong Đảng, nắm toàn bộ quyền lực để biến Đảng cộng sản Campuchia thành một đảng phụ thuộc Bắc Kinh. Rõ ràng những người lãnh đạo Trung Quốc đã tiến thêm một bước trong âm mưu nắm trọn Campuchia dưới chế độ của bọn Pôn Pốt Iêng Xary, chuẩn bị bàn đạp tiến công Việt Nam từ phía tây nam sau khi miền Nam Việt Nam hoàn toàn giải phóng. Mặc dù những người lãnh đạo Trung Quốc ra sức cản trở cs Việt Nam chiếm đóng hoàn toàn miền Nam Việt Nam, cs Việt Nam vẫn kiên quyết đấu tranh trên ba mặt trận quân sự, chính trị và ngoại giao chống phá Mỹ và T T Thiệu, và đã phá Hiệp định Pari, tiến lên giành chánh quyền. Với cuộc tổng tiến công và khủng bố mùa xuân năm 1975, nhân dân Việt Nam đã bị đánh sụp hoàn toàn chính quyền tự do, chiếm đóng hoàn toàn miền Nam Việt Nam, cai trị toàn cõi VN . Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược trước đây, những người cầm quyền Bắc Kinh chỉ can thiệp vào giai đoạn chót nhằm áp đặt giải pháp của họ đối với nhân dân Việt Nam cũng như nhân dân Lào và nhân dân Campuchia. Trong cuộc kháng chiến chống phe tự do, đánh cho thế giới cs , lần này mượn tay cs Việt Nam , họ can thiệp ngay từ đầu, tạo điều kiện cho Mỹ tham gia chiến tranh trên cả nước Việt Nam, ném bom cực kỳ man rợ miền bắc, lấy vấn đề Việt Nam để buôn bán với Mỹ, nhưng luôn luôn làm ra vẻ “triệt để cách mạng”, “tích cực” ủng hộ Việt Nam. Đây là sự phản bội thứ hai của những người lãnh đạo Trung Quốc đối với cs Việt Nam.
|
|
|
Post by nguyendonganh on Jul 16, 2013 4:51:02 GMT 9
Tập Cận Bình : "Tôi biết làm thế nào ?" Phát biểu "nội bộ" của tổng bí thư Tổng bí thư kiêm chủ tịch Trung Quốc, do Tiền Tiêu Tạp Chí (Hồng Kông) tiết lộ. Tài liệu đặc biệt
“ Tôi biết làm thế nào ? ”
Tập Cận Bình
Tạp chí “ Tiền Tiêu ” (前哨杂志) ở Hồng Kông số ra tháng 4/2013 đăng ghi âm phát biểu nội bộ vừa qua với cán bộ cấp cao Trung Quốc của Tập Cận Bình với nhan đề “ Tôi biết làm thế nào ? ” (我还能怎么样), trong đó đề cập tới nhiều vấn đề nội bộ cũng như chính sách đối ngoại hiện nay của Trung Quốc mà ông cảm thấy nhiều khi rất khó xử trên cương vị này. Nguyên bản Hoa ngữ có thể đọc tại đây.
Tiền Tiêu Tạp Chí xuất bản hàng tháng ở Hồng Kông, nhưng địa chỉ tòa soạn và địa chỉ mạng đươkc giữ bí mật : ban biên tập là những trí thức bất đồng ý kiến, một số là cán bộ đại lục chạy sang Hồng Kông. Chúng tôi chưa thể xác nhận tính trung thực của tài liệu này, tuy tạp chí này được coi là đứng đắn. Để bạn đọc tham khảo, Diễn Đàn xin đăng lại bản dịch của Kiều Tỉnh, công bố ngày hôm nay, 14.7.2013 trên mạng Viet-Studies.
Ngồi ghế Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước thực không dễ dàng
Hôm nay tôi nói chuyện nội bộ, trao đổi, tâm sự với các đông chí chứ không phải phát biểu chính thức công bố ra bên ngoài. Tuy nhiên, thời đại thông tin nhanh nhạy hiện nay thì nhiều văn bản tài liệu nội bộ vẫn bị báo giới bên ngoài tiết lộ. Chẳng hạn trên mạng tin vừa qua đã đăng toàn văn cuộc trao đổi riêng của tôi với anh Đức Bình (Hồ Đức Bình, con trai Hồ Diệu Bang – ND).
Tôi xin nói luôn, không vòng vo rào trước đón sau. Chức Tổng Bí Thư (TBT) này không phải tôi cố ý giành giật lấy mà toàn đảng giáo phó cho tôi trách nhiệm này. Một lần, Đồng chí Hồ Cẩm Đào trước khi lên đường thăm Nhật Bản cũng từng nói : “ Không phải tôi cố ý giành lấy chức Chủ Tịch Nước mà do toàn thể nhân dân cả nước bầu tôi ”. Thực ra chức TBT cũng không phải tôi tự mình muốn làm mà cán bộ toàn đảng và quần chúng nhân dân bầu tôi làm, muốn để tôi làm. Nhận gánh trách nhiệm thực sự nặng nề, không dễ dàng. Thời thanh niên khi tôi về nông thôn sản xuất nông nghiệp ở Thiểm Tây đã thể nghiệm sâu sắc điều này. Gánh bằng đòn gánh trên vai thực sự không dễ dàng. Một bên nhẹ, một bên nặng đi không cân, nếu không giữ được thăng bằng thì bị ngã xuống mương nước. Chính vì vậy mà các đồng chí thông cảm với tôi, nên hiểu tôi.
Vì sao tôi một mặt phải nói làm việc theo pháp luật, pháp luật là trên hết, phải giữ sự tôn nghiêm của luật pháp. Nhưng mặt khác tôi vẫn phải nhấn mạnh tinh thần cách mạng của Đ/C Mao Trạch Đông. Lẽ nào tôi lại không hiểu cái đạo lý, sự mâu thuẫn giữa lý luận chuyên chính với trị nước bằng pháp luật. Hiểu đấy, biết đấy, nhưng vẫn phải làm như vậy. Bởi vì tôi phải giữ sự cân bằng trong nội bộ Đảng, sự cân bằng giữa các tầng lớp cũng như các luồng tư tưởng khác nhau trong nước. Hiện nay tôi phải quan tâm và chiếu cố tất cả các nơi, nếu không sẽ đắc tội với họ. Các đồng chí đừng cho rằng chức TBT của tôi nói gì cũng được, trên thực tế phải lấy lòng các bên. Họ thích gì tôi nói thế, vào miếu nào phải cúng thần miếu đó. Hịện nay có một số mâu thuẫn, một số điều gây cấn tạm thời chưa giải quyết nổi là điều dễ hiểu. Tôi phải làm vừa lòng các thế hệ lão thành, tầng lớp trung niên và thanh niên. Tôi phải nhìn trước, nhìn sau, nhìn trái nhìn phải để làm việc. Bởi vì, nó liên quan tới đại cục ổn định của toàn Đảng và đại cục ổn định ở trong nước.
Xử lý mối quan hệ giữa các Nhóm lợi ích rất khó khăn
Mọi người đều biết, hiện nay tác phong của Đảng Cộng sản chúng ta có một số không tốt. Một số cán bộ lãnh đạo hình thành Nhóm lợi ích, nó ảnh hưởng tới quan hệ giữa Đảng với quân chúng nhân dân. Là người lãnh đạo của Đảng, đã được cán bộ đảng viên các cấp bầu lên, tôi không thể ăn nơi này, rào nơi khác mà phải đồng đều. Nhưng nếu xâm phạm quá mức tới lợi ích của quần chúng nhân dân, rõ ràng tác động không tốt tới lợi ích lâu dài của Đảng. Bởi vậy, tôi cũng phải như vậy để vừa chiếu cố cái riêng vừa chiếu cố cái chung.
Nói về “ đánh con hổ tham nhũng ” thì các đồng chí trong đảng yên tâm, đại bộ phận các đồng chí trong đảng không sao cả, nhưng chúng ta vẫn phải tuyên truyền sâu rộng, chỉ cần quần chúng nhân dân đồng lòng vỗ tay hưởng ứng, đánh giá tốt là được. Điều này có thể một số đồng chí cán bộ đảng viên cấp cơ sở không thông lắm.
Hiện nay dư luận ngoài Đảng cho rằng Tập Cận Bình là Gorbachev của Trung Quốc. Điều này tôi có thể khẳng định với mọi người rằng, toàn Đảng bầu tôi vào chức vụ này đã giải thích và hiểu tôi, nên có thể yên tâm. Tôi không bao giờ là Gorbachev của Trung Quốc. Tuy nhiên, một số khác lại hoài nghi tôi về con đường cũ theo đường lối cực tả trước đây. Đây cũng là sự hiểu lầm. Đồng chí Đức Bình là ông anh của tôi. Cha tôi và cựu Tổng bí thư Hồ Diệu Bang là bạn thân thiết với nhau. Cựu TBT Hồ Diệu Bang trước đây chẳng đã từng tham gia cuộc Vạn lý Trường chinh đó sao ? Tôi nghĩ, mình cần phải ôn lại lịch sử và tinh thần chiến đấu của Đảng ta trong những năm tháng đấu tranh gian khổ giành chính quyền. Chẳng lẽ cho đây là sự hoài cố hay sao ? Một số người soi mói, cho rằng làm như vậy chúng ta đang có ý đồ quay về con đường cũ. Nhưng chúng ta không cần để ý tới những lời nói đó.
Đảng chúng ta đã hơn 80 tuổi rồi, người già hay hoài cổ, nhớ lại những năm tháng trai trẻ hào hùng trước đây. Như bản thân tôi, nhiều khi vẫn nghĩ tới thời kỳ mình lao động ở vùng nông thôn Thiềm Tây trước đây. Suốt đời cha tôi không bao giờ dùng “ phong trào cực tả ” để chính cán bộ và tôi cũng sẽ như vậy. Hiện nay trong Đảng ta vẫn còn nhiều đồng chí sủng bái Chủ tịch Mao Trạch Đông, vì vậy tôi phải tôn trọng và thông cảm với các đồng chí đó.
Về công tác đối ngoại
Hiện nay tình hình trong và ngoài nước mà chúng ta đang gặp phải không mấy lạc quan. Những người bạn tốt, đồng chí tốt của chúng ta trên thế giới ngày càng ít dần. Những người như Kadaffi, Chavez càng ngày càng ít. Tình hình bán đảo Triều Tiên hiện cũng thành vấn đề. Bắc Triều Tiên đang chơi con bài thử nghiệm vũ khí hạt nhân, nhưng lại “ liếc mắt đưa tình ” có ý đồ bắt tay chơi với Mỹ. Trong thời đại Chủ Tịch Mao Trạch Đông trước đây, chúng ta từng có quan hệ tốt với ông anh cả Liên Xô, nhưng rồi hai bên lật mặt nhau. Trong khi đó chúng ta tiến hành ngoại giao bóng bàn với Mỹ. Kết quả chẳng bao lâu Liên Xô sụp đổ.
Đối với Triều Tiên hiện nay, chúng ta vẫn viện trợ như trước đây, nhưng điều chúng ta lo ngại là họ bắt cá hai tay, ăn cả hai đầu. Hơn mười năm qua, chúng ta tiêu tốn rất nhiều tiền cho tuyên truyền đối ngoại, nhưng kết quả không mấy khả quan, dự luận các nước thờ ơ và chỉ trích ngày càng nhiều hơn. Về tuyên truyền đối nội, chúng ta có một đội ngũ tuyên truyền để hướng dẫn dư luận trên các trang mạng, nhưng rốt cuộc hiện nay cũng đưa lại không ít kết quả tiêu cực.
Đối với quần đảo Điếu Ngư, như mọi người đều biết những biện pháp chúng ta áp dụng hiện nay trong tình hình không có biện pháp nào nữa. Tôi cũng muốn dựa vào tư thế sức mạnh để xác lập uy tín cho mình ở trong nước. Nhưng quân đội của chúng ta hiện có thực sự đáp ứng được không, chiến tranh nổ ra liệu có thích ứng với được với kỹ thuật và cường độ cao của chiến tranh hiện đại ? Điều này không chắc chắn, nhất là cuộc chiến tranh quy mô lớn trong điều kiện kỹ thuật cao phức tạp có Mỹ tham chiến. Chúng ta làm thế nào để đối phó với sức ép và nguy cơ ở trong và ngoài nước ? Điều này xin các đồng chí toàn đảng toàn quân cần nghiên cứu nghiêm túc và tính toán kỹ.
Cải cách thể chế chính trị không đơn giản
Đối với công cuộc cải cách, nhất là cải cách thể chế chính trị rất phức tạp. Trên thực tế khái niệm này tương đối trừu tượng, không ở trong vị trí này thì khó có thể tính toán hết được. Ở mỗi vị trí khác nhau, việc xem xét vấn đề cũng khác nhau. Tôi cho rằng mọi người chúng ta cần học hỏi và rút ra bài học kinh nghiệm lịch sử đánh mất chính quyền của ĐCS Liên Xô.
Sau khi Khrushchev lên nắm quyền, trên các diễn đàn ông ta ra sức phê phán Stalin chuyên chế và tàn bạo. Một lần khi diễn thuyết trên diễn đàn, có người ở dưới chất vấn : “ Đồng chí khi ấy đã làm gì ? ”. Khrushchev liền nghiêm nét mặt nói : “Ai vừa hỏi tôi đấy, xin mời lên trên này ”. Người vừa hỏi im bặt. Lúc sau, Khrushchev điềm tĩnh nói : “ Khi đó tôi cũng như đồng chí vừa chất vấn ”.
Người lãnh đạo cấp cao phải quan tâm toàn diện mọi mặt, vì vậy các đồng chí cần thông cảm với tôi. Ở trên vị trí lãnh đạo này tôi phải quan tâm toàn diện các mặt. Lệch sang trái một chút, lệch sang phải một chút là lập tức thành vấn đề. Sự kiện Bạc Hy Lai ở Trùng Khánh là một ví dụ. Có một số người công kích, phê phán thủ tướng Ôn Gia Bảo. Thực ra ở cương vị này của Đ/c Ôn Gia Bảo có nhiều điều khó xử. Ở cương vị của Đ/c trong thể chế của chúng ta hiện nay, thì Thủ tướng Ôn Gia Bảo cũng chỉ làm được như vậy thôi. Có phải chúng ta định biến Đ/c thành một “ Triệu Tử Dương thứ hai ” không ? Vì làm như vậy thì trước tiên sẽ dẫn tới sự chia rẽ về tổ chức và ý thức hệ trong Đảng. Là một đảng viên lão thành, là người lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, Đ/c Ôn Gia Bảo chỉ có thể làm được như vậy. Tôi cho rằng làm được như Đ/c Ôn Gia Bảo là quá tốt rồi.
Nếu như tôi từ bỏ chủ nghĩa Marx, từ bỏ tư tưởng Mao Trạch Đông sẽ dẫn tới Đảng ta mất đi quyền phát ngôn lãnh đạo các mặt. Nếu như tôi hiện nay không công khai nói Đảng phải dựa vào luật pháp trị nước, phải tôn trọng tính quyền uy của luật pháp, thì trong con mắt nhiều người tôi đã có vấn đề. Điều này cũng không tốt đối với địa vị lãnh đạo của Đảng ta. Vậy các đồng chí nói tôi phải làm thế nào ? Ở địa vị này, tôi chỉ có thể làm như vậy.
Trước tiên chúng ta cần phải duy trì được cục diện hiện nay. Tương lai diễn biến như thế nào, hiện chúng ta chưa có sự chuẩn bị, chúng ta cũng chưa nhìn thấy cục diện thay đổi rõ rệt nào. Các đồng chí không nên cho rằng ở cương vị TBT như tôi là nói gì mọi người nghe răm rắp, có thể nắm chắc càn khôn trong tay. Kỳ thực, tôi chỉ là người duy trì sự cân bằng, quyền lực của nhóm lợi ích. Tôi chỉ là người giữ chìa khóa tủ, người chủ quầy hàng. Nếu tôi đi ngược lợi ích của Đảng, thì tôi sẽ bị hạ bệ. Hôm nay giao cho quyền lực, ngày mai có thể tước bỏ. Đảng ta từng có các đồng chí lãnh đạo tiền bối rất lý tưởng như Trần Độc Tú, Trương Văn Thiện, nhưng rồi kết cục họ trong Đảng đều không tốt, còn Đ/c Triệu Tử Dương không cần phải nói. Đ/c như một Đông Ki-Sốt dám thách thức thể chế hiện hành. Tôi sẽ không làm như vậy, toàn Đảng cũng không để tôi làm như vậy. Tôi phải làm thế nào đây ?
Bởi vậy, cải cách thể chế chính trị là vấn đề lớn, như rút giây động rừng, đụng vào tác động tới tất cả các lĩnh vực. Vì sao tôi lại nói như vậy ? Chúng ta muốn uốn nắn, chấn chỉnh tác phong không tốt của Đảng thì phải điều chỉnh lại thế giới quan và quan niệm giá trị của chúng ta. Trong khi đó thuyết duy vật đã làm cho con người mất đi niềm tin chân chính, chạy theo chủ nghĩa vật chất hưởng thụ và vụ lợi. Như vậy nó sẽ tác động tới ý thức hệ và tư tưởng của đảng viên. Mọi người đều biết Tập Cận Bình tôi thường hay trích dẫn lời nói của Chủ tịch Mao Trạch Đông. Trước đây tôi đọc thuộc làu ba bài luận văn của Mao chủ tịch [1] trong đó có bài về Ngu công dời núi mà Chủ tịch Mao rất sùng bái tinh thần của ông già Ngu Công. Đảng ta đã dựa vào tinh thần Ngu Công dời núi thực ra không có gì cần nghiên cứu sâu. Đảng ta là chính đảng theo chủ nghĩa duy vật. Lý luận của chúng ta từ các nước phương tây dựa về, học hỏi từ người Nga, còn câu chuyện Ngu Công dời núi là sản phẩm văn hóa tinh thần truyền thống của Trung Quốc, nhưng nó mang tính chất duy tâm và thần thoại. Câu chuyện về Ngu Công dời núi thực ra không phải bản thân Ngu Công có thể dời được núi. Theo nguyên bản của câu chuyện thì tinh thần dám làm của Ngu Công đã làm động lòng Ngọc Hoàng, vì vậy Ngọc Hoàng đã sai những thần lực sĩ xuống giúp và chỉ một đêm di dời xong quả núi. Rõ ràng là duy tâm, là thần thoại. Mao Trạch Đông khi đó như một đấng cứu nhân độ thế như Ngọc Hoàng. Bây giờ chúng ta không có đấng cứu thế như vậy.
Điều này cho thấy, bản thân lý luận của chúng ta có mâu thuẫn. Một mặt chúng ta hát Quốc tế ca, chủ trương không có đấng cứu thế trên thế gian này, nhưng mặt khác chúng ta lại sùng bái Chủ tịch Mao là đấng cứu thế. Chúng ta một mặt dựa vào tinh thần Ngu Công dời núi để nổi dậy làm cách mạng cướp chính quyền, nhưng mặt khác chúng ta lại phủ định văn hóa và tín ngưỡng dân tộc, rõ ràng bản thân chúng ta đã mâu thuẫn hoặc là có những vấn đề mà chúng ta không hiểu biết. Chúng ta phải làm thế nào để kiên trì không mệt mỏi sự nghiệp của Đảng ta, củng cố được chính quyền mà Đảng chúng ta phải chịu bao gian khổ hy sinh mới giành được. Trong khi đó, chúng ta lại đang mất đi niềm tin vào chính lý luận và chính thể chế đang tồn tại hiện nay do chúng ta lập ra. Nhưng chúng ta hiện nay vẫn chưa tìm ra được lý luận và thể chế tốt hơn trong khi chúng ta không thể manh động thay đổi thế chế hiện nay.
Bài học kinh nghiệm về Liên Xô sụp đổ vẫn còn đó. Gorbachev đầu tiên tiến hành cải cách ý thức hệ và lý luận của Đảng, kết quả đã đụng chạm tới toàn cục và nó bung ra không thể kiểm soát nổi. Vừa rồi Đ/c Vương Kỳ Sơn có giới thiệu mọi người cuốn sách Đại cách mạng Pháp và những bài học lịch sử. Về cải cách thể chế chính trị, nếu chúng ta để sơ sểnh ra một chút thì sẽ sai một ly đi một dặm, rất khó kiểm soát được. Tới khi đó, chức TBT của tôi cũng như địa vị lãnh đạo của Đảng sẽ không còn nữa. Bởi vậy, không phải là tôi không muốn cải cách thể chế chính trị hiện nay, mà thực sự tôi không thể cải cách và cũng không dám nhẹ dạ cải cách. Hiện nay ai dám đứng ra đảm lãnh trách nhiệm này ? Trong thời đại Đặng Tiểu Bình, Đ/c cũng đã có ý đồ cải cách thể chế chính trị, rốt cuộc đã để xảy ra vấn đề lớn. Phong trào dân chủ Thiên An Môn ngày 4/6/1989 cho tới nay vẫn là cái cớ để các thế lực phản động trong và ngoài nước công kích đảng ta. Đ/c Triệu Tử Dương cũng do đó mà bị hạ bệ và đưa lại hậu quả nghiêm trọng.
Tình hình hiện nay của đất nước ta không bằng thời kỳ Đặng Tiểu Bình, chúng ta không nói tới nhân tố dư luận và sự giác ngộ của quần chúng nhân dân trong nước mà chúng ta nói tới đảng phong trong nôi bộ Đảng hiện nay không bằng trước đây. Ngay trong thời đại của mình, hai vị tổng bí thư là Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào cũng đã phải gác lại vấn đề này. Tôi cho rằng điều kiện hiện nay cũng giống trước kia, thời cơ vẫn chưa chín muồi. Tình hình trong và ngoài nước hiện nay chỉ cho phép chúng ta dùng “ liệu pháp giữ nguyên ”, hơn nữa duy trì được hiện trạng cũng là tốt lắm rồi, thực ra duy trì được cũng không phải dễ dàng. Bởi vậy, tôi chỉ có thể nhắc lại “ ba tin tưởng ” [2] mà thực sự không thể đụng tới cải cách thể chế chính trị hoặc ít nhất hiện nay không được đụng tới.
Về lý luận và ý thức hệ của Đảng
Lý luận và ý thức hệ của Đảng liên quan tới đường lối và chế độ của chúng ta. Chúng ta phải quản lý thông tin đại chúng, chủ trương này hiện nay không được dao động lung lay. Vừa qua dư luận cho rằng “ Sự kiện thay đổi nhân sự ” của tập đoàn báo chí Nam Phương [3] là do Đ/c Lưu Vân Sơn và sở báo chí tuyên truyền tỉnh Quảng Đông tiến hành, thực ra có sự chỉ đạo của bản thân tôi về cái tổ nhân sự này. Nếu chúng ta dao động, không tin tưởng vào ba vấn đề quan trọng là Ý thức hệ, Đường lối và Chế độ thì bị rối loạn và không còn làm được việc gì. Chính vì vậy mà chúng ta vẫn phải tiếp tục tuyên truyền sâu rộng về Lý luận ý thức hệ. Chủ nghĩa Marx và Tư tưởng Mao Trạch Đông. Nếu không, một khi vỡ lở thì sẽ bị động toàn cục và rối loạn.
Bản thân tôi không muốn để xảy ra tình trạng này, toàn Đảng cũng không cho phép tôi để xảy ra như vậy. Vừa qua, chúng ta tuyên truyền, làm phim về một đại biểu nửa lão thành ở tỉnh Sơn Tây ca ngợi tinh thần hy sinh cống hiến đối với sự nghiệp, bất chấp một số dư luận nước ngoài và một số người ngoài Đảng chỉ trích, phê phán. Đảng Cộng sản chúng ta làm gì đều xuất phát từ lợi ích căn bản và logic của chúng ta. Chúng ta tiếp tục tuyên truyền và học tập Lôi Phong để tăng cường chủ nghĩa tập thể, đấu tranh chống chủ nghĩa tự do. Đ/c Đặng Tiểu Bình đưa ra lý luận “ mèo trắng, mèo đen”. Trên thực tế, từ trước tới nay chúng ta không phải nhất nhất làm theo sách vở mà dựa vào thực tiễn và chủ nghĩa hiện thực. Đương nhiên, không vì thế mà chúng ta đánh mất tầm nhìn lịch sử lâu dài, mất đi địa vị và giá trị đích thực của chúng ta.
Chống tham nhũng chưa thể trị tận gốc
Hiện nay rất nhiều người phê phán những căn bệnh trong mô thức phát triển của chúng ta, nhất là chống tham nhũng. Trên thực tế đấu tranh chống “ con hổ tham nhũng ” hiện nay chỉ là biện pháp xì hơi khi quả bóng quá căng, giống như lấy đũa khuấy nồi canh đang sôi để nước không tràn ra ngoài. Điều này có liên quan tới thể chế, ý thức hệ, lý luận và quyền lãnh đạo của Đảng. Vì vậy, chúng ta không thể nơi lỏng, không thỏa hiệp. Do các vấn đề lý luận, Đường lối, Chế độ không thay đổi, thì thế giới quan, quan niệm giá trị của cán bộ Đảng viên cũng không hề thay đổi. Vì vậy, tôi và Đ/c Trưởng ban kiểm tra kỷ luật trung ương Vương Kỳ Sơn đều cho rằng dù đánh “ con hổ tham nhũng nào ” cũng chỉ là xì bớt hơi khi quả bóng quá căng, hay cũng giống như lấy đũa khuấy nồi canh đang sôi để nước không tràn ra ngoài. Đồng chí Vương Kỳ Sơn cũng nói hiện nay chỉ là trị ngọn chứ không trị tận gốc.
Khi nào chúng ta mới trị được tận gốc nạn tham nhũng ? Có lẽ phải đợi tới khi mà lý luận, Đường lối, chế độ bắt đầu đứng trước sự điều chỉnh thực sự. Có người hỏi tới khi đó liệu có quá muộn không ? Tôi cho rằng có lẽ chúng ta phải tìm câu trả lời trong cuốn sách Chế độ cũ và Đại cách mạng mà Đ/c Vương Kỳ Sơn giới thiệu với chúng ta. Đảng Cộng sản chúng ta kiên trì theo duy vật lịch sử, nhưng bản thân thuyết mang tính duy tâm, mang tính định mệnh. Chính vì vậy, nên ai dám chắc rằng nếu cứ tiếp tục đi theo thì liệu có phải là một quá trình thực hiện theo số mệnh không ? Liệu chúng ta có vô tình lặp lại vết xe đổ diệt vong của ĐCS Liên Xô và nhà Mãn Thanh hay không ?
Bởi vậy, vấn đề hiện nay không phải là vấn đề giữ cho lá cờ hồng bay được bao lâu mà là vấn đề bảo vệ non sông đất nước này được bao lâu. Vì vậy, quan điểm và lập trường của tôi là nhất quán. Tôi hy vọng, các đồng chí trong và ngoài đảng, các đoàn thể xã hội không nên hiểu lầm, hiểu sai, nếu không thì nguyên nhân chính là ở các đồng chí, chứ không phải do Tập Cận Bình tôi cố ý cản trở, bày đặt ra mê hồn trận.
Liệu sau này có thay đổi không ? Liệu có thách thức mới nảy sinh không ? Để phòng ngừa, chúng ta cần đổi mới, sáng tạo kể cả đổi mới và sáng tạo về lý luận như Đ/c cựu TBT Hồ Cẩm Đào nói phải sáng tạo phương pháp quản lý xã hội. Tuy nhiên, một số dư luận lại cho rằng đây chỉ là chủ nghĩa kỹ trị để tăng cường tính chuyên chế, độc đoán của một Đảng. Có người nói cải cách kiểu này cũng chẳng khác gì kiểu cải cách thời Mãn Thanh. Nhưng nếu họ ở vào vị trí của chúng ta thì liệu họ có dám phê phán như vậy không ? Một lần tới thăm Trường Đảng, tôi có nói, Các đồng chí không nên đưa ra các mục tiêu đốt cháy giai đoạn mà nên đưa ra mục tiêu sát thực.
Bởi lẽ, chúng ta hiện đang đứng trước rất nhiều vấn đề thực tế mới mẻ. Tôi sẽ không giống như các học giả, các nhà lý luận xem xét vấn đề sự việc một cách lý luận thuần túy. Vì vậy gần đây lớp học tập tập thể của Bộ Chính trị có đổi mới. Chúng tôi không chỉ mời các học giả, các nhà lý luận thuần túy mà chủ yếu mời các chuyên gia, các đồng chí lãnh đạo cấp cao ở các ban ngành, những người đã từng trải nghiệm qua nhiều công tác thức tế, có kinh nghiệm phong phú tới giới thiệu và giảng bài cho các đồng chí trong Bộ Chính trị.
Hôm nay tới trao đổi với các đồng chí một số vấn đề liên quan tới quan điểm, lập trường và cách nhìn nhận của tôi như vậy, mong các đồng chí hiểu và thông cảm./
Kiều Tỉnh dịch
Chú giải :
[1] Ba bài luận văn của Mao Trạch Đông khi đó làm tài liệu học tập cho cán bộ đảng viên là : 1) Vì nhân dân phục vụ ; 2) Ngu Công rời núi : 3) Kỉ niệm bác sĩ Bethune.
Henry Norman Bethune (1890-1939), đảng viên ĐCS Canada. Năm 1916 tốt nghiệp Đại học y Toronto. Khi chiến tranh bùng nổ ở Tây Ban Nha ông tới giúp Tây Ban Nha, sau đó được ĐCS Canada và ĐCS Mỹ cử sang giúp Trung Quốc ở Khu căn cứ cách mạng vào tháng 1 năm 1938. Ông hy sinh trong lúc cứu chữa thương binh của Trung Quốc trên mặt trận.
[2] “ Ba tin tưởng ” (Tin vào đường lối, tin vào lý luận, tin vào chế độ - ND).
Ba tin tưởng được Hồ Cẩm Đào đưa vào “ Báo cáo chính trị ” tại Đại hội 18 họp tháng 11/2012.
[3] “ Sự kiện tập đoàn báo chí truyền thông Nam Phương ” chỉ Đảng tăng cường quản lý đối với báo chí. Theo truyền thống, nhân sự lãnh đạo do Tập đoàn này quyết định, nhưng ngày 9/4/2013 Tỉnh ủy Quảng Đông đã đột nhiên bãi chức Chủ Tịch Tập Đoàn của Dương Hưng Phong, người do Tập đoàn này đưa lên, thay vào đó đưa Dương Kiện, Phó Giám Đốc Sở báo chí tuyên truyền của tỉnh thay thế, nên đã gây chấn động dư luận báo chí Trung Quốc. Một số dư luận lên án Đảng đã can thiệp quá sâu vào nghiệp vụ báo chí.
|
|
|
Post by nguyendonganh on Jul 19, 2013 9:52:05 GMT 9
Trung Quốc Chuyển Hướng(07/18/2013) Tác giả : Nguyễn Xuân Nghĩa & Vũ Hoàng RFA Có khoảng 440,900 công ty do quốc tế đầu tư đã mở ra ở Trung Quốc tính vào cuối tháng 6-2013, tăng 0.93% trong năm, theo bản phúc trình từ Sở Kỹ Thương TQ (SAIC). Tiền vốn các công ty này tăng 6.99% so vơi năm trước để tới 12.09 ngàn tỷ yuan (1.95 ngàn tỷ đôla Mỹ). Riêng trong nửa đầu năm nay, số công ty mới đăng bị giảm 6.74% để còn 16,600 công ty. Theo SAIC phúc trình, TQ có 14.08 triệu cơ sở kinh doanh tính vào cuối tháng 6-2013, tăng 7.62% trong năm. (Photo AVB) BẮC KINH - Tân Hoa Xã loan báo công trái Hoa Kỳ do Trung Quốc nắm giữ trị giá 1300 tỉ MK, là kỷ lục - trong Tháng 5, Trung Quốc mua 25.2 tỉ MK công trái kho bạc và trái phiếu.
Các nhà chuyên môn Trung Quốc mô tả trái phiếu Hoa Kỳ vẫn là công cụ tài chính hấp dẫn nhất vì tính an toàn, theo tường thuật của thông tấn chính thức.
Trung Quốc trở thành chủ nợ lớn nhất của Hoa Kỳ vào Tháng 9-2008, qua mặt Nhật. Việc mua đô-la Mỹ và công trái Hoa Kỳ giúp Bắc Kinh tránh các biến động của tiền Nguyên và hậu thuẫn các nhà xuất cảng.
Kinh tế gia Guo Feng của Institute of International Finance bản doanh Washington nói "Với sự hồi phục của kinh tế Hoa Kỳ và tình trạng đình đốn tại châu Âu, Trung Quốc sẽ tiếp tục mua công trái Hoa Kỳ trong thời gian tới".
Quỹ dự trữ liên bang Hoa Kỳ là con nợ lớn nhất nước, với tổng số nợ 1870 tỉ MK tính vào cuối Tháng 5-2013****************** ...tài nguyên khan hiếm nhất của Trung Quốc là quyền suy nghĩ tự do... Hôm Thứ Hai 15, Chính quyền Trung Quốc xác nhận là đà tăng trưởng kinh tế đã giảm hai quý liền và chỉ còn 7,5% nếu quy ra toàn năm. Từ đỉnh cao là 14,2% vào năm 2007, đà sản xuất của xứ này đang sút giảm đều như các thị trường quốc tế dự báo từ ít lâu nay. Câu hỏi kế tiếp là liệu lãnh đạo Trung Quốc có thể chuyển hướng qua một hình thái phát triển cân bằng và bền vững hơn chăng? Diễn đàn Kinh tế tìm hiểu về bài toán này qua phần trao đổi với chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa do Vũ Hoàng thực hiện sau đây. Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Trong quý hai vừa hết, sản lượng kinh tế Trung Quốc chỉ tăng có 7,5%, tức là còn kém quý một và quy ra toàn năm thì là mức thấp nhất kể từ năm 1990. Đà suy giảm ấy không gây ngạc nhiên và trên diễn đàn này ông nhiều lần tiên đoán như vậy. Ta không quên là giới nghiên cứu về kinh tế Trung Quốc đã nói đến cái ngưỡng chiến lược là tốc độ tăng trưởng 8% một năm vì thấp hơn là có thể bị nội loạn, hoặc 7% là chỉ dấu "hạ cánh nặng nề" sau nhiều thập niên tăng trưởng trên 10%, với đỉnh cao là 14,2% vào năm 2007. Ngày nay, dường như kinh tế Trung Quốc bước vào thời chuyển hướng với đà tăng trưởng thấp hơn và lãnh đạo xứ này đang cố điều tiết sự thay đổi mà không gặp loạn. Trong chương trình kỳ này, xin đề nghị là ta cùng tìm hiểu những khó khăn đó của Bắc Kinh sau khi đã làm cả thế giới khâm phục về tốc độ tăng trưởng trong nhiều thập niên. Ông nghĩ sao về đề nghị này? Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Trước hết, tôi xin được nhắc đến hội nghị vào hai ngày 10 và 11 tuần qua của hai phái bộ Hoa Kỳ và Trung Quốc tại thủ đô Washington. Đấy là kỳ họp thứ năm của Diễn đàn Đối thoại về Chiến lược và về Kinh tế giữa hai nước, với sự tham gia ở cấp Phó Thủ tướng, Ủy viên Quốc vụ viện hay Tổng trưởng Ngoại giao và Tài chính. - Lần đầu là vào Tháng Bảy năm 2009, khi khối Âu-Mỹ vừa bị biến động tài chính và suy trầm thì phái bộ Bắc Kinh do Phó Thủ tướng Vương Kỳ Sơn và Ủy viên Quốc vụ viện Đới Bỉnh Quốc cầm đầu đã răn bảo Hoa Kỳ phải cải tổ và chấn chỉnh công chi thu để khỏi gây họa cho thế giới. Lần này thì tình hình đảo ngược khi Tổng trưởng Ngân khố Hoa Kỳ phát biểu là kinh tế Mỹ đã chấn chỉnh nền móng và có 40 tháng tăng trưởng, còn Trung Quốc phải tiến hành chuyển hướng để duy trì tăng trưởng bền vững hơn trong tương lai, qua nhiều cải thiện cơ bản về cấu trúc và chính sách. Phía Mỹ còn chỉ rõ là Trung Quốc phải sửa sai về cả chính sách lẫn thái độ hành xử trong nhiều lĩnh vực như tài chính, ngoại hối, mạng lưới an ninh hay quyền sở hữu trí tuệ, v.v... Dù giới chức lãnh đạo ngoại giao và tài chính ăn nói nhã nhặn thì sự thật vẫn là cái thế nan giải của Trung Quốc trong giai đoạn trước mắt. Vì vậy, đúng là ta nên tìm hiểu vụ này. Vũ Hoàng: Thưa ông, chúng ta đi lại từ đầu vì nhiều người, kể cả giới chức ở Việt Nam, vẫn ngạc nhiên là vì sao kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng mạnh, trên hai số trong mấy chục năm, ngày nay lại như hụt hơi đuối sức và được khuyên bảo là nên cải cách. Tại sao lại như vậy? Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Chúng ta trở lại thời 1978-1979 sau 30 năm hoang tưởng chết người của Mao Trạch Đông thì ông Đặng Tiểu Bình phải giành lại quyền bính và tiến hành cải cách. Khi ấy, trong ban tham mưu có người chủ trương cải tổ theo quy luật tự do và cho tư nhân nhiều quyền hạn hơn, đó là các nhân vật như Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương, sau này họ đều lên làm Tổng bí thư rồi bị thất sủng, thậm chí bị quản thúc đến chết. Khi ấy, cũng có xu hướng thủ cựu như Trần Vân thì cho là nên lấy kế hoạch làm chủ yếu, kinh tế nhà nước là chủ đạo và quy luật thị trường chỉ là phù trợ. Cuộc tranh luận tư tưởng ấy dẫn đến giải pháp tạm bợ mà thành lâu dài. Đó là đảng nói cải cách mà chưa dứt khoát, tiến hành còn chậm hơn lời nói, trong khi nghe ngóng xem các địa phương thử nghiệm ra sao, nếu thành công thì coi là thí điểm sẽ áp dụng rộng rãi hơn, nếu trở ngại thì lặng lẽ dẹp bỏ. Chỉ 10 năm sau cải cách, khủng hoảng bùng nổ với vụ tàn sát Thiên an môn năm 1989, thì lãnh đạo Trung Quốc, từ họ Đặng trở xuống, nghiêng về giải pháp thủ cựu là bảo vệ quyền lực đảng và ưu thế của khu vực kinh tế nhà nước. - Trong khi ấy, việc cải tổ dù nửa vời thì cũng giải phóng nhân lực từ nông nghiệp và nông thôn và mở ra cơ hội tiếp cận với thị trường quốc tế, được các địa phương duyên hải ào ạt tham gia với các cơ sở liên doanh cùng ngoại quốc. Bên dưới là sự xuất hiện của loại xí nghiệp hương trấn, là tiểu doanh nghiệp của tư nhân nằm dưới trướng của các đảng bộ địa phương. Khi mấy trăm triệu người được khuyến khích làm ăn như vậy thì tất nhiên là kinh tế có tăng trưởng, nhiều hay ít thì còn tùy cách đếm nhưng quả là có khả quan hơn thời xưa. Tuy nhiên tình trạng khả quan ấy đã kết thúc cùng với nạn Tổng suy trầm 2008-2009. Vũ Hoàng: Cám ơn ông nhắc lại bối cảnh chính trị của sự chuyển hóa lần đầu tại Trung Quốc từ năm 1979 đến 2009, với biến cố bản lề là vụ tàn sát tại Thiên an môn vào năm 1989. Theo như ông phân tích thì tình hình bắt đầu khó khăn từ năm 2009, lại nhồi trong nạn suy trầm của kinh tế toàn cầu thời 2008-2009, khiến lãnh đạo Bắc Kinh mới gặp cảnh ngộ hiện tại, có phải như vậy không? Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thưa đúng là vì Tổng suy trầm thời 2008-2009, Trung Quốc lại ráo riết gia tăng đầu tư với số tín dụng khổng lồ và chất lên một núi nợ cao hơn gấp đôi sản lượng nên sẽ gây ra nguy cơ khủng hoảng tài chính và ngân hàng trong một vài năm tới. Nhưng chìm sâu dưới núi nợ kinh hoàng này còn có nhiều khó khăn sinh tử hơn nữa mà Bắc Kinh sẽ phải vượt qua. Vũ Hoàng: Xin được hỏi ngay rằng những khó khăn ấy là gì mà ông gọi là sinh tử vì liên hệ đến sự tồn vong của chế độ? Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Trước hết, ta không quên địa dư hình thể cực bất lợi của Trung Quốc mà trên diễn đàn này tôi cứ gọi là "nhất quốc tam kinh", một quốc gia có ba nền kinh tế vì ba khu vực địa dư quá khác biệt. Đơn giản cho dễ nhớ thì khu vực duyên hải tương đối trú phú và giao tiếp với bên ngoài là nơi có hiệu suất đầu tư cao nên thu hút phương tiện cho một dân số quá đông và đang đòi lương cao hơn. Trong khi ấy khu vực nội địa thì chậm tiến và nghèo, cần đầu tư mà kết quả thấp lại là nơi sinh sống của gần một tỷ dân chỉ muốn vươn ra ngoài kiếm sống. - Khi chiến lược thúc đẩy tăng trưởng bằng đầu tư và xuất khẩu hết công hiệu, Bắc Kinh nói đến việc nâng cao khả năng tiêu thụ nội địa thì họ gặp vấn đề là số tiêu thụ ở vùng duyên hải khó tăng mà không gây ra lạm phát, trong khi vùng nội địa đông dân và quá nghèo cũng chưa thể bù đắp cho sự hao hụt của xuất khẩu. Đấy là bài toán xin tạm gọi là "trong ngoài" có thể làm Trung Quốc vỡ đôi và đòi hỏi kế hoạch tái phối trí tài nguyên vào trong mà các đảng bộ và tập đoàn quốc doanh ở vùng duyên hải sẽ chống và cũng vì vậy mà họ cản trở việc cải tổ chế độ hộ khẩu. - Lồng trong vấn đề xuất phát từ địa dư hình thể mà hệ thống chính trị không giải quyết nổi từ hai chục năm nay, còn có bài toán phân bố tài nguyên. Đó là nếu muốn nâng mức tiêu thụ quá thấp hiện nay là 37% Tổng sản lượng thì đà tăng trưởng của mươi năm tới sẽ giảm, có thể là thấp hơn 5% một năm, là hoàn cảnh cực kỳ bất an về xã hội và chính trị. Nhưng sâu xa hơn thế và nhìn vào viễn ảnh dài hơn, Trung Quốc còn có bài toán bất ngờ về dân số. Vũ Hoàng: Thưa ông, bài toán ấy là gì? Phải chăng là vấn đề nhân khẩu học khi phải nuôi hơn một tỷ 300 triệu người trên một lãnh thổ thật ra không giàu tài nguyên bằng nhiều xứ khác? Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi cho rằng tài nguyên khan hiếm nhất của Trung Quốc là quyền suy nghĩ tự do, là tinh thần phê phán và trí sáng tạo để mọi người có thể tự tìm ra giải pháp tối hảo cho cuộc sống. Vì vậy, xứ này không thể nào là siêu cường kinh tế trong thế kỷ 21. Còn về bài toán dân số, chúng ta cần thấy ra một vấn đề giải thích vì sao xứ này chưa giàu đã già. - Thế giới sai lầm khi bi quan cho rằng một người sinh ra là thêm cái miệng kiếm ăn mà quên mất bộ não và hai bàn tay lao động. Cũng vì vậy, ít ai chú ý đến một chính sách xã hội triệt để và toàn diện chưa từng thấy trong lịch sử loài người. Đó là cái lệnh "mỗi hộ một con" mà Bắc Kinh ban hành năm 1978. Hãy tưởng tượng đến một chế độ chính trị mà nhà nước vào tới giường ngủ và quyết định về chuyện sinh đẻ của người dân thì ta mới hiểu ra một nét toàn trị của họ. - Hậu quả 30 năm sau là sự hao hụt của lớp người trẻ và đà gia tăng của người già, khiến một người lao động phải nuôi cha mẹ hai thân và bốn ông bà nội ngoại theo lối ví von của họ. Tỷ lệ quá lớn của thành phần cao niên lệ thuộc vào người khác sẽ là gánh nặng kinh tế và ngân sách cho Trung Quốc. Đấy là chuyện dân Tầu chưa giàu đã già. - Cụ thể thì trong mươi năm tới, dân số Trung Quốc hết tăng và bắt đầu giảm từ năm 2026 trở đi. Cái ưu thế của một xứ đông dân nhất địa cầu và có nền kinh tế làm hãng xưởng cho thế giới coi như kết thúc và xứ này chỉ có tương lai nếu cải tổ được tư duy và tiến lên trình độ sản xuất cao hơn của hình thái kinh tế tri thức mà thiên hạ đã nói đến từ lâu. Tức là người dân phải có tự do. Vũ Hoàng: Qua phần trình bày của ông, thính giả của chúng ta có thể mượng tượng ra bài toán nan giải và sâu xa của Trung Quốc. Câu hỏi cuối, thưa ông, có phải là việc chuyển hướng kinh tế của lãnh đạo Bắc Kinh sẽ phải vượt qua một tắc nghẽn về chính trị hay không? Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi thiển nghĩ rằng đấy mới là vấn đề thật vì trước Đại hội 18 năm ngoái, lãnh đạo Bắc Kinh đã cân nhắc cả yêu cầu cải cách kinh tế lẫn chính trị nhưng phải khéo xoay để vẫn bảo vệ được chế độ. Hồi nãy, tôi có nói đến Phó Thủ tướng Vương Kỳ Sơn, nay đã vào Bộ Chính trị làm Trưởng ban Kỷ luật Trung ương. Trước Đại hội 18, hình như ông ta có nhắc đến cuốn sách của nhà tư tưởng Pháp Alexis de Tocqueville về cuộc Cách mạng Pháp với hàm ý là vì chế độ quân chủ tiến hành cải cách mà bị sụp đổ năm 1789. Tháng Tư vừa qua, khi sinh hoạt trong đảng, Tổng bí thư Tập Cận Bình cũng nói đến sự sụp đổ của Liên Xô và nhà Mãn Thanh sau khi tiến hành cải cách chính trị. Ta có thể hiểu ra nỗi lo của lãnh đạo Trung Quốc khi biết là phải cải cách chính trị thì mới thăng tiến về kinh tế. - Nhìn lại thì xứ này chưa giàu đã già, và chưa hùng mà đã hung khi đe dọa các lân bang, ngày nay họ mới phải xoay vào trong để chuyển hướng mà sợ cỗ xe sẽ bị lật! Vũ Hoàng: Xin cảm tạ chuyên gia Nguyễn-Xuân Nghĩa về cuộc trao đổi này
|
|
|
Post by Can Tho on Apr 3, 2014 3:59:41 GMT 9
Thảo luận giữa Mao Trạch Đông và Phạm Văn Đồng“Cold War International History Project” – CWIHP Mô tả: Mao Trạch Đông tư vấn cho Phạm Văn Đồng về cách xử lý cuộc chiến ở miền Nam Việt Nam và bảo vệ miền Bắc Việt Nam.  Mao Trạch Đông (1893-1976) Mao Trạch Đông và Phạm Văn Đồng (1), Hoàng Văn Hoan (2) Bắc Kinh, 05 tháng 10 năm 1964, từ 7-7:50 (chiều?) Mao Trạch Đông: Theo đồng chí Lê Duẩn (3), các ông đã có kế hoạch điều động một sư đoàn [vào Nam]. Có lẽ các ông chưa gửi sư đoàn đó đi (4). Thời điểm nào các ông nên gửi đi thì rất quan trọng. Liệu Hoa Kỳ sẽ tấn công miền Bắc hay không, họ vẫn chưa đưa ra quyết định. Bây giờ, ngay cả Hoa Kỳ vẫn chưa có quan điểm trong việc giải quyết vấn đề miền Nam Việt Nam. Nếu họ tấn công miền Bắc, [có thể họ cần phải] đánh trong một trăm năm, và họ sẽ bị mắc kẹt ở đó. Vì vậy, cần phải xem xét cẩn thận. Người Mỹ đã đưa ra các tuyên bố đáng sợ. Họ tuyên bố rằng họ sẽ chạy theo [các ông], và sẽ đuổi đất nước các ông, và họ sẽ tấn công lực lượng không quân của chúng tôi. Theo tôi, những lời lẽ này có nghĩa là họ không muốn chúng tôi đánh cuộc chiến lớn, và rằng [họ không muốn] lực lượng không quân của chúng tôi tấn công các tàu chiến của họ. Nếu [chúng ta] không tấn công tàu chiến của họ, họ sẽ không chạy theo các ông. Có phải đó là những điều họ muốn nói? Người Mỹ đang che giấu điều gì đó. Phạm Văn Đồng: Đây cũng là suy nghĩ của chúng tôi. Hoa Kỳ đang đối mặt với nhiều khó khăn, và không phải dễ dàng để họ mở rộng chiến tranh. Vì vậy, điều mà chúng tôi cân nhắc đó là chúng ta nên cố gắng hạn chế cuộc chiến tranh ở miền Nam Việt Nam trong phạm vi chiến tranh đặc biệt, và phải cố gắng để đánh bại kẻ thù trong phạm vi chiến tranh đặc biệt. Chúng ta nên cố gắng hết sức không để cho đế quốc Mỹ biến cuộc chiến tại miền Nam Việt Nam thành cuộc chiến giới hạn, và cố gắng hết sức không để cho cuộc chiến mở rộng ra miền Bắc Việt Nam. Chúng ta phải chấp nhận một chiến lược rất khéo léo, và không nên kích động họ (Hoa Kỳ). Bộ Chính trị của chúng tôi đã ra quyết định về vấn đề này, và hôm nay tôi xin báo cáo với Mao Chủ tịch. Chúng tôi tin rằng điều này là hoàn toàn khả thi. Mao Trạch Đông: Vâng. Phạm Văn Đồng: Nếu Hoa Kỳ dám bắt đầu một cuộc chiến tranh giới hạn, chúng tôi sẽ đánh lại và sẽ giành chiến thắng. Mao Trạch Đông: Vâng, các ông có thể giành chiến thắng (5). Chế độ bù nhìn miền Nam Việt Nam có vài trăm ngàn quân. Các ông có thể chiến đấu chống lại họ, các ông có thể loại bỏ một nửa, và các ông có thể loại bỏ tất cả. [Các ông] dư sức thực hiện nhiệm vụ này. Hoa Kỳ không thể gửi nhiều quân đến miền Nam Việt Nam. Mỹ có tổng cộng 18 sư đoàn. Họ phải giữ một nửa, tức là chín sư đoàn ở nhà, và có thể gửi ra nước ngoài chín sư đoàn. Trong các sư đoàn này, một nửa ở châu Âu, và một nửa ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Và họ có nhiều đơn vị đóng quân ở châu Á [hơn những nơi khác trong khu vực], cụ thể là ba sư đoàn. Một ở Nam Hàn, một ở Hawaii, và sư đoàn thứ ba thì ở nơi nào không rõ ràng. Họ cũng chưa có tới một sư đoàn thủy quân lục chiến ở Okinawa, Nhật Bản. Hiện tất cả lính Mỹ ở miền Nam Việt Nam thuộc về hải quân, và họ là đơn vị thuộc hệ thống hải quân. Theo hải quân Hoa Kỳ, họ đã đưa thêm tàu vào Tây Thái Bình Dương nhiều hơn ở châu Âu. Ở Địa Trung Hải, có Đệ lục Hạm đội, ở đây (Thái Bình Dương) có Đệ thất Hạm đội. Họ đã triển khai bốn tàu sân bay gần các ông, nhưng họ đã bị các ông xua đuổi. …. Mao Trạch Đông: Nếu người Mỹ dám chấp nhận rủi ro để đưa chiến tranh vào miền Bắc, cuộc xâm lược này cần được xử lý như thế nào? Tôi đã thảo luận vấn đề này với đồng chí Lê Duẩn. Dĩ nhiên, [trước tiên] cần xây dựng các công trình phòng thủ dọc theo bờ biển. Cách tốt nhất là xây dựng các công trình phòng thủ như những công trình mà [chúng tôi đã xây dựng] trong cuộc chiến Triều Tiên, để các ông có thể ngăn chặn kẻ thù xâm nhập vào bên trong đất liền. Tuy nhiên, thứ hai, nếu Mỹ quyết tâm xâm chiếm đất liền, các ông có thể để cho họ làm chuyện đó. Các ông nên chú ý đến chiến lược của mình. Các ông không nên để lực lượng chính tham gia một cuộc đối đầu với họ, và phải duy trì lực lượng chính của các ông. Ý kiến của tôi là, nếu núi xanh còn đó, các ông lo gì chuyện thiếu củi? Phạm Văn Đồng: Đồng chí Lê Duẩn đã báo cáo ý kiến của Mao Chủ tịch với Uỷ viên [BCH] Trung ương của chúng tôi. Chúng tôi tiến hành đánh giá tổng thể tình hình ở miền Nam và miền Bắc, và ý kiến của chúng tôi giống như ý kiến của Mao Chủ tịch. Ở miền Nam Việt Nam, chúng tôi nên tích cực đấu tranh chống lại [kẻ thù], và ở Bắc Việt Nam, chúng tôi nên chuẩn bị [cho kẻ thù leo thang chiến tranh]. Nhưng chúng tôi cũng nên thận trọng. Mao Trạch Đông: ý kiến của chúng tôi cũng giống vậy. Một số người khác nói rằng chúng ta đang tham chiến. Thực tế là, chúng tôi đang thận trọng. Nhưng có thể nói [rằng chúng ta đang tham chiến]. …. Mao Trạch Đông: Các ông càng đánh bại họ một cách triệt để, họ càng cảm thấy thoải mái hơn. Ví dụ như, các ông đánh bại người Pháp, và họ sẵn sàng đàm phán với các ông. Người Algérie đánh bại người Pháp, và Pháp sẵn sàng đi đến hòa bình với Algeria. [Thực tế] chứng minh rằng, các ông càng đánh bại họ, thì họ càng cảm thấy thoải mái hơn. …. Mao Trạch Đông: Có đúng là ông được mời tham dự các cuộc họp ở Hội đồng Bảo an [LHQ]? Chu Ân Lai: Điều này vẫn còn bí mật. Lời mời đã được U Thant (6) thực hiện. Mao Trạch Đông: Và U Thant đã mời qua ai? Chu Ân Lai: Liên Xô. Mao Trạch Đông: Vậy Liên Xô là trung gian. Phạm Văn Đồng: Theo Đại sứ Liên Xô tại Việt Nam, một mặt, họ đã gặp U Thant, và mặt khác họ đã gặp [Ngoại trưởng Mỹ Dean] Rusk. Mao Trạch Đông: Không hẳn là một điều tệ hại để thương lượng. Ông có đủ khả năng để đàm phán. Một vấn đề khác là liệu việc đàm phán sẽ thành công hay không. Chúng ta cũng có đủ trình độ để thương lượng [với người Mỹ]. Chúng ta đang đàm phán với Mỹ về vấn đề Đài Loan, và các cuộc đàm phán Trung – Mỹ cấp đại sứ hiện đang chuẩn bị ở Warsaw. Các cuộc đàm phán đã kéo dài hơn chín năm. Chu Ân Lai: Hơn 120 cuộc họp đã được tổ chức. Mao Trạch Đông: Các cuộc đàm phán sẽ tiếp tục. Một lần, trong một cuộc họp tại Geneva, họ không muốn tiếp tục đàm phán. Họ rút những người đại diện, chỉ để lại một người ở đó phụ trách vấn đề truyền thông và liên lạc. Chúng tôi đã cho họ một đòn bằng cách gửi họ một lá thư, ra thời hạn cho họ gửi đại diện trở lại. Họ đã quay trở lại đàm phán sau đó, nhưng họ đã không trở lại đúng hạn chúng tôi đưa ra, họ đã trở lại trễ vài ngày. Họ nói rằng đó là tối hậu thư của chúng ta. Vào thời gian đó, một số người của chúng ta tin rằng, chúng ta không nên ra thời hạn cho họ, cũng không nên đưa ra tuyên bố gay gắt, và rằng làm như vậy đã trở thành tối hậu thư. Nhưng chúng ta đã làm, và người Mỹ đã [trở lại đàm phán]. ———————————————— Ghi chú: 1. Phạm Văn Đồng (1906 – 2000), thành viên lâu năm của Đảng Cộng sản Đông Dương (ICP), làm việc gần gũi với Hồ Chí Minh và là Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Bắc Việt) cho đến năm 1980 (từ năm 1976, trở thành nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam). 2. Hoàng Văn Hoan (1905-1991), thành viên lâu năm của ĐCS Đông Dương và là ủy viên Bộ Chính trị Đảng Lao Động VN từ năm 1960-1976. Hoan là cầu nối quan trọng giữa Bắc Việt và Trung Quốc, đại sứ Bắc Kinh năm 1950-1957; dẫn đầu nhiều đoàn đại biểu đến Trung Quốc như Phó Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Bắc Việt vào thập niên 1960. Bị mất ảnh hưởng sau cái chết của Hồ Chí Minh vào tháng 9 năm 1969. Năm 1973, một lần nữa Hoan đến Trung Quốc sắp xếp cho chuyến thăm [Trung Quốc] của Lê Duẩn và Phạm Văn Đồng. Ông đã đào thoát sang Trung Quốc hồi tháng 7 năm 1979. Năm 1986, ông xuất bản cuốn hồi ký của mình (Giọt nước trong biển cả), đã đưa ra một cái nhìn thoáng qua, hiếm hoi về cuộc sống bên trong của các ủy viên ĐCS Đông Dương/ Đảng Lao Động Việt Nam. 3. Lê Duẩn (1908-1986): Bí thư Xứ ủy Nam Bộ (khu vực phía Nam), sau đó là Trung ương Cục miền Nam thời Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất. Gửi thư cho các lãnh đạo đảng phản đối Hiệp định Geneve năm 1954. Từ 1956, quyền Tổng Bí thư Đảng Lao Động Việt Nam. (Hồ Chí Minh chính thức làm Tổng Bí thư). Từ năm 1957-1959, là người cho trở lại các cuộc đấu tranh vũ trang ở miền Nam. Từ năm 1960 đến khi mất năm 1986, Lê Duẩn là Tổng Bí thư Đảng Lao Động Việt Nam (năm 1976 đổi tên thành Đảng Cộng sản Việt Nam). 4. Ngay sau sự cố Vịnh Bắc Bộ, Lê Duẩn đến thăm Bắc Kinh và gặp Mao vào ngày 13 tháng 8 năm 1964. Hai lãnh đạo trao đổi các báo cáo tình báo về hai sự kiện. Lê Duẩn xác nhận với Mao rằng sự cố đầu tiên (ngày 2 tháng 8) là kết quả của các quyết định do người chỉ huy Việt Nam thực hiện tại hiện trường, và Mao Trạch Đông nói với Lê Duẩn rằng, theo thông tin tình báo Bắc Kinh đã nhận được, sự cố thứ hai vào ngày 4 tháng 8 “không phải là một cuộc tấn công có chủ ý của người Mỹ”, nhưng gây ra bởi “phán đoán sai lầm của người Mỹ, dựa trên thông tin sai”. Có cảm giác triển vọng về cuộc chiến sẽ được mở rộng vào miền Bắc Việt Nam, Mao nghĩ rằng “có vẻ như người Mỹ không muốn chiến tranh, các ông không muốn chiến tranh, và chúng tôi không nhất thiết muốn chiến tranh”, và rằng “vì không ai muốn có một cuộc chiến, chiến tranh sẽ không xảy ra”. Lê Duẩn đã nói với Mao rằng “sự hỗ trợ từ Trung Quốc là không thể thiếu, nó thực sự có liên quan đến số phận của quê hương của chúng tôi… Những người theo chủ nghĩa xét lại của Liên Xô muốn làm cho chúng ta mặc cả, điều này đã rõ ràng”. Ghi chú của người biên tập: Trong một số chú thích cuối trang chúng tôi có thêm thông tin bổ sung từ các nguồn tài liệu giống như các tài liệu của họ. 5. Ngày 22 tháng 1, năm 1965, Chu Ân Lai nói với một phái đoàn quân sự Việt Nam: “Theo như cuộc chiến tranh ở Việt Nam, chúng ta nên liên tục loại bỏ các lực lượng chính của kẻ thù khi họ ra ngoài để tiến hành các hoạt động càn quét, do đó khả năng chiến đấu của lực lượng kẻ thù sẽ bị suy yếu, trong khi quân đội của chúng ta sẽ được củng cố. Chúng ta nên cố gắng tiêu diệt hầu hết các chiến lược ấp của kẻ thù vào cuối năm nay. Nếu điều này được thực hiện, ngoài sự phá sản chính trị của kẻ thù, có khả năng chiến thắng sẽ đến sớm hơn mong đợi ban đầu của chúng ta”. 6. U Thant (1909-1974): Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc từ năm 1962-1971. Dịch từ: www.wilsoncenter.org Ngọc Thu (Bản tiếng Việt) Thảo luận giữa Chu Ân Lai, Trần Nghị, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên GiápCWIHP 12-04-1967 Mô tả: Chu Ân Lai bàn về đấu tranh giai cấp hiện tại ở Trung Quốc.  Chu Ân Lai (1898- 1976). Ảnh On the net Chu Ân Lai: … Trong mười năm qua, chúng tôi đã tiến hành một cuộc chiến tranh khác, một cuộc chiến không đổ máu: đấu tranh giai cấp. Nhưng thực tế là, trong số các tướng tá của chúng tôi, có một số người, [mặc dù] không phải tất cả, biết rất rõ làm thế nào để tiến hành một cuộc chiến tranh đẫm máu, [nhưng] bây giờ không biết làm cách nào để tiến hành một cuộc chiến không đổ máu. Thậm chí họ coi thường quần chúng. Một ngày nọ, khi chúng tôi đang ở trên máy bay, tôi đã nói với ông rằng, cách mạng văn hóa của chúng tôi lần này là nhằm lật đổ một nhóm người cầm quyền trong đảng, những người muốn đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. Các mạng văn hóa cũng nhằm tiêu diệt các lực lượng cũ, văn hóa cũ, hệ tư tưởng cũ, phong tục tạp quán cũ, đã không còn phù hợp với cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trong một bài phát biểu hồi năm ngoái, đồng chí Lâm Bưu nói: Trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, chúng ta phải tiêu diệt “quyền sở hữu tư nhân” của giai cấp tư sản, xây dựng “quyền sở hữu công cộng” của giai cấp vô sản. Vì vậy, để giới thiệu về hệ thống “sở hữu công cộng”, các ông dựa vào ai? Dựa vào kinh nghiệm 17 năm sau giải phóng, đồng chí Mao Trạch Đông cho rằng, sau khi cướp chính quyền, giai cấp vô sản sẽ loại bỏ các “quyền sở hữu tư nhân” của giai cấp tư sản. Nhưng quá trình này sẽ bị bỏ dở nửa chừng nếu dựa vào phương thức lãnh đạo “từ trên xuống”. Như tôi đã nói với các ông, trong xã hội chúng tôi, “sở hữu tư nhân” vẫn còn tồn tại. Nó tồn tại không chỉ do ảnh hưởng của hệ tư tưởng tư sản quốc tế, mà còn do thực tế là trong nước có những tàn tích của giai cấp tư sản, của chế độ phong kiến, và các nhà tư bản mới nổi lên, những tay đầu cơ, những kẻ tham ô… Một nhân tố lớn hơn là ở nông thôn, có một số lớn nông dân thuộc giai cấu tiểu tư sản. Họ là tiểu tư sản không những trong suy nghĩ, mà còn qua hành động của họ. Và vẫn còn tồn tại quyền sở hữu tư nhân, đất đai do tư nhân làm chủ, thị trường tự do, tự do buôn bán. Vì vậy, chủ nghĩa tư bản có thể tái phát bất cứ lúc nào. Hơn nữa, ở Trung Quốc các tàn dư và ảnh hưởng hàng ngàn năm của chế độ phong kiến và chủ nghĩa tư bản có mặt khắp mọi nơi. Như đồng chí Mao đã nói, nếu cây chổi không tốt, bụi bậm không bị quét sạch, và ngay cả khi nó bị quét, thì cũng sẽ có bụi mới. Tất cả các yếu tố nói trên là mảnh đất màu mỡ cho sự phục hồi của chủ nghĩa tư bản và sự xuất hiện của chủ nghĩa xét lại. Trong 17 năm qua, chúng tôi đã đấu tranh chống lại “ba chống” (chống đảng, chống dân, chống CNXH: ND), và bây giờ có ba chống mới. Chúng tôi đã cải tạo các nhà tư bản, nhưng bây giờ trong đảng của chúng tôi, có những nhà tư bản mới. Chúng tôi đã chỉ trích những người cánh hữu, nhưng bây giờ có những người cánh hữu mới trong đảng của chúng tôi. Những người cầm quyền trong đảng đi theo con đường tư bản chủ nghĩa đã bị truất phế. Hiện có các phần tử mới trong số cầm quyền, một lần nữa đi theo con đường tư bản. Chúng tôi định đi thăm Sashi. Nhưng vì thời tiết xấu, chúng tôi đã phải hủy bỏ chuyến đi. Bây giờ, cũng tốt nếu ông có thể đi thăm Đại Trại. Trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa, đồng chí Trần Vĩnh Quý (1) đứng vững lập trường vì ông ấy luôn tôn trọng “quyền sở hữu công cộng”. Đó là một trong những đặc điểm của Đại Trại. Đại Trại không phát triển về công nghệ, nhưng phát triển các hoạt động chính trị. Đội ngũ sản xuất do đồng chí Trần Vĩnh Quý dẫn đầu trong 14 năm qua chỉ vay tiền nhà nước một lần vào năm 1953. Nhưng đã trả lại tiền vay ngay trong năm sau. Đại Trại đã không xin cứu trợ thiên tai từ nhà nước mặc dù bị ảnh hưởng nghiêm trọng do thiên tai. Nhóm sản xuất không quá 400 người. Các điều kiện tự nhiên ở đó không tốt. Nhưng mỗi năm, Đại Trại đóng góp từ 100 đến 150 tấn lương thực cho nhà nước. Nếu hình mẫu này nhân lên toàn quốc, hàng năm nhà nước sẽ có khoảng 4 tỷ tấn lương thực. Điểm đặc trưng nhất của Đại Trại đó là, nó đã phá hủy các khái niệm về chủ nghĩa tư nhân và duy trì chủ nghĩa công xã theo tư tưởng Mao Trạch Đông. Đây là một ví dụ. Đồng chí Mao hỏi tôi liệu thật như vậy không. Tôi trả lời có. Sau đó đồng chí Mao đến thăm Đại Trại và thừa nhận những gì Đại Trại đã làm. Trong một đơn vị sản xuất như Đại Trại, có từ 300 đến 1000 lao động, vấn đề quyền sở hữu tư nhân và công cộng vẫn còn tồn tại và đặt ra những vấn đề phức tạp. Vì vậy, ông có thể hình dung phạm vi của vấn đề trên toàn quốc, có khoảng 800.000 – 900.000 đơn vị sản xuất. Có khoảng 200 hộ gia đình trong mỗi đơn vị sản xuất, và khoảng 160 triệu hộ gia đình trên cả nước. Cũng có một số lớn nhà máy ở các thành phố. Vì vậy, nếu không có một phong trào quần chúng, trong đó có người dân tham gia, không có cách nào để xác định ai là người chấp nhận con đường tư bản chủ nghĩa, ai là nhà tư bản. Chúng ta phải dựa vào các lực lượng nào để huy động nông dân và công nhân? Nếu chúng ta dựa vào các thành viên của Đảng và Liên đoàn Thanh niên, họ sẽ sử dụng các cơ chế của hệ thống thứ bậc. Và làm như vậy, các quan chức có thể che giấu những việc làm sai trái của nhau, do đó các mục tiêu chỉ đạt được một nửa. Trần Nghị: Và nếu các quan chức xấu này không bị phát hiện và bị lật đổ, họ sẽ hình thành một tập đoàn những con người xấu xa mới. ……. Chu Ân Lai: Vì vậy, chúng ta giải quyết vấn đề bằng cách huy động sinh viên và thanh niên. Họ năng nổ và dễ tiếp thu các tư tưởng của Mao Trạch Đông. Ngày 1 tháng 6 năm 1966, đồng chí Mao cho phát hành bài viết của ông trên báo chữ to, thuộc Đại học Bắc Kinh, nên đã huy động học sinh và thanh thiếu niên cả nước. Sáng kiến này của đồng chí Mao đã được sự chấp thuận của Ủy ban Trung ương. Nhưng đồng chí Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình vẫn duy trì cách làm việc cũ. Họ đã gửi các đơn vị công tác xuống các tỉnh. Kết quả là gì? Tại những nơi mà các lãnh đạo đã bị nhân dân sa thải, các đơn vị làm việc nắm quyền kiểm soát tất cả mọi thứ, mà không biết ai là người tốt, ai là người xấu trong số các quan chức bị sa thải. Hơn nữa, các đơn vị làm việc lặp đi lặp lại một cách làm việc cũ, chẳng hạn như từ chối dựa vào nhân dân. Người dân không đồng ý, nhưng bị các đơn vị làm việc áp bức, những người này nói rằng, chống lại họ là chống lại Ủy ban Trung ương và Mao Chủ tịch. Vì vậy, phản đối càng gia tăng quyết liệt hơn. Do đó, tình hình là quần chúng – nghe theo lời kêu gọi của Mao Chủ tịch– đã đứng lên, nhưng cùng lúc, lãnh đạo mới, thay thế chính đảng, đã đàn áp họ. Ở cấp trung ương, Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình chịu trách nhiệm. Họ đàn áp dân chúng, chia dân thành ba loại: tả khuynh, trung dung và hữu khuynh. Bất cứ ai phê bình các đơn vị làm việc đều thuộc nhóm hữu khuynh, nghĩa là, phản động, do đó bị sách nhiễu, thậm chí bị bỏ tù. Chưa đầy hai tuần sau khi áp dụng phương pháp của các đơn vị làm việc, trên cả nước xuất hiện một phong trào phản đối những điều đồng chí Mao đề xuất ban đầu. Trong tháng 6 và tháng 7, chưa đầy 50 ngày, đã có đàn áp ở tất cả các trường học và trường đại học, chống lại những người chỉ trích lãnh đạo. Tình trạng này xác nhận điều mà Mao Chủ tịch đã nói những năm trước: những sai lầm của ai đó ở cấp Trung ương mắc phải, có thể trở thành sai lầm của cả nước do cơ chế phân cấp cho phép sự phục tùng mù quáng. Điều này cũng giúp giải thích tại sao Khrushchev có thể nắm chính quyền ở Liên Xô. Khi đồng chí Mao biết được tình hình này, ngay lập tức ông trở về Bắc Kinh. Và sau khi điều tra cho thấy những gì đang diễn ra một cách rõ ràng, ông đã quyết định rút các đơn vị làm việc và khởi động một cuộc cách mạng văn hóa từ dưới lên trên để cho quần chúng tự giải phóng chính họ. Ông triệu tập Hội nghị lần thứ 11 với sự tham dự của tất cả những người đứng đầu tỉnh ủy. Hội nghị này đã chỉ trích Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình về những sai lầm của họ. Liên quan đến Hội nghị này, đồng chí Mao đã cho phát hành một bài viết báo chữ to, và đồng chí Trần Bá Đạt (2) đọc báo cáo, Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị được mở rộng. Không có biện pháp nào khác được thực hiện. Quyết định 16 điểm và một tuyên bố về Hội nghị sau đó đã được ban hành. Ngày 18 tháng 8 năm 1966 đồng chí Mao đón tiếp các đại diện của Hồng vệ binh. Sau những sự kiện này, phong trào Hồng vệ binh phát triển trên cả nước, đầu tiên trong các trường học và các trường đại học, sau đó lan ra trên toàn xã hội. Lúc đó, lãnh đạo các cấp thụ động. Hầu hết các Bí thư Đảng ủy trong tất cả 28 tỉnh, thành phố thường tham gia vào các cuộc cách mạng và chiến tranh. Họ thường dựa vào dân. Nhưng sau khi hòa bình lập lại, sau khi họ lên nắm quyền, họ e ngại người dân. Trần Nghị: Khi người dân chỉ trích họ, họ đàn áp nhân dân. Chu Ân Lai: Khi chưa nắm quyền thì họ dựa vào nhân dân. Nhưng khi họ lên nắm quyền, họ biến thành quyền của riêng họ và họ sợ bị chỉ trích, bị mất quyền. Trong tháng 8 và tháng 9, Đảng ủy thuộc các cấp tỉnh, thành phố đã bị Hồng vệ binh tấn công. Tổng Bí thư ở các cấp, ở mức độ khác nhau, đều rất sợ. Vi Quốc Thanh (3): Tất cả đều sợ hãi. Chu Ân Lai: Điều này cho thấy, họ cảm thấy cách mạng hóa cuộc sống của người khác thì dễ dàng, nhưng khó hủy bỏ tư nhân hóa các đặc quyền của họ. Tháng 10 năm 1966, Ủy ban Trung ương đã triệu tập một cuộc họp khác. Câu hỏi bây giờ đã rõ ràng dựa trên các vấn đề lý thuyết. Cuộc họp toàn thể trước đó chỉ đề cập đến một cuộc đấu tranh giữa hai phe. Nhưng tại cuộc họp này, hai phe đã được xác định, một bên là phe cách mạng và vô sản và phe kia là phản động và tư bản. Trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, các phe phái khác nhau, dù là tư sản hay vô sản, vẫn có thể có đế quốc là kẻ thù chung. Nhưng hiện nay, trong cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, các phe khác nhau, thiếu vắng một kẻ thù chung, một cách tự nhiên trở thành đối kháng. Hồng vệ binh cảm thấy dễ dàng hấp thụ tư tưởng của Mao Trạch Đông và phe cách mạng – vô sản, nên họ chỉ trích phe phản động – tư bản. Trong khi đó, một nhóm nhỏ các nhà lãnh đạo ở cấp bộ và tỉnh, tổ chức các lực lượng riêng để tự bảo vệ. Các đơn vị này là đơn vị bán quân sự (nửa quân sự) giữa các nhóm công nhân và bảo thủ trong số các sinh viên. Đồng chí Mao đã đề cập đến họ. Các nhà lãnh đạo này phải sử dụng đến chủ nghĩa vật chất, mua người khác bằng tiền và cùng lúc tạo ra những khó khăn về kinh tế, kịch liệt phản đối phe cách mạng vô sản. Hồng vệ binh bảo vệ các phe đúng đắn một cách mạnh mẽ, giới thiệu phong trào của họ tới toàn xã hội, đặc biệt tới các văn phòng chính phủ và tới các vùng nông thôn và họ nhận được sự ủng hộ của dân chúng. Như đồng chí Mao Trạch Đông đã đề cập, các lực lượng cách mạng ở Thượng Hải phát triển từ năm 2000 [người] thành một triệu. Họ sau đó chuyển sang giai đoạn thứ hai: cướp chính quyền. Phong trào càng đi sâu hơn, thì càng có nhiều các nhà lãnh đạo tư bản bị cô lập. Từ đầu năm nay, mục tiêu của cuộc đấu tranh là cướp chính quyền, bằng cách kết hợp các lực lượng nhân dân cách mạng, cán bộ cách mạng, và đại diện các lực lượng vũ trang. Họ tố cáo bất kỳ mối quan hệ nào với các nhà lãnh đạo tư bản chủ nghĩa, thành lập các ủy ban cách mạng, các chính phủ lâm thời, trong các văn phòng chính phủ và các nhà máy. Vùng nông thôn đang bận rộn với sản xuất nông nghiệp, do đó, việc cướp chính quyền chưa bắt đầu. Đồng chí Mao, các đồng chí khác, và tôi tin rằng, Đại Cách mạng Văn hóa trước tiên phải dựa vào quần chúng, vì sau 17 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, họ đã được giáo dục, trình độ kiến thức đã được nâng cao và tuyệt đại đa số chấp nhận con đường chủ nghĩa xã hội. Đồng thời, chúng tôi tin rằng Quân Giải phóng [Nhân dân] sẽ hỗ trợ chúng ta, bảo vệ hệ thống xã hội chủ nghĩa và cuộc cách mạng vì họ là con cái của người dân và họ được giáo dục bằng tư tưởng Mao Trạch Đông. Chúng tôi cũng tin rằng đa số các cán bộ của chúng tôi tương đối tốt. Cuối cùng, chúng tôi sẽ có thể đoàn kết hơn 95% cán bộ và nhân dân chúng tôi. Dĩ nhiên, cần thời gian để tiêu diệt “chủ nghĩa cá nhân” và thiết lập “chủ nghĩa công xã” và tạo ra đại đoàn kết. Điều này cũng phải được thực hiện nhiều lần và không chắc là thuận buồm xuôi gió. Đó là lý do tại sao đồng chí Mao tiên đoán rằng xu hướng chính của phong trào sẽ rõ ràng giữa tháng 2 và tháng 5 trong năm nay và kết quả của phong trào sẽ được nhìn thấy giữa tháng 2 và tháng 4 năm tới. Trước hết, chúng ta phải hiểu rằng một khi quần chúng được giáo dục và giác ngộ, một khi họ được trang bị những tư tưởng của Mao Trạch Đông, sức mạnh của họ là vô hạn. Chỉ riêng năm ngoái, sản lượng sản xuất rất cao, vượt quá định mức tiêu chuẩn, đặc biệt trong nông nghiệp, công nghiệp và giao thông vận tải. Các hoạt động trong năm nay tập trung vào việc nắm quyền và tình hình sẽ phức tạp hơn. Một mặt, chủ nghĩa bè phái có thể thấy trong các tổ chức quần chúng, do đó khó khăn hơn để đạt được sự thống nhất cao. Và mặt khác, các cán bộ cách mạng, những người bị lên án thuộc tư bản chủ nghĩa và đứng về phía người dân, giờ muốn quay trở lại chức vụ của họ trước đây. Chúng tôi không thể khôi phục các chức vụ của họ, bởi vì nếu chúng tôi làm như vậy, thực tế là chúng tôi khôi phục lại hệ thống cũ. Do đó chúng tôi phải đấu tranh với cả hai xu hướng. Võ Nguyên Giáp: Hai xu hướng đó là gì? Li Fuxian: Một là xác nhận hoàn toàn và hai là từ chối hoàn toàn. Chu Ân Lai: Một xu hướng trong quần chúng là tán thành việc từ chối hoàn toàn. Họ cho rằng tất cả mọi thứ thuộc hệ thống cũ cần bị phá bỏ. Và xu hướng khác trong các cán bộ là ủng hộ xác nhận hoàn toàn, phục hồi toàn bộ, và liên minh tất cả. Còn có một vấn đề quan trọng, cụ thể là vai trò của các lực lượng vũ trang. Các lực lượng vũ trang phải giúp đỡ người dân trong sản xuất và cách mạng, giúp họ giành chính quyền. Thêm vào đó, các lực lượng vũ trang phải cung cấp huấn luyện quân sự trong các trường học, văn phòng, và các nhà máy. Do đó, nhiệm vụ của các lực lượng vũ trang rất nặng nề. Đã có các cuộc họp của các lực lượng vũ trang, và một số cuộc họp đang diễn ra để thảo luận về những nhiệm vụ đó. Chúng tôi thấy có nhiều khó khăn. Tuy nhiên, chúng tôi cũng tin rằng những khó khăn này có thể được khắc phục bằng cách vận động nhân dân. Trọng tâm của công tác vận động là tuyên truyền sự khác nhau giữa hai phe, cụ thể là phe cách mạng vô sản và phe tư bản phản động. Để tuyên truyền, chúng ta phải nêu gương. Kể từ khi chúng tôi nói chuyện với Hồ Chủ tịch ở Hàng Châu hồi tháng 5 và tháng 6 năm ngoái (1966) và đặc biệt là sau Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 11 hồi tháng 8 năm ngoái, tình hình đã thay đổi nhiều, với những diễn biến lớn. Phong trào này đã phát triển theo chiều sâu, công chúng đã được huy động, một số điển hình đã được nghiên cứu, và bản chất của các vấn đề đã được giải quyết. Chúng tôi đã đưa ra trường hợp của Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình, đặc biệt là các hồ sơ về những sai lầm của Lưu Thiếu Kỳ trong quá khứ, để công chúng chú ý. Trong 20 năm qua, những suy nghĩ của Lưu Thiếu Kỳ đã trở thành phản động. Các công trình mà ông ta đã viết, những tài liệu mà ông ta khởi xướng, tất cả đều cho thấy ông ta phản đối đường lối của Đảng và chống lại tư tưởng của Mao Trạch Đông. Tôi đã nói với các ông một số vấn đề này trên máy bay. Lưu [Thiếu Kỳ] cũng phạm phải những sai lầm trong quan hệ quốc tế. Thực tế, ông ta đã tiến hành chính sách một quốc gia lớn, một đảng lớn, mặc dù qua lời nói, ông ta giả vờ chống đối chính sách này. Các ông có thể cảm nhận và phát hiện sai lầm này trong chuyến thăm Việt Nam của ông ta hồi năm 1963. Dưới sự lãnh đạo của Lưu [Thiếu Kỳ], Bành Chân và Đặng Tiểu Bình cũng có hành vi này, và họ không tôn trọng sự bình đẳng giữa các đảng anh em. Chúng tôi chưa tìm thấy hết tất cả các lỗi lầm cụ thể của họ. Nhưng những sai lầm của Lưu [Thiếu Kỳ] hiện nay đã rõ. Ông ta đang thực hiện chủ nghĩa Sô Vanh trong quan hệ với các đảng anh em và chủ nghĩa bại trận trong quan hệ với Sukarno. Các ví dụ về những sai lầm loại này rất nhiều. Vấn đề là: những sai lầm này sẽ ảnh hưởng đến uy tín và sự lãnh đạo của đảng chúng tôi? Câu trả lời của chúng tôi là không. Phát hiện những sai lầm và loại bỏ chúng sẽ làm cho đảng mạnh hơn. Và chúng tôi thấy rõ hơn rằng người dân đại diện cho một lực lượng sáng tạo. Chúng tôi muốn nói với các ông một vấn đề khác mà chúng tôi hiện đang đối mặt. Trước khi lên nắm quyền, đảng của chúng tôi đã hoạt động trong các môi trường khác nhau và các đảng viên đã được tuyển dụng từ các nguồn khác nhau. Do đó, khó phát hiện những kẻ phản bội trong nội bộ đảng. Sau khi chiến thắng, dưới sự lãnh đạo của Lưu [Thiếu Kỳ] và Đặng [Tiểu Bình], các cơ quan tổ chức đảng còn e ngại sàng lọc các cán bộ của chúng tôi. Bây giờ, khi các Hồng vệ binh đã được huy động, nhiều tài liệu đã được tìm thấy, liên quan đến hành vi của nhiều cán bộ trong quá khứ. Một số nhà lãnh đạo phải được thay thế bởi vì các lỗi lầm trong quá khứ của họ. Một câu hỏi được đặt ra: kiểm tra quá khứ sẽ cản trở sự phát triển của đảng? Câu trả lời của chúng tôi là không, cho thấy, đảng có một chính sách đúng để vận động nhân dân. Như ông đã biết, một khi người dân tham gia chiến tranh nhân dân, sẽ tiến hành cuộc cách mạng, quét đi tàn dư của hệ thống cũ, ngăn chặn chủ nghĩa xét lại ra đời và ngăn chặn chủ nghĩa tư bản hồi phục. Lịch sử ĐCS Trung Quốc đã chứng minh điều này. Các nhà lãnh đạo hư hỏng của ĐCS Trung Quốc trước đây đã không ngăn được sự thành công của Cách mạng Trung Quốc. Người sáng lập ĐCSTQ, ông Trần Độc Tú (4), sau này trở thành một người theo phái Troskist và là kẻ phản bội. Sau đó, Cù Thu Bạch (5) rời khỏi đảng khi ông ta bị bắt và bị giam ở Giang Tây. Hướng Thiên Phát (Xiang Zhongfa) (6) và Lý Lập Tam (7) cũng mắc sai lầm: người đầu (Hướng Thiên Phát) đã phản bội đảng, nhưng cuối cùng đã bị kẻ thù giết chết, và người sau (Lý Lập Tam) vẫn giữ quan điểm không đúng đắn. Vương Minh (8) là tệ nhất. Ông ta hiện đang cư trú tại Moscow và được Liên Xô sử dụng tấn công Trung Quốc. Trước khi đào ngũ, Vương Minh đã viết các bài báo chống ĐCS Trung Quốc dưới một bút danh. Trương Văn Điền (Zhang Wentian) (9) cũng là một trường hợp có liên quan: sau Hội nghị Tuân Nghĩa (ngày 15-18 tháng 1 năm 1935], đồng chí Mao nên được bầu vào chức vụ chủ tịch ĐCSTQ. Nhưng là một người khiêm tốn, đồng chí Mao đề nghị Trương vào chức chủ tịch. Trương đã nắm giữ chức vụ này trong 10 năm cho đến Quốc hội lần thứ 7, bầu đồng chí Mao vào chức vụ đó. Năm 1959, Trương tham gia vào nhóm chống Đảng, gồm Bành Đức Hoài và Hoàng Khắc Thành (10). Ba mươi hai năm trong lịch sử 45 năm của ĐCS Trung Quốc, tức là trước hội nghị Tuân Nghĩa, ĐCSTQ đã bị các nhà lãnh đạo sai lầm dẫn dắt. Tuy nhiên, Cách mạng Trung Quốc đã thành công. Tình hình đã khác dưới sự lãnh đạo của đồng chí Mao Trạch Đông và đồng chí Lâm Bưu là người kế nhiệm. Trong một bối cảnh lớn hơn, phong trào Cộng sản quốc tế kể từ khi Marx, Engels, và Lenin cũng đã bị các nhà lãnh đạo sai lầm dẫn dắt. Tuy nhiên, thực tế này đã không ngăn các đảng cách mạng phát triển. Do đó, yếu tố quyết định là chính sách đúng đắn của mỗi bên, như trong chiến tranh nhân dân của các ông. Cách mạng xã hội chủ nghĩa của chúng tôi được thực hiện trong trường hợp không đổ máu, cũng đã chứng minh điều này. ———————————————– Ghi chú: 1. Trần Vĩnh Quý: là một nông dân từ Đại Trại, một ngôi làng miền núi cằn cỗi và nghèo nàn ở tỉnh Sơn Tây. Trong thập niên 1960, Đại Trại và Trần Vĩnh Quý trở thành mô hình của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa Trung Quốc ở nông thôn. Sau này ông Trần trở thành ủy viên Bộ Chính trị ĐCSTQ và là Phó Thủ tướng Trung Quốc. 2. Trần Bá Đạt: là người đứng đầu “Nhóm Cách mạng văn hóa”, và là ủy viên Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ. 3. Vi Quốc Thanh: lúc đó là người đứng đầu Ủy ban Cách mạng Trung Quốc tỉnh Quảng Tây, giáp biên giới Việt Nam. Đầu thập niên 1950, ông đứng đầu nhóm quân đội Trung Quốc cố vấn cho Việt Nam. 4. Trần Độc Tú: là một trong những người sáng lập đảng Cộng sản Trung Quốc, nhưng sau đó bị trục xuất khỏi đảng vì “những sai lầm hữu khuynh” của ông. 5. Cù Thu Bạch: là lãnh đạo ĐCSTQ cuối thập niên 1920, đã phạm “những sai lầm tả khuynh”. 6. Hướng Thiên Phát: được bầu làm Tổng Bí thư ĐCSTQ năm 1928 phần lớn là nhờ lý lịch công nhân của ông. Sau bị Quốc Dân đảng bắt và xử tử. 7. Lý Lập Tam: là một lãnh đạo ĐCSTQ đã phạm “những sai lầm tả khuynh” đầu thập niên 1930. 8. Vương Minh: còn gọi là Trần Thiệu Vũ, là lãnh đạo ĐCSTQ, từng lãnh đạo Đảng sau khi trở về từ Moscow vào đầu thập niên 1930. Theo lịch sử chính thức của ĐCSTQ, ông đã phạm cả hai đều sai lầm “tả khuynh” và “hữu khuynh”. 9. Trương Văn Điền: là một cựu lãnh đạo ĐCSTQ đã bị thanh trừng cùng với Bành Hoài Đức năm 1959. 10. Hoàng Khắc Thành: là Tham Mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc và là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc trước khi bị thanh trừng cùng với Bành Hoài Đức vào năm 1959. Ngọc Thu dịch từ: www.wilsoncenter.org/index.cfm?topic_id=1409&fuseaction=va2.document&identifier=5034C9E5-96B6-175C-9744AB37C5B35708&sort=Subject&item=Chinese%20Communist%20Party,%20CCP Thảo luận giữa Mao Trạch Đông, Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên GiápVõ Nguyên Giáp CWIHP 11-04-1967 Mô tả: Mao Trạch Đông khuyến khích Phạm Văn Đồng tiếp tục chiến đấu và ca ngợi Việt Nam về khả năng phục hồi, không những trong cuộc chiến chống lại người Mỹ, mà còn chống Pháp và Nhật. Phạm Văn Đồng: Chúng tôi rất vui khi thấy Mao Chủ tịch khỏe mạnh. Mao Trạch Đông: Chỉ bình thường, không khỏe lắm … Trong tất cả các ông ở đây, có ai từ miền Nam không? Võ Nguyên Giáp: Đồng chí Phạm Văn Đồng là người miền Nam. Phạm Văn Đồng: Quê tôi ở tỉnh Quảng Ngãi [miền Trung Việt Nam], nơi mà mọi người đang chiến đấu dữ dội chống lại kẻ thù. Võ Nguyên Giáp: Chỉ trong một năm, người dân Quảng Ngãi bắn rơi gần 100 máy bay trực thăng. Họ đang chiến đấu rất ác liệt để chống lại quân đội bù nhìn, quân Mỹ và Nam Hàn. Mao Trạch Đông: Khi các ông chiến đấu, các ông có được kinh nghiệm, các ông hiểu được quy luật. Nếu các ông không chiến đấu các ông sẽ không có được kinh nghiệm, sẽ không biết được quy luật … Nhiều hay ít, nó tương tự như kháng chiến chống Pháp của các ông. Phạm Văn Đồng: Hiện tại, chúng tôi chiến đấu tốt hơn và trận chiến hiện nay thì khốc liệt hơn. Mao Trạch Đông: Vì vậy, tôi mới nói bây giờ các ông biết quy luật. Phạm Văn Đồng: Chúng tôi mới bắt đầu có được như vậy. Mao Trạch Đông: Vấn đề dĩ nhiên là trong quá trình tiến triển, những thay đổi có thể xảy ra. Những năm khó khăn nhất là 1956-1959 … Năm 1960 có một số thay đổi thuận lợi. Từ 1960-1961, các lực lượng vũ trang vẫn còn nhỏ. Nhưng trong năm 1963 và 1964, tình hình đã thay đổi. Và bây giờ, năm 1965 và 1966, các ông đã hiểu rõ quy luật hơn, dựa trên kinh nghiệm chiến đấu chống Pháp, Nhật, và hiện nay là quân đội Mỹ. Các ông cũng đã chiến đấu chống Nhật, phải không? Võ Nguyên Giáp: Có, chúng tôi đã chống Nhật nhưng không nhiều, chỉ trong một cuộc chiến tranh du kích với quy mô nhỏ. Trong cuộc chiến của chúng tôi chống lại người Mỹ, chúng tôi luôn nhớ lời của các ông: cố gắng bảo tồn và phát triển lực lượng, vững chắc tiến về phía trước. Mao Trạch Đông: Chúng tôi có một câu châm ngôn: “nếu bạn giữ cho núi được xanh, bạn sẽ không bao giờ phải lo thiếu củi“, Hoa Kỳ sợ chiến thuật của các ông. Họ mong các ông sẽ đưa các lực lượng bình thường ra chiến đấu, để họ có thể tiêu diệt các lực lượng chính của các ông. Nhưng các ông đã không bị lừa. Chiến đấu một cuộc chiến tranh tiêu hao giống như đang ăn: [cách tốt nhất] là không cắn một miếng quá lớn. Chiến đấu với quân đội Hoa Kỳ, các ông có thể cắn một miếng cỡ như một trung đội, một đại đội, hoặc một tiểu đoàn. Đối với quân đội chế độ bù nhìn, các ông có thể cắn cỡ một trung đoàn. Nghĩa là chiến đấu tương tự như đang ăn, các ông nên cắn một miếng sau một miếng khác. Sau cùng, chiến đấu không phải là một nhiệm vụ quá khó. Cách tiến hành cũng tương tự như cách các ông ăn. … Người ta nói với tôi rằng các ông muốn xây một đường sắt 100 km mới, các đối tác Trung Quốc của chúng tôi đồng ý giúp các ông? Chu Ân Lai: Chúng tôi đã thảo luận về vấn đề này. Một số người sẽ được gửi [tới Việt Nam] để thực hiện một nghiên cứu khả thi. Mao Trạch Đông: Không quá dài, ngắn hơn khoảng cách từ Bắc Kinh tới Thiên Tân. Phạm Văn Đồng: Chúng tôi sẽ thực hiện các nghiên cứu khả thi cùng với các đồng chí Trung Quốc. Mao Trạch Đông: Được rồi, vì lợi ích chiến tranh. Còn vấn đề cung cấp lương thực thì sao? Chu Ân Lai: Chúng tôi đã trao đổi với đồng chí Lý Tiên Niệm (1). Chúng tôi sẽ cung cấp 100.000 tấn gạo, 50.000 tấn ngô. Phạm Văn Đồng: Nên chỉ trong năm nay, Trung Quốc đã giúp Việt Nam khoảng 500.000 tấn lương thực. Sự giúp đỡ này là rất lớn. Mao Trạch Đông: Chúng tôi có thể giúp các ông. Năm ngoái chúng tôi được mùa. Phạm Văn Đồng: Cảm ơn Mao Chủ tịch. Mao Trạch Đông: Nếu ông muốn nói lời cảm ơn, ông nên nói với nông dân chúng tôi … Sau này, khi ông ăn tối với đồng chí Chu, ông có thể hỏi đồng chí Vĩ Quốc Thanh về việc đồng chí ấy đã bị Hồng Vệ binh chỉ trích như thế nào. Tôi biết đồng chí Vĩ vì đồng chí ấy thường xuyên thăm và báo cáo cho tôi khi đồng chí ấy trở lại từ các chuyến làm việc ở Việt Nam. Ai hiện là đại sứ mới của Việt Nam [tại Bắc Kinh]? Chu Ân Lai: Đồng chí Ngô Minh Loan (2). Mao Trạch Đông: [Loan] thuộc nhân vật [Trung Quốc] nào? Chu Duy Quần: Giống chim Phượng Hoàng. Mao Trạch Đông: loại chim này rất mạnh. Phạm Văn Đồng: Đồng chí Loan sẽ cố gắng hết sức để tiếp tục công việc của đồng chí Trần Tử Bình (3), nghĩa là, tăng cường tình hữu nghị giữa hai nước. Mao Trạch Đông: Tôi lấy làm tiếc vì đồng chí Trần Tử Bình qua đời. Phạm Văn Đồng: Chúng tôi cũng rất đau buồn về chuyện này. Mao Trạch Đông: Ông ấy bị bệnh gì vậy? Phạm Văn Đồng: Cùng loại bệnh mà ông ấy bị trước và sau khi trở về nhà, ổng quá bận rộn. Võ Nguyên Giáp: Ông ấy qua đời sau khi bị cảm nặng. Ổng ở cùng bệnh viện với Đại sứ Chu Kỳ Vân. Chu Duy Quần: Bệnh viện Hữu nghị. Tôi cũng bị cao huyết áp. Phạm Văn Đồng: Hôm nay, chúng tôi thực hiện chuyến viếng thăm đáp lễ với các ông, Mao Chủ tịch, Phó Chủ tịch Lâm [Bưu] và các đồng chí khác. Một lần nữa, cảm ơn các ông rất nhiều. … Mao Trạch Đông: Các ông đã dũng cảm chiến đấu ở cả hai miền Nam Bắc. Phạm Văn Đồng: Đó là vì chúng tôi đang học tư duy quân sự của Mao Chủ tịch. Mao Trạch Đông: Không nhất thiết như vậy. Không có nó, các ông vẫn có thể giành được chiến thắng. Trong quá khứ, các ông chiến đấu chống Nhật, Pháp. Bây giờ các ông đang chiến đấu chống Mỹ. Phạm Văn Đồng: Cám ơn chính sách quân sự của Đảng chúng ta và cũng cám ơn tư duy quân sự của Mao Trạch Đông. … Võ Nguyên Giáp: Tôi còn nhớ, một thời trong cuộc kháng chiến chống Pháp, đồng chí Chu đã gửi Hồ Chủ tịch một bức điện như thế này: “Bây giờ không phải là thời điểm thích hợp để có một giải pháp hòa bình. Ông nên tiếp tục chiến đấu”. [Ghi chú: ông Giáp đề cập đến cuối năm 1949 hoặc tháng 1 năm 1950]. Chu Ân Lai: Vào thời điểm đó, Pháp sắp công nhận chúng tôi. Nhưng vì chúng tôi công nhận Việt Nam, họ đã phớt lờ chúng tôi. Như Lênin đã dạy, các nước lớn có trách nhiệm khuyến khích cuộc cách mạng thế giới. Lúc đó cuộc cách mạng thắng lợi tại Nga, nên Lênin nghĩ tới Trung Quốc và Ấn Độ. Bây giờ, mong muốn của Lênin đã có được phân nửa: cuộc cách mạng Trung Quốc đã thành công. Tuy nhiên, thực tế chưa phát triển theo cách mà mọi người muốn. Một số nước nhỏ hơn đã có được chiến thắng trước đó. Chiến thắng tại Triều Tiên có được theo sau chiến thắng ở Việt Nam. —————————————— Ghi chú: 1. Lý Tiên Niệm là Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, và là Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính của Trung Quốc. 2. Ngô Minh Loan là Ủy viên dự khuyết Đảng Lao Đông Việt Nam từ năm 1960-1976, và là Đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh từ năm 1967-1969. Đã từng giữ chức Thứ trưởng Bộ Công Cghiệp nhẹ từ năm 1959-1967. Năm 1968, viếng thăm Pakistan như là “đặc phái viên” và đã hội đàm với Tổng thống Ayub Khan. Từ năm 1969-1971 Bộ trưởng Bộ Lương thực và Thực phẩm, giữ chức Bộ trưởng đến năm 1976. 3. Trần Tử Bình (bí danh Phạm Văn Phu) (1907-1967), thành viên lâu đời của Đảng Cộng sản Đông Dương, Tổng Thanh tra Quân đội Nhân dân Việt Nam trong ba năm thời Chiến tranh Đông Dương. Trần Tử Bình kế nhiệm Hoàng Văn Hoan làm đại sứ Bắc Việt tại Trung Quốc từ năm 1957 và phục vụ cho đến khi mất năm 1967; Ngô Minh Loan thay thế. Ngọc Thu dịch từ: www.wilsoncenter.org/index.cfm?topic_id=1409&fuseaction=va2.document&identifier=5034C9C6-96B6-175C-96D86CF8502CADDD&sort=Collection&item=The%20Vietnam%20%28Indochina%29%20War%28s%29———————————————————– CWIHP Chu Ân Lai nói chuyện với Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp11-04-1967 Trung Quốc có một câu châm ngôn nổi tiếng: chỗ đánh dấu 90 dặm là nửa chặng đường của cuộc hành trình dài 100 dặm. Có nghĩa là du khách đã đi được 90 dặm và còn 10 dặm nữa là xong. Nhưng 10 dặm còn lại là chặng đường khó khăn nhất cho người lữ hành. Leo núi cũng tương tự như vậy. Ví dụ như leo núi Hy Mã Lạp Sơn, đoạn cuối cùng là khó khăn nhất. Chúng tôi tin rằng, chắc chắn các ông sẽ giành thắng lợi cuối cùng. Chúng tôi sẽ vận động nhân dân cả thế giới hỗ trợ các ông giành chiến thắng. Tuy nhiên, Liên Xô chắc chắn muốn các ông dừng lại nửa chừng. Họ đã làm như vậy dưới thời Stalin. Sau khi Nhật đầu hàng năm 1945, Hoa Kỳ hỗ trợ Tưởng Giới Thạch. Lúc đó, Liên Xô chịu tổn thất lớn trong chiến tranh. Họ đã ký kết thỏa thuận Yalta, chia khu vực ảnh hưởng với Hoa Kỳ. Thoả thuận Yalta là sai. Về chiến thuật, thỏa thuận này hợp lý, nhưng về chính sách, thì không đúng. Việc cho nổ hai quả bom nguyên tử đặc biệt đã gây sốc cho Liên Xô. Liên Xô đã sẵn sàng ký một thỏa thuận với Tưởng Giới Thạch, công nhận thực tế rằng Hoa Kỳ có phạm vi ảnh hưởng lớn nhất ở Trung Quốc. Ngược lại, Liên bang Xô viết muốn duy trì lợi ích đặc biệt của Nga ở vùng Đông Bắc và Tân Cương và bảo vệ nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ. Lúc đó, Stalin đánh điện cho đồng chí Mao Trạch Đông, nói rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc nên hợp tác với Quốc Dân đảng thay vì bắt đầu một cuộc nội chiến và rằng nếu Đảng Cộng sản Trung Quốc phát động nội chiến, đất nước Trung Quốc sẽ bị hủy hoại. Rõ ràng là Liên Xô đã bị bom nguyên tử đe dọa. Chúng tôi nói rằng Stalin vẫn còn xứng đáng là một người Marxist-Leninist, vì ông ta có khả năng nhận ra lỗi lầm của mình. Sau khi giải phóng Thượng Hải, Lưu Thiếu Kỳ đến Moscow, nơi Stalin đã tự phê bình một cách âm thầm. Ông ta hỏi liệu bức điện tín ông gửi đến đồng chí Mao Trạch Đông hồi tháng 8 năm 1945 có làm suy yếu tiến trình chiến tranh giải phóng của Trung Quốc hay không. Lưu Thiếu Kỳ trả lời là không. Chắc chắn là không. Một lần, trong một bữa tiệc, Stalin đã nâng cốc, tuyên bố rằng ông ta đã già và rất sợ, sau khi chết những người đồng chí này (nói với Voroshilov, Molotov, Khrushchev và những người đang có mặt) sẽ sợ chủ nghĩa đế quốc. Bây giờ chúng ta có thể thấy rằng những tiên đoán của Stalin đã chứng minh đúng sự thật. Ngọc Thu dịch từ: www.wilsoncenter.org/index.cfm?topic_id=1409&fuseaction=va2.document&identifier=5034F877-96B6-175C-9AD7AA9CD813D0AA&sort=Collection&item=Vietnam%20%28Indochina%29%20War%28s%291973: Thảo luận giữa Chu Ân Lai và Hoàng thân SihanoukThảo luận giữa Chu Ân Lai và Hoàng thân Sihanouk24-01-1973 Mô tả: Chu Ân Lai bảo đảm không có sự can thiệp bên ngoài vào Campuchia và Lào.  Hình Norodom Sihanouk và hoàng hậu Monique Sihanouk đến Bắc Kinh sau khi viếng thăm Việt Nam. Được Chu Ân Lai đón tiếp tại phi trường. © Bettmann/CORBIS Chu Ân Lai: Theo như những gì mà phía Việt Nam nói với đại sứ của chúng tôi tại Hà Nội, cuộc đình chiến tại Việt Nam không bao gồm Campuchia và Lào. Đây là điểm thứ 7 trong thỏa thuận chín điểm ban đầu. Nhưng lần này thỏa thuận nêu rõ, rằng các vấn đề của ba nước Đông Dương nên được chính ba nước giải quyết. Điểm này không được đưa vào các dự thảo trước đó, và được đưa vào lần này. Nếu điều này đúng, thỏa thuận này tốt hơn so với thỏa thuận trước. Điều này có nghĩa là các nước khác không thể can thiệp vào [công việc của ba nước]. Ngọc Thu dịch từ: wilsoncenter.org/index.cfm?topic_id=1409&fuseaction=va2.document&identifier=5034CEF6-96B6-175C-909F7EB842A7B52B&sort=Collection&item=The%20Vietnam%20%28Indochina%29%20War%28s%29———– Thảo luận giữa Chu Ân Lai và Pen Nouth 02-02-1973 Mô tả: Chu Ân Lai đọc một tuyên bố của Mao Trạch Đông, bày tỏ chấp thuận sự rút quân của Mỹ. Chu Ân Lai: Mao Chủ tịch nói: rất tốt là thỏa thuận Việt – Mỹ để quân đội Mỹ rời khỏi Việt Nam. Thỏa thuận này là một thành công. Sau khi Mỹ rút quân, gồm cả lực lượng không quân, hải quân, và bộ binh Mỹ, sau khi Mỹ rút các căn cứ quân sự, để đối phó với Nguyễn Văn Thiệu thì rất dễ dàng. Tất cả binh lính của liên minh [của chế độ Sài Gòn] sẽ ra đi. Ví dụ, binh lính Nam Hàn đã bắt đầu ra đi. Tại sao Hoa Kỳ làm điều này? Với mục đích cút đi. Họ đã gửi rất nhiều quân lính tới Đông Dương và xài rất nhiều tiền ở đây, và vấn đề vẫn chưa được giải quyết. Và vấn đề mới xuất hiện liên tục. Cuối cùng thỏa thuận đã đạt được. Trong khi các binh sĩ Mỹ sẽ ra đi, thỏa thuận không chính thức và công khai yêu cầu quân đội Bắc Việt phải ra đi. Nguyễn Văn Thiệu đã thực sự lớn tiếng ồn ào chống lại Hoa Kỳ. Vì sự phản đối của Nguyễn Văn Thiệu, thỏa thuận này đã không được ký hồi tháng 10 năm ngoái. Dĩ nhiên, phe hữu khuynh ở Hoa Kỳ cũng không ủng hộ thỏa thuận. Ngoài ra, Lầu Năm Góc muốn chuyển đạn dược và vũ khí cho miền Nam Việt Nam, và với việc ký kết thỏa thuận, việc chuyển số hàng này không thể thực hiện. Do đó, việc ký thỏa thuận đã bị trì hoãn và một số lượng lớn đạn dược được chuyển đến miền Nam, Việt Nam. Nhưng Nguyễn Văn Thiệu không biết cách sử dụng nó. [Miền Bắc] Việt Nam không công nhận quân quân đội của mình là quân bên ngoài. Vào thời điểm này, Hoa Kỳ đã nhượng bộ. Nếu chưa có chiến thắng trên chiến trường, thì sẽ không có được ở bàn đàm phán. ——————————————– Ghi chú: Pen Nouth (1906-1985) Là cố vấn chính trị thân cận nhất của Sihanouk, làm thủ tướng từ năm 1948-1949, 1952-1955, 1958, 1961-62, và năm 1967-69. Ông cũng là người đứng đầu Chính phủ Hoàng gia Liên minh các dân tộc Campuchia, thành lập tại Bắc Kinh tháng 5 năm 1970, và chào đón Sihanouk khi ông trở về Campuchia vào năm 1975. Ngọc Thu dịch từ: www.wilsoncenter.org/index.cfm?topic_id=1409&fuseaction=va2.document&identifier=5034CF25-96B6-175C-913CEE7494ECD7EA&sort=Collection&item=Vietnam%20%28Indochina%29%20War%28s%29Thảo luận giữa Chu Ân Lai, Phạm Văn Đồng và Hoàng TùngCWIHP Mô tả: Chu Ân Lai đề nghị gửi thêm quân nhân vào Việt Nam, ông ta cũng chỉ trích báo chí Việt Nam viết về các cuộc xâm lược Việt Nam của Trung Quốc trong lịch sử. Chu Ân Lai: Còn về vấn đề thực tế báo chí Việt Nam thời gian gần đây đã đưa một số tài liệu về các cuộc xâm lược của các triều đại phong kiến Trung Quốc chống lại Việt Nam thì sao?  Hoàng Tùng (1920-2010) Hoàng Tùng: Không có tài liệu báo chí nào như thế. Tuy nhiên, một số viện nghiên cứu đang làm nghiên cứu về chủ đề lịch sử đó. Chu Ân Lai: Nhưng các ông đang nghiên cứu vấn đề này trong khi các ông đang tranh đấu chống lại Hoa Kỳ. [Các ông muốn] ám chỉ cái gì? … Chu Ân Lai: Chúng ta nên tận dụng con đường bộ cũng như tuyến đường biển qua ngả Campuchia. Tuy nhiên, tốt nhất là đường mòn Hồ Chí Minh, con đường chạy qua Lào vào miền Nam Việt Nam. Và chúng ta cũng nên tìm những con đường khác. Chúng tôi đồng ý điều mà các ông yêu cầu [liên quan tới] quân tiếp viện của chúng tôi về phòng không, để bảo vệ đường sắt, đường bộ của chúng tôi, và sự giúp đỡ của chúng tôi để xây dựng các con đường giao thông. Nhưng chúng tôi nghĩ rằng có những hạn chế về điều đó. Lực lượng này không phải là quân tình nguyện chiến đấu của chúng tôi. Họ là lực lượng hậu cần. Do đó, chúng ta có thể từ chối yêu cầu của một số nước gửi quân tình nguyện đến Việt Nam, [nói] rằng các tình nguyện Trung Quốc đã có mặt ở Việt Nam. Nếu nói rằng đã có quân tình nguyện Trung Quốc tại miền Bắc Việt Nam, thì Cuba, Algeria, và Liên Xô, vv…có thể yêu cầu phải có quân tình nguyện của họ tại Việt Nam. Chu Ân Lai: … chiến lược đã được xác định: tiến hành một cuộc chiến kéo dài ở miền Nam, ngăn chặn các cuộc chiến mở rộng ra miền Bắc và sang Trung Quốc … ý kiến cơ bản của tôi là chúng ta nên kiên nhẫn. Kiên nhẫn đồng nghĩa với chiến thắng. Kiên nhẫn có thể gây nhiều khó khăn hơn, đau khổ hơn cho các ông. Tuy nhiên, trời, đất sẽ không sụp đổ và con người không thể bị tận diệt hoàn toàn. Vì vậy, kiên nhẫn có thể được đền bù bằng chiến thắng, làm thay đổi lịch sử, khuyến khích các nước châu Á, châu Phi, và châu Mỹ Latinh, và làm giảm tầm quan trọng của đế quốc Mỹ. Chúng tôi đề nghị gửi một số nhân viên quân sự Trung Quốc phục vụ trong đội ngũ cán bộ chỉ huy, hậu cần, hóa học, kỹ thuật, các lực lượng huấn luyện chính trị, tổng số sẽ là 100 người, được tổ chức thành 4 hoặc 5 nhóm, đến miền Nam Việt Nam. Họ có thể đi xa tới tỉnh [Bình] Trị Thiên, Tây Nguyên, các vùng ngoại ô Sài Gòn, hoặc tới trung tâm vùng đồng bằng sông Cửu Long. ————————————————- Ghi chú: 1. Hoàng Tùng (1920-2010), Giám đốc Nhà Xuất bản Sự Thật của Đảng Cộng sản Đông Dương (ICP) trong Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất. Là Tổng Biên tập báo Nhân Dân (People’s Daily) từ năm 1951-1982 (có nguồn ghi từ năm 1954-1982: ND), từ năm 1960 là Phó và sau này là Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương Đảng Lao Động VN. Nghỉ hưu vào cuối thập niên 1980. Bản Anh ngữ: www.wilsoncenter.orgNgọc Thu (Bản tiếng Việt) Thảo luận giữa Chu Ân Lai và Nguyễn TiếnThảo luận giữa Chu Ân Lai và Nguyễn Tiến (1) CWIHP 12-04-1972 Mô tả: Chu Ân Lai bày tỏ sự ủng hộ Việt Nam trong việc đối mặt với nhiều vụ đánh bom của Mỹ. Chu Ân Lai: (Sau khi chấp nhận tuyên bố do chính phủ Bắc Việt ban hành ngày 11 tháng 4) Chúng tôi ghi nhận hồi đầu tháng 4, rằng Hoa Kỳ mở rộng oanh tạc và sử dụng tàu chiến để nã pháo vào lãnh thổ Bắc Việt (2). Họ cố sử dụng việc mở rộng đánh bom và mở rộng các mặt trận để ngăn ngừa thất bại của họ. Chắc chắn, điều này sẽ không có hiệu quả. Những người dân Đông Dương đang hợp lại với nhau và cùng nhau chiến đấu. Cho dù Hoa Kỳ sẽ đưa cuộc chiến này đi tới đâu đi nữa, họ sẽ chịu tổn thất từ những đợt tấn công lớn. Trung Quốc kiên quyết hỗ trợ lập trường nghiêm túc của chính phủ Bắc Việt, và sẽ cố gắng hết sức để hỗ trợ người dân Việt Nam thực hiện chiến tranh chống Mỹ đến cùng. Ghi chú: 1. Đại biện Việt Nam (Bắc Việt) tại Trung Quốc. 2. Ngày 16 tháng 4 năm 1972, hai tháng sau chuyến thăm của Nixon đến Bắc Kinh, máy bay ném bom Mỹ tấn công Hà Nội và Hải Phòng, lần đầu tiên kể từ năm 1968. ————-  Xuân Thủy, trưởng đoàn đàm phán của Hà Nội tại hòa đàm Paris, ngày 26-10-1972. © Bettmann/CORBIS Chu Ân Lai nói chuyện với Xuân Thủy 07-07-1972 Xuân Thủy: Bắc Việt chuẩn bị cho hai khả năng: một mặt sẵn sàng tiếp tục cuộc chiến và mặt khác không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào để đạt được một giải pháp thỏa thuận trên cơ sở hợp lý. Chu Ân Lai: Cho dù chiến tranh Việt Nam có tiếp tục hay kết thúc bằng một giải pháp thỏa thuận do sự nhượng bộ từ Hoa Kỳ, bốn tháng kể từ tháng 7 đến tháng 10 năm nay (*) sẽ là một giai đoạn quan trọng. (*) Xem Thêm: Ending the Vietnam War: The Vietnamese Communists’ Perspective – Chiến tranh Việt Nam kết thúc: Quan điểm của Cộng sản Việt Nam – tác giả: Cheng Guan Ang, trang 103-104. Ngọc Thu dịch từ: wilsoncenter.org ————— Chiến tranh Việt Nam kết thúc: Quan điểm của Cộng sản Việt Nam – Ending the Vietnam War: The Vietnamese Communists’ Perspective – tác giả: Cheng Guan Ang, trang 103-104.  Hình Lê Đức Thọ gặp Henry Kissinger ngày 23-01-1972 tại vườn khu biệt thự của Gif-Sur-Yvette, Pháp. Đứng giữa là thông dịch viên người Pháp Gif-sur-Yvette.© Bettmann/CORBIS Cuộc họp Lê Đức Thọ – Kissinger lần thứ mười bốn (ngày 19-07-1972) Ngày 7 tháng 7 năm 1972, khi Xuân Thủy gặp Chu Ân Lai để cung cấp thông tin mới nhất cho ông ta về các cuộc đàm phán ở Paris, ông ta nói với Chu Ân Lai rằng, Hà Nội tiếp tục chuẩn bị chiến đấu chống Mỹ nhưng sẽ không từ bỏ bất kỳ cơ hội nào để tìm một giải pháp trên cơ sở “các cuộc đàm phán hợp lý”. Theo quan điểm của Chu Ân Lai, cho dù cuộc chiến tranh tiếp tục hoặc có thể giải quyết một cách hòa bình sẽ được xác định trong “bốn tháng quan trọng, từ tháng 7 đến tháng 10 [năm 1972]”. Khi Lê Đức Thọ gặp Chu Ân Lai vào ngày 12 tháng 7, Thọ dường như có lập trường cứng rắn hơn Xuân Thuỷ. Theo Lê Đức Thọ: “Chúng tôi vẫn nghĩ đến một chính phủ mà không có Thiệu” và “chúng tôi đang yêu cầu Thiệu từ chức. Nếu ông ta không từ chức, chúng tôi sẽ không nói chuyện với chính phủ Sài Gòn”. Chu Ân Lai cố gắng thuyết phục Lê Đức Thọ rằng, cần thiết để nói chuyện với Nguyễn Văn Thiệu và ông ta đã đưa ra một số ví dụ để minh họa lý do tại sao. Chu Ân Lai lý luận rằng, không thể được đạt được điều gì, nếu Cộng sản Trung Quốc từ chối nói chuyện với Tưởng Giới Thạch trong nội chiến Trung Quốc. Ở Bắc Triều Tiên, Kim Nhật Thành cũng đã cố gắng để nói chuyện trực tiếp với Park Chung Hee. Thay thế ông Thiệu có nghĩa là vẫn có “chính sách của Thiệu mà không có ông ta”. Ý kiến của Lê Đức Thọ về một chính phủ ba thành phần có thể là Dương Văn Minh. Quan điểm của Chu Ân Lai là một chính phủ liên minh có thể được thành lập, nhưng vẫn sẽ phải quay lại chiến đấu sau đó. Điểm mấu chốt là “kéo dài thời gian” để Bắc Việt phục hồi sức mạnh và trở nên mạnh hơn, trong khi kẻ thù trở nên yếu hơn. Quyết định về chiến lược mới đầu tháng 7 năm 1972, Lê Đức Thọ gặp Kissinger vào ngày 19 tháng 7 năm 1972 cho cuộc họp kín lần thứ mười bốn của họ. Đây là lần đầu tiên cuộc họp của họ được công bố. Thọ và các đồng sự của ông ta tham dự cuộc họp này với một thái độ tích cực hơn. Để bắt đầu, họ muốn biết ý định của Mỹ kể từ cuộc họp lần trước vào ngày 2 tháng 5 năm 1972. Họ cũng muốn cho Kissinger biết họ có “quyết tâm và thiện chí”. Tại cuộc họp, Kissinger đưa ra đề nghị năm điểm. Thọ từ chối đề nghị, rằng nó không cụ thể lắm. Một lần nữa, ông ta đã nêu vấn đề Thiệu từ chức, thời gian bầu cử ở miền Nam Việt Nam và hạn chót cho việc rút toàn bộ lực lượng Hoa Kỳ. Mặc dù không có gì được giải quyết (không ai mong đợi bất kỳ đột phá nào tại cuộc họp này), chắc chắn dễ chịu hơn và tích cực hơn nhiều so với cuộc họp trước đó. Cả hai bên đã kết thúc bằng cách đồng ý sớm gặp lại sau đó, hoặc vào ngày 31 tháng 7 hoặc ngày 1 tháng 8 năm 1972. Ngọc Thu 1970: Thảo luận giữa Chu Ân Lai và Nguyễn Thị Bình Hiệp định Geveva 1954. Ảnh AFP/Getty CWIHP 17-06-1970 Mô tả: Chu Ân Lai bảo đảm với Nguyễn Thị Bình rằng chiến thắng ở Việt Nam là có thể, mặc dù [chiến tranh] mở rộng. Chu Ân Lai: Chúng tôi đã chiến đấu trong chiến tranh Triều Tiên suốt thời [Tổng thống Mỹ] Truman. Hoa Kỳ đã cố gắng lợi dụng [thực tế] Trung Quốc vừa mới được giải phóng để bắt đầu một cuộc chiến tranh xâm lược. Mao Chủ tịch nói rằng, khi các ông tiến tới Sông Yalu, chúng tôi không thể không can thiệp. Nếu chúng tôi thất bại trong việc hỗ trợ Bắc Triều Tiên, Bắc Triều Tiên sẽ bị thua, rơi vào tay Hoa Kỳ. Lúc đó, thực sự chúng tôi không chắc chắn kết quả [sự can thiệp của chúng tôi]. Tuy nhiên, Mao Chủ tịch nói, người dân Trung Quốc có quyền hỗ trợ Triều Tiên. Nếu chúng tôi bị đẩy lùi, chúng tôi có thể chiến đấu trở lại. Trước tiên, chúng tôi chiến đấu chống lại quân đội bù nhìn. Nhưng khi trận chiến bắt đầu, chúng tôi đọ sức với quân Mỹ. Sau 2-3 chiến dịch, [chúng tôi thấy Mỹ] không mạnh. Có đúng không khi quý vị cũng có kinh nghiệm trưởng thành từ yếu thành mạnh, và quý vị đã chiến đấu một cuộc chiến thậm chí còn lớn hơn so với chiến tranh [Triều Tiên]. Đây là sự thật Mao Chủ tịch đã tiết lộ trong tuyên bố ngày 25 tháng 5 của ông ấy: Không nhất thiết một nước nhỏ phải sợ một nước lớn, một nước lớn đôi khi sợ một nước nhỏ. Trung Quốc không phải là một nước nhỏ, nhưng lúc [Chiến tranh Triều Tiên], là một nước yếu. Vì vậy, miễn là chúng tôi dám cầm vũ khí chiến đấu, cuối cùng chúng tôi có thể sử dụng một cuộc chiến cách mạng để đánh bại chiến tranh xâm lược. Chiến tranh Triều Tiên đã chứng minh điểm này. Chiến tranh Việt Nam sẽ tiếp tục chứng minh điều đó. Bây giờ chiến tranh đã lan rộng sang Campuchia và toàn cõi Đông Dương. Không phải do quý vị, cũng không phải do hoàng thân Sihanouk, không phải do Trung Quốc có kế hoạch mở rộng. Đó là do Hoa Kỳ đã làm điều đó. Tốt, hãy để cho chiến tranh mở rộng. Trong quá khứ, chỉ những khu vực ở bờ đông của sông Mekong là nơi trú ẩn. Bây giờ toàn bộ Campuchia trở thành nơi trú ẩn, và toàn Đông Dương trở thành nơi trú ẩn, chưa kể một nơi trú ẩn lớn tồn tại – đó là Trung Quốc. Ngọc Thu dịch từ: wilsoncenter.org/index.cfm?topic_id=1409&fuseaction=va2.document&identifier=5034CDFC-96B6-175C-994D6A08DD405E8A&sort=Collection&item=Vietnam%20%28Indochina%29%20War%28s%29 ———————————————– CWIHP Thảo luận giữa Chu Ân Lai và Trịnh Đình Thảo 23-07-1970 Mô tả: Chu Ân Lai bàn về thuận lợi và khó khăn trong việc ký hiệp định Geneva. Chu Ân Lai: Có cả thuận lợi và khó khăn liên quan đến việc chúng tôi ký hiệp định Geveva [năm 1954]. Về thuận lợi, miền Bắc Việt Nam có được một thời kỳ ổn định, cho phép thực hiện xây dựng xã hội chủ nghĩa. Về khó khăn, những người lính miền Nam Việt Nam rút về miền Bắc. Một số lính ở Campuchia cũng rút về miền Bắc. Tại Lào, chỉ hai tỉnh Xâm Neua và Phong Saly được chỉ định là khu vực tập trung cho các lực lượng cách mạng. Lúc đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã miễn cưỡng. [Viên chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Walter Bedell] Smith từ chối ký vào hiệp định. Lúc đó, chúng tôi có hai lựa chọn, hoặc là ký [hiệp định] hoặc không ký [hiệp định] nếu Hoa Kỳ không ký. Sau khi tham khảo ý kiến với các nước xã hội chủ nghĩa, chúng tôi tin rằng tốt hơn nên ký. Sau đó Mao Chủ tịch nói rằng, nên cân nhắc lựa chọn không ký vào [hiệp định]. Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Lê Duẩn và Phạm Văn Đồng đều nói rằng dường như [ký] được lợi nhiều hơn hại. Nhìn lại, trong một thời gian người dân ở miền Nam Việt Nam phải chịu đựng, nhưng cũng có một cái gì đó tốt đẹp trong gian khổ, khi người dân miền Nam tự phát đứng lên chiến đấu. Hoàn toàn dựa vào sức mạnh của chính họ, họ đã tạo ra tình hình hôm nay. —————————————– Ghi chú: 1. Trịnh Đình Thảo: là Phó Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, lúc đó đang dẫn đầu phái đoàn “Liên minh Quốc gia, Lực lượng Dân chủ và Hòa bình Việt Nam” đến thăm Trung Quốc. Ngọc Thu dịch từ: www.wilsoncenter.org/index.cfm?topic_id=1409&fuseaction=va2.document&identifier=5034CE1B-96B6-175C-9D8515B8E5A919AF&sort=Collection&item=Vietnam%20%28Indochina%29%20War%28s%29Ngọc Thu
|
|
|
Post by Can Tho on Apr 3, 2014 4:07:49 GMT 9
Thảo luận giữa Chu Ân Lai và Phạm Văn ĐồngLời người dịch: Các tài liệu này, có khi dài 1 trang, cũng có khi dài gần 20 trang. Nhưng các thông tin trong đó đều có liên quan với nhau và liên quan tới vai trò của Liên Xô, Trung Quốc trong cuộc chiến VN, cũng như VN “đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc, cho các nước xã hội chủ nghĩa và cả nhân loại”. Tất cả các bài này có liên quan đến âm mưu của TQ thôn tính VN, khi Mao Trạch Đông tuyên bố hồi tháng 8 năm 1965, tại cuộc họp Bộ Chính trị BCH Trung ương ĐCS Trung Quốc: “Chúng ta phải giành cho được Đông Nam Á, gồm cả miền Nam Việt Nam, Thailand, Miến Điện, Malaysia, Singapore… Một vùng như Đông Nam Á rất giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản, xứng đáng với sự tốn kém cần thiết để chiếm lấy”.Theo ông Ilya Guiduk, nhà sử học người Nga, cho biết, số tài liệu này xuất phát từ cơ quan lưu trữ hồ sơ của Liên Xô. Khi Liên Xô sụp đổ, Nga đã tạo điều kiện cho các tổ chức khoa học tiếp xúc các tài liệu này. Trung tâm lưu trữ hồ sơ hiện hành (tên sau khi Liên Xô sụp đổ) đã ký thoả thuận với Trung tâm Wilson (và Viện hàn lâm khoa học Nga), cho phép các cơ quan này tiếp cận các tài liệu. Họ đã phân loại số tài liệu này và dịch ra tiếng Anh. —————————————————- “Cold War International History Project” – CWIHP 09-10-1965 Mô tả: Chu Ân Lai nói với Phạm Văn Đồng không hỗ trợ ý kiến về các tình nguyện viên Liên Xô đến Việt Nam và thảo luận về sự tham gia của Campuchia trong chiến tranh. Chu Ân Lai: … Trong thời kỳ Khrushchev nắm quyền, Liên Xô không thể chia rẽ chúng ta vì Khrushchev đã không giúp các ông nhiều. Bây giờ Liên Xô đang giúp các ông. Nhưng sự giúp đỡ của họ không phải thật lòng. Mỹ rất thích điều này. Tôi muốn nói cho ông biết ý kiến của tôi. Tốt hơn là không cần sự trợ giúp của Liên Xô. Đây có thể là ý kiến của những người cánh tả quá khích. Tuy nhiên, đó là ý của tôi, không phải của Trung ương Đảng CSTQ. Phạm Văn Đồng (1906-2000) … Bây giờ, vấn đề các tình nguyện viên quốc tế đến Việt Nam sẽ rất phức tạp. Nhưng như ông đã đề cập đến vấn đề này, chúng ta sẽ thảo luận và lúc đó ông có thể đưa ra quyết định của mình. Như ông hỏi ý kiến của tôi, tôi muốn nói với ông một điều sau đây: Tôi không ủng hộ ý kiến về các tình nguyện viên của Liên Xô đến Việt Nam, tôi cũng không [hỗ trợ] sự viện trợ của Liên Xô cho Việt Nam. Tôi nghĩ không có viện trợ thì tốt hơn. Đó là ý kiến của riêng tôi, không phải ý kiến của Trung ương Đảng. Đồng chí Peng Zhen và La Ruiqing (2) có mặt ở đây hôm nay cũng đồng ý với tôi. [Đối với] Việt Nam, chúng tôi luôn muốn giúp đỡ. Trong tâm trí của chúng tôi, suy nghĩ của chúng tôi, chúng tôi không bao giờ nghĩ đến việc bán đứng Việt Nam. Nhưng chúng tôi luôn sợ những người theo chủ nghĩa xét lại đứng giữa chúng ta (3). Chu Ân Lai: … chiến tranh đã mở rộng ra ở miền Bắc Việt Nam. Do đó, Lào và Campuchia không thể không tham gia. Sihanouk hiểu điều đó. Khi chúng tôi đang đi tham quan ở Dương Tử, tôi hỏi ông ấy, làm thế nào đối phó với tình trạng này và liệu ông ấy có cần vũ khí hay không. Hiện nay, Trung Quốc đã cung cấp cho Campuchia 28.000 khẩu vũ khí. Sihanouk nói với tôi rằng số lượng này đủ để trang bị cho các lực lượng thường xuyên và cấp tỉnh của Campuchia và rằng tất cả vũ khí của Mỹ đã được thay thế. Tôi cũng hỏi ông ta xem liệu ông ta có cần thêm vũ khí không. Sihanouk trả lời rằng, bởi vì ông ấy không có đủ khả năng để gia tăng quân số, các loại vũ khí này đã đủ. Ông ấy chỉ yêu cầu máy bay chống pháo và vũ khí chống tăng. Đó là những gì ông ấy trả lời câu hỏi của tôi về vũ khí. Ông ấy cũng nói thêm rằng nếu chiến tranh bùng nổ, ông ấy sẽ rời khỏi Phnom Penh, đến các vùng nông thôn, nơi ông ấy đã xây dựng các căn cứ. Năm ngoái, Chủ tịch Lưu [Thiếu Kỳ] nói với Sihanouk: “đánh nhau quy mô lớn ở nước ông không bằng [đánh nhau] ở biên giới của chúng tôi”. Nếu Hoa Kỳ tấn công dọc biên giới Trung Quốc, Trung Quốc sẽ đưa các lực lượng tới đó, do vậy, làm giảm gánh nặng cho Campuchia. Bây giờ Sihanouk đã hiểu và chuẩn bị để về nông thôn và để lấy lại các vùng thành thị khi có điều kiện thuận lợi. Đó là những gì ông ấy nghĩ. Tuy nhiên, liệu các cán bộ của ông ta có thể thực hiện chính sách này hay không, lại là chuyện khác. Những thay đổi về tình hình này cho thấy, rằng Sihanouk đã chuẩn bị để hành động trong trường hợp có một cuộc xâm lược của Mỹ. Hiện nay, Sihanouk hỗ trợ mạnh mẽ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, bởi vì ông ta biết rằng các ông càng chiến đấu chống Mỹ thì dân Campuchia càng bớt gặp khó khăn hơn. Hơn nữa, Sihanouk hiểu rằng ông ta cần Trung Quốc. Nhưng cùng lúc, Sihanouk không muốn đứng về phía bên nào, bởi vì ông ta sợ mất sự hỗ trợ của Pháp, làm mất vị trí trung lập của ông ta. Ít ra, những gì ông ta nói cho thấy, ông ta có vẻ suy nghĩ và hiểu được tính logic của chiến tranh: nếu Hoa Kỳ mở rộng chiến tranh tới Bắc Việt, thì Hoa Kỳ sẽ mở rộng khắp nơi Đông Dương (4). —————————————– Ghi chú: 1. Phạm Văn Đồng nói chuyện với Chu Ân Lai tại Bắc Kinh trước khi ông ta đi thăm Moscow. Đây là cuộc họp thứ ba của phái đoàn Việt Nam tại Bắc Kinh. 2. Luo Ruiqing là Ủy viên Ban Bí thư Trung ương Đảng và là Tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc cho đến khi bị thanh trừng vào tháng 12 năm 1965. 3. Trong cuộc hội đàm tổ chức tại Quảng Đông, ngày 8 tháng 11 năm 1965, Chu Ân Lai nói với Hồ Chí Minh rằng, “Mục đích của Liên Xô viện trợ cho Việt Nam là: (a) để cô lập Trung Quốc (b) cải thiện quan hệ Xô-Mỹ, (c) tiến hành các hoạt động lật đổ cũng như hành vi phá hoại, gây khó khăn cho Trung Quốc, và cũng có thể cho Việt Nam”. 4. Buổi nói chuyện này được xem như mối quan hệ tam giác giữa ĐCS Trung Quốc, Việt Nam, và Campuchia. Pol Pot (1923-1998) trở thành Tổng Bí thư Đảng Lao động Campuchia hồi năm 1963 (sau đó đổi tên thành Đảng Cộng sản Campuchia, và nói chung được gọi là Khơ-me đỏ), đã đến Hà Nội vào tháng 6 năm 1965 và đi đến Bắc Kinh vào cuối năm 1965. Ông ta đã gặp các nhà lãnh đạo đảng lỗi lạc của hai nước. Các bất đồng nghiêm trọng đã nảy sinh giữa ông ta và Lê Duẩn ở Hà Nội: Xem thên Thomas Engelbert và Christopher E. Goscha, “Falling Out Of Touch: Một nghiên cứu chính sách Cộng sản Việt Nam về một phong trào Cộng sản Campuchia đang trỗi dậy, 1930-1975” (Clayton, Victoria, Australia: Đại học Monash , 1995); và David Chandler, “Brother Number One: Tiểu sử chính trị của Pol Pot” (Boulder, CO: Westview, 1992), trang 73-77. Trong giai đoạn này, Pol Pot muốn đấu tranh vũ trang ở Campuchia, nhưng tại thời điểm này cả Việt Nam và Trung Quốc luôn muốn tránh bất kỳ cuộc đấu tranh nào chống lại Sihanouk. Họ muốn thấy Sihanouk tiếp tục chính sách trung lập của ông ta hơn, và nếu Hoa Kỳ can thiệp vào Campuchia, họ hy vọng rằng Sihanouk và những người cộng sản Campuchia sẽ tham gia lực lượng. Nguồn: www.wilsoncenter.orgThảo luận giữa Mao Trạch Đông và Hồ Chí MinhLời người dịch: Các tài liệu này, có khi dài 1 trang, cũng có khi dài gần 20 trang. Nhưng các thông tin trong đó đều có liên quan với nhau và liên quan tới vai trò của Liên Xô, Trung Quốc trong cuộc chiến VN, cũng như VN “đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc, cho các nước xã hội chủ nghĩa và cả nhân loại”. Tất cả các bài này có liên quan đến âm mưu của TQ thôn tính VN, khi Mao Trạch Đông tuyên bố hồi tháng 8 năm 1965, tại cuộc họp Bộ Chính trị BCH Trung ương ĐCS Trung Quốc: “Chúng ta phải giành cho được Đông Nam Á, gồm cả miền Nam Việt Nam, Thailand, Miến Điện, Malaysia, Singapore… Một vùng như Đông Nam Á rất giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản, xứng đáng với sự tốn kém cần thiết để chiếm lấy”. Theo ông Ilya Guiduk, nhà sử học người Nga, cho biết, số tài liệu này xuất phát từ cơ quan lưu trữ hồ sơ của Liên Xô. Khi Liên Xô sụp đổ, Nga đã tạo điều kiện cho các tổ chức khoa học tiếp xúc các tài liệu này. Trung tâm lưu trữ hồ sơ hiện hành (tên sau khi Liên Xô sụp đổ) đã ký thoả thuận với Trung tâm Wilson (và Viện hàn lâm khoa học Nga), cho phép các cơ quan này tiếp cận các tài liệu. Họ đã phân loại số tài liệu này và dịch ra tiếng Anh. ——————————————————- “Cold War International History Project” – CWIHP  Mô tả: Hồ Chí Minh yêu cầu Mao Trạch Đông giúp đỡ xây dựng các tuyến đường dọc biên giới miền Nam Việt Nam; Mao đồng ý. Chủ tịch Hồ: Chúng tôi phải cố gắng xây dựng đường giao thông mới. Chúng tôi đã thảo luận với đồng chí Tao Zhu (1) về vấn đề này. Nếu Trung Quốc có thể giúp chúng tôi xây dựng một số tuyến đường ở miền Bắc, gần biên giới với Trung Quốc, chúng tôi sẽ gửi các lực lượng để dành cho công việc này ở miền Nam. Mao Trạch Đông: Đó là một chính sách hay. Tao Zhu: Tôi đã báo cáo điều đó qua điện thoại với đồng chí Chu Ân Lai. Ông ấy nói: Trung Quốc có thể làm điều đó. Hồ Chủ tịch: Trước hết, chúng tôi cần Trung Quốc giúp chúng tôi xây dựng 6 tuyến đường từ các khu vực biên giới. Những con đường này chạy về phía Nam, đi qua phía sau của chúng tôi. Và trong tương lai nó sẽ được kết nối với phía trước. Hiện tại, chúng tôi có 30 ngàn người xây dựng các tuyến đường này. Nếu Trung Quốc giúp chúng tôi, những người này sẽ được gửi vào Nam. Đồng thời chúng tôi phải giúp đỡ các đồng chí Lào để xây dựng các tuyến đường từ đường Samneua đến Xiengkhoang và từ Xiengkhoang đến Hạ Lào, và đến miền Nam Việt Nam. Mao Trạch Đông: Vì chúng tôi sẽ đánh những trận đánh quy mô lớn trong tương lai, sẽ rất tốt nếu chúng tôi xây dựng các tuyến đường tới Thái Lan … Hồ Chủ tịch: Nếu Mao Chủ tịch đồng ý, Trung Quốc sẽ giúp chúng tôi, chúng tôi sẽ gửi người của chúng tôi vào Nam. Mao Trạch Đông: Chúng tôi đồng ý theo yêu cầu của ông. Chúng tôi sẽ làm điều đó. Không có vấn đề gì (2). ——————————————- Ghi chú: 1. Tao Zhu là Ủy viên Bộ Chính trị và Bí thư Thứ nhất Trung ương ĐCS Trung Hoa – Cục Hoa Nam. Sau này, ông ta bị thanh lọc trong cuộc Cách mạng Văn hóa. 2. Tại Hà Nội vào ngày 13, Tao Zhu đã nói với ông Hồ rằng “Trung ương Đảng và Chủ tịch Mao đã đưa bốn tỉnh biên giới của chúng tôi chịu trách nhiệm làm hậu phương trực tiếp cho Việt Nam. Dĩ nhiên, toàn bộ Trung Quốc là hậu phương của Việt Nam. Nhưng bốn tỉnh này đại diện trực tiếp”. Nguồn: www.wilsoncenter.orgThảo luận giữa Kiều Quán Hoa, Thứ trưởng Ngoại giao TQ và Đại sứ VN Ngô Minh LoanCold War International History Project”- CWIHP Ngày 05-13-1967  Hồ và Mao đặt nền tảng cho mối quan hệ Việt- Trung. Ảnh tư liệu Mô tả: Kiều Quán Hoa không đồng ý về kế hoạch chuyển máy bay của Liên Xô qua Việt Nam bằng đường hàng không thay vì bằng đường xe lửa. Kiều Quán Hoa: Tôi có một vấn đề cần thảo luận với đồng chí đại sứ. Đây là một vấn đề cụ thể liên quan đến viện trợ của Liên Xô cho Việt Nam. Ngày 6 tháng 5 năm 1967, chúng tôi được đồng chí Thứ trưởng Nghiêm Bá Đức (1) và đồng chí Phạm Thanh Hà (2) thông báo ở Hà Nội và Bắc Kinh rằng, tháng 5 và tháng 6 năm 1967, Liên Xô sẽ cung cấp cho Việt Nam 24 máy bay Mig-17 và Mig-21 (12 máy bay mỗi loại) và chúng tôi cũng được yêu cầu giúp vận chuyển những máy bay này đi qua ngõ Trung Quốc. Ngày 9 tháng 5 năm 1967, đồng chí Phạm Thanh Hà chính thức thông báo với Ủy ban Kinh tế Đối ngoại của chúng tôi là, 24 máy bay này sẽ được vận chuyển bằng đường xe lửa. Sẽ có hai chuyến hàng, mỗi chuyến có thể chở 12 máy bay. Tuy nhiên, cùng vấn đề này, phía Liên Xô thông báo cho chúng tôi khác đi: ngày 8 tháng 5, họ yêu cầu máy bay AN-12 của họ chở 24 máy bay này đi qua vùng trời của Trung Quốc trong khoảng thời gian 10 ngày, từ ngày 16 tháng 5 đến ngày 24 tháng 5 năm 1967. Ngày 9 tháng 5 năm 1967, đồng chí Nghiêm Bá Đức tại Hà Nội đề xuất kế hoạch vận chuyển bằng đường hàng không. Lãnh đạo của chúng tôi đặt nặng vấn đề này trong chương trình nghị sự. Chúng tôi đã nghiên cứu yêu cầu của cả hai phía Việt Nam và Liên Xô rất cẩn thận. Thay mặt chính phủ Trung Quốc, tôi muốn thông báo cho đồng chí đại sứ, rằng chúng tôi đồng ý với kế hoạch đề xuất của đồng chí Phạm Thanh Hà về việc vận chuyển 24 máy bay bằng đường xe lửa, chứ không phải bằng kế hoạch vận chuyển bằng đường hàng không. Việc vận chuyển bằng đường hàng không 24 máy bay này là một vấn đề quan trọng. Như đồng chí Đại sứ đã biết, ý kiến của chúng tôi từ lâu khác với ý kiến của phía Liên Xô. Từ đầu năm 1965, khi viện trợ của Liên Xô bắt đầu đến Việt Nam, nhiều lần Liên Xô đề nghị chuyển hàng đến Việt Nam bằng đường hàng không, qua vùng trời của Trung Quốc. Nói chung, chúng tôi không đồng ý với ý kiến đó. Trước đây, Việt Nam cũng không đồng ý vận chuyển bằng đường hàng không, bởi vì các ông hiểu lập trường của chúng tôi [về vấn đề này]. Lần này, tôi muốn nói rõ ràng hơn với các đồng chí Việt Nam về lý do tại sao Liên Xô muốn vận chuyển hàng viện trợ cho Việt Nam bằng phương pháp này. Trong vài năm qua, bằng cách sử dụng phương tiện truyền thông đại chúng của mình, Liên Xô đã và đang cố gắng công bố công khai số hàng viện trợ với quy mô lớn cho Việt Nam. Chúng tôi cho rằng Liên Xô cố ý làm như vậy để cho Hoa Kỳ biết về khoản viện trợ quy mô lớn của Liên Xô cho Việt Nam và làm như vậy, Liên Xô tiết lộ một số bí mật cho phía Mỹ. Trong vài năm qua, chúng tôi giúp Việt Nam vận chuyển hàng viện trợ bằng tàu hỏa, rất an toàn và kịp thời. Phía Việt Nam cũng đã rất hài lòng. Vậy tại sao lần này Liên Xô đòi vận chuyển bằng đường hàng không? Nếu Liên Xô phải sử dụng đến việc vận chuyển bằng đường hàng không với quy mô lớn, máy bay do thám Mỹ – vốn luôn bay trên bầu trời Trung Quốc – sẽ phát hiện ra ngay, sau khi máy bay của Liên Xô cất cánh khỏi Irkutsk. Lập trường của chúng tôi về vấn đề này rõ ràng đối với Việt Nam: làm như vậy, Liên Xô muốn khoe khoang với Hoa Kỳ [về khoản viện trợ cho Việt Nam], công khai tiết lộ bí mật quân sự cho kẻ thù. Họ cũng sử dụng viện trợ cho Việt Nam để kiểm soát tình hình và hợp tác với Mỹ, để buộc Việt Nam phải chấp nhận đàm phán hòa bình. Báo chí phương Tây thậm chí còn nói rằng Liên Xô tăng cường viện trợ cho Việt Nam để tạo ra tình trạng đối đầu trực tiếp giữa Liên Xô – Mỹ, điều này sẽ dọn đường cho thỏa hiệp. Tôi đưa nhận xét của chúng tôi về vấn đề này để cho các ông hiểu rõ lập trường của chúng tôi. Tuy nhiên, chúng tôi không có ý định áp đặt nó lên các ông. Tóm lại, chúng tôi cho rằng: (1) đề nghị của Liên Xô về vận chuyển bằng đường hàng không là có ý xấu và là một âm mưu, (2) việc vận chuyển những chiếc máy bay này là một hành động quân sự lớn, nhưng Liên Xô đã không tham khảo ý kiến với chúng tôi và buộc chúng tôi phải chấp nhận. Điều này không có gì khác hơn là thái độ của người theo chủ nghĩa Sô vanh. Nguồn: wilsoncenter.org Ngọc Thu (Bản tiếng Việt) ————————————————– Ghi chú: 1. Nghiêm Bá Đức, Thứ trưởng Bộ Ngoại thương VN Dân chủ Cộng hòa từ năm 1954, thành viên của đoàn đại biểu kinh tế đến Liên Xô và Đông Âu giữa năm 1965 và 1975. Sau đó làm cố vấn kinh tế tại Lào. 2. Phạm Thanh Hà là sĩ quan hậu cần quân sự của Quân đội Nhân dân Việt Nam, là người dẫn đầu phái đoàn viện trợ quân sự của Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh từ năm 1965-1973. Thảo luận giữa Chu Ân Lai, Nguyễn Văn Hiếu,Nguyễn Thị Bình, Trần Nghị và Nguyễn Duy Trinh  Nguyễn Duy Trinh (1910- 1985) CWIHP Thảo luận giữa Chu Ân Lai, Nguyễn Văn Hiếu và Nguyễn Thị Bình 16-05-1965 Mô tả: Chu Ân Lai nói chuyện với Nguyễn Văn Hiếu và Nguyễn Thị Bình liên quan đến các bước nên thực hiện nếu Mỹ leo thang chiến tranh ở Việt Nam và mở rộng vào Trung Quốc, so sánh Việt Nam với Triều Tiên. Chu Ân Lai: Tôi đã có các cuộc hội đàm với ông Ayub Khan khi ông ấy chuẩn bị cho chuyến đi Mỹ theo lời mời gần đây. Tôi nhờ ông ấy nói với Hoa Kỳ bốn điều sau đây. Tôi chắc chắn rằng Hoa Kỳ sẽ hỏi ông ấy rằng Pakistan, có quan hệ tốt với Trung Quốc, có biết ý kiến của Trung Quốc hay không. Lúc đó, ông ấy nên nói với họ những điều này và nói rằng đó là ý kiến của Thủ tướng Trung Quốc. Điều đầu tiên: Trung Quốc sẽ không bao giờ khởi động một cuộc chiến chống Mỹ. Đài Loan là một ví dụ. Trung Quốc đã có các cuộc đàm phán với Hoa Kỳ trong 10 năm. Chúng tôi kiên định với nguyên tắc, Mỹ nên rút khỏi Đài Loan. Tuy nhiên, Mỹ không đồng ý và vấn đề không thể được giải quyết. Cần chung sống hòa bình nhưng điều này phải dựa trên 5 nguyên tắc chung sống hòa bình, chứ không phải vô điều kiện. Hoa Kỳ đã không chấp nhận bởi vì họ không muốn rút khỏi Đài Loan. Vì họ không muốn rút khỏi Đài Loan, điều đó cũng có nghĩa là họ không muốn rút khỏi miền Nam, Việt Nam. Người dân Đài Loan đã không nổi dậy như ở miền Nam Việt Nam. Chúng ta phải tự kiểm điểm những thiếu sót của chúng ta, không hướng dẫn họ nổi dậy (*). Điều thứ hai: Những lời lẽ và hành động của Trung Quốc thì nhất quán. Chúng tôi sẽ [đưa quân] vào Việt Nam nếu Việt Nam cần, như chúng tôi đã làm với Triều Tiên. Điều thứ ba: Bây giờ Trung Quốc đã sẵn sàng. Rõ ràng là các tỉnh giáp biên giới với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã sẵn sàng. Toàn bộ Trung Quốc cũng đã sẵn sàng. Điều thứ tư: Cuộc chiến sẽ không có giới hạn nếu Hoa Kỳ mở rộng vào lãnh thổ Trung Quốc. Mỹ có thể đánh một cuộc chiến trên không. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng có thể đánh một cuộc chiến trên bộ. ————————————————— Ghi chú: 1. Nguyễn Văn Hiếu (1922-1991) là nhà báo và là Bộ trưởng lưu động của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, thực hiện nhiều chuyến đi thiện chí ở nước ngoài. Ông là Tổng thư ký của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam VN từ năm 1961-1963. Đến năm 1967, là đại sứ danh nghĩa của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam VN ở Campuchia, nhưng được xem như người chịu trách nhiệm về đối ngoại cho Mặt trận Giải phóng. Năm 1976 ông trở thành Bộ trưởng Văn hóa nước CHXHCN Việt Nam. 2. Nguyễn Thị Bình (1927-) là trưởng đại diện của MTDTGPMN tại các cuộc hội đàm Paris từ năm 1968, là Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam Việt Nam từ khi thành lập hồi tháng 6 năm 1969. Dẫn đầu phái đoàn Chính phủ Cách mạng Lâm thời trong các cuộc đàm phán bốn bên ở Paris. Bà trở thành Bộ trưởng Bộ Giáo dục năm 1976, được bầu làm Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đầu thập niên 1990, và tái đắc cử hồi năm 1997. Bản Anh ngữ: www.wilsoncenter.orgLời bình của người dịch: Dân chúng Đài Loan không nổi dậy phải chăng do ở Đài Loan không có “Mặt trận Dân tộc Giải phóng Đài Loan”, khác với miền Nam có “Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam”, nên dân chúng nổi dậy đánh đuổi “đế quốc Mỹ”? Và đúng như Chu Ân Lai đã nói, Cộng sản Trung Quốc đã không hướng dẫn dân chúng Đài Loan nổi dậy như dân miền Nam, nên cho đến nay đảo quốc Đài Loan vẫn chưa bị CSTQ “giải phóng” và phát triển hơn nhiều so với miền Nam đã được “giải phóng”. ———————————————————— CWIHP Thảo luận giữa Chu Ân Lai, Trần Nghị và Nguyễn Duy Trinh 18-12-1965 Mô tả: Chu Ân Lai và Trần Nghị đưa ra chiến thuật đàm phán với Hoa Kỳ. Chu Ân Lai: Tôi không biết lập trường của Hoa Kỳ về các vấn đề khác. Nhưng đối với các cuộc đàm phán về vấn đề Việt Nam hay Trung Quốc, thậm chí họ sẽ đến Hà Nội hoặc Bắc Kinh nếu chúng ta đề nghị [điều đó]. Tương tự như vậy, nếu chúng ta chỉ gợi ý chúng ta muốn nói chuyện với Hoa Kỳ về vấn đề Đài Loan, họ sẽ đến ngay lập tức. Trần Nghị: Chúng ta có thể gợi ý rằng chúng ta có thể đàm phán về vấn đề miền Nam Việt Nam và có thể đồng ý sự hiện diện của Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Chu Ân Lai: Không, không phải như thế. Chúng ta có thể thoả thuận đặt vấn đề miền Nam qua một bên, và họ sẽ đến ngay lập tức. Chỉ cần ông đồng ý liên lạc, họ sẽ đến. Nếu các điều kiện chúng ta đề xuất vì lý do nào đó ít thuận lợi cho chúng ta, họ sẽ đến nhanh hơn (1). ———————————————— Ghi chú: 1. Ngày 28 tháng 12, Hoa Kỳ phát động cái gọi là một “cuộc tấn công hòa bình”, bị Bộ Ngoại giao Bắc Việt tố cáo như là một sự lừa dối có quy mô lớn. Bản Anh ngữ:www.wilsoncenter.org ——————————————————- CWIHP Thảo luận giữa Trần Nghị và Nguyễn Duy Trinh 17-12-1965 Mô tả: Trần Nghị ủng hộ việc sử dụng đàm phán song song với chiến đấu. Trần Nghị: Chúng tôi hoàn toàn hiểu rằng các ông quyết tâm chiến đấu đến thắng lợi cuối cùng và để vạch trần bộ mặt thật của kẻ thù. Cá nhân tôi nghĩ rằng chính sách này là đúng đắn và tôi đồng ý với các ông. Trong lịch sử của cuộc cách mạng Trung Quốc, cũng như trong lịch sử đấu tranh của Việt Nam, chiến đấu trong khi đàm phán đã diễn ra trong một giai đoạn nào đó. Chúng ta chiến đấu chống kẻ thù và khi chúng ta đạt được các giai đoạn nhất định, chúng ta bắt đầu đàm phán. Mục đích là để vạch mặt kẻ thù. Đúng vậy. Cho đến giờ, chúng tôi cho rằng cuộc chiến Việt Nam cuối cùng sẽ giành chiến thắng và một kết cục hòa bình. Hai đảng chúng ta thống nhất rằng, không có dấu hiệu nào cho thấy Hoa Kỳ muốn có hòa bình. Họ chỉ muốn mở các cuộc đàm phán để đánh lừa dư luận. Chúng ta cũng mở cuộc đấu tranh chính trị để vạch mặt họ. Nếu họ muốn đàm phán, lúc đó chúng ta sẽ nói chuyện. Đây là ý kiến cá nhân của tôi. ——————————————————- Ghi chú: 1. Nguyễn Duy Trinh (1910-1985), là lãnh đạo Đảng CS Đông Dương/ Đảng Lao Động VN liên khu 5 (khu vực phía Nam miền Trung, Việt Nam) thời Chiến tranh Đông Dương. Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước Bắc Việt cho đến năm 1965, Bộ trưởng Ngoại giao và Ủy viên Bộ Chính trị từ năm 1965-1979 (có nguồn ghi đến năm 1982). Bản Anh ngữ: www.wilsoncenter.org© Ngọc Thu (Bản tiếng Việt)
|
|
|
Post by Vĩnh Long on Jul 9, 2014 8:22:48 GMT 9
Bốn người vợ của Mao Trạch Đông  Mao Trạch Đông với người vợ thứ tư Giang Thanh và con Sau 41 năm nắm quyền lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Mao Trạch Đông qua đời lúc 0 giờ 10 phút ngày 9.9.1976, thọ 83 tuổi, để lại không ít sóng gió trên chính trường Trung Quốc cùng những “trang tình sử” trong chuyện đời riêng của ông đang dần dần được sách báo Trung Quốc ngày nay viết đến… Cuốn Bốn người vợ của Mao Trạch Đông do hai nhà văn Trung Quốc Tôn Hồng Quân và Lương Tú Hà chấp bút, Trung tâm tư liệu - Đại học Nhân dân Trung Quốc giới thiệu (Võ Toán biên dịch, NXB Lao Động, Hà Nội 2012) nhắc đến cuộc hôn nhân đầu tiên trong đời Mao Trạch Đông với La tiểu thư - một cô gái xinh đẹp sinh trưởng trong một gia đình phú hộ ở thôn Xích Vệ, xã Dương Lâm, huyện Tương Đàm (Hồ Nam) vào năm Mao Trạch Đông mới… 14 tuổi (1907). Năm ấy La tiểu thư lên 18 (sinh 1889, hơn Mao Trạch Đông 4 tuổi). Mối duyên đầu đời này do cha mẹ hai bên tác thành nhưng Mao Trạch Đông phản đối. Song cuối cùng lễ cưới rất linh đình, trang trọng vẫn được tổ chức dầu Mao thề rằng sẽ không bao giờ đụng đến người La tiểu thư dù chỉ là “chạm một ngón tay”. Cuộc ép gả này đã “khiến cho hai con tim trong trắng của họ (Mao và La tiểu thư) không có cách gì chấp nối lại cùng nhau” (sđd, tr.11). Ba năm sau ngày cưới, Mao Trạch Đông 17 tuổi, từ biệt gia đình đi học xa, La tiểu thư ở lại quê nhà, mang bệnh và qua đời ngày 10 tháng 2 năm ấy, lúc mới 21 tuổi - độ tuổi thanh xuân phơi phới nhưng chưa bao giờ được mãn nguyện vì yêu và không bao giờ ngờ rằng chồng mình sau này trở thành lãnh tụ Đảng Cộng sản, nắm trong tay quyền lực cao nhất ở nước Trung Hoa bao la…  Cùng Giang Thanh - người vợ bị đưa ra tòa án tối cao xét xử gây chấn động năm 1980 La tiểu thư mất, cảnh giới ái nghiệp của Mao Trạch Đông hầu như vẫn lặng đi suốt bảy tám năm liền. Đến 25 tuổi (1918) trái tim ông lần đầu tiên mới thật sự rung động trước “thiên kim tiểu thư” Dương Khai Tuệ - con gái duy nhất của nhà nho lỗi lạc đương thời Dương Xương Tế - thầy dạy của mình. Họ yêu nhau. Với Mao Trạch Đông: “Người đời tri kỷ chỉ ta với nàng” (sđd, tr. 25). Dương Khai Tuệ thì: “Mình cảm thấy mình được sinh ra trên cõi đời này vì mẹ mình một phần, phần nữa cũng là vì anh ấy” (sđd, tr.14). Cưới nhau vào mùa đông năm 1920, họ động phòng hoa chúc ở “ngôi đền Thanh Sơn dưới ngọn núi Diên Cao”, nơi đó mọi thứ như giường, chăn, gối, ghế tựa đan bằng mây đều cũ, duy chỉ có “chậu hoa sơn trà đặt bên cửa sổ, với những phiến lá màu xanh sẫm cùng nhiều nụ hoa chúm chím, là mang lại cho căn phòng tân hôn này một nguồn sinh khí bất tận” (sđd, tr.23). Từ đó đến suốt bảy năm sau, Khai Tuệ đã “dùng đôi vai mảnh khảnh của mình gánh vác cùng một lúc mấy trách nhiệm liền, vừa làm vợ, làm thư ký riêng, vừa làm trợ lý cho Mao Trạch Đông” (sđd, tr.23). Đến tháng 9.1927, theo chỉ định của Mao Trạch Đông, Dương Khai Tuệ bí mật về lại quê nhà ở bản Thương để lãnh đạo phong trào cách mạng ở vùng ấy cho đến ngày bị bắt đã “ung dung bình thản bước ra pháp trường” trong cuộc hành quyết ngày 14.11.1930, lúc mới 29 tuổi. Người vợ tiếp theo của Mao Trạch Đông cũng hết sức xinh đẹp, sinh năm 1909 (kém Mao Trạch Đông 16 tuổi) là Hạ Tử Trân, có ngót 10 năm chung sống với 6 lần sinh nở. Đến năm 1936, Hạ Tử Trân đã bước ra khỏi cuộc đời của Mao Trạch Đông từ một “nghịch duyên” như thế nào xin được kể sau. Bây giờ nói đến người vợ thứ tư là Giang Thanh. Giang Thanh sinh năm Giáp Dần 1914, cầm tinh con Cọp (Mao Trạch Đông sinh năm Quý Tỵ 1893, cầm tinh con Rắn). Khi Mao Trạch Đông tiến về Bắc Kinh, tự tay kéo lá cờ đỏ năm sao lên Thiên An Môn trịnh trọng tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào tháng 10.1949, lúc ấy Giang Thanh 35 tuổi nghiễm nhiên trở thành “đệ nhất phu nhân”. Đến 31 năm sau (tháng 11.1980), sự đời thay đổi, Giang Thanh bị đưa ra Tòa án nhân dân tối cao xét xử và đã làm dư luận thế giới giật mình bởi những lời tuyên bố đầy “ấn tượng” như: - “Tôi là con chó của Chủ tịch Mao Trạch Đông. Ông ấy bảo tôi cắn ai thì tôi phải cắn người đó”. Một trong những người bị “cắn” đau nhất là nguyên soái Bành Đức Hoài - nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa - từng được Mao Trạch Đông quý trọng ân cần gọi: “Bành đại tướng của tôi”. Nhưng Giang Thanh sai Hồng vệ binh đánh gãy xương sườn nguyên soái, rồi dắt đi rêu rao nhục mạ khắp phố phường trước khi giam 8 năm cho đến ngày ông chết trong bóng tối ra sao? Giang Thanh trước ngày lập 'Đảng Hoàng hậu" Ảnh: Mao Trạch Đông và người vợ thứ tư Giang Thanh thời trẻ (ảnh tư liệu Internet) Lúc danh tiếng của nguyên soái Bành Đức Hoài đã vang dội ra khỏi biên giới Trung Quốc sau cuộc vạn lý trường chinh “hai vạn năm nghìn dặm” (1934 - 1936) thì Giang Thanh với “hai bàn tay trắng” mới lần đầu tiên tìm đến căn cứ Diên An ra mắt Mao Trạch Đông (vào mùa thu 1938)… Giang Thanh với thế mạnh của phái đẹp có đôi mắt to lấp láy, mũi thanh tú và miệng hơi rộng nhưng “khi mím môi lại, thành đường kẻ chỉ, thì lại hóa ra một nét đẹp quý phái” hiếm có và rất quyến rũ, cùng thần thái lanh lợi khác người, đã sớm làm“thế giới nội tâm của Mao Trạch Đông phải rung lên đồng điệu” (sđd, tr.124). Giang Thanh tìm thấy ở Mao Trạch Đông người đàn ông mong đợi về cả hai phương diện: nghị lực và quyền lực. Phía Mao Trạch Đông, ở tuổi 45 cũng nhận ra ở cô thư ký 24 tuổi đang giữ hồ sơ của Quân ủy Trung ương có những nét nhu mì làm dịu nỗi trống trải của ông sau ngày người vợ thứ ba (Hạ Tử Trân) từ biệt ra đi. Để chung sống chính thức với Giang Thanh, Mao Trạch Đông yêu cầu điều tra về quá khứ của “cô ấy”. Và Khang Sinh (đồng hương với Giang Thanh) từng ở vị trí lãnh đạo Ban tổ chức Trung ương Đảng, chuyên gia Phòng mật vụ, đứng đầu ngành tình báo, đã bảo đảm với Mao Trạch Đông bằng văn bản về “lý lịch hoàn toàn trong sạch” của Giang Thanh. Tiếp đó, Mao Trạch Đông thỉnh thị ý kiến của Đảng. Ban Bí thư Trung ương chấp thuận để Mao Trạch Đông kết hôn Giang Thanh cuối năm 1938 với điều kiện Giang Thanh chỉ “phụ trách việc chăm sóc đời sống, ăn ngủ, sức khỏe” của Mao Trạch Đông và không được phép “đảm nhiệm bất kỳ chức vụ gì trong Đảng, không được có ý kiến về nhân sự của Đảng, cũng như tham gia các hoạt động chính trị khác trong vòng 20 năm”. Dĩ nhiên, Giang Thanh không vui gì lắm, nếu không muốn nói là bực bội đối với “khung” quy định ấy. Mãi 24 năm sau, vào tháng 9.1962, khi phu nhân tổng thống Indonesia: bà Sukarno sang thăm Trung Quốc, chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ cùng phu nhân Vương Quang Mỹ đón ngày 24.9 theo nghi lễ ngoại giao là đủ rồi. Nhưng bất thần, Mao Trạch Đông quyết định tiếp bà Sukarno buổi khác nữa, có cả Giang Thanh cạnh ông. Ngay sau buổi tiếp, Nhân dân nhật báo ngày 30.9 đã in trang đầu bức ảnh cỡ lớn chụp Mao Trạch Đông và Giang Thanh xuất hiện bên nhau trong buổi tiếp phu nhân tổng thống Sukarno. Đó là tín hiệu đầu tiên cho thấy Mao Trạch Đông muốn chính thức giới thiệu Giang Thanh bước lên vũ đài chính trị mà “không cần một lời tuyên bố” nào. Về sau, ban đầu Mao Trạch Đông đưa Giang Thanh vào vị trí “Tổ phó thứ nhất của Tổ cách mạng văn hóa” (1966), rồi dần dần nắm thực quyền “thay thế cả Ban Bí thư và Bộ Chính trị, trở thành cốt lõi Bộ Tư lệnh mới của Mao Trạch Đông” để thật sự “leo lên đỉnh cao quyền lực”, ra tay “sát phạt” nhiều danh thần, mà nguyên soái Bành Đức Hoài là “tội phạm đặc biệt” số một. Thật ra nguyên do (thường được các nhà nghiên cứu nhắc tới) có thể bắt nguồn từ năm 1959, khi Bành Đức Hoài mạnh miệng phê phán “bước tiến nhảy vọt” của Mao Trạch Đông đã “sai lầm từ gốc rễ”. Hơn 45 năm sau (tháng 9.2005), lời phê phán ấy mới chứng thực rõ ràng lần nữa qua số liệu chính thức được giải mật theo Quyết định của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc là: trong 4 năm thực hiện “bước tiến nhảy vọt” đã đưa đến thảm kịch: 37,55 triệu người chết đói (nhiều hơn số người chết trong chiến tranh thế giới thứ hai). Tài liệu của Tân Tử Lăng - nguyên cán bộ nghiên cứu và giảng dạy tại Học viện Quân sự cấp cao, Đại học Quân chính, Đại học Quốc phòng Trung Quốc - bản dịch của Thông tấn xã Việt Nam - ghi nhận về một trong những cảnh đau lòng nhất trong “nạn đói lịch sử” ấy, cho biết vì không còn gì ăn nên “nạn ăn thịt người đã diễn ra ở Tứ Xuyên và nhiều nơi khác - khi chôn người chết chỉ vùi nông, tối đến bới lên xẻo lấy thịt ăn, hoặc tang chủ đã lóc thịt thân nhân trước khi mai táng. Tàn nhẫn hơn là nạn ăn thịt trẻ con, điển hình là chuyện xảy ra ở Đội sản xuất số 1, Đại đội 5, Công xã Đông Dương, huyện Sùng Khánh, Khu Ôn Giang, tỉnh Tứ Xuyên. Theo lời Trịnh Đại Quân, nguyên cán bộ Ban công tác nông thôn huyện Sùng Khánh. Đội sản xuất trên có 82 hộ, 491 nhân khẩu, chỉ trong một năm từ tháng 12.1959 đến tháng 11.1960, đã có 48 bé gái 7 tuổi trở xuống bị người lớn ăn thịt, chiếm 90% số bé gái cùng độ tuổi ở nơi này, 83% số gia đình ở đội này từng ăn thịt người. Chuyện đau lòng đó diễn ra trong bối cảnh lương thực hết sạch, mọi người từng nhiều ngày phải ăn giun dế, côn trùng, lá cây, vỏ cây, cỏ dại, và cả đất thô. Kế toán Vương Giải Phóng là người đầu tiên phát hiện vụ ăn thịt trẻ con. Hồi đó, tuy nhà ăn tập thể thực tế đã ngừng hoạt động vì không còn lương thực nữa, nhưng lệnh cấm các gia đình nấu nướng vẫn còn hiệu lực, bếp nhà ai nổi lửa là phạm pháp. Đêm ấy, đến lượt Vương cùng hai người khác đi tuần. Các mái nhà phủ trắng tuyết đầu mùa sáng hẳn lên khi vầng trăng nhô ra khỏi đám mây. Nhóm tuần tra phát hiện một dải khói mỏng tỏa ra từ mái nhà bần nông Mạc Nhị Oa. Họ chia tay nhau bao vây vu hồi, rồi đồng loạt bấm đèn pin nhảy vào nhà, nổ một phát súng cảnh cáo: tất cả ngồi im ! Đèn dầu được châm lên, nhà Nhị Oa có 8 nhân khẩu, đã chết đói 2, còn lại 6 người, nhưng lúc này chỉ thấy có 5. Thành viên thứ 6 là bé gái Thụ Tài 3 tuổi vừa bị giết hại, xẻ ra lấy thịt, đang luộc trong nồi” Mật lệnh sau “bức tường đỏ“ Thời hoàng kim: Bành Đức Hoài ký thỏa thuận đình chiến trong chiến tranh Triều Tiên 1953 Một đêm cuối năm 1966, thủ tướng Chu Ân Lai nhận điện thoại cầu cứu khẩn cấp từ Thành Đô (tỉnh Tứ Xuyên) gọi về theo đường dây đặc biệt, báo tin nhóm Hồng vệ binh từ Bắc Kinh tới, đã trèo tường leo vào nơi nguyên soái Bành Đức Hoài đang ở bắt ông đi mất… Suốt đêm ấy, Chu Ân Lai không ngủ vì mới hôm nào “Bộ trưởng Bộ công nghiệp than Trương Lâm Chi bị phái tạo phản đấu đá bức cung đến nỗi phải bỏ mạng (…) Những sự việc vô thiên vô pháp cứ liên tiếp xảy đến: La Thụy Khanh (đại tướng), Trần Nghị, Hạ Long (nguyên soái) bị đấu”, giờ đây Hồng vệ binh ngang ngược đòi giải “tên tội phạm đặc biệt” Bành Đức Hoài về Bắc Kinh thẩm vấn. Chu Ân Lai lập tức chỉ thị Bộ tư lệnh Vệ Tuất đưa lực lượng đến ga Bắc Kinh chờ sẵn để “bố trí chỗ ở và học tập cho đồng chí Bành Đức Hoài thật chu đáo”. Và lệnh quân khu Thành Đô phái người cùng đi với Hồng vệ binh “hộ tống đồng chí Bành Đức Hoài trở về Bắc Kinh (…) đảm bảo tuyệt đối an toàn”. Nhưng Hồng vệ binh chỉ “tuân theo thánh chỉ của Giang Thanh, không còn coi trọng các chỉ thị của thủ tướng Chu Ân Lai nữa” (sđd, tr.235). Điều ấy nêu rõ qua bài viết của Tạ Liễu Thanh đăng trong phần phụ lục cuốn “Bốn người vợ của Mao Trạch Đông” tóm lược dưới đây. Từ mùa hè 1966, đằng sau “bức tường đỏ” của Trung Nam Hải (trung tâm quyền lực chính trị cao nhất của toàn Trung Quốc) cuộc “Đại cách mạng văn hóa vô sản long trời lở đất” đã được vạch sẵn. Đến 13.12.1966, gió bấc thổi lạnh khắp đường phố Bắc Kinh nhưng không khí trong tòa nhà Quốc hội vẫn bừng nóng bởi những lời kích động của Giang Thanh trong buổi huấn thị các “tiểu tướng” Hồng vệ binh, rằng: Bành Đức Hoài hiện đang ở Thành Đô như “một ông vua chư hầu không ai dám đụng đến” và hạ chỉ: - “Các cậu phải bắt hắn trở về Bắc Kinh, quật ngã hắn xuống đất” (sđd, tr. 217-218)  Thân phận nguyên soái Bành Đức Hoài sau khi bị người vợ thứ 4 của Mao Trạch Đông hạ chỉ Tuân lệnh, Vương Đại Tân cùng Hồng vệ binh có mặt ở Thành Đô đêm Giáng sinh 24.12.1966. Ngay đêm ấy những khẩu hiệu cỡ lớn đột ngột xuất hiện đầy rẫy trên các tường nhà viết chữ lớn: “Nã pháo vào Bành Đức Hoài!”. Sớm hôm sau 25.12, Hồng vệ binh “giải Bành Đức Hoài đến nhà ga, vừa kéo vừa đẩy, bắt ông phải lên con tàu đi Bắc Kinh”. Giữa khuya, Hồng vệ binh không để ông già 68 tuổi như Bành Đức Hoài ngủ yên mà thay nhau “thét vào tai ông”, bắt khai rõ những “tội trạng phản cách mạng” ngay trên tàu. Rạng sáng 26.12, ông quá khát nước, lảo đảo lần bước vào buồng vệ sinh “vặn vòi nước, vụm hai tay vốc lên mấy vốc, ghé miệng uống ừng ực” (sđd, tr.257). Những người đi cùng chuyến tàu khó hình dung ông già phờ phạc đứng trước mặt họ từng có thời trẻ lẫy lừng đánh Đông dẹp Bắc, chiếm ải Lâu Sơn, đoạt thành Tuân Nghĩa, tiêu diệt 2 sư đoàn, 8 trung đoàn, bắt sống hơn 3000 binh sĩ của đối phương và đích thân chỉ huy đánh tan một vạn quân Mã hồi hung hãn tại thị trấn Ngô Khởi, giành “thắng lợi lớn nhất trên đường trường chinh vạn dặm của Hồng quân”... Nhưng giờ đây vị nguyên soái ấy từ toa lét bước ra với hình hài tiều tụy đang bị đám Hồng vệ binh vô danh quát mắng, có tên giơ tay đòi đánh, ông ngẩng mặt lên nói rõ từng tiếng một: - “Ta già rồi, năm nay đã gần 70 tuổi, hồi ta còn trẻ, một mình ta đánh gục 20 người, đánh đến mức kẻ nào bỏ chạy thì bỏ chạy, kẻ xin tha mạng thì tha cho, nhưng không bao giờ ta đánh một ông già”. Chẳng cần nghĩ tới đạo lý của câu nói ấy, đến Bắc Kinh, hơn 60 Hồng vệ binh theo khẩu lệnh của Giang Thanh đã lôi “ông già” ra trước Học viện Hàng không đấu tố lần thứ nhất vào 19.7.1967. Lúc “cao trào”, một Hồng vệ binh khỏe mạnh đã nhảy luôn lên bàn mắng nhiếc, gọi ông bằng mầy: “Mầy chống Mao chủ tịch phải không?”, rồi đấm mạnh vào mặt. Ông già loạng choạng ngã xuống. Đám còn lại túa đến lôi ông dậy đánh tiếp đến ngất xỉu, đưa vào bệnh viện 267. Kiểm tra X-quang thấy sườn bên phải gãy xương số 5, nứt xương số 10, máu tụ ngực trái, tổn thương nặng ngực phải. Từ đó đến năm 1971, Tổ chuyên án tiếp tục thẩm vấn ông lạnh lùng và dã man với hơn 150 lần, dẫn đến phải nằm liệt giường, tàn phế. Bác sĩ Trại giám sát biết không chữa chạy nổi mới chuyển ông vào bệnh viện Quân giải phóng. Tỉnh dậy, ông thấy tờ bệnh án treo ở đầu giường không viết tên mình (để bảo mật), thay vào đó bằng con số: “Họ tên: 145” (lấy tên giường số 5, buồng 14). Ông uất ức la to: - Ta không phải con số 145! Ta là nguyên soái Bành Đức Hoài !. Nhưng không ai nghe cả, họ chỉ theo mật lệnh sau “bức tường đỏ” Trung Nam Hải để lấy giấy báo dán kín tất cả cửa sổ, không cho một chút ánh sáng nào lọt qua, làm căn phòng ông nằm trở nên tối om suốt ngày, nhằm giam ông vào thế giới của “địa phủ” ngay giữa trần gian… Phu nhân 'không được chết' Vợ chồng nguyên soái Bành Đức Hoài Không chỉ phải nghe hết bản cáo trạng do chánh án Giang Hoa tuyên đọc tại “phiên tòa thế kỷ” ngày 20.11.1980 về tội ác của Giang Thanh và “đồng đảng” - mà Giang Thanh còn phải đối diện với những “cái nhìn phán xét” của các phu nhân có chồng bị hại đang hiện diện tại phiên tòa như bà Vương Quang Mỹ (vợ chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ), Tiết Minh (vợ nguyên soái Hạ Long), Hách Trị Bình (vợ đại tướng La Thụy Khanh)… Và cả phu nhân Phố An Tu (vợ nguyên soái Bành Đức Hoài) nữa. Bà là người “dịu dàng nho nhã” đã bị Hồng vệ binh đối xử thô bạo “túm tóc, đập đầu vào tường”, ép phải lên án chồng mình về “hành vi phạm tội” với những nội dung bịa đặt trắng trợn và thâm độc, vu cáo Bành Đức Hoài là người: “cầm đầu phái chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh, cấu kết với nước ngoài phản bội tổ quốc, chống Mao chủ tịch, cố ý hại chết con trai của Mao chủ tịch là Mao Ngạn Anh ở mặt trận Triều Tiên (!)” Song trước sau phu nhân Phố An Tu vẫn một mực bảo vệ thanh danh của nguyên soái Bành Đức Hoài qua thái độ im lặng nhẫn chịu, Hồng vệ binh đưa “tối hậu thư” bằng miệng: - “Mầy mà không khai ra, bọn tao sẽ đập chết cái đầu chó của mầy!”. Quá uất giận, bà tìm cách lẻn ra phía Tây ngoại ô Bắc Kinh uống thuốc tự vẫn bên hồ Côn Minh (trong Di Hòa viên). Người quanh vùng kịp phát hiện đưa vào Bệnh viện số 3 thuộc Học viện Y học Bắc Kinh cứu sống và tìm thấy trong túi áo của bà còn rất nhiều những viên thuốc ngủ… Vậy là bà “không được chết”, mà “phải sống” để tiếp tục mở mắt nhìn những cảnh đau lòng khác ập tới với mình và những người chung quanh trong cơn lốc “cách mạng văn hóa”. Có một lần bà gặp lại nguyên soái chồng mình bất ngờ và chóng vánh, chỉ trong vài tích tắc của buổi chiều thê lương ngày 11.8.1967 lúc bà bị trói dẫn đi đấu tố. Bà thấy một đám Hồng vệ binh khác đang áp tải một “tội phạm” đến gần - cũng bị trói hai tay như bà - rất nhanh bà biết đó là chồng mình: Bành Đức Hoài. Họ nhận ra nhau nhưng “không thể nói với nhau một lời nào” (dầu đã 2 năm xa cách). Đó là “cái nhìn ngắn ngủi” vĩnh biệt nhau ngay khi còn sống. Bởi sau đó hai người vĩnh viễn không bao giờ còn dịp gặp nhau lần nữa. Đến thời điểm ấy, chồng bà đã bị các tổ chức tạo phản đưa đi khắp nơi, từ Đại học Thanh Hoa và nhiều trường trung học khác, đến trụ sở Ủy ban Khoa học Quốc phòng, Tổng bộ Quân giải phóng với “6 lần bị đấu tố có sự tham gia của hơn 10.000 người và 7 lần bị đưa đi bêu phố” giữa Bắc Kinh. Để đẩy cuộc đấu tố Bành Đức Hoài lên đỉnh điểm, chỉ 4 ngày sau cuộc gặp “nhìn nhau lần cuối” giữa phu nhân và nguyên soái nói trên, đêm 15.8 “Đài phát thanh Nhân dân trung ương đã chính thức đưa tóm tắt về Nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc khóa 8 lần 8 của Đảng Cộng sản Trung Quốc về sai lầm của tổ chức phản Đảng do Bành Đức Hoài cầm đầu. Hôm sau Nhân dân nhật báo còn đăng tóm tắt Nghị quyết trên kèm xã luận: Bành Đức Hoài và những trách nhiệm không thể trốn tránh sau hậu trường” khác nào “bản án tử hình” đối với nguyên soái Bành Đức Hoài được tuyên trước công luận một cách “khéo léo”. Nếu Mao Trạch Đông không đồng ý, chắc chắn Giang Thanh và đồng đảng khó có thể nêu “bản án” ấy trên sân khấu công luận đương thời như thế. Những tình tiết và trích dẫn trên đây, trong kỳ báo này, là từ cuốn “Giờ phút cuối cùng của 9 vị nguyên soái Trung Quốc” (GPCC), nguyên tác: La Nguyên Sinh, NXB Thanh Niên Trung Quốc 2004 (Nguyễn Gia Linh biên dịch, NXB Lao Động 2009), ghi nhận: “Ngày 29.11.1974, thời tiết Bắc Kinh rất lạnh, gió mùa đông bắc thổi rin rít, lay động cả các cành cây trơ trọi, hất hết cát bụi vào người đi đường. Bên ngoài cửa sổ buồng bệnh số 14 ở Bệnh viện Quân giải phóng gió lạnh gào thét, thổi hất tung những mảnh giấy báo bị xé vụn… Trong phòng, Bành Hoài Đức đã mất đi hết cảm giác, mồm và mũi cùng bị chảy máu. 14 giờ 52 phút chiều cùng ngày, trái tim ấy đã ngừng đập, mà bên cạnh không có lấy một tiếng khóc của người thân”. Cái chết của Bành Đức Hoài không những là một bi kịch trong lịch sử Trung Quốc, mà còn để lại một trang bi thảm về chặng đời cuối cùng của một danh tướng có tên trong lịch sử quân sự thế giới. Thi hài của Bành Đức Hoài chưa được khâm liệm, Tổ chuyên án đã báo cáo: “Bành Đức Hoài là phần tử phản bội tổ quốc, âm mưu đoạt quyền, phản cách mạng. Chúng tôi xin đề nghị đổi tên hắn thành “Vương Xuyên” và hỏa táng thi thể, sau đó chôn tro xương ở một nghĩa địa công cộng”. Lúc ấy với chức vụ Phó chủ tịch Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Vương Hồng Văn đã đồng ý phê duyệt báo cáo trên. Nên tro xương của nguyên soái Bành Đức Hoài bị đựng trong một chiếc hộp bằng gỗ sơ sài, bên ngoài ghi “số 273” kèm mấy chữ gọn lỏn: “Vương Xuyên, đàn ông” - chẳng ai biết đó là tro tàn của một vị khai quốc công thần của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa... Đại tướng La Thụy Khanh nhảy lầu tự vẫn La Thụy Khanh khập khiễng chống nạng Bị giam trong phòng “tội phạm đặc biệt” cùng dãy hành lang với nguyên soái Bành Đức Hoài ở bệnh viện Quân Giải phóng nhưng đại tướng La Thụy Khanh không hề hay biết… Mãi đến khi được phép ra ngoài tập đi lại từng bước ông mới thấy một phòng tương tự gần nơi mình nằm có lính cầm súng gác và một tấm bình phong che chắn cửa ra vào. Ông nói bâng quơ: “Chẳng hiểu ai bị nhốt trong ấy”. Con gái Điểm Điểm của ông thưa: “Nghe nói họ nhốt bác Bành Đức Hoài!” Từ đó ông ngầm để ý xem các hộp cơm do lính gác đem vào cho Bành Đức Hoài ăn, lúc bưng ra vơi hết hay còn. Hễ hôm nào nguyên soái bỏ ăn là hôm ấy hộp còn nguyên. Không ít lần La Thụy Khanh thấy không những các hộp cơm còn nguyên mà kèm theo tiếng la hét đập phá vang ra từ căn buồng tối tăm ấy. La Thụy Khanh khi còn là Bộ trưởng Bộ Công an Những lần như thế, La Thụy Khanh không khỏi hồi tưởng lúc Bành Đức Hoài bị bãi chức vào năm 1959, Lâm Bưu lên thay làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, thì quan hệ giữa La Thụy Khanh và Lâm Bưu chưa rạn nứt. Sang đầu thập niên 1960, Lâm Bưu mới lộ dần “khoảng cách” đáng sợ. Nhất là từ tháng 1.1965, khi Lưu Thiếu Kỳ với tư thế Chủ tịch nước, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng, đã đề nghị đưa Tham mưu trưởng La Thụy Khanh vào danh sách Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng: “tuy đây chỉ là chức vụ danh dự, không có thực quyền, nhưng sự đề bạt này có nghĩa là đã đưa La Thụy Khanh đứng vào hàng ngũ các nguyên soái” (Tân Tử Lăng - tài liệu đã dẫn trong Kỳ 2) - gây “khó chịu” cho Lâm Bưu. Vài tháng sau, Lâm Bưu tố cáo thẳng thừng với Mao Trạch Đông về “nguy cơ Lưu Thiếu Kỳ và La Thụy Khanh đang cấu kết để mưu nắm hết quân quyền”. Nhưng La Thụy Khanh đang được Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình, Hạ Long và các lãnh đạo Quân ủy trung ương ủng hộ, nên Lâm Bưu chưa bức hại được. Đợi đến dịp Giang Thanh cùng ra tay, mối nguy hiểm mới thực sự đến bên thềm nhà La Thụy Khanh. Nguyên đêm 26.11 năm ấy, Giang Thanh gặp La Thụy Khanh đòi cấp quân phục cho mình để mặc trong các cuộc tọa đàm về tình hình văn nghệ quân đội (làm “ngòi nổ” cho cuộc cách mạng văn hóa) nhưng La Thụy Khanh từ chối “vì bà ta không có quân tịch”. Giang Thanh hậm hực ra về, lúc đó Lâm Bưu mới phái vợ mình là Diệp Quần đáp máy bay bí mật đến gặp Mao Trạch Đông vào 5 giờ sáng ngày 1.12 tại một biệt thự ở Hàng Châu để “báo cáo khẩn cấp” về La Thụy Khanh. Không lâu sau, Mao Trạch Đông giao Lâm Bưu chủ trì Hội nghị Thường vụ Bộ chính trị mở rộng họp tại Thượng Hải từ ngày 8 đến 15.12.1965 với 38 người, trong đó có các lãnh đạo trung ương và tướng lĩnh cao cấp, để Diệp Quần lần đầu tiên và bất ngờ đứng lên tố cáo “La Thụy Khanh âm mưu cướp quyền lãnh đạo quân đội, ép Lâm Bưu nhường ghế Bộ trưởng Bộ Quốc phòng”. Mặc dầu “Bành Chân, Lưu Bá Thừa bỏ phiếu chống, Lưu Thiếu Kỳ, Trần Văn, Đặng Tiểu Bình. Hạ Long, Lục Định Nhất, Lý Phú Xuân, Đàm Chấn Lâm bỏ phiếu trắng” nhưng cuối cùng hội nghị vẫn quyết định: Tước hết các chức vụ: Bí thư Trung ương Đảng, Phó thủ tướng, Tổng tham mưu trưởng quân đội của La Thụy Khanh. La Thụy Khanh không được phép có mặt tại Hội nghị để bào chữa cho mình, xin gặp Mao Trạch Đông và Lâm Bưu nhưng cũng bị bác bỏ. Ông đóng cửa suốt mấy tháng liền trước và sau Tết nguyên đán năm ấy không muốn tiếp khách cho đến khi hay tin Quân ủy Trung ương theo lệnh Lâm Bưu và Giang Thanh vừa lập Tổ chuyên án để thẩm tra đấu tố ông. Không chịu nổi nghịch cảnh, ngày 18.3.1966 đại tướng La Thụy Khanh đã nhảy lầu tự tử. Nhưng ông không chết, bị gãy chân và cần được chữa chạy gấp. Song Lâm Bưu đã có chỉ thị phải làm chậm quá trình cấp cứu để dành thời gian đấu tố ông, khiến sau này phải phẫu thuật cắt bỏ đi gần nửa chân trái, rồi tháo luôn phần xương chân còn lại, làm vị đại tướng nguyên Bộ trưởng Bộ Công an, một trong những tham mưu hàng đầu trong cuộc “vạn lý trường chinh” ngày nào phải chống gậy khập khểnh đi qua mùa gió loạn…  Về giai đoạn trên, tài liệu Tân Tử Lăng nhận định: Mao Trạch Đông “hy sinh” La Thụy Khanh (để Lâm Bưu bức hại), sau đó tính tới “đối thủ” khác (triệt hạ Lưu Thiếu Kỳ và tăng cường quyền uy cho Lâm Bưu), để “dấy lên phong trào quần chúng học tập và vận dụng tác phẩm của Mao mang màu sắc cuồng nhiệt tôn giáo trong 3 triệu quân nhân - đây là sự chuẩn bị về dư luận, tư tưởng và chính trị quan trọng nhất cho đại cách mạng văn hóa”, đạt “kỷ lục thế giới” về ngót 5 tỷ cuốn “Mao tuyển” trích lời “giáo huấn” của Mao Trạch Đông được in ra giữa thời đói kém. Để rồi sau 10 năm Đại cách mạng văn hóa “theo Diệp Kiếm Anh tiết lộ tại lễ bế mạc Hội nghị công tác trung ương ngày 13.12.1978: có 20 triệu người chết, 100 triệu người bị đấu tố, lãng phí 800 tỷ nhân dân tệ” - để lại một nước Trung Hoa đầy ngập oan hồn… Ai đặt máy nghe lén trong buồng ngủ Mao Trạch Đông'? Mao Trạch Đông (trái) và Lưu Thiếu Kỳ Khi phát hiện buồng ngủ của mình trên toa xe lửa “tuần du” đến Hồ Nam bị đặt máy nghe lén hiện đại, Mao Trạch Đông không khỏi kinh ngạc, gọi ngay những người có trách nhiệm cao nhất về an ninh đang ở quanh mình và cả Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ từ Bắc Kinh bay đến giải trình… Tháng 2.1961, chuyến xe lửa tuần du phương nam của Mao Trạch Đông dừng lại tại thủ phủ tỉnh Hồ Nam, một nữ nhân viên xinh đẹp trong tổ phục vụ của Mao Trạch Đông đã bất thần báo cáo với ông: “Thưa Chủ tịch, có người nào đó đã đặt máy nghe trộm trong buồng ngủ của Chủ tịch!”. Ông hỏi đôi ba lần vì sao biết?. Cô ta trả lời vì người bạn trai cùng tổ của cô tiết lộ: “Anh đã nghe được tiếng nói của em trong buồng ngủ của Mao Chủ tịch”. Mao Trạch Đông gọi ngay Dương Thượng Côn (*) đến, hỏi thẳng mặt: “Ai bảo các ông đặt máy nghe trộm trên xe lửa?”. Tài liệu Tân Tử Lăng cho biết câu đáp của Dương Thượng Côn và chi tiết tiếp đó (tóm lược) như sau: - “Thưa Chủ tịch, từ ngày phát động “bước tiến nhảy vọt” đến nay, Chủ tịch thường tiếp một số đồng chí trên xe lửa, triển khai nhiều ý kiến mà thư ký không thể ghi chép đầy đủ hết, bỏ sót nhiều chỉ thị quan trọng của Chủ tịch. Vì thế Ban Bí thư quyết định đặt máy nghe trên xe lửa để ghi lại những gì Chủ tịch nói ra…”.  Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ bị Hồng vệ binh đấu tố Giận lắm, nhưng bản lĩnh tự kiềm chế của Mao Trạch Đông rất thượng thừa, nên ông chỉ nói nhỏ nhẹ, vừa phải: “Các ông tốn nhiều công sức tôi không trách. Tôi hỏi thiết bị nghe lén do ai cung cấp?”. Dương Thượng Côn đáp: “Thưa Chủ tịch, thiết bị nghe lén hiện đại nhập từ nước ngoài thông qua con đường hữu quan với danh nghĩa của Văn phòng Trung ương Đảng ta”. Mao tiếp: “Lắp đặt từ bao giờ?”. “Dạ, từ tháng 1 năm 1959 đến nay”. Mao Trạch Đông hỏi: “Đã hơn hai năm rồi đấy, mà tôi chả biết chút nào. Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình có biết không?”. Dương Thượng Côn đáp: “Hai đồng chí ấy tán thành”. Rời khỏi cuộc tra vấn trên, Dương Thượng Côn lạnh toát mồ hôi, điện thoại ngay cho Lưu Thiếu Kỳ. Lưu Thiếu Kỳ lập tức đáp máy bay đến gặp Mao Trạch Đông để “trình nghị quyết của Ban Bí thư tháng 12.1958 về việc đặt máy ghi âm tại buồng ngủ của Mao trên xe lửa và giải thích việc này chỉ nhằm bám sát, học tập chỉ thị của Mao không có ý gì khác” và đề nghị kiểm tra, tiêu hủy toàn bộ số băng ghi âm cùng các bản chỉnh lý lưu trữ tại phòng bảo mật của văn phòng Trung ương. Lưu Thiếu Kỳ nói tuy đây là chủ kiến của Ban Bí thư, nhưng Lưu đã “tán thành cho làm, nên ông xin lỗi Mao Trạch Đông và sẵn sàng chịu kỷ luật”. Mao làm bộ tươi cười: “Các ông rõ là tốt bụng…” song thòng thêm một câu có ý trách Lưu Thiếu Kỳ đã “làm một việc không hay lắm”. Từ đó, theo nhận định của Tân Tử Lăng: “Mao Trạch Đông không tin cậy Lưu Thiếu Kỳ và Ban Bí thư nữa, nó là bước ngoặt khiến quan hệ Mao Trạch Đông - Lưu Thiếu Kỳ trở nên thù địch”. Tế nhị và “nguy hiểm” nhất là: Lưu Thiếu Kỳ thấy rõ sai lầm của Mao Trạch Đông trong “bước tiến nhảy vọt” - điều mà Mao Trạch Đông rất “kỵ” - tất yếu dẫn đến bi kịch cuối đời Lưu Thiếu Kỳ như sau: Ngày 6.1.1967 Giang Thanh đạo diễn việc đưa phu nhân Vương Quang Mỹ (vợ Lưu Thiếu Kỳ) đến Đại học Thanh Hoa phê đấu. Đêm 13.1, Lưu Thiếu Kỳ đến gặp Mao Trạch Đông lần cuối xin từ chức Chủ tịch nước để “cùng vợ con về quê làm ruộng”. Nhưng vẫn không xong, vì sau đó Giang Thanh vận động hơn 300.000 người dự đại hội phê phán Vương Quang Mỹ “Từ sáng sớm, ôtô của Hồng vệ binh đã vào Trung Nam Hải bắt người. Vương Quang Mỹ bị dẫn đến tầng 7 tòa nhà chính của Đại học Thanh Hoa, bị cưỡng bức mặc bộ trang phục hồi đi thăm Indonesia và bị choàng lên cổ một chiếc “dây chuyền” cực lớn xâu bằng những quả bóng bàn (…). Hôm sau, tin ảnh về “ba lần thẩm vấn Vương Quang Mỹ” xuất hiện trên các bản tin của Hồng vệ binh làm chấn động dư luận thế giới”, vì qua đó “sự tôn nghiêm của Lưu Thiếu Kỳ trên cương vị Chủ tịch nhà nước Trung Quốc bị quét sạch trơn”. Ngày 5.8.1967, Giang Thanh và đồng đảng triệu tập hơn 1 triệu người tụ về quảng trường Thiên An Môn để hỏi tội Lưu Thiếu Kỳ (và Đặng Tiểu Bình, Đào Chú) rồi đấu tố họ tại chỗ. Riêng Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ bị đánh sưng mặt, tuột cả giày, lảo đảo đi hai chân không rời khỏi quảng trường. Khoảng hơn một tháng sau, ngày 13.9.1967 mới thực sự là ngày đại nạn, ly tan của gia đình Lưu Thiếu Kỳ, phu nhân Vương Quang Mỹ bị bắt, ba người con ở tuổi đi học phải chịu thẩm tra và ông “bị giam ngay trong văn phòng Chủ tịch nước (…) mấy lần đấu đá khiến bị thương nặng nề (…) mỗi bữa ăn khoảng cách đến nhà ăn chỉ chừng 30 mét, mà ông phải lê đôi chân bị thương đi mất 50 phút. Người ta đã nhắc nhở lính canh không được đỡ giúp” - năm ấy ông 69 tuổi... Chủ tịch nước 'không nghề nghiệp' Vương Quang Mỹ và cố Chủ tịch nước CHND Trung Hoa Lưu Thiếu Kỳ Mỗi dịp lễ lớn, ảnh chân dung Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ được phóng to đặt ngang bằng với ảnh Chủ tịch đảng Mao Trạch Đông trên trang nhất các tờ báo phát hành toàn Trung Quốc một cách trang trọng. Thế mà khi chết, thi hài Lưu Thiếu Kỳ bị bí mật đưa vào lò hỏa táng dưới cái tên lạ hoắc: “Lưu Vệ Hoàng: không nghề nghiệp”… Được Mao Trạch Đông bật đèn xanh, Giang Thanh ngang nhiên vượt “lằn ranh” của hiến pháp, sai đem Chủ tịch nước ra trước đám đông luận tội. Có lần ngót một vạn rưỡi người của hơn 500 tổ chức tạo phản từ khắp nơi được lệnh kéo về Bắc Kinh, dựng 7.000 căn lều bên “bức tường đỏ” Trung Nam Hải, tuyên bố lập “phòng tuyến lửa” chống Lưu Thiếu Kỳ. Ròng rã suốt mấy chục ngày đêm, 500 loa phóng thanh của Hồng vệ binh lớn tiếng rêu rao nhiều tội trạng tưởng tượng của Chủ tịch nước - tội nào cũng có thể đưa vào khung tử hình, như: “phản quốc, làm nội gián và tay sai Quốc Dân Đảng, chống Mao Chủ tịch” v.v… Đợi tình thế chín muồi, Giang Thanh chính thức đệ trình báo cáo “khống” về những “tội lỗi đáng chết” ấy của Lưu Thiếu Kỳ lên Hội nghị Trung ương 12, khóa 8 - do Mao Trạch Đông chủ trì tại Bắc Kinh (từ 13 đến 31.10.1968) - để “ép” hội nghị biểu quyết công khai (bằng giơ tay), quyết định: “Khai trừ vĩnh viễn Lưu Thiếu Kỳ ra khỏi Đảng”. Chờ đúng ngày sinh nhật lần thứ 70 của Lưu Thiếu Kỳ (24.11.1968), Giang Thanh mới chuyển băng ghi âm nghị quyết trên để Lưu Thiếu Kỳ nghe, làm ông bị sốc, ức nghẹn không nói được lời nào, thở dồn dập và ngã xuống giường sốt cao đến 400, huyết áp vượt mức báo động 260/130. Sau “món quà sinh nhật” đầy ác tâm ấy của Giang Thanh, ông gần như rơi vào tình trạng nửa sống nửa chết, đến tối 17.10.1969 hơi thở yếu thấy rõ. Được tin, Hồng vệ binh theo lệnh Giang Thanh gấp rút đưa ông lên máy bay quân sự chở tới kho bạc cũ ở Khai Phong giam giữ. Nơi này có những cánh cửa bằng thép che chắn bên ngoài. Dưới đất có hai trung đội vũ trang canh gác ngày đêm. Trên cao bố trí 4 khẩu súng máy ở các mái nhà quanh đó chĩa xuống. Bị giam trong “lòng chảo” trá hình như vậy, Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ kiệt sức dần và qua đời lúc 6 giờ 40 phút sáng 12.11.1969 dưới nền đất lạnh. Quanh ông tuyệt nhiên không có một người thân. Phu nhân Vương Quang Mỹ đang bị cô lập. Vệ sĩ của ông là Lý Thái Hòa đến nhận xác, thấy từ khóe miệng của Chủ tịch vài vệt máu chưa kịp khô, nhưng tay chân đã cứng. Người vệ sĩ trung thành dùng kéo xén bớt mái tóc bạc quá dài đã nhiều ngày không ai cắt giúp, lấy tay vuốt mắt, mặc quần áo và xỏ “giày vĩnh biệt” cho ông. Cùng lúc đó, nhân viên Tổ chuyên án do Giang Thanh phái đến đưa máy ảnh lên chụp cảnh tượng trên (để mang về trình báo Mao Trạch Đông) và hối thúc đưa nhanh thi hài “tên phản Đảng” ra xe. Đó là chiếc xe quân sự quá nhỏ làm hai chân của xác chết phải lòi ra một khúc khỏi thùng xe. Thi hài Lưu Thiếu Kỳ hỏa táng dưới cái tên “Lưu Vệ Hoàng, không nghề nghiệp” - đồng nghĩa với tình cảnh của một người chết vô danh (tuy có tên nhưng mới vừa đặt - không ai biết), vô gia cư (chẳng có ai nhận về chôn) và… vô nghề nghiệp! Viết về thời kỳ bức hại phi pháp thảm khốc tương tự, sách báo Trung Quốc những năm gần đây có nhiều nhận định khác nhau về vai trò Mao Trạch Đông và Giang Thanh. Đại khái có 3 cách nhìn: 1. Như cuốn “Bốn người vợ của Mao Trạch Đông” có ẩn ý “đổ tội nhiều hơn cho Giang Thanh”. 2. Hoặc cuốn “10 năm cuối đời của Mao Trạch Đông” do Trần Trường Giang (người trực tiếp bảo vệ Mao Trạch Đông 27 năm, đến khi Mao Trạch Đông qua đời) hầu như “đổ hết tội cho Giang Thanh”. 3. Có khoảng cách khá xa so với những ý kiến tương tự như hai cuốn trên là nhận định của nhà nghiên cứu Tân Tử Lăng, đã đẩy vai trò “sáng tạo và đạo diễn” thảm kịch lịch sử về phía Mao Trạch Đông, mà Giang Thanh là “diễn viên” xuất sắc nhất. Thử nêu dưới đây vài nội dung cụ thể của “3 cách nhìn” đó. Mở đầu với cuốn “Bốn người vợ của Mao Trạch Đông” (sđd Kỳ 1) phân tích sự khác biệt về tính cách và sở thích giữa hai người: “Mao Trạch Đông chuyên đi xe lửa, Giang Thanh lại chỉ thích đi máy bay. Trong văn học và hý kịch, Mao Trạch Đông thích cổ điển, còn Giang Thanh thì chỉ thích hiện đại. Mao Trạch Đông thường làm việc ban đêm, ngủ dậy muộn, Giang Thanh thì dậy rất sớm. Khi ăn, Mao Trạch Đông ăn ngốn ăn ngấu, không kén cá chọn canh, Giang Thanh thì chỉ thích của lạ, ăn tươi sống. Mao Trạch Đông rất thích ăn cay, Giang Thanh không thích. Mao Trạch Đông không cho phép để hoa cỏ, đồ vật trang trí và các con vật nhỏ trong nhà. Giang Thanh thì thích trồng hoa lan và nuôi khỉ. Mao Trạch Đông có gì mặc nấy, Giang Thanh thì rất cầu kỳ, hàng tuần cứ phải dành riêng thời gian để chọn quần áo, thị thích màu cà phê, rất ghét màu vàng, có khi một ngày phải thay ba bộ quần áo - Mao Trạch Đông không thích nghe bác sĩ giảng giải, mà các nhân viên y tế lại là khách thường xuyên trong đời sống của Giang Thanh”, nên có lần Mao Trạch Đông nhận xét: “một người không chịu rèn luyện thân thể, chỉ có ăn ngon mặc đẹp, ở sướng, ra khỏi cửa là ngồi xe ô tô (như Giang Thanh) thì người ấy lúc nào cũng bệnh!” Lâm Bưu - phút cuối đời và "con số 13" định mệnh Hai vợ chồng Diệp Quân và Lâm Bưu chết thảm trên đường chạy trốn Trong cuộc điện đàm cuối cùng và chớp nhoáng với Thủ tướng Chu Ân Lai lúc gần mười hai giờ khuya 12.9.1971, bà Diệp Quần nói bà sẽ cùng nguyên soái Lâm Bưu rời khỏi Bắc Đới Hà vào sáng hoặc chiều hôm sau vì thời tiết ở đó “bắt đầu lạnh rồi”… Bà nói sẽ bay đến thành phố cảng Đại Liên nằm trên tuyến đường biển xinh đẹp ở phía Nam bán đảo Liêu Đông. Thành phố này nổi danh từ lâu bởi nguồn dự trữ kim cương lớn nhất nước, với bãi tắm Dục Trường hình vòng cung, nước xanh phẳng lặng. Độc đáo ở đó có “vương quốc rắn” không có người ở (đảo Tiểu Long Sơn), với ít nhất 14.000 con rắn cực độc phủ đầy trên các cành cây, bò khắp bờ suối, hốc hang - được xếp hạng “khu bảo tồn thiên nhiên” trọng điểm của Trung Quốc. Một số cảnh vệ cùng nhân viên phục vụ trong nhà cũng hay tin họ Lâm sắp đi Đại Liên. Nên khi tham mưu cảnh vệ Lý Văn Phổ ngồi bên tài xế trên chiếc xe Hồng Kỳ đang phóng hết tốc lực một cách bất thường, đinh ninh chuyến này mọi người sẽ đến Đại Liên, chợt nghe Lâm Bưu hỏi Lâm Lập Quả: “Đến Irkutsk còn bao xa?” Lý Văn Phổ liền lớn tiếng hét dừng xe: “lái xe phanh lại theo thói quen. Lý nhảy xuống, hỏi: Các người muốn đưa thủ trưởng Lâm đi đâu? Lâm Lập Quả rút súng bắn luôn. Chiếc xe lại lao vút lên như điên, đến sân bay Sơn Hải Quan lúc 0 giờ 18 phút ngày 13.9.1971 - 14 phút sau, chiếc Trident 256 chở đoàn Lâm Bưu do Phan Cảnh Diễn điều khiển cất cánh bay về hướng Irkutsk, trong tình trạng không có lái phụ, hoa tiêu và nhân viên báo vụ” - theo Tân Tử Lăng.  Mao Trạch Đông và Lâm Bưu Nhận báo cáo khẩn cấp từ sân bay Sơn Hải Quan, Thủ tướng Chu Ân Lai lệnh cho Sở chỉ huy Không quân dùng đài đối không liên lạc, yêu cầu Phan Cảnh Diễn hãy bay trở lại và thông báo Diễn có thể cho máy bay hạ cánh an toàn xuống sân bay Bắc Kinh hoặc Tây Giao, nhưng không thấy Diễn đáp ứng. Bộ tư lệnh Không quân báo về Trung Nam Hải xin ý kiến để máy bay tiêm kích bay lên đuổi theo chặn đường Lâm Bưu. Nhưng Mao Trạch Đông bảo: - “Lâm Bưu vẫn là Phó Chủ tịch đảng ta, trời mưa là việc của trời, con gái lớn lên thì đi lấy chồng, cứ để Lâm muốn bay đi đâu thì bay” - không cần đuổi bắt. Máy bay Lâm Bưu thoát về hướng Tây Bắc nhưng vẫn bị các trạm radar dưới đất theo dõi “ra khỏi biên giới quốc gia lúc 2 giờ sáng, bay vào địa phận nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ, trên màn hình radar của ta mất mục tiêu. Đây là thời gian chúng ta lo lắng nhất. Chiều hôm đó đại sứ quán Trung Quốc tại Mông Cổ báo tin về một chiếc máy bay hàng không dân dụng chở khách bị rơi tại khu vực miền Đông Mông Cổ, trên máy bay có 8 nam một nữ, tất cả đều thiệt mạng, máy bay mang số hiệu 256” - theo Trần Trường Giang. Sách báo Trung Quốc đến nay khi nhắc sự kiện ấy đều có những thông tin tương tự nhau, đại ý: “3 giờ sáng 13.9, chiếc máy bay Trident số hiệu 256 của Hàng không dân dụng Trung Quốc bị rơi tại tỉnh Chentij gần Underkhan Mông Cổ, cả 9 người trên máy bay đều chết. Sau qua giám định được biết 9 người trên gồm: Lâm Bưu, Diệp Quần, Lâm Lập Quả, Lưu Bái Phong, cùng phi công, lái xe và 3 kỹ sư cơ khí”. Ở Bắc Kinh, gần sáng 13.9, đã có lệnh bắt giữ các thành viên trong tổ chức đối kháng của Lâm Bưu như: Hoàng Vĩnh Thắng (Tổng tham mưu trưởng Quân đội), Ngô Pháp Hiến (Tư lệnh Không quân), Lý Tác Bằng (Chính ủy Hải quân) giam lỏng tại Đại lễ đường - yêu cầu tất cả không ai được ra ngoài, không gọi điện thoại, chờ xử trí. Một số khác tìm cách trốn đi “Bộ Tư lệnh Không quân báo cáo: chiếc máy bay lên thẳng số 3685 bay khỏi sân bay Sa Hà, trên máy bay có Chu Vũ Trì (Phó Chủ nhiệm Văn phòng Không quân), Vu Tân Dã, Lý Vĩ Tín, lái chính Trần Văn Tu, lái phụ Trần Sĩ Ấn. Trần Văn Tu không làm theo lệnh của các thành viên Hạm đội liên hợp, cho máy bay vòng lại, hạ cánh xuống một hẻm núi ở ngoại thành Bắc Kinh. Chu Vũ Trì nổ súng bắn chết Trần Văn Tu, Trần Sĩ Ấn nằm im vờ chết. Ba thành viên còn lại của Hạm đội liên hợp hẹn nhau cùng tự sát. Chu Vũ Trì và Vu Tân Dã chết ngay. Lý Vĩ Tín bắn chỉ thiên, bị bắt”. Sáng sớm 13.9, Thủ tướng Chu Ân Lai thực hiện ủy thác của Mao Trạch Đông triệu tập Bộ chính trị thông báo việc Lâm Bưu chạy trốn và đích thân gọi điện tới lãnh đạo các đại quân khu, thành phố, khu tự trị, yêu cầu họ báo cáo tình hình, bố trí lực lượng đề phòng những biến cố đột phát. Chiều 14.9, Chu Ân Lai mặc áo trắng quần xám vào phòng 118 ở Đại lễ đường, trình Mao Trạch Đông báo cáo chính thức của Đại sứ quán Trung Quốc tại Mông Cổ về “kết thúc bi thảm của nhà họ Lâm”. Một điều hơi lạ và ngồ ngộ là chỉ trong chưa đầy 6 tháng cuối đời (từ tháng 3 - 9.1971), Lâm Bưu gắn liền với một loạt “con số 13” trong các hoạt động của mình: - Kế hoạch mưu sát Mao Trạch Đông mang mật số : 571 (5+7+1 = 13) - Máy bay chở Lâm Bưu và vợ con của ông về cõi chết mang số: 256 (2+5+6 = 13) - Ngày máy bay rơi là ngày 13 (tháng 9.1971) - đối chiếu với âm lịch nhằm ngày của sao Nguy (trong Nhị thập bát tú): 24.7 (2+4+7 = 13) năm Tân Hợi… Mổ bụng tượng Phật tìm vàng Mao Trạch Đông và Giang Thanh - hai nhân vật chính phát động cuộc Cách mạng Văn hóa Người ta có dịp cảm nhận mùi vị của “vô thường” qua một vài hình ảnh hiếm hoi chụp chiếc máy bay chở Lâm Bưu bị rơi, tan nát từng mảng, xác chết nằm dưới đất cháy đen và biến dạng không nhận ra được là ai … Thật khác hoàn toàn với hình ảnh của Lâm Bưu vào 5 năm trước đó, ngày 18.8.1966, đứng cạnh Mao Trạch Đông trước hơn một triệu dân chúng Bắc Kinh trong tiếng nhạc “Đông phương hồng”. Nhạc dứt, Lâm Bưu đọc diễn văn mở đầu cách mạng văn hóa, với những lời lẽ cứng rắn, hiệu triệu: - Mao Chủ tịch chủ trương phát động Đại cách mạng văn hóa của giai cấp vô sản, là một việc làm vĩ đại chưa từng có (…).Chúng ta cần phải phá tan tất cả tư tưởng của giai cấp bóc lột, phá tan văn hóa cũ, tập quán cũ, phong tục cũ (…), cần quét sạch bọn sâu mọt hại dân, gạt bỏ tảng đá ngáng đường sang một bên !. Có mặt ở lễ đài Thiên An Môn lúc đó, vệ sĩ Trường Giang nhận xét: “giọng nói the thé của Lâm Bưu sặc mùi thuốc súng”. Để rồi cả triệu Hồng vệ binh bị kích động tràn khắp các thành phố biểu dương lực lượng và đập phá không nương tay. Sách báo Trung Quốc nêu nhiều con số được giải mật đáng sợ: ngay giữa Bắc Kinh, Hồng vệ binh phá hoại 4.922 trong số 6.843 di tích cổ, tràn vào lục soát 11,4 vạn nhà, truy tìm “tàn dư văn hóa cũ”, thẳng tay châm lửa đốt hàng vạn cuốn sách do nguyên bộ trưởng Nguyên Bá Chương sưu tập. Bọn họ xâm nhập cả vào Khổng miếu, đòi san bằng mộ địa của Khổng Tử nằm ở ngoại ô phía bắc thành phố Khúc Phụ, dám hạ cả tượng Khổng Tử xuống và triệt bỏ một số văn bia. Nhiều lăng mộ của tiền nhân từ Thành Cát Tư Hãn đến Chu Nguyên Chương, từ Ngô Thừa Ân đến danh họa Từ Bi Hồng - bị bôi nhọ hoặc xâm hại tùy thích. Nếu giữa thủ đô Hồng vệ binh bắt đầu “hoạt động cách mạng” bằng việc đập phá tượng Thích-ca Mâu-ni đặt trên Phật Hương Các tại Di Hòa Viên thì tiếp đó lan rộng cả nước, tới cả Khu tự trị Tây Tạng. Sáp nhập Trung Quốc vào đầu thập niên 1950 và chính thức trở thành Khu tự trị của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ năm 1965, Tây Tạng phải hứng chịu cơn lốc cách mạng văn hóa cuốn tới sau đó không lâu. Phần phụ lục cuốn Con đường mây trắng, nguyên tác của Anagarika Govinda, Nguyễn Tường Bách dịch (NXB Trẻ, TP. HCM 2001), có đoạn: “Cách mạng Trung Quốc năm 1966, Hồng vệ binh (Red Guard) đã phá hủy khoảng 2.700 ngôi đền (…). Tu viện Tsaparang cũng như số phận của các tu viện chùa chiền tại Trung Quốc và Tây Tạng phải chịu sự hủy phá do con người gây ra”. Nhiều tranh tượng do Govinda mô tả trong tác phẩm của mình những năm trước cách mạng văn hóa nay đã mất hẳn hoặc hư hại sau thảm kịch đó: “các tượng Phật đã bị hủy hoại nhiều, tượng nào cũng bị mổ ngực, mổ bụng vì người ta hy vọng tìm thấy vàng bạc trong đó”. Nguyễn Tường Bách dẫn chứng “tượng Đại Nhật Phật - còn có tên là Tì-lô-giá-na (Vairocana) trong đền thờ màu trắng của tu viện Tsaparang đã bị con người mổ ngực tìm vàng. Hình tượng này (Pháp thân) một mặt biểu hiện trình độ nghệ thuật xuất sắc của nghệ nhân Tây Tạng ngày xưa, mặt khác cho thấy sự thô bạo của con người thời nay”. Trung Quốc là nơi Phật giáo có mặt từ đầu công nguyên, thời Hán Minh đế, với ngôi chùa được xây đầu tiên: Bạch Mã và có cả thời hoàng kim dưới triều đại nhà Tùy (581-618), nhà Đường (618-907). Và chính Trung Quốc lần đầu tiên du nhập Phật pháp vào Tây Tạng qua sự kiện: Vua Đường Thái Tông gả công chúa Văn Thành cho Tùng Tán Can Bố. Ngày về nhà chồng, công chúa Văn Thành đã mang theo một tượng Phật đến triều đình Tây Tạng và đó là tượng Phật đầu tiên an vị tại Tây Tạng. Đến thời hiện đại, cuộc “đại cách mạng văn hóa” quay lưng với quá khứ, đập phá tượng Phật, triệt hạ chùa chiền theo chủ trương Mao Trạch Đông và hai lãnh đạo hàng đầu của “đại cuộc” : Lâm Bưu và Giang Thanh. Phần Giang Thanh, ở độ tuổi thanh xuân cũng có chút “duyên” đến với Phật đài. Nguyên trước ngày làm vợ Mao Trạch Đông, Giang Thanh đã chìm đắm trong một cuộc tình lãng mạn vào năm 22 tuổi (1936) và cùng người yêu của mình (Đường Nạp) hẹn nhau lên núi Nguyệt Luân bên sông Tiền Đường thề trọn đời yêu nhau trước tháp Phật Lục Hòa. Cuốn Bốn người vợ của Mao Trạch Đông (sách đã dẫn ở Kỳ 1) viết: “Hồi đó (1935) Đường Nạp đang làm việc cho tờ “Đại công báo” kiêm biên tập tạp chí và đạo diễn cho Công ty ảnh nghiệp Điện Thông, là một nhà bình luận đẹp trai, đa tình. Khi xem Lam Bình (tức Giang Thanh) biểu diễn, Đường Nạp quá mê phong cách của thị, đã đem lòng thầm yêu “kẻ phản nghịch xinh đẹp” đó. Còn Lam Bình thì vô cùng hâm mộ chàng tài tử sành điệu mà về địa vị xã hội,văn hóa, kinh tế.. mặt nào cũng đều ăn đứt Lam Bình. Cả hai người chẳng bao lâu đều đắm đuối trong dòng sông ái và thế là họ cưới nhau”… Giao Hưởng
|
|
|
Post by Vĩnh Long on Jul 9, 2014 8:33:56 GMT 9
motthegioi.vn/mao-trach-dong-qua-sach-bao-trung-quoc-ngay-nay/ky-17-mo-bung-tuong-phat-tim-vang-84689.htmlTro tàn hỏa táng Lưu Thiếu Kỳ chưa kịp nguội, thì đến lượt Phó thủ tướng Đào Chú - người dám đập bàn chỉ trích thẳng mặt Giang Thanh - phải nhận lấy “cái chết lưu đày” ở An Huy giữa một ngày tuyết lạnh cuối năm 1969… Ở tuổi xế chiều, hai vợ chồng Mao Trạch Đông - Giang Thanh vượt qua những cách biệt về sở thích riêng trong cuộc sống hằng ngày, để tìm đến “một chỗ chung” hòa hợp trên chính trường đang “nóng” của những năm 1966 - 1976. Cuốn “Bốn người vợ của Mao Trạch Đông” viết: “Quan hệ hôn nhân của họ lúc bấy giờ đã trở thành chủ yếu là quan hệ hôn nhân mang màu sắc chính trị. Do đó tại Đại hội IX năm 1969 Giang Thanh đã ung dung một bước đến trời, trở thành Ủy viên Bộ chính trị Trung ương Đảng.” (tr.175). Đại hội trên kéo dài từ ngày 1 đến 24.4.1969 đưa Giang Thanh lên đỉnh cao mới và chính thức nhận chìm Lưu Thiếu Kỳ (theo biểu quyết từ Hội nghị lần thứ 12 - khóa VIII - Xem kỳ 7). Cuốn “Mười năm cuối đời của Mao Trạch Đông” do Trần Trường Giang và Triệu Quế Lai viết (*) nhận xét “quyết định sai lầm tai hại” của Đại hội IX là đã tạo thế lực cho Giang Thanh (và “tập đoàn Lâm Bưu”) lộng hành. Mao Trạch Đông còn khẳng định đã “đưa vào Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc các nhân tố mới, có bầu nhiệt huyết mới, tăng cường thêm sinh lực” (ám chỉ các “lãnh tụ” của đại cách mạng văn hóa vừa được bầu vào BCH TW Đảng) song “Chủ tịch không ngờ chúng đi ngược lại ý nguyện của Người (…) không những không thực hiện được mục tiêu sự nghiệp của Chủ tịch mà còn gieo mầm bạo loạn cho Trung Quốc sau này. Thật bất hạnh vô cùng”. Viết như thế, tác giả “Mười năm cuối đời của Mao Trạch Đông” cho đường lối và mục tiêu của Mao Trạch Đông vẫn đúng, chỉ có tập đoàn Giang Thanh thực hiện sai. Nhưng một số nhà nghiên cứu trong đó có Tân Tử Lăng nhận định khác hẳn. Hãy lùi lại hơn nửa năm trước Đại hội IX ấy, tức vào tháng 8.1968, Hồng vệ binh đem 3 cặp vợ chồng của Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tử Bình và Đào Chú ra quảng trường Thiên An Môn đấu tố, bắt cả 6 người ngồi theo kiểu “bó gối”, thay nhau đấm đá túi bụi. Đào Chú mang thương tích đầy người vì ông phản ứng dữ dội nhất và cũng vì ông là đối tượng cá biệt có “ân oán riêng” với Giang Thanh. Chuyện thế này: Đào Chú thuộc thế hệ cách mạng kỳ cựu, làm Bí thư thứ nhất Cục Trung Nam kiêm Chính ủy thứ nhất Đại quân khu Quảng Châu. Khi đại cách mạng văn hóa sắp bùng nổ lớn, Mao Trạch Đông gọi ông về Bắc Kinh, giao giữ Thường trực Ban bí thư, Phó thủ tướng, Cố vấn Tổ cách mạng văn hóa. Một lần nọ, Giang Thanh dựa thế chồng mình “sai” Đào Chú mang chỉ thị đến Viện Khoa học xã hội…Đào Chú chống lại, không đi. Giang Thanh trợn mắt, đập tay xuống thành ghế, quát: “Ông phải đi. Không đi không được”. Đào Chú không khuất phục, cũng đập tay xuống mặt bàn, hét trả: “Không đi ! Đây là tổ chức của Đảng, bà can thiệp quá nhiều rồi !” Câu nói Đào Chú “vừa đúng, vừa sai”. Đúng vì bấy giờ Giang Thanh không phải là Ủy viên Trung ương Đảng nên chẳng đủ tư thế để “sai bảo” hoặc “bắt bẻ” một Ủy viên Thường vụ Bộ chính trị như Đào Chú được. “Sai” vì “Giang Thanh ra lệnh với thân phận hoàng hậu, đại bất kính với hoàng hậu là đại bất kính với hoàng đế, làm sao Mao Trạch Đông có thể bỏ qua” (Tân Tử Lăng). Nên chẳng ngạc nhiên chút nào khi Mao Trạch Đông để yên cho Giang Thanh hành động, hạ chỉ điều một đám Hồng vệ binh xâm nhập vào tòa nhà Quốc hội nhục mạ Đào Chú liên tục trong 6 giờ liền ngày 30.12.1966. Đến chiều 4.1.1967, đoàn tạo phản to tiếng phê phán Đào Chú “không đi theo đường lối Mao Chủ tịch” để ngay tối hôm ấy bắc loa phóng thanh hô to khẩu hiệu “Đánh đổ Đào Chú !” quanh “bức tường đỏ” Trung Nam Hải. Mấy ngày sau, Đào Chú không bao giờ nhận được các tài liệu “tham khảo nội bộ” nữa, đường dây “điện thoại đỏ” dành riêng cho ông cũng bị cắt bỏ thẳng thừng. Không mấy chốc từ vị trí là nhân vật số 4 trong Đảng, Đào Chú trở thành “phạm nhân” luôn có 2 tiểu đội canh giữ bên ngoài, 3 vọng gác thiết lập trong khuôn viên nhà. Ngay phòng ngủ của ông cũng luôn luôn có các nhân viên đội đặc vụ lận súng ngắn thay nhau đứng ở đầu giường suốt 24/24 giờ, không để ông ngủ yên, dường như họ muốn dòm ngó xoi mói vào cả những giấc mộng không thành của người Chính ủy Đại quân khu Quảng Châu năm nào. Tân Tử Lăng viết: “Việc Đào Chú bị đánh đổ với tội danh “phái bảo hoàng lớn nhất” đã chỉ ra phương hướng hành động cho các tổ chức tạo phản” do Giang Thanh ra mặt ủng hộ để làm loạn quân đội, như phê phán Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Tiêu Hoa là “hạng chính khách tư sản” và bắt “Phó tư lệnh Đại quân khu Nam Trung: Nhiếp Phượng Trí cho vào bao tải, đánh gãy 8 chiếc răng - Phó tư lệnh Đại quân khu Nam Kinh kiêm tư lệnh Hạm đội Đông Hải Đào cũng bị dìm trong giếng nước tại nhà khách của hạm đội, đầu chúc xuống, chết sặc. Nhiều tướng lĩnh cấp cao bị tùy tiện bắt giam, khám nhà, hành hạ, có người tự sát, lãnh đạo Quân ủy trung ương lòng như lửa đốt”… Đại hội của 7.000 người lãng mạn chính trị Giang Thanh trong phiên tòa xử “bè lũ bốn tên” (tư liệu Internet) Lần đầu tiên dưới “triều đại” Mao Trạch Đông, hơn 7.000 đại biểu cả nước đã về dự một đại hội hiếm có vì được phép bàn tới những sai lầm của Chủ tịch đảng Mao Trạch Đông - để rồi sau đó không ít người trong số họ phải đứng trước họng súng tra hỏi bởi phái tạo phản của Giang Thanh… Cuốn “Ảnh hưởng Trung Quốc sử 100 danh nhân” do Vương Huệ Mẫn chủ biên, Nhân dân xuất bản xã ấn hành, Bắc Kinh 1999 (Nguyễn Thanh Hà, Trần Trọng Vân, Nguyễn Giang Linh dịch, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội 2003) phần viết về Mao Trạch Đông, kết luận: “Những năm tháng cuối đời, Mao Trạch Đông phạm phải một loạt các sai lầm tả khuynh, đặc biệt là cuộc Đại cách mạng văn hóa năm 1966 - 1976 gây nên 10 năm nội loạn tang thương”. “Nội loạn” thế nào? Nhật ký của nguyên soái Lâm Bưu (thay Bành Đức Hoài làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và thay Lưu Thiếu Kỳ đứng ở vị trí số 2 sau Mao Trạch Đông - với chức danh: Phó chủ tịch đảng duy nhất và mệnh danh: Phó Thống soái), chép: “Giang Thanh thực hiện cuộc đấu tranh đoạt quyền ở Thượng Hải” đầu năm 1967 theo ủy quyền của Mao Trạch Đông và tiếp đó lần lượt “cướp quyền” trên phạm vi toàn quốc tại: Sơn Tây (14.1), Quý Châu (25.1), Sơn Đông (27.1), Bắc Kinh (28.1), Hắc Long Giang (31.1): “nã pháo, đánh đập, cướp bóc, bắt người, đấu đá, gieo hận thù khắp nơi”. Theo tài liệu Tân Tử Lăng: “bộ máy đảng và chính quyền các cấp bị Hồng vệ binh đánh cho tơi tả (…) Những ai tham gia ban lãnh đạo (của phái tạo phản Giang Thanh) đều có xe hơi riêng, thư ký riêng, thật hấp dẫn, nên nhiều kẻ có dã tâm điên cuồng lao vào cuộc đấu tranh đoạt quyền, thế là diễn ra nội chiến toàn diện - bắt đầu là gậy gộc cuốc xẻng, rồi phái tạo phản cướp vũ khí của quân đội (hoặc quân đội cung cấp vũ khí cho phái tạo phản mà mình ủng hộ) có từ súng trường tự động đến súng máy, lựu đạn, thậm chí pháo lớn. Ở thành phố Thành Đô có cả xe tăng. Chỉ qua 20 tháng, xã hội đại loạn, đấu tranh cướp quyền và chống cướp quyền nổ lớn. Ở 29 tỉnh và thành phố trong cả nước đã thành lập chính quyền mới mang tên “Ủy ban cách mạng”. Các bí thư tỉnh ủy và tỉnh trưởng hầu hết bị đánh đổ (…) Vì sao Mao Trạch Đông tự hủy hoại giang sơn của mình như vậy? Phải chăng Mao Trạch Đông phát điên rồi?”. Tân Tử Lăng khẳng định: “Không, Mao không điên, mục tiêu của ông ta là nhằm trừng trị những ai tham gia Đại hội 7.000 người” từng gây bất lợi cho ông. Vậy “Đại hội 7.000 người” qui tụ những ai? Gồm đại biểu tỉnh ủy, thành ủy, khu ủy, huyện ủy, lãnh đạo các nhà máy, hầm mỏ quan trọng và cán bộ cốt cán trong quân đội (khai mạc 11.11.1962). Họ đều là những người từng trải trong trận mạc và đấu tranh ngoại giao. Song đứng trước Mao Trạch Đông thời điểm ấy, họ là những nhà “lãng mạn chính trị”, vì dám đề cập đến thảm cảnh đất nước dẫn đến cái chết của hơn 37 triệu rưỡi người sau 3 năm thực hiện “bước tiến nhảy vọt” do Mao Trạch Đông phát động (1958-1961) - với hai “dấu nhấn” về: 1. Phá sản kế hoạch “tăng nhanh sản lượng thép” . 2. “Công xã nhân dân” bị tàn lụi cùng “nhà ăn tập thể”. Nói “nhà ăn tập thể” trước: Mao Trạch Đông chỉ thị “cả nước thực hiện một số lý tưởng của chủ nghĩa xã hội không tưởng” bằng cách xây dựng “công xã nhân dân” vào năm 1958 theo điều lệ vắn tắt, quy định: “các hợp tác xã hợp nhất thành “công xã” phải nộp toàn bộ tài sản công hữu. Xã viên phải nộp lại “đất phần trăm” và toàn bộ tư liệu sản xuất của xã viên thuộc sở hữu của công xã, song có thể giữ lại một ít gia súc, gia cầm. Căn cứ vào nhu cầu, công xã có thể dỡ dần nhà riêng của xã viên để lấy vật liệu sử dụng, nhà mới dựng thuộc sở hữu của công xã, xã viên muốn ở phải trả tiền thuê. Phần quan trọng của điều lệ này là: nông dân bị tước đoạt hết ruộng đất, nhà cửa, gia súc, cây cối…”. Thay vào đó họ chỉ hưởng một điều rất phù du là “già trẻ, nam nữ, gái trai đến ăn tại bếp tập thể không phải trả tiền” (cùng với lệnh cấm không được đỏ lửa nấu ăn tại nhà riêng!). Đó thật là điều “không tưởng” quá lớn. Vì thực tế cho thấy, lúc đầu nhà ăn tập thể nhộn nhịp và thu hút mọi người với các khẩu hiệu nghe rất kêu như: “ăn thật no” và “không phải trả tiền”. Thậm chí nhiều nhà ăn tập thể viết rõ lớn: “ăn no, ăn ngon, ăn sạch”, hoặc “mỗi bữa 4 món thức ăn”. Có nơi tuyên bố: “phấn đấu một tháng 90 bữa ăn, không bữa nào có món ăn trùng lặp, ngang tiêu chuẩn bếp ăn của vua chúa Trung Quốc”. Có nơi coi nhà ăn tập thể là “khởi điểm để tiến lên chủ nghĩa Cộng sản trong vòng 3 năm”! Hơn 3.910.000 nhà ăn tập thể với khoảng 400 triệu người tham gia hoạt động, chiếm 72,6% nhân khẩu trong các “công xã” cuối năm 1959. Nhưng chẳng mấy chốc - thực tế nghiệt ngã đã ập xuống, như Tân Tử Lăng viết tiếp: “lương thực thực phẩm cạn dần, từ thả sức ăn ngày 3 bữa cơm, chuyển sang ăn cháo, rồi cháo loãng, đến rau dại. Dẫu vậy lãnh đạo địa phương không dám giải tán nhà ăn tập thể” vì sợ làm sai chỉ thị Mao Trạch Đông. Dầu phải ăn cháo loãng nhưng nông dân không thể rời nhà ăn tập thể vì “toàn bộ khẩu phần lương thực của họ do nhà ăn quản lý hết rồi”. Theo thói quen sẵn có, tới bữa, họ vẫn phải đến sắp hàng để chờ đợi một “phép lạ”, song nạn đói ngày càng tràn tới gần, như ở huyện Tỉnh Nguyên (Tứ Xuyên), bình quân “mỗi người một ngày được phân phối không đến 100 gam lương thực, cứ 8 người có một người chết đói” “Bớt vài tấn đất” ngọn Chomolungma vẫn cao như thế?! "Bước đại nhảy vọt" của Mao đã khiến hơn 35 triệu người dân Trung Quốc chết đói “Sấm sét” nổ lớn ngay những giờ đầu của “Đại hội 7.000 người” bởi các đại biểu tập trung phản đối nội dung bản báo cáo do Ủy ban khởi thảo của Mao Trạch Đông soạn ra… Nguyên do: dự thảo báo cáo đó muốn trút hết lỗi lầm trong những năm thực hiện “bước tiến nhảy vọt” cho lãnh đạo các địa phương từ cấp tỉnh trở xuống. Trong lúc Mao Trạch Đông mới chính là người gây hậu quả thảm khốc, đưa số người chết đói chiếm tỷ lệ 5,11% dân số cả nước và dẫn đến tình trạng rối bời khắp nơi. Có những trường hợp cố gắng “tự tháo gỡ”, như Bí thư tỉnh ủy An Huy là Trương Khải Phong ra lệnh giải tán toàn bộ hơn 4.000 nhà ăn tập thể ở huyện Vô Vi, bị Mao Trạch Đông phê bình là đã: “đứng trên lập trường giai cấp tư sản, mưu toan phá hoại nền chuyên chính vô sản, chia rẽ đảng Cộng sản”. Ông chỉ thị phải tiếp tục duy trì thiết chế “công xã nhân dân” với “bếp ăn tập thể”, đẩy An Huy trở thành tỉnh có tỷ lệ người chết đói cao nhất nước (chiếm 18,37% - tiếp đến là Tứ Xuyên 13,07%, Quý Châu 10,23%, Hồ Nam 6,81%, Cam Túc 6,45%, Hà Nam 6,12%, Hà Bắc 11%, Giang Tây 1,06%, Thiểm Tây 1,02%, Cát Lâm 0,94%, Chiết Giang 0,55%, Sơn Tây 0,37%...). Tài liệu Tân Tử Lăng: Từ mùa hè 1958, do sức ép từ trên xuống, các nơi đều phải khai tăng sản lượng lương thực lên gấp bội: “Dựa vào con số lương thực tự báo đó, trên lại giao mức lương thực phải bán cho nhà nước. Cán bộ cơ sở và nông dân đứng trước một thực tế gay gắt: nếu bán lương thực theo chỉ tiêu, thì không còn cái ăn và cũng hết sạch cả hạt giống”. Vì thế nông dân tìm mọi cách cất giấu lúa gạo khắp nơi: “Chôn dưới hầm, dưới gốc cây, chân tường, vùi trong thức ăn gia súc, thậm chí chia thành gói nhỏ, cài trong tổ chim trên cây cao, hoặc đặt dưới hố nước tiểu”. Để truy bức, các đội công tác đặc biệt được phái xuống nông thôn phát động mọi người tố giác lẫn nhau. Không khí nghi kỵ, rình rập, tố cáo bao trùm lên đời sống của 500 triệu nông dân. Kể cả các đội trưởng sản xuất bị quy tội che chở hoặc đứng về phía nông dân trong cuộc cất giấu lương thực ấy cũng phải chịu bắt bớ, tra khảo, vùi dập tàn nhẫn. Dư luận thế giới chú ý đến tuyên bố của Mao Trạch Đông ngày 3.9.1958 về “bước nhảy vọt” thần kỳ: “Sản lượng lương thực năm nay có thể tăng xấp xỉ gấp hai lần năm ngoái: từ 185 triệu tấn lên khoảng 370 triệu tấn - nếu năm 1959 tới lại tăng gấp hai lần năm nay, thì sẽ lên 750 triệu tấn”. Song lãnh đạo các tỉnh báo cáo không đủ lương thực để nộp theo dự tính, làm Mao Trạch Đông sốt ruột “bởi đây là việc thật bẽ mặt” với quốc tế. Ông tự mình viết thông tri gởi khắp nơi nhấn mạnh“vấn đề phổ biến trong cả nước là các công xã, đội trưởng sản xuất che giấu sản lượng, chia nhau lương thực, tình hình nghiêm trọng phải giải quyết ngay” và cần thiết “phải tiến hành một đợt kiên quyết mới giải quyết được”. Kiên quyết như thế nào Mao Trạch Đông không chỉ rõ, cứ để lửng lơ “cho cấp dưới đầy đủ không gian tha hồ tưởng tượng, phát huy”. Tân Tử Lăng nhận định: “thủ đoạn “giáo dục kiên quyết” moi cả khẩu phần lương thực của nông dân là nguyên nhân chủ yếu gây chết đói trên quy mô lớn” và nêu ra trường hợp điển hình sau: “Tỉnh Hà Nam vụ thu 1958 có tới 50% mùa màng bị hư hỏng ngoài đồng. Năm 1959 sản lượng lương thực giảm, chỉ có 9,75 triệu tấn, nhưng các nơi báo lên không thực: tới 22,5 triệu tấn!. Bí thư tỉnh ủy Ngô Chi Phí lấy đó làm cơ sở giao chỉ tiêu cưỡng bức thu mua lương thực, cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ bị coi là “Bành Đức Hoài con”. Chuyên khu Tín Dương thực sản chỉ có 2 triệu tấn, Bí thư Khu ủy Lộ Hiến Văn vống lên 4,15 triệu tấn, tỉnh giao chi tiết thu mua 48 vạn tấn đã là quá cao, Khu ủy xung phong nhận 52 vạn tấn. Khẩu phần lương thực, hạt giống và thức ăn gia súc của nông dân bị cướp đi rất nhiều, bình quân đầu người chỉ còn hơn 50kg, đủ ăn trong 4 tháng, một số huyện thậm chí không đủ 3 tháng. (…) Để quán triệt tinh thần “kiên quyết giáo dục” của Mao Trạch Đông, Khu ủy đã tổ chức cuộc họp 6.000 người ở huyện Hoàng Xuyên, lôi hơn 60 người ra đấu tố, lại lôi thêm 4 người từ nhà tù ra xét xử công khai. Những nông dân đến dự đều gầy gò, vàng vọt, khoảng 40% mắc bệnh phù thũng, một người chết đói tại chỗ, 19 người chết trên đường về nhà. (…) Mùa xuân 1960, có làng 80 ngày người dân không được một hạt lương thực vào bụng. Nhiều người bỏ đi nơi khác kiếm ăn. Vậy mà Bí thư Khu ủy Lộ Hiến Văn vẫn lên giọng: “Không phải thiếu lương thực, mà lương thực rất nhiều, 90% là vấn đề… tư tưởng” (!). Ông ta chỉ thị cho cán bộ cơ sở và dân quân phong tỏa mọi nẻo đường, không cho dân chúng bỏ đi nơi khác”. Điểm lại quá khứ đó, “đại hội 7.000 người” không đồng ý với nội dung dự thảo làm Mao Trạch Đông trực nhận một điều không vui đối với mình: “đại đa số cốt cán không còn ủng hộ ông ta” như trước kia nữa. Mao Trạch Đông phải giao một ủy ban 21 người trong đó có Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình và Bành Chân chỉnh sửa lại báo cáo. Sau 4 ngày soạn thảo, Chu Ân Lai và Đặng Tiểu Bình đều nhận trách nhiệm về mình để làm nhẹ bớt sai lầm của Mao Trạch Đông. Còn Bành Chân (một trong “bát đại nguyên lão” của Đảng Cộng sản Trung Quốc - từng làm Thị trưởng thành phố Bắc Kinh) phát biểu một câu làm Mao Trạch Đông sững người, để bụng: “Uy tín của Mao chủ tịch nếu không cao như ngọn Chomolungma của dãy Hy Mã Lạp Sơn thì cũng cao tựa Thái Sơn, nên dù có “bớt đi vài tấn đất” vẫn cao như thế. Cũng chẳng phải Mao Chủ tịch không có khuyết điểm gì. Nếu một phần trăm, một phần nghìn sai lầm của Chủ tịch mà không được kiểm điểm, thì sẽ để lại ảnh hưởng xấu trong Đảng ta”. Về sau Bành Chân bị thất sủng… Lâm Bưu cướp diễn đàn “cứu giá“ Lâm Bưu và Mao Trạch Đông (trái) Nếu Bành Chân xem uy tín Mao Trạch Đông chỉ cao ngang “núi Thái Sơn” thì nguyên soái Lâm Bưu không mấy chốc đã nâng thêm “chiều cao” đó lên tận đỉnh Chomolungma của thế giới và nêu nhận định ngược đời của mình trước 7.000 đại biểu: “bước tiến nhảy vọt và công xã nhân dân là hoàn toàn đúng đắn, sáng tạo” (!) Các tác giả cuốn “Mười năm cuối đời của Mao Trạch Đông” (sách đã dẫn ở kỳ 8) qua lần gặp đầu tiên đã mô tả Lâm Bưu – danh tướng một thời của Hồng quân Trung Hoa – có “dáng người không cao to, khuôn mặt trắng bệch, từ trên xe bước xuống, đi bộ một vài bước cũng phải có người dìu”. Lần ấy, Diệp Quần - vợ Lâm Bưu - đi theo sau, phân bua: “Tổng tư lệnh Lâm sức khỏe không được tốt, sợ gió, sợ ánh sáng, sợ lạnh, sợ ra mồ hôi”. Suốt 20 năm tiếp đó (1951 - 1971), họ còn gặp Lâm Bưu rất nhiều lần nữa ở Trung Nam Hải, ghi lại: “Mùa đông ngồi trong xe bảo hiểm có khí nóng, mà Lâm Bưu vẫn phải mặc bao ống quần” và cũng phải “có người dìu đến phòng trực ban của cảnh vệ để cởi bỏ áo khoác, tháo khăn quàng cổ, cất mũ, sửa sang lại quần áo đầu tóc” rồi mới vào gặp Mao Trạch Đông. Xong việc, Lâm Bưu quay trở ra lấy đồ mặc, mất thời gian hơn người khác, nên “những lần Mao Chủ tịch yêu cầu Lâm Bưu tiếp khách nước ngoài phải chờ đợi ông khá lâu”. Con người bề ngoài yếu ớt, sợ cả “gió và ánh sáng” ấy lại đã “cướp diễn đàn” để giải nguy – “cứu giá” Mao Trạch Đông ít nhất hai lần. Lần đầu vào tháng 9.1960, sau thất bại nặng nề của “bước tiến nhảy vọt”, lúc Mao Trạch Đông bị đẩy xa vị trí của mình một khoảng (không chỉ huy sản xuất công nông nghiệp nữa), Lâm Bưu đã triệu tập Hội nghị Quân ủy Trung ương mở rộng, để ra nghị quyết ủng hộ Mao Trạch Đông, xem tư tưởng Mao Trạch Đông “là kim chỉ nam của quân đội và toàn dân Trung Quốc”, chống lại “những người lấn quyền” và “đang khủng hoảng niềm tin vào Mao Chủ tịch” (như nguyên soái Chu Đức và Đặng Tiểu Bình phát biểu: “hoan nghênh Mao thôi chức Chủ tịch đảng”. Chu Ân Lai nhẹ nhàng hơn: “Chủ tịch tạm lui về tuyến hai, Chủ tịch vẫn là chủ tịch”.) Lần thứ hai ở “Đại hội 7.000 người”, Lâm Bưu không nhắc gì đến hậu quả của chỉ thị tai hại của Mao Trạch Đông buộc toàn dân phấn đấu tăng sản lượng thép từ 5,35 triệu tấn (1957) lên gấp đôi: 10,7 triệu tấn (vào 1958). Chỉ thị phổ biến tháng 8.1958 lúc chỉ còn 4 tháng nữa là hết năm, không thể nào đủ sức lo liệu thêm 6,2 tấn thép cho đủ sản lượng trên. Nhưng Mao Trạch Đông bất kể quy luật kinh tế và nhất mực buộc phải “kết hợp giữa Các Mác và Tần Thủy Hoàng” để hoàn thành, nếu cần thiết vẫn phải “tháo dỡ các đường sắt tạm thời không có giá trị kinh tế như: đường sắt Ninh Ba, đường sắt Giao Đông” để làm nguyên liệu đúc thép. Vào cuộc, Nhân dân nhật báo đăng bản tin “hoang tưởng”: tỉnh Hà Nam chỉ trong vòng 5 ngày (từ 10 đến 15.9) đã nâng số lượng lò luyện gang trong tỉnh lên 45.000 cái, huy động 3,6 triệu nông dân với 407.000 xe vận tải các loại, để mỗi ngày sản xuất 18.693 tấn gang. Thủ tướng Chu Ân Lai tiến hành thẩm định mới biết đó là “thành tích ảo”. Những “kỳ tích” tưởng tượng với hàng loạt con số sản lượng phóng lên đến “tận cung trăng” tương tự như Hà Nam, dẫn đến công bố của Tân Hoa Xã: sản xuất 11,08 triệu tấn thép trong năm ấy (tăng hơn mong muốn của Mao Trạch Đông) và 13,69 triệu tấn gang! (tài liệu sau này cho biết trong đó có 3,08 triệu tấn thép và 4,16 triệu tấn gang phế phẩm, hoàn toàn không thể gia công sử dụng. Giá thị trường một tấn gang lúc đó là 150 nhân dân tệ (NDT), gang làm ra theo phương pháp thủ công phải cõng giá thành lên 315 NDT, nhà nước phải trợ giá 5 tỷ NDT cho “thắng lợi tinh thần” của việc ồ ạt làm gang thép ấy!”. Dầu Lâm Bưu không nhắc đến, song các đại biểu vẫn bàn tán về những tổn thất liên quan qua “đại hội 7.000 người” tháng 1.1962. Vào thời điểm đó, Lưu Thiếu Kỳ vẫn còn trên đỉnh cao quyền lực (được Mao Trạch Đông giới thiệu với nguyên soái Anh Mongtgomery: “Khi tôi chết, ông ta sẽ lên thay”) – trên diễn đàn “đại hội 7.000 người”, vào phiên họp toàn thể ngày 27.1, thẳng thắn phân tích nguyên nhân dẫn đến thảm họa trong đại nạn “công xã nhân dân”, “nhà bếp tập thể” và “ảo ảnh công nghệ thép” là do: - 3 phần thiên tai, 7 phần nhân họa. Lưu Thiếu Kỳ muốn nói Mao Trạch Đông phải gánh 70% trách nhiệm, cả hội trường vỗ tay hoan nghênh, tất nhiên không khỏi làm Mao Trạch Đông căm tức. Nhật ký của Đặng Dĩnh Siêu (vợ Chu Ân Lai) ghi rằng, cũng tại đại hội trên: “nhiều người yêu cầu Mao Trạch Đông rút lui”. Đang lúc Mao Trạch Đông bị bao vây, đơn độc, Lâm Bưu xuất hiện đúng lúc mang đến cho Chủ tịch của mình “vòng hào quang mới”, với khẳng định: “đường lối chung, cũng như bước tiến nhảy vọt và công xã nhân dân là đúng đắn, sáng tạo, những khó khăn vấp phải là do không làm theo chỉ thị của Mao” (!). Lâm Bưu dứt lời, Mao Trạch Đông đứng dậy vỗ tay, Lưu Thiếu Kỳ và Thường vụ Bộ chính trị ngần ngừ một lát mới đứng lên “vỗ tay theo” – 7.000 đại biểu tuy “gật đầu” nhưng “không chấp thuận”, nên ai đó trương khẩu hiệu: “Đả đảo Mao Trạch Đông!” trong hội trường ngay sau buổi đó… Kế hoạch số 571: Mưu sát Mao Trạch Đông Gia đình Lâm Bưu - Diệp Quần (tư liệu Internet) Bản kế hoạch tuyệt mật mang tên “Kỷ yếu công trình 571” soạn thảo tại căn hầm nằm dưới một tòa nhà ở Thượng Hải nhằm mưu giết Mao Trạch Đông đã không loại trừ việc sử dụng các phương tiện đặc chủng để thực hiện - kể cả dùng đến hơi độc hóa học lẫn… vũ khí vi trùng! Lúc quan hệ giữa Mao Trạch Đông và Lâm Bưu đang thời kỳ “trăng mật” - Lâm Bưu nhiều lần nâng Mao Trạch Đông lên “nóc nhà thế giới”, như nói: “Mao Chủ tịch là thiên tài vĩ đại nhất của giai cấp vô sản !” (tại Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng - Bắc Kinh 5.1966). Đáp lại, Mao Trạch Đông tuyên bố: Lâm Bưu là người bạn chiến đấu thân thiết và là người sẽ kế tục Mao Trạch Đông làm Chủ tịch đảng. Điều ấy ghi cả vào Điều lệ mới của đảng ở phần “cương lĩnh chung” (tại Đại hội 9 Đảng CSTQ - tháng 4.1969). Từ đó “người nhà” của Lâm Bưu bành trướng thế lực ngày một lớn, chiếm 19 ghế lãnh đạo hàng đầu tại 29 tỉnh thành toàn Trung Quốc, giành 54 vị trí làm trưởng hoặc phó của các Đại quân khu… Ảnh hưởng của Lâm Bưu cùng các diễn tiến phức tạp sau hậu trường chính trị với Mao Trạch Đông từ năm 1969 đến đầu 1971 dẫn đến mâu thuẫn giữa hai người tới mức khó hàn gắn. Phần Lâm Bưu, dầu ngoài mặt luôn luôn chứng tỏ “kiên trì quan điểm Mao Trạch Đông là thiên tài”, cũng như hô hào “tuyệt đối phục tùng Mao Chủ tịch”, nhưng bên trong âm thầm chuẩn bị đảo chánh, nhiều lần nói với vợ mình là Diệp Quần : “Bí quyết đảo chánh ở hai chữ “quyền” và “nhanh”. Các cuộc đảo chánh hiện đại có thể đoạt quyền trong một buổi sớm. Làm đảo chánh cần trả cái giá “đoạt quyền phải nhỏ nhất, nhỏ nhất, nhỏ nhất - thu hoạch phải lớn nhất, lớn nhất, lớn nhất - thời gian thực hiện phải nhanh nhất, nhanh nhất, nhanh nhất”… Ở vị trí Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Lâm Bưu bí mật chọn những sĩ quan cao cấp, tin cẩn trong Bộ Tư lệnh không quân và các Quân đoàn tại Thượng Hải, Vũ Hán, Nam Kinh, Hàng Châu tiến tới thành lập Hạm đội liên hợp để giao con trai mình là Lâm Lập Quả làm Tư lệnh. Lâm Lập Quả tốt nghiệp khoa Vật lý Đại học Bắc Kinh năm 21 tuổi (1967), từng được Mao Trạch Đông ưu ái gọi: “tiểu tướng dám nghĩ dám làm”. Vì Lâm Lập Quả táo bạo đưa một lực lượng quân đội dưới quyền bạt nửa ngọn núi Hoàng Dương làm vị trí đặt radar hướng về phía thủ đô Moskva của Liên Xô với khả năng phát hiện nhanh “lúc Liên Xô khởi động phóng tên lửa xuyên lục địa” vào đất Trung Quốc. Năm Lâm Lập Quả 23 tuổi (1969) tư lệnh không quân Ngô Pháp Hiến (phe Lâm Bưu) bổ nhiệm Quả làm Phó chủ nhiệm Văn phòng kiêm Phó Ban tác chiến Quân chủng Không quân và đồng ý cho phổ biến trong nội bộ một nhận định “vượt khung” về Lâm Lập Quả: “Có đủ bản lĩnh của một lãnh tụ, nay biết được rồi chúng ta phải theo suốt đời dù bão táp mưa sa cũng không lùi bước” và “Lâm Lập Quả toàn tài, toàn soái, siêu tài, xứng đáng là người kế tục thuộc thế hệ thứ 3” (ý nói sau này Lâm Bưu làm Chủ tịch đảng thay Mao Trạch Đông, khi Lâm Bưu rời vị trí sẽ đến Lâm Lập Quả kế vị). Chẳng ngờ các phát biểu trên được “người ngoài cuộc” ghi âm và chuyển đến tận tay Mao Trạch Đông. Nghe xong, Mao Trạch Đông gọi Giang Thanh và những “tùy tướng” tin cẩn đến nghe, rồi phán - đại ý: - Các người thấy rõ chưa, tôi còn chưa chết, đồng chí Lâm Bưu chưa lên thay mà đã vội vàng lo kiếm người kế tục mình. Chẳng lẽ một đứa trẻ ngoài 20 tuổi như Lâm Lập Quả được tâng bốc lên thành siêu thiên tài, chẳng phải nó là lãnh tụ đương không bỗng mọc ra từ nhà họ Lâm cho đảng ta à? Mao Trạch Đông quyết định thanh trừng Lâm Bưu. Lâm Bưu cũng không kém, đưa Lâm Lập Quả, Chu Vũ Trì, Vu Tân Dã, Lý Vĩ Tín nghiên cứu kế hoạch lật đổ Mao Trạch Đông, họp mặt bí mật tại căn hầm tòa nhà số 889 đường Cự Lộ (Thượng Hải) trong ba ngày 21 đến 24.3.1971 vạch sẵn kế hoạch mưu sát Mao Trạch Đông với tên gọi “kỷ yếu công trình 571”. Tài liệu Tân Tử Lăng tường thuật (tóm lược): Điểm cốt yếu của kế hoạch trên là giết chết Mao bằng cách lợi dụng một cuộc họp cấp cao nào đó để “quăng mẽ lưới bắt gọn”. Hoặc “dùng các phương tiện đặc chủng như hơi độc, vũ khí vi trùng, tên lửa, máy bay ném bom”. Hoặc “dựng cảnh tai nạn ô tô ám sát bắn trực tiếp, bắt cóc để giết Mao Trạch Đông”. Soạn thảo xong, Lâm Bưu sai Lâm Lập Quả thành lập đội huấn luyện quân sự dành cho các cán bộ cơ sở, nhưng thực chất để đào tạo các phân đội cơ động có khả năng chiến đấu mạnh ở Thượng Hải để giành thế thượng phong vào giờ G. Khi hay tin Mao Trạch Đông rời Bắc Kinh để tuần du phương Nam ngày 15.8.1971 trên chuyến chuyên xa (xe lửa), Lâm Lập Quả ra lệnh: - Hãy ra tay hạ Mao Trạch Đông tại Thượng Hải trên đường ông ta trở về Bắc Kinh trong chuyến khứ hồi bằng ba cách. Một là dùng súng phun lửa và B40 tấn công chuyên xa. Hai là dùng pháo cao xạ 100 ly chỉa nòng bắn thẳng cho cháy rụi. Ba là Vương Duy Quốc phải mang theo súng ngắn xâm nhập lên chuyên xa bắn chết Mao !. Đến 10.9.1971, Mao Trạch Đông về tới Thượng Hải lúc 18 giờ 10 phút khi trời vừa chập tối và đêm ấy ở luôn trên chuyên xa, không bước xuống sân ga. Trưa hôm sau 11.9, bằng cách nào Vương Duy Quốc (người được giao nhiệm vụ ám sát) đã bước được lên xe lửa, ngồi vào bàn ăn trước mặt Mao Trạch Đông ?. Mao Trạch Đông 3 lần thoát chết trên đường tàu Lâm Bưu (đọc diễn văn) và Mao Trạch Đông (bìa phải) trong những ngày còn "cướp diễn đàn cứu giá" Trong vòng ba ngày (từ 10 - 13.9.1971), Mao Trạch Đông đã ba lần thoát khỏi hiểm họa chết người trên đoạn đường tàu từ Thượng Hải đến Bắc Kinh do “người bạn chí cốt” của ông là Phó thống soái Lâm Bưu giăng sẵn… Thật ra Vương Duy Quốc không thể tiếp cận để “ngồi trước mặt” Mao Trạch Đông được. “Buổi ăn trưa” trên chuyên xa hôm 11.9 cũng bị bãi bỏ. Hồi ức của Uông Đông Hưng, Chỉ huy trưởng lực lượng bảo vệ ưu tú của Mao Trạch Đông (Trung đoàn đặc nhiệm 8341) và của Trường Giang, Chỉ huy phân đội đặc biệt luôn túc trực cạnh Mao Trạch Đông suốt chuyến hành trình, đã kể lại khi đoàn tàu chở Mao Trạch Đông đến Thượng Hải tối 10.9.1971, Mao Trạch Đông sai bí thư của mình gọi điện thoại cho Hứa Thế Hữu, Tư lệnh Đại quân khu Nam Kinh, đến gặp gấp vào sáng hôm sau 11.9… Hứa Thế Hữu đáp máy bay trực thăng từ Nam Kinh bay thẳng đến Thượng Hải, lên chuyên xa gặp Mao Trạch Đông, bàn bạc việc gì đó lâu lắm. Trường Giang kể: “Đã đến lúc ăn cơm trưa, Mao Chủ tịch không giữ Hứa Thế Hữu ở lại ăn cơm, còn nói: “Chú tự ăn nhé!”. Khi ra về Hứa Thế Hữu nói thêm một câu: “Xin Chủ tịch yên tâm (…) chúng tôi đã chuẩn bị chu đáo rồi”. Vậy hôm ấy không có chuyện “ăn trưa” trên chuyên xa và cũng không có chi tiết Vương Duy Quốc có thể “ngồi trước mặt” Mao Trạch Đông để thực hiện “kế hoạch 571” của Lâm Bưu được. Tân Tử Lăng giải thích: “Vương Duy Quốc nhận nhiệm vụ mưu sát Mao, y giấu súng ngắn trên xe hình như bị phát giác; nên không được tiếp cận chuyên xa”!. Trước đó, những “sát thủ” của Lâm Bưu tại Thượng Hải đã vạch thêm một phương án khác (ngoài cách bố trí để Vương Duy Quốc bắn trực tiếp), là: “Trong trường hợp chuyên xa dừng ở sân ga chuyên vận Ngô Gia gần sân bay Hồng Kiều (Thượng Hải), sẽ đặt bom làm nổ tung kho xăng dầu nằm cách đó hơn 100 mét, lợi dụng lúc khói lửa bốc lên mù mịt sẽ nhào đến tấn công chuyên xa và “thanh toán” gọn Mao Trạch Đông”. Đúng là chuyên xa đã dừng lại sân ga Ngô Gia. Song “đội hành động 571” của Lâm Bưu không dễ ra tay theo dự tính, là vì - như Trường Giang (vệ sĩ theo suốt cuộc tuần du để bảo vệ Mao Trạch Đông) ghi rõ: “Khoảng 18 giờ cùng ngày (10.9), đoàn tàu di chuyển thuận lợi tới ga chuyên vận Ngô Gia ở gần sân bay Hồng Kiều (Cầu Vồng) của Thượng Hải (…) Uông Đông Hưng yêu cầu chúng tôi cảnh giới nghiêm ngặt chung quanh đoàn tàu, tại vị trí trọng điểm bố trí 2 vọng gác tăng cường cán bộ trực ban. Chiếu theo yêu cầu của Ưng Đông Hưng, cùng một lúc chúng tôi tăng cường 5 vọng gác, còn thành lập tổ ba người trang bị súng tiểu liên tuần tra lưu động”. Trong số 5 vọng gác ấy có một vọng gác đặt ngay tại kho xăng dầu cách chuyên xa không xa, nên “đội hành động 571” khó mà lọt vào để đặt bom. Tuy vậy đội “hành quyết” nghĩ rằng họ còn có thời gian để thực hiện nhiệm vụ “ám sát B.52 (tức Mao Trạch Đông)” theo lệnh Lâm Bưu và Lâm Lập Quả. Vì Mao Trạch Đông ít nhất cũng ở lại Thượng Hải vài ngày theo lệ thường đã có của ông suốt 20 năm qua. Nhưng họ đã lầm. Bởi bất ngờ, Mao Trạch Đông bỏ thông lệ, ra lệnh cho đoàn tàu tăng tốc rời khỏi Thượng Hải lúc 13 giờ 12 phút hôm ấy 11.9 (không lâu sau khi đã bàn xong “chuyện gì đấy” với Tư lệnh Hứa Thế Hữu, không mời cơm trưa và tiễn Tư lệnh xuống tàu). Lệnh khởi hành không báo trước với bất cứ ai trong ban lãnh đạo Thượng Hải. Đó là điều bất thường. Bất thường nữa là việc Mao Trạch Đông lệnh Uông Đông Hưng và Trường Giang tăng cường “cảnh giới nghiêm ngặt” suốt thời gian tàu dừng ở đó (chỉ một đêm) và ông không hề bước xuống sân ga như các chuyến đi trước. Mao Trạch Đông đã phát giác âm mưu của Lâm Bưu? Không. Lúc đó ông chưa biết rõ “kế hoạch tuyệt mật 571” của Lâm Bưu. Nhưng cách đó một ngày, khi còn ở Hàng Châu trên lầu số 1 của Lưu Trang (cạnh Tây Hồ), ông đã được một “nhân viên phục vụ” mật báo trực tiếp bằng miệng với mình: “Có người chuẩn bị máy bay, có người còn chỉ trích đoàn tàu chở Mao Chủ tịch dừng trên trục đường sân bay Kiển Kiều gây “trở ngại” cho “người bộ hành”, hãy nhanh chóng rời khỏi nơi đây”. Bằng trực quan lịch lãm và kinh nghiệm cảnh giác khác thường, Mao Trạch Đông tự “giải mã” mật khẩu trên, đã tức tốc ra lệnh rời khỏi nơi đang ở, mặc dù đang giữa 12 giờ trưa, lúc nhiều người trong đoàn đang ngủ. Hoặc đang tắm, quần áo phơi chưa khô, cũng phải dùng áo đi mưa bọc lại mang theo. Tất cả yên lặng rời Lưu Trang ngay để lên tàu theo lời dặn của Mao Trạch Đông: - “Không được báo cho Trần Lê Vân và bọn họ biết, cũng không cần họ đưa tiễn”. Trần Lê Vân là Chính ủy Quân đoàn 5 Không quân, nằm trong cuộc vận động của Lâm Bưu thành lập: “Hạm đội liên hợp” (do Lâm Lập Quả làm Tư lệnh) lúc ấy đang cùng “một số lãnh đạo của quân khu tỉnh Triết Giang cũng đang ở một tòa nhà nằm trong quần thể kiến trúc của Lưu Trang gần chỗ của Mao Trạch Đông” - theo Trần Trường Giang. Tàu rời Hàng Châu đến Thượng Hải, lại rời Thượng Hải về Bắc Kinh, gấp gáp như đã viết ở trên. Lúc này, “bộ tư lệnh” của Lâm Bưu đang theo dõi sát sao lịch trình chuyển dịch của Mao Trạch Đông trên đường tàu và đã triển khai “kế hoạch 571” đưa lực lượng xung kích của “Hạm đội liên hợp” đến xem xét địa hình đặt chất nổ dưới chân cầu Thạc Phóng nhằm đánh sập cầu này khi chuyên xa của Mao Trạch Đông rời Thượng Hải chạy ngang qua đó… Chu Ân Lai - mệnh lệnh lúc 0 giờ Chu Ân Lai (phải) - tác nhân chính trong cuộc đối phó âm mưu đảo chính của Lâm Bưu Bằng vài cuộc điện thoại “xuất thần”, với khẩu lệnh đúng lúc, Thủ tướng Chu Ân Lai đã khống chế được hoạt động không quân nguy hiểm của phái đối kháng và đặt Lâm Bưu vào thế bị động hoàn toàn… Mãi đến hơn 19 giờ (12.9.1971), lúc bóng đêm đã phủ xuống và hàng rào phòng vệ thủ đô triển khai xong, Mao Trạch Đông mới ra lệnh cho đoàn tàu khởi động rời khỏi ga Phong Đài. Khoảng nửa tiếng sau, tàu về đến ga Bắc Kinh lặng lẽ, không có một vị lãnh đạo nào được báo trước để ra đón, chỉ có các nhân viên Cục Cảnh vệ dàn sẵn dưới sân ga, cùng đưa ông lên xe phóng về Trung Nam Hải. Ở đó, vào nửa khuya, khi đã nghe báo cáo tổng hợp từ các kênh thông tin về hoạt động của phái đối kháng do Lâm Bưu cầm đầu, Mao Trạch Đông sai phát lệnh báo động chiến đấu cấp 1 tại Trung Nam Hải và nhanh chóng di chuyển khỏi chỗ ở. Trần Trường Giang - vệ sĩ ưu tú của Mao Trạch Đông kể lại, sau khi nghe thỉnh thị ý kiến về biện pháp bảo đảm an toàn tuyệt đối cho Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai quyết định: “Trước tiên cần di chuyển vào ở trong Đại lễ đường (…) Mao Chủ tịch ngồi trên chiếc xe du lịch, rời Trung Nam Hải, hướng về Đại lễ đường, đến đầu phố Trường An, ánh sáng đèn đường phản chiếu xuống màu ánh bạc, tạo cho ta cảm giác lạnh lẽo và yên tĩnh. Cư dân thủ đô vừa trải qua một mùa hè oi bức, nay bước vào đầu thu, không khí mát mẻ, mọi người đang yên giấc ngủ say. Họ đâu biết đang xảy ra một sự kiện kinh thiêng động địa và không ai có thể ngờ rằng đúng lúc khuya khoắt này Mao Chủ tịch phải dời chỗ ở, vào trong phòng số 118 của Đại lễ đường Nhân dân (…) sau này chúng tôi mới biết, chính đêm đó thủ tướng Chu Ân Lai ở tại phòng Phúc Kiến cạnh Đại lễ đường, chủ trì cuộc họp toàn đảng, toàn quân xử lý sự kiện Lâm Bưu…”. Mọi việc bỗng căng thẳng hơn vào 22 giờ 30 phút, lúc Phó trung đoàn trưởng Trung đoàn cảnh vệ Trương Hồng và đại đội trưởng Khương Tác Thọ đang làm nhiệm vụ ở Bắc Đới Hà (nơi Lâm Bưu và gia đình đang trú ngụ) điện về Văn phòng Trung ương ở Bắc Kinh một tin khẩn cấp: “có một chiếc máy bay Trident khả nghi đang đậu sẵn trên sân bay Sơn Hải Quan” trong vùng. Nhận tin trên, Chu Ân Lai điện hỏi Tư lệnh Không quân Ngô Pháp Hiến (người phía Lâm Bưu) về lý do có mặt của chiếc máy bay đó và được xác nhận: - Thưa đúng, đó là chiếc máy bay đang được sửa chữa và cho bay thử đến sân bay Sơn Hải Quan. Bộ Tư lệnh Không quân đã yêu cầu máy bay trên quay trở lại Bắc Kinh nhưng chưa cất cánh được vì động cơ bị trục trặc gì đó. Thấy câu trả lời của tư lệnh Ngô Pháp Hiến không đáp ứng được mong muốn của mình, thủ tướng quay qua phóng “tiếng nói điều tra” đến tận “bộ tư lệnh” của Lâm Bưu bằng cách điện thoại hỏi thăm phu nhân Diệp Quần về sức khỏe của nguyên soái chồng bà, rồi đột ngột ngoặt qua “chủ đề” chính, đại ý: “Đồng chí có biết một chiếc máy bay hiện đang có mặt tại sân bay Sơn Hải Quan gần chỗ ở của gia đình đồng chí không?”. Bà Diệp Quần đáp biết, nói thêm: đó là chiếc máy bay do con bà là Lâm Lập Quả bay đến: “Bố cháu nói nếu ngày mai thời tiết tốt sẽ dùng máy bay ấy bay dạo”. Nói qua lại đôi câu ngắn nữa, Chu Ân Lai khuyên bà một cách tế nhị: “Đừng bay nữa, không an toàn đâu. Phải nắm chắc tình hình thời tiết rồi hãy bay” (ý nói “thời tiết chính trị” đang không tốt mấy cho nhà họ Lâm). Chu Ân Lai lại thông báo đến Lý Tác Bằng - Chính ủy Hải quân (người phái Lâm Bưu), về chiếc “máy bay lạ” đang đậu ở sân bay Sơn Hải Quan (sân bay này thuộc Hải quân), yêu cầu: Lý Tác Bằng không được cho máy bay ấy rời khỏi Sơn Hải Quan. Chu Ân Lai lệnh: nếu không có đủ 4 người gồm ông (thủ tướng), Hoàng Vĩnh Thắng (Tổng tham mưu trưởng Quân đội), Ngô Pháp Hiến và Lý Tác Bằng cùng lúc cho phép, chiếc máy bay đang đậu ở Sơn Hải Quan không được cất cánh ! Lệnh ấy khác nào “giam” chiếc máy bay tại chỗ: “Sự nhạy bén, lão luyện của Chu Ân Lai khiến người ta khâm phục, một cú điện thoại trên đã phá tan âm mưu của Lâm Bưu chạy xuống Quảng Châu lập trung ương riêng ” - theo Tân Tử Lăng. Ông còn “nhanh chóng phát lệnh nghiêm cấm các loại máy bay không được bay trên vùng trời Bắc Kinh (…) phái Lý Đức Sinh, Tư lệnh Quân khu Bắc Kinh, đến trực ban tại Phòng tác chiến Bộ tư lệnh Không quân liên tục 24/24 không được phép rời khỏi đó dù chỉ nửa bước cho đến khi có lệnh mới. Thủ tướng cử thêm Dương Đức Trung, phụ trách Văn phòng Trung ương trực tiếp đến sân bay nằm ở ngoại ô Bắc Kinh sẵn sàng hợp đồng tác chiến”. Lực lượng Không quân (mang yếu tố quyết định rất lớn trong nhiều cuộc đảo chánh) do phía Lâm Bưu đang nắm bỗng chốc bị khống chế. Thấy tình thế đã quá bất lợi, người của Lâm Bưu là Chu Vũ Trì, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Không quân, điện thoại báo động để Lâm Bưu và Lâm Lập Quả biết. Ở đường cùng, Lâm Bưu chọn giải pháp hết sức phiêu lưu là liều chết lên máy bay cố thoát về hướng Liên Xô vì “đối với Liên Xô, Lâm Bưu cũng gây được ảnh hưởng nhất định, thêm vào đó, thái độ của Liên Xô lúc đó đối với Trung Quốc và Đảng CSTQ có rất nhiều điểm giống với quan điểm của Lâm Bưu” - theo Trần Trường Giang. Cuộc chạy trốn bắt đầu lúc 23 giờ 40 phút đêm hôm ấy 12.9. Giờ đó, chiếc xe hơi Hồng Kỳ chống đạn của Lâm Bưu xuất phát từ phía trong biệt thự số 86 trên núi Liên Phong của Bắc Đới Hà lao ra với tốc độ trên 100km/giờ chạy về phía sân bay Sơn Hải Quan bất chấp tất cả lệnh cấm để tiếp cận chiếc máy bay mang số 256 đang đậu sẵn trong bóng đêm…
|
|
|
Post by Vĩnh Long on Jul 25, 2014 9:25:58 GMT 9
Lâm Bưu - phút cuối đời và "con số 13" định mệnh Trong cuộc điện đàm cuối cùng và chớp nhoáng với Thủ tướng Chu Ân Lai lúc gần mười hai giờ khuya 12.9.1971, bà Diệp Quần nói bà sẽ cùng nguyên soái Lâm Bưu rời khỏi Bắc Đới Hà vào sáng hoặc chiều hôm sau vì thời tiết ở đó “bắt đầu lạnh rồi”… Bà nói sẽ bay đến thành phố cảng Đại Liên nằm trên tuyến đường biển xinh đẹp ở phía Nam bán đảo Liêu Đông. Thành phố này nổi danh từ lâu bởi nguồn dự trữ kim cương lớn nhất nước, với bãi tắm Dục Trường hình vòng cung, nước xanh phẳng lặng. Độc đáo ở đó có “vương quốc rắn” không có người ở (đảo Tiểu Long Sơn), với ít nhất 14.000 con rắn cực độc phủ đầy trên các cành cây, bò khắp bờ suối, hốc hang - được xếp hạng “khu bảo tồn thiên nhiên” trọng điểm của Trung Quốc. Một số cảnh vệ cùng nhân viên phục vụ trong nhà cũng hay tin họ Lâm sắp đi Đại Liên. Nên khi tham mưu cảnh vệ Lý Văn Phổ ngồi bên tài xế trên chiếc xe Hồng Kỳ đang phóng hết tốc lực một cách bất thường, đinh ninh chuyến này mọi người sẽ đến Đại Liên, chợt nghe Lâm Bưu hỏi Lâm Lập Quả: “Đến Irkutsk còn bao xa?” Lý Văn Phổ liền lớn tiếng hét dừng xe: “lái xe phanh lại theo thói quen. Lý nhảy xuống, hỏi: Các người muốn đưa thủ trưởng Lâm đi đâu? Lâm Lập Quả rút súng bắn luôn. Chiếc xe lại lao vút lên như điên, đến sân bay Sơn Hải Quan lúc 0 giờ 18 phút ngày 13.9.1971 - 14 phút sau, chiếc Trident 256 chở đoàn Lâm Bưu do Phan Cảnh Diễn điều khiển cất cánh bay về hướng Irkutsk, trong tình trạng không có lái phụ, hoa tiêu và nhân viên báo vụ” - theo Tân Tử Lăng. Mao Trạch Đông và Lâm Bưu Nhận báo cáo khẩn cấp từ sân bay Sơn Hải Quan, Thủ tướng Chu Ân Lai lệnh cho Sở chỉ huy Không quân dùng đài đối không liên lạc, yêu cầu Phan Cảnh Diễn hãy bay trở lại và thông báo Diễn có thể cho máy bay hạ cánh an toàn xuống sân bay Bắc Kinh hoặc Tây Giao, nhưng không thấy Diễn đáp ứng. Bộ tư lệnh Không quân báo về Trung Nam Hải xin ý kiến để máy bay tiêm kích bay lên đuổi theo chặn đường Lâm Bưu. Nhưng Mao Trạch Đông bảo: - “Lâm Bưu vẫn là Phó Chủ tịch đảng ta, trời mưa là việc của trời, con gái lớn lên thì đi lấy chồng, cứ để Lâm muốn bay đi đâu thì bay” - không cần đuổi bắt. Máy bay Lâm Bưu thoát về hướng Tây Bắc nhưng vẫn bị các trạm radar dưới đất theo dõi “ra khỏi biên giới quốc gia lúc 2 giờ sáng, bay vào địa phận nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ, trên màn hình radar của ta mất mục tiêu. Đây là thời gian chúng ta lo lắng nhất. Chiều hôm đó đại sứ quán Trung Quốc tại Mông Cổ báo tin về một chiếc máy bay hàng không dân dụng chở khách bị rơi tại khu vực miền Đông Mông Cổ, trên máy bay có 8 nam một nữ, tất cả đều thiệt mạng, máy bay mang số hiệu 256” - theo Trần Trường Giang. Sách báo Trung Quốc đến nay khi nhắc sự kiện ấy đều có những thông tin tương tự nhau, đại ý: “3 giờ sáng 13.9, chiếc máy bay Trident số hiệu 256 của Hàng không dân dụng Trung Quốc bị rơi tại tỉnh Chentij gần Underkhan Mông Cổ, cả 9 người trên máy bay đều chết. Sau qua giám định được biết 9 người trên gồm: Lâm Bưu, Diệp Quần, Lâm Lập Quả, Lưu Bái Phong, cùng phi công, lái xe và 3 kỹ sư cơ khí”. Ở Bắc Kinh, gần sáng 13.9, đã có lệnh bắt giữ các thành viên trong tổ chức đối kháng của Lâm Bưu như: Hoàng Vĩnh Thắng (Tổng tham mưu trưởng Quân đội), Ngô Pháp Hiến (Tư lệnh Không quân), Lý Tác Bằng (Chính ủy Hải quân) giam lỏng tại Đại lễ đường - yêu cầu tất cả không ai được ra ngoài, không gọi điện thoại, chờ xử trí. Một số khác tìm cách trốn đi “Bộ Tư lệnh Không quân báo cáo: chiếc máy bay lên thẳng số 3685 bay khỏi sân bay Sa Hà, trên máy bay có Chu Vũ Trì (Phó Chủ nhiệm Văn phòng Không quân), Vu Tân Dã, Lý Vĩ Tín, lái chính Trần Văn Tu, lái phụ Trần Sĩ Ấn. Trần Văn Tu không làm theo lệnh của các thành viên Hạm đội liên hợp, cho máy bay vòng lại, hạ cánh xuống một hẻm núi ở ngoại thành Bắc Kinh. Chu Vũ Trì nổ súng bắn chết Trần Văn Tu, Trần Sĩ Ấn nằm im vờ chết. Ba thành viên còn lại của Hạm đội liên hợp hẹn nhau cùng tự sát. Chu Vũ Trì và Vu Tân Dã chết ngay. Lý Vĩ Tín bắn chỉ thiên, bị bắt”. Sáng sớm 13.9, Thủ tướng Chu Ân Lai thực hiện ủy thác của Mao Trạch Đông triệu tập Bộ chính trị thông báo việc Lâm Bưu chạy trốn và đích thân gọi điện tới lãnh đạo các đại quân khu, thành phố, khu tự trị, yêu cầu họ báo cáo tình hình, bố trí lực lượng đề phòng những biến cố đột phát. Chiều 14.9, Chu Ân Lai mặc áo trắng quần xám vào phòng 118 ở Đại lễ đường, trình Mao Trạch Đông báo cáo chính thức của Đại sứ quán Trung Quốc tại Mông Cổ về “kết thúc bi thảm của nhà họ Lâm”. Một điều hơi lạ và ngồ ngộ là chỉ trong chưa đầy 6 tháng cuối đời (từ tháng 3 - 9.1971), Lâm Bưu gắn liền với một loạt “con số 13” trong các hoạt động của mình: - Kế hoạch mưu sát Mao Trạch Đông mang mật số : 571 (5+7+1 = 13) - Máy bay chở Lâm Bưu và vợ con của ông về cõi chết mang số: 256 (2+5+6 = 13) - Ngày máy bay rơi là ngày 13 (tháng 9.1971) - đối chiếu với âm lịch nhằm ngày của sao Nguy (trong Nhị thập bát tú): 24.7 (2+4+7 = 13) năm Tân Hợi… Mổ bụng tượng Phật tìm vàng Mao Trạch Đông và Giang Thanh - hai nhân vật chính phát động cuộc Cách mạng Văn hóa Người ta có dịp cảm nhận mùi vị của “vô thường” qua một vài hình ảnh hiếm hoi chụp chiếc máy bay chở Lâm Bưu bị rơi, tan nát từng mảng, xác chết nằm dưới đất cháy đen và biến dạng không nhận ra được là ai … Thật khác hoàn toàn với hình ảnh của Lâm Bưu vào 5 năm trước đó, ngày 18.8.1966, đứng cạnh Mao Trạch Đông trước hơn một triệu dân chúng Bắc Kinh trong tiếng nhạc “Đông phương hồng”. Nhạc dứt, Lâm Bưu đọc diễn văn mở đầu cách mạng văn hóa, với những lời lẽ cứng rắn, hiệu triệu: - Mao Chủ tịch chủ trương phát động Đại cách mạng văn hóa của giai cấp vô sản, là một việc làm vĩ đại chưa từng có (…).Chúng ta cần phải phá tan tất cả tư tưởng của giai cấp bóc lột, phá tan văn hóa cũ, tập quán cũ, phong tục cũ (…), cần quét sạch bọn sâu mọt hại dân, gạt bỏ tảng đá ngáng đường sang một bên !. Có mặt ở lễ đài Thiên An Môn lúc đó, vệ sĩ Trường Giang nhận xét: “giọng nói the thé của Lâm Bưu sặc mùi thuốc súng”. Để rồi cả triệu Hồng vệ binh bị kích động tràn khắp các thành phố biểu dương lực lượng và đập phá không nương tay. Sách báo Trung Quốc nêu nhiều con số được giải mật đáng sợ: ngay giữa Bắc Kinh, Hồng vệ binh phá hoại 4.922 trong số 6.843 di tích cổ, tràn vào lục soát 11,4 vạn nhà, truy tìm “tàn dư văn hóa cũ”, thẳng tay châm lửa đốt hàng vạn cuốn sách do nguyên bộ trưởng Nguyên Bá Chương sưu tập. Bọn họ xâm nhập cả vào Khổng miếu, đòi san bằng mộ địa của Khổng Tử nằm ở ngoại ô phía bắc thành phố Khúc Phụ, dám hạ cả tượng Khổng Tử xuống và triệt bỏ một số văn bia. Nhiều lăng mộ của tiền nhân từ Thành Cát Tư Hãn đến Chu Nguyên Chương, từ Ngô Thừa Ân đến danh họa Từ Bi Hồng - bị bôi nhọ hoặc xâm hại tùy thích. Nếu giữa thủ đô Hồng vệ binh bắt đầu “hoạt động cách mạng” bằng việc đập phá tượng Thích-ca Mâu-ni đặt trên Phật Hương Các tại Di Hòa Viên thì tiếp đó lan rộng cả nước, tới cả Khu tự trị Tây Tạng. Sáp nhập Trung Quốc vào đầu thập niên 1950 và chính thức trở thành Khu tự trị của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ năm 1965, Tây Tạng phải hứng chịu cơn lốc cách mạng văn hóa cuốn tới sau đó không lâu. Phần phụ lục cuốn Con đường mây trắng, nguyên tác của Anagarika Govinda, Nguyễn Tường Bách dịch (NXB Trẻ, TP. HCM 2001), có đoạn: “Cách mạng Trung Quốc năm 1966, Hồng vệ binh (Red Guard) đã phá hủy khoảng 2.700 ngôi đền (…). Tu viện Tsaparang cũng như số phận của các tu viện chùa chiền tại Trung Quốc và Tây Tạng phải chịu sự hủy phá do con người gây ra”. Nhiều tranh tượng do Govinda mô tả trong tác phẩm của mình những năm trước cách mạng văn hóa nay đã mất hẳn hoặc hư hại sau thảm kịch đó: “các tượng Phật đã bị hủy hoại nhiều, tượng nào cũng bị mổ ngực, mổ bụng vì người ta hy vọng tìm thấy vàng bạc trong đó”. Nguyễn Tường Bách dẫn chứng “tượng Đại Nhật Phật - còn có tên là Tì-lô-giá-na (Vairocana) trong đền thờ màu trắng của tu viện Tsaparang đã bị con người mổ ngực tìm vàng. Hình tượng này (Pháp thân) một mặt biểu hiện trình độ nghệ thuật xuất sắc của nghệ nhân Tây Tạng ngày xưa, mặt khác cho thấy sự thô bạo của con người thời nay”. Trung Quốc là nơi Phật giáo có mặt từ đầu công nguyên, thời Hán Minh đế, với ngôi chùa được xây đầu tiên: Bạch Mã và có cả thời hoàng kim dưới triều đại nhà Tùy (581-618), nhà Đường (618-907). Và chính Trung Quốc lần đầu tiên du nhập Phật pháp vào Tây Tạng qua sự kiện: Vua Đường Thái Tông gả công chúa Văn Thành cho Tùng Tán Can Bố. Ngày về nhà chồng, công chúa Văn Thành đã mang theo một tượng Phật đến triều đình Tây Tạng và đó là tượng Phật đầu tiên an vị tại Tây Tạng. Đến thời hiện đại, cuộc “đại cách mạng văn hóa” quay lưng với quá khứ, đập phá tượng Phật, triệt hạ chùa chiền theo chủ trương Mao Trạch Đông và hai lãnh đạo hàng đầu của “đại cuộc” : Lâm Bưu và Giang Thanh. Phần Giang Thanh, ở độ tuổi thanh xuân cũng có chút “duyên” đến với Phật đài. Nguyên trước ngày làm vợ Mao Trạch Đông, Giang Thanh đã chìm đắm trong một cuộc tình lãng mạn vào năm 22 tuổi (1936) và cùng người yêu của mình (Đường Nạp) hẹn nhau lên núi Nguyệt Luân bên sông Tiền Đường thề trọn đời yêu nhau trước tháp Phật Lục Hòa. Cuốn Bốn người vợ của Mao Trạch Đông (sách đã dẫn ở Kỳ 1) viết: “Hồi đó (1935) Đường Nạp đang làm việc cho tờ “Đại công báo” kiêm biên tập tạp chí và đạo diễn cho Công ty ảnh nghiệp Điện Thông, là một nhà bình luận đẹp trai, đa tình. Khi xem Lam Bình (tức Giang Thanh) biểu diễn, Đường Nạp quá mê phong cách của thị, đã đem lòng thầm yêu “kẻ phản nghịch xinh đẹp” đó. Còn Lam Bình thì vô cùng hâm mộ chàng tài tử sành điệu mà về địa vị xã hội,văn hóa, kinh tế.. mặt nào cũng đều ăn đứt Lam Bình. Cả hai người chẳng bao lâu đều đắm đuối trong dòng sông ái và thế là họ cưới nhau”… Lên núi Nguyệt Luân viết tình sử Đám cưới của Giang Thanh và 2 cặp tài tử khác trên núi Nguyệt Luân - Ảnh: TL Vì sao nói: Giang Thanh thời đang yêu, ở lứa tuổi hai mươi đã dám “lên núi giỡn trăng, xuống hồ khuấy nước”? “Lên núi” nào ? Nguyệt Luân. So với nhiều danh sơn khác, núi Nguyệt Luân không cao và hình dáng cũng chẳng đặc sắc hơn mấy. Tuy vậy, cái tinh hoa kỳ đặc của một ngọn núi không hẳn phải luôn luôn lồ lộ ra ngoài, trái lại lắm khi tiềm ẩn bên trong. Như trường hợp Cửu Long Sơn “tuy không cao nhưng thẳng đứng, không nghiêng lệch, dốc mà không hiểm, giống như một vị quân tử đứng giữa trời đất uy nghiêm” - không lộ sắc giận mà người khác vẫn sợ. Vẻ kỳ bí ấy được khám phá bởi “cặp mắt rất lợi hại” của Phong thủy đại sư Lưu Bá Ôn: “Trên lưng ngọn Cửu Long Sơn có lõm xuống một vùng đất rộng (…) linh khí của toàn long mạch đều tập trung nơi đây”. Đứng trước vách đá cao, nằm lưng chừng sườn núi, Lưu Bá Ôn đưa tay chỉ cái hang nhỏ: “Hang này nằm đúng cái rún của tổ rồng, long khí chí cường”nên những con chồn bắt gà rừng đem đến cất ở đó, dầu lâu ngày vẫn không bị hư thối, “mùi vị lại cực ngon chính là do nguyên nhân long khí đã ướp chúng để không còn là thực phẩm trần gian” mà trở thành dưỡng chất của bậc tiên gia. Có người thử vận hết thần công lực vỗ ra một chưởng đánh vào cửa hang, với sức mạnh của chưởng lực “ngay cả một con trâu lớn cũng bị đánh nát” - nhưng cửa hang nhỏ bé sơ sài đầy cỏ dại kia vẫn không bay mất một hạt bụi. Ngược lại, người tung chưởng “bị hút vào hang, toàn thân mềm nhũn” - theo Phong thủy đại sư Lưu Bá Ôn, nguyên tác Tiêu Hiển, NXB Thanh Hải - Trung Quốc, Anh Vũ và Kim Đồng dịch, NXB Văn hóa Thông tin - Hà Nội 2002, tập II, trang 1910-1914. Tuy không vào hàng phong thủy vang danh như Cửu Long Sơn, nhưng Nguyệt Luân là sơn địa “long xà” của Phật pháp. Theo Phật Quang đại từ điển (do Hội Biên tu Phật Quang Sơn, Đài Loan biên soạn) và Từ điển Phật học Huệ Quang (Hòa thượng Thích Minh Cảnh chủ biên, NXB Tổng hợp TP.HCM 2003-2005), thì trên núi Nguyệt Luân có ngọn tháp cao 64m, bên trong đặt tấm bia khắc kinh Kim Cương, nay vẫn đứng giữa gió trời lồng lộng như đã đứng tự tại vô ngại suốt hơn 1.000 năm qua (xây năm 970). Núi có tên Nguyệt Luân - tức Mặt trăng; vì mặt trăng (nguyệt) tròn như bánh xe (luân) nên ghép gọi như thế - thông nghĩa với từ “Nguyệt Luân quán” là một trong những phép quán cơ bản của Mật tông. Muốn thực hành phép quán này, trước tiên hành giả “vẽ một vòng tròn (tựa mặt trăng ngày rằm) đường kính một khuỷu tay, trong vòng tròn vẽ hoa sen trắng 8 cánh (hoặc vẽ vầng trăng trên hoa sen), trên hoa sen vẽ một chữ “A” màu vàng, rồi ngồi kiết già, mặt đối diện với hình vẽ, hai tay bắt ấn, quán tưởng tâm mình cũng như vầng trăng ấy (…) và như ánh trăng vàng chiếu khắp hư không mà không hề có phân biệt” - Từ điển Phật học Huệ Quang, tập III, tr. 3075.  Đám cưới của Giang Thanh và 2 cặp tài tử khác trên núi Nguyệt Luân - Ảnh: TL Giang Thanh lên núi ấy tạm nói ví von giống như “cọp về rừng”. Vì, nhắc lại, Giang Thanh tuổi Giáp Dần (sinh 1914), mạng Đại khê thủy tức “dòng suối lớn” (khác với Giản hạ thủy là con suối nhỏ). Cầm tinh con cọp, với vận số “lập định chi hổ” (cọp có thế đứng vững chãi) và lại là con cọp đang “đói” tình yêu, nên đã cõng “miếng mồi ngon” Đường Nạp lên tận đỉnh Trăng tròn (Nguyệt Luân) để hẹn thề. Dù nền học vấn của Đường Nạp khá vững (từ cửa Đại học Saint John’s Thượng Hải bước ra) nhưng anh quên mất một lẽ thường nhân thế: “họa hổ họa bì nan họa cốt - tri nhân tri diện bất tri tâm”, nghĩa nôm na: vẽ con hổ dễ vẽ màu da bên ngoài của nó (họa bì) chứ không sao vẽ xương nó được (họa cốt). Cũng vậy, biết người biết mặt (tri nhân tri diện) chứ không thể đo lòng dạ của người ấy (bất tri tâm). Nữ hổ Giang Thanh bề ngoài rất xinh đẹp, ứng xử khá thông minh, danh tiếng lớn hơn nhiều so với tuổi đời của cô lúc ấy (năm 1936, 22 tuổi), nhưng Giang Thanh có trái tim quá đỗi lãng mạn, thành nghệ sĩ điển hình của “đợt sóng mới” đương thời, sống và yêu không cần hôn thú. Cô trách người yêu: - Sao anh cứ đòi cưới tôi? Suy nghĩ của anh về hôn nhân quá hẹp, không còn hợp thời nữa. Đã sống chung với nhau thế này là đã yêu nhau rồi, cần gì làm lễ cưới thêm phiền phức. Tuy vậy, trước ngày xa Đường Nạp, Giang Thanh chấp thuận làm lễ thành hôn trên đỉnh Nguyệt Luân, như cuốn Bốn người vợ của Mao Trạch Đông viết: “Năm 1936, vào mùa xuân, ba cặp tình nhân thuộc lớp nghệ sĩ mới ở Thượng Hải là Lam Bình (nghệ danh của Giang Thanh) và Đường Nạp, Triệu Đan và Diệp Lộ Xuyến, Cố Nhi và Đỗ Lộ Lộ, đã cùng nhau tới tháp Lục Hòa (núi Nguyệt Luân) ở Hàng Châu làm đám cưới tập thể. Luật sư Thẩm Quân Nho đứng ra làm chứng cho đám cưới ba cặp đó. Trong ba cặp, chỉ duy nhất có Lam Bình và Đường Nạp là không cần giấy hôn thú vì Lam Bình cho rằng: nếu không vì tình yêu thì hôn thú chẳng qua cũng chỉ là thứ vô dụng”. Nhưng rồi - tấm chăn hạnh phúc vốn đã không được rộng, thế mà Giang Thanh chẳng những kéo đắp nhiều về phía mình, lại còn nỡ “đắp” thêm cho người tình khác nữa, làm Đường Nạp đương nhiên bị lạnh, cô độc buồn thương nhảy xuống sông Hoàng Phố tự vẫn
|
|
|
Post by Vĩnh Long on Jul 25, 2014 9:33:13 GMT 9
Tháp Lục Hòa và nhóm nghệ sĩ “lục bất Hòa“ Giang Thanh và Mao Trạch Đông khi trẻ Nghe tin nhóm nghệ sĩ sáu người của Giang Thanh lên núi làm đám cưới tập thể, có người nói đùa rằng: “trước tháp Lục Hòa - lục bất hòa” ý nói xa xôi là sáu người ấy (ba cặp tình nhân) đều sẽ chẳng chung sống được với nhau bao lâu… Tháp Lục Hòa nằm trên núi Nguyệt Luân, ở phía Nam thành phố Hàng Châu, thủ phủ tỉnh Triết Giang: “Xưa có chùa Lục Hòa trên ấy, đến niên hiệu Khai Bảo đời Tống (970 – 979) xây tháp để trấn giang hồ” - theo hòa thượng Kim Cương Tử. Tên tháp (Lục Hòa) nhằm chỉ 6 phép “hòa đồng kính ái” tôn trọng lẫn nhau giữa các vị đã xuất gia tu hành. Tuy nhiên, những người còn tại gia như Giang Thanh và các đôi nghệ sĩ trong nhóm đến trước tháp vẫn có thể tự mình suy ra “6 điều hòa ái” thương yêu sau ngày họ thành hôn: 1. Vợ chồng cùng một thân nghiệp: biết ơn và lễ kính tổ tiên, ông bà, cha mẹ của đôi bên (Thân hòa đồng trụ). 2. Cùng một khẩu nghiệp: từ tốn trong lời ăn tiếng nói, đồng thuận xưng tán công đức của các bậc khai sáng con đường dẫn đến giải thoát và hạnh phúc (Khẩu hòa vô tranh). 3. Cùng một ý nghiệp: nghĩ đến điều lành, tránh “gieo gió gặt bão”, gây nguồn vui trong tâm tưởng cho nhau (Ý hòa đồng duyệt). 4. Cùng giữ “giới pháp” cao nhất trong đời sống vợ chồng là: chung thủy (Giới hòa đồng tu). 5. Cùng kiến giải về chân thiện mỹ (Kiến hòa đồng giải). 6. Cùng chia sẻ ngọt bùi (Lợi hòa đồng quân). Phạm một trong 6 điều “lục hòa” nêu trên cũng dễ dẫn đến lục đục “bất hòa”. Vậy mà, Giang Thanh ít nhất phạm rất nặng về “giới hòa” (ăn ngủ với bạn tình khác) và “khẩu hòa” (cãi cọ to tiếng, đánh Đường Nạp trước). Các tác giả cuốn Bốn người vợ của Mao Trạch Đông nêu: “Trong vở kịch Bão táp do Chương Dẫn đạo diễn, Lam Bình (nghệ danh của Giang Thanh) đóng vai chính rất thành công. Bởi thế đã một dạo, Lam Bình và Chương Dẫn ăn ở chung với nhau. Do vậy, quan hệ giữa Lam Bình và Đường Nạp lại một phen sóng gió. Lam Bình bỏ đi Tế Nam, Đường Nạp theo đến tận nơi, tự sát nhưng không thành. Sự kiện đó đã trở thành chuyện giật gân trong giới văn nghệ Thượng Hải, gọi là “sóng gió Đường – Lam” (…) Thời gian này, Lam Bình đóng vai chính trong vở Chuyện đẫm máu trên núi Sói và rất thành công, được dư luận nhiệt liệt tán thưởng. Khi ấy thị cảm thấy, dù trong sự nghiệp hay trên tình cảm cũng không còn có thể coi Đường Nạp là “ngôi đình lớn” được nữa, thế là đành đoạn dứt khoát với Đường Nạp…” (sđd 112) Tương tự nội dung đoạn dẫn trên, một tác giả khác: Sầm Hoa, đã viết: “Thành công nhờ vai diễn chính trong bộ phim Vương Lão Ngũ, khiến Lý Vân Hạc (một tên khác của Giang Thanh) bỏ rơi người chồng của mình bởi lúc này cô không cần một chỗ dựa về mặt tình cảm cũng như trong sự nghiệp như trước nữa. Hai lần Đường Nạp tự sát, Lý Vân Hạc đều không mảy may quan tâm mà còn gửi một bài báo với tiêu đề: “Lời tự bạch của tôi” lên tờ Đại Công báo. Lý Vân Hạc lật giọng rằng Đường Nạp đã từng nhiều lần đề nghị nhưng mãi cô mới đồng ý. Tuy nhiên, hai người đã thương lượng với nhau rằng đây không phải là cách để ràng buộc nhau mà là để giải quyết chuyện kinh tế… Từ khi phát biểu trong bài “Lời tự bạch của tôi”, Lý Vân Hạc đã công khai chuyển ra ở cùng một đạo diễn nổi tiếng khác, tên là Chương Mẫn (tức Chương Dẫn viết ở trên). Chương Mẫn đã bỏ vợ bỏ con để đi theo tiếng gọi tình yêu với Lý Vân Hạc. Năm 1937, những chuyện tai tiếng của Lý Vân Hạc trở thành đề tài khai thác của các báo lá cải ở Thượng Hải và các công ty điện ảnh đã ngừng ký hợp đồng với Lý Vân Hạc. Lý Vân Hạc rơi vào thế cô lập, kinh tế kiệt quệ” (theo Vietnamnet/China Daily). Chuyện Giang Thanh “bất hòa” sau ngày lên tháp Lục Hòa là một trang sóng gió trong “tình sử” của giới sân khấu điện ảnh ở Thượng Hải một thời. Cuốn Bốn người vợ của Mao Trạch Đông ghi nhận thêm về đoạn kết cuộc hôn nhân, qua bức thư ngỏ của Giang Thanh đăng trên tờ Họa báo Liên Hoa ngày 5.6.1937, có đoạn: “Anh ấy (Đường Nạp) lại đến, bước vào cửa và cứ thế chửi tôi. Tôi mời anh ấy đi ra. Anh ấy không chịu ra (...) Tôi biết anh ấy rất đau khổ, cứ để anh ấy chửi mắng, xả được khí tức trong lòng ra cũng tốt. Nhưng trời ơi ! Anh ấy đã chửi tôi như thế nào ? Anh ấy chửi tôi là đồ đĩ rạc, lợi dụng đàn ông để đề cao địa vị của mình, lừa dối anh ấy”. Nhất là vào một đêm: “Anh ấy lại tới, thế là tôi đánh anh ấy. Anh ấy cũng đánh lại tôi (…) tôi điên lên, trước nay tôi chưa bao giờ quát to như thế, lần này anh ấy đem đi tất cả thư từ đã viết cho tôi, nói là sẽ đăng báo thoát ly quan hệ với tôi, nhưng anh ấy không hề đăng”. Ngay mùa hè năm đó, Giang Thanh chính thức ly hôn với Đường Nạp. Để không lâu sau, vào cuối tháng 8.1937, Giang Thanh đã mạo hiểm lặn lội lên tới miền hoàng thổ Tây Bắc, đặt chân đến Diên An - “đất thánh” của cách mạng Trung Quốc - để gặp Mao Trạch Đông lần đầu tiên trong một ngôi giáo đường mà Chúa bỏ ra đi… Giang Thanh “đi nhẹ vào đời”... Giang Thanh - Mao Trạch Đông Trường Đảng trung ương tọa lạc ở một vị trí phía đông thành Diên An (Kiều Nhi Câu) - nơi này trước kia vốn là một tòa giáo đường đã “im bóng” từ ngày Mao Trạch Đông lập “căn cứ đỏ” trong vùng… Năm 1935, cuối cuộc vạn lý trường chinh của hồng quân Trung Hoa, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết định dời căn cứ địa từ miền Đông Nam lên vùng Thiểm Bắc, đóng “bộ tư lệnh tối cao” tại Diên An. Hai năm sau, Giang Thanh 23 tuổi đến đó và vào học lớp mười hai Trường Đảng trung ương nói trên (11.1937). Học viên của nhà trường đến từ khắp nơi trong nước, kể cả những người thoát khỏi khu vực thuộc quyền kiểm soát của Quốc Dân Đảng, hoặc từ các khu căn cứ và các phương diện quân, nhưng đều phải là đảng viên Đảng Cộng sản. Cuốn Bốn người vợ của Mao Trạch Đông nhận định việc Giang Thanh “được vào học ở trường này là một bước then chốt” trong cuộc đời của cô (bản dịch của Võ Toán dùng chữ “thị” - ở đây chúng tôi xin phép dùng chữ “cô” để chỉ Giang Thanh giai đoạn ấy). Một buổi sáng, ban lãnh đạo Trường Đảng thông báo tất cả học viên phải có mặt tại hội trường, không một ai được vắng, để dự cuộc nói chuyện đặc biệt vào đầu giờ chiều. Cơm trưa xong, rất đông học viên đã đến sớm, sốt ruột đợi diễn giả, Giang Thanh cũng vậy, cô “chọn một vị trí nổi bật nhất ở hàng ghế trên cùng” rất dễ gây ấn tượng đối với tầm nhìn của diễn giả: “Đúng hai giờ chiều, Chủ tịch Mao Trạch Đông mỉm cười bước lên diễn đàn. Phút chốc, tất thảy hơn ba trăm học viên vỗ tay cuồng nhiệt, hoan hô như sấm”. Giang Thanh lúc ấy cũng đứng dậy “nhìn thẳng lên diễn đàn vẫy vẫy tay, lại vỗ tay hoan hô, lại vẫy vẫy tay, lại vỗ tay hoan hô - và cố ý vỗ tay dài hơn mấy giây so với mọi người. Cô biết tỏng rằng, chỉ cần vài động tác như thế, đã đủ làm cho Mao Trạch Đông phải chú ý tới mình rồi. Khi nghe báo cáo, cô có lúc tỏ ra như chăm chú nghe, có lúc làm ra như thể đang đắm chìm trong suy nghĩ khác; có lúc lấy giấy bút ra ghi chép lia lịa, có lúc lại hai tay chống cằm, nhìn xoáy lên diễn đàn. Sự thay đổi các tư thế ngồi đã được cô diễn xuất một cách hết sức ngoạn mục”. Sau buổi nói chuyện của Mao Trạch Đông có lẽ Giang Thanh đã nẩy sinh “một thứ tình cảm hết sức đặc biệt”. Nên đêm hôm ấy, Giang Thanh đã viết cho Mao Trạch Đông bức thư đầu tiên. Cô bảo rằng qua buổi nói chuyện của Mao Trạch Đông cô đã gặt hái bài học sâu sắc, đồng thời bày tỏ những ấn tượng không quên về hình ảnh của Chủ tịch, nói rõ lai lịch của mình từ lúc xuất thân nghèo khổ, phải tự kiếm sống trên sân khấu và tìm đến cách mạng như thế nào. Cuối thư, Giang Thanh bảo trình độ lý luận của mình còn quá sức non nớt, tâm trí vướng mắc nhiều câu hỏi chưa được ai giải đáp và xin gặp Mao Chủ tịch để thọ giáo, thư viết: “Cháu nghĩ thế nào Chủ tịch cũng hoan nghênh cháu (năm ấy Giang Thanh 23 tuổi, Mao Trạch Đông 44 tuổi - GH). Chủ tịch là một người vĩ đại luôn coi trọng mối quan hệ với quần chúng (…) nếu được Chủ tịch chấp thuận thì đến 3 giờ chiều ngày kia, chủ nhật - cháu xin được đến chỗ Chủ tịch”. Chủ nhật ấy, Giang Thanh đến gặp Mao Trạch Đông. Đó là lần gặp mặt thứ hai sau hôm dự buổi diễn giảng của Mao Trạch Đông tại Trường Đảng trung ương. Ban đầu Mao Trạch Đông chưa có ấn tượng sâu đậm lắm với cô gái xinh đẹp và quá bạo dạn như Giang Thanh. Chỉ đến khi Giang Thanh xuất hiện trước mắt Mao Trạch Đông không phải ở ngoài đời mà trên sân khấu, Mao Trạch Đông mới thật sự để ý đến “cô diễn viên” đã đơn phương tìm đến căn hầm làm việc của mình chiều chủ nhật nọ. Đó là hôm Giang Thanh diễn xuất trong buổi dạ hội do Học viện nghệ thuật Lỗ Tấn mở tại Diên An với vai Tiêu Quế Anh trong vở Kinh kịch “Đánh cá giết cả nhà”. Hôm ấy “người đồng hương Sơn Đông của cô là Khang Sinh ở bên dưới sân khấu đánh trống trợ oai, hết lời tán dương khen ngợi. Vệ sĩ trưởng của Mao là Lý Ngân Kiều sau này nhớ lại: lúc ấy cô ta hát rất hay, bọn chúng tôi cứ đối xử với cô như đối với một ngôi sao thực thụ. Một số danh nhân trong giới văn nghệ hiện nay hồi đó hoạt động ở Diên An không có ai nổi danh bằng Giang Thanh. Vở “Đánh cá giết cả nhà” mà cô biểu diễn các thủ trưởng ở trung ương đều thích, Mao Trạch Đông cũng thích”. Đối với Giang Thanh, buổi diễn thành công cả hai phương diện: nghệ thuật diễn xuất lẫn “gây hương nhớ” trong tâm Mao, là nhờ có Khang Sinh giúp sức: “Khang Sinh vốn họ Trương (…) từng là “Trương đại thiếu gia” nổi tiếng ở huyện Gia Thành, từ Liên Xô về nước hồi cuối năm 1927 giữ vị trí lãnh đạo Ban tổ chức Trung ương, người hơi gầy, cơ mưu, chớt nhã (…) năm 41 tuổi Khang Sinh đã từng làm chuyên gia cảnh sát mật, lợi dụng điều kiện là cán bộ lãnh đạo Ban tổ chức Trung ương rất nhanh chóng đã trở thành cánh tay đắc lực của Mao Trạch Đông”. Ông ta để ý đến Giang Thanh “ra sức lôi kéo giúp đỡ người đồng hương để mở rộng thế lực” (là cố vấn của nhóm Giang Thanh trong “Đại cách mạng văn hóa vô sản” sau này). Dạo ấy, dần dần Giang Thanh đã từ sân khấu “bước rất nhẹ” vào tầm mắt và ký ức của Mao. Để rồi, gần ba thập niên sau, Giang Thanh cũng từ cánh cổng của văn nghệ bước thẳng vào hoạt động chính trị cạnh Mao Trạch Đông bằng đợt phê bình một số tác phẩm như “Hải Thụy bãi quan”, mở đường cho cuộc sát phạt các vị “khai quốc công thần” trên chính trường Trung Quốc từ giữa thập niên 1960 trở đi… Mao Trạch Đông mặc quần tắm tiếp Tổng bí thư Khrusev! Mao Trạch Đông và Krushev - tình anh em trong phút chốc Mùa thu 1958, Mao Trạch Đông đã cao ngạo mặc quần tắm để tiếp Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Khrusev tại bể bơi riêng của mình ở Trung Nam Hải - khác hoàn toàn với những nghi lễ ngoại giao đặc biệt trân trọng mà Khrusev đã dành để nghênh đón Mao Trạch Đông tại thủ đô Moskva cách đó chưa lâu… Các tác giả cuốn Bốn người vợ của Mao Trạch Đông đã dẫn lời Mao Trạch Đông chỉ trích Giang Thanh: “Con người Giang Thanh đầy rẫy chủ nghĩa cá nhân, thích chơi trội, ra dáng ta đây”. Nhưng ở một góc nhìn khác - Tân Tử Lăng (tác giả “Mao Trạch Đông - Ngàn năm công tội”, tài liệu đã dẫn ở Kỳ 2), hàm ý nhận định: nếu “chủ nghĩa cá nhân” của Giang Thanh giới hạn ở phạm vi “quốc nội”, thì Mao Trạch Đông đã đưa “chủ nghĩa cá nhân” của mình vượt khỏi biên giới Trung Quốc, đến tầm mức “quốc tế” - vì “ông ta nôn nóng muốn làm lãnh tụ của phong trào cộng sản thế giới” - dẫn chứng qua vài sự kiện ngoại giao sau: Trước ngày thành lập nước CHND Trung Hoa (tháng 7.1949), Lưu Thiếu Kỳ bí mật sang Liên Xô gặp Stalin (Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô) và được Stalin nêu ý kiến về “trung tâm cách mạng thế giới đã từ phương Tây chuyển sang phương Đông, nay lại chuyển sang Trung Quốc”. Nhận định đó của Stalin là một trong những “đòn bẩy tinh thần” đưa Mao Trạch Đông vào giấc mộng làm lãnh tụ thế giới “tiêu diệt nước Mỹ, lật đổ toàn bộ chế độ tư bản chủ nghĩa (…) trở thành người thầy vĩ đại và lãnh tụ vĩ đại của nhân dân cách mạng toàn cầu”. Ảo tưởng đó càng củng cố để Mao ngã hẳn sang Liên Xô trong buổi đầu của cuộc hành trình “không bao giờ tới đích” ấy. Sau ngày thành lập nước CHND Trung Hoa (1.10.1949), việc đầu tiên của Mao là “sang thăm Moskva, mừng thọ Stalin, ký Hiệp ước đồng minh tương trợ Trung - Xô”. Khi Stalin từ trần 5.3.1953, Mao cho rằng: “Thượng đế sẽ trao nhiệm vụ lớn cho ông ta, chỉ có Mao đủ tư cách lấp chỗ trống do Stalin để lại” - nên tỏ ra xem thường những nhân vật lãnh đạo cao nhất của Liên Xô sau Stalin - điển hình qua hai sự kiện do Tân Tử Lăng nêu ra: 1. Từ 16 - 19.11.1957, Khrusev (Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô) chủ trì hội nghị 64 đảng cộng sản và công nhân (trên thế giới). Khi phát biểu, mọi người đều lên bục, riêng Mao cứ ngồi nói tại chỗ, để thể hiện thân phận mình khác người. Mao nói về quan hệ đồng chí, chiến lược sách lược chiến tranh thế giới và tình hình Trung Quốc, bấy giờ một số người lắc đầu nhưng cũng có nhiều người gióng tai nghe, cứ xem Mao như “Lê-nin thời nay”. Với quá trình hoạt động truyền kỳ, vị trí lãnh tụ nước lớn, học vấn uyên bác, phong độ lãnh tụ không ai sánh kịp, Mao trở thành trung tâm của hội nghị này. Tuyên ngôn viết: ”Liên Xô đứng đầu, nhưng trong hội nghị Mao là trung tâm”. Kết thúc mỗi phiên họp, khi Mao đứng dậy mọi người mới đứng dậy và họ đứng yên nhường Mao đi trước. Đó là điều Khrusev không chịu nổi. Thời điểm đó, Liên Xô đã “tuyên bố thử nghiệm thành công bom H có sức công phá tương đương 1 triệu tấn thuốc nổ TNT vào 26.11.1955 (…) đưa máy bay ném bom chiến lược TU-16 có thể mang 2 quả bom nguyên tử và hơn 9 tấn bom thông thường vào trang bị cho quân đội (…) và máy bay chiến lược TU-20 có vận tốc tối đa gần 1000km/giờ, có khả năng mang 4 quả bom H và hơn 20 tấn bom thông thường vào năm 1956 (…). Phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên Spoutnik vào quỹ đạo trái đất với vận tốc 24.500km/giờ quay vòng quanh trái đất trong 95 phút vào 4.10.1957” - theo tài liệu của Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, 2003. Dầu có thế mạnh vũ lực hơn hẳn Trung Quốc thời ấy như thế - nhưng theo Tân Tử Lăng: “bấy giờ không phải Liên Xô hiếp đáp Trung Quốc, hoặc Khrusev ức hiếp Mao Trạch Đông, mà do Mao cố tình gây ra, nhằm giành giật vị trí minh chủ trong phong trào Cộng sản quốc tế”. Riêng Khrusev tỏ ra “thận trọng khiêm nhường, có gì trục trặc liền giải quyết qua con đường hiệp thương” và đã cử chuyên gia Liên Xô sang giúp Trung Quốc “phát triển vũ khí hạt nhân và công nghiệp quân sự”. Nhưng tất cả bắt đầu xấu đi kể từ chuyến viếng thăm Trung Quốc của Khrusev như đề cập dưới đây. 2. Ngày 31.7.1958, Khrusev đến Bắc Kinh, Mao Trạch Đông bất chấp mọi lễ nghi ngoại giao tối thiểu, bố trí hội đàm với nhà lãnh đạo Liên Xô ngay cạnh bể bơi riêng trong Trung Nam Hải. Khi được mời vào, Khrusev thấy Mao mặc quần tắm, khoác khăn tắm, nhàn nhã hút thuốc lá, giống như Quốc vương Roma gặp sứ thần thuộc quốc của mình. Thật khác một trời một vực với sự tôn trọng và lễ nghi đặc biệt mà Khrusev dành cho Mao vào mùa đông 1957 tại Moskva. Cách làm cố ý chọc tức này dẫn tới quan hệ xấu giữa hai nước Trung - Xô”. Và buộc Khrusev “tỏ thái độ”: Nguyên khoảng một năm trước buổi Mao “mặc quần tắm” để đón Khrusev, Khrusev đã có thiện chí cử Mikoyan sang TP. Hàng Châu gặp Mao Trạch Đông giữa năm 1957 thông báo về một số thay đổi trong nội bộ Đảng Cộng sản Liên Xô lúc đó và được Mao cam kết ủng hộ. Đáp lại “Khrusev đồng ý giúp Trung Quốc phát triển bom nguyên tử, tên lửa, nghiên cứu chế tạo máy bay tiêm kích kiểu mới”. Những hứa hẹn của đôi bên chính thức hóa bằng một hiệp định về việc “Liên Xô viện trợ kỹ thuật tên lửa và hàng không cho Trung Quốc” ngày 15.10.1957. Nhưng do Mao Trạch Đông khiếm nhã, có thái độ ngạo mạn đối với Khrusev như trên (7.1958), cộng với những lý do nội tại khác, Liên Xô đã “quyết định hủy hợp đồng cung cấp mẫu bom nguyên tử và tư liệu kỹ thuật sản xuất bom nguyên tử cho Trung Quốc”. Đến đây, sự rạn nứt giữa hai nước khó cứu vãn được, dẫn đến việc Mao Trạch Đông lên tiếng phê phán toàn diện Liên Xô vào dịp kỷ niệm 90 năm ngày sinh Lê-nin ! Để rồi, không chỉ “khẩu chiến”, mà tranh chấp đã thật sự “nổ lớn” ở vùng biên giới của “hai nước anh em”... 'Vị thần số một' ăn chay và luyện chú! Sai lầm của Mao Trạch Đông trong "đại nhảy vọt" đã khiến hơn 37 triệu người dân Trung Quốc chết vì đói Mao Trạch Đông đột nhiên báo với mọi người là mình sẽ không ăn thịt bò thịt heo thịt gà nữa, chỉ ăn rau củ quả để nêu gương tiết kiệm và tỏ lòng chia sẻ với nhân dân trong nước đang lâm cảnh thiếu đói triền miên (?) Mao nói vậy vào Tết dương lịch 1.1.1961 – sau ngày “Đại tiến vọt” thảm bại đẩy Mao lui về “tuyến hai” và đưa Lưu Thiếu Kỳ làm quyền Chủ tịch, cùng Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình lên “tuyến một” đảm đương giải quyết hậu quả tai hại do Mao để lại - đưa Trung Quốc vượt qua thời kỳ khó khăn sóng gió. Tuy đứng “tuyến sau” nhưng Mao vẫn không rời mắt khỏi toàn cảnh của chính trường lúc ấy. Ông âm thầm “luyện chú” để chờ thời cơ phản công. Kể cả việc Mao thông báo “ăn chay” lẫn việc “ăn chơi” đều có dụng ý riêng như tài liệu Tân Tử Lăng đã dẫn: “Trên thực tế, trong những ngày nhân dân cả nước đói rét, Mao sống rất sa đọa. Nguyên soái Bành Đức Hoài can ngăn Mao tuyển phi tần, đã bị giam lỏng, chẳng ai còn dám bàn tán về đời tư của Mao. Phòng Bắc Kinh trong Nhà Quốc hội được đổi thành “phòng 118”, bên trong trang hoàng còn lộng lẫy hơn cả điện Kremlin. Thật ra đây là hành cung để Mao chuyên bí mật vui thú với các nữ nhân viên phục vụ. Thư Ngẫu Trai trong Trung Nam Hải được sửa sang lại, trở thành sàn nhảy riêng, mỗi tuần tổ chức hai lần vũ hội, các nhân viên nữ trong Trung Nam Hải và nữ diễn viên Đoàn văn công quân đội được tuyển lựa làm bạn nhảy của Mao, họ đồng thời là đối tượng để Mao chọn gái qua đêm. Mao làm như vậy để tiêu khiển, cũng để Lưu Thiếu Kỳ tưởng rằng Mao đã chìm đắm trong nữ sắc, không quan tâm công việc triều chính nữa” (để Lưu sơ ý thiếu đề phòng và bị Mao quật ngã – xem kỳ 7). Ở Thượng Hải, khách sạn Tây Giao xây riêng cho Mao với “khuôn viên chung quanh rộng hơn 60 hecta, hơn 100 nhân viên túc trực ngày đêm (…) việc phung phí tiền bạc như trên khiến sự tích Mao mấy tháng không ăn thịt, mặc chiếc áo ngủ vá víu… trở nên mờ nhạt”. Vung tiền xây các hành cung xa hoa trong những năm tháng khó khăn nhất ấy đã mang “ý nghĩa chính trị nhiều hơn mục đích hưởng thụ” - bởi Mao muốn dùng cách thức đó để ngầm bảo cho mọi người biết “tuy lui về tuyến hai, nhưng ông ta vẫn là vị thần số một, toàn đảng tôn thờ ” !. Ở Hồ Nam, sáu tháng sau ngày “ăn chay” – theo gợi ý của Mao – lễ động thổ xây khu biệt thự tựa lưng vào phần mộ họ Mao ở Thiều Sơn (nơi sinh Mao Trạch Đông) đã khởi công giữa năm 1961. Đến cuối 1962 hoàn thành, chiếm diện tích 3.638m2 với “hầm ngầm dài hàng trăm mét có thể chống động đất, chống bom nguyên tử, phòng độc, có một đại đội thường xuyên bảo vệ”. Khu biệt thự trên dùng làm “hành cung” cho Mao với phí tổn 120 triệu Nhân dân tệ (lúc ấy tỉnh Hồ Nam đã có 2,48 triệu người chết đói). Nếu dùng số tiền trên mua lương thực sẽ đủ nuôi sống 2,48 triệu người (đã chết đói kia) trong một năm! Dạo ấy, Lưu Thiếu Kỳ cảnh báo Mao Trạch Đông hãy cẩn trọng: “nếu xảy ra thảm kịch người ăn thịt người thì tôi và ông sẽ bị ghi vào sử sách” (như những tội đồ của lịch sử). Song, không còn chuyện “nếu” hoặc “sẽ” như Lưu rào đón nữa, vì người “đã” ăn thịt người (xem Kỳ 2) vào mấy năm “Đại tiến vọt” bi thương: “đồng ruộng hoang vu, nhiều nhà chết đói không còn một ai”. Người sống ngắc ngoải và vì quá đói phải: “Gạt nước mắt đánh đổi với hàng xóm bằng cách trao con mình cho người khác ăn, mang con người khác về làm thịt. Một số xã viên “nhìn xa trông rộng” đã đi bắt cóc trẻ con ở vùng lân cận về ăn. Hoặc gài bẫy trẻ con như bẫy thú rừng, kể cả việc sử dụng các loại thuốc nổ xưa kia dùng để bẫy chó sói. Trẻ nhỏ nhặt được “chiếc kẹo” (bẫy) mùi vị thơm tho, cho vào miệng nhai liền bị phát nổ, đầu mặt tan tành, khi gia đình hay tin tìm đến, thì chỉ còn lại vũng máu”. Tài liệu Tân Tử Lăng ghi thêm: “Không những ăn thịt, mà còn nghiền vụn xương đầu và tay chân ăn cho bằng hết” qua cơn đói. Thảm cảnh “cắt thịt nghiền xương” của đồng loại, ăn máu mủ của người thân nấu chín, đã thực sự bày ra “địa ngục trần gian” hãi hùng trên đất Trung Hoa 5000 năm văn hiến. Tất cả đều do quyết sách sai lầm của Mao Trạch Đông gây nên: “một chính sách bạo ngược mà không một hôn quân, bạo chúa nào trong lịch sử có thể theo kịp (…) bất kể trước đây sáng suốt vĩ đại đến đâu, có cống hiến lớn lao đến chừng nào, Mao Trạch Đông cũng không thể bù đắp được sai lầm khủng khiếp nầy”. Sai lầm bắt nguồn từ chỗ Mao đi ngược với con đường đưa đến “chủ nghĩa xã hội dân chủ” đúng đắn do chính Mao khẳng định (tại đại hội 7 Đảng CSTQ 1945), từ bỏ lý luận kiến quốc dân chủ mới để dùng bạo lực áp đặt “chủ nghĩa xã hội không tưởng” (định hướng về “thời kỳ quá độ”, vội vã xóa bỏ chế độ tư hữu - công bố 15.6.1953) cụ thể hóa bằng phong trào “Đại tiến vọt” và “Công xã hóa” (1958 - 1961). Mở đầu phong trào, Mao hạ lệnh: “Phải chuyên chế. Không thể chỉ nói đến dân chủ. Phải kết hợp giữa Các Mác và Tần Thủy Hoàng ” (hội nghị Bắc Đới Hà 8.1958). Để rồi, Mao tùy tiện bất chấp các quy luật kinh tế, thẳng tay “tiến hành cuộc thực nghiệm chủ nghĩa xã hội không tưởng, lớn chưa từng thấy và cũng gây ra tấn thảm kịch cũng lớn chưa từng thấy trong lịch sử loài người (…) nghiên cứu những sai lầm cuối đời Mao Trạch Đông phải nắm lấy sự kiện lịch sử lớn này. Đây là chìa khóa để khám phá những bí ẩn về Mao”. Bí ẩn đó nằm trong 6 chữ được Mao “mật chiếu” cho Hoa Quốc Phong trước giờ ra đi - gồm những chữ gì?. Bí ẩn lớn nhất trong "di chiếu" của Mao Trạch Đông Giang Thanh tại “phiên tòa thế kỷ” (ảnh tư liệu Internet) Tại “phiên tòa thế kỷ” (tháng 11.1980), hơn 850 người ngồi ở ghế dự thính đã vỗ tay tán thưởng khi Giang Thanh bất ngờ tiết lộ thêm 6 chữ trong “mật chiếu” của Mao Trạch Đông viết cho Hoa Quốc Phong trước ngày qua đời... Giang Thanh giữ thái độ cứng cỏi, một mực phủ nhận tội trạng của mình, có lúc dám cương giọng hô khẩu hiệu “đặc sản” của thời cách mạng văn hóa trước tòa làm mọi người bất bình. Khi bị vạch tội cướp quyền và công kích Hoa Quốc Phong, Giang Thanh lớn tiếng phản bác: - “Tôi muốn cho các vị biết một việc, câu “đồng chí làm việc tôi yên tâm” Mao Chủ tịch viết cho Hoa Quốc Phong tối hôm đó không phải là toàn bộ nội dung Mao viết cho Hoa, ít nhất còn thiếu 6 chữ “có vấn đề, hỏi Giang Thanh”. Mấy câu trên của Giang khiến phiên tòa đại loạn. Giang cười nhạt: - Ta bất chấp phép nước, đạo trời ư? Trong những hồi chuông dồn dập, Giang một lần nữa bị lôi ra khỏi phòng xử án, nhưng trên những hàng ghế dự thính, mọi người vỗ tay rầm rộ, đây là những lời khen chân tình, bởi Giang Thanh đã vạch ra một sự thật quan trọng nhất: Người kế tục mà Mao chỉ định là Giang, chứ không phải là Hoa Quốc Phong. Hoa chỉ là viên cận thần có việc cần thỉnh thị Nữ hoàng. Hoa làm việc Mao yên tâm, nhưng không phải Hoa muốn làm gì thì làm, mà phải thỉnh thị Giang, làm theo chỉ thị của Giang” - theo Tân Tử Lăng. Sáu chữ trong mật chiếu của Mao “có vấn đề - hỏi Giang Thanh” mặc nhiên đặt vị trí Giang Thanh lên trên Hoa Quốc Phong (Thủ tướng - Phó Chủ tịch đảng thứ nhất). Sớm biết vị trí đó, khi Mao nằm trên giường bệnh, Giang Thanh đã dám đứng lên công khai phê bình Hoa Quốc Phong tại Hội nghị công tác kế hoạch toàn quốc ngày 1.8.1976. Các tuần lễ tiếp đó, Giang Thanh ôm “giấc mộng Nữ hoàng” của mình đi diễn giảng khắp nơi. Hồi ký của vệ sĩ Trần Trường Giang nhắc chuyện Giang Thanh đến Đại học Thanh Hoa, Đại học Bắc Kinh, nhà máy in Tân Hoa với “danh nghĩa thị sát” để “kích động phản cách mạng, nhằm mở rộng tầm ảnh hưởng” (28.8), đến thăm liên đội anh hùng ở quân khu Tế Nam để “cổ xúy cho “chủ nghĩa đại nữ tử” không bắt tay với đàn ông, và còn nói: “Chủ tịch không còn nữa, tôi sẽ trở thành quả nhân”. Trong từ vựng của tiếng Trung, từ “quả nhân” có hàm nghĩa đặc biệt, đây là cách xưng hô của các vị vua. Bà Giang Thanh nói ra những lời này tại thời điểm đó (lúc Mao Trạch Đông sắp mất), tại địa điểm đó (quân khu Tế Nam) không phải là ngẫu nhiên hay vô ý, mà đã ngang nhiên bộc lộ tham vọng quyền lực của mình” qua cách “chơi chữ” hai mặt (30.8 ). Lúc Mao Trạch Đông rơi vào hôn mê sâu (8.9), Giang Thanh “lấy lý do giúp Mao Chủ tịch trở mình” để lật người Mao trên giường bệnh dò soát lần cuối xem còn sót di thư nào không và “tìm chìa khóa tủ tài liệu của Mao Chủ tịch” - nửa khuya hôm ấy Mao qua đời. Đã có chuyện một số tỉnh “đua nhau gửi thư ủng hộ Giang Thanh làm chủ tịch đảng”. Sau này ban chuyên án cũng thu bản danh sách lãnh đạo trung ương theo dự kiến của Giang Thanh: “Chủ tịch đảng: Giang Thanh. Phó Chủ tịch đảng : Trương Xuân Kiều, Vương Hồng Văn, Diêu Văn Nguyên, Tôn Ngọc Quốc, Mao Viễn Tân. Thường vụ Bộ Chính trị: ngoài sáu người trên, thêm: Tạ Tĩnh Nghi, Trương Thu Kiều, Vương Tú Trân. Chủ tịch Quốc hội: Vương Hồng Văn. Thủ tướng: Trương Xuân Kiều”. Danh sách trên gạt hẳn Hoa Quốc Phong ra ngoài. Ý đồ của Mao là đưa “Giang Thanh lên nắm quyền”, sau đó Giang Thanh sẽ “truyền ngôi” lại cháu ruột của Mao là Mao Viễn Tân. Về Mao Viễn Tân, tài liệu Tân Tử Lăng ghi: “Trước khi vào Trung Nam Hải, Mao Viễn Tân là Bí thư Tỉnh ủy Liêu Ninh, Chính ủy Đại quân khu Thẩm Dương. Từ 10.10.1975, Mao Viễn Tân được cử làm “liên lạc viên” cho Mao. Bộ chính trị họp, Mao Viễn Tân ngồi trên ghế Chủ tịch truyền đạt “khẩu dụ” của Mao. Y coi các ủy viên Bộ chính trị như cấp dưới, đã có lần y nói: “Tôi thuận miệng nói vài câu, đủ để bọn họ học tập mấy tháng ròng”. Điều bí ẩn lớn nhất nằm ở mục đích cuối cùng của Mao được che đậy khéo léo để mọi người không dễ nhận biết, đó là: “khoác chiếc áo lý luận hiện đại nhất, cách mạng nhất” đẩy nước Trung Hoa trở lại thời vua chúa, thiết lập trật tự của “chủ nghĩa xã hội phong kiến” - để làm gì? Tân Tử Lăng giải đáp từ “gốc rễ” của vấn nạn: “Thông qua Đại cách mạng văn hóa, Mao hầu như đã trị hết các công thần danh tướng. Mười năm tai họa, các nhân vật trên vũ đài chính trị lớp này đến lớp khác như chạy tiếp sức trên một vòng cung lớn nhằm chuyển chiếc gậy “đại vương” đến tay Giang Thanh, để Giang kịp thời kế vị lúc Mao nhắm mắt xuôi tay. Âm mưu gia đình trị của Mao bị phơi trần đã làm nát vụn những phỏng đoán của các nhà trí thức lương thiện về động cơ “cao thượng” của cuộc Đại cách mạng văn hóa do Mao phát động. Nếu không có sai lầm của ba năm Đại tiến vọt, chưa chắc Mao phải dùng đến hạ sách này. Mao truyền ngôi cho Giang Thanh có phần bất đắc dĩ. Mao không tin vào ngàn đời vạn thế, mà tính toán chỉ cần hai thế hệ (Giang Thanh và Mao Viễn Tân) là đủ thời gian hoàn toàn viết lại lịch sử”, chối phắt trách nhiệm làm 37,55 triệu người chết đói - Vì “lịch sử xưa nay đều do kẻ thắng viết nên”
|
|