|
Post by NhiHa on Aug 17, 2008 9:31:15 GMT 9
F-35 JSF (JOINT STRIKE FIGHTER)
PHẢN LỰC CƠ ĐỘC NHẤT VÔ NHỊ CỦA THẾ KỶ 21
Kỹ sư Nguyễn Thanh Bình
Hai phải lực cơ X-32 của hãng Boeing và X-35 của hãng Lockheed Martin trong những tháng qua đã tranh tài với nhau tại một căn cứ Hải Quân Hoa Kỳ tại tiểu bang Maryland và nay đã có kết quả. Vào ngày 26 tháng 10 năm 2001, chiếc phản lực cớ X-35 của hãng Lockheed Martin được bộ Quốc Phòng HK (BQP/HK) chọn để sử dụng cho các thập niên đầu của thế kỷ này. Chiếc F-35 sẽ thay thế một số phi cơ đã cũ của Hải Quân, Không Quân, Thủy Quân Lục Chiến HK, Không Quân & Hải Quân Hoàng Gia Anh.
Loại phản lực cơ JSF mới có này có thể sử dụng được nhiều mục đích khác nhau vừa có thể không chiến vừa có thể oanh kích các vị trí dưới đất, giữ ưu thế trên không và có khả năng đánh mục tiêu rất chính xác. Với kỹ thuật tối tân hiện nay, BQPHK đang sắp sửa cho ra lò phản lực cơ "con ma" siêu thanh F-22 lấy tên là Raptor, chiếc F-35 cũng được dựa trên những yếu tố kỹ thuật đó.
Cả hai chiếc X-32 và X-35 là loại phản lực cơ con ma (ra-da địch không biết chính xác) siêu thanh nhưng có thể cất cánh và hạ cánh như phi cơ trực thăng. Tuy nhiên, chiếc X-35 được chọn vì hệ thống điều khiển lên xuống thẳng đứng của hãng Lockheed Martin theo kiểu "lift fan design" có kết quả tốt hơn của Boeing theo kiểi "vectored-thrust approach". Kiểu "lift-fan design" có thể tăng thêm sức đẩy cho phản lực cơ khi cần trong trường hợp đặt biệt.
Hãng Lockheed Martin trúng thầu được $200 tỷ mỹ kim ($200,000,000,000) để chế tạo 3 kiểu JSF khác nhau cho HQ, KQ, TQLC Hoa Kỳ, KQ và HQ Hoàng Gia Anh. Ba kiểu khác nhau này sẽ có thân phi cơ, phòng chứa vũ khí, phần bên ngoài như hệ thống cánh xếp và cánh đuôi giống nhau. Hai hệ thống chứa vũ khí được đặt dưới bụng phi cơ sau hệ thống bánh đập chính. Hệ thống ra-da, hệ thống thoát hiểm, phòng lái và những hệ thống điện tử cũng đều giống nhau. Động cơ F-135 của F-35 do hãng Pratt&Whitney chế tạo. Lockheed Martin hy vong sẽ bán khoảng 3,000 chiếc với giá từ $40 đến $50 triệu mỹ kim (MK) một chiếc. X-35 (X= experimental aircraft) là chiếc phi cơ dùng để bay thử nghiệm được đổi tên thành F-35 sẽ được đóng ráp tại Lockheed Martin Aeronautics Co, Fort Wort, Texas. Ngoài ra, chính phủ Anh cũng đã bỏ ra $2 tỷ MK cho chương trình này và một đia điểm đóng ráp khác tại Samlesbury, Anh Quốc.
BQP/HK cũng đang thương lượng với các chính phủ Ý và Hòa Lan với mọi quốc gia bỏ vào $1 tỷ MK, Gia Nã Đại, Thổ Nhĩ Kỳ và Đan Mạch có thể đóng góp từ $200 đến $400 triệu MK để hợp tác hạn chế vào chương trình này.
Những hệ thống khác như hệ thống Ra-Da đã dùng điện tử tối tân (AESA) do hãng Northrop Grumman chế tạo, hệ thống đo lường bằng điện tử do hãng Snader/Litton Amecon chế tạo, hệ thống điện tử xác định mức tiêu do hãng Lockheed Martin chế tạo, hệ thống tấm nhiệt do hãng Nortrop Grumman chế tạo, nón đội helmet có màn ảnh điều khiển trên nón trước mắt do hãng Vision System International chế tạo, v.v...
Một vài chi tiết về F-35:
Trọng lượng không trang bị từ 22,500 đến 24,000 pounds.
Trọng lượng xăng chưa bên trong từ 15,000 đến 16,000 pounds.
Trọng lượng vũ khí từ 13,000 đến 17,000 pounds.
Trọng lượng phi cơ cất cánh tối đa là 50,000 pounds.
Bề ngán cánh dài tổng cộng từ 30 đến 36 feet.
Tầm hoạt động bán kính trên 1,000 miles.
Phi hành đoàn 1 người.
Chuyến bay thử đầu tiên vào năm 1999.
Phi cơ sẽ được sử dụng vào năm 2008.
KQ/HK dự tính sẽ mua 1,763 chiếc F-35 với giá khoảng $28 triệu MK một chiếc. Phản lực cơ "con ma" siêu thanh F-22 va F-35 sẽ thay thế các phản lực cơ F-15 Eagle và F-16 Falcon. Hệ thống súng liên thanh được điều khiển bằng điện tử và tia sáng laser. Kiểu của KQ thì đơn giản hơn, không cần phải cất cánh hay đáp thẳng đứng.
HQ/HK dự tính sẽ mua 480 chiếc với giá khoảng $35 triệu MK một chiếc. Vì phi cơ của HQ phải đáp trên hàng không mẫu hạm nên kiểu F-35 này khác với của KQ về hệ thống lên xuống. Cánh và đuôi có phần lớn hơn để có thể bay chậm hơn khi đáp và cũng có thể chở được vũ khí nhiều hơn. Vì vậy, sườn phi cơ, hệ thống bánh đáp, hệ thống dây móc phía dưới (dùng để khi đáp) cần phải chế tạo chắc chắn hơn. F-35 có tầm bay xa gấp đôi loại F-18 C Hornet mà không cần bình xăng phụ. Hệ thống súng liên thanh điện tử và laser cũng giống như kiểu của KQ. F-35 cùng với một loại phản lực vừa mới ra lò của HQ là chiếc F/A-18 E/F Super Hornet sẽ thay thế các loại phi cơ A-6 Intruder va F-14 Tomcat.
TQLC/HK dự tính sẽ mua 480 chiếc với giá khoảng $38 triệu MK một chiếc. Đặc điểm của kiểu cho TQLC/HK là có thể bay lên đáp xuống như phi cơ trực thăng được nhờ có thêm hệ thống máy phản lực phía dưới thân của phi cơ. Vì thế hệ thống súng liên thanh không gắn bên trong mà được gắn bên ngoài. F-35 này có thể đứng một chỗ trên không và có thể xoay tròn được như trực thăng nên hệ thống điều khiển phi cơ được chế tạo đặc biệt hơn. F-35 sẽ thay thế F/A-18 Hornet và AV-8 Harrier (Harrier đầu tiên do Anh chế tạo cho HQ Hoàng Gia Anh và sau đó được hãng Boeing tân trang, cũng có thể lên xuống thẳng được nhưng vận tốc không siêu thanh).
KQ va HQ Hoang Gia Anh:
Chính Phủ Anh dự tính sẽ mua 60 chiếc F-35 kiểu giống như của TQLC/HK để thay AV-8 Harrier.
KS Nguyễn Thanh Bình DC 95
Những siêu chiến hạm
ĐẶNG Đình Cung Kỹ sư tư vấn
Cho tới giữa thế kỷ XIX, người ta đóng tàu chiến bằng gỗ vì đặc tính cơ học của vật liệu này. Một quả đạn đại bác chỉ có thể làm thủng một tấm gỗ chứ không làm hư hại gì thêm nữa. Nhưng, một quả bích kích nổ sẽ tàn phá một diện tích lớn của tấm gỗ. Khi những loại đạn dược này được phổ biến thì người ta phải bọc vỏ tàu những chiến hạm bằng một lớp sắt.
Nhờ ngành luyện kim tăng trưởng, các xưởng hải quân có thể đóng những tàu chiến vỏ toàn bằng thép gọi là thiết giáp hạm (battleship) và các xưởng vũ khí có thể rèn những cỗ pháo cỡ nòng rất lớn. Khả năng này sinh ra cuộc thi đua vũ trang giữa hải quân các cường quốc : mạnh ai nấy đóng những tàu với vỏ bọc thép dày nhất được trang bị bởi những cỗ pháo lớn nhất.
Vào cuối thê kỷ XIX một chiến hạm lớn tiêu biểu là một chiếc tàu vỏ bằng thép, nặng 15.000 đến 20.000 tấn, có một số lò hơi chạy bằng than cung cấp lực cho một động cơ hơi với công suất 10.000/20.000 mã lực. Về vũ khí thì mỗi tàu có hai cỗ pháo, một ở mũi, một ở đuôi tàu, mỗi cỗ có hai khẩu đại bác 11/12" (208/305 mm), một chục đại bác 4"/6" (101/152 mm) đặt ở những ụ dọc hông tàu, vài chục súng cỡ nhỏ khác rải rác trên boong tàu và bốn tới sáu ống phóng ngư lôi 400/500 mm.
Các chiến hạm loại này là những tàu chiến lớn nhất của thời đó. Chúng được gọi là pre–Dreadnought vì thuộc thế hệ tàu được đóng trước những chiến hạm loại Dreadnought1.
Đầu thế kỷ XX, các chiến hạm loại Dreadnought là một cách mạng công nghệ của ngành đóng tàu chiến. Rút kinh nghiệm trận hải chiến Tsushima năm 1904, tất cả các tàu Nga đều bị tàu Nhật bắn chìm từ xa, hải quân các cường quốc phải có đại bác lớn có tầm bắn xa. Để tiện việc quản lý đạn dược, những cỗ pháo chính chỉ có một cỡ nòng duy nhất. Đó là khái niệm gọi là "all big gun" (chỉ có súng lớn thôi).
Máy của tàu là tuabin hơi chứ không còn là động cơ hơi luân phiên nữa. Chất đốt của các lò hơi mau chóng chuyển từ than sang dầu. Về vũ khí chính thì nòng tối thiểu là 12" (305 mm). Chiến hạm có thêm vài súng phụ để chống tàu phóng ngư lôi. Nhưng sau Đệ nhất Thế chiến thì những súng này cũng dùng để phòng không.
Trong cuộc thi đua vũ khí giữa hai Thế chiến, tiến bộ của ngành cơ khí luyện kim cho phép các cường quốc quân sự đóng những chiến hạm gọi là super–Dreadnought mỗi ngày mỗi lớn, nặng tới 45.000 tấn, với hỏa lực mỗi ngày mỗi mạnh, nòng súng lên tới 16/18" (406/456 mm).
Những đại bác có tầm bắn tối đa 30/40 km. Khi phi cơ chiến đấu được thông dụng thì người ta xây những hàng không mẫu hạm để có thể tấn công tàu địch ở xa hơn nữa. Cũng như những chiến hạm loại Dreadnought, sau Đệ nhị Thế chiến, các hàng không mẫu hạm lợi dụng tiến bộ công nghiệp để trở thành những tàu khổng lồ nặng tới 100.000 tấn, chở 100 phi cơ và chạy bằng lò hơi hạt nhân.
Sử sách ghi lại rất ít hải chiến giữa các siêu chiến hạm : trận Tsushima năm 1904 giữa những pre–Dreadnought của hải quân Nhật và hải quân Nga, trận Jutland năm 1916 giữa những Dreadnought của hải quân Anh và hải quân Đức, ở Bắc Đại Tây Dương năm 1941 giữa hai super–Dreadnought, tàu Bismark của Đức và tàu Hood của Anh, và trận Midway năm 1942 giữa các hàng không mẫu hạm Nhật và Hoa Kỳ. Lý do chính là những siêu chiến hạm quá nặng và quá đắt nên các bộ tư lệnh hải quân không dám cho chúng ra khơi nghênh chiến một đối thủ cùng hạng.
Trong thời chiến, người ta dùng các siêu chiến hạm để
– tấn công những tàu có hỏa lực kém hơn hay ở vị trí yếu : chiến tranh Nhật–Trung năm 1894–1895, chiến tranh Hoa Kỳ–Tây Ba Nha năm 1898, chiến dịch Guadalcanal năm 1942,...
– yểm trợ bộ binh trên đất liền hay đang đổ bộ : cuộc đổ bộ lên đảo Iwo Jima năm 1945, cuộc đổ bộ lên cảng Incheon năm 1950, chiến hạm New Jersey trong chiến tranh Việt–Mỹ những năm 1960 70,...
– uy hiếp những nước nhược tiểu (gọi là chính sách pháo hạm ngoại giao) : cuối thế kỷ XIX, Trung Quốc đã phải ký nhiều hiệp ước không công bằng dưới sự đe dọa của chiến hạm ngoại quốc,...
– phong tỏa những hải cảng và tuyến hàng hải địch : sau trận Jutland năm 1916 hải quân Anh đã ngăn cản các chiến hạm Đức ra khỏi biển Baltique để tấn công những đoàn tàu tiếp tế ở Đại Tây Dương, trong chiến tranh Việt–Mỹ những năm 1960-70 những tàu không số Việt Nam đã phải chơi những "trò mèo đuổi chuột" để tiếp viện miền Nam...
Trong thời bình thì những siêu chiến hạm dùng để
– phụ trợ chính sách bang giao quốc tế : thủy binh Mỹ mời đồng nghiệp Việt Nam đến thăm hàng không mẫu hạm George Washington để bầy tỏ thiện cảm của Hoa Kỳ đối với chúng ta, khi Trung Quốc gây hấn ở eo biển Đài Loan thì Hoa Kỳ cử đệ thất hạm đội đến đó để trấn an chính phủ Cộng Hòa Trung Hoa,...
– phô trương sức mạnh quân sự : trước Đệ nhất Thế chiến và cả tới vài tháng trước khi Thế chiến bùng nổ tàu chiến hai nước Anh và Đức thường gặp nhau để ướm sức nhau, Trung Quốc chưa trang bị xong một chiếc hàng không mẫu hạm cũ là đã lên tiếng đe dọa cả thế giới,...
Nhìn chung thì những siêu chiến hạm chỉ có công dụng hỗ trợ một chiến lược bá chủ đại dương trên quy mô toàn cầu. Chiến lược này do binh sư đề đốc [Anh, Mỹ?] Alfred Mahan phát biểu. Trước thế kỷ XX, nước Anh là nước giữ vai trò bá chủ này. Sau Đệ nhất Thế chiến thì tới phiên Hoa Kỳ. Sang tới thế kỷ XXI, Trung Quốc tỏ ý muốn giành vai trò này. Theo học thuyết của Mahan thì phải có thể trấn áp đối thủ ở mọi nơi trên thế giới và có khả năng tiêu diệt toàn bộ hải quân địch trong một trận quyết liệt (conclusive battle). Để thực hiện ý đồ này thì phải có một hạm đội có khả năng chiến đấu rất xa căn cứ gồm bởi một hay hai siêu chiến hạm (bây giờ là hàng không mẫu hạm) với một số khu trục hạm, hộ tống hạm, tàu ngầm và tàu phụ trợ.
Vì lý do kỹ thuật, một tàu biển chỉ có thể vận hành liên tục tối đa hai tháng. Vậy, để gây áp lực liên tục ở một nơi nào đó thì phải có số tàu tương đương với ba hạm đội cơ bản kể trên : một tàu có mặt ở hiện trường, một đang về căn cứ để được bảo trì và một đang tới hiện trường để đổi phiên. Một nước như Trung Quốc, với ba vùng hải quân chiến lược, phải có ít nhất chín hàng không mẫu hạm và hai trăm hộ tống hạm thì mới có thể đọ trán được với Hoa Kỳ ở mạn Tây Thái Bình Dương.
Một nước nhỏ chỉ muốn bảo vệ hay giành lại lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của mình thì chỉ cần đến vài khu trục hạm, vài tàu ngầm, một số lớn pháo hạm bắn hỏa tiễn và một hai phi đội khu trục cơ. Điều quan trọng là những quân khí này phải thuộc loại hiện đại nhất. Ngoài ra, nếu có chiến tranh thì có thể trang bị đại bác và súng cao xạ cho những tàu đánh cá và tàu chở hàng để người dân có thể tự vệ. Chiến lược chiến tranh nhân dân trên biển này đã được Anh Quốc áp dụng có hiệu quả trong hai Thế chiến của thế kỷ trước. Chúng tôi không dám khai triển thêm : tướng Võ Nguyên Giáp và các lão tướng Việt Nam khác đã viết nhiều về chiến tranh nhân dân rồi.
ĐẶNG Đình Cung
1 Tên một chiếc chiến hạm Anh đóng xong năm 1906, với các đặc điểm nêu trong hai đoạn sau.
|
|
|
Post by NhiHa on Apr 4, 2009 0:25:23 GMT 9
KHONG QUAN DO THAI  Đây là hình F-16I của Israel. Nó cũng không có gì lạ khi đã được post rất nhiều trên mạng. Tuy nhiên khi phân tích nó cộng thêm với việc gần đây Israel mời các nhà báo tới một căn cứ không quân để biểu dương sức mạnh, khi mà thế giới đang rộ lên tin đồn Israel sẽ không kích các cơ sở hạt nhân của Iran, thì chúng ta sẽ thấy được một điều thú vị. Đây rất có thể chính là tải trọng và cách load vũ khí / nhiên liệu của F-16I khi tấn công Iran. Đầu tiên là cách load nhiên liệu, với kiểu này F-16I đã mang tổng cộng khoảng 9.5 tấn nhiên liệu, đủ cho nó có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách 1,800 - 2,000km mà không cần tiếp dầu trên không: 1 - 2 CFT (Conformal Fuel Tank) chứa tổng cộng 900 gallon <=> 2,720 kg 2 - Thùng dầu phụ giữa thân chứa 300 gallon <=> 907 kg 3 - 2 thùng dầu phụ 2 bên cánh chứa tổng cộng 1,200 gallon <=> 3,630 kg 4 - Nhiên liệu trong thân máy bay 2,250 kg Tiếp theo là vũ khí, F-16I trong hình này mang 2 quả bom laze loại 1,000 lb và 4 tên lửa không-đối-không. Lý do mà nó mang bom 1,000 lb thì có thể hiểu được là để tấn công các cơ sở hạt nhân thì bom 500 lb sẽ là quá nhỏ mà bom 2,000 lb thì sẽ quá nặng và khiến F-16I quá tải. Về các trang bị đi kèm, F-16I trong hình mang 2 pod. 1 - Pod bên trái cửa dẫn khí (air inlet) là AN/AAQ-13 Navigation Pod. Nó tích hợp một thiết bị quan sát hồng ngoại FLIR và một radar địa hình (Terrain-Following Radar). Mang nó F-16I có thể bay cực thấp vào ban đêm, men theo địa hình mà không phải sử dụng radar chính. Với kiểu bay này F-16I có thể tránh sự phát hiên từ xa của hệ thống radar phòng không của Iran. 2 - Pod bên phải cửa dẫn khí là Litening Targeting Pod, dùng để lock các mục tiêu bằng tia laze, dẫn đường cho bom laze 1,000 lb mà F-16I mang theo đánh trúng mục tiêu. IFV hay APC nặng nhất thế giới tham chiến Merkava I  Nemer  Trong cuộc chiến ở Gaza cuối năm ngoài, Israel đã sử dụng Nemer, loại IFV mới của mình. IFV là viết tắt của Infantry Fighting Vehicle, một loại xe bọc thép chở quân có lớp giáp và hỏa lực mạnh, chỉ sau xe tăng. Đây là lần tham chiến thực tế đầu tiên của Nemer, và nó chứng tỏ được khả năng của mình. Một trong số đó được sử dụng như trạm chỉ huy tiền phương, cho phép sĩ quan chỉ huy ở gần mặt trận và nhanh chóng điều động lực lượng. Nemer dựa trên khung gầm của xe tăng Merkava I và II, vốn đã được rút khỏi biên chế lục quân. Do đó, Nemer được thừa hưởng lớp giáp dày của Merkava. Tháp pháo của Merkava được tháo ra và thay bằng một tháp súng điều khiển từ xa. Merkava rất thích hợp để chuyển đổi sang IFV vì nó là một chiếc xe tăng có cấu tạo độc nhất. Đa số xe tăng có động cơ đặt sau, nhưng Merkava có động cơ đặt trước, và phía sau có một cửa thoát hiểm cho tổ lái. Nemer có thể chở 11 người, gồm 1 chỉ huy, 1 lái xe, 1 pháo thủ và 8 lính bộ binh. Nó còn được trang bị 1 cáng cứu thương cho phép cho thêm 1 thương binh mà không làm ảnh hưởng đến sức chở tối đa. Tháp súng được điều khiển từ bên trong xe, gắn một súng máy 12.7mm với camera hồng ngoại. Một tháp súng nhỏ khác cho chỉ huy xe với súng máy 7.62mm. Nemer còn được thừa hưởng hệ thống quản lý tác chiến từ Merkava cùng 4 camera cho phép quan sát 360 độ. Nemer thậm chí có cả 1 toilet, một cải tiến có được từ những phản hồi của người lính, vì trong nhiều nhiệm vụ, họ phải ở trong xe tới 24h. Israel có hơn 200 xe tăng Merkava I cũ, cái cũ nhất đã 25 năm tuổi. Tháo bỏ tháp pháo, bạn còn 1 chiếc xe 44 tấn. Trước đó, Israel đã thử nghiệm dùng T-55 và Centurion làm IFV, nhưng không thích hợp lắm, vì cả 2 đều có động cơ đặt phía sau, lính bộ binh phải vào và ra từ cửa sập trên nóc. Hiện đã có 40 Nemer xuất xưởng, Israel hy vọng sẽ sản xuất thêm hơn 100 chiếc nữa, trang bị cho 2 lữ đoàn. Tuy vậy, vẫn còn nhiều tranh cãi xung quanh việc nên gọi Nemer là IFV hay APC. APC hay xe thiết giáp chở quân, được xem như một loại 'xe bus bọc thép' trong quân đội, có lớp giáp và hỏa lực yếu hơn IFV. Người ta thường giả định rằng 1 IFV phải có hỏa lực đủ mạnh để tiêu diệt 1 xe tăng hay IFV khác. Trong khi đó, Nemer mặc dù có rất giáp rất ấn tượng nhưng hỏa lực từ khẩu 12.7mm chỉ đủ để chống bộ binh. Do vậy, chính xác nhất thì Nemer có lẽ nên được gọi là HAPC, hay APC hạng nặng. Israel đã từng có ý định mua Stryker, xe bọc thép bánh hơi mới của Mỹ, vì họ rất thích khả năng cơ động của nó. Nhưng họ cho rằng trong tương lai, họ vẫn phải chiến đấu nhiều trong đô thị, nơi mà lớp giáp dày của Nemer là lợi thế. Còn tác chiến ngoài chiến trưởng mở thì Stryker có ưu thế. Nếu không đủ tiền chế tạo đủ Nemer, Israel có thể chọn cách nâng cấp M-113. Dù sao, Nemer vẫn tốt hơn. Từ Lebanon đến Gaza  Robot Viper  Bom PB500A1  Super Dvora Kể từ sau chiến dịch quân sự không thành công ở Lebanon năm 2006, quân đội Israel đã trải qua một đợt thay đổi lớn với việc phát triển các chiến thuật mới, bổ sung nhiều loại vũ khí, trang bị mới, phù hợp với hình thái chiến tranh bất đối xứng. Và những bài học từ cuộc chiến đó đã được áp dụng và giúp mang lại thành công cho chiến dịch 'Cast Lead' tại Gaza đầu năm nay. Trong cuộc chiến kéo dài 22 ngày này, từ 27/12 đến 18/1, mục tiêu là Hamas, một tổ chức khủng bố cực đoan đang kiểm soát dải Gaza, và đã liên tục phóng hàng ngàn quả tên lửa và cối sang lãnh thổ Israel trong suốt nhiều năm qua. Kể từ sau khi nắm quyền kiểm soát dải Gaza 2 năm trước bằng 1 chiến thắng đẫm máu trong cuộc chiến quyền lực với tổ chức Fatah ôn hòa, Hamas đã biến vùng đất với mật độ dân số vào loại cao nhất thế giới này thành một trại lính. Vũ khí được cất giấu ở mọi nơi, trường học, bệnh viện, chung cư, thậm chí cả đền thờ. Tình báo Israel đã xác định ít nhất 6 đền thờ ở Gaza được sử dụng để cất giấu vũ khí, điều này được xác nhận khi những nơi này bị ném bom, tạo ra những vụ nổ thứ cấp rất lớn, do số vũ khí bên trong bị kích nổ. Hầu như mọi căn nhà đều có đặt bẫy hoặc mìn, nhiều con đường, ngõ ngách che giấu những mê cung của lô cốt, hầm ngầm, bẫy. Israel kết hợp nhiều chiến thuật khác nhau để đánh bại Hamas ngay trên lãnh thổ của nó. Nó bao gồm việc hoạch định dài hạn, thu thập thông tin tình báo 1 cách chi tiết, và đánh lạc hướng. Vì vậy khi chiến sự nổ ra, phía Hamas hoàn toàn bị bất ngờ. Chiến dịch Cast Lead mở màn bằng những cuộc oanh kích dữ dội bằng không quân. Mục tiêu chính là các đường hầm chạy qua biên giới Ai cập mà Hamas dùng để chuyển vũ khí và tiền bạc, đa số từ Iran qua. Trong số vũ khí được sử dụng có bom xuyên PB500A1, điều khiển bằng laser, được cho là có khả năng xuyên qua 2m bê tông gia cường, phi công có thể chọn lựa nhiều loại đường bay khác nhau cho nó, tùy vào loại mục tiêu. Ngoài ra, có thể còn có bom thông minh mini GBU-39. Nhiều loại vũ khí chính xác khác cũng được sử dụng rộng rãi, chủ yếu là các tên lửa dẫn bằng laser từ trực thăng vũ trang Apache, vì chúng có độ chính xác cao và sức công phá thấp hơn bom nên ít gây thương vong cho dân thường quanh mục tiêu. Sau một tuần oanh tạc, chiến dịch trên bộ mở màn, với sự tham gia của 3 lữ đoàn bộ binh và 1 lữ đoàn thiết giáp cùng tiến vào Gaza từ nhiều hướng. Cả 4 đại tá tư lệnh cùng ở sát tiền tuyến chỉ huy binh lính, sử dụng trạm chỉ huy di động trên IFV Nemer: Herzi Levy chỉ huy lữ đoàn lính dù, Avi Peled lữ đoàn Golani, Ilan Malka lữ đoàn Givani, và Yigal Slovick lữ đoàn thiết giáp 401. Các đơn vị bộ binh tiến vào theo những hướng bất ngờ, tránh những con đường vẫn thường được sử dụng. Lữ đoàn 401, sử dụng loại tăng Merkava 4 mới nhất, không gặp khó khăn gì trong việc cắt đứt thành phố Gaza với Rafah và Khan Yunis. Cast Lead là chiến dịch đầu tiên của quân đội Israel mà cả UAV, trực thăng, phản lực cơ đều được trực tiếp đặt dưới sự điều động của lực lượng trên bộ mà không cần thông qua Không quân. Mỗi lữ đoàn được phân bổ một phi đội UAV cho việc trinh sát, xác định mục tiêu. Heron và Hermes, 2 loại UAV chính của Israel, đã cung cấp một khả năng hỗ trợ hỏa lực đường không theo thời gian thực chưa từng có tiền lệ. Cho phép tấn công mục tiêu trong thời gian nhanh nhất. Bất cứ lúc nào cũng có ít nhất 12 UAV bay trên bầu trời Gaza. Đây cũng là lần đầu tiên có sự phối hợp rất chặt chẽ giữa quân đội và Cục an ninh nội địa ISA. Các đặc vụ ISA được biệt phái theo sát các đơn vị chiến đấu và tham gia thu thập tin tức và chuyển chúng thành thông tin về mục tiêu để không quân tấn công. Những sự phối hợp này, cùng với việc sử dụng UAV và các thiết bị điện tử hiện đại cho phép thực hiện việc tổng hợp và xử lý thông tin với tốc độ cao đã làm giảm đáng lể thời gian của chu trình từ lúc phát hiện mục tiêu tới lúc tiêu diệt nó, có lúc chỉ còn 30 giây. Hải quân Israel cũng tham gia tấn công cá mục tiêu trên bờ biển và tàu của Hamas. Vũ khí được sử dụng chủ yếu là tên lửa Spike ER, điều khiển bằng quang điện tử, có tầm bắn 8km, trước kia chủ yếu trang bị trên trực thăng, xe cơ giới. Đây là lần đầu nó được vũ trang cho tàu chiến, chủ yếu là tàu cao tốc Super Dvora. Nó còn được trang bị pháo với bộ ổn định, cho phép bắn với độ chính xác cao bất chấp biển động. Israel cũng đã giảm được thời gian tải thương bằng trực thăng xuống 50% so với Lebanon. Trong nhiều trường hợp, trực thăng đáp ngay xuống chiến trường giữa lúc giao tranh vẫn đang tiếp diễn. Quân y cũng sử dụng nhiều thiết bị mới, một trong số đó là gạc QuikClot có hoạt chất làm đông máu mới cho phép cầm máu nhanh hơn. Một yếu tố mới nữa là các đội kỹ thuật Yahalom (kim cương), có nhiệm vụ chống lại nỗ lực bắt cóc binh sĩ Israel của Hamas. Hamas đã cho đào nhiều đường hầm và đặt bẫy trong nhiều căn nhà. Đội Yahalom sử dụng những thiết bị mới nhất như robot Viper, và những loại thiết bị nổ phá tường như Simon và Matador. Suu Tam
|
|
|
Post by NhiHa on Apr 4, 2009 0:32:36 GMT 9
Giới thiệu khái quát về Quân lực Nhật bản   1. Lịch sử Lực lượng phòng vệ Nhật bản (từ sau 1945): (Chú thích: Phần 1 này sẽ không được viết trong Topic thành 1 phần riêng). Sau Thế chiến thứ 2, Nhật bản không có quyền thành lập Bộ Quốc phòng theo những điều khoản Hiệp ước Postdam đã ký. Ngày 1 tháng 8 năm 1952, trên cơ sở sát nhập lực lượng Cảnh sát quốc gia và Lực lượng Cảnh sát biển Quốc gia, Nhật bản được phép thành lập Cục Bảo an. Ngày 7 tháng 1 năm 1954, Cục phòng vệ Nhật bản được thành lập trên cơ sở biên chế các đơn vị trên là chính. Lực lượng phòng vệ Nhật bản không được phép đưa quân ra nước ngoài. Đến những năm 1990, trên cơ sở Hiệp ước An ninh Nhật - Mỹ (Treaty of Mutual Cooperation and Security between the United States and Japan), Quân đội Nhật mới được phép đưa quân đội ra nước ngoài. Ngày 1 tháng 9 năm 2007, Nhật bản thành lập Bộ Quốc phòng. 2. Khái quát về Quân lực Nhật bản. 2.1. Lực lượng phòng vệ Nhật bản (Japan Self Defence Forces) bao gồm 3 thứ quân: - Lục quân (JGSDF: Japan Ground Self-Defense Force). - Hải quân (JMSDF: Japan Maritime Self-Defense Force). - Không quân (JASDF: Japan Air Self-Defense Force). 2.2.Tổng số quân (Số liệu năm 2008): - Quân chính qui: + Số quân chuyên nghiệp (Self-Defense Official): 248,303 chiến sỹ. + Số quân thuộc lực lượng bổ sung quân chuyên nghiệp: 8,408 chiến sỹ . - Quân dự bị: + Reserve Self-Defense Official: 47,900 chiến sỹ. + Reserve Candidate: 3,920 người. 2.3. Ngân sách quốc phòng: Ngân sách quốc phòng năm 2008 là: 4,779.7 tỉ Yên Nhật tương đương 43.7 tỉ USD. Nếu tính con số tuyệt đối thì xếp thứ 5 trên thế giới về chi phí quốc phòng. Nếu tính tỉ lệ ngân sách quốc phòng/GDP thì xếp thứ 149 trên thế giới. 3. Cơ cấu lãnh đạo trong Cục phòng vệ (nay là Bộ Quốc phòng): Sẽ post ở 1 bài riêng. 4. Tổ chức của Lực lượng phòng vệ Nhật bản (Self Defense Forces). (Các bài trong Topic sẽ được phân loại theo các tiểu mục dưới đây). Khác với Việt nam, không có khái niệm Tư lệnh Quân - Binh chủng ở trong Quân lực Nhật bản. Các Quân - Binh chủng chỉ là sự phân loại theo vũ khí mà các đơn vị chiến đấu được trang bị. Các đơn vị chiến đấu đều được phân chia theo khu vực địa lý mà các đơn vị đó chịu trách nhiệm phòng thủ. Có các đơn vị như sau: Quân khu (Phương Diện quân). Một Quân khu bao gồm 1 hoặc nhiều Sư đoàn - Lữ đoàn - Tập đoàn quân hỗn hợp . Topic này chỉ phân tích hoạt động ở cấp sư đoàn, Lữ đoàn, Tập đoàn quân. Các đơn vị chiến đấu nhỏ hơn thuộc biên chế các sư đoàn ví dụ như là Trung đoàn, Tiểu đoàn, Đại đội,..... không là đối tượng được phân tích hoạt động trong Topic này. 4.1. Lục quân Nhật bản(JGSDF: Japan Ground Self-Defense Force). 4.1.1. Các loại vũ khí - khí tài sau đây được Lục quân Nhật bản sử dụng: 4.1.1.1. Tăng (Tank) 4.1.1.2. Thiết giáp (Armoured Car, AC). 4.1.1.3. Pháo binh (Howitzer) 4.1.1.4. Súng chống Tăng. 5.1.1.5. Tên lửa chống Tăng (Với các tên gọi: Anti Tank Missile:ATM hoặc Anti Tank Guided Missile:ATGM hoặc Anti Tank Guided Weapon:ATGW) 4.1.1.6. Tên lửa đất đối không (Surface-to-Air Missile、SAM). 4.1.1.7. Tên lửa đối hạm. 4.1.1.8. Trực thăng (Helicopter). 4.1.2. Các đơn vị trực thuộc Lục quân Nhật bản: Lục quân gồm 6 Quân khu (Phương Diện Quân) như sau: 4.1.2.1. Quân khu Phương Bắc (Hokubu) (JGSDF Northern Army:NA). Tư lệnh Quân khu đóng tại căn cứ Sapporo (JGSDF camp Sapporo). Trực thuộc Quân khu Phương Bắc có 2 sư đoàn và 2 Lữ đoàn. 4.1.2.1.1. Sư đoàn số 2. Đóng tại căn cứ Asahikawa (JGSDF Camp Asahikawa). 4.1.2.1.2. Lữ đoàn số 5. Đóng tại căn cứ Obihiro (JGSDF Camp Obihiro). 4.1.2.1.3. Sư đoàn số 7. Đóng tại căn cứ Higashi-Chitose (JGSDF Camp Higashi-Chitose). 4.1.2.1.4. Lữ đoàn số 11. Đóng tại Căn cứ Makomanai (JGSDF camp Makomanai). 4.1.2.2. Quân khu Đông bắc (Tohoku) (JGSDF North Eastern Army:NEA). Tư lệnh Quân khu đóng tại căn cứ Sendai (JGSDF camp Sendai). Trực thuộc Quân khu Đông Bắc có 2 sư đoàn. 4.1.2.2.1. Sư đoàn số 6. Đóng tại căn cứ Jinmachi (JGSDF Camp Jinmachi). 4.1.2.2.2. Sư đoàn số 9. Đóng tại căn cứ Aomori (JGSDF Camp Aomori). 4.1.2.3. Quân khu Phương Đông (Tobu) ( JGSDF Eastern Army :EA). Tư lệnh Quân khu đóng tại căn cứ Asaka (JGSDF Camp Asaka). Trực thuộc Quân khu Phương Đông có 1 sư đoàn và 1 lữ đoàn. 4.1.2.3.1. Sư đoàn số 1. Đóng tại căn cứ Nerima (JGSDF Camp Nerima). 4.1.2.3.2. Lữ đoàn số 12. Đóng tại căn cứ Soumagahara (JGSDF Camp Soumagahara). 4.1.2.4. Quân khu Trung bộ (Chubu) ( JGSDF Middle Army:MA). Tư lệnh Quân khu đóng tại căn cứ Itami (JGSDF Camp Itami). Trực thuộc Quân khu Trung bộ có 2 sư đoàn và 2 lữ đoàn. 4.1.2.4.1. Sư đoàn số 3. Đóng tại căn cứ Senzo (JGSDF Camp Senzo). 4.1.2.4.2. Sư đoàn số 10. Đóng tại căn cứ Moriyama(JGSDF Camp Moriyama). 4.1.2.4.3. Lữ đoàn số 13. Đóng tại căn cứ Kaitaichi (JGSDF Camp Kaitaichi). 4.1.2.4.4. Lữ đoàn số 14. Đóng tại căn cứ Zentuuji (JGSDF Camp Zentuuji). 4.1.2.5. Quân khu Phương Tây (Seibu) ( JGSDF Western Army:WA). Tư lệnh Quân khu đóng tại căn cứ Kengun (JGSDF Camp Kengun). Trực thuộc Quân khu Phương Tây có 2 sư đoàn và 1 Tập đoàn quân hỗn hợp. 4.1.2.5.1. Sư đoàn số 4. Đóng tại căn cứ Fukuoka (JGSDF Camp Fukuoka). 4.1.2.5.2. Sư đoàn số 8. Đóng tại căn cứ Kita-Kumamoto(JGSDF Camp Kita-Kumamoto). 4.1.2.5.3. Tập đoàn quân hỗn hợp số 1 (JGSDF 1st Combined Brigade). Đóng tại căn cứ Naha (JGSDF Camp Naha). 4.1.2.6. Quân khu Thủ đô (Chuosokuo) ( JGSDF Central Readiness Force:CRF). Đóng tại căn cứ Asaka (JGSDF Camp Asaka). Quân khu này gồm 1 Tập đoàn quân mới được thành lập từ ngày 28 tháng 3 năm 2007. 4.2. Hải quân Nhật bản (JMSDF: Japan Maritime Self-Defense Force). 4.2.1. Các loại vũ khí - khí tài sau đây được Hải quân Nhật bản sử dụng: 4.2.1.1. Tàu hộ tống (Fleet Escort Force - FEF〕) 4.2.1.2. Tàu ngầm (submarine). 4.2.1.3. Tàu phóng ngư lôi (underwater mine naval vessels) 4.2.1.4. Tuần dương hạm (patrol combatant craft). 4.2.1.5. Tàu vận tải (transport ship). 4.2.1.6. Máy bay tuần tiễu chống ngầm (antisubmarine patrol aircraft). 4.2.1.7. Trực thăng (Helicopter). v.v..... 4.2.2. Các đơn vị trực thuộc Hải quân Nhật bản: 4.2.2.1. Hải đoàn Tuần dương. (Self Defense Fleet). Sở chỉ huy đóng tại căn cứ Funakoshi (JMSDF Funakoshi Naval Base). Hạm đội này có nhiệm vụ tuần tra các vùng biển xa, và bảo vệ các con đường vận tải biển trên vùng biển quốc tế. Bao gồm ba đơn vị: 4.2.2.1.1. Hạm đội hộ tống: Đóng tại căn cứ Funakoshi. 4.2.2.1.2. Phi đoàn Tuần dương (Fleet Air Force). Đóng tại căn cứ United States Naval Air Facility Atsugi. 4.2.2.1.3. Hạm đội tàu ngầm (Fleet Submarine Force)). Đóng tại căn cứ Funakoshi. 4.2.2.2. Hạm đội huấn luyện. Đóng tại căn cứ Kure (JMSDF Kure Naval Base) 4.2.2.3. Đoàn bay huấn luyện. (JMSDF Air Training Command). Đóng tại căn cứ Shimofusa (JMSDF Shimofusa Air Base) Hải quân còn có các đơn vị phòng thủ lãnh hải sau: 4.2.2.4. Hạm đội địa phương quân Yokosuka (JMSDF Yokosuka District). Đóng tại căn cứ Yokosuka (JMSDF Yokosuka Naval Base). 4.2.2.5. Hạm đội địa phương quân Kure (JMSDF Kure District). Đóng tại căn cứ Kure. 4.2.2.6. Hạm đội địa phương quân Sasebo (JMSDF Sasebo District). Đóng tại căn cứ Sasebo. 4.2.2.7. Hạm đội địa phương quân Maizuru (JMSDF Maizuru District). Đóng tại căn cứ Maizuru. 4.2.2.8. Hạm đội địa phương quân Ominato (JMSDF Ominato District). Đóng tại căn cứ Ominato. 4.3. Không quân Nhật bản (JASDF: Japan Air Self-Defense Force). 4.3.1. Các loại vũ khí - khí tài sau đây được Không quân Nhật bản sử dụng: 4.3.1.1. Máy bay khu trục (fighter aircraft). 4.3.1.2. Fighter Supporter 4.3.1.3. Máy bay gián điệp (Spy-plane, surveillance plane) 4.3.1.4. Máy bay vận tải (Transport aircraft) 4.3.1.5. Máy bay Radar (Early-warning aircraft) 4.3.1.6. Tên lửa hành trình (Patriot missile) 4.3.1.7. Máy bay tiếp dầu trên không(Tank Aircraft). 4.3.2. Các đơn vị trực thuộc Không quân Nhật bản: 4.3.2.1. Bộ Tư lệnh Không quân (ADC:Air Defense Command). Đóng tại căn cứ Fuchu (JASDF Fuchu Airbase). Bộ Tư lệnh Không quân trực tiếp chỉ huy toàn bộ 4 đơn vị ở 4 vủng chiến thuật sau đây: 4.3.2.1.1. Phi đoàn Phương Bắc (JASDF Northern Air Defense Force ). Phi đoàn này có nhiệm vụ hiệp đồng tác chiến với Quân khu Phương Bắc của Lục quân, bảo vệ vùng trời phiá bắc. Đóng tại căn cứ Misawa. 4.3.2.1.2. Phi hành đoàn Trung bộ (Chubu). (JASDF Central Air Defense Force). Phi đoàn này có nhiệm vụ hiệp đồng tác chiến với Quân khu Trung bộ của Lục quân bảo vệ Thủ đô Tokyo và các vùng phụ cận. Đóng tại căn cứ Iruma (JASDF Iruma Airbase). 4.3.2.1.3. Phi hành đoàn Phương Tây (Seibu) (JASDF Western Air Defense Force). Có nhiệm vụ hiệp đồng tác chiến với Quân khu Phương Tây của Lục quân. Đóng tại căn cứ Kasuga (JASDF Kasuga Air Base). 4.3.2.1.4. Phi hành đoàn Tây Nam (JASDF Southwestern Composite Air Division). Đóng tại căn cứ Naha. Ngoài Bộ Tư lệnh Không quân (ADC:Air Defense Command), Không quân Nhật bản còn có các đơn vị sau: 4.3.2.2. Tập đoàn hỗ trợ không quân (ASC:Air Support Command). Thực hiện nhiệm vụ tiếp tế, hậu cần cho các đơn vị không quân chiến đấu khác. Đóng tại căn cứ Fuchu (JASDF Fuchu Airbase). 4.3.2.3. Đoàn bay huấn luyện (JASDF Air Training Command). Đóng tại căn cứ Hamamatsu (JASDF Hamamatsu Airbase). 4.3.2.4. Cục Nghiên cứu thử nghiệm Không quân (JASDF Air Development and Test Command). Đóng tại căn cứ Iruma (JASDF Iruma Airbase). 5. Các hoạt động quân sự tại Hải ngoại. 6. Tin tức thời sự JSDF    
|
|
|
Post by NhiHa on Apr 4, 2009 0:37:40 GMT 9
Tiểu mục 4.1.1.1. : Xe Tăng Các thế hệ Tăng mà Quân đội Nhật Bản được trang bị từ sau năm 1945 đến năm 2010 có nhiều loại, tôi chỉ xin giới thiệu 4 đời Tăng chính là Tank - S61, Tank S 74, Tank S90 và Tank TK-X ở 4 bài trong Tiểu mục này. ----------------------------------- 4.1.1.1.1. Tank S-61 - Tăng kiểu 61. Loại chiến xa này đã đánh dấu thời điểm đầu tiên sau Thế chiến thứ 2, Nhật bản đã tự sản xuất được xe tăng với uy lực không kém các cường quốc quân sự trong cùng thời điểm. Thông số kỹ thuật và tính năng: Tổng chiều dài: 8.19 mét. Chiều dài thân xe: 6.03 mét Bề ngang: 2.95 mét. Chiều cao: 2.49 mét. Tự trọng: 35 tấn. Suspension Method: Torsion bar Style. Tốc độ: 45 km/h. Tầm hoạt động: 200 km. Trang bị hoả lực: - Hoả lực chính: Pháo cỡ nòng 90 mm. - Hoả lực phụ: + 1 đại liên hiệu Browning M919A4 cỡ nòng 7.62 mm. + 1 đại liên hiệu Browning M2 cỡ nòng 12.7 mm   (Tính năng 2 loại đại liên này chắc các bác bro Mỹ đã nắm rõ, nhưng nếu bác nào cần, tôi xin bổ sung sau) Độ dày thiết giáp: + Phần tháp pháo: 114 mm. + Phần thân xe: 55 mm Trang bị động cơ Mitsubishi 12HM21WT: Động cơ Diezen 4 kỳ kiểu V12, công suất 570 sức ngựa, vòng tua 2100 rpm. Tổ lái: 4 người. Thông tin tham khảo: + Khả năng leo dốc: Leo được dốc 30 độ. + Mức tiêu thụ nhiên liệu: 333.3 lít Diezen/100 km + Bán kính cua tối đa(khi quay đầu xe): 10 mét. Một số thông tin khác về Tank S-61. Đời xe tăng này được tiến hành nghiên cứu phát triển từ năm 1955. Và đến tháng 4 năm 1961 được đưa vào vận hành cho nên được đặt tên là S61 - Tank. Do lo ngại địa hình tác chiến ở Nhật bản không thuận lợi, và cũng do ý đồ vận chuyển loại xe tăng này bằng đường sắt cho nên loại xe tăng này đã được thiết kế nhỏ gọn, và chỉ nặng có 35 tấn. Đến năm 1973, do yêu cầu hiện đại hoá quân đội, nên dòng Tank S61 này đã được ngừng sản xuất Cho đến thời điểm đó, số lượng xe Tank S61 được sản xuất là 560 xe. Năm 2000, dòng Tank S61 được ngừng sử dụng hoàn toàn trong quân đội. Thay vào đó là dòng Tank S90. Như vậy, từ khi bắt đầu đưa vào dụng đến khi ngừng sử dụng hoàn toàn, trong suốt 39 năm, dòng Tank S61 này đã không hề tham gia vào những hoạt động tác chiến trên chiến trường. Một số hình ảnh về Tank S-61.
|
|
|
Post by NhiHa on Apr 4, 2009 0:44:54 GMT 9
4.1.1.1.2. Tank S-74 - Tăng kiểu 74.Tank S74 được bắt đầu nghiên cứu phát triển từ năm 1964. Thông số kỹ thuật và tính năng: Tổng chiều dài: 9.41 mét. Chiều dài thân xe: 6.70 mét Bề ngang: 3.18 mét. Chiều cao: 2.25 mét. Tự trọng: 38 tấn. Suspension Method: Hydropneumatique, AirSuspention. Tốc độ: 53 km/h. Tầm hoạt động: 300 km. Trang bị hoả lực: - Hoả lực chính: Pháo cỡ nòng 105 mm Royal Ordnance L7. Thông số:Cỡ nòng 105 mm, nặng 1282 kg, dài 5.89 m, tốc độ bắn tối đa: 10 viên/ phút. - Hoả lực phụ: + 1 khẩu 7.62 ly sản xuất riêng cho dòng Tank S74 cỡ nòng 7.62 mm, dài 1.085 mm, nặng 20.4 kg, tốc độ bắn từ 700 đến 1000 viên/phút. + 1 khẩu 12 ly 7: Browning M2 cỡ nòng 12.7 mm như ở đời S61 (Xin xem ảnh M2 ở bài viết về Tank S-61). Trang bị động cơ Mitsubishi 10ZF22WT: Động cơ 2 kỳ kiểu V10 làm mát bằng không khí, công suất 720 sức ngựa, vòng tua 2,200 rpm. Một vài hình ảnh về Tank S74: Nếu như con đời trước đó - Type 61 - với phần thân xe, bánh xích mang đậm nét của dòng M - cụ thể là M41 Mẽo, thì có thể nói, ở S74, tuy tháp pháo khá giống với nguyên bản M48 Bull Dog - đặc trưng của dòng M - với tháp pháo nhỏ phụ nhô cao - thì thân xe lại mang đậm Tính cách Nga Phần giáp nghiêng trước là đuôi xe, vị trí ống xả - giống cơ bản với T54/T55/T62, phần các bánh tì - đã khác hẳn dòng M - chuyển sang thân thiện với T hơn, giống T62 Có thể nói, người Nhật đã kết hợp sáng tạo tinh hoa từ hai dòng vũ khí đối đầu lúc bấy giờ ( sau này Bác Khựa cũng phát huy truyền thống, làm quả tháp pháo M1 trên thân xe T72 - với tên gọi là T98 thì phải )
|
|
|
Post by NhiHa on Apr 4, 2009 0:57:36 GMT 9
Hoạt động triển khai của hải quân Nhật - Mỹ - Hàn đối phó với tên lửa đạn đạo Bắc Triều tiên. (Từ 27 đến 31 tháng 3 năm 2009).  Rocket Bắc Triều tiên phủ bóng đêm trên đất nước Mặt trời mọc.  Hải quân Nhật bản xuất kích. Hai khu trục hạm Aegis mang tên lửa đánh chặn SM-3 (interceptor missile destroyers) đã xuất phát từ cảng Sasebo -tỉnh Nagasaki vào lúc 8 giờ 6 phút và 8 giờ 20 phút sáng ngày 28 tháng 3 năm 2009, hướng về vùng Tây Bắc Biển Nhật bản - phòng tuyến tiền tiêu đánh chặn tên lửa Bắc Triều tiên. Đó là khu trục hạm Kongo, mang số hiệu 173, với hạm trưởng là ngài Nabeta Tomo và Khu trục hạm Chyokai, mang số hiệu 176, với hạm trưởng là ngài Yamamoto Katsuya. Cả hai khu trục hạm đều có lượng giãn nước 7250 tấn và thuỷ thủ đoàn 280 người.  Hình ảnh Khu trục hạm Kongo, mang số hiệu 173, và Khu trục hạm Chyokai, mang số hiệu 176 tại cảng Sasebo- tỉnh Nagasaki. Khu trục hạm Kongo, mang số hiệu 173 Khu trục hạm này, trong đợt diễn tập đánh chặn mục tiêu giả định ở ngoài khơi Hawai tháng 12 năm 2007, đã bắn trúng mục tiêu.  Khu trục hạm Chyokai, mang số hiệu 176 Khu trục hạm này, trong đợt diễn tập tháng 12 năm 2008, đã thất bại trong việc đánh chặn mục tiêu tên lửa đạn đạo giả định. Cũng trong buổi sáng ngày 28 tháng 3 năm 2009, Khu trục hạm Aegis không mang tên lửa đánh chặn SM-3 có tên Kirishima (số hiệu 174) đã rời căn cứ Yokosuka, tỉnh Kanagawa đi về phía Đông bắc đảo Honshu trên biển Thái bình dương. Khu trục hạm này có nhiệm vụ phối hợp với các khu trục hạm Aegis của Hoa kỳ trong việc theo dõi, giám sát tên lửa đạn đạo Bắc Triều tiên, hỗ trợ cho các khu trục hạm số 173 và 176 đánh chặn.  Ảnh Khu trục hạm Kirishima (số hiệu 174) xuất kích. Hải quân Hoa kỳ - Quan sát . Phục vụ cho mục tiêu do thám và giám sát việc Bắc Triều tiên thử tên lửa, còn 2 khu trục hạm Aegis và 1 tàu ngầm nguyên tử của Hạm đội 7 - Hải quân Hoa kỳ. Ngoài mục tiêu do thám và giám sát tên lửa Bắc Triều tiên là điều đã được công khai, những chiến hạm này của Hoa kỳ còn có thể có nhiệm vụ gì thì xin tham khảo hệ thống vũ khí - khí tài của các chiến hạm đó ở dưới đây.   Tàu ngầm nguyên tử City of Corpus Christi (SSN-705): Đang neo đậu tại cảng Sasebo, chuẩn bị cho việc tham gia chiến dịch. Thông số và tính năng cơ bản của tàu ngầm nguyên tử City of Corpus Christi (SSN-705): Specifications: Displacement, Surfaced: 6,000 t., Submerged: 6.927 t.; Length 360''''''''''''''''''''''''''''''''; Beam 33''''''''''''''''''''''''''''''''; Draft 29''''''''''''''''''''''''''''''''; Speed, Surfaced 25 kts, Submerged 30+ kts; Depth limit 950''''''''''''''''''''''''''''''''; Complement 129; Armament, four 21" torpedo tubes aft of bow can also launch Harthingy and Tomahawk ASM/LAM missiles & MK-48 torpedoes; Combat Systems, AN/BPS-5 surface search radar, AN/BPS-15 A/16 navigation and fire control radar, TB-16D passive towed sonar arrays, TB-23 passive "thin line" towed array, AN/BQG-5D wide aperture flank array, AN/BQQ-5D/E low frequency spherical sonar array, AN/BQS-15 close range active sonar (for ice detection); MIDAS Mine and Ice Detection Avoidance System, SADS-TG active detection sonar, Type 2 attack periscope (port), Type 18 search periscope (starboard), AN/BSY-1 (primary computer); UYK-7; UYK-43; UYK-44, WLR-9 Acoustic Intercept Receiver, ESM; Propulsion System, S6G nuclear reactor one propeller at 35,000 shp. Cũng trong ngày 28 tháng 3, Khu trục hạm Aegis USS Fitzgerald (DDG 62), của Hạm đội 7 đã xuất phát. Đây là khu trục hạm thuộc biên chế của Hải quân Hoa kỳ tại căn cứ Yokosuka, tỉnh Kanagawa. Ảnh Khu trục hạm Aegis USS Fitzgerald (DDG 62) xuất phát SPECIFICATIONS PHOTOGRAPHS Designation: DDG Length: 505 ft (153m) Beam: 66 ft (20m) Draft: 31 ft (9m) Displace (Full Load): 8,300 tons Propulsion: 4 GE LM2500, Gas Turbines; two shafts Speed: 31 knots Range: 4,400 nautical miles (20 knots) Crew: 323 Helicopter(s): No hangar Sensors: - AN/SPY-1D Radar - AN/SQQ-89 Sonar Suite - AN/SQQ-28v LAMPS III Armament: - 21 cell Mk-41 VLS For SM-2, Tomahawk - 69 cell Mk-41 VLS Aft SM-2, Tomahawk - 8 Harthingy ASM - 2 X 20mm Phalanx CIWS - 1 X 127mm MK-45 DP Gun - 6 X Mk-46 LW Torpedoes Ships in class: 28
|
|
|
Post by NhiHa on Apr 4, 2009 1:02:41 GMT 9
Tin tức thời sự JSDF Hoạt động triển khai tên lửa đánh chặn Patriot PAC-3 của Không lực Nhật bản. (Từ ngày 27 đến 31/3/2009) Ngày 27 tháng 3, Bộ tưởng Quốc phòng Hamada Osamu hạ lệnh cho quân đội đánh chặn tên lửa Bắc Triều tiên. Nội dung mệnh lệnh yêu cầu cho tới hết ngày 30 tháng 3, việc triển khai các vũ khí khí tài bảo vệ thủ đô Tokyo và hai tỉnh Akita và Iwate phải được hoàn tất. Mệnh lệnh của Bộ trưởng đã được các đơn vị tên lửa đánh chặn Patriot PAC-3 gấp rút thực hiện. Sau đây là bài và ảnh tường thuật lại việc triển khai vũ khí - khí tài tại 3 khu vực phòng thủ đã định: Tokyo, Akita và Iwate. 1. Khu vực phòng thủ số 1: Thủ đô Tokyo. 8 giờ tối ngày 27, vũ khí - khí tài đã được vận chuyển từ căn cứ Không quân Iruma - tỉnh Saitama trở về bảo vệ thủ đô. Ngay trong đêm 27 tháng 3, việc triển khai vũ khí - khí tài ở trung tâm Tokyo và các tỉnh phụ cận đã hoàn tất.   Ảnh chụp hồi 8h14'' tối 27/3: Tên lửa Patriot PAC-3 xuất phát từ thị trấn Sayama - tỉnh Saitama. Có 3 điểm được bố trí các tên lửa Patriot PAC-3 để bảo vệ thủ đô Tokyo là: Sân vận động Narashino, tỉnh Chiba; Căn cứ quân sự Asaka của Lục quân ở quận Nerima; và căn cứ Ichigaya ở Quận Shinjyuku - nơi có trụ sở Bộ quốc phòng. Ảnh chụp hồi 10h49'' tối 27/3: Tên lửa Patriot PAC-3 đã tới căn cứ Asaka. Ảnh chụp lúc 2 giờ chiều ngày 29 tháng 3 tại Bộ quốc phòng Nhật bản ở Quận Shinjyuku.
|
|
|
Post by NhiHa on Apr 4, 2009 1:09:38 GMT 9
1. Khu vực phòng thủ số 2: Tỉnh Akita. Hoạt động triển khai tên lửa đánh chặn Patriot PAC-3 của Không lực Nhật bản.  (Từ ngày 27 đến 31/3/2009) 2. Khu vực phòng thủ số 2 và số 3: Tỉnh Akita và Iwate. Lực lượng, phương tiện và con đường chuyển quân: Lực lượng phòng không tầm cao nhận nhiệm vụ đánh chặn ở Akita và Iwate đều được điều động từ căn cứ Hamamatsu, tỉnh Shizuoka. Từ căn cứ tới trận địa phòng thủ phải đi đường bộ rất xa, và đoạn giữa phải đi bằng phà dân sự trên biển Thái bình dương từ Miền Trung lên Miền Bắc đảo Honshu. (Xem thêm bản đồ hành chính Nhật bản ở trang trước). Có thể là do ở Miền Bắc đảo Honshu không hề có căn cứ không quân nào quản lý tên lửa Patriot PAC-3 nên mới phải chuyển từ Miền Trung lên. Điều đó làm ảnh hưởng đến khả năng sẵn sàng chiến đấu của Lực lượng phòng không tầm cao. Sau gần 2 ngày Bộ trưởng Quốc phòng hạ lệnh điều động lực lượng, Đoàn phòng không số 1 đóng tại căn cứ Hamamatsu mới có thể đưa các đơn vị tên lửa Patriot PAC-3 xuất phát. Chưa rõ lý do khiến cho công tác chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu lại chậm như vậy. Chặng đường thứ nhất: Căn cứ Hamamatsu tới cảng Aomizu. 7 giờ 8 phút sáng ngày 29 tháng 3, đoàn xe gồm 60 xe đầu kéo bệ phóng tên lửa, xe Radar và xe chỉ huy, với 100 cán bộ chiến sỹ phòng không được chia làm 7 nhóm, theo đường cao tốc Tomei tới cảng Aomizu. Chặng này đi mất 2 tiếng 45 phút. Bản đồ chặng Hamamatsu tới cảng Aomizu. Căn cứ Hamamatsu là điểm tô màu đỏ/ Cảng Aomizu là điểm tô màu xanh. Đường cao tốc Tomei là con đường lớn nhất, tô màu xanh rêu.  Xuất kích. Ảnh chụp tại căn cứ Hamamatsu. Đoàn xe trên đường phố Hamamatsu. Công tác điều phối giao thông được thực hiện rất tốt. Boarding. Tất cả các xe đầu kéo bệ phóng tên lửa đều không tiến mà lùi lên cầu phà. Có lẽ bởi tiến lên dốc thì lực kéo sẽ không mạnh bằng lực đẩy khi lùi xe?! Đó có phải là lý do khiến cho việc xếp khí tài lên boong hết hơn 5 tiếng đồng hồ.  Tuy rằng vào ngày nghỉ, nhưng khi đoàn xe đặc chủng tới nơi, cảng Aomizu đã hoạt động với một cường độ cao. Tuy vậy, phải đến 15 giờ cùng ngày, việc chuyển xe máy khí tài lên phà mới kết thúc, và đoàn tên lửa xuất phát đi cảng Sendai, tỉnh Miyagi.  Bản đồ chặng từ cảng Aomizu tới cảng Sendai. Mũi tên màu xanh chỉ vị trí của cảng Aomizu. Chữ thập màu đỏ chỉ vị trí của cảng Sendai 11 giờ 30 phút ngày 30 tháng 3, chiếc phà cập cảng Sendai. Thông thường, với chặng đường này, phà cũng phải chạy 20 tiếng mới tới nơi. Sau 3 tiếng, xe máy và khí tài được chuyển hết lên bờ. Đoàn tên lửa đi theo đường bộ đến các trận địa tại Akita và Miyagi. Theo chỉ thị của Bộ Quốc phòng, các đơn vị tên lửa phải tới trận địa trước 24 giờ ngày 30 tháng 3.  Bản đồ chặng đường thứ 3. Mũi tên màu xanh chỉ cảng Sendai, hai tỉnh Akita và Iwate được chú thích bằng chữ la tinh, ở phía trên.  Hình ảnh đoàn xe đặc chủng chạy về hướng Iwate. Đoàn xe đi về Khu vực phòng thủ Iwate đến sớm hơn kế hoạch. Tại đây, các xe máy, khí tài và bệ phóng được đặt ở 3 điểm: làng Takizawa, thị trấn Hachimantai và thao trường Yamanaka thuộc quyền quản lý của Lục quân. Lực lượng tên lửa có trọn 1 ngày 31 tháng 3 để đặt bệ phóng, chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu.   Ảnh chụp tại thao trường Yamanaka, lúc 21 giờ 13 phút ngày 30 tháng 3. Tên lửa Patriot PAC-3 chờ nhấn nút; Lực lượng phòng không tầm cao ở khu vực phòng thủ Iwate đã sẵn sàng tác chiến. Ảnh chụp hồi 15 giờ 10 phút ngày 31 tháng 3.       
|
|
|
Post by Can Tho on Apr 4, 2009 8:48:01 GMT 9
OANT TAC CO B3 Đăng ký bản quyền B-3 Hãng Northrop Grumman, nơi chế tạo ra B-2, vừa đăng ký bằng sáng chế cho thiết kế cho máy bay ném bom thế hệ kế tiếp (NGB) mà họ hy vọng sẽ được chấp thuận. Bản đăng ký chỉ mang tính ý tưởng sơ khai và vẫn còn xa mới đến được một thiết kế hoàn chỉnh, khi đó chắc chắn sẽ có nhiều thay đổi. Tuy vậy, ta cũng có thể có một vài nhận xét sơ bộ về thế hệ máy bay ném bom kế tiếp của Mỹ.  Một điều chắn chắn là NGB sẽ thừa hưởng rất nhiều từ các thế hệ trước, đặc biệt là B-2, nhằm tiết kiệm chi phí phát triển. Người Mỹ thường phát triển các dự án máy bay mới của mình hoàn toàn mới so với các thế hệ trước, sử dụng những công nghệ mà thậm chí chưa xuất hiện tại thời điểm lên kế hoạch. Tuy vậy, việc thắt chặt chi phí quốc phòng cùng với việc lực lượng máy bay ném bom hạng nặng của Mỹ hiện vẫn chưa có đối thủ cả về công nghệ, số lượng và kinh nghiệm đã khiến không quân Mỹ chọn cách tiếp cận tiết kiệm và ít rủi ro hơn.  Hình dạng của NGB gần giống với B-2, bởi vì nó vẫn theo mô hình 'cánh bay', nghĩa là toàn bộ máy bay có hình dạng của 1 cánh lớn, thay vì chia ra thân máy bay, cánh máy bay như các máy bay thông thường. Điểm khác biệt là phần rìa không xuôi dài từ mũi xuống hết như B-2 mà được bẻ ra tạo thành 2 phần nhỏ. Trên thực tế, nó rất giống với mẫu máy bay ném bom không người lái X-47B mà Hải quân đang theo đuổi. Trên hình, X-47B bên trái, lưu ý là 2 hình không cùng tỷ lệ, X-47B nhỏ hơn NGB nhiều vì nó được thiết kế để hoạt động trên tàu sân bay. Một điều nữa là NGB sẽ nhỏ hơn so với các thế hệ máy bay ném bom trước đó. Tải trọng của nó sẽ vào khoảng 80 - 100 tấn, 1 nửa so với B-2. Sở dĩ như vậy là vì NGB sẽ là máy bay ném bom đầu tiên được thiết kế sau sự ra đời và phổ biến của bom thông minh. Bom thông minh như JDAM hay SDB hiệu quả gấp nhiều chục lần so với bom không có điều khiển, do đó số lượng bom mang theo cũng giảm xuống. NGB sẽ thừa hưởng thiết kế khoang bom của B-2, nhưng chỉ có 1, thay vì 2 như B-2. Bản thân B-2 cũng đang trải qua một đợt nâng cấp ở thiết bị phóng trục xoay, cho phép nó mang theo cùng lúc nhiều loại vũ khí khác nhau.  Việc chỉ sử dụng 1 khoang bom và tạo ra 2 phần 'cánh' riêng biệt có 1 số lợi ích, nó cho phép kéo dài và mở rộng phần trung tâm dễ dàng hơn, vì việc điều chỉnh lại trọng tâm khí động học có thể được làm bằng việc thay đổi chiều dài và góc nghiêng của 2 phần 'cánh'. Thiết kế liền 1 mảnh như của B-2 không có được sự linh hoạt này. Kết quả cuối cùng có thể là một thiết kế dài hơn B-2, nhưng với sải cánh ngắn hơn, 40m thay vì 60m. Tầm hoạt động có lẽ từ 2000 hải lý trở lên (không tính tiếp nhiên liệu trên không). NGB tiếp tục nhấn mạnh về khả năng tàng hình, đặc biệt là trước các radar sử dụng sóng dài, vốn vẫn được coi là vấn đề lớn nhất với máy bay tàng hình. Ngoài ra, còn hàng loạt công nghệ khác mà NGB sẽ thừa hưởng và nâng cao từ B-2 như: radar AESA, liên lạc bảo mật vệ tinh, tự động phát hiện nguy hiểm và tránh né, cấu trúc sử dụng đa số là vật liệu composite. Nó sẽ không chỉ là một máy bay ném bom, mà còn có thể đóng vai trò trinh sát, tác chiến điện tử, trạm chuyển phát tín hiệu, hay thậm chí là một phần của hệ thống phòng thủ chống tên lửa. Ngoài ra, trong tương lai, khi các loại vũ khí laser, sóng điện từ được chính thức sử dụng, NGB là ứng viên được trang bị đầu tiên. Điều đặc biệt là 1 tuần sau, Grumman tiếp tục đăng ký một bằng sáng chế mới, với một thiết kế giống như thiết kế trước nhưng có thêm 2 cánh phụ ở mũi máy bay. Việc thêm vào này có thể ảnh hưởng nhiều đến khí động học cũng như khả năng tàng hình, do đó có thể đoán rằng chúng có thể cụp lại và xếp gọn vào trong thân máy bay. Nhưng tại sao lại cần 2 cánh phụ này? Lí do có thể là vì đối với thiết kế 'cánh bay', tải trọng tối đa khi cất cánh nhỏ hơn tải trọng tối đa mà nó có thể mang theo. B-2, sau khi cất cánh và được tiếp nhiên liệu trên không, có thể đạt trọng lượng đến 122 tấn, 15 tấn nhiều hơn tải trọng cất cánh. Đó là vì nó không có đuôi, do đó khi cất cánh nó không thể có đủ lực để nâng mũi máy bay lên góc đủ để máy bay bay lên. Cánh phụ có thể cung cấp thêm lực nâng khi cất cánh, cho phép tăng tải trọng cất cánh tối đa.  Hiện nay, B-52 vẫn là máy bay ném bom hiệu quả nhất, vì nó có chi phí vận hành rẻ nhất. Tuy vậy, khi phải đối phó với những đối thủ có hệ thống phòng không hiện đại, B-1, B-2 hay NGB vẫn là sự lựa chọn. Hiện số giờ bay trung bình của B-52 là 16,000h, và nó được cho là vẫn có thể hoạt động tốt đến mức 28,000h, trong hơn 20 năm tới. Kể từ sau thế chiến, Mỹ đã phát triển 6 loại máy bay ném bom hạng nặng khác nhau: B-52, 240 tấn, năm 1955; B-58, 74 tấn, 1960; FB-111, 47 tấn, 1969; B-70, 260 tấn, 1960; B-1, 236 tấn, 1985; B-2, 181 tấn, 1992. Chương trình B-70 bị hủy giữa chừng. Lực lượng máy bay ném bom hạng nặng của Mỹ hiện có 19 B-2, 67 B-1, 76 B-52.
|
|
|
Post by Can Tho on Apr 4, 2009 8:51:36 GMT 9
Tiền khách hậu chủ F-16 E/F  F-16I  F-16 là một trong những máy bay chiến đấu được nâng cấp và biến đổi nhiều nhất hiện nay. Mặc dù hiện nay đa số được coi là phiên bản F-16C, nhưng thực tế thì nó lại bao gồm 6 phiên bản cải tiến chính, xác định bởi số lô (32, 40, 42, 50, 52, 60). Ngoài ra còn có F-16I, là một phiên bản đặc biệt của Israel nâng cấp từ lô 52 và F-16E, nâng cấp từ lô 60, cho UAE. Bên cạnh đó là F-16D dùng cho huấn luyện. Những bản cải tiến này kết hợp nhiều đợt nâng cấp lớn với nhiều bộ phận mới: 5 động cơ, 4 bộ điện tử hàng không, 5 thế hệ tác chiến điện tử, 5 radar cùng nhiều cải tiến khác về cơ khí, phần mềm, buồng lái và điện. F-16 là chiến đấu cơ được sản xuất nhiều nhất thời hậu chiến tranh lạnh, với hơn 4,200 chiếc và vẫn đang tăng lên. Trong chiến tranh lạnh, hơn 10,000 Mig-21 và 5,000 F-4 được chế tạo. Nhưng kể từ sau khi LX sụp đổ, không quân các nước suy giảm nhanh, song F-16 vẫn giữ được sự ưa chuộng rộng rãi. F-16 là một máy bay đa năng, có thể tấn công mục tiêu trên không và mặt đất. Nó có khả năng mang 4 tấn bom cho các phi vụ oanh kích. Trong vai trò không đối không, nó đã bắn hạ tất cả 69 máy bay đối phương và chưa để bị bắn rơi lần nào. Một điều đặc biệt là những chiếc F-16 hiện đại nhất hiện nay lại không phải của không quân Mỹ mà là F-16I của Israel và F-16E của UAE. F-16E dựa trên lô 52 nhưng được trang bị công nghệ radar AESA, là công nghệ radar tiên tiến nhất hiện nay cùng rất nhiều thiết bị mới khác. F-16E được thiết kế chuyên về không đối không và được gọi là Chim ưng sa mạc. UAE có 80 chiếc. F-16I lại được tối ưu hóa cho các phi vụ oanh kích. Thực chất nó là một loại máy bay ném bom chiến đấu, nghĩa là một máy bay ném bom nhưng có khả năng tự bảo vệ mình trong các tính huống không chiến. Nó cũng là một bản nâng cao của lô 52, trang bị công nghệ AESA và có khả năng mang các loại vũ khí của Israel như tên lửa không đối không Python, tên lửa không đối đất Popeye. F-16I có một hệ thống dẫn đường hoàn hảo, cho phép nó bay cách mặt đất chỉ vài trăm mét mà không cần nhiều nỗ lực của phi công, và trong mọi điều kiện thời tiết. Nó có khả năng tấn công các mục tiêu cách xa 1,600km, nghĩa là bao gồm Iran. Nó có một hệ thống máy tính cực mạnh cho phép lưu trữ lại mọi thông tin về chuyến bay một cách chi tiết, rất hữu ích cho huấn luyện. Chức năng chủ yếu của F-16I là mang bom thông minh đi tấn công các mục tiêu trên bộ bất cứ đâu, cho dù nơi đó có hệ thống phòng không mạnh. Israel sẽ có 102 F-16I trong 5 năm tới.
|
|
|
Post by Can Tho on Apr 4, 2009 8:54:43 GMT 9
Growler EA-18G  F-18E  EA-6B  EA-18G 'Growler', một phiên bản đặc biệt của F-18E Super Hornet, là máy bay tác chiến điện tử mới nhất của Hải quân Hoa Kỳ. 85 chiếc sẽ được giao trong vòng 4 năm tới. Trong khi đó, Boeing cũng đã phát triển xong bản dùng cho xuất khẩu, Growler Lite. So với Growler, bản Lite có một số khác biệt. Hệ thống gây nhiễu radar ALQ-99 sẽ không kèm theo, vì công nghệ của nó là tối mật. Thay vào đó là bộ thu nhận tín hiệu ALQ-218 dùng để nghe trộm thông tin của đối phương và bộ gây nhiễu viễn thông ALQ- 227. Nghĩa là bản xuất khẩu sẽ giống với một máy bay do thám điện tử hơn là dùng để gây nhiễu radar như bản chính. Ngoài ra, bản xuất khẩu vẫn sử dụng radar AESA, vốn cũng có khả năng gây nhiễu, nếu sử dụng phần mềm thích hợp. EA-18G thay thế cho EA-6B, vốn được sử dụng trong cả hải quân và không quân Mỹ cho vai trò bảo vệ các máy bay khác khỏi radar và tên lửa đối phương. Một máy bay khác có vai trò tương tự là EF-111 đã được không quân cho nghỉ hưu từ 1994. EA-6B, nặng 27 tấn, có phi hành đoàn 4 người, trong khi EA-18G nặng 29 tấn và phi hành đoàn 2 người. EA-18G có thể mang tới 5 khoang chứa thiết bị điện tử được đeo dưới cánh và thân máy bay thay vào chỗ những vũ khí thông thường. Chúng ta có thể phân biệt giữa F-18E và EA-18G dựa vào điểm này. Ngoài ra, nó còn mang 2 tên lửa chống radar HARM và 2 tên lửa không đối không AMRAAM. Sau 85 chiếc đầu tiên, hải quân Mỹ sẽ nhận thêm 30 chiếc nữa. Ngay từ bây giờ, cả hải quân và thủy quân lục chiến Mỹ đang nghiên cứu việc chế tạo phiên bản tác chiến điện tử của F-35 hoặc sử dụng UAV.
|
|
|
Post by Can Tho on Apr 4, 2009 8:57:34 GMT 9
So sánh J-10 và J-10B  J-10 là dự án chế tạo chiến đấu cơ hiện đại đầu tiên của TQ, bắt đầu cách đây 20 năm. Nó được dự tính sẽ là một máy bay đa năng cùng loại với Mig-29 hay F-16. Nó có 1 động cơ và có bề ngoài rất giống F-16. Quá trình phát triển gặp rất nhiều khó khăn. TQ chỉ chính thức công bố thông tin về J-10 vào đầu năm 2007. Chỉ có một liên đội J-10 được triển khai gần eo biển Đài loan. Cả về tính năng của bản thân máy bay và khả năng của phi công thì J-10 chưa thể là đối thủ của F-16 của Đài loan. Hơn nữa, J-10 còn rất tốn kém để bảo trì. Do đó, TQ tiếp tục cải tiến J-10 để cho ra J-10B, người ta cho rằng nó đã bay lần đầu vào tháng 12 năm ngoái. Nhưng đến tuần rồi mới có những hình ảnh đầu tiên được lan truyền trong giới quân sự thế giới. Qua đó ta có thể thấy một vài thay đổi lớn từ J-10 (trên) qua J-10B (dưới). Mũi máy bay dài hơn, và dạng oval, thay vì tròn. Gần như là một bản sao chính xác của mũi máy bay F-16, có thể do TQ dự tính sẽ trang bị radar AESA cho J-10B trong tương lai. Hiện nay chỉ có không lực Mỹ đã trang bị AESA cho các máy bay của mình. Cửa hút gió mới, sử dụng công nghệ cũng đã được sử dụng tiên phong trên F-16 nhiều năm trước, cho phép giảm vận tốc và ổn định luồng khí vào động cơ mà không cần sử dụng nhiều cơ cấu phức tạp và nặng nề. Cảm biến hồng ngoại gắn phía trước buồng lái. Ảnh nổi (3 chiều) trên kính hiển thị thông tin. Cánh đuôi dài hơn, có gắn thêm thiết bị chế áp điện tử. Loại bỏ một ang-ten trên thân máy bay, ngay sau buồng lái. Ống xả cũng có thay đổi nhỏ. Khi nói về không quân TQ, người ta thường đề cập đến số máy bay mua của Nga. Hiển nhiên là những máy bay do TQ sản xuất không thể bì kịp máy bay của Nga. Nhưng về mặt chiến lược, những chiếc như họ J-10 quan trọng hơn, khi mà Nga đã quá mệt mỏi với việc thường xuyên bị TQ ăn cắp công nghệ, thậm chí để sản xuất những bản copy giá rẻ cạnh tranh với chính vũ khí Nga trên thị trường. Trong tương lai chắc chắn Nga sẽ không bán vũ khí cho TQ một cách thoải mái như trước đây, khi họ còn đang rất cần tiền. Việc Nga từ chối bán Su-33, phiên bản Su-27 dùng cho hải quân, là một ví dụ. Posted by Mili-Tec at 01:13 0 comments Labels: Chiến đấu cơ 21.3.09 Thiếu hiểu biết có thể chết người!  F-22 là chiến đấu cơ hiện đại nhất thế giới hiện nay, vượt trội cả về khả năng cơ động, tính năng tàng hình, cảm biến, tác chiến điện tử. Tuy vậy, còn một khía cạnh nữa tạo ra sự nguy hiểm của nó, đó là chiến thuật. Vì F-22 hoàn toàn khác biệt so với các thế hệ chiến đấu cơ trước đây, do đó nó cũng sẽ có chiến thuật, cách thức tác chiến khác hẳn, mà các nước khác không thể biết được. Và sự khác biệt về chiến thuật này tạo ra một tình huống khá đặc biệt. Đó là các phi công nhiều kinh nghiệm, với hàng ngàn giờ bay, nhiều khi lép về so với các phi công trẻ hơn mình, do họ có thể tiếp thu và vận dụng các chiến thuật mới nhanh hơn so với những người có quá nhiều trải nghiệm với chiến thuật cũ. Tất nhiên là không lực Mỹ chỉ sử dụng những phi công tốt nhất trên F-22, tuy vậy điều đó không nhất thiết phải là những người có thâm niên nhiều nhất. Những phi công đầu tiên được giao lái F-22 phải có trên 1,500h bay trên F-16 hay F-15. Nhưng hiện nay, một số với 600h bay cũng được tuyển vào quá trình huấn luyện sử dụng F-22. Và Không lực Mỹ cũng bắt đầu thử nghiệm việc giao F-22 cho tân binh, với 4 phi công vừa mới tốt nghiệp khóa huấn luyện bay cơ bản, với dưới 100h bay. Cả 4 hiển nhiên đầu là những người đứng đầu khóa, và họ không gặp khó khăn gì trong việc làm quen với F-22, mặc dù không như các máy bay khác, F-22 không có phiên bản 2 chỗ dùng cho huấn luyện. Nghĩa là những người này sẽ làm quen và bay ngay một mình. Một người hướng dẫn sẽ bay bằng 1 chiếc F-22 khác bên cạnh để hỗ trợ, cùng với 1 người khác dưới mặt đất. Posted by Mili-Tec at 17:15 0 comments Labels: Chiến đấu cơ 19.3.09 Đại bàng 'tàng hình'    Boeing vừa giới thiệu mẫu thử nghiệm của một phiên bản mới cho chiếc máy bay cường kich chiến đấu F-15E Strike Eagle. Phiên bản này, được gọi là Silent Eagle, áp dụng những công nghệ tàng hình và nhắm đến các thị trường ở chấu Á và Trung Đông. Thay đổi lớn nhất trong thiết kế của Silent Eagle là việc thêm vào khoang chứa vũ khí bên trong thân máy bay, ở nơi trước kia là bình chứa nhiên liệu. Việc đưa vũ khí vào khoang kín bên trong thân máy bay thay vì đeo dưới cánh có tác dụng lớn giúp làm giảm tín hiệu radar phản xạ lại. 2 khoang chứa có thể chứa 4 tên lửa phòng không, Sidewinder hoặc AMRAAM, hoặc 4 quả bom dẫn đường bằng GPS 250kg hoặc 8 bom thông minh mini SDB, hoặc có thể là kết hợp giữa bom và tên lửa không đối không. Ngoài ra, cánh đuôi thằng đứng sẽ được thay bằng đuôi hình chữ V, cũng có tác dụng giảm tín hiệu radar phản xạ. Tốc độ tối đa vẫn là Mach 2.5, nhưng tầm bay của Silent so với F-15E giảm 180 - 200 hải lý vì thể tích khoang chứa nhiên liệu bị giảm để chừa chỗ cho khoang vũ khí. Thiết kế mới còn bao gồm một hệ thống tác chiến điện tử kỹ thuật số, hoạt động đồng bộ với radar quét điện tử chủ động (AESA), công nghệ radar tiên tiến nhất hiện nay. Mẫu thử nghiệm này không được phủ lớp vật liệu hấp thụ radar, nhưng có thể được áp dụng sau nếu cần. Bộ cản sóng radar gắn ở cửa hút gió, như trên chiếc F-18E, cũng có thể được thêm vào. Cửa hút gió, để cung cấp không khí cho động cơ phản lực, là một trong những điểm phản xạ tín hiệu radar nhiều nhất của một chiếc chiến đấu cơ. Chỉ mất khoảng 2h để hoán chuyển 1 chiếc Silent Eagle trở lại cấu hình như một chiếc Strike Eagle thông thường, khi đó tính năng 'tàng hình' giảm nhưng bù lại tầm bay và sức chứa vũ khí tăng lên. Các khách hàng mà Boeing nhắm tới là Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Israel và Ả rập Saudi.
|
|
|
Post by Can Tho on Apr 4, 2009 9:11:24 GMT 9
Công nghệ máy bay chong chóng đĩa   Một trong những giấc mơ lớn nhất của các kỹ sư hàng không là chế tạo ra một loại máy bay có thể kết hợp được tốc độ của máy bay cánh bằng và sự linh hoạt của trực thăng. Một trong số những giải pháp là máy bay chong chóng xoay,với V-22 là mẫu đầu tiên và duy nhất cho tới nay chính thức hoạt động. Khi cất và hạ cánh, 2 chong chóng của nó hướng lên và biến nó thành 1 chiếc trực thăng. Còn trong hành trình, chong chóng sẽ xoay ngang và V-22 trở thành 1 máy bay cánh quạt. Tuy vậy, cũng có những giải pháp khác đang được nghiên cứu, đặc biệt là công nghệ chong chóng đĩa. Về cơ bản, máy bay có chong chóng phía trên giống trực thăng, nhưng có thể được rút gọn vào trong một cái đĩa lớn sau khi cất cánh. Đĩa này khi đó cũng đóng vai trò như 1 cánh máy bay, tạo lực nâng khi nó bay về phía trước. Khi hạ cánh, các chong chóng lại được bung ra và nó lại trở thành 1 chiếc trực thăng.
|
|
|
Post by Can Tho on Apr 11, 2009 1:41:12 GMT 9
Al-Khalid, Type 98 và T-90 thống trị thị trường xe tăng mới Theo một bản nghiên cứu mới đây, thị trường thế giới sẽ cần 6500 chiếc xe tăng chủ lực từ nay tới 2018, với tổng giá trị 26.8 tỷ dollar. Tuy vậy, nghiên cứu này không bao gồm giá trị các hợp đồng hiện đại hóa, nâng cấp các hệ thống hiện có. Con số này có thể rất đáng kể. Ví dụ như chỉ riêng hợp đồng nâng cấp số tăng M1 trong năm 2008 của BQP Mỹ là 1.46 tỷ dollar, gần bằng 1 nửa tổng số tiền chi ra để mua xe tăng mới trong năm đó, 3.17 tỷ. Trong đó, mẫu xe tăng 98 của TQ là đơn hàng có số lượng lớn nhất với 116 xe, giá trị 395.79 triệu dollar. Do đó, bản báo cáo cho rằng số hợp đồng mua các xe tăng thuộc hàng hi-end sẽ không nhiều, chủ yếu là nâng cấp số xe hiện có. Ngược lại, những mẫu tầm trung, giá rẻ sẽ chiếm ưu thế. Theo đó, Al Khalid của Pakistan, kiểu 98 của TQ và T-90 của Nga (bao gồm T-90S của Ấn độ sản xuất theo nhượng quyền) sẽ chiếm tới 60.57% tổng số xe tăng mới, nhưng chỉ chiếm 52.28% tổng giá trị. Thời mà sự thống trị của Mỹ và châu Âu với thị trường xe tăng mới đã qua từ lâu. Tuy vậy danh tiếng và uy tín của họ vẫn còn sức nặng. Những sản phẩm như Leo 2 của Đức với trình độ công nghệ vượt trội hay M1 Abrams của Mỹ với hiệu quả được kiểm chứng trên thực tế chiến trường vẫn đặt ra những tiêu chuẩn cho thị trường. Chỉ quan trọng thứ nhì, sau bộ binh, trong các lực lượng trên bộ, xe tăng vẫn luôn chứng tỏ tầm ảnh hưởng của mình trên chiến trường cho dù trong lịch sử đã không ít lần sự tồn tại của nó bị đặt trên bàn cần. Nhưng rồi thực tế vẫn chứng minh rằng xe tăng là một phần không thể thiếu của lục quân. Những cuộc chiến gần đây càng làm tăng thêm tầm ảnh hưởng đó. Cuộc chiến vùng Vịnh lần 2 và các chiến dịch bình định Iraq những năm sau đó đã cho thấy xe tăng hóa ra lại rất thích hợp với chiến tranh đô thị. Điều này trái ngược với các học thuyết quân sự cũ khi cho rằng thiết giáp quá nặng nề và kém linh hoạt trong môi trường đô thị. Nhưng các chiến dịch của quân đội Israel và Mỹ đã cho thấy xe tăng không chỉ 'thích hợp' mà còn 'không thể thiếu' đối với tác chiến đô thị. Kiểu 98 của TQ được trang bị pháo nòng trơn 125mm, cơ chế nạp đạn tự động, cả 2 đều copy từ T-72 của Nga. Tốc độ bắn tối đa 8 viên/phút, tổng số đạn 41 viên. Nó có khả năng phóng tên lửa chống tăng từ nòng súng, ví dụ như AT-11 của Nga mà TQ có bản quyền để sản xuất, nhưng chỉ dùng được khi xe tăng đứng yên. Nó có thể dùng để chống trực thăng. Tầm bắn 4-5km. Thân và tháp pháo đều dùng hàn, không sử dụng đinh rivet. Xe được bảo vệ khỏi phóng xạ và sinh hóa, cùng với hệ thống dập lửa. Ngoài ra, nó có hệ thống bảo vệ chủ động bằng laser, dùng tia laser để làm 'lóa' cảm biến nhiệt của tên lửa, cũng như làm tổn thương mắt của đối phương nếu chiếu vào thiết bị quang học. Khung gầm của nó cũng gần như giống với T-72. Động cơ Diesel 1200 mã lực. Xe nặng 48 tấn, tổ lái 3 người, tốc độ tối đa 65km/h, tầm hoạt động 450-600km. Vượt dốc 40%, chướng ngại vật cao 0.8m, hào rộng 3m, lội nước 1.2m, 5m nếu có trang bị ống thông khí. Al-Khalid là sản phẩm hợp tác giữa Pakistan và TQ. Nó cũng có cơ chế nạp đạn tự động. Trang bị giáp liên hợp và phản ứng nổ. Hệ thống ngắm bắn có nguồn gốc phương tây, hoàn toàn vi tính hóa. Động cơ diesel 1200 mã lực do Ukraina cung cấp, giống với loại trang bị trên T-80UD. Al Khalid có bộ nguồn phụ trợ, cung cấp điện khi động cơ không hoạt động. Nó có hệ thống cảnh báo laser tiên tiến.  Al Khalid cũng được trang bị pháo 125mm, cơ số đạn 39 viên. Các thông số về khả năng cơ động gần giống 98. T-90 được phát triển lên từ T-72, với khung gầm và tháp pháo. Nhưng được trang bị hệ thống vũ khí của T-80U. Thân xe được hàn từ nhiều lớp vật liệu, với giáp phản ứng nổ bên trong. Hệ thống áp chế Shtora-1 gây nhiễu cho tên lửa chống tăng có điều khiển. Pháo nòng trơn 125mm, có thể phóng tên lửa chống tăng AT-11B, nạp đạn tự động. Tổ lái 3 người, động cơ diesel 840 mã lực, bộ nguồn dự phòng. Xe nặng 46.5 tấn, tốc độ tối đa 60km/h, tầm 550km. Suu Tam
|
|
|
Post by Can Tho on Apr 11, 2009 1:44:37 GMT 9
Mig-31 cho Syria và tác động tới cán cân quân sự Trung Đông  Mig-31 Mig-25  Tháng 6/2007, báo chí Nga đưa tin về hợp đồng mua 5 chiếc máy bay đánh chặn Mig-31 của Syria. Cho tới gần đây vẫn không có thông tin chính thức nào khẳng định vụ mua bán. Tuy vậy, một quan chức cấp cao của Cục tình báo quốc phòng Mỹ trong một cuộc điều trần ở QH đã xác nhận rằng việc Syria nhận Mig-31 chỉ là vấn đề thời gian. Ngoài ra, còn có thể có thêm Mig-29M/M2 với tính năng gần giống với mẫu mới nhất Mig-35. Tổng giá trị của hợp đồng vào khoảng 1 tỷ dollar. Thực chất thì Syria chỉ được sử dụng như tấm bình phong, người chi tiền là Iran. Trong nhiều năm qua, Iran chịu lệnh cấm vận về vũ khí, trong khi Syria thì không. Do đó, Iran thường đi đường vòng. Họ chuyển tiền cho Syria mua vũ khí và ký các hiệp ước hợp tác quân sự với Syria. Vũ khí sau khi mua về mặc dù vẫn ở tại Syria nhưng Iran sẽ đưa người qua đó tham gia huấn luyện theo khuôn khổ các hiệp ước quân sự đã ký. Như vậy thì bản thân nước bán vũ khí cũng không bị 'khó xử' mặc dù họ cũng thừa biết tiền là từ đâu. Mig-31 được phát triển lên từ Mig-25, loại máy bay đánh chặn nổi tiếng xuất hiện từ những năm 60. Bản thân Mig-25 được chế tạo với mục đích rất cụ thể là đánh chặn loại máy bay ném bom siêu thanh B-70 của Mỹ, lúc đó đang trong quá trình phát triển. B-70 được cho là có thể đạt tốc độ trên Mach 3 và có thể vượt qua các hệ thống phòng không của LX. Do đó chiếc Mig-25 được chế tạo với những khả năng mà các máy bay thời đó không có. Nó có khả năng đạt tốc độ tối đa gần Mach 3, có thể đạt đến độ cao tối đa gần 40km chỉ trong 4 phút. Dự án B-70 sau đó bị hủy bỏ nhưng Mig-25 thì được duy trì và được sử dụng trong vai trò của máy bay trinh sát và đánh chặn. Khi mới xuất hiện, các thông số ấn tượng của nó đã gây sốc và kinh ngạc ở phương Tây. Đặc biệt là sau khi nó được sử dụng lần đầu ở Trung Đông đầu những năm 70. Khi đó LX gửi Mig-25 đến hỗ trợ cho Ai cập trong vai trò máy bay trinh sát. Nó có thể bay ngay trên thủ đô Tel Aviv của Israel mà các hệ thống phòng không và chiến đấu cơ F-4 Phantom của Mỹ mà không lực Israel đang sử dụng đều không thể ngăn chặn được. Tuy vậy, vào tháng 9/1976, một phi công LX, Viktor Belenko, đào ngũ và lái 1 chiếc Mig-25 qua Nhật. Nhờ đó, ngườ Mỹ có cơ hội xem xét chiếc máy bay này một cách kỹ càng. Họ phát hiện ra rằng nó cũng có nhiều nhược điểm. Radar sử dụng công nghệ của những năm 50, với bóng đèn chân không thay vì chip bán dẫn. Nếu vượt quá Mach 2.5, động cơ của nó sẽ bắt đầu tan chảy. Tầm hoạt động rất ngắn. Và mặc dù LX nắm giữ phần lớn trữ lượng titan trên thế giới, Mig-25 lại được chế tạo chủ yếu bằng thép, và thậm chí sử dụng cả đinh rivet. Ngoài ra, mặc dù có tốc độ tối đa rất cao, nhưng khả năng cơ động của nó rất kém, chỉ chịu được gia tốc khoảng 2G. Để so sánh, đa số các chiến đấu cơ hiện nay đều có giới hạn là 9G. Mig-25 được thiết kế như một máy bay 'đánh chặn' chứ không phải một máy bay tiêm kích. Nghĩa là vai trò chính của nó là bảo vệ vùng trời rộng lớn của LX khỏi các máy bay ném bom, máy bay trinh sát hay tên lửa hành trình của NATO chứ không phải để không chiến với các chiến đấu cơ khác. Thực tế chiến đấu cho thấy Mig-25 đều thất bại cho phải giao chiến với F-15. Không quân Israel sử dụng F-15 bắn hạ 2 Mig-25 của Syria năm 1981. Năm 1991, trong chiến dịch Bão táp sa mạc, F-15 của không lực Mỹ bắn hạ 2 Mig-25. Cả 4 đều bằng tên lửa Sparrow. Thêm 2 chiếc nữa bị hạ bởi F-16, sử dụng AMRAAM lần đầu tiên trên chiến trường. Tuy vậy, vai trò và khả năng của Mig-25 là không thể phủ nhận. Trong vai trò đánh chặn của mình, tại những khu vực ở LX có triển khai Mig-25, các hoạt động xâm nhập của máy bay do thám NATO giảm đáng kể. Trong chiến tranh Iran-Iraq, Mig-25 của Iraq được sử dụng vài lần để ném bom Tehran và cũng có vài lần đụng độ kinh điển với F-14 mà Mỹ bán cho Iran trước cuộc cách mạng hồi giáo 1979. Trong một lần như vậy, F-14 phát hiện ra Mig-25 và khai hỏa trước. Mig-25 không nhận ra mình đang bị nhắm bắn cho đến khi F-14 liên lạc với tên lửa để cập nhật vị trí của mục tiêu. Tín hiệu chỉ mở trong 2 giây nhưng bị hệ thống cảnh báo của Mig-25 phát hiện. Phi công Iraq lập tức kích hoạt nhiễu và quay đầu tăng tốc bay thoát khỏi tầm tác chiến của tên lửa. Sau này, Mig-25 cũng vài lần thoát khỏi tên lửa của F-15 và F-14 của không quân và hải quân Mỹ nhờ vào tốc độ của mình. Trong ngày thứ hai của chiến tranh vùng vịnh, 20/1/1991, một chiếc Mig-25 bắn hạ một chiếc F-18 của hải quân Mỹ. Đó là thành tích duy nhất của không quân Iraq trong cả cuộc chiến. Mig-31 được phát triển lên từ Mig-25. Tốc độ tuy giảm xuống nhưng hệ thống điện tử được cải tiến rất nhiều. Tuy vậy, khả năng cơ động vẫn không ấn tượng, với mức giới hạn 5G. Mig-31 là mẫu máy bay đầu tiên trên thế giới sử dụng radar quét điện tử thay vì quét cơ như trước, có tầm hoạt động 200km và theo dõi 10 mục tiêu cùng lúc. Nó còn có thể đóng vai trò như một mini AWACS, máy bay cảnh báo và kiểm soát trên không, phối hợp hoạt động của các máy bay khác gần đó. Nếu như Mig-25 chỉ có thể hoạt động tốt ở độ cao lớn thì Mig-31 vẫn có thể hoạt động ở độ cao thấp, trung bình. Câu hỏi đặt ra là liệu sự xuất hiện của Mig-31 có làm thay đổi cán cân quân sự hiện nay ở Trung Đông, đặc biệt là không lực? Không quân Israel trong mọi cuộc xung đột trước đây đều chiếm ưu thế và là tiền đề cho chiến thắng chung của quân đội Do thái. Và kể từ sau khi nhận các máy bay thế hệ thứ tư, F-15, F-16, thì ưu thế này trở nên tuyệt đối. Trong chiến dịch 'Hòa binh cho Galilee' giữa Israel và Syria trên đất Lebanon, tỷ lệ không chiến là 80-0, không quân Israel tiêu diệt 80 máy bay đối phương và không mất chiếc nào trong không chiến. Ngày 6/7/1981, F-16 và F-15 của Israel thực hiện một cuộc đột kích ngoạn mục và phá hủy lò phản ứng hạt nhân duy nhất của Iraq và chấm dứt giấc mơ hạt nhân của Saddam. Năm ngoái, thêm một cuộc đột kích như vậy, và thêm một cơ sở hạt nhân của Syria hóa thành tro bụi. Và cũng như lần trước, các máy bay Israel ra vào như chỗ không người. Đầu năm nay, không quân Israel tấn công một đoàn xe chở tên lửa của Iran cho Hamas trên lãnh thổ Sudan. 5 chiếc Mig-31 rõ ràng không thể làm gì để chấm dứt sự thống trị của không quân Israel. Với tổng số 5 chiếc thì chỉ khoảng 3 chiếc là sẵn sàng chiến đấu tại một thời điểm bất kỳ, giả sử một tỷ lệ sẵn sàng chiến đấu 60%. Với số lượng quá ít, lại không có được sự hỗ trợ từ các phương tiện khác tương ứng (AWACS, máy bay tiếp dầu v.v…) và chênh lệch trình độ giữa phi công Israel và Syria, Iran. Tuy vậy, chắc chắn nó sẽ khiến cho Israel gặp khó khăn hơn trong việc lập kế hoạch. Syria/Iran có thể sử dụng Mig-31 trong vai trò AWACS mini, hoặc trong vai trò bảo vệ các cơ sở hạt nhân thay cho S-300 mà phía Nga vẫn chần chừ chưa giao cho Iran. Nhưng nói chung, mục đích chính có thể là nhằm ngăn chặn những cuộc đột kích như trên của không quân Israel, làm cho chúng khó khăn hơn. Số Mig-31 có thể được dùng để chặn đánh các máy bay Israel trên đường quay về sau khi đã thực hiện nhiệm vụ. Phòng thủ trước Iran AMRAAM  Sparrow  Các tiểu vương quốc A rập thống nhất (UAE) đang đặt mua 224 tên lửa không đối không dẫn đường bằng radar AMRAAM. Loại UAE mua là phiên bản mới nhất, C7, có khả năng chống nhiễu tốt hơn. Giá mỗi cái là 1 triệu dollar. UAE sẽ sử dụng nó trên máy bay F-16E, là phiên bản tiêm kích hiện đại nhất của F-16. AMRAAM chính thức được sử dụng từ 1992, hơn 30 năm sau khi loại tên lửa không đối không bằng radar đầu tiên ra đời, Sparrow. Kinh nghiệm thực tế từ Việt Nam cho thấy Sparrow không thể hiện tốt như mong đợi. Sau vài lần cải tiến, Sparrow có lần tham chiến thứ 2 trong chiến trang vùng Vịnh. 88 Sparrow được sử dụng, 28% trúng đích. AMRAAM được chế tạo để khắc phục những vấn đề của Sparrow. Không như Sparrow, vốn đòi hỏi phi công phải liên tục dùng radar của máy bay khóa vào mục tiêu, AMRAAM được trang bị một radar riêng cho phép nó tự động dò tìm mục tiêu trong giai đoạn cuối cùng. Từ khi ra đời đến nay, AMRAAM chỉ có một vài cơ hội được đem ra sử dụng, trong 13 lần phóng, 77% trúng đích. UAE cũng đặt hàng 9 khẩu đội Patriot, cùng với 288 tên lửa PAC-3, chuyên để chống tên lửa và 216 PAC-2. Một giàn phóng Patriot có thể chứa 4 PAC-2, tầm bắn 70km hoặc 16 PAC-3, tầm bắn 20km. 24.3.09 Tiết lộ tình báo liên quan đến cơ sở hạt nhân Syria Tháng 9/2007, không quân Israel thực hiện một cuộc đột kích ngoạn mục vào sâu trong lãnh thổ Syria và ném bom phá hủy một cơ sở nghiên cứu hạt nhân của nước này, lúc đó vẫn đang trong quá trình xây dựng. Những tiết lộ gần đây cho biết vì sao Israel biết được dự án này. Nó bắt đầu khi một tướng Ali Reza Asghari, cựu thứ trưởng quốc phòng Iran, trốn sang Israel tháng 2/2007 và cho biết Iran đang tài trợ để Bắc Triều tiên xây dựng một cơ sở hạt nhân cho Syria. Vị trí này đã bị tình báo Mỹ để ý, nhưng họ chưa rõ nó nhằm mục đích gì. Đến tháng 8/2007, Israel cử một đội biệt kích 12 người đổ bộ bằng trực thăng xuống khu vực đó, chụp ảnh và lấy mẫu đất. Phân tích sau đó xác nhận rằng có hoạt động hạt nhân trong khu vực. Tháng sau, Israel thực hiện cuộc oach tạc nhà máy. Theo ước tính, hơn một tỷ dollar đã được Iran đổ vào đây. Sau một ném bom, Syria nhanh chóng dỡ bỏ toàn bộ khu vực, kể cả các phần không bị phá hủy, và xây dựng nó lại thành một trung tâm phóng và điều khiền tên lửa. Sau đó, các thanh sát viên LHQ cũng thanh tra và xác nhận sự tồn tại của uranium và graphite trong khu vực đó. Việc xóa bỏ hoàn toàn dấu vết của các hoạt động nghiên cứu hạt nhân là gần như không thể. Một điều chắc chắn nữa là BTT có tham gia vào dự án này. Các chuyên gia BTT được thấy ra vào khu vực này thường xuyên. Và điều lý thú ở đây là khoảng 1 tuần sau cuộc ném bom, cả 2 phía Israel và Syria đều giữa im lặng và chỉ đến khi BTT phàn nàn về số chuyên gia của mình bị thiệt mạng thì công chúng mới biết đến cuộc không kích đó.
|
|
|
Post by Can Tho on Apr 11, 2009 1:51:10 GMT 9
Thách thức cho công nghệ đánh chặn giai đoạn đầu   Theo như bản đề nghị ngân sách quân sự cho năm tài khóa 2010 mới đây của bộ trưởng BQP Mỹ Robert Gates, chương trình phòng thủ tên lửa có tâm trạng vui buồn lẫn lộn. Theo đó, các hệ thống phụ trách việc đánh chặn trong giai đoạn giữa và giai đoạn cuối không bị ảnh hưởng. Nhưng các công nghệ thử nghiệm dùng trong việc tiêu diệt tên lửa trong giai đoạn đầu khi nó vừa phóng lên sẽ tạm dừng. Trong phòng thủ tên lửa, có 3 giai đoạn để đánh chặn: khi nó vừa phóng lên, trong giai đoạn giữa khi nó đang ở trong không gian và giai đoạn cuối khi đầu đạn quay trở lại bầu khí quyển. Hiện nay Mỹ đang có những hệ thống hiệu quả trong việc phòng ngự ở hai giai đoạn sau. Đảm nhận việc chống tên lửa trong giai đoạn giữa là hệ thống GMD và Aegis. GMD là tên gọi mới của hệ thống NMD trước đây, các tên lửa được đặt tại Alaska và California, trong tương lai có thể có thêm ở châu Âu. Còn hệ thống phòng thủ trên biển kết hợp tên lửa SM-3 và hệ thống phòng không Aegis. Cả 2 hệ thống này đều sử dụng cơ chế tiêu diệt bằng động năng. Nghĩa là đầu đạn không mang theo thuốc nổ mà nó sẽ lao thẳng vào mục tiêu. Hệ thống này sẽ được mở rộng với thêm 6 tàu chiến được trang bị Aegis. Phòng thủ giai đoạn cuối là công việc của tên lửa Patriot PAC-3 và THAAD, trong đó THAAD có tầm xa hơn, còn Patriot sẽ là lớp phòng thủ cuối cùng. Tuy vậy, hiện có hệ thống chuyên dùng trong giai đoạn đầu vẫn dừng ở mức công nghệ thử nghiệm. Theo lý thuyết, ở giai đoạn này, tên lửa đang bay lên, tốc độ chậm hơn 2 giai đoạn sau nên sẽ dễ đánh chặn hơn, và khi đó nó vẫn ở trong lãnh thổ đối phương. Tuy vậy, vì khoảng cách xa nên việc phát hiện kịp thời và phản ứng đủ nhanh không phải là chuyện dễ. Hai chương trình thử nghiệm là Hệ thống laser trên không ABL và KEI. ABL kết hợp một nguồn phát tia laser hóa học khổng lồ vào trong một máy bay Boeing 747. Tổ lái gồm 4 người, nó hoạt động ở độ cao khoảng 15km, 6 cảm biến hồng ngoại của nó, 1 ở phía trước, 1 phía sau và 2 cho mổi bên, sẽ tìm kiếm mục tiêu là các tên lửa khi nó vừa mới rời bệ phóng. Một khi mục tiêu bị phát hiện, ABL sẽ phát ra 3 tia laser để theo dầu mục tiêu, tính toán khoảng cách và hướng đi. Tia đầu tiên sẽ cung cấp thông tin để theo dấu tên lửa. Tia thứ 2 quyết định điểm nhắm bắn. Tia thứ 3 cung cấp thông tin về độ nhiễu loạn của vùng khí quyển quanh đó để máy tính xác định mức bù trừ. Cuối cùng, ABL sẽ phát ra tia laser hóa học năng lượng cao oxy iot (COIL) từ mũi máy bay. Sau khoảng 3-5 giây, lớp vỏ tên lửa sẽ bị thủng và tên lửa nổ tung. Một trong những lí do khiến chương trình bị trễ hạn và vượt ngân sách là vấn đề rung động của chiếc 747. Những rung động nhỏ gây ra bởi động cơ máy bay này trong điều kiện bình thường thì không đáng kể, nhưng khi trên máy bay là một nguồn phát laser lớn với yêu cầu rất cao về độ chính xác thì đó là vấn đề lớn. Ngoài ra, công nghệ cốt lõi của nó, laser hóa học, tuy có thể tạo ra năng lượng rất lớn, nhưng có nhược điểm là cồng kềnh, nguy hiểm và tốn kém. Công nghệ laser năng lượng điện hứa hẹn sẽ có nhiều tiềm năng hơn. KEI là bao gồm các tên lửa được trang bị trên các giàn phóng di động, giống như Patriot, có thể được chuyên chở bằng máy bay đến gần biên giới các quốc gia thù địch. Hoặc nó có thể gắn trên tàu chiến. Cần khoảng 3 giờ để triển khai một khẩu đội 5 giàn phóng với 10 tên lửa. KEI sử dụng tên lửa có sơ tốc rất lớn, 36,000km/h, gấp gần 3 lần các tên lửa thông thường. Đầu đạn của nó cũng kết hợp công nghệ của GMD và SM-3 dùng động năng của sự va chạm để tiêu diệt mục tiêu. Việc ngừng các chương trình ABL và KEI không có nghĩa là việc bắn chặn tên lửa trong giai đoạn đầu không được xem trọng nữa, vấn đề chỉ là cần có những công nghệ mới đáng tin cậy hơn.
|
|
|
Post by Can Tho on Apr 11, 2009 1:53:52 GMT 9
Trung Quốc - Cầm cự trong 1 tuần  Bên kia bờ eo biển, Đài loan đã cắt giảm quy mô lực lượng vũ trang của mình trong 5 năm qua, từ 350,000 xuống 275,000 và mục tiêu là 215,000 năm 2014. Tới đó, toàn bộ quân đội sẽ là lính tình nguyện. Số tiền tiết kiệm được sẽ dùng cho việc trang bị vũ khí. Trong liên minh quân sự với Mỹ, Đài loan cần phải có khả năng cầm cự được 1 tuần trong trường hợp bị TQ tấn công trước khi Mỹ có thể tới ứng cứu, chủ yếu là khả năng giữ cho các sân bay quân sự hoạt động được trong thời gian đó. Đây chắc chắn là mục tiêu chính của hàng trăm tên lửa đạn đạo mà TQ đang sở hữu. Việc Mỹ từ chối bán 60 chiến đấu cơ F-16 khiến cho Đài loan càng quyết tâm trong việc tự chế tạo vũ khí cho mình. Họ vừa nối lại việc nghiên cứu tên lửa hành trình Hsiung Feng 2E, cũng như tiếp tục nghiên cứu chế tạo bom thông minh cho riêng mình. Hsiung Feng 2E nặng 1 tấn, với đầu đạn 200kg, tầm bay 600km. Nó được phát triển lên từ tên lửa diệt hạm Hsiung Feng 2, năng 685kg, tầm bắn 160km. Trung Quốc trong thời gian dài qua đã cố gắng thuyết phục Bắc Triều Tiên giảm chi tiêu cho quân sự mà giành bớt một phần cho phát triển kinh tế nhưng không thành công. TQ lo sợ rằng việc BTT sụp đổ sẽ khiến hàng triệu người tị nạn tràn sang đất của họ. Quân đội TQ vừa cho tốt nghiệp khóa sĩ quan quan hệ công chúng đầu tiên của mình để có thể tự thực hiện công tác PR cho riêng mình.
|
|
|
Post by Can Tho on Apr 11, 2009 1:57:38 GMT 9
Nga - Cải tổ không bao giờ dễ dàng
Nga vừa sa thải tướng Valentin Korabelnikov, giám đốc Cục tình báo quân sự (GRU), chủ yếu vì ông này không đồng ý với chủ trương cắt giảm mạnh nhân sự của quân đội Nga. Cùng với đó là việc một số nhân viên GRU đã công khai biểu tình phản đối việc mình bị mất việc.
GRU là một trong 3 cơ quan tình báo chính của Nga. Nó có số nhân viên gần bằng Cục tình báo hải ngoại SVR, nhưng chưa bằng 1 nửa Cục An ninh Liên bang FSB, với gần 100,000 nhân viên. Ngoài ra, Nga còn có Cục Thông tin Liên bang, chuyên về tình báo, do thám bằng công nghệ.
Tất cả các tổ chức quân sự của Nga đang trải qua một đợt cắt giảm mạnh. Trong 18 năm qua, các lực lượng vũ trang Nga đã suy giảm 80% sức mạnh của mình, tuy vậy vấn đề một số lượng rất lớn các sĩ quan vẫn còn ở lại. Và đó là trọng tâm của đợt cải cách này. Và đó cũng là lí do vì sao đợt cải cách này sẽ không dễ dàng!
Hiện nay, quân đội Nga có khoảng 1 triệu người, nhưng có tới 355,000 trong số đó là sĩ quan, bao gồm 1107 tướng, 25665 đại tá, 90,000 đại úy, nhưng lại chỉ có 50,000 trung úy. Thậm chí với con số đó, vẫn còn 40,000 vị trí cho sĩ quan còn trống.
Theo như kế hoạch, cuộc cải tổ sẽ cắt giảm 20% số tướng, 65% số đại tá, 75% số thiếu tá, 55% số đại úy. Số lượng trung úy tăng 20%. Số lượng các tổ chức quân sự giảm 80% từ 2,500. Phần lớn là các đơn vị dự bị, mà biên chế chủ yếu là sĩ quan chỉ huy. Bộ tổng tham mưu, Stavka, giảm 61%, còn 8,500. Số tiền tiết kiệm được sẽ dùng cho việc tăng số hạ sĩ quan, và tăng số lính tình nguyện, như mô hình quân đội phương Tây. Sự bất mãn của các sĩ quan nằm trong số bị tinh giảm là không hề nhỏ.
Đối với trường hợp GRU, số bất mãn nhất có lẽ nằm ở lực lượng đặc nhiệm (spetsnaz). Các cơ quan an ninh Nga có các spetsnaz riêng của mình. Spetsnaz của GRU cảm thấy mình không được coi trọng vì họ được trả thấp hơn của FSB, trong khi phải thực hiện đa số các nhiệm vụ nguy hiểm như ở Chechnya. Tại đó, đa số giao tranh là giữa những nhóm khủng bố từ bên ngoài (a rập) vào và Spetsnaz của GRU. Lữ đoàn spetsnaz GRU thường chịu thương vong khoảng 10% trong mỗi lần triển khai ở đó.
Stavka Khi quân đội Nga xâm lăng Gruzia đầu tháng 8 vừa qua đã không có sự tham gia của Bộ tổng tham mưu các lực lượng vũ trang, hay Stavka, trong việc hoạch định, vì nó hiện đang trải qua một đợt cải tổ lớn, với 40% số nhân viên bị cắt giảm.
Thông thường, các chiến dịch quân sự lớn luôn được lên kế hoạch bởi Stavka, do đó nhiều sĩ quan cao cấp thậm chí đã cảm thấy sốc khi biết rằng cơ quan này không đóng vai trò nào trong chiến dịch ở Gruzia.
Tháng 7 vừa rồi, TT Nga Medvedev đã yêu cầu một đợt cải tổ lớn trong Stavka, một việc mà nhiều người đã đề nghị từ lâu. Tuy vậy, một số người khác vẫn cảm thấy không ổn khi hàng ngàn chuyên gia dân sự và sĩ quan bị tinh giảm. Quy mô chính xác của Stavka là bí mật, nhưng được ước đoán có thể lên tới 10,000 người.
|
|
|
Post by Can Tho on Apr 11, 2009 1:58:20 GMT 9
Một đầu đạn hạt nhân có thể 'xóa sổ' nước Mỹ?
Sức tàn phá của vũ khí hạt nhân thì ai cũng hiểu rõ. Nhưng ý niệm về việc chỉ một đầu đạn hạt nhân có thể xóa sổ một quốc gia rộng lớn như nước Mỹ thì vẫn rất khó tin. Tuy nhiên, đó lại là một nỗi lo lớn của nhiều nhà phân tích khi đề cập đến các chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa tầm xa của Iran hay Bắc Hàn.
Điều họ lo lắng chính là việc khi một vụ nổ hạt nhân xảy ra ở độ cao lớn thì hậu quả 'gián tiếp' do xung điện từ (EMP) gây ra có thể cực kỳ lớn.
Trong một vụ nổ hạt nhân, năng lượng được chuyển thành 3 dạng chính: nhiệt năng, cơ năng (sóng xung lực) và bức xạ hạt nhân (các tia anpha, beta, gamma). Khi một đầu đạn hạt nhân phát nổ ở ngoài bầu khí quyển trái đất (trong không gian) thì các hiệu ứng về nhiệt, cơ hay bức xạ lên bề mặt trái đất không thật sự đáng kể nhưng những tia bức xạ gamma có thể kích hoạt một sự hỗn loạn điện từ khổng lồ trên các tầng khí quyển trên cao. Xung điện từ này có thể làm đoản mạch các thiết bị điện, mạng lưới năng lượng, các chip điện tử. Có chuyên gia ước tính rẳng chỉ cần 3 đầu đạn hạt nhân là đủ để quét sạch hệ thống điện và điện tử trên nước Mỹ.
Các quốc gia càng phát triển thì càng phụ thuộc vào các thiết bị điện tử. Một khi các chip điện tử bị vô hiệu hóa, tất cả sẽ sụp đổ, từ thị trường chứng khoán, các kho dữ liệu, các hệ thống điều phối điện năng, giao thông, máy móc công nghiệp, mạng máy tính, cho đến các thiết bị điện tử cá nhân. Thậm chí có nghiên cứu còn cho rằng 90% dân số Mỹ sẽ diệt vong sau 1 năm.
8.12.08 Vụ cháy trong silo
Không quân Mỹ vừa phát hiện ra rằng đã có một vụ cháy bên trong một hầm chứa tên lửa hạt nhân mà không bị ai phát hiện sau 5 ngày.
Hầm ngầm này chứa tên lửa liên lục địa Minuteman III và không có người điều khiển. Vụ cháy xảy ra khi một bộ sạc pin trong phòng thiết bị cạnh khoang chứa tên lửa quá nóng và cháy. Ngọn lửa tự tắt sau 2h, nhưng không có thiết bị cảm ứng nào trong căn phòng khóa kín này để phát hiện vụ cháy.
5 ngày sau, một cảm biến gửi đi thông báo về một vấn đề ở hệ thống dây dẫn điện, một đội được cử đến và phát hiện vụ cháy. Không lực cho kiểm tra toàn bộ hầm ngầm và không thấy có thiệt hại nào ngoài gian phòng đó. Một cuộc điều tra đã chỉ trích thiết kế của hầm ngầm và kiến nghị thay đổi hệ thống thông gió và vài thứ khác. Tổng chi phí cho điều tra và sửa chữa là 1 triệu dollar.
Kho bom di động
Không lực Mỹ, giống như lục quân và thủ quân lục chiến, dùng tàu chứa đạn dược triển khai sẵn tại các khu vực có khả năng nổ ra xung đột. Một trong số này là con tàu chở container MV Tech. Sgt. John A. Chapman, nặng 41,000 tấn, chứa bom thông minh và tên lửa. Nó có thể chở theo 1063 container loại 20 ft. Một số được chứa trong khoang có điều hòa không khí. Chapman di chuyển quanh khu vực Thái Bình Dương, và có thể triển khai tại những nơi như Đài loan, Triều tiên hay thậm chí tới vịnh Ba tư. Không lực Mỹ trả 1 triệu dollar một tháng để thuê và vận hành con tàu.
|
|
|
Post by Huu Le on Apr 16, 2009 15:31:51 GMT 9
Mỹ phô trương sức mạnh quân sự tại Hàn Quốc VIT - Tại phía Nam Hàn Quốc từ ngày 09-20/03 diễn ra cuộc tập trận quân sự quy mô giữa Mỹ và Hàn Quốc. Hàn Quốc coi sự kiện này như là sự chuẩn bị cho một cuộc chiến và đặt quân đội của mình trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu còn Mỹ thì cũng được dịp phô trương sức mạnh quân sự bằng tàu sân bay và những máy bay tiêm kích - ném bom khi tham gia cuộc tập trận này.  Chiếc E-2C Hawkeye của Không quân Mỹ tại căn cứ quân sự Busan, Hàn Quốc. (Ảnh: Reuster/Jo Yong-Hak)  Cuộc tập trận mang tên Key Resolve/Foal Eagle diễn ra trên lãnh thổ Hàn Quốc với sự tham gia của 26.000 binh lính và một chiếc tàu sân bay Mỹ. Trên ảnh là tàu sân bay USS John C. Stennis tại căn cứ quân sự Busan, Hàn Quốc. (Ảnh: Reuster/Jo Yong-Hak).  12.000 binh lính trong tổng số binh lính Mỹ tham gia tập trận đã đồn trú tại phía Nam Hàn Quốc, 14.000 quân còn lại sẽ được điều động đến sau. Trên ảnh là binh lính trên tàu sân bay USS John C. Stennis tại căn cứ quân sự Busan, Hàn Quốc. (Ảnh: Reuster/Jo Yong-Hak).  USS John C.Stennis là chiến hạm chở máy bay thứ 17 thuộc lớp hàng không mẫu hạm Nimitz của Hải quân Mỹ, mang tên Thượng nghị sĩ John C.Stennis, được đưa vào trang bị ngày 9/12/1995 tại căn cứ Hải quân Bremerton, đã từng thực hiện nhiệm vụ trong “cuộc chiến chống khủng bố” ở Afghanistan ngày 23/2/2002. Trên ảnh là sân bay USS John C. Stennis tại căn cứ quân sự Busan, Hàn Quốc. (Ảnh: Reuster/Jo Yong-Hak).  Khi đó, Bình Nhưỡng cho rằng, cuộc tập trận kéo dài 12 ngày tại Hàn Quốc “diễn ra vào thời điểm không thích hợp khi mà quan hệ giữa hai miền Triều Tiên xuống đến mức thấp nhất và tình hình đã trở nên căng thẳng đến mức có thể nổ ra cuộc chiến tranh vào bất kỳ thời điểm nào”. Trên ảnh là tàu sân bay USS John C. Stennis tại căn cứ quân sự Busan, Hàn Quốc. (Ảnh: Reuster/Jo Yong-Hak).  Một chiếc máy bay tiêm kích – ném bom sử dụng trên tàu sân bay F/A-18E Super Hornet tại căn cứ quân sự Busan của Hàn Quốc. (Ảnh: Reuster/Jo Yong-Hak).  Một binh sĩ thuộc tàu sân bay USS John C. Stennis đứng cạnh chiếc E-2C Hawkeye trên boong tày sân bay sau khi hàng không mẫu hạm này tới một căn cứ hải quân của Hàn Quốc tại Busan hôm 11/3. (Ảnh: Reuster/Jo Yong-Hak).  Những chiếc EA-6B Prowler tại căn cứ Busan (Ảnh: Reuster/Jo Yong-Hak).
|
|
|
Post by Vĩnh Long on Apr 19, 2009 5:29:42 GMT 9
Lắp ráp F-22 F-22 Raptor là chiến đấu cơ hiện đại nhất thế giới hiện nay. Nó là máy bay thế hệ thứ 5 duy nhất đang ở mức sản xuất tối đa. Và tất nhiên nó cũng được xếp vào hàng bảo mật tối đa. Những hình ảnh sau là chụp từ nhà máy Marietta, bang Georgia, là nơi lắp ráp cuối cùng. Có hơn 25,000 nhân công tại các nhà máy trên khắp 44 bang ở Mỹ tham gia vào các công đoạn chế tạo F-22.
|
|
|
Post by Vĩnh Long on Apr 19, 2009 5:33:44 GMT 9
Predator C Avenger Thế hệ thứ 3 của một trong những loại UAV nổi tiếng nhất, Predator, vừa chính thức ra mắt công chúng sau nhiều năm được xếp vào hàng dự án bí mật. So với 2 thế hệ trước, Predator và Predator B (Reaper), điểm khác biệt lớn nhất của Predator C là nó sử dụng động cơ phản lực. Đa số UAV sử dụng động cơ cánh quạt, chỉ những loại rất lớn như Global Hawk mới sử dụng động cơ phản lực. Thiết kế của Predator C lần này nhấn mạnh yếu tố 'tàng hình'. Tải trọng tối đa là 1000kg bao gồm trong khoang chứa kín và treo dưới cánh và thân. Nếu cần tăng khả năng giảm tín hiệu radar thì chỉ khoang chứa kín được sử dụng. Khoang này có thể chứa bom thông minh hoặc dùng để đặt các thiết bị trinh sát, do thám. Ngoài ra, nó còn có thể dùng để chứa thùng nhiên liệu phụ, cho phép tăng thời gian hoạt động từ 20h lên 22h. Cánh đuôi dạng chữ V giúp giảm tín hiệu radar phản xạ lại và giúp che bớt bức xạ nhiệt từ động cơ phản lực có sức đẩy 1600kg. Cửa hút gió cũng được thiết kế theo các nguyên tắc tàng hình, không cho radar phản xạ vào động cơ bên trong. Tốc độ tối thiểu là 400 hải lý/h. Avenger được thiết kế với cánh có thể gập được, và có trang bị móc hãm, với mục đích sử dụng trên tàu sân bay, nếu hải quân muốn sử dụng nó. Thế hệ Predator đầu tiên sử dụng động cơ piston cho phép thời gian hoạt động lâu. Nặng 1 tấn, dài 9m và sải cánh 16m. Nó có 2 điểm treo vũ khí, mỗi cái có thể mang 1 tên lửa Hellfire hoặc tên lửa không đối không Stinger. Tốc độ tối đa 215 km/h. Độ cao tối đa khoảng gần 10km. Mỗi phi vụ kéo dài khoảng 12-20h. Predator được thiết kế với nhiệm vụ chính là trinh sát, do thám mặc dù nó cũng có khả năng mang vũ khí. Reaper hay Predator B sử dụng động cơ turbine cho phép tăng tải trọng và độ cao hoạt động, nó nặng 4.7 tấn, dài 12m, sải cánh 22m, 6 điểm treo, có thể mang 500 kg vũ khí, bao gồm cả tên lửa đối không AMRAAM, tên lửa đối đất Hellfire, Maverick, hay bom thông minh (laser hay gps). Tốc độ tối đa 400 km/h. Thời gian hoạt động 15h. Reaper được thiết kế như một máy bay tấn công thực thụ, thay thế cho F-16 hay A-10 trong một số loại nhiệm vụ. Avenger, với động cơ phản lực, được coi như một giải pháp giá rẻ cạnh tranh với Global Hawk. Nó được cho là có tính năng tương đương 85% nhưng giá chỉ bằng phân nửa, 20 triệu dollar so với 40 triệu. Tuy vậy, chi phí chính của những loại UAV cỡ lớn không phải là bản thân chiếc máy bay. Những UAV loại này có thể được trang bị những thiết bị cảm biến, thông tin liên lạc tương đương với những loại dùng trên vệ tinh. Một bộ như vậy có thể có giá tới 60 triệu dollar. Khi đó, những UAV này sẽ trở thành những thiết bị trinh sát chiến lược.
|
|
|
Post by Vĩnh Long on Apr 19, 2009 6:49:57 GMT 9
Kho bom di động Không lực Mỹ, giống như lục quân và thủ quân lục chiến, dùng tàu chứa đạn dược triển khai sẵn tại các khu vực có khả năng nổ ra xung đột. Một trong số này là con tàu chở container MV Tech. Sgt. John A. Chapman, nặng 41,000 tấn, chứa bom thông minh và tên lửa. Nó có thể chở theo 1063 container loại 20 ft. Một số được chứa trong khoang có điều hòa không khí. Chapman di chuyển quanh khu vực Thái Bình Dương, và có thể triển khai tại những nơi như Đài loan, Triều tiên hay thậm chí tới vịnh Ba tư. Không lực Mỹ trả 1 triệu dollar một tháng để thuê và vận hành con tàu. Posted by Mili-Tec at 20:51 0 comments Labels: Hỗ trợ chiến đấu 7.3.09 Giả lập đánh bom tự sát Khi quân đội Mỹ tập luyện, họ thường dùng tia laser để giả lập đường đạn hoặc pháo. Nhưng ngày nay, trong điều kiện thực tế, người lính còn phải đối phó với những nguy cơ ít tính quy ước hơn, ví dụ như những tên khủng bố đánh bom liều chết, do đó hải quân Mỹ vừa tài trợ cho một sáng chế giả lập một áo mang bom là các thành viên cảm tử hay sử dụng. Trong những năm 70, đầu 80, quân đội Mỹ phát triển MILES, viết tắt của Hệ thống tác chiến laser tích hợp đa điểm, dùng cho huấn luyện. Mỗi khẩu súng sẽ được trang bị 1 đầu phát tia laser, tia laser đó sẽ chứa thông tin về người bắn, loại vũ khí, loại đạn sử dụng. Những người lính và phương tiện tham gia huấn luyện sẽ được gắn những cảm biến laser, cho phép nhận và phân tích thông tin về 'phát súng' nếu bị bắn trúng để quyết định mức độ thiệt hại. Sáng chế này sử dụng một bộ quẩn áo được gắn nhiều nguồn phát sáng, vd như LED, có thể phát ra tín hiệu MILES thích hợp ra nhiều hướng trong không gian xung quanh. Những cảm biến quanh đó sẽ nhận những tín hiệu đó, đo khoảng cách và quyết định mức độ thiệt hại mà quả bom sẽ gây ra ở tại điểm đặt cảm biến. Những hệ thống giả lập trước kia chỉ tạo ra hiệu ứng khói và âm thanh. Ngoài ra, nó còn có thể được sử dụng để huấn luyện cách vô hiệu hóa một tên khủng bố. Bản thân trên chiếc áo bom có gắn những cảm biến laser, do đó khi người lính nhắm bắn vào đó, họ sẽ biết rằng phát súng đó đã đủ để vô hiệu hóa kẻ đánh bom hay chưa. Posted by Mili-Tec at 23:06 0 comments Labels: Hỗ trợ chiến đấu 7.12.08 Điều kì diệu trên sa mạc Trong suốt thập kỷ qua, Israel đã đầu tư và hoàn thiện Trung tâm huấn luyện chiến thuật (TTC) của mình. Đó là một cơ sở rộng khoảng 25000 hecta, và được cài đặt cảm biến điện tử khắp nơi tại sa mạc Negev. Ngoài các khu vực rộng lớn cho bộ binh, pháo binh và thiết giáp tập luyện còn có những khu vực được xây như làng mạc, thành phố dùng cho thao diễn tác chiến đô thị, cận chiến. TTC được xây dựng theo mô hình của Trung tâm huấn luyện quốc gia NTC của Mỹ. NTC rộng 90,000 hecta, tại căn cứ Irwin, sa mạc Mohave, California. Tại đây, từ những năm 80, lục quân Mỹ bắt đầu cách mạng hóa việc huấn luyện lục quân bằng việc sử dụng các thiết bị đánh dấu bằng laser cho cả bộ binh và phương tiện, cùng với việc cài đặt cảm biến điện tử nhằm theo dõi và ghi lại mọi hoạt động trong quá trình huấn luyện. Từ mô hình đó, nhiều nước khác đã mô phỏng và xây dựng NTC cho riêng mình, trong đó có cả TQ. Bản thân căn cứ Irwin đang được mở rộng. Quá trình này đã bị trì hoãn 5 năm nhằm tìm giải pháp cho các loài động vật sống ở khu vực sẽ nằm trong khu căn cứ mới. Bên cạnh NTC, còn có nhiều căn cứ khác tương tự, với quy mô nhỏ hơn, cũng sử dụng thiết bị điện tử để hỗ trợ huấn luyện. Các nhà sản xuất Mỹ và Israel đã thiết kế ra nhiều phiên bản NTC dã chiến, theo đó cho phép nhanh chóng thiết lập một NTC mini trên một khu vực nhỏ bất kỳ. Ngoài ra còn có một số cải tiến khác. Ví dụ như VPU, cho phép giả lập một chiếc Hummer trở thành một chiếc xe tăng đối với hệ thống theo dõi. Hoặc một hệ thống cho phép tạo ra những màu khói khác nhau khi một mục tiêu bị bắn trúng, cho biết mục tiêu bị hư hại hay hoàn toàn phá hủy. Trong 1 tới 2 năm tới, máy bay cũng sẽ được kết nối với hệ thống. Một trong những ưu điểm nổi bật nhất của loại huấn luyện này là khả năng playback. Người ta có thể xem xét lại toàn bộ các hoạt động nhiều lần, xem ai đã làm những điều sai sót nào.
|
|
|
Post by Vĩnh Long on Apr 19, 2009 6:53:58 GMT 9
Gigapixel trên không  Tự hào về camera kỹ thuật số 10 megapixel mới của mình? Đó là khi bạn chưa so sánh nó với con quái vật 1.8 megapixel dành riêng cho Lầu năm góc. Camera này được thiết kế để gắn trên trực thăng không người lái Hummingbird trang bị cho các lực lượng đặc biệt. Nó sẽ cung cấp khả năng chưa từng có để theo dõi mọi vật di chuyển trên mặt đất theo thời gian thực. Dự kiến nó sẽ bắt đầu bay thử đầu năm sau. Là một phần của ARGUS-IS, tức là Hệ thống thám sát hình ảnh trên không và mặt đất tự động, camera trên gồm 4 tổ hợp, mà trong đó mỗi cái chứa 92 cảm biến hình ảnh 5 megapixel. Những phần khác của ARGUS là một hệ thống xử lý hình ảnh cực mạnh để xử lý một khối lượng thông tin khổng lồ, cùng các thành phần trên mặt đất. Toàn bộ các thiết bị trên không gắn vừa một khoang chứa 250kg. Một vài con số để cho thấy khả năng của hệ thống. Camera trên sẽ tạo ra 27 gigapixel / giây, với tốc độ quét 15Hz. Bộ xử lý có khả năng thực hiện 12 nghìn tỷ tác vụ / giây. Trực thăng không người lái Hummingbird đặc biệt ở khả năng lơ lửng ở độ cao lớn, trên 5km, và thời gian hoạt động hơn 20 tiếng liên tục. Với hệ thống này, nó có thể bao quát một khu vực 250km vuông. Lượng thông tin mà hệ thống này tạo ra là quá lớn để có thể truyền đi toàn bộ. Thay vào đó, người điều khiển có thể chọn 1 trong 65 cửa sổ độc lập trên màn hình để thực hiện các tạc vụ trên khu vực đó, như là zoom. Những cửa sổ này tự động theo dấu các mục tiêu di động, cho dù đó là 1 người đang đi bộ hay xe đang chạy. Nói chung, trong toàn bộ khu vực quét của mình, bất cứ mục tiêu di động nào đều bị tự động phát hiện, khi đó, người điều khiển sẽ quyết định có phóng to hình ảnh lên để quan sát không, và sau đó có cần theo dấu tự động mục tiêu không. Việc chia ra thành nhiều cửa sổ nhỏ cho phép tăng tốc độ hình ảnh lên một cách đáng kinh ngạc, thậm chí có thể tới mức cho phép theo dõi một viên đạn đang bay. Arugs là tên một người khổng lồ trong thần thoại Hy lạp, không bao giờ ngủ và có 100 con mắt gắn khắp người. Argus bị thần Hermes giết và những con mắt được gắn vào đuôi công.
|
|
|
Post by Vĩnh Long on Apr 19, 2009 6:55:13 GMT 9
Bộ định vị đồng đội
Người Anh vừa phát triển thành công một hệ thống theo dõi và định vị các đơn vị trên bộ của mình, GrATS. Hệ thống đầu tiên thuộc loại này là BFT, Blue Force Tracker, mà người Mỹ đem vào sử dụng tại Iraq vài năm trước đây. Hiện nay, BFT 2 đang chuẩn bị được triển khai.
Những hệ thống như vậy có 2 mục đích chính. Nó cung cấp cho người chỉ huy thông tin chính xác về vị trí quân của mình trên chiến trường. Thứ hai, nó giúp giảm thiểu nguy cơ bắn nhầm vào đồng đội, đặc biệt là hỏa lực không đối đất.
Trong những tháng đầu tiên của chiến dịch Iraq, 2003, BFT, lúc đó vẫn đang trong quá trình thử nghiệm, được cấp tốc đưa ra chiến trường. Bất cứ ai với laptop, bộ thu tín hiệu vệ tinh, phần mềm chuẩn và mã truy cập đều có thể nhìn thấy vị trí hiện tại của mọi người dưới dạng những biểu tượng nhấp nháy trên bản đồ.
BFT là một thành công lớn ngay khi vừa được giới thiệu, người Mỹ sản xuất thêm 50,000 đơn vị nữa. Tuy vậy, vẫn có 1 số vấn đề phát sinh. Lớn nhất là sự chậm trễ trong việc cập nhật thông tin, có thể đến 5 phút. Hoặc là những mục tiêu cố định của đối phương, ví dụ như bãi mìn, bom tự tạo, không được hiển thị một cách chính xác. Khi mà người lính phải đối phó với những quả bom cài bên đường không hề tồn tại cho dù BFT hiển thị là có thì niềm tin của họ vào hệ thống bị suy giảm.
Nay thì quân đội Mỹ tin rằng họ đã có thể khắc phục được những tồn tại trên. Ví dụ như thời gian cập nhật thông tin rút xuống còn 10 giây. BTF2 cho phép người dùng gửi thông tin cho nhau dễ dàng hơn, bao gồm cả file đính kèm. Nó cho phép BTF2 được sử dụng trong hệ thống chỉ huy và kiểm soát tự động.
Dự kiến sẽ có tối đa 120,000 thiết bị BTF2 được đặt hàng. GrATS sẽ có tính năng gần tương tự BTF2.
|
|