|
Post by NhiHa on Feb 27, 2011 4:24:30 GMT 9
Chuột tìm mìn. Vũ khí… sống Theo website Lenta.ru, sau nhiều thế kỷ sử dụng động vật vào các mục tiêu quân sự, hiện nay, ở đầu thế kỷ XXI, ý tưởng này lại trở nên phổ biến trong quân đội không ít quốc gia. Các chuyên gia cho rằng, dùng động vật để thăm dò bom mìn sẽ giúp giảm những tổn phí hơn so với việc sử dụng các phương tiện công nghệ cao, trong khi tính hiệu quả ít nhất thì vẫn không bị kém đi. Mỹ có thể sẽ trở thành nước đi đầu trong việc sử dụng rộng rãi động vật đã được thuần dưỡng. Quá khứ gần xa Có thể nói ngay từ khi loài người biết cách thuần dưỡng muông thú thành vật nuôi trong nhà, đã xuất hiện truyền thống dùng động vật vào các mục đích thuần túy quân sự. Sách sử nhiều quốc gia còn ghi chuyện đưa voi và ngựa tham chiến, sử dụng la đực để kéo xe chở lương thực thực phẩm và vũ khí, dùng bồ câu để đốt cháy cả những thành phố và chuột để gieo rắc dịch bệnh… Lần cuối cùng các loài động vật được huy động mạnh mẽ vào chiến sự là trong chiến tranh thế giới thứ hai và cả ở một số cuộc chiến cục bộ diễn ra sau đó. Dự án lớn cuối cùng theo hướng này đã được thực hiện vào cuối những năm 50 của thế kỷ trước. Ngày 1/4/2004, Ủy ban Lưu trữ Quốc gia của Anh quốc đã công bố tài liệu về một kế hoạch bí mật sử dụng vũ khí hạt nhân mang tên Blue Peathingy (Con công xanh) để ngăn chặn con đường tiến sâu vào châu Âu của các lực lượng vũ trang Xôviết trong chiến tranh thế giới thứ ba, một khi nó bùng nổ. Một quả bom nguyên tử bảy tấn sẽ cần được chôn giữ ở miền Bắc nước Đức và sẽ được khai hỏa từ xa trong thời gian người Anh rút đi khỏi đây. Việc chế tạo quả bom nguyên tử đã được giao cho Trung tâm Nghiên cứu vũ khí hạt nhân Aldermaston, nơi đã đề nghị dùng gà sống để đảm bảo duy trì toàn vẹn các hệ thống kỹ thuật trong bom. Các chuyên gia của Trung tâm Aldermaston cho rằng, thời tiết mùa đông băng giá có thể gây hại nghiêm trọng cho quả bom nguyên tử nên cần xếp quanh nơi quả bom đã được chôn những container đặc biệt, trong đó có gà sống cùng thức ăn tổng hợp và nước uống để chúng bằng những cử động của mình có thể sưởi ấm bom. Đồng thời, cũng ở thời điểm đó còn thực hiện một đề án với loại bom tương tự, có tên là Blue Bunny (Chú thỏ xanh). Trong đề án này vai trò tương tự như gà sống được dành cho các chú thỏ. Tổng cộng giới quân sự Anh quốc đã đặt làm khoảng 10 quả bom như thế. Cũng cần phải nói thêm rằng, dự án trên đã không được tiến hành tới cùng - vì không chỉ một lý do, Bộ Quốc phòng Anh đã quyết định đình chỉ các công việc theo dự án này vào tháng 2/1958. Một câu chuyện ầm ĩ khác liên quan tới các kế hoạch của Bộ Quốc phòng Mỹ sử dụng loài chim hòa bình (bồ câu) để làm vật dẫn đường tới mục tiêu cho tên lửa. Chủ trì chương trình này là nhà tâm lý học hành vi (behaviorism) Burrhus Frederic Skinner. Bản chất của dự án mà các nhà khoa học Mỹ đã tiến hành thực hiện trong chiến tranh thế giới thứ hai là ở chỗ: đưa một chú bồ câu đã được huấn luyện vào bên trong quả tên lửa và con bồ câu này có thể điều khiển quả tên lửa hướng tới mục tiêu theo hình ảnh hiện lên trên màn hình. Ở phần đầu quả tên lửa có đặt một thấu kính có thể phản chiếu hình ảnh của mục tiêu lên màn hình - nếu hình ảnh đó thay đổi thì bồ câu sẽ xoay đầu để tay điều khiển tên lửa chuyển động. Dự án "Chim bồ câu" (Project Pigeon) cũng đã bị đình chỉ vào cuối chiến tranh thế giới thứ hai. Năm 1948, Quân chủng Hải quân Mỹ đã khởi động lại dự án này với cái tên mới Orcon (Organic Controlled). Nhưng rốt cuộc dự án đó cũng bị đình chỉ vào năm 1953, sau khi đã xác định được hiệu quả sử dụng các hệ thống điện tử trong dẫn đường tới mục tiêu. Cũng vào đầu những năm 40 của thế kỷ trước, tại Mỹ đã chế tạo được "Bom dơi" (Bat bomb) - loại bom hàng không nhỏ nhất trong lịch sử. "Bom dơi" chỉ cân nặng có 17 gam và được sử dụng để đốt nhà đối phương. Mang chúng đi là việc của những con dơi. Ý tưởng của dự án là: các con dơi được làm lạnh tới 4oC để rơi vào tình trạng ngủ đông rồi sau đó người ta sẽ đính vào chúng quả bom tí hon với bộ phận điều khiển nổ chậm. Sau khi được ném khỏi máy bay, những thùng đựng "bom dơi" sẽ hạ thổ trên những cánh dù và tự mở tung ra. Những con dơi sau khi được không khí bên ngoài sưởi ấm sẽ thoát khỏi tình trạng ngủ đông và bay vào các nóc nhà tìm nơi trú ẩn. Chính ở đó các quả bom nổ chậm đó sẽ phát hỏa với bán kính tung lửa trong khoảng thời gian cháy kéo dài tới 6 phút. Những cuộc thử nghiệm "bom dơi" đầu tiên đã được tiến hành năm 1943 tại sa mạc ở Mexico, nơi xây dựng một cái làng nhỏ. Kết quả thử nghiệm là tất cả những ngôi nhà gỗ đều bị cháy trụi và "bom dơi" được coi là tốt, có thể sử dụng được trong thực tế… Ngay sau đó, loại vũ khí mới đã được quyết định tung vào trận để chống lại nước Nhật Bản quân phiệt. Mục tiêu là các thành phố công nghiệp ở bên vịnh Osaka. 10 máy bay ném bom B-24 Liberator phải ném tới một trăm container với một triệu con dơi. Các container này đều được đính vào các cánh dù đặc biệt, giúp cho chúng hạ thổ một cách từ từ để đủ thời gian cho dơi tỉnh giấc. Dự án "Bom dơi" được bị đình chỉ vào cuối năm 1945 sau khi Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki và nước Nhật đã tuyên bố đầu hàng quân Đồng minh. Cũng ở thời điểm đó, tại Liên Xô đã rất tích cực phát triển chương trình sử dụng chó vào việc tiêu diệt xe tăng địch. Những chú chó được huấn luyện đặc biệt mang theo những quả bom với lượng thuốc nổ lên tới 12 kg phải bò xuống gầm xe tăng, làm chúng nổ tung. Những con chó này được nuôi ăn một cách kham khổ và được dạy cách để chúng chỉ tìm được thức ăn ở dưới gầm xe tăng. Kíp nổ được khởi động bằng một cây gậy đặc biệt dài 20 cm nằm trên lưng con chó theo chiều thẳng đứng. Những chú chó chống tăng đã được đưa vào biên chế năm 1935 và theo những nguồn tin khác nhau, việc huấn luyện những chú chó như vậy đã được tiến hành ở Nga cho tới tận những năm 90 của thế kỷ trước. Trong suốt thời gian đó, việc sử dụng chó chống tăng đã phá hủy khoảng gần 300 xe tăng. Nhìn nhận một cách công bằng, những chú chó chống tăng cũng có những "gót chân Asin". Thứ nhất, việc huấn luyện chó được tiến hành với những xe tăng do công nghiệp quốc phòng Liên Xô cũ sản xuất nên rốt cuộc, chúng đã bị lẫn xe tăng của địch với xe tăng của bạn. Ngoài ra, những con chó chống tăng trong chiến sự đôi khi quá hoảng hồn lại quay trở về căn cứ, gây nên cảnh "gậy ông lại đập lưng ông". Chính vì thế nên việc sử dụng chó chống tăng vào chiến đấu đã được ngừng từ năm 1944… Cũng không nên quên nói về dự án cá heo chống tàu trên biển của Liên Xô. Sau chiến tranh, tại Biển Đen các chuyên gia Xôviết đã từng tiến hành thuần dưỡng những chú cá heo thích ứng với nhiệm vụ khó khăn này. Các chú cá heo cần phải học cách phát hiện và làm nổ tàu ngầm cũng như tàu nổi của đối phương. Việc đào tạo các "chiến sĩ cá heo" chống tàu trên biển được tiến hành cho tới đầu những năm 80 của thế kỷ trước. Trong suốt một thời gian dài, cho tới tận năm 1987, những chú cá heo trong quân ngũ ấy đã tận tình cùng hạm đội Biển Đen thực hiện nhiệm vụ tuần tra sẵn sàng chiến đấu ở cửa biển cạnh thành phố cảng Sevastopol. Có ích, thích hồi sinh Trong giai đoạn hiện nay, nhiều loại động vật đang được sử dụng khá nhiều vào công việc nhà binh. Của đáng tội, lĩnh vực hoạt động của chúng bây giờ khá hẹp. Thí dụ, một số căn cứ của hải quân Mỹ hiện đang được canh giữ bởi các sư tử biển và cá heo mũi chai. Chúng chuyên trách việc phát hiện các quả mìn ngầm dưới nước hay các con tàu của đối phương. Tại Nga, một trong những cường quốc quân sự hàng đầu thế giới, hiện nay chưa triển khai lại một đề án lớn nào trong việc sử dụng động vật vào các mục đích quân sự. Họa hoằn lắm mới có việc dùng chó để tìm những bom mìn của các phần tử khủng bố. Tuy nhiên, mối quan tâm của giới quân sự tới việc sử dụng các "chiến sĩ động vật" đang có dấu hiệu gia tăng, đặc biệt tại Mỹ. Quân chủng hải quân của Mỹ mới đây đã gia tăng đáng kể quy mô huấn luyện sư tử biển và cá heo để tăng cường an ninh tại các căn cứ hải quân. Ngoài ra, tại Mỹ trong tương lai gần quân đội có thể sẽ sử dụng những chú chuột được huấn luyện đặc biệt vào các hoạt động quân sự. Cuối tháng 11/2010 đã có tin rằng, quân đội Mỹ đang quan tâm tới việc sử dụng loài chuột khổng lồ châu Phi có cái tên khoa học là Cricetomys Gambianus để tìm bom mìn và các loại vũ khí nổ tự tạo. Với vai trò này, loài chuột trên đang được sử dụng rộng rãi trong quân đội Tanzania và Mozambique - tại hai quốc gia châu Phi này, chuột được dùng để tìm mìn bộ binh. Huấn luyện chuột làm công việc này là tổ chức APOPO. Hiện nay một nhóm chuyên viên đặc biệt của Phòng nghiên cứu Quân đội Mỹ đang có mặt tại Mozambique để quan sát hoạt động của các "chiến sĩ công binh chuột". Những chuyên gia rà mìn mang tên "Tý" này khiến giới quân sự Mỹ để ý vì nuôi chúng không cần quá nhiều chi phí. Bản thân những con chuột gọi là khổng lồ đó cũng không quá lớn - chỉ vào khoảng trên dưới 3 kg nên mìn sẽ không nổ dưới sức nặng của chúng. Khi phát hiện ra mìn, loài chuột này bắt đầu cào đất đào hố tại ngay nơi mìn được chôn giấu. Điểm yếu duy nhất của chuột Cricetomys Gambianus là mỗi một chú chỉ có thể "ngửi mìn" một cách chi tiết trong một ngày không quá 84 mét vuông. Một điều thú vị là, mối quan tâm như thế tới động vật đang gia tăng, bất chấp quá trình cải thiện không ngừng các công nghệ hiện đại. Thực ra, để tìm kiếm mìn dưới biển có thể sử dụng nhanh hơn và hiệu quả hơn các hệ thống lazer tìm mìn hay các người máy lặn. Tuy nhiên, các chuyên gia quân sự vẫn cho rằng, dùng cá heo hay chó rẻ hơn là thực hiện những chuyến bay tuần tra thường xuyên quanh những khu vực cần phải bảo vệ trên những chiếc trực thăng chất đầy máy móc phức tạp
|
|
|
Post by NhiHa on Mar 12, 2011 6:18:57 GMT 9
Secret X-37B Space Plane Missions Expected.The U.S. Air Force's X-37B Orbital Test Vehicle is shown inside its payload fairing during encapsulation at the Astrotech facility in Titusville, Fla., ahead of a planned April 2010 launch from Cape Canaveral Air Force Station in Florida.  The U.S. Air Force and Boeing anticipate more missions of the X-37B space plane to finish testing the craft's flight characteristics and carry top secret experiments into orbit, but there is no firm timetable for additional launches of the robotic mini-space shuttle, according to military officials. Boeing's Phantom Works division built two X-37 vehicles for the Air Force Rapid Capabilities Office, a unit managed from the Pentagon that develops shadowy and fast-track programs for the military. [Photos: Air Force Launches 2nd Secret X-37B Mission] The second X-37B, also called the Orbital Test Vehicle, launched several hundred miles above Earth Saturday (March 5) on an Atlas 5 rocket from Cape Canaveral, Fla. It will stay into orbit for up to 270 days, according to Air Force officials.  With short wings, V-shaped tail stabilizers and a landing gear, the X-37B space plane launches into orbit inside the nose cone of an Atlas rocket, opens cargo bay doors and unfurls a solar panel for up to nine months of operations, then returns to Earth with a fiery atmospheric re-entry and glides to a precise runway touchdown on autopilot. But almost everything the unmanned space plane does while in orbit is classified. All of the research objectives are also guarded by the military. [Infographic: Inside the X-37B Space Plane] The Air Force's second X-37B space plane soars toward space atop an Atlas 5 rocket after launching from Cape Canaveral Air Force Station in Florida on March 5, 2011. View full size imageSaturday's launch came three months after the first X-37B successfully made an automated landing at Vandenberg Air Force Base, Calif. That vehicle is now being examined by a team of military and industry engineers. Engineers from the Air Force Research Laboratory and NASA are also participating in the post-flight assessment, according to Maj. Tracy Bunko, an Air Force spokesperson at the Pentagon. Officials expect to fly a third OTV mission, but the Air Force has not decided when the flight could launch. The Atlas rocket manifest from Florida is jam-packed through 2012 with critical NASA and military missions, so a launch opportunity may be hard to find in the next two years. The Air Force has said the X-37B could also launch from Vandenberg Air Force Base or fly on a Delta 4 rocket, but officials haven't made formal launch arrangements for future missions. [Spaceflight Now's Launch Photos of the 2nd X-37B Mission] The next OTV mission, if approved, would reuse the space plane that spent nearly eight months in orbit last year. "A third flight is anticipated, but no decision has been made for when OTV 3 will launch," said Lt. Col. Troy Giese, the X-37B program manager from the Air Force Rapid Capabilities Office. "Since OTV 3 would be a re-flight of the first flight vehicle, the refurbishment of that vehicle will play a major part of that decision."  CREDIT: Karl Tate, SPACE.com View full size imageBunko said the OTV team has been focused on launch preparations for the second X-37 flight and did only a quick-look assessment of the first mission before giving the go-ahead fo Saturday's flight. "We do anticipate additional flights in order to meet all of the test objectives, but OTV 1 has not been scheduled for another launch," Bunko told Spaceflight Now. "Because of the short timeframe between the landing of OTV 1 on (Dec. 3) and the launch of OTV 2, the team has been busy getting ready for the second test flight. This included a quick-look assessment of the re-entry and landing performance of OTV 1, shipping OTV 2 to the launch base, and integrating OTV 2 to the Atlas 5." Another flight of the first X-37 vehicle would prove the system's reusability, one of the program's major objectives that has yet to be demonstrated. "We're pleased with what we've seen so far," Bunko said. "Technology assessments are ongoing in areas including re-entry guidance, navigation and control, thermal protection systems and flight actuation systems. Assessments will continue during the refurbishment of OTV 1, which will demonstrate the reusability of the X-37B."
|
|
|
Post by NhiHa on Mar 12, 2011 6:24:31 GMT 9
|
|
|
Post by NhiHa on Mar 12, 2011 6:26:39 GMT 9
|
|
|
Post by NhiHa on Apr 5, 2011 12:38:50 GMT 9
Máy bay pháo hạm, chiến thuật mới của Mỹ tại LibyaMỹ đang tung các máy bay pháo hạm AC-130 và A10 tầm thấp vào Libya thay cho những chiến đấu oanh tac cơ như B2 Spirit tầm cao, thực hiện chiến thuật mới tìm diệt lực lượng thiết giáp ủng hộ đại tá Gadhafi. Quân đội Mỹ đang tạo ấn tượng rằng họ lui về phía sau chiến dịch dội bom xuống Libya bằng cách từ bỏ quyền chỉ huy cuộc không kích bằng máy bay tầm cao và tên lửa hành trình. Thay vào đó là tăng cường các loại máy bay tầm thấp trang bị vũ khí mạnh, nhắm vào mục tiêu là những chiếc xe bọc thép của quân đội Gadhafi. Máy bay pháo hạm AC-130. Ảnh: US AirforceNgu Gia Dai tiết lộ rằng họ đang triển khai tại Libya pháo dai bay hạm AC-130 và máy bay chống tăng A10, những loại từng sử dụng phổ biến tại chiến trường Iraq và Afghanistan. Phó đô đốc Mỹ Bill Gortney xác nhận sự thay đổi chiến thuật này vào cuối tuần trước. Tại các khu vực dân cư có nhiều công trình xây dựng, AC-130 và A10 thích hợp hơn so với các chiến đấu cơ ném bom tầm cao. Giới chức quân sự Mỹ cho rằng dòng máy bay này không gây ra nhiều nguy cơ cho thường dân. Tuy nhiên, lần xung trận tại thành phố Fallujah (Iraq) trước đây từng cho thấy ngược lại điều này. Máy bay pháo hạm AC-130 được hoán chuyển từ phi cơ vận tải Lockheed C-130 Hercules, trang bị các loại pháo 20 li, 40 li và 105 li cùng một số loại vũ khí khác. Trên thế giới có 43 chiếc loại này đang hoạt động và chỉ phục vụ trong lực lượng không quân Mỹ, có trị giá khoảng 200 triệu USD mỗi chiếc. Còn A10 được mệnh danh là “tia sét” có thể thực hiện những vụ tấn công tầm gần, đặc biệt hiệu quả khi tiêu diệt xe tăng và các loại xe bọc thép của đối phương. A10 trang bị nhiều loại đạn pháo và tên lửa, nổi bật là pháo đa nòng cỡ 30 li có thể tạo ra sức hủy diệt bằng cách bắn tới 4.000 viên trong một phút. Những chiếc AC-130 được điều từ một căn cứ ở Italy tới chiến trường Libya theo yêu cầu của tướng Carter Ham, tư lệnh sở chỉ huy châu Phi (Africom) của Mỹ, người nắm quyền chỉ huy trực tiếp chiến dịch không kích trước khi chuyển giao cho NATO. Washington Post nhận định, các máy bay pháo hạm và chống tăng của Mỹ sẽ tiếp tục tham chiến trong những ngày tới, khi liên quân đang cố gây thêm áp lực đối với lực lượng bộ binh của đại tá Gadhafi, nhằm tạo đà cho lực lượng nổi dậy từ miền đông tiến sang miền tây Libya. Máy bay chống tăng A10 của Mỹ. Máy bay chống tăng A10, tương tự loại Mỹ đang triển khai tại Libya. Ảnh: AFTrong khi đó, Anh không có những máy bay tầm thấp như trên nên vẫn triển khai chiến đấu cơ Tornado sử dụng các loại vũ khí dẫn đường gồm tên lửa Brimstone để chống xe bọc thép của Libya. Các máy bay này còn bắn cả tên lửa hành trình Storm Shadow có trị giá hơn một triệu USD mỗi quả vào các hầm chứa đạn ở khu vực Sabha, phía nam Libya. Việc sử dụng máy bay yểm trợ tầm thấp đang ngày càng tạo ra phỏng đoán cho rằng Mỹ chống lưng cho lực lượng chống Gadhafi. Tuy nhiên giới chức quân sự Mỹ vẫn bác tin họ hậu thuẫn phe nổi dậy Libya, mà chỉ thực thi nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Trong giai đoạn đầu chiến dịch mở màn hôm 19/3, chiến thuật của Mỹ và các đồng minh là sử dụng các chiến đấu cơ tầm cao như B2 Spirit, Rafale, Tornado GR4 hay F-18 Super Hornet cùng tên lửa hành trình Tomahawk và Storm Shadow để tiêu diệt hệ thống phòng không của Libya, mở đường cho các máy bay tuần tra lập vùng cấm bay. Nghị quyết của Liên Hợp Quốc cho phép thực hiện "mọi biện pháp cần thiết" để bảo vệ thường dân Libya, với nội dung chính là lập vùng cấm bay để ngăn chặn không quân của lực lượng ủng hộ Gadhafi. Điều này dẫn đến việc Nga cáo buộc hành động liên quân đánh bộ binh Libya đã cấu thành sự can thiệp vào một cuộc nội chiến chứ không phải thực hiện nghị quyết. Đình Nguyễn
|
|
|
Post by NhiHa on Apr 5, 2011 12:45:10 GMT 9
Máy bay Mỹ đầu tiên rơi tại Libya Chiếc F-15E Strike Eagle của Mỹ hôm qua trở thành tổn thất đầu tiên của liên quân trong chiến dịch không kích Libya, khi đâm xuống một cánh đồng ở miền đông nước này và cháy rụi. F-15E Strike Eagle được nhà sản xuất McDonnell Douglas (nay thuộc Boeing) mô tả là “chiến đấu cơ đa nhiệm siêu hạng thế hệ mới”. Chiếc đầu tiên được giao hàng cho quân đội Mỹ tháng 4/1988, được mệnh danh là Strike Eagle (đại bàng tấn công). Đây được coi như xương sống của lực lượng không quân Mỹ với 227 chiếc đang khai thác. Một chiếc F-15E Strike Eagle tham chiến tại Afghanistan năm 2008. Ảnh: AirforceTính năng cơ bản của F-15E là tiêm kích tầm xa tốc độ cao, nhưng nhờ hệ thống tác chiến điện tử tối tân nó có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ chiến đấu như không đối đất hay không đối không trên mọi độ cao, cả ngày lẫn đêm và trong mọi điều kiện thời tiết. Dòng máy bay này nổi tiếng qua hai sự kiện quân sự quy mô lớn của Mỹ là Chiến dịch Bão táp sa mạc trong cuộc chiến vùng Vịnh lần thứ nhất năm 1991 và chiến dịch ném bom của NATO trong cuộc chiến Kosovo năm 1999. Tốc độ tối đa của loại chiến đấu cơ này bằng hai lần tốc độ âm thanh và nó được trang bị hệ thống điện tử cảnh báo mối đe dọa, để phát hiện trước mối nguy hiểm tiềm tàng từ đối phương. F-15E được thiết kế chuyên tấn công các mục tiêu có giá trị cao nằm sâu trong lãnh thổ đối phương, tuần tra chiến đấu và hỗ trợ cho lực lượng bộ binh. Chương trình chế tạo F-15E nhen nhóm từ tháng 3/1981 nhằm thay thế cho dòng máy bay F-111, với ý tưởng tạo ra một kiểu chiến đấu cơ có thể can thiệp sâu trong lãnh thổ đối phương mà không cần máy bay hộ tống hay chiến thuật gây nhiễu radar. Để tăng tầm bay, F-15E gắn thêm hai thùng nhiên liệu áp dưới thân, tạo ra ít lực cản hơn so với loại thùng đeo dưới cánh thông thường. Mỗi chiếc F-15E có hai chỗ ngồi, gồm phi công lái phía trước và phi công vận hành hệ thống vũ khí phía sau. Thiết kế phần ghế sau của loại máy bay này khá đặc biệt, nơi phi công vừa chịu trách nhiệm theo dõi hệ thống tác chiến điện tử, lựa chọn mục tiêu, phụ trách dẫn đường, vừa có thể chuyển sang chế độ lái máy bay khi cần thiết. Dòng máy bay này sử dụng hai động cơ Pratt & Whitney, có chiều dài tổng cộng gần 20 mét, sải cánh 13 mét, cao 5,6 mét và trọng lượng cất cánh cực đại đạt 36 tấn. Tốc độ máy bay cao nhất đạt 2,54 Mach (2.698 km/h), trần bay 18.300 mét và tầm bay tối đa là 3.900 km. Xác chiếc F-15E Strike Eagle của Mỹ rơi xuống miền đông Libya. Ảnh: APF-15E được trang bị khối lượng lớn vũ khí gồm pháo 20 li, các loại tên lửa không đối không và không đối đất, cùng nhiều loại bom phá boongke. Theo tính toán của quân đội Mỹ, dòng phi cơ này có thể khai thác đến ít nhất năm 2035. Kể từ năm 2001, F-15E gần như “độc quyền” trong các chiến dịch hiệp đồng tác chiến giữa lực lượng không quân và bộ binh của Mỹ. Tổn thất gần đây nhất của F-15E Strike Eagle xảy ra tháng 7/2009, khi hai phi công Mỹ thiệt mạng do một chiếc đâm xuống đất do lỗi kỹ thuật. Ngoài Mỹ, không quân một số nước khác cũng được trang bị F-15E với các phiên bản khác nhau như Singapore, Hàn Quốc, Ảrập Xêút và Israel. Đình Nguyễn
|
|
|
Post by NhiHa on Apr 5, 2011 12:50:25 GMT 9
Máy bay đắt nhất thế giới tham chiến LibyaMỹ quyết định tung siêu máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2 Spirit tham gia tấn công các căn cứ quân sự của quân đội chính phủ ông Moammar Gadhafi.Đây là loại máy bay ném bom tàng hình hiện đại bậc nhất thế giới và cũng là chiếc máy bay đắt đỏ nhất thế giới với đơn giá lên đến 2,2 tỷ USD. .jpg) Ảnh: Defensetalk. Đây là loại máy bay ném bom được áp dụng công nghệ tàng hình thế hệ 2, máy bay có khả năng đột nhập mạng lưới phòng không dày đặc của đối phương một cách hiệu quả. .jpg) Ảnh: Wiki. Video máy bay B-2 quần thảo bầu trời. Máy bay có tải trọng vũ khí lên đến 18 tấn, khoang chứa bom có khả năng chứa 80 quả bom nặng 500 pound, 36 quả bom nặng 750 pound, có thể mang các loại bom Mk82, Mk84, bom thông minh JDAM-84, JDAM-102.  Ảnh: Defense.gov Trong tháng 9 năm 2010, không quân Mỹ đã hoàn thành chương trình nâng cấp hệ thống liên lạc EHF Satcom và khả năng tấn công chính xác cho siêu máy bay ném bom này.  Ảnh: Defense.gov B-2 Spirit có khả năng bay liên tục 11.100km mà không cần tiếp nhiên liệu.  Ảnh: Defense.gov. Video máy bay B-2 thả bom.  Buồng lái của chiếc B-2. Ảnh: Airforce Technology.  Ảnh: Defencetalk. Minh Tâm
|
|
|
Post by NhiHa on Apr 5, 2011 12:59:20 GMT 9
Các loại vũ khí liên quân tung vào LibyaHầu hết tinh hoa vũ khí cho một chiến dịch không kích đã được liên quân huy động để đánh đòn phủ đầu Libya, mở đường cho vùng cấm bay tại đây, như tên lửa hành trình Tomahawk và máy bay chiến lược B-2. Chiến dịch không kích nhằm vào quân đội của đại tá Muammar Gadhafi tại Libya mang tên Bình minh Odyssee diễn ra từ đêm 19/3 là cơ hội để Anh, Pháp và Mỹ cùng các đồng minh trình diễn sức mạnh của những loại vũ khí chiến lược, thuộc các binh chủng không quân và hải quân. Tên lửa  Át chủ bài trong lực lượng tên lửa sử dụng trong chiến dịch vẫn là tên lửa hành trình Tomahawk, giống như trong cuộc chiến Iraq và Kosovo trước đây. Đây thường là lựa chọn đầu tiên trong những hành động quân sự như thế này, vì không gây ra rủi ro cho phi công như khi dùng máy bay chiến đấu, trong khi chúng được trang bị hệ thống định vị tối tân nên có độ chính xác cao. Một quả Tomahawk đang được bắn từ tới mục tiêu trên đất Libya đêm 19/3. Ảnh: AFP Đợt đầu, Mỹ và Anh bắn 112 quả Tomahawk vào hơn 20 hệ thống radar, trung tâm liên lạc và tên lửa đất đối không SA-5 của Libya trong đêm 19/3 và rạng ngày 20/3. Chúng được bắn từ 5 chiến hạm Mỹ gồm hai khu trục hạm USS Stout, USS Barry và 3 tàu ngầm USS Providence, USS Scranton, USS Florida và một tàu ngầm lớp Trafalgar của Anh. Sau khi được bắn từ Địa Trung Hải, mất khoảng một tiếng để các quả Tomahawk bay tới mục tiêu trên đất Libya. Loại tên lửa tầm xa nổi tiếng của Mỹ này mang đầu đạn thông thường nặng 450 kg, dù thiết kế ban đầu của nó là mang đầu đạn hạt nhân. Mỗi quả Tomahawk dài 6,25 mét, đường kính 0,52 mét và nặng 1.300 kg. Tên lửa này bay với tốc độ 880 km/h, đạt tầm bay khoảng 1.600 km. Loại thứ hai được sử dụng cũng là hỏa tiễn hành trình mang tên Storm Shadow, trang bị trên những chiến đấu cơ cường kích mặt đất Tornado GR4 của không quân Anh. Loại tên lửa tầm xa không đối đất này được thiết kế chuyên tấn công các mục tiêu đối phương được bảo vệ chặt chẽ. Storm Shadow do tập đoàn MBDA của châu Âu chế tạo chuyên gắn trên máy bay, nặng hơn 1 tấn mỗi quả, dài 5 mét và có thể bắn trúng mục tiêu từ khoảng cách phóng 250 km. Loại hỏa tiễn này được không quân Anh sử dụng lần đầu tiên trong cuộc chiến tranh Irag năm 2003. Storm Shadow được lập trình chi tiết về mục tiêu trước khi phóng đi và sau đó nó sử dụng hệ thống định vị tích hợp để đi chính xác tới mục tiêu đã định. Tên lửa này được thiết kế tấn công mục tiêu cố định là các trung tâm chỉ huy kiên cố, nhờ khả năng xuyên sâu các kết cấu bê tông cốt thép. Máy bay chiến đấu Trong số máy bay liên quân huy động đánh Libya lần này nổi bật có 3 chiếc phi cơ ném bom tàng hình chiến lược B-2 Spirit của Mỹ, mang theo khối lượng lớn bom thông minh. Mỗi chiếc máy bay này có trị giá hơn một tỷ USD và hiện Mỹ chỉ có vẻn vẹn 20 chiếc đang phục vụ trong quân đội. B-2 Spirit do hãng Northrop Grumman chế tạo với khả năng thâm nhập sâu vào khu vực có hệ thống phòng không dày đặc, được thiết kế mang cả vũ khí hạt nhân lẫn thông thường. Máy bay đắt giá nhất của quân đội Mỹ này lần đầu được sử dụng khi ném bom Serbia trong cuộc chiến Kosovo năm 1999 và sau đó xuất hiện trên chiến trường Iraq và Afghanistan. Chiếc máy bay ném bom hạng nặng B-2 thiết kế hình tam giác rất lạ mắt, có khả năng bay liên tục trong nhiều giờ. Cũng như chiến dịch tại Afghanistan, lần này những chiếc B-2 của Mỹ cất cánh từ căn cứ không quân Whiteman ở bang Missouri đi không kích Libya và quay về trong hơn 30 giờ liên tục sau nhiều lần được tiếp dầu trên không.  Một trong ba chiếc "hàng khủng" B-2 Spirit của Mỹ trở về căn cứ sau chuyến bay tới Libya ném bom. Ảnh: AFP Bên cạnh đó là hai dòng máy bay chiến đấu quen thuộc của không quân Mỹ là F-15 và F-16. Hải quân Mỹ cũng sử dụng những chiếc phản lực cơ của họ tham gia chiến dịch như AV-8B Harrier, loại máy bay phản lực có khả năng cất hạ cánh thẳng đứng từ tàu tấn công đổ bộ hạng nặng USS Kearsarge ở Địa Trung Hải. Không quân Pháp sử dụng 8 chiếc phản lực cơ Dassault Rafale và 4 chiếc Mirage 2000 tham gia mở màn chiến dịch đánh Libya, gần khu vực do lực lượng nổi dậy kiểm soát ở Benghazi. Trong số này, Dassault Rafale là máy bay chiến đấu đa nhiệm hai động cơ cất cánh từ tàu sân bay Charles de Gaulle, có thể vừa làm nhiệm vụ phòng không, vừa tấn công cường kích mặt đất lẫn do thám. Trang bị vũ khí trên Dassault Rafale có các loại tên lửa không đối đất phổ biến như Apache và Exocet, cùng tên lửa không đối không và không đối hạm. Loại máy bay này của Pháp còn tích hợp hệ thống điện tử tinh vi mang tên Spectra, có thể phát hiện và theo dõi 8 mục tiêu cùng lúc. Trong khi đó, chiến đấu cơ Mirage 2000 cũng là loại đa nhiệm nhưng trang bị thấp hơn Dassault Rafale. Không quân Anh thì sử dụng những chiếc Typhoon và Tornado gắn tên lửa hành trình Storm Shadow. Các chiến đấu cơ Anh bay tổng cộng 4.800 km từ các căn cứ ở miền đông nước này đi đánh Libya và quay lại. London cho biết đây là điệp vụ không kích có tầm xa nhất đối với không quân hoàng gia Anh kể từ cuộc chiến Falklands với Argentina năm 1982. Chúng được tiếp dầu 4 lần trên không trong suốt đợt không kích Libya mất 8 tiếng bay cả đi lẫn về. Chiến đấu cơ Rafale của Pháp xuất kích đi đánh Libya. Ảnh: AFPĐồng minh Canada đóng góp 6 chiếc CF-18 Hornet tới một căn cứ ở Italy cùng với 140 người. Đây là chiến đấu cơ đa nhiệm hàng đầu của không quân Canada, trang bị hệ thống radar phức tạp có thể theo dõi mục tiêu trong mọi điều kiện thời tiết, cả đêm lẫn ngày và trong khoảng cách xa. Ngoài ra, Italy sử dụng 4 chiếc máy bay chiến đấu Tornado tham gia chiến dịch, bên cạnh việc cho phép máy bay các nước khác tập kết tại những căn cứ không quân của nước mình. Bỉ cũng góp sức bằng những chiếc F-16 cùng 200 phi công và nhân viên kỹ thuật đóng tại một căn cứ ở Hy Lạp. Máy bay hỗ trợ Hải quân Mỹ huy động các máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler và máy bay do thám P-3 và EP-3 phục vụ cho chiến dịch đánh Libya đợt đầu. Đặc biệt không thể thiếu máy bay do thám không người lái Global Hawk của Mỹ, được phái đi để chụp không ảnh hiện trường Libya nhằm đánh giá hiệu quả các đợt tấn công của máy bay và tên lửa. Hai loại máy bay do thám chủ yếu của Anh là Nimrod R1 và Sentinel R1 cũng được tung vào Libya. Máy bay trinh sát Nimrod R1 được phát triển từ phiên bản máy bay tuần tra trên biển, trang bị hệ thống theo dõi để trinh sát và thu thập thông tin tình báo điện tử. Nimrod R1 có khả năng bay với tốc độ thấp trong một thời gian dài, giúp nó có thể "neo đậu" trên một khu vực nhất định để do thám. Có chức năng tương tự "cỗ máy tình báo" Nimrod R1 là Sentinel R1, từng được sử dụng trong các chiến dịch tình báo tại Afghanistan. Máy bay do thám này được hoán chuyển từ loại máy bay vận tải Bombardier Global Express, được trang bị radar và hệ thống theo dõi có thể lần theo vị trí và xác định mục tiêu lực lượng đối phương trên mặt đất. Ngoài ra, Pháp cũng điều một số máy bay do thám Awacs tham gia. Trong số các máy bay làm nhiệm vụ hỗ trợ cho chiến dịch của liên quân, không thể thiếu những chiếc tiếp dầu trên không Boeing 707. Tàu chiến Mỹ có 11 tàu hải quân tại Địa Trung Hải phục vụ cho chiến dịch tấn công Libya, gồm 3 chiếc tàu ngầm (USS Providence, USS Scranton và USS Florida), 2 tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường (USS Barry và USS Stout), 2 tàu tấn công đổ bộ (USS Kearsarge và USS Ponce) và tàu chỉ huy USS Mount Whitney.  Tàu ngầm USS Florida gắn tên lửa Tomahawk của Mỹ. Ảnh: AFP Bên cạnh đó là 14 chiếc tàu của liên quân, gồm hai tàu khu trục của Anh là HMS Westminster và HMS Cumberland và mootj tàu ngầm lớp Trafalgar mang tên lửa hành trình Tomahawk đậu ngoài khơi Libya. Còn Pháp đưa tàu sân bay Charles de Gaulle cùng hàng chục máy bay chiến đấu Dassault Rafale trên đó tham gia chiến dịch. Đình Nguyễn
|
|
|
Post by NhiHa on Apr 5, 2011 14:31:09 GMT 9
Những phi cơ Anh sẽ đưa vào chiến dịch Libya Quân đội Anh đang huy động các loại máy bay hiện đại nhất của mình như Typhoon và Tornado, chuẩn bị cho chiến dịch đảm bảo lệnh cấm bay trên toàn không phận Libya.Cùng với Pháp và Mỹ, Anh là nước ráo riết nhất trong việc kêu gọi lập vùng cấm bay tại Libya, nhằm ngăn chặn quân của đại tá Gadhafi tấn công người chống đối. Kế hoạch này đã được Liên Hợp Quốc ủng hộ, cho phép bắn hạ tất cả các máy bay của quân đội Libya vi phạm. Video: Vùng cấm bay được áp đặt như thế nào? Để thực hiện quyết định trên, các nước tham gia sẽ phải huy động lực lượng không quân để đảm bảo vùng cấm bay có hiệu lực. Dưới đây là những loại chiến đấu cơ và máy bay do thám mà BBC nhận định quân đội Anh sẽ sử dụng để cùng Pháp và Mỹ áp đặt vùng cấm bay tại quốc gia Bắc Phi này.  Máy bay chiến đấu Typhoon. Ảnh: BBC Máy bay chiến đấu Typhoon của không quân hoàng gia Anh, hay còn gọi là Eurofighter, có tốc độ nhanh vượt trội có thể được sử dụng với mục đích chiến đấu không đối không nếu không quân Libya cố tình "xé rào" lệnh cấm bay. Typhoons được chế tạo theo tiêu chuẩn do không quân Anh, Tây Ban Nha, Đức và Italy đặt ra, nhằm thay thế cho những chiếc Tornado. Loại phản lực cơ này trang bị công nghệ tàng hình và hệ thống vũ khí phong phú, từ các loại tên lửa không đối không tầm ngắn và tầm trung đến nhiều loại vũ khí oanh tạc mục tiêu mặt đất. Chiến đấu cơ Typhoon được không quân Anh đưa vào sử dụng từ năm 2003, với căn cứ chính đặt tại Coningsby thuộc hạt Lincolnshire và Leuchars tại Scotland. Kể từ tháng 9/2009, loại máy bay một chỗ ngồi này cũng bắt đầu hoạt động từ quần đảo Falkland ở Nam Mỹ. Tornado GR4  Máy bay Tornado GR5. Ảnh: AP Đây là một trong những trụ cột của lực lượng không quân Anh kể từ khi được đưa vào sử dụng năm 1980. Trước đây Tornado từng được huy động phục vụ chiến dịch áp đặt vùng cấm bay tại Iraq. Tính năng chính của Tornado là oanh kích mặt đất hay tấn công tiêm kích máy bay đối phương. Đây có thể là vũ khí đóng vai trò chính trong màn đánh phủ đầu để tiêu diệt hệ thống tên lửa đất đối không của Libya. Những loại vũ khí trang bị như tên lửa hành trình Storm Shadow khiến Tornado có thể đánh trúng mục tiêu từ khoảng cách xa đáng kể. Bộ Quốc phòng Anh mô tả đây là loại tên lửa được thiết kế "thâm nhập sâu, bắn tầm xa và độ chính xác cao" trong việc tấn công sở chỉ huy và các hầm điều khiển của đối phương. Ngoài ra, loại máy bay này còn được gắn tên lửa Brimstone, một loại vũ khí xuyên giáp hiệu quả, đồng thời có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết hoặc làm nhiệm vụ trinh sát cả ngày lẫn đêm. So với Typhoon có một chỗ ngồi và tốc độ 2 Mach, Torado có hai chỗ ngồi và tốc độ 1.3 Mach.  Máy bay do thám Nimrod. Ảnh: AFP Máy bay trinh sát Nimrod R1 được phát triển từ phiên bản máy bay tuần tra trên biển được dự đoán sẽ tham gia chiến dịch do thám khi áp đặt lệnh cấm bay tại Libya. Hệ thống theo dõi trên máy bay được sử dụng để trinh sát và thu thập thông tin tình báo điện tử. Nimrod R1 có khả năng bay với tốc độ thấp trong một thời gian dài, giúp nó có thể "neo đậu" trên một khu vực nhất định để do thám. Hoạt động này được kéo dài liên tục hơn nhờ khả năng tiếp nhận dầu trên không. Mỗi "cỗ máy tình báo" Nimrod R1 có phi hành đoàn 29 người.  Máy bay do thám Sentinel R1. Ảnh: Crown Có chức năng tương tự Nimrod R1 là Sentinel R1, từng được sử dụng trong các chiến dịch tình báo tại Afghanistan và cũng được dự đoán sẽ được huy động cho hoạt động ở Libya. Sentimel R1 là một phần của hệ thống do thám Sentinel bao gồm các bộ phận hỗ trợ trên không và trên mặt đất. Máy bay do thám này được hoán chuyển từ loại máy bay vận tải Bombardier Global Express, được trang bị radar và hệ thống theo dõi có thể lần theo vị trí và xác định mục tiêu lực lượng đối phương trên mặt đất. Quân đội Anh có kế hoạch giải thể những chiếc Sentinel R1, loại máy bay có phi hành đoàn 5 người, sau khi rút quân từ Afghanistan về nước. Đình Nguyễn
|
|
|
Post by NhiHa on Apr 18, 2011 9:03:53 GMT 9
10 xe thiết giáp bộ binh 'đáng gờm'Xe tăng luôn có nhiệm vụ tiêu diệt đối phương từ xa, còn các loại xe thiết giáp bộ binh lại có chức năng vận chuyển binh lính tới trung tâm chiến trường để từ đó giành thắng lợi cuối cùng.Các loại xe chiến đấu bộ binh hàng đầu có thể kể tới 10 cái tên như sau: - M-113 Sau Chiến tranh Thế giới thứ II, Mỹ nhận thấy cần phải thiết kế một loại xe thiết giáp chở quân có khả năng cơ động nhanh trong mọi địa hình dành cho bộ binh và xe xích chính là sự lựa chọn lí tưởng. Xuất phát từ nhu cầu trên, M-113 đã bắt đầu được sản xuất ngay từ đầu những năm 1960.  M-113 có thể chở tới 10 lính. Với khả năng chở 10 lính (không kể tổ lái), di chuyển với tốc độ 40 dặm/giờ (64,37km/h) trên mọi địa hình với cự ly tối đa lên đến 300 dặm (482,8km), M-113 lập tức khẳng định được tính ưu việt của mình. Kể từ khi ra đời đến nay, trên 80.000 chiếc M-113 được sản xuất, và xuất khẩu cho gần 50 quốc gia trên thế giới. Ngoài chức năng chính là vận chuyển quân, M-113 còn có có thể được trang bị hỏa lực hoặc sử dụng vào các mục đích khác như: súng cối, xe chỉ huy chiến trường, súng phòng không và súng phun lửa. Hiện nay, M-113 vẫn phát huy hiệu quả cao và hứa hẹn trở thành một trong những loại xe thiết giáp được sử dụng rộng rãi nhất trong tất cả các loại xe đã được sản xuất. - M-2 Bradley Nhằm khắc phục những nhược điểm của các loại xe thiết giáp chở quân nói chung chỉ có lớp giáp mỏng và hoả lực hạn chế, cuối thập niên 60 thế kỷ trước người ta đã nghĩ tới việc thiết kế thêm cho các loại xe này hoả lực chiến đấu. Không chỉ đơn thuần là vận chuyển binh lính ra chiến trường và để mặc họ chiến đấu, thế hệ xe cải tiến này còn cho phép bộ binh có thể sử dụng hoả lực trên xe để tấn công và làm lá chắn cho bộ binh trong khi giao chiến.  M-2 Bradley được trang bị hỏa lực mạnh. Bắt nguồn từ thiết kế của Liên Xô và Đức, chiếc M-2 Bradley được chính thức sản xuất vào năm 1981. Do được thiết kế thêm một lớp giáp mỏng bên ngoài lớp vỏ nhôm, Bradley có khả năng bảo vệ binh lính trong xe tốt hơn so với chiếc M-113. Ngoài ra, nó còn được trang bị hoả lực mạnh hơn với một pháo cỡ nòng 25 mm, tốc độ bắn 200 phát/phút; một súng máy cỡ nòng 7,62mm đặt bên phải pháo 20mm. Ngoài ra, xe còn được trang bị thêm hai ống phóng tên lửa chống tăng TOW2B với cơ số là 7 quả trên xe, có khả năng tiêu diệt chính xác các xe tăng của đối phương từ cự ly 3750m. Trong chiến dịch Bão Táp Sa Mạc, loại hoả lực mạnh này thậm chí còn tiêu diệt xe thiết giáp của quân đội Iraq hiệu quả hơn so với pháo 120 mm của xe tăng Abrams. Với khả năng trên, M-2 Bradley đã và đang trở thành một loại xe thiết giáp lợi hại của bộ binh Mỹ. - MCV-80 Warrior Cũng giống như Bradley của Mỹ, xe thiết giáp MCV-80 Warrior của Anh phản ánh sự thay đổi trong tư duy chế tạo xe thiết giáp sau khi Liên Xô cho ra đời chiếc BMP-1. Kể từ đây, xe thiết giáp đã trở thành xe chiến đấu bộ binh, có khả năng hỗ trợ hoả lực và tiêu diệt phương tiện của đối phương. Ví dụ cho thấy khả năng chịu đựng của chiếc thiết giáp này đó là trong cuộc chiến tranh Iraq, một người lính đã giải thoát được các đồng đội bị thương của mình ra khỏi chiến trường bằng chiếc MCV-80 Warrior trong hoàn cảnh bị hoả lực đối phương tấn công dữ dội.  MCV-80 Warrior có khả năng hỗ trợ hỏa lực. Trong tác chiến độc lập, một chiếc MCV-80 Warrior có thể mang đầy đủ vũ khí trang bị thiết yếu dùng trong 48 giờ, hành trình một quãng đường 410 dặm (659,83km), vận tốc tối đa 47 dặm/giờ (75,64km/h) và một súng máy cỡ nòng 7,62 mm. Tất cả các lực lượng dù chiến đấu cùng hay là đối phương của MCV-80 Warrior đều phải ngả mũ thán phục trước khả năng của nó. Hiện nay MCV-80 đang là mẫu chuẩn xe thiết giáp của lực lượng vũ trang Anh. - Stryker Stryker là loại xe thiết giáp thế hệ mới đầu tiên kể từ khi M2/M3 - Bradley được đưa vào biên chế trong quân đội Mỹ trong thập kỷ 1980. Lữ đoàn thiết giáp Stryker số 5 thuộc Sư đoàn bộ binh số 2 của Mỹ đã trở thành đơn vị đầu tiên triển khai tại chiến trường Afganistan và sau đó Lữ đoàn số 3 thuộc Sư đoàn bộ binh số 2 của Mỹ đã triển khai tại chiến trường Iraq vào năm 2003. Stryker được chế tạo thành nhiều phiên bản khác nhau. Tuy nhiên, về khung sườn xe chỉ có hai loại chính: loại thứ nhất dùng để sản xuất xe chở quân và loại thứ hai được thiết kế với khung sườn hạng nặng, cho phép trang bị pháo cỡ nòng 105mm. Với tốc độ chạy tối đa đạt 62 dặm/giờ (99,78km/h) và khả năng vận chuyển 9 lính (chưa bao gồm tổ lái 2 người), chiếc thiết giáp mọi địa hình này không chỉ cho phép cơ động quân nhanh mà còn cung cấp hoả lực mạnh trước đối phương trong chiến trường liên tục thay đổi.  Stryker linh động hơn với trọng tải nhẹ. Vì có thể được vận chuyển bằng máy bay vận tải C-130 Hercules, nên Stryker có thể nhanh chóng tiếp cận tới chiến trường hơn xe tăng hạng nặng Abrams vốn đã bị chỉ trích bởi trọng lượng quá nặng khiến chúng không thể tác chiến trong địa hình xấu. Stryker đã tham chiến tại các chiến trường Iraq và Afghanistan, và hiện nay đơn đặt hàng cho loại thiết giáp này đã lên tới 2.400 chiếc.
|
|
|
Post by NhiHa on Apr 18, 2011 9:06:48 GMT 9
- Sd.Kfz. 251 Khi bắt đầu phát triển học thuyết chiến tranh chớp nhoáng, quân đội phát xít Đức hiểu rằng bộ binh và pháo binh của mình sẽ cần phải có một phương tiện di chuyển mọi địa hình mới để có thể tác chiến cùng với xe tăng của sư đoàn thiết giáp. Kết quả của quá trình phát triển đã cho ra đời một trong những loại thiết giáp chiến đấu quan trọng nhất thời bấy giờ của quân đội Đức, đó là chiếc thiết giáp kết hợp giữa hệ thống xích và bánh tròn- Sd.Kfz. 251.  Sd.Kfz.251 có hệ thống xích vượt trội. Ngay trong lần đầu được sử dụng tại chiến trường Phần Lan vào năm 1938, Sd.Kfz. 251 đã chứng tỏ giá trị của mình là phương tiện chiến đấu lý tưởng phối hợp cùng với lực lượng thiết giáp cơ động nhanh của Phát xít Đức. Tuy lúc đầu chỉ được sử dụng cho các nhiệm vụ chuyển quân hay kéo pháo, nhưng Sd.Kfz. 251 nhanh chóng được đưa vào nhiều tác chiến khác như: chống tăng, phòng không, cấp cứu, chỉ huy và thậm chí nó còn được cải tạo thành cả bệ phóng cối. Dù các bánh trước của xe không khoẻ khiến nó không di chuyển nhanh bằng các xe cùng loại của Mỹ, nhưng hệ thống xích tân tiến độc đáo lại cho phép nó có khả năng cơ động trên mọi địa hình một cách vượt trội. Sd.Kfz. 251 đã nhanh chóng thuyết phục được giới quân sự và được sử dụng trong tất cả các chiến trường lớn của lục quân phát xít Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ II. - BMP-1 Sau khi xe thiết giáp vận chuyển quân chứng tỏ được giá trị tác chiến trong Chiến tranh Thế giới thứ II, lực lượng lục quân của các nước trên thế giới đã đưa vào biên chế các loại xe xích và bánh tròn. Hồng Quân Liên Xô tiên phong có ý tưởng phát triển theo xu hướng đưa bộ binh vào chiến đấu trong xe mà vẫn giữ nguyên khả năng bảo vệ của lớp thiết giáp bên ngoài xe.  BMP-1 có các lỗ bắn và khe nhìn chiến đấu từ bên trong. Lần đầu tiên phương Tây được chứng kiến loại xe này đó là trong lễ duyệt binh của Liên Xô tại quảng trường Đỏ vào năm 1967. Chiếc BMP-1 (Bronevaya Maschina Piekhota) có thiết kế các lỗ bắn và khe nhìn, cho phép bộ binh có thể tấn công từ trong xe. Điểm khác biệt của BMP-1 đó là tháp pháo tự nạp đạn 73 mm, sử dụng đạn pháo hoạt động theo chế độ nhiệt ổn định. BMP-1 cũng có khả năng lội nước bằng hệ thống xích. Mặc dù BMP-1 được coi là đột phá trong các loại xe thiết giáp nhưng nó cũng vẫn tồn tại một số nhược điểm. Lớp giáp mỏng và bề ngang nhỏ của xe khiến tổ lái và binh lính luôn cảm thấy chật chội. - Universal Bren Gun Carrier Universal Carrier do Anh chế tạo thường được gọi là Bren Carrier, là chiếc thiết giáp chiến đấu được dùng phổ biến nhất trong Chiến tranh Thế giới lần thứ II. Ngoài việc chở được 14 lính, Bren Carrier còn được thiết kế thêm các tính năng với từng phiên bản khác nhau như: súng máy, súng phun lửa, bệ súng cối, xe chở quân, xe tẩy rửa hoá học, và xe kéo pháo. Bên cạnh đó, nó còn có thể được chuyên chở bằng máy bay hạng nhẹ hoặc cẩu bằng trực thăng, giúp nâng cao khả năng cơ động.  Bren Carrier được dùng phổ biến trong Đại chiến Thế giới II. Bren Carrier đã từng tham gia vào mọi chiến trường trong Chiến tranh Thế giới thứ II, từ châu Âu cho tới các chiến trường trong rừng già ở Viễn Đông. Quân đội phát xít Đức đã bắt được rất nhiều xe này và cải tiến chúng thành xe thành xe chống tăng Panzerjaeger Bren bằng cách trang bị thêm một khẩu pháo 37 mm. Trên thực tế, Bren Carrier là loại xe chở quân duy nhất mà tất cả các nước tham chiến trong Chiến tranh Thế giới thứ II đều sử dụng. Với khả năng không thua kém bất cứ một loại xe thiết giáp nào và được sản xuất tới hơn 200.000 chiếc, Bren Carrier xứng đáng được tôn vinh là thiết giáp thời Đại chiến Thế giới thứ II. - M-3 Halftrack Năm 1938, Lục quân Mỹ bắt tay vào nghiên cứu loại thiết giáp kết hợp giữa hệ thống xích và bánh tròn bắt nguồn từ mẫu thiết kế của Pháp có từ năm 1931, và đến năm 1941, bản thiết kế cơ bản của chiếc M-3 đã chính thức được đi vào sản xuất. M-3 được trang bị phổ biến trong Lục quân Mỹ và trở thành một bộ phận thiết yếu của các lữ đoàn thiết giáp khi mỗi lữ đoàn này có tới một tiểu đoàn gồm 62 chiếc M-3.  M-3 Cho tới thời điểm cuối Chiến tranh Thế giới thứ II, có hơn 40.000 chiếc M-3 được sản xuất với rất nhiều phiên bản khác nhau như: xe chở quân, xe kéo pháo, xe thông tin. M-3 được thiết kế bánh lái nằm ở trục trước, giúp nó có thể cơ động dễ dàng hơn so với chiếc cùng loại Sd.Kfz. 251 của Đức. Tuy nhiên, nó lại không thể hành quân trong mọi địa hình và khả năng chở quân cũng hạn chế. M-3 được sử dụng rộng rãi trong Đại chiến Thế giới thứ II và vẫn tiếp tục được coi trọng nhiều năm sau đó. Mặc dù đã ngừng sản xuất vào năm 1945, thế nhưng M-3 vẫn được quân đội Israel sử dụng phối hợp với không quân của nước này cho tới những năm 1980. - LVT MK-4 (xe đổ bộ quân) Với khả năng lội nước, LVT MK-4 là xương sống của tất cả các lực lượng đổ bộ hải quân trong suốt thời gian dài của cuộc Chiến tranh Thái Bình Dương đẫm máu. Lần đầu xuất hiện vào năm 1944, chiếc LVT MK-4 mới được thiết kế một cửa hậu. Điều này cho phép bụng xe có thể chứa được hẳn một chiếc xe Jeep hoặc một khẩu pháo. Chính việc cách tân thiết kế cửa nằm ở phía sau xe đã giúp các lính thuỷ đánh bộ không phải trèo lên nóc xe trước khi ra ngoài như các xe cùng loại trước kia, từ đó mà họ tránh được nguy hiểm.  LVT MK-4 Với việc được trang bị một khẩu pháo 75 mm, LVT MK-4 có thể bắn hoả lực dày đặc để bảo vệ 30 lính trong xe. Thêm vào đó, nó còn có thể tiếp tục chạy ngay sau khi lên bờ. Thay vì bằng chân vịt, LVT MK-4 di chuyển bằng một hệ thống xích, và điều đó khiến nó thực sự trở thành một pháo đài cho dù có đang di chuyển trên nước, cát, đầm lầy, đường nhựa hay trên đồng cỏ. LVT MK-4 còn được quân đội Anh dùng cho các hoạt động vượt sông, đặc biệt là sông Rhine, trong suốt chiến tranh tại châu Âu. Ngưỡng mộ trước loại thiết giáp đổ bộ này, phó Đô đốc hải quân Edward L. Cochrane đã từng viết: “Không gì có thể phủ nhận rằng các chiến thắng oanh liệt của chúng tôi tại các chiến trường Tarawa, Kwajalein, Saipan, Tinian, Guam, Palau và Iwo Jima sẽ khó có thể đạt được nếu như không có LVT”. 10. Humvee Nhằm thay thế những chiếc xe jeep vốn đang được yêu mến và sử dụng rộng rãi, người ta cần phải cho ra đời một mẫu xe với tính năng hoàn toàn khác biệt. Đó chính là chiếc Humvee-xe chạy bằng lốp đa chức năng và có tốc độ cao. Humvee lần đầu xuất hiện vào năm 1980 và ngay lập tức nhà sản xuất chiếc xe này, AM General, đã nhận được đơn đặt hàng lên tới gần 60.000 chiếc. Ngày nay, số lượng Humvee được sản xuất đã lên đến 160.000 và xuất khẩu cho 36 quốc gia trên thế giới.  Humvee Đặc biệt là 12 phiên bản khác nhau của Humvee đều có gầm thấp và kết cấu khoẻ, khiến nó trở thành một phương tiện di chuyển hết sức đáng tin cậy. Loại xe này nhanh chóng trở nên phổ biến nhờ tính đa chức năng như: Thiết giáp chở quân, thực hiện các chiến dịch đặc biệt, bệ phóng tên lửa, bệ kê khi bắn tiểu liên. Humvee còn được đánh giá cao bởi ngoài tổ lái, Humvee có thể chở thêm 8 lính, có tốc độ tối đa đạt hơn 65 dặm/giờ (104,61km/h), và được trang bị một súng máy 12,7mm. Humvee có thể di chuyển trên mọi địa hình, điều này đã được kiểm chứng trong các cuộc chiến tranh của Mỹ tại Somalia, Iraq và Afghanistan. Mặc dù bị chê là có lớp thiết giáp mỏng, nhưng những ưu điểm vượt trội của loại xe này vẫn giúp nó được sử dụng trong các nhiệm vụ cần phải có thiết giáp hoả lực mạnh. Hải Anh
|
|
|
Post by NhiHa on Apr 18, 2011 9:12:55 GMT 9
Quả bom nhỏ gây kinh ngạc giới kỹ thuật quân sựCông ty Raytheon, Mỹ vừa mới công bố kết quả thử nghiệm thành công vũ khí chiến thuật thế hệ mới, một loại bom có điều khiển thế hệ mới cho các máy bay không người lái.
Phát triển vũ khí mới tạo bước đột phá quan trọng trong lĩnh vực công nghệ tác chiến phi tiếp xúc của quân đội Mỹ.
Loại vũ khí chiến thuật gây sửng sốt cho giới kỹ thuật quân sự thế giới chính là một quả bom hạng nhỏ với trọng lượng chỉ 13 pound (4,85 kg) và có chiều dài 2 feet (0,61 m). Đây là loại bom nhỏ nhất của Raytheon nhưng lại có khả năng điều khiển để tiến công vào các mục tiêu từ xa.
 Chiếc UAV Cobra trong cuộc thử nghiệm. Theo công ty Raytheon, loại bom này được tích hợp với các thiết bị điều khiển và dẫn hướng hai chế độ khá hiện đại gồm: Đầu dò laser bán chủ động và hệ thống dẫn hướng quán tính (INS) kết hợp định vị toàn cầu (GPS). Do đó, tạo khả năng điều khiển bom tấn công chính xác vào cả các mục tiêu cố định và di động trong mọi điều kiện thời tiết. Ông Bob Francois, phó giám đốc công ty Raytheon, phụ trách bộ phận Các hệ thống không người lái và tên lửa tiên tiến cho biết: “Căn cứ theo các hoạt động tác chiến hiện nay, nhu cầu sử dụng trang bị cho các máy bay không người lái chủ yếu vẫn là các loại vũ khí chính xác, có kích thước nhỏ và nhẹ. Loại vũ khí chiến thuật loại nhỏ là một phần trong danh mục ưu tiên phát triển cho các máy bay chiến đấu của quân đội”. Trong cuộc thử nghiệm mới đây tại thao trường Yuma Proving Grounds của công ty Raytheon, quả bom được thả ra từ chiếc máy bay không người lái Cobra, sau đó được điều khiển đánh trúng mục tiêu, cả 2 lần thử nghiệm đều giành được kết quả mỹ mãn.
|
|
|
Post by NhiHa on Apr 18, 2011 9:19:58 GMT 9
Mỹ tiếp nhận 5 'lực sĩ bay' C-5M Super GalaxyCập nhật lúc :6:00 AM, 15/04/2011 Suu TamTập đoàn Lockheed Martin đã giao lô hàng máy bay vận tải quân sự hạng nặng C-5M Super Galaxy thứ 2 cho không quân Mỹ. Có 5 chiếc C-5M Super Galaxy được giao cho không quân Mỹ lần này. Các máy bay sẽ được sơn lớp sơn mới trước khi được biên chế. Thiếu tướng James T. Rubeor chỉ huy quân đoàn không quân dự bị số 22 cho biết: “Còn sớm để nói đến thành tích của C-5M trong thời gian ngắn, tuy nhiên đây là một sự đầu tư lớn cho không quân. Chúng ta đang tiến tới một cấp độ mới trong chiến lược không vận hiện tại là tương lai” Theo hợp đồng giữa Lockheed Martin và Không quân Mỹ, sẽ có tổng cộng 52 chiếc C-5 được hiện đại hóa và nâng cấp lên chuẩn C-5M Super Galaxy.  C-5M Super Galaxy là máy bay vận tải quân sự lớn nhất thế giới. Chương trình hiện đại hóa sẽ có hơn 70 thay đổi, trong đó, quan trọng nhất là việc lắp đặt động cơ mới F138-GE-100, là biến thể dùng cho quân sự của động cơ CF6 CF6-80C2, sản phẩm của hãng General Electric. F138-GE-100 có lực đẩy 213kN, được giới thiệu là hoạt động êm và tiết kiêm được 10% lượng nhiên liệu so với động cơ cũ. Theo thiết kế, C-5M Super Galaxy sẽ được trang bị 4 động cơ loại này. Sau khi nâng cấp, C-5M Super Galaxy sẽ có tốc độ nhanh hơn C-5 58%, tầm hoạt động tăng 38%. Khả năng chuyên chở hàng hóa của máy bay cũng được tăng lên rõ rệt đáp ứng các yêu cầu vận chuyển hàng hóa đường dài. Trong gói nâng cấp, C-5M Super Galaxy còn được lắp đặt buồng lái mới có các thiết bị điện tử kỹ thuật số, hệ thống kiểm soát bay hoạt động trong mọi thời tiết, hệ thống lái tự động và một hệ thống truyền thông mới. C-5M Super Galaxy chỉ phục vụ cho các hoạt động vận chuyển hàng hóa quân sự, được thiết kế làm cầu hàng không chiến lược cho quân đội Mỹ. Giới quân sự Mỹ giới thiệu, C-5M Super Galaxy là máy bay vận tải quân sự lớn nhất thế giới hiện nay. Có thể, họ xếp An-124, và An-225 của Nga vào hàng các máy bay vận tải hạng nặng dùng cho dân sự. Trên thực tế, C-5M Super Galaxy có kích thước và tải trọng hàng hóa tương đương với An-124 của Nga. Dưới đây là một số hình ảnh về các bộ phận quan trọng trong chiếc C-5M Super Galaxy: Động cơ F138-GE-100 mới hoạt động êm và tiết kiệm nhiên liệu hơn. Buồng lái của C-5M Super Galaxy được trang bị các hệ thống điện tử hiện đại. C-5M Super Galaxy là loại máy bay chuyên vận chuyển các hàng hóa quá khổ, quá tải cho quân đội Mỹ. Khả năng chuyên chở của C-5M Super Galaxy không hề thua kém An-124 của Nga. (>> xem thêm) Thông số cơ bản của máy bay C-5M Super Galaxy: Dài 75,31 mét, sải cánh 67,89 mét, chiều cao 19,84 mét, khối lượng rỗng 172 tấn, tải trọng hàng hóa tối đa 122 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 381 tấn. Tốc độ tối đa 932km/h, tốc độ hành trình 919km/h, tầm bay 4400km với gần tối đa tải trọng hàng hóa, trần bay 10,6km.
|
|
|
Post by NhiHa on Apr 18, 2011 9:24:19 GMT 9
So sánh siêu tăng T-90 và Leopard-2ACập nhật lúc :6:00 AM, 14/04/2011 Quân đội hiện đại không thể không có các phương tiện chiến đấu và vũ khí hiện đại, trong đó phải kể đến các loại tăng, thiết giáp hạng nặng. Mặc dù, hiện nay các chuyên gia dự đoán rằng, trong tương lai gần xe tăng sẽ biến mất khỏi chiến trường nhưng xét một cách toàn diện, đôi lúc nó vẫn đóng vai trò quyết định trong các cuộc chiến. Thời gian gần đây, trên các phương tiện truyền thông đại chúng quốc tế chúng ta có thể gặp nhiều bài viết bình luận về khả năng của xe tăng T-90 của Nga và Leopard-2A của Đức. Nhiều người tỏ ra chê bai T-90. Họ cho rằng, về hình dạng bên ngoài T-90 không đáp ứng các yêu cầu của xe chiến đấu hiện đại. Theo quan điểm này, Leopard-2A hiện nay là cỗ xe tăng tốt nhất trên thế giới, không có loại nào sánh được. Tuy nhiên, cũng có nhiều người lại ủng hộ “con cưng” của lực lượng tăng thiết giáp của Nga. Vậy, T-90 hay Leopard-2A mới là “nhà vô địch”? Khả năng bảo vệ  Xe tăng T-90 của Nga Hình dạng thân xe và các thành phần của T-90 so với T-72 thực tế không có nhiều thay đổi, nhưng khả năng bảo vệ cao hơn nhiều so với thế hệ trước, nhờ vật liệu chế tạo vỏ xe được cải thiện. T-90 có vỏ giáp chống đạn khá khác biệt. Vật liệu chủ yếu để chế tạo thân xe tăng là thép chất lượng cao. Để bảo vệ mặt trước của tháp và thân, nhà sản xuất còn sử dụng giáp phức hợp nhiều lớp. Các dữ liệu chính xác về vỏ thiết giáp của xe hiện nay chưa được tiết lộ. Tuy nhiên, trong các cuộc thử nghiệm, vỏ thép của xe có thể chống lại các loại đạn xuyên. Ngoài vỏ thép truyền thống và khả năng bảo vệ động lực học. Đặc biệt, xe được trang bị hệ thống bảo vệ chủ động - tổ hợp chế áp quang - điện tử hiện đại “Shtora-1”. Nhiệm vụ chính của tổ hợp này là bảo vệ xe tăng trước các đòn tấn công bằng tên lửa chống tăng có điều khiển.  Leopard-2A của Đức So với T-90, khả năng bảo vệ của Leopard-2A ở mức thấp hơn. Trước hết, điều này liên quan đến yêu cầu của giới chức quân đội Đức trong kế hoạch bảo đảm tổng trọng lượng của xe chỉ ở mức 50 tấn. Khả năng bảo vệ của Leopard-2A chủ yếu nhờ việc bao bọc bởi vỏ thép nhiều lớp. Ngoài ra, xe tăng được trang bị lựu đạn khói có màu đặc biệt. Nhận thức điểm yếu của xe tăng thường ở trên nóc xe và tháp pháo nên nhà sản xuất đã tăng độ dày vỏ thép ở phía trước. Một trong những ưu điểm dễ nhận thấy của Leopard-2A là khả năng bảo vệ kíp lái ngay cả khi vỏ giáp bị phá huỷ. Đó là do nhà sản xuất bố trí khoang chứa đạn và nhiên liệu độc lập với kíp lái. Cụ thể, thùng nhiên liệu được bố trí ở phía trước bộ phận bảo vệ trên bánh. Điều này giảm xác suất thương vong cho lái xe khi bị hoả lực địch tấn công. Ngoài ra, thân xe còn được bảo vệ bổ sung bởi các tấm cao su được tăng độ cứng bằng các tấm thép. Hỏa lực tấn công Vũ khí chính của T-90 là pháo nòng trơn 2A46M 125mm, cùng súng máy đồng trục, được ổn định bởi hệ thống 2E42-4 “Jasmine”. Pháo được trang bị bộ nạp tự động, có khả năng bắn các tên lửa có điều khiển, dẫn hướng bằng laser. Tầm bắn tối đa bằng đạn xuyên là 4.000m, tên lửa có điều khiển là 5.000m. Việc dẫn hướng tên lửa được thực hiện bằng laser ở chế độ bằng tay hoặc bán tự động.  Vũ khí chính của T-90 là pháo nòng trơn 2A46M 125mm Để tiến hành ngắm bắn trong điều kiện quan sát kém và ban đêm, xe tăng sử dụng thiết bị ngắm bắn Essa, trong đó tích hợp khí tài ảnh nhiệt Catherine-FC (Pháp). Tổ hợp ngắm bắn gồm các camera quan sát nhiệt gia cố trên 2 mặt phẳng. Với sự hỗ trợ của camera, trưởng xe và pháo thủ có thể quan sát thường xuyên địa hình từ các màn hình riêng và tiến hành điều khiển chính xác vũ khí với sự hỗ trợ của hệ thống ngắm bắn chính xác. Trong khi đó, vũ khí chính của Leopard-2A là pháo nòng trơn 120mm. Chiều dài nòng pháo là 5.520mm, tầm ngắm bắn ở trạng thái tĩnh là 3.500m, khi hành tiến là 2.500m. Thiết bị ngắm bắn chính của xe tăng là EMES-12 do công ty Carl-Zeiss chế tạo (chuyên cho mẫu xe này). Thiết bị ngắm bắn gồm thiết bị đo xa bằng laser và kính lập thể. Sự phối hợp của 2 thiết bị đo xa khác nhau cho phép nâng độ chính xác và tin cậy khi đo cự ly đến mục tiêu.  Vũ khí chính của Leopard-2A là pháo nòng trơn 120mm Xạ thủ có thể sử dụng kính tiềm vọng loại TZF-1A để làm thiết bị bổ trợ. Còn người chỉ huy có thể sử dụng kính tiềm vọng toàn cảnh loại PERI-R-12 có trường nhìn ổn định. Trưởng xe có khả năng độc lập điều khiển pháo bằng cách sử dụng cơ chế đồng bộ hoá trục nòng pháo và trục thiết bị ngắm bắn quang học. Để quan sát trong điều kiện không thuận lợi và ban đêm, xe tăng sử dụng thiết bị quan sát có gắn bộ khuếch đại quang - điện tử và khí tài hồng ngoại nhìn đêm. Xe dựa vào máy tính FLER-H tính toán các thông số liên quan đến điều kiện khí hậu, vị trí của của xe tăng, loại đạn... để điều khiển bắn. Động cơ T-90 lắp đặt động cơ công suất 840 mã lực có khả năng làm mát bằng chất lỏng V-84MS. Động cơ này là loại động cơ đa nhiên liệu, có thể chạy bằng diezel, dầu hoả, xăng. Leopard-2A được trang bị động cơ diezel 4 kỳ công suất 1.500 mã lực MV-873. Kết quả Về khả năng bảo vệ và vũ khí, T-90 vượt trội cỗ xe tăng Đức Leopard-2A. Ưu thế của T-90 trước Leopard-2A rõ ràng hơn khi tính đến các yêu tố như cự lý bắn (5.000m, còn Leopard-2A chỉ 3.000m). Về sự cơ động, Leopard-2A hơn hẳn T-90. Ngoài ra, Leopard-2A chỉ mất 15 phút để thay động cơ, trong khi đó, T-90 phải mất khoảng 6 giờ. Bên cạnh đó, cần phải tính đến yếu tố giá thành. Theo các chuyên gia quân sự Nga, giá của T-90 rẻ hơn Leopard-2A 2 lần. Như vậy, ở thời điểm này, có thể đánh giá, T-90 có nhiều điểm ưu hơn so với Leopard-2A. Anh Dũng (tổng hợp) Ý KIẾN BẠN ĐỌC No Name Chiếc T-90 cũng bị Ấn Độ chê về vụ khí tài nhiệt của Pháp không đáp ứng nhu cầu nên làm nhiệt độ trong tank nóng lên rồi làm nhèo camera trong xe. Chắc là Nga với Pháp phải sửa lại hệ thống đó quá! Tạp Chí Quân Sự Quốc Phòng & Thời Đại Challenger 2 và Merkava Mk4 cũng là nhưng chiếc xe tăng hiệu quả trên chiến trường chưa kể nhưng dòng tăng như Type 90 của Nhật và C1 của italia cũng có nhiều ưu điểm hơn cả M1A2 và T90. Vì thế tất cả chỉ dừng lại ở trên lý thuyết chứ chưa chắc có thể khẳng định rằng Leo2 và T90 hoặc M1A2 là vô địch. Mỹ cũng đang nâng cấp M1A2 lên bản M1A3 và biến thế mới có nhưng ưu điểm vượt trội trên chiến trường. Trung Hiếu Hiện nay T-90 đã được trang bị động cơ V-96 công suất 1100 mã lực, tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng là 23,7 mã lực/tấn. Như vậy xét khả năng cơ động T-90 không thua kém Leopard-2A6 là mấy. Với Leopard thì phải đem biến thể Leopard-2A6 so sánh mới có thể so sánh với T-90. Về hỏa lực, pháo chính của Leopard là loại pháo tăng duy nhất hiện nay có khả năng bắn đạn hóa học. Đây là loại tăng duy nhất có khả năng tham gia vào một cuộc chiến tranh hóa học. Điều này rất đáng lưu ý trong tác chiến. Ở Leopard-2A6 ưu thế hơn T-90 chính là nhờ các thiết bị điện tử, và khả năng an toàn với tổ lái, độ tiện nghi. Tuy nhiên, các thiết bị điện tử của T-90 được sản xuất gần đây kết hợp với các camera ảnh nhiệt của Pháp, khoảng cách này đã bị thu hẹp. Trong khi khả năng bảo vệ xe và hỏa lực của Leopard-2A6 vẫn không hề thay đổi. Leopard-2A6, cùng với T-90 và M1A2 của Mỹ là 3 chiếc tăng chủ lực tốt nhất hiện nay, rất khó để đánh giá chiếc nào hơn chiếc nào.
|
|
|
Post by NhiHa on Apr 18, 2011 9:32:09 GMT 9
Mỹ nâng cấp máy bay tiêm kích F-22Cuối năm 2011, Không quân Mỹ sẽ hoàn thành chương trình hiện đại hoá các máy bay tiêm kích F-22A Raptor. Chương trình này có tên là Increment 3.1. Theo đó, F-22A Raptor sẽ được trang bị radar có khẩu độ tổng hợp, thiết bị tác chiến điện tử và hàng loạt các thiết bị mới khác. Nhờ vậy, F-22 có khả năng độc lập xác định các mục tiêu mặt đất, tiến hành lựa chọn mục tiêu để tiêu diệt và ném bom SDB (trước đây, F-22 không có những khả năng này).  Máy bay tiêm kích F-22 của Không quân Mỹ Sau khi hiện đại hoá trong khuôn khổ chương trình Increment 3.1, F-22 có thể mang đến 8 bom SDB trọng lượng 113 kg, vẽ bản đồ địa hình, xác định các mục tiêu mặt đất của đối phương và lựa chọn không quá 2 trong số các mục tiêu mặt đất để dẫn hướng bom. Đồng thời, F-22 có thể tiêu diệt các mục tiêu cơ động. Ngoài ra, theo kế hoạch nâng cấp, F-22 sẽ được trang bị các loại tên lửa AIM-9X Sidewinder và AIM-120D AMRAAM không - đối - không (trước đó, nó chỉ được lắp đặt các loại tên lửa biến thể cũ). Theo kế hoạch của Không quân Mỹ, vào năm 2012 lực lượng này sẽ bắt đầu thực hiện chương trình hiện đại hoá Increment 3.2. Dự kiến, trong khuôn khổ chương trình hiện đại hoá Increment 3.2, máy bay tiêm kích sẽ được lắp đặt hệ thống trao đổi thông tin MADL, tương tự hệ thống sẽ được sử dụng trong máy bay tiêm kích triển vọng F-35 Lightning II. Anh Dũng (theo Lenta) Na Uy chế tạo tên lửa riêng cho F-35 Thứ trưởng Quốc phòng Na Uy, Roger Ingebrigtsen cho biết, nước này đã thông qua quyết định tiếp tục chế tạo tên lửa chiến đấu không đối đất. Máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 F-35 Trong Hội thảo Chương trình Quân sự Quốc gia INFO/ERFA, ông Roger Ingebrigtsen cho biết, tên lửa mới sẽ được tích hợp cho máy bay tiêm kích thế thệ thứ 5 F-35, do Tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ sản xuất. Theo đó, tên lửa sẽ thực hiện nhiệm vụ chống tàu và tiêu diệt các mục tiêu mặt đất. “Dự án chế tạo tên lửa mới trong giai đoạn hai sẽ được trình lên Quốc hội xem xét. Việc chế tạo tên lửa này sẽ đáp ứng nhu cầu cầu tác chiến của Quân đội Na Uy, là động lực thúc đẩy ngành công nghiệp nước nhà”, quan chức quốc phòng Na Uy nói. Mục đích của dự án là chế tạo tên lửa hàng không tầm xa có thể lắp đặt trong các giá treo bên trong máy bay. Chi phí cho dự án được đánh giá ở mức 1 tỷ kronor (tương đương 184 triệu USD). Hiện nay, nhiều nước trên thế giới gồm Italy, Canada và Mỹ tỏ ra đặc biệt quan tâm đến dự án trên của Na Uy. *********** Những 'bệnh' mà F-35 phải 'chữa'Giám đốc các hoạt động thử nghiệm của Lầu Năm Góc vừa công bố hàng loạt khuyết điểm của chương trình phát triển tiêm kích tiến công kết hợp F-35. Các khuyết điểm xảy ra với hệ thống điện tử, hệ thống đốt nhiên liệu của động cơ, hệ thống hiển thị mũ bay. Các vấn đề này chưa hề được công bố trước đây, chủ yếu tập trung vào hai biến thể F-35A và F-35B, báo cáo cho biết các thành phần khác nhau không phải đáng tin cậy như mong đợi. Cụ thể động cơ Pratt and Whitney F-135, gặp phải hiện tượng gián đoạn luồng không khí trong quá trình đốt sau, tạo nên hiệu ứng rung nghiêm trọng, cản trở các động cơ đạt đến công suất tối đa. Nhà sản xuất Pratt and Whitney vẫn chưa có bình luận gì về lỗi này. Hệ thống mũ phi công chiến đấu tích hợp HMD không đạt hiệu quả như mong đợi, không giống các máy bay đời trước, hệ thống nhắm mục tiêu của F-35 tập trung vào mũ phi công chiến đấu tích hợp, nếu vấn đề không khắc phục triệt để sẽ làm giảm năng lực hoạt động của máy bay. F-35 là máy bay lần đầu được áp dụng công nghệ này, phần mềm của hệ thống có thể chưa đạt được yêu cầu. Kiểm tra lỗi kỹ thuật của F-35B.  Báo cáo cho biết, các vấn đề phải được khắc phục trước khi Block II ra đời. Hiện nay các chương trình đang được thử nghiệm sơ bộ ở Block 0.5, Block I, dự kiến Block II sẽ làm tăng khả năng của máy bay, các phần mềm và hệ thống sẽ hoạt động đầy đủ ở Block III. Phát ngôn viên của Lockheed Martin John Kent cho biết: “F-35 là máy bay đầu tiên được áp dụng công nghệ mũ phi công chiến đấu tích hợp tiên tiến, tất nhiên tiến bộ trong công nghệ luôn là một thách thức và chúng tôi đang làm việc chặt chẽ với nhà cung cấp để giải quyết các thách thức này”. Các vấn đề với HMD tiếp tục được xem xét thông qua các chuyến bay thử nghiệm, báo cáo nêu rõ các thử nghiệm mô phỏng chiến trường hiện tại không đủ để kiểm tra hết các mãng cảm biến của F-35. Báo cáo còn cho biết thêm hệ thống tạo khí trơ OBIGGS nhằm ngăn ngừa sự tích tụ oxy bên trong các thùng nhiên liệu cần phải được thiết kế lại, để đảm bảo duy trì lượng oxy bên trong các thùng nhiên liệu ở dưới mức cho phép.  Quân đội Mỹ đang mổ xẻ F-35 một cách toàn diện. Vấn đề tồn tại lớn nhất vẫn nằm ở phiên bản F-35B, các vách ngăn giữa động cơ phụ và thân máy bay không đủ vững chắc dẫn đến những sự rạn nứt khi hoạt động. Cửa hút không khí cho động cơ phụ cũng gặp phải vấn đề, hệ thống đẩy của phiên bản này cũng không đủ mạnh. Ngoài ra, trong các cuộc bay thử nghiệm trước, một bộ phận làm bằng nhôm trên bánh đáp của F-35B bị bật ra khi hạ cánh xuống sân bay, khiến bánh máy bay bị gãy và nhiều bộ phận hư hỏng. Bộ quốc phòng Mỹ cho rằng đây là sai sót nghiêm trọng và yêu cầu nhà thầu sửa chữa ngay lập tức. Mặc dù được áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến nhằm tăng khả năng không chiến và giảm gánh nặng cho phi công như mũ phi công chiến đấu tích hợp HMD, hệ thống mắt thần DAS. Song F-35 không thực sự hoàn hảo như mong đợi. Chiến đấu cơ đang được kỳ vọng sẽ xua tan "nỗi ám ảnh" J-20 tại châu Á có quá nhiều vấn đề phải khắc phục. Nhà sản xuất Lockheed Martin buộc phải chia vấn đề ra thành nhiều Block khác nhau để hoàn thiện F-35. Bất kỳ hệ thống vũ khí nào dù hiện đại đến mấy cũng phải tồn tại những điểm yếu của riêng mình. F-35 cũng không phải là một ngoại lệ. Quốc Việt (theo Defence News) Ý KIẾN BẠN ĐỌC lifecare Các cụ có câu chí lý "Chữa được bệnh nhưng không chữa được mệnh" do vậy F35 A và C thì chắc chữa được, chứ F35B thì hết thuốc. Đầu tiên thì đi nhầm dép của người Nga với Yak 41. Sau bao lần thử nghiệm và lập kỷ lục thế giới, người Nga đành ngậm ngùi bỏ Yak 41 vì ..thừa 2 động cơ nâng chỉ làm có mỗi việc khi hạ cánh, còn lại là chỉ tổ vướng, nặng, chiếm chỗ nhiên liệu và vũ khí. Người Mỹ tưởng với cánh quạt nâng thì giải quyết khá hơn, nhưng nó chỉ giảm tiêu hao nhiên liệu khi cất hạ cánh so với dùng hai động cơ nâng của Yak 41, mà giảm chả bao nhiêu vì nó hoạt động rất ít, trong khí đó khối lượng không giảm, thể tích thì chiếm nhiều hơn. Sau đó người Mỹ lại xỏ nhần giầy của Người Nhật với ZERO. Đánh đổi khối lượng lấy tính năng. Các máy bay ZERO nổi tiếng nhanh nhẹn, nhưng có khi trúng một phát đạn cũng bị hạ gục. Trong chiến tranh hiện đại thì mảnh bom, pháo và đạn còn dầy hơn mật độ không khí, chắc gì F35B mỏng manh có tồn tại được? Không ai bàn cãi về sự lợi hại của máy bay VLSTO, nhưng đề bài bay với vận tốc siêu âm và hạ cánh thẳng đứng xem ra vẫn chưa có lời giải tối ưu, lại thêm nữa bay siêu hành trình thì có lẽ quá xa vời. Tất nhiên đây cũng không phải là bài toán vô nghiệm nếu các nhà thiết kế Mỹ bỏ tư duy thiết kế truyền thống và tận dụng hết mọi công nghệ hiện đại nhất trong tay mình. Mạnh dạn bỏ F35B để thiết kế lại một máy bay kiểu khác, không có bộ phận "thừa" thì 2 năm nữa vẫn có thể cho ra đời được một mẫu VLSTO để bay thử nghiệm.
|
|
|
Post by NhiHa on Apr 18, 2011 9:36:56 GMT 9
Tại sao Mỹ đầu tư cho F-35, còn F-22 thì không?Mỹ vừa quyết định tái đầu tư vào F-35, câu hỏi đặt ra là tại sao Mỹ không đầu tư cho "siêu phẩm" F-22 mà lại đổ tiền cho loại máy bay tính năng thấp hơn này? Đích thân Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Robert Gates tuyên bố trích một phần trong khoản tín dụng trị giá 100 tỷ USD lấy từ các chương trình phát triển vũ khí không phù hợp để tái đầu tư cho máy bay tiêm kích thế hệ 5 F-35. Nhà thầu chính của chương trình F-35 Lockheed Martin sẽ có khoảng thời gian 2 năm để sửa đổi các lỗi trong cấu trúc khung và hệ thống đẩy của phiên bản cất hạ cánh ngắn F-35B. Phiên bản này từng bị Quốc hội Mỹ liệt vào các chương trình cần hủy bỏ để giảm ngân sách quốc phòng. Một câu hỏi được đặt ra, tại sao Lầu Năm Góc lại tái đầu tư cho loại tiêm kích được manh danh là “nhiều tiền, lắm tiếng” này? Đặc biệt là F-35B, phiên bản này cho thấy nhiều bất ổn, cũng là nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ của toàn bộ chương trình F-35.  Các biến thể của F-35. Trong khi đó, F-22 Raptor được giới quân sự thế giới đánh giá rất cao, hơn cả F-35, tiêm kích tàng hình thế hệ 5 này hiện này gần như không có đối thủ, lại không được nhòm ngó tới. Hiện, chương trình mua sắm của F-22 dừng lại ở con số 187 chiếc. Lý do vì sao, Lầu Năm góc lại có quyết định đầu tư như vậy? F-35 được phép xuất khẩu, còn F-22 thì không Nhìn lại lịch sử, sở dĩ Mỹ có được vai trò thống trị toàn cầu trong nhiều thập kỷ qua, ngoài sức mạnh về kinh tế, chính trị, quân sự. Vai trò thống trị toàn cầu của quốc gia này có sự trợ giúp không nhỏ của các đồng minh. Đặc biệt là khối quân sự NATO, cùng với Israel, Hàn Quốc, Nhật Bản. Đồng thời, Mỹ chính là nhà cung cấp vũ khí chính cho các nước nói trên.  Siêu tiêm kích F-22 thử nghiệm ném bom JDAM. F-22 Raptor cùng với B-2 Spirit là thành quả lớn nhất của công nghệ hàng không quân sự Mỹ, chứa đựng những gì tinh túy nhất của công nghệ Mỹ và cả thế giới gồm: công nghệ tàng hình, điện tử hàng không, truyền thông, công nghệ radar AESA, động cơ, phần mềm kiểm soát bay, hệ thống chỉ thị mục tiêu, giao diện vũ khí của hai chiến đấu cơ... Tất cả được liệt vào loại tối mật, không thể san sẻ cho bất kỳ ai. F-22 cùng với B-2 là những con át chủ bài đảm bảo duy trì lợi thế số 1 thế giới cho không quân Mỹ. B-2 là vũ khí chiến lược, đương nhiên trong diện cấm xuất khẩu còn F-22, dù là vũ khí chiến thuật nhưng cũng được Quốc hội Mỹ cũng không cho phép bán, dù rất nhiều đồng minh thân cận ao ước và sẵn sàng trả giá. Với F-35, chiến đấu cơ này được thừa hưởng một số công nghệ từ chương trình phát triển F-22, cho dù không tinh vi bằng. Dù vậy, đây vẫn là một trong những chiến đấu cơ hàng đầu thế giới. Điều quan trọng hơn cả là F-35 được phép xuất khẩu.  So sánh F-16, F-35, F-22. Đầu tư cho F-35 sẽ duy trì và củng cố vị trí thống trị toàn cầu của Mỹ Nga, đối thủ cạnh tranh chủ yếu với Mỹ trên thị trường xuất khẩu máy bay chiến đấu đang có những sản phẩm "hot" như Su-30MK, MiG-35, Su-35. Su-30MK được xuất khẩu rộng rãi trên khắp thế giới, Su-35 sẽ có hợp đồng đầu tiên với Trung Quốc, MiG-35 đang có cơ hội lớn trong chương trình đấu thầu máy bay của Ấn Độ. Các chiến đấu cơ này được đánh giá rất cao, chúng tỏ ra ưu việt hơn nhiều so với các máy bay F-15, F-16 biên chế trong không quân các nước NATO và đồng minh Mỹ. Bên cạnh đó, chương trình phát triển máy bay tiêm kích thế hệ 5 J-20 của Trung Quốc đang gây ra những quan ngại sâu sắc trong giới quân sự các nước. Với thực lực hiện tại, các nước NATO, Hàn Quốc, Nhật Bản, Israel rất khó để đầu tư phát triển một mẫu tiêm kích thế hệ 5 cho riêng mình. Để đảm bảo ưu thế về mặt quân sự so với các nước khác họ buộc phải tìm đến Mỹ. Đây chính là cơ hội để Mỹ san sẻ lo lắng với các đồng minh.  Chiếc máy bay "lắm tiền nhiều tiếng" F-35. Một mũi tên trúng hai đích, cho dù không thể mua được F-22, sự có mặt của F-35 trong biên chế của không quân các nước khối NATO cũng như các nước khác khiến họ yên tâm hơn. Điều đó cũng gián tiếp đảm bảo ưu thế quân sự cho Mỹ, củng cố mối quan hệ với các đồng minh, đảm bảo chiến lược an ninh toàn cầu mà Mỹ đang gây dựng. Cùng với đó, công nghiệp quốc phòng Mỹ sẽ có khối công ăn việc làm. Đầu tư cho F-35 sẽ giải quyết được bài toán duy trì lợi thế quân sự cho Mỹ và các đồng minh, trong khi không phải mạo hiểm san sẻ các công nghệ tối mật. Đây quả thật là một nước cờ cao tay của Lầu Năm Góc, tái đầu tư cho F-35 càng khẳng định thêm danh tiếng cho chiến đấu cơ này. Các chương trình phát triển các ứng dụng cho F-35 được quảng cáo rất rầm rộ, đơn cử như hệ thống mũ phi công tích hợp, hệ thống mắt thần... Thực tế cho thấy chiến đấu cơ này đã bắt đầu đắt hàng. Ngay sau khi không quân Mỹ đặt hàng 32 chiếc F-35, không quân Israel đã yêu cầu đặt hàng 20 chiếc, không quân Hoàng gia Anh dù đang khó khăn về kinh tế vẫn muốn mua 12 chiếc F-35C. Canada, Hà Lan, Australia cũng bày tỏ quan tâm mua chiến đấu cơ này. Mỹ tiếp tục tiến một bước dài trong chiến lược an ninh toàn cầu, vị trí thống trị toàn cầu của Mỹ thật khó để thay đổi trong nhiều thập kỷ tới.
|
|
|
Post by NhiHa on Apr 18, 2011 9:42:33 GMT 9
F-35 của Mỹ 'đắt hàng'Lầu Năm Góc Mỹ đặt mua 31 máy bay tiêm kích tàng hình F-35 của Công ty Lockheed Martin trong thỏa thuận trị giá khoảng 3,5 tỷ USD. Theo thỏa thuận về máy bay tiêm kích tàng hình hỗn hợp F-35, Công ty Lockheed Martin sẽ chuyển giao 30 chiếc F-35 cho lực lượng Không quân Mỹ, Quân đoàn Hải quân Lục chiến và lực lượng Hải quân Mỹ, cùng với 1 chiếc F-35 khác sẽ dành cho Quân đội Anh. Thông tin trên do Công ty Lockheed Martin tuyên bố ngày 19/11. Ngoài ra, Hà Lan cũng chọn mua một chiếc máy bay tiêm kích tàng hình F-35 như vậy từ công ty quốc phòng lớn nhất thế giới, công ty Lockheed Martin. Tổng giá trị của thỏa thuận thực hiện chương trình là 3,9 tỷ USD, bao gồm cả kinh phí chuyển giao nhiều trang thiết bị và phụ kiện đồng bộ.  Máy bay F-35 của Mỹ trong quá trình sản xuất. Ông Larry Lawson, Phó chủ tịch hội đồng quản trị Công ty Lockheed Martin, kiêm Tổng giám đốc chương trình máy bay F-35, phát biểu cho biết: “Chúng tôi đang tập trung vào việc chuyển giao các tính năng kỹ - chiến thuật của máy bay chiến đấu thế hệ 5 cho các phi công của Mỹ và đồng minh một cách nhanh chóng và với chi phí hiệu quả nhất”. Mỹ đang lập kế hoạch sẽ trang bị cho quân đội tổng số 2.000 chiếc máy bay F-35 để thay thế cho lực lượng máy bay chiến đấu F-16 và F-18 đã cũ. Loại máy bay tiêm kích F-35 kể trên được phát triển với sự hợp tác của công ty BAE Systems của Anh và Northrop Grumman. Các quốc gia khác, bao gồm Australia, Canada, Đan Mạch, Na Uy, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Italy, cũng tham gia vào phát triển chương trình máy bay F-35. Trước đó, vào tháng 8/2010, chính phủ Israel đã nhất trí mua 20 chiếc máy bay tiêm kích tàng hình hỗn hợp F-35. Việc có nhiều hợp đồng hấp dẫn giúp F-35 xóa đi bối cảnh ảm đạm của thị trường chiến đấu cơ phương Tây. An Huy (theo Antara News) F-35B tạm thời thoát 'chết'Cập nhật lúc :4:35 PM, 11/01/2011 Bộ quốc phòng Mỹ quyết định cho Lockheed Martin thêm 2 năm để sửa đổi F-35B. Bộ trưởng Bộ quốc phòng Mỹ Robert Gate cho biết: “Lockheed Martin sẽ có khoảng thời gian 2 năm để thiết kế lại phần khung, cũng như hệ thống đẩy cho F-35B”. Việc hủy bỏ một số chương trình phát triển vũ khí không phù hợp đã mang lại cho F-35B cơ hội sửa đổi để tồn tại, trước khi biến thể cất hạ cánh ngắn này bị hủy bỏ. Trong 3 biến thể của F-35, F-35B là biến thể tồn tại nhiều vấn đề nhất, đó cũng là nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ của F-35. Biến thể F-35B đã từng bị Quốc hội Mỹ xem xét hủy bỏ vào tháng 12/2010. Bộ trưởng Gates cho biết: “Thủy quân lục chiến Mỹ đã thuyết phục rằng họ cần thêm khoảng thời gian nữa để hoàn thiện biến thể STOVL đúng nghĩa, và chúng tôi sẽ cho họ cơ hội”. >> F-35B sẽ bị khai tử? F-35B được thiết kế với khả năng cất hạ cánh thẳng đứng, hoặc cất hạ cánh ngắn, để làm được điều này, máy bay phải hy sinh một lượng lớn nhiên liệu và tải trọng vũ khí để nhường chỗ cho một động cơ phụ được bố trí phía sau buồng lái. Điều này khiến F-35B bị giới hạn tầm bay và tải trọng vũ khí so với F-35A và F-35C. Việc cất hạ cánh với động cơ phụ gây ra hiện tượng rung khá mạnh, dẫn đến những bất ổn về tuổi thọ cho khung máy bay. Đã có những báo cáo cho thấy xuất hiện những vết nứt trong các vách ngăn bằng nhôm của F-35B. Hệ thống đẩy cũng không đạt được các tiêu chí đề ra về tốc độ. Trong 3 biến thể của F-35, F-35B là biến thể dể tổn thương trong chiến đấu nhất. Bù lại, với khả năng cất hạ cánh ngắn, F-35B có khả năng linh hoạt rất cao trong chiến đấu, đặc biệt trong điều kiện các đường băng bị phá hoại. Chiến đấu cơ tiên tiến F-35. Trong khi chờ đợi các sửa đổi thiết kế của F-35B, Hải quân Mỹ sẽ mua thêm một số F/A-18 E/F Super Hornet, bổ sung tạm thời. Lầu Năm Góc cho biết, số lượng đặt hàng F-35 sẽ giới hạn ở con số 32 trong tài khóa 2010. Việc chuyển dịch cơ cấu của F-35 được tiết lộ là một phần của khoản tái đầu tư 100 tỷ USD lấy từ các chương trình phát triển vũ khí không cần thiết trong 5 năm tới, theo các thứ tự ưu tiên. Ngoài ra, ông Gates cho biết thêm “Không quân Mỹ sẽ khởi động lại chương trình phát triển máy bay ném bom chiến lược tàng hình thế hệ 3 trong năm tài chính 2012. Việc phát triển một mẫu máy bay ném bom chiến lược tàng hình mới là một trong những ưu tiên hàng đầu cho tương lai, nhằm chống lại những thách thức mới đang nổi lên”. Hải quân Mỹ cũng lên kế hoạch phát triển hệ thống gây nhiễu mới thay thế hệ thống ALQ-99 đang được sử dụng trên máy bay tác chiến điện tử EA-6B và EA-18G. Rõ ràng, việc Trung Quốc liên tục công bố các hệ thống vũ khí mới, đặc biệt là các bức ảnh được cho là tiêm kích tàng hình thế hệ 5, J-20 đã gây ra những lo lắng trong giới quân sự Mỹ. Để duy trì sự thống trị trên không, Lầu Năm Góc đã tái khởi động lại các chương trình phát triển máy bay của mình. Gia hạn cho F-35B, phát triển máy bay ném bom chiến lược mới là những động thái cho thấy sự lo lắng trước tốc độ phát triển vũ bão của quân đội Trung Quốc. Trung Hiếu (theo Flight Global) Australia hoan nghênh Mỹ tái cơ cấu F-35 Cập nhật lúc :6:06 PM, 12/01/2011 Quyền Bộ trưởng bộ quốc phòng Australia Jason Clare lên tiếng hoan nghênh chương trình tái cơ cấu máy bay tiêm kích F-35 của Mỹ. Giới quân sự Australia từng tỏ ra lo lắng khi F-35 bị Quốc Hội Mỹ liệt vào các dự án cần xem xét lại, tuy nhiên việc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ quyết định tái cơ cấu lại chương trình F-35 đã mở ra cơ hội lớn cho Australia cũng như nhiều nước đồng minh của Mỹ cơ hội sở hữu chiến đấu cơ này trước khi các mẫu máy bay mới của Trung Quốc như J-20, T-50 của Nga kịp ra lò. Việc tái cơ cấu lại các chi tiết kỹ thuật, đánh giá tiến độ của chương trình máy bay tiêm kích tiến công kết hợp JSF, kiểm tra các nhiệm vụ phát triển, nguồn lực và thời gian cần thiết để hoàn thành chương trình. Mở rộng thêm các giai đoạn thiết kế các hệ thống, Mỹ sẽ tài trợ chi phí liên quan đến phát triển mở rộng và các hoạt động thử nghiệm. Một chiếc F-35A hạ cánh ở căn cứ không quân Edwards, California. Chương trình phát triển máy bay tiêm kích tiến công kết hợp JSF bao gồm 3 biến thể. F-35A là biển thể cất hạ cánh thông thường (CTOL), được phát triển theo yêu cầu của Không Lực Mỹ, F-35B là biến thể cất hạ cánh ngắn (STOL) được phát triển theo yêu cầu của Thủy quân lục chiến Mỹ, F-35C được phát triển theo yêu cầu của Hải quân Mỹ. Australia mong muốn sở hữu phiên bản F-35A, các thử nghiệm trong năm 2010 cho thấy F-35A vượt quá yêu cầu đề ra. Đợt sản xuất loạt đầu tiên của F-35A, C đã chính thức được bắt đầu. Chỉ còn lại biến thể F-35B đang tồn tại nhiều vấn đề bất ổn về cấu trúc khung và hệ thống đẩy. Quốc Hội Mỹ từng xem xét hủy bỏ biến thể này, song Bộ trưởng Gates đã quyết định gia hạn thêm 2 năm để Lockheed Martin sửa đổi các lỗi thiết kế. F-35B sẽ được đưa vào sau cùng trong dây chuyền sản xuất F-35. Ông Clare vui mừng tin rằng, việc tái cơ cấu này sẽ đảm bảo đúng tiến độ nhập khẩu F-35 của Australia. “Việc tái cơ cấu này sẽ giảm bớt phần nào chi phí, điều đó đồng nghĩa với việc sản xuất hàng loạt đang thực sự bắt đầu”, ông Clare nói. Tái cơ cấu F-35 sẽ mang lại nhiều cơ hội mua sắm chiến đấu cơ này cho các nước đồng minh của Mỹ. Chính phủ Australia quyết định thông qua chương trình mua sắm 14 chiếc F-35A vào tháng 10/2009. Công tác giao hàng sẽ bắt đầu vào năm 2014, 10 chiếc đầu tiên sẽ được để tại Mỹ để huấn luyện phi công và đào tạo các hoạt động bảo trì. Bốn chiếc còn lại sẽ đến Australia vào năm 2017 để thử nghiệm đánh giá. Dự kiến, phi đội F-35A đầu tiên của Australia sẽ sẳn sàng chiến đấu vào năm 2018. Điều này có ý nghĩa chiến lược rất lớn đối với Australiac, trước sự lớn mạnh không ngừng của PLA. Tuy phi đội F-111 già cỗi đã được thay thế bằng F/A-18F Super Hornet, song vẫn chưa đủ để đảm bảo cho Australia một lợi thế nhất định trước các cuộc xung đột tiềm tàng trong tương lai. Nước này, cần một máy bay mới hiện đại hơn nữa, F-35 là sự lựa chọn hoàn hảo nhất khi những nỗ lực mua F-22 chưa thành công. F-35A cùng với phi đội F/A-18F Super Hornet đang được chuyển giao sẽ là lực lượng nòng cốt đảm bảo duy trì lợi thế trên không cho không quân Hoàng gia Australia. Trung Hiếu (theo Defence Talk)
|
|
|
Post by NhiHa on Apr 18, 2011 9:45:23 GMT 9
kế hoạch 'thắt lưng buộc bụng' của MỹBộ trưởng bộ quốc phòng Mỹ Robert Gates công bố nỗ lực cắt giảm 78 tỷ USD ngân sách dành cho quân đội, ngày 6/1. Dưới đây là những thay đổi theo dự kiến của lục quân và thủy quân lục chiến Mỹ nhằm đối phó với khoản cắt giảm tài chính khổng lồ này. Sau cuộc họp kéo dài nhiều giờ tại lầu năm góc, ông Robert Gates thông qua kế hoạch cắt giảm bao gồm: xóa bỏ chương trình chế tạo tàu chở quân đổ bộ thế hệ tiếp theo, tái cấu trúc chương trình máy bay chiến đấu F-35, đặt chương trình phát triển thiết bị cất và hạ cánh thẳng đứng vào thời gian hai năm thử thách và đưa ba phiên bản cuối cùng vào chế tạo. Ngoài ra, lục quân Mỹ loại bỏ chương trình SLAMRAAM và NLOS.  Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Robert Gates công bố chi tiết của kế hoạch cắt giảm dành cho quân đội Mỹ. Theo chính phủ Mỹ, ngân sách dành cho quân đội vào năm 2012 sẽ khoảng 553 tỷ USD, nhiều hơn kế hoạch 5 năm trở lại đây là 13 tỷ USD. Tuy nhiên thực tế, khoản tài chính này cao hơn 3% so với năm 2011 và 1,5% cao hơn nghị quyết quốc phòng 2011 của ủy ban phân bổ ngân sách thượng viện Mỹ. Theo bộ trưởng Mỹ Robert Gates, sự cắt giảm này đánh dấu sự chấm hết cho “túi tiền không đáy” đổ vào các dự án phát triển vũ khí của Lầu năm góc và nếu Bộ quốc phòng Mỹ muốn có thêm tiền, họ sẽ phải đi kiếm tìm từ nguồn tài trợ khác. Khoản cắt giảm trị giá 78 tỷ USD trong vòng 5 năm tới sẽ tác động tới nhiều lĩnh vực của quân đội, cụ thể: 54 tỷ USD tới từ lộ trình cắt giảm và sử dụng hiệu quả được thực hiện “sâu rộng” bởi Bộ quốc phòng, 14 tỷ USD tới từ cơ cấu các ưu đãi cho vay giá rẻ và thay đổi kinh tế được thực hiện trong năm ngoái, 6 tỷ USD từ cắt giảm số binh lính trong hải quân lục chiến và lục quân, 4 tỷ USD do thay đổi chương trình máy bay chiến đấu F-35 sang mua “chậm” giá “thấp”. Tuy nhiên, theo Đô đốc hải quân Michael Mullen và Bộ trưởng Robert Gates, sự cắt giảm có thể tiếp tục tăng cao hơn trong thời gian tới và sẽ gây ảnh hưởng tới an ninh quốc gia của Mỹ. Các chương trình nằm trong diện cắt giảm: >> Chương trình phương tiện chiến đấu viễn chinh EFV của thủy quân lục chiến Mỹ:  Các phương tiện đổ bộ thế hệ mới quá tốn kém được loại bỏ. Theo bộ quốc phòng Mỹ, chương trình EFV bao gồm 80.000 phương tiện chiến đấu “có vẻ là yêu cầu quá phức tạp và sẽ ngốn phần nhiều ngân sách dành cho vũ khí” của quân đội. Các phân tích chỉ ra những kế hoạch hiện có của hải quân và thủy quân lục chiến Mỹ, những xe đổ bộ cho phép quân đội “với tới” những khu vực khó tiếp cận từ biển. Những tranh cãi về chương trình EFV đã diễn ra từ vài tháng trở lại đây, giữa những nhà lãnh đạo của bộ quốc phòng Mỹ. Nhưng theo ông Robert Gates, việc xóa bỏ EFV sẽ “không đặt bất cứ một dấu chấm hỏi nào” về khả năng của quân đội Mỹ. Do hiện tại, quân đội Mỹ đã cấp kinh phí dành cho chế tạo những phương tiện đổ bộ rẻ tiền và hợp lý hơn cũng như nâng cấp và thay thế động cơ cho các phương tiện hiện có. Chương trình chế tạo phiên bản STOVL của F-35 cho hải quân Mỹ:  F-35 STOVL gặp quá nhiều khó khăn về mặt kỹ thuật. Quyết định đưa phiên bản STOVL của máy bay chiến đấu F-35 vào chương trình theo dõi là vì những vấn đề về kỹ thuật sẽ làm tăng trọng lượng và kéo dài thời gian chế tạo. “Những sửa chữa này không thể được hoàn tất trong hai năm, do vậy tôi tin rằng chương trình này nên được tạm dừng”, Robert Gates nói. Theo đó, kế hoạch sản xuất máy bay chiến đấu F-35 cũng được thay đổi, và phiên bản STOVL dành cho hải quân sẽ được chế tạo sau cùng. Hải quân Mỹ sẽ thay thế thiếu hụt này bằng máy bay chiến đấu F/A-18E/F. Nâng cao hiệu quả  Xe thiết giáp Stryker nằm trong kế hoạch được nâng cấp. Trong năm 2010, Bộ quốc phòng Mỹ đã thực hiện kế hoạch cắt giảm những tổ chức không cần thiết, bộ phận chỉ huy và khí tài nhằm hướng tới tiết kiệm 100 tỷ USD. Tuy nhiên, một quan chức bộ quốc phòng Mỹ tuyên bố quá trình này sẽ tiết kiệm được tới 150 tỷ USD trong vòng 5 năm tới: 29 tỷ USD từ lục quân, 34 tỷ USD từ không quân, 35 tỷ USD từ hải quân và 2 tỷ USD từ bộ phận chỉ huy chiến dịch đặc biệt của Mỹ. Chương trình cắt giảm này bao gồm: giảm nhân viên, bỏ các trung tâm và tổ chức dư thừa, cải tổ trung tâm dữ liệu và thư điện tử, cắt giảm vị trí và xây dựng mới. Hải quân Mỹ cắt giảm hạm đội số hai ,tăng thêm kinh phí cho trung tâm chỉ huy các hạm đội, mua thêm tàu chiến, tàu giám sát trên biển, tàu chở dầu, tàu chiến ba thân và máy bay chiến đấu F/A-18E/F. Máy bay không người lái Predator là một trong những thành tựu lớn của công nghiệp quốc phòng Mỹ. Không quân Mỹ chuyển hướng sang chế tạo máy bay ném bom mới có khả năng thực hiện các nhiệm vụ hạt nhân, mua thêm máy bay không người lái Reaper, nâng cấp radar của máy bay chiến đấu F-15 và các bộ mô phỏng bay của F-35. Lục quân Mỹ hiện đại hóa xe tăng Abrams, xe thiết giáp Stryker và các loại xe bọc thép khác, mua thêm máy bay tự hành Reaper và Predator, máy bay giám sát MC-12, phát triển các máy bay không người lái khác, hoàn thành và sử dụng mạng lưới liên lạc chiến lược. Ngoài ra, ngân sách sẽ được sử dụng để kéo dài vòng đời của 150 máy bay chiến đấu F/A-18 khi chương trình chế tạo F-35 bị đình trệ. Những nguồn kinh phí dư ra do quá trình tái cơ cấu sẽ được sử dụng vào việc sửa chữa và tái chế vũ khí đã hư hỏng trong chiến tranh. Việc sử dụng hiệu quả hơn sẽ tạo ra kinh phí bù đắp cho chi phí nhiên liệu, bảo trì vũ khí, chăm sóc y tế và huấn luyện đang tăng lên từng ngày vì tình hình tài chính bất ổn trên thế giới. Cắt giảm số lượng binh lính  Lục quân Mỹ sẽ bị giảm khoảng 27.000 lính. Để hoàn thành mục tiêu đầy tham vọng trên, lục quân và thủy quân lục chiến Mỹ phải chấp nhận” hy sinh” sức mạnh. Ngoài việc cắt giảm và chế tạo những loại vũ khí rẻ tiền hơn, số lượng binh lính của lục quân và thủy quân lục chiến Mỹ sẽ lần lượt giảm xuống còn 27.000, sau đó lại tiếp tục giảm từ 15.000 tới 20.000 trong những năm tới. Số lượng chính xác được cắt giảm phụ thuộc và bản báo cáo yêu cầu lực lượng do tướng Jim Amos tiến hành. Những cắt giảm này sẽ được bắt đầu từ năm 2015, khi mà lực lượng an ninh Afghanistan đã duy trì tốt an ninh trên những khu vực họ phụ trách. Theo tướng Mullen, việc cắt giảm số lượng binh lính là một sự nguy hiểm với những kế hoạch hiện tại nhưng vẫn nằm trong “giới hạn chấp nhận được”. Hữu Nghĩa (theo Defense News)
|
|
|
Post by NhiHa on Apr 18, 2011 9:56:14 GMT 9
NAVY SEALSSEALS: Lực lượng đột kích mạnh nhất của Mỹ (kỳ 1) Lực lượng đột kích SEALS của Hải quân Mỹ (*) là một trong những lực lượng tác chiến đặc biệt có sức chiến đấu hiệu quả nhất, thần bí nhất trên thế giới. (*) Còn gọi là Navy SEALS SEALS luôn có mặt kịp thời khi Chính phủ và Quân đội Mỹ cần. Theo tin tức được công bố, toàn bộ quân đội Mỹ chỉ có hơn 200 binh sĩ thuộc lực lượng SEALS. Lực lượng này bao gồm những binh sĩ có khả năng chiến đấu đột kích tinh nhuệ. Điểm đặc biệt của lực lượng này là hoạt động chiến đấu đột kích đêm, nên yêu cầu thị lực rất cao.  Các binh sỹ thuộc lực lượng SEALS được tuyển chọn và đào tạo đặc biệt. Tuy là lực lượng bí mật nhưng phương pháp luyện tập của lực lượng đột kích SEALS lại được áp dụng ở hầu hết các nước trên thế giới. Nhiều đơn vị của PLA (Trung Quốc) cũng được đào tạo dựa trên một số phương pháp dành cho SEALS. Để trở thành một thành viên của SEALS là điều không dễ dàng, những người được tuyển chọn đầu tiên phải trải qua khóa đào tạo cơ bản về phá bom dưới nước, cùng với khóa đào tạo về trình độ chuyên môn đặc biệt, cường độ huấn luyện cực kỳ khắc nghiệt.  Phù hiệu của NAVY SEALS. Đối tượng tuyển chọn vào lực lượng SEALS được mở rộng ra hầu hết các lực lượng quân đội Mỹ và dân thường. Người dân sau khi vượt qua các thử thách của lực lượng SEALS có thể tham gia vào cuộc tuyển chọn lực lượng quân đội đặc biệt. Tuy nhiên, các ứng viên phải đáp ứng được các tiêu chuẩn về hoàn cảnh cá nhân và học tập. Các quân nhân đang làm nghĩa vụ quân sự phải vượt qua các cuộc kiểm tra thể lực. Hầu hết các thành viên của SEALS phải là những người tình nguyện và thích hợp với công việc lặn dưới nước. Các quân nhân đang làm việc trong lực lượng tác chiến đặc biệt của hải quân cũng giống như các binh lính mới được tuyển dụng, đều phải vượt qua khóa đào tạo chiến đấu cơ bản. Sau đó, các ứng viên lại tiếp tục với các bài kiểm tra thể lực để có điều kiện để tham gia vào khóa đào tạo chiến đấu đặc biệt và phá hủy bom dưới nước trong 6 tháng. Tất cả các ứng viên có hy vọng đủ tiêu chuẩn sẽ được tham gia khóa học đặc biệt tiếp theo trong 5 ngày tại Bộ Tư lệnh hải quân. Luyện tập phá hủy dưới nước cơ bản chia làm 3 giai đoạn chủ yếu tập trung vào: luyện tập thể lực, điều khiển các loại thuyền nhỏ, lặn vật lý, kỹ thuật lặn cơ bản, chiến đấu trên cạn, sử dụng vũ khí, phá hủy bom, sử dụng hệ thống thông tin liên lạc và trinh sát. Sau khi vượt qua các khóa đào tạo, các học viên được tuyển chọn mới được đeo phù hiệu của lực lượng đột kích SEALS. Phiếc phù hiệu này không chỉ là đại diện của lực lượng đột kích SEALS mà còn phân biệt lực lượng chiến đấu đặc biệt khác của Mỹ. Để phù hợp với các đơn vị hỗ trợ khác, các thành viên của hải quân SEALS cần phải mặc đồng phục chiến đấu BDU. Khi lực lượng đột kích SEALS tham gia cuộc chiến tranh ở Việt Nam, đồng phục của họ đều có màu sắc ngụy trang giống như vằn hổ. Dưới đây là một số hình ảnh về hoạt động huấn luyện của SEALS:  SEALS gồm những binh sĩ có khả năng chiến đấu tinh nhuệ.  SEALS sử dụng xuồng hơi đặc dụng.  Binh sỹ thuộc lực lượng SEALS được đào tạo đặc biệt.  SEALS tác chiến trên biển.  SEALS được cho là lực lượng thần bí nhất trên thế giới.  Lực lượng tác chiến đặc biệt có sức chiến đấu hiệu quả nhất của Mỹ.  Đào tạo cơ bản để tác chiến dưới nước.  Bài tập hiệp đồng tác chiến trên biển.  Bài tập đổ bộ từ máy bay.  Cường độ huấn luyện cực kỳ khắc nghiệt.  Binh sỹ được đào tạo cơ bản và toàn diện. Hoàng Ngân (theo Xinhua)
|
|
|
Post by NhiHa on Apr 18, 2011 10:00:11 GMT 9
Nhà báo Mỹ: 'Hải quân Mỹ nên tránh bờ biển Trung Quốc'Dưới đây là bài viết của tác giả Eric S. Margolis (*), chia sẻ những lý do khiến khu vực bắc Thái Bình Dương không còn là “sân sau” của Hải quân Mỹ. Sức mạnh quân sự đang ngày càng gia tăng của Trung Quốc khiến Mỹ phải điều chỉnh rất nhiều và cũng chính sự thay đổi đó đã đe dọa đến vị trí thống trị bắc Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ. Sự phát triển của Hải quân Trung Quốc Thứ nhất, Trung Quốc cũng đang quản lý biên chế triển khai 60 chiếc tàu ngầm hiện đại, trong đó có một số tàu ngầm sử dụng năng lượng hạt nhân. Đó là những chiếc tàu ngầm hoạt động rất lặng lẽ và có sức tấn công mạnh mẽ, trái ngược với thế hệ các tàu ngầm cũ của nước này vừa gây ồn ào, lại vừa dễ bị tấn công.  Tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân thuộc lớp Shang. Cũng liên quan đến tàu ngầm tấn công sử dụng năng lượng hạt nhân của Trung Quốc. Còn nhớ, năm 2007, Hải quân Mỹ đã phải “thất kinh” khi một tàu ngầm tấn công Trung Quốc bất ngờ xuất hiện ngay sát một tàu sân bay Mỹ đang diễn tập ở phía nam Nhật Bản. Ngoài ra, việc Trung Quốc hoàn thành một tàu sân bay dang dở của Liên Xô trước đây, tàu sân bay Varyag, cũng là một vấn đề nữa tăng thêm mối quan ngại của Mỹ. Theo đó, Trung Quốc đã hoàn thành tàu sân bay Varyag được đưa từ Ukraine về Trung Quốc cách đây một thập kỷ. Chính tác giả Eric S. Margolis đã chứng kiến lễ hoàn thành tại cảng Đại Liên, phía bắc Trung Quốc. Đồng thời, Hải quân Trung Quốc cũng đang đóng 2 chiếc tàu sân bay mới tại Thượng Hải, tải trọng 50.000 tấn, dự kiến sẽ được hạ thủy vào năm 2014 và 2020. Các tàu sân bay mới này của Trung Quốc có thể sẽ được trang bị các máy bay chiến đấu hải quân của Trung Quốc hoặc các phiên bản máy bay chiến đấu hải quân của nhà máy chế tạo máy bay Sukhoi của Nga. Sự phát triển của Không quân Trung Quốc Trong thời gian gần đây các phương tiện truyền thông liên tục đăng tải về hình ảnh và tin tức của loại máy bay tiêm kích tàng hình tầm xa mới của Trung Quốc mang tên hiệu J-20. Loại máy bay này được đánh giá là “đối thủ” của máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ 5 F-22 Raptor của Mỹ.  Chiến đấu cơ tàng hình J-20. Máy bay J-20 dường như có thể sẽ được triển khai trong vòng 5 năm tới. Khả năng “qua mặt hệ thống radar đối phương” vẫn chưa được tiết lộ. Song, thông tin về máy bay J-20 vẫn là nguyên nhân lớn gây quan ngại cho Hải quân Mỹ. Phát triển vũ khí chống hạm Nói đến phát triển vũ khí chống hạm của Trung Quốc, thì không thể không nói đến tên lửa diệt hạm. Hải quân Mỹ rất quan ngại về kho vũ khí tên lửa chống hạm đang gia tăng về số lượng một cách nhanh chóng của Trung Quốc hơn là các tàu sân bay của nước này. Còn nhớ, trong cuộc diễu binh đầy ấn tượng năm 2010 tại Bắc Kinh, Quân đội Trung Quốc đã “trình diễn” các tên lửa chống hạm thế hệ mới có sức tấn công mạnh và có thể được phóng từ mặt đất, trên biển, trên không và ngầm dưới nước. Các tên lửa chống hạm mới của Bắc Kinh đang là mối đe dọa nghiêm trọng với các biên đội tàu sân bay của Hải quân Mỹ nếu các tàu sân bay Mỹ tiến gần vào đại lục Trung Quốc. Có thể nói, không có một tàu mặt nước nào, đặc biệt là các tàu sân bay, có thể chịu được cuộc tấn công bằng tên lửa diệt hạm tốc độ cao và bắn từ các góc độ.  Phóng thử nghiệm tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21. Theo đó, Hải quân Mỹ rất lo lắng về chương trình phát triển tên lửa đạn đạo mới của Trung Quốc, DF-21D, mà theo các nguồn tin là có thể được phóng từ các bệ phóng cơ động hay trên biển và có thể tấn công phá hủy mục tiêu lớn, các mục tiêu di chuyển trên biển. Tên lửa đạn đạo DF-21D được cho là sẽ được chỉ dẫn mục tiêu tấn công bằng vệ tinh, máy bay, tàu ngầm hoặc máy bay không người lái. Kết luận Rõ ràng, Mỹ phải điều chỉnh trước sức mạnh quân sự của Trung Quốc đang ngày càng gia tăng. Nhưng dù sao thời kỳ Hải quân Mỹ có thể thống trị các bờ biển của Trung Quốc đã qua rồi. Trong khi đó, Trung Quốc thiết lập giới hạn biển chiến lược 300 dặm tính từ bờ biển và ngày càng có những tuyên bố chủ quyền cứng rắn đối với khu vực ven biển rộng lớn đã gióng lên hồi chuông cảnh báo các quốc gia láng giềng và chính quyền Washington. Trong thập kỷ qua, Trung Quốc đã dần dần tiến hành xây dựng sức mạnh quân sự để khiến lực lượng Hải quân Mỹ phải tránh xa khỏi bờ biển Trung Quốc và không hoạt động ở các vùng biển sâu tại Thái Bình Dương. Hay nói một cách khác đó là bắc Thái Bình Dương không còn là “sân sau” của Hải quân Mỹ.  (*) Eric S. Margolis là nhà văn, nhà báo người Mỹ, làm biên tập viên của tờ Toronto Sun, cộng tác viên của tờ The Huffington Post, thường xuyên xuất hiện trên các chương trình truyền hình của CNN. Ông là người chuyên nghiên cứu về các vấn đề chính trị ở Nam Á, Trung Đông. Eric S. Margolis (An Huy dịch)
|
|
|
Post by NhiHa on Apr 18, 2011 10:03:39 GMT 9
Những 'rào cản' trong quan hệ quân sự Trung - MỹĐài Loan, Triều Tiên, tranh chấp lãnh thổ, sức mạnh quân sự, đất hiếm, trao đổi quân sự... là những nội dung cần giải quyết trong cuộc gặp Trung - Mỹ. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đang nỗ lực làm giảm bớt căng thẳng quân sự Trung - Mỹ trong chuyến thăm Trung Quốc lần này, tuy nhiên, sự hoài nghi vẫn còn bám chặt giữa Quân đội Mỹ và Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA). Dưới đây là một số vấn đề chính mà ông Robert Gates phải bàn thảo với Bắc Kinh trong chuyến thăm từ ngày 9-12/1, diễn ra ngay trước thềm chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào. Vấn đề Đài Loan Kế hoạch bán vũ khí cho Đài Loan của Mỹ là vấn đề gây tổn hại lớn nhất trong quan hệ quân sự Trung - Mỹ. Chính quyền Bắc Kinh đã sử dụng những lời lẽ cứng rắn và thậm chí đã đe dọa trừng phạt các công ty Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan nhằm ngăn chặn họ. Trung Quốc đã cắt đứt nhiều mối quan hệ với Quân đội Mỹ trong năm 2010 và đã hủy bỏ một chuyến thăm của ông Gates hồi mùa hè năm ngoái, với lý do chính quyền của ông Obama đề xuất bán gói vũ khí trị giá 6,4 tỷ USD cho Đài Loan.  Vấn đề Đài Loan luôn là trở ngại lớn trong quan hệ ngoại giao Trung - Mỹ. Ông Gates dự kiến tiếp tục thuyết phục Quân đội Trung Quốc rằng Quân đội Mỹ và PLA cần phải duy trì mối liên hệ ổn định - bất chấp sự bất đồng về vấn đề Đài Loan - nhằm ngăn chặn hiểu lầm có thể gây ra đối đầu. Trung Quốc chưa bao giờ từ bỏ việc sử dụng vũ lực để hợp nhất Đài Loan dưới sự kiểm soát của họ, và năm 2010 Lầu Năm Góc đã cảnh báo rằng Bắc Kinh đã tăng cường sức mạnh quân sự vượt phạm vi giải quyết vấn đề đảo Đài Loan. Trong khi đó, Mỹ là nhà cung cấp vũ khí hàng đầu của Đài Loan và theo Đạo luật Quan hệ Đài Loan năm 1979, Mỹ có nghĩa vụ giúp hòn đảo này tự vệ. Vấn đề Triều Tiên Các quan chức Mỹ, bao gồm cả ông Gates, cho rằng Trung Quốc có vai trò tốt nhất trong việc ngăn chặn một cuộc xung đột trên bán đảo Triều Tiên bằng việc sử dụng ảnh hưởng đối với Bình Nhưỡng, vì Trung Quốc là đối tác kinh tế và ngoại giao lớn duy nhất của chính quyền Kim Jong-Il. Đáp lại, Trung Quốc đã bày tỏ quan ngại về các cuộc tập trận quân sự chung giữa Mỹ và Hàn Quốc nhằm đối phó với vụ nã pháo của Triều Tiên vào một hòn đảo của Hàn Quốc hồi tháng 11/2010 và vụ đánh chìm một chiếc tàu chiến của Hàn Quốc hồi tháng 3/2010. Ông Gates, sau đó sẽ đến thăm Hàn Quốc và Nhật Bản, có thể sẽ gây sức ép đối với các quan chức Trung Quốc về vấn đề Triều Tiên, bao gồm cả tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng. Tranh chấp lãnh thổ  Chính quyền Obama đã củng cố mạnh mẽ quan hệ với các đồng minh châu Á kể từ khi nhậm chức vào năm 2009, đôi khi đã làm Bắc Kinh khó chịu do lo sợ bị bao vây chiến lược. Một điểm nóng là Biển Đông, khu vực Bắc Kinh rất thận trọng với sự can thiệp của Washington trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ của Trung Quốc với các quốc gia Đông Nam Á về một vùng biển giàu năng lượng và cũng là tuyến đường biển quan trọng. Bắc Kinh cũng đã theo dõi chặt chẽ các cuộc tập trận quân sự của Mỹ ở gần các vùng biển của họ, mặc dù Hàn Quốc và Mỹ luôn khẳng định các cuộc tập trận này là nhằm đối phó với những hành động khiêu khích của Triều Tiên. Nhật Bản, đồng minh thân cận của Mỹ, có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc về quần đảo được gọi là Senkaku theo tiếng Nhật Bản và Điếu Ngư theo tiếng Trung Quốc. Từ lâu, Bắc Kinh đã cáo buộc Quân đội Mỹ xâm phạm bất hợp pháp vào Vùng Đặc quyền Kinh tế của họ, được xác định bởi một hiệp ước của Liên Hợp Quốc là vùng biển nằm trong phạm vi 200 hải lý tính từ bờ biển của Trung Quốc. Trong khi đó, Mỹ cho rằng họ có quyền tiến hành các hoạt động thu thập thông tin tình báo tại các Vùng Đặc quyền Kinh tế. Phát triển sức mạnh quân sự Với nền kinh tế đang bùng nổ, Trung Quốc đã tăng đáng kể chi tiêu cho quân đội, phát triển khả năng quân sự nhằm mở rộng phạm vi hoạt động và làm tăng nguy cơ va chạm với Quân đội Mỹ tại Thái Bình Dương. Tự hào có quân đội lớn nhất thế giới, Trung Quốc đang nâng cấp máy bay chiến đấu, năng lực tên lửa và lực lượng hải quân. Các hình ảnh đăng tải trên các trang web và các phương tiện truyền thông khác trong những tuần gần đây cho thấy Trung Quốc đã có một nguyên mẫu máy bay chiến đấu tàng hình. Đồng thời, theo các nguồn tin quân sự và chính trị của Trung Quốc thì nước này có thể sẽ hạ thủy chiếc tàu sân bay đầu tiên vào năm 2011. Họ cũng đã đạt được tiến bộ trong chương trình tên lửa đạn đạo đối hạm, theo thông tin của Quân đội Mỹ. Ngoài ra, Lầu Năm Góc đã thẳng thắn cho rằng nhiều vụ tấn công vào hệ thống máy tính của Chính phủ Mỹ được cho là khởi nguồn từ Trung Quốc.  Sự lớn mạnh của PLA khiến Mỹ lo lắng. Các quan chức Trung Quốc thì chỉ ra rằng chi phí quốc phòng của họ vẫn còn thấp hơn nhiều so với của Mỹ và Trung Quốc không muốn đối đầu với Mỹ. Tuy nhiên, Chính quyền Washington và các đồng minh bày tỏ họ muốn Trung Quốc phải minh bạch hơn trong những mục đích quân sự. Nân sách quân sự của Trung Quốc trong năm 2010 là 532,1 tỷ Nhân dân tệ, (tương đương khoảng 80,3 tỷ USD), tăng 7,5% so với năm 2009. Hiện, Trung Quốc chưa công bố ngân sách quốc phòng cho năm 2011. Trong khi đó, năm 2010, Chính quyền Obama đã công bố khoản ngân sách quốc phòng cho năm tài khóa 2011 là 708 tỷ USD. Đất hiếm Trong vài tuần tới, Lầu Năm Góc sẽ công bố một báo cáo về khoáng sản đất hiếm, nguồn khoáng sản rất quan trọng trong một loạt các sản phẩm công nghệ cao được sử dụng trong một số hệ thống vũ khí của Mỹ. Trung Quốc sản xuất khoảng 97% nguồn cung đất hiếm toàn cầu, và vào cuối tháng 12/2010, họ đã cắt giảm hạn ngạch xuất khẩu xuống 35% trong nửa đầu của năm 2011 so với một năm trước, với tuyên bố là muốn bảo đảm nguồn dự trữ dồi dào. Trao đổi quân sự Những hạn chế do Quốc hội Mỹ áp đặt trong hơn một thập kỷ qua về trao đổi quân sự là một rào cản lâu dài khác trong quan hệ quân sự Trung - Mỹ. Pháp luật hiện hành của Mỹ là cấm trao đổi quân sự có thể “tạo nên nguy hại cho an ninh quốc gia” bằng việc phơi bày cho đại diện Quân đội Trung Quốc một số khả năng của Mỹ, bao gồm các hoạt động hạt nhân, vũ trụ quân sự và các hoạt động trinh sát. Do đó, Quân đội Trung Quốc đã phản đối mạnh mẽ những hạn chế đó. Thanh Phong (tổng hợp)
|
|
|
Post by NhiHa on Apr 18, 2011 10:13:11 GMT 9
'Trái ngọt' của hiện đại hóa quân sự Trung QuốcÔng Robert Gates, trong sứ mệnh khôi phục quan hệ quân sự với Trung Quốc, sẽ chưa tới Bắc Kinh để hội đàm với các nhà lãnh đạo quốc phòng hàng đầu cho tới 16/1. >> Mỹ lại tăng chi phí quân sự >> 'Không để nước khác thỏa hiệp trên lưng mình' >> Soi mối quan hệ quốc phòng Trung - Mỹ Nhưng ở một sân bay tại Thành Đô, các nhà lãnh đạo quân sự Trung Quốc đã sẵn sàng chào đón ông. Đó là J-20, một loại máy bay chiến đấu tránh được sự phát hiện của radar hay còn gọi là máy bay tàng hình, với cấu trúc tương tự như máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Mỹ F-22 Raptor. Sau nhiều năm phát triển bí mật, máy bay tàng hình đầu tiên của Trung Quốc dường như mới ở giai đoạn sơ bộ, nhưng xuất hiện khá công khai, trên đường băng của Học viện Thiết kế Hàng không ở Thành Đô, một địa điểm cởi mở tới nỗi những người yêu máy bay có thể tập trung chụp ảnh. Một số nhà phân tích cho rằng, thời gian xuất hiện máy bay tàng hình đầu tiên này không hề ngẫu nhiên. "Đó là chính sách ngăn chặn mới", Andrei Chang, biên tập Tuần báo Quốc phòng Kanwa tại Hong Kong, người đưa tin về cuộc thử nghiệm J-20, cho biết. "Họ muốn cho Mỹ thấy, cho ông Gates thấy sức mạnh của mình". Những ngày nay, Trung Quốc có nhiều sức mạnh hơn để thể hiện. Một thập niên nhanh chóng hiện đại hoá quân sự của Trung Quốc bắt đầu "đơm hoa kết trái", và cả Lầu Năm Góc lẫn các nước láng giềng của Trung Quốc ở châu Á đều gia tăng sự chú ý. Về cơ bản, Trung Quốc vẫn đứng sau Mỹ một thế hệ hoặc nhiều hơn thế trong công nghệ quân sự, hay thậm chí đứng sau trong cả việc triển khai các khả năng không quân, hải quân chiến đấu hiện đại. Tuy nhiên, sau nhiều năm phủ nhận rằng không có ý định trở thành "đối trọng" quân sự với Mỹ, Trung Quốc giờ đây đã "tiết lộ" các khả năng cho thấy, ý định của họ rằng dù sớm hay muộn, họ có thể thách thức lực lượng của Mỹ tại Thái Bình Dương.  Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm J-20. Bên cạnh J-20 là một máy bay tiếp dầu trên không được thiết kế cho những chuyến bay vượt xa biên giới Trung Quốc. Ngoài ra, còn có thông tin rằng, dự án tàu sân bay - cho dù là tân trang một tàu sân bay Ukraine thời Liên Xô cũ - cũng có thể được triển khai năm tới. Có nhiều thông tin khẳng định viêc xây dựng một trong nhiều tàu sân bay của Trung Quốc đang diễn ra ở Thượng Hải; quân đội nước này từng phủ nhận thông tin tương tự vào năm 2006, nhưng nhiều quan chức quốc phòng cấp cao của Trung Quốc năm nay đã tiết lộ về tham vọng xây dựng những con tàu lớn. Theo báo cáo của Lầu Năm Góc năm 2009, Trung Quốc có thể hạ thuỷ vài tàu sân bay vào 2020. Khả năng ngăn chặn hạt nhân của quân đội, mà các chuyên gia ước tính không nhiều hơn 160 đầu đạn, đã được bố trí lại kể từ năm 2008 cho các thiết bị phóng di động và tàu ngầm hiện đại sẽ không còn dễ tổn thương trong trường hợp bị tấn công. Những tên lửa mang nhiều đầu đạn được cho là sẽ xuất hiện sau đó. Hạm đội 60 tàu ngầm của Trung Quốc - lớn nhất châu Á - được nâng cấp với các tàu hạt nhân siêu tĩnh và các tàu ngầm trang bị tên lửa đạn đạo thế hệ hai. Và loại tên lửa đạn đạo chống hạm được đồn đoán từ lâu, với mệnh danh "sát thủ tàu sân bay" do khả năng đánh trúng các tàu sân bay lớn tại trung tâm hiện diện hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương, dường như đang tiến sát tới quá trình triển khai. Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của hải quân Mỹ, Đô đốc Robert F. Willard, nói với một tờ báo Nhật Bản hồi tháng 12 rằng, loại vũ khí này đã đạt được "khả năng vận hành ban đầu", một bước tiến quan trọng. Quan chức hải quân sau đó cho hay, Trung Quốc có một thiết kế đang làm việc nhưng dường như chưa thử nghiệm thực tế. Như vậy, với những thông tin trên, Trung Quốc dù sao cũng có một thông điệp rõ ràng rằng, khả năng ngăn chặn đối phương từ lãnh thổ của họ, hoặc do họ tuyên bố chủ quyền, đang gia tăng rất nhanh. Dĩ nhiên, Trung Quốc có những lý do riêng về việc gia tăng quân sự. Một chủ đề chung là các loại vũ khí tiềm năng như tàu sân bay, tên lửa chống hạm, máy bay chiến đấu tàng hình là cần thiết để đảm bảo tuyên bố chủ quyền với Đài Loan. Quan chức Trung Quốc cũng lo lắng rằng, Mỹ dự định bao vây Trung Quốc với các liên minh quân sự để kiềm chế các tham vọng sức mạnh và ảnh hưởng của Bắc Kinh. Trong cách nhìn nhận này, chiến lược dài hạn của Lầu Năm Góc là gắn kết Trung Á với các mối quan hệ như họ đã xây dựng ở sườn phía đông của Trung Quốc tại Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan. "Một số học giả Trung Quốc lo lắng rằng, Mỹ sẽ hoàn tất việc bao vây Trung Quốc theo cách này", Tô Kim Hoa, người nghiên cứu Nga và Trung Á tại Đại học Nhân dân Trung Quốc và là cố vấn cho quan chức Bắc Kinh về các vấn đề khu vực, cho biết. "Chúng ta nên lo lắng về điều này, đó là lẽ tự nhiên". Quan điểm của quan chức Lầu Năm Góc vẫn là hoan nghênh một quân đội Trung Quốc mạnh hơn như là một đối tác với Mỹ để duy trì các tuyến hàng hải mở, chống hải tặc và gánh vác những sứ mệnh quốc tế khác. Nhưng giới lãnh đạo quân sự Trung Quốc hiếm khi nói về chiến lược quân sự dài hạn của họ, và nhanh chóng xây dựng lực lượng với khả năng tấn công bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc. Điều này làm các nhà hoạch định quân sự Mỹ lo lắng. "Khi chúng ta nói tới một mối đe doạ, nó là sự kết hợp giữa các khả năng và mục đích", Abraham M. Denmark, nguyên phụ trách vấn đề Trung Quốc trong văn phòng của ông Gates nói. "Những khả năng trở nên ngày một rõ ràng hơn, và những mục tiêu của họ cũng rõ ràng hơn trong việc hạn chế các khả năng của Mỹ với các kế hoạch sức mạnh quân sự tại tây Thái Bình Dương". "Có điều chúng ta không rõ đó là mục đích", ông nhấn mạnh. "Việc hiện đại hoá quân sự của Trung Quốc rõ ràng là quyền của họ. Câu hỏi khác đặt ra là việc sử dụng sức mạnh quân sự ấy như thế nào". Ông Denmark, hiện là giám đốc Chương trình An ninh châu Á - Thái Bình Dương tại Trung tâm An ninh Mỹ tại Washington, cho hay, phản ứng mạnh mẽ gần đây của Trung Quốc về tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản và các nước láng giềng Đông Nam Á đã khiến cả Lầu Năm Góc và những quốc gia láng giềng của Trung Quốc thận trọng và quan ngại. Tuy vậy, một quan chức tình báo Hải quân hàng đầu của Mỹ nói với các phóng viên ở Washington rằng, Mỹ không nên đánh giá quá cao sức mạnh quân sự của Bắc Kinh và rằng Trung Quốc chưa từng thể hiện năng lực sử dụng các hệ thống vũ khí khác nhau hiện có với kỹ năng chiến đấu thực tế. Quan chức ấy là phó Đô đốc David J. Dorsett, đánh giá, cho dù Trung Quốc phát triển một số vũ khí nhanh hơn sự mong đợi của Mỹ, nhưng không đáng để báo động tất cả. "Bạn đã từng chứng kiến họ triển khai các lực lượng hải quân lớn?", ông nói. "Không, và chúng ta đã từng thấy những cuộc diễn tập chung, quy mô lớn, phức tạp? Không, vậy họ có khả năng chiến đấu thực tế? Không". Theo Phó đô đốc Dorsett, thậm chí khi Trung Quốc dự kiến thử nghiệm trên biển một tàu sân bay Nga "đã sử dụng, quá cũ kỹ" trong năm nay và có ý định tự đóng tàu sân bay, họ sẽ vẫn bị hạn chế trong khả năng sử dụng máy bay chiến đấu trên tàu và vận hành chúng như một phần của nhóm chiến đấu lớn trên biển. Trong một cuộc phỏng vấn, chuyên gia quân sự hàng đầu của Trung Quốc Chu Phong, nói rằng, ông xem một số tuyên bố về tiến triển nhanh chóng trong quá trình chế tạo vũ khí hiện tại bị phóng đại. "Đâu là câu chuyện có thực?", ông nói. "Tôi rất hoài nghi. Tôi thấy nhiều tin tức nóng về các thành tựu vũ khí, nhưng đằng sau bức màn, tôi thấy sẽ lãng phí tiền nong, quá thổi phồng, quá cường điệu". Ông Chu, người nghiên cứu chương trình an ninh quốc tế tại ĐH Bắc Kinh cho rằng, việc thiết lập quân sự của Trung Quốc, không khác so với Mỹ - là thổi phồng những mối đe doạ, cường điệu tiến triển để giành ảnh hưởng và tài chính cho các chương trình theo đuổi. Và đó có thể là sự thực. Tuy nhiên, "toan tính" ấy có thể bất lợi với Trung Quốc. "Nói chung, vấn đề ở chỗ Mỹ sẽ chiếm ưu thế ở tây Thái Bình Dương như chúng tôi vẫn luôn thế hay không", Bonnie Glaser, một học giả nghiên cứu Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington, nhấn mạnh. "Và rõ ràng là, Trung Quốc sẽ gây phức tạp cho chúng tôi. Đó có thể là điều Trung Quốc xem là hợp lý", bà nói. "Nhưng từ quan điểm của Mỹ, điều này không thể chấp nhận được". So sánh J-20 với F-22, F-35, Sukhoi T-50 Cập nhật lúc :10:22 AM, 08/01/2011 J-20 tiếp tục là chủ đề gây xôn xao và tranh cãi gay gắt trong giới quân sự thế giới. Nhất là sau khi 1 đoạn băng ghi hình cho thấy chiếc máy bay này đã chạy trên đường băng, chứ không phải sản phẩm đồ họa như nhiều ý kiến trước đây. Liệu J-20 có phải là một mẫu máy bay tiêm kích thế hệ 5 không? Hãy cùng so sánh J-20 với các tiêm kích thế hệ 5 hiện có để có câu trả lời chính xác nhất. Khí động học Quan sát các bức ảnh công bố cho thấy J-20 có kiểu bố trí cánh đuôi tương tự F-22 của Mỹ. Thiết kế này được chứng minh là bắt chước thiết kế của F-22 thông qua các phương thức gián điệp để tạo ra mẫu thử nghiệm. Đó là một phần lý giải tại sao Mỹ cấm xuất khẩu F-22, họ sợ rằng các quốc gia như Trung Quốc sẽ sử dụng các thiết kế của mình, đặc biệt sau khi 1,7 Terabyte thông tin mật liên quan đến máy bay bị đánh cắp. Kiểu bố trí cửa hút không khí cho động cơ rất giống kiểu bố trí của F-35, nếu nhìn trực diện, rất khó phân biệt J-20 và F-35 ngoại trừ hai cánh mũi. Trong khi đó kiểu thiết kế cánh máy bay lại tương tự PAK F/A T-50. Kiểu thiết kế lai tạp hỗn hợp này cho thấy J-20 sẽ bộc lộ radar ở mức thấp, song ở mức nào còn là một dấu hỏi. Giống với nhiều chiến đấu do Trung Quốc thiết kế, J-20 có thân khá dài, điều này cho thấy mục đích thiết kế thực sự của J-20 không phải là một tiêm kích giành ưu thế trên không. Nhiều khả năng, thiết kế thực sự của J-20 là một mẫu tiêm kích - bom. Cấu hình khí động học của J-20 là một kiểu thiết ba lớp cánh không ổn định, khoảng cách từ cánh chính đến mũi máy bay khá dài, dó đó cánh mũi được bố trí để bù lại phần nào và tăng khả năng cơ động. Như vậy về mặt khí động học J-20 đã đạt được một số tiêu chí so với F-22, F-35 và PAK F/A T-50. Điện tử Chiếc mũi của J-20 cũng hoàn toàn phù hợp để đặt một radar quét mảng pha điện tử chủ động AESA. Tuy nhiên vấn đề đang gây tranh cãi là công nghệ điện tử Trung Quốc đã chế tạo được một mẫu radar quét mảng pha điện tử chủ động cho riêng mình hay chưa? Nhìn lại các hệ thống vũ khí của Trung Quốc, phần lớn các mẫu radar mà họ có đều sao chép lại từ các mẫu radar của các nước khác, chủ yếu từ Nga và Pháp. Trong khi đó, công nghệ radar quét mảng pha điện tử chủ động, radar AESA gần như không có sẵn trong các mẫu máy bay xuất khẩu trên thế giới. Hiện tại, chỉ có F-22, F-35, PAK F/A T-50 được trang bị radar AESA đúng nghĩa. Không quân Mỹ cũng đang thử nghiệm trang bị radar AESA cho F-16, song năng lực của các radar này còn kém xa so với radar trên các tiêm kích thế hệ 5. Các hệ thống vũ khí của Trung Quốc chỉ mới phát triển rầm rộ khoảng gần 2 thập niên trở lại đây. Còn các hệ thống vũ khí bước đầu tiếp cận được một số công nghệ hiện đại chỉ khoảng 1 thập niên đổ lại mà thôi. Các hệ thống điện tử liên quan đến năng lực tàng hình cũng rất phức tạp, hệ thống che chắn bức xạ hồng ngoại của động cơ, các thiết bị thông tin liên lạc, giao diện vũ khí vốn là những kỹ thuật công nghệ bậc cao thuộc hàng tối mật.  Chiến đấu cơ tàng hình đầy bí ẩn J-20. Xét các yếu tố về thời gian phát triển, kinh nghiệm cho thấy không có sẵn một mẫu radar AESA mới trong chiếc mũi của J-20, nếu có, nó chỉ ở giai đoạn tiền phát triển. Để chính thức đi vào hoạt động phải cần một khoảng thời gian ít nhất từ 5-7 năm. Các hệ thống điện tử liên quan, nếu đã được trang bị thì chỉ ở giai đoạn thử nghiệm, không có gì đảm bảo các hệ thống này đạt được tiêu chuẩn cho tiêm kích thế hệ 5. Động cơ Rất nhiều sự hoài nghi về động cơ sẽ được sử dụng cho J-20. Nhiều ý kiến cho rằng, J-20 sẽ được sử dụng động cơ nội địa WS-10A hoặc động cơ WS-15, nhưng cả hai động cơ này đều không thể đạt được hiệu suất lực đẩy tối ưu. Thậm chí cả hai động cơ này còn hoạt động không ổn định ngay cả với máy bay thông thường. Khả năng sử dụng động cơ nội địa gần như bằng 0. Khả năng thứ hai được nhắc đến là sử dụng động cơ mua từ Nga, trong Triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải vừa qua, Trung Quốc đã bày tỏ sự quan tâm mua một số lượng lớn động cơ Saturn 117 (AL-41F1A) của Nga. Loại động cơ này sẽ được sử dụng cho PAK F/A T-50. Với động cơ mới này, PAK F/A T-50 sẽ là máy bay thế hệ 5 đầu tiên sử dụng động cơ đẩy vector 3D cung cấp lực đẩy 142kN, mang lại khả năng cơ động tối ưu. Hiện tại, nguyên mẫu PAK F/A T-50 và Su-35 sử dụng động cơ Saturn 117 (AL-41F). Chiếc F-22 Raptor sử dụng 2 động cơ đẩy vector 2D Pratt & Whitney F119-PW-100 với khả năng chỉnh hướng phụt trong khoảng ±20 độ. Tuy lực đẩy tối đa được bảo mật, song dự đoán khoảng 156kN. Chiếc F-35 sử dụng động cơ Pratt & Whitney F135 hoặc Rolls-Royce F136 với lực đẩy khoảng 124,6kN. Vấn đề nữa là liệu Nga có liều lĩnh bán động cơ hiện đại nhất của mình cho Trung Quốc hay không? Khi nạn sao chép công nghệ từ Nga vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt. Kết luận động cơ cho J-20 chưa thực sự sẵn sàng, nếu sử dụng một động cơ khác, máy bay này sẽ không đạt được tiêu chuẩn của tiêm kích thế hệ 5. Đem so sánh 3 yếu tố, khí động học, hệ thống điện tử, động cơ, J-20 chỉ có phần khí động học đạt được các tiêu chuẩn của tiêm kích thế hệ 5. So sánh J-20 với F-22, F-35, PAK F/A T-50, tỷ lệ đạt được là 1/3, có thể khẳng định rằng ít nhất 15-20 năm nữa mẫu máy bay này mới có thể cạnh tranh được với các mẫu máy bay hiện tại của Mỹ, Nga. Khoảng thời gian này cũng đủ để Mỹ, Nga có thể cho ra đời các mẫu máy bay khác tối tân hơn. Liệu Trung Quốc có bắt kịp tốc độ phát triển công nghệ hàng không của Nga, Mỹ hay không? Câu hỏi này vẫn chưa có lời giải đáp, khi các chế tài hạn chế tiếp cận công nghệ tiên tiến với Trung Quốc vẫn chưa được dỡ bỏ. Trung Hiếu (theo Defence Aviation)
|
|
|
Post by NhiHa on Apr 18, 2011 10:16:33 GMT 9
Mỹ ra mắt máy cán mìn SPARKS IISPARKS II là thế hệ máy cán mìn mới nhất mà Mỹ sử dụng nhằm giảm thiểu thương vong do các thiết bị nổ cải tiến. Quân đội Mỹ vừa xuất xưởng công nghệ máy cán mìn mới nhất nhằm cung cấp sự bảo vệ tốt hơn cho binh sĩ trước các thiết bị nổ cải tiến (IDE) được quân nổi dậy ở Iraq, Afghanistan sử dụng.  SPARKS II trên thực địa. Máy cán mìn mới có tên SPARKS II là một trong hàng loạt thiết bị cho phép binh lính vô hiệu hóa những nguy hiểm tới từ các mìn IDE một cách hiệu quả. SPARKS II được gắn vào đầu các phương tiện cơ giới quân sự và kích nổ bom mìn trên đường trước khi chúng kịp gây sát thương cho binh lính. Dù có rất nhiều thiết bị với chức năng tương tự đã được sử dụng trong quân đội, SPARKS II cho phép binh sĩ nhiều lựa chọn hơn khi đối mặt với các thiết bị nổ.  SPARKS I là thế hệ cũ và mang nhiều nhược điểm khi tham gia tác chiến. Bảng điều khiển gắn trong xe quân sự cho phép người điều khiển lựa chọn những thiết lập và điều khiển trực tiếp cách SPARKS II xử lý tình huống cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế. “Khả năng thay đổi khoảng cách giữa máy cán và xe cơ giới là một trong những ưu điểm mạnh nhất của SPARKS II. Người điều khiển có thể thay đổi khoảng cách này mà không cần rời khỏi vị trí ngồi”, Tilford Briscoe – người điều hành hiện trường của R4 Inc cho biết. R4 Inc là công ty chịu trách nhiệm triển khai SPARKS II trên thực địa. Tilford Briscoe nói thêm: “SPARKS II sẽ kẻ thù phải đau đầu. Với thiết bị mới, khi người điều khiển gặp hiện tượng bất thường, anh ta sẽ tìm cách thay đổi cách xử lý cho thật phù hợp.”  Ra khỏi xe cơ giới để tháo máy cán mìn sẽ không còn là mối lo ngại của binh sĩ. Một khả năng khác chính là người điều khiển có thể tháo rời và loại bỏ SPARKS II mà không cần rời khỏi xe. Điều này rất quan trọng vì trên chiến trường khốc liệt, máy cán mìn bị hỏng sẽ trở thành một vật cản và ngăn không cho xe cơ giới gắn liền với nó tiếp tục thực hiện nhiệm vụ hoặc tới được nơi an toàn . Theo Steven L. Hanni, kĩ sư chiến trường kiêm lái xe trong trung đội 469 thuộc trung đoàn 864 cho biết: “Việc ở trong xe thiết giáp chống đạn trong khi bị tấn công chắc chắn sẽ giúp giữ mạng sống cho binh sĩ”. Đơn vị của Hanni được triển khai tới sân bay Kandahar từ Dodgeville và là một trong những đơn vị SPARKS II đầu tiên. “Nếu điều gì xấu xảy ra, chúng tôi sẽ không phải rời khỏi xe thiết giáp và đối mặt với trận chiến ác liệt, đó là điều thật tuyệt vời”, Hanni nói. Hữu Nghĩa (theo Defence Talks)
|
|
|
Post by NhiHa on Apr 18, 2011 10:20:51 GMT 9
10 vũ khí được thế giới quan tâm năm 2010 (kỳ 1)Dưới đây là top 10 vũ khí được coi là "ngôi sao" của năm trong con mắt truyền thông thế giới: Phi cơ X-37B của Mỹ: “chân trời vũ khí không gian” Nếu như trong vài năm trở lại đây, có người nói phi cơ có thể bay với vận tốc gấp 5 lần vận tốc âm thanh, có thể bay từ bất kì thành phố này tới thành phố khác trên hành tinh trong vòng 2 giờ, tự do bay lên tới độ cao 410km, chạm vào vệ tinh của các nước khác... thì người đó có thể là kẻ ảo tưởng hoặc là người biết được thông tin về dự án thử nghiệm phi cơ X-37B của Mỹ.  Máy bay X-37B. Ngày 3/12, phi cơ X-37B của Mỹ đã hạ cánh an toàn kết thúc hơn 7 tháng du hành trong không gian. X-37B thân không to, chiều dài là 8,8m, cánh khoảng 4,6m, có thể triển khai tới bất kỳ nơi nào trên thế giới trong 2 giờ. Thậm chí, có tin đồn, máy bay có thể biến đổi cấu trúc để chiến đấu lâu dài trên không, có khả năng tấn công vệ tinh. Nhiều dự báo cho rằng, đưa X-37B vào các trận không chiến sẽ làm thay đổi các hình thức chiến đấu. Máy bay chiến đấu JF-17 của Pakistan Trong quan điểm truyền thông của Trung Quốc và Pakistan, JF-17 thực sự là "ngôi sao" của năm 2010. Vì đây là thế hệ máy bay chiến đấu đa năng kiểu mới do Tập đoàn công nghiệp hàng không số 1 Trung Quốc và không quân Pakistan cùng nhau nghiên cứu chế tạo. JF-17 có tốc độ bay lớn nhất đạt 2.200km/h, tầm bay 3.000km, được trang bị một pháo cỡ nòng 23mm, dưới thân và cánh được thiết kế 7 điểm treo nhằm trang bị các loại hỏa lực như: tên lửa, bom rơi tự do và bom có điều khiển…  Máy bay chiến đấu đa năng JF-17. Trong cuộc triển lãm hàng không tại Chu Hải, JF-17 đã thực hiện rất nhiều thao tác bay mang tính kỹ thuật cao, thu hút rất nhiều sự chú ý của giới quân sự các nước. Máy bay chiến đấu PAK FA Su-T-50 của Nga Nga đang nghiên cứu chế tạo Su-T-50, được định vị là chiến đấu cơ đa năng, trang bị radar N050 BRLS AFAR/AESA cực mạnh, phát hiện các mục tiêu cách 400km, theo dõi 32 mục tiêu và tấn công 8 mục tiêu cùng một lúc, động cơ chỉnh hướng phụt 3D AL-41F, khả năng thao diễn vượt mọi loại máy bay hiện nay, cất cánh ở những đường băng cực ngắn và có khả năng tàng hình cao.  Máy bay chiến đấu Su-T-50. Su-T-50 có khối lượng rỗng 18,5 tấn, có thể mang theo 7,5 tấn vũ khí và 10,3 tấn nhiên liệu. được trang bị hai pháo 30 mm, với mỗi pháo 150 viên đạn. Vũ khí chính của Su-T-50 gồm các loại tên lửa không đối không mới nhất của Nga như R-73, R-77, R-37, các loại tên lửa đối đất chống radar như Kh-31P hay tên lửa chống hạm như Kh-35 Ural, Kh-41 Moskit và tên lửa hành trình đối đất Kh-55S với tầm bắn 3.000 km và có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân. Ngoài ra, Su-T-50 còn có 8 mấu cứng gắn trên cánh để trang bị các thiết bị trinh sát điện tử hay thùng nhiên liệu phụ cho các nhiệm vụ tuần tiễu. Dù đã thực hiện các chuyến bay thử nhưng nhiều thông tin quan trọng khác của Su-T-50 vẫn nằm trong vòng bí mật. Tàu đổ bộ Mistral của Pháp Năm 2010 đánh dấu nước Nga nhập khẩu vũ khí từ nước ngoài. Thương vụ đầu tiên là tàu chiến Mistral của Pháp. Khi cần thiết, con tà chi cần “một cái lắc mình” là trở thành “bệnh viện trên biển” hoặc tàu sân bay. Con tàu này có thể mang theo hơn 1.450 binh sĩ và một số lượng lớn vũ khí, 60 xe bọc thép, 230 xe các loại, 4 tàu đổ bộ LMC thông dụng, 2 thủy phi cơ, 16 trực thăng hặng nặng, 35 trực thang hạng nhẹ.  Tàu đổ bộ lớp Mistral. Mistral có lượng giãn nước từ 16.500 tấn đến 21.300 tấn. Chiều dài 199m, rộng 32m, mớn nước 6.3m, được trang bị 4 động cơ diesel, 2 động cơ đẩy Mermaid, trục kép. Vận tốc tàu đạt 18,8 hải lý. Hệ thống vũ khí bao gồm 2 súng Breda-Mauser 30mm, súng máy hạng nặng M2-HB và 2 hệ thống tên lửa phòng không. Trang bị radar DRBN-38A Decca Bridgemaster E-250 theo dõi tàu; radar MRR3D-NG giám sát trên không/trên biển, 1 bộ ARBR-21 thiết bị radar cảnh báo; 2 hệ thống phòng chống cháy nổ, hệ thống quản lý dữ liệu tác chiến Xi Nite, hệ thống chỉ huy và hỗ trợ SIC-21, 3 hệ thống thông tin vệ tinh, 1 hệ thống vệ tinh thông tin hàng hải quốc tế, 1 hệ thống thông tin vệ tinh Hạm đội, liên kết dữ liệu số 11 và 16. Máy bay AT-802U của Mỹ Trong chiến tranh công nghệ cao hiện tại và tương lai, máy bay dùng trong nông nghiệp có thể hoán cải trở thành máy bay chiến đấu? Đó chính là trường hợp của máy bay AT-802U (Mỹ) AT-802U có thiết kế dựa trên máy bay nông nghiệp và được phát triển thành "sát thủ trên không", chủ yếu sử dụng cho việc thực hiện tấn công các mục tiêu cố định và di chuyển trên mặt đất, thực hiện các nhiệm vụ trinh sát.  Máy bay AT-802U. Ngoài việc sử dụng để bảo vệ rừng, cơ động ở tốc độ thấp, đơn giản, bền, đáng tin cậy, có thể đáp xuống ở mọi đường băng thậm chí là đường băng gồ ghề và chi phí đặc biệt thấp, AT-802U còn có thể sử dụng để vận chuyển các loại vũ khí, thể hiện ưu thế siêu việt, độc đáo trong công tác chống khủng bố. AT-802U khiến cho nhiều người hiểu rằng: đánh giá vũ khí tốt phải phụ thuộc vào các nhiệm vụ cụ thể, không nhất thiết phải là tiên tiến nhất mới là tốt nhất. Hoàng Long (tổng hợp)
|
|
|
Post by NhiHa on Apr 18, 2011 10:23:41 GMT 9
10 vũ khí được thế giới quan tâm năm 2010 (kỳ 2)Dưới đây là 5 "sát thủ" còn lại trong top 10 vũ khí của năm 2010. Tên lửa Bulava của Nga Trong "đại gia đình" các tên lửa chiến lược lớn của thế giới, "xấu số" là ai? Ai vì "thất bại" lặp đi lặp lại mà thành công? Câu trả lời chắc chắn là tên lửa Bulava của người Nga. Quân đội Nga đã bắn thử tên lửa Bulava 12 lần, 7 thất bại do chưa đủ yếu tố kỹ thuật. Rất nhiều lời bàn tán xung quanh việc thất bại của tên lửa này đã tạo ra áp lực rất lớn. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Nga kiên quyết không từ bỏ.  Thử nghiệm tên lửa Bulava phóng từ tàu ngầm. Tên lửa Bulava là hỏa lực chính được trang bị cho tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borey. Mỗi quả tên lửa đạn đạo Bulava (SS-NX-30) có thể mang tới 10 đầu đạn hạt nhân và tấn công nhiều mục tiêu riêng rẽ. Bulava có tầm bắn tới 8.000 km và được xem như một phiên bản tên lửa đạn đạo trên biển của loại tên lửa đất đối đất Topol-M. Quân đội Nga rất kỳ vọng vào sức công phá và chiến đấu của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Bulava cũng như tên lửa đạn đạo đất đối đất Topol-M. Cả Bulava lẫn Topol-M được đánh giá như "những ngôi sao sáng" và là "con át chủ bài" trong kho vũ khí hạt nhân của quân đội Nga. Tên lửa Storm Shadow của Châu Âu Khi đề cập đến các tên lửa hành trình có độ chính xác cao của các lực lượng vũ trang, thế giới có xu hướng nghĩ tới "Tomahawk" của Mỹ. Nhưng hiện nay thói quen này đã được thay đổi trước sự xuất hiện của tên lửa hành trình tầm xa Storm Shadow được châu Âu thiết kế và phát triển với thiết kế tàng hình, dài 5 mét, và nặng 1300 kg, chế độ bay tránh nhiễu radar.  Tên lửa hành trình Storm Shadow. Được triển khai trên các tàu sân bay, Storm Shadow có khả năng tấn công các mục tiêu của đối phương với độ chính xác cao, được kiểm chứng qua nhiều thử nghiệm thành công. Tiêu chí "chỉ có Hải quân Hoa Kỳ" mới có một hệ thống phóng thẳng đứng và sử dụng kèm theo tên lửa hành trình Tomahawk đã kết thúc. Tên lửa Storm Shadow có khả năng phóng từ không trung (trên máy bay), từ tàu ngầm hoàn toàn có thể so tài với "Tomahawk", và nó có hệ thống hướng dẫn linh hoạt, đa dạng. Đây cũng là xu hướng phát triển tên lửa của tương lai. Trực thăng không người láiFire Scout Trong số các trực thăng hiện đại của năm 2010, nổi bật là trực thăng không người lái Fire Scout MQ-8B. Đây là loại hình máy bay quân sự mới của quân đội Mỹ.  Trực thăng không người lái tiên tiến MQ-8B. Fire Scout có độ bền lên đến 8 giờ, có khả năng thực hiện cảnh báo sớm, giám sát, trinh sát và truyền thông, nhiệm vụ truyền tải thông tin chỉ huy. Trực thăng được trang bị môt hệ thống tên lửa chiến đấu hiện đại như loại tên lửa Hellfire hoặc Viper Strike điều khiển bằng laser, các loại rocket chùm đường kính 70mm ngắm bắn bằng laser tỏ ra rất hiệu quả trong chiến đấu. Một đặc điểm lợi hại nữa được hải quân Mỹ đánh giá cao là Fire Scout còn có thể vận chuyển một khối lượng hàng hoá có trọng lượng đến hơn 90 kg trong các trường hợp khẩn cấp, đến mọi ngõ ngách của chiến trường trong mọi điều kiện thời tiết, ngày đêm. Tàu ngầm hạt nhân HMS Astute "thông minh" của Anh Đây là chiếc tàu ngầm đầu tiên có khả năng tàng hình và được trang bị 38 ngư lôi Spearfish hạng nặng để chống tàu chiến, tàu ngầm; Tên lửa chống hạm UGM-b4 Harthingy và tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk. Tàu có hệ thống thám thính theo dõi đến 3.000 hải lý.  Tàu ngầm hạt nhân HMS Astute. Nó cũng là tàu ngầm hạt nhân đầu tiên của Anh. Điều làm con tàu này được coi là thông minh chính là khả năng giám sát cực lớn. Nó có thể từ cảng của Anh phát hiện các mục tiêu tàu xuất cảnh ở cảng New York. Tuy nhiên, năm 2010 có thể coi là năm kém may mắn của con tàu. Trong lần chạy thử đầu tiên nó đã bị mắc cạn trong cát biển 10 giờ. “Tàu sân bay trực thăng” 22DDH của Nhật Lực lượng Phòng vệ hàng hải Nhật Bản quyết định xây dựng tàu khu trục mang trực thăng mới 22 DDH có chiều dài 248m, trong đó 197m trên boong được sử dụng để làm bãi cất-hạ cánh của máy bay trực thăng. Biên chế biên đội máy bay trực thăng trên tàu khu trục mang trực thăng mới 22 DDH bao gồm 14 máy bay trực thăng, được trang bị 2 hệ thống vũ khí tầm gần và 2 bệ phóng tên lửa thuộc hệ thống phòng không trên boong. Ngoài ra 22 DDH sẽ còn được trang bị các phương tiện bảo vệ chống ngầm bao gồm phao mục tiêu giả và thiết bị gây nhiễu tích cực.  Tàu sân bay 22DDH. Tàu có khả năng chở 4.000 lính thủy đánh bộ và 50 xe vận tải bọc thép. Đây là tàu đổ bộ mang máy bay trực thăng đồng thời cũng sẽ được sử dụng để tiếp nhiên liệu cho các tàu chiến khác trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Nó có thể mang theo máy bay chiến đấu F-35B, và "Osprey" V-22, phương tiện không người lái trên không. Đại diện của Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã tuyên bố rằng, trực thăng trên tàu đổ bộ này sẽ được sử dụng để tìm kiếm tàu ngầm đối phương và tuần tiễu quanh khu vực hoạt động của tàu. Hoàng Long
|
|