|
Post by NhiHa on Apr 18, 2011 10:29:24 GMT 9
MiG-29 bị bán tháo khắp nơiNhững năm của thập niên 1980-1990, MiG-29 là niềm tự hào của không quân Liên Xô. Chiếc máy bay từng là niềm mơ ước của không quân các nước phe XHCN và là nỗi ám ảnh của NATO, nay trở thành món nợ mà các nước đang sở hữu muốn bán tống bán tháo. Bộ Quốc phòng Hungary đã lên kế hoạch bán đấu giá những chiếc MiG-29 trong biên chế của mình. Hungary đã nhận được 28 chiếc MiG-29 từ Nga vào năm 1993, theo con đường trả nợ từ thời Liên Xô. Trong số đó, 14 chiếc đã được hiện đại hóa và kéo dài tuổi thọ vào năm 2004, 2 chiếc đã bị rơi trong quá trình huấn luyện, 14 chiếc còn lại đã bị ngưng hoạt động và tháo dỡ vào năm 2005.  MiG-29 biên chế trong lực lượng không quân Nam Tư. Không Hungary dự định sẽ thay thế MiG-29 bằng Jas-39 Gripen của Thụy Điển. Ngoài ra, Hungary còn rao bán một số lượng lớn vũ khí khác từ thời Liên Xô bao gồm AK-47, 300 tên lửa R-60 cùng nhiều súng lục và bom. Trước đó, Ba Lan buộc phải xem xét lại kế hoạch hiện đại hóa MiG-29 của mình khi có những dấu hiệu cho thấy sự xuống cấp của cấu trúc khung máy bay. Malaysia cũng tỏ ra ngán ngẩm với những chiếc MiG-29B trong biên chế của mình, bán thì chẳng ai mua, để lại thì không biết phải sử dụng như thế nào.  MiG-29 và những vũ khí có thể mang vác. MiG-29 đòi hỏi quá trình bảo dưỡng với chi phí quá cao, đã vậy Nga luôn chậm chạp trong việc cung cấp phụ tùng thay thế cho các khách hàng của mình, đặc biệt là các nước mua MiG-29 với số lượng nhỏ. MiG-29 nổi tiếng nhờ sự nhanh nhẹn khác thường, khả năng quay ngoắt tức thời và duy trì được sự ổn định hoàn hảo. Đây còn là một trong những máy bay chiến đấu đầu tiên được trang bị hệ thống hiển thị mục tiêu trên mũ phi công. Chỉ cần một cái ngoái đầu, phi công có thể khóa mục tiêu ở góc 45 độ (so với mũi của máy bay). Kết hợp với tên lửa đối không R-73, MiG-29 là chiến đấu cơ xuất sắc trong không chiến phạm vi hẹp. Tuy nhiên, những ưu thế đó không bù đắp được các khuyết điểm của nó. MiG-29 mất sức hấp dẫn, thậm chí trở thành gánh nặng cho không quân các nước có ngân sách quốc phòng hạn chế.  Ngày càng nhiều những chiếc MiG-29 không còn bay trên bầu trời nữa. Chi phí bảo dưỡng quá cao, phụ tùng thay thế khan hiếm, khung máy bay đã có dấu hiệu xuống cấp, dù được hiện đại hóa vẫn tiềm ẩn nguy tai nạn nếu không chiến ở tốc độ cao. So với MiG-21 khả năng hiện đại hóa và kéo dài tuổi thọ của MiG-29 không cao, đặc biệt là khung máy bay. Danh tiếng của MiG-29 đã sụp đổ cùng với sự tan rã của Liên Xô, giờ đây nó chỉ còn là cái bóng của chính mình, dù từng được đánh giá tốt hơn với F-16 của Mỹ. Trung Hiếu
|
|
|
Post by NhiHa on Apr 18, 2011 10:31:04 GMT 9
X-47B của Hải quân Mỹ chuẩn bị cất cánhLãnh đạo Hải quân Mỹ thừa nhận, X-47B, một loại máy bay chiến đấu tấn công không người lái đầu tiên chuẩn bị cất cánh. Công ty Northrop Grumman của Mỹ đã cho tiến hành hàng loạt những đợt thử nghiệm tại căn cứ không quân Edwards, bên cạnh đó các chuyên gia kĩ thuật cũng tiến hành kiểm tra và trước khi X-47B bay lên bầu trời.  Mô hình X-47B tại căn cứ Edwards. Các chuyên gia phụ trách hy vọng chuyến bay đầu tiên sẽ được cất cánh vào những ngày giữa tháng 12, nhưng thời tiết không tốt đã làm chậm kế hoạch. Công việc chính của Northrop Grumman trong dự án là tính toán hệ thống định vị và chuyển hướng chính xác, công nghệ tiếp nhiên liệu trên không. Thời gian hoạt động của X-47B được dự kiến kéo dài tới vài ngày. Hợp đồng lúc đầu đã quy định chiếc phi cơ không người lái sẽ cất cánh lần đầu tiên năm 2009, năm 2011 tiến hành thử nghiệm trên tàu sân bay, nhưng kế hoạch này liên tục bị đẩy lùi tiến độ. Đến nay, lần đầu thử nghiệm trên biển được xác định diễn ra vào đầu năm 2013. X-47B là loại máy bay không có đuôi, sải cánh là 19,2m, dài 11,5m, có thể mang theo vũ khí với tổng tải trọng 4.500 kg nhưng vẫn đạt hiệu quả bay, tốc độ siêu âm, trần bay có thể lên đến 12km. Nếu không tiếp nhiên liệu, nó có thể bay đến 2.100 hải lý và đứng yên trong không khoảng 6 giờ.  Công ty Northrop Grumman của Mỹ nghiên cứu chế tạo X-47B  Máy bay chiến đấu không người lái X-47B dự đoán sẽ cất cánh vào cuối năm nay.  X-47B trên tàu sân bay. Ảnh đồ họa Nguyễn Hoài
|
|
|
Post by NhiHa on Apr 18, 2011 10:38:34 GMT 9
Lỗ hổng trong tác chiến công nghệ cao của MỹSuu TamNhiều chuyên gia quân sự Mỹ đã giật mình khi nhận ra đang có lỗ hổng lớn trong tác chiến của quân đội nước này. Nhiều chuyên gia quân sự Mỹ đã giật mình khi nhận ra, sự phát triển như vũ bão của ngành kỹ thuật quân sự công nghệ cao đã bỏ xa sự phát triển của nghệ thuật quân sự, sự không cân bằng giữa phương tiện kỹ thuật với nghệ thuật quân sự tạo nên lỗ hổng lớn trong tác chiến của quân đội. Qua nhiều thời đại chiến tranh, yếu tố nghệ thuật quân sự luôn phát triển song hành với khả năng công nghệ vũ khí đương đại của quân đội, trong đó được nhấn mạnh với vai trò là học thuyết của khoa học quân sự và là yếu tố cấu thành không thể thiếu trong tổ chức và chỉ huy chiến đấu, quyết định yếu tố thắng bại trong chiến tranh. Một phần lớn học thuyết về nghệ thuật quân sự luôn được gắn liền với những loại vũ khí hay phương tiện chiến đấu nhất định. Đơn giản có thể hiểu rằng, binh pháp trong tác chiến sử dụng kiếm, mác, thương…làm vũ khí chiến đấu không thể ứng dụng trong tác chiến sử dụng súng, tên lửa, xe tăng, máy bay…  Giới quân sự Mỹ quên đồng bộ tốc độ phát triển công nghệ quốc phòng và nghệ thuật quân sự(?) Mà trong mỗi thời kỳ chiến tranh hay mỗi giai đoạn phát triển của vũ khí, thì đòi hỏi phải có một nghệ thuật quân sự phù hợp, nhằm quy định cách thức tổ chức và hoạt động tác chiến trên chiến trường, ứng dụng và phát huy hiệu quả các loại vũ khí, góp phần giành thắng lợi trên chiến trường. Với những nguyên tắc trên, ít nhiều giới chức quân sự Mỹ không khỏi bàng hoàng khi nhận ra: nghệ thuật quân sự cũ không còn phù hợp với loại hình tác chiến mới, tác chiến bằng những vũ khí hiện đại và siêu hiện đại. Không phải khi nền khoa học kỹ thuật quân sự thế giới phát triển, chỉ riêng quân đội Mỹ mới có các loại vũ khí tối tân, mà bên cạnh đó các cường quốc quân sự được Mỹ cho là đối địch cũng không ngừng phát triển các vũ khí có công nghệ tương đồng. Không chỉ vậy, các quốc gia này còn không ngừng phát triển nghệ thuật quân sự phù hợp với tác chiến của các loại vũ khí đó. Trong tác chiến hiện nay và xu hướng trong tương lai, quân đội Mỹ sẽ trang bị cho Hải quân nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại như tàu ngầm, tàu mặt nước không người lái; trang bị cho Lục quân nhiều robot; Không quân được trang bị nhiều bộ cảm biến cho các máy bay không người lái; trên không gian được trang bị nhiều các vệ tinh được coi là khá hiện đại. Tuy nhiên, để tổ chức thực hiện các hoạt động tác chiến, vận dụng chúng vào hoạt động tác chiến thực một cách có hiệu quả và để giành được thắng lợi trong môi trường tác chiến hiện đại, nhất thiết phải có một nghệ thuật quân sự phù hợp. Nói tới những bất cập giữa nghệ thuật quân sự và vũ khí quân đội Mỹ, một nhà nghiên cứu chiến lược Mỹ đã nhấn mạnh tới một ví dụ: Khi quân đội Mỹ phóng một máy bay chiến đấu không người lái lên không trung, không đơn giản chỉ có việc bay tới khu vực tác chiến, tìm mục tiêu, phóng tên lửa để tiêu diệt mục tiêu đó và sau đó quay trở về căn cứ.  Sự tự tin vào sức mạnh công nghệ khiến yếu tố con người trong quân đội Mỹ bị mờ nhạt. Bên cạnh đó còn có muôn vàn những khó khăn và thách thức như: có thể sẽ bị đối phương bắn rơi, không tìm được mục tiêu, không xác định chính xác mục tiêu, không tiêu diệt được mục tiêu, bị đối phương nghi binh… Để đạt được thắng lợi trong một cuộc không kích bằng các máy bay không người lái và bảo đảm an toàn cho máy bay đó, thì nhất định phải có một chiến thuật, có biện pháp và kỹ năng tác chiến, chiến thuật đánh lừa đối phương, biết lợi dụng địa hình địa vật trong chiến trường, vận dụng các yếu tố không gian và thời gian, có cách thức tổ chức thực hiện khoa học và phù hợp… Đó chính là một phần của nghệ thuật quân sự, và điều này quân đội Mỹ đã bỏ quên, trong khi tập trung quá nhiều vào phát triển công nghệ cho nó. Nhiều các nhà nghiên cứu chiến lược quân sự đã khẳng định rằng, vũ khí công nghệ cao chưa phải là yếu tố quyết định thắng lợi. Trong chiến tranh, một quân đội có sử dụng nhiều loại vũ khí hiện đại mà thiếu yếu tố nghệ thuật quân sự, chưa chắc đã đánh thắng đối phương chỉ có vũ khí thông thường, nhưng lại có một nghệ thuật quân sự phù hợp với vũ khí thông thường đó. Tóm lại, để xây dựng các học thuyết quân sự và nghệ thuật quân sự phù hợp với loại hình tác chiến mới có sử dụng các loại vũ khí tiên tiến đang là một thách thức lớn đối với quân đội Mỹ. Các cuộc xung đột trong tương lai sẽ không chỉ tìm thấy chiến thắng từ các công nghệ quân sự tiên tiến, mà còn phụ thuộc vào các học thuyết và nghệ thuật quân sự, bao gồm cả chiến lược, chiến dịch và chiến thuật, vì nó quy định cách thức tổ chức và hoạt động tác chiến trên chiến trường tương lai của quân đội Mỹ.
|
|
|
Post by Can Tho on Jun 22, 2011 9:50:43 GMT 9
Hang Khong Mau Ham của Mỹ Hiện thế giới đã có 9 quốc gia sở hữu tàu sân bay. Câu lạc bộ này gồm Mỹ, Anh, Nga, Pháp, Italia, Tây Ban Nha, Thái Lan, Brazil và Ấn Độ. Thời gian gần đây, trên mạng xuất hiện không ít những hình ảnh về tàu sân bay Varyag do Liên Xô cũ chuyển nhượng cho Ukraine và sau đó được Trung Quốc mua lại. Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Trần Bỉnh Đức cũng vừa lần đầu tiên xác nhận chiếc tàu sân bay đầu tiên của nước này đang hoàn thiện. Tuy nhiên ông từ chối cho biết rõ khi nào chiếc tàu sẽ sẵn sàng được đưa vào phục vụ trong quân đội. Con tàu khổng lồ đã mất nhiều năm để xây dựng, và đó là một dấu hiệu rõ ràng của việc mở rộng quân sự Trung Quốc và khát vọng muốn phô diễn sức mạnh của mình bên ngoài các vùng biên giới hơn bao giờ hết. "Một tàu sân bay là biểu tượng của sức mạnh hải quân”,"Nó cũng là một biểu tượng của sự răn đe”, ông Hứa nhấn mạnh. “Kiểu như nói thế này: Đừng gây rối với tôi, đừng nghĩ có thể chèn ép tôi. Vì vậy sẽ là bình thường nếu chúng tôi muốn có tàu sân bay, sẽ là khác thường nếu Trung Quốc không có cái nào” tướng Hứa Quảng Ngọc của PLA đã nghỉ hưu cho biết. Những động thái của Trung Quốc trong việc tăng cường sức mạnh quân sự đang trở thành tâm điểm chú ý của nhiều nước khác trên thế giới; trong đó phải kể đến thông tin về cuộc chạy đua tàu sân bay khiến cả Mỹ và Nga phải để mắt. Và với những tuyên bố chính thức này, Trung Quốc sẽ là nước châu Á thứ 3, sau Thái Lan và Ấn Độ, và nước thứ 10 trên thế giới có tàu sân bay khi tàu sân bay Varyag được đưa vào phục vụ.  Mỹ dự định sẽ thường xuyên duy trì tác chiến khoảng 11 tàu sân bay cỡ lớn cả trong ngắn và dài hạn (khoảng 30 năm) để luôn bảo đảm khả năng sẵn sàng chiến đấu cao. Đài Loan đã triển khai tên lửa siêu âm mới trên các tàu chiến của nước này để đáp trả việc Trung Quốc ngày càng gia tăng sức mạnh hải quân. Giới chức quân sự Đài Loan cũng đang cân nhắc triển khai tên lửa Hùng Phong III - loại tên lửa siêu âm đầu tiên được phát triển trong nước - trên các dàn phóng di động, ông Lin Yu-fang, đảng viên Quốc dân Đảng Đài Loan dẫn lời Phó Đô đốc Lee Hao. "Một vài kiểu tàu chiến của chúng tôi đã được trang bị tên lửa Hùng Phong III", ông Lin tuyên bố. Hiện chưa rõ bao nhiêu tên lửa Hùng Phong III sẽ được lắp đặt, tuy nhiên theo ông Lin, 8 tàu hộ tống lớp Perry và 7 tàu tuần tra sẽ được lắp đặt loại tên lửa này.Ông Tsai Teh-sheng, người đứng đầu Cục An ninh Quốc gia Đài Loan, phỏng đoán Trung Quốc sẽ trang bị cho tàu sân bay loại máy bay chiến đấu nội địa nhái theo máy bay Su-33 của Nga và sẽ bắt đầu cho vận hành tàu sân bay trong năm nay. Tên lửa Hùng Phong III là kết quả của một dự án trị giá 413 triệu USD. Các chuyên gia cho biết Hùng Phong 3 có thể đạt vận tốc Mach 2, có tầm bắn lên tới 128km và rất khó bị tiêu diệt.  Tên lửa Hùng Phong III Bộ Quốc phòng Đài Loan gần đây đã bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc liên tục tăng cường sức mạnh hải quân, mới đây nhất là việc "khoe" hàng không mẫu hạm tân trang Varyag từ Ukraine. Ông Tsai Teh-sheng, người đứng đầu Cục An ninh Quốc gia Đài Loan, phỏng đoán Trung Quốc sẽ trang bị cho tàu sân bay loại máy bay chiến đấu nội địa nhái theo máy bay Su-33 của Nga và sẽ bắt đầu cho vận hành tàu sân bay trong năm nay. Đài Loan đã công bố kế hoạch phát triển tàu chiến tàng hình thế hệ mới trang bị tên lửa dẫn đường như một động thái đáp trả, các quan chức Quốc phòng nước này cho biết. TIN BÀI LIÊN QUAN: "Tàu sân bay TQ chỉ là đe dọa tượng trưng" TQ hạ thủy tàu sân bay đầu tiên vào tháng 4 Phát hiện tàu sân bay lâu đời nhất thế giới Số lượng tàu sân bay này có thể bảo đảm cho Hải quân Mỹ đủ sức triển khai nhanh và triển khai theo kế hoạch các nhóm tấn công bên tàu sân bay ở tất cả các Hạm đội cũng như thực hiện hàng loạt các nhiệm vụ đặt ra đã được xác định trong học thuyết quân sự quốc gia và chiến lược Biển của Mỹ. Tàu sân bay đa năng có khả năng mang từ 75-85 máy bay và máy bay trực thăng các loại, được biên chế thành liên đội không quân trên boong. Loại tàu sân bay này là hạt nhân nòng cốt của liên đoàn và cụm tàu sân bay tấn công thuộc các Hạm đội hải quân hiện đang triển khai hoạt động thường xuyên và luân phiên trên Đại Tây Dương, Địa Trung Hải, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Ngay từ khi ra đời cho đến nay, loại siêu tàu chiến này vẫn là phương tiện quan trọng nhất quyết định đến việc giành ưu thế trên không và trên biển trước các đối phương giàu tiềm năng trong các cuộc xung đột quân sự. Tàu sân bay đa nhiệm của Mỹ có khả năng mang từ 75-85 máy bay các loại Trong biên chế của Hải quân Mỹ hiện nay có khoảng 11 tàu sân bay nguyên tử đa năng, trong đó có 10 chiếc lớp Nimitz và 1 chiếc lớp Enterprise. Chiếc thứ 10 trong lớp này là tàu sân bay nguyên tử đa năng George Bush (CVN-77) đã chuyển giao cho Hải quân Mỹ vào tháng 1/2009, đồng thời trong thời gian này Mỹ cũng đã rút ra khỏi biên chế một chiếc tàu sân bay đa năng không được trang bị lò phản ứng hạt nhân là tàu sân bay Kitty Hawk (CV-63). Từ dự án tàu sân bay nguyên tử đa năng George Bush, các chuyên gia Mỹ đã lựa chọn ra một số yếu tố kết cấu và công nghệ có thể tham gia vào dự án tàu sân bay thế hệ mới thế kỷ 21 mang số hiệu CVN-21. Chiếc tàu sân bay đầu tiên của dự án mới thuộc lớp Gerald R.Ford (CVN-78) đã bắt đầu triển khai chế tạo vào năm 2008 và dự kiến sẽ chính thức chuyển giao cho Hải quân Mỹ vào cuối năm 2015. Mỹ dự kiến, vào năm 2013 sẽ rút tàu sân bay nguyên tử đa năng “Enterprise” (CVN-65) ra khỏi biên chế. Như vậy, trong suốt từ năm 2013 đến năm 2015 Mỹ chỉ có 10 tàu sân bay nguyên tử đa năng trong biên chế tác chiến, do đó cần phải bổ sung thêm 1 tàu sân bay nguyên tử đa năng mới, đó chính là Gerald R.Ford (CVN-78). Mỹ thường xuyên duy trì 11 tàu sân bay trong biên chế tác chiến để luôn bảo đảm khả năng tác chiến nhanh. Mỹ không thể ra hạn sử dụng thêm cho tàu sân bay Enterprise (CVN-65) cho tới khi chính thức bàn giao Gerald R.Ford (CVN-78) cho Hải quân vì điều này sẽ làm ảnh hưởng tới tiến độ, kinh phí bổ sung cũng như thời hạn bàn giao Gerald R.Ford (CVN-78).  Trong tương lai, các tàu sân bay lớp Nimitz (có thời hạn sử dụng 45-50 năm) sẽ lần lượt được thay thế bằng tàu sân bay lớp Gerald R.Ford để bảo đảm luôn duy trì ổn định 11 tàu sân bay trong biên chế tác chiến. Dự kiến, 11 tàu sân bay nguyên tử đa năng lớp Gerald R.Ford sẽ được chuyển giao lần lượt cho Hải quân Mỹ trong vòng 55 năm, tức là đều đặn 5 năm/1 chiếc. Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng Mỹ sẽ rút ngắn bớt thời gian chuyển giao này xuống chỉ còn khoảng 4 năm/1 chiếc để trong vòng 30 năm tới sẽ bàn giao được 7 chiếc tàu sân bay loại này cho Hải quân, như vậy mới bảo đảm thay thế đúng thời hạn các tàu sân bay đã hết hạn sử dụng và Hải quân Mỹ sẽ luôn duy trì đủ 11 tàu sân bay trong đội hình tác chiến thường xuyên.  Tàu sân bay của Mỹ trung bình có thời hạn sử dụng khoảng 45-50 năm. Bên cạnh đó, để bảo đảm cho tàu sân bay luôn đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và khả năng tác chiến nhanh thì đòi hỏi mỗi chiếc tàu sân bay phải mất tới gần nửa thời gian sử dụng của mình để tiến hành sửa chữa, nâng cấp và đại tu. Thông thường, mỗi chiếc tàu sân bay của Mỹ có thời hạn sử dụng khoảng 45-50 năm, như vậy mỗi chiếc tàu sân bay sẽ phải mất từ 20-25 năm để nâng cấp, sửa chữa, đại tu và nạp lại điện cho lò phản ứng hạt nhân. Những chiếc tàu sân bay đầu tiên đã được nâng cấp trong giai đoạn từ năm 1998 đến năm 2005 là tàu Nimitz (CVN-68) và Dwight Eisenhower (CVN-69), tiếp đó là tàu Carl Vinson (CVN-70) trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2009 và hiện nay là tàu Theodore Roosevelt (CVN-71) đang trong giai đoạn nâng cấp bắt đầu từ năm 2009. Theo thiết kế, lớp vỏ tàu sân bay nguyên tử đa năng đầu tiên thế hệ mới nhất lớp Gerald R.Ford (CVN-78) vẫn được kế thừa từ tàu sân bay CVN-77, song nó được trang bị thiết bị năng lượng hạt nhân và máy phóng điện từ mới bảo đảm cho máy bay có trọng lượng 45 tấn khi cất cánh có thể đạt tới tốc độ 130 dặm/giờ.  Mô hình và cấu tạo của tàu sân bay thế hệ mới CVN-78 Sàn bay của CVN-78 cũng được nới rộng hơn để có thể bố trí và triển khai tác chiến mọi loại máy bay, máy bay trực thăng và thiết bị bay không người lái mà trong tương lai sẽ thuộc biên chế của liên đội không quân trên boong. Biên chế người trên tàu sân bay CVN-78 và số phi công điều khiển máy bay trên tàu sân bay này sẽ chỉ còn có 4.300 người so với 5.500 người như các tàu sân bay hiện nay của Hải quân Mỹ. Tàu sân bay loại này có lượng choán nước không quá 100.000 tấn. Mỹ sẽ bắt đầu triển khai chế tạo chiếc tàu sân bay thứ hai lớp Gerald R.Ford (CVN-79) vào năm 2012 thay vì vào năm 2011 như dự định trước đó và dự kiến chiếc tàu này sẽ có mặt trong đội hình tác chiến của Hải quân Mỹ vào năm 2020. Về mặt kết cấu, so với CVN-78 sẽ có một số khác biệt lớn. Nó sẽ được trang bị hệ thống máy phóng điện từ mới bảo đảm cho máy bay hạ cánh an toàn trên boong mà không cần các vật cản làm giảm tốc như các tàu sân bay hiện nay. Bên cạnh đó, trên CVN-79 còn biên chế thêm cả bộ phận bảo dưỡng kỹ thuật cho máy bay giúp giảm bớt thời gian chuẩn bị trước khi xuất kích, đồng thời tăng tần xuất bay từ 120 lần đối với tàu sân bay lớp Nimitz lên 160 lần với tàu sân bay lớp Gerald R.Ford.  Mô hình tàu sân bay trong tương lai CVN-79 Tương đương với một tổ chức hành chính của Hải quân, các tàu sân bay của Mỹ được đưa vào biên chế của liên đội tàu lực lượng không quân hải quân – cụm tàu sân bay tấn công. Trong cơ cấu tổ chức biên chế của Hạm đội Đại Tây Dương hiện nay có cụm tàu sân bay tấn công số 2, 8, 10 và 12, còn Hạm đội Thái Bình Dương thì được biên chế các cụm tàu sân bay tấn công số 1, 3, 5, 7, 9 và 11. Ngoài tàu sân bay, trong biên chế của hai Hạm đội trên còn có cả các tuần dương hạm mang tên lửa có điều khiển (lớp Ticonderoga) lấy từ biên chế của lực lượng tàu nổi của Hải quân. Biên chế của mỗi cụm tàu sân bay tấn công trước khi đưa vào biên chế tác chiến hoặc khi tham gia vào chu trình huấn luyện tác chiến trong các lần tập trận thường bao gồm các tàu bảo vệ và bảo đảm tác chiến. Khi ra khơi, các tàu sân bay sẽ được tiếp nhận các máy bay chiến đấu theo đội hình phi đội và liên đội tương tứng thuộc lực lượng không quân trên boong. (Theo giaoduc.net.vn)
|
|
|
Post by Can Tho on Jul 10, 2011 7:24:52 GMT 9
HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN VÀ CHỈ HUY ĐỒNG BỘ DÙNG CHO LỮ ĐOÀN PHÒNG KHÔNG HỖN HỢP 9S52M1 POLYANA-D4M1 Nga đã chở tới VN trang bị hỏa tiễn phòng không mới .     Nhiệm vụ Hệ thống điều khiển và chỉ huy đồng bộ dùng cho lữ đoàn phòng không hỗn hợp 9S52M1 Polyana-D4M1 được thiết kế cho nhiệm vụ chỉ huy đồng bộ các hệ thống tên lửa phòng không riêng rẽ và chỉ huy đồng bộ nhóm kết hợp các hệ thống này trong đội hình lữ đoàn phòng không hỗn hợp thông qua hệ thống chỉ huy đồng bộ tương ứng của các phân đội hợp thành gồm tên lửa phòng không tầm xa S-300, tên lửa phòng không tầm trung Buk, tên lửa phòng không tầm ngắn Tor và các tổ hợp pháo/tên lửa phòng không Tunguska. Cấu hình ? Xe chỉ huy tác chiến ? Xe phục vụ chỉ huy-tham mưu ? Xe truyền đạt đồng bộ ? Thùng kéo chở khí tài bảo dưỡng và phụ tùng dự trữ ? Thùng kéo 2 máy phát nguồn 30-T400-1RAM3 Đặc điểm Hệ thống Polyana-D4M1 cho phép: ? Thu thập, xử lý tình báo radar và giám sát tình huống trên không; ? Điều khiển và chỉ huy các hệ thống hỏa lực phòng không tham gia trực ban; ? Phục vụ an toàn bay cho các đơn vị bạn; ? Tiếp nhận, thu thập và xử lý tham số tình huống mặt đất; ? Tự động truyền đạt chỉ thị cho các đơn vị cấp dưới và phối thuộc liên quan tới phân công mục tiêu xạ kích, phân công hỏa lực, phối hợp tác chiến và điều động lực lượng chiến đấu trong tác chiến chống lực lượng không kích của đối phương; ? Sao lưu dữ liệu chiến đấu đồng bộ; ? Liên thông dữ liệu chiến đấu đồng bộ với sở chỉ huy cấp trên và các cấp đơn vị phối hợp tác chiến đồng cấp thông qua khí tài thu phát và mã hóa tín hiệu. Hệ thống Polyana-D4M1 có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết với dải nhiệt độ từ -40°C tới +50°C, độ ẩm không khí trung bình 98% và điều kiện áp suất thấp tới 450 mm Hg. Thông số kỹ thuật cơ bản: Số lượng giao diện với: - Sở chỉ huy cấp trên: 1 - Sở chỉ huy đồng cấp: tới 4 - Nguồn tình báo radar: tới 3 - Khí tài chỉ huy hỏa lực cấp dưới: tới 6 Số mục tiêu bám sát đủ tham số cùng lúc (mục tiêu): tới 250 Số lượng: - Vị trí chiến đấu đồng bộ trên xe chỉ huy tác chiến/xe phục vụ chỉ huy-tham mưu (vị trí): 8/3 - Vị trí chiến đấu đồng bộ của lính thông tin trên xe chỉ huy tác chiến/Xe phục vụ chỉ huy-tham mưu (vị trí): 1/1 - Kênh truyền dữ liệu trên xe chỉ huy tác chiến/xe phục vụ chỉ huy-tham mưu (kênh): 16/4 Tốc độ truyền dữ liệu tối đa của xe chỉ huy tác chiến/xe phục vụ chỉ huy-tham mưu (kbit/giây): 4,8/32 Thời gian hoạt động liên tục (giờ): không dưới 72 Thời gian giữa 2 lần phát sinh sự cố (giờ): 1.000 Thời gian triển khai/thu hồi (phút): không quá 35 Giá bán ước tính: USD 25.000.000 Hỏa tiễn phòng không của CS S-400 là tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung và tầm xa thế hệ mới có tên là "Triumf". Mỹ và phương Tây định danh là : SA-21 Growler. Ngày 28/4/2007 Chính phủ Nga chính thức quyết định tiếp nhận , trang bị tổ hợp tên lửa phòng không S-400 giai đoạn đầu ưu tiên trang bị cho Quân khu Moscow. Tổ hợp tên lửa phòng không S-400 cùng lúc có thể phóng 36 tên lửa và dẫn bắn cho 72 tên lửa khác. Tầm bắn của S-400 là từ 2-400km, trần phá hủy mục tiêu 0,005-30km ( với mục tiêu hàng không) . Tầm bắn 7-60km với mục tiêu là tên lửa hành trình. Tốc độ tối đa : 4800m/s (tương đương 14M). Trong năm 2010 Nga Trang bị cho lực lượng Phòng không 5 tổ hợp S-400, theo kế hoạch năm 2011 sẽ trang bị thên 10 tổ hợp S-400. Cũng theo kế hoặch 2015 tổ hợp tên lửa phòng không S-500 sẽ được trang bị cho quân đội Nga. Nếu Vn hay bất kể 1 quốc gia nào mà Nga đồng ý bán S-400 thì tên lửa phải là phiên bản khác so với phiên bản dùng trong Quân đội Nga. Vì tầm bắn của S-400 vượt hơn ngưỡng cho phép Nga xuất khẩu kỹ thuật tên lửa ( Nga là thành viên chính thức của hiệp ước hạn chế xuất khẩu kỹ thuật tên lửa, giới hạn tầm bắn tên lửa không vượt quá 300km). + Có 6 loại tên lửa được chuẩn hóa có thể dùng cho S-400. 1/ 48N6E được phát triển 1999, tốc độ tối đa 2100m/s, tầm bắn tối đa 150km. 2/48N6E2 được phát triển 1999, tốc độ tối đa 2100m/s, tầm bắn tối đa 200km. 3/48N6E3 được phát triển 19xx, tốc độ tối đa 2100m/s, tầm bắn tối đa 250km. 4/9M96M được phát triển 1999, tốc độ tối đa 1000m/s, tầm bắn từ 1-135km, tên lửa nặng 420kg , đầu đạn 24 kg dẫn đường bằng đầu dẫn đường radar chủ động. 5/9M96E2 được phát triển 1999, tốc độ tối đa 1000/s, tầm bắn từ 1-135km.,tên lửa nặng 420kg , đầu đạn 24 kg dẫn đường bằng đầu dẫn đường radar chủ động. 6/40N6E được phát triển 20xx, tốc độ tối đa 4800m/s, tầm bắn tối đa 400km. Xin lưu ý rằng đạn dự chữ chiến đấu cho S-400 không bao giờ chỉ 1 loại đạn, bởi S-400 với khả năng đánh bại nhiều loại mục tiêu ở tầm trung và tầm xa với bất kể tốc độ nào. Nếu chỉ dùng 48N6E3 như bạn nói thì với các tên lửa hành trình hoặc đạn đạo có tầm bay thấp thì sao? Tất nhiên đừng bao giờ bỏ qua 3 loại 9M96M, M96E2 và 40N6E vì chúng có trần phá hủy mục tiêu thấp nhất 5m.
|
|
|
Post by Can Tho on Aug 27, 2011 9:11:22 GMT 9
đạn "thông minh"Công ty Rheinmetal Waffe Munition (RWM) của Đức chuẩn bị trình làng 2 mẫu súng phóng lựu cá nhân cỡ nòng 40 mm mới. Hai loại súng này có tên Cerborus và Hydra, được sản xuất với mục đích thay thế loại súng phóng lựu sơ tốc thấp 40 mm HK-69 đã được sử dụng trong quân đội Đức từ những năm 1960.  Theo RWM, loại súng phóng lựu thế hệ mới sẽ sử dụng loại đạn lựu sơ tốc trung bình, có sơ tốc đạn 110m/giây thay cho loại đạn lựu sơ tốc thấp đã sử dụng trong súng HK-69 chỉ có sơ tốc đạn 75m/giây.  Mẫu thiết kế Hydra (trên) và Cerborus (dưới) cùng loại đạn và cơ chế truyền tín hiệu cài đặt chế độ nổ của đạn bằng tín hiệu hồng ngoại. Dù loại đạn này khi bắn sẽ tạo tiếng nổ to hơn nhưng nó có tầm bắn hiệu quả lớn hơn loại đạn cũ rất nhiều (700m so với 300m); đường đạn căng hơn, thời gian đạn bay tới mục tiêu ngắn hơn và xác suất trúng mục tiêu cũng lớn hơn. Thay vì cải tiến từ đạn sơ tốc thấp, loại đạn 40 x 46mm sơ tốc trung bình này thực ra cải tiến từ đạn lựu 40 x 53mm sơ tốc cao của súng phóng lựu tự động HK-GMG của Heckler-Koch. RWM khẳng định loại đạn mới có tên Velan HEDP (High-explosive dual-purpose) có khả năng xuyên giáp cao hơn 20%, mật độ mảnh văng dày đặc hơn so với các loại đạn lựu 40mm của Mỹ như M430 hay Nammo Mk 314/315. Bán kính sát thương của đạn Velan cũng khá ấn tượng khi lên tới 10m ( so với 5m của M430). Đạn Velan được sản xuất với 2 loại chính bao gồm đạn chạm nổ thông thường và đạn tự nổ trên không (Airburst). Loại đạn Airburst được trang bị một đầu nhận tín hiệu hồng ngoại ở phía cuối đầu đạn, có khả năng nhận tín hiệu kích nổ phát đi từ một đầu phát hồng ngoại gắn trên súng. Cấu tạo đạn lựu kiểu Airburst có khả năng sát thương các mục tiêu nấp sau vật cản. Hiện tại, phiên bản Cerborus đã gần hoàn thiện. Đây là phiên bản súng phóng lựu bắn phát một (tương tự loại súng phóng lựu nổi tiếng M79 của Mỹ), nạp đạn từ phía đuôi nòng súng (bằng cách bẻ gập nòng súng xuống phía dưới) và có tầm bắn hiệu quả tới 700m. Ngoài ra, công ty cũng khẳng định sẽ có phiên bản Cerberus loại gắn dưới nòng súng trường tấn công để thay thế cho súng phóng lựu tương tự đang được sử dụng trong quân đội Đức là AG-36. Súng có chiều dài 350mm, nặng 2,2kg và được trang bị rãnh Picatinny cho phép gắn những phụ kiện khác nhau theo chuẩn NATO. Ngoài ra, hệ thống giảm giật tiên tiến của súng cho phép lực giật khi bắn loại đạn sơ tốc trung bình giảm từ 25 kN xuống chỉ còn 5 kN. Phiên bản súng phóng lựu bán tự động Hydra cũng đang trong giai đoạn sản xuất mẫu thử nghiệm. Súng sử dụng cơ chế lên đạn bằng lực giật của nòng súng cho phép có thể bắn bán tự động phát một hay bắn theo loạt 3 quả đạn một lúc. Theo Xã luận Chu thich them: đạn Súng phóng lựu M79 của Mỹ dùng trong chiến tranh VN có 2 motip.1/Đạn rời thuốc tống ít(bộ binh)nên sức giật khg quá mạnh.Súng gọn nhẹ,lắp phát một.Rất cơ động như "súng cối cầm tay".Bắn vòng cầu xa nhất 375m. 2/Đầu đạn dài hơn chút,Vỏ giống nhưng nhiều thuốc súng hơn,bắn xa 1000-1500m,kết thành dây.Súng dài,nòng dầy,dùng motor điện,nặng,cồng kềnh. Bắn 60-100 quả/phút (Trực thăng,BoBo canoe,Tăng nhẹ M113...) Chúng chạm nổ theo nguyên lý cơ học (3 búa gõ 1 kim hỏa)đủ nhạy nổ trên mặt nước...riêng bộ binh có nhiều đạn phụ như: Đạn ghém 15 bi chì. Pháo sáng có dù.5 sao khg dù (hiệu đêm). khói màu (hiệu ngày). Hơi cay. Pratice (nạp thuốc pháo)thực tập...Thời đó M79 chưa có đạn Airburst tự nổ trên không.
|
|
|
Post by Cửu Long Giang on Dec 15, 2011 9:41:21 GMT 9
Hệ thống chống hỏa tiễn đón chặn một lúc hai mục tiêu Sunday, October 09, 2011 8:00:32 PM HONOLULU, Hawaii (AP) - Một hệ thống phòng thủ chống hỏa tiễn đã thành công trong việc ngăn chặn hai mục tiêu khác nhau cùng lúc trong một cuộc thử nghiệm ở Hawaii, Cơ Quan Phòng Chống Hỏa Tiễn Hoa Kỳ cho biết hôm Thứ Tư, 5 Tháng Mười.  Giàn hỏa tiễn THAAD của Hệ Thống Phòng Chống Hỏa Tiễn Ðạn Ðạo. (Hình: Lockheed Martin) “Ðây là lần đầu tiên đơn vị THAAD (Terminal High Altitude Area Defense) của Hệ Thống Phòng Chống Hỏa Tiễn Ðạn Ðạo đón chặn hai mục tiêu hỏa tiễn đạn đạo cùng lúc, cơ quan nói. Hệ thống được thiết kế để bắn hạ các hỏa tiễn đạn đạo trong giai đoạn chót của chúng trong chuyến bay. Cuộc thử nghiệm diễn ra tại Cơ Sở Thử Nghiệm Hỏa Tiễn Thái Bình Dương (Pacific Missile Range Facilllity) trên đảo Kauai ngay trước 8 giờ tối giờ địa phương hôm Thứ Ba. Hỏa tiễn THAAD thứ nhất đón chặn một hỏa tiễn đạn đạo tầm ngắn được thả từ một máy bay đang bay trên biển. Hỏa tiễn thứ nhì sau đó đón chặn một hỏa tiễn tầm ngắn được phóng từ một tàu chuyên chở trực thăng đã được giải nhiệm. Cuộc thử nghiệm thành công, được thực hiện dưới những điều kiện chiến đấu được mô phỏng như thật, đưa hệ thống tiến thêm một bước tới việc bố trí thực sự, theo lời ông Richard Lehner, một phát ngôn viên cho cơ quan tại Washington, D.C. “Bởi vì chúng ta có thể gặp những vụ tấn công bằng hỏa tiễn gồm nhiều hỏa tiễn một lúc, điều quan trọng là chúng ta phải có thể thực hiện những cuộc thử nghiệm chống lại điều mà chúng ta gọi là những vụ tấn công bất ngờ, và rằng chúng ta có thể sử dụng các dàn radar và hệ thống chỉ huy và kiểm soát cần thiết để phá vỡ những cuộc đột kích như vậy dưới các điều kiện thực tế,” ông nói. Ðó là lần đầu tiên các binh sĩ tham gia vào một cuộc thử nghiệm của hệ thống dưới các điều kiện đó - với những giới hạn vì lý do an toàn - kể cả việc họ không biết giờ nào cuộc tập dượt sẽ diễn ra, theo bà Cammy Montoya, phát ngôn viên cho Bộ Chỉ Huy Thử Nghiệm và Ðánh Giá của Lục Quân (Army Test and Evaluation Command). Những cuộc thử nghiệm trước đây đã được thực hiện với thời gian được hoạch định trước. Hệ thống phòng chống hỏa tiễn là một trong hai hệ thống được thử nghiệm tại cơ sở nằm trên bờ biển phía Tây của Kauai. Hệ thống kia là hệ thống Aegis có căn bản hoạt động trên biển. “THAAD là hệ thống phòng chống hỏa tiễn duy nhất có thể đón chặn hỏa tiễn cả bên trong lẫn bên ngoài bầu khí quyển,” ông Lehner nói. “Các kỹ thuật phòng chống hỏa tiễn kia chỉ có một trong hai khả năng đó.” Cơ Quan Phòng Chống Hỏa Tiễn phối hợp những vụ thử nghiệm hỏa tiễn của Hoa Kỳ trong khi hợp tác với Lục Quân, Hải Quân và Không Quân. Các viên chức sẽ duyệt xét các dữ kiện thu thập được từ cuộc thử nghiệm để đánh giá hiệu quả của hệ thống. (n.n.)
|
|
|
Post by Cửu Long Giang on Dec 15, 2011 9:56:49 GMT 9
Bom tinh khôn, súng tinh khôn Sunday, June 05, 2011 6:37:48 PM Vũ khí sẽ càng nhỏ, càng chính xác hơn LOS ANGELES (L.A. Times) - Dưới áp lực nặng nề để kềm chế ngân sách khổng lồ, Ngũ Giác Ðài đang tìm kiếm những vũ khí rẻ tiền hơn, nhỏ hơn cho chiến tranh trong thế kỷ 21. Một thế hệ vũ khí mới đang được chuẩn bị tại các phòng thí nghiệm bí mật trên toàn quốc, đặt ưu tiên vào kỹ thuật thu nhỏ sẽ chính xác hơn trong chiến tranh và có thể bớt gây thiệt hại cho thường dân. Người ta nhận thấy Ngũ Giác Ðài ngày càng phải loại bỏ các vũ khí thời Chiến Tranh Lạnh, tốn kém và cồng kềnh, có thể gây tổn thất nặng nề cho tài sản và sinh mạng con người. Tại công ty L-3 Interstate Electronics Corp. ở Anaheim, các kỹ thuật viên làm việc trong những phòng được bảo vệ an ninh để phát triển một hệ thống hướng dẫn bằng kỹ thuật định vị toàn cầu (GPS) cho một “bom tinh khôn” nặng 13 pounds, sẽ được gắn vào máy bay không người lái loại nhỏ, bay thấp. Các kỹ sư tại công ty AeroVironment Inc. ở Simi Valley đang phát triển một hỏa tiễn có điều khiển cỡ nhỏ, được thiết kế để vừa với một ba lô của một binh sĩ, được bắn từ một súng cối và lùng kiếm các mục tiêu địch trên chiến trường. Và ở ngoại ô Portland, Oregon, công ty Voxtel Inc. đang pha chế một màn sương vô hình sẽ được phun lên các chiến binh địch và làm cho họ sáng lên trong các kính nhìn ban đêm. Những vũ khí tí hon này có một điểm chung: Chúng sẽ được phóng với sự trợ giúp của những máy bay không người lái cỡ nhỏ. Các máy bay không người lái đã trở nên quan trọng khi Ngũ Giác Ðài thấy chúng đóng một vai trò quan trọng ở Iraq, Afghanistan, và theo báo cáo, trong cuộc đột kích nơi trốn tránh của Osama bin Laden ở Abbottabad, Pakistan. Hiện giờ, các kỹ sư ở Nam California và những nơi khác đang cải tiến kỹ thuật máy bay không người lái để đánh một đòn mạnh với các máy bay tự động ngày càng nhỏ hơn - trong đó có nhiều chiếc trông giống như các máy bay đồ chơi trên các công viên tại địa phương. Công việc này chính yếu nhắm vào một khách hàng - Ngũ Giác Ðài, cơ quan đang tìm kiếm một số tiền tổng cộng $671 tỉ cho tài khóa 2012. Trong số đó, các máy bay không người lái chiếm $4.8 tỉ, một khoản tiền nhỏ nhưng đang gia tăng trong ngân sách quốc phòng - và đó là chưa kể sự chi tiêu cho kỹ thuật vũ khí tự động thuộc phần được giữ kín trong ngân sách. Mặc dù vài vũ khí tí hon trông có thể giống như đồ chơi, chúng đại diện cho một đợt mới các kỹ thuật tinh vi trong chiến tranh thời đại tân tiến. Và chúng mới chỉ là một vài thứ đang được phát triển và được tiết lộ. Quân đội có vô số bom nặng hàng tấn để phá công sự, nhằm biến những tòa nhà kiên cố thành gạch vụn. Nhưng các binh sĩ trên tiền tuyến ở Afghanistan nói có một nhu cầu khẩn thiết về một vũ khí nhỏ và đủ mạnh để bảo vệ họ trước bom lề đường do loạn quân gài. Ðể đáp ứng nhu cầu, loại “bom tinh khôn” 13 pounds đã được phát triển từ ba năm nay. Trái bom dài 2 feet được lái bởi một hệ thống hướng dẫn bằng GPS được chế tạo tại Anaheim. Bom được gọi là Small Tactical Munition, hay STM, và đang được công ty Raytheon Co. phát triển. Các binh sĩ nhìn thấy địch đang gài những trái bom lề đường mà không thể làm được bất cứ điều gì. Họ phải gọi một cuộc không kích, có thể mất từ 30 đến 60 phút, khi địch đã biến mất. Ý kiến là bom nhỏ có thể được gắn dưới cánh một máy bay trinh sát, thả xuống một điểm đặc biệt bằng cách sử dụng các tọa độ GPS hoặc một hệ thống hướng dẫn bằng laser, và phá tan các mục tiêu như các xe pickup và cá nhân, phía dưới 15,000 feet. Công ty chế tạo máy bay không người lái AeroVironment ở Simi Valley đã khởi sự chế tạo loại hỏa tiễn có điều khiển cỡ nhỏ được gọi là Switchblade để tìm và tiêu diệt các mục tiêu gần. Hỏa tiễn nhỏ được khai hỏa từ một súng cối, giương cánh ra khi bay đi, và khởi sự gởi hình ảnh sống và các tọa độ GPS cho người lính đã phóng nó đi. Chiếc hỏa tiễn dài 2 feet chạy bằng bình điện sẽ được gắn một đầu đạn nhỏ ở mũi và được điều khiển từ xa bằng một bộ điều khiển cầm tay. Nó được thiết kế để bay bên trên chiến trường mỗi lần ít nhất năm phút cho hơn một dặm. Kỹ thuật này cung cấp cho binh sĩ khả năng nhắm đúng nơi chốn và thời gian mà người đó muốn tấn công. Ngày nay các vũ khí đôi khi chỉ có thể sử dụng nếu chúng nhỏ. Người ta sẽ không thả những trái bom 500 pounds ở khắp nơi. Thiệt hại phụ là điều không thể chấp nhận được trong chiến tranh tân tiến. (n.n.)
|
|
|
Post by Can Tho on Jun 16, 2012 19:49:58 GMT 9
Pháo điện từ - Viễn tưởng hay thực tếSau nhiều năm thử nghiệm trong quy mô phòng thí nghiệm, bắt đầu từ tháng 2 này, hải quân Mỹ sẽ lần đầu tiên bắn thử các nguyên mẫu pháo điện từ quy mô công nghiệp do 2 hãng BAE và General Atomic sản xuất. Đây là 1 bước tiến quan trọng có thể dẫn đến việc sử dụng loại vũ khí hoàn toàn mới này trong thực tế, đặc biệt là khi dự án này từng suýt bị hủy bỏ do ngân sách quốc phòng bị cắt giảm. Cho đến nay hầu hết những gì công chúng biết về pháo điện từ là việc nó xuất hiện trong phim Transformers 2, khi một tàu chiến dùng pháo điện từ để bắn hạ robot Devastator trên đỉnh kim tự tháp. Vậy trên thực tế pháo điện từ là gì và triển vọng của nó trong thực tế như thế nào?  Hình 1 - Hình ảnh pháo điện từ xuất hiện trong phim Transformers 2 Pháo điện từ là gì Pháo điện từ có nguyên lý hoạt động gần giống với động cơ điện. Nếu như trong động cơ điện, sự tương tác giữa từ trường và dòng điện tạo nên chuyển động xoay của trục động cơ thì trong pháo điện từ sự tương tác này tạo ra chuyển động thẳng của viên đạn. Pháo điện từ có thể có nhiều dạng khác nhau. Dạng phổ biến nhất có cấu tạo cơ bản gồm 3 phần chính: nguồn điện, 2 ray dẫn kim loại song song, và phần lõi dẫn điện, có thể trượt dọc theo 2 thanh ray trên. Một dòng điện được truyền từ nguồn điện, qua ray cực dương, lõi dẫn điện, ray âm và trở về lại nguồn. Khi dòng điện chạy qua 2 ray kim loại, nó tạo ra một từ trường có hướng thẳng đứng. Từ trường này tương tác với dòng điện có hướng nằm ngang trong phần lõi. Sự tương tác này sinh ra lực Lorentz có hướng vuông góc với cả từ trường và dòng điện, đẩy phần lõi về phía trước. Khi phần lõi (tức là đầu đạn của pháo điện từ) tách khỏi 2 thanh ray thì dòng điện cũng bị ngắt, cho đến khi 1 lõi (đầu đạn) khác được nạp vào.  Hình 2 - Nguyên lý hoạt động của pháo điện từ Ưu điểm lớn nhất của pháo điện từ là nó có sơ tốc đầu đạn cao hơn nhiều so với pháo truyền thống. Pháo điện từ của hải quân Mỹ vừa được thử nghiệm có sơ tốc đầu đạn hơn 2,700 m/giây, tức 8 lần tốc độ âm thanh, gấp đôi các loại pháo truyền thống. Với vận tốc này, ngay cả 1 viên đạn súng trường bộ binh cũng có đủ động năng để xuyên thủng lớp giáp của 1 xe tăng hạng nặng. Và trên lý thuyết, sơ tốc này có thể đạt đến 16,000 m/giây. Sơ tốc cao cũng đồng nghĩa với tầm bắn xa hơn. Mục tiêu chương trình pháo điện từ của quân đội Mỹ là đạt được tầm bắn 400 km. Một lợi điểm nữa là pháo điện từ loại bỏ nhu cầu phải mang theo chất nổ làm thuốc phóng, do đó nó an toàn hơn trong vận hành và di chuyển. Ngoài ra, do cơ cấu vận hành đơn giản hơn, pháo điện từ cũng có nhịp bắn cao hơn so với pháo thường, nếu được cung cấp điện đầy đủ. Triển vọng trong thực tế Giống như trong Tranformers 2, dự án pháo điện từ mà hải quân Mỹ đang thực hiện sẽ được trang bị cho tàu chiến. Với sơ tốc đầu đạn và tầm bắn rất lớn của mình, pháo điện từ có thể có đóng 2 vai trò chính là bắn phá các mục tiêu nằm sâu trong đất liền, và bắn chặn các tên lửa diệt hạm, bảo vệ cho tàu chiến. So với các phương tiện khác như xe thiết giáp, máy bay, tàu chiến thích hợp với pháo điện từ hơn vì nó có khả năng cung cấp một lượng điện năng lớn. Ngoài ra, tàu chiến sẽ phải lênh đênh trên biển trong nhiều ngày liền, việc tiếp tế rất khó khăn. Pháo điện từ không cần sử dụng thuốc phóng nên sẽ tiết kiệm được không gian và tải trọng. Lần gần đây nhất mà pháo hạng nặng được dùng để bắn phá mục tiêu trên bộ trong một cuộc chiến lớn là vào năm 1991, khi thiết giáp hạm USS Iowa bắn phá các mục tiêu của Iraq trong cuộc chiến Vùng Vịnh lần 1. USS Iowa, đã từng tham gia thế chiến thứ 2, được trang bị tổng cộng 9 đại pháo hạng nặng, cỡ nòng 16 inch (406 mm). Chúng có tầm bắn tối đa 40 km, với nhịp bắn 2 phát/phút. Trong khi đó, mục tiêu của dự án pháo điện từ là đạt tầm bắn từ 200 đến 400 km, và nhịp bắn từ 6 đến 10 phát/phút. Nếu đạt được mục tiêu này, một tàu chiến có thể dội một cơn mưa kim loại xuống mục tiêu nằm sâu trong đất liền với chi phí rẻ hơn nhiều so với việc dùng tên lửa hay máy bay. Điểm cao nhất trên đường đạn của nó cách mặt đất 150 km, tức là đã ra khỏi tầng khí quyển, khi đó viên đạn sẽ lao xuống mục tiêu gần giống như một thiên thạch. Nó không cần chất nổ để gây thiệt hại mà chỉ cần dùng động năng tạo ra bởi vận tốc va chạm lớn của mình.  Hình 3 - Tàu USS Iowa khai hỏa 9 khẩu pháo hạng nặng của mình Ngoài ra, vận tốc cực lớn của đạn bắn ra từ pháo điện từ cũng thích hợp cho việc bắn chặn các tên lửa diệt hạm, hoặc máy bay đối phương. Trong thời kì chiến tranh lạnh, pháo điện từ từng được thử nghiệm bắn hạ các tên lửa đạn đạo hạt nhân tầm xa, hay để chống vệ tinh. Những thử thách trước mắt Mặc dù có những tiềm năng lớn như vậy, pháo điện từ vẫn còn 1 chặng đường dài trước khi có thể được sử dụng trong thực tế chiến trường. Thách thức lớn nhất là nguồn cung cấp điện. Để tạo được sơ tốc lớn cho đầu đạn, dòng điện cung cấp cho pháo điện từ cần có cường độ rất lớn, lên đến hàng triệu ampe. Nó đòi hỏi không chỉ một máy phát công suất lớn mà còn nhiều tụ điện khổng lồ. Các tụ điện này tích tụ năng lượng điện từ máy phát cho đến khi đủ để phóng ra 1 dòng điện mạnh như trên. Những tàu chiến hiện nay không thể cung cấp đủ năng lượng điện cần thiết cho pháo điện từ. Một phần lớn năng lượng tạo ra từ động cơ chính được truyền đến trục chân vịt thông qua các cơ cấu truyền động cơ khí, chỉ một phần được chuyển thành điện năng để cung cấp cho các hệ thống thiết yếu trên tàu. Các mẫu tàu chiến mới, tiêu biểu là khu trục hạm lớp Zumwalt của hải quân Mỹ, được cho là sẽ cung cấp giải pháp cho vấn đề này. Trong Zumwalt, các cơ cấu truyền lực cơ khí như hộp số, trục chân vịt bị loại bỏ. Toàn bộ năng lượng sản sinh ra từ các động cơ turbin khí sẽ được chuyển hóa thành điện năng. Lượng điện năng này có thể được phân bổ tùy ý cho các thiết bị trên tàu tùy theo nhu cầu, bao gồm cả động cơ đẩy chạy bằng điện. Do vậy, Zumwalt có thể cung cấp một lượng điện năng gấp 10 lần các tàu chiến thông thường. Với lượng điện năng lớn như vậy, Zumwalt có thể cung cấp đủ điện cho pháo điện từ. Tuy vậy, nếu phải sử dụng thường xuyên, nó có thể vẫn phải hy sinh điện năng cho động cơ đẩy để nạp điện cho súng, nghĩa là tàu sẽ phải chạy chậm lại khi sử dụng pháo điện từ. Cách thức triệt để nhất cho vấn đề điện năng có thể là việc dùng năng lượng hạt nhân.  Hình 4 - Mô hình khu trục hạm Zumwalt Một vấn đề nữa là vật liệu chế tạo đầu đạn phải có thể chịu được gia tốc và nhiệt lượng khổng lồ sinh ra do tốc độ cao. Khi được bắn đi, viên đạn có thể phải chịu một gia tốc tới 100,000G (gia tốc trọng trường) so với khoảng 15,000G của pháo thường, hay 9G của các phi công máy bay chiến đấu. Và khi di chuyển với tốc độ cao, ma sát với không khí cũng đủ để sinh ra nhiệt lượng rất lớn có thể làm tan chảy nhiều loại vật liệu. Như trong hình dưới, chụp cảnh 1 viên đạn pháo điện từ được bắn thử, luồng lửa phát ra hoàn toàn là do ma sát với không khí.  Hình 5 - Một cuộc bắn thử pháo điện từ. Luồng lửa tạo ra do ma sát giữa viên đạn và không khí Ngoài ra, mọi vật liệu dẫn điện đều có 1 điện trở nhất định, khi dòng điện chạy qua sẽ sinh ra nhiệt. Dòng điện càng lớn thì nhiệt lượng này càng cao. Do cường độ lớn của dòng điện trong pháo điện từ, có thể tới hàng triệu ampe, 2 thanh ray cũng phải chịu một nhiệt lượng cực lớn. Cuối cùng, dòng điện trong 2 thanh ray có hướng ngược nhau, do đó chúng cũng sinh ra lực đẩy, có xu hướng tách 2 thanh ray ra xa nhau. Vật liệu chế tạo thanh ray cũng phải đủ bền để giữ không cho chúng bị cong hay gãy. Do những khó khăn này mà dự kiến phải đến khoảng năm 2020 pháo điện từ mới có thể được đưa vào sử dụng chính thức. Và đó là nếu như nó không bị cắt ngân sách nửa chừng. Read more: Ky thuat - Cong nghe Quan su
|
|
|
Post by Can Tho on Jun 16, 2012 19:52:20 GMT 9
Các điểm chính trong chiến lược QS mới của Mỹ
Chiến lược quân sự mới của Mỹ vừa được công bố sẽ có những tác động to lớn không chỉ với nước Mỹ mà còn trên phạm vi toàn cầu trong thời gian tới. Hãy cùng tóm lược các thay đổi lớn mà chiến lược này có thể đem đến. Hai điểm chính xuyên suốt chiến lược này là tái định vị ưu tiên về lại khu vực châu Á-Thái Bình Dương và thích ứng với việc ngân sách quốc phòng bị cắt giảm.
Cuộc chiến chống khủng bố
Chiến lược mới khẳng định “trong tương lai gần, nước Mỹ vẫn sẽ tiếp tục chủ động chống lại các nguy cơ” gây ra bởi chủ nghĩa khủng bố. Trong đó nhiệm vụ cụ thể là “làm rối loạn, vô hiệu hoá, và đánh bại hoàn toàn Al-Qaeda và ngăn không cho Afghanistan trở lại thành thiên đường của các tổ chức khủng bố”. Việc dùng cụm từ “trong tương lai gần” cho thấy Mỹ đã dần đưa cuộc chiến chống khủng bố ra khỏi vị trí ưu tiên cao nhất trong chiến lược quân sự của mình. Việc Bin Laden bị tiêu diệt và Mỹ ấn định thời gian biểu triệt thoái khỏi Afghanistan có thể là những sự kiện đánh dấu sự kết thúc của mô hình “chiến tranh toàn cầu chống chủ nghĩa khủng bố” mà Mỹ theo đuổi từ sau vụ 11/9 cho tới nay.
Tất nhiên, Mỹ vẫn sẽ tiếp tục chống khủng bố, nhưng chỉ bằng các chiến dịch quy mô nhỏ trong trường hợp cần sử dụng biện pháp quân sự, không phải bằng chiến tranh toàn diện như tại Aghanistan hay Iraq nữa. Theo đó, quân đội Mỹ cũng sẽ không còn hướng tới việc “thực hiện những chiến dịch bình ổn an ninh lớn và lâu dài” nữa. Có thể xem đây là do sự kết hợp của tình hình ngân sách bị cắt giảm và dư âm của cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan.
Trong cả 2 cuộc chiến đó, giai đoạn đầu diễn ra rất nhanh chóng, quân đội Mỹ dễ dàng đánh bật chế độ cầm quyền Saddam Hussein và Taliban. Nhưng khoảng thời gian sau đó, khi Mỹ chịu rất nhiều tổn thất khi phải đóng quân lâu dài để đảm bảo an ninh, hỗ trợ quá trình xây dựng chính quyền mới. Quá trình này tiêu tốn không chỉ nguồn lực cho các hoạt động quân sự mà còn cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế, việc làm...
Thay đổi trọng tâm ưu tiên
Thay đổi được chú ý nhất trong chiến lược này là việc Mỹ sẽ “...hướng trọng tâm trở về lại khu vực châu Á - Thái Bình Dương do các nhu cầu thực tế...”. Các nhu cầu thực tế ở đây được định nghĩa là “...những lợi ích kinh tế và an ninh của nước Mỹ gắn liền với sự phát triển của vòng cung Đông Á - Tây Thái Bình Dương - Nam Á - Ấn Độ Dương...”
Trong đó Mỹ nêu đích danh Trung Quốc là “...một cường quốc khu vực có tiềm năng gây ảnh hưởng lên các lợi ích an ninh, kinh tế của nước Mỹ...”. Như vậy tuy không xem Trung Quốc là đối thủ như đối với Liên Xô trong Chiến tranh lạnh, Mỹ cũng đã công khai xem Trung Quốc là một đối tượng cần được quan tâm đặc biệt trong chiến lược quân sự mới của mình.
Đặc điểm địa lý khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và yêu cầu phải kiềm chế Trung Quốc đòi hỏi sử dụng chủ yếu là không quân và hải quân, ngược với 2 cuộc chiến lớn vừa qua của Mỹ ở Afghanistan và Iraq. Vì vậy quân đội Mỹ sẽ phải hy sinh các lực lượng trên bộ. Lục quân và thuỷ quân lục chiến sẽ bị cắt giảm 100,000 người. Đổi lại, hải quân Mỹ vẫn sẽ có thể duy trì 11 tàu sân bay hạt nhân hạng nặng của mình. Những tàu sân bay này vẫn luôn là biểu tượng cho sức mạnh quân sự của Mỹ. Tuy nhiên, ngay từ khá lâu trước khi có bản chiến lược mới này, đã có nhiều phỏng đoán về việc con số này trong tương lai sẽ bị giảm xuống 10, thậm chí 9 chiếc, để tiết kiệm chi phí. Việc giữ nguyên số tàu sân bay cho thấy quyết tâm của Mỹ trong việc ngăn chặn kế hoạch mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực này.
Để cân bằng với sự tăng cường ở Châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ sẽ cần cắt giảm mạnh lực lượng tại châu Âu. Điều này cũng hoàn toàn hợp lý khi kể từ sau khi Liên Xô tan rã thì không còn mối đe doạ quân sự lớn nào đối với các đồng minh của Mỹ tại châu Âu. Lực lượng đồn trú thường trực của Mỹ tại châu Âu sẽ bị cắt giảm còn 1 nửa. Hiện nay vai trò thực tế của các căn cứ Mỹ tại đây chủ yếu để hỗ trợ các chiến dịch tại Trung Đông và Afghanistan.
Việc triệt thoái khỏi Iraq không có nghĩa là khu vực Trung Đông sẽ suy giảm tầm quan trọng trong chính sách quân sự của Mỹ. “...ngăn chặn chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của Iran...đảm bảo cho an ninh của Israel...” vẫn là những mục tiêu chiến lược của nước này. Dầu mỏ và quan hệ đồng minh với Israel là 2 lí do chính gắn chặt quyền lợi của Mỹ với khu vực này, và chúng không thể thay đổi trong tương lai gần. Trung Đông và châu Á - Thái Bình Dương sẽ là 2 trọng điểm ưu tiên của chính sách quốc phòng Mỹ.
Cắt giảm ngân sách quốc phòng và các hệ quả
Một thay đổi lớn nữa liên quan đến chiến lược “Chiến tranh kép”. Chiến lược này được đề xướng sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc bởi tướng Collin Powell, tổng tham mưu trưởng quân đội Mỹ lúc bấy giờ. Theo đó, quân đội Mỹ sẽ phải có thể cùng lúc chiến đấu, và chiến thắng, trong 2 cuộc chiến tranh lớn.
Mục đích chính thật sự đằng sau “Chiến tranh kép” là tránh việc ngân sách cho quốc phòng bị cắt giảm quá nhiều. Sự kiện Liên Xô sụp đổ đồng nghĩa với sự biến mất của đối thủ ngang tầm duy nhất của quân đội Mỹ. Các quốc gia khác khi đó đều có tiềm lực quân sự quá yếu so với Mỹ. Vì vậy khoản ngân sách khổng lồ hàng năm cho quốc phòng là không còn cần thiết. Nhờ có chiến lược “Chiến tranh kép”, ngân sách cho quân đội Mỹ tuy cũng bị cắt giảm so với Chiến tranh lạnh, nhưng không quá nghiêm trọng.
Nhiều đời bộ trưởng quốc phòng liên tiếp đã tìm cách thay đổi chiến lược này nhưng không thành công. Tuy nhiên khủng hoảng kinh tế vừa qua buộc Mỹ phải cắt giảm mạnh ngân sách cho quốc phòng trong những năm sắp tới, do đó chiến lược “chiến tranh kép” không còn phù hợp. Thay vào đó, theo chiến lược mới này thì “...ngay cả khi quân đội Mỹ đang tham chiến trong một cuộc chiến quy mô lớn, nó vẫn có thể ngăn cản một quốc gia gây hấn khác thực hiện mưu đồ của mình tại một khu vực khác trên thế giới, hoặc buộc quốc gia gây hấn đó phải trả 1 cái giá rất đắt...”
Như vậy, mục tiêu quân đội Mỹ hiện nay là chiến đấu, và chiến thắng, trong 1 cuộc chiến tranh quy mô lớn, thay vì 2 như trước đây, và cùng lúc đó có thể cầm chân đối phương nếu có 1 cuộc chiến tranh khác nổ ra. So sánh một cách dễ hiểu thì trước đây, quân đội Mỹ sẽ cần 1 nguồn lực là 2X, trong đó X là nguồn lực cần thiết để chiến thắng trong 1 cuộc chiến tranh lớn, thì sắp tới con số này sẽ còn khoảng 1.5X. Thay đổi này có nghĩa là trong tương lai Mỹ sẽ phải cân nhắc nhiều hơn khi sử dụng các biện pháp quân sự.
Chiến lược mới kêu gọi chống lại việc “hy sinh mức độ sẵn sàng chiến đấu để duy trì quy mô quân đội như hiện nay”. Nói cách khác, trước viễn cảnh ngân sách quân sự bị cắt giảm, quân đội Mỹ chấp nhận giảm số lượng để đảm bảo chất lượng.
Bên cạnh đó, quân đội Mỹ cũng sẽ “xây dựng lại khả năng sẵn sàng chiến đấu đối với những phương thức tác chiến đã bị xem nhẹ vì yêu cầu thực tế trong thập niên qua”. Yêu cầu thực tế được nói đến ở đây là các chiến dịch an ninh, chống phiến loạn tại Iraq và Afghanistan. Từ nay quân đội Mỹ sẽ tập trung trở lại vào khả năng chiến đấu với các quân đội chính quy lớn, ví dụ như với Trung quốc.
Sức mạnh hạt nhân
Chiến lược mới cho rằng “có thể duy trì khả năng răn đe hạt nhân với một số lượng vũ khí hạt nhân ít hơn hiện nay”. Điều này có nghĩa là sắp tới Mỹ sẽ tiếp tục thu nhỏ quy mô lực lượng hạt nhân của mình. Hiện nay mỗi năm Lầu Năm Góc phải chi hơn 1 tỷ dollar để bảo quản, lưu trữ kho vũ khí hạt nhân. Ngoài ra, mặc dù không được sử dụng trong thực tế thì chúng vẫn cần được nâng cấp, thay thế, với một cái giá không hề rẻ. Một ví dụ là dự án thay thế 3,000 đầu đạn hạt nhân loại trang bị cho các tên lửa trên tàu ngầm hạt nhân. Được đề xuất cách đây 4 năm, nó dự kiến tiêu tốn đến 100 tỷ dollar. Do đó quân đội Mỹ quyết định vẫn giữ lại các đầu đạn cũ và chỉ nâng cấp chúng. Hiện nay Mỹ còn khoảng 7,000 đầu đạn hạt nhân các loại, Nga cũng có số lượng tương tự. Trong 20 năm qua, 2 cường quốc này đã loại bỏ hơn 15,000 đầu đạn thông qua các hiệp ước giải trừ hạt nhân. Mục tiêu của 2 nước là giảm số lượng đầu đạn ở mỗi nước xuống còn 2,000 đơn vị.
Read more: Ky thuat - Cong nghe Quan su
|
|
|
Post by Can Tho on Jun 16, 2012 19:58:57 GMT 9
Cách mạng về trang bị bộ binh đầu thế kỉ 21Trong 10 năm kể từ sau vụ khủng bố 11/9 đến nay, Mỹ tiến hành cuộc chiến toàn cầu chống chủ nghĩa khủng bố. Cuộc chiến dài hạn này bao gồm nhiều cuộc xung đột lớn nhỏ khác nhau trên khắp thế giới, từ Afghanistan với Iraq, Pakistan, châu Phi...Và hiển nhiên chúng có ảnh hưởng lớn đến công nghệ quân sự nói chung, trong đó đặc biệt là trang bị cho người lính bộ binh. Có 2 lí do cho việc này. Thứ nhất là do chủ nghĩa khủng bố là 1 kẻ thù giấu mặt, không phải 1 quốc gia cụ thể, do đó không thể chỉ dựa vào ưu thế vượt trội của các loại vũ khí tối tân, mà yếu tố con người là cực kỳ quan trọng. Nguyên nhân thứ hai là việc các lực lượng đặc nhiệm được sử dụng rất nhiều trong các cuộc chiến này. Về vũ khí cá nhân, thực sự các nguyên tắc, cấu tạo cơ bản của chúng không thay đổi nhiều. Sự phát triển đáng chú ý nhất là các thiết bị bổ trợ đi kèm nhằm tăng hiệu năng cho súng. Loại thiết bị bổ trợ quan trọng nhất là các thiết bị quang học. Trước kia hầu như chỉ có các xạ thủ, lính bắn tỉa được trang bị ống ngắm, lính bộ binh thông thường chỉ ngắm bằng đầu ruồi và thước ngắm có sẵn trên súng. Ngày nay, các loại kính ngắm, ống ngắm trở nên phổ biến cho mọi người lính. Khi tác chiến ở khoảng cách trung bình, từ 300m đến 600m, người lính được trang bị những ống ngắm giúp ngắm mục tiêu chính xác hơn. Những loại này tất nhiên không mạnh bằng các loại ống ngắm chuyên dụng của lính bắn tỉa. Loại thứ 2 là các loại kính ngắm tầm gần, 300m trở xuống. Chúng không có tác dụng phóng đại hình ảnh mà dùng tia laser phản chiếu lên 1 tấm kính quang học đặc biệt để tạo thành điểm ngắm.  Một lính Mỹ tại Afghanistan được trang bị ống ngắm ACOG, có độ phóng đại 4 lần. Hộp màu vàng nằm trên ốp lót tay là thiết bị chiếu sáng và phát tia laser So với việc ngắm bằng thước ngắm và đầu ruồi như truyền thống, việc dùng kính ngắm laser có 2 ưu điểm. Thứ nhất là chúng cho phép người lính ngắm bắn và vẫn mở cả 2 mắt, như vậy có thể vừa bắn vừa quan sát xung quanh. Thứ hai chúng giúp rút ngắn thời gian để ngắm trúng mục tiêu. Cả 2 ưu điểm này rất hữu dụng, đặc biệt khi tác chiến tầm gần, hoặc trong đô thị, nơi mà người lính có thể phải đối phó với nhiều mục tiêu, xuất hiện bất ngờ ở cự li gần. Nhìn qua kính ngắm laser giao thoa 3 chiều  Đơn vị trinh sát lính thuỷ đánh bộ Mỹ tập luyện với kính ngắm giao thoa laser Một loại thiết bị quan trọng nữa là các đèn chiếu. Chúng gồm 3 loại chính: đèn chiếu ánh sáng thấy được, đèn chiếu ánh sáng hồng ngoại và đèn chiếu laser. Đèn chiếu ánh sáng thấy được phát ra 1 luồng ánh sáng trắng cường độ cao, có độ tập trung cao để chiếu sáng mục tiêu trong đêm hoặc dùng để làm loá mắt đối phương. Tất nhiên chúng có điểm yếu là làm lộ vị trí của người sử dụng. Loại đèn thứ hai chỉ phát ra ánh sáng trong dải hồng ngoại, mắt thường không thể nhìn thấy được, chỉ những ai trang bị kính nhìn đêm là có thể thấy được. Những người lính được trang bị loại đèn này và kính nhìm đêm có thể chiếu sáng 1 khu vực mà đối phương không hề hay biết. Loại đèn cuối cùng phát ra 1 tia laser, có thể nhìn thấy bằng mắt thường hoặc chỉ qua kính nhìn đêm. Chúng có thể được dùng để hỗ trợ việc ngắm bắn hoặc chỉ thị mục tiêu cho các đồng đội hoặc phương tiện khác. Ban đầu 3 loại đèn chiếu này là những thiết bị riêng biệt, hiện nay chúng đã được tích hợp chung vào trong 1 thiết bị duy nhất, do đó tiết kiệm được không gian và trọng lượng.  Một lính Mỹ tại Afghanistan. Thiết bị màu vàng ở đầu súng là bộ chiếu sáng. Ngoài ra súng còn được gắn thêm ống ngắm ACOG và tay cầm dọc  Tác chiến đêm tại Baghdad, Iraq. Có thể thấy rõ tia laser phát ra từ súng của người lính đứng giữa. Ngoài ra ở hậu cảnh có thể thấy một số vùng sáng, đó là do được đèn hồng ngoại chiếu sáng, những ai không đeo kính nhìn đêm sẽ không thể thấy các vùng sáng này Đóng vai trò quan trọng nhất cho sự phổ biến của các thiết bị bổ trợ này là loại ray Picatinny. Nó đóng vai trò như một ‘chuẩn giao tiếp’ giữa súng và các thiết bị bổ trợ. Nếu súng được gắn loại ray này, người ta có thể gắn và tháo mọi loại thiết bị khác nhau (nếu chúng được thiết kế để dùng cho với loại ray này) một cách nhanh chóng và dễ dàng. Để so sánh, có thể xem ray Picatinny giống như cổng USB, giúp máy tính kết nối với mọi loại thiết bị ngoại vi một cách đơn giản. Các loại súng hiện nay hầu hết đều tích hợp ray này ngay vào thiết kế của súng.  Ray Picatinny  Một khẩu M4 với thiết kế cải tiến, với 5 ray Picatinny. Mỗi ray có thể gắn 1 thiết bị phụ trợ Một loại thiết bị quan trọng khác là kính nhìn đêm, giúp người lính có 1 lợi thế khổng lồ khi tác chiến trong đêm. Hiện nay, quân đội Mỹ đang sử dụng loại kính nhìn đêm thế hệ thứ 3, với đơn đặt hàng 50,000 đơn vị, đủ cung cấp cho mọi lính bộ binh đang chiến đấu trên chiến trường. Đặc điểm nổi bật nhất của thế hệ 3 là chúng kết hợp cả 2 công nghệ nhìn đêm là thiết bị khuyếch đại ánh sáng và cảm biến bức xạ nhiệt. Các thế hệ kính nhìn đêm trước chỉ dựa vào công nghệ khuyếch đại ánh sáng. Trong đa số trường hợp, con người không thể nhìn thấy gì trong đêm tối không phải vì không có ánh sáng mà là vì ánh sáng quá yếu để mắt người có thể cảm nhận được. Các bộ khuyếch đại ánh sáng mới có thể khuyếch đại lượng ánh sáng mà mắt nhận được lên hơn 50,000 lần so với mức 20,000 lần của thế hệ 2, cho phép người đeo có thể nhìn rõ xung quanh ngay cả với những nguồn sáng cực yếu, như ánh sáng từ các ngôi sao trong đêm.  Hình ảnh nhìn qua bộ khuyến đại ánh sáng. Người lính trong hình cũng được trang bị kính nhìn đêm, và đèn chiếu sáng hồng ngoại gắn trên súng Tuy vậy, cho dù có mạnh đến đâu thì bộ khuyếch đại ánh sáng vẫn cần có ánh sáng để có tác dụng. Trong một số trường hợp, ví dụ trong hang động hoặc khi trời có nhiều mây, hoàn toàn không có ánh sáng. Khi đó sẽ cần đến bộ cảm biến nhiệt. Chúng thu nhận các bức xạ nhiệt phát ra từ các vật thể và hiển thị thành hình ảnh. Do đó, chúng cũng có thể được dùng khi có bão cát, hoặc sương mù. Trước đây, cảm biến bức xạ nhiệt có kích thước lớn, chỉ có thể được dùng trên xe bọc thép, máy bay. Chỉ đến gần đây chúng mới đủ nhỏ gọn để trang bị cho bộ binh. Với kính nhìn đêm thế hệ thứ 3 này, người lính có thể chọn sử dụng riêng bộ khuyếch đại và cảm biến nhiệt, hoặc kết hợp cả 2. Người lính cũng có thể chụp lại hình ảnh từ kính nhìn đêm của mình và gửi đi dưới dạng kỹ thuật số. Sử dụng loại thiết bị này, người lính có thể phát hiện đối phương ở khoảng cách 300m trong mọi điều kiện ánh sáng. Thiết bị 3+, đang sắp hoàn tất quá trình phát triển, cung cấp hình ảnh sắc nét hơn, đặc biệt là cho phép hiển thị màu sắc thực, thay vì hình ảnh đơn sắc (thường là xanh lá cây) như trước kia.  Kính nhìn đêm thế hệ thứ 3  Hình ảnh từ kính nhìn đêm thế hệ 3. Bên trái là nếu chỉ dùng bộ khuyếch đại ánh sáng. Bên phải là kết hợp cả bộ khuyếch đại ánh sáng và cảm biến nhiệt, cho phép phát hiện mục tiêu trong bụi rậm Không chỉ có thể nhìn trong đêm tối, người lính ngày nay còn có thể nhìn xuyên qua tường. Những thiết bị này dùng sóng radio cao tần để phát hiện các vật thể chuyển động phía sau các bức tường. Các thế hệ mới có thể ‘nhìn’ xuyên qua tường dày 30cm, phát hiện mục tiêu ở cách tường tối đa 6m. Nó có thể hoạt động với mọi loại vật liệu xây dựng, trừ kim loại. Chúng cũng có thể được dùng để phát hiện các đường hầm, nằm dưới mặt đất tối đa từ 3m-4m. Những thiết bị này càng ngày càng trở nên nhỏ gọn hơn, bản nhỏ nhất có thể được đeo trên cánh tay.  Người lính chỉ cần áp cảm biến vào tường để phát hiện mục tiêu ở phía bên kia Áo giáp cũng chứng kiến những bước tiến nhảy vọt. Trước kia nếu được trang bị áo giáp thì thường đó chỉ là giáp mềm, tức là áo giáp dệt từ sợi Kevlar. Chúng không đủ sức chịu được đạn súng trường tự động như AK hay M16. Hiện nay mọi lính bộ binh của Mỹ và nhiều nước đồng minh được trang bị giáp mềm kết hợp với giáp cứng, tức là những tấm chắn làm từ boron carbon, một loại vật liệu siêu cứng. Độ cứng của nó theo thang đo độ cứng là trên 9, trong khi của kim cương là 10. Hiệu quả của loại giáp mới được thể hiện qua thực tế chiến trường tại Iraq và Afghanistan. Một ví dụ là lính cứu thương Stephen Tschiderer bị trúng đạn từ 1 súng bắn tỉa Dragunov tại Baghdad, Iraq. Phát súng mạnh đến mức anh này bị hất ngã xuống đất. Tuy nhiên viên đạn không xuyên qua giáp, và Shelhart ngay sau đó vẫn có thể tham gia truy đuổi người bắn tỉa. Điều hy hữu là chính Shelhart sau đó đã sơ cứu cho tay súng bắn tỉa khi người này bị thương trong quá trình truy đuổi. Trong một trường hợp khác, 1 lính Iraq, trong chính quyền mới, sau khi nhận tiền từ Al Qaeda đã bắn liên tiếp 4 phát đạn từ khẩu M16 của mình vào lưng 1 lính Mỹ. 3 trong số đó bị cản lại, viên thứ 4 đi vào nách trái, là nơi không có giáp bảo vệ, và xuyên ra ngoài. Người lính hồi phục hoàn toàn chỉ 1 tháng sau đó. Hay 1 lính Mỹ khác trúng liên tiếp 2 phát đạn AK từ khoảng cách chỉ 4m nhưng vẫn không hề hấn gì.  Tấm giáp đã cứu mạng Stephen Tschiderer. Vị trí phát đạn đi ngay gần tim Không chỉ có áo giáp, các binh sĩ Anh còn đang sử dụng loại quần đùi làm từ sợi Kevlar, chủ yếu để bảo vệ 2 động mạch chính ở đùi. Nếu các động mạch này bị rách, khả năng tử vong do mất máu là rất cao do rất khó để có thể cầm máu từ các động mạch lớn như vậy. Vật liệu cho quân phục cũng có những cải tiến lớn. Lính thuỷ đánh bộ Mỹ hiện đang sử dụng quân phục làm từ vật liệu chịu lửa. Tuy nhiên công nghệ này hiện vẫn chưa thực sự hoàn thiện, do chúng không bền như quân phục thường, có tuổi thọ chỉ bằng ¼ quân phục bằng sợi cotton, ngoài ra chúng cũng không thấm hút mồ hôi tốt. Tất nhiên khi nói đến việc bảo vệ cho người lính không thể không đề cập đến mũ bảo vệ. Trước kia mũ thường được làm từ sợi Kevlar, ngày nay chúng được đúc nguyên khối từ loại nhựa tổng hợp cao phân tử mới UHMW, tăng mức độ bảo vệ từ 40%-70% so với các loại mũ cũ. Các loại mũ mới thường nhỏ gọn hơn so với các thế hệ trước. Đó là do người lính ngày nay có thể đeo thêm 1 số thiết bị khác, đặc biệt là tai nghe của radio cá nhân và kính nhìn đêm. Ngoài ra, áo giáp hiện nay đã có phần bảo vệ cổ, nên mũ bảo vệ không cần phải che phủ phần cổ nữa.  Một loại mũ bảo vệ thường được các lực lượng đặc nhiệm sử dụng. Có thể thấy phần tai được cắt bỏ để người sử dụng đeo tai nghe. Trên mũ có sẵn nhiều điểm gắn thiết bị Binh sĩ Mỹ tại chiến trường hiện đang bắt đầu được cung cấp 1 loại mũ đặc biệt, bên trong có gắn cảm biến chấn động. Khi người lính bị ảnh hưởng bởi sóng chấn động của 1 vụ nổ, cảm biến này sẽ đo mức độ chấn động mà não người lính vừa chịu đựng và sẽ báo động nếu chấn động ở mức độ nguy hiểm. Hiệu quả tác chiến của lính bộ binh hiện đại ngày nay lớn hơn trước kia nhiều lần một phần còn nhờ sự xuất hiện của các micro UAV, hay máy bay không người lái siêu nhỏ. Những UAV này đủ nhỏ để người lính bộ binh có thể mang theo người, và đơn giản để bất kì 1 người lính nào cũng có thể sử dụng ngay tại chiến trường. Mẫu micro UAV phổ biến nhất hiện nay là Raven, đang được lục quân Mỹ sử dụng. Nặng 2kg, Raven có thể được tháo rời và lắp ráp dễ dàng và bỏ vừa 1 balô, người sử dụng chỉ cần phóng đi bằng tay là Raven có thể cất cánh. Raven hoạt động bằng pin, do đó rất yên lặng, nó có thể hoạt động liên tục trong hơn 60 phút. Tầm hoạt động tối đa là 15km. Người điều khiển có thể lập trình trước lộ trình của Raven, sử dụng toạ độ GPS, thông qua 1 bộ điều khiển cầm tay. Raven được trang bị cả camera ban ngày và ban đêm, truyền hình ảnh video trực tiếp về cho người điều khiển bên dưới. Trung bình Raven có thể được sử dụng 200 lần. Raven có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, như trinh sát, bảo vệ các đoàn xe quân sự, tuần tra an ninh quanh các khu căn cứ. Phiên bản mới nhất của Raven đã được đưa vào sử dụng từ cách đây 3 năm, và hiện nay đang dần được thay thế bằng những thiết kế mới hiện đại hơn.  Một người lính phóng Raven bằng tay tại Iraq Các đơn vị đặc nhiệm Anh tại Afghanistan sắp tới sẽ được sử dụng một loại UAV cực nhỏ PD-100, có kích thước và hình dáng như 1 con chuồn chuồn, và chỉ nặng 15g. Một hộp chứa 3 chiếc như vậy cộng với bộ điều khiển chỉ nặng 1kg. Nhiệm vụ của PD-100 là thám thính bên trong các toà nhà trước khi lính đặc nhiệm ập vào.  PD-100 Giày bộ binh cũng có những bước phát triển vượt bậc. Đây là một vật dụng tuy nhỏ nhưng lại cực kỳ quan trọng với 1 người lính bộ binh. Điểm khác biệt lớn nhất hiện đó là giày bộ binh hiện nay sử dụng các thiết kế dân sự, đặc biệt là từ các mẫu giày chuyên dụng cho việc dã ngoại hoặc leo núi. Ví dụ như mẫu Belleville 950 mà quân đội Mỹ vừa đặt mua đầu năm 2011 để trang bị cho binh sĩ đóng quân tại Afghanistan. Đây là mẫu giành cho những vận động viên leo núi, rất thích hợp địa hình nhiều sa mạc đá và đồi núi của Afghanistan. Và không chỉ giày, mà ngay cả đối với vớ (tất), quân đội cũng dần chuyển sang các mẫu vớ thể thao cao cấp. Mỗi đôi như vậy có thể có giá đến $20, loại vớ này có 2 lớp. Bên trong là lớp lông cừu, bên ngoài là sợi tổng hợp. Một loại giày mới hiện nay áp dụng từ trường để giảm chấn động lên gót chân người lính khi di chuyển. Nguyên tắc hoạt động của nó khá đơn giản, 2 nam châm được đặt bên trong gót giày, với 2 cực trái dấu đối diện nhau. Lực đẩy tạo ra giữa 2 cực đó sẽ đóng vai trò như một lò xo vô hình hấp thụ tác động tạo ra trong mỗi bước đi. Bên cạnh đó, nó cũng giải phóng năng lượng mỗi khi người lính nhấc chân lên, tạo ra 1 lực đẩy nhẹ cho bước chân sắp tới. Read more: Ky thuat - Cong nghe Quan su
|
|
|
Post by Can Tho on Jun 16, 2012 20:00:45 GMT 9
Giải cứu vệ tinh quân sự trị giá 2 tỷ dollar ngoài không gianBài viết trên bee.net Vừa qua quân đội Mỹ vừa thực hiện một chiến dịch kéo dài 14 tháng nhằm giải cứu vệ tinh quân sự AEHF-1 trị giá 2 tỷ dollar bị hỏng động cơ đẩy khi đang ở trong không gian. Chiến dịch này kết thúc vào tháng 10 năm ngoái, nhưng đến tháng 1 năm nay các chi tiết mới được chính thức công bố. AEHF là hệ thống vệ tinh liên lạc quân sự mới nhất của Mỹ, gồm 6 vệ tinh, trong đó AEHF-1 là chiếc đầu tiên. Đây là một trong những dự án không gian lớn nhất của quân đội Mỹ trong vòng 10 năm qua. AEHF có băng thông gấp 10 lần hệ thống hiện tại. Nó đóng vai trò đảm bảo liên lạc thông suốt cho quân đội Mỹ cho đến cấp cao nhất. Nếu trong trường hợp tổng thống Mỹ phải ra lệnh cho quân đội trong một cuộc chiến tranh hạt nhân, mệnh lệnh này cũng sẽ được truyền qua hệ thống AEHF. Vệ tinh AEHF-1, nặng 6 tấn, có giá thành tương đương 1 tàu ngầm hạt nhân nặng 8,000 tấn, được phóng lên không gian ngày 14/8/2010. Ngay sau khi tách thành công khỏi tên lửa đẩy, động cơ chính của nó gặp vấn đề và AEHF-1 gần như đã bị rơi trở lại Trái đất.  Hình 1 - AEHF-1 trong quá trình lắp ráp Tìm hiểu về các loại động cơ của vệ tinh Trước khi đi vào chi tiết chiến dịch giải cứu, ta cần hiểu về các loại động cơ đẩy được sử dụng trên vệ tinh AEHF-1. Cũng như nhiều vệ tinh hiện đại khác, AEHF-1 sử dụng 3 loại động cơ đẩy khác nhau: động cơ hydrazin nhiên liệu kép, động cơ hydrazine đơn, động cơ ion xenon. Động cơ hydrazine nhiên liệu kép là động cơ chính của AEHF-1, có nhiệm vụ đẩy vệ tinh này từ quỹ đạo thấp, ngay sau khi nó tách khỏi tên lửa, lên quỹ đạo địa tĩnh, là nơi AEHF-1 sẽ duy trì vị trí của mình và thực thi nhiệm vụ. Động cơ này sử dụng nhiên liệu chính là hydrazine (N2H4), một loại nhiên liệu phổ biến trong ngành không gian, trộn lẫn với nitro tetroxide (NTO), một chất oxy hoá, để đốt cháy và tạo sức đẩy phản lực. Trên thực tế, hydrazine là 1 chất rất kém ổn định, có thể dễ dàng tự phân huỷ và tạo ra nhiệt lượng lớn mà không cần có oxy đốt cháy. Tuy nhiên trong loại động cơ này người ta vẫn trộn thêm chất oxy hoá để tăng thêm sức đẩy. Động cơ này trên AEHF-1 có sức đẩy khoảng 50 kg. Động cơ hydrazine nhiên liệu đơn cũng sử dụng hydrazine, nhưng không cần được cung cấp oxy. Người ta cho hydrazine tiếp xúc với iridium, đóng vai trò là chất xúc tác, để nó tự phân huỷ thành khí amoniac, hydro và nitro, cùng với 1 lượng nhiệt lớn. Nhiệt lượng này làm các khí trên giãn nở rất nhanh và tạo ra luồng đẩy phản lực. Đây là động cơ phụ, đóng vai trò để điều chỉnh vị trí của vệ tinh, ví dụ như khi nó bị lệch khỏi vị trí đúng, hoặc khi cần phải tránh các vật thể lạ trong không gian. Động cơ này cung cấp sức đẩy 2.5 kg. Loại động cơ cuối cùng là động cơ ion xenon, trong đó các nguyên tử khí xenon sẽ bị ion hoá. Các hạt ion này sau đó được tăng tốc bằng lực điện trường, tạo thành 1 luồng ion bắn về phía sau với tốc độ cao, và đẩy vệ tinh về phía trước. Ưu điểm của loại động cơ này là chúng chỉ dùng các nguyên tử khí làm nhiên liệu nên gần như không phải lo lắng về việc hết nhiên liệu, miễn là các tấm pin năng lượng mặt trời của vệ tinh vẫn tiếp tục cung cấp năng lượng điện cho động cơ. Điểm yếu của chúng là lực đẩy rất yếu, chỉ khoảng 0.03 kg, do đó chỉ được dùng để thực hiện những vận động nhỏ của vệ tinh khi nó đã ở cách xa Trái Đất. Sự cố trong không gian Sau khi tách khỏi tên lửa đẩy, AEHF-1 xoay quanh Trái Đất theo quỹ đạo tạm, theo kế hoạch nó sẽ được đưa lên quỹ đạo địa tĩnh, cách Trái đất hơn 35,000 km. Ngày 15/8/2010, trạm điều khiển bắt đầu quá trình nâng quỹ đạo cho AEHF-1 bằng cách ra lệnh cho động cơ chính, tức là động cơ hydrazine nhiên liệu kép, khai hoả. Tuy nhiên nó chỉ hoạt động trong vài giây rồi dừng. Hai ngày sau, động cơ được khởi động 1 lần nữa, nhưng vẫn thất bại. Toàn bộ Bộ tư lệnh không gian Mỹ được đặt trong tình trạng báo động. Một nhóm chuyên gia xem xét mọi dữ liệu được vệ tinh gửi về và xác định rằng lỗi xảy ra do một mảnh vải bị kẹt lại trong ống dẫn nhiên liệu trong quá trình lắp ráp động cơ chính. Nhóm chuyên gia cũng xác định rằng nếu cố gắng khởi động lại động cơ này thêm 1 lần nữa có thể làm nổ vệ tinh. Quỹ đạo tạm thời mà AEHF-1 đang di chuyển có hình elip dẹp, lệch tâm khỏi Trái Đất, do đó khoảng cách giữa nó với Trái đất biến động rất lớn, từ 230 km cho đến 50,000 km. Do thường xuyên di chuyển rất gần Trái đất, AEHF-1 chịu ảnh hưởng mạnh của trọng lực, vì vậy mỗi ngày trôi qua độ cao của nó giảm khoảng 5 km. Nghĩa là nếu không được cứu kịp thời AEHF-1 sẽ từ từ rơi trở lại Trái đất. Ngoài ra, ở độ cao này, AEHF-1 còn thường xuyên phải tránh mảnh rác thải vũ trụ. Các kỹ sư vì vậy phải tìm cách đưa được AEHF-1 lên quỹ đạo địa tĩnh chỉ bằng 2 loại động cơ phụ còn lại. Những người này được lệnh ở lại trong trung tâm điều hành cho đến khi phác thảo xong kế hoạch giải cứu chi tiết. Ngày 21/8/2010, đúng 1 tuần sau khi AEHF-1 được phóng lên không gian, kế hoạch giải cứu chính thức được thông qua, gồm nhiều giai đoạn khác nhau.  Hình 2 - Các quỹ đạo của AEHF-1 qua từng giai đoạn của chiến dịch giải cứu Chiến dịch giải cứu Giai đoạn đầu tiên được khởi động từ ngày 29/8/2010, sử dụng 4 lần đốt của cácđộng cơ phụ hydrazine nhiên liệu đơn. Đến đầu tháng 9, quỹ đạo của AEHF-1 được nâng lên, điểm thấp nhất có độ cao 1,000 km. Giai đoạn 2 là sự tiếp nối của giai đoạn 1, các động cơ hydrazine đơn tiếp tục được khai hoả. Đến ngày 22/9/2010, giai đoạn 2 hoàn tất, lúc này khoảng cách từ AEHF-1 đến Trái đất là từ 4,800 km đến 50,000 km. Trong quá trình AEHF-1 từ từ di chuyển lên các quỹ đạo cao hơn, nó phải phơi mình trước ánh sáng mặt trời trong thời gian dài. Vì vậy các kỹ sư phải viết lại phần mềm điều khiển để thường xuyên xoay AEHF-1 sao cho các phía của vệ tinh luân phiên có thời gian nguội lại. Giai đoạn 3 bắt đầu từ tháng 10/2010 và kéo dài đến tháng 6/2011, đây là giai đoạn dài nhất và nhiều thử thách nhất. Lúc này AEHF-1 phụ thuộc hoàn toàn vào các động cơ ion xenon. Như đã giới thiệu, các động cơ này hầu như không tiêu thụ nhiên liệu, mà chỉ cần điện năng từ các tấm pin mặt trời của vệ tinh. Một khó khăn khác nảy sinh trong giai đoạn này. Đó là việc AEHF-1 lúc này đang đi vào khu vực vành đai Van Allen. Đây là khu vực có các hạt điện tích bị từ trường của Trái đất giữ lại, do đó có mức độ bức xạ rất cao. Bức xạ này có thể làm hỏng các tấm pin mặt trời. Do đó trạm điều khiển phải tìm cách đưa vệ tinh ra khỏi vành đai Van Allen càng nhanh càng tốt. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử khám phá không gian một động cơ ion được sử dụng nhiều trong 1 thời gian dài như vậy. Giai đoạn này kết thúc vào ngày 2/6/2011. Quỹ đạo của AEHF-1 lúc này vẫn có hình elíp, với điểm xa Trái đất nhất vẫn ở khoảng 50,000 km, còn điểm gần nhất đã tăng lên 27,000 km. Trong giai đoạn cuối cùng của chiến dịch, mục tiêu là chuyển quỹ đạo của AEHF-1 thành quỹ đạo tròn, cách Trái đất 35,000 km, cũng là quỹ đạo địa tĩnh mà AEHF-1 sẽ duy trì trong thời gian hoạt động của mình. Giai đoạn này vẫn tiếp tục sử dụng các động cơ ion xenon. AEHF-1 đạt được quỹ đạo mong muốn vào 24/10/2011. Trong toàn bộ chiến dịch, người ta đã sử dụng gần 500 lần khai hoả động cơ khác nhau. Mặc dù quá trình này kéo dài đến 1 năm, lượng nhiên liệu được sử dụng gần như bằng với mức tiêu thụ trong điều kiện bình thường, do đó thời gian sử dụng của AEHF-1 sẽ không bị ảnh hưởng. Dự kiến nó sẽ có tuổi thọ 14 năm. Hiện nay AEHF-1 đang trong quá trình chạy thử các hệ thống, dự kiến đến tháng 3 tới nó sẽ chính thức được đưa vào sử dụng. AEHF-2 và 3 dự kiến cũng sẽ được phóng trong vòng năm nay. Read more: Ky thuat - Cong nghe Quan su
|
|
|
Post by Can Tho on Jun 16, 2012 20:06:27 GMT 9
Chiến trường Thái Bình Dương
Sự trỗi dậy mạnh mẽ của TQ trong thời gian gần đây đang thách thức vị thế siêu cường của Mỹ trên thế giới. Mặc dù cho đến nay cả 2 nước vẫn đang là đối tác kinh tế lớn của nhau và cả 2 chính quyền đều chưa bao giờ công khai xem nhau là kẻ thù, nhưng nhiều người cho rằng khi TQ phát triển đến 1 mức nào đó, sự xung đột về lợi ích có thể đẩy 2 nước đến xung đột.
Giới quân sự Mỹ nhận định nếu có xung đột xảy ra giữa Mỹ và TQ, nhiều khả năng nó sẽ diễn ra ở khu vực Tây Thái Bình Dương. Thứ nhất bởi vì đây là khu vực chiến lược ở ngay 'mặt tiền' của TQ, Thứ hai khu vực này tập trung các đồng minh chủ chốt của Mỹ ở châu Á là Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan, và cả 3 quốc gia và vùng lãnh thổ này đều là những khúc mắc với TQ. Nhật và Hàn Quốc có các tranh chấp về lãnh hải với TQ, trong khi đó TQ vẫn thường xuyên nhấn mạnh việc sẵn sàng dùng vũ lực với Đài Loan trong vấn đề độc lập. Giới quân sự Mỹ cũng giả định rằng TQ sẽ là phía ra tay trước trong cuộc xung đột đó.
CHIẾN LƯỢC CỦA TQ
Trong một cuộc xung đột với Mỹ, hiển nhiên TQ sẽ ở thế 'chiếu dưới', do đó TQ sẽ phải xây dựng chiến lược của mình dựa trên cách thức tiến hành chiến tranh của Mỹ, sao cho ít nhất là có thể kiềm chế được sức mạnh của Mỹ.
Một trong những trụ cột quan trọng nhất cho vị thế siêu cường của Mỹ là khả năng triển khai sức mạnh quân sự đến mọi nơi trên thế giới, cho dù là cách xa hàng ngàn km. Lí do thứ nhất là do sự phụ thuộc của nền kinh tế Mỹ đối với các nguồn nguyên liệu từ nước ngoài, do đó Mỹ phải bảo vệ các tuyến hàng hải của mình. Thứ hai là với vai trò siêu cường, các lợi ích của Mỹ trải dài trên quy mô toàn cầu, do đó Mỹ cần có khả năng bảo vệ các lợi ích đó. Và cuối cùng, Mỹ có nhiều đồng minh rải rác khắp nơi trên thế giới và cũng cần có thể bảo vệ những nước này khi cần.
Khả năng này được xây dựng dựa vào 2 yếu tố chính. Đầu tiên là một mạng lưới rộng lớn các căn cứ quân sự hải ngoại, đóng vai trò như những trạm trung chuyển nhân lực và hậu cần, là nơi để Mỹ tập trung quân trước khi phát động chiến tranh, và để duy trì hoạt động trong thời gian chiến tranh. Thứ 2 là sức mạnh vượt trội của hải quân Mỹ so với các nước khác. Ngay cả Liên Xô trong thời kì đỉnh cao của mình cũng không thể cạnh tranh với Mỹ về lực lượng hải quân viễn chinh. Kể từ sau Thế chiến thứ 2 cho đến nay, hải quân Mỹ liên tục duy trì sự hiện diện của mình tại mọi vùng biển chính trên thế giới. Nhờ vào ưu thế này, hải quân Mỹ có thể trực tiếp tham chiến nhờ vào nguồn hoả lực khổng lồ của mình, gồm các chiến đầu cơ từ tàu sân bay, tên lửa hành trình từ các tàu nổi và tàu ngầm, hoặc hỗ trợ lực lượng thuỷ quân lục chiến đổ bộ. Ngoài ra, Mỹ có thể tự do di chuyển nhân lực và vật lực của mình từ chính quốc đến các chiến trường ở hải ngoại bằng đường biển.
Dựa trên 2 yếu tố trên, cách thức tiến hành chiến tranh hiện đại của Mỹ về cơ bản là giống nhau trong mọi cuộc xung đột lớn mà Mỹ tham gia kể từ sau thế chiến thứ 2 đến nay:
-Nhanh chóng triển khai một lực lượng quân sự lớn cả trên bộ, trên không, trên biển đến các căn cứ tiền phương và vùng biển gần điểm nóng xung đột.
-Thiết lập và đảm bảo một vùng hậu phương an toàn cho việc tiếp tục tập trung nhân lực và vật lực.
-Thường xuyên thu thập thông tin trinh sát, tình báo về đối phương; đồng thời ngăn đối phương làm điều tương tự.
-Chủ động bắt đầu chiến tranh tại thời gian và địa điểm mà Mỹ chọn.
-Luôn duy trì thế thượng phong trên không.
Do đó, để đối phó với sức mạnh quân sự của Mỹ tại khu vực Tây Thái Bình Dương, chiến lược của Trung Quốc nhắm vào việc vô hiệu hoá 2 yếu tố sức mạnh này của Mỹ. Chiến lược này bao gồm 2 mục tiêu chính: vô hiệu hoá các căn cứ tiền phương của Mỹ trong khu vực thông qua một đợt tấn công phủ đầu chớp nhoáng, và thứ hai là ngăn chặn sự hoạt động tự do của hải quân Mỹ trong khu vực Tây Thái Bình Dương, đẩy các hạm đội Mỹ ra xa hơn khỏi tầm tác chiến của mình. Mục đích cuối cùng là nhằm ngăn Mỹ không thể triển khai sức mạnh quân sự tại khu vực này trong trường hợp có xảy ra xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc, hoặc giữa Trung Quốc và các đồng minh của Mỹ trong khu vực này, như Nhật, Hàn Quốc và Đài Loan.
Căn cứ tiền phương ở hải ngoại, như đã phân tích ở trên, cho đến nay là một điểm mạnh của sức mạnh quân sự Mỹ. Nhưng nó cũng đồng thời là 'gót chân Achilles' người Mỹ. Điểm yếu này đã được chính người Mỹ cũng như các nước khác nhìn thấy kể từ sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, do sự phát triển và phổ biến của các loại vũ khí tấm xa. Đặc biệt là hiện nay Trung Quốc đang sở hữu một kho tên lửa đạn đạo khổng lồ, có sức vươn xa đến hầu hết các căn cứ quân sự Mỹ ở khu vực Tây Thái Bình Dương. Trong khi đó, hải quân là nguồn sức mạnh chính của Mỹ ở khu vực Tây Thái Bình Dương khi có xung đột xảy ra, đặc biệt là các tàu sân bay, vì diện tích rất lớn của khu vực này nên các chiến đấu cơ của không quân hoạt động từ các sân bay trên đất liền sẽ không tầm bay để hoạt động hiệu quả.
TQ hiểu rõ rằng trong hiện tại và tương lai gần, họ chưa đủ sức để có thể hoàn toàn đánh bại Mỹ ở Tây Thái Bình Dương, do đó mục tiêu chiến lược của TQ là khiến cho Mỹ phải trả một chi phí rất cao khi quyết định tham chiến, như vậy sẽ tạo một sự răn đe cho chính phủ và người dân Mỹ không nên dính vào một cuộc xung đột quân sự với TQ.
Kế hoạch tổng thể của TQ trong trường hợp có xung đột vũ trang với Mỹ như sau.
Trong giai đoạn đầu, TQ sẽ tấn công vô hiệu hoá các vệ tinh quân sự của Mỹ ở quỹ đạo tầm thấp, đặc biệt là các vệ tinh trinh sát và liên lạc.
Tiếp theo là những đợt tấn công phủ đầu các căn cứ chính của Mỹ tại các nước đồng minh trong khu vực như căn cứ không quân Kadena ở Okinawa, Andersen ở Guam bằng các tên lửa đạn đạo tầm xa. Làm tê liệt toàn bộ hoặc 1 phần các căn cứ này.
Khi Mỹ đưa các đội tàu sân bay của mình vào khu vực, TQ sẽ đáp trả các hạm đội này bằng tên lửa đạn đạo diệt hạm, tên lửa hành trình diệt hạm được phóng đi từ đất liền, máy bay, và tàu ngầm. Mục đích là ép hạm đội Mỹ ra cách xa bờ biển TQ ít nhất 1000 hải lý, vì khoảng cách đó lớn hơn tầm hoạt động (nếu không được tiếp nhiên liệu trên không) của các máy bay từ tàu sân bay, và cũng lớn hơn tầm bay của tên lửa hành trình phóng đi từ các tàu chiến khác.
Tiếp đó, các tên lửa phòng không tầm xa và tiêm kích cơ của TQ sẽ tập trung giành giật quyền kiểm soát bầu trời, đẩy lùi các máy bay Mỹ, đặc biệt là trên vùng trời của eo biển Đài Loan và gần nội địa TQ.
Cùng lúc với các đòn tấn công 'cứng' là các đòn tấn công 'mềm' trên không gian mạng và tác chiến điện tử nhằm làm triệt tiêu hơn nữa năng lực tác chiến của Mỹ.
Chống vệ tinh
Mỹ sở hữu một hệ thống vệ tinh quân sự hiện đại và dày đặc nhất hiện nay, tạo cho quân đội Mỹ một lợi thế khổng lồ. Các vệ tinh này đóng rất nhiều vai trò khác nhau, bao gồm do thám, thông tin liên lạc, dẫn đường, và cung cấp toạ độ cho các loại vũ khí thông minh. Tuy nhiên, mức độ phụ thuộc lớn của quân đội Mỹ vào các vệ tinh này cũng là 1 điểm yếu mà TQ có thể khai thác.
Năm 2001, tình báo Mỹ dự đoán rằng đền 2015, TQ sẽ có được khả năng chống vệ tinh. Sau đó dự đoán này được sửa lại thành 2010, nhưng trên thực tế đến ngày 11/1/2007 thì TQ đã thử nghiệm thành công việc dùng tên lửa từ mặt đất phá huỷ 1 vệ tinh khí tượng cũ cách Trái đất 850 km. Ngoài ra, nhiều người còn tin rằng TQ từng thử nghiệm việc dùng tia laser để làm loá cảm biến trên một vệ tinh của Mỹ, mặc dù cả Mỹ và TQ đều ko chính thức tuyên bố gì về việc này.
Nếu TQ có khả năng bắn hạ các vệ tinh của Mỹ trong trường hợp xảy ra xung đột, nó có thể ảnh hưởng lớn đến kết quả của cuộc chiến. Đa số các loại vũ khí chính xác của Mỹ hiện nay dựa vào hệ thống định vị toàn cầu GPS. GPS cũng giúp định hướng các loại phương tiện trên biển và trên không. Từ ngày 8/2/2010, hải quân Mỹ đã cho ngừng hoạt động hệ thống dẫn đường dựa vào các đài phát đặt ở bờ biển, do đó hiện nay việc định hướng trên biển hoàn toàn phụ thuộc vào hệ thống GPS. GPS còn giúp việc tinh chỉnh thời gian chính xác để các hệ thống mạng có thể làm việc với nhau.
Một số loại UAV, máy bay không người lái, của Mỹ cũng phụ thuộc vào các đường truyền vệ tinh để nhận chỉ thị từ trạm điều khiển. Quân đội Mỹ cũng phụ thuộc nhiều vào vệ tinh cho việc thông tin liên lạc. Nhu cầu truyền dữ liệu qua vệ tinh của quân đội Mỹ đã tăng với tốc độ chóng mặt trong 2 thập niên qua. Nếu như chiến tranh Vùng Vịnh lần 1 (1991), tổng băng thông qua vệ tinh là 12 megabit/giây, thì hiện nay con số này cho 2 chiến trường Iraq và Afghanistan cộng lại lên tới 10 gigabit/giây, gấp gần 1,000 lần.
Tất nhiên ngay cả TQ cũng sử dụng vệ tinh trong quân sự, và nếu TQ bắn hạ các vệ tinh Mỹ trước thì Mỹ cũng có thể trả đũa tương tự. Nhưng mức độ phụ thuộc của TQ vào vệ tinh thấp hơn Mỹ, hơn nữa nếu chiến tranh xảy ra thì nó ở ngay cạnh TQ, trong khi Mỹ phải tác chiến từ cách nửa vòng Trái đất, do đó TQ có nhiều lựa chọn khác để thay thế vệ tinh hơn.
Chiến tranh mạng
Hiện nay, không gian mạng (hay không gian điều khiển) đã trở thành 1 không gian chiến tranh mới bên cạnh các không gian chiến tranh cổ điển (trên bộ, trên không và trên biển). Những cuộc tấn công ảo hiện nay đã có thể gây ra những thiệt hại vật chất to lớn không khác gì bom đạn thật. TQ nằm trong số những nước có năng lực chiến tranh mạng đáng kể nhất hiện nay, và thường xuyên sử dụng nó để tấn công các mạng máy tính của các quốc gia khác, trong đó Mỹ là mục tiêu chủ yếu. Trong thời bình, mục tiêu chính của những cuộc tấn công này chủ yếu là để đánh cắp thông tin mật. Tuy nhiên trong thời chiến, TQ có thể sử dụng khả năng này nhằm làm gián đoạn các mạng thông tin chỉ huy tác chiến của quân đội Mỹ.
Căn cứ tiền phương
Các lực lượng Mỹ đã quen với việc được hỗ trợ và tiếp tế từ các căn cứ lớn xung quanh khu vực chiến sự mà đối phương hầu như không thể tấn công. Ví dụ trong Chiến tranh Vùng Vịnh, Iraq chỉ có thể bắn 1 số tên lửa Scud sang các căn cứ Mỹ ở A rập Saudi, nhưng đa số là không chính xác, và chỉ gây tác dụng về tinh thần hơn là vật chất. TQ giờ đây muốn đánh vào yếu huyệt này. Con bài chính của TQ trong kế hoạch dùng đòn tấn công phủ đầu vào các căn cứ tiền phương của Mỹ trong khu vực là tên lửa đạn đạo. Đối diện với Đài Loan là hơn 1 nghìn tên lửa đạn đạo tầm ngắn, từ 300-600km. Trong khi đó các tên lửa tầm trung và tầm xa mới, với tầm bắn từ 1,000 - 3,000km, có thể vươn xa đến tận Guam, là tiền đồn chiến lược của Mỹ trong khu vực.
Hạm đội trên biển
Trong nhiệm vụ hoá giải sức mạnh hải quân Mỹ TQ đặt trọng tâm vào việc tiêu diệt các tàu sân bay. Trước tiên họ dựa vào các loại vũ khí và chiến thuật của Liên Xô, do trong Chiến tranh lạnh Hải quân LX cũng xem tàu sân bay là mục tiêu ưu tiên cao, trong đó chủ yếu dựa vào các tên lửa diệt hạm phóng từ tàu ngầm hoặc máy bay. Phương thức này có nhược điểm là cần các phương tiện trung gian để chuyên chở các tên lửa diệt hạm như máy bay ném bom tầm xa, tàu ngầm. Trong khi đó, TQ hiện nay chưa thật sự mạnh tàu ngầm và máy bay ném bom tầm xa, vì vật TQ đặt cược nhiều vào việc dùng các tên lửa đạn đạo diệt hạm tầm trung. Với loại vũ khí này, TQ có thể nhắm bắn tàu sân bay Mỹ khi chúng còn cách Trung hoa đại lục từ 1,000 đến 1,600 hải lý chỉ bằng cách phóng tên lửa từ đất liền ra, thay vì phải dùng các phương tiện chuyên chở khác như máy bay, tàu ngầm để phóng tên lửa.
Cho đến nay chưa có nước nào thực sự triển khai việc sử dụng tên lửa đạn đạo tầm trung cho vai trò chống tàu chiến. TQ được cho là đã cải tiến tên lửa Đông Phong 21, vốn là tên lửa đất đối đất tầm trung, cho vai trò này. Đông Phong 21 được cho là có tầm bắn trên 1,000 hải lý, mang bên trong các đầu đạn con tự hành. Mỗi đầu đạn con này có mang theo cảm biến riêng (radar hoặc cảm biến hồng ngoại) để tự phát hiện và tấn công mục tiêu. Chúng có thể được trang bị chất nổ thông thường, hoặc phóng ra những chùm mũi xuyên để gây hư hại cho tàu sân bay, hay thậm chí là đầu đạn xung điện từ để vô hiệu hoá radar và các thiết bị điện tử khác.
Đông Phong 21 có thể được phóng đi từ các xe cơ giới, do đó tăng tính cơ động và bí mật của nó. Cho đến nay, TQ chưa thực hiện bất kì cuộc thử nghiệm hoàn chỉnh nào của hệ thống này, có lẽ là do không muốn tạo căng thẳng, tuy nhiên nhiều người tin rằng TQ đã hoàn thành việc thử nghiệm từng phần của nó.
Tuy nhiên, trước khi TQ có thể sử dụng loại tên lửa này thì điều kiện tiên quyết là họ phải có khả năng phát hiện ra hạm đội Mỹ từ xa, theo dõi, và dẫn đường cho tên lửa đến mục tiêu. Đây là 1 nhiệm vụ không đơn giản, nếu TQ muốn tấn công từ khoảng cách trên 1,000 hải lý. Do đó TQ cũng đang dồn sức vào việc phát triển các hệ thống cảnh báo sớm và dẫn đường tầm xa, trọng tâm bao gồm các radar ngoại biên tầm xa, và vệ tinh viễn thám. Hiện nay TQ đang tăng tốc việc thiết kế và phóng các vệ tinh viễn thám, thông tin, dẫn đường, thời tiết, tất cả nhằm hoàn thiện chuỗi trình tự từ lúc phát hiện đến lúc tiêu diệt tàu sân bay Mỹ.
Lực lượng máy bay tầm xa của TQ tuy còn ở quy mô nhỏ và ít kinh nghiệm tác chiến nhưng cũng không phải là hoàn toàn vô hại. Loại máy bay tấn công hàng hải chủ lực của TQ là H-6K, với tầm hoạt động 1,600 hải lý, nó có thể mang theo 6 tên lửa diệt hạm. TQ có thể dùng các chiến đấu cơ Su-30 MMK để hộ tống H-6K. Su-30MMK nếu được tiếp nhiên liệu trên không có thể có tầm hoạt động tương đương H-6K.
Lực lượng tàu ngầm của TQ hiện nay chủ yếu vẫn là các tàu ngầm diesel điện. Loại tàu ngầm này có thể rất yên lặng khi chạy bằng động cơ điện, nhưng bù lại nó phải thường xuyên trồi lên để nạp lại pin, tầm hoạt động ngắn, và tốc độ rất thấp, do đó tàu ngầm diesel điện chủ yếu được dùng trong vai trò phòng thủ, 'phục kích' các hạm đội Mỹ tại 1 khu vực nào đó. Chủ lực của lực lượng này là 12 tàu ngầm Kilo mà TQ đặt mua của Nga, một trong những loại tàu ngầm diesel điện hiệu quả và được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Nguy hiểm hơn chính bản thân Kilo là những loại ngư lôi và tên lửa diệt hạm đi kèm với loại tàu ngầm này, vốn hiện đại hơn nhiều so với những gì TQ có trước đó.
Công nghệ chế tạo tàu ngầm của TQ hiện nay tuy vẫn còn rất khiêm tốn nhưng có tốc độ phát triển khá cao. Đặc biệt TQ đã tự phát triển công nghệ tàu ngầm chu trình kín. Với các tàu ngầm diesel điện thông thường, sau khoảng vài ngày, khi pin đã cạn, tàu sẽ phải chạy động cơ diesel để nạp lại điện. Khi đó nó sẽ phải trồi lên sát mặt nước, và dùng các ống thông hơi để hút khí và động cơ và thoát khí thải. Với công nghệ chu trình kín, tàu có thể hoạt động liên tục hàng tuần.
Ngoài ra, TQ còn sở hữu hàng chục ngàn mìn hải quân hiện đại. Trên thực tế, kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến nay, mìn là loại vũ khí gây ra nhiều thiệt hại nhất cho hải quân Mỹ, chứ không phải các loại vũ khí khác như máy bay, tên lửa...
Phòng không
Mục tiêu chính của lực lượng phòng không TQ là ngăn chặn việc máy bay Mỹ có thể hoạt động tự do trong vùng trời trên eo biển Đài Loan. Át chủ bài là hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300 PMU2 mua của Nga, với tầm hoạt động tối đa 400km, nghĩa là trên lý thuyết có thể bao trùm gần như toàn bộ eo biển Đài Loan. Hiện nay TQ cũng đang thuyết phục Nga bán thế hệ mới hơn S-400. Dọc bờ biển đối diện với Đài Loan, TQ đã xây dựng một hệ thống dày đặc các radar, trận địa tên lửa, chúng được kết nối với nhau bằng hệ thống thông tin cáp quang để chống việc gây nhiễu.
Yếu tố địa lý
Trong chiến tranh lạnh, chiến trường chính là lục địa châu Âu, nơi mà khối NATO và khối Warsaw chuẩn bị cho chiến tranh tổng lực giữa 2 bên. Trong khi đó, chiến trường Tây Thái Bình Dương có 2 đặc điểm chính, thứ nhất nó chủ yếu là chiến trường trên biển và trên không, khác với chiến trường châu Âu chủ yếu trên không và trên bộ. Thứ hai, khu vực Tây Thái Bình Dương có một diện tích khổng lồ, lớn hơn cả lục địa châu Âu, và lớn gấp nhiều lần khu vực Trung Đông.
Trong khu vực này, TQ xác định có 2 cột mốc địa lý chiến lược quan trọng, là 'Chuỗi đảo thứ nhất' và 'Chuỗi đảo thứ hai'. Chuỗi đảo thứ 1 chạy từ phía nam Nhật Bản, qua đảo Okinawa, đến Đài Loan, và chạy xuống đến Phillipines và đảo Borneo (Indonesia). 'Chuỗi đảo' này ôm trọn Hoàng Hải, Đông Hải và Biển Đông. Chuỗi đảo thứ 2 chạy từ miền trung Nhật Bản, quan quần đảo Marinas, đảo Guam, quần đảo Caroline, ôm trọn Biển Phillipines.
Diện tích khổng lồ của khu vực này đặt ra cho Mỹ một bất lợi lớn, khi phải di chuyển nhân lực và vật lực qua một quãng đường lớn trong khi chiến trường này lại nằm ngay cạnh TQ. Ví dụ từ San Diego, California, quân cảng chính của Mỹ trên bờ Thái Bình Dương, đến đảo Guam, là hơn 10,300 km. Từ căn cứ không quân Elmendorf, Alaska, một trong những nơi đóng quân của chiến đấu cơ tàng hình F-22, đến căn cứ không quân Yokota, Nhật Bản, là hơn 5,500km.
Không những vậy, Mỹ còn có 1 bất lợi nữa là chỉ có 1 số ít các cơ sở quân sự trong khu vực, do đó TQ có thể tập trung hoả lực với mật độ lớn nhằm vô hiệu hoá chúng. Những căn cứ này lại cách xa nhau và bị ngăn cách bởi biển.Trong khi đó, TQ có thể rải đều lực lượng ra nhiều căn cứ khác nhau ở chính quốc, và đều nằm trong đất liền.
Từ những yếu tố trên, có thể thấy sự hỗ trợ của các đồng minh trong khu vực có tầm quan trọng đặc biệt nếu Mỹ phải tham chiến tại đây. Đặc biệt là Nhật Bản, vì đây là nước có tiềm lực lớn nhất, có diện tích lớn nhất, và nằm xa TQ nhất, trong số các đồng minh.
Read more: Ky thuat - Cong nghe Quan su
|
|
|
Post by Can Tho on Jun 16, 2012 20:07:33 GMT 9
CHIẾN LƯỢC CỦA MỸ
Chiến lược đối phó của Mỹ với TQ gồm các bước sau:
-Chống chọi với đợt tấn công phủ đầu của TQ, hạn chế tối đa thiệt hại cho các căn cứ quân sự hải ngoại -Làm tê liệt các hệ thống thông tin chỉ huy của TQ -Duy trì thế hoạt động trên của các vệ tinh và trên không gian mạng -Tiêu diệt các hệ thống trinh sát và tấn công tầm xa của TQ -Thực hiện các hoạt động phong toả hàng hải từ xa -Duy trì hoạt động cung cấp hậu cần từ nội địa Mỹ đến chiến trường -Động viên ngành công nghiệp trong nước để sản xuất bù vào trang thiết bị tiêu hao do chiến tranh, đặc biệt là các loại vũ khí chính xác.
Theo đó, Mỹ sẽ cần những bước chuẩn bị sau:
-Kiên cố hoá các công trình phòng thủ tại những căn cứ hải ngoại trong khu vực -Tiếp tục hoàn thiện công nghệ phòng thủ tên lửa -Phát triển các loại vũ khí tấn công tầm xa có khả năng xuyên thủng hệ thống phòng thủ mật độ cao -Tăng cường khả năng tác chiến tàu ngầm -Phát triển các phương án có thể thay thế vệ tinh -Tăng cường khả năng tấn công và phòng thủ trên không gian mạng -Phát triển công nghệ vũ khí năng lượng định hướng (laser, pháo điện từ)
Kiên cố hoá các căn cứ
Từ 2010, Mỹ bắt đầu đầu tư bổ sung nhiều boong-ke, hầm ngầm kiên cố tại Guam, điểm tập kết quân sự quan trọng nhất trong khu vực. Một mặt là để tiếp nhận 8,000 lính thuỷ đánh bộ chuyển từ Okinawa đến, một mặt là để chuẩn bị cho trường hợp bị TQ tấn công phủ đầu bằng tên lửa đạn đạo. Toàn bộ dự án này tiêu tốn 8 tỷ dollar và sẽ kéo dài trong 3 năm.
Phòng thủ tên lửa
Át chủ bài trong hệ thống phòng thủ chống tên lửa là các tàu chiến có trang bị hệ thống phòng không AEGIS cải tiến và tên lửa Standard. Chúng có thể bắn hạ các tên lửa đạn đạo tầm trung (loại có tầm bắn từ 3,500 - 5,500 km) khi chúng còn đang ở ngoại tầng khí quyển. Hệ thống này còn có ưu điểm ở tính linh hoạt, do được đặt trên tàu nên có thể được di chuyển đến những điểm nóng tuỳ theo tình hình thực tế.
Hiện nay hải quân Mỹ có tổng cộng 18 tàu chiến trang bị AEGIS cải tiến có thể bắn hạ tên lửa, và dự kiến sẽ tăng lên gấp đôi trong tương lai, bằng việc đóng thêm tàu mới hoặc cải tiến các tàu có sẵn. Đây sẽ là lớp phòng thủ đầu tiên của các căn cứ của Mỹ tại Guam, Nhật Bản, Hàn Quốc, cũng như bảo vệ các đội tàu sân bay. Cho đến nay hệ thống này đạt tỷ lệ thành công 84% trong các lần thử nghiệm, với tổng cộng 21 lần. Nó có thể bắn trúng mục tiêu ở độ cao trên 200km, với khoảng cách 500km. Hải quân Mỹ cũng từng dùng hệ thống này để bắn trúng 1 vệ tinh đang rơi. Ngoài ra, hệ thống này còn có nhiệm vụ bảo vệ các đội tàu sân bay trước các tên lửa đạn đạo diệt hạm tầm xa (ASBM) của TQ.
Lớp bảo vệ tiếp theo là của các tên lửa THAAD và Patriot PAC-3 đặt trên đất liền. THAAD có tầm bắn tối đa 200km, độ cao tối đa 150km. Đây lá chắn thứ 2 nếu tên lửa đạn đạo của TQ lọt qua được AEGIS. Cuối cùng là Patriot PAC-3, với tầm bắn 20km. Nó được dùng để bảo vệ những mục tiêu cụ thể, thay vì bảo vệ một khu vực lớn như AEGIS hay THAAD.
Bằng việc kết hợp giữa phòng thủ thụ động (kiên cố hoá các công trình) và chủ động (bắn hạ tên lửa) Mỹ có thể giảm thiểu được thiệt hại nếu bị TQ tấn công bất ngờ kiểu 'Trân Châu Cảng'. Đồng thời buộc TQ phải tiêu tốn nhiều tên lửa hơn.
Trên thực tế, cách chống tên lửa hiệu quả nhất là theo nguyên tắc 'giết cung thủ thay vì tìm cách chặn mũi tên', hay nói cách khác là tìm diệt các giàn phóng tên lửa. Tuy nhiên, việc này không hề dễ dàng, vì các giàn phóng tên lửa của TQ đa số là có khả năng cơ động. Ngoài ra, máy bay Mỹ sẽ còn phải đối phó với hệ thống phòng không dày đặc của TQ.
Trong Chiến tranh Vùng Vịnh 1991, mặc dù hoàn toàn làm chủ bầu trời, không quân Mỹ cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiêu diệt các giàn phóng tên lửa Scud di động của Iraq. Trong báo cáo tổng kết sau cuộc chiến, đây được xem là một trong những thất bại lớn nhất của không quân Mỹ trong toàn bộ cuộc chiến.
Để bảo vệ hạm đội Mỹ, các chiến đấu cơ của hải quân và không quân Mỹ sẽ có 2 nhiệm vụ chính là quét sạch vùng trời trên eo biển Đài Loan (nếu xung đột giữa Mỹ và TQ có liên quan đến Đài Loan), và ngăn máy bay TQ trước khi chúng lại đủ gần hạm đội Mỹ để phóng tên lửa diệt hạm.
Lớp bảo vệ cuối cùng cho các hạm đội Mỹ là các hệ thống phòng không tầm gần. Những hệ thống này không nhằm vào các máy bay mà để bắn hạ chính các tên lửa khi chúng đến gần tàu chiến.
Hiện nay hải quân Mỹ đang tập trung phát triển công nghệ laser để thay thế tên lửa dùng trong nhiệm vụ bảo vệ tầm gần. Các thử nghiệm cho thấy một tương lai khá hứa hẹn, tuy nhiên cuộc khủng hoảng kinh tế và áp lực cắt giảm ngân sách quân sự khiến cho chương trình này có nguy cơ không thể hoàn thành trong tương lai gần.
ISR
Cách triệt để nhất để ngăn chặn hoả lực tầm xa của TQ là vô hiệu hoá hệ thống thông tin trinh sát (ISR) của TQ. Hệ thống này có vai trò như tai mắt cho các vũ khí khác. Để làm điều này, Mỹ sẽ đồng thời sử dụng 2 phương thức tấn công bằng hỏa lực và tấn công gián tiếp.
Tấn công bằng hỏa lực nghĩa là Mỹ sẽ sử dụng các loại vũ khí thông minh có độ chính xác cao để tấn công các điểm nút quan trọng trong hệ thống ISR của TQ. Trong đó ưu tiên cao nhất là vô hiệu hoá các hệ thống cảnh báo tầm xa của TQ, bao gồm các trung tâm phóng vệ tinh, trạm điều khiển vệ tinh mặt đất, các radar tầm xa.
Cũng như Mỹ, TQ phụ thuộc vào các vệ tinh viễn thám trong việc cảnh báo sớm từ xa. Nếu Mỹ có thể tiêu diệt các trạm điều khiển, tiếp nhận tín hiệu mặt đất, sẽ giảm được đáng kể hiệu quả của các vệ tinh này. Ngoài ra, tấn công các trung tâm phóng vệ tinh cũng giúp ngăn TQ phóng bổ sung những vệ tinh mới trong trường hợp có chiến tranh.
Các radar tầm xa ngoại biên (OTH) có khả năng 'nhìn' xa hơn giới hạn những loại radar thường, tuy vậy thường có độ chính xác kém, nên chỉ dùng trong vai trò cảnh báo sớm. Những hệ thống OTH mà TQ đang triển khai được cho là có tầm hoạt động từ 800km cho đến 3,000km, cho phép TQ phát hiện được hạm đội Mỹ trước khi các hạm đội này có thể tấn công nội địa TQ. Tuy vậy, chúng có nhược điểm là kích thước rất lớn, được đặt cố định trên một diện tích lớn, do đó có thể trở thành những mục tiêu ngon ăn.
Để vượt qua được mạng lưới phòng thủ dày đặc của TQ và tấn công các mục tiêu chiến lược này, Mỹ có 2 lựa chọn: hoặc dùng các máy bay tàng hình đột nhập sâu vào lãnh thổ TQ hoặc dùng các loại vũ khí tấn công tầm xa.
Đối với lựa chọn thứ 1, hiện nay Mỹ chỉ có 1 loại máy bay tàng hình phù hợp là B-2. B-2 là máy bay ném bom chiến lược tầm xa, đủ sức bay từ các sân bay quân sự Mỹ tấn công các mục tiêu nằm sâu bên trong lãnh thổ TQ, tuy nhiên số lượng có hạn, tổng cộng chỉ khoảng 20 chiếc. Một loại máy bay tàng hình nữa là F-22, tuy nhiên loại này chủ yếu có vai trò tấn công trên không. Trong tương lai gần, Mỹ có thể có thêm loại máy bay tàng hình thứ 3 là F-35. Tuy vậy, tầm hoạt động của nó không đủ để có thể xâm nhập sâu bên trong TQ, ngoài ra khả năng tàng hình của nó cũng không bằng F-22 và B-2.
Do đó, với phương án này, có thể Mỹ chỉ sử dụng máy bay tàng hình B-2 cho 1 số ít mục tiêu quan trọng, đặc biệt là những mục tiêu nằm sâu dưới mặt đất, vì B-2 có khả năng mang theo MOP, loại bom xuyên mạnh nhất thế giới hiện nay. MOP nặng gần 15 tấn và có khả năng xuyên sâu hơn 60m dưới mặt đất.
Ngoài ra, B-2 nếu được trang bị bom thông minh cũng có thể tấn công cùng lúc nhiều mục tiêu. Không quân Mỹ đã thử nghiệm việc dùng 1 chiếc B-2 để ném bom chính xác 80 mục tiêu khác nhau chỉ với 1 lần thả bom. Với khả năng này B-2 có thể được dùng để tấn công các mục tiêu có diện tích lớn, ví dụ sân bay quân sự, trong đó 1 chiếc B-2 có thể đồng thời tấn công đường băng, đài chỉ huy, kho xăng, kho vũ khí, nhà để máy bay...
Xét đến số lượng hạn chế các máy bay tàng hình mà Mỹ đang có, việc dùng các loại vũ khí tấn công từ xa sẽ là phương án chính mà Mỹ sẽ sử dụng. Khi đó các phương tiện mang vũ khí (máy bay, tàu chiến...) sẽ không cần phải xâm nhập bên trong mạng lưới phòng thủ dày đặc của TQ mà có thể phóng vũ khí từ xa.
Loại vũ khí chủ đạo là tên lửa hành trình Tomahawk được phóng đi từ các tàu nổi và tàu ngầm. Mặc dù đã hơn 20 năm tuổi, Tomahawk vẫn là một loại vũ khí rất hiệu quả nhờ vào việc được cải tiến thường xuyên. Thế hệ tên lửa mới nhất được bổ sung đường truyền vệ tinh 2 chiều, do đó cho phép cập nhập thay đổi mục tiêu trên đường bay, nó cũng có thể truyền hình ảnh trực tiếp từ camera gắn trên tên lửa về trung tâm chỉ huy. Thế hệ Tomahawk mới nhất cũng được trang bị cảm biến laser, do đó lực lượng đặc nhiệm trên mặt đất hoặc UAV có thể dùng tia laser chiếu vào mục tiêu, và hướng Tomahawk vào chính xác mục tiêu đó, kể cả khi mục tiêu đang di chuyển. Tomahawk càng nguy hiểm hơn nếu được phóng đi từ tàu ngầm, do TQ rất khó có thể dò ra được vị trí hiện tại của các tàu ngầm Mỹ, cho phép chúng có thể lặng lẽ áp sát bờ biển TQ trước khi khai hỏa.
Bổ sung cho Tomahawk là 2 loại vũ khí tầm xa phóng từ máy bay chiến đấu, JSOW và JASSM. JSOW trên thực tế là một loại 'bom bay', bom thông minh có gắn thêm cánh để lướt trong không trung, nhờ đó có tầm xa hơn. Tầm hoạt động tối đa là 130km, và sử dụng cơ chế dẫn đường bằng GPS. JSOW có nhiều loại đầu đạn khác nhau. Nó có thể mang 6 đầu đạn con chống tăng, mỗi đầu đạn này có thể tự tìm kiếm và đánh trúng các phương tiện cơ giới trong bán kính 600m sau khi được thả ra từ bom mẹ. Hoặc nó cũng có thể mang đầu đạn đơn có khả năng xuyên phá bêtông, đầu đạn này còn được trang bị 1 cảm biến hình ảnh ở đầu để có thể đánh trúng những mục tiêu nhỏ hoặc những mục tiêu di động.
JASSM gần giống JSOW, nhưng được trang bị thêm 1 động cơ tên lửa nên có tầm hoạt động xa hơn, từ 400km-900km. JASSM sử dụng cơ chế dẫn đường kết hợp giữa GPS và cảm biến hình ảnh. Ngoài ra, cả JSOW và JASSM còn có 1 điểm đặc biệt nữa là hình dáng bên ngoài của chúng được thiết kế dựa trên các nguyên tắc tàng hình, giúp tránh bị phát hiện khi đang trên đường di chuyển tới mục tiêu. Các loại bom, tên lửa thông thường hầu như đều có dạng hình trụ tròn và phản xạ sóng radar rất tốt, do vậy rất dễ bị phát hiện từ xa.
JASSM mới vừa hoàn tất quá trình phát triển, chưa được sử dụng trong thực tế. Còn JSOW đã từng được sử dụng tại Iraq và Afghanistan, tuy nhiên số lượng rất hạn chế. Vấn đề là vì cả JSOW và JASSM đều có giá thành cao hơn so với bom thông minh thông thường (JDAM). JDAM là loại bom rơi tự do, tầm hoạt động khoảng dưới 100km, nhưng do tại cả Iraq và Afghanistan, quân đội Mỹ hoàn toàn làm chủ bầu trời do đó máy bay của họ có thể di chuyển đến bất cứ đâu và thả bom vào mục tiêu.
Ngược lại, nếu có xung đột với TQ, máy bay Mỹ sẽ phải đối mặt với lưới phòng không dày đặc, do đó tốt nhất là giữ một khoảng cách an toàn với mục tiêu và tấn công từ xa, khi đó JSOW và JASSM sẽ có vai trò không thể thiếu.
Bên cạnh việc tấn công bằng hỏa lực, Mỹ còn có thể dùng tác chiến điện tử để làm tê liệt hệ thống ISR của TQ. Tác chiến điện tử cũng là 1 trong những lĩnh vực mà Mỹ có lợi thế lớn so với TQ. Mỹ là quốc gia tiên phong trong công nghệ tác chiến điện tử và hiện nay vẫn duy trì một khoảng cách lớn so với các đối thủ. Trước kia tác chiến điện tử chủ yếu xoay quanh việc gây nhiễu cho hệ thống radar hoặc thông tin liên lạc của đối phương. Hiện nay nó đã phát triển lên 1 mức độ cao hơn, bao gồm khả năng tạo ra mục tiêu giả, bằng cách thu nhận tín hiệu radar của đối phương, số hoá và tái tạo lại tín hiệu đó, tạo ra 1 phiên bản copy của tín hiệu radar đối phương. Khi radar nhận được tín hiệu copy này, nó sẽ không thể phân biệt được đây chỉ là tín hiệu giả, và do đó sẽ hiển thị 1 mục tiêu giả trên màn hình radar. Mỹ có thể tạo ra những tàu sân bay giả hiển thị trên màn hình radar của TQ để đóng vai trò chim mồi thu hút tên lửa TQ vào đó, thay vì các tàu sân bay thật. Đối phó với các tàu chiến của TQ trong vùng biển Hoa Đông và Biển Đông
Lực lượng tàu chiến mặt biển của TQ không phải là điểm mạnh của nước này. Mặc dù đa số tàu chiến TQ có sức tấn công lớn do được trang bị tên lửa diệt hạm, nhưng lại yếu về khả năng phòng thủ trước máy bay và tàu ngầm, mà đây lại là những thế mạnh của hải quân Mỹ. Các tàu chiến TQ thường có kích thước từ nhỏ đến trung bình, do đó không đủ không gian cho các radar và tên lửa phòng không cỡ lớn. Hạn chế về kích thước cũng đồng thời không cho phép lắp đặt các giàn sonar lớn, làm giảm khả năng phát hiện tàu ngầm. Công với hạn chế và mức độ tinh vi của công nghệ và thiếu kinh nghiệm tác chiến thực tế, TQ nhiều khả năng sẽ tự hạn chế việc sử dụng tàu chiến trong xung đột nếu không muốn hứng chịu thiệt hại lớn. Trong chiến tranh Falklands 1982, Argentina cũng không đưa lực lượng tàu chiến của mình tham chiến, đặc biệt sau khi 1 chiến hạm của họ bị tàu ngầm Anh đánh chìm.
Tác chiến tàu ngầm
Không như các tàu chiến mặt biển, các tàu ngầm TQ là mối đe dọa thực sự cho hạm đội Mỹ, vì chúng không dễ để bị phát hiện và tiêu diệt. Một trong những ưu tiên lớn nhất của hải quân Mỹ bảo vệ các tàu sân bay hoạt động ở Tây Thái Bình Dương khỏi tàu ngầm TQ, đặc biệt là các tàu ngầm diesel-điện, vì chúng cực kỳ yên lặng khi sử dụng động cơ điện. Được trang bị ngư lôi hạng nặng và tên lửa diệt hạm, các tàu ngầm này có thể là những sát thủ giấu mặt đối với tàu sân bay Mỹ. Do đó chống tàu ngầm được xem là một trong những thách thức
Đặc điểm địa lý khu vực này tạo ra một số lợi thế nghiêng về phía Mỹ và đồng minh, do các đảo của Phillipnes, Đài Loan, và các đảo của Nhật Bản tạo thành một bức tường ngăn tàu ngầm di chuyển từ vùng biển nội địa ra Thái Bình Dương. Tàu ngầm TQ sẽ phải di chuyển qua các nút cổ chai, cho phép Mỹ và đồng minh có thể tập trung lực lượng đối phó. Chiến thuật chính sẽ là ‘phục kích’ các tàu ngầm TQ khi chúng qua lại các nút cổ chai này.
Tại khu vực nằm giữa chuỗi đảo thứ 1 và thứ 2, đảm nhiệm việc săn tàu ngầm sẽ chủ yếu là máy bay và tàu chiến. Các máy bay tuần tra hàng hải như P-3 (máy bay cánh quạt), P-8 (máy bay phản lực) có ưu thế và tốc độ, và có thể bao quát một khu vực lớn bằng cách thả các phao sonar. Các phao này sẽ phát hiện tín hiệu âm thanh từ tàu ngầm quanh đó và gửi về cho máy bay mẹ.
Bên cạnh đó, trực thăng săn tàu ngầm cũng sẽ đóng vai trò rất quan trọng. Vì trực thăng có thể di chuyên nhanh hơn nhiều so với tàu chiến hay tàu ngầm. Và mặc dù chậm hơn máy bay tuần tra hàng hải, trực thăng lại có thể lơ lửng bên trên mặt nước trong khi thả phao sonar xuống để dò tìm tàu ngầm.
Nhật Bản sẽ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hỗ trợ Mỹ chống tàu ngầm, không chỉ bởi vì vị trí địa lý của Nhật giống như bức hàng rào ngăn giữa vùng biển nội địa TQ và Thái Bình Dương mà còn vì năng lực của hải quân Nhật Bản. Hiện nay hải quân Nhật đang trong quá trình trang bị 4 tàu sân bay hạng nhẹ lớp Hyuga. Những tàu này, có thể chở theo các trực thăng săn tàu ngầm. Trong thời kì Chiến tranh lạnh, trong phân công nhiệm vụ giữa các thành viên NATO, hải quân Anh cũng được giao nhiệm vụ chống tàu ngầm Liên Xô, bảo vệ cho các hạm đội Mỹ. Do đó Anh cũng phát triển lớp tàu sân bay hạng nhẹ Invincible chuyên mục tiêu chống tàu ngầm.
Bên trong chuỗi đảo thứ 1, chủ yếu là do các tàu ngầm hạt nhân, vì khu vực này gần với nội địa TQ do đó khá nguy hiểm cho sự hoạt động của máy bay và tàu chiến. Riêng khu vực Biển đông, do nằm khá xa so với nội địa TQ, cũng có thể có sự phối hợp hoạt động giữa tàu ngầm, máy bay và tàu chiến Mỹ và đồng minh.
Điểm yếu lớn nhất đối với các tàu ngầm diesel-điện là thời gian hoạt động ngắn, chúng phải thường xuyên quay về cảng nhà để tiếp tế. Ngoài ra, vận tốc của chúng cũng rất thấp. Do đó, thời gian hành quân từ cảng ra chiến trường và ngược lại là thời điểm mà tàu ngầm diesel-điện dễ bị tấn công nhất. Mỹ có thể dùng máy bay để rải mìn thông minh tự hành phong toả các hướng ra vào cảng của tàu ngầm. Loại mìn này nằm ở đáy biển, và được trang bị cảm biến riêng. Khi phát hiện tàu ngầm đối phương di chuyển gần đó, nó sẽ phóng ra 1 ngư lôi mini tự động bám theo mục tiêu.
Mỹ có thể dùng các máy bay ném bom tầm xa của mình để rải mìn chống tàu ngầm, hoặc dùng chính tàu ngầm của mình. Thông thường các tàu ngầm hạt nhân, như của Mỹ và Liên Xô trong Chiến tranh lạnh, được thiết kế để tác chiến ở những vùng biển sâu. Trong khi đó, tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia mới của Mỹ cũng được thiết kế để hoạt động tốt trong vùng duyên hải, do đó có thể tham gia săn lùng các tàu ngầm TQ ra nó ra vào cảng hoặc dùng để rải mìn.
Song song với việc đánh bại lực lượng tàu ngầm TQ, hải quân Mỹ cũng đặt ưu tiên tận dụng tối đa sức mạnh lực lượng tàu ngầm của mình. Có thể nói dưới mặt biển là nơi Mỹ có ưu thế khá rõ rệt, do sự vượt trội về công nghệ và kinh nghiệm tác chiến thực tế. Cho tới nay Mỹ vẫn luôn dẫn đầu về công nghệ tàu ngầm hạt nhân, đặc biệt là về mức độ yên lặng, sonar, xử lý tín hiệu, và mức độ an toàn (tai nạn tàu ngầm nghiêm trọng gần nhất của Mỹ xảy ra cách đây hơn 40 năm). Kể từ sau Chiến tranh lạnh, do thiếu kinh phí Nga phải cắt giảm nhiều số các chuyến tuần tra dài ngày bằng tàu ngầm trong khi đó Mỹ vẫn duy trì mức độ hoạt động cao cho lực lượng tàu ngầm của mình, và do đó sở hữu những đội thuỷ thủ dày dạn kinh nghiệm.
Tàu ngầm sẽ đóng 1 vai trò quan trọng khi Mỹ thực hiện việc phong toả đường biển từ xa với TQ, ngăn chặn các tuyến vận tải hàng hải đến TQ, đặc biệt là các tàu chở nguyên nhiên liệu. Trên thực tế, đây chính là cách người Mỹ đã làm trong thế chiến thứ 2, dùng tàu ngầm để đánh chìm hơn 5 triệu tấn tải trọng, 60% của tổng tải trọng đội tàu vận tải của Nhật Bản, qua đó ngăn không cho người Nhật chuyển tài nguyên từ các thuộc địa ở châu Á-Thái Bình Dương về chính quốc, và dần dần, Nhật Bản trở nên kiệt quệ.
Cũng giống như Nhật Bản trước đây, TQ hiện nay cũng phụ thuộc nhiều vào các nguồn tài nguyên chủ chốt từ nước ngoài. Mỹ có thể phong toả những điểm nút giao thông hàng hải quan trọng, nằm cách xa TQ. Tiêu biểu như eo Malacca, nơi phần lớn nguồn dầu thô cung cấp choTQ đi qua. Trong khi đó, hải quân TQ, đặc biệt là lực lượng tàu ngầm, lại chưa đủ trình độ công nghệ và kinh nghiệm để tác chiến ở những nơi xa chính quốc như vậy, do đó khó có thể bảo vệ các tàu hàng của mình trước tàu ngầm Mỹ. Về lâu dài, phong toả từ xa có thể sẽ là nhân tố quyết định chiến thắng cho người Mỹ.
Các tuyến vận tải đường biển quan trọng với TQ bao gồm các tuyến liên Thái Binh Dương nối TQ với Mỹ, Nhật Bản, các tuyến vận chuyển quặng, khoáng sản từ Úc sang TQ, và các tuyến qua vùng nam Biển Đông. Nếu Mỹ và đồng minh có xung đột với TQ thì đương nhiên việc vận chuyển thương mại đường biển giữa những nước này với TQ sẽ dừng lại, do đó khu vực nam Biển Đông sẽ là điểm nóng trong chiến lược phong toả đường biển từ xa mà Mỹ áp dụng với TQ.
Ngoài các nhiệm vụ trên, các tàu ngầm hạt nhân của Mỹ còn có thể được dùng để săn các tàu chiến nổi, phóng tên lửa hành trình, thu thập thông tin tình báo, di chuyển các nhóm đặc nhiệm đột nhập vào nội địa TQ. Có thể nói tàu ngầm sẽ là át chủ bài của Mỹ nếu có xung đột nổ ra tại khu vực Tây Thái Bình Dương. Tầm ảnh hưởng của nó sẽ tương đương, thậm chí có thể cao hơn cả tàu sân bay.
Không gian
Để giành ưu thế trong không gian, chiến lược của Mỹ gồm những bước sau:
-Nhanh chóng các phương án thay thế cho các vệ tinh bị TQ bắn hạ
-Vô hiệu hoá hệ thống diệt vệ tinh của TQ
-Tấn công các vệ tinh TQ
Các công nghệ thay thế cho vệ tinh co thế bao gồm những UAV (máy bay không người lái) có thời gian hoạt động siêu dài, có thể lên tới hàng năm. Những UAV này được làm từ vật liệu siêu nhẹ, có sải cánh lớn, và sử dụng năng lượng mặt trời để hoạt động. Chúng sẽ lượn vòng liên tục trong thời gian dài, ở độ cao lớn, khoảng 20 km, vì ở độ cao này bầu khí quyền ổn định, không có các hiện tượng thời tiết, và tín hiệu có thể bao phủ một khu vực rộng lớn. Hiện nay chúng vẫn đang trong giai đoạn phát triển, tuy nhiên dự kiến trong tương lai gần chúng sẽ sẵn sàng được sử dụng chính thức.
Tương tự, các khí cầu dự báo thời tiết cũng có thể được sử dụng trong vai trò này, vì chúng hoạt động ở độ cao lớn trong thời gian dài. Thay cho các thiết bị quan trắc thời tiết sẽ là các thiết bị chuyển tiếp tín hiệu, thiết bị định vị thay cho GPS, hoặc thiết bị trinh sát. Những khí cầu như vậy, khi hoạt động ở độ cao trên 30km, có thể cung cấp tín hiệu cho một khu vực có bán kính lên tới 1,000km. Tuy nhiên chúng thường chỉ ở trên không khoảng nửa ngày trước khi khí cầu bắt đầu xẹp bớt và từ từ hạ cánh.
Ngoài ra cũng có thể sử dụng những máy bay cỡ lớn như B-52 hay KC-135 cho vai trò này, tuy rằng chúng bao phủ một khu vực nhỏ hơn, và phải thường xuyên hạ cánh để tiếp nhiên liệu và đổi phi hành đoàn.
Bên cạnh đó, Bộ Quốc Phòng Mỹ cũng đang nghiên cứu chế tạo các vệ tinh mini có kích thước nhỏ, giá rẻ, để có thể nhanh chóng phóng lên thay thế các vệ tinh chính khi chúng bị TQ tiêu diệt.
Một mặt khác, Mỹ cũng cần tăng cường huấn luyện chiến đấu trong điều kiện không có hoặc có giới hạn băng thông vệ tinh. Trong Chiến tranh lạnh, Mỹ cũng từng thường xuyên huấn luyện như vậy. Nhưn sau khi Liên Xô sụp đổ, chúng bị lãng quên do Mỹ mặc định rằng các vệ tinh quân sự của mình là bất khả xâm phạm.
Song song với việc đối phó, Mỹ cũng có thể chủ động tấn công lại các vệ tinh và chính hệ thống diệt vệ tinh của TQ . Khả năng chống vệ tinh của TQ có 1 điểm yếu là tên lửa diệt vệ tinh được phóng đi từ các giàn phóng cố định lớn, xây dựng sẵn, do đó Mỹ luôn có thể biết chính xác vị trí các mục tiêu quan trọng này.
Trên thực tế khả năng tiêu diệt vệ tinh của TQ không có gì mới, vì cả Mỹ và Liên Xô đã thực hiện điều này trong Chiến tranh lạnh. Tuy nhiên 2 nước sau đó không tiếp tục theo đuổi nó nữa như một phần của nỗ lực giảm chạy đua vũ trang, cũng như tránh việc quân sự hóa không gian. Ngoài ra, việc thử nghiệm bắn hạ các vệ tinh sẽ tạo ra vô số các mảnh vỡ nhỏ bay lang thang trong quỹ đạo và có thể gây thiệt hại cho các vệ tinh quân sự của cả 2 bên.
Do đó, nếu cần Mỹ vẫn có thể phát triển một hệ thống chống vệ tinh của riêng mình. Trong Chiến tranh lạnh, Mỹ từng thử nghiệm thành công phóng tên lửa diệt vệ tinh từ chiến đấu cơ, thay vì phải từ các giàn phóng cố định như của TQ hiện nay. Ngoài ra, Mỹ cũng có thể sử dụng các tàu chiến có trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa để tiêu diệt các vệ tinh ở quỹ đạo thấp. Mỹ từng dùng hệ thống này để bắn hạ 1 vệ tinh hỏng của mình ở độ cao hơn 220km.
Phân chia nhiệm vụ giữa Hải và không quân
Do đặc điểm địa lý, trong trường hợp một cuộc xung đột với TQ tại khu vực Tây Thái Bình Dương, nhiệm vụ tác chiến sẽ chủ yếu do hải quân và không quân phối hợp thực hiện.
Không quân và hải quân cùng phối hợp vô hiệu hoá các vệ tinh viễn thám hàng hải của TQ, nhằm ngăn chặn TQ có thể phát hiện sớm và theo dõi hạm đội Mỹ từ không gian.
Hải quân, với hệ thống phòng không AEGIS và tên lửa Standard, đóng vai trò chính trong việc phòng thủ chống tên lửa đạn đạo từ TQ.
Hoả lực tầm xa từ tàu ngầm và tàu sân bay tấn công hệ thống phòng không của TQ, làm giảm hiệu năng của nó và mở đường cho các máy bay ném bom của không quân có thể hoạt động với độ an toàn cao hơn. Lúc này nhiệm vụ của các máy bay này là tấn công và hệ thống trinh sát, các giàn phóng tên lửa được dùng để tấn công các tàu chiến và căn cứ trên bộ của Mỹ.
Các chiến đấu cơ từ tàu sân bay của hải quân bảo vệ các máy bay hỗ trợ của không quân như máy bay tiếp nhiên liệu trên không, cảnh báo sớm trên không, trinh sát…
Không quân hỗ trợ hải quân trong việc chống tàu ngầm và phong toả đường biển bằng việc dùng máy bay để rải mìn và dùng máy bay không người lái để tuần tra liên tục.
Read more: Ky thuat - Cong nghe Quan su
|
|
|
Post by Can Tho on Jun 16, 2012 20:11:09 GMT 9
Cùng nhìn lại sự kiện Bin Laden bị tiêu diệt
10 năm truy lùng
Mỹ đáng lẽ đã có thể bắt được Bin Laden không lâu sau vụ 11/09, khi Bin Laden bị bao vây trong vùng núi Tora Bora, tháng 12 năm 2001. Khi đó khoảng hơn 2,000 lính Afghanistan được hỗ trợ của một nhóm nhỏ các đơn vị đặc nhiệm của Mỹ, Anh, Đức bao gồm Delta Force, SBS, KSK, lực lượng bán vũ trang của CIA tấn công vào khu vực đồi núi hiểm trở với nhiều hang động này. Người Mỹ khi đó có nhiều bằng chứng về việc Bin Laden đang có mặt trong khu vực, thậm chí đã xác định được vị trí tương đối nơi Bin Laden đang ẩn náu. Tình báo Mỹ khi đó bắt được giọng của Bin Laden qua sóng vô tuyến, trong đó Bin Laden tỏ vẻ tuyệt vọng, xin lỗi các thuộc hạ của mình vì để tình hình đến mức này, và cho phép các thuộc hạ của mình đầu hàng nếu không còn cách nào khác.
Tuy nhiên, cuối cùng thì Bin Laden vẫn thoát được sang Pakistan. Nguyên nhân chính là do lực lượng của Mỹ và đồng minh quá mỏng, chỉ gồm 1 số ít lính đặc nhiệm, những người tuy tinh nhuệ đến đâu cũng không thể theo dõi một khu vực đồi núi rộng lớn. Đa số lực lượng có mặt khi đó là lính Afghanistan, vốn có sức chiến đấu kém. Các chỉ huy chiến trường Mỹ khi đó liên tục yêu cầu cấp trên cho tăng cường thêm lực lượng, nhưng đều bị từ chối. Tại sao lại như vậy?
Nguyên nhân chính nằm ở chiến lược chung của Bộ trưởng BQP Mỹ khi đó là Ronald Rumsfeld. Ông này có chủ trương hạn chế tối đa số lượng lính Mỹ trên bộ, vì không muốn tạo cảm tưởng rằng Afghanistan đang bị nước Mỹ xâm lược. Trong vai trò BT BQP, Ronald Rumsfeld nổi tiếng với cách điều hành quân đội Mỹ giống như một doanh nghiệp. Ông luôn đề cao hiệu quả, làm sao đạt được mục tiêu với nguồn lực ít nhất. Khi lên kế hoạch cho chiến tranh Vùng Vịnh lần 2, các tướng lĩnh Mỹ đề nghị một chiến dịch gồm nửa triệu quân, Rumsfeld cương quyết chỉ sử dụng 1/3 con số này, và đã thành công.
Tương tự tại Afghanistan, cách thức tiến hành chiến tranh của người Mỹ từ đầu cuộc chiến cho tới lúc đó là đặc nhiệm Mỹ + hoả lực chính xác từ trên không + lực lượng mặt đất của các đồng minh người Afghanistan. Lực lượng đặc nhiệm đóng vai trò cầu nối, phối hợp hành động của Mỹ và các đồng minh Afghanistan (cụ thể là Liên minh phương Bắc). Lực lượng đặc nhiệm còn có nhiệm vụ chỉ điểm mục tiêu cho các vũ khí chính xác của không quân và hải quân Mỹ. Công thức này tỏ ra rất hiệu quả khi chỉ trong vòng 1 tháng chế độ Taliban đã sụp đổ. Tuy nhiên tại vùng đồi núi Tora Bora hiểm trở, công thức này đã không còn phù hợp và khiến người Mỹ vuột mất Bin Laden.
Sau khi thoát khỏi Tora Bora, Bin Laden vượt biên giới sang Pakistan, ẩn náu tại vùng đất của các bộ lạc Pashtun và biến mất. Người Mỹ từ đó mất dấu Bin Laden. Sau đó, Mỹ ưu tiên lực lượng sang cho cuộc chiến Iraq, một số nhân sự thuộc bộ phận chuyên trách truy lùng Bin Laden được chuyển sang công tác khác. Trên thực tế, trong nhiệm kì của TT Bush, mức độ ưu tiên của việc truy tìm cá nhân Bin Laden càng ngày càng giảm. Chính sách này dựa trên nhận định rằng do Al Qaeda càng lúc càng bị phân tán nên tầm quan trọng trên thực tế của Bin Laden cũng giảm theo.
Sự suy yếu của Al Qaeda
Nguyên nhân quan trọng nhất khiến cho tổ chức Al Qaeda bị phân tán trên phạm vi thế giới là do nó bị săn lùng tại mọi quốc gia mà nó có mặt. Afghanistan là quốc gia duy nhất mà Al Qaeda và chế độ cầm quyền, Taliban, là đồng minh của nhau, nhờ đó Al Qaeda có một hậu phương rộng lớn và an toàn. Tuy nhiên, chế độ Taliban nhanh chóng bị Mỹ đánh đổ sau vụ 11/9. Đối với các nước Hồi giáo khác, thì đa số là đồng minh của Mỹ (A rập Xê Út, Ai cập) Ngay cả các nước xem Mỹ là kẻ thù cũng chống lại Al Qaeda vì nhiều lí do. Ví dụ, Iran là nước theo hệ phái Shia, đối nghịch với phái Sunni của Al Qaeda. Syria thì có chế độ cầm quyền theo tư tưởng thế tục và xem chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan nói chung là 1 trong những kẻ thù chính của chế độ mình. Trước vụ 11/9, Al Qaeda là một lực lượng thống nhất, có tính tổ chức cao, có khả năng thực hiện những chiến dịch lớn, phức tạp, như vụ tấn công tàu USS Cole, vụ đánh bom kép các toà đại sứ Mỹ tại Châu Phi và vụ 11/9. Tuy nhiên, sau khi TT Bush chính thức tuyên chiến với chủ nghĩa khủng bố, mà Al Qaeda là mục tiêu chính, thì tổ chức này bị săn lùng tại mọi quốc gia mà nó có mặt. Tổ chức này phải dành thời gian hơn cho việc tự bảo vệ mình thay vì phối hợp lên kế hoạch các vụ khủng bố quy mô. Do đó, có 2 sự thay đổi lớn trong cách thức Al Qaeda hoạt động. Thứ nhất, tại các nước phương Tây, Al Qaeda đóng vai trò thúc đẩy, truyền cảm hứng và cung cấp các chỉ dẫn cho các phần tử hoặc nhóm phần tử cực đoan nhỏ thực hiện những vụ tấn công riêng rẽ. Mặc dù những âm mưu này có ưu điểm là khó bị phát hiện nhưng lại mang tính nghiệp dư nên khả năng thành công rất thấp. Tiêu biểu là âm mưu đặt bom xe tại Quảng trường Thời đại, vụ bom giấu trong giày, trong đồ lót trên máy bay. Đặc điểm chung của những vụ này là những kẻ thực hiện có thừa nhiệt tình và quyết tâm nhưng lại thiếu kinh nghiệm và kiến thức cần thiết. Trong khi đó bản thân Al Qaeda càng ngày mang tính địa phương, hoạt động riêng lẻ tại những khu vực như tại Afghanistan, Iraq, Bắc Phi…Tiêu biểu nhất cho các nhánh Al Qaeda địa phương là Al Qaeda tại Iraq và Afghanistan.
Al Qaeda tại Afghanistan
Tại Afghanistan, sau khi bị lật đổ, tàn quân Taliban và Al Qaeda nhanh chóng tìm được hậu phương mới. Đó là vùng Warizistan thuộc Pakistan, tiếp giáp với Afghanistan. Vùng đồi núi hiểm trở này là lãnh địa của các bộ tộc Pashtun, và gần như là khu vực tự trị, ít chịu sự kiểm soát từ chính quyền trung ương Pakistan. Chúng ta sẽ nói chi tiết hơn về lịch sử phức tạp của khu vực này cũng như mối liên hệ giữa nhà nước Pakistan và chủ nghĩa khủng bố trong phần sau. Nhưng nói chung thì tại đây Al Qaeda có thể an toàn trước cả Mỹ lẫn chính quyền Pakistan. Từ đó, Al Qaeda có thể cùng Taliban thực hiện các vụ tấn công cả tại Afghanistan và Pakistan. Tuy nhiên không phải tất cả mọi thứ đều thuận lợi cho Al Qaeda.
Sai lầm lớn nhất của Al Qaeda là việc nó đã gây chiến với chính Pakistan. Theo ước tính, kể từ sau khi Pakistan trở thành đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố, đã có hơn 30,000 người Pakistan, bao gồm cả dân thường và nhân viên an ninh, thiệt mạng do bạo lực gây ra bởi Al Qaeda hay Taliban. Việc này chỉ càng làm Al Qaeda bị xem là kẻ thù tại Pakistan, cho dù nước này có một lịch sử ủng hộ chủ nghĩa khủng bố và đa số dân chúng không ưa gì Mỹ.
Và để trả đũa, chính quyền Pakistan thường tổ chức các chiến dịch quân sự lớn nhắm vào khu vực thung lũng Warizistan, cho dù trước kia chính quyền trung ương Pakistan nói chung luôn tôn trọng quyền tự trị của các bộ tộc tại đây. Điều này khiến nhiều bộ tộc quay ra chống lại Al Qaeda. Al Qaeda và Taliban trả đũa bằng việc ám sát các thủ lĩnh các bộ tộc có dấu hiện chống đối. Ngoài ra, việc Mỹ phát triển 1 mạng lưới tình báo rộng dày đặc tại đây khiến Al Qaeda luôn cảm thấy bất an và thường hành quyết nhiều dân địa phương mà Al Qaeda cho là người chỉ điểm cho Mỹ, nhưng trên thực tế đa số trường hợp nạn nhân bị giết nhầm. Những lối hành xử bạo lực vô tội vạ như vậy của AL Qaeda chỉ càng tạo thêm nhiều kẻ thù cho tổ chức này.
Bên cạnh đó, động lực của Al Qaeda là ý thức hệ, với mục tiêu tiêu diệt những kẻ 'ngoại đạo'. Trong khi đó động lực của Taliban là quyền lực (lấy lại quyền kiểm soát Afghanistan). Còn đối với các bộ tộc Pashtun, mục tiêu chính của họ là duy trì được sự độc lập tương đối của khu vực này khỏi sự ảnh hưởng của chính quyền Pakistan. Chưa kể những khoản tiền thưởng khổng lồ mà Mỹ treo cho các lãnh đạo của Al Qaeda cũng biến tổ chức này trở thành 1 mục tiêu ngay trong vùng hậu phương của mình.
Ngoài ra không thể không kể đến những xung đột về văn hoá, sắc tộc. Các thành viên của Al Qaeda đa số là dân A rập, trong đó các lãnh đạo thường là những người thuộc tầng lớp có học thức, khá giả. Những người này xem dân địa phương, những bộ tộc Pashtun, như những kẻ thô lỗ, nghèo rớt và vô học. Thêm nữa, Al Qaeda tiêu biểu cho dòng tư tưởng Hồi giáo cực đoan, không chỉ với những 'kẻ ngoại đạo' mà còn với chính những người Hồi giáo khác. Al Qaeda tìm cách áp đặt các giá trị, lối sống hà khắc lên các bộ tộc Pashtun.
Người Pashtun có tính độc lập cao, trong lịch sử họ đã từng mong muốn có một quốc gia cho riêng mình, và không muốn chịu sự kiểm soát của bất cứ ai và luôn phản kháng rất mạnh với các thế lực 'ngoại bang'. Al Qaeda lợi dụng điều đó để biến các bộ tộc thành đồng minh của mình chống lại kẻ ngoại xâm là người Mỹ. Tuy nhiên, chính Al Qaeda cũng tự biến mình thành những kẻ 'ngoại bang'. Do đó, khu vực thung lũng Warizistan không còn là vùng hậu cứ an toàn tuyệt đối cho Al Qaeda nữa, nhiều bộ tộc Pashtun quay sang chống lại Al Qaeda. Hiện nay tại Afghanistan, Al Qaeda thậm chí được Mỹ xem là ít nguy hiểm hơn so với tổ chức khủng bố của Haqqani, một thế lực mới tại khu vực này.
Al Qaeda tại Iraq
Giống như tại Afghanistan, quân đội Mỹ không gặp nhiều khó khăn trong việc lật đổ chế độ Saddam Hussein. Tuy nhiên tình hình an ninh sau đó trở nên cực kỳ tồi tệ, đỉnh điểm là vào khoảng thời gian 2007-2008. Phần lớn bạo lực đến từ việc Al Qaeda cấu kết với các phần tử của đảng Baath (đảng cầm quyền của Saddam Hussein trước đây). Ngoài việc có kẻ thù chung là nước Mỹ, cả Al Qeada và Baath đều thuộc hệ phái Sunni. Có thể nói, Iraq đã trở thành chiến trường chính giữa Al Qeada và Mỹ. Ban đầu, có vẻ như Al Qeada giành được ưu thế, khi làn sóng bạo lực đã gây ra hàng ngàn thương vong cho quân đội Mỹ, và biến Iraq thành một đất nước trên bờ vực nội chiến. Phong trào phản chiến trong lòng nước Mỹ dâng cao, trong lúc nhiều chính trị gia đảng Dân chủ tuyên bố rằng nước Mỹ đã thua trong cuộc chiến này và yêu cầu TT Bush nhanh chóng rút quân. Tuy nhiên Bin Laden không thể ngờ rằng tình thế này lại giúp đẩy nhanh quá trình tan rã của Al Qeada như 1 tổ chức thống nhất.
Cả Al Qaeda và các phần tử của đảng Baath đều không có khả năng giao chiến trực tiếp với quân đội Mỹ, do đó, vũ khí chính được chọn là các thiết bị nổ tự tạo (IED) đặt ở vệ đường, các vụ đánh bom xe, bom liều chết nhằm vào nhằm gây thương vong cho quân đội Mỹ cũng như nhằm gây bất ổn cho Iraq. Ngoài ra, cả Al Qaeda và Baath đều xem những người Iraq theo hệ phái Shia là kẻ thù giống như người Mỹ. Do đó có rất nhiều vụ khủng bố nhắm trực tiếp vào thường dân Shia, thậm chí các đền thờ, nơi hành hương cũng là mục tiêu.
Do đó đa số thương vong là dân thường, những người Hồi giáo thay vì lính Mỹ. Hậu quả là sự ủng hộ dành cho tổ chức này càng ít đi tại Iraq nói riêng và trong thế giới A rập nói chung. Theo thời gian, khi mà quân đội Mỹ phát triển và hoàn thiện các công nghệ và chiến thuật để giảm thiểu hiệu quả của các thiết bị nổ tự tạo, thì càng ngày tỷ lệ người Iraq là nạn nhân của Al Qaeda càng tăng. Kết quả là đa số người Iraq xem Al Qaeda là kẻ thù, kẻ cả cộng đồng người A rập Sunni. Al Qaeda chỉ còn có thể trông cậy vào một số ít những phần tử cực đoan nhất của đảng Baath.
Al Qaeda còn chịu nhiều tổn thất từ phía các lực lượng Mỹ. Năm 2007, TT Bush thể hiện quyết tâm ổn định tình hình tại Iraq bằng quyết định tăng viện thêm 20,000 quân và kéo dài thời gian đồn trú của lực lượng có sẵn. Người Mỹ áp dụng lại kinh nghiệm của Israel khi chống lại các tổ chức khủng bố Palestine. Đó tập trung vào đánh vào 'bộ não' của các tổ chức khủng bố. Đó không chỉ là các lãnh đạo, mà còn là những phần tử có kiến thức, chuyên môn về một lĩnh vực nào đó, như chế tạo bom, điện tử (chế tạo thiết bị kích nổ từ xa), thông tin, tài chính (như mọi hoạt động khác, khủng bố cũng cần có tiền để hoạt động), liên lạc…Việc tìm 1 người sẵn sàng 'tử vì đạo' không khó, tuy nhiên con số những người có học thức để vận hành các hoạt động thiết yếu trong tổ chức khủng bố là không nhiều. Các phần tử này giống như những bánh răng giúp tổ chức vận hành 1 cách trơn tru. Tiêu diệt các bánh răng này, tổ chức sẽ trở nên rối loạn. Mục tiêu đáng giá nhất bị tiêu diệt chính là Abu Musab al-Zarqawi, thủ lĩnh của Al Qaeda tại Iraq.
Ngay bản thân Bin Laden cũng nhận thấy 'danh tiếng' của Al Qaeda trong thế giới Hồi giáo bị tổn hại nghiêm trọng khi đa số nạn nhân chính là người theo đạo Hồi, đặc biệt là tại Iraq. Tuy nhiên, ngay cả Bin Laden cũng không thể kiểm soát hoàn toàn Musab al-Zarqawi và các chiến dịch đẫm máu của tên này tại Iraq. Điều này cũng minh chứng cho sự phân rã trong hoạt động của Al Qaeda trên phạm vi thế giới. Trong số các thông tin tình báo thu nhận được từ vụ đột kích tiêu diệt Bin Laden cũng cho thấy Bin Laden từng có ý tưởng về việc đặt 1 tên mới cho tổ chức của mình vì cái tên Al Qaeda đã gắn với quá nhiều hình ảnh tiêu cực. Chỉ khoảng 2 tháng trước khi bị tiêu diệt, Bin Laden và phó tướng của mình, Zawahiri, đã kêu gọi các thành viên Al Qaeda kiềm chế trong việc giết chóc người Hồi giáo.
Chính vì những lí do trên, trong những năm cuối nhiệm kỳ của TT Bush, Bin Laden không còn nằm ở vị trí ưu tiên sô 1 nữa, do nhận định rằng Bin Laden giờ đây có ý nghĩa về biểu tượng hơn là 1 mối đe doạ thực tế với Mỹ. Các mục tiêu cấp bách hơn là ổn định tình hình an ninh Iraq, sau đó là đối phó với sự trỗi dậy của Taliban tại Afghanistan. Các nguồn lực của bộ phận chuyên trách săn lùng Bin Laden tại CIA dần được chuyển sang các nhiệm vụ khác.
Mục tiêu Bin Laden
Đến thời TT Obama, mục tiêu truy lùng Bin Laden lại được đặt lên hàng đầu. Để lần ra dấu vết của Bin Laden, giới tình báo Mỹ tiếp tục tập trung vào các 'bánh răng'. Trong trường hợp này là người giao liên tin cẩn của Bin Laden. Đối với các thủ lĩnh khủng bố bị truy lùng như Bin Laden, giao liên là 1 vị trí không thể thiếu, vì việc sử dụng bất kì thiết bị điện tử nào cũng sẽ rất dễ bị người Mỹ phát hiện. Thế nhưng tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa, khi mà bản thân việc sử dụng giao liên cũng có rủi ro riêng của nó.
Trong quá trình thẩm vấn các phần từ Al Qaeda đang bị giam giữ, tình báo Mỹ bắt đầu biết đến sự tồn tại của người giao liên mà Bin Laden tuyệt đối tin tưởng trong việc truyền đạt các chỉ thị của mình. Năm 2004, Hassan Ghul, một thành viên cao cấp của Al Qaeda, bị bắt tại Iraq. Ghul cung cấp thêm thông tin về nhân thân của Kuwaiti, đặc biệt là việc Kuwaiti rất thân cận với Faraj al-Libi, chỉ huy trưởng tác chiến của Al Qaeda.
Tháng 5/2005, đến lượt al-Libi bị bắt. Khi bị thẩm vấn, al-Libi tuy thừa nhận sự tồn tại của người giao liên, nhưng lại bịa ra 1 cái tên khác. Tuy vậy, CIA biết chắc rằng al-Libi đang nói dối, và điều này càng khẳng định tầm quan trọng của Kuwaiti.
Phải mất vài năm trước khi CIA xác định được tên thật của Kuwaiti, Sheikh Abu Ahmed, 1 người Pakistan sinh ra tại Kuwait. Tuy vậy CIA vẫn không có bất kì manh mối nào về việc Ahmed đang ở đâu. Thậm chí một số nguồn tin còn cho biết Ahmed đã chết trong một cuộc giao tranh với quân đội Mỹ tại Afghanistan.
Đến giữa năm 2010, Ahmed mắc một sai lầm chết người khi liên lạc bằng điện thoại cho 1 đồng đảng. CIA có thể nghe trộm cuộc điện đàm này và lần đầu tiên có thể lần ra nơi ở của Ahmed. Tháng 8, 2010, Giám đốc CIA Panetta báo cho TT Obama biết CIA đã xác định được Abu Ahmed al-Kuwaiti. CIA bắt đầu theo dõi gắt gao mọi hoạt động của người này. Vệ tinh do thám Mỹ sau đó phát hiện chiếc xe của Kuwaiti ra vào khu nhà tại Abbottabad. CIA quyết định tập trung theo dõi chặt chẽ khu nhà này, sử dụng cả các đặc vụ tại chỗ và theo dõi trên không bằng máy bay không người lái tàng hình Sentinent.
Sau khi các quan chức tình báo xác nhận vị trí Bin Laden đang ẩn náu với độ tin cậy đến 80%, TT Obama quyết định bật đèn xanh cho chiến dịch tiêu diệt Bin Laden. Hai phương án chính là 1 cuộc không kích bằng vũ khí chính xác hoặc 1 cuộc đột kích bằng lực lượng đặc nhiệm. Phương án đầu bị loại bỏ vì TT Obama muốn có bằng chứng rõ ràng về việc Bin Laden đã chết. TT Obama cũng chỉ thị rằng Mỹ sẽ phải hành động 1 mình, không cho đồng minh Pakistan biết về kề hoạch.
Sau khi phương án dùng lực lượng đặc nhiệm được thông qua, một nhóm sĩ quan thuộc lực lượng đặc nhiệm DevGru của hải quân Mỹ được biệt phái sang CIA để lên kế hoạch tấn công. Đến ngày 29 tháng 3, kế hoạch được đệ trình lên cho TT Obama cùng các quan chức cao cấp. Lúc này vẫn còn nhiều luồng ý kiến khác nhau trong nội các của TT Obama. Đặc biệt phản đối mạnh mẽ kế hoạch là Bộ trưởng Quốc Phòng Robert Gates, do ông này từng được nghe trình bày về 1 chiến dịch tương tự, chiến dịch Eagle Claw giải cứu các con tin Mỹ tại Iran năm 1980, mà sau này đã thất bại. Gates ủng hộ việc dùng máy bay tàng hình B-2 ném bom vào khu nhà.
Tuy nhiên phía Mỹ không chắc rằng bên dưới toà nhà đó có boong-ke bí mật nào không. Không quân Mỹ tính toán rằng để chắc chắn xoá sổ toàn bộ khu nhà cũng như bất kì công trình ngầm nào, nếu có, nằm bên dưới sẽ cần đến 32 quả bom loại 1 tấn. Hoả lực ở quy mô như vậy sẽ san bằng toàn bộ khu dân cư xung quanh. Do đó TT Obama kiên quyết loại bỏ phương án này và chỉ thị DevGru bắt đầu luyện tập trên thực địa cho kế hoạch.
Việc tập luyện được bắt đầu từ ngày 10/4 và kéo dài trong 5 ngày tại Bắc Carolina. Đến ngày 18/4, đội đột kích di chuyển tới 1 địa điểm tập luyện mới ở Nevada trong 1 tuần. Lúc này việc tập luyện có sự tham gia của các trực thăng. Ngày 26/4, đội đột kích rời nước Mỹ trên 1 chiếc C-17 và đáp xuống sân bay Bagram, Afghanistan. Một ngày sau đó họ chi chuyển tới Jalalabad. Vào thời điểm này, khu vực Abbotabad gần như không có trăng vào ban đêm, rất thích hợp cho cuộc đột kích. Tuy nhiên điều kiện thuận lợi này chỉ kéo dài trong vài ngày nữa. Nếu không thể thực hiện cuộc tấn công trong khoảng thời gian này, người Mỹ sẽ phải đợi thêm 1 tháng nữa trước khi chu kỳ mặt trăng trở lại. Do đó, sau khi tham vấn với các quan chức cao cấp 1 lần cuối, TT Obama chính thức cho phép chiến dịch diễn ra, phó đô đốc McRaven sẽ chọn thời điểm cụ thể. McRaven, giữ vị trí tư lệnh Bộ chỉ huy liên hợp các chiến dịch đặc biệt, thông báo rằng thời điểm đó sẽ là tối chủ nhật, ngày 1/5.
Sáng ngày 1/5, lúc 11h, nội các an ninh của TT Obama bắt đầu tập trung, đường truyền video trực tiếp nối giữa Nhà Trắng, trụ sở CIA, sở chỉ huy của phó đô đốc McRaven tại Afghanistan, Lầu Năm Góc và Đại sứ quán Mỹ tại Pakistan được thiết lập. Lúc 2 giờ chiều, TT Obama trở lại Nhà Trắng sau buổi chơi golf của mình.
Chiến dịch 'Ngọn giáo thần Hải dương'
Ngày 1/5/2011, vào lúc 11h đêm giờ địa phương, một đơn vị đặc nhiệm xuất kích từ sân bay Jalalabad, đông Afghanistan, hướng về phía biên giới Pakistan với sứ mệnh tiêu diệt Bin Laden. Trong đêm tối, đội đột kích di chuyển trên 2 trực thăng Black Hawk phiên bản đặc biệt tàng hình, bên trong là 23 lính đặc nhiệm DevGru, hay còn gọi là SEAL Team 6, của hải quân Mỹ, một người Mỹ gốc Pakistan làm phiên dịch viên, và 1 quân khuyển tên Cairo. Trên mỗi trực thăng còn bao gồm 2 phi công và 1 nhân viên phi hành.
Những thành viên đội đột kích đều là những người có kinh nghiệm dày dạn trong những chiến dịch chống khủng bố từ sau vụ 11/9/2001. Ít nhất 3 trong số đó từng tham gia vụ giải cứu thuyền trưởng tàu Maersk Alabame khỏi bọn cưới biển Somali. DevGru cũng từng thực hiện khoảng hơn 10 nhiệm vụ tối mật sâu bên trong lãnh thổ Pakistan. Tuy nhiên, đây là lần đột nhập sâu nhất, và cũng là nhiệm vụ có tầm quan trọng lớn nhất.
45 phút sau khi đội đột kích xuất phát, 4 trực thăng Chinook MH-47 khác cũng rời Jalalabad. 2 trong số đó bay lượn vòng trong không phận Afghanistan, sát với biên giới Pakistan, bên trong là 25 lính DevGru. Đây là lực lượng phản ứng nhanh, hỗ trợ đội đột kích chính khi bị tấn công. 2 chiếc khác bay vào bên trong lãnh thổ Pakistan, đáp xuống một khu vực hoang vắng, với động cơ vẫn hoạt động, sẵn sàng di chuyển khi cần thiết. Một trong 2 chiếc đóng vai trò là máy bay tiếp nhiên liệu trên không. Chiếc còn lại chở theo các đơn vị y tế, thông tin...
Theo kế hoạch, cuộc đột kích sẽ diễn ra theo 2 hướng. Một trực thăng sẽ treo lơ lửng phía trên toà nhà để lính đặc nhiệm thả dẩy xuống tầng thượng và tấn công từ trên xuống. Trực thăng thứ 2 sẽ thả một đội khác xuống sân trong và đội này sẽ tấn công từ dưới lên. Một chiến thuật đột kích cổ điển và hiệu quả. Tuy nhiên, một trực thăng Black Hawk khi tiếp cận khu nhà đã va phải bức tường rào, và phải hạ cánh khẩn cấp bên ngoài khu nhà. Nguyên nhân có thể là do nhiệt độ cao trong đêm đó hơn dự báo. Nhiệt độ càng cao, mật độ không khí càng giảm, và do đó lực nâng tạo ra từ chong chóng máy bay càng giảm.
Để tránh 1 tai nạn tương tự, trực thăng thứ 2 cũng đáp bên ngoài khu nhà, và liên lạc yêu cầu 1 trong số các trực thăng Chinook dự phòng đến để hỗ trợ. Như vậy toàn bộ đội đột kích phải dùng chất nổ để phá bức tường bao quanh khu nhà để tiến vào bên trong. Nhóm thứ 1 gồm 12 lính đặc nhiệm trong chiếc trực thăng bị rơi, là những người đầu tiên tiến vào khu nhà. 3 trong số đó tách ra và tấn công vào nhà khách, nằm cách biệt khỏi khu nhà chính. Bên trong là người giao liên của Bin Laden, Abu Ahmed al-Kuwaiti cùng với vợ và 4 đứa con. Tên này nhanh chóng bị tiêu diệt. 9 người còn lại tiếp tục phá 1 lớp cửa nữa để vào khu sân trong và tiến vào ngôi nhà chính. Ngay tại ngưỡng cửa, lính đặc nhiệm chạm trán với Abrar, em của Kuwaiti, đang cầm 1 khẩu AK-47. Abrar nhanh chóng bị hạ gục, cùng với vợ của mình, lúc này đang đứng cạnh chồng.
Nhóm lính từ trực thăng thứ 2 cũng vừa phá bức tường rào và tiến vào trong nhà, nhập chung với nhóm 9 người vào trước đó để lục soát toà nhà. Một cánh cửa thép lớn được lắp ở chân cầu thang dẫn lên tầng 2. Sau khi dùng chất nổ C4 để phá cửa, đội đột kích di chuyển lên cầu thang và thấy Khalid, một trong những con trai của Bin Laden, đang ở đầu kia của cầu thang, được trang bị AK-47 và bắn xuống. Lính đặc nhiệm bắn trả và tiêu diệt Khalid.
Cầu thang dẫn lên tầng 3 cũng được ngăn bằng 1 cửa thép. Sau khi phá lớp cửa này và di chuyển lên tầng 3, lính đặc nhiệm phát hiện Bin Laden đang thò đầu nhìn ra từ bên trong 1 căn phòng. Lính đặc nhiệm nổ súng nhưng Bin Laden kịp rút vào bên trong. Khi lính đặc nhiệm ập vào trong phòng, 2 người vợ của Bin Laden đứng chắn phía trước để che cho chồng mình. Một trong 2 người, Amal al-Fatah, hét lên và lao về phía cửa. Một lính đặc nhiệm nổ súng vào chân Amal, sau đó chồm đến ôm lấy cả 2 và đẩy ngã xuống đất, do lo ngại rằng 2 người vợ này có thể mang bom trong người. Nêu bom kích nổ thì cơ thể của người lính này có thể hấp thụ vụ nổ và bảo vệ cho những đồng đội phía sau.
Một lính đặc nhiệm khác tiến vào phòng và hạ gục Bin Laden bằng 2 phát súng, nhiều khả năng là từ 1 khẩu M4, hoặc HK 416. Phát súng đầu tiên nhắm vào ngực và phát thứ 2 vào ngay phía trên mắt trái Bin Laden. Qua radio, người lính đặc nhiệm này báo cáo về "Vì Chúa và đất nước - Geronimo, Geronimo, Geronimo, Geronimo, Geronimo EKIA, mục tiêu đã bị hạ".
Hai người vợ của được trói và dẫn xuống dưới nhà, trong lúc thi thể của Bin Laden được bỏ vào túi đựng xác. Lúc này chiến dịch đã diễn ra được 18 phút. Trong 20 phút tiếp theo, đội đặc nhiệm sục sạo quanh căn nhà, thu thập tất cả các tài liệu, thiết bị nào có thể chứa thông tin hữu ích. Trong số đó có cả phim ảnh 'người lớn', một thứ thường được tìm thấy trong mọi cuộc đột kích tương tự.
Trong lúc đó, ở bên ngoài, người phiên dịch Pakistan đóng vai 1 cảnh sát địa phương và yêu cầu những người sống gần đó ở yên trong nhà và tắt đèn do 'một chiến dịch an ninh đang diễn ra'. Chi tiết này khiến cho trong thời gian đầu sau khi cuộc tấn công xảy ra, có giả thiết cho rằng chính quyền Pakistan đã được báo trước và cùng tham gia vào chiến dịch này. Nhưng thực tế thì điều này không đúng. Ngoài ra, bảo đảm an ninh vòng ngoài còn có chú chó Cairo và 4 đặc nhiệm trong nhóm ở trên chiếc trực thăng thứ 2. Theo kế hoạch, trong trường hợp đội đột kích gặp khó khăn trong việc tìm Bin Laden, Cairo sẽ được đưa vào trong để phát hiện các nơi ẩn nấp bí mật trong khu nhà.
Tất cả phụ nữ và trẻ em trong khu nhà được đưa ra ngoài sân để thẩm vấn nhanh, nhưng không có nhiều thông tin hữu ích. Lúc này 1 chiếc Chinook dự phòng cũng vừa đến, một lính đặc nhiệm từ chiếc Chinook này trích xuất mẫu tuỷ xương từ thi thể của Bin Laden để thực hiện phân tích AND. Sau đó xác Bin Laden được đưa lên chiếc Chinook.
Việc cuối cùng trước khi đội đột kích rời đi là phá huỷ chiếc trực thăng bị rơi. Lính đặc nhiệm dùng rìu phá huỷ các thiết bị trong buồng lái, sau đó đặt thuốc nổ tại những vị trí quan trọng như hệ thống điện tử, động cơ và cánh quạt chính. Sau một tiếng nổ lớn, phần lớn chiếc trực thăng bị phá huỷ hoàn toàn, chỉ còn lại 1 phần đuôi máy bay.
Đội đột kích rời đi trên chiếc Black Hawk còn lại và chiếc Chinook dự phòng. Trước khi bay về Afghanistan, chiếc Black Hawk còn phải tiếp thêm dầu tại điểm hẹn bên trong lãnh thổ Pakistan. Toàn bộ trực thăng trở lại Jalalabad lúc 3 giờ sáng. Việc xác nhận sơ bộ danh tính của Bin Laden cũng được thực hiện tại chỗ bằng cách chụp ảnh, và một lính đặc nhiệm nằm cạnh xác Bin Laden để so sánh chiều cao. Phó đô đốc McRaven, Tư lệnh Bộ chỉ huy liên hợp các chiến dịch đặc biệt (JSOC), và giám đốc CIA tại Afghanistan đích thân chờ ngay tại đường băng để kiểm tra tại chỗ xác của Bin Laden. Sau đó nó được chuyển đến Bagram.
Ban đầu Mỹ hỏi ý A rập Saudi có muốn tiếp nhận xác Bin Laden không. Sau khi nước này từ chối, Mỹ quyết định sẽ thuỷ táng. Thi thể Bin Laden được 1 chiếc máy bay chong chóng lật V-22 chở từ Bagram ra tàu sân bay Carl Vinson và được thả xuống biển.
Ngày 6/5, vào cùng ngày mà Al Qaeda chính thức thừa nhận cái chết của Bin Laden, TT Obama và Phó TT Biden đến thăm và trao huân chương cho toàn bộ thành viên của chiến dịch, bao gồm cả chú chó Cairo, tại căn cứ Campbell, Kentucky.
Về tổng thể, ngoại trừ việc mất 1 máy bay, chiến dịch 'Ngọn giáo thần Hải dương' là 1 thành công lớn. Tuy vậy, ít người biết rằng bên cạnh đó, Mỹ cũng đã chuẩn bị một lực lượng quân sự khổng lồ, gồm 3 tàu sân bay, hàng trăm chiến đấu cơ, cùng hàng nghìn binh lính, tại Afghanistan và vịnh A rập sẵn sàng tham chiến nếu như đội đột kích phải đương đầu với quân đội Pakistan.
Trên thực tế Pakistan cho phép các lực lượng Mỹ hoạt động bên trong lãnh thổ của mình trong trường hợp đang truy đuổi các mục tiêu từ Afghanistan vượt biên sang Pakistan hay tiêu diệt các đầu não khủng bố đang ẩn náu trong lãnh thổ Pakistan với điều kiện Mỹ phải thông báo trước cho quân đội Pakistan về các hoạt động này. Việc Pakistan không được Mỹ báo trước trong vụ Bin Laden là minh chứng cho thấy sự dính líu sâu rộng của chính quyền Pakistan đối với các tổ chức khủng bố. Trong quá khứ, đã rất nhiều lần thông tin về các chiến dịch tương tự bị rò rỉ từ các nguồn cao cấp trong chính quyền Pakistan cho các tổ chức khủng bố. Điều này khiến Mỹ không thể tin tưởng vào chính đồng minh này. Vậy làm cách nào chủ nghĩa khủng bố lại có thể 'len lỏi' vào trong bộ máy chính quyền của Pakistan và mức độ nghiêm trọng của nó như thế nào?
Pakistan và 1 lịch sử của chủ nghĩa cực đoan
Tầm ảnh hưởng sâu rộng chủ nghĩa khủng bố trong lòng Pakistan có lịch sử lâu đời, thậm chí từ trước khi nhà nước Pakistan ra đời, và chịu ảnh hưởng lớn từ mối quan hệ giữa Pakistan và 2 nước láng giềng Ấn Độ và Afghanistan.
Như đã nói ở phần trên, các bộ tộc Pashtun là những chiến binh có truyền thống độc lập và kháng ngoại bang rất mạnh. Tuy vậy, người Pashtun không có tính cố kết cao. Một khi hiểm hoạ xâm lăng bị đẩy lùi, các bộ tộc lại quay ra kình chống lẫn nhau. Do đó họ không bao giờ thành lập được 1 nhà nước riêng.
Năm 1839, đế quốc Anh xân lược vùng đất của người Pashtun để mở rộng lãnh thổ thuộc địa Ấn Độ (bao gồm Ấn Độ và Pakistan ngày nay). Tuy vậy họ cũng không thể khuất phục hoàn toàn người Pashtun và chỉ chiếm được 1 phần, và phần đất đó cũng thường xuyên chứng kiến các cuộc nổ dậy, bạo loạn. Trong khi đó, phần đất còn lại của người Pashtun trở thành 1 phần của Afghanistan. Năm 1893, người Anh lập ra 1 đường biên gọi là Đường biên Durand để ngăn cách giữa Afghanistan và thuộc địa Ấn Độ (bao gồm phần lãnh thổ của người Pashtun mà Anh vừa chiếm được). Người Pashtun tuy vậy không công nhận đường biên này.
Năm 1947, Anh trao trả độc lập cho thuộc địa Ấn Độ, và cùng lúc phân chia nó thành 2 nước Ấn Độ và Pakistan. Phần đất của người Pashtun trước kia bị người Anh chiếm được giờ thuộc lãnh thổ của Pakistan. Tuy nhiên người Pashtun tại đây ngay từ đầu chưa bao giờ công nhận quyền cai trị của người Anh nên giờ họ cũng không công nhận mình là 1 phần của Pakistan và luôn có xu hướng li khai. Pakistan cũng gặp sự chống đối của người Pashtun đang cai trị Afghanistan vì vấn đế đường biên Durand. Khi Pakistan gửi đơn gia nhập LHQ vào 1947, nước duy nhất bỏ phiếu chống không phải là Ấn Độ, mà là Afghanistan.
Năm 1948, các lãnh đạo Hindu và Hồi giáo tại vùng Kashmir đạt được thoả thuận cùng đưa vùng đất này thành 1 nhà nước độc lập, thay vì sáp nhận vào Ấn Độ hoặc Pakistan. Giới lãnh đạo Pakistan, lo sợ trước xu hướng li khai của người Pashtun, không muốn Kashmir trở thành một tiền lệ. Do đó, Pakistan đã tạo nên một chiến dịch tuyên truyền về việc người Hindu hãm hại người Hồi giáo tại Kashmir, và khuyến khích chính những người Pashtun sang Kashmir để 'bảo vệ những người anh em Hồi giáo'. Bằng cách đó, Pakistan có thể đồng thời đạt được mục tiêu ngăn Kashmir độc lập và làm người Pashtun xao nhãng với mục tiêu ly khai của mình. Những lãnh đạo Kashmir phải chạy sang cầu cứu Ấn Độ và hứa rằng sẽ sáp nhận Kashmir vào Ấn Độ nếu nước này giúp đẩy lùi các chiến binh Pashtun.
Ấn Độ đồng ý và gửi quân vào Kashmir, Pakistan cũng phản ứng lại và gửi quân đội của mình, kết quả là cuộc chiến tranh Ấn Độ - Pakistan lần thứ 1 nổ ra. Tổng cộng 2 bên đã có 4 cuộc chiến, cùng vô số lần giao tranh nhỏ khác. Nhìn chung, Pakistan thường là bên thua cuộc, đặc biệt nặng nề là cuộc chiến năm 1971, khi mà gần 90,000 quân và dân thường Pakistan phải đầu hàng và bị bắt. Ấn Độ cũng là nước sở hữu vũ khí hạt nhân trước. Về mặt kinh tế, Ấn Độ cũng ngày càng bỏ xa Pakistan.
Từ những năm 70 của thế kỷ trước, giới lãnh đạo Pakistan nhận ra rằng không thể chiến thắng Ấn Độ bằng các phương thức chính thống, mà chỉ có thể dựa vào cách 'phi chính quy', tức là chủ nghĩa khủng bố. Pakistan tích cực hậu thuẫn và nuôi dưỡng các tổ chức khủng bố và tung vào quấy phá Ấn Độ.
Ngoài ra, việc này còn có ý nghĩa đối nội. Bản thân xã hội Pakistan luôn trong tình trạng bất ổn, trì trệ gây ra bởi nạn tham nhũng, bất tài của giới lãnh đạo. Tư tưởng Hồi giáo cực đoan được xem là phương thuốc để chống lại những sự 'suy thoái về đạo đức' này.
Cùng lúc đó tại Afghanistan, cuộc cách mạng do Liên Xô hậu thuẫn nổ ra và đưa 1 chính thể 'phi Hồi giáo' lên nắm quyền. Thế giới Hồi giáo cùng hợp lực để đánh đuổi những kẻ 'ngoại đạo' này, đặc biệt là sau khi Liên Xô đích thân gửi quân sang. Khi nhắc đến cuộc chiến này, người ta thường nghĩ rằng Mỹ là người ủng hộ chính cho các chiến binh mujahideen chống Liên Xô tại Afghanistan. Nhưng trên thực tế Pakistan mới là đạo diễn chính cho toàn bộ cuộc chiến, còn các nước A rập là những nước tài trợ tài chính chủ yếu.
Sau khi Liên Xô rút quân đã tạo ra một khoảng trống quyền lực tại Afghanistan. Đất nước này lại chìm vào nạn sứ quân, nội chiến. Pakistan để duy trì ảnh hưởng của mình tại đây đã dựng nên Taliban. Hạt nhân của Taliban chính là những hậu duệ của những người Pashtun trước kia được gửi sang chiến đấu ở Kashmir. Pakistan cũng hy vọng bằng cách dẹp tan các phe phái khác và chấm dứt nội chiến có thể đẩy nhanh quá trình hồi hương của hàng triệu người tị nạn Afghanistan tại Pakistan. Được tuyển chọn từ các trường dòng Hồi giáo tại Pakistan, những thành viên của Taliban đều có tư tưởng Hồi giáo rất cực đoan. Được sự ủng hộ của Pakistan, Taliban đánh bại các lực lượng khác và giành quyền kiểm soát phần lớn Afghanistan.
Sau vụ 11/09, Mỹ cho Pakistan 2 lựa chọn: hoặc Mỹ, hoặc Taliban. Pakistan, hay cụ thể là TT Musaraf đã chọn hỗ trợ Mỹ trong việc tiêu diệt Taliban. Tuy nhiên, mối liên minh này không hề êm ả.
Một mặt, cả Mỹ và Pakistan đều cần lẫn nhau. Đối với Mỹ, Pakistan là con đường vận chuyển hậu cần chính cho lực lượng Mỹ tại Afghanistan. Mỹ cũng cần sự đồng ý và hỗ trợ của Pakistan trong việc truy lùng và tiêu diệt Al Qaeda và Taliban tại vùng biên giới Pakistan - Afghanistan. Đối với Pakistan, việc từ chối hợp tác sẽ tương ứng với việc bị Mỹ xem là kẻ thù. Bên cạnh đó, viện trợ kinh tế và quân sự của Mỹ là rất cần thiết cho Pakistan, đặc biệt là đối với (cựu) TT Musaraf. Ông này lên nắm quyền do 1 cuộc đảo chính. Tại Pakistan, việc quân đội đảo chính chính quyền dân sự là điều không có gì mới. Tuy nhiên vấn đề là ông Musaraf lại tìm cách ở lại quá lâu, và do đó càng ngày càng bị phản đối. Vì vậy ông này cần những khoản viện trợ của Mỹ để duy trì sự ủng hộ của dân chúng. Bản thân quân đội Pakistan cũng rất cần viện trợ quân sự từ Mỹ để không bị Ấn Độ bỏ lại quá xa, hiện ngân sách quốc phòng của Pakistan chỉ bằng 1/3 của Ấn Độ.
Do đó, Pakistan âm thầm đồng ý cho Mỹ thực hiện các chiến dịch ám sát bằng máy bay không người lái (UAV) trong lãnh thổ Pakistan. Pakistan còn cho phép Mỹ thiết lập các cơ sở bí mật trong các căn cứ của quân đội Pakistan. Hoạt động tại các cơ sở đó chủ yếu là các đơn vị tình báo, đặc nhiệm, UAV. Nhiều đặc vụ CIA cũng được cho phép vào hoạt động bên trong nội địa Pakistan. Đặc nhiệm Mỹ và Pakistan đã cùng thực hiện một số nhiệm vụ tối mật bên trong lãnh thổ Pakistan để truy lùng các thủ lĩnh khủng bố. Quân đội Pakistan còn mở các chiến dịch quân sự quy mô lớn nhắm vào vùng bán tự trị của người Pashtun giáp với Afghanistan, một điều mà chính quyền Pakistan ít khi làm trước đây, vì không muốn đối đầu với các bộ tộc Pashtun tại đây. Khu vực này từ lâu đã trở thành 'thiên đường' của tàn quân Taliban và Al Qaeda. Mỹ do vậy
|
|
|
Post by Can Tho on Jun 16, 2012 20:12:48 GMT 9
Mỹ do vậy thường xuyên yêu cầu Pakistan triển khai quân tại đây, kết hợp với lực lượng liên quân tấn công từ phía Afghanistan, để dồn ép Taliban và Al Qaeda từ cả 2 phía.
Một trong những nguyên nhân nữa đằng sau tính 2 mặt của Pakistan đối với chủ nghĩa khủng bố còn nằm ngay trong bản chất nền chính trị của nước này, đó là sự phân tán và cạnh tranh quyền lực giữa các thế lực chính trị: chính quyền dân sự và phe quân đội - tình báo. Trong quá khứ, các chính quyền dân sự tồn tại 1 thời gian sẽ bị quân đội đảo chính, khi mà sự tham nhũng và bất tài đã vượt quá mức chịu đựng, mực dù bản thân quân đội Pakistan cũng không hơn gì. Chính quyền dân sự nói chung ít có xu hướng cực đoan. Tương tự, hiện nay chính quyền dân sự Pakistan cũng là thế lực mà Mỹ có thể tin cậy nhất. Tuy vậy, như đã nói ở trên, chính quyền dân sự đôi lúc vẫn bị phe quân sự lấn át.
Căn bệnh ung thư trong lòng Pakistan
Như đã nói ở trên, từ những năm 70 của thế kỷ 20, Pakistan quyết định sử dụng chủ nghĩa cực đoan như một công cụ để giải quyết các vấn đề đối ngoại (Ấn Độ) và đối nội (chính phủ tham nhũng, năng lực kém…). Từ chỗ là 1 công cụ, chủ nghĩa cực đoan và khủng bố dần trở thành 1 căn bệnh mãn tính ở Pakistan, ăn sâu vào cả bộ máy nước lẫn trong dân chúng.
Trong gần như suốt lịch sử của mình, chính quyền Pakistan còn thường xuyên tuyên truyền cho người dân rằng các 'kẻ thù' Ấn Độ và phương Tây là nguồn gốc của mọi vấn đề, bất ổn của Pakistan. Nó giúp hướng sự giận dữ của người dân ra khỏi chính quyền, nhưng về lâu dài, nó chỉ càng làm tồi tệ thêm chủ nghĩa cực đoan trong đại bộ phận công chúng. Theo một cuộc thăm dò hồi năm 2007, chỉ có 2% người dân Pakistan tin rằng Al Qaeda gây ra vụ 11/09, trong khi có đến 27% tin rằng chính phủ Mỹ đã dựng lên sự kiện này. Tương tự, trong một cuộc thăm dò khác, có đến 66% người Pakistan không tin rằng Bin Laden đã chết.
Đặc biệt nghiêm trọng là việc các thành phần có tư tưởng cực đoan hiện diện rất nhiều trong lực lượng quân đội, an ninh và tình báo Pakistan. Rất nhiều thành viên chủ chốt của các cơ quan nhà nước Pakistan, đặc biệt là quân đội và tình báo, lại có quan hệ mật thiết, hay ít nhất là có cảm tình với các tổ chức khủng bố. Do đó Pakistan cũng thường xuyên có những hành động bất hợp tác, thậm chí phá hoại các nỗ lực của Mỹ. Quân đội Pakistan từ chối tiến vào 1 số khu vực bộ tộc Pashtun. Có một số khu vực mà thậm chí UAV của Mỹ cũng không được hoạt động. Tại đó các thủ lĩnh Taliban có thể di chuyển gần như công khai. Trên thực tế, Pakistan chỉ nhiệt tình săn lùng các tổ chức khủng bố gây bạo lực bên trong Pakistan. Các tổ chức chỉ chuyên tấn công Ấn Độ, hoặc các nước phương Tây thường được để yên. Đặc biệt nổi bật trong số này là mạng lưới khủng bố của Haqqani, một lãnh chúa Pashtun lâu năm. Nhiều chuyên gia đánh giá rằng Haqqani hiện nay còn nguy hiểm hơn Al Qaeda. Cũng chính mạng lưới này chịu trách nhiệm về vụ bắn rơi 1 trực thăng Chinook làm 30 lính đặc nhiệm Mỹ thiệt mạng. Không ít lần phía Pakistan để lộ thông tin các chiến dịch mật của phía Mỹ và tạo điều kiện cho mục tiêu trốn thoát.
Có liên hệ chặt chẽ nhất với chủ nghĩa cực đoan là Cục tình báo liên ngành ISI. Cơ quan được thành lập năm 1948, với nhiệm vụ tổng hợp thông tin từ Cục tình báo đối ngoại IB và Cục tình báo quân đội MI. Tuy nhiên không lâu sau đó nó được dùng như một cơ quan an ninh đối nội, chuyên truy tìm và đàn áp những ai chống đối chính phủ.
ISI thực sự nổi lên thành 1 quyền lực lớn từ những năm 80 khi nó có nhiệm vụ điều phối các hoạt động hỗ trợ cho các chiến binh Hồi giáo chống lại Liên Xô ở Afghanistan. Sau đó, cũng chính ISI là những người đã dựng lên Taliban. Sau khi Pakistan trở thành đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố, ISI được giao nhiệm vụ truy lùng các phần tử khủng bố trong nội địa Pakistan, nhưng lại thường để yên cho các nhóm 'trung lập', nghĩa là những nhóm chuyên tấn công các mục tiêu phương Tây và Ấn độ.
Công nghệ và lực lượng
Lực lượng chính tham gia cuộc đột kích tiêu diệt Bin Laden là DevGru, hay thường được biết với cái tên SEAL Team 6. Trên giấy tờ thì SEAL Team 6 đã bị giải thể từ nhiều năm trước, DevGru là 1 đơn vị mới được thành lập sau này. Nhưng trên thực tế thì 2 đơn vị này là 1, việc thay tên chỉ nhằm mục đích bảo mật.
SEAL là lực lượng đặc nhiệm chính của Hải quân Mỹ, được tổ chức thành các 'Team', mỗi Team có quy mô bằng khoảng 1 đại đội. Trong đó Team 6 là đơn vị chuyên trách chống khủng bố. Một đơn vị nổi tiếng khác có nhiệm vụ tương tự với Team 6 là Delta Force của Lục quân Mỹ. Cả 2 đơn vị này tạo thành xương sống của Bộ chỉ huy liên hợp các chiến dịch đặc biệt (JSOC). JSOC là đầu não tổ chức, phối hợp các chiến dịch an ninh, chống khủng bố của quan đội Mỹ.
Trong số các lực lượng đặc biệt của Mỹ, những đơn vị những DevGru hay Delta Force thường được gọi là những 'đơn vị đen', ngược với các đơn vị còn lại, tức là những 'đơn vị trắng'. Cách gọi như vậy là để nhấn mạnh tính bí mật của chính các đơn vị này cũng như các nhiệm vụ của nó, mặc dù bản thân các lực lượng đặc nhiệm nói chung cũng đã có tính bí mật rất cao.
Chiến dịch tiêu diệt Bin Laden chắc chắn là một trong những chiến dịch quan trọng nhất trong lịch sử các chiến dịch đặc biệt. Tại sao DevGru lại được chọn để thực hiện chiến dịch này thay vì một đơn vị nào khác, ví dụ Delta Force? Bản thân tên của chiến dịch này ("Ngọn giáo của thần Hải dương") cũng mang hơi hướng hải quân. Lí do có thể là do tư lệnh của JSOC là 1 sĩ quan hải quân, phó đô đốc Bill McRaven.JSOC lại trực thuộc SOCOM, Bộ tư lệnh các chiến dịch đặc biệt , và người đứng đầu SOCOM lúc này là đô đốc Eric Olson, người từng là chỉ huy của DevGru.
Một thành viên đặc biệt của đội đột kích là chú chó Cairo. Những người lính 4 chân này đã được được sử dụng từ rất lâu tại nhiều nước trên thế giới, chủ yếu trong các vai trò cảnh giới, dò tìm chất nổ, phát hiện kẻ đột nhập…Riêng trong Thế chiến thứ 2, Hồng quân Liên Xô còn thử nghiệm sử dụng quân khuyển trong vai trò 1 'cảm tử quân' diệt tăng. Những chú chó này được huấn luyện để luôn chạy đến các xe tăng, khi đó người điều khiển sẽ kích nổ khối thuốc nổ gắn trên người nó. Tuy vậy trong thực tế đôi lúc chúng nhầm mục tiêu vì những chú chó này được huấn luyện với xe tăng của Liên Xô.
Quân đội Mỹ có tổng cộng hơn 600 quân khuyển tại Iraq và Afghanistan. Là 1 thành viên của lực lượng đặc nhiệm, những chú quân khuyển này cũng được huấn luyện và trang bị một cách đặc biệt. Chúng có cả kính bảo vệ mắt riêng, để chống chói nắng và đặc biệt là ngăn bụi và cát, vốn có rất nhiều tại Afghanistan và Iraq. Chúng cũng được mặc áo giáp bằng sợi Kevlar, có thể chống lại dao hoặc đạn súng lục cỡ nhỏ. Trong áo giáp này có những ngăn đặc biệt để chứa có gói hoá chất làm mát, vì chó không có tuyến mồ hôi nên khả năng thoát nhiệt kém hơn con người. Những áo giáp này còn có những quai đeo đặc biệt để người điều khiển có thể mang vác quân khuyển của mình dễ dàng khi chúng bị thương, ví dụ có thể đeo nó sau lưng như 1 chiếc balô. Giá có mỗi áo giáp như vậy có thể có giá tới 1,000 dollar. Tuy vậy mức giá này cũng hợp lý nếu biết rằng 1 quân khuyển cần tới hơn 1 năm và 60,000 dollar để huấn luyện.
Thiết bị đặc biệt nhất được trang bị cho những quân khuyển là một loại camera để truyền hình ảnh mà chúng quan sát được trực tiếp về người điều khiển. Camera này có chức năng hoạt động trong đêm tối. Khoảng cách truyền tín hiệu giữa camera và người điều khiển là từ 200m, nếu trong nhà, và 1000m, nếu ngoài trời. Hình ảnh được hiển thị trên 1 thiết bị cầm tay của người điều khiển. Ngoài ra còn có hệ thống microphone để người điều khiển có thể ra lệnh cho chú chó của mình từ xa. Người này còn có thể hướng dẫn cho quân khuyển di chuyển theo ý mình bằng cách dùng tia laser. Nhiều người tin rằng những chú chó này thậm chí còn được bọc răng bằng titan. Một số chú chó còn được huấn luyện để cùng nhảy dù với lính đặc nhiệm. Khi đó quân khuyển sẽ được đeo vào trước ngực người điều khiển.
Khi cuộc đột kích đang diễn ra, TT Obama và các quan chức cao cấp khác có thể theo dõi trực tiếp diễn biến từ Nhà Trắng nhờ vào một máy bay không người lái (UAV) RQ-170 Sentinent đang lượn vòng phía trên. Sentinent là 1 mẫu UAV tàng hình dạng 'cánh bay', tức là hình dạng của nó gần giống với 1 chiếc B-2. Nhờ tính năng tàng hình của mình, Sentinent đã được sử dụng trong quá trình theo dõi khu nhà của Bin Laden và lập kế hoạch tấn công trong nhiều tháng liền mà phía Pakistan không thể phát hiện được. Ngoài ra, trong quá trình chiến dịch đang diễn ra, Sentinent cũng theo dõi liên lạc qua sóng vô tuyến của quân đội Pakistan trong khu vực đó, để có thể báo động cho đội đột kích trong trường hợp phía Pakistan phát hiện ra và điều động lực lượng đến. Ngoài ra còn có 2 UAV cỡ lớn Global Hawk bay gần đó làm nhiệm vụ như những trạm chuyển tiếp dữ liệu từ chiếc Sentinent trong toàn bộ quá trình theo dõi khu nhà cũng như khi chiến dịch đang diễn ra.
Một 'ngôi sao' nữa của chiến dịch này là 2 chiếc trực thăng tàng hình được dùng để chuyên chở đội đột kích. Nhờ việc 1 chiếc bị rơi và không bị phá huỷ hoàn toàn nên thế giới mới biết đến sự tồn tại của nó. Cho tới nay quân đội Mỹ vẫn chưa công khai bất kì thông tin về loại trực thăng này. Giới phân tích quân sự đặt cho nó biệt danh 'Airwolf', hoặc "Silent Hawk". Nó được cho là 1 phiên bản được nâng cấp đặc biệt của mẫu trực thăng đa dụng Black Hawk, vốn được sử dụng rất rộng rãi trong quân đội Mỹ.
Nhu cầu có các loại trực thăng đặc biệt có thể đưa các đơn vị đặc nhiệm đột nhập sâu vào lãnh thổ đối phương được đặt ra từ sau thất bại của chiến dịch Eagle Claw năm 1980. Mục tiêu của chiến dịch là giải cứu hơn 50 con tin Mỹ bị giam giữ tại Iran sau cuộc cách mạng Hồi giáo. Đây là chiến dịch đầu tiên của lực lượng đặc nhiệm Delta Force. Tuy nhiên đơn vị này được chuyên chở bằng các trực thăng thông thường, với các phi công thông thường. Do khoảng cách từ tàu sân bay đến mục tiêu quá xa, các trực thăng phải hạ cánh xuống một điểm bí mật trong sa mạc để được tiếp nhiên liệu và sau đó bay tiếp. Trong quá trình này một trực thăng đã va chạm với 1 máy bay vận tải C-130 làm cả 2 chiếc bốc cháy, 8 thành viên của chiến dịch thiệt mạng. Chiến dịch bị huỷ ngay lập tức. Nếu các trực thăng khi đó có khả năng tiếp nhiên liệu trên không thì đã không cần phải hạ cánh và sẽ không xảy ra va chạm.
Sau đó, những đơn vị trực thăng đặc biệt được thành lập, chuyên thực hiện những nhiệm vụ nguy hiểm như vậy, tập hợp những phi công xuất sắc nhất cùng những phiên bản nâng cấp từ những mẫu trực thăng thông thường. Ví dụ phiên bản MH-60 là bản cải tiến của Black Hawk, hoặc MH-47, bản cải tiến của trực thăng Chinook, cũng là loại được dùng để chuyên chở đội hỗ trợ và phản ứng nhanh trong chiến dịch này. Những phiên bản đặc biệt này được trang bị các thiết bị định vị hiện đại, radar địa hình, cảm biến hồng ngoại để cho phép nó bay ở độ cao cực thấp trong mọi điều kiện thời tiết. Ngoài ra nó còn được nâng cấp khả năng phòng vệ, bao gồm các thiết bị cảnh báo sớm, gây nhiễu radar đối phương, thiết bị laser dùng để làm 'mù' các cảm biến tầm nhiệt trên các tên lửa phòng không. Máy bay còn được trang bị các hệ thống liên lạc vệ tinh mã hoá, khả năng tiếp nhiên liệu trên không…Tuy nhiên, trực thăng có thiết kế tàng hình như Airwolf thì chưa từng được công chúng biết đến.
Mặc dù cho tới này chưa có loại trực thăng tàng hình nào chính thức có trong biên chế quân đội các nước, nhưng các dự án phát triển đã có từ khá lâu. Nhà chế tạo trực thăng Sikorsky Mỹ đã bắt đầu nghiên cứu về vấn đề này từ cuối những năm 1970. Cũng trong thời gian đó, một công ty Mỹ khác là Hughes Aircraft tham gia một dự án của CIA nhằm chế tạo một mẫu trực thăng dùng cho các chiến dịch tuyệt mật trong chiến tranh Việt Nam, gọi là OH-6A .Trong những năm 80, tiến hành dự án MH-X nhằm chế tạo một trực thăng vận tải tàng hình. Những mẫu thử nghiệm của dự án được cho là đã được thử nghiệm chung với các mẫu máy bay tàng hình khác là F-117A và B-2.
Chương trình trực thăng tàng hình được biết đến nhiều nhất là mẫu Commanche RAH-66, trực thăng trinh sát vũ trang tàng hình của lục quân Mỹ. Chương trình này bị huỷ bỏ khi đã gần hoàn thành, do kinh phí đội lên quá cao. Giá thành trung bình 1 chiếc là 60 triệu dollar so với 12 triệu như dự tính. Commanche là mẫu đầu tiên tích hợp công nghệ 'tàng hình' đối với cả radar, âm thanh, bức xạ nhiệt và mắt thường.
Đối với các máy bay chiến đấu phản lực tàng hình như F-22, F-117, B-2…việc triệt tiêu tín hiệu radar là ưu tiên số 1. Tuy nhiên đối với trực thăng, yêu cầu này không quá quan trọng nhờ vào khả năng bay rất thấp và chậm. Đối với radar mặt đất, mục tiêu bay càng thấp thì tầm hoạt động của radar càng giảm, do tín hiệu radar bị cản lại bởi địa hình, công trình, cây cối…Các máy bay chiến đấu bay trên cao cũng khó phát hiện được trực thăng bay chậm và sát mặt đất, vì khi đó tín hiệu radar phản xạ lại từ trực thăng sẽ bị lẫn với tín hiệu phản xạ từ nhà cửa, cây cối, phương tiện…
Một minh chứng cho khả năng tàng hình 'tự nhiên' trước radar này là trong đêm mở màn cho Chiến dịch bão táp sa mạc (Chiến tranh Vùng Vịnh lần I), một tốp trực thăng vũ trang Apache, được 1 trực thăng Pave Low dẫn đường, luồn sâu vào lãnh thổ Iraq, tấn công tiêu diệt 2 trạm radar cảnh báo sớm, cùng lúc đó máy bay ném bom tàng hình F-117A tấn công các trạm chỉ huy, vị trí đặt tên lửa. 2 cuộc tấn công này tạo ra 1 lỗ thủng trong hệ thống phòng không Iraq để hàng trăm chiến đấu cơ của liên quân tràn qua. Như vậy tuy chỉ là những trực thăng bình thường, Apache vẫn có thể thực hiện những vụ nguy hiểm tương tự như của máy bay tàng hình, chỉ nhờ vào khả năng bay bám sát địa hình của mình.
Tất nhiên như vậy không có nghĩa là khả năng 'tàng hình' trước radar là không cần thiết đối với trực thăng. Commanche là mẫu trực thăng đầu tiên ứng dụng các đặc tính kỹ thuật của các máy bay phản lực tàng hình. Toàn bộ hình dạng bên ngoài máy bay được cấu tạo từ một số rất ít các bề mặt phẳng, trơn láng, mọi cấu trúc có góc vuông hoặc dạng hình trụ được loại bỏ, không có sự chuyển tiếp đột ngột ('gấp khúc') từ bề mặt này sang bề mặt khác, toàn bộ bề mặt ngoài của máy bay rất 'trơn láng' và rất ít có các chi tiết nhỏ nhô lên, được phủ vật liệu hấp thụ sóng radar. Bánh xe và vũ khí có thể được thu gọn vào bên trong thân máy bay.
Đối với trực thăng, kẻ thù lớn nhất khiến nó có thể bị phát hiện từ xa chính là tiếng ồn. Những dự án trực thăng tàng hình đầu tiên cũng chủ yếu tập trung vào việc giảm thiểu tiếng ồn. Nguồn gây tiếng ồn lớn nhất của trực thăng là từ cánh quạt đuôi, cánh quạt chính và tiếng ồn từ chính bản thân động cơ. Khi trực thăng đang hoạt động, đầu của các cánh quạt di chuyển với vận tốc rất nhanh trong không khí, và tạo ra những lốc xoáy nhỏ. Những lốc xoáy này khi va chạm với đầu cánh quạt kế tiếp tạo ra tiếng ồn đặc trưng của trực thăng, mà có thể được nghe thấy từ cách xa hơn 3km. Vấn đề này có thể được khắc phục bằng cách giảm vận tốc quay của cánh quạt. Làm như vậy đồng thời cũng sẽ làm giảm lực nâng từ các cánh quạt. Để bù lại, số cánh quạt sẽ phải tăng lên. Trong hình chụp phần còn lại của Airwolf tại hiện trường, có thể thấy phần cánh quạt đuôi có đến 5 cánh, trong khi các phiên bản Black Hawk thông thường chỉ có 4 cánh. Ngoài ra, đầu cánh quạt cũng có thể được cải tiến để giảm cường độ các lốc xoáy nhỏ.
Nguyên tắc tương tự cũng được áp dụng với mẫu trực thăng OH-6A mà CIA sử dụng tại Việt Nam. Loại này được nâng cấp từ trực thăng dân sự Hughes 269. Cánh quạt đuôi của 269 có 2 cánh, và được tăng lên thành 4 ở OH-6A. Cánh quạt chính được tăng thêm 1 cánh. Hộp số cũng được chuyển đổi để giảm tốc độ quay của cánh quạt. Ống xả động cơ được gắn thêm ống giảm thanh. Nhờ vậy, OH-6A là một trong những chiếc trực thăng yên lặng nhất từng được chế tạo. Một người thường không thể xác định được nó đang đến từ hướng nào ngay cả khi nó chỉ còn cách 100 - 200m.
Ngoài ra còn có 1 số phương pháp phụ khác để giảm tiếng ồn cho trực thăng. Trong những bức ảnh chụp phần còn lại của chiếc trực thăng bị rơi tại hiện trường, có thể thấy rõ một chi tiết hình tròn lớn chụp lên trên đỉnh của cánh quạt đuôi, nó cũng giúp triệt tiêu các nhiễu loạn không khí gây ra bởi cánh quạt, một trong những nguồn gốc tiếng ồn.
Việc giảm tiếng ồn của trực thăng cũng tương tự việc giảm thanh cho súng ở chỗ mục tiêu của nó không chỉ nhằm giảm độ ồn mà còn làm biến dạng tiếng ồn để làm mất âm thanh đặc trưng của trực thăng. Khi đó, ngay cả khi nghe thấy âm thanh, một người thường cũng khó nhận ra đó là 1 chiếc trực thăng đang bay đến.
Kẻ thù nguy hiểm thứ 2 của trực thăng là tín hiệu bức xạ nhiệt. Nếu như âm thanh báo trước sự xuất hiện của trực thăng từ xa thì nguồn nhiệt toả ra từ động cơ có thể khiến nó bị tiêu diệt. Đa số các tên lửa phòng không vác vai hiện nay dùng cảm biến nhiệt để lần theo mục tiêu. Do đó các trực thăng quân sự thường được trang bị hệ thống phòng vệ trước những tên lửa này. Một hệ thống như vậy gồm từ 4 - 6 cảm biến tia cực tím gắn xung quanh máy bay, khi phát hiện ra có tên lửa, hệ thống sẽ phóng ra các mục tiêu giả để đánh lạc hướng tên lửa. Chi phí cho hệ thống này không hề rẻ, khoảng 2 triệu dollar. Tất nhiên nó cũng không thể đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trực thăng. Do đó việc giảm bức xạ nhiệt thoát ra từ trực thăng vẫn luôn là 1 ưu tiên hàng đầu.
Commanche là mẫu trực thăng có thiết kế toàn diện nhất trong việc hạn chế nhiệt toả ra. Commanche được thiết kế để dòng khí nóng từ động cơ không thải trực tiếp ra bên ngoài mà được dẫn đi dọc theo đuôi máy bay đến tận cánh quạt đuôi. Khi đó cánh quạt đuôi sẽ đảm nhận luôn nhiệm vụ làm mát dòng khí nóng này. Ngoài ra, do phải di chuyển 1 đoạn đường dài gần hết chiều dài của máy bay, nên dòng khí này cũng nguội đi bớt.
Tàng hình đối với mắt thường là yêu cầu khó nhất, nhưng cũng ít quan trọng nhất vì đa số những chiến dịch đặc biệt như vậy được thực hiện vào ban đêm. Ngoài ra, người ta cũng có thể thiết kế hình dạng bên ngoài sao cho trực thăng khó bị nhận dạng từ xa. Mẫu Commanche được thiết kế với bề ngang nhỏ nhất có thể, cánh mang vũ khí và bánh xe đều có thể được thu gọn vào bên trong. Do đó khi nhìn trực diện từ phía trước, người ta sẽ khó nhận thấy Commanche đang bay đến hơn so với các loại trực thăng khác.
Tóm lại, mặc dù chưa có thông tin chính cụ thể nào được tiết lộ, nhưng dựa vào các công nghệ sẵn có và các chương trình phát triển trước đây, có thể cho rằng Airwolf kết hợp các công nghệ 'tàng hình' về âm thanh, tín hiệu radar, bức xạ nhiệt, cùng với các thiết bị điện tử, cảm biến hiện đại cho phép nó bay bám sát địa hình trong mọi điều kiện thời tiết, cùng các phương tiện liên lạc vệ tinh mã hoá. Tất cả nhằm cho phép nó đột nhập sâu vào lãnh thổ đối phương và thoát ra an toàn.
Ý nghĩa của việc tiêu diệt Bin Laden
Thứ nhất, việc giết Bin Laden giúp nước Mỹ trả được món nợ tinh thần với gần 3,000 người thiệt mạng trong vụ 11/9. Món nợ đã kéo nước Mỹ vào cái gọi là Cuộc chiến toàn cầu chống chủ nghĩa khủng bố. Cho đến nay đây là cuộc chiến dài nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Thứ hai, sự kiện này giúp dọn đường cho TT Obama thay đổi toàn diện chiến lược tại Afghanistan, rút dần lực lượng Mỹ tại đây về nước. Bởi vì Bin Laden là lí do trực tiếp đưa người Mỹ đến Afghanistan, nay lí do đó đã không còn, người Mỹ có thể rút đi mà không phải quá lo lắng về vấn đề thắng-thua.
Có nhiều ý kiến cho rằng giết một Bin Laden này, sẽ có nhiều Bin Laden khác thay thế. Vậy liệu Apple có thể tìm được bao nhiêu Steve Job mới? Và đến bao giờ nước Pháp mới sản sinh ra một thiên tài quân sự như Napoleon? Hiển nhiên là có thể dễ dàng tìm được 1 người sẵn sàng tự cho nổ tung mình cho sự nghiệp 'tử vì đạo', nhưng rất khó để tìm được 1 người hội đủ được tầm nhìn, khả năng lãnh đạo, tổ chức, cũng như sức hút với người khác, và đặc biệt là tiềm lực tài chính cá nhân như Bin Laden. Những cá nhân đặc biệt, cho dù theo nghĩa tích cực hay tiêu cực, không thường xuyên xuất hiện.
Thứ tư, trong mọi cuộc đột kích tương tự, bên cạnh việc tiêu diệt hay bắt sống các thủ lĩnh khủng bố, thu thập thông tin tình báo luôn là ưu tiên thứ 2. Những thông tin này có thể dưới dạng giấy, máy tính, điện thoại di động, ổ lưu trữ ngoài, CD…Vị trí của mục tiêu càng cao trong tổ chức, thông tin thu được càng có giá trị. Đối với Bin Laden, lượng tin tức tình báo tịch thu trong cuộc đột kích cũng tương ứng với vị thế 'trùm khủng bố', và được đánh giá là kho thông tin quan trọng nhất mà tình báo Mỹ từng thu được. Trong đó cho thấy Bin Laden đang đích thân lên những kế hoạch đầy tham vọng, như tấn công vào lễ tưởng niệm vụ 11/9, tấn công mạng lưới đường sắt của Mỹ, ám sát TT Obama và tướng Petraeus, người từng đứng đầu Bộ tư lệnh Trung tâm, chịu trách nhiệm tại cả chiến trường Iraq và Afghanistan.
Lượng thông tin khổng lồ thu được từ cuộc đột kích cũng bác bỏ ý kiến cho rằng Bin Laden hiện nay không đóng vai trò thực tế nào trong hoạt động của Al Qaeda. Mặc dù đúng là mạng lưới khủng bố này không còn là một tổ chức mang tính tổ chức và tập trung cao như trước (sẽ nói rõ hơn ở phần sau), do đó Bin Laden cũng không can dự nhiều vào việc điều hành trực tiếp, nhưng Bin Laden vẫn giữ liên lạc thường xuyên với các thuộc hạ, đóng vai trò là người truyền cảm hứng, vạch ra chiến lược cũng như lên ý tưởng cho những cuộc tấn công mới.
Việc giết Bin Laden cũng giúp tăng uy tín của nước Mỹ và răn đe các mục tiêu khác khi nó khẳng định với thế giới rằng cho dù phải tốn bao nhiêu thời gian và công sức, Mỹ cũng sẽ truy lùng cho được kẻ thù của mình.
Một câu hỏi cuối cùng về lợi ích của việc tiêu diệt Bin Laden đối với bản thân TT Mỹ trong việc tái đắc cử trong kì bầu cử 2012. Sự kiện này tất nhiên có ảnh hưởng tích cực đến TT Obama, tuy nhiên hiệu quả thật sự của nó có thể chỉ ở mức tối thiểu. Đó là vì nền chính trị Mỹ rất phức tạp và đầy biến động, mà người ta thường ví rằng ở đó 3 tháng tương đương với 1 'đời người', cho thấy sự thay đổi khôn lường của chính trị Mỹ. Như vậy từ khi Bin Laden bị hạ cho đến kì bầu cử dài tương đương với 6 'đời người'. Cộng với việc nước Mỹ đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ thứ 2 trong lịch sử, có thể nhận định rằng việc tiêu diệt Bin Laden sẽ có rất ít ảnh hưởng lên cơ may chiến thắng của TT Obama trong kì bầu cử 2012.
Read more: Ky thuat - Cong nghe Quan su
|
|
|
Post by Can Tho on Jun 16, 2012 20:14:12 GMT 9
Mỹ - Công nghệ trong Transformers 3
Công nghệ trong Transformers 1 và 2
So với 2 phần trước, Transformers 3 ít có sự xuất hiện của các 'đồ chơi' quân sự hơn, và nếu có thì cũng là những loại đã xuất hiện trong 2 phần trước. Loại vũ khí cá nhân nổi bật nhất trong Transformers 3, chưa từng xuất hiện trong 2 phần trước, có lẽ là khẩu súng trường bán tự động LaRue OBR, đã được các xạ thủ dùng để bắn vỡ mắt các robot Decepticon ở cuối phim. Sử dụng đạn 7.62mm, LaRue OBR là mẫu súng trường dành cho xạ thủ mới được sử dụng gần đây, nhưng rất được các lực lượng đặc nhiệm tín nhiệm, do kết hợp được tính chính xác, độ tin cậy cao và trọng lượng nhẹ. Trong cuộc thi thường kì giữa các xạ thủ quốc tế gần đây nhất, 3 trong số 4 vị trí cao nhất là những người sử dụng LaRue.
Trong phần cuối của cuộc chiến trong thành phố, lính đặc nhiệm NEST và SEAL dẫn đường cho các tên lửa hành trình Tomahawk bắn hạ các chiến đấu cơ robot của phe Decepticon. Trên thực tế thì Tomahawk chỉ để tấn công các mục tiêu cố định trên bộ hoặc tàu chiến trên biển, chứ không phải là loại tên lửa có thể tấn công các mục tiêu trên không. Tuy vậy, nếu xét đến việc những chiến đấu cơ này bay với tốc độ rất chậm, gần như chỉ lơ lửng trên không, và ở độ cao thấp thì việc dùng Tomahawk cũng có thể xảy ra, ít nhất trên lý thuyết, vì Tomahawk thế hệ mới nhất hiện nay đã tiến hóa rất nhiều so với các thế hệ trước của mình.
Các tên lửa hành trình, như Tomahawk, về cơ bản có thể xem như những máy bay cảm tử kamikaze không người lái. Tuy gọi là ‘tên lửa’, nhưng nó sử dụng động cơ phản lực giống và có cánh giống như máy bay. Vì vậy, tên lửa hành trình nói chung có tốc độ khá chậm so với các tên lửa thông thường, thường là dưới tốc độ âm thanh. Tuy nhiên, cũng nhờ tốc độ chậm như vậy nên nó có thể bay rất thấp, và có thể luồn lách, bám sát theo địa hình. Điều này khiến nó rất khó bị phát hiện và ngăn chặn.
Ưu điểm lớn nhất của tên lửa hành trình là độ chính xác của nó. Thế hệ ban đầu của Tomahawk sử dụng 2 cơ chế dẫn đường khác nhau. Trong phần lớn quãng đường, nó dùng radar để quét địa hình bên dưới, so sánh với dữ liệu được lưu trong bộ nhớ, và do đó biết được vị trí hiện tại của mình. Vào giai đoạn cuối, khi tiếp cận mục tiêu, Tomahawk dùng camera để so sánh hình ảnh thu được và hình ảnh mục tiêu lưu trong bộ nhớ và đánh trúng mục tiêu đã được đánh dấu.
Phương pháp này có nhược điểm là nếu tên lửa bay qua vùng định hình hoàn toàn bằng phẳng, như sa mạc, thì nó sẽ không thể phân biệt được mình đang ở đâu và sẽ bị lạc đường. Vì lí do này trong chiến tranh Vùng Vịnh 1991, hải quân Mỹ khi phóng Tomahawk vào thủ đô Baghdad, họ không phóng theo đường thẳng qua sa mạc mà đi đường vòng qua vùng đồi núi của nước láng giềng Iran. Ngoài ra, phương pháp này cũng đòi hỏi rất nhiều thời gian lên kế hoạch trước mỗi cuộc tấn công.
Thế hệ tiếp theo chuyển sang cơ chế dẫn đường sử dụng định vị vệ tinh (GPS). Với phương pháp này, thời gian chuẩn bị tấn công được rút ngắn do chỉ cần nhập vào toạ độ của mục tiêu. Tuy nhiên, một khi đã được phóng đi, người ta không thể thay đổi mục tiêu cho tên lửa. Thế hệ Tomahawk mới nhất được bổ sung đường truyền vệ tinh 2 chiều, do đó cho phép cập nhập thay đổi mục tiêu trên đường bay, nó cũng có thể truyền hình ảnh trực tiếp từ camera gắn trên tên lửa về trung tâm chỉ huy, giống như cảnh trong Transformer 3. Thế hệ Tomahawk mới nhất cũng được trang bị cảm biến laser, do đó lực lượng trên mặt đất có thể dùng tia laser chiếu vào mục tiêu, và hướng Tomahawk vào chính xác mục tiêu đó, kể cả khi mục tiêu đang di chuyển, giống như những gì lính đặc nhiệm NEST và SEAL đã làm đối với các phi cơ Decepticon.
Chinh phục mặt trăng
Transformer 3 dựa trên sự kiện có thật là sứ mạng tàu Apollo 11 đưa Neil Amstrong và Buzz Aldrin trở thành những người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng. Và trong phần cuối hãy cùng nhắc đến sự kiện lịch sử này. Trước tiên là 1 số thú vị nhỏ về chương trình Apollo.
Để phòng ngừa trường hợp các phi hành gia bị nhiễm một loại vị khuẩn lạ khi trở về từ mặt trăng, NASA yêu cầu mọi phi hàng gia bị cách ly 21 ngày sau khi đặt chân trở lại Trái đất.
Nhiều người đã từng nghe câu chuyện vui về việc Mỹ chi hàng triệu dollar để chế tạo loại viết bi có thể viết được trong môi trường không trong lực. Còn Liên Xô chỉ đơn giản là dùng viết chì. Trong thực tế thì cũng có 1 chút liên quan đến câu chuyện trên. Đúng là có 1 loại viết bi được thiết kế đặc biệt cho môi trường không trọng lực. Tuy nhiên nó không phải do NASA thiết kế, mà do 1 công ty tư nhân. Và công ty này bán bản quyền cho cả Mỹ lẫn Liên Xô. Bản thân NASA cũng định đặt hàng 1 lô 34 cây viết chì với giá lên tới $4,400/cây, tương đương $30,000 hiện nay. Nhưng khi tin này lọt ra ngoài, NASA buộc phải chuyển sang nhà cung cấp rẻ hơn để xoa dịu cơn giận dữ của công chúng.
Chi tiết bất ngờ nhất liên quan đến chương trình thám hiểm mặt trăng là việc nó nhận được rất ít sự ủng hộ của công chúng vào thời điểm đó. Theo các khảo sát thì ít hơn 50% công chúng Mỹ ủng hộ chương trình này, thậm chí ngay cả sau sự kiện Neil Amstrong đặt chân lên mặt trăng, tỷ lệ ủng hộ cũng chỉ tăng lên chút ít, 53%, trước khi giảm xuống trở lại.
Sau khi Neil Amstrong và Buzz Aldrin quay lại module đổ bộ sau chuyến đi dạo trên mặt trăng, họ phát hiện ra một cầu chì trên hệ thống điều khiển động cơ phản lực bị đứt, nghĩa là họ không thể khai hoả động cơ này và rời khỏi mặt trăng. Các phi hành gia đã thay vào đó 1 cây viết để nối mạch điện. Một chi tiết thú vị khác liên quan đến công nghệ của tàu Apollo là chiếc máy tính được trang bị cho tàu vào thời điểm đó chỉ có năng lực tính toán tương đương một máy tính cầm tay của học sinh trung học hiện nay.
Sự thật hay nguỵ tạo
Nổi tiếng không kém việc bản thân sự kiện chinh phục mặt trăng là giả thuyết rằng sự kiện này không có thật, và việc Neil Amstrong cùng Buzz Aldrin đặt chân lên mặt trăng đã được dàn dựng, cho dù nó được truyền hình trực tiếp trên toàn thế giới. Giả thuyết này nhận được rất nhiều sự đồng tình từ những người tin vào 'thuyết âm mưu', những người không quen thuộc với tính chất 'thượng vàng hạ cám' của nền truyền thông phương Tây, hay những người đơn giản là thích những tin tức 'giật gân'. Vậy trên thực tế, liệu có phải việc con người đặt chân lên mặt trăng là nguỵ tạo?
Trước tiên phải thấy rằng nếu thật sự việc đổ bộ lên mặt trăng là do dàn dựng thì chính Liên Xô là những người đầu tiên có khả năng và động lực để lên tiếng. Thời điểm của chương trình Apollo là cao điểm của chiến tranh lạnh, với 2 siêu cường Mỹ và Liên Xô ganh đua quyết liệt với nhau trên mọi lĩnh vực. Dĩ nhiên Liên Xô sẽ không bao giờ im lặng nếu phát hiện việc Mỹ đưa người lên mặt trăng chỉ là giả. Hơn nữa cả 2 siêu cường này đều luôn có thể theo dõi sát sao việc phóng các tàu không gian của nhau, do đây cũng là yêu cầu trong việc phòng thủ hạt nhân.
Trên thực tế các tên lửa hạt nhân chiến lược và tên lửa đẩy của tàu không gian khá tương đồng. Đối với tên lửa đạn đạo, tầm bắn càng xa thì nó càng cần phải đạt được độ cao lớn. Do đó các tên lửa chiến lược của 2 nước, với tầm bắn hàng ngàn km, cũng cần vượt ra ngoài tầng khí quyển. Do đó, có thể chuyển đổi các tên lửa chiến lược sang thành tên lửa đẩy dùng để phóng vệ tinh. Ví dụ như mẫu tên lửa hạt nhân RS-20 của Liên Xô được chuyển thành tên lửa phóng vệ tinh Dnepr.
Trong khi đó tên lửa đẩy Saturn V dùng để đưa tàu Apollo vào không gian là tên lửa lớn nhất từng được chế tạo. Theo như 'giả thuyết' thì sau khi tách ra khỏi tên lửa, tàu Apollo 11 không bay đến mặt trăng mà quay trở lại Trái Đất và đáp xuống 1 địa điểm bí mật. Như đã phân tích ở trên, rất khó có thể tin rằng Liên Xô không thể theo dõi việc phóng tàu, và không biết gì về việc tàu Apollo đang đi đâu.
Thứ hai, những người hoài nghi thường tập trung vào việc chứng minh việc Neil Amstrong và Buzz Aldrin chưa từng đặt chân mặt trăng mà quên rằng việc chinh phục mặt trăng không chỉ gồm chuyến bay Apollo 11, mà còn nhiều chuyến bay khác sau đó. Trong số đó bao gồm cả sự cố của chuyến bay Apollo 13 nổi tiếng, đã làm cả thế giới nín thở theo dõi sự sống còn của 3 phi hành gia trong suốt nhiều ngày liền trong không gian. Và đằng sau những chuyến bay đó là toàn bộ chương trình thám hiểm mặt trăng, một dự án khổng lồ với sự tham gia của hàng ngàn người thuộc chính phủ lẫn các công ty tư nhân. Với một quy mô lớn như vậy, việc bảo đảm bí mật, nếu thật sự có việc dàn dựng ở đây, là rất khó.
Hơn nữa, có lẽ rất ít người biết rằng chương trình Apollo không chỉ bao gồm nỗ lực của người Mỹ mà còn có sự tham gia của các quốc gia khác. Lí do là vì mặt trăng luôn xoay quanh trái đất, do đó sẽ có những lúc tàu Apollo và nước Mỹ ở 2 phía khác nhau của Trái Đất. Khi đó sóng vô tuyến liên lạc từ tàu sẽ không thể đến được cái trạm liên lạc đặt tại Mỹ và ngược lại. Để bảo đảm liên lạc luôn thông suốt giữa tàu Apollo và Trung tâm điều hành sứ mệnh, NASA xây dựng 2 tổ hợp liên lạc tại Tây Ban Nha và Úc. Như vậy bất cứ lúc nào cũng có ít nhất 1 trạm liên lạc có thể nhận và truyền sóng vô tuyền từ và đến tàu Apollo. Các trạm này đều được vận hành bởi quốc gia sở tại. Tại Tây Ban Nha là bởi Viện công nghệ không gian quốc gia INSA và tại Úc là bởi Cơ quan nghiên cứu khoa học và công nghiệp khối Thịnh vượng chung. Do đó có thể thấy không chỉ có người Mỹ mới biết vị trí tàu Apollo đang ở đâu, vì vậy việc nguỵ tạo là gần như không thể.
Một bí mật nữa ít người biết, đó là những chuyến đáp xuống mặt trăng của các tàu Apollo vẫn đang tiếp tục phục vụ cho khoa học ngày nay. Đó là vì những tàu đổ bộ mặt trăng đã để lại các tấm phản chiếu trên bề mặt của mặt trăng, và các nhà khoa học từTrái Đất sẽ chiếu tia laser vào các tấm phản chiếu này. Bằng việc đo thời gian từ lúc chiếu tia laser đến lúc nhận được tín hiệu phản xạ trở về, các nhà khoa học có thể tính được khoảng cách từ Trái Đất đến mặt trăng. Việc theo dõi khoảng cách này đã được thực hiện liên tục từ đó cho tới nay, với độ chính xác ngày càng tăng do sự phát triển của công nghệ. Hiện nay người ta đã có thể đo với sai lệch chỉ khoảng 1mm. Nhờ những đo đạc chính xác này, các nhà khoa học có những khám phá quan trọng, như mặt trăng đang bay xa dần Trái Đất, trung bình mỗi năm xa thêm 38mm, phần lõi của mặt trăng là chứa nhiều chất lỏng, và giúp chứng minh nhiều lý thuyết vật lý liên quan đến trọng lực.
Trên thực tế, việc đặt các tấm phản chiếu này có thể được thực hiện bằng các tàu thăm dò không người lái như Liên Xô đã làm. Tuy nhiên những tấm phản chiếu này có kích thước rất nhỏ, do tải trọng của các tàu không người lái nhỏ hơn nhiều tàu Apollo. Ngoài ra, nhờ việc có con người điều khiển, tàu Apollo có thể đặt các tấm phản chiếu ở gần các vị trí mong muốn.
Những tấm phản xạ này không phải là thứ duy nhất được còn lại trên mặt trăng từ các chuyến đổ bộ của tàu Apollo. Trên bề mặt mặt trăng hiện nay còn rất nhiều thiết bị bỏ lại từ các chuyến đổ bộ của tàu Apollo. Mọi khoang đổ bộ khi rời khỏi bề mặt mặt trăng đều để lại tầng dưới cùng. Ngoài ra trong 3 chuyến Apollo cuối (15, 16, 17) các phi hành gia còn đem lên các xe điện vượt địa hình để di chuyển. Những xe này vẫn còn được để lại trên mặt trăng. Ngoài ra còn có các ăng ten liên lạc, các bịch chứa rác, quần áo, chất thải của các phi hành gia. Số rác này được để lại nhằm giảm tối đa trọng lượng khi các phi hành gia rời mặt trăng. Ngày nay người ta vẫn có thể chụp hình và nhìn thấy các thiết bị này trên bề mặt mặt trăng. Thậm chí quanh các vị trí đổ bộ, các dấu chân và dấu bánh xe vẫn còn có thể được nhìn thấy rất rõ.
Từ đó có thể khẳng định rằng việc con người đặt chân lên mặt trăng là có thật, và đó là 1 thành tựu vĩ đại của cả loài người chứ không của riêng 1 quốc gia nào.
Read more: Ky thuat - Cong nghe Quan su
|
|
|
Post by Can Tho on Jun 16, 2012 20:16:03 GMT 9
Không gian chiến tranh thứ 4
Trong suốt chiều dài lịch sử hàng ngàn năm, con người đã tổ chức chiến tranh trên đất liền, trên biển (cả trên và dưới mặt biển), và trên không (bên trong và ngoài bầu khí quyển). Đó là 3 vùng không gian truyền thống của chiến tranh. Nhưng trong những năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, với sự phát triển của Internet, một không gian chiến tranh mới được mở ra, đó là không gian điều khiển, hay không gian mạng. Đây là một cuộc cách mạng rất lớn nhưng âm thầm trong cách thức con người tiến hành chiến tranh. Cho đến nay vẫn chưa có cuộc chiến nào thực sự nổ ra trên không gian mới này, hay ít nhất là công chúng chưa biến đến. Nhưng một loạt những sự kiện gần đây cho thấy viễn cảnh về 'chiến tranh mạng' không còn xa vời nữa, thậm chí chúng còn có thể dẫn đến chiến tranh thật.
Quả bom số Stuxnet
Stuxnet được xem là loại chương trình phá hoại cấp độ quân sự đầu tiên, hay ít nhất là loại đầu tiên được công chúng biết đến rộng rãi. Được gọi như trên là do Stuxnet có 3 đặc điểm: có thể trực tiếp gây ra thiệt hại vật chất, có một mục tiêu và mục đích phá hoại cụ thể, và được phát triển bởi 1 chính phủ.
Các chương trình phá hoại thông thường (virus, sâu máy tính, trojan…) thường nhắm đến máy tính cá nhân hoặc hệ thống máy tính của doanh nghiệp, với mục tiêu đánh cắp thông tin, hoặc phá hoại và làm gián đoạn các hoạt động của cá nhân hay doanh nghiệp, ví dụ xoá các file quan trọng hoặc làm sập website. Chúng có thể gây thiệt hại lớn về tài chính, nhưng không trực tiếp gây thiệt hại cho máy móc hay con người.
Stuxnet là loại chương trình được thiết kế để xâm nhập và phá hoại hệ thống máy tính điều khiển công nghiệp. Hệ thống này được dùng để giám sát và điều khiển các thiết bị hay quy trình tại các cơ sở công nghiệp trọng yếu như trạm điện, nhà máy xử lý nước, xí nghiệp sản xuất, thậm chí các nhà máy điện hạt nhân. Nếu chiếm quyền kiểm soát các hệ thống này, người tạo ra chương trình này có thể chiếm quyền điều khiển các công tắc, bơm, van…trong 1 nhà máy, và gây ra những thiệt hại khôn lường về vật chất hay tính mạng con người, ví dụ tắt hệ thống làm nguội của 1 lò phản ứng hạt nhân, mở van để hoá chất độc hại thoát ra ngoài môi trường…
Trên thực tế, bất cứ một thiết bị công nghiệp nào dựa vào cơ chế quay, như máy phát, van, turbin, đều có thể bị ra lệnh tự phá huỷ, đó là theo kết quả một cuộc thử nghiệm hồi năm 2006 của Phòng thí nghiệm quốc gia Idaho, Mỹ. Điều này một phần là do trong thời gian gần đây, phần mềm của các hệ thống công nghiệp chạy trên nền tảng Windows hay Linux trở nên phổ biến hơn, thay vì các nền tảng chuyên biệt được viết riêng như trước kia. Điều này khiến hệ thống dễ bị xâm nhập và phá hoại hơn.
Stuxnet đặc biệt nhắm vào hệ thống sử dụng phần mềm Simatic WinCC hoặc PCS 7 của tập đoàn Siemens, Đức. Đây là cũng hệ thống được sử dụng trong nhà máy làm giàu nguyên liệu hạt nhân của Iran. Cụ thể hơn, nó tập trung chủ yếu vào việc kiểm soát bộ biến tần. Đây là 1 loại thiết bị chuyên điều khiển tốc độ quay của động cơ điện bằng cách kiểm soát tần số dòng điện cung cấp cho động cơ đó. Stuxnet sẽ chặn các lệnh hợp lệ từ phần mềm điều khiển của Siemens đến thiết bị này và thay bằng các lệnh riêng của mình để thay đổi tốc độ quay của động cơ một cách đột ngột.
Stuxnet thậm chí chỉ tấn công các bộ biến tần do một số công ty cụ thể chế tạo, bao gồm công ty Fararo Paya của Iran và Vacon của Phần Lan. Và nó cũng hoạt động đối với các thiết bị cao tần, từ 807 Hz đến 1210 Hz. Những loại động cơ có tốc độ cao như vậy thường chỉ được sử dụng trong 1 số ít các mục đích đặc biệt. Theo luật pháp Mỹ, những công ty Mỹ nếu muốn xuất khẩu những thiết bị từ 600 Hz trở lên phải được sự cho phép đặc biệt của Uỷ ban giám sát hạt nhân Mỹ, vì chúng có thể được dùng cho mục đích làm giàu nguyên liệu hạt nhân.
Về mặt kỹ thuật, Stuxnet có thể lợi dụng 4 lỗi chưa được biết đến của Windows, một điều chưa từng thấy trước đây. Thông thường, một chương trình gây hại nếu lợi dụng được 1 lỗi tương tự cũng đủ được coi là 1 vấn đề nghiêm trọng. Trước Stuxnet, chưa từng có chương trình gây hạ nào lợi dụng được nhiều hơn 2 lỗi chưa được biết đến của Windows. Ngoài ra, Stuxnet có thể xâm nhập vào các bộ điều khiển logic (PLC), và tự dấu mình bên trong, đến mức ngay cả khi người dùng xem được mã nguồn của bộ PLC, họ cũng không thể phát hiện ra.
Stuxnet được phát hiện bởi một một công ty an ninh mạng vô danh ở Belarus và lây nhiễm nhiều hệ thống máy tính ở Iran, TQ, Indonesia, Ấn Độ…Tuy nhiên nơi bị nhiễm đầu tiên, và cũng là mục tiêu của Stuxnet là Iran, trước khi nó bị lây nhiễm ra toàn thế giới. Mục tiêu của Stuxnet là làm hỏng các máy siêu ly tâm trong nhà máy làm giàu nguyên liệu hạt nhân bằng cách thay đổi tốc độ quay liên tục nhằm làm hỏng các ổ bi. Stuxnet thậm chí có thực hiện việc phá hoại này một cách âm thầm bằng cách gửi các tín hiệu giả ra thiết bị theo dõi bên ngoài, nên đối với kỹ thuật viên mọi thông số đều có vẻ bình thường. Và ngay cả khi bị phát hiện, việc xoá hoàn toàn Stuxnet khỏi hệ thống có thể mất nhiều tuần. Hình ảnh từ các camera của cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế đặt tại nhà máy hạt nhân của Iran cho thấy nhiều máy siêu ly tâm đã bị hư hỏng tới mức phải được tháo bỏ và thay bằng máy mới trong khoảng cuối năm 2009 đến đầu 2010.
Cho đến nay chưa ai chính thức nhận trách nhiệm về Stuxnet. Nhưng những thông tin có được cho đến nay cho thấy đó là một sản phẩm của chính phủ. Như đã phân tích ở phần trên, Stuxnet ở một trình độ hơn hẳn mọi chương trình phá hoại từng được biết đến. Nó có khả năng phá hoại ghê gớm, và rất khó bị phát hiện hay tiêu diệt. Mặc dù vậy, Stuxnet chỉ có kích thước tương đương 600 Kilobyte. Để tạo được một chương trình tinh vi như vậy, cần sự hợp lực của nhiều tài năng xuất sắc. Hơn nữa, để đạt được khả năng như vậy, Stuxnet chắc chắn phải được đem thử nghiệm nhiều lần trong môi trường thực tế với một hệ thống công nghiệp tương tự như hệ thống mục tiêu. Một cơ sở thử nghiệm như vậy có thể tiêu tốn hàng triệu dollar.
Thông thường, các cá nhân hay tổ chức tội phạm có mục đích chủ yếu là tiền bạc, hoặc danh tiếng. Rõ ràng đây không phải là mục tiêu của Stuxnet. Hơn nữa, Stuxnet được thiết kế với mục tiêu phá hoại rất cụ thể nhắm vào chương trình hạt nhân của Iran, cho thấy đây là một chiến dịch có chủ đích của những chính phủ có quan hệ thù địch với Iran. Nhiều khả năng Stuxnet là 1 chiến dịch chung của 2 nước, trong đó Stuxnet được thử nghiệm tại Israel, trong 1 co sở bí mật mô phỏng theo nhà máy làm giàu hạt nhân của Iran. Lãnh đạo Israel nhiều lần tuyên bố công khai rằng nếu cộng động quốc tế không thể ngăn chương trình hạt nhân của Iran, họ sẽ có 'hành động' thích hợp. Từ trước đến giờ mọi người vẫn nghĩ rằng 'hành động' đó là một cuộc không kích tương tự như chiến dịch Opera. Trong chiến dịch này, các chiến đấu cơ F-15A và F-16 của không quân Israel đã ném bom phá huỷ 1 lò phản ứng hạt nhân của Iraq vào ngày 7/6/1981. Tuy nhiên giờ đây Israel có một loại 'bom' vô hình khác có thể gây thiệt hại không kém một cách âm thầm.
Mặc dù có dân số rất khiêm tốn, Israel vẫn luôn được biết đến như một trong những trung tâm công nghệ hàng đầu của thế giới, trong đó bao gồm khả năng tác chiến trong không gian điều khiển. Israel là một trong số rất ít nước công khai việc mình có đơn vị đảm nhận vai trò tấn công trong chiến tranh mạng, trong khi đa số các nước khác tuyên bố rằng các đơn vị chiến tranh mạng của mình chỉ được dùng trong vai trò 'phòng thủ'. Năm ngoái, Israel cho biết Đơn vị 8200 nổi tiếng của mình sẽ đảm nhận thêm nhiệm vụ đột nhập vào hệ thống mạng của kẻ thù. Nhiệm vụ chính của 8200 trước nay là mã hoá và phá mã. Không rõ 8200 có tham gia vào dự án Stuxnet hay không, nhưng 7 năm trước, cũng chính đơn vị này đã phá được các bức điện mật liên quan đến chương trình hạt nhân của Iran.
Hệ thống mạng bên trong nhà máy hạt nhân của Iran gần như chắc chắn không kết nối với Internet. Vậy Stuxnet có thể lây nhiễm thông qua con đường nào? Có một số khả năng như sau:
Stuxnet có thể được cài đặt sẵn trong các ổ cứng trước khi chúng được lắp đặt vào các máy tính bên trong nhà máy. Hoặc nó có thể được cài sẵn trong bộ nhớ của các thiết bị văn phòng, vd như máy in, và khi các thiết bị này được nối vào máy tính, Stuxnet sẽ bắt đầu lây nhiễm. Đây cũng là cách mà Mỹ đã sử dụng nhằm góp phần vô hiệu hoá hệ thống phòng không của Iraq trong chiến tranh Vùng Vinh. Cách thứ 3 là lây nhiễm gián tiếp, bằng cách cài Stuxnet vào máy tính tại nhà của 1 nhân viên làm việc trong nhà máy, thông qua email hoặc trang web chứa mã độc, và nếu nhân viên này dùng chung ổ lưu trữ USB cho cả máy ở nhà và tại nhà máy, Stuxnet sẽ đi từ máy cá nhân sang ổ USB và từ đó lây nhiễm vào mạng máy tính tại nhà máy. Cách thứ 4 là dùng 1 ổ USB có sẵn Stuxnet bên trong, và cố ý đặt tại một nơi nào đó để một nhân viên thiếu cảnh giác tìm thấy và cắm vào máy tính của mình. Cách thứ 5 là cài 1 tay trong của tình báo Israel hoặc Mỹ bên trong nhà máy, và đưa Stuxnet vào cũng bằng USB. Và cách cuối cùng là dùng 1 nguồn phát để 'bắn' thẳng chương trình Stuxnet vào trong 1 đầu thu sóng vô tuyến, nếu có, của hệ thống mạng tại nhà máy. Đây là cách Israel đã sử dụng để làm tê liệt hệ thống phòng không của Syria để chiến đấu cơ đột nhập và phá huỷ cơ sở hạt nhân của Syria.
Yếu tố con người
Trong số đó, cách thứ 3 và 4 được xem là gần với thực tế nhất. Đặc điểm chung của chúng là dựa nhiều vào sự điểm yếu con người hơn là kỹ thuật. Điều này nghe có vẻ đơn giản, nhưng lại rất phổ biến trong chiến tranh mạng. Công chúng thường nghĩ rằng những chiến dịch như vậy sẽ cần những hacker xuất chúng, cùng với những công nghệ tân tiến nhất mới có thể đột nhập vào hệ thống của đối phương. Nhưng trên thực tế thì sự bất cẩn của con người mới chính là thứ 'vũ khí' nguy hiểm nhất trong chiến tranh mạng. Mọi biện pháp an ninh mạng sẽ trở nên vô nghĩa nếu chỉ tập trung vào khía cạnh kỹ thuật mà quên mất yếu tố con người.
Đầu năm nay, Bộ An ninh nội địa Mỹ (DHS) thực hiện một cuộc kiểm tra bí mật, theo đó các đĩa CD và USB được đặt trên mặt đất tại các bãi đậu xe của các toà nhà chính phủ. Có đến 60% trong số này được các nhân viên trong các toà nhà đó nhặt lên và cắm vào máy tính để xem bên trong có gì. Nếu các thiết bị lưu trữ này có chứa các chương trình gây hại, cả hệ thống máy tính có thể bị lây nhiễm. Cuộc kiểm tra cho thấy mức độ tò mò và thờ ơ của đa số người dùng máy tính lớn như thế nào.
Sự thông dụng và tiện lợi của USB biến nó thành 1 cơn ác mộng thực sự cho việc bảo vệ không gian mạng. Nó có thể dễ dàng được dùng để lây nhiễm các chương trình gây hại như trong trường hợp của Stuxnet hay cuộc kiểm tra bí mật của DHS. Ngoài ra, do quá nhỏ gọn, nó cũng rất dễ bị mất. Nếu có ai đó lưu thông tin nhạy cảm vào USB và làm đánh rơi nó, đó sẽ là một thảm hoạ. Bộ Quồc phòng Mỹ từng cấm hẳn việc sử dụng USB do nguy cơ đối với an ninh mạng. Tuy vậy sau đó lệnh cấm này cũng được giảm nhẹ, theo đó các loại USB đặc biệt dành riêng cho quân đội Mỹ vẫn sẽ được phép sử dụng.
Một phương thức đơn giản nhưng nguy hiểm khác cũng dựa trên sự lơ là của con người là qua email. Năm ngoái, tất cả quân nhân đóng tại một căn cứ không quân Mỹ ở đảo Guam nhận được một email với nội dung mời tham gia các vai quần chúng trong bộ phim bom tấn Transformers 3 sắp được quay tại Guam. Những ai muốn tham gia chỉ cần click vào một đường link và điền thông tin cá nhân vào 1 bản đăng ký online. Tất nhiên email đó là giả, và Transformers 3 không hề được quay tại Guam, những email này do chính quân đội Mỹ gửi đi để kiểm tra mức độ cảnh giác của các quân nhân trước những nguy cơ an ninh mạng. Kết quả cụ thể của đợt kiểm tra này được giữ bí mật, tuy nhiên số người mở email và click vào đường link bên trong lớn hơn con số dự đoán, và tất nhiên điều này không thể làm quân đội Mỹ cảm thấy yên tâm.
Việc sử dụng những email giả mạo để lừa người nhận bấm vào một đường link hay tải về 1 file đính kèm tuy là 1 phương thức đơn giản nhưng lại khá hiệu quả. Số người bị đánh lừa có thể chỉ chiếm 1 tỷ lệ rất ít, nhưng trong 1 mạng máy tính chỉ cần 1 máy bị nhiễm chương trình gây hại cũng có thể ảnh hưởng cả hệ thống. Một ví dụ khác là việc Mỹ từng công bố một loạt email của các hacker TQ gửi đến nhiêu quan chức cao cấp của Bộ Ngoại Giao và Nhà Trắng. Những email này được cá nhân hoá một cách rất chuyên nghiệp nhằm làm cho người nhận tin rằng mình đang nhận được chuyển tiếp (forward) 1 bản nháp Tuyên bố chung giữa Mỹ và TQ, và sẽ download file dạng .doc này. Trên thực tế bên trong file văn bản đó là 1 chương trình gián điệp dùng để đánh cắp mật khẩu truy cập email.
Bộ quốc phòng Mỹ chính là nơi đã tạo ra mạng Internet, và hiện nay nó cũng là tổ chức có nhiều người dùng (user) mạng máy tính nhất. Tổng cộng Bộ quốc phòng Mỹ có hơn 2,000 mạng máy tính lớn nhỏ khác nhau. Rất nhiều biện pháp an ninh nghiêm ngặt được đặt ra để bảo đảm an toàn cho các mạng lưới này. Ví dụ bạn không thể sử dụng tài khoản email cá nhân mà chỉ dùng email riêng của Bộ quốc phòng. Mọi chương trình chia sẻ file ngang hàng (vd Torrent) đều bị cấm. Việc cài đặt bất kì phần mềm hay phần cứng nào đều phải được sự cho phép.
Lây nhiễm từ gốc
Một trong những nguy cơ lớn nhất trong chiến trang không gian điều khiển là các phần cứng đã được cài đặt sẵn các chương trình phá hoại. Khi lắp đặt hệ thống, ít ai có thể nghĩ rằng những thiết bị mới cứng, còn nguyên thùng lại có thể chứa những quả bom nổ chậm bên trong. Lúc này, 'giặc' đã ở sẵn trong nhà và mọi biện pháp phòng ngừa sau này đề có rất ít hiệu quả. Hồi năm 2007, báo chí Đài Loan từng loan tin về việc một lô ổ cứng sẳn xuất tại Thái Lan bị nhiễm sẵn phần mềm gián điệp trước khi chúng được nhập vào Đài Loan. Những máy tính sử dụng những ổ cứng này khi kết nối vào Internet sẽ tự động gửi dữ liệu về một máy chủ đặt tại Bắc Kinh.
Tuy vậy ví dụ trên cũng chưa thể so sánh được với những gì đang diễn ra trong thực tế giữa Mỹ và TQ. Trong năm 2010, Cục Nhập cư và Hải quan Mỹ đã thực hiện 20,000 vụ bắt giữ các lô hàng thiết bị điện tử giả. Các thiết bị giả kém chất lượng đã len lỏi vào cả các hệ thống vũ khí của Mỹ, dẫn đến suy giảm độ tin cậy của các vũ khí đó từ 5% - 15%, theo như ước tính của Bộ Quốc Phòng Mỹ. Và không ai biết liệu tất cả các thiết bị giả đó chỉ đơn giản là kém chất lượng, hay có cài thêm các chương trình phá hoạ tương tự như Stuxnet. Nếu TQ thành công trong việc đưa các thiết bị của mình vào những hệ thống quan trọng trong vũ khí của Mỹ, TQ có thể vô hiệu hoá chúng trong trường hợp có chiến tranh giữa 2 nước.
Trên thực tế, Mỹ hiểu rõ hơn ai hết tác hại của kiểu phá hoại này, vì họ từng thực hiện điều tương tự với LX trong Chiến tranh lạnh. Cuối những năm 70, đầu những năm 80 của thế kỷ 20, tình báo Liên Xô đẩy mạnh các nỗ lực tình báo công nghiệp nhằm đánh cắp các công nghệ của phương Tây. Khi phát hiện ra điều nay, CIA quyết định dùng cách gậy ông đập lưng ông, và cài các chương trình phá hoại vào các thiết bị được đưa sang Liên Xô, và gây ra nhiều thiệt hại vật chất lớn. Nổi bật nhất là vụ nổ tại 1 đoạn trong đường ống khí đốt Liên Siberi vào tháng 6/1982. Vụ nổ có sức công phá tương đương 3,000 tấn thuốc nổ TNT, là vụ nổ nhân tạo phi hạt nhân lớn nhất từng được ghi nhận.
Những cuộc chiến thầm lặng
Những trường hợp phá hoại như Stuxnet, tuy vậy, khá hiếm hoi. Hình thức chiến tranh mạng chủ yếu giữa các quốc gia là nhằm đánh cắp thông tin của nhau. Trường hợp đột nhập đánh cắp thông tin mật của chính phủ đầu tiên được ghi nhận là vào những năm 80 của thế kỷ trước, Lầu Năm Góc phát hiện 1 nhóm hacker Tây Đức được KGB thuê để đột nhập vào mạng máy tính của quân đội Mỹ. Hiện nay, trong số những nước có tiềm lực chiến tranh mạng, TQ được xem là nước tích cực nhất trong việc tấn công các nước khác. Đầu tháng 8 vừa qua, công ty bảo mật McAfee công bố phát hiện về một vụ đánh cắp dữ liệu quy mô lớn, mà nạn nhân bao gồm nhiều quốc gia và tổ chức lớn, bao gồm cả Liên Hiệp Quốc. Mỹ là mục tiêu chính, với 49 trong số 72 mạng máy tính bị đột nhập thuộc về nước này. Trong số đó bao gồm mạng của phòng thí nghiệm hạt nhân Bộ Năng Lượng Mỹ, cùng nhiều công ty công nghiệp quốc phòng, xây dựng, thép, năng lượng, công nghệ, tài chính và truyền thông. Chiến dịch đột nhập này đã diễn ra từ năm 2006 hay thậm chí sớm hơn, và không ai biết chính xác những thông tin nào đã bị đánh cắp, nhưng một điều chắc chắn rằng đó là 1 lượng thông tin khổng lồ, lên đến hàng triệu gigabyte. McAfee cũng cho biết nguồn gốc của những cuộc tấn công là từ Trung Quốc, mặc dù hãng này cũng thận trọng khi cho rằng điều này không có nghĩa là chính phủ TQ đứng sau vụ này. Tuy nhiên, với mức độ tinh vi và quy mô rộng lớn của cuộc tấn công này, gần như chắc chắn đây là 1 hành động của chính phủ.
Vụ rò rỉ thông tin đình đám nữa là việc hàng ngàn gigabyte thông tin liên quan đến chương trình chiến đấu cơ tàng hình F-35 bị đánh cắp, những thông tin này chủ yếu liên quan đến thiết kế thân máy bay và hệ thống điện tử, đây đều là những phần tối quan trọng của F-35. Theo những gì đã được công bố thì đây là một chiến dịch có chủ đích và cực kỳ tinh vi, phức tạp. Từ 2007, kẻ tấn công đã tìm cách đột nhập vào hệ thống máy tính của các nhà thầu chính trong dự án này. Thậm chí thủ phạm còn mã hoá các thông tin bị đánh cắp nên không ai có thể xác định chính xác những thông tin nào đã bị mất. Nhiều dấu vết cho thấy cuộc tấn công bắt nguồn từ Trung Quốc. Nhưng về mặt kỹ thuật, điều này chưa đủ là bằng chứng để kết luận chắc chắn TQ đã thực hiện cuộc tấn công. Cộng với yếu tố chính trị, Mỹ không đưa ra bất kì lời cáo buộc nào. Đây không phải là trường hợp ngoại lệ, vì những lí do tương tự như trên nên rất ít khi có một quốc gia nào đó bị buộc tội liên quan đến những cuộc tấn công trên không gian mạng.
Khi nói về những tập đoàn quốc phòng lớn, thực hiện những dự án quân sự bí mật của chính phủ, người ta thường nghĩ đây cũng là những công ty có hệ thống an ninh mạng tân tiến nhất. Nhưng trên thực tế thì trong khu vực tư nhân, các tập đoàn tài chính, ngân hàng mới đứng thứ nhất trong việc đầu tư vào an ninh mạng, vì những thiệt hại gây ra trong lĩnh vực này có tính tức thời và rất cụ thể về mặt tài chính. Trong khi đó, giả sử 1 công ty quốc phòng bị 1 nước khác đột nhập vào hệ thống máy tính và đánh cắp thông tin về 1 loại vũ khí mới, thì có thể phải mất nhiều năm nữa người ta mới có thể cảm nhận được những thiệt hại, bởi vì quá trình phát triển 1 loại vũ khí có thể mất từ 10 - 20 năm. Do đó bản thân các công ty quốc phòng không cảm thấy một áp lực tức thời trong việc đầu tư hệ thống an ninh mạng của mình.
Các chuyên gia tin rằng đây cũng chỉ mới là phần nổi của tảng băng liên quan đến việc TQ tìm cách đánh cắp thông tin của Mỹ thông qua chiến tranh mạng. Sự hung hãn của TQ trong không gian điều khiển là động lực chính để quân đội Mỹ tìm cách gây sức ép lên chính phủ và quốc hội để yêu cầu có được quyền hạn và sự chủ động lớn hơn. Chiến lược an ninh của Mỹ trên không gian mạng trước kia nặng về phòng thủ. Lầu Năm Góc muốn được quyền đáp trả khi bị tấn công, và muốn chiến tranh mạng cũng được công nhận tương đương với các hình thức chiến tranh quy ước khác.
Mỹ không phải là mục tiêu duy nhất của TQ. Các nước phương Tây khác cũng thường xuyên là nạn nhân của các chiến dịch đánh cắp thông tin của TQ. Ví dụ như 4 năm trước, các mạng máy tính của chính phủ Đức bị đột nhập, bao gồm cả văn phòng thủ tướng Angela Merkel. Hơn 160 Gigabyte thông tin mật bị chuyển về các máy tính ở TQ. Tất nhiên TQ không phải là nước duy nhất xem Mỹ là mục tiêu chính. Cách đây 3 năm, một chương trình gián điệp của Nga đã tìm đường xâm nhập vào mạng bảo mật SIPRNET của Lầu Năm Góc. Nguyên nhân bắt nguồn từ việc 1 binh sĩ Mỹ đóng tại Trung Đông đã cắm 1 ổ lưu trữ USB bị nhiễm chương trình đó vào laptop đang kết nối với SIPRNET. Và trong suốt 3 năm, Lầu Năm Góc vẫn chưa thể quét sạch được chương trình này hoàn toàn khỏi mạng máy tính của mình.
Một quốc gia nữa nổi bật trên 'chiến trường ảo' toàn cầu hiện nay là Bắc Triều Tiên. Nguồn cung cấp chính cho đội quân mạng của nước này là Đại học Mirim, hay còn được biết đến như Doanh trại 144. Trong những năm 1980, Mirim là nơi chuyên đào tạo các chuyên viên tác chiến điện tử. Đến những năm 90, nó bổ sung thêm chức năng đào tạo hacker chuyên nghiệp. Mỗi năm trường nhận 120 học sinh và sinh viên xuất sắc nhất từ các trường trung học và đại học khác. Chương trình đào tạo kéo dài đến 5 năm. Trường còn có chương trình thạc sĩ. Đặc biệt cơ sở này nhận được sự nâng đỡ rất lớn của lãnh đạo Kim Young IL, vì ông này rất yêu thích máy tính và các thiết bị điện tử. Trong lĩnh vực này, Hàn Quốc có vẻ chậm chân hơn đối thủ của mình, khi đến giữa năm nay, quân đội HQ mới khởi động việc thành lập 1 khoa đào tạo chuyên ngành chiến tranh mạng. Mỗi năm sẽ có 30 suất học bổng toàn phần trong 4 năm, bù lại những sinh viên tốt nghiệp sẽ phục vụ 7 năm trong quân đội.
Ban đầu những cuộc tấn công trên không gian mạng của Bắc Triều Tiên nhắm vào Hàn Quốc chỉ ở quy mô rất nhỏ, và không mấy nguy hiểm. Ví dụ như cuộc tấn công vào ngày 4 tháng 7, 1999 nhằm vào các websites của chính quyền Mỹ và HQ. Đó chỉ đơn thuần là 1 cuộc tấn công từ chối dịch vụ (DDOS) nhằm làm ngưng trệ các websites. Nhưng theo thời gian mức độ nghiêm trọng ngày càng lớn, bao gồm cả việc đánh cắp thông tin. Bắc Triều Tiên từng lấy được thành công bản kế hoạch hành động của quân đội Mỹ và Hàn Quốc trong trường hợp miền Bắc sụp đổ. Theo ước tính của tình báo Hàn Quốc, trung bình mỗi ngày có đến 15,000 cuộc tấn công lớn nhỏ khác nhau từ Bắc Triều Tiên. Mỹ cũng là 1 mục tiêu chính, theo Lầu Năm Góc thì các máy tính từ Bắc Triều Tiên nằm trong số những khách viếng thăm thường xuyên nhất của các trang web quân sự Mỹ.
Đa số các thông tin về các hoạt động chiến tranh mạng đều cho thấy Mỹ là nạn nhân. Điều này là 1 nghịch lý nếu xét đến việc Mỹ vẫn là cường quốc số 1 về công nghệ thông tin hiện nay. Một trong những lí do có thể là việc các nước khác không có 1 cơ chế thông tin cởi mở như tại Mỹ, do đó đa số những vụ tấn công đều không bị công khai. Trên thực tế, ngay cả TQ cũng thường xuyên là mục tiêu. Theo như chính phủ TQ thì nước này mỗi năm chịu gần 250,000 cuộc tấn công trong không gian mạng xuất phát từ nước ngoài. Trong đó 14.7% từ Mỹ và 8% từ Ấn Độ.
Thách thức pháp lý
Hiện nay chiến tranh trên không gian điều khiển vẫn còn ở vùng tranh tối tranh sáng cả về mặt kỹ thuật và pháp lý. Ngay cả khi có thể lần ra dấu vết của những cuộc tấn công về 1 quốc gia cụ thể nào đó, cũng chưa chắc có thể chứng minh về sự liên đới của quốc gia đó, đôi lúc những hacker có thể giả nguồn gốc của các cuộc tấn công, ví dụ như bằng cách sử dụng các botnet. Hoặc chính phủ các nước có thể tuyên bố rằng đó chỉ là hành động tự phát của 1 nhóm cá nhân. Và thật sự thì không dễ để có thể chứng minh được rằng liệu 1 nhóm nào đó có được sự ủng hộ ngầm từ chính quyền hay không. Ví dụ như vụ tin tặc tấn công các mạng máy tính của Estonia, sau khi nước này di dời tượng đài Hồng quân Liên Xô, và Grudia, trong cuộc chiến Nga-Grudia. Cả Estonia và Grudia đều cáo buộc Nga đứng sau vụ này. Estonia thậm chí còn yêu cầu NATO can thiệp. Tuy vậy Nga chối bỏ mọi cáo buộc và cho biết đó chỉ là hành động tự phát của các nhóm hacker theo chủ nghĩa dân tộc.
Trên thực tế, việc các chính phủ tận dụng lòng yêu nước, tự hào dân tộc để ngầm khuyến khích các nhóm hacker tấn công những mục tiêu nước ngoài là khá phổ biến. Có thể xem đây gần như là những 'du kích mạng', và con số này có thể rất lớn. Ví dụ như Thổ Nhĩ Kỳ có 45,000, A rập Saudi có hơn 100,000, Iraq hơn 40,000, Nga hơn 100,000 và TQ hơn 400,000. Trong vụ Estonia bị tin tặc tấn công, nguồn của những đợt tấn công từ chối dịch vụ (DDOS) đầu tiên có thể dễ dàng được truy ngược trở về các máy tính của chính phủ Nga. Sau khi tin này bị công bố ra ngoài, cuộc tấn công dừng lại trong vài ngày. Sau đó nó tiếp tục, nhưng lần này là bắt nguồn từ các máy tính của cá nhân.
Tuy vậy, khi mà mức độ nguy hiểm của những cuộc tấn công 'ảo' ngày càng tăng, và gây ra các thiệt hại không còn 'ảo' nữa, thì nguy cơ về việc chúng sẽ dẫn đến những cuộc tấn công trả đũa quân sự cũng rõ ràng hơn. Theo như chiến lược an ninh mạng mới nhất của Mỹ, một cuộc tấn công trong không gian ảo có thể được xem như một hành động gây chiến, và như vậy có thể được đáp trả bằng các hành động quân sự. Một viễn cảnh trong đó Mỹ phóng tên lửa hành trình phá huỷ một toà nhà nơi có các hacker đang đột nhập phá hoại mạng máy tính của quân đội Mỹ là có thể xảy ra, ít nhất là trên lý thuyết. Được gọi là học thuyết 'Tương đương', theo đó nếu thiệt hại gây ra bởi một cuộc tấn công ảo tương đương với thiệt hại gây ra bởi một loại vũ khí thông thường, Mỹ sẽ trả đũa bằng hành động quân sự tương ứng. Hiện tại, học thuyết này chủ yếu đóng vai trò răn đe chứ ít có khả năng được dùng trong thực tế. Mỹ cũng đang tích cực thảo luận với các đồng minh để đạt tới sự đồng thuận về cách thức phản ứng trong những trường hợp như vậy.
Read more: Ky thuat - Cong nghe Quan su
|
|
|
Post by Can Tho on Jun 16, 2012 20:18:47 GMT 9
"Thứ nhất sợ kẻ anh hùng…"Cùng nhìn lại 2 sự kiện có ảnh hưởng lớn nhất đến tình hình bán đảo Triều Tiên gần đây từ nhiều góc độ. Phân tích kỹ thuật về vụ tàu Cheonan Vào ngày 26/03/2010, tàu Cheonan của hải quân Hàn Quốc nổ tung và chìm xuống đáy biển cùng với 46 thuỷ thủ. Nghi phạm chính là Bắc Triều Tiên, sử dụng ngư lôi loại Yu-3G của Trung Quốc. Một trong những giả thiết cho rằng vụ nổ là một tai nạn liên quan đến tháp pháo 76mm ở đuôi tàu, có thể là do hoả hoạn. Đó loại pháp tự động tốc độ cao do hãng OTO MELARA (Ý) chế tạo, một loại pháo rất phổ biến trên các chiến hạm phương tây. Tuy nhiên về mặt kỹ thuật giả thiết này rất khó có thể xảy ra. Gần như chỉ có 1 khả năng khiến cho cơ số đạn pháo này bị kích nổ là do một vụ nổ lớn khác, ví dụ như khi tháp pháo bị trúng đạn của đối phương. Còn trong trường hợp xảy ra hoả hoạn, số thuốc nổ trong đạn pháo cũng không phát nổ ngay lập tức mà sẽ tiếp tục cháy 1 thời gian. Ngoài ra, các tháp pháo loại này còn được thiết kế với phần đáy được gia cố chắc chắn hơn, do đó trong trường hợp xảy ra nổ thì lực nổ cũng sẽ được hướng lên trên. Một khả năng khác là vụ nổ gây ra bởi mìn chạm nổ sót lại từ thời chiến tranh Triều Tiên. Loại mìn này trôi nổi trên mặt biển hoặc được gắn dưới đáy biển bằng dây cáp và sẽ bị kích nổ khi va chạm với tàu. Tuy nhiên như vậy thì vụ nổ đáng lẽ phải xảy ra ở phần đầu con tàu thay vì phần đuôi như thực tế. Nói chung các giả thiết liên quan đến các loại khí tài còn sót lại từ chiến tranh Triều Tiên khó có thể xảy ra khi xét đến việc vị trí xảy ra vụ nổ rất gần bờ, nghĩa là đã có nhiều tàu thuyền khác có thể đã đi ngang khu vực đó trong hơn nửa thế kỷ qua. Theo cư dân sinh sống quanh đó, mỗi ngày có đến khoảng 200 tàu thuyền các loại đi qua khu vực đó. Ngoài ra, mọi loại vũ khí đều có 1 tuổi thọ nhất định. Sau hơn 50 năm thì nhiều khả năng những quả mìn trên không còn hoạt động nữa. Một khả năng khác được nhắc đến là đội người nhái cảm tử của hải quân BTT. Thông tin này đến từ một số binh sĩ BTT đào ngũ sang phía nam cung cấp. Theo đó, đơn vị này được tuyển chọn từ những thành viên ưu tú nhất của lực lượng đặc công thuỷ, được trang bị và đãi ngộ rất tốt, nhưng cùng với đó là 1 chế độ huấn luyện cực kỳ khắc nghiệt. Đơn vị này ra đời sau cuộc xâm lăng chớp nhoáng của quân đội Mỹ nhằm vào Iraq năm 2003. Theo đó lãnh đạo Kim Nhật Thành cho rằng việc sử dụng các lực lượng phi chính quy, như các đội đánh bom cảm tử hồi giáo, là cách hiệu quả hơn để chống lại bộ máy quân sự của Mỹ. Do đó cả 3 quân chủng hải lục không quân đều thành lập những đội cảm tử riêng của mình. Mật danh của đơn vị cảm tử không quân là "bất bại", của lục quân là "bom sống" và của hải quân là 'ngư lôi sống'. Trong đó, các đơn vị của hải quân được đặc biệt coi trọng, vì sau cuộc hải chiến năm 1999, phía BTT nhận định rằng mình không thể đánh bại hải quân Hàn Quốc bằng các phương cách chính quy. Chiến thuật chính của các đơn vị này là dùng các tàu ngầm mini chở các cảm tử quân vào vùng biển Hàn Quốc và những người này sau đó sẽ gắn mìn vào tàu chiến Hàn của đối phương. Có 2 vấn đề lớn đối với giả thiết này. Thứ nhất là lượng thuốc nổ mà một thợ lặn có thể đem theo quá nhỏ để có thể bẻ gãy 1 con tàu. Thứ hai là vùng nước mà tàu Cheonan bị chìm rất nguy hiểm cho việc lặn, với các dòng hải lưu chảy xiết, và nhiệt độ nước thấp vào thời điểm trên. Một bằng chứng rõ ràng là việc một thợ lặn của hải quân Hàn Quốc đã thiệt mạng trong quá trình trục vớt con tàu. So với các loại khí tài khác, ngư lôi hiện đại là cách hiệu quả nhất để đánh đắm một con tàu. Ngư lôi cổ điển, cũng như đa số các loại mìn, dùng cơ chế chạm nổ để đục một lỗ thủng trên thân tàu bên dưới mớn nước để làm ngập con tàu. Do các tàu chiến luôn được chia thành nhiều khoang riêng biệt, không thấm nước, do đó thường phải dùng nhiều ngư lôi để đánh đắm 1 con tàu, và cũng thường mất khá nhiều thời gian trước khi con tàu bị ngập đủ nước để chìm.Ví dụ như lớp tàu Pohang, mà Cheonan là 1 trong số đó, có đến khoảng 100 ngăn kín không thấm nước, mặc dù Pohang không phải là một tàu chiến loại lớn. Ngư lôi hiện đại dùng cơ chế hoàn toàn khác. Nó sẽ phát nổ ngay bên dưới con tàu, cách đáy tàu khoảng vài mét, và bẻ gãy con tàu làm đôi và nhấn chìm nó trong nháy mắt. Nhưng chính xác thì bằng cách nào nó có thể làm được như vậy? Khi một ngư lôi nổ bên dưới và cách con tàu 1 khoảng, nó tạo ra 3 hiệu ứng, hay 3 giai đoạn khác nhau. Nếu hệ thống dẫn đường của ngư lôi hoạt động tốt, nó sẽ phát nổ ở vị trí ngay giữa con tàu. Trong giai đoạn đầu, vụ nổ tạo ra 1 'bong bóng' khổng lồ ngay bên dưới con tàu, bong bóng này giãn nở với tốc độ cực nhanh và ép vào lớp nước giữa nó và con tàu, do đó phần thân tàu ngay bên trên vụ nổ sẽ bị nâng lên, và làm sống tàu bị bẻ cong. Trong giai đoạn 2, lúc này bong bóng khí đã giãn nở tối đa, nó bị vỡ và giải phóng toàn bộ năng lượng đang bị nhốt bên trong. Năng lực này khi được giải phóng sẽ ép lớp nước bên dưới tàu và bắn nó lên trên, xuyên qua những vết nứt ở đáy tàu tạo ra trong giai đoạn 1, giống như một con dao bằng nước cắt xuyên qua con tàu. Hiệu ứng này cũng gần giống hiệu ứng luồng xuyên của các đầu đạn chống tăng. Giai đoạn này tạo sẽ ra 1 cột nước khổng lồ đặc trưng. Trong giai đoạn 3, sau khi bong bóng vỡ và bắn 1 lượng nước lớn lên không trung, nó sẽ 'khoét' 1 lỗ ngay bên dưới con tàu, khi mà nước chưa kịp lấp vào, và phần giữa của con tàu sẽ 'rơi' lại vào cái lỗ này, khiến cho sống tàu bị bẻ cong 1 lần nữa, lần này ngược hướng với giai đoạn 1. Phần lớn thiệt hại gây ra trong giai đoạn 1 và 3, khi mà con tàu bị bẻ cong lên và xuống. Sự kết hợp của 2 hiệu ứng này gần như chắc chắn làm cho cả con tàu bị gãy làm đôi. Như vậy sự tham gia của lớp nước giữa con tàu và ngư lôi có tác dụng cộng hưởng làm tăng sức công phá của ngư lôi, làm cho nó hiệu quả hơn so với các loại vũ khí khác (bom, tên lửa…) với cùng 1 khối lượng chất nổ. Ngoài ra, một loại khí tài nữa có thể gây tác dụng tương tự là mìn cảm ứng. Loại mìn này được đặt dưới đáy biển hoặc lơ lửng trong nước và được cố định bằng 1 sợi cáp gắn vào đáy biển. Khi tàu chạy qua bên trên khu vực đó mìn sẽ được kích nổ bằng cảm biến từ trường, hoặc âm thanh…Do mìn cũng nổ bên dưới con tàu, hiệu quả mà nó tạo ra cũng gần giống với ngư lôi. Tuy nhiên, theo thống kê chính thức hiện nay thì Bắc Triều Tiên sử dụng các loại mìn M-8, M-12, M-16, M-26, tất cả đều là mìn chạm nổ. Ngoài ra các loại mìn này thường có lượng thuốc nổ khá nhỏ, không đủ tạo hiệu ứng có thể cắt đôi con tàu. Ngoài ra, tất cả các giả thiết liên quan đến mìn đều có 1 điểm yếu là không ai có thể biết chính xác con tàu sẽ đi qua vị trí nào và do đó xác suất chỉ một quả mìn mà có thể đánh trúng con tàu là cực thấp và không đáng phải mạo hiểm để làm. Khả năng cuối cùng liên quan đến mìn là mìn tự hành. Loại này được đặt dưới đáy biển, khi có tàu chiến đối phương đi ngang qua gần đó, một phần của thiết bị sẽ được phóng ra đuổi theo con tàu. Trên thực tế, loại vũ khí này gần giống một ngư lôi tự hành hơn là 1 loại mìn. Tuy nhiên, thường thì chúng được thiết kế để chống tàu ngầm, và không phù hợp với vùng nước nông như khu vực tàu Cheonan bị chìm. Một điều đặc biệt là từ lời kể của những người sống sót trên tàu và cư dân trên đảo, không ai nhận thấy có ánh lửa từ vụ nổ mặc dù khi đó đang là buổi tối. Không ai trong số những thuỷ thủ sống sót bị phỏng, hoặc ngửi thấy mùi chất nổ. Điều này khẳng định việc vụ nổ xảy ra dưới nước. Nếu vụ nổ xảy ra ngay bên trong lòng con tàu, hoặc khi có một thiết bị nổ được gắn vào đáy tàu, chắc chắn nó sẽ gây ra cháy và các nhân chứng sẽ phải thấy ánh sáng từ vụ nổ. Chi tiết này giúp củng cố việc loại bỏ các giả thuyết về tai nạn liên quan đến đạn pháo trong con tàu hoặc người nhái gắn mìn vào bên dưới đáy tàu, hoặc một thiết bị nổ được lén đưa lên tàu. Tương tự, một tàu tuần duyên Hàn Quốc cũng có mặt ở gần nơi xảy ra vụ việc và đã đến ngay sau khi xảy ra vụ nổ để cứu thuỷ thủ đoàn tàu Cheonan. Theo đoạn video quay từ tàu tuần duyên đó, có thể thấy không hề có khói và lửa tại hiện trường. Cũng theo lời thuật lại của những người sống sót, bao gồm cả thuyền trưởng, con tàu đã bị nhấc bổng khỏi mặt nước ít nhất nửa mét, đặc điểm quan trọng của một vụ nổ do ngư lôi. Ngoài ra còn có một bằng chứng khác khẳng định nhận định trên. Một thuỷ thủ khác cho biết anh ta bị đánh thức bởi tiếng nổ và thấy phần đuôi tàu cách anh ta chưa đầy nửa mét đã biến mất. Nếu vụ nổ xảy ra bên trong con tàu, áp lực chắc chắn sẽ giết chết người này. Nhân chứng này trên thực tế còn sống sót mặc dù ở rất gần vụ nổ là nhờ lớp nước giữa ngư lôi và con tàu đóng vai trò 1 lớp đệm chặn sức ép của vụ nổ không cho nó lan truyền vào bên trong tàu. Trên thực tế, sau khi con tàu được trục vớt, có thể nhận thấy rõ các cấu trúc kim loại bên trên của Cheonan đều bị uốn cong lên trên, một bằng chứng rõ ràng cho thấy vụ nổ xảy ra bên dưới tàu. Tại hiện trường các thợ lặn còn thu thập được các mẫu kim loại hợp kim nhôm - manhê được sử dụng làm vỏ ngoài của ngư lôi. Người ta còn tìm thấy dấu vết của RDX, loại chất nổ dùng trong ngư lôi. Trong báo cáo cuối cùng, nhóm điều tra đa quốc gia xác nhận nguyên nhân gây ra vụ Cheonan là do 1 ngư lôi hạng nhẹ loại CHT-02D của BTT. Một phần của ngư lôi, bao gồm chân vịt, động cơ đẩy và 1 phần bánh lái được trục vớt. Như vậy sau khi xem xét các yếu tố kỹ thuật, ta có thể gần như chắc chắn rằng loại vũ khí được dùng để đánh đắm tàu Cheonan là ngư lôi. Câu hỏi còn lại là ai đã thực hiện vụ tấn công, bằng phương tiện gì, và nó diễn ra như thế nào. Theo báo cáo chính thức thì một tàu chiến khác của Hàn Quốc, chiếc Sokcho, ở gần đó đã nã pháo suốt 15 phút liền vào một mục tiêu trên radar, với tổng cộng 130 phát đạn, mà theo phía Hàn Quốc thì đó chỉ là một bầy chim. Tuy nhiên có thể khẳng định gần như chắc chắn rằng đẩy chỉ là một sự che đậy, vì mọi lực lượng quân sự chính quy đều có các quy tắc giao chiến chặt chẽ, nhất là tại một khu vực nhạy cảm như tại vùng ranh giới giữa 2 miền Triều Tiên. Không một thuyền trưởng nào có thể pháo kích 15 phút liên tục trong 1 tình huống không rõ ràng. Chỉ có một khả năng duy nhất là tàu Cheonan đã bị tấn công từ bên ngoài. Một số thuỷ thủ đang liên lạc với người thân bằng điện thoại di động khi vụ việc xảy ra. Họ phải chấm dứt cuộc gọi vào khoảng 21h16 phút vì có một tình huống khẩn cấp đang diễn ra. Còn vụ nổ xảy ra vào khoảng 21h21. Vào khoảng 21h25, thuyền trưởng Choi Won-il gửi một tin nhắn bằng điện thoại di động đến Bộ tư lệnh Hạm đội 2 thông báo rằng Cheonan bị tấn công Loại phương tiện đáng nghi nhất được sử dụng là các loại tàu ngầm mini mà Bắc Triều Tiên thường sử dụng để chuyên chở các nhóm đặc tình đột nhập vào trong lãnh thổ Hàn Quốc. Những tàu ngầm mini này, một số thực chất là những tàu cao tốc có khả năng chạy ngầm dưới mặt nước. Khi nổi lên, chúng có thể di chuyển với vận tốc rất lớn, gần 80 km/h, ví dụ như loại Taedong của Bắc Triều Tiên. Tốc độ này cũng tương đương với tốc độ một đàn chim đang bay. Chỉ ngay sau tàu Cheonan bị đánh đắm, tư lệnh hạm đội Tây của hải quân Bắc Triều Tiên, Jeong Myung Do được thăng chức lên đại tướng, tư lệnh hải quân. Trước đó, hạm đội này đã được đặt trong tình trạng báo động từ tháng 3, mọi ngày phép đều bị huỷ bỏ. Theo lời một số lính miền Bắc bỏ ngũ sang miền Nam thì một hội nghị đã được tổ chức tại Nampo, nơi đặt tổng hành dinh của hạm đội Tây, vào ngày 16/2 (cũng là ngày sinh nhật của lãnh đạo Kim Young IL). Kết quả của hội nghị là quyết định phải trả thù cho thất bại trong cuộc hải chiến diễn ra vào tháng 11/2009, mà trong đó 10 thuỷ thủ BTT thiệt mạng, đồng thời khiến tư lệnh hạm đội Tây khi đó bị mất chức. Một câu hỏi được đặt ra là tại sao tàu Cheonan lại bị một tàu ngầm đánh chìm khi mà bản thân nó là một tàu chống tàu ngầm? Sự thật thì mặc dù được gọi như vậy, Cheonan nói riêng và toàn bộ lớp Pohang nói chung không được trang bị tốt cho vai trò này. Thông thường tàu chống tàu ngầm được trang bị 2 loại sonar: 1 là loại được gắn cố định vào thân tàu, và 2 là loại sonar dưới dạng 1 sợi cáp dài được kéo theo phía sau tàu. Cheonan chỉ được trang bị loại thứ nhất, và cũng chỉ với kích thước nhỏ. Vấn đề chính là kích thước của con tàu đã hạn chế việc trang bị những loại sonar lớn hơn, mạnh hơn. Lớp Pohang chỉ có lượng choán nước 1,200 tấn, trong khi loại tàu được dự kiến sẽ thay thế nó trong tương lai có lượng choán nước tới 2,300 tấn. Trên thực tế, nó chỉ thích hợp đối với việc săn tìm những tàu ngầm loại cũ thời chiến tranh lạnh của của BTT ngoài biển xa. Đối với những tàu ngầm mini loại mới, hoạt động gần bờ, Cheonan gần như không hiệu quả. Vùng biển duyên hải gần bờ luôn gây rất nhiều khó khăn cho việc săn tìm tàu ngầm. Những dòng nước chảy xiết, mật độ hoạt động cao của tàu bè gần bờ, âm vang do sự phản xạ của sóng âm thành vào đáy biển và bờ biển…tất cả những yếu tố trên kết hợp tạo ra rất nhiều nhiễu loạn cho thiết bị sonar. Trên thực tế thì đây không phải là lần đầu mà cả 2 bên che đậy những sự việc như vậy. Trong thực tế kể từ sau khi ký hiệp định ngừng bắn, một cuộc chiến cường độ thấp vẫn âm thầm diễn ra tại các khu vực giáp ranh giữa 2 miền. Theo ước tính cho tới năm 1989 chỉ riêng số quân nhân Mỹ thiệt mạng trong các trận giao tranh như vậy là hơn 140 người. Đó là chưa tính đến những vụ khủng bố, phá hoại nổi tiếng khác của phía Bắc Hàn, bao gồm việc tấn công vào Phủ Tổng thống Hàn Quốc, cho nổ tung một máy bay chở khách hay đặt bom nhắm vào 1 đoàn quan chức cao cấp của HQ tại Miến Điện. Nói chung trong thời kỳ chiến tranh lạnh, những vụ va chạm giữa các lực lượng quân sự của 2 phía đối địch là khá phổ biến, bao gồm cả giữa Mỹ và Liên Xô, với nhiều vụ kết thúc với thiệt hại về phương tiện hay cả nhân mạng. Tuy nhiên công chúng đa số không biết về những sự việc này. Sự kiện Cheonan tuy vậy không giống các vụ việc tương tự trong quá khứ, với con số thiệt hại nhân mạng rất lớn và thông tin đến với công chúng gần như ngay lập tức. Khu vực tàu Cheonan bị chìm là một vị trí hoàn hảo cho những cuộc đụng độ như vậy. Con tàu bị chìm ở vùng biển quanh đảo Baengnyeong, một trong những phần lãnh thổ xa nhất của Hàn Quốc, rất gần bờ biển BTT. Trên thực tế hòn đảo này còn nằm gần Bình Nhưỡng hơn Seoul. BTT cho rằng hòn đảo này, cùng 1 đảo khác là Daecheong, đáng lẽ phải thuộc về mình, lí do là nếu đường phân chia 2 miền trên bộ được kéo dài ra biển thì 2 hòn đảo này cùng vùng biển quanh đó sẽ thuộc về miền bắc. Chỉ riêng trong 1 thập niên qua đã có 3 cuộc đụng độ giữa hải quân 2 miền tại khu vực này, mà trong đó ưu thế thường nghiêng về miền Nam. Có thể thấy rõ sự lúng túng và mâu thuẫn trong nội bộ chính phủ Hàn Quốc giữa việc che đậy vụ việc như những lần khác và việc công bố sự thật. Tiêu biểu trong nhóm thứ 2 là Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Kim Tae-Young. Là 1 cựu quân nhân và theo đường lối cứng rắn với miền Bắc, ông này trước kia từng 2 lần cảnh báo rằng nếu biết chắc rằng phía BTT sắp tấn công, miền Nam sẽ ra tay trước. Trong khi mà mọi quan chứ cấp cao khác trong nội các, thậm chí ngay cả tướng Walter Sharp - tư lệnh lực lượng Mỹ đồn trú tại HQ, tìm cách giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của vụ việc thì Kim Tae-Young không hề ngần ngại trong việc chỉ đích danh BTT như nghi phạm chính. Ngày 29/3, trong buổi điều trần trước QH, ông này cho rằng có thể miền Bắc đã cố tình đặt mìn. Bốn ngày sau, cũng trước QH, ông này cho rằng ngư lôi là nguyên nhân hợp lý hơn. Trong lúc đó, các nguồn chính thức khác từ nội các đề cập đến vô số các giả thiết khác nhau, kể cả các giả thiết phi lý nhất như tàu bị mắc cạn, va phải 1 rặng san hô... Đến ngày 6/4, một tờ báo của HQ chụp được 1 bức ảnh từ phía sau ông Kim Tae-Young, lúc đó đang cầm 1 bản ghi nhớ được viết tay. Nội dung trong đó là "nhớ nói rằng ông chỉ biết về nguyên nhân sau khi con tàu được trục vớt, đúng như những gì chúng ta đã đồng ý. Và quân đội đang điều tra mọi khả năng và ông không nghiêng về bất cứ giả thiết nào. Tổng thống Lee muốn ông nói rằng việc2 tàu ngầm của miền Bắc biến mất khỏi căn cứ chỉ có nghĩa là quân đội không biết chúng đang ở đâu, và không có mối liên hệ trực tiếp nào giữa sự kiện này và vụ chìm tàu". Sự khác biệt về quan điểm giữa Bộ trưởng BQP và các thành viên dân sự của nội các cho thấy sự bất mãn âm ỉ của giới quân sự Hàn Quốc trước việc phải thường xuyên kiềm chế trước các hoạt động khiêu khích của BTT từ trước cho tới nay. Khác với đồng minh Mỹ, chức vụ Bộ trưởng BQP tại HQ vẫn do các tướng lĩnh quân đội nắm giữ thay vì các quan chức dân sự, do đó việc "lệch pha" ngay trong nội bộ chính phủ HQ là ko thể tránh khỏi. Trên thực tế, ngay sau khi tàu Cheonan bị chìm, tình báo quân đội HQ đã gửi 1 báo cáo cho Tổng thống Lee Myung-bak, khẳng định chắc chắn sự dính líu của phía BTT vào sự kiện Cheonan. Thậm chí trong báo cáo còn nêu rõ rằng tình báo quân đội tin rằng ngư lôi là thủ phạm làm chìm tàu Điều trớ trêu là những chính sách ưu đãi của HQ cho BTT theo chính sách Ánh Dương cũng trực tiếp tăng cường sức mạnh quân sự của miền Bắc. Ví dụ như một số cáp quang mà miền Nam cung cấp cho miền Bắc để sử dụng cho đường dây liên lạc giữa 2 miền đã bị chuyển sang sử dụng cho mục đích quân sự. Việc này khiến cho HQ gặp rất nhiều khó khăn trong việc do thám BTT. Có một thực tế rõ ràng là Hàn Quốc không ở trong điều kiện có thể thực hiện các hành động quân sự. Seoul, thủ đô và là trung tâm kinh tế chính của Hàn Quốc với 25% dân số, nằm trọn trong tầm pháo kích của pháo binh BTT, đặc biệt là từ Quân đoàn pháo binh 620 và Kangdong. Mỗi quân đoàn có từ 6 đến 12 lữ đoàn, mỗi lữ đoàn có từ 35 - 70 pháo các loại, tổng cộng là gần 1,200 đơn vị. Nói cách khác, BTT có thể nhấn chìm Seoul trong biển lửa trong nháy mắt. Vụ pháo kích đảo Yeonpyeong Khi vụ việc Cheonan vừa lắng dịu, ngày 23/11/2010, Bắc Triều Tiên bất ngờ pháo kích dữ dội Yeonpyeong, một hòn đảo nhỏ của HQ gần ranh giới trên biển của 2 miền. Vụ pháo kích làm 2 thường dân và 2 lính thuỷ đánh bộ HQ thiệt mạng, cùng nhiều thiệt hại về vật chất. Khác với vụ Cheonan, chính Bắc Triều Tiên xác nhận mình đã thực hiện vụ pháo kích này và mục tiêu bao gồm cả dân thường. Trước tiên hãy xem lại chi tiết sự việc xảy ra Bản đồ bên dưới cho thấy vị trí của đảo Yeonpyeong, đường ranh phân chia trên biển (màu xanh), và đường ranh mới mà Bắc Triều Tiên tự đặt ra từ 1999. Khung chữ nhật màu đỏ là khu vực triển khai các khẩu đội pháo của Bắc Triều Tiên. Khu vực này có thể được xem rõ hơn trong hình chụp vệ tinh ngay bên dưới.  Trong ảnh vệ tinh, là nơi BTT triển khai khẩu đội pháo hoả tiễn BM-21 dùng để tấn công đảo Yeonpyeong. Khẩu đội có 6 xe pháo, mỗi xe chứa 40 hoả tiễn cỡ 122mm. Tổng cộng có 170 hoả tiễn được phóng về phía đảo Yeonpyeong. Trong đó 80 quả rơi trúng đảo, số còn lại rơi xuống vùng biển chung quanh. 20 trong số 80 quả đó không phát nổ.  Vụ pháo kích làm 2 thường dân và 2 lính thuỷ đánh bộ đóng quân trên đảo thiệt mạng. Một trong số 2 lính thuỷ đánh bộ khi đó vừa được nghỉ phép và đang đợi ở bến tàu để về đất liền. Khi vụ tấn công xảy ra, người này liền quay trở lại doanh trại và tử thương do bị trúng đạn pháo. Lực lượng HQ đồn trú trên đảo phản pháo kích 13 phút sau đó, sử dụng pháo tự hành K-9. Tổng cộng khoảng 80 phát đạn được phía HQ bắn đi. Một số rơi phía sau vị trí khẩu đội BM-21, cách khoảng 80m. Trong hình dưới, những vòng tròn màu vàng đánh dấu vị trí các hố đạn do đợt phản pháo kích của phía HQ. Nhiều khả năng phía BTT không chịu nhiều thiệt hại vì có thể các giàn pháo hoả tiễn đã kịp di chuyển ra khỏi đó, và khu vực nơi đạn pháo HQ rơi chủ yếu là đất bùn. Trong ảnh vệ tinh có thể thấy rõ 6 công sự đất được đắp để bảo vệ cho các giàn hoả pháo. Vào thời điểm ảnh được chụp thì tất cả xe đã di chuyển ra khỏi vị trí, nhưng vẫn còn có thể thấy các vệt cháy xém (được đánh dấu mà xanh lục) gây ra do luồng phản lực của hoả tiễn. Vị trí số 6, ở dưới cùng, không thấy có vết cháy xém, chứng tỏ khẩu đội đã di chuyển đi trước khi sử dụng toàn bộ hoả lực của mình, có thể là do phía BTT phát hiện đợt phản pháo kích của phía HQ. Có thể thấy khả năng tác chiến của pháo binh BTT qua cuộc tấn công này là không cao. Hơn phân nửa số tên lửa không rơi trúng đảo, một mục tiêu có kích thước rất lớn. Tỷ lệ đạn lép cao. Đặc biệt là không thể phối hợp để tất cả số phi pháo đến mục tiêu cùng lúc. Đối với hoả lực pháo binh, đa số thương vong gây ra trong khoảng thời gian rất ngắn lúc đầu, sau đó binh lính tại vị trí bị pháo kích đã kịp tìm nơi ẩn nấp. Do đó lý tưởng nhất là phối hợp sao cho tất cả số đạn pháo đều đến mục tiêu gần như cùng lúc. Ngoài ra, còn phải xét đến yếu tố đây là một cuộc tấn công đã được lên kế hoạch từ trước, nghĩa là phía BTT có nhiều thời gian để chuẩn bị, cũng như có thể tuyển chọn, sử dụng phương tiện, con người tốt nhất cho chiến dịch này. Do đó, kết quả của cuộc pháo kích này để lại dấu hỏi lớn về năng lực thật sự của lực lượng quân sự BTT. Cần nhớ sức mạnh pháo binh đóng vai trò trung tâm trong khả năng răn đe của phía BTT đối với HQ. Trên thực tế, chắc chắn phía BTT cũng đã tính đến khả năng của pháo binh HQ, đặc biệt là K-9, pháo tự hành cỡ 155mm do HQ tự sản xuất. Pháo hoả tiễn được chọn để thực hiện cuộc tấn công vì chúng có ưu điểm là nhịp bắn và tính cơ động cao. Các giàn hoả pháo có thể di chuyển đến vị trị chọn sẵn, khai hoả toàn bộ hoả lực của mình và di chuyển đi chỉ trong 1 thời gian ngắn. Tuy nhiên pháo hoả tiễn có điểm yếu là độ chính xác kém. Nó chỉ phù hợp trong việc tiêu diệt sinh lực đối phương trong một khu vực rộng lớn, ngoại lệ duy nhất hiện nay là hệ thống GMLRS của quân đội Mỹ, do sử dụng cơ chế dẫn đường bằng vệ tinh nên có độ chính xác tương đương bom thông minh. BTT phải trả giá cho độ chính xác kém bằng việc dân thường chiếm đến 1 nửa thương vong cho dù mục tiêu chính của cuộc tấn công là nhằm vào lực lượng thuỷ quân lục chiến đang đồn trú trên đảo, đặc biệt là đơn vị pháo binh K-9, vì nếu vô hiệu hoá được lực lượng này thì BTT cũng loại bỏ được nguy cơ bị phản pháo kích. Tuy nhiên rõ ràng mục tiêu đó đã không đạt được, khi chỉ gây ra hư hại nhẹ cho một số pháo K-9 trong khi lại gây thiệt hại nặng cho các mục tiêu dân sự. Read more: Ky thuat - Cong nghe Quan su
|
|
|
Post by Can Tho on Jun 16, 2012 20:19:35 GMT 9
Đối với các nước có liên quan
Hàn Quốc
Trong vụ Cheonan, sau khi chính phủ HQ công bố kết quả điều tra chính thức của đội điều tra quốc tế, ngay trong dân chúng HQ cũng có rất nhiều người không tin rằng BTT là thủ phạm. Không ít người theo thuyết âm mưu còn tin rằng chính Mỹ và chính phủ HQ đã dàn dựng lên vụ việc. 60 năm đã qua đi và còn rất ít người HQ còn nhớ tới chiến tranh Triều Tiên. Đa số giới trẻ cũng không nhớ, hay không biết tới những vụ tấn công tương tự của BTT, vốn chủ yếu xảy ra từ những năm 70 trở về trước. Một bộ phận khá lớn người dân HQ hiện nay có tư tưởng chống sự hiện diện của quân đội Mỹ, cho rằng đó là nguồn gốc căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, và có sự thông cảm giành cho BTT. Tuy nhiên, sau vụ tấn công vào đảo Yeonpyeong ít ai có thể nghi ngờ sự đồng thuận trong nội bộ chính phủ và người dân HQ trong việc lên án BTT.
Cuộc pháo kích vào Yeonpyeong chắc chắn sẽ tạo sự liên tưởng đến vụ chìm tàu Cheonan chỉ vài tháng trước và vô tình càng khiến nhiều người tin rằng chính BTT là thủ phạm vụ tàu Cheonan. Lần đầu tiên trong hơn 1 thập niên, truyền thông và công chúng Hàn Quốc công khai gọi BTT là 'kẻ thù'.
2 vụ việc trên có thể coi như những giọt nước làm tràn ly, khi mà sự thông cảm của người dân Hàn Quốc dành cho BTT đã bị bào mòn dần qua việc BTT, bất chấp chính sách thân thiện 'Ánh Dương', vẫn tiếp tục chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa của mình. Chính sách 'Ánh Dương' thực chất là việc HQ cố gắng 'mua' hoà bình từ miền Bắc thông qua các chương trình viện trợ rộng rãi. Việc ông Lee Myung-bak, người theo đường lối cứng rắn được bầu lên làm TT, đã đánh dấu sự thất bại của chính sách Ánh Dương và sự thay đổi thái độ của người dân HQ đối với BTT.
Quân đội HQ đặc biệt bị chỉ trích nặng nề trong cả 2 vụ tấn công. Trên thực tế ngay từ năm ngoái, sau vụ tàu Cheonan, Uỷ ban thanh tra và kiểm toán quốc gia HQ đã công bố một bản báo cáo, trong đó chỉ trích nặng nề quân đội HQ. Trong đó bao gồm việc không tăng cường cảnh giác sau vụ giao tranh trên biển hồi tháng 11/2009, phớt lờ yếu kém trong khả năng tác chiến chống tàu ngầm trong khu vực duyên hải. Bản báo cáo đề nghị kỷ luật 25 sĩ quan cao cấp có trách nhiệm trong vụ chìm tàu Cheonan.
Còn trong vụ Yeonpyeong, đây không phải là lần đầu đảo này bị tấn công. Tháng 1/2010, phía BTT cũng đã một lần pháo kích, nhưng không trúng đảo mà rơi xuống vùng biển xung quanh. Ngay sau đó Quốc hội HQ tổ chức 1 buổi điều trần, trong đó các tướng lĩnh bảo đảm rằng nếu phía BTT pháo kích một lần nữa, pháo binh HQ sẽ phản pháo lại ngay lập tức với số lượng pháo gấp 3 đến 4 lần số pháo của BTT. Nhưng thực tế diễn ra không đúng như vậy và uy tín của quân đội HQ một lần nữa bị sứt mẻ nghiêm trọng.
2 sự kiện Cheonan và Yeonpyeong bộc lộ những điểm yếu nội tại nghiêm trọng của quân đội Hàn Quốc cho dù trong những thập niên gần đây, sức mạnh quân sự của HQ đã có sự phát triển vượt bậc nhờ vào nền kinh tế thịnh vượng của mình. Sự chỉ trích đặc biệt nhắm vào các tướng lĩnh chỉ huy. Nhiều người HQ vẫn không quên thời kỳ độc tài quân sự từ những năm 60 đến đầu những năm 90. Mặc dù sự lãnh đạo của giới tướng lĩnh với đất nước đã kết thúc nhưng những người này vẫn còn giữ lại rất nhiều đặc quyền cho mình, và không bao giờ chấp nhận việc mình mắc sai lầm.
Tuy nhiên đã có sự thay đổi lớn lần này, khi chính quyền dân sự quyết định mạnh tay hơn trong việc cải tổ bộ máy lãnh đạo của quân đội. 60 trong số 440 tướng và đô đốc được dự kiến cắt giảm, sau đó con số này được giảm còn 30. Cuộc cải tổ còn bao gồm việc nâng cao chất lượng sĩ quan nói chung, ví dụ như từ nay các sinh viên sau khi hoàn thành khoá huấn luyện sĩ quan dự bị sẽ nghiễm nhiên trở thành sĩ quan ngay như trước nữa mà phải trải qua quá trình tuyển lựa. Việc huấn luyện cũng được thay đổi để giống với thực tế hơn. Nhiều binh sĩ trước kia được phân công vào các vị trí phục vụ cho các sĩ quan nay được chuyển sang các vị trí chiến đấu hoặc hỗ trợ chiến đấu. Một thay đổi lớn nữa là việc HQ chủ động yêu cầu hoãn quá trình chuyển giao quyền chỉ huy tối cao quân đội khi có chiến tranh từ Mỹ sang HQ.
Về một mặt nào đó, có thể xem các vấn đề của quân đội HQ một phần là do tác dụng phụ của thành công. Kể từ những năm 70 cho đến nay, khoảng cách về tiềm lực quốc phòng giữa 2 miền càng ngày càng được mở rộng, đến mức HQ cho rằng miền Bắc không còn là đối thủ chính của mình nữa, và bắt đầu hướng đến các mục tiêu xa hơn. Tiêu biểu chính là với hải quân Hàn Quốc. Nước này giờ đây có thể tự đóng những tàu khu trục có lượng choán nước gần 1 vạn tấn, còn lớn hơn cả các tàu cùng loại của hải quân Mỹ, và được trang bị những công nghệ hiện đại nhất, bao gồm cả hệ thống phòng không hợp nhất Aegis. Tham vọng của hải quân HQ là vươn lên trở thành lực lượng hải quân viễn dương, có khả năng tác chiến tầm xa, cạnh tranh với Nhật Bản và TQ. Tuy nhiên, chính vì vậy mà hải quân HQ đã xao lãng năng lực chống các tàu ngầm mini trong khu vực duyên hải, vốn là thế mạnh của hải quân BTT, mà vụ tàu Cheonan là hậu quả trực tiếp.
Hàn Quốc tất nhiên không hề mong muốn chiến tranh liên Triều lại tái diễn. Cho dù HQ hiện nay có tiềm lực mạnh hơn người anh em miền Bắc của mình và nhiều khả năng giành chiến thắng cuối cùng thì BTT cũng sẽ kịp gây ra những thiệt hại khổng lồ cho nền kinh tế HQ. Tuy nhiên, còn 1 vấn đề lớn hơn nữa. Đó là chi phí khổng lồ cần thiết cho việc tái thống nhất 2 miền. Sự chênh lệch về trình độ là quá lớn, và việc phải gánh trách nhiệm tái thiết miền Bắc sẽ kéo lùi nền kinh tế HQ ít nhất là 1 thập niên. Vấn đề không chỉ nằm ở những sự chênh lệch về vật chất, mà còn là sự khác biệt về văn hoá, lối sống. Người dân BTT chắc chắn sẽ rất khó thích nghi với 1 xã hội hoàn toàn khác với những gì mình đã trải qua. Khi 2 miền nước Đức thống nhất, tuy có cũng có sự khác biệt, nhưng ít nhất thì cả 2 đều là những xã hội công nghiệp phát triển. Thống kê đối với những người tị nạn BTT đang sống ở HQ cho thấy có đến 30% trong số họ muốn rời HQ và đi đến sinh sống ở 1 nơi nào đó khác, 70% không có việc làm. Mỗi người tị nạn BTT khi đến HQ làm tiêu tốn của chính phủ nước này 100,000 dollar để ổn định ăn ở cho những người này.
Bắc Triều Tiên
Câu hỏi đặt ra là tại sao BTT lại thực hiện những vụ tấn công trên. Đối với vụ Cheonan, nguyên nhân trực tiếp là việc trả đũa cho thất bại trong trận hải chiến hồi tháng 11 năm 2009. Còn trong vụ pháo kích đảo Yeonpyeong, khó có thể chỉ rõ đâu là nguyên nhân trực tiếp. Tuy nhiên, có thể thấy cả 2 sự kiện trên đều có chung các các nguyên nhân sâu xa. Thứ nhất, đây gần như là 1 dạng 'tống tiền' của BTT, nhằm gây sức ép đối với TT Lee Myung-bak phải nối lại những ưu đãi như dưới thời kì 'Án Dương'. Thông điệp của miền Bắc là rất rõ ràng, nếu miền Nam không muốn rắc rối, hãy nối lại viện trợ ngay. Lí do thứ 2 liên quan đến việc lãnh đạo Kim Young IL chỉ định con út Kim Young Un lên làm người kế vị của mình. Bằng cách tạo sự căng thẳng với bên ngoài, Kim Young IL có thể tập trung sự ủng hộ trong nội bộ đất nước cho con mình. Hoặc có thể đưa chính Kim Young Un ra chỉ đạo những chiến dịch trên nhằm xác lập sự lãnh đạo của vị lãnh đạo trẻ với quân đội.
Mối lo lớn nhất của là Kim Young IL là đảm bảo được quyền lực của con trai sau khi mình qua đời. Kim Young Un vẫn còn quá trẻ, thiếu kinh nghiệm và tầm ảnh hưởng. Khi không còn cái bóng của cha mình thì vị thế rất dễ lung lay. Hơn ai hết, bản thân Kim Young IL hiểu rõ điều này. Kể từ khi được cha mình, Kim IL-Sung, chỉ định làm người kế vị (1974) cho đến khi chính thức nắm quyền (1994), Kim Young IL có đến 20 năm dưới sự dìu dắt của cha mình. Thời gian đó đủ dài để Kim Young IL tích luỹ kinh nghiệm, tập hợp đủ sự ủng hộ cho bản thân mình. Trong khi với tình hình sức khoẻ hiện nay, Kim Young IL khó có cơ hội dành nhiều thời gian như vậy cho con trai mình. Do đó Kim Young IL phải hành động một cách gấp gáp, và mắc sai lầm nghiêm trọng khi ra lệnh pháo kích đảo Yeonpyeong.
Tuy nhiên phải thấy rằng về bản chất, BTT cũng hoàn toàn không muốn phải lao vào cuộc chiến liên Triều một lần nữa. Vì lần này họ cũng khó có thể giành chiến thắng. Tất cả những gì mà giới lãnh đạo BTT mong muốn là duy trì được quyền lực của mình.
Trung Quốc
TQ là chỗ dựa duy nhất của BTT hiện nay. Có thể ví sự ủng hộ của TQ đối với nước này giống như 1 ống thở oxy đối với 1 người bệnh nặng. Thái độ của TQ đối với BTT trong 2 sự kiện trên phản ánh sự phức tạp trong vai trò của TQ đối với tình hình bán đảo Triều Tiên.
Về cơ bản, chính sách của TQ là ngăn không cho chiến tranh lại nổ ra và giữ không cho chính thể của BTT sụp đổ. Bởi vì hậu quả nhãn tiền sẽ là hàng triệu người tị nạn tràn vào TQ. Một cuộc chiến cũng sẽ tàn phá nền kinh tế HQ, một trong những đối tác kinh tế lớn nhất của TQ hiện nay. Và chiến tranh xảy ra, nhiều khả năng phía HQ sẽ là người chiến thắng, khi đó TQ sẽ có 1 nước đồng minh của Mỹ ngay sát biên giới của mình. Ngoài ra, phần lãnh thổ TQ giáp với BTT có đa số dân chúng là người gốc Triều Tiên. Sự thống nhất của 2 miền Triều Tiên có thể là chất xúc túc cho 1 phong trào li khai trong khu vực này. Giới lãnh đạo TQ hiện nay đã đủ đau đầu với các phong trào li khai khác.
Đối với vụ Cheonan, mặc dù không công khai chỉ trích, TQ cho thấy mình không hài lòng đối với hành động này của BTT. ngay sau vụ việc xảy ra, Kim Jong IL có 1 chuyến thăm nước này. Khi đó, phía TQ khá chắc chắn rằng chính BTT gây ra vụ này, nhờ vào mạng lưới tình báo sâu rộng trong lòng BTT. Tuy nhiên, Kim Jong IL liên tục phủ nhận trước các câu hỏi của các quan chức cấp cao TQ. Thay vào đó, Kim Jong IL lại yêu cầu được cung cấp 30 máy bay cường kích hải quân JH-7A cùng với các tên lửa diệt hạm C-801 và C-802. Nhưng phía TQ đã từ chối các yêu cầu này. Vài tháng sau đó, Kim Jong IL lại có một chuyến thăm TQ nữa, và tiếp tục đưa ra yêu cầu này. Phía TQ một lần nữa từ chối. Một phần lí do là vì bản thân hải quân TQ cũng đang rất cần những máy bay này, nhưng một phần khác là do TQ cảm thấy bất an trước cách hành xử hồ đồ của phía BTT.
Ba tháng sau vụ Cheonan là dịp kỷ niệm 60 năm ngày nổ ra chiến tranh Triều Tiên, 25/06/1950. Trong một bài viết trên tờ tạp chí International Herald Leader có đoạn "Quân đội BTT vượt qua biên giới 2 miền ngày 25/6 và Seoul bị chiếm 4 ngày sau đó". Bài báo này nhanh chóng lan truyền trước khi bị gỡ bỏ. Đây thực sự là 1 cú sốc trong giới truyền thông TQ vì từ trước đến nay trong mọi tài liệu TQ vẫn luôn khẳng định rằng chính Mỹ và HQ đã phát động chiến tranh trước. Tờ tạp chí này là một ấn bản thuộcTân Hoa Xã, cơ quan ngôn luận chính thức của TQ. Liệu đây là chỉ là kết quả của một sơ suất hay là một hành động ngầm nhắc nhở BTT?
Đối với vụ pháo kích đảo Yeonpyeong, TQ lại công khai ủng hộ BTT khi cho rằng Mỹ và HQ đã khiêu khích khi thực hiện một cuộc tập trận hải quân chung. Lí do cho sự thay đổi này không phải liên quan đến chính sách với bán đảo Triều Tiên mà đến từ sự phản đối ngày càng gay gắt của TQ đối với sự hiện diện của hải quân Mỹ trong vùng biển quanh TQ.
Mỹ
Chính sách của Mỹ đối với bán đảo Triều Tiên bao gồm 2 mục tiêu chính là ngăn không cho BTT sở hữu vũ khí hạt nhân và ngăn không cho chiến tranh liên Triều lại xảy ra. Việc này không chỉ bao gồm việc ngăn miền Bắc tràn xuống miền Nam mà còn ngược lại. Hiện nay Mỹ đang phải căng sức cho cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố, nên điều cuối cùng mà một tổng thống Mỹ muốn là phải giúp đồng minh trong một cuộc chiến quy mô lớn tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Tóm lại, điều kỳ lạ là cả 4 bên đều có chung 1 mục tiêu, đó là giữ nguyên hiện trạng càng lâu càng tốt. Chỉ có cách thức mà mỗi bên sử dụng để đạt tới mục tiêu trên là khác nhau. Trong đó, HQ đang ở thế bất lợi nhất, không phải vì họ yếu nhất, mà vị họ có quá nhiều thứ để mất.
Read more: Ky thuat - Cong nghe Quan su
|
|
|
Post by Can Tho on Jun 16, 2012 20:21:35 GMT 9
Mig-29 vs. F-16 trong chiến tranh lạnh
Phần đầu trong bài (phần trong "…") được trích từ một một đề tài nghiên cứu của một cựu phi công, người có 2000 giờ bay trong F-16, 500 giờ bay trên Mig-29, ngoài ra còn có F-15 và F-5E. Nội dung là so sánh các phiên bản của Mig-29 và F-16 thời kì chiến tranh lạnh.
"…Bản Mig-29 chính được sử dụng để so sánh là Mig-29A vì đây là phiên bản được dùng nhiều nhất. Bản Mig-29C mới hơn thật sự không phải là sự cải tiến của bản A vì nó chỉ chứa nhiều hơn 200kg nhiên liệu và trang bị thiết gị gây nhiễu tích hợp. Phiên bản F-16 được dùng là bản F-16C thuộc lô cải tiến 40, vốn ra đời trong thời gian Mig-29 được sản xuất với tốc độ cao nhất.
Khi được trang bị cho tác chiến không đối không, Mig-29A có khối lượng tối đa 17,325kg, bao gồm nhiêu liệu tối đa của bình nhiên liệu chính bên trong, 2 tên lửa tầm xa AA-10A (R-27), 4 tên lửa tầm gần AA-11 (R-73), 150 viên đạn 30mm, cùng 1 bình nhiên liệu phụ gắn ngoài 1500 lít. Mig-29 có 2 động cơ, mỗi cái cho 8370kg lực đẩy. Tổng cộng Mig-29 có tỷ số lực đẩy trên khối lượng lúc cất cánh là 0.97:1.
Tỷ số này trên F-16C là 0.92:1 với trang bị gồm 4 tên lửa tầm xa AIM-120 AMRAAM, 2 tên lửa tầm gần AIM-9M Sidewinder, 510 viên đạn 20mm, đầy bình nhiên liệu chính và 1 bình nhiên liệu phụ 1130 lít. Tổng khối lượng là 14,328kg. F-16C có 1 động cơ với sức đẩy 13,050kg.
Tốc độ
Cả 2 thiết kế đều có khả năng cơ động tốt. Mig-29 có tốc độ tối đa ở độ cao lớn cao hơn, với giới hạn ở Mach 2.3. Của F-16 là Mach 2.05. Sự khác biệt là do khác biệt trong thiết kế cửa hút gió. Mig-29 sử dụng cửa hút gió biến thiên còn F-16 dùng loại cố định. (Chú thích: với tất cả các chiến đấu cơ phản lực, cho dù bay ở vận tốc siêu âm hay hạ âm, phải bảo đảm rằng vận tốc dòng khí trước khi đi vào động cơ phải dưới vận tốc âm thanh nếu không động cơ sẽ không thể vận hành tối ưu. Do đó, cửa hút gió phải được thiết kế để khi máy bay ở vận tốc siêu âm sẽ tạo ra một sóng chấn động và ngăn không cho dòng khí sau khi đi qua cửa hút gió có vận tốc siêu âm. Cửa hút gió biến thiên cho phép kiểm soát sóng chấn động này tốt hơn do đó cho phép giới hạn vận tốc cao hơn, tuy vậy nó phức tạp, tốn kém và nặng hơn so với cửa hút gió cố định).
Ở độ cao thấp, giới hạn tốc độ của cả 2 là khoảng 1,500km/h, nếu không có bình nhiên liệu gắn ngoài. Nếu có thì giới hạn là 1100km/h hoặc Mach 1.6 cho F-16 và Mach 1.5 cho Mig-29, tùy cái nào nhỏ hơn (vận tốc âm thanh không phải một đại lượng cố định). Thường giới hạn này không phải do động cơ mà là do các yếu tố khác, vì F-16 từng được thử nghiệm bay ở độ cao thấp với vận tốc trên 1700km/h. Một trong những lí do quan trọng là sự quá nhiệt của nắp buồng lái do ma sát với không khí, ở độ cao thấp, mật độ không khí cao do đó ma sát sẽ sinh ra nhiều nhiệt hơn.
Khả năng vận động
F-16 là máy bay đầu tiên được thiết kế với giới hạn gia tốc 9G. Mig-29 cũng có giới hạn tương tự. Nếu đeo thêm bình nhiên liệu phụ, giới hạn của F-16 là 7G, của Mig-29 là 4G. Tuy nhiên, nếu vận tốc vượt quá mức Mach 0.85, giới hạn gia tốc của Mig-29 là 7G, còn F-16 vẫn có thể duy trì 9G ở bất kì tốc độ nào. Hạn chế của Mig-29 ở tốc độ cao chủ yếu nằm ở cánh đuôi đứng. Không quân Đức, vốn sử dụng Mig-29 một cách khắc nghiệt hơn bất kì không quân nào khác, nhận thấy sự xuất hiện của các vết nứt tại đế của cánh đuôi đứng.
Khả năng điều khiển
Trong số 4 máy bay mà tác giả từng sử dụng, Mig-29 có khả năng điều khiển kém nhất. Trong khi F-16 là máy bay đầu tiên sử dụng hệ thống điều khiển điện tử ('bay bằng dây') thì Mig-29 vẫn sử dụng các cơ chế điều khiển cơ học. Mig-29 sử dụng một bộ trợ lực lái nhằm giúp điều khiển nhẹ nhàng hơn, nhưng cũng đồng thời khiến máy bay phản ứng chậm với lệnh từ phi công. Theo kinh nghiệm của tác giả thì nếu tắt cơ chế trợ lực đi sẽ giúp việc điều khiển nhạy hơn, nhưng điều này chỉ được phép khi bay biểu diễn vì nếu tắt nó đi thì cũng đồng thời tắt luôn bộ giới hạn góc tấn. Cần điều khiển nhẹ nhưng phải được di chuyển nhiều mới đạt được hiệu quả mong muốn. Khi đang bay, nếu không chú ý, cần điều khiển sẽ tự di chuyển tùy ý khoảng gần 4 cm theo bất kì hướng nào, và gây ra sự thay đổi tương ứng của máy bay. Tương tự, nếu phi công bỏ tay khỏi cần ga động cơ, nó cũng thường di chuyển ngược về vị trí nghỉ. Điều khiển Mig-29A khá dễ trong đa số các giai đoạn của một nhiệm vụ như cất cánh, tăng độ cao, bay hành trình và hạ cánh. Tuy nhiên người phi công phải cố gắng khá nhiều để điều khiển máy bay theo ý mình trong những tình huống vận động khó, khi bay theo đội hình hoặc khi sử dụng súng để giao chiến. Nói chung, người phi công có thể thực hiện tốt các yêu cầu vận động với Mig-29, nhưng với điều kiện phải giữ sự tập trung cao độ trong suốt thời gian bay.
Hệ thống điều khiển kỹ thuật số tứ trùng của F-16 cho phép điều khiển nó một cách chính xác, đáp ứng nhanh. Và quan trọng hơn là giảm tải rất nhiều cho phi công, cho phép anh ta tập trung vào các tác vụ chiến thuật khác thay vì phải lo điều khiển máy bay. (Chú thích thêm: do loại bỏ được các cơ chế điều khiển cơ khí mà thay vào đó truyền lệnh điều khiển bằng tìn hiệu điện, F-16 có thể sử dụng buồng lái bất đối xứng. Nghĩa là di chuyển cần điều khiển từ giữa 2 chân của phi công sang hẳn 1 phía, thay bằng loại cần điều khiển nhỏ. Cho phép điều khiển chỉ bằng cách di chuyển cổ tay thay vì cả cánh tay, và nhờ đó tăng độ chính xác và giảm tải cho phi công. Đồng thời do vị trí này tự nhiên và ít gò bó hơn, nó cho phép phi công thao tác chính xác hơn ở điều kiện gia tốc cao.)
Mig-29 không có hệ thống tự cân bằng như F-16. Bất cứ sự thay đổi nhỏ nào, như nâng và hạ bánh đáp, đều có thể gây ra những sự thay đổi góc nâng của Mig-29.
Mig-29 có cơ chế giới hạn góc tấn ở 26 độ (góc tấn là góc giữa trục dọc của máy bay, trục từ mũi đến đuôi máy bay, và hướng di chuyển của máy bay). Khi máy bay đạt giới hạn này, một piston ở đế của cần điều khiển sẽ đẩy cần lái về phía trước để giảm góc tấn xuống khoảng 5 độ. Piston này áp một lực tương đương 17kg, do đó nếu muốn duy trì góc tấn mở mức giới hạn này hoặc vượt hơn, phi công cần kéo cần về phía sau với lực kéo lớn hơn 17kg. F-16 cũng có giới hạn góc tấn 26 độ, và hệ thống điều khiển điện tử cho phép nó tự động giới hạn máy bay ở mức này cho dù phi công có tác động như thế nào vào cần điều khiền. Nếu muốn đạt góc tấn cao hơn, phi công phải vượt quyền máy tính, tuy nhiên như vậy sẽ khá nguy hiểm vì F-16 có thiết kế phi ổn định theo trục dọc. Góc tấn giới hạn khi lực nâng mất tác dụng là 35 độ cho cả 2 máy bay.
Tác chiến
Nếu F-16C và Mig-29A đối mặt nhau trong một trận không chiến, cả 2 có thể phát hiện lẫn nhau ở khoảng cách gần như tương đương. F-16C, được trang bị AMRAAM, sẽ có cơ hội khai hỏa trước ở khoảng cách gấp đôi so với Mig-29. Một chiếc F-16 có thể phân biệt từng chiếc Mig-29 trong một nhóm nhiều chiếc và nhắm bắn nhiều chiếc cùng lúc. Radar trên Mig-29A không cho phép phân biệt nhiều mục tiêu cùng lúc. Nếu có nhiều hơn 1 chiếc F-16, phi công của Mig-29 sẽ không biết radar của mình đang 'khóa' (dẫn bắn) mục tiêu nào và chỉ có thể tấn công một mục tiêu cùng lúc. AMRAAM là tên lửa trang bị đầu dẫn radar chủ động. Phi công F-16 có thể phóng đi nhiều AMRAAM tấn công các mục tiêu khác nhau, cập nhật tọa độ mục tiêu cho các tên lửa trước khi chúng đến đủ gần để radar gắn trên tên lửa có thể dẫn tự động. Phi công F-16 có thể lựa chọn giữa quay đầu thoát khỏi vòng giao chiến hoặc tiếp tục áp sát. Ngược lại, AA-10A là tên lửa bán chủ động, nghĩa là radar của nó không có bộ phát mà chỉ nhận tín hiệu radar từ máy bay mẹ phản xạ lại từ mục tiêu. Do đó, phi công của Mig-29 phải liên tục dẫn bắn cho tên lửa cho tới khi nó tìm đến mục tiêu, nghĩa là phi công của Mig-29A chỉ có 1 lựa chọn duy nhất là tiếp tục lao về phía đối phương. Trong thực tế, một khi Mig-29A đến đủ gần để có thể phóng AA-10A thì nó chỉ còn cách AMRAAM vài giây.
Trong trường hợp cả 2 đều tránh được tên lửa tầm xa và không bên nào rút lui thì sẽ phải cận chiến. Mig-29A trong trường hợp này có một điểm yếu lớn là động cơ tỏa rất nhiều khói. Vệt khói mà nó tạo ra khiến cho phi công đối phương dễ dành định vị hơn. Ngoài ra, buồng lái của F-16 (cũng như của máy bay cùng thế hệ F-15) được thiết kế từ những kinh nghiệm từ chiến tranh Việt Nam, với mục đích cho phi công một góc nhìn rộng nhất có thể. Buồng lái được đặt lên cao, nắp buồng lái trong suốt phủ chụp toàn bộ xung quanh buồng lái cho phi công một góc nhìn toàn cảnh xung quanh máy bay. F-16 cũng có kích thước nhỏ, đặc biệt nếu nhìn trực diện từ phía trước (vì nó chỉ có 1 động cơ, 1 cửa hút gió) và động cơ không khói. Ngược lại, buồng lái của Mig-29A được đặt sâu bên trong, góc nhìn giữa hướng 4h và 7h hầu như không tồn tại.
Tốc độ xoay vòng ban đầu của 2 máy bay là gần như tương đương. Mig-29A có tốc độ tiêu hao năng lượng khi xoay vòng nhanh hơn do thiết kế có sức cản trong điều kiện gia tốc cao lớn hơn F-16. Do đó, F-16 có thể duy trì tình trạng vận động với gia tốc lớn trong thời gian dài hơn.
Tốc độ lật cánh tối đa của Mig-29A là 160 độ/giây, ở vận tốc thấp tốc độ này giảm còn 20 độ/giây, thông số này ở F-16 là khoảng 80 độ/ giây.
Công chúng biết đến Mig-29A nhiều thông qua bài vận động trên không "Rắn hổ mang", một trong những ngôi sao của các buổi trình diễn hàng không. Nhà sản xuất MAPO-MIG khẳng định rằng 'Rắn hổ mang' cho phép Mig-29 tránh bị phi cơ đối phương dẫn bắn vì tốc độ chậm của động tác này triệt tiêu hiệu ứng Doppler và do đó radar của đối phương không thể theo dấu Mig-29A được, ngoài ra nó cũng có thể được dùng để hướng mũi máy bay về phía đối phương nhanh và dễ dàng hơn. Phản ứng của các phi công phương Tây trước những tuyên bố đó thường là giữ im lặng và hy vọng rằng trong thực tế chiến đấu Mig-29A sẽ sử dụng "Rắn hổ mang" và chịu mất toàn bộ vận tốc của mình. Trong thực tế chính các phi công Mig-29A cũng thừa nhận rằng bài vận động này bị cấm tại các đơn vị thông thường và chỉ được thực hiện như một bài biểu diễn bởi những máy bay đặc biệt cùng các phi công lão luyện nhất.
Ưu điểm của Mig-29A là ở chỗ nó cho phép phi công vượt quyền bộ giới hạn góc tấn. Điều này đặc biệt hữu ích trong các tình huống vận động thẳng đứng hoặc như là giải pháp cuối cùng để tránh tên lửa của đối phương. Tuy nhiên, điểm mạnh nhất của nó có lẽ nằm ở sự kết hợp giữa tên lửa tầm gần AA-11 và nón bay tích hợp kính chuẩn trực (HMS). AA-11 hoàn toàn vượt trội so với tên lửa cùng loại khi đó của NATO là AIM-9M. Bên cạnh đó, nhờ vào nón bay tích hợp kính chuẩn trực, phi công của Mig-29A có thể chỉ thị mục tiêu cho AA-11 chỉ bằng cách xoay đầu. Tuy nhiên, phi công sẽ không biết được cảm biến nhiệt của AA-11 khi đó đang thực sự hướng vào đâu (mục tiêu, pháo mồi hay một điểm phát nhiệt nào đó).
Mig-29A giành lợi thế tối đa trong những tình huống huấn luyện giả định một chọi một tầm gần. Khi đó 2 máy bay chỉ bắt đầu giao chiến khi nằm trong tầm quan sát của nhau. Không phải vì Mig-29A có khả năng vận động linh hoạt hơn mà là do sự kết hợp giữa AA-11 và HMS. Tác giả từng bay trên F-16 chống lại Mig-29A (của không quân Đức) trong thao diễn và nhận thấy F-16 luôn tỏ ra cơ động và mạnh mẽ hơn Mig-29A.
Súng của Mig-29A là loại 30mm, của F-16 là 20mm. Loại của Mig-29A có sức công phá tốt hơn nhưng bù lại tầm bắn hiệu quả không bằng của F-16 vì sơ tốc đầu nòng là tương đương trong khi đạn 20mm của F-16 có tính chất khí động học tốt hơn. Cơ chế ngắm bắn trên Mig-29A không thật sự chính xác đối với những mục tiêu có khả năng cơ động cao.
Một trong những hạn chế lớn nhất của Mig-29A là tầm hoạt động ngắn. Do đó nêu giao chiến kéo dài, Mig-29A sẽ ở thế bất lợi. Mig-29A có tới 2 động cơ so với 1 của F-16 nhưng chứa nhiều hơn 150kg nhiên liệu (không tính thùng nhiên liệu phụ gắn ngoài), ở chế độ đốt hậu tối đa, tốc độ tiêu thụ nhiên liệu của Mig-29A gấp 3.5 - 4 lần của F-16. Chuyến bay ngắn nhất của tác giả trên Mig-29A chỉ có 16 phút, từ lúc thả phanh cho đến khi chạm đất.
Một điếu quan trọng cần ghi nhớ là không chiến không tự nhiên xuất hiện. So sánh một-chọi-một là một chuyện, nhưng khi xét đến toàn bối cảnh mà một trận không chiến xuất hiện và diễn ra thì khả năng nắm bắt và nhận định tình hình trở nên cực kỳ quan trọng. Hiệu năng thấp của radar cùng với thiết kế không tốt của buồng lái làm hạn chế nhiều khả năng này của phi công Mig-29A, đặc biệt là khi phải đối đầu với nhiều máy bay.
Trong các tình huống diễn tập gồm nhiều máy bay tham gia cùng lúc, thông thường là 4-chọi-4, ưu thế nghiêng hoàn toàn về phía có khả năng nhận định tình hình tốt hơn. Đối đầu với F-15 và F-16 trong các tình huống như trên, Mig-29A luôn bị thất thế. Nó gần như không thể tận dụng được sức mạnh của bộ đôi HMS/AA-11 do phi công không thể cùng lúc đối phó được nhiều đối phương.
Nguyên nhân trực tiếp là từ quan điểm về tác chiến không quân chiến thuật và trình độ công nghệ sẵn có của Liên Xô khi đó. Trọng tâm ở đài điều khiển mặt đất thay vì ở phi công, do đó phi công không (cần) được cung cấp nhiều thông tin. Nhiệm vụ của phi công chủ yếu là tuân theo chỉ thị từ mặt đất chứ không phải ra quyết định độc lập. Nếu bị cô lập khỏi điều khiển mặt đất, khả năng tác chiến độc lập của phi công trên Mig-29 là rất hạn chế. Chuẩn đường truyền dữ liệu trên Mig-29A không nhằm để chia sẻ thông tin giữa các máy bay với nhau mà chỉ để đài chỉ huy mặt đất dẫn phi cơ đến vị trí cần đến. Ngược lại, phi công của không quân các nước phương Tây được cung cấp mọi phương tiện cần thiết để có thể độc lập ra quyết định. Người chỉ huy của chiến dịch cũng thường là phi công trực tiếp tham chiến thay vì ở trên mặt đất. Các phương tiện khác đóng vai trò hỗ trợ thay vì ra chỉ thị. Nếu một phi công F-16 mất liên lạc với một trong các phương tiện trên, ví dụ như máy bay AWACS E-3, anh ta vẫn có nhiều khả năng để hoàn thành nhiệm vụ một cách độc lập.
Thành tích trong thực tế tác chiến của Mig-29A cũng không mấy ấn tượng. 'Chiến công' duy nhất xảy ra khi một Mig-29 của không quân Iraq bắn rơi chính đồng đội của mình vào đêm đầu tiên của chiến tranh Vùng Vịnh và một Mig-29 của Cuba bắn rơi 2 máy bay thể thao hạng nhẹ Cessna.
Trung tá Johane Koeck, tư lệnh Phi đoàn Mig-29 của nước Đức thống nhất từ 9/1995 đến 9/1997 rất thẳng thắn khi đề cập đến Mig-29 'Tầm hoạt động quá ngắn, hệ thống định vị kém tin cậy và radar thường xuyên gặp trục trặc…", ông còn nói thêm rằng nhiệm vụ thích hợp nhất của Mig-29 tại những nước NATO là tham gia những buổi diễn tập trong vai trò máy bay đối địch ('quân xanh') hơn là trong lực lượng tác chiến thường trực..."
Phân tích
Hiển nhiên là bài viết trên có phần thiên vị do được viết bởi một người Mỹ, tuy vậy cũng không thể phủ nhận sự hiểu biết và trải nghiệm thực tế phong phú của tác giả. Có thể nói Mig-29 là một trường hợp khá đặc biệt khi một hệ thống vũ khí hiện đại của Nga (LX) có thể được tiếp cận, nghiên cứu kỹ càng và so sánh với các hệ thống tương tự của phương Tây. Được ra đời như là đối trọng với thế hệ chiến đấu cơ thứ 4 của Mỹ (F-16, F-18, F-15, F-14…), Mig-29 chính thức tham gia biên chế không quân LX từ 1983. Trong thời gian đầu sau khi được đưa vào hoạt động, nó nhận được nhiều sự nể sợ từ phương Tây, với nhiều 'huyền thoại' được thêu dệt về sự ưu việt và vượt trội của nó. Tuy nhiên, sự kiện nước Đức thống nhất đã tạo điều kiện để giới quân sự phương Tây có thể tìm hiểu, tiếp cận trực tiếp Mig-29 do nước Đức thống nhất tiếp quản toàn bộ lực lượng không quân Đông Đức cũ. Tiếp đó là sự sụp đổ của LX và kéo theo đó là sự tan rã của khối Warsaw. Những cựu thành viên của khối này, những nước Đông Âu cũ, trở thành những đồng minh của phương Tây và thành viên mới của NATO. Đây cũng là những nước có sử dụng Mig-29 một cách rộng rãi. Do đó người ta càng có điều kiện để so sánh giữa Mig-29 và các chiến đấu cơ của khối NATO. Những năm ngay sau Chiến tranh lạnh kết thúc, không quân Mỹ thực hiện rất nhiều chương trình huấn luyện, tập trận chung với các không quân đồng minh có sử dụng Mig-29, đặc biệt là không quân Đức, vốn thừa hưởng Mig-29 từ không quân Đông Đức cũ.
Bài viết này sẽ làm rõ hơn những phân tích về Mig-29. Như tựa bài viết đã chỉ rõ, nội dung giới hạn trong thời gian trước và ngay sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, đồng thời dự đoán, với một chừng mực nào đó, điều gì đã có thể xảy ra nếu xảy ra chiến tranh giữa 2 khối NATO-Warsaw và Mig-29 được xung trận với các chiến đấu cơ của phương Tây. Ngoài ra, nó cũng cho thấy, một cách sơ lược, những sự khác nhau về học thuyết, triết lí quân sự, cũng như trình độ công nghệ, sản xuất của LX và phương Tây.
Một điều quan trọng cần ghi nhớ đó là không có sự tương ứng một cách tuyệt đối giữa các hệ thống vũ khí của các quốc gia khác nhau. Mỗi quân đội có cách thức tác chiến, triết lý quân sự, chiến thuật…không giống nhau, và do đó cách họ sử dụng vũ khí cũng khác nhau. Và từ đó dẫn đến những khác biệt về các ưu tiên trong thiết kế. Vì vậy không thể chỉ so sánh các loại vũ khí khác nhau về mặt kỹ thuật mà bỏ qua việc xem xét các yêu cầu tác chiến của chúng.
Mig-29A được thiết kế như một chiến đấu cơ để giành và duy trì quyền kiểm soát bầu trời trong mọi điều kiện thời tiết bằng cách tấn công và tiêu diệt các loại chiến đấu cơ của đối phương, và bảo vệ các máy bay cường kích khi chúng tấn công các mục tiêu mặt đất của đối phương. Nó sẽ xuất kích từ những sân bay dã chiến nhỏ, ở sát tiền tuyến. Bên cạnh đó, nó cũng sẽ đóng vai trò hỗ trợ hỏa lực cho các đơn vị mặt đất sau khi ưu thế trên không đã đạt được. Những nhiệm vụ này cũng không khác lắm so với các nhiệm vụ của Mig-21 hay Mig-23 trước kia. Thiết kế của Mig-29A được quyết định dựa trên các yêu cầu chính sau (tầm quan trọng theo thứ tự giảm dần): khả năng vận động cao, sức tải vũ khí (bao gồm cả không đối không và không đối đất), độ tin cậy và khả năng bảo trì.
Những yêu cầu trên dẫn tới những đặc điểm thiết kế nổi bật của Mig-29A. Tiêu biểu là thiết kế phần thân máy bay cung cấp đến 40% của toàn bộ lực nâng, nhờ vào phần diện tích rìa cánh mở rộng có kích thước lớn, đây là phần tiếp giáp giữa thân và cánh máy bay. Do đó khi nhìn vào Mig-29, đặc biệt từ góc nhìn trực diện, ta có thể thấy sự chuyển tiếp đều đặn và trơn tru từ phần thân sang phần cánh, thay vì sự khác biệt rõ ràng giữa 2 bộ phận này như ở các thiết kế trước. Thông thường thì cánh máy bay là bộ phận tạo ra phần lớn lực nâng, phần thân máy bay cũng tạo ra lực nâng, nhưng không lớn lắm. Một đặc điểm đáng chú ý nữa là cửa hút gió (của động cơ phản lực) đặt nằm dưới thân máy bay, nhờ đó luồng khí đi vào không bị cản trở ở góc tấn lớn. Ngoài ra, 2 động cơ được đặt trong 2 khoang động cơ nằm cách xa nhau và tách biệt hẳn khỏi thân máy bay. Do đó toàn bộ bề mặt động cơ được đối diện với của hút gió, luồng khí có thể đi thẳng từ của hút gió vào động cơ mà không bị gì cản trở. Đây cũng là một trong những đặc tính giúp Mig-29A có thể vận hành tốt ở góc tấn lớn, nơi mà động cơ củanhững máy bay khác có thể không thể hoạt động được.
Cửa hút gió sẽ tự động đóng lại khi máy bay đang cất cánh hay hạ cánh để ngăn đất đá hoặc các vật thể khác bị hút vào và làm hỏng động cơ, tính năng này phản ánh yêu cầu đặt ra cho Mig-29A là có thể hoạt động từ những đường băng dã chiến ở sát tiền phương. Không khí cung cấp cho động cơ khi đó sẽ được lấy từ các cửa sập mở ra ở mặt trên các các phần diện tích rìa cánh mở rộng.
Các đặc điểm bên ngoài của Mig-29 dẫn đến nhiều cáo buộc rằng nó là một phiên bản copy từ các thiết kế trước đó của phương Tây. Ví dụ như sự có mặt của phần diện tích rìa cánh mở rộng giống như trên F-18 và F16. Phần thân tạo lực nâng lớn, 2 khoang động cơ được đặt cách xa nhau và 'treo' bên dưới thân máy bay giống thiết kế của F-14. Hình dạng của cánh máy bay gần giống của F-15. Có thể đây chỉ đơn giản là một trường hợp khi mà những yêu cầu giống nhau dẫn đến những thiết kế giống nhau. Tuy vậy có một điều chắc chắn là Mig-29 được ra đời sau các mẫu máy bay thế hệ thứ 4 tương ứng của Mỹ gần một thập niên và do đó chắc chắn các kỹ sư thiết kế của nó, cho dù vô tình hay cố ý, chịu ảnh hưởng lớn từ những thiết kế trước đó và cũng như có được những bài học quý giá từ đó, và không có lí do gì lại không áp dụng chúng vào thiết kế của mình.
Như trong bản báo cáo ở phần đầu của bài đã chỉ rõ, so với không quân các nước phương Tây, chiến thuật của không quân LX khá cứng nhắc đối với phi công, những người phải chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ đài điều khiển. Tuy vậy, không quân LX cũng dần ý thức được sự cần thiết để cho phép các phi công của mình có nhiều quyền tự quyết hơn. Trên thực tế thì thiết kế của Mig-29 đánh dấu một bước chuyển lớn trong triết lí của không quân LX, khi mà quyền chủ động của phi công được nhấn mạnh hơn. Tuy nhiên đó chỉ là nếu so với chính các thế hệ Mig trước đó, còn so với các máy bay phương Tây thì vẫn còn một khoảng cách khá xa. Ngay chính các phi công LX cũng tự trào phúng về sự cứng nhắc này. VD như câu chuyện sau "Một phi công Mỹ vừa leo vào buồng lái chuẩn bị xuất kích bỗng nhảy dựng lên vì có ai đó đã để một cái đinh ghim trên ghế phi công. Viên phi công chửi thề rồi ném cái đinh ra ngoài. Việc tương tự xảy ra với 1 phi công Do Thái, người này bỏ cái đinh vào túi và nghĩ "có thể nó sẽ có ích sau này". Còn với phi công LX, sau khi gỡ cái đinh ra và chuẩn bị vứt đi, anh ta nghĩ "…nhưng lỡ như cái đinh được đặt ở đó là có lí do nào đó thì sao?", vì vậy để cho chắc chắn, anh ta ngồi lại lên cái đinh".
Tất cả các phiên bản của Mig-29 được trang bị cảm biến hồng ngoại ở phía trước kính buồng lái và bộ đo khoảng cách bằng laser ở phía dưới mũi máy bay, kết hợp với chỉ dẫn từ đài điều khiển mặt đất, chúng cho phép Mig-29A sử dụng cách tiếp cận 'yên lặng' (vì không sử dụng radar nên bộ cảnh báo radar của đối phương sẽ không có tác dụng).
Khi nhìn vào trong buồng lái, cảm giác đầu tiên là sự thất vọng. Nó rất nhỏ và phi công gần như không có không gian trống nào để cử động. Cách sắp xếp các thiết bị cũng khá rắc rối và thiếu trực quan. Phi công ngồi rất sâu và thấp phía trong buồng lái do đó góc quan sát bị che khuất nhiều. Góc nhìn phía nửa sau chỉ có thể đạt được nhờ vào gương chiếu hậu đặt trên khung kính buồng lái. Khi nhìn từ bên ngoài vào thường chỉ có thể thấy phần đầu và phần vai trên của phi công Mig-29. Ngược lại phi công F-16 ngồi ở vị trí rất cao, gần như có thể thấy từ khuỷu tay trở lên. Do đó phi công F-16 có tầm bao quát rất tốt.
Sự tương tác giữa phi công và thiết bị cũng là 1 điểm khác biệt lớn trong thiết kế của F-16 và Mig-29. Trong buồng lái F-16 mọi thiết bị được sắp xếp theo một trình tự hợp lý sao cho phi công chỉ cần đảo mắt 1 lần, từ trái qua phải, trên xuống dưới khi thực hiện việc kiểm tra các thông số kỹ thuật cần thiết. Ngoài ra, mọi thông số cần thiết cũng được hiển thị trên kính chuẩn trực bay gắn ngay trước mặt phi công, do đó phi công không cần phải cúi xuống nhìn bảng điều khiển thường xuyên.
Các thiết bị hiển thị trong buồng lái Mig-29 được đặt khá lộn xộn nên phi công phải di chuyển mắt khá nhiều theo đường zig-zag khi muốn kiểm tra các thông số. Các thông tin hiển thị trên kính chuẩn trực của Mig-29 cũng khá đơn sơ, nó không thể hiện độ cao và khoảng cách của mục tiêu mà máy bay đang ngắm bắn.
Một đặc điểm nổi bật trong thiết kế buồng lái của F-16 là tính năng điều khiển rảnh tay, nghĩa là các nút điều khiển cần thiết cho tác chiến đều được gắn trên cần điều khiển bay và cần chỉnh công suất. Phi công không cần rời tay khỏi 2 cần này mà vẫn có thể chọn, kích hoạt và phóng vũ khí, điều chỉnh chế độ radar…Với Mig-29, với các thao tác trên, phi công sẽ phải rời tay khỏi cần điều khiển, nhìn xuống bảng điều khiển để chỉnh các công tắc khác nhau.
Những khác biệt một lần nữa cho thấy sự khác biệt cơ bản về triết lý tác chiến giữa không quân phương Tây và không quân LX, trong đó phương Tây nhấn mạnh tầm quan trọng của người phi công và luôn đảm bảo rằng người phi công luôn được ưu tiên ở mức cao nhất trong thiết kế của các máy bay.
Mig-29 sử dụng radar N-019, nó có hiệu năng thấp hơn so với những hệ thống tương tự của phương Tây như APG-65 của F-18 và APG-70 của F-15. N-019 có thể theo dõi cùng lúc 10 mục tiêu, tuy nhiên phi công phải điều chỉnh bằng tay trước vùng quét của radar. Nếu máy bay đối phương không tiếp cận ở khu vực mà phi công đã chọn thì radar không thể theo dõi được. Nó cũng không có tính năng vừa dẫn bắn vừa quét, nghĩa là một khi máy bay khóa 1 mục tiêu thì tất cả các mục tiêu khác sẽ biến mất khỏi màn hình radar. Hệ thống áp chế điện tử SROZ của Mig-29 tương đối đơn giản và không tương xứng với các tình huống không chiến hiện đại, vì nó chỉ cho biết một cách tương đối hướng tiếp cận của đối phương khi nó bị ngắm bắn từ phía trước. Nếu đối phương đến từ phía sau, SROZ không có tác dụng. Ngoài ra nó cũng không cung cấp thông tin về khoảng cách của đối phương. Thiết bị đáng chú ý nhất trong buồng lái Mig-29 là nón bay tích hợp kính chuẩn trực, cho phép phi công ngắm bắn và phóng tên lửa tầm nhiệt tầm gần AA-11 (R-73) chỉ bằng cách xoay đầu, cộng với cảm biến góc rộng trên tên lửa cho phép phi công Mig-29 đạt được góc bắn rất rộng: theo mặt phẳng nằm ngang là 60 độ về 2 phía của mũi máy bay (theo hướng nhìn thẳng), theo mặt phẳng thẳng đứng là 60 độ (nhìn lên) và 15 độ (nhìn xuống), một lợi thế cực lớn trong cận chiến. Hệ thống này được kết nối trực tiếp với cảm biến tên lửa, do đó tên lửa có thể tự động bắt mục tiêu nào mà phi công đang nhìn thấy.Cơ chế hoạt động của thiết bị này như sau: 2 lăng kính trong buồng lái phát ra 2 tia laser chiếu vào 2 cảm biến gắn trên nón bay, khi phi công di chuyển đầu của mình, máy tính sẽ ghi nhận lại những thay đổi của tia laser và điều chỉnh radar hoặc cảm biến trên tên lửa một cách thích hợp. (Các hệ thống tương tự hiện nay tạo ra một vùng từ trường bên trong buồng lái và cảm nhận sự thay đổi của vùng từ trường đó khi vị trí của nón bay di chuyển.)
Do đó, các phi công Nato trong những lần đầu tiên tham gia thao diễn với Mig-29 đều rất bất ngờ khi thường xuyên bị ngắm bắn trong những tình huống không ngờ. Thông thường, phi công chỉ có thể ngắm bắn các mục tiêu ở ngay trước mũi máy bay mình. Vì vậy trong cận chiến các phi công nhìn hướng mũi máy bay đối phương để phán đoán khả năng mình bị nhắm bắn. Tuy nhiên phi công Mig-29 hướng máy bay theo 1 hướng và nhắm bắn một mục tiêu ở hướng hoàn toàn khác, khiến cho đối phương thường không kịp phòng bị trước.
Một át chủ bài nữa của Mig-29A, đặc biệt trong cận chiến, là hệ thống cảm biến hồng ngoại KOLS 29 gắn ngay phía trước buồng lái. Nó đóng vai trò như một loại 'radar' thụ động, cho phép phát hiện và theo dõi mục tiêu nhờ vào nguồn nhiệt tỏa ra từ mục tiêu đó. Hệ thống này cũng được kết nối vào đầu dò nhiệt trên tên lửa. Trong thực tế, khi cận chiến, phi công Mig-29 sẽ nhấn giữ nút điều khiển phóng tên lửa. Do đó ngay khi KOLS hay phi công bắt được mục tiêu, tên lửa sẽ lập tức tự động được phóng đi. R-73 có thể xem như là loại tốt nhất trong số các tên lửa tầm nhiệt tầm gần giai đoạn đó. Cực kỳ nhanh, linh hoạt, với phần mềm tiên tiến cho phép phân biệt tín hiệu nhiệt thực của máy bay và của pháo sáng. Rất khó có thể chạy thoát khỏi nó.
Trong các tình huống khẩn cấp, hệ thống cảnh báo AEKRAN sẽ hiển thị danh sách kiểm tra, kích hoạt các đèn báo lỗi. Hệ thống này sử dụng cơ chế báo lỗi bằng giọng nói (một giọng nữ, thường được gọi là Natasha) thông báo cho phi công biết vấn đề nằm ở đâu và cách thức xử trí. Hệ thống truyền dữ liệu LASUR được thiết kế để cho phép đài điều khiển mặt đất chuyển thông tin và lệnh điều khiển vào máy bay mà không cần kích hoạt liên lạc bằng vô tuyến. Cộng với việc sử dụng cảm biến hồng ngoại (là loại cảm biến thụ động), LASUR cho phép Mig-29 sử dụng chiến thuật áp sát đối phương một cách bí mật do không phát ra nguồn radar hay radio liên lạc.
Động cơ của Mig-29 (RD-33) là một thiết kế gọn nhẹ, nhưng cung cấp sức đẩy cao. Ưu điểm lớn nhất của nó là sự ổn định, có thể vận hành bình thường dưới những điều kiện dòng khí vào bị xáo trộn mạnh, hoặc những yêu cầu thay đổi đột ngột của phi công. Ví dụ nó có thể thực hiện động tác rơi tự do bằng đuôi. Theo đó, máy bay sẽ bay thẳng lên trên theo phương vuông góc với mặt đất, cho tới khi vận tốc giảm còn bằng 0, và máy bay bắt đầu rơi tự do, đuôi đi trước, cho tới khi mũi máy bay hạ xuống và máy bay nằm ngang trở lại và tiếp tục bay bình thường. Một số máy bay của phương Tây, ví dụ như F-15, có thể thực hiện động tác này. Một số khác, như F-16, nếu thực hiện động tác tương tự sẽ khiến động cơ ngừng hoạt động. Điểm yếu của loại động cơ này là tỏa nhiều khói, và tuổi thọ ngắn. Trong thực tế, nhiều khách hàng của Mig-29 đã quyết định chỉnh lại động cơ, chấp nhận mất khoảng 10% lực đẩy để tăng thời gian hoạt động lên (nghĩa là 'độ xuống' thay vì 'độ lên'). Do có tầm hoạt động quá ngắn, thường Mig-29A sẽ bay với thùng xăng phụ trung tâm, gắn ở khoảng trống giữa 2 khoang động cơ. Tuy nhiên, khi đó máy bay lại không thể dùng súng của mình. Trong thiết kế ban đầu của Mig-29 cũng không bao gồm khả năng tiếp nhiên liệu trên không.
Giả sử máy bay không sử dụng thùng nhiên liệu phụ, sức chứa tiêu chuẩn của nó trong các bình xăng chính là 4400 kg. Trong đó, chỉ riêng việc khởi động động cơ, di chuyển ra đường băng, và cất cánh đã tốn 400 kg. Thường phi công sẽ phải để dành ra 1000 kg phòng trường hợp máy bay gặp trục trặc và phải đáp xuống một sân bay gần đó. Ngoài ra còn phải chừa ra khoảng 500 kg dùng trong trường hợp có giao chiến, bao gồm khoảng 1 phút sử dụng đốt hậu. Như vậy còn lại 2500 kg. Giả sử Mig-29 được giao nhiệm vụ bay tuần tra tại một điểm cụ thể trong 15 phút, nó sẽ cần 1000 kg. Vậy là còn 1500 kg dùng cho việc di chuyển từ căn cứ ra vị trí tuần tra. Với mức này, nó chỉ có bán kính hoạt động từ 180 km đến 270 km.
Trong biên chế các nước thuộc khối Warsaw, Mig-29 hầu như chỉ được sử dụng trong vai trò phòng thủ, cảnh giới trên không, bỏ qua chức năng không đối đất. Trong tình huống chiến tranh, Mig-29 sẽ được đặt trong tình trạng sẵn sàng bên trong các nhà chứa máy bay kiên cố dạng boongke, được thiết kế để chống lại được sóng xung kích của vụ nổ hạt nhân. Khi có máy bay đối phương xâm nhập khu vực phòng thủ, Mig-29 sẽ được khẩn trương xuất kích để chặn đánh máy bay xâm nhập. Hoặc nó cũng có thể được dùng để thực hiện các nhiệm vụ bay tuần tra, tuy nhiên khá hạn chế do tầm bay ngắn nên thời gian duy trì trên không rất ngắn.
Trong các nhiệm vụ này, Mig-29 nằm dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của đài kiểm soát mặt đất hoặc AWACS A-50. Phi công có rất ít quyền tự quyết. Sử dụng hệ thống LASUR, đài điều khiển sẽ hướng dẫn máy bay đến vị trí thích hợp để khai hỏa. Nói cách khác, các kiểm soát viên sẽ phụ trách chiến thuật còn phi công chỉ có nhiệm vụ điều khiển máy bay và thực thi các chỉ thị từ mặt đất. Phương thức tác chiến cứng nhắc này có nguồn gốc từ chiến thuật được sử dụng từ Thế chiến thứ 2. Hệ quả của nó là gây hạn chế việc phát triển các chiến thuật mới, hiệu quả hơn, và tiêu chuẩn thấp trong việc lựa chọn và đào tạo phi công.
Một ví dụ là với không quân Iraq (trước chiến tranh Vùng Vịnh 1991). Một số phi công của họ được cử sang Pháp học lái Mirage F1. Nhiều người trong số đó không đủ điều kiện hoàn thành khóa huấn luyện và bị trả về. Số này cộng với một số phi công loại hai lại được gửi đến Liên Xô để học lái Mig-29 và đều đạt yêu cầu.
|
|
|
Post by Can Tho on Jun 16, 2012 20:24:13 GMT 9
Một ví dụ nữa là với không quân Đông Đức. Sau khi nước Đức thống nhất, không quân Tây Đức tiếp quản toàn bộ không quân Đông Đức cũ. Phần lớn phi công Mig-29 của Đông Đức đều không đủ điều kiện để tiếp tục phục vụ trong không quân Đức. Một số ít những phi công tốt nhất được phép ở lại với điều kiện phải trải qua lại khóa huấn luyện bay cơ bản tại Mỹ. Chỉ khoảng hơn 20 người hoàn thành được khóa học. Trong đó, một số trở về tiếp tục bay Mig-29 trong biên chế Không quân Đức (thống nhất). Một số phi công kinh nghiệm từng bay F-4F trong không quân Tây Đức cũng được chuyển qua bay Mig-29. Khi chất lượng phi công được nâng lên, cùng với việc áp dụng những chiến thuật linh hoạt và hiệu quả hơn, Mig-29 mới bắt đầu tận dụng được hết các điểm mạnh và hạn chế các điểm yếu của mình. Mig-29 của không quân Đức gây rất nhiều khó khăn cho các máy bay phương Tây khác trong những cuộc diễn tập chung bằng cách tránh bị tấn công ở tầm xa và tìm cách áp sát để cận chiến. Tất nhiên điều này cũng một phần do nhiều phi công Đức lái Mig-29 đã quá quen thuộc và hiểu rõ những đặc tích của AMRAAM, loại tên lửa chủ động dùng trong tấn công tầm xa của NATO. Có thể nói trong thời gian khoảng hơn một thập niên kể từ sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, những đơn vị Mig-29 thiện chiến nhất trên thế giới thuộc về không quân Đức. Những phi công Mig của Đức mỗi năm có thể có từ 150 - 200 giờ bay, trong khi nhiều đồng nghiệp Nga chỉ có thể vật lộn với vài chục giờ bay do khó khăn chung của nền quốc phòng Nga sau chiến tranh Lạnh.
Ngược lại, việc tập trận chung với Mig-29 cũng cung cấp cho các phi công NATO những kinh nghiệm thực tế khi giao chiến với loại máy bay này. Những sự chuẩn bị đó đã góp một phần vào việc không quân khối NATO bắn rơi 5 Mig-29 của Nam Tư trong chiến dịch Lực Lượng Đồng Minh, 1999.
Tên lửa dùng để tác chiến tẩm xa trên Mig-29, R-27 (còn gọi là AA-10) là loại dẫn bằng radar bán chủ động. Nghĩa là máy bay phải liên tục chiếu luồng radar vào mục tiêu để đầu dò trên tên lửa nhận được tín hiệu phản xạ lại. Do đó nó hoàn toàn thua kém so với loại tên lửa loại của NATO là AMRAAM AIM-120, chỉ tương đương với loại tên lửa thế hệ trước là Sparrow AIM-7, được sử dụng từ thời chiến tranh Việt Nam.
Tuy nhiên tên lửa không phải là nhân tố duy nhất làm hạn chế khả năng không chiến tầm xa của Mig-29, mà còn nằm ở lượng thông tin mà phi công nhận được. Mặc dù được trang bị một radar khá mạnh, nhưng khả năng xử lý thông tin của Mig-29 lại không đủ để tận dụng tất cả các dữ liệu từ radar. Do đó phi công Mig-29 không có được một bức tranh toàn cảnh về tình hình xung quanh như các phi công phương tây. Nguyên nhân này bắt nguồn từ sự thua kém của ngành khoa học máy tính nói chung của LX so với phương tây.
Khi một phi công phương tây, vd trên F-16, phóng đi 1 tên lửa tầm xa, toàn bộ thông tin cần thiết được hiển thị trên kính chuẩn trực trước mặt phi công. Nó hiển thị đường giới hạn của radar, cho phi công thấy anh ta có thể cơ động máy bay đến đâu mà radar vẫn còn bắt được mục tiêu. Nó còn hiển thị một đồng hồ đếm ngược tự động cho thấy còn bao lâu nữa thì tên lửa AMRAAM có thể chuyển sang chế độ tự dẫn, nghĩa là phi công thoát ra.
Còn trên Mig-29, phi công chỉ được trang bị một đồng hồ đếm ngược cơ học, chạy bằng lên dây cót. Phi công phải tự tính thời gian từ khi tên lửa phóng đi cho đến khi va chạm với mục tiêu, và đặt thời gian cho đồng hồ đếm ngược bằng tay. Và tất nhiên là phi công Mig-29 phải đợi cho đến khi tên lửa đánh trúng mục tiêu mới có thể thoát ra do tên lửa trang bị trên Mig-29 thời Chiến tranh lạnh là loại không có khả năng tự dẫn.
Nói chung, khi tác chiến tầm xa (ngoài tầm quan sát) Mig-29 thua kém so với hầu hết chiến đấu cơ của NATO. Khi tác chiến tầm gần, Mig-29 có lợi thế vượt trội so với các đối thủ của mình. Trong các cuộc tập trận giữa F-16 của không quân Mỹ và Mig-29 của không quân Đức, Mig-29 có thể đạt được tỷ lệ bắn trúng tới 18:1. Sự chênh lệch lớn đến mức trong những buổi báo cáo tổng kết sau diễn tập, các phi công Mỹ không chấp nhận kết quả này và bỏ ra ngoài phòng họp.
Read more: Ky thuat - Cong nghe Quan su
|
|
|
Post by Can Tho on Aug 4, 2012 7:50:49 GMT 9
Những chiến hạm hiện đại
ĐẶNG Đình Cung Kỹ sư tư vấn Nhiệm vụ của hải quân vẫn không thay đổi từ thế kỷ XVI cho tới nay. Nhưng công nghệ quân trang đã thay đổi rất mau làm cho chiến thuật hải quân và một số loại chiến hạm trở nên lỗi thời từ sau Chiến tranh Lạnh. Bây giờ, chiến tranh trên biển diễn ra trên mặt biển, dưới nước, trên bộ, trên trời và trong vũ trụ viễn thông. Người ta thường chia những chiến hạm thành năm loại tùy theo công dụng của chúng : hàng không mẫu hạm hay tàu sân bay (air carrier), tàu ngầm (submarine), chiến hạm trên mặt biển (surface combatant), chiến hạm duyên hải (cost guard ship) và tàu thuyền phục vụ (support boat or ship). Trong bài này, chúng tôi xin trình bầy những loại chiến hạm hiện đại và công dụng của chúng. (a) Tàu sân bay Người ta phân biệt ba loại tàu sân bay tùy theo phương pháp máy bay cất cánh và hạ cánh. - CATOBAR (Catapult Assisted Take Off But Arrested Recovery, Cất cánh bằng máy phóng nhưng hạ cánh bằng dây hãm) dùng cho những máy bay được trang bị nhiều khí giới và đạn dược nặng như là bom và tên lửa đạn đạo không đối đất. Đó là những chiến hạm lớn nhất, có độ rẽ[1] (displacement) lên tới 100.000 tấn chạy bằng năng lượng hạt nhân. Trên thế giới chỉ có Hoa Kỳ là có những hàm không mẫu hạm như vậy. Ngoài ra, chỉ có Pháp với tàu Charles de Gaulle nhỏ hơn gần một nửa. - STOBAR (Short Take Off But Arrested Recovery, Cất cánh ngắn nhưng hạ cánh bằng dây hãm) là những tàu chở máy bay mang súng và tên lửa đạn đạo không đối không. Những máy bay này dùng để bảo vệ hạm đội bạn chứ không thể tấn công một hạm đội địch. Người ta chọn giải pháp này để tránh không phải dùng đến máy phóng máy bay (catapulte), một thiết bị dễ trục trặc mà lại tiêu thụ nhiều hơi nước của tàu. Tàu Kuznetzov của Nga và Thi Lang của Trung Quốc thuộc loại này. - STOVL (Short Take Off Vertical Landing, Cất cánh ngắn hạ cánh thẳng đứng) chở những máy bay loại STOVL như là Harrier của Anh hay là Yak-38 của Nga. Những máy bay loại này chưa chứng minh được khả năng chiến đấu chống một hạm đội hùng mạnh. Nhiều nước nhỏ như Thái Lan đã chọn giải pháp này cho hợp với túi tiền. Thực ra thì chưa ai biết giá trị quân sự của những tàu sân bay loại STOVL ngoài việc thị oai với những nước nhược tiểu. Trên phương diện chiến thuật những tàu sân bay đã thay thế những siêu chiến hạm. Hạm đội có thể được coi là một căn cứ hải-không quân có thể di chuyển từ nơi này đến nơi nọ trên thế giới tùy tình hình. Chúng chủ yếu là những đường bay nổi dùng cho những máy bay chiến đấu chống những máy bay khác, những chiến hạm trên mặt biển, những tàu ngầm và những mục tiêu trên bộ. Cũng như những siêu chiến hạm, những tàu này cồng kềnh, đắt tiền mà lại không đủ vũ khí để tự vệ nên phải được những khu trục hạm, tàu ngầm và tàu thuyền phục vụ hộ tống. (b) Tàu ngầm Tàu ngầm là loại tàu tàng hình nhất của hải quân. Một tàu ngầm hiện đại nặng khoảng 2.000 tấn. Người ta phân biệt tàu ngầm chiến lược và tàu ngầm chiến thuật. - Tàu ngầm chiến lược là những tàu chở đạo đạn nguyên tử. Đại đa số chạy bằng năng lượng hạt nhân. Nhờ tàng hình và có thể ở tới cả tháng dưới mặt nước địch thủ khó phát hiện để tiêu diệt. Do đó, trong trường hợp một cường quốc bị tấn công bằng vũ khí nguyên tử thì những tàu ngầm của họ vẫn còn nguyên và có thể trả đũa. Các quân sư hy vọng đe dọa trả đũa như vậy sẽ can ngăn một nước tấn công mình bằng vũ khí nguyên tử. Hiện nay chỉ có Hoa Kỳ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc và Ấn Độ có loại tàu ngầm này.  Việt Nam đã mua 6 chiếc tàu ngầm lớp Kilo này của Nga - Tàu ngầm chiến thuật là những tàu dùng để can ngăn (dissuasion) và làm chủ mặt biển (sea control). Có tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân. Nhưng đa số chạy bằng dầu. Nhờ tàng hình, những tàu này có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào và đến gần hải cảng địch để thả mìn và bắn phá. Chỉ cần non một chục tàu ngầm chạy bằng dầu là đủ để làm tê liệt tất cả quân cảng và thương cảng địch và làm rối loạn mọi di chuyển tàu chiến và tàu hàng địch trên một diện tích nhỏ như là Biển Đông. Do đó hải quân tất cả các nước đều có tàu ngầm chiến thuật. (c) Chiến hạm trên mặt biển Khi xưa, những chiến hạm trên mặt biển chia ra thành bảy loại tùy công dụng của chúng : tuần dương hạm (cruiser), khu trục hạm (destroyer), hộ tống hạm (frigate), hộ vệ hạm (corvette). Bây giờ thì khó phân loại như vậy nữa vì công nghệ quân trang đã đổi thay. Khi xưa, những siêu chiến hạm có năm sáu cỗ đại bác 11/14" (280/356 mm) bắn xa tới 40/50 km. Bây giờ, một đại bác 3" (76,2 mm) bắn mau có hỏa lực tương đương với tất cả những cỗ pháo đó. Tiêu chuẩn là mọi chiến hạm lớn hay nhỏ đều chỉ có một súng loại này. Những tên lửa đạn đạo có tầm bay xa hơn 100 km, có thể đạt tới 500 km, chính xác hơn nhiều lần những khẩu pháo cũ mà lại có sức tàn phá mạnh hơn. Khi đi tác chiến tàu không cần phải mang theo nhiều đạn dược mà mỗi đơn vị đạn lại nhẹ hơn mỗi đơn vị đạn của các cỗ đại bác lớn khi xưa. Hậu quả là kết cấu hạ tầng của tàu không cần phải kiên cố vì không cần phải có những cỗ pháo lớn và khi bắn một viên đạn nhỏ hay một tên lửa đạn đạo thì lực giật lùi ít hơn là khi bắn với một viên đạn lớn. Ngoài ra, khi bị trúng đạn thì sức tàn phá của tên lửa đủ mạnh để làm cho tàu mất ngay khả năng chiến đấu. Những lớp giáp quá dày trở nên vô dụng. Do đó, người ta không cần phải có những chiến hạm lớn được bọc thép nặng nề như xưa. Xu hướng là có một vài chiến hạm đa chức năng, độ rẽ khoảng 2.000/3.000 tấn và một số lớn những tàu nhỏ độ rẽ không quá 1.000 tấn được trang bị đặc biệt cho mỗi chức năng. Hình dáng được thiết kế để tàu tàng hình. Mỗi tàu đều có rada trinh sát, rada hướng dẫn bắn và rada hướng dẫn máy bay bạn. Vì cần trinh sát xa hơn chân trời các tàu này đều mang theo một hay hai trực thăng. Hải quân các nước nhỏ ưa chuộng các tàu với độ rẽ khoảng 500 tấn được trang bị bởi một cỗ pháo 76 mm bắn mau, hai ổ súng phòng không, một hay hai ống phóng đạo đạn đối hạm, rađa trinh sát và rada điều khiển pháo. Vì có thể tự chế tạo chúng, giá mua hay giá thành lại thấp nên một quốc gia có thể sở hữu được nhiều đơn vị phân tán trên toàn lãnh hải phải bảo vệ để địch không thể tập trung hỏa lực. Tuy nhiên, các cường quốc muốn làm bá chủ đại dương phải đóng thêm các chiến hạm lớn tới 10.000/20.000 tấn, mang theo nhiều nhiên liệu và nhiều đạn dược để có thể tuần tra và tác chiến lâu ở xa căn cứ. Các tàu này thường được dùng để hộ tống một tàu sân bay. (d) Chiến hạm duyên hải Chỉ có một số nhỏ cường quốc mới có thể mang hạm đội ra đại dương chiến đấu. Nếu muốn tấn công hải quân một nước nhỏ thì phải đến gần bờ biển của họ. Trừ khi chỉ muốn phá hoại bờ biển địch rồi rút lui, rút cục thì cũng phải đưa quân lên bộ để chiếm đóng hay để bắt dân, cướp đất, cướp tài sản của địch. Vì thế mà đa số các trận hải chiến diễn ra cách đất liền non 50 hải lý nghĩa là trong tầm bắn từ đất liền của những tên lửa đạn đạo hiện đại. Để phù hợp với thực tế đó, các lực lượng hải quân dùng các mẫu hạm (carrier) có thể chở thủy quân lục chiến, vũ trang, đại pháo, xuồng đổ bộ, xe thiết giáp và máy bay trực thăng. Những loại tàu này thì đủ cỡ, từ một tàu chở thuyền phao với một tiểu đội thủy quân lục chiến dùng súng cá nhân đến một tàu lớn tới 50.000 tấn chở năm sáu xuồng đổ bộ và cả chục máy bay trực thăng dùng cho một tiểu đoàn với đầy đủ súng ống xe thiết giáp. Để đối phó với đe dọa này thì các nước có những hạm đội duyên hải gồm bởi những hộ vệ hạm nhỏ mô tả ở phần trên. Đặc tính của những chiến hạm này là lội rất mau và không cần phải ra khơi quá một hai ngày. Phong tỏa ngăn chặn tàu địch ra khơi kinh doanh hay giao chiến thì hữu hiệu hơn là đuổi theo bắt hay bắn chìm chúng. Để phong tỏa một cảng thì người ta dùng những tàu thả mìn (mine layer) và tàu ngầm. Ngược lại, để giải tỏa hải cảng đã bị địch gài mìn thì người ta dùng tàu rà mìn (mine countermeasures vessel), tàu quét mìn (minesweeper) và tàu gỡ mìn (minehunter). Đây là những loại tàu rất đặc biệt không từ tính, không ồn và được trang bị bởi những bộ dò bằng siêu âm và từ trường rất nhậy. Để phát hiện và tiêu diệt tàu ngầm địch thì người ta có những tàu chống tàu ngầm (anti submarine ship). Vì duyên hải quyết định sống còn khi địch xâm-lăng, Hoa Kỳ có binh chủng Vệ binh Duyên hải (Coast Guard) và đang dàn lại địa hình hải quân cho chiến trường này. Họ đã thiết kế và đóng những chiến hạm kiểu mới gọi là chiến hạm ven biển (littoral combat ship, LCS). Một hạm đội LCS của họ đang được triển khai ở Singapore. Vì vẫn còn mới nên chưa thể đánh giá khả năng chiến đấu của những tầu này. (e) Tàu thuyền phục vụ Một hạm đội cần phải được cung cấp nhiên liệu, đạn dược, thực phẩm và thuốc men cho thủy đoàn. Mỗi hai ngày một tàu sân bay hạt nhân cũng phải được tiếp tế dầu cho máy bay. Tàu và thiết bị trên tàu luôn luôn phải được sửa chữa, trùng tu. Ngoài ra, thủy đoàn cũng cần được nghỉ ngơi, giải trí và chữa bệnh. Do đó, ngoài những chiến hạm hộ tống, một hạm đội còn có những tàu chở dầu, tàu công xưởng, tàu bệnh viện, tàu hàng đi theo. Trung Quốc đang nghĩ tới một tàu giải trí nổi với phòng thể dục, vũ trường và lao động tình dục đi theo tàu sân bay tương lai của họ. Cho tới nay thì các hải quân sở hữu riêng những tàu phục vụ đó. Nhưng xu hướng là các nước triển khai ngành hàng hải để khi cần thì hải quân thuê hay trưng dụng những tàu phục vụ dân sự. ***** Nếu muốn sống yên lành thì phải sửa soạn chiến tranh. Mặc dù không có mưu đồ bá chủ toàn cầu hay tấn công một nước khác, mọi quốc gia cũng phải có một lực lượng liên quân thủy-bộ-không quân thì mới có thể tự vệ được. Trên thế giới có Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, Chile và Việt Nam là những nước dài, hẹp, ven biển, biên giới đất liền có núi bảo vệ. Chile có binh chủng hải quân mạnh sát nhập các binh chủng lục quân và không quân. Họ làm như vậy vì muốn thống trị phía nam Thái Bình Dương và họ có thể làm được như thế nhờ quân đội những nước láng giềng yếu kém. Như Việt Nam, hai nước Thụy Điển và Phần Lan không có liên minh quân sự với nước nào hay khối quân sự nào cả. Đặc biệt, Phần Lan khi xưa ở sát bên khổng lồ Liên Xô lăm le muốn thâu tính mình. Như chúng ta, họ chỉ có mục đích bảo vệ lãnh hải và vùng kinh tế độc quyền của họ. Cả hai nước đều có một lực lượng hải quân hiện đại, tinh nhuệ và sẵn sàng chiến đấu gồm hộ vệ hạm, tàu ngầm và chiến thuyền ven biển chống tàu ngầm và chống mìn. Na Uy thì cũng vậy nhưng có thêm năm hộ tống hạm lớn vì phải tham gia phòng thủ với khối NATO. Theo thí dụ các nước đó và dựa trên những thông tin đọc trên mạng, chúng tôi bác bỏ quan điểm Hải quân Nhân dân Việt Nam thiếu khả năng chiến đấu nếu chúng ta bị tấn công. Đặng Đình Cung [1] Trong hàng hải có nhiều cách tính kích cỡ một con tàu. Hải quân tính độ rẽ nước (displacement) là trọng lượng nước để cân bằng lực đẩy Archimede khi một tầu chiến có đủ trang bị, thủy thủ, vũ khí, đạn dược của pháo trên tầu, dầu, lương thực, binh lính (kể cả vũ khi và đạn dược của những người này coi như là hành khách của tầu),... tính bằng tấn (metric ton = 1.000 kg), Hàng hải dân sự tính dead weight tonnage (DWT), độ rẽ của tầu rỗng, nghĩa là vừa ở xưởng đóng tàu ra, không có dầu, hành khách, hàng hóa, lương thực, nước uống,... Tiếng Anh phân biệt các từ ton, short ton (907 kg) hay long ton (1.016 kg) và metric ton (1.000 kg) để tính trọng lượng tàu (dân sự hay quân sự), với tonne, register tonne (100 cubic feet, 2,83 m3, khối lượng một thùng tonneau rượu porto) để tính khối lượng của khoang tàu (hold).
|
|
|
Post by Can Tho on Aug 4, 2012 7:53:50 GMT 9
Những siêu chiến hạm
ĐẶNG Đình Cung Kỹ sư tư vấn Cho tới giữa thế kỷ XIX, người ta đóng tàu chiến bằng gỗ vì đặc tính cơ học của vật liệu này. Một quả đạn đại bác chỉ có thể làm thủng một tấm gỗ chứ không làm hư hại gì thêm nữa. Nhưng, một quả bích kích nổ sẽ tàn phá một diện tích lớn của tấm gỗ. Khi những loại đạn dược này được phổ biến thì người ta phải bọc vỏ tàu những chiến hạm bằng một lớp sắt. Nhờ ngành luyện kim tăng trưởng, các xưởng hải quân có thể đóng những tàu chiến vỏ toàn bằng thép gọi là thiết giáp hạm (battleship) và các xưởng vũ khí có thể rèn những cỗ pháo cỡ nòng rất lớn. Khả năng này sinh ra cuộc thi đua vũ trang giữa hải quân các cường quốc : mạnh ai nấy đóng những tàu với vỏ bọc thép dày nhất được trang bị bởi những cỗ pháo lớn nhất. Vào cuối thê kỷ XIX một chiến hạm lớn tiêu biểu là một chiếc tàu vỏ bằng thép, nặng 15.000 đến 20.000 tấn, có một số lò hơi chạy bằng than cung cấp lực cho một động cơ hơi với công suất 10.000/20.000 mã lực. Về vũ khí thì mỗi tàu có hai cỗ pháo, một ở mũi, một ở đuôi tàu, mỗi cỗ có hai khẩu đại bác 11/12" (208/305 mm), một chục đại bác 4"/6" (101/152 mm) đặt ở những ụ dọc hông tàu, vài chục súng cỡ nhỏ khác rải rác trên boong tàu và bốn tới sáu ống phóng ngư lôi 400/500 mm. Các chiến hạm loại này là những tàu chiến lớn nhất của thời đó. Chúng được gọi là pre–Dreadnought vì thuộc thế hệ tàu được đóng trước những chiến hạm loại Dreadnought1. Đầu thế kỷ XX, các chiến hạm loại Dreadnought là một cách mạng công nghệ của ngành đóng tàu chiến. Rút kinh nghiệm trận hải chiến Tsushima năm 1904, tất cả các tàu Nga đều bị tàu Nhật bắn chìm từ xa, hải quân các cường quốc phải có đại bác lớn có tầm bắn xa. Để tiện việc quản lý đạn dược, những cỗ pháo chính chỉ có một cỡ nòng duy nhất. Đó là khái niệm gọi là "all big gun" (chỉ có súng lớn thôi). Máy của tàu là tuabin hơi chứ không còn là động cơ hơi luân phiên nữa. Chất đốt của các lò hơi mau chóng chuyển từ than sang dầu. Về vũ khí chính thì nòng tối thiểu là 12" (305 mm). Chiến hạm có thêm vài súng phụ để chống tàu phóng ngư lôi. Nhưng sau Đệ nhất Thế chiến thì những súng này cũng dùng để phòng không. Trong cuộc thi đua vũ khí giữa hai Thế chiến, tiến bộ của ngành cơ khí luyện kim cho phép các cường quốc quân sự đóng những chiến hạm gọi là super–Dreadnought mỗi ngày mỗi lớn, nặng tới 45.000 tấn, với hỏa lực mỗi ngày mỗi mạnh, nòng súng lên tới 16/18" (406/456 mm). Những đại bác có tầm bắn tối đa 30/40 km. Khi phi cơ chiến đấu được thông dụng thì người ta xây những hàng không mẫu hạm để có thể tấn công tàu địch ở xa hơn nữa. Cũng như những chiến hạm loại Dreadnought, sau Đệ nhị Thế chiến, các hàng không mẫu hạm lợi dụng tiến bộ công nghiệp để trở thành những tàu khổng lồ nặng tới 100.000 tấn, chở 100 phi cơ và chạy bằng lò hơi hạt nhân. Sử sách ghi lại rất ít hải chiến giữa các siêu chiến hạm : trận Tsushima năm 1904 giữa những pre–Dreadnought của hải quân Nhật và hải quân Nga, trận Jutland năm 1916 giữa những Dreadnought của hải quân Anh và hải quân Đức, ở Bắc Đại Tây Dương năm 1941 giữa hai super–Dreadnought, tàu Bismark của Đức và tàu Hood của Anh, và trận Midway năm 1942 giữa các hàng không mẫu hạm Nhật và Hoa Kỳ. Lý do chính là những siêu chiến hạm quá nặng và quá đắt nên các bộ tư lệnh hải quân không dám cho chúng ra khơi nghênh chiến một đối thủ cùng hạng. Trong thời chiến, người ta dùng các siêu chiến hạm để – tấn công những tàu có hỏa lực kém hơn hay ở vị trí yếu : chiến tranh Nhật–Trung năm 1894–1895, chiến tranh Hoa Kỳ–Tây Ba Nha năm 1898, chiến dịch Guadalcanal năm 1942,... – yểm trợ bộ binh trên đất liền hay đang đổ bộ : cuộc đổ bộ lên đảo Iwo Jima năm 1945, cuộc đổ bộ lên cảng Incheon năm 1950, chiến hạm New Jersey trong chiến tranh Việt–Mỹ những năm 1960 70,... – uy hiếp những nước nhược tiểu (gọi là chính sách pháo hạm ngoại giao) : cuối thế kỷ XIX, Trung Quốc đã phải ký nhiều hiệp ước không công bằng dưới sự đe dọa của chiến hạm ngoại quốc,... – phong tỏa những hải cảng và tuyến hàng hải địch : sau trận Jutland năm 1916 hải quân Anh đã ngăn cản các chiến hạm Đức ra khỏi biển Baltique để tấn công những đoàn tàu tiếp tế ở Đại Tây Dương, trong chiến tranh Việt–Mỹ những năm 1960-70 những tàu không số Việt Nam đã phải chơi những "trò mèo đuổi chuột" để tiếp viện miền Nam... Trong thời bình thì những siêu chiến hạm dùng để – phụ trợ chính sách bang giao quốc tế : thủy binh Mỹ mời đồng nghiệp Việt Nam đến thăm hàng không mẫu hạm George Washington để bầy tỏ thiện cảm của Hoa Kỳ đối với chúng ta, khi Trung Quốc gây hấn ở eo biển Đài Loan thì Hoa Kỳ cử đệ thất hạm đội đến đó để trấn an chính phủ Cộng Hòa Trung Hoa,... – phô trương sức mạnh quân sự : trước Đệ nhất Thế chiến và cả tới vài tháng trước khi Thế chiến bùng nổ tàu chiến hai nước Anh và Đức thường gặp nhau để ướm sức nhau, Trung Quốc chưa trang bị xong một chiếc hàng không mẫu hạm cũ là đã lên tiếng đe dọa cả thế giới,... Nhìn chung thì những siêu chiến hạm chỉ có công dụng hỗ trợ một chiến lược bá chủ đại dương trên quy mô toàn cầu. Chiến lược này do binh sư đề đốc [Anh, Mỹ?] Alfred Mahan phát biểu. Trước thế kỷ XX, nước Anh là nước giữ vai trò bá chủ này. Sau Đệ nhất Thế chiến thì tới phiên Hoa Kỳ. Sang tới thế kỷ XXI, Trung Quốc tỏ ý muốn giành vai trò này. Theo học thuyết của Mahan thì phải có thể trấn áp đối thủ ở mọi nơi trên thế giới và có khả năng tiêu diệt toàn bộ hải quân địch trong một trận quyết liệt (conclusive battle). Để thực hiện ý đồ này thì phải có một hạm đội có khả năng chiến đấu rất xa căn cứ gồm bởi một hay hai siêu chiến hạm (bây giờ là hàng không mẫu hạm) với một số khu trục hạm, hộ tống hạm, tàu ngầm và tàu phụ trợ. Vì lý do kỹ thuật, một tàu biển chỉ có thể vận hành liên tục tối đa hai tháng. Vậy, để gây áp lực liên tục ở một nơi nào đó thì phải có số tàu tương đương với ba hạm đội cơ bản kể trên : một tàu có mặt ở hiện trường, một đang về căn cứ để được bảo trì và một đang tới hiện trường để đổi phiên. Một nước như Trung Quốc, với ba vùng hải quân chiến lược, phải có ít nhất chín hàng không mẫu hạm và hai trăm hộ tống hạm thì mới có thể đọ trán được với Hoa Kỳ ở mạn Tây Thái Bình Dương. Một nước nhỏ chỉ muốn bảo vệ hay giành lại lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của mình thì chỉ cần đến vài khu trục hạm, vài tàu ngầm, một số lớn pháo hạm bắn hỏa tiễn và một hai phi đội khu trục cơ. Điều quan trọng là những quân khí này phải thuộc loại hiện đại nhất. Ngoài ra, nếu có chiến tranh thì có thể trang bị đại bác và súng cao xạ cho những tàu đánh cá và tàu chở hàng để người dân có thể tự vệ. Chiến lược chiến tranh nhân dân trên biển này đã được Anh Quốc áp dụng có hiệu quả trong hai Thế chiến của thế kỷ trước. Chúng tôi không dám khai triển thêm : tướng Võ Nguyên Giáp và các lão tướng Việt Nam khác đã viết nhiều về chiến tranh nhân dân rồi. ĐẶNG Đình Cung 1 Tên một chiếc chiến hạm Anh đóng xong năm 1906, với các đặc điểm nêu trong hai đoạn sau.
|
|
|
Post by Can Tho on Dec 2, 2012 11:23:44 GMT 9
Mỹ: Phóng Thử Phi Cơ Robot Không Do Người Điều Khiển12/02/2012 WASHINGTON - Hải quân Hoa Kỳ đã thực nghiệm lần đầu tiên phi cơ không người lái tên hiệu X-47B, hay "hệ thống tác chiến trên không không người lái."  Vũ khí mới gọi là "robot sát thủ" đánh dấu kỷ nguyên mới của không quân thuộc hải quân.  Với sải cánh 62 feet, X-47B là phi cơ không người lái không đuôi bay không nhanh bằng tốc độ âm thanh có khả năng hạ cánh trên hàng không mẫu hạm. Đoàn kỹ sư định thực hiện 50 chuyến bay thử với X-47B, nhưng đã ngưng sau 16 chuyến bay thành công. Giai đoạn kế tiếp là hôm Thứ Hai, khi X-47B đáp trên hàng không mẫu hạm USS Harry S. Truman. Là kết quả của công trình 5 năm phát triển, X-47B là phi cơ không người lái đầu tiên trên thế giới điều khiển bằng trí thông minh nhân tạo, không do người điều khiển từ xa. military.discovery.com/videos/
|
|