|
Post by nguyendonganh on Feb 27, 2013 16:39:31 GMT 9
“Sát thủ săn ngầm” mạnh nhất Đông Nam Á(Kienthuc.net.vn) - Thái Lan là quốc gia duy nhất trong khu vực Đông Nam Á sở hữu máy bay săn ngầm tiên tiến P-3 Orion do Mỹ sản xuất.  Máy bay săn ngầm là các loại máy bay được thiết kế trang bị khí tài trinh sát và các loại vũ khí (bom, ngư lôi) để phát hiện, tấn công tiêu diệt tàu ngầm. Hiện nay, hải quân các nước Đông Nam Á chủ yếu sử dụng trực thăng cho nhiệm vụ chống tàu ngầm. Riêng Thái Lan là quốc gia duy nhất trong khu vực trang bị máy bay cánh bằng chuyên làm nhiệm vụ săn tàu ngầm P-3T Orion. "sát thủ săn ngầm" của Hải quân Trung Quốc (Kienthuc.net.vn) - Trung Quốc bắt đầu thử nghiệm loại máy bay tuần tra săn ngầm Y-8FQ Cub với thiết kế đuôi kỳ dị chưa từng thấy.  Không quân Hải quân Trung Quốc vừa tiến hành thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của loại máy bay tuần tra hải quân tương lai Y-8FQ Cub, hay còn được gọi là GX-6 High New 6. Theo tạp chí Navy Recognition, những hình ảnh đầu tiên về biến thể máy bay tuần tra chống ngầm Y-8, được gọi là Y-8FQ Cub (Sư tử biển) từng được tiết lộ trong tháng 11/2011. Tuy nhiên, hình ảnh mới xuất hiện của "sát thủ tàu ngầm" Y-8FQ của Trung Quốc cho thấy máy bay này đã thực hiện chuyến bay đầu tiên. Máy bay tuần tra hải quân Y-8FQ của Trung Quốc với chiếc đuôi "kỳ dị". Y-8FQ được chế tạo dựa trên cơ sở khung thân của máy bay vận tải Y-8 do công ty máy bay Thiểm Tây của Trung Quốc phát triển. Máy bay được trang bị 4 động cơ cánh quạt WJ-6C với 6 lá cánh. Phần đuôi máy bay đã được cải tiến để hoạt động tốt hơn khi bay ở độ cao và tốc độ thấp theo yêu cầu nhiệm vụ của một máy bay tuần tra hải quân. Tuy nhiên, đuôi của Y-8FQ sử dụng một thiết bị phát hiện từ trường (MAD) "kỳ dị" để "săn lùng" tàu ngầm, đây có lẽ là đặc điểm đáng chú ý nhất của Y-8FQ. Từ hình ảnh mới thử nghiệm của Y-8FQ cho thấy, có lẽ máy bay đã được lắp đặt một vòm anten ở dưới mũi thuộc kiểu radar giám sát hải quân. Ngoài ra, máy bay đã được lắp một tháp quang học và một vài anten ở cả phía trên sống lưng và dưới bụng. Vũ khí của Y-8FQ được đặt ở trong khoang có cửa mở (mang tên lửa, bom, ngư lôi), phía trước cơ cấu hạ cánh 4 bánh và có cửa sổ ở phía gần đuôi để có thể quan sát rõ hơn. Navy Recognition kết luận rằng, máy bay tuần tra hải quân Y-8FQ Cub/High New 6 "hội tụ" đủ khả năng có thể so sánh với máy bay chống ngầm như P-3 Orion, Atlantique II hay Il-38. khinh hạm hiện đại nhất TQ tới biển Đông (Kienthuc.net.vn) - China Times (có trụ sở tại Đài Loan) đưa tin, Hải quân Trung Quốc quyết định triển khai khinh hạm Liễu Châu tới Hạm đội Nam Hải. Khinh hạm Liễu Châu thuộc lớp Giang Khải II Type 054A là một trong những chiến hạm hiện đại nhất của Hải quân Trung Quốc. Với quyết định trên đã tổng số tàu Type 054A biên chế trong Hạm đội Nam Hải lên 6 chiếc. Thiết kế tàng hình Giang Khải II Type 054A do nhà máy đóng tàu Hudong-Zhonghua (Thượng Hải) và nhà máy đóng tàu Hoàng Phố (Quảng Châu) phối hợp sản xuất. Type 054A có lượng giãn nước 4.453 tấn (toàn tải), dài 134,1m. Để vận hành con tàu thì cần tới thủy thủ đoàn 165 người. Kiểu dáng tàu Type 054A được thiết kế để tối ưu cho khả năng tàng hình trên mặt biển. Hai bên mạn tàu được thiết kế dốc nghiêng khoảng 10 độ nhằm giảm mặt cắt radar theo chiều ngang, thân tàu được sơn một lớp sơn của khả năng hấp thụ sóng điện tử.  Khinh hạm tàng hình Type 054A Giang Khải II. Hệ thống điện tử “pha trộn” Hệ thống điện tử của Type 054A được xây dựng trên cơ sở hệ thống điện tử tàu khu trục Project 956 Sovremenny của Nga. Hầu hết các loại radar trang bị trên tàu đều do Nga sản xuất gồm: - Radar trinh sát đường không Fregat-MAE-5 cho phép theo dõi cùng lúc 40 mục tiêu ở tầm xa nhất 120km (với máy bay) và 50km (với tên lửa hành trình). - 4 radar MR-50 cung cấp lệnh dẫn đường cho hệ thống tên lửa phòng không trên tàu chiến. Mỗi radar có thể cung cấp 2 kênh dẫn đường cho 2 tên lửa cùng lúc tấn công mục tiêu. - Radar Mineral-ME cung cấp thông tin mục tiêu điều khiển tên lửa hành trình chống tàu C-803. Ngoài ra, tàu cũng được trang bị một số hệ thống radar do Trung Quốc chế tạo gồm 3 đài radar Type 347G điều khiển hỏa lực tổ hợp pháo phòng không Type 730 và pháo hạm 76mm; hệ thống quản lý chiến đấu ZKJ-4B/6, hệ thống liên kết dữ liệu HN-900. Tình trạng “pha trộn” này có thể chỉ tồn tại trên một vài chiếc Type 054A đóng đầu tiên, kể từ những chiếc sau đó mà cụ thể là tàu Liễu Châu nó đã được “Trung hóa toàn diện” thay thế hoàn toàn bằng các hệ thống điện tử do Trung Quốc sản xuất “sao chép công nghệ” Nga. Mạnh trên 3 mặt Hỏa lực của khinh hạm Giang Khải II Type 054A có khả năng tiêu diệt mọi mục tiêu trên mặt biển, trên không và dưới mặt nước. Trong đó, hệ thống vũ khí dùng để tấn công mục tiêu trên mặt biển gồm tổ hợp pháo hạm tự động H/PJ26 cỡ nòng 76mm. Tháp pháo được tối ưu kiểu dáng tăng khả năng tàng hình cho tàu, pháo có tốc độ bắn nhanh không những cho phép tấn công mục tiêu cỡ nhỏ trên biển (tầm 15km) mà còn bắn hạ tên lửa hành trình chống tàu nếu cần.  Tên lửa hành trình chống tàu C-803. Vũ khí diệt hạm chủ lực là tổ hợp tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh C-803 (8 quả) với cụm 4 ống phóng bố trí chéo nhau giữa thân tàu. Đạn tên lửa C-803 dài 6-7m, trọng lượng phóng 850-1.200kg, đường kính thân 0,63m, lắp đầu đạn xuyên giáp nặng 165kg. Tên lửa C-803 lắp động cơ khởi tốc nhiên liệu rắn (đưa tên lửa rời bệ phóng) và một động cơ tuốc bin phản lực nhiên liệu lỏng cho phép quả đạn đạt vận tốc tối đa gấp 2 lần vận tốc âm thanh, trần bay 10-50m ở giai đoạn bay tiếp cận mục tiêu và khi cách mục tiêu 20km thì hạ xuống 5m. Hỏa lực phòng không của tàu cho đến nay vẫn nằm trong vòng tranh cãi, có nguồn tin cho rằng nó trang bị hệ thống tên lửa tầm trung 9M317 (NATO định danh là SA-N-7 Shtil) có tầm bắn 38km. Nhưng cũng có nguồn tin cho rằng Type 054A trang bị hệ thống HQ-16 do Trung Quốc sản xuất có tầm bắn tới 50km.  Hệ thống ống phóng thẳng đứng chứa đạn tên lửa đối không đặt ngay sau tháp pháo. Ngoài hệ thống tên lửa, Type 054A còn trang bị 4 tổ hợp pháo phòng không tự động Type 730 tiêu diệt mục tiêu trên không ở tầm cực gần. Tổ hợp Type 730 trang bị pháo 7 nòng cỡ 30mm cho phép đạt tốc độ bắn 4.600-5.800 phát/phút, tầm bắn 3.000m. Để tiêu diệt các mục tiêu dưới mặt nước, Type 054A trang bị 2 cụm máy phóng rocket săn ngầm Type 87 cỡ 240mm (tầm bắn 1.200m) và 2 cụm máy phóng ngư lôi cỡ 324mm Yu-7 (tầm bắn hơn 7km, xuyên sâu xuống mặt nước 400m). Nhìn chung, vũ khí chống tàu ngầm của Type 054A ở mức độ hạn chế, thật may nó còn có sự hỗ trợ của trực thăng săn ngầm Z-9C đậu ở đuôi tàu. Hiện nay, Hải quân Trung Quốc đã đã đưa vào phục vụ 14 Type 054A, trong đó Liễu Châu là một trong 2 tàu mới hoàn thiện và được điều động tới Hạm đội Nam Hải.  Trung Quốc đang chuẩn bị hạ thủy tàu khu trục tên lửa tối tân nhất của nước này Type 052D được ví như là “chiến hạm Aegis Trung Quốc”. Điểm nổi bật của Type 052D chính là việc nó trang bị hệ thống phòng không có tầm bắn tới 200km. Đó là chưa kể, con tàu có khả năng mang tên lửa hành trình chống tàu tầm xa hoặc tên lửa hành trình đối đất có tầm bắn tới 1.800km.  Phi đội thủy phi cơ SH-5 của Hạm đội Bắc Hải đã tiến hành cuộc tập trận từ ngày 19 tới 20/2. Chúng có thể cất cánh và hạ cánh trên mặt nước của các sông, hồ, hồ chứa và biển để thực hiện các nhiệm vụ.  Trực thăng chiến đấu là loại trực thăng quân sự được trang bị để tấn công mục tiêu trên mặt đất như bộ binh, phương tiện bọc thép, công sự bằng các loại vũ khí như: pháo; súng máy; rocket; tên lửa chống tăng. Cá biệt một số loại còn có khả năng mang được tên lửa không đối không để tự vệ. Hiện nay ở khu vực Đông Nam Á, trực thăng chiến đấu chỉ có một số lượng nhỏ (dưới 100 chiếc) trong trang bị ở các nước: Việt Nam, Myanmar, Indonesia, Thái Lan và Singapore. Ba trực thăng chiến đấu "khủng" nhất Đông Nam Á - Mil Mi-24, Bell AH-1 và Boeing AH-64D là ba loại trực thăng chiến đấu mạnh nhất khu vực Đông Nam Á  Singapore là quốc gia đầu tiên và là duy nhất trong khu vực Đông Nam Á sở hữu trực thăng tấn công hiện đại AH-64D Apache. Không quân nước này đang biên chế 20 chiếc AH-64D trong liên đội 120, căn cứ Sembawang.  AH-64D Apache do tập đoàn Boeing (Mỹ) sản xuất dành cho nhiệm vụ tiêu diệt xe tăng, xe bọc thép, phá hủy công sự phòng ngự mặt đất (đơn giá một chiếc khoảng 18 triệu USD). Trực thăng được trang bị 2 động cơ T700-GE-701C cho phép đạt tốc độ tối đa 293km/h, bán kính tác chiến 480km, trần bay 6.400m (với tải trọng nhỏ nhất).  Trực thăng AH-64D Apache trang bị hệ thống điện tử hiện đại gồm: radar bước sóng mm AN/APG-78 cung cấp khả năng phát hiện các mối đe dọa trong điều kiện tầm nhìn kém và các mục tiêu lộn xộn trên mặt đất (đặt ở đỉnh cánh quạt); cảm biến tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu AN/ASQ-170; hệ thống tác chiến điện tử, hệ thống gây nhiễu radar, hệ thống phóng mồi bẫy nhiệt.  Cận cảnh cảm biến tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu AN/ASQ-170 đặt ở đầu mũi trực thăng AH-64D của Không quân Singapore.  Trong ảnh là biến thể huấn luyện Mi-24U của trực thăng chiến đấu Mi-24A trang bị cho Không quân cs Việt Nam. Đây là dòng trực thăng độc đáo trên thế giới do Nga sản xuất, ngoài vai trò chiến đấu nó có thể chở quân đổ bộ đường không. Mi-24A của Việt Nam đã từng tham chiến trên chiến trường Campuchia và lập được nhiều chiến công. Mi-24A được trang bị một pháo 12,7mm ở đầu mũi, 2 giá treo nhỏ trên thân mang được tên lửa chống tăng AT-2, rocket, bom.  Hai quốc gia Đông Nam Á Myanmar và Indonesia cũng được trang bị trực thăng chiến đấu Mi-24. Nhưng đó là biến thể cải tiến mạnh hơn Mi-24A của Việt Nam, được gọi là Mi-35 (biến thể xuất khẩu của Mi-24V). Trong ảnh là trực thăng chiến đấu Mi-35 của Không quân Myanmar.  Hiện nay, Myanmar có 10 chiếc Mi-35 trong trang bị không quân. Tương lai, số lượng này có thể còn tăng thêm. Trong ảnh là những chiếc Mi-35 của Myanmar tại sân bay Nga đang chờ chuyển giao.
|
|
|
Post by nguyendonganh on Feb 27, 2013 16:57:33 GMT 9
Hải quân Singapore nhận tàu ngầm Archer thứ haiTàu ngầm tấn công lớp Archer thứ hai của Hải quân Singapore RSS Swordsman đã về tới căn cứ hải quân Changi của Singapore sau chuyến đi biển dài ngày từ Thụy Điển. Tham gia tiếp đón tàu ngầm RSS Swordsman có Tư lệnh Hải quân Singapore Chuẩn Đô đốc Ng Chee Peng và một số quan chức hải quân khác. RSS Swordsman là một trong hai tàu ngầm lớp Västergötland của Hải quân Thụy Điển được Singapore mua lại từ năm 2005. Tương tự RSS Archer - tàu ngầm đầu tiên thuộc lớp Archer đưa vào phục vụ trong Hải quân Singapore từ ngày 2/11/2011, RSS Swordmans đã được nâng cấp toàn diện để có thể bảo đảo hoạt động tốt ở điều kiện khí hậu vùng biển Singapore.  Tàu ngầm RSS Swordman của Hải quân Singapore. Trước đó, kíp thủy thủ trên tàu RSS Swordsman cũng đã trải qua thời gian huấn luyện ở Thụy Điển từ năm 2008 để có được những kỹ năng cần thiết, giúp bảo đảo hoạt động và bảo dưỡng con tàu. Theo lệnh của Bộ chỉ huy Hải quân Singapore, tàu ngầm RSS Swordsman sẽ ra nhập hải đội 171 của Hải quân Singapore. Tàu ngầm lớp Archer do công ty Kockums AB của Thụy Điển sản xuất, đây là loại tàu ngầm vỏ đơn hai ngăn kín được thiết kế để hoạt động tại những vùng biển nông trên biển Baltic, rất phù hợp với các vùng biển của Singapore. Tàu ngầm lớp Archer có lượng choán nước 1.400 tấn (trên mặt biển) và 1.500 tấn (dưới mặt biển). Tàu được trang bị công nghệ tự động hóa hiện đại, do vậy số lượng thủy thủ đoàn chỉ có 28 người. Tốc độ tối đa của Archer khi lặn là 15 hải lý/giờ. Đặc biệt, tàu được trang bị hệ thống động cơ chạy khí độc lập, nhờ đó cho phép tàu ngầm có khả năng lặn sâu và gây ra tiếng ồn thấp tăng thêm khả năng tàng hình. Vũ khí chủ lực của là 9 máy phóng ngư lôi cỡ 533 mm và 400 mm. Với sức mạnh đó, cùng với hệ thống sonar tiên tiến và hệ thống động cơ đẩy khí độc lâp, tàu ngầm lớp Archer sẽ tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu cho Hải quân Singapore.
|
|
|
Post by nguyendonganh on Feb 27, 2013 17:03:07 GMT 9
Những chiến hạm của IndonesiaHải quân Indonesia sở hữu đội tàu chiến đông đảo, hùng hậu, hỏa lực mạnh đủ để bảo vệ vùng lãnh hải rộng lớn.  Hải quân Indonesia biên chế 150 tàu các loại, trong đó có gần 70 tàu chiến đấu mặt nước và tàu ngầm.  Danh hiệu chiến hạm lớn nhất” Hải quân Indonesia thuộc về 6 chiếc tàu lớp Ahmad Yani mà nước này mua của Hà Lan năm 1986-1987. Ahmad Yani có lượng giãn nước 2.850 tấn, dài 113,4m, thủy thủ đoàn 180 người. Tàu trang bị hỏa lực gồm: pháo hạm 76mm, tổ hợp tên lửa hành trình chống tàu SS-N-26 hoặc C-802, tổ hợp tên lửa đối không Mistral, hệ thống chống ngầm.  Đội tàu hộ tống tương đối đông đảo với gần 30 tàu, hiện đại nhất là 4 tàu lớp Sigma 9113 mà Hải quân Indonesia đặt mua từ Hà Lan. Sigma 9113 có lượng giãn nước 1.692 tấn, dài 90,71m, thủy thủ đoàn 100. Tàu được vũ trang: pháo hạm 76mm, tổ hợp tên lửa chống tàu MM40 Block II, tên lửa đối không Mistral, ngư lôi chống ngầm.  Hải quân Indonesia còn có 3 tàu hộ tống thế hệ cũ lớp Fatahillah mua của Hà Lan năm 1977. Con tàu có lượng giãn nước 1.450 tấn, trang bị vũ khí hệ cũ.  Chiếm số đông nhất trong đội tàu hộ tống là 16 tàu săn ngầm lớp Parchim được Indonesia nhập khẩu từ Đức với giá “rẻ như cho” 12,7 triệu USD. Lớp Parchim có lượng giãn nước 950 tấn, dài 72,5m. Tàu trang bị hệ thống vũ khí dùng cho nhiệm vụ tiêu diệt tàu ngầm gồm: 2 tổ hợp rocket phóng loạt săn ngầm RBU-6000 (tầm bắn 6.000m, xuyên sâu xuống mặt nước 500m); 4 ống phóng ngư lôi 400mm.  Tương lai gần, Indonesia sẽ bổ sung thêm 3 tàu hộ vệ tên lửa Nakhoda Ragam mua của hãng BAE System.
|
|
|
Post by nguyendonganh on Feb 27, 2013 17:34:48 GMT 9
"Vua" xe tăng của Quân đội Mỹ có gì vượt trội?- Lục quân Mỹ được trang bị chủ yếu xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams và nhiều biến thể khác.  e tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams chính thức đi vào phục vụ trong Lục quân Mỹ từ đầu năm 1980. Đây được coi là mẫu xe tăng mang tính cách mạng của Quân đội Mỹ vốn luôn ưu tiên phát triển không quân và hải quân. Xe được ứng công nghệ giáp, điện tử tiên tiến trên thế giới.  M1 Abram được phát triển thêm 2 biến thể gồm: M1A1 và M1A2. Về ngoại hình thì chúng giống nhau nhưng các các biến thể sau được cải tiến về hỏa lực, giáp bảo vệ.  Toàn thân xe và tháp pháo của M1 được bọc loại giáp phức hợp. Biến thể M1A1 sau này còn được trang bị thêm lớp giáp Uranium nghèo để tăng khả năng phòng vệ trước các vũ khí chống tăng.  Vũ khí mạnh nhất của Abrams là pháo M68 105mm ở biến thể M1 và pháo M256 120mm ở hai biến thể M1A1 và M1A2.  Pháo chính xe tăng M1 Abrams khai hỏa. Abrams được trang bị hệ thống điều khiển hoả lực có máy tính đường đạn, máy đo xa laser và kính ngắm ảnh nhiệt.  Pháo 105mm (trên M1) và 120mm (trên M1A1 và M1A2) có khả năng bắn nhiều loại đạn: đạn nổ phá; đạn nổ phân mảnh (chống bộ binh); đạn chống tăng...  M1 Abrams còn được trang bị các loại súng khác gồm: súng máy M2 Browning cỡ 12,7mm và 2 súng máy M240 bắn đạn 7,62mm.  Trong ảnh là vị trí súng máy M2 12,7mm trên nóc tháp pháo.  M1 Abram có lẽ chiếc xe tăng duy nhất trên thế giới dùng động cơ tuốc bin khí.  Mặc dù có trọng lương nặng tới 67 tấn, nhưng xe có thể đạt tốc độ tối đa 67,7km/h trên đường bằng. Điểm yếu lớn nhất mà động cơ của M1 mắc phải là nó ngốn quá nhiều nhiên liệu.  Trong quá trình tham chiến, M1 Abram đã giành được nhiều thành tích trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh 1991.  Dù được đánh giá một trong những dòng xe tăng hiện đại, M1 Abram cũng không phải "vô đối", nhiều xe tăng Abram đã bị bắn cháy ở Iraq và Afghanistan bởi các vũ khí chống tăng "rẻ tiền" xuất xứ từ Nga. xe tăng “khủng” nhất Quân đội Trung Quốc- ZTZ-99 là xe tăng chiến đấu chủ lực mạnh nhất của Quân đội Trung Quốc, tương đương với xe tăng hiện đại trên thế giới.  Xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ thứ 3 ZTZ-99 (hay còn gọi là Type 99, hoặc định danh nhà sản xuất là WZ123) do Tập đoàn Công nghiệp phương Bắc (CNGC) sản xuất. Đây được xem là loại xe tăng hiện đại nhất của Quân đội Trung Quốc, thậm chí nó còn được đánh giá là ngang tầm với xe tăng hiện đại T-90 (Nga), M-1 (Mỹ).  ZTZ-99 chính thức đi vào phục vụ trong Quân đội Trung Quốc từ năm 2011. Theo một số nguồn tin, do đơn giá một chiếc đắt đỏ (khoảng 1,9 triệu USD) nên ZTZ-99 chỉ được sản xuất số lượng nhỏ.  Hiện nay, ZTZ-99 chủ yếu trang bị cho các đơn vị thiết giáp trực thuộc Đại Quân khu Bắc Kinh và Thẩm Dương.  Tương tự, nhiều dòng vũ khí của Trung Quốc phải “sao chép” công nghệ nước ngoài, ZTZ-99 cũng không thoát khỏi điều đó. Theo một số nguồn tin, ZTZ-99 có nhiều nét tương đồng về khung thân với dòng xe tăng T-72 của Liên Xô. Tuy nhiên, ZTZ-99 cải tiến nhiều về hỏa lực, giáp bảo vệ.  ZTZ-99 dài 11m, rộng 3,4m, cao 2,2m, nặng 54 tấn. Bên trong xe được kết cấu theo truyền thống: khoang lái phía trước, khoang chiến đấu ở giữa và khoang động cơ ở sau.  Hệ thống giáp bảo vệ của ZTZ-99 tương tự thiết kế giáp xe tăng Nga gồm: giáp thép thông thường; giáp phản ứng nổ (ERA) bao phủ mặt trước thân, tháp pháo và hệ thống đối phó điện tử quang điện.  Hệ thống vũ khí của ZTZ-99 gồm: một pháo nòng trơn cỡ 125mm ZPT98 có khả năng bắn tên lửa chống tăng qua nòng; súng máy phòng không 12,7mm trên nóc tháp pháo và súng máy 7,62mm ở bên phải pháo chính.  Theo một số nguồn tin, trong hệ thống đối phó điện tử của ZTZ-99 có một thành phần phụ thiết kế để sử dụng tia laze năng lượng cao có thể làm mù mắt xạ thủ xe tăng đối phương.  Xe tăng được vận hành bởi kíp lái 3 người: lái xe (trong ảnh); pháo thủ và trưởng xe.  Bên trong xe tăng được trang bị khá hiện đại với những màn hình hiển thị thông số tình trạng kỹ thuật.  ZTZ-99 được trang bị động cơ diesel công suất 1.500 mã lực cho phép đạt tốc độ tối đa tới 80km/h, nó có thể tăng tốc từ 0 tới 32km/h trong 12 giây.  Gần đây, một số trang mạng Trung Quốc đã đăng tải hình ảnh liên quan tới biến thể nâng cấp của ZTZ-99 được định danh là ZTZ-99A2. Theo một số nguồn tin, biến thể này được hiện đại hóa với hệ thống ngắm bắn phản ứng nhanh, tháp pháo mới, kính ngắm mới, thay thế hệ thống đối phó điện tử quang – điện bằng hệ thống phòng vệ chủ động với radar sóng mm. ************** xe tăng 5 tháp pháo của Liên Xô Xe tăng hạng nặng T-35 trang bị tới 5 tháp pháo từng là biểu tượng sức mạnh của lực lượng tăng - thiết giáp Hồng quân Liên Xô.  Tuy T-35 chưa được Quân đội Liên Xô chính thức sử dụng trong chiến đấu (trước năm 1941) nhưng nó đã đem ra giới thiệu trong các cuộc duyệt binh và trở thành biểu tượng của sức mạnh của quân đội Liên Xô. Liên Xô đã sản xuất 61 chiếc xe tăng T-35 trong giai đoạn từ năm 1933-1939.  T-35 từng được xem là biểu tượng sức mạnh tăng - thiết giáp của Hồng quân Liên Xô trước thời điểm năm 1941 (quân Đức chính thức phát động chiến dịch xâm chiem Liên Xô).  Đáng ngạc nhiên là, biểu tượng sức mạnh Liên Xô được thiết kế và chế tạo với sự giúp đỡ của người Đức.  Mẫu thử T-35-1 đầu tiên của Liên Xô “chào đời” vào tháng 8/1932, với trọng lượng 42 tấn và lớp vỏ giáp dày 40mm.  T-35 được trang bị 5 tháp pháo gồm: tháp pháo lớn nhất lắp pháo cỡ 76mm, và các tháp pháo con lắp pháo 37mm, súng máy 7,62mm.  Mỗi chiếc xe tăng trên được điều khiển bởi 10-11 người và di chuyển với tốc độ tối đa khoảng 28km/h.  Những kết quả thử nghiệm ban đầu của T-35 vào năm 1932 cho ra kết quả rất khả quan. Tuy nhiên, nó vẫn còn một số “trục trặc” trong hệ thống điện. Bên cạnh đó, T-35 có thiết kế phức tạp về hệ thống lái cũng như truyền động khiến khó có thể sản xuất hàng loạt.  Biến thể T-35-2 được Liên Xô hoàn thiện vào tháng 4/1933 và tham gia vào cuộc diễu binh ở Leningrad vào cuối năm đó.  Biến thể cuối cùng của T-35 được thiết kế tháp pháo hình nón.  90% xe tăng T-35 của Nga đã bị hư hại trong chiến dịch Barbarossa năm 1941, không phải do hỏa lực đối phương mà do trục trặc cơ khí.  “Trục trặc” chủ yếu của những chiếc T-35 liên quan đến các hệ thống truyền tải. Do đó, trong chiến đấu nếu bị đánh hỏng không thể di chuyển trở về, thành viên tổ lái phải phá hủy chiếc xe của mình, tránh rơi vào tay kẻ thù vì sợ để lộ "yếu điểm" của xe tăng.
|
|
|
Post by nguyendonganh on Feb 27, 2013 17:52:12 GMT 9
Hải quân Mỹ sẽ có chiến hạm siêu tốc(Kienthuc.net.vn) - Hải quân Mỹ đang lắp động cơ phản lực nước Rolls Royce mới cho chiến hạm tuần duyên LCS của họ để giúp cho các chiến hạm này có thể đạt tốc độ siêu nhanh.  Theo đó, 4 động cơ mới Axial Flow Waterjet Mk-1 sẽ được lắp đặt trên chiến hạm tuần duyên LCS thứ năm (USS Milwaukee) ở nhà máy đóng tàu Marinette Marine trong 2 năm tới. Động cơ phản lực nước mới sẽ thay thế cho hệ thống động cơ đẩy thông thường mà đã được lắp đặt trên các chiến hạm tuần duyên LCS trước đó. Theo Hải quân Mỹ, động Mk-1 mới có thể đẩy được 1,9 triệu lít nước mỗi phút, giúp tăng tốc độ của chiến hạm tuần duyên LCS lên trên 46 hải lý/giờ (74km/h) trong khi trọng lượng của động cơ lại nhẹ hơn. Động cơ mới được hợp tác phát triển bởi Văn phòng Nghiên cứu Hải quân và Trung tâm tác chiến mặt nước, thuộc Hải quân Mỹ. Mục đích của chương trình là làm tăng tốc độ di chuyển cho chiến hạm tuần duyên LCS trong khi vẫn giảm được chi phí bảo dưỡng và vận hành. Chiến hạm tuần duyên LCS là một lớp tàu chiến mới, được thiết kế theo yêu cầu của Hải quân Mỹ trong Chiến Tranh Lạnh. Lớp tàu này được chế tạo với 2 biến thể, một biến thể thông thường và biến thể 3 thân (trimaran). LCS tương tự như tàu hộ tống, nhưng lại có khả năng tấn công như một tàu đổ bộ. Phía đuôi tàu có bãi đáp trực thăng và khoang chứa đủ lớn cho 2 trực thăng SH-60 Sea Hawk cùng khả năng đổ bộ bằng việc thả ra một chiến đấu bọc thép lưỡng cư nhỏ. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia quân sự cũng cho rằng, động cơ Mk-1 sẽ giảm chi phí bảo dưỡng và tăng tuổi thọ vận hành, nhưng do chân vịt quay với tốc độ quá lớn nên khi hoạt động, chiếm hạm LCS sẽ tạo ra rất nhiều tiếng ồn. Điều này sẽ làm khó cho nó khi tham gia các hoạt động chống tàu ngầm ở các vùng ven biển. ************** Hé lộ chiến hạm “khủng" ngang tàu sân bay của Nga - Hải quân Nga đang duy trì 2 tàu tuần dương tên lửa “khủng” nhất thế giới với kích cỡ tương đương tàu sân bay hạng nhẹ.  Năm 1980, Hải quân Liên Xô tiếp nhận tuần dương hạm tên lửa đầu tiên thuộc lớp Kirov (proejct 1144 Orlan). Đây là chiếc tàu chiến lớn nhất, nặng nhất thế giới vào thời điểm đó, kích cỡ tương đương tàu sân bay hạng nhẹ. Ngày nay, Kirov vẫn giữ “ngôi vua” chiến hạm “khủng” nhất thế giới về kích cỡ và vũ khí trang bị.  Tuần dương hạm tên lửa lớp Kirov (project 1144 Orlan) có lượng giãn nước 28.000 tấn (toàn tải), dài 252m (tương đương tàu sân bay hạng nhẹ và tàu đổ bộ tấn công hiện đại), rộng 28,5m, mớn nước 9,1m. Tàu được vận hành bởi đội ngũ thủy thủ đoàn 710 người.  Không chỉ là tàu chiến có kích cỡ lớn nhất, Kirov còn giữ ngôi vị là tàu chiến mặt nước chạy bằng năng lượng hạt nhân duy nhất trên thế giới. Con tàu được trang bị 2 lò phản ứng hạt nhân KN-3 cho phép đạt tầm hoạt động không giới hạn.  Trong hơn 20 năm, nhà máy đóng tàu Baltic đã đóng được 4 tàu tuần dương Kirov. Do những khó khăn về kinh tế sau khi Liên bang Xô Viết sụp đổ, Hải quân Nga chỉ duy trì được 1 tàu tuần dương Kirov mang tên Pyotr Velikiy.  Tuần dương hạm lớp Kirov trang bị hệ thống vũ khí mạnh nhất thế giới đủ sức tiêu diệt tất cả các mục tiêu trên biển, trên không từ tầm gần tới tầm xa.  Các hệ thống tên lửa chống tàu, phòng không đều được bố trí trong hệ thống ống phóng thẳng đứng đặt ở boong trước tàu. Trong ảnh là hệ thống ống phóng thẳng đứng chứa đạn tên lửa hành trình chống tàu P-700 Granit (20 quả), 96 tên lửa đối không tầm xa S-300F, 128 tên lửa đối không tầm trung 3K95 Kinzhal.  Tên lửa hành trình tầm xa P-700 Granit có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở tầm 600km, mang đầu đạn thuốc nổ thường 750kg hoặc đầu đạn hạt nhân 500 kiloton.  Tên lửa hành trình chống tàu tầm xa tốc độ vượt âm P-700 Granit được xem là một trong những “sát thủ diệt tàu sân bay” mạnh nhất của Nga. Trong ảnh là tàu tuần dương Kirov phóng tên lửa P-700 Granit.  Trong ảnh là tàu tuần dương Kirov phóng tên lửa đối không tầm trung 3K95 Kinzhal, có thể tiêu diệt mục tiêu ở tầm 45km.  Trong ảnh là hệ thống pháo – tên lửa phòng không kết hợp CADS-N-1 Kashtan (6 bệ) dùng để tấn công tiêu diệt mục tiêu tầm gần. Đảm nhiệm lưới phòng thủ cuối cùng trên tàu Kirov còn có hệ thống tên lửa OSA-MA (44 đạn) và 8 tháp pháo AK-630.  Boong đuôi tàu còn trang bị sân đỗ trực thăng và nhà chứa đáp ứng yêu cầu hoạt động của 3 chiếc trực thăng săn ngầm Kamov Ka-27/28.  Nhắc đến vũ khí săn ngầm, Kirov có thể coi là “cơn ác mộng” với bất kỳ hạm đội tàu ngầm nào trên thế giới. Trên tàu Kirov trang bị: 1 bệ rocket săn ngầm RBU-1000 cỡ 305mm, 2 bệ RBU-12000 cỡ 254mm, 10 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm (bắn ngư lôi Type 53 hoặc tên lửa chống ngầm RPK-2).  Nhằm khôi phục sức mạnh hải quân đã bị suy giảm nhiều so với Mỹ, nước Nga đã lên kế hoạch tái trang bị tuần dương hạm Kirov mang tên Admiral Nakhimov cho hải quân.  Dự kiến, từ năm 2017 Hải quân Nga sẽ chính thức có trong biên chế 2 tuần dương hạm “khủng” nhất thế giới lớp Kirov 1144 Orlan.
|
|
|
Post by nguyendonganh on Feb 27, 2013 18:03:11 GMT 9
Chiến hạm "khủng" nhất châu Á của Nhật Bản có gì đặc biệt?Suu Tam - Kongo là tàu chiến có năng lực tác chiến mạnh nhất châu Á hiện nay được biên chế trong lực lượng phòng vệ mặt biển Nhật Bản (JMSDF). Tàu khu trục Aegis lớp Kongo là sản phẩm của Tập đoàn công nghiệp nặng Mitsubishi và Tổng công ty công nghiệp nặng Ishikawajima - Harima đóng cho lực lượng phòng vệ mặt biển Nhật Bản (JMSDF). Chiếc đầu tiên mang số hiệu JDS Kongo DDG-173 được khởi đóng vào tháng 5/1990, đưa vào sử dụng tháng 3/1993. Sự có mặt của tàu khu trục lớp Kongo đưa quân phòng vệ mặt biển Nhật Bản (JMSDF) trở thành lực lượng đầu tiên ở châu Á sở hữu tàu khu trục mang tên lửa điều khiển “đẳng cấp” nhất châu Á cho đến thời điểm hiện tại. Giai đoạn 1992-1998, 3 chiếc được đóng mới và đưa vào sử dụng với số hiệu lần lượt JDS Kirishima DDG-174, JDS Myoko DDG-175, JDS Chokai DDG-176.  Khu trục hạm tên lửa lớp Kongo của JMSDF. Thiết kế “thừa hưởng” tàu chiến Mỹ Tàu khu trục lớp Kongo là một thiết kế sửa đổi từ lớp Arleigh Burke của Hải quân Mỹ. Tàu có cột buồm thẳng đứng thay vì hơi nghiêng ra phía sau như tàu khu trục lớp Arleigh Burke. Cấu trúc thượng tầng của tàu dẹp cao và vát hơn so với nguyên mẫu. Sàn đáp trực thăng phía sau được kéo dài hơn, điều này dẫn đến tàu có chiều dài hơn so với các tàu khu trục khác, tải trọng của tàu đạt gần bằng tải trọng tiêu chuẩn của tàu tuần dương hạm. Tàu khu trục Aegis lớp Kongo có tải trọng đầy tải tới 9.500 tấn, tàu dài 161m, rộng 21m, mớn nước 6,2m. Do tải trọng và kích thước quá lớn nên tàu khu trục này không có khả năng hoạt động tác chiến tại các khu vực gần bờ. Tàu khu trục phòng thủ tên lửa đạn đạo đầu tiên tại châu Á Kongo là lớp tàu khu trục đầu tiên của Hải quân Nhật Bản cũng như cả khu vực châu Á được trang bị hệ thống chiến đấu tối tân Aegis. Aegis là viết tắt của cụm từ Airbonne Early-waring Ground Intergration Segment (Bộ phận hợp nhất thông tin cảnh báo sớm đường không trên mặt đất). Đây là hệ thống chiến đấu công nghệ cao tích hợp bao gồm: hệ thống radar Aegis; hệ thống vũ khí Aegis và hệ thống dữ liệu chiến đấu và kiểm soát Aegis. Nói chung Aegis là một khái niệm công nghệ phát hiện, theo dõi, tấn công mục tiêu cực kỳ phức tạp. Đến nay, Aegis vẫn là hệ thống chiến đấu có 1-0-2 trên thế giới.  Bên trong phòng điều khiển của chiến hạm lớp Kongo. “Trái tim” của hệ thống chiến đấu trên tàu khu trục Aegis Kongo là radar quét mạng pha điện tử chủ động AN/SPY-1D. Radar này có khả năng phát hiện và theo dõi 200 mục tiêu cùng lúc, theo thông tin từ trang tin Mostlymissiledefense, radar SPY-1D có khả năng phát hiện mục tiêu kích cỡ bằng quả bóng golf ở cự ly tới 165km, phát hiện mục tiêu tên lửa đạn đạo ở cự ly tối đa 310km. Trong năm 2007, hãng Lockheed Martin đã nhận được hợp đồng trị giá 124 triệu USD để nâng cấp khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo cho 4 tàu khu trục lớp Kongo của Hải quân Nhật Bản, 3 chiếc đã được nâng cấp. Dự kiến chiếc cuối cùng sẽ được hoàn thành nâng cấp vào năm 2010. Bốn tàu khu trục Aegis lớp Kongo sẽ kết hợp cùng với các tàu Aegis của Mỹ trong khu vực châu Á tạo nên thế trận phòng thủ tên lửa đạn đạo chung giữa 2 nước. Ngoài ra, tàu còn được trang bị hệ thống chiến tranh điện tử toàn diện, hệ thống định vị thủy âm hiện đại cho nhiệm vụ chiến tranh chống ngầm. Và hệ thống liên kết dữ liệu đa kênh cho phép cập nhật các thông tin tình báo từ hệ thống vệ tinh của Mỹ. Hệ thống vũ khí cực mạnh Tàu khu trục Aegis lớp Kongo được trang bị các hệ thống vũ khí đa năng cho phép tiến công tiêu diệt mọi mục tiêu trên không (kể cả tên lửa đạn đạo), trên biển. Trong đó, hệ thống vũ khí làm nên sức mạnh phòng thủ chống tên lửa đạn đạo của Aegis lớp Kongo ở các loại tên lửa tầm xa SM-2/SM-3 chứa trong hệ thống ống phóng thẳng đứng MK-41 (29 ống phía trước và 61 ống phía sau). Khu trục hạm lớp Kongo bắn thử nghiệm tên lửa đánh chặn SM-3. Ban đầu, Aegis Kongo trang bị đạn tên lửa phòng không SM-2MR có khả năng tiêu diệt máy bay ở tầm xa 170km, độ cao 24.400m, tốc độ hành trình Mach 3,5. Chương trình nâng cấp gần đây cho phép lớp tàu Kongo sử dụng tên lửa đánh chặn siêu hạng SM-3 với tầm bắn lên đến 500km và tầm cao tới 160km. Tên lửa SM-3 có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo ở ngoài bầu khí quyển (>> chi tiết). MK41 còn được sử dụng để phóng tên lửa chống tàu ngầm RUM-139 VL-ASROC có tầm bắn 22 km. Trong tác chiến chống ngầm, tàu còn được trang bị 2 cụm (3 ống/cụm) ống phóng ngư lôi loại Type-68 sử dụng ngư lôi hạng nặng Mk46 (cơ số ngư lôi trên tàu lên đến 73 quả).  Ống phóng tên lửa hành trình chống hạm RGM-84 Harthingy.  Ngoài hệ thống vũ khí đặt trong ống phóng MK41, Aegis Kongo còn trang bị: pháo hạm 127mm tầm bắn 30km; 2 hệ thống phòng thủ tầm cực gần Phalanx 6 nòng cỡ 20mm; 8 tên lửa hành trình chống tàu RGM-84 Harthingy tầm bắn 124km. Tuy nhiên, điều có phần thiếu sót về vũ khí đối với lớp tàu này không được trang bị tên lửa hành trình tấn công mặt đất kiểu như Tomahawk. Phần boong tàu phía sau đủ chỗ cho 2 trực thăng chống ngầm hoạt động nhưng không có nhà chứa cho trực thăng. Động cơ mạnh mẽ Tàu khu trục Aegis lớp Kongo được trang bị hệ thống động lực kết hợp tuabin khí COGAG (tức là kiểu hệ thống động cơ kết hợp 2 tuabin khí để quay một chân vịt), 4 động cơ tuabin khí Ishikawajima Harima cung cấp lực đẩy cho 2 chân vịt với tổng công suất 100.000 mã lực. Hệ thống động lực này giúp tàu đạt tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ (khoảng 54km/h) phạm vi hoạt động 4.500 hải lý. Tàu khu trục Aegis lớp Kongo không chỉ là lớp tàu chiến có sức mạnh tấn công và phòng thủ số một Hải quân Nhật Bản mà còn cả khu vực châu Á. Sự mặt của loại tàu khu trục phòng thủ tên lửa này tạo cho Tokyo một cái “ô” bảo vệ trước các mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo. “Sát thủ chống tên lửa đạn đạo” khủng nhất thế giới của Nhật(Kienthuc.net.vn) - Quân phòng vệ mặt biển Nhật Bản (JMSDF) đang được trang bị loại tên lửa thuộc hàng khủng trên thế giới có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo. Tháng 12/2007, tàu khu trục tên lửa JDS Kongo (DDG-173) lần đầu bắn thử nghiệm thành công tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo SM-3 block IA. Với sự kiện này, Nhật Bản chính thức trở thành quốc gia đầu tiên sau Mỹ được trang bị vũ khí đánh chặn tên lửa đạn đạo tối tân SM-3 trên tàu chiến. Và bước đầu hình thành tấm lá chắn tên lửa đạn đạo trên biển để đối phó với những mối đe dọa xung quanh nước này. Tên lửa đánh chặn RIM-161 Standard Missile 3 (gọi tắt là SM-3) là hệ thống tên lửa trên hạm tàu sử dụng để đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm ngắn, tầm trung, thậm chí có thể bắn hạ vệ tinh bay ở quỹ đạo thấp. Hiện nay, SM-3 được xem là thành phần quan trọng trong hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo trên biển Aegis của Hải quân Mỹ.  Tên lửa đánh chặn tối tân SM-3 rời bệ phóng trên tuần dương hạm Mỹ. Tên lửa đánh chặn SM-3 nặng 1,5 tấn, dài 6,55m, đường kính thân 0,34m, sải cánh 1,57m. SM-3 được thiết kế với 3 tầng động cơ đẩy nhiên liệu rắn cho phép đạt tốc độ đánh chặn 9.600km/h (gấp gần 8 lần vận tốc âm thanh), tầm bắn trên 500km, độ cao bay 160km. Nguyên lý hoạt động của tên lửa là, khi hệ thống radar mạng pha AN/SPY-1 (trên tàu) phát hiện mục tiêu tên lửa đạn đạo, hệ thống vũ khí Aegis dựa vào các thông số cần thiết (tốc độ mục tiêu, quỹ đạo bay) tính toán một giải pháp đánh chặn. Sau đó, hệ thống sẽ kích hoạt tên lửa đánh chặn SM-3 để tiêu diệt mục tiêu. SM-3 rời bệ phóng thẳng đứng Mk41 bằng tầng động cơ khởi tốc nhiên liệu rắn Mk-72 4 loa phụt. Giai đoạn này tên lửa chủ yếu được dẫn đường bằng hệ thống định vị quán tính. Khi cháy hết nhiên liệu, tên lửa sẽ sẽ tách tầng khởi tốc Mk-72 và kích hoạt động cơ tăng tốc – hành trình 2 chế độ Mk-104. Giai đoạn này tên lửa được dẫn hướng thông qua radar AN/SPY-1 trên tàu phóng với sự hỗ trợ của hệ thống định vị toàn cầu GPS. Sau khi tách tầng đẩy Mk-104, tầng 3 động cơ đẩy tăng cường Mk-136 (cháy trong 30 giây) sẽ được kích hoạt và đưa tên lửa vượt ra ngoài tầng khí quyển. Cuối cùng, khi tên lửa tách tầng đẩy Mk-136, thì kết cấu tầng tự dẫn LEAP (Lightweight Exo-Atmospheric Projectile) nặng 23kg được kích hoạt.  Khu trục hạm JDS Kirishima của JMSDF trang bị tên lửa SM-3 (trong ảnh góc trái là tên lửa SM-3 khởi động từ tàu Kirishima). Tầng tự dẫn LEAP sẽ tự động tìm kiếm mục tiêu thông qua các dữ liệu từ hệ thống chiến đấu Aegis trên tàu phóng tên lửa. LEAP dùng một cảm biến hồng ngoại kết hợp radar bán chủ động để xác định mục tiêu. LEAP có thể phân biệt được đâu là đầu đạn tên lửa, đâu là mảnh vụn tách ra từ tầng đẩy tên lửa. Trong module LEAP tích hợp đầu đạn động năng (dùng động lực để phá hủy mục tiêu thay vì thuốc nổ). Theo tính toán, động năng của vụ va chạm có thể đạt 130 Jun (tương đương với 31kg thuốc nổ TNT) đủ khả năng phá hủy mục tiêu tên lửa đạn đạo. SM-3 được xem là tên lửa đánh chặn hàng đầu thế giới hiện nay, xét về tầm bắn, các công nghệ được áp dụng thì khó có tên lửa nào trên thể giới có thể so sánh. Hiện nay, hệ thống tên lửa đánh chặn SM-3 trang bị trên 4 tàu khu trục hiện đại nhất Nhật Bản thuộc lớp Kongo (gồm JDS Kongo, JDS Chokai, JDS Myoko và JDS Kirishima). Kể từ lần bắn thử đầu tiên tháng 12/2007, tính tới năm 2010 cả 4 tàu đã thực hiện 4 lần bắn thử tên lửa SM-3 đánh chặn mục tiêu. Nhật "hô biến" siêu tàu 22DDH thành... tàu sân bay?Theo tạp chí Khán Hòa, tàu chở trực thăng 22DDH của quân đội Nhật Bản có khả năng cải tiến thành tàu sân bay thực thụ. Trên cơ sở tàu chở trực thăng Hyuga, lực lượng Phòng vệ mặt biển Nhật Bản (JMSDF) đã chính thức khởi động chế tạo tàu chở trực thăng với lượng giãn nước 19.500 tấn (tiêu chuẩn) và 27.000 tấn (toàn tải) vào tháng 1/2012. Tương đồng với tàu sân bay Cavour (Italia) Theo tạp chí Khán Hòa, tuy 22DDH chỉ được xếp vào tàu chở trực thăng nhưng xét thông số kỹ thuật, con tàu hoàn toàn có thể liệt vào cùng đẳng cấp với tàu sân bay hạng nhẹ lớp Cavour của Italy. Lượng giãn nước toàn tải của Cavour 27.100 tấn, chiều dài tổng thể 244m, rộng 39m, độ mớn nước 8,7m. Còn 22DDH dài 248m, rộng 38m, độ mớn nước 7,5m. Có thể thấy, 22DDH và Cavour có kích thước gần như nhau. Về chiều dài, cả 22DDH và Cavour đều gần đạt đến chiều dài 253m của tàu đổ bộ tấn công lớp Wasp của Hải quân Mỹ (lớp Wasp có thể mang theo 20 chiếc tiêm kích F-35B). Hệ thống động lực của 22DDH và Cavour hoàn toàn giống nhau, đều sử dụng 4 động cơ tuốc bin khí LM2500.  Tàu chở trực thăng 22DDH có kích thước tương tự tàu sân bay hạng nhẹ Cavour (góc ảnh phải) của Hải quân Italy. Kho máy bay của Cavour dự tính có thể chứa được 12 chiếc F-35B, 8 chiếc trực thăng các loại, 451 thủy thủ và 203 thành viên phi hành đoàn. Điểm khác biệt với 22DDH là Cavour trang bị boong phóng máy bay kiểu nhảy cầu (sky-jump). Thực tế, thiết kế ban đầu của 22DDH cũng đã có ý tưởng thiết kế boong phóng máy bay kiểu nhảy cầu (sky-jump). Điều này chứng tỏ Bộ quốc phòng Nhật Bản đã cân nhắc khả năng cải tiến 22DDH thành tàu sân bay hạng nhẹ. Tạp chí Khán Hòa nhận định, việc biến 22DDH thành tàu sân bay về mặt kỹ thuật là hoàn toàn có thể, vấn đề chỉ còn là “cái gật đầu” từ chính quyền Nhật Bản. Một vấn đề nữa, liệu 22DDH có khả năng chở và đáp ứng yêu cầu cất hạ cánh của tiêm kích tàng hình F-35B. 22DDH có khả năng mang được F-35B? Theo Khán Hòa, 22DDH muốn mang được tiêm kích F-35B cần đảm bảo một số yếu tố nhất định, như khả năng chịu nhiệt của boong tàu. Vì khi F-35B hạ cánh thẳng đứng thì ống xả động cơ quay xuống dưới, hướng dòng khí phản lực nòng hàng nghìn độ lên mặt boong tàu, nó sẽ làm tan chảy hoặc đốt thủng bề mặt boong tàu. Đây là vấn đề mà bản thân “nhà sáng chế F-35B” – người Mỹ phải mất vài năm mới tìm ra phương án khắc phục. Gần đây, tới lượt nước Anh gặp phải vấn đề tương tự với boong phóng tàu sân bay Queen Elizabeth. Tuy nhiên, với nền công nghiệp đóng tàu tiên tiến người Nhật hoàn toàn có khả năng khắc phục được điều này. Hoặc nếu người Mỹ chịu giúp sức, chuyển giao công nghệ chế tạo mặt boong thì 22DDH hoàn toàn có thể tiếp nhận F-35B.  Tiêm kích F-35B hạ cánh thẳng đứng trên boong tàu đổ bộ lớp Wasp của Mỹ. Ngoài vấn đề mặt boong, tải trọng của 22DDH liệu có thể chở được bao nhiêu chiếc F-35B. Khán Hòa nhận định, với những nét tương đồng với tàu Cavour của Italy, 22DDH cũng sẽ có khả năng chở cùng lúc 12 tiêm kích tàng hình F-35B. Như vậy, với 2 chiếc 22DDH đóng cho lực lượng phòng vệ mặt biển Nhật Bản (JMSDF) đảm bảo sử dụng 24 tiêm kích F-35B. Cũng theo Khán Hòa, sau khi hoàn thành 2 chiếc 22DDH đầu tiên, Nhật Bản có thể mở rộng quy mô sản xuất biến thể cải tiến của 22DDH có lượng giãn nước tiêu chuẩn lên đến 29.000-39.000 tấn và lượng giãn nước toàn tải tăng lên 37.000-47.000 tấn. Theo đó, 22DDH sẽ trở thành tàu sân bay cỡ trung có khả năng mang theo khoảng 24 tiêm kích F-35B. Con số này ngang ngửa số lượng tiêm kích hạm tàu sân bay Liêu Ninh (CV-16) của Hải quân Trung Quốc. Không những thế, 22DDH cải tiến tương lai không chỉ mang được thêm tiêm kích phản lực mà còn mang được thêm máy bay cảnh báo sớm E-2. Như vậy, 22DDH lột bỏ “mác” tàu chở trực thăng trở thành tàu sân bay thực thụ với sức tấn công không thua kém tàu Liêu Ninh. Tất nhiên, mọi thứ còn tùy thuộc vào quyết định của chính quyền Nhật Bản. Trước mắt, bộ quốc phòng nước này chỉ tuyên bố sơ lược về một vài tính năng của 22DDH, như có thể cùng lúc cất cánh 5 chiếc trực thăng và mang theo 14 chiếc trực thăng. Dù vậy, trong bối cảnh căng thẳng leo thang trong tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Trung Quốc, nhiều khả năng Nhật Bản cũng phải tính đến khả năng cải tiến 22DDH thành tàu sân bay để có sức tấn công mạnh mẽ hơn trên biển. Nhật lộ kế hoạch đánh chìm tàu sân bay TQtấn công đánh chìm tàu sân bay duy nhất của Hải quân Trung Quốc, Liêu Ninh CV-16. Want Daily trích dẫn nguồn báo Sankei Shimbun (Nhật Bản), trong trường hợp xảy ra một cuộc chiến với Trung Quốc trong tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư, Bộ Quốc phòng Nhật Bản sẽ cố gắng mở một cuộc tấn công phối hợp với quân Mỹ để đánh chìm tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Trung Quốc. Sankei Shimbun viết, kịch bản chiến lược được đặt ra là Nhật Bản sẽ sử dụng chiến đấu cơ F-15J với sự hỗ trợ của Không quân Mỹ để “loại khỏi vòng chiến đấu” tất cả các máy bay tiên tiến của Trung Quốc. Sau đó, Nhật Bản có thể dùng tiêm kích Misubishi F-2 tấn công vào các tàu chiến lớn của Hải quân Trung Quốc.  Mục tiêu chính của Nhật Bản là tàu sân bay Liêu Ninh. Nhà phân tích quân sự Trung Quốc Chen Guangwen cho rằng, nếu không có không quân yểm trợ, tàu sân bay và tàu tấn công đổ bộ của hải quân nước này sẽ trở thành “miếng mồi ngon” cho chiến đấu cơ Mỹ - Nhật Bản. Tuy nhiên, điều kiện tiên quyết cần phải có sự hợp tác từ Mỹ là cách duy nhất để Nhật Bản có thể giành chiến thắng trong cuộc chiến tiềm năng với Trung Quốc. Một mình Nhật Bản không bao giờ có thể đánh bại được Không quân Trung Quốc. Chuyên gia quân sự khác của Trung Quốc Guo Xuan nói rằng, Liêu Ninh dường như là mục tiêu chính của người Nhật, việc đánh chìm biểu tượng sức mạnh trên biển của Trung Quốc đem lại sự khuất phục từ nước này. Tàu sân bay Liêu Ninh (CV-16) ban đầu có tên là Varyag được Trung Quốc mua từ Ukraine năm 1998. Sau đó, Varyag được lai dắt về nhà máy đóng tàu Đại Liên để sửa chữa và hiện đại hóa. Sau khi hoàn thành 10 cuộc thử nghiệm trên biển, tàu sân bay Liêu Ninh chính thức được đưa vào biên chế trong Hải quân Trung Quốc tháng 9/2012. Trong tháng 11/2012, tiêm kích hạm J-15 đã hoàn thành lần cất hạ cánh thử nghiệm đầu tiên trên boong tàu Liêu Ninh.
|
|
|
Post by nguyendonganh on Feb 27, 2013 18:17:43 GMT 9
F-35 sắp trang bị “bom bay thông minh” JSOW C-1 - Trong các cuộc thử nghiệm gần đây, Hải quân Mỹ đã thử thành công khả năng nhắm mục tiêu kép của bom lượn JSOW C-1 trang bị cho F-35. *Bom lượn (glide bomb) là loại bom bay tầm xa không cần động cơ (lượn). Bom lượn được thả từ máy bay, năng lượng của bom "lấy từ" vận tốc sau khi được thả từ máy bay và trọng lực. Mục tiêu của việc này là đường bay nghiêng hơn, xa hơn đường đạn đạo hoặc tăng độ chính xác. Hai lần thử gần đây nhất trong giai đoạn thử nghiệm tích hợp cho thấy bom lượn JSOW C-1 có thể tham gia tấn công các mục tiêu tĩnh và mục tiêu động. Lần kiểm tra tấn công mục tiêu cố định trên đất liền của JSOW được thiết kế để đánh giá khả năng của quả bom trong việc chống lại các biện pháp đối phó của đối phương. Trong lần kiểm tra này, bom lượn JSOW C-1 được tiêm kích F/A-18F Super Hornet phóng đi ở độ cao khoảng 9km, cách mục tiêu 33km. Quả bom JSOW C-1 bay theo đường bay vạch sẵn với vận tốc cận âm Mach 0,83 và đánh trúng một mục tiêu giả định. Lần kiểm tra tấn công mục tiêu trên mặt đất thứ 2 để thể hiện hiệu năng hoạt động ban đêm của JSOW. Trong lần thử này, JSOW C-1 được bắn đi từ chiếc F/A-18F Super Hornet ở độ cao khoảng 7,6km. JSOW C-1 bay với vận tốc cận Mach 0,81 và tấn công trúng mục tiêu. Cả 2 lần thử trên đều được triển khai ở Trung tâm Vũ khí Hải quân Mỹ tại China Lake, bang California.  Bom lượn JSOW C-1 tấn công mục tiêu. “Những lần kiểm tra trên cho thấy khả năng của JSOW C-1 trong việc cung cấp cho quân đội Mỹ và đồng minh một loại vũ khí có thể tấn công cả mục tiêu trên cạn và mục tiêu động di chuyển trên biển”, Giám đốc chương trình JSOW (thuộc bộ phận phát triển tên lửa Tập đoàn Raytheon) Celeste Mohr cho hay. JSOW là viết tắt của cụm từ Joint Standoff Weapon, tạm dịch là vũ khí tấn công ngoài tầm phòng không điểm sử dụng cho nhiều quân binh chủng, hay nói một cách dễ hiểu hơn là đạn tấn công ngoài tầm bắn của phòng không đối phương. Thực chất đây là một module vũ khí điều khiển bằng GPS, kết hợp quán tính với đầu tự dẫn hồng ngoại, có khả năng tấn công rất chính xác. Bề ngoài, có thể gọi JSOW là một loại “bom lượn tinh khôn”. JSOW có thể đạt cự ly lượn 28km ở chế độ bay thấp và lên đến 74km ở chế độ bay cao, biến thể nâng cấp gần đây đạt tầm bắn lên đến 110km ở chế độ bay cao, bán kính lệch mục tiêu chỉ khỏng 3m. JSOW cho phép tiêm kích F-35, cũng như tiêm kích khác được trang bị có thể tung ra những đòn tấn công tiêu diệt các căn cứ của đối phương bên ngoài tầm bắn của hầu hết các hệ thống phòng không hiện nay. Lộ diện tên lửa bí mật của máy bay F-35Đó là tên lửa không - đối - không mới có tên Cuda, được tích hợp ở khoang vũ trong thân của chiến đấu cơ F-35A. - Tạp chí không quân Air Force Magazine mới đây vừa tiết lộ một hình ảnh khá thú vị về một loại tên lửa "bí mật" do Công ty Lockheed Martin phát triển dành riêng cho chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ năm F-35. Theo tạp chí này, tại Triển lãm Hiệp hội Công nghệ Không quân Expo 2012, Công ty Lockheed Martin đã trưng bày hai mô hình khái niệm tên lửa không - đối - không mới có tên Cuda, được tích hợp ở khoang vũ trong thân của chiến đấu cơ F-35A. Theo Air Force Magazine, khái niệm tên lửa Cuda là một lớp tên lửa hỗn chiến dẫn đường bằng radar AMRAAM. Tên lửa này có kích thước bằng một quả bom đường kính nhỏ. Công ty Lockheed Martin tiết lộ rằng, Cuda là một khái niệm tên lửa "chạm và diệt" (hit-to-kill, viết tắt là HTK) đa năng và hiện nay, số phận của Cuda vẫn đang được công ty thảo thuận với Lực lượng Không quân Mỹ. Khái niệm tên lửa Cuda sẽ tạo ra tầm quan trọng đáng kể trong việc tăng cường khả năng tích hợp vũ khí trong thân cho loại chiến đấu cơ thế hệ thứ năm.  Công nghệ tên lửa HTK, hay phá hủy mục tiêu bằng động năng của đầu đạn mà không cần đầu nổ của Cuda do công ty Lockheed Martin thiết kế cho Không quân Mỹ vẫn đang được phân loại và một vài khả năng của thực sự của nó vẫn nằm trong vòng bí mật. Ngoài ra, công nghệ HTK còn có thể được sử dụng để đánh chặn các loại rocket hay tên lửa đạn đạo như Scud. Một vài nghiên cứu của Lầu Năm Góc còn cho thấy, máy bay F-35 có thể sử dụng Cuda nhưng một hệ thống tên lửa phòng thủ trên không, tham gia đánh chặn đạn rocket cỡ nhỏ và các tên lửa phòng không của đối phương. Khác hoàn toàn so với dòng tên lửa đối không Sidewinder, tên lửa Cuda không được trang bị đầu dò quang hồng ngoại mà được trang bị radar dẫn đường, do đó nó sẽ được thả ra từng khoang vũ khí trong thân và giảm được khả năng bị lộ của máy bay tàng hình. Theo tính toán, ngay cả máy bay F-22 cũng có thể mang được lên tới 8 tên lửa Cuda ở trong thân, do đó, F-22 hoàn toàn có thể mang theo hỗn hợp các loại tên lửa như AIM-120 AMRAAM, AIM-9X và Cuda để tăng cường khả năng tấn công đa năng. Mỹ dùng F-22 “dằn mặt” Trung Quốc (Kienthuc.net.vn) - Mỹ đã điều động 9 tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 F-22 Raptor tới căn cứ không quân Kaneda (quần đảo Okinawa).  Mỹ đã điều động 9 máy bay chiến đấu tàng hình hiện đại nhất F-22 Raptor đầu tiên đến căn cứ Kadena của Mỹ trên đảo Okinawa phía nam Nhật Bản, căn cứ có vai trò then chốt của Mỹ ở vùng Đông Á. Mỹ sẽ điều động tất cả 12 chiến đấu cơ F-22 Raptor đến căn cứ quân sự này. Chúng được sản xuất với công nghệ tàng hình khỏi các radar đối phương, nhằm giữ bí mật công nghệ cho nên chúng không được bán cho bất kỳ đồng minh nào. Kể từ năm 2007, Lầu Năm Góc thường xuyên luân chuyển các máy bay F-22 trên đảo Okinawa với tần xuất vài tháng một lần. Kỳ này, việc luân chuyển được thực hiện từ căn cứ của Mỹ ở tiểu bang Virginia và đây là lần thứ 7. Những chiến đấu cơ F-22 Raptor được triển khai đến Okinawa trong bối cảnh xung đột ngày càng gia tăng giữa Tokyo và Bắc Kinh trong tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Tiêm kích tàng hình tối tân F-22. Quần đảo này do Nhật Bản kiểm soát, song Trung Quốc luôn coi là lãnh thổ của mình bị chiếm bất hợp pháp. Thời gian gần đây các tàu tuần tra và máy bay Trung Quốc thường xuyên tiếp cận Senkaku/Điếu Ngư. Các tàu của lực lượng tuần duyên bờ biển và tiêm kích F-15 Nhật Bản đã nhiều lần phải ngăn chặn các cuộc xâm phạm này. Mỹ từng công bố không đứng về bên nào trong cuộc trang chấp chủ quyền quần đảo này. Tuy nhiên, dưới áp lực từ Tokyo và Hiệp ước an ninh Nhật - Mỹ buộc Washigton phải bảo vệ Nhật bản trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công từ bên ngoài. Tokyo cũng đang nghiên cứu kế hoạch bố trí các phi đội máy bay chiến đấu F-15 trên hòn đảo Miyako phía nam Nhật Bản, gần khu vực tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Hiện nay, trong trường hợp có lệnh xuất kích để đánh chặn, các tiêm kích của Nhật Bản bay từ Okinawa đến các hòn đảo này phải mất 15-20 phút. Đây quả là phương án không hiệu quả để kiểm soát có không phận Senkaku. Phạm Thái Hé lộ "hàng đống" lỗi trên tiêm kích F-35- Hàng loạt vấn đề "nguy hiểm" được phát hiện sau những chuyến bay thử nghiệm của máy bay chiến đấu F-35. Mỹ sẽ trang bị máy bay F-35 cho Nhật  Bloomberg trích dẫn báo cáo dài 18 trang của Lầu Năm Góc trình lên Quốc hội Mỹ, Bộ Quốc phòng Mỹ đang phát triển loại máy bay chiến đấu F-35 với số tiền đầu tư kỷ lục nhưng chưa đạt được yêu cầu thiết kế của Lầu Năm Góc. Trong các cuộc thử nghiệm hiệu suất của loại chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5 F-35, người ta đã phát hiện vết nứt trên thân và nhiều vấn đề khác. Mẫu thử nghiệm F-35B xuất hiện nhiều vết nứt mới ở vách ngăn phía dưới thân máy bay sau quá trình thử nghiệm tương đương 7.000 giờ bay. “Kết quả là việc thử nghiệm biến thể F-35B cho lực lượng lính thủy đánh bộ lại bị tạm dừng thêm một lần nữa kể từ tháng 12/2012”, Bloomberg viết. Ngoài lỗi vết nứt trên thân, F-35B thử nghiệm cũng bộc lộ những vấn đề với động cơ nâng khi hạ cánh thẳng đứng. Phát hiện không ít lỗi trên các mẫu thử nghiệm F-35. Ngoài lỗi trên F-35B, các biến thể F-35A cho không quân và F-35C cho hải quân cũng gặp không ít vấn đề. Trong đó, F-35A gặp những vấn đề ở hệ thống tiếp nhiên liệu trên không và lớp “áo” tàng hình. Còn F-35C gặp phải những lỗi nghiêm trọng ở hệ thống truyền hình ảnh video và chất làm mát. Michael Gilmore, quan chức Lầu Năm Góc viết trong một báo cáo rằng: “Hơn 2 năm thử nghiệm cấu trúc là đã đủ để kiểm tra hiệu suất của F-35”. Những vấn đề với F-35 càng nghiêm trọng hơn khi cơ quan Kiểm định và đánh giá hoạt động của Lầu Năm Góc (OT&E) cũng đưa ra kết luận rằng, chiến đấu cơ F-35 Lightning II không có khả năng chịu sét đánh. Hiện tại máy bay đã bị cấm hoạt động tại các khu vực thường xuyên có dông, nó cũng bị cấm tiếp cận đến những khu vực này trong phạm vi 40km. Ngoài hệ thống chống sét bảo vệ các thiết bị vô tuyến điện trên máy bay chưa hoàn thiện, F-35 cũng có điểm yếu trong hệ thống tạo khí trơ (OBIGGS), chịu trách nhiệm nạp khí trơ vào các thùng nhiên liệu đã rỗng và giữ mức độ oxy thấp trong đó. Trong những khu vực hay có giông và áp suất khí quyển thường xuyên thay đổi, hệ thống có thể sẽ gặp trục trặc.
|
|
|
Post by nguyendonganh on Feb 27, 2013 18:29:54 GMT 9
Điểm mặt vũ khí “khủng” của quân phòng vệ Nhật BảnSuu Tam - Quân phòng vệ Nhật Bản được xem là lực lượng quân sự đáng gờm, sở hữu nhiều vũ khí hiện đại hàng đầu trên thế giới.  Kho vũ khí “khủng” của Nhật Bản hầu hết do nước này tự sản xuất với sự giúp đỡ từ nước đồng minh Mỹ, hoặc tự phát triển từ A-Z, hoặc nhập khẩu. Trong ảnh là xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại nhất của quân phòng vệ mặt đất Nhật Bản (JGSDF) Type 10 do nước này tự phát triển. Type 10 cũng là chiếc xe tăng đắt nhất thế giới với tổng trị giá 11,3 triệu USD.  Pháo phản lực phóng loạt uy lực hàng đầu thế giới M270 do Mỹ sản xuất, trang bị trong pháo binh quân phòng vệ mặt đất Nhật Bản (JGSDF). Trong khoảng 40 giây, M270 bắn ra 12 quả rocket cỡ 240mm đi xa 40km, diện tích sát thương của loạt bắn lên đến 60.000 m2.  Đóng vai trò “át chủ bài” trong lưới phòng không (gồm cả chống tên lửa đạn đạo) của Nhật Bản là hệ thống tên lửa đối không tầm cao Patriot PAC-3 do Mỹ sản xuất. Đây là một trong những vũ khí phòng không hàng đầu thế giới có mặt trong trang bị của Nhật Bản.  Hệ thống Patriot PAC-3 trang bị đạn tên lửa cho phép đánh chặn mục tiêu máy bay ở cự ly 160km (hoặc 20km với tên lửa đạn đạo), độ cao diệt mục tiêu 24.200m.  Trong biên chế lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF), tiêm kích Mitsubishi F-2 được coi là phương tiện chiến đấu mạnh mẽ với nhất. F-2 cũng được xem là “át chủ bài” trong tác chiến chống tàu mặt nước của JASDF. Thậm chí, báo chí Nhật Bản còn cho rằng, trong một cuộc chiến với Trung Quốc, F-2 sẽ là vũ khí chính tấn công đánh chìm tàu sân bay Liêu Ninh (CV-16).  Trực thăng tấn công với hỏa lực mạnh nhất của quân phòng vệ mặt đất Nhật Bản (JGSDF) AH-64DJP được Tập đoàn công nghiệp nặng Fuji sản xuất theo giấy phép của Tập đoàn Boeing (Mỹ). AH-64DJP được trang bị các loại vũ khí (pháo, tên lửa, rocket) cho phép tiêu diệt mọi loại xe tăng trên thế giới, thậm chí nó có thể bắn hạ máy bay cánh bằng, trực thăng khác.  “Mắt thần trên không” hiện đại nhất của quân phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF) Boeing E-767. Tuy không là phương tiện tấn công mục tiêu hay phòng thủ, nhưng E-767 đóng vai trò tác chiến quan trọng, với hệ thống radar AN/APY-2 cho phép phát hiện sớm mục tiêu để chỉ huy phi đội tấn công. Trong chiến tranh, việc phát hiện sớm địch góp một phần quan trọng vào chiến thắng.  Quân phòng vệ mặt biển Nhật Bản (JMSDF) là một trong những lực lượng hải quân lớn nhất thế giới và lớn thứ 2 ở châu Á. Dĩ nhiên, JMSDF trang bị nhiều tàu chiến hàng khủng hàng đầu thế giới. Trong ảnh là tàu chở trực thăng Lớp Hyuga (16DDH) có lượng giãn nước toàn tải 19.000 tấn, chở được 11 trực thăng săn ngầm, trang bị hệ thống phòng không tầm trung. Tuy chỉ được coi là tàu chở trực thăng nhưng con tàu được cho là tương đương với tàu sân bay hạng nhẹ Giuseppe Garibaldi (Italia) và Principe de Asturias (Tây Ban Nha).  Khu trục hạm lớp Atago (tổng số 2 chiếc) có lượng giãn nước 10.000 tấn, dài 170m. Điều đặc biệt ở con tàu này là trang bị hệ thống chiến đấu Aegis hiện đại của Mỹ cùng hệ thống vũ khí cực mạnh cho phép tiêu diệt mọi mục tiêu trên không, trên biển.  Khu trục hạm lớp Kongo (tổng số 5 chiếc) có lượng giãn nước 9.500 tấn, dài 161m. Tương tự Atago, con tàu trang bị hệ thống chiến đấu Aegis cùng hỏa lực tương đương. Atago và Kongo được xem là một trong những tàu chiến mạnh nhất châu Á hiện nay.  Trên 2 lớp tàu chiến Atago và Kongo cùng sở hữu tên lửa đối không “khủng” nhất thế giới, tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo RIM-161 SM-3 có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở tầm 500km, độ cao 160km (ngoài tầng khí quyển).  Tuy không được phép phát triển tàu ngầm hạt nhân, nhưng với nền khoa học – kỹ thuật tiên tiến người Nhật tạo cho mình tàu ngầm động cơ điện – diesel hiện đại. Trong ảnh là tàu ngầm tốt nhất nước này lớp Soryu trang bị công nghệ động cơ AIP, có khả năng bắn tên lửa hành trình chống tàu tầm xa. Khám phá tàu ngầm hiện đại nhất quân đội Nhật Bản(Kienthuc.net.vn) - Lớp Soryu là một trong những tàu ngầm động cơ điện-diesel chạy êm nhất thế giới hiện nay. Xứ sở mặt trời mọc sở hữu nền công nghiệp đóng tàu phát triển hàng đầu thế giới. Không ngạc nhiên khi Nhật Bản luôn cho ra đời những sản phẩm có chất lượng cao. Một trong những sản phẩm tàu chiến “đẳng cấp thế giới” đó có thể kể đến là tàu ngầm điện - diesel lớp Soryu. Tàu được thiết kế và chế tạo bởi Tập đoàn công nghiệp nặng Mitsubishi và Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Kawasaki cho Lực lượng phòng vệ mặt biển Nhật Bản (JMSDF). Chiếc đầu tiên được khởi đóng vào tháng 3/2005, hạ thủy tháng tháng 12/2007 đưa vào sử dụng từ tháng 10/2009. Chiếc này mang số hiệu SS-501 Soryu, tên của nó được đặt theo tên của tàu sân bay Soryu trong chiến tranh thế giới thứ 2. Sau chiếc đầu tiên, giai đoạn 2010-2012, quân phòng vệ mặt biển Nhật Bản được tiếp nhận thêm 3 chiếc nữa. Dự kiến, trong năm 2013, chiếc thứ 5 sẽ được đưa vào trang bị.  Tàu ngầm tấn công chạy động cơ điện - diesel lớp Soryu. Thiết kế Tàu ngầm điện - diesel Soryu là một thiết kế thủy động lực học dựa trên tàu ngầm điện-diesel lớp Oyashio. Soryu có lượng choán nước lớn nhất trong biên chế hạm đội tàu ngầm Nhật Bản, 2.900 tấn (khi nổi) và 4.200 tấn (khi lặn). Tàu có chiều dài 84m, chiều rộng 9,1m, mớn nước 8,5m. Vỏ tàu được làm bằng thép cường độ cao và bao phủ bằng lớp ngói không phản xạ sóng âm thanh để làm giảm và bóp méo tín hiệu của các hệ thống định vị thủy âm dùng để phát hiện tàu ngầm. Nội thất của tàu được thiết kế với khả năng cách âm tốt nhằm ngăn âm thanh từ các hoạt động bên trong tàu lọt ra ngoài. Tàu ngầm Soryu thiết kế với 2 cánh ổn định ở 2 bên tháp chỉ huy, đuôi tàu được trang bị hệ thống bánh lái hình chữ X. Thiết kế này được đánh giá giúp tàu ngầm cơ động hơn. Tàu ngầm lớp Soryu trang bị hệ thống AIP hiện đại. Soryu là tàu ngầm động cơ điện - diesel đầu tiên của Hải quân Nhật Bản được trang bị hệ thống động cơ đẩy không khí độc lập AIP. Động cơ đẩy không khí độc lập (Air-independent propulsion) là giải pháp công nghệ phi hạt nhân giúp động cơ tàu ngầm có thể hoạt động mà không cần phải nổi lên mặt nước hay sử dụng ống thông khí để hoạt động. Hệ thống động lực AIP giúp tàu ngầm hoạt động lâu hơn dưới nước, giảm tiếng ồn khi hoạt động so với động cơ thường. Tàu ngầm Soryu được trang bị 4 động cơ AIP chu trình đóng Stirling, đây là một loại động cơ nhiệt hoạt động bằng cách nén vòng oxy lỏng và nhiên liệu diesel. Nó bao gồm 2 xy lanh chứa nhiên liệu lỏng, một được duy trì ở nhiệt độ cao, một được duy trì ở nhiệt độ thấp. Hai xy lanh được nối thông với nhau, sự chênh lệch về nhiệt độ và áp suất giữa 2 xy lanh tạo nên quá trình nén và xả trong một chu trình khép kín nên được gọi là động cơ chu trình đóng. Ngoài ra, tàu còn được trang bị thêm 2 động cơ diesel Kawasaki 12V25/25SB cùng với 2 động cơ điện chính để cung cấp điện năng cho tàu. Hệ thống động lực này giúp tàu đạt tốc độ 23,4km/h (khi nổi) và 36km/h (khi chìm), tầm hoạt động tối đa tới 11.300km (nếu chỉ chạy với tốc độ 12km/h). Hệ thống điện tử và vũ khí Tàu ngầm lớp Soryu được trang bị hệ thống điện tử rất hiện đại với khả năng tự động hóa cao, gồm: radar trinh sát mặt nước ở độ cao thấp ZPS-6F; hệ thống định vị thủy âm Hughes/Oki ZQQ-7 bao gồm 1 gắn ở phía trước mũi tàu, 4 gắn ở sườn tàu và 1 hệ thống kéo rê phía sau; hệ thống chiến tranh điện tử ZLR-3-6; hệ thống phóng mồi bẫy đối phó với ngư lôi. Soryu được vũ trang 6 ống phóng ngư lôi HU-606 533mm có thể dùng để phóng ngư lôi Type 89 và tên lửa hành trình chống tàu UGM-84 Harthingy.  Tên lửa hành trình phóng từ tàu ngầm UGM-84. Trong đó, Type 89 là loại ngư lôi dẫn hướng bằng dây dẫn có thể hoạt động ở chế độ chủ động hoặc thụ động, tầm bắn trên 50km, tốc độ tối đa trên 130km/h. Còn tên lửa hành trình chống tàu UGM-84 có tầm bắn tới 124km dùng để công kích các mục tiêu tàu mặt nước. Chương trình tàu ngầm lớp Soryu được lên kế hoạch đóng mới 9 chiếc, 4 chiếc đã đi vào hoạt động. Khi hội tụ đủ đội hình, hạm đội tàu ngầm Nhật Bản vốn đã đáng sợ nay còn đáng sợ hơn với tàu ngầm AIP Soryu.
|
|
|
Post by nguyendonganh on Jul 21, 2013 11:03:06 GMT 9
Mỹ thử thành công tên lửa diệt hạm LRASM mớiTrung tuần tháng 6/2013, không quân Mỹ bí mật thử thành công dòng tên lửa diệt hạm tầm xa mới LRASM. Vụ thử được thực hiện trên máy bay ném bom hạng nặng B-1B Lancer và tên lửa thử nghiệm không mang theo đầu đạn. Toàn bộ vụ thử nói trên được thực hiện tại không đoàn bay thử nghiệm số 337 của không quân Mỹ.  B-1B Lancer. Ảnh minh họa. Tên lửa diệt hạm LRASM được phát triển từ nguyên mẫu tên lửa hành trình tầm xa không đối đất AGM-158 JASSM. Lãnh đạo không đoàn 337, Đại tá Alicia Datsman, do có cơ cấu điều khiển tương đối giống nhau nên để thực hiện vụ thử LRASM, máy bay B-1B tham gia thử nghiệm hầu như không cần thay đổi hệ thống điều khiển vũ khí trên khoang. Đặc tính kỹ-chiến thuật của LRASM không được công bố. Tuy nhiên, căn cứ vào thông tin của tên lửa AGM-158, LRASM có khả năng mang theo đầu đạn nặng 450 kg và tầm bắn đạt 980 km tùy thuộc vào phiên bản. Để phát hiện và bám theo mục tiêu, LRASM được trang bị ra-đa có tầm quét trong phạm vi hẹp, kênh liên kết mã hóa với trung tâm chỉ huy, thiết bị quan sát quang điện để xác định quỹ đạo bay và dẫn bắn mục tiêu. Ngoài ra, để phòng ngừa khả năng bị gây nhiễu, LRASM còn được trang bị thiết bị dẫn đường vệ tinh GPS để tiêu diệt các mục tiêu cụ thể trong nhóm chiến hạm của đối phương. Dự kiến, LRASM sẽ có hai phiên bản phóng từ trên không và từ giếng phóng dành cho hải quân Mỹ. Việc thử nghiệm tên lửa LRASM trên nằm trong chương trình mở rộng chức năng chiến đấu của máy bay ném bom B-1B. Từ năm 1998, B-1B đã bị loại khỏi lực lượng không quân chiến lược và đang được nâng cấp để mở rộng dải nhiệm vụ có thể thực hiện. Tháng 8/2012, không quân Mỹ công bố kế hoạch nâng cấp quy mô lớn chưa từng có trong lịch sử máy bay ném bom B-1B. Toàn bộ hệ thống điện tử trên khoang máy bay ném bom loại này được nâng cấp hoàn toàn. Phiên bản nâng cấp máy bay B-1 sẽ bắt đầu bay thử nghiệm trong năm 2013.
|
|
|
Post by Can Tho on Jul 24, 2013 6:21:29 GMT 9
4 phát minh hủy diệt nhiều người nhất thế giớiKhoảng 100 triệu người đã chết vì thuốc lá trong thế kỷ 20, trong khi bom nguyên tử, súng AK và thuốc nổ cũng giết hàng triệu người trong các cuộc chiến. Nhưng trên hết chủ nghĩa cộng sản của Karl Marx mới chính là " sáng kiến " giết hại con người nhiều nhất trong lịch sử nhân loại . BBC liệt kê danh sách những phát minh khiến nhiều người chết nhất trong lịch sử hiện đại. Chúng bao gồm : thuốc lá, súng trường AK-47, bom hạt nhân và thuốc nổ dynamite.Thuốc láCác kết quả thống kê cho thấy, mỗi năm 1,1 triệu người chết vì ung thư phổi và 85% người trong số đó hút thuốc lá. "Sản phẩm giết nhiều người nhất trong lịch sử nhân loại là thuốc lá. Nó đã cướp khoảng 100 triệu sinh mạng trong thế kỷ 20", Robert Proctor, một nhà nghiên cứu của Đại học Stanford tại Mỹ, khẳng định. Jordan Goodman, tác giả của cuốn sách "Tobacco in History" (Thuốc lá trong lịch sử), nói rằng ông rất thận trọng trong việc tìm người chịu trách nhiệm đối với sự ra đời của thuốc lá. "Nhưng tôi có thể nói rằng thuốc lá trở nên phổ biến trong thế kỷ 20 nhờ một người Mỹ có tên James Buchanan Duke. Người này không chỉ tạo ra thuốc lá, mà còn đóng vai trò tiên phong trong hoạt động tiếp thị và phân phối khiến thuốc lá xuất hiện trên mọi lục địa", Goodman nói. Ông Jame Buchanan Duke. Vào năm 1880, ở tuổi 24, Duke đã phát minh thuốc lá cuốn và sản xuất nó tại một nhà máy ở thành phố Durham, bang North Carolina, Mỹ. Nhờ đầu tư những khoản tiền khổng lồ cho hoạt động quảng cáo và tài trợ cuộc thi sắc đẹp, chẳng bao lâu Duke đã khiến hàng triệu người trên thế giới mê mẩn thuốc lá, bởi họ nghĩ nó là biểu tượng của phong cách hiện đại. Mãi tới năm 1957, các nhà khoa học tại Anh mới tìm ra mối liên hệ giữa bệnh ung thư phổi và thuốc lá. 7 năm sau các nhà khoa học Mỹ xác nhận các hóa chất trong thuốc lá gây ung thư phổi. Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo khoảng 100 triệu người sẽ chết vì các bệnh liên quan tới thuốc lá trong vòng 30 năm nữa. Súng trường AK-47 Mikhail Kalashnikov cùng khẩu súng trường AK-47 do ông thiết kế. Khoảng 100 triệu khẩu súng trường Kalashnikov, hay AK-47, đang được sử dụng trên toàn thế giới. Với số lượng ấy, AK-47 là vũ khí gây sát thương phổ biến nhất. Nó là vũ khí cá nhân tiêu chuẩn của hơn 60 quân đội quốc gia. Nhiều nước còn trang bị AK-47 cho cảnh sát và lực lượng biên phòng. Các lực lượng nổi dậy và tổ chức khủng bố cũng rất thích AK-47. Mikhail Kalashnikov, người phát minh súng AK-47, từng nói rằng sản phẩm của ông đã trở thành loại súng mà các đội quân du kích trên thế giới ưa thích. Nhưng ông không thừa nhận trách nhiệm về việc nó giết quá nhiều người. "Những người phát minh không phải chịu trách nhiệm về mục đích sử dụng vũ khí của người khác. Các chính phủ phải kiểm soát hoạt động sản xuất và xuất khẩu vũ khí", ông nói. Bom nguyên tử Đám mây khổng lồ hình nấm bốc lên từ vụ nổ bom nguyên tử tại thành phố Nagasaki, Nhật Bản vào ngày 9/8/1945. Người ta gọi hai nhà vật lý J Robert Oppenheimer và Enrico Fermi là "cha của bom nguyên tử". Oppenheimer đóng vai trò quan trọng trong dự án Manhattan, chương trình chế tạo bom nguyên tử đầu tiên do Mỹ thành lập. Ông cảm thấy ân hận sau khi nhận ra khả năng giết người khủng khiếp của bom nguyên tử tại hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản vào năm 1945. Sau chiến tranh ông trở thành trưởng nhóm cố vấn của Ủy ban Năng lượng Nguyên tử Mỹ. Chức vụ này giúp ông thực hiện các hoạt động vận động hành lang nhằm ngăn chặn sự phổ biến vũ khí hạt nhân trên thế giới. Thuốc nổ Tiến sĩ Alfred Nobel, người phát minh thuốc nổ dynamite. Alfred Nobel, một nhà hóa học Thụy Điển, là người phát minh thuốc nổ dymanite. Vào năm 1888, một tờ báo tại Pháp đã đăng cáo phó sớm về cái chết của ông. Khi đọc cáo phó, Nobel cảm thấy sửng sốt với dòng chữ: "Kẻ buôn cái chết đã qua đời. Tiến sĩ Alfred Nobel, người trở nên giàu nhờ tìm ra cách giết người nhanh chóng hơn bao giờ hết, đã qua đời hôm qua". Có lẽ cáo phó ấy đã thôi thúc Nobel dành phần lớn tài sản có giá trị 2,69 triệu (tương đương 301 triệu USD ngày nay) vào việc thành lập các giải thưởng Nobel. Theo VNE
|
|
|
Post by Cửu Long Giang on Nov 16, 2013 2:08:44 GMT 9
Mỹ chế ‘Mèo Hoang’ chưa biết để làm gìVienDongDaily.Com BOSTON – Một robot dành cho mục tiêu quân sự đã được trình làng. Robot này có dạng một con thú bốn chân tên là Wildcat (Mèo Hoang). Nó có thể chạy với vận tốc 25 km một giờ. Một công ty tư hân đã chế tạo “Mèo Hoang” trong một dự án của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ. Boston Dynamics, một công ty chuyên nghiên cứu về kỹ thuật chế tạo người máy đã công bố một đoạn video về con mèo robot không bị buộc dây. Nó có thể tự đứng lên và di chuyển. “Mèo Hoang” còn có thể quay đầu, chạy với vận tốc lên tới 25 km/h ở trên mặt đất bằng, tức là nhanh gấp đôi so với tốc độ chạy của một người trung bình. “Mèo Hoang” là “anh em họ” của “Báo Đốm” (Cheetah), một loại robot bốn chân khác được Boston Dynamics tiết lộ cách đây một năm. “Báo Đốm” có thể chạy với vận tốc hơn 45 km/h trên một băng chuyền, tức nhanh hơn người chạy nhanh nhất thế giới, Usain Bolt, vốn có thể thể chạy với vận tốc 44.7 km/h. Tuy nhiên, không giống như “Mèo Hoang,” “Báo Đốm” được gắn với một nguồn điện. Robot “Mèo Hoang” mang trên cơ thể một động cơ tạo tiếng ồn lớn để giúp nó di chuyển, vì vậy trông nó vẻ nặng nề và trọng lượng này cản trở tốc độ của nó. Boston Dynamics chưa tiết lộ chi tiết về tương lai của “Mèo Hoang”, nhưng loại robot này được chế tạo dành cho mục đích quân sự.
|
|
|
Post by NhiHa on Jan 17, 2014 10:11:26 GMT 9
Hải chiến Midway và vai trò của tình báo MỹChỉ một tháng sau trận chiến biển Coral quyết định, hải quân Hoa Kỳ đã đánh bại một cuộc tấn công nữa của Hải quân Nhật Bản tại đảo san hô Midway, đánh dấu bước ngoặt trong chiến tranh Thái Bình Dương (1937 – 1945). Về những hậu quả ngắn hạn và dài hạn mà nó đem lại, nó là một trong những trận chiến hải quân quan trọng nhất ở vùng Thái Bình Dương, và có lẽ trong cả Chiến tranh thế giới thứ hai. Đảo san hô Midway, vài tháng trước trận đánh Cuộc tấn công của người Nhật vào Midway, cũng gồm một cuộc tấn công thứ hai nữa vào các cứ điểm tại quần đảo Aleut ở Alaska bởi một hạm đội nhỏ hơn, là một âm mưu của Hải quân Nhật Bản để nhử hạm đội tàu sân bay Mỹ vào một cái bẫy để tiêu diệt. Nhờ vậy tiêu diệt một cách có hiệu quả hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ, và đảm bảo ưu thế hải quân của Nhật trên Thái Bình Dương ít nhất cho tới cuối năm 1943. Như vậy, việc chiếm Midway sẽ đẩy xa thêm vành đai bảo vệ ra khỏi hòn đảo Nhật Bản. Thành công của chiến dịch này được coi là bước chuẩn bị cho những chiến dịch kế tiếp ở Fiji và Samoa, cũng thúc đẩy chiến dịch đánh chiếm Hawaii. Nếu người Nhật thành công trong mục tiêu Midway, vùng phía đông bắc vành đai Thái Bình Dương sẽ là vùng không có nguy cơ đối với Hải quân Nhật Bản. Nhờ vậy, chiến dịch Midway, cũng như cuộc tấn công Trân Châu Cảng đã mở ra chiến tranh, không phải là một phần của chiến dịch chinh phục nước Mỹ mà là để chiếm lấy sức mạnh chiến lược ở Thái Bình Dương, để người Nhật có thể rảnh tay thành lập vùng bá chủ của họ, được gọi là khối Thịnh vượng chung Đại Đông Á. Trong những hoàn cảnh tốt nhất, họ hy vọng rằng người Mỹ sẽ bắt buộc phải tìm giải pháp đàm phán để chấm dứt Chiến tranh Thái Bình Dương. Tuy nhiên, như những gì đã xảy ra, trận chiến là một thất bại nặng nề cho người Nhật. Với việc bẻ gãy cuộc tiến công của quân Nhật, Hoa Kỳ đã đạt được thắng lợi quyết định cho cả cuộc chiến.  Nhật Bản tấn công Midway lúc 06:20 ngày 4/6/1942. Nhật Bản đã rất thành công trong việc nhanh chóng hoàn thành các mục tiêu chiến tranh ban đầu của họ, gồm cả việc chinh phục Philippines, chiếm Malaysia và Singapore, chiếm giữ các vùng tài nguyên sống còn ở Java, Borneo, và Indonesia. Hiểu theo nghĩa thông thường, mở đầu cho một giai đoạn các chiến dịch thứ hai được bắt đầu sớm vào tháng 1 năm 1942. Tuy nhiên, vì có những khác biệt về chiến lược giữa hải quân và quân đội của họ, cũng như cuộc đấu tranh nội bộ giữa Tổng hành dinh của Hải quân và Hạm đội Liên hợp của Đô đốc Yamamoto, việc thành lập một chiến lược hiệu quả đã bị cản trở, và chiến lược tiếp theo không được cung cấp tài chính cho tới tận tháng 4 năm 1942. Lúc đó, Đô đốc Yamamoto đã thành công trong cuộc đấu tranh trong giới quan trường để đưa khái niệm tác chiến của ông vào thực thi – đó là những chiến dịch tiếp theo ở vùng Trung Thái Bình Dương – trước khi các đối thủ khác có hành động tác chiến. Chúng gồm cả các chiến dịch khác cả trực tiếp hay gián tiếp nhằm vào Australia, cũng như các chiến dịch nhằm vào Ấn Độ Dương. Tuy nhiên, cuối cùng, Yamamoto đã công khai đe dọa từ chức trừ khi ông được tiếp tục kế hoạch của mình. Lo ngại chiến lược ban đầu của Yamamoto là sự loại trừ các lực lượng tàu sân bay của Mỹ hiện đang còn ở đó. Sự lo ngại này càng tăng thêm khi quân đội Hoa Kỳ tiến hành chiến dịch “không kích Doolittle” ném bom vào Tokyo (18/4/1942) bằng các máy bay xuất phát tàu sân bay USS Hornet nhằm gây ra một cú sốc tâm lý lớn cho người dân Nhật và cho thấy rằng quân đội Nhật Bản không thể ngăn chặn các cuộc tấn công thẳng vào hòn đảo Nhật Bản. Yamamoto cho rằng một chiến dịch nhắm vào căn cứ tàu sân bay chính ở Trân Châu Cảng sẽ khiến họ phải chiến đấu. Tuy nhiên, vì sức mạnh không quân trên bộ của Hoa Kỳ hiện đang ở Hawaii, Yamamoto kết luận rằng không thể đánh trực tiếp vào cứ điểm quân sự mạnh mẽ của Hoa Kỳ. Thay vào đó, ông lựa chọn đảo san hô Midway, nằm ở phía cực tây bắc của dãy quần đảo Hawaii, khoảng 1.300 hải lý từ Oahu. Bản thân Midway không có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng trong kế hoạch lớn hơn của Nhật Bản, tuy nhiên, người Nhật cảm thấy rằng người Mỹ sẽ coi Midway là một tiền đồn có tính sống còn đối với Trân Châu Cảng, và vì thế sẽ mạnh mẽ bảo vệ nó.  USS Yorktown bị ngư lôi đánh trúng Trong trận hải chiến Midway, tình báo Hải quân Hoa Kỳ đóng một vai trò quan trọng. Tình báo hải quân Hoa Kỳ (hợp tác với tình báo Anh và Hà Lan) đã biết được một số phần trong hệ thống bộ giải mã liên lạc gốc của Hải quân Đế quốc Nhật Bản (JN-25), và đã rất gắng sức nhằm có được những phiên bản về sau này, nó chỉ được tung ra ngay trước cuộc tấn công Trân Châu Cảng. Việc thu thập được nhiều thông tin tình báo qua radio của hải quân Nhật từ cuộc không kích Doolittle càng làm JN-25 mất giá trị. Vì vậy, tới tháng 5 năm 1942 người Mỹ đã biết rằng người Nhật đang chuẩn bị tung ra một cuộc tấn công lớn nhằm vào một mục tiêu (được gọi là "AF" từ đầu tháng 6), và có thể hy vọng phục kích trước cuộc tấn công này. Mặc dù những phân tích về các dữ kiện đó, " Hypo", đơn vị mật mã của Nimiz tại Trân Châu Cảng, đã tin rằng "AF" chính là Midway. Mặt khác, cấp trên của Nimiz tại Washington, Đô đốc Ernest King, và đơn vị mật mã của riêng ông – OP-20-G – tin rằng AF thuộc quần đảo Aleut. Một sỹ quan hải quân trẻ, Jasper Holmes, đã đưa ra một mưu kế tài tình ở Ban giải mã Hypo để có thể xác định chính xác vị trí của AF. Bằng cách sử dụng dây cáp ngầm dưới biển, ông yêu cầu chỉ huy căn cứ Midway gửi qua radio một tin nhắn về Trân Châu Cảng nói rằng nước uống đang cạn kiệt ở Midway vì nhà máy nước hỏng — và tin này được gửi bằng một kiểu mật mã mà họ cho rằng người Nhật đã biết cách giải mã. Ngay sau đó, một bức mật mã của người Nhật hóa mã bằng JN-25 đã nói rằng "AF" gặp phải những vấn đề về nước ngọt, và rằng lực lượng tấn công phải sắp sẵn kế hoạch về vấn đề này. Từ đó "AF" được khẳng định là Midway. Các thông tin có được thông qua bộ giải mã JN-25 đến rất chậm, một phần vì nó là kết quả của những sự chuẩn bị vội vã của người Nhật, và không phải đến phút cuối cùng Đô đốc Chester Nimitz của CINCPAC mới có đủ thông tin để tổng hợp và xếp đặt phục kích cho lực lượng tấn công ở Midway. Ông có trong tay hai tàu sân bay thuộc lực lượng tấn công của Phó đô đốc William Halsey—nhưng chính Halsey lúc ấy đang bị bệnh vảy nến, và đã được thay thế bằng Đô đốc Raymond A. Spruance (chỉ huy lực lượng hộ tống Halsey) từ tuyến sau. Nói về tầm quan trọng cũng như ảnh hưởng của Midway, lịch sử đã nhìn nhận nó khá khách quan và sâu sắc nhưng không kém phần... cẩn trọng. Mặc dù trận Midway thường được gọi là một thắng lợi quyết định của Hoa Kỳ , "bước ngoặt của chiến trường Thái Bình Dương", rõ ràng là Hoa Kỳ chưa thể thắng cuộc chiến Thái Bình Dương trong vòng một đêm. Hải quân Nhật Bản tiếp tục chiến đấu gan lì, và phải mất nhiều tháng trước khi Hoa Kỳ xoay trở từ trạng thái cân bằng hải lực sang trạng thái chiếm ưu thế. Cho dù không có sự khác biệt to lớn về lực lượng giữa hai bên tham chiến, đặt giả thiết là Hoa Kỳ đã thua trận chiến này, Nhật Bản cuối cùng vẫn sẽ thua Hoa Kỳ trên mặt trận Thái Bình Dương. Như thế, Midway không phải là trận chiến "quyết định" trong cùng ý nghĩa như trận Salamis hay trận Trafalgar. Tuy nhiên, chiến thắng ở Midway đưa Hoa Kỳ vào thế chủ động, gây thiệt hại nặng cho lực lượng Nhật khiến nó không thể hồi phục lại được và rút ngắn chiến cuộc tại Thái Bình Dương. Chỉ hai tháng sau trận Midway, nhận ra sự bất ổn của phía Nhật, người Mỹ tấn côngGuadalcanal; nếu không có thắng lợi ở Midway, người Mỹ không thể sớm tấn công như thế hoặc có thì cũng không thành công như đã đạt được ở Guadalcanal. Bảo đảm được tuyến hậu cần đi tới Úc và Ấn Độ Dương trong thời gian đó, cùng với việc tiêu hao lực lượng Nhật trong chiến dịch Guadalcanal, đã có những ảnh hưởng sâu rộng đến tiến trình chiến tranh. Tác động của việc này đến rút ngắn thời gian cuộc chiến thì vẫn còn bàn cãi, mặc dù lực lượng tàu ngầm của Hạm đội Thái Bình Dương đã khiến nền kinh tế Nhật Bản đi đến chỗ đình trệ vào tháng 1 năm 1945. Trong khi trận Midway chưa chứng tỏ là không quân của Hải quân Nhật hoàn toàn bị tiêu diệt, nó lại là một đòn chí tử. Chương trình huấn luyện phi công của Nhật trước chiến tranh đào tạo ra các phi công với phẩm chất rất cao nhưng với số lượng ít. Nhóm nhỏ các phi công tài giỏi này là những chiến binh dày dạn trong chiến đấu. Tại Midway, Nhật Bản mất rất nhiều các phi công thiện chiến chỉ trong một ngày mà chương trình huấn luyện đào tạo trong một năm. Trong các trận chiến sau này quanh Guadalcanal vào cuối năm 1942 như trận Đông Solomons và trận Santa Cruz không quân của Hải quân Nhật không gượng dậy được bởi bị tiêu hao cho dù tổn thất của hai bên là khá tương đương. Các nhà hoạch định chiến lược của Nhật đã sai lầm trong dự đoán một cuộc chiến tranh lâu dài và không ngừng nghỉ. Kết quả là nước Nhật đã không bổ sung, bù đắp đủ cho những thiệt hại về tàu bè, phi công và thủy thủ. Mặc dù chương trình huấn luyện của Nhật trong chiến tranh có đào tạo phi công nhưng họ không được huấn luyện thích đáng khi chiến tranh tiếp diễn, và sự mất cân đối này trở nên tồi tệ hơn khi các máy bay chiến đấu thế hệ sau của Hoa Kỳ tỏ rõ ưu việt trước máy bay của Nhật Bản. Khoảng giữa năm 1943, những thiệt hại ở Midway và quần đảo Solomons đã làm kiệt quệ lực lượng không quân của hạm đội Nhật. Tệ hơn nữa, thói quen của quân đội Nhật là vẫn giữ các phi công điêu luyện ở lại chiến đấu đã làm suy yếu năng lực huấn luyện đội ngũ phi công mới. Trái lại, Hải quân Mỹ điều các phi công xuất sắc của họ trở về các căn cứ huấn luyện để truyền thụ, nhân rộng các kỹ năng đánh bại người Nhật Sự hủy hoại 4 hàng không mẫu hạm của hạm đội Nhật Bản là một tổn thất không thể thay thế được. Nước Nhật đã không thể bổ sung đủ 4 chiếc khác mãi cho đến đầu năm 1945. Trong khoảng thời gian đó, Hải quân Hoa Kỳ đã cho vào phục vụ hàng chục mẫu hạm hạng nặng và hạng nhẹ cùng vô số mẫu hạm hộ tống. Như vậy, Midway đã gây thiệt hại lâu dài cho lực lượng tấn công của Hải quân Nhật Bản, và rút ngắn khoảng thời gian mà lực lượng hải quân Nhật có thể chiến đấu trong những điều kiện có lợi. Việc mất năng lực chiến đấu ở giai đoạn sống còn này là một tai họa cho Đế quốc Nhật Bản. Họ đã có thể tiến hành những chiến dịch quy mô hơn và có lẽ là thành công hơn, để chống lại những chiến dịch phản công của Hoa Kỳ. Trận Midway cũng như cuộc tấn công Trân Châu Cảng mở ra một cuộc chiến tranh mới, không phải để chinh phục nước Mỹ mà là để giành thế mạnh chiến lược tại Thái Bình Dương, giúp người Nhật rảnh tay thành lập vùng bá quyền, được gọi là khối Thịnh vượng chung Đại Đông Á, buộc Mỹ phải đàm phán để chấm dứt Chiến tranh Thái Bình Dương. Tuy nhiên, như những gì đã xảy ra, trận chiến là một thất bại nặng nề cho người Nhật. Midway đã đi vào lịch sử quân sự của nhân loại, được dựng thành nhiều bộ phim.
|
|
|
Post by NhiHa on Jan 17, 2014 10:37:46 GMT 9
Các căn cứ quân sự của Trung Cong trên Biển Đông15:00 | 06/12/2013 (Petrotimes) - Suốt thời phong kiến, các triều đại Trung Hoa không xem biển cả là khu vực cần chinh phục mà coi đây là một chiến lũy thiên nhiên, cần chú trọng đến hải phòng (phòng ngự bờ biển) và hải cấm (cấm đoán những qua lại trên biển) nhằm chống ngoại xâm hay ngăn ngừa những nhóm chống đối âm mưu bạo loạn, chẳng hạn “Tỏa quốc cấm hải” là chính sách của nhà Thanh ban bố năm 1661 (Thuận Trị 18). Cho đến tận thế kỷ XIX, những ai dùng thuyền ra khơi nếu không có sứ mạng hay được phép của triều đình đều bị coi là giặc. Tuy nhiên, chiến lược biển của Trung Quốc ngày nay đã hoàn toàn thay đổi và đầy tham vọng. 1. Tháng 9/2008, Tạp chí “Bình luận phòng vệ Hán Hòa” của Canada đã đăng tải bài viết “Trung Hoa tăng cường xây dựng căn cứ quân sự tình báo ở quần đảo Hoàng Sa”. Theo đó, cùng với việc xây dựng các căn cứ tàu ngầm bí mật ở đảo Hải Nam, hải quân và không quân Trung Hoa đang tăng cường xây dựng các căn cứ trên quần đảo Hoàng Sa, trong đó có sân bay quân sự lớn nhất trên biển và trạm thu thập tin tức tình báo siêu cấp. Các loại ăngten đã được bố trí dày đặc trên một đảo nhỏ thuộc quần đảo Hoàng Sa. Đảo nhỏ này thông qua một hành lang nhân tạo xây dựng trên biển đã nối liền với đảo Phú Lâm. Ăngten cỡ lớn trang bị trên đảo có thể theo dõi được toàn bộ hoạt động trên Biển Đông, tới tận Malaysia.  Sau khi chiếm cứ Hoàng Sa của Việt Nam, Trung Cống đã xây dựng sân bay với tham vọng biến đảo này thành “hàng không mẫu hạm không bao giờ chìm” (ảnh: visithainan.com.au) Những tín hiệu thu được sẽ được đưa vào ghi âm và xử lý tại 4 tòa nhà lớn xây dựng trên đảo. Những căn cứ thuộc loại này sẽ do phòng 3 và phòng 4 thuộc Bộ Tổng tham mưu Quân Giải phóng Trung Cong quản lý. Phòng 3 phụ trách thu thập, phân tích và giải mã tin tức tình báo. Phòng 4 phụ trách đối kháng điện từ. Tất cả những tin tức tình báo này sau khi được tập hợp lại sẽ do Bắc Kinh phụ trách phân tích, giải mã. Sân bay quân sự trên đảo Phú Lâm của quần đảo Hoàng Sa cũng được xây dựng lại, đường băng hiện đã dài hơn 2.500m, một bộ phận đường băng đã vươn ra tận biển, đủ để cho bất kỳ loại máy bay thế hệ ba nào của Trung Hoa như SU-30MKK có thể lên xuống. Sân bay xây một trạm radar, 4 nhà kho chứa xăng dầu cỡ lớn, 4 nhà kho có thể dùng để sửa chữa máy bay. Căn cứ hải quân cũng được xây dựng lại cùng với đê chắn sóng, cầu tàu dài 500m, có thể neo đậu tàu khu trục và tàu hộ tống. Các công trình kiến trúc xây dựng trên đảo có thể đủ dùng cho hàng nghìn người sinh hoạt bình thường. Điều này cho thấy quần đảo Hoàng Sa đã trở thành căn cứ quân sự tổng hợp chủ yếu của hải quân, không quân và thu thập tin tức tình báo của Trung Quốc. Tại đây mỗi tuần có tàu đổ bộ chuyên chở nhiên liệu thực phẩm tiếp tế cho đảo. Mục đích của việc Trung Hoa tăng cường xây dựng căn cứ quân sự trên đảo Phú Lâm là để tạo nên một căn cứ tiền duyên mạnh, phối hợp với các căn cứ tàu ngầm và tàu nổi ở đảo Hải Nam, nhằm thâm nhập quân sự sâu hơn nữa vào toàn bộ khu vực Biển Đông. Một khi eo biển Đài Loan có chiến sự, đảo Phú Lâm sẽ là “tàu sân bay không bao giờ chìm”, giám sát quân Mỹ tăng viện từ hướng Bắc của Ấn Độ Dương. Bán kính tác chiến của máy bay SU27, SU30MKK cất cánh từ quần đảo Hoàng Sa có thể bao trùm lên toàn bộ Biển Đông, tới tận Malaysia, Phillipines và Brunei. 2. Tháng 3/2009, Đới Hy – Đại tá Không quân Trung Quốc đã hô hào trên một tờ báo về việc nước này cần thiết lập căn cứ quân sự quy mô lớn tại Trường Sa để bảo vệ nguồn tài nguyên ở Biển Đông (?!). Vị Đại tá này nhận định, tương lai Trung Quốc phụ thuộc vào các vùng biển đảo là không hề phóng đại. Trung Quốc không thể giàu mạnh nếu không có nguồn lợi từ biển và không bảo đảm được an ninh cho các tuyến giao thương hàng hải nên Trung Quốc cần hiểu rõ tính cấp bách trong việc chạy đua với các nước láng giềng. Một căn cứ quy mô lớn phải được thiết lập tại Biển Đông, là tiền đề cho sự hiện diện ngoài khơi của Trung Quốc trên thế giới. Một khi dây chuyền hàng hải bao gồm các ngành đánh cá, sinh học biển, dầu khí, vận tải, du lịch, dịch vụ… được thành lập sẽ trở thành động lực kinh tế lớn lao cho tỉnh Hải Nam và cả nước Trung Quốc. Cùng với việc phát triển nguồn tài nguyên Biển Đông, vị Đại tá này cho rằng, cần thiết lập căn cứ quân sự trên quần đảo Trường Sa với các cơ sở dành cho máy bay trực thăng và các loại hình tác chiến khác. Hải phận và không phận rộng lớn ở Biển Đông sẽ trở thành địa điểm huấn luyện quân sự không chỉ bảo vệ phát triển kinh tế của Biển Đông mà còn thúc đẩy hiện đại hóa quân đội của nước này. 3. Trong cuốn “An ninh và chính trị quốc tế ở Biển Đông” – NXB Routledge, New York, 2009, GS Trường cao đẳng Hải quân Mỹ Bruce A. Elleman cũng nhận xét rất đáng để chúng ta tham khảo rằng, các căn cứ quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông đang dần được củng cố và có khả năng tác chiến cao hơn. Điển hình là đảo Hải Nam với hạ tầng cơ sở viễn thông được nối kết rất tinh vi và được ngụy trang rất khó phát hiện. Trong thập niên 90 của thế kỷ trước, Trung Quốc tiếp tục xây dựng thêm các căn cứ quân sự trên một số hòn đảo khác thuộc quần đảo Trường Sa.  Quần đảo Hoàng Sa nhìn từ máy bay (ảnh: Wikipedia) Dựa trên các thiết bị điện tử và cơ sở vật chất được quan sát qua vệ tinh thì đảo Phú Lâm và bãi đá Gạc Ma dường như là hai căn cứ chính cho các hoạt động bành trướng của Trung Quốc kéo dài từ Biển Đông đến tận eo biển Malacca. Các đảo và các rặng đá ngầm khác có vũ trang của Trung Quốc được kết nối qua vệ tinh hay trạm vô tuyến mặt đất và thậm chí họ còn có mạng Internet để liên lạc giữa các tướng lĩnh địa phương và các hạm đội. Đó là chưa kể đến các thiết bị điện tử tinh vi trên các chiến đấu cơ, tàu chiến, tàu ngầm, tất cả đều phục vụ vào việc tăng cường tiềm năng quân sự sẵn có trên đất liền của Trung Quốc trở nên đáng sợ hơn. Phần lớn các căn cứ quân sự ở bờ biển phía nam Trung Quốc được kết nối vô tuyến với các hoạt động hải quân ở ngoài khơi. Trung tâm đầu não của hệ thống viễn thông này dường như tập trung ở đảo Hải Nam. Mặc dù là tỉnh nhỏ nhất của Trung Quốc tính về mặt lãnh thổ, chỉ khoảng 35.000km2 nhưng Hải Nam là nơi đặt tổng hành dinh của Cục bờ biển và hải đảo Trung Bộ, Tây và Nam Trung Quốc để giám sát quần đảo Hoàng Sa, Trung Sa và quần đảo Trường Sa. Vùng biển đảo Hải Nam xấp xỉ khoảng 2 triệu km2, để kiểm soát được một khu vực rộng lớn như thế, một radar lớn loại quét sóng quá chân trời được đặt gần bờ biển Hải Nam và chĩa thẳng về hướng Nam. Trong thập niên 70, Trung Quốc đã từng thử nghiệm radar loại OTH có đường kính 2,3m với khả năng phát hiện tàu qua lại trong vòng bán kính 250km. Để tuần tra khu vực này, các tàu hải quân Trung Quốc được trang bị hệ thống định vị có khả năng bắt tín hiệu vệ tinh của Trung Quốc cũng như của nước ngoài. Một thiết bị hướng dẫn hải quân chính khác là hệ thống định vị mặt đất kỹ thuật số DGPS có độ chính xác khoảng 5-10m trong phạm vi hoạt động 300km. Việc nghiên cứu được bắt đầu vào thập niên 70 qua 3 trạm tín hiệu hỗ trợ hướng dẫn vô tuyến điện công suất lớn ở miền Nam Trung Quốc. Trong khi đó các trạm tín hiệu hỗ trợ hướng dẫn vô tuyến kết nối hàng hải (RBN-DGPS) được đặt ở Tam Á, Hải Khẩu và Haifou. Một trạm tín hiệu DGPS khác có công suất cao hơn với tần số 295kHz được đưa vào hoạt động vào năm 1999 tại Tam Á, sau đó thêm hai trạm ở Yangpu và Baohujiao cũng tại miền Nam Trung Quốc. Từ năm 2000, Trung Quốc đã phóng 3 vệ tinh lên quỹ đạo để thiết lập cho riêng họ hệ thống vệ tinh định vị khu vực Beidou, còn gọi là “Big Dipper”, có thể phủ sóng khắp Biển Đông. Trong khi đó, dịch vụ kiểm soát hàng hải (VTS) được đặt ở Trạm Giang với sự hỗ trợ của hệ thống vi tính hiện đại và các radar được xây dựng dọc theo bờ biển phía tây Hải Nam tại Dong Fang và Hải Khẩu, đa số mua của Công ty Hoa Kỳ Lockheed Martin nhằm trang bị các phần cốt lõi của hệ thống hàng hải viễn liên. Trung Quốc cũng đặt mua một số hệ thống tình báo điện tử (ELINT) quan yếu để lắp đặt trên đảo Hải Nam gồm có một trạm tại phía tây nam và một trạm ở bờ biển phía đông nam thuộc căn cứ không quân Lăng Thủy (Lingshui), khu liên hợp quân sự được thành lập vào năm 1968 và sau đó được mở rộng rất nhiều vào năm 1995, với khoảng 1.000 chuyên gia phân tích tín hiệu ở đây. Để hỗ trợ cho các hoạt động tàu ngầm ở khu vực này, một trạm vô tuyến tần số thấp công suất cao đã được xây dựng ở Hải Nam vào năm 1965. Một căn cứ tàu ngầm ở Ngọc Lâm (Yulin) được nối kết chặt chẽ với tổng hành dinh của các tàu nhỏ và tàu ngầm. Những trung tâm này bao gồm việc thông tin vô tuyến tần số rất thấp (VLF) với tàu ngầm và các tàu mặt biển ở vùng Biển Đông. Tính tới năm 1985, 5 trung tâm vô tuyến VLF được đặt ở Phúc Châu (Fuzhou), Lữ Thuận Khẩu (Lushun), Ninh Ba (Ningbo), Trạm Giang (Zhanjiang) và Ngọc Lâm (Yulin). Hệ thống quản lý giao thông vô tuyến này còn giúp điều phối một cách hiệu quả các tàu ngầm quân sự đang di chuyển trong vùng nước nông trên eo biển Quỳnh Sơn (Qiongzhou) nằm giữa đảo Hải Nam và lục địa. 4. Theo GS Bruce A. Elleman, quần đảo Hoàng Sa là nơi Trung Quốc có các căn cứ quân sự đứng thứ hai về tầm quan trọng chỉ sau Hải Nam xét về phương diện hệ thống hỗ trợ điện tử vô tuyến. Ảnh chụp từ không gian trong thập niên 80 cho thấy ở đây đã xuất hiện một chuỗi ăngten lớn gồm 16 chiếc, mỗi chiếc gồm 8 nhánh ăngten trời. Đây có thể là một trạm VHF, nhưng lại được miêu tả rất khác nhau như là một ăngten thông tin vệ tinh hay là một mảnh hình thánh giá của radar cảnh báo thế hệ cũ. Đảo Phú Lâm hình như được trang bị một radar tiếp cận chính xác (PAR), tần số X kiểu 791. Tháng 6/2001, có một nguồn tin không chính thức cho rằng, Trung Quốc đã đưa tên lửa chống hạm HY-2 lên đảo Phú Lâm. Ngoài ra còn có thêm một khu đặt súng cao xạ bắn máy bay ở đầu cuối phía bắc đảo Phú Lâm. Từ năm 1991, cả thảy đã có 67 chiến đấu cơ với tổng cộng 14 lần điều động đến đảo này.  Một lô cốt phòng thủ của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa được sơn ngụy trang Trong khi đó một cảng thuộc đảo Quang Hòa Đông (Duncan) – đảo lớn thứ hai ở Hoàng Sa đã được mở rộng với việc gia cố các công sự phòng thủ và lắp đặt các trang thiết bị điện tử viễn thông. Mặc dù chưa thấy có tin tức gì về các thiết bị vô tuyến được xây dựng trên đảo Duy Mộng, trọng tâm của cuộc hải chiến Việt – Trung vào năm 1974, nhưng giữa năm 1995, một trạm thám báo vô tuyến mới được đưa vào hoạt động ở đảo Hòn Đá (Rocky) gần đảo Phú Lâm. Dù Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố là sẽ không can thiệp vào việc tự do đi lại của các tàu bè quốc tế, nhưng họ từ chối minh bạch hóa những vùng nào mà họ tuyên bố là có chủ quyền. Bằng cách vẽ “đường yêu sách chín đoạn” bao quanh quần đảo Hoàng Sa, Bắc Kinh rõ ràng đã đơn phương sáp nhập vào họ các vùng lãnh hải và không phận thuộc vùng tự do đi lại quốc tế từ xưa đến nay. Rất có thể Bắc Kinh sau này sẽ bắt buộc các tàu bè qua lại phải xin phép khi đi qua các vùng đang được tự do di chuyển hiện nay. Dĩ nhiên là bây giờ Trung Quốc chưa thể áp đặt một chính sách như thế nhưng khi họ đủ mạnh, họ có thể sẽ thực hiện điều này. Việc Trung Quốc gia tăng sức mạnh quân sự và thám báo trên quần đảo Trường Sa khiến khả năng có một chính sách kiểm soát qua lại trên Biển Đông nghiêm ngặt như thế ngày càng trở nên hiện thực hơn. Trong quá khứ quần đảo Trường Sa gần như chỉ có lính đồn trú người Việt, cho mãi đến Thế chiến II khi Nhật Bản xây dựng các công sự ở đảo đá Danger, cồn Tizard và đảo Nam Yết; rất nhiều khu vực đó hiện nay đang có quân đội Việt Nam và Philippines trú đóng. Đảo Ba Bình là một trong những đảo nằm xa nhất về hướng Bắc của quần đảo Trường Sa và là một trong số rất ít những đảo đủ lớn để xây dựng một sân bay và một căn cứ tàu ngầm. Đài Loan vẫn tiếp tục chiếm giữ đảo Ba Bình và gần đây đã kéo dài đường băng ở đấy để có thể tiếp nhận được những máy bay trọng tải lớn hơn. Vào thập niên 80, các cuộc tuần tra trên biển bằng các tàu nghiên cứu đại dương đều được các tàu chiến Trung Quốc hộ tống. Sau khi các tàu dân sự và tàu khoa học thăm dò khu vực này vào tháng 10/1987, Trung Quốc đã đánh chiếm bãi đá Chữ Thập vào tháng 3/1988. Năm 1988-1989, vài chục tàu chiến Trung Quốc cũng tiến hành các cuộc tập trận lớn trùng với việc chiếm đoạt thêm một số dải đá ngầm chiến lược ở quần đảo Trường Sa. Tới thập niên 90, Trung Quốc lại khởi công xây dựng các trạm đóng quân tạm thời và các công trình bát giác bằng gỗ trên các cọc gỗ ở sáu rặng đá ngầm và gọi đó là “những chòi trú bão”. Một căn cứ quân sự nhỏ khác cũng được xây dựng ở bãi đá Gạc Ma. Theo các bức không ảnh, các nhà gỗ bát giác tạm thời này ban đầu được xây trên những cọc gỗ nhưng đến năm 1989 thì bắt đầu được lắp đặt ăngten. Trong khi đó ở rặng đá Subi (Subi Reef), Trung Quốc cho xây một trại lính và một tòa nhà hai tầng cùng với một ăngten liên lạc vệ tinh. Trạm này cũng có một sân đáp trực thăng và một cầu ximăng kiên cố với nhịp uốn nối liền với tòa nhà sở chỉ huy. Năm 1995, Trung Quốc bắt đầu xây dựng trên bãi đá Vành Khăn (Mischief Reef) và khoảng năm 2000, các bệ súng và các thiết bị điện tử chính được lắp đặt thêm ở một tòa nhà nhỏ hơn ở phía bắc. Các cầu tàu, bãi đáp trực thăng và một số súng phòng không đã được dựng lên, cùng với một hệ thống tên lửa chưa xác định được là loại gì. Có một vài báo cáo cho rằng, đó là những tên lửa chống hạm Silkworm. Trong khi đảo Hải Nam là nơi đồn trú tất cả các căn cứ hải quân và không quân chủ lực, thì các phương tiện thiết bị nhỏ hơn nhiều ở quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa giúp liên lạc và thám báo cho các cuộc viễn chinh hàng hải đầy tham vọng trong tương lai và cho các tàu ngầm Trung Quốc thường xuyên qua lại Biển Đông. Để hỗ trợ cho các tàu trên mặt biển, Trung Quốc đã dần dần tăng số lượng máy bay, tàu ngầm và hạm đội trong vùng biển nóng bỏng này. Đông Phương
|
|
|
Post by Can Tho on Aug 21, 2015 10:31:20 GMT 9
Mỹ bất ngờ phóng tên lửa đạn đạo Minuteman 3Thứ Năm, 20/08/2015  Ngày 19/8, Mỹ bất ngờ phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Minuteman 3 - loại tên lửa có thể khiến hệ thống phòng thủ S-400 ( Nga So ) bó tay.  Tất cả các loại tên lửa kể trên đều được gắn thiết bị điều khiển chiến đấu, giúp tăng độ chính xác tiêu diệt mục tiêu. Ưu điểm chính của S-400 là khả năng hủy diệt mục tiêu. S-400 có thể tiêu diệt các tên lửa đạn đạo có tốc độ lên đến 5000 m/s với độ chính xác cực kỳ cao.  Tên lửa Minuteman 3 không mang đầu đạn này được phóng lúc 3h03 ngày 19/8 từ Căn cứ Không quân Vandenberg, ở khu vực bờ biển phía Tây Bắc Los Angeles thuộc bang California.  Không quân Mỹ cho biết thêm quả tên lửa có mang theo một thiết bị thử nghiệm di chuyển trở về này đã bắn trúng một mục tiêu ở khu vực cách 6.760km, gần quần đảo Marshall ở Thái Bình Dương.  S-400 là hệ thống tên lửa phòng không được trang bị bao gồm: Radar tầm xa 64N6, 76N6 và các radar mới có cự ly phát hiện lên đến 600 km; radar kiểm soát đa nhiệm 30N6, tên lửa phòng không 48N6E, 48N6E2, các tên lửa mới 9M96E, 9M96E2 và tên lửa tầm siêu xa 40N6E.  Theo những thông tin được công khai, Minuteman 3 là loại tên lửa ICBM, áp dụng mô hình phóng đa đầu đạn phân hướng, đa phương thức dẫn đường, có thể mang nhiều đầu đạn hạt nhân, do hãng Boeing của Mỹ sản xuất.  Minuteman 3 là loại tên lửa 3 tầng, nhiên liệu rắn, trọng lượng 35,3 tấn, chiều dài 18,26m, đường kính thân 1,67m, tầm bắn tối đa lên tới 13.000km với tốc độ 7km/s. Với tốc độ này, Minuteman 3 hiện được coi là tên lửa ICBM có tốc độ bay nhanh nhất thế giới.  Theo một số nguồn tin quân sự, hiện quân đội Mỹ có khoảng trên 1.000 đầu đạn hạt nhân chuyên sử dụng cho loại tên lửa này. Minuteman 3 áp dụng mô hình phóng đa đầu đạn phân hướng, đa phương thức dẫn đường, có thể mang nhiều đầu đạn hạt nhân loại W62, W78, W87.  Với lượng nổ tối đa của mỗi đầu đạn hạt nhân có thể từ 170 kiloton tới 500 kiloton (tương đương 175.000 tấn TNT), sai số mục tiêu rất thấp, từ 85 - 450m. Cùng với tốc độ cực nhanh, độ chính xác cao và sức công phá khủng khiếp của mình, Minuteman 3 thực sự là cơn ác mộng cho bất kỳ đối thủ nào.  Sự nguy hiểm của Minuteman 3 đã được Tham mưu trưởng Không quân Nga Vadim Volkovitsky cho rằng đây là loại tên lửa duy nhất của Mỹ có thể khiến hệ thống S-400 gặp khó khăn khi đánh chặn.  Theo ông Vadim Volkovitsky, S-400 được thiết kế để tiêu diệt tất cả các phương tiện tấn công phòng không vũ trụ hiện tại và tương lai, máy bay trinh sát, máy bay chiến lược và chiến thuật, tên lửa chiến thuật và tên lửa đạn đạo, mục tiêu siêu thanh và máy bay giám sát radar và máy bay điều khiển...  S-400 được thiết kế để phóng tên lửa theo chiều thẳng đứng, tương tự như hệ thống S-300. Sau khi phóng tên lửa bay theo hướng nghiêng phía mục tiêu định tiêu diệt, như vậy có thể đáp trả các đòn tấn công tập kích đường không của địch trên mọi hướng. Tất cả các loại tên lửa kể trên đều được gắn thiết bị điều khiển chiến đấu, giúp tăng độ chính xác tiêu diệt mục tiêu. Ưu điểm chính của S-400 là khả năng hủy diệt mục tiêu. S-400 có thể tiêu diệt các tên lửa đạn đạo có tốc độ lên đến 5000 m/s với độ chính xác cực kỳ cao.
|
|
|
Post by Can Tho on Aug 21, 2015 10:42:28 GMT 9
Tàu sân bay duy nhất của Nga 'xuất viện'Thứ Sáu, 21/08/2015  Sau hơn 3 tháng bảo dưỡng, tàu sân bay duy nhất của Nga mang tên Kuznsetsov đã chính thức quay trở lại phục vụ tại căn cứ hạm đội phương Bắc.  Người phát ngôn của Hải quân Nga cho biết, trong 3 tháng qua, chiếc tàu đã được trang bị thêm nhiều thiết bị ở khu vực chiến đấu cơ khí-điện tử, nâng cấp hệ thống lái, trong khi thân tàu cũng được sơn lại hoàn toàn.  Ngày 20/8, phát ngôn viên của Hải quân Nga, Đại uý Andrei Luzik cho biết: “Các lực lượng hỗ trợ hậu cần của hạm đội phương Bắc và nhân công tại xưởng đóng tàu số 82, vùng Murmansk đã phối hợp để đưa chiếc tàu sân bay hạng nặng Admiral Kuznetsov rời khỏi bệ đỡ sau khi mọi công việc sửa chữa và nâng cấp được hoàn thành”.  Những công việc hiện đại hoá tiếp theo của chiếc tàu sẽ được tiến hành ở cảng Murmansk, tuy nhiên không yêu cầu, nó phải ngừng hoạt động hoàn toàn. Hiện đội thuỷ thủ của tàu Admiral Kuznetsov đang chuẩn bị nối lại hoạt động của các chuyến bay trên chiếc tàu này.  Việc tàu sân bay duy nhất của Hải quân Nga phải đưa vào sửa chữa khiến truyền thông phương Tây đặt ra rất nhiều câu hỏi, khi mà trước đó vào năm 2010 Kuznetsov đã trải qua một đợt sửa chữa lớn kéo dài tới tận năm 2012 mới kết thúc. Như vậy, mới chỉ hoạt động chưa đầy 3 năm, nó lại phải vào xưởng lần hai. Hiện chưa rõ, tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov đã gặp phải vấn đề gì mà phải “nằm ụ” sớm như vậy. Phía Nga cũng không tiết lộ nhiều các hạng mục sửa chữa. Quan sát các bức ảnh cho thấy, hệ thống giàn giáo được bố trí ở đuôi tàu.
|
|
|
Post by Can Tho on Aug 21, 2015 10:56:54 GMT 9
Nhật khai sinh chiếc Izumo thứ 2, TQ hốt hoảngThứ Năm, 20/08/2015 Ngày 27/8, chiếc tàu sân bay trực thăng Izumo thứ 2 của Nhật sẽ được đặt tên và ra mắt chính thức, báo chí TQ đã có những quan ngại thực sự...  Không còn là những hình ảnh phỏng đoán, giờ đây những bức hình được công bố cho thấy chiếc tàu sân bay trực thăng Izumo thứ 2 của Nhật đang bước vào giai đoạn cuối của quá trình lắp ráp. Tờ quân giải phóng ND Trung Hoa cho rằng, việc Nhật đang hiện đại hóa quân đội trên biển là lời cảnh báo cho chúng ta. Khi những kế hoạch xây dựng những chiếc tàu sân bay có lộ trình tới 2 thập kỷ thì bằng thời gian đó Nhật đã có đủ 6 chiếc tàu sân bay trực thăng Izumo. Thậm chí cũng có ý kiến cho rằng, TQ cần học hỏi Nhật thay vì chế tạo ra những chiếc tàu sân bay như Liêu Ninh thì nên tập trung phát triển những chiếc tàu sân bay trực thăng như Izumo. Tờ Chinamil phân tích thêm, trong bối cảnh xảy ra xung đột trong khu vực, những chiếc tàu sân bay sẽ trở nên quá thừa thãi và chiến thuật hợp lý nhất sẽ là những chiếc sân bay trực thăng. Cùng với việc đưa ra những phân tích thiệt hơn trong tác chiến đoạt đảo, tàu Izumo cũng có ưu thế, nó là tàu săn ngầm, cũng là tàu tấn công đổ bộ, tờ Chinamil còn cho rằng, người Nhật rõ ràng thực tế hơn khi đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ đóng mới Izumo và điều này Bắc Kinh cần phải học hỏi và có đối sách thích hợp trong tương lai gần. Hình ảnh tháp điều khiển trên tàu sân bay trực thăng Izumo thứ 2 của Nhật đang được hoàn tất. Theo dự kiến sau buổi lễ ra mắt vào ngày 27/8 tới chiếc tàu sân bay trực thăng Izumo thứ 2 sẽ đi vào quá trình hoàn thiện hệ thống vũ khí cũng như vận hành thử nghiệm trước khi được biên chế chính thức vào lực lượng phòng vệ bờ biển của Nhật.  Theo dự kiến vào ngày 27/8 chiếc tàu này sẽ được giới thiệu. Chiếc tàu sân bay trực thăng Izumo thứ 2 này được cho là có những cải tiến nhỏ so với chiếc đầu tiên đã được biên chế vào lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản ngày 25/3 vừa qua.  Tờ Chinamil của Trung Quốc cho rằng, chiếc sân bay trực thăng Izumo thứ 2 này được nâng cấp về hệ thống vũ khí phòng vệ so với chiếc đầu tiên.  Trước thông tin về việc Tokyo đang gấp rút đẩy nhanh quá trình hoàn thiện tàu sân bay trực thăng, nhiều trang mạng quân sự tại TQ đã có chung nhận định khi tương quan so sánh lực lượng quân sự trên biển của 2 nước đã mất đi sự cân bằng.
|
|
|
Post by Can Tho on May 5, 2016 3:24:51 GMT 9
Siêu tiêm kích F-35 thử thành công bom dẫn đườngSuu TamSau nhiều năm trì hoãn, phi công Mỹ đã chính thức được thử nghiệm khả năng ném bom thật của F-35 và mang chương trình trị giá hàng nghìn tỉ USD này đến gần hơn với mức độ sẵn sàng tác chiến.  Chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ năm F-35 Trung tướng George Watkins thuộc Không quân Mỹ nói: “Điều này là vô cùng quan trọng, bởi nó giúp phi công Mỹ có được sự tự tin trong việc sử dụng những loại vũ khí thật thay vì các mẫu mô phỏng”. Theo đó, vụ phóng thử bom dẫn đường GBU-12 từ chiến đấu cơ F-35 đã được thực hiện ở căn cứ không quân Hill, tại bang Utah vào tuần trước. F-35 đã nhiều lần thử vũ khí, nhưng đây là lần đầu tiên nó thả một quả bom thật. Hồi cuối năm 2015, chiến đấu cơ F-35 cũng đã có lần bắn đạn thật đầu tiên, trong khuôn khổ cuộc tập trận “Green Flag West” do quân đội Mỹ tổ chức. Trước đó, hồi cuối tháng 1 vừa qua, Flightglobal đưa tin, Không quân Mỹ đã có lần đầu tiên thử thành công tên lửa hồng ngoại thụ động AIM-9X từ chiến đấu cơ F-35A ở khu vực bãi thử tại Thái Bình Dương. Tuy nhiên, thông tin này chưa được xác thực. Được biết, chiến đấu cơ F-35 được thiết kế và phát triển dựa trên phiên bản máy bay X-35. Đây là loại chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5 được cho là hiện đại và cơ động bậc nhất thế giới. F-35 sở hữu nhiều tính năng và thông số kĩ thuật vượt trội như: chiều dài khoảng 15m, vận tốc tối đa lên tới hơn 1.920 km/h. Vũ khí mà F-35 được trang bị gồm 1 khẩu pháo GAU-12/U cỡ 25 mm với cơ số đạn từ 180 – 220. Phần thân máy bay mang được tối đa 4 tên lửa đối không AIM-120 AMRAAM, AIM-9X Sidewinder hay AIM-132 ASRAAM hoặc 2 tên lửa đối không và 2 tên lửa đối đất. Tất cả các phiên bản của F-35 đều được trang bị công nghệ tàng hình tối tân, có khả năng tránh radar, đạt tốc độ siêu âm và gắn camera giúp phi công có thể quan sát 360 độ. Bộ Quốc phòng Mỹ tăng cường thêm 13 chiến đấu cơ F-35Bộ Quốc phòng Mỹ vừa trao cho nhà thầu quốc phòng Lockheed Martin bản hợp đồng trị giá 1,3 tỉ USD để chế tạo trước 13 chiến đấu cơ F-35, nhằm bổ sung cho lô F-35 thứ 11 đã được đặt mua.  Chiến đấu cơ tàng hình thế hệ năm F-35 Theo đó, hợp đồng kể trên sẽ bao gồm 6 chiến đấu cơ F-35B cho lực lượng lính thủy đánh bộ, 3 chiếc 35A cho không quân và 4 chiếc F-35C cho hải quân. Hợp đồng được dự kiến hoàn tất vào tháng 12/2019. Trong tổng số 13 chiếc F-35 mua bổ sung, Lầu Năm Góc đã yêu cầu thêm 2 chiếc so với kế hoạch mua sắm trong năm tài khóa 2016, và Quốc hội Mỹ đã bổ sung thêm 11 chiếc F-35 trong dự luật ngân sách năm 2016. Mặc dù vậy, Lockheed Martin được cho là cần phải chờ để hoàn tất đàm phán đối với lô F-35 thứ 9 và thứ 10, có tổng trị giá khoảng 16 tỉ USD. Gần đây, giám đốc chương trình F-35, Trung tướng Christopher Bogdan cho biết, ông hi vọng sẽ hoàn tất đàm phán hợp đồng thứ 9 với Lockheed Martin vào cuối tháng 3/2016 và hợp đồng thứ 10 sau đó vài tháng. Nhưng đến nay, các cuộc đàm phán về cả hai hợp đồng này vẫn chưa đi tới hồi kết. Được biết, Không quân Mỹ muốn mua 44 chiếc F-35 trong năm tài khóa 2016, 48 chiếc trong năm 2017 và 60 chiếc/năm trong các năm từ 2018 đến 2020. Nhật Khánh
|
|
|
Post by Can Tho on Apr 5, 2018 0:40:41 GMT 9
Trận Đức đánh chìm thiết giáp hạm huyền thoại Ý khiến 1253 người chếtBởi Dan Nguyen (Dân Việt) Thiết giáp hạm Roma từng được coi là biểu tượng của vẻ đẹp và sự tự hào do người Italia chế tạo nên, nhưng nó phải nhận kết cục bi thảm chỉ sau 130 giờ hoạt động.  Bom dẫn đường Fritz-X hiện được trưng bày tại bảo tàng không quân quốc gia Mỹ. Theo Defense Media Network, rạng sáng ngày 9.3.1943, nhóm tác chiến của hải quân Italia, với 3 thiết giáp hạm, 3 tàu tuần dương và 8 tàu khu trục bí mật rời cảng La Spezia. Dẫn đầu nhóm tác chiến này là thiết giáp hạm huyền thoại Roma. Nó có nhiệm vụ tấn công một căn cứ hải quân lớn của phe Đồng Minh. Ít nhất đó là những gì mà Đô đốc Carlo Bergamini nói với các chỉ huy Đức Quốc xã. Trên thực tế, đó là nhóm tác chiến của Italia đang bí mật đào tẩu sang phe Đồng minh. Roma là thiết giáp hạm lớn nhất trong lịch sử Italia và được đánh giá là chiến hạm rất đẹp, cả về nội thất và vẻ bề ngoài. Không chỉ làm hài lòng bất cứ con mắt khó tính nào nhất, Roma còn được bọc giáp dày, di chuyển nhanh và được vũ trang đáng kể với 3 ụ pháo 381mm, 2 đặt ở trước và 1 đặt ở sau. Đạn pháo xuyên giáp động năng lớn có tầm bắn lên tới 40km. Roma được chế tạo để trụ vững trước đạn pháo đối phương hay khả năng bị đối phương tấn công bằng ngư lôi. Đáng tiếc rằng, một trong những thiết giáp hạm uy lực nhất thế giới trong Thế chiến 2 lại trở thành bia tập bắn của loại vũ khí thông minh chưa từng có. Mưu kế bí mật Thiết giáp hạm Roma hòa lẫn sức mạnh của chiến hạm thời Thế chiến 2 với sự tinh tế của người Italia. Trong giai đoạn cuối của Thế chiến 2, tình hình chiến sự hoàn toàn bất lợi cho Italia và người Ý muốn rút khỏi chiến tranh. Tân thủ tướng Italia Badoglio công khai ủng hộ trùm phát xít Hitler, nhưng mặt khác, ông bí mật đàm phán với chỉ huy tối cao của phe Đồng minh, Tướng Dwight D. Eisenhower. Tháng 9.1943, Badoglio và Eisenhower đã bí mật ký hiệp ước đình chiến, kèm theo nhiều điều khoản, bao gồm việc Italia bàn giao nhóm tác chiến mạnh nhất của hải quân cho phe Đồng minh. Vài ngày sau, các chỉ huy hải quân Italia nhận được thông báo chuẩn bị bí mật bàn giao tàu chiến cho phe Đồng minh ở Malta. Đó cũng là lúc mà quân Đồng minh đổ bộ xuống Salerno, khiến Italia rơi vào tình trạng hỗn loạn. Ngày 8.9.1943, Đô đốc Bergamini ra lệnh cho các tàu chiến sẵn sàng ra khơi. Đối với thiết giáp hạm Roma, đây mới chỉ là lần ra khơi thực sự đầu tiên sau khi con tàu này trải qua quá trình kiểm tra khả năng tác chiến. Nó mới chỉ có 130 giờ hoạt động, đa phần là di chuyển từ cảng này sang cảng khác. Thỏa thuận đình chiến bí mật đưa hải quân Italia đến Malta và bàn giao các tàu chiến tại đó. Nhóm tác chiến ban đầu định đến đón nhà vua Victor Emmanuel III ở La Maddelena. Nhưng khi nghe tin La Maddelena rơi vào tay quân Đức, đoàn chiến hạm quay đầu, trực chỉ hướng đến Malta. Bị bom thông minh đánh chìmĐến 14 giờ chiều cùng ngày, đoàn chiến hạm đã ở phía tây Địa Trung Hải. Đó cũng là lúc các thủy thủ trên tàu nhìn thấy một máy bay lạ, không rõ là của quân Đồng minh hay Đức Quốc xã.  Thiết giáp hạm yểu mệnh được là mẫu tàu chiến lớn nhất trong lịch sử của hải quân Italia. Máy bay khiến người Italia bất ngờ khi nó thả bom. Quả bom rơi xuống mặt nước, rất xa so với vị trí của các tàu chiến. Đó cũng là lần đầu tiên người ta nhìn thấy một quả bom được thả từ độ cao lớn đến như vậy. Hơn một giờ trôi qua, chỉ huy Italia tin tưởng rằng nguy hiểm đã trôi qua. Nhưng chiếc máy bay 2 động cơ lại quay lại, và đó là máy bay ném bom Dornier Do 217 của Đức. Nó mang theo một quả bom lớn bất thường bên dưới thân. Vào lúc 15 giờ 30 phút, máy bay nâng độ cao lên 5.500 mét và bắt đầu tìm cách ném bom thiết giáp hạm Roma. Đô đốc Bergamini yêu cầu các tàu chiến thực hiện chiến thuật lẩn tránh và các khẩu súng phòng không khai hỏa tối đa. Nhưng chiếc máy bay Đức khi đó đạt đến độ cao vượt qua các khẩu súng phòng không thông thường. Vào lúc 15 giờ 33 phút, máy bay Đức tấn công lần đầu tiên, thả quả bom ở góc 60 độ từ xa. Quả bom lượn đến vị trí thiết giáp hạm Roma và phát nổ, gây thiệt hại lớn, khiến con tàu không thể bẻ lái. Nhiều phút trôi qua mà các thủy thủ vẫn không thể sửa chữa xong thiệt hại. Một số báo cáo nói quả bom có 4 cánh dài như vây cá và phần đuôi. Phi công Đức sau khi ném bom cũng phải bay chậm để điều khiển quả bom đánh trúng mục tiêu.  Quả bom Fritz-X được thả từ độ cao khoảng 6.000 mét. Đến 15 giờ 45, một đợt tấn công khác lại diễn ra. Thiết giáp hạm tìm cách né tránh, chống trả trong vô vọng. Chiếc Do 217 ném quả bom xuyên giáp xuyên qua vỏ tàu và phát nổ bên trong. Lò hơi và các phòng máy đều ngập nước, khiến tốc độ của thiết giáp hạm giảm còn 12 hải lý. Roma từ từ bị bỏ lại phía sau nhóm tác chiến duy nhất của Italia. Vài phút sau, Roma lại trúng một quả bom khác ngay ở phòng động cơ. Kho đạn phát nổ khiến khẩu pháo số 2 bật tung lên trời, nước tràn vào khắp nơi. Đô đốc Bergamini thiệt mạng ngay lập tức cùng nhiều sỹ quan tại phòng chỉ huy. Lửa cháy lan ra khắp tàu, khiến những người sống sót cũng bị bỏng nặng. Vào lúc 16 giờ 12, Roma bắt đầu chìm dần và gãy đôi. Trong số 1849 thủy thủ và sỹ quan trên tàu có mặt khi đó, 1253 người đã vĩnh viễn nằm lại cùng con tàu. Thứ nhấn chìm thiết giáp hạm Roma xuống biển sâu chính là loại bom dẫn đường (PGM) hoàn toàn mới. Quả bom này nặng 1500kg, xuyên giáp và được điều khiển bằng radio. Không quân Đức gọi loại bom thông minh này là Fritz-X. Để đánh trúng mục tiêu, Fritz-X chủ yếu dựa vào trọng lực. Khi được máy bay thả từ độ cao 6.000 m ở góc 60 độ, bom Fritz-X đạt vận tốc gần bằng vận tốc âm thanh, khiến nó xuyên phá được các lớp vỏ giáp của tàu chiến trước khi phát nổ bên trong.  Roma bốc cháy ngùn ngụt trước khi chìm xuống biển cùng 1253 thành viên thủy thủ đoàn. Việc dẫn đường cho Fritz tương đối đơn giản. Ngay sau khi được thả, một tia lửa phụt ra ở phần đuôi bom và phi công chỉ việc hướng tia sáng này vào mục tiêu cần tiêu diệt nhờ ống ngắm trên máy bay và một bộ điều khiển radio. Sau đó, việc cần làm là duy trì liên kết radio giữa máy bay và quả bom. Một tuần sau khi đánh chìm thiết giáp hạm Roma, Fritz-X tiếp tục càn quét tỉnh Slaerno, vùng Campania, Italy. Một quả bom Fritz-X rơi trúng tháp pháo tuần dương hạm USS Savannah của Mỹ, khiến 200 thủy thủ trên tàu thiệt mạng. Nạn nhân tiếp theo là tuần dương hạm USS Philadelphia, tiếp đó là tuần dương hạm HMS Uganda lớp Crown Colony của hải quân hoàng gia Anh, một số tàu hàng và cuối cùng là thiết giáp hạm Warspite của Anh. Trong mỗi trường hợp, các tàu chiến trúng bom Fritz-X bị loại khỏi vòng tác chiến trong suốt 1 năm. Mặc dù khiến phe Đồng minh chịu thiệt hại lớn, số lượng bom Fritz-X là không đủ để ngăn cản chiến dịch đổ bộ. Sau này, quân Đồng minh cũng tìm ra cách khắc chế Fritz-X. Quả bom sẽ trở nên vô dụng nếu phi công điều khiển bị bắn hạ trong khi đang mải mê định hướng cho quả bom. Người Mỹ và Anh cũng phát triển thiết bị gây nhiễu để vô hiệu hóa khả năng dẫn đường của Fritz-X. Thiết bị gây nhiễu hoạt động hiệu quả đến mức Đức phải nghiên cứu biến thể mới của bom Fritz-X để đối phó. Các biến thể này không đủ hiệu quả để giúp Đức tiếp tục sử dụng bom dẫn đường. Mặc dù vậy, chúng đánh dấu cuộc chạy đua mới giữa tác chiến điện tử và đối phó điện tử. Cuộc chạy đua này kéo dài suốt hơn 70 năm giữa các cường quốc mà chưa có dấu hiệu kết thúc. Đăng Nguyễn – Tổng hợp, Dân Việt
|
|
|
Post by Can Tho on Jun 2, 2020 2:40:26 GMT 9
Chiến Trường Thế Kỷ thứ 21B.S. Nguyễn Dương nhayduwdc.org/qynd/st/2019/ndwdc_qynd_st2019_qyctk21_2019SEP05_thu.htm?fbclid=IwAR38S2e6hiHuYtshoh8pBeATJzEwfRRVE1nErjyGkTVTURHcyV3DKnyWH5c MỞ ĐẦULịch sử chiến tranh tiến triển không ngừng, từ thuở sơ khai loài người bắt đầu xung đột bằng đấm đá, sau đó dùng cây gắn đá hay kim khí, dùng cung tên bắn nhau. Lúc đầu thì một hai người đánh nhau sau lập phe đảng có thủ lãnh đi đầu. Phần đông thủ lãnh rất khỏe mạnh, lực sĩ giỏi võ đi đầu, đàn em theo sau. Rồi tiến tới tướng tá đi hộ vệ và thủ lãnh vua chúa có nhiều mưu lược hơn nên càng ngày càng lùi vào phía sau. Tới thế kỷ thứ 19 vẫn còn dàn quân đi đầu như thời chiến tranh Nã-phá-luân, tướng tá đứng đàng sau thúc giục quân tiến lui. Rồi dùng kỵ binh đi thám báo trước. Thế kỷ thứ 20 như trong Đại chiến thứ nhất vẫn còn xua quân qua rãnh tiền tuyến sau khi đã dùng pháo binh bắn phá địch trước. Dần dần kỹ thuật được khai thác để thay thế người, radar, máy bay, vệ tinh báo trước để oanh tạc hay thả thảm bom trước khi lục quân tiến tới. Thời Tổng thống Reagan thì bắt đầu nghiên cứu thực hiện Stars War dùng hệ thống vệ tinh canh chừng khi có hỏa tiễn liên lục địa bắn tới thì có báo động cho hỏa tiễn bạn bắn lên ngăn chận ngay trên không gian. Gần đây chiến tranh vùng Vịnh đã cho chúng ta nếm vài mùi chiến trận tương lai: hỏa tiễn Tomahawk từ tàu ngầm hay từ chiến hạm đàng xa được bắn trước để dẹp tan các trung tâm truyền tin radar đầu não rồi hàng đợt máy bay oanh tạc bay tới trải thảm bom các chỗ địch quân tập trung sau đó dùng trọng pháo tầm xa bắn trước khi chiến xa được tung ra. Thành ra khi bộ binh tới chỉ còn là để kết thúc trận địa mà thôi. Chiến tranh vùng Vịnh cũng cho ta thấy vài ví dụ chiến tranh vi trùng và hóa học. CHIẾN TRƯỜNG TƯƠNG LAI ĐẦU THẾ KỶ THỨ 21Với những dữ kiện trên người ta dự đoán trong tương lai sẽ không có chiến tranh toàn diện hay đại chiến mà sẽ chỉ có xung đột nhỏ sơ khai ở các nước nhỏ tranh giành đất đai hay tự ái dân tộc, tôn giáo. Vì không thể dàn trận đánh nhau quy mô vì nhiều lý do như không đủ khả năng kỹ thuật hay nguồn lực nên các quốc gia sẽ đi vào con đường xung đột không chiến tranh (operation other than war), bằng cách dùng khủng bố môi sinh tinh vi như đe dọa phá thủng rỗng lỗ ozone, dùng bom nguyên tử được đánh cắp hay chế tạo lén để cho nổ ở Bắc cực (Nam cực có ít nước đá hơn) để làm tan băng đá ngập lụt địa cầu hay làm thay đổi nhiệt độ mùa màng vì độ xéo địa cầu bị lung lạc vì bom nổ ngay trên trục. Đó là chưa kể bom nguyên tử có thể gây một mùa đông nguyên tử (nuclear winter) tương đương với sự sụp đổ biến mất của loài khủng long thời tiền sử. Các vũ khí sẽ tinh vi và có tầm phá hoại rất rộng. Vũ khí hóa học và vi trùng lẫn siêu vi trùng sẽ được tận dụng. Vì dưỡng khí là nguồn sống của sinh vật, sẽ có vũ khí làm tắt hay thay thế dưỡng khí ở một vùng rất lớn như một thành phố chẳng hạn. Xung đột cũng lan ra trên làn sóng điện tử (cyberwar) và đó là mối sợ hiện nay của các quân đội trên thế giới. Ngoài chiến tranh khủng bố lại còn có nguy cơ như các vật trong không gian rơi xuống địa cầu như sao chổi, meteor, asteroid có khả năng tàn phá nhân loại như hồi thời kỳ khủng long bị diệt chủng. Các khoa học gia đã ước lượng có chừng 100 thiên tỷ (trillion) sao chổi hiện đang bay trong không gian ngoài hệ thống mặt trời. Thường thường thì các sao chổi đó chỉ là bụi đá nhưng có chừng 35,000 sao chổi hiện đang có trong hệ thống mặt trời không gian của chúng ta. Trong các sao chổi đó có vài siêu sao chổi (super comet) có đường kính tới 200 dặm với một lõi vật cứng rất lớn chưa được cháy hết mà đã rơi xuống trái đất. Tất nhiên các cường quốc sẽ dùng hỏa tiễn nguyên tử phá các sao chổi đó trước khi rơi xuống địa cầu nhưng chúng ta sẽ không tránh khỏi họa lây vì rơi phóng xạ (nuclear fall out). Vì những đe đọa trên, các cường quốc sẽ cố gắng hợp tác chống lực lượng khủng bố, Liên Hiệp Quốc sẽ được dùng hữu hiệu hơn để canh gác các yếu điểm môi sinh hay những xưởng siêu kỹ nghệ toàn thế giới và để khám phá đề phòng các nhóm khủng bố sản xuất vũ khí hóa học hay siêu vi trùng lẫn tránh chiến tranh trên làn sóng điện tử (cyberwar). Thành ra chiến trường tương lai sẽ nặng về kỹ thuật báo trước (information-rich technology) từ báo động trên không gian cho tới trên mặt đất. Kỹ thuật vật lý máy móc hiện nay sẽ được thay thế với kỹ thuật dựa trên nguyên tử (atom) gọi là nanotechnology và microchip (micro: một phần triệu) sẽ được thay thế bằng nanochip (nano: một phần tỉ) nghĩa là máy móc sẽ càng ngày càng nhỏ bé mà vẫn có khả năng rất mạnh. QUÂN ĐỘI TƯƠNG LAI ĐẦU THẾ KỶ THỨ 21Kỹ thuật sẽ được đặt nặng và khai thác tối đa. Quân số quân đội sẽ được giảm xuống rất nhiều, không còn tung quân như quân đoàn, sư đoàn đi đánh nhau nữa. Ngay cả Không quân cũng không cần nhiều phi công nữa mà sẽ dùng nhiều máy bay không người lái (drone) oanh tạc hay thám thính, hơn nữa hỏa tiến và vệ tinh sẽ được dùng nhiều hơn. Chiến thuật và chiến lược sẽ được thay đổi: quân đội sẽ chỉ là một nhóm nhỏ với kỹ thuật rất tinh vi, để áp dụng thay đổi tùy trường hợp và có khả năng di động dễ dàng và rất nhanh chóng. Tầm hoạt động sẽ không còn như 20 cây số bây giờ cho một sư đoàn hoạt động mà là 200 dặm vuông. Để tránh các vụ đơn vị bắn lầm nhau và vì phải di chuyển thường xuyên và rất nhanh chóng nên các binh lính sẽ được gắn microchip (nanochip) liên lạc thẳng với vệ tinh chỉ dẫn để biết định hướng tránh đi lạc và nhận diện lẫn nhau. Tình báo sẽ tinh vi hơn: quân đội sẽ (hay đang dùng) điều khiển những con ruồi hay con gián có gắn nanochip điện tử vào trong bụng cho bay vào trong trung tâm hành quân của địch để thu nhập tin tức tình báo. QUÂN Y TƯƠNG LAI ĐẦU THẾ KỶ THỨ 21Kỹ thuật điện tử và nguyên tử sẽ được áp dụng ngay trên người lính, Microchip (nanochip) gắn trên thân thể có thể thu thập tất cả các dữ kiện lâm sàng từ nhịp thở, áp huyết mạch máu lẫn nhiệt độ và có thể truyền đi xa vào đơn vị quân y trợ tá. Y khoa truyền hình (telemedicine) sẽ được thông dụng tối đa: không còn cần các nhà thương tối tân ngay sát chiến trường nữa. Bệnh nhân được khám bệnh truyền hình ngay tại chỗ và cách cấp cứu được sử dụng ngay rồi di chuyển cấp tốc về hậu phương. Không cần bác sĩ phục vụ ngoài tiền tuyến mà sẽ có siêu y tá biết sử dụng máy điện tử. Các máy điện tử cũng có thể chẩn bệnh nhanh chóng tất cả các bệnh đã được biết trên thế giới. Binh lính cũng không cần hồ sơ bệnh lý nữa, Microchip hay nanochip sẽ cho nhân viên quân y biết quá trình bệnh tật, loại máu lẫn thuốc men đã và đang được dùng. Binh lính khi nhập ngũ đã được tuyển chọn thanh lọc các bệnh di truyền hay thiếu khả năng chống cự bệnh tật hay có tiềm tàng bệnh hiểm nghèo như dễ bị chấn thương, lâu lành bệnh. Hơn nữa chỉ tuyển mộ các binh lính có lối sống lành mạnh mà thôi. Y khoa phòng ngừa sẽ là ngành chính được chú trọng nhất: ngân sách quân y về y khoa phòng ngừa sẽ chiếm phần lớn nhất trong tổng số ngân sách quân y. Các binh lính bắt buộc phải được huấn luyện kỹ càng và theo học các khóa bổ túc và cập tại [nhật] hóa. Sự chích ngừa các bệnh tật sẽ quy mô hơn. Lối sống lành mạnh được phổ biến rộng rãi qua các trung tâm khỏe mạnh (wellness center) được thiết lập tại tất cả các chỗ tập trung binh lính. Binh lính sẽ được truyền dạy cách tự trị săn sóc các bệnh thông thường, tránh bỏ các lối sống thác loạn. Tình trạng sức khỏe lẫn sự hiểu biết về y khoa phòng ngừa sẽ là một trong các điều kiện được dùng để thăng thưởng hay lên cấp. Các máy điện tử sẽ khai thác tối đa để dùng theo dõi sức khỏe và để đo lường tình trạng khỏe mạnh để chữa trị ngay trước khi phát bệnh hay trước khi bị chấn thương. Các khoa học gia kiếm cách gia tăng khoảng cách thì giờ vàng (golden hour) từ khi bị thương cho tới khi được chữa trị các vết thương hiểm nghèo bằng cách tăng gia hệ thống kháng thể, tăng gia sinh lý để làm vết thương chóng lành, tăng gia hệ thống đông máu. Dùng máy robot đi thu nhặt bệnh nhân và có khả năng tự động chích thuốc tối cần để giữ bệnh nhân sống sót đến khi được chữa trị thực sự. Bệnh viện dã chiến sẽ được giảm đi rất nhiều vì quân y phải được di động dễ dàng và nhanh chóng, và vì làm việc thu lượm tản thương được thực hiện bằng máy robot. Vì binh lính khỏe mạnh hơn lại đã được thanh lọc lỹ càng, tương lai cũng không cần nhiều bệnh viện quân y tĩnh tại. Các kỹ thuật điện tử sẽ được hoàn hảo và có thể áp dụng cho mọi binh chủng như Hải, Lục và Không quân mà không cần tới quân y riêng của từng binh chủng. Hơn nữa nếu các cường quốc hợp tác với nhau chặt chẽ thì không những quân y không phân biệt binh chủng mà lại còn có thể được dùng chung cùng hệ thống điện tử, cùng thuốc men, cùng một cách chữa trị với quân y các nước bạn (Quân Y Liên Hiệp Quốc). Quân y tương lai cũng sẽ được dùng rất nhiều để cứu trợ thiên tai hay dùng trong các chương trình phát triển bảo vệ hòa bình (peace keeping). KẾT LUẬNĐể tóm tắt, chiến trường đầu thế kỷ thứ 21 không những sẽ áp dụng tối đa các kỹ thuật điện tử hiện tại mà lại còn áp dụng kỹ thuật nanotechnology. Vũ khí sẽ có khả năng tàn phá hơn và khôn hơn (smart weapon). Quân số quân đội sẽ giảm đi rất nhiều. Sẽ có ít chiến tranh quy mô giữa các đại cường quốc nhưng vì có nhiều xung đột khủng bố, các cường quốc sẽ họp chung các quân đội để canh chừng các yếu điểm môi sinh trên thế giới hay các trung tâm kỹ nghệ. Kỹ thuật điện tử tinh vi cũng sẽ được áp dụng vào trong quân y ngay từ khi tuyển mộ binh lính qua lúc huấn luyện đến khi chẩn bệnh hay chữa bệnh hay đến khi bị thương ngoài tiền tuyến. Y khoa phòng ngừa sẽ được đặt lên hàng đầu chú trọng nhiều đến cách sống lành mạnh. Các bệnh viện dã chiến sẽ không còn nữa mà thay thế bằng quân y viện truyền hình rất dễ lưu động. Sẽ không có sự phân biệt giữa các quân y binh chủng Hải-Lục-Không quân nữa, tất cả đều dùng một hệ thống quân y đồng chủng. Hơn nữa các cường quốc trên thế giới sẽ thành lập một hệ thống Quân Y Liên Hiệp Quốc dùng cùng một thứ thuốc, cách chữa trị giống nhau và một hệ thống điện tử hợp với nhau. Quân y tương lai sẽ là một Quân Y kỹ thuật điện tử. Nói một cách khác futuristic hơn nữa thì sau khi phương pháp “cloning” được phát minh tinh vi hơn (hiện nay khoa học đã sản xuất được các bộ phận con người từ stem cell ra, như đã cloning được chú cừu hay khoa học gia Nhật bản đã chế tạo được một robot có thể cử động và tuân theo vài mệnh lệnh bằng lời nói giản dị). Hay gần đây khoa học gia đã tìm được cách cho một thương binh bị cụt tay làm cử động cánh tay nhân tạo bằng mệnh lệnh trí óc của ông ta, không những làm cử động cánh tay giả gắn vào người ông ta mà làm cử động được cánh tay giả đặt ở một phòng khác! Khoa học sẽ chế tạo hay “clone” được một thân thể con người sinh sống lấy được. Tới lúc đó khoa học cũng sẽ tiến hơn nữa như thu thập được trí nhớ cho vào một “flash drive” rồi cắm vào con người clone để họ có thể thông minh [tự] suy nghĩ lấy (MT hay memory transfer). Như thế sẽ có một bước nhảy Quantum Leap của khoa học nhanh gấp bội. Cứ tưởng tượng là nếu gắn MT của một người có trí thông minh như Einstein (nếu có) vào một thân thể cường tráng trẻ trung khỏe mạnh của một con người “clone” thì trí thông minh của nhân loại sẽ không tăng triển bằng linear arithmetic nhưng bằng exponential growth rất nhanh không bờ bến. Chúng ta coi chuyện đó là hoang đường như trong huyền thoại Hy lạp đã có anh chàng Icarus muốn gắn lông chim vào cánh tay để bay được hay chuyện Tề Thiên Thánh hay Tôn Ngộ Không trong Tây Du Ký nhổ lông ở thái dương biến thành nhiều chú khỉ khác. Tới lúc đó thì không hiểu Chiến Trường Quân Y hay Quân Đội ra sao? Nhưng lại có lý thuyết tiên đoán là trong tương lai nhân loại sẽ không có chiến tranh nữa: giống người Homo Deus sẽ thay thế giống Homo Sapiens. Biết đâu đó? “The vitality of thought is an adventure. Ideas won’t keep. Something must be done with them.” Alfred North Whitehead. Cập nhật của bài viết lần đầu tiên vào tháng chạp năm 1996. Nguyễn Dương, tháng bảy năm 2019 Y sĩ Đại úy QLVNCH Cựu Y sĩ Đại tá Quân Đội Hoa kỳ Cựu Y sĩ Trưởng Sư Đoàn 1 Thiết Giáp Hoa kỳ Disclaimer: The views presented in this article are my personal viewpoint and do not necessarily represent the views of the Department of Defense or its components. THAM KHẢO 1. US Medicine. MHSS Reconnoiters the Future, August-October 1996. 2. Fire on Earth: Doomsday, Dinosaurs and Humankind. John and Mary Gribbin. St Martin’s. 3. Quest for Perfection: The Drive to Build Better Human Beings. Gina Maranto, Scribner. 4. Nuclear Winter: Medical Issues. Tập san Y Sĩ số 102, May 1981. D. Nguyen. 5. Sapiens: A Brief History of Humankind. Yuval Noah Harari, 2015. 6. “Memory Transplant” achieved in snails. BBC News, 14 May 2018. Army Public Health Weekly Update, 18 May 2018. 7. Homo Deus: A Brief History of Tomorrow. Yuval Noah Harari, 2017.
|
|