|
Post by NhiHa on Jan 25, 2011 3:54:26 GMT 9
Đảo Chánh Ngày 1/11/1963 * Phạm Bá Hoa * * Lời trần tình ***** Kính thưa quí vị, ***** **** ***** Trước khi bắt đầu tôi rất đắn đo, vì muốn ghi lại sự kiện trung thực ít nhất cũng là trung thực với tôi về những gì mà tôi biết và những gì mà tôi làm, tất nhiên là khó tránh khỏi những đụng chạm đến quí vị, đặc biệt là đối với Đại Tướng Trần Thiện Khiêm, Đại Tướng Cao Văn Viên, và Đại Tướng Nguyễn Khánh. ***** Riêng với Đại Tướng Khiêm và Đại Tướng Viên, là hai vị mà tôi luôn ghi nhớ nghĩa ân, bởi vì* tôi không có một thân nhân hay một bạn bè nào quen biết khi bước vào quân ngũ năm 1954.* Cho đến cuối năm 1961, đang trong trách nhiệm Trưởng ban hành quân/Phòng 3 Sư Đoàn 21 Bộ Binh, tôi được cử giữ chức Chánh văn phòng Tư Lệnh Sư Đoàn mà Đại Tướng Khiêm lúc đó là Đại Tá Tư Lệnh. Từ đó cho đến ngày cuộc chiến ngưng tiếng súng trong nỗi tức tưỡi của hằng triệu quân nhân dưới lá quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ, và những lá quân kỳ từng tung bay trong hào quang chiến thắng, tôi có môi trường thuận lợi tiếp xúc với nhiều vị Tướng lãnh cũng như nhiều giới chức trong* cơ quan lập pháp, hành pháp, và các cơ quan kinh tế. ***** Tôi biết có những vị gần như mai danh ẩn tích từ khi đến Hoa Kỳ sau ngày đất nước vào tay cộng sản 30/4/1975, nhưng tôi xin phép được nhắc đến quí vị trong tập sách, và* tôi chỉ nói đến quí vị ở khía cạnh quí vị là những vị lãnh đạo Quốc Gia, lãnh đạo Quân Lực, chớ tôi không nói đến những riêng tư của quí vị. Tôi xin* tôn trọng phần riêng tư đó. Về những gì tôi viết vào đây, có thể có sự kiện nào đó mà quí vị cho là không chính xác, nhưng theo tôi, tôi thấy đã đủ thận trọng trong cách nhìn của tôi khi viết những trang sách nhỏ này. Biết đâu, có những điều mà tôi nói lên được sự thật liên quan đến quí vị mà nhiều chục năm qua chính quí vị cũng chưa biết đến, và cũng có thể tôi làm sáng tỏ được điều gì đó đối với dư luận dù rằng quí vị cho là có hay không có cũng chẳng sao.** ***** Thế hệ chúng ta đã học nhiều bài học quí báu từ trong lịch sử, và vận dụng vào bổn phận công dân trong trách nhiệm bảo vệ quốc gia. Rồi đây, những thế hệ sau chúng ta, cũng cần đến lịch sử mà thế hệ chúng ta sẽ là một phần quan trọng trong đó, và quí vị là thành phần quan trọng hơn hết trong giai đoạn lịch sử 1954 - 1975. ***** Lịch sử một dân tộc không thể tự nhiên mà có. Muốn có được lịch sử, tôi nghĩ, sau chặng đường phục vụ quốc gia dân tộc, mỗi người trong bất cứ lãnh vực nào của xã hội, cần viết lại trên giấy trắng mực đen về những hiểu biết xác thực của mình trong từng phạm vi trách nhiệm* lúc đương thời, và viết với một trạng thái tâm hồn thật bình thản. Từ đó, những nhà viết sử gom góp lại, chọn lọc, phân tách, đánh giá, và tạo nên những dòng sử qua từng giai đoạn thăng trầm của đất nước. "Tiếng thơm muôn đời hay lời sỉ nhục lưu mãi trong sử sách", không phải người này tạo cho người kia, hay ngược lại, mà mỗi người trong xã hội tự tạo cho chính mình qua những nghĩ suy, những phương tiện diễn đạt, và trong những môi trường hành động.***** ***** Tôi không dám nghĩ đây là một sử liệu, nhưng tôi cố gắng ghi chép đúng theo trí nhớ của tôi, để các sử gia may ra tham khảo được đôi điều trong khoảng thời gian nghiêng ngã của đất nước, mà thuở đó, quyền lực nằm trong tay quí vị. So với ấn bản lần 1, lần 2, và lần 3, ấn bản lần 4 này có vài sắp xếp lại về cách trình bày và bổ túc thêm một số chi tiết, vì 1.600 trang giấy học trò mà tôi lén lút viết lại trong thời gian bị giam ở trại tù Nam Hà trên đất Bắc, lén lút gởi về gia đình cất giữ, và khi đoàn tụ với gia đình tôi vẫn tiếp tục viết, đến nay tôi đã nhận đầy đủ từ Việt Nam gởi sang. Cùng với những sự kiện mà cựu Đại Tướng Trần Thiện Khiêm, Thủ Tướng từ năm 1970 đến năm 1975, và cựu Đại Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa từ năm 1965 đến năm 1975, hai vị cho tôi biết thêm nhân khi vợ chồng tôi đến Virginia hồi đầu tháng 9 năm 2003, thăm hai vị và gia đình. Đó là những* số sự kiện mà tôi không biết hoặc có biết nhưng không biết rõ, đồng thời hai vị có hỏi tôi một vài sự kiện mà hai vị không biết rõ. Sau đó, vào tối ngày 21 tháng 10 cùng năm (2003), cựu Đại Tướng Trần Thiện Khiêm từ Virginia điện thoại xuống tôi ở Houston, Texas, nói chuyện gần 2 tiếng đồng hồ, ông cho tôi biết thêm một số chi tiết nữa, và tôi có hỏi ông về trường hợp Trung Tá Phạm Ngọc Thảo trong cuộc đảo chánh ngày 19 tháng 2 năm 1965. Và tôi được khuyến khích bổ túc vào ấn bản 4 này.***** ***** Xin quí vị vui lòng, và trân trọng kính chào quí vị. * Houston, năm 1994, bổ sung năm* 2001, 2002, và 2003. Phạm Bá Hoa***** * * * * * * ***** ************************************************** **************************** ***** Ngày 8 tháng 5 năm 1963, Phật tử thành phố Huế biểu tình trước đài phát thanh đòi được treo cờ Phật Giáo trong ngày Phật Đản, đã bị đàn áp bằng bạo lực gây thiệt hại nhân mạng. ***** Vài ngày sau đó, Thượng Tọa Thích Tịnh Khiết, vị lãnh đạo tối cao của Phật Giáo đã gởi bản Tuyên Ngôn lên chánh phủ, trong đó, Phật Giáo đòi được hưởng chế độ ngang hàng với Thiên Chúa Giáo. Chánh phủ đã bắt giam nhiều chức sắc lãnh đạo của Phật Giáo tại nhiều nơi, nhất là tại Huế. ***** Trung tuần tháng 6/1963, Thượng Tọa Thích Quảng Đức, trụ trì một ngôi chùa nhỏ vùng Phú Nhuận (Sài Gòn), đã tự thiêu tại góc đường Lê văn Duyệt và Phan đình Phùng, trung tâm thủ đô Sài Gòn, trước các ống kính của rất nhiều nhà báo Việt Nam và ngoại quốc. Rồi sau đó, lần lượt thêm bảy tám vụ tự thiêu nữa tại các tỉnh. Không khí chính trị sôi sục với những cuộc mít tinh biểu tình của đông đảo sinh viên học sinh, đồng bào ,nhất là đồng bào Phật tử, lác đác có cả Quân Nhân viên chức và Cảnh Sát nữa. Nhiều phóng viên báo chí truyền thanh truyền hình ngoại quốc nhất là Hoa Kỳ đến Việt Nam ghi nhận và đánh giá tình hình.**** ***** * Thiết Quân Luật * ***** Trước khi hết giờ làm việc chiều ngày 20/8/1963, Thiếu Tướng Trần Thiện Khiêm, Tham Mưu Trưởng Liên Quân, gọi tôi vào văn phòng: ***** - Tối nay, chú với mấy chú văn phòng làm việc tại đây. Chú cho mấy chú luân phiên về dùng cơm rồi trở lại ngay. Chú cần hỏi gì thêm không? -** ***** - Có cần ngủ lại đây không, thưa Thiếu Tướng? - ***** - Có thể không cần. Sẽ có lệnh sau - ***** Đây là lần đầu tiên kể từ khi cầm quyền vào tháng 7/1954, Tổng Thống Ngô Đình Diệm ra lệnh bộ Tổng Tham Mưu ban hành lệnh thiết quân luật trong phạm vi thủ đô Sài Gòn để Cảnh Sát cùng mật vụ bao vây các chùa, tìm bắt Thượng Tọa Thích Trí Quang, vị sư được xem là lãnh đạo Phật Giáo. Nhưng với sự trợ giúp của nhân viên trong tòa đại sứ* Hoa Kỳ, Thượng Tọa đã vượt rào vào khuôn viên tòa đại sứ và được phép tạm trú nơi đây. ***** Thế là, từ đòi hỏi trong bản Tuyên Ngôn không được giải quyết, đến các vụ tự thiêu để phản đối chánh phủ, rồi đến vụ nhà cầm quyền vây bắt hụt Thượng Tọa Thích Trí Quang, dần dần đẩy Phật Giáo đến cuộc tranh đấu vừa ôn hòa vừa bạo động tại hầu hết các tỉnh miền Trung và một số tỉnh miền Nam, đã làm cho tình hình chung của Việt Nam Cộng Hòa trở nên tệ hại hơn bao giờ hết, kể từ sau Hiệp Định Đình Chiến Genève năm 1954. ***** Đấy là phản ứng quyết liệt của giáo hội Phật Giáo và Phật tử trên toàn quốc. ***** Với một tình hình như vậy, đã làm cho hầu hết các nước trong khối Tự Do, kể cả Hoa Kỳ là quốc gia ủng hộ Tổng Thống Ngô Đình Diệm mạnh mẽ nhất, đều phản đối chính sách tôn giáo trong hành động đàn áp bắt giữ các chức sắc Phật Giáo và Phật tử Việt Nam. Trước dư luận quốc nội lẫn quốc tế, Tổng Thống Ngô Đình Diệm khó mà biện minh chính sách kỳ thị tôn giáo, cho dù lệnh cấm treo cờ Phật Giáo cũng như lệnh dùng bạo lực trực tiếp hay không trực tiếp do Tổng Thống ban hành cũng vậy. Vì thuở ấy, quyền lực rất lớn trong tay hai em của Tổng Thống là ông Ngô Đình Nhu "Cố Vấn Chính Trị" và ông Ngô Đình Cẩn "Cố Vấn Chỉ Đạo Miền Trung".********* ***** Ông Ngô Đình Diệm, được Quốc Trưởng Bảo Đại mời về Việt Nam vào giữa năm 1954 và nhận chức Thủ Tướng ngày 7/7/1954. Thật ra thì Quốc Trưởng Bảo Đại cũng không bằng lòng cho lắm khi giao chức Thủ Tướng cho ông Diệm, nhưng vì không có cách lựa chọn nào khá hơn. Với lại từ trong hậu trường, ông Ngô Đình Diệm đã được Hoa Kỳ ủng hộ.* ***** Ông Bảo Đại là vị vua cuối cùng của nhà Nguyễn, đã bị Việt Minh cộng sản cưỡng bách thoái vị vào mùa thu năm 1945. Đến năm 1949, chánh phủ Pháp đưa về Việt Nam (từ Pháp) nhận chức Quốc Trưởng do Pháp "đề cử" dù là có những cuộc hội họp của các nhà chính trị Việt Nam như là sự vận động với Pháp, để giúp cho cuộc chiến tranh xâm lược lần hai của thực dân Pháp khả dĩ có màu sắc cuộc chiến tranh nội bộ của Việt Nam, mà nước Pháp có mặt để "giúp đở"(!) Việt Nam chống cộng sản. Với chức vụ cao nhất nước cho dù bị giới hạn quyền hành, nhưng ông đã không tận dụng thực dân Pháp để vừa xây dựng quốc gia non trẻ vừa chống lại chủ nghĩa cộng sản đang bắt rễ tại Việt Nam, mà ông lại sống nhàn nhã trên đất Pháp nhiều thời gian hơn là có mặt trên quê hương Việt Nam đầy sóng gió! ***** Trong khi đó, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm dựa vào sự ủng hộ của Hoa Kỳ, ông bắt đầu có những chống đối Quốc Trưởng, và đặc biệt là ông đã không tuân lệnh Quốc Trưởng gọi sang Pháp nhận lệnh. Thủ Tướng Diệm vội vã xúc tiến tổ chức cuộc trưng cầu ý dân vào ngày 23/10/1955. Kết quả là cựu hoàng Bảo Đại bị truất phế khỏi chức Quốc Trưởng, và Thủ Tướng Diệm trở thành vị Tổng Thống đầu tiên của Việt Nam từ ngày 26/10/1955. Từ đó, ngày này được chọn làm ngày Quốc Khánh hằng năm. Tiếp sau, Tổng Thống Diệm công bố: "Việt Nam là một nước Cộng Hòa", và danh xưng của Việt Nam là "Việt Nam Cộng Hòa". ***** Tổng Thống Ngô Đình Diệm, trong những năm đầu cầm quyền, với sự ủng hộ mạnh mẽ của Hoa Kỳ, đã được nhiều quốc gia trên thế giới công nhận và thiết lập bang giao. Ông đã* ổn định được cuộc sống cho non một triệu người từ miền Bắc chạy trốn chế độ cộng sản trước khi chúng tiến vào các thành phố trên đất Bắc theo Hiệp Định đình chiến Genève 20/7/1954. Hiệp Định này chia đôi Việt Nam tại vĩ tuyến 17 mà trên địa thế là sông Bến Hải với cầu Hiền Lương. Từ vĩ tuyến 17 trở lên Bắc là nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa theo chế độ độc tài do đảng cộng sản Việt Nam cai trị. Từ vĩ tuyến 17 trở xuống Nam là nước Việt Nam Cộng Hòa theo chế độ dân chủ tự do. Tổng Thống Ngô Đình Diệm cũng đã cải thiện được tình hình kinh tế xã hội trong mức độ khả quan. ***** Về quân sự. Theo sự cố vấn của phái bộ quân sự Hoa Kỳ, quân đội đã được tổ chức lại và phát triển từ cấp Tiểu Đoàn lên cấp Trung Đoàn, Sư Đoàn, Quân Đoàn, trên căn bản quân đội trong chiến tranh qui ước. Mọi dụng cụ chiến tranh trang bị cho quân đội, đều do Hoa Kỳ cung cấp. ***** Về chính trị. Ông đã thành công đáng kể trong nổ lực ôn hòa lẫn sử dụng võ lực trong mục đích đem lực lượng võ trang của Bình Xuyên, của Hòa Hảo, và Cao Đài về hợp tác hoặc giải thể. Lực lượng võ trang Phật Giáo Hòa Hảo và Cao Đài, là hai lực lượng chống cộng sản quyết liệt. ***** Đó là sự thành công bước đầu không ai phủ nhận được. Nhưng, dần đần về sau, chế độ dưới quyền Tổng Thống đã thể hiện tính cách "gia đình trị", bởi vì ngoài Tổng Thống ra, còn có: ***** - Thứ nhất, em trai Ngô Đình Nhu trong chức vụ Cố Vấn Chính Trị, và vợ ông Nhu là bà Trần Lệ Xuân, rất nhiều quyền lực trong tay vì Tổng Thống Diệm vẫn còn độc thân. ***** - Thứ nhì, em trai Ngô Đình Cẩn trong chức vụ không hề có trong tổ chức quốc gia là Cố Vấn Chỉ Đạo Miền Trung, ông sống độc thân. Là người không có văn bản bổ nhiệm nhưng lại có toàn quyền đối với các tỉnh duyên hải miền Trung, đặc biệt là các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên/Huế, Quảng Nam Đà Nẳng, Quảng Tín, và Quảng Ngãi. Quyền lực của ông có thể xem như "vị sứ quân" của 5 tỉnh này. ***** - Thứ ba, anh trai Ngô Đình Thục, Tổng Giám Mục địa phận Vĩnh Long, về sau là địa phận Huế. Tuy là chức sắc trong tôn giáo, nhưng tiếng nói của ông ảnh hưởng rất lớn đối với công việc chánh quyền mà các em của ông nắm giữ. ***** -Thứ tư, em trai Ngô Đình Luyện, Đại Sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Anh quốc, được xem là người ít dính dáng đến những tệ hại mà các anh của ông gây ra trên quê hương. ***** Tổng Thống Ngô Đình Diệm và hai em của ông là Ngô Đình Nhu và Ngô Đình Cẩn, đã lần lượt dẹp các tổ chức chính trị đối lập bằng cách "thanh toán" các nhà chính trị trong những tổ chức đó. ***** Rồi đến sự lộng hành của bà Trần Lệ Xuân -em dâu ông- tại các diễn đàn quốc tế cũng như quốc nội, đặc biệt là trong thời gian xảy ra cuộc đàn áp Phật Giáo nhiều nơi trên toàn quốc, bà đã nhiều lần tuyên bố công khai với vẻ miệt thị và tàn nhẫn khi nói đến những vụ tự thiêu của các nhà sư phản đối chánh quyền, bà gọi đó là "các nhà sư nướng thịt người thì cứ để họ nướng..." ***** Những sự kiện đó đã đưa người dân từ ủng hộ chánh phủ lúc đầu, dần dần trở nên bất mãn, đến mức căm thù chế độ mà Tổng Thống Ngô Đình Diệm là người trách nhiệm chính. ***** Vậy, sự kiện đàn áp Phật Giáo ngày 8/5/63 và những hành động tệ hại tiếp theo, là nguyên nhân quốc nội dẫn đến cuộc đảo chánh 1/11/63. Tôi nói "nguyên nhân quốc nội", vì theo tôi, còn có "nguyên nhân quốc tế" nữa. ***** * Đảo Chánh * ***** Ngày 01 tháng 11 năm 1963, ngày lễ "Các Thánh Tử Đạo", quân đội được nghỉ buổi sáng. Khoảng 7 giờ sáng, chuông điện thoại nhà tôi reo: ***** - Đại Úy Hoa tôi nghe - ***** - Chú đến nhà tôi ngay - ***** - Vâng. Tôi đến ngay, thưa Thiếu Tướng - ***** Đó* là Thiếu Tướng Trần Thiện Khiêm, Tham Mưu Trưởng Liên Quân Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa. Nhà tôi và nhà ông cùng ở trong khuôn viên trại Trần Hưng Đạo -tức Bộ Tổng Tham Mưu- cách nhau khoảng vài trăm thước. Ông ở khu nhà lầu, tôi ở khu nhà trệt. ***** - Chào Thiếu Tướng - ***** - Chú lấy ghế ra sân với tôi - ***** Hoàn toàn khác lạ với mỗi lần tôi đến nhận lệnh, nên tôi nghĩ ngay đến một vấn đề gì đó phải là quan trọng lắm, bởi thường khi chỉ ngồi trong nhà. Thiếu Tướng Khiêm và tôi cùng ngồi ở góc sân sát hàng rào: ***** - Chú nghe đây. Lệnh mà tôi sắp cho chú là lệnh tối mật, nếu chú tiết lộ thì chú bị đứt đầu trước tôi. Chú không được nói với bất cứ ai, kể cả vợ chú và chú Có. Chú nghe rõ chưa? - ***** - Tôi nghe rõ, thưa Thiếu Tướng - ***** "Chú Có" mà Thiếu Tướng Khiêm vừa nói là Trung Úy Nguyễn Hữu Có, sĩ quan tùy viên của Thiếu Tướng Khiêm từ năm 1960. (Trung Úy Có nói ở đây, trùng họ tên lẫn chữ lót với Đại Tá Nguyễn Hữu Có. Năm 1975, Trung Úy Có là Đại Tá, Phụ Tá Võ Phòng/Phủ Thủ Tướng). ***** - Hôm nay, tôi và một số vị Tướng Lãnh đảo chánh ông Diệm. Và những việc sau đây chú phải làm xong trong buổi sáng. Thứ nhất, đây là danh sách mời dùng cơm trưa tại câu lạc bộ (bộ Tổng Tham Mưu). Thức ăn do chú sắp xếp. Nhớ, các vị được mời phải có mặt tại câu lạc bộ đúng 12 giờ hoặc trước đó chút ít. Thứ nhì, đây là danh sách mời họp tại phòng họp số 1 (tầng trệt trong toà nhà chánh). Yêu cầu các vị này có mặt tại phòng họp chậm nhất là trước 1 giờ trưa. Đúng 1 giờ, chú cho lệnh Quân Cảnh khóa cửa lại và không ai được ra vào bất cứ vì lý do gì khi chưa có lệnh tôi. Cả hai danh sách này, nếu chú không liên lạc được với bất cứ ai hoặc có gì trở ngại thì chú trình ngay cho tôi. Đến đây chú rõ chưa? - ***** - Vâng. Tôi rõ, thưa Thiếu Tướng - ***** - Và thứ ba. Chú tổ chức an ninh chu đáo khuôn viên bộ Tổng Tham Mưu, bằng cách sử dụng Đại đội 1 Quân Cảnh (của Tổng Tham Mưu) và các thành phần an ninh của Tổng Hành Dinh/Tổng Tham Mưu. Tất cả các cổng đóng lại, tuyệt đối không được mở, riêng cổng số 1 (tức cổng chánh), bất cứ ai ra hay vào đều phải trình tôi. Lệnh của tôi xong, chú có gì cần hỏi không? - ***** - Thưa Thiếu Tướng, lý do mời họp tôi phải nói thế nào để không bị ngờ vực? - ***** - Tùy chú. Nhớ, chỉ một chút sơ hở là chú đứt đầu đó. Thôi, chú vào văn phòng làm việc đi - ***** Khuôn viên trại Trần Hưng Đạo có các cổng số 1 hướng ra giao lộ Võ Tánh và đường Cách Mạng, cổng số 2 và số 5 hướng ra đường Võ Tánh, cổng số 10 hướng ra đường Cách Mạng, cổng số 3 và số 4 hướng ra đường Võ di Nguy. ***** Đảo chánh. Đây là lần thứ hai mà tôi nghe thấy trong đời binh nghiệp. Lần thứ nhất, xảy ra vào nửa đêm về sáng ngày 11/11/1960, lúc đó tôi đang học lớp tham mưu tại trường Đại Học Quân Sự, tọa lạc trong khuôn viên bộ Tổng Tham Mưu. Nhóm lãnh đạo cuộc đảo chánh thất bại vì không được sự ủng hộ của các vị Tư Lệnh đại đơn vị. Đại Tá Trần Thiện Khiêm, Quyền Tư lệnh Quân Khu 5 kiêm Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh, đưa quân từ Sa Đéc và lực lượng Sư Đoàn 7 Bộ Binh từ Mỹ Tho về đẩy lui lực lượng đảo chánh. Đại Tá Nguyễn Chánh Thi -Tư Lệnh Nhẩy Dù- và các sĩ quan trong thành phần lãnh đạo đảo chánh, đã dùng phi cơ vận tải quân sự C.47 bay sang Nam Vang -thủ đô Cam Bốt- xin tị nạn chính trị. ***** Và lần đảo chánh này, dù muốn hay không muốn, tôi cũng phải can dự vào cho dù là can dự như một sĩ quan thừa hành tin cậy. Lệnh tối mật mà tôi vừa nhận quả là bất ngờ và phải thi hành trong thời gian cấp bách, với lại dù diễn đạt như thế nào đi nữa thì tôi cũng là người chịu ơn Thiếu Tướng Trần Thiện Khiêm, cho nên tôi không hề nghĩ cũng như không kịp nghĩ đến điều sắp thi hành là sai hay đúng, và nên hay không nên làm. Bởi Thiếu Tướng Khiêm không hề biết tôi và ngược lại tôi cũng chưa một lần phục vụ dưới quyền ông, cho đến khi ông về nhận chức Tư Lệnh Sư Đoàn 21Bộ Binh tại Bến Kéo tỉnh Tây Ninh vào đầu tháng 2/1960, thay thế Trung Tá Trần Thanh Chiêu bị cách chức sau vụ Trung Đoàn 32 Bộ Binh bị quân cộng sản đột kích lúc 3 giờ sáng ngày 29/1/1960 tại Trãng Sụp, cách tỉnh lỵ Tây Ninh khoảng 6 cây số về phía bắc, gây tổn thất nặng nề về vũ khí với một số tổn thất nhân mạng. Lúc đó, tôi đang là Trung Úy, trưởng ban hành quân/phòng 3 Sư Đoàn.* ***** Vài tháng sau đó, Sư Đoàn được lệnh Tổng Thống Ngô Đình Diệm chuyển xuống Quân Khu 5, hoạt động an ninh vùng Đồng Tháp Mười. Bộ tư lệnh Sư Đoàn trở lại nơi đồn trú cũ là quận lỵ Sa Đéc. Đến giữa năm 1960, Đại Tá Khiêm được Tổng Thống cử giữ chức Quyền Tư Lệnh Quân Khu 5 tại Cần Thơ kiêm Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh tại Sa Đéc, thay Đại Tá Nguyễn Văn Y chuyển về trung ương. Tháng 4/1961, lãnh thổ quân sự được tổ chức lại thành 3 Vùng Chiến Thuật do 3 Quân Đoàn trách nhiệm. Quân Đoàn I/Vùng I Chiến Thuật tại Đà Nẳng, bao gồm 5 tỉnh cực bắc duyên hải. Quân Đoàn II/Vùng II Chiến Thuật tại Pleiku, bao gồm các tỉnh Cao Nguyên và các tỉnh duyên hải phía nam. Quân Đoàn III lâm thời/Vùng III Chiến Thuật tại* Sài Gòn, bao gồm các tỉnh vùng đất chuyển tiếp miền nam và trọn vùng đồng bằng Cửu Long. Những tháng cuối năm 1961, tôi được thăng cấp Đại Úy và được cử giữ chức Chánh văn phòng tư lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh mà vị Tư Lệnh là Đại Tá Trần Thiện Khiêm. Sư Đoàn đã chuyển sang đồn trú tại Cần Thơ và trách nhiệm Khu 33 Chiến Thuật, cũng gọi là Khu Chiến Thuật Hậu Giang. Ngày 6/12/1962, Đại Tá Trần Thiện Khiêm thăng cấp Thiếu Tướng, đồng thời được cử giữ chức Tham Mưu Trưởng Liên Quân/Bộ Tổng Tham Mưu, thay Thiếu Tướng Nguyễn Khánh lên Pleiku nhận chức Tư Lệnh Quân Đoàn II/Vùng II Chiến Thuật. Chức vụ "Tham Mưu Trưởng Liên Quân" là chức vụ mới thành lập, trước đó chỉ là Tham Mưu Trưởng/Bộ Tổng Tham Mưu. Ngày 17/12/1962, tôi thuyên chuyển theo Thiếu Tướng Khiêm về Bộ Tổng Tham Mưu, và từ ngày đó, tôi giữ chức Chánh văn phòng Tham Mưu Trưởng Liên Quân. Vì vậy mà tôi thi hành nhiệm vụ tối mật này một cách tích cực. ***** *Trở lại việc thi hành lệnh của Thiếu Tướng Khiêm.* Đầu tiên, tôi gọi Trung Úy Nguyễn Hữu Có và các nhân viên vào văn phòng. Trung Úy Có có trách nhiệm liên lạc với quản lý câu lạc bộ lo bữa ăn trưa. Tiếp đó là điện thoại đến Đại Đội 1 Quân Cảnh (trong khuôn viên Bộ Tổng Tham Mưu): ***** - Tôi, Đại Úy Hoa đây. Anh cho tôi nói chuyện với Trung Úy Phụng (Nguyễn Thúc Phụng) Đại đội trưởng - ***** - Vâng. Đại Úy chờ một chút - Hạ sĩ quan trực trả lời. ***** - Chào Đại Úy, tôi Phụng đây. Đại Úy đang ở đâu đó? - ***** - Chào anh. Tôi đang ở văn phòng. Anh Phụng à, trong vòng 3 tiếng đồng hồ tới đây, anh có thể tập trung tất cả anh em hay ít nhất cũng là tối đa quân số của Đại Đội được không? -* ***** -* Dạ được - ***** - Vì vấn đề an ninh trong trại Trần Hưng Đạo hôm nay, anh phải cố gắng hết sức nghe anh. Khi tập họp xong hoặc chậm lắm là 10 giờ 30, anh điện thoại lại tôi để nhận lệnh chi tiết. Anh có gì cần hỏi thêm không? - ***** - Có chuyện gì vậy Đại Úy? - ***** - Lệnh của Thiếu Tướng như vậy chớ tôi không biết gì hơn anh đâu. Thôi nghe. Anh lo phần anh, tôi còn vài việc khác nữa. Chào anh - ***** Tôi mời Thiếu Tá Luông (Nguyễn Văn Luông), Chỉ Huy Phó Tổng Hành Dinh/Tổng Tham Mưu đến văn phòng. Thiếu Tá Luông, năm 1958 là Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 35 Bộ Binh/Sư Đoàn 12 Khinh Chiến, đồn trú tại Kon Tum. Lúc đó, tôi là Trung Úy, trưởng ban 3 kiêm trưởng ban 5 Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn này. Thì ra Thiếu Tá Luông đã nhận lệnh của Thiếu Tướng Khiêm rồi, nhưng tôi vẫn nói thêm chi tiết về an ninh: ***** - Thưa Thiếu Tá, với Đại Đội Quân Cảnh thì tôi đã điện thoại cho Trung Úy Phụng rồi. Xin Thiếu Tá đúng 1 giờ trưa, đóng tất cả các cổng lại và đưa lực lượng bảo vệ đến bố trí ngay lúc đó. Cổng số 2, 3, 4, 5, và 10, tuyệt đối không mở cho đến khi có lệnh. Riêng cổng số 1, lệnh của Thiếu Tướng Tham Mưu Trưởng là bất cứ giới chức nào muốn ra hay vào, xin Thiếu Tá hoặc trưởng toán Quân Cảnh điện thoại vào tôi và chờ tôi trình Thiếu Tướng -*
|
|
|
Post by NhiHa on Jan 25, 2011 3:59:03 GMT 9
***** - Vấn đề an ninh tòa nhà chánh, anh lo hay tôi lo? - ***** - Thưa Thiếu Tá, tôi phụ trách. Để cho rõ ràng, an ninh trong phạm vi trại Trần Hưng Đạo thì Thiếu Tá trách nhiệm, riêng phạm vi tòa nhà chánh tôi lo. Về lực lượng, xin Thiếu Tá cho tôi 2 chiếc Thiết Giáp AM/M8 lên tăng cường cho tôi cùng với 2 tổ đại liên đặt trên nóc tòa nhà chánh. Xin nhắc lại, tất cả mọi việc chỉ được thực hiện ngay trước lúc 1 giờ trưa. Xin Thiếu Tá vui lòng chỉnh lại đồng hồ để có giờ thống nhất. Thiếu Tá còn cần gì không? -* ***** - Để tôi về lo ngay cho kịp. Chào anh nghe - ***** - Chào Thiếu Tá - ***** Lần lượt tôi điện thoại các vị trong danh sách 1, tức là danh sách mời dùng cơm nhưng thật ra là quí vị trong nhóm đảo chánh, mà hầu hết các vị này đều biết trước. Kế tiếp, tôi mời các vị trong danh sách 2, tức danh sách mời họp nhưng thật ra sẽ bị giữ để cách ly với cuộc đảo chánh.* Vì trục trặc với hai vị trong danh sách 2, tôi điện thoại đến Thiếu Tướng Khiêm: ***** - Trình Thiếu Tướng, tôi Hoa đây. Tôi đã điện thoại xong, nhưng có trở ngại là không liên lạc được với Đại Tá Huỳnh Hữu Hiền (Tư Lệnh Không Quân) và Đại Tá Hồ Tấn Quyền (Tư Lệnh Hải Quân). Theo người nhà của hai vị ấy cho biết, thì Đại Tá Hiền đang trên không trình Sài Gòn-Đà Lạt, tôi có dặn người nhà trên đó khi Đại Tá Hiền đến nơi thì điện thoại về tôi gấp. Còn Đại Tá Quyền thì người nhà nói có lẽ đã đi lễ nhà thờ, nhưng tôi gọi đến nhà thờ Đức Bà nhờ người tìm mà không gặp. Tôi sẽ cố gắng nhưng không chắc là tôi sẽ thực hiện được, thưa Thiếu Tướng - ***** - Chú ráng tìm hai ổng, phần tôi, tôi cũng tìm cách liên lạc - ***** - Vâng. Chào Thiếu Tướng -********** ***** Đến đây xin mở ngoặc để nói thêm về Đại Tá Hồ Tấn Quyền. Tối ngày 6/9/2003, trong lúc dự tiệc cưới tại Washington DC, vợ chồng tôi ngồi chung bàn với cựu Trung Tướng Ngô Quang Trưởng và cựu Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại. Bỗng dưng ông Thoại nhắc đến vụ 1/11/1963, vì sau ngày Đại Tá Quyền bị giết ông nghe người nhà Đại Tá Quyền nói là có một sĩ quan nào đó ở Tổng Tham Mưu điện thoại mời Đại Tá Quyền đi họp không biết điều đó có đúng không? Vì nếu đúng thì có thể là Đại Tá Quyền không bị giết nếu ông ấy đi họp, dù rằng tối hôm* ấy tôi được biết nếu có đi họp cũng bị cách ly với cuộc đảo chánh, nhưng cách ly có thể thoát chết. Thế là tôi lên tiếng: ***** *- Thưa Anh, người mời Đại Tá Quyền hôm ấy là tôi. Người cầm ống nói đã trả lời cho tôi là Đại Tá Quyền có thể đã đi nhà thờ, nhưng sau đó tôi đã hai lần điện thoại đến nhà thờ nhưng không tìm thấy Đại Tá Quyền.* ***** - Đại Tá Quyền chưa đến giờ đi nhà thờ nên trong sân tennis với tôi - Anh Thoại quay hẳn sang tôi và tiếp:* ***** - Khi ông Lực, sĩ quan tùy viên, đến mời Đại tá Quyền lên Thủ Đức dự tiệc mừng sinh nhật của Đại tá Quyền do anh em Hải Quân tổ chức trên đó, có lẽ thấy Đại tá Quyền chần chừ nên ông Lực nói tiếp: ***** - Đại Tá ráng đi vì anh em muốn dành cho Đại Tá sự bất ngờ nên không trình trước với Đại Tá- ***** Rồi Đại Tá Quyền có vẻ nể nang nên lên xe đi. Và sau đó thì bị ông Lực giết chết. Nếu như người nhà điện thoại đến sân tennis báo tin Tổng Tham Mưu mời đi họp, rất có thể là Đại tá Quyền không bị giết như vậy - ***** Xin đóng ngoặc, và trở lại hoạt động trong văn phòng tôi.*** ***** Điện thoại reo: ***** - Đại Úy Hoa tôi nghe - ***** - Phụng đây Đại Úy. Tôi tập trung Đại Đội xong rồi, Đại Úy có lệnh gì cho tôi? - ***** - Cám ơn Anh, và đây là chi tiết: Ngay bây giờ, anh sẳn* sàng tại chổ 3 Tiểu Đội và tôi sẽ điều động công tác trong chốc lát. Điều quan trọng là 3 Tiểu Đội này phải di chuyển ngay tức thì khi có lệnh. Phần còn lại của Đại Đội, anh liên lạc với Thiếu Tá Luông (Tổng Hành Dinh/Tổng Tham Mưu) để nhận lệnh. Anh cần biết gì thêm không? - ***** - Dạ không Đại Úy - ***** - Xin anh đừng rời xa điện thoại nghe anh Phụng. Chào anh - ***** Chuẩn bị bữa ăn hôm nay, Trung Úy Nguyễn Hữu Có chu toàn trách nhiệm mặc dù anh không biết tại sao lại có bữa ăn bất thường này. Bữa ăn trưa hôm nay rất quan trọng, nhưng không quan trọng về thực khách mà là quan trọng ở chổ ngụy trang cho buổi họp mặt tối mật của các vị trong nhóm lãnh đạo đảo chánh quân sự. Tôi nói ngụy trang, vì trong vòng 3 tuần lễ trước ngày này, Thiếu Tướng Trần Thiện Khiêm thường có những buổi tối đi đâu đó mà tôi không biết chính xác mặc dù hệ thống liên lạc đặc biệt giữa tôi tại nhà, với toán cận vệ trên xe theo sau xe Thiếu Tướng mỗi khi ra khỏi nhà, chúng tôi giữ liên lạc thường xuyên nhưng vẫn không bám sát được vị trí của ông. Điển hình trong một tối, xe bắt đầu rời nhà Thiếu Tướng Khiêm, tôi được thông báo và mở máy liên lạc ngay. Một lúc sau: ***** - Hồng Hà. Hồng Hà. Bắc Bình gọi. Trả lời -**** ***** - Hồng Hà tôi nghe 5/5. Có gì cho tôi. Trả lời - ***** - Tôi dừng xe ở đường 45 (ám danh của đường Kỳ Đồng), Bông Hồng đã có xe khác đón nhưng không rõ đi dâu, tôi chỉ được lệnh chờ tại chổ. Nghe rõ trả lời? - ***** - Tôi nghe 5/5. Thi hành lệnh. Giữ liên lạc với tôi. Trả lời - ***** - Nghe rõ - ***** Xin nói thêm. Chữ "trả lời" ở cuối mỗi câu khi liên lạc vô tuyến là điều qui định khi học về Truyền Tin trong trường quân sự. Chữ này cũng có nghĩa "đến đây là hết câu".*** ***** Hồng Hà là danh hiệu của tôi. Bắc Bình là danh hiệu của toán an ninh. Và Bông Hồng là danh hiệu của Thiếu Tướng Khiêm. Tất cả chỉ dùng trong hệ thống liên lạc an ninh này mà thôi. ***** Một buổi tối khác. Thiếu Tướng Khiêm cũng đi một cách bí mật như vậy, trong lúc tôi tự đặt ra những giả thuyết và phân tích để tìm giả thuyết có thể chấp nhận được về hoạt động bất thường đó, thì chuông nhà tôi reo:***** ***** - Đại Úy Hoa, tôi nghe - ***** - Trung Tá Đường đây, tôi có gọi đằng tư dinh Thiếu Tướng Khiêm để ông Cố Vấn (Ngô Đình Nhu) nói chuyện với Thiếu Tướng nhưng không gặp. Ông Cố Vấn bảo tôi nói với anh và anh trình lại Thiếu Tướng Khiêm là tình hình Sài Gòn lúc này phức tạp lắm, bọn Việt Cộng tung những tổ đặc công vào nội thành, chuyên ám sát các tướng lãnh và các sĩ quan cao cấp. Ông Cố Vấn dặn Thiếu Tướng không nên ra khỏi nhà sau giờ làm việc. Đó là lệnh, anh rõ chưa? - ***** - Thưa Trung Tá, tôi nghe rõ - ***** - Chào anh - ***** Đó là Trung Tá Phạm Thư Đường, Chánh văn phòng ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu. Đến giờ phút này (tức giờ phút nhận lệnh của Trung Tá Đường) thì tôi hiểu rằng, chẳng phải ông Cố Vấn lo cho những người dưới quyền, mà chính là ông muốn theo dõi những người dưới quyền ông có hành động gì có thể "phản trắc" đối với anh em ông hay không, vì tình hình ngày càng tồi tệ thêm và tự nó đã lung lay chiếc ghế cầm quyền của Tổng Thống lẫn của ông Cố Vấn. Cũng vì vậy mà trong thời gian xảy ra sự đối đầu của Phật Giáo với Chánh Phủ, dư luận từ các nhà chính trị đối lập về kế hoạch Bravo 1 của ông Cố Vấn Nhu, theo đó ông Cố Vấn Nhu dự định thực hiện cuộc đảo chánh giả để phát hiện và triệt tiêu những ai chống đối chế độ, không phải là không có cơ sở. ***** 10 phút trước 1 giờ 00, tôi nhắc Thiếu Tá Luông chuẩn bị đóng các cổng cùng lúc với việc điều động lực lượng tăng cường cho các cổng. Mặt khác, tôi kiểm lại các vị trong danh sách 2. Và cho đến lúc này, vẫn còn thiếu Đại Tá Huỳnh Hữu Hiền và Đại Tá Hồ Tấn Quyền.* ***** Ngay lúc trước 1 giờ 00, tình hình trong trại Trần Hưng Đạo nói chung và tòa nhà chánh nói riêng, như sau:****** ***** - Tất cả các cổng số 1, 2, 3, 4, 5, và 10,* đều đóng lại và lực lượng canh gác được tăng cường trước sự ngạc nhiên của các quân nhân thường trực. Chi Đội Thiết Giáp bố trí đằng sau tòa nhà chánh và 2 khẩu đại liên đã sẳn sàng trên sân thượng. ***** - Bãi đậu xe hai bên hông tòa nhà chánh, mỗi bên có 1 Tiểu Đội Quân Cảnh túc trực. Tiểu Đội Quân Cảnh thứ 3, tập trung an ninh tầng lầu 2, bên cánh phải (tính từ trong tòa nhà chánh nhìn ra võ đình trường), nơi đó là văn phòng Thiếu Tướng Trần Thiện Khiêm, Tham Mưu Trưởng Liên Quân, cũng là bản doanh của quí vị lãnh đạo đảo chánh. ***** Trong phòng Thiếu Tướng Khiêm, rất đông các vị trong danh sách mời ăn trưa sau khi xong ở câu lạc bộ, như: Trung Tướng Dương Văn Minh, Trung Tướng Trần Văn Đôn,* Quyền Tổng Tham Mưu Trưởng vì Đại Tướng Lê Văn Tỵ đang dưỡng bệnh, Thiếu Tướng Trần Thiện Khiêm, cùng các vị Tướng Tôn Thất Đính,* Trần Tử Oai, Lê Văn Kim, Mai Hữu Xuân, ..... Đại Tá Đỗ Mậu -Giám đốc Nha an ninh quân đội- Đại Tá Dương Ngọc Lắm, Đại Tá Nguyễn Văn Quan,...... ***** Trong khi đó, văn phòng tôi và văn phòng Trung Úy Có,* các sĩ quan tùy viên và hạ sĩ quan cận vệ, kẻ ngồi người đứng chật cả phòng, vì mỗi vị Tướng ít nhất cũng có 3 hay 4 người đi theo, nhất là trong tình hình này.*********************************** ***** Đúng giờ G, tức 1 giờ trưa ngày 01 tháng 11 năm 1963. ***** Cửa phòng họp số 1 đóng lại, 2 Quân Cảnh đứng gác bên ngoài. So với danh sách "mời họp" vẫn còn thiếu Đại Tá Hiền và Đại Tá Quyền. ***** Hướng Lữ Đoàn Phòng Vệ Phủ Tổng Thống (góc đường Thống Nhất-Cường Để-Hồng Thập Tự) và khu vực Phủ Tổng Thống -tức dinh Gia Long- súng bắt đầu nổ. ***** Trong văn phòng Thiếu Tướng Khiêm -bản doanh của Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng- âm thanh ồn ào hẳn lên cùng với sự đi lại nhiều hơn, do các vị điện thoại ra lệnh đơn vị này cơ quan khác, chen lẫn với bàn thảo tình hình. ***** Một lúc sau đó, tôi vào trình Thiếu Tướng Khiêm: ***** -Thưa Thiếu Tướng, tôi thấy giữ Đại Tá Viên (Cao Văn Viên, Tư lệnh Lữ Đoàn Nhẩy Dù) dưới* phòng họp không tiện lắm. Xin Thiếu Tướng cho phép tôi đưa Đại Tá Viên lên ngồi ở văn phòng tôi và tôi chịu trách nhiệm - ***** - Được rồi. Chú đưa Đại Tá Viên lên phòng chú đi - ***** Tôi quen biết chưa nhiều với Đại Tá Cao Văn Viên, nhưng do bà Trần Thiện Khiêm nói lại, theo đó thì Thiếu Tướng Khiêm, Thiếu Tướng Khánh, và Đại Tá Viên rất thân nhau, nhất là khi ba vị này là sĩ quan cấp úy và cùng chiến đấu ở mặt trận Na Sản trên đất Lào trong hàng ngũ quân đội Liên Hiệp Pháp. Và ba gia đình này cũng thân nhau từ đó, vì có nhiều thời gian sống chung nhau ở Hà Nội trong khi các ông cùng ở mặt trận. Do đó, tôi thấy cần giúp Thiếu Tướng Khiêm tránh điều khó xử đối với người bạn thân của ông bằng cách "giải thoát" Đại Tá Viên ra khỏi phòng "tạm giữ". Nguyên nhân chỉ là vậy. ***** Đại Tá Cao Văn Viên, năm 1960, đang giữ chức Tham Mưu Trưởng Tham Mưu Biệt Bộ/Phủ Tổng Thống, Lúc đó là Trung Tá. Ngay sau cuộc đảo chánh ngày 11/11/1960, ông được thăng cấp Đại Tá* và nhận chức Tư Lệnh Lữ Đoàn Nhẩy Dù đang khuyết, vì Đại Tá Nguyễn Chánh Thi đã chạy sang Cam-Bốt tị nạn chính trị khi đảo chánh thất bại. Cũng vì vậy mà ông (Đại Tá Viên) bị xếp vào thành phần tín cẩn của Tổng Thống Diệm, và bị giữ chân trong phòng họp số 1 cách ly với cuộc đảo chánh đang diễn tiến. ***** Đến đây xin mở dấu ngoặc để nói thêm về cựu Đại Tướng Cao Văn Viên. Cũng nhân dịp dự tiệc cưới ngày 6/9/2003 nêu trên, tôi có đến nhà thăm cựu Đại Tướng Trần Thiện Khiêm, sau đó dùng cơm tối với cựu Đại Tướng Cao Văn Viên tại nhà người bạn. Cựu Đại Tướng Viên nói rằng: ***** - Những điều Anh (tức tôi) nói trong quyển sách của Anh về tôi là đúng, nhưng có những điều khác mà Anh chưa biết -***** ***** - Rất đúng, thưa Đại Tướng. Tôi chỉ viết lại những gì mà tôi biết thôi, cho nên câu chuyện không tròn trịa được - Tôi trả lời, và cựu Đại Tướng Viên nói tiếp: ***** *- Trước khi Anh mời tôi lên ngồi văn phòng Anh, có người xuống gọi tôi lên văn phòng gặp ông Minh (tức Trung Tướng Dương Văn Minh, cấp bậc lúc bấy giờ), để nghe ổng nói là ổng đảo chánh Tổng Thống Diệm, rồi ổng hỏi tôi nghĩ sao? Tôi trả lời là chuyện lớn như vậy mà bây giờ Trung Tướng mới nói với tôi thì tôi đâu có quyết định được. Lúc ấy sĩ quan tùy viên của ông Minh lăm le khẩu súng về phía tôi như sẳn sàng bắn tôi. Tôi cũng nhắc lại với Anh là trước đó, tôi với một ông Đại Tá mà tôi giấu tên (theo tôi biết thì đó là Đại Tá Lê Quang Tung, Chỉ Huy Trưởng Sở Khai Thác Địa Hình, tên gọi ngụy trang của cơ quan mật vụ) cùng gọi lên gặp Trung Tướng Minh, nhưng vừa ra khỏi ‘phòng họp’ thì ổng bị còng tay dẫn đi và đã bị giết sau đó. Còn tôi cũng bị còng nhưng mới còng vào một tay thì Thiếu Tướng Đính (Tôn Thất) chợt thấy, ổng bảo tháo còng ra, và sĩ quan đó dẫn tôi lên gặp ông Minh như tôi vừa nói. Tiếp đến mới nối vào chuyện của Anh mời tôi lên ngồi ở văn phòng Anh - ***** Xin đóng ngoặc lại.** ********* * ***** Khoảng hơn 1 tiếng đồng hồ sau, điện thoại reo:* ***** - Đại Úy Hoa tôi nghe -*** ***** - Thưa Đại Úy, có Thiếu Tá Trần Cửu Thiên vô phòng Tổng Quản Trị lãnh huy chương, và bây giờ xin ra cổng - Đó là lời của trưởng toán Quân Cảnh ở cổng số 1. ***** - Anh chờ tôi đầu máy - ***** Tôi vào trình Thiếu Tướng Khiêm nhưng Trung Tướng Dương Văn Minh lạnh lùng: ***** - Anh đem vô nhốt luôn cho tôi - ***** - Vâng - ***** Xin nói thêm. Tất cả các vị trong Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng đều có mặt trong phòng Thiếu Tướng Khiêm, nên mỗi khi tôi trình điều gì với Thiếu Tướng Khiêm, các vị khác đều nghe. Do vậy mà Trung Tướng Minh ra lệnh giữ Thiếu Tá Thiên trong khi Thiếu Tướng Khiêm chưa có phản ứng. ***** Một lúc sau, tôi gặp Thiếu Tá Thiên trong phòng vệ sinh có Quân Cảnh đi kèm, ông Thiên trừng mắt với tôi và không nói một lời cho dù tôi chào ông đến hai lần. Thiếu Tá Thiên rất được sự tín nhiệm của Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu sau khi Thiếu Tá Thiên được đánh giá là xây dựng thành công "khu trù mật" Vị Thanh-Hỏa Lựu thuộc tỉnh Phong Dinh (lúc bấy giờ chưa thành lập tỉnh Chương Thiện). Thiếu Tá Thiên là đảng viên đảng Cần Lao Nhân Vị mà ông Cố Vấn Nhu là lãnh tụ. Vì vậy mà Thiếu Tá Thiên -trong một chừng mực nào đó- đã xem thường ngay cả với Đại Tá Khiêm khi Đại Tá Khiêm đang là Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh/kiêm Khu 33 Chiến Thuật, chỉ vì Đại Tá Khiêm không phải là đảng viên, cũng không phải là Thiên Chúa Giáo. ***** Lúc 3 giờ chiều: ***** - Đại Úy Hoa tôi nghe - ***** - Tôi là Hiền đây anh Hoa. Anh trình Thiếu Tướng xem bây giờ tôi đến còn kịp họp không? - ***** - Xin lỗi, Đại Tá đang ở đâu đó? - ***** - Tôi đang ở bộ tư lệnh Không Quân - ***** Đấy là Đại Tá Huỳnh Hữu Hiền, Tư Lệnh Không Quân. ***** - Xin Đại Tá vui lòng chờ đầu máy, tôi vào trình ngay - ***** Tương tự như khi tôi trình với Thiếu Tướng Khiêm về trường hợp Thiếu Tá Thiên, trình xong, Thiếu Tướng Khiêm chưa có phản ứng thì* Trung Tướng Minh ra lệnh: ***** - Kêu qua nhốt luôn - ***** - Vâng - ***** Tôi báo cho Quân Cảnh phụ trách cổng số 1, mở cổng, và hướng dẫn Đại Tá Hiền vào phòng họp, gọi cho đúng là "phòng tạm giữ". ***** Đến lúc này thì điện thoại tôi reo liên hồi, hết ông Tỉnh Trưởng này đến vị Tỉnh Trưởng khác, hỏi thăm tình hình tại thủ đô ra sao? Nhóm đảo chánh có những vị nào? Có địa phương nào gọi về ủng hộ chưa? Các vị tư lệnh Quân Đoàn Sư Đoàn có ủng hộ không? ..v..v.. Tất cả những câu hỏi chỉ nhằm mục đích tìm hiểu thêm tình hình, để các vị ấy quyết định ủng hộ Tổng Thống Ngô Đình Diệm hay ủng hộ Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng. Thế thôi. Do vậy mới có thêm nhu cầu chuyển ngay các bản văn của địa phương ủng hộ Hội Đồng sang đài phát thanh Sài Gòn để loan tin kịp thời. Thế là tôi có thêm đường giây điện thoại trực tiếp với đài phát thanh và hầu như tất cả những bản văn ủng hộ Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng của nhiều vị Tỉnh Trưởng, đều do tôi gợi ý. Và khi vị ấy đồng ý là tôi chuyển đến đài phát thanh qua điện thoại luôn. Nghĩa là từ lúc ông Tỉnh Trưởng đồng ý ủng hộ đến khi loan tin trên làn sóng, chỉ trong vòng 3 đến 5 phút thôi.*** ***** Hể có người ủng hộ thì cũng có người không ủng hộ, đó là lẽ đương nhiên. Theo lệnh Thiếu Tướng Khiêm, tôi chuyển đến Truyền Tin: Hệ thống kiểm thính sẽ "chận bắt" trên làn sóng vô tuyến, các công điện gởi về Phủ Tổng Thống và trình lên văn phòng Tham Mưu Trưởng* Liên Quân ngay. Còn trên hệ thống điện thoại viễn liên ngang qua tổng đài điện thoại Cộng Hòa trong khuôn viên bộ Tổng Tham Mưu, phải thu băng các cuộc đàm thoại, ghi chép lại và trình lên vào mỗi đầu giờ. ***** Bây giờ xin mời quí vị cùng tôi rời bộ Tổng Tham Mưu để lên Biên Hòa, theo chân Sư Đoàn 5 Bộ Binh do Đại Tá Nguyễn Văn Thiệu giữ chức Tư Lệnh. Những thông tin về hoạt động của Sư Đoàn này liên quan đến ngày đảo chánh 1/11/1963, do Đại Tá Lộ công Danh -năm 1963 là Thiếu Tá- trưởng phòng 3 Sư Đoàn 5 Bộ Binh, kể lại cho chúng tôi nghe vào năm 1981 khi bị giam chung ở trại tù chính trị Nam Hà, tỉnh Hà Nam Ninh, miền bắc Việt Nam. Chuyện kể như thế này: ***** "Khoảng trung tuần tháng 10/1963, Đại Tá Thiệu đã làm cho bộ* tham mưu Sư Đoàn, nhất là các sĩ quan phòng 2 và 3 rất ngạc nhiên. Lệnh hành quân ban hành trong thời gian thật ngắn, bộ tham mưu phải vất vã lắm mới thi hành xong những công tác tham mưu trong việc điều động 1 Trung Đoàn Bộ Binh cùng với Pháo Binh, Thiết Giáp, và Công Binh Chiến Đấu. Khi tất cả sẳn sàng để sáng mai tấn công, thì Đại Tá Thiệu ra lệnh ngưng cuộc hành quân này và lập tức điều động lực lượng sang vùng khác. ***** Tuần lễ sau đó, lại chuẩn bị một cuộc hành quân khẩn cấp để rồi đến giờ chót lại thay đổi vùng hành quân, cũng là khẩn cấp!* Chính Phòng 2 -phụ trách tình báo- cũng không hiểu vì sao lại chuyển vùng hành quân mà Phòng 2 chưa ghi nhận sự hiện diện một lực lượng nào của Việt Cộng ở đó cả. ***** Ngày 30 và 31/10/1963, lại chuẩn bị hành quân vào căn cứ địa Bời Lời. Đây là một căn cứ quan trọng của quân cộng sản, cho nên lực lượng tham dự gần 2 Trung Đoàn Bộ Binh, 1 Tiểu Đoàn Pháo Binh, lực lượng Thiết Giáp và Công Binh. Đêm 31 rạng ngày 1 tháng 11 năm 1963, lệnh của Đại Tá Tư Lệnh là chuyển toàn bộ các đơn vị xuống hành quân vùng Phước Tuy (trên đường Sài Gòn-Vũng Tàu). Bộ tham mưu muốn điên đầu vì những thay đổi mà chính các sĩ quan trách nhiệm điều động và yểm trợ hành quân, cũng không sao hiểu nổi.* ***** Sáng 1/11/1963, các đơn vị, thay vì di chuyển về hướng Vũng Tàu như lệnh hành quân đã định, thì được lệnh dừng lại ở ngã ba xa lộ Biên Hòa-Sài Gòn-Vũng Tàu, chờ lệnh mới. ***** Đến 1 giờ trưa, lệnh mới được ban hành: Theo đó, các đơn vị chuyển hướng về* Sài Gòn. Ngoài lực lượng của Sư Đoàn 5 Bộ Binh, còn có một lực lượng Thiết Giáp xuất phát từ Trung Tâm Huấn Luyện Vạn Kiếp (đồn trú ở Bà Rịa) cùng tiến quân. Vào buổi chiều thì bản doanh Sư Đoàn và 1 bộ chỉ huy Trung Đoàn đặt tại trường đại học sư phạm, đại lộ Cộng Hòa, trong khi lực lượng của Sư Đoàn đã chiếm giữ các vị trí ấn định trong phạm vi thủ đô Sài Gòn. ***** Lại xin mời quí vị, chúng ta dành thêm chút thì giờ xuống Quân Đoàn IV tại Cần Thơ, nhưng trước khi xuống Cần Thơ, đến ngã ba Trung Lương mời quí vị tạt vào Mỹ Tho quan sát* Sư Đoàn 7 Bộ Binh tại đây. Tư Lệnh Sư đoàn là Đại tá Bùi Đình Đạm. Sư Đoàn phụ trách Khu 41Chiến Thuật gồm 4 tỉnh bờ bắc Sông Tiền là Kiến Hòa, Kiến Tường, Định Tường, và Long An, gồm cả Đồng Tháp Mười. Vì Đại Tá Đạm được xem là thành phần tín cẩn của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, nên Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng đưa Đại Tá Nguyễn Hữu Có từ Sài Gòn xuống Mỹ Tho, khống chế Đại Tá Đạm để cầm chân Sư Đoàn tại chổ. ***** Xuống thẳng Cần Thơ, bản doanh bộ tư lệnh Quân Đoàn IV. Trung Tá Huỳnh Văn* Tồn đã xuống bộ tư lệnh Quân Đoàn IV/Vùng IV Chiến Thuật, với nhiệm vụ thuyết phục Thiếu Tướng Huỳnh Văn Cao ủng hộ Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng nhưng không thành công, ông áp dụng biện pháp dự liệu trước là uy hiếp Thiếu Tướng Cao án binh bất động. ***** Năm 1962, Đại Tá Huỳnh Văn Cao là Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh tại Mỹ Tho, được thăng cấp cấp Thiếu Tướng ngày 5/12/1962, trước Thiếu Tướng Trần Thiện Khiêm một ngày dù rằng hai Sắc Lệnh thăng cấp cùng một ngày ký. Điều đó có nghĩa là Thiếu Tướng Cao thâm niên hơn Thiếu Tướng Khiêm* một ngày, và trong quân đội vấn đề thâm niên là rất quan trọng về mặt chỉ huy. Không có gì khó hiểu khi biết rằng Thiếu Tướng Cao là đảng viên đảng Cần Lao trong khi Thiếu Tướng Khiêm vừa là khác tôn giáo vừa là người ngoài đảng. ***** Quân Đoàn IV được thành lập ngày 1/1/1963, và Tổng Thống Diệm cử Thiếu Tướng Cao giữ chức Tư Lệnh Quân Đoàn này từ ngày ấy. ***** Xin mời sang Sa Đéc tiếp xúc với Sư Đoàn 9 Bộ Binh. Đại Tá Bùi Dzinh, Tư Lệnh Sư Đoàn và Trung Tá Đoàn văn Quảng, Tư Lệnh Phó Sư Đoàn. Trung Tá Quảng trách nhiệm khống chế Đại Tá Dzinh và giữ chân Sư Đoàn tại chổ. Năm 1961 và 1962, Trung Tá Quảng là Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 21 Bộ Binh trong khi Đại Tá Trần Thiện Khiêm là Tư Lệnh. Do vậy mà lệnh của Thiếu Tướng Khiêm được Trung Tá Quảng thi hành một cách tích cực. Nhưng theo cựu Đại Tá Dương Hiếu Nghĩa, thì trách nhiệm khống chế Đại Tá Bùi Dzinh án binh bất động Sư Đoàn 9 Bộ Binh là do cựu Đại Tá Nhan Minh Trang -lúc đó là Thiếu Tá- theo lệnh Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng từ Sài Gòn xuống Sa Đéc thi hành. ***** Đại Tá Bùi Dzinh và Đại Tá Trần Thiện Khiêm cùng học lớp "chỉ huy tham mưu" tại Hoa Kỳ năm 1959, cùng trở về Việt Nam và cùng nhận chức tại Sư Đoàn 21 Bộ Binh vào tháng 2/1960, khi Trung Tá Trần Thanh Chiêu bị cách chức. Đại Tá Khiêm Tư Lệnh, Đại Tá Bùi Dzinh Tư lệnh Phó kiêm Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn. Đại Tá Bùi Dzinh, rất đượcTổng Thống Diệm và ông Cố Vấn Nhu tín nhiệm. Sư Đoàn 9 Bộ Binh thành lập tại Qui Nhơn, và Tổng Thống Diệm cử ông vào chức vụ Tư Lệnh Sư Đoàn này. Sau đó, Sư Đoàn 9 Bộ Binh được lệnh chuyển toàn bộ vào hoạt động vùng đồng bằng sông Cửu Long. ***** Bây giờ xin mời quí vị trở về Bộ Tổng Tham Mưu. ***** Trước 5 giờ một chút, tôi trình nhắc Thiếu Tướng Khiêm về trường hợp Đại Tá Quyền -Tư Lệnh Hải Quân- Thiếu Tướng Khiêm cho biết là Đại Tá Quyền đã bị sĩ quan tùy viên* của ổng bắn chết trên Thủ Đức rồi. ***** Lúc 5 giờ chiều: ***** - Đại Úy Hoa tôi nghe - ***** - Chào anh Hoa. Tôi là Đại Úy Bằng đây. Anh mời Thiếu Tướng Khiêm tiếp chuyện với Tổng Thống -* ***** Đại Úy Bằng là sĩ quan tùy viên tín cẩn của Tổng Thống Diệm, thường trực ở văn phòng Phủ Tổng Thống. ***** - Vâng. Anh chờ tôi đầu máy - ***** Tôi vào trình Thiếu Tướng Khiêm và nhấc ống nói trao cho ông: ***** - Mời Thiếu Tướng tiếp chuyện với Tổng Thống - ***** Thiếu Tướng Khiêm chưa kịp nhận ống nói thì Trung Tướng Minh chụp lấy ngay. Tôi không nghe Tổng Thống Diệm nói gì mà chỉ nghe Trung Tướng Minh: ***** - Chúng tôi chỉ chấp nhận cho ông đi ngoại quốc như một người bình thường - ***** - ........................ ***** - Không - ***** Tiếp đó, Trung Tướng Minh nói với các vị có mặt trong phòng Thiếu Tướng Khiêm sau khi ông dằn ống nói xuống vị trí: ***** - Ổng đòi đi như một Tổng Thống, tôi không đồng ý - ***** Lúc đó trong phòng im phăng phắc, chừng như cách giải quyết của Trung Tướng Minh đem lại niềm suy nghĩ cho các vị ấy thì phải. Tôi nhìn vào thái độ của các vị mà nghĩ như vậy. ***** Điện thoại lại reo và đầu giây bên kia vẫn là Đại Úy Bằng mời Thiếu Tướng Khiêm tiếp chuyện với Tổng Thống. Tôi lại vào: ***** - Trình Thiếu Tướng, Tổng Thống muốn nói chuyện với Thiếu Tướng - ***** Cũng như lúc nảy, Trung Tướng Minh chụp ống nói lên và đặt xuống máy: ***** - Không cần nói chuyện với ổng - ***** Tôi trở ra phòng và trả lời Đại Úy Bằng: ***** - Rất tiếc là Trung Tướng Minh cắt đường giây rồi. Chào anh* - ***** Khoảng 6 giờ chiều. Một buổi họp ngay trong phòng Thiếu Tướng Khiêm, cũng là bản doanh của Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng. Ngoài các vị có mặt ở đây từ lúc trưa, tôi thấy có thêm Trung Tá Mai của Không Quân (dường như là Đỗ Khắc Mai) mà mấy phút trước đây Quân Cảnh cổng số 1 điện thoại cho tôi biết. Buổi họp ngắn gọn này quyết định: "Không Quân phải chuẩn bị càng nhiều phi tuần khu trục càng tốt, nếu đến 7 giờ sáng mai (2/11/1963) mà Tổng Thống Diệm chưa đầu hàng thì đánh bom xuống dinh Gia Long trong khi Thủy Quân Lục Chiến và Thiết Giáp sẳn sàng xung phong sau khi Không Quân đánh bom xong". ***** Phải nói rằng, lúc bấy giờ trên nét mặt của các vị biểu hiện ít nhiều lo âu, bởi bên đảo chánh với dấu hiệu thành công chưa nhiều, trong khi bên bị đảo chánh cũng chưa có dấu hiệu gì nhiều về sự thất bại, tuy chưa có vị Tư Lệnh đại đơn vị nào lên tiếng ủng hộ Tổng Thống.* ***** Thiếu Tướng Đỗ cao Trí, Tư Lệnh Quân Đoàn I/Vùng I Chiến Thuật* ở Đà Nẳng, đã có công điện ủng hộ Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng ngay từ đầu. Thiếu Tướng Nguyễn Khánh, Tư Lệnh Quân Đoàn II/Vùng II Chiến Thuật ở Plei Ku, có thể là lúc đầu còn chần chừ nhưng đến đêm thì có công điện ủng hộ Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng. Thật sự nếu ông có chần chừ cũng đúng thôi, vì dù sao thì ông cũng được Tổng Thống Ngô Đình Diệm tín nhiệm khi đưa ông từ Tư Lệnh Quân Khu 5 về giữ chức Tham Mưu Trưởng/Tổng Tham Mưu, và trong cuộc đảo chánh của Đại Tá Nguyễn Chánh Thi ngày 11/11/1960, Thiếu Tướng Nguyễn Khánh hoàn toàn ủng hộ Tổng Thống. Đến Quân Đoàn III/Vùng III Chiến Thuật là Thiếu Tướng Tôn Thất Đính, đang trong thành phần Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng rồi. Còn Thiếu Tướng Huỳnh Văn Cao đang bị khống chế tại bộ tư lệnh Quân Đoàn IV/Vùng IV Chiến Thuật. Đại Tá Huỳnh Hữu Hiền, Tư Lệnh Không Quân, và Đại Tá Cao Văn Viên, Tư Lệnh Nhẩy Dù, đang bị giữ tại tòa nhà chánh. Đại Tá Hồ Tấn Quyền đã bị giết lúc trưa. Đại Tá Lê Quang Tung, Chỉ Huy Trưởng Sở Khai Thác Địa Hình -cơ quan mật vụ của ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu- cũng bị giết rồi.* ***** Xem chừng Tổng Thống Diệm và ông Cố Vấn Nhu, lần này không có nhiều cơ may như lần bị Đại Tá Nguyễn Chánh Thi đảo chánh cách đây 2 năm, nhưng dù sao thì Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng cũng chưa đủ yếu tố để lạc quan về sự thành công của mình. Có lẽ cũng vì vậy mà Thiếu Tướng Khiêm bảo tôi đích thân lái xe về nhà đón vợ và 2 con ông, đưa đến nhà riêng của Thiếu Tướng Lê Văn Kim trên đường Võ Di Nguy, gần khu nghĩa trang giáp ranh với cổng số 3 của bộ Tổng Tham Mưu, tạm vắng mặt tại nhà. Khu này tương đối vắng vẻ. Khi xe trên đường đến nhà Thiếu Tướng Kim, bà Khiêm hỏi tôi:* ***** - Chú Hoa, chú biết ai làm đảo chánh không? - ***** - Dạ biết. Nhiều vị lắm, có Trung Tướng Minh, Trung Tướng Đôn, Thiếu Tướng Đính, Thiếu Tướng Kim, Thiếu Tướng Xuân, .... đông lắm -* ***** - Nếu có ai hỏi thì chú đừng nói có "nhà tôi" nghe chú - ***** - Vâng. ***** Thật ra thì Thiếu Tướng Khiêm không cho gia đình biết những gì mà ông và các vị khác cùng làm, cho nên bà ấy tỏ ra âu lo dự phòng của người đàn bà bình thường vậy thôi. ***** Trở lại tình hình tại văn phòng, và lúc này vào khoảng giữa đêm. ***** - Đại Úy Hoa tôi nghe - ***** - Trung Tá Minh đây em - ***** Đấy là Trung Tá Nguyễn Văn Minh mà các bạn ông thường gọi là "Minh đờn", Tỉnh Trưởng tỉnh An Giang. Là một vị Tỉnh Trưởng rất được lòng Tổng Thống và ông Cố Vấn. Tôi quen biết với Trung Tá Minh nhiều là trong thời gian tôi giữ chức chánh văn phòng Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh tại Cần Thơ. Trung Tá Minh có tiếng là sĩ quan xử sự rất khéo với cấp trên và "chơi ngọt" với cấp dưới nếu như cấp dưới đó là thân cận với cấp trên của ông. Dạo đó, cứ mỗi khi ông xuống Cần Thơ là y như rằng, ông ghé cho tôi tí tiền còm kèm theo câu "em cầm lấy uống cà phê chơi" mà tôi có bao giờ uống cà phê đâu. ***** - Thưa Trung Tá, dường như Trung Tá chưa có công điện ủng hộ Hội Đồng phải không? - ***** - Tình hình đến giờ ra sao rồi em? - ***** - Trung Tá theo dõi đài phát thanh thì rõ vì tất cả những thông tin đó là chính xác. Bây giờ tôi thử đọc bản văn ủng hộ Trung Tá nghe, nếu Trung Tá đồng ý thì tôi chuyển sang đài phát thanh ngay, chỉ vài phút sau đó là Trung Tá nghe công điện ủng hộ của Trung Tá và tỉnh An Giang phát đi trên làn sóng đài Sài Gòn ngay- ***** Thế là tôi đọc bản văn luôn, và Trung Tá Minh đồng ý ủng hộ Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng. ***** Đến khoảng 3 giờ sáng (2/11/1963), Truyền Tin mang vào công điện của ông Tỉnh Trưởng Lâm Đồng (nay là ấn bản lần thứ 4 mà tôi vẫn không nhớ tên ông). Công điện này gởi Phủ Tổng Thống với nội dung "... Quân Dân Cán Chánh tỉnh Lâm Đồng nguyện ủng hộ Tổng Thống và gia đình, chống lại cuộc đảo chánh của bọn phản loạn .." ***** Tôi mang vào trình Thiếu Tướng Khiêm. Xem xong, ông trao cho Trung Tướng Minh, lướt qua nội dung, ông lại đưa cho Thiếu Tướng Đính và kèm theo khẩu lệnh: ***** - "Toa" kiếm người thay thằng này đi - Sở dĩ Trung Tướng Minh trao cho Thiếu Tướng Đính vì tỉnh Lâm Đồng thuộc Quân Đoàn III/Vùng III Chiến Thuật mà Thiếu Tướng Đính đang là Tư Lệnh. ***** Vài ngày sau đó, ông Tỉnh Trưởng Lâm Đồng, người gởi công điện nói trên, sau khi từ văn phòng Trung Tướng Khiêm (Thiếu Tướng Khiêm thăng cấp Trung Tướng chiều 2.11.1963) trở ra, ông hỏi tôi với vẻ khó chịu: ***** - Tôi có gởi công điện ủng hộ Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng mà tại sao tôi bị cách chức. Anh có biết lý do không?** ***** - Dạ không Thiếu Tá, vì tôi đâu có phải người quyết định mà biết lý do. Nhưng tôi biết là quí vị trong Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng có xem công điện Thiếu Tá gởi về Phủ Tổng Thống, do hệ thống Truyền Tin/Tổng Tham Mưu "chận bắt" tất cả những làn sóng như vậy - Ông ra về chẳng buồn chào trả lại.**** ***** Thật ra thì đến gần sáng ngày 2/11/1963, ông có công điện ủng hộ Hội Đồng, nhưng điều đó đã quá trễ. Trong cuộc sống, biết nhận đúng thời cơ là tốt nhất, vì hành động sớm quá hay muộn quá thường là không mang lại kết quả tốt, đôi khi chuốc lấy nguy hại là khác.* ***** *
|
|
|
Post by NhiHa on Jan 25, 2011 4:00:32 GMT 9
Tổng Thống Ngô Đình Diệm Bị Giết * ***** Khoảng 5 giờ sáng ngày 2 tháng 11 năm 1963, điện thoại reo trong khi tôi đang bận cuộc đàm thoại khác nên Thiếu Tướng Khiêm nhấc ống nói sau mấy lượt chuông reo, và qua cuộc nói chuyện ngắn của Thiếu Tướng Khiêm với các vị có mặt, tôi biết đầu giây bên kia là người thân cận của Tổng Thống, nhưng chưa nghe nội dung. Ngay tức thì, các vị gọi nhau vào họp thật nhanh, tiếc là tôi ngồi phòng ngoài nên chỉ nghe lõm bõm mà thôi dù rằng cửa ngăn giữa phòng tôi với phòng Thiếu Tướng Khiêm mở thường xuyên từ lúc 1 giờ trưa hôm qua. Do công việc đòi hỏi tôi ra vào văn phòng Tham Mưu Trưởng Liên Quân một cách nhanh chóng nên tôi phải sang ngồi ở phòng sĩ quan tùy viên, vì phòng này khi mở cửa thì nhìn thẳng vào bàn viết của Thiếu Tướng Khiêm, nơi đang là bản doanh của Hội Đồng Quân Nhân cách Mạng. Nghe Trung Tướng Dương Văn Minh ra lệnh, tôi mới biết là một phái đoàn do Thiếu Tướng Mai Hữu Xuân dẫn đầu sẽ vào nhà thờ Cha Tam đón Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu về Bộ Tổng Tham Mưu. Lúc ấy tôi trông thấy vài vị sĩ quan cấp tá đi vô đi ra phòng Tham Mưu Trưởng Liên Quân, nhưng không rõ những vị này có được cử trong phái đoàn hay không. ***** Một lúc sau, Thiếu Tướng Trần Thiện Khiêm gọi tôi: ***** - Chú theo dõi khi đoàn xe đón Tổng Thống và ông Cố Vấn về đến thì hướng dẫn xe đậu ở sân vận động cạnh tòa nhà chánh, cho Quân Cảnh gác chung quanh và không cho bất cứ ai đến gần. Xong, chú lên trình tôi - ***** - Vâng - ***** Trong thời gian chờ đợi, các vị bàn thảo với nhau chung quanh vấn đề cách giải quyết Tổng Thống Diệm và ông Cố Vấn Nhu sao cho ổn vì sợ phật lòng khối Thiên Chúa Giáo lẫn Phật Giáo. Ngay lúc đó, ngoài cửa phòng tôi có một người xin gặp tôi nói là ông được lệnh mang quần áo đến đây để Tổng Thống và ông Cố Vấn đi ngoại quốc. Tôi mời ngồi nhưng thật ra tôi cũng không rõ lệnh này từ đâu. Tôi ngờ rằng lệnh đó xuất phát từ Trung Tướng Đôn vì ông là người hậu thuẫn mạnh mẽ ý kiến đưa Tổng Thống Diệm và ông Cố Vấn Nhu xuất ngoại, được hiểu là "lưu vong". Trình xong với Thiếu Tướng Khiêm thì tôi không theo dõi được nữa vì phải xuống lầu đón đoàn xe sắp vào cổng Bộ Tổng Tham Mưu. ***** Theo hướng dẫn của tôi, chiếc Thiết Vận Xa M113 vào vị trí, và một tiểu đội Quân Cảnh bao quanh. Tôi trở lên văn phòng: ***** - Trình Thiếu Tướng, Thiết Vận Xa chở Tổng Thống và ông Cố Vấn đã vào sân vận động và có Quân Cảnh bảo vệ - ***** - Mình xuống đi - Đó là lời Trung Tướng Dương Văn Minh. Nói xong là ông đứng lên trong khi Thiếu Tướng Trần Thiện Khiêm nét mặt không vui: ***** - Các "toi" xuống đi, thấy ổng dù sao "moi" cũng bùi ngùi! - ***** Tuy nói vậy, nhưng khi các vị rời khỏi phòng thì Thiếu Tướng Khiêm cũng từng bước theo sau, và tôi là người tháp tùng sau cùng. Khi xuống đến bậc thang chót của tầng trệt thì Thiếu Tướng Khiêm đứng lại, vì các vị đã dừng chân hành lang bên ngoài, lúc ấy có Thiếu Tướng Xuân và* một sĩ quan nữa mà tôi không thấy rõ là vị nào, đang trình bày gì đó với các vị. Bỗng các vị cùng quay vào, Thiếu Tướng Khiêm có vẻ ngạc nhiên: ***** - Việc gì vậy? - ***** - Hai ổng chết rồi - Trung Tướng Minh trả lời. Và tất cả cùng trở lên lầu. ***** Lúc bấy giờ, người Mỹ, từ phòng nhỏ ngay phía sau tấm vách ngăn với bàn làm việc của Thiếu Tướng Khiêm bước ra, Trung tướng Minh cho ông ta biết là ông Diệm và ông Nhu đã chết rồi. Rõ ràng là người Mỹ này tỏ ra bực tức, và một lúc sau ông ta ra về. ***** Người Mỹ mà tôi vừa nói, tôi không biết tên. Ông ta có vóc dáng trung bình, mặc thường phục, có mặt tại phòng Thiếu Tướng Khiêm từ trưa hôm qua (1/11/1963), nhưng ông ta chỉ ở trong phòng nhỏ đó mà không bước ra phòng các vị Tướng lãnh trong Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng làm việc dù chỉ cách vài bước đi. Ông ta có xách cái cặp bình thường như những cái cặp mà các vị Tướng Lãnh thường xách theo khi đi làm. Về sau tôi nghe nói đó là Trung Tá Conein, cũng có người nói là ông Lansdale. Tôi vẫn không xác định được là ai, nhưng rõ ràng là cuộc đảo chánh lật đổ Tổng Thống Diệm được một số vị Tướng Lãnh Việt Nam thực hiện dưới bàn tay đạo diễn của Hoa Kỳ hay ít ra cũng được Hoa Kỳ đồng ý. Cho dù thế nào đi nữa, chúng ta cũng nhận ra được sự kiện ông Ngô Đình Diệm "lên ngôi" là do Hoa Kỳ từ đằng sau, và cũng bởi Hoa Kỳ mà ông Diệm bị "hạ bệ". Nhưng liệu có phải Tổng Thống Hoa Kỳ John F. Kennedy ra lệnh cho vị Tướng Lãnh nào đó của đất nước Việt Nam khốn khổ này giết chết Tổng Thống của họ không? Hay cái chết của Tổng Thống Diệm không có trong dự định của Hoa Kỳ khi họ buộc phải thay người lãnh đạo Việt Nam cho phù hợp với chiến lược đang thực hiện? Ôi, chính trị!** * * ***** Tôi xin mở dấu ngoặc để viết vào đoạn này những lời mà cựu Đại Tướng Trần Thiện Khiêm cho tôi biết vào tối 21/10/2003, liên quan đến cuộc đảo chánh ngày 1//11/1963. Ông nói: ***** - Về việc chú thắc mắc không biết người Mỹ tham dự đảo chánh là ông Conein hay Lansdale, Anh cho chú biết đó là Trung Tá Conein, ổng cũng cùng nhóm với ông Lansdale. Anh nói thêm với chú, ông Conein là trưởng toán sĩ quan Hoa Kỳ đã từng nhẩy dù xuống miền Bắc hồi năm 1945 để giúp ông Hồ đánh Nhật. Lúc đó ai là kẻ thù của Nhật là bạn của Hoa Kỳ. Về phía Hoa Kỳ, ông ta là người biết nhiều về ông Hồ và Việt Minh cộng sản thời đó. Bây giờ Anh nói về cuộc đảo chánh (1/11/1963). Trước ngày đảo chánh, Anh (tức cựu Đại Tướng Khiêm) nói như một điều kiện liên quan đến Tổng Thống Diệm rằng: ‘phải để Tổng Thống bình yên và xuất ngoại’. Lúc đó Trung Tướng Dương Văn Minh đồng ý, Thiếu Tướng Lê Văn Kim cũng đồng ý. Sở dĩ Anh nói Trung Tướng Minh và Thiếu Tướng Kim, vì hai ông này là hai nhóm riêng chớ không phải là một nhóm đâu nghe chú. Khi biết ông Diệm bị giết cùng với ông Nhu, Đại Tá Quyền (Hồ Tấn Quyền) bị giết, Đại Tá Tung (Lê Quang Tung) cũng bị giết, đến em của ông Tung là Lê Quang Triệu cũng bị lừa rồi giết chết. Ông Viên (Cao Văn Viên) thì bị còng tay. Họ hành động lén nên Anh với chú ngồi trên lầu có hay biết gì đâu. Mấy ổng ngồi bên phòng của Đại Tướng Tỵ (Lê Văn Tỵ. Lúc ấy Đại Tướng Tỵ dưỡng bệnh ngoài Vũng Tàu, Trung Tướng Trần Văn Đôn Quyền Tổng Tham Mưu Trưởng) rồi quyết định với nhau - Ngưng một chút, ông tiếp:***** ***** *- Chú thấy chưa? Nhóm ông Minh với nhóm ông Kim độc ác quá! Ông Diệm gọi điện thoại bảo cho xe đến đón, tức là ổng đầu hàng rồi, tại sao lại giết người đầu hàng? Trước đó,* ông Minh ông Kim đồng ý với Anh là để ông Diệm bình yên và lưu vong, tại sao lại giết? Cho nên từ đó Anh bất mãn với ông Minh ông Kim -**** ***** (Tôi nghĩ: có lẽ vì sự chia phe chia nhóm này mà khi cử Trung Tướng Trần Thiện Khiêm đi Seoul, Đại Hàn, dự lễ nhậm chức của Tổng Thống Pak Chung Hi (Phác Chánh Hi), để rồi ra quyết định cử Trung Tướng Khiêm giữ chức Tư Lệnh Quân Đoàn 3 khi Trung Tướng Khiêm còn ở Tokyo chăng?) ***** Cựu Đại Tướng Khiêm nói tiếp: ***** - Có điều là Anh không rõ tại sao Hoa Kỳ loại Tổng Thống Diệm? -* ***** - Thưa Anh, có lúc Em nghĩ: phải chăng Tổng Thống Diệm không đồng ý cho quân bộ chiến Hoa Kỳ lập căn cứ trên đất Việt Nam trong chiến lược Domino làm bức tường quân sự ngăn chận cộng sản tràn xuống Đông Nam Á mà Tổng Thống Diệm bị loại chăng?-* ***** - Điều này Anh có nghĩ đến, nhưng không biết có còn gì nữa không? Còn việc chú nêu nghi vấn Trung Tướng Minh có phải là người ra lệnh giết ông Diệm ông Nhu không, chú nghĩ coi nếu hổng phải ổng thì ai dám ra lệnh đó -* ***** - Tất nhiên là em nghĩ như vậy, nhưng đây là vấn đề lịch sử, khi em chưa nắm được bằng chứng xác thực về điều em đã nghĩ, thì em không dám khẳng định mà chỉ nêu nghi vấn sau khi phân tách một số sự kiện liên quan thôi. Chính Trung Tướng Trần Văn Đôn trong quyển Việt Nam Nhân Chứng, cũng nêu nghi vấn như vậy Anh Tư. (bà Khiêm thứ tư nên những cộng sự viên chung quanh thường gọi như vậy) - ***** Những điều mà cựu Đại Tướng Khiêm nói không phải chỉ có thế, và tôi sẽ bổ túc vào những bài những đoạn liên quan trong cuộc chỉnh lý ngày 30/1/1964, cuộc ‘biểu dương lực lượng’ ngày 13/9/1964 dẫn đến sự kiện ông và gia đình lưu vong, đến cuộc đảo chánh ngày 19/2/1965 dẫn đến sự kiện Đại Tướng Nguyễn Khánh lưu vong sang Hoa Kỳ tá túc nhà Đại Tướng Khiêm. ***** Xin đóng ngoặc.**** ***** Và liệu nguyên nhân chính dẫn đến cuộc đảo chánh này là do kế hoạch của chánh phủ Hoa Kỳ, hay bắt nguồn từ chính sách đàn áp Phật Giáo của Tổng Thống Ngô Đình Diệm? Tôi nghĩ, nếu không có sự kiện đàn áp Phật Giáo thì Hoa Kỳ cũng bằng cách nào đó để thực hiện cuộc lật đổ, vì nếu không thì mục tiêu thiết lập căn cứ quân sự trên lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa không thực hiện được, và như vậy có nghĩa là một "mắt xích" trong chiến lược Domino của họ không hoàn thành.** ***** Phải chăng sự mâu thuẩn giữa chánh phủ với Phật giáo ngày càng tệ hại, lại là cơ hội thuận lợi cho Hoa Kỳ nhập cuộc theo cách của họ? Và cho dù thế nào đi nữa, rõ ràng là họ đã thành công. ***** Giả thuyết rằng, nếu cuộc đảo chánh không phải bắt nguồn từ Hoa Kỳ, thì liệu quí vị Tướng Lãnh Việt Nam có tự mình quyết định đảo chánh để đem lại sự bình đẳng giữa hai tôn giáo lớn nói riêng, và ổn định tình hình nội bộ nói chung không? Tôi nghĩ, chắc là không. Vì thực hiện một cuộc đảo chánh, đã khó, nhưng được hay không được Hoa Kỳ ủng hộ là điều khó hơn, vì cho dù* có thành công mà không được Hoa Kỳ ủng hộ thì sớm muộn gì cũng bị đồng đội lật đổ. Còn nữa, nếu lật đổ thành công rồi, mà chưa chuẩn bị một sách lược lãnh đạo vừa chống cộng sản vừa xây dựng quốc gia, thì quí vị cầm quyền sẽ bị bối rối với những kế hoạch vá víu trong khi tình hình đòi hỏi mục tiêu và đường lối thực hiện phải rõ rệt, dứt khoát, và thực hiện ngay.******** ***** Vị Tướng nào đã ra lệnh giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu, và ai là người xuống tay giết hai ông? Hoặc giả là so dự nhầm lẫn nào đó giữa người ra lệnh với người nhận lệnh? Theo bác sĩ Huỳnh Văn Hưởn, Y Sĩ trưởng bệnh xá Tổng tham Mưu lúc ấy (về sau có lúc là Tổng Trưởng Y Tế), người phụ trách khám nghiệm và lau vết thương cho hai ông, thì cả hai ông vừa bị bắn vừa bị đâm bằng lưỡi lê. Hai trong số ít người liên quan trực tiếp đến cái chết của ông Diệm và ông Nhu là Trung Tướng Mai Hữu Xuân và Thiếu Tá (đã thăng cấp) Nguyễn Văn Nhung, cả hai đã chết rồi. Chỉ còn lại cựu Đại Tướng Dương Văn Minh và cựu Đại tá Dương Hiếu Nghĩa, là hai vị có tiếng nói chính xác hơn hết. Chữ "trực tiếp" mà tôi dùng ở đây có nghĩa là người ra lệnh giết, người giết, hoặc người nghe thấy người ra lệnh hay trông thấy người giết. Và liệu cựu Chuẩn Tướng Phan Hòa Hiệp có thể là nhân chứng chính xác nữa trong vụ này không? ***** Xin mở dấu ngoặc. Tôi bổ túc bài này vào tháng 10 năm 2003, thì* cựu Đại Tướng Dương Văn Minh đã từ trần trước đó mấy tháng. Vậy, nhân chứng còn lại là cựu Đại Tá Dương Hiếu Nghĩa. Xin đóng ngoặc lại.** ********** * ***** Nếu như Trung Tướng Dương Văn Minh ra lệnh giết thì tại sao khi tôi trình đoàn xe đón Tổng Thống và Cố Vấn về đến, ông lại gọi các vị có mặt cùng xuống gặp hai vị ấy, vì chính ông phải biết việc gì xảy ra rồi chớ? Hoặc cũng có thể là Trung Tướng Minh đã ra lệnh giết nhưng* vẫn ra vẻ như không hay biết gì về cái chết của hai ông ấy? Chính trị mà! Trong số các vị có mặt trong phòng Thiếu Tướng Khiêm, tôi không trông thấy nét mặt, cử chỉ, hay thái độ của vị nào biểu lộ một chút gì khác thường giữa các vị với nhau trước khi lần lượt bước xuống thang lầu để gặp Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu. Hoặc là không ai ra lệnh giết, hoặc là vị nào đó quá kín đáo chăng? ***** Tôi được biết là khi đoàn xe rời nhà thờ Cha Tam trở về Bộ Tổng Tham Mưu trên chiếc M113 chở ông Diệm và ông Nhu chỉ có Đại Úy Nguyễn Văn Nhung và vài quân nhân trách nhiệm trên chiếc Thiết Vận Xa này, Thiếu Tá Dương Hiếu Nghĩa ngồi xe Jeep cùng với Đại Úy Phan Hòa Hiệp (cấp bậc trong lúc đảo chánh). Chính Đại Úy Hiệp nói như vậy. Sở dĩ tôi nói đến Thiếu Tá Nghĩa là vì có dư luận cho rằng Thiếu Tá Nghĩa cùng ngồi trên chiếc Thiết Vận Xa M113 với Đại Úy Nhung. ***** Nếu thật sự Thiếu Tá Nghĩa cùng ngồi trên chiếc Jeep với Đại Úy Hiệp, điều đó cũng chưa đủ yếu tố để loại trừ giả thuyết Thiếu Tá Nghĩa không phải là sát thủ, vì có lúc đoàn xe phải dừng trước cổng xe lửa chắn ngang đường khi xe lửa chạy qua. Đó là khoảng thời gian tuy ngắn ngủi nhưng cũng đủ cho một sát thủ ra tay. Nhưng cũng không thể căn cứ vào đây mà cho rằng Thiếu Tá Nghĩa là một trong hai sĩ quan đã giết Tổng Thống* Diệm và ông Cố Vấn Nhu, vì Thiếu Tá Nghĩa là một sĩ quan bộc trực, thẳng tính, rất nhiệt tâm với nhiệm vụ trong binh chủng Thiết Giáp, và chưa hề có tai tiếng gì trước biến cố chính trị này. Đồng ý rằng, Thiếu Tá Nghĩa là một sĩ quan rất can đảm, và khi lâm trận thì vị chỉ huy này không nương tay với kẻ thù, nhưng giết một người không phải là kẻ thù mà người đó lại là một Tổng Thống hay Cố Vấn của Tổng Thống, thì điều đó không phải là điều mà Thiếu Tá Nghĩa hành động như một sát thủ. Nhưng những lý lẽ trên đây cũng chưa đủ để loại trừ giả thuyết "Thiếu Tá Nghĩa là một trong hai sĩ quan thi hành lệnh giết Tổng Thống Diệm và ông Cố Vấn Nhu". Và đối với tôi, Thiếu Tá Nghĩa vẫn là một nghi vấn nhưng mức độ thấp hơn nghi vấn đối với Đại Úy Nhung.* ***** Đối với Đại Úy Nhung. Chính xác là Đại Úy Nhung ngồi trên chiếc thiết vận xa M113 chở Tổng Thống và Cố Vấn. Đại úy Nhung, ít ra là hai lần trước biến cố chính trị này, anh khoe với tôi rằng, mỗi lần anh giết một người thì anh khắc lên báng súng của anh một vạch. Anh đưa báng súng cho tôi xem, lúc ấy có năm vạch khắc theo chiều thẳng đứng ở bên trái báng súng. Căn cứ vào lời nói và dấu tích trên báng súng, tôi cho rằng Đại Úy Nhung là một sĩ quan đã từng giết người nếu không nói là thông thạo thì cũng là quen tay. Xin nói thêm, hành động giết người và hành động bắn chết địch quân ở chiến trường là hai hành động khác nhau. Nhưng như* vậy cũng chưa thể kết luận Đại Úy Nhung là sát thủ trong trường hợp này, vì không trông thấy tận mắt và cũng không nghe chính Đại Úy Nhung tự nói về sự kiện đó. ***** Nhìn vào khía cạnh khác, tôi có nghi vấn cao nhất về Đại Úy Nguyễn Văn Nhung với cái chết của Tổng Thống Diệm và Cố Vấn Nhu. Đại úy Nhung là sĩ quan tùy viên của Trung Tướng Dương Văn Minh, mà tùy viên thì luôn luôn có mặt bên cạnh vị Tướng của mình. Trong trường hợp này, Thiếu Tướng Mai Hữu Xuân cùng đoàn tùy tùng có nhiệm vụ đến nhà thờ Cha Tam (trong Chợ Lớn) đón Tổng Thống Diệm và Cố Vấn Nhu về Bộ Tổng Tham Mưu, Đại Úy Nhung không có lý do gì để có mặt trong thành phần này cả. Nếu cho rằng, Đại úy Nhung tự ý tháp tùng để sau này khoe với bạn bè là anh đã góp phần trên đoàn xe lịch sử đó đi nữa thì tại sao Đại Úy Nhung -và chỉ một mình Đại úy Nhung- được ngồi trên chiếc Thiết Vận Xa M113 chở Tổng Thống Diệm và ông Cố Vấn Nhu? Sự kiện này phải được Thiếu Tướng Xuân chỉ định hay ít ra cũng là đồng ý. Và liệu có phải Thiếu Tướng Xuân tự mình ra lệnh cho Đại Úy Nhung hay là thi hành theo lệnh của Trung Tướng Minh? Tôi nói như vậy vì chỉ có Trung tướng Minh -người đứng đầu nhóm lãnh đạo đảo chánh- mới có thẩm quyền ra lệnh cho Thiếu Tướng Xuân mà thôi. Với lại Đại Úy Nhung là sĩ quan tùy viên của Trung Tướng Minh thì không vị Tướng nào dám sử dụng Đại Úy Nhung trong nhiệm vụ giết Tổng Thống và Cố Vấn được. Vậy, Đại Úy Nhung có mặt trong đoàn xe "lịch sử" này và một mình ngồi trong xe chở Tổng Thống Diệm và ông Cố Vấn Nhu, phần chắc phải là do lệnh của Trung Tướng Dương Văn Minh. ***** Nếu chính xác là Trung Tướng Minh ra lệnh cho sĩ quan tùy viên của mình là một thành viên trong đoàn xe lịch sử này thì lệnh đó có mục đích gì, chẳng lẽ cho Đại Úy Nhung đi theo chơi? Nếu suy như vậy nghe không ổn chút nào. Nhưng đến đây cũng chưa thể quả quyết rằng Đại Úy Nhung là người hạ sát Tổng Thống Diệm và ông Cố Vấn Nhu bằng súng và lưỡi lê, vì đây là vấn đề lịch sử nên không thể kết luận thủ phạm khi chưa đủ chứng cớ chính xác, mà đương sự đã chết rồi. Thôi thì để anh yên nghỉ!********* ***** Đến đây, tôi có câu chuyện ngắn. Hai mươi tám năm sau, vào giữa tháng 11 năm 1991, tôi và một số bạn có dịp dùng cơm tại nhà cựu Đại Tá Nguyễn Linh Chiêu (Orange County, nam California) mà tôi thường gọi ông là "đại ca", vì ông lớn tuổi hơn tôi và thâm niên hơn tôi nhiều. Hôm ấy "đại ca" tôi thuật lại câu chuyện* có liên quan đến câu tự hỏi của tôi nêu trên. Chuyện như thế này: ***** *Đầu năm 1991, nhân chuyến ông sang Paris dự lễ cưới của vị Tướng đã một thời là Tổng Tham Mưu Trưởng quân đội quốc gia Việt Nam trong khuôn khổ quân đội Liên Hiệp Pháp, "đại ca" tôi tổ chức bữa ăn thân mật sau khi được cựu Đại Tướng Dương văn Minh và cựu Trung Tướng Trần văn Đôn nhận lời. Mục đích của bữa ăn là anh Chiêu -bạn thân của hai vị cựu Tướng Lãnh thực khách- muốn giúp hai vị làm hòa nhau mà tình bạn giữa hai ông đã rạn nứt từ sau cuộc đảo chánh 1/11/1963. Theo anh Chiêu thì mục đích đã đạt được, và trong không khí vui vẻ đó, anh có nêu câu hỏi với cựu Đại Tướng Minh: ***** - Anh có thể cho biết câu "mission accomplie" mà anh Xuân (tức* Thiếu Tướng Mai Hữu Xuân) trình với anh hôm 2/11/1963 có nghĩa như thế nào không? - ***** - Nhiệm vụ hoàn thành thì báo cáo hoàn thành. Có vậy thôi - ***** Anh Chiêu chưa chịu thua và hỏi lại, thì cựu Đại Tướng Minh nói: ***** - Anh hiểu sao thì hiểu - ***** Câu trả lời "đúng là hiểu sao thì hiểu". ***** Hết câu chuyện. ***** Cũng vào cuối năm 1991, người bạn mới quen của tôi ở San Jose, tiến sĩ sử học Hoàng Ngọc Thành, lúc ấy đang viết cuốn "Những Ngày Cuối Cùng Của Tổng Thống Ngô Đình Diệm", tôi có cung cấp cho ông một số dữ kiện cần thiết theo yêu cầu của ông. Ông nói rằng, ông được đọc một tài liệu mà cựu Đại Tướng Minh viết theo lệnh của nhà cầm quyền cộng sản (sau tháng 4/1975), theo đó, cựu Đại Tướng Minh nhận là ông đã ra lệnh giết Tổng Thống Diệm và ông Cố Vấn Nhu. Nghe thì nghe vậy nhưng thật ra tôi cũng không hiểu là bằng cách nào mà ông bạn tôi xem được tài liệu đó nữa. Với tôi, những gì mà người chiến sĩ chống cộng sản cho dù người đó là một Tổng Thống hay một sĩ quan bình thường, phải viết theo lệnh của cộng sản trong trại tù hay tại cơ quan của chúng, và viết dưới sự hướng dẫn của những tên gọi là cán bộ Công An cho đến khi chúng chấp nhận mà chúng gọi là "đạt yêu cầu", thì không thể xem đó là chính xác được. Vì vậy mà theo tôi, không nên căn cứ vào đó để kết luận cựu Đại Tướng Dương Văn Minh là người ra lệnh giết Tổng Thống Diệm và ông Cố Vấn Nhu, cho dù ông có khai thật với cộng sản cũng vậy. Nhưng dù thế nào đi nữa, với tôi, cựu Đại Tướng Minh vẫn là vị mà tôi đặt nghi vấn cao nhất về người đã ra lệnh giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu. ***** Cuối năm 1963, nhân đến nhà người bạn cùng khóa với tôi để thăm một vị Tướng trước kia phục vụ tại Phòng 7/Bộ Tổng Tham Mưu, và nhân lúc câu chuyện xoay quanh cuộc đảo chánh ngày 1/11/1963, bạn tôi nói rằng: "Tôi có người bạn thân, trước kia thường chơi quần vợt với Đại Tướng Minh, một hôm Đại Tướng Minh có nói là trước khi chết, ông để lại tập hồi ký cho các con ông. Nếu đúng như vậy thì câu trả lời chính xác chỉ có được khi cựu Đại Tướng Minh an giấc ngàn thu chăng?* Năm 2003, cựu Đại Tướng Dương Văn Minh từ trần, nhưng tôi không rõ là ông có để lại cuốn nhật ký như lời bạn tôi đã nói hay không.* ***** Đến cựu Đại Tá Dương Hiếu Nghĩa, định cư tại tiểu bang Washington. Theo tôi, anh Nghĩa là một trong những nhân chứng trong cuộc đảo chánh ngày 1/11/1963 nói chung, và có thể là nhân chứng duy nhất trong vụ giết Tổng Thống Diệm và ông Cố Vấn Nhu nói riêng. Tôi với anh là bạn thân từ năm 1961 khi anh đang là Quận Trưởng quận Bình Minh tỉnh Vĩnh Long. Khi vào tù, chúng tôi bị giam chung buồng trong trại tù giữa rừng già Yên Bái, ăn chung mâm, ngủ sát cạnh nhau trrong nhiều năm liền. Có những lúc nhắc đến ngày 1/11/1963, tôi cố gắng tìm hiểu những nghi vấn về cái chết của ông Diệm và ông Nhu, nhưng không bao giờ anh hé môi nửa lời về điều đó. ***** Tôi biết anh Nghĩa có nói với Trung úy Đồng, Phòng 3 Tiểu khu Vĩnh Long khi anh là Tỉnh Trưởng tỉnh này, theo đó, "anh biết người giết ông Diệm và ông Nhu, nhưng chưa thể nói được". Tôi tin lời anh Nghĩa, nhưng không biết là lúc nào anh mới nói được. Bởi vì chưa thể nói được, có nghĩa là sẽ nói chớ không phải không nói. ***** Dưới đây là bài viết của cựu Đại Tá Dương Hiếu Nghĩa, anh gởi tặng tôi một bản do cựu Đại Tá Nhan Minh Trang trao lại. Được sự đồng ý của anh Nghĩa qua đường giây điện thoại vào đầu tháng 11/1998, tôi xin trích phần liên hệ đến cái chết của Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu đưa vào ấn bản lần thứ 3 năm 1998. Với hy vọng phần trích đăng này sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm những tin tức về cái chết có tầm vóc lịch sử của hai vị lãnh đạo Việt Nam Cộng Hòa, đã một thời tạo nên tiếng vang quốc nội lẫn quốc tế trong những năm 50 và 60, Tiếng vang tốt hay không tốt, hoặc cả hai, điều đó tùy quí độc giả. ***** * ***** Phần trích thuật bắt đầu ***** "Tôi có dịp đến Houston khoảng tháng 7/1995, được người bạn tặng cuốn "Đôi Dòng Ghi Nhớ" của anh Phạm Bá Hoa, cựu Đại Tá Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Không như "Lời Trần Tình" quá khiêm nhường của anh, quyển sách tuy không chánh thức là một sử liệu, nhưng nó đóng góp rất nhiều cho các sử gia, vì anh được ở vào một vị trí rất quan trọng trong guồng máy hành chánh và quân sự trong một giai đoạn lịch sử 1960-1968. Những sự việc mà anh ghi lại thật là trung thực, rất đầy đủ từng chi tiết, cũng như anh đã phân tách sự việc rất vô tư, khách quan. Trong quyển sách, anh nói không ít về cái chết của Tổng Thống Ngô Đình Diệm". ***** "Về sự việc lịch sử này, đã có rất nhiều người hỏi tôi từ sau ngày 2/11/1963 cho tới giờ này (kể cả người Mỹ). Ai cũng muốn biết rõ chi tiết của sự việc đã xảy ra trên chiếc Thiết Vận Xa trong đoàn xe mà cá nhân tôi có trách nhiệm an ninh hộ tống hôm đó. Tác giả quyển "Đôi Dòng Ghi Nhớ" chỉ nêu lên một số dữ kiện, một số suy luận, một số giả thuyết, và nghi vấn chung quanh sự việc nói trên, mà không hề có ý xác quyết ai là người đã ra lệnh và ai là người đã thi hành lệnh giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu. Đây là điểm hoàn toàn khác biệt với một vài quyển hồi ký khác đã được xuất bản mà tôi có dịp đọc". ***** "Liên quan đến sự việc này, tôi muốn nói đến vài quyển hồi ký mà tác giả đã có nhận xét thiếu chính xác, có khi còn sai lạc hẳn. Sự việc cũng không được phân tách cho đúng lý đúng tình. Có tác giả đã kể lại sự việc mà chính mắt tác giả không mục kích được, tai cũng chỉ nghe lõm bõm diễn tiến mà người thuật cũng không phải người trong cuộc. Hoặc là viết theo một số dữ kiện do quá nhiều người thuật lại theo cái nghe được hay theo lập luận một chiều. Đặc biệt là cựu Trung Tướng Nguyễn Chánh Thi, tác giả " Việt Nam, Một Trời Tâm Sự", ông đã dựa trên lời khai nguyên văn của Đại Úy Nguyễn Văn Nhung (đúng ra là Thiếu tá) mà ông được đọc sau ngày "Chỉnh Lý 30/1/1964", nên sự việc đó ông viết rất chính xác. Nói rất rõ là ai thi hành lệnh giết Tổng Thống và giết bằng cách nào..." ***** "Sáng ngày 2/11/1963, Trung Tướng Dương Văn Minh chỉ định Thiếu Tướng Mai Hữu Xuân và Đại tá Dương ngọc Lắm, vào nhà thờ Cha Tam trong Chợ Lớn "đón họ" về đây (Họ, tức Tổng Thống Diệm và ông Cố Vấn Nhu. Về đây, tức về Bộ Tổng Tham Mưu). Tôi có mặt tại chổ, vì tôi cùng Trung Đội Thiết Vận Xa vừa từ dinh Gia Long về tới, và trình Trung Tướng Minh là Tổng Thống và ông Cố Vấn không có trong dinh Gia Long. Do đó, tôi nhận lệnh của Trung Tướng Minh tiếp tục cho Trung Đội Thiết Giáp hộ tống Thiếu Tướng Xuân và Đại Tá Lắm vào nhà thờ Cha Tam "đón họ" (nguyên văn của Trung Tướng Minh). Như vậy, tôi được biết Thiếu Tướng Xuân nhận lệnh trực tiếp của Trung Tướng Minh, nhưng tôi không biết là Thiếu Tướng Xuân có nhận lệnh mật gì của Trung Tướng Minh không. Cũng ngay lúc đó, tôi được Đại Tá Nguyễn Văn Quan -bạn thân của Trung Tướng Minh- cho biết, trong khi tôi xuống dinh Gia Long thì ông Diệm và ông Nhu đã bí mật vào trong Chợ Lớn, và hiện ở nhà thờ Cha Tam. Từ nhà thờ, hai ông đã liên lạc điện thoại với các Tướng Lãnh. Ngay sau đó, Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng quyết định dứt khoát, ít nhất là số phận của ông Ngô Đình Nhu, bằng mọi cách phải diệt trừ hậu họa. Thiếu Tướng Xuân, Đại Tá Quan, Đại Tá Lắm, Đại Tá Đỗ Mậu, ... đều có mặt trong cuộc thảo luận để lấy quyết định có tính cách lịch sử nói trên, cùng với Trung Tướng Dương Văn Minh, Thiếu Tướng Trần Thiện Khiêm, Thiếu Tướng Lê Văn Kim, Phạm Xuân Chiểu. ..v..v.." ***** "Tôi cũng được Đại Tá Quan cho biết thêm rằng, Trung Tướng Minh, người chỉ huy cuộc đảo chánh, đã nhanh chóng đưa ra quyết định rất dứt khoát để Hội Đồng lấy quyết định chung. Các vị hiện diện lúc đó, không ai góp thêm ý kiến gì. Lúc đó im lặng được xem là đương nhiên chấp thuận đề nghị của Trung Tướng Minh. Thật ra, từ 11 giờ đêm 1/11/1963, trong lúc tình hình chưa ngã ngủ hẳn, các Tướng Lãnh đã có bàn bạc riêng với nhau trước về số phận của ông Ngô Đình Nhu rồi. Riêng đối với Tổng Thống Ngô Đình Diệm thì hầu hết đều tán thành cho Người (chữ hoa) đi ra ngoại quốc, không thấy vị nào phát biểu khác hơn. Do đó, khi Thiếu Tướng Xuân nhận lệnh đi đón Tổng Thống là ông biết mình sẽ phải làm gì rồi, ít nhất là đối với ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu. Còn đối với Tổng Thống thì lúc bấy giờ tôi hoàn toàn không biết là Thiếu Tướng Xuân có nhận được mật lệnh gì thêm từ Trung Tướng Dương Văn Minh hay không." ***** "Đoàn xe khởi hành từ Bộ Tổng Tham Mưu khoảng 6 giờ sáng. Hai xe Quân Cảnh dẫn đầu, xe Jeep của tôi và Đại Úy Phan Hòa Hiệp, kế đó là xe Jeep Thiếu Tướng Xuân rồi xe Đại Tá Lắm, và đoàn xe hộ tống gồm Trung Đội Thiết Vận Xa 5 chiếc (4 xe đi đầu có bộ binh tùng thiết, và xe sau cùng là của Trung Đội Trưởng). Tôi xin nói rõ thêm. Tôi thấy không có dự trù xe nào chở Tổng Thống và ông Cố Vấn Nhu, nên tôi có hỏi Thiếu Tướng Xuân trước khi khởi hành, thì ông nói nhanh và cộc lốc "không cần". Tôi nghĩ, chắc là ông đã có phương cách rồi nên không muốn chúng tôi quấy rầy làm mất luồng suy tính của ông trong lúc ông có mission (nhiệm vụ) quá đặc biệt, có lẽ đặc biệt hơn bao giờ hết trong cuộc đời Cảnh Sát Công An của ông. Trước khi khởi hành, tôi và Đại Úy Hiệp nhìn thấy Đại Úy Nhung ngồi trên một trong bốn chiếc thiết vận xa sau xe Jeep chúng tôi. Đại Úy Hiệp hỏi tôi về sự hiện diện của vị sĩ quan bộ binh lạ mặt này. Tôi giải thích sơ qua, đó là Đại Úy Nhung, sĩ quan tùy viên của Trung Tướng Dương Văn Minh, và có xác nhận với Đại Úy Hiệp rằng: "Đại Úy Nhung có hỏi tôi để được cùng đi với Trung Đội Thiết Vận Xa. Tôi nghĩ, có lẽ Đại Úy Nhung có nhiệm vụ gì đó do Trung Tướng Minh đích thân giao cho, nên tôi không tiện hỏi vì không liên quan gì đến nhiệm vụ an ninh hộ tống của chúng mình". ***** "Tôi không muốn nói rõ với Đại Úy Hiệp, nhưng cá nhân tôi đã biết là Đại Úy Nhung được Trung Tướng Minh sai đi theo đoàn xe để thi hành quyết định của Hội Đồng. Quyết định liên quan đến ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu. Quyết định này đã được chuyển thành lệnh và được Trung Tướng Minh trao cho Đại Úy Nhung thi hành. Vì chắc chắn Trung Tướng Minh không còn thấy ai hơn người sĩ quan cận vệ thân tín này để thi hành một công tác đặc biệt, khó khăn và quan trọng nói trên. Tôi dùng danh từ "mật" là vì nếu Trung Tướng Minh có dặn dò điều gì với Đại Úy Nhung thì không một ai trong Hội Đồng nghe thấy được. Và nếu có ra lệnh cho Đại Úy Nhung thi hành quyết định công khai của Hội Đồng, về một mình ông Cố Vấn Nhu hay cho cả hai ông, thì cũng không một ai trong Hội Đồng nghe thấy được. Nhưng tôi khẳng định là Trung Tướng Minh có sai Đại Úy Nhung -tức là đã ra lệnh cho Đại Úy Nhung- và lệnh được đưa ra theo quyết định của Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng. Ít nhất là liên hệ đến ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu. Tôi xin nói rõ lại một lần nữa, là chỉ liên quan đến ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu. Vì nếu Trung Tướng Minh không ra lệnh thì không còn ai trong Hội Đồng có đủ thẩm quyền để ra lệnh đặc biệt này? Cũng như nếu không sai Đại Úy Nhung, thì tại sao Đại Úy Nhung lại phải nói với tôi cho anh được ngồi trên chiếc thiết vận xa để được cùng đi vào Chợ Lớn?" ***** "Nhưng tôi cũng xác định là dù có sai Đại Úy Nhung hay ra lệnh cho Đại Úy Nhung, Trung Tướng Minh cũng là sai mật hay dặn dò mật mà thôi. Như vậy là đến đây, chúng ta không còn thắc mắc gì về người nào đã ra lệnh và lệnh xuất phát từ đâu. Cá nhân hay tập thể Hội Đồng, Đại Tá Dương Ngọc Lắm, chắc chắn phải biết rõ mật lệnh mà Trung Tướng Minh đã giao cho Thiếu Tướng Xuân. Vì nếu không thì tại sao đích thân ông đến gặp tôi để dặn dò tôi trước khi đoàn xe khởi hành: "Nè, mấy người đừng có nói gì bậy bạ nghe".
|
|
|
Post by NhiHa on Jan 25, 2011 4:01:13 GMT 9
***** "Tôi cũng biết chắc chắn ngay từ lúc bàn thảo kế hoạch sơ khởi trước tháng 11/1963, các vị Tướng Tá trong nhóm lãnh đạo đảo chánh đã có dự trù một giải pháp dứt khoát đối với ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu. Sự dự trù đã trở thành quyết định từ sau 1 giờ trưa ngày 1/11/1963. Đó là truy tố ra tòa và xử ngay trong nước, không cho ra ngoại quốc. Tôi xin lặp lại, sơ khởi là như vậy. Nhưng theo lời Đại Tá Nguyễn Văn Quan (khác với Đại Tá Đặng Văn Quang) nói với tôi, lúc khuya rạng sáng ngày 2/11/196 khi chưa được tin Tổng Thống và ông Cố Vấn rời khỏi dinh Gia Long, đa số trong Hội Đồng không còn ý đưa ông Cố Vấn Nhu ra tòa nữa, mà nhất quyết phải trừ hậu họa bằng mọi cách. Rõ ràng là như vậy. Lúc bấy giờ tình hình chưa ngã ngủ: Dinh Gia Long chưa chiếm được, lực lượng phòng vệ Phủ Tổng Thống chưa buông súng đầu hàng, vì cũng chính ông Cố Vấn được qui trách cho mọi xáo trộn trong nước, làm mất lòng Dân Quân Cán Chánh, ... " ***** "Riêng đối với Tổng Thống Ngô Đình Diệm, tuy chưa có quyết định dứt khoát, nhưng qua trao đổi ngoài hành lang thì đa số các vị trong Hội Đồng có ý tán thành một giải pháp ôn hòa. Đó là, để ổng ra ngoại quốc một mình như một dân thường, không được hưởng lễ nghi quân cách của một Tổng Thống. Biện pháp này coi như là một ân huệ đối với Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Tuy nhiên, theo lời Đại Tá Quan xác nhận lại với tôi, thì Trung Tướng Minh vẫn còn im lặng, chưa có ý kiến". ***** "Khi được biết Tổng Thống và ông Cố Vấn đã bí mật rời khỏi dinh Gia Long, thì tình hình thật sự có thay đổi trong chiều hướng bất lợi cho hai ông. Khi còn chưa rõ hai ông ở đâu thì Hội Đồng có phần lo âu, vì dù đảo chánh có thành công mà hai ông chạy thoát được thì tình hình chính trị ra sao đây? Chẳng những không có sự ổn định trong tương lai, mà sẽ có một sự chia rẽ có thể dẫn tới tranh chấp quyền lực, nếu không muốn nói là nội chiến ngay tại miền nam Việt Nam! Và nổ lực chống cộng sản sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Nhất là đến giờ này, Tướng Huỳnh Văn Cao ở Vùng IV Chiến Thuật chưa chịu tuyên bố chánh thức trên đài phát thanh đứng về phía Hội Đồng, mặc dầu được yêu cầu nhiều lần. Vùng IV có 3 Sư Đoàn Bộ Binh được kềm giữ trong thế án binh bất động nhờ công của Thiếu Tá Nhan Minh Trang, Thiếu Tá Huỳnh Văn Tồn, và Đại Tá Nguyễn Hữu Có". ***** "Do đó, từ quyết định ôn hòa trước đó, đã có một số không ít thành viên trong Hội Đồng bắt đầu tỏ thái độ cứng rắn và quyết liệt hơn, nhất là Trung Tướng Dương Văn Minh, linh hồn của cuộc đảo chánh. Ông không muốn thấy ngày 11/11/1960 tái diễn (11/11/1960 là ngày Đại* Tá Nguyễn Chánh Thi đảo chánh thất bại phải vượt thoát lưu vong). Chúng ta phải thấy được trách nhiệm nặng nề của người chỉ huy cuộc hành quân đảo chánh lúc bấy giờ, mới biết được mức độ lo âu nóng ruột của Trung Tướng Dương Văn Minh như thế nào. Từ đó mới thấy thái độ của Trung Tướng Minh qua đề nghị của Trung Tướng để Hội Đồng* lấy quyết định về trường hợp cá nhân của ông Ngô Đình Nhu, dứt khoát, không thể do dự hay yếu mềm được." ***** "Có người nói là trước khi đoàn xe khởi hành , Trung Tướng Minh đứng trên lầu tòa nhà chánh Bộ Tổng Tham Mưu, hướng về Thiếu Tướng Xuân hay Đại Úy Nhung, đưa ra hai ngón tay (ý nói là cả hai người), nhưng tôi xác nhận là hoàn toàn không trông thấy. Tôi biết rõ tính trầm tĩnh và suy tính chính chắn của Trung Tướng Minh, nên tôi chắc chắn là ông không bao giờ có hành động vào phút chót quá lộ liễu như vậy. Nếu có ra lệnh, chắc chắn ông đã có đắn đo suy tính kỹ càng trước rồi, và ông đã phải dặn dò ngay Đại Úy Nhung chớ không bao giờ ông lại ra lệnh để cho người ta thấy dễ dàng như vậy." ***** "Tôi xin mở thêm dấu ngoặc ở đây. Trước khi khởi hành, tôi có ghé* ngang bộ chỉ huy Thiết Giáp hành quân đặt trên chiếc bán xích xa đậu ngay cạnh tòa nhà chánh, báo cho Trung Tá Nguyễn Văn Thiện biết về hướng đi và nhiệm vụ của tôi. Tôi tuyệt đối không nói thêm điều nào, vì Trung Tá Thiện không phải là thành viên của nhóm đảo chánh. Trung Tá Thiện là cán bộ nòng cốt của đảng Cần Lao, là người tín cẩn của Tổng Thống và ông Cố Vấn, nên bị giữ ở phòng họp từ trưa hôm qua (1/11/1963). Tôi xin với Trung Tướng Minh cho tôi lãnh ông ra và tôi hoàn toàn trách nhiệm. Được chấp thuận, và Trung Tá Thiện chỉ huy Thiết Giáp trong cuộc hành quân này. Sau đảo chánh, ông được thăng cấp Đại Tá và giữ nguyên chức* vụ Chỉ Huy Trưởng binh chủng Thiết Giáp." ***** "Đoàn xe đến nhà thờ Cha Tam, Đại Úy Hiệp giúp tôi lo bố trí an ninh. Tôi đến gặp Thiếu Tướng Xuân và Đại Tá Lắm để nhận lệnh. Cả hai ông, không ai chịu vào nhà thờ để gặp Tổng Thống và ông Cố Vấn. Tôi không rõ tại sao, dù đó là nhiệm vụ của hai ông, và bảo tôi đại diện Hội Đồng vào mời Tổng Thống và ông Cố Vấn ra xe là được rồi. Tôi vào nhà thờ qua cổng nhỏ bên mặt cổng chánh. Nhưng khi bước vào khỏi cổng khoảng 10 thước, tôi sực nhớ là mình vào một cơ sở tôn giáo không nên mang theo vũ khí. Tôi vội trở ra cổng, cởi súng lục trao cho tài xế của tôi. Lúc này người dân chung quanh thấy có* việc lạ, tò mò đứng lố nhố đầy cả ngã ba trước rào sắt của nhà thờ. Binh sĩ cũng không gắt gao cho lắm, và chắc chắn bây giờ người dân đã biết được là Tổng Thống và ông Cố Vấn Nhu đang ở trong nhà thờ này." ***** "Tôi lại bước vào nhà thờ lần thứ hai, không súng, và vẫn một mình. Tôi không nhìn lại phía sau, nhưng nghĩ bụng là anh em Thiết Giáp ở ngoài rào sắt, chắc cũng đã bố trí theo dõi và an ninh cho tôi, vì biết rằng, tôi vào đây không một tấc sắt trong tay. Tôi mạnh dạn bước tới. Rẽ về tay mặt. Đi tới khoảng 20 thước thì thấy từ phía dãy nhà bên hông phải của nhà thờ có 4 người đi về hướng tôi. Đó là Tổng Thống Ngô Đình Diệm tay cầm gậy, ông Cố Vấn Ngô đình Nhu, và 2 người mặc thường phục. Tôi nghĩ bụng, một trong hai người mặc thường phục có xách chiếc cặp da phải là Đỗ Thọ, tùy viên của Tổng Thống. Người thứ tư tôi không biết. Mãi sau này tôi mới biết là Đại úy An, sĩ quan cận vệ của Tổng Thống. Tôi nghĩ, chắc là Tổng Thống đã được Hội Đồng báo trước rồi, nên khi nghe thấy xe tới nhà thờ là Tổng Thống đi ra. Tôi đứng lại. Chờ. Nhưng vẫn không để ý xem hai sĩ quan này có võ trang hay không. Và khi Tổng Thống đến còn cách tôi khoảng 3 thước, tôi đứng nghiêm lại, đưa tay lên mũ, chào đúng lễ nghi quân cách, và giữ nguyên tư thế đứng nghiêm đó, tôi nói: "Thưa Tổng Thống, chúng tôi có lệnh của Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng đến đây mời Tổng Thống và ông Cố Vấn về Bộ Tổng Tham Mưu. Có Thiếu Tướng Mai Hữu Xuân đại diện cho Hội Đồng, đang đứng trước cửa chờ Tổng Thống". ***** "Tổng Thống đứng lại nghe tôi trình bày và có nói một câu ngắn mà tôi nghe không rõ. Sau đó, Đại Úy Đỗ Thọ bảo tôi đi trước, Tổng Thống sẽ theo sau. Nhưng tôi đứng nép qua một bên, mời Tổng Thống đi trước ra hướng cổng nhỏ bên phải. Cả 4 người qua hết rồi, tôi mới lững thững bước theo sau, cách xa độ 3 thước. Dù sao, trong cương vị sĩ quan, tôi vẫn bắt buộc phải giữ lễ độ đối với Tổng Thống dù là trong hoàn cảnh nào. Và đi sau cũng có thể là một hành động phản ứng đề phòng tự nhiên của tôi, chớ hoàn toàn không có ý gì khác. Tôi đinh ninh rằng, Thiếu Tướng Xuân đã phải có mặt trước cổng để hướng dẫn Tổng Thống lên xe về Tổng Tham Mưu, vì đó là nhiệm vụ của ông. Đến cổng rào, vì là cổng nhỏ bên hông nên 4 người phải tuần tự qua cổng. Tổng Thống đi trước, đến Đại Úy Thọ, rồi mới đến ông Cố Vấn, và Đại Úy An. Tôi là người thứ 5 ra khỏi cổng sau cùng". ***** "Ngay lúc bấy giờ, tôi mới chợt nhận thấy có một chiếc Thiết Vận Xa đậu ngay cổng nhỏ này, cánh cửa sau xe mở rộng, gác nằm xuống sát lề đường. Tôi thấy Thiếu Tướng Xuân và Đại Úy Nhung đã có mặt tại chổ. Không có Đại Tá Lắm. Thiếu Tướng chỉ có bảo Đại Úy Đỗ Thọ trao cho ông chiếc cặp da của Tổng Thống mà Đại Úy Thọ xách. Ông Xuân xách chiếc cặp đi ngay, không nói thêm một lời nào khác ngoài việc khoát tay ra lệnh cho Đại Úy Thọ và Đại Úy An đi theo ông". ***** "Đại Úy Nhung hướng về phía Tổng Thống và ông Cố Vấn Nhu, nói như ra lệnh: "Mời hai ông lên". Vừa nói vừa chỉ vào cửa Thiết Vận Xa đã mở. Lúc này Tổng Thống và ông Cố Vấn đứng cách cửa Thiết Vận Xa khoảng 1 thước. Tổng Thống không nói lời nào, chưa có một phản ứng nào về thái độ kém nhã nhặn của người sĩ quan mà ông chưa hề biết mặt. Tổng Thống còn đang tần ngần, sững sờ, thì ông Cố Vấn Nhu đã lên tiếng với vẻ mặt bất bình với người nói trên: ***** - Tại sao lại phải lên xe này? Không còn xe nào khác hay sao? -******************************* ***** - Không có. Vì lý do an ninh, tình hình đang hỗn loạn. Dân chúng đang muốn giết hai ông đó. Hai ông phải lên xe này thôi, để được bảo vệ - ***** "Đại Úy Nhung có vẻ bực bội vì câu hỏi với giọng kẻ cả, nên vừa trả lời vừa đưa tay ra dấu như có ý đẩy hai người vào Thiết Vận Xa. Nhìn qua nhìn lại không thấy Thiếu Tướng Xuân đâu cả. Đại Úy Thọ và người sĩ quan cận vệ cũng không thấy có mặt. Tổng Thống hỏi: ***** - Thiếu Tướng Mai Hữu Xuân đâu? Gọi Thiếu Tướng đến gặp tôi - ***** - Thiếu Tướng Xuân đã lên xe đi trước rồi - ***** "Đại Úy Nhung vừa trả lời vừa giục hai ông vào xe. Sau phút ngập ngừng, hai ông phải bước vào xe". ***** "Tôi vẫn còn đứng cách đó vài bước bên cạnh cổng nhỏ nhà thờ, nhìn thấy cảnh Thiếu Tướng Xuân đầu trần, không nhìn thẳng Tổng Thống. Thiếu Tướng đã đưa tay nhận lấy chiếc cặp da từ tay Đại Úy Thọ, xong là bước đi luôn về hước xe của ông, không quên ra lệnh cho Đại Úy Thọ cùng người sĩ quan cận vệ theo ông, để mặc cho Đại Úy Nhung đối đáp với Tổng Thống ra sao tùy ý. Tôi cũng nhìn thấy được gương mặt thẩn thờ, ngạc nhiên của Tổng Thống, vẻ bất bình cau có của ông Cố Vấn Nhu, và thái độ nóng nẩy của Đại Úy Nhung. Tôi theo dõi được những câu trao đổi ngắn ngủi nhưng mất bình tỉnh của ông Cố Vấn với Đại Úy Nhung, cũng như sự im lặng chịu đựng của Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Tôi còn chứng kiến được cảnh hai người lặng lẽ bước vào xe, còn nghe Đại Úy Nhung bảo họ cúi đầu xuống. Đợi cho hai ông vào xe xong, Đại Úy Nhung mới bước vào sau cùng. Và cửa xe từ từ dựng đứng lên, đóng kín lại. ... " ***** "Ngay lúc bấy giờ, tôi mới kịp nhận ra là trong Thiết Vận Xa không còn một binh sĩ Thiết Giáp nào, ngoại trừ tài xế và phụ tài xế ngồi phía trước. Lúc Đại Úy Nhung bước vào xe, thì rõ ràng tôi chỉ thấy có 3 người trong xe. Đó là Tổng Thống, ông Cố Vấn, và Đại Úy Nhung. Sau này hỏi ra tôi mới biết, trưởng xa và xạ thủ đã được Đại Úy Nhung yêu cầu tạm đi qua xe khác. Tôi bước xuống lòng đường, đi bộ lại gặp Thiếu Tướng Xuân, tôi báo cáo tình hình sau cùng, và đề nghị với Thiếu Tướng cho đoàn xe khởi hành về Bộ Tổng Tham Mưu". ***** "Tôi bước về xe Jeep củatôi, ra lệnh cho đoàn xe nổ máy và chuẩn bị lên đường. Thứ tự các xe như cũ: Xe Jeep của tôi và Đại Úy Hiệp đi sau 2 xe Quân Cảnh dẫn đường, kế đó là xe Thiếu Tướng Xuân, xe Đại Tá Lắm, theo sau là 4 Thiết Vận Xa đi liền nhau, trong đó, chiếc thứ 3 chở Tổng Thống và ông Cố Vấn với Đại Úy Nhung, tiếp theo là xe chở bộ binh tùng thiết (tức là bộ binh tháp tùng theo Thiết Giáp), sau cùng là xe Trung Đội Trưởng. Đoàn xe đang đi trên đường Hồng Thập Tự, qua khỏi nhà bảo sanh Từ Dũ thì phải dừng lại cổng xe lửa vì sắp có xe lửa chạy qua. Thời gian đoàn xe dừng lại đây khoảng hơn mười phút, chợt tôi nghe có mấy tiếng súng nổ phía sau, vào khoảng giữa đoàn xe. Tôi cho quay đầu xe Jeep lại, chạy dọc theo đoàn xe để xem việc gì đã xảy ra. Đến ngang chiếc Thiết Vận Xa chở Tổng Thống và ông Cố Vấn, tôi thấy Đại* Úy Nhung ngồi trên nóc xe và hướng về phía chúng tôi, đưa một ngón tay cái lên làm hiệu (được hiểu là mọi việc tốt đẹp). Tôi vội hỏi: ***** - Tiếng súng nổ ở đâu? -** ***** "Đại Úy Nhung đưa tay chỉ vào trong xe mà không nói gì. Tôi quay đầu xe lại, tiếp tục trở lên đầu đoàn xe. Lúc đó xe lửa cũng vừa chạy qua xong, cổng chắn ngang đã mở, đoàn xe chúng tôi tiếp tục chạy hướng về Bộ Tổng Tham Mưu. Để được biết rõ ràng hơn, tôi có hỏi Trung Đội Trưởng Thiết Giáp, việc gì đã xảy ra mà có tiếng súng nổ trên chiếc Thiết Vận Xa thứ 3. Tôi được trả lời: ***** - Phụ tài xế xe thứ 3 có báo cáo cho tôi biết, tiếng súng đó do ông Đại Úy bộ binh ngồi trong xe bắn chết Tổng Thống và ông Cố Vấn rồi - ***** "Cả tôi và Đại Úy Hiệp đều nghe biết sự việc này qua hệ thống truyền tin Thiết Giáp trên xe chỉ huy của chúng tôi, nhưng tôi vẫn chưa có báo cáo gì về Tổng Tham Mưu vào lúc đó, cả với bộ chỉ huy Thiết Giáp cũng vậy. Riêng tôi, tôi không biết tại sao cả hai ông đã bị bắn chết. Vì cho tới giờ này, cũng như các Tướng Tá thành viên khác của Hội Đồng, tôi vẫn biết là Hội Đồng dù chưa có quyết định nào dứt khoát cho trường hợp của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, nhưng gần như đã có một sự hiểu ngầm qua trao đổi ý kiến ngoài hành lang bán chánh thức giữa các thành viên của Hội Đồng, thì Tổng Thống được cho xuất ngoại như một người dân bình thường". ***** "Gặp Trung Tướng Minh và các vị Tướng lãnh ngay lối vào tòa nhà chánh, Thiếu Tướng Xuân báo cáo ngắn gọn rằng: ***** - Mission accomplie - (nhiệm vụ hoàn thành) ***** "Trầm ngâm và đăm chiêu, Trung Tướng Minh chưa nói một lời nào sau báo cáo của Thiếu Tướng Xuân, thì Thiếu Tướng Khiêm (Trần Thiện Khiêm) ngay sau đó hỏi nhỏ: ***** - Việc gì đã xảy ra? - ***** - Hai ổng đã chết rồi - ***** "Trung Tướng Minh trả lời ngắn gọn như vậy. Ngay lúc này, tôi có mặt tại chổ, và chợt hiểu. Thì ra câu "nhiệm vụ đã hoàn thành" (mission accomplie) cũng còn có nghĩa là hai ổng đã chết rồi. Rất là rõ ràng. Trung Tướng Minh nói xong, tất cả đều không có một câu hỏi nào khác nữa và cùng nhau trở lên văn phòng, không đi ra chổ Thiết Vận Xa đậu nữa. Tôi cũng đi theo". ***** " Bước vào đây tôi mới thấy Đại Úy Nhung đã có mặt ở văn phòng của Tham Mưu Trưởng rồi, cũng tức là văn phòng mà TrungTtướng Minh và các Tướng Tá trong Hội Đồng đang tạm sử dụng. Lúc bấy giờ, tôi mới biết thêm là Đại Úy Nhung đã lên đây trước và báo cáo với Trung Tướng Minh trước khi có người lên đây trình đoàn xe đón Tổng Thống đã về đến Tổng Tham Mưu. Đại Úy Nhung chỉ báo cáo riêng cho Trung Tướng Minh mà thôi, và chắc chắn là kín là mật, nên các Tướng Tá trong Hội Đồng, kể cả Thiếu Tướng Khiêm cũng chưa hay biết được việc gì đã xảy ra. Do đó, khi Trung Tướng Minh cùng các Tướng Tá trong Hội Đồng cùng đi xuống sân vận động dự trù để gặp Tổng Thống và ông Cố Vấn, thì chưa ai biết được việc gì đã xảy ra cho Tổng Thống cả. Vừa đến tầng dưới thì gặp ngay Thiếu Tướng Xuân từ ngoài sân bước vào, hớn hở báo cáo (công khai) với Trung Tướng Minh là nhiệm vụ đã hoàn thành". ***** "Để trả lời câu hỏi: "Việc gì đã xảy ra của Thiếu Tướng Khiêm", Trung Tướng Minh mới buông gọn một câu: "Hai ổng đã chết rồi". Tôi đã kín đáo nhận xét thái độ của các thành viên trong Hội Đồng ngay tại hành lang tầng dưới của tòa nhà chánh Bộ Tổng Tham Mưu, ngay sau khi Thiếu Tướng Xuân báo cáo, và sau đó Trung Tướng Minh trả lời ngắn gọn cho Thiếu Tướng Khiêm. Thoạt đầu, tất cả đều có vẻ vui (có lẽ khi biết là đã đón hay bắt được Tổng Thống và ông Cố Vấn về đây rồi), vì ai cũng nghĩ rằng phe đảo chánh ta đã nắm chắc phần thắng 100% mà không còn sợ hậu họa gì nữa, vì hai ông không chạy vuột ra khỏi thủ đô để còn mưu tính chuyện gì khác đâu. Và câu "mission accomplie" cũng được các Tướng Tá trong Hội Đồng hiểu là đã bắt được hai ông về rồi. Đến lúc nghe Trung Tướng Minh trả lời cho Thiếu Tướng Khiêm là cả hai đều đã chết hết rồi thì phần đông đều có vẻ sững sốt, ngạc nhiên, đến độ không nói được một lời nào. Vì cứ y theo quyết định, thì cùng lắm cũng chỉ một mình ông Cố Vấn Nhu mà thôi, tại sao lại là hai người? Ai cũng nghĩ là Tổng Thống sẽ được Hội Đồng cho đi ra ngoại quốc, bây giờ tại sao lại như vậy? Phải giải thích thế nào đây? Riêng Trung Tướng Minh rất là trầm tỉnh, không nói một lời nào với Thiếu Tướng Xuân dù là một lời khen hỏi ủy lạo, chỉ vài lời ngắn gọn cho câu hỏi của Thiếu Tướng Khiêm thôi". ***** "Sau đó vài hôm, tôi có dịp gặp lại Thiếu Tá Nhung (đã được thăng cấp). Để hết thắc mắc, tôi có gặn hỏi lại sự việc đã xảy ra như thế nào trong chiếc Thiết Vận Xa, thì Thiếu Tá Nhung vừa cười vừa trả lời cho tôi một cách gọn gàng như đã không có chuyện gì quan trọng xảy ra: ***** - Một người cũng vậy, mà hai người cũng vậy thôi. Hai người cũng khó khăn lắm, nhưng chắc ăn hơn - ***** - Nhưng làm gì có lệnh cho hai người? - Tôi gợi ý hỏi thêm. ***** - Vì ông Diệm chống cự lại sau khi ông Nhu bị tôi đâm chết, nên tôi phải thanh toán luôn. Có lệnh cũng được, mà không có lệnh cũng vậy thôi. Cho nó chắc ăn. Lúc đó đâu có đợi lệnh được anh - ***** "Thiếu Tá Nhung cũng cho tôi biết là anh đã sử dụng dao găm cá nhân của anh, và sau đó bồi thêm cho mỗi người một viên đạn ân huệ. Tôi còn nhớ mãi những câu đối đáp này mồn một, không bao giờ quên. Nhưng không bao giờ dám hé môi nửa lời ... Bí mật quốc gia chăng? Cũng có thể là như vậy, vì Hội Đồng họp báo có tiết lộ điều gì rõ ràng đâu. Cũng không có giải thích điều gì, và cũng không có trả lời bất cứ câu hỏi nào có liên quan đến sự việc này". ***** "Kết luận. Tôi xin tạm mượn một câu trích nguyên văn của cựu Trung Tướng Trần Văn Đôn trong quyển "Việt Nam Nhân Chứng": "Tuy lúc đó tôi không nghĩ đến chuyện giết hai ông Diệm Nhu, sau này nhìn lại các sự kiện, tôi cho rằng người nào đó ra lệnh giết này, quả là một người thấy xa. Ông ta không phải ngu dại gì khi làm chuyện đó". Nhưng theo tôi, xét cho cùng, người nào đó cho dù có thấy xa, có ngu dại hay có khôn ngoan gì thì cũng không phải là người thực sự có quyền chủ động, và không thể chủ động gì trong sự việc này. Lý do rất đơn giản và rất dễ hiểu là lúc nào cũng có một bàn tay lông lá của người phù thủy với chiếc đũa thần, luôn luôn có mặt bên cạnh ... đứng trong bóng tối". ***** Hết phần trích dẫn.
|
|
|
Post by NhiHa on Jan 25, 2011 4:01:49 GMT 9
*** * * ***** Trở lại phòng Thiếu Tướng Trần Thiện Khiêm. Sau một lúc bàn thảo và viết viết sửa sửa, một bản Thông Cáo được hoàn chỉnh, liền đưa sang đài phát thanh công bố cho toàn dân biết là Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng đã thành công trong mục tiêu lật đổ chế độ độc tài gia đình trị của họ Ngô. Đồng thời cũng loan tin vắn tắt rằng, Tổng Thống Diệm và ông Cố Vấn Nhu đã tự sát. ***** Ngay trong buổi sáng hôm nay (2/11/1963), Bộ Tổng Tham Mưu với hằng trăm phóng viên báo chí truyền thanh truyền hình trong nước ngoài nước, cùng với những vị hoạt động chính trị, ra vào tòa nhà chánh rất nhộn nhịp. Những chiếc xe bóng lộn chạy vào chạy ra như "con thoi" vậy. Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng ra lệnh thả tất cả tù chính trị dù có án hay chưa có án. Hải Quân được lệnh ra trại tù Côn Sơn đón các tù nhân chính trị về thủ đô, dĩ nhiên là không có tù chính trị cộng sản.* ***** Buổi chiều (2/11/1963), trong buổi lễ đơn giản ngay trong phòng Thiếu Tướng Tham Mưu Trưởng Liên Quân, Trung Tướng Dương Văn Minh, nhân danh Chủ Tịch Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng, thăng cấp Trung Tướng cho các vị: Thiếu Tướng Trần Thiện Khiêm, Thiếu Tướng Tôn Thất Đính, Thiếu Tướng Lê Văn Kim, Thiếu Tướng Mai Hữu Xuân, thăng cấp Thiếu Tướng cho Đại Tá Nguyễn Văn Thiệu và Đại Tá Nguyễn Hữu Có, cùng nhiều vị* cấp Tướng cấp Tá khác. ***** Trung Tướng Minh ra lệnh mở cửa phòng họp số 1 và các vị bị giữ từ trưa hôm qua được ra về, nhưng đa số các vị này sau đó không còn ngồi lại chiếc ghế tại nhiệm sở của mình mà phải ngồi những chiếc ghế mà báo chí thường gọi là "ngồi chơi xơi nước", hoặc ngồi ghế ở nhà riêng của quí vị ấy.* ***** Đến tối, hằng trăm sinh viên học sinh bị bắt giam trong cuộc tranh đấu cho Phật Giáo, sau khi ra khỏi nhà tù đã vào tòa nhà chánh Bộ Tổng Tham Mưu, mang theo đủ thứ thức ăn, nào bánh mì thịt, bánh tây, bánh ngọt, thịt quay, giò chã, cháo cá cháo thịt, .... đãi tất cả những ai có mặt tại đây, từ anh tùy phái, thư ký, đến cận vệ, tùy viên hay chánh văn phòng, và các vị Tướng Lãnh, một bữa ăn rất ý nghĩa trong một không khí thật vui. Phần tôi đã một ngày đêm không chợp mắt và cũng chẳng có thì giờ ăn uống mặc dù vợ tôi có cho mang vào. Giờ đây công việc không đến nỗi vất vã nên thật ngon miệng.** ***** Trong khi Hội Đồng Quân Nhân Cách mạng cùng với các nhân vật chính trị và tôn giáo, thảo luận về thành phần chánh phủ thay thế chánh phủ sụp đổ, thì thi hài ông Diệm và ông Nhu được đưa xuống bệnh xá Tổng Tham Mưu, tọa lạc bên kia đường gần như đối diện với tòa nhà chánh Tổng Tham Mưu, để làm các thủ tục trước khi tẩn liệm và mai táng. Khai tử của hai ông làm tại quận Tân Bình, tỉnh Gia Định, ngang cổng số 2 trại Trần Hưng Đạo, tức Bộ Tổng Tham Mưu. Nghề nghiệp trên tờ khai tử của ông Diệm thì tôi không được đọc, nhưng của ông Nhu ghi là "quản thủ thư viện". ***** Trung Tướng Trần Văn Đôn ra lệnh cho Trung Tá Nguyễn Văn Luông (vừa thăng cấp) tìm mua hai quan tài tốt nhất, nhưng tìm cả Sài Gòn chỉ có một cái tốt nhất và cái còn lại được xem là tốt nhì. Dĩ nhiên cái tốt nhất dành cho cố Tổng thống Ngô Đình Diệm. Theo yêu cầu của bà Trần Trung Dung, cháu gái gọi* ông Diệm ông Nhu là cậu ruột, đưa hai quan tài đến quàn tại bệnh viện Saint Paul trên đường Phan Thanh Giản. Biết được tin đó, học sinh sinh viên vì phẫn uất trong tù đày khi tham gia đấu tranh cho sự công bằng tôn giáo, nên dự định đánh cắp quan tài của hai ông. Tin tức này đến tai bà Dung, và Bà vội vã xin Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng chuyển trở vào Bộ Tổng Tham Mưu. Sau cùng, hai quan tài được an táng tạm trong khuôn viên trại Trần Hưng Đạo, cạnh chùa An Quốc. Lễ an táng vị nguyên thủ quốc gia và vị cố vấn của ông ngay sau khi bị lật đổ, thật là thê thảm! Phải cử hành lúc nửa đêm để tránh những đụng chạm xô xát với học sinh sinh viên. Trong bóng đêm mù mịt, dưới ánh đèn pha loại nhỏ, ánh sáng chỉ đủ cho công việc hạ huyệt hai quan tài. Có mặt lúc đó, gồm vị linh mục người Pháp, ông bà Trần Trung Dung (một thời là Bộ Trưởng Phụ Tá Quốc Phòng dưới quyền Tổng Thống Diệm), Trung Tá Nguyễn Văn Luông (trưởng ban mai táng), tôi, và một số quân nhân của Tổng Hành Dinh/Tổng Tham Mưu phụ trách an táng. Xong, một biên bản được thiết lập, và toàn bộ hồ sơ được ghép thành một tập dày cùng với hình ảnh từ lúc tẩn liệm đến khi hoàn thành hai ngôi mộ. Hai ngôi mộ thật bình thường. Tôi có giữ một hồ sơ này, nhưng cuối cùng cũng phải thiêu hủy sau ngày chế độ tự do Việt Nam Cộng Hòa chúng ta sụp đổ 30.4.1975. ***** Chánh phủ Nguyễn Ngọc Thơ được Trung Tướng Dương Văn Minh, với tư cách Chủ Tịch Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng, chức năng Quốc Trưởng tấn phong, trong khi nhiều nhân vật từng được ông Diệm và ông Nhu tin cẩn bị bắt giữ. Ông Nguyễn Ngọc Thơ, trong ngành hành chánh, là Đốc Phủ Sứ thời Pháp cai trị, nguyên là Phó Tổng Thống của Tổng Thống Diệm, nhưng ông được mời thành lập chánh phủ có lẽ là nhờ vào thành tích khôi phục nền kinh tế trong những năm trước đó, với lại ông cũng chưa bị tai tiếng gì trong dư luận. Tân chánh phủ có màu sắc dân sự dù là có vài vị Tướng Lãnh nắm giữ Bộ Quốc Phòng và Bộ An Ninh (tức Bộ Nội Vụ cũ), nhưng thực chất lãnh đạo quốc gia vẫn là Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng mà Trung Tướng Minh là Chủ Tịch, hành sử chức năng Quốc Trưởng. ***** Những ngày tiếp theo, các chính khách vẫn ra vào Bộ Tổng Tham Mưu tuy không nhộp nhịp như những ngày đầu, nhưng tòa nhà chánh lúc nào cũng có khách dân sự -nói chung- vào gặp Trung Tướng Minh hoặc Trung Tướng Khiêm. ***** Chiều ngày 3/11/1963, Đại Tá Đặng Văn Quang, sau khi được điều chỉnh từ Đại Tá tạm thời thành Đại Tá thực thụ, ông nói với Trung Tướng Khiêm: ***** - Trung Tướng lo thăng cấp cho nhiều người mà Trung Tướng quên thằng Hoa và nhân viên văn phòng. Tụi nó thức với Trung Tướng mấy ngày nay, mà chánh văn phòng của Trung Tướng là cực nhất đó - ***** - Đúng là tôi không nhớ. Chú Hoa, chú và mấy chú trong văn phòng mỗi chú được thăng 1 cấp. Chú bảo Phòng Tổng Quản Trị làm xong Nghị Định đưa vào tôi trình Trung Tướng Minh duyệt ký - ***** Thế là tôi được thăng cấp Thiếu Tá từ hôm đó. ***** Các chức vụ quan trọng tại trung ương ngay sau cuộc đảo chánh thành công, như sau: ***** - Trung Tướng Dương Văn Minh, Chủ Tịch Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng, tức Quốc Trưởng. ***** - Trung Tướng Trần Văn Đôn, Tổng Trưởng Quốc Phòng kiêm Tổng Tham Mưu Trưởng. ***** - Trung Tướng Trần Thiện Khiêm, vẫn Tham Mưu Trưởng Liên Quân. ***** - Trung Tướng Tôn Thất Đính, Tổng Trưởng Bộ Anh Ninh kiêm Tư Lệnh Quân Đoàn III/Vùng III Chiến Thuật. ***** Các chức vụ quan trọng tại địa phương, như sau: ***** - Trung Tướng Đổ Cao Trí, từ Đà Nẳng lên Plei Ku nhận chức Tư Lệnh Quân Đoàn II/Vùng II Chiến Thuật , hoán chuyển với Trung Tướng Nguyễn Khánh. ***** - Trung Tướng Nguyễn Khánh, từ Plei Ku xuống Đà Nẳng nhận chức Tư Lệnh Quân Đoàn I/Vùng I Chiến Thuật, hoán chuyển với Trung Tướng Trí. Trong khi cuộc đảo chánh chưa phân thắng bại, Thiếu Tướng Khánh chần chừ trong quyết định ủng hộ bên nào, đến gần sáng 2/11/1963 mới lên tiếng ủng hộ Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng, và khi thành công ông cũng được thăng cấp Trung Tướng.** ***** - Thiếu Tướng Bùi Hữu Nhơn, Tư Lệnh Quân Đoàn IV/Vùng IV Chiến Thuật. Đại Tá Nhơn nhận chức Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh từ trung tuần tháng 12/1962 do Thiếu Tướng Trần Thiện Khiêm bàn giao lại, và chuyển Sư Đoàn từ Cần Thơ xuống Bạc Liêu. Đảo chánh thành công, Đại Tá Nhơn được thăng cấp Thiếu Tướng và nhận chức Tư Lệnh Quân Đoàn IV thay Thiếu Tướng Huỳnh Văn Cao bị cách chức.* ***** *Các chức vụ Tư Lệnh Hải Quân (Đại Tá Hồ Tấn Quyền), Tư Lệnh Không Quân (Đại Tá Huỳnh Hữu Hiền), Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh (Đại Tá Bùi Đình Đạm), Tư Lệnh Sư Đoàn 9 Bộ Binh (Đại Tá Bùi Dzinh), Tư Lệnh Lữ Đoàn Nhẩy Dù (Đại Tá Cao Văn Viên), Tư Lệnh Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến (Đại Tá Lê Nguyên Khang), Chỉ Huy Trưởng Sở Khai Thác Địa Hình (Đại Tá Lê Quang Tung, bị giết trong ngày đảo chánh), ..... và Trưởng Phòng Nhì Bộ Tổng Tham Mưu (Đại Tá Nguyễn Văn Phước), đều bị thay thế. Riêng Đại Tá Cao Văn Viên, chỉ vài ngày sau được trở lại chức vụ Tư Lệnh Lữ Đoàn Nhẩy Dù. ***** Ngày 8/11/1963, tôi chuyển lệnh của Trung Tướng Trần Thiện Khiêm sang Bộ Tư Lệnh Không Quân, cấp 1 chiếc trực thăng lên Gò Dầu Hạ (tỉnh Tây Ninh) đón Đại Tá Nguyễn Chánh Thi về Sài Gòn. Trực thăng về đáp ngay trong khuôn viên Bộ Tổng Tham Mưu. Tôi dùng xe của Trung Tướng Khiêm ra đón Đại Tá Thi và đưa vào phòng Trung Tướng Khiêm. Hai vị, sau cái bắt tay đã ôm nhau với nụ cười ròn rã. Nhưng liệu đằng sau hai nụ cười đó có phải xuất phát từ tình cảm chân thành hay chỉ là đầu môi? Bởi vì 3 năm trước đây, một vị lãnh đạo cuộc đảo chánh (Đại Tá Thi) và một vị chỉ huy đánh dẹp cuộc đảo chánh đó (Trung Tướng Khiêm), giờ đây lại gặp nhau, bắt tay nhau, cùng nhau cười, nhưng cười vui hay cười gượng!!!* ***** Chính trị, theo tôi, là một loại ngôn ngữ và hành động mà mỗi người hiểu theo cách riêng của mình tùy theo bối cảnh chung, sự kiện riêng, thời gian và không gian của nó. Nói như vậy, hành động như vậy, nhưng không nhất thiết là như vậy. Phải chăng, Trung Tướng Khiêm và Đại Tá Thi đang là như vậy? ***** Cũng theo tôi, Tổng Thống Ngô Đình Diệm là vị lãnh đạo có bản lãnh chính trị. Ông là người thấy trước sự suy yếu trên chính trường quốc tế của Việt Nam Cộng Hòa nếu như chấp thuận cho Hoa Kỳ thiết lập các căn cứ quân sự trên lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa, và như vậy cuộc chiến tranh chống cộng sản sẽ mất thế chính trị, trong khi thế chính trị rất là quan trọng nếu không nói là có tính cách quyết định đối với cuộc chiến mà Việt Nam Cộng Hòa đang lâm trận (và điều này đã thật sự xảy ra). Nhưng rất có thể cũng vì ông có tầm nhìn xa như vậy mà ông đã bị lật đổ và bị giết chết? Vì thế mà cái chết của ông vẫn còn là một nghi vấn về người ra lệnh giết ông. Nhất thiết người đó phải là người Việt Nam có thẩm quyền lúc bấy giờ, nhưng liệu có phải chính người ấy tự mình quyết định hay người ấy cũng chỉ là người thi hành lệnh của ai đó đằng sau nữa? Nghi vấn cao nhất của tôi về người duy nhất ra lệnh giết ông Diệm ông Nhu vẫn là cựu Đại Tướng Dương Văn Minh. Giả thuyết rằng, nếu Đại Tướng Minh tự nhận ra lệnh cho Đại Úy Nhung giết ông Diệm, điều đó đúng hay sai tốt hay xấu còn tùy thuộc nhiều yếu tố mà những sử gia sẽ dẫn đến sự phán xét sau này, nhưng nếu Đại Tướng Minh cho là ông thi hành lệnh của Hoa Kỳ chẳng hạn, chúng ta có thể phán xét ngay bây giờ chớ không cần chờ đợi sự phán xét sau này của lịch sử. Nhưng giờ đây, năm 2003, cựu Đại Tướng Dương Văn Minh đã từ trần, xin để ông yên nghỉ!******* ***** Mặt khác, Tổng Thống Ngô Đình Diệm, trong hơn 9 năm cầm quyền, vừa chiến đấu chống du kích cộng sản, vừa xây dựng được nền kinh tế non trẻ bước đầu, và năm 1962 đã cân bằng được ngân sách quốc gia. Tổng Thống cũng là người lãnh đạo trong sạch, nhưng ông phải chịu trách nhiệm về mọi tác hại do anh em ông gây ra cho dân tộc, bởi vì ông là Tổng Thống, ông đã không ngăn chận, hoặc ông không đủ can đảm ngăn chận hành động của anh em ông, hoặc là ông xem thường thái độ chính trị của đồng bào dưới quyền ông, nên để mặc anh em ông thao túng! ***** Phải chăng ưu điểm của Tổng Thống Ngô Đình Diệm dù có nhiều, nhưng không bù được khuyết điểm của ông, vì khuyết điểm từ trong trách nhiệm của ông mới thật là cốt lõi của lãnh đạo?*** ***** Khi thăm đơn vị quân đội, Tổng Thống Ngô Đình Diệm thường nhắc nhở người lính "chiến thắng ở mặt trận nhưng không nên tỏ ra kiêu căng ở hậu phương, vì như vậy là kiêu binh, mà kiêu binh thì mất lòng dân, mất lòng dân thì không thắng được cộng sản trong cuộc chiến tranh toàn diện này". ***** Vậy, có phải là Tổng Thống đã vấp phải điều mà ông răn dạy quân đội không? ***** Nhưng dù sao thì cái chết của Tổng Thống Ngô Đình Diệm -và chỉ riêng Tổng Thống Ngô Đình* Diệm thôi- tôi nghĩ, đã để lại nhiều luyến tiếc, thương cảm, thậm chí là ngưỡng mộ, trong các thành phần xã hội, kể cả quân nhân các cấp trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa./.
|
|
|
Post by NhiHa on Feb 23, 2011 6:15:01 GMT 9
TT Ngô Đình Diệm (I) Quá khứ có thể không bao giờ là cũ Nguyễn Văn Lục Tổng Thống Ngô Đình Diệm và nền đệ nhất Cộng Hòa miền Nam Việt Nam Một di sản cay đắng và đầy thử thách Tin Điện Biên Phủ mất vào ngày 7 tháng năm, 1954, chẳng những làm thất vọng nhiều người Pháp mà còn tạo một bầu không khí tuyệt vọng nơi một số người Việt – trong đó có Bảo Đại, những người quốc gia, và cả người Mỹ. Để nhắc lại cái sai lầm quá khứ Điện Biên Phủ, TT. Nixon trong cuốn sách quan trọng của ông: No More Viet Nam, cho rằng cái sai lầm quan trọng đầu tiên của người Mỹ tại Việt Nam là đã không can thiệp trực tiếp vào trận Điện Biên Phủ. Lúc ấy, Pháp chỉ có không quá 100 máy bay oanh tạc để điều hành cuộc chiến. Thật quả là không đủ. Giả như Hoa Kỳ gửi đến một hàng không mẫu hạm với các máy bay B-29, ngày đêm thả bom xuống lòng chảo ĐBP, hỗ trợ ở thời điểm chiến lược thì cuộc chiến có thể kết thúc trong một tuần lễ! ( Richard Nixon, No more Viet Nam, trang 31). Đỡ tốn kém biết là bao về người và tiền của! Tránh được một di sản cay đắng với bao nhiêu thử thách! Nhất là đã tránh được một cuộc chiến tranh kéo dài suốt 20 năm chỉ vì một chữ Nếu. Nếu như đề nghị của hải quân đề đốc Arthur Radford, chủ tịch hội đồng trung ương đưa ra kế hoạch xử dụng 60 máy bay B-29 từ Phi Luật Tân thực hiện những chuyến bay đêm để tiêu diệt Việt Minh. Hoặc đề nghị của ngoại trưởng Dulles cho Pháp “mượn vài quả bom nguyên tử cở nhỏ thả xuống lòng chảo BBP để vô hiệu hoá Việt Minh.” Sau bài diễn văn thăm dò của Phó tổng thống Nixon về những biện pháp mạnh cần làm như việc can thiệp trực tiếp của quân đội Mỹ vào chiến tranh Đông Dương, 68% dân chúng Mỹ không đồng ý Mỹ can thiệp vào Đông Dương: “In a notorious episode, Dulles apparently offered to ‘lend’ the French tactical nuclear weapons that might neutralize the Viet Minh (…) On April 15, Vice presiden Richard Nixon made a speech widely interpreted as a trial balloon for US intervention, saying that it might be time to seize the moment and act to save Asia.” (Trích Viet Nam, John Prados, trang 29). “Tiếc là đề nghị của vị đề đốc này khi sang Anh quốc đã bị thủ tướng W. Churchill bác bỏ. Churchill cho rằng Anh quốc đã không chiến đấu cho quyền lợi nước Anh tại Ấn Độ thì không vì lý do gì họ lại tham dự vào cuộc chiến tranh Đông Dương giúp người Pháp.” (Trích tóm lược No more Viet Nam, Richard Nixon, trang 30). Hơn ai hết, Churchill hiểu rằng chiến tranh Đông Dương ở giai đoạn1950 đã mang màu sắc “quốc tế” rồi. Churchill cũng chính là một chiến lược gia đầu tiên cảnh cáo thế giới về hiểm họa cộng sản ngay khi mà chiến tranh thế giới thứ hai còn chưa kết thúc. Nếu quyết định dứt khoát với biện pháp mạnh về quân sự ngay từ đầu thì sẽ không có một ĐBP! Sau này Mỹ sẽ không phải tốn kém hàng tỉ tỉ Mỹ kim, một cường quốc mà sản lượng quốc gia là 500 tỉ Mỹ kim với dân số 180 triệu mà phải đối đầu và rút lui chiến thuật với một nước nhỏ mà sản lượng quốc gia dưới 2 tỉ Mỹ kim. (Đây là so sánh trị giá tiền tệ ở vào thời điểm 1954). Cuối cùng thì Hoa Kỳ đã khoanh tay đứng nhìn để người Pháp chiến đấu một mình và nhận lấy một kết quả thảm bại. Đó là để mất một cơ hội ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản. Sự lúng túng của Hoa Kỳ và sự thiếu quyết tâm của họ đã dẫn đôi bên Pháp-Việt Minh tới bàn hội nghị và một hiệp định đã thành hình nhằm chia đôi nước Việt Nam làm hai mảnh. Về phía người Pháp, số quân của họ ở Điện Biên Phủ chỉ bằng 5% tổng số quân lính Pháp ở Việt Nam, chưa kể quân đội quốc gia. Đã thế, sự tổn thất của bên phía Việt Minh gấp 3 lần con số tổn thất của Pháp trong trận ĐBP. Vậy mà Pháp đã thua. Pháp thua trận ĐBP vì ý chí chiến đấu không còn nữa. Như Nixon nhận xét, “The batlle of Dien Bien Phu dealt a death blow to French morale.” ( Richard Nixon, No more Viet Nam, trang 28). Sau khi Hiệp định Geneva kết thúc thì mối quan tâm thực sự của Hoa Kỳ là làm thế nào để ngăn chặn vết dầu loang của cộng sản qua chủ thuyết Domino vào năm 1952 dưới thời TT Truman. Vì thế sau này hơn ai hết, tổng thống Kennedy chào đón nồng nhiệt chế độ Diệm bằng thứ ngôn ngữ đầy hứng khởi như “the keystone to the arch, the finger in the d**e”" hay Việt Nam là một bài học thử nghiệm khả năng trách nhiệm và lòng quyết tâm của Hoa Kỳ “test of American responsibility and determination” là một “cornerstone of the Free world in Southeast Asia”. Một thuật ngữ khác trở thành thứ ngôn ngữ tuyên truyền như Việt Nam “thành trì của thế giới tự do". Nhưng người ta mới kịp nhận ra rằng đó chỉ là những hoa từ của những bài diễn văn đọc cho êm tai dân chúng Hoa Kỳ. Marilyn Young trong The Viet Nam wars 1945-1990 trang 29, cũng nhận xét tương tự: “Viet Nam was a domino whose ‘fall’ would turn the Pacific into a Soviet lake, denying vital raw materials to the United States and its ally.” Chủ thuyết này đã là hướng chỉ đường cho sự can thiệp bằng viện trợ của Mỹ vào Việt Nam giúp Pháp trước 1954 và trực tiếp giúp chính phủ Diệm sau Hiệp định Geneva. Nhưng đã đến lúc thuyết này tỏ ra lỗi thời vì quá tốn kém để theo đuổi. Bởi vì, thay vì be bờ, ngăn chặn, lập các liên minh quân sự như một thứ cảnh sát quốc tế. Người Mỹ có thể thoả hiệp, bắt tay với kẻ thù như cú bắt tay của Nixon với cộng sản Tàu và lúc đó vai trò “thành trì của thế giới tự do” của Việt Nam sẽ không còn cần thiết nữa. Trước đây, người ta cho rằng nếu để mất Nam Việt Nam thì số phận của Thái Lan, Lào, Campuchia, Mã Lai và ngay cả Nhật Bản, Đại Hàn, Phi Luật Tân sẽ có nguy cơ bị nhuộm đỏ. Vì nghĩ như thế nên người Mỹ đã sẵn sàng trực tiếp vào cuộc chiến ở Việt Nam sau hiệp định Geneva. Thất bại của giải pháp Bảo Đại Sau Hiệp Định Élysée được ký kết vào ngày 8 tháng 3, 1949 mà sau này người ta quen gọi là “giải pháp Bảo Đại”. Chính phủ lâm thời của Nguyễn Văn Xuân từ chức nhường chỗ cho thủ tướng Trần Văn Hữu. Không mấy ai kỳ vọng vào hiệp định đã được ký kết cũng như tin tưởng vào thiện chí của người Pháp. Bảo Đại thì tự an ủi coi đây như bước khởi đầu cho tiến trình dành độc lập. Hồ Chí Minh dĩ nhiên chỉ coi Bảo Đại như một chính phủ bù nhìn của Pháp. Riêng ông Ngô Đình Diệm coi việc ký kết hiệp định Élysée như một sự đầu hàng của Bảo Đại trước người Pháp và ông đã công khai cắt đứt mối liên hệ với Bảo Đại. Sau chính phủ Trần Văn Hữu lần lượt đến chính phủ Nguyễn Văn Tâm và cuối cùng là Hoàng thân Bửu Lộc. Đặc biệt thủ tướng Nguyễn Văn Tâm được coi như kẻ thừa hành, thứ tay sai đắc lực “sắt máu và chuyên quyền” của người Pháp. Dân chúng như không đủ kiên nhẫn được nữa.Trước áp lực của dân chúng và trí thức, đặc biệt áp lực của nhóm trí thức quốc gia trong phong trào “lực lượng quốc gia thống nhất” do Ngô Đình Nhu lãnh đạo, trí thức trong cũng như ngoài nước, Bảo Đại phải cách chức thủ tướng Nguyễn Văn Tâm và đưa hoàng thân Bửu Lộc lên thay thế. Cuộc khủng hoảng nội các trên làm uy tín chính trị của ông Bảo Đại xuống thấp. Thủ tướng Bửu Lộc lên nắm quyền chưa được bao lâu thì tình hình quân sự ngày một đen tối trước viễn ảnh thua cuộc. Nay vị thủ tướng thuộc giới hoàng tộc Sài Gòn xem ra ra không phải là “người của tình thế” khi Pháp-Việt Minh sắp sửa ký kết hiệp định đình chiến. Ông Bửu Lộc là người thân Pháp. Thế của Pháp không còn nữa bắt buộc Bảo Đại phải nghĩ đến giải pháp thay thế ông. Bởi vì Bảo Đại nay đã mất tin tưởng vào người Pháp trong cuộc hội đàm ở Geneva. Trước khi có Hiệp định Geneva, ông Georges Bidault, bộ trưởng ngoại giao đã trấn an và bảo đảm với Bảo Đại rằng: Chính phủ Pháp không tìm cách lập ra hai quốc gia Việt Nam. Lời hứa ấy chưa được bao lâu thì đến lượt Mendès France lên làm thủ tướng. Ông này đã đi trái với người tiền nhiệm khi ông tuyên bố sẽ bảo đảm thương lượng dẫn đến hòa bình trong vòng một tháng. Nếu không thực hiện được một thoả hiệp đình chiến thì ông sẽ từ chức. Và giải pháp của ông ta là đề nghị cắt Việt Nam làm hai mảnh. Bảo Đại nằm ở Cannes, nơi có những sòng bài nổi tiếng mà ông là khách mời quen thuộc cảm thấy hụt hẫng và thất vọng về vai trò của người Pháp ở Đông Dương. Thật sự khi nghe tin De Lattre de Tassigny chết, ngày 12 tháng giêng, 1950, Bảo Đại mất hết mọi hy vọng cho một nền hòa bình trong vinh dự cho Việt Nam. Ông Viết trong hồi ký, “Aprè la mort du général de Lattre, J’ai le sentiment que la paix devient un fol espoir.” (Trích Bao Đai, như trên, trang 293) Sau cái chết của đại tướng De Lattre, tôi có cảm tưởng khát vọng hòa bình chỉ là một hy vọng điên rồ. Nhưng khi thế chính trị và quân sự của người Pháp mất thì thế chính trị của ông Bảo Đại còn gì? Chức danh Quốc trưởng vốn chỉ có cái tiếng mà chưa hề bao giờ Bảo Đại trực tiếp điều khiển đất nước liệu có còn giữ được không? Ông quay sang phía Mỹ và đi tìm một người có tầm vóc, có uy tín chính trị và nhờ đó tăng thêm uy tín cho chính ông. Nhưng người này ít ra phải được chính giới Mỹ biết và ủng hộ. Người ấy là Ngô Đình Diệm. Người mà vào năm1933 đã từng được Bảo Đại trọng dụng trong vai trò Thượng thư Bộ Lại khi ông Diệm mới 32 tuổi. Theo sách Le Dragon d'Annam, Bảo Đại, trang 59, tác giả nhận xét “ông Diệm là người có cá tính, nổi tiếng thông minh và liêm khiết, là một người quốc gia bảo thủ.” Và Diệm chỉ nhận chức với điều kiện được cải tổ xã hội Việt Nam. Nhưng chỉ được bốn tháng sau, ông đã xin từ chức vì Pháp không bày tỏ thiện chí cảI tổ như ông mong muốn. Ông Ngô Đình Diệm đã từ chức để phản đối người Pháp không chấp nhận những đề nghị cải cách của ông Diệm. Ông nản lòng và tuyên bố, ông không thể hành động “đi ngược lại quyền lợi của đất nước”. Việc từ chức đã tạo cho uy tín của NĐD lên cao và được coi là một người quốc gia chân chính. Nó cũng khẳng định ông như một chính trị gia có lập trường cứng rắn biết từ chối danh vọng, nhưng không có nghĩa là ông không có nhiều tham vọng. Bước đường lưu vong của ông Diệm Vào năm 1949-1950, sinh mạng ông Ngô Đình Diệm bị Việt Minh đe doạ. Về mặt chính trị, ông chống đối cả Bảo Đại, tức chống người Pháp, đồng thời chống cả Việt Minh. Vì thế, ông Diệm bị Việt Minh kết án tử hình khiếm diện diện vào mùa xuân 1950. Tác giả Minh Võ có nói rõ hơn vì lý do nào ông Diệm phải sang Mỹ. Ông Diệm đã nhờ người Pháp giúp bảo vệ an ninh. Nhưng người Pháp từ chối lấy lý do không đủ cảnh sát để làm việc đó. Ông Diệm tìm con đường sống, phải rời Việt Nam hay chịu chết ở trong nước. Đến tháng 8, ông xin được phép đi Rome dự bế mạc “năm thánh” cùng với anh là giám mục Ngô Đình Thục. (Trích sách Ngô Đình Diệm và chính nghĩa dân tộc Minh Võ, trang 42.) Theo tài liệu khác của Pháp, họ đã dò tìm được lệnh ám sát này và đã kịp thông báo cho ông Diệm, nhưng cho biết không thể bảo vệ ông được. (Trích tài liệu Heath gửi Acheson, 28 tháng 7, 1950. Trích lại trong Vision, Power and Agency: the ascent of Ngo Đình Diệm 1945-1954, của Ed. Miller, Journal of southeast Asian Studies, trang 433-458, trích lại trong Cuộc cách mạng nhân vị.) Liệu ông Diệm có may mắn thoát chết khỏi tay Việt Minh như lần trước đã được Hồ Chí Minh thả ra không giết chăng? Trong một tình thế phải đối đầu với nhiều thế lực chính trị ông Diệm phải cân nhắc chọn lựa những cơ hội khác cũng như đi tìm một sự ủng không phải là người Pháp nữa. Nhưng dù sao, chuyến đi này cũng chỉ là bước thăm dò, dự đinh trong vài tháng mà không ngờ đã trở thành chuyến đi dài hạn kéo dài hơn 4 năm. Gs Fishel và TT Diệm Nguồn: Wikipedia -------------------------------------------------------------------------------- Trạm dừng chân đầu tiên là ở Nhật. Ở Tokyo, ông Diệm có may mắn gặp lại một người đồng chí hướng là hoàng thân Cường Để. Đây cũng là cơ hội để hai người bàn đến giải pháp đưa Cường Để về nước làm “nhiếp chính” cùng với bà Nam Phương cho vị hoàng tử trẻ là Bảo Long? Sự thực có thể không chắc là như vậy. Nhưng dù sao thì đây cũng là buổi gặp gỡ thú vị đối với cả hai người. Nhưng có lẽ sự kiện xảy ra quan trọng nhất đối với tương lai chính trị của ông Diệm trong thời gian ở Nhật - hay ít ra nó mở đường cho ông Diệm vào nước Mỹ - là việc gặp gỡ một giáo sư trẻ tuổi, ông Wesley R. Fishel (Gs Khoa học Chính trị, Michigan State University, East Lansing). Fishel, 31 tuổi, được coi là một chuyên gia, người đầy tài năng và có khả năng tiếp cận và quan hệ đối với những nhân vật ở Châu Á có khả năng lãnh đạo trong tương lai. Chắc hẳn, ông ta đã nhận thấy nơi ông Diệm một con người có “tiềm năng chính trị sâu sắc” khả dĩ có thế giá trong tương lai? Phải chăng Fishel nhìn thấy rằng ông Diệm là người có đầy đủ điều kiện và khả năng nhất trong hiện tình bấy giờ? Và sau đó, họ đã liền lạc thư từ nhiều lần, ông Fishel đã hết lòng hỗ trợ ông Diệm cũng như đại tá Edward Lansdales sau này. Cả hai đều làm việc cho cơ quan CIA của Mỹ. (Ngoài người thân trong gia đìng, cả hai Fishel và Landsdale đều là cố vấn cho TT Diệm. DCVOnline. Nguồn: Thư Mary McCarthy trả lời Out of Limbo, June 29, 1967 của Wesley R. Fishel.) Xem thêm The CIA, Victor Marchetti và John D. Mark, trang 171. Cũng xem thêm Vision, Power and Agency: The Ascent of Ngô Dinh Diem, Journal of Southeast Asian Studies, 35, pp433, october, 2004, Edward Miller. Fishel giảng dạy tại Michigan State University và nhờ đó đã có thể đưa ông Diệm vào làm việc như một cố vấn. (DCVONline: ICA, International Cooperation Administration, thuộc bộ Ngoại Giao Mỹ, có hợp đồng với Đại học Michigan trị giá 25 triệu đô-la; nhân viên gồm 54 giáo sư, 200 phụ tá Việt Nạm Nguồn: Thư Mary McCarthy trả lời Out of Limbo, June 29, 1967 của Wesley R. Fishel.) Sau này, Fishel còn giúp đỡ ông Diệm trong các chương trình tài trợ kỹ thuật về nhiều mặt như về cố vấn về vấn đề ngoại thương, nghiên cứu chọn lựa các thể chế dân chủ, v.v... Nhưng điều chính yếu là Fishel ở trong một cương vị thích hợp có thể giúp ông Diệm có cơ hội gặp gỡ và tiếp xúc với một số yếu nhân chính trị của nước Mỹ. Khả năng ông Diệm dành được cảm tình và sự hậu thuẫn của chính giới Mỹ là do những “chuẩn bị” và tiếp xúc, gây được ấn tượng tốt trong những dịp này như trường hợp Thượng nghị Sĩ Mansfireld. Cũng theo linh mục Cao Văn Luận, trong hồi ký Bên giòng lịch sử, ông có nhắc đến một linh mục người Bỉ, Lm Emmanuel Jacques Houssa, từng sống ở Phát Diệm những năm từ 1939-1945. Ông cũng là người giúp đỡ và gửi đi nhiều tu sinh du học các nước Âu Châu mà sau này trở thành số đông đảo linh mục trí thức du học từ ngoại quốc trở về. Những sinh viên ưu tú ở Huế như Âu Ngọc Hồ, Nguyễn Văn Mừng, Võ Thị Hồng Phúc, Phạm Đăng Tài, Phùng Viết Xuân cũng được Lm Luận gửi sang Mỹ để gặp Lm Jacques Houssa và nhờ đó trở về nước hoạt động. Cũng theo Lm Luận, Lm Emmanuel Jacques Houssa là người đã tìm chỗ ăn ở cho ông Diệm tại chủng viện Mary Knoll tại Lakewood, New Jersey khi ông Diệm sang Mỹ dự năm thánh tại La Mã (The Holy year celebration at the Vatican), năm1950 cùng với giám mục Ngô Đình Thục. Theo Karnow, sách như trên trang, 217, ông Diệm ở chủng viện phải làm công việc rửa chén lau sàn nhà và cầu nguyện như bất cứ một tập sinh nào khác. Cũng nhân dịp này, ông được gặp gỡ Hồng y Spellman vốn là bạn học cũ với giám mục Ngô Đình Thục ở La Mã. Đã hẳn là trong chủ đích của giám mục Ngô Đình Thục, ông không thể nào không giới thiệu người em mà ông từng bảo bọc với giáo chủ Spellman. Nhưng xem ra không có gì chứng tỏ rằng vị Hồng Y này “mặn mà” với ông Diệm. Theo tác giả Daniel Lyons vốn cũng ở tu viện này thì người ta đã dành cho ông Diệm một phòng ở tầng lầu 2. Thời gian ở đây ông Diệm trau dồi thêm tiếng anh, lịch sử và chính quyền Hoa Kỳ. Vì ông không có quy chế ngoại giao nên các cuộc tiếp xúc đều có tính cách cá nhân. Ngoài những nhân vật mà theo thói quen người ta thường nhắc đến, Ông Diệm còn có tiếp xúc với Hồng y Cushing, thượng nghị sĩ F. Knowland và John W. Mc Cormack và Walter Judd. Lm Raymond de Jaegher Nguồn: weihsien-paintings.org -------------------------------------------------------------------------------- Nhưng một người sau này trở thành người bạn chí thân và cố vấn cho ông Diệm từ 1955 cho đến 1963 là linh mục Jaegher, tác giả cuốn sách The Enemy Within, New York, 1952 - đồng thời là người sang lập và giám đốc Hội Thái Bình Dương Tự do ở Sài Gòn - một người rất am hiểu nước Tàu và Việt Nam. (Trích Viet Nam crisis, Stephan Pam và Daniel Lyons, trang 83.) Cũng nhờ những mối giao hảo ấy mà sau này ông Diệm đã có cơ hội gặp gỡ một số chính khách có tiếng tăm khác của Mỹ. Ông cũng nhận được sự giúp đỡ của các ông Bùi Công Văn, làm ở đài VOA, ông Đỗ Vạn Lý, làm ở Bộ Quốc Phòng Mỹ trong việc giao thiệp với người Mỹ sau này. Trong ba năm ở bên Mỹ, ông Diệm lại có dịp quen biết ông tòa William O’Douglas. Nhất là những người có uy tín chính trị và tôn giáo như thượng nghị sĩ Mike Mansfield, các ông Joseph Kennedy và người con trai là John F. Kennedy và ông Hubert Humphrey. Những người này ít hay nhiều cũng có ảnh hưởng xa gần đến tương lai chính trị của ông Diệm một cách gián tiếp. Trong số những người ấy, phải kể đến vai trò của ngoại trưởng Foster Dulles và người em là là trùm mật vụ CIA ông Allen Dulles. Phải chăng việc gửi đại tá Edward Lansdale sang Việt Nam vào tháng sáu, 1954, gần một tháng trước khi ông Diệm về nước chấp chính là nằm trong kế hoạch chuẩn bị cho việc ông Diệm về làm thủ tướng, tạo một bãi đáp “an toàn” cho vị tân thủ tướng? Thật vậy, theo nguồn tin của một viên chức Hoa Kỳ, ông Chester Cooper cho rằng CIA đã ủng hộ ông Diệm ngay từ mùa xuân năm 1953. (Xem The lost crusade: America in Viet Nam, New York: Dod Mead, 1970, trang 120.) Đại tá tình báo Edward Lansdale còn có tham vọng muốn tạo cơ hội để ông Diệm có thể trở thành như một Ramon Magsaysay của Việt Nam. Người ta còn nhớ là khi ông Diệm về nước ngày 25 tháng 6, 1954 thì Edward Lansdale đã ở vị trí sẵn sàng rồi. (Xem The Viet Nam wars, Marilyn Young, trang 43-44.) Chú thích Mặc dù tạo được một mối liên hệ tốt với những người như Foster-Dulles. Nhiều người cho rằng việc chọn lựa ông Diệm làm thủ tướng là một lá bài của Mỹ. Có thể nhận xét trên chỉ đúng một phần. Vì thực sự, ông Diệm không phải là người của Mỹ, hay “lá bài của Mỹ” trong việc được chỉ định làm thủ tướng. Thứ nhất, theo nhận định của Karnow, trong Vietnam, a History, phần biên tập cho bộ phim vô tuyến truyền hình, Karnow đã đưa ra một khẳng định trái với những tin đồn cho rằng ông Diệm là con bài của những người Mỹ như Hồng Y Spellman, Dulles dựng lên. Rất nhiều những chi tiết có tính cách “tiểu thuyết” của một vài tác giả người Mỹ và Việt Nam đã xây dựng chung quanh huyền thoại Spellman này! Người ta đinh ninh rằng, ông Diệm được sự ủng hộ của Mỹ là do sự vận động của một vị hồng y có quyền thế là Francis Spellman ở Nữu Ước. Robert Scheer, trong How the United States got involved in Viet Nam, 1965 cũng viết trong ý hướng đó. Nhưng Edward Miller có thể là người đã phản bác quan điểm nhìn phóng đại đó khi ông đưa ra nhận xét: “Những quan niệm cho rằng công giáo là yếu tố chủ chốt giải thích cho khả năng giành được sự ủng hộ của người Mỹ của Ngô Đình Diệm giỏi lắm cũng chỉ phóng đại.” (Trích Cuộc cách mạng nhân vị, trang 78.) Thật sự không có một bằng chứng cụ thể nào để nói tới một “liên minh công giáo” giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Người ta cần hiểu rằng, nếu có một sự ủng hộ nào của chính giới Mỹ dành cho ông Diệm thì sự ủng hộ đó dựa trên chính sách, đường lối chính trị của Mỹ. Vì vậy, việc gán ghép tôn giáo vào trong mối quan hệ cá nhân giữa Spellmann-Diệm tỏ ra thiếu cơ sở thực tế. Người Mỹ có quan niệm về vấn đề tôn giáo-chính trị khác với người Việt ở chỗ họ biết tách biệt hai lãnh vực ấy. Nếu giả dụ Hồng y Spellmann có thể có ý định tiến cử ông Diệm thì chắc hẳn ông Diệm phải là người quốc gia, một người chống đối cộng sản hơn là tư cách một người Thiên Chúa giáo. Dựa trên những lời tuyên bố cũng như các bài diễn văn của ông Diệm sau này, ít khi nào người ta nghe ông đề cập đến vấn đề tôn giáo, ngoại trừ những câu kết thúc các bài diễn văn như Thượng Đế, ơn trên phù hộ cho chúng ta. Những câu như thế phải được coi là một thủ tục, một ước lệ hơn là một đường lối! Đúng ra người Mỹ lúc bấy giờ chưa biết rõ ông Diệm và thực sự chưa coi NĐD là người của họ. Nhưng nhất là họ chưa có một chính sách, đường lối rõ rệt để thấy “lá bài” Ngô Đình Diệm là cần thiết. Ông Diệm không nhận được bất cứ tín hiệu nào của chính phủ Truman cũng như chính giới Mỹ. Giáo sư, tác giả David L. Anderson cho thấy các viên chức Mỹ cao cấp trong chính quyền Eisenhower biết rất ít về Ngô Đình Diệm. Về đường lối của Mỹ, trước 1954 họ còn bênh vực chính sách của người Pháp tại Đông Dương cũng như chấp nhận cái mà ta thường gọi “giải pháp Bảo Đại". (La solution de Bao Đai, hiệp định Élysee, 30-12-1949 công nhận nền độc lập cho Việt Nam trong khối Liên Hiệp Pháp). Trong khi đó ông Diệm chống đối cả Pháp lẫn Hồ Chí Minh. Và nếu nói đến chọn lựa thì có thể ông Diệm ủng hộ chủ trương tinh thần của nhóm Ad Lucem, “groupe nationaliste neuter” nhóm thanh niên trí thức trẻ không theo Pháp cũng không theo Việt Minh. Trong cuốn Bạch hóa tài liệu mật của Hoa Kỳ về Việt Nam Cộng Hòa, tác giả Lâm Vĩnh Thế đã trích dẫn nhiều công điện mật của đại tướng Collins, đại diện tổng thống Eisenhower tại Việt Nam gửi cho bộ trưởng ngoại giao Dulles. Đặc biệt các công điện mang số 4382, gởi ngày 7-4-1955 mà nội dung công điện tin rằng Diệm đã bị cô lập không còn được ai ủng hộ, ngoài gia đình ông và một số nhỏ không tới 10 người. Quân đội bỏ rơi ông, trí thức chống ông, quần chúng không ủng hộ ông. Ngày 28-4 ký công điện về sự thay đổi chính sách của Hoa Kỳ đối với lãnh đạo Việt Nam. 30 tháng tư, chính phủ Diệm đã hoàn toàn làm chủ được tình thế. Bộ ngoại giao cấp tốc điện sang Sài gòn ra lệnh tiêu hủy bức công điện đã gửi ngày 28-4 (Trích như trên, trang 38-42.) Những trình bày trên là bằng chứng cho thấy không có sự ủng hộ minh nhiên về việc chọn ông Diệm làm thủ tướng Việt Nam. Chính vì thế sau ba năm sống ẩn nhẫn nơi một số cơ sở dòng tu ở Mỹ “nửa tu, nửa đời” nửa lo học tiếng Mỹ, nữa rửa chén, quét nhà không một đồng xu dính túi. Ông Diệm đã quyết định rời khỏi Mỹ vì không tìm thấy một cơ hội có tính quyết định tương lai chính trị cho Việt Nam nơi những người Mỹ đã gặp. Trong một bữa ăn từ giã nước Mỹ do thẩm phán tối cao William J. Douglas chủ trì vào ngày 8 tháng 5 năm 1953 đã có nhã ý tổ chức. Ông Diệm đã có một bữa tiệc chia tay và nhân tiện để giới thiệu ông với một vài khách mời. Hai người khách quan trọng nhất là hai thượng nghị sĩ, Mike Mansfield và John F. Kennedy. Trong bữa ăn này, một lần nữa ông có dịp lên án Bảo Đại tìm kiếm một giải pháp chính trị ảo vọng bằng cách tựa vào thế Liên Hiệp Pháp. Sau này Mike Mansfield nhớ lại bữa tiệc khoản đãi, ông Diệm cho người ta có cảm tưởng rằng, “nếu có người nào có thể nắm được miền Nam thì người đó không ai khác phải là Ngô Đình Diem.” (Trích Ed. Miller trong Cuộc Cách mạng nhân vị, trang 80-81.) Ngoài ra Trong bữa ăn trưa này còn có mặt giám mục Hoàng Văn Đoàn, giám mục Bắc Ninh, phóng viên Bill Costello đài truyền hình CBS, Ray Newton và Edmund S. Gullion, hai viên chức chính phủ, ông Gene Gregory, cựu nhân viên toà đại sứ Mỹ ở Sài Gòn. Những người bạn Mỹ trong bữa tiệc là tiêu biểu cho chính giới Mỹ hay chỉ là những nhân vật đặc biệt có cảm tình với ông Diệm và có mặt trong bữa tiệc ấy như môt lời khích lệ! Trong bữa tiệc, ông Diệm tuyên bố sang Pháp và rồi sẽ quay về Việt Nam để tìm những phương tiện khác để đạt được các mục tiêu của ông. Xem thêm Minh Võ, Ngô Đình Diệm và chính nghĩa dân tộc, trang 43. Tháng năm, 1953, ông rời khỏi Mỹ và đến ở trong tu viện Benedictine, St. Andrew in Bruce ở Bỉ. Việc rời khỏi Mỹ là một dấu hiệu cho thấy Ông Diệm chưa tìm ra một lối ra chính trị cho Việt nam ra khỏi quỹ đạo người Pháp, đồng thời một giải pháp chống cộng sản quyết liệt nơi chính giới Mỹ. Nơi tu viện này là điểm nối, chỗ đi về mà ông đã có nhiều dịp về Paris tiếp xúc với các yếu nhân chính trị. Rõ ràng là con đường chính trị của ông Diệm sau 1954 là Paris chứ không phái Hoa Thịnh Đốn. (Còn nữa )
|
|
|
Post by NhiHa on Feb 23, 2011 6:18:12 GMT 9
TT Ngô Đình Diệm (II) Ông Diệm và Bảo Đại trong việc chọn lựa một thủ tướng Nguyễn Văn Lục Nếu tìm hiểu mối tương quan giữa Bảo Đại và thủ tướng Ngô Đình Diệm thì thấy khó có điểm tương hợp. Họ khác nhau cả về đường lối chính trị, về lý tưởng, về địa vị chính trị, về tính tình và cả hệ số bản thân. Nhưng số phận đã bắt buộc họ phải liên hợp với nhau nhiều lần- dù là miễn cưỡng- dù là một chọn lựa vì không có chọn lựa nào khác. Như nhận xét của Karnow cho rằng có thể ông Diệm thấy rằng, một lần nữa Bảo Đại là người mở đường cho tương lai chính trị của ông. Ông cũng đã tiếp xúc với Bảo Đại (Diem perceived Bao Dai to be his path to power.) Phần Bảo Đại thì dứt khoát không tìm thấy một lá bài cho Việt Nam qua người Pháp. Đối với Bảo Đại, việc thất trận của người Pháp ở trận Điện Biên Phủ là một sự phá sản. Sự phá sản ấy làm cho tư thế của Bảo Đại cũng không còn được như trước nữa. Và ông thực sự chỉ còn tin vào người Mỹ qua vị đại diện của họ tại Geneva là ông Bedell-Smith và Bonsai. Bảo Đại viết trong hồi ký như sau: “Nous ne pouvions plus compter sur la France. A Geneva, les Américains demeurent nos seuls allies. Devant l’évolution de la situation, ils veulent bâtir un nouveau systèm de défense dans le Sud-Est asiatique. Ils peuvent nous aider à poursuivre la lutte contre le communisme.” (Bao Đai, Le Dragon D’Annam, trang 328.) L” Nguồn: Plon -------------------------------------------------------------------------------- Bảo Đại đã không tin vào người Pháp nữa. Ông cho rằng trước sự tiến triển của tình thế, ông hy vọng người Mỹ có đủ khả năng giúp ông chống lại chủ nghĩa cộng sản. Nhưng ai là người có đủ tư cách để thay thế hoàng thân Bửu Lộc trong lúc này? Đã có nhiều dư luận khác nhau về việc ai đã quyết định chọn lựa ông Ngô Đình Diệm làm thủ tướng? Nhưng nếu căn cứ vào những người trực tiếp trong cuộc như Bảo Đại thì việc chọn lựa ông Diệm là do quyết định riêng của Bảo Đại với sự tham khảo chính giới Mỹ như Bedell- Smith và Bonsai. Khi đã quyết định chọn ông Ngô Đình Diệm trong vai trò thủ tướng, ông Bảo Đại có tiếp xúc với ngoại trưởng Foster-Dulles để cho biết quyết định của mình, sau đó, Bảo Đại đã triệu hồi ông Ngô Đình Diệm lúc bấy giờ đang ở dòng tu ở Bỉ đến gặp ông. Từ Cannes, Bảo Đại đã tham khảo ý kiến với nhiều người trong chính giới chính trị cũng như tôn giáo Việt Nam hiện có mặt ở Pháp. Và theo ông, tất cả mọi người đều vui mừng và đồng ý về sự chọn lựa của ông. Trong việc chọn lựa này, đặc biệt không thể quên vai trò của ông Ngô Đình Luyện vừa là em út của ông Ngô Đình Diệm và cũng vốn là bạn học với Bảo Đại từ hồi còn nhỏ. Arthur J. Dommen đã phân tích rất rõ về vai trò của ông Ngô Đình Luyện trong phần The Choice of Diem, trong sách The Indochinese Experience, trang 237, trong đó ghi lại cuộc nói chuyện giữa Bedell Smith và Ngô Đình Luyện vào tháng năm, 1954 như sau: 4 ngày trước khi đến Paris, Bảo Đại đã triệu Ngô Đình Diệm từ tu viện St Andrew Bruges để đến gặp ông ta. Một chủ đích rõ ràng muốn giao trọng trách cho Ngô Đình Diệm bất kể sự chống đối của người Pháp. Trong đó dù không trực tiếp nói ra cũng muốn có sự đồng tình ủng hộ về phía người Mỹ. Trong dịp này Bedell Smith khuyến cáo nên thiết lập quan hệ trực tiếp với Mỹ từ Paris. Trong một cuộc phỏng vấn truyền hình của chương trình Viet Nam, a history, Stanley Karnow một lần nữa cũng đã hỏi ông Luyện về lý do nào Bảo Đại đã chọn Ngô Đình Diệm trong vai trò thủ tướng: “Mr. Luyên, the first question is the issue of why Bao Dai choose your brother and how he choose him. Ngo Đinh Luyen: “Yes, to answer, there are several.. One must remember several events in order to make the answer intelligible. Good, You have to know that Bao Dai needded someone with authority, Bao Đại ni longer conferred authority, right. What Viet Nam in that era needed, right, was someone with authority over Viet Nam, over the Vietnamese people”. (Phỏng vấn của Karnow nhan đề: Bao Dai‘s selection of Ngo Đinh Diem as Prime Minister.) Qua ba tài liệu trích dẫn trên đây, việc chọn ông Ngô Đình Diệm làm thủ tướng là quyết định từ Quốc Trưởng Bảo Đại mà không do bất cứ áp lực từ phía người Pháp, nhất là người Mỹ. Nói một cách minh bạch, chỉ có tham khảo ý kiến và ưng thuận đồng ý mà không có áp lực chỉ định. Cũng không có tài liệu nào chứng minh Mỹ đã làm áp lực trên Bảo Đại. Một lẽ giản dị vì từ trước tới nay, Bảo Đại chỉ giao tiếp trực tiếp với người Pháp. Chỉ có một người Mỹ mà Bảo Đại quen biết và tin tưởng là ông Bedell Smith, một đại diện của Mỹ trong phái đoàn Mỹ ở hiệp định Geneva. Nhưng Bedell Smith không có thế giá chính trị nào ở Hoa Thịnh Đốn để có thể quyệt định chính sách của Mỹ ở Việt Nam. Mặc dù Bảo Đại chọn ông Diệm làm thủ tướng, ông Bảo Đại chắc cũng chẳng bao giờ quên được “sự bướng bỉnh, đối đầu” của ông Diệm vào năm 1949 trong việc thực thi cái được gọi là “giải pháp Bảo Đại”. Ông Diệm đã từng quyết liệt công khai phản đối Bảo Đại. Theo Edward Miller trong bài “Viễn kiến, quyền lực và tính chủ động: Con đường lên nắm quyền của Ngô Đình Diệm”, do Hoài Phi và Vi Huyền dịch, “Ông NĐD đã tỏ ra cực kỳ thất vọng, ông NĐD phẫn nộ trước cái mà ông gọi là sự đầu hàng của Bảo Đại trước những đòi hỏi của Pháp.” Biết rõ cá tính con người Ngô Đình Diệm mà Bảo Đại vẫn phải chọn Ngô Đình Diệm làm thủ tướng, bởi vì trong thời điểm lúc này, hơn ai hết ông Ngô Đình Diệm là con người của tình thế mà Bảo Đại cần, như nhận xét của Ngô Đình Luyện khi trả lời phỏng vấn của Karnow. Ông Diệm nhậm chức Thủ tướng Theo linh mục Cao Văn Luận thuật lại trong “Bên giòng lịch sử” cho thấy rằng: khi hai người gặp nhau ở Paris, ông Diệm cho hay Bảo Đại không mặn mà gì việc chọn ông Diệm làm thủ tướng Nhưng dư luận giới trí thức Việt Nam bên Mỹ cũng như bên Pháp đều cho rằng đây là thời điểm thuận lợi để ông Diệm về nước. Phần Bảo Đại sau này khi đã tham khảo các chính giới Việt Nam cũng như người Pháp, người Mỹ, ông thay đổi ý kiến và đã mời NĐD đến lâu đài Thorenc ở Cannes và nói với Ngô Đình Diệm: “Cứ mỗi lần mà tôi cần thay đổi chính phủ, tôi lại phải gọi đến ông. Ông thì lúc nào cũng từ chối (..) Nay tôi kêu gọi đến lòng ái quốc của ông. Ông không có quyền từ chối trách nhiệm của mình, vì sự tồn vong của Việt Nam buộc ông như vậy.” (Le Dragon D’annam, Bảo Đại, trang 328.) Qua nội dung ghi lại trên, hầu như Bảo Đại phải thuyết phục, nài ép để ông Diệm phải nhận chức. Và cũng vì thế, ông Diệm đã ra điều kiện trả giá là ông phải được toàn quyền trong lãnh vực quân sự cũng như chính trị. Một đòi hỏi xem ra "quá đáng" ở điạ vị người khác nếu được mời làm thủ tướng. Trong hồi ký của Bảo Đại đã không nói rõ về các lần tiếp kiến với Ngô Đình Diệm. Nhưng dựa theo bài viết của Edward Miller dẫn ở trên thì ít lắm trước khi quyết định chọn ông Diệm làm thủ tướng. Hai người đã có dịp gặp nhau hai lần. Lần thứ nhất diễn ra vào ngày 12 tháng 10, 1953 và trong cuộc gặp gỡ này ông Diệm tin rằng giữa Bảo Đại và ông đang sắp có hoà giải. Lần thứ hai diễn ra không lâu sau đó, vào ngày 28 tháng 10, 1953 trong đó Bảo Đại thăm dò và chất vấn xem Diệm có sẵn sàng phục vụ không? Và khi tình hình đã chín mùi không còn chần chờ được nữa thì Bảo Đại đã quyết định chọn Diệm làm thủ tướng vào tháng 6/1954. PhảI mất gần một năm cho việc quyết định chọn lựa này. Diễn tiến và nội dung các cuộc tiếp kiến này cho thấy việc chọn lựa ông Diệm làm thủ tướng là quyết định từ phía Bao Đại. Xin được trích dẫn đầy đủ nội dung buổi nhận chức này để tránh tình trạng có một số tác giả Việt Nam cũng như Bernard Fall một tác giả viết với nhiều thành kiến- trong “The Two Viet-Nams: A Political and Military Analysis “ đã cố tình viết sai sự thật. Đây là nguyên văn lời của Bảo Đại. “Bảo Đại đã cầm tay Ngô Đình Diệm và dẫn ông ta vào một phòng bên cạnh, trong có treo một tượng Thánh giá. Trước tượng thánh giá, tôi đã nói với ông ta: “Đây là Chúa của ông, ông sẽ thề trước thánh giá là bảo vệ đất nước. Ông sẽ chống lại cộng sản và nếu cần chống lại cả người Pháp". Ông đứng im lặng một lúc, rồi nhìn tôi, rồi quay ra nhìn tượng Thánh giá, ông thì thầm với một giọng nghẹn ngào: - Tôi thề". (…) 48 giờ sau khi đã tuyên thệ, tôi đã giới thiệu NĐD với tướng Ély. Sau đó ông đã bay về Sài Gòn cùng với hoàng thân Bửu Lộc để trao lại quyền hành cho ông Diem. Trước khi về Việt Nam, tôi đã trao toàn quyền về dân sự và quân sự cho NĐD». (Le Dragon d’Annam, Bao Đai, trang 328-329.) Buổi lễ trao quyền diễn ra đơn giản, nhưng trang nghiêm và đượm màu tôn giáo. Nó chỉ diễn ra giữa hai người- người trao và người nhận- Và cùng lắm có một nhân chứng là cây thánh giá. Vậy mà có tác giả viết sử kể lại như nhân chứng có mặt trong buổi lễ đó kể ra từng cử chỉ, từng câu nói của Bảo Đại! Ông Bảo Đại đã đánh trúng vào cái điểm yếu của ông Diệm là lòng sùng đạo. Qua câu nói thẳng của Bảo Đai, người ta có cảm tưởng trao toàn quyền cho ông Diệm, ông Bảo Đại trút được một gánh nợ! Tác giả Arthur J. Dommen trong cuốn “The Indochinese experience of the French and the American” cũng trích dẫn lại nguyên văn nội dung các câu nói của Bảo Đại, trang 238. Tác giả Karnow trong Viet Nam, a history cũng trích lại lời của Bảo Đại đúng như vậy, trang 218. Có một chi tiết nhỏ cần điều chỉnh về trí nhớ của Bảo Đại. Ông mời NĐD đến gặp ngày 18 tháng sáu. Sau đó ông Diệm còn có buổi ra mắt, họp báo tại Hotel Palais d’Orsay. Nhưng phần mình, ông Diệm lại đi thuê một phòng ngủ tồi tàn, không có buồng tắm ở Hotel de la Gare, ở gần khu phố nghèo nàn gần nhà ga xe lửa Austerlitz. Đây cũng là bằng chứng về con người, về nhân cách của ông Ngô Đình Diệm. Đến ngày 26 tháng 6, ông Diệm mới bay về Sài gòn. Phần Bảo Đại cũng phải nhìn nhận trách nhiệm làm thủ tướng của ông Ngô Đình Diệm lúc này quả thực là không dễ dàng gì. Theo linh mục Cao Văn Luận thì việc chọn Ngô Đình Diệm làm thủ tướng trong lúc này là đẩy Ngô Đình Diệm vào chỗ chết. Tại sân bay Tân Sơn Nhất khi ông Diệm xuống máy bay- mặc dù có sự chuẩn bị chu đáo của những người ủng hộ ông Diệm- chỉ có khoảng 500 người đón tiếp ông mà phần đông thuộc giới Thiên Chúa giáo. Một dấu hiệu không mấy tốt cho vị thủ tướng trong hoàn cảnh này. Trong hoàn cảnh cực kỳ bấp bênh và rối loạn bên bờ vực thẳm về chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội. Lúc bấy giờ chỉ cần ổn định được tình thế thì đã là một cứu tinh rồi. Cuộc đối đầu giữa Bình Xuyên và thủ tướng Diệm Nhìn lại thành phần nội các “chia ghế” cho các giáo phái của thủ tướng Ngô Đình Diệm ngày 24-9-1954 nào đã giải quyết được gì? Có đem lại được ổn định chính trị không? Trong thành phần nội các này có Trần Văn Soái, Hòa Hảo; Lương Trọng Tường, Hòa Hảo; Nguyễn Công Hậu, Hòa Hảo; Phạm Xuân Thái, Cao Đài; Nguyễn Mạnh Bảo, Cao Đài; Huỳnh Văn Nhiệm, Hòa Hảo; Nguyễn Văn Cát, Cao Đài. ( Đệ Nhất cộng hòa miền Nam Việt Nam, Phạm Văn Lưu, trang 43.) Nhiệm vụ hàng đầu của thủ tướng Diệm là ỏn định Theo TT Nixon, nhiệm vụ hàng đầu của ông Diệm khi về nước là lấy lại ổn định và trật tự. Và những hành động của ông Diệm đối đầu bằng quân sự với một số thành phần giáo phái không chịu về hợp tác với chính quyền là chính đáng. Tuy nhiên nó không thể không có giá phải trả. Vài ngàn người của nhiều phía đã là nạn nhân của cuộc tranh chấp nội bộ này từ năm 1954-1959. Nhưng nếu giả dụ không phải ông Diệm mà một đối thủ nào hay cộng sản nắm chính quyền thì cái giá phải trả phải cao hơn thế nhiều. “ Diem understood that the first task of government is to establish order. Without a strong ruler, South Viet Nam‘s inherent anarchy and factionalim would have shattered the country‘s fragile stability. Diem‘s actions were all legitimate acts of government. But they were not without costs. Several thousand South Vienamese were killed on all sides of the many internecine conflicts between 1954 and 1959. That toll was regrettable, but almost certainly would have been higher if the communists or another of Diem‘s rivals had been in power”. (No more Viet Nam, Richard Nixon, trang 38-39.) Sau này, năm 1956, khi Nixon có dịp gặp ông Diệm. Ông Diệm trả lời Nixon là chúng tôi đang ở trong hoàn cảnh chiến tranh, We are at war. Giữa những đòi hỏi thực thi dân chủ còn ở tình trạng sơ khởi và những đòi hỏi an ninh xứ sở Đó là những chọn lựa tìm cách cân bằng giữa hai thái cực thật sự không dễ gì cho chế độ đệ nhất và đệ nhị cộng hòa. Tình trạng ở miền Nam trước khi ông Diệm về nước là tình trạng sứ quân mà mỗi giáo phái có phần lãnh thổ riêng (respective territories) trong đó có khu vực vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long là huyết mạch của miền Nam do Hoà Hảo “quản lý”. Ngoài quân đội chính quy của Pháp khoảng hơn 60.000 ngàn người đã hồi hương một phần, còn có binh đội Thiên Chúa giáo của đại tá Jean Leroy có liên kết với Bảy Viễn. Bảy Viễn nắm công an ở Sài gòn như một thứ băng đảng Maifia Việt Nam. Ngoài ra còn có đội quân của Cao Đài, Hoà Hảo ở các tỉnh. Ông Diệm được coi như “democratic one man rule” lấy gì để đối đầu? Cái tình trạng sứ quân ấy mà tính chất băng đảng tội phạm (criminal gangs) là nổi bật đã kéo dài từ nhiều năm dưới thời thực dân Pháp cai trị. Dĩ nhiên cũng phải nhìn nhận trong số đó Cao Đài, Hoà Hảo có gốc rễ văn hoá, tôn giáo và chính trị mà không dễ gì dùng những biện pháp quân sự để xử lý được. Người Pháp đã nhiều phen mua chuộc, nhiều lúc tìm cách truy diệt cũng không xong ! Liệu ông Diệm có thể làm được điều gì hơn người Pháp? Bên cạnh đó, giám mục Lê Hữu Từ cũng ủng hộ quan điểm có nhiều giáo phái với quân đội riêng - một hình thức gián tiếp yêu cầu chính phủ nhìn nhận đám tự vệ Phát Diệm như một thứ quy chế tự trị - Điều mà khó có thể được chính quyền Ngô Đình Diệm chấp thuận. Ông Diệm đã có chủ trương tìm cách thống nhất quân đội và tìm phương cách để thương lượng, vô hiệu hoá họ (neutraliser) trong đó có việc mua chuộc bằng tiền bạc. Cái người đáng lý có trách nhiệm hỗ trợ ông Diệm thì lại là người tỏ ra thất vọng nhất về ông Diệm. Ông đặc sứ Collins của tổng thống Eisenhower cho rằng ông Diệm không có khả năng ngăn ngừa một sự sụp đổ miền Nam vào tay cộng sản. Mặc dù nhìn nhận rằng con người ông Diệm có tinh thần bất khuất, liêm khiết và là một người quốc gia tận tuỵ, hết lòng. Nhưng ý định của ông Diệm muốn tiêu diệt Bình Xuyên bằng quân sự sẽ tạo ra một cuộc nội chiến không tránh được cho Việt Nam! Cho dù thua, Bình Xuyên sẽ rút vào bưng biền và tiếp tục chiến tranh phá hoại.(destruction in guerrilla-type). Nhận xét trên của Collins cũng được sự đồng tình của tướng Pháp Ély. Có hai bức công điện của Bảo Đại gửi về liên tiếp, ngày 28-4 và 30-4-1955, triệu hồi thủ tướng Diệm qua Pháp để “tham khảo ý kiến” tạo thêm áp lực và khó khăn cho ông Diệm. Đọc lại bức công điện của Bảo Đại gửi ông Diệm để thấy rằng ông Diệm đang ở thế chân tường: Ông được tôi chọn để điều khiển một chính phủ đoàn kết dân tộc. Mặc dầu đã có chỉ thị của tôi, ông đã góp phần gây phương hại đến quan hệ thân hữu với nước Pháp và đẩy nhân dân vào tình trạng nội chiến. Tham vọng của ông đã làm đổ máu nhân dân vô tội. Lẽ ra phải hành động như một nhà chính khách, ông đã đem lại tai hoạ cho đất nước. Vậy ông phải rời ngay Sài Gòn trong chuyến bay sắp tới, sang bá cáo với tôi về tình hình hiện tại ". (Trịnh Đình Khải, la Décolonisation du Viet nam, un avocat témoigne, 1994. Trích lại trong Daniel Grand Clément, Bảo Đại hay là những ngày cuối cùng của Vương Quốc An nam, chương 29.) Để quyết định đi hay ở, theo lời ông Nhị Lang trong Phong trào kháng chiến Trịnh Minh Thế kể lại: Đúng 10 giờ sáng ngày ghi trên, thủ tướng Diệm tiến vào phòng họp với vẻ mặt ưu tư, tuyên bố vắn tắt lý do, xong kiếu từ ngay, để quý ngài được tự do thảo luận. Hội nghị bầu Nguyễn Bảo Toàn vào ghế chủ toạ, Phạm Việt Tuyền vào ghế Tổng thư ký. Như đã bàn với nhau trước, Nhị Lang, Nguyễn Bảo Toàn đề nghị truất phế Bảo Đại, khỏi bàn đến chuyện gì khác. Sau phiên họp kéo dài 7 tiếng, chủ tịch Nguyễn Bảo Toàn mời thủ tướng Diệm xuống phòng họp nghe kết quả. Cũng theo lời Nhị Lang: Khi thủ tướng nghe xong, tôi thấy mặt ông tái hẳn đi. Tôi chắc ông không ngờ Hội nghị này lại quay sang một chiều hướng khác và lôi kéo ông đi một bước quá xa như vậy.. Thủ tướng Diệm lộ vẻ đăm chiêu và nói bằng một giọng trầm mặc: " Xin quý ngài cho tôi được có thời giờ suy nghĩ kỹ về vấn đề trọng đại này". (Phong trào kháng chiến Trịnh Minh Thế, Nhị Lang, trang 310.) Lansdale là người có công cứu vớt tình trạng vô vọng của chính quyền Ngô Đình Diệm lúc bấy giờ. Ông cho hay do mua chuộc và thương lượng đã có khoảng 40.000 người của các giáo phái đã tình nguyện gia nhập quân đội quốc gia. Trong đó đại tá Huệ có 3500 người, thiếu tá Nguyễn Đày, 1500 người. Chính quyền quốc gia ước lượng phải chi ra 5 triệu đồng/mỗi tháng để trả lương cho các binh lính này, chưa kể tiền chi cho các lãnh đạo chỉ huy. Về phía giáo phái, họ cũng đã lợi dụng tình thế thúc ép chính phủ về tiền bạc trả giá cho việc gia nhập quân đội quốc gia. Một điều cần nói thêm là chính phủ ông Diệm còn phải chi trả 5 triệu đồng mỗi tháng cho Bảo Đại. Một năm ngân quỹ quốc gia tốn 60 triệu đồng so với đồng lương của một người lính là 1500 đồng/tháng. (Memo from the special Assistant at the Embassy in Viet Nam (Emmet J. McCarthy) to the Special Rep in Viet Nam (Genral Collins), Saigon, 2-12-55, Top Secret. AWL. Trích lại trong Trinh Minh The va Ngô Đình Diệm. Sergei Blagov.) Trước đó, để “vô hiệu hoá” tướng Hinh, Lansdale đã mua chuộc được hai phụ tá đắc lực của tướng Hinh là Phạm Xuân Giai và Lan trong một chuyến công du chính thức đi Phi Luật Tân. Mất những phụ tá đắc lực ấy, Hinh đành bó tay trước ông Diệm. Ngay cả tướng Trịnh Minh Thế, không phải ông có thái độ dứt khoát ngả về phía chính quyền ông Diệm. Có do dự và tính toán. Trong cuộc đời binh nghiệp của ông đã có lúc bắt tay với Nhật trong cuộc đảo chánh Pháp ngày 9 tháng 3, 1945. Đã có lúc bắt tay với Pháp rồi chống Pháp. Có lúc đi với Việt Minh rồi chống Việt Minh. Từ 1945-1954 có 40 ngàn chức sắc và dân chúng Cao Đài bị Việt Minh sát hại. Đó một cuộc thanh trừng tôn giáo (religious cleansing) mà người theo đạo Cao Đài không bao giờ quên được. Đã có lúc ông Trịnh Minh Thế hợp tác với Bình Xuyên, Ba Cụt. Đi tìm những thế liên minh, lúc theo, lúc chống, là điều hiểu được trong bối cảnh chính trị lúc bấy giờ! Chính tướng Trịnh Minh Thế đã có lúc ly khai với Cao Đài và lập đảng Hắc y và quân đội liên minh cho riêng mình. Lansdale đã đặt một biệt danh cho tướng Trịnh Minh Thế là Robin Hood Việt Nam vì có lúc ông đi theo Lê Thanh Tắc hay Sáu Tắc mà người Pháp coi họ như những tên cướp. Thiếu Tướng Nguyễn Giác Ngộ (nguyên Tư Lệnh Bộ Đội Nguyễn Trung Trực của Phật Giáo Hòa Hảo). Nguồn: LIFE -------------------------------------------------------------------------------- Theo Bernard Fall, trong The two Viet-Nams, trang 245-246, toà đại sứ Hoa Kỳ có quỹ tài trợ bí mật ước tinh vào khoảng 2 triệu đô la dùng để thuyết phục tướng Trịnh Minh Thế gia nhập chính quyền quốc gia. Nguyễn Thành Phương (Cao Đài), tốn 3 triệu đô la, tướng Trần Văn Soái, 3 triệu đô la. Chưa kể những số tiền hàng tháng đài thọ cho 3000 lính của Liên Minh và 3000 lính của Hoà Hảo. Những số tiền thù lao lớn lao lấy ở đâu ra để mua một sự hoà giải nếu không có quỹ của CIA tài trợ. Linh mục Cao Văn Luận, trong chương Bên giòng lịch sử 1940, đã diễn tả khá trung thực thời kỳ dưới quyền kiểm soát của lực lượng công an Bình Xuyên như sau: Vào khoảng tháng 10, năm 1955, Bà Ngô Đình Nhu đã tổ chức một buổi mít tinh nhằm ủng hộ ông Diệm và đả đảo người Pháp. Đoàn biểu tình đã bị công an Bình Xuyên chặn ngay tại Bùng Bình chợ Bến Thành bắn giết và làm bị thương hằng chục người. Trước cảnh hỗn loạn trong thành phố và sự lộng hành quá quắt của Bình Xuyên mà hầu như ông Diệm phải bó tay.Thủ tướng Diệm chán nản và có ý định bỏ nước ra đi. Cũng theo lời linh mục Cao Văn Luận, ông vội vào dinh Norodom khoảng 6 giờ chiều có sự có mặt của giám mục Ngô Đình Thục, ông Ngô Đình Nhu và quý ông Trần Chánh Thành, Trần Trung Dung. Nét mặt ông Diệm thật như một người hết sinh lực, mất chí phấn đấu". Thiện chí của chính phủ hầu như không được đếm xỉa tới. Josepn Alsop, nhà bình luận thời sự nổi tiếng của tờ New york Herald Tribune viết một loạt bài trong đó gọi ông Diệm là “virtually impotent” đối với các giáo phái. Phần lớn các nhà báo cho rằng khó tránh khỏi một cuộc nội chiến và báo hiệu sự chiến thắng của cộng sản. Graham Greene, tác giả cuốn tiểu thuyết The quiet American (lấy từ nhân vật huyền thoại Edward Lansdale), tiên đoán miền Nam Việt Nam sẽ rơi vào bức màn sắt. 29 tháng 3, 1955 dư luận cho thấy khó tránh khỏi một cuộc đối đầu giữa thủ tướng Diệm và quân đội Bình Xuyên. Quân đội Quốc gia ở trong tình trạng báo động thường trực chờ đợi một cuộc tấn công của phía Bình Xuyên. Thủ tướng Diệm Nguồn: LIFE -------------------------------------------------------------------------------- Thủ tướng Diệm thường có thói quen thức khuya, đi bộ trong dinh Norodom một mình. Vào nửa đêm, một cuộc pháo kích mở màn cho điều mà mọi người đều chờ đợi đã xảy ra. Quân đội quốc gia chỉ có 4 tiểu đoàn, khoảng 1600 người, trong khi quân phiến loạn Bình Xuyên được cho biết là khoảng 6000 người. Binh đội Pháp thì tìm cách ngăn cản 2500 binh lính của tướng Trịnh Minh Thế tiến về Sài Gòn. Cuộc đụng độ đã xảy ra và có khoảng 500 người vừa quân lính Bình Xuyên và người dân Saigon bị thiệt mạng và 2000 người bị thương trong cuộc tấn công này. Thủ tướng Diệm bị dồn vào chân tường và không còn có gì để mất, ra lệnh cho quân đội tức khắc phản công. Cuộc phản kích của thủ tướng Diệm thành công làm ngạc nhiên nhiều người, nhất là đối với người Mỹ và Pháp. Tiếp tục chiến thắng đẩy lui quân Bình Xuyên về phía bên kia cầu chữ Y và cuối cùng họ phải đào thoát về phía Rừng sát. Bảy Viễn cùng với một vài bộ hạ chạy sang Pháp. (Còn tiếp)
|
|
|
Post by NhiHa on Feb 23, 2011 6:22:07 GMT 9
TT Ngô Đình Diệm (Kết) Nguyễn Văn Luc Cuộc trưng cầu dân ý và việc truất phế Bảo Đại tháng 10-1955 Khi dẹp xong Bình Xuyên thì thế cờ đã lật ngược. Phó vương Bảy Viễn đã về cái chỗ mà ông phải về: Paris nơi trú ẩn của nhiều thứ thành phần trong đó có những người như Bảy Viễn, Nguyễn Văn Hinh và Bảo Đại. Ngoại trưởng Dulles vội vã hoãn tất cả những chỉ thị thay thế thủ tướng Diệm và toà đại sứ đã đốt cái điện tín mới nhận được. Và như cách nói của ngoại trưởng Dulles, nay thì cùng chung một xuồng với Diệm.”On plonge” avec Diem. Nhưng cũng kể từ ngày này, Dulles nói thêm rằng, giữa Pháp và Hoa Kỳ không còn nằm trong tinh thần thoả hiệp chung đã được ký kết tháng 9 năm 1954 và trong tương lai Hoa Kỳ sẽ hành động độc lập với Pháp về vấn đề Việt nam. Ông Diệm nay đã tạm “rảnh tay” với Bình Xuyên để nghĩ đến chuyện “hợp thức hoá” chế độ và mời người Pháp ra đi. Việc Bảo Đại đứng đằng sau tướng Hinh và phó vương Bảy Viễn, thân Tây cho thấy thế chính trị của Bảo Đại không vững nữa. Trong những tình thế cực đoan không còn lựa chọn thì sẽ đưa đến những giải pháp cực đoan: Hoặc ông Bảo Đại, hoặc ông Diệm phảI ra đi! Khi nhận về làm thủ tướng, Ông Diệm không về tay không, ông yêu cầu được trao toàn quyền hành động. Và như thế, một cách nào đó gián tiếp phủ nhận tước vị Quốc Trưởng của Bảo Đại. Bảo Đại tự truất phế khi trao toàn quyền cho ông Ngô Đình Diệm như nhận xét của Bernard Fall trong The two Viet Nam, 244: Yet, Diem did not step into the fight unarmed. He demanded from Bao Dai something the latter had thus far always been wise enough to refuse to his Premiers: full and complete civilian and military powers. After three days of hesitation, Bao Dai yielded. Diem received abolute dictatorial powers on june 19. Fully realizing that he was throwing his throne away. Ông Bảo Đại đã trao trọn quyền về hành chánh và quân sự cho thủ tướng Ngô Đình Diệm khi về nước mà theo ông Đoàn Thêm: ông cho tay này mà tay kia còn muốn giữ lại. Vả lại, việc quyết định trưng cầu dân ý chẳng phải do ý của ông Diệm - một người còn giữ chút chí khí một nhà nho. Theo Vĩnh Phúc, trong Huyền thoại & sự thật về chế độ Ngô Đình Diệm viết: Sau khi ông Nhu đưa ra quyết định làm cuộc truất phế, tối hôm đó, ông Hoàng Bá Vinh triệu tập một phiên họp của nhóm thân hữu Ngô Đình Diệm, gồm những người như Đỗ La Lam[vừa mới qua đời, thọ 90 tuổi], Cao Xuân Vỹ, Trần Kim Tuyến, Nhị Lang và một vài người nữa. Thế là một bản tuyên ngôn ra đời, đòi truất phế “hôn quân", uỷ nhiệm cho ông Ngô Đình Diệm lập chính phủ mới, dẹp phiến loạn, thu hồi chủ quyền, triệu tập quốc hội”. (Trang 75-77) Tiếp theo là việc tuyên truyền xách động bằng loá phóng thanh chạy khắp các đường phố hô hào dân chúng truất phế Bảo Đại. Cũng theo Vĩnh Phúc, đoàn kịch Kim Chung mới từ Bắc di cư vào Nam, ông Trần Viết Long, chủ bầu đã cho diễn một vở liên quan đến Bảo Đại với đầy đủ các tính xấu của một ông vua bù nhìn. Các khung ảnh của Bảo Đại treo trong các công sở cũng được gỡ xuống. Trong Việt Nam nhân chứng, trang 133, Trần Văn Đôn viết ông Nhu kể lại là ông Diệm có viết một thư cho ông Bảo Đại và mời ông về nước lãnh đạo nhưng Bảo Đại không chịu. Trong Le Dragon d'Annam, trang 342, Bảo Đại đã viết: Mais je ne crois pas à une nouvelle aventure dans l'état actuel du pay. Après l'échec de l'expérience francaise, une expérience américiaine telle qu'elel parait engagéee ne pourrait aboutir qu'à un nouvel échec encore plus pénible, plus cruel pour le peuple Vietnamien". Tạm dịch: Tôi không tin tưởng vào một cuộc phiêu lưu mới trong tình trạng hiện nay của xứ sở. Sau kinh nghiệm thất bại của người Pháp, một kinh nghiệm của Hoa Kỳ như hiện nay chỉ đưa đến một thất bại mới khốn khổ và tàn bạo hơn cho người Việt Nam. Và không một ai đặt ra một câu hỏi giả định sau đây: Giả dụ ông Diệm tuân theo lệnh triệu hồi của Bảo Đại sang Cannes thì ai sẽ là người có thể thay thế thủ tướng Ngô Đình Diệm và tình hình chính trị Việt Nam sẽ như thế nào? Trong bài phỏng vấn của tác giả Minh Võ, phỏng vấn ông Cao Xuân Vỹ, đăng trên DCVOnline.net, ngày 25-09-2007, ông Cao Xuân Vỹ cũng nhắc lại như sau: Nhưng chính nhóm liên khu tư chúng tôi chúng tôi đã thuyết phục ông, gần như làm áp lực với ông, để ông bỏ ý định sang Cannes (…) Rồi nhiều đoàn thể họp nhau lại đặt ông Diệm trước sự việc đã rồi là tự ý hạ bệ ông Bảo Đại. Cuộc trưng câu dân ý của chính phủ Ngô Đình Diệm tổ chức sau đó chỉ là để hợp pháp hoá hành động của chúng tôi. Landsdale to Diem: "While I'm away I don't want to suddenly read that you have won by 99.99%." Nguồn: Wikipadia -------------------------------------------------------------------------------- Thế rồi cuộc “diễn tập dân chủ” lần đầu tiên ở Việt Nam đã diễn ra một cách vụng về đã thành công tốt đẹp như lòng mong muốn của một số người ủng hộ ông Diệm. Để đạt được kết quả trọn vẹn thăm dò trưng cầu dân ý, “phù thuỷ” Lansdale - người đã được Neil Sheeham gọi là con người đã có thể thay đổi dòng lịch sử và người có công xây dựng lên đệ nhất cộng hoà miền Nam - đã đề nghị màu của hai lá phiếu: Màu xanh tiêu biểu cho điều xấu dành cho lá phiếu của Bảo Đại. Màu đỏ tượng trưng cho điều tốt đẹp được dành cho lá phiếu của ông Diệm. Nhưng vì màu đỏ có thể nhầm với mầu đỏ của cộng sản nên sau đã đổi lá phiếu của ông Diệm ra màu đen. (Trích lại phần phỏng vấn Lansdale của Karnow trong phần the 1955 Sout Vietnam referendum.) Những ý kiến của Lansdale về màu của các lá phiếu trên thực tế không được áp dụng và trí nhớ của Lansdale có thể lầm lẫn chăng? Sự thật chỉ có một màu đen cho cả hai lá phiếu. [DCVOnline: Theo Wikipedia và tác giả Đào Văn Bình, Lời giới thiệu Cuộc Trưng Cầu Dân Ý Truất Phế Vua Bảo Đại Năm 1955, thì Lansdale nhớ không sai. Đào Văn Bình viết: … “Ve vẻ vè ve, nghe vè Bảo Đại, là quân ăn hại…” (Điều này tôi đã ghi lại trong cuốn hồi ký tù, hồi ký lịch sử Những Sự Thực Không Thể Chối Bỏ xuất bản năm 1987). Sau cuộc xuống đường chửi bới Quốc Trưởng Bảo Đại, chiều hôm đó chúng tôi được các thầy/cô phát cho mỗi đứa 5 đồng gọi là tiền “Cụ” thưởng cho học sinh. Số tiền 5 đồng lúc đó quá lớn và quá sướng để tha hồ ăn thịt bò khô, đậu đỏ bánh lọc và coi Ciné ở Rạp Moderne cũng nằm sát Chợ Tân Định. Cùng với những chiến dịch như vậy, đài phát thanh ra rả truyền đi những lời hướng dẫn đồng bào đi bỏ phiếu “Xanh bỏ vào giỏ, Đỏ bỏ vào thùng” tức lá phiếu màu xanh in hình Ô. Bảo Đại thì bỏ vào giỏ rác, lá phiếu màu đỏ in hình Ô. Diệm thì bỏ vào thùng phiếu. Đầu óc thơ dại của trẻ nhỏ dễ bị tiêm nhiễm. Tôi bắt đầu có thiện cảm với “Cụ Ngô” và căm ghét “Bảo Đại bán nước” mà không cần tìm hiểu và cũng không biết tìm hiểu lịch sử xem thực hư thế nào.] Ngay cả ngày tổ chức cuộc trưng cầu dân ý Lansdale cũng nhớ sai. Đúng ra là ngày 23 tháng 10, 1955 thay vì là tháng 6 như Lansdale ghi nhận. (Quốc trưởng Bảo Đại bãi nhiệm Thủ tướng Ngô Đình Diệm ngày 18/10/1955 – DCVOnline). Nội dung hai câu hỏi trong lá phiếu rõ ràng có dụng ý và tỏ ra bất lợi cho ông Bảo Đại như sau: 1- Tôi truất phế Bảo Đại và chọn ông Ngô Đình Diệm như tổng thống để thành lập chế độ cộng hoà. 2- Tôi không truất phế Bảo Đại và không công nhận Ngô Đình Diệm như tổng thống để thành lập thể chế cộng hoà. Ông Bảo Đại đã nhận xét một cách mỉa mai: “ La présentation est habile, le choix de l'électeur est clairement orienté.” Sự trình bày thật khéo léo, và sự chọn lựa của cử tri đã được hướng dẫn. Trích dẫn như trên, trang 343. Hội đồng Cách Mạng quăng hình Bảo Đại trước Toà Đô Chính (4/1955) Nguồn: LIFE -------------------------------------------------------------------------------- Kết quả cuộc trưng cầu dân ý là hơn 98% dành cho ông Diệm. (DCVOnline: Sài Gòn có khoảng 450.000 tên trên danh sách cử tri, TT Diệm được 600.000 phiếu. Nguồn: Karnow, Vietnam, Vietnam A History, p. 239 & Tucker, Spencer C. (2000). Encyclopedia of the Vietnam War. ABC-CLIO. p. 366.) Sau này, nhiều người chống đối Đệ nhất Cộng hoà miền Nam đã coi đây là cuộc trưng cầu dân ý gian lận và không dân chủ. Về lý thuyết thì lời phê phán trên không sai. Nhưng về thực tế thì người dân “chưa đủ trình độ” để thực thi quyền dân chủ của mình. Phần đông, dân chúng ít học không biết ông Diệm là ai, cũng chẳng biết Bảo Đại là người thế nào. Ngay như một ông nhà báo, ông Công Tử Hà Đông, hồi đó là phóng viên cho báo Saigòn mới của bà Bút Trà cũng viết rằng, ông không biết ông Diệm là ai cho đến lúc ông Diệm về nước. Nói một cách công bằng, cứ để dân chúng đi bầu một cách tự do thoải mái, theo nhận xét của Lansdale, ông Diệm cũng sẽ thu được khoảng 90% số phiếu ủng hộ! Cũng theo Lansdale khi trả lời câu phỏng vấn của Karnow: - Karnow: So you're. are you satisfied that it was an honest election? -Lansdale: I think it was honest enough in its overall decision by the people. I Thinhk it reflected the popular will. Tổng thống Nixon cũng đồng quan điểm với Lansdale khi cho rằng, cử bỏ phiếu một cách công bình, ông Diệm cũng thắng cuộc trưng cầu dân ý ít lắm la 65%. But even against a strong opponent, Diem undoubtedly would have won a properly conducted election- probably with no less than 65 percent of the vote-because his popularity had reached a high level by that time. (No More Viet Nam, R. Nixon, trang 40.) Nhưng theo tôi, đây chỉ là một cuộc trưng cầu dân ý, tức hỏi ý dân. Không hẳn là một cuộc đi bầu. Nó không mang ý nghĩa của một “trắc nghiệm dân chủ” bằng lá phiếu. Lá phiếu chỉ là thể hiện ý dân. Cho nên nó là một lá phiếu tín nhiệm (vote de confiance) có tính cách thăm dò, hỏi ý hơn là phiếu bầu tranh nhau từng lá phiếu cử tri. Dù sao đây cũng là bước đầu thực tập bài học dân chủ ở Việt Nam lần đầu tiên . Mộ cựu hoàng Bảo Đại (Pháp) và cự TT Diệm (Việt Nam)
|
|
|
Post by Can Tho on Mar 4, 2011 8:04:57 GMT 9
Bradley S. O'Leary & Edward Lee Vụ Ám Sát Ngô Đình Diệm Và J.F.Kennedy Đây là cuốn sách tiêu biểu của những ngụy tạo, suy diễn , nhào nặn của sự kiện thật , nhân vật thật với ý muốn bóp méo lịch sử theo ý mình . Tác giả đã cho thấy một "thiên tài " về óc tưởng tượng của mình . Hãy đọc nó như đọc một tiểu thuyết lịch sử , để thất óc tưởng tượng phong phú của con người và cách nhào trộn thực hư hầu phục vụ ý hướng bệnh hoạn của mình . Trong tương lai có thể chúng ta sẽ được đọc những cuốn sách tiếp của tác giả về những ông thánh Stalin , Lê Nin , Hồ chí Minh ,... Những người có công giải phóng chính dân tộc mình về thiên đàng cộng sản " nhanh, mạnh, vững chắc ,..." và sớm nhất . Để thế giới thấy rằng những : Quần đảo Goulac, những việc cải cách ruộng đất của Hồ , bức tường Bá Linh, thanh trừng đẫm máu sau bức màn sắt ,... chỉ là những tiến trình hết sức nhân ái , yêu thương , dịu dàng của những vĩ nhân của thời đại , để phục vụ không mệt mỏi vì hạnh phúc của vô sản toàn thế giới . Phạm Viêm Phương, Mai Sơn dịch LỜI TÁC GIẢ Bạn có biết rằng John F. Kennedy (JFK) đã chuẩn bị việc lật đổ chính phủ công giáo ở Nam Việt Nam? Nếu bạn có kiến thức trực tiếp về các nguồn cội của chiến tranh Việt Nam, có lẽ bạn không tin vào tuyên bố trên, và có lẽ bạn không tin vào nó cho dù bạn hầu như chẳng biết gì về cuộc chiến tranh này. Quốc gia Việt Nam, sau cùng, là đồng minh của chúng ta. Vì lý do gì mà Kennedy lại phải ủng hộ việc lật đổ một lãnh tụ đồng minh? Chúng ta đang nói về một người có tên là Ngô Đình Diệm. Ông ta đã là tổng thống của Nam Việt Nam được chín năm. Hầu hết các sách lịch sử đều nói với chúng ta rằng JFK ủng hộ Diệm, và đã ủng hộ suốt nhiều năm. Chính vì Diệm và JFK cam kết sử dụng quân đội Mỹ, quân cụ Mỹ, và hàng triệu đô la từ tiền thuế của dân Mỹ trong một nỗ lực nhằm giúp Nam Việt Nam thoát khỏi mối đe doạ của cộng sản. Diệm là đồng minh của chúng tôi, nên thật sự vô lý khi tin rằng Kennedy muốn lật đổ ông ta. Thế nhưng Diệm đã bị lật đổ và lập tức bị giết chết. Ba tuần sau cái chết của Diệm, chính Kennedy cũng bị ám sát. Bây giờ có một chủ đề mà tất cả chúng ta đều nghe nói tới: cái chết của JFK, một sự cố có lẽ là ám sát bí ẩn nhất của mọi thời đại. Hàng chục giả thiết đã phát triển quanh vụ ám sát Kennedy trong gần bốn mươi năm qua, tuy rằng chỉ có hai cuộc điều tra chính thức đã được tiến hành. Những uỷ ban điều tra này của Chính phủ Mỹ đã nói với bạn nhiều chuyện. Bạn được nghe nói rằng chỉ một tay súng đơn lẻ có tên Lee Harvey Oswald là kẻ ám sát. Bạn cũng nghe nói là chỉ có hai phát súng trúng đích vào ngày 22.11.1963 đó, và có một phát bắn hụt. Bạn đã nghe nói rằng những phát đạn bắn ra ngày hôm đó đều xuất phát từ tầng sáu của Kho sách Giáo Khoa Texas. Bạn đã nghe nói rằng JFK bị giết bởi vì ông đang chuẩn bị rút toàn bộ quân đội Mỹ ra khỏi Việt Nam Tất cả những điều mà bạn được nghe nói đó đều sai sự thật, nhưng cuốn sách này sẽ tiết lộ sự thật đích thực. Sách này sẽ giải thích rằng Robert Kennedy không muốn cho điều tra về cái chết của ông anh mình vì việc đó có thể phơi bày chuyện ông ta, JFK, và toàn bộ Nhà Trắng dưới thời Kennedy, đã vạch ra các kế hoạch hành động nhằm ám sát Fidel Castro sau vụ xâm nhập Vịnh Con Heo, nhưng chỉ vài ngày trước khi bị ám sát, tổng thống đã bí mật lập kế hoạch tiến hành việc lật đổ và sau cùng hạ sát các lãnh tụ theo đạo Thiên chúa giáo của Nam Việt Nam và trao chính quyền cho một tập đoàn tướng lĩnh theo đạo Phật. Bạn sẽ thấy rằng bộ não của JFK – một vật chứng quan trọng có giá trị pháp lý – đã bị một Đô đốc Hải quân Mỹ đánh cắp, theo lệnh của Robert Kennedy. Chúng tôi hy vọng bạn biết ra nhiều điều do đọc cuốn sách này. Những tài liệu được giải mật gần đây liên quan đến chiến tranh Việt Nam, KGB, Mafia Mỹ, Mật vụ Pháp, và tập đoàn ma tuý quốc tế đã rọi một luồng sáng mới đáng quan tâm vào những sự kiện chung quanh vụ ám sát JFK ngày 22.11.1963. Những tài liệu này đưa ra vô số những mảnh rời mới khớp với câu đố có từ gần bốn mươi năm qua đã kết thúc cuộc đời của vị tổng thống được yêu thích nhất của nước Mỹ. Sau đây là một số điều mà bạn sẽ biết được từ cuốn sách này: Đích thân trùm Mafia Carlos Maecello đã gặp Jack Ruby và Lee Harvey Oswald, và y ta, Marcello, đã nói lộ ra một cách có thể xác minh với các quan chức Liên bang rằng y đã trực tiếp dính líu vào vụ ám sát Kennedy. Mỹ và Liên Xô đều báo động quân sự khẩn cấp ngay sau cái chết của JFK, tránh cho nhân loại một cuộc huỷ diệt hạt nhân trong đường tơ kẽ tóc. JFK đã đích thân yêu cầu một sĩ quan cao cấp trong Quân đội Mỹ tiến hành ám sát Tổng thống Diệm. Nhưng quan trọng hơn tất cả nhiều điều đó, cuốn sách này sẽ cho bạn thấy một tài liệu của CIA mà nó có thể là bằng chứng gây chấn động nhất từng nảy sinh từ mớ bòng bong quanh cái chết của JFK. Tài liệu này xác định rằng một tay ám sát quốc tế đã bị chính quyền Dallas, bang Texas bắt giữ trong vòng chưa tới hai ngày sau khi Kennedy bị bắn, và thay vì tống giam người này, các cơ quan công quyền đó đã bí mật đưa tay ám sát đó ra khỏi lãnh thổ Mỹ và trả tự do cho y. Chúng tôi sẽ trình cho các bạn thâý tài liệu đó cùng nhiều thứ khác nữa, và rồi chúng tôi sẽ trình bày giả thiết của mình cùng tất cả những mối liên hệ đáng tin đã nối kết chặt chẽ những thông tin trên để kết luận rằng hợp đồng giết tổng thống Kennedy không xuất phát từ CIA hay liên minh quân sự – công nghiệp mà từ một sự hợp tác giữa Mafia Mỹ, tập đoàn bạch phiến Pháp, và chính quyền Nam Việt Nam. Tháng 7.2000 BRADLEY S.O’LEARY & EDWARD LEE
|
|
|
Post by Can Tho on Mar 4, 2011 8:05:43 GMT 9
Chương 1. MỘT CHÀNG TRAI HỐI HẢ “Đừng đòi hỏi tổ quốc làm được gì cho bạn…” - JOHN F.KENNEDY
Những năm đầu thập niên 60 là những năm đầy biến động đối với nước Mỹ. Chỉ cách bờ biển Florida chín mươi dặm, Cuba nằm trong tay một nhà cộng sản lập dị. Một cuộc chiến tranh “lạnh” mới lạ giữa Mỹ và Liên Xô đang xảy ra, Thế chiến thứ 3 có vẻ như chực bùng nổ. Kinh tế biến động, và những bất ổn chủng tộc đang sục sôi. Nước Mỹ không ổn
Vào năm 1960, một Thượng nigh sĩ trẻ trực tính của bang Massachusetts tên là John Fitzgerald Kennedy trở thành tổng thống thứ 35 của nước Mỹ. Ơû tuổi 43 ông là người trẻ tuổi nhất, người Thiên chúa giáo đầu tiên và duy nhất từ trước đến nay được bầu vào cương vị này. Kenned hứa hẹn với dân chúng Mỹ một Biên cương mới, và trong một nghĩa nào đó ông đã cho họ đúng điều đó. Ông cho nước Mỹ cái mà nó cần nhất lúc đó : hy vọng.
Vụ ám sát ông ở Dallas, ngày 22.11.1963 sẽ trở thành cái mà hầu hết mọi người đều coi là tội ác của thế kỷ, nếu không muốn nói đó là vụ ám sát gây biến động lớn nhất trong lịch sử. Nhưng cũng chính vụ ám sát đó đã gieo quá nhiều bóng tối lên cuộc đời thực của con người này. Khi một người bình thường nghĩ tới Kennedy, trong đầu họ lập tức hiện lên vụ ám sát. Nhưng chúng ta hãy để cho họ có cái quyền đó trước đã. JFK đạt được nhiều thành công trước và trong suốt 1.037 ngày làm tổng thống, nhưng đa số những thành công này đã bị che khuất bởi cái chết chấn động của ông .
Ngay cả trước khi bắt đầu sự nghiệp chính trị, Kennedy đã chứng tỏ tài năng quyết đoán và lãnh đạo của mình trong Thế chiến thứ 2. Khi chiếc tàu ngư lôi tuần thám của Kennedy bị một tàu khu trục của Nhật đánh chìm gần đảo Solomon, JFK đã dũng cảm đưa thuỷ thủ đoàn sống sót về đến bến an toàn. Do hành động anh hùng này, vị tổng thống tương lai được tặng các huy chương của Hải quân và Thuỷ quân lục chiến.
Trên phương diện chính trị, Kennedy là người chống cộng kiên định, mặc dù ông công khai chỉ trích – rất ngược lại với những ý muốn của cha ông – chủ trương “Tìm và Diệt bọn Đỏ” của Thượng nigh sĩ bang Wisconsin Joseph McCarthy, người đã trở nên nổi danh với những chiến dịch khai trừ đầu những năm 50. JFK là tác giả có sách bán chạy nhất; cuốn sách triển khai luận văn đại học của ông, Why England Slept (“Tại sao nước Anh ngủ”), xuất bản năm 1940, đưa ra tài liệu cho thấy Vương quốc Anh không có khả năng thích hợp trong việc chuẩn bị tham gia Thế chiến 2. Cuốn sách bán rất chạy và đưa chàng trai John Kenendy vào danh sách best-seller. Một thành công không nhỏ cho một cậu thanh niên hăm ba tuổi.
Cuốn sách tiếp theo của JFK, Profile in Courage (“Những chân dung của lòng dũng cảm”), thậm chí còn thành công hơn vào năm 1957 khi nó được trao giải thưởng cao quý Pulizer. Cuốn sách miêu tả các lãnh tụ chính trị đương thời, và phần lớn cuốn sách được JFK viết trong thời gian tập luyện hồi phục sau lần mổ lưng nguy kịch.
Kennedy đắc cử vào Hạ nigh viện Mỹ ba nhiệm kỳ liên tiếp (1947-53), và rồi tiếp tục giành được ghế thượng viện ở Massachussetts, hoàn toàn đánh bại ứng cử viên Đảng Cộng hoà Henry Cabot Lodge, một người chống đạo Công giáo và rất cứng rắn. JFK có vẻ là một mẫu người chinh phục mới , quật ngã tất cả các đối thủ ngay tại chỗ bằng tài nói chuyện hùng biện sắc gọn, và sự thành thạo các vấn đề được cử tri quan tâm nhất. Một nhà báo thậm chí đã mô tả ông là “Một chàng trai hối hả”(1) [(Encyclopedia Britannica, Kennedy, John F(itzgerald)] một cách nói không thể nào thích hợp hơn : Jack Kennedy dấn thân vào sự nghiệp chính trị như một người chạy nước rút vượt qua mọi chướng ngại, không bao giờ giảm tốc độ để quay nhìn lại. Tiếng tăm càng ngày càng lên cao, và năm 1958, ông đắc cử Thượng nghị sĩ nhiệm kỳ thứ hai tại Massachussets với số phiếu chênh lệch lớn nhất so với bất kỳ cuộc chạy đua nào vào Thượng viện năm đó.
Quả thật Kennedy chưa bao giờ thất cử.
Trong vai trò tổng thống, ông luôn đối đầu với những vấn đề gai góc, ông tán thành việc cải cách quyết liệt các quyền dân sự, ủng hộ Mỹ chạy đua vào không gian, gây sức ép buộc Pháp trao trả độc lập cho Algeria. Ông tuyên chiến với những kẻ thù chung của con người: “…độc tài, đói nghèo, bệnh tật, và bản thân chiến tranh”(2) [(sđd)] và không một người Mỹ nào quên được bài diễn văn “Đừng đòi hỏi” lừng danh của ông.
Những công trạng nào nữa? Đa số những độc giả am hiểu đều biết rằng JFK là người lập ra Đội Hoà Bình, nhưng mấy ai biết ông cũng chính là người lập ra Liên Minh Vì Sự Tiến Bộ, một tổ chức lôi cuốn công chúng giành sự giúp đỡ và khích lệ cho Châu Mỹ La Tinh? Bạn có biết Kennedy cũng đã ký hiệp ước đầu tiên cấm thử vũ khí hạt nhân? Và bạn có biết, dù là người của Đảng Dân Chủ phóng khoáng, Kennedy vẫn coi một trong những việc mạo hiểm lớn nhất của mình là chương trình cắt giảm thuế một cách sâu rộng? Thậm chí người ta còn cho rằng chiến dịch cắt giảm thuế trên quy mô rộng lớn của Kennedy, dẫn đến sự tăng trưởng kinh tế kỳ lạ, cuối cùng đã tỏ ra là một kiểu mẫu cho trước những luận thuyết cắt-giảm-thuế bảo thủ của những năm đầu thập niên 80 vốn đã giảm hẳn lạm phát và thất nghiệp, và trên thực tế, nó đã tạo thêm nguồn thu cho chính phủ bằng cách tăng thêm nhiều việc làm. (Rất tiếc, mặc dù cố vận động cho biện pháp này tại Quốc hội, Kennedy đã chết trước khi nó trở thành luật, và hầu hết những công trạng lịch sử của bước đi táo bạo này – cũng như cải cách về các quyền dân sự của Kennedy – sẽ rơi vào tay người thừa nhiệm không thích hợp của ông, Lydon Baines Johnson).
JFK thực sự là “một chàng trai luôn hối hả.” Nhưng điều duy nhất mà ông thực sự hối hả hướng đến lại là cái chết của ông ta, vì với tư cách tổng thống, ông sẽ phải thừa kế một gánh nặng gay go hơn bất cứ điều gì khác.
|
|
|
Post by Can Tho on Mar 4, 2011 8:06:58 GMT 9
Chương 2. NGUỒN GỐC CỦA HỖN LOẠN “Tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng. Tạo hoá ban cho họ một số quyền bất khả nhượng” - HỒ CHÍ MINH, 1945
Thực sự là có nhiều cuộc chiến tranh Việt Nam, và nếu từng có một nền văn minh nào đã sớm nếm trải xung đột bạo lực, thì đó là văn minh Việt Nam. Chiến tranh là một phần của cuộc sống cứ như việc sinh ra và chết đi vậy. Xuất xứ của người Việt có lẽ là ở gần Đồng bằng Sông Hồng, ngày nay gọi là miền bắc của quốc gia này, cách đây khoảng ba ngàn năm. Sự cố kết của nền văn hoá nguyên thuỷ của họ, theo nhiều nhà nhân chủng học, có thể nhận dạng được qua nghệ thuật sơ khai, tục xâm mình, và thói quen ăn trầu (một chất kích thích như cà phê), đến nay vẫn còn và để lại những vết ố trên răng. Tự điển Encyclopedia Britanica nêu rõ:
“Mặc dù văn minh Trung Quốc về sau trở thành một ảnh hưởng chính, nhưng việc người Trung Quốc đã không đồng hoá được người Việt Nam đã cho thấy những yếu tố mạnh mẽ của văn hoá bản địa xác thực đã xuất hiện ở thung lũng Sông Hồng từ rất lâu trước khi Trung Quốc thiết lập nền đô hộ một ngàn năm của họ ở Việt Nam”.
Thật vậy, chính Trung Quốc đã tiến hành những cuộc chiến tranh đầu tiên xâm lăng Việt Nam; Trung Quốc rất quan tâm đến đất đai màu mỡ của đồng bằng Sông Hồng và việc sử dụng nó như một thương cảng. Lúc ấy người Trung Quốc đã dại dột tìm cách nô lệ hoá người Việt Nam vì những mụch đích riêng của họ đồng thời tìm cách thay thế văn hoá và tín ngưỡng Việt Nam bằng văn hoá và tín ngưỡng riêng của họ. Nỗ lực này không thành, và vào năm 40 sau công nguyên, hai chị em người Việt – Trưng Trắc và Trưng Nhị – đã khởi binh đánh tan các đạo quân Trung Quốc chiếm đóng và giành độc lập trọn vẹn cho Việt Nam trong ba năm. Đó không phải là một thành tích tồi đối với một nền văn hoá nhỏ bé đương đầu với con rồng vĩ đại Trung Quốc.
Cuộc nổi dậy đầu tiên chống lại nền chuyên chế của một nước lớn đó chỉ là khởi đầu cho nhiều cuộc nổi dậy khác. Qua nhiều thế kỷ. Trên thực tế, sau này nhân dân Việt Nam sẽ bị Trung Quốc đô hộ…nhưng họ không bao giờ ngừng tranh đấu giữ gìn bản sắc riêng của mình, cũng không bao giờ chịu thống trị hoàn toàn trước nền thống trị của Trung Quốc. Sự yêu chuộng tinh thần Việt Nam đích thực đã bắt đầu như thế. Dù bị đàn áp nặng nề tới đâu, họ không bao giờ thôi chiến đấu chống lại những kẻ áp bức, họ không bao giờ đầu hàng. Gia đình và văn hoá của họ là những ưu tiên hàng đầu, và ngay cả khi bị người Trung Quốc cai trị hà khắc, họ vẫn trui rèn kỹ năng đề kháng của mình. Chính những kỹ năng này sẽ được mài sắc thêm mãi cho đến khi họ giành được độc lập hoàn toàn hai ngàn năm sau đó.
Họ không bao giờ đầu hàng.
Vào cuối những năm 1850, một thế lực đàn áp mới xuất hiện. Nước Pháp, với vũ khí tối tân và chiến lược quân sự tốt hơn, đã tuyên bố quyền cai trị của mình trên quốc gia này, họ dùng tới danh Chúa Trời để tìm kiếm thương trường cực kỳ cần thiết ở nước ngoài. Nước Pháp đã mất mười sáu năm để áp đặt thành công quyền lực đế quốc lên những vùng đất mà họ gọi là thuộc địa Đông Dương, ngày nay là Việt Nam, Campuchia và Lào. Tuy nhiên, Việt Nam là nơi người Pháp cai trị cứng rắn nhất, và họ đã cố tình chia cắt quốc gia này thành những vùng thuộc địa tách rời nhằm làm tiêu tan tính bản sắc văn hoá của dân chúng. Những toàn quyền người Pháp tàn bạo đến đây để Aâu hoá nền văn hoá “man rợ” và khai thác những tài nguyên của vùng đất này – tất cả vì “Nước Pháp Toàn Cầu”. Nơi đây là món nợ của người da trắng : nạn cưỡng dâm, cướp bóc, nô dịch, làm việc tới chết để tìm cao su và ngà voi. Bất cứ nơi nào có sự phản kháng, quân Pháp liền được phái tới để “bình định”, để lại những mặt đường đẫm máu. Người dân địa phương nào không chết vì súng đạn sẽ bị đối xử như những kẻ phản bội và bị xử trảm nơi công cộng. Không có gì là thành kiến khi nói rằng người Pháp rất đáng chê trách trong việc đối xử với người “Đông Dương”. Người Pháp đã tự cho thấy họ là những kẻ tra tấn ghê tởm đối với một dân tộc chỉ muốn sống và được tự do như những dân tộc khác, nhưng rồi dân tộc đó chỉ được nhồi nhét giáo lý Công giáo và chết đói vì không đạt được những chỉ tiêu xuất khẩu qua Pháp. Từ những năm 1860 đến những năm 1940, hàng ngàn người chết trong khi làm đường bộ, đường xe lửa, xưởng tàu, và kênh đào. Hàng ngàn người khác chết trong các hầm mỏ, những cánh đồng và kênh mương thuỷ lợi. Những người Việt Nam chết vì đói khát hay kiệt sức trên những đồn điền cao su thường được chôn gần các gốc cao su – một thứ phân bón không tốn tiền – và khi những người nông dân van xin giảm thuế trong lúc đói kém, người Pháp đã từ chối. Đau ốm trong các nhà máy xi măng và xưởng dệt, người công nhân thường bị bỏ mặc cho chết không thuốc men chữa trị, người ta sẽ thay họ bằng người làm công mới, và đó được coi là hiệu quả cao.
Những người Pháp bóc lột không ngừng quất ngọn roi của chủ nghĩa thực dân một cách tàn nhẫn lên lưng người dân Việt Nam… cho đến khi một kẻ mạnh hơn chen chân vào.
Quân đội Nhật.
Tháng 9. 1940, sau khi Pháp đầu hàng Phát xít Đức, vị toàn quyền Pháp ở Việt Nam cho phép Nhật đưa 30.000 quân vào tiếp quản các sân bay để sử dụng vào mục đích quân sự chống lại các nước Đồng minh (3) [(Encyclogpedia Britannica, Vietnam, History)]. Khi người nông dân van xin giảm thuế vì hạn hán, người Pháp đã từ chối, còn người Nhật thì nhún vai bởi vì hợp đồng cộng tác giữa họ với người Pháp không dính dáng đến bất cứ chuyện cai trị nào đối với dân bản xứ. “Hãy mang đơn kiện tới chỗ người Pháp,” họ nói vậy với nông dân. Cuối cùng thì hạn hán đã dẫn tới nạn đói làm chết gần hai triệu người Việt Nam trong lúc người Pháp và người Nhật vẫn ăn uống ngon lành. Lượng gạo dư thừa có thể cứu sống những người đang hấp hối đã được đem xuất khẩu sang Nhật, và người Pháp không phản đối. Chừng nào người Nhật còn được sung sướng, quyền cai trị của Pháp vẫn không bị sứt mẻ. Nói cách khác, bằng cách nhân nhượng người Nhật ở Việt Nam, người Pháp đã trực tiếp ủng hộ một cường quốc phe Trục có liên minh với Phát xít Đức, cũng chính là guồng máy quân sự đã diễu hành đắc thắng trên các đường phố Paris.
Nói rằng người Pháp khom mình liếm gót thì quả cũng không ngoa chút nào. Và họ sẽ tiếp tục liếm gót cho tới khi cuộc chiến tranh sắp sửa kết thúc, lúc ấy người Nhật, nhận ra tình thế khó khăn cuả mình, sẽ tống tất cả lính tráng Pháp vào tù để đề phòng một cuộc nổi dậy. Nhưng vào lúc này có nhiều người khởi nghĩa hơn – những người khởi nghĩa bản xứ – chống lại sự áp bức của cả Pháp lẫn Nhật. Việt Minh là tên gọi của một nhóm dân quân du kích được tổ chức tốt và lập tức được cả nước đứng sau lưng. Đứng đầu nhóm là người sau này trở thành vị lãnh tụ duy nhất từng giành thắng lợi trong một cuộc chiến tranh chống lại người Mỹ: Hồ Chí Minh.
Thế nhưng có một sự thật ít người biết rằng, vào cuối Thế chiến 2, Hồ Chí Minh là bạn đồng minh của nước Mỹ, hoặc ít nhất ông ta đã đi đến chỗ tin rằng như thế. Đầu tiên, Tổng thống Roosevelt tuyên bố mạnh mẽ chống lại chủ nghĩa đế quốc và sự áp bức ở Châu Á, và Hồ Chí Minh tin ông ta. Hãy nhớ rằng, Hồ Chí Minh lúc bấy giờ chưa phải là một người cộng sản thực sự, nhiệt tình của ông là tinh thần ái quốc thuần tuý, là tìm cách lật đổ hoàn toàn nền thống trị đế quốc trên đất nước, giành lại Việt Nam cho người Việt Nam. Ngay cả khi chiến thắng của phe Đồng minh trong thế chiến 2 đã trở nên chắc chắn, thì sự hiện diện của quân Nhật tại Việt Nam cũng gây ra nhiều vấn đề, và các gián điệp Mỹ, Anh được gởi đến để giải quyết. Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh chủ động đánh cắp các kho lương thực của người Nhật đồng thời giải thoát các tù nhân và những phi công Đồng minh bị rớt máy bay. Ngày nước Nhật chính thức đầu hàng sau khi hai thành phố Hiroshima và Nagasaki bị thả bom nguyên tử, vẫn còn 100.000 quân Nhật tại Việt Nam, và chính Hồ Chí Minh là người đã hết lòng giúp đỡ người Mỹ bằng cách chỉ rõ những vị trí trú đóng của quân Nhật cho nhóm OSS của Mỹ, lập tức người Mỹ thông báo điều này cho người Anh là nước chịu trách nhiệm giải giới quân đội Nhật.
Tin tưởng là có sự giúp đỡ của chúng ta, Hồ Chí Minh chính thức tuyên bố đất nước độc lập – nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà – và thậm chí ông đã viết bản tuyên ngôn độc lập dựa trên tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ. Franklin Delano Roosevelt lúc ấy đã chết, Harry S. Truman thay ông làm tổng thống, nhưng khi Hồ Chí Minh yêu cầu Truman đưa ra sự ủng hộ chính thức của Mỹ, ông nhanh chóng nhận ra rằng những phát biểu ủng hộ Việt Nam của Franklin Delano Roosevelt mới đây bây giờ đã không còn được chính quyền mới ở Washington tôn trọng nữa. Truman phớt lờ những yêu cầu khẩn thiết của Hồ Chí Minh, và đã chỉ thị cho Bộ Ngoại Giao Mỹ phải làm mọi cách trong quyền hạn của mình để giúp phục hồi nước Pháp hậu chiến càng hiệu quả càng tốt, kể cả việc cho phép nước Pháp giành lại quyền coi ba nước Lào, Campuchia và Việt Nam là bộ phận của Đế Quốc Thuộc Địa Pháp.
Miệng chửi tay đấm, người Anh đã rất xảo trá tái vũ trang cho quân Nhật và sử dụng họ để lật đổ chính quyền dân chủ mới tuyên bố ở một nưả phía nam của quốc gia này. Đối với Hồ Chí Minh – cũng như đa số dân chúng ủng hộ ông – đây là kịch bản cuối cùng trong trò lật lọng của phương tây. Hồ Chí Minh đã giúp chúng ta rất nhiều trước khi Thế chiến 2 kết thúc – ông đã cứu sống nhiều quân Đồng minh – vậy mà chúng ta đền đáp ông như thế. Chúng ta tái vũ trang chính những kẻ xâm lược mà ông đã giúp chúng ta tước vũ khí, và rồi chúng ta sử dụng vũ lực đó để tìm cách xoábỏ chính quyền hợp pháp của ông ta.
Campuchia và Lào nhượng bộ; họ chấp nhận độc lập “cục bộ” trong “Liên Hiệp Pháp”. Nhưng Hồ Chí Minh không nhượng bộ. Ông chống lại nước Pháp mới hồi phục, và người Pháp cười nhạo. Người Pháp khoác lác nói rằng đội quân của ông Hồ sẽ bị quét sạch trong tám ngày.
Nhưng sau thời gian tám năm, đến năm 1954, người Pháp đã không quét sạch được cái gì khác ngoài sự ngạo mạn của họ. Cho dù có hai tỉ rưỡi đô la do Mỹ viện trợ để tái lập “thuộc địa” ở Việt Nam, người Pháp cũng đành thu xếp đồ đạc trở về nước sau thất bại thảm khốc tại cứ điểm quân sự Điện Biên Phủ. Quân Việt Minh nhanh trí hơn, giỏi chiến lược hơn, và thiện chiến hơn quân đội Pháp trên từng giai đoạn của cuộc chiến. Ông Hồ xẻo quân Pháp ra như xẻo một súc thịt. Đây là một tin chấn động, vì một trong những quốc gia chiến thắng trong Thế chiến 2 đã thất bại trước một đội quân được coi là nhỏ yếu lúc bấy giờ. Nhưng rõ ràng họ đã thất bại. Hồ Chí Minh đã phá huỷ hoàn toàn chủ nghĩa đế quốc của Pháp tại Việt Nam, thực vậy, sự kiện đó nghiêm trọng đến mức một hội nigh đa quốc gia đã được triệu tập dẫn đến Hiệp Định Geneva, theo đó nước Việt Nam sẽ tạm thời chia làm hai, lấy Vĩ tuyền 17 làm ranh giới, cho đến năm 1956 khi một cuộc tổng tuyển cử được tổ chức để quyết định quyền lãnh đạo đất nước sẽ đặt vào tay ai; một uỷ ban kiểm soát quốc tế sẽ giám sát cuộc tổng tuyển cử này và đảm bảo rằng sự thống nhất hai miền Nam và Bắc Việt Nam sẽ diễn ra công bằng, hợp pháp, và trong sạch. Hồ Chí Minh, lúc bấy giờ được coi là người lãnh đạo miền Bắc, phải chấp nhận những điều khoản của hiệp định.
Bạn đoán được ai là người không chấp nhận?
Chính quyền miền Nam được Mỹ hậu thuẫn (4) [(Dữ kiện lịch sử trong chương 2 lấy từ Encyclogpedia Britannica, mục “Vietnam, History and War”; Vietnam: A Televison History (1996) xuất phẩm hỗn hợp của WGHB Boston, Central Independent Televison/ Anh và Antenne-2 / Pháp và LRE Productions (VHS), tập 1)].
Thời điểm lịch sử này của Việt Nam chính là gốc rễ mà từ đó sẽ sớm bùng phát sự hỗn loạn hoàn toàn, và hệ quả của sự bùng phát đó là một con người lập dị, độc thân, tự phụ và được Mỹ ủng hộ mạnh mẽ: Ngô Đình Diệm.
|
|
|
Post by Can Tho on Mar 4, 2011 8:09:08 GMT 9
Chương 3. CON BÙ NHÌN TỰ GIẬT DÂY “Ngô Đình Diệm không muốn tổ chức tổng tuyển cử, và tôi cho rằng chúng ta nên ủng hộ ông ta trong chuyện này” - JOHN FOSTER DULLES, Ngoại Trưởng Mỹ(5) [(Tuyên bố của Ngoại trưởng J.F.Dulles, cho rằng Mỹ phải ủng hộ việc Diệm từ chối thi hành Hiệp định Geneva (điều khoản bầu cử toàn quốc năm 1956); được trích dẫn bởi Paul M.Kattenburg, nhân viên cao cấp của Bộ Ngoại Giao, trong Vietnam: A Televison History, “America’s Mandarin”)]
Theo Hiệp Định Geneva, việc chia đôi đất nước Việt Nam được ấn định rõ ràng chỉ là tạm thời cho đến khi tổ chức một cuộc bầu cử toàn quốc. Cuộc bầu cử dự trù sẽ diễn ra hai năm sau đó (1956), đủ thời gian cho các đảng phái chính trị củng cố và tự quảng bá mình trước cử tri trong nước. Đảng cộng sản của Hồ Chí Minh ở miền Bắc kiên trì chờ đợi, trong khi đó tại miền Nam, CIA Mỹ hậu thuẫn Ngô Đình Diệm, một trí thức Công giáo; họ tin tưởng ông sẽ là một con bù nhìn hoàn hảo sẵn sàng đáp ứng mọi quyền lợi của người Mỹ. Trong lúc thịnh thời của “Chủ thuyết Domino”, đây là một việc rất hệ trọng. Hồ Chí Minh lúc này được Liên Xô và Trung Quốc ủng hộ mạnh mẽ, nên Mỹ cần một nhà lãnh đạo người Việt tương xứng ở miền Nam giúp Mỹ có được một chỗ đứng hợp pháp để tạo lực đối trọng với những người cộng sản.
Vậy là Phái bộ Quân sự Sài Gòn được thành lập, có thể coi như một tổ chức cố vấn. Tuy nhiên trên thực tế nó là một vỏ bọc của CIA, và một trong những nhân vật chính của tổ chức đó, Đại tá Edward Lansdale, chịu trách nhiệm lo liệu sao cho Ngô Đình Diệm được dân chúng nhìn dưới một ánh sáng tích cực.
Vào thời điểm đó, Ngô Đình Diệm là Thủ Tướng, làm việc dưới sự chỉ đạo của một con bù nhìn chính trị khác là Bảo Đại, người từng nhiều năm phục vụ cho Pháp với tư cách “hoàng đế”. Tuy nhiên Bảo Đại là một tay ăn chơi trác táng, một kẻ phàm ăn. Ông đã đốt phần lớn đời mình trong các buổi tiệc tùng ở Pháp trong khi tổ quốc ông quằn quại trong cơn hoạn lạc và đói kém. Nước Mỹ muốn rút Bảo Đại ra khỏi bàn cờ, nhưng trước khi làm được chuyện này, họ phải đối phó với những đối thủ chính trị của Ngô Đình Diệm.
Landsdale bèn ra tay. Từng làm việc cho OSS (tiền thân của CIA), Lansdale là bậc thầy về chiến tranh tâm lý, và trong bản thành tích của ông có chuyện ông đã giúp nhà lãnh đạo Philippines, Ramon Magsaysay, dập tắt cuộc nổi loạn của cộng sản ở nước này. Landsdale là người hai mặt: bề ngoài ông tỏ ra mềm mỏng, hùng biện, điềm đạm, nhưng bên trong ông là con người hành động hung hăng và là bậc thầy về những trò lừa dối, những thủ đoạn dơ bẩn. Đặt chân đến Việt Nam vào tháng 6.1954, Landsdale đã gây ra một bầu không khí chống cộng dữ dội bằng cách tung ra nhiều tin đồn thất thiệt rằng Hồng Quân Trung Quốc đã đốt cháy nhiều xóm làng người Việt. Ông ta cũng thuê các thầy bói người địa phương để họ phán với khách hàng rằng ông Hồ Chí Minh chỉ có thể mang lại chết chóc và điêu tàn cho đất nước. (Người Việt Nam vốn rất mê tín dị đoan; chuyện họ đi tới gặp thầy bói gần nhà cũng phổ biến như đi chợ vậy) Landsdale thậm chí còn phịa ra những tài liệu Việt Minh giả để khủng bố dân chúng(6) [(Karnow, Stanley, Vietnam (Viking,1983)]
Tuy vậy đây chỉ là những công việc nhỏ nhặt so với thành tích bí mật đáng kể đầu tiên của Landsdale. Vào năm 1955, các đối thủ chủ yếu của Ngô Đình Diệm gồm ba phái chính trị: Cao Đài, Hoà Hảo, và Bình Xuyên. Landsdale nhanh chóng ra một đòn ngầm táo bạo: dụ dỗ những kẻ chủ mưu đi ăn chơi ở Manila. Khi các nhà lãnh tụ đối lập bắt đầu tập trung lại, Landsdale liền nhẹ nhàng lấy tiền từ quỹ của CIA đưa cho họ – mỗi người trên dưới 3 triệu đôla – để họ công khai ủng hộ Diệm(7) [(Karnow, tr 222)]. Nhiều người trong số các tay sừng sỏ này – như Landsdale đã lường trước – lập tức rút lui ôm theo đống tiền đến vùng biển Riviera của Pháp. Lòng tham mạnh hơn lòng trung thành, tất nhiên. Vậy là vấn đề đã được giải quyết.
Nhưng chưa đủ.
Giáo phái Cao Đài và Hoà Hảo đã trở nên vô hại, nhưng vẫn còn Bình Xuyên, một tổ chức bán quân sự, nắm cảnh sát mật trong tay. Dưới quyền chỉ huy của Lê Văn Viễn (Bảy Viễn), trước đây là một gã côn đồ đường phố mù chữ, Bình Xuyên ban đầu chỉ là một lũ sống ngoài vòng pháp luật, những tên cướp cạn hình thành từ những toán thợ trốn chạy khỏi các hầm mỏ, đồn điền, xưởng máy, nơi họ bị người Pháp bắt làm việc như nô lệ. Tuy vậy, vào đầu những năm 1950, lũ cướp cạn này, dưới sự lãnh đạo của Bảy Viễn, đã lớn lên thành một mạng lưới tội phạm rất có tổ chức hoạt động khắp Sài Gòn. Bảy Viễn là Al Capone cuả thành phố này; ông ta cùng với giáo phái Bình Xuyên, một lực lượng 40.000 người, kiểm soát tât cả các nhà chứa, sòng bạc, ổ thuốc phiện trong vùng(8) [(McCoy, Alfred W., The Politics of Heroin: CIA Complicịty in the Global Drug Trade (Lawrence Hills Books,1991); Vietnam: A Televison History, “America’s Mandarin”)]. Ngay cả khi tung ra cả khối tiền hối lộ, Landsdale cũng không mua chuộc được Bảy Viễn, người mà nguồn thu từ buôn lậu thuốc phiện có thể biến đồng tiền hối lộ của Landsdale thành mớ bạc lẻ bỏ túi.
Và chính là Diệm, chứ không phải Landsdale, mới là người có hành động kế tiếp làm kinh ngạc Phái bộ Quân sự Sài Gòn. Cho tới lúc này, Diệm trông chẳng có gì hơn một người với bộ dạng thấp đậm, mặc bộ vét trắng và hay có nụ cười vô thưởng vô phạt. Sức mạnh thực sự của ông ta bây giờ mới bộc lộ, và với sự trợ lực của Ngô Đình Nhu, em trai ông – cầm đầu một đảng phái chính trị rất mạnh – ông quyết định tuyên chiến với Bình Xuyên. Landsdale tìm mọi cách ngăn cản ý định này (ông ta nghĩ rằng Diệm không thắng được), nhưng khi thấy Diệm không lay chuyển, Landsdale phải làm tham mưu cho Diệm. Kết quả còn ngạc nhiên hơn chính hành động. Tháng 4 và tháng 5 năm 1955, các lực lượng của Diệm giao tranh ác liệt với quân đội Bảy Viễn trên các đường phố Sài Gòn. Năm trăm người chết tại chỗ, toàn bộ các quận nội thành đổ nát thành những đống gạch vụn, và 20.000 thường dân mất nhà cửa, nhưng kết thúc cuộc giao tranh, Diệm là người chiến thắng(9) [(Karnow)]. Tất cả những đối thủ chính trị chủ yếu của ông bây giờ đã bị vô hiệu hoá hoàn toàn.
Sự hiên ngang, đầu óc tổ chức và trù liệu của Diệm đã đủ gây ấn tượng mạnh cho chính quyền Eisenhower, khẳng định một lần nữa Diệm là con bù nhìn thứ thiệt của họ. Và khi những đối thủ của Diệm bị khuất phục, Landsdale chỉ còn có mỗi một việc phải làm. Ông ta cần củng cố Diệm thành một lãnh tụ thực sự tại Nam Việt Nam, có nghĩa là phải đưa người nắm quyền lực chính thức (tay chơi Bảo Đại, người hiện vẫn ở trong lâu đài của ông tại Pháp để cai trị đất nước) ra khỏi bản đồ chính trị.
Ám sát thì không ổn vì quá phiêu lưu mà hối lộ cũng chẳng được vì Bảo Đại cực kỳ giàu có. Thay vào đó, Landsdale thúc giục Diệm tổ chức bầu cử. Thoạt tiên Diệm tỏ ra hoang mang (vì là người Công giáo, ông không được đa số tín đồ Phật giáo biết tiếng), nhưng Landsdale hứa sẽ có nhửng biện pháp bảo đảm mà chỉ ông ta mới làm được. Quên dân chủ đi – tráo trở và gian lận hiệu quả hơn nhiều, mà trong chuyện này Landsdale rất tài giỏi. Ông ta đem hết các ngón nghề xảo quyệt ra để dàn dựng một cuộc bầu cử. Các thùng phiếu đã được dồn đầy phiếu sẵn. Cử tri bị cưỡng bức thậm chí bị đe doạ. Landsdale còn cho in hai loại phiếu khác nhau, đánh vào tâm lý mê tín dị đoan của dân chúng: phiếu bầu cho Diệm có màu đỏ (tượng trưng cho vận may) và phiếu bầu cho Bảo Đại màu xanh lục (tượng trưng cho điềm xấu). Cuối cùng, Diệm đắc cử với trên 90 phần trăm phiếu bầu, và tại nhiều quận huyện, ông còn nhận được nhiều phiếu hơn số cử tri ở đó(10) [(Karnow)].
Chế độ của Diệm bắt đầu như vậy, và một sức mạnh kỳ lạ từ người đàn ông thấp nhỏ, cứng cỏi này sẽ sớm toả lan khắp miền Nam Việt Nam. Giờ đây, khi đã là tổng thống hợp hiến, ông liền bổ nhiệm Nhu em trai ông vào chức vụ cố vấn và giám đốc mật vụ. (Rốt cuộc thì ai cũng biết Nhu là người nắm quyền lực thực tế sau lưng Diệm và đó quả đúng là một quyền lực nhơ nhuốc). Tuy vậy vẫn còn một trở ngại trước khi Diệm có thể áp đặt quyền cai trị trên khắp đất nước.
Hiệp định Geneva.
Năm 1956 đến nhanh cùng với đòi hỏi của hiệp định là tổ chức bầu cử tự do trên toàn Việt Nam, cả miền Nam lẫn miền Bắc, cho phép dân chúng chọn lựa một người lãnh đạo cho một quốc gia thống nhất. Lúc này Landsdale và tổ chức CIA của ông không kiểm soát được tình hình miền bắc để có thể phá hoại cuộc bầu cử. Diệm và Landsdale đều hiểu rất rõ rằng với một cuộc bầu cử toàn quốc chính thức như vậy, Hồ Chí Minh hầu như chắc chắn chiến thắng nhờ sự ủng hộ của nông dân đang chiếm phần lớn dân số(11) [(Sheehan, Neil, A Bright Shining Lie (Vintage,1989))]. Hoàn cảnh xem chừng rất khó khăn, nhưng có một lối thoát nhanh, và đó là lối thoát được Mỹ hoàn toàn tán thành.
Được Landsdale đảm bảo mọi việc sẽ trôi chảy, Diệm chỉ có việc từ chối thực hiện Hiệp định Geneva, từ chối tổ chức tổng tuyển cử. Cần gì một cuộc tổng tuyển cử chứ? Ông ta đã thắng cử một lần rồi, tổ chức thêm một lần bầu cữ nữa là cho phép những kẻ bất đồng chính kiến có thêm sức mạnh trong thời gian quyền lãnh đạo bị bỏ ngỏ.
Diệm đang là người lãnh đạo quốc gia này, và với tư cách một kẻ chống cộng chưa ra mặt, Diệm hẳn nhiên được nước Mỹ hậu thuẫn mạnh mẽ. Trong khi miền Bắc được Liên Xô viện trợ, thì việc Mỹ hậu thuẫn miền Nam Diệm coi cũng công bằng.
Bây giờ Diệm được tự do sử dụng quyền lực của mình trên khắp Nam Việt Nam. Thoạt đầu trong ván bài này, Mỹ chỉ nhìn thấy hai màu trắng và đen. Diệm là người chống cộng, do đó Diệm phải được hậu thuẫn. Nhưng điều mà chúng ta không nhận thấy lúc bấy giờ là Diệm không hiện hữu chỉ với hai màu trắng và đen – ông ta xám xịt, và khi những năm 1950 trôi qua, bản chất thật của ông ta bắt đầu lộ rõ. Chính tinh thần Công giáo cuồng tín của ông đã làm ông thay đổi thái độ. Người ta đã vẽ sai lệch cuộc xung đột Việt Nam như là cuộc xung đột giữa Chủ nghĩa cộng sản và Dân chủ, trong khi sự thật hầu như không phải vậy.
Xung đột tôn giáo mới là xung đột dễ thấy nhất. Nam Việt Nam là đầm lầy của mâu thuẫn. Tín đồ Phật giáo chiếm phần lớn dân số, trong khi tín đồ Công giáo chỉ chiếm khoảng mười phần trăm. Tuy nhiên ngay sau khi lên nắm quyền, Diệm cho lấp đầy các chức vụ chủ chốt trong chính quyền bằng các thành viên của gia đình và những người thân khác theo đạo Công giáo. Trong giai đoạn ông gọi là “cải cách điền địa”, những dinh điền tốt nhất được giao cho người theo đạo Công giáo, trong khi những người nông dân theo đạo Phật bị đẩy ra những vùng đất kém màu mỡ. Phân bón và thuốc trừ sâu loại tốt – nằm trong chương trình viện trợ của Mỹ – nhanh chóng tìm đường đến với người theo đạo Công giáo, còn người theo Phật giáo chỉ được nhận những thứ phế phẩm hoặc đã bị cắt xén. Ơû miền Nam Việt Nam, các ngân hàng đều nằm trong tay người Công giáo, nên chỉ có người Công giáo mới được quyền vay ngân hàng. Người Công giáo rất dễ tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, còn người theo đạo Phật thì cố mà quên nó đi. Đây là cách mà Diệm khởi sự cai trị đất nước, và những kiểu bất công như thế này sẽ gây nên những làn sóng chống Diệm để rồi cuối cùng trở thành tai hoạ lớn nhất dành cho ông tổng thống.
Việt Cộng.
Việt Cộng không nhất thiết là cộng sản; họ chỉ là những người nổi dậy chống lại sự thiên vị của Diệm dành cho thiểu số người Công giáo, một lực lượng du kích đáng gờm buộc quân đội của Diệm phải đối phó thường xuyên. Chính vì áp bức nhân dân mình Diệm đã tạo ra kẻ thù nguy hiểm nhất cho ông ta, và cũng chính kẻ thù này sẽ sớm phát động một cuộc chiến tranh rộng lớn chống lại chính quyền Ngô Đình Diệm(12) [(Encyclopedia Britannica, Ngo Dinh Diem)]
Mỹ giúp đỡ nhiều về nhân sự và trang bị vũ khí cho tổ chức Dân Vệ của Diệm, nhưng thay vì dùng các đội quân này bảo vệ dân chúng khỏi tay Việt Cộng, Diệm lại dùng để bảo vệ Dinh Tổng Thống và các dinh thự nơi các thành viên gia đình và/ hoặc những người Công giáo được bổ nhiệm đang làm việc. Diệm hiểu rất rõ vai trò quyền lực của ông được người Mỹ dựng lên – thật vậy, nước Mỹ cần Diệm để duy trì thế mạnh chống chủ nghĩa cộng sản. Lúc ấy người Mỹ chậm hơn ông ta, và người Mỹ không biết cách thay đổi suy nghĩ cho thích hợp. Mặc dù nhiều quan chức ngoại giao trong chính quyền Eisenhower không hề ủng hộ Diệm (đặc sứ John Collins bị triệu hồi vì đã công khai nói thẳng những ác cảm của ông ta về Diệm), sự nhất trí chung vẩn là, dù Diệm không phải là nhà lãnh đạo quốc gia đáng tin cậy, ông ta vẫn là lựa chọn tốt nhất lúc này. Một câu nói cho thấy thái độ của Nhà Trắng, Tốt, chúng ta đã đưa gã đàn ông đó lên nắm quyền, bây giờ chúng ta cần phải tính toán sao cho có lợi nhiều nhất từ việc này. Nước Mỹ sẽ rất mất mặt nếu họ thay đổi thái độ về Diệm lúc đó.
Và Diệm biết điều này.
Diệm và em trai ông thích vũ khí và vật chất mà người Mỹ viện trợ cho họ nhưng họ sử dụng chúng theo ý riêng, không nghe theo lời khuyên của người Mỹ, điều này cũng được áp dụng cho quân đội của Diệm (Quân đội Việt Nam Cộng Hòa) – họ bị cấm không được nhận lệnh từ các chỉ huy của Mỹ(13) [(Sheehan]), hay thậm chí bị cấm xem xét những đề nghị tác chiến. Như thế là không khôn ngoan, vì Mỹ tinh thông về chiến sự hơn Quân đội Việt Nam Cộng Hoà nhiều. Thay vào đó, từ rất sớm Diệm đã sử dụng các lực lượng quân sự và cảnh sát của mình để truy lùng, bắc bớ và giết sạch những người Việt Minj “ở lại” (không tập kết ra bắc). Trong cuốn sách best-seller tại Mỹ và được giải thưởng (và gây sốc) A Bright Shining Lie (Lời nói dối toả sáng) của Neil Sheehan, một nét kinh khủng trong thái độ của Diệm đã được bộc lộ. Diệm coi tất cả những người “ở lại” hoặc cựu Việt Minh đều là “ác hoạ”. Diệm ra lệnh bắt giam bất cứ người nào chỉ vì lý do nghi ngờ – không cần xét xử, không cần điều tra. Đối với Diệm, bị nghi ngờ coi như là có tội. Những ai không bị bắn công khai sẽ bị tra tấn liên tục để họ khai ra thêm danh tánh những “tội nhân” khác, cứ thế tiến trình này tự nó kéo dài không dứt. Một người bị tra tấn khai ra vài cái tên, vậy là những người này bị bắt và bị tra tấn. Đàn bà chịu đựng gánh nặng tồi tệ nhất : họ bị cưỡng hiếp và tra tấn, vì cưỡng hiếp được xem là một phần của thủ tục thẩm vấn. Hậu quả là có hàng ngàn người Việt Nam bị giết chết, và trên 100.000 người khác bị giam giữ trong các trại tập trung(14) [(Sheehan)]
Người ta có thể nhìn thấy ở đây một khuôn mẫu. Tra tấn, cưỡng hiếp, các trại tập trung? Diệm bức hại những người Việt Minh ở lại nhưng không hoạt động y hệt cách mà Hitler đã bức hại người Do Thái. Diệm nặn ra kẻ thù từ những con người không xâm hại gì đến mình, rồi thanh trừng họ một cách hệ thống và tàn bạo. Nhưng nếu Diệm là Hitler của Nam Việt Nam, thì Nhu là Himmler. Nhu điều hành mật vụ (quả thưc, theo lệnh của Nhu, mật vụ tiến hành một cách hăng hái việc thẩm vấn, tra tấn, và cưỡng hiếp như vừa kể trên) mà hiểu theo nghĩa nào đó nó là quân đội riêng của Diệm và Nhu – na ná như SS lúc đầu là lực lượng vệ sĩ của Hitler. Nhưng khi những người ở lại đã bị khuất phục, Diệm thấy cần phải tạo ra một vật tế thần mới để tấn công, nhằm làm cho dân chúng thấy rằng ông ta đang bảo vệ họ khỏi tay kẻ thù, dù là kẻ thù tưởng tượng. Diệm là tín đồ Công giáo sốt sắng, lập dị; năm 1950, trước khi trở thành Thủ Tướng của Nam Việt Nam, ông từng sống ở Đại chủng viện Maryknoll bang New Jersey (tại đây, tình cờ ông gặp và gây ấn tượng đúng lúc cho ông nigh sĩ trẻ, táo bạo bang Masschussetts tên là John F.Kennedy), cầu nguyện, suy gẫm, và nghĩ chuyện sống đời tu hành(15) [(Hersh, Seymour M., The Dark Side of Camelot (Little Brown, 1977)]. Rõ ràng ông ta đã từ chối viễn cảnh này để tham gia vào chính trị nhưng tuy vậy ông ta vẫn sống độc thân; và sau này trở thành tổng thống, ngay cả khi ra lệnh hành quyết hàng loạt và ném hàng chục người vào các trại tập trung, ông vẫn dự thánh lễ gần như hàng ngày. Cho đến cuối đời, và bất kể mọi sự chết chóc và bất hạnh do mình gây ra, Diệm cũng như toàn thể gia đình vẫn tự cho họ là những tín đồ Công giáo tuyệt đối thuần thành.
Những nhận thức kỳ dị của một con người kỳ dị. (Được biết lòng mộ đạo của Diệm chịu ảnh hưởng phần lớn từ người anh cả của ông, Ngô Đình Thục, người về sau trở thành tổng giám mục và Hồng y của Vatican ở Nam Việt Nam. Thục sẽ là người chủ mưu trong nhiều hành động và những quyết định chính trị gây tranh cãi vào những năm đầu thập niên 60).
Và rồi, vào những năm cuối của thập niên 50, một vật tế thần mới đã được chọn : những người theo đạo Phật. Sự bất công và áp bức của Diệm dành cho những người theo đạo Phật, thành phần đa số ở Nam Việt Nam đã thực sự bắt đầu khi ông lên làm tổng thống; giờ chỉ lập lại một cách khôn khéo hơn thôi. Khi 900.000 người Công giáo Việt Nam được phép rời bỏ miền Bắc vào miền Nam (theo một điều khoản trong Hiệp định Geneva), Diệm liền cấp cho họ đất trồng trọt và công việc tốt hơn những người theo đạo Phật từng sống ở đó trước(16) [(Karnow)]. Những năm đầu thập niên 60 là khoảng thời gian tồi tệ đối với những người theo đạo Phật. Chính quyền Ngô Đình Diệm hoàn toàn không để ý tới những khó khăn của họ. Họ thờ tổ tiên, quân đội của Diệm ồ ạt kéo tới bắt họ phải đốt bàn thờ, cải đạo sang Công giáo nếu không sẽ lãnh nhiều hậu quả(17) [(Vietnam: A Televison History, “America’s Mandarin”)]. Biết rằng văn hoá Phật giáo là rất phức tạp và chi li, Diệm và Nhu thậm chí đã trắng trợn hơn nữa trong việc thể hiện sự thù ghét của mình đối với Phật giáo. Trong tín ngưỡng Phật giáo, không có gì được giữ gìn thiêng liêng hơn nghĩa trang, và không có gì quan trọng về mặt tinh thần nhiều hơn là việc chôn cất người chết đúng cách. (Suy cho cùng, tín đồ Phật giáo rất sùng kính người chết; đối với họ, người chết là thần thánh). Và theo tín ngưỡng này không có gì được coi là bẩn thỉu, tàn ác, và ghê tởm hơn việc báng bổ thần thánh nơi nghĩa trang vì không có gì thiêng liêng hơn một nấm mồ. Cho nên có thể tưởng tượng được sự căm ghét của người Phật giáo ở Nam Việt Nam khi quân đội và cảnh sát quốc gia, theo lệnh của Diệm, bắt đầu báng bổ và ra sức đào bới các đài liệt sĩ Việt Minh và các khu mộ Phật giáo(18) [(Sheehan)], rồi đái lên đó, thậm chí còn chặt đầu, chặt chân tay các thi thể. Đối với tín đồ Phật giáo, cảm giác của họ chẳng khác gì người Công giáo phát hiện thấy chính quyền của họ ra lệnh đào xác các giáo hoàng lên, băm nhỏ, và đái lên đó cho ướt đẫm.
Chiếc ghế tổng thống càng vững chắc Diệm càng trở nên càn rỡ – hay điên rồ, như nhiều người sẽ nghĩ như thế. Tước bỏ những cơ hội bình đẳng cho người theo đạo Phật và đào bới mồ mả của họ thì cũng vui trong một lúc, nhưng đến đầu thập niên 60 Diệm và Nhu quyết định đẩy lòng thù hận đối với những con vật tế thần lên cực điểm.
Chế độ vừa mới theo đuổi hành động quân sự chống lại những tàn dư lặng lẽ của Việt Minh, giờ thì hành động đó nhắm trực tiếp vào dòng máu của niềm tin Phật giáo ở Nam Việt Nam, và vẫn một kiểu giống nhau bao gồm việc hành hình, tra tấn, và tống giam vào các trại tập trung.
Tất cả xuất phát từ một con người mà Lydon Johnson từng nhắc tới như là “Winston Churchill của Châu Á”(19) [(Tư liệu tổng quát trong chương 3 và 4 về việc đàn áp Phật giáo của Diệm, những vụ tự thiêu, bất ổn dân sư gia tăng, các tuyên bố của bà Nhu, vân vân, đã được trình bày rõ trong nhiều tài liệu sử hiện đại. Nhưng chúng tôi khuyên các độc giả có quan tâm nên đặc biệt tham chiếu Vietnam: A Televison History, “America’s Mandarin” và các tác phẩm xuất sắc Vietnam: A History của Stanley Karnow; và A Bright Shining Lie của Neil Sheehan, cùng nhiều tác phẩm khác nêu trong thư mục)].
|
|
|
Post by Can Tho on Mar 4, 2011 8:09:44 GMT 9
Chương 4. TAM ĐẦU CHẾ ĐẦY THÙ HẬN “Nếu người Phật giáo muốn có món thịt nướng khác, tôi sẽ vui lòng cung cấp dầu lửa và diêm “ - NHU, 1963 (20) [(Sheehan)]
Mồng 8 tháng 5 năm 1963, một ngày oi bức. Nhiều đám đông Phật tử tụ tập quanh chùa Từ Đàm tại Huế một thành phố cổ nằm gần bờ biển Vịnh Bắc bộ thuộc phần cực bắc của Nam Việt Nam. Hôm đó là ngày sinh 2527 của Phật – còn gọi là Phật đản – và những người sùng bái người hân hoan và lặng lẽ đến đây để dự lễ, giống như người Công giáo với lễ Giáng sinh của mình . Một đại lễ của cuộc sống, tín ngưỡng và tình yêu.
Các lực lượng an ninh Dân vệ của Nhu, do một viên chỉ huy người Công giáo dẫn đầu, nhanh chóng có mặt trên những chiếc xe bọc thép, họ đóng cửa đài phát thanh địa phương, rồi tìm cách giải tán đám đông. Nếu quân đội của chính phủ xông vào nhà thờ của bạn trong dịp lễ Giáng sinh hoặc giáo đường Do Thái trong dịp lễ, vượt qua và chĩa súng vào người bạn xua bạn đi ra ngoài, bạn cảm thấy thế nào?
Như một phần của cuộc lễ, các Phật tử cầm trên tay và phất cao những lá cờ tôn giáo của mình. Và lý do bào chữa cho việc đưa quân đội tới đã rõ: cuộc tụ họp này vi phạm một trong những điều luật của Diệm cấm giương cờ tôn giáo( mặc dù, mới một tuần trước đó, anh cả của Diệm, Tổng giám mục Ngô Đinh Thục đã tự tiện treo cờ giáo hoàng trên chiếc xe hơi sang trọng của mình) . Đám đông chống lại, và lệnh nổ súng được đưa ra. Một phụ nữ và tám trẻ em chết. Đám đông xô đẩy nhau chạy toán loạn, hơn một trăm người bị đánh đập, bị bắt và tống giam. Sau vụ đó những người biểu tình bắt đầu xuất hiện bất ngờ bằng nhiều cách hợp pháp – học sinh sinh viên biểu tình cùng với các tín đồ Phật giáo, công khai lên án chế độ Diệm, và gây nên những trận ném đá bạo động – và tất cả họ đều gặp phải sự phản ứng tức thời của quân đội Nhu.
Vào thời điểm này, John F.Kennedy đang tự tin bước vào nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên, và về cơ bản ông đã kiên trì quan điểm của người tiền nhiệm là hậu thuẫn cho Nam Việt Nam trong cuộc chiến chống chủ nghĩa cộng sản. Sự áp bức và bạo lực của Diệm chống người theo đạo Phật trong quá khứ dưới cái nhìn của Washington chỉ là một cuộc xung đột về văn hoá chứ không là khủng hoảng theo những thước đo quốc tế. Vâng Bộ Ngoại giao của Kennedy lệnh cho Diệm ngừng quấy nhiễu người theo đạo Phật, nhưng ngay cả khi lệnh này không được thi hành ( Diệm cho rằng Việt Cộng đã gây ra vụ bạo loạn ngày 8 tháng 5 và nổ súng vào đám đông{khi có những báo cáo khám nghiệm tử thi chứng minh ngược lại, Diệm liền cho tịch thu những bản báo cáo này) (21) ([Karnow)], Kennedy vẫn không quá lo lắng về cái được xem là một cuộc cãi cọ phản văn hoá đơn lẽ…
Cho đến ngày 11 tháng 6, khi một chức sắc Phật giáo tên là Thích Quảng Đức ngồi điềm tĩnh trên một đường phố Sài Gòn, tự đổ dầu hoả ướt hết người, và châm lửa. Thân thể người tu hành bùng cháy thành một đống lửa nhưng ông không hề động đậy, không hề rên rỉ hay gào thét, thậm chí không hề nhăn nhó. Ông chỉ ngồi xếp bằng theo tư thế hoa sen, cầu nguyện, trong khi đống lửa thiêu cháy ông. Cuối cùng ông khẽ nghiêng người qua một bên, chết.
Vụ tự hiến tế này thực chất là một hình thức phản kháng truyền thống của Phật giáo; các vị cao tăng, trong suốt lịch sử tín ngưỡng Phật giáo, đã tự đốt mình thành một hành động tượng trưng – họ sẽ trở thành những ngọn đuốc tự nguyện để soi ánh sáng vào bóng đêm áp bức. Tin tức về vụ tự thiêu của Thích Quảng Đức lan nhanh khắp Nam Việt Nam, nhưng có một chuyện khác không được dự đoán trước đã xảy ra .
Tin tức cũng đã lan nhanh khắp thế giới.
Vào những ngày này, Nam Việt Nam là mảnh đất béo bở của các nhà báo, phóng viên ảnh, nhân viên điện tín. Đối với nghề báo, đây quả là một tin sốt dẻo. Ngay sau ngày Thích Quảng Đức tự thiêu, những bức hình về sự kiện này xuất hiện trên trang nhất của các tờ báo lớn trên khắp thế giới, bên cạnh những bài viết lý giải nguyên nhân của thảm kịch. Cả thế giới bị sốc, và tổng thống John Kennedy cũng vậy. Trước khi xảy ra vụ tự sát của Thích Quảng Đức thế giới gần như không hay biết gì về những vụ ngược đãi tín đồ Phật giáo của Diệm, và mặc dù Kennedy cùng với Bộ Ngoại giao của ông – thông qua những kênh thông tin ngoại giao bí mật – đã lên tiếng chỉ trích Diệm, nhưng Diệm vẫn coi đó là chuyện vặt vãnh.
Nhưng rõ ràng, vào ngày 12.6.1963, đó không phải là chuyện vặt vãnh đối với JFK. Chỉ qua một đêm, nước Mỹ – vàcảphần còn lại của thế giới – biết hết sự thật về “Winston Churchill” của Châu Á, và chính phủ Kennedy không thể để bị lúng túng thêm nữa
Với những thông tin bộc lộ toàn bộ sự tàn bạo của Diệm đối với tín đồ Phật giáo, Mỹ lập tức tự đặt ra những câu hỏi và suy đoán lôgic nhất : Tại sao chúng ta lại ủng hộ một chính phủ nước ngoài chủ trương bách hại tôn giáo? Tín đồ Phật giáo là những người ôn hoà, họ không phải là cộng sản; tôi tưởng những đồng đô la đóng thuế của chúng ta đổ vào Nam Việt Nam là để góp sức chiến đấu chống chủ nghĩa cộng sản. Tại sao Tổng thống Kennedy gửi chuyên viên quân sự Mỹ sang giúp đỡ chính phủ của một người luôn tìm cách đẩy dân chúng của mình vào trại tập trung ?
Cho tới lúc đó, nước Mỹ vẫn nghĩ rằng số lượng người Mỹ, nam và nữ, không ngừng tăng lên được đưa tới Nam Việt Nam ( xấp xỉ 15000 người vào tháng 6.1963) cùng với khoản viện trợ 1,2 triệu đô la mỗi ngày là để giúp Nam Việt Nam chống lại kẻ thù Việt Cộng không đội trời chung. Nhưng giờ đây Diệm quan tâm nhiều hơn đến việc chống lại các vị sư sãi mặc áo choàng vàng không có vũ khí .
Quả thật chỉ qua một đêm cả thế giới nhận ra Mỹ chỉ là kẻ vô tích sự, đã chọn đúng một bạo chúa để hà hơi tiếp sức. Kennedy tức điên; hơn thế nữa, ông và các cố vấn chính trị đang rất hoang mang. Chỉ còn hơn một năm nữa, mùa bầu cử Tổng thống lại đến; Kennedy đắc cử tổng thống nhiệm kỳ thứ nhất năm 1960 với cách biệt rất nhỏ so với đối thủ Richard Nixon – 118000 phiếu trong tổng số 68,3 triệu phiếu bầu(22) [(Encyclopedia Britannica, “John F(itzgerald) Kennedy”)]. Giờ đây, đối với cử tri Mỹ, làm sao ông có thể vô lý nhiều hơn được nữa khi đã cam kết viện trợ tiền của và xương máu của người Mỹ cho Diệm, một kẻ không khác gì Hitler? Đảng Cộng Hoà vẫn còn giận sôi gan vì thất bại năm 1960, vì ngay từ đầu họ gọi đó là “cuộc bầu cử bị đánh cắp” dựa trên việc đếm phiếu đáng ngờ ở Illinois; việc ủng hộ một người Công giáo cuồng tín cứ tập trung khủng bố những người theo tôn giáo khác đã biến JFK thành miếng mồi ngon trước miệng hổ đói trong kỳ bầu cử tới vào tháng 11.1964. Và đây là điều bạn đọc cần ghi nhớ trong khi tiếp tục đọc sách này. Đương nhiên, Kennedy lập tức chỉ thị cho Bộ Ngoại giao khiển trách Diệm, và yêu cầu ngừng tay lại. Chỉ riêng vụ tự thiêu ngày 11 tháng 6 này thôi đã gây cho JFK nhiều rắc rối nhất kể từ vụ Khủng hoảng tên lửa Cuba, vì vậy ông kiên quyết sửa chữa.
Tuân theo chỉ thị, các viên chức Mỹ đã phê phán Diệm thậm tệ. Mọi chuyện mau chóng được hiểu rằng nếu tình trạng ngược đãi tín đồ Phật giáo còn tiếp diễn, Diệm sẽ mất nguồn viện trợ ưu ái của Mỹ. Chấm hết.
Và cách hồi đáp của Diệm chỉ cho thấy ông ta là hiện thân của sự ngạo mạn. Thay vì bắt tay làm việc với cường quốc ủng hộ duy nhất, ông và em trai ông xuyên tạc biến cố này bằng một chiến dịch bôi nhọ, ngang nhiên gọi những tín đồ Phật giáo là cộng sản hoặc là tay trong cho Việt Cộng. Nhu công khai phát biểu những điều trâng tráo đến kinh tởm, đề nigh cung cấp dầu lửa và diêm quỵet cho những vụ tự thiêu khác rồi tiếp tục khẳng định những người theo đạo Phật là gián điệp cho kẻ thù. Thêm nữa, vợ Nhu, Bà Nhu gây lắm tranh cãi – cũng được gọi là “ Bà Rồng” hay “Đệ nhất Phu nhân của Việt Nam” – xuất hiện nhiều hơn để ủng hộ không chỉ những lời buộc tội vô căn cứ cho rằng người Phật giáo là cộng sản, mà thậm chí còn gieo rắc hận thù. Trong một buổi phỏng vấn có thu hình, bà tuyên bố một cách lố bịch rằng sự hy sinh đầu tiên lẽ ra đã hiệu quả hơn nếu các tín đồ Phật giáo dùng dầu hoả trong nước thay vì dầu hoả nhập khẩu(23) [(Vietnam: A Televison History, “American’s Mandarin”)]về sau bà còn phát biểu về những vụ tự thiêu tiếp theo như “Món thầy chùa nướng” và “Cứ để họ tư, về sau bà còn phát biểu về những vụ tự thiêu tiếp theo như “Món thầy chùa nướng” và “Cứ để họ tự thiêu, chúng ta sẽ vỗ tay”.(24) [(Karnow)]
Diệm, Nhu , và bà Nhu giờ đây đang tự lộ mình ra như một chế độ quả đầu hay một tam đầu chế, chứ không phải như những nhà lãnh đạo của một chính quyền tự cho là dân chủ. Khi Diệm phớt lờ những yêu sách kiên quyết sau đó của Mỹ là ông phải ngừng áp bức người Phật giáo, JFK rút đại sứ Mỹ đương nhiệm (Frederick Nolting) về nước và bổ nhiệm Henry Cabot Lodge thay thế, đây là một người có gốc gác chống Công giáo kịch liệt và, đặc biệt hơn cả, ông là một đảng viên Cộng hoà cứng rắn. Kennedy chọn Lodge vì ba lý do. Một, là người của đảng Cộng hoà, việc bổ nhiệm Lodge sẽ làm dịu bớt sự phản đối ngày một tăng trong quốc hội đối với cách tiếp cận vấn đề Việt Nam của JFK. Hai, đặt Lodge vào vị trí đó, Kennedy có một người Cộng hoà để đổ trách nhiệm nếu tình hình Việt Nam ngày càng bất ổn trong thời gian ông cầm quyền . Và ,ba – mà có lẽ là trên hết – đây là một thông điệp mạnh mẽ nhất tới giờ này mới gởi cho Diệm để Diệm suy nghĩ. Noltinh không chỉ là người ủng hộ trung thành mà còn là bạn thân tình của Diệm. Kennedy kéo ông bạn nồng ấm đó về và thay bằng một người lạnh lùng.
Tin tức này không được tiếp nhận đúng cách . Với Nolting, tam hùng Diệm, Nhu, và bà Nhu tin rằng họ có một người thân cận một tay trong. Nhưng kế hoạch của Kennedy đã làm thay đổi hết. Diệm sẽ bị lung lay, sẽ bị cảnh cáo và hăm doạ. Triệu hồi Nolting về nước chẳng khác nào tát vào mặt họ, nhưng thay vì cúi đầu chấp nhận, Diệm đã thoi lại
Ông ta vẫn tiếp tục tấn công dữ dội tín đồ Phật giáo theo kiểu Hitler.
Suốt trong tháng 7 và tháng 8 , Diệm cùng tay chân day dẳng và công khai vu khống các tín đồ Phật giáo là cộng sản, liên tục tung ra những lời chỉ trích rẻ tiền và những nhận xét kiểu “thịt nướng”, tệ hại hơn, họ vẫn tiếp tục lùng sục, cướp phá các ngôi chùa Phật giáo, tiếp tục đánh đập, bắn giết và ném thêm hàng ngàn tín đồ Phật giáo vào trại tập trung (25) [(Sheehan; Karnow)].
Kết quả? Vẫn lại có thêm các sư sãi tự thiêu để phản đối. Và chính quyền Kennedy lại tiếp tục bị phê phán kịch liệt, bởi vì hiện nay sự tàn bạo đối với người theo đạo Phật đã được đưa lên báo nhiều hơn bản thân cuộc chiến tranh Việt Nam, cũng trong thơì gian này Việt Cộng tự do hoạt động, đánh mìn các công sở, ám sát các viên chức của chế độ Diệm, lính Việt Nam Cộng Hoà, và kể cả các cố vấn quân sự Mỹ.
Chuyện gì đã xảy ra cho cuộc chiến chống chủ nghĩa cộng sản?
Ngay trước khi Henry Cabot Lodge chuẩn bị nhận chức đại sứ Mỹ, Nam Việt Nam đã trên đường sụp đổ. Và thanh danh của John F Kennedy cũng vậy.
Diệm. Nhu. Bà Nhu. Cả ba người – cái bộ ba bạo chúa đầy hận thù này – đang cùng nhau lừa gạt cả nước Mỹ(26) [(Xem lại chương 2)].
|
|
|
Post by Can Tho on Mar 4, 2011 8:10:23 GMT 9
Chương 5. THUỐC PHIỆN Sau khi Nhu đảm bảo an toàn cho những chuyến hàng thuốc phiện , phi đội gồm những máy bay Beechcraft hai động cơ của Francisci bắt đầu thường xuyên thực hiện những vụ thả dù bí mật trong lãnh thổ Nam Việt Nam (27) [(McCoy, đề từ thích hợp này được dẫn từ sách của Alfred McCoy mà theo chúng tôi là tác phẩm hay nhất về đề tài buôn bán bạch phiến quốc tế. Tuyên bố của McCoy (chú thích 19) là một cách diễn đạt từ một cuộc phỏng vấn mật viên Luicien Conein)].
Bây giờ chúng ta hãy quay nhanh về lại thời điểm năm 1958, khá lâu trước khi những vụ đàn áp Phật giáo của Diệm được báo chí quốc tế nêu lên hàng đầu. Ở đây chúng ta sẽ chứng kiến sự kỳ quái và sự điên loạn hoàn toàn của chiêu bài Công giáo của Diệm
Như đã kể trên, các lực lượng của Diệm, với sự giúp sức của Edward Landsdale do CIA phái qua, đã đánh bại và loại trừ giáo phái Bình Xuyên khét tiếng cùng đầu đàn là tướng Bảy Viễn. Bình Xuyên hoạt động như Mafia ở Sài Gòn mà Viễn là ông trùm. Nhưng sau khi đầu hàng, các cơ sở làm ăn của họ (sòng bạc, nhà chứa, và ma tuý) đều bị đóng cửa. Tuy nhiên, chỉ trong một thời gian ngắn, các sòng bạc và nhà chứa lặng lẽ được phép mở cửa trở lại. Nói cho cùng, ở đâu cũng có tệ nạn, nhưng thế giới đã thấy luật cấm nấu và bán rượu (thời kỳ 1920-1933) ở Mỹ có hiệu lực như thế nào. Nhưng với tinh thần Công giáo khắc nghiệt của mình, một tệ nạn mà Diệm cho rằng cực kỳ vô đạo đức và hoàn toàn bị cấm đoán là sử dụng thuốc phiện. Để tỏ rỏ lập trường chống các tệ nạn của Viễn và đồng bọn, Diệm cho tổ chức thiêu đốt công khai các vật dụng hút thuốc phiện, một kiểu như chiến dịch Nói Không Với Ma Tuý. Nhưng khi việc đánh bại Bình Xuyên làm đóng cửa tất cả ổ hút thuốc phiện thì nhờ Trời, các hang ổ này đã đóng cửa nguyên như thế. Cho đến khi thấy thích hợp Diệm đã cho phép mở cửa lại.
Lại thêm một bằng chứng cho thấy bản chất đạo đức giả của Diệm. Nhu, em ông, đã tiếp thu lực lượng cảnh sát mật của quốc gia (do Viễn nắm giữ trước đây) và ông vẫn duy trì mạng lưới tình báo rộng lớn. Mặc dù viện trợ của Mỹ cho Diệm là cực kỳ lớn (đến năm 1963 đã tăng lên gần nửa tỉ đô la hàng năm), nhưng Diệm vẫn cần thêm các khoản thu này để nuôi dưỡng quân đội thường trực và chính quyền của ông. Các hoạt động đặc tình và mật thám của Nhu sắp rơi vào bế tắc vì thiếu tiền.
Giải pháp cho vấn đề tài chính này thật đơn giản. Mở lại các ổ thuốc phiện và phục hồi việc buôn bán của vô số con nghiện đang đói thuốc ở Sài Gòn. Vậy là vào năm 1958, Nhu đã làm đúng những điều đó (28) [(McCoy)].
Một số ít người thân Diệm quả quyết rằng Nhu làm vậy theo ý riêng mà không được sự đồng ý của ông anh, nhưng làm sao có thể tin được như vậy? Làm sao mà người đứng đầu nhà nước không hay biết hay không được báo cho biết rằng có hàng trăm ổ thuốc phiện đã được mở cửa làm ăn trở lại một cách đột ngột tại thành phố thủ đô? Chẳng lẽ Nhu xoay xở cung cấp tiền bạc được cho cảnh sát mật và mạng lưới tình báo rộng lớn của ông với hơn 100000 đặc vụ bán chuyên nghiệp (28) mà ngài tổng thống anh ông chẳng bao giờ tìm biết ra sao?
Không thể như vậy được.
Không , Diệm biết chuyện này và tán thành, vì ông rất cần mạng lưới điệp viên của Nhu để tiếp tục theo dõi rất nhiều kẻ thù của chế độ – Diệm mang bệnh hoang tưởng kiểu Stalin. Đối với Diệm, thu lợi từ những kẻ phạm tội không phải là một cái tội .
Theo đuổi mục đích này, Nhu sử dụng tài năng của một chuyên gia được nêu tên trên tạp chí Fortune 500 (tạp chí hàng năm lập danh sách 100, 500, 1000 tập đoàn công nghiệp lớn nhất Mỹ – ND). Để có thề cung cấp đủ lượng thuốc phiện rất có lãi cho vô số con nghiện tại Sài Gòn, ông cần phải có một đường dây cung ứng tin cậy. Và đường dây này được xây dựng từ Lào, ở đông bắc Việt Nam, từ những cánh đồng anh túc phì nhiêu nằm trong khu Tam Giác Vàng nổi tiếng. Và chính một người đàn ông Pháp bị bỏ quên từ thời Pháp thuộc ngày nào sẽ trở thành cộng sự độc quyền của Nhu.
Bonaventure Francisci, biệt danh “Đá”, một người Pháp hoà nhã, đẹp trai thích những bộ vét lụa trắng, quần áo thêu hoa, và đồ trang sức xa xỉ loè loẹt loại ngoại nhập. Tóc đen mượt chải ngược ra sau, râu tỉa tót kỹ lưỡng, bề ngoài hấp dẫn, ăn nói lưu loát với một phong thái lịch sự, ông lẽ ra phải làm nghề môi giới cao cấp hoặc buôn bán kim cương. Nhưng Francisci buôn bán một thứ còn giá trị hơn nhiều. Trước đó một thời gian ông đã thiết lập được quan hệ làm ăn khấm khá – tuy có khó khăn – với thị trường thuốc phiện ở Lào, vì Francisci làm việc cho một người khác tên là Antoine Guerini đứng đầu một tập đoàn ma tuý ở Marseille miền nam nước Pháp. Tập đoàn Marseille thu hút nguồn nhân lực dồi dào từ tập đoàn Corse (Tập đoàn Corse này gồm toàn côn đồ, lính Pháp đào ngũ và cả những người yêu nước trước đây đã chọn đi theo con đường tội phạm:đâm thuê chém mướn, mua bán thuốc phiện, tống tiền, vân vân. Tập đoàn Marseille và Tập đoàn Corse thường được coi là những thực thể giống nhau, là bởi vì nền tảng nhân lực của thế giới ngầm Marseille vốn xuất thân từ đảo Corse – và sự bần cùng kèm theo – đi tìm những nghề làm ra nhiều tiền hơn trong giới tội phạm có tổ chức. Từ đây trở đi, để cho gon, chúng tôi sẽ gọi thực thể thế giới ngầm này là “Tập đoàn Marseille”)
Dù sao đi nữa, chính các lò bạch phiến của Tập đoàn Marseille đã bán chính phẩm của nó cho các ông chủ thế giới ngầm ở Mỹ theo một hợp đồng dài hạn được lập ra bởi ông trùm tội phạm Meyer Lansky ở New York vào đầu thập niên 50. Từ thời điểm đó, phần lớn lượng bạch phiến bán cho các con nghiện Mỹ đều được làm ra tại Marseille (28),và Francisci Đá bảnh bao của chúng ta là người đứng giữa hai đầu: sản phẩm thô và thành phẩm phân phối .
Francisci Đá làm việc hoàn toàn cho băng Marseille, lúc bấy giờ do Antoine Guerini và anh trai của y là Barthelemy điều hành. Không có gì quá đáng khi nói rằng đặc quyền buôn bán bạch phiến ở Mỹ cũng như Tây Aâu hoàn toàn bị anh em Guerini chi phối. Và năm 1958, khi Diệm- Nhu tái lập lưu thông thuốc phiện về Sài Gòn, Francisci khó có thể hoan hỉ hơn vì nó đã làm sống lại nghề cũ của ông là vận chuyển thuốc phiện từ gốc vận chuyển ở Lào đi thẳng về Nam Việt Nam bằng một phi đội máy bay riêng của hắn. Nhưng thậm chí có thể kiếm được nhiều tiền hơn từ việc bán thuốc phiện trực tiếp cho hàng trăm ổ hút và hàng ngàn con nghiện ở Sài Gòn. Việc sản xuất thuốc phiện ở các nơi khác trên thế giới – đặc biệt là Thổ Nhĩ Kỳ và Mexico – ngày càng thất thường và không chắc chắn vì liên tục bị pháp luật ngăn trở. Tình hình này chỉ làm lợi thêm cho Guerini bởi vì nó gia tăng thị phần ma tuý của y. Chuyện này xảy ra như thế nào ?
Nhu và Francisci Đá thực hiện một hợp đồng phân phối cơ bản. Francisci sẽ vận chuyển thuốc phiện đến Sài Gòn cho các ổ hút của Nhu nhưng hắn còn chở nhiều thuốc phiện cho các điểm thả dù ở Sài Gòn, tại đây thuốc phiện sẽ được máy bay vận tải chở sang các xưởng chế biến ở Marseille. Tại Marseille, thuốc phiện sẽ được chế biến thành bạch phiến chất lượng cao để bán cho các trùm ma tuý ở Mỹ như Santos Trafficante, Carlos Marcello, và Sam Giancana. Tất cả đều làm giàu trong chuyện này, và ai cũng thấy được rằng đó là chuyện làm ăn rất an toàn, bởi vì Nhu có thể được coi như một thứ Bộ trưởng Tư pháp của Nam Việt Nam, ông không phải ưu tư hay trả lời trước bất cứ một cơ quan thi hành pháp luật nào. Ông ta là luật pháp, và ông ta sử dụng sức mạnh này để đảm bảo cho Francisci – và khách hàng của ông ở Marseille – một nguồn cung cấp thuốc phiện ổn định để sản xuất bạch phiến.
Một vụ làm ăn ngon lành.
Với vị trí quyền lực trong chính phủ Nam Việt Nam, Nhu có thể đảm bảo rằng các máy bay chở đầy thuốc phiện của Francisci (đội lốt vận tải “ngoại giao”) có thể bay từ Lào đáp xuống Sài Gòn và chuyển hàng xong hết mà không gặp nhiều kiểm tra phiền toái . Thậm chí Nhu còn tăng năng suất đều đặn trong hai năm 1961 và 1962 bằng cách huy động Đội Vận tải số 1 của riêng ông (chuyên hoạt động tình báo trên không, thỉnh thoảng bay phối hợp với CIA) vào việc đó (28). Giữa năm 1958 và 1963, Sài Gòn thực sự trở thành kho hàng chứa thuốc phiện thô mà phần lớn sẽ chuyển tới Marseille để cuối cùng thoả mãn nhu cầu của con nghiện bạch phiến ở Mỹ.
Tuy nhiên Nhu còn có những khuyến khích khác cho hợp đồng béo bở này. Trong lúc các máy bay vận tải thuê riêng của Francisci – thường gọi là Hàng không Thương mại Lào – hàng ngày chở thuốc phiện tới Sài Gòn mà không bị luật pháp gây rắc rối, thì những tay cung cấp nhỏ hơn không được an toàn như vậy. Lực lượng cảnh sát của Nhu sẽ lập tức hỏi thăm họ vì đã dám lấn sân của Francisci (28).
Anh em Guerini không thể nào phấn chấn hơn trước hợp đồng của Francisci, và cũng không thể hài lòng hơn về Nhu vì ông đã giúp thực hiện được hợp đồng đó. Hợp đồng này giúp cho anh em Guerini trở thành những ông trùm ma tuý toàn cầu vào cuối thập niên 50 đầu thập niên 60, đồng thời nó tạo ra một liên minh tội phạm vững như bàn thạch giữa Nhu và tập đoàn Marseille. Nhu, Diệm và toàn bộ dòng họ Ngô Đình ai cũng nổi lên giàu có khác thường nhờ vào liên minh này (trong khi vẫn kiếm được nguồn tài chính bất minh cần thiết cho cảnh sát mật và tình báo). Quan trọng hơn thế, anh em tội phạm Guerini thậm chí còn tích luỹ được nhiều của cải hơn, và những khách hàng chủ yếu của họ – Mafia Mỹ – cũng vậy.
Cho nên, về căn bản, tập đoàn Marseille, Mafia Mỹ, và chính quyền Ngô Đình Diệm đã biến thành những đối tác làm ăn của nhau trong mạng lưới ma tuý toàn cầu. Có nghĩa là tiền tỉ – tiền tấn – chảy vào túi người nào có dính dáng, dĩ nhiên là thế. Và nguồn suối mạnh mẽ không ngừng phát sinh ra tiền bạc và sức mạnh này chính là Ngô Đình Nhu.
|
|
|
Post by Can Tho on Mar 4, 2011 8:10:37 GMT 9
Chương 5. THUỐC PHIỆN ( Đây là một chương sách " buồn cười " nhất của tác giả về tài dựng lên những dũ kiện tưởng tượng rõ ràng nhất của tác giả . Hãy xem tài "kinh tài thuốc phiện "của gia đình ông Diêm và cuộc sống nghèo nàn của anh em ông sau 1963 . Họ nghèo vì lẽ gia đình ông Diệm kinh tài thuốc phiện để tặng tiền cho chủ tịch vĩ đại Hồ chí Minh đem mua súng ống của Nga Tàu về sơm giải phóng miền Nam VN ) . Sau khi Nhu đảm bảo an toàn cho những chuyến hàng thuốc phiện , phi đội gồm những máy bay Beechcraft hai động cơ của Francisci bắt đầu thường xuyên thực hiện những vụ thả dù bí mật trong lãnh thổ Nam Việt Nam (27) [(McCoy, đề từ thích hợp này được dẫn từ sách của Alfred McCoy mà theo chúng tôi là tác phẩm hay nhất về đề tài buôn bán bạch phiến quốc tế. Tuyên bố của McCoy (chú thích 19) là một cách diễn đạt từ một cuộc phỏng vấn mật viên Luicien Conein)].
Bây giờ chúng ta hãy quay nhanh về lại thời điểm năm 1958, khá lâu trước khi những vụ đàn áp Phật giáo của Diệm được báo chí quốc tế nêu lên hàng đầu. Ở đây chúng ta sẽ chứng kiến sự kỳ quái và sự điên loạn hoàn toàn của chiêu bài Công giáo của Diệm
Như đã kể trên, các lực lượng của Diệm, với sự giúp sức của Edward Landsdale do CIA phái qua, đã đánh bại và loại trừ giáo phái Bình Xuyên khét tiếng cùng đầu đàn là tướng Bảy Viễn. Bình Xuyên hoạt động như Mafia ở Sài Gòn mà Viễn là ông trùm. Nhưng sau khi đầu hàng, các cơ sở làm ăn của họ (sòng bạc, nhà chứa, và ma tuý) đều bị đóng cửa. Tuy nhiên, chỉ trong một thời gian ngắn, các sòng bạc và nhà chứa lặng lẽ được phép mở cửa trở lại. Nói cho cùng, ở đâu cũng có tệ nạn, nhưng thế giới đã thấy luật cấm nấu và bán rượu (thời kỳ 1920-1933) ở Mỹ có hiệu lực như thế nào. Nhưng với tinh thần Công giáo khắc nghiệt của mình, một tệ nạn mà Diệm cho rằng cực kỳ vô đạo đức và hoàn toàn bị cấm đoán là sử dụng thuốc phiện. Để tỏ rỏ lập trường chống các tệ nạn của Viễn và đồng bọn, Diệm cho tổ chức thiêu đốt công khai các vật dụng hút thuốc phiện, một kiểu như chiến dịch Nói Không Với Ma Tuý. Nhưng khi việc đánh bại Bình Xuyên làm đóng cửa tất cả ổ hút thuốc phiện thì nhờ Trời, các hang ổ này đã đóng cửa nguyên như thế. Cho đến khi thấy thích hợp Diệm đã cho phép mở cửa lại.
Lại thêm một bằng chứng cho thấy bản chất đạo đức giả của Diệm. Nhu, em ông, đã tiếp thu lực lượng cảnh sát mật của quốc gia (do Viễn nắm giữ trước đây) và ông vẫn duy trì mạng lưới tình báo rộng lớn. Mặc dù viện trợ của Mỹ cho Diệm là cực kỳ lớn (đến năm 1963 đã tăng lên gần nửa tỉ đô la hàng năm), nhưng Diệm vẫn cần thêm các khoản thu này để nuôi dưỡng quân đội thường trực và chính quyền của ông. Các hoạt động đặc tình và mật thám của Nhu sắp rơi vào bế tắc vì thiếu tiền.
Giải pháp cho vấn đề tài chính này thật đơn giản. Mở lại các ổ thuốc phiện và phục hồi việc buôn bán của vô số con nghiện đang đói thuốc ở Sài Gòn. Vậy là vào năm 1958, Nhu đã làm đúng những điều đó (28) [(McCoy)].
Một số ít người thân Diệm quả quyết rằng Nhu làm vậy theo ý riêng mà không được sự đồng ý của ông anh, nhưng làm sao có thể tin được như vậy? Làm sao mà người đứng đầu nhà nước không hay biết hay không được báo cho biết rằng có hàng trăm ổ thuốc phiện đã được mở cửa làm ăn trở lại một cách đột ngột tại thành phố thủ đô? Chẳng lẽ Nhu xoay xở cung cấp tiền bạc được cho cảnh sát mật và mạng lưới tình báo rộng lớn của ông với hơn 100000 đặc vụ bán chuyên nghiệp (28) mà ngài tổng thống anh ông chẳng bao giờ tìm biết ra sao?
Không thể như vậy được.
Không , Diệm biết chuyện này và tán thành, vì ông rất cần mạng lưới điệp viên của Nhu để tiếp tục theo dõi rất nhiều kẻ thù của chế độ – Diệm mang bệnh hoang tưởng kiểu Stalin. Đối với Diệm, thu lợi từ những kẻ phạm tội không phải là một cái tội .
Theo đuổi mục đích này, Nhu sử dụng tài năng của một chuyên gia được nêu tên trên tạp chí Fortune 500 (tạp chí hàng năm lập danh sách 100, 500, 1000 tập đoàn công nghiệp lớn nhất Mỹ – ND). Để có thề cung cấp đủ lượng thuốc phiện rất có lãi cho vô số con nghiện tại Sài Gòn, ông cần phải có một đường dây cung ứng tin cậy. Và đường dây này được xây dựng từ Lào, ở đông bắc Việt Nam, từ những cánh đồng anh túc phì nhiêu nằm trong khu Tam Giác Vàng nổi tiếng. Và chính một người đàn ông Pháp bị bỏ quên từ thời Pháp thuộc ngày nào sẽ trở thành cộng sự độc quyền của Nhu.
Bonaventure Francisci, biệt danh “Đá”, một người Pháp hoà nhã, đẹp trai thích những bộ vét lụa trắng, quần áo thêu hoa, và đồ trang sức xa xỉ loè loẹt loại ngoại nhập. Tóc đen mượt chải ngược ra sau, râu tỉa tót kỹ lưỡng, bề ngoài hấp dẫn, ăn nói lưu loát với một phong thái lịch sự, ông lẽ ra phải làm nghề môi giới cao cấp hoặc buôn bán kim cương. Nhưng Francisci buôn bán một thứ còn giá trị hơn nhiều. Trước đó một thời gian ông đã thiết lập được quan hệ làm ăn khấm khá – tuy có khó khăn – với thị trường thuốc phiện ở Lào, vì Francisci làm việc cho một người khác tên là Antoine Guerini đứng đầu một tập đoàn ma tuý ở Marseille miền nam nước Pháp. Tập đoàn Marseille thu hút nguồn nhân lực dồi dào từ tập đoàn Corse (Tập đoàn Corse này gồm toàn côn đồ, lính Pháp đào ngũ và cả những người yêu nước trước đây đã chọn đi theo con đường tội phạm:đâm thuê chém mướn, mua bán thuốc phiện, tống tiền, vân vân. Tập đoàn Marseille và Tập đoàn Corse thường được coi là những thực thể giống nhau, là bởi vì nền tảng nhân lực của thế giới ngầm Marseille vốn xuất thân từ đảo Corse – và sự bần cùng kèm theo – đi tìm những nghề làm ra nhiều tiền hơn trong giới tội phạm có tổ chức. Từ đây trở đi, để cho gon, chúng tôi sẽ gọi thực thể thế giới ngầm này là “Tập đoàn Marseille”)
Dù sao đi nữa, chính các lò bạch phiến của Tập đoàn Marseille đã bán chính phẩm của nó cho các ông chủ thế giới ngầm ở Mỹ theo một hợp đồng dài hạn được lập ra bởi ông trùm tội phạm Meyer Lansky ở New York vào đầu thập niên 50. Từ thời điểm đó, phần lớn lượng bạch phiến bán cho các con nghiện Mỹ đều được làm ra tại Marseille (28),và Francisci Đá bảnh bao của chúng ta là người đứng giữa hai đầu: sản phẩm thô và thành phẩm phân phối .
Francisci Đá làm việc hoàn toàn cho băng Marseille, lúc bấy giờ do Antoine Guerini và anh trai của y là Barthelemy điều hành. Không có gì quá đáng khi nói rằng đặc quyền buôn bán bạch phiến ở Mỹ cũng như Tây Aâu hoàn toàn bị anh em Guerini chi phối. Và năm 1958, khi Diệm- Nhu tái lập lưu thông thuốc phiện về Sài Gòn, Francisci khó có thể hoan hỉ hơn vì nó đã làm sống lại nghề cũ của ông là vận chuyển thuốc phiện từ gốc vận chuyển ở Lào đi thẳng về Nam Việt Nam bằng một phi đội máy bay riêng của hắn. Nhưng thậm chí có thể kiếm được nhiều tiền hơn từ việc bán thuốc phiện trực tiếp cho hàng trăm ổ hút và hàng ngàn con nghiện ở Sài Gòn. Việc sản xuất thuốc phiện ở các nơi khác trên thế giới – đặc biệt là Thổ Nhĩ Kỳ và Mexico – ngày càng thất thường và không chắc chắn vì liên tục bị pháp luật ngăn trở. Tình hình này chỉ làm lợi thêm cho Guerini bởi vì nó gia tăng thị phần ma tuý của y. Chuyện này xảy ra như thế nào ?
Nhu và Francisci Đá thực hiện một hợp đồng phân phối cơ bản. Francisci sẽ vận chuyển thuốc phiện đến Sài Gòn cho các ổ hút của Nhu nhưng hắn còn chở nhiều thuốc phiện cho các điểm thả dù ở Sài Gòn, tại đây thuốc phiện sẽ được máy bay vận tải chở sang các xưởng chế biến ở Marseille. Tại Marseille, thuốc phiện sẽ được chế biến thành bạch phiến chất lượng cao để bán cho các trùm ma tuý ở Mỹ như Santos Trafficante, Carlos Marcello, và Sam Giancana. Tất cả đều làm giàu trong chuyện này, và ai cũng thấy được rằng đó là chuyện làm ăn rất an toàn, bởi vì Nhu có thể được coi như một thứ Bộ trưởng Tư pháp của Nam Việt Nam, ông không phải ưu tư hay trả lời trước bất cứ một cơ quan thi hành pháp luật nào. Ông ta là luật pháp, và ông ta sử dụng sức mạnh này để đảm bảo cho Francisci – và khách hàng của ông ở Marseille – một nguồn cung cấp thuốc phiện ổn định để sản xuất bạch phiến.
Một vụ làm ăn ngon lành.
Với vị trí quyền lực trong chính phủ Nam Việt Nam, Nhu có thể đảm bảo rằng các máy bay chở đầy thuốc phiện của Francisci (đội lốt vận tải “ngoại giao”) có thể bay từ Lào đáp xuống Sài Gòn và chuyển hàng xong hết mà không gặp nhiều kiểm tra phiền toái . Thậm chí Nhu còn tăng năng suất đều đặn trong hai năm 1961 và 1962 bằng cách huy động Đội Vận tải số 1 của riêng ông (chuyên hoạt động tình báo trên không, thỉnh thoảng bay phối hợp với CIA) vào việc đó (28). Giữa năm 1958 và 1963, Sài Gòn thực sự trở thành kho hàng chứa thuốc phiện thô mà phần lớn sẽ chuyển tới Marseille để cuối cùng thoả mãn nhu cầu của con nghiện bạch phiến ở Mỹ.
Tuy nhiên Nhu còn có những khuyến khích khác cho hợp đồng béo bở này. Trong lúc các máy bay vận tải thuê riêng của Francisci – thường gọi là Hàng không Thương mại Lào – hàng ngày chở thuốc phiện tới Sài Gòn mà không bị luật pháp gây rắc rối, thì những tay cung cấp nhỏ hơn không được an toàn như vậy. Lực lượng cảnh sát của Nhu sẽ lập tức hỏi thăm họ vì đã dám lấn sân của Francisci (28).
Anh em Guerini không thể nào phấn chấn hơn trước hợp đồng của Francisci, và cũng không thể hài lòng hơn về Nhu vì ông đã giúp thực hiện được hợp đồng đó. Hợp đồng này giúp cho anh em Guerini trở thành những ông trùm ma tuý toàn cầu vào cuối thập niên 50 đầu thập niên 60, đồng thời nó tạo ra một liên minh tội phạm vững như bàn thạch giữa Nhu và tập đoàn Marseille. Nhu, Diệm và toàn bộ dòng họ Ngô Đình ai cũng nổi lên giàu có khác thường nhờ vào liên minh này (trong khi vẫn kiếm được nguồn tài chính bất minh cần thiết cho cảnh sát mật và tình báo). Quan trọng hơn thế, anh em tội phạm Guerini thậm chí còn tích luỹ được nhiều của cải hơn, và những khách hàng chủ yếu của họ – Mafia Mỹ – cũng vậy.
Cho nên, về căn bản, tập đoàn Marseille, Mafia Mỹ, và chính quyền Ngô Đình Diệm đã biến thành những đối tác làm ăn của nhau trong mạng lưới ma tuý toàn cầu. Có nghĩa là tiền tỉ – tiền tấn – chảy vào túi người nào có dính dáng, dĩ nhiên là thế. Và nguồn suối mạnh mẽ không ngừng phát sinh ra tiền bạc và sức mạnh này chính là Ngô Đình Nhu.
|
|
|
Post by Can Tho on Mar 4, 2011 8:39:36 GMT 9
Chương 6. ĐẢO CHÍNH KIỂU MỸ “Chính phủ Mỹ sẽ ủng hộ một cuộc đảo chính…” - DEAN RUSK, Ngoại Trưởng Mỹ, 29.8.1963(33) [(Bộ ngoại giao Mỹ, Foreign Relation of the United States (1961-1963/Vol.IV/ Vietnam, August-December, 1963)]
Lời đề từ trên đây trích từ một bức điện tín do Dean Rusk gửi cho đại sứ Mỹ tại Việt Nam Henry Cabot Lodge. Xin đừng quên Rusk không chỉ là ngoại trưởng mà còn là kẻ ba phải hàng đầu của Kennedy. Ngay sau cuộc họp của Hội đồng An ninh Quốc gia, Rusk cho chuyển bức điện tín xuyên đại dương này, trong đó ông nêu rõ những chỉ dẩn đầu tiên cho một cuộc đảo chính được Mỹ tán thành chống lại đồng minh là Chính phủ Nam Việt Nam.
Vào ngày 29.8.1963, Lodge vừa mới nhận nhiệm vụ đại sứ được một tuần, và đây là loại điện văn từ Whashington mà ông ta nhận ngay lập tức. Không chối cãi gì nữa, Lodge ủng hộ mạnh mẽ việc lật đổ chính quyền Diệm, và Rusk cũng vậy. Bộ trưởng Tư pháp Robert Kennedy cũng đồng ý. Các Thứ trưởng Ngoại giao Chuyên trách Những Vấn Đề Viễn Đông Averrel Harriman và Roger Hilsman cũng đồng ý. Cố vấn An ninh Quốc gia McGeorge Bundy và em trai là William ở Bộ Quốc Phòng cũng đồng ý.
Nói cách khác, đó là tất cả những cận thần quan trọng nhất của vua. Mà John F.Kennedy là vua.
Đây là những nhân vật được tổng thống lắng nghe nhất những con người đầy quyền lực và rõ ràng là có đủ tư cách nhất để lo liệu cho những chỉ thị của Kennedy được thực thi đến từng chữ một.
Không cuốn sách lịch sử nào phủ nhận một điều như đinh đóng cột là tất cả những con người kề trên – Kennedy và ê kíp của ông – đều muốn Diệm, Tổng thống của chính phủ Nam Việt Nam bị lật đổ và bị giết, bởi vì tài liệu dẫn chứng có quá nhiều. Những người quan tâm (và đặc biệt là những người nghi ngờ sự quả quyết này) nên nghiên cứu ấn phẩm của Vụ Aân loát Chính Phủ mang tựa đề Foreign Relations of the United States, 1961-1963, Volume IV, Việtnam: August – December 1963 (“Quan hệ ngoại giao của Mỹ, 1963-1964, Tập IV, Việt Nam: Tháng 8 – Tháng 12 1963), hai mươi năm qua vẫn chưa được công bố rộng rãi. Đây không phải là một bản văn lịch sử trừu tượng. Không phải là sách tóm tắt được viết dưới dạng xã luận, và cũng không phải là “The Pentagon Papers” (Hồ sơ Lầu Năm Góc). Nó là một ấn bản hồ sơ lưu trữ chính thức về chính sách ngoại giao của Mỹ liên quan đến Việt Nam trong khoảng thời gian đó. Cuốn sách chứa đựng những baó cáo đánh giá, các tờ trình của chính phủ, các bài thẩm tra những kỳ họp tại Nhà Trắng với Kennedy, và đặc biệt là tất cả những điện văn trao đổi giữa Nhà Trắng và Toà Đại Sứ Mỹ ở Sài Gòn. Nhiều trang trong cuốn sách này còn vạch rõ trách nhiệm của Chính phủ Kennedy khi quan hệ với Chính phủ của Tổng thống Ngô Thì Nhiệm. Và điều mà cuốn sách này chứng minh, một cách toàn diện, là Chính phủ Kennedy đã dính líu vào những hành động phản bội nhất: nó đỡ đầu cho cuộc lật đổ một nguyên thủ quốc gia là đồng minh của mình
Chính Harry Truman đã nói “Trách nhiệm ở đây chịu” và đúng là như vậy. Tổng thống Mỹ phải chịu trách nhiệm tối hậu về mọi hành động của chính phủ, nhưng trước khi đi sâu hơn về vấn đề đó và những chuyện có liên quan, chúng ta hãy dành chút thời gian ngược trở lại với thời điểm khủng hoảng của chế độ Diệm và những gì xảy ra liền sau đó …
Vào ngày 21.8.1963 – sau khi chính quyền Kennedy đưa ra những lời cảnh cáo cứng rắn – Diệm và Nhu vẫn tiến hành một loạt các trò đàn áp bạo lực nhắm vào người theo đạo Phật, chủ yếu là tại Chùa Xá Lợi, một ngôi chùa linh thiêng nhất của Phật tử tại Sài Gòn. Trong suốt cuộc tấn công dồn dập, binh lính của Nhu lộng hành cướp bóc và lùng sụt bắt giam cả ngàn tăng ni. Và rồi, rất nhiều người trong số “những kẻ phá rối công cộng” này đã lặng lẽ biến mất(34) [(Karnow.)] và không ai còn gặp lại họ nữa.
Xin nhớ rằng, từ tháng 6.1963, những hồi chuông báo động đã vang lên ở Nhà Trắng, vì sự đối xử thù nghịch của Diệm dành cho người theo đạo Phật – và những cuộc biểu tình phản đối liên tiếp diễn ra với nhiều nhà sư tự thiêu cho đến chết – đã bắt đầu lên trang nhất của báo chí thế giới, tiếp sau đó nó bắt đầu chỉ ra một nước Mỹ ám muội vì đứng sau một chính phủ áp bức như vậy. Tuy nhiên, ngay cả trước đó chúng ta cũng có một manh mối tốt từ một nguồn đáng tin cậy. Ngày 8.3.1963 – bảy tháng trước khi cuộc đảo chính Diệm thực sự xảy ra – Đại sứ Việt Nam tại Mỹ (Trần Văn Chương, cha của Bà Nhu, nhạc phụ của Nhu) nói với chuyên viên Hội đồng An ninh Quốc gia Michael Forrestal (được Forrestal kể lại trong hồ sơ lưu trữ chính thức) : “…Chúng ta không thể thắng cuộc chiến khi Diệm nắm quyền. Do đó chỉ có một con đường mở ra trước chúng ta là thay đổi chính quyền, và chỉ có thực hiện được điều đó bằng bạo lực” (35) [(Foreign Reletion of the United States, 1961-1963, Vol III,( từ đây gọi là FRUS)].
Đấy là những lời Đại sứ Nam Việt Nam nói với đại diện Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, rằng quốc gia của họ không thể chiến thắng nếu còn Chính quyền Ngô Đình Diệm, và một giải pháp duy nhất là thay đổi Chính quyền Diệm bằng bạo lực.
Tiếp sau là một kết luận thích đáng lấy ra từ báo cáo đánh giá của Tình báo Mỹ trong đó mô tả cảm tưởng của Nhà Trắng lúc ấy: “Khủng hoảng Phật giáo ở Nam Việt Nam đã lên cao, làm sâu sắc thêm sự bất mãn lâu dài và rộng khắp đối với chế độ Diệm và kiểu cách cai trị của nó” (36) [(Herring, George C.(ed), The Pentagon Paper( McGraw- Hill, 1993)].
Kennedy có thể ngồi chờ biến cố to lớn này xảy ra, và điều ông có thể thấy nữa là cơ hội tái đắc cử của ông, trong hơn một năm sắp tới đây, tuôn hết xuống ống cống. Xét cho cùng, Diệm là vị tổng thống được người Mỹ hậu thuẫn bằng vô số tiền bạc và vật chất ( không kể hàng ngàn nhân viên ), nhưng ông ta chỉ tiếp tục làm người Mỹ ngượng ngùng trước sự soi mói của thế giới. Một cách hợp lý, Kennedy đã đưa ra một loạt lời đe doạ, liên tiếp những phát đạn chính trị hứa hẹn hành động mạnh tay hơn bắn về phía Diệm. Diệm nhận được lệnh phải chấm dứt tất cả những việc làm sĩ nhục người theo đạo Phật… nếu không.
Nếu không mọi sự viện trợ sẽ bị cắt. Nếu không, có thể người Mỹ sẽ rút hết cố vấn Mỹ khỏi Việt Nam.
Rõ ràng, không có sự hỗ trợ của Mỹ thì Diệm và Nhu và vị trí quyền lực của họ ở Nam Việt Nam không thể tồn tại lâu dài được. Hoặc có thể họ không tin điều đó; hai người đàn ông này đã có cái tôi lớn hơn cả Dinh Tổng thống. Dù gì đi nữa họ cũng phớt lờ những lời cảnh cáo của Mỹ. Khi khủng hoảng ngày càng nóng dần lên, Lodge được phái tới nhận nhiệm vụ Đại sứ, vì lúc này Nolting đã bị nắm cổ lôi về nước (Nolting bị mất ghế chủ yếu vì lập trường thân Diệm của ông. Thậm chí có hàng đống bằng chứng tội ác của Diệm trong tay, nhưng vì là bạn của Diệm, Nolting không ngớt khẳng định rằng Diệm là một bảo đảm cho những “nguyên tắc dân chủ” và “công bằng xã hội”) (37) [(Karnow.)]. Kennedy nổi giận; vậy thì Nolting phải rời sân thôi, và Lodge sẽ vào sân để thực hiện những mệnh lệnh của Kennedy.
Lodge lập tức tiếp xúc Diệm tại Dinh Tổng Thống… và hẳn đã bị xúc phạm đến hết mức vì thái độ của Diêm. “Tôi nêu ra ở đây vấn đề đưa Nhu ra khỏi đất nước” Lodge nói trong một cuộc phỏng vấn năm 1983, “và Diệm tuyệt đối từ chối không bàn luận về bất cứ việc gì mà tôi {đươc Kennedy chỉ thị} phải bàn luận. Thú thực là tôi hơi bị choáng váng. Tôi nghĩ là khi một đại sứ ra mắt một nguyên thủ quốc gia, ông đại sứ sẽ phải trình bày một số vấn đề theo lệnh của tổng thống nước mình, thì ít nhất vị nguyên thủ kia cũng nên bàn qua chứ”(38) [(Vietnam: A Televition History, “Amerrica/s Mandarin”)].
Quan điểm của Diệm và sự ngạo mạn của ông ta thật dễ hiểu. Ông không thể phản bội em Nhu của ông; ông sẽ không đuổi Nhu đi, không thay đổi lập trường chống Phật giáo, không rời ngôi tổng thống. Ông ta thậm chí từ chối bàn luận về những việc này. Kennedy hiểu hành động xấc láo của Diệm như một cú đá vào bụng dưới của người Mỹ; Diệm là kẻ ăn cháo đái bát.
Nhưng Kennedy cũng không vừa.
Các tướng lĩnh chính của Diệm ngày càng bất mãn với đường lối của chính phủ đương nhiệm (nhiều người trong số này không theo đạo Công giáo; họ có gốc gác Phật giáo), và người ta được biết, vào đầu năm đó, đã có một cuộc nói chuyện giữa các thành viên trong Bộ Tổng Tham mưu bàn việc lật đổ Diệm. Nhà Trắng nghe phong phanh tin này qua nhiều kênh khác nhau: Nhóm Cố vấn Quân sự, các đơn vị tình báo Lục quân, Hải quân, và Không quâm, và CIA. Các chính phủ khôn ngoan luôn lưu ý đến những viễn cảnh xấu nhất, và Kennedy đã và đang làm đúng ngay việc ấy, thậm chí khá lâu trước khi những vụ đàn áp Phật giáo tràn ngập trên báo chí và đe doạ bôi xấu việc điều hành chính sách ngoại giao của ông. Ông ta thường xuyên đọc cả núi báo cáo đánh giá không chỉ về diễn tiến của cuộc chiến mà còn về năng lực của Diệm trên cương vị tổng thống(39) [(Karnow)]. Những bánh răng đang chuyển động. Kennedy là một người rất thông minh, và ông biết lường trước những trở ngại chính trị tiềm tàng; ông đang không ngừng xem xét hiện tại trong các mối liên quan tốt hay xấu của nó đối với tương lai. Kennedy cân nhắc mọi động thái của Nhà Trắng vì có thể nó sẽ bị khai thác thành vũ khí cho Đảng Cộng Hoà trong cuộc bầu cử sắp tới.
Vào lúc 1 giờ chiều ngày 1.11.1963, cuộc lật đổ bằng quân sự, cuộc đảo chính chống chính quyền Diệm do tướng Nam Việt Nam Dương Văn Minh (biệt danh là “Minh Lớn”) lãnh đạo, đã bắt đầu. Để phòng ngừa, Minh Lớn ra lệnh giết một tướng chỉ huy hải quân thân Diệm rất có thế lực và nhiều chỉ huy của lực lượng đặc biệt Nam Việt Nam ngay trước khi cuộc đảo chính chính thức nổ ra, bóp chết từ trứng nước mọi ý đồ tập hợp lại lực lượng. Và rồi giao tranh bắt đầu bằng các cuộc tấn công chớp nhoáng vào các trung tâm truyền tin, các đài phát thanh, các sở cảnh sát, và Dinh Tổng thống lộng lẫy của Diệm. Trong khi đó, các đơn vị quân đội chủ lực có thể được sử dụng để bảo vệ Diệm đã bị khôn khéo điều động ra khỏi vòng giao tranh. Khi cuộc nổi dậy bắt đầu, Lodge liền được tổ đặc trách CIA thông báo. Khi Diệm cho gọi đích thân vị đại sứ này và yêu cầu được biết thái độ của Mỹ, Lodge đáp: “Tôi cảm thấy không đủ thông tin để có thể trả lời ngài”(40) [(Foreign Relation of United States, 1961-63: Vietnam, Vol IV)].
Sao ông đại sứ lại có thể trả lời người đứng đầu một nước đồng minh như thế?
Lodge cho rằng ông không biết gì về lập trường của chính phủ ông! Diệm gác điện thoại.
Cuộc đảo chính diễn tiến như một bộ máy đồng hồ. Khi đụng độ dữ dội nổ ra tại Dinh Tổng Thống, Diệm và Nhu tìm cách tẩu thoát qua một đường hầm ngầm, sau đó được một người bạn ở Chợ Lớn che giấu (Chợ Lớn là nơi Nhu có nhiều người quen thân thông qua mạng lưới thuốc phiện). Thật thú vị để nói thêm ở đây, như một chi tiết bổ sung cho bản chất của Diệm và Nhu, rằng các lực lượng bảo vệ trung thành của tổng thống trong dinh tiếp tục chiến đấu thêm nhiều tiếng đồng hồ nữa và hy sinh mà không hay biết rằng vị tổng thống mà họ đang chiến đấu bảo vệ đã bỏ chạy từ lâu. Khi đã đến được chổ an toàn cách xa dinh, lẽ ra Diệm có thể gọi một cú điện thoại theo cách không thể truy ra người gọi để khuyên các lực lượng bảo vệ của mình trong dinh đầu hàng phe đảo chính để giữ mạng sống. Nhưng Diệm không là thế ông ta quyết định để cho họ chết).
Nhưng chính Diệm cuối cùng cũng phải đầu hàng – vì quá ít lựa chọn – và cuộc giao tranh chấm dứt. Sau một hồi mặc cả, Diệm đồng ý tiết lộ chỗ trốn của mình và công khai đầu hàng Minh Lớn và các tướng lĩnh nổi dậy của ông nếu như họ hứa để cho Diệm và Nhu an toàn chạy ra nước ngoài. Minh đồng ý.
Lúc đó Diệm cho biết ông và Nhu đang lẩn trốn trong một nhà thờ Công giáo ở Chợ Lớn, và ông đảm bảo rằng họ sẽ chờ quân của ông Minh tới bắt đưa về dinh tổng thống để ông chính thức thoái vị. Minh phái các vệ sĩ của ông và một trung đội quân xa đi thi hành lệnh bắt Diệm. Khi họ đến nhà thờ, Diệm và Nhu hoà dịu nộp mình. Sau đó hai ông được hộ tống ra khỏi nhà thờ và đưa vào trong một chiếc xe bọc thép.
Ngay khi cánh cửa chiếc xe bọc thép vừa đóng lại, Diệm và Nhu liền bị đánh đập, trói gô bốn vó, rồi bị bắn cho tới chết(41) [(Đây chỉ là một bài học tóm lược các khía cạnh kỹ thuật của vụ đảo chính dẫn đến các chết cùa Diệm và Nhu. Độc giả quan tâm có thể tìm thêm chi tiết trong Vietnam: A History của Karnow.)]
Câu chuyện trên đây nghe cụt ngủn và khô khan. Các tướng lĩnh Nam Việt Nam bất mãn lật đổ chính quyền rồi giết tổng thống và cũng là tổng tư lệnh của họ. Không có người lính Mỹ nào nhúng tay vào. Vậy thì có gì liên quan đến tội đồng loã của chính phủ Kennedy?
Chúng ta hãy nhìn kỹ những chi tiết để trả lời câu hỏi này.
Trước nhất, Lucien Conein, nguyên là lính nhảy dù tính tình thô lỗ hung bạo và là một chiến sĩ kháng chiến Pháp, giờ đây – năm 1963 – là đặc tình cấp cao của CIA. Lodge chọn Conein làm trung gian bí mật giữa các tướng lĩnh nổi loạn và văn phòng Lodge. Conein sinh ra ở Pháp; ông biết tiếng Pháp và các phong tục của nước này, và điều này rất quan trọng bởi vì Minh Lớn và nhiều tướng lĩnh nổi loạn của ông đều lớn lên trong nền văn hoá Pháp. Conein có thể quan hệ ngay với những người này theo cách mà các gián điệp Mỹ khác không làm được. Nhiệm vụ của Conein – mà ông đã thực hiện hoàn hảo – là đảm bảo với Minh Lớn và bộ tham mưu của ông rằng Mỹ sẽ đứng sau lưng họ trong cuộc đảo chính lật đổ Diệm. Conein là sứ giả (một sứ giả mật, vì hầu hết những cuộc họp giữa ông với các tướng lĩnh nổi loạn không bao giờ được tường trình lại cho các chỉ huy quân đội Mỹ ở Nam Việt Nam) giữa các tướng lĩnh và Lodge, trao đổi thông tin qua lại theo chỉ thị của Lodge(42) [(Sheehan)]. Conein là người trong nội bộ của Minh Lớn, người đồng chí tin cậy giữ kín không cho những phương án đảo chính của họ đến tai Phái bộ Quân sự của Mỹ vốn thân Diệm. Conein thậm chí còn là người thắt chặt những tình bạn gắn bó, trước khi Lodge đến làm đại sứ, với những người như tướng Trần Văn Đôn(43) [(Karnow.)],cánh tay phải của Minh Lớn trong suốt cuộc đảo chính.
Do đó, Conein là mật viên chủ yếu của CIA tại Sài Gòn trong chừng mực có liên quan đến cuộc đảo chính. (Đó chắc chắn không phải là Giám đốc phân bộ CIA John Richardson. Richardson, cũng như cựu đại sứ Nolting và chỉ huy trưởng Phái bộ Cố Vấn Quân Sự Mỹ Paul Harkins, đã kịch liệt phản đối cuộc đảo chính chống Diệm; Kennedy đã cho bãi chức ông ta vào tháng 10.1963(44) [(Corey, C. L,” Whatever Shot Ngo Dinh DIEM, It Couldn/t Have Been the CIA”, trong Insight on the News, 15.3.1999.)]. Cái cách bứng các quan chức Mỹ phản đối đảo chính ra khỏi chức vụ của họ không kỳ cục sao)?
Nhưng chính xác thì Conein đã làm gì dính tới việc lật đổ Diệm ngoài chuyện trao qua trao lại những thông tin giữa Lodge và các tướng lĩnh mưu loạn?
1) Trước khi cuộc đảo chính chính thức bắt đầu, Conein được gọi đến tổng hành dinh của Minh Lớn và được giao một đường dây thông tin trực tiếp đến văn phòng tiền phương của CIA tại Sài Gòn (45) [(Karnow.)]. (Để củng cố chi tiết này, gần đây, người ta biết được là trong suốt cuộc đảo chính, Conein thường xuyên liên lạc điện tín với McGeorge Bundy tại Phòng Tình Huống Nhà Trắng. Bundy là cố vấn Hội đồng An ninh Quốc gia thân cận của JFK)(46) [(Bird, Kai, “ Cries and Whispers”, trong Washingtonian, tháng 10.1998.)]
2) Mối bận tâm lớn nhất của Minh Lớn và các tướng lĩnh của ông là nhận được “lời chúc lành” của Mỹ, có thể nói như vậy, dành cho nỗ lực lật đổ Diệm của họ. Họ muốn biết quân đội Mỹ có can thiệp hay không, và chính Conein là kẻ cam đoan với họ rằng Mỹ sẽ không can thiệp. Họ muốn được cam kết rằng viện trợ quân sự của Mỹ sẽ tiếp tục một khi Diệm ra đi, và cũng chính Conein đảm bảo với họ viện trợ sẽ tiếp tục. Điều mà Minh Lớn và các tướng lĩnh của ông muốn – điều họ cần hơn bất cứ gì khác – là Mỹ “bật đèn xanh” để khởi động cuộc đảo chính
Và đây là những gì Conein đã nói liên quan tới chuyện đó trong một cuộc phỏng vấn nhiều năm sau: “Tôi biết rằng tôi đã bật đèn xanh cho họ bằng vào những chỉ thị của chính phủ tôi”(47) [(Từ đoạn phỏng đoạn phỏng vấn Coein trongVietnam: A Televition History, “America/s Mandarin”.)]
3) Lodge và các đường dây CIA cung cấp cho Minh và những kẻ nổi dậy tiền bạc và vũ khí để phục vụ đảo chính(48) [(Hersh.)]. Thông tin tình báo cũng được cung cấp cho phái nổi dậy: vị trí đóng quân của các đơn vị chiến đấu có khả năng vẫn còn trung thành với Diệm cũng như vị trí các kho đạn dược và quân nhu mà Nhu từng giấu kín quanh Sài Gòn nhiều tháng. Một ngày trước khi bắt đầu cuộc lật đổ, Lodle thậm chí còn gửi đi một thư xác nhận kinh phí có thể trở nên cần kíp đối với các tướng lĩnh phút cuối cùng sẽ được chuyển giao, và “Tôi tin là chúng tôi phải trang bị cho họ đầy đủ,” ông ta nói(49) [(Herring, The Pentagon Paper.)]. Khi được Minh mời tới tổng hành dinh ngay trước khi cuộc đảo chính bùng nổ, Conein còn mang theo một bao đựng đầy tiền (tiền giấy Việt Nam tương đương với 40.000 đô la Mỹ [cần nhớ rằng, 40.000 đô la Mỹ năm 1963 có thể tính ngang với hàng trăm ngàn đô la Mỹ trong điều kiện kinh tế hiện nay]) như khoản kinh phí khẩn cấp phút chót, và, hơn nữa, đây là lộ phí dành cho các tướnh lĩnh trong trường hợp cuộc đảo chính thất bại(50) [(“The Dislodging of Dim” trong The Boston Globe, 1.12.1998.]). (Mới đây, hồi tháng Tư, 2000, người ta biết rằng bản thân Diệm, trong đêm xảy ra đảo chính, có mang theo một chiếc cặp đựng 1.000.000 đô la Mỹ. Minh Lớn đã đoạt chiếc cặp đó, và cho đến nay, không ai biết số tiền đó từ đâu đến và Minh đã sử dụng nó vào việc gì)(51) [(Brinkley, Douglas, “ Of Ladders and Letters,” Time, 24.4.2000)].
4) Khi Diệm phôn tới tổng hành dinh của các tướng lĩnh nói đồng ý đầu hàng để đổi lại được đảm bảo ra đi an toàn, Minh đồng ý. Nhưng rồi Minh vẫn ra lệnh hành quyết Diệm và Nhu như thường. Tại sao? Bởi vì khi Minh yêu cầu Coein cấp một máy bay cho Diệm và Nhu trốn ra khỏi nước, Coein nói không. Coein nói không thể nào điều động được một máy bay trong vòng 24 tiếng đồng hồ(52) [(Karnow.)]. Minh Lớn hiểu rõ nếu Diệm và Nhu không được bốc ra khỏi nước ngay tức khắc, thì cuộc đảo chính sẽ xảy ra. Do vậy, chỉ còn một lựa chọn là hành quyết. Đối với một việc quan trọng như thế này, chắc chắn Mỹ có thể cung cấp ngay một máy bay ( tổng hành dinh chỉ huy cuộc đảo chính nằm trong câu lạc bộ sĩ quan tại sân bay Tân Sơn Nhất, nơ Mỹ có hàng chục nếu không muốn nói là hàng trăm máy bay có thể dễ dàng được giao nhiệm vụ này!). Nên nhớ Coein chính là người bật đèn xanh cho Minh Lớn, dựa trên những chỉ thị của chính phủ Mỹ, khởi đầu cuộc đảo chính; rồi cũng dựa trên những chỉ thị của chính phủ đó, Coein thông báo việv từ chối cấp một máy bay cho Diệm và Nhu ra đi an toàn, khiến Minh không còn cách nào khác hơn là ra lệnh giết Diệm và Nhu.
Có thể Kennedy khônh khăng khăng đòi giết Diệm và Nhu, nhưng chắn hẳn ông cần họ chết. Nếu không, một khi đượv tị nạn chính trị ở đâu đó, họ sẽ đóng đinh Kennedy trên báo chí thế giới và thônh tin này sẽ được các đối thủ chính thị thuộc đảng Cộng Hoà lợi dụng để chống lại ông trong cuộc tái tranh cử tổng thống. Một nước Mỹ khiếp đảm cộng sản sẽ nghĩ gì về Kennedy sau khi đồng minh Diệm mới bị hạ bệ tung ra một chiến dịch bôi tro trát trấu vào mặt Kennedy? Bao nhiêu người sẽ bỏ phiếu cho Kennedy trong cuộc bầu cử sắp tới?
|
|
|
Post by Can Tho on Mar 4, 2011 8:40:37 GMT 9
Không, truất phế chưa đủ.
Diệm và Nhu phải bị giết, và phải là các tướng lĩnh của Diệm ra tay. Coein đã tác động đến việc này mà không cần khổ công gì cả. Một chú thích sau cùng về bản chất của Coein? Chưa đầy muời năm sau đó, E. Howard Hunt, gián điệp “đột nhập”(black-bag) của CIA đã cân nhắc kỹ việc tuyển Coein làm thành viê của nhóm chuyên đột nhập mà sau này khét tiếng với tên gọi Những tên đột nhập Watergate. Về chuyện này, Coein quả quyết: “Nếu có tôi, chúng ta làm ăn đàng hoàng hơn”.(53) [(Fussel, James A,” Coein....Lucien. Who Was He?”( Kansas City Star: 20.9.1998)]
Cho nên có một nhận định khá rõ về Lucien Coein. Tránh né- thật chất là phớt lờ- người phụ trách của mình( Richardson, Giám đốc Phân bộ CIA tại Sài Gòn), Coein làm việc trực tiếp với Lodge, và Lodge làm việc trực tiếp với Kennedy. Thật sự, tác giả Neil Sheehan mô tả Coein đúng hơn hết: “Chỉ có vài gián điệp từng có được cơ hội leo lên đỉnh cao nghề nghiệp bằng việc sắp đặt cuộc lật đổ một chính phủ. Coein mang quyền lực của nước Mỹ để tác động các tướng lĩnh bắt họ phải tuân lệnh”.(54) [(Sheehan.)]
Coein là sứ giả của thần chết đứng giữa lương tri của Nhà Trắng và cuộc cách mạng đã chôn vùi chính quyền hợp hiến Nam Việt Nam, một chính quyền mà Mỹ đã hết lòng ủng hộ từ năm 1954. Một đồng minh.
Chúng ta vừa tìm hiểu qua về Coein, một diễn viên chính, bây giờ hãy nói về vài nhân vật khác, và đưa ra thêm vài luận điểm nằm chỉ ngón tay kết tội chính phủ Kennedy nói chung và Kennedy nói riêng. Nhưng trước hết hãy tóm tắt lại:
JFK thực sự là kẻ thù kiên định của chủ nhgiã cộng sản, nhưng khi bộ mặt thật của Diệm bắt đầu lộ rõ- một kẻ khủng bố, một bạo chúa, một nguyên thủ quốc gia mà lại bắt bớ tăng ni và trẻ em đưa vào trại tập trung- Kennedy bị dội ngược về mặt chính trị, như bất cứ ai khác. Nhưng thay vì nói với dân chúng Mỹ: “Chao ôi, chúng ta đã phạm một sai lầm lớn ở đó. Thì ra cái tay Diệm này đang đàn áp một tôn giáo chiếm đa số, cho nên chúng ta cần phải làm điều gì đó,” Kennedy đã quyết định sử dụng đúng cái thủ đoạn đã cứu ông trong thời gian xảy ra vụ Khủng hoảng Tên Lửa Cuba:” các kênh thônh tin cửa sau” bí mật dàn xếp vấn đề. Kennedy đã hoàn toàn phớt lờ những người am hiểu tình hình nhất. Không ai trong giới quân sự và chính trị ở Mỹ thật sự ưa thích Diệm, nhưng chừng nào họ còn muốn ngăn chặn cộng sản tại Nam Việt Nam, thì Diệm vẫn được coi là vũ khí tốt nhất dưới mắt các cố vấn tiền phương tài giỏi nhất của Kennedy. Và rồi hoá ra, nhũng ông cố vấn này- chẳng hạn Đại sứ Nolting, Giám đốc Phân bộ CIA Riichard, Tướng Harkins phụ trách nhóm Cố vấn Viện trợ quân sự Mỹ, Giám đốc CIA John McCone và phụ tá William Colby- đều đúng. Nhà văn, nhà sử học, Gíao sư C.L.Corey nói về điều này rất ấn tượng trong bài báo ra tháng ba, 1999: “Chính quyền Kennedy và các phương tiện thông tin đại chúng, bằng cách tiêu diệt chính quyền Nam Việt Nam, đã biến cuộc chiến tranh trở thành con quái vật không đầu”(55) [(Corey, C.L, Whatever Shot Ngo Dinh Diem, It Couldn/t Have Been the Cia”, trong Insight on the News, 15.3.1999.)]
Sau khi Diệm chết, miền Nam Việt Nam lần lượt phải chịu đựng những chế độ cai trị mục nát, bất hảo và chưa lúc nào chống lại có hiệu quả ảnh hưởng cộng sản ở trong nước- điều này Kennedy đã được các cố vấn thân Diệm của ông cảnh báo trước. Trước khi Diệm bị sát hại, nước Mỹ chỉ chứng kiến khoảng 150 quân nhân ngã xuống trong khi làm nhiệm vụ; sau khi Diệm bị giết chết, trong mười năm tiếp theo, nước Mỹ sẽ chứng kiến 58.000 nam nữ qâun nhân Mỹ chết. Cho dù bằng một cách gián tiếp, ngay cả sau khi chết, Kennedy vẫn phải chịu trách nhiệm về số người đã hi sinh này. Kennedy phớt lờ các cố vấn tiền phương của mình để lắng nghe những Ông ba nịnh hót trong Bộ ngoại giao vì họ đã vẽ ra một bức tranh dễ dãi nhất để ông được tái đắc cử. Hãy để các tướng lĩnh nổi dậy lật đổ Diệm và Nhu, họ nói lý thuyết với Kennedy, và hãy để các tướng lĩnh nổi dậy giết chết Diệm và Nhu... rồi thì mọi lo lắng về cuộc tái tranh cử của ngài sẽ được giải quyết.
Con đường dễ dãi đối sánh với con đường ngoại giao.
Kennedy đã chọn con đường thứ nhất.
Một chuyên gia khác về Việt Nam, William J.Rust,nó một cách súc tích trong cuốn sách có lẽ đã mô tả chi tiết hơn bất cứ cuốn sách nào về lệnh hành quyết Diệm. “ Mặc dù các quan chức Mỹ ở Washington và Sài Gòn đã biết trước cuộc đảo chính và mối nguy hiểm mà Diệm có thể gặp phải, nhưng không có cuộc sắp đặt nào đưa Diệm ra nước ngoài.” Và “... mười bảy giờ sau khi nổ ra cuộc đảo chính, vẫn không thấy nỗ lực nào bốc Diệm bay ra khỏi nuớc”.(56) [(Rust, William J. Kennedy in Vietnam( Da Capo Press, New York, 1985)]
Bạn vẫn chưa tin chắc rằng Kennedy và chính phủ của ông ta sốt sắng thúc đẩy một cuộc đảo chính chống lại một nước đồng minh sao? Hãy xem xét các bức điện văn trao đổi xuyên đại dương giữa Nhà trắng và Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn, và cùng với nó, hãy nhìn những Ông ba nịnh hót đứng sau John F. Kennedy. Sau đây là một bức điện của Ngoại trưởng Dean Rusk gửi Lodge, vào hồi 12 giờ 4 phút rtưa ngày 1.11.1963- một giờ trước khi cuộc đảo chính bắt đầu: “Nếu cuộc đảo chính thành công, dân chúng ở đây sẽ rất tán thành và hiểu rõ hơn về mục đích của cuộc đảo chính nếu các tướng lĩnh và quan chức dân sự tiếp tục phát huy mạnh mẽ và công khai một kết luận được thông báo trên đài phát thanh của họ, rằng Nhu đã mặc cả với những người Cộng sản để phản bội sự nghiệp chống cộng” (57) [(Frus, Vol IV.)]
Trong bức điện này Rusk cho Lodge biết rằng cử tri Mỹ sẽ được xoa dịu nếu Lodge yêu cầu các tướng đảo chính công khai tuyên bố rằng Nhu là người cộng tác với cộng sản.
Tiếp đó là lời phát biểu của Roger Hilsman, Trợ lý Ngoại giao Phụ trách các Vấn đề Viễn Đông: “Nếu Diệm vẫn ngoan cố không chịu truất quyền Nhu, chúng ta phải đối mặt với nguy cơ bản thân Diệm cũng không thể được bảo đoảm an toàn.” Hôm đó là ngày 24.8.1963, hai ngày sau khi Lodge nhận nhiệm vụ Đại sứ(58) [(Herring, The Pantagon Paper.)]
Trong bức điện gửi cho Lodge này, Rusk cũng yêu cầu được trao đổi thông tin với các tướng chống đối, đó là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy chính quyền Kennedy tán đồng việc lật đổ một chính phủ đồng minh. Stanley Karnow nói một ẩn ý khá hay trong tiểu luận nổi tiếng của ông về chiến tranh Việt Nam: “Vì nó( bức điện tín) hàm ý, ít nhất là trên lý thuyết, rằng nước Mỹ( tức là Chíng phủ Kennedy) giành quyền thao túng một chính phủ phụ thuộc không tuân thủ các chuẩn mực của nó” (59). [(Karnow)]
Ngày 29.8.1963, Lodge gửi bức điện sau đây cho Nhà trắng để xác định thái độ của chính phủ:” Chúng ta đã rơ vào một giải pháp không có đường thoái lui mà không mất mặt: lật đổ chính phủ Ngô Đình Diệm” (60) [(Frus, Vol IV.)]
Hồ sơ lưu trữ quốc gia nói rất rõ ràng, hiển nhiê và xác định nước Mỹ, dưới quyền Tổng thống Kennedy, bị rơi vào chuyện gì – trù liệu một cuộc phá hoại ngầm và đi đến lật đổ tổng thống của một nước đồng minh mà Mỹ đã bỏ ra hàng tỉ đô la và hy sinh một trăm sinh mạng để ủng hộ.
Đến phút chót khi quả bóng đã lăn, ông sợ hậu quả nếu cuộc đảo chính thất bại( phần nào giống với sự dè dặt đã khiến ông nuốt lời vào phút chót không cho quân yểm trợ trong vụ xâm nhập Vịnh Con Heo, khiến bao nhiêu nỗ lực[ mà ông ta đã biết và chuẩn y ngay từ đầu] biến thành thảm hoạ và là nỗi phiền toái duy nhất của ông ta trước công chúng). Dù vậy, chẳng bao lâu sau sự phê chuẩn của ông ta đã trở nên rõ ràng, khi đích thân ông đánh điện cho Lodge và nói rằng: “Nhưng một cuộc đảo chính đặt dưới sự lãnh đ5o của những người có trách nhiệm bắt đầu... thì chính vì quyền lợi của nước Mỹ mà nó phải thành công” (61) [(Karnow.)]
Trong cuốn phim tài liệu đặc sắc Việt Nam: Thiên sử Truyền hình, Lodge được phỏng vấn vài năm trước khi mất năm 1985, và ông đã phát biểu một cách cứng cỏi rằng “Tôi đã sống với cuộc đảo chính đó trong nhiều tuần (phải nói là nhiều tháng chứ, Henry) tuy nhiên tôi không thể nói là tôi ngạc nhiên... mà đúng là thú vị khi được chứng kiến cảnh người ta bắn lẫn nhau”.
Chứng kiến cảnh người ta bắn nhau là một điều thú vị? Một người thông minh như Henry Cabot Lodge không thể im lặng hay sao mà lại phát biểu một câu lố bịch như vậy? Rồi còn nói “Tôi đã sống với cuộc đảo chính đó trong nhiều tuần...” Ở đây Lodge cố liều phản bác chuyện ông ta đã tiếp tay kích hoạt cuộc đảo chính. Sự ttực được tài liệu xác chứng là Lodge đã thúc đẩy cuộc lật đổ này không phải chi trong nhiều tuần mà trong nhiều tháng, thậm chí trước các cuộc họp ở Nhà trắng có ông tham dự, trước khi ông được phái tới Sài Gòn hồi tháng 8 năm 1963.
Seymour Hersh, trong cuốn sách kỳ lạ The Dark Size of Camelot (“Mặt tối của Triều đình Camelot”), trích dẫn nhiều đoạn hồi ký chưa công bố của Lodge để lại sau khi chết, “Tôi được lệnh gửi các bức điện trực tiếp đến [Tổng thống Kennedy],(62) [(Hersh,)] thêm nhiều bằng chứng cho thấy Kennedy chỉ thị cho Lodge phá hỏng các kênh chính thống để sử dụng các kênh “cửa hậu” và thận trọng không để cho các sĩ quan chỉ huy Mỹ ở Nam Việt Nam và những chính khách hoạt động tiền phương ph2n đối giải pháp của Kennedy biết kế hoạch ủng hộ cuộc đảo chính.
Như đã nói trước đây, kế hoạch của JFK sẽ không thành nế Diệm và Nhu sống sót sau cuộc đảo chính- và họ đã chết- mặt khác kế hoạch cũng sẽ không thành nếu có một vài thành viên khác trong gia đình Diệm hoặc sống sót hoặc không bị vô hiệu hoá hoàn toàn. Bà Nhu nhiều tai tiếng (chúng ta sẽ biết thêm về con người này sau) đang đi du thuyết ở Mỹ lúc xảy ra đảo chính, đã tìm mọi cách – nhưng không được – nài nỉ Mỹ ủng hộ sự nghiệp của của Nam Việt Nam; bà an toàn đứng ngoài cuộc đảo chính và chắc hẳn không thể bị giết chết đột ngột (như nhiều nhân chứng vụ ám sát Kennedy chẳng hạn) bởi vì bà quá nổi bật lúc bấy giờ. Tuy nhiên, Lodge lo liệu các con của bà tránh được nguy hiểm; ông ta đưa họ ẩn trốn trên núi ngay trước cuộc đảo chính, sau đó thu xếp cho họ bay qua Rome. Riêng anh cả của Diệm, Tổng Giám mục Thục, được triệu hồi một cách dễ dàng về Vatican ngay sau khi JFK tiếp kiến giáo hoàng hồi tháng Sáu. Và còn có một người em khác cuỉa Diệm, Ngô Đình Cẩn, người được coi là “lãnh chúa” ở Miền Trung Việt Nam. Nhân vật này là một câu chuyện khác- ông ta tỏ ra rất có chính kiến và lớn tiếng nói về những toan tính của Mỹ can thiệp vào chính phủ độc lập của Diệm. Tuy vậy, trong thới gian xảy ra đảo chính, Cẩn nhận ra tình trạng gay go của mìng bên liên lạc với Lodge xin được tị nạn chính trị, vì biết rằng nếu bị bắt, phe của Minh Lớn sẽ giết ông. Lodge sẵn lòng đáp ứng hoặc có vẻ như vậy. Lodge chỉ cho Cẩn trốn trên một máy bay Mỹ, trong mộtkhoang dành cho người đưa thư ngoại giao, rồi sẽ được bốc bay đi an toàn rời khỏi nước tới Philippines. Nhưng ngay khi Cẩn trốn được lên máy bay thì chuyến bay chợt đổi hướng rồi được lệnh hạ xuống căn cứ không quân Tân Sơn Nhất nơi lính Mỹ của Minh Lớn đang đợi. Cẩn bị bắt ngay lập tức và về sau này bị một đội hành quyết bắn chết(63) [(Sheehan.)]. Lodge đã lừa đưa Cẩn vào nanh vuốt của chính quyền mới, và họ không có lựa chọn nào khác hơn là sát hại ông ta.
Còn đây là một bằng chứng khác về bản chất khác hai mặt trân tráo đến xấu hổ của Lodge. Sau cuộc đảo chính, ông đại sứ đáng kính đi rêu rao và quả quuyết với người Mỹ rằng nước Mỹ hoàn toàn trong sạch trước cuộc đảo chính Diệm và kết cục đẫm máu của nó. Ông viết trên tờ New York Times ngày 30.6.1964:” Cuộc lật đổ chế độ Diệm thuần tuý là chuyện nội bộ của người Việt Nam. Chúng ta chưa bao giờ tham dự vào việc bàn mưư tính kế. Chúng ta chưa bao giờ đưa ra một lời khuyên. Chúng ta không làm bất cứ điều gì liên quan đến nó” (64) [(Karnow)]. Nhưng mà hãy xem dòng chữ sau trong bức điện tính Lodge gửi cho Nhà trắng chỉ năm ngày sau khi Diệm và Nhu bị giết: “... mảnh đất nơi hạt giống đảo chính đang lớn mạnh là do chúng ta vun xới và cuộc đảo chính sẽ không thể xảy ra nếu không có sự chuẩn bị của chúng ta” (65) [(Frus, Vol IV.)]. Tất cả đều xuất phát từ chính một người mà sau này sẽ khẳng định với người Mỹ rằng chính phủ Mỹ không làm bất cứ điều gì liên quan đến nó”. Có nhân nhượng lắm thì cũng phải gọi đây là một lời dối trá khủng khiếp.
Bây giờ, chỉ để sáng rõ hơn, chúng ta hãy nhình lướt những diễn tiến ở Việt Nam sau khi cuộc đảo chính do Mỹ nuôi dưỡng diễn ra, vì theo như đánh giá của Kennedy và Bộ ngoại giao của ông ta thì cuộc xâm lăng của cộng sản sẽ không thể ngăn chặn được nếu còn chính quyền Diệm. Diệm cầm quyền trong chín năm, còn người kế nhiệm ông ta, Minh Lớn, sẽ chỉ tại vị được hai tháng trước khi chính ông ta bị phe quân đội của ông lật đổ. Sau đó, trong mười một mămtiếp theo, cuộc xung đột Việt Nam leo thang thành một cuộc chiến tranh toàn diện sẽ cướp đi sinh mạng 58.000 người Mỹ và hàng triệu người Vệt Nam ở cả hai miền- cuộc chiến tranh duy nhất mà người Mỹ sẽ thất bại và là một trong những vết nhục đen tối nhất trong lịch sử của nước Mỹ. Chức vụ tổng thống Nam Việt Nam sẽ trở thành miếng mồi béo bở: các ông tướng thối nát lần luợt lên ngôi sau những trang giành đấu đá lẫn nhau nhằm chiếm cho được chiếc ghế cao trọng nhất trong Dinh Tổng thống và tận hưởng giàu sang.
Nói cách khác, phải thừa nhận rằng những người kế vị Diệm sẽ không bao giờ giữ được phòng tuyến chống chủ nghĩa cộng sản như Diệm đã làm. Cái chết của Diệm là tiền đề dẫn tới cái chết ở miền Nam Việt Nam. Thời gian cho thấy những người phản bội như Tướng Paul Harkins. Giám đốc CIA McCone, và cựu Đại sứ Nolting đã có lý. Có thể Diệm không phải là nhà lãnh đạo tốt nhưng chắn chắn là tốt hơn bất cứ kẻ nào thay thế – như một thập kỷ đẫm máu, chết chóc, và kinh hoàng sau đó sẽ chứng minh – và mặc dù cách đối xử của Diệm với người Phật giáo là hoàn toàn không chấp nhận được, thì thêm nhiều sức ép ngoại giao nữa chắc chắn sẽ buột đượv Diệm và Nhu chấm dứt những cuộc tấn công đàn áp. Xét cho cùng, điều ưu tiên hàng đầu ở Nam Việt Nam là cố gắng tránh khỏi chế độ cộng sản, và Diệm đã làm được điều này. Vì vậy, “giải pháp” của Kennedy thực sự đã giúp huỷ hoại mục đích ban đầu đó. Diệm bị giết bởi vì sự đàn áp số đông người Phật giáo của ông đe doạ những hy vọng tái tranh cử của JFK, nhưng điều đáng lưu ý là sau cái chết của Diệm, việc đàn áp Phật giáo vẫn không dừng lại; trong thực tế vẫn có thêm nhiều sư sãi tự thiêu để phản đối chính quyền sau khi Diệm bị tống tiễn (66) [(Bouscaren, Anthony T., The Last of the Mandarins: Diem of Vietnam( Duquensne University Press, Pittbiurgh, 1965)].
Sự đồng loã trực tiếp của Mỹ trong cuộc đảo chính Diệm không thể phủ nhận được, và bằng cách phớt lờ những đề xuất cụ thể của đội ngũ cố vấn và CIA, Kennedy dựng lên một nhóm trợ thủ đặc biệt, họ sẽ bí mật thực hiện quyết tâm của ông là lật đổ đồng minh. Và tòan bộ tâm trạng của JFK, vì rằng Diệm và Nhu đã chết, có thể tìm thấy trong dòng cuối cùng của bức điện ông ta trực tiếp gửi đến Lodge ngày 6.11.1963. Tôi khẳng định sự đánh giá cao đối với một công việc được hoàn thành tốt đẹp, John F. Kennedy(67) [(Frus, Vol. IV.0)].
|
|
|
Post by Can Tho on Mar 4, 2011 8:56:29 GMT 9
Tất cả đều sờ sờ trong văn bản lưu trữ chính thức.
Và bây giờ chúng ta hãy xem xét các cơ sở động cơ được ưa chuộng hạng nhì của những lý thuyết muốn nói rằng Kennedy bị ám sát vì ông ta sắp rút quân khỏi Vịêt Nam, (cơ sở được ưa chuộng nhất thì cho rằng “Tập đoàn công nghiệp quân sự” muốn chiến tranh Việt Nam tiếp tục vì bọn họ có thể làm giàu nhờ một nền kinh tế dựa vào chiến tranh).
Rất tiếc phải nói đó chính là một tài liệu Bộ ngoại giao khác, Giác thư Hành động An ninh Quốc gia 273 (NSAM 273), mà nhiều người đã quá rõ. Có một lý thuyết tóm tắt lan truyền từ lâu rằng Giác thư NSAM 273, với việc chấp thuận tăng nhanh sự hiện diện của quân Mỹ ở Nam Việt Nam, là sự đảo ngược hoàn toàn Giác thư NSAM263 vốn tuyên bố Mỹ rút quân khỏi Nam Việt Nam. Quái, chúng tôi đã cho thấy NSAM 263 không chứa một sự việc như vậy, mà nó đã bị hiểu sai hoàn toàn, đến mức báo động, bởi những tác giả chuyên viết về JFK nào đó. Cho nên bây giờ chúng ta hãy nghiên cứu Giác thư NSAM 273 tai tiếng này, và những chi tiết của nó:
Tổng thống [bây giờ là Lydon Baines Johnson – LBJ] đã xét lại những bàn luận về Nam Việt Nam diễn ra ở Honolulu [tại một cuộc họp của các cố vấn cao cấp của Kennedy hai ngày trước khi JFK bị ám sát; xem lại chú thích 79 ở cuối sách] và đã bàn thêm về vấn đề này với đại sứ Lodge. Ông ta yêu cầu tất cả những ai có liên quan phải theo sát sự chỉ đạo sau:
1. Mỹ vẫn tiếp tục theo đuổi mục tiêu chủ yếu ở NamViệt Nam là giúp đỡ dân chúng và chính phủ của quấc gia này chiến thắng trong cuộc đấu tranh chống lại mưu đồ nguy hiểm của Cộng sản được bên ngoài trực tiếp hỗ trợ. Thử nghiệm cho mọi quyết định và hành động tại đây của Mỹ sẽ phải là mức hiệu quả đóng góp của chúng cho mục tiêu đó.
2. Các mục tiêu của Mỹ liên quan đến cuộc rút quân nhưngMỹ vẫn không khác gì với tuyên bố của Nhà Trắng ngày 2.10.1963. [Những đề xuất của McManara/ Taylor về việc tăng cường viện trợ cho các vùng Bắc, Trung, và đồng bằng Sông Cửu Long cho đến một lúc nào đó quân đội Nam Việt Nam tự chiến đấu được].
3. Mối quan tâm chính của chính phủ Mỹ là chính quyền tạm thời hiện tại của Nam Việt Nam cần được giúp đỡ để tự củng cố, giữ gìn và phát huy nguồn viện trợ đã được tăng lên. Tất cả viên chức Mỹ phải nhắm tới mục tiêu này để hành xử(80). [(FRUS, Vol.4)]
Còn nữa, nhưng toàn bộ vấn đề là ở chỗ Tổng thống Mỹ giờ đây đã chính thức cam kết nước Mỹ kiên trì viện trợ quân sự cho chính quyền mới ở Nam Việt Nam (Diệm đã chết, Minh Lớn hiện là nhà lãnh đạo thực sự của quốc gia này). Điều làm cho những người tin rằng CIA/ tập đoàn công nghiệp quân sự là thủ phạm ám sát JFK thèm nhỏ rãi là Giác thư này được Tổng thống mới, Lyndon Johnson, đặt bút ký bốn ngày sau cái chết của JFK, và lý thuyết của họ luôn luôn chỉ ngón tay kết tội thẳng vào mặt vào LBJ do đã làm điều gì đó dính tới vụ ám sát bởi vì bản dự thảo của NSAM 273 thực tế chỉ đưôc viết hai ngày trước khi JFK bị giết.
Chúng ta sẽ đưa ra vài ví dụ cụ thể về sự diễn dịch sai này và/ hoặc sự sắp xếp các sự kiện một cách gượng gạo. Trong Kill Zone (“Vùng giết chóc”) của Craig Roberts (một cuốn sách thú vị về nhiều phương diện) tác giả nói rằng NSAM 273” được McGeogre Bundy viết để ủng hộ chính sách của LBJ cam kết viện trợ người và tiền của cho Nam Việt Nam”(81). [(Roberts, Craig, Kill Zone (Consolidated Press International, 1994))].
Tác giả Robert đã lầm. NSAM 273 được viết KHÔNG PHẢI để ủng hộ chính sách cam kết viện trợ cho NamViệt Nam của LBJ. Bản phác thảo văn kiện này được viết hai ngày trước khi Kennedy bị ám sát; do vậy nó KHÔNG được viết cho LBJ, nó được viết cho JFK. Đưa ra một giả thuyết khác đi nghĩa là buộc tội TẤT CẢ THÀNH VIÊN tham dự Hội nghị Honolulu đã trực tiếp dính líu vào vụ ám sát Kennedy và đã biết trước chuyện đó, những người như Ngoại trưởng Dean Rusk, Bộ trưởng quốc phòng Robert McManara, Đại sứ Henry Cabot Lodge, Tướng Paul Harkins và Tướng Maxwell Taylor. Điều chúng tôi muốn chỉ ra ở đây là Hội nghị Honolulu là cuộc gặp gỡ giữa các bộ óc quân sự và ngoại giao để quyết định cần phải thay đổi những gì trong chính sách của Mỹ liên quan tới NamViệt Nam vì giờ đây những kẻ gây rắc rối cho họ – Diệm và Nhu – đã chết. Nói chính xác hơn, hội nghị Honolulu – cơ sở của NSAM 273 được triệu tập để đưa ra những đề xuất cho TỔNG THỐNG KENNEDY, người vẫn còn sống vào thời điểm đó. Johnson ký Giác thư vì tình trạng khiếm diệm, bởi vì ông chỉ trở thành tổng thống hai ngày SAU KHI nó được viết ra! Nó được các cố vấn cao cấp của Kennedy viết cho KENNEDY, không phải cho JOHNSON. Thậm chí Robert Groden, người đã dành cả đời mình tìm hiểu vụ ám sát Kennedy và những cuốn sách của ông nằm trong vài cuốn hay nhất từ trước tới nay viết về đề tài này, đã quả quyết trong một cuốn sách của ông, The Killing of a President (“Vụ sát hại một tổng thống”), rằngNSAM 273 là “hệ quả chính trị trực tiếp đầu tiên của vụ ám sát Kennedy” (82). [(Groden, The Killing of a President)]
Như hồ sơ lưu trữ chính thức về chính sách ngoại giao của Mỹ có nói, NSAM 273 KHÔNG PHẢI là hệ quả của việc ám sát Kennedy. Rành rành, dứt khoát, và không thể bác bỏ được, Giác thư đó được viết CHO Kennedy TRƯỚC KHI ông bị giết. Đây không phải là tin tức cũ xì; dù nó được viết cách đây gần bốn thập niên. Gần đây nhất, trong The Color of Trust (“Màu sắc của sự thật”), một cuốn sách được gới phê bình đánh giá cao (do nhà xuất bản Simon và Schuster phát hành cuối năm1998), tác giả xuất sắc đồng thời là biên tập viên cho tờ The Nation Kai Bird nhắc đến Giác thư này như sau: “Thực vậy, với việc Diệm ra đi, thái độ của Washington là giờ đây việc giành thắng lợi trong cuộc chiến sẽ được xúc tiến mạnh”(83) [(Bird, Kai, The Color of Truth (Simon và Schuster, 1998))] . Cuốn sách của Bird không chỉ được hỗ trợ bởi những khả năng nghiên cứu đáng ngạc nhiên của ông mà còn bởi vì tài liệu của nó; nó là tiểu sử của hai cố vấn hàng đầu của JFK, McGeogre và William Bundy, và được bảo đảm bởi gần một trăm cuộc phỏng vấn với gia đình Bundy và người quen của họ. (Sự thực, đây là cuốn sách toàn diện nhất từ trước đến giờ viết về nhóm thân cận trong Nhà trắng của Kennedy và sau này là Nhà Trắng của Johnson. Những độc giả quan tâm đến vấn đề sẽ thiệt thòi nếu không đọc cuốn này.)
Bây giờ, về Giác thư NSAM 263 và NSAM 273, chúng ta hãy xem một cuốn sách khác, JFK: The CIA, Vietnam, and the Plot to Assassinate John F. Kennedy (“JFK: CIA, Việt Nam, và âm mưu ám sát John F.Kennedy”) của L.Fletcher Prouty (nó bênh vực cho lý thuyết chính trong phim của Oliver Stone). Ở trang 267, Prouty bắt đầu đưa ra lý giải riêng của ông về hai tài liệu liên quan tới chính sách này và ý nghĩa của nó. Ông lý giải, nhgư chúng ta đã biết, rằng nếu không tham khảo đầy đủ Báo cáo McManara/ Taylor, thì Giác thư NSAM 263 không có giá trị suy diễn; cụ thể hơn, ở trang 268, Prouty viết: “Không có chính cái báo cáo đó trong hồ sơ thì bức thư dán kín này hoàn toàn vô giá trị.”
Chúng tôi đồng ý.
Tiếp theo, Prouty đã rất đúng đắn khi tiếp tục trích dẫn những điều khoản của NSAM 263 trong phần I B (1-3) của báo cáo, như chúng ta đã biết.
Tuy nhiên, thật kinh ngạc, tác giả đã dừng lại đúng chỗ mà nhiều nhà lý thuyết về vụ ám sát đã dừng lại. Ông không đề cập đến những điều khoản còn lại rất quan trọng trong Giác thư. Hơn thế nữa, ông không đề cập đến bức điện 181 gửi Lodge giải thích nhiệm vụ thực tế và bản chất của hành động an ninh quốc gia này.
Thật đáng kinh ngạc là Prouty đã không đề cập đến những điều này, nhất là khi Prouty nhận là đã tham gia soạn thảo toàn bộ Giác thư đó. Ông nói, “Dựa vào chính sách của Nhà Trắng, nhiều nội dung của Giác thư thật sự được thủ trưởng của tôi tại Ngũ Giác Đài, Tướng Krulak, nhiều nhân viên khác của ông ta, và bản thân tôi chấp bút”(84). [(Prouty, L. Fletcher, JFK:The CIA, Vietnam and the Plot to Assassinate John F. Kennedy (Citadel Press, 1996))]
Nhìn chung, Prouty đã chịu khó thuyết phục người đọc rằng bất kỳ sự diễn giải nào khác đối với vấn đề Giác thư NSAM 263 chỉ là câu chuyện “câu khách” của các sử gia và các nhà nghiên cứu ám sát lười biếng mà lý thuyết của họ thì đơn thuần không nhất trí với lý thuyết của ông. Thậm chí Prouty còn viết: “Tôi đã cẩn thận trích dẫn những sự kiện này nhằm làm rõ chính sách mới của tổng thống [chúng ta phải lưu ý rằng chính sách mới của tổng thống ra ngày 11.10.1963 rõ ràng vẫn chưa được quyết định ở thời điểm đó] và so sánh nó với những gì được thực hành từ những ngày đó bởi những kẻ mong muốn che giấu hoặc làm rối tung các sự kiện...”(85). [(Prouty)]
Dựa vào những đoạn trích trên đây và những yếu tố căn bản khác trong NSAM 263 mà Prouty đã không đề cập tới, các nhà phê bình khắt khe có thể dễ dàng kết tội chính Prouty đã che dấu và làm rối tung các sự kiện.
Tất nhiên chúng ta hoàn toàn tin chắc rằng ngài Pruoty đã bỏ qua chúng một cách sai lầm.
Nhưng dù có vậy chăng nữa, cuốn sách của Prouty cũng đưa ra lời tuyên bố độc nhất không ai có đến hàng ngàn độc giả - trong khi phim JFK của Oliver Stone có hành triệu người xem - “Chính sách nêu trong Giác thư NSAM 263 của Kennedy sẽ đảm bảo rằng hàng trăm ngàn ngưới Mỹ sẽ không bị gửi tới chiến trường Nam Việt Nam”(86) [(Prouty)], trong khi trên thực tế chính sách trong Giác thư NSAM 263 của Kennedy hoàn toàn không đảm bảo một điều như vậy.
Vẫn chưa hết, Prouty còn nói một điều không ai biết tương tự: “Nếu John F. Kennedy còn sống, người Mỹ sẽ không phải ra trận và chết tại Việt Nam...(87) [(Prouty)]. Lời tuyên bố này hoàn toàn thiếu chính xác, dù ta có tưởng tượng đến mức nào . Foreign Relation of the United States, 1961-1963, tập IV là một bằng chứng.
Prouty còn đi xa hơn khi cho rằng NSAM 273 là “Giác thư NSAM của Johnson”(88) [(Prouty)]. Chuyện này vẫn thường xảy ra. Đây không phải là Giác thư NSAM 273 của Johnson, nó là của JFK. Để thu dọn vấn đề, chúng ta sẽ trích dẫn từ cuốn sách có tính khai phá do nhà xuất bản Simon và Schuter phát hành nănm 1999, Vietnam: The Necessary War (“Việt Nam: Cuộc chiến tranh cần thiết”) của nhà sử học chính trị lừng danh Michael Lind. Đây là những gì ông ta phải nói về “kế hoạch bí mật” rút khỏi Việt Nam của Kennedy: “Luận điểm của Oliver Stone được thể hiện trong phim JFK thậm chí còn ngớ ngẩn hơn, rằng các thế lực bí mật trong chính quyền Mỹ sắp đặt việc ám sát Kennedy để thay thế bằng Lyndon Johnson, người sẽ thực hiện kế hoạch leo thang chiến tranh tại Việt Nam. Nếu Kennedy còn sống và từ bỏ Nam Việt Nam thì thành tích của ông ta trong chính sách ngoại giao sẽ là thành tích thất bại tuyệt đối ở Cuba, Berlin, và Đông Nam Á”(89) [(Lind, Michael, Vietnam:The Necessary War (Simon và Schuster, 1999))]Ngoài ra có một chuyên gia khác đồng ý, và đósẽ là thingy Shultz, tác giả của The Secret War Against Honoi (“Cuộc chiến tranh bí mật chống Hà Nội”) và là giám đốc các chương trình nghiên cứu quốc tế của Đại học Tufts. Shutlz cho rằng ý định muốn rút quân khỏi Việt Nam của Kennedy là một “huyền thoại”, và trong bài báo đặc sắc in trên Boston Globe tháng 1.2000, ông mạnh mẽ lý giải trên cơ sở một loạt sự kiện, rằng năm 1963 Kennedy tìm cách bí mật leo thang chiến tranh hết mức, chứ không rút lui”(90). [(Schultz, thingy, “How Kennedy Launched His Secret War in Vietnam,” The Boston Globe, 31.1.2000)]
Chúng tôi đã nói tất cả những gì cần nói về vấn đề này. Hồ sơ lưu trữ chính thức thông qua Vụ Án Loát Chính Phủ luôn sẵn có cho bất cứ ai quan tâm tìm đọc, và để tóm tắt, toàn bộ cuộc tranh luận về Giác thư NSAM 263 và NSAM 273 đã được tổng kết cực kỳ rõ ràng trong The Assassination of John F. Kennedy (“Vụ ám sát John F. Kennedy”) của James P. Duffy và Vincent L. Ricci: “Những người đề xướng lý thuyết Kennedy bị giết vì được cho là có những kế hoạch rút khỏi Việt Nam đã phớt lờ bằng chứng rất đanh thép rằng nếu Kennedy còn sống, chiến tranh có thể tiếp tục như dưới thời Lyndon B. Johnson. John Kennedy không phải là “kẻ phản chiến” như nhiều người toan tính gán cho ông. Những người khuyên Johnson mở rộng chiến tranh chính là những cố vấn thân cận nhất của Kennedy...”(91) [(Duffy)]
Nếu như Kennedy muốn rút tất cả lực lượng Mỹ ra khỏi Nam Việt Nam, thì tại sao ông lại có câu nói này trong một diễn văn được nhiều người ủng hộ: “Không có Mỹ, Việt Nam sẽ sụp đổ trong một đêm”(92). [(Bishop, Jim, The Day Kennedy Was Shot (Harper Perennial, 1992))].
6) Nói gì được đây về Eward Lansdale, một mật viên tiền phương cùa CIA, người được giao nhiệm vụ giúp Diệm đánh bại các đối thủ sừng sỏ của ông giữa thập niên 50? Ông ta có dự phần trong sự dính líu của Mỹ vào cuộc đảo chính Diệm không? Không đáng kể lắm, nhưng rõ ràng Lansdale không xa lạ gì với chuyện giết chóc; ông đã có quá trình giấu mình trong các điệp vụ bí mật xoay quanh việc giết hại những phần tử cộng sản nổi loạn.(Neil Sheehan đánh giá Lansdale là “một gián điệp mật huyền thoại”)(93) [(Sheehan)]. Trước khi nhận nhiệm vụ tại Việt Nam, ông ta đã giúp nghiền nát các lực lượng nổi loạn ở Philippines, và khi tới Sài Gòn ông ta có vai trò đáng kể trong việc giữ gìn ngôi tổng thống của Diệm. Trước tiên, trong khuôn khổ nỗ lực của CIA, ông đã thuyết phục được Bảo Đại nhường chức thủ tướng cho Diệm, và rồi loại bỏ Bảo Đại bằng cách dựng lên một cuộc bầu cử có lợi cho Diệm. Chính nhờ sự cố vấn về chiến lược của Lansdale mà Diệm đã đánh bại 40.000 binh lính của phái Bình Xuyên vào năm 1955. Mỹ đã chọn ủng hộ Diệm như là nhà lãnh đạo thực sự của Nam Việt Nam, và chính Lansdale là người thực hiện việc ủng hộ đó. Nhưng Lansdale có phải là kẻ sát nhân không? Ông ta có phải là một nhân vật huyền thoại làm việv hết mình cho CIA? Những câu hỏi còn tồn nghi, nhưng cần lưu ý rằng Lansdale không dính tới những cuộc tàn sát thẳng tay những người Việt Minh “ở lại” vào giữa thập niên 50. Chắc hẳn Lansdale biết rằng hầu hết những người này không phải là cộng sản thứ thiệt nhưng bởi vì một ít trong số đó có thể là cộng sản, nên ông sẵn sàng tán thành việc giết hại, tống giam và khủng bố họ, và ông gọi một cách bừa bãi đó là tiến trình “thanh lọc”(94) [(Sheehan)]. Lansdale có phải là kẻ bất lương? Không(thực vậy, qua hầu hết những tường thuật, ông được mô tả như một anh chàng tử tế), nhưng ông ta làm nhiệm vụ hết mình, mà nhiệm vụ của ông ta thực chất chỉ xoay quanh việc giết hại những người Cộng sản. Lansdale là một anh hùng và một nhà yêu nước, hoàn thành mọi nhiệm vụ được chính phủ giao như bất kì người lính đánh tin cậy nào khác: không có gì bàn cãi. Nhưng đó là vào giữa thập niên 50, trong khi mọi chuyện đã biến đổi đột ngột vào năm 1963. Vậy thì rất thú vị khi dẫn ra đây một tiết lộ trong cuốn sách best – seller của Seymour Hersh. Mùa thu năm 1963, Lansadle được gọi đến gặp riêng tổng thống Kennedy; và rồi khi biết những quan hệ gần gũi trước đây của Lansdale với Diệm, Kennedy hỏi Lansdale có muốn trở lại Sài Gòn để tìm cách thuyết phục Diệm loại trừ Nhu ra khỏi chính phủ Nam Việt Nam không. Lansdale sốt sắn nhận lời, vì ông luôn là bạn thân của Diệm nhưng không bao giờ tán thành Nhu, người được coi là gây nhiều rắc rối nhất cho Chính phủ Kennedy. Lansdale, đang cân nhắc chuyện về hưu lúc đó – chủ yếu vì buồn chán – phấn chấn trước lời đề nghị của JFK... cho đến khi ông ta nghe được những chuyện sau đó.
Như một người đứng ngoài, Kennedy hỏi liệu khả năng loại Nhu ra khỏi sự liên kết chính trị với Diệm có thực hiện không, hay nếu ông (JFK) thay đổi ý kiến và quyết định phải xoá bỏ Diệm, thì Lansdale có còn muốn nhận nhiệm vụ không? Lansdale, với tất cả thành thật, và mặc dù muốn nhận công việc, đã phải từ chối lời đề nghị của tổng thống trong những điều kiện chi tiết đó. Lansdale lý giải ý nghĩa tối hậu của những điều JFK trình bày là: “Ông có chịu giết Diệm không nếu tôi quyết định điều đó là cần thiết?” Lansdale, một gián điệp lão làng thuộc trường phái cổ điển, thấy quá rõ đó là những gì JFK muốn nói(95) [(Hersh, từ cuộc trao đổi giữa Lansdale và Daniel Ellsberg, theo Hersh trích dẫn)].
(Một chú thích cuối cùng: Mặc dù đã trích dẫn một số điểm chúng tôi không đồng ý, chúng tôi không hề coi thường những cuốn sách khác viết về vụ ám sát Kennedy. Thật vậy, nhiều cuốn sách có tư liệu dẫn ra cụ thể trong chương này – The Killing of a President của Groden, The Dark Size of Camelot của Hersh, Vietnam: A History của Karnow; Paulsible Denial của Lane, JFK: CIA, Vietnam, and the Plot to Assasstnate John F. Kennedy của Prouty, Kill Zone của Roberts, A Bright Shining Lie của Sheehan – nhưng chúng tôi không đánh giá cao tất cả được. Tất cả được viết bởi những cây bút tài giỏi trong lĩnh vực chuyên môn và có uy tín đáng kín, và hầu hết đều là những tác giả best – seller của New York Times. Chẳnh hạn Olivrer Stone, ông đúng là nhà làm phim xuất sắc nhất của thời đại chúng ta; chúng tôi không coi thường ông hoặc các bộ phim của ông; chỉ đơn thuần là chúng tôi không đồng ý với một vài luận điểm của ông . Cuối cùng, bộ phim JFK của ông có lẽ là phương tiện tốt nhất cho đến bây giờ – phim hoặc sách – truyền đến só đông công chúng những vấn đề nghiêm trọng liên quan đến Báo cáo Warren và những lời nói dối mà nó đã tiêm nhiễm vào ý thức người Mỹ.
|
|
|
Post by Can Tho on Mar 4, 2011 8:57:13 GMT 9
Chương 8. NHỮNG ÂM MƯU “Tổng thống John F. Kennedy có lẽ đã bị giết hại do một âm mưu”(96) [(Summary of Findings and Recommendations, “Findings of the Select Committee on Assassination in the Assassination of President John F. Kennedy in Dallas, Tex., November 22, 1963”)] - TIỂU BAN HẠ VIỆN VỀ NHỮNGÁM SÁT, 1979
Thế giới quên đi vụ ám sát ông Diệm rất nhanh, vì chỉ hai mươi ngày sau, chính John Kenney cũng bị ám sát, hệ quả của vụ này sẽ trở thành một trong những kỳ án rối rắm nhất thế giới.
Nhưng kể từ cái ngày tồi tệ đó của tháng 11 năm 1963, một lực lượng thực sự gồm những người nghiên cứu về cái chết của Kennedy đã ra đời – thường xuất phát từ óc tò mò của riêng mình hoặc vì phẫn nộ – họ cố gắng tìm ra điều tương đương với vụ bí hiểm nhất trong các kỳ án sát nhân. Lực lượng này, trong hơn ba thập niên qua, đã khảo sát mọi khía cạnh có thể có trong vụ ám sát JFK cho đến từng mẫu chứng cớ cuối cùng và nhỏ nhặt nhất và cả những chứng cớ giả nữa, từng nhân chứng, từng tin đồn, từng bức ảnh thật cũng như ngụy tạo, và những hồ sơ dính đến Oswald và từng lốt cải trang của Oswald. Nói rằng “chẳng còn viên gạch nào mà không bị lật lên” có lẽ cũng là một cách nói bóng bẩy quá yếu ớt, và nếu vụ ám sát JFK là một đụn cỏ khô, thì có lẽ cũng chính xác khi mô tả rằng mọi cọng cỏ cọng rơm trong đụn đều đã bị xem xét, khảo sát và nghiên cứu. Kết quả, phần lớn, đã là một điều đáng kể: những người tìm kiếm sự thực được tự do tìm kiếm và trình bày ý kiến dựa trên những phát hiện của mình với công chúng đang náo nức muốn biết. Thực vậy, nếu có một cuộc thăm dò dư luận toàn quốc, và những người nhận phiếu thăm dò được yêu cầu tiết lộ điều mà họ xem là thắc mắc lớn nhất trong đời mình, thì chúng ta cũng dám đoan chắc rằng đa số dân chúng sẽ trả lời: thắc mắc đó là “Ai giết Tổng thống Kennedy?”
Đó là điều mọi người muốn biết, và chính vì thắc mắc đó, vô số cuốn sách đã được viết ra bởi vô số tác giả vốn quyết tâm suy nghĩ tìm ra câu trả lời. Và người Mỹ chúng ta có thể cảm ơn thượng đế hoặc định mệnh nào đó về chuyện chúng ta đang sống trong một đất nước có đủ tự do để báo chí có thể tiến hành những điều tra phỏng vấn thấu đáo. (Nhưng nghĩ lại, có lẽ đất nước này không hẳn tự do như chúng ta nghĩ, vì hàng trăm người dính dáng đến vụ ám sát JFK – gồm các nhân chứng, nhà báo, tác gia, thanh tra hình sự, nghi can,… - đã chết một cách đáng ngờ). Nhưng dù có thể là thế, thì cuộc tìm kiếm bất tận nhằm tìm ra thủ phạm giết JFK và động cơ ám sát, đã tạo ra những sự nghiệp, và kết thúc một số sự nghiệp khác; nó đã làm thiệt mạng một số người, tạo ra những cuộc tranh luận dữ dội, và thúc đẩy công chúng suy nghĩ kỹ về việc tin cậy chính quyền của họ. Sau cùng, cuộc truy tìm sự thực này đã cho ra đời hơn sáu trăm cuốn sách, hàng ngàn bài báo và hàng triệu triệu chữ trong một nỗ lực đem lại một lời giải thích cho cái biến cố bi thảm ở Dallas trong một ngày nắng ấm khác thường cuối tháng 11.1963 đó.
Kết quả vô số giả thuyết đã hình thành, một số thuyết rất ly kỳ, một số khác thì không đến mức đó. Lời kết tội giết hại JFK đã nhắm vào cả chục nhân vật, từ Lee Harvey Oswald cho đến E.Howard Hunt. Lyndon Johnson đã ralệnh giết Kennedy, Jimmy Hoffa đã ra lệnh giết Kennedy, Carlos Marcello và/hoặc Santos Trafficante đã ra lệnh giết Kennedy, và cũng đừng bỏ sót Fidel Castro, Nikita Khruschev, hội John Birch, và tập đoàn dầu khí Texas. Về nhân vật duy nhất không bị kết tội đã ra lệnh giết Kenndy là Đại tá Sanders… và, nghĩ thử coi, ông ta đang ở đâu vào ngày 22.11.1963 đó?
Ngoài ra còn hàng chục giả thuyết khác nữa, từ giả thuyết rất gây chấn động (CIA giết Kenndy) cho đến thứ thậm chí vô lý (JFK bị Không quân Mỹ giết vì ông định công bố thông tin của chính phủ về các hình thái sinh vật ngoài trái đất). Tóm lại, hầu hết những lý thuyết được trình bày đều xuất phát từ những lý giải cho các bằng chứng, sự kiện, các tường thuật cá nhân, và đã đóng góp rất nhiều và rất thành thực vào cuộc hành trình đi tìm sự thực này.
Tuy nhiên, một tuần sau cái chết của JFK( như hầu hết độc giả đã biết) cuộc điều tra đầu tiên của chính phủ đã được tiến hành để tìm ra kẻ đã giết Kennedy. Nó được khởi sự bởi chính tổng thống kế nhiệm, Lyndon B. Johnson với Chỉ thị Hành pháp 11130, nhưng sau này được biết đến qua tên gọi Ủy ban Warren (97) [(Duffy, James P.., và Ricci, Vincent L.,Assassination of John F. Kennedy (Thunder’s Mouth Press, 1992 ))]. Và như hầu hết độc giả biết, Ủy ban Warren hoá ra là một thứ vờ vĩnh, một con dấu chính thức của chính phủ đóng trên một lời dối trá khổng lồ. Sau cùng, báo cáo chính thức dầy 26 tập của Ủy ban được coi như đã tức thời đưa lại cho dân Mỹ một câu trả lời về thủ phạm giết JFK (họ nói đó là Oswald, môt tay súng đơn độc và không xuất phát từ một âm mưu nào cả) và lý do tại sao ( vì thủ phạm là một tên điên ủng hộ Cuba) và còn nhứng tỏ cho dân chúng thấy rằng chính phủ Mỹ đã lắng nghe yêu cầu của dân chúng và, do đó, đã đáp ứng.
Thực ra, Ủy ban Warren và báo cáo của nó đã chẳng trả lời câu hỏi nào mà dân chúng Mỹ đã trông đợi. Thay vào đó, họ cố tình bỏ qua các bằng chứng khác với ý kiến của họ, từ chối triệu tập những nhân chứng quan trọng, và không thừa nhận sự biện hộ, lời chứng, tài liệu chứng cứ gửi đến bất cứ điều gì ngoài những điều mà Ủy ban muốn trình ra trước công chúng . Ủy ban Warren còn hơn cả một lời dối trá; nó không phải là một ủy ban tìm kiếm sự kiện, mà là một ủy ban thủ tiêu sự kiện với mục đích duy nhất là cố tình dẫn dắt dân chúng tin vào kịch bản thuận tiện nhất, và cũng là khó tin nhất . Lý do tại sao Ủy ban Warren làm như thế vẫn còn là đề tài khai thác cho những người nghiên cứu về vụ Kennedy, ở hiện tại và cả trong tương lai nữa. Tuy vậy điều tóm lại sau cùng là: có một đường dây nào đó của chính phủ đã quyết định rằng nhất thiết không được để cho người Mỹ biết được sự thực về chuyện tại sao vị tổng thống nổi tiếng nhất trong lịch sử Mỹ lại bị bắn chết trong một chuyến đi vận động tranh cử bình thường.
Tuy rằng một số những dự án điều tra có hình thành và mau chóng tắt ngúm, Tiểu ban Hạ viện về những vụ ám sát cũng đã được triệu tập vào năm 1976. Ở mặt ngoài Tiểu ban này được thành lập để tìm sự thật đằng sau cái chết của JFK, một đối cực với cái mà người ta đã gán cho Ủy ban Warren. Ủy ban Warren được thành lập để che giấu sự thật, trong khi tiểu ban Hạ viện này được giao trách nhiệm sửa sai tất cả những chuyệb đó, và sau cùng tiến hành một cuộc điều tra trung thực và đáng tin cậy. Tiếc thay, kết quả sau cùng lại đáng ngờ. Tiểu ban khởisự với sự rùm beng đầy tranh cãi đi tới rối loạn, tranh cãi, phản đối, và trò lợi dụng thời cơ mờ ám. Những cãi cọ cứ kéo dài quanh những vấn đề như kinh phí, nhiệm kỳ thành viên và cái nỗ lực bị kết tội là sự cai thiệp bí mật của CIA. Báo chí không hưởng ứng lắm, và trong tình trạng rối loạn nội bộ đó, Tiểu ban đã trải qua ba đời chủ tịch và ba đời giám đốc và nhiều tháng trời bị lãng phí vô lối. Ba nămsau khi thành lập, tiểu ban đưa ra một báo cáo, và trong đó có một mặt tốt rõ rệt. Tiểu ban dám công bố những điều mà ủy ban Warren không dám. Nó công khai khẳng định ý kiến rằng vụ ám sát hầu như chắc chắn xuất phát từ một “âm mưu”, một điều mà các nhà nghiên cứu đã kêu gào ngay từ đầu. Báo cáo của Tiểu ban nói rõ rằng có bốn phát đạn được bắn vào Kennedy chứ không phải ba như uỷ ban Warren khẳng định, và nó ngụ ý tội phạm có tổ chức có thể là một phần trong âm mưu này( điều này uỷ ban Warren đã khéo léo né tránh), và ít nhất có một thành viên Tiểu ban đã thông báo ý kiến của ông ta rằng tối thiểu cũng có ba tay bắn tỉa đã nã đạn vào Kennedy(98) [(Duffy)].
Nhưng báo cáo này cũng có một mặt tệ rõ rệt. Nó không chịu thừa nhận cuộc xác minh các bằng chứng ảnh chụp ngụy tạo liên quan đến việc khám nghiệm tử thi JFK đã từng bị Robert Gordon phát hiện (một yếu tố quan trọng trong việc chứng minh hướng bắn của các ph1át đạn gây tử vong), và nó cũng không chịu xem xét tới đề nghị cho khai quật tử thi JFK để khám nghiệm lại(99) [(Groden, Robert J., The Killing of a President (Viking Penguin, 1993))], một công việc mà nó chắc chắn sẽ chứng minh được vết đạn ở đầu JFK có phải được bắn từ sau tới hay không (tức là từ hướng Kho sách giáo khoa Texas) hoặc nó được bắn từ phía trước JFK (như từ Grassy Knoll chẳng hạn).
Mục đích của cuốn sách này không phải là tranh luận xem “phát đạn trúng đầu” ấy được bắn ra từ đâu. Có những bằng chứng không thể chối cãi, dựa trên những lời khai của nhân chứng, rằng có ít nhất một tay súng (và có thể là hai) đã nã đạn từ phía sau hàng rào bảo vệ của cơ sở Grassy Knoll hoặc gần gần chỗ đó. Nhiều cuốn sách về vấn đề này đã được xuất bản, một số viết rất tốt và chúng tôi muốn giới thiệu những sách này với bạn đọc (xem Thư mục) hơn là trích dẫn và diễn dịch lại những tài liệu này.
Sách này cũng không bàn về việc những phát đạn đã được bắn từ đâu, mà nó cũng không giới thiệu lại vô số những suy luận cặn kẽ đã được xuất bản về vai trò của Lee Harvey Oswald, về động cơ của CIA và quân đội Mỹ, những lưu dân Cuba đầy bất mãn, những Robert Wilfred Easetrling , Roscoe White, Frank Sturgis,... Rất nhiều sách đã mô tả về những giả thuyết này và những hàm ý trong đó rất thuyết phục. Điều kgẳng định của chúng tôi là, những sách đó không thể hoàn toàn đúng, nhưng chúng cũng không thể hoàn toàn sai. Tất cả đã lần mò ngược lại, có thể bằng những bước chân đẫm máu, tới một câu ngắn gọn mà tiển ban Hạ viện về Những vụ ám sát đã in ra từ năm 1979:
“Tiểu ban, dựa trên cơ sở bằng chứng có sẵn, tin rằng Tổng thống John F. Kennedy đã bị giết hại do một âm mưu.”
Chúng tôi đồng ý với điều đó. Chúng tôi tin rằng đó là một âm mưu. Nhưng sau đây là những điều chúng tôi không tin.
Chúng tôi không tin rằng cái gọi là “Tập đoàn quân sự – công nghiệp” đã giết Kennedy bởi vì ông ta dự định rút quân đội, trang bị và sự hỗ trợ của Mỹ ra khỏi Việt Nam. (Chúng tôi không tin điều này, dựa trên tài liệu trước đây đã chứng tỏ rằng nó không đúng sự thực). Hơn nữa chúng tôi không tin rằng Richard Nixon , Lyndon Johnson, Fidel Castro, hoặc Liên Xô đã ra lệnh ám sát Kennedy. Chúng tôi không tin rằng những tay trùm gốc đảo Corse như Lucien Sarti, Sauveur Pironti, hay Jorge Boccogini, như một giả thuyết hồi cuối thập niên 1980 đã nêu lên, đã có mặt ở đâu đó gần quảng trường Dealey, Dallas, vào ngày 22.11.1963 đó. Chúng tôi không tin rằng CIA đã cho giết Kennedy để trả thù cho vu ïxâm nhập Vịnh Con Heo thất bại (Tại sao CIA lại muốn giết Kennedy vì một vụ xâm nhập được tổ chức quá tệ? CIA do Hội đồng an ninh quốc gia chỉ huy, và Hội đồng an ninh quốc gia này biết quá rõ rằng Kenndy đã có kế hoạch không chỉ tìm cách tiếp tục xâm nhập Cuba mà còn ít nhất sáu lần tổ chức ám sát Castro. Những sự kiện này đã được nêu rành rành trong hồ sơ mang số NSC F93-1588 [Xem phụ lục N]. Tài liệu đầy trọng lượng này chứng minh rằng CIA đã được thông tin đầy đủ về các dự tính ám sát Castro và tách Cuba ra khỏi chế độ cộng sản của Kenndy. Do đó các giả thuyết về âm mưu phổ biến xưa nay vốn nhất định rằng CIA đã giết Kenndy vì vụ Vịnh Con Heo đều hoàn toàn là vô lý ).
Tuy nhiên, chúng tôi thực sự tin rằng một đồng yếu tố đáng kể – Mafia Mỹ – là có liên quan .Chúng tôi tin rằng đã có nhiều hơn ba phát đạn và chúng không xuất phát từ cùng một hướng, và khi nói thế, hiển nhiên chúng tôi tin rằng đã có vài ba tay súng dính vào việc này. Chúng tôi thậm chí không đáng giá thấp một đồng yếu tố khác – rằng có lẽ những thành viên “biến chất” trong chính phủ Mỹ – đã tiếp tay trong việc này.
Với chúng tôi, thực hợp lý luận khi nói rằng xác minh cặn kẽ một trong những xạ thủ là cách tốt nhất để làm rõ lý do tại sao Kennedy bị giết.
Qua từng chương của sách này, chúng tôi sẽ trình bày cho độc giả rõ chúng tôi tin chắc một trong những xạ thủ đó là ai.
|
|
|
Post by NhiHa on May 8, 2011 1:31:59 GMT 9
Nguyễn Quang Duy Một lựa chọn dân chủ trong quá khứ: Hoàng đế Bảo Đại - Thủ tướng Ngô Ðình Diệm 1 2 Trong bài “Viễn kiến, quyền lực và tính chủ động: con đường lên nắm quyền của Ngô Ðình Diệm, 1945-1954”, giáo sư Edward Miller trình bày những hoạt động của Ngô Ðình Diệm trong vòng một thập kỷ trước khi ông trở thành Thủ tướng vào tháng 7 năm 1954. Dựa trên những hoạt động tích cực này, Edward Miller kết luận ông Diệm thành công chủ yếu nhờ nỗ lực của chính mình và của những đồng minh người Việt, cũng như ông đã chủ động tìm cách nắm lấy quyền lực đúng lúc. Trong kết luận thứ hai của bài viết, Edward Miller nhấn mạnh “... Không có bằng cớ nào chứng tỏ rằng Ngô Đình Diệm được bổ nhiệm nhờ một chiến dịch gây áp lực (với Bảo Ðại) do những quan chức Hoa Kỳ khởi xướng.” Bài tiểu luận này nghiên cứu những quan hệ giữa Hoàng đế Bảo Đại và Thủ tướng Ngô Đình Diệm. Qua đây, độc giả nào quan tâm có thể thấy được nhiều điểm khác bài viết của Edward Miller về hai nhân vật lịch sử nói trên. Cũng như, vào năm 1954, việc Ngô Đình Diệm chấp chính là một chọn lựa dân chủ của Bảo Đại, với sự đồng thuận của tất cả các tôn giáo, các phong trào chính trị và đảng phái quốc gia tại Việt Nam. Và đến chết Bảo Đại vẫn tin rằng đây là một quyết định đúng lúc và đúng đắn, mặc dù sự chọn lựa này dẫn đến việc trưng cầu dân ý để “truất phế Bảo Đại, khai sinh Đệ nhất Cộng hoà”. Bảo Đại. Nguồn: www.wikimedia.orgNgô Đình Diệm. Nguồn: Chính Đạo Hoàn cảnh Việt Nam khi Bảo Đại cầm quyền Câu chuyện về cụ Phan Bội Châu đối đáp với Hội đồng Đề hình nói được hoàn cảnh “An Nam” lúc Bảo Đại vừa lên ngôi. Ngày 23-11-1925, Hội đồng Đề hình đã xử án cụ Phan Bội Châu, Quan toà hỏi: “Ông phản đối chính trị của chính phủ bảo hộ, hay là chính trị của nước Nam?” Cụ Phan trả lời: “Tôi phản đối chính trị của chính phủ bảo hộ, chứ nước Nam có nước đâu và có chính trị đâu mà tôi phản đối?” [1] Nước Nam ở đây chỉ gồm một phần của Trung kỳ. Theo hoà ước Giáp Tuất (1874), miền Nam đã trở thành đất Pháp. Theo Hoà ước Giáp Thân (1884), miền Bắc và miền Trung vẫn thuộc chủ quyền nhà Nguyễn và dưới sự bảo hộ của Pháp. Trên thực tế Pháp đặt ra Phủ Toàn quyền, lần hồi tước hết chủ quyền của vua. Năm 1893, Pháp đã buộc Triều đình Huế chấp thuận cho Pháp toàn quyền giữ gìn an ninh và cai trị vùng cao nguyên miền Trung. Người Kinh không được phép lên làm ăn buôn bán và sinh sống ở đây. Nhà vua cũng không còn được thu thuế ở vùng này nữa. Đến năm 1897, Pháp bãi bỏ chức Kinh lược sứ Bắc kỳ, giao quyền cho viên Thống sứ Pháp. Từ đó, ở Bắc kỳ, quan lại Việt Nam chỉ biết có Thống sứ chứ không còn biết đến triều đình nữa. Để dễ bề thống trị, Pháp đặt luật lệ riêng cho mỗi miền và cao nguyên. Đó là thời gian khi Bảo Đại vừa chấp chính. Trong thời gian Bảo Đại đang theo học ở Pháp, đại thần nhiếp chính Tôn Thất Hân đã ký với Pháp một hiệp ước. Theo đó, khâm sứ Pháp được chủ toạ Hội đồng Nội các. Pháp đảm trách thu thuế và kiểm soát tài chính. Từ đó triều đình không còn ngân sách riêng. Mọi quyết định chi tiêu của nhà vua cũng phải lấy phê chuẩn từ các công chức Pháp... Đó là “thời” của vị vua xưa nay vẫn bị khép là “bù nhìn”. Hoàng đế Bảo Đại và vị Thượng thư Bộ Lại Sau khi tốt nghiệp trường Khoa học Chính trị Paris và về nước, khi nắm được tình hình Bảo Đại đã bắt tay ngay vào việc cải cách đất nước, mong từng bước khôi phục lại chủ quyền quốc gia. Ngày 10-12-1932, Bảo Đại cho công bố một đạo dụ theo đó nước ta theo chế độ quân chủ lập hiến. Bảo Đại sẽ trực tiếp điều khiển nội các, và cho cải cách hành chính, giaó dục, tư pháp, cũng như muốn người Pháp thực thi đúng đắn Hoà ước 1884, để cho Triều đình một ít quyền hành trong khuôn khổ nền bảo hộ Pháp. Theo đó một nội các mới đã được thành lập gồm những người trẻ như Phạm Quỳnh, Ngô Đình Diệm, Nguyễn Đệ... Những dự định cải cách này đã được ông Phạm Quỳnh, nguyên chủ bút Nam Phong, đề nghị từ trước qua bốn bài xã luận đăng trên báo France-Indochine ở Hà Nội, mà bài thứ ba nhan đề là “Tiến tới một Hiến pháp”. Vì đề nghị Phạm Quỳnh phù hợp với ước muốn cải cách, nhà vua đã chọn Phạm Quỳnh làm Thượng thư Nội các [2] mới thay thế Nguyễn Hữu Bài. Bảo Đại cho biết chính ông Charles [3] , có thể theo chỉ thị của chính phủ Pháp, đã đề nghị Phạm Quỳnh vào chức vụ này. Còn về Ngô Đình Diệm, Bảo Đại chọn vì: “... lúc ấy [Ngô Đình Diệm] làm tuần vũ tỉnh Phan Thiết, để đảm trách Bộ Lại. Vốn dòng dõi quan lại, anh ruột ông ta làm Tổng đốc tỉnh Faifo. Diệm năm ấy mới 31 tuổi, nổi tiếng là thông minh, liêm khiết. Đây là một người quốc gia bảo thủ. Ngoài chức vụ Thượng thư Nội các, Ngô Đình Diệm lại còn là Tổng thư ký cho Hội đồng Hỗn hợp về Canh tân đã được ban bố năm trước bao gồm các thượng thư Việt Nam và hàng công chức cao cấp Pháp. Ngô Đình Diệm đã được Nguyễn Hữu Bài trước khi về hưu, tiến cử.” [4] Bảo Đại đặt hết niềm tin vào hai người Phạm Quỳnh và Ngô Đình Diệm. Phạm Quỳnh đầy viễn kiến lại được người Pháp hổ trợ. Còn Ngô Đình Diệm thì kinh nghiệm, uy tín và ước mong cải tổ xã hội Việt Nam. Những cải tổ kể trên bị các phần tử bảo thủ, lạc hậu, thực dân trong chính phủ Pháp kịch liệt chống đối nên nỗ lực của Bảo Đại và hai ông Phạm Quỳnh, Ngô Đình Diệm bị tê liệt hoàn toàn. Chỉ sau bốn tháng, Ngô Đình Diệm xin Bảo Đại được từ chức. Bảo Đại đã khuyên Ngô Đình Diệm như sau: “Quan Thượng, trẫm hiểu tinh thần trách nhiệm của quan Thượng. Sự liêm khiết ấy đã tôn vinh ông lên rất nhiều, nhưng cần phải chờ thời. Đất nước ta chưa sẵn sàng. Sau nữa, những năm sắp tới đây còn dành cho chúng ta nhiều biến chuyển. Trẫm biết ông và quan Thượng Nguyễn Hữu Bài vẫn có liên lạc chặt chẽ. Như thế, hẳn cụ Bài không quên nhắn nhủ ông những điều lo ngại của cụ. Chiến tranh khó có thể tránh được ở Âu châu, và như thế, sẽ có những hậu quả đối với Á châu mà Nhật Bản có thể là vai trò chủ chốt.” [5] Cũng cần biết, năm 1907, vua Thành Thái bị Pháp bắt vì liên lạc với Kỳ Ngoại hầu Cường Để đang ở Nhật. Pháp buộc nhà vua thoái vị và đày sang đảo Reunion [6] . Ngô Đình Khả, thân phụ Ngô Đình Diệm, lại là Thượng thư Bộ Lễ và tận trung không chịu cùng với các đại thần trong triều đình theo lệnh Pháp ký tên vào tờ biểu yêu cầu vua Thành Thái thoái vị. Vì thế đã bị người Pháp giáng chức và bắt về hưu không cho lãnh tiền hưu liễm. Sau khi Nhật đảo chính Pháp, Bảo Đại đích thân mời và Cường Để đã nhận lời hồi hương giúp nước. Ngày 30-7-1945, tại Tokyo, cơ quan thông tấn Domei loan tin Cường để đang trên đường về Việt Nam, do lời mời của Bảo Đại. Cường Để sẽ nắm chức Cơ mật Viện trưởng. [7] Báo Hưng Việt, ngày 3-8-1945, đã viết “... Theo Để, mục đích của ông là khôi phục lại độc lập cho Tổ Quốc, mưu cầu hạnh phúc cho dân tộc chứ không vì ngôi đế vương.” [8] Nguyễn Hữu Bài và Ngô Đình Diệm đều có liên lạc mật thiết với Cường Để. Cả hai vẫn tiếp tục được Bảo Đại tin dùng. Có phải Nguyễn Hữu Bài và Ngô Đình Diệm đã được Bảo Đại giao phó trọng trách (hay ngầm thu xếp) liên lạc với Kỳ Ngoại hầu Cường Để, nói riêng, và Nhật, nói chung? Bảo Đại đã từng giao trách nhiệm liên lạc các đảng phái quốc gia và Việt Minh cho các ông Trần Trọng Kim, Hoàng Xuân Hãn, Phan Kế Toại để kêu gọi cộng tác hay kết hợp. Kỳ Ngoại hầu Cường Để là chú của Bảo Đại. Cho nên không có gì là lạ nếu Nguyễn Hữu Bài và Ngô Đình Diệm đã được Bảo Đại giao phó trọng trách liên lạc với Kỳ Ngoại hầu. Còn Nguyễn Đệ là bí thư của Bảo Đại. Một chuyên viên kinh tế, có thể đã được Từ Cung Thái hậu giới thiệu. Nguyễn Đệ cũng quen biết Nguyễn Hữu Bài và là bạn thân của Ngô Đình Diệm. Sau khi Ngô Đình Diệm từ chức, Nguyễn Đệ cũng xin từ chức. Sau này khi Bảo Đại làm Quốc trưởng ông lại tiếp tục làm bí thư của Bảo Đại và được Bảo Đại hết mực tin dùng. Mặc dù có lúc Bảo Đại đã lo ngại Nguyễn Đệ là người của Toà thánh Vatican vì ông đã được Toà thánh giới thiệu. Trong hồi ký của mình, Bảo Đại cũng nhắc đến việc Bùi Bằng Đoàn được giao nắm Bộ Hình (tức Bộ Tư pháp). Ông này vốn là quan, có bằng luật khoa và đã 51 tuổi. [9] Qua nội các đầu tiên, Bảo Đại đã cho thấy ông là người sẵn sàng tham khảo ý kiến và dung hoà những quan điểm hoặc khuynh hướng khác nhau nhằm xây dựng nền tảng dân chủ, trong một thể chế quân chủ lập hiến. Nhật đảo chính Pháp Năm 1940, Nhật đánh Lạng Sơn, Pháp thua phải ký hiệp ước cho quân Nhật sang đóng trên lãnh thổ Việt Nam. Năm 1945, phe Đức - Nhật yếu thế, khối Đồng minh nắm chắc phần thắng. Quân Pháp ở Việt Nam bắt liên lạc với quân Đồng minh. Nhật biết được, đêm 9-3-1945, Nhật cho nổ súng tấn công quân Pháp. Chỉ trong vòng một đêm, cơ đồ thực dân Pháp xây dựng trong vòng trăm năm đã hoàn toàn sụp đổ. Ngày 11-3-1945, Đại sứ Nhật Marc Masayuki Yokoyama yết kiến Bảo Đại tường trình việc Nhật chấm dứt chủ quyền của Pháp ở Việt Nam và nhiệm vụ của ông là trao lại nền độc lập của Việt Nam. Bảo Đại rất ngạc nhiên đặt thẳng vấn đề Nhật công khai bảo trợ Hoàng thân Cường Để rồi kết luận: “... Còn tôi, tôi quan tâm đến dân tộc tôi hơn là quan tâm đến ngai vàng...” [10] Việc Bảo Đại tự ý thoái vị (25--8--1945), và chấp nhận bị truất phế (23--10--1955) đã chứng minh Bảo Đại là lãnh tụ “thờ ơ” quyền lực. Ngay chiều hôm đó, Bảo Đại cho triệu tập Hội đồng Cơ mật để thông báo, phân tích và thảo luận về tình hình mới. Bảo Đại yêu cầu tất cả các thượng thư đồng ký bản Tuyên ngôn Độc lập, do Phạm Quỳnh soạn từ gợi ý của Yokoyama, trong đó xác định “... kể từ ngày hôm nay, hiệp ước bảo hộ ký với nước Pháp được bãi bỏ, và đất nước thu hồi chủ quyền độc lập quốc gia...” [11] Ngày 19-3-1945, vua Bảo Đại báo cho thượng thư Phạm Quỳnh biết là từ nay, nhà vua tự tay đảm trách quyền lãnh đạo quốc gia. Phạm Quỳnh ý thức được tình thế mới, đã cùng toàn thể thượng thư lục bộ xin từ chức. Bảo Đại cho lập nội các mới. Như đã nói ở trên có thể Ngô Đình Diệm đã được Bảo Đaị giao phó trọng trách liên lạc với Kỳ Ngoại hầu Cường Để và Nhật. Do đó Bảo Đại đã coi Ngô Đình Diệm là ứng cử viên số một để lãnh đạo chính phủ Việt Nam mới, và vì vậy Bảo Đại đã hai lần đích thân nhờ Đại sứ Nhật Yokoyama triệu hồi Ngô Ðình Diệm từ Sài Gòn về Huế thành lập chính phủ. Edward Miller, dựa vào Shiraishi, cho rằng Ngô Đình Diệm đã nhận được bức điện thứ hai trong hai bức điện mà Bảo Ðại gửi đi ngay, và đã tự ý từ chối lời đề nghị của Bảo Đại. Ông đã thắc mắc không biết vì lý do gì ông Diệm quyết định như vậy. Nhưng lại cho biết ông đã Diệm hối hận về quyết định này và cố gắng đảo ngược tình thế, nhưng quá muộn: Bảo Ðại đã mời học giả và nhà phê bình văn hoá Trần Trọng Kim lên làm thủ tướng. Vũ Ngự Chiêu, lại dựa vào Marakami, cho rằng tướng Nhật Tsuchihashi Yuitsui, Toàn Quyền Nhật tại Đông Dương, đã không muốn đưa Cường Để lên ngôi, với hy vọng sẽ lợi dụng tối đa hệ thống hành chính thuộc địa của Pháp. [12] Báo Thông tin, Hà Nội ngày 10-6-1945, đưa tin: “DIỆM, từ năm 1944, đã được coi như ứng viên chức thủ tướng trong một chính phủ do Nhật bảo trợ. Tuy nhiên, từ sau ngày Tsuchihashi được giao trách nhiệm cai quản Đông Dương, phe Cường Để bị loại. Bị Tokyo áp lực đưa Cường Để hồi hương, Tsuchihashi đã có lần tuyên bố: Cứ đưa hắn về đây. Ta sẽ lập tức tống cổ hắn vào Côn Lôn.” [13] Theo bản phúc trình cho nhà cầm quyền Pháp dưới dạng hồi ký không được công bố của Đại sứ Nhật Yokoyama, Ngô Đình Diệm đã từ chối vì lý do sức khoẻ. Nhưng ít lâu sau thì ông được biết ông Diệm đã từ chối vì hai lý do: thứ nhất ông đã thề trung thành với Kỳ Ngoại hầu Cường Để và không muốn phục vụ Bảo Đại mà ông cho là thân Pháp; thứ hai là ông muốn lấy lại Nam Bộ và ba thành phố Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng mà lúc này Nhật chưa trả lại cho Việt Nam. [14] Trong khi đó, hồi ký Bảo Đại viết rất rõ: “...Trong óc tôi, người tiêu biểu nhất trong số này là Ngô Đình Diệm... Ba tuần lễ trôi qua, mà chẳng thấy tăm hơi Ngô Đình Diệm ở đâu. Trước thúc dục ngày càng khẩn thiết của tôi, Đại sứ Yokoyama trả lời là chưa tìm thấy vị Thủ tướng dự trù này. Sự chậm trễ ấy làm tôi suy nghĩ. Người Nhật rất thành thạo trong sự kiện xảy ra ở Việt Nam. Cơ quan tình báo của họ rất đắc lực, và họ biết chỗ và biết cách để tìm thấy nhân vật này. Về sau tôi biết được qua lời nói của Đại sứ Yokoyama là Ngô Đình Diệm không được cảm tình của của chính phủ Nhật.” [15] Trong Hồi Ký Trần Trọng Kim có hai lần nhắc đến việc này. Lần đầu ở Chương 3 khi vừa từ Thái Lan về lại Việt Nam, khi ông vừa nhận được thơ mời của Bảo Đại, ông gặp ông Diệm thì được ông Diệm cho biết đã không nhận được thơ mời. [16] Lần thứ hai Trần Trọng Kim nhắc đến việc này là ở Chương 4 khi ông vào gặp Bảo Đại. Trần Trọng Kim nói rõ ông có “hỏi ông Tối cao Cố vấn Nhật xem có tin gì về ông Diệm chưa. Trước thì cố vấn Nhật nói chưa biết ông Diệm ở đâu, sau nói ông Diệm đau chưa về được. Ðó là lời Tối cao Cố vấn, chứ tự ông Diệm không có điện riêng xác định lại.” [17] Hồi ký của Trần Trọng Kim được xuất bản tại Sài Gòn năm 1969, có thể là hồi ký được nhiều người Việt đọc nhất. Khi hồi ký này được phổ biến các nhân vật lịch sử như Bảo Đại, Hoàng Xuân Hãn, Tùng Hạ, Phan Anh... đều còn sống và không có người nào đính chính. Đối chiếu hồi ký của Bảo Đại và Trần Trọng Kim có thể nói rằng Yokoyama đã thiếu thành thật khi báo cáo với người Pháp. Sau khi chính phủ Trần Trọng Kim đã được thành lập, Đỗ Mậu và Nguyễn Tấn Quê, hai cán bộ cùng tổ chức Đại Việt Phục hưng của ông Diệm, đã được ông Ngô Đình Khôi cử vào Sài Gòn để gặp ông Diệm và để tổ chức cuộc đón tiếp Kỳ Ngoại hầu mà ông Khôi tưởng sẽ trở về Việt nam. Nhờ đó Đỗ Mậu mới biết để ghi rõ trong hồi ký của ông như sau: “Ông Diệm mới trình bày việc người Nhật đã phản bội, không cho Kỳ Ngoại hầu Cường Để về nước và cắt đứt mọi liên lạc chính trị với chính ông... Lúc bấy giờ ông Quê và tôi mới thực sự hiểu rõ tình hình và trạng huống bi đát cua ông Diệm và của tổ chức chúng tôi. Sách lược nắm chính quyền bằng con đường thân Nhật của ông Diệm đã đi vào bế tắc và hoàn toàn thất bại, hệ quả chính trị của nó không những là mất đi những ưu thế phát triển mà quan trọng hơn cả, còn là sự tê liệt của tổ chức.” [18] Trong hồi ký Nguyễn Xuân Chữ, một thành viên trong Uỷ ban Kiến quốc, có hình thức của một chính phủ lâm thời thân Nhật, cho biết ông cũng đã bị lãnh sự Nhật hăm doạ: “...Nhưng nếu ông tiếp tục hoạt động, chúng tôi sẽ bắt buộc phải nghiêm trị phong trào của ông...” [19] Đối chiếu các hồi ký kể trên có thể kết luận người Nhật đã không đồng ý với Bảo Đại để Ngô Đình Diệm đứng ra thành lập chính phủ. Thậm chí người Nhật còn tìm cách ngăn cấm mọi sinh hoạt chính trị của ông Diệm. Trong hồi ký, Đỗ Mậu cũng cho biết: “Công tác của tôi được ông Diệm giao phó là tổ chức một lực lượng quân nhân khố xanh trong khắp cơ binh thuộc xứ Trung kỳ, bao gồm từ Thanh Hoá vào đến Phan Thiết và các tỉnh cao nguyên. Về quân nhân khố đỏ thì do Thiếu uý Phan Tử Lăng đang phục vụ trong Mang Cá ở Huế phối hợp với ông đội khố đỏ Nguyễn Vinh phụ trách việc liên lạc và thông tin các cơ sở quân sự đóng tại Huế và Phú Bài.” Như vậy, nếu ông Diệm nắm quyền, lực lượng này sẽ là nồng cốt cho việc thành lập một lực lượng quân sự hay Quân đội Quốc gia. Điều này có lẽ người Nhật đã biết được. Sau khi Nhật đảo chính, đa số người Pháp ở Đông Dương vẫn được tự do và tiếp tục đảm trách những công việc hành chính trước đây. Người Nhật chỉ bắt một số ít các giới chức cao cấp người Pháp có liên hệ với phe De Gaulle và thành phần chống đối. Mục đích chính của cuộc đảo chính là tránh việc lực lượng Đồng minh đổ bộ, quân Pháp nội ứng sẽ nổi dậy. Trong đánh ra, ngoài đánh vào, sẽ gây thiệt hại khó lường cho quân đội Nhật. Lúc này Thế chiến Thứ hai cũng đã đến hồi kết thúc. Người Nhật biết rõ ván cờ khó có thể đổi chiều. Đảo chính là việc không thể tránh. Nhưng người Nhật muốn tránh mọi việc gây thêm ác cảm với người Pháp. (Thêm vào đó, cá nhân Đại sứ Yokohama lại có vợ là người Pháp.) Người Nhật cũng muốn tiếp tục lợi dụng hệ thống hành chính thuộc địa của Pháp. Do đó việc xử dụng những lực lượng Quốc gia chống Pháp, với chủ trương quá khích hay vũ trang, không còn được hổ trợ hay nằm trong chiến lược của Nhật tại Đông Dương. Đây có thể là lý do chính người Nhật đã không đồng ý với Bảo Đại để Ngô Đình Diệm đứng ra thành lập chính phủ. Và nội các Trần Trọng Kim là nội các của giới khoa bảng. Cũng vì lý do này, người Nhật chỉ trao trả lực lượng Bảo an cho chính phủ Trần Trọng Kim hai tuần lễ trước ngày Việt Minh cướp chính quyền. Thiếu một lực lượng quân sự để bảo vệ an ninh cho dân chúng và bảo vệ chính quyền là lý do chính khiến chính phủ Trần Trọng Kim đã tự giải thể ngay khi Nhật đầu hàng. Ngô Đình Diệm từ chối lời mời Chính phủ Trần Trọng Kim chỉ cầm quyền không quá 4 tháng (17-4 tới 5-8-1945). Sau đó nhiều diễn biến dồn dập xảy tới, mà hậu quả đến nay vẫn chưa giải quyết được. Hai trái bom nguyên tử được thả xuống Hiroshima (ngày 6-8-1945) và Nagasaki (ngày 9-8-1945). Liên Sô tuyên chiến với Nhật (ngày 11-8-1945). Ngày 15-8-1945, Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng minh. Ngày 17-8-1945, tại Nhà hát lớn Hà Nội Việt Minh cướp diễn đàn của Tổng hội công chức. Ngày 19-8-1945, Việt Minh cướp chính quyền Hà Nội. Ngày 25-8-1945, Bảo Đại thoái vị. Ngày 2-9-1945, Hồ Chí Minh tuyên bố cầm quyền. Quân Pháp quay lại Việt Nam. Ngày 6-3-1946, Hồ Chí Minh ký Hiệp định Sơ Bộ chấp nhận quân Pháp trở lại Việt Nam. Thương thuyết giữa Pháp và Việt Minh bế tắc. Ngày 19-12-1946, Hồ Chí Minh tuyên chiến với Pháp. Sau khi thoái vị, Bảo Đại đã nhận lời mời của Hồ Chí Minh ra Hà Nội làm “Cố vấn Tối cao” cho Chính phủ của họ Hồ. Nhờ đó Bảo Đại biết được Hồ Chí Minh chỉ lấy mình làm bức bình phong, để được quốc dân và Đồng minh công nhận sự “chính danh” của cái chính phủ tự phong này. Khi Hồ nhận ra việc Bảo Đại vẫn được quốc dân, các đảng phái quốc gia và Đồng minh tin tưởng mời ra chấp chính, Hồ đã yêu cầu nhà vua theo phái đoàn sang gặp thống chế Tưởng Giới Thạch. Rồi tìm cách bỏ Bảo Đại lại đây: một hình thức cho lưu đày viễn xứ. [20] Cũng nhờ thời gian làm “Cố vấn” cho Hồ Chí Minh, Bảo Đại mới thấu hiểu bề sâu của cung đình “cách mạng vô sản”. [21] Hồi ký Trần Trọng Kim cho biết khi ông gặp Bảo Đại ở Hồng Kông lời đầu tiên nhà vua đã nói với ông là: “Chúng mình già trẻ lớn bé mắc lừa bọn du côn.” [22] Sau ngày Việt Minh cướp chính quyền, Ngô Đình Diệm cũng bị bắt giữ một thời gian tại miền Trung, sau đó ông được đưa ra Hà Nội vào khoảng tháng 2 năm 1946 để gặp Hồ Chí Minh. Hồ đề nghị Ngô Đình Diệm giữ một chức vụ trong chính phủ đoàn kết Việt Minh nhưng Ngô đã không nhận. Trong thời gian này, Bảo Đại và Ngô Đình Diệm không được gặp nhau nhưng có thể đã được Hồ thu xếp giao cho một công việc mà cả hai đều đã không nhận. Điều này sẽ được đề cập trong một dịp khác. Một mặt, vì không thể thương lượng hay thoả hiệp với Việt Minh, một tổ chức cộng sản; mặt khác, vì cần sự giúp đỡ của Hoa Kỳ để có phương tiện tài chính đối phó với Cộng sản, Pháp đã phải chấp nhận điều kiện của Hoa Kỳ là từng bước nhìn nhận nền độc lập của Việt Nam. [23] Ngày 20-3-1947 Hội đồng Chính phủ Ramadier cùng Hội đồng Các chính đảng Pháp công bố Quyết nghị về chính sách mới của Pháp tại Việt Nam. Theo đó, chính phủ Pháp hướng về Bảo Đại như một giải pháp nhằm chấm dứt chiến tranh và từng bước trao trả độc lập thống nhất cho Việt Nam. [24] Người Việt quốc gia sau một thời gian ngắn tiếp xúc với Việt Minh, cũng nhìn ra cốt lõi và bản chất cộng sản của tổ chức này. Bắt tay với Việt Minh hay với Pháp đều đi ngược lý tưởng quốc gia mà họ hằng theo đuổi. Nhân sỹ và lãnh đạo các tổ chức Quốc gia đã nhanh chóng hướng đến Bảo Đại như tâm điểm, vừa chống Pháp, vừa chống Cộng sản, từng bước giành lại độc lập thống nhất cho Việt Nam. Hồng Kông trở thành một tụ điểm cho người Việt quốc gia. Bảo Đại lắng nghe từng cá nhân, từng tổ chức, tự nhận lãnh vai trò trọng tài, đứng trên các đoàn thể chính trị trong nước để dung hoà những quan điểm hoặc khuynh hướng khác nhau và tạo thế đoàn kết cho những người Việt quốc gia. Chung quanh Bảo Đại, nhân sỹ và lãnh đạo các tổ chức sinh hoạt như một quốc hội nhỏ. Họ đề đạt, họ chọn lựa những người đại diện và quyết định chiến thuật cho từng giai đoạn. Ngày 5-7-1947, Bảo Đại lên tiếng sẵn sàng chấp nhận vai trò nếu được dân chúng Việt Nam đặt tín nhiệm. Ngày 18-9-1947, nhà vua gởi lời kêu gọi dân chúng với mong muốn:”... đạt được độc lập và thống nhất, đúng như nguyện vọng của đồng bào, đạt tới những thoả hiệp do sự bảo đảm hổ tương, và có thể xác định với đồng bào là lý tưởng mà chúng ta từng dũng cảm chiến đấu trong cuộc kháng chiến gian lao, sẽ đạt được toàn diện...” [25] Ngày 7-12-1947 Cao uỷuỷ Bollaert ký Tuyên Ngôn Chung trên Vịnh Hạ Long với “cá nhân” Quốc Trưởng Bảo Đại, để thừa nhận chủ quyền độc lập của Việt Nam. Sau đó Bảo Ðại sang Pháp xem xét tình hình rồi quay về Hồng Kông để tham khảo ý kiến của Ngô Đình Diệm, Trần văn Lý, Nguyễn văn Xuân, Phan văn Giáo... rồi cân nhắc nước cờ tới, từng bước đấu trí với người Pháp. Ngô Đình Diệm là một trong những người đã luôn sát cánh bên Bảo Đại trong thời gian nay. Edward Miller đã viết “... Ðiều quan trọng là kế hoạch Ngô Đình Diệm cổ vũ trong những cuộc gặp gỡ này phản ánh nhận thức về nền cộng hoà trong ông: kế hoạch nhằm xây dựng một hội đồng Việt Nam mới, trong đó uỷ nhiệm Bảo Ðại làm đại diện trong các cuộc thương lượng với Pháp, và kế hoạch cũng quy định là cựu hoàng có nghĩa vụ phải hội ý với hội đồng trước khi thực hiện bất cứ thoả thuận nào về vấn đề độc lập”. Edward Miller đã tham khảo hồi ký của Bảo Đại nhưng lại thiếu khách quan và công bằng khi viết như trên. Trong hồi ký, Bảo Đại đã thuật lại vắn tắt như sau “... Thierry D'Argenlieu đã nói là giải pháp Hồ Chí Minh đã thất bại. Nay gió đã đổi chiều. Trong số khách thăm viếng này, người thì đến để theo phò, người thì đến để thăm dò đường lối cho Pháp hay cho các nước khác. Bác sỹ Phan Huy Đán, Luật sư Đinh Xuân Quảng, cả hai đều thuộc phe xã hội, thêm đảng viên Việt Nam Quốc dân Đảng Trần văn Tuyên, đều từ Quảng Châu sang. Người em họ trung thành với tôi, Vĩnh Cẩn cùng người em khác trẻ hơn, là tay đá banh nổi tiếng Vĩnh Tường, và Phan Văn Giáo tạo thành cái nhân vĩnh viễn thân cận. Rồi đến quýuý vị khác khá danh tiếng như Bác sỹ Lê Văn Hoạch, thuộc nhóm Cao Đài, cựu phó thủ tướng Nam Bộ, Phạm Văn Bích, Ngô Đình Diệm trước tôi tưởng là tai mắt của Mỹ, Phạm Công Tắc, giáo chủ Tây Ninh, Lê Văn Soái, tướng Hoàoà Hảo, v.v... Tất cả các nhân vật đó đều đưa ra ý kiến và đồng nhất về chính trị, nhấn mạnh là tôi phải trở về, để đem lại hoà bình cho đất nước.” [26] Bảo Đại không cho biết lý do tại sao đã tưởng Ngô Đình Diệm là tai mắt của Mỹ. So với các nhân vật khác Bảo Đại chỉ coi Ngô Đình Diệm như một nhân sỹ hơn là một lãnh đạo tổ chức. Cũng cần biết lúc này tổ chức Đại Việt Phục Hưng của Ngô Đình Diệm đã bị Việt Minh khủng bố và chưa tổ chức lại được, nếu không nói là đã tan rã. Sự thành hình của chính phủ Ramadier ngày 21-1-1947, và quyết định thay d'Argenlieu bằng Dân biểu Emile Bollaert ngày 5-3-1947 mang lại một không khí mới. Bollaert chấp nhận một chính phủ Liên bang Việt Nam, với ba chính phủ địa phương tại ba kỳ, và một chính phủ trung ương tượng trưng sự thống nhất lãnh thổ. Vấn đề đặt ra là ai sẽ cầm đầu chính phủ trung ương đó. Bảo Đại là người duy nhất Bollaert muốn giao cho nắm giữ chính phủ Trung ương này. Ngày 22-3-1948, Bảo Đại đã cử Ngô Đình Diệm về Sài Gòn gặp Cao uỷ Bollaert để tìm hiểu thái độ Pháp về việc thành lập một chính phủ trung ương lâm thời. Chuyến đi không mấy kết quả, ông Diệm rất thất vọng khi trở lại Hồng Kông. Bảo Đại đã kể lại như sau: "Theo Diệm, chúng tôi chỉ còn một cách: Đợi chờ, và để khẳng định thái độ cương quyết của mình, ông ta đề nghị lập một uỷ ban nghiên cứu, mà người ta đoán được dễ dàng là chẳng đi đến đâu. Đa số các nhà ái quốc ở Hồng Kông lại không đồng quan điểm với Diệm." [27] Bảo Đại viết tiếp "Để cắt ngắn những lập trường mâu thuẫn ấy, tôi đề nghị tập hợp một Hội nghị vào ngày 26 tháng 3 ở Hồng Kông khách sạn, để ra một thông báo, thành lập một chính phủ trung ương lâm thời, không phải để điều đình mà để dùng làm "Tạm ước sống còn" với nước Pháp, có tầm trách nhiệm hạn chế, nhưng thực hiện được tức khắc, hầu giúp cho hai bên cơ hội hiểu biết nhau và thoả hiệp bằng những sự việc cụ thể... Lập một chính phủ trung ương lâm thời, phù hợp với hoàn cảnh quốc tế là một điều vừa hữu lý, vừa cần thiết." [28] và "..., tôi cho Trần văn Tuyên giải thích rõ ràng hơn, với các đại diện chính trị và tôn giáo là nếu chính phủ trung ương lâm thời được uỷuỷ nhiệm đàm phán về bản thông báo, về thể chế thực hiện, thì tôi chịu trách nhiệm đàm phán về thoả ước nhất định, nhưng nhiệm vụ của tôi chỉ đóng vai trò trung gian, hay điều giải viên hạn chế có vậy mà thôi, chỉ có nhân dân mới có quyền quyết định tự do với đầy đủ ý thức để thiết lập thể chế mà họ bằng lòng chấp nhận, sau khi trật tự và hoà bình được vãn hồi." [29] Đa số đồng ý để Bảo Đại vận động thành lập Chính Phủ Quốc Gia Lâm Thời đứng ra thoả hiệp với Pháp. Trong hồi ký Bảo Đại cho biết một cách rõ ràng, Ngô Đình Diệm vẫn chính là nhân vật đầu tiên mà ông nghĩ tới: “Nay chỉ còn đi đến việc thực hiện. Nhưng ai sẽ là thủ tướng chính phủ trung ương đây? Diệm được mời, nhưng lại từ chối không chịu ký vào bản thể chế, nên không nhận...” [30] Cuối cùng Tướng Nguyễn Văn Xuân đã được chọn. Ông Nguyễn Văn Xuân là một người miền Nam, một công dân Pháp và đương kim Thủ tướng Nam Kỳ Cộng hoà quốc. Mục đích chính Bảo Đại chọn Nguyễn Văn Xuân chỉ để người Pháp chấp nhận hai từ độc lập, thống nhất trong các văn kiện sẽ ký sau này với Pháp.
|
|
|
Post by NhiHa on May 8, 2011 1:33:06 GMT 9
Dưới lá cờ vàng ba sọc đỏ (Việt Nam) và cờ tam tài (Pháp), với sự chứng kiến của Quốc trưởng Bảo Đại, ngày 5 tháng 6 năm 1948 tại vịnh Hạ Long, ông Emile Bollaert, Cao uỷ Pháp ở Đông Dương, và ông Nguyễn Văn Xuân, Thủ tướng Chính phủ Trung ương Lâm thời Việt Nam, đồng công bố bản Tuyên bố chung: “Nước Pháp long trọng công nhận nền độc lập của Việt Nam; Việt Nam được tự do thực hiện nền thống nhất của mình.” [31] Đây là một sự kiện lịch sử vô cùng quan trọng, lần đầu tiên Pháp chính thức công nhận Chính phủ Quốc gia Việt Nam (thống nhất ba miền Việt Nam) và cũng là lần đầu tiên lá Quốc kỳ vàng ba sọc đỏ được chính thức công nhận. [32] Trước đó, ngày 7-12-1947 Cao uỷ Bollaert đã ký Tuyên ngôn chung trên vịnh Hạ Long với “cá nhân” Quốc trưởng Bảo Đại, để thừa nhận chủ quyền độc lập của Việt Nam. Sau đó Bảo Đại đi Pháp còn Ngô Đình Diệm trở về Việt Nam.
Ngày 28-4-1949, Bảo Đại về nước lại có ý định mời Ngô Đình Diệm ra lập chính phủ. Trong hồi ký Bảo Đại đã không nhắc đến ý định này. Theo hồi ký Linh mục Cao văn Luận khi ông vào Huế: “Bửu Lộc đánh điện mời tôi lên gặp hoàng đế Bảo Đại, và ý chừng muốn nhờ tôi thuyết phục ông Ngô Đình Diệm ra thành lập một chính phủ qui tụ được những người quốc gia chân chính, có uy tín, có tài năng.” Trước khi gặp Bảo Đại Linh mục Luận có gặp Ngô Đình Diệm và được ông Diệm cho biết chưa phải lúc để ông tham chính: “Bên Tàu đằng nào thì Mao Trạch Đông cũng thắng Tưởng Giới Thạch. Mỹ muốn cho họ Tưởng thoả hiệp chia đất hay chia quyền với Mao cho yên chuyện Trung Hoa lục địa. Quân cộng sản Tàu thẳng tiến đến biên giới Bắc Việt Nam, quân Việt Minh được sự giúp đỡ trực tiếp của quân cộng sản Tàu, sẽ mạnh lên, quân Pháp sẽ gặp khó khăn, lúc đó thì cả Pháp và Bảo Đại sẽ lạy lục người nào đưa ra được một giải pháp quốc gia chân chính. Lúc đó ra cũng chưa muộn.” Khi Linh mục Luận yết kiến Bảo Đại chỉ nghe Bảo Đại than:” Lúc mới về nước tôi đặt nhiều hy vọng vào sự hợp tác của các nhân vật quốc gia chân chính. Tôi có ngỏ ý mời họ nhưng phần đông đều từ chối hoặc đòi hỏi những điều kiện quá lý tưởng không thể nào tạo ra được trong hoàn cảnh này.” Linh mục Luận không nghe Bảo Đại nhắc gì đến Ngô Đình Diệm. Vào ngày 16 tháng 6 năm 1949, Ngô Đình Diệm cho đăng một tuyên bố trong đó ông hoàn toàn phủ nhận Hiệp ước Elysée, là bản hiệp ước mà Bảo Đại đã ký với Tổng thống Pháp Vincent Auriol, trước khi Bảo Đại về nước.
Linh mục Cao văn Luận cũng cho biết một lý do khác mà Ngô Đình Diệm mặc dù chấp nhận giải pháp từng bước giành độc lập mà Bảo Đại đang đeo đuổi nhưng đã từ chối cộng tác với Bảo Đại: “... thì chúng ta có thể dùng thoả hiệp vịnh Hạ Long làm bàn đạp để tranh đấu một cách ôn hoà, đòi hỏi thêm những chủ quyền khác mà người Pháp chưa chịu trao trả. Với ai thì được, nhưng với Bảo Đại thì không thể được. Dù có thiện chí đến mấy cũng vô ích thôi. Bảo Đại chỉ thích nghi lễ, hình thức, bề ngoài lại ham săn bắn, ăn chơi, không có tinh thần trách nhiệm đối với sứ mạng lãnh đạo của ông.”
Chính Đạo (2004) cũng cho biết “... Tháng 3-1950, Giám mục Lê Hữu Từ tại Phát Diệm sai Lê Quang Luật vào Nam yêu cầu Diệm đừng “chùm chăn” và “ngang bướng” nữa, cần yểm trợ Bảo Ðại.” [33] Trong phần chú thích của chuyên luận Cuộc thánh chiến chống cộng, Chính Đạo (2004) cũng đề cập đến lý do ông Diệm không cộng tác với Bảo Đại như sau: “Ngày 24-3-1950, Luật tiết lộ với cơ quan tình báo Pháp (SEHAN) rằng Diệm không thân cận được với Bảo Ðại vì bản tính nhu nhược (faible) và thiếu cương quyết (indécis) của Bảo Ðại. Nếu lên nắm quyền, Diệm sẽ chống cộng thẳng tay, mà muốn thế cần có sự tín nhiệm và yểm trợ tuyệt đối của Bảo Ðại. Ðiều này chắc không có. Ngoài ra, lập trường chính trị của Diệm cũng khác biệt. Thứ nhất Diệm muốn biết chắc thể chế độ chính trị của Việt Nam sẽ được tương tự như Ấn Độ trong khối Liên hiệp Anh. Nhưng sự bảo đảm chắc chắn này không được chứng tỏ qua thực tế, như việc bàn giao chủ quyền, hay qua sự tiến hoá của các khuynh hướng chính trị tại Pháp... SHAT (Vincennes), Indochine, 10H 1039.” [34]
(Còn 1 kì)
© 2008 talawas
[1]Nguyễn Văn Bường, Việt sử, trang 345. [2]Phạm Quỳnh giữ chức này mãi đến khi Nhật đảo chính Pháp 9-3-1945. Phạm Quỳnh, Ngô Đình Khôi (anh trưởng Ngô Đình Diệm) và Ngô Đình Huân (người con trai độc nhất của ông Khôi) cùng bị Việt Minh bắt và bị sát hại ngay sau khi tổ chức này cướp được chính quyền. [3]Ông Charles là cựu Khâm sứ Trung Kỳ, thân thiết với Vua Khải Định và chăm sóc Bảo Đại trong thời gian ở Pháp cũng như khi Bảo Đại vừa về nước. [4]Bảo Đại, Con rồng Việt Nam, trang 91. Nguyễn Hữu Bài là bạn thân của Ngô Đình Khả (cha Ngô Đình Diệm), lại còn là nhạc phụ của ông Ngô Đình Khôi (anh trưởng Ngô Đình Diệm) và là người đỡ đầu cho ông Ngô Đình Diệm. [5]Bảo Đại, Con rồng Việt Nam, trang 93. [6]Nguyễn văn Bường, Việt Sử, trang 336. [7]Chính Đạo, Việt Nam Niên biểu, trang 236. [8]Chính Đạo, Việt Nam Niên biểu, trang 238. [9]Bùi Bằng Đoàn là thân phụ của Bùi Tín. Ông Tín là Đại tá quân đội cộng sản. Ngày 30--4--1975, vì là sỹ quan cao cấp nhất của quân đội Bắc Việt có mặt lúc đó tại Dinh Độc lập, Ông Tín đã được tướng Dương Văn Minh bàn giao chính phủ. Từ khi ông Tín ra nhập hàng ngũ dân chủ, công khai chống lại nhà cầm quyền cộng sản, sử học chính thống đã gạt bỏ dữ kiện này. [10]Bảo Đại, Con rồng Việt Nam, trang 158. [11]Bảo Đại, Con rồng Việt Nam, trang 162. Ngày 2-9-1945, Hồ Chí Minh cố tình Tuyên ngôn Độc lập một lần nữa. [12]Vũ Ngự Chiêu, Phía bên kia cuộc Cách mạng 1945: Đế quốc Việt Nam (3-8-1945), trang 81-82. [13]Chính Đạo, trang 226. [14]Lê văn Khoa, Việt Nam 1945-1995: Chiến tranh. Tị nạn. Bài học Lịch sử, trang 424. [15]Bảo Đại, Con rồng Việt Nam, trang 165. [16]Tôi nghĩ bụng ông Diệm và ông Chữ là hai người đã được tư lệnh bộ Nhật chú ý lâu ngày, và các ông ấy lại có tổ chức và đảng phái, sao người Nhật lại không nói gì hết? Ðang nghĩ ngợi như thế, thì chợt thấy ông Ngô Ðình Diệm đến. Ấy là lần đầu tôi gặp mặt ông Diệm vì trước kia tôi chỉ nghe nói thôi chứ không bao giờ gặp. Ông Diệm hỏi tôi: “Cụ mới về đây à? Cụ có biết tin gì không?”. Tôi đáp: “Tôi mới về, chưa biết gì cả, chắc có tin gì thì ông biết trước tôi. Người Nhật lạ quá, họ chẳng cho chúng tôi biết gì cả. Tôi vừa thấy trong bộ tư lệnh nói ở Huế các bộ thượng thư đã từ chức rồi. Vua Bảo Ðại gọi ông Hoàng Trọng Phu vào bàn việc lập chính phủ mới”. “Thế à? Sao người Nhật không cho tôi biết?” Ngồi nói chuyện qua loa vài câu, rồi ông Diệm đứng dậy nói: “Tôi phải vào tư lệnh bộ có chút việc, sáng sớm mai tôi lại về Vĩnh Long”… [17]Ngài nói: “Trước kia nước Pháp giữ quyền bảo hộ nước ta, nay đã không giữ được nước cho ta, để quân Nhật đánh đổ, vậy những điều trong hiệp ước năm 1884 không có hiệu quả nữa, nên bộ thượng thư đã tuyên huỷuỷ hiệp ước ấy. Trẫm phải đứng vai chủ trương việc nước và lập chính phủ để đối phó với mọi việc.” Tôi tâu rằng: “Việc lập chính phủ, ngài nên dùng những người đã dự định từ trước, như Ngô Ðình Diệm chẳng hạn, để có tổ chức sẵn sàng. Tôi nay thì phần già yếu bệnh tật, phần thì không có đảng phái và không hoạt động về chính trị, tôi xin ngài cho tôi về nghỉ.” Ngài nói: “Trẫm có điện thoại gọi cả Ngô Ðình Diệm về, sao không thấy về.” Tôi tâu: “Khi tôi qua Sài Gòn, có gặp Ngô Ðình Diệm và ông ấy bảo không thấy người Nhật nói gì cả. Vậy hoặc có sự gì sai lạc chăng. Ngài cho điện lần nữa gọi ông ấy về. Còn tôi thì xin ngài cho ra Bắc.” Ngàinói: “Vậy ông hãy ở đây nghỉ ít lâu, xem thế nào rồi hãy ra Bắc.” Lúc ấy tôi mệt nhọc lắm, và có mấy người như bọn ông Hoàng Xuân Hãn đều bảo tôi trở lại. Tôi chờ đến gần mười ngày. Cách độ ba bốn hôm tôi lại đi hỏi ông tối cao cố vấn Nhật xem có tin gì về ông Diệm chưa. Trước thì cố vấn Nhật nói chưa biết ông Diệm ở đâu, sau nói ông Diệm đau chưa về được. Ðó là lời tối cao cố vấn, chứ tự ông Diệm không có điện riêng xác định lại. [18]Hoành Linh, Hồi ký Đỗ Mậu, Chương 2, Vào đường đấu tranh. [19]Nguyễn Xuân Chữ,Hồi ký Nguyễn Xuân Chữ. Những bài học quí báu của một nhà ái quốc liêm chính, nhưng bất phùng thời, trang 251-252: Khi gặp nhân vật cầm đầu phái bộ Nhật, ông này còn ướm hỏi: “Ông không nhận vào triều đình Huế, tôi muốn mời ông về Hà Nội làm cố vấn cho quân đội Nhật, ông nghĩ sao?” “Sau năm, sáu năm ở Việt Nam, người Nhật thông suốt những vấn đề chính sự và quân sự có thể gấp trăm, nghìn tôi, nhận nhiệm vụ lớn lao ông đề nghị thì là tôi không tự biết tôi.” “Ông không nhận một chức vụ gì, sau khi về Bắc, ông sẽ làm gì?” “Tôi sẽ giở lại nghề thuốc của tôi.” Không hiểu vì lẽ gì, viên Lãnh sự bỗng nhiên đổi giọng: “Tôi tin lời ông. Nhưng nếu ông tiếp tục hoạt động, chúng tôi sẽ bắt buộc phải nghiêm trị phong trào của ông.” (Mais si vous continuez à vous agiter, nous serious obligés de sévir contre votre movement. Câu tiếng Pháp này là nguyên lời nói của lãnh sự). Trong hai cuộc đàm thoại giữa các tướng lãnh Nhật và với viên Lãnh sự, cũng như trong cuộc đàm thoại đã nói trên với viên Đại tá về chương trình, kẻ viết chỉ ghi chép lại những lời nói và những cảm tưởng riêng. Những lời nói, những hoạt động chính trị có thể có của bạn họ Ngô kẻ viết không thuật lại vì không nhớ rõ hoặc không biết. [20]Trong Hồi ký Bảo Đại cho biết đã nhận lời nhưng chỉ với lý do “... đi chơi một chuyến...” Khi phái đoàn về nước Hồ đánh điện báo cho vua biết “... Ngài có thể đi chơi nưã. ...” Khi Bảo Đại điện tín muốn về thì không được trả lời. Sau này Hồ gởi bác sỹ Phạm ngọc Thạch đến Hồng Kông tìm vua, qua Thạch nhà vua kiểm chứng và đoan chắc ngaì đã bị Hồ cho lưu đày viễn xứ. Hồ một mặt vẫn công khai coi Bảo Đại như “Cố Vấn Tối Cao”, mặt khác lại tung tin Bảo Đại đã trốn lại bên Tàu. ( Bảo Đại, Con rồng Việt Nam, các trang 235, 241, 247 và 258). [21]Quan Cách Mạng là từ mà Hồ đã dùng để trìu mến gọi những người theo Hồ. Cụm từ này đã được Hồ xử dụng ngay cả trước khi nắm được chính quyền. [22]Trần Trọng Kim, Một cơn gió bụi, [23]Trong thời gian này hầu hết các quốc gia bị thuộc, một cách hoà bình và uyển chuyển, từng bước cũng đã giành lại độc lập cho xứ sở của họ. [24]Giải pháp này được người Pháp và các học giả ngoại quốc gọi là “giải pháp Bảo Đại”. Trong hồi ký, Bảo Đại đã nhiều lần lên tiếng kêu gọi người Việt nên đứng từ góc nhìn của người Việt xem đây là giải pháp của người Pháp, hay là “giải pháp của Pháp”. Gọi là “giải pháp Bảo Đại” là một điều hoàn toàn không chính xác. Vai trò của Bảo Đại chỉ là uyển chuyển lợi dụng giải pháp của Pháp để đòi người Pháp từng bước trao trả độc lập và thống nhất cho Việt Nam. Cách nhìn ảnh hưởng rất lớn đến suy nghĩ, cách viết và bài viết. [25]Bảo Đại, Con rồng Việt Nam, các trang 288. [26]Bảo Đại, Con rồng Việt Nam, trang 264. [27]Bảo Đại, Con rồng Việt Nam, trang 310. [28]Bảo Đại, Con rồng Việt Nam, trang 312. [29]Bảo Đại, Con rồng Việt Nam, trang 313. [30]Bảo Đại, Con rồng Việt Nam, trang 313. [31]Điều 1, bản Tuyên bố chung – Bảo Đại, Con rồng Việt Nam, trang 576. [32]Trước đây, Pháp có đối thoại với Việt Minh, đại diện nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Với người Pháp nước này chỉ từ vĩ tuyến 16 trở lên. Ở miền Nam, Tháng 5 năm 1946, Nam Kỳ Cộng hoà Quốc đã chính thức được thành lập. [33]Chính Đạo, Cuộc thánh chiến chống cộng, trang 64 . [34]Chính Đạo, Cuộc thánh chiến chống cộng, chú thích 121, trang 403 .
|
|
|
Post by NhiHa on May 8, 2011 1:34:12 GMT 9
Ngô Đình Diệm vận động Bảo Đại
Ngô Đình Diệm sang Nhật gặp Cường Để rồi sang Hoa Kỳ vận động sự ủng hộ của chính giới nước này. Giáo sư Edward Miller đã nhắc đến: “Thất bại trong việc tìm kiếm sự ủng hộ của Mỹ, Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Thục tiếp tục sang Châu Âu vào tháng 10 năm 1950. Sau này Ngô Đình Diệm kể lại là ông đã gặp Giáo hoàng ở Vatican; ông cũng sang Paris một thời gian ngắn, gặp gỡ các quan chức Việt và Pháp ở đó và gửi một thông điệp tới Bảo Ðại. Thông điệp này mang lời đề nghị làm thủ tướng Quốc gia Việt Nam tới Ngô Đình Diệm, với điều kiện là ông có đủ thẩm quyền để cai trị các cơ quan hành chính vùng miền trong Việt Nam. Ðề nghị này có vẻ là bước lui của Ngô Đình Diệm, vì trong đó không ghi yêu cầu trước đây của ông đòi quyền tự trị lãnh thổ thì ông mới đồng ý phục vụ trong chính phủ của Quốc gia Việt Nam. Nhưng Bảo Ðại không ấn tượng với khả năng mềm dẻo mới có này của Ngô Đình Diệm, và chỉ trả lời chung chung.” Không thấy Bảo Đại trình bày việc này trong hồi ký của ông.
Tháng 6-1953, Linh mục Cao Văn Luận nhân chuyến đi Hoa Kỳ có ghé Paris và thăm Ngô Đình Diệm. Linh mục Luận đã hỏi ông Diệm “Lúc ni chính là lúc cụ phải về nước chấp chánh. Hồi trước, cụ đã tiên đoán giải pháp Bảo Đại sẽ thất bại hẳn rồi, chắc thế nào Hoa Kỳ cũng phải can thiệp. Mấy năm ni cụ đã tạo được uy tín với Mỹ. Tôi tưởng đây là lúc tình hình đã chín mùi rồi.” Đựơc ông Diệm trả lời: “Nhưng tôi sang Ba-Lê đã mấy tháng mà cũng chưa thấy Bảo Đại nói chi không lẽ lại phải đi năn nỉ cầu cạnh, nên đành phải chờ.”
Linh mục Luận suy luận: “... tôi đã cố tránh nhắc lại tên Nguyễn Đệ với ông Diệm, nhưng khi chia tay ông Diệm rồi, tôi thấy rõ sự hiềm khích giữa ông Diệm với Đệ trở thành một vấn đề đáng kể. Viên chánh văn phòng này hiện đang lãnh sứ mạng của Bảo Đại mở các cuộc tiếp xúc tìm người về chấp chánh. Vậy mà ông Diệm với Đệ lại không thể nói chuyện với nhau, như vậy làm sao để ông Diệm có thể vượt qua cửa ải này mà gặp Bảo Đại thu xếp việc nước. Tôi quyết định phải đi tìm gặp ngay Nguyễn Đệ.” Cũng cần biết trước đây Nguyễn Đệ và Ngô Đình Diệm là bạn rất thân, cùng tham gia Nội Các đầu tiên, ông Diệm từ chức ông Đệ cũng từ chức theo. Và đã có lúc Bảo Đại lo ngại ông Đệ là người của Toà thánh Vatican vì ông là người Công giáo, rất gần guĩ với Toà thánh và đã được Toà thánh giới thiệu.
Khi Linh mục Luận đến gặp ông Để cho biết: “... Nhưng hẳn cha cũng rõ, việc ông Diệm về nước hay không còn tuỳ thuộc nhiều yếu tố, phần ở quốc dân, phần ở Đức quốc Trưởng, phần ở chính ông Diệm... Cha đã gặp ông Diệm và biết hết mọi chuyện rồi, thành thử con cũng xin thưa thật với cha: Đức Quốc Trưởng cũng như con đầu đã nghĩ tới ông Diệm, không phải bây giờ mà từ năm 1948, khi đón cha lên Đà Lạt. Nhưng kẹt cái là anh em họ Ngô xưa nay vốn kiêu ngạo quá lố. Dù con có muốn lo cho ông Diệm về đi nữa, thì chính ông cũng phải gặp Đức Quốc Trưởng mà trình bày với ngài. Không lẽ cha đòi con phải đưa Đức Quốc Trưởng tới lạy ông Diệm sao?” Cuối cuộc gặp, ông Đệ đồng ý: “Con xin hứa với cha nội trong mùa hè này, bằng mọi cách con sẽ thu xếp để đưa ông Diệm xuống Cannes gặp Đức Quốc Trưởng. Cha có gặp lại ông Diệm, xin cha nói rõ lòng con cho ông biết.”
Năm 1951, Ngô Đình Diệm trở về Hoa kỳ. Do cùng được Hồng y Francis Spellman, Ngô Đình Diệm đã sinh hoạt chung với Linh mục Trần văn Kiệm trong cùng một nhà dòng. Theo Linh mục Kiệm trong thời gian 2 năm tại đây ở ông Diệm có hai mục tiêu đeo đuổi. Mục tiêu số một ông nhằm là tìm nhân tài trong số các sinh viên du học tại Hoa Kỳ và Canada. Mục tiêu số hai là ông nghiên cứu tại chỗ chính thể và chính trường Hoa kỳ.
Linh mục Kiệm cũng cho biết: “Mùa hè năm 1953, trung tuần tháng 6, ông Diệm gọi tôi mà nói: “Hoàng đế Bảo Đại mời tôi trở về nước chấp chính.” “... Tại sao Hoàng đế Bảo Đại kêu gọi chí sĩ Diệm sớm sủa như thế này?” Được hỏi Cụ trả lời rất dứt khoát: “ Được Mỹ bật đèn xanh, không phản đối việc tôi quy cố hương là đủ. Chắc rằng về nước nhà rồi, tôi sẽ còn cần họ tiếp sức mới hãn ngữ được đường tiến của Mạc tư khoa, Bắc kinh và Hà nội. Như vậy là bõ công tôi sống hơn hai năm ở Hoa kì . Việc tôi trở về sẽ không do Hoa thịnh đốn quyết định, nhưng sẽ tuỳ thuộc công cuộc Hoàng đế Bảo Đại dàn xếp với Champ Élizée có hanh thông hay chăng.” Ít lâu sau ông Diệm có gửi cho Linh mục Kiệm một bức thư kể vắn tắt rằng: “công cuộc Hoàng đế Bảo đại điều đình với Pháp không xuôi xẻ.”
Trong hồi ký, không thấy Bảo Đại nhắc đến có ý định hay đã mời Ngô Đình Diệm trong 3 lần, năm 1949, 1951 và 1953 như được các nhân vật khác kể lại. Chỉ thấy Bảo Đại đã viết rất rõ lý do mình chọn Bửu Lộc: “Tôi chọn Bửu Lộc để dự trù trong việc ngoại giao quốc tế, sẽ họp trong năm 1954. Bửu Lộc đã ở cạnh tôi rất lâu mỗi khi tôi về nghỉ ở Pháp. Như vậy, ông ta thường có dịp học hỏi và quen biết với giới chính trị Pháp, và các nhân vật ngoại quốc khác.” [1]
Trong bài viết “Ông Ngô Đình Diệm lên cầm quyền như thế nào?” đăng trên Thông Luận số 191, Nguyễn Gia Kiểng, dựa trên 2 lá thơ, lá thứ nhất của ông Jacqué Bénet, bạn thân của ông Ngô Đình Nhu, gởi bà Nhu đề ngày 18-4-2004, và lá thứ hai đề ngày 20-4-1955, do ông Nhu gửi cho ông Jacqué Bénet, để chứng minh ông Diệm do người Pháp gây áp lực Bảo Đại đưa lên cầm quyền. Ông Kiểng đã viết bài này trong tinh thần hoàn toàn chủ quan, và vì một lý do nào đó không phổ biến hai lá thơ kể trên để người đọc có thể tự mình đánh giá. Theo ý kiến của người viết bài này, Bảo Đại, trái lại, luôn luôn cố gắng điều đình và thuyết phục người Pháp chấp nhận Ngô Đình Diệm. Có vô số tài liệu và chứng cớ chỉ thấy Ngô Đình Diệm không được hỗ trợ của Pháp. Trong bài ông Kiểng đề cập tới việc trực tiếp nói chuyện với ông Ngô Đình Luyện và được “ông Ngô Đình Luyện khẳng định là quyết định đưa ông Ngô Đình Diệm lên cầm quyền hoàn toàn do ông Bảo Đại, chính phủ Hoa Kỳ hoàn toàn không có vai trò gì và chỉ biết đến ông Diệm sau khi ông Diệm đã nhậm chức Thủ tướng. Còn Pháp thì không những không giúp gì mà còn phá ông Diệm.” Nỗ lực của ông Jacqué Bénet, nếu có, chỉ là giảm bớt sự chống đối của chính phủ Pháp và tiếp tay với Bảo Đại đưa Ngô Đình Diệm lên cầm quyền.
Ngô Đình Diệm – một lựa chọn dân chủ
Quyển Con rồng Việt Nam – Hồi ký chính trị của Bảo Đại đã nhắc đến hàng trăm nhân vật Việt Nam và ngoại quốc, lần đầu được phổ biến bằng Pháp ngữ năm 1980. Sau nhiều năm nhiều người vẫn còn sống, không có người nào đính chính, như vậy đủ xác nhận mức độ trung thực của nó. Cũng như giới khoa bảng đối chiếu các diễn biến lịch sử với các tài liệu khác đã xác nhận quyển hồi ký lịch sử này có mức độ khả tín cao, nếu không nói là tuyệt đối. Quyển hồi ký đã được Nguyễn Phước tộc dịch ra tiếng Việt năm 1990. Càng ngày quyển hồi ký càng được giới nghiên cứu để tâm và không thể thiếu trong các công trình nghiên cứu về Việt Nam trong giai đoạn 1945-1954. Trong hồi ký của mình, Bảo Đại đã viết rất rõ về sự lựa chọn Ngô Đình Diệm làm thủ tướng năm 1954. Cũng như đối với hầu hết các thủ tướng khác, công việc [lựa chọn] này gồm ba giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhất là đánh giá về Ngô Đình Diệm. Ý kiến của Bảo Đại như sau: “... Trước đây tôi đã dùng ông Diệm, tôi biết rằng ông ta vốn khó tính. Tôi cũng biết về sự cuồng tín, và tin vào đấng cứu thế. Nhưng trong tình thế này, không còn có thể chọn ai hơn. Thật vậy, từ nhiều năm qua, người Mỹ đã biết ông, và rất hâm mộ tính cương quyết của ông. Trước mắt họ ông là nhân vật có đủ khả năng đối phó với tình thế, vì vậy Washington sẵn sàng hổ trợ ông. Nhờ thành tích cũ, và nhờ sự có mặt của em ông, đang đứng đầu Mặt trận Đoàn kết Cứu quốc, ông được nhiều nhà quốc gia cuồng nhiệt ủng hộ, các vị này từng làm đổ chính phủ Tâm và chính phủ Bửu Lộc. Tóm lại nhờ cương quyết và cuồng tín, ông là người chống cộng chắc chắn. Đúng vậy, đó là người của hoàn cảnh.” [2] Như vậy Bảo Đại đã đã thăm dò nhiều khuynh hướng khác nhau: Hoa Kỳ, Pháp, Anh, Toà thánh Vatican, các tổ chính trị, các tôn giáo Việt Nam, trước khi tiến đến việc mời ông Diệm đứng ra thành lập nội các.
Giai đoạn thứ hai, Bảo Đại “cho vời đến Cannes các lãnh tụ của tất cả các phong trào chính trị và tôn giáo ở Việt Nam để hỏi ý kiến. Tôi cho họ biết cái gì đã xảy ra, rằng tất cả đều đã được xếp đặt trước, đến chỗ sẽ chia đôi đất nước. Tôi vạch cho họ sự cần thiết đặt một đường hướng mới, là gợi ý họ cho thay thế Hoàng thân Bửu Lộc bằng Ngô Đình Diệm, để cầm đầu chính phủ. Tất cả hoan nghênh ý kiến của tôi.” [3] Công việc này nhằm minh xác đánh giá cá nhân, chính thức xác nhận sự hổ trợ, để từ đó ông Diệm có được một chính danh, khả dĩ tìm kiếm được sự hổ trợ từ các tổ chức chính trị, tôn giáo, quốc dân và Đồng minh.
Giai đoạn cuối là chính thức thông báo, thuyết phục và tấn phong ông Diệm: “Đây là Chúa của ông đây. Ông hãy thề trước chân dung Chúa là giữ vững đất nước mà người ta đã trao cho ông. Ông sẽ bảo vệ nó, để chống lại bọn cộng sản, và nếu cần, chống luôn cả người Pháp nữa.” [4]
Đối chiếu với hồi ký của Bùi Diễm, Bảo Đại đã chọn Ngô Đình Diệm là vì “chẳng qua là một chính sách dùng người mà ông Bảo Đại đã áp dụng từ trước đến nay: ông chọn người để đối phó với từng giai đoạn một, và ông vẫn tự tin có đủ khéo léo để chọn người đúng lúc và đúng chỗ.” [5] Thực vậy, trong hồi ký Bảo Đại đã kể lại khá rõ chính sách dùng người theo từng giai đoạn của mình.
Khoảng tháng 6 năm 1954, Bùi Diễm trực tiếp nêu câu hỏi: “Thưa Ngài, Ngài thấy ông Diệm thế nào?” Bảo Đại trả lời “Ông Diệm có thể là một giải pháp, nhưng theo anh, ông Diệm có được Mỹ ủng hộ không?” Bùi Diễm hỏi lại: “Thưa Ngài, sao Ngài không hỏi thẳng người Mỹ?” Bảo Đại đáp lại: “Có chứ, tôi sẽ tìm hiểu, nhưng nếu anh dò hỏi được thêm thì anh cho tôi biết.” [6]
Về việc tấn phong Ngô Đình Diệm, Bùi Diễm cho biết: “Vào cuối năm 1991, tôi có dịp trở lại thăm Cựu hoàng Bảo Đại tại Ba Lê. Trở lại chuyện cũ, tôi có hỏi ông về vấn đề này, thì ông trả lời rằng: vào thời kỳ đó, thái độ của Hoa Kỳ cũng không có gì rõ rệt cả, tuy nhiên ông đã quyết định chọn ông Diệm vì ông cho rằng trong số những nhân vật làm chính trị ở miền Nam lúc đó, ông Diệm rõ ràng là người ít dính líu tới Pháp trong những năm về sau này, nên có thể dễ được người dân ủng hộ hơn những người khác. Đây là một sự trớ trêu của lịch sử. Những diễn biến về sau này cho thấy khi bổ nhiệm ông Diệm làm Thủ tướng, Quốc trưởng Bảo Đại đã tự mình tạo những điều kiện đưa tới sự đào thải của chính mình và cả triều đại của nhà Nguyễn. Chắc chắn lúc đó ông không có một chút ngờ vực ông Diệm, một người đã từng làm quan trong triều đình cũ vào thập niên 1930. Ông cho rằng ông Diệm chẳng thể nào nghĩ đến việc lật đổ ông, vả lại bất cứ một Thủ tướng nào, nếu không còn hữu dụng nữa, thì cũng có thể bị thay thế. Tuy nhiên, trong dịp gặp lại tôi năm 1991, ông không hề tỏ lời oán trách ông Diệm.” [7]
Tại sao Bảo Đại trao toàn quyền cho Ngô Đình Diệm?
Ngô Đình Diệm đã nhận trọng trách lãnh đạo đất nước trong một tình thế cực kỳ khó khăn đó là đánh giá tình hình của Bảo Đại. Trong hồi ký, Bảo Đại viết: “Công việc không dễ dàng gì cho Ngô Đình Diệm. Việc ông đến Saigon chẳng được ai hoan nghênh. Cần phải động viên tinh thần mọi người cả nước đã rơi vào tình trạng hoang mang. Ngày 30 tháng 6 ông ta ra Hà-nội mà những điều ông ta thấy không ai có thể tưởng tượng được. Chống lại cộng sản chẳng ai nghĩ đến... Trái lại nữa người Pháp bắt đầu di tản trước tiên... Hàng trăm ngàn người đau khổ trong đó có những người Công giáo thuộc các giáo phận miền Bắc mà ông tin tưởng sẽ đứng bên cạnh ông, thì chỉ nghĩ đến chạy vào Nam. Thật đã quá chậm, không thể hành động gì được nữa. Diệm trở về Sài Gòn. Ngày 9 tháng 7, ông lập chính phủ không phải dễ dàng gì. Cuối tháng 6, cuộc hành quân bi thảm ở đèo An Khê, cả đoàn quân bị tan rã vì sa vào ổ phục kích rộng lớn của Cộng sản...” [8]
Nhiều người vẫn tin rằng việc Bảo Đại trao toàn quyền về chính phủ và quân sự là theo đòi hỏi của Ngô Đình Diệm. Thực ra, trong Hồi ký Bảo Đại đã giải thích khá rõ: “Sau Hội nghị Genève, tất cả mọi người đều xa lánh tôi. Người Anh, người Mỹ, người Pháp đều không biết đến tôi nữa. Không ai còn đến gặp tôi. Riêng có phái đoàn Việt Minh cử một người có tên là Văn Chỉ, đến xin gặp nói là đại diện của Phạm Văn Đồng... Chính là sau cuộc gặp gỡ này tôi đã trao toàn quyền cho Ngô Đình Diệm.” (Xin xem chú thích để biết toàn bộ cuộc gặp) [9] Trong cuộc gặp gỡ này Văn Chỉ đã chuyển lời thượng cấp, Việt Minh sẽ sẵn sàng làm theo lệnh Bảo Đại nếu được gọi. Với tấm lòng vì đất nước và kinh nghiệm với cộng sản, để tránh cho miền Nam lại lọt vào tay quân cộng sản, Bảo Đại đã từ chối cộng tác với Việt Minh, hiểu được tình trạng khó khăn ông Diệm đang phải đối đầu, nên quyết định trao toàn quyền cho Ngô Đình Diệm.
Trong quyển hồi ký, Từ làng Gôi Vị đến kinh thành Paris, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, phụ trách tổ chức Việt kiều ở Ba Lê, viết rất rõ về nhân vật Việt Minh Văn Chỉ này: “Mặt khác, chúng tôi gửi về trong nước những nhận định về tình hình ở Pháp, về thái độ của các đảng khác, về các phong trào của nhân dân Pháp. Việc này phải kín đáo, chỉ có tôi với anh Nguyễn Văn Chỉ cùng làm. Anh Chỉ hơn tôi khoảng năm tuổi. Hồi 1930, anh đã tham gia phong trào chống lại vụ án xử tử hình một số cán bộ trong cao trào Xô-viết Nghệ - Tĩnh. Anh sang Pháp học lâu rồi, tiếng Việt nói không thạo, đi lại với anh em Việt kiều cũng không tiện lợi, mà lúc bí mật càng tốt. Anh Chỉ còn có thuận lợi là mang quốc tịch Pháp, nếu anh không làm gì phạm pháp, thì Chính phủ Pháp không có quyền bắt anh vì ý kiến về chính trị và cũng không có quyền trục xuất anh. Anh rất trung kiên, tận tuỵ. Suốt cả thời gian dài, cứ mỗi buổi sáng, anh đi mua mười mấy tờ báo lớn của Pháp, xem kỹ, chỗ nào cần chú ý, gạch chì xanh, gạch đỏ vào, dán lại rồi nhờ Trung ương Đảng Pháp gửi về Việt Nam. Cứ như thế, cần cù, chăm chỉ từ ngày này qua ngày khác, hết tháng này qua tháng khác. Ngoài ra anh không phải là đảng viên, nên có lợi thế trong việc quan hệ với các chính khách, các tổ chức ngoài Đảng Cộng sản Pháp, qua đó tập hợp được nhiều tin tức. Chúng tôi gặp nhau thường xuyên để trao đổi, nhận định tình hình để kịp chuyển về trong nước. ở các tỉnh cũng có một số anh em liên hệ được như thế.” [10] Bảo Đại đã nhớ cả tên của cán bộ điệp báo Việt Minh Văn Chỉ này chứng tỏ cuộc gặp gỡ với người này thực sự có một ảnh hưởng rất lớn đến quyết định tối hậu của Bảo Đại.
Việc đối chiếu hai quyển hồi ký đã cho thấy cuộc gặp gỡ với Văn Chỉ đúng là một sự kiện lịch sử dẫn đến việc Bảo Đại đã trao toàn quyền cho Ngô Đình Diệm. Khác với huyền thoại cho rằng đó là đòi hỏi của ông Diệm. Huyền thoại này đã được hầu hết các học giả (nếu không nói là tất cả) tin theo, trong đó có giáo sư Edward Miller.
Truất phế Bảo Đại
Vai trò Bảo Đại với đất nước đã chấm dứt từ khi Thủ tướng Ngô Đình Diệm cho trưng cầu dân ý về một chế độ chính trị cho miền Nam. Trong bài viết “Truất phế Bảo Đại và khai sinh Đệ nhất Cộng hoà”, Lâm Lệ Trinh, nguyên Bộ trưởng Nội vụ (1955-59) thời Tổng thống Diệm, đã thuật lại đầu đuôi câu chuyện truất phế Quốc trưởng Bảo Đại. Theo bài viết này việc truất phế là một việc làm hoàn toàn ngoài ý muốn của ông Diệm. Ông Trinh còn cho rằng thậm chí lương tâm ông Diệm cảm thấy đã phạm tội khi quân. Kết quả cuộc trưng cầu dân ý là 98,2 phần trăm dân chúng muốn truất phế nhà vua. Kết quả này bị nhiều người cho là gian lận. Bản thân ông Trinh cũng cho rằng kết quả kia là không hoàn toàn trung thực.
Trong hồi ký, Bảo Đại đã nhẹ nhàng chấp nhận kết quả cuộc trưng cầu. Nhà vua chỉ đưa ra nhận xét về cuộc chơi: “Sự trình bày khôn khéo, sự lựa chọn của cử tri đã được hướng dẫn một cách rõ ràng.” [11] Tận trong thâm tâm, Bảo Đại đã thấu hiểu việc ông Diệm làm là vì dân vì nước, nên đã rất thông cảm cho ông Diệm. Bảo Đại cũng sáng suốt nhận ra rằng “thời” của mình đã hết.
Mặc dù Bảo Đại thông cảm cho hoàn cảnh và việc làm của Ngô Đình Diệm mà Bảo Đại nghĩ là vì dân vì nước, chiến dịch truất phế Bảo Đại vẫn còn hằn nét đến ngày nay. Hãy xem lại một đoạn hồi ký của Đỗ Mậu để mường tượng lại chiến dịch này: “Năm 1955, với vị thế là cán bộ chính trị trung niên của Thủ tướng Ngô Đình Diệm, với tư cách là chủ tịch phong trào Cách mạng Quốc gia của bốn tỉnh duyên hải khu vực Nam Trung phần, tôi đã hăng say hoạt động cho chiến dịch truất phế Bảo Đại mà tôi cho là không còn đủ khả năng lãnh đạo cuộc đấu tranh chống cộng, và không còn đủ vóc dáng để khai mở một kỷ nguyên dân chủ cho đất nước nữa. Thật ra thì dân ý đang đòi hỏi và hướng về một cuộc thay đổi gốc rễ để đáp ứng với biến đổi mới của thời đại, và ông Diệm trên mặt chính trị không cần gian lận và trên mặt luân lý không cần dùng thủ đoạn vu khống hạ nhục Bảo Đại thì cũng có thể, một cách rất lương thiện và dân chủ, thắng phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý này. Nhưng những tài liệu do Bộ Thông tin Sài Gòn gởi ra cũng như những chỉ thị mật của Phong trào Cách mạng Quốc gia từ Huế gởi vào cho tôi đều chủ yếu tập trung vào việc lên án những tội lỗi của Bảo Đại: Bảo Đại bù nhìn, Bảo Đại dâm ô, Bảo Đại tham nhũng, Bảo Đại vô đức vô tài... Lên án không chưa đủ, chỉ thị còn bắt phải khơi dậy lòng căm thù Bảo Đại trong quần chúng nữa! Cả một chiến dịch bao trùm từ Cà Mau đến Bến Hải, chính quyền yểm trợ trên cả hai mặt nội dung lẫn phương tiện, hung hăng và rầm rộ tìm cách đạp Bảo Đại xuống bùn dơ của lịch sử. Cả nước được vận động để phỉ nhổ Bảo Đại như là một hiện thân xấu xa nhất, hơn cả Lê Chiêu Thống và Lê Long Đĩnh. Hai đài phát thanh Sài Gòn và Huế, phối hợp với báo chí trong gần một tháng trời, liên tục mạt sát Bảo Đại và thúc giục dân chúng quất roi và đốt lửa những hình nộm Bảo Đại. Chiến dịch to lớn của một nhân vật quốc gia chống cộng (theo Mỹ) để truất phế một nhân vật quốc gia khác cũng chống cộng (nhưng theo Tây) còn tàn độc và khủng khiếp hơn chiến dịch hạ bệ Bảo Đại của kẻ thù là cộng sản Việt Minh thời 1948, 1949, khi giải pháp Bảo Đại mới ra đời để đối phó với Hồ Chí Minh.” Nếu có một cuộc tham khảo rộng rãi ý kiến những vị trên 60 tuổi sẽ thấy được tuyệt đại đa số có một cách nhìn hết sức tiêu cực về vị hoàng đế cuối triều Bảo Đại.
Đó là chưa nói đến những tài liệu “lịch sử” của cộng sản “đổi trắng thay đen” theo từng nghị quyết. Vừa rồi giới sử gia “chính thống” mở chiến dịch “nhìn nhận và đánh giá lại vai trò của nhà Nguyễn trong lịch sử”, âu cũng là một điều tốt. Tuy thế, nếu chế độ cộng sản còn tồn tại, có lẽ phải cả trăm năm nữa vai trò của Hoàng đế Bảo Đại mới được đánh giá một cách công bằng, trung thực và khách quan, nếu không nói là chẳng bao giờ. Từ tư tưởng đến hành động, Bảo Đại là người quốc gia, không chấp nhận cộng sản, nếu không nói là tích cực chống cộng.
|
|
|
Post by NhiHa on May 8, 2011 1:36:39 GMT 9
Kết luận Bài tiểu luận này chỉ sử dụng một số những dữ kiện nhằm mục đích góp thêm vào công trình nghiên cứu của giáo sư Edward Miller. Trong chuyên luận của mình, Edward Miller có một số nhận xét và đánh giá sai về Bảo Đại và Ngô Đình Diệm. Một phần vì ông đã cố gắng chỉ ra nỗ lực tích cực của Ngô Đình Diệm và các đồng minh người Việt của ông Diệm. Phần khác, Edward Miller dựa nhiều trên các nghiên cứu khác, mà phần chính các công trình nghiên cứu này lại dưạ trên những tài liệu và tường trình chính thức mang nặng chính trị và tuyên truyền. Đó là chưa kể nhiều huyền thoại đã được thêu dệt về cá nhân ông Diệm. Cuộc sống trung dung và cởi mở của Bảo Đại lại cũng là những đề tài nóng hổi cho báo chí trong và ngoài nước trong một thời gian dài khai thác. Không ít tin tức báo chí nóng hổi này, do thiếu kiểm chứng, đã được đưa vào những công trình nghiên cứu. Bài tiểu luận này dùng phương pháp đối chiếu các hồi ký để chỉ rõ Ngô Đình Diệm chấp chính là một chọn lựa dân chủ của Bảo Đại, với sự đồng thuận của tất cả các tôn giáo, các phong trào chính trị và đảng phái quốc gia tại Việt Nam. Muốn hiểu rõ và phân tích sâu hơn về hai nhân vật lịch sử Bảo Đại và Ngô Đình Diệm cần nghiên cứu về các yếu tố khác như gia đình, cá tính, giáo dục,... là giới hạn chưa được tiếp cận của bài viết này. Qua quyển hồi ký Con rồng Việt Nam, Bảo Đại do nhìn ra được tài đức Ngô Đình Diệm, đã luôn luôn quý trọng, tin cẩn và xem Ngô Đình Diệm như ứng viên sáng giá nhất trong mọi giai đoạn. Bảo Đại đã chính thức chọn ông Diệm để mời lãnh đạo chính phủ tới bốn lần vào các năm 1933, 1945, 1948 và 1954, mặc dù ông này chỉ nhận hai lần vào năm 1933 và 1954. Một số nguồn tư liệu khác còn cho thấy có thể Bảo Đại đã có ý định – hay đã mời – Ngô Đình Diệm ra chấp chính trong ba lần khác nữa, và các năm 1949, 1951 và 1953. Nhờ chính thống, có viễn kiến và cá tính, trong vai trò Quốc trưởng và trong từng giai đoạn lịch sử của đất nước, Bảo Đại đã thăm dò nhiều thế lực chính trị khác nhau: Hoa Kỳ, Pháp, Anh, Toà thánh Vatican, các tổ chức chính trị, các tôn giáo Việt Nam, trước khi đi đến quyết định mời một thành viên thành lập một nội các mới. Trong thời gian 1947-54, Bảo Đại luôn tìm cách kết hợp các tôn giáo, đảng phái, các tổ chức quốc gia, các cá nhân ưu tú chung quanh mình, tìm quyết định chung, để đồng thuận về nhân vật lãnh đạo chính phủ. Nhờ vậy, tất cả các nội các Nguyễn Văn Xuân, Nguyễn Phan Long, Trần Văn Hữu, Nguyễn Văn Tâm, Bửu Lộc và Ngô Đình Diệm đều bao gồm nhiều đảng phái và tổ chức quốc gia. Sau nhiều năm nô lệ, rồi lại chiến tranh, và vẫn chưa hoàn toàn độc lập thống nhất, Bảo Đại đã thiết lập được một guồng máy dân chủ, bước đầu thực hiện tốt những chức năng của một thể chế Quân chủ Lập Hiến. Tạo được nền tảng của sinh hoạt dân chủ như vậy một điều không dễ. Phải là một bậc minh quân mới có thể làm được điều này. Bảo Đại cũng đã sửa soạn để tiến đến bước thứ hai: Quốc hội đề nghị ứng viên, Quốc trưởng tấn phong ứng viên. Nội dung này sẽ được bàn sâu hơn trong một dịp khác. Người viết xin được dùng nhận xét của Hoàng đế Bảo Đại về Tổng thống Ngô Đình Diệm để tạm kết bài viết. Khoảng giữa năm 1992, trong một buổi nói chuyện của Bảo Đại tại một trường học ở Pháp, được nhà báo Phan Văn Trường ghi lại và dịch từ Pháp văn như sau: “Ông Diệm là người tôi tín nhiệm. Lúc đó thế lực của Pháp đã thất bại. Phía cộng sản đã được Liên Xô tích cực ủng hộ về mọi mặt nên tôi khuyên ông Diệm nên tìm sự ủng hộ của Mỹ để có thể ngăn chặn (endiguer) sự bành trướng của cộng sản. Việc ông ta lật tôi là do sức ép của chính trị. Ông Diệm là người yêu nước. Lúc trao quyền, tôi có yêu cầu ông ấy cam kết với tôi hai điều trước bàn thờ Chúa, vì ông ấy rất mộ đạo, là phải giữ vững miền Nam, và nếu không làm được sứ mạng ấy thì phải trao trả quyền lại cho tôi. Nhưng rồi ông ta đã chết khi thi hành nhiệm vụ. Dù sao thì ông ta cũng cố giữ những lời cam kết ấy mà không được.” [12] Melbourne, Úc Đại Lợi, 27-10-2008 Bảo Đại, 1990, Con rồng Việt Nam – Hồi ký chính trị 1913-1987, Nguyễn Phước tộc xuất bản. Bùi Diễm, 2000, Gọng kìm lịch sử – Hồi ký chính trị, Cơ sở xuất bản Phạm Quang Khai. Chính Đạo, 1997, Việt Nam niên biểu – 1939-1975 (Tập B: 1947-1954), Văn Hoá, Houston, Hoa Kỳ. Chính Đạo, 2004, Cuộc thánh chiến chống cộng, Văn Hoá, Houston, Hoa Kỳ. Hoành Linh, Đỗ Mậu, Hồi ký Đỗ Mậu, www.vnthuquan.net Edward Miller, “Viễn kiến, quyền lực và tính chủ động: Con đường lên nắm quyền của Ngô Ðình Diệm, 1945-1954”, Hoài Phi, Vy Huyền dịch, www.talawas.org Linh mục Cao Văn Luận, 1969, Bên giòng lịch sử 1940-1965, Sài Gòn, www.vnthuquan.net Lâm Lệ Trinh, 2005, Truất phế Bảo Đại và khai sinh Đệ nhất Cộng hoà, www.lichsuviet.cjb.net LM An-tôn Trần văn Kiệm, 2005, Có phải Hoa Thịnh Đốn đã đưa Ông Diệm về làm Tổng thống Đệ nhất Cộng hoà Việt Nam?, (www.vietnamreview.com) Lê Xuân Khoa, 2004, Việt Nam 1945-1995: Chiến tranh. Tị nạn. Bài học lịch sử, Tập I, Tiên Rồng xuất bản. Minh Võ, 1999, Ngô Đình Diệm: Lời khen. Tiếng chê, www.tvvn.org Nguyễn Khắc Viện, Từ làng Gôi Vị đến kinh thành Paris, (www.vnthuquan.net) Nguyễn Xuân Chữ, 1996, Hồi ký Nguyễn Xuân Chữ, Những Bài Học Quí Báu của Một Nhà Ái Quốc Liêm Chính, Nhưng Bất Phùng Thời, Nguyễn Xuân Phác và Chính Đạo hiệu đính, Nhà Xuất Bản Văn Hoá, Houston, Hoa Kỳ. Nguyễn Văn Bường, Việt sử, Tủ sách Sử học Việt Nam, trọn bộ hai quyển, Sài Gòn. Nguyễn Gia Kiểng, 2005, “Ông Ngô Đình Diệm lên cầm quyền như thế nào?”, www.thongluan.org Vũ Ngự Chiêu, 1996, Phía bên kia cuộc Cách mạng 1945: Đế quốc Việt Nam (3-8-1945), Văn Hoá, Houston, Hoa Kỳ. © 2008 talawas [1]Bảo Đại, Con rồng Việt Nam, trang 498. [2]Bảo Đại, Con rồng Việt Nam, trang 516. [3]Bảo Đại, Con rồng Việt Nam, trang 514. [4]Bảo Đại, Con rồng Việt Nam, trang 514 Sau khi thảo luận với ông Foster Dulles để cho ông ta biết ý định ấy, tôi cho vời Ngô Đình Diệm và bảo ông ta: “Cứ mỗi khi mà tôi cần thay đổi chính phủ, tôi lại phải gọi đến ông. Ông thì lúc nào cũng từ chối. Nay tình thế rất bi đát, đất nước có thể bị chia cắt làm đôi. Ông cần phải lãnh đạo chính phủ.” “Thưa hoàng thượng, không thể được ạ.” Ông ta đáp. “Tôi xin trình ngài là sau nhiều năm suy nghĩ, tôi đã quyết định. Tôi định đi tu...” “Tôi kính trọng ý định của ông. Nhưng hiện nay tôi kêu gọi đến lòng ái quốc của ông. Ông không có quyền từ chối trách nhiệm của mình. Sự tồn vong của Việt Nam buộc ông như vậy.” Sau một hồi yên lặng cuối cùng ông ta đáp: “Thưa hoàng thượng, trong trường hợp đó, tôi xin nhận sứ mạng mà Ngài trao phó.” Cầm lấy tay ông ta, tôi kéo sang một phòng bên cạnh, trong đó có cây thánh giá. Trước thánh giá tôi bảo ông ta: “Đây Chúa của ông đây, ông hãy thề trước chân dung Chúa là giữ vững đất nước mà người ta đã trao cho ông. Ông sẽ bảo vệ nó để chống lại bọn cộng sản, và nếu cần, chống luôn cả người Pháp nữa.” Ông ta đứng yên lặng một lúc lâu, rồi nhìn tôi, sau nhìn lên Thánh giá, ông nói với giọng nghẹn ngào: “Tôi xin thề.” [5]Bùi Diễm, Gọng kìm lịch sử , Chương 12, trang 146. [6]Bùi Diễm, Gọng kìm lịch sử , Chương 12, trang 144. [7]Bùi Diễm, Gọng kìm lịch sử , Chương 12, Chú thích 1, trang 146-147. [8]Bảo Đại, Con rồng Việt Nam, trang 517-518. [9]Toàn bộ cuộc gặp đã được Bảo Đại kể lại như sau: “Thưa Hoàng thượng”, ông ta hỏi tôi, “Ngài nghĩ sao về Hội nghị Genève?” “Đó là việc giữa các anh và nước Pháp.” “Thưa Hoàng thượng, người ta đã cắt nước Việt Nam thành hai. Vua Gia Long, Đức Tiên đế đã từng thống nhất đất nước, và sau này, Ngài đã phục hồi lại được. Tôi nghĩ rằng Ngài khó có thể chấp nhận sự việc đã xảy ra tại Genève.” “Anh định đề nghị cái gì?” Tôi hỏi lại ông ta. “Thượng cấp của tôi đã bảo tôi đến nói với Ngài là họ sẵn sàng quên Hiệp ước Genève và các cuộc bầu cử, để định cùng Ngài bắt tay đi đến thống nhất đất nước.” – “Nhưng anh định thống nhất như thế nào?” “Thưa Hoàng thượng thật giản dị. Xin Hoàng thượng trở lại Sài Gòn, và gọi đến chúng tôi. Chúng tôi sẵn sàng làm việc với Ngài, theo lệnh của Ngài.” “Như vậy chính tôi sẽ đưa chế độ cộng sản vào Sài Gòn?” – “Thưa Hoàng Thượng, không phải chỉ có người cộng sản ở đây, đối với chúng tôi, Ngài là bậc quốc phụ của khắp toàn dân Việt Nam. Hẳn Ngài không thể quên đã có hằng ngàn người chết, đã hy sinh cho tổ quốc.” “Thế thì tại sao mãi đến giờ phút này, các anh mới tìm tôi? Các anh có thể làm như thế cách đây đã ba năm. Như thế các anh đã tránh được bao sự chém giết vô ích. Trong các bản tuyên bố của tôi, không bao giờ tôi đả kích cá nhân ông Hồ Chí Minh... Và đến bây giờ, khi tất cả đã được dàn xếp, các anh mới lại tìm tôi? Và các anh vẫn còn tiếp tục. Các anh ngày nay lại lao đầu vào cuộc chiến mới, làm xáo trộn tất cả đất nước, nhất là về địa hạt kinh tế, mà tôi đã dày công xây dựng từ từ 1949. Tất cả sự ấy, tại sao? Trong hy vọng lừa bịp để đặt nền móng cho một chủ thuyết không mấy thích hợp với tâm hồn người Việt chúng ta.” “Thưa Hoàng thượng, Ngài rất có lý. Nhưng xin Hoàng thượng đừng quên, Ngài đứng trên tất cả, Ngài là cha của toàn dân chúng tôi và Ngài có nhiều con đã phải hy sinh và chết cho đất nước.” Chính là sau cuộc gặp gỡ này tôi đã trao toàn quyền cho Ngô Đình Diệm. (Bảo Đại, Con rồng Việt Nam, trang 522-523). [10]Sau Hiệp định Genève vài tháng, tháng 11 năm 1954, hai ông Viện và Chỉ đã bị Cảnh sát chính trị bắt giữ trong vài tiếng đồng hồ để điều tra về các hoạt động của hai ông. Ông Viện cho biết:”Đối chiếu việc hỏi cung hai người, tôi và anh Chỉ biết rằng thực chất việc cảnh sát bắt chúng tôi hỏi cung không phải vì vấn đề Việt kiều mà là vấn đề nội trị của nước Pháp. Họ muốn dò xem tôi và anh Chỉ có quan hệ gì với Mendès France (là Thủ tướng Pháp đã ký Hiệp định Genève) trước khi Điện Biên Phủ thất bại hay không, nếu có thì họ sẽ tung ra trước dư luận rằng vì Chính phủ Pháp giao bí mật quân sự cho Việt Minh nên quân Pháp thua ở Điện Biên Phủ. Lẽ đương nhiên, chúng tôi không khai báo gì về chuyện này. Về sau cũng yên, không có vấn đề gì nữa.” Sự trợ giúp tình báo và chiến lược từ Đảng Cộng sản Pháp để dẫn đến chiến thắng của Việt Minh ở Đông Dương là một đầu đề chưa được quan tâm nghiên cứu. (Nguyễn Khắc Viện, Từ làng Gôi Vị đến kinh thành Paris,) [11]Bảo Đại, Con rồng Việt Nam, trang 539. Hai câu hỏi được chọn là: “Tôi truất phế Bảo Đại và chấp nhận nhận Ngô Đình Diệm là Quốc trưởng, với nhiệm vụ đặt nền móng dân chủ”, và “Tôi không truất phế Bảo Đại và không chấp nhận nhận Ngô Đình Diệm là Quốc trưởng, với nhiệm vụ đặt nền móng dân chủ.” [12]Minh Võ, 1999, NGÔ ĐÌNH DIỆM, Lời khen Tiếng chê. Nguồn gốc: Nguyệt san “Diễn Đàn Phụ Nữ” tháng 9 năm 1992.
|
|
|
Post by Can Tho on May 29, 2011 17:28:08 GMT 9
Những ngày cuối cùng của Đệ I Cộng hoà Trần Giao Thủy
Liên Hiệp Quốc (LHQ), Khủng hoảng Phật giáo và những ngày cuối cùng của Đệ I Cộng hòa
1/11/1963 – Sáng sớm ngày 1/11, Tham mưu trưởng MACV, Trung tướng Richard Stilwell mời David Smith ghé lại văn phòng. Vài năm trước, khi biệt phái sang làm việc với CIA, Stilwell là chỉ huy trực tiếp của Smith, nay ông có đôi điều muốn khuyên nhủ Quyền trưởng cơ sở ở Sài Gòn. Để tránh mất uy tín cá nhân và của CIA, Smith nên ngừng đưa dự đoán về cuộc đảo chánh. Stilwell đã thẩm vấn những cố vấn chính (cho quân đội VNCH). Tất cả, Stilwell nói, không ai nghe xầm xì gì về một cuộc đảo chánh. (Vì thế) Tướng Stilwell có thể tự tin kết luận rằng sẽ không có đảo chánh trong tương lai gần. Ông và Tướng Harkins cũng đã báo cáo như thế với Đô Đốc Harry Felt, Tư lệnh Thái Bình Dương.
Maj. General Richard G. Stilwell (Saigon, 9/1963) Nguồn: LIFE/Larry Burrows -------------------------------------------------------------------------------- Tình cờ, việc sau cùng ngày hôm đó của Đô Đốc Felt là cuộc viếng thăm xã giao với Tổng thống Diệm. Đại sứ Lodge cũng có mặt và Tổng thống Diệm than phiền có một nhân viên CIA cấp thấp tên Hodges đã “phá hoại tình hình bằng cách đồn thổi về những cuộc đảo chánh ông.” Ông nói Hodges đã nói với nhân viên ở bộ tham mưu là Đệ Thất Hạm đội sẽ đổ quân nếu Chính phủ tổ chức biểu tình, như đã định, trước Toà Đại sứ Mỹ. Diệm cũng nhấn mạnh rằng chính Bộ tham mưu QLVN đã điều động các đơn vị Lực lượng Đặc biệt tấn công chùa chiền hôm 21 tháng Tám. LLĐB nằm dưới quyền điều động của Bộ Tổng Tham Mưu, và cắt viện trợ cho LLĐB là điều không phải.
Sau buổi họp chính thức, Tổng thống Diệm giữ ĐS Lodge lại để than phiền riêng. Than phiền lần này là người Mỹ xúi giục hàng tăng sĩ Phật giáo. Lodge hứa sẽ đuổi những nhân viên Mỹ làm điều không phải phép như thế, và Diệm tiếp tục nói thêm về việc cộng sản xâm nhập vào khối sinh viên đại học. Trở lại vấn đề cắt viện trợ cho LLĐB, Diệm chỉ trích một số thuộc cấp của Tướng Harkins; mô tả John Paul Vann là rất khinh xuất.
(John Paul Vann là Trung Tá cố vấn quân sự của Tướng Huỳnh Văn Cao Tư lệnh vùng IV Chiến thuật và đã than phiền về sự vớ vẩn của cuộc chiến chống lại MTGPMN nhất là trận Ấp Bắc ông đã tham gia. Điều này đã gây tiếng vang không tốt cho tướng Harkins, tư lệnh MACV; Paun Vann bị buộc rời khỏi vai trò cố vấn quân sự tại Việt Nam, tháng 3, 1963, và ra khỏi quân đội Mỹ vài tháng sau đó).
Trong buổi họp sáng 1/11 này Tổng thống Diệm tiếp tục nói tới việc cải tổ nội các, than phiền rằng khi nói tới ứng viên, “chẳng ai có thể đưa tên người nào cho ông cả.” Khi biết Lodge dự định trở lại Washington, Diệm nài nỉ Lodge hỏi Colby và ĐS Nolting về Nhu. Mô tả Nhu y hệt như ông đã nói về Cẩn, Diệm khẳng định dù Nhu, em ông, không có tham vọng quyền lực nhưng đầy giải pháp cho những vấn đề khó khăn nên ai cũng đến vấn kế. Về mình, Diệm muốn Lodge nói với Kennedy, như là “một đồng minh thẳng thắn” muốn giải quyết vấn đề ngay bây giờ hơn là đợi đến “khi chúng ta đã mất hết.” Lodge cho rằng Diệm sợ có đảo chánh nên đang gởi tín hiệu cho biết phần nào sẽ đáp ứng với yêu cầu của Mỹ. Trong suy nghĩ đó và cũng không chắc nhóm tướng lãnh sẽ đảo chánh Diệm, Lodge đề nghị sẽ bàn đến một “thoả hiệp trọn gói” khi về đến Washington.
(Thomas L. Ahern Jr., CIA and The House of Ngo, p. 207-9)
Sáng ngày 1/11/1963, phái đoàn LHQ quyết định có thể hoàn thành công tác tại Việt Nam vào chiều ngày 3/11, và định đó là ngày sẽ rời Sài Gòn. Phái đoàn cũng đồng ý tất cả thành viên sẽ về lại New York trễ nhất là ngày 9/11, để có thể họp lại vào ngày thứ Hai 11/11 vào lú 3 giờ chiều.
(U.N. Fact-Finding Mission To South Viet-Nam, A/5630, English, 7 December, 1963, p. 20)
(Sự kiện xẩy ra sau buổi họp giữa Tổng thống Diệm và ĐS Lodge sáng ngày 1/11 đến sáng ngày 2/11 theo Thomas L Ahern Jr. sẽ được trình bày cùng lúc với những nguồn khác ở một bài sau. – TGT)
2/11/1963 – Giới chức cao cấp tại Washington xác nhận sự đầu hàng vô điều kiện của Tổng thống Ngô Đình Diệm của Nam Việt Nam với những tướng lãnh quân đội đảo chánh. Đài phát thanh Sài Gòn – do quân đội kiểm soát – đưa tin rằng Tổng thống Diệm và em ông, Ngô Đình Nhu đã tự sát. Nhóm lãnh đạo quân đội nghe nói cũng đã nói với Đại sứ Mỹ, Henry Cabot Lodge rằng họ có ý định giao chính phủ lại cho các giới chức dân sự đưa đến tin đồn là Washington sẽ công nhận chính phủ mới.
Như một “hoạt động đề phòng” Bộ Quốc Phòng Mỹ đã ra lệnh cho tàu của Đệ Thất Hạm đội vào vùng biển Việt Nam để bảo vệ người Mỹ. Bộ trưởng Quốc Phòng McNamara ra lệnh vào lúc 11:00 sáng giờ miền Đông Hoa Kỳ khoảng 8 giờ sau khi có báo cáo đầu tiên (về cuộc đảo chánh).
Không tuyên bố với quần chúng về việc này, chính phủ Kennedy đón chào cuộc đảo chánh và xem đây là sự giúp sức cho cuộc chiến tranh chống quân du kích Việt cộng. Giới chức (Mỹ) phủ nhận có can dự trực tiếp (của Mỹ) nhưng công nhận sự lên án Tổng thống Diệm và những áp lực khác của Tổng thống Kennedy đã giúp cuộc đảo chánh thành tựu.
Nguồn tin quốc hội cho hay chính phủ đã cho biết cuộc đảo chánh là một bất ngờ với Washington.
Bà Ngô Đình Nhu gay gắt tố cáo chính phủ Mỹ đã kích động cuộc nổi loạn. Bà em dâu Tổng thống Ngô Đình Diệm cho hay sẽ không xin tị nạn tại Mỹ, “chính phủ tại đây đã đâm sau lưng chính phủ nước tôi.”
Ở Washington, một cựu phụ tá đặc biệt của Tổng thống Ngô Đình Diệm nói một quan hệ “đúng mực” với Mỹ và việc xử lý mãnh liệt với cuộc chiến tranh chống du kích là mục đích của chính phủ quân nhân. (TNYT).
“Bất kỳ ai có Mỹ là đồng mình thì khỏi cần kẻ thù,” Bà Ngô Đình Nhu, 2/11/1963
(Howard Jones, Death of a Generation: How the Assassinations of Diem and JFK Prolonged the Vietnam War, Oxford University Press, New York, N.Y., 2003, p. 407)
3/11/1963 – Nguồn tin riêng trong giới quân đội hôm qua cho hay Tổng thống Diệm của miền Nam Việt Nam và em ông, Ngô Đình Nhu, đã bị ám sát. Các bản tin mâu thuẫn từ đài phát thanh quân đội (kiểm soát) nói hai lãnh tụ (của chế độ) đã tự sát; bản tin này bị nhiều người nghi ngờ vì hai anh em ông Diệm là người Thiên chúa giáo. Nguồn tin đáng tin cậy cho biết Tổng thống và em ông bị nhóm quân nhân đảo chánh bắt riêng rẽ và bị giết trên đường về đại bản doanh. Dưới sự kiểm soát của quân đội, thủ đô Sài Gòn tưng bừng hớn hở cùng lúc thanh niên cướp phá nhà và văn phòng của các viên chức Chính phủ.
Huỷ bỏ chương trình đi xem trận football, Tổng thống Kennedy họp hai lần với các cố vấn an ninh về vấn đề quan hệ (ngoại giao - TGT) với chế độ mới tại Sài Gòn. Trong khi chờ đợi chính phủ ở Sài Gòn có hình thức ổn định, toà Bạch Ốc, và Bộ Quốc Phòng chính thức giữ yên lặng.
Báo giới Xô Viết xem ban lãnh đạo mới ở Sài Gòn chỉ là một “chế độ bù nhìn” khác. Dù có dấu hiệu thoả mãn ở Moscow vì không còn bóng dáng của Ngô Đình Diệm trên chính trường, Nga Xô không thấy có thay đổi gì trong cuộc chiến chống quân du kích.
Ở nước Lào láng giềng, nhóm Trung lập, nhìn phát triển với hy vọng rằng chính phủ Diệm sụp đổ có thể giúp Thủ tướng Souvanna Phouma giữ được chế độ đang lung lay của Lào.
Tại California, bà Ngô Đình Nhu, vợ của em Tổng thống Ngô Đình Diệm, lau nước mắt và nói, tại một cuộc họp báo, rằng bà không chấp nhận lời Washington phủ nhận việc tham gia trong cuộc đảo chánh. Bà cũng bác bỏ khả năng chồng và anh chồng đã tự tử. (TNYT).
4/11/1963 – Với nhiều người lưu vong đang quay về Nam Việt Nam ngày hôm qua, các tướng lãnh đạo cuộc đảo chính tiếp tục loại trừ những người ủng hộ Chính phủ cũ. Ba vị tướng đứng đầu cuộc đảo chánh (Minh, Đôn, Kim –TGT) đang làm việc để thành lập một Chính phủ hỗn hợp dân sự và quân nhân, người ta nghĩ sẽ có nhiều thành phần trong giới quân sự. (TNYT).
Tuyên bố ngày 3/11/1963 của phái đoàn tìm hiểu thực tế của LHQ tại Sài Gòn
(Bản tuyên bố sau đã được tuỳ viên thông tin của phái đoàn tìm hiểu thực tế gởi về cho LHQ)
Bản tuyên bố sau đây đã được phái đoàn LHQ tìm hiểu thực tế tại Nam Việt Nam phổ biến ngày 3 tháng Mười Một tại Sài Gòn:
“Phái đoàn tìm hiểu thực tế LHQ tại Việt Nam Cộng hoà sẽ rời Sài Gòn, như đã định trước những sự kiện mới đây (đảo chính và ám sát nhân vật đầu não chính phủ ngày 1-2/11/1963 –TGT), vào ngày 3 tháng Mười Một trở lại New York sau khi hoàn tất sứ mạng.
“Chiều hôm qua, Chủ tịch phái đoàn đã điện thoại xã giao – trên danh nghĩa của phái đoàn – đến tướng Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn và Lê Văn Kim để yêu cầu giúp phương tiện để phái đoàn rời Việt Nam hôm nay và chuyển (đến các tướng lãnh) lời cảm ơn của phái đoàn về những xã giao và hỗ trợ cho phái đoàn từ phía nhân dân Việt Nam.
“Trong cuộc họp sau cùng với báo chí hôm 29 tháng Mười, Chủ tịch phái đoàn tuyên bố ông sẽ công bố tên của những người đã được phái đoàn phỏng vấn trong tù. Những tên đó là: Thích Tâm Giác, Thích Tâm Châu, Thích Đức Nghiệp, Thích Thiện Minh và Mai Thọ Truyền.
“Trong phần trả lời câu hỏi, người phát ngôn của phái đoàn tuyên bố phái đoàn đã phỏng vấn 3 loại nhân chứng: những phát ngôn viên chính phủ đề ra, nhân chức do phái đoàn tự chọn, và nhân chứng tự đến đưa lời khai. Với loại nhân chứng sau phái đoàn cũng nhận lời khai viết sẵn.
“Phát ngôn viên cũng tuyên bố phái đoàn đã không thể phỏng vấn Thích Trí Quang, người đang tị nạn tại Toà Đại sứ Hoa Kỳ. Chính phủ VNCH trước đây (chính phủ Ngô Đình Diệm) đã cho phái đoàn biết theo luật tị nạn, người tị nạn không được phép có bất kỳ liên lạc nào khi đang tị nạn.”
(UN Press Services, Office of Public Information, UN, N.Y., Thông cáo báo chí GA/2867).
(Toàn văn, bản Anh ngữ, của báo cáo của phái đoàn LHQ tìm hiểu thực tế tại Nam Việt Nam [Report of the United Nations Fact-Finding Mission to South Viet-Nam, A/5630, 7 December 1963] gồm 4 Chương, 250 trang và 16 Phụ lục, tổng cộng 324 trang. Bản Báo cáo này, bằng tiếng Anh, Pháp và Tây Ban Nha (Spanish), là tiết mục thứ 77 trong Nghị trình của Phiên họp thứ 18 của ĐHĐ LHQ.)
5/11/1963 – Chính quyền Kennedy cực kỳ bối rối về báo cáo vụ ám sát Tổng thống Ngô Đình Diệm và em ông, Ngô Đình Nhu. Nếu kết luận sau cùng là hai ông Diệm Nhu thực sự đã bị quân đảo chánh giết, chính quyền (Kennedy) dự định sẽ lên án mạnh mẽ những người lãnh đạo mới ở Việt Nam.
Bà Ngô Đình Nhu sẽ rời Hoa Kỳ vào ngày mai đi Rome. Bà và con gái lớn (Ngô Đình Lệ Thuỷ) dự định sẽ đoàn tụ với 3 người con khác của bà, như tin tức cho biết, đang trên đường rời khỏi Nam Việt Nam. (TNYT).
5/11/1963 – Một báo cáo diễn tiến từng bước của cuộc đảo chính quân sự lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm cho thấy rằng sự hợm mình của một viên tướng trẻ đầy tham vọng (Tôn Thất Đính) dường như đã là một yếu tố quan trọng trong một chuỗi các sự kiện đưa đến việc giết Tổng thống Diệm và em ông.
Bà Nhu hủy bỏ kế hoạch sang Rome. (TNYT).
8/11/1963 – Hoa Kỳ công nhận chính phủ lâm thời miền Nam Việt Nam tối qua, chưa đầy một tuần sau cuộc lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm. Trong một thông báo xếp đặt cho cùng lúc với một tuyên bố ngoại giao tại Sài Gòn, Bộ Ngoại giao bày tỏ với các tướng lãnh của miền Nam Việt Nam, hy vọng rằng mối quan hệ thân mật sẽ tiếp tục. Tuyên bố ngoại giao này là một trả lời chính thức cho yêu cầu được công nhận (của chính phủ lâm thời), việc công nhận này sẽ mở cửa cho việc tiếp tục chương trình viện trợ thương mại-nhập cảng 95 triệu đô-la một năm. (TNYT).
9/11/1963 – Tại cuộc họp báo ở Washington, Ngoại trưởng Rusk hôm qua cho biết rằng nỗ lực chiến tranh chống cộng sản của miền Nam Việt Nam sẽ tiến triển với chính phủ lâm thời của Sài Gòn. Ông Rusk nói rằng chính phủ quân sự-dân sự mới đã quyết định nhanh chóng để giải quyết các vấn đề chính trị nội bộ đã ngăn cản nỗ lực chiến đấu dưới thời Tổng thống Ngô Đình Diệm vưa bị lật đổ.
Dinh Gia Long trưa ngày 1/11/1963 Nguồn: LIFE -------------------------------------------------------------------------------- Ở Sài Gòn, người đứng đầu khối tướng lãnh, Trung tướng Dương Văn Minh, nói Chính phủ (của TT Diệm) đã bị lật đổ vì (Nam Việt Nam) không thể thắng cuộc chiến dưới sự lãnh đạo của Chính phủ đó. Vào lúc đó, ông cho biết, tinh thần quân đội thấp. (TNYT).
10/11/1963 – Ngày hôm qua, nguồn đáng tin cậy ở Washington khẳng định rằng chương trình viện trợ nhu yếu phẩm 95 triệu đô-la một năm Nam Việt Nam đã được tiếp tục trở lại. Chương trình viện trợ này, chỉ bị đình chỉ trong những tuần cuối cùng của Chính phủ của Tổng thống Ngô Đình Diệm, tài trợ hầu hết các hàng nhập khẩu thương mại và gián tiếp, ngân sách của Nam Việt Nam.
Giới ngoại giao tại Sài Gòn cho biết, tốc độ củng cố quyền lực của Chính phủ quân sự mới đã gây khó khăn cho chế độ Cộng sản ở miền Bắc Việt Nam.
Tại California, bà Ngô Đình Nhu tin chắc rằng bà sẽ được gọi trở lại Việt Nam vì là người duy nhất có thể thống nhất đất nước. (TNYT).
14/11/1963 – Rời Hoa Kỳ đi Rome, bà Ngô Đình Nhu tố cáo chính phủ miền Nam Việt Nam của anh chồng bà bị lật đổ do sự phản bội vì “một vài đô la” viện trợ Mỹ. (TNYT).
Bà Nhu và con gái mua sắm ở Paris (9/1963) Nguồn: LIFE -------------------------------------------------------------------------------- 16/11/1963 – Nguồn tin từ Washington cho biết, Bà Ngô Đình Nhu, em dâu của cố Tổng thống Nam Việt Nam, đã không trả hàng ngàn đô-la tiền thuê khách sạn và mua sắm trước khi bà rời Hoa Kỳ. (TNYT).
|
|
|
Post by Can Tho on May 29, 2011 17:29:49 GMT 9
Những ngày cuối cùng của Đệ I Cộng hòa (I)
Trần Giao Thủy
Liên Hiệp Quốc (LHQ), Khủng hoảng Phật giáo, CIA và những ngày cuối cùng của Đệ I Cộng hòa
Đọc, trích dịch và ghi lại một số dữ kiện liên quan đến việc phái đoàn LHQ đến Việt Nam điều tra về những tố cáo chính phủ Ngô Đình Diệm đàn áp Phật tử tại miền Nam Việt Nam, một số thông tin, nhận định của báo chí Mỹ và hoạt động của CIA trong những ngày cuối cùng của Đệ I Cộng hòa.
Nguồn tài liệu chính là những mẩu tin trích từ tờ The New York Times (tháng 10 - tháng 11, 1963), và những bản thông cáo báo chí của Liên Hiệp Quốc cùng một nhận định của tờ Times và cuốn CIA and The House of Ngo – Covert actions in South Vietnam, 1954-63 của Thomas L. Ahern Jr. Trong ngoặc đơn là phần ghi thêm của TGT.
7/10/1963 – Bạo động ở miền Nam Việt Nam đã khơi dậy cuộc tranh luận về chính sách của Washington mà Tổng thống Kennedy đã cố gắng nhận chìm. Những yêu cầu, lập lại, chính quyền làm áp lực mạnh với Chính phủ Sài Gòn để thay đổi chính sách và nhân sự . Tại LHQ việc đối xử với Phật tử tại Việt Nam (của chính phủ VNCH) sẽ là vấn đề lớn đầu tiên của phiên họp Đại hội đồng ngày hôm nay. (Niên đại theo “The New York Times” [TNYT]).
8/10/1963 – Tại Liên Hiệp Quốc, Liên Xô tìm cách ngăn chận việc Đại hội đồng gửi một phái đoàn tìm hiểu thực tế đến miền Nam Việt Nam để điều tra về những tố cáo đàn áp Phật giáo. Giới ngoại giao phương Tây cho biết, có thể Nga Xô muốn có một cuộc tranh luận toàn diện để có thể phản đối sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Việt Nam.
Bà Ngô Đình Nhu, đệ nhất phu nhân của miền Nam Việt Nam, đến New York đêm qua, nhưng không có các quan chức liên bang, tiểu bang, hay thành phố nào có mặt tại sân bay. Bà cho biết hy vọng sẽ hiểu thêm “tại sao chúng ta (Mỹ và Việt Nam) không thể hòa thuận với nhau hơn.” (TNYT).
9/10/1963 – Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã đồng ý gửi một phái đoàn tìm hiểu thực tế đến Nam Việt Nam. Phái đoàn này sẽ điều tra về những cáo buộc Phật tử đang bị Chính phủ đàn áp.
Dân biểu Wayne L. Hays yêu cầu có một cuộc điều tra để xác định lý do tại sao Bộ Ngoại giao lại cấp cho bà Ngô Đình Nhu của miền Nam Việt Nam một chiếu khán ngoại giao. (Bà Trần Lệ Xuân là dân biểu Quốc hội VNCH).
Cha của bà Ngô Đình Nhu, ông Trần Văn Chương, người vừa từ chức Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, kêu gọi Mỹ cắt giảm viện trợ có lựa chọn cho Việt Nam. (TNYT).
11/10/1963 – Tuyên bố của Chủ tịch Đại hội đồng (ĐHĐ) LHQ, Carlos Sosa Rodiguez.
“... Theo sự uỷ quyền cho tôi trong phiên nhóm thứ 1234 của ĐHĐ để trả lời trên căn bản lá thư đề ngày 4 tháng 10, 1963 của Đặc sứ của phái đoàn Việt Nam Cộng hoà (ông Nguyễn Phúc Bửu Hội) trong đó ông chuyển lời mời của chính phủ của ông đến một vài đại diện quốc gia thành viên đến viếng Việt Nam trong một tương lai gần, tôi đã bổ nhiệm một phái đoàn gồm đại diện của các quốc gia thành viên sau đây:
Đại sứ Abdul Rahman Pazhwak Nguồn: Corbis “Afghanistan, Brazil, Ceylon, Costa Rica, Dahomey, Moroco và Nepal. “Chính phủ của những quốc gia nêu trên đã chỉ định những đại diện sau đây trong phái đoàn: “Afghanistan – Đại sứ Abdul Rahman Pazhwak “Brazil – Đại sứ Sergio Correa da Costa “Ceylon – Đại sứ Sir Serenat Gunerwardene “Costa Rica – Đại sứ Fernando Volio Jimenez “Dahomey – Đại sứ Louis Ignacio-Pinto “Morroco – Đại sứ Ahmed Taibi Benhima “Nepal – Đại sứ Matrika Prasad Koirala
“Chủ tịch phái đoàn sẽ là Ngài Đại sứ Pazhwak của Afghanistan
“Mục đích của phái đoàn như đã đề ra trong thư ngày 4 tháng 10, 1963 là đến thăm Việt Nam và để xác định tình hình thực tế về quan hệ giữa chính quyền và cộng đồng Phật giáo Việt Nam.
“Tổng Thư Ký (U Thant) đã cho chúng tôi biết ngân sách dự chi cho phái đoàn này khoảng 33,600 đô la.
“Phái đoàn nên rời Việt Nam càng sớm càng tốt để bản báo cáo của phái đoàn có thể đệ trình lên ĐHĐ trong phiên họp này.” (UN Press Services, Office of Public Information, UN, N.Y., Thông cáo báo chí GA/2846).
14/10/1963 – Bà Ngô Đình Nhu cáo buộc Washington nghiêng về chủ nghĩa cộng sản và có chính sách đối với Việt Nam dựa trên những quan tâm chính trị trong nước. (TNYT)
17/10/1963 – Tuyên bố của Chủ tịch Phái đoàn LHQ, Abdul Rahman Pazhwak.
Trước khi Phái đoàn LHQ sang Việt Nam tìm hiểu tình hình thực tế, Chủ tịch Phái đoàn, Đại sứ Abdul Rahman Pazhwak của Afghanistan đã tuyên bố như sau:
“Phái đoàn tìm hiểu thực tế sẽ rời New York đi Việt Nam vào này 21 tháng 10, 1963.
“Phái đoàn là một uỷ ban đặc biệt (ad hoc) để tìm hiểu thực tế, với thành viên do Chủ tịch ĐHĐ bổ nhiệm, sau khi có lời mời của chính phủ miền Nam Việt Nam, để xác định thực tế và tình hình về những cáo buộc vi phạm nhân quyền của chính phủ với cộng đồng Phật giáo tại quốc gia này.
“Phái đoàn sẽ thẩm tra tại chỗ đúng theo quyết định của ĐHĐ và sẽ nhận kháng tư từ các cá nhân, nhóm và hội đoàn. Phái đoàn sẽ luôn luôn giữ tính công bằng, vô tư trong mọi tìm chứng minh thực tế. “Phái đoàn sẽ báo cáo lại với ĐHĐ trong phiên nhóm này.
“Với tư cách Chủ tịch phái đoàn , trên danh nghĩa của phái đoàn và của chính tôi, tôi thỉnh cầu tất cả mọi phía liên hệ, cá nhân, nhóm, hội, tổ chức, không biểu tình dưới bất cứ hình thức nào khi phái đoàn đến Nam Việt Nam, và suốt thời gian phái đoàn có mặt tại quốc gia này. Tôi tin tưởng mãnh liệt rằng giới truyền thông nói chung, và đặc biệt tại Việt Nam, sẽ hợp tác để chuyển tải yều cầu này trên danh nghĩa của LHQ.”
(UN Press Services, Office of Public Information, UN, N.Y., Thông cáo báo chí GA/2851)
Cố vấn Ngô Đình Nhu và ĐS Henry Cabot Lodge (Saigon, 1/9/1963) Nguồn: LIFE Ông Ngô Đình Nhu trong cuộc phỏng vấn với tờ Times of Vietnam hôm 17 tháng Mười nói, nhân viên CIA “đã làm việc kỳ diệu với chúng tôi để khai triển ‘kế hoạch chiến thắng’” – chương trình Ấp Chiến lược – và suy diễn rằng chỉ vì nhận lệnh thượng cấp nên họ mới xúi bẩy tăng sĩ Phật giáo nổi loạn. Ông Nhu còn cho rằng ông có danh tánh sáu nhân viên tình báo làm công tác phá hoại này nhưng khi được hỏi ông sẽ công bố điều này với phái đoàn LHQ sắp đến Việt Nam điều tra về vụ khủng hoảng Phật giáo thì ông lại rào đón.
(Thomas L. Ahern Jr., CIA and The House of Ngo – Covert actions in South Vietnam, 1954-63, Approved for released 19/02/2009, p. 197)
18/10/1963 – Em của Tổng thống Ngô Đình Diệm (ông Ngô Đình Nhu) đã tố cáo Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) cố gắng để có cuộc đảo chánh do Phật tử chủ động. (TNYT).
“South Viet Nam: Inviting a Judgment”
LHQ ít khi quan tâm đến các quốc gia cộng sản hay những nước “dân chủ” tả khuynh vi phạm nhân quyền. Nhưng tuần vừa qua ĐHĐ LHQ đã quan tâm đến “vi phạm nhân quyền” ở miền Nam Việt Nam biểu trưng là đối xử của chính phủ Diệm với Phật tử. Tuy nhiên, dù ứng xử của chế độ có vụng về và đáng trách thế nào đi nữa trong vụ khủng hoảng Phật giáo thì nhiều trong những người (đại diện các quốc gia) tố cáo cũng chẳng phải là những mô hình dân chủ.
Algeria, một chế độ độc tài, kiểm duyệt báo chí đuổi ký giả ngoại quốc; Indonesia với Tổng thống Sukarno và một chính thể chuyên chế rừng rú; Ngoại Mông (Outer Mongolia), một loại bù nhìn của cộng sản.
Đại sứ Sir Senerat Gunewardene của xứ Tích Lan (Ceylon) trung lập quên rằng chính phủ nước của ông đã quốc hữu hoá tất cả các trường trung học Thiên chúa giáo và đuổi các nhà truyền giáo về nước trong khi tố cáo Tổng thống Thiên chúa giáo Diệm là cướp đi “đời sống, tự do và anh ninh” của Phật tử.
(…)
Trang nhất tời Times of Vietnam (Saigon, 1963) Nguồn: Horst Faas / Associated Press -------------------------------------------------------------------------------- Phản quốc. Đa số các quốc gia đang có khủng hoảng thường nói LHQ xê ra. Mời phái đoàn LHQ đến Việt Nam, Diệm đã khôn khéo chấm dứt những cuộc thảo luận về chính phủ của ông tại LHQ đồng thời cho ông cơ hội nói với thế giới quan điểm của chính mình. Diệm đã nói thật rõ ràng tại quốc hội. Ông nói, “Phải đối đầu với kẻ thù không sờn lòng, tất cả mọi hành động phe nhóm làm hại đến sự đoàn kết quốc gia là phản quốc.”
Ngay cả những người chỉ trích Diệm nặng nề nhất cũng công nhận không có đàn áp Phật tử nghiêm trọng lắm cho đến khi có những bất ổn hiện nay, và khi Phong trào Phật giáo đã trở thành một lực lượng chính trị nhằm lật đổ Diệm. Chế độ của ông Diệm đã phóng thích 125 Phật tử và cảm tình viên bị bắt sau cuộc biến động ở Huế hồi tháng Tám; không ai biết còn bao nhiêu người vẫn đang bị giữ trong tù.
Điều rõ ràng hơn là sự lãnh đạo hiệu quả về chiến thuật và tuyên truyền của Phật tử bị thiệt hại trầm trọng. Rất nhiều nhà sư bất đồng chính kiến hoặc đang ở trong tù hoặc đã trốn vào hoạt động bí mật. Tờ truyền đơn tuần trước do một nhóm ký tên là “Phong trào Thống nhất Cứu nguy Phật giáo” kêu gọi một cuộc tổng đình công nhưng không ghi ngày.
Tự tin tuyệt đỉnh. Cuộc chiến dã man vẫn tiếp diễn. Miền Nam thiệt hại 350 binh sĩ, kể cả 70 người tử thương; phía Việt cộng chết 300, bị thương 100. Nhưng đó cũng là tuần thứ 5 Việt cộng chiếm được nhiều vũ khí hơn là bị mất.
Một ngày trong tuần trước, một oanh tạc-chiến đấu cơ T-28 do phi công Mỹ và phi hành viên Việt Nam rơi ở vùng Tây Nam Đà Nẵng, gần biên giới Lào. Hai trực thăng UH-34 của Thuỷ quân lục chiến chở đoàn tìm và cứu cũng rớt trong vùng đầy quân du kích. Hai trực thăng rơi cách nhau khoảng 1000 mét; một trên sông, một ở chom núi trong rừng. Lằn đạn dày đặc của quân du kích làm thiệt mạng thêm 3 thuỷ quân lục chiến Mỹ và một binh sĩ Việt Nam; đoàn tìm cứu tiếp tục hoạt động, tìm thấy và đem về cả 12 xác nhân viên phi hành đoàn của hai chiếc UH-34. Tai nạn này đưa số thương vong của Mỹ tại Việt Nam lên đến 118 người.
Trong diễn văn tại quốc hội, Diệm không dấu giếm lòng tự tin tuyệt đỉnh về cuộc chiến. Ông tuyên bố 8.600 ấp chiến lược (trong tổng số 11.864 dự kiến) đã toàn tất cho 10.5 triệu nông dân. Ông cũng mặc nhiên thừa nhận sự chỉ trích của Hoa Kỳ những ấp chiến lược này đã được kiến thiết quá nhanh để có kết quả tốt nhất, nhưng ông cho rằng không có các nào khác. Trong một cảnh báo với Hoa Kỳ, về việc cắt viện trợ phi quân sự cho chính phủ Nam Việt Nam trong nỗ lực ép Tổng thống Diệm tự do hóa chế độ cai trị hiện tại, ông nói rằng mặc dù đang có chia rẽ lớn giữa Trung-Xô, Trung cộng đang tăng cường “chính sách hung hăng và bành trướng tại châu Á.”
(Trích dịch từ South Viet Nam: Inviting a Judgment, Time Magazine, Friday, Oct. 18, 1963.)
21/10/1963 – Phái đoàn tìm hiểu thực tế (rời Hoa Kỳ) đi Sài Gòn hôm nay
Phái đoàn tìm hiểu thực tế LHQ rời New York bằng máy bay đến Sài Gòn hôm nay.
Thành viên của phái đoàn, do Chủ tịch ĐHĐ bổ nhiệm gồm những người có tên sau đây:
Abdul Rahman Pazhwak của Afghanistan (Chủ tịch) Sergio Correa da Costa của Brazil Sir Serenat Gunerwardene của Ceylon Fernando Volio Jimenez của Costa Rica Louis Ignacio-Pinto của Dahomey Ahmed Taibi Benhima của Morroco Matrika Prasad Koirala của Nepal
Họ sẽ được những vị sau đây trong ban bí thư LHQ tháp tùng
John P. Humphrey, Giám đốc khối Nhân Quyền thuộc Vụ Kinh tế và Xã hội Valierie J.G. Stavvridi, Tuỳ viên Vụ báo chí, Ấn hành và Công chúng Ilhan Lutem, Vụ Nhân Quyền Alain Luis Dangeard, thuộc văn phòng THK LHQ
(UN Press Services, Office of Public Information, UN, N.Y., Thông cáo báo chí GA/2857)
Quyền trưởng trạm CIA, David Smith, và Thiếu tướng Richard Stilwell của MACV báo cho Đại tá Lê Quang Tung biết Hoa Kỳ chấm dứt viện trợ (quân đội và CIA) cho những đơn vị Lực lượng Đặt biệt tại Sài Gòn. Ba ngày trước đó họ đã đến gặp và đưa tin này cho Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Đình Thuần. (Bộ trưởng Phủ Tổng Thống; nguyên văn “Secretary of State Nguyen Dinh Thuan” - DCVOnline).
(Thomas L. Ahern Jr., CIA and The House of Ngo, p. 198)
Trung tướng Trần Văn Đôn (9/1963) Nguồn: LIFE 22/10/1963 – Hoa Kỳ nói với các chỉ huy của Lực lượng đặc biệt (LLĐB) của miền Nam Việt Nam rằng Mỹ sẽ không trả lương cho LLĐB nữa khi họ được sử dụng trong các nhiệm vụ chính trị. Các binh sĩ sẽ nhận được Mỹ hỗ trợ tài chính khi hiến đấu chống Cộng sản Việt Nam và chỉ khi họ thông báo cho các cố vấn Mỹ của các cuộc hành quân của họ. (TNYT).
23/10/1963 – Bắt đầu hôm nay, không có giải thích, Trần Văn Đôn thay Trần Thiện Khiêm là người liên lạc chính, đại diện nhóm tướng mưu đảo chánh, với CIA. Tướng Đôn gọi Lou Conein đến họp tại bộ Tổng Tham Mưu, và bối rối cho Conein biết tướng Paul D. Harkins (tư lệnh MACV) ngày hôm qua đã ra lệnh cho Đôn “ngừng và bỏ” kế hoạch đảo chánh khi biết tin quân đội sẽ đảo chánh ngày 27 tháng Mười từ Đại tá Nguyễn Khương, một thuộc cấp của Tướng Đôn. Tướng Đôn muốn biết chính xác Mỹ muốn gì. Conein lửng lơ lập lại trả lời, Mỹ sẽ không “ngăn chận một sự thay đổi chính phủ hay ngưng viện trợ kinh tế và quân sự” với một chính phủ mới có khả năng thu phục lòng dân, cải thiện cuộc chiến và “làm việc với Mỹ”. Đôn cũng muốn Conein nói với Lodge (Đại sứ Mỹ) rằng Khương không nói thay cho tướng lãnh và sẽ bị kỷ luật.
Conein đòi Đôn đưa bằng chứng cụ thể một chương trình đảo chính nếu đã có. Đôn cho biết đã có kế hoạch chi tiết và sẽ xin với giới chức của ủy ban (đảo chánh) để đưa cho Conein kế hoạch tổ chức chính trị. Tin sẽ được chấp thuận, Đôn hẹn gặp Coinein tối hôm sau dưới phố Sài Gòn.
Lodge chất vấn về lời cảnh cáo của Harkins với Đôn; Harkins tưởng, “Mỹ không còn muốn đảo chánh”. Lodge lập lại là đã có chỉ thị “từ cấp cao nhất” không ngăn chận đảo chánh. Harkins xin lỗi vì đã xen vào chuyện và hứa sẽ rút lại lời cảnh cáo với tướng Đôn.
(Thomas L. Ahern Jr., CIA and The House of Ngo, p. 198-9)
24/10/1963 – Bộ Ngoại giao cho biết hôm qua Henry Cabot Lodge, Đại sứ Hoa Kỳ, từ Sài Gòn sẽ sớm trở lại (Washington) để đưa ra một dự toán cấp cao về tình hình ở Nam Việt Nam. Washington quan tâm đến hiệu quả của nỗ lực đổi mới của Chính phủ Ngô Đình Diệm bằng áp lực kinh tế từ khi có cuộc khủng hoảng Phật giáo.
Tại Sài Gòn, phái đoàn Liên Hiệp Quốc đã đến để bắt đầu một cuộc điều tra về những cáo buộc Chính phủ đàn áp Phật tử. (TNYT).
Tướng Paul Harkins, Chỉ huy trưởng MACV (9/1963) Nguồn: LIFE Trong cuộc hẹn lúc 6 giờ 30 sáng ngày 24/10 tại phi trường Tân Sơn Nhất, Harkins đã đính chính với Đôn là ông đã vô tình đi ngược lại “chỉ thị của Tổng thống”. Tối đó Đôn cho Lodge biết uỷ ban (đảo chánh) chỉ muốn liên lạc với Conein (phía Mỹ) và hẹn gặp Conein tối đó tại một phòng nha sĩ dưới phố Sài Gòn. Tại đây Đôn cho Conein biết, vì lý do an ninh, ủy ban đảo chính không thể cung cấp sơ đồ tổ chức chính trị cho Mỹ được. Tuy thế, phe đảo chánh sẽ cho Đại sứ Lodge biết rõ chương trình quân sự và tổ chức chính trị hai ngày trước cuộc đảo chánh. Conein nhắc Đôn là ủng hộ của Mỹ sẽ tuỳ thuộc vào nội dung của chương trình đảo chánh. Đôn lập lại lời hứa và nói sẽ có đảo chánh trước ngày 2 tháng Mười Một.
Đôn kể tên vài tướng trong nhóm đảo chánh như Dương Văn Minh, Phạm Xuân Chiểu, Lê Văn Kim nhưng đặc biệt loại tên Nguyễn Khánh ra ngoài. Đôn nói Khánh hợp tác nhưng không phải là thành viên của nhóm đảo chánh. Còn Tư lệnh Vùng III chiến thuật Tôn Thất Đính, Đôn cho Conein biết ông ta bị “nhóm đảo chánh bao vây” nên “một là phải hợp tác hai là bị triệt tiêu”.
Về chính phủ tương lai, Đôn trả lời câu hỏi của Conein, hoàn toàn là dân sự và chính phủ mới sẽ phóng thích tất cả tù nhân chính trị không cộng sản và tổ chức “bầu cử lương thiện”. Tự do tôn giáo chính trị sẽ được bảo đảm, chính phủ mời sẽ “thiên về khối tự do” nhưng sẽ “không là chư hầu của Mỹ”. Đôn hứa sẽ cho Conein biết hết tin tức khi cuộc đảo chánh bắt đầu và cảnh báo rằng Mỹ không nên có hành động nào ngăn nhóm tướng lãnh đi đến kết thúc như năm 1960. Đôn cũng hứa với Conein rằng Đại sứ Lodge sẽ không gặp nguy hiểm gì trong chuyến đi Dalat với Tổng thống Diệm vào ngày 27/10 nhưng còn nói thêm rằng nhóm đảo chánh đã quyết định “toàn thể gia đình họ Ngô phải bị loại ra khỏi chính trường tại Việt Nam.” (Người viết nhấn mạnh).
(Thomas L. Ahern Jr., CIA and The House of Ngo, p. 199-200)
25/10/1963 – Phái đoàn Liên Hiệp Quốc bắt tay vào việc tại Nam Việt Nam
Phái đoàn tìm hiểu thực tế Liên Hiệp Quốc đã đến Sài Gòn, Nam Việt Nam vào sáng thứ Năm 24, tháng 10, 1963. Phái đoàn đã được ông Phạm Đăng Lâm, Tổng thư ký Bộ Ngoại giao đón tiếp tại phi cảng.
Vừa đến nơi, Chủ tịch phái đoàn, Abdul Rahman Pazhwak của Afghanistan, nói với báo giới rằng phái đoàn đến “để xác minh sự thực về những cáo buộc vi phạm nhân quyền của chính phủ Việt Nam Cộng hoà trong tương quan với cộng đồng Phật tử của quốc gia này”.
“Phái đoàn sẽ thẩm tra tại chỗ đúng theo quyết định của ĐHĐ và sẽ nhận kháng tư từ các cá nhân, nhóm và hội đoàn,” ông Pazhwak tuyên bố.
Sau khi lập lại lời yêu cầu với tất cả đừng biểu tình, ông Pahzwak nhấn mạnh về tính không thiên vị của phái đoàn và nói thêm, “chúng tôi đến đây với một tinh thần cởi mở tìm sự thực và kiên quyết báo cáo mọi dữ kiện.”
Chương trình của ngày đầu tiên gồm cuộc họp với các Bộ trưởng Ngoại Giao, Nội Vụ, hội kiến với Tổng thống Việt Nam Cộng hoà và cuộc nói chuyện ở Bộ Nội Vụ.
Chương trình ngày thứ hai gồm cuộc gặp gỡ với Phó Tổng thống VNCH (Nguyễn Ngọc Thơ), một phiên họp với Cố vấn Chính trị của Tổng thống, Ngô Đình Nhu, và viếng thăm ba ngôi chùa tại Sài Gòn, cùng nói chuyện với Tổng hội Phật giáo Việt Nam, giới chức Phật giáo và Uỷ ban Thống nhất Phật giáo cũng như các tổ chức khác.
(UN Press Services, Office of Public Information, UN, N.Y., Thông cáo báo chí GA/2861
|
|