|
Post by Can Tho on May 29, 2011 17:31:00 GMT 9
Những ngày cuối cùng của Đệ I Cộng hòa (II) Suu TamTrần Giao ThủyLiên Hiệp Quốc (LHQ), Khủng hoảng Phật giáo và những ngày cuối cùng của Đệ I Cộng hòa 25/10/1963 – Hành động Cuộc họp giữa Conein và Đôn trong hai ngày 23 và 24 tháng 10 cho thấy âm mưu đảo chánh Diệm đã mạnh trở lại như hồi cuối tháng Tám. Sự đột nhập hàng ngũ của nhóm (đảo chánh) Trần Kim Tuyến – trong đó Phạm Ngọc Thảo, một tình báo của Cộng sản Bắc Việt, là thành phần lãnh đạo – cho biết nhóm này sẽ tấn công Dinh (Gia Long) ngay khi có đủ đạn dược và cơ giới. Ngày 24 tháng 10, điện tín về Washington như bươm bướm đến khi Thảo liên lạc với (cơ sở CIA) và nói là không có chương trình hành sự nào sắp xảy ra hết. Cơ sở tình báo CIA tại Sài Gòn còn xác định rõ Trung tá Không quân Nguyễn Cao Kỳ, người mà nhóm đảo chánh Thảo–Lang (Huỳnh Văn Lang) trông cậy vào để có yểm trợ không lực, còn đang nhậu với sĩ quan Mỹ lúc 3:00 giờ chiều. Cùng lúc Toà Bạch ốc, Cố vấn An ninh Quốc gia McGeorge Bundy, quan tâm đến sự thích hợp về vai trò của Conein trong cuộc đảo chánh. Lodge chia sẻ quan tâm đó nhưng nói không có người thích hợp hơn thay thế. Lodge cũng trấn an Bundy về việc đây (cuộc đảo chánh) có thể là một đòn nhử của Ngô Đình Nhu vì các tướng lãnh đảo chánh có vẻ có thiện ý với Hoa Kỳ. Đồng thời CIA sẵn sàng loạn vai trò Conein bất cứ khi nào vì lợi ích quốc gia. Trung ương CIA muốn thâu băng những cuộc họp của Conein với nhóm tướng đảo chánh nhưng Smith cho là không được vì hai lẽ. Một là không có máy thu âm nào nhỏ đủ để kín đáo thu âm; hai là nếu cuộn băng bị lộ thì nó sẽ là bằng chứng có sự hợp tác của Mỹ trong cuộc đảo chánh. Smith cũng như Lodge không tin là Nhu có thể dùng Đôn, đừng nói gì đến Big Minh, làm con độn trong ván cờ. Kennedy và toà Bạch ốc rất quan tâm và không muốn đứng sau một cuộc đảo chánh có khả năng thất bại. Một trong những mưu toan đảo chánh loại này là toan tính của nhóm Phạm Ngọc Thảo – Huỳnh Văn Lang. Ngày 25 tháng Mười, Huỳnh Văn Lang tiếp tục báo cho CIA hay những cố gắng hết sức của Thảo để vận động thêm và giữ đồng minh đã có, chẳng hạn như tướng Khiêm, người mà Lang cho là quá nhút nhát. Huỳnh Văn Lang cho hay Thảo đã đem được một đơn vị xe tăng từ Đồng bằng sông Cửu Long về Sài Gòn. Báo cáo của Lang còn nói đến những trùng lắp về nhân sự giữa các phe nhóm đảo chánh. Thí dụ, Trần Kim Tuyến, xếp Cần lao, đang lưu vong đã đưa lực lượng về cho Thảo toàn quyền sử dụng. Lang còn tuyên bố rằng Lực lượng An ninh Quân đội đang đánh hoả mù với anh em Tổng thống Diệm bằng cách đưa thông tin sai lạc về những hoạt động đảo chánh. Trong khi những nhóm đảo chánh lên kế hoạh thì ông Nhu cũng vẽ trận đồ riêng của mình. Nhu ra lệnh cho Đính cho các đơn vị ven đô tấn công vào Sài Gòn. Cuộc đảo chánh giả này sẽ có cả những tấn công kiểu quân khủng bố vào các căn cứ của Mỹ. Khi đó quân đội trung thành dưới sự chỉ huy của Nhu và Đính sẽ dẹp tan phiến loạn. Như thế Chính phủ Mỹ sẽ thấy loạn quân chỉ là một nhóm vô chính phủ và sẽ ủng hộ đường lối cứng rắn của chế độ với Phật tử. Thiếu Tướng Tôn Thất Đính, Tư Lệnh Quân Đoàn 3 kiêm Tư Lệnh Vùng 3 Chiến Thuật kiêm Tổng Trấn Sài Gòn Gia Định, họp báo tại Tòa Đô chánh để bảo vệ lập trường của Chính phủ Ngô Đình Diệm trong thời kỳ thiết quân luật (9/1963) Nguồn: LIFE -------------------------------------------------------------------------------- Nhóm tướng đảo chánh xui Đính xin ghế Bộ trưởng bộ Nội vụ như món quà thưởng cho vụ tấn công chùa chiền hồi tháng Tám; dĩ nhiên như họ chờ đợi, Tổng thống Diệm không chấp thuận. Tự ái bị tổn thương, Đính gia nhập nhóm đảo chánh trước khi Nhu lên kế hoạch đảo chánh và khủng bố giả. Mưu mô của Nhu như thế đã hỏng ngay từ trứng nước. (Thomas L. Ahern Jr., CIA and The House of Ngo, p. 201-3) 27/10/1963 – Những chuẩn bị sau cùng Đôn và Lodge gặp nhau tại phi trường Tân Sơn Nhất trước khi Đại sứ Mỹ cùng Tổng thống Diệm ra họp ở Dalat. Tại đây Lodge xác nhận Conein là “hàng thật” của Mỹ. Đôn nhấn mạnh cuộc đảo chánh sẽ hoàn toàn do người Việt Nam kiểm soát và từ chối không cho Lodge biết khi nào cuộc đảo chánh bắt đầu. Lodge yêu cầu được báo tin thường xuyên và hỏi khi nào sẽ nhận được toàn bộ dự án đảo chánh. Lodge báo cáo về Washington cho hay chỉ có Lodge và Smith mới có thể có thông tin về vụ đảo chánh trong những ngày sắp đến. (Thomas L. Ahern Jr., CIA and The House of Ngo, p. 203) 28/10/1963 – Vài giờ sau khi một nhà sư tự thiêu chết ở Sài Gòn, toán công tác của Liên Hiệp Quốc điều tra những khiếu nại của Phật tử chống Chính phủ bắt đầu một hành trình tự chọn. Nhóm bảy người của LHQ không chứng kiến sự kiện này. (TNYT). Tuyên phố của phái đoàn LHQ tại Sài Gòn ngày 26 tháng 10, 1093 (Bản văn sau đây do phái đoàn tìm hiểu thực tế của LHQ gởi đi từ Sài Gòn). Phái đoàn tìm hiểu thực tế của LHQ về những cáo buộc vi phạm nhân quyền của Chính phủ tại Việt Nam với cộng đồng Phật tử, đặt bản doanh tại khách sạn Majestic ở Sài Gòn vào ngày thứ Bảy, 26 tháng 10, 1963, và đưa ra bản tuyên bố sau đây: “Phái đoàn mời tất cả mọi người có quan tâm đến trước phái đoàn nhận thực và phái đoàn cũng nhận lời khai bằng văn bản. Mọi người muốn đến nhận thực với phái đoàn cần liên lạc với Thư ký trưởng của phái đoàn tại phòng 104, khách sạn Majestic.” Vào Chủ nhật, 27 tháng Mười, phái đoàn đếng viếng chùa Ấn Quang để gặp gỡ với chức sắc Phật giáo và Liên hiệp Uỷ ban Phật giáo tinh khiết. Phái đoàn phỏng vấn nhiều người trong đó có: Sư bà Diệu Huệ, mẹ của quan sát viên của Việt Nam Cộng hoà tại LHQ (Bửu Hội); và Thích Tịnh Khiết, Chủ tịch Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Chuyến viếng thăm chùa Ấn Quang hôm 25 tháng Mười đã bị huỷ bỏ. Chương trình sắp đến của phái đoàn vẫn còn trong vòng thảo luận. (UN Press Services, Office of Public Information, UN, N.Y., Thông cáo báo chí GA/2862) Conein và Đôn lại gặp nhau tại phòng nha sĩ ở phố Sài Gòn. Đôn nhấn mạnh với Conein mọi liên lạc khác về tiến trình đảo chánh phải chấm dứt ngay. Không hiểu Đôn nói những liên lạc khác là liên lạc giữa Mỹ với ai, Conein lại hỏi Đôn về việc cung cấp thông tin. Và tự ý, Conein đã yêu cầu Đôn cung cấp chương trình hành động để Lodge nghiên cứu trước khi về lại Washington vào ngày 31 tháng Mười. Đôn cho Conein biết một số trình tự tiến quân trong cuộc đảo chánh nhưng nhất định chỉ cho Mỹ biết kế hoạch khi đến lúc ‒ chứ không phải 48 giờ như đã hứa trước. Tướng Đôn chỉ có thể báo cho Mỹ biết trước 2 giờ. Hai ngày tới sẽ không có chuyện gì xẩy ra nhưng Conein nên ngồi nhà đợi, bắt đầu từ chiều 30 tháng Mười. Conein và Đôn đồng ý siết chặt an ninh về mặt liên lạc, sẽ dùng người thay thế để truyền tin – tuỳ viên của Đôn và một nhân viên CIA cấp nhỏ ở gần nhà Conein – và máy vô tuyến để giảm bớt việc nhân vật chính phải gặp mặt nhau. Nếu phải gặp, sẽ đến chỗ hẹn định trước, tránh gặp nhau ở nhà riêng và văn phòng của đương sự. Dù đã có sự đồng ý với Conein về những liên lạc không được phép, Tướng Đôn cũng không thể ngăn cản được những bước mon men đến gần Conein. Đối tượng của những cố gắng liên lạc này hoàn toàn là nhân viên CIA, những người đã thiết lập hệ thống liên lạc từ lâu với phe đối lập không cộng sản ở miền Nam. Hôm 28 tháng Mười, một chính khách thuộc Đảng Đại Việt, Bùi Diễm (trong giai đoạn này Bùi Diễn chưa giữ vai trò gì ở chính trường miền Nam; ông là nhà báo [Saigon Post], nhà sản xuất phim ảnh [“Chúng tôi muốn sống”]), liên lạc với cơ sở để dò hỏi về vai trò của Conein, nhân viên CIA xác định vai trò chính yếu của Conein. Bùi Diễm trả lời bằng cách tuyên bố mình có thể là một đại diện khác có liên lạc với nhóm tướng đảo chánh. Một người cơ hội đối lập (oppositionist) khác là Bác sĩ Đặng Văn Sung (một đảng viên khác của Đại Việt), bỏ cả buổi tối hôm sau mô tả với một nhân viên CIA khác là ông và các đồng chí đã hình dung cơ chế chính phủ mới và vai trò của họ trong đó ra sao. (Thomas L. Ahern Jr., CIA and The House of Ngo, p. 204) 29/10/1963 – Chủ tịch phái đoàn LHQ tìm hiểu thực tế tại Nam Việt Nam công bố chương trình làm việc. Chủ tịch phái đoàn LHQ tìm hiểu thực tế tại Nam Việt Nam, Abdul Rahman Pahzwak của Afghanistan, tuyên bố với báo giới hôm nay như sau: “Như quý vị biết, mục đích công tác của phái đoàn LHQ này, có mặt tại đây do lời mời của Chính phủ Việt Nam Cộng hoà, là để xác minh những dữ kiện về tình hình được cáo buộc là vi phạm nhân quyền của Chính phủ Việt Nam Cộng hoà trong quan hệ với cộng đồng Phật tử của quốc gia này. Điều này, do đó, là vấn đề duy nhất chúng tôi quan tâm đến, và để hoàn tất công tác, chúng tôi sẽ nghe tuyên bố của mọi phía của vấn đề và cho tất cả mọi phía cơ hội được (chúng tôi) nghe. “Do đó chúng tôi sẽ nhận kháng thư và phỏng vấn tất cả nhân chứng muốn đến trình bày. Thực vậy, tôi đã tuyên bố việc này của phái đoàn ngay khi mới đến phi cảng sáng thứ Năm, và kể tứ lúc đó phái đoàn đã gởi một lời mời đến tất cả mọi phía liên hệ, như sau: ‘phái đoàn mời tất cả mọi người quan tâm đế đưa lời khai trước phái đoàn, và cũng nhận kháng thư bằng văn bản.’ “Khi mới đến, Chính phủ VNCH đề nghị với chúng tôi một chương trình làm việc. Chương trình đề nghị này đã được (chúng tôi) thảo luận với Chính phủ. Chúng tôi đã công bố với quý vị một phần chương trình làm việc mà chúng tôi đã đồng ý. Nay chúng tôi ở vị trí có thể công bố chương trình đã định đến chiều ngày 31 tháng Mười, như sau đây: ‘Thứ Ba ngày 29, buổi chiều, phỏng vấn nhân chứng từ 18giờ 00. Thứ Tư ngày 30, một phần phái đoàn gồm các Đại sứ Ahmed, Gunerwardene, và Volio đi Huế vào lúc 07 giờ 35. Phân chính của phái đoàns ở tại Sài Gòn phỏng vấn nhân chứng. Thứ Năm ngày 31, phái đoàn tiếp tục phỏng vấn. 10 giờ 20, phái đoàn từ Huế trở về, Buổi chiều, tiếp tục phỏng vấn nhân chứng và đi thăm viếng bệnh viện Đô Thành.’ “Tôi cũng xin thưa với quý vị đã có sự thoả thuận với Chính phủ VNCH để phái đoàn tự do phỏng vấn tất cả mọi nhân chứng có liên quan đến vấn đề Phật giáo đã được mời đến, và chính phủ đã hợp tác giúp tìm nhân chứng và đưa họ đến với phái đoàn. “Cũng đã có sự thoả thuận để phái đoàn tự do gặp gỡ tất cả mọi nhân vật tôn giáo phái đoàn muốn phỏng vấn, cũng như tất cả thường dân có liên quan đến vấn đề Phật giáo, kể cả những người đang bị giam giữ. Chính phủ (VNCH) cũng tuyên bố để phái đoàn gặp những ngưỡi lãnh đạo của các đảng phái chính trị đối lập (với chính phủ) là đi ngược nguyên tắc chủ quyền của Việt Nam. “Hôm qua, phái đoàn đã phỏng vấn sinh viên học sinh tại trại thanh niên Lê Văn Duyệt và sáng nay phái đoàn đi thăm Trung tâm Thẩm vấn tại trại giam của Nha Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia, và phỏng vấn một số tu sĩ mà phái đoàn đã yêu cầu được gặp. “Về thời gian chúng tôi công tác ở đây, điều này chưa quyết định được vì không thể xếp đặt thời gian trước khi chưa ước chừng được thời lượng cần có để hoàn thành sứ mạng của chúng tôi. (UN Press Services, Office of Public Information, UN, N.Y., Thông cáo báo chí GA/2864). Ở Washington, Trưởng cơ sở CIA ở Viễn Đông, William Colby, báo cáo với Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) về tiến trình của cuộc đả chính. Thẩm định của Colby cho rằng lực lượng hai phe chống và theo Diệm tương đương nhau đã khiến cho các phụ tá của Kennedy tiếp tục tranh cãi về việc nên hay không ủng hộ cuộc đảo chánh. McNamara (BT Quốc phòng), Taylor (Tư lệnh Liên Quân), và McCone (Giám đốc CIA) cho rằng lật đổ Diệm là việc làm có nhiều rủi ro. McCone lập lại lời tiên đoán, cuộc đảo chánh này sẽ đưa đến những cuộc đảo chánh khác, kết quả sẽ là một tình hình chính trị rối loạn. Tổng thống Kennedy đòi thêm thông tin về tương quan lực lượng và quan điểm của Lodge với toán hoạt động ở Sài Gòn. Cùng đêm CIA báo cáo về cuộc họp với Bùi Diễm và Đặng Văn Sung, Cố vấn An ninh Quốc gia McGeorge Bundy điện về Sài Gòn, “báo cáo đã được cấp chỉ huy tối cao xem xét rất cẩn thận” và Washington không tin rằng “những dự án đã tiết lộ hiện nay cho thấy rõ ràng viễn cảnh đạt được kết quả nhanh chóng.” Lodge phải bàn chương trình hành động với Tướng Harkins để có cái nhìn chung kể cả ý kiến của Quyền trưởng cơ sở CIA Saigon, David Smith. (Thomas L. Ahern Jr., CIA and The House of Ngo, p. 204-5) 30/10/1963 – Phái đoàn LHQ phỏng vấn nhân chứng Phật giáo trong tù. (TNYT). Trả lời, Lodge không phản đối việc chia sẻ thông tin với Harkins, nhưng kháng cự mãnh liệt đề nghị của Kennedy để Harkins thay mình trong gian vắng mặt. Lodge nghĩ rằng làm như thế, “có thể là không còn hy vọng gì để có sự thay đổi chính phủ ở đây.” Dẫn chứng bằng một số chi tiết về tiến trình đảo chánh mà cơ sở CIA vừa báo cáo, Lodge tin rằng cuộc đảo chánh sẽ thành công. Nghi ngờ của Lodge về khả năng điều hợp cuộc đảo chánh của Harkins phần nào có cơ sở dự vào điện tín trong cùng ngày 30 tháng Mười Harkins đã gởi cho Maxwell Taylor. Trong đó Harkins nói ông hiểu vai trò tổ chức của Đôn trong cuộc đảo chánh nhưng không hiểu tại sao các tướng lãnh đảo chánh chỉ nói chuyện với Conein mà không nói chuyện với mình. Trước đó, vào buổi chiều, đã xem và không đồng ý với nội dung trả lời của Lodge với Bundy, Harkins gởi điện cho Taylor chống lại việc Mỹ tham dự vào cuộc đảo chánh nếu không có chứng minh, hơn những gì ông đã biết, là cuộc đảo chánh sẽ thành công. Trong khi đó Smith đang làm việc theo yêu cầu của Trợ lý Phó Giám đốc CIA, Richard Helms, để có một nhận định độc lập về viễn ảnh về sự thành công của cuộc đảo chánh. Tránh tiên đoán kết quả cuộc đảo chánh, Smith trả lời (Helms) rằng Diệm khó mà thắng được VC trong “tương lai gần” và chế độ của ông ấy “không có khả năng tồn tại.” Trong khi Tình báo Trung ương và cơ sở CIA ở Sài Gòn cố gắng nhận diện hai bên, phe phù nhà Ngô và phe theo đảo chánh, để lượng định sức lực cả hai, Bundy đã dùng cổng truyền thông của CIA để bác bỏ việc Lodge phản đối Harkins làm quyền Chỉ huy trưởng của Mỹ (khi Lodge vắng mặt). Bundy cũng không thừa nhận đánh giá của Lodge là Mỹ không có khả năng chận một cuộc đảo chánh không có viễn ảnh thành công. Bundy ra chỉ thị cho Lodge phải tham khảo với Harkins và Smith để hướng dẫn nhân viên trong việc liên lạc với các nhóm đảo chánh. Lodge trả lời cộc lốc, “Cảm ơn những chỉ thị sắc sảo của ông. Sẽ cố gắng hết sức để thi hành.” (Thomas L. Ahern Jr., CIA and The House of Ngo, p. 205-6) 31/10/1963 – Căng thẳng vào giờ cuối Ở Washington, William Colby cố gắng đưa một giải pháp kế thừa không đổ máu. Ông ta viết cho Gíam đốc Tình báo Trung ương (John McCone) đề nghị đưa Ngô Đình Nhu vào vị trí của anh ông (Tổng thống Nam Việt Nam). Colby không đưa một lý do đặc biệt nào ông nghĩ là Nhu sẽ cởi mở hơn – đồng thuận trong giới chức Hoa Kỳ cho rằng Nhu là lý do của sự không khoan nhượng của Diệm – và tỉ mỉ liệt kê những điểm yếu của Nhu. Đó là tính “phát-xít”, hình thức phóng đại (“potemkin village”) của đoàn Thanh niên Cộng hoà, và một điểm yếu khác Nhu thường vấp phải đó không phân biệt giữa việc xác định mục đích và đạt được mục đích. Nhưng Nhu là “một người cương quyết, có định hướng và có thể là người thừa kế có hiệu quả” với nhược điểm lớn nhất – hình ảnh, tai tiếng không thuận lợi với quần chúng – và chúng ta nên giúp ông ta cải thiện. Dĩ nhiên Colby không đưa đề nghị táo bạo như thế mà lại không tin là sẽ được cứu xét. Nhưng Colby đã từng phải đối phó với sự chán ghét Nhu rất phổ biến ở Bộ Ngoại giao. Bản khuyết điểm của Nhu mà Colby liệt kê đã thừa nhận một số cơ sở cho sự kiện trên. Và Colby cũng hiểu rằng đề nghị này ngầm phủ nhận đòi hỏi hạ bệ Nhu như trong bức điện tín tháng Tám của Washington châm ngòi cho âm mưu chống Diệm. Trung Tướng (3 sao) Tôn Thất Đính, trong phe tướng đảo chánh Chính phủ Ngô Đình Diệm và giết hai ông Diệm và Nhu (11/1963) Nguồn: LIFE -------------------------------------------------------------------------------- Khi cuộc chuẩn bị đảo chánh đã đến điểm gần như không thể trở ngược lại nữa, những yếu tố này, cộng với thời điểm lên tiếng, không còn ngờ gì, đã giải thích tại sao đề nghị của Colby không được ủng hộ. Tướng Khiêm vừa huỷ lời hứa hỗ trợ thiết giáp cho Phạm Ngọc Thảo, và Thảo đang cố gắng thay thế bằng một đơn vị thiết giáp khác thuộc phe Trần Kim Tuyến. Thảo không ngờ người liên lạc giữa Thảo và chỉ huy đơn vị thiết giáp này làm việc với cơ sở. Nhóm đảo chánh vẫn án binh bất động, cơ sở CIA ở Sài Gòn chỉ có thể theo dõi tình hình. Trong lúc chờ đợi, Conein suy nghĩ lại lời của Lodge nói rằng nếu không có chuyện gì xẩy ra (không có đảo chánh) và nếu Lodge thực sự quay về Washington, thì ông sẽ dàn xếp để Conein sẽ không còn làm việc với chính phủ Mỹ thêm một ngày nào nữa. (Thomas L. Ahern Jr., CIA and The House of Ngo, p. 206-7)
|
|
|
Post by NhiHa on Jul 7, 2011 5:20:06 GMT 9
PHE CỘNG SẢN NGHĨ SAO VỀ TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM?
Tôn Thất Thiện
Trong những năm qua, tôi đã có nói cho anh em biết một số nhận định của các lãnh tụ cộng sản khi được tin về vụ Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị đảo chánh và sát hại. Các lãnh tụ Việt Cọng Miền Nam, như Nguyễn Hữu Thọ, hoặc Miền Bắc, như Võ Nguyên Giáp, và cả ông Hồ Chí Minh, đều có nhận định về biến cố này. Hôm nay, tôi nhắc lại những nhận xét đó, và thêm vào đó, tôi xin kể thêm vài chuyện mà chính tai tôi đã được nghe, đặc biệt là nhận định của Ông Hồ Chí Minh, từ miệng một người đã được nghe chính Ông Hồ nói. Có biết những chuyện này mới có chất liệu để trả lời cho những người lập luận rằng "giết Ông Diệm là một điều cần để trừ hậu vận". Nhưng nay thì rõ ràng rằng đó là lỗi lầm tầy trời của một số nhân vật, quân sự và dân sự, đối với dân tộc Việt Nam, không những đối với hai triệu người đã phải bỏ quê hương đi tìm nơi an thân, mà ngay cả mấy chục triệu người Miền Nam đang phải sống trong ô nhục, đàn áp, đói rách, mà chế độ cộng sản đã áp đặt lên họ.
Tôi kể lại sau đây những tường thuật của báo chí và học giả, mà tôi đã có dịp nhắc đến trong bài điểm sách "The Year of the Hare" của Giáo Sư Francis Xavier Winters năm 1999 cho tạp chí Ấn Độ "World Affairs": " Một quan điểm mới về vụ đảo chánh tháng 11, 1963: Ngô Đình Diệm không phải là kẻ tác quái mà là một nạn nhân của thực dân" (Bài này đã được dịch ra tiếng Việt, in ra và phát cho người dư. Lễ Tưởng Niệm Tổng Thống năm 1999). Tôi xin trích lại mấy đoạn sau đây:
"Khi đuợc tin ông Diệm bị lật đổ, Hồ Chí Minh nói với ký giả cộng sản danh tiếng, Wilfrid Burchett: "Tôi không thể ngờ rằng tụi Mỹ ngu đến thế ".
"Khi tướng Võ Nguyên Giáp và những đồng chí còn sống sót của ông gặp Ông McNamara ở Hà Nội tháng 11 năm 1995, họ nói rằng: "Chính sách Kennedy ở Việt Nam sai lầm hết chỗ nói. Ngô Đình Diệm là một người có tinh thần quốc gia, không khi nào ông chịu để cho người Mỹ dành quyền điều khiển chiến tranh, và sự người Mỹ dành quyền đã đưa người Mỹ đến thất bại đắt giá. Cho nên, kết quả của cuộc đảo chánh lật đổ ông Diệm năm 1963 là sự kết thúc sớm [sự hiện diện] Hoa Kỳ ở Việt Nam, một điều đáng làm cho người ta ngạc nhiên"
"Và đài phát thanh Hà Nội nói: "Do sự lật đổ Ngô Đình Diệm và em ông là Ngô Đình Nhu, tụi đế quốc Mỹ đã tự mình hủy diệt những cơ sở chính trị mà họ đã mất biết bao nhiêu năm để xây dựng"
"Về phía các lãnh tu. Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam thì họ không ngờ là họ lại may mắn như thế. Nguyễn Hữu Thọ nói với báo Nhân Dân: "Sự lật đổ Diệm là một món quà mà Trời ban cho chúng tôi."
Và Phó Chủ Tịch Trần Nam Trung nói: "Tụi Mỹ quyết định đổi ngựa giữa dòng. Chúng sẽ không khi nào tìm được một người hữu hiệu hơn Diệm."
Trên đây là chuyện báo chí và học giả ngoại quốc kể lại. Bây giờ tôi xin kể ba chuyện mà chính tôi đã được tai nghe mắt thấy từ những người trong cuộc. Những chuyện này vừa có một giá trị nhân chứng, vừa có một giá trị lớn về lịch sử, và đối với chúng ta, những người kính mến Tổng Thống, nó làm cho ta hãnh diện là "Diemiste" (Năm 1955, ở quảng trường Trocadéro, Paris, một người Pháp mắng tôi là "espèce de Diemiste", khi vượt xe tôi, vì ông ta cho rằng tôi đã cản đường xe ông, và tôi rất lấy làm hãnh diện bị mắng như vậy...)
1/ Trong những năm trước 1963, trong số kỷ giả Mỹ ở Sài Gòn có ông Keyes Beech, đặc phái viên của báo Chicago Tribune, một nhà báo rất được kính nể. Năm 1963 ông này không vào huà với đám ký giả chống Tổng Thống. Sau 1963, ông vẫn được ở lại Saì Gòn, và ông vẫn thân thiện với tôi. Ông thỉnh thoảng mời tôi đến nhà ông ấy ở gần Bô. Ngoại Giao ăn cơm. Một hôm, trong những chuyện ông kể tôi nghe có chuyện sau đây. Ông nói: "You know, on the afternoon of the day President Diem was overthrown, I was in a bar in Pnom-Penh. Sitting next to me was Wilfrid Burchett. We were not friends. But on hearing the news about President Diem’s death, he turned to me and said: "It's unbelievable! They have killed the only man with the ideas and the organisation that can stop us". ("Thật là không thể tin được: chúng nó đã giết chết người duy nhất có tư tưởng và tổ chức có thể chận chúng tôi"). Burchett không nói rõ "chúng nó và "chúng tôi" là ai, nhưng ta cũng có thể thấy rõ là "chúng nó" là phe chống cộng , và "chúng tôi" là phe cộng sản.
2/ Lúc trẻ, trước năm 1945, ở Huế, tôi quen bà Hồ Thị Mộng Chi. Bà này là con Cụ Thượng Thơ Hồ Đắc Khải, cháu gọi Bác sĩ Tôn Thất Tùng là cậu, và vợ Bác sĩ Đặng Văn Hồ. Bác sĩ Tùng là bà con và hàng xóm, ở cách nhà tôi hai nhà, và Bà Chi ở sít nhà Bác sĩ Tùng. Bà lại là bạn thân của Ông Ta. Quang Bửu, thầy tôi. Nên chúng tôi qua lại thường, và tôi coi bà ấy như là chị, và bà ấy cũng đối xử với tôi như em mình. Sau 1945, bà Chi đem con đi Pháp, ơ? Paris cho chúng đi học. Lúc đó tôi du học ở London. Muà hè nào cũng có về Paris chơi và ở nhà bà ấy, có khi ở cả tháng. Nhưng sau 1954, bà tỏ ra thân với phía Bắc Việt, có lẽ vì Bác sĩ Tùng và ông Bửu ở phiá đó, cũng có thể vì Bác sĩ Hồ, lúc đó là Thiếu tá Quân Y trong quân đội Việt Nam, mà lại thêm có vợ bé. Tôi thì cộng tác với Tổng Thống Diệm. Vì vậy mà tôi không đi lại với gia đình Bà Chi nữa. Sau 1960 , và nhất là sau 1968, thì "chiến tuyến" lại càng rõ ràng hơn nữa, vì Bà Chi làm bí thơ cho Bà Nguyễn Thị Bình. Hai người con bà ấy cũng "anti-Saigon" rất hăng, và khi "phe ta" thắng trận năm 1975 thì mẹ con đều dắt nhau về Việt Nam thăm viếng ngay. Qua bạn bè, đặc biệt là anh Bửu Kỉnh (nay đã mất), một người bạn thân của gia đình bà Chi, mà cũng thân tôi, tôi được biết như trên, nên sau 1975, tôi vẫn giữ thái độ "kính nhi viễn chi". Nhưng một hôm, vào khoảng năm 1978, nhân dịp ghé Paris, gặp anh Bửu Kỉnh, anh ấy bảo: " Sao toa không đến thăm Chị Chi". Tôi trả lời: "Sức mấy! Chắc chi Chị ấy tiếp tui mà đến!" Anh Kỉnh lại nói: "Đến đi! Chị hỏi thăm toa đó!" Tôi ngạc nhiên. Anh Kỉnh lại nói thêm: "Nay, thay đổi rồi!". Tôi nghĩ: "À, như rứa!". Và một hai hôm sau, tôi điện thoại đến bà Chi. Bà trả lời rất vui vẽ, xem như chẳng có gì xảy ra giữa chị ấy và tôi từ 1954 cả, và bảo tôi đến chơi. Chị lại nói thêm là Chị sẽ làm "purée de pomme de terre" cho tôi ăn. Xin nói đó là món ăn mà trước 1954 bà ấy thường cho tôi ăn. Bà làm rất ngon, và tôi rất thích. Trong buổi tái ngộ, nói chuyện lông bông luôn mấy giờ đồng hồ. Tôi ngồi nghe nhiều hơn là nói, và nghe ba mẹ con đua nhau đả kích Việt Cộng kịch liệt! Tôi sửng sốt. Tôi không dám hỏi tại sao, nhưng chỉ đoán, nhờ bà Chi nói "tụi nó tệ lắm", và nhờ anh Bửu Kỉnh cho biết trước đó là trong chuyến về Việt Nam bà không được Việt Cọng tiếp đón niềm nở, vì nó thắng rồi nên không cần đến bà nữa. Bà thì lại tưởng rằng vì bà là người có công, nhất là đã giúp cộng sản trong việc tuyên truyền (con đại thần Triều Nguyễn mà lại đứng về phe cách mạng, bí thơ Bà Nguyễn Thi. Bình, ở ngay Paris, trong một cuộc đàm phán hệ trọng). Người con thì có thổ lộ là "tụi nó dốt quá" (nó nói rằng Mã Lai không phải là quốc gia độc lập, còn Lê Đức Thọ, được anh ta dẫn đi coi thành tựu kinh tế kỹ nghê. Pháp lúc viếng thăm Paris thì cho rằng "chẳng có gì đáng để ý")!! Nhưng điều đáng ghi nhất là giây phút chót của cuộc tái ngộ. Lúc đó cũng gần 12 giờ khuya. Bà Chi đưa tôi ra cửa, và cùng tôi đi mấy bước ra giữa phố , lúc đó vắng. Tôi không hề đề cập gì đến ông Diệm trong cuộc gặp gỡ, nhưng trước khi chia tay bà ta nói: "Nghĩ kỹ lại, chỉ có Ông Diệm là hơn hết!".
3/ Chuyện thứ ba là một chuyện về kiên nhẫn, hay có thể nói là lì lợm. Từ năm 1963 tôi hằng nghĩ rằng Ông Hồ Chí Minh phải có chia sẻ với những người trong Đảng một nhận định gì về cuộc đảo chánh. Nhưng sưu tầm tài liệu, hết năm này qua năm khác, không thấy có một nhận định nào của Ông Hồ. Tất nhiên, điều đáng làm nhất là hỏi những người gần gũi Ông Hồ. Nhưng họ là người "phía bên kia", và họ lại ở Hà Nội. Làm được việc này hầu như là vô hy vọng. Nhưng, may thay, tôi đã làm được. Trong thời gian gần đây tôi may mắn gặp một người từ Hà Nội, mà tôi quen khá thân trước năm 1954. Và cũng rất may, người này là một người hiếm có đã được chính tai mình nghe Ông Hồ nhận định về vụ đảo chánh 1963. Người này tuyệt đối cấm tôi tiết lộ tên trong khi y còn sống, vì đây là một "bí mật thâm cung", nên tôi chỉ gọi y là "Cán bộ X". Cán bộ X đã kể cho tôi nghe câu chuyện như sau: Y là một người có mặt tại Phủ Chủ Tịch ở Hà Nội ngày xảy ra đảo chánh ở Sài Gòn. Y thuộc một nhóm được Ông Hồ cho gặp chiều ngày 2/11/1963. Khi vào Phủ Chủ Tịch thì Ông Hồ đang bận tiếp một phái đoàn gì đó. Y phải đợi ngoài hành lang. Đang đợi thì thấy có người mang một bao thơ vào cho Ông Hồ. Nhìn vào, thấy Ông mở thơ ra đọc, xong, không nói gì, bỏ thơ vào túi, rồi tiếp tục tiếp khách. Một lúc sau, khách đi rồi, Ông cho gọi nhóm của Cán bộ X vào, và nói: "Lúc nãy người ta báo cho Bác biết là Ông Diệm vừa bị lật đổ. Ông Diệm là kẻ địch thủ ghê gớm nhứt của Bác. Nay Ông đã bị loại rồi, thì chiến thắng chắc chắn sẽ về ta rồi." Lịch sử Miền Nam Việt Nam từ 1963 đến 1975 có thể thâu gọn trong câu nói đó, và những người tự nhận là thuộc về Đệ Nhứt Cộng Hoà nên nhắc nhủ những cá nhân, hay đoàn thể, đã nhúng tay vào việc lật đổ và hạ sát Tổng Thống Ngô Đình Diệm nên suy niệm về câu nói đó và trách nhiệm của mình về những gì đã xảy ra từ 1963 đến nay.
Tôn Thất Thiện
Ottawa, Nhân Lễ Tưởng Niệm Tổng Thống Ngô Đình Diệm, năm 2002.
|
|
|
Post by NhiHa on Jul 7, 2011 5:20:48 GMT 9
BỐN MƯƠI NĂM SAU: TỈNH HAY MÊ ? Bác Sĩ Nguyễn Tiến Cảnh
Thế giới lưỡng cực đã hết, nhưng đa cực vẫn còn phát triển mạnh, nhất là đối với những siêu cường. Cũng đúng thôi. Thời nào, hoàn cảnh nào, xã hội nào, con người nào cũng lấy THÚÙ và LỢI là nhất. Nhát cho cá nhân mình, gia đình mình, đạo mình, đảng mình, nước mình… Nhưng ở mức độ nào thì còn tùy thuộc vào cái TÂM, lòng ĐẠO ĐỨC của con người. Nói vậy không có nghĩa người viết muốn bảo vệ lập luận của mình hay bênh vực một ai trong bài viết này. Người viết chỉ muốn nói lên cái tương đối của con người trong hoàn cảnh, nghĩa là cùng một hành động có thể tha thứ, chấp nhận được ở hoàn cảnh này nhưng không thể chấp nhận, tha thứ được ở hoàn cảnh khác. Tôi nghĩ: ngồi ở chỗ thời gian 40 năm sau một biến cố hay gia đoạn lịch sử mà phê phán với đầu óc hiện tại một sự việc 40 năm sau một biến cố hay giai đọan lịch sử mà phê phán với đầu óc hiện tại một sự việc 40 năm về truớc với những hoàn cảnh hoàn toàn khác biệt, thiết tưởng không được chỉnh cho lắm nếu không muốn nói là thiên kiến hoặc sai lầm.
Giáo sư Trần ngọc Ninh trong bài viết “bốn mươi năm sau” đã phê phán chế độ và cá nhân ông Ngô Đình Diệm rất gắt gao, nhất là đã qui kết ông Ngô Đình Diệm vào việc kỳ thị và đàn áp Phật Giáo một cách thái qúa. Tôi không muốn bàn luận về cái hay cái dở của ông Ngô Đình Diệm nhưng chỉ liên đới thắc mắc về một số điểm trong bài viết của gs. Trần ngọc Ninh mà thôi.
Tại sao lại đem vấn đề kỳ thị, đàn áp Phật Giáo ở miền Nam VN thời Đệ I VNCH ra chỉ trích trong lúc này ?
Trong khi cả thế giới, mọi dân tộc đang kêu gọi quên qúa khứ nhìn về tương lai để xây dựng đất nước thì gs. Ninh lại quay về qúa khứ khơi lại chuyện xưa, một chuyện mà hiện nay đã ngày càng sáng tỏ hơn, cả hai phía đều không muốn nhắc lại vì những hậu qủa bi thương của nó. Việc gọi là kỳ thị, đàn áp Phật Giáo vào năm 1963 thời Đệ I VNCH có lẽ không còn gía trị thực của nó nữa. Dựa vào lịch sử cùng những hiện trạng xẩy ra và các hồ sơ giải mật về cuộc xụp đổ của Đệ I VNCH mà trước đây người ta cho là vì đàn áp Phật Giáo cũng không còn gía trị, đứng vững nữa. Bản báo cáo điều tra của LHQ về kỳ thị và đàn áp tôn giáo thời Ngô Đình Diệm đã có lúc định công bố nhưng thiên hạ sợ mất mặt không dám cho công bố, nhưng sau cùng cũng được cho giải mật thì kết qủa là không có kỳ thị và đàn áp tôn giáo. Thực vậy, bât cứ ai với hiểu biết bình thường và đầu óc còn tỉnh táo đủ cũngphải công nhận rằng chính phủ Kennedy - Hoa Kỳ lúc bấy giờ dứt khoát không muốn chế độ Diệm tồn tại, bởi vì ông Diệm đã không nghe lời Mỹ, VNCH không còn phục vụ cho quyền lợi của Hoa Kỳ như ý muốn của Hoa Kỳ. Chính gs. Ninh cũng đã viết: “Kennedy…. Đã quyết định là phải truất phế họ Ngô vì giữ lại chỉ có hại cho nước Mỹ, hại cho sự ứng cử lại chức tổng thống Hoa Kỳ và hại cho đảng Dân Chú của Kennedy..”. Phải chăng gs. Ninh quan niệm miền Nam VN phải phục vụ cho quyền lợi Hoa Kỳ, cho TT Kennedy và đảng dân chủ của ông ta nên mới đưa ra những lý lẽ lập luận như vậy để kết án ông Ngô Đình Diệm, cho rằng bị đảo chánh lật đổ là phải. Trái lại, ông Ngô Đình Diệm mạnh và cương quyết chỉ phục vụ dân tộc và đất nước VN mà thôi, không thể phục vụ cá nhân Kennedy hay Hoa Kỳ. Rõ ràng ai cũng thấy, Oâng Diệm là người cứng đầu, thà chết chứ không chịu lụy. Do đó, Oâng Diệm đã là cái gai và bất lợi cho quyền lợi của Hoa Kỳ và chức vụ tổng thống của Kennedy nên Kennedy và đảng dân chủ đã dùng chiêu bài tôn giáo với tất cả hệ thống báo chí, truyền thanh truyền hình hầu kích động dân chúng VN và thế giới để lật đổ ông Diệm. Vụ lựu đạn nổ ở Huế ngày Phật Đản, theo tin giải mật là do bàn tay lông lá thừa nược đục thả câu. Chính quyền ông Diệm không ngu dại gì mà làm như vậy. Gỉa sử cho là có đàn áp đi nữa thì cũng chỉ là có tính nhất thời và chuyện chẳng đặng đừng, nhưng so sánh với chế độ CSVN hiện nay từ 1945, và từ 1975 đến giờ đã hơn 30 năm đất nước hòa bình thống nhất rồi, thâm độc, ác liệt và trường kỳ gấp bội, chưa từng có trong lịch sử VN. Giáo sư và mọi người đều thấy, từ hòa thượng, đại đức, giám mục, linh mục cho đến Phật tử, tín hữu không chỉ riêng Phật Giáo mà là tất cả mọi tôn giáo đều phải tù đày, quản thúc, kìm kẹp nếu không chịu nghe theo nằm trong vòng tổ chức kiềm tỏa của nhà nước. Tự thiêu phản đối không phải chỉ có một như hòa thượng Quảng Đức ngày xưa mà còn có hàng chục người đã hy sinh cúng dường phản đối bạo quyền CS đàn áp tôn giáo, nhất là Phật Giáo. Tại sao gs. Ninh không nói lên mà lại khơi lại chuyện cũ của miền Nam VN, một chuyện mà có người nói vì đảo chính lật đổ chế độ Diện nên CS Bắc Việt mới xâm chiếm được miền Nam, mới có ngày 30/4/1975 để rồi toàn thể đất nước và dân tộc mới phải chịu đau khổ kìm kẹp ô nhục trong gọng kìm độc tài toàn trị của CS như ngày nay, tôn giáo mới phải chịu mọi chèn ép, kỳ thị, truy nã đau thương ê chề một cách có hệ thống như bây giờ. Dùng TÂM và TUỆ mà Đức Phật tổ soi sáng để khơi lại chuyện cũ 40 năm về trước như gs. Trần ngoc Ninh nói, thiết nghĩ đó chẳng phải là ý của Đức Phật. Đức Phật khuyên ta nên dùng TÂM và TUỆ để tu tĩnh thiền, hầu lắng đọng tâm hồn mà từ bi hỉ xã…..
PHÊ PHÁN THIẾU CÔNG MINH VÀ CÔNG BẰNG
Từ chỗ dùng TÂM và TUỆ một cách lệch lạc để suy đoán sự việc, gs. Ninh đã phê phán công và tội của ông Diệm không được công minh và công bằng thì cũng là lẽ đương nhiên ! Giáo sư Ninh công nhận ông Diệm về nước nhận chức thủ tướng với một miền Nam do thực dân Pháp để lại nát bấy về mọi mặt, ngân qũy trống rỗng “một mớ hỗn độ, vô luật pháp, vô chính phủ..”, một miền Nam thập nhị xứ quân, mỗi lãnh tụ địa phương có quân đội hùng cứ một nơi, không thuần phục chính quyền trung ương. Ngay cả quân đội của chính phủ, lúc đó cầm đầu bởi tướng Nguyễn văn Hinh cũng trở mặt a tòng với thực dân Pháp chống lại ông Diệm, không kể những đảng viên cán bộ CS trí vận và quân sự không tập kết ra Bắc được gài lại trong các cơ quan, đoàn thể, đảng phái, làng xã, quận huyện để quấy phá, Thêm vào đó hơn một triệu đồng bào miền Bắc bỏ xóm làng di cư vào Nam lánh nạn CS cần phải được an cư lạc nghiệp. Oâng Ngô Đình Diệm, một mặt đã bình được miền Nam, dẹp các loạn xứ quân dem về qui tụ với chính phủ, một mặt an dân hơn một triệu người di cư, biến miền Nam VN thành một nước Cộng Hòa có kỷ cương, tự do đưa tới an bình phủ cường gấy bội miền Bắc, ngang hàng hoặc hơn cả những nước láng giềng trong một thời gian kỷ lục ở một hoàn cảnh cực kỳ khó khăn. Gs. Ninh đã không nhìn thấy đó là một công khó của ông Diệm, màø còn gay gắt phê phán, cho là cuộc dẹp các lực lượng võ trang giáo phái và Bình Xuyên làm mất cảm tình của dân: “cuộc hành quân đánh Bình Xuyên và dẹp các lực lượng võ trang của các giáo phái nhất là Bình Xuyên vì những lý do mà người dân không phản đối. Nhưng các mưu kế và chiến thuật mà chính phủ dùng để đạt sự chiến thắng một phần nào làm cho dân chúng địa phương có một tâm lý anh hùng cá nhân, mất nhiều thiện cảm.” Mưu kế và chiến thuật nào, xấu xa thế nào đã làm mất lòng dân, gs. Ninh không nói rõ mà lại mập mờ để chê trách. Tôi doán, nếu sai thì giáo sư bỏ qua cho, là giáo sư dựa vào nguồn tin là chính phủ dụ Ba Cụt Nguyễn quang Vinh ra nói chuyện hoặc Ba Cụt đồng ý ra đầu hàng rồi giữa đường chặn bắt. Nhưng theo một nguồn tin khác đáng tin cậy hơn như sau: Ba Cụt rất thông minh qủy quyệt, chính quyền rất khó mà bắt được hắn. Ba Cụt đi đâu cũng báo cho cơ quan địa phương, nhưng đến rồi đổi hướng biến đi chỗ khác trước khi báo cho cơ quan an ninh địa phương biết, thành thử an ninh địa phương dàn trận bắt không bao giờ được. Tình cờ có người lượm được một quyển sổ tay của một tên cận vệ của Ba Cụt, trong đó có ghi tất cả đường đi nước bước của Ba Cụt đem về trình cho ông Ngô Đình Nhu. Oâng Nhu chỉ đạo một toán đặc biệt theo dõi đường đi của Ba Cụt và qủa nhiên bắt được hắn. Vậy thì đâu có gì để gọi là “mất thiện cảm của dân”. Hay gs. Ninh cho rằng dẹp các lực lụng võ trang của các giáo phái và Bình Xuyên là không nên ? Phải chăng vì vậy mà gs. Ninh cho rằng ông Diệm dẹp được Bình Xuyên nhưng “không hẳn là chiến thắng”. Về chính trị, gs. Ninh cũng không quên đánh ông Diệm răng đã thành lập đảng Cần Lao Nhân Vị chính cương phóng tác từ tư tưởng của triết gia công giáo Emmanuel Mounier song song với sự dựng lên một nha mật vụ chính trị và một lực lượng đặc biệt… là một sự đứt đoạn với truyền thống chính trị VN. Thế nào là truyền thống chính trị VN ? Phải chăng chính trị VN không cho phép có cơ quan an ninh nội chính ? Bất cứ một quốc gia nào trên thế giới đều phải có một cơ quan an ninh để bảo vệ người dân và đất nước. Mỹ chẳng có FBI, CIA, Anh có Scotland Yard, Pháp có 2me Bureau, Nga có KGB hay sao ? Miền Nam VN lúc bấy giờ phải lo đối đầu với CS Bắc Việt làm sao mà không có những cơ quan đó được. Chính vì nhờ đó mà chế độ ông Diệm đã tạo được hòa bình an vui ở nông thôn, ngăn chặn được làn sóng đỏ ở bên kia bờ Bến Hải mà gs. Ninh cũng đã công nhận là “một kỳ diệu trong lịch sử”. Ngoài ra ông Diệm không được phép lập đảng hay sao ? Gs. Ninh hình như bị ám ảnh bởi hai chữ Công Giáo. Giáo sư mỉa mai là đảng Cần Lao rập khuôn theo tư tưởng của những người công giáo hay sao ? Hay giáo sư không muốn ông Diệm lập đảng theo tư tưởng của người Tây phương hoặc phải theo chế độ quân chủ thì mới đúng truyền thống chính trị VN ? Tôi nghĩ các thầy dạy chuyên môn về y khoa của giáo sư có lẽ tất cả đều là công giáo và Tây phương đấy. Vấn đề ông Mounier là công giáo, Phật Giáo hay Tin lành nó không quan trọng. Điều quan trọng là cái thuyết lý của ông ta, thuyết cần lao nhân vị nó đúng sau, hay dở ở chỗ nào. Thiết nghĩ giáo sư nên nêu ra phế phán thì nó hợp lý hơn. Nhưng ông đã không làm như vậy. Thật ra tư tưởng về Nhân Vị của Mounier mới là cái đinh để đối đầu với chủ nghĩa CS, một chủ thuyết coi nhân vị, nhân phẩm và tự do con người là đồ bỏ. Chống cộng cần phải có căn bản lý thuyết, không thể chỉ chống đối để chống đối, để rồi khi người ta hỏi lý do tại sao thì không biết đâu mà trả lời. Hiểu CS, biết CS thì mới mong chống CS hữu hiệu. Ngày nay dân VN, nhất là dân ch1ung miền Nam mới thực sự hiểu CS bằng xương bằng thịt, bằng chính cuộc sống của mình, bằng chính những kinh nghiệm cá nhân đau thương ê chề trong cuộc sống hàng ngày và trong những trại học tập gọi là cải tạo của CS, nên những bài học qúa khứ xảy ra ở miền Nam VN thời Cộng HoØa, đặc biệt thời gian 1963, thời gian sau cách mạng lật đổ ông Diệm và về sau này thời Đệ II VNCH cho đến ngày mất nước đã dần dần được sáng tỏ. Người dân đã thấy rõ CSBV lợi dụng gây xáo trộn ở miền Nam như thế nào trong kế hoạch nhuộm đỏ miền Nam VN.
Có bàn tay CS Bắc Việt trong những cuộc gây xáo trộn và bàn thờ Phật xuống đường ở miền Nam VN không ?
Tôi không dám lạm bàn chi tiết nhiều về những vụ xáo trộn này, vì nó qúa tế nhị, rất dễ bị đụng chậm. Nhưng cứ nhìn ai là linh hồn của những cuộc đấu tranh ấy, những dân biểu nào, nhân vật nào tích cực yểm trợ bây giờ họ ở đâu và đang làm gì ở VN ? Xin để độc gỉa tự nhận xét và suy đoán. Tuy nhiên có một điều thắc mắc tôi muốn giáo sư Trân ngọc Ninh trả lời cho độc gỉa. Theo giáo sư thì sau khi hai ông Diệm và Nhu chết, kết liễu Đệ I VNCH thì mùa Pháp nạn cũng chấm dứt. Kết luận này minh nhiên kết án TT Ngô Đình Diệm đã kỳ thị và đàn áp Phật Giáo, gây ra pháp nạn cho Phật Giáo. Vậy thì sau khi ông Diệm chết, thời hậu cách mạng, lúc thiếu tướng Nguyễn cao Kỳ làm chủ tịch ủy ban hành pháp trung ương, trong đó giáo sư nắm chức bộ trưởng bộ giáo dục, dĩ nhiên là thời gian đó không có kỳ thị Phật Giáo, tại sao vẫn xảy ra vụ Phật Giáo miền Trung và chính tướng Kỳ đã phải chinh thân ra dẹp. Xin hỏi giảo sư: dẹp vụ Phật Giáo miền Trung bằng vũ lực, quân đội như vậy có phải là đàn áp Phật Giáo hay không ? Có bàn tay CS Bắc Việt trong những vụ Phật Giáo biểu tình, bàn thờ Phật xuống đường không mà tướng Kỳ phải dùng quân đội để dẹp ?
KẾT LUẬN
Công hay tội của Oâng Ngô Đình Diệm thời Đệ I VNCH ngày nay mỗi ngày một sáng tỏ. Người dân miền Nam VN sau 40 năm chịu đựng cảnh độc tài toàn trị của CSVN, mất hết tự do, dân chủ và nhân quyền, nhân phẩm bị chà đạp, tôn giáo bị kìm kẹp, áp bức, kỳ thị, giờ đây nhìn lịch sử đất nước và thế giới, nhất là Hoa Kỳ, để tâm hồn lắng đọng lại đã tỏ ra thương mến và kính phục Tổng Thống Ngô Đình Diệm nhiều hơn là ghét bỏ…
|
|
|
Post by NhiHa on Jul 7, 2011 5:22:42 GMT 9
TÀI LIỆU SỬ: NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG CỦA TT NGÔ ĐÌNH DIỆM HOÀNG NGỌC THÀNH & NHÂN THỊ NHÂN ĐỨC.
MIỀN NAM TÁI THIẾT, CÒN CỘNG SẢN THÌ CHỈ LO GÂY CHIẾN, PHÁ HOẠI, KHỦNG BỐ & GIẾT HẠI ĐỒNG BÀO VÔ TỘI ..!!
Chương này trình bày sự tái thiết miền Nam dưới quyền TT Ngô Đình Diệm với viện trợ Mỹ, và cũng phác họa sự xuất hiện các cơ quan Mỹ tại miền Nam. Trong khi ấy, Hồ chí Minh và đảng cộng sản tại Hànội đã vạch kế hoạch và bắt đầu cuộc chiến tranh cưỡng chiếm miền Nam.
TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM TÁI THIẾT MIỀN NAM VỚI VIỆN TRỢ MỸ.
Sau khi bị chiến tranh tàn phá trong 9 năm 1945-1954, miền Nam từ bến Hải, tỉnh Quáng Trị, ở vỹ tuyến 17 đến tận mũi Cà Mâu ở phía Nam, được tái thiết khá nhanh chóng. Đường bộ và xe lửa được sửa chữa, cầu cống tu bổ hay làm lại, vô số đồng ruộng lâu nay bỏ hoang được trồng trọt la.i. Nhiều trường học mới được xây cất tại nhiều nơi để đón nhận học sinh. Nhiều làng xóm trước kia tiêu điều, nay nhộn nhịp và phồn thi.nh. Chính phủ cũng thực hiện một vụ cải cách ruộng đất nữa. Chỉ trong vài năm, sau khi hòa bình vãn hồi, chính phủ Ngô Đình Diệm đã đổi mới bộ mặt miền Nam và có những thành tích đáng kể trong nhiều ngành. Sự sản xuất 3 triệu tấn vào năm 1957. Nam Việt Nam là một miền nông nghiệp, không có nhiều mỏ và kỹ nghệ như tại miền Bắc, nhưng chính phủ cũng khai thác mỏ than Nông Sơn. Nền giáo dục cũng phát triển ma.nh. Vào năm 1957, số sinh viên đại học lên đến 3,823, tăng 40% so với năm 1955, số học sinh trung học là 60,860 tại 136 trường trung học, cũng tăng 40%, còn số học sinh tiểu học là 671,585 học tại 3,473 trường tiểu học, tức gia tăng 60%. Các trường kỹ thuật và dạy nghiề có số học sinh tăng gấp đôi. Luật pháp của chế độ Đệ Nhất Cộng Hoà quy định các trẻ em từ 6 đến 14 tuổi phải học cho đến hết ba năm đầu của bậc tiểu học, còn mọi công dân từ 13 đến 50 tuổi phải học đọc và viết trong thời gian 2 năm nếu mù chữ. Năm 1958, đường xe lửa xuyên VN từ Saigon chạy ra Huế, và giáp đến vỹ tuyến 17 hoạt động trở lại, và đường xa lộ Saigon – Biên Hòa cũng được khánh thành trong năm này. Chính phủ Ngô Đình Diệm cũng bắt đầu thực hiện một “kế hoạch 5 năm”, từ 1957 đến 1961, để kỹ nghệ hóa xứ sởû. Kế hoạch này làm gia tăng sự sản xuất lúa gạo trên 4 triệu tấn, cao su trên 70,000 tấn. Miền Nam bắt đầu xuất cảng không những lúa gạo và cao su mà cả những sản phẩm khác như heo nữa. Nhiều nhà máy dệt, nhà máy giấy, các viện bào chế dược phẩm, nhà máy ván ép, nhà máy điện với các máy móc và kỹ thuật tối tân nhất được xây cất. Nền giáo dục đạt được những thánh tích rất khả quan. Đến năm 1961, số trường và học sinh tiểu học tăng gấp đôi so với năm 1957, số trường và học sinh trung học tăng lên gấp 3 lần. TT Diệm cho mở thêm hại đại học: đại học công lập Huế và đại học tư thục thiên Chúa Đà Lạt, và số sinh viên tăng lên gấp bốn. Vào khoảng thời gian này, CS gia tăng mức độ khủng bố và chiến tranh, và vấn đề này sẽ được trình bày sau. Nhưng ông Diệm vẫn cho thực hiện kế hoạch 5 năm kế tiếp 1962-1967 và chú trọng nhiều đến lãnh vực kỹ nghệ. Trung tâm Nguyên Tử Đàlạt được khánh thành trong tháng 10/1963. Phần đầu của đập thủy điện Đa Nhim với năng xuất 60,000 kw được xây cất do tiền bồi thường chiến tranh của Nhật Bản, cũng được khánh thành vài tháng sau. Bắt đầu niên khóa 1963-64, nghĩa là trước khi TT Diệm bị lật đổ và sát hại, Nam VN với dân số 14 triệu có trên một triệu rưỡi hay 69% số trẻ em 6-11 tuổi học tại 6,621 trường tiểu học và cộng đồng, 82,253 học sinh tại 519 trường trung học, 6,545 học sinh tại các trường kỹ thuật và dạy nhề và 20,118 sinh viên tại 2 đại học công lập Saigon và Huế và đại học tự thục Đàla.t.
Nói chung, công cuộc tái thiêt miền Nam thành công tốt đe.p. Nhiều quan sát viên ngoại quốc, như ông Bernard Fall chẳng hạn, nhận xét rằng tại miền Nam, sức sán xuất vượt hơn miền Bắc trong nhiều ngành như điện lực và vải chẳng hạn dù miền Bắc có dân số đông hơn, nhiều hầm mỏ và kỹ nghệ hơn miền Nam. Nền giáo dục miền Nam hơn hẳn miền Bắc: bậc tiểu và trung học miền Bắc chỉ gồm 10 năm còn ở miền Nam 12 năm, chưa kể phẩm chất huấn luyện và trình độ giáo chức miền Nam hơn hẳn miền Bắc. Nguyên nhân là vì Hồ chí Minh và đảng CS nói rất hay, nhưng trong thực tế, họ không kính trọng và quan tâm đúng mức đến giáo dục và người trí thức. Đối với họ, “hồng” hơn “chuyên” và lương tiền thù lao người có học và có nghề đâu có hơn, có khi còn thua kẻ ít học nữa. Trong khi ấy, con cái các gia đình nghèo tại miền Nam có thể trở nên khá gỉa, nếu học giỏi, vào đại học và tốt nghiê.p. Giáo dục tại miền Nam cũng như tại các nước khác là một phương tiện tốt để tiến thân. Như thế, người ta khuyến học, ham học, nên kính trọng giáo dục và người có ho.c. Trong 9 năm ông Diệm cầm quyền, đời sống kính tế của dân chúng tại miền Nam rất ổn định, có thể nói là sung túc nữa, so với thời sau ông Diệm từ 1964 đến 1975 tại miền Nam, hay miền Bắc trước 1975, và cả sau khi thống nhất dưới chế độ CS từ 1975 đến nay. Gía cả các nhu yếu phẩm, gạo, cá thịt, đường, sữa, vải, xăng, thuốc men không lên xuống, xăng giữa giá 4 đồng 1 lít ..vv.. Nói chung, mức sống miền Nam hơn hẳng miền Bắc tái thiết với sự chi viện của phe cộng sản. Thí du,ï lúc bấy giờ tại miền Bắc, xe đạp là một xa xí phẩm, người thường dân khó lòng tậu được vì lương tiền và lợi tức qúa thấp, còn tại miền Nam có thể nói xe đạp nằm trong tầm tay của đại đa số người dân, chưa kể đến xe tự động, hay xe gắn máy hoặc xe hơi. Chín năm dưới quyền TT Diệm có lẽ là khoảng thời gian khá nhất của dân tộc Việt Nam, từ 1945 đến nay, mặc dầu có nhược điểm và sai lầm như “gia đình trị” và chuyên chế….vv..
Miền Nam nhận viện trợ Mỹ qua sở USOM tức United States Operations Mission, tạm hiểu là phái đoàn công tác Hoa Kỳ. Sở USOM là chi nhánh tại Saigon của cơ quan AID tức Agency For International Development, tạm hiểu là con quan phát triển quốc tế của chính phủ Hoa Kỳ, phụ trách viện trợ các nước khác, để thực thi chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. USOM tại Saigon phái chuyên viên Mỹ đến giúp hày làm cố vấn cho hầu hết các ngành hoạt động của các cớ quan trong chính quyền miền Nam. Thí dụ, các giáo sư Mỹ thuộc đại học công lập Michigan, trong ấy có ông Wesley Fishel có nói đến trước đây, ăn lương theo hợp đồng ký với USOM giúp thành lập Viện Quốc Gia Hành Chánh để đào tạo cán bộ hành chánh, và huấn luyện cảnh sát. Sau này, một học viện chuyên huấn luyện công an – cảnh sát cũng được thiết lâ.p. Tiểu ban giáo dục của USOM giúp cho bộ giáo dục xây thêm trường, huấn luyện giáo chức, nhất là ở bậc tiểu học, chọn lựa sinh viên qua Hoa Kỳ du học hay giáo chức đi tụ nghiê.p.
Người Mỹ đứng đầu sở USOM thường có chức vụ là cố vấn hay chuyên viên kính tế tại toà đại sứ Mỹ ở Saigon. Tòa đại sứ Mỹ gồm nhiều tham vụ ngoại giao, cố vấn, tùy viên và nhiều nhân viên thừa hành dưới quyền đại sứ. Những đại sứ Mỹ ở Saigon có thể là các nhà ngoại giao chuyên nhiệp như các ông Donald Red Heath (7/1950-7/1955), Frederick Rheinhardt (5/1955-3/1957), Elbridge Durbrow (3/1957-12/1960), Frederick Nolting (5/1961-8/1961), hay tướng lãnh làm đại sứ như tướng Joe Lawton Collins (8/1954-6/1955) hay đại sứ như tướng Maxwell Taylor sau năm 1963, hay chính trị gia chuyên nghiệp như Henry Cabot Lodge (8/1963-7/1954, 7/1965-4/1967).
Đại sứ Mỹ lãnh đạo, nói chung, tất cả hoạt động của Hòa Kỳ tại Saigon và Nam VN. Tại tòa đại sứ, chính thức không thấy ai là nhân viên của CIA cả, nhưng thường vị đệ nhất tham vụ là trưởng nhiệm sở cùa CIA. Như trước kia, đại tá Edward Lansdale chính thức là một tùy viên không quân, nhưng nhiều người biết ông chỉ huy một phái đoàn công tác đặc biệt của sở trung ương tình báo Hoa Kỳ tức CIA. Tại tòa đại sứ, CIA là bộ phận quan trọng, nhất là tại các nước làm tiền đồn chống CS như miền Nam, vì phải thực hiện nhiều công tác mật và bán công khai. Hoa Kỳ càng can thiệp trực tiếp vào VN, nhiệm sở CIA tại Saigon càng trở nên đông đảo hơn và mở rộng phạm vi hoạt đô.ng. Khi hiệp định Geneva được ký kết trong tháng 7/1954, tại Saigon và miền Nam có tất cả 342 người Mỹ dân sự và quân sự. Nhưng dần dần chỉ nhiệm sở CIA không thôi đã có đến 70 người Mỹ từ thời Đệ Nhất Cộng Hòa (1955-1963) lên đến độ 300 điệp viên Mỹ, nam và nữ, nhiều người nói thông thạo tiếng Pháp và một số rành tiếng Việt nữa. Ngoài ra, còn có một số nhân viên người Việt làm việc toàn thời gian, hay là cộng tác viên đưa tin tức rồi nhận tiền hay không, và được tòa đại sứ đề cử nắm giữ các chức vụ quan trọng trong chính quyền miền Nam, nhất là sau 1963. Tại Saigon, các điệp viên CIA thường đi xe hơi loại Ford Pinto, được cung cấp xăng miễn phí và sống thoải mái. Nhiệm sở CIA có trách nhiệm giúp đỡ chính phủ miền Nam tổ chức một hệ thống tình báo tối tân, huấn luyện các lực lượng bán quân sự cho các hoạt động mật, và thâu lượm tin tức về kẻ thù là CS Hanoi và CS quốc tế. Trong khi ấy, CIA cũng theo dõi ngầm các nhân vật chính trị và quân sự miền Nam để chi phối họ, và cả phe chống đối chính quyền. Sở CIA vừa làm công tác tình báo và phản gián để thực thi chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Những năm 1954-55, đại tá Edward Lansdale cầm đầu phái đoàn quân sự Saigon, tức toán đặc nhiệm của CIA, thực thi chính sách của chính quyền Eisenhower là giúp ông Ngô Đình Diệm chống lại thực dân Pháp và tay sai, để lập chính quyền tự chủ nhưng chống CS tại miền Nam. Đến năm 1963, CIA vận động các tướng đảo chánh và giết hại ông Diệm theo chủ trương của chính quyền Kennedy. Trong 9 năm cầm quyền, TT Diệm và cố vấn Nhu có đề phòng chặt chẽ, nhưng CIA cũng mua chuộc một số viên chức thân tín của chế độ làm việc trong dinh Độc Lập, gần gũi ông Diệm, ông Nhu và bà Nhu và cả ông Cẩn ở Huế nữa, để biết phản ứng và thái độ của các vị này trước tình thế, và đối với các đề nghị và kế hoạch của người Mỹ đưa ra. CIA cũng bí mật gắn máy thâu và phát thanh tối tân tại nhiều bộ, tổng, nha, cư xá và tại nhà của các vị cao cấp trong chính quyền, và ngay cả trong các bức tường dinh Độc Lâïp đang xây cất lại sau khi bị ném bom đầu năm 1962. Cả phe CS cũng ngầm làm việc này nữa.
CIA dần dần đột nhập vào các tổ chức, cơ quan bằng cách này hay cách khác. Trong vụ nhảy dù đảo chánh hụt 11/11/1960, vai trò của CIA cũng đáng nói đến. Một điệp viên CIA là ông George Carver, chính thức là viên chức USOM, lâu nay có bổn phận liên lạc với các phe phái chống đối chính quyền ông Diệm, nhận lời mời của luật sư Hoàng Cơ Thụy đến gặp những nhân vật dân sự của phe đảo chánh tại nhà ông. Trong khi ấy một cán bộ CIA khác, ông Russel Miller, liên lạc với các sĩ quan dù đang đảo chánh và nghe lén các tin tức bằng điện thoại giữa các đơn vị dù bao vây dinh Độc Lập và hành dinh của họ. Oâng George Carver muốn góp ý với phe đảo chánh là đánh chiếm ngay dinh Độc Lập và lật đổ TT Diê.m. Nhưng cả hai ông Geroge Carver và Russel Miller nhận được lệnh của đại sứ Mỹ Elbridge Durbrow qua trưởng nhiệm sở CIA là William E. Colby rằng chính phủ Hoa Kỳ muốn phe đảo chánh điều đình với TT Diệm và không được đổ máu nữa. Sau khi đảo chánh thất bại, ông George Carver đem luật sư Hoàng cơ Thụy đến giấu tại một nhà an toàn của CIA tại Saigon, rồi sau đấy bỏ ông Thụy trong một túi vải lớn đựng thư để đưa ông ra khỏi Saigon và miền Nam, trong chiếc phi cơ của tùy viên không quân sự Mỹ.
Cơ quan trung ương tình báo CIA, từ trụ sở trung ương tại Langley, tiểu bang Virginia, có thể chỉ thị cho nhiệm sở CIA Saigon thực thiện một công tác mật nào đó, hay phái điệp viên đột lốt du khách, nhà báo, viên chức đến thực hiện công tác. Ngoài CIA, người Mỹ cũng có những sở tình báo khác như sở tình báo của bộ quốc phòng, bộ tư lệnh Mỹ Thái Bình Dương đóng tại Honolulu, tiểu bang Hạ Uy Di (Hawaìi), cũng có ngành tình báo nhắm vào quân sự, lục quân Mỹ và bộ tư lệnh MACV tại Saigon cũng có cơ sở tình báo. Còn bộ ngoại giao Mỹ cũng bao gồm một sở tình báo và nghiên cứu. Có khi các sở tình báo lại đưa ra những bản thẩm định tình thế khác nhau hay mâu thuẫn với nhau.
Phân quan trọng nhất của viện trợ Mỹ nhắm vào an ninh, tức sự tổ chức và trang bị cho quân đội miền Nam. Oâng Diệm rất có tinh thần quốc gia, việc gì cũng hướng về truyền thống cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Trong việc thành lập quân đội cũng vậy, ông muốn có quân đội hoàn toàn VN, như ông Trần văn Đôn một trong những tướng đã đảo chánh ông, cũng thừa nhân. Nhưng Hoa Kỳ đe dọa cúp viện trợ nếu không tổ chức quân đội theo phương thức Mỹ, tức lập sư đoàn theo cấp số 3, mỗi sư đoàn gồm 3 trung đoàn, mỗi trung đoàn gồm 3 tiểu đoàn, mỗi tiểu đoàn gồm 3 đại đội, mỗi đại đội gồm 3 trong đội và mỗi trung đội gồm 3 tiểu đội với 11 binh sĩ cho mỗi tiểu đô.i. Tại miền Nam, trung bình 2 sư đoàn lập thành một quân đoàn. Toàn lãnh thổ miền Nam, từ biến Hải đến mũi Cà Mâu, gồm 42 tỉnh được chia làm 4 vùng chiến thuật cho quân đoàn, với bản doanh tại Đà Nẵng cho quân đoàn I, Pleiku cho quân đoàn II, Biên Hòa cho quân đoàn III, và Cần Thơ cho quân đoàn IV. Các quân đoàn được đặt dưới quyền bộ tổng tham mưu đóng tại trại Trần Hưng Đạo, gần phi trường Tân Sơn Nhất. Ngoài các sư đoàn bộ binh, còn có lữ đoàn rồi sư đoàn dù, thủy quân lục chiến, các đơn vị thiết giáp, pháo binh, công binh cùng với các tiểu đoàn biệt động quân, địa phương quân và dân vệ tại các tỉnh lỵ, quận và xã, và các binh chủng là hải quân và không quân. Tổng thống là tổng tư lệnh quân đô.i.
Để huấn luyện và trang bị cho quân đội Việt, người Mỹ lập ra Military Assistance Advisory Group viết tắt là MAAG xin hiểu là toán cố vấn viện trợ quân sự dưới quyền tướng 2 sao. Dần dần người Mỹ đến nhiều hơn, với cả đơn vị phi cơ và trực thăng nên một bộ tư lệnh các lực lượng viễn chinh Mỹ được thành hình gọi là Military Assistance Command Vietnam, túc MACV có nhiệm vụ làm cố vấn cho chính quyền miền Nam về hành quân tác chiến. Những tổ chức trình bày trên đây là những cơ quan chính của người Mỹ, ngoài ra có những cơ sở phụ thuộc khác như bệnh viện hải quân, sở cung cấp hàng hóa PX, các câu lạc bộ sĩ quan, với các máy đánh bạc, hiệu ăn, hộp đêm …vv… Các cơ quan nói trên, từ tòa đại sứ, USOM, MAAG và MACV, thực hiện chương trình viện trợ Hoa Kỳ cho chính phủ Ngô Đình Diê.m. Số tiền viện trợ trong năm 1955 là 322.4 triệu Mỹ kim mà 87% của số tiền qua một chương trình gọi là Commodity hay Commercial Import Program tức CPI, xin hiểu là chung trình nhập cảng hàng hóa hay thương ma.i. Đại khái theo chương trình này, Hoa Kỳ cung cấp một số lượng mỹ kim cho chính phủ, bao nhiêu tùy theo nhu cầu từng năm. Chính phủ bán lại số mỹ kim cho các nhà nhập cảng Việt để lấy một số bạc Việt với gía hối xuất bằng ½ gía chính thức. Chính phủ dùng số bạc Việt này để trả lương cho bộ máy chính quyền và quân đô.i. Ngoài ra, chính phủ còn thu được một số tiền bạc khác từ quan thuế đánh vào hàng hóa nhập cảng. Trong những năm đó, mỹ kim được bán ra với gía 35 đồng một mỹ kim, mỗi mỹ kim hàng nhập cảng thâu thêm cho chính phủ trung bình số tiền bằng 18 mỹ kim quan thuế.
Chương trình CIP có mục đích tài chánh là đài thọ ngân sách chính phủ và ngăn chặn lạm phát, còn mục tiêu chính trị là cung cấp cho dân chúng miền Nam nói chung, và giới trung lưu và thượng lưu nói riêng, số hàng hóa tiêu dùng mà họ cần và có khả năng mua được, để lôi cuốn được sự ủng hộ của họ. Người Mỹ cũng muốn chứng minh rằng, là đồng minh của Hoa Kỳ, nhận viện trợ Mỹ, thì đời sống sung túc như vậy, trái với sự thiếu thốn và mức sống rất thấp của dân miền Bắc dưới chế độ CS.
Từ 1955 đến 1961, viện trợ kinh tế Mỹ lên đến 447 triệu mỹ kim, phần lớn qua chương trình CIP. Số tiền viện trợ chương trình này rất đầy đủ, nên chính phủ ông Diệm vào năm 1960 còn dư đến 216.4 triệu mỹ kim trong qũy CIP. Người ta phải công nhận rằng TT Diệm rất trọng của công, và sử dụng ngân sách viện trợ một cách thận trọng và cần kiê.m. Các chính quyền tay sai sau vụ đảo chánh đã phung phí số tiền dư lại nói trên rất nhanh chóng. Một số quan sát viên Việt và ngoại quốc, cũng như vua xứ Ma Rốc Mohammed V có nói về mối nguy cớ tùy thuộc qúa nhiều vào chỉ một đồng mình mà thôi. Lời chỉ trích này đúng. Người Mỹ có thể dùng viện trợ như một phương tiện vũ khí để chi phối chính quyền miền Nam, như trong vụ đảo chánh năm 1963, hay như TT Richard Nixon dùng để dọa ông Nguyễn văn Thiệu sau này. Có lẽ ông Diệm cần đánh thuế lợi tức cao, chứ không phải cho có lệ, đối với giới giàu có, như xuất nhập cảng, doanh thương, nhà thầu…vv.. để bớt phụ thuộc phần nào vào ngoại viện trợ, và cho thấy cố gắng tự túc, dùng trong hoàn cảnh khó khăn.
Nhưng tóm lại, TT Diệm đã thành công qúa sự mong đợi của người Mỹ đã ủng hộ ông. Họ bảo là ông Diệm đã làm được “phép lạ” cho miền Nam VN nhờ những đức tình quyết tâm, can đảm và tháo vát của ông, như thứ trưởng ngoai giao Mỹ Walter Robertson ca tụng ông trong tháng 6/1956. Uy tín của ông Diệm lên rất cao trong nước, tại các xứ không CS, từ 1956 đến 1959. Từ một chí sĩ lâu nay mơ ước thôi, ông đã đem lại quyền tự chủ cho ½ nước mà ông là nguyên thủ, và miền Nam được hầu hết các xứ không CS thừa nhận và bang giao trong sự kính tro.ng. Một số công du cũng làm tăng gía trị của ông. Vào tháng 5/1957, TT Dwight Eisenhower thân chinh ra đón ông tại phi trường, ông đọc diễn văn tại lưỡng viện quốc hội Mỹ, ông dự cuộc tiếp đón long trọng tại đô thị Nữu Ước (New York), ông cũng đi công du các xứ khác như Thái Lan, Uùc, Đại Hàn, Aán Độ. Lúc bấy giờ, ngay cả đế quốc CS Liên Xô, cũng coi TT Ngô Đình Diệm và miền Nam ngang hàng với chủ tịch Hồ chí Minh và miền Bắc CS đồng minh của họ, và cũng đề nghị để cả hai miền vào Liên Hiệp Quốc. Nhưng ông Diệm đâu có muốn được ngang vai vế với Hồ chí Minh, ông Diệm tự cho mình là tượng trưng, là người lãnh đạo toàn dân tộc và xứ sở, mong muốn diệt trừ CS để thống nhất đất nước. Oâng Diệm trở thành một đối thủ đáng sợ cho Hồ chí Minh và phe CS Hà Nô.i. Những thành tích của ông trong việc tái thiết miền Nam và xây dựng chính quyền là những điều bất lợi cho họ, có thế làm cho dân miền Bắc hướng về miền Nam, ước mong miền Nam giải phóng cho họ khỏi sự áp bức và bóc lột của chế độ CS. Và như thế, phe CS Hanoi không để miền Nam tái thiết trong nền hòa bình lâu dài đươ.c.
CỘNG SẢN HÀ NỘI GÂY CHIẾN TRANH, KHỦNG BỐ & GIẾT HẠI DÂN LÀNH..
Đến nay, người ta có thể thấy rõ ràng rằng những sai lầm nghiêm trọng của Hồ chí Minh và đảng CS rất tai hại cho sự mở mang và sống còn của dân tộc Việt Nam, và làm cho tiềm lực của dân tộc bị suy yếu ! Tóm lại, Hồ chí Minh và đảng CS đã không dùng ý thức hệ để phục vụ quyền lợi ngắn hạn hay dài hạn của dân tộc VN, nhưng đã lợi dụng lòng yêu nước và sự hy sinh vì nền độc lập của xứ sở, để phục vụ ý thức hệ CS và quyền lợi của hai nưóc CS đàn anh là Liên Xô và Trung Cô.ng. Họ không muốn thấy là quyền lợi quốc gia, chứ không phải ý thức hệ, bất cứ ý thức hệ nào, CS cũng vậy, quyết định chính sách đối ngoại của các nước từ xưa tới nay. Họ quên rằng những năm 1945-46, lãnh tụ CS Xô Viết “ông nội Stalin” theo thi sĩ kiêm chính trị gia CS Tố Hữu gọi, và đảng CS Pháp đâu có thèm đếm xỉa gì đến dân tộc Việt, ông Hồ và phe CS Viê.t. Gương thống chế Broz Tito của Nam Tư sờ sờ trước mắt: là một người được Liên Xô đào tạo và huấn luyê.n. Oâng Broz Tito đã chống lại Stalin và Liên Xô, vì quyền lợi và nền tự chủ của nước Nam Tư của ông. Nhưng ông Hồ và đảng CS tuân theo hay noi theo việc làm của Liên Xô và Trung Cộng, họ phát động cải càch ruộng đất đẫm máu người Việt, như Stalin diệt phú nông Krulaks tại Liên Xô hay Mao diệt địa chủ tại Trung Quốc. Họ còn làm những việc hèn hạ hơn nữa như san bằng gò Đống Đa, nơi tướng giặc Tàu Sầm Nghi đống treo cổ tự vẫn vì bị quân đội của Hoàng Đế Quang Trung vây đánh ngặt qúa. VaØ có thể nói là họ dâng hiến lãnh thổ của dân tộc cho Trung Quốc, chứ không bảo vệ quyết liệt như miền Nam đã làm, theo tờ Tạp Chí Kinh Tiế Viễn Đông (Economic Far Eastern Review) đã tường thuâ.t. Lâu nay, Trung Cộng đòi giành các quần đảo Tây Sau, Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Ngày 4/9/1958, chế độ Bắc Kinh ra tuyên ngôn đòi chủ quyền trên tất cả quần đảo từ đảo Hải Nam trở xuống vịnh Thái Lan, xuyên qua vịnh Bắc Việt, tức là những quần đảo nói trên của VN. Chủ tịch Hồ chí Minh và đảng CS đã không phản đối. Nhưng ngày 14/9/11958, thủ tướng Phạm văn Đồng, một ủy viên của bộ chính trị đảng CS, lại gởi công hàm chính thức cho thủ tướng Trung cộng Chu ân Lai “công nhận và ủng hộ bản Tuyên Ngôn của cộng hòa nhân dân Trung quốc ngày 4/9/1958”. Như thế, Hồ chí Minh và đảng CS đã dâng lãnh thổ VN cho Trung cộng, đã chính thức thừa nhận việc cưỡng chiếm lãnh thổ VN của Bắc Kinh ! Họ muốn được chế độ Bắc Kinh viện trợ để gây chiến tranh thôn tính miền Nam.
Tại Hà Nội, Hồ chí Minh và các đồng chí thân cận của ông theo dõi rất kỹ lưỡng sự biến chuyển tình thế tại miền Nam. Họ hoạch định các kế hoạch để đối phó, nhất là sau khi thủ tuớng Diệm thắng lợi và ổn định được tình thế. Mục tiêu của họ là làm sao làm chủ luôn nửa phần kia của đất nước bằng mọi phương tiện, trong hòa bình với cuộc tuyển cử theo hiệp định Geneva nếu có thể, không thì dùng khủng bố và chiến tranh. Họ chỉ thị cho thi hành mật các mưu đồ gây rối loạn rồi tuyên truyền răng nhân dân bị áp bức nên bộc phát, tự động nổi dậy và nếu làm được và có mòi thành công, họ viết quyết nghị trên giấy tờ.
Ngay sau khi Hồ chí Minh đi gặp Chu ân Lai ở Nam Ninh về, vào tháng 7/1954, trong khi hội nghị Geneva đang tiếp diễn, ông và bộ chính trị soạn thảo ngay các kế hoạch khuynh đảo miền Nam. Lợi hại nhất trong các kế hoạch này là công tác tình báo và đột nhập vào chính quyền địch, nghĩa là các cơ cấu của miền Nam. Việc làm này là chọn lựa, đề cử, vận động, lôi cuốn một số cán bộ đảng viên hay phái đảng trà trộn trong số đồng bào di cư vào Nam, hoặc người miền Nam ở lại nằm vùng hay đổi vùng, để phục vụ bí mật cho bác và đảng. Công tác này được thi hành ngay lập tức, vô cùng khẩn cấp cho kịp với hiệp định Geneva. Chỉ thị mật được cấp tốc gởi vào Nam. Tại miền Nam, một số cán bộ đảng trung kiên, có nhiều tuổi đảng và thành tích đáng kể mới được giao phó công tác này trong các vùng họ còn kiểm soát, và ngay cả vùng Saigon – Chợ Lớn và các đô thị khác của miền Nam. Những cán bộ phụ trách này đã chọn lựa một số đảng viên hay cảm tình viên như cán bộ còn trẻ, độc thân, nam và nữ, một số thanh niên mới lập gia đình hay còn có con nhỏ nữa để làm điệp viên nằm vùng, sinh sống bình thường như người di cư hay như dân chúng địa phương, nhưng bí mật thâu lượm tin tức và thực hiện các công tác mà đảng sẽ giao phó. Hồ chí Minh và các đồng chí thảo luận với nhau nhiều lần về các kinh nhiệm của Liên Xô và đảng CS Xô Viết. Họ bàn rất nhiều về kế hoạch Lucy của đảng CS Xô Viết và rất ca ngợi kế hoạch này. Nguyên là sau cách mạng Nga 1917, đảng CS Xô Viết đã chỉ thị cho các đảng viên trẻ tuổi đang làm sĩ quan trong quân đội Đức vẫn tiếp tục phục vụ trong quân đội, đừng giải ngũ dù nước Đức bị bại trận, quân đội bị giảm xuống chỉ còn độ 100,000 người. Tren 20 năm sau, khi đệ nhị thế chiến bùng nổ năm 1939, số sĩ quan đảng viên CS đã trở thành những tướng lãnh trong quân đội Đúc, ngay trong cả bộ tổng tham mưu của lãnh tụ quốc xã Adolf Hitler. Họ đã cung cấp các kế hoạch hành quân, các bí mật quân sự của Đức quốc xã cho Liên Xô qua trung gian của một điệp viên khác tại Thụy Sĩ, tổ chức gián điệp ày mang tên Lucy, và góp phần rất đáng kể vào sự thắng trận của Liên Xô trong đệ nhị thế chiến (1939-45). Ngoài hệ thống gián điệp Lucy, một đảng viên CS Đức khác là ông Sorge vào đảng quốc xã Đức, được tín nhiệm và làm việc tại tòa đại sứ Đức ở Đông Kinh, thủ đô Nhật Bản, đã cho Liên Xô biết về ý đồ của Nhật, nên Stalin có thể đưa các sư đoàn tại Tây Bá Lợi Á về bảo vệ thủ đô Mạc Tư Khoa, chống lại được sự tấn công của quân đội Đức quốc xã năm 1941. Học hỏi kinh nghiệm Liên Xô và đảng CS Xô Viết, đảng CS tại Hanoi đã cho nhiều đảng viên nằm vùng tại miền Nam vào làm việc tại tất cả các cơ quan dân sự và quân sự. Một số đảng viên và cảm tình viên trước kia là tín đồ của các tôn giáo như Thiên Chúa, Phật Giáo, Tin Lành hay các giáo phái như Hòa Hảo và Cao Đài nay được lệnh trở lại thàønh những tín đồ rất ngoan đạo, hay những người trước kia chưa là tín đồ cũng làm vậy, để được sự tín nhiệm của các chức sắc các tôn giáo và giáo phái. Số điệp viên CS trà trộn tại miền Nam có thể lên đến nhiều nghìn, con số của CS, không biết có nói thêm không, là từ 20,000 đến 30,000 người. Họ đột nhập vào các ngành, hoặc làm sĩ quan, trong các binh chủng, họ làm mọi việc từ thấp lên cao, vào tận dinh tổng thống nữa. Từ 1975 khi CS Hà Nội cưỡng chiếm được miền Nam cho đến nay, chính quyền và đảng CS Hanoi đã tưởng thưởng công khai cho những điệp viên có nhiều thành tích vẻ vang, như Phạm xuân Aån, Vũ ngọc Nhạ, Hùynh văn Trọng, ni cô Huỳnh Liên, sư thích Trí Quang…vv… Trong 9 năm cầm quyền của ông Diệm, một trong số những điệp viên CS đáng kể nhất có lẽ là ông Phạm ngọc Thảo.
Ngoài việc xây dựng màn gián điếp cực kỳ bí mật và rộng lớn tại miền Nam, đảng CS cũng ra sức tôn giáo vận, nghĩa là vận động các chức sắc và tín đồ các tôn giáo ủng hộ cuộc chiến đấu của họ, hay phá rối bằng cách phao tin đồn thất thiệt, gây chia rẽ, hiềm khíùch và xung đột giữa các tôn giáo nhất là sau năm 1963 giữa Phật giáo và thiên Chúa giáo. Họ còn cho một số đảng viên vào làm tu sĩ, cũng như cho cán bộ cà răng để sống với đồng bào thiểu số. Trong khi ấy, họ cũng lo củng cố hệ thống đảng của họ từ thôn ấp, xã, quận, tỉnh, khu, tại các vùng lâu nay họ đã cai trị, hoặc các nơi trước kia Pháp kiểm soát và cho các cơ sở này rút lui bào bí mâ.t. Hồ chí Minh và bộ chính trị cũng học hỏi kinh nghiệm của Liên Xô về vụ thống nhất vùng Tây Bá Lợi Á. Lúc bấy giờ vùng này bị phe Nga trắng chống CS kiểm soát với sự ủng hộ của các nước Tây phương sau cuộc cách mạng 1917 tại Nga, và cuộc nội chiến xảy ra tiếp theo đấy. Lenin và đảng CS Xô Viết đã lập ra chính đảng và chính phủ để chiến đấu cho “nền độc lập” của Tây Bá Lợi Á. Nhưng sau khi thôn tính đuợc vùng này, Lenin và đảng CS giải tán chính quyền và chính đảng tại vùng này. Một chính sách gần giống như vậy sẽ được xử dụng trong việc “giải phóng” miền Nam.
Trong những năm đầu sau hiệp định Genneva năm 1954, chính quyền Hồ chí Minh tại Hanoi phải lo tái thiết và đối phó với sự chống đối của dân chúng và giới trí thức như vụ nổi dậy của nông dân tại huyện Quýnh Lưu và vụ Nhân Văn Giai Phẩm. Ban đầu, họ cũng hy vọng thôn tính được miền Nam, qua cuộc tổng tuyển cử dự trù vào năm 1956, nhưng ông Ngô Đình Diệm đã giành được chủ quyền tại miền Nam, buộc Pháp rút quân về nước và thành công trong việc tái thiết miền Nam. Nước Pháp có bổn phẩn thi hành hiệp định Geneva, nhưng Pháp không còn có quân hay thế lực gì tại miền Nam nữa cả. Như thế, khó lòng TT Ngô Đình Diệm chịu thi hành hiệp định Geneva tổ chức tổng tuyển cử. Ngoài nguyên nhân vì quyền lợi và sự tự do của dân tộc, ông Diệm còn có mối tư thù với CS vì đã giết anh ruột là Ngô Đình Khôi và con trai độc nhất của ông này. Tuy vậy, HoÀ chí Minh và đảng CS vẫn động viên cán bộ và phát động một cuộc đấu tranh chính trị bắt đầu từ tháng 7/1955, khi mà, theo hiệp định Geneva, hai miền Bắc và Nam phải tiếp xúc và thảo luận với nhau về tổng tuyển cử năm 1956.
Chính quyền miền Nam đã biết rõ về mưu đồ của đối phương. TT Diệm có một cộng tác viên có khả năng là ông Trần chánh Thành có nói đến trước đây. Oâng Thành đã từng tham gia kháng chiên, ông am hiểu thủ đoạn chính trị của CS nên đề nghị biện pháp đối phó thích hơ.p.
Đến mùa hè 1955, chính quyền phát đô.ntg một chiến dịch Tố Cộng toàn khắp miền Nam, nhất là các vùg trước kia do chính quyền CS kiểm soat. Chiến dịch Tố Cộng nhằm mục đích phân loại các hạng dân chúng để phát giác ra cơ sở và cán bộ CS “nằm vùng” hay “đổi vùng” và tổ chức các buổi lễ tại các thôn xóm để số cán bộ này công khai tuyên bố từ bỏ chủ nghĩa CS, ly khai với đảng và tuyên thệ trở về với chính nghĩa quốc gia.
Theo thống kê của bộ Thông Tin và Thanh Niên dưới quyền bộ trưởng Trần Chánh Thành phụ trách chiến dịch Tố Cộng, cho đến tháng 5/1956, khoảng 94,041 cán bộ CS đã về hồi chánh với chính quyền quốc gia, 5613 cán bộ khác đầu thú, lấy được 119,454 vũ khí, 75 tấn tài liệu và tìm ra được 707 nơi chôn dấu vũ khí và độ 15,000 đến 20,000 người bị tình nghi là CS bị giữ trong các trại giam. Năm 1959, một giáo sư người Anh nói và hiểu biết tiếng Việt thông thạo, là ông Patrick J. Honey, được TT Diệm cho phép đi viếng thăm các trại giam những người CS hay bị tình nghi là CS. Oâng Honey tường trình rằng những kẻ bị giam giữ đã nói rằng đa số trong bọn họ không hề là CS hay thân cọâng. Điều này cho thấy trong bất cứ hoạt động quy mô nào của bất cứ chính quyền nào, chắc không thể tránh khỏi sai lầm được, không ít thì nhiều. Trong chiến dịch Tố Cộâng, có thể có những người bị tố oan vì tư thù, hay một lý do nào khác, hay vì một số viên chức của chính quyền muốn làm tiền họ …vv.. Ngoài ra còn có những thành phần dân chúng tham gia kháng chiến chống Pháp rồi ở lại, không tập kết ra Bắc, vì không thích CS. Những người này nay bị tố là cộng hay thân công. MoÄt số đảng viên bí mật lại lên tiếng hay kín đáo tố những người khác là CS để gây ra những vụ bắt giữ và tạo thêm thù hằn giữa dân chúng và chính quyền. Nhưng nhiều cán bộ thật sự CS có công tác phá rối trị an và bị bắt giữ, thẩm vấn cũng không bao giờ nhận họ là CS cả. Nhìn chung, chiến dịch Tố Cộng rất thành công, như tài liệu tổng kết kinh nghiệm của đảng CS trong năm 1963 đã thừa nhận:
“Từ 1957 đến 1958, tình thế dần dần đổi thay. Kẻ thù liên tục phá hoại sự thi hành hiệp định Geneva, củng cố và tăng cường một cách tích cực ngành an ninh quân sự và bộ máy hành chánh, từ trung ương xuống đến tận thôn xóm, ám sất tàn bạo dân chúng (tức cán bộ cộng sản) và thật sự đã phá hủy đảng ta (tức đảng CS Hà Nội của Hồ chí Minh lãnh đạo) một cách hữu hiệu…
Vào thời bấy giờ, phong trào đấu tranh chính trị, dù không bị đánh bại, đang gặp khó khăn càng gia tăng, và bị suy yếu dần, các căn cứ cửa đảng, dù chưa bị hủy diệt hoàn toàn, một bố bị suy yếu một cách đáng kể, trong vài khu vực, một cách trầm tro.ng.
Để chốngmột kẻ thù như vậy, không thể chỉ dùng đấu tranh chính trị đơn giản. Cần sử dụng thêm tranh đấu võ trang, không chỉ ở cấp thấp… kẻ thù không cho chúng ta chút nào yên ổn cả.
Vậy đến cuối năm 1959, khi chúng ta phóng them một cuộc đấu tranh võ trang phối hợp với cuộc đấu tranh chính trị chống kẻ thù, cuộc tranh đấu ấy thể hiện ra là cuộc chiến tranh cách mạng tại miền Nam VN.”
|
|
|
Post by NhiHa on Jul 7, 2011 5:23:45 GMT 9
Thật ra từ cuối năm 1956, khi thấy không có hy vọng gì thôn tính được miền Nam bằng đường lối tổng tuyển cử, bộ chính trị của đảng CS đã ra mặt lệnh cho đảng bộ tại miền Nam đánh phá các cơ sở của chính quyền miền Nam, bằng cách cảnh cáo, bắt có, ám sát và thủ tiêu các viên chức chính quyền từ thôn xóm đến thành thị, gây ra tình trạng bất ổn và khủng khiếp. Nhiều vụ khủng bố đã xảy ra liên tiếp tại nhiều nơi, trong tháng 7/1957, có 17 người bị CS giết hại tại Châu Đốc, một quận trưởng và gia đình bị phục kích bắn chết trên quốc lộ Mỹ Tho – Saigon ngày 10/101957, một tên khủng bố ném lựu đạn vào một quán cà phê tại Chợ Lớn gây thương tích cho 13 thường dân, và 12 ngày sau, 3 vụ nổ khác làm 13 người mỹ bị thương. Một đài phát thanh CS cũng bắt đầu hoạt động, lên tiếng là đại diện cho một thứ mặt trận cứu quốc kêu gọi dân chúng nổi dậy chống chính quyền cộng hòa dưới quyền tổng thống Diê.m. Quân khủng bố CS cũng nhắm vào người Mỹ khi nào có thể. Trong 3 tháng cuối của năm 1957, ít nhất có đến 75 viên chức hay thường dân bị bắt cóc hay ám sàt trong hơn 30 vụ khủng bố. Bắt đầu năm 1958, CS mở một chiến dịch khủng bố tại thôn quê, bắt cóc và ám sát các cán bộ hành chánh tại các thôn, xã, giáo viên, nhân viên y tế, canh nông, cảnh sát, và cũng bắt đầu tấn công những đồn bót nhỏ của dân vệ và địa phương quân để cướp vũ khí và phá hủy bộ máy chính quyền tại thôn quê, làm cho dân chúng khiếp sợ không dám ủng hộ chính quyền hợp pháp nữa. VaØo tháng 7/1958, một học gỉa Pháp, ông Bernard Fall, đăng một bài báo trình bày một loạt các vụ ám sát do CS gây ra từ tháng 4/1957 đến tháng 8/1958, và cho rằng đảng CS đã mở một cuộc chiến tranh mới. Chính quyền miền Nam cũng cho tòa đại sứ Mỹ biết là trong 2 năm 1958, 1959 và 5 tháng đầu của 1960, có 780 viên chức dân sự bị giết hại và 282 người bị bắt cóc. Nhưng các quan sát viên ngoại quốc cho rằng con số viên chức chính quyền miền Nam bị CS giết hại còn cao hơn thế nữa. Nhà ngoại giao Mỹ Douglas Pike nêu ra 11,700 vụ ám sát và 2.000 vụ bắt cóc từ 1957 đến 1960. Oâng Bernard Fall đưa ra con số 4,000 người bị sát hại từ tháng 5/1957 đến tháng 5/1961 và đến cuối 1963 là 13,000 người. Báo New York Times tính độ 3,000 viên chức bị giết và bắt cóc trong năm 1960 là 1,400 viên chức và thường dân. Oâng Bernard Fall cũng trình bày rằng có sự phối hợp nào đấy giữa những vụ khủng bố và chính quyền Hanoi. Sau khi CS Hanoi cưỡng chiếm miền Nam năm 1975, các tài liệu của CS cũng như những lời phát biểu của các cán bộ CS, cho thấy mọi việc xảy ra tại miền Nam là do đảng CS Hà Nội quyết định và phát động cả !! Trong khi chiến dịch khủng bố tiếp diễn, các đơn vị CS được tổ chức tại miền Nam, hay đột nhập từ miền Bắc, mở các vụ đánh phá đường giao thông và phục kính quân đội của chính phủ. Thí dụ, ngày 26/9/1959, hai đại đội của sư đoàn 23 bị phục kích, một số binh sĩ bị giết và bị thương và mất gần hết vũ khí, ngày 25/1/1960, quân CS đột nhập vào trung đoàn bộ của trung đoàn 23, sư đoàn 21 đóng tại Tây Ninh, giết 23 binh sĩ và cướp nhiều vũ khí. Bốn ngày sau, quân CS chiếm thị xã Đồng Xoài cách độ 100 ki lô mét phét bắc Saigon, làm chủ thành phố này trong nhiều giờ và cướp một số tiền lớn của người Pháp. Cũng trong tháng giêng năm 1960, quân CS đánh phá vùng Cà Mâu, và miền đồng bằng sông Cửu Long. Trong tỉnh Kiến Hòa, đường giao thông giữa tỉnh lỵ Bến Tre với 6 trong số 8 quận bị cắt đứt. Cường độ khủng bố và đánh phá của CS leo thang khắp nơi. Mục đích của họ là hủy diệt chính quyền hợp pháp, làm dân chúng cực kỳ khiếp sợ, không còn dám ủng hộ chính quyền nữa. Họ cũng mong đợi chính quyền ban bố các biện pháp chống lại CS, kiểm soát dân chúng gắt gao hơn, để tố cáo là đàn áp dân chúng và gây thêm bât mãn, khiến cho dân chúng theo họ.
Để đối phó với sự khủng bố và tấn công của CS, TT Diệm từ đầu năm 1960 cho thực hiện trở lại chính sách phân loại và kiểm soát dân chúng một cách chặt chẽ. Ngày 6/5/1959, ông cho ban luật 10/59 thiết lập 3 tòa án quân sự và các tòa án này có quyền tuyên án tử hình, không được kháng tố, theo sắc lệnh 47 năm 1956 loại trừ CS ra ngoài vòng pháp luâ.t. Trong thực tế, như tài liệu Ngũ Giác Đài thừa nhận, luật 10/59 ít khi được áp dụng, chỉ dùng để xét xử làm gương một số kẻ khủng bố CS. Nhưng dĩ nhiên phe CS, một số nhà báo và viên chức Mỹ hay học gỉa, đã chỉ trích kịch liệt đạo luật này, cho rằng có tính cách chuyên chế và đàn áp.
Đảng CS Hanoi càng ngày càng tăng áp lực đối với chính quyền miền Nam. Họ dùng kinh nghiệm của đảng CS Xô Viết trong vụ thôn tính lại được vùng Tây Bá Lợi Á với việc lập ra hết Mặt Trận Giải Phóng đến đảng Nhân Dân Cách Mạng, rồi đến chính phủ giải phóng để tuyên truyền trong và ngoài nước rằng vì chính quyền Ngô Đình Diệm đàn áp nên dân chúng nổi dậy chống lại như vâ.y. Nhưng cũng phải thừa nhận rằng HoÀ chí Minh và đảng CS không những có các thủ đoạn chính trị lợi hại và thâm độc mà còn giỏi về vận động và tuyên truyền. Một số người Việt và nhiều người ngoại quốc tin tưởng nào là Mặt Trận Giải Phóng, đảng Cách Mạng, rồi chính phủ giải phóng. Nhưng các tổ chức ấy chỉ là những công cụ chính trị của đảng CS và bị giải tán không thương tiếc, sau khi họ cưỡng chiếm xong miền Nam.
Vấn đề cuối cùng cần xét đến trong chương này là Hồ chí Minh và đảng CS phát động chiến tranh từ cuối 1956 đến 1975 để làm chủ được miền Nam và thống nhất đất nước, có lợi cho dân tộc không, trong ngắn hạn và dài ha.n. Trước hết, không ai muốn đất nước bị chia cắt cả, nhiều gia đình bị phân chia và ly tán. Thống nhất đất nước sau gần 20 năm chiến tranh, từ 1957 đến 1975 với có thể nói hàng mấy triệu người bị giết, hay trở thành phế nhân, hàng trăm nghìn góa phụ, con côi, hàng trăm nghĩn người mất tích trên biển cả vì vượt biên, có lợi cho dân tộc Việt Nam không ? Nước VN thống nhất từ trên 20 năm nay trở thành một trong những xứ nghèo khổ nhất thế giới, dưới chế độ chuyên chế áp bức và bóc lột của đảng CS và trên đà mất chủ quyền kinh tế đối với ngoại bang vì sự bất lực và tham nhũng của các cán bộ CS cao cấp. Tham nhũng, buôn lậu, bán nước bán dân, nhất là bất công xã hội, đĩ điếm, buôn bán xì ke ma túy để đầu độc giới trẻ và người dân, đầy rẫy khắp nước từ Bắc đến Nam. Đảng CS Hà Nội còn đang cầm quyền được ngày nay, đến nay, sau khi chế độ CS đã sụp đổ trên lãnh thổ Nga, và toàn cả Trung Đông Aâu, là nhờ bộ máy công an kiểm soát dân chúng rất chặt chẽ của họ. Nếu không có chiến tranh, hai miền Bắc và Nam cứ tái thiết và phát triển với ngoại viện của hai phe, hai miền nhất là miền Nam ngày nay chắc gì thua sút các con rồng kinh tế và kỹ thuật khác tái Á Châu. Sự thống nhất xứ sở chỉ là một vấn đề thời gian mà thôi. Trong 3 nước bị phân chia sau đệ nhị thế chiến (1939-1945), chiến tranh Đại Hàn chỉ kéo dài 3 năm (1950-1953), còn giữa hai nước Đức, Đông và Tây, đâu có chiến tranh và đổ máu nhưng đã thống nhất trong hòa bình. Nếu giữa hai miền Bắc và Nam VN không có chiến tranh nhưng hai miền thống nhất trong hòa bình như hai nước Đức, chắc đảng CS tại Hanoi phải mất chính quyền. Vì thế, họ dựa vào thủ đoạn và bạo lực, khủng bố và đổ máu dân tộc không thương tiếc, để làm chủ nhân toàn xứ và phục vụ quyền lợi của đảng CS..!
Chính vì sự phát động khủng bố và chiến tranh tại miền Nam làm cho tổng thống Ngô Đình Diệm phải yêu cầu tăng thêm viện trợ Mỹ. Hoa Kỳ thừa dịp này, thực hiện dần một chính sách thực dân tại miền Nam… [Hoàng Ngọc Thành & Nhân Thị Nhân Đức, Những Ngày Cuối Cùng Của TT Ngô Đình Diệm, chương 4, trang 126 147]
Để thay lời kết……
……Người ta thường đứng núi này trông núi nọ, được voi đòi tiên. Trong đời sống chính trị của một nước cũng vậy thôi. Khi sống dưới chế độ của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, một số người bất mãn và chỉ trích những nhược điểm và sai lầm của chính quyền, điều này cũng đúng thôi. HoÏ mong muốn một chính quyền hữu hiệu và tốt đẹp hơn. Nhưng sau khi TT Diệm bị lật đổ và ám sát đầu tháng 11/1963, xứ sở mất chủ quyền, các chính quyền kế tiếp bất lực, người ta mới thấy không có lãnh tụ hay chế độ nào hoàn hảo cả, TT Diệm và chính quyền của ông cũng vậy thôi, với các sai lầm và nhược điểm NHƯNG KHÁ NHẤT so với các chính quyền khác tại miền Nam hay chế độ CS tại miền Bắc trước 1975 và ngay cả chế độ CS ngày nay ! Ngay cả những người Mỹ trước kia đả kích và chủ trương lật đổ TT Diệm cũng thay đổi nhận định về TT Diệm và chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa. Trước cảnh tượng các tướng cầm quyền chỉ làm tay sai cho ngoại bang, hết Pháp đến Hoa Kỳ, với mặt trái của CS Hanoi và con người cá nhân Hồ chí Minh được phơi bày với các tiết lộ của các đảng viên CS kỳ cựu như Nguyễn Hộ, Nguyễn văn Trấn, Vũ thư Hien và cựu phó tổng biên tập viên báo Nhân Dân, đại tá Bùi Tín thì hình ảnh Tổng Thống Ngô Đình Diệm là con người yêu nước, chống cả cộng sản và thực dân, dù Pháp hay Mỹ, hy sinh tất cả để bảo vệ chủ quyền, với nếp sống đạo đức cá nhân, đã trở nên đáng kính hơn bất cứ nhân vật hiện đại nào từ 1945 đến nay ..!! Thời gian phán xét công bằng. Tổng Thống Ngô Đình Diệm có nhiều công hơn tội đối với dân tộc Việt Nam. Chỉ 7 năm sau khi ông bị ám sát, ngày 2/11/1970 TT Diệm được chính thức truy điệu long trọng tại Saigon và nhiều nơi khác trong nước. Dân tộc VN tưởng nhớ và ghi tạc sự đóng góp của ông trong sự nghiệp đấu tranh cho quyền tự chủ của dân tộc chống cả CS và thực dân trong mọi hình thức, công khai hay âm thầm, cũng như chính trị hay kinh tế. Trong sự nghiệp 9 năm phục vụ dân tộc VN của ông, nhiều thành tích về nội trị cũng đáng được tìm hiểu và trình bày, như vụ định cư năm 1954 – 55, hệ thống hành chánh, chính sách kinh tế dinh điền ..vv… Nhưng các soạn gỉa này (tức hai cụ Hoàng Ngọc Thành & Nhân Thị Nhân Đức, tác gỉa cuốn sử “Những Ngày Cuối Cùng Của TT Ngô Đình Diệm”) đã ở tuổi hơn 70+ rồi và không mong muốn gì hơn là hoàn thành được ấn bản bằng Anh ngữ và phát hành ấn bản bằng Pháp ngữ được chuyển ngữ tại Paris của tài liệu này.
Các soạn gỉa chỉ là tư nhân thích nghiên cứu sử học và không có quyền hành pháp, lập pháp hay tư pháp gì để “mời” những người có liên hệ đến sự can thiệp của Hoa Kỳ vào VN, vụ đảo chánh và ám sát TT Diệm và cố vấn Nhu đến để thẩm vấn và đối chứng như người ta đã làm lại Hoa Kỳ về vụ ám sát TT John F. Kennedy chẳng ha.n. Nhưng vì sống nhiều bằng lý tướng, tình yêu và vì công tâm trước lịch sử và dân tộc VN cũng như Hoa Kỳ, với các tài liệu đã hết “mật”, các sách báo về đề tài này đã xuất bản, những sự đóng góp của một số nhân chứng có thiện chí và các vụ phỏng vấn, chúng tôi xin phép trình bày những kết qủa đã thâu lượm đươ.c. Đây chỉ là bước đâu. Rồi đây, nhiều tài liệu “mật” khác của Hoa Kỳ sẽ được giải tỏa và thêm sự thật chính trị và ngoại giao khác chắc sẽ được công bố.
Đời sống của Tổng Thống Ngô Đình Diệm không được dài lâu và ông không hưởng nhiều lạc thú trên đời. Nhưng dân tộc Việt Nam sẽ nhớ lâu dài đến người yêu nước Ngô Đình Diệm ! Tài liệu này có lẽ là kỳ đài lịch sử đầu tiên cho Tống Thống Ngô Đình Diê.m. Rồi đây khi đất nước Việt Nam thanh bình và vắng bóng quân thù CS, sẽ có những kỳ đài khác, những trường học và đại lộ mang tên Ông……. Vĩnh việt Tổng Thống Ngô Đình Diệm !
[Hoàng Thị Ngọc Thành & Nhân Thị Nhân Đức, sách đã dẫn, trang 569-571]
|
|
|
Post by Can Tho on Aug 18, 2011 4:41:24 GMT 9
VIET NAM CONG HOA www.vietnamvanhien.net/quansu3.html Trong lịch sử 20 năm của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, có tất cả 159 vị được phong cấp tướng, trong đó có 1 Thống tướng (truy phong) và 5 Đại tướng. * Thống Tướng : Lê Văn Tỵ (1903-1964) truy phong năm 1964 * Đại Tướng : Trần Thiện Khiêm (phong năm 1964) * Đại(Bại ) Tướng : Dương Văn Minh (tu phong năm 1964-) * Đại Tướng : Nguyễn Khánh (phong năm 1964) * Đại Tướng : Cao Văn Viên (phong năm 1967) * Đại Tướng : Đỗ Cao Trí (truy phong năm 1971) ===================================================================== * Trung Tướng : Cao Hảo Hớn (Tổng Trưởng Chương Trình Bình Định và Phát Triển ) * Trung Tướng : Dư Quốc Đống (Tư Lệnh QĐ III ) * Trung Tướng : Dương Văn Đức ( Tư Lênh QĐ & QK IV ) * Trung Tướng : Đặng Văn Quang ( Phụ Tá An Ninh Phủ Tổng Thống ) * Trung Tướng : Đồng Văn Khuyên ( Tổng Cụng Trưởng Tổng Cục Tiếp Vận ) * Trung Tướng : Hoàng Xuân Lãm ( Chánh Thanh Tra Dân Vệ ) * Trung Tướng : Lâm Quang Thi ( Tư Lệnh Phó QĐ & QK I ) * Trung Tướng : Lê Nguyên Khang ( Phụ Tá Hành Quân Tổng TMT ) * Trung Tướng : Lê Văn Kim ( CHT Trường Cao Đẳng Quốc Phòng ) * Trung Tướng : Linh Quang Viên ( Bộ Trưởng Nội Vụ ) * Trung Tướng : Lữ Lan ( Chỉ Huy Trưởng Cao Đẳng Quốc Phòng ) * Trung Tướng : Mai Hữu Xuân ( Tổng Cục Trưởng Chiến Tranh Chính Trị ) * Trung Tướng : Ngô Dzu ( Tư Lệnh QĐ II ) * Trung Tướng : Ngô Quang Trưởng ( Tư Lệnh QĐ & QK I ) * Trung Tướng : Nguyễn Bảo Trị ( CHT ĐH Chỉ Huy và Tham Mưu ) * Trung Tướng : Nguyễn Chánh Thi ( Tư Lệnh QĐ I ) * Trung Tướng : Nguyễn Đức Thắng ( Tư Lệnh QĐ IV ) * Trung Tướng : Nguyễn Hữu Có ( Bộ Trưởng Quốc Phòng ) * Trung Tướng : Nguyễn Ngọc Lễ ( Chánh Án Tòa Án Quân Sự ) * Trung Tướng : Nguyễn Văn Hiếu ( Tư Lệnh Phó QĐ & QK III ) * Trung Tướng : Nguyễn Văn Hinh ( Tổng Tham Mưu Trưởng ) * Trung Tướng : Nguyễn Văn Là ( Phụ Tá Tổng Tham Mưu Trưởng ) * Trung Tướng : Nguyễn Văn Mạnh ( Tham Mưu Trưởng Liên Quân ) * Trung Tướng : Nguyễn Văn Minh ( Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô ) * Trung Tướng : Nguyễn Văn Quan ( Tổng Giám Đốc ANQĐ ) * Trung Tướng : Nguyễn Văn Thiệu ( Tổng Thống VNCH ) * Trung Tướng : Nguyễn Văn Toàn ( Tư Lệnh QĐ III & QK III ) * Trung Tướng : Nguyễn Văn Vỹ ( Bộ Trưởng Quốc Phòng ) * Trung Tướng : Nguyễn Viết Thanh ( Tư Lệnh QĐ IV & QK IV ) * Trung Tướng : Nguyễn Vĩnh Nghi ( TL Tiền Phương QĐ &QK III ) * Trung Tướng : Nguyễn Xuân Thịnh ( CHT Pháo Binh ) * Trung Tướng : Phạm Quốc Thuần ( CHT TT HL Đồng Đế ) * Trung Tướng : Phạm Xuân Chiểu ( Đại Sứ Nam Hàn ) * Trung Tướng : Phan Trọng Chinh ( Tổng Cục Trưởng Cục Quân Huấn ) * Trung Tướng : Thái Quang Hoàng ( Đại sứ Thái Lan ) * Trung Tướng : Tôn Thất Đính ( Thượng Nghị Sĩ ) * Trung Tướng : Trần Ngọc Tám ( Đại Sứ Thái Lan ) * Trung Tướng : Trần Thanh Phong ( Tư Lệnh CSQG ) * Trung Tướng : Trần Văn Đôn ( Tổng Trưởng Quốc Phòng ) * Trung Tướng : Trần Văn Minh ( Tư Lệnh Không Quân VN ) * Trung Tướng : Trần Văn Trung ( TCT. TC. CTCT ) * Trung Tướng : Trịnh Minh Thế ( Tư Lệnh Lực Lượng Cao Đài ) * Trung Tướng : Vĩnh Lộc ( Tổng Tham Mưu Trưởng ) * Phó Đô Đốc : Chung Tấn Cang ( Tư Lệnh Hải Quân ) =====================================================================* Thiếu Tướng : Bùi Đình Đạm ( Tổng Giám Đốc Tổng Nha Nhân Lực thuộc Bộ Quốc Phòng ) * Thiếu Tướng : Bùi Hữu Nhơn ( Chỉ Huy Trưởng Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức ) * Thiếu Tướng : Bùi Thế Lân ( Tư Lệnh Sư Đoàn TQLC ) * Thiếu Tướng : Chương Dzềnh Quay ( Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn IV ) * Thiếu Tướng : Dương Ngọc Lắm ( Đô Trưởng Sài Gòn ) * Thiếu Tướng : Đào Duy Ân ( Tư Lệnh Phó Diện Địa QĐ III ) * Thiếu Tướng : Đoàn Văn Quảng ( Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung ) * Thiếu Tướng : Đỗ Kế Giai ( Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân Trung Ương ) * Thiếu Tướng : Ðỗ Mậu ( Phó Thủ Tướng Đặc Trách Văn Hóa ) * Thiếu Tướng : Hồ Văn Tố ( Chỉ Huy Trưởng Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức ) * Thiếu Tướng : Huỳnh Văn Lạc ( Tư Lệnh Sư Đoàn 9 BB ) * Thiếu Tướng : Huỳnh Văn Cao ( Phó Chủ Tịch Thượng Nghị Viện ) * Thiếu Tướng : Lâm Quang Thơ ( Chỉ Huy Trương Trường VBQGĐL ) * Thiếu Tướng : Lâm Văn Phát ( Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô ) * Thiếu Tướng : Lê Minh Ðảo ( Tư Lệnh SĐ 18 BB ) * Thiếu Tướng : Lê Ngọc Triển ( Tham Mưu Phó Hành Quân TTM ) * Thiếu Tướng : Lê Văn Nghiêm ( Tư Lệnh QĐ & QK I ) * Thiếu Tướng : Nguyễn Cao Kỳ ( Phó Tổng Thống VNCH (1967) ) * Thiếu Tướng : Nguyễn Duy Hinh ( Tư Lệnh SĐ 3 BB ) * Thiếu Tướng : Nguyễn Giác Ngộ ( CHT Sở Du Kích Chiến ) * Thiếu Tướng : Nguyễn Khắc Bình ( Tư Lệnh CSQG ) * Thiếu Tướng : Nguyễn Khoa Nam ( Tư Lệnh QĐ & QK IV ) * Thiếu Tướng : Nguyễn Ngọc Loan ( Tổng Giám Đốc CSQG ) * Thiếu Tướng : Nguyễn Văn Chuân ( Thượng Nghị Sĩ ) * Thiếu Tướng : Nguyễn Văn Kiểm (Trưởng Phòng Tổng Quản BTTM ) * Thiếu Tướng : Nguyễn Văn Vận ( Tư Lệnh Đệ III Quân Khu ) * Thiếu Tướng : Nguyễn Xuân Trang ( Tham Mưu Phó Nhân Viên BTTM * Thiếu Tướng : Phạm Ðăng Lân ( Cục Trưởng Cục Công Binh ) * Thiếu Tướng : Phạm Hữu Nhơn ( Trưởng Phòng 7 Bộ TTM ) * Thiếu Tướng : Phạm Văn Ðổng ( Bộ Trưởng Cựu Chiến Binh ) * Thiếu Tướng : Phạm Văn Phú ( Tư Lệnh QĐ II & QK II ) * Thiếu Tướng : Phan Ðình Niệm (Tư Lệnh SĐ 22 BB ) * Thiếu Tướng : Tôn Thất Xứng ( Tư Lệnh QĐ I & QK I ) * Thiếu Tướng : Trần Bá Di ( Tư Lệnh SĐ 9 BB ) * Thiếu Tướng : Trần Minh Tâm * Thiếu Tướng : Trần Tử Oai ( CHT Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung ) * Thiếu Tướng : Trần Văn Minh( Đại Sứ Tunisia ) * Thiếu Tướng : Trương Quang Ân ( Tư Lệnh SĐ 23 BB ) * Thiếu Tướng : Văn Thành Cao ( Tổng Cục Phó Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị ) * Thiếu Tướng : Võ Văn Cảnh ( Phụ Tá Đặc Biệt Tổng Trưởng Bộ Nội Vụ ) * Thiếu Tướng : Võ Xuân Lành ( Tư Lệnh Phó KQVN ) * Thiếu Tướng : Vũ Đức Nhuận ( Giám Đốc ANQĐ ) * Thiếu Tướng : Vũ Ngọc Hoàn ( Cục Trưởng Cục Quân Y ) * Đề Đốc : Lâm Ngươn Tánh ( Tư Lệnh Hải Quân ) * Đề Đốc : Trần Văn Chơn ( Tư Lệnh Hải Quân )=====================================================================* Chuẩn Tướng : Albert Nguyễn Cao ( Tổng Trưởng Dinh Điền ) * Chuẩn Tướng : Bùi Văn Nhu ( Tư Lệnh Phó CSQG ) * Chuẩn Tướng : Chung Tấn Phát ( Cựu Tham Mưu Trưởng QĐ & QK IV ) * Chuẩn Tướng : Ðặng Ðình Linh ( Tham Mưu Phó Kỹ Thuật và Tiếp Vận (BTL) Không Quân ) * Chuẩn Tướng : Đặng Thanh Liêm ( Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung ) * Chuẩn Tướng : Ðỗ Kiến Nhiễu ( Đô Trưởng Sài Gòn ) * Chuẩn Tướng : Hồ Trung Hậu ( Chánh Thanh Tra QĐIII ) * Chuẩn Tướng : Huỳnh Bá Tính ( Tư Lệnh SĐ 3 KQ ) * Chuẩn Tướng : Huỳnh Thới Tây ( Tư Lệnh Đặc Cảnh Trung Ương ) * Chuẩn Tướng : Huỳnh Văn Lạc ( Tư Lệnh Sư Đoàn 9 BB ) * Chuẩn Tướng : Lê Nguyên Vỹ ( Tư Lệnh SĐ 5 BB ) * Chuẩn Tướng : Lê Quang Lưỡng ( Tư Lệnh SĐ Nhảy Dù ) * Chuẩn Tướng : Lê Trung Trực ( Trưởng Phòng 4, BTTM ) * Chuẩn Tướng : Lê Trung Tường ( Tham Mưu Trưởng QĐ III ) * Chuẩn Tướng : Lê Văn Hưng ( Tư Lệnh Phó QĐ & QK IV ) * Chuẩn Tướng : Lê Văn Thân ( Tư Lệnh Phó Biệt Khu Thủ Đô ) * Chuẩn Tướng : Lê Văn Tư ( Tư Lệnh SĐ 25 BB ) * Chuẩn Tướng : Lưu Kim Cương ( KĐT Không Đoàn 33 Chiến Thuật ) * Chuẩn Tướng : Lý Bá Hỷ ( Tư Lệnh Phó Biệt Khu Thủ Đô ) * Chuẩn Tướng : Lý Tòng Bá ( Tư Lệnh SĐ 25 BB ) * Chuẩn Tướng : Mạch Văn Trường ( Tư Lệnh SĐ 21 BB ) * Chuẩn Tướng : Nguyễn Bá Liên (Tư Lệnh Biệt Khu 24 ) * Chuẩn Tướng : Nguyễn Chấn Á ( Cố Vấn tại Nha Chiến Tranh Chính Trị.) * Chuẩn Tướng : Nguyễn Đức Khánh ( Tư Lệnh SĐ 1 KQ ) * Chuẩn Tướng : Nguyễn Hữu Hạnh ( Tổng Tham Mưu Trưởng ) * Chuẩn Tướng : Nguyễn Hữu Tần ( Tư Lệnh SĐ 4 KQ ) * Chuẩn Tướng : Nguyễn Ngọc Oánh ( CHT TT HL KQ ) * Chuẩn Tướng : Nguyễn Thanh Hoàng (Chánh Thanh Tra QĐ II ) * Chuẩn Tướng : Nguyễn Thanh Sằng ( Tư Lệnh SĐ 22 BB ) * Chuẩn Tướng : Nguyễn Trọng Bảo ( TMT SĐ Nhảy Dù ) * Chuẩn Tướng : Nguyễn Tuấn Khải * Chuẩn Tướng : Nguyễn Văn Chức ( Tổng Cục Trưởng TC Tiếp Vận ) * Chuẩn Tướng : Nguyễn Văn Điềm ( Tư Lệnh SĐ 1 BB ) * Chuẩn Tướng : Nguyễn Văn Giàu ( Bộ Tư Lệnh Cảnh Lực ) * Chuẩn Tướng : Nguyễn Văn Lượng ( Tư Lệnh SĐ 2 KQ ) * Chuẩn Tướng : Nguyễn Văn Phước ( Phụ Tá Đặc Biệt Tư Lệnh Quân Khu IV, Đặc Trách Phụng Hoàng ) * Chuẩn Tướng : Nguyễn Văn Thiện ( Thị Trưởng Đà Nẵng ) * Chuẩn Tướng : Phạm Duy Tất ( CHT Biệt Động Quân QK II ) * Chuẩn Tướng : Phạm Hà Thanh ( Cục Trưởng Cục Quân Y ) * Chuẩn Tướng : Phạm Ngọc Sang ( Tư Lệnh SĐ 6 KQ ) * Chuẩn Tướng : Phan Ðình Soạn ( Tư Lệnh Phó QĐ I & QK I ) * Chuẩn Tướng : Phan Ðình Thứ ( Tư Lệnh Phó QĐ II & QK II ) * Chuẩn Tướng : Phan Hòa Hiệp ( Trưởng Đoàn LHQS 2 Bên ) * Chuẩn Tướng : Phan Phụng Tiên ( Tư Lệnh SĐ 5 KQ ) * Chuẩn Tướng : Phan Tử Nghi * Chuẩn Tướng : Phan Xuân Nhuận ( Tư Lệnh SĐ 1 BB ) * Chuẩn Tướng : Trần Ðình Thọ ( Trưởng Phòng 3 Bộ TTM ) * Chuẩn Tướng : Trần Quang Khôi ( CHT Lực Lượng Xung Kích QĐ III ) * Chuẩn Tướng : Trần Quốc Lịch ( Chánh Thanh Tra QĐ IV ) * Chuẩn Tướng : Trần Văn Cẩm ( Phụ Tá HQ BTL QĐ II & QK II ) * Chuẩn Tướng : Trần Văn Hai ( Tư Lệnh SĐ 7 BB ) * Chuẩn Tướng : Trần Văn Nhựt ( Tư Lệnh SĐ 2 BB ) * Chuẩn Tướng : Trang Sĩ Tấn ( Chỉ Huy Trưởng Cảnh Sát Đô Thành ) * Chuẩn Tướng : Trương Bảy ( Chỉ Huy Trưởng Cảnh Lực ) * Chuẩn Tướng : Trương Hữu Đức ( Chiến Đoàn Trưởng Chiến Đoàn 52 ) * Chuẩn Tướng : Từ Văn Bê ( CHT BCH Kỹ Thuật và Tiếp Vận Không Quân ) * Chuẩn Tướng : Võ Dinh ( TMT BTL Không Quân) * Chuẩn Tướng : Vũ Đức Nhuận ( Giám Đốc ANQĐ) * Chuẩn Tướng : Vũ Văn Giai ( Tư Lệnh SĐ 3 BB ) * Phó Đề Đốc : Diệp Quang Thủy ( Tham Mưu Trưởng Bộ Tư Lệnh Hải Quân ) * Phó Đề Đốc : Đặng Cao Thăng ( Tư Lệnh Hải Quân Vùng IV Sông Ngòi ) * Phó Đề Đốc : Đinh Mạnh Hùng ( Phụ Tá Tư Lệnh Hải Quân Hành Quân Lưu Động Sông ) * Phó Đề Đốc : Hồ Văn Kỳ Thoại ( Tư Lệnh Vùng 1 Duyên Hải ) * Phó Đề Đốc : Hoàng Cơ Minh ( Tư Lệnh Vùng 2 Duyên Hải ) * Phó Đề Đốc : Nghiêm Văn Phú ( Tư Lệnh Lực Lượng Tuần Thám ) * Phó Đề Đốc : Nguyễn Hữu Chí ( Phụ Tá Tư Lệnh Hải Quân Hành Quân Lưu Động Biển ) * Phó Đề Đốc : Nguyễn Thành Châu ( Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện HQ Nha Trang ) * Phó Đề Đốc : Vũ Đình Đào ( Tư Lệnh Vùng 3 Duyên Hải ) * Phó Đề Đốc : Huỳnh Mai Lieutenant General Tran Ngoc TamFull Name: Tran Ngoc Tam Trung Tướng Trần Ngọc Tám vừa qua đời Trung Tướng Trần Ngọc Tám vừa mới qua đời vào lúc 7 giờ 00 tối ngày 4 tháng 8 năm 2011 tại Bay View Nursing and Rehabilitation Center, Alameda, California. Linh cữu hiện đã được đưa về nhà quàn Greer Family Mortuary số 2694 Blanding Avenue, Alameda, CA. 94501. Date and Place of Birth: March 12, 1926, My Tho, South Vietnam Family status: Married, six children Education: - Graduate, Command and General Staff School, Fort Leavenworth. Short-term Course, 1959 - Civic Action School, Fort Gordon, Georgia, 1959 - New Weapons Training Course, Fort Bliss, Texas, 1960 Present position: RVN Ambassador to Thailand Former position: Chairman, Free World Assistance Command, September 1, 1965 Major General Tran Ngoc Tam was an officer of the Army of the Republic of Vietnam. He served as the commander of II Corps, which oversaw the central highlands region, from 1 October 1957 until 13 August of the next year, when he was replaced by Major General Ton That Dinh. He was the first commander of II Corps.[1] He served as the commander of III Corps, which oversaw the region of the country surrounding the capital Saigon, from 4 April 1964 until 12 October of the same year, when he was replaced by Major General Cao Van Vien.[1] Decorations, awards: National Order, Second Class and many other Vietnamese and Foreign Medals Who's Who In Vietnam Vietnam Press, Saigon 1972 Courtesy of Adam Sadowski
|
|
|
Post by Can Tho on Aug 18, 2011 4:43:57 GMT 9
Marshal Le Van Ty 11/1954 đến 08/1963 Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH. Đệ I Đẳng Bảo Quốc Huân Chương duy nhất của QLVNCH . 21/ 10/ 1964 Truy Thăng Thống Tướng. 8/ 12/1956 Thăng Đại Tướng. 3/ 5/1955 Thăng Trung Tướng. 11/1954 Thăng Thiếu Tướng. 1951 đến 11/1954 Đại Tá Tư Lệnh Đệ Nhất Quân Khu. 1949 đến 1951 Trung Tá phục vụ tại Bộ Quốc Phòng. 1948 đến 1949 Thiếu Tá chánh văn phòng Thủ Tướng. 10/ 1947 đến 1948 Đại Úy Sĩ Quan Tùy Viên Thủ Tướng. 1942/1943 Trung Úy TĐT thuộc Trung Đoàn 43 BB Thuộc Địa. 1923 đến 1930 Cựu Thiếu Sinh Quân Thủ Dầu Một. Nhan Hữu Hiệp From 11/1954 to 08/1963 ARVN Chief of Joint General Staff The only recipient of ARVN First Class of National Honor Medal. 10/ 21/ 1964 Promoted to Marshal. 12/08/ 1956 Promoted to General. 05/03/ 1955 Promoted to Lieutenant General. 11/1954 Promoted to Major General. From 1951 to 11/1954 Colonel, I Military Region Commander. From 1949 to 1951 Lieutenant Colonel, assigned to the Defense Ministry. From 1948 to 1949 Major, Chief of Cabinet of Prime Minister. From 10/1947 to 1948 Captain, Attache Officer of Prime Minister. 1942/1943 Lieutenant, Battalion Commander at 43rd Regiment. From 1923 to 1930 Former Sons-of-Troops Cadet of Thu Dau Mot Nhan Hữu Hiệp Thống Tướng Lê Văn Tỵ / Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Quốc Gia 1904-1964 Sinh ngày 17 tháng 5 năm 1904 tại làng Thắng Nhì, Vũng Tàu 1915: Theo học Trường Thiếu Sinh Quân Thủ Dầu Một 1922: Ra trường, nhập ngũ vào Quân Đội Viễn Chinh Pháp 1922-1930 Du học tại Trung Tâm Huấn Luyện Quân Sự Fréjus, Pháp 1933: Về Việt Nam 1934: Thăng cấp Thiếu Úy 1940: Thăng cấp Trung Úy 1945: Sau khi Nhật đảo chánh Pháp ở Đông Dương vào ngày 9 tháng 3-1945, cùng một số quân nhân Pháp theo đơn vị rút về Cà Mau để kháng Nhật. Khi Quân Đội Pháp đầu hàng di chuyển về Hương Mỹ Bến Tre. 1946: Trở lại Sài Gòn khi ngang qua Tân Trụ, Long An bị Việt Minh bắt giữ và đem xử bắn. Tới giờ hành quyết lại được giải thoát bởi chính 2 xạ thủ là cựu quân nhân thuộc quyền lúc trước. Hai người này hồi chánh và phục vụ dưới quyền cho đến khi ông từ trần. 1946: Thăng cấp Đại Úy. 1948: Chánh Võ Phòng Thủ Tướng Nguyễn Văn Xuân 1949: Thắng cấp Thiếu Tá. Chỉ Huy Trưởng Tiểu Đoàn Danh Dự Vệ Binh Nam Việt. - Chỉ Huy Trưởng Trường Vệ Binh Nam Việt 1950: Thăng cấp Trung Tá. Tham Mưu Trưởng Biệt Bộ Tham Mưu Bộ Quốc Phòng. 1951: Ngày 6 tháng 6 Tổng Chỉ Huy cuộc Duyệt Binh Hưng Quốc Khánh Niệm lần thứ 149 tại Sài Gòn. - Thăng cấp Đại Tá 1-10 Chủ Tọa lễ mãn khóa 2 Lê Lợi Trường Võ Bị địa phương Huế 1952: Ngày 12-4, Tham Mưu Trưởng Liên Quân Quân Đội Quốc Gia 1-7 Tư Lệnh Đệ Nhất Quân Khu 1954: Ngày 1-12 vinh thăng Thiếu Tướng, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Quốc Gia 1955: ngày 26 tháng 10 Vinh thăng Trung Tướng 1956: Ngày 8 tháng 12 Vinh thăng Đại Tướng 1959: Ngày 27 tháng 7 Công Du Tân Gia Ba và Mả Lai 1964: 21 tháng 7 Vinh thăng Thống Tướng và Đệ Nhất đẳng Bảo Quốc Huân Chương. 1964: 20 tháng 10 từ trần tại tư dinh với bệnh ung thư phổi hưỡng thọ 60 tuổi với 42 năm quân ngủ.
|
|
|
Post by Can Tho on Aug 18, 2011 4:45:41 GMT 9
Lieutenant General Tran Van Don Tên Họ: Trần Văn Đôn Ngày và Nơi Sanh: 19/08/1917, Cauderan, Bordeaux, Pháp Học Vấn: - Hautes Etudes Commerciales, HEC (Thương Mại Cao Cấp), Balê, 1939 - Ecole de Guerre (Trường Chiến Tranh), Balê, 1951 - Khóa Hỏa Tiễn Tân Thời, Fort Bliss, USA, 1959 Chức vụ hiện tại: - Dân Biểu, Quảng Ngãi, 1971-1975 - Chủ Tịch, Ủy Ban Quốc Phòng, Hạ Nghị Viện, 1972-1973 Chức vụ quá khứ: - Đại Tá, Giám Đốc, An Ninh Quân Đội, 1951-1953 - Chuẩn Tướng, Tổng Tham Mưu, 1953-1957 - Thiếu Tướng, Tư Lệnh Quân Đoàn I và Vùng I Chiến Thuật, 1957-1962 - Thiếu Tướng, Tư Lệnh Quân Lực VNCH, 1962-1963 - Thiếu Tướng, Tổng Tham Mưu Trưởng, 1963 - Thiếu Tướng, Tổng Tư Lệnh, 1963 - Thiếu Tướng, Bộ Trưởng Quốc Phòng, 1963-1964 - Thiếu Tướng, Phó Chủ Tịch, Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng, 1963-64 Full Name: Tran Van Don Date and Place of Birth: August 19, 1917, Cauderan, Bordeaux, France Family status: Married, three children Education: - Hautes Etudes Commerciales, HEC (Advanced studies in Commerce), Paris, 1939 - Ecole de Guerre (War School), Paris, 1951 - New Weapons Missile Course, Fort Bliss, USA, 1959 Present positions: - Retired Major General - Representative, Quang Ngai Constituency, 1971-1975 - Chairman, Defense Committee, Lower House, 1972-1973 Former positions: - Colonel, Director, Military Security, 1951-1953 - Brigadier General, Joint Chief of Staff, ARVN, 1953-1957 - Major General, Commander of First Army Corps and First Corps Tactical Zone, 1957-1962 - Major General, Commander of RVN Army, 1962-1963 - Major General, Chief of General Staff, ARVN, 1963 - Major General, Commander in Chief, ARVN, 1963 - Major General, Defense Minister, 1963-1964 - Major General, First Vice-Chairman, Military Revolutionary Council, 1963-64 Decorations, awards: - Gallantry Cross, Second World War - Gallantry Cross with Palm - Commander of the National Order of Vietnam (3rd Class) - The Insignia of the most Exalted Order of the White Elephant (Thailand)
|
|
|
Post by Can Tho on Aug 18, 2011 4:47:08 GMT 9
Lieutenant General Nguyen Van Vy Tên họ: Nguyễn Văn Vỹ Ngày và Nơi Sanh: 16/01/1916, Hà Nội Gia Cảnh: Sáu con Học Vấn: - Tú Tài Pháp (Ban Triết) - Môn học bậc đại học (Kinh tế và Xã hội học) - Tốt nghiệp, Trường Sĩ Quan Tống, 1940 - Tốt nghiệp, Trường Tham Mưu và Chỉ Huy Cao Cấp, Ba Lê, 1950-1951 Chức vụ hiện tại: Tổng Trưởng Quốc Phòng trong chính phủ Nguyễn Văn Lộc, tháng 11/1967. Chức vụ trong quá khứ: - Trưởng Phòng, Nội Các Quân Đội của Quốc Trưởng, 18/03/1952 - Tư Lệnh, Vùng Duyên Hải kiêm Phụ Tá Quân Sự cho Thủ Hiến Trung Việt, 10/03/1954 - Quyền Tư Lệnh, Tham Mưu, Quân Đội Việt Nam, 01/10/1954 - Tổng Thanh Tra, Quân Đội Việt Nam, 13/12/1954 - Phụ Tá Tham Mưu Trưởng Cục Quân Huấn, Quân Đội Việt Nam, 01/01/1964 - Phụ Tá Tổng Tư Lệnh kiêm Giám Đốc Nội Các, Chỉ Huy Quân Đội, 11/11/1964 - Chỉ Huy Trưởng, Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung, 20/02/1965 - Chỉ Huy Trưởng, Nha Quân Huấn, QLVNCH, 06/06/1966 - Tham Mưu Trưởng, Tổng Tham Mưu, 24/11/1966-Tháng 11/1967 Full Name: Nguyen Van Vy Date and Place of Birth: January 16, 1916, Hanoi, North Vietnam Family status: Married, six children Education: - Baccalaureate (Philosophy) - University Studies (Economic and Social Science) - Graduate, Tong Officers School, 1940 - Graduate, School of Command and Staff, Paris, 1950-1951 Present position: Minister for Defense in the Nguyen Van Loc government, November 1967 Former positions: - Chief, Military Cabinet of the Chief of State, March 18, 1952 - Commander, Coastal Interzone concurrently Civil and Military Assistant to the Governor of Central Vietnam, March 10, 1954 - Acting Chief, General Staff, Vietnamese Army, October 1st, 1954 - Inspector General, Vietnamese Army, December 13, 1954 - Assistant Chief of Staff for Training, RVNAF, January 1, 1964 - Assistant to the Commander-in-chief concurrently Director of Cabinet, RVNAF Command, November 11, 1964 - Commandant, Quang Trung Training Center, February 20, 1965 - Commander, Training Command, RVNAF, June 6, 1966 - Chief of Staff, JGS-RVNAF, November 24, 1966 - November 1967 Decorations, awards: - Grand Officer of the National Order of Vietnam - Army Distinguished Service Order, 1st Class - Air Force Distinguished Service Order, 1st Class
|
|
|
Post by Can Tho on Aug 18, 2011 4:48:26 GMT 9
General Duong Van Minh Sinh Năm 1916 tại Vĩnh Long. Ngày 30/04/1975 Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa. Tháng 12/1964 đến năm 1968 Đại Sứ VNCH tại Thái Lan. Tháng 11/1963 đến 12 /1964 Chủ Tịch HĐQNCM (Quốc Trưởng). Tháng 12/1962 đến 11/1963 Cố Vấn Quân Sự Tổng Thống Phủ. Tháng 07/1957 đến 12/1962 Tư Lệnh BTL Hành Quân. Ngày 01/02/1957 Thăng Trung Tướng. Tháng 08/1956 Tổng Thư Ký Thường Trực Bộ Quốc Phòng. Ngày 23/10/1955 Thăng Thiếu Tướng. Tháng 08/1955 Đại Tá Tư Lệnh Chiến Dịch Hoàng Diệu. Ngày 03/05/1955 Đại Tá Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô. Năm 1954 - 1955 Trung Tá Chỉ Huy Trưởng Phân Khu Sài Gòn. Năm 1953 - 1954 Thiếu Tá & Trung Tá TMT Quân Khu 1. Năm 1952 - Đại Úy phục vụ tại Phủ Thủ Hiến Nam Phần. Năm 1946 - Thiếu Úy Quân Đội Pháp. Tốt Nghiệp Trường Hạ Sĩ Quan Thủ Dầu Một. Born in 1916 in Vinh Long. On 04/30/1975 President of South Vietnam From 12/1964 to 1968 Embassador to Thailand From 11/1963 to 12 /1964 Chairman of Military Revolutionary Committee (Chief of State) From 12/1962 to 11/1963 Advisor to the Presidency From 07/1957 to 12/1962 Chief of Operations Command On 02/01/1957 Promoted to Lieutenant General. From 08/1956 Secretary General at the Defense Ministry On 10/23/1955 Promoted to Major General From 08/1955 Colonel, Commander of Hoang Dieu Campaign On 05/03/1955 Colonel, Commander of Capital Military District 1954 - 1955 Lieutenant Colonel, Commander of Saigon Region 1953 - 1954 Major and Lieutenant Colonel, Military Region 1 Chief of Staff 1952 - Captain, assigned at Southern Governor Bureau 1946 - Lieutenant, French Army Graduated Thu Dau Mot NCO School Nhan Huu Hiep "Trăm năm bia đá thì mòn Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ" Hàng Tướng Dương Văn Minh Lữ Giang Trong các tướng lãnh tham gia chính trường tại miền Nam Việt Nam, có lẽ tướng có thân phận bi thảm nhất là Tướng Dương Văn Minh. Biết Dương Văn Minh không hiểu biết gì về chính và thủ đoạn chính trị, thường suy nghĩ và hành động theo cảm tính, lại mắc bệnh tham lam, nên Hoa Kỳ đã biến ông thành một một công cụ đầy oan nghiệt để thực hiện chính sách của Hoa Kỳ trong từng giai đoạn rồi loại bỏ. Có thể coi cuộc đời và vai trò của Tướng Dương Văn Minh như là một chương bi thảm trong lịch sử VNCH và cũng là một chương bi thảm trong tương quan giữa VNCH và Hoa Kỳ. Người Việt ai cũng thuộc câu “Tri bỉ tri kỷ bách chiến bách thắng”, nhưng mặc đầu đã chiến đấu với Mỹ trong 20 năm và đã ở trên đất Mỹ 34 năm, đa số người Việt chống Cộng không biết Mỹ và địch đang làm gì, cứ suy nghĩ và hành động theo cảm tính, nên đấu tranh đã 34 năm mà vẫn chưa thấy ánh sáng ở cuối đường hầm. Vì thế, hôm nay nhân kỷ niệm ngày mất nước, chúng tôi xin trình bày tóm lược về một số bí ẩn và tai tiếng chung quanh cuộc đời và vai trò của Tướng Dương Văn Minh với ước mong mọi người có thể nhìn vào đó tìm ra bài học lịch sử khi tiếp tục đấu tranh. VỤ BIỂN THỦ MỘT THÙNG PHUY VÀNG Trong cuốn “Việt Nam một trời tâm sự”, Tướng Nguyễn Chánh Thi có kể lại: Sáng ngày thứ 4, một toán thuyền và độ vài trăm người có súng đi ra với nhiều lá cờ trắng xin đầu hàng. Tiếp theo là một chiếc tàu chở ông Hồ Hữu Tường và ông Trần Văn Ân, cố vấn của Lê Văn Viễn ra điều đình. Tướng Thi kể tiếp: “Trong toán này có Thiếu Tá Tư Nhỏ trước kia ở Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa đào ngũ theo Bình Xuyên vì y là con rễ của Bảy Viễn. “Tư Nhỏ ra đầu hàng và tình nguyện đi chỉ chỗ vàng bạc chôn giấu của Bảy Viễn. Hắn ta nói: “- Trước đây một toán Bình Xuyên 8 người cùng chiếc du thuyền của Bảy Viễn chở 6 thùng 200 lít đựng bạc và một thùng đựng vàng, hột xoàn đem đi chôn giấu. Khi chôn xong rồi thì 8 người ấy đều bị giết ngay và lấp xuống ở gần đó. “Khi tình hình ở đây được hoàn toàn yên ổn, tôi được quan sát tận mắt sự đào hầm giấu tiền và các bộ mặt căng thẳng của Bộ Tư Lệnh của Đại Tá Dương Văn Minh và Trung Tá Nguyễn Khánh mà đâm ra hoài nghi. “Trung Tá Nguyễn Khánh lúc đó chơi trò “cao bồi”, hai tay cầm hai khẩu súng lục, miệng nói: Cấm không ai được đến gần đây cả! “Tiền!” Thật là khó coi? Chán mắt! “Tôi lạnh lùng cho chiếc tàu của tôi trở về vị trí đóng quân, trong lòng tôi suy nghĩ miên man về thái độ cử chỉ của bọn họ. Tin ít mà ngờ nhiều.” [1] Câu chuyện về tài sản của Bình Xuyên được Tướng Thi kể lại có nhiều điểm khác với câu chuyện do Đại Tá Nguyễn Văn Y, cựu Tổng Giám Đốc Công An Cảnh Sát Quốc Gia, tường thuật lại dưới đây. Vì thế, một câu hỏi đã được đặt ra: Phải chăng đây là hai số tiền và vàng khác nhau? Chúng tôi tin rằng hai số tiền và vàng này chỉ là một, nhưng Tướng Thi chỉ được nghe nói hay nhìn thoáng qua nên không biết chính xác, còn Đại Tá Y là người đứng ra chỉ huy việc truy tìm số tài sản này nên câu chuyện được ông kể lại đầy đủ và chính xác hơn. Về sau, ông Diệm cũng chỉ ra lệnh điều tra về số tiền và vàng mà Đại Tá Y đã tìm được, chứ không nói gì đến số tiền và vàng mà Tướng Thi đã kể. Đại Tá Nguyễn Văn Y, cựu Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia kiêm Đặc Ủy Trưởng Phủ Đặc Ủy Trưởng Trung Ương Tình Báo của VNCH đã tường thuật như sau: Lúc đó ông là Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Chợ Lớn, chỉ huy Tiểu Đoàn 184. Vào khoảng tháng 5 năm 1955, sau khi đánh đuổi quân Bình Xuyên chạy vào Rừng Sát, ông đã thả các nhân viên Phòng 2 đi thăm dò ven rừng. Các nhân viên này thấy một người đang ngồi câu cá trên một chiếc xuồng ở một khu vắng, dáng điệu rất khả nghi, nên bắt về thẩm vấn. Sau nhiều cuộc tra hỏi, người này thú nhận anh ta là một cận vệ của Bảy Viễn, được phái ở lại giữ hai thùng phuy vàng và bạc đã phải nhận chìm xuống nước trước khi chạy trốn. Ông đã cho thợ lặn xuống tìm nhưng không thấy. Nhân viên Phòng 2 tiếp tục phỏng vấn, người này quả quyết nơi anh ta làm dấu đúng là nơi đã nhận 2 thùng phuy xuống. Thấy thái độ quả quyết của anh này, ông cho thợ lặn xuống mò một lần nữa, nhưng trong một phạm vi rộng hơn. Quả nhiên, thợ lặn đã vớt được hai thùng này cách xa nơi đánh dấu khoảng 100 thước, vì bị nước cuốn trôi đi. Đây là thứ thùng phuy đựng dầu xăng loại 200 lít. Công cuộc kiểm tra cho thấy một thùng đựng bạc giấy, còn một thùng đựng vàng. Bạc giấy toàn là loại 500$, được gói trong những bao nilon nhỏ, có nhiều bao bị nước thấm nước. Ông bảo nhân viên đem số bạc ướt phơi khô rồi đưa tất cả đi nạp vào ngân khố. Còn thùng vàng được chở đến giao cho Đại Tá Dương Văn Minh, Quân Trấn Trưởng Sài Gòn. Tướng Nguyễn Khánh, lúc đó là Trung Tá Chỉ Huy Phó của Đại Tá Minh, cho biết số vàng này khi giao nạp đã được bỏ vào trong hai cái rương, nhưng rồi sau đó không còn nghe Dương Văn Minh nói gì về số vàng này. Ông Diệm đã ra lệnh cho Thẩm Phán Lâm Lễ Trinh, Biện Lý Tòa Sơ Thẩm Sài Gòn, và Thiếu Tá Mai Hữu Xuân, Giám Đốc An Ninh Quân Đội, mở cuộc điều tra vụ này. Ông Huỳnh Văn Lang, lúc đó là Bí Thư Liên Kỳ của Đảng Cần Lao và Tổng Giám Đốc Viện Hối Đoái, cho biết ông Lâm Lễ Trinh đã tiết lộ rằng khi được hỏi về số vàng này, Tướng Minh đã sừng sộ và giận dữ, nói rằng ông Diệm là người bội bạc, ông đã giúp ông Diệm đánh dẹp Bình Xuyên mà còn hỏi cái gì. Ông Lang cũng cho biết ông có được đọc bản báo cáo hai trang của Đại Tá Mai Hữu Xuân. Đại Tá Xuân chỉ xác nhận số vàng Tiểu Khu Chợ Lớn tịch thu được đã giao cho Đại Tá Dương Văn Minh cất giữ và đề nghị nên đem ra chia nhau! [2] Ông Cao Xuân Vỹ cho biết khi ông Nguyễn Ngọc Thơ đề nghị cho Tướng Dương Văn Minh chỉ huy Chiến Địch Đinh Tiên Hoàng để bắt Ba Cụt, ông Diệm đã nói với ông Nhu: “Thôi, cho nó số vàng đó đi cho yên!” CHỨA CHẤP GIÁN ĐIỆP VIỆT CỘNG Anh Nguyễn Tư Thái, tự là Thái Đen, Phụ Tá Trưởng Đoàn Công Tác Đặc Biệt, cho biết vào đầu năm 1960, nhân viên của Đoàn thấy một người thường lui tới nhà Dương Văn Minh, ở số 3 đường Trần Quý Cáp, Sài Gòn, nhưng mỗi lần đi ra, anh ta thường nhìn trước nhìn sau rất kỹ, thấy không có gì khả nghi mới bước ra. Những người bình thường không ai làm như vậy. Một hôm, đợi anh ta ra khỏi nhà Dương Văn Minh một khoảng xa, nhân viên tình báo liền bắt đẩy anh ta lên xe và đem về thẩm vấn. Lúc đầu anh ta nói anh ta chỉ là người đến dạy học cho các con của Tướng Minh. Tuy nhiên, sau nhiều cuộc thẩm vấn khéo léo, anh ta nhìn nhận anh ta là một ủy viên của Huyện Ủy Thủ Đức, được phái đến gặp Dương Văn Minh để lấy tin tức. Anh này đã bị giam giữ luôn, nhưng Dương Văn Minh không hay biết gì cả. Sau vụ này, Đoàn Công Tác Đặc Biệt và Tổng Nha Cảnh Sát đã bố trí thường trực chung quanh nhà Dương Văn Minh, theo dõi từng bước đi của những người ra vào nhà ông, quay phim và chụp hình. Điện thoại của nhà ông cũng bị nghe lén. Khoảng tháng 3 năm 1960, có một người có mặt mày và hình dáng rất gióng Dương Văn Minh, đã đến ở luôn trong nhà Dương Văn Minh và mỗi lần đi đâu thường được chính Dương Văn Minh chở đi. Sưu tra hồ sơ, nhân viên tình báo biết ngay đó là Dương Văn Nhựt, em của Dương Văn Minh, có bí danh là Mười Tỵ, hiện đang là Thiếu Tá trong bộ đội miền Bắc. Vợ của Dương Văn Nhựt hiện đang sống tại Sài Gòn. Theo dõi sát, nhân viên tình báo biết được Dương Văn Nhựt đang đi vận động Phật Giáo và sinh viên chống ông Diệm. Trong cuộc phỏng vấn ngày 16.10.2004, Đại Tá Nguyễn Văn Y cho biết khi vợ Dương Văn Nhựt có bầu gần sinh, Dương Văn Nhựt đã đưa vợ tới ở nhà của Trung Tá Dương Văn Sơn, em của Dương Văn Minh. Lúc đó Dương Văn Sơn đang làm trưởng phòng truyền tin của Biệt Khu Thủ Đô. Tướng Minh thường đến nhà Dương Văn Sơn nói chuyện với Dương Văn Nhựt. Vì thế, nhà Dương Văn Sơn cũng bị theo dõi như nhà Dương Văn Minh. Một hôm, Tổng Thống Diệm gọi ông và bảo đem tất cả hồ sơ vụ Dương Văn Minh vào gặp ông. Có lẽ trước đó Đoàn Công Tác Đặc Biệt đã trình nội vụ cho Tổng Thống biết rồi. Khi ông đem hồ sơ vào, Tổng Thống Diệm hỏi: “Dương Văn Minh có theo Cộng Sản không?” Rồi ông nói tiếp: “Võ Nguyên Giáp nhiều công trạng như rứa mà nay Cộng Sản chỉ mới cho lên Trung Tướng. Dương Văn Minh công trạng có bao nhiêu đâu mà nay đã lên Trung Tướng rồi, còn muốn gì nữa?” Đại Tá Y nói ông vốn là đàn em và là người quen biết với Tướng Minh nên chưa biết phải trả lời như thế nào. Tổng Thống liền đưa cho ông cái hộp quẹt và bảo đem tất cả hồ sơ ra đốt đi. Tổng Thống nói: “Mỹ mà nó biết được Trung Tướng của mình theo Việt Cộng thì xầu hổ lắm. Đốt hết đi! Từ rày tôi không muốn nhắc tới cái vụ này nữa.” Nhưng đốt hồ sơ rồi cũng chưa xong, nhân viên tình báo còn phải bắt Dương Văn Nhựt và dẫn ông ta ra chiến khu để ông ta đi qua Cambodia và trở về lại miền Bắc, với lời cảnh cáo: “Nếu trở lại sẽ bị thanh toán”. Câu chuyện này có lẽ Tổng Cục Phản Gián của Hà Nội không hề hay biết. Sau đó, ông Diệm đã bảo Đại Tướng Lê Văn Tÿ, Tổng Tham Mưu Trưởng, thông báo cho Tướng Minh biết từ nay ông ta chỉ có thể xử dụng các đơn vị cấp đại đội trở xuống mà thôi. Tướng Minh biết lý do tại sao, nhưng các cố vấn Mỹ không biết chuyện gì đã xẩy ra, nên rất thắc mắc. Họ nghĩ rằng ông Diệm sợ Tướng Minh làm đảo chánh nên mới hạn chế như vậy. Ngày 18.7.1962, ông Diệm thông báo cho Tướng Harkins biết ông quyết định hủy bỏ chức Tư lệnh Bộ Tư lệnh Hành quân của Tướng Minh vì ông ta “thiếu khả năng.” Ngày 8.12.1962 Trung Tướng Dương Văn Minh được cử làm Cố Vấn Quân Sự Phủ Tổng Thống, một chức vụ được coi như “ngồi chơi xơi nước”. Sau này, báo Tuổi Trẻ Chúa Nhật của Việt Cộng trong số ra ngày 1.9.1996, dưới đầu đề “Tướng Dương Văn Minh dưới mắt các nhà binh địch vận”, đã tường thuật lại mối quan hệ giữa Tướng Dương Văn Minh và người em là Dương Văn Nhựt như sau: “Năm 1960, Mười Tỵ, thiếu tá thuộc Bộ Tổng Tham Mưu Quân Đội Nhân Dân Việt Nam - được lệnh về Nam nhận công tác đặc biệt. Nhiệm vụ của ông là quan hệ, tranh thủ người anh ở bên kia chiến tuyến, đại Tướng Dương Văn Minh. Sau khi vượt Trường Sơn vào Nam, Thiếu Tá Dương Văn Nhựt, tức Mười Tỵ, đã được Ban Binh Vận Trung Ương Cục tìm mọi cách đưa vào Sài Gòn. Thông qua một người em gái, ông Mười Tỵ đã đến được và ở lại nhà của Dương Văn Minh suốt một tuần lễ. Hai anh em ở hai phía chiến trận gặp gỡ hàn huyên. Bằng tình cảm gia đình, ông Mười Tỵ thuyết phục Tướng Minh. Từ đó, ông Mười Tỵ cứ phải đi về trong “vùng địch” hoặc ra nước ngoài để tiếp xúc và gặp gỡ anh mình. Khi Dương Văn Minh lưu vong ở Thái Lan, ông Mười Tỵ cũng được bố trí sang Thái Lan qua ngã Campuchia. Ông đến Nam Vang, sống trong nhà một Hoa kiều. Tại đó, trong vòng một tháng, ông vừa học bằng sách vở, vừa thực tập giao tiếp để nói tiếng Hoa hồng để nhập vai người đi buôn. Có khi từ Nam Vang ông phải bay lòng vòng sang Ý, rồi từ Ý được cơ sở Việt kiều đón về Pháp để móc nối chị dâu (vợ của Tướng Minh) từ Thái Lan qua liên lạc”. Bài báo viết thêm: “Kể từ 1972, bộ đội bắt đầu mở nhiều trận đánh lớn, nên Mười Tỵ được lệnh không ra vùng địch và ra nước ngoài nữa vì “sợ rủi ro làm hỏng ý đồ chiến lược”, nên việc móc nối với Dương Văn Minh được giao cho Nguyễn Hữu Hạnh.” BỊ BIẾN THÀNH TÊN ĐAO PHỦ CỦA MỸ Vì không hiểu gì về thủ đoạn chính trị, Dương Văn Minh đã bị Hoa Kỳ biến thành tên đao phủ thanh toán Tổng Thống Ngô Đình Diệm, ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu và ông Ngô Đình Cẩn rồi sau đó loại bỏ. 1.- Giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu Biết Tướng Dương Văn Minh đang bất mãn với ông Diệm nên CIA thuyết phục ông ta làm đảo chánh lật đổ ông Diệm. Dương Văn Minh đồng ý ngay. Trên danh nghĩa, ông ta là người chỉ huy cuộc đảo chánh, nhưng bên trong CIA chỉ giao cho ông ta một nhiệm vụ duy nhất là thanh toán nhà Ngô. Còn việc lập kế hoạch và chỉ huy cuộc đảo chánh được trao cho Tướng Trần Thiện Khiêm. Khi tiến hành cuộc đảo chánh, Tướng Dương Văn Minh đã ra lệnh hạ sát Đại Tá Hồ Tấn Quyền, Tư Lệnh Hải Quân; Đại Tá Lê Quang Tung, Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt, và Thiếu Tá Lê Quang Triệu, Tham Mưu Trưởng Lực Lượng Đặc Biệt. Khi được ông Diệm báo tin đang ở nhà thờ cha Tam, Dương Văn Minh đã cho lập “toán hành quyết” đi đón và giết ông Diệm và ông Nhu. Toán này do Đại Tá Mai Hữu Xuân cầm đầu. Tướng Minh cho Đại Úy Nguyễn Văn Nhung, cận vệ của mình, đi theo làm sát thủ. Khi xác ông Diệm đưa về Tổng Tham Mưu, một quân cảnh cho biết chính mắt ông ta thấy Tướng Dương Văn Minh đã xuống lột quần ông Diệm ra xem có “chim” hay không. Tướng Trần Văn Đôn cho biết khi hay tin hai ông đã chết, ông rất xúc động và đến hỏi Dương Văn Minh: - Tại sao hai ông ấy chết? Ông Minh có vẽ khó chịu, trả lời bằng tiếng Pháp: Ils sont morts! Ils sont morts! (Mấy ông ấy chết rồi, thì chết rồi) [3] 2.- Giết ông Ngô Đình Cẩn Chính Tướng Nguyễn Khánh đã cho soạn thảo và ban hành Sắc Luật số 4/64 ngày 28.2.1964 thiết lập Toà Án Quân Sự đưa ra những quy định trái với nguyên tắc bất hồi tố của hình luật, và cử nhóm tay chân bộ hạ vào làm “phán quan” để tuyên án tử hình ông Cẩn. Sắc Luật lại quy định rằng các bị cáo không có quyền kháng cáo hay thượng tố. Bị cáo bị án tử hình có thể đệ đơn xin ân xá lên Quốc Trưởng trong thời hạn 24 tiếng đồng hồ. Trong trường hợp phạm nhân bị xử tử hình đã đệ đơn ân xá, án tử hình sẽ thi hành trong hạn 5 ngày kể từ khi tuyên án, nếu trong hạn đó, đơn xin ân xá không được chấp thuận. Những sự quy định này nhắm gài Tướng Dương Văn Minh, lúc đó đang là Quốc Trưởng bù nhìn, vào cái thế phải chịu trách nhiệm giết ông Cẩn. Mặc dầu đứng đàng sau Tướng Khánh trong vụ làm luật giết ông Cẩn và biết chắc ông Cẩn phải bị giết, Đại Sứ Cabot Lodge giả vờ đứng ra làm con thoi, đề nghị Tướng Minh ân xá cho ông Cẩn. Tướng Minh biết mình bị gài nên nói với Đại Sứ Lodge: “Khánh luôn luôm tìm cách đặt tôi vào tình trạng khó khăn (He always tries to put me in the difficult position). Tôi sẽ bị cả nước thù ghét và tố cáo nếu tôi ân xá Cẩn.” Đại Sứ Lodge nhận xét: “Rõ ràng là Khánh đang sắp xếp các sự việc để cho Minh gánh lấy tất cả trách nhiệm nếu không hành quyết Cẩn.” Hôm 5.5.1964 Tướng Dương Văn Minh đã ký quyết định bác đơn xin ân xá của ông Cẩn và trở thành tên sát thủ ông Cẩn! BỊ ĐƯA RA LÀM HÀNG TƯỚNG Vào tháng 4 năm 1975, Hoa Kỳ thấy tình hình miền Nam Việt Nam không còn cứu vãn được, nên đã sắp xếp cho miền Nam đầu hàng Bắc Việt để tránh sự đổ máu quá nhiều. Biết Tướng Dương Văn Minh có liên lạc với Việt Cộng, Đại Sứ Martin của Mỹ đã phối hợp với Đại Sứ Merillon của Pháp thuyết phục Tướng Thiệu từ chức và lừa Tướng Dương Văn Minh ra làm hàng tướng bằng cách tạo cho ông một ảo vọng rằng chỉ có ông mới có thể nói chuyện với “phía bên kia” để hình thành một “chính phủ liên hiệp Quốc – Cộng!” Trong cuốn Decent Interval, Frank Snepp, một phân tích viên của CIA ở Saigon lúc đó, nói rằng tại miền Nam lúc đó, không ai tin Hà Nội có thể chấp nhận một giải pháp khi họ đang trên đà chiến thắng. Ông Vũ Văn Mẫu cũng đã nhận ra được điều đó nên khi gặp Đại Sứ Merillon, ông đã nói với ông Đại Sứ bằng tiếng Latin rằng nếu giải pháp một chính phủ liên hiệp không thành thì xin giúp ông được ra đi. Frank Snepp cho biết thêm: “Khi tôi đang bận đánh máy bản báo cáo thì Polgar ở trong phòng riêng với các viên chức khác của Trạm Tình Báo (Toà Đại Sứ) thảo luận về việc chuyển giao nhanh quyền hành. Một khi Thiệu từ chức, Phó Tổng Thống Trần Văn Hương phải trao quyền hành ngay lập tức cho Minh “Lớn”, và Quốc Hội phải sẵn sàng chấp thuận sự chuyển giao, để sự chuyển giao đó có thể được thực hiện “một cách hợp hiến” (nhấn mạnh của Đại Sứ Martin) và “nhanh chóng”. [4] Sau khi ép buộc Tướng Nguyễn Văn Thiệu từ chức Tổng Thống, Mỹ thúc đẩy Phó Tổng Thống Trần Văn Hương trao quyền lại cho Tướng Dương Văn Minh để đầu hàng Việt Cộng, nhưng ông Trần Văn Hương không hiểu gì về tình hình lúc đó nên tìm cách cù cưa. Ông bí mật đến gặp Tướng Minh và yêu cầu Tướng Minh làm Thủ Tướng, nhưng Tướng Minh từ chối. Tuy nhiên, do sự thúc đẩy của CIA và một số nhân vật chính trị, cuối cùng ông cũng đồng ý trao quyền cho Tướng Minh với điều kiện phải có sự quyết định của Quốc Hội. Ngày 26.4.1975 lưỡng viện Quốc Hội đã họp tại Thượng Viện dưới quyền chủ toạ của ông Trần Văn Lắm, Chủ Tịch Thượng Viện, để đưa Tướng Dương Văn Minh lên làm Tổng Thống. Có 136 trong số 219 nghị sĩ và dân biểu đến họp. Sau khi Đại Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực VNCH, và Tướng Nguyễn Khắc Bình, Tổng Giám Đốc CSQG trình bày về tình hình, Quốc Hội bắt đầu thảo luận về việc trao quyền cho Tướng Dương Văn Minh. Có rất nhiều sự bất đồng về việc trao quyền, nhiều người cho rằng sự trao quyền này là bất hợp hiến. Nhưng các nhóm vận động hậu trường đã hoạt động rất ráo riết nên cuối cùng, lúc 20 giờ 54 phút, Quốc Hội đã biểu quyết chấp thuận trao quyền cho Tướng Dương Văn Minh với số phiếu 147/151. Chiều 28.4.1975, Tướng Dương Văn Minh đã nhận chức Tổng Thống. Lễ bàn giao được diễn ra tại Phòng Khánh Tiết của Dinh Độc Lập. Cũng trong chiều 28.4.1975, Đô Đốc Chung Tấn Cang, Tư Lệnh Hải Quân, vào Dinh Hoa Lan gặp Tướng Minh cho biết tình hình và hỏi Tướng Minh có định ra đi không. Tướng Minh cho con gái là Dương Mai, con rễ là Đại Tá Nguyễn Hồng Đài và hai cháu ngoại lên tàu di tản với Đô Đốc Cang, còn ông và bà Minh ở lại. Đêm 29.4.1975, Tướng Minh vào ngũ trong Dinh Độc Lập để tránh pháo kích. Lúc đó, ông chỉ còn hy vọng Thượng Tọa Thích Trí Quang, người hứa sẽ đưa người “phía bên kia” đến thương lượng để thành lập chính phủ liên hiệp. Tướng Nguyễn Hữu Có kể lại lúc 4 giờ 35 sáng ngày 30.4.1975, Thích Trí Quang đã nói với Dương Văn Minh qua điện thoại: “Thưa Tổng Thống, cũng như Tổng Thống là tôi vẫn chờ đến giờ nầy và theo tôi nghĩ có lẽ với tình thề hiện tại, trong sứ mạng của tôi, người đứng trung gian bắc nhịp cầu của thế cờ chính trị, có thể nói là chấm dứt. Với trọng trách là Tổng Thống, hơn nữa là một Đại Tướng, tôi nghĩ công việc phải nhờ vào tài quân sự của Đại Tướng, chứ giải pháp chính trị của tôi coi như chấm dứt, và từ giờ phút này nếu có chuyện gì xẩy đến thì mọi trách nhiệm đều do Tổng Thống, à quên Đại Tướng quyết định với giải pháp quân sự, mà trong lãnh vực này Đại Tướng rất rành và giỏi hơn tôi. Xin chào Tổng Thống...” Dương Văn Minh chỉ trả lời gọn một câu: “Thầy giết tôi rồi!” và cúp máy điện thoại. Lúc đó là 4 giờ 45 phút sáng. Frank Snepp kể lại, sau đó Tướng Minh đi đi lại lại một cách bực dọc (nervously) trong dinh Độc Lập trống vắng. Đoàn sứ giả đi thương lượng ở Tân Sơn Nhứt không thấy về. Có người khuyên ông nên tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, nhưng ông không đồng ý. Ông nói rất nhiều đồng bào của ông sẽ khinh ông. (Too many of his countrymen would think ill of him). Ông muốn hoản lại chuyện này cho đến khi nội các được thành lập. Khi đó ít ra những người khác phải chia xẻ sự sỉ nhục.[5] Lúc 8 giờ 30, ông đến Phủ Thủ Tướng thảo luận lại thành phần chính phủ của Vũ Văn Mẫu rồi quay về dinh Độc Lập làm lễ ra mắt. Lúc 10 giờ 15 sáng ngày 30.4.1975, khi thấy không còn gì để hy vọng nữa, Dương Văn Minh lên tiếng trên đài phát thanh Sài Gòn kêu gọi quân nhân, cảnh sát và các lực lượng bán quân sự “giữ vị trí, buông súng để bàn giao chính quyền trong vòng trật tự”. Lúc 11 giờ 30, chiếc xe tăng Cộng Sản đầu tiên loại T-54 tiến trên đại lộ Thống Nhứt về phía Dinh Độc Lập, ủi sập cổng, sau khi bắn hai phát đại bác long trời lở đất. Tiếng chân chạy ồn ào trong đại sảnh, có tiếng đạn lên nòng, một khẩu lệnh vang lên: “Mọi người đi ra khỏi phòng ngay!” Dương Văn Minh là người bước ra đầu tiên, Thiếu Tá tùy viên Hoa Hải Đường đi bên cạnh, phía sau là Vũ Văn Mẫu, Nguyễn Văn Huyền... Nhiều bộ đội ở đầu kia đại sảnh hét to: “Mọi người giơ hai tay lên!”. Dương Văn Minh, Vũ Văn Mẫu và đoàn tùy tùng nhất loạt tuân lệnh. Hai ông Minh và ông Mẫu được đưa đến đài phát thanh Sài Gòn để đọc lời đầu hàng. Nhưng khi hai ông vào bên trong đài phát thanh thì không còn nhân viên kỹ thuật nào ở đó để làm công việc thu băng. Sinh viên Nguyễn Hữu Thái phải mất hai tiếng mới tìm ra nhân viên kỹ thuật. Bản tuyên bố đầu hàng do chính trị viên Bùi Văn Tùng thảo, ông Minh đọc và đài phát thanh phát đi vào lúc 13 giờ 30. Tính lại, Dương Văn Minh đã làm Tổng Thống không tới 40 tiếng đồng hồ: Nhận chức vào chiều 28 tại Dinh Độc Lập đến trưa 30.4.1975 đã tuyên bố đầu hàng! NHÌN LẠI CON NGƯỜI CỦA DƯƠNG VĂN MINH Tướng Nguyễn Chánh Thi tiết lộ rằng khi còn ở Pháp, Tướng Dương Văn Minh có gởi cho ông một lá thư đề ngày 15.4.1987, trong đó có đoạn như sau: "Thi, “Được tin Thi tôi rất mừng. Lúc nào tôi cũng nhớ anh em thuở xưa, mà tôi còn lưu lại rất nhiều kỷ niệm. “Từ khi tôi đến nước Pháp tới nay, lật bật đã gần sáu năm rồi, sống với một cuộc đời réfugié tuy có thong thả nhưng lúc nào cũng bận tâm. Thoát được chế độ Cộng sản với hai bàn tay không - Pháp chẳng giúp đỡ gì - mình sống ẩn thân trong một đô thị thật nhỏ, kể ra cũng tạm yên. “Nghe Thi kể chuyện các anh em quân nhân, tôi rất khổ tâm. Lúc đó tôi bị đày ở Bangkok cho nên có nhiều việc tôi không được rõ hết. “Anh em có đọc sách của anh Đỗ Mậu kể chuyện lại cho tôi nghe; tôi phải công nhận anh Đỗ Mậu kể chuyện như vậy là rất can đảm. Lên án Cần-lao và Công-giáo đến mức đó là cùng. Ngoài ra, anh Đỗ Mậu có trách tôi không biết tự tử như các bực tiền bối, cũng có phần đúng. Nhưng đây chỉ là một vấn đề quan niệm mà thôi. “Theo tôi, tự tử không phải lúc nào cũng là đúng. Đôi khi mình phải dám sống để hứng nhận những hậu quả cho sự quyết định của mình gây ra...” Thân phận của Tướng Minh đã bị Hoa Kỳ biến thành một cái mền rách, nhưng vì quá yếu kém về chính trị, nên cho đến khi gần tới giờ về cỏi âm, ông vẫn chưa nhận ra được! Lãnh đạo mà như thế, mất miền Nam là chuyện không có gì đáng ngạc nhiên. Nhìn lại con người của Dương Văn Minh, chúng ta thấy có 3 đặc điểm sau đây: Thứ nhất là tham nhũng và thiếu trách nhiệm: (1) Biển thủ một thùng phuy vàng lấy được của Bình Xuyên và một số tiền bạc thu được sau cuộc đảo chánh 1.11.1963. Cho một tay chân bộ hạ nổi tiếng tham những là Tướng Mai Hữu Xuân kiêm ba chức quan trọng cùng một lúc để truy lùng tài sản và khảo của các viên chức chế độ cũ, đó là Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia, Đặc Ủy Trưởng Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo và Đô Trưởng Sài Gòn. Tướng Xuân đã nhận cả tiền của Việt Cộng để thả các cán bộ cao cấp của Việt Cộng ra. (2) Không quan tâm đến tình hình miền Nam sau cuộc đảo chánh và có quyết định sai lầm: Ra lệnh phá hủy các ấp chiến lược đã được thiết lập để đối phó với Cộng Sản, đưa miền Nam tới bờ vực thẳm khiến Hoa Kỳ phải thực hiện “Pentagon’s coup” để lật đổ và đưa quân vào miền Nam cứu vãn tình thế. Thứ hai là ngố: Mặc dầu làm việc với Hoa Kỳ và hành động theo sự xúi biểu của Hoa Kỳ, ông không hiểu gì về chính sách và thủ đoạn của Hoa Kỳ trong từng giai đoạn, nên đã bị Hoa Kỳ biến thành công cụ: (1) Ông bị biến thành một tên sát thủ giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm, ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu và ông Ngô Đình Cẩn thay cho người Mỹ khi Hoa Kỳ muốn thay đổi chính sách. Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau đó ông bị Hoa Kỳ loại và đưa những tay chân bộ hạ của CIA lên cầm quyền. (2) Khi Miền Nam sắp sụp đổ, ông bị Hoa Kỳ lường gạt bằng chiêu bài “hoà giải hoà hợp” để đưa ông ra làm Hàng Tướng! Thứ ba là hèn: (1) Thiếu Tá Nguyễn Văn Nhung, cận vệ thân tín của ông, được ông phái đi giết Đại Tá Lê Văn Tung và Thiếu Tá Lê Văn Triệu, sau đó hạ sát ông Diệm và ông Nhu. Ấy thế mà sáng 30.1.1964, khi linh Nhảy Dù bắt Thiếu Tá Nhung trước mặt ông và dẫn đi, rồi tối hôm đó hạ sát, ông chẳng có một lời nào! (2) Sáng ngày 30.4.1975, bộ chỉ huy 3 chiến thuật của Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù đang quần thảo với Việt Cộng trước cổng Bộ Tổng Tham Mưu ở Lăng Cha Cả thì Tổng Thống Dương Văn Minh ra lệnh đầu hàng. Thiếu Tá Phạm Châu Tài, chỉ huy trưởng bộ chỉ huy 3 chiến thuật, đã nói chuyện với Tổng Thống Dương Văn Minh qua điện thoại: - Tôi là chỉ huy trưởng cánh quân đang tử chiến với Việt Cộng ở Bộ Tổng Tham Mưu, tôi đang cố liên lạc với Bộ Tổng Tham Mưu thì lệnh ngưng chiến đã ban ra và quân của Việt Cộng vẫn còn đang tiến về thủ đô. Tôi vào trong Bộ Tổng Tham Mưu thì không còn một tướng lãnh nào ở đây, họ đã bỏ chạy hết, do đó tôi muốn nói chuyện với Tổng Thống để xin quyết định. Tổng Thống Minh trả lời: - Các em chuẩn bị bàn giao đi. Thiếu Tá Tài hỏi lại: - Có phải là đầu hàng không? Tổng Thống Minh trả lời: - Đúng vậy, ngay bây giờ xe tăng của Việt Cộng đang tiến vào Dinh Độc Lập. Thiếu Tá Tài nói: - Nếu xe tăng của Việt Cộng tiến về Dinh Độc Lập thì chúng tôi sẽ đến cứu Tổng Thống. Nếu Tổng Thống ra lệnh đầu hàng thì Tổng Thống có chịu trách nhiệm với hơn 1000 quân đang tử chiến ở Bộ Tổng Tham Mưu hay không?" Tổng Thống Minh trả lời: - Tùy ý các anh em. Nói xong cúp máy! (3) Ký giả Borries Gallasch, phóng viên tờ Der Spiegel của Đức, người ký giả ngoại quốc duy nhất có mặt trong Dinh Độc Lập vào sáng 30.4.1975, đã kể lại thái độ của Tướng Dương Văn Minh khi đối diện với các bộ đội cộng sản đến bắt ông đầu hàng như sau: Đại Tướng Dương Văn Minh im lặng. Dưới chiếc mũ cối, những người lính bộ đội nhìn ông Minh với vẻ tò mò... Cuối cùng ông Minh đã lên tiếng, hỏi một người lính: “Em trai của tôi hiện nay ra sao? Khi nào tôi có thể gặp chú ấy?”. Làm tướng mà phải đầu hàng là nhục rồi, nhưng lại còn hèn hơn nữa khi nói mé cho những tên bộ đội nhỏ bé của Cộng quân biết rằng ông có người em theo Việt Cộng là Dương Văn Nhựt để chứng tỏ ta đây cũng thuộc “gia đình Cách Mạng”! NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG Ngày 8.8.1983, Dương Văn Minh, được chính quyền Hà Nội cho phép di cư sang Pháp và sống với hai người con trai là Dương Minh Đức và Dương Minh Tâm. Khoảng năm 1988, ông âm thầm qua Pasadena, Nam California, Hoa Kỳ, và sống với con gái là Dương Mai đang định cư ở đó. Trong những những ngày còn lại của cuộc đời, Tướng Dương Văn Minh phải sống trong bóng tối, không dám gặp cộng đồng người Việt tại đây. Ngày 5.8.2001, ông bị té từ xe lăn, được đưa vào bệnh viện Huntington Memorial Hospital và qua đời ngày hôm sau, hưởng thọ 86 tuổi. Linh cữu ông cũng được phủ cờ vàng ba sọc đỏ, được di chuyển lên xe bởi 6 người thân gồm các ông Hoa Hải Đường, Nguyễn Hồng Đài, Trịnh Bá Lộc, Hoa Hải Thọ, Ngô Long và Nguyễn Trí Dũng. Sau đó, linh cửu ông đã được hoả thiêu trưa thứ bảy 18.8.2001 vào lúc 12 giờ tại vãng sanh đường Skyrose thuộc nghĩa trang Rose Hill, Nam California. Lữ Giang 26.4.2009 Ghi chú: [1] Nguyễn Chánh Thi, Việt Nam: Một trời tâm sự, Xuân Thu, Hoa Kỳ 1987, tr. 27 và 28. [2] Huỳnh Văn Lang, Nhân chứng một chế độ, Tập II, California, Hoa Kỳ, tr. 66 – 70. [3] Trần Văn Đôn, Việt Nam nhân chứng, Xuân Thu, California, Hoa Kỳ 1989, tr. 231. [4] Frank Snepp, Decent Intreval, Random House, New York, 1977, tr. 382 – 383. [5] Frank Snepp, Decent Intreval, Random House, New York, 1977, tr. 540.
|
|
|
Post by Can Tho on Aug 18, 2011 4:49:21 GMT 9
General Nguyen Khanh Sinh năm 1927 tại Trà Vinh Tháng 10/1964 Đại Tướng Tổng Tư Lệnh Quân Đội VNCH. Ngày 20/09/1964 Tổng Trưởng Quốc Phòng. Ngày 30/01/1964 Chủ Tịch HĐQNCM (Quốc Trưởng). Ngày 30/01/1964 Thủ Tướng Chánh Phủ VNCH. Tháng 11/1963 đến 01/1964 Trung Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn 1. Tháng 12/1962 đến 11/1963 Thiếu Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn 2. Tháng 11/1960 đến 12/1962 Thiếu Tướng Tham Mưu Trưởng Liên Quân. Năm 1959 đến 1960 Tổng Thư Ký Bộ Quốc Phòng Năm 1958 đến 1959 Đại Tá Tư Lệnh Phân Khu Miền Tây gồm các tỉnh từ Long An đến Cà Mau. Năm 1957 đến 1958 Đại Tá Tư Lệnh Miền Hậu Giang gồm các Tỉnh Kiến Hòa, Mỹ Tho, Vĩnh Long. Năm 1956 đến 1957 Đại Tá Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh. Ngày 23/10/1955 Vinh Thăng Đại Tá & Đệ Tam Đẳng BQHC. Tháng 09/1955 Trung Tá Tư Lệnh Phó Chiến Dịch Hoàng Diệu. Tháng 07/1955 Trung Tá Phụ Tá Không Quân (TLKQ). Tháng 02/1955 Trung Tá Tỉnh Trưởng Cần Thơ. Năm 1954 đến 1955 Tham dự khóa CH & TM cao cấp tại Pháp Quốc. Năm 1953 đến 1954 Trung Tá Liên Đoàn Trưởng LĐ 11 Việt Nam. Năm 1952 đến 1953 Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng TĐ 13 Việt Nam. Năm 1949 đến 1952 Đại Úy Đại Đội Trưởng. Năm 1948 đến 1949 Trung Úy Sĩ Quan Tùy Viên Thủ Tướng VN. Năm 1948 đến Thiếu Úy Tiểu Đoàn 1 Việt Nam. Năm 1946 đến 1947 Tốt nghiệp Chuẩn Úy Võ Bị Viễn Đông (Đà Lạt). Tốt nghiệp Trường Saint Saumur. Born in 1927 at Tra Vinh, South Vietnam 10/1964 General Command in Chief of ARVN. 09/20/1964 Defense Minister. 01/30/1964 Chief of State. 01/30/1964 Prime Minister. 11/1963 to 01/1964 Lieutenant General, I Corps Commander. 12/1962 to 11/1963 Major General, II Corps Commander. 11/1960 to 12/1962 Major General, Inter-Arms Chief of Staff. 1959 to 1960 Secretary General of Defense Ministry. 1958 to 1959 Colonel, Western Sector (comprising provinces from Long An to Ca Mau) Commander. 1957 to 1958 Colonel Hau Giang (comprising provinces of Kien Hoa, My Tho, Vinh Long) Region Commander. 1956 to 1957 Colonel, 1st Infantry Division Commander. 10/23/1955 Promoted to Colonel and 3rd National Order Medal's Recipient. 09/1955 Lieutenant Colonel, Hoan Dieu Campaign's Deputy Commander. 07/1955 Lieutenant Colonel, Air Force Commander. 02/1955 Lieutenant Colonel, Chief of Can Tho Province. 1954 to 1955 Attended High Command and Chief of Staff in France. 1953 to 1954 Lieutenant Colonel, 11th Group Commander. 1952 to 1953 Major, 13th Group Commander. 1949 to 1952 Captain, Company Commander. 1948 to 1949 Lieutenant, Attache Officer to the Prime Minister. 1948 to First Lieutenant, 1st Battalion. 1946 to 1947 Graduate as Aspirant Lieutenant of Vien Dong (Dalat) Military Academy. Graduate, Saint Saumur (France) Military Academy. Nhan Huu Hiep go Dinh Diem versus the drive to reform VIETNAM Nguyen Khanh SR #2615 Tape 1, Side 1 Okay. This is sound roll #2615, Vietnam T885. Goes with Control 628. Today's the 29th of April, 1981. 7 1/2 by pf 60 cycles, 24 frames and here's the tone at minus 8. Tone. And uh this'll be an interview with uh Mr. KHANH. This is an interview with Nguyen Khanh, K-h-a-n-h. Camera Roll 629 is... Mark it. Tone. Interviewer: [SYNC]Could you tell me, uh tell us, what was your role in the, saving Diem in November 1960, when the paratroopers staged a coup against him? Nguyen Khanh: [SYNC]At that night, uh...there had been an attack on the, in the Independence Palace, you know, the...uh White House, Vietnamese White House, and uh I thought it was a Viet Cong attack so I went uh to the Independence Palace, I have to climb over a ladd—a ladder and to be in the palace and uh because I thought it was a Viet Cong attack I sent order to the troops come to help us and when I were in the palace le, at that time, I saw it was a coup uh you know, managed by the, some of the paratroopers, not all of them, but some of the the battalion. [SYNC]And uh so um I also feel that we have to change you know, Diem uh...make change the government, become more effective in the uh struggle against the Communists. Um, and I have a pressure on Diem uh who agree at that time to change his government. But you know later on there are a countercoup and Diem come back in power, in full power, but in fact, Madame Nhu and...Mr. Nhu, Diem's brother, uh become more uh...powerful, if can say so beginning that night until later on. Interviewer: [SYNC]Did Diem make a promise to reform? Could you tell us about his promise to reform? Nguyen Khanh: [SYNC]Oh yes, uh, we, we had a tape, a tape, in that, in which Diem said that he dismisses civilian government and give the, another po—the power of the government to the general officers at that time in Saigon and then for us to make a change that we need. [SYNC]And uh...but again, you know, in the morning, they, I cannot find any uh general officer around Saigon Alley. I’m, I was the only one in, present in Saigon at that time so uh...Madame Nhu, you know, with the uh political uh um action, you know, meeting, all the demonstration and give the power back to Diem. Interviewer: [SYNC]Did you feel very frustrated afterwards and feel that hum you would have to have another coup eventually or force Diem to reform again? Nguyen Khanh: [SYNC]Oh yes, of course, you know, uh...uh when we promise something, even it's not a...presidential campaign you know, we just keep it to the population, yes, I, I think uh...we lost everyday Vietnamese life in fighting the Communists, you know, and and no progress, we have to do something else, you can, we cannot have a more of the same, you know, every, every day, so we, we must change, yes. Interviewer: [SYNC]What did you think you should do? Nguyen Khanh: [SYNC]I think uh... Interviewer: [SYNC]Try it one more time, go ahead. Nguyen Khanh: [SYNC]I think he must uh...change the way uh to run the country. Uh...for example not uh to ent—to...in order to have the support of the majority of the population he must use more the South Vietnamese native, you know, uh...than he used to have people who worked for him for example must be uh...Catholic refugee from North Vietnam or they must be...born in, in the central part of Vietnam, you know, and the kind of thing that uh...you cannot uh...uh have the support of the population and we need that very badly in the fight against the communist uh subversion. Evaluation of democracy and the American presence in the South Interviewer: [SYNC]Could you go back hm, tell you, tell us how did you feel when all the Americans began to come to Vietnam, to South Vietnam in uh, in a 1956, '57, '58 trying to export their ideas of democracy and help South Vietnam to become a nation. How did you view this whole operation by the Americans? Nguyen Khanh: [SYNC]Eh, you know tha—that's a...we, we respect very much what the American want to do uh...but, you know sometime the American way of life and the...uh American democracy maybe uh cannot work in a country like mine, you know, in South Vietnam. Uh...so, we, we can have the principle and adapt that in the country but we cannot adapt what you have here, you know, eh two houses, all that stuff, you know, and changing the president every four year. [SYNC]You have many people here who can be leader of the country. We have a few in Vietnam, a few who can uh you know uh lead the country because education, because the training, because all that uh, background that we must have, you know. So, there a saying wa—in South Vietnam at that time is, The French Colonial, you know...did not export too much their ideal of d—of democracy outside of the French frontier. Now, with the American people, you export too much your democracy and your...freedom, you know, all that, your way of life and you want to impose that uh in the country like Vietnam, it doesn—it doesn’t, it cannot work. But, in some way, we better adapt and not adopt what you have. Interviewer: [SYNC]Did you have hm any problems in dealing with the Americans of this period, not later. Uh, uh American advisors telling you what to do or uh problems with the American Embassy where they felt that you were uh...um, you had to take orders from them. Nguyen Khanh: [SYNC]In the years of... Interviewer: [SYNC]‘50s. Nguyen Khanh: [SYNC]'50s, '56? Interviewer: [SYNC]Yeah. Nguyen Khanh: [SYNC]No, we do not have that such problem at that time. There are...uh advisor in my level, is a corps, corps commander and the division and the lowest was in the regiment and we get along very, very, very well and really, we need, the advice at that time because simp—it's very simple, we use the American weapons, you know, changing from the French uh...weapons and French ammunition and we have to use the American material so we need the, these advisors very badly. So, it's no problem at that time. Nguyen Khanh stages the 1964 coup Interviewer: [SYNC]Let me go on and talk about the coup hm that, that you staged hm, hm in January, 1964. First question, is why did you stage that coup? Nguyen Khanh: [SYNC]Uh, first question is we feel...that the leaders in Saigon at that time, number one does not keep their word. Interviewer: [SYNC]Could you start off by saying, I staged the coup because... Nguyen Khanh: [SYNC]Yeah, I staged the coup because uh...the leaders in Saigon at that time did not keep their word. Uh, you know, by example, not killing Diem. Uh, they killed Diem. [SYNC]Uh...secondly, by example...to try to do something better in the fight, in fighting the Communists. But, you remember, I mean uh, at that time, everybody remember that they are a good time in Saigon, you know uh...uh, just enjoy the victory over Diem. And also, the main thing is leader at that time, we feel, was for the French solution of Indochina, for DeGaulle at that time, you know, he want to neutralize South Vietnam and to impose a French solution for the whole Indochina. [SYNC]And leaders at that time were in Saigon, we feel, it was true later on, like by example, Duong Van Minh, you know, who surrender to the Communists at '75 and we know that now we tory we know that Minh was one of the men of the policemen in Saigon who took, took over. So, I think we were ah, ah right, we were right at that time to change the leadership in Saigon. Interviewer: [SYNC]Now, could you tell hm how you staged the coup, about you flew down in the air, uh, first of all, you sent your American advisor down to Saigon and how the Americans gave you the green light...to stage the coup hm and then how you flew down in the Air Vietnam plane and what happened. Could you tell that story? Nguyen Khanh: [SYNC]Uh, yes. Interviewer: [SYNC]Look, look at me as you tell... Nguyen Khanh: [SYNC]Yeah. My, we uh, I, I were in the, in the I Corps you know, in, in Da Nang, and uh, there word from Saigon that they will have a coup d—ah, that night. Uh...and they want me to go to Saigon and to take over the coup because the organization of the coup against Die, Diem in November uh, uh was a coup organized by me in Aug—in August so it's no change on the corps commander, the field commander at that time. [SYNC]So uh, they come to see me 'n...that, I, invite me to go back to Saigon to take over. So...I send my friend and advisor, at that time was Jasper Wilson, uh Colonel Jasper Wilson, and uh he went to Saigon to check with the American authorities, the US Embassy and the MACV headed by General Harkins, at that time. And uh, to what, what they think about that. And he had to call me... Interviewer: [SYNC]Wait a second...we're just running out of film. Okay we have take 2 and uh camera roll #630 coming up. Everything up to this point should be...is for Elizabeth Deane and should be charged to her. These are gonna be just word clarifications in case you have to replace a word. Nguyen Khanh: [SYNC]Neutralize. Neutralize. Interviewer: [SYNC]Neutralize. Nguyen Khanh: [SYNC]Neutralize. Neutralize. Neutralize. Interviewer: [SYNC]Okay. Now...uh, adapt. Adapt. Nguyen Khanh: [SYNC]A, adapt a and adopt, is it uh...adapt. Interviewer: [SYNC]Adapt. Nguyen Khanh: [SYNC]Adapt. Interviewer: [SYNC]Adapt. Nguyen Khanh: [SYNC]Adapt. Adapt. Interviewer: [SYNC]Adopt. Nguyen Khanh: [SYNC]Adopt. Interviewer: [SYNC]Adopt. Nguyen Khanh: [SYNC]Adopt. Interviewer: [SYNC]Adopt. Nguyen Khanh: [SYNC]Adopt. Interviewer: [SYNC]Adopt. Nguyen Khanh: [SYNC]Adopt. Interviewer: [SYNC]Ready? Mark it. Tone. Interviewer: [SYNC]Okay. So...start off when you say, you sent Jasper Wilson, you sent your military advisor, Jasper Wilson. Nguyen Khanh: [SYNC]Yeah, I sent uh Jasper Wil—Colonel Jasper Wilson, my advisor uh to Saigon to check with the American authorities, both in the US Embassy and the military people and the court was uh, um...both civilian and military um, uh of the US Embassy and in the military support under MACV at that time, uh support the plan to the Montagnard people, the, uh, so we get the green light from the American authorities to do so. [SYNC]So, after that I flew to Saigon with an civilian airply—airplane with only one aide with me, you know, and we uh stayed in Saigon that, that night before they start the coup. But it was a, it wasn't a real coup, we just, you know, keep some of the, the...general what we want to arrested, you know, and umn, that's all. And, no...no fire, no blood, we'll just change the leadership in Saigon. Interviewer: [SYNC]When you, after you staged the coup, what did you look forward to? Did you think then... Nguyen Khanh: [SYNC]Let's get General Kim and the alarm clock. Interviewer: [SYNC]Oh, let's get General Kim not waking up in the morning because he wouldn't set his, do you want, he wants to come out, come on out. Uh... Nguyen Khanh: [SYNC]I...yeah, that's my youngest...boy. Interviewer: [SYNC]Can you tell the story about how General Kim didn't show up because he forgot to set his alarm clock? Nguyen Khanh: [SYNC]Uh, yes, uh, you know, coming in Saigon I do not have any troops on hand at all, and I have to stay in, in...friend, American compound with my aide, we were two, and...we...stay awake until 5:00 in the morning...the hour, the H hour that we start the coup. [SYNC]And I uh took my jeep with my aide, we go to the general uh...staff...uh building to see what happened, but, you know...no troop, no nothing. So I have to go to the airborne unit, it's my boys, you know, I was a...paratrooper unit myself at that time, and I phoned to Kim...uh General Kim was chief staff at that time. [SYNC]And I, I call him, what happened? No...no, nothing is moving, you know. So uh...uh he, he told me on the telephone that yeah...I um, I just forget to, to have the alarm, the clock alarm on. But don't worry, we have the situation in hand so, no, no problem. And, in fact, yeah, it's no problem at all. Assumption of power and the prospect of a march north Interviewer: [SYNC]What did you look forward to now? Now you had the power. What were you going to do with that power? Nguyen Khanh: [SYNC]Yeah. Uh...to realize...uh, yeah, I...Now I had the power, I want to realize the goals of the Vietnamese revolution back in 1945. The goals were and still be right now is, they uh, independence, that means national sovereignty, the uh, freedom, and the happiness of the whole population. [SYNC]It was the national aim, strategically, but when I had the power the country was divided in two parts on the 17th parallel, we had insurgency in South Vietnam and I want to uh, how to said it, integrate the Front of Liberation, the non-communist people and the Front of Liberation with me and then uh...to fight the North Vietnamese if at that time, the North Vietnamese do not uh, did not want to have a peaceful solution in North Vietnam, in South Vietnam. So, why at that time we have a kind of march North, you remember in July of '74 [sic], I am prepared... Interviewer: [SYNC]'64. Nguyen Khanh: [SYNC]Uh, eh '64, I mean. Interviewer: [SYNC]Start it again. We have a march North in... Nguyen Khanh: [SYNC]Yeah, we, we uh, we had a march North, movement at that time, in July '64. I prepare at that time the psychology of the South Vietnamese people that maybe we need to go north to answer to the aggression from North Vietnam. You, you cannot defend yourself always to have a defensive plan, you know. Uh...what the...the...one of the uh military principle is you better defend yourself by having an offensive plan. Interviewer: [SYNC]What did the Americans, in particular, what did hm Ambassador Taylor think about your plan to mark your movement to march north. Nguyen Khanh: [SYNC]In fact we do not have eh any concrete plan, military plan on that. I told you a kind of psychology, psychology at that time we had to develop...Uh...I don't see they do not have any ob—objection because we do not have a, any plan. [SYNC]Now after that we have an incident of Tonkin Gulf, you know, you remember that, the Gulf of Tonkin Incident? And then we start the air war at uh we go to North Vietnam to bomb North Vietnam. [SYNC]It a kind of incident, we do not plan in my part of South Vietnam authorities to have that South Vietnamese psychology plan against the North and the incident, Gulf of Tonkin Incident, give Johnson at that time the power to go to bomb North Vietnam. It's no connection at that...say so. Interviewer: [SYNC]Did you think that it would have been possible to hm invade the North and fight in the North without American troops? Nguyen Khanh: [SYNC]Uh, a full scale...no. Yeah, uh...going to invade North Vietnam in full scale uh not. We do not have the men, you know, we do not have ship, we n—uh, ship, I mean boats, you know, uh, uh air power, navy, all that stuff you go to have bridgehead uh no. But we can have just...a bridgehead not so far from the 17th parallel. [SYNC]And the population over there is looking for the, to liberate for, from South Vietnam. Believe it or not, you know, they are like now, they, they know what the Communists uh dictatorial is. So they want us to go over there. So we can have a kind of bridgehead, you know, and at exchange money later on if we want to have a negotiation with North Vietnam. [SYNC]But really I do not feel that we can go and take over Hanoi, you know, and change the government from, from that point, no. Interviewer: [SYNC]When you started, starting the campaign about marching North, though, and the Americans didn't react at all, they didn't tell you to shut up, they didn't tell you to stop saying it, or, did they encourage you to say it? Nguyen Khanh: [SYNC]Eh...you know, at that time, uh...I uh feel free from the American advisor, American authority in Saigon. I still feel free right now in the United States. I can tell anything I like to do anything, I like, I do not care but what they think about. The secret 34A operations of 1964 Interviewer: [SYNC]I'd like to get into one particular hm uh aspect at this time was the 34A operations. In May the South Vietnamese...uh landings, commando raids, against the coast in the North. Could you tell about that, how did that start, what kind of American support did you get for those operations? What were you trying to do? Nguyen Khanh: [SYNC]You know, that's ve—a very secret operation. The... Interviewer: [SYNC]Would you repeat the subject? 34A operations. Nguyen Khanh: [SYNC]34? Interviewer: [SYNC]A. Nguyen Khanh: [SYNC]Yeah, yeah, the... Interviewer: [SYNC]You don't have to use the number. Just the commando raid. Nguyen Khanh: [SYNC]The, the, the that two, two, two kind of commando. One go in by sea and one go by air, you know, and we send by air, n—n—incidentally Ky was one of the pilot that we send, you know, to carry the uh commando what we send by air to the Montagnard, to the uh moun—mountain region in North Vietnam. [SYNC] And also we send, you know, commando by sea going back to the by sea. These eh is these eh forces are very special one. Nobody knows about that. Only Diem and myself. Uh...for example, the ministry of defense do not know about that because they are so special that the boat was buil—built n uh the north town of Europe, I don't know, it Switzerland, or you know, I mean, not a Swita—Sued uh... Suerez? Interviewer: [SYNC]Sweden. Nguyen Khanh: [SYNC]Uh, yeah. Uh...and the crew was Vietnamese but the captain was a kind of mercernaire, you know...eh... Interviewer: [SYNC]Start again. It's a mercenary. An American? Nguyen Khanh: [SYNC]No. They are not American. Interviewer: [SYNC]Could you tell about it? Nguyen Khanh: [SYNC]They were uh...the man that I meet one time when I have an inspection in the island... Interviewer: [SYNC]Sorry, could you say, the captains of the boat. Nguyen Khanh: [SYNC]Yeah. The, the, the captain of the boat was a uh, a foreigner, not, not, not, not American. It can be, you know, any uh, mercenary uh, from Europe. Uh...but the boat was the kind of PT boat, you know, and it go very fast. And uh we stationed this force outside of Da Nang. [SYNC]So this force...always, all, all receive order to go from the president himself. Nobody else, or from the special organization, I mean, headed by the CIA at that time. Interviewer: [SYNC]Yeah. What was the American role in these operations? Nguyen Khanh: [SYNC]I think, they support us and uh...fi—fi—financially it's very... Interviewer: [SYNC]Sorry, could you say what the American... Nguyen Khanh: [SYNC]The—the—I think that the American uh support us uh fi—financially to buy the boats, to pay the captain, to pay the, the uh... Interviewer: [SYNC]Sorry, we've had to change the film. Interviewer: [SYNC]Sorry, would you go...I mean a lot of this is all on the film so... VIETNAM Nguyen Khanh SR #2616 Tape 1, Side 2 This is uh sound roll uh, #2616, Vietnam T885, we have uh camera roll 631. Today's the 29th of April, 1981, 7 1/2 by pf 60 cycles, 24 frames. Continuing interview with uh Mr. Khanh...and uh...we'll have Take 3 coming up, Scene 8, Take 3. And here's a tone at minus 8. Interviewer: [SYNC]Okay? Uh...begin. [SYNC]First tell us about the, these operations against the North...in uh 1964. Who commanded these operations? Nguyen Khanh: [SYNC]Uh, these special forces... Interviewer: [SYNC]Excuse me, just move a tiny bit over, uh yeah and the whole body, that's good, n—that's good, fine, now you can, good. Now don't look at me- these special forces. Nguyen Khanh: [SYNC]Yeah. The, the, these special forces are when I was in a kind of uh joint command, a very special one, special people from the CIA and eh special people from uh Vietnamese forces. And uh we have a, a section of uh...the armed forces who take care of these oper—operation. Interviewer: [SYNC]Now could describe how the hm South Vietnamese PT boat drew uh North Vietnamese boat towards the Maddox, behind the Maddox. Nguyen Khanh: [SYNC]Uh, yes, eh, we um, I think the decision at that time who took it, I don't know, but uh, uh a kind of routine operation uh...to support the commando that we land in North Vietnam. But at that time we use these....Vietnamese special forces to Dong Hai port to draw the p—the uh Viet, the Communist PT boat to go after to after kind of pro—provocation, you know. [SYNC]And, the PT boat, the Communist PT boat to go after the special PT, South Vietnamese PT boat and the PT boat go, you know, uh in the back of the Maddox at that time and the Communist PT boat still firing at the special force PT boat and the, the Maddox feel that they were firing, you know, in the international water by the Communist ship, boat, so they fire back, of course. That was the Incident of Tonkin at that time. Interviewer: [SYNC]But was this operation to draw the Communist PT boat towards the Maddox, was this a deliberate plan of the South Vietnamese? Nguyen Khanh: [SYNC]Uh...you mean the South Vietnamese uh government? No. Interviewer: [SYNC]Was...uh, these, these forces. Nguyen Khanh: [SYNC]Uh, these...uh, I think that operation had been uh mounted for the purpose of...back here in, in Washington and uh, you know that the Tonkin, the so called Tonkin Resolution to give uh President Johnson full power to answer to this provocation at that time. [SYNC]So the beginning of the commitment of uh American troop by this eh...resolution. Who did that, for what purpose, I don't really know exactly, but I feel that some people mounted that operation to support Johnson in the Congress at that time. Confrontation with Maxwell Taylor in November 1964 Interviewer: [SYNC]Now, you had a confrontation with Maxwell Taylor, the ambassador in November of 1964. Could you tell us what happened in this dispute between you and Ambassador Taylor? Nguyen Khanh: [SYNC]Yes, you know uh, uh, that this pers—discuss, dis... Interviewer: [SYNC]Start again. Nguyen Khanh: [SYNC]Yeah. They uh...We had a...we uh...Ambassador Taylor and, and, and, and me, and I, we had a very bad moment together at that day in the general staff. Ambassador want to see me uh because he uh made what we called a young turk at that time, a young general officer, namely Nguyen Cao Ky, and Nguyen Van Thieu, and other general. And uh... [Phone rings] Nguyen Khanh: [SYNC]...to kind of to insult them uh for, you know, being changing what we call the civilian government at that time. [Phone rings] Nguyen Khanh: [SYNC]Uh... Interviewer: [SYNC]Wait a second. Take four. Interviewer: [SYNC]No, we need more detail. Tell us about some of things you said to him. Nguyen Khanh: [SYNC]All right. All right. Interviewer: [SYNC]Tell us about this dispute...with general, uh, Ambassador Taylor. Nguyen Khanh: [SYNC]Yes. The dispute uh...the dispute that I had with Ambassador Taylor at that morning in August [sic] I think, something like that, was in the general staff... Interviewer: [SYNC]I'm sorry, it was in November so we have to do it again. Nguyen Khanh: [SYNC]It, it was in... Interviewer: [SYNC]Start again please. Nguyen Khanh: [SYNC]Uh, the dispute that I had with uh Taylor was that morning of November ‘64 at my office 't general staff. And uh, Taylor want to come to see me to ask me to punish the young general who just the day before uh make a kind of coup because I mean a coup and that but not a kind of coup, but just to dissolve the branch of the civilian uh government at that time but still keeping the...uh Premier Heh—Huong in office. [SYNC]And eh, he said that you have to punish them. I said that uh...if I have to punish them I do so but I do not receive order from you to punish them, to punish my, my young general. Uh, you do not have to interfere...on the internal problem of South Vietnam. [SYNC]Then, General Taylor told me that so, you had to leave the country, like that...I say that uh, no, you are not the, the person who tell me to leave the country. Uh...you were a good American general officer, you fought the WWII and Korea...I don't know if you understand well the kind of fight we have here against the Communists. But what you just tell me I know that you are a very bad ambassador. [SYNC]That was my discussion, I, I tell him just uh...I don't uh have any contact with him anymore and I just take the door. And the, the quickness of that conversation conversation was in the American side, nobody on the Vietnamese side, I was only one. [SYNC]But in, with Taylor at that time was Alexis Johnson, the deputy ambassador, he's a very nice man, but anyway he's...carries the relation better than, you know, but anyway, that was a, a...one of the incident, that, you know, affect the relation that I had with the...ambassador of the US, a, a, ambassador at that time in Saigon. It's a very bad one. Interviewer: [SYNC]Did you have any other later uh arguments and disputes with them? Nguyen Khanh: [SYNC]No, I told him that from now on you are ambassador of, of uh the United States in South Vietnam, you better have the direct rela—relation with the go—South Vietnamese government. I am the commander in chief, I do not have a direct contact with you, so anything you want to do go through the the South Vietnamese government, wo—to Mr. Huong then. [SYNC]But uh later on I have a conversation on telephone with uh, with um, with Ambassador Taylor, Taylor and he confirm to me that I had to leave the country and I, I give to you, I mean, the transcript of that tape that I had uh with Taylor when Taylor told me that yeah, he still want me to quit uh the country. He did, he...uh...his game uh his goal had been success when I have to left the country in February 25th, '65. American escalation and forcing out of Nguyen Khanh Interviewer: [SYNC]Now, how did you feel about later in 1964, the beginning of 1965, how did you feel about the idea of bringing American combat troops into Vietnam? Nguyen Khanh: [SYNC]Uh, I was uh...bring, I was against the idea to commit the ground American troops in South Vietnam for the simple reason that we do not need that. We need the support, the technical support, the technology of the of the uh...American armed forces but we do not need the combat troops at that time...You know, uh...how can we justify with the population if the American come to fight for us? We just can't. [SYNC]So, this error...is main, one of the main error that we made...in the year '65, to bring in the combat troops, American combat troop in South Vietnam. And, then the South Vietnamese armed forces become a kind of uh subletive, you know, the the second reign on the, and the, the national mission of these forces cannot be uh in the Vietnamese hand. Then it, 't...are under the American hand. [SYNC]And latah, later on when we see the American withdrawal we changing government back in Washington 'n 'n policy, and then when the element of the American troops is getting out of the country, the disaster we saw later on in '75 is a result of the decision to send the...the troops, the American troop to fight for the Vietnamese troops. Et em... Interviewer: [SYNC]You said, could you comment on your sense that the American political system was not stable, that we changed administrations all the time. Could you say that? Nguyen Khanh: [SYNC]Uh...I think they, they um, American system, democracies is number one. Really, and I, and I tell you that because I'm here. But it's good for the American people here. But...to fight the Communist world domination you must have a kind of continue uh...continuating plan. [SYNC]I mean uh...uh, you must have a, a plan, you know, not changing every four year when you have a new president, you know, coming with new plan, you know all that, so uh I think it not the kind of stability but strategically you do not have a plan, a continuation, yeah, a a continuation of the plan to fight the Communists. Interviewer: [SYNC]I'm sorry, we have to just... Marking. Okay, we're going to roll 632. Nguyen Khanh: [SYNC]Uh... Interviewer: [SYNC]Wait'll he starts the camera. Tone. Interviewer: [SYNC]Wait a second. Go ahead. [SYNC]Okay. Ready? [SYNC]Yep. [SYNC]How did they force you out in February of 1965 and how did you feel about it? Nguyen Khanh: [SYNC]I think with the support of uh...um General Moore and the air force's liaison officer with Nguyen Cao Ky at that time. And they go the...um military council... and they vote again me and they have, they want me to leave the country. Interviewer: [SYNC]Sorry, you have to start again, say who, who's they. Nguyen Khanh: [SYNC]They, the council, the, the, the military council, with a suggestion, if I can say so uh...some uh...American friends, advisor, namely, by example, General Moore of the air force to suggest that idea, to Ky, maybe, you know, but I, I know that it was true. Uh...And uh, then the, the council uh, forced me to leave the, the country. That was officially, but, in fact, you know, it's 'n...uh...there are many books writing of that, that, that uh incident and the American official in Saigon are very pleased at that time to see me uh out of the country. Interviewer: [SYNC]How did you feel about it? Nguyen Khanh: [SYNC]I feel very, very badly and uh I left Saigon...with some of my...soil of the you know Vietnam you know in my hand...I left uh seeing the soldier that I always command, you know, for two decades. Uh...behind. I feel that I missed to bring peace to my people. And I feel that uh maybe the only time that we can have that peace, you know, and have dignity of South Vietnam, the sovereignty, respected by every people and I feel very badly, of course. Taylor's reprimand regarding the dissolve of the civilian government Interviewer: [SYNC]I wonder if we could go back and you could tell us the story again about the, the fight that you had with General, with Ambassador Taylor. If you could just repeat the story because we could do it a little sharper the next time. Nguyen Khanh: [SYNC]Yeah, I uh... Interviewer: [SYNC]In November, 1964... Nguyen Khanh: [SYNC]On that morning of November...1964, Ambas—Ambassador Taylor come to see me in my office. Now 'n...on Sunday he send me a telegram, I was in Da Lat, you know and my family was in Da Lat, uh...the mountain resort, and uh he send me the telegram that Ambassador Tl—Taylor want to see General Khanh in his off ice, uh, Monday morning. [SYNC]I said to my aide send back to the, to Taylor, to General Taylor that General Khanh want to see General Taylor in my office 'n on Tuesday, a day, a day later. So I, I, he come to see me the day later...And that start to blame on the uh...young general, you know, who just make the de—decision to dissolve one of the branch of the civilian government, but still keeping Premier Huong in office. [SYNC] Uh...some newsmen, press people called it a coup, it's not a coup, we can, just want to change it, but uh, Taylor want me to punish the young general. I told him that uh...if I had to punish the, the young general I will do it so, but the order will not come from you. So, we are very mad at that time and uh...uh maybe, I don't remember exactly, but uh, he say that just you have to leave the country then, if you do not punish them, you have to leave the country. [SYNC]So I answer to him that um...maybe we are, you are a good general officer of the American armed forces to fight WWII and Korea but I'm not sure that you understand well how to fight the Communists in the revolutionary war. But also I understand that, I know that you are very bad ambassador because you just tell me to have to leave the country. [SYNC]And uh...so I tell to Taylor...just take the door...if you, from now on, if you have to have contact with me, go through the Vietnamese government because you are...'n US ambassador, go through my government. I am not going to deal with you directly. I am the commander in chief, still the chain of command, you know, you have to go through the government. And Alexis Johnson, vice ambassador, was there that morning and he know what happened then. Role of the Buddhists as political force in 1964-1965 Interviewer: [SYNC]Let's go on to, go back to one, this is the last point you were talking about. There were Buddhist riots were taking place in Vietnam in the end of 1964 and the beginning of 1965. What was causing all this Buddhist...these Buddhist riots? Nguyen Khanh: [SYNC]It was '63. Be—before... Interviewer: [SYNC]No, it was later. Nguyen Khanh: [SYNC]...the Diem coup, oh no, ah... Interviewer: [SYNC]...the end of '64. Nguyen Khanh: [SYNC]Yeah. Later it, a kind, it, a kind of a, of a power struggle, you know uh...the Buddhists want to have more because they say this is a revolution against Diem who was a kind of Catholic government, you know, at that time. [SYNC]Was a uh...they uh...with their support, they are the the main body, and they want more...A kind of a Khomeini in Iran with Thich Tri Quang you remember that bon, that Buddhist uh...priest? And he want to be a kind of, you know, leader like uh Khomeini in, in Iran. So, they always wa—you know, riot, to, to, to, to have a...you...to destroy what we want to, to build politically in South Vietnam. Interviewer: [SYNC]It's been, there's been, people have said that you were encouraging the Buddhists to riot and to...you were... Nguyen Khanh: [SYNC]To make me trouble? To make, yeah, I, I was in, in government at that time. Any time you have a riot, trouble come to me. You remember? I want, I had to go to see the, the people, the riot people one time in the front of my prime minister building. I have to, to pay myself, my all, I had to go to talk with them. I will not make trou—trouble for my own, that's not true. That's not true. Interviewer: [SYNC]Okay. Cut. Nguyen Khanh: [SYNC]Yes, it's a French, a French...political... Tone. Nguyen Khanh: [SYNC]...games. No, that's a, that, that's not true. I... Interviewer: [SYNC]Vietnamese would not do anything so [inaudible]... Nguyen Khanh: [SYNC]Uh...you know uh, there a point, in fact, tha—that's something eh true in that. I, I was supporting the Buddhists. But the, the Buddhists in a a general uh strategy. You know, we have uh...India, Burma, Cambodia...uh Vietnam, Taiwan, and Japan. What we call that...it's a Yellow Bear. Yellow Bear to stop the red invasion. That's a kind of, of uh, uh...religion side of the fight again the Communists. [SYNC]So I was for the organization of kind of international Buddhists. And if you remember, we had a headquarters, international Buddhists at that time, in Saigon to all, to buil—build its forces, to face Communists red, "vague" of red, you know, invasion from the China, Indochina or Russian. Interviewer: [SYNC]But, but...there's no truth to the fact that you... if you could convince the armed forces that you, that you were incapable of quieting the Buddhists, then, then you could take over the government and get rid of the civilian government. Nguyen Khanh: [SYNC]You know, uh, what, what is the...you, you uh...you feel, you think like an American. Of course, very established thing, all that stuff. But you remember, the power after the coup against Diem was under the military. And, I put Huong, I put Duong Van Minh like uh...chief of state. [SYNC]I put Huong, I put Quat, Quat on the prime minister role. Anytime we feel that they do not answer, I mean, deal with the situation we change them. They are not a coup. Either Quat, either Huong, or Minh does not come in office with election with the power, with the population, you know. [SYNC]The people give him the mandate to be prime minister, or to be, to be uh chief state. The mandate it coming from the armed forces at that time before we have any constitution, you know, uh set up later on. So, when we change a government it's not a coup. We just change somebody what we just want to put in. That's all. Interviewer: [SYNC]How much, excuse me, can we stop for a second? How much have we got left? Nguyen Khanh: [SYNC]Um...side of of the problem uh...is more, is very important. If the general officer just stay in office and thinking about power, about politics, who's going to fight the Communists in the field? So why I give back my own power like premier to Huong? [SYNC]And I took, I keep the commander in chief and also I keep the president of the military council. That is something, a body, up of the government at that time. 'N that bu—body can decide a, a, a, anything you know, until we have a constitution. But at these organization at that time, so some time, you know...you uh make uh...uh raisonnement, comment dit ça? Interviewer: [SYNC]Uh, reasoning. Nguyen Khanh: [SYNC]Re, re, reasoning like he had to translate in the whole thing yeh and every time we change the, the government it's ah kind of coup. Uh...it, it's not... Interviewer: [SYNC]But, but, but you weren't stirring up the Buddhists deliberately? Nguyen Khanh: [SYNC]Eh...I, I, I, I don't, I don't think that—I support the Buddhists, I told you, a moment ago, uh to, because they are the majority of the, of, of South Vietnam. You know, we always have a minority in power in Saigon. 'T uh, during Bao Dai, later during Diem they are a minority in South Vietnam, they are minority Catholic, they are minority from Central Vietnam. They are not from South Vietnam. And they are not other religion then you know, so why uh...you do not have the support of the ma—majority of the population, and the majority is Buddhist, Confucius, you know, all that stuff. Not, not Catholic. [SYNC]So, my ai, my, my, my view at that time was to organize a kind, I told you, a Yellow Bear. Yellow means the, the Buddhists uh color, you know...uh...from India to Burma, Cambodia, South Vietnam, Taiwan and Japan. That bear is the yen, the push south from China and I support the Buddhists in that sense, yes. But I not support them, you know, to go to riot in the because it was against my government at that time, you remember, so I not foolish enough, hn, to do so, no. No, it's not true. Not true. Interviewer: [SYNC]Good. There, there're two words that I'd like to repeat. Nguyen Khanh: [SYNC]Yeah. Interviewer: [SYNC]Um...one is punish. Nguyen Khanh: [SYNC]Um hum. Interviewer: [SYNC]Punish. Nguyen Khanh: [SYNC]Punish. Interviewer: [SYNC]Punish. Nguyen Khanh: [SYNC]Punish. Interviewer: [SYNC]Punish. Nguyen Khanh: [SYNC]Punish. Interviewer: [SYNC]Punish. Nguyen Khanh: [SYNC]Punish. Punish. Punish. Interviewer: Punish. Nguyen Khanh: Punish. Nguyen Khanh: [SYNC]Soil. Nguyen Khanh: Soil. Interviewer: Soil. Nguyen Khanh: Soil. Interviewer: [SYNC]Oil Soil. Nguyen Khanh: [SYNC]Oil Soil. Oil Soil. Nguyen Khanh: [SYNC]Soil. Once again. Interviewer: [SYNC]Soil. S o e e l. Nguyen Khanh: [SYNC]Soel, swel. Interviewer: [SYNC]S O I L. Nguyen Khanh: [SYNC]Oh, swel. Interviewer: [SYNC]Soil. Nguyen Khanh: [SYNC]Soil. Interviewer: [SYNC]Soy sauce. Nguyen Khanh: [SYNC]Swey sauce, swel. Ha, ha. Swoil. Interviewer: [SYNC]Soil. Nguyen Khanh: So il. Ha, ha. Swoil. Interviewer: Soil. Nguyen Khanh: [SYNC]Swoil. Swoil in my hand. A pack of swoil, a pack of swoil in my hand. A pack of swoil in my hand. Swoil, swoil. Swoil. Interviewer: [SYNC]Say dirt. Earth. Nguyen Khanh: [SYNC]Yea, erth, yeah, erth. A pack of erth. Erth, erth. Interviewer: [SYNC]Earth. Nguyen Khanh: [SYNC]Erth, erth, erth. Er erth. Interviewer: [SYNC]Earth. Nguyen Khanh: [SYNC]Erth. Erth, erth. Swoil, swoil, erth. Interviewer: [SYNC]Say oil and then come back. [SYNC]Let's get room tone. Nguyen Khanh: [SYNC]You find the best one, I don't know, ha, ha, if you can find it. Political resentment in contemporary Vietnam Interviewer: [SYNC]We have to be quiet for a second. Tone Nguyen Khanh: [SYNC]The boat people, the boat people, in getting out what got in, getting out of South Vietnam, that so called communist paradise and that’s to show enough to the whole world that the communist regime doesn't work in South Vietnam. And maybe if we are in fight now inside in...in...South Vietnam, we will have certainly the support of the general, of the majority, of the population. [SYNC]We never had that thing before. But now, if there is some, something, you know, moving over there, I am almost sure that we have I am sure that we have, the support, the majority of the population. Interviewer: [SYNC]Would you go back to South, to Vietnam? Nguyen Khanh: [SYNC]I an a political asylum situation here. Legally, I cannot tell that I am making any politics action here. But I always want to be with my people over there. I want to go back to Vietnam, of course, if possible. Interviewer: [SYNC]Good. Great. Okay, End shooting day, April 29.
|
|
|
Post by Can Tho on Aug 18, 2011 4:50:42 GMT 9
Major General Pham Van Dong Tên Họ: Phạm Văn Đổng (Nùng Khánh Lâm) Ngày và Nơi Sanh: 25/10/1919, Sơn Tây Học Vấn: - Diplôme d'Études Primaires Supérieures Indochinoises (DEPSI), Trung Học Đõ Hữu Vị, 1938 - Đại Học Chỉ Huy và Tham Mưu Cao Cấp, USA, 1959 Chức vụ hiện tại: Bộ Trưởng Cựu Chiến Binh, Từ 01/09/1969 Chức vụ quá khứ: - Chỉ Huy Trưởng, Đơn Vị 2 Xung Trận Di Động, 1952 - Chỉ Huy Trưởng, Tiểu Đoàn Khinh Quân và Trọng Pháo Bắc Việt, 1953 - Tư Lệnh, Phân Khu Duyên Hải và Đặc Khu Hải Yến, 1954-1955 - Tư Lệnh, Sư Đoàn III Dã Chiến, 1956-1958 - Tư Lệnh Phó, Quân Đoàn III, 1963 - Tư Lệnh, Sư Đoàn 7 Bộ Binh, 1963 - Tổng Trấn Sàigòn-Gia Định, kiêm nhiệm Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô, 1964-1965 Full Name: Pham Van Dong (Nung Khanh Lam) Date and Place of birth: October 25, 1919, Son Tay, North Vietnam Family status: Married, five children Education: - Diplome d'Etudes Primaires Superieures Indochinoises (DEPSI), Do Huu Vi High School, 1938 - Army Staff and Command College, USA, 1959 Present position: Minister for Veteran Affairs, since September 1, 1969 Former positions: - Commander, Mobile Battle Group No2, 1952 - Commander, North Vietnam Light Army Battalions, 1953 - Commander, Coastal Interzone, 1954-1955 - Commander, III Field Combat Division, 1956-1958 - Deputy Commander, III Army Corps, 1963 - Commander, VII Infantry Division, 1963 - Saigon-Giadinh Military Governor, concurrently Commander, Capital Special Military District, 1964-1965 Decorations, awards: - National Order of Vietnam, 3rd class - Gallantry Cross with 10 citations
|
|
|
Post by Can Tho on Aug 18, 2011 4:52:09 GMT 9
Lieutenant General Linh Quang Vien Tên Họ: Linh Quang Viên Ngày và Nơi Sanh: 11/11/1918, Cao Bằng Học Vấn: - Baccalaureat, Trung Học Albert Sarraut, Hànội, 1939. - Tốt Nghiệp, Đại Học Tham Mưu, Balê, 1953 - Tốt Nghiệp, Đại Học Chỉ Huy và Tham Mưu Cao Cấp, Fort Leavenworth, 1958 Chức vụ hiện tại: Chỉ Huy Trưởng, Trường Hạ Sĩ Quan, Nhatrang Chức vụ quá khứ: - Tư Lệnh, Vùng 4 Quân Sự - Tham Mưu Trưởng, Tham Mưu Đặc Biệt, Phòng Vệ Quân Sự - Phó Tổng Tham Mưu Tiếp Vận - Tư Lệnh, Sư Đoàn 22 Bộ Binh - Giám Đốc, Sở An Ninh Quân Đội - Bộ Trưởng Thông Tin và Chiến Tranh Chính Trị, Nội Các Phan Huy Quát, 16/02 - 19/06/1965 - Tổng Tham Mưu Trưởng, 1965-1966 - Bộ Trưởng An Ninh, Nội Các Nguyễn Cao Kỳ, 11/04/1966 - 13/11/1967 - Bộ Trưởng Nội Vụ, Nội Các Nguyễn Văn Lộc, 11/1967 Full Name: Linh Quang Vien Date and Place of Birth: November 11, 1918, Cao Bang, North Vietnam Family status: Married, six children Education: - Baccalaureate, Albert Sarraut High School, Hanoi, 1939. - Graduate, General Staff College, Paris, 1953 - Graduate, Command and General Staff School, Fort Leavenworth, 1958 Present position: Chief, N.C.O. School, Nhatrang Former positions: - Commander, IV Military District - Chief of Staff, Special Military Staff, Defense Military - Deputy Chief Joint General Staff for Logistic Affairs - Commander, 22nd Infantry Division - Director, Directorate of Military Security - Minister of Information and Polwar, Phan Huy Quat Cabinet, February 16 - June 19, 1965 - Chief of Joint Staff, RVNAF, 1965-1966 - Minister of Security, Nguyen Cao Ky Cabinet, April 11, 1966 - November 13, 1967 - Interior Minister, Nguyen Van Loc Cabinet, November 1967 Decorations, awards: - Knight of the National Order of Vietnam, 1952 - Officer of the National Order of Vietnam, 1955 - Commander of the National Order of Vietnam, 1955 - Grand Officer of the National Order of Vietnam, 1964 - Army Distinguished Service Order, 1st Class, 1964 - Chuong My (Merit) Medal, 1st Class - 4 Citations, Armed Forces level - 1 Citation, Corps level with Gallantry Cross Who's Who In Vietnam Vietnam Press, Saigon 1969 Courtesy of Adam Sadowski
|
|
|
Post by Can Tho on Aug 18, 2011 4:53:39 GMT 9
Major General Tran Van Minh Tên họ: Trần Văn Minh Ngày và nơi sinh: 19/08/1923 tại Sài Gòn, Nam Việt Nam Gia cảnh: gia đình với ba con. Học vấn: theo đuổi ngành luật Chức vụ hiện tại: Đại sứ Việt Nam tại Tunis, Tunisia Các chức vụ quá khứ: - Tổng Tham Mưu Trưởng, QLVNCH, 1953-1955 - Tư Lệnh Quân Khu, 1955-1957 - Chỉ Huy Trưởng Trường Võ Bị, 1957-1959 - Tổng Thanh Tra, 1959-1960 - Tổng Tham Mưu Trưởng và Tổng Tư Lệnh, QLVNCH, 1964-1965 - Bộ Trưởng Quốc Phòng, 1965 Full Name: Tran Van Minh Date and Place of birth: August 19, 1923, Saigon, South Vietnam Family status: Married, three children Education: Advanced studies in Law Present position: Ambassador of the Republic of Vietnam to Tunis, Tunisia Former positions: - Chief of Staff, RVNAF, 1953-1955 - Military Zone Commander, 1955-1957 - Commandant, Military Academy, 1957-1959 - Inspector General, 1959-1960 - Chief of General Staff and Commander in chief, RVNAF, 1964-1965 - Minister of Defense, 1965 Who's Who In Vietnam Vietnam Press, Saigon 1966 Courtesy of Adam Sadowski
|
|
|
Post by Can Tho on Aug 18, 2011 4:54:30 GMT 9
Lieutenant General Nguyen Huu CoSinh năm 1925. 19/06/1965 đến 09/11/1967 Tổng Trưởng Quốc Phòng. 01/11/1965 Thăng Trung Tướng. 15/07/1965 đến 15/10/1965 Tổng Tham Mưu Trưởng. 10/09/ 64 đến 19/06/1965 Tư Lệnh Quân Đoàn 2. 02/1964 đến 09/1964 Tư Lệnh Phó Quân Đoàn 4. 02/11/1963 Thăng Thiếu Tướng Ủy Viên HĐQNCM. 01/1963 đến 02/1964 Thiếu Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn 7. 1958 đến 11/1963 Đại Tá Tư Lệnh Phân Khu Miền Đông (QK1). 1957 đến 1958 Trung Tá Tư Lệnh Sư Đoàn 31. 1953 đến 1957 Trung Tá Liên Đoàn Trưởng LĐ 33. 1952 đến 1953 Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng? 1952 Đại Úy Đại Đội Trưởng. 1949 đến 1952 Trung Úy CHT Thiếu Sinh Quân Gia Định. 1948 đến 1949 Thủ Khoa khóa 1 Đà Lạt (Đập Đá) Trung Đội Trưởng Trực Thuộc Tiểu Đoàn 1 VN 04/1946 Trung Úy (Quân Đội Pháp) Trung Úy Chỉ Huy Phó Thiếu Sinh Quân Đa Kao. 1939 đến 1943 Thiếu Sinh Quân Đông Dương. Born in 1925. 06/19/1965 to 11/09/1967 Defense Minister. 11/01/1965 Lieutenant General. 07/15/1965 to 15/10/1965 Chief of Joint General Staff. 10/09/ 64 to 06/19/1965 II Corps Commander. 02/1964 to 09/1964 IV Corps Deputy Commander. 11/02/1963 Promoted to Major General, member of Committe of Military Revolution. 01/1963 to 02/1964 Major General, 7th Division Commander. 1958 to 11/1963 Colonel, Estearn (MR1) Region Commander. 1957 to 1958 Lieutenant Colonel, 31st Division Commander. 1953 to 1957 Lieutenant Colonel, 33rd Group Commander. 1952 to 1953 Major, Battalion Commander? 1952 Captain, Company Commander. 1949 to 1952 Lieutenant, Commander of Gia Dinh Junior Cadet School. 1948 to 1949 Graduated first of Class 1 Dalat (Dap Da). Platoon Commander, assigned to 1st Battalion VN. 04/1946 Lieutenant, (French Army). Lieutenant, Deputy Commander of Dakao Junior Cadet School. 1939 to 1943 Indochinese Junior Cadet. Nhan Hữu Hiệp
|
|
|
Post by Can Tho on Aug 18, 2011 4:55:38 GMT 9
Major General Vo Van CanhTên Họ: Võ Văn Cảnh Ngày và Nơi Sanh: 15/12/1922, Quảng Bình. Học Vấn: - Tốt-Nghiệp Võ-Bị Huế, 1951 - Tốt-Nghiệp Chỉ-Huy và Tham-Mưu Cao-Cấp Hoa-Kỳ, 1964 Chức vụ cuối cùng: Phụ-Tá Tổng-Trưởng Nội-Vụ Kiêm Tổng Giám-Đốc Nhân-Dân Tự-Vệ. (Sắc Lệnh Bổ Nhiệm) Chức vụ quá khứ: - Chuẩn-Úy, Trung Đội Trưởng, 1951 - Huấn Luyện Viên Trường Võ-Bị Huế, 01/11/1952. - Thiếu-Úy 01/04/1953. - Đại Đội Trưởng TDKQ 601, 01/09/1953. - Trung-Úy 01/08/1954. - Đại Đội Trưởng TDKG 703, 01/01/1955. - Đại Đổi Trưởng Tiểu Đoàn 48 BB, 16/04/1955. - Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 56, 01/06/1955. - Chi Khu Trưởng Chi Khu Tam-Kỳ, 09/07/1955. - Đại-uý 04/08/1955. - Trung Đoàn Phó Trung Đoàn 1, 17/11/1956. - Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 1, 01/01/1957. - Thiếu-Tá 18/10/1957. - Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 36, 01/03/1958. - Quyền Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn 12 KC, 27/12/1958. - Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 43, 09/03/1959. - Huấn-Luyện-Viên Trường Bộ-Bình Thủ-Đức, 20/05/1964. - Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 32/ Sư Đoàn 21 BB, 05/08/1964. - Thị-Trưởng Vũng-Tàu 06/10/1964. - Trung-Tá 01/11/1964. - Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 47/ Sư Đoàn 22 BB, 22/07/1965. - Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 45/ Sư Đoàn 23 BB, 01/03/1966. - Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 23 BB/ Khu 23 Chiến Thuật, 27/03/1968. - Đại-Tá 01/04/1968. - Tư-Lệnh Sư Đoàn 23 BB, 16/04/1969. - Chuẩn-Tướng 01/07/1970. - Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Lam Sơn, 22/01/1972. - Chỉ Huy Trưởng Trường Hạ Sĩ Quan, 07/07/1972. - Quân Trấn Trưởng Nha Trang, 08/11/1972. - Phụ Tá Tổng Trưởng Nội Vụ Kiêm Tổng Giám Đốc Nhân Dân Tự-Vệ, 04/11/1973. - Thiếu-Tướng 01/03/1974. Name: Vo Van Canh Date and Place of Birth: 12/15/1922, Quang Binh. Education: - Graduated, Hue Military Academy, 1951 - Graduated, US Army Command and General Staff College, 1964 Last Position : Interior Vice Minister and Director General of Militia Force. (Appointment Decree in Vietnamese ) Past Positions : -Aspirant Lieutenant, Platoon Leader, 1951 - Chief Instructor, Hue Military Academy, 11/01/1952. - First Lieutenant 04/01/1953. - Company Commander, TDKQ 601, 09/01/1953. - Lieutenant 08/01/1954. - Company Commander, TDKG 703, 01/01/1955. - Company Commander, 48th Infantry Battalion, 04/16/1955. - Battalion Commander, 56th Infantry Battalion, 06/01/1955. - Sector Chief of Tam-Ky Sector, 07/09/1955. - Captain 08/04/1955. - Executive Officer, 1st Regiment, 11/17/1956. - Regiment Commander, 1st Regiment, 01/01/1957. - Major 10/18/1957. - Regiment Commander, 36th Regiment, 03/01/1958. - Chief of Staff, 12th Division KC, 12/27/1958. - Regiment Commander, 43th Regiment, 03/09/1959. - Instructor, Thu Duc Military School, 05/20/1964. - Regiment Commander, 32nd Regiment/21st ID, 08/05/1964. - Mayor, Vung-Tau 10/06/1964. - Lieutenant Colonel 11/01/1964. - Regiment Commander, 47th Regiment/22nd ID, 07/22/1965. - Regiment Commander, 45th Regiment/23rd ID, 03/01/1966. - Deputy Commander, 23rd ID/ 23rd Tactical Zone, 03/27/1968. - Colonel 04/01/1968. - Commander, 23rd ID, 04/16/1969. - Brigadier General 07/01/1970. - Commander, Lam Son Training Center, 01/22/1972. - Commander, NCO School, 07/07/1972. - Military Governor, Nha Trang, 11/08/1972. - Interior Vice Minister and Director General of Militia Force, 11/04/1973. - Major General 03/01/1974. - (Promotion Decree in Vietnamese) Tran Van Giang
|
|
|
Post by Can Tho on Aug 18, 2011 4:56:44 GMT 9
Lieutenant General Ton That DinhTên Họ: Tôn Thất Đính Bgày và Nơi Sanh: 20/11/1926, Huế Học Vấn: Tú Tài Pháp Chức vụ hiện tại: Chủ Tịch, Ủy Ban Quốc Phòng Thượng Nghị Viện, 1972-1973. Chức vụ quá khứ: - Tiểu Đoàn Trưởng 1951-1953 - Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn 32 Chiến Thuật 1953-1955 - Tư Lệnh Sư Đoàn 2 Bộ Binh 1956 - Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh 1957 - Tư Lệnh Quân Đoàn I kiêm Tư Lệnh Quân Khu 1959-1961 - Tư Lệnh Quân Đoàn III 1962 - Phó Chủ Tịch, Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng, 1963 - Tổng Cục Trưởng Quân Huấn kiêm nhiệm Tổng Thanh Tra Quân Lực, 1965 - Tư Lệnh, Vùng I Chiến Thuật, 1966 - Chủ Tịch, Ủy Ban Quốc Phòng Thượng Nghị Viện, 1967-1968 - Trưởng Khối Xã Hội Dân Chủ, 1970-1972 - Chủ Tịch, Ủy Ban Quốc Phòng Thượng Nghị Viện, 1970-1972 - Chủ Nhiệm và Chủ Bút, nhật báo Công Luận Full Name: Ton That Dinh Date and Place of Birth: November 20, 1926, Hue (Central Vietnam) Family status: Married, four children Education: French Bacalaureate Present position: Chairman, Senate Defense Committee 1972-1973. Former positions: - Commander, Second Infantry Division, 1951-1953 - Commander, First Infantry Division, 1953-1954 - Commander, II Tactical Corps Area, 1955-1959 - Commander, III Tactical Corps Area, 1959-1963 - Deputy Chairman, Lieutenant General Army Revolutionary Council, 1963 - Chief of Central Military Training Center concurrently RVNAF Inspector General, 1965 - Commander, I Tactical Corps Area, 1966 - Chairman, Senate Defense Committee, 1967-1968 - Head of the Social Democrat Bloc, 1970-1972 - Chairman, Senate Defense Committee, 1970-1972 - Publisher and Editor, Cong Luan (Public Opinion) daily Trung Tướng Tôn Thất Đính / Tư Lệnh Quân Đoàn và Thượng Nghị Sĩ VNCH / Video, Hình Ảnh Tang Lễ và Phân Ưu Số Quân 46/202554 Sinh ngày 20 tháng 11 năm 1926 tại Đà Lạt Học vấn: Tú Tài Pháp. 1943: Thông Phán (Thư Ký Hành Chánh) tại Đà Lạt, Tùng sự tại Tòa Sứ Đà Lạt. Biệt Phái sang Ty Cảnh Sát Đà Lạt. 1948: Nhập ngũ Việt Binh Đoàn, theo học khóa HSQ Mang Cá Huế. - Theo học Khóa 1 Bảo Đại tại Trường Võ Bị Huế. 1949: Tốt nghiệp cấp bậc Thiếu Úy. - Huấn Luyện Viên Trường Hạ Sĩ Quan An Cựu Huế 1950: Du học khóa căn bản Thiết Giáp tại Trường Thiết Giáp Saumur Pháp 1951: Đại Đội Trưởng Đại Đội Ngự Lâm Quân Thành Nội Huế 1952: Thăng Cấp Trung Úy. 1953: Thăng Cấp Đại Úy - Tham Mưu Trưởng Liên Đoàn Lưu Động số 2 Ninh Giang Bắc Việt - Vinh thăng Thiếu Tá - Phân Khu Trưởng Thái Bình kiêm Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 22 Việt Nam 1954: Vinh thăng Trung Tá - Tư Lệnh Liên Đoàn Chiến Thuật 31 tại Hải Dương - Thủ Khoa khóa Chỉ Huy Liên Đoàn Chiến Thuật Cao Cấp tại Trung Tâm Nghiên Cứu Quân Sự Hà Nội - Tư Lệnh Liên Đoàn Chiến Thuật 32 Bộ Binh Việt Nam - Chỉ Huy Trưởng hành quân tiếp thu Bình Định. 1955: Vinh thăng Đại Tá - Tư Lệnh Sư Đoàn 32 Bộ Binh 1956: Du học khóa Chỉ Huy và Tham Mưu tại Trường Chỉ Huy và Tham Mưu Leavenworth, Tiểu bang Kansas Hoa Kỳ. 1957: Tư Lệnh Sư Đoàn Dả Chiến Số 1 (tiền thân của Sư Đoàn 1 Bộ Binh). - Du học khóa Chỉ Huy Hành Quân Hổn Hợp Binh Chủng tại War College Okinawa Nhật Bản. 1958: Vinh thăng Thiếu Tướng. - Tư Lệnh Quân Đoàn 2 Vùng II Chiến Thuật. 1962: Tư Lệnh Quân Đoàn 3 và Vùng III Chiến Thuật. 1963: Kiêm Tổng Trấn Sài Gòn và Gia Định. - Tham gia Đảo Chánh ngày 1 tháng 11 năm 1963. - Ngày 2 tháng 11 Vinh thăng Trung Tướng. - Ngày 3 tháng 11, Đệ Nhị Phó Chủ Tịch Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng. - Ngày 4 tháng 11, Tổng Trưởng An Ninh trong nội các Chính Phủ Nguyển Ngọc Thơ. 1964: ngày 14 tháng 1 Công Du Thái Lan cùng Trung Tướng Tổng Trưởng Quốc Phòng Trần Văn Đôn. - Ngày 30 tháng 1 bị Quản Thúc tại Đà Lạt trong cuộc Chỉnh Lý của Trung Tướng Nguyễn Khánh. - Ngày 14 tháng 11 Tư Lệnh Quân Đoàn 2 và Vùng II Chiến Thuật. - Tháng 12 Tổng Thanh Tra Quân Lực VNCH kiêm Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Quân Huấn. 1966: Ngày 9 tháng 4 Tư Lệnh Quân Đoàn 1 và Vùng I Chiến Thuật. - Ngày 14 tháng 7 giải ngũ. 1967: ngày 3 tháng 9, đắc cử Thượng Nghị Sĩ nhiệm kỳ 1967-1973 dẫn đầu với số phiếu 980.474 phiếu - Chủ Nhiệm nhật báo Công Luận. 1970: Tháng 1 Chủ Tịch Ủy Ban Quốc Phòng Thượng Viện. - Chủ Tịch Hội Chủ Báo Việt Nam 1973: Thụ Ủy Liên Danh Hoa Sen tái tranh cử Thượng Nghị Sĩ nhiệm kỳ 1973-1979 dẫn đầu trong ngày bầu cử 26 tháng 8 năm 1973. 1975: Di tản và định cư tại Virginia, Hoa Kỳ về sau định cư tại miền Nam Tiểu Bang California. Ông mất vào ngày 21 tháng 11 năm 2013 tại Nam California hưỡng thọ 87 tuổi. Huy Chương: - Đệ Nhị Đẳng Bảo Quốc Huân Chương và nhiều Huy Chương Quân Đội củng như Dân Sự. - Huy Chương Ngoại quốc: Các Huy Chương cao quý của Hoa Kỳ, Thái Lan, Trung Hoa Dân Quốc và Phi Luật Tân. Tác Phẩm 20 năm binh nghiệp xuất bản vào năm 1988. Trung Tướng Tôn Thất Đính Lễ Phủ Quốc Kỳ VNCH Tiểu Sử Cố Trung Tướng Tôn Thất Đính Lễ Phủ Quốc Kỳ VNCH Cho Cố Trung Tướng Tôn Thất Đính Westminster (Bình Sa)- - Lúc 3 giờ chiều Thứ Sáu 29 tháng 11 năm 2013 tại Phòng số 3 Peek Funeral Home, Hội Võ Bị Nam California, Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam đã long trọng tổ chức lễ phủ Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Hòa cho Cố Trung Tướng Tôn Thất Đính. Tham dự lễ phủ quốc kỳ có qúy Chư Tôn Giáo Phẩm, Chư Tôn Đức Tăng Ni, qúy cựu Trung Tướng Nguyễn Bảo Trị, cựu Thiếu Tướng Trần Văn Nhựt và phu nhân, cựu Chuẩn Tướng Lê Văn Tư, Giáo Sư Nguyễn Thanh Giàu Hội Trưởng Hội Phật Giáo Hòa Hảo Nam California, Mục Sư David Huỳnh, qúy vị cựu Đại Tá Lê Bá Khiếu, ĐT. Lê Khắc Lý, ĐT.Lê Ngọc Hy, ĐT. Trần Ngọc Thống, ĐT. Nguyễn Văn Hạo, ĐT. Nguyễn Kỳ Nguyện, ĐT. Bùi Hữu Đặng... Hải Quân Trung Tá Trần Đức Cử, Không Quân Trung Tá Trần Dật, và một số qúy vị Sĩ Quan thuộc các Quân Binh Chủng. Ngoài ra còn có sự hiện diện rất đông các cựu Sĩ Quan Tuyên Úy Phật Giáo Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa một số qúy vị đại diện Cộng Đồng, Hội Đoàn, Đoàn Thể và đồng hương. Lễ phủ Quốc Kỳ VNCH Nghi thức lễ phủ kỳ do cựu Sĩ Quan Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam Nguyễn Phứớc Ái Đỉnh phụ trách. Mở đầu phần đọc tiểu sử của Cố Trung Tướng Tôn Đính, sau đó toán phủ kỳ đã thực hiện phần nghi lễ phủ kỳ. Sau khi phủ kỳ là phút mặc niệm với tiếng kèn truy điệu. Tiếp theo là phần chia buồn với tang quyến, của Đại Tá Lê Bá Khiếu, Đại Tá Lê Khắc Lý, Trung Tá Trần Đức Cử và một số qúy vị tham dự cũng lên nhắc lại một vài kỷ niệm với Trung Tướng Tôn Thất Đính, một người đã hy sinh suốt cuộc đời mình cho quê hương và dân tộc. Lần lược theo chương trình những lời phát biểu và chia buồn của một số qúy vị tham dự. Nghi thức phủ Quốc Kỳ VNCH chấm dứt, Ban tổ chức cho biết tiếp theo là lể cầu siêu của các chùa và tự viện thuộc Nam California trong đó có phần cầu nguyện của Chư Tôn Đức và Phật tử Chùa Điều Ngự. Nghi thức di quan và hỏa táng sẽ được tổ chức vào lúc 1:30 đến 3:00 chiều Thứ Bảy 30 tháng 11 năm 2013.
|
|
|
Post by Can Tho on Aug 18, 2011 5:01:38 GMT 9
Major General Vu Ngoc HoanTên họ: Vũ Ngọc Hoàn Ngày và nơi sinh: 4/2/1922, Lạng Sơn, Bắc Việt Học vấn: - Bác sĩ y khoa, Đại Học Paris, 29/1/1952 - Tốt nghiệp, khóa giải phẩu thần kinh, Hoa Kỳ, 1956 - Bác sĩ giải phẩu, Trung Tâm Tổng Y Khoa, Pháp Chức vụ hiện tại: Chỉ Huy Trưởng, Quân Y, 25/3/1965 Chức vụ quá khứ: - Phục vụ trong Tiểu Đoàn 54 Bộ Binh và Võ Tánh Chi Lăng, Le Flem, Hàm Nghi và Quân Y Viện Cộng Hòạ - Phó Giám Đốc, Quân Y, 8/11/1964 - Đệ Nhất Phó Chủ Tịch, Hội Đồng Quân Dân Chính, 15/7/1966 - Giáo sư, Trường Nha Khoa và Y Khoa, Sài Gòn - Phụ Khảo, giải phẩu thần kinh, Trường Y Khoa, Sài Gòn Full Name: Vu Ngoc Hoan Date and Place of Birth: February 4, 1922, Lang Son, North Vietnam Family status: Married, three children Education: - Medical Doctor, Paris University, January 29, 1952 - Graduate, In-service training on Neuro-surgery, USA, 1956 - House surgeon Puteaux General Medical Center, France Present position: Chief, ARVN Central Medical Agency, March 27, 1965 Former positions: - Served in 54th Infantry Battalion and Vo Tanh Chi Lang, Le Flem, Ham Nghi and Cong Hoa Military Hospitals - Deputy Director, Military Medical Agency, November 8, 1963 - First Vice Chairman, Army-People Council, July 15, 1966 - Professor, School of Dentistry and Medicine, Saigon - Associate Professor, Neuro-surgery, School of Medicine, Saigon Decorations, awards: - National Order of Vietnam, 4th Class - Army Distinguished Service Order, 1st Class - One Gallantry Cross with Palm - Four Gallantry Crosses with Golden Star - One Gallantry Cross with Silver Star - Armed Forces Honor Medal, 1st Class Who's Who In Vietnam Vietnam Press, Saigon 1966
|
|
|
Post by Can Tho on Aug 18, 2011 5:08:13 GMT 9
Vice Admiral Chung Tan CangTên Họ: Chung Tấn Cang Ngày và Nơi Sinh: 22/7/1926, Gia Định Học vấn: - Tốt nghiệp, Trường Hàng Hải Dân Sự, 1946-1947 - Tốt nghiệp, Trường Sĩ Quan Hải Quân Việt Nam Khóa I, 1952 - Tốt nghiệp, Trường Hành Quân Thủy Bộ Coronado, California, USA, 1957-1958 - Trường Hải Chiến Newport, Rhode Island USA, 1960-1961 Chức vụ hiện tại: Tổng Chấn Sàigòn-Gia Định kiêm Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô Chức vụ quá khứ: - Sĩ Quan, Thương Thuyền Hàng Hải, 1948-1952 - Chỉ Huy Trưởng, Toán Hải Thuyền Xung Kích 264, 1952 - Chỉ Huy Trưởng, Toán Hải Thuyền Xung Kích 731 và 741, 1953 - Chỉ Huy Trưởng, Bản Doanh Hải Quân, 1955 - Chỉ Huy Trưởng, Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân, 1955-1957 - Chỉ Huy Trưởng, Giang Đỉnh Rà Mìn HQ 114, 1958-1959 - Chỉ Huy Trưởng, Lực Lượng Giang Thuyền, 1959-1960 và 1961-1963 - Tư Lệnh, Hải Quân Việt Nam, 1963-1965 - Trưởng Ban, Hội Đồng Lãnh Đạo Quốc Gia, 1965 - Phụ Tá Đặc Biệt cho Tổng Tham Mưu Trưởng, 1966 - Chỉ Huy Trưởng, Đại Học Tham Mưu và Chỉ Huy QLVNCH, 1966 Full Name: Chung Tan Cang Date and Place of birth: July 22, 1926, Gia Dinh (South Vietnam) Family status: Married, three children Education: - Graduate, Civil Navigation School, 1946-1947 - Graduate, Vietnamese Navy Officer School Class I, 1952 - Graduate, Coronado Amphibious Operations School, California, USA, 1957-1958 - Newport Navy Warfare School, Rhode Island USA, 1960-1961 Present position: Saigon-Giadinh Military Governor concurrently commander, Saigon special sector Former positions: - Officer, Merchant Marine, 1948-1952 - Commanding Officer, Assault Boat Section 264, 1952 - Commanding Officer, Assault Boat Group 731 and 741, 1953 - Operation Officer, VN Navy Hqs, 1955 - Commanding Officer, VN Navy Training Center, 1955-1957 - Commanding Officer, Mine Sweeper HQ 114, 1958-1959 - Commanding Officer, River Force, 1959-1960 and 1961-1963 - Commander, Vietnamese Navy, 1963-1965 - Cabinet Chief, National Leadership Committee, 1965 - Special Assistant to the Chief JGS, 1966 - Commandant, RVN Staff and Command College, 1966 Decorations, awards: - National Order of Vietnam, 4th class with palm - National Order of Vietnam 3rd class - Navy Distinguished Service order, 1st class - 5 Gallantry Crosses two palms, 1 gold star, 1 silver star, 1 bronze star - Republic of Korea's Order, 2nd class - Republic of China's Order, 2nd class - France's Gallantry Cross with bronze star Who's Who In Vietnam Vietnam Press, Saigon 1969
|
|
|
Post by Can Tho on Aug 18, 2011 5:09:19 GMT 9
Vice-Admiral Lam Nguon TanhĐề Đốc Lâm Ngươn Tánh - Sanh năm 1928 tại Sa Đéc, Việt Nam. - 1952: Tốt nghiệp Khóa I Trường Sĩ Quan Hải Quân VNCH - 1964: Du học Cao Đẳng Hải Chiến tại Newport Rhode Island, Hoa Kỳ. - 1973: Tu nghiệp Quản trị Quốc Phòng tại Montery, California, Hoa Kỳ. - Chỉ Huy Trưởng Sáng Lập Viên Trường Đại Học Chiến Tranh Chính Trị Đà Lạt – Tư lệnh Phó Hải Quân - Tư lệnh Hải Quân VNCH. - Đệ Ngũ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương. - Kỹ sư tại Bộ Hải Quân Hoa kỳ (Naval Architect ). Nghiên cứu các loại vũ khí trên mặt biển (Naval Surface Center- Dahlgren Virginia). - 1981 – 1995: Tổng Thư Ký Liên Hiệp Hội Cựu Chiến Binh VNCH. - Sáng Lập Viên Tổng Hội Hải Quân VNCH & Tổng Hội Trưởng nhiệm kỳ đầu - Born in 1928, Sadec, Vietnam. - 1952: Graduated of 1st Class/Vietnamese Naval Officers Academy - 1964: Attended Naval Wars College in Newport Rhode Island, USA - 1973: Attended Defense Administration Courses in Montery, California, USA - Founder and Director of Political Warfare College, Dalat; Navy Deputy Commander; Navy Commander. - National Medal 5th Class. - Engineer at United States Navy (Naval Architect). Research on naval weaponries (Naval Surface Center - Dahlgren Virginia). - 1981-1995: Secretary General of ARVN Veterans United Associations Organization. - Founder of Vietnamese Navy General Association and First Term Chairman.
|
|
|
Post by Can Tho on Aug 18, 2011 5:11:42 GMT 9
General Do Cao TriFull Name: Do Cao Tri Date and Place of birth: November 20, 1929, Binh Tuoc, Bien Hoa, South Vietnam Family status: Married, six children Education: - Baccalaureate Part II, Petrus Ky High School, Saigon - Graduate, Do Huu Vi Officer Class, 1947 - Graduate, Infantry School, Auvour, France, 1948 - Graduate, General Staff and Command Class, Hanoi, 1953 - Graduate, Command and General Staff College, Forth Leavenworth, USA, 1958 - Air ground operation school, Fort Kisler, USA, 1958 Present position: Commander, III Corps and III Military Region, since August 5, 1968 Former positions: - Commander, Airborne Brigade, 1954-1956 - Commander, III Military Region, 1956-1958 - Commander, I Corps, 1962-1963 - Commander, II Corps concurrently Government Delegate to the II Corps Area, 1964 - Ambassador of the Republic of Vietnam to Korea, 1967-1968 Decorations, awards: - National Order of Vietnam, 1st class - Army Distinguished Service order, 1st class - Gallantry Cross with Gold Star(17 citations) - Training Service Honor Medal, 1st class - Civil Action Hnor Medal, 1st class - Psywar Medal - Police Medal - Administrative Service Medal, 1st class - Legion d'Honneur, France - ULJI National Order, Republic of Korea - White Elephant Medal, 2nd class Thailand - Van Huy Medal, 1st class, Republic of China Who's Who In Vietnam Hai Vị Tướng Tác Chiến Giỏi Đỗ Cao Trí và Nguyễn Viết Thanh Những vị Tướng lớn chỉ huy quân đội lớn. Lịch sử đã chứng minh như vậy. Nhưng tại Việt Nam Cộng Hòa, quân lực bị sa lầy trong tham nhũng, đố kỵ, và chính trị hóa quá mạnh, nên những vị Tướng có tài muốn nổi cũng không được. Trong lúc lực lượng Mỹ rút bỏ lại những khoảng trống quá lớn, trên chiến trường, nước nhà đã nẩy sinh ra hai vị Tướng tài giỏi làm nâng cao tinh thần quân đội có thể lấp vào chỗ trống trên. Bấy giờ, Cơ Quan Viện Trợ Mỹ MACV đã đưa ra bản tường trình có tính cách phê bình các vị Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn. Điều nghịch lý ở đây là một vị Tướng nổi danh về tài hành binh bố trận, được binh sĩ trung thành, lại bị đe dọa chính trị, trong một nước đầy cuộc đảo chánh quân sự. Một nhà quan sát Mỹ ở Sài Gòn hồi đó đã giải thích: "Đây là một quốc gia không cho phép ai được làm anh hùng quá lâu. Nhưng người ta vẫn xài anh hùng nhất thời." Lúc đó QLVNCH có hai anh hùng tài ba trên chiến trường (không phải anh hùng chính trị), đã vượt trội và lãnh trọng trách chỉ huy Quân Đoàn III và IV ngay sau vụ Tổng Phản Công Tết Mậu Thân 1968. Đó là Cố Đại Tướng Đỗ Cao Trí và Cố Trung Tướng Nguyễn Viết Thanh. Hai ông đã chứng tỏ là những vị Tướng có tầm nhìn chiến lược sắc bén và có tài điều quân trận địa chiến. Trong lần chấn chỉnh sau vụ Tết Mậu Thân 1968, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã loại những sĩ quan trung thành với PTT Nguyễn Cao Kỳ, và giao cho Tướng Trí và Tướng Thanh đảm nhận chức Tư Lệnh hai Vùng Chiến Thuật đông dân và nhiều yếu tố tế nhị chính trị nhất. Tướng Nguyễn Viết Thanh nguyên là Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh, một đơn vị nổi danh cách tiêu cực là "Sư Đoàn Tìm và Tránh Địch", tuy trội hơn hai Sư Đoàn 9 và 21 của Quân Đoàn IV đương thời. Tướng Thanh được Tướng William Westmoreland, Tư Lệnh Lực Lượng Mỹ ở Việt Nam, ca ngợi như là một Tướng tài giỏi của QLVNCH, ông e ngại sự quan tâm của ông và các Cố Vấn Mỹ sẽ biến Tướng Thanh trở thành đối thủ của các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự ở Thủ Đô Sài Gòn. Tuy nhiên, Tổng Thống Thiệu không những công nhận tài ba và đức độ của Tướng Thanh mà ông cũng an tâm vì biết vị Tướng này không có tham vọng chính trị nào khác, nên ông đã mạnh mẽ nâng đỡ hết lòng. Tướng Thanh được thuộc cấp thương mến hết mực đến nỗi trong kỳ Tết Mậu Thân, ông suýt mất mạng nếu không được quân sĩ yêu mến. Ông và gia đình bị kẹt trong lòng địch, nhưng nhờ binh sĩ trung thành nên cả nhà được thoát hiểm. Vị Tướng Cố Vấn Quân Đoàn IV đã kể chuyện Tướng Thanh được ái mộ như thế nào: Trong một dịp, lúc đó Tướng Thanh còn làm Tư Lệnh Quân Đoàn IV ở Cần thơ, ông cùng vị Tướng Cố Vấn bay lên Bản Doanh BTL Sư Đoàn 7 Bộ Binh ở Mỹ Tho. Hai vị Tướng ăn cơm trưa một cách kín đáo trong một nhà hàng ở Thị Xã; người ta xầm xì rỉ tai và mọi người cuối cùng rồi cũng hay tin. Dân chúng và binh sĩ ùn ùn kéo đến chào mừng vị Tư Lệnh cũ của họ. Trong suốt cả tiếng đồng hồ, Tướng Thanh phải gật đầu, bắt tay liên tục cả trăm người. Nên biết rằng ít có vị Tướng Lãnh, sĩ quan cao cấp có sự gần gũi hòa đồng thân thiện với lính và dân ở miền quê như Tướng Thanh. Ông là một trong những vị Tướng thanh liêm trong sạch "Nhất Thắng, nhì Chinh, tam Thanh, tứ Trưởng" được lưu danh muôn thuở. Tại Quân Đoàn III, Tướng Đỗ Cao Trí đã chỉnh đốn lại khả năng tác chiến của ba Sư Đoàn 5, 18 và Sư Đoàn 25 Bộ Binh. Ông có bản lãnh hoàn thành những việc dù khó khăn cách mấy. Thoát chết ba lần ám sát. Không ai dám làm phật lòng chính phủ và Bộ TTM Sài Gòn, nhưng Tướng Trí đã dám thay thế hai vị Tư Lệnh bất tài và là tay chân thân tín của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Nhưng ông không gặp phản ứng nào của dinh Độc Lập. Tướng Trí hứa sẽ biến ba sư đoàn bộ binh yếu kém thành tinh nhuệ trong vòng 2 năm, và ông đã giữ đúng lời hứa. Tướng Trí và Tướng Thanh đã cùng các sư đoàn thuộc quyền đã được thử lửa một trận đánh lớn, với cuộc hành quân phối hợp đổ bộ vào Campuchia tháng 5/1970. Tổng Thống đã cử Tướng Trí làm Tư Lệnh cuộc hành quân càn quét cục R, căn cứ an toàn của VC ở vùng Mỏ Vẹt, và cử Tướng Thanh chỉ huy bốn lực lượng đặc nhiệm Bộ Binh, Thiết Giáp của Quân Đoàn IV đánh từ dưới thốc lên (từ Nam lên Bắc) để bắt tay với lực lượng của Tướng Trí. Trong ngày đầu tiên của cuộc hành quân, Tướng Thanh bay lên chiến trường chỉ huy và điều động các đơn vị trực thuộc. Khi bay sâu vào nội địa Campuchia khoảng 10 dặm, chiếc trực thăng của ông đụng vào một chiếc Cobra. Tai nạn thật khủng khiếp, không một ai sống sót! Cái chết của Tướng Thanh là một cái tang lớn cho QLVNCH, một màu tang chế phủ lên cuộc hành quân! Để tỏ lòng ngưỡng mộ và tri ân vị Tướng tài ba, quân nhân thuộc cấp đã hết lòng chiến đấu để đem lại chiến thắng dâng lên hương hồn vị chỉ huy tài đức vẹn toàn. Trong khi tin tức chiến thắng lớn lao của QLVNCH bay về Sài Gòn tới tấp, cái chết của Tướng Nguyễn Viết Thanh làm mọi người luyến tiếc. Tướng Đỗ Cao Trí được ca ngợi như vị anh hùng của Quốc Gia, ông làm việc không mệt mỏi, kế hoạch hành quân được chuẩn bị rất kỹ càng, chu đáo, và linh động, cùng sự có mặt thường xuyên ở chiến trường khích động lòng quân là những yếu tố đem lại chiến thắng cho đơn vị thuộc quyền của ông. Tướng Trí đã dùng chiến thuật "Diều hâu" và "Nhị thức chiến xa bộ binh" phối hợp một cách thần kỳ nên đã gặt hái kết quả không thể ngờ được. Không ai can đảm và xông xáo như vị Tướng ba sao này, mặc đồ rằn ri, đội mũ lưỡi trai, tay cầm cây gậy chỉ huy, nhảy theo toán quân đổ trực thăng đầu tiên; hoặc đứng trên pháo tháp xe tăng hô to: "Nhanh lên! Tiến nhanh lên các em!" Trước ngày thực sự đổ quân qua Campuchia, có lần khi đang tới thị sát BCH Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, Tướng Trí nghe báo cáo lính Miên đang "Cáp Duồn" chặt đầu thả trôi sông đồng bào Việt Nam ở vùng đồn điền Michelin bên kia biên giới. Ông vội điều động một tiểu đoàn Nhảy Dù cấp tốc đổ bộ bằng trực thăng Việt Nam (vì trực thăng Mỹ chưa có lệnh Tổng Thống Nixon nên không dám vượt biên) xuống sân banh trong đồn điền cao su. Khi hai đại đội vừa xuống thì chiếc trực thăng của ông cũng đáp xuống theo, ông lấy tay cầm "Can" chỉ về phía trước hô xung phong. Khiến anh Thiếu Tá Tiểu Đoàn Phó giật mình vội báo cáo về xin đổ quân xuống bảo vệ an toàn cho ông. Tướng Dư Quốc Đống, Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù cũng cấp tốc bay đến hiện trường. Binh sĩ thấy hai vị Tướng cùng có mặt tại trận địa, nên ai nấy đều hăng hái xung phong đánh đuổi giặc ác ôn và giải thoát hằng ngàn đồng bào chở về bên nây biên giới (sau này dân chúng địa phương đã tạc tượng Tướng Trí thờ cúng ơn cứu mạng). Đối với một người tài ba và khát khao chỉ huy lập chiến tích oai hùng như Tướng Trí, xá gì chiếc trực thăng an toàn hay không, xá gì chiến trường hung hiểm ra sao, Tướng Westmoreland đã cảm phục tài ba và lòng can đảm này nên ông đã viết: "Tướng Trí là một con cọp của chiến trường, một Tướng Patton của Việt Nam." Tuy nhiên, cái tài của Tướng Trí đã làm nhiều Tướng Lãnh khác ghen tị, họ đã nêu ra những hành động của ông trong trận đánh đồn điền cao su Chup ở Cam Bốt; bắt bẻ ông đã nhảy xuống hồ bơi tắm chơi trong lúc cuộc giao trang đang hồi dữ dội nhất. Họ rêu rao rằng: "Tướng Trí chỉ muốn tạo tiếng tăm anh hùng cho riêng mình, chứ không đếm xỉa đến lợi ích quân sự." Ngoài ra lối sống xa hoa ngang tàng và giàu có của ông đã gây ganh ghét và nghi ngờ ở Sài Gòn. Hai Thượng Nghị Sĩ Nam Việt Nam đã gọi là "vụ tham nhũng trắng trợn", khi tố cáo ông có chân trong đường giây buôn lậu tiền. Vụ tham nhũng này tung ra cùng lúc với những tin chiến thắng của Tướng Trí bay về thủ đô Sài Gòn. Mặc dù đời sống cá nhân bị tai tiếng, Tướng Trí vẫn nổi danh như cồn, ông là vị Tướng Lãnh chiến trường tài giỏi nhất QLVNCH. Ngay cả sau cuộc hành quân Campuchia kết thúc. Dưới sự chỉ huy của ông, QLVNCH đã liên tiếp mở nhiều cuộc hành quân vượt biên triệt hạ sào huyệt an toàn của địch, khiến chúng chạy xất bất sang bang. Trong lúc Tướng Trí hăng hái với kế hoạch tấn công của QLVNCH, ông có ý định đưa quân sĩ QĐ III lên Kratie để bắt tay với cánh quân ở đây thì bị tử nạn phi cơ trực thăng cuối tháng 2/1971. Trên máy bay còn có ký giả Pháp nổi tiếng là Francois Sully. Chuẩn Tướng Mỹ George Wear đã ghi lại: "Khi quân sĩ VNCH được cấp chỉ huy giỏi sẽ chiến đấu xuất sắc không thua bất cứ quân đội nào khác. Họ chỉ cần những vị chỉ huy hết lòng với họ, chiếm được lòng tin của họ, và làm cho họ dám chết vì chính nghĩa." Tướng Đỗ Cao Trí và Tướng Nguyễn Viết Thanh là hai vị chỉ huy có được tư cách và tài ba đó. David Fulghum, Terrence Mailand South Vietnam on Trial - The Vietnam Experience. Boston Publishing Company chuyển ngữ: Trương Dưỡng Generals Do Cao Tri and Nguyen Viet Thanh Great generals lead great armies, or so it has seemed throughout history. In Vietnam neither the fledgling ARVN nor its often corrupt and highly politicized leadership appeared destined for greatness. Yet to succeed in building an army capable of withstanding the North Vietnamese, ARVN needed generals able to inspire war-weary troops, leaders who could somehow stretch their own personalities to help fill the gaps left by the withdrawal of U.S. forces. When MACV issued a "report card" on Vietnamese division commanders in early 1970, many of the ARVN generals received failing grades. Quoting anonymous U.S. senior advisers, the report minced no words in its descriptions. A few of the evaluations read, "coward," "super defensive," "weak," "the Vietnamese generals... hate his guts,", and "domineering-scares his commanders." Paradoxically, an effective and popular general with loyal troops often came to be considered a political threat in a country that had experienced more than its share of military coups. "This is a country that won't allow anyone to remain a hero very long," an American observer in Saigon explained. "But they sure could use one." For a time, ARVN got its hero; in fact two outstanding fighting (as opposed to political) generals emerged from the packs of mediocre officers to take command of III and IV Corps shortly after the 1968 Tet offensive. Both young, confident, and aggressive, Lieutenant General Do Cao Tri and Major General Nguyen Viet Thanh proved themselves capable military strategists and inspiring leaders. In the post-Tet shakedown of the ARVN officer corps- part anticorruption campaign, part political maneuver by President Thieu to remove officers loyal to Vice President Nguyen Cao Ky- Generals Tri and Thanh received command of the two densely populated and politically sensitive southern corps tactical zones. They faced daunting problems. Though rated best of the three divisions in IV Corps, the 7th Division, from which General Thanh was promoted, was unable to shake the reputation it had picked up as the "Search and Avoid Division." The other IV Corps divisions, the 9th and the 21st performed no better. Despite the 7th's lackluster record, Thanh had earned high praise from General William C. Westmoreland as the best ARVN division commander. Westmoreland and senior U.S. advisers had high hopes for him, but they feared that obvious American "sponsorship" might taint Thanh in the eyes of political and military leaders in Saigon, Fortunately, President Thieu not only recognized Thanh's dynamic leadership, but he also appreciated his lack of political ambition and so backed the general wholeheartedly. Thanh commanded the loyalty of his troops, and during the Tet offensive Thanh's popularity nearly cost him his life. In an attempt to exploit the 7th Division's devotion t its commanding general, Vietcong troops took Thanh and his family prisoner, hoping to induce the demoralized troops to defect. But their ploy failed, and, curiously, Thanh was released unharmed. General Thanh's senior IV Corps adviser in 1968 and 1969, Major General George S. Eckhardt, recounted another tale of Thanh's popularity. On one occasion the two generals flew to My Tho, Thanh's former divisional headquarters, in search of a quiet lunch. But when word of their arrival got out, townspeople crowded into the restaurant to welcome their former commander. For forty-five minutes Gen. Thanh bowed and shook hands with the stream of well-wishers; most South Vietnamese senior officers never fraternized with their peasant soldiers or with the rural population. In III Corps Tactical Zone to the north, Gen. Do Cao Tri struggled to work his corps' ragged divisions, the 5th, 18th, and 25th, into shape. One U.S. general dismissed the 5th Division as "absolutely the worst outfit I've ever seen," And the 25th Division had the ignominous distinction of being considered by one adviser "the worst division in any army anywhere." Gen. Tri had the personality to achieve the near-impossible. Having survived three assassination attempts, a mid-1960s exile at the instigation of Nguyen Cao Ky, and a barrage of corruption charges, Tri thrived on adversity. Not one to be deterred by Saigon's displeasure, Tri spent months trying to replace two incompetent division commanders, who were favorites of Thieu's. He succeeded. Tri promised to have his three infantry divisions in fighting trim by the en of 1970. The two generals and their infantry divisions face their greatest challenge with the Cambodian incursion of May 1970. President Thieu awarded Gen. Tri command of the ARVN operation to clean out enemy bases in the Parot's Beak and appointed Gen. Thanh to lead four infantry-armor task forces from IV Corps on a sweep north to link up with Gen. Tri's troops. The infantry units selected for the two operations were mustered in part from the improved 5th, 25th, and 9th Divisions. On the first day of his troops' operation, Thanh flew to the battlefield as usual, knowing that his presence insured a disciplined and speedy advance. Ten miles inside Cambodia, his helicopter collided in midair with a U.S. Cobra. No survivors escaped the fiery crash. Thanh's death cast a pall over operation. As if to repay his dedication to them, Thanh's troops performed with an unexpected agressiveness in Cambodia. As reports of ARVN success reached Saigon, Thanh's death was overshadowed by the exploits of Tri, who catapulted to the status of national hero. Hard work and careful planning were as much a part of his accomplishment as his inspiring presence on the battlefield. Tri achieved effective results with his use of armor. A sound tactician, he was not satisfied unless he personally directed the battle. More than one hesitant tank commander found the excited three-star general in camouflage jungle suit, baseball cap, and sunglasses dashing through machine-gun fire, shouting "Go fast, man! Go fast." For men starved for leadership, the assurance that Tri's helicopter might set down whenever they were in trouble or stalled worked marvel with their morale. "Tri was a tiger in combat, South Vietnam's George Patton", Gen. Westmoreland later wrote in admiration. His flamboyant style of command, however, irritated many of his fellow ARVN generals. They cited Tri's actions during the battle for the Chup rubber plantation in Cambodia - Tri had nonchalantly taken a dip in the plantation pool in the midst of the fierce fighting - as evidence that Tri cared more for his own heroics than for sound military judgment. His extravagant lifestyle and growing wealth fueled jealousies and raised suspicions in Saigon. Called "flagrantly corrupt" by two South Vietnamese senators, Tri was accused of being a partner in a money-smuggling ring even as Saigon still buzzed with news of his victories in Cambodia. Despite controversy over his private life, Tri's renown as South Vietnam's best field commander continued to grow after the Cambodian incursion. Under his direction, ARVN troops repeatedly performed well in their cross-border raids into Cambodia. When the ARVN incursion into enemy strongholds in Laos in 1971 began to flounder, President Thieu turned to Tri. Calling him to Saigon, Thieu ordered him to assume command of the Laotian operation. His new orders in hand, Tri boarded his helicopter. Shortly after leaving Bien Hoa, his helicopter lost power and plummeted to the ground, killing Tri and the other passengers. "When the ARVN troops were well led they fought as well as anyone's soldiers," recalled Brigadier General George Wear. "They simply needed commanders who would support them properly and who could win their confidence and make them believe that their cause was worth risking their lives for." Generals Tri and Thanh had been two such commanders. David Fulghum, Terrence Mailand South Vietnam on Trial - The Vietnam Experience. Boston Publishing Company
|
|
|
Post by Can Tho on Aug 18, 2011 6:45:48 GMT 9
Tướng Patton của Vùng Mỏ Vẹt "Ông này rõ là điên khùng", một người Mỹ quen biết Trung Tướng Đỗ Cao Trí nhiều năm phát biểu như vậy. "Ngay cả thời kỳ không phải là một tướng lãnh, ông luôn xông thẳng vào cuộc chiến." Trong những năm tồi bại trước đây của QLVNCH, tính xông xáo khiến ông thuộc hạng ngoại lệ. Nay khi quân đội bắt đầu khá khắm, ông là một tiêu biểu của tinh thần năng nổ của toàn quân. Trong tư cách tư lệnh của Hành Quân Toàn Thắng, trong đó không quân và thiết giáp QLVNCH tiến sâu vào vùng Mỏ Vẹt và sâu hơn thế nữa, Tướng Trí tiến bước khai hỏa xa hơn như chưa từng bao giờ. Một phóng viên tháp tùng ông trong một chuyến đột phá mới đây lấy làm ngạc nhiên khi Tướng Trí ra lệnh cho trực thăng đáp xuống ngay giữa một cuộc đụng độ, và rồi bất kể hỏa lực liên thanh và hỏa tiễn của địch quân, ông tiến bước tới một chiến xa và thôi thúc viên tài xế tỏ vẻ dụt dè miễn cưỡng tấn công. Ông hét lớn tiếng, "Tiến mau lên, chú em! Tiến, tiến !"
Vào tuổi 40, cao 5 ft. 4 in., Tướng Trí có một dáng vẻ nhanh nhẹn không mảy may thua sút lối chỉ huy của ông. Thêm vào bộ đồ trận hóa trang cây lá rừng, Tướng Trí còn đội một chiếc mũ baseball đen có gắn ba sao, đeo choàng vai một khẩu súng lục Smith & Wesson .38, ngậm một ống điếu xì gà đầu bọc da, và nghênh ngang kẹp nách một cây gậy tướng. "Tôi xử dụng cây gậy này để phát đít Việt Cộng," Tướng Trí nhe răng cười toe toét nói vậy.
Ông lấy làm khoái trí với hìng tượng liều lĩnh của mình, nhưng ông cũng quả thật là một viên sĩ quan đã từng biểu dương những chiến tích ngoại hạng trong và ngoài chiến trường. Cháu của một viên quan lại và con của một điền chủ giàu có, Tướng Trí gia nhập quân đội Pháp năm 1947 và thụ huấn quân trường tại Hà Nội. Từ khi nắm quyền chỉ huy lần đầu trong tư cách một viên sĩ quan dù, ông đã thoát chết qua ba vụ mưu toan ám sát, khiến cho ông tự tin vào số mạng bất tử ngoài chiến trận của mình.
Hầu hết các trận đánh tiên khởi của ông mang tính cách chính trị. Ông bắt đầu nổi tiếng vào giữa năm 1950 khi ông mang lon trung tá chỉ huy một đơn vị dù tại Sài Gòn. Khi nghe tin có ba vị tướng lãnh bị các phe nhóm ủng hộ Tổng Thống Ngô Đình Diệm quản thúc tại dinh tổng thống, Trung Tá Trí điện thoại và đưa ra một tối hậu thư hỗn xược: "Thả các vị tướng lãnh ra nội trong nửa tiếng đồng hồ, nếu không tôi sẽ phá hủy dinh thự và tiêu diệt mọi thứ trong đó." Một trong số tướng lãnh được giải cứu là Tướng Nguyễn Văn Vỹ, đương kim Bộ Trưởng Quốc Phòng.
"Tôi khoái chiến đấu," Tướng Trí nói. Trong nỗ lực chiến đấu tuần qua, Tướng Trí đã bay hơn 250 miles, từ bản doanh Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn III ở Biên Hòa tới đồn điền cao su rộng lớn Chup. Đối với Tướng Trí, ngày làm việc chấm dứt vào lúc 6 giờ rưỡi chiều, khi ông trở về ngôi biệt thự khang trang trang bị một hồ tắm tại Biên Hòa, cách Sài Gòn 15 miles, để thư giãn với vợ và sáu người con. Ngày hôm sau vào lúc 7 giờ rưỡi sáng, ông đáp trực thăng trực chỉ tới văn phòng làm việc - nhưng trong những ngày mới đây văn phòng của ông lại là một mảnh đất đang tranh chấp thuộc lãnh thổ Căm Bốt và công việc của ông, theo lời ông, "là một cuộc săn đuổi quần thảo giữa các lực lượng của ông và quân Cộng Sản."
The Patton of the Parrot's Beak "This guy is crazy," says an American who has known Lieut. General Do Cao Tri for several years. "Even when he wasn't a general he always got right into the fight." In ARVN's bad old days, his combativeness made him an exception. Now that the army is beginning to shape up, he is a symbol of its feisty new spirit. As commander of ARVN's Operation Total Victory, which has involved some of the deepest South Vietnamese air and armor thrusts into the Parrot's Beak and beyond, Tri has waded farther than ever into the shooting. A newsman who joined him on one recent foray was astonished when Tri ordered his helicopter to land virtually in the midst of a skirmish, then ignored vicious Communist rocket and machine-gun fire to walk to a tank and order the reluctant driver to attack. "Go fast, man!" Tri shouted. "Go fast!"
At 40, standing 5 ft. 4 in., Tri cuts a figure that is every bit as dashing as his style of command. In addition to his trademark camouflage jungle suit, Tri's combat regalia usually include a black three-starred baseball cap, a snub-nosed Smith & Wesson .38 in a shoulder holster, a leather-covered briar pipe, and a swagger stick carried under the arm. "I use it to spank the Viet Cong," Tri says with a wide grin. -
He revels in his daredevil image, but he is also an obviously bright officer whose unusual nerve has produced some extraordinary exploits both on and off the field. The grandson of a Vietnamese mandarin and son of a wealthy landowner, Tri joined the French army in 1947 and received part of his cadet training in Hanoi. Since he won his first command as a young airborne officer, he has survived three assassination attempts, resulting in his conviction that he is a baraka—a French barracks term for one who enjoys immunity from death on the battlefield.
Many of Tri's early battles were political. He began making a name for himself in the mid-1950s, when he was a young lieutenant colonel commanding a paratroop unit in Saigon. When word came that three top generals were being detained in the presidential palace by one of the factions backing the late President Ngo Dinh Diem, Tri telephoned a brash ultimatum: "Free the generals in one half-hour or I will destroy the palace and everything inside it." One of the rescued generals was Nguyen Van Vy, now South Viet Nam's Defense Minister.
"I love the fight," Tri says. Pursuing the fight on a typical day last week, Tri covered more than 250 miles by helicopter, ranging from his III Corps headquarters at Bien Hoa to the huge Cambodian rubber plantation at Chup. For Tri, the day ended at 6:30 p.m., when he returned to his spacious family villa at Bien Hoa, 15 miles from Saigon, to relax with his wife, his six children and his swimming pool. Next morning at 7:30, he boarded a waiting helicopter with all the aplomb of a commuter headed for another day at the office—except that Tri's office these days is a large swath of disputed Cambodian territory and his day is spent in what he calls "a hunting game between my forces and the Communists."
Time Magazine Monday, June 08, 1970 Cái Chết của một Chiến Tướng Quan ngại bởi bước tiến chậm chạp xâm nhập vào Hạ Lào, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu lấy một quyết định nan giải đầu tuần trước. Ông phải đặt để một người chỉ huy mới. Vào 7 giờ sáng, ông triệu Trung Tướng Đỗ Cao Trí, 41 tuổi, một quân nhân mang nhiều huy chương nhất và danh tiếng nhất nước, đến dinh tổng thống tại Sài Gòn. Và ông ủy thác cho Tướng Trí công việc này. Hai người thảo luận ngắn ngủi thể thức và lúc nào Tướng Trí sẽ nắm quyền chỉ huy Lam Sơn 719 thay tư lệnh Quân Đoàn I Trung Tướng Hoàng Xuân Lãm. Sau buổi đàm thoại, Tướng Trí đáp trực thăng đi thị sát quân lính của ông đang hành quân vượt biên trong một cuộc săn đuổi địch quân ngay tại các mật khu nằm trong vùng đông nam Căm Bốt. Không đầy 2 tiếng rưỡi sau, xác Tướng Đỗ Cao Trí được lôi ra khỏi thân xác tan tành của trực thăng trong tỉnh lỵ Tây Ninh.
Cả thảy mười người tử nạn trong chuyến bay, gồm có một vài cộng sự viên của Tướng Trí và phóng viên Newsweek François Sully. Theo lời thuật chính thức của phát ngôn nhân chính phủ, một bộ phận trực thăng bị hư hỏng khiến cho máy bay bị phát nổ trong khi đang bay cao 100 feet. Lẽ đương nhiên là lời đồn đãi thì đưa ra một giả thuyết khác: Tướng Trí là nạn nhân của một cuộc âm mưu tinh vi - theo thói thông thường và là một lời giải thích không chính xác cho bất cứ biến cố nào xảy ra tại Nam Việt Nam. Theo lập luận này, ông bị bắn hạ bởi các kẻ thù cá nhân hay chính trị. Các sĩ quan tình báo Mỹ nghi là trực thăng Tướng Trí bị hỏa lự̣c súng phòng không ̣địch bắn hạ; giới chức chính quyền tung tin trục trặc máy móc để ngăn ngừa địch lấy công là đã hạ thủ được một trong những anh hùng tài ba nhất của Nam Việt Nam.
Tướng Trí thường được đánh giá là chiến tướng cừ khôi nhất của QLVNCH, và các thành tích dũng cảm của ông đã được thần thoại hóa. Trong chiến dịch vượt biên Căm Bốt trong tháng 5 vừa qua, Tướng Trí thường đáp trực thăng xuống đất để nắm lấy quyền chỉ huy một đơn vị đang lâm nguy. Một lần nọ, sau khi người đứng cạnh ông bị mảnh pháo kích đốn hạ, Tướng Trí can trường nhảy lên một thiết vận xa và thôi thúc chiến xa tiến thẳng vào nơi phát xuất hỏa lực, "Tiến tới, tiến tới!"
Y phục chiến trường thông thường của Tướng Trí là một bộ đồ ngụy trang cây lá rừng, một chiếc mũ baseball với ba ngôi sao và một cây gậy, mà ông nói bông đùa luôn cầm trên tay để "phát đít Việt Cộng." Ông say sưa với địa vị nổi bật và đơn sơ đủ để nhìn nhận điều đó. "Tôi thích trở nên một anh hùng," ông nói một cách thật là thẳng thừng trong cuộc xâm chiếm Căm Bốt năm ngoái. Điều ít biết đến hơn là sự kiện "Tướng Patton của Vùng Mỏ Vẹt", danh xưng được gán cho ông, cũng còn là một nhân vật hành chánh khôn khéo chỉ huy ba trong bốn vùng chiến thuật và có lúc được nhắm bổ nhiệm cho vùng chiến thuật thứ bốn. Ông hỗ trợ việt nam hóa chiến tranh lâu trước khi điều này trở thành quốc sách.
Sinh trưởng trong một gia đình điền chủ giàu có trong tỉnh Tây Ninh, Tướng Trí bay trực thăng hằng ngày giữa chiến trường và ngôi biệt thự sang trọng của ông, gồm có một hồ bơi, bên cạnh một con sông tại Biên Hòa. Tại đây, Tướng Trí ham thích đóng vai trò chủ khách, nhậu nhẹt và chuyện vãn tán gẫu. Ông cũng còn làm chủ một vườn thú gồm vịt, ngỗng, chim bồ câu, một con nai, một con bò và một con heo chạy quanh trong vườn. Tướng Trí chăm lo vợ và sáu người con; ông dạy kinh tế cho mấy đức nhỏ bằng cách dùng tiền túi của chúng để mua thực phẩm cho heo, rồi chia phần lời với chúng khi bán được con heo. Nhưng cách lối sống của ông quá xa xỉ khiến cho người đời luôn nghi ngờ ông tham nhũng, và năm 1965, trong một vụ chính phủ điều tra tài sản ông, ông toan tính quyên sinh. Một trong số người bảo lãnh cho cuộc điều tra là Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ, lúc đó cầm đầu Không Quân. Hai người trở nên thù địch không đợi trời chung, và tuy là họ thường thấy mặt nhau tại các công vụ sau khi Tướng Trí trở lại nắm quyền chỉ huy quân sự năm 1967, họ không bao giờ bắt tay nhau.
Tướng Trí thường nói ông sung sướng nhất khi ông ở cạnh bên các chiến binh của ông ngoài mặt trận. Tuần qua, trong khi một quân nhân cầm trên tay một bó hoa hồng với một dải ruy băng có ghi hàng chữ VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC, quan tài Tướng Trí được hạ huyệt tại nghĩa trang quân đội Biên Hòa. Y phục, mũ, găng tay, cây kiếm và cây gậy của ông được cài đặt trên mặt quan tài. The Death of a Fighting General TROUBLED by the slow pace of ARVN's thrust into Laos, South Viet Nam's President Nguyen Van Thieu made a painful decision early last week. He would have to put a new man in charge. At 7 one morning, he summoned Lieut. General Do Cao Tri, 41, his nation's most decorated and best-known soldier, to the presidential palace in Saigon. Then he told Tri that the job was his. The two men briefly discussed precisely how and when Tri would take over command of Lam Son 719 from I Corps commander Lieut. General Hoang Xuan Lam. After the talk, Tri boarded his helicopter to see how his troops were faring in their other outcountry incursion, a drive through Communist sanctuaries in southeastern Cambodia. Barely 2½ hours later, the body of Do Cao Tri was pulled from the wreckage of his craft in Tay Ninh province.
The crash took the lives of ten men, including several of Tri's aides and Newsweek Correspondent François Sully (see THE PRESS). According to an official government account, there was a mechanical failure that set off an explosion aboard the craft while it was 100 feet in the air. Predictably, Saigon's busy gossip mills ground out another version: Tri was the victim of an elaborate conspiracy—the standard and not always inaccurate explanation for anything that happens in South Viet Nam. He was shot down, so the story went, by personal or political enemies. U.S. intelligence officers suspect that Tri's helicopter was actually downed by Communist antiair craft fire; the government circulated its story of mechanical failure, they say, to deprive the enemy of the satisfaction of having killed one of South Viet Nam's foremost military heroes.
Tri was often rated as ARVN's best fighting general, and his feats of personal bravery became legend. During last May's campaign in Cambodia, Tri frequently swooped down in his chopper to take personal command of a unit in trouble. On one occasion, after the man standing next to him was killed by an enemy shell, the plucky general leaped aboard an armored personnel carrier and urged it toward the source of the gunfire, shouting, "Forward, forward!"
Tri's standard battlefield uniform was a camouflage jungle suit, a baseball cap with three stars and a baton that, he joked, was always on hand "to spank the Viet Cong." He relished the spotlight and was candid enough to admit it. "I like being a hero," he said with disarming frankness during last year's Cambodian invasion. Less well known was the fact that the "Patton of Parrot's Beak," as he came to be nicknamed, was also a skillful administrator who had commanded three of South Viet Nam's four military districts and at times was considered to head the fourth. He backed Vietnamization long before it became a stated policy.
Born into a wealthy landowning family in Tay Ninh province. Tri choppered daily between the battlefield and his sumptuous villa, complete with swimming pool, on the river at Bien Hoa. There, Tri reveled in the role of host, bon vivant and raconteur. He was something of a zoo keeper as well, with ducks, pigeons, a deer, an ox and a pig roaming the grounds. Tri was devoted to his wife and six children; he taught economy to the younger ones by using their allowances to buy animal feed for the pig, then letting them split the profit when the pig was sold. But his style of living was so lavish that suspicions of corruption were continually raised against him, and in 1965, during a government investigation of his wealth, he attempted suicide. One of the sponsors of the inquiry was Vice President Nguyen Cao Ky, then head of the air force. The two men became bitter enemies, and though they often saw each other at official functions after Tri resumed military command in 1967, they never shook hands.
Tri often said that he was happiest when he was with his soldiers in the field. Last week, while a soldier held a bunch of roses bound with a ribbon that read DADDY—WE LOVE HIM SO MUCH, Tri's casket was lowered into a grave in Bien Hoa's military cemetery. Fastened to the coffin's lid were his dress hat, his gloves, his sword and his baton.
Time Magazine Monday, Mar. 08, 1971
An Appraisal of Gen. Tri, III Corps Commander Upon returning to the United States, after his tour as the Deputy Senior Advisor of ARVN III Corps (December 1969 to November 1970), Brigadier General D.P, MacAuliffe submitted his Senior Officer Debriefing Report to the Department of the Army on November 26, 1970. In this document, General McAuliffe offered his appraisal of General Do Cao Tri as following:
Having served with Lieutenant General Do Cao Tri in a close working relationship on a daily basis for the past year, I have been impressed by his patriotism, dedication to the Army and his mission, strong pragmatic leadership, relentless drive against the enemy, personal courage (his heroism in combat is legend), honor, and love for the Vietnamese soldiers entrusted to him. There is no question but that much of the credit for the extraordinary progress made by III Corps and MR 3 in the past year must be attributed personally to General Tri, for his enlightened leadership, initiative, resolve, perception and vision. Yet, rumors of corruption follow him', alleging, for example, that he receives kickbacks from province chiefs and from the lumber industry, and is involved in black market activities. By his own admission, General Tri is wealthy but he maintains that his wealth is inherited. His family has, for generations, owned much land in Bien Hoa Province. He makes no effort to conceal the trappings of luxury with which he is surrounded in garrison and at home. As one born to wealth, he takes much of this for granted. I find the charge of corruption --as we understand it in a western sense completely incongruous with the soldierly qualities which are paramount in his character. Moreover, it has been my personal observation that the rumors of corruption associated with General Tri seem to rise and fall in direct proportion to his current prominence and popularity. Military Region 3 and, in fact, the country would be the real losers if such allegations were permitted to neutralize or remove his superb leadership.
This debriefing report was declassified on 11 Jun 1983.
Nguyen Van Tin 27 August 2009
|
|
|
Post by Can Tho on Aug 18, 2011 6:48:14 GMT 9
Major General Nguyen Van ChuanFull Name: Nguyen Van Chuan Date and Place of Birth: March 1, 1923, Hue, Central Vietnam Family status: Married, three children Education: - Baccalaureate, Quoc Hoc School, Hue - Graduate, National Military Academy, Dalat, 1st Class, 1948-1949 - Graduate, Infantry School Coetquidan, France, 1949-1950 - Graduate, Command and General Staff School, Fort Leavenworth, 1957 - Graduate, Joint and Combined Planning School, Pacific Command, Okinawa, 1958 Present position: Senator, Republic of Vietnam, elected September 3, 1967 (Troi Viet ticket) Former positions: - Commandant, Da Lat Military Academy, 1953-1955 - Commander, 14th Division, 1955-1956 - Commander, 1st Infantry Division, 1958-1959 - Commander, 5th Infantry Division, 1959-1962 - Commandant, Thu Duc Reserve Officers School, 1962 - Commander, 25th Infantry Division, 1962-1963 - Director, Psychological Warfare Directorate, Ministry of Defense, 1963-1964 - Commander, 1st Infantry Division, 1964-1966 - Commander, I Corps and Ist Tactical Area, concurrently Government Delegate for the Northern provinces of the Central Viet Nam, 1966 - Director of Military Training, 1966 Decorations, awards: - Commander of the National Order of Vietnam - Army Distinguished Service Order, 1st Class - Navy Distinguished Service Order, 2nd Class - 6 Gallantry Crosses with Palms - Gallantry Cross with Golden Star - Gallantry Cross with Silver Star - Gallantry Cross with Brass Star - Hazardous Service Medal - Leadership Medal - Staff Service Honor Medal, 1st Class - Training Service Honor Medal, 1st Class - Civil Actions Honor Medal - Vietnam Campaign Medal, (1948-1954 and 1960...) - Chuong My (Merit) Medal, 1st Class - 4 Foreign Medals Who's Who In Vietnam Vietnam Press, Saigon 1967
|
|
|
Post by Can Tho on Aug 18, 2011 6:52:45 GMT 9
General Dang Van QuangGeneral Dang Van Quang was born in Ba Xuyen province at the edge of the Mekong Delta. Quang first served the French as an NCO from 1947 to 1949, then received his officer training at Hue, where he was a classmate of Nguyen Van Thieu. Like other Thieu classmates, he later benefited from this connection. Under Diem the raising officer converted to Catholicism and was appointed director of the civil guard, the militia of that era. Quang moderated his support for Diem in the early 1950s, then shifted to support the coup plotters who overthrew Diem in November 1963. As an old friend of Nguyen Khanh, Quang supported Khanh's coup in January 1964 and was then appointed to command the ARVN Twenty-first Division in the southernmost part of the country. Khanh swiftly found himself opposed by Vietnames Buddhists, then Catholics, then army cliques. Reaching for loyal supporters, Khanh promoted Dang Van Quang to command the IV Corps, covering the entire Mekong Delta. General Quang recognized the growing weakness of Khanh's leadership and shifted his own loyalty to Nguyen Cao Ky. Thus, he supported Ky's intervention to counter an anti-Khanh coup in February 1965, but just two days later he sided with Ky in the Armed Forces Council that ousted Nguyen Khanh. Meanwhile, General Quang ran his corps area like a satrapy, ignoring directives from Saigon and gradually developing differences with Ky, now prime minister. Dang Van Quang then shifted his loyalties to General Thieu. Even though Ky succeeded in relieving Quang of command in November 1966, Thieu was able to shift Quang into the South Vietnamese government as minister for planning and development. Dang Van Quang remained within the Thieu camp from 1967 on, but his actions - three changes of allegiance in three years - were characteristic of the political gymnastics of the ARVN generals. Quang became secretary to the new generals' organization, the National Leadership Council. He then was named national security adviser to President Thieu, a position in which he played power broker and exercised authority over South Vietnamese intelligence and security services. That position Quang kept right through the fall of Saigon, when he was evacuated by helicopter from the U.S. embassy roof, later settling in Canada. John Prados The Hidden History of the Vietnam War
|
|
|
Post by Can Tho on Aug 18, 2011 6:58:52 GMT 9
The trial of General DangFrom Saigon to Sacramento, a South Vietnamese general’s journey proves old soldiers don’t fade away, they stick together By R.V. Scheide More stories by this author... This article was published on 12.04.08. PHOTO ILLUSTRATION BY DAVID JAYNEIn a south Sacramento assisted-living home, Lt. Gen. Quang Van Dang waits out the last moments of his life. He is ill, very ill, and has been for several years. Disease and old age have corroded the 78-year-old’s mental faculties; his eyes, though alert, have the look of a man held captive by his own body. Family members gather around, knowing this might be the last chance they ever get to speak with the general. To the young girl sitting beside him in the room, he is simply Grandpa, but at one time, Lt. Gen. Quang Van Dang commanded the largest military force in the Republic of Vietnam. Later, he served as national security adviser to President Nguyen Van Thieu, working closely with U.S. officials who considered him a valuable American asset. Then came the fall of Saigon, in April 1975, and Dang’s world turned upside down.With the help of American officials, Dang escaped the chaos and was able to settle his wife and his seven children in the United States and in Montreal, where French-speaking Vietnamese can more readily assimilate. But after visiting one of his sons in Montreal in May 1975, Dang’s visa application to re-enter the country was rejected by the U.S. State Department. No explanation was given, but at roughly the same time, Canadian and American news sources began alleging that Dang controlled the heroin trade in the Mekong Delta during the war and had secreted away millions of dollars in Swiss bank accounts. Dang found himself branded an “undesirable alien” in Canada, the only thing preventing his deportation the certain death sentence awaiting him back home in communist-ruled Vietnam. For the next 15 years, Dang washed dishes and worked odd jobs in Montreal to support his wife and two sons. Appeals to the State Department by family members in America and military officers who vouched for his character were ignored. The United States had apparently washed its hands of him. When retired U.S. Army Special Forces Lt. Col. Dan Marvin offered to help him in 1988, the general couldn’t place the name at first. He’d known many American officers during the war. Marvin’s message was simple: The general had once saved his life and the life of his men in Vietnam. It only seemed right to return the favor. Vietnam in 1965 was a country set to explode. In the more heavily populated south, the collapse of French colonialism had been followed by a succession of corrupt national governments; communist insurgents operating from safe havens in Cambodia had overrun the countryside. America’s arrival on the scene added more fuel to the fire. Caught in the middle, between colonialism and communism, were ordinary Vietnamese such as the 64,000 Buddhist Hoa Haos who lived in the An Phu District, on the Bassac River near the Cambodian border. Capt. “Dangerous” Dan Marvin fell in love with the Hoa Haos immediately. This isn’t precisely the same Dan Marvin who earlier this year notified SN&R that Gen. Dang was spending his final days in a south Sacramento rest home. This is Dan Marvin before he found God, when he was not only dangerous but lethal. “I fell in love with An Phu just going up the Bassac River,” he recalls via telephone from his home in upstate New York. “The people on the banks were waving and smiling, and I remembered thinking I was going to earn those waves and smiles.” In February 1966, the Viet Cong destroyed two-thirds of An Phu village, shelling the town from their safe haven on the Cambodian side of the border. PHOTO COURTESY OF LT. COL. DAN MARVINMarvin was at the vanguard of the U.S. strategy to use special forces troops to win the “hearts and minds” of Vietnamese villagers. At An Phu, working with South Vietnamese Green Berets and Army of the Republic of Vietnam officers, he directed a force of 692 Hoa Hao “irregulars” to defend the village from the Viet Cong. The team’s medics provided much-needed health care to the villagers, none of whom owned an automobile, and army engineers helped develop local potable water systems and back up food and ammunition supplies. His 12-member “A Team,” backed up by the Hoa Hao irregulars, conducted the first covert U.S. operations in Cambodia. When the Viet Cong attacked a village, Marvin and the Hoa Hao irregulars defended the villagers and routed the enemy. Casualties were heavy on both sides. He calls the Hoa Haos “the fiercest fighters I have ever known.” “The VC were better armed and we never fought at less than 4-to-1 odds against us, and we always came out on top!” Marvin says. The Hoa Haos were simple people and they didn’t want what everybody else had. They just wanted peace. Anybody that tried to control their area they didn’t like.” Bonded through bloodshed, Dangerous Dan was declared an honorary Hoa Hao. He’d won their hearts and minds. But even before he landed in An Phu, he’d begun to sense a shift in U.S. war policy. Winning hearts and minds no longer seemed to be the goal. Particularly troublesome to him was President Lyndon Johnson’s refusal to deny the Viet Cong safe-haven status in Cambodia, where they could shell An Phu at will. Because his covert missions into Cambodia were illegal and would be officially denied if he were caught, he began mailing a weekly written record using Vietnamese postal channels to a friend back home in the States. If he got killed in Cambodia, he wanted someone to know why. Marvin’s men depended on regular air drops at their camp just outside An Phu for supplies. Occasionally, new personnel would be flown in by helicopter. On the morning of June 10, 1966, a white Air America helicopter landed at the base. A short, stocky man, Walter Mackem, flashed his CIA identification card. He was carrying top-secret orders for a false flag operation. If Marvin accepted the assignment, Marvin and his Hoa Hao irregulars would cross the border, ambush and kill Cambodian Crown Prince Norodom Sihanouk and blame it on the Viet Cong. Thrice decorated for valor in the Korean and Vietnam wars, the born-again Marvin unabashedly admitted by phone that he once thirsted for such missions. He told Mackem he would kill the prince on the condition that President Johnson revoke Cambodia’s safe-haven status. Marvin began training the 42 volunteer irregulars for the mission. Three days later, Mackem returned and asked if Marvin was ready to go. Marvin asked if the president had removed Cambodia’s safe-haven status. Mackem admitted that he hadn’t, so Marvin scrubbed the mission. “You can’t fight the system, captain,” a furious Mackem said before boarding the helicopter. “You know you can’t win.” For Marvin, as well as the United States, the prosecution of the war had reached its critical juncture. Winning hearts and minds was no longer the goal. Winning at all cost, including a massive influx of U.S. troops; wide-scale bombing of the entire country; and black ops such as the CIA’s Phoenix Program, which “disappeared” as many as 20,000 Vietnamese civilians; became the new modus operandi. The shift in policy also corresponded with the war’s growing unpopularity at home. As U.S. casualties mounted, people, especially young people eligible for the military draft, took to the streets in mass protests. Eventually those protests would lead to the U.S. withdrawal from Vietnam and the de facto loss of the war. Lt. Gen. Quang Van Dang was the youngest general in the history of the Republic of Vietnam. He grew up in a small village in the Mekong Delta, where this photo was taken in 1966. PHOTO COURTESY OF LT. COL. DAN MARVINWhen Vietnam veterans like Marvin say we could have won the war if they’d only let us fight it the right way, that’s what they’re talking about. In their view, we were winning Vietnamese hearts and minds, we were pushing the enemy back. Bombing the country back into the Stone Age only strengthened the enemy’s resolve and increased the war’s unpopularity at home. Four days after Marvin refused to carry out the assassination of Prince Sihanouk, the camp received a message from headquarters. The Vietnamese government had decided to revoke the amnesty granted to Marvin’s Hoa Hao irregulars. Marvin had spent six months building their trust, but now a 1,500-strong ARVN regiment, sent by the CIA and led by American advisers, was proceeding to An Phu to attack Marvin’s camp and force the Hoa Haos to submit to military tribunals to determine their loyalty to South Vietnam. It seemed the CIA wasn’t pleased with Marvin’s refusal to carry out the mission, and the Green Beret knew he was at a serious disadvantage. The special forces proudly acknowledge they are the “expendable elite.” Marvin would later use the phrase for the title of his book on covert operations. The ARVN regiment sent by the CIA could attack his men with impunity, since the U.S. government would deny any knowledge of the covert operations on the Cambodian border. Marvin knew his men and the Hoa Haos were no match for a fully armed regiment. But after conferring with his regular Vietnamese officers, he decided surrender wasn’t an option. They would make a stand on principle, undoubtedly their last. Certain death was hours away. It was then that one of Marvin’s Vietnamese officers, Maj. Phoi Van Le reminded him of the visit several months earlier by Lt. Gen. Quang Van Dang. Dang, the youngest general in the Republic’s history, commanded the IV tactical zone, encompassing most of the fertile Mekong Delta region in southern Vietnam, including An Phu. In fact, he’d grown up in the Mekong, and knew and respected the Hoa Haos. The general had come to personally congratulate Marvin’s irregular volunteers after they’d beaten back a large enemy force. Like Marvin, he deeply believed in the “hearts and minds” strategy, and granting amnesty to the irregulars was crucial to its success. Without it, they’d desert and be useless as a fighting force. According Marvin’s book, Expendable Elite, when a Hoa Hao chairman informed Lt. Gen. Dang at IV Corps headquarters that a fully armored ARVN regiment would be attacking friendly forces in An Phu within hours, Dang sprang into action. He requisitioned a helicopter and an armed escort and flew out to the regiment. As he hovered above, the senior U.S. adviser on the ground informed him, “There’s a renegade Green Beret captain named Marvin leading the Hoa Haos against Saigon!” Knowing the claim was false, Dang ordered the regiment commander to turn his men around, two hours before they would have attacked An Phu. Word of the about-face didn’t reach Marvin’s camp, and the men prepared for the worst. Marvin and Maj. Phoi Van Le shared what both believed might be there last conversation. “We have been through many trials and have shared many victories together, my friend,” Marvin said. “We now face a struggle against enormous odds and against a force that none of us could have imagined, but we face it together!” “Yes, and at this moment I feel confident of victory, yet not knowing how we will achieve it, but certain because we are doing what is right for our people on both sides of the ocean.” Lt. Col. Dan Marvin calls the Buddhist Hoa Hao volunteers the fiercest fighters he’s ever known. This “striker” was shot five times by the Viet Cong but lived to fight another day. PHOTO COURTESY OF LT. COL. DAN MARVINWhen they heard four heavily armed helicopter gunships approaching the camp, they figured the end was near. Then radio contact was established, and Maj. Le exclaimed, “It’s General Dang!” The two men hugged each other, then stood at attention by Dang’s helicopter. The door slid open, and the general stepped out, brass swagger stick in hand. They exchanged salutes, and Dang turned to Maj. Le. “I have come to tell your brave men that they have my personal guaranty of amnesty,” he said. “They will not go before tribunal.” Marvin and Le assembled the men, and the general made his announcement. “I came here to tell you your amnesty has been restored, and I personally guarantee it will no longer be questioned. I am proud to know the Hoa Hao fighters of An Phu.” Then Dang got in his helicopter and flew off. Their meeting had lasted several hours at most. Nevertheless, it would become a pivotal moment in both men’s lives. It’s been said that history is written by the winners, and history has not been kind to the general. It’s difficult to understate the role divisiveness within the Vietnamese government and the powerful influence of the CIA during the war played in his fate. According to a North Vietnamese biography, Dang, a so-called puppet general, collaborated with the French in the 1950s and easily switched masters to the United States in the early 1960s. Nevertheless, he balked at the introduction of more U.S. troops in the IV tactical zone, favoring only South Vietnamese forces that had maintained excellent security against the Viet Cong. He quickly fell out of disfavor with the acolytes of Gen. William Westmoreland, who favored a massive influx of U.S. troops into the area. Calling off the attack at An Phu could not have enamored Dang with the CIA, according to Marvin. Westmoreland considered Dang incompetent and pressured Thieu to remove him from commanding the IV tactical zone, which Thieu did. However, if Westmoreland thought he’d seen the last of the general, he was mistaken. Thieu and Dang were college classmates and longtime friends. Thieu respected Dang’s military and diplomatic capabilities and would eventually appoint him as his national security adviser, the second most powerful position in the government. As a Green Beret, then-Capt. Marvin (kneeling, left) was decorated for valor three times, but one of his most coveted awards is the purple scarf given to him by Madame Bo Huynh (seated, right), declaring him an honorary Hoa Hao. PHOTO COURTESY OF LT. COL. DAN MARVINThe earliest report tying Dang to the drug trade came from the aforementioned North Vietnamese biography, which informs that “some puppet generals in re-education classes have said that after Dang was made Thieu’s special adviser, he and his wife continued to buy Western drugs in the IV tactical zone in order to resell them in Saigon, seizing the drug market in the big cities and extending their business to other areas.” No evidence tying Dang to drugs has ever been presented. But the CIA often waged misinformation campaigns against Vietnamese officials, and Marvin is convinced the agency targeted the general after the incident at An Phu. Dang’s friendship with Thieu would see him through to the war’s end, but the allegations would come back to haunt the general after he fled Vietnam in April 1975 after the fall of Saigon. He landed in a refugee settlement camp in Texas and immediately felt unsafe. As a high-ranking member of the South Vietnamese government, he’d made a lot of enemies, and he grew fearful that someone in the camp might seek revenge. He decided to visit his son in Montreal to see if the situation was any better there. When trying to return, his visa was revoked, with no reason given. It would be the last time he touched American soil for 15 years. Marvin believes the State Department’s rejection of Dang’s visa is a direct result of the general’s interference in the plot to kill Prince Sihanouk. Even though the general later worked closely with the CIA, such a transgression would not be easily forgiven, especially by the agents in charge of the operation. There is no doubt that the CIA has the capability to contact the State Department and challenge the immigration status of anyone it sees fit; and it certainly has a file on the general, although it’s not for public consumption. Another plausible explanation Dang was denied entry is offered by former Saigon CIA station chief Tom Polgar, who ensured the general and his family escaped the fall of Saigon. Leaving the United States to visit his son in Canada was a huge mistake, Polgar told a reporter from Marvin’s hometown newspaper when Dang was finally issued a visa in 1989. “Under the U.S. practice, the moment a Vietnamese refugee left the United States under his own volition, we washed our hands of him. The cause of South Vietnam and the South Vietnamese leadership wasn’t all that popular in 1975.” They do not call Lt. Col. Dan Marvin “Dangerous Dan” for nothing. Members of the U.S. armed forces aren’t allowed to kill outside of combat, so assassination missions—which were later proved to be widespread during the war—were volunteer only and kept strictly under wraps. According to Marvin, who said he accepted many such assignments, a “hypothetical” mission might go down something like this: Suppose the military high command or the CIA has someone they want assassinated in Manila, and Marvin (or another soldier with a similar skill set) is due three days R&R. The top-secret assassination order is handed down through back channels to field headquarters, so it can’t be traced. Marvin accepts the assignment and is classified absent without leave to further cover the tracks. He reads, chews and swallows his orders, then catches the next plane to Manila, where he registers in a four-star hotel. For the next two days, he follows the target around the city. He discovers the target lives on a boat, and decides that’s where he’ll kill him. Every Special Forces operative has their own specialty; Marvin likes knives. You don’t throw away a knife, he says, because you never throw away your weapon. Late at night, a hypothetical assassin creeps barefoot onto the boat and slits the target’s throat. He dumps the body in the middle of Manila Bay, then returns to the dock and cleans up the mess. The body won’t be discovered for days, and by then, the assassin will be back in South Vietnam, heading up a new A Team, and no one will be the wiser. Marvin’s Special Forces team operated out of Camp Dan Nam. The map depicts the planned assassination of a Cambodian prince. Click on the image for a larger version. PHOTO COURTESY OF LT. COL. DAN MARVINNo, they don’t call him Dangerous Dan for nothing. Marvin earned the sobriquet in the 1950s as a touch noncommissioned officer in the 82nd Airborne. The problem soldiers were sent his way. One such soldier didn’t make the cut and killed himself on a weekend pass. In his suicide note, he wrote Marvin was “dangerous” and should be thrown out of the army. Marvin doesn’t care much for its origins, but the nickname fit. At the time, he wasn’t just dangerous. He was beyond redemption. These are the kind of unflattering details the former assassin frequently relates when talking about his past life, and it adds veracity both to his story and his claim that since finding Christ, he is a new man. He remembers the date precisely: January 29, 1984. He’s driving with his 20-year-old daughter Danilee down a Florida freeway on the way to the funeral of a relative, Mary Kate. Danilee has a Bible open on her lap and she’s reading. Marvin’s a lapsed Catholic, and though he’s not irreligious, he’s not a Bible man, either. “Why are you reading that Bible?” he says. “I want to see Mary Kate get saved so she can go to heaven,” she answers. “I want you to close that Bible.” “Daddy, if I can’t read the Bible, then I can’t be with you.” He orders her to close it again. She insists she’ll walk if she can’t read it. He pulls over and stops the car. He gets out and walks into the woods on the side of the road. Danilee is his closest daughter, and he’s never seen her like this before. Gradually it dawns on him. If it’s so important to her she’s willing to travel the remaining 40 miles on foot, maybe it can be important to him, too. The secrets he’s been keeping for years, all the killings, all the bloodshed, come flooding out. He confesses his sins in silence to Christ and is forgiven right there on the spot. For years, the only thing that kept Marvin from speaking out about the incident at An Phu was the top-secret nature of his assignment near the Cambodian border. Officially, the United States doesn’t assassinate people. Unofficially, Marvin knows better, and he feared the government might send someone just like him to kill his family if he went public with the story. Lt. Gen. Quang Van Dang congratulates the Hoa Hao fighters trained by Lt. Col. Dan Marvin after the retaking of a village. Dang commanded the IV tactical zone, which included most of the Mekong Delta. PHOTO COURTESY OF LT. COL. DAN MARVIN Christ had now removed that fear. The day after he was saved, Marvin began working on Expendable Elite: One Soldier’s Journey Into Cover Warfare, the tell-all book that was published in 2003. The book symbolizes what has become Marvin’s life mission, to recognize his South Vietnamese comrades and criticize the U.S. government’s shift from winning hearts and minds in the villages to wholesale bombardment of the entire country. In 1986, Marvin was astonished to discover that Lt. Gen. Dang was living as an “undesirable alien” in Canada. Although the Green Beret had only met the general briefly on two occasions, the press reports alleging Dang was a murderous drug lord didn’t match the fellow soldier who’d saved his life and the lives of his men. Born again and now able to speak out, Marvin did what any other honorable soldier would do in the same situation. He set out to clear the general’s name. History may be written by the winners, but in the trial of Lt. Gen. Quang Van Dang, no one really knows the score. There’s the North Vietnamese version depicting the “puppet general” as President Thieu’s corpulent, corrupt right-hand man. There’s what might be called the history as written by sore losers, featuring Dang’s name in a half-dozen prominent Western volumes on the war, the Southeast Asian heroin trade or both. There’s the TV news version, with ABC’s Roger Mudd alleging before a nationwide audience that Dang controlled the Mekong Delta’s heroin trade and secreted away millions of American dollars in Swiss bank accounts. Then there’s the only history that can be officially substantiated: the record gathered by Marvin on his two-decade mission to clear the general’s name. Composed of previously unreleased classified documents and the testimony of three U.S. generals and two Saigon CIA station chiefs, Marvin’s efforts reveal beyond a shadow of a doubt that Dang was an extremely valuable American asset during the entire course of the war. Tom Polgar, the Saigon CIA chief from 1972 to 1973, continues to support the general. As station chief, he had worked with a number of designated intelligence and security officials of the Vietnamese government. “One of these contacts, indeed one of the most important and productive ones, was Lt. Gen. Quang Van Dang, who served—until the third week of April, 1975—as the National Security Assistant to the President of the Republic of Vietnam,” Polgar wrote in the general’s defense in 1989. According to declassified CIA documents, Dang acted as the CIA’s direct conduit to President Thieu, informing the agency of, among other things, Thieu’s frustration with the ongoing Paris peace talks in 1968. Polgar also dispelled the notion that Dang became a player in the Mekong Delta heroin trade while commanding the IV tactical zone from 1964 to 1966, as alleged by various different media sources. Charges of corruption and drug smuggling, true and false, were rampant in the unstable country during the war, and Polgar says the CIA vetted the general thoroughly before working more closely with him. “We could never find any substantiation,” Polgar insists. “Indeed my visits to his home and my acquaintance with his family led me to the conclusion that Quang was not a rich man. He lived in Army quarters, his wife dressed simply, they never vacationed abroad, no one in the family displayed expensive jewelry. Quang’s post-1975 existence confirms that he had no secret Swiss bank accounts or hoards of gold.” That latter fact was also confirmed by a private policy security council study that found that very few South Vietnamese higher-ups, including Dang, escaped the country with more than a few hundred thousand dollars. Armed with facts and witnesses, Marvin pressed Dang’s case with the U.S. State Department, demanding to see any evidence implicating the general in the drug trade, the reason the department cited for denying Dang re-entry into the United States from Canada in 1975. He wrote letters to his congressman, Rep. Matthew McHugh, as well as Sen. Patrick Moynihan and President George H.W. Bush. Lt. Col. Dan Marvin (left), Gen. Quang Van Dang (right) and his wife Nam Thi Do were all smiles when the Dangs returned to the United States in 1990. The general was prevented from entering the United States for 17 years for allegations that were proved to be unfounded. PHOTO COURTESY OF LT. COL. DAN MARVINA little more than a month after Marvin wrote Bush the elder, the U.S. Consulate in Montreal notified the State Department that the security considerations in the case had been resolved in the general’s favor. An exhaustive search of civilian and military records found no evidence of any wrongdoing that could be used to exclude Dang from the United States. An immigration visa was forthcoming promptly. On September 24, 1989, Marvin personally drove Dang from Montreal to Champlain, N.Y., where the born-again Green Beret treated the general to his first American meal in 15 years, a hamburger at McDonald’s. How much of all this Dang remembers today, if any, is uncertain. There’s still a light in the 78-year-old general’s eyes, and he responds with obvious affection to his granddaughter’s touch. He appears fit and comfortable in pajamas and sandals and can walk with assistance. But his mind has been deteriorating for several years now, and his responses to questions, as translated by his son-in-law, are fragmented. Dang couldn’t remember who Marvin was when the Green Beret first contacted him in 1988. The incident at An Phu was just one of many in which the general was called to intervene during a long, bloody conflict. Eventually, he did recall Marvin, and he was grateful someone from the United States remembered they had once fought together on the same side. Beyond that, the general can’t recall specific details. He doesn’t talk about the war. He has no good memories. It’s not a popular subject with many Vietnam veterans. In 2004, six members of Marvin’s A Team, as well as his commanding field officer, filed a libel suit against him and the publisher of Expendable Elite. The plaintiffs demanded $700,000 in damages, alleging that the book’s claim they had fired into Cambodia in 1966 was false and had exposed them to public ridicule. In court, Marvin defended the factual basis for the book, noting that even though he had revealed top-secret information—the cross-border operations into Cambodia and the plot to assassinate Prince Sihanouk—no one in the government had sought to prosecute him. “If I would have been brought to court by the CIA or the Defense Department, speaking for the Special Operations Command, they would have had to admit that everything in the book was true,” he testified. “I would have welcomed going to court about the situation in Vietnam, because every bit of the top-secret information in the book is based on illegal operations stemming from our government.” Marvin prevailed in the lawsuit, but his battle isn’t over. The 64,000 Buddhist Hoa Haos of An Phu, who wanted nothing more than to be left alone and live in peace, marked him indelibly. In 1966, the United States was winning hearts and minds, as he sees it. The policy shift to full-scale conventional warfare ultimately led to the loss of the war and what he believes was the betrayal of the Vietnamese people. Marvin intends to make amends for that betrayal. History may be written by the winners, but he intends to have the last word. To that end, he continues to pressure the State Department to issue an official press release clearing the general’s name. No such statement has yet been issued. In the trial of Lt. Gen. Quang Van Dang, the verdict, like so much of the truth about Vietnam, remains elusive. The general is near the end of his journey now, and will soon be beyond history’s reach. In an assisted-living home in south Sacramento, not far from the center of the city’s thriving Vietnamese population, he waits out the end with his wife by his side. He has traveled far, from humble beginnings in the Mekong Delta to standing beside the president of his country, washing dishes in Montreal restaurants to make rent to this room where he’ll die. He doesn’t perceive his path as a fall. The past is simply the past. His granddaughter squeezes his knee, and he smiles. Contact us about this story RELATED LINKS: See all stories published in Feature Story See all stories published in Local Stories Reader Comments Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Phước(1926-1971) SQ: 46/103028 Sanh hạ 8 người con 1946: Nhập ngủ ngày 15 tháng 12 năm 1946 1950: Theo học khóa 3 Trần Hưng Đạo Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam 1951: Tốt nghiệp cấp bậc Thiếu Úy 1952: Thăng Trung Úy 1953: Thăng Đại Úy 1954: Thăng Thiếu Tá 1957: Thăng Trung Tá 1958: Trưởng Phòng 2 Bộ Tổng Tham Mưu 1962: Ngày 26 tháng 12 thăng Đại Tá tạm thời 1964: Quyền Giám Đốc Nha An Ninh Quân Đội Đầu tháng 2 thăng Đại Tá thực thụ Tháng 9 phục vụ tại Sư Đòan 21 Bộ Binh 1965: Quyền Tư Lệnh Sư Đòan 21 Bộ Binh - Quyền Tư Lệnh Biệt Khu 24 Kontum - Phụ Tá Dân Sự Vụ Tư Lệnh Quân Đòan 2 - Trong thời gian tại ngủ đã du hành quan sát nhiều quốc gia Á Châu như Phi Luật Tân, Trung Hoa Dân Quốc, Đại Hàn và Nhật Bản 1971: ngày 18 tháng 5 lúc 4 giờ chiều tử nạn trực thăng trên sông Cữu Long khi đang bay thị sát chiến trường. Hưởng Dương 45 tuổi. Truy thăng Chuẩn Tướng, Truy tặng Đệ Nhị Đẳng Bảo Quốc Huân Chương và Anh Dũng Bội Tinh với nhành Dương Liễu. Ngày 22 tháng 5 năm 1971 An táng tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa với Lễ Nghi Quân Cách trọng thể. Huy Chương: - 25 Huy chương đủ lọai và Đệ Nhị Đẳng Bảo Quốc Huân Chương - 6 Huy chương đồng minh. Hình chụp ngày 18 tháng 5 năm 1992 mộ bia đã bị đập phá Mộ Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Phước hình chụp tháng 2 năm 1997 Sau năm 1975 những ngôi mộ trong Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa bị đập phá và người nhà đã làm tạm tấm bia ghi tên và ngày mất Linh Cữu được đưa từ Cần Thơ về Phòng Khách Danh Dự Phi Trường Tân Sơn Nhất và sau đó An Táng nơi Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa. Sau cùng, Ông cũng Vị Quốc Vong Thân và chính bây giờ ông cũng muốn ở lại trong Nghĩa Trang Quân Đội với những đồng đội của mình. Trong bài diễn văn Thiếu Tướng Ngô Quang Trưỡng lúc đó ông là Tư Lệnh Quân Đòan 4 đọc trước Linh Cửu của ba tôi: Thế rồi một chiều mưa ảm đạm Cánh chim đại bàng đã gẫy cánh từ trời cao Giờ lá Quốc Kỳ VNCH ôm thân Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Phước...... Hôm 22 Tết Quý Tỵ (2013) vừa qua tôi có đến thắp hương viếng mộ Tướng Nguyễn Huy Ánh và Tướng Nguyễn Văn Phước (nằm cạnh nhau) Huỳnh Công Thuận Những năm về sau gia đình có ý định dời hài cốt và ông đã báo mộng muốn ở lại chung với đồng đội tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa và sau đó gia đình đã trùng tu Mộ cho khang trang . Posted by Thoi Chinh Chien at 12:37 AM Thoi Chinh ChienJuly 18, 2013 at 9:40 AM Tuong Nguyễn Văn Phước Tư lệnh biệt khu 25 komtum Phụ tá đặc biệt tư lệnh quân khu 4, đặc trách Phụng hoàng 1968 Tư lệnh sư đoàn 21 Bộ binh bạc Liêu Cục trưởng cục an Ninh quân đội 1963 Đại tá trưởng phòng 3 BTTM( 1962/63) Tử nạn tại Cần Thơ 1971
|
|