|
Post by Vĩnh Long on Jul 1, 2014 10:22:01 GMT 9
Bài của Tiến sĩ Phạm văn Lưu Chính sách chống ngoại xâm. Cái họa ngoại xâm đối với chúng ta hiển nhiên và liên tục như vậy....Vì sao những biện pháp cổ truyền, của các nhà lãnh đạo của chúng ta trước đây, thành công phân nửa, trong công cuộc chống ngoại xâm Trung Hoa, nhưng thất bại trong công cuộc chống ngoại xâm Tây phương? Trước hết, các biện pháp cổ truyền đã đặt vấn đề ngoại xâm của Trung Hoa là một vấn đề chỉ liên quan đến hai nước: Trung Hoa và Việt Nam . So sánh hai khối Trung Hoa và Việt Nam , và như thế, đương đầu phải là mục đích đương nhiên, thì chúng ta đã thất bại rồi. Những sự thần phục và triều cống chỉ là những biện pháp hoãn binh. Và vấn đề chống ngoại xâm chưa bao giờ được các triều đại Việt Nam đặt thành một chính sách đương nhiên và nguyên tắc, đối với một nước nhỏ, như nước chúng ta. Vì thế cho nên, những biện pháp cần được áp dụng, như biện pháp ngoại giao, đã không hề được sử dụng khi Tây phương xâm chiếm nước ta. Lý do thứ hai, là công cuộc chống ngoại xâm chỉ được chuẩn bị trên lĩnh vực quân sự. Nhưng, nếu chúng ta không thể phủ nhận tính cách cần thiết và thành quả của các biện pháp quân sự trong các chiến trận chống các triều đại Trung Hoa: nhà Tống, nhà Nguyên cũng như nhà Minh, nhà Thanh, chúng ta phải nhìn nhận rằng nỗ lực quân sự của chúng ta rất là giới hạn. Và ngày nay, độc lập rồi, thì nỗ lực quân sự của chúng ta chắc chắn cũng rất là giới hạn. Như vậy, đối với một nước nhỏ, trong một công cuộc chống ngoại xâm, biện pháp quân sự không thể làm sao đủ được. Trên kia, chúng ta có đề cập đến những biện pháp ngoại giao, đặt trên căn bản khai thác mâu thuẫn giữa các cường quốc để bảo vệ độc lập cho chúng ta. Tuy nhiên biện pháp cần thiết nhất, hữu hiệu nhất và hoàn toàn thuộc chủ động của chúng ta, là nuôi dưỡng tinh thần độc lập và tự do của nhân dân, và phát huy ý thức quốc gia và dân tộc. Đồng thời, áp dụng một chính sách cai trị khoáng đạt, mở rộng khuôn khổ lãnh đạo, để cho vấn đề lãnh đạo quốc gia được nhiều người thấu triệt. Nếu ý thức quốc gia và dân tộc được ăn sâu vào tâm não của toàn dân, và độc lập và tự do được mọi người mến chuộng, thì các cường quốc xâm lăng, dầu có đánh tan được tất cả các đạo quân của chúng ta và có thắng chúng ta trong các cuộc ngoại giao đi nữa, cũng không làm sao diệt được ý chí quật cường của cả một dân tộc. Nhưng ý chí quật cường đó đến cao độ, mà không người lãnh đạo thì cũng không làm gì được đối với kẻ xâm lăng. Vì vậy cho nên, đồng thời với những biện pháp quần chúng nói trên, cần phải áp dụng những biện pháp giáo dục, làm cho mỗi người dân đều quen biết với vấn đề lãnh đạo, và, điều này còn chính yếu hơn nữa, làm cho số người thấu triệt vấn đề lãnh đạo quốc gia càng đông bao nhiêu càng hay bấy nhiêu. Bởi vì, có như thế, những người lãnh đạo mới không bao giờ bị tiêu diệt hết được. Tiêu diệt người lãnh đạo là mục đích đầu tiên và chính yếu của các cường quốc xâm lăng. Nhân đề cập đến vấn đề chống xâm lăng trên đây, lý luận đã dẫn dắt chúng ta đến một vấn đề vô cùng quan trọng. Trước tiên chúng ta nhận thức rằng đối với một nước nhỏ như chúng ta, họa xâm lăng là một đe dọa thường xuyên. Để chống xâm lăng, chúng ta có những biện pháp quân sự và ngoại giao. Nhưng hơn cả các biện pháp quân sự và ngoại giao, về phương diện hữu hiệu và chủ động, là nuôi dưỡng tinh thần độc lập và tự do của nhân dân, phát huy ý thức quốc gia và dân tộc, và mở rộng khuôn khổ giới lãnh đạo, để cho vấn đề lãnh đạo quốc gia được nhiều người thấu triệt. Sự thể đã như vậy, thì đương nhiên một chính thể chuyên chế và độc tài không làm sao đủ điều kiện để bảo vệ quốc gia chống ngoại xâm được. Bởi vì bản chất của một chính thể chuyên chế và độc tài là tiêu diệt tận gốc rễ tinh thần tự do và độc lập trong tâm não của mọi người, để biến mỗi người thành một động cơ hoàn toàn không có ý chí, dễ điều khiển dễ đặt để, và dễ sử dụng như một khí cụ. Bản chất của một chính thể chuyên chế và độc tài là giữ độc quyền lãnh đạo quốc gia cho một người hay một số rất ít người, để cho sự thấu triệt các vấn đề căn băn của quốc gia trở thành, trong tay họ, những lợi khí sắc bén, để củng cố địa vị của người cầm quyền. Hơn nữa, giả sử mà chính thể chuyên chế hay độc tài chưa tiêu diệt được hẳn tinh thần tự do và độc lập trong ý thức của mọi người, thì, tự nó, một chính thể chuyên chế hay độc tài cũng là một lợi khí cho kẻ ngoại xâm. Bởi vì, dưới một chế độ như vậy, nhân dân bị áp bức, sẽ đâm ra oán ghét người lãnh đạo họ, và hướng về, bất cứ ai đánh đổ người họ oán ghét, như là hướng về một người giải phóng, mặc dầu đó là một kẻ xâm lăng. Lịch sử xưa nay của các quốc gia trên thế giới đều xác nhận điều này: Chỉ có những dân tộc sống tự do mới chống được ngoại xâm. Riêng về dân tộc chúng ta, chắc chắn rằng sự kháng cự của chúng ta đối với sự xâm lăng của Tây phương sẽ mãnh liệt hơn bội phần nếu trước đó, nhà Nguyễn, thay vì lên án tất cả những người bàn về quốc sự, đã nuôi dưỡng được tinh thần tự do và độc lập của mỗi người và phát huy ý thức quốc gia và dân tộc trong nhân dân. Ngược lại, mấy lần dân tộc thắng được ngoại xâm, từ nhà Trần đánh đuổi Mông Cổ, đến nhà Lê đánh quân Minh và Quang Trung chiến thắng Mãn Thanh, đều nhờ ở chỗ các nhà lãnh đạo đã khêu gợi được ý chí tự do và độc lập của toàn dân. Và vấn đề vô cùng quan trọng mà chúng ta đã nêu ra trên kia là vấn đề chính thể của nước Việt Nam . Vì những lý do trình bày trên đây, chính thể thích nghi cho dân tộc chúng ta, không phải định đoạt do một sự lựa chọn căn cứ trên những lý thuyết chính trị, hay là những nguyên nhân triết lý, mà sẽ được qui định một cách rõ rệt bởi hoàn cảnh địa dư và lịch sử của chúng ta, cùng với trình độ phát triển của dân tộc. Nếu bây giờ chúng ta chưa có ý thức rõ rệt chính thể ấy phải như thế nào, thì ngay bây giờ chúng ta có thể quan niệm được rằng chính thể đó không thể là một chính thể chuyên chế hay độc tài được. Đó là một thái độ rất rõ rệt. Tóm lại theo ông Nhu, muốn thoát khỏi hiểm họa xăm lăng của Trung Hoa, chúng ta phải theo đuổi 3 biện pháp sau đây: Biện pháp ngoại giao. Việt Nam cần phải có một sách lược ngoại khôn khéo, biết khai thác những mâu thuẩn giữa các cường quốc, các thế lực của các liên minh khu vực như khối ASEAN, khối Liện Hiêp Âu Châu…vì ngày nay theo khuynh hướng toàn cầu hóa của thế giới, thì ảnh hưởng kinh tế của các quốc gia trên thế giới cỏn có một tác động quyết định tới sự sống còn đối với Trung Cộng, hơn là 30 hay 40 chục năm trước đây. Ngày nay, sự mâu thuẩn và tranh chấp giữa các cường quốc không còn gay cấn như thời chiến tranh lạnh, nhưng một quốc gia như Trung Cộng với một dân số hơn 1.3 tỉ người, chiếm tỉ lệ 19.64% dân số thế giới, đang vươn vai đứng dậy với tham vọng làm một cường quốc bá chủ Á Châu. Đó không những là một đe dọa riêng rẽ cho khu vực Á Châu Thái Bình Dương mà còn là một hiểm họa chung cho cả thế giới nữa. Trước đây gần 50 năm, ông Nhu cũng đã đề cập đến vấn đề này, Không phải tình cờ mà ông Paul Reynaud, cựu Thủ Tướng Pháp trong cuộc viếng thăm nước Nga đã long trọng tuyên bố với Thủ Tướng Krutchev. “ Nếu các ông tiếp tục viện trợ cho nước Tàu, trong vài mươi năm nữa, một tỷ dân Trung Hoa sẽ đè bẹp các ông và Âu Châu”. (Tr. 157) Trong tháng 9. 2009 vừa qua, nhà cầm quyền Hà Nội, đã cử Tướng Phùng Quang Thanh, sang Tân Gia Ba để ký Hiệp Ước Hợp Tác Quốc Phòng, Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh đến Úc Châu, và Phó Thủ Tướng Phạm Gia Khiêm đến Hoa Kỳ, bí mật thảo luận về vấn đề an ninh lãnh thổ, phải chăng là thái độ nước đến chân mới nhảy, như hai phái đoàn của các vua chúa Triều Nguyễn ngày xưa, chúng ta thử nghe ông Nhu biện giải: Sau khi Trung Hoa bị tấn công, thì lúc bấy giờ phản ứng của chúng ta là vội vã gửi hai phái bộ sang Pháp và Anh, mà không có một sự chuẩn bị ngoại giao nào cả. Lối gởi phái bộ như vậy là lối gởi phái bộ sang Tàu xưa nay. Và sự gởi hai phái bộ sang Pháp và Anh, theo lối gởi phái bộ sang Tàu xưa nay, lại càng làm cho chúng ta nhận thức, một cách rõ rệt hơn nữa, quan niệm ngoại giao của chúng ta lúc bấy giờ mang nặng ‘tâm lý thuộc quốc’ [đối với Tàu], đến mức độ nào.(tr. 181). Lẽ ra, các nhà lãnh đạo Hà Nội phải tích cực hơn, phải khôn khéo hơn, nếu không dám công khai, thì ít ra cũng phải bí mật, vận động giới truyền thông thế giới, cảnh báo và vận động dư luận thế giới, trước hết là các quốc gia ở vùng Đông Nam Á Châu, rồi đến Nga Sô, Liên Hiệp Âu Châu và các quốc gia Á Phi biết về hiểm họa xâm lăng của Trung Cộng. Điều rõ ràng nhất hiện nay, là các quốc gia trong vùng như Úc, Tân Gia Ba, Thái Lan, Nam Duong9 và Mã Lai Á [5], đều gia tăng ngân sách cho tài niên 2009 về Không lực và Hải quận gấp bội, nhằm đối đầu với âm mưu bành trướng của Trung Cộng. Nghĩa là các quốc gia này đều bắt đầu lo sợ về sự lớn mạnh của Trung Cộng, nhưng chưa có một vận động quốc tế nào nhằm qui tụ những nỗ lực này thành cụ thể và tích cực để ngăn chặn sự bành trướng đó. Việt Nam là nạn nhân trước hết và trực tiếp của nguy cơ này, phải biết dồn hết nỗ lực về mặt trận ngoại giao, phải vận động, công khai hoặc bí mật, tất cả các quốc gia trên thế giới nhận thức sâu sắc được mối hiểm họa nghiêm trọng này và khi tạo được sự đồng thuận của đa số… Việt Nam vận động đưa vấn đề này ra Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, dù biết rằng hiện nay Trung Cộng là 1 trong 5 hội viên thường trực của Hội Đồng Bảo An có quyền phủ quyết, mọi nghị quyết của Đại Hội Đồng. Nhưng vấn đề chủ yếu của Việt Nam là chính thức công khai đưa ra trước Liên Hiệp quốc một hiểm họa thực sự nghiêm trọng của toàn thế giới, để kiếm tim một hổ trợ quốc tế tích cực nhằm ngăn chặn âm mưu xâm lăng từ Trung Cộng. Hơn nữa, Việt Nam cũng phải biết vận động và nỗ lực đưa vấn đề này ra trước Tòa Án Quốc Tế ở The Hague (International Court of Justice at The Hague). Mục đích không phải là tìm kiếm một phán quyết của tòa án này cho vần đề tranh chấp, nhưng trọng điểm của nỗ lực này là tạo nên sự chú tâm theo dỏi của dư luân quốc tế về một hiểm họa chung của thế giới Chúng ta còn nhớ, khi muốn lật đỗ chinh quyền Ngô Đình Diệm, Nhóm chống Tổng Thống Diệm trong Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã vận dộng các quốc gia Á Phi đưa vấn đề được báo chí Hoa Kỳ thời đó gọi là Đàn Áp Phật Giáo và Vi Phạm Nhân Quyền tại Việt Nam, ra trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, chuẩn bị dư luận trước ở các quốc gia Á Phi cho việc thay đổi chính phủ tại miền Nam, trước khi âm mưu tổ chức đảo chánh ở Sài Gòn, để khỏi gây nên những ảnh hưởng tiêu cực tại các quốc gia đó đối với chính sách ngoại giao của Mỹ. Nhưng ông Nhu và Gs. Bửu Hội[6] đã phá vỡ âm mưu này bằng cách chính thức mời Liên Hiệp Quốc cử một phái đoàn đến Việt Nam điều tra tại chổ, trước khi đưa vấn đề này ra thảo luận tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc. Rồi khi phái đoàn này đến Việt Nam điều tra và hoàn thành một bản phúc trinh dày gần 300 trang, với kết luận là không có đàn áp Phật Giáo tại Việt Nam, thì Bộ Ngoai Giao Hoa trở nên lúng túng, sợ rằng nếu đưa vấn đề này ra thảo luận tại Liên Hiệp Quốc sẽ làm giảm uy tín của Hoa kỳ và tạo cơ hội cho Trung Cộng tấn công Hoa kỳ đã xen vào nội bộ của Việt Nam và đã tổ chức đảo chánh ở Saigon, nên cử Cabot Lodge vào đầu tháng 12. 1963, liên lạc với Sir Senerat Gunaewardene của Tích Lan, là trưởng phái đoàn điều tra của Liên Hiệp Quốc lúc đó, đừng đưa bản phúc trình này ra thảo luận tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc nữa, và Sir Senerat đã đồng ý làm điều đó như một ân huệ cá nhân của ông dành cho Lodge (Gunawardene agreed to do so as a personal favor to Lodge), vì trước đây khi làm Đại Sứ Hoa kỳ tại Liên Hiệp Quốc, Lodge là bạn của ông.[7] Như vậy, chúng ta thấy đối với một cường quốc như Hoa Kỳ, họ cỏn biết vận dụng Diễn Đàn Liên Hiệp Quốc hỗ trợ cho những mục tiêu chính trị của họ. Tại sao Việt Nam đứng trước một hiểm họa đe dọa sinh tử đến vận mạng của cả dân tộc, chúng ta lại không vận động để tìm hậu thuẩn của thế giới để bảo vệ nền độc lập của chúng ta ? Nhưng thực tế, chúng ta rất đau lòng, khi thấy, các nhà lãnh đạo Hà Nội, về phương diện ngoại giao, đã đánh mất rất nhiều cơ hội lịch sử quí báu, để khôi phục độc lập cho dân tộc và phát triển quốc gia. Đó là cơ hội của những năm 1945, 1954, 1973 và 1975. Thực vậy, nếu ngày xưa các vua chúa Triều Nguyễn, vì quá tin tưởng vào văn hóa Trung Hoa đã trở nên tự tôn và thiển cận, thì ngày nay các nhà lãnh đạo Hà Nội cũng quá sùng bái chế độ Cộng Sản và quá tin tưởng vào lý luận giai cấp đấu tranh, đã trở nên mù quáng, xem mọi người đều là kẻ thù, nên chưa bao giờ họ có thể đề ra một chính sách ngoại giao khoáng đạt và lương hảo, còn về phương diện quốc nội họ cũng không có đủ cởi mở, để thực tâm mời những thành phần khác biệt chính kiến, thành lập một chính phủ đoàn kết để phất triển quốc gia. Trái lại, họ chỉ có những thủ đoạn chính trị gian trá và xão quyệt để lừa dối đối phương, để rồi cuối cùng là tiêu diệt đối phương. Điều này chứng tỏ hết sức rõ rệt khi nhìn về lịch sử Việt Nam Cận và Hiên Đại. Năm 1946, Cộng Sản dùng chiêu bài chính phủ Liên Hiệp, để tiêu diệt phe Quốc Gia, rồi năm 1954, ký hiệp định Genevea, chưa ráo mực, họ đã vi pham hiệp định này, bằng cách gài lại hơn 70,000 cán bộ tại miền Nam với âm mưu khuynh đảo chính quyền Quốc Gia Việt Nam . Đến năm 1973, một lần nữa, họ đã lừa phỉnh để tiêu diệt phe quốc gia dưới chiêu bài mới là Hòa Hợp và Hòa Giải Dân tộc. Còn đối với quốc tế, khi ký hiệp định Paris , họ long trọng cam kết để nhân dân Miền Nam hoàn toàn tự do quyết định vận mạng của mình. Ngay sau đó, khi người Mỹ, theo đúng cam kết của hiệp định này, rút khỏi miền Nam, thì họ đem quân xóa sỗ chinh phủ Sài Gòn…Với một những phương cách gọi là liên hiệp, hợp tác và một lịch sử bang giao đầy phản trắc và gian trá như vậy, ai còn có thể tin tưởng vào Hà Nội để hợp tác hữu nghị. Do dó, từ ngày cướp chính quyến tại Hà Nội vào tháng 8 năm 1945 đến nay, các nhà lãnh đạo miền Bắc bị đuôi mù bởi lý thuyết Mác-Lênin và Mao Trach Đông, theo đuổi một chế độ độc tài phi nhân, tàn sát và thủ tiêu các thành phần bất đồng chính kiến, đầy đọa toàn dân trong cảnh nghèo đói, thất học, thù hận và bắn giết lẫn nhau. Còn về phương diên quốc tế, vì thiếu hiểu biết và chỉ biết quyền lợi của phe nhóm, nên họ đã liên kết với Trung Cộng và Liên Sô, để đưa toàn thể dân tộc vào một cuộc chiến tranh kéo dài hơn 30 năm. Đó là một cuộc chiến tranh lâu dài và khốc liệt nhất trong lich sử nhân loại. Thực vậy, lâu dài nhất vì cuộc Thế Chiến I, chỉ có 4 năm, từ 1914-1918, Thế Chiền 2, chỉ có 6 năm, từ 1939-1945, và khốc liệt nhất, vì số bom đạn được sử dụng trong chiến trường Việt Nam gấp 2.5 số bom đạn dùng trong Thế Chiến 2. Nhưng điều tệ hại hơn nữa, khi nhận viện trợ từ Trung Cộng để đánh Mỹ cũng là lúc họ đã thực sự rước họa xâm lăng từ phương Bắc vào Việt Nam. Đối với những nhà lãnh đạo có một não trạng bệnh hoạn như vậy làm sao có được một viễn kiến chính trị sâu sắc, một chính sách ngoại giao khoáng đạt và biết khai thác những mâu thuẩn quốc tế để kiếm tìm nhũng đồng minh hữu hiệu, để rồi cùng với sự hỗ trợ tích cực của toàn dân trong nước, nhằm tạo thành một sức mạnh dũng mãnh để chống lại hiểm họa xâm lăng của Trung Cộng Biện Pháp Quân Sự Hiện nay, Việt Nam có một đội quân khoảng 450,000 người. Đây là một lực lượng quân sự lớn nhất so với các quốc gia tại Đông Nam Á hiện nay. Nhưng vấn đề đặt ra liệu quân nhân dưới cờ còn có tinh thần để hy sinh và chấp nhận gian khổ để chiến đấu nữa hay không? Khi chính họ chứng kiến những thực trạng xã hội quá phũ phàng trước mắt, trong khi các lãnh tụ của họ tìm mọi cách để vơ vét tài sản quốc gia cho cá nhân, gia đình và phe nhóm, còn tuyệt đại đa số dân chúng, trong đó có cả các gia đình bộ đội Cộng Sản, bị bóc lột, sống trong cảnh khốn cùng nhất, chưa từng thấy trong lịch sử cận đại Việt Nam, từ trước tới nay, nghĩa là còn cơ cực hơn thời Thực Dân Pháp đô hộ đất nước chúng ta. Nhưng sau hết và mấu chốt hơn hết, vẫn là vấn đề các nhà lãnh đạo Hà Nội có còn ý chí để chiến đấu nhằm bảo vệ tổ quốc chống lại họa ngoại xâm nữa hay không? Chúng ta hơi bi quan, khi nghe lời bình luận của Carl. Thayer, một chuyên gia về các vấn đề Việt Nam, tại Học Viện Quốc Phòng Hoàng Gia Dantroon của Úc. có lẽ bây giờ các nhà lãnh đạo Hà Nội đã trở nên quá giàu có, họ muốn được yên thân để bảo vệ tài sản và gia đình của họ hơn.. cho nên việc mất thêm một vài hải đảo xa xôi như Hoàng Sa và Trường Sa, mất thêm một ít lãnh thổ và lãnh hải ở phía Bắc không còn là vấn đề quan trọng với họ nữa ! Biện Pháp Chính Trị Đó là nuôi dưỡng tinh thần độc lập, tự cường, tự chủ cùng ý thức quốc gia và dân tộc. Ông Nhu đã biện giải vấn đề này như sau: Tuy nhiên biện pháp cần thiết nhất, hữu hiệu nhất và hoàn toàn thuộc chủ động của chúng ta, là nuôi dưỡng tinh thần độc lập và tự do của nhân dân, và phát huy ý thức quốc gia và dân tộc. Đồng thời, áp dụng một chính sách cai trị khoáng đạt, mở rộng khuôn khổ lãnh đạo, để cho vấn đề lãnh đạo quốc gia được nhiều người thấu triệt. Và sau cùng ông Nhu đã đi đến kết luận, muốn thắng hiểm họa xâm lăng của Trung Cộng một chính thể chuyên chế hay độc tài như Hà Nội hiện nay, không thể nào thành công được. Trong khi đó, chúng ta đều biết rằng hiện nay thế giới đang chứng kiến những thay đổi khốc liệt nhất, đặc biệt là trong lãnh vực tin học và khoa học kỹ thuật, còn trong lĩnh vực chính trị ngoại giao, như Tổng Thống Obama, cũng kêu gọi, một sự hợp tác và hòa giải giữa các quốc gia, để đẩy lùi bóng tối của chiến tranh và nghèo đói, nhằm kiến tạo một kỷ nguyên hữu nghị, hợp tác, hòa bình và thịnh vượng cho toàn thế giới, thì các nhà lãnh đạo của Hà Nội vẫn giữ nguyên bản chất của Cộng Sản là độc quyền lãnh đạo, độc tài toàn trị và để cũng cố chính quyền chuyên chế, họ thẳng tay đàn áp đối lập, các giáo hội tôn giáo chân chính, áp dụng chính sách đầy đọa người dân trong cảnh nghéo đói, chậm tiến và thất học… để trong nước không còn ai có thể chống đối lại họ được. Với những kiểm điểm sơ lược trên đây, chúng ta đều thấy trước rằng, nếu dân tộc chúng ta không còn cơ may để thay đổi thành phần lãnh đạo tại Bắc Bộ Phủ, thì vấn đề Việt Nam nội thuộc nước Tàu chỉ còn là vấn đề thời gian. Tiến Sĩ Phạm Văn Lưu Melbourne, 1. 11. 2009 [1] Linh Muc De Jaegher, Cố vấn thân cận của Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Tổng Thống Tưởng Giới Thach, đàm luận với tác giả tại Sàigòn vào 6. 1966. [2] . Sách được xuất bản mang tên Tùng Phong, Chính Đê Việt Nam , Saigon-Việt Nam , 2009 [3] Xin xem các diễn văn này trong La Voix de la Juste Cause, Recueils Des Principaux Discours et Meassages du President Ngo Dinh Diem, June 1954 – Juillet 1963, Saigon, Service de la Press de la Presidence de la Republique du Vietnam, 1963. Các diễn văn này thường được ông Phạm Đình Khiêm dịch ra Việt ngữ và Gs. Tôn Thất Thiện ra Anh ngữ. [4] Có lẽ vì đánh máy sai, nên trong ấn bản in là vĩ tuyến 17, thực tế lá vĩ tuyến 16, chú thich của người viết. [5] Nước Úc trong bản ngân sách 2009-2010, đã gia tăng hơn 6.6.tỉ bạc (từ 19.8 tỉ lên 26.4 tỉ), để gia tăng khả năng không lực và hải quân nhằm bảo vệ lãnh thổ. Điều này khiến chính quyền Nam Dương phải quan ngại, sau đó chính phủ Úc đã phải lên tiếng trấn an. Còn Thái Lan trong bản ngân sách 2008, ngân sách dành cho Bộ Quốc Phòng đã tăng lên tới 4.5 tỉ US dollars, đă quan mặt cà Nam Dương và Mã Lai về chi phí quốc phòng. Tân Gia Ba trong bản ngân sách 2009, họ cũng đã dành đến 34% cho ngân sách quốc phòng. Nhưng từ lâu Tân Gia Ba, có lẽ, đã thấy trước được hiểm họa xăm lăng của Trung Quốc, nên họ đã có những thỏa hiệp liên kết quân sự với Hoa Kỳ từ năm 1990 với thỏa hiệp MOU và đến 2005 họ đã ký hiêp ước Hợp Tác Quân Sự với Hoa Kỳ. Nam Dương đã để chi phí quốc phòng vào hàng ưu tiên thứ 3 trong bản ngân sách 2008 với ngân khoản là 3.3 tỉ US dollars. Còn Mã Lai, muc tiêu của ngân sách 2008, dành ưu tiên cho phúc lợi toàn dân, nên chi phí quốc phòng phải bị cắt giảm tối đa, nhưng riêng chi phí dành cho Không Lực Mã Lai, không bị cắt giảm mà lại còn được gia tăng từ 1,482 tỉ Mã kim lên đến 1,613 tỉ Mã kim để gia tăng khả năng phòng thủ quốc gia. [6] Giáo sư Bửu Hội là một phật tử và thân mẫu của giáo sư là Sư Cô Diệu Huệ, lúc đó Giáo sư được Tổng Thống Diệm cử làm trưởng phái đoàn đặc biệt tại Liên Hiệp Quốc từ tháng 9. 1963, đặc trách về cuộc Khủng Hoảng Phật Giáo. [7] Theo sự tiết lộ cùa Bà Swarna L. Ganawardene, con gái cùa Sir Senerat, trong thư gởi cho Bà Anne Blair, (một đồng nghiệp của người viết tại Đại Học Monash trước đây), vào tháng 11. 1989. Và cũng có thể xem thêm Điện văn số 2444 từ Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ gởi cho Tòa Đại Sứ Mỹ Saigon, ngày 11. 12. 1963 dưới tiêu đề Gunawardene’s killing the debate. xem Anne Blair, Lodge in Vietnam, A Patriot Abroad, New Haven, Yale university Press, 1995, tr. 78.
|
|
|
Post by Vĩnh Long on Jul 1, 2014 10:23:34 GMT 9
Ngô Đình Diệm NGƯỜI LÃNH ĐẠO XỨNG DANH Long Điền (Hội luận chính trị trên hệ thống Paltalk Diễn Đàn Người Dân Việt Nam với Hiện Tình Đất Nước ngày thứ sáu 6.11.2009 với các diển giả : G/S Chu Chi Nam, Nhà Văn Mặc Giao, Kỹ sư Đỗ Như Điện và Long Điền )... I-Dựa vào nhận định nào hai ông cố TT Ngô Đinh Diệm và Ngô Đình Nhu đưa ra đề nghị hiệp thương với CSBV. Muốn xét quan điểm của ông Ngô Đình Diệm đối với cuộc chiến Việt Nam thì chúng ta phải xét các lời phát biểu do chính ông và ông cố vấn Ngô Đình Nhu đã nói vì về chiến trường Việt Nam 1954-1963: 1- Tổng Thống Ngô Đình Diệm trong thời gian 9 năm điều hành đất nước (1954-1963)với chủ trương “ Đả Thực, Bài Phong, Tiểu Trừ Cộng Phỉ “ tức là đánh đuổi thực dân Pháp ra khỏi nước ta, bảo vệ Độc Lập nước nhà, bài trừ Phong Kién triều Nguyễn đem Tự Do Dân Chủ cho toàn dân, dẹp tan lũ giặc cướp Cộng sản để mọi người no ấm, thương yêu lẩn nhau Ông Ngô Đình Diệm luôn luôn giử vững lập trường Quốc Gia chân chính: Bảo vệ chủ quyền, bảo vệ lãnh thổ, không chấp nhận sự can thiệp của ngoại bang vào VN dù CSVN lúc đó tìm mọi cách xâm nhập bộ đội chính quy từ Bắc vào Nam ngày càng nhiều hơn. Bởi vì ông hiểu rõ : chấp nhận sự có mặt của Hoa Kỳ vào Miền Nam sẽ làm mất đi chính nghĩa cuộc chiến đấu tự vệ chống CS xâm lược và tạo cớ cho CSBV chống Mỹ cứu nước. 2- Cuộc chiến Việt Nam 1954-1963 là Cuộc Chiến Tự Vệ vì hoàn toàn không có hành động quân sự nào của Miền Nam tấn công ra Bắc, ngược lại Miền Bắc đã vượt vĩ tuyến 17, xâm nhập và tấn công Miền Nam theo lệnh của CSQT. Dù vậy với tấm lòng nhân ái, không muốn một cuộc chiến Huynh Đệ Tương tàn, Ông Ngô Đình Diệm một mặt lo chống đở đồng thời tiến hành những cuộc thương thảo với Miền Bắc để đi đến Hiệp Thương tránh đổ máu giữa người Việt với nhau. Trong cuốn Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi tác giả Hoành Linh Đỗ Mậu có trích dẫn bức thư của ông Võ Như Nguyện: Cuối thư có đoạn thuật lại lời ông Diệm tâm sự với ông Nguyện: “… Vả tôi với chú Nhu có ý dù hai miền Quốc Cộng tranh chấp nhưng đều là máu mủ ruột thịt, phải có biện pháp anh em giải quyết lấy chiến tranh, đỡ tốn hao sinh mạng, tài sản. Rồi bên nào kéo dài, chung quy sẽ bị lệ thuộc vào một cường quốc và đất nước chia rẽ, vì các cường quốc có ý định chia rẽ cả….” người ta sẽ thấy ông Diệm muốn tránh đổ máu chừng nào tốt chừng đó và không muốn để các cường quốc đắc lợi trong cuộc tranh chấp nội bộ, một cuộc Nội Chiến tại Việt Nam do CS chủ xướng. 3-Trong Nguyên Sa Hồi Ký (ấn hành năm 1998), giáo sư Trần Bích Lan, đã thuật lại chuyện ông và hai giáo sư Nguyễn Văn Phú và Nguyễn Xuân Nghiên đã có dịp nghe Tổng Thống Diệm trả lời một trong 3 câu hỏi của các ông. Câu hỏi là tại sao ta không dồn lực lượng đánh một vài trận lớn để giải quyết chiến tranh mau chóng mà cứ đánh cầm chừng nhì nhằng như thế này. Ông Diệm đã nói : “Bản chất cái chiến tranh này nó như thế. Mở rộng chỉ chết thêm lính và dân, mà cũng chẳng giải quyết được gì.” Ba mươi lăm năm sau, nhìn lại, nhà giáo và nhà thơ của chúng ta đã thấy câu trả lời của ông Diệm không phải ngụy biện như các ông nghĩ lúc trước, mà là những lời tiên đoán thời cuộc rất chính xác. 4-Những gì ông Ngô Đình Nhu nói trong một lễ bế mạc lớp học tập về Ấp Chiến Lươc khóa XII, ngày 22/6/1963… cũng tương tự như thế: “Chúng ta là một nước nhỏ bé đứng giữa hai khối. Nếu bên thế giới tự do tăng cường viện trợ cho ta thì thế giới cộng sản cũng sẽ tăng viện trợ cho phía họ. Hai bên cứ tăng cường như vậy sẽ đưa cái mức chiến tranh càng ngày càng lên cao. Và số phận chúng ta rồi mai đây sẽ ra sao?” 5- Ngô Đình Diệm là người theo chủ nghĩa Dân Tộc và chống Cộng kiên quyết, chống lại sự can thiệp quân sự của Mỹ vào Việt Nam, lập trường của ông rất dứt khoát. Trong cuộc viếng thăm chính thức Việt Nam ngày 9 tháng 5 năm 1961, Phó Tổng Thống Mỹ Johnson đã đề nghị việc gửi Quân Đội Mỹ sang tham chiến tại Việt Nam. Tổng Thống Diệm đã bày tỏ quan điểm chính phủ Việt Nam rất biết ơn sự viện trợ quân sự và cố vấn Mỹ. Nhưng với việc gửi Quân Đội Mỹ đến Việt Nam ông đã cương quyết từ chối và nói: "Nếu quý vị mang Quân đội Mỹ vào Việt Nam, tôi phải giải thích thế nào đây với dân tộc tôi? Với người dân Việt, hình ảnh hãi hùng của Quân đội Viễn chinh Pháp còn hằn sâu trong tâm trí họ. Sự can thiệp của bất cứ quân đội ngoại quốc nào vào Việt Nam cũng đem lại sự bất lợi cho Việt Nam. " 6- Sự vĩnh viễn ra đi của Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã gây xúc động sâu xa và niềm thương cảm lớn lao nơi các lãnh tụ Á Châu thời đó. Tổng Thống Trung Hoa Dân Quốc Tưởng Giới Thạch đã than thở: "Người Mỹ có trách nhiệm nặng nề vụ ám sát xấu xa này. Trung Hoa Dân Quốc mất đi một đồng chí tâm đầu ý hợp. Tôi khâm phục ông Diệm. Ông xứng đáng là một lãnh tụ lớn của Á Châu. Việt Nam có lẽ phải mất 100 năm nữa mới tìm được một nhà lãnh tụ cao qúy như vậy. " 7- Hơn nữa, cái chết của Cố Tổng Thống Diệm cũng đã làm cho các lãnh tụ Á Châu, đồng minh của Mỹ phải giật mình và đặt vấn đề. Chính Tổng Thống Hồi Quốc, Ayub Khan, đã nói thẳng với Tổng Thống Nixon: "Cuộc thảm sát Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã khiến các lãnh tụ Á Châu chúng tôi rút ra được một bài học khá chua chát: Đồng Minh với Mỹ thật nguy hiểm! Có lợi hơn nên đứng thế trung lập. Và có lẽ hữu ích hơn nữa khi là kẻ thù của Hoa Kỳ " Lập trường của ông Ngô Đình Diệm rõ ràng là vì Quốc Gia, Dân Tộc không muốn làm “tiền đồn” cho ai cả vì sẽ phải lệ thuộc quá nhiều vào viện trợ Mỹ, và sẽ làm cớ cho Liên Xô và Trung Cộng nhảy vào xâu xé Việt Nam mà thôi. Trong quyển "Chính Đề Việt Nam" Ông Ngô Đình Nhu đã nhận định hiểm họa Trung Cộng là to tát và là một mối họa truyền kiếp cần phải đề phòng và muốn chống họa xâm lược đó chỉ có một chính thể tự do mới có đủ khả năng chống lại hoạ mất nước. (tác giả mong sẽ có dịp bình luận toàn bộ quyển luận án chính trị nổi tiếng nầy vào dịp thuận tiện) Trang Blog cua Long Điền trọn bộ "Chính Đề Việt Nam" của ông Ngô Đình Nhu 198 trang. Nhận định về cuộc chiến VN từ 1945-1963 Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Nhận định cuộc chiến của ông cố vấn Ngô Đình Nhu. "Chúng ta đã biết chính sách xâm lăng của Trung Hoa đối với Việt Nam là một chính sách liên tục và bất biến của tất cả các chế độ của Trung Hoa vì nó phát sinh từ một nhu cầu đất đai cần thiết cho sự phát triển của Trung Hoa. Mang phương pháp độc tài Đảng trị của Cộng Sản, cũng như phương pháp độc tài nào khác để lãnh đạo quần chúng, thì theo một cơ thức mà chúng ta đã biết, quần chúng sẽ phản ứng bằng cách hướng về bất cứ cá nhân hay tập thể nào phất cờ giải phóng để che đậy thâm ý xâm lăng của mình. Trong điều kiện đó, các nhà lãnh đạo Cộng Sản áp dụng phương pháp độc tài đảng trị ở Việt Nam, sẽ đương nhiên tạo hoàn cảnh thuận lợi cho Trung Cộng xâm chiếm Việt Nam lúc thời cơ đưa đến. Nói một cách khác, phương pháp lãnh đạo độc tài Đảng trị sẽ suy nhược hóa sức đề kháng của dân tộc đối với kẻ xâm lăng." trang 142 ấn bản điện tử. Nhận định của ông Ngô Đình Nhu về sự lệ thuộc của đảng CSVN v ới Nga và Tàu như sau : "Nhưng, họ chỉ có thể thoát ra ngoài vòng ảnh hưởng của hai khối để lãnh đạo công cuộc phát triển của dân tộc, như chúng ta nêu lên trong câu hỏi đầu mục này, nếu các điều kiện sau đây được họ nhận thức rõ rệt: 1.- Bản chất thực tế của cuộc tranh chấp giữa Nga Sô và Tây phương. 2.- Thâm ý chiến lược của Nga Sô 3.- Cuộc đồng minh với Nga Sô, đã hết hiệu lực đối với Nga Sô, khi mục đích phát triển của Nga Sô đã đạt. 4.- Lý thuyết Các-mác Lê-nin là một phương tiện tranh đấu và phát triển của Nga trước đây, cũng như là một phương tiện tranh đấu và phát triển của Trung Cộng ngày nay. 5.- Sự đồng minh với Cộng Sản phải được chấm dứt kịp thời khi nó không còn hiệu lực đối với dân tộc. 6.- Đối với dân tộc Việt Nam, Trung Hoa của Mao Trạch Đông, cũng như Trung Hoa của các triều đại Nguyên, Tống, Minh, Thanh là một đe dọa truyền kiếp."(trang 109 ấn bản điện tử) Nhưng khốn nổi phe CSVN thời đó không suy nghĩ ra vấn đề mà họ chỉ tuân hành các chỉ thị của Cộng Sản Quốc Tế mà thôi. "Chúng ta chưa có một tài liệu hay một triệu chứng nào chứng tỏ rằng các nhà lãnh đạo miền Bắc hiện nay đã nhận thức các điều kiện trên. Ngược lại, các thơ loại chính trị của miền Bắc còn đang ca tụng như là những chân lý những giá trị tiêu chuẩn chiến lược và giai đoạn mà Nga Sô đã bỏ. Như thế thì có lẽ dân tộc chúng ta còn phải bất hạnh mục kích các nhà lãnh đạo miền Bắc của chúng ta tôn thờ như một chân lý, một lý thuyết mà Nga Sô và Trung Cộng chỉ dùng làm một phương tiện tranh đấu và Nga Sô bắt đầu sa thải khi mục đích phát triển đã đạt." Sự phân chia đất nước theo Hiệp định Genève 1954 là do các nhà lãnh đạo Miền Bắc chạy theo chủ nghĩa CS. Muốn chấm dứt chiến tranh thì giới lãnh đạo Miền Bắc phải độc lập, phải thấu đáo nguyện vọng của cộng đồng dân Việt và sau cùng là phải thấu đạt các ý đồ của các cường quốc tham chiến(trang 109) "Trong hoàn cảnh mà cuộc tranh chấp giữa Nga Sô và Tây phương chi phối nặng nề hành động chính trị của các quốc gia nhỏ, lập trường Cộng Sản, lệ thuộc Trung Cộng, của các nhà lãnh đạo miền Bắc, đương nhiên gây phản ứng của Tây phương và sự phân chia lãnh thổ cũng không tránh được. Như vậy, tư cách Cộng Sản của các nhà lãnh đạo miền Bắc là một điều kiện thuận lợi giúp cho người Pháp thi hành những toan tính chính trị của họ ở Việt Nam. Và lập trường Cộng Sản lệ thuộc Nga Sô và Trung Cộng là một nguyên nhân của sự phân chia lãnh thổ Việt Nam, trong khung cảnh chính trị của thế giới, sau Đại chiến thứ hai, do sự tranh chấp giữa Nga Sô và Tây phương chi phối." II -Dự án hiệp thương có phải là phản bội đồng minh(Mỹ) hay đâm sau lưng chiến sĩ như lập luận của một số người có ác cảm với gia đình họ Ngô. Đây là một sự kiện lịch sử cần được xem xét cẩn thận, không nên vội lên gân và kết tội một cách vội vã là anh em ông Diêm muốn hiệp thương (thoả hiệp) với cộng sản hay là đâm sau lưng chiến sỹ. Bởi vì xét cho cùng thì 1972 tại sao Hoa Kỳ thương lượng với Trung Cộng thì được, còn hai miền của Việt Nam gánh chịu bao đau thương do chiến tranh thì không được thương lượng với nhau trong tình Dân Tộc. (Khác với tình thế hiện nay, 2009 CSVN quyết tâm cai trị dân VN bằng đường lối độc tài sắt máu, không chấp nhận đối thoại và đối lập thì lại có một số người định chạy theo đường lối Hoà Hợp Hoà Giải bịp bợm của chúng!) Nhận định về ông Ngô Đình Diệm của Minh Võ nhà khảo cứu lịch sử đã viết như sau: “Dưới ánh sáng của những sự kiện lịch sử vừa nêu, nhìn lại dĩ vãng, chúng tôi thấy sách lược đấu tranh mà hai anh em ông Diệm toan tính áp dụng tại Việt Nam trước khi các ông bị giết rất có cơ sở, và đáng lý nó đã phải thành công. Và nếu nó thành công thì miền Nam Việt Nam với danh xưng Việt Nam Cộng Hòa sẽ tồn tại trong một thời gian khá lâu: hoặc có thể thống nhất một cách vinh quang như nước Đức. Bằng không thì tối thiểu cũng tồn tại trong phú cường giống như Nam Hàn hay Đài Loan.” “Còn thời 1962–1963 thanh thế của ông Diệm hơn hẳn ông Hồ. Nếu ông Diệm chịu liên hiệp là liên hiệp trong thế mạnh. Hãy tạm lấy một ví dụ đơn giản là hòa tan dung dịch có hai màu đối chọi; xanh đậm (Diệm) với hồng lạt (Hồ). Màu nào đậm hơn sẽ lấn át và thắng màu lợt. Dĩ nhiên thực tế chính trị phức tạp hơn, vì còn mưu sâu của con cáo nổi danh hơn người. Nhưng về điểm này ông Diệm đã có kinh nghiệm từ những bài học lịch sử nói trên với cộng sản. Hơn nữa ông Diệm không phải là một chính khách non nớt, không biết rõ đối phương như người ta tưởng.” “Vì những lý do trên, theo ý kiến chủ quan của tôi, nếu, vâng, nếu, một chữ nếu không có trong lịch sử! nếu anh em ông Diệm không bị chết, và việc hiệp thương giữa hai miền Nam Bắc được thể hiện vào thập niên 60 thế kỷ trước, thì chẳng những Hoa Kỳ đã không phải đổ 2 triệu quân vào Việt Nam khiến hơn 58 ngàn lính Mỹ chết mà Việt Nam cũng tránh được một cuộc chiến tương tàn làm trên 3 triệu tử vong.” Có nhiều ý kiến của người Việt Quốc Gia chưa đồng ý với nhận định của Minh Võ một cách hoàn toàn : a- Họ chưa đồng ý là khi đưa ra đề nghị “Hiệp Thương” chưa chắc là ông Diệm ở vào thế mạnh hơn so với CSBV vì CSQT thì yểm trợ cho miền Bắc hết mình ,còn Hoa Kỳ vừa viện trợ vừa o ép miền Nam đi theo ý họ, đề nghị Hiệp Thương đưa ra quá sớm,dể gây cú sốc cho đồng minh Hoa Kỳ vốn rất cứng ngắc , độc đoán không bao giờ nghe lời đề nghị của bất cứ ai mà họ chỉ làm theo quyền lợi Mỹ theo từng giai đoạn thời cuộc. b- Nên nhớ cuộc thương lượng về 1 giải pháp Hiệp Thương thời điểm đó chĩ mới bắt đầu, hiện không còn tài liệu nào được công bố nên chưa hiểu rỏ nội dung, ý muốn của mỗi bên ra sao, nên cũng không thể nói “Mèo nào cắn mĩu nào” vì cả hai bên đều có kinh nghiệm già dặn không dể gì ông Diệm chịu Hiệp Thương mà chịu phần thua thiệt đâu.Vả lại thái độ cứng rắn, uy dũng của ông Diệm ngay cả khi bị CS bắt năm 1945 mà cũng không chịu khuất phục thì làm sao với thế ngang ngửa ông Diệm lại chịu thua thiệt. Không nên đem thành bại mà luận anh hùng,dù sao thì sự can đảm cuả ông Diệm dám xem xét vấn đề Hiệp Thương dù không có sự đồng ý của Mỹ quả là 1 hành động đáng khâm phục hơn là chê trách. Vả lại trong thời điểm 1972 khi Hoa Kỳ thương lượng với Trung Cộng để mưu tìm hoà bình cho cuộc chiến thì không thể nào nói TT Nixon là phản quốc (Hoa Kỳ) vậy tại sao ta lại vội vả lên án ông Ngô Đình Diệm có ý phản bội quốc gia. c- Có người cả nghi thì cho rằng Hồ là con cáo già trong khi hai bên thảo luận mà tung tin ra ngoài ,lập mưu nầy để mượn tay Mỹ hãm hại ông Diệm vì vậy mà Mỹ bật đèn xanh cho các tướng lãnh giết ông Diệm vì không theo đúng đường lối của Mỹ. Xin thưa đó là lập luận cuả CS, muốn đánh bóng Hồ và hạ uy tín của ông Diệm mà thôi. Ông Diệm đã nhờ trưởng đoàn Ba Lan trong ủy hội Kiểm Soát Đình Chiến là Mieczyslaw Maneli và còn có đại sứ Ý Giovanni d’Orlandi và đại diện của Vatican tại Việt Nam là Đức Cha Salvatore D’Asta cùng nhiều người khác nửa để làm trung gian thương lượng, đồng thời Ông Diệm, ông Nhu cũng đã công bố 1 cách bán chính thức, bán công khai cuộc Hiệp Thương nầy thì rỏ ràng hai ông đã lượng định kỷ càng và không quá ấu trỉ về chính trị như một số người lầm tưởng. Hoa Kỳ thì có nhiều kinh nghiệm trận địa chiến, nhưng với chiến tranh du kích thì họ hoàn toàn mới mẻ, vì thế các tướng lãnh HK thoạt đầu khi vào VN, họ nghĩ rằng có thể dể dàng thắng cuộc chiến tại VN, nhưng sau đó thì họ đã nghĩ khác sau khi tổn hao 58.000 binh sĩ thì họ mới đi tìm 1 giải pháp thương lượng. Còn ông Diệm và ông Nhu thì biết rất rỏ thực chất cuộc chiến là Cộng sản Bắc Việt chỉ là kẻ thừa hành cho Cộng sản Quốc Tế cần phải lôi kéo họ về với Dân Tộc. Chỉ tiếc là đề nghị Hiệp Thương nầy có lẻ quá sớm vì sau đó năm 1968-1972 thì Hoa Kỳ mới cố công tìm kiếm sự thương lượng giửa HK và Trung Cộng để mưu tìm 1 giải pháp ổn định Đông Nam Á mà không tổn hao sinh mạng đôi bên. d- Ngày nay (2009)vị thế Quốc Cộng khác hẳn 1961 ,CSVN đang cầm quyền trên toàn cỏi Việt Nam bằng biện pháp ngoan cố,vá víu Xả Hội Chủ Nghĩa thì dỉ nhiên áp dụng hoà hợp hoà giải với CSVN là đầu hàng,là trở cờ thì đáng bị lên án. Chừng nào CSVN chịu từ bỏ CNXH,bải bỏ toàn bộ Hiến Pháp ,chấp nhận “Trưng cầu Dân ý”một cách thành khẩn thì ngày đó mới hết đấu tranh đòi hỏi Dân Chủ cho VN. Những ai vẫn còn quan niệm rằng thời kỳ thập kỷ 1960 ông Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu không nên thương lượng chấm dứt chiến tranh với Miền Bắc xin trả lời các câu hỏi sau đây thì sẽ làm sáng tỏ vấn đề: 1- Phía đồng minh Hoa Kỳ có viện trợ liên tục và vô thời hạn cho chính thể VNCH (Ngô Đình Diệm và sau ông Diệm) để chống CS Quốc Tế mãi mãi hay không? Hay Hoa Kỳ sẽ chấm dứt cuộc chiến khi họ đạt được ý định chiến lược là làm suy yếu tiềm lực CSQT (tức là gây chia rẻ khối CSQT gồm 2 cường quốc Liên Xô và Trung Cộng) không còn khả năng đe doạ Hoa Kỳ mà thôi. 2- Nếu cả hai miền Nam, Bắc đều nhận được viện trợ dồi dào của cả hai khối siêu cường thì chiến tranh sẽ kéo dài đến đâu và kết quả dân tộc Việt Nam được gì, mất gì.(Xin hảy nhớ cuộc chiến lịch sử đẩm máu ở Triều Tiên, sau đó đất nước Triều Tiên ra sao?) 3- Hoa Kỳ viện trợ cuộc chiến VN vậy chỉ có Hoa Kỳ và Nga Tàu có quyền chấm dứt cuộc chiến VN, còn Miền Bắc và Miền Nam hoàn toàn không có quyền bàn đến ? ( Đông Đức và Tây Đức đã liên lạc,thảo luận và thống nhất đất nước bằng biện pháp hoà bình mà không cần quyết định nào của Mỹ và Liên Xô) 4- Hoà bình đạt được giửa thập niên 1960 và 1975 có gì khác nhau. Sau khi cuộc chiến chấm dứt toàn dân VN được gì và mất mát nhửng gì? (Nếu cuộc chiến chấm dứt trước thập niên 1960 thì không phải hy sinh 2 triệu binh sĩ và 3 triệu thường dân hai bên Nam, Bắc Việt Nam và 58.000 binh sĩ Hoa Kỳ). 5- Nếu nói ý đồ của CSQT là phải thôn tính Miền Nam VN bằng mọi giá và Hồ cũng như đảng CSVN phải bắt buộc thi hành,vậy thương lượng với CSVN là vô ích. (Vậy giả dụ Hồ và đảng CSVN quyết tâm đình chỉ cuộc chiến vì hao tổn quá mức chịu đựng vậy chẳng lẻ Liên Xô và Trung Cộng sẽ tự đem quân qua Việt Nam để giải quyết chiến trường hay chăng? Hay một giả thuyết thứ hai là tiềm năng của Liên Xô và Trung Cộng là trường cữu và vô tận hay sao? Hay là một ngày nào đó sẽ kiệt quệ và không còn khả năng giúp CS Bắc Việt nửa.) Cho đến hiện thời chưa có tài liệu nào cụ thể đưa ra về các điểm thảo luận và mục tiêu thảo luận giữa đôi bên, có vài sử gia tên tuổi lập luận lên án cuộc thảo luận chấm dứt chiến tranh của cố tổng thống Ngô Đình Diệm là ve vản kẻ thù ,là đâm sau lưng chiến sĩ nhưng bản thân thì vận động chạy chọt để khỏi ra tác chiến và ngày nay cứ mãi cường điệu lên án những người có lòng nhân ái muốn chấm dứt cuộc chiến bĩ ổi nầy thì có hợp lý chăng? Kéo dài cuộc chiến theo tôi chỉ có lợi cho các cường quốc ngoại nhân và một nhóm nhỏ chính trị hoạt đầu nội địa nhằm cũng cố địa vị và cắt xén viện trợ bỏ túi mà thôi. Tại sao cứ mãi tôn thờ quyết định của ngoại bang mà bỏ quên quyền quyết định của Dân Tộc Việt Nam. Theo họ thì Miền Nam Việt Nam phải mãi mãi là tiền đồn chống cộng (Họ mau quên một khi Mỹ đạt được ý đồ chiến lược thì Mỹ không cần tiền đồn và sẳng sàng bỏ rơi đồng minh). Lối lập luận nô lệ ngoại bang, xem thường ý nguyện sống thanh bình của 86 triệu đồng bào Việt Nam ngày nay đã lổi thời và không còn mua chuộc được ai nghe theo! Dù họ đứng bên nầy chiến tuyến nhưng cách suy nghĩ của họ y hệt những cái đầu ở Bắc Bộ Phủ chỉ biết quỳ mọp trước Trung Cộng mà bỏ quên nguyện vọng Độc Lập Tự Chủ của toàn dân Việt. Suy tư trước vận mệnh đất nước lâm nguy qua kẻ thù truyền kiếp Bắc phương, tức giận trước cung cách hèn hạ của kẻ cầm quyền Hà Nội hiện nay, duyệt xét lại lịch sử cận đại thấy rằng người lãnh đạo xứng danh Ngô Đình Diệm luôn lắng nghe nguyện vọng của toàn dân muốn no cơm ấm áo, muốn an bình tái thiết quê hương sau mấy chục năm khói lửa chiến tranh(1930-1954) ông Diệm độc lập với đồng minh, luôn tìm mọi cách chấm dứt chiến tranh dù trái với ý đồ của cường quốc, khác xa với Hồ Chí Minh người luôn mang ý định chủ chiến, luôn cúc cung tuân thủ theo lệnh quan thầy Liên Xô và Tàu Cộng. Những nổ lực mưu tìm một nền Hoà Bình cho Việt Nam giai đoạn 1960 tuy chưa thành công vì ông Diệm và Nhu đã hy sinh cho đại nghĩa quá sớm, nếu vận nước không suy vi thì với khả năng lãnh đạo sáng suốt của ông biết đâu Việt Nam sẽ được giải quyết như Đông và Tây Đức hiện thời. Đừng đem thành bại mà luận anh hùng. Tấm lòng nhân ái thương dân với những đức tính cần thiết của người lãnh đạo bao gồm : Nhân, Dũng, Lược, Trí sẳn sàng hy sinh thân mình để bão vệ chủ quyền Quốc Gia Dân Tộc như ông Ngô Đình Diệm xét trong lịch sử Việt Nam thử hỏi có được mấy người! Long Điền
|
|
|
Post by Vĩnh Long on Jul 1, 2014 10:25:18 GMT 9
Sự Thật Lịch Sử: Ông Ngô Đình Diệm có "soán ngôi" vua Bảo Đại? Ai giết tướng Trinh Minh Thế? ĐỆ NHỨT CỘNG HÒA của Miền Nam (1955-1963) .... Huỳnh Văn Lang (Bài nói chuyện ở Hội Tác giả VN Hải ngoại, ngày 08-11-2009) Nội dung của bài nói chuyện hôm nay là những sự kiện hay những biến cố quan trọng nhứt đã đưa đến sự hình thành ra Đệ nhứt Cộng hòa của miền Nam VN (1956-1963), mà cái ID của nó là Hiến Pháp năm 1956, cũng là phần kết của bài nầy. Hưởng ứng lời kêu gọi của thủ tuớng Ngô đình Diệm (NĐD) về giúp nước, từ Chicago, Illinois, tôi về đến Sài gòn ngày 24 tháng 8, 1954 và liền sau đó vì thời cuộc đưa đẩy, thủ tướng NĐD đã đặt để tôi vào những địa vị, nếu gọi được là địa vị hay đúng hơn là cương vị, để tôi thành ra chứng nhân cho những sự kiện tôi muốn ghi lại ra đây. Những sự kiện tôi trình bày sau đây có ba giá trị khác nhau: là chứng nhân, không chứng nhân nhưng biết thật chắc chắn và một ít chuyện không biết chắc, quí vị sẽ phân biệt được 3 giá trị khác nhau đó. 1.- Cương vị thứ nhứt. (Phụ tá Bí thư của thủ tướng NĐD) Đầu tiên tôi tạm thời thay thế anh Võ văn Hải là bí thư của Thủ tướng, để anh tạm thời giữ chức Chánh văn phòng, thình lình bỏ trống. Ba ngày đầu tôi ăn ngủ trong dinh Gia long, sau được đưa ra ngủ nghỉ ở khách sạn Kinh hoa, Chợ lớn, nhưng luôn luôn về dinh Thủ tướng ăn cơm trưa và tối cho đến khi Thủ tướng cho lệnh bộ Tài chánh cấp cho villa số 140, đường Hai bà Trưng, SG. Cho nên tôi may mắn làm việc bên Thủ tướng cho đến ngày 10 hay 11 tháng 10, 1954. Chính trong thời gian ngắn ngủi 45 ngày nầy đã xảy ra biến cố Nguyễn văn Hinh, Tổng tham mưu quân đội Quốc gia VN muốn đảo chánh. Để dễ hiểu rõ biến cố nầy thiết nghĩ cũng nên nhắc lại, trước đó, ngày 16, tháng 6, ông Ngô đình Diệm được Quốc trưởng Bảo Đại bổ nhiệm làm thủ tướng, lập nội các VN thay thế chánh phủ hoàng thân Bửu Lộc. Thiết nghĩ khi bổ nhiệm NĐD, Quốc trưởng Bảo Đại (BĐ) có hội kiến với bộ Ngoại giao Mỹ và cũng có thể với chánh phủ Pháp nữa, vì Pháp dù có thua trận ở Điện biên phủ trong tháng 5 rồi, nhưng vẫn còn nắm quyền Ngoại giao và Quốc phòng ở VN với một đạo quân viễn chinh dù đã thua trận nhưng vẫn còn hùng hổ, đang khi anh em NĐD lại có tiếng là chống Pháp. Cũng chắc chắn là chánh phủ Hoa kỳ không có liên quan trực tiếp gì đến chuyện bổ nhiệm nầy, vì dù ông Diệm có bôn ba ở Hoa kỳ gấn 3 năm đi nữa, ông có quen thân với nhiều nhân vật có tiếng nói trong chánh trường Hoa kỳ, nhưng thật ra Hoa kỳ chưa nghĩ đến chuyện thay thế Pháp ở Đông dương, cho đến khi chạm mặt với Nga/Tàu ở hội nghị Genève trong tháng 7, 1954. Sau khi được bổ nhiệm, bất chấp lời can gián của ông Ngô đình Luyện ở Pháp và ông Ngô đình Nhu ở VN, Thủ tướng NĐD về Sài gòn ngày 26, cùng tháng 6, 1954. Tổng liên đoàn Lao công VN cổ động đón tiếp, nhưng số người đến phi trường TSN chưa đến 500. Bốn ngày sau Thù tướng bay ra Hà nội để xem xét tình hình và tiếp xúc chánh khách ngoài Bắc, để rồi trở về Sài gòn thành lập Nội các, ra mắt ngày 7 tháng 7, 1954: Thủ tướng kiêm bộ Quốc phòng và Nội vụ. Chánh phủ chưa kịp làm gì thì ngày 20 cùng tháng Hiệp định Genève ký kết giữa Pháp và Việt minh (VM) thoạt đến, toàn dân dở khóc dở cười, có hòa bình hay đúng hơn chì là đình chiến giữa hai phe, nhưng đất nuớc lại bị chia đôi. (1) (1) Ngày 21-07-54, đang khi Tồng thống Eisenhower họp báo để giải thích hiệp định Genève cho quốc dân Mỹ, thì ngoài đường có một nhóm sinh viên VN biểu tình lên án các cường quốc chia đôi đất nước của họ. Hôm sau ở trước trụ sở Liên hiệp quốc (UN), New-york, cũng có một nhóm sinh viên VN biểu tình, đông hơn. Cả hai cuộc biểu tình đều do ĐVL, ĐTC & HVL tổ chức, hình HVL có lên báo, lên T. 55 năm sau nhìn lại... Bao nhiêu vấn đề chánh trị xã hội cả văn hóa…đổ dồn về miền Nam với 36,000 quân viễn chinh Pháp và trào lưu Bắc kỳ di cư chạy giặc CS bắt đầu, người Pháp dự đóan là khoảng 60,000 người, Thủ tướng NĐD hy vọng 100, 000… không dè trào lưu chạy giặc CS bộc phát như thác lũ, quá sự tuởng tượng của mọi người, nghĩa là trong vòng 300 ngày do Hiệp định Genève qui định số người Bắc kỳ di cư lên trên 860,000. Thủ tướng vui bao nhiêu thì càng lo nhiều hơn nữa… Khi về đến VN, tôi cảm thấy rõ ràng tình trạng quá yếu kém của chánh phủ NĐD cũng như uy tín của tân Thủ tướng quá thấp. Không thấy chánh phủ Bửu Lộc bàn giao lại cái gì, ngoài cái dinh Gia long và sở Nội dịch với năm bảy chiếc xe cũ kỹ, không có một tiểu đội canh gác. Thủ tướng kiêm bộ Quốc phòng, mà không có quân đội, bộ Nội vụ không có Công an Cảnh sát, trong lúc đô thành Sài gòn - Chợ lớn là Bình xuyên, miền Tây Nam kỳ lục tỉnh là Hòa hảo, miền Đông là Cao đài, quần chúng người Nam nghe nói đến NĐD, nhưng không biết NĐD là ai. Ngoài ra sau lưng tướng Ely, Cao ủy Pháp là cả một tập đoàn thực dân đang hôi quyền thế, hôi cả tài sản như buổi chợ chiều. Trong lúc người Mỹ mới nhảy vào chánh trường VN chưa có một chủ trương rõ ràng... Tắt một lời, xã hội miền Nam đang ở trong một tình trạng vô cùng hỗn mang gần như tuyệt vọng, vô phương cứu vãn. Dư luận Quốc tế cho chánh phủ NĐD không thọ quá 6 tháng. Ưu tư số 1 của Thủ tuớng NĐD là phải nắm lấy quyền hành, là thủ tướng kiêm Quốc phòng, cho nên đầu tiên ông phải nắm quân đội. Tham mưu trưởng Nguyễn văn Hinh (vợ đầm tức nhiên là dân Pháp), cần phải thay thế. Và chính tướng Hinh lại khai chiến trước, ngày 09-09-54 chỉ trích Thủ tướng trên đài phát thanh Pháp Á do anh Phan cao Phái (anh của chị Minh Châu bạn của người viết) quản lý và đòi cải tổ chánh phủ. Thủ tướng Diệm phản pháo ngay, ngày 11-09-54 chỉ thị tướng Hinh phải đi Pháp trong vòng 24 tiếng, gọi là để khảo sát tổ chức quân đội Pháp trong vòng 6 tuần. Tướng Hinh từ chối và vận dụng quân đội trong tay mình để làm loạn, muốn đảo chánh, cho 1 tiểu đội thiết giáp chạy chung quanh dinh Độc lập (mới được Cao ủy Ely giao trả tuần trước) vửa hăm dọa, vừa chửi bới, cùng một lúc cho đài phát thanh quân đội ra rả tố cáo chánh phủ nào là độc tài, nào là tham nhũng v,.v. (Những đêm đó tôi ngủ trong dinh Thủ tướng, sẵn sàng để Thủ tướng xử dụng như một thông dịch viên và đi đêm với CIA Mỹ, khi đại tá Landsdale từ Manila qua VN, đóng đô ở hộp đêm Ma Cabane, trước cửa vườn Tao đàn, cách dinh Thủ tướng một con đường. Đại tá Lansdale có nhiệm vụ giúp chánh phủ NĐD ổn định tính hình). Nội các NĐD sắp sụp đổ đến nơi, vì ngày 20-09-54, 9 trên 18 bộ trưởng yếu bóng vía đệ đơn từ chức. Nên lưu ý là cuộc khủng hoảng nầy xảy ra đúng lúc cuộc Bắc kỳ di cư bộc phát như lũ lụt sông Hồng, CS Hà nội chận đường, đe dọa, bắt cóc, thủ tiêu…vẫn không be nổi. Nhưng với sự hợp tác chặt chẽ giữa CIA và tòa Đại sứ Mỹ, Thủ tuớng NĐD giải quyết được cuộc khủng hoảng do tướng Nguyễn văn Hinh gây ra, nhưng không phải là không đổ mồ hôi hột: đại sứ Heath cho tướng Hinh biết là nếu có đảo chánh trong tình thế nầy thì Mỹ sẽ cúp viện trợ quân sự ngay, đang khi đại tá Lansdale tìm cách tách tuớng Hinh ra khỏi tham mưu của ông ta là 2 nhơn viên phòng nhì của Pháp, Lansdale biếu hai sĩ quan nầy hai vé máy bay đi Manila du hí năm ngày. Qua tháng sau, 1954 thủ tướng NĐD cất chức tướng Hinh và bổ nhiệm tướng Lê văn Tỵ lên thay. (Cũng là lúc thủ tướng NĐD gửi tôi qua bộ Tài chánh có công tác khác, nên những chuyện sau đây tôi không phải là chứng nhân, nhưng biết được rõ ràng.) Đại sứ Heath và tướng O’Daniel, trưởng đoàn cố vấn quân sự Mỹ, lại yêu cầu thủ tướng Diệm nên giữ tướng Hinh lại trong quân đội. Ông Diệm từ chối. Trước sự cứng rắn của Thủ tướng, đại sứ Heath thay đổi thái độ, từ bạn ra thù ngay và gửi điện tín về Washington, tố cáo thủ tướng là bất tài, không có khả năng dung hợp…cần phải thay đổi. Nhưng lúc bấy giờ tổng thống Eisenhower và Hội đồng an ninh Quốc gia, cả đa số Lưỡng viện Quốc hội lại nhận thấy Thủ tướng Diệm có thể lãnh đạo mặt trân chống Cộng ở Đông nam Á châu, nên hoàn toàn bác bỏ đề nghị của đại sứ Heath và Tổng thống Eisenhower gửi đặc sứ qua thay thế là tướng Collins, bạn thân tin của ông. Đặc sứ Collins đến Sài Gòn mang theo bức thơ của Tổng thống Mỹ xác nhận ủng hộ một mình Thủ tướng NĐD và muốn thảo luận với Thủ tướng một chương trình viện trợ kinh tế quân sự qui mô hơn. Nhưng lại không dè tướng Collins và tướng Ely là huynh đệ chi binh từ Đệ nhị Thế chiến. Tai hại là đặc sứ Mỹ bị Cao ủy Pháp chi phối hoàn toàn, ngày một ngày hai tuớng Collins thay đổi thái độ đối với Thủ tướng NĐD, có nghĩa là ủng hộ mưu đồ “Diệm must go’’ mà thực dân Pháp đã dàn dựng từ 4, 5 tháng nay. Ngày 08-12-1954, hai tướng Collins và Ely vào dinh Độc lập chính thức đề nghị với Thủ tướng NĐD nên bổ nhiệm Phan huy Quát làm bộ trưởng Quốc phòng và Bảy Viễn làm bộ trưởng Nội vụ. Tất nhiên Thủ tướng NĐD từ chối và phải từ chối, vì nếu ông chấp nhận thì chẳng hóa ra ông chịu thua và mất gần hết quyền hành - Quốc phòng và Nội vụ là hai bộ quan trọng nhứt của chánh phủ nên ông đã kiêm nhiệm - để cho người Mỹ, qua ông Quát, Đại việt và người Pháp, qua Bảy Viễn, tướng cướp tha hồ giựt dây. Thế là lại khủng hoảng! Collins còn cực đoan hơn nữa. Là đề nghị với Washington: Nên đưa Bảo Đại về, đem Phan huy Quát lên làm thủ tướng thay thế NĐD và ban hành tình trạng khẩn trương, tập hợp các lực lượng quốc gia để thống nhứt hành động. Nếu không thực hiện giải pháp nầy được, thì tốt hơn Mỹ nên rút ra khỏi VN. Không dè tướng Collins lại dứt khoát đến thế. Trong quan hệ giữa Collins và Ely, làm như có bóng một người đàn bà, tôi không rõ lắm nên không nói ra đây. Tuy nhiên trong khủng hoảng nầy tôi biết rõ một việc, ai là người đã giúp chánh phủ Mỹ khỏi sai lầm trầm trọng, đó là Thương nghị sĩ Mansfield. Nhận được phúc trình và đề nghị dứt khoát, nếu không nói là cực đoan hay ngu xuẩn của đặc sứ Collins, TT Eisenhower, Hội đồng An ninh Quôc gia và Foster Dulles, bộ ngoại giao, hội nhau lại, hết sức hoang mang, như bị một búa bổ vào đầu, tóa hỏa tam tinh, nên phải kêu gọi đến ý kiến của bên Dân chủ đối lập, mà người có thớ nhứt là Thương nghị sĩ Mansfield: TNS Mansfield đến tòa Bạch ốc góp ý: Ông Diệm là một tích sản mình vừa thu nhận, dù có nhỏ bé cách mấy đi nữa thì cũng là một tích sản, tại sao mình phải phiêu lưu đi đổi với những giá trị khác, mà mình mù tịt không hiểu biết hay chưa hiểu biết mảy may gì hết. Thế là Thủ tướng NĐD lại thắng, tất cả chánh phủ Mỹ đều chấp nhận ý kiến của TNS Mansfield vì là khôn ngoan nhứt và ngày 14-12-54 chánh phủ Hoa kỳ chỉ thị cho tướng Collins: Trong tình thế hiện nay, không có một chọn lựa nào khác hơn là tiếp tục viện trợ cho VN và ủng hộ Thủ tướng Diệm. Nhưng chưa hết, tướng Collins với thực dân Pháp còn quậy nữa, mà năng nổ quyết liệt nhứt là bảy Viễn, Bình Xuyên. 2.- Cương vị thứ hai. ( Công cán ủy viên bộ Tài chánh) (a) Tiền. Cuộc khủng hoảng Nguyễn văn Hinh giải quyết chưa xong hay gần xong (10-10-54) thì thủ tướng NĐD gửi tôi qua bộ Tài chánh để giúp bộ trưởng Trần hữu Phuơng, cũng là bạn thân của tôi từ khi còn ở Paris, làm Công cán ủy viên, để hằng ngày theo dõi diễn tiến Hiệp định Paris, mới hợp lại để thay thế Hiệp ước Pau, cũng có nghĩa là phủ định tất cả những ký kết của Hiệp ước nầy. Nhờ đường lối dứt khoát của thủ tướng Mendès-France như ở Hội nghị Genève (20-07-1954), trong một thời gian kỷ lục hôi nghị Paris kết thúc, ký kết giữa 4 nước đêm 30 tháng 12, 1954: Pháp nhìn nhận toàn vẹn chủ quyền tài chánh và tiền tệ (hối đoái) của 3 nước Việt-Miên-Lào và cho thi hành việc bàn giao ngay trong vòng 3 ngày, tức là ngày 02-01-1955. Từ rày viện trợ quân sự, kinh tế, nhân đạo của Mỹ và các nước sẽ đi thẳng vào tay VN, không phải qua tay Pháp nữa. Nhờ theo dõi diễn tiến của hội nghị Paris rất sát– ngày 23 hay 24 tháng 12-54, bộ Tài chánh nhận được điện tín của phái đoàn VN do ông Duơng tấn Tài cầm đầu, đại khái “hoàn toàn thắng lợi và sẽ kết thúc trong vòng 7 ngày’’, và ông bộ trưởng Tài chánh dành cho tôi cái danh dự được mang điện tín nầy vào trình Thủ tướng, cùng giải thích cho Thủ tướng biết rõ những kết quả tốt đẹp của Hiệp định Tài chánh & Tiền tệ ở Paris) - nên trước đó năm bảy ngày bộ Tài chánh, do đề nghị của tôi đã giữ lại đuợc một ngân phiếu 15 triệu đô của bộ Ngoại giao Mỹ viện trợ chuơng trình di cư Bắc kỳ, chờ qua mươi ngày sau bỏ vào trương mục VN ở một ngân hàng Mỹ bộ Tài chánh tự do chọn lấy, hơn là phải bỏ vào trương mục VN ở Pháp quốc Ngân hàng (Banque de France) như trước kia. Độc lập tài chánh và nhứt là tiền tệ (hối đoái) là từ đây. Từ đây chánh phủ VN được toàn quyền tổ chức cũng như quản lý tài chánh và tiền tệ của mình. Trước đây Pháp đã viện trợ cho các giáo phái xây dựng lực lượng quân sự tất cả trên dưới 20 ngàn quân, không phải chỉ có khí giới thôi mà còn có một số tiền mặt khá quan trọng khác nữa. Từ đầu năm 1955, Pháp sẽ ngưng viện trợ và các giáo phái cần viện trợ phải đến với chánh phủ NĐD. Chính yếu tố tiền ở đây, dù không phải là yếu tố duy nhứt, nhưng là yếu tố quan trọng nhứt đã định đoạt lấy thái độ các giáo phái đối với chánh phủ NĐD và giúp chánh phủ NĐD thống nhứt quân đội quốc gia VN, chấm dứt tình trạng sứ quân do thực dân Pháp cấu tạo từ 9 năm qua.(2) (2) Ngày 14-01, đại tá Ng văn Huệ, tham mưu truởng của tuớng Trần văn Soái, Hòa hảo đem 3,500 về với quân đội quốc gia. Ngày 13-02-55 tuớng Trinh minh Thế, Lực lượng Kháng chiến Liên Minh Quốc gia Cao đài dẫn 5,000 quân về với thủ tướng NĐD. Ngày 10-03-55 Thiếu tá Nguyễn văn Đầy, Lực lượng Hòa hảo Quốc gia đem 5,000 quân và ngày 31 cùng tháng tướng Nguyễn thành Phuơng, Tổng tư lệnh Quân đội Cao đài đem toàn quân lực của mình về theo thủ tướng NĐD. Tướng Nguyễn giác Ngộ, Lưc lượng Dân xã Hòa hảo, từ 23 tháng 2 đã hứa đem 8,000 quân về, nhưng phải đợi qua tháng 5, khi thủ tướng NĐD dẹp xong lực lượng BX mới chịu thi hành lời hứa. (b) Tiền Trên đây là hậu quả tích cực xây dựng uy tín và củng cố quyền hành của Thủ tướng. Thủ tưởng NĐD khởi sự được các giáo phái ủng hộ, mà sau lưng các Giáo phái là cả một khối dân chúng miền Nam. Để rồi qua ngày 01-01-55, Thủ tướng ký nghị định chấm dứt đặc quyền Đại thế giới (cờ bạc) và Bình khang (đĩ điếm) của Bình xuyên, tức là trực tiếp phá vỡ ngay nguồn tài chánh khổng lồ, nếu không nói là duy nhứt của lực lượng Bình xuyên. Gián tiếp nguồn tài chánh của Quốc trưởng BĐ ngày một ngày hai phải cạn kiệt: trước đây mỗi ngày BX phải đóng hụi chết cho Quốc trưởng BĐ đúng 1 triệu đồng, theo hối xuất thời đó là trên 28,500 Mỹ kim. (Từ lâu Quốc trưởng BĐ đã có một đời sống vuơng giả kiêm Playboy tại lâu đài Thorenc ở Cannes; Nam phương Hoàng hậu có tàu (Yatch), BĐ có mấy xe Sport hiệu Ý.) Có phải đây là một yếu tố trong nhiều yếu tố tiêu cực bắt buộc Quốc trưởng BĐ nghĩ đến chuyện cất chức NĐD, để cho bảy Viễn lên thay, thử hỏi? (Nói về tiền, tôi muốn nhắc đến một trường hợp ghê gớm hơn. Sau tuần lễ vàng (1945), HCM dùng một số vàng lớn, dưới mọi hình thức, để mua chuộc hai tướng Tàu là Lư Hán và Tiêu Văn - do Thống chế Tưởng giới Thạch sai qua VN để giải giới quân Nhựt cùng một lúc hậu thuẩn các lực lượng quốc gia như VNQD đảng, Đại việt Cách mạng…- để hoàn toàn bỏ rơi các đảng phái quốc gia, cho Việt minh lấy thế thượng phong và sát hại các đảng phái quốc gia, cướp lấy chính nghĩa giải phóng dân tộc, độc quyền yêu nước, độc quyền kháng Pháp). 3.- Cương vị thứ ba. (Bí thư Liên kỳ bộ Cần lao Nhân vị CM đảng) Sau khi giải quyết khủng hoảng tướng Hinh xong và được tin tranh thủ thắng lợi giành được Chủ quyền tài chánh và tiền tệ, Thủ tướng NĐD mừng lễ Giáng sinh rất vui vẻ và lạc quan hơn. Tôi được Thủ tướng gọi đến tham dự lễ Giáng sinh, nửa đêm ngày 24 tháng 12, năm 1954, được tổ chức ngoài sân sau dinh Độc lập. Và nhứt là vinh dự được Thủ tướng đich thân chỉ định tôi ngồi hàng ghế đầu, ngay sau lưng của ông. Sau đó còn cho riêng tôi một món quà Giáng sinh đáng giá nữa. Biết đâu ông đã nghĩ đến chuyện giao cho tôi quyền điều hành Viện hối đoái Quốc gia (VHĐ) từ giữa đêm hôm đó ? Trong 4 tháng đầu năm 1955, ngoài VHĐ, phần lớn tôi để thì giờ và tâm trí vào công trình văn hóa của anh em chúng tôi, là trường Bách khoa Bình dân, khai giảng ngày 15, tháng 11,1954. Vửa điều hành một trường sở có trên 1,200 học sinh, vừa giảng dạy 2 lớp tối, từ 6 giờ 30 đến 9,00 giờ, tôi không trực tiếp liên hệ với những biến cố hay sự kiện lịch sử xảy ra cho VN lúc đó nữa. Tuy nhiên, dù không chứng kiến, tôi vẫn theo dõi luôn và đuợc biết rõ những chuyện sau đây. - Ngày 12-01-55 thuơng cảng Sài Gòn được giao trả cho chánh phủ NĐD. - Cùng ngày 12-01-55, tướng Agostini Pháp bàn giao toàn quyền quản lý quân đội VN cho tướng Lê văn Tỵ. Đến đây thì Thủ tướng NĐD xuất hiện rõ ràng như là một nhận vật có đủ khả năng tranh thủ độc lập toàn vẹn cho Quốc gia. Nhưng thực dân Pháp và tay sai chưa chịu bỏ cuộc. Bất hạnh là chính Quốc trưởng BĐ lại để cho chúng lợi dụng, nếu không nói là đồng lõa với chúng. Nên BĐ và Pháp thúc đẩy Mặt trận Thống nhứt Toàn lực Quốc gia ra đời, là ngày 03-03-1955: ngoài Cao đài, Hòa hảo, Bình xuyên còn có Bs Nguyên tôn Hoàn, Đại việt miền Nam, Phan quang Đán, đảng Dân chủ, Hồ hữu Tường… Hộ pháp Phạm công Tắc được BĐ mời lãnh đạo Mặt trận.. Phản ứng của Hoa thịnh đốn: Không thể Mỹ chi tiền mà để Pháp thao túng chánh truờng VN, nên ngày 08-03-55 TT Eisenhower tái xác nhận ủng hộ NĐD và bản sao gửi BĐ, gián tiếp khuyến cáo đừng thọt gậy bánh xe, gây khó khăn cho NĐD nữa và khuyên Thủ tướng NĐD chống lại đòi hỏi của Mặt trận và bảo các các giáo phái nên rút khỏi Mặt trân. Nhưng bị áp lực của Bình xuyên và BĐ các giáo phái không nghe theo liền. Ngày 21-03-55 Mặt trận gửi tối hậu thơ cho Thủ tướng NĐD: trong vòng 5 ngày, phải cải tổ nội các theo mô hình nhân sự của Mặt trận. Thủ tướng NĐD mời vào hội với ông, nhưng ông dứt khoát từ chối. Mà sáu ngày sau (27-03-55) ông còn cho lệnh đại tá Đỗ cao Trí đánh chiếm bộ chỉ huy Công an Cảnh sát do BX nắm giữ. Thế là chiến tranh giữa thủ tuớng NĐD có quân lực Quốc gia ủng hộ và BX có Pháp hậu thuẫn đã khởi sự và hai bên có cả một tháng để chuẩn bị đánh lớn, cũng gọi là hưu chiến. Cũng là lúc, ngoài cái nợ văn hóa (trường Bách khoa Bình dân) và cái nợ chuyên môn (Viện Hối đoái Quôc gia) tôi mang thêm cái nợ chánh trị nữa. Đầu tháng 04, 1955, ông Ngô đình Nhu, Tổng bí thư Cần lao Nhân vị Cách mạng đảng (CLNVCM) đã giao hay là nhờ tôi đứng ra phát triển đảng CL (Cần lao) trong Nam và tôi đã nhận lãnh, một cách tự nguyện, nhưng hết lòng theo truyền thống của gia đình “là làm cái gì phải làm đến nơi đến chốn, không làm thì thôi’’ và tôi đã khởi sự ngay, là thành lập Liên kỳ bộ Nam Bắc việt, bí thư là Chí nguyện, Đến lúc cuộc khủng hoảng Bình xuyên đến hồi gây cấn nhứt, nghĩa là có đánh nhau, có đổ máu… là cơ hội thử lửa (Baptême du Feu) cho Liên kỳ bộ Nam Bắc việt vừa mới thành lập với một tiểu tổ cơ bản và đầu não, gổm 8 thành viên. Nhưng với bao nhiêu đó Liên kỳ đã tích cực ủng hộ chiến dịch đánh Bình xuyên, bất chấp thiết quân luật Liên kỳ đã đi rải khắp các nẻo đừơng Sài Gòn/ Chợ lớn và Gia định cả ngàn tờ ‘’hịch’’ tố cáo tội ác của Bình xuyên trong 8 năm qua. (Toàn là sự thật, không một chút tuyên truyền láo). Và như chúng ta biết, biến cố Bình Xuyên lại kéo theo sau sự kiện Truất phế Quốc truởng Bảo Đại. Lại thêm một cơ hội nữa cho Liên kỳ tập sự nhún tay vào chánh trị, là giúp củng cố chánh quyền NĐD và giúp công xây dựng nền móng cho tòa nhà Đệ nhứt Công hòa của miền Nam VN, luôn luôn không quên những cán bộ CS để lại miền Nam. (Vì thế mà Liên kỳ vội bỏ đô thành Sài Gòn/Cholon để trọng tâm vào các tỉnh miền Tây). Trên đây là hai biến cố hết sức quan trọng mà với sự hạn hẹp của một con người, cá nhân tôi ở cương vị bí thư Liên kỳ bộ Nam Bắc Việt, dù muốn dù không cũng đã trở thành chứng nhân như nhiều nhân chứng khác, nếu không nói là trực tiếp tham gia vào những biến cố lịch sử VN trong khoảng thời gian đó. Tiếp tục chủ trương triệt hạ quyền lực Bình xuyên, sau khi cải tổ Nội các (24-04-1955) có sự tham gia của Hòa hảo (Trung tướng Trấn văn Soái và ông Lương trọng Tường) và Cao đài (Thiếu tướng Nguyền thành Phương), ngày 25 tháng 4, 1955 Thủ tướng NĐD ra sắc lệnh cách chức Lai văn Sang, Tổng giam đốc CS Quốc gia. Như thế tức là tấn Bình xuyên vào vách tường. Cũng là lúc đặc sứ Collins vì quá bất mãn với Thủ tuớng NĐD nên đi về Washington để ráo riết vận động cho cả Chánh phủ Mỹ chuyển hướng 180 độ, tức là ‘’Diệm must go’’ cho kỳ được, và lần nầy ông thành công. Rõ ràng tòa Đại sứ Mỹ ở Sài Gòn đứng về phe Thực dân Pháp là tướng Ely, Bảy Viễn…hơn là phe Quốc gia của Thủ tướng NĐD. Ba ngày sau là ngày 28-04-55, BX a) khai chiến, pháo kích vào dinh Đôc lập. Cùng một lúc, BĐ gửi điện tín b) triệu ông Diệm và tướng Tỵ qua Pháp để tường trình về tình hình trong nuớc và c) bổ nhiệm Thiếu tướng Nguyễn văn Vỹ, tư lệnh Ngự lâm quân Đalat làm Tổng tư lệnh quân đội Quốc gia VN thay thế tướng Nguyễn văn Hinh, được toàn quyền sử dụng mọi phuơng tiện cần thiết để giải quyết cuộc tranh chấp giữa thủ tướng Diệm và các giáo phái. Lưu ý: Ba sự kiên a,b, c ghi trên hoàn toàn ăn khớp với nhau. Cùng ăn khớp với vận động thành công của tướng Collins ở Wahington, ‘’Diệm must go’’. Đặc biệt lưu ý đến chi tiết nầy: Thay thế tướng Hinh, tức là hoàn toàn phủ nhận quyền hành của Thủ tướng, coi chuyện Thủ tướng NĐD bổ nhiệm tướng Tỵ như ‘’ne pas’’. Như thế chẳng hóa ra là cất chức Thủ tướng rồi còn gì nữa? Chuyện triệu Thủ tướng qua Pháp, không với ai khác mà là với tướng Tỵ, vừa được thủ tướng bổ nhiệm Tổng tham mưu Quân đội Quôc gia VN. Đúng là một tiểu xảo chánh trị bất xứng. Được lệnh của Quốc trưởng BĐ, Thủ tưởng Diệm đã khôn ngoan, tìm được một lực lượng vô song để đương đầu với Quốc trưởng, không còn là Quốc truởng của một nuớc, của Quôc dân nữa mà là đại diện cho một tập đoàn Thưc dân rất hùng hậu. Lực lượng vô song nói ở đây là Quốc dân. Một điều cần nói ở đây là khi Thủ tướng đi tìm một lực lượng vô song đó không phải là không có cố vấn của CLNVCM đảng, lúc đó là ai? Là Ngô đình Nhu, là Trần quốc Bữu, Trần trung Dung, Trần chánh Thành, có cả BS Bùi kiện Tín và ai ai nữa…cả nhóm Tinh thần, trong đó có Bs Huỳnh kim Hữu. Biết rằng tất cả những nhân vật nầy không một ai gia nhập Cần lao, nhưng đều chấp nhận chủ trương của ông Ngô đình Nhu và do ông Nhu chi phối theo đường hướng Cần lao của ông.. Vì đó mà Thủ tường NĐD cấp tốc triệu tập các Chánh đảng và Nhân sĩ Quốc gia, ngày hôm sau là ngày 29-04-1955, để xin ý kiến: Nên tuân lệnh Quốc trưởng BĐ triệu qua Pháp hay không? Như thế tức là muốn đặt Hội nghị trước một sự chọn lựa dứt khoát: Bảo Đại hay là Ngô đình Diệm ? Ở đây tôi muốn nói đến tính cách đại diện bao quát của Hội nghị, chưa bao giờ miền Nam có một Hội nghị gồm đại diện của những 18 đoàn thể nếu không nói là chính đảng và có những 34 nhân sĩ tên tuổi. (3) (3) 18 chánh đảng là: - Mặt trận Quốc gia Kháng chiến VN – VN Phục quốc hội – Thanh niên Quôc dân Xã VN –VN Dân chủ Xã hội – Phong trào tranh thủ Độc lập VN –Phụ nữ Quốc dân xã VN – VN Cần lao Nhân vị Cách mạng đảng – Tịnh độ Phật giáo đồ VN – Tổng Liên đoàn Lao công VN – Phong trào Dân chúng Liên hiệp VN – Phong trào Cách mạng Quốc gia – Tập đoàn Công dân – Nhóm Tinh thần – Xã hội Công giáo – Thanh niên Dân chủ VN –Cựu Chiến sĩ Kháng chiến VN – Nghiệp đoàn Ký giả VN – Hội tương trợ Đồng bào Nghệ Tỉnh /Bình. Rất tiếc là không còn đâu có danh sách 29 nhân sĩ. Trong số những nhân sĩ nầy tôi quen thân với BS Huỳnh kim Hữu và ông Huỳnh minh Y, bố vợ anh Huỳnh sanh Thông và anh Dư phước Long và năm ba nhân sĩ nữa, toàn là người Nam kỳ. Như thế có thể khẳng định tính cách đại diện bao quát của dân miền Nam. Dù biết rằng có những đảng chánh trị chỉ có vài ba chục đảng viên và không có một cây súng trong tay để đánh Pháp và chống CS Việt minh. Tuy nhiên cũng được cả năm bảy đoàn thể chánh trị có thực lực, nghĩa là có cả ngàn nếu không nói là mấy chục ngàn đảng viên và có năm bảy ngàn cây súng. Đó là VN Dân xã đảng Hòa hảo do bí thư Nguyễn bảo Toàn (Nguyễn giác Ngộ) đại diện, VN Phục quốc hội Cao đài do đại tá Hồ hán Sơn (Nguyễn thành Phưong) đại diện và Mặt trân Quốc gia Kháng chiến VN do Nhị Lang (Trình minh Thế) đại diện và Tịnh độ cư sĩ do Đoàn trung Còn đại diện. Đặc biệt là có những đoàn thể thanh niên, phụ nữ và trí thức. Nói được là gần toàn dân miền Nam có đại diện chánh thức đến phó hội. Cũng có vài gương mặt Bắc kỳ di cư, nhưng thiết nghĩ không có đại diện cho di cư Bắc kỳ vì khi đó Bắc kỳ di cư chưa định cư. Ngày 29-04-1955, đúng 10 giờ hội nghị gồm đúng 52 đại diện cho 18 đảng phái và 34 nhân sĩ khai mạc tại phòng khánh tiết dinh Độc lập. Thủ tướng NĐD từ trên lầu đi xuống và có mấy lời: Cám ơn và nêu lý do mời đến hội, để rồi xin rút lui để tất cả hội viên tự do thảo luận. Nói xong vài câu Thủ tướng NĐD bỏ lên lầu, không muốn ở lại, e có thể gây ảnh hưởng thế nầy hay thế nọ. Hôi nghị bắt đầu làm việc ngay là bầu: Chủ tọa đoàn: ông Nguyễn bảo Toàn, bí thư Dân xã đảng, Hòa hảo. Thư ký: ông Phạm việt Tuyền, nhà báo. Và họ đã nghiêm chỉnh làm việc. (Sáng ngày hôm đó còn có 3 trái pháo kích BX bắn vào dinh Đôc lập, có một trái nổ ngay đúng lúc Hội nghị bắt đầu làm việc) Nhưng đang khi các hội viên yên lặng chăm chú đọc chương trình nghị sự, thì ông Nhi Lang đứng lên tuyên bố: “Thưa quí vị, tôi được chỉ thị đoàn thể chúng tôi là Mặt trận Quốc gia Kháng chiến VN đến đây gặp quí vị không phải đề nói chuyện về việc Thủ tuớng NĐD có bổn phận hay không bổn phận thi hành lệnh của Bảo Đại. Mà là trái lại, tôi xin thẳng thắn đặt vấn đề là đã đến lúc chúng ta cần trút bỏ quyền hành của ông Quốc trưởng vô dụng kia đi. Là vì ông ta đang làm một việc trái với nguyên tắc lãnh đạo quốc gia. Thử hỏi, thành phố Sài Gòn đang có biến, dân chúng đang xôn xao lo sợ, tại sao ông BĐ lại chọn ngay lúc nầy để bắt buộc Thủ tướng phải bỏ nước sang bên Pháp xa xôi kia, để ‘’tham khảo ý kiến?’’ Tham khảo cái gỉ? Phải chăng đây là mưu kế để nhắm lật đổ Chánh phủ nầy? Vậy tôi xin tuyên bố dứt khoát, nếu quí vị bằng lòng thảo luận việc truất phế Bảo đại ngay bây giờ, thì tôi ở lại. Bằng không, tôi xin phép ra khỏi phòng hội nầy ngay!’’. Lúc bấy giờ cả cử tọa sửng sốt hay bàng hoàng trước đề nghị quá táo bạo của Nhi Lang, cũng vừa lúc đại tá Hồ hán Sơn, đại diện tướng Cao đài Nguyễn thành Phương đứng lên và tuyên bố tiếp: “Nhân danh Việt Nam Phục Quốc hội, chúng tôi đồng ý với mặt trận Quốc gia kháng chiến, yêu cầu quí vị đừng bận tâm tới lệnh triệu thỉnh vô lý của Bảo đại nữa, mà hãy đồng tâm làm một cuộc cách mạng, chấm dứt ngay vai trò của ông Quốc trưởng BĐ kia đi cho xong. Nếu ý kiến nầy không được hưởng ứng, tôi cũng xin rút lui ngay tức khắc!’’ Đến đây thì toàn thể cử tọa không còn rụt rè nữa, nhứt là khi chủ tọa đoàn Nguyễn bảo Toàn cũng đứng lên tuyên bố hoàn toàn ủng hộ sáng kiến của hai ông Nhị Lang và Hồ hán Sơn, nên đều hoan hô lên, trăm người như một, có người còn la lên đã đảo Bảo Đại và có người cởi giày ném vào mặt bức hình BĐ treo cao giữa phòng. Ông Vũ văn Mẫu, một giáo sư Bắc kỳ, với một nhân sĩ nữa chạy lại cồng kền Nhị lang lên vai và bảo đứng lên gỡ bức ảnh đi. Ông Nhị lang cực khổ lắm mới hạ đuợc bức ảnh đồ sộ của Quốc trưởng và ném xuống đất. Sau mươi phút sôi nổi, ồn ào… hội nghị ngồi lại để bầu ra một Ủy ban Cách mạng Quốc gia, gồm 3 nhân vật đầu não là Nguyễn bảo Toàn, Chủ tịch, Hồ hán Sơn, Phó chủ tich, Nhị lang làm Tổng thư ký. Với sự đóng góp của nhiều cố vấn, một giờ sau Ủy ban đã thảo xong một bản Kiến nghị. Và sau khi nghe Chủ tịch Nguyễn bảo Toàn đọc hai lần, tất cả hội viên là 52 người đều chấp nhận và ký tên. Xong rồi thì các hội viên yêu cầu Chủ tịch đi lên lầu mời Thủ tướng NĐD xuống để nghe kết quả của nghị hội. Thủ tuớng NĐD xuống lầu, tất cả mọi người đều đứng lên, ông đứng trước cử tọa, mặt xẩm xuống, vẻ buồn buồn hơn là lo âu, bầu không khí bỗng chốc trở nên yên lặng lạ thường… Chủ tịch Ủy ban vừa cảm động vừa quả quyết đọc lớn cho mọi người đều nghe: Thay mặt cho toàn thể Hội nghị, tôi xin trình Thủ tướng kết quả của Hội nghị là bản Kiến nghị gồm 3 điểm nầy: Kiến nghị: 1.- Truất phế Quốc trưởng Bảo đại 2.- Giải tán Chánh phủ Ngô đình Diệm 3.- Ủy nhiệm chí sĩ Ngô đình Diệm thành lập chánh phủ mới để trừng trị bọn phiến loạn Bình xuyên, thu hồi chủ quyền quốc gia, yêu cầu triệt thoái quân đội viễn chinh Pháp và tổ chức bầu cử quốc dân đại hội. Làm ngày 29, tháng 04, 1955 Đại diện 18 chánh đảng và đoàn thể cùng 34 nhân sĩ ký tên: Vừa nghe Truất phế Quốc trưởng BĐ, mọi người đều thấy mặt Thủ tướng đỏ lên rồi lần lần biến sắc. Ông hoàn toàn bị cú sốc. Nghe xong thấy ông lặng người, tay nhận lấy bản kiến nghị và cố gắng lấy lại bình tỉnh, hết sức chẫm rãi trả lời gần như từng chữ một: Xin quí ngài cho tôi… được có thì giờ… suy nghĩ kỹ… về vấn đề trọng đại nầy! Xin cám ơn quí ngài! Sau đó các hội viên lần lượt êm lặng đến bắt tay từ giã Thủ tướng, thấy vẻ mặt ông âu lo rõ ràng…. lúc đó là 5 giờ chiều. Hội nghị đã kết thúc và giải tán. Đến đây thì cuộc Cách mạng kể như là xong và Thủ tướng Diệm bị đặt trước một sự đã rồi. Vốn Thủ tuớng NĐD chỉ muốn dẫn vào nhà một con tuấn mã để nhờ giúp qua suối, không dè nhìn lại là một con bạch hổ, ông không cỡi thì nó sẽ thịt ông, nhưng nếu ông dám leo lên lưng nó, thì chỉ một cái nhảy vọt nó đưa ông lên tới đĩnh núi cao vời vợi. Thật ra khi đến giai đoạn nầy Thủ tướng NĐD vẫn còn nghĩ đến một chế độ Quân chủ lập hiến, chưa nghĩ đến một chế độ Công hòa, cái đó là chắc. Thành ra khi biết chuyện Truất phế là sự đã rồi, ông không tái mặt làm sao được! Chiều tối lại, lúc 8 giờ đài phát thanh Sài Gòn đưa tin cho toàn quốc và Thế giới biết ở miền Nam VN đã xẩy ra cuộc cách mạng Truất phế Quốc trưởng Bảo đại. Cùng một lúc Ủy ban Cách mạng Quốc gia kêu mời các nhân sĩ và đồng bào ngày hôm sau đến hội tại tòa Đô chánh Sài Gòn để nghe Ủy ban thuyết trình về biến cố lịch sử vừa xảy ra. Và ngày hôm sau, từ sớm các giới nhân sĩ, các đại diện các chánh đảng, thanh niên sinh viên phụ nữ, báo chí.. phấn khởi tụ tập đầy nghẹt phòng khánh tiết tòa Đô chánh Sài Gòn. Ông Nguyễn bảo Toàn, Hồ hán Sơn và Nhị lang thuyết trình về Cuộc Cách mạng Truất phế BĐ ngày hôm trước, tất cả cử tọa đều nhiệt liệt hoan hô, triệt để ủng hộ. Và thêm một màn hạ bệ Bảo Đại một lần nữa, có người bắt thang leo lên gỡ bức ảnh to tướng hình Quốc trưởng BĐ treo trước cửa tòa nhà và ném xuống đất, rồi có những thanh niên nhảy lên dậm đạp cho nát bét (Tôi đã chứng kiến màn hạ bệ do anh bạn ĐTC điều khiển). Đang khi đó ba tướng Nguyễn giác Ngộ (Hòa hảo), Nguyển thành Phuơng (Cao đài) và Trịnh minh Thế (Mặt trận Quốc gia Kháng chiến) được Ủy ban Cách mạng giới thiệu, đứng ra trình diện để công chúng hoan hô, như là những anh hùng đã tạo ra thời thế. Và chúng tôi đã nghĩ vậy, vì sau lưng của Ủy ban Cách mạng đã có ba tướng nầy cho ý kiến, nếu không nói là cho chỉ thị, nên ba ông đại diện Nguyển bảo Toàn, Hồ hán Sơn và Nhị Lang đã hành động, đã lên tiếng hết sức đồng nhịp với nhau (synchronized) và nhờ vậy mà lôi kéo tất cả Hội nghị một cách dễ dàng, nhứt là khi các thành phần hôi nghị đã sẵn có tiềm thức phản hoàng rồi.(5) (5) Vốn cái ý phức phản hoàng nầy có trong Nam từ thời vua Tự Đức tức là gần cuối thế kỷ 19 khi vua Tự Đức nhượng cho Thực dân Pháp 3 tỉnh miền Đông, rồi 3 tình miền Tây Nam kỳ lục tỉnh một cách dễ dàng quá. Rồi đến khi phong trào Kháng Pháp trong Nam, như của Thủ khoa Huân, của Trương công Định, của Thiện hộ Dương, của Cố quản Trần văn Thành… lại bị triều đình nhà Nguyễn bỏ rơi gần như hoàn toàn. Đề rồi qua đầu thế kỷ 20, phong trào Tây học, như các nhà cách mạng Đệ tứ Nguyễn an Ninh, Nguyễn văn Nguyễn, Tạ thu Thâu, Hồ hữu Tường và nhứt là Phan chu Trinh đã gieo rắc trong Nam nhứt là trong giới trí thức ý thức phản hoàng hay Cộng hòa. Ngoài ra chế độ thuộc địa Pháp là chế độ thuộc địa có văn hóa cộng hòa hơn là quân chủ, cho dù nó phát xuất từ thời Napoleon III.… Đến đây thì cuộc Cách mạng đã được chánh thức hóa bằng một văn kiện có rất nhiều chữ ký rất nặng giá vì đại diện cho nhiều đoàn thể chánh trị hay quần chúng và công khai hóa bằng đài phát thanh, bằng sự xác nhận trước công chúng của thủ đô Sài Gòn/ Chợ lớn. Như thế phải nhìn nhận là cuộc Cách mạng nầy đã thành tựu một cách tuyệt đối rồi. (Period, Point final). Và theo tôi cuộc Cách mạng nầy là biến cố lịch sử quan trọng nhứt từ ngày Việt Minh cướp chánh quyền trên tay Chánh phủ Bảo đại/ Trần trọng Kim tại Sài Gòn ngày 23-08-45 (ở Hà nội là ngày 19 tháng 8, 1945) 10 năm truớc, vì nó có tính cách quyết định, dù chỉ là đập đổ, san bằng. Nhưng muốn xây dựng cái gì thì phải đập đổ và san bằng trước cái đã. Đó là một lẽ tất nhiên. Còn chuyện xây dựng là chuyện của hồi sau. Cuộc Cách mạng Truất phế Quốc trưởng Bảo đại nầy là tác động của dân miền Nam nói chung, trong đó quần chúng Nam kỳ lục tỉnh qua các đại diện của họ đã đóng một vai trò chủ động, không ai có thể chối cãi điều đó. Dù là tiêu cực hay là đập đổ và san bằng, nhưng tích cực là nó đã dọn đường cho sự hình thành ra Đệ nhứt Cộng hòa, vì ngay lúc đó chính Thủ tướng NĐD còn nghĩ tới chế độ Quân chủ lập hiến.. Nhưng tai hại vô cùng, chỉ năm năm sau cũng chính quần chúng Nam kỳ lục tỉnh (không quơ đũa cả nắm) qua Mặt trận Giải phóng Miền nam đã đóng một vai trò qua ư quan trọng, dù không phải là chủ động đã khởi sự tàn phá, không phải chì Đệ nhứt CH mà cả Đệ nhị CH nữa. Sau 15 năm dọn đường, đúng hơn là làm cổ sẵn cho CS Miền Bắc thôn tính hoàn toàn, đúng hơn là thuộc địa hóa miền Nam, cho đến bao giờ? Truất phế BĐ là một tác động Cách mạng sáng suốt hợp tình hợp lý bao nhiêu, thì tác động gọi là Mặt trận Giải phóng miền Nam, là một cái sai lầm ghê gớm, nếu không nói là ngu xuẫn tày đình bấy nhiêu, như lịch sử 34 năm qua đã chứng minh quá hùng hồn, vì hệ lụy tai hại vô cùng, cho quyền lợi, cho cả quyền làm người của dân miền Nam nói chung và dân Nam kỳ lục tỉnh nói riêng. Tuy nhiên, tôi còn hy vọng, dù mong manh đi nữa, sẽ có ngày quần chúng miền Nam nói chung và Nam ky lục tỉnh nói riệng sẽ đứng lên làm một cuốc Cách mạng nữa. Và lần nầy là một cuộc Cách mạng vô cùng thiết yếu cho sự sống còn của cả một dân tộc VN, không riêng gì cho miền Nam hay Nam kỳ lục tỉnh. Đó là sứ mạng của lịch sử giao phó cho dân miền Nam, không riêng gì người trong nước hay ở hải ngoại. Ở đây cũng nên nhắc lại những biến cố rất quan trọng sau đây, nhưng tôi kể là bên lề vì nó không có tính cách quyết định, nó như là mấy màn của một tấn bi hài kịch lịch sử mà các diễn viên, từ những tên lưu manh hạng nặng, những nhà ngoại giao ngu ngơ, cho đến những chánh trị gia lổi lạc phi thường, những anh hùng rất thông minh và can trường… mà vai nào cũng đặc sắc cả, đặc sắc ở đây không có nghĩa là vai trò nào cũng tốt đẹp đáng vỗ tay. Đầu tiên là chuyện của một ông tướng Nguyễn văn Vỹ, tư lệnh Ngự lâm quân, Đà Lạt, được Quốc trưởng BĐ bổ nhiệm ngày 28, tháng 04 - cùng một lúc triệu Thủ tướng Diệm và Tổng Tham mưu Lê văn Tỵ qua Pháp – làm Tổng tham mưu quân đội Quôc gia VN thay thế tướng Hinh được toàn quyền hành động. Được bổ nhiệm xong, tướng Vỹ vội kéo Ngự lâm quân về ngay Tổng tham mưu bắt tướng Tỵ, kéo vào dinh Gia long toan lật đổ chánh phủ NĐD. Lúc đó là 6 giờ chiều. Nhưng ngẫu nhiên Ủy ban Cách mạng, sau khi trình diện ở tòa Đô chánh đã đổi tên là Hội Đồng Nhân dân Cách mạng Quốc gia kéo nhau vào dinh Độc lập và một lần nữa Nhị lang lại là người táo bạo nhứt dám dùng một khẩu súng tay (chưa chắc đã lên đạn), bắt tướng Vỹ phải đưa tay lên đầu hàng, nghĩa là cuộc phản đảo chánh cùa tướng Vỹ bỗng chốc hóa ra mây khói.. Đến đây đúng là trò hề, vì mới năm phút trước tướng Vỹ áp lực Thủ tuớng NĐD từ chức, bây giờ ông phải nhờ Thủ trướng che chở cho ông khỏi mất mạng. Để rồi đầu hàng Cách mạng, ký cả hai tay giấy cam kết trở lại hợp tác với Thủ tướng. Nhưng hai ba giờ sau lại phản phé, muốn lật ngược lại thế cờ. Song đến chừng đó thì không còn một ma nào coi ông có chút gì nghiêm chỉnh cả, nên mọi người đều bỏ rơi ông, bắt buộc ông phải cuốn gói rút quân chạy về Đà lạt, lúc đó đã 3 giờ sáng. Chuyện thứ hai là chuyện của một ông đặc sứ Collins của TT Eisenhower. Sau khi không chinh phục được Thủ tuớng Diệm theo đề nghị ngu ngơ cải tổ chánh phủ của mình, ông tự cho mình bị khinh bạc, mất mặt với bạn bè chi binh, biết đâu lại không có miệng lưỡi của một mụ đàn bà xúi bậy vào…ông vội bỏ VN trở về Mỹ chính hai ngày trước khi BX khởi chiến. Ông về Mỹ ráo riết vận động với Quốc hội, với bộ Ngoại giao, với hội đồng An ninh Quồc gia và triệt để khai thác tình tự bạn chi binh với chính TT Eisewhower. Sau 5 ngày vận động không ngừng nghỉ, ông thành công: TT Eisenhower gửi tối hậu thư tuyên bố “Diệm must go’’ để ông Đặc sứ mang về Sài Gòn, phổ biến cho các đảng phái liên hệ, cũng có thể như là món quà đáng giá triệu đô cho bạn chi binh của ông là tướng Ely và nhứt là cho Bảy Viễn. Nhưng không ai dè, chính trong thời gian ông ở Mỹ thủ tướng NDD đã ký sắc lệnh mở chiến dịch Hoàng Diệu do đại tá Duơng văn Minh làm tư lệnh, để phản công Bình Xuyên và ngày một ngày hai quân đội Quốc gia VN đã đánh bật hai trung đoàn BX ra khỏi địa bàn Sài Gòn/Chợ lớn, tàn quân BX rút chạy vào Rừng Sát, hoàn toàn tan rã và chiến dịch đã kết thúc trong vòng mươi ngày và ngày mùng 8 tháng 5 đại tá Dương văn Minh kéo quân khải hoàn về. Quân đội Quốc gia tổn thất vài mươi sinh mạng. Chẳng may lại mất một tướng tài, cũng là một nhà chánh trị đầy hứa hẹn. Sáng ngày 02-05-1955 tướng Trình minh Thế kéo quân qua cầu Tân thuận để truy kich quân binh BX, một người lính Pháp trong tàn quân BX bắn sẻ từ bên kia cầu, tướng Thế chết ngay trên “command car’’. (Sau nầy người Pháp có bắn tin là đã trả được thù cho tướng Chanson và Thái lập Thành, tay chơn của Pháp, vì hai nhân vật nầy đã bị quân của tuớng Thế ám sát chết ở Sadec năm bảy năm trước.) Sau khi thành công xoay chuyển Wahington hơn 180 độ, tướng Collins hớn hở bay về VN. Trên con đường bay về Sài Gòn thì Washington được tin thủ tướng NĐD với quân đội Quốc gia trung thành, như vũ như bão phản công BX mà chiến thắng ở trong tầm tay của Thủ tướng rõ ràng. Đánh BX để chứng minh Thủ tướng có đủ bản lãnh và tài ba để ổn định tình thế, bất chấp những mưu mô lươn lẹo của thực dân Pháp và cố chấp ngu ngơ của tướng Collins. Cho nên Washington lập tức phải trở lại ủng hộ thủ tướng NĐD còn hơn trước (statu quo ante) và đã vội vả đánh một diện văn khác để thủ tiêu bức thơ của Collins đang cầm tay. Cho nên khi ông Đặc sứ vừa xuống phi trường TSN thì cũng vừa lúc một nhân viên tòa đại sứ chạy đến trình cho ông một diện văn hỏa tốc. Ông phải mở ra xem liền, tôi không thấy gương mặt của ông đặc sứ Collins lúc bấy giờ, nhưng tôi chắc là ông phải đổ mồ hôi hột, dù trời Sài Gòn tháng 5 không nóng lắm, nhưng có thể ông cảm tưởng là đã tới tháng 8 rồi! Tội nghiệp cho ông Đặc sứ, quá nhiều ego (tự ái), làm mất sáng suốt!) Đến đây thì phải nhìn nhận là trên thực tế chế độ quân chủ của nhà Nguyễn với 13 triều đại (1802-1954) đã thật sự cáo chung, sau một thời gian 9 năm (1945-1954) hấp hối. Vốn độc lập của VN do quân đội Nhựt ban cho (09-03-1045) , không do tranh đấu, do hi sinh mà được, tất nhiên không giá trị bao nhiêu, nên Nguyên thủ quốc gia phung phí một cách vô ý thức là phải. Tuy nhiên trong mấy tháng độc lập quốc gia (09-03 đến 24-08-1945), chánh phủ Trần trọng Kim cũng làm được một việc cho quốc dân là Cải tổ hệ thống giáo dục quốc gia theo định hướng dân tộc. Nhưng cùng một lúc làm một việc vô cùng tai hại cho quốc dân nhứt là ở miền Nam kỳ lục tỉnh. Vốn ngày 02-05-1945, Hoàng đế Bảo đại đã ký sắc luật phóng thích tất cả tù nhân chánh trị, mà trong đó 90% là cán bộ CS, bị Pháp giam giữ ở Côn đão từ phong trào Soviết-Nghệ tỉnh (1929-30) và cuộc nổi dậy trong Nam (1939-1940) của Đệ tam Quôc tế, mà tổng số lên đến trên 10,000. Nhờ đó mà ngày một ngày hai (tháng 6, tháng 7, 1945) cả mấy ngàn cán bộ CS, (trong đó có Lê Duẫn, Tôn đức Thắng, Phạm Hùng, Lê văn Lương…toàn là cán bộ cao cấp), sau nhiều năm tôi luyện vừa lý thuyết vừa kỹ thuật hành động được đón tiếp nhiệt liệt trở về Cần thơ, Sóc trăng, Trà vinh…để rồi làm ung thúi chánh trường miến Nam, đưa VM nắm lấy thế thuợng phong, đàn áp các Giáo phái, giết hại các nhà ái quốc chân chính, cướp lấy chánh nghĩa quốc gia, thầu công cuộc kháng Pháp cho đến Điện biên phủ, tháng 5, 1954. 4.- Cương vị thứ tư là một cương vị hỗn hợp. Khi tôi vừa điều khiển VHD, các trường BKBD và Hội Văn hóa Bình dân, với chức vụ Bí thư Liên kỳ bộ Nam Bắc Việt, tôi đã trở thành một cố vấn đa dạng (tiền tệ, văn hoá và an ninh) của Thủ tướng NĐD. Ở đây tôi không nói tôi đã làm những gì, tôi chỉ nói đến những gì tôi thấy tôi nghe, cũng là chứng nhân cho những biến cố lịch sử kể ra sau đây. Thật ra từ đây vai trò của CLNVCM đảng càng ngày càng trở nên quan trọng và rõ ràng hơn. Nói đến Cần lao trong giai đọan nầy, ngoài lý thuyết Nhân vị, không phải chỉ là những thành viên đầu não của nó là Ngô đình Nhu, Trần quôc Bửu, Trấn chánh Thành, Trần trung Dung, và trong chừng mực hạn hẹp của nó là Liên kỳ bộ Nam Bắc Việt, (thành lập từ đầu tháng 04, 1955 và giải tán đầu năm 1958), mà còn phải kể những đoàn thế do Cần lao lãnh đạo, như Tập đòan Công dân, Phong trào Cách mạng Quốc giai… Tất cả đều nhìn nhận Thủ tướng sau là Tổng thống NĐD làm lãnh tụ tối cao, biểu tượng cho chính nghĩa Quốc gia hay Dân tộc, chống lại HCM, biểu tượng cho chủ nghĩa Quốc tế Mac-lêninit (4) (4) (Cũng lạ là trong những cuộc khủng hoảng vừa kể trên những người cận kề bên ông Diệm nhứt toàn là người Trung hay người Bắc, chỉ có một mình tôi là người Nam, mà cuộc Cách mạng Truất phế BĐ lại hoàn toàn là do tác động của người miền Nam. Có phải vì thế mà thủ tướng Diệm phải suy nghĩ cả 2 tháng mới khởi sự hành động một cách dứt khoát với BĐ.) Và thành tích cụ thể và rực rỡ nhứt cùa CL, là cuộc Trưng cầu Dân ý, kéo theo là Quốc hội lập hiến với Hiến pháp 1956 của nó, cũng là cái ID (lai lịch) của Đệ nhứt Cộng hòa của miến Nam (1956-1963). a.- Trưng cầu dân ý. Ngày 22 tháng 10, thủ tuớng NĐD qua hệ thống truyền thanh đã kêu gọi quốc dân ngày hôm sau nên dùng cái quyền tự do của mình, cũng là nhiệm vụ của người công dân, phải đi đầu phiếu để chọn lưa giữa Quốc trưởng BĐ và ông, tức là chọn một thể chế Quân chủ hay Cộng hòa. Và ngày 23 tháng 10, 1954 quốc dân miền Nam đã nhiệt liệt huởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng NĐD, náo nức kéo nhau đi đầu phiếu và kết quả hết sức tốt đẹp cho thủ tướngNĐD: 5,838,907 cử tri đi bầu. 5.721.735 lá phiếu Truất phế Quôc trưởng BĐ và bầu NĐD lên thay thế, như là Quốc trưởng VN. Như thế Thủ tướng NĐD thu về cho mình gần 98% số phiếu đi bầu. Thật ra thì Thủ tướng Diệm không cần đến một phân xuất cao đến thế. Vì ai ai cũng đinh ninh ông thắng và thắng lớn. (Ai nói gì thì nói theo tôi kết quả hay những con số nầy hoàn toàn trung thực với ý người dân, nếu có một hai thùng phiếu không hợp lệ vì nhân viên chánh quyền quá sốt sắng đến chỗ ngu xuẩn, thì chỉ là một con số quá nhỏ, không đáng kể.) Như thế Quốc dân miền Nam muốn chấm dứt chế độ Quân chủ và ủy nhiệm cho ông NĐD nhiệm vụ thiết lập chế độ Cộng hòa dân chủ. Cho nên cách nầy hay cách nọ Truất phế Quốc trưởng BĐ như là mẹ đẻ ra các Biến cố lịch sử kế tiếp, như là một quá trình tiến hóa chánh trị bất di bất dịch của lịch sử. Ngày 26 tháng 10, 1955, Thủ tướng NĐD tuyến bố Hiến chương tạm thời, theo đó từ rày VN là một nước Cộng hòa, người lãnh đạo là Quốc trưởng kiêm luôn chức Thủ tướng, tức là Tổng thống nước Việt nam Cộng hòa. Đến đây thì uy tín của Thủ tướng lên đến tuyệt đỉnh, trong nước cũng như trên thế giới, vì tuyệt đại đa số Quốc dân ủng hộ ông. Nhờ đó mà ộng giải quyết tất cả các vấn đề tồn kho với Pháp để hoàn thành độc lập Quốc gia trọn vẹn: a) Pháp phải giao trả lại cho VN hoàn toàn chủ quyền tiền tệ tài chánh (VN không còn phải ở trong khu vực đồng quan Pháp nữa), b) chủ quyền Ngoại giao (Cao ủy Pháp được giải tán, từ rày tướng Ely chi là một đại sứ, bộ Ngoai giao VN giao thiệp thẳng với bộ Ngoại giao Pháp) và c)chủ quyền Quốc phòng, quân đội Pháp lục tục rút quân cho hết trong vòng 6 tháng- b-Xây dựng chế độ Cộng hòa. Ngày 23-01-56 Thủ tướng ký nghị định tổ chức bầu Quôc hội lập hiến. Ngày 04-03-56, Quốc dân miền Nam nhiệt liệt hứng khởi đi đầu phiếu, bầu 123 dân biểu cho Quốc hội Lập hiến. Ngày 26-10-56 tân Hiến pháp được công bố. Nước Việt nam Cộng hòa ra đời, Thủ tướng NĐD được xác nhận là Nguyên thủ Quốc gia, dưới danh xưng là Tổng thống, kiêm chức vụ Thủ tướng, với 2 nhiệm kỳ là tối đa, mỗi nhiệm kỳ là năm năm. ********************** Ngô Đình Diệm và kinh nghiệm tắm máutg:Tu Gan(Lu Giang ) Trong hơn 50 năm qua, cứ mỗi lần sắp đến ngày mồng 2 tháng 11, ngày Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị hạ sát, “cuộc chiến” giữa hai phe phò Ngô và chống Ngô thường trở nên quyết liệt hơn. Cả hai phe thường nói theo cảm tính, tức theo ý muốn của mình, không cần biết tài liệu lịch sử đã nói gì. Hoặc nếu có đọc một số tài liệu đi nữa, thì chỉ chọn phần tài liệu nào hợp với ý mình để trích dẫn, còn phần tài liệu bị coi là “không hợp” đều loại đi. Nói cách khác, họ chỉ dùng một nữa sự thật. Đây là trường hợp của Vũ Ngự Chiêu và nhóm Thư Viện Hoa Sen của Tâm Diệu Nguyễn Xuân Quang. Giới luật của nhà Phật coi những lối viết trái với sự thật hay chỉ dùng một nửa sự thật là VỌNG NGỮ. Nhưng nhóm Thư Viện Hoa Sen của Nguyễn Xuân Quang đã coi việc truyền bá VỌNG NGỮ chống Ngô Đình Diệm ngang với việc truyền bá kinh Phật. Nếu sự thật về biến cố trước đài phát thanh Huế tối 8.5.1963 đúng như Nguyễn Xuân Quang, Nguyên Giác và Nguyễn Kha đã viết, Đặng Sĩ đã bị Tòa Án Cách Mạng Bi Trí Dũng đem ra bắn năm 1964 rồi! (Chúng tôi đã dẫn chứng nhiều lần). Nhìn chung, đa số không phân biệt được sự khác biệt giữa sử liệu (historic document) với thông tin (information), tin đồn (rumour), quan điểm, (opinion)… Tệ hơn nữa, một số còn coi những thứ người này nhổ ra người kia liếm lại đều là “sử liệu” và trích dẫn búa xua! VỌNG NGỮ đã trở thành “con đường giải thoát” còn lại của những người, những tổ chức vi phạm sai lầm trong lịch sử. MẶT TRÁI CỦA LỊCH SỬ Ngồi đọc lại mấy trăm ngàn trang tài liệu do Bộ Ngoại Giao, Bộ Quốc Phòng và CIA Hoa Kỳ tiết lộ, mặc dầu còn một số văn kiện đang được che dấu, chúng ta sẽ thấy rằng các diễn biến lịch sử trong 20 năm của cuộc chiến Việt Nam do Mỹ điều hành phần lớn khác với những gì đa số đã tưởng. Tài liệu cho thấy Mỹ đã không can thiệp gì vào việc Bảo Đại chỉ định ông Ngô Đình Diệm làm thủ tướng năm 1954, nhưng khi ông Diệm mới về chấp chánh ngày 7.7.1954 (thường được gọi là ngày Song Thất) thì ngày 4.8.1954 Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ (HĐANQG Hoa Kỳ) bắt đầu họp để “Duyệt xét lại chính sách của Hoa Kỳ ở Viễn Đông”, sau đó đưa ra các nghị quyết mang số NSC 5429/1, NSC 5429/2 và NSC 5429/3 ấn định chính sách của Hoa Kỳ sau Hiệp Định Genève. Cho đến nay toàn văn của 3 nghị quyết này vẫn chưa được công bố. Bộ Ngoại Giao chỉ cho biết tổng quát các nghị quyết nói trên gồm 6 điểm chính sau đây: (1) Pháp phải trao trả hoàn toàn độc lập cho Việt Nam (2) Truất phế Bảo Đại một cách hợp pháp (legally dethrone Bao Dai) (3) Bầu cử quốc hội và soạn thảo hiến pháp. (4) Thành lập một chính phủ bản xứ mạnh (a strong indigenous government). (5) Kết hợp việc cải cách ruộng đất với việc định cư người tỵ nạn. (6) Xây dựng những lực lượng quân sự có thể bảo đảm an ninh quốc nội.(01) Những quy định trong các nghị quyết này đều là những lối chơi cha trên đầu của cả Pháp lẫn VNCH. Căn cứ vào các nghị quyết đó, chính phủ Hoa Kỳ đã đẩy chính phủ Ngô Đình Diệm đi. Ông Diệm, ông Nhu và các tổ chức chính trị tại miền Nam không hay biết gì hết! Việc thi hành các điểm 1, 3, 5 và 6, nhiều người đã biết rõ. Nhưng điềm 2 (truất phế Bảo Đại) và điểm 5 (thành lập chế độ độc đảng) gồm nhiều bí ẩn lịch sử, nếu không đọc sử liệu không thể biết được! TRUẤT PHẾ BẢO ĐẠI HAI LẦN! Ngày 29.4.1955 đại diện 18 đảng phái, đoàn thể và 29 nhân sĩ có tên tuổi đã đến dự cuộc họp tại Phòng Khánh Tiết của Dinh Độc Lập vào lúc 10 giờ. Đến 4 giờ chiều, dưới danh nghĩa Hội Đồng Nhân Dân Cách Mạng (HĐNDCM), hội nghị đã đưa ra một bản tuyên cáo tuyên bố truất phế Bảo Đại kể từ ngày 29.4.1955 và ủy nhiệm chí sĩ Ngô Đình Diệm thành lập một chính phủ lâm thời quốc gia Việt Nam kể từ ngày 29.4.1955. Mặc dầu chưa có sự đồng ý của Thủ Tướng Ngô Đình Diệm, ngày hôm sau, 30.4.1955 HĐNDCM đã tổ chức một cuộc họp tại Phòng Khánh Tiết Tòa Đô Chánh Sài Gòn, trình bày diễn biến cuộc họp ngày hôm trước, tố cáo Bảo Đại là bù nhìn, không xứng đáng đại diện cho Việt Nam và công bố bản tuyên cáo của Hội Đồng. Trong không khí sôi sùng sục, một số người đã trèo lên Tòa Đô Chánh gỡ chân dung Bảo Đại ném xuống đường giữa trời mưa. Được tin này, ngày 3.5.1955, Tướng Collins đến gặp ông Diệm lúc 20 giờ và cho biết: Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nói rằng nếu truất phế Bảo Đại theo yêu cầu của HĐNDCM, tình hình sẽ rất nguy hiểm.(02) Các đoàn thể trong HĐNDCM không hay biết năm 1954, HĐANQG Hoa Kỳ đã ra nghị quyết phải truất phế Bảo Đại một cách hợp pháp (legally dethrone Bao Dai), nên mới làm như trên và bị Mỹ phản đối. Ông Ngô Đình Nhu phải trình ông Diệm triệu tập một tổ chức khác có căn bản pháp lý hơn để thay thế HĐNDCM, đó là Hội Nghị Đại Biểu Các Hội Đồng Tỉnh, Thành Phố và Thị Xã. Trong cuộc họp ngày 6.5.1955 tại Dinh Độc Lập, khoảng 100 đại biểu đã đưa ra một bản kiến nghị yêu cầu Quốc Trưởng Bảo Đại tạm thời trao quyền cho Thủ Tướng Ngô Đình Diệm ổn định tình thế và triệu tập Quốc Dân Đại Hội trong vòng 6 tháng. Ngày 26.9.1955, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm thông báo cho Đại Sứ Reinhardt biết sẽ tổ chức trưng cầu dân ý để truất phế Bảo Đại vào ngày 23.10.1955 và biểu quyết hiến pháp vào ngày 27.11.1955. Trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 23.10.1955, có 5.838.907 cử tri đi bầu, 5.721.735 cử tri đồng ý truất phế Bảo Đại và suy tôn Thủ Tướng Ngô Đình Diệm lên làm Quốc Trưởng. Như vậy Bảo Đại đã bị truất phế đến hai lần! TRANH LUẬN VỂ ĐẢNG CẦN LAO Đại Tá Không Quân Edward Lansdale, người có nhiều kinh nghiệm chống loạn quân Cộng Sản Huk ở Philippines trong thập niên 1950s đã được chính phủ Hoa Kỳ cử cầm đầu Phái Bộ Quân Sự Saigon để giúp Việt Nam ổn định tình hình. Không có ông, chính phủ Ngô Đình Diệm khó bình định được các lực lượng giáo phái và thành lập chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa. Ông được thăng lên Thiếu tướng. Tướng Lansdale đã tranh luận rất gay gắt với ông Reinhardt, Đại Sứ Hoa Kỳ tại VNCH (1955 – 1957) về việc thành lập Đảng Cần Lao. Ông cho biết khi ông trình bày, mặt ông Đại Sứ có vẻ lạnh lùng. Sau khi ngập ngừng, ông Đại Sứ đã nhỏ nhẹ nói rằng một quyết định về chính sách của Hoa Kỳ đã được định đoạt rồi (a U.S. policy decision had been made). Người Mỹ chúng ta phải giúp đỡ những gì chúng ta có thể giúp được vào việc xây dựng một đảng quốc gia mạnh để ủng hộ ông Diệm. Vì ông Diệm nay là Tổng Thống được bầu, ông ấy cần có một đảng riêng của ông. Tướng Lansdale cho biết thêm: “Ông Reinhardt nói với tôi một cách cương quyết rằng quyết định về chính sách của Hoa Kỳ đã được ấn định và tôi phải hướng các hành động của tôi theo nó.” Ông Lansdalle cho biết ông không tranh luận với các viên chức sứ quán nữa mà trở về Washington để trình bày vấn đề. Ông đã nói chuyện với hai ông John Foster Dulles, Bộ Trưởng Ngoại Giao, và Allen W. Dulles, Giám Đốc CIA, vì hai nhân vật này có tiếng nói trong quan hệ với Việt Nam. Họ đã có cái nhìn thân thiện về các quan điểm của ông, nhưng cho rằng quan điểm của ông quá xa vời và ảo tưởng (too visonary and idealistic).(03) Trong báo cáo mang số 279 ngày 2.3.1959 gởi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, ông Elbridge Durbrow, Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Cộng Hòa (1957 – 1961), nói rằng tổ chức Cần Lao đã gần như theo mô thức của một đảng Cộng Sản, với các chi bộ, cán bộ, v.v., và cũng có thể so sánh với Quốc Dân Đảng của Trung Hoa (Can Lao organization is based largely on the model of a Communist party, with cells, cadres, etc., and is also conparable to the Kuomintang).(04) Đầu năm 1961, Tướng Edward Lansdale được Bộ Quốc Phòng cử trở lại Việt Nam. Ngày 17.1.1961 ông có làm một tờ phúc trình, trong đó ông nói rõ Đảng Cần Lao không phải là ý kiến của nhà Ngô; “trước tiên nó được đề xướng bởi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ” để loại bỏ cộng sản ra khỏi đất nước (the CLP was not their idea; it “was originally promoted by the U.S. State Department” to rid the country of communists).(05) Như vậy, Đảng Cần Lao đã được thành lập theo quyết định của Washington để giúp chính phủ Ngô Đình Diệm loại bỏ cộng sản. KHI HOA KỲ ĐỔI GIỌNG Như đã trình bày trên, Washington muốn ông Diệm thành lập tại miền Nam một chế độ gióng các chế độ chuyên chế của Tưởng Giới Thạch và Tưởng Kinh Quốc ở Đài Loan, của Park Chung Hee ở Nam Hàn, của Sukarno và Suharto ở Nam Đương và của Lý Quang Diệu ở Singapore để loại bỏ cộng sản khỏi đất nước (to rid the country of communists). Nhưng khi thấy Trung Quốc và Hà Nội chuẩn bị đánh chiếm miền Nam, Hoa Kỳ đề nghị ông Diệm cho Mỹ đổ quân vào miền Nam, nhưng ông Diệm từ chối. Hoa Kỳ liền bắt đầu đổi giọng. Ngày 2.3.1959, Đại Sứ Durbrow gởi về Bộ Ngoại Giao một bản báo cáo mang số 279, dài 27 trang, phê rằng Đảng Cần Lao, gióng như Trung Hoa Quốc Dân Đảng, đã thiết lập một tổ chức cầm quyền theo khuôn mẫu của Cộng Sản. Ông liệt kê nhiều vụ bê bối và lạm quyền trong Đảng Cần Lao, đề nghị loại bỏ ông Nhu, đòi thực hiện dân chủ để được lòng dân và thắng cộng sản, và nói rằng nếu vị thế của ông Diệm không còn thích hợp, cần tìm một lãnh tụ khác để có thể hoàn thành mục tiêu của Hoa Kỳ. Năm 1960 Đại Sứ Durbrow đã yểm trợ thành lập Khối Tự Do Tiến Bộ, thường được gọi là nhóm Caravelle, do ông Phan Khắc Sửu làm Trưởng Khối, để vận động thay thế ông Diệm. Trước đây Đại Tá Lansdale là người chống thành lập Đảng Cần Lao, nhưng sau khi đọc các báo cáo của Đại Sứ Durbrow về Đảng Cần Lao và chế độ Ngô Đình Diệm, ông đã viết một giác thư (memorandum) dài đề ngày 20.9.1960 phân tích những báo cáo và đề nghị sai lầm của Đại Sứ Durbrow.(06) Lúc đó ông không biết Đại Sứ Durbrow đang thực hiện một sứ mạng mới là lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm để đổ quân Mỹ vào miến Nam. Một cuộc đảo chánh đã xảy ra ngày 11.11.1960, có nhiều thành phần của nhóm Caravelle tham dự. Cuộc đảo chánh thất bại. Hôm 4.12.1960 Đại Sứ Durbrow đã phải cho Luật sư Hoàng Cơ Thụy ngồi co gối trong thùng ngoại giao (valise diplomatique) để đưa ra khỏi Việt Nam. Vì Đại Sứ Durbrow có nhiều bất đồng với chính phủ Ngô Đình Diệm và tai tiếng trong vụ đảo chánh ngày 11.11.1960, ngày 15.3.1961, Tổng Thống Kennedy đã quyết định cử ông Federick E. Nolting làm Đại Sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn thay thế Durbrow. Nhưng ngày 17.8.1963 Bộ Ngoại Giao đã cử ông Henry Cabot Lodge đến làm đại sứ tại Sài Gòn để tổ chức lật đổ và giết Tổng Thống Diệm. Tóm lại, khi cần hình thành một chính phủ mạnh để loại bỏ cộng sản, Hoa Kỳ bảo ông Diệm phải hình thành một chế độ theo mô thức của Đài Loan, Nam Hàn, Nam Dương, Singapore lúc đó. Nhưg khi muốn loại bỏ ông Diệm để đổ quân vào, Hoa Kỳ đòi ông Diệm phải “thực thi dân chủ để được lòng dân và thắng cộng sản”. Miệng kẻ sang có gang có thép, nói xuôi nói ngược gì cũng được. Bỏ ra ngoài “cuộc chiến” gay cấn do Mỹ tạo ra giữa phe phò Ngô và phe chống Ngô để lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm mà hậu quả còn kéo dài đến ngày nay, chúng ta thấy lịch sử chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa của Việt Nam có thể được tóm gọn lại trong một chương: “Hoa Kỳ đã xây dựng rồi phá sâp chế độ Ngô Đình Diệm như thế nào?” Đó là một chương bi thảm và là một kinh nghiệm tắm máu, nhưng người Việt đấu tranh cho đến nay vẫn chưa học được gì nhiều. Tuần tới, chúng tôi sẽ nói về Kịch Bản Điều Cày trong chiến lược quay lại Việt Nam của Mỹ. Lữ Giang Ghi chú: 1.- [William C. Bibbons, The U.S. Goverment and The Vietnam War, Part I, 1954 – 1960, tr. 267 – 269. NSC 5429 4 August 1954, FRUS 1952 – 1954, Vol XII, Phần 1, tr. 716 – 733. NSC 5429/1 12.8.1954, FRUS 1952-1954, Vol. XII, Phần 1, tr. 719 – 723]. 2.- FRUS, 1955 – 1957, Vulume I, trang 359 – 360. 3.- Edward G. Lansdale, In the Midst of Wars, Fordham University Press, New York, 1991, tr.341 – 344. 4.- FRUS, 1958 – 1960, Vol. I, document 56, tr. 146. 5.- United States-Vietnam Relations, 1945 – 1967, Book 11, tr. 1 – 12. 6.- FRUS, 1958 – 1960, Vol. I, tr. 579 – 585. ***************************************************************************** Tư liệu: Bảo Đại và Ngô Đình Diệm(Đoạn văn dưới đây lấy từ Hồi Ký Phạm Duy, Quyển 3, chương 5. Phạm Duy là người không quan tâm đến chính trị, nhưng phần lớn những tác phẩm của ông lại lấy cảm hứng từ tình hình thời sự của đất nước. Riêng tôi, tôi cho rằng Pham Duy có quan niệm sống "ăn cây nào, rào nấy ấy", vì thế mà người bạn thân của PD, họa sĩ Tạ Tỵ gọi ông là "Người tình lang chạ", cũng trong nghĩa đó). "... qua tới Paris, (*) tôi gặp lại anh bạn Võ Lăng của trường Cao Đẳng Mỹ Thuật ngày nào. Võ Lăng đang là một chính trị gia thứ thiệt, nhân viên rất đắc lực của Tân Thủ Tướng Ngô Đình Diệm. Tôi rất năng tới trụ sở của Đại Sứ Lưu Động Ngô Đình Luyện ở Avenue Kléber hay tới phòng vẽ ở đường Vaugirard để gặp anh bạn cũ. Tò mò muốn biết vì sao Võ Lăng trở thành người tâm phúc của nhà Ngô, tôi được anh KỂ CHUYỆN... ... Trong khoảng đầu thập niên 30 khi ông Tuần Vũ Ngô Đình Diệm ở Bình Thuận ra Quảng Trị để thăm và ở lại nhà người bạn đồng liêu là Tri Phủ Võ Vọng thì vào một buổi trưa hè ông được con trai 10 tuổi của bạn là Võ Lăng (cậu con lớn là Võ Văn Hải) ngồi quạt cho ông ngủ. Cậu bé Lăng ngồi quạt một lúc thì gục xuống giường ngủ. Khi tỉnh dậy cậu bé hết hồn vì thấy ông Diệm đang cầm quạt phe phẩy cho cậu ngủ. Rồi Võ Lăng lớn lên, đi học vẽ, hoạt động chính trị và bị Việt Minh lùng bắt, phải trốn qua Hồng Kông làm nghề vẽ truyền thần. Tại đây, vào tháng 6 năm 1946, gặp nhau trong thang máy của Hôtel Francis, anh trở thành người quen của Bảo Đại. Vì ở chung một khách sạn nên hai người gặp nhau hằng ngày và vì cựu hoàng không có quần thần ở chung quanh, Võ Lăng là người độc nhất để cựu hoàng trò chuyện. Thời cơ tới với Bảo Đại khi người Pháp tiếp xúc với cựu hoàng. Bảo Đại hỏi Võ Lăng là nên chọn ai để lập chính phủ. Võ Lăng đề nghị ông Ngô Đình Diệm, người được tiếng là yêu nước và thanh liêm. Võ Lăng liên lạc với anh là Võ Văn Hải lúc đó đang ở Bỉ để ngỏ lời mời gặp của cựu hoàng tới ông Diệm. Khi ông Diệm tới Hồng Kông, Võ Lăng lại là người cho ông Diệm biết rằng cựu hoàng không còn ăn chơi như lời đồn đại. Hai nhân vật lịch sử này gặp nhau tại Hotel Paramount. Để thấy cựu hoàng trọng ông Diệm tới mức nào, Võ Lăng kể rằng khi các chính trị gia khác, ngửi thấy mùi sôi thịt, lục tục kéo nhau từ Việt Nam qua Hồng Kông để xin yết kiến Hoàng Thượng thì có lần cựu hoàng mặc pyjama, không thèm cài lại khuy quần khi tiếp họ. Trái lại, ngày tiếp ông Diệm ở Hồng Kông, cựu hoàng rất băn khoăn, ăn mặc rất chỉnh tề, còn nhờ Võ Lăng coi xem cái cravate có ngay ngắn hay không. Cựu hoàng trọng ông Diệm tới độ vái ông Thủ Tướng tương lai hai cái và gọi ông Diệm là Ngài. Cũng phải qua một thời gian khá lâu, với sự thay đổi của mấy bộ máy chính trị không được lòng dân như chính phủ Trần Văn Hữu, Nguyễn Văn Tâm, Bửu Lộc, với tình hình đã biến đổi sau hoà hội Genève, đã tới lúc Quốc Trưởng Bảo Đại trao lá cờ quốc gia cho ông Diệm để ông phất cao trong việc tranh thủ nhân dân với ông Hồ Chí Minh. Võ Lăng lại là người đưa ông Diệm xuống Cannes để gặp Cựu Hoàng. Đáng lẽ Võ Lăng trở về Việt Nam cùng với ông Diệm. Vé máy bay đã mua sẵn. Nhưng ông Diệm muốn Võ Lăng ở lại Paris để giúp việc cho ông Ngô Đình Luyện. Võ Văn Hải về Việt Nam thay em và làm bí thư cho Thủ Tướng...". (*) Phạm Duy đi học nhạc ở Pháp vào năm 1954-1955.
|
|
|
Post by Can Tho on Jul 4, 2014 3:00:12 GMT 9
PHÁO THỦ LÊ CHÂU LỘC NÓI CHUYỆN VỀ TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM (TRÍCH TRONG QUYỂN KỶ YẾU PHÁO BINH QLVHCH 2010)viteuu.blogspot.com/2013/10/phao-thu-le-chau-loc-noi-chuyen-ve-tong.htmlSong Lê Người viết bài này quen biết pháo thủ Lê Châu Lộc vì vừa là đồng nghiệp pháo thủ vừa cùng chung đơn vị với nhau trong những năm 1956, 57, và 58 tại Bình Thủy Cần Thơ, và Trảng Bàng Tây Ninh. Anh là một Sĩ quan Pháo binh Việt Nam Cộng Hòa có quá trình phục vụ và thăng tiến khá đặc biệt. Tốt nghiệp Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức Khóa 5 - Vì Dân. Học Pháo Binh Tại Trường Pháo Binh Phú Lợi, tu nghiệp pháo binh ở Châlons-sur-Marnes (Pháp) và Fort Sill (Hoa Kỳ), từng là huấn luyện viên ở nhiều Trường Pháo Binh trong nước (Phú Lợi, Dục Mỹ) và ngoài nước (Fort Sill USA). Đơn vị chiến đấu đầu tiên Anh phục vụ là Tiểu Đoàn 21 Pháo Binh. Rồi Trường Đại Học Quân Sự, rồi Lữ Đoàn Liên Binh Phủ Tổng Thống. Cuối năm 1959 Anh là Sĩ quan Tùy viên của Tổng Thống VNCH Ngô Đình Diệm cho đến ngày đảo chính 1-11-1963. Rồi Pháo Binh Quân Đoàn III và Trường Pháo Binh. Anh xin giải ngũ sau ngày đảo chính và được giải ngũ năm 1965. Thi tuyển vào Học Viện Quốc Gia Hành Chánh. Tốt nghiệp Đốc sự khóa 13 và Cao học Hành chánh khóa 5. Nghiên cứu hậu Cao học về Quản Trị Phát Triển tại các trường Đại học London, Oslo, Dublin. Tham quan các hệ thống Phát triển và Phòng vệ tại Do Thái và Ấn Độ. Giảng viên Trường Quốc Gia Công Tác Xã Hội (Saì Gòn). Cuối năm 1969 Anh tham gia Liên danh Bông Huệ của Luật sư Nguyễn Văn Huyền, đắc cử vào Thượng Nghị Viện VNCH. Anh là Nghị sĩ cho đến 30 tháng Tư Đen, 1975. Khi lưu vong ở nước ngoài, trong suốt 23 năm (1975-1998), cựu pháo thủ Lê Châu Lộc hoạt động không ngừng ở khắp Á, Âu, Phi, Mỹ cho công việc cứu trợ những người tỵ nạn Cộng sản. Phần quan trọng hơn gồm việc thiết kế và điều khiển các dự án chương trình viện trợ phát triển vững bền cho các quốc gia trong khối đệ tam thế giới khắp Á, Phi, Đông Âu và Trung Đông. Anh về hưu năm1998 tại Hoa Kỳ. Mặc dầu Anh đang hưu trí, người ta vẫn thấy Anh xuất hiện trong các hoạt động truyền thông, xã hội, chính trị khi cái lão và cái bệnh không “hành hạ” Anh quá mức. Người viết, cũng như những ai từng quen biết Anh trong Pháo binh, trong Thượng viện, hoặc ở các lãnh vực hoạt động khác của Anh, đều tìm thấy nơi Anh một người bạn, người cộng sự, người chỉ huy vui vẻ, từ tốn, năng động trong công việc, có tinh thần trách nhiệm, có đạo tâm, và đáng tin cậy. Người viết nghĩ rằng bạn đồng đội trong quân ngũ cũng muốn nghe người bạn này hiện là một trong số ít nhân chứng sống còn lại kể cho biết một vài việc đơn sơ về Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Lại nghĩ Binh chủng Pháo Binh VNCH trước kia, có một pháo thủ như thế trong hàng ngũ, hẳn cũng là hảo sự. Vì muốn “tốt đẹp khoe ra” nên đã hơi dài dòng một chút về Anh Lê Châu Lộc. Tổng Thống Ngô Đình Diệm là một con người lịch sử. Ông là Tổng Thống đầu tiên của Việt Nam tự do và là vị sáng lập nền Cộng Hòa Việt Nam. Sau chín năm cầm quyền đã bị thảm sát bởi chính kẻ đồng minh Ông tin cậy, bởi chính hàng khanh tướng Ông tạo ra. Khi Ông nằm xuống, những người mưu giết Ông và cộng sản thù ghét Ông đã bêu xấu Ông tàn tệ bằng những điều tiếng bịa đặt bỉ ổi, bằng những sự thật bị bóp méo để chạy tội, để lấp liếm những ý đồ xấu xa, những tâm địa phản phúc. Đến nay đã 45 năm qua, người đời vẫn còn nhắc tới Ông. Vẫn còn người không ưa, vẫn còn người thương tiếc. Vẫn cỏn lời bôi bác, vẫn còn lời bênh vực. Tuy nhiên những sự thật lịch sử liên quan tới Tổng Thống Ngô Đình Diệm đang dần được sáng tỏ nhờ những phát hiện từ nhiều tài liệu được giải mật từ phía Moscou, Peking, Hà Nội và Washington, từ lời tuyên bố hoặc bài viết của những người phản tỉnh, và tiết lộ của nhiều nhân chứng đáng tin. Nhà biên khảo Minh Võ đã công phu gom góp rất nhiều những ý kiến trái ngược đó vào một cuốn sách đặc biệt: “Ngô Đình Diệm, lời khen tiếng chê” nhằm trình bày vàng thau trước công luận và trả lại công đạo cho một vị Tổng Thống mà đức hạnh ngời ngời không ai bôi đen được, và mục tiêu chính trị suốt đời chỉ là mưu cầu độc lập toàn vẹn chủ quyền, tự lập cho đất nước, tiến bộ, tự do và nhân phẩm cho người dân, an lạc, thịnh vượng cho đời sống. Đại úy Lê Châu Lộc được Tổng Thống Ngô Đình Diệm chọn để làm một vài công tác đặc biệt khoảng cuối năm 1958 và sau đó hơn một năm được chọn làm Sĩ quan Tùy viên. Trong thời gian ở gần Tổng Thống, chắc chắn Anh thường được nghe và thấy lời nói và sinh hoạt hằng ngày của vị lãnh đạo quốc gia nhưng không thấy Anh viết ra hoặc kể lại. Hình như Anh không muốn dây dưa vào cuộc đôi co về người đã khuất mà Anh rất mực kính trọng. Đã nhiều lần tôi (người viết bài này – LVT) ngỏ ý muốn được Anh kể cho nghe những mẩu chuyện nhỏ mặt thấy tai nghe đó mà Anh cỏn nhớ được vể Tổng Thống Diệm. Mãi gần đây Anh mới đồng ý, vì có độ lùi thời gian và thuận lợi cho sự trả lại chân lý cho lịch sử Việt Nam. Anh cũng muốn bầy tỏ tình nghĩa anh em với vong linh các anh hùng bỏ mình vì chính nghĩa dân tộc và tập thể những chiến sĩ quốc gia còn ngậm hờn nơi đất khách. Về cận thần - Ai là những cận thần của Tổng Thống? Là một sĩ quan tùy viên (SQTV), Lê Châu Lộc làm việc hằng ngày sát cạnh Tổng Thống, tiếp xúc và sinh hoạt với các vị có tên tuổi sau đây: Bác sĩ Bùi Kiện Tín, Y sĩ riêng của Tổng Thống, Ông Bí Thư Trần Sử, Ông Chánh Văn phòng Đặc biệt Võ Văn Hải, Ông Đổng Lý Quách Tòng Đức, Ông Phó Đổng Lý Đoàn Thêm, Ông Tổng Thư Ký Nguyễn Thành Cung, Ông Phó Tổng Thư ký Nguyễn Văn Cẩn, Ông Tôn Thất Thiết, Sở Nội dịch Phủ Tổng Thống (PTT). Ông Trương Bửu Điện làm Giám Đốc Nha Báo Chí, Ông Tôn Thất Thiện, một trong 4 hay 5 người theo Thủ Tướng Ngô Đình Diệm về nước, giữ chức vụ Tổng Giám Đốc Việt Nam Thông Tấn Xã và cũng là thông dịch viên chính thức của Tổng Thống. Sau đó Ông Trương Bửu Khánh tiếp giữ chức vụ Tổng Giám Đốc Việt Tấn xã. Ông Hoàng Thúc Đàm làm Giám đốc Nha Nghi Lễ. Bên phía quân sự thì có Tham Mưu Trưởng Biệt Bộ Phủ Tổng Thống, trước chính biến 1960 là Trung tá Cao Văn Viên được bổ nhiệm Tư Lệnh Lữ Đoàn thay thế Nguyễn Chánh Thi, về sau thăng Đại tướng giữ chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng . Tiếp nối bởi Trung tá Lê Như Hùng, chỉ huy cao cấp của Thủy Quân Lục Chiên. Sĩ quan lái phi cơ Tổng Thống là Trung tá Phan Văn Sang, sau này thăng Chuẩn tướng Không quân. Lữ đoàn Liên Binh Phòng Vệ Phủ Tổng Thống do Trung tá Lê Ngọc Triển, sau này thăng Thiếu tướng, với nhiều sĩ quan xuất sắc khác như Thiếu tá Nguyễn Hữu Duệ, sau lên Đại tá Tham Mưu trưởng, Đại úy Nguyễn Văn Của về sau thăng Đại tá Tư lệnh Lữ đoàn IV Thiết giáp. Dưới lầu là Văn phòng Ông Ngô Đình Nhu, Cố vấn Chính trị, phụ tá lỗi lạc mà bạn hay thù đều nể trọng, có Trung tá Phạm Thư Đường, Đại úy Nguyễn Ngọc Hạp, về sau thăng Trung tá. Họ đều là những sĩ quan trọng danh dự và trách nhiệm. Tổng Thống có trước sau 12 Sĩ quan Tùy viên. Trong số này có 5 người về sau thăng Tướng trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Nên kể các Tướng Huỳnh Văn Lạc, Hồ Trung Hậu, Đề đốc Diệp Quan Thủy, Hồ Văn Kỳ Thoại, tất cả về sau đều là Tư lệnh các đại đơn vị tác chiến khắp các vùng Chiến thuật. Một vị tử trận là Đại tá Trương Hữu Đức, Thiết giáp, thăng hàm Chuẩn tướng. Số còn lại đều lên sĩ quan cao cấp, trong số có Trung tá Nguyễn Cửu Đắc. Chỉ trừ Đại úy không quân Đỗ Thọ rất tiếc tử nạn phi cơ khi hãy còn trẻ và Đại úy Pháo Binh Lê Châu Lộc, thương nghị sĩ VNCH (69-75). Tùy nhu cầu công việc và chương trình hành động của Tổng Thống, Sĩ quan Tùy viên giữ vai trò từ nhỏ như lo bút viết giấy tờ, đến việc quan trọng hơn như mời đón và cập nhật sổ diện kiến từ cấp Bộ trưởng Chánh phủ, Đại biểu Vùng Chiến Thuật, Tổng Tham Mưu Trưởng và các Tư lệnh, Tỉnh trưởng đến Giám đốc các Nha sở Trung ương, các nhà Bác học, Giáo sư, Thân hào nhân sĩ v.v.. Một trong những vai trò quan trọng khác thuộc lãnh vực nghi lễ, liên hệ đến việc mời đón, đưa tiễn các khách ngoại quốc (đại sứ, tướng lãnh v.v…) . Hằng năm bàn giao công vụ đôi ba lần cho các vị tướng lãnh được Tổng Thống chỉ định làm Sĩ Quan Tùy viên Tổng Thống trong những dịp đại lễ, như Quốc Khánh hay công du quốc ngoại. Những ngày như vậy lại cực hơn vì phải phò tá sát cánh từng phút đàn anh Sĩ quan tùy viên mang sao này. Nhìn kỹ quanh vòng các cộng sự viên tiếp cận trong hay ngoài khuôn viên Phủ Tổng Thống, ta thấy có đủ thành phần Trung Nam Bắc, hầu hết theo đạo Ông Bà hay đạo Phật. Thí dụ Tiến sĩ Tôn Thất Thiện (còn sống ngoài cửu tuần) là một Phật tử thuần thành, một rường cột của Đại học Vạn Hạnh sau này. Ông Đổng lý Quách Tòng Đức là một trong rất ít Đốc Phủ Sứ từ trào Pháp thuộc, được nể vì và kính trọng có phần trội hơn Phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ về tài đức và liêm sỉ. Thân phụ Ông Đổng lý là người Việt gốc Hoa, nói tiếng Việt chưa thông, chủ một tiệm bách hóa nhỏ tại chợ Cà Mau, được Tổng Thống ghé thăm một lần. Về đời sống hằng ngày. Tổng Thống có lối sống đơn giản, thanh đạm của một nhà nho Việt Nam. Giường ngủ đặt ngay trong phòng làm việc. Phía sau ghế bành và bàn tròn dùng làm việc và ăn uống, kê một cái giường rộng lối một mét, sạp nẹp gỗ, lót chiếu bông để ngủ. Khi nào “thân thể bất an” mới cho trải thêm một miếng nệm bông gòn mỏng. Ngoài giờ làm việc, Tổng Thống mặc áo dài thâm, đi dép. Lúc làm việc mà không có tiếp khách, Tổng Thống cũng mặc áo dài đen, xem chừng như thoải mái hơn. Bình thường mặc âu phục, áo chemise dài tay, thắt cà vạt đậm mầu, khi có khách thì khoác áo bành tô vào. Lúc tiếp khách ngoại quốc thì chải chuốt hơn với bộ đồ “sat kinh” trắng hay quốc phục áo dài gấm khăn đống đen. Đi thăm viếng bên ngoài hay kinh lý toàn quốc thì mặc đồ tây mỏng, đội nón nỉ và xách gậy, có khi mang giầy ống lội bùn. Mỗi ngày của Tổng Thống thường khởi sự bằng một Thánh lễ lúc trời chưa sáng, do các linh mục tuyên úy hay bạn hữu dâng. Chấm dứt một ngày dài mệt nhọc bằng quì gối cầu nguyện âm thầm bên giường (đôi khi cả giờ, hai cánh tay dang rộng). Cửa đóng kín, sĩ quan tùy viên hay hầu cận cần gì lắm mới ra vào. Sau thánh lễ, đọc nhiều sách, tạp chí, duyệt báo (Anh, Pháp và Việt ngữ, đôi khi Hán văn). Kế dùng lót lòng, thường là cháo trắng với dưa món, uống một tô trà nổi bọt. Một đôi lần sĩ quan tùy viên được bảo :”Nè mi ăn coi, ngon lắm”. (Sĩ quan tùy viên dạ dạ cám ơn, nhưng bụng thì đòi ăn hàng ngoài Thanh Thế dễ nuốt hơn nhiều). Sĩ quan tùy viên nhắc thay y phục theo sự cố vấn của Nha Nghi lễ. Tiếp theo là một chuỗi công việc không ngừng tới một hai giờ trưa: thường khởi đầu là Bác sĩ Tín thăm hỏi sức khỏe của Tổng thống, kế đến là Ông Bí thư hay Ông Chánh Văn PhòngĐặc Biệt, các Ông trong Văn Phòng Đổng Lý, Văn Phòng Tổng Thư Ký, Sĩ quan Tham Mưu Biệt bộ, các vị thuộc Nha Nghi lễ, Nha Báo Chí và Việt Nam Thông Tấn xã. Chấm dứt phần này vào khoảng 9 giờ sáng. Trong vòng đầu này, Tổng Thống chỉ thị Sĩ quan Tùy viên mời hay nhắc các vị trong Hội Đồng Chính phủ, trong Bộ Tổng Tham Mưu, các Tư lệnh Vùng, Sư Đoàn hay Tỉnh trưởng cần gập. Sĩ quan tùy viên cũng trình Tổng Thống các vị thẩm quyền Trung Ương hay địa phương muốn diện kiến trình việc và nhắc Tổng Thống chương trình hội kiến với các Đại sứ, khách ngoại quốc theo như Nha Nghi lễ đệ trình. Ít thấy Tổng Thống ăn trưa trước 1 giờ. Có khi ăn trễ vào lúc 3 giờ. Thường cơm trưa thanh đạm, nhiều khi chỉ đôi ba cái bắp còn non, và tô trà Huế. Hầu cận đóng cửa phòng lối nửa tiếng đến một giờ, rồi làm việc lại. Bưổi chiều thường dùng để suy tư, động não chiều sâu, chiến lược, có khi một mình. Đôi khi với những cộng sự viên xa gần được mời gọi riệng. Không có giờ giấc ấn định cho một ngày dài làm việc. Khi có người trong thân tộc tới thăm nhất là Đức Cha Ngô Đình Thục từ Vĩnh Long lên hay sau này từ Huế vào, thì Tổng Thống nghỉ sớm hơn một chút, vui vẻ viếng thăm, dùng cơm v.v.. Những lúc có các cháu chạy từ phía Ông Bà Cố Vấn sang thăm , thì cười vui, trẻ trung hẳn lại. Cơm chiều nhiều món ăn hơn, nhưng những món ăn quí vẫn là các món ăn Huế quen thuộc mà “ngoài nhà” gởi vào. Không uống rươu nhưng hút thuốc Melia thì hơi nhiều. Buổi tối tiếp tục duyệt hồ sơ một mình, đôi khi cho mời những học giả, chuyên gia tham khảo về những vấn đề Tổng Thống lưu tâm cách riêng. Lúc xây cất lại Dinh Độc Lập và các tỉnh quận lỵ mới trên các mật khu địch và vùng hẻo lánh, Tổng Thống thường cho mời Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, bàn thảo về kiến trúc và thiết kế đô thị đến quá nửa đêm. Tổng Thống trực tiếp chỉ đạo việc thiết định phối trí phòng ốc Dinh Độc Lập với sự cố vấn của Kiến trúc sư lừng danh thế giới này. Đến đây phải nhắc đến Ông Ẩn, có thể gọi là “người nội trợ” đã theo phò tá Tổng Thống từ khi làm quan. Rất trung thành, khiêm tốn, hy sinh, kín đáo giúp Tổng Thống sinh sống hằng ngày. Dưới bếp thì có “bà bếp già” lo nấu ăn, trang trải $50 mỗi ngày cho phần ẩm thực của Tổng Thống, Ông Ẩn, Ông Bằng một sĩ quan hầu cận khác cũng rất trung kiên. Khi cần may mặc, Ông Ẩn hay Ông Bằng cho mời Ông Chua, chủ tiệm may âu phục ngoài phố vào đo cắt. Về giải trí Phần lớn thì giờ của Tổng Thống là để làm việc. Giải trí rất ít với những thú tao nhã quen thuộc. Đọc sách xem các tuần san Pháp, Anh, và Việt ngữ, rất thích tập san chuyên về máy ảnh, hình ảnh như Photography. Tổng Thống rất thích máy ảnh và kỹ thuật chụp ảnh. Ở đây phải nhắc tới Ông Hà Di, một người Việt gốc Hoa có thể kể là nhiếp ảnh viên chính thức của Phủ Tổng Thống. Tổng Thống cũng rất thích kiến trúc nên thích nói chuyên với Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ. Một thú giải trí khác là trồng tỉa hoa hồng. Mỗi lần lên nghỉ ở dinh số 2 Đà Lạt, thường để cả giờ chăm sóc các hàng hoa hồng. Cỡi ngưa đi quanh đồi núi cũng là một thú vui nữa. Sĩ quan tùy viên cỡi ngựa theo Cụ có Đại tá Thiết giáp Trương Hữu Đức, sau tử trận tại mặt trận giải tỏa An Lộc truy thăng Chuẩn tướng và Đại úy Pháo binh Lê Châu Lộc. Đôi chiều nhàn rảnh rỗi một chút, thì xuống thăm ngựa dưới chuồng phía cổng Nguyễn Du. Sĩ quan tùy viên phải nhớ bỏ vội vào túi vải cục đường để khi Tổng Thống chìa bàn tay ra phía sau ngoắc ngoắc xin đường cho các con ngựa, thì trao ngay vào tay một hai cục đường. Các con ngựa xem chừng biết rõ Tổng Thống, nên thân mật kê mũi vào sát mặt Tổng Thống thở mạnh, đôi bên xem chừng thích thú lắm. Khi đi ngang dẫy nhà nhân viên phục dịch công xa và đoàn mô tô hộ tống, Tổng Thống không quên thăm hỏi bằng những lời thân thương gọi vợ con của họ là “thím và các cháu”. Các bà vợ trong trại gia binh đều nhắc nhở một cách thích thú thân tình chuyện Tổng Thống gọi các bà là “các thím”. Trung úy Nhan, tài xế cho tất cả các cuộc xê dịch và lễ lạc rất được lòng tin cậy của Tổng Thống, có căn nhà ở luôn tại đây. Về Kinh lý Tổng Thống thích thăm viếng đột ngột xã ấp, đồn bót hẻo lánh, trại gia binh, phường xóm , chợ búa, đền chùa để tìm hiểu tình hình, gần gũi dân chúng và binh sĩ. Có lẽ trong cả nước và cả Quân đội không có ai biết nhiều nơi, nhiều chốn bằng Tổng Thống. Từ núi rừng Cao nguyên xuống các vùng cận sơn, ven biển Nam Hải ra tận Cù lao Ré hay Côn đảo, vùng mật khu miền Đông xuống tận vùng mật khu miền Tây, từ Cà Mau, Bến Tre, Hậu Nghĩa, Phước Long, Phước Thành, Quảng Đức, Bến Giàng, A Sao, A Lưới.. Bạn có biết Măng Bút ở đâu không?. Tổng Thống đã đáp xuống đó trong một ngày mưa âm u bằng phi cơ caribou do Trung tá Sang lái. Phi công phải bay lượn vòng quanh hơn nửa giờ chờ có một chỗ trống giữa đám mây đen để chui đầu đáp: thành công nhưng bánh trước máy bay chỉ còn cách đầu phi đạo (là hố núi) lối mười thước, lún sâu xuống bùn. Cũng tại vì Tổng Thống nhứt định phải thăm tiền đồn đó cho được. Thiếu tướng Khánh đến trước bằng một phi cơ L19, may mắn cũng không sao, nhưng bánh lái máy bay gẫy lìa. Tổng Thống đã xin lỗi vì tất cả mọi người trên máy bay đã ói mửa, ngoại trừ phi hành đoàn, Tổng Thống và Sĩ quan Tùy viên vẫn như thường. Nhắc lại chuyện đi kinh lý, Đại úy tùy viên Lê Châu Lộc có một lời thú như sau: Những chuyến xuất hành khỏi Dinh Độc Lập gần như hằng tuần, đa phần cuối tuần, đã nhiều lần khiến Anh phát bệnh, tự hỏi có thể phục vụ dài lâu được không. Không lấy làm lạ một số các sĩ quan tùy viên trước đã xin trở về đơn vị sớm vì hao mòn (burnt out). Hai lần, sau năm thứ nhất và sau năm thứ hai, Anh Lê châu Lộc xin trở về đơn vị, hai lần bị “gội xà phòng” rất kỹ. Nhưng vào những năm chót của Tổng Thống càng thấy tình hình khó khăn càng thương Ông Cụ, nên chấp nhận tiếp tục gian lao gọi là noi gương chút ít. Thật ra không phải tất cả các chuyến kinh lý đều cực như chuyến ăn lễ Giáng Sinh ở Đầm Dơi, ghế bố xếp căng ra trên nền ngập nước bùn lõm bõm. Những chuyến về Huế, thăm Cố đô, thăm Bà Cụ Cố, thăm Phú Cam thật thư thả vui vẻ. Sau khi theo Tổng Thống lên lầu ọp ẹp, vào phòng ngủ đầy mùi mốc, để gởi cái cặp, Sĩ quan tùy viên được Cụ khuyến khích đi thăm thú Huế. Phần Cụ thì thẳng xuống nhà ngang lợp mái tranh dầy, thăm viếng Mẹ, cơ hồ như quên hết mình là ai, quên mọi ưu tư phiền muộn, hỏi han như người con nhỏ. Vài mẩu chuyện khó quên. Chuyên người lính quì gối. Trong một chuyến kinh lý miền Trung, khi duyệt qua hàng rào dân chúng, có hàng lính đứng trước, Tổng Thống đang bước sải nhanh tay cầm nón vẫy chào dân chúng đang hoan nghênh Tổng Thống, bỗng dừng lại: một binh sĩ lớn tuổi qùi gối xuống để chào Tổng Thống khi bước ngang qua. Tổng Thống lùi lại một bước, đỡ anh lính dậy và nói lớn vào tai anh :”Làm lính không có qùi, chỉ đứng nghiêm chào kiểu lính”. Vỗ nhẹ đầu Anh lính rồi tiếp tục đi. Chuyện đi thăm Thầy để cám ơn. Vào đầu năm 1962, sau cuộc bầu cử Tổng Thống nhiệm kỳ II thành công. Một hôm Tổng Thống dậy sớm chỉ thị Sĩ quan Tùy viên Lê Châu Lộc đưa Cụ xuống Chùa để cám ơn Quí vị cao tăng tu sĩ Phật giáo đã ủng hộ Cụ trong kỳ bầu cử vừa qua. Chỉ thị “cuộc đi thăm phải đơn sơ, thân tình và trước giờ thành phố thức dậy đễ tránh kẹt xe tội dân chúng.” “Mình đi một xe”. “Thưa ai lái”. “Thì mi lái, khỏi hộ tống rườm rà”. “Thưa Cụ Không nên, phải có an ninh tối thiểu, theo qui luật điều hành ấn định”. “Cha sao mà khó vậy-Thôi được đi lo ngay”. ”Thưa Cụ phải cho Quí Thầy hay để chuản bị, ít ra là nửa giờ trước”. “Ừ nhớ xin các Thầy hãy tự nhiên, đừng lo ngại, vui hơn”. Đoàn xe ngắn nhất, êm ái nhất: một xe cảnh sát Đô Thành dẫn đầu không đèn chớp, không còi hụ. Trung úy Nhan lái xe Tổng Thống có Sĩ quan Tùy viên ngồi bên. Và xe cận vệ đoạn hậu. Đến nơi thấy các Thầy còn đang lăng xăng sắp hàng hai bên ngoài vào, Tổng Thống hơi ái ngại, nhưng rồi dấn bước, vẫy nón chào hai hàng Tăng Ni. Bỗng có một tăng ni trẻ bước ra :”Kính Chào Tổng Thống”.”À thầy về rồi à”. “Dạ, mới mấy hôm nay, chưa kịp vào cám ơn Tổng Thống”. “Không sao, tôi biết học hành xong hết rồi mà,. Khi tiện nhờ Ông Sĩ quan đây đưa vào thăm tôi”. Sau đó mới biết tu sĩ này là Đại Đức Thích Quảng Liên, được Tổng Thống gởi đi học ở Michigan State University Hoa Kỳ, thành đạt, sau mở Trung Học Bồ Đề ở Cầu Ông Lãnh. Sau khi Tổng Thống dùng xong trà với các Thầy và bầy tỏ lòng cảm ơn đối với các Thầy và Phật tử, một vị Thượng Tọa bỗng đứng lên thưa lớn ”Kính thưa Tổng Thống, anh em chúng tôi có một chuyện buồn Tổng Thống”. Sửng sốt, Tổng Thống nói :”Cám ơn Thầy nói thẳng, xin cho tôi biết chuyện chi”. “Kính thưa Tổng Thống, anh em chúng tôi vừa được tin bên Colombo cho hay Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa có gởi tặng Đức Đạt Lại Lạt Ma một số tiền lớn là 10000 mỹ kim. Sao Tổng Thống không cho anh em chúng tôi biết để chia vui?”. Hơi bối rối một chút, Tổng Thống ngẩng đầu lên nói :”Dạ, tôi nghĩ đó chỉ là bổn phận mình phải làm, không nên nói ra. Đức Đạt Lại Lạt Ma vừa rời Tây Tạng lưu vong, bôn ba cực khổ ở Nepal và miền Bắc Ấn Độ. Tôi được tin rất thương xót, nên sẵn có số tiền vừa nhận được của Viện Magsaysay thưởng cho một vị lãnh đạo xuất sắc trong năm của miền Á Châu Tụ Do, tôi vội vã gởi Ngài để chi dùng khi gặp nạn. Bổn phận thôi. Vả chăng Ngài là đấng lãnh đạo tinh thần sáng chói ớ Á Châu, chỉ có sức mạnh hữu thần chống lại độc tài vô thần, xứng đáng cho ta ngưỡng mộ noi gương và hỗ trợ”. Chuyện lá cờ. Hôm đó Tổng Thống đi kinh lý tỉnh Kiến Tường. Khi phi cơ đáp xuống phi trường thì đã có đông đảo dân chúng đứng nghênh đón, dọc dài hai bên khán đài, cạnh phi đạo. Phi cơ taxi chậm vào bãi đậu thì bỗng nhiên Tổng Thống hỏi Sĩ quan Tùy viên ngồi xéo phía sau “Anh có thấy gì không?”. Thưa dân chúng đông và có cờ”. “Cờ gì vậy?”. Thì ra nhìn lại mới nhận ra cờ vàng trắng của Vatican, không có mấy cờ Việt Nam. Tổng Thống nện gậy xuống sàn phi cơ và ra lệnh trở về :”Đây không phải là xứ Vatican, đây là xứ Việt Nam, vậy cờ Việt Nam đâu?”. Trung tá Sang vội bước xuống cản ngăn. Sĩ quan tùy viên :”Thưa Cụ có thể đồng bào già trẻ lớn bé đã đợi chờ Cụ từ hồi 3 giờ khuya, bây giờ Cụ bỏ về thì họ sẽ buồn biết mấy”. Hạ hỏa tức khắc, máy bay vào chổ đậu, cửa mở, Thiếu tá Tỉnh trưởng (tên Nhựt?) bước lên chịu lỗi và xin Cụ cho nửa giờ để thu vén lại. Nửa giờ sau, cờ xí Việt Nam Cộng Hòa phất phới bay theo gió lộng Đồng Tháp, Tổng Thống bước xuống đi dài theo tường dân chúng, hớn hở và vui vẻ. Cả ngày thăm viếng, không biết mệt, chiều về hầu như quên hẳn chuyện buổi sáng. Ngày nọ đi qua đường Võ Tánh Phú Nhuận, Tổng Thống thấy trước một trụ sở nhỏ có treo một lá cờ quốc gia phai mầu và rách. Bèn ra dấu cho Thiếu tá Nguyễn Đức Xích tỉnh trưởng theo về dinh Gia Long. Tội nghiệp Thiếu tá Tỉnh Trưởng bị xát xà bông mấy phút dài, để luôn nhớ giá trị thiêng liêng của quốc kỳ và bổn phận dậy dân kính trọng. Lần thứ ba, Tổng Thống đọc tuần san Pháp (nếu không lầm tờ “Le courrier du Việt Nam” do nhà báo Lefevre chủ biên), lật trang chót có hình Phật Đài lớn đẹp. “Anh có thấy lá cờ quốc gia nào ngoài cờ Phật Giáo không?”. Quả thật không thấy cờ quốc gia. Tổng Thống có vẻ chua chat “Mình khuyến khích xây Phật Đài to lớn để thế giới qua lại ngoài khơi nhận thức giá trị tâm linh của dân tộc Việt Nam, thế mà không thấy một lá cờ quốc gia biểu tượng Việt Nam, nước này là nước nào đây?”. Rồi lấy một miếng bristol trắng cở 10X15 Tổng Thống viết ngay bằng bút chì mỡ đỏ chị thị như sau “….bất câu tôn giáo nào, khi treo cờ tôn giáo phải treo cờ quốc gia, theo đúng nghị định Bộ Nội Vụ đã ban hành…………”. “Anh trao cho Ông Đổng Lý để gởi văn thơ nhắc nhở rộng rãi”. Sau đó không lâu xảy ra vụ cờ Phật Giáo Huế, vụ nổ ở Đài Phát Thanh và đưa đến cuộc phản loạn của một số tướng lãnh tham tiền ngày 1 tháng 11 năm 1963 mà hậu qủa vẫn còn dai dẳng đến nay. Anh Lê Châu Lộc nhớ mãi chỉ thị này nhờ cụm từ khá đặc biệt “bất câu là tôn giáo nào”, cách nói hơi lạ thuở xưa, khác với cách nói của Anh “bất kỳ là tôn giáo nào”. *** Trên đây là những mẩu truyện thật về Tổng Thống Ngô Đình Diệm do Pháo thủ Lê Châu Lộc, Sĩ Quan Tùy Viên của Tổng Thống kể theo những gì mắt thấy, tai nghe. Người viết ghi lại để những ai quan tâm tìm hiểu về Tổng Thống Diệm có tài liệu đọc thêm hoặc tùy nghi xử dụng. Anh Lộc Cám ơn Anh đã chia sẻ những điều mắt thấy tai nghe lúc Anh là Sĩ quan Tùy viên của Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Đọc những trang giấy này cũng đã giúp chúng tôi xét lại nhiều vấn đề. Lúc nào Anh cũng giữ đúng tư cách của người Pháo Thủ đại diện cho binh chủng có gần một trăm ngàn người phục vụ dưới cờ: binh chủng Pháo Binh. Chúng tôi hãnh diện vì Anh. ************************************************************** Ngô Đình Diệm và cuộc chiến kiến quốcĐã tròn năm thập kỷ trôi qua kể từ khi cố tổng thống Ngô Đình Diệm, người sáng lập Việt Nam Cộng Hòa bị ám sát trong một cuộc đảo chính quân sự với sự tiếp tay của Hoa Kỳ. Trong mắt các sử gia phương Tây và Việt Nam thời hậu thuộc địa, Ngô Đình Diệm là một con rối của Mỹ, gắn liền ý nghĩa trong một cụm từ đầy mỉa mai và thóa mạ là “bè lũ Mỹ-Diệm”, và rằng chính phủ của Diệm cũng chỉ là một sự sáng tạo của Hoa Kỳ phục vụ cho mục đích địa chiến lược trong Chiến tranh lạnh. Diệm cũng được miêu tả như là một sản phẩm truyền thống của đạo Thiên Chúa và Khổng Giáo, đại diện cho sự hòa trộn giữa tư tưởng phương Tây và phương Đông trong tiến trình xây dựng một chính quyền chống cộng sản ở Đông Nam Á. Phủ nhận những quan điểm này, trong Misalliance: Ngo Dinh Diem, the United States, and the Fate of South Vietnam (tạm dịch: Cuộc hôn nhân không tương xứng: Ngô Đình Diệm, Hoa Kỳ, và số phận Nam Việt Nam), Miller đưa ra một cách giải thích mới về Ngô Đình Diệm và mối quan hệ của ông ta với Hoa Kỳ, được soi sáng từ những điểm nhìn văn hóa chính trị của Việt Nam.[1] Đóng góp nổi bật nhất của tác giả là cung cấp một sự diễn giải tinh vi và công phu về mối xung đột giữa Diệm - Chiến lược kiến quốc của ông, và phía đồng minh Hoa Kỳ. Ngô Đình Diệm là một nhà trị quốc hiện đại Tác giả đã khẳng định rằng vị lãnh đạo của nền Đệ nhất Cộng hòa là một nhà trị quốc hiện đại với những viễn kiến riêng và mới mẻ về quốc gia, khác xa với quan điểm của Hoa Kỳ. Dù cùng chung mục tiêu chống Cộng sản nhưng hai đồng minh vẫn thường xuyên xảy ra những bất đồng, tạo nên những xung đột và cạnh tranh liên quan đến những vấn đề cốt lõi mà Miller gọi là: “Nguyên lý kiến quốc”, vốn đã hình thành và chi phối toàn bộ lịch sử quan hệ đồng minh giữa Hoa Kỳ và Diệm từ lúc mới hình thành cho đến lúc lụi tàn, biểu hiện cho cuộc xung đột giữa các sứ mệnh của nền văn minh hơn là giữa các nền văn minh. Nghiên cứu quá trình xung đột từ góc nhìn chính trị và luân lý, quốc gia và cá nhân, đặt nó trong bối cảnh lịch sử của Việt Nam và quan hệ quốc tế của Hoa Kỳ, Miller đã phô bày những va chạm trong nhận thức và động lực về tư tưởng chính trị, chiến lược quân sự, khủng hoảng tôn giáo, và chương trình xây dựng kinh tế xã hội ở vùng nông thôn. Sự xung khắc này không chỉ làm cho liên minh Mỹ-Diệm sụp đổ vào năm 1963 mà còn góp phần làm thay đổi kết quả cuộc chiến. Tư tưởng chính trị và tôn giáo của Diệm Theo Miller, kế thừa tinh thần quốc gia mạnh mẽ và lòng mộ đạo Thiên chúa của người cha Ngô Đình Khả, Diệm đã trở thành một nhà yêu nước nhiệt thành, chiến đấu cho quyền lợi của dân tộc. Hoạt động đối lập với chính quyền thuộc địa Pháp, từ chức Thượng Thư Bộ Lại trong chính phủ Bảo Đại, tôn sùng Phan Bội Châu và kiến thức về đạo Khổng của nhà nho yêu nước này, thông cảm và ủng hộ với tổ chức Chấn Hưng Dân Tộc của Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, thành lập lực lượng thứ ba để vận động những người theo quốc gia, chống cộng sản kết nối lại thành một liên minh đấu tranh cho một đất nước Việt Nam của người Việt Nam, và cuối cùng là bỏ qua mối thù cá nhân của gia đình để sẵn sàng hợp tác với chính phủ Việt Minh của Hồ Chí Minh, mọi nỗ lực của Diệm đã đã minh chứng rằng ông là một “nhà hộ quốc tận tụy của nước Việt” (27) Ngô Đình Diệm không được Mỹ ủng hộ trong năm 1954 Miller, bằng việc lột bỏ những thiên kiến chống lại Diệm trong năm mươi năm qua, khẳng định rằng quan điểm của ông không phải được sinh ra từ sự mờ mịt, hay những ảo niệm được dựng lên bởi Hoa Kỳ vào năm 1954. Diệm thực sự là một trong những nhân vật xuất chúng và năng động nhất trong số các nhà chính trị ở Đông Dương. Và vì vậy ông đã được bổ nhiệm vào chức vụ Thủ tướng của nước Việt Nam bởi chính sự quyết định của cựu hoàng Bảo Đại. Tác giả lưu ý, hầu hết các cứ liệu cho rằng Diệm được sự hỗ trợ của cộng đồng Thiên chúa giáo Hoa Kỳ, đứng đầu là hồng y Francis Spellman, hay bởi sự vận động bí mật của CIA, sự ủng hộ của các quan chức Bộ ngoại giao Hoa Kỳ như John Foster Dulles… là thiếu thuyết phục vì không có chứng cứ xác đáng. Miller thấy rằng những tài liệu giải mật của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ chỉ nói lên được một hiểu biết mơ hồ về Diệm cho đến tháng 5/1954. Theo Miller, Bảo Đại quyết định chọn Diệm vào chức vụ Thủ tướng là bởi ông hoàng này công nhận rằng Diệm “là một người tốt nhất cho công việc, bởi vì sự không khoan nhượng và sự cuồng tín của mình, ông ấy có đủ năng lực để chống lại chủ nghĩa cộng sản... Ông ấy thực sự là một người rất thích hợp với hoàn cảnh hiện tại.” Diệm đã chứng minh lời của quốc trưởng nhận xét về năng lực của mình là không sai. Trong thời kỳ hậu hiệp định Geneva, phớt lờ chiến lược hòa giải và cải tổ của Hoa Kỳ, Diệm đã trấn áp và dẹp tan những đối thủ chính trị của Diệm mà không có bất kỳ một sự thỏa hiệp nào để kiểm soát thành công quân đội quốc gia, giành lấy quyền lực từ những viên tướng thân Pháp, thực hiện chương trình kiến quốc của ông. Những kiến giải của Miller về thời kỳ này không những đưa ra một sự hiểu biết mới về Diệm, mà còn thách thức các nhà sử học nhận thức lại lịch sử quan hệ Mỹ-Diệm ngay từ buổi đầu. Bất đồng về quan điểm dân tộc và dân chủ Diệm tự xem mình vừa như một tấm khiên phòng thủ, đồng thời là ngọn giáo tấn công những đe dọa đối với hệ thống chính trị ở Nam Việt Nam, bao gồm độc lập, lợi ích quốc gia, bổn phận đạo đức kết thành nền tảng của dân chủ và đời sống dân sự trong một quốc gia. Khác với những công trình nghiên cứu lịch sử chiến tranh Việt Nam khác, Miller đã khai phá một cách nhìn mới về chủ nghĩa dân tộc của Diệm. Diệm không phải là một thuyết gia truyền thống, cũng không phải là một viên quan thuộc địa phản động. Ông là một nhà chính trị xảo trí và là một nhà lãnh đạo “dân chủ” với một đường lối chấn hưng đất nước dựa trên cơ sở gắn kết có chọn lọc tư tưởng Thiên Chúa giáo, Khổng giáo, và sự đặc trưng chủ nghĩa dân tộc của Việt Nam. Vận dụng văn hóa Việt Nam để làm rõ quan điểm chính trị và tôn giáo của Diệm, Miller chỉ ra cách nhìn của Diệm về giá trị của dân chủ và sự phát sinh của những giá trị đó từ quan niệm dân chủ truyền thống mang tính bản địa của người Việt hơn là từ quan điểm tự do thuần túy của phương Tây. Thấm nhuần những chuẩn mực, phẩm hạnh của triết lý xã hội như ý thức tự lập, tự hoàn thiện, và hiến dâng cho lợi ích cộng đồng của đạo Khổng, vốn được xem là phù hợp với quan điểm chủ nghĩa nhân vị của triết gia Thiên chúa giáo Emanual Monier, Diệm tin rằng: “Dân chủ trước hết là một trạng thái tinh thần, một lối sống tôn trọng bản thân chúng ta và người khác.” Như vậy, thay vì kết nối dân chủ với tự do dân sự, Diệm diễn tả nó như một quá trình tiến bộ của xã hội tập thể. Tổng thống Diệm cố gắng hiện đại hóa và liên kết những tư tưởng chính trị-tôn giáo này với chương trình kiến quốc đương thời khi ông tuyên bố rằng: “Chúng ta sẽ không quay lại phiên bản vô ích của quá khứ quan lại, mà sẽ áp dụng những gì tốt nhất của di sản vào tình hình hiện đại." Quan niệm dân chủ của Diệm đã mâu thuẫn với Học thuyết Dân chủ của Mỹ. Miller kết luận “Diệm tìm cách định nghĩa dân chủ như một đặc tính xã hội dựa vào bổn phận đạo đức luân lý. Định nghĩa này quá khác xa với quan điểm của những thuyết gia người Mỹ khi họ quan niệm dân chủ là một hình thái đa nguyên chính trị. Bất đồng về chương trình xây dựng nông thôn Sự bất đồng tư tưởng này đã khuấy đục liên minh Mỹ-Diệm trong quá trình triển khai một trong những chương trình kiến quốc quan trọng nhất: phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn, với mấu chốt của vấn đề là giải quyết tình trạng dư thừa dân số bằng cách di dân. Giải pháp này, như tác giả phân tích, là phân bố lại dân số hơn là phân bố đất đai. Việc di dân đến vùng đất mới không chỉ cung cấp đất cho người dân, mà còn là tiền đề mở rộng các mục tiêu kinh tế, an ninh, và tư tưởng do Diệm vạch ra. Trên bình diện quốc gia, Diệm khởi động chương trình tự cung tự cấp như là một đặc trưng trong viễn kiến của Diệm về phát triển cộng đồng để phát động sự tham gia tự giác và đóng góp của toàn dân vào những mục tiêu công ích của nhà nước. Kế hoạch dinh điền của Diệm không tránh khỏi sự phàn nàn từ phía Mỹ. Đối với Mỹ, trung tâm của chính sách cải cách ruộng đất là phân bố ruộng đất cho người không có, tạo ra những điều kiện và cơ hội để họ nâng cao và triển khai những dự án hơn là bóc lột sức lao động của họ cho việc xây dựng nhà nước. Miller đã phân tích rất sâu sắc sự khác biệt của hai trường phái kiến quốc của Mỹ sau thế chiến thứ II bao gồm chủ nghĩa tân thời cao cấp, nhấn mạnh đến tầm quan trọng của khoa học và kỹ thuật, và chủ nghĩa tân thời bậc thấp chú trọng vào các chương trình phát triển ở phạm vi hẹp mang tính địa phương. Cả hai trường phái này đều không phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam, bởi vì Hoa Kỳ không thể Tây hóa lối sống và điều kiện kinh tế xã hội của người Việt. Ngô Đình Nhu tuyên bố rằng công nghiệp hóa và sự thay đổi kinh tế chỉ có thể đến với miền Nam Việt Nam sau khi họ có thể rời xa một cách dứt khoát xã hội truyền thống với ý nghĩ, tổ chức và kỹ thuật mà chúng họ đã từng gắn kết. Do vậy, dù đồng ý với quan điểm của Hoa Kỳ là cần cung cấp nguyên liệu sản xuất cho dân tái định cư, nhưng Diệm bảo lưu quan điểm của mình, rằng việc cung cấp tư liệu sản xuất không quan trọng bằng nghĩa vụ và bổn phận tự lập của cộng đồng. Do đó ông sẵn sàng tiếp tục thực hiện kế hoạch mà không cần sự trợ giúp của Mỹ. Mối bất hòa về chương trình dinh điền, phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn đã đẩy Washington và Saigon vào một tình trạng tồi tệ mới. Bất đồng về chiến lược an ninh và quân sự Chiến lược gìn giữ an ninh nội địa tập trung vào công cuộc chống nổi dậy ở vùng nông thôn nhằm ngăn chặn sự thâm nhập của cộng sản luôn là mối bận tâm của chính quyền Diệm. Miller chứng minh rằng không phải mọi hoạt động quân sự của Diệm đều do Mỹ điều khiển hoàn toàn, thậm chí còn xảy ra những bất đồng trong nội bộ Mỹ. Về xây dựng lực lượng, ví dụ, phái bộ cố vấn của đại học Michigan (MSUG) muốn phát triển Lực lượng Bảo an như là một lực lượng cảnh sát dân sự, trong khi đó các cố vấn quân sự Mỹ (MAAG) lại muốn lực lượng này là một mô hình bán quân sự hoạt động như một đội quân phụ trợ. Còn với Diệm, Bảo an là một lực lượng lai ghép, kết hợp quyền lực của cảnh sát như quyền giám sát, giam cầm, và phản gián với năng lực quân sự. Chỉ trích các giải pháp của cố vấn Mỹ không phù hợp với quan điểm của mình, cũng như hoàn cảnh an ninh của miền Nam Việt Nam, Diệm tiếp tục củng cố và phát triển lực lượng Bảo an như một nhân tố chính trong cuộc chiến chống lại chiến tranh du kích. Là một cựu quan chức có nhiều trải nghiệm về cách trị dân, hơn ai hết, Diệm hiểu rằng: để cai quản vùng nông thôn cần kết hợp các giải pháp chính trị, quân sự, xã hội và kinh tế. Do đó, Diệm thành lập Phủ Đặc Ủy Công Dân Vụ như là một cơ quan thiết kế, quản lý, và điều khiển các chương trình phát triển cộng đồng. Tuy nhiên, ý tưởng của Diệm không giống với hoạch định từ phía Mỹ, đặc biệt là về mục tiêu chương trình Ấp Chiến Lược. Với các cố vấn Mỹ, một giá trị phổ quát của nền dân chủ đa nguyên là yếu tố chính mang lại thành công của chương trình, cũng như kết quả của cuộc chiến. Ngược lại, Diệm không bao giờ có quan điểm Dân chủ là một sự cạnh tranh mang tính đa nguyên giữa các đối thủ, đảng phái, và tư tưởng. Thay vì vậy, Diệm cho rằng nền móng dân chủ của ấp chiến lược là huy động sức mạnh toàn thể dân chúng tham gia vào cuộc chiến chống lại kẻ thù của chế độ. Miller không thể không thừa nhận rằng dù có nhiều khiếm khuyết và bất cập, nhưng Ấp Chiến Lược là một chương trình thành công, tạo nên một bước ngoặt đáng ghi nhận trong cuộc chiến chống lại cộng sản ở miền Nam, mang lại hy vọng cho một chiến thắng chung cuộc. Trận Ấp Bắc vào tháng 1/1963 vẫn không dập tắt sự lạc quan của Diệm, vì vậy họ Ngô đã ra lệnh cho Phủ Đặc Ủy Công Dân Vụ chuẩn bị kế hoạch Bắc tiến, chiếm lại miền Bắc Việt Nam. Và cuối cùng, Diệm muốn Mỹ viện trợ vũ khí và các nguyên vật liệu khác nhưng không chấp nhận sự việc các cố vấn Mỹ can thiệp vào nội bộ miền Nam Việt Nam. Khủng hoảng phật giáo và bất đồng về chính sách kiến quốc Số phận và kế hoạch của họ Ngô đã bị chặn đứng bởi cuộc khủng khoảng Phật Giáo. Nổi bật giữa các sử gia về chiến tranh Việt Nam, Miller nghiên cứu cuộc khủng khoảng Phật giáo năm 1963 như là một sự phát triển trong dòng chảy lịch sử của quá trình chấn hưng Phật giáo, vốn đã diễn ra trong những năm 1910 và 1920 của thế kỷ 20. Miller đưa ra một cái nhìn mới về phong trào Phật giáo trong kỷ nguyên của Diệm, rằng nó không chỉ đấu tranh cho sự bình đẳng tôn giáo và tự do tín ngưỡng, mà thực sự là nó còn bộc lộ sự lo lắng sâu sắc về sách lược kiến quốc của Diệm, đặc biệt là về cuộc cách mạng nhân vị điều mà giới Phật tử thấy như là mối đe dọa đến việc làm hồi sinh sức mạnh Phật giáo Việt Nam. Theo quan điểm của Miller, Phật giáo đã tham gia vào một cuộc cách mạng tự do dân tộc và hiện đại hóa như một sự đóng góp vào tiến trình kiến quốc. Cuộc xung đột giữa Diệm và Phật giáo đã đẩy cuộc chiến kiến thiết quốc gia lên đỉnh điểm. Diệm, cho đến phút cuối cùng vẫn tin rằng ông ta sẽ giải quyết sự xung đột này từ vị thế thượng phong như cách anh em ông nghĩ khi bắt đầu mở kênh đối thoại bí mật với cộng sản Bắc Việt. Nhưng Diệm không bao giờ có thể vãn hồi trật tự như sự trả lời kiên cường và cứng rắn của ông với đại sứ Hoa Kỳ Henry Cabot Lodge, vì anh em ông đã bị hạ sát bởi chính những viên tướng phản bội. Miller kết luận rằng: những vấn đề của sự bất đồng không đơn giản bắt nguồn từ lời tuyên bố thâm thúy và khó hiểu về cuộc cách mạng nhân vị của anh em nhà Ngô. Chúng bắt nguồn từ mối bất hòa trong thực tế giữa nhà họ Ngô và Mỹ về những ý niệm chính như dân chủ, cộng đồng, an ninh, và cách mạng xã hội. Khiếm khuyết của cả Diệm và đồng minh Mỹ là sự miễn cưỡng trong việc hợp tác với các phong trào cách mạng ở miền Nam. Hồ Chí Minh: Ngô Đình Diệm là một nhà ái quốc Misalliance của Miller đã thành công khi soi sáng một cái nhìn mới về Diệm và chương trình kiến quốc mang đậm tính dân tộc chủ nghĩa và độc lập trong nhãn quan chính trị của ông. Những tác phẩm trong tương lai không thể bỏ qua những luận điểm của Miller rằng chính sự xung đột nảy sinh từ nhận thức sai lệch đã hình thành mối quan hệ đầy thăng trầm của Mỹ - Diệm và cả số phận miền nam Việt Nam. Sau năm mươi năm, hình ảnh nhân vật lịch sử Ngô Đình Diệm dần được sáng tỏ trong mắt các sử gia Mỹ. Đáng tiếc là tại Việt Nam, việc nghiên cứu về ông vẫn là một đề tài cấm kỵ. Phải chăng, không đi theo chủ nghĩa cộng sản là không phải người Việt yêu nước? Vậy tại sao Hồ Chí Minh lại tuyên bố Ngô Đình Diệm là một nhà ái quốc? Những người cộng sản Việt Nam không ngờ, Hồ Chí Minh, lãnh tụ của họ đã có một cái nhìn khác về đối thủ chính trị ở miền Nam. Trong một lần gặp gỡ nhà ngoại giao Ấn độ Ramcohundur Goburdhun, chủ tịch Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến Đông Dương, ở Hà Nội vào năm 1962, Hồ đã xem Ngô Đình Diệm là một “nhà yêu nước” và nhắn gửi với Goburdhun rằng: “Hãy bắt tay ông ấy [Diệm] giùm tôi nếu như ngài gặp ông ấy.” Chỉ có những đối thủ xứng tầm nhau mới dành cho nhau lời nhận xét xứng tầm như vậy. Quan điểm của Hồ được nhà sử học Edward Miller lưu tâm vì nó đã gợi lên cho người đọc một cách nhìn khác lạ nhưng không xa lạ về Diệm, một nhân vật chính trị nổi bật và không thể thiếu được khi đề cập đến lịch sử Việt Nam trong thế kỷ 20. Việt Nam vừa tổ chức một lễ quốc tang trọng thể cho tướng Giáp, trong khi nhân vật chính trị và quân sự lớn cùng sinh ra từ quê hương Lệ Thủy, Quảng Bình với tướng Giáp - Cố tổng thống Ngô Đình Diệm vẫn chưa được trả lại tên thật trên mộ phần. Sự thật lịch sử về Diệm, cho dù còn nhiều tranh cãi, là “một lãnh đạo độc tài với chế độ gia đình trị hay là một tổng thống ái quốc” cần phải được trả lại đúng nguyên vị của nó.
|
|
|
Post by Can Tho on Jul 4, 2014 6:13:13 GMT 9
PHÁT BIỂU CỦA TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM TRƯỚC ĐẠI HỘI ĐỒNG LHQ VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM CỘNG HÒA President Ngo Dinh Diem ADDRESS BEFORE “THE COUNCIL ON FOREIGN RELATIONS’’ (New York, May 1957) Gentlemen, It is for me both a great pleasure and an honor to be among you today, for you rightly represent the elite of the United States. By accepting your kind invitation I have not only respected a long tradition, for other foreign statesmen have preceded me here and their eloquence can still be felt in these precincts. But still more, I have just seen a personal wish come true. I have always wanted to have the opportunity of meeting personally with men of good will and high learning who, in spite of their very important work, take time for the serious study of international questions. I know with how much interest you have followed the situation in Vietnam. Therefore much I shall say will be already known to you. But I hope it will be of interest to you if I outline some of the problems facing my country -how they arose- how some of the are being solved and how our struggle organist communism is part of yours. The Vietnamese problem, a problem of civilization. The Vietnamese problem is not merely a local once. It is an integral part of the problems of modern Asia. By virtue of its location at one of the main points of access to raw materials, Viet Nam is also a big stake. Its possession can be decisive for one of the two contending camps of our time. Before and after the Geneva Conference, the problems of Viet Nam have been extremely broad and complex. The Asian problem is a centuries-old evolutionary problem common to all the peoples of the East, which can now be rightly considered, with its mass and dynamism, the central historic movement of the Twentieth Century. The march toward political and economic liberation of this mass of peoples has obliged the modern world to abandon the old colonial system in order to involve experiment with a new formula of international cooperation. The problem of Viet Nam, because of its geographical position, forms an important part in the general Asian complex-in this problem of civilization. The Asian people are no longer passive and resigned-they are embittered by past colonial oppression and also are impatient to catch up with the West. A large percentage of them are dissatisfied with the slow results of total planning. This yearning for haste is putting enormous pressure on all Asian leaders-regardless of their ideologies. Therefore, Asian leaders are not permitted the luxury of plenty of time to study problems-debate about or curry on experiments- to find the best solutions. They will not be able to work out evolutionary solutions as American leaders could in the past. For that is a luxury which Asian peoples cannot afford. This is especially true of Viet Nam, placed by history and geography in a most vulnerable position in the seething Asian volcanic mass. It is necessary, therefore, to appraise Viet Nam’s special problems in this context. Particular data on the Vietnamese problem. What have been Vietnam’s special problems after the Geneva Settlement ? Our country inherited a bankrupt political system, a disorganized administration, a crumbling economy, an empty treasury. The country was plagued with the politico religious armed sects which had carved it up, and appropriated its best parts. Our army was shapeless and under the command of foreigners. Nearly one million refugees -a tenth of the population- had to be received and resettled. Moreover, Viet Nam had to wrest back her sovereignty from France, who maintained over 150.000 troops in our country. We had to make of Viet Nam, partitioned by the Geneva diktat, an independent and modern state, capable of governing and defending itself against colonialism, political and economic feudalism and. above all, against absorption by Communism, implanted in North Viet Nam by the Geneva Accords. The task seemed almost hopeless and beyond our means, so that the defeatists were not the only once to think that we would receive our independence only to lose it immediately to the Communists. Reasons for our success Events have belied those apprehensions. We have achieved independence without sacrificing our reconquered independence. We are now building a free economy in spite of the illusory temptations of state ownership. In the same fashion, we shall achieve unification without abandoning freedom. We have restored political stability, internal and external security, thanks to the sense of unity, the sound judgment and the energy of our people, as well as to the moral and material support of the American people. The political and moral tradition of Viet Nam has always been a tradition of deep and persist ant spiritual unity. The Vietnamese people have always rejected separatism as they have feudalism and megalomania. We have never been governed by a hereditary nobility nor a personal ruler. It is by drawing inspiration from that long tradition, by adopting a clear-cut policy, characterized by sincerity and loyalty and adapted to the geopolitical realities of Viet Nam, by relying on the moral and material support of the American people, that we have erected around us a climate of confidence and determination indispensable to the recovery of a situation seemingly past mending. Lessons to be drawn from those experience I have enumerated some of our achievements not out of vanity, but to draw from them the indispensable lessons for the next stage of our national reconstruction. These lessons have been both painful and exulting. They have many facets. In the first place, all our problems, however minor, can be solved only by extraordinary efforts of imagination and will power. Viet Nam is part of Asia. We cannot therefore solve our problems by Western methods without profound modifications. The West had at its disposal plenty of time to achieve and digest revolutions. We do not. Secondly, thanks to a convergence of favorable circumstances and a willingness to understand, American aid has met a complete success in Viet Nam. This undeniable success must be known to the American people. Lastly, it must not be forgotten that Viet Nam has just recovered from a crisis of exceptional gravity and is not completely cured, she is only in convalescence. In spite of this serious handicap, she has to face economic competition on the part of the Communists for such is the iron law of Asian reality. Our major tacks as present Our difficulties have been enormous. Some of them were transient others permanent, all of them were inherent in the geopolitical situation of Viet Nam. By relying upon Vietnamese and Asian traditions and on the experience of our elders in democracy we have surmounted most of these difficulties and laid the foundation for a new political structure. We have adopted a constitution capable of handling the permanent dangers which face our country, while safeguarding the essential liberties of the individual. We are convinced that the present regime of Viet Nam can become a system which will be more free each day since it is built on national realities and the realities of man. We can achieve this by extensively acquainting the Vietnamese people with our doctrine of respect for the human being and the common good, and by making our citizens more conscious each day of its inspiring and invigorating internal logic. The major political preoccupation of our government will be to preserve and maintain the free character of the regime, and prevent it from falling into any form of totalitarianism, despite the pressures working in that direction. Economics It is in keeping with these principles that we are endeavoring to provide Viet Nam with a new economic structure commensurate with its means and conforming to the fundamental aspirations of the Vietnamese people. We are aware that in the present situation, only a system of economic planning can solve our economic and social problems. By industrializing, we shall meet the condition of continuous economic progress and guarantee the preservation of our political independence. By raising the standard of living of our people, we shall raise its purchasing power so that they will become the natural customer for the products of our industries. We realize that the economic structure in a large measure deter mines the political regime of a country, and that total planning would result in the regimentation of the masses, we cannot forget that the time at our disposal to achieve economic recovery is very short, and that we must use methods best suited to bring quick results. At the same time, we have to defend our border a stability that is continuously threatened by Communist subversion and demagogues. I must also add that my government has the duty of defending the country against economic imperialism, and that in Viet Nam the state must initially take a part in starting big enterprises because the Vietnamese, ruined by war and little used to taking financial risks, have to be encouraged. Such are the facts of Viet Nam’s economic problems and such are also our limitations. Here again, you should take into account the various aspects of our problems before making a final judgment on our actions and before gauging your sympathy for our efforts. In order to preserve the essential freedoms, to avoid a system of absolute state control, which is contrary to technical progress, we are endeavoring to reduce to the strictest minimum the areca subject to planning. Our plans call for the State to transfer whatever shares it may have in enterprises to private owners as this is made possible by economic stabilization. The problem is nevertheless complex. The question is how to obtain the quick economic and sound results demanded by the masses. By force or by more liberal methods which are nonetheless effective ? It is here that the importance of American aid comes in. Will it be large enough, applied rationally and given at the right time ? I need not elaborate on the technical details of our five-year plan, I shall only mention, its main political and sociological features to point out the important stake we aim to attain. Placed in its real setting and given the short time which is at our disposal for its solution, the problem of economic and social democracy presents contradictory aspects. It is in the interest of the western industrial powers and especially of the United States, to reduce the number of these ‘’internal contradictions’’ by a concerted cooperation with Viet Nam at the planning as well as the executive level. Americans and Vietnamese have had to solve together difficult problems over the last two years. The success we have obtained must encourage us to continue our endeavors. Foreign relations. In any case, Viet Nam is determined to keep moving forward along the course it has chartered over the last two years, especially in regard to its foreign relations. It is obvious that the foreign policy of Viet Nam is also conditioned by its geopolitical determinants as well as by its concept of liberty. Geographically as well as historically and culturally. Viet Nam is a part of Asia. Its point of view is above all Asian. Cut off from the world, and in particular from its Asian neighbors by the French conquest. Viet Nam’s first concern, once she regained independence, has been to renew and intensify its traditional bonds with other neighbors. Viet Nam would like to help revive the spiritual community which should be the main feature of Contemporary Asia and which is one of the most important contributions of Asian civilization to the history of mankind. Viet Nam would also like to see established between the various free countries of Asia a certain coordination of their economic efforts. The idea of Asian common market could easily be possible between peoples with the same technological level and standard of living. This would help mightily toward the solution of our economic and social problems without taking us away from the ideas of Asia. The importation into China of a doctrine and of methods alien to Asia is a danger for its neighbors and especially for Viet Nam. For Communism is organically interventionist. It is only natural that Viet Nam, which is the country most threatened by this new form of Colonialism, should seek to defend herself. For this reason we can only congratulate ourselves for our alliance with the United States, which is for us, like for other countries, a fundamental element of our legitimate defense. The unselfish aid of the American people, its respect for our independence have contributed to tighten the relations between our two countries. Our relations with France, however, after a period of uncertainty have greatly improved. A number of questions remain to be settled between France and ourselves before our relations become perfect. We hope this will come to pass. Viet Nam is a seating ground However that may be, and from whatever angle one looks at it from the purely Asian or -from the point of view of the new formula of international cooperation based on freedom of choice advocated by the United States- the experiment made by Free Viet Nam, with its own efforts and with the aid of the Free World, and especially of the United States, is a success no one can deny. It is at the same time a testing ground for other Asian countries. I conclude on this optimistic note hoping that I have made clear to you the main contour of the problem of Free Viet Nam and the noble part played by American aid, despite the malicious and slanderous efforts of our adversaries to belittle our accomplishments. Thank you.
|
|
|
Post by Can Tho on Sept 5, 2014 5:10:15 GMT 9
TT Ngô Đình Diệm đã từng giúp gạo cho dân Tây Tạng tỵ nạn tại Ấn Độ?Vài tháng trước trên internet xuất hiện bài viết “Câu chuyện thật cảm động của đức ĐẠT LẠI LẠT MA nói về ĐỆ NHẤT VNCH” với nội dung chính: “Ngày 20.09.2013 khi người Việt tại Đức được vinh dự đón Đức Dalai Lama tại chùa Viên Giác, Ngài đã kể lại 1 câu chuyện thật cảm động. Những thập niên 50, Mao Trạch Đông xua quân vào Tây Tạng giết sư, đốt chùa và gây ra hằng hà xa số tội ác với dân tộc Tây Tạng hiền lành chịu đựng. Năm 1959 Đức Dalai Lama phải cùng dân tộc của Ngài từ bỏ quê hương lên đường tỵ nạn. TQ lúc bấy giờ như con hổ đói, họ dùng đủ mọi cách để truy lùng Ngài. Khoảng thời gian đó trên thế giới ít người biết và để ý đến tình hình xảy ra ở Tây Tạng, và cũng chẳng ai biết gì về 1 thanh niên với nụ cười thật nhân hậu đang dìu dắt dân tộc mình lánh nạn trước mũi súng bạo tàn của Mao Trạch Đông. Ấn Độ luôn có đụng độ với TQ về vấn đề biên giới, vi vậy họ không muốn làm tình hình căng thẳng thêm, nên cũng chẳng tha thiết giúp đỡ đoàn người tỵ nạn đến từ Tây Tạng. Tin tức về tình hình bi đát từ Tây Tạng chẳng được loan truyền, lại bị TQ cô lập thông tin toàn diện, nên thế giới chẳng ai biết đến mà quan tâm. Đoàn người tỵ nạn vì vậy thiếu thốn cơ cực đủ điều, tình hình lúc bấy giờ thật nghiệt ngã. May thay ở vùng Đông Nam Á có 1 vị Tổng Thống cũng nhân đạo không kém. Ông từng biết thế nào là tỵ nạn CS, vì chính ông cũng đã mở rộng vòng tay đón tiếp và giúp đỡ hằng triệu đồng bào của ông chạy nạn CS từ Bắc vào Nam… Đó là cố TT Ngô Đình Diệm, một vị Tổng Thống Công Giáo, đã âm thầm gửi hàng tấn gạo để cứu khổ những người Phật Giáo Tây Tạng. Một miếng khi đói bằng một gói khi no, Đức Dalai Lama bồi hồi khi kể lại sự giúp đỡ của cụ Diệm đối với dân tộc của ông vào những ngày tháng khó khăn nhất”. Vài hôm sau tôi nhận bài viết phản bác bài viết trên với cái tựa khá dài “ĐỨC DALAI LAMA, ÔNG NGÔ ĐÌNH DIỆM VÀ MẶC CẢM TỘI LỖI CỦA NHÓM “HOÀI NGÔ”” của tác giả Nguyễn Kha. Tác giả dành khá nhiều công sức để tìm kiếm gần như tất cả các phương tiện truyền thông thông dụng, từ google cho đến các trang web Tây Tạng và nhất là nghe kỹ youtube thu lại buổi thuyết pháp của Đức Đạt Lai Lạt Ma ở chùa Viên Giác. Theo tác giả Nguyễn Kha, ngoài ba lần nhắc đến Việt Nam trong chiến tranh, trong toàn bộ buổi thuyết pháp “Đức Dalai Lama đã không còn đả động gì đến Việt Nam nữa. Nhất là Ngài HOÀN TOÀN KHÔNG NÓI MỘT TIẾNG “PRESIDENT DIEM” HAY MỘT TIẾNG “RICE DONATION” NÀO CẢ. Do đó, dĩ nhiên là không có câu chuyện hoang đường “Đức Dalai Lama bồi hồi khi kể lại sự giúp đỡ của cụ Diệm” đã “âm thầm gửi hàng tấn gạo để cứu khổ những người Phật Giáo Tây Tạng.” như “Chị Hoa Lan” đã gian trá phịa ra”. Một lần, bạn tôi, Luật sư Nguyễn Xuân Phước ở Dallas gọi để thảo luận về chuyện “TT Ngô Đình Diệm tặng gạo cho dân Tây Tạng” này. Tôi nói với anh, trên quan điểm chính trị và nhân đạo, tôi tin là có nhưng thú thật tôi không chứng minh được bằng tài liệu nào. Biết tôi sắp đi Đức, anh Phước dặn tôi để đích thân nhờ Hòa Thượng Thích Như Điển, Phương trượng chùa Viên Giác, Hannover xác nhận dùm chuyện “hàng tấn gạo” này. Tôi hứa sẽ bạch với thầy. Tôi đến Hannover chiều thứ Năm tuần trước. Lần đầu đến viếng chùa Viên Giác, nhưng về tình cảm, với tôi đây là chuyến trở về. Viên Giác Hannover không có bóng đa già và những mùa thu ngập lá như Viên Giác Hội An. Viên Giác Hannover không có thằng bé ngồi nhìn bóng trăng soi trên sân gạch mà nhớ đến mẹ mình trong những đêm rằm Vu Lan tháng Bảy như Viên Giác Hội An. Cây đa già đã chết, thằng bé đã đi xa nhưng ký ức của một phần đời cô đơn nhất vẫn còn nguyên vẹn trong tâm hồn nó. Sau những chuyện riêng tư, thăm hỏi sức khỏe, tôi bạch với Hòa thượng Thích Như Điển trong thời gian Đức Đạt Lai Lạt Ma viếng thăm chùa Viên Giác hôm 20 tháng 9, 2013, khi ngài thuyết pháp, khi ngài trò chuyện, khi ngài nói trong chương trình, khi ngài thăm hỏi ngoài chương trình, có bao giờ Đức Đạt Lai Lạt Ma nhắc đến việc “TT Ngô Đình Diệm, một vị Tổng Thống Công Giáo, đã âm thầm gửi hàng tấn gạo để cứu khổ những người Phật Giáo Tây Tạng” không? Hòa thượng Như Điển xác định “Không”. Nhưng rồi hòa thượng nói tiếp, sau khi đọc bài viết chính hòa thượng cũng thắc mắc về chuyện “hàng tấn gạo” và bảo các đệ tử, trong đó có nhiều người tu học tại Ấn Độ truy cứu tài liệu để tìm xem nếu Việt Nam Cộng Hòa đã từng viện trợ gạo cho nhân dân Tây Tạng. Ngày 7 tháng 8 vừa qua, hòa thượng nhận được kết quả truy cứu. Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã hai lần tặng gạo cho dân tỵ nạn Tây Tạng Hoà Thượng Như Điển trước chùa Viên Giác, Đức Tài liệu xác nhận Việt Nam Cộng Hòa đã có cứu trợ gạo cho dân tỵ nạn Tây Tạng tại Ấn, và không chỉ cứu trợ “hàng tấn gạo”, vài chục ngàn tấn mà đã gởi hai lần tổng cộng một ngàn năm trăm tấn gạo qua trung gian chính phủ Ấn. Hòa thượng chuyển cho tôi nguyên văn tài liệu và cả đường link dẫn đến tài liệu. Ngài cũng khuyến khích tôi dịch các đoạn liên hệ đến Việt Nam để phổ biến cho công chúng. “Sự thật cần phải làm sáng tỏ”, thầy dặn tôi như thế. Tôi thật có duyên với câu chuyện “hàng tấn gạo” này vì người đón gia đình tôi ở phi trường và cả nhà ga Berlin lại là chị Hoa Lan. Chúng tôi không biết nhau trước. Chị ở Berlin nên Hòa thượng Phương Trượng chùa Viên Giác nhờ chị đón chúng tôi ở phi trường, đưa sang nhà ga đi Hannover và đón chúng tôi khi về lại Berlin. Khi chị đón tôi ở nhà ga Berlin, trên đường về khách sạn, tôi hỏi có phải chính chị đã nghe đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng “TT Ngô Đình Diệm, một vị Tổng Thống Công Giáo, đã âm thầm gửi hàng tấn gạo để cứu khổ những người Phật Giáo Tây Tạng” hay không? Chị Hoa Lan trả lời “Không”. Chị Hoa Lan cũng không biết ai đã dùng tên chị để đưa vào bài viết. Vì tôi đã được hòa thượng xác nhận bằng tài liệu chính thức của chính phủ Ấn nên việc chị Hoa Lan có nói hay không, không còn là chuyện quan trọng. Giá trị của tài liệu Tài liệu do Hòa thượng Như Điển chuyển dày 116 trang do Trung Tâm Nghiên Cứu Chính Sách và Quốc Hội Tây Tạng (Tibetan Parliamentary and Policy Research Centre) công bố năm 2006. Trung tâm đặt văn phòng tại H-10, 2nd Floor, Lajpat Nagar – III, New Delhi – 110024, INDIA. Đây là tổng kết các biên bản ghi lại các buổi phỏng vấn các lãnh đạo trong chính phủ Ấn Độ. Những người được phỏng vấn có Thủ tướng Shri Jawaharlal Nehru, Bộ Trưởng Ngoại Giao Shrimati Lakshmi Menon, Bộ trưởng Thương mại Shri D.P. Karmarkar, Thứ trưởng Ngoại Giao Shri A.K. Chanda, Bộ trưởng Thương Mại và Kỹ Nghệ Shri T.T. Krishnamachari và nhiều viên chức cao cấp khác có liên hệ đến tiến trình định cư người tỵ nạn Tây Tạng tại Ấn từ năm 1952 đến năm 2005. Phỏng vấn Thủ tướng Nehru Ngày 19 tháng 12 năm 1960, người phỏng vấn tên Shri Harihar Patel hỏi Thủ Tướng Shri Jawaharlal Nehru: “Thủ tướng vui lòng cho biết tên các quốc gia, cơ quan cứu trợ tư có liên hệ đến công việc cứu giúp và định cư người tỵ nạn Tây Tạng tại Ấn và số lượng cũng như tên các trại do các cơ quan đó điều hành tại Ấn, Sikkim và Bhutan?” Thủ tướng Shri Jawaharlal Nehru: “Các chính phủ Úc, Mỹ và Tân Tây Lan đã viện trợ 10 lakhs Rupees, 4,75,000 Rupees, 2,63,920 Rupees theo thứ tự để chính phủ Ấn chi dùng cho các chương trình tỵ nạn Tây Tạng. Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa tặng 1300 tấn gạo”. Các cơ quan thiện nguyện tư cung cấp thức ăn, áo quần, thuốc men v.v. gồm có (1) Co-operative for American Relief Everywhere; (2) American Emergency Committee for Tibetan Refugees; (3) Catholic Relief Services in India; (4) National Christian Council of India; (5) World Veterans’ Federation; (6) Indian Red Cross Society; (7) Junior Chamber International; (8) The Buddhist Society of Thailand. Không có một trại tỵ nạn nào được đặt dưới sự điều hành bởi các cơ quan từ thiện ngoại quốc.” Phỏng vấn Bộ Trưởng Ngoại Giao Shrimati Lakshmi Menon Ngày 30 tháng Tư, 1962, người phỏng vấn tên Shri N. Sri Rama Reddy phỏng vấn Bộ Trưởng Ngoại Giao Ấn Shrimati Lakshmi Menon: “Thủ tưởng có vui lòng cho biết đúng hay không rằng Chính phủ Nam Việt Nam đã đề nghị tặng 200 tấn gạo để cứu giúp người tỵ nạn Tây Tạng tại Ấn Độ”. Bộ trưởng Ngoại Giao Ấn Shrimati Lakshmi Menon đáp “Đúng vậy, thưa ông”. Như vậy, việc chính phủ Việt Nam Cộng Hòa không chỉ một lần mà hai lần và cũng không chỉ vài ngàn mà hàng trăm ngàn tấn gạo là chuyện thật. Người xác nhận nghĩa cử cao quý của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa không phải là một viên chức cấp thấp chăm lo công việc cứu trợ hay một phóng viên báo chí góp nhặt tin tức đó đây mà chính từ lời phát ngôn trang trọng của cố Thủ Tướng Shri Jawaharlal Nehru, người có thẩm quyền cao nhất của chính phủ Ấn và cũng là nhà kiến trúc nên quốc gia dân chủ Ấn Độ hiện đại ngày nay. Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa tặng gạo cả hai lần đều qua trung gian của chính phủ Ấn và các trại tỵ nạn Tây Tạng ngày đó như Thủ Tướng Shri Jawaharlal Nehru xác nhận, đều đặt dưới quyền điều hành của các cơ quan xã hội Ấn nên đức Đạt Lai Lạt Ma có thể không biết. Lý do không “hoang đường” mà rất đơn giản và dễ hiểu Về mặt nhân đạo, việc cố Tổng thống Ngô Đình Diệm tặng gạo cho nhân dân Tây Tạng phát xuất từ tình người. TT Ngô Đình Diệm đâu cần phải vượt qua hàng rào tôn giáo như người viết bài gán ghép cho cố tổng thống. TT Ngô Đình Diệm cũng không phải “âm thầm” giúp đở chỉ vì ngài là “Tổng Thống Công Giáo” mà lại giúp đở “những người Phật Giáo Tây Tạng”. Đạo Công Giáo chẳng những không cấm cản mà còn khuyến khích con cái Chúa giúp đỡ những người khó khăn, đói khát, chịu đựng không cùng tôn giáo. Hình ảnh Mẹ Teresa sẽ mãi mãi như ánh trăng thương yêu soi sáng sông Hằng Hindu Ấn Độ. Hàng triệu người Việt tỵ nạn Cộng Sản sau 1975 đã vượt qua được chặng đường đầu đầy khó khăn phần lớn cũng nhờ vào bàn tay cứu giúp của những người không cùng tôn giáo. Về mặt chính trị, cố Tổng thống Ngô Đình Diệm chắc chắn biết rằng Việt Nam Cộng Hòa và Tây Tạng có nhiều điểm giống nhau về hoàn cảnh lịch sử và địa lý chính trị. Hai dân tộc từng chịu đựng dưới ách thống trị của phong kiến Trung Hoa, hai quốc gia nhỏ chịu số phận vùng trái độn sát biên giới Trung Cộng, hai cuộc di dân tìm tự do trong đói khát, chịu đựng, viện trợ gạo, do đó, là một cách để thế giới thấy rằng Việt Nam Cộng Hòa luôn đứng về phía những người cùng chiến tuyến tự do. Tổng thống Ngô Đình Diệm không làm việc đó trong “âm thầm” mà đã chính thức thông báo cho Thủ tướng Ấn Độ Shri Jawaharlal Nehru biết và được thủ tướng vui mừng đón nhận. Ngày nay rất nhiều quốc gia có cảm tình với Tây Tạng nhưng trong thời điểm 1960 chỉ vỏn vẹn bốn quốc gia, trong đó có Việt Nam Cộng Hòa đã đóng góp trực tiếp vào việc cứu trợ dân tỵ nạn Tây Tạng. Và trong số bốn quốc gia, Việt Nam Cộng Hòa có thể là nước nghèo nhất về của cải nhưng giàu hơn nhiều cường quốc về lòng nhân đạo. Hai lý do đó chẳng “hoang đường” nhưng rất đơn giản và dễ hiểu mà vị lãnh đạo một quốc gia cùng số phận với Tây Tạng hẳn phải biết. Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm có đức tính sống cao cả hơn và có một tâm hồn trong sáng hơn nhiều người đang “ca tụng” hay “vinh danh” ngài. Nếu biết kính trọng, hãy để ngài là cố Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa, đừng cô lập ngài thành một vị “Tổng Thống Công Giáo”. Lịch sử để lại nhiều vết thương đau nhưng không có vết thương đau nào là của riêng Công Giáo hay Phật Giáo mà là vết thương đau của dân tộc. Phản bác bài viết “Câu chuyện thật cảm động của đức ĐẠT LẠI LẠT MA nói về ĐỆ NHẤT VNCH”, tác giả của bài “ĐỨC DALAI LAMA, ÔNG NGÔ ĐÌNH DIỆM VÀ MẶC CẢM TỘI LỖI CỦA NHÓM “HOÀI NGÔ” cũng chẳng xây dựng hay tích cực gì hơn. Thái độ hiềm khích, hằn học thể hiện ngay trong cách dùng từ, đặt tựa. Không thể đánh giá một con người đã sống, một biến cố đã xảy ra hơn nửa thế kỷ bằng tiêu chuẩn ngày nay. Phương pháp đó thiếu đặc tính khách quan và lịch sử. Dân chủ là một tiến trình từ thấp đến cao, từ non trẻ đến trưởng thành chứ không phải là một sản phẩm được chế tạo theo một công thức, mẫu mực nhất định hay được nhập từ một quốc gia nào. Nền dân chủ Mỹ trả giá bằng sinh mạng của sáu trăm ngàn người lính hai miền trong năm năm nội chiến. Nền dân chủ Nam Hàn cũng phải chịu đựng ám sát, đảo chính, độc tài, tham nhũng trước khi trở thành một trong G20 của thế giới ngày nay. Việt Nam Cộng Hòa, sau hiệp định Geneva, từ một thường dân cho đến nguyên thủ quốc gia đều bắt đầu hành trình dân chủ đầy gai góc bằng hai bàn tay trắng, vừa học vừa hành trong máu và nước mắt. Không ai muốn nhưng đã để lại những hố sâu, những vết nứt trên đường đi của các thế hệ hôm nay. Một người Việt Nam có trách nhiệm, nếu không giúp lấp lại những cách ngăn, không giúp xoa dịu nỗi đau, không giúp bắt một nhịp cầu cảm thông thì cũng không nên đào sâu thêm hố hận thù, chia rẽ trong lòng một dân tộc đang quá khao khát thương yêu và đoàn kết. Prague, chiều 26-8-2014 Trần Trung Đạo Ðông đảo người dân viếng mộ TT Ngô Ðình Diệm ở Bình Dương Tuesday, November 3, 2015 6:32:38 PM Việt Hùng/Người Việt BÌNH DƯƠNG (NV) - Sáng ngày 2 tháng 11 năm 2015, tức ngày giỗ lần thứ 52 của Tổng Thống Ðệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam Ngô Ðình Diệm, có khoảng 200 người đến viếng mộ ông và gia đình ở nghĩa trang Lái Thiêu, thuộc phường Bình Hòa, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương. Lần đầu tiên các linh mục DCCT làm lễ tưởng niệm có cả vòng hoa, năm sau hy vọng sẽ có cả di ảnh tổng thống. (Hình: Việt Hùng/Người Việt) * Tiếc thương một nhân tài nước Việt Từ Sài Gòn, đi theo hướng về Bình Dương qua cầu Bình Triệu, thẳng Quốc lộ 13, đến ngã tư Cầu Ông Bố thì rẽ phải, gặp ngay trạm thu phí, qua trạm khoảng 1km, nhìn sang tay trái sẽ thấy nghĩa trang Lái Thiêu có cổng ngay mặt đường. Ði vào cửa chính, rồi phải đi xa tận sau cùng trong góc phía trái thì sẽ thấy mộ của cố Tổng Thống Ngô Ðình Diệm và gia đình. Mộ của Cố Tổng Thống Ngô Ðình Diệm chỉ được đề tên Gioan Baotixita Huynh. Còn mộ của ông Cố Vấn Ngô Ðình Nhu thì đề tên Giacôbê Ðệ. Mộ ở giữa là của cụ bà Ngô Ðình Khả, nhũ danh Phạm Thị Thân (ngày thịnh thời cụ bà được tôn vinh là Thái Từ). Còn mộ của ông Ngô Ðình Cẩn ở cách mộ hai ông chừng 4 mộ. Nhìn mộ một vị tổng thống yêu nước Việt mà nằm đơn sơ, tên tuổi cũng không được phép ghi chép rõ ràng, nhiêu người không cầm được nước mắt. Lòng tự hỏi biết đến ngày nào, người dân Việt nghĩ lại công lao của ông mà đặt mộ phần vào một nơi xứng đáng hơn, gần gũi hơn, để mọi người yêu mến ông được thường xuyên thăm viếng. Phần mộ của gia đình Tổng Thống Ngô Ðình Diệm. Từ trái qua: Mộ cố vấn Ngô Ðình Nhu (chỉ được đề tên Ðệ), mộ bà Ngô Ðình Khả và mộ Tổng Thống Ngô Ðình Diệm (chỉ được đề tên Huynh). (Hình: Việt Hùng/Người Việt) Ðúng 10 giờ sáng ngày 2 tháng 11, một thánh lễ theo nghi thức Công Giáo do Linh Mục Phạm Trung Thành, nguyên giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế (DCCT) chủ sự và giảng thuyết, đồng tế có các linh mục: Vũ Khởi Phụng, Lê Ðình Phương, Lê Ngọc Thanh, Ðinh Hữu Thoại, Lê Xuân Lộc, Trương Hoàng Vũ, Võ Minh Danh, phó giám đốc trụ sở giáo phận Vinh tại Sài Gòn và Linh Mục Nguyễn Văn Nhứt - Dòng Ða Minh. Không chỉ những người miền Nam, một thời sống dưới chế độ Cộng Hòa mang ơn Tổng Thống Ngô Ðình Diệm mà cả những người đến từ miền Bắc, những người mà trong quá khứ không biết gì về ông, thậm chí được nghe tuyên truyền sai lệch về ông, nay họ cũng ý thức, ngưỡng mộ và đến viếng. Có thể kể tên tiêu biểu như nghệ sĩ Kim Chi, nghệ sĩ Ánh Hồng, bà Dương Thị Tân, blogger Trần Bang, blogger Sương Quỳnh, cựu Trung tá Bác sĩ Quân đội Nhân dân Ðinh Ðức Long, nhà báo Ngô Nhật Ðăng,... Một hình ảnh khác cũng gây xúc động đó là những cựu quân nhân Quân Lực VNCH, nay họ đã già yếu và cả những người thương phế binh VNCH lê những thân thể đầy thương tật về dự lễ tại nghĩa trang. Họ đã thắp nhang bằng những cánh tay cụt, đã cúi gập mình xuống trước ngôi mộ vì họ không còn chân. Họ đã vây quanh ngôi mộ và đã đứng nghiêm chào cố tổng thống theo nghi lễ quân cách như một thời trai trẻ trong quân ngũ. Ðông đảo người dân đến thắp nhang và viếng mộ cố Tổng Thống Ngô Ðình Diệm. (Hình: Việt Hùng/Người Việt) Ðặc biệt hơn nữa, chúng tôi thấy 8 thanh niên Công Giáo đến từ Nghệ An và Thanh Hóa, họ là những người vừa ra khỏi nhà tù trong vụ án 14 thanh niên Công Giáo và Tin Lành cách đây 4 năm. Họ là những người trẻ thuộc thế hệ sau này, họ đang ở trong những hoàn cảnh hết sức khó khăn, nhưng lòng ngưỡng mộ dành cho một người công chính, yêu nước, đã không cản được họ vượt ngàn dặm để tham dự thánh lễ và chấp nhận những rủi ro sẽ xảy ra sau này. Anh Lê Minh Nhật, một cựu tù nhân lương tâm bày tỏ: “Hôm nay tôi đến đây để bày tỏ lòng ngường mộ của tôi đến ngài tổng thống, nhìn ngôi mộ của ngài tôi quá đau xót. Tôi tự nghĩ nếu ngài không bị giết hại thì liệu cộng sản có chiếm được miền Nam?” *Người vì đất nước và dân tộc Ðây là lần thứ 4 trong những ngày lễ giỗ của Tổng Thống Diệm, được các linh mục DCCT đến viếng và cử hành thánh lễ. Trong bài giảng của mình, Linh Mục Phạm Trung Thành đã nhấn mạnh: “Một vị Tổng Thống có công với quốc gia dân tộc mà bị giết chết và chôn ở một nơi héo lánh, không được ghi tên thật trên bia mộ thì thật là đáng buồn. Trong khi đó, những kẻ phản dân hại nước, buôn dân bán nước thì có lăng mộ nguy nga và có hàng vạn người thăm viếng.” Các cựu quân nhân VNCH kính cẩn giơ tay chào cố tổng thống trong khói hương nghi ngút. (Hình: Việt Hùng/Người Việt) “Lịch sử đời sau sẽ lên án hành động vô ơn và bội phản của những kẻ không biết tôn trọng và ghi ơn vị nguyên thủ quốc gia yêu nước thương dân, và cũng không biết tôn trọng mộ phần của ngài.” “Hôm nay, ngày mà một người đã vì Ðất Nước và Dân Tộc đã bị những kẻ bội phản bán đứng ông và giết hại ông cùng các em của ông đang nằm đây. Và hôm nay, chúng ta có mặt ở đây để cầu nguyện cho sự hợp nhất: hợp nhất lại sự ly tán, hợp nhất lòng yêu thương,” Linh Mục Thành tha thiết cầu nguyện. Ghi nhận của chúng tôi bên lề buổi lễ diễn ra trong vòng vây của lực lượng an ninh chìm và có sắc phục cũng nhiều hơn mọi năm. Họ đã có những hành vi lạm dụng khi yêu cầu một vài người không được chụp hình và quay phim. Nhưng yêu cầu đó đã bị bác bỏ. Trong lúc diễn ra thánh lễ, một viên an ninh đuổi theo một phụ nữ khiến người này phải chạy vào đám đông, gần các cha đồng tế. Công an cho rằng người phụ nữ đã chụp hình anh ta nên yêu cầu xóa. Nhưng mọi người đã cùng nhau đoàn kết can thiệp khiến an ninh phải lùi ra xa khu vực xung quanh ngôi mộ. Khi xe từ Sài Gòn đến gần khu vực mộ phần cố Tổng Thống Ngô Ðình Diệm, chúng tôi thấy bóng dáng công an, dân phòng, cảnh sát giao thông và vài xe tải chuyên dụng của CSGT nên ghi lại vài hình ảnh. Trước khi thánh lễ bắt đầu, kẻ xấu nào đó đã đốt đám cỏ phía trước mộ cố tổng thống và rất gần những người tham dự. Năm nay có nhiều vòng hoa viếng người quá cố. Hy vọng lần tới sẽ có thêm các di ảnh nữa. Ðiều đáng chú ý là người dân địa phương ở đây cho hay nhà cầm quyền địa phương sắp giải tỏa phần đất nghĩa trang, trong đó có mộ phần cố tổng thống, có lẽ giá đất ở đây đang tăng cao nên đây là miếng mồi béo bở. Và không biết tương lai các mộ phần của cố tổng thống và thân nhân sẽ ra sao? Nam California tưởng niệm cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm Sunday, November 1, 2015 6:21:42 PM Nguyên Huy/Người Việt WESTMINSTER, California (NV) - Hàng trăm đồng hương người Việt ở Nam California đã tập trung đông nghẹt trước Tượng Tài Chiến Sĩ Việt-Mỹ, Westminster, hôm Chủ Nhật, 1 Tháng Mười Một, để tham dự Lễ Tưởng Niệm Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Rước di ảnh cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm vào Tượng Đài Chiến Sĩ Việt-Mỹ, Westminster. (Hình: Nguyên Huy/Người Việt) Lễ năm nay do giới trẻ trong các tổ chức ở Nam California đứng ra tổ chức. Cô Thu Hà Nguyễn, đại diện ban tổ chức, trong bài diễn văn khai mạc lễ đã nhắc lại một giai đoạn lịch sử đen tối mà cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm phải trải qua, trong lúc đem đến cho dân tộc Việt Nam một đất nước có chủ quyền. Cô nói: “Hôm nay chúng ta tề tựu nơi đây để tưởng niệm đến một vị lãnh đạo anh minh, cương quyết tranh đấu cho đất nước và dân tộc, chúng ta sẽ nguyện noi theo tinh thần của cố tổng thống, tiếp tục cuộc tranh đấu ấy để quyết bảo vệ chủ quyền của đất nước.” Bài diễn văn ngắn gọn mang đầy đủ ý nghĩa của tuổi trẻ hải ngoại đã được mọi người tham dự nhiệt liệt hoan hô. Chủ tọa buổi lễ là cựu Đại Tá Phạm Huy Sảnh. Ông khen ngợi các bạn trẻ trong ban tổ chức đã vận động được đông đảo đồng hương đến tham dự tạo được một không khí long trọng để tri ân một người đã hết lòng tranh đấu cho tự do và dân chủ của đất nước. Sau đó, vị chủ tọa nhắc đến công trạng của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, người đã sáng lập nền Đệ Nhất Cộng Hòa. Ông nói: “Qua chín năm chấp chính, với muôn vàn khó khăn từ trong và ngoài nước, cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã đưa đất nước và dân tộc thành một quốc gia vững mạnh trên thế giới, lãnh đạo tiên phong thế giới chống Cộng Sản, và Việt Nam trở thành một tiền đồn chống Cộng. Tinh thần này, sau này được Tổng Thống Ronald Reagan của Hoa Kỳ nhắc lại trong đường lối chống Cộng Sản quốc tế của Hoa Kỳ để bảo tồn nền tự do cho nhân loại. Trong nước, dù Cộng Sản phá hoại, nhưng đất nước được phát triển, người dân được hưởng mọi thứ tự do, nhân quyền được tôn trọng. Cố tổng thống với một đảng phái chân chính sau lưng đã hiến dâng cả cuộc đời cho tự do và bảo vệ chủ quyền của đất nước dù phải chết.” Bàn thờ cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt-Mỹ, Westminster. (Hình: Nguyên Huy/Người Việt) Bài diễn văn của vị chủ tọa khiến nhiều người tham dự nhớ lại cả một thời gian của nền Đệ Nhất Cộng Hòa trong đó mọi lãnh vực được phát triển nhất là về văn hóa, giáo dục và kinh tế khiến người dân có được một cuộc sống yên bình, no đủ, con cái được học hành đến nơi đến chốn. Tiếc rằng, Cộng Sản đã phá hoại cuộc sống an vui ấy để tiến hành cuộc xâm lăng thế giới tự do của đế quốc Cộng Sản khiến Hoa Kỳ phải đổ quân vào bảo vệ dù chính quyền Ngô Đình Diệm không chấp nhận và hai anh em ông đã phải chết để cho Hoa Kỳ trực tiếp điều hành cuộc chiến với CSBV được cả thế giới Cộng Sản tiếp trợ. Diễn giả chính trong buổi lễ là cựu Nghị Sĩ Lê Châu Lộc. Ông cũng từng là sĩ quan tùy viên của cố Tổng Thống Diệm. Ông Lê Châu Lộc đã bầy tỏ sự xúc động khi thấy năm nay đồng hương đến tham dự Lễ Tưởng Niệm Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm đông hơn mọi năm, nhất là vào buổi lễ câu hồn ngày hôm trước tại nhà thờ Santa Barbara, Santa Ana. “Điều đó chứng tỏ những gì mà cố tổng thống đã làm trước đây chính là con đường để chúng ta noi theo. Đó là phải xây dựng một nền kinh tế vì dân, một thể chế chính trị tôn trọng con người, quyền làm người và bảo vệ được chủ quyền của đất nước,” ông Lộc nói. Ông nhấn mạnh: “Không chỉ ở đây mà ở các nơi trên thế giới có người Việt tị nạn, lễ giỗ Tổng Thống Diệm đã theo chân người tị nạn bao nhiêu năm nay. Điều đó chứng tỏ, chúng ta không là những con người trôi sông lạc chợ mà là những con người có lý tưởng vẫn còn tiếp tục chiến đâu để quyết hoàn thành một nước Việt Nam tự do dân chủ thực sự trong đó con người được tôn trọng.” Cựu Nghị Sĩ Lộc cũng bầy tỏ sự tin tưởng vào thế hệ con em sẽ tiếp được con đường của cố tổng thống đã đi. Nên, gặp nhau nơi đây để cùng nhau tưởng niệm đến một người quốc gia đã chiến đấu cho tự do no ấm của đất nước và dân tộc và đã chết trong cuộc chiến đấu ấy. Những vòng hoa tưởng niệm Tổng Thống Ngô Đình Diệm. (Hình: Nguyên Huy/Người Việt) “Chúng ta nhắc nhau và riêng chúng tôi thế hệ lớn tuổi đang quyết chọn một dự án, dự án Ngô Đình Diệm để làm kim chỉ đường cho những hoạt động của mình,” ông Lê Châu Lộc kết luận. Tiếp đó là những phát biểu của các đại diện dân cử, của đại diện tuổi trẻ ca tụng một vị lãnh đạo anh minh đã phải hy sinh vì tinh thần bảo vệ chủ quyền đất nước. Gần 20 vòng hoa của các hội đoàn trong cộng đồng người Việt ở Nam California đã được các đại diện mang đến đặt quanh bàn thờ cố tổng thống để bày tỏ lòng thương nhớ. Theo ban tổ chức cho biết, quan khách có mặt nhiều vị dân cử địa phương, và đại diện cho hơn 20 hội đoàn quân cán chính VNCH. Ban tù ca Xuân Điềm hiện diện trong suốt buổi lễ nhắc lại nhiều bài ca trong thời “Suy Tôn Ngô Tổng Thống” và những bản hùng ca ca tụng các anh hùng liệt nữ trong lịch sử Việt Nam. Buổi lễ kết thúc với phần đồng hương lên niệm hương trước bàn thờ Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
|
|
|
Post by Can Tho on Nov 5, 2015 6:07:34 GMT 9
Lễ tưởng niệm cố Tổng Thống VNCH Ngô Đình Diệm(VienDongDaily.Com - 02/11/2015) Rước chân dung cồ Tổng Thống VNCH Ngô Đình Diệm lên lễ đài. (Thanh Phong/Viễn Đông) Bài THANH PHONG LITTLE SAIGON - Sau Thánh Lễ cầu cho linh hồn Gioan Baotixita, cố TT Ngô Đình Diệm và các Quân, Dân, Cán, Chính VNCH đã vị quốc vong thân được Hội Ái Hữu Người Việt Quốc Gia Hải Ngoại tổ chức tại nhà thờ Saint Barbara sáng thứ Bảy, vào chiều Chủ Nhật, 1 tháng 11, 2015, hơn một ngàn đồng hương cùng các quan khách Việt, Mỹ đã đến Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ ở TP Westminster để tham dự Lễ Tưởng Niệm cố TT Ngô Đình Diệm do các đoàn thể, Hiệp Hội tại miền Nam California hợp lực tổ chức dưới sự yểm trợ của Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH Nam Cali, Trung Tâm Điều Hợp Tây Nam Hoa Kỳ/Tập Thể Chiến Sĩ VNCH và Hội Đền Hùng Hải Ngoại. Vòng hoa của Cộng Đoàn Huntington Beach, một trong hơn 30 vòng hoa của các tổ chức, hội đoàn được trang trọng đặt trên lễ đài để tưởng niệm cố TT Ngô Đình Diệm. (Thanh Phong/Viễn Đông) Buổi lễ đặt dưới sự chủ tọa của cựu Đại Tá Nhẩy Dù Phạm Huy Sảnh và có sự hiện diện của Thị Trưởng Tạ Đức Trí, Phó Thị Trưởng Sergie Contreras, Nghị Viên Diana Lee Carey thuộc HĐTP Westminster, Thị Trưởng Bảo Nguyễn của Garden Grove; Giám Sát Viên Andrew Đỗ, DS Nguyễn Đình Thức đại diện Nghị Sĩ Tiểu Bang Janet Nguyễn, cựu Nghị Sĩ Tiểu Bang Lou Correa, cựu Dân Biểu Joe Dunn, đại diện các Hội Đoàn, Chính Đảng, Đoàn Thể trong Cộng Đồng và các cơ quan truyền thông và đồng hương. Ủy Ban Tổ Chức Lễ Tưởng Niệm gồm sáu Cộng Đồng, 24 tổ chức, đoàn thể, 6 Hội Đoàn Trẻ. Trưởng Ban Tổ Chức: Cô Nguyễn Thu Hà, Trưởng Đoàn Hậu Duệ TQLC. Các MC: Minh Phượng, Thiện Tâm và Lý Vĩnh Phong. Buổi lễ diễn ra trang trọng với nghi thức rước Quốc, Quân Kỳ, rước chân dung TT Ngô Đình Diệm, diễn văn chào mừng của Trưởng Ban Tổ Chức, phát biểu của vị chủ tọa và bài phát biểu chính của cựu Nghị Sĩ Lê Châu Lộc, nguyên tùy viên của TT Ngô Đình Diệm. Đặt vòng hoa Tưởng Niệm và lời phát biểu của một số quan khách như hai vị Chủ Tịch Cộng Đồng NVQG Nam Cali và CĐVN Nam Cali, của Thị Trưởng Tạ Đức Trí . Xen kẽ vào chương trình có phần trình diễn những nhạc phẩm đấu tranh do Ban Tù Ca Xuân Điềm và Hội Bà Triệu phụ trách. Trong buổi lễ, qua các lời phát biểu của một số quan khách, nhất là lời phát biểu của vị chủ tọa, một số sự kiện về cố TT Ngô Đình Diệm và nền Đệ Nhất Cộng Hòa đã được làm sáng tỏ: Sau khi một số tướng lãnh làm cuộc đảo chánh ngày 1/11/1963 và giết chết hai anh em cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và cố vấn Ngô Đình Nhu một cách vô cùng dã man trên chiếc xe thiết giáp. Từ đó, các tướng lãnh phản loạn và những tổ chức chống Tổng Thống Diệm tung ra rất nhiều tin đồn, vu khống, bôi nhọ vị Tổng Thống mà họ đã thảm sát để muốn đánh lừa dư luận rằng, chính vì những tội tày đình như gia đình trị, liên lạc với phía Bắc Việt để hiệp thương, đàn áp Phật Giáo v.v. mà họ phải ra tay làm cuộc đảo chánh để lật đổ vị Tổng Thống đã từng gắn lon thăng cấp cho họ. Sau 52 năm, sự thật đã được bạch hóa, từ những lời công khai tuyên bố của đối phương Bắc Việt, Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam cũng như các chính khách quốc tế, nhất là Bản Báo Cáo của Ủy Ban Quốc Tế sau khi đến điều tra sự kiện cho là TT Ngô Đình Diệm đàn áp Phật giáo đã sáng tỏ. TT Ngô Đình Diệm được xem là đã có công biến miền Nam Việt Nam thành một quốc gia phát triển về mọi phương diện nhất vùng Đông Nam Á chỉ thua Nhật Bản thời bấy giờ. Suốt 9 năm cầm quyền cộng sản miền Bắc dưới quyền cai trị của Hồ Chí Minh đem quân vào Nam hòng tấn công VNCH nhưng hoàn toàn thất bại. Do đó, khi nghe tin TT Ngô Đình Diệm bị các tướng phản bội giết chết, Hồ Chí Minh liền nói ngay: “Ông Diệm là địch thủ ghê gớm nhất của bác. Nay ông đã bị loại rồi thì chiến thắng chắc chắn sẽ về ta rồi.” LS Nguyễn Hữu Thọ, Chủ Tịch Mặt Trận Giái Phóng Miền Nam, mừng rỡ tuyên bố: “Sự lật đổ Diệm là món quà trời ban cho chúng tôi.” Đức Giám Mục Vincent Nguyễn Văn Long, Giám Mục Phụ Tá Melbourne, Úc nói: “Cụ Diệm không có vợ con và gia đình riêng. Người mà cụ thương mến đây chính là đồng bào và quê hương mà cụ đã cống hiến chính mạng sống mình.” Đại Tá Phạm Huy Sảnh, chủ tọa buổi lễ, nói, “Hôm nay chúng ta tập họp để long trọng thể hiện và bày tỏ lòng tri ân với vị anh hùng của dân tộc đã hiến dâng cả cuộc đời của mình để tranh đấu cho lý tưởng tự do và dân chủ. Đó là cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm.” Kỹ sư Ngãi Vinh, một Phật tử, Chủ Tịch Cộng Đồng VN Nam Cali, nói: “Bất cứ một vị Tổng Thống nào cũng có những điều tốt. Chúng ta tưởng niệm vị Tổng Thống Ngô Đình Diệm là chúng ta nghĩ đến cái công lớn của ông, người lập ra nền Đệ Nhất Cộng Hòa từ thể chế quân chủ sang dân chủ. Tổng Thống Ngô Đình Diệm là người yêu nước chân chính, không ai chối cãi được, ông là người đạo đức, liêm khiết và liêm chính. Cái công của ông rất lớn. Chúng ta không thể nào quên được cái công đó.” Kỹ sư Phát Bùi, một Phật tử, Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam Cali, nói: “Tại miền Nam Việt Nam, TT Diệm và chính phủ của ông xây dựng nền móng quốc gia trên căn bản tự do, dân chủ và khẳng định quyền Tự Quyết Dân tộc, nhất quyết chống lại các thế lực ngoại bang. Ngày 26 tháng 10 năm 1956 Hiến Pháp VNCH đầu tiên được ban hành, người dân miền Nam được trực tiếp bầu Tổng Thống, Quốc Hội. Và cũng chính vì việc đòi quyền tự quyết cho dân tộc và đất nước mà anh em ông đã bị giết hại và hai ông đã hy sinh cho tổ quốc.” Thị Trưởng Tạ Đức Trí nói: “Tổng Thống Ngô Đình Diệm, người đưa ra Chủ Nghĩa Nhân Vị, đó là một chủ nghĩa tuyệt vời, giúp con người tiến triển về mọi mặt, thể hiện một xã hội công bằng và bác ái, mọi người bình đẳng và hỗ tương nhau. Đây là nét đẹp của chính thể Cộng Hòa . Chủ Nghĩa Nhân Vị là đường lối tiến hóa và liên tục mà cho đến ngày nay nó vẫn không bao giờ lỗi thời.” Buổi lễ Tưởng Niệm chí sĩ Ngô Đình Diệm năm nay do giới trẻ đứng ra tổ chức và được mọi thành phần trong cộng đồng hưởng ứng tham gia rất tích cực. Thánh lễ cầu cho linh hồn Gioan Baotixia, cố TT Ngô Đình Diệm và các Quân, Dân, Cán, Chính VNCH đã vị quốc vong thân(VienDongDaily.Com - 31/10/2015) Bài THANH PHONG SANTA ANA - Vào lúc 10 giờ sáng thứ Bảy, ngày 31 tháng 10, 2015, Hội Ái Hữu Người Việt Quốc Gia Hải Ngoại đã long trọng tổ chức Thánh Lễ Cầu Nguyện cho linh hồn Gioan Baotixita, cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, bào huynh Giacôbê Ngô Đình Nhu và các Quân, Dân, Cán, Chính VNCH đã vị quốc vong thân. Thánh lễ được tổ chức tại thánh đường giáo xứ Saint Barbara, 730 S. Euclid St, Santa Ana do Đức Giám Mục Đa Minh Mai Thanh Lương chủ tế, các Linh Mục Quản xứ, Phó xứ Saint Baraba, Linh mục Giáo sư Nguyễn Đức Minh cùng bốn Linh Mục khác đồng tế. Trước thánh lễ, bác sĩ Trần Việt Cường nhắc lại cái chết bi thảm của hai anh em cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Sau đó ông mời ông Trần Văn Tuệ, Chủ Tịch Cộng Đoàn Saint Barbara lên có lời chào mừng Đức Giám Mục, quý Linh Mục, quan khách và quý đồng hương. Ông Trần Văn Tuệ nói, “Cụ Cao Xuân Vỹ, một cộng sự viên thân tín của Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu, sau khi định cư tại Hoa Kỳ vài năm, đã quy tụ một số thân hữu vốn từng phục vụ trong nền Đệ Nhứt Cộng Hòa Việt Nam để hằng năm cùng nhau tổ chức Lễ Giỗ, tưởng nhớ và ghi ơn Ngô Tổng Thống, Ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu cùng các chiến sĩ vị Quốc vong thân. Trong những năm đầu tiên, Cụ Vỹ tổ chức tại tư gia, và sau đó cũng là dịp bạn hữu gặp lại nhau, an ủi, nâng đỡ nhau trong lúc sống lưu vong nơi xứ người. “Rồi ít lâu sau, tuy là một Phật tử thuần thành, cụ Cao Xuân Vỹ cùng các thân hữu tìm đến nhà thờ Công Giáo để chính thức nhờ linh mục dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, các bào đệ của ngài và các chiến sĩ đã cùng ngài góp công khai sáng một quốc gia có chủ quyền, độc lập, tự do, dân chủ, đó là nước Việt Nam Cộng Hòa trong một hoàn cảnh phân hóa, chia rẽ, cực kỳ hỗn loạn, nhiễu nhương đến độ ai cũng tưởng đất nước đang rơi vào tình thế tuyệt vọng. Đó là khởi nguyên truyền thống Lễ Giỗ hằng năm cầu nguyện cho cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm cùng các chiến hữu vị quốc vong thân mà chúng ta kế tục cho đến hôm nay, tại địa phương này cùng nhiều nơi khác ở Hoa Kỳ và một số quốc gia khác. Tinh thần Ngô Đình Diệm nhờ vậy mãi mãi được khơi dậy, nung nấu, kích thích ý chí và hoạt dộng yêu nước nơi mỗi người chúng ta.” Đức GM Đa Minh Mai Thanh Lương và các Linh Mục cử hành Thánh Lễ Giỗ cho cố TT Ngô Đình Diệm và bào đệ Ngô Đình Nhu. (Thanh Phong/Viễn Đông) Sau đó, bác sĩ Trần Việt Cường tuyên bố “Nghi thức Tưởng Niệm và Cầu Nguyện bắt đầu.” Ba hồi chiêng trống trổi lên, và ông mời mọi người theo dõi trên hai màn ảnh lớn, một số thành quả về đối nội cũng như đối ngoại trong thời gian Tổng Thống Ngô Đình Diệm nắm quyền, và cái chết bi thảm của hai anh em cố Tổng Thống. Tiếp theo, hai ca đoàn cùng hát nhạc phẩm hùng sử ca nói lên sự đóng góp lớn lao cho đất nước của cố TT Ngô Đình Diệm làm thành một trang hùng sử ca cho dân tộc nhưng với thế lực ngoại bang và với một số tướng lãnh phản loạn, trang hùng sử của Việt Nam đã biến thành một bi hùng sử dẫn đến biến cố 30/4/1975. Đúng 10 giờ 10, Đức Giám Mục Mai Thanh Lương và Linh Mục Đoàn tiến lên cung thánh giữa hai hàng Hiệp Sĩ Columbus dàn chào và trên một ngàn người tham dự, trong đó có ông Nguyễn Bảo, Thị Trưởng TP Garden Grove, cựu Nghị Sĩ Lê Châu Lộc, Tùy Viên cho cố TT Ngô Đình Diệm, Kỹ sư Ngãi Vinh Chủ Tịch Cộng Đồng VN Nam Cali và phái đoàn, một số cựu SVSQ Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt và Trường Bộ Binh Thủ Đức cùng đông đủ các cơ quan truyền thông. Hai ca đoàn Thánh Giuse và Thánh Tâm trổi bài ca Nhập Lễ. Đức Giám Mục cùng các Linh Mục tiến đến bàn thờ có bức chân dung lớn của chí sĩ Ngô Đình Diệm để thắp hương và cầu nguyện cho ông, và trở về bàn thờ. Đức Cha chủ tế xin mọi người hiệp ý dâng lên Thiên Chúa lời nguyện xin cho linh hốn Gioan Baotixita Ngô Đình Diệm và Giacôbê Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn cùng các Quân, Dân, Cán, Chính VNCH đã hy sinh vì tổ quốc được Thiên Chúa đưa vào hưởng cõi phúc muôn đời. Trong bài giảng, Đức Giám Mục đã nhắc lại một số sự kiện mà ngài vừa đọc trong cuốn Đặc San nói về TT Ngô Đình Diệm do giáo sư Lê Tinh Thông ấn hành, và vị Giám Mục đọc thấy một câu trong cuốn sách “Tổng Thống Ngô Đình Diệm Sáng Ngời Lý Tưởng Dân Tộc & Chính Nghĩa Quốc Gia là rất đúng, vì TT Ngô Đình Diệm là người đã đặt nền móng xây dựng đất nước quê hương chúng ta thành một quốc gia độc lập, tự do, dân chủ và được các nước trên thế giới kính nể.” Đức Giám Mục cũng nhắc lại bài Phúc Âm mà linh mục Phạm Tuấn vừa công bố, bài Phúc Âm nói về Tám Mối Phúc Thật cũng là Hiến Chương Nước Trời. Trong tám mối phúc thật có điều sau cùng, Chúa nói: “Phúc cho những ai bị bách hại vì lẽ công chính, Vì Nước Trời là của họ. Phúc cho các con khi người ta ghen ghét, bách hại các con vì bởi ghét Thầy, họ vu khống cho các con mọi điều gian ác. Các con hãy vui mừng hân hoan, vì phần thưởng của các con sẽ trọng đại ở trên trời.” Đức Giám Mục nói tiếp, “Ông Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu đã chết một cách rất thảm thương, nhưng cái chết của các Ngài, chúng thấy rất là anh dũng, đúng là người quân tử theo đạo giáo của chúng ta, trong khi đó, những kẻ phản bội, những kẻ chỉ biết thù hận, những kẻ gian ác, tìm mọi cách để làm lu mờ danh tánh của hai vị chí sĩ của chúng ta nhưng trên thế giới này, ở đâu có cộng đoàn Việt Nam, ở đó có Thánh Lễ Giỗ cho cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, bào huynh Ngô Đình Nhu và các Quân, Cán, Chính VNCH của chúng ta đã hy sinh cho tổ quốc. Hiện nay tại VN, bất chấp sự đàn áp của nhà cầm quyền, các Linh Mục Dòng Chúa Cứu Thế Saigon và giáo dân đã đến phần mộ HUYNH ĐỆ tổ chức thánh lễ cầu nguyện cho hai ông.” Đức Giám Mục cũng nhấn mạnh rằng, khi còn sinh tiền, Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu rất yêu mến Phép Thánh Thể, sáng nào cũng tham dự Thánh Lễ Mi Sa trước khi bắt đầu một ngày làm việc. Chắc chắn trên thế giới này không có một vị nguyên thủ quốc gia nào có tinh thần đạo đức, yêu mến Thánh lễ Misa như hai anh em cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, vì thế, chúng ta cầu nguyện, xin Thiên Chúa thương đến linh hồn các Ngài mà tha thứ những lỗi lầm nếu có để thưởng công các Ngài chung hưởng vinh quang với Chúa trên Thiên Quốc. Trước khi kết thúc Thánh Lễ, giáo sư Lê Tinh Thông, Trưởng Ban Tổ Chức lên cảm tạ Đức Giám Mục, Linh Mục, tu sĩ nam nữ, quan khách, các cơ quan truyền thông. Giáo sư Lê Tinh Thông cũng nhắc lại bài giảng của Đức Giám Mục Vincent Nguyễn Văn Long, Giám Mục Phụ Tá Melboutne, Australia trong Thánh Lễ Cầu Nguyện Cho cố TT Ngô Đình Diệm năm 2014, một bài giảng thật sâu sắc và ý nghĩa. GS Thông cũng giới thiệu cuốn Đặc San vừa phát hành, trong đó có nguyên văn bài giảng của Đức GM Nguyễn Văn Long, cuộc đời và sự nghiệp của cố TT. Ngô Đình Diệm cũng như các lời phát biểu của chính giới khắp nơi vể cố TT. Tiền thu được sẽ dành giúp cho những nhà tranh đấu trong nước, vì chỉ có thế mới giúp đẩy mạnh cuộc đấu tranh đến toàn thắng. Thánh Lễ Giỗ Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm kết thúc lúc 12 giờ, sau đó ban tổ chức mời dùng thức ăn nhẹ do Hội Các Bà Mẹ Công Giáo và ban tổ chức khoản đãi. Ngoài Thánh Lễ này, vào lúc 4 đến 6 giờ chiều Chủ Nhật 1/11/2015, một buổi Lễ Tưởng Niệm cố Tổng Thống sẽ được cử hành thật long trọng tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ ở Westminster. (tp)
|
|
|
Post by Can Tho on Apr 6, 2017 1:02:58 GMT 9
CUỘC ĐẢO CHÁNH 11-11-1960
Khi xẩy ra cuộc đảo chánh 11-11-1960, tôi chỉ là một sĩ quan cấp nhỏ (thiếu tá), nhưng lại là một trong những vai chính bảo vệ chế độ, nhất là bảo vệ Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Ngày ấy, tôi là trung đoàn trưởng Trung Đoàn 12, thuộc Sư Đoàn 7 do Trung Tá Huỳnh Văn Cao làm tư lệnh. Trung đoàn của tôi là đơn vị đầu tiên ở miền Đông về Thủ Đô, chiếm lại đài phát thanh và ngăn chận đơn vị Nhảy Dù, lúc đó đang chiếm thành Cộng Hòa, không cho đơn vị này tấn công Dinh Độc Lập. Ngày 11/11/60, đơn vị của tôi đóng tại Bà Rịa là tỉnh Phước Tuy bây giờ. Lúc hơn 4 giờ sáng, tôi được Trung Úy Hảo gọi cửa, cầm theo một radio chạy pine, cho tôi rõ là Sàigòn có đảo chánh, do đơn vị Nhảy Dù làm chủ động. Lập tức, tôi cho báo động, và ra lệnh cho các tiểu đoàn thuộc trung đoàn sẵn sàng di chuyển theo lệnh. Đồng thời lúc đó, tôi cũng được lệnh sư đoàn phải đem quân ngăn chận trên đường từ Vũng Tàu về Sàigòn, không cho đơn vị Tiểu Đoàn 5 Dù về thủ đô. Tiểu đoàn này do Đại Úy Đỗ Kế Giai làm tiểu đoàn trưởng (sau này ông là thiếu tướng chỉ huy trưởng Biệt Động Quân). Tôi cho một đơn vị ra chận ở cầu Cỏ May, nhưng phần lớn tiểu đoàn dù vừa di chuyển qua rồi, chỉ còn đại đội chỉ huy và bộ phận hậu cần đang di chuyển. Hai bên bàn với nhau là ngừng lại, ai ở đâu ở đó đợi lệnh, vì cùng là bạn cả. Tôi ra lệnh cho Tiểu Đoàn 2 đang đóng ở Bình Long, do Đại Úy Bùi Sanh Châu làm tiểu đoàn trưởng, di chuyển ngay về Biên Hòa để gặp tôi ở đó. Ngoài ra, tôi cũng bảo Đại Úy Châu nhờ ông tỉnh trưởng lúc đó là Thiếu Tá Mẫn giúp đỡ, để trưng dụng xe đò nếu thiếu xe. Tiểu Đoàn 3 do Đại Úy Nguyễn Tri Phương làm tiểu đoàn trưởng cùng với tôi và bộ chỉ huy trung đoàn cũng di chuyển ngay về bộ tư lệnh sư đoàn ở Biên Hòa. Trước khi rời Bà Rịa, tôi gọi dây nói cho Thiếu Tá Nguyễn Minh Khen là tỉnh trưởng rõ tình hình, và cho biết sẽ đem trung đoàn về Sàigòn bảo vệ Tổng Thống. Thật ngạc nhiên khi ông trả lời là sự việc theo đài phát thanh thì đã xong rồi, và mừng là ông cũng quen nhiều với Đại Tá Nguyễn Chánh Thi. Ông khuyên tôi nên ở lại để đợi tình hình ra sao. Tôi trả lời là sẽ di chuyển trong ít phút nữa. Còn nhớ khi ông về nhận chức tỉnh trưởng, trong buổi tiếp tân ra mắt, ông kể tôi nghe là được Tổng Thống tín nhiệm và quen nhiều người quan trọng. Khi đoàn xe đến tỉnh lỵ, có xe hiến binh do thượng sĩ trưởng ty ra chận lại. Ông này đến chào tôi, thưa là theo lệnh của thiếu tá tỉnh trưởng, ông phải giữ đơn vị lại, không cho di chuyển. Tôi cười hỏi ông thượng sĩ này: – Anh có biết là tôi không thuộc quyền của tỉnh trưởng không? – Dạ tôi biết. Ông trả lời. Tôi nói thêm: – Anh có biết tỉnh trưởng là đại diện cho Tổng Thống ở tỉnh này, và bây giờ, Tổng Thống đang bị bọn phản loạn đảo chánh, tôi đem quân về dẹp loạn mà ông tỉnh trưởng ngăn lại, tức là ông theo phản loạn rồi còn gì. Thế bây giờ anh còn muốn giữ tôi lại hay không? Và anh co đủ sức làm việc này không? – Dạ em đâu có dám thiếu tá, có điều là theo lệnh thì em phải ra trình với thiếu tá rõ mà thôi. Nói rồi, ông nghiêm trang chào tôi. Đoàn xe tiếp tục lên đường. Đi đến Long Thành (quận lỵ), dân chúng đứng nhiều ở hai bên đường nghe tin trung đoàn 12 về dẹp phản loạn thì vỗ tay vui mừng. Khi đến Tam Hiệp, lại bị chặn nữa. Trước tôi, tiểu đoàn dù cũng bị chặn lại bởi tiểu đoàn 1 thuộc trung đoàn 11, cùng là một đơn vị của sư đoàn 7 như chúng tôi. Tiểu đoàn trưởng là Đại Úy Hà Văn Tấn đến chào tôi, thưa là có lệnh của sư đoàn ngăn chận tất cả các đơn vị muốn di chuyển qua, để chờ lệnh của tư lệnh sư đoàn. Tôi đồng ý để đơn vị lại, bảo Đại Úy Tấn để tôi đi đến bộ tư lệnh cùng với mấy sĩ quan tham mưu trước. Đại Úy Tấn trước là sĩ quan ở trung đoàn của tôi mới đổi về đây. Ông cho biết là Đại Úy Đỗ Kế Giai chỉ huy tiểu đoàn 5 Dù cũng để đơn vị lại, chỉ có xe của ông về bộ Tư lệnh sư đoàn trước tôi gần một giờ mà thôi. Vào đến bộ tư lệnh sư đoàn, tôi gặp Đại Úy Đỗ Kế Giai, hai anh em bắt tay thân mật. Anh Giai kể tôi nghe là theo lệnh của lữ đoàn Dù, anh phải đem tiểu đoàn của anh về Sàigòn. Anh không biết trước vụ đảo chánh xảy ra. Tôi hỏi thêm anh về tình hình, anh nói Tôi không rõ lắm. Anh cho biết trung tá Tư lệnh sư đoàn đã bảo anh ngừng lại. Tôi vào gặp tư lệnh sư đoàn, ông mừng lắm, bảo tôi ông chưa rõ tình hình ở Sàigòn ra sao, vì mất liên lạc. Tôi xin về ngay Sàigòn cho kịp thời gian, sẽ trình sư đoàn khi về đến nơi, và đợi chỉ thị của sư đoàn. Ông đồng ý và cho tôi rõ, cầu Bình Lợi đã bị phá bởi công binh nhẩy Dù rồi, nên phải sử dụng xa lộ mới, và sẽ gặp trở ngại ở cầu Xa Lộ phía trên Thủ Đức chưa làm xong. Tôi thưa đến đó, sẽ cố gắng lấy thuyền bè của dân chúng để vượt sông. Thế là trung đoàn của tôi về ngay Sàigòn bằng đường xa lộ, qua Thủ Đức. Trên đường di chuyển, tôi gặp Đại Tá Chuân, tư lệnh Sư đoàn 5 Bộ binh đang ngừng quân ở lối vào trường bộ binh Thủ Đức. Đại Tá gặp tôi cũng mừng lắm, cho biết ông ở đây để đợi quân của ông đang di chuyển từ Bình Dương về. Khi đến cầu xa lộ, tiểu đoàn 2 của tôi cũng theo kịp đến đó. Có cả Thiếu Tá Mẫn là tỉnh trưởng Bình Long, cũng theo về với tiểu đoàn của tôi. Anh em gặp nhau mừng rỡ . Anh hứa là về đến Sàigòn sẽ giúp tôi lo việc liên lạc với phủ Tổng Thống, vì trước đây anh làm việc ở đó. Cùng lúc ấy, Đại Úy Nguyễn Đức Xích là phó tỉnh trưởng nội an của Gia Định cũng dến gặp tôi, cho biết anh đã phải giả trang là thường dân đi xuồng qua cầu Bình Lợi, chạy về sư đoàn 7, được trung tá tư lệnh cho xe đưa đến chỗ tôi để cùng về Sàigòn. Đơn vị của tôi tập trung được một số thuyền buôn để vượt sông, nhưng mỗi lần chỉ được một đại đội, và sông quá rộng nên mỗi lần di chuyển phải mất hơn nửa giờ. Anh Xích và tôi bàn nhau sẽ cho thử hai đại đội qua sông, rồi cứ di chuyển về tòa Tỉnh trưởng Gia Định trước, đợi các đơn vị đến sau. Nhưng khi đang bàn định thì may mắn gặp một đoàn tầu Hải quân ghé vào, giúp chúng tôi vượt sông một cách dễ dàng. Thế là cả đơn vị tôi đến tòa tỉnh trưởng Gia Định khoảng 5 giờ sáng hôm sau, ngày 12-11-60. Chúng tôi, Thiếu Tá Mẫn, Đại Úy Xích và tôi tìm mọi cách để liên lạc với phủ Tổng Thống mà không được. Tôi dùng điện thoại quân sự để liên lạc với Nha chiến tranh tâm Lý của Trung Tá Nguyễn Văn Châu, gặp ngay một sĩ quan ở đầu dây bên kia. Tôi nói cần gặp Trung Tá Châu gấp, cho biết tôi là trung đoàn trưởng trung đoàn 12 hiện ở tòa tỉnh trưởng Gia Định. Anh Châu mừng quá: – Duệ ơi, moa muốn rơi nước mắt nghe tin Duệ về bảo vệ Tổng Thống. Tình hình còn rối ren lắm vì chúng có đài phát thanh, nên dân chúng và quân đội hoang mang vô cùng. Vậy Duệ cố làm sao lấy lại đài phát thanh là chúng sẽ mất tinh thần ngay, và anh em quân đội cũng như dân chúng hết hoang mang. Tôi hỏi thêm ngoài nhiệm vụ này, anh còn ý kiến gì và việc gì cần làm nữa không? Theo tôi, chỉ cần một tiểu đoàn của tôi đủ sức lấy lại đài phát thanh trong một hay hai giờ là cùng. Tôi đề nghị sẽ cho một tiểu đoàn tái chiếm đài phát thanh và một tiểu đoàn đóng tại sở thú, gần với nha chiến tranh tâm lý, để làm trừ bị và bảo vệ dinh Độc Lập. Anh Châu reo lên trong điện thoại: Nghe Duệ nói, mình thấy lên tinh thần, vậy Duệ cứ làm ngay đi, mình tin tưởng ở Duệ. – Vậy anh cứ sắp xếp những công việc phải làm sau khi tái chiếm được đài phát thanh đi. Trong khi ấy, Đại Úy Xích giúp tôi lo được một số quân xa và mọi thứ xe đủ để di chuyển. Tôi họp anh em, giao cho tiểu đoàn 2 của Đại Úy Châu tái chiếm đài phát thanh. Tôi lưu ý anh là phải chiếm các cao ốc xung quanh và nếu cần bắn trên nóc nhà đài phát thanh, để cho tụi họ mất tinh thần trước, rồi tấn công sau. Điều cần là phải bảo vệ máy móc trong đài, để có thể sử dụng được ngay sau khi tái chiếm đài. Tôi sẽ đích thân chỉ huy cùng với tiểu đoàn 3 nếu anh gặp khó khăn. Nhưng tôi tin là chỉ một tiểu đoàn là đủ rồi. Thiếu Tá Mẫn hăng hái nói với tôi xin đi theo tiểu đoàn 2 để tái chiếm đài phát thanh. Tôi trả lời tùy anh, nếu anh thích đi với tiểu đoàn 2 cũng được, nếu không, anh đi cùng với tôi về sở thú vì hai nơi này gần nhau. Anh quyết định đi theo tiểu đoàn 2. Tôi đùa với anh khi nói với Đại Úy Châu: – Anh lại có thêm một nhiệm vụ nữa là bảo vệ thiếu tá tỉnh trưởng, như khi anh ở Bình Long vậy. Khi đoàn xe của tiểu đoàn 2 di chuyển, tôi cũng đi ngay. Tôi di chuyển về sở thú qua đường Hồng Thập Tự, mục đích là để đi qua thành Cộng Hòa phía sau. Anh em ở trên lầu trong thành thấy binh sĩ của tôi đi qua vẫy tay chào, anh em cũng vẫy tay chào lại, có vẻ thân mật lắm. Một vài binh sĩ trong đám hộ tống của tôi còn hô: Ngô Tổng Thống muôn năm, anh em trong thành vẫn vẫy tay. Tôi mừng thầm vì anh em quân đội vẫn còn tình đồng đội. Chỉ có một số cấp cao nhiều tham vọng gây ra cuộc đảo chánh này, chứ anh em ở dưới, đâu có oán hận gì Tổng Thống mà muốn đảo chánh ông? Ngay như việc đơn vị của tôi ra ngăn đơn vị của tiểu đoàn 5 Dù ở cầu Cỏ May cũng vậy, anh em gặp nhau thì chào hỏi và bàn tính với nhau để trình lại cấp trên, chứ có ý định giao tranh với nhau đâu. tiểu đoàn 5 Dù đến Tam Hiệp bị chặn lại bởi tiểu đoàn 1, trung đoàn 11 cũng vậy, hai bên vẫn êm ả thảo luận với nhau và Đại Úy Giai cũng cho tôi biết là đâu có biết cuộc đảo chánh xảy ra mà chỉ về Sàigòn theo lệnh của lữ đoàn mà thôi. Khi ông được Trung Tá Cao, tư lệnh sư đoàn 7 yêu cầu ngừng lại, ông cũng đồng ý. Sau này tụi tôi mới biết là một số cấp chỉ huy đã lừa anh em, nói là lính lữ đoàn phòng vệ phủ Tổng Thống làm phản, nên anh em phải tấn công thành để cứu Tổng Thống. Như vậy, đâu phải là cuộc cách mạng như nhiều sách viết sau này, mà là cuộc phản loạn thì đúng hơn. Khi tôi đến sở thú thì được báo cáo của tiểu đoàn 2 là đã bố trí xong quanh đài phát thanh rồi, và đúng như lệnh của tôi, các cao điểm quanh đài đều được chiếm đóng và sẵn sàng yểm trợ cho đơn vị tấn công vào đài. Tôi hỏi lại để rõ đơn vị bảo vệ đài độ bao nhiêu. – Theo tôi ước lượng thì khoảng trên dưới một đại đội mà thôi. Anh Châu báo cáo. – Như vậy mình chắc chắn sẽ chiếm lại đài một cách dễ dàng vì các cao điểm mình đã giữ được. – Chắc chắn như vậy đại bàng, tôi sẽ lấy lại đài phát thanh trong vòng một giờ. đại bàng yêm tâm. – Một điều tôi cần nhắc anh: đơn vị bảo vệ đài không phải là địch mà là bạn. Cái khó là chiếm được đài mà không có thiệt hại nhiều cho đơn vị bảo vệ, và như tôi đã dặn phải giữ cho máy móc không bị hư hại để sử dụng sau khi tái chiếm. Tôi đề nghị anh biểu dương cho họ rõ là mình đông quân và đã chiếm được các cao điểm, chỉ bắn trên nóc nhà cho họ ẩn núp, cho ném mấy trái lựu đạn khói rồi tấn công thẳng vào đài. – Tôi hiểu ý đại bàng. – Vậy anh thi hành đi, tôi mở máy thường trực theo dõi. Tôi theo dõi trên máy truyền tin có khuếch đại, nghe rõ tiếng súng cùng tiếng hò hét, rồi nghe rõ ràng tiếng Thiếu Tá Mẫn hét to: – Tất cả giơ tay lên và đâu đứng đó. Thế là đài đã được tái chiếm trong độ 20 phút sau khi tôi nói chuyện với Đại Úy Châu. Đại Úy Châu hớn hở báo với tôi. – Trình đại bàng, đài đã được mình lấy lại và không có tổn thất gì, vì đơn vị bảo vệ không chống cự. Xin đại bàng đến đây để nói lời mở đầu. – Tôi đang bận báo cho Nha chiến tranh tâm lý để họ làm việc; vậy anh nhờ Thiếu Tá Mẫn nói mở đầu để trình Tổng Thống rõ ngay đi, càng sớm càng hay. – Thiếu Tá Mẫn xen vào và hỏi lại tôi. – Đại bàng sang đi chứ tôi biết nói gì bây giờ. – Thời giờ là quan trọng, nếu đợi tôi qua sẽ mất thời gian tính đi. Thiếu tá cứ nói là sư đoàn 7 đã về đến Sàigòn để bảo vệ Tổng Thống và tất cả sĩ quan, hạ sĩ quan và binh sĩ nguyện trung thành với Tổng Thống – và hô Ngô Tổng Thống muôn năm – đại ý như vậy. Từ khi chiếm lại được đài phát thanh thì tình hình khác hẳn. Tôi được tin sư đoàn 21 ở miền Tây cũng đã về tới. Tôi thấy nhiều xe phát thanh của Nha chiến tranh tâm lý đi kêu gọi anh em phía đảo chánh về lại đơn vị. Đơn vị nhẩy dù chiếm thành Cộng Hòa cũng rút về căn cứ, anh em của tôi đóng tại sở thú vẫy tay với họ, họ cũng vẫy tay lại rất là thân mật. Tôi luôn báo cáo sự việc về sư đoàn qua máy truyền tin, trung tá Tư lệnh sư đoàn mừng lắm và khen ngợi tôi. Người mừng nhất là Trung Tá Châu, Giám đốc nha chiến tranh tâm lý. Anh ôm lấy tôi: – Duệ ạ, thật moa không ngờ Duệ lấy lại đài phát thanh nhanh như vậy. Thật là tuyệt vời, moa mừng muốn khóc. Tôi di chuyển bộ chỉ huy về Nhà thờ Đức Bà. Đơn vị đóng ở sở thú thì gác thành Cộng Hòa, anh em gặp nhau vui vẻ mừng rỡ. trung tá tư lệnh sư đoàn đến gặp, tôi trình là khi đi, đã mang theo hết quân. Trung đoàn tại Phước Tuy chỉ còn mấy anh em tân binh mới tuyển mộ, nên trung úy Chỉ huy hậu cứ trung đoàn lo lắm, xin tôi cho gấp một đơn vị về ngay. Ông đồng ý. Tôi để Đại Úy Vũ Lộ là trung đoàn phó cùng một số đơn vị ở lại, còn tôi và một số thì về ngay chiều hôm đó. Trước khi về, tôi rủ một số anh em độ hơn chục người ra nhà hàng Givral ở cạnh tòa Đô Chính ăn kem, được đích thân ông chủ là một người Pháp ra mừng, và nhất định không lấy tiền. Ông nói: – Thật không tưởng tượng được. Tôi ngạc nhiên là binh sĩ cả hai phía đều rất có kỷ luật, không lợi dụng tình hình để phá dân chúng. Chúng tôi cứ nghĩ là hai bên sẽ nổ súng và thiệt hại chứ không êm đẹp như thế này, chúc mừng commendant đã thành công. Tôi trả lời: – Chúng tôi đâu có phải là kẻ thù của nhau, vẫn là anh em cả. Và vẫn trả tiền cho ông, mặc dầu ông không chịu lấy. Thật vậy, binh sĩ của chúng tôi vẫn tự nấu ăn lấy và đóng nhờ trong thành Cộng Hòa, không ai được ra ngoài để làm mất trật tự. Tôi cũng được nghe tin những người cầm đầu cuộc đảo chính đã trốn sang Cao Miên bằng một máy bay không quân. Tôi ghé lại Nha chiến tranh tâm lý để cho Trung Tá Châu rõ, tối nay tôi không đến ăn cơm với ông được theo lời mời của ông. Đến Nha chiến tranh tâm lý, tôi gặp Trung Tá Châu đang họp với khoảng gần 20 người để bàn định tổ chức biểu tình và tuyên dương các đơn vị về giải cứu vào ngày mai. Khi tôi bước chân vào, mọi người đều đứng dậy vỗ tay, ai cũng bắt tay tôi ân cần. Tôi thấy có Đại Tá Chuân, tự lệnh sư đoàn 5, Trung Tá Tung, chỉ huy trưởng lực lượng đặc biệt, cha Vàng dòng Chúa Cứu Thế, một vị thượng Tọa và nhiều người nữa mà tôi không nhớ tên. Khi nghe nói tôi cần về ngay để lo cho đơn vị, ai cũng ngăn và nói nên ở lại để dự lễ đón tiếp ngày mai. Tôi thưa là đã để đại úy trung đoàn phó của tôi ở lại với một số đơn vị. Tôi nhớ nhất là Trung Tá Tung, khi bắt tay từ biệt tôi, có nói: – Anh Duệ về bằng an, khi có biến loạn mới hay lòng trung thành của anh đối với Tổng Thống, tụi mình sẽ gặp lại nhau sau cám ơn anh. Khi tôi về lại Phước Tuy, có Đại Úy Nguyễn Dương Huy (sau lên trung tá làm tỉnh trưởng Phước Long) trước đây cũng là trung đoàn phó của tôi về cùng. Lúc bấy giờ anh là trưởng phòng 2 của Sư đoàn 22 do Trung Tá Nguyễn Bảo Trị là tư lệnh (sau ông lên trung tướng và cũng ở Orange County. Tôi vẫn gặp ông nhiều lần). Khi cuộc đảo chánh xem như thất bại thì Đại Úy Huy mặc thường phục, đến tìm tôi ở sở thú. Gặp tôi anh em mừng lắm. Anh nói đang đi phép về Sàigòn, nghe tin trung đoàn 12 về đây thì đến thăm tôi. Gặp lại các sĩ quan ở bộ tham mưu của tôi, và cũng là những người đã làm việc với anh trước đây, ai cũng niềm nở chào hỏi, nhưng tôi thấy anh có vẻ gượng gạo, và không được vui lắm. Rồi từ đó anh ở lại với tôi. Khi tôi quyết định về lại Phước Tuy, anh cũng xin đi cùng. Tôi hơn băn khoăn và muốn biết sao lại kỳ vậy, anh về thăm nhà ở Sàigòn mà lại muốn theo tôi đi Bà Rịa. Tôi chợt nhớ lúc đầu gặp lại ở sở thú, thấy anh có vẻ lo lắng. Tôi mừng rỡ nói: – Anh về với tôi thì vui quá. Trên đường về, anh em tâm sự, tôi hỏi: – Anh về bằng sự vụ lệnh hay giấy phép. – Tôi về bằng sự vụ lệnh. – Chắc ông tư lệnh cũng biết anh về chứ. – Biết vì ông ký sự vụ lệnh mà. – Chắc lúc xẩy ra cuộc chính biến anh bị kẹt ở tổng tham mưu. Anh ngần ngừ rồi trả lời: – Vâng tôi ở phòng 3 với Thiếu Tá Lợi là bạn của tôi (Thiếu Tá Lợi chạy sang Cao Miên với Đại Tá Thi và Trung Tá Đông). Tôi không muốn đưa anh vào thế kẹt, nhưng biết chắc là anh cũng dính vào cuộc nên không hỏi thêm và chỉ nói. – Tụi mình lúc nào cũng là bạn, tôi sẽ lo cho anh. – Cám ơn thiếu tá. Tối đó anh em bàn luận với nhau về cuộc đảo chánh, tôi đưa ý kiến. – Cuộc đảo chánh này cầm đầu bởi Đại Tá Thi, một người võ biền không có ý thức gì về chính trị thì dù đảo chánh có thành công, sau này cũng không làm gì cho dân cho nước được – Tôi chỉ thấy có cái lợi điểm là bất ngờ mà thôi – Họ ngụy tạo lý do là lính lữ đoàn phòng vệ làm phản, để lừa anh em nhẩy dù, là họ tự nhận không xứng đáng rồi. Chắc ông Thi muốn bắt chước Đại Úy Không Lee ở Lào chăng? Sáng hôm sau, tôi bàn với anh Huy là tôi sẽ ký một giấy nhận anh đã giúp tôi khi về đến sở thú để chống đảo chánh. Ngoài ra, tôi cũng hé cho anh biết là tôi thân với Trung Tá Châu và Trung Tá Tung trong quân ủy Cần Lao. Vì tình bạn, tôi sẽ lo cho anh nếu anh gặp điều gì khó khăn. Anh mừng lắm, tự đánh máy giấy chứng nhận, đưa tôi ký. Tôi nghĩ dù sao việc đã xong, nếu tôi muốn tâng công thì anh sẽ bị hại, và chắc chắn ảnh hưởng không hay cho cả tư lệnh của anh nữa, mà Trung Tá Nguyễn Bảo Trị là một vị tư lệnh trẻ và trong sạch, rất có cảm tình với anh em trong quân đội. Các bạn tôi đều khen như vậy. Tôi phải tảng lờ đi như không biết, để giữ trọn tình bạn. Anh em sĩ quan ở trung đoàn tôi ngày ấy rất quý mến nhau. Tối ngày 13 tháng 11 năm 1960, khi tôi gần ăn cơm tối thì có bác sĩ Nguyễn Đình Luyện là trưởng ty Y tế của tỉnh Phước Tuy đến kiếm, tôi ngạc nhiên không hiểu sao ông đến kiếm tôi vào giờ này. Ông nghiêm trọng bảo: – Ông thiếu tá giúp tôi việc này. Tối nay cho tôi ngủ lại đây với ông, tôi sợ bị bắt vì trong danh sách của phía đảo chính về chính phủ tương lai có tên tôi là bộ trưởng y tế, nên gia đình tôi ở Sàigòn cho tôi hay và tôi phải đi trốn sợ họ truy nã thì sẽ bắt tôi. Bác sĩ Luyện rất thân tình với tôi, ở tỉnh nhỏ tụi tôi đều quen nhau, chúng tôi hay lại nhà ông chánh án Dương Thiệu Sính đánh tổ tôm còm vào cuối tuần. Tôi đồng ý ngay và thu xếp chỗ cho ông ngủ ngay trong trung đoàn. Tối đó, ông nhờ tôi ngày mai đi gặp trung tá tư lệnh sư đoàn để nhờ ông nói với ông cố vấn Ngô Đình Nhu, là ông tuy ở Đại Việt, nhưng không biết có vụ đảo chính, sợ anh em cứ để tên ông vào vì ông có uy tín trong đảng. Ngoài ra, ông cũng hoạt động cùng ông Nhu trước đây khi Tổng Thống chưa về nước. Tôi cũng nói cho ông yên tâm là tôi quen với bác sĩ Tuyến (người cầm đầu mật vụ lúc bấy giờ). Tôi sẽ gặp ông Tuyến để trình bày cho ông rõ. Sáng hôm sau, tôi đi ngay về sư đoàn gặp trung tá tư lệnh. Ông bảo tôi là ông sẽ trình với ông cố vấn ngay. Theo ông biết, Tổng Thống rất buồn sau vụ này và ra lệnh không bắt giữ ai ngoài một số nhỏ người cầm đầu để giữ tình đoàn kết trong quân đội và nhân dân. Tôi lại về Sàigòn gặp bác sĩ Tuyến, ông cũng nói với tôi về việc Tổng Thống Diệm không cho bắt ai để giữ tình đoàn kết, và ông cũng biết danh sách lập chính phủ là do ông Hoàng Cơ Thụy lập sẵn, chứ họ không hề tiếp xúc với ai cả, để giữ bí mật. Ông cũng cho tôi rõ ông Thụy là bà con của Trung Tá Hồng. Tôi có đọc được tên các vị bộ trưởng trong danh sách mà lâu ngày tôi quên đi. Tôi chỉ nhớ có tên một người đàn bà là bà Mai Cắm làm đại sứ ở Phi Luật Tân. Tôi hỏi bác sĩ Tuyến bà này là ai, ông cho biết là mẹ vợ Trung Tá Đông và Trung Tá Hồng. Khi tôi ra về đến cửa, ông gọi lại, nói: – Duệ bảo bác sĩ Luyện không có gì để lo đâu, nếu được Duệ cứ đưa ông về thăm mình; mình cũng biết ông mà ngoài ra ở đây còn một ông dược sĩ Nguyễn Đình Luyện nữa, nên ông Luyện cứ an tâm. Tôi về kể cho bác sĩ Luyện nghe, ông mừng lắm. Sau này ông ở trong Thượng hội đồng quốc gia và ông luôn thăm hỏi tôi. Tóm lại, sau đảo chánh không có gì thay đổi trong quân đội, trừ những người trốn sang Cao Miên và một số người cầm đầu ra mặt bị giữ, còn không ai bị theo dõi hay nghi ngờ gì. Và trái lại, những người có công cũng không được thăng thưởng gì để giữ tình đoàn kết trong quân đội. Tổng Thống đến thăm lữ đoàn nhẩy Dù ngay. Trung Tá Viên là tham mưu trưởng Biệt bộ phủ Tổng Thống, được về thay Đại Tá Thi. Đa số vợ con những người bị bắt hoặc trốn sang Cao Miên cũng không bị làm khó dễ gì. Có nhiều bà vợ sang được Cao Miên sum họp với chồng. Sau này, tôi được đọc hồi ký của Trung Tá Vương Văn Đông và của Đại Tá Nguyễn Chánh Thi nói về cuộc đảo chính này, làm tôi nhớ lại lời Trung Tá Lê Quang Tung nói với tôi về sự chia rẽ của các ông hồi lưu vong ở Căm Bốt: các vị sĩ quan này khi lưu vong sang Cao Miên cũng bất đồng ý kiến với nhau, tình đồng đội cũng chả còn; đáng nhẽ ra cùng nhau mưu việc lớn mà khi thất bại phải lưu vong thì đùm bọc lấy nhau, đằng này lại thù ghét nhau. Giá như các ông này thành công, chắc lại tranh giành địa vị và đưa đến đổ máu lần nữa. Có một thiếu tá người Hoa Kỳ làm cố vấn cho tôi; ông này xuất thân từ trường Westpoint và đã học lớp bộ binh cao cấp như tôi, nhưng ông học khóa trước tôi nhiều, ông rất thân với tôi và giúp tôi rất nhiều trong việc huấn luyện và tham mưu. Trước khi lên đường về Sàigòn chống đảo chánh, tôi có rủ ông đi cùng, nhưng ông từ chối, nói không có lệnh của cố vấn sư đoàn nên không đi được; mặc dầu ông rất muốn đi để giúp tôi. Tôi hỏi ông nghĩ sao về cuộc đảo chánh này, ông trả lời ở Hoa Kỳ chả bao giờ có việc này xẩy ra, nên ông không có kinh nghiệm. Riêng ông, vì tình bạn giữa ông và tôi, nên ông cũng cho biết ý kiến. Theo sự hiểu biết của ông thì Tổng Thống là tổng tư lệnh quân đội, và quân nhân chống lại tổng tư lệnh là không đúng. Quân nhân chỉ có nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc và nghe lệnh của Tổng Thống. Quân nhân không thể lãnh đạo đất nước, trừ phi được dân chúng bầu lên, nhưng phải giải ngũ trước khi ứng cử. Tóm lại, quân đội cứ giữ đúng kỷ luật, và bảo vệ chính quyền hợp hiến, là đúng nhất. Trích : Nhớ lại những ngày bên cạnh tổng thống Ngô Đình Diệm " NGUYỄN HỮU DUỆ "
|
|
|
Post by Can Tho on Apr 12, 2017 0:15:02 GMT 9
TẤM LÒNG NHÂN ĐẠO VÀ BÁC ÁI CŨA TỖNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM
Câu nói nầy, thật quá đúng với cuộc đời làm Tổng Thống của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Cái dày gian nan mà ông phải chịu là đem mạng sống của chính ông và hai người em là ông Ngô Đình Nhu và ông Ngô Đình Cẩn để bảo vệ độc lập dân tộc, mà chính ông đã dành lại từ tay người Pháp. Rất tiếc những chính quyền sau khi lật đổ ông đã không có khả năng giữ được!
Khi hay tin TTNĐ Diệm vừa bị lật đổ cố Tổng Thống Tưởng Giới Thạch của Trung Hoa Dân Quốc nhận xét "Người Mỹ phải chịu trách nhiệm nặng nề trong việc hạ sát xấu xa này, Trung Hoa Dân Quốc mất đi một đồng chí tâm đầu ý hợp. Tôi khâm phục ông Diệm, ông xứng đáng là một lãnh tụ lớn của Á Châu. VN có lẽ phải mất tới 100 năm nữa mới tìm được một lãng tụ cao quý như vậy " Câu nói tiên tri của Tưởng Tổng Thống vào năm 1963 ít người nghĩ là câu nói lịch sử. Nhưng nay câu nói đó đã đúng 52 năm tức trên 50 phần trăm. Hậu quả của cuộc binh biến ngày 1.11.1963 là cơ hội cho Cọng sản Việt Nam cùng với sự trợ giúp Nga Tàu xua quân đánh chiếm miền Nam như lời bộ trưởng quốc phòng Miền Bắc là Võ Nguyên Giáp đã tuyên bố: "Cuộc chiến thắng năm 1975 chúng tôi đã nhìn thấy từ năm 1963". Võ Nguyên Giáp thấy gì? Thấy miền Nam giết người duy nhất có khả năng chống lại CS hữu hiệu, như lời của ký giả Cọng sản Mỹ Wilfrid Burchett nói với ký giả Keyes Beech sau khi biết ông Diệm đã bị giết. Ông ta nói: "Thật là không thể tin được: chúng nó đã giết người duy nhất có tư tưởng và tổ chức có thể chận chúng tôi"... Wilfrid Burchett không nói rõ "chúng nó và "chúng tôi" là ai, nhưng chúng ta cũng có thể thấy rõ là "chúng nó" là phe chống cộng, và "chúng tôi" là phe Cọng sản. Thật vậy, TT NĐ Diệm đúng là người duy nhất có thể chống lại CSVN . Vì sau khi giết TT Ngô Đình Diệm, các chính trị gia thượng thặng của miền Nam trước đó chống TT Ngô Đình Diệm đều thay nhau đứng vào cương vị lãnh đạo như TT NĐ Diệm; đều đã thất bại, mà cái thất bại sau cùng 30.4.1975 đã khóa sổ không cho những người chống TT Ngô Đình Diệm có cơ may chuộc lại lỗi lầm. Khi nói chuyện với cán bộ quốc gia về cuộc chiến tranh quốc cọng mà Miền Nam đang phải đối phó. Tổng Thống nói: “Chiến tranh nầy là vậy, đánh nhỏ chết ít, đánh lớn chết nhiều, mà đánh lớn sẽ lôi kéo các nước lớn vào, chúng ta không kiểm soát được, cứ giữ mức độ nhỏ chờ biến chuyển thế giới”. Biến chuyển thế giới ở đây có phải là sự sụp đổ ở Liên Sô năm 1989 chăng? Vì trong quyển Chính Đề Việt Nam, ông Ngô Đình Nhu đã viết trước năm 1963 rằng: "Liên Sô sẽ bỏ Cọng sản để về với Tây Phương, nhưng một trận chiến lớn hơn đang manh nha đó là Trung Cọng sẽ đụng độ với Tây Phương". Quả là ngày nay có thật. Với tầm nhìn như thế, anh em Tổng Thống Ngô Đình Diệm xứng đáng là người lãnh đạo quốc gia. Thử hỏi có ai trong số những người chống đối ông có được cái nhìn xa và chính xác như vậy không? Ông chủ trương không mở rộng chiến tranh để quê hương không bị tàn phá và giữ được sinh mạng của người dân. Xin nêu thêm một số sự việc trong rất nhiều nghĩa cử chứng tỏ lòng nhân đạo của Tổng Thống: - Với người đã ám hại Ông. Ngày 22 tháng 2 năm 1957 trong ngày Hội chợ tết tại Ban Mê Thuột, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã bị tên Cọng sản Hà Minh Trí 22 tuổi dùng súng ám sát ông. Tổng Thống không cho tử hình tên Hà Minh Trí mà còn cho sống tới ngày ông bị ám hại, và còn sống cho đến ngày 30.4.1975, được Cọng sản tuyên dương anh hùng. - Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã cho tu sửa phần mộ của ông Nguyễn Sinh Sắc là cha Hồ Chí Minh ở Miền Tây. Thật là một hành động vừa nhân đạo vừa chính trị để giảm cường độ chiến tranh thật khôn ngoan không chê vào đâu được. - Với phi công Phạm Phú Quốc, trong vụ phản bội đánh bom Dinh Độc Lập vào năm 1962, Ông đã không cho truy tố mà còn cho tùy viên Lê Châu Lộc xuống tận phòng giam xem anh ta có bị tra tấn không? - Tổng Thống chỉ thị sớm thả Nhất Linh Nguyễn Trường Tam dù ông nầy có tham gia cuộc đảo chánh bất thành năm 1960, và kéo dài thời gian đến tháng 7 năm 1963 mới cho đưa các bị can trong cuộc đảo chính ấy ra tòa, trong vụ nầy Phan quang Đán bị 10 năm. - Ngay cả lúc nguy hiểm đến tính mạng của ông mà Tổng Thống vẫn không cho lấy lính quốc gia đánh lính quốc gia để cứu ông. Chúng tôi xin trích câu hỏi số 22 trong 29 câu hỏi mà ông Minh Võ đã phỏng vấn ông Cao Xuân Vỹ. Câu 22. Ông Minh Võ hỏi: "Trong cuốn Nhớ Lại Những Ngày ở Cạnh Tổng Thống Ngô Đình Diệm, cựu đại tá Nguyễn Hữu Duệ viết rằng, ông ta xin phép Tổng Thống đem xe tăng thiết giáp lên bộ tổng Tham Mưu để bắt các tướng và dẹp đảo chính. Nhưng Tổng Thống không cho. Ông có biết chuyện này không? Ông Cao Xuân Vỹ Đáp: "Lúc ấy tôi đang ở bên Tổng Thống Diệm và ông Nhu tại dinh Gia Long. Chính tôi nghe điện thoại của ông Duệ và trình lên Tổng Thống. Tổng Thống la tôi: Các anh muốn gì? Ở với tôi bấy lâu mà không hiểu ý tôi sao? Dân Nghệ An các anh chỉ thích làm loạn. Đem quân đội chống quân đội là cách bảo vệ tổ quốc hả? Tôi thưa: Nhưng người ta đánh mình thì mình phải đánh lại chứ Tổng Thống. Chẳng lẽ để phải chết sao?"... Khi đương thời Tổng Thống đã xử với Dương Văn Minh như thế nào? Dương văn Minh là anh ruột Dương văn Nhật, Dương văn Nhật là đảng viên CS tập kết ra Bắc, được đảng CS đưa về Sài Gòn hoạt động, ẩn náu trong nhà Dương văn Minh, bị ông Dương văn Hiếu Trưởng Đoàn-Công-Tác-Đặc-Biệt-Miền-Trung bắt giam. Lập hồ sơ truy tố, nhưng Tổng Thống Ngô Đình Diệm chỉ thị, đem Dương văn Nhật sang Miên thả, Tổng Thống Ngô Đình Diệm còn xé hồ sơ nội vụ, vì sợ Mỹ biết, chê cười tướng miền Nam bao che Cọng sản. Việc thay đổi không cho Dương văn Minh trực tiếp cầm quân nữa đã làm Dương văn Minh bất mãn, mà cho sao được nữa, vì Dương văn Minh đã nuôi CS trong nhà . Việc Tổng Thống Ngô Đình Diệm thả Dương văn Nhật sang Miên mà không truy tố, là quá nhân đạo, có lợi cho Dương văn Minh. Vì nếu truy tố Dương văn Nhật thì Dương văn Minh là kẻ chứa chấp làm sao không có tội? Mà truy tố Dương Văn Nhật thì Tổng Thống Ngô Đình Diệm ăn nói thế nào với người Mỹ để giữ uy tín cho Dương văn Minh? Tổng Thống Diệm thả Dương văn Nhật còn có hàm ý cho Bắc Việt thấy miền Nam hòa hoãn. Nhờ vậy, phe Cọng sản quốc tế không cho Bắc Việt xua quân ồ ạt như khi ông Diệm đã chết. Lòng nhân đạo của Tổng Thống Ngô Đình Diệm vươn ra tới Tây Tạng. Nhà báo Trần Trung Đạo dưới tựa đề: TT Ngô Đình Diệm đã từng giúp gạo cho dân Tây Tạng tỵ nạn tại Ấn Độ? (Với 1500 tấn gạo), viết ngày 26.8.2014 trên báo " Đàn Chim Việt". Xin trích một đoạn của bài báo: " Về mặt nhân đạo, việc cố Tổng thống Ngô Đình Diệm tặng gạo cho nhân dân Tây Tạng phát xuất từ tình người. T T Ngô Đình Diệm đâu cần phải vượt qua hàng rào tôn giáo như người viết bài gán ghép cho cố Tổng Thống. TT Ngô Đình Diệm cũng không phải “âm thầm” giúp đở chỉ vì ngài là “Tổng Thống Công Giáo” mà lại giúp đỡ “những người Phật Giáo Tây Tạng”. Đạo Công Giáo chẳng những không cấm cản mà còn khuyến khích con cái Chúa giúp đỡ những người khó khăn, đói khát, chịu đựng không cùng tôn giáo. Hình ảnh Mẹ Teresa sẽ mãi mãi như ánh trăng thương yêu soi sáng sông Hằng Hindu Ấn Độ. Hàng triệu người Việt tỵ nạn Cọng sản sau 1975 đã vượt qua được chặng đường đầu đầy khó khăn, phần lớn cũng nhờ vào bàn tay cứu giúp của những người không cùng tôn giáo. Về mặt chính trị, cố Tổng thống Ngô Đình Diệm chắc chắn biết rằng Việt Nam Cộng Hòa và Tây Tạng có nhiều điểm giống nhau về hoàn cảnh lịch sử và địa lý chính trị. Hai dân tộc từng chịu đựng dưới ách thống trị của phong kiến Trung Hoa, hai quốc gia nhỏ chịu số phận vùng trái độn sát biên giới Trung Cộng, hai cuộc di dân tìm tự do trong đói khát, chịu đựng, viện trợ gạo, do đó, là một cách để thế giới thấy rằng Việt Nam Cộng Hòa luôn đứng về phía những người cùng chiến tuyến tự do. Ngày nay rất nhiều quốc gia có cảm tình với Tây Tạng nhưng trong thời điểm 1960 chỉ vỏn vẹn bốn quốc gia, trong đó có Việt Nam Cộng Hòa đã đóng góp trực tiếp vào việc cứu trợ dân tỵ nạn Tây Tạng. Và trong số bốn quốc gia, Việt Nam Cộng Hòa có thể là nước nghèo nhất về của cải nhưng giàu hơn nhiều cường quốc về lòng nhân đạo." (hết trích báo). - Lá thơ cảm ơn Tổng Thống Ngô Đình Diệm của bà Từ Cung mẹ Vua Bảo Đại đã xác nhận rằng hằng năm bà vẫn được Tổng Thống chu cấp tiền nuôi sống. Đây cũng là một nghĩa cử tình người đáng trân trọng của Tổng Thống Diệm. Nhắc lại giai đoạn lịch sử nầy, mà không nhắc đến người chịu trách nhiệm chính cho vận mạng miền Nam là một thiếu sót. Vì nếu ông Ngô Đình Diệm còn lèo lái con thuyền miền Nam thì Nga sô không cho Bắc Việt xe tăng T 54, pháo lớn 122li hay 130li thì không có ngày 30.4.1975. Trước 1963 làm gì có súng AK, B40, làm gì có đại bác 122 li, 130li, điều đó cũng có nghĩa là Tổng Thống Ngô Đình Diệm ngăn chận chiến tranh từ Liên Xô. Kết thúc hội nghị Giơ-ne-vơ 1954, thủ tướng Trung Cọng Chu Ân Lai đề nghị với người đại diện phía quốc gia, là BS Trần văn Đỗ họ muốn đặt đại sứ tại Sài Gòn, mà Trung Cọng đã nghĩ đến điều đó, thì Liên Xô đương nhiên phải thấy? Để chứng minh điều đó năm 1957 lãnh tụ Liên Xô là tổng bí thư Khrushchev đề nghị cho VNCH là miền Nam và VNDCCH là miền Bắc cùng vào LHQ. Khi đó Trung Cọng và Nga Sô chỉ muốn lôi kéo Nam Việt Nam đừng quá nghe Mỹ. Việc ông Ngô Đình Diệm chống Pháp từ quan, và việc cha ông Ngô Đình Diệm là cụ Ngô Đình Khả chống Pháp đày Vua Thành Thái đến nỗi mất chức, là điều thuận lợi cho việc chống đế quốc của phe Cọng Sản. Họ chỉ nhìn ông Ngô Đình Diệm mà quyết định hòa hoãn hay chiến tranh, đúng như cục diện miền Nam đã xảy ra như vậy. Giai đoạn chót, khi biết cuộc chiến không thắng nổi, Mỹ cũng phải nói chuyện với Trung Cọng và đi đêm với Bắc Việt, điều mà trước đây Mỹ không cho ông Diệm làm mà còn giết ông nữa. Xem ra, Tổng Thống Ngô Đình Diệm thấy trước phải làm gì trước khi người Mỹ thấy. Hôm nay là ngày Lễ giỗ thứ 52 của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm tôi xin đọc lại lời nhận xét của cố TT Trung Hoa Dân Quốc Tưởng Giới Thạch như một lời trong điếu văn của Tưởng Tổng Thống: "Người Mỹ phải chịu trách nhiệm năng nề trong việc hạ sát xấu xa nầy Trung Hoa Dân Quốc mất đi một đồng chí tâm đầu ý hợp. Tôi khâm phục ông Diệm ông xứng đáng là một lãnh tụ lớn của Á Châu. VN có lẽ phải mất tới 100 năm nữa mới tìm được một lãng tụ cao qúy như vậy ". Xin mượn lời đại sứ Pháp Jean Marie Mérillon viết ngày 30.04.1975 khi ông bị Lê Đức Thọ đuổi ra khỏi Sài Gòn làm câu kết bài viết của tôi hôm nay. Đại sứ viết: "Sau hết, chế độ Việt Nam Cộng Hòa thua, nhưng thật ra người Việt Nam chưa thua cộng sản. Trận chiến chưa chấm dứt vào ngày 30 tháng 4 năm 1975". Khối TT NĐD Đức Quốc Nguyễn Duy Sâm
|
|
|
Post by Can Tho on Jun 19, 2017 1:12:20 GMT 9
BIẾT GÌ VỀ NGƯỜI KIẾN TẠO VNCH KỲ 1/3: ÔNG DIỆM KHÔNG PHẢI TỪ TRÊN TRỜI RƠI XUỐNG
Tôi đã ấp ủ bài viết này khá lâu trên ipad, và cố gắng cô đọng để nó không dài quá, nhưng cũng ráng tìm thêm thông tin để nó không trống trải quá. Tôi hứa với bạn rằng bài viết này khách quan, đáng để bạn đọc và thủ đắc cho mình thêm một cái nhìn của một người trẻ về Ngô Tổng thống. Đây là phiên bản bỏ túi để các bạn trẻ tiện đọc. Bản chi tiết có lẽ không thích hợp đăng lên vì quá dài. Bài này có 16 mục số, có lẽ đăng làm 3 kỳ. Ai rảnh đón đọc. Quan trọng nhất là kỳ 1. (Sau này, nếu lượng tư liệu và thời gian cho phép, tôi sẽ viết một cuốn tiểu thuyết về con người ấy, bạn nhớ đón đọc!)
1) Xuất thân, thành phần gia đình, thời niên thiếu Ngô Đình Diệm sinh năm 1901, sau Nguyễn Sinh Coong mười năm, trong một gia đình Công giáo lâu đời và có truyền thống Nho học tại Quảng Bình, đồng hương với Võ Nguyên Giáp. Thân phụ là cụ Ngô Đình Khả, một quan lớn trong triều Nguyễn, là người cùng thời và là thông gia với cụ Nguyễn Hữu Bài, hai ông đều từng là Thượng thư, tương đương bộ trưởng bây giờ, và cùng làm cố vấn cho vua Thành Thái. Ngô Đình Diệm là con thứ ba, hai người anh tên Khôi (rể cụ Bài) và Thục (sau này làm đi tu làm tới chức giám mục), ba em trai lần lượt là Nhu (sau làm cố vấn), Cẩn (làm người nhàn rỗi ăn trầu đi guốc tại Huế), Luyện và hai em gái là Thị Giáo và Thị Hiệp. Các anh em đều lót chữ Đình sau họ Ngô. Năm Ngô Đình Diệm lên bảy, vua Thành Thái bị Pháp đày sang châu Phi, cụ Khả cùng nhiều quan lại không tùng phục với Pháp bảo hộ nên từ quan về làm ruộng. Các anh em họ Ngô vẫn được đi học, ngoài giờ học thì đi chăn trâu cắt cỏ, phụ giúp cha mẹ việc nhà và việc ruộng nương. Năm mười lăm tuổi, cùng với anh là Thục vào tu tại tiểu chủng viện Phủ Cam. Tuy nhiên, anh Thục thì tu được, còn chú Diệm thì chịu không nổi nên xuất tu, đời tu vỏn vẹn mấy tháng. Sau đó xin qua học trường Quốc học Huế ba năm. Trong thời gian này được cụ Nguyễn Hữu Bài đào tạo và truyền các tư tưởng trị quốc Nho giáo. Đến năm mười tám tuổi thì tốt nghiệp Quốc học Huế. Tốt nghiệp ở Huế, ra Hà Nội học trường Hậu Bổ thêm hai năm nữa, tương tự học học viện hành-chính-công bây giờ. 2) Con đường lập thân Ngô Đình Diệm tốt nghiệp ở Hà Nội năm hai mươi mốt tuổi, tức là vào năm 1921. Sau khi tốt nghiệp, được triều đình Huế bổ nhiệm làm tri huyện Hương Trà. Làm việc mẫn cán liêm khiết, nên sau hai năm được đổi về làm tri huyện Hương Thuỷ, là huyện gần kinh đô Huế. Đến năm 1926, tài coi sóc dân chúng phi thường, huyện dân ca ngợi ân đức, nên được triều đình thăng làm tri phủ Hải Lăng, tương đương chủ tịch tỉnh Quảng Trị bây giờ, khi mới hai mươi bảy tuổi. Tiếp tục trổ tài an bang định quốc, phát triển phủ huyện sầm uất, kinh thương tấp nập, dân trong phủ ấm no. Điều hành các tri huyện răm rắp, diệt trừ tham quan ô lại, răn đe cường hào ác bá. Cả phủ đều sợ oai, lại tưởng nhớ công lao. Tính cương trực hiếm có, làm cho thuộc cấp lẫn đồng liêu đều vị nể. Làm tri phủ ba năm thì được thăng cấp nữa. Năm ba mươi mốt tuổi, được thăng lên chức Quản đạo Ninh Thuận, đại khái như chức trưởng ban chỉ đạo Nam Trung Bộ bây giờ. Càng ngày càng thể hiện bản lĩnh xuất chúng, nên được “cơ cấu về trung ương”, tức là được sắp xếp để cho về làm việc trong triều. Năm 1933, được triều đình tấn phong chức Thượng thư bộ Lại, chuyên coi việc hành chính và nhân sự quan lại (đúng ngành học luôn hén ^^), tương đương vị trí của ông Nguyễn Bá Thanh khi được điều về Hà Nội. 3) Từ Thượng thư triều Nguyễn đến Thủ tướng Quốc gia Việt Nam a. Thượng Thư bộ Lại Khi về trung ương, là một thượng thư trẻ tuổi nhất giữa các công khanh già khọm, lại được học hành theo lối mới của Tây phương và cả lối cũ của Nho học, nên đem lại luồng gió mới đầy hứng khởi cho bộ máy cai trị già cỗi. (Mặc dù là một quan lớn, tài hoa lại đẹp trai, nhưng không hề lấy vợ. Có thể thôi, ông Diệm là người vô tính - …) Đề xuất cải cách đất nước tận căn, bắt đầu từ việc cải cách các kỳ thi cử rườm rà, bãi bỏ thủ tục quỳ lạy ở cửa quan. Đề xuất triều đình tài trợ quan lại có tài đi du học, tinh giản bớt các chức tước không cần thiết, tiết kiệm ngân khố quốc gia. Sâu xa hơn, là cải cách để tước bỏ dần ảnh hưởng của Pháp lên triều đình, đi đến độc lập tự chủ. Gặp rất nhiều chống đối từ phe thủ cựu của Tổng lý Ngự tiền Văn phòng Phạm Quỳnh, nhưng cũng không ít sự tán thành. Triều đình chấp nhận cải cách trong âm thầm để tránh đối đầu trực diện với Pháp, thượng thư Diệm được chọn làm người đứng mũi chịu sào cho phong trào cải cách táo bạo này. Chương trình của thượng thư Diệm với Pháp như sau: Lật lại Hoà ước Giáp Thân 1884 để đòi Pháp phải sáp nhập Trung Kỳ và Bắc Kỳ làm một như đúng trong điều khoản Từ đó buộc Pháp xoá bỏ hai chức Thống sứ Bắc Kỳ và Khâm sứ Trung Kỳ, chỉ đặt một viên đại diện cho Pháp tại Huế, đại khái như chỉ cho mở một đại sứ quán, không có quyền can thiệp nội bộ vào An Nam. Vận động hành lang để Viện Dân Biểu Trung Kỳ tham gia chính trị, có ghế trong Hạ Nghị viện Pháp như ở Nam Kỳ. Liên hệ chính phủ Nhật để tạo sức ép với Pháp thực thi các điều trên. Chương trình này bị Phạm Quỳnh phát giác, sợ hãi Pháp sẽ thanh trừng hoặc tàn sát triều đình, nên đã dùng cách này cách khác mà phá hoại. Kể cả việc hợp tác với Khâm sứ Trung Kỳ là Eugene Chatel để tước đoạt quyền lực của thượng thư Diệm và các quan lại muốn tự chủ. Do sợ chuyện đã đổ bể, Pháp đã hay biết, triều đình quay ngoắt lại với chương trình cải cách và lạnh nhạt với thượng thư Ngô Đình Diệm. Bình: xin đừng ai kết án Phạm Quỳnh bán nước, ông ta có tội là thủ cựu và nhút nhát mà thôi, ít ra ông không bán đứng Ngô Đình Diệm, giống như kẻ bí ẩn đã bán đứng các ông Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu… cho Pháp. Kẻ bí ẩn đó là ai, khi nào tui viết về Phan Bội Châu các bạn sẽ biết. Chán nản, ông từ quan tháng bảy cùng năm, về quê cày ruộng mấy tháng, vận động được một số tiền bạc gởi cho hoàng thân Cường Để, ủng hộ các ông này và phong trào Đông Du. Tuy nhiên, Ngô Đình Diệm hoạt động độc lập với phong trào của Cường Để. b. Hoạt động tự do Cuối năm 1933, chí sĩ Ngô Đình Diệm ba mươi ba tuổi, bỏ lối sống ẩn cư vào Nam Kỳ, cụ thể là Sài Gòn, cùng với các chí sĩ khác tổ chức các buổi thuyết trình về quyền tự chủ và độc lập dân tộc cho giới trí thức Sài Gòn cùng tham dự và phản biện. Có nhiều buổi thuyết trình có đến hàng ngàn người dự khán và đặt câu hỏi. Nhờ ông và các bạn chung chí hướng, phong trào đòi tự chủ và bài xích Pháp lên cao mãnh liệt, rất nhiều trí thức Pháp, linh mục Pháp và các nước khác, cảnh sát, phóng viên, phú hộ, quân nhân bổn xứ, hội đồng, thương nhân… ủng hộ phong trào. Thừa thắng, ông Ngô Đình Diệm và các bạn vận động sang Pháp, để các chính khách Pháp cùng ký thỉnh nguyện thư đòi Toàn quyền Đông Dương Pierre Pasquier phải từ chức. Tuy nhiên, quyền lực của một Toàn quyền coi sóc ba nước thuộc địa đâu phải nhỏ, phong trào bị đàn áp, chí sĩ Diệm và các bạn cùng nhiều linh mục và trí thức bị tù đày hoặc sách nhiễu. Tuy nhiên, với sức ép của của các chính khách Pháp, Pasquier phải thả Ngô Đình Diệm ra và đem về giam lỏng tại Quảng Bình. Ông Ngô Đình Diệm bị quản thúc một năm thì Pasquier ngỏm củ tỏi không rõ nguyên nhân. Toàn quyền mới là Robin có thiện cảm với nhóm Ngô Đình Diệm, huỷ quyết định của Pasquier và trả tự do có điều kiện cho chí sĩ Diệm, buộc ông không được hoạt động kháng Pháp tại ba kỳ nữa. Ông Ngô Đình Thục khi này là giám mục tiên khởi của giáo phận Vĩnh Long, bảo lãnh cho em mình về dạy học tại trường Thiên Hựu. Ông Diệm dạy học và hoạt động âm thầm từ năm 1934 tới năm 1942. Trong thời kỳ này, tư tưởng và đường hướng trị nước của ông hình thành rõ nét. Ông liên hệ các chí sĩ kháng Pháp, ủng hộ phong trào Đông Du và hoàng thân Cường Để, giữ liên lạc với các bạn cùng chí hướng. c. Đại Việt Phục Hưng Hội Cho tới thời điểm này, đường lối của chí sĩ Diệm vẫn là bất bạo động và phi vũ trang. Trái ngược hoàn toàn với đường hướng bạo lực cách mạng của ông Hồ Chí Minh, vốn về nước năm 1941 để lập chiến khu kháng Pháp tại Bắc Kỳ. Chí sĩ Ngô Đình Diệm thấy thời cơ đã tới, nên cùng với các bạn cũ lập ra Đại Việt Phục Hưng Hội, phạm vi hoạt động ở Trung Kỳ, đường lối vẫn là chính trị bất bạo động. Chủ yếu là biểu tình, bãi khoá, bãi thị, bãi công, thuyết trình. Ngoài ra còn ủng hộ hoàng thân Cường Để, vốn là cháu trực hệ 5 đời của vua Gia Long - cháu trai hoàng tử Cảnh - vì Cảnh mất sớm chứ đúng ra chính ông mới là người thừa kế Gia Long. Đại Việt Phục Hưng Hội chủ trương dân tộc chủ nghĩa, đề cao tinh thần nhân nghĩa của Khổng giáo, tinh thần Đại Việt và tính chính danh của Kỳ ngoại hầu Cường Để. Nếu thành công sẽ gầy dựng một nước quân chủ lập hiến, với hoàng thân Cường Để là vua. Hội cũng chủ trương thân Nhật vì vấn đề văn hiến và chủng tộc. Hội hoạt động tới 1944 thì bị Pháp đình chỉ. d. Uỷ ban Kiến Quốc Lính Pháp nhận lệnh vây bắt chí sĩ Diệm tại tiểu chủng viện Phủ Cam - Huế, nhưng ông được lính Nhật cứu thoát và cho phi cơ đưa vào Sài Gòn. Chí sĩ Ngô Đình Diệm tiếp tục lãnh đạo các bạn cũ và trí thức Sài Gòn trong Hội cũ thành lập Uỷ ban Kiến Quốc tại Nam Kỳ. Đường lối hoạt động và chủ trương của uỷ ban này giống y như Đại Việt Phục Hưng Hội, cả hai vốn chỉ là một tổ chức đổi tên.Ông tiếp tục lãnh đạo uỷ ban vận động để hoàng thân Cường Để về nước lãnh đạo phong trào kháng Pháp và đăng cơ làm vua Đại Việt. Do áp lực của phe Đồng Minh, phong trào Đông Du tại Nhật bị tan rã, hoàng thân Cường Để không còn uy tín với Nhật. Nhật ủng hộ Bảo Đại và chính phủ thân Nhật của Trần Trọng Kim, Uỷ ban Kiến Quốc rơi vào trạng thái không có chủ đạo và tan rã. Ngô Đình Diệm một lần nữa phải tự chất vấn mình về đường lối cứu nước, ông bắt đầu nghi ngờ chính trị Nho giáo. Thời điểm này, Nam Kỳ hết sức nhiễu nhương với các giáo phái Cao Đài, Hoà Hảo, các lực lượng quân phiệt, các cơ sở Việt cộng và những bang hội của Hoa kiều. e. Với Việt Minh Năm 1945, chí sĩ Diệm 46 tuổi, vẫn không lập gia đình. Chiến tranh thế giới kết thúc, Nhật hết vai trò ở Đông Dương, Bảo Đại thoái vị, chính phủ Trần Trọng Kim không có quân đội, bị phe VM của ông Hồ cướp chính quyền. Những năm tiếp theo, các nhà hoạt động độc lập và bất bạo động, quan lại triều Nguyễn, các đảng phái… bị Việt Minh bắt bớ. Rất nhiều tên tuổi thời danh bị chết trong giai đoạn này, Ngô Đình Khôi và con là Huân bị Việt Minh thủ tiêu, ông Diệm bị bắt. Lúc này, Mỹ ủng hộ cho phe Việt Minh của ông Hồ, tài trợ khí tài quân sự và tiền bạc. Ông Hồ ưu ái các trí thức như Phạm Quỳnh, Ngô Đình Diệm, Huỳnh Thúc Kháng… và mời vào chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. Bảo Đại nhận lời làm quốc trưởng chính phủ VNDCCH. Ông Diệm được mời làm Thủ tướng nhưng từ chối. Tuy nhiên, để tránh việc bị sách nhiễu, ông nhận lời làm cố vấn cho quốc trưởng Bảo Đại. f. Sống lưu vong một thời gian. VNDCCH tồn tại chẳng mấy tháng thì phải rút về rừng núi Tây Bắc để trốn Pháp. Thời gian này VNDCCH và ông Hồ vẫn nhờ Mỹ rất nhiều. Các bạn ngu học thì gọi đây là thời kỳ “Kháng chiến chín năm” - kháng chiến cái lờ ! Bảo Đại cũng phải lưu vong và ra sức điều đình để ký hoà ước với Pháp. Ông Diệm lúc này vẫn sùng bái Nho giáo và tin vào chế độ quân chủ, nhiều lần sang Hongkong thuyết phục Bảo Đại giữ tự chủ dân tộc, không phụ thuộc vào nước ngoài, tuy nhiên lời can gián của ông không được Bảo Đại xem trọng. Chán nản, ông từ chối luôn lời mời của Bảo Đại làm thủ tướng chính phủ mới do Pháp bảo hộ, ông đi thăm thú nơi này nơi kia khắp Việt Nam, lúc thì ở Huế, lúc ở Quảng Bình, khi về Đà Lạt, khi lại ở Vĩnh Long. Sau đó, năm 1949, ông lập ra Đảng Xã Hội Công giáo (giống y như đảng đang cầm quyền ở Đức hiện nay), nhưng không thành công mấy. Năm 1950, Việt Minh nhận thấy mối nguy từ tinh thần dân tộc chủ nghĩa, nên mở chiến dịch ám sát và thanh trừng hàng loạt chí sĩ ái quốc phi cộng, trong đó có Ngô Đình Diệm. Lúc này, Việt Minh đã đi đêm với Tàu khựa, vốn vừa lập quốc hồi năm ngoái, theo chủ thuyết cộng sản. Ông Diệm nhờ anh là giám mục Ngô Đình Thục giúp chạy sang Roma, rồi sau đó sang Nhật gặp hoàng thân Cường Để, và nhờ người giới thiệu, ông gặp thống tướng Douglas MacArthur, là người đại diện Mỹ tái thiết Nhật Bản lúc này. Chí sĩ Ngô Đình Diệm trình bày về tình hình Việt Nam và bày tỏ mong muốn Hoa Kỳ hỗ trợ để Việt Nam độc lập tự chủ. Tuy nhiên, MacArthur không quan tâm lắm, bởi lúc này Mỹ đang đặt vào cửa Việt Minh để chống Pháp bằng vũ trang ở Đông Dương. Tức khí, ông Diệm bay luôn sang Mỹ để hội kiến với tổng thống Mỹ khi đó là Eisenhower, cũng để trình bày về những ấp ủ của ông cho Việt Nam và Đông Dương. Tuy nhiên, những cố gắng của ông không có kết quả. Nguyên do đã nói ở trên, Mỹ đang đặt vào cửa VM. Chí sĩ Ngô Đình Diệm lang thang ở Mỹ hai năm để vận động cho Việt Nam, gặp rất nhiều chính khách Mỹ cả hai đảng Dân chủ và Cộng hoà, kết thân với cả Thượng nghị sĩ John F.Kennedy (sau làm Tổng thống Mỹ), học nhiều khoá học về chính trị và quản trị cũng như kinh tế tại các đại học danh giá Hoa Kỳ. Từ thời điểm này, Ngô chí sĩ bắt đầu hoạt động chính trị theo đường hướng Tây phương, từ bỏ chủ nghĩa trung quân ái quốc của Nho giáo. Tất nhiên, tinh thần dân tộc chủ nghĩa của ông thì không hề lay chuyển. Và cũng từ thời điểm này, Ngô chí sĩ bắt đầu thừa nhận con đường chính trị bất bạo động và phi vũ trang ở Việt Nam chỉ là chuyện viễn vông. Ông sống tại Bỉ vài tháng và sau đó sang Pháp cư ngụ, tiếp tục hoạt động chính trị trong cộng đồng người Việt tại Pháp. Lúc này, chí sĩ Diệm được năm mươi bốn tuổi. Năm 1954, VM công khai theo chủ nghĩa cộng sản, bỏ Mỹ và bám đít Khựa. Trong năm này, Khựa viện trợ cho miền Bắc 320 ngàn quân và vô khối khí tài quân sự để đánh trận ĐBP. Tất nhiên, VM vẫn hoạt động trong rừng núi Tây Bắc là chủ yếu. Còn ngoài ánh sáng thì do quốc trưởng Bảo Đại kiểm soát, đương nhiên, trong sự bảo hộ của Pháp, chính thể của Bảo Đại gọi là “Quốc gia Việt Nam”. Trong thời điểm này, Bảo Đại gởi rất nhiều sứ giả sang mời Ngô Đình Diệm về nước tham gia chính quyền nhưng ông đều từ chối. Bình: câu cửa miệng “Chính nghĩa Quốc gia” của binh sĩ VNCH bắt nguồn từ đây nha các em zombie đần độn, không phải chuyện chơi trên phim ảnh đâu nhé. Ngày 4/6/1954, Pháp ký hoà ước với chính quyền Bảo Đại trao trả độc lập cho Việt Nam. Hai tuần sau, đích thân Bảo Đại sang mời Ngô Đình Diệm về làm thủ tướng Quốc gia Việt Nam. Chí sĩ họ Ngô ra điều kiện chính phủ của ông phải được toàn quyền về chính trị và quân sự. Bảo Đại đồng ý, kết thúc mấy năm lưu vong của ông Ngô Đình Diệm. g.Thủ tướng Quốc gia Việt Nam Ngày 7/7/1954, ông Ngô Đình Diệm lập nội các mới tại Sài Gòn, chỉ có mười tám người, là các nhân sĩ trí thức của cả ba kỳ lúc đó. bình: em zombie nào hỏi chính phủ VNDCCH khi này ở đâu thì anh chửi cho thúi đầu, ở hang Pắc Bó chớ ở đâu? Quốc gia Việt Nam khi này theo chế độ quân chủ lập hiến, tài chính do ngân hàng Đông Dương - mà sau lưng vẫn là chính phủ Pháp - nắm hết, bộ máy chính quyền dân sự các cấp thì vẫn do các cán bộ người Pháp đảm nhận. Cảnh sát hả? Chính là đảng cướp Bình Xuyên do tướng cướp Bảy Viễn làm tổng chỉ huy. Quân đội, do trùm mật thám Pháp là Nguyễn Văn Hinh thống lãnh. Một nội các có mười mấy ông trí thức hom hem, chẳng có thực quyền, không có một cắc, không có một cận vệ, thì điều hành cả nước ra sao? Nếu là đám zombie tụi bây thì đứa nào có gan? bình: trong tình hình như vậy mà ông Ngô Đình Diệm dám về “xưng hùng xưng bá” thì tính ra ổng có gan cóc tía hử. Tất nhiên, lúc này ông chỉ được chính khách các nước ủng hộ tinh thần là chính, còn Mỹ thì vẫn chưa đặt niềm tin vào ông đâu, động lực nào làm ông có gan như vậy? Thưa: là tinh thần dân tộc chủ nghĩa, tự lực tự cường mà ra thôi bọn zombie đầu đất ạ! 4. Tương quan với Hiệp định Geneve và tình hình trong nước Ở trên, tao quên nói cho đám zombie biết, lúc này ngoài những vấn nạn kể trên, còn vấn nạn giáo phái cát cứ và thủ lĩnh quân phiệt nữa. Tại Tây Ninh có lực lượng vũ trang Cao Đài, tại Vĩnh Long có lính Hoà Hảo của Năm Lửa, tại Long Xuyên xuống tới Cần Thơ có lính Hoà Hảo cực đoan của Ba Cụt Lê Quang Vinh, tại thánh địa Hoà Hảo có lính tử thủ của Nguyễn Giác Ngộ, tại núi Tượng có các chú vũ trang võ bùa theo môn phái Tứ Ân Hiếu Nghĩa của Bổn sư Ngô Lợi, tại rừng Sác có đồ đảng Bình Xuyên, tại Bến Tre - Bạc Liêu - Sóc Trăng - Tiền Giang - Long An cũng có lực lượng Cao Đài các chi phái trấn giữ. Ngoài ra, còn bọn Việt cộng ủng hộ VNDCCH trà trộn khắp nơi trong dân chúng. Đó là chưa kể, còn những đám cướp lẻ tẻ khắp xứ, chuyên gia cướp cạn cướp đường khắp nơi. Tại Sài Gòn lúc này, các sòng bạc mọc như nấm, băng đảng bang hội chém giết nhau y như trom phim Bến Thượng Hải. Các em zombie cứ coi phim Bến Thượng Hải thế nào rồi nhân lên mười lần để thấy Sài Gòn lúc đó. Các ông lớn trên thế giới ngồi với nhau, hiệp định Geneve ký kết, từ vĩ tuyến 17 ra bắc do VNDCCH điều hành và chịu sự dìu dắt của China, từ vĩ tuyến 17 trở vào do Quốc gia Việt Nam điều hành, hẹn tới 1956 tổng tuyển cử, nước VN đa đảng đa nguyên, tam quyền phân lập, tự do báo chí, tự do thương mại. Nhưng trong mơ thôi, thủ tướng Diệm hiểu VN hơn, ông chống đối Hiệp định này tới cùng. Người Mỹ thua ván bài khi đặt cược vào VM, và bắt đầu chú ý tới nội các của Quốc gia Việt Nam. Tuy nhiên Pháp không đồng ý, vì những nỗ lực hất cẳng Pháp của ông Diệm. Thủ tướng Diệm đóng cửa ngân hàng Đông Dương của Pháp và thay bằng Ngân hàng Quốc gia VN, hạn chế dần quyền hành của tướng Nguyễn Văn Hinh. Sau tướng Hinh không tuân lệnh, phản kháng bằng lực lượng thiết giáp và bị thủ tướng Diệm tuyên bố là nổi loạn. Pháp tổ chức cho tướng Hinh đảo chính, bao vây dinh tổng thống từ đầu tháng 8/1954 tới giữa tháng 9/1954, quân lính sẵn sàng nổ súng. Mười lăm bộ trưởng trong nội các của thủ tướng Diệm vì sợ hãi và vì bị uy hiếp đã từ chức đồng loạt vào ngày 20/9/1954. Đây là sự phản bội khiến ông Diệm đau đớn nhất. Sau đó, chỉ còn một mình ông Ngô Đình Nhu phò tá ông mà thôi. Lúc này, Mỹ đánh giá rất cao tinh thần thép của ông Diệm và can thiệp để đảo chính không xảy ra, tướng Hinh phải lưu vong sang Pháp tháng 11 năm đó. Thủ tướng Diệm chấn chỉnh và thâu tóm quân đội. Tới phiên Bảy Viễn quậy, đòi vào nội các, nếu không sẽ “tắm máu Sài Gòn”, nhưng Ngô thủ tướng từng bước tước vây cánh của Viễn, đóng cửa sòng bạc Đại Thế Giới của y và cô lập khiến Viễn phải rút về rừng Sác cố thủ. Lúc này, Bảo Đại thấy việc Pháp và cảnh sát cùng quân đội đã về tay thủ tướng, sợ bị thủ tướng triệt hạ, nên tìm cách hối thúc Pháp và Mỹ thay thế ông Diệm. Pháp bây giờ cực ghét ông Diệm và đã gây áp lực để Mỹ phải triệt hạ nội các của ông Diệm và thay người khác. Chính phủ Mỹ của tổng thống Eisenhower đã có kế hoạch thay thủ tướng Diệm bằng một người khác trong mùa hè năm 1955. Tuy nhiên, vì một số mối quan hệ cũ khi còn lưu vong mà thủ tướng Diệm biết được kế hoạch này của Pháp-Mỹ, ông đã hạ thủ trước một bước, lệnh cho quân đội tấn công Bảy Viễn, tiêu diệt Bình Xuyên. Khiến cho không còn đối trọng nào trong miền nam có thể uy hiếp được ông nữa. Kế hoạch phá hoại sự tự chủ của Quốc gia Việt Nam của các cường quốc bị sụp đổ. Trong cùng năm, thủ tướng Diệm bác bỏ hết mọi hiệp ước và điều khoản mà Bảo Đại đã đại diện Quốc gia Việt Nam ký với Pháp, rút khỏi Liên hiệp Pháp (lúc này VNDCCH vẫn còn trong Liên hiệp Pháp nha, kháng chiến chống Pháp cái lờ, tao nhắc lại), đòi Pháp huỷ hiệp định Geneve và cắt đứt quan hệ ngoại giao với VNDCCH. Bình: Vì sao ư, lúc này Quốc gia Việt Nam éo coi miền Bắc là một nước, chỉ coi là lực lượng ly khai. Giống như giờ thằng China không cho các nước công nhận Taiwan là một quốc gia vậy đó zombie. Đừng bàn chuyện này đúng hay sai, nhưng hãy chú ý tới VỊ THẾ của thủ tướng Diệm trước thằng Pháp! Đầu năm 1956, thủ tướng Diệm đuổi cổ Pháp khỏi Việt Nam, bắt Pháp rút quân hoàn toàn khỏi bờ cõi. Còn Mỹ, chỉ là một cuộc đổi chác tiền bạc: anh viện trợ cho tôi, tôi chống cộng Tàu và cộng Sô cộng Việt, anh không cần can thiệp. Theo lịch trình của hiệp định Geneve, tháng bảy năm 1956 là bầu cử cả hai miền. Nhưng ông Diệm bác bỏ điều này. Bởi ông quá hiểu VM là gì, cộng sản là gì. Thế giới phương Tây lúc đó cười chê và quay lưng lại với thủ tướng Diệm. Bởi chúng nó chưa biết bầu cử dưới chế độ cộng sản là sao? Cũng cần phải nói thêm để tụi zombie hiểu, việc bầu cử này không phải là điều khoản trong hiệp định nữa. Nó chỉ là điều gợi ý trong bản tuyên bố chung của các bên, không có nghĩa vụ phải thi hành. Bọn zombie nghe quen tai là miền nam vi phạm hiệp định phải hem? Ráng tìm hiểu coi hiệp định Paris mới sướng. Bình: tao coi nhiều phim về nhiều siêu anh hùng, nhưng chưa thấy ai cừ khôi như ông Ngô Đình Diệm. Tụi zombie ráng đọc, bài này có giá trị thông não rất nhiều. Phần lớn tụi bây vẫn được nhồi sọ rằng cụ Diệm từ trời rơi xuống hoặc từ đất chui lên, do Mỹ dựng nên. Đậu má thằng chó nào bôi bác xuyên tạc lịch sử. Tao ủng hộ chủ nghĩa dân tộc! Dân tộc Việt muôn năm! Còn tiếp. ( TRIẾT HỌC ĐƯỜNG PHỐ )
Người kiến tạo Việt Nam Cộng Hoà? Bước đường lập quốc gian nan và thú vị 5) Thắng cử Tổng thống Lúc này, Bảo Đại đã hoàn toàn bán linh hồn cho Pháp. Lòng dân ngả về phía ông Diệm, nên cuộc trưng cầu dân ý năm 1955, ông Diệm được bầu lên làm Quốc trưởng, Bảo Đại thất thế nên lưu vong sang Pháp. Dân miền Nam hí hửng đi bầu cử, được chọn hoặc gạch tên một ứng cử viên lãnh đạo quốc gia chắc hẳn là một cảm giác rất phê. Cộng sản dạy tụi zombie rằng đây là cuộc bầu cử gian lận. Chưa cần biết sao, mà người dân Quốc gia còn được đi cầm cái phiếu để gạch tên cái thằng mà mình không muốn lãnh đạo mình, ăn đứt đám nô tì miền bắc rồi. Và tới ngày hôm nay, có đứa nào được đi bầu cử vị trí nào quan trọng có ý nghĩa lãnh đạo đất nước chưa bây? Có đứa nào thấy ai mới là gian lận không bây? Sau khi làm Quốc trưởng, ông tiếp tục lập nghị viện, lại cho dân bầu các nghị sĩ, nghị viện soạn Hiến pháp, đổi tên nước thành Việt Nam Cộng Hoà. “Việt Nam Cộng Hoà” chính thức là quốc hiệu mới ngày 26/10/1955 (chúc mừng quốc khánh!), quốc trưởng Ngô Đình Diệm trở thành tổng thống tiên khởi của Việt Nam Cộng Hoà. Trong quãng thời gian ngắn ngủi từ một người hai tay không, tổng thống Diệm đã gầy dựng nên một miền Nam trù phú sung túc, quân lực tinh nhuệ nhiều thành phần, quân cảnh giữ trị an và bắt cướp, nghị viện cũng nhiều thành phần, kinh tế phát triển, dân ấm no sung túc, báo chí tự do ngôn luận, xã hội dân chủ. bình: tao đang tự hỏi khi này Tổng thống Ngô Đình Diệm nhớ lại cái thời là một chú nhỏ chăn trâu làm ruộng phụ cha mẹ, là một anh tu sinh hay cái thời là một anh tri huyện trẻ măng mẫn cán, ông sẽ có suy nghĩ gì nhỉ? Zombie, rất có thể sau này tụi mày cũng không ngờ nếu tụi mày trở thành Tổng thống đâu hả? Muốn vậy thì hôm nay mày phải đọc về Ngô tổng thống nhé. 6) Ổn định 900.000 di dân Nãy giờ khen Ngô tổng thống giỏi nhiều, nhưng cụ thể giỏi chỗ nào thì phải nói. Đầu tiên là chuyện này. Nếu chưa hình dung được việc bố trí cho gần một triệu người định cư và có đóng góp cho đất nước khó đến thế nào, thì tụi bay hãy nhìn cách mấy nước châu Âu đùn đẩy trách nhiệm với nhau trong việc ổn định 160.000 dân tị nạn Syria thì hiểu. Thứ nhất là đón và phân bổ. Dân biển cho về Vũng Tàu, Phú Quốc, Bình Tuy; dân kỹ nghệ thương mãi thì ở ven Sài Gòn; nông dân cho về vùng phì nhiêu rộng lớn ở Sóc Trăng, Cần Thơ, An Giang; thợ thủ công cho về Đồng Nai; dân làm lâm nghiệp cho về cao nguyên Trung phần… đại khái vậy thôi, chứ thực tế phức tạp và đông đúc kinh khủng lắm nhe zombie, số liệu cụ thể hãy nhờ wikipedia tiếng Anh, người di cư có cả Phật giáo, Tin lành, các đạo khác chứ không toàn Công giáo. Sau đó, mời mấy mươi tổ chức từ thiện quốc tế và tôn giáo chung sức với các tình nguyện viên và hướng đạo sinh, phân chia lương thực và các nhu yếu phẩm, dạy dỗ trẻ nhỏ, phát thuốc men, trị bệnh tật… Sau khi cho di dân có chỗ tạm dung, bắt đầu giúp dân xây cất nhà cửa, tạo công ăn việc làm tuỳ theo ngành nghề, cấp phát sổ gia đình, cho trẻ con đi học, cho thanh niên tuỳ ý nhập ngũ, chế độ phúc lợi cho người già và người tàn tật… Chỉ có một thời gian ngắn mà cả triệu di dân hoà nhập vào miền nam như thể nơi này sinh ra họ, họ lao động sản xuất, sáng tạo, đóng góp, phát triển xã hội nhiệt thành. Thời bây giờ, danh hiệu “người Bắc 54” vẫn là cái gì đó khiến hậu duệ của họ cảm thấy vinh dự tự hào. Đa phần người Bắc 54 thành công và giàu có ở miền Nam. Xin lỗi các zombie, nếu chúng mày tự hào về “chiến thắng thần thánh ĐBP chấn động địa cầu”, chấn cái quần, thế giới chẳng ai quan tâm cả, người ta đưa tin hời hợt như ngày nay đưa tin chiến sự ở Dải Gaza vậy thôi. Mà việc tổng thống Diệm ổn định cho gần một triệu di dân mới làm người ta thán phục! Nếu muốn kiểm chứng lời tao, kiếm mấy ông cụ bà cụ Bắc 54 mà hỏi han, tra cứu thêm thông tin báo chí quốc tế giai đoạn này nữa nha. 7) Bình định các thế lực quân phiệt a. Hoà Hảo Năm 1947, giáo chủ Hoà Hảo là Huỳnh Phú Sổu bị mất tích khi đi họp với VM. Có nhiều nguồn tin nói ông bị thủ tiêu, nhưng cũng có nhiều tín đồ hy vọng hão rằng ông có phép thần thông đã biến đi mất. Ờ thì sao cũng được, nhưng sau đó đảng Dân Xã và lực lượng vũ trang Hoà Hảo phân hoá thành nhiều lực lượng cát cứ, thù cộng sản tận xương tuỷ và chống luôn Quốc gia: Năm Lửa Trần Văn Soái, bản doanh ở vùng Cái Vồn - Vĩnh Long, có 7 trung đoàn và nhiều tiểu đoàn, quân số đông nhất trong giáo phái, đạt 7000 người, nhiều súng ống do Pháp cấp và cướp của Nhật. Tính tình mạnh bạo, dữ dằn, là người đã giết sư Minh Đăng Quang - tổ của hệ phái Phật giáo Khất sĩ VN. Sau cân nhắc hơn thiệt, chịu quy thuận Ngô Tổng thống, giải giáp quy hàng, cho lực lượng sáp nhập quân đội Quốc gia. Được ông Diệm cho hưu trí ở Đà Lạt, sau qua đời ở Sài Gòn thọ 72 tuổi. Nguyễn Giác Ngộ: ở thánh địa Hoà Hảo và Chợ Mới, Mỹ Luông, cù lao Ông Chưởng…, quân số cũng tương đương Ba Cụt, có cả binh nữ. Noi gương Năm Lửa quy thuận và được phong thiếu tướng và phục vụ trong biên chế Quân lực VNCH lâu dài. Ba Cụt Lê Quang Vinh: siêu cực đoan, hiếu chiến, hiếu sát, quân số ước 3000, cát cứ vùng Long Xuyên - Thốt Nốt - Cần Thơ - Lai Vung - Lấp Vò - Vàm Cống… Rất chuộng hình thức thanh trừng xử tử bằng cách chặt đầu, gây nhiều khủng bố cho dân chúng, cho Vc và cho cả lính Quốc gia (ông nội của ba tao cũng bị quân của thằng cha này chặt đầu năm 1947, ông cụ là thủ lĩnh nghĩa quân địa phương ủng hộ Quốc gia Việt Nam). Ba Cụt ngoan cố chống đối nên bị Ngô Tổng thống cho quân chinh phạt. Sau bị tướng Dương Văn Đức tóm tại Chăk'dao, cách Long Xuyên 8km về phía Tây, bây giờ là thị trấn An Châu. Cụt lên máy chém tất nhiên. (cái máy chém huyền thoại mà tụi zombie được học là “lê khắp miền nam”, lát nữa sẽ gặp lại trong đoạn nói về luật 10-59) Hai Ngoán Lâm Thành Nguyên: hoạt động tại Châu Đốc - Cái Dầu - Hà Tiên - Rạch Giá và biên giới Tây Nam, quân số khoảng 4000, chịu quy thuận tổng thống nhưng ngầm hỗ trợ cho các lực lượng khác, nên sau khi quy thuận được giữ tài sản nhưng bị quản thúc. còn mấy thằng cha đạo Đâm, đạo bàn thiên, đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa… mỗi đảng chỉ có vài trăm mạng lẻ tẻ vũ trang thô sơ không đáng để kể. b. Cao Đài Cao Đài có gần ba chục môn phái, có phái ở Tây Ninh do Phạm Công Tắc lãnh đạo là đông hơn cả, nhận viện trợ vũ khí của cả Pháp lẫn Nhật, quân số lúc cao điểm được hơn một vạn, chiếm lĩnh vùng Tây Ninh và các vùng phụ cận, không ủng hộ phe nào cả, chống đối Quốc gia. Tuy nhiên, nội bộ đánh nhau đến tan đàn sẻ nghé, Ngô Tổng thống dễ dàng thu phục, Phạm Công Tắc phải lưu vong sang Miên để tránh sự trừng phạt và qua đời tại Miên năm 1959. Cao Đài ở Tiên Thuỷ - Bến Tre (gần nhà ông cựu thanh tra chính phủ Trần Truyền á zombie) thì theo vc, cũng chống đối Quốc gia khí thế, nhưng không đối đầu trực tiếp mà ủng hộ người và vật chất cho vc. Các phái còn lại cũng có lực lượng vũ trang, nhưng lít nhít không đáng kể. Đặc sản của lực lượng Cao Đài là không đoàn kết, tự đánh nhau, nội loạn. c. Bình Xuyên Bảy Viễn, nguyên là giang hồ du đãng, tụ tập được một ổ cướp ở rừng Sác, tự gọi là “bộ đội Bình Xuyên”. Sau lực lượng mạnh dần và được Pháp nâng đỡ, được Bảo Đại phong làm thiếu tướng và cơ cấu nhiều lần để thay thế Ngô thủ tướng. Và vì thế lực của y mạnh nên bị tấn công trước nhất và bị tiêu diệt tắp lự. d. Việt Cộng Theo hiệp định Geneve, vc phải rút hết ra Bắc. Tuy nhiên, còn hơn mười vạn vc nằm vùng cài cắm khắp miền Nam, thêm với mấy ngàn vc trà trộn trong đám dân di cư nữa. Vc tổ chức biểu tình quậy phá, đặt bom khủng bố, xúi giục sư sãi, giật dây thành phần thứ ba, bắt cóc tống tiền, ám sát yếu nhân, ra báo bôi bác… Cuộc chiến chống vc vô cùng khắc nghiệt và chưa đến hồi kết. Bình: làm thủ tướng chưa đầy một năm, không có thực quyền, thân cô thế cô, mà diệt xong Bình Xuyên, bình được Hoà Hảo - Cao Đài, buộc Pháp cam kết rút quân, không cho Mỹ hiện diện quân sự, thu phục quân đội, gầy dựng cảnh sát. Tao kể về các lực lượng này thô sơ như vậy chớ thực tế không phải dễ vậy đâu zombie. Tổng thống Ngô Đình Diệm quả là người tài xuất chúng! 8) Phát triển kinh tế, văn hoá và quân sự Vc vẽ nên chân dung một tổng thống Diệm thèm khát quyền lực phát rồ đến nỗi bị thủ tiêu. Thực sự mà nói cái thằng tham quyền cố vị và bắt kẻ khác sùng bái mình là thằng khác, tao không nói đâu. Về cải cách điền địa, phương châm người cày có ruộng, chính phủ bỏ tiền ra mua đất của người có nhiều rồi chia lại cho người không có đất. Không cướp trắng trợn như cải cách ruộng đất ở miền bắc, mà mua bằng tiền hoặc vàng. Xuất khẩu nhiều mặt hàng đi các nước khác, khuyến khích kinh tài, khuyến khích sản xuất, kêu gọi nước ngoài đầu tư. Khi này, VNCH là đất nước mơ ước được đến của thanh niên các xứ khác, như bây giờ người ta mê đi Mỹ đi Nhật vậy. Về văn hoá, chương trình học đề cao luân lý, trang trọng các anh hùng và văn hoá dân tộc, phỏng theo phương pháp giáo dục tiến bộ của Pháp và Mỹ. Khi tiếp đoán nguyên thủ nước khác thì tổng thống Diệm thường mặc áo dài khăn đóng. Các lễ hội tôn vinh vua Trưng và các anh hùng dân tộc được tổ chức rầm rộ. Dân tự do tín ngưỡng, giáo phái tự do hành đạo và tổ chức nhân sự.(Để tao nói vụ Phật giáo sau) Quân sự: thâu tóm các lực lượng, tuyển thanh niên nhập ngũ, huấn luyện sĩ quan, nhận viện trợ quân sự, mời cố vấn quân sự Mỹ. Tuy nhiên, tuyệt đối không cho quân đội Mỹ hoặc quân nước nào khác đồn trú trên lãnh thổ Việt Nam. Tinh thần tự lực tự cường rất dữ. Bình: “bán nước, nguỵ, tay sai, mĩ diệm, ác ôn”… Ôi cái quân tuyên truyền mất dạy! 9) Luật 10 - 59, lời tuyên chiến với Việt cộng Zombie, tao kể chuyện này rất mắc cười. Tụi mày khi học lịch sử về luật 10-59 có nghe câu cửa miệng của bọn giáo viên là “mĩ diệm lê máy chém khắp miền nam” hông? Thực ra thì miền nam có một cái máy chém thôi, dùng để thị uy cho sự nghiêm minh của luật pháp, cũng chẳng được lê đi đâu, cái máy đó chém có hai cái cổ, một là Ba Cụt nói ở trên, một nữa là Hoàng Lê Kha cộng sản bí thư tỉnh ủy tỉnh Tây Ninh... mà thôi. Lúc tao học lớp tám chương trình sách cũ, cô dạy sử cũng lải nhải câu đó, tao ngứa đít quá nên hỏi: “Miền nam rộng bao la, nếu cần giết ‘chiến sĩ cộng sản’ thì lấy dao chặt một nhát là xong, lê lết cái máy nặng cả tấn không bánh xe khắp nơi chi cho cực vậy cô?” Cả lớp cười cái rần, còn cô sử thì run bặc bặc vì giận, nhưng cũng ráng tuyên truyền: “Mĩ Diệm rất là ngu lại nhút nhát, nên phải dùng máy chém!” đậu má sau này viết lại mà tao vẫn phải dành ra ba phút để cười và phỉ nhổ nền giáo dục này. Luật 10-59 ra đời vì vc khủng bố dữ quá, nên luật đại khái là tuyên bố VNCH trong tình trạng chiến tranh, toà án có thể xử nhanh các tên khủng bố cs mà không trải qua quá trình tố tụng phức tạp như bình thường. Chỉ có vậy thôi, tất nhiên luật này dành cho đối tượng cs phạm tội ác chiến tranh. VNCH vẫn quá khoan nhượng với cs khi giam giữ khá nhiều vc mà không giết, zombie tụi bây hãy google xem ở Phi, Mã Lai, Hàn… người ta tiêu diệt cộng sản mạnh tay sắt máu thế nào. 10) Vấn đề Madame Nhu, Bishop Thục và chuyện “gia đình trị” Bà Nhu, cũng bởi bà ấy giỏi giang và cứng rắn như một “bà đầm thép”, hoạt động xã hội nhiều, nên người ta nghĩ bà ấy tham dự chính trị. Kỳ thực, với những người lớn lên trong môi trường tư tưởng Khổng giáo dày đặc như anh em họ Ngô thì chuyện để đàn bà qua mặt tham chính là không bao giờ! Bà Nhu có vai trò duy nhất là chủ tịch hội Phụ nữ Liên đới, tổ chức hoạt động vì quyền bình đẳng cho phụ nữ, đấu tranh đòi quốc hội và chính quyền luật hoá việc một vợ một chồng. Bà Nhu xinh đẹp, thông thạo ngoại ngữ, có học thức, khả năng ngoại giao tốt, có thẩm mỹ cao, tính tình cứng rắn, đáng mặt là một đệ nhất phu nhân không chính danh (vì Ngô tổng thống không lập gia đình). Hãy xem bà Hillary Clinton thời ông Bill làm tổng thống Hoa Kỳ xem bà ấy đã hoạt động như thế nào, để thấy việc bà Nhu năng động chẳng thấm vào đâu cả. Tất nhiên, vc ra sức tô vẽ thêu dệt về người phụ nữ này rất tởm, còn bôi bác nói bà Nhu và tổng thống Diệm dan díu với nhau. Đúng là bọn vc này rất cặn bã và hạ cấp! Ông Nhu làm cố vấn cho anh mình, không hề giữ chức vụ gì thực quyền cụ thể, chẳng có một tiểu đội cho riêng mình. Trong hoàn cảnh tướng tá bất trung, thì Tổng thống có thể tin ai ngoài em mình? Nếu là tao, tao có phong em mình làm phó tổng thống hoặc Bộ trưởng Bộ Nội vụ cũng là bình thường. Ấy thế, mà ông Nhu không giữ chức tước gì mà đã bị nói là “gia đình trị”. Ông Nhu là người Tây học, không theo Nho giáo như các anh em trong nhà, cực giỏi trong lĩnh vực Lưu trữ học, bị ảnh hưởng bởi chủ thuyết Personalisme của các triết gia phương Tây, chủ trương đề cao bản vị con người trên hết các giá trị khác (kinh tế, chính trị, xã hội, tôn giáo…), chủ thuyết này không phải tư bản, không phải cộng sản, không phải cực đoan… Nó là một con đường riêng và có các sắc thái chính trị xã hội cũng riêng, Hoa Kỳ không ủng hộ chủ thuyết này. Ông Nhu là người thực tài, thực học, có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị về bảo tồn lưu trữ văn hoá. Dựa trên chủ thuyết Personalisme, ông thành lập Đảng Cần lao Nhân vị, chủ trương đề cao phẩm giá và vị thế của mỗi cá nhân, nhiều trí thức Tây học theo Đảng, nhưng đa số dân thường thì chẳng biết Nhân vị là con mẹ gì. Đức cha Thục, làm giám mục từ thời ông Diệm còn thân sơ thất sở. Và giáo sĩ Công giáo sẽ bị vạ tuyệt thông tiền kết nếu tham chính. Việc ông Diệm làm tổng thống không dính dáng tới đời tu của Đức cha Thục. Ông Cẩn, theo Nho giáo và có tinh thần dân tộc cực đoan, ở Huế nuôi mẹ già, mọi ngày trong đời ông đều mặc áo dài, đội khăn đóng, mang guốc mộc, ăn trầu, tính tình hiền hậu dễ thương, có tài trị nước. Chủ trương dùng đường lối hà khắc của Nho giáo cổ đại cai trị dân chúng, nhưng không được hai anh đồng ý. Bất mãn, ông ở luôn ngoài Huế, tuy vậy cũng có nhiều sáng kiến giúp hai anh làm tổn thất vc rất nhiều. Vì thế nên được vc vẽ nên là một hung thần diệt cộng hehe. Bản thân tổng thống không vợ con, chẳng bao giờ có chuyện con cháu ông sẽ được thừa kế VNCH như cha con thằng Kim Ủn Ỉn truyền kiếp ở Bắc Hàn hoặc cái đám quan chức cha truyền con nối ở xứ nào đấy không biết. Vấn đề không vợ không con của Ngô tổng thống cũng chỉ được coi là vấn đề cá nhân, không được bơm vá thổi phồng như ai kia hehe. Bình: Một câu ngắn gọn thôi - “gia đình trị” c! Còn Tiếp
|
|
|
Post by Can Tho on Jun 22, 2017 17:32:24 GMT 9
Biết gì về Ngô Đình Diệm và Việt Nam Cộng Hòa?ongvove.wordpress.com/2019/07/07/phan-tich-ve-co-cau-va-nhan-su-cua-chinh-phu-viet-nam-cong-hoa-1955-1975-2/11) Vấn đề thành phần thứ ba và sư sãi đem bàn phật xuống đường Từ chuyện con gà tức nhau tiếng gáy Lúc này Phật giáo chia ba bốn phe, phe thân cộng của Thích Trí Quang chùa Từ Đàm ở Huế, phe Phật giáo thống nhất nửa nạc nửa mở, phe phản chiến của Thích Nhất Hạnh, phe tu khổ hạnh Khất sĩ của sư Minh Đăng Quang, phe chân tu cửa đóng then cài ẩn cư rừng núi… Lễ Giáng sinh ở Huế, chính quyền địa phương mới treo cờ kết hoa khắp nơi ngoài đường, ngoài phạm vi các nhà thờ, để tỏ ra ưu ái và nịnh Đức cha Thục (nịnh anh của tổng thống cơ mà). Đến Phật đản, các Phật tử của Quang nghĩ là phe Công giáo treo được thì mình treo được, nên cũng treo cờ từa lưa để phô trương. Và cũng chính quyền địa phương quản lý địa bàn chùa Từ Đàm, bắt họ tháo gỡ không được treo linh tinh khắp nơi, chỉ treo trong phạm vi chùa mà thôi. Từ sự vụ này, phe Trí Quang quậy tới bến, lu loa lên rằng chính phủ VNCH cấm treo cờ Phật (sic!) phân biệt đối xử với Phật giáo, biểu tình rần rần. Trí Quang bay vô Sài Gòn thống lãnh biểu tình, chặn cả các ngã tư đường sá tại Sài Gòn bằng bàn thờ Phật, đòi sống đòi chết, xách động sư vãi đòi tuyệt thực rồi đòi tự thiêu. Chính phủ càng nhượng bộ thì bọn sư hổ mang này càng làm căng lên.Tất nhiên, chuyện này do vc giật dây, Trí Quang cũng là vc, Big Minh là đệ tử ruột của Quang, gián tiếp bị vc thao túng mà không biết. Bình: Khi nhóm của Trí Quang mới bu lại quậy ở chùa Từ Đàm, thì có mấy Phật tử ngu khu đen bị vc trà trộn vào giết chết, rồi phe Quang lu loa lên là pháp nạn này nọ. Đúng là bọn xạo lồn! Đạo Phật là đạo từ bi, vô ngã, vô chấp, nhưng đã bị chúng nó lợi dụng mà quậy tanh bành vì chuyện cỏn con. Đức Phật Shakyamuni mà có hiện ra chắc cũng không có bênh vực cho lũ ma tăng này. Cái nữa, là lá cờ năm màu của Phật giáo lúc này chỉ mới ra đời hồi năm 1945 trong kỳ hội họp của Phật giáo thế giới sau WWII, nó chưa đi sâu vào tiềm thức người Phật giáo VN, chưa được coi là linh thiêng, ngay cả bây giờ cũng vậy, vì lá cờ là một cái gì mang tính thế tục, dù là cờ đạo. Trong thời gian cầm quyền, Ngô Tổng thống khuyến khích phát triển văn hoá và tâm linh, tài trợ cho khá nhiều sư vãi giỏi đi du học bên đất Phật, nhượng bộ cho Phật giáo hết lần này tới lần khác. Đáng tiếc, nhiều sư sãi ngốc nghếch bị đám ma đầu giật dây mà không biết. Tham vọng của Trí Quang còn cao xa hơn việc đòi quyền lợi cho Phật giáo hoặc làm tôi tớ cho cộng sản, đó là lật đổ VNCH lập chính phủ Phật giáo với Big Minh làm thủ tướng còn Quang buông rèm nhiếp chính như một thái thượng hoàng, cũng như dã tâm của giáo chủ Huỳnh Phú Sổu - Hoà Hảo hoặc Phạm Công Tắc của Cao Đài. Cho đến khi VNCH sụp đổ, T.T.Quang hết giá trị lợi dụng thì liền bị cs đá qua một bên như con cờ hó. Đúng là đáng kiếp! Đến chuyện tự thiêu Thích Quảng Đức bị hai người kè xuống xe cho ngồi giữa đường, cử chỉ quờ quạng vô thức, sư vãi đứng chờ sẵn từ lâu, có sư vc bê can xăng 50 lít tưới hết lên mình TQĐ rồi châm lửa. Rõ ràng việc thiêu sống TQĐ có tổ chức, không phải bộc phát và bi tráng như người Tây Tạng tự thiêu trong biểu tình chống China. Khi vc châm lửa đốt TQĐ, sư vãi vc cản không cho xe cứu hoả tới cứu, chúng quyết đốt chết TQĐ thì mới đạt chỉ thị được giao. Mấy thằng phóng viên cú vọ ngoại quốc có sẵn đó (?) liền chụp hình. Vc tha hồ tuyên truyền. Thế giới giận dữ với VNCH, chả thằng nào chịu tìm hiểu vai trò của vc trong vụ việc. Bình: Sao không thằng phóng viên mặt lồn nào ra Bắc chụp hình sư Thiều Chửu bị ép uống thuốc độc chết giùm tao? Zombie cũng chịu khó tìm hiểu về cuộc đời bất hạnh của nhà sư Thiều Chửu tài hoa học thức và bất đồng chính kiến ở Bắc Kỳ này đi nhe. Thành phần thứ ba Gồm nhiều sư sãi không cùng phe với T.T.Quang, một số linh mục, nhạc sĩ, sinh viên, trí thức, nằm vùng… chủ trương phản chiến, nhưng bị vc lợi dụng thành phản chính phủ Cộng Hoà, biểu tình đòi theo chủ nghĩa cộng sản. Bọn này hùa theo đám sư sãi vc quậy cho xã hội tan hoang, thực đúng là “lạm dụng quyền tự do dân chủ để chống phá nhà nước” mà. Bình: Ở Đại Hàn cũng có bọn chó chết biểu tình đòi theo cộng sản, quân cảnh thẳng tay đánh đập thậm chí bắn bỏ. Ở Indonexia, dân tự lùng sục cs mà tàn sát không còn một mống. Ở Malaysia, cs đồng nghĩa với khủng bố và mặc định bị tử hình dù có khủng bố hay chưa, thậm chí có những nhóm tự vũ trang để đi săn đầu cs. Ở Nhật, khi chủ tịch đảng cs diễn thuyết bị một sinh viên nhảy lên sân khấu đâm chết tốt. Những sự việc trên xảy ra đồng thời với thời kỳ cầm quyền của Đệ nhất Cộng Hoà, miền nam mà làm được vậy thì hay, rất tiếc, chính quyền của Ngô Tổng thống quá nhân nhượng nên bọn cs được nước làm già! Và mỉa may thay, đám sư sãi thân cộng quậy tanh bành đất nước để phế truất một tổng thống Công giáo, thì đảo chính năm 63 xong lại có một tổng thống Công giáo khác được bầu lên (Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu), cho thấy lý do “đàn áp tôn giáo” chỉ là cái cớ do bọn sư hổ mang bán linh hồn cho vc dựng nên, hoàn toàn không phải lòng dân. Tổng thống theo Phật giáo duy nhất là Big Minh, đương quyền được rất ngắn, zombie tự tìm hiểu! Sau đó nữa, cái đám ma tăng đó bị rọ mõm vào châm ngôn quái thai “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa Xã hội” tới tận bây giờ. Há há. 12) Vấn đề khủng bố Mỗi lần nhắc tới chuyện này là tao thấy mắc ói không muốn viết. Đậu má vc khủng bố! Tụi zombie tự google coi về khủng bố ở miền Nam đi nha: đánh bom nhà hàng Mỹ Cảnh, Hồ Thị Kỷ, đánh bom Sài Gòn… giùm tao! Mấy thằng đánh bom liều chết, đánh bom dân thường ở Trung Đông phải coi đám khủng bố nằm vùng này là ông cố nội về độ tàn ác và man rợ! Tổng thống Diệm và chính quyền không ngăn được khủng bố, một phần lỗi do tình báo và an ninh dở, và căn nguyên là quá nhẹ tay với vc nằm vùng. Vc sau này tuyên truyền phương châm của Tổng thống Diệm là “thà giết lầm hơn bỏ sót”, ước gì đã thực sự xảy ra như vậy, nếu không thì VNCH đâu có sụp đổ. Thà tàn sát hết mười vạn vc nằm vùng, chấm dứt hoạt động của vc, đã bớt đi được hàng triệu xương máu sau này đổ ra thêm nữa. Hoặc trả đũa bằng cách gậy ông đập lưng ông: đi ám sát hoặc khủng bố miền bắc. Quân tử không bằng tiểu nhân, bởi quân tử không làm được những việc đê hèn! 13) Các chiến lược khu biệt vc ra khỏi dân chúng Trong bối cảnh: cấp dưới chỉ lo tranh quyền đoạt lợi, quốc tế hiểu nhầm, đồng minh xa lánh phản bội, bị ám sát nhiều lần, dân chúng ngáo ngơ, vc phá hoại tinh vi… nhưng Ngô tổng thống vẫn trung thành với dân tộc chủ nghĩa và chủ thuyết Personalisme, bình tĩnh lèo lái đất nước. Lập ra Khu Trù Mật, khu biệt vc ra khỏi dân lành để chúng không đánh du kích rồi trốn lẫn vào dân như quen làm. Lúc này vc ban đêm thường ra xin đểu tiền bạc lương thực dân lành, ai không cho thì bị thủ tiêu, có người sáng kiến nuôi ngỗng để báo động vc rình nhà nữa. Còn chiến dịch khuyến khích người dân tố giác vc và chỉ điểm vc, thì thu về nhiều thắng lợi. Tóm cổ được hơn hai vạn chú nằm vùng và chủ yếu là giam giữ (huhu, hai vạn trên mười vạn thì vẫn là ít), phát hiện được hơn bảy trăm hầm vũ khí mà vc chôn dấu trước khi tập kết, số vũ khí này đủ trang bị cho mười hai vạn vc, khủng khiếp, chưa kể số không phát hiện được! đậu má, hiệp định Geneve cái lồn, tổng tuyển cử cái lồn! Khu trù mật: tụi bây nghe ghê vậy, chứ thực nó là khu đô thị mini ở nông thôn, đường thuỷ và đường bộ cắt nhau vuông vức như bàn cờ, mỗi một ô diện tích 4000 m2, một hộ vào ở một ô thì được tài trợ thêm một tí tiền. Đừng có coi hình rào gắp gai chông của vc tuyên truyền là chỗ địa ngục trần gian rồi tin, rào đó là để rào vc lén lút vô ấp. 14) Tuyên truyền của Đệ nhất Cộng hoà về Bắc Việt và cộng sản Cái dở của tổng thống Ngô Đình Diệm là ông không đủ gian trá như Bắc Việt. Tuyên truyền của chính quyền VNCH về miền Bắc hầu như không có gì đáng kể. Một số thông tin về cuộc cải cách ruộng đất đẫm máu được tung ra nhưng dân nam không ai thèm tin, còn mỉa mai cười cợt cho là trò mị dân của Chính quyền Cộng Hoà. Có chăng, là mấy câu tuyên truyền vui vui kiểu như: “Bắc Kỳ ăn cá rô cây - Ăn nhằm lựu đạn chết cha Bắc Kỳ” hehee. Trong khi báo Nhân Dân của Bắc Việt (aka. một tờ báo ngày nay chuyên dùng để gói hàng và chùi đít) thì mạt sát tổng thống miền Nam bằng những từ “nó, con chó lai, mĩ diệm, ác ôn…”, các văn nô của miền bắc thì nói lính miền Nam ăn thịt người, ăn gan vc, mổ bụng đàn bà có thai, giết trẻ sơ sinh, nói dân miền Nam khổ cực lầm than đang chờ mong lính bắc vào cứu blah…blah… Chiến dịch tuyên truyền nhồi sọ của Bắc Việt vô cùng ác liệt, hiệu quả tới tận ngày nay. Bình: Dân nam hời hợt quá, ngáo ngơ bị cs cai trị thì đáng đời! Tổng thống quá đơn độc trong công cuộc của mình, phấn đấu từ nước lã mà khuấy nên hồ, âu cũng đã là kinh luân kiệt xuất! Nếu ông ấy sinh ra trong thời cổ đại, hẳn ông là một vị vua thời danh, làm rạng rỡ non sông. Tuy nhiên, ông sinh ra trong thời đại tân kỳ, khi mà những thứ “quân tử” không thích hợp để cư xử với cộng sản, khi mà tình hình một nước bị chi phối rất nhiều bởi các quan hệ quốc tế chứ không toàn quyền tự chủ như thời cổ, khi mà lòng dân không còn cúc cung tận tuỵ coi việc trung quân ái quốc là bắt buộc… 15) Bị phản bội và bị giết Tổng thống kiên định lập trường không cho Mỹ đổ bộ vào miền Nam. Giới tướng lĩnh thì ngược lại, ham quyền lực và đánh đấm, trái ngược hoàn toàn với chủ trương hoà bình phi bạo lực của tổng thống. Phía Mỹ đã bật đèn xanh cho cuộc đảo chính của một số tướng tá. Hãy thử hình dung, một nhà hiền triết khổ hạnh sống giữa một đám người thực dụng. Nếu ông ấy quyết giữ đường lối của mình nhưng không thể thay đổi được những kẻ xung quanh, thì ông ấy sẽ bị loại trừ. Rốt cuộc, người duy nhất có đủ bản lãnh để cho đất nước tồn tại mà không bị ngoại bang chi phối, người duy nhất kiên quyết tinh thần tự chủ dân tộc, lại bị chính dân tộc của mình giết chết! Về kẻ trực tiếp giết anh em Ngô Tổng thống, tên là Nguyễn Văn Nhung, là thủ hạ tâm phúc của Big Minh. Phe đảo chính không chủ trương giết chết mà để cho hai anh em Ngô Tổng thống được lưu vong, để tránh làm mất lòng dân. Tuy nhiên Big Minh lại bí mật ra lệnh hạ độc thủ. Thời điểm này Minh sùng bái Thích Trí Quang, có thể tư tưởng hạ sát Ngô Tổng thống là từ Quang mà ra. Trong chín năm cầm quyền, tổng thống bị Pháp và Bảo Đại toa rập ám hại nhiều lần, các giáo phái nổi loạn cát cứ, vc rình rập ám sát, bị thuộc cấp đảo chính hai lần, bị chính bạn bè phản bội, mộ tổ tiên ở Quảng Bình bị đào xới (trong khi lại xây lăng mộ cho thân phụ của ông Hồ Chí Minh ở Cao Lãnh.) Khi Ngô Tổng thống chết rồi, chỉ được chôn cất chóng vánh, bia mộ không được khắc tên, hưởng thọ 63 tuổi… Rốt cuộc, công trình gầy dựng nền tự chủ, gỡ rối chính trường, bình định quốc gia, vỗ về dân chúng… bị bọn ngu đần phá hoại tan hoang, đưa đất nước trở lại thành một quân cờ trên bàn của các cường quốc, để khi bị các cường quốc quay mặt làm ngơ thì phải mất giang sơn tới tận bây giờ. Một bài thơ của Ngô Tổng thống: Nỗi Lòng Gươm đàn nửa gánh quẩy sang sông Hỏi bến: thuyền không, lái cũng không Xe muối nặng nề thân vó Ký Đường mây rộng rãi tiếc chim Hồng Vá trời lấp biển người đâu tá? Bán lợi mua danh chợ vẫn đông! Lần lữa nắng mưa theo cuộc thế Cắm sào đợi khách, thuở nào trông? Câu nói để đời của Ngô Tổng thống: “Tôi tiến, hãy theo tôi! Tôi lùi, hãy giết tôi! Tôi chết, hãy nối chí tôi!” Tao xấu hổ tự nhận mình không đủ đức đủ tài để nối chí người xưa, nhưng tao có thể nói với các zombie về “chí” của người xưa. Trong những bài viết sau này, zombie sẽ hiểu hơn về chủ nghĩa Personalisme kết hợp với tinh thần dân tộc Đại Việt và đường hướng cụ thể của Đệ nhất Cộng Hoà. 16. Bình luận của người viết Ngô Tổng thống tuy không lập quốc theo hệ thống cũ và quan lại Nho giáo, nhưng Nho giáo đã thấm vào cốt tuỷ của ông, không thể gột rửa sạch được. Ông có lẽ là nhà hiền triết khổ hạnh Nho giáo cuối cùng trên thế giới này. Việc để bị tinh thần Nho giáo ảnh hưởng nặng nề khiến cho ông cô độc giữa xã hội đang Tây hoá từng giây phút. Ngô Tổng thống đề cao chính trị phi bạo lực, xem nhẹ vai trò tướng tá quân đội, khiến họ bất mãn, không tận tâm phò tá. Ngô Tổng thống có tài an bang định quốc, bình định thiên hạ. Tuy nhiên, thiếu cái “độc” mà chính trị gia cần phải có. Một chính khách không có độc lại không gian xảo thì khó lòng đối đầu lâu dài với những kẻ “kịch độc”. Ngô Tổng thống không mặn mà với công tác tuyên truyền. Lại cho xã hội và báo chí quá nhiều tự do. Quá nhân từ, chưa đủ sắt máu với bọn phá hoại. Thời điểm mới lập quốc còn nhiều loạn lạc, không thể áp dụng mô hình xã hội đã vào quy cũ của phương Tây. Ngô Tổng thống về tính cách: ngày thường điềm đạm, đôi khi nóng nảy, độc đoán trong quyết định (đúng hơn là không tin được ai), bị ảnh hưởng bởi triết học khắc kỷ, không quan tâm dư luận. Ngô Tổng thống kiên định con đường dân tộc chủ nghĩa, thù cộng sản, lại không chấp nhận cho quân đội nước ngoài đổ bộ, giữ tinh thần tự lực tự cường, để VNCH không đầu luỵ nước nào, có vị thế rất cao, người VNCH khi đó dám ngẩng cao đầu với dân các nước khác, kể cả Mỹ hay Nhật. Một tổng thống tiên khởi của một xứ phong kiến thuộc địa dân trí thấp và ngáo ngơ về cs, theo tao nghĩ, làm được như vậy là quá đủ! Nếu Ngô Tổng thống qua được năm 63, củng cố đường lối cứng rắn với vc và cả với Mỹ, khuyếch trương chủ nghĩa dân tộc, thì chưa cần bàn đến sự dân chủ và nền kinh tế, nhưng tinh thần yêu nước, tự tôn dân tộc, tự lực tự cường của thanh niên Việt Nam chắc chắn sẽ không thua gì người Nhật Bản. Bây giờ, đám thanh niên Việt phần lớn đang thế này nè: hoàn toàn ngáo ngơ về chính trị, sống không có lý tưởng, nhạt nhẽo vô hồn, không ghiền game ghiếc thì cũng đần độn không biết đọc, tự hào điên loạn sảng khùng về một đất nước nghèo nàn lạc hậu bị thế giới coi là đất nước của bọn ăn cắp, suốt ngày rình coi bánh bèo hở vú hở đít để hít hà tặc lưỡi, đam mê vào những thứ xàm xí, không biết gì về văn học nghệ thuật, càng không thông thạo các môn kỹ nghệ, ngoại ngữ thì dốt, thân thể thì yếu ớt bủng beo do lười nhác không vận động, đầu óc u mê không sáng tạo, sống một cuộc sống vô vị, không có nhân bản và luân lý, ích kỷ và tự tư tự lợi, hoàn toàn mù tịt về chủ đạo dân tộc… Cả một thế hệ hư rồi, phải chấn chỉnh, phải thay đổi, phải cách mạng chính mình thôi bây ơi! Hãy nghĩ đến việc bản thân và con cháu sau này phải đời đời kiếp kiếp làm nô-tì thái-giám cho tàu khựa mà phấn đấu bản thân thành tinh anh rường cột nước nhà, để điều đó không thể xảy ra! Muốn được vậy: Zombie hãy tuỳ theo thiên hướng của mình, tìm hiểu và trở thành xuất chúng trong các loại hình văn học nghệ thuật hoặc các môn kỹ thuật và tự nhiên. Năng động chạy nhảy rèn luyện thân thể cho yêu đời, cao lớn, khoẻ mạnh, hồng hào, đẹp đẽ. Dư luận viên và hồng vệ binh hãy thôi cuồng tín vào những gì đã được dạy, hãy biết nghi ngờ, biết đặt câu hỏi và có tinh thần hiếu-kỳ-khoa-học. Hãy tỏ ra mình là người tiến bộ, biết tôn trọng sự khác biệt, lịch sự, cầu thị. “Đi theo lề là việc của những con cừu!” - Ngô Bảo Châu Sau đó, hãy bàn về chính trị!
|
|
|
Post by Can Tho on Aug 6, 2017 11:46:16 GMT 9
Chiến dịch Hoàng Diệu diệt Bình Xuyên tại Rừng Sát 1955 . Ngày 21-9-1955, Chiến dịch Hoàng Diệu được khai diễn với Lực Lượng Liên Quân do Đại tá Dương Văn Minh , Tổng trấn Sài Gòn-Chợ Lớn, Tổng chỉ huy. Chỉ huy phó Chiến dịch là Trung tá-Đại tá Nguyễn Khánh. Bộ chỉ huy chiến dịch đóng ở Rạch Cát. Nhiệm vụ chính của chiến dịch : Tiêu diệt hoàn toàn tàn quân của Bình Xuyên, bằng các cuộc tấn công chiếm đóng các căn cứ và hủy diệt các cơ sở, kho tàng dự trữ của Bình Xuyên. Giải tỏa con sông từ Nhà Bè đến Vũng Tàu để cho sự lưu thông của dân chúng và của các tàu buôn được dễ dàng. Để tiêu diệt tàn quân Bình Xuyên đóng trong các vùng rừng rậm và lầy lội ở Rừng Sát, trước hết Bộ chỉ huy chiến dịch Hoàng Diệu đã cho phong tỏa toàn thể khu rừng bằng một vòng đai với các cánh quân của Phân khu Miền Đông: -Một cánh quân gồm 2 tiểu đoàn của Liên đoàn Biên Hòa, 1 chi đội chiến xa hạng nhẹ tăng cường án ngữ phiá Tây Bắc Rừng Sát ( Thiết giáp Quân Đội Quốc gia Việt Nam , đa số xe bọc sắt có bánh xe cao su, chỉ có rất ít chiến xa M.24 ) -Một cánh quân thứ 2 gồm 2 tiểu đoàn của Liên đoàn Bà Rịa, 1 chi đội thiết giáp hạng nhẹ tăng cường án ngữ phiá Đông khu rừng. -Một đơn vị địa phương thuộc Phân khu Mỹ Tho cũng được điều động đến, phối hợp án ngữ phiá Tây Rừng Sát. Trên sông, có hai hải đoàn xung phong và lực lượng Thủy quân Lục chiến tuần soát và chiếm cứ những đồn cũ của Bình Xuyên trên sông Lòng Tảo. Lực lượng xung kích tiến sâu vào trung tâm căn cứ địa của Bình Xuyên gồm có: - 3 tiểu đoàn của Liên đoàn Nhảy Dù do Thiếu tá Nguyễn Chánh Thi, chỉ huy phó Liên đoàn Nhảy Dù, chỉ huy. -Trung đoàn Bộ binh 154 với 2 tiểu đoàn cơ hữu và 2 tiểu đoàn tăng phái do Thiếu tá Đỗ Hữu Độ, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 154, chỉ huy. -Tiểu đoàn 3 Pháo binh tăng cường 2 đơn vị pháo binh vị trí, và 1 pháo đội của Tiểu đoàn 34 Pháo binh, do Thiếu tá Nguyễn Xuân Thịnh, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 3 Pháo binh, chỉ huy. -Một đại đội xuồng M2 công binh dùng làm phương tiện tiếp tế, liên lạc và tải nước ngọt. Về không yểm, Bộ chỉ huy Chiến dịch Hoàng Diệu được sử dụng 4 phi cơ quan sát. * Cuộc đổ bộ của các đơn vị xung kích Sau khi các đơn vị án ngữ thiết lập xong vòng đai bao vây, lực lượng xung kích được tàu Hải quân chở đến các vị trí đã định để đổ bộ vào vùng đất địch quân. Các cuộc đổ quân vào Rừng Sát diễn ra trong 2 ngày 23 và 24 tháng 9, diễn ra an toàn, không có các cuộc đụng độ lớn. Các cánh quân của Liên đoàn Nhảy Dù đổ bộ xuống miền sông Lòng Tảo và sông Đồng Tranh. Các cánh quân của Trung đoàn 154 bộ binh đổ bộ xuống miền sông Vàm Sắt. Trong giai đoạn đầu, các cuộc hành quân diễn ra ở phiá Tây Rừng Sát. Các đơn vị đổ bộ men theo các cánh cửa sông tiến vào. Sự di chuyển rất khó khăn, tốc độ di chuyển của các chiến binh không quá 500 mét mỗi giờ vì bị sình lún quá đầu gối. Các cánh quân đi sâu vào khoảng từ 1 đến 2 km rồi tìm chỗ cao đóng quân và kiểm soát các cửa sông lạch. Theo lệnh của Bộ chỉ huy chiến dịch, các cánh quân phải phong tỏa các cửa sông lạch. Hàng ngày các cánh quân tuần tiểu sâu vào bên trong để nghe ngóng, đặt các vọng kiểm soát ở cửa sông để ngăn chận không cho bất cứ một thuyền bè nào ở bên ngoài được đi vào bên trong, đồng thời khám xét kỹ những thuyền bè từ trong Rừng Sát đi ra. Phần lớn các thuyền bé đi lại trong khu vực này là của dân chúng đi đốn củi đước đem về làm than. Bình Xuyên lợi dụng sự đi lại của các thuyền bè từ trong Rừng Sát đi ra. Chiến thuật mà Bộ chỉ huy chiến dịch Hoàng Diệu áp dụng trong cuộc hành quân tại Rừng Sát là bao vây và sử dụng Pháo binh ngày đêm bắn vào các cửa sông, các ngả ba sông rạch có thủy lộ tốt. Trung bình mỗi ngày đêm các đơn vị Pháo binh bắn khoảng 700 quả đạn, phần nhiều là loại đạn nổ cao. Các phi cơ quan sát thường xuyên trên trời và hướng dẫn cho Pháo binh bắn vào những tàu bè của Bình Xuyên xuất hiện trong khu vực Rừng Sát. Nhiều tàu của Bình Xuyên đã bị bắn chìm bởi hỏa lực vòng cầu của Pháo binh. ( Trích Quân Sử Việt Nam Cộng Hoà của Đại tá Phạm Văn Sơn : Trưởng khối Quân Sử Bộ Tổng tham mưu QLVNCH .Trưởng phòng 5 BTTM -QLVNCH- Đại tá Sơn đã bỏ mình trong trại cải tạo Hoàng Liên Sơn năm 1978) Ngày 27 tháng 9, trận chiến xảy ra ở Rạch Lá, quân Bình Xuyên dùng súng SKZ bắn vào các tàu Hải Quân, một tàu trúng đạn bị chìm. Sau đó, một Đại Đội Thủy Quân Lục Chiến của Đệ nhất Tiểu đoàn Bộ binh TQLC/VN đổ bộ vào chính nơi phát ra tiếng súng, và đã tiêu diệt trọn một trung đội Bình Xuyên. Hải Quân cũng đã yểm trợ về giang vận cho các đơn vị Pháo Binh. Một pháo đội 105 ly được tàu LCM di chuyển tới gò An Thịt, một gò cao ráo giữa khu Rừng Sát sình lầy. Pháo đội này thiết lập vị trí Pháo Binh tại gò và từ đó tác xạ khắp cả khu Rừng Sát. Căn cứ hỏa lực tại An Thịt : "Chiến thuật mà Bộ chỉ huy chiến dịch Hoàng Diệu áp dụng trong cuộc hành quân tại Rừng Sát là bao vây và sử dụng Pháo binh ngày đêm bắn vào các cửa sông, các ngả ba sông rạch có thủy lộ tốt. Trung bình mỗi ngày đêm các đơn vị Pháo binh bắn khoảng 700 quả đạn, phần nhiều là loại đạn nổ cao. Các phi cơ quan sát thường xuyên trên trời và hướng dẫn cho Pháo binh bắn vào những tàu bè của Bình Xuyên xuất hiện trong khu vực Rừng Sát. Nhiều tàu của Bình Xuyên đã bị bắn chìm bởi hỏa lực vòng cầu của Pháo binh". Lực lượng hành quân còn tạo được 1 ưu thế chiến thuật khác sử dụng gò An Thịt làm cứ điểm hỏa lực pháo binh. An Thịt là 1 lò cao ráo ở giưã khu Rừng Sát mênh mông sình lầy. Một pháo đội 105 ly được tàu LCM di chuyển tới cứ điểm này, và từ đó, các khẩu đội có thể tác xạ khắp cả khu Rừng Sát. Các đợt hỏa pháo từ căn cứ này đã khiến cho các đơn vị Bình Xuyên tại Rừng Sát không còn nơi an toàn nào nữa. *Cuộc phong tỏa trong giai đoạn 1 Cuộc phong tỏa tiến hành được 1 tuần thì các đơn vị Bình Xuyên lần lần ra đầu hàng. Đơn vị ra đầu hàng đầu tiên đồn đóng quân sâu trong cửa sông Vàm cỏ khoảng 2 km. Những tay súng Bình Xuyên quy thuận kể lại rằng từ khi rút về Rừng Sát, họ sống thiếu thốn và xa gia đình nên đều chán nản. Các cấp chỉ huy nghi kỵ lẫn nhau, và chỉ những phần tử hung bạo mới còn ý nghĩ chiến đấu. Cũng theo những người này cho biết: tại Rừng Sát,Tướng Bảy Viễn-Trung tá Bảy Môn tổ chức lại lực lượng Bình Xuyên thành 4 tiểu đoàn chiến đấu mang số từ 1 đến 4 với quân số khoảng 1,200 người, 2 đại đội biệt lập và 2 đại đội bảo vệ Bộ chỉ huy khoảng 250 người. Bảy Viễn thường ở trên 1 chiếc tàu ( Cyprès). Những người này còn cho biết khi rút về Rừng Sát, quân Bình Xuyên không thể ở sâu vào bên trong rừng vì vướng sình lầy, không tiện cho việc tiếp tế và phải ở gần sông để dễ quan sát. Các vị trí của Bình Xuyên làm khuất vào bên trong các cửa sông, cửa lạch khoảng từ 10 đến 50 mét dưới các lùm cây. Họ phải ở trên các sàn nhà làm rất mỏng manh để tránh mưa nắng, nước sông và ẩm thấp. Bởi vậy các điểm tác xạ của Pháo binh vào các cửa sông, cửa lạch, dọc theo kinh rạch và ở những ngã ba, ngã tư sông đã rất trúng đích. Vì vậy quân Bình Xuyên mất hết tinh thần, phải ra đầu hàng một cách nhanh chóng. Theo ghi nhận của các quân sử gia trình bày trong cuốn Quân sử 4 QL.VNCH, thì tại Rừng Sát, không riêng gì quân Bình Xuyên phải gian khổ, mà các chiến binh Quân đội Quốc gia VN tham dự cuộc hành quân cũng vậy. Binh sĩ hành quân không thể ở mãi dưới sình, muốn nghỉ ngơi, phải chịu vất vả làm các sàn trên cành cây để ở. Đó là chưa nói đến muỗi rừng, tình trạng thiếu nước uống mỗi ngày tại Rừng Sát và phải chịu hai chiều nước lên xuống. Nước lên nhanh và xuống cũng rất nhanh. Khi nước lên chỉ vài giờ sau, nếu binh sĩ không kịp trèo lên cây họ sẽ bị ngập tới đầu, nếu không kịp chuẩn bị các bữa ăn trước thì sẽ bị đói. Chỉ vài giờ sau, các bãi sình đã hết nước, các binh sĩ có thể đi tát, xúc ở những rạch nhỏ để bắt tôm cá một cách dễ dàng.Sự khó khăn khi đóng quân ở Rừng Sát là vậy, cho nên không có một cuộc đụng độ nào lớn xảy ra giưã các đơn vị bộ chiến của hai bên. Các cuộc di chuyển xa phải dùng đến thuyền, tàu chứ không đi bộ được. Như vậy, sống an toàn tại Rừng Sát chỉ thích hợp cho các đơn vị nhỏ, đằng này Bình Xuyên mang cả những đơn vị lớn, cồng kềnh xuống Rừng Sát khiến cho việc hỏa thực và tiếp tế nước ngọt trở nên khó khăn. Không những vậy quân Bình Xuyên còn bị cô lập vì đóng quân trên một địa thế hoàn toàn nước, sình và rừng thì khó có thể có tinh thần để chiến đấu. * Giai đoạn 2 của chiến dịch Hoàng Diệu Ngày 7-10-1955, các đơn vị của Liên đoàn Nhảy Dù và Trung đoàn 154 Bộ binh được rút ra khỏi phần phía Tây Rưng sát. Khu vực này được xem như bình định xong. Các cánh quân đã chuyển sang các mục tiêu phiá Đông Rừng Sát để mở các cuộc hành quân lục soát. Trong giai đọan này, các đơn vị Nhảy Dù án ngữ và hành quân tại vùng núi Thị Vãi, Trung đoàn 154 với hai tiểu đoàn 22 và 58 được tàu Hải quân chở đến cửa Cần Giờ rồi từ đây tiến ngược theo sông Ngã Bảy lên phía Bắc để mở các cuộc hành quân lục soát hai bên. Khi các cuộc hành quân thuộc giai đoạn 2 được mở thì lực lượng Bình Xuyên đã tan rã. Đa số quy thuận, một số nhỏ bị bắt. Các cuộc hành quân lục soát thuộc giai đoạn này đã triệt hạ toàn bộ hệ thống phòng thủ của quân Bình Xuyên tại Rừng Sát, các tàn binh cuối cùng của Bình Xuyên cũng bị bắt hết. Tuy nhiên, Bảy Viễn cùng một số cộng sự viên thân tín như Lai Hữu Tài, Lai Văn Sang,Trung tá Bảy Môn,Trung tá Tư Hiễn cùng con trai là Thiếu tá Lê Paul đã mạo hiểm thoát ra khỏi Rừng Sát, tới quốc lộ 15, mượn xe chạy thoát ra Vũng Tàu, nơi có đông quân Pháp trú đóng để chờ tàu chở về Pháp. Bảy Viễn và Lai Hữu Tài đã trốn thoát vô sự. Lai Văn Sang bị 1 tiểu đội tuần tiểu của Tiểu đoàn 520 phát giác ở gần đồn ông Trịnh. Tuy nhiên, Lai Văn Sang đã quăng lại chiếc cặp da để thoát hiểm. Sang ăn mặc thường dân nên khi toán tuần tra xem cặp mới biết chủ nhân là Lai Văn Sang. Lê Paul không chạy thoát theo cha được, bị bắt ở khu rừng Hát Dịch trong khi đang lẩn trốn. Còn trung tá Bình Xuyên Tư Hiển thì bị bắt vào ngày 24-10-1955. Trung tá Bảy Môn dẫn toán quân nhỏ khoảng một trung đội xuôi xuống miền Đông Nam Bộ lẫn trốn. Về trường hợp Thiếu tá Lê Paul, con trai của Tướng Bảy Viễn đã bị bắt trong trường hợp như sau: Lê Paul trốn ở khu rừng Hát Dịch, sau đó có 1 sĩ quan Bình Xuyên bị Quân đội Quốc gia bắt, đã khai báo nơi ẩn nấp của Lê Paul. Bộ chỉ huy Phân khu miền Đông liền điều động một tiểu đoàn vào sâu trong khu rừng này lùng bắt, đồng thời cho 1 đơn vị khác bao vây vòng ngoài. Khi Lê Paul vưà định vượt 1 con đường mòn để lên Hát Dịch thì bị 1 đại đội do Trung úy Đèo Văn Thống chỉ huy, bắt được. Thật sự, Lê Paul định trốn quanh quẩn ở cạnh Quốc lộ 15 để tìm cơ hội quá giang xe đò ra Vũng Tàu. *Kết thúc chiến dịch Hoàng Diệu Ngày 24 tháng 10/1955, chiến dịch Hoàng Diệu kết thúc với kết quả được tổng kết như sau: 1,Tổn thất của Bình Xuyên: -20 chết -221 bị bắt -1,119 quy thuận - Vũ khí:11 súng SKZ, 6 súng cối 81 ly, 10 súng cối 60 ly, 14 bazooka, 4 đại bác 20 ly, 35 đại liên, 110 trung liên, 343 tiểu liên, 1,046 súng trường, 4 súng phóng lựu và 33 súng lục. -30 vưà ghe, vưà tàu - 1 đài phát thanh. 2,Tổn thất của Quân đội Quốc gia: -10 chết -59 bị thương -1 tàu bị bắn chìm, 4 tàu bị hư hại ( Theo tài liệu của Khối Quân sử/ Phòng 5/Bộ Tổng tham mưu QL.VNCH , tham khảo tài liệu của Học giả Vương Hồng Anh , và Quân sử Lục quân Hoa Kỳ ) ĐẠI PHÁO M101A1 105 LY -105mm Light Howitzer QUÂN ĐỘI QUỐC GIA VIỆT NAM Thời điểm chiến dịch Hoàng Diệu 1955.QUÂN ĐỘI QUỐC GIA VIỆT NAM chỉ có 3-4 Tiểu đoàn Pháo binh Tiểu đoàn 3 Pháo Binh tham dự chiến dịch Hoàng Diệu. Thiếu tá Nguyễn Xuân Thịnh Tiểu đoàn trưởng, sau này Thiếu Tướng Chỉ huy trưởng pháo binh QLVNCH **Năm 1953, Quân đội Quốc gia có 148.000 người, gồm 95.000 quân chính qui và 53.000 Bảo an Địa phương. Các đơn vị gồm có: 59 tiểu đoàn Bộ binh 2 tiểu đoàn Nhảy dù 2 tiểu đoàn Ngự lâm quân 8 tiểu đoàn Sơn cước Về cơ giới có: 6 chi đoàn thám thính xa 1 tiểu đoàn pháo binh và 8 pháo đội biệt lập 6 đại đội vận tải 6 đại đội truyền tin 2 Giang đoàn Tuần giang
|
|
|
Post by Can Tho on Aug 6, 2017 11:51:49 GMT 9
I -QUÂN SƯ BẤT ĐẮC DĨ TIỂU THUYẾT GIA HỖ HỮU TƯỜNG :Trước ngày Triệt thoái :2.5 .1955 . Bộ Chỉ huy Bình Xuyên : Tướng Bảy Viễn - Đại tá Thái Hoàng Minh Tham mưu trưởng , Trung tá Bảy Môn , Trung tá Tư Hiển , Thiếu tá Lê Paul ( con trai Tướng Bảy Viễn ), Anh em Lại Văn Sang , Lại Văn Tài . Quân sư Hồ Hữu Tường. Đại tá Thái Hoàng Minh , Ông muốn qui thuận chính phủ quốc gia , sát nhập Quân Bình Xuyên vào Quân đội Quốc Gia Việt Nam, ngay từ tháng 4.1955. Nhưng vấp phải sự phản đối kịch liệt ,của Tướng Bảy Viễn , và Trung tá Bảy Môn. Tướng Bảy Viễn hạ lệnh : Trung tá Bảy Môn , Thiếu tá Lê Paul thảm sát Đại tá Thái Hoàng Minh. Trung tá Bảy Môn trở thành Tham mưu trưởng Quân Bình Xuyên khi triệt thoái . Về Rừng Sát sau cái Chết Tướng Trịnh Minh Thế , lợi dụng một số tín hữu Cao Đài bất mãn , Tướng Bảy Viễn với sự trợ giúp của Pháp đã mời Tướng Cao Đài Nguyễn Văn Thành làm Cố vấn quân sự cho mình ! Quân đội Cao Đài có 3 Tướng Lãnh : Trung tướng Nguyễn Văn Thành , Thiếu tướng Trịnh Minh Thế , Thiếu tướng Nguyễn Thành Phương Tư lệnh 15 ngàn quân tại Tây Ninh. Tướng Nguyễn Văn Thành là Tướng đầu tiên của Cao Đài, lúc này Ông đã lớn tuổi , vì thế từ 1954 Chỉ huy Quân Cao Đài là Tướng Thế và Tướng Phương . Trước đây Pháp yêu cầu Quốc Trưởng Bảo Đại phong Tướng Nguyễn Văn Thành là Trung tướng 3 sao Quân đội Quốc gia Việt Nam , cùng cấp với Trung tướng Nguyễn Văn Hinh Tổng tham mưu trưởng .Trung tướng Tổng Tư lệnh Quân đội Cao Đài để lôi kéo Tôn giáo Cao Đài .Vi thế Tướng Thành có cảm tình với Pháp . Nay Tướng Thế đã chết , nên Tướng Nguyễn Văn Thành chấp nhận ra Rừng Sát làm Cố Vấn Quân sự cho Tướng Bảy Viễn , Tướng Thành cùng đi với người bạn là Ông Trần Văn Ân . Vì vậy tại Rừng Sát ,Tướng Bảy Viễn có 3 Quân Sư : Trung tướng Nguyễn Văn Thành ,Nhà Văn Hồ Hữu Tường , và Nhân Sĩ Trần Văn Ân. Vào cuối Giai đoạn 1 của Chiến dịch Hoàng Diệu 7.10.1955 , khi biết khó cố thủ,Tướng Bảy Viễn cử 1 phái đoàn gồm 3 Quân Sư : Hồ Hữu Tường, Tướng Nguyễn Văn Thành và Trần Văn Ân ra thương thuyết. Đại tá Dương Văn Minh, Chỉ huy trưởng chiến dịch Hoàng Diệu, đã được chỉ thị của Tổng thống Lâm thời Ngô Đình Diệm, không chấp nhận, buộc đối phương đầu hàng vô điều kiện. Cuộc thương thuyết bất thành, Tướng Nguyễn Văn Thành và ông Trần Văn Ân xin hồi chánh. Riêng ông Hồ Hữu Tường, một mình trở lại Rừng Sát ,để tường trình cho Tướng Bảy Viễn, cuộc thương thuyết đã thất bại ! Theo một tài liệu của Học giả Vương Hồng Anh :Quân sư Tiểu thuyết gia Hồ Hữu Tường bị Quân đội Quốc gia Việt Nam bắt vào ngày 24.10.1955 cùng với Ông Trịnh Khánh Vàng , Nguyễn Hữu Thuần : Bộ tham mưu Quân Bình Xuyên . Một tài liệu khác thì cho rằng ông trốn về Vũng Tàu , sau đó lưu vong qua Pháp . Và hiện tại tôi cũng chưa có tài liệu thứ ba để khẳng định 2 tài liệu trên là đúng hay sai. Chỉ biết rằng Văn Học Việt Nam vắng bóng Nhà Văn Hồ Hữu Tường, một Nhà văn viết truyện tình cảm về người Nam Bộ : Văn phong Tình cảm nhẹ nhàng . Các Anh Chị trên Diễn đàn có biết tác phẩm nào của Nhà Văn Hồ Hữu Tường xuất bản sau 1955 không ? Nếu có thì có lẽ Học giả Vương Hồng Anh nói đúng . II- BÍ ẨN KHO TÀNG CHÂU BÁU BÌNH XUYÊN Nói đến kho tàng Châu báu khổng lồ Bình xuyên , là nói đến 2 nhân vật : Trung Bảy Môn -Võ Văn Môn : Tham mưu trưởng Bình Xuyên và Đại tướng Big Minh. Nhưng có một điều lạ ở đây , sách báo đệ nhị cộng hoà , và ngày nay tại hải ngoại chỉ nói đến Tướng Big Minh , mà không một dòng đề cập đến Trung tá Bảy Môn, hay vì Ông ta là Đại tá CS , mà không muốn đề cập ! Về phía buộc tội Tướng Big Minh biển thủ tài sản : đầu tiên năm 1971 , khi Tướng Big Minh định ra ứng cử TT . Thượng nghị sĩ Luật sư Nguyễn Văn Chức ( đang sống tại Texas) trên báo Hoà Bình do Linh mục Trần Du chủ trương, tác giả VIP KK Luật sư Nguyễn Văn Chức viết về tin đồn này.. Luật Sư Lâm Lễ Trinh nguyên Bộ trưởng Nội vụ thời Đệ nhất cộng hoà (1956-1960), Đại sứ VNCH 1960-1964 cũng đề cấp đến chuyện này : "...Với tư cách Bộ Trưởng Nội Vụ, tác giả bài này được chỉ thị đích thân điều tra mật về trường hợp tẩu tán kho vàng Bảy Viễn chứa trong một thùng kẽm lớn, theo phúc trình của Đại Tá Nguyễn Văn Y, Tỉnh Trưởng Chợ Lớn, Phụ Tá Hành Quân cho Ông Minh trong cuộc tảo thanh Rừng Sát. Người viết có mời Tướng Minh đến để giải thích. Vì lý do chính trị, hồ sơ tạm xếp." Mới đây Hồi ký "Can Trường Trong Chiến Bại" của Phó Đề đốc Hải quân Hồ Văn Kỳ Thoại , cũng đề cập đến "Vụ Vàng Tiền Bình Xuyên" nơi trang 28, 29, 30, 31 Về phía phản bác binh vực Tướng Big Minh : Thiếu tá Trịnh Bá Lộc : Tuỳ viên trung thành của Tướng Big Minh (1958-1975) đã hết lời binh vực Tướng Minh bằng những lập luận , chứng minh trưng dẫn tài liệu khá thuyết phục ! Vậy Sự thật thế nào đây ? 1960 Tướng Big Minh có 2 Sĩ quan tuỳ viên thân tín : Đại Úy Nguyễn Lễ Trí , Trung uý Trịnh Bá Lộc , và Cận vệ : Đại uý Nguyễn Văn Nhung. Chức vụ cuối cùng của Đại Úy Nguyễn Lễ Trí là Đại Tá Cục Trưởng Cục Xã Hội QLVNCH, hiện ông đang định cư ở California. Ông Trí là em rể cuả Bà Dương Văn Minh cũng là thuộc cấp của Đại tá -Thiếu tướng Dương Văn Minh từ các chiến dịch Hoàng Diệu, Nguyễn Huệ ,Đinh Tiên Hoàng , Thoại Ngọc Hầu 1955-1956. Trích đoạn : Đệ nhất Tiểu đoàn bộ binh TQLC/VN Hải quân tìm thấy Kho tiền Đông Dương : "Tiểu Đoàn cũng có chạm súng lẻ tẻ với tàn quân Bình xuyên trong những ngày cuối cùng của Chiến dịch Hoàng Diệu, nhưng đã tịch thu được một số tiền rất lớn của Bẩy Viễn chôn dấu tai Rừng Sát. Tiền nhiều quá phải dùng giang đĩnh LCVP thuộc Giang đoàn xung phong của Đại Úy Nguyễn Kiên Hùng vận chuyển tiền tịch thu được ra tàu Hải quân ở ngoài sông Lòng Tảo. Không biết Bộ Chỉ Huy hành quân đem số tiền này đi đâu, và chia chác ra làm sao. Khi Đại Đội 3 (tôi :Thiếu uý Ngô Văn Định) báo cáo tìm được nơi chôn dấu tiền ,thì các ông Đại tá Dương Văn Minh, chỉ huy chiến dịch, Thiếu tá Phạm Văn Liễu Tham mưu trưởng : Thủy Quân Lục Chiến đã có mặt ngay tại địa điểm đào thấy tiền chứa trong mấy chục cái lu sành bằng cỡ như thùng xăng 200 lít. Chấm dứt Hành quân trở về hậu cứ Tiểu đoàn có nhận được một ngân khoản, Đại Úy Tiểu Đoàn Trưởng đã chia đồng đều cho mỗi anh em là 47 đồng." Thực tế Kho tàng Bình Xuyên chia làm 4 phần : Phần thứ 1 : Kho tàng do 3 bà vợ chính thức của Tướng Bảy Viễn nắm giữ : Ðó là bà Lúa, con gái Hội đồng Ðống ở Ða Phước, bà Hà Thị Tám, nguyên thư ký kế toán hãng thuốc lá MIC và bà Hoa. Phần thứ 2 : Tiền Đông Dương chôn dấu , Đệ nhất Tiểu đoàn Bộ Binh TQLC/VN , phát hiện ra . Phần thứ 3 : Tiền Đông Dương ,và Vàng do Liên đoàn Nhẩy Dù phát hiện ngày 23.10.1963 ,trong đó có cặp ngà voi khổng lồ rất quí giá , sau này trưng bày tại phòng khánh tiết Dinh Độc Lập . Phần thứ 4 : Vàng , Kim Cương và Tiền Đông Dương do Trung tá Bảy Môn Chôn dấu , tẩu tán . I- Phần thứ nhất :Kho tàng do 3 bà vợ chính thức của Tướng Bảy Viễn nắm giữ . Tướng Bảy Viễn có rất nhiều vợ không chính thức . Sáng 23.10.1955 khi Lực lượng Thuỷ Quân Lục Chiến , và Liên đoàn Nhẩy Dù siết vòng vây quyết tâm bắt sống toàn bộ : Bộ Chỉ huy Bình Xuyên ,thì máy truyền tin reo lên , Lại Văn Tài bắt máy :Tiếng Đại tá tình báo Savani vang lên thật rõ: "Hai ông Tài - Sang đưa Thiếu tướng cắt đường rừng ra Phú Mỹ" Lập tức Tướng Bảy Viễn , Lại Văn Tài , Lại Văn Sang cùng toán hộ vệ cắt đường rừng tiến ra Phú Mỹ . Lại Văn Sang đi phía sau , suýt bị bắt phải quăng cạp táp để thoát thân , bộ ba thoát hiểm trong đường tơ kẻ tóc, tất cả toán hộ vệ đều bị tiêu diệt . Tại Phú Mỹ, ba người chui vô một lô cốt do Lính Pháp xây trước đây. Lại Văn Sang dùng máy truyền tin liên lạc với Pháp ở Vũng Tàu. Sau đó xe nhà binh Pháp đưa cả ba về Bà Rịa, từ đó lên trực thăng ra Vũng Tàu. Sáng hôm sau Pháp đưa ba người sang Lào bằng Phi cơ Quân Sự và từ đó qua Paris trên máy bay Air France. Ngày 7.11.1955, Bảy Viễn tới Thủ đô Paris âm thầm như một du khách, không có cuộc đón tiếp chính thức nào vì Chính phủ Pháp giữ bí mật chuyện yểm trợ Bình Xuyên và các lực lượng giáo phái . Chính phủ Pháp coi Tướng Bảy Viễn ,Lại Văn Tài , Lại Văn Sang là những người bạn tốt với Nước Pháp ! ( Quốc trưởng Bảo Đại cũng vậy ). Những người này được chính phủ Pháp cấp nhà cửa và trợ cấp hàng tháng. Nhưng Tướng Bảy Viễn an thân mà không an lòng vì mấy bà vợ còn kẹt lại ở Việt Nam, phải nhờ Chính phủ Pháp can thiệp . Cao uỷ Pháp tại Đông Dương -: Henri Hoppenot diện kiến Tổng thống Việt Nam Cộng Hoà , để can thiệp cho ba bà vợ chính thức được qua Pháp đoàn tụ với Bảy Viễn . Ngô Tổng thống đặt điều kiện : Tất cả tài sản của 3 Bà Vợ Bảy Viễn : Tiền trong ngân hàng Đông Dương , Vàng , Kim Cương là tiền làm ăn phi pháp tại Việt Nam , phải sung vào ngân quĩ quốc gia , để xây dựng Viện Mồ Côi, trường học cho Thanh Thiếu niên Việt Nam . Sau cùng cả 3 bà Vợ :Bà Lúa , Bà Hoa ,Bà Hà Thị Tám , đồng ý hiến :tất cả tài sản . Ba Phu nhân cùng con cái được chính phủ Việt Nam Cộng Hoà cho phép xuất cảnh qua Pháp để đoàn tụ với Ông chồng yêu quí tại Paris ! Tác phẩm : "Le Maitre de Cholon" của Pierre Darcourt . Nhà xuất bản Hachette năm 1977 Phần Thứ 2 và 3: Binh đoàn Thuỷ Quân Lục Chiến , và Liên đoàn Nhẩy Dù phát hiện : Kho tàng Trong phần trước đã đề cập đến Đệ nhất tiểu đoàn bộ binh TQLC/VN phát hiện Kho tàng Tiền Đông Dương , với sự có mặt của Đại tá Dương Văn Minh : Tư lệnh Chiến Dịch Hoàng Diệu . Nay nói về Liên đoàn Nhẩy Dù phát hiện Kho tàng : Trận đánh quyết liệt trong ngày cuối cùng của Chiến Dịch :23.10.1955, tất cả bộ chỉ huy Bình Xuyên đều bị bắt sống. Khi chiếm Tổng hành dinh Bảy Viễn tại Rừng Sát, Đại đội Nhẩy Dù của Trung úy Nguyễn Văn Tâm- Tiểu Đoàn số 1 ND tình cờ phát hiện một kho bạc lớn . Một binh sĩ dùng báng súng đập vở vách một phòng (vách làm bằng ván ép) từ trong tuôn ra những gói vuông dài như gạch. Lượm lên mới biết đó là nhưng gói bạc của Bảy Viễn chưa kịp gửi kho bạc.. Cặp ngà voi dài trên thước rưỡi , và một thùng kẽm . Số bạc quá nhiều, vì thế Trung úy Nguyễn Văn Tâm gọi máy truyền tin báo cho Đại tá Tư lệnh Đỗ Cao Trí , lập tức Đại tá Trí gọi truyền tin cho Đại tá Tư lệnh Chiến Dịch : Dương Văn Minh . ( Ký giả chiến trường Hilaire Du Berrier )
|
|
|
Post by Can Tho on Aug 6, 2017 11:58:04 GMT 9
TƯỞNG BẢY VIỄN NHỮNG NGÀY CUỐI ĐỜI - CÁI CHẾT CON TRAI THIẾU TÁ LÊ PAUL - ĐẠI TÁ DƯƠNG VĂN MINH-TRUNG TÁ BẢY MÔN TƯỚNG BẢY VIỄN- LÊ VĂN VIỄN :LÃNH CHUÁ SÀI GÒN CHỢ LỚN 1948-1955 TƯỚNG BẢY VIỄN 1954 - ĐƯỢC QUỐC TRƯỞNG BẢO ĐẠI NHẬN LÀM EM KẾT NGHĨA BÀO ĐỆ -SAU KHI BIẾU QUỐC TRƯỞNG 500 NGÀN MỸ KIM (NỬA TRIỆU DOLLARS ), MỘT SỐ TIỀN CỰC LỚN THỜI BẤY GIỜ CẶP NGÀ VOI QUÍ GIÁ CUẢ KHO TÀNG BÌNH XUYÊN TẠI PHÒNG KHÁNH TIẾT - DINH ĐỘC LẬP NĂM 1964 Trong một buổi tiếp tân tại Dinh năm 1964. Từ trái qua phải: Dương Văn Minh,Quốc trưởng Đại sứ Cabot Lodge, ( cúi xuống ) Tổng trưởng Bùi Tường Huân, Thiếu tướng -Phó thủ tướng Đặc trách Văn Hoá :Đỗ Mậu . Người đứng sau Tướng Minh là Lãnh Tụ Đại Việt Nguyễn Tôn Hoàn -vừa lưu vong tại Pháp về đang vận động giữ chức Phó Thủ tướng VNCH ? Tất cả bộ sậu này đã phá nát VNCH trong 2 năm 1964-1965 và -Hậu quả 1965-1975 chìm đắm trong tham nhũng -lính ma lính kiểng -thuốc phiện- bức tử Việt Nam Cộng Hoà, bức tử Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà 30.4.1975. Phần Thứ 4 : Kho tàng Bình Xuyên : Trung tá Bảy Môn Tham mưu trưởng Quân Bình Xuyên là người nhận nhiệm vụ tẩu tán kho tàng Bình Xuyên , ngoài 2 phần chôn dấu mà Thuỷ Quân Lục Chiến , và Nhẩy Dù Quân đội Quốc gia Việt Nam , kiếm được , còn một phần lớn Vàng , và Kim Cương , và Tiền Đông Dương , , mà Trung tá Bẩy Môn đả kịp thời tẩu tán mang theo khi triệt thoái về Miền Đông Nam Bộ, lúc này Cán Bộ CS , đã bắt liên lạc với Trung tá Bảy Môn , ngay khi còn tại Rừng sát . Nhưng Trung tá Bảy Môn, Mê Tiền và Gái hơn chủ nghĩa CS. Chính phần kho tàng thứ 4 này ảnh hưởng đến cái chết Thiếu tá Lê Paul 27 tuổi con trai Tướng Bảy viễn 4.1956,làm Tướng Bảy Viễn đau buồn trong những ngày tháng cuối đời . Trích tài liệu Hà Nội : "Mấy tháng trước, Việt Minh đã thấy trước tình hình căng thẳng giữa Diệm và Bình Xuyên nên đã đưa cán bộ chi viện. Sau Hiệp định Genève 1954, hai cán bộ Bảy Khánh và Chín Ðạo được giao nhiệm vụ liên hệ với Mười Lực, Bảy Môn, Năm Chàng để kéo Bình Xuyên của Bảy Viễn theo đường lối của ta. Năm Yên, một cán bộ tình báo móc nối với Bảy Môn, thuyết phục Bảy Môn giao một đại đội trong tiểu đoàn 3 cho Ba Chậm chỉ huy. Ðại đội của Ba Chậm sẽ là ngòi pháo khoét sâu mâu thuẫn giữa nhà Ngô và Bình Xuyên. Mâu thuẫn giữa hai bên lên tới cực điểm, Bảy Viễn ra lệnh cho Bảy Môn nổ trước. Kế hoạch đánh Diệm đã được bàn thảo cẩn thận. Các cầu nối qua cù lao Chánh Hưng được bí mật gài mìn, khi hữu sự là châm điện cho nổ. Chiều ngày 28.4, Bảy Môn cho các súng cối nổ, mục tiêu là dinh Ðộc Lập và các bót công an, cảnh sát của tên Mai Hữu Xuân vừa ngả theo Diệm. Rút ra Rừng Sác là một sai lầm lớn của Bình Xuyên: Nước uống rất khan hiếm, bị bao vây lâu ngày, số nước dự trữ cạn kiệt, gây khó khăn cho mấy ngàn binh sĩ. Mặt khác, súng cối từ các tàu chiến hải quân nã vào, không có công sự vửng chắc , bộ binh thiệt hại nặng.... Trong tình hình nguy kịch như vậy, hai cán bộ Việt Minh là Bảy Khánh và Chín Ðạo đã dũng cảm xé rừng tìm gặp Bảy Môn và vạch cho thấy con đường sống còn là liên kết với bộ đội miền Ðông (số này không tập kết ra Bắc, có nhiệm vụ bảo vệ dân phòng khi Diệm không thi hành Hiệp định Genève). Bảy Môn vui mừng báo cáo với Bảy Viễn và lập tức Bảy Viễn phái Bảy Môn mời hai đại diện cao cấp của Việt Minh tới hội kiến. Biết hai tên Tài, Sang không tán thành bắt tay Cộng sản, Bảy Viễn không cho chúng dự cuộc họp quan trọng này. Bảy Khánh và Chín Ðạo vô cùng ngạc nhiên khi Bảy Môn đưa hai anh lên chiếc xà lan mới toanh do Pháp tặng Bảy Viễn để làm chỉ huy sở trong rừng Sác. Bên cạnh Bảy Viễn là Trịnh Khánh Vàng, người phụ trách Ðài phát thanh Bình Xuyên ngày đêm ra rả chửi nhà Ngô. Bảy Khánh vô đề ngay: - Ðại diện Hội Liên Việt Nam Bộ, chúng tôi theo dõi các hoạt động của Mặt trận Quốc gia Toàn lực Cao-thiên-hòa-bình mà Bình Xuyên là lực lượng đầu tàu. Theo tinh thần Hiệp định Genève, chúng tôi không thể công khai viện binh cho anh Bảy, nhưng chúng tôi có thể giúp anh Bảy hai cán bộ quân sự xuất sắc là Ba Thu và Tư Thước. Anh Ba Thu sẽ là chính trị viên Tiểu đoàn 3 , còn anh Tư Thước sẽ đảm trách liên lạc giữa các anh và chúng tôi. đồng thời sẽ đưa bộ đội Bình Xuyên lên miền Ðông nếu các anh bị quân Diệm bao vây lâu ngày, lương khô cạn kiệt: Hai bên soạn một thông cáo chung đại ý nêu rõ quân dội Bình Xuyên là của nhân dân có nhiệm vụ chống đế quốc Mỹ và tay sai Ngô Ðình Diệm. Ba Thu và Tư Thượt tới nơi thật đúng lúc. Diệm mở chiến dịch Hoàng Diệu đánh bật Bình Xuyên ra Rừng Sác. Sáu tiểu đoàn của Bình Xuyên bị kẹt trong vòng vây. Tinh thần binh sĩ xuống thấp trước các đợt pháo kích ác liệt. Chỗ nhược của Bình Xuyên là vợ con binh sĩ cùng theo rất đông, gây trở ngại cho việc chiến đấu. Bốn tiểu đoàn Hòa Hảo vừa chi viện cho quân đội Bình Xuyên không quen trận mạc, ra quân lần đầu gặp hỏa lực quá ác liệt nên bỏ súng chạy. Ðể chấn chỉnh tinh thần ba quân, Bảy Môn đưa thiếu tá Bảy, chỉ huy Tiểu đoàn Hoà Hảo ra Hội đồng Quân sự xét xử. Tư Thước đứng ra xin: - Quân đội Hoà Hảo tuy thành lập lâu nhưng thiếu trận mạc. Trận đấu quá ác liệt. Binh sĩ chưa quen chiến trường Rừng Sác, hoảng loạn bỏ chạy, Thiếu tá Bảy không tài nào giữ được. Xin cho Thiếu tá Bảy lập công chuộc tội. . Vòng vây tàu chiến ( Q ĐQGVN) siết chặt Binh sĩ Bình Xuyên hết nước uống và phải ăn cơm gạo sấy. Tinh thần càng lúc càng xuống. Ba Thu bàn với Bảy Môn: - Ðã tới lúc ta xé rừng đưa binh sĩ lên miền Ðông. Tình thế nguy ngập lắm rồi. Bảy Môn đề nghị Bảy Viễn cho tiểu đoàn 3 mở đường máu làm bàn đạp để đưa hết lực lượng lên chiến khu miền Ðông. Bảy Viễn do dự vì hai cận thần họ Lại không đồng ý. Những cuộc thì thầm to nhỏ giữa Bảy Viễn với chính khách Hồ Hữu Tường , Trần Văn Ân , Trịnh Khánh Vàng càng làm hai anh em họ Lai điên tiết. Từ khi chạy ra Rừng Sác, Bảy Viễn không hỏi ý kiến chúng nữa mà cứ thì thầm bàn tính với đám chính khách xôi thịt. Khi biết Bảy Viễn cầu cứu Việt Minh, . Không dám cự Bảy Viễn, Nam Tài chĩa mũi nhọn Bảy Môn: - Các anh tính sao mà đưa tiểu đoàn 3 lên rừng ? Các anh tính liên minh với Việt Minh à ? Các anh quên chúng ta suýt chết vì Việt Minh Cộng sản mấy năm trước sao ? Bảy Môn quật lại: - Anh lấy tư cách gì can thiệp vào việc chỉ huy của tôi ? Chẳng lẽ tiểu đoàn 3 đành khoanh tay chịu chết trong vòng vây như các anh? Tôi phải mở đường máu để sau đó đưa hết lực lượng Bình Xuyên thoát vây, dù cho anh có chống đối. Tôi đã được sự đồng tình của anh Bảy. Năm Tài chạy tìm Bảy Viễn hỏi. Bảy Viễn xác nhận: - Tôi cho phép Bảy Môn đưa tiểu đoàn 3 xé rừng lên Phú Mỹ. Phái tìm cách phá vây. Pháp không giúp gì được ta thì ta phải tự cứu lấy ta. Năm Tài lo sợ: - Nhưng ông Bảy quên Việt Minh đã cố tình hãm hại chúng ta trước đây sao ? Bảy Viễn cười: - Làm sao ta quên được. Nhưng mỗi thời một khác. Giờ đây thằng Diệm đang quơ dao kề cổ chúng ta, mà Việt Minh cho người tới đưa chúng ta ra khỏi vòng vây, ngu sao không chộp lấy! Còn chuyện đối xử với nhau sau này như thế nào thì hồi sau phân giải. " "Theo tài liệu Hà Nội " ngày nay trong nước ,trên sách báo lập lại luận điệu sách báo Đệ nhị cộng hoà ca ngợi Anh hùng Bảy Viễn, :KHÍ KHÁI , ANH HÙNG CHỐNG LẠI BẠO CHUÁ NHÀ NGÔ HUNG ÁC , BẠO TÀN ! SỰ THẬT ĐAU LÒNG RẤT NHIỀU TUỔI TRẺ TẠI VIỆT NAM LẠI TIN , VÌ ĐÂY LÀ SÁCH BÁO ĐỆ NHỊ CỘNG HOÀ ! LỖI NÀY TẠI AI ĐÂY ? ( QUÂN SỬ HÀ NỘI LẠI CÓ LƯƠNG TÂM , NHƯNG CÓ BAO NHIÊU NGƯỜI ĐƯỢC ĐỌC ?) Trích Quân Sử Hà Nội : "GIÂY PHÚT CUỐI CÙNG :Tổng thống "Việt Nam Cộng hoà Trước khi nhận định toàn bộ về con người Ngô Đình Diệm và chế độ của ông ta chúng tôi xin ghi lại những giây phút cuối cùng của cuộc đời một Tổng thống "Việt Nam Cộng hoà". Nhân dịp tiếp các phái đoàn quân chính trong ngày 26-10-1963, Tổng thống Diệm, bằng một giọng ai oán, thoáng buồn ông nói: " Chế độ này tuy còn nhiều khuyết điểm, cũng còn hơn nhiều chế độ khác... Người ta chê là độc tài nhưng chỉ ngại còn những thứ độc tài khủng khiếp hơn. Tôi tiến thì theo tôi, tôi lui thì bắn tôi, tôi chết thì trả thù cho tôi". Trong thời gian này tinh thần của Tổng thống Diệm đang trải qua cơn dao động cực độ. Những nhân vật gần ông đều nhận thấy ông trở nên nóng nảy bất thường, hay thở dài, nét mặt đăm chiêu thoáng buồn. Có lẽ Tổng thống Diệm đã linh cảm được tai hoạ sắp đến với ông ta, gia đình và chế độ. Ông Ngô Đình Nhu lại càng biểu hiện một cách mau chóng. Ông Nhu già hẳn đi, nét mặt chảy dài. Bức hình của ông Nhu đăng trên tuần báo Express số 909 - (15-12-1968) chính là mấy bức hình chụp vào những ngày cuồi cùng trong đời ông. Khuôn mặt ông Nhu càng in một vẻ căm giận cùng với vẻ đẹp của đường nét điêu khắc.Tuy nhiên ông Nhu vẫn giữ được vẻ điềm tĩnh và sẵn sàng đối phó... Sáng sớm ngày 30-10-1963 ông Diệm lững thững đi xuống vườn hoa trước cửa dinh Gia Long, ngắm mấy chậu non bộ nhỏ mới đắp xong và đặt dưới gốc cây. Ông bận bộ đồ xám nhạt, đội mũ len chống chiếc ba toong như khi đi thăm địa điểm dinh điền. Ông ngắm vài phút ngó lên bức ảnh lớn của ông treo cao đằng sau bàn giấy của ông Đổng Lý Bộ phủ Tổng thống rồi mỉm cười lên lầu. " SÁNG 1.11.1963 TỔNG THỐNG VIỆT NAM CỘNG HOÀ MẠN ĐÀM VỚI ĐÔ ĐỐC 4 SAO: HARRY D. FELT. NGÀY CUỐI CÙNG CUẢ TỔNG THỐNG VIỆT NAM CỘNG HOÀ : NGÔ ĐÌNH DIỆM Trích đoạn Big Minh và kho tàng Bình Xuyên của Quân Sử Hà Nội để rộng đường Dư luận : " Nhưng tại sao tướng Minh lại "kỵ" ông Nhu và cho rằng ông Nhu "ghen ghét" với mình ? Theo báo chí có một phần lý do thầm kín như thế này: Sau vụ thanh toán Bình Xuyên tại Sài Gòn và Rừng Sát, dân chúng loan truyền "huyền thoại" nhằm suy tôn tướng Minh, là tướng Minh tịch thu được bao nhiêu vàng bạc đều đem nộp cho Tổng thống. Lại có một nguồn tin khác trong giới chỉ huy quân sự tại Sài Gòn dạo ấy là, khi tướng Minh là Tư lệnh hành quân đi dẹp Bình Xuyên, tịch thu được rất nhiều "bao bố” giấy bạc. Nhiều bao bạc bị rơi xuống nước nên ướt đẫm . Số giấy bạc này được mang về phơi khô và “ủi" cho phẳng phiu ngay tại dinh Tỉnh trưởng Chợ lớn. Sau đó, không hiểu được đem đi đâu và chia phần cho những ai ? Có điều rõ rệt là chính quyền hồi đó không nhận được một đồng xu nào trong số bạc lớn này nếu có. Tuy vậy, chính quyền cũng không thấy lên tiếng về vụ tướng Minh đem nộp vàng bạc của Bình Xuyên cho Tổng thống Diệm cũng như số bạc lớn trên đây nếu có thì bỏ vào túi riêng của những ai ? Phải chăng vì thế mà có sự tránh né ". Thiếu tá Trịnh Bá Lộc tuỳ viên trung thành Tướng Big Minh , thì trưng dẫn tài liệu sau đây : "1945-1954 Việc Từng Ngày - Hai Mươi Năm Qua”, của Ông Đoàn Thêm: nơi cuối trang 191 và đầu trang 192: . . . . 3.3.1956 - . . . "- Thiếu-Tướng Dương-văn-Minh họp báo nói về các chiến-dịch miền Tây và sự hợp tác của Tướng Trần Văn Soái. Tướng Minh cho biết trong chiến-dịch Hoàng-Diệu, đã tịch thâu 20 kí vàng và 16 triệu 1/2 bạc, số tiền này sẽ dùng để xây cất một Cô-Nhi-Viện Quốc-Gia " * Chú thích : 1 kg Vàng khoảng hơn 26 Lượng Vàng một chút . 20 Kg khoảng 520 Lượng (Cây) Vàng, không thấm béo vào đâu kho tàng của Bình Xuyên. Tài sản của 3 Phu nhân Tưởng Bảy Viễn còn vượt xa lắc con số này ! Thời điểm này 1 cây vàng chỉ có 15 đến 20 dollars . 1955 :1 gói thuốc lá 7 cents, hiện tại 5 dollars , 1955: 1 galon xăng :3 cents , hiện tại gần 3 dollars ). Vậy mà Tướng Bảy Viễn biếu Quốc trưởng đến 500 ngàn Dollars năm 1954 , để Quốc trưởng nhận làm nghĩa đệ dù Bảo Đại kém 5 tuổi .( Bảo Đại sinh : 1912, Bảy Viễn sinh 1907). Chính Phần Tài sản thứ tư do Trung tá Bảy Môn nắm giữ , và Chiến lợi phẩm Tài sản thất thoát , gây nên cái chết của Thiếu tá Bình Xuyên Lê Paul 27 tuổi con trai đầu của Tướng Bảy Viễn : 14.4.1956. Ba bà vợ chính thức được qua Pháp đoàn tụ với Bảy Viễn( Ðó là bà Lúa, con gái Hội đồng Ðống ở Ða Phước, bà Hà Thị Tám, nguyên thư ký kế toán hãng thuốc lá MIC và bà Hoa). Nhưng việc con trai là Thiếu tá Bình Xuyên Lê Pau kẹt trong vòng vây bị QĐQGVN bắt giam 23.10.1955 làm Bảy Viễn ăn không ngon ,ngủ không yên. Tất cả tướng tá Bình Xuyên cùng các chính khách salon đều bị bắt, . Một lần nữa Bảy Viễn nhờ Chính phủ Pháp can thiệp ! Và một lần nữa Ông Cao Uỷ Pháp tại Đông Dương : Henri Hoppenot phải diện kiến Tổng thống Việt Nam Cộng Hoà Ngô Đình Diệm , để can thiệp cho Thiếu tá Bình Xuyên Lê Pau được qua Pháp đoàn tụ với Bảy Viễn . Ngô Tổng thống cũng đặt điều kiện : Lê Paul phải chỉ chỗ chôn dấu tài sản còn lại, để sung vào quĩ quốc gia Việt Nam : tài trợ cho Giáo dục Việt Nam , nhất là xây trường học tại nông thôn, và những khu Định Cư người Bắc di cư . Thật ra khi Lê Paul bị bắt giam , An ninh VNCH đã thẩm tra về phần Tài sản Kho Báu chôn dấu . Lê Paul trả lời không biết !( Thật sự Ông ta không biết ! ) An Ninh VNCH không tin, ngay 3 Ba bà vợ của Bảy Viễn , tài sản khổng lồ , mà Ông Thiếu tá Bình Xuyên- Thế tử của Lãnh chúa lại Vô sản hay sao ? Nhưng không thể dùng biện pháp tra tấn, vì Pháp can thiệp, đòi đối xử theo qui chế tù binh ! Tướng Bảy Viễn cho Ngô Tổng thống biết : Tất cả tiền gửi nhà băng tại Ngân hàng Đông Dương mà Ông ta đứng tên ,sẽ giao hết cho chính phủ VNCH để xin lại Lê Paul. Chính phủ VNCH trả lời : tiền trong nhà băng mà Tướng Bảy Viễn đứng tên tại Ngân hàng Đông Dương , tất nhiên thuộc về Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa sẽ thả Lê Paul, cho phép xuất cảnh rời Việt Nam qua Pháp đoàn tụ, chỉ khi nào Bảy Viễn chỉ chỗ chôn dấu tài sản kho tàng còn lại trong nước. ! Tướng Bảy Viễn bí ! Vì Trung tá Bảy Môn đã theo Cộng Sản, Bảy Môn là người tẩu tán phần tài sản này. Làm sao Bảy Môn có thể giao nộp kho tàng để chuộc Le Paul đây ! Nếu Bảy Môn không mê kho tàng thì đã qua Pháp rồi , đâu còn chui rúc trong Rừng Sát giáp miền Đông Nam Bộ . 3.1956 Tất cả Sĩ quan Bình Xuyên và Chính khách salon bị bắt, tại Tổng hành dinh Bình Xuyên tại Rừng Sát ,trong ngày 23.10.1955 (có lẽ có nhà văn Hồ Hữu Tường ) đều bị đưa ra tòa lãnh án , một số phải ra Côn Ðảo. Riêng Lê Paul thì bị tách ra giam riêng trong Phú Lâm, để chờ Bảy Viễn trả lời. Trong thời gian này Cao uỷ Pháp , và Đại tá tình báo Savani cử người thăm viếng Lê Paul thường xuyên vì sợ an ninh VNCH , tra tấn lấy khẩu cung . Có lẽ Bảy Viễn đã thú thật với Cao Uỷ Pháp,và cầu cứu Đại tá Savani : phần kho tàng tài sản còn lại ,Trung tá Bảy Môn chôn dấu tẩu tán , không thể thoả mãn điều kiện của chính phủ Việt Nam Cộng Hoà. Vì thế Đại tá Savani sắp xếp Điệp Vụ giải thoát Thế tử Bình Xuyên : Lê Paul.
|
|
|
Post by Can Tho on Aug 6, 2017 11:59:17 GMT 9
Điệp Vụ : Giải thoát Thế tử Bình Xuyên Lê Paul- 14.4.1956 ydan.org/showthread.php?t=2249&page=24Theo Kế Hoạch của Đại tá tình báo Cáo già Savani . Bảy Viễn chấm dứt liên lạc với chính phủ Việt Nam Cộng Hoà . Coi như mình coi trọng tài sản kho tàng hơn tính mạng con trai . Chính Phủ Việt Nam Cộng Hoà sẽ Xử án : Thiếu tá-Thế tử Bình Xuyên Lê Paul, . Trên đường áp giải Thế tử Bình Xuyên đến nơi xử án , Đại tá tình báo Cáo già Savani sẽ ra tay giải thoát Thế tử ! (Vì trong nhà giam Phú Lâm kiên cố không thể ra tay được ! không lẽ Quân Pháp tấn công nhà giam VNCH, chuyện không tưởng !) Quả nhiên Chính Phủ VNCH, thấy Bảy Viễn chấm dứt liên lạc, coi trọng tài sản kho tàng hơn tính mạng con trai !.Vì thế Chính Phủ VNCH quyết định xử án : Thế tử-Thiếu tá Bình Xuyên Lê Paul 27 tuổi với tội danh phản loạn vào ngày 14.4.1956 tại Phú Định .. Ngày 14.4.1956 , xe cảnh sát VNCH đưa Thế tử Lê Paul ra khỏi bót Phú Lâm, chạy về Phú Ðịnh... Trước đó 3 ngày :11.4.1956 Đại tá Savani (Par Le Colonel SAVANI) đã được tin mật báo, từ viên Tân trung tá tại Bộ Tổng tham mưu : vào ngày 14.4.1956 : Toà án Quân Sự VNCH sẽ xử án Thế tử -Thiếu tá Bình Xuyên về tội danh phản loạn . (Thế tử Lê Paul đeo lon Thiếu tá Quân Đội Quốc gia Việt Nam !) Đại tá Savani đã lên kế hoạch Điệp vụ Giải thoát Thế tử Bình Xuyên ! Ông ta cấp tốc bỏ tiền mướn: một số người dân anh chị Chợ Lớn thuộc bang hội Hoa Kiều, trang bị súng ống cho Họ ,giả dạng làm tàn quân Lính Bình Xuyên . Ông ta cũng cấp tốc điều một số Lính Dù Pháp từ Vũng Tàu lên . Đồng thời cũng mật báo cho Lê Paul biết :sẽ giải thoát vào ngày 14.4.1956. Binh nghiệp Đại tá tình báo SAVANI , .ông ta Phục vụ tại Đông Dương -Việt Nam từ 27.6.1939 khi còn là Thiếu uý đến 21.7.1956 Đại tá :17 năm quân ngũ tại Việt Nam-Đông Dương "Par Le Colonel SAVANI : Quelle Ecole et quel site sont-ils ainsi chantés ? Le site ? c'est Dalat, capitale du Langbian, sur les plateaux sud de l'ancien Annam, à plus de 1 500 m d'altitude, station climatique du Sud-Indochine : l'Ecole ? c'est, ou plutôt c'était, l'Ecole des Enfants de Troupes Eurasiens ouverte le 1er septembre 1939, le jour même où, en Europe, le Temple de Janus ouvrait, toutes grandes, ses portes. L'histoire de cette Ecole est bien mal connue."L'Historique des Enfants de Troupe et des Ecoles Militaires Préparatoires" ne lui consacre qu'une ligne qu'elle partage avec l'école "indigène" du Cap Saint-Jacques avec laquelle elle ne peut être comparée. Et pourtant ! Malgré sa brièveté, son existence a été très mouvementée. Née sur les plateaux du Lang-Bian, elle s'installe ensuite au Cambodge, erre entre le Cambodge et le Laos, se regroupe à Saigon avant de se retrouver à Dalat d'où elle quitte pour débarquer à Fréjus et finir à Autun, non loin des monts marvandiaux. La création de l'Ecole (arrêté du 27 juin 1939 du Gouverneur Général de l'Indochine) entrait dans le cadre de la Fondation Brevie d'aide aux enfants eurasiens. Cette Ecole était destinée à recevoir les enfants nés sur le territoire de l'Union Française, de père français et de mère indochinoise, ou de père indochinois et de mère française et les enfants nés de mère indochinoise et de père légalement inconnu, mais présumé français. Les postulants devaient avoir huit ans au moins et seize au plus le 1er janvier de leur candidature. "Favoriser le recrutement pour les Troupes de l'Union Française de cadres français, originaires du pays, connaissant la langue et les coutumes locales et adaptés aux conditions de vie et de climat particuliers à l'Indochine", la raison d'être de l'Ecole de Dalat. Sa mise sur pied est confiée au Lieutenant SAVANI, du Régiment de Tirailleurs Annamites, ancien Enfant de Troupe d'Autun. Les bâtiments mis à sa disposition à Dalat, sont ceux du Centre de Repos Militaire relogé dans un camp nouvellement construit. Le 1er septembre 1939, l'Ecole reçoit ses premiers élèves. Ils arrivent, soit des Ecoles d'Enfants de Troupe Annamites de Phu-Lang-Thuong (Tonkin) et du Cap Saint-Jacques où ils constituaient, depuis un an, des groupes distincts, soit de certains établissements de la Fondation Brévie, soit de leur famille. En tout, une cinquantaine de jeunes Eurasiens venant de chacune des "cinq fleurs de l'Indochine". Le "démarrage" est laborieux; les locaux sont vétustes, peu "fonctionnels", dépourvus d'eau courante et d'éclairage électrique. Les jeunes Eurasiens renâclent devant la stricte discipline qui leur est imposée, dans tous les domaines. Peu à peu, cependant, tout s'organise : Les difficultés s'estompent ; les vieux bâtiments sont améliorés, l'eau coule dans les robinets. Dans les études et doctoirs, les lampes Titus, au manchon fragile laisse la place aux ampoules électriques. De nouvelles construction s'édifient. Les éleves décapitent une colline pour construire leur stade. Besoin n'est plus d'imposer la sévère discipline, elle est librement acceptée par tous. En 1942, l'Ecole est en plein épanouissement, avec son effectif prévu de 150 élèves ! Elle a fait sa place et quelle place : Les succès scolaires obtenus dépassent ceux des autres écoles publiques. Dans le domaine sportif, l'Ecole a son fanion qui lui est remis par le Général Commandant Supérieur elle a sa chanson, son insigne dessiné par l'élève MIEZE, sa devise "s'instruire pour servir". Les manifestations de sa chorale dirigée par un Tchèque, professeur de musique, puis par l'Aumônier de l'Ecole, sa clique, ses défilés et les fêtes folkloriques organisées par les élèves, attirent un public de plus en plus nombreux et enthousiaste. Au cours des inspections, l'Amiral, les Généraux, les personnalités civiles sont frappés par la tenue de l'Ecole, la belle allure de ses élèves dans leur uniforme bleu Louise et par leur magnifique santé physique et morale. L'Ecole a pris un bon départ et son avenir s'annonce plein de promesses. Mais la guerre se rapproche de la péninsule indochinoise qui n'en avait pas encore ressenti les effets meurtriers. Les bombardements aériens s'intensifient, surtout au Tonkin et, fin 1943, l'évacuation des étudiants de cette région est décidée. Dalat est choisi pour recevoir les réfugiés. L'Ecole est réquisitionnée. Avec une immense tristesse, le Capitaine POULET, qui a succédé au Capitaine SAVANI en août 1943, doit, au début de 1944, prononcer sa dissolution et assister à la dispersion des élèves dans différents établissements de Hué, Saigon et Phnom-Penh. En octobre 1944, l'Ecole est reconstituée à Kompong-Chnang (Cambodge) dans des conditions rappelant celles de son début à Dalat. Malgré tout, cadres et élèves, heureux de se retrouver, reprennent avec ardeur et entrain l'oeuvre momentanément interrompue. Mais des évènements plus graves encore surviennent. Dans la nuit du 8 au 9 mars 1945, les japonais déclenchent dans toute l'Indochine, leur coup de force tendant à annihiler l'Armée française et à prendre en mains l'administration du pays. Le camp de Kompong-Chnang est encerclé et les cadres logeant à l'extérieur faits prisonniers. Sous l'impulsion du Sergent-Chef GUATARI, seul gradé présent à l'Ecole, les élèves se préparent à résister et à recevoir le baptême du feu ; les dispositions de combet sont prises. Quand les attaquants nippons se présentent, ils sont précédés des cadres prisonniers, mains liés derrière le dos. Tirer dans ces conditions entraîneraient le massacre d'êtres chers. GUATERI donne alors l'ordre de détruire armement et munitions, mission confiée au Caporal GRAVELLE, ancien élève, qui s'en acquitte parfaitement. Cadres et élèves prennent le chemin de la captivité. Six mois durant, ils vivront la vie des camps de concentration, subissant sévices, mauvais traitements et épreuves avec courage et un moral exemplaire. Quelques jours avant l'Armistice, l'Enfant de Troupe Pierre ESPONA parvient à s'évader, emportant sous sa chemise kakie et enroulé autour de son torse, le Fanion de l'Ecole. Cet exploit lui vaudra de recevoir, au début de 1946, la Médaille Militaire et la Croix de Guerre avec Palme, décernées par le Général LECLERC. ESPONA sera le plus jeune Médaillé Militaire de l'Armée française. A près la fin des hostilités, l'Ecole est d'abord regroupée à Kompong-Chnang ; puis en septembre 1946, elle retrouve avec émotion, ses bâtiments de Dalat. Après une courte période de réorganisation, elle reprend son aspect et son rythme de jadis. Sous la direction des différents Commandants qui se succèdent à sa tête : Lieutenant GUERIN (1946-1947), Capitaine LEONARDI (1947-1948), Capitaine JEANBLANC (1948- 1949), Capitaine CHEVAL (1949-1952), Chef de Bataillon LAUNAY (1952-1954), Chef d'Escadron TAVERNIER (1954-1955), son extension et son embellisement sont méthodiquement poursuivis. En 1954, la jeune Armée vietnamienne a besoin de cantonnements pour installer ses Ecoles et ses Unités. La belle Ecole d'Enfants de Troupe lui convient ; elle lui est "transférée" et les élèves déménagent une fois de plus. Une caserne du Cap Saint-Jacques leur offre l'hospitalité. Sous l'impulsion du Chef d'Escadrons PROTHIN, puis du Capitaine MORGAND, malgré de nombreuses difficultés matérielles, elle ne tarde pas à retrouver sa vitalité et son "panache". Mais ses pérégrinations ne sont pas terminées. L'Ecole d'Enfants de Troupe française n'a plus sa place dans le Viêt-nam indépendant. Son transfert en Métropole est décidé et a lieu en février 1956. Après un court séjour d'acclimatation à Fréjus, l'Ecole se reforme à Autun où elle conserve, quelques années durant, son particularisme avant de se fondre complètement dans l'Ecole qui la recevait. Avant de quitter l'Indochine, pour poursuivre en France sa tâche, l'Ecole a été l'objet de la part du Général Commandant en Chef en Indochine, de la citation suivante : "Créée en 1939, l'Ecole d'Enfants de Troupe de Dalat a fourni, chaque année, aux Troupes de l'Union Française, un contingent de gradés de qualité. "Attaqués à Kompong-Chnang le 9 mars 1945 et emmenés en captivité par les japonais, les cadres et élèves, malgré les traitements inhumains qui leur étaient infligés, en ont imposé à leurs vainqueurs du moment, par leur attitude digne et leur comportement courageux. Libérée le 16 septembre 1945, l'Ecole s'est immédiatement remise au travail et de plus belle, a repris sa mission de former, avec les jeunes Eurasiens qui lui étaient confiés, des gradés dont beaucoup se sont distingués sur les champs de bataille d'Indichine." L'Ecole a vécu vingt ans à peine. Malgré son existence brève, elle a "donné" ce qu'on attendait d'elle. Elle a formé des cadres qui, sur les champs de bataille d'Indochine et d'Algérie, se sont montrés dignes de leurs camarades métropolitains. Elle a ses gloires, elle a ses Morts. L'Ecole n'est plus, mais l'idéal qu'elle poursuivait demeure entretenu par tous ceux qui fidèles à sa devise : "S'instruire pour Servir", continuent à servir avec honneur après avoir été "instruit" par elle. Le Colonel SAVANI de Marseille Binh nghiệp Đại tá tình báo SAVANI , :Ông ta Phục vụ tại Đông Dương -Việt Nam từ 27.6. 1939 khi còn là Thiếu uý đến 21.7.1956 Đại tá. 17 năm tại Việt Nam-Đông Dương .
|
|
|
Post by Can Tho on Feb 19, 2020 17:52:28 GMT 9
Cách nền Đệ Nhất Cộng Hòa giải quyết vấn đề các “tiểu quốc” Hoa kiều ở Chợ Lớn
Không phải ngẫu nhiên mà Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn đổi tên thành Đô thành Sài Gòn và cũng không phải ngẫu nhiên mà tỉnh Chợ Lớn – nơi đa số cư dân là người Hoa – biến mất sau Sắc lệnh 143/VN của Tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm ngày 22-10-1956. Khoảng 2 tháng trước đó, nền Đệ Nhất Cộng hòa đã quyết định phải xử lý một cách triệt để vấn đề các bang hội tự trị – các “tiểu quốc” Hoa kiều ở Chợ Lớn…
A. Sơ lược bối cảnh lịch sử di dân Tàu ở Việt Nam
Đất Giao Chỉ xưa từng có lúc thuộc Tàu, nên đã ngàn năm nay, việc người Tàu sang đây sinh sống là chuyện thường tình. Trước đó thi thoảng cũng có những nhóm người Hoa di dân tới đây vì sự “Thay triều đổi đại” (Xem bài: Những đội quân Trung Quốc nương nhờ người Việt, tham gia chống ngoại xâm). Nhưng di dân Tàu ồ ạt thành đoàn thành lũ xuống phương Nam là bắt đầu từ giữa thế kỷ XVII. Họ là những kẻ bất phục Mãn Thanh, tìm sang Nam để gìn giữ nề nếp phong tục người Hán. Họ tập hợp nhau lập thành làng, gọi làng Minh Hương (làng của người Minh). Để phân biệt, ta hiểu “người Minh Hương” là những di dân chính trị. Từ thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XX, ta có những “Hoa kiều”, đó là những di dân kinh tế.
Cách nền Đệ Nhất Cộng hòa giải quyết vấn đề
Không có dân tộc nào tôn thờ chữ viết như người Tàu. Nghệ thuật viết chữ được luyện thành thư pháp, như một tôn giáo để di dưỡng tâm hồn. Văn tự thành chiếc cầu nối giữa người phàm với thần linh. Lưu lạc đến bất cứ đâu, việc họ bắt tay thực hiện đầu tiên là lập hội quán, để tập hợp thành cộng đồng tương trợ nhau; kế đó là xây dựng trường học, để bảo tồn chữ Hán.
Thời Hậu Lê, người Tàu đã được hưởng quy chế ngoại kiều. Người Việt vốn chuộng hư danh phù phiếm, xem thường việc kinh thương, lại thường xảy ra nội chiến, nên ngay từ Trịnh – Nguyễn phân tranh, người Tàu đã nắm trọn độc quyền khai thác khoáng sản, buôn bán gạo muối và kinh doanh vận tải; giang sơn Đại Việt chia đôi chẳng ngăn được người Tàu ở hai Đàng (Trong và Ngoài) hiệp lực với nhau, chi phối và thao túng toàn bộ kinh tế Đại Việt. Người Tàu chí thú làm ăn, cung cấp lương thực và hàng hóa cho hai phe đồng chủng Tiên Rồng đánh giết nhau, và họ trở nên giàu có, một phần do cái tật của người Việt.
Sau này, sự giàu có của người Tàu được nhà Tây Sơn ghé mắt xanh, đưa vào diện quan tâm đặc biệt. Những cuộc chém giết để cướp của của người Tàu được nhà Tây Sơn tổ chức quy mô: San bằng Cù Lao Phố Đồng Nai, hủy diệt Mỹ Tho, tàn sát Chợ Lớn (Xem bài: Điều gì khiến nhà Tây Sơn bại bởi nhà Nguyễn? – Phần 1: Những cuộc tàn phá và thảm sát). Người Tàu bị đẩy vào thế phải đâu lưng cùng Nguyễn Ánh để chung sức tiêu diệt nhà Tây Sơn..
Chính vì thế, khi lên ngôi, vua Gia Long đã dành cho Hoa kiều những đặc ân lớn: nhẹ thuế khóa, miễn lao dịch và không phải đóng thuế thân. Vua lại cho phép họ thành lập bảy đại bang theo phương ngữ, được quyền tự trị, là Phúc Kiến, Phúc Châu, Triều Châu, Quảng Châu, Quế Châu, Lôi Châu và Hải Nàm. Từ sau đời Minh Mạng, tuy cũng có lúc Hoa kiều bị siết chặt, ngăn ngừa họ phóng túng vô cương, nhưng Hoa kiều vẫn luôn là cộng đồng được ưu ái nhất ở Việt Nam. Đến khi người Pháp vào cai trị, những quy chế ưu đãi của Nguyễn triều dành cho Hoa kiều được duy trì hầu như không đổi, thế lực Hoa kiều cứ thế ngày một lớn mạnh.
Cách nền Đệ Nhất Cộng hòa xử lý vấn đề
Kể từ sau Hiệp định Geneva 1954, Việt Nam chia thành hai miền Nam Bắc thì tình hình làm ăn của Hoa kiều không còn hanh thông như trước.
Trước đó, ngoài Bắc, dưới chánh quyền Đảng Cộng sản Việt Nam, các bang hội Tàu đã bị giải tán, trường dạy chữ Tàu bị đóng cửa. Không giữ được văn tự và bang hội, người Tàu đất Bắc nhanh chóng bị đồng hóa với dân bản địa, không thể phân biệt được họ với người Việt bình thường nữa. Trong Nam, chánh quyền không muốn mạnh tay, nên đã phải chật vật hơn rất nhiều trong việc đưa cộng đồng Hoa kiều hòa nhập vào khối đoàn kết toàn dân, đồng thời vẫn để họ giữ gìn bản sắc, cũng như phát huy sở trường kinh thương.
B. Diễn biến công cuộc bắt buộc Hoa kiều nhập Việt tịch
Hoa kiều đã được hưởng lợi lộc khổng lổ ở Việt Nam nhưng lại không phải thực thi nghĩa vụ gì đối với quốc gia. Quy chế ngoại kiều ở trong Nam đã giúp họ không phải đóng thuế kinh doanh; thể chế bang hội tự trị khiến họ trở thành những tiểu quốc gia trong một quốc gia Việt Nam Cộng Hòa. Không chịu sự tài phán của tòa án Việt Nam, chẳng cần sự bảo vệ và giúp đỡ của cảnh sát, tự họ giải quyết với nhau theo phán quyết của các Bang trưởng. Sự khép kín của cộng đồng Hoa kiều là hành vi ích kỷ và bội bạc với đất nước đã cưu mang mình.
Để kiến thiết kinh tế cũng như tập hợp được sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, việc đưa Hoa kiều hội nhập là vấn đề quan trọng hàng đầu. Chánh phủ Thủ tướng Ngô Đình Diệm vừa mới được thành lập ở miền Nam ngày 26-10-1955, thì chỉ hơn một tháng sau, vào ngày 7-12-1955, Thủ tướng đã ban hành Dụ số 10 quy định về Bộ Luật quốc tịch Việt Nam. Điều 12 ghi rõ: “Con chính thức mà mẹ là người Việt Nam, và cha là người Trung Hoa, nếu sinh đẻ ở Việt Nam thì là người Việt Nam”. Theo đó, tất cả những ai gốc Tàu sinh ra ở Việt Nam đều bắt buộc phải nhập Việt tịch, để được có quyền lợi và nghĩa vụ của công dân Việt Nam.
Cách nền Đệ Nhất Cộng hòa xử lý vấn đề
Những người Tàu vẫn được hưởng đặc quyền đặc lợi bấy lâu, nay bỗng dưng thấy mình có nguy cơ bị thất sủng nên đã kiên quyết bất hợp tác với chánh quyền. Hơn 800.000 thần tử Hoa Hạ ở miền Nam Việt Nam chăm chú hướng về Đài Loan, trông chờ sự can thiệp của Tưởng Giới Thạch [Con số 800.000 này không tính người Minh Hương; thời điểm đó tổng dân số Việt Nam Cộng Hòa khoảng hơn 10 triệu]..
Đinh ninh Thống chế Thạch sẽ “trị” được Thủ tướng Diệm, nên Hoa kiều xem Dụ lệnh số 10 như gió thoảng ngoài tai, không đáng để ý. Trước sự khinh thường luật nước đó, chánh quyền ban hành tiếp Dụ số 48 (ngày 21-8-1956), Sửa đổi Bộ Luật Quốc tịch Việt Nam, Điều 16 quy định:
Hoa kiều thổ sanh (sinh trưởng tại Việt Nam) sẽ là người Việt Nam, bắt buộc phải nhập và khai nhận quốc tịch Việt Nam, hoặc nếu không chịu nhập tịch thì có thể xin hồi hương (về Đài Loan) trước ngày 31-8-1957. Thời hạn ấn định cho những Hoa kiều sinh tại Việt Nam phải làm khai sinh để được cấp thẻ căn cước sẽ kết thúc ngày 08-4-1957, việc kiểm tra sẽ hoàn tất vào ngày 22-6-1957.
Bằng Dụ lệnh này, Thủ tướng Diệm cho thấy sự kiên quyết của chánh quyền để buộc Hoa kiều vào khuôn phép. Ai không muốn nhập tịch cứ sang Đài Loan sinh sống, mỗi người sẽ được chánh quyền cấp cho 400 đồng để “hồi hương”, đúng theo luật định.
Ngày 29-8-1956, Thủ tướng ban hành Dụ số 52 qui định Hoa kiều sinh sống tại miền Nam phải mang quốc tịch Việt. Khi có quốc tịch, họ được tự do giao dịch, đi lại và buôn bán.. Người Tàu phải Việt hóa tên họ (như Trịnh, Quách, Mạch, Lâm, Giang, Diệp, Lưu, Vương, Hà, Hứa, Mã, Lý, Trần, Trương, v.v…) chứ không được xưng các tên ngoại quốc hay tên gọi riêng (như Chú, A, Chế…) kể cả bí danh, trong những văn kiện chính thức. Tên hiệu các cơ sở thương mại, văn hóa, phải viết bằng Việt ngữ.
10 ngày sau (6-9-1956), Thủ tướng Diệm lại ra Dụ số 53, hạ đòn quyết định, đánh thẳng vào nồi cơm của người Tàu. Dụ 53 chỉ định những nghề nghiệp mà các ngoại kiều, hay các hội xã, công ty ngoại quốc không được hoạt động, đó là:
1) Buôn bán cá thịt
2) Buôn bán tạp hóa
3) Buôn bán than, củi
4) Buôn bán xăng, dầu lửa và dầu nhớt
5) Cầm đồ bình dân
6) Buôn bán vải, tơ lụa, chỉ sợi,
7) Buôn bán sắt, đồng, thau vụn
8) Nhà máy xay lúa
9) Buôn bán ngũ cốc
10) Chuyên chở hàng hóa, hành khách bằng xe hơi, hay tàu thuyền
11) Trung gian ăn huê hồng.
Những ngoại kiều đang hoạt động những nghề trên phải thôi các nghề đó trong vòng 6 tháng đối với các nghề từ số 1 đến số 7, và một năm đối với các nghề từ số 8 đến số 11. Những ai vi phạm Dụ này sẽ bị phạt tiền từ 50.000 cho đến 5 triệu đồng, và có thể bị trục xuất. Người Việt Nam nào thông đồng với ngoại kiều vi phạm thì bị phạt 6 tháng đến 3 năm tù ở, và bị phạt tiền giống mức ngoại kiều vi phạm.
Tuy Dụ lệnh chỉ đề cập chung “ngoại kiều”, nhưng nhìn vào, ai cũng nhận ra, đối tượng của nó là Hoa kiều, vì 11 nghề đó là những hoạt động chính của họ.
Ngày 24-10-1956 thủ tướng Ngô Đình Diệm đắc cử tổng thống. Tuy nhiên, cho đến ngày 13-11-1956, theo Nguyễn Văn Vàng, Đặc ủy Trung Hoa sự vụ của chính quyền Sài Gòn lúc đó, thì “rất ít Hoa kiều đến khai nhận Việt tịch, Dụ 48 chưa đem lại kết quả khả quan”.
Ngày 28-11-1956, Nguyễn Ngọc Thơ, Bộ trưởng quốc gia đặc trách kinh tế mời tất cả các đại diện nghề nghiệp Hoa kiều của Văn phòng Thương mại Chợ Lớn đến để nói rõ chính sách quốc tịch của chánh phủ. Ông Thơ cảnh cáo:
“Những người ngoại quốc nào còn muốn tiếp tục hoạt động kinh thương, vấn đề chính yếu là phải giải quyết cho xong vấn đề quốc tịch. Đừng nghĩ rằng chánh phủ sẽ không có biện pháp đối với những ai không muốn tiếp tục hành nghề và chịu thất nghiệp. Giải pháp đã có sẵn, nó nằm trong tầm tay của mỗi quí vị, và quí vị hãy tự quyết định lấy”.
Với hai Dụ lệnh 52 và 53, quy chế ngoại kiều ưu đãi bao đời nay dành cho người Tàu đã hoàn toàn bị bãi bỏ. Bị choáng bởi liều thuốc quá sốc, phản ứng của họ rất dữ. Họ tẩy chay thuốc lá điếu và không tiêu thụ thịt heo (là hai ngành nghề chính của người Việt lúc bấy giờ mới hình thành), thành lập Hội Hoa kiều tẩy chay hàng hóa Mỹ tại Việt Nam (nhằm làm áp lực buộc Hoa Kỳ phải góp phần can thiệp để Tổng thống Diệm thu hồi các Dụ lệnh trên). Chính quyền một mặt xoa dịu dư luận bằng cách cấp cho Hoa kiều thất nghiệp mỗi người được 200.000 đồng, nhưng hiệu lực của Dụ lệnh vẫn cứ y nguyên giá trị, bất dịch.
Cách nền Đệ Nhất Cộng hòa xử lý vấn đề
Cảnh sát Sài Gòn được phép bắt giữ và tịch thu thẻ căn cước Đài Loan của Hoa kiều để cấp lại thẻ căn cước Việt Nam cho họ. Cửa hàng của Hoa kiều kinh doanh 11 ngành nghề nói trên phải gấp rút chuyển tên người sở hữu để đứng tên thay thế.
Kinh tế miền Nam trong tháng 7 và 8-1957 bị ngừng trệ, hầu như tê liệt. Người Tàu ồ ạt rút hết tiền ký thác trong các ngân hàng, tổng số tiền rút ra từ tháng 11-1956 đến tháng 7-1957 là từ 800 triệu đến 1,5 tỷ đồng, tương đương 1/6 lượng tiền mặt đang lưu hành trên toàn quốc. Đồng bạc Việt Nam tại thị trường chứng khoán Hồng Kông liên tiếp bị mất giá từ 35 đồng/1 USD (1956) tăng lên 90 đồng (1957) và 105 đồng trên thị trường chợ đen.
Tiếp sức đồng hương, Hoa kiều Đông Nam Á cũng làm áp lực bằng cách tẩy chay hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam mà không do người Tàu bán. Cụ thể Hồng Kông từ chối mua 40..000 tấn gạo mặc dầu đã ký hợp đồng từ trước, số gạo này khi được chở qua Singapore thì cũng bị người Tàu ở Singapore từ chối không chịu mua. Báo chí Hoa ngữ ở Đông Nam Á đồng loạt lên tiếng đả kích chế độ Tổng thống Diệm bài Hoa. Đảng Cộng sản Trung Quốc nhân dịp này cũng chỉ trích chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa nhằm tranh thủ cảm tình của người Tàu hải ngoại. Đảng Cộng sản Việt Nam đẩy mạnh “công tác Hoa vận” ở Sài Gòn – Chợ Lớn, lôi kéo người Tàu theo “cách mạng”. Nền Đệ Nhất Cộng hòa vừa mới thành lập đã gặp phải ngay cơn thử thách lớn, tình hình cực kỳ nguy hiểm quyết định tồn vong của chế độ Cộng hòa non trẻ.
Thật ra, người Tàu cũng nhận biết sự kinh doanh miễn thuế của mình là bất lương; không gì đáng hổ thẹn bằng thụ hưởng lợi ích từ một đất nước đã cưu mang mình mà lại không phải đóng góp gì để đền đáp lại. Nhưng vấn đề họ lấy làm lo sợ nhất khi nhập Việt tịch là… phải thi hành quân dịch. Đã xa rồi cái thời người Tàu liều thân xông pha sa trường đền ơn tri ngộ của các Chúa Nguyễn. Những thế hệ người Tàu sau này lớn lên đã trở lại bẩm tính thiên phú là kinh doanh, mưu cầu lợi nhuận, họ không muốn phải tham gia vào trò chơi chiến tranh của người Việt. Tài sản dẫu tiêu tán thoòng vẫn có thể gầy dựng lại, nhưng sinh mạng nếu lỡ mất đi thì không thể thu hồi.
Giờ đây, họ bị bắt buộc phải lựa chọn giữa việc tiếp tục kinh doanh với điều kiện phải cho phép con em mình tham gia chiến tranh, tái diễn trò Quốc-Cộng sinh tử ở Việt Nam; và một bên là phải rời bỏ mảnh đất mình đã mấy đời gắn bó này. Huống chi, Hoa Kỳ đang ủng hộ Việt Nam Cộng Hòa, cơ hội đầu tư đang mở rộng hơn bao giờ hết. Cuối năm ấy, hầu hết Hoa kiều đang sinh sống ở Nam Việt Nam đều nhập Việt tịch, chỉ hơn 40.000 người “hồi hương” về Đài Loan. Cuối cùng “cắc chú” đã phải hiểu ra: không thể sinh sống trên một đất nước mà không tuân thủ luật pháp của nước đó. Từ nay, máu của người Tàu đã cùng hội nhập với máu của người Việt, để gìn giữ nền Cộng Hòa.
Lê Vĩnh Huy
Tài liệu tham khảo:
Lê Vĩnh Huy
•
Người Hoa tại Việt Nam, Nguyễn Văn Huy. Nxb NBC, Paris, 1973.
Tìm hiểu chính sách đối với người Hoa của chính quyền Sài Gòn qua các đạo dụ về vấn đề quốc tịch và vấn đề kinh tế ban hành trong hai năm 1955-1956, Trịnh Thị Mai Linh. Tạp chí Khoa Học, Đại học Sư phạm TPHCM, số 23-2010.
Người Hoa ở Nam bộ, Phan An. Nxb Khoa học Xã hội, 2005.
〈第二次世界大戰後越南之華人政策 (1945-2003)〉Chính sách người Hoa ở Việt Nam sau Thế chiến II (1945-2003), Huỳnh Tôn Đỉnh. Luận văn nghiên cứu thạc sĩ Đại học Quốc Lập, Đài Loan, 2006.
Cùng vài hồ sơ liên quan của Quốc sử quán Đài Bắc.
************************************************************ Câu chuyện ông Mã Tuyên Những ai từng theo dõi và trăn trở với lịch sử Việt Nam cận đại chắc đều ít nhiều biết đến ngày 2-11-1963, ngày mà anh em Tổng thống Đệ nhất VNCH Ngô Đình Diệm bị giết chết. Chi tiết hơn, ngày 1-11-1963, cuộc đảo chính quân sự nổ ra, Tổng thống Ngô Đình Diệm và người em ruột là Cố vấn Ngô Đình Nhu của chính thể Việt Nam Cộng hòa đã phải tạm lánh đến ở một nhà người Việt gốc Hoa tên Mã Tuyên ở khu vực Chợ Lớn. Sáng hôm sau, tức ngày 2-11-1963, hai ông đã đến nhà thờ Cha Tam (Thánh Francisco) cầu nguyện trước khi tự nộp mình cho phe đảo chính, nhưng rồi cả hai ông đều bị một sĩ quan trong lực lượng đảo chính hạ sát ngay trên đường áp tải từ nhà thờ Cha Tam về Bộ Tổng Tham Mưu. Phần trên có nhắc đến một người Hoa tên Mã Tuyên mà anh em ông Diệm đã tá túc tại nhà ông ta một đêm trước khi bị thảm sát. Sơ lược về cuộc đời ông Mã Tuyên như sau. Ông có tên đầy đủ là Mã Quốc Tuyên (馬國宣), sinh năm 1909, tại Triều Dương, Quảng Đông. Ông là chủ công ty xuất nhập khẩu có tên giao dịch là Tụ Phát Hãng, địa chỉ tại 48, Đường Paris, Chợ Lớn (nay là đường Phùng Hưng gần chợ Kim Biên). Năm 1953 ông được cộng đồng Hoa Kiều bầu làm Chủ tịch Phòng Thương mại Trung Hoa, Nam Việt Nam (Chinese Commercial Chamber, South Vietnam), tòa nhà sau này trở thành tòa soạn báo Sài Gòn Giải Phóng bản tiếng Hoa, 203, Phùng Hưng, Quận 5. Vào năm 1958 ông làm Giám đốc bệnh viện Hoa Kiều Sùng Chính tại Sài Gòn (nay là Bệnh Viện Chấn thương Chỉnh hình). Nhà ông thời điểm đó gồm 3 căn liền kề tại 32, 34, 36 – Đường Đốc Phủ Thoại, Chợ Lớn (hiện nay là 36a, Vũ Chí Hiếu, Q5, Sài Gòn). Ông Mã Tuyên là người đã kêu gọi cộng đồng Hoa kiều hỗ trợ ông Diệm khi ông vừa trở về Việt Nam nhậm chức Thủ tướng và thời gian sau này khi phế truất cựu hoàng Bảo Đại và trở thành Quốc trưởng rồi Tổng thống. Đây cũng chính là nơi huynh đệ ông Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu đã tá túc một đêm trước ngày định mệnh, đêm 1-11-1963. Khi đó ông Mã Tuyên tuổi độ trên 50, là tổng bang trưởng của 10 bang người Hoa tại vùng Chợ Lớn (thuộc quận 5 nội thành Sài Gòn). Ông Mã Tuyên đã kể lại thời điểm anh em ông Diệm đến như sau (theo “Tản mạn về Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm, ông Mã Tuyên và cái đêm định mệnh 1-11-1963” của ông Phạm Thắng Vũ) “Khi đó độ 5 giờ chiều, tôi và gia đình đang nghe tin tức radio tại nhà thì chuông điện thoại reo. Tôi bắt máy, đầu giây xưng là ông Đô trưởng Sài Gòn-Chợ Lớn ngỏ ý muốn gặp tôi gấp tại trụ sở Thanh niên Cộng hòa quận 5 (khu Đại Thế Giới cũ). Tôi bảo tài xế đánh xe chạy đến đó, chờ đến 6 giờ 30 thì ông Đô trưởng mới đến và ông ta nói với tôi là: Tổng thống muốn đến nhà "nị" lánh nạn. Tôi nhận lời và đi về nhà chuẩn bị. Khoảng 7 giờ 30, hai xe Citroen chạy đến nhà tôi (số 34 đường Đốc Phủ Thoại) với tổng cộng tám người gồm Tổng thống Ngô Đình Diệm, Cố vấn Ngô Đình Nhu cùng các ông Đỗ Thọ, ông Đô trưởng và bốn nhân viên bảo vệ. Ông Mã Tuyên cho biết là nghỉ ngơi tại nhà ông cho đến sau nửa đêm thì Tổng thống Ngô Đình Diệm đưa cho ông một số giấy tờ và nhờ ông đốt đi. Tổng thống nhờ ông canh chừng máy điện thoại dưới nhà và liên tục sử dụng điện thoại trên lầu để gọi đi nhiều nơi và cả các nơi khác gọi đến cho Tổng thống nữa (căn nhà này của ông Mã Tuyên nguyên là ba căn phố liền nhau gồm một tầng trệt và hai tầng lầu; ông gắn điện thoại trong các tầng lầu). Chuông điện thoại reo liên tiếp từ nửa đêm cho đến sáng. Sau đó Tổng thống xuống tầng trệt, trời đã sáng. Tiếng súng chỉ còn nổ thưa thớt trong đô thành. Sắc diện của ông Ngô cho thấy tình thế trở nên tuyệt vọng”. Sáng ngày 2-11-1963, sau khi dùng điểm tâm tại nhà Mã Tuyên, anh em ông Ngô Đình Diệm đến nhà thờ Thánh Francisco (Cha Tam) tại Chợ Lớn làm lễ và bị giết. Năm ngày sau, ông Mã Tuyên bị Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng kết án ba năm tù. Tài sản của ông bị nhà nước tịch thu và đưa ra bán đấu giá. Một số Hoa Kiều Chợ Lớn đã vận động quyên góp để dùng số tiền này mua lại toàn bộ số tài sản để trả lại cho gia đình ông. Đến năm 1975, Mã Quốc Tuyên một lần nữa bị chính quyền mới bắt và đi tù bốn năm. Cả hai chính quyền đều thắc mắc nguyên nhân tại sao ông Ngô Đình Diệm lại chọn nhà ông mà không phải nhà của ai khác? Ngay cả khi ông Đại sứ Mỹ Cabot Lodge lên tiếng mời anh em nhà họ Ngô đến Tòa Đại sứ và đảm bảo an ninh, nhưng ông Diệm vẫn khước từ và chọn nhà ông? Có bí mật gì? Năm 1983 cả gia đình ông rời Việt Nam và đến định cư tại Đài Bắc, Đài Loan và sống ở đó cho đến năm 1992 ( theo lời con gái ông là Mã Huệ Phương, ông có ba người vợ và 13 người con). Năm 1992, ông xin trở lại Việt Nam và chết tại Sài Gòn vào tháng 9-1994. Ông được chôn tại nghĩa địa Triều Châu tại Biên Hòa. Nhìn lại một giai đoạn lịch sử Việt Nam qua lăng kính cuộc đời ông Mã Tuyên ta thấy có hai điều thật lạ. Anh em ông Ngô Đình Diệm trước khi chết lại đặt niềm tin vào tay một người Hoa thay vì những người đồng bào Việt Nam cùng tiếng nói. Trong khi đó, ông Mã Tuyên sau khi bị cả hai chế độ Việt Nam nhốt vào tù và lần lượt tịch biên tài sản, ông sống sót rồi đến Đài Loan, nhưng cuối cùng lại chọn trở về Việt Nam để chết trong tay những người không cùng dòng máu của mình. sưu tầm
|
|
|
Post by Can Tho on Feb 19, 2020 18:25:29 GMT 9
“Lẫm liệt xem thường chuyện tử sinh!” Cựu Ngoại Trưởng Chính Phủ VNCH Trần Chánh Thành (tuẫn tiết ngày 03/051975 tại Sài Gòn)
Cuộc chiến đấu bảo vệ miền Nam tự do suốt hơn 20 năm là cuộc chiến đấu chống CS của toàn dân, mà trọng trách được giao vào tay quân, cán, chánh. Khi nước mất, thành đổ, nếu đã có những vị tướng, tá quyết tự chọn lấy cái chết oai hùng để đền nợ nước thì đồng thời lịch sử cũng ghi nhận có những viên chức bên phía chính quyền cũng dám can đảm tuẫn tiết, không chịu để bị lọt vào tay bọn CS xâm lược. Trong số các vị ấy, nổi bật lên sáng chói là cái chết bi dũng của cựu Bộ trưởng Trần Chánh Thành. Ông đã an nhiên chọn lựa một cách chết uy dũng trước quân thù, để gióng lên một lời tố cáo trước dư luận trong và ngoài nước về những hiểm họa sẽ giáng xuống dân tộc VN, một khi đất nước bị đảng CS nắm trọn quyền thống trị.
Ông Trần Chánh Thành gốc miền Bắc, sinh khoảng năm 1920. Ông sinh và lớn lên miền Trung. Do cha ông là ông Trần Đức làm việc ở Huế, thông ngôn cho vua Khải Định. Thuở nhỏ, học sinh Trần Chánh Thành thông minh, học hành rất giỏi. Tốt nghiệp Trung Học ở Huế. Sau đó ra Hà Nội học luật, và tốt nghiệp Cử Nhân Luật. Dưới thời chánh phủ Trần Trọng Kim, ông Trần Chánh Thành làm Chánh Văn Phòng Bộ Tư Pháp, Tổng Trưởng Trịnh Đình Thảo. Khi ” Cách Mạng Tháng Tám ” Việt Minh bùng nổ, ông Trần Chánh Thành được mời làm Giám Đốc Tư Pháp, rồi Giám Đốc Kinh Tế vùng Liên khu III. Song, sau khi nhận ra chân tướng thật của bọn Việt Minh cộng sản, ông Trần Chánh Thành tìm cách trốn thoát về vùng Quốc Gia.
Ông vào Sài Gòn làm nghề luật sư trong văn phòng của Luật Sư Trương Đình Dzu. Năm 1954, ông Trần Chánh Thành làm Bộ Trưởng Phủ Thủ Tướng, (Thủ Tướng Ngô Đình Diệm). Năm 1955, ông làm Tổng Trưởng Thông Tin, (Tổng Thống Ngô Đình Diệm). Năm 1962 ông làm Đại Sứ ở Tunisie (Tổng Thống Ngô Đình Diệm). Năm 1963, sự kiện đảo chánh 1 – 11 – 1963 ông rút lui, ẩn dật. Năm 1967 ông đắc cử Thượng Nghị Sĩ. Năm 1968 ông làm Tổng Trưởng Ngoại Giao (Thủ Tướng Trần Văn Hương). Năm 1969 khi ông Trần Thiện Khiêm làm Thủ Tướng, ông Trần Chánh Thành trở về dạy môn Báo Chí tại Trường Luật cho đến ngày 30/ 4/ 1975. Sau ngày bọn giặc cướp cộng sản xâm lược và cưỡng chiếm miền Nam 30/4/1975, vào rạng sáng ngày 3/ 5/ 1975, cựu Ngoại Trưởng Trần Chánh Thành đã tuẫn tiết bằng thuốc ngủ tại nhà riêng. Nơi bàn giấy góc phòng, cò một tập giấy 18 trang là những lời trăn trối cuối cùng của ông Thành. Ông Thành lên tiếng tố cáo hiểm họa CSVN trước thế giới tự do, sau khi chúng đã cưỡng chiếm miền Nam. Ông Thành cũng tiên liệu để kêu gọi thế giới dân chủ, nhân đạo phải có trách nhiệm tinh thần ngăn chận bàn tay máu trả thù trút lên mạng sống của toàn thể quân nhân và quần chúng miền Nam. Ngoài ra, ông Thành còn phác họa cho mọi người thấy trước thảm trạng của miền Nam, đồng thời phơi bày âm mưu gây chiến tranh loạn lạc đối với các nước láng giềng trong bán đảo Đông Dương và Thái Lan. Cuối cùng, ông Thành minh xác, ông đã lấy cái chết để phản đối cộng sản miền Bắc đã dùng vũ lực xâm chiếm miền Nam. Một cái chết âm thầm nhưng đầy tiết tháo, sĩ khí của một nhân vật chánh trị, khi biết mình đã không thực hiện trọn vẹn được lý tưởng thì ung dung, thanh thản ra đi, để cho đối phương phải trọng nể. Cái chết của ông Thành vì thế đã có chút gì khác với những cái chết của các tướng Trần Văn Hai, Phạm Văn Phú, Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Lê Nguyên Vỹ v.v... Ông Bộ Trưởng Trần Chánh Thành đã chọn cho mình một cái chết can trường để bảo vệ sĩ khí và tiết tháo của một nhân vật chính trị, của một viên chức cao cấp từng mang trọng trách. Khi biết tình thế không còn có thể cứu vãn được, bản thân không mong thấy được thành quả tốt đẹp của lý tưởng đời mình nữa thì ông an nhiên, thanh thản ra đi, quyết không chịu để bị lọt vào tay bọn cộng quân. Trên chính trường nước ta thời cận đại, một nhân tài, một nhân cách như ông Trần Chánh Thành, rõ ràng là không có nhiều. Ôi, cám cảnh thay! Anh hùng mạt lộ! Khi tàn cuộc chiến, nước mất nhà tan, mới rõ mặt anh hùng, bất kể vị anh hùng ấy là võ hay là văn. (Sài Gòn trong tôi - Nguyễn Phúc An Sơn t/h/ OVV/DC)
|
|
|
Post by Cửu Long Giang on Sept 11, 2020 2:43:56 GMT 9
GIA TÀI CỦA MỘT TỔNG THỐNG NGHÈO NHẤT TRONG CÁC TỔNG THỐNG TRÊN THẾ GIỚI TỪ TRƯỚC TỚI NAY.
Theo lời kể của Trung Uý Nguyễn Văn Bảo phụ trách nghi lễ chào cờ vào mỗi buổi sáng tại Dinh Độc Lập trong suốt thời gian ông phục vụ tại đây dưới thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm lãnh đạo nền Đệ I Cộng Hoà (1955-1963) thì : Gia tài của TT Ngô Đình Diệm lúc còn sống chỉ vỏn vẹn gồm có những thứ sau đây : 1) Một cái cặp da cũ kỹ trong đó đựng một số giấy tờ tuỳ thân và một bao thuốc lá đen Bastos 2) Một chiếc phản gỗ cũ kỹ để nằm nghỉ không có nệm và cũng không có gối mà chỉ được trải phủ bằng một chiếc chiếu cũ.. 3) Một cái bàn gỗ ọp ẹp cũ nát để làm việc 4) Một cái ghế gỗ cũ kỹ để ngồi làm việc và cầu nguyện 5) Một Quyển Thánh Kinh 6) Một Cỗ Tràng Hạt. Gia Tài của cố TT/ NĐD lúc sinh thời tất cả vỏn vẹn chỉ có như đã được kể trên mà thôi./ Prof. Joseph TN/TL Sept.05/20 *********************************** + Giở Trang Sử Cũ - Những chuyện chưa kể về TT Ngô Đình Diệm Biến cố đau thương ngày 1-11-1963 đã được rất nhiều sách báo, tài liệu, phim ảnh, nhất là trong khỏang thời gian hơn 20 năm qua, chính phủ Hoa Kỳ đã giải mật rất nhiều, nên chúng ta đều đã biết rõ. Tuy nhiên có một điều hầu như chúng ta lãng quên hay không để ý, đó là ngay sau khi Đại sứ Cabot Lodge trình Ủy Nhiệm Thư lên T. Th. Ngô Đình Diệm, ông ta liền đến gặp khâm sứ Tòa Thánh Vatican tại Saigòn, để nhờ vị khâm sứ này làm trung gian nói với Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục bốn đề nghị của chính quyền Kennedy như sau: 1.- T.Th. Ngô Đình Diệm nhường hải cảng Cam-Ranh cho Hoa Kỳ 99 năm. 2.- T.Th. Ngô Đình Diệm chấp thuận cho Hoa Kỳ đưa 200.000 quân bộ binh vào Nam Việt-Nam. 3.- T.Th. Ngô Đình Diệm đặt Bộ Quốc Phòng của VNCH dưới quyền chỉ huy của quân đội Hoa Kỳ. 4.- T.Th. Ngô Đình Diệm đưa ông cố vấn Ngô Đình Nhu đi nước ngoài. Khi nghe Ông Lodge đề nghị bốn điểm trên đây, vị khâm sứ mỉm cười và thầm nghĩ: Không khi nào T.Th. Ngô Đình Diệm chấp nhận những đề nghị này, nên vị khâm sứ liền thăm dò bằng cách nhờ Đức Giám Mục (ĐGM) Hoàng Văn Đòan đang coi sóc giáo phận Qui-Nhơn, vị giám mục này vừa thân với khâm sứ, lại thân với Đức Tổng Giám Mục (ĐTGM) Ngô Đình Thục, đến để trình bày với ĐTGM Ngô-Đình-Thục xem sự thể như thến nào. Sau khi nghe ĐGM Hoàng Văn Đoàn trình bày, Đức Tổng Giám Mục Ngô-Đình-Thục liền trả lời: 1.- Chính Phủ VNCH do em tôi lãnh đạo, và ngay cả toàn dân Việt-Nam không được phép bán một mẩu đất nào trên lãnh thổ Việt-Nam cho ngoại bang. Vì đây là đất của TỔ QUỐC, là đất đã từng thấm nhuần mồ hôi, nước mắt ngay cả máu xương của ông cha chúng ta cùng các chiến sĩ đã từng đổ ra để chúng ta có được giang sơn gấm vóc như ngày nay. 2.- Nếu chúng ta chấp nhận cho Hoa Kỳ đem quân vào miền Nam Việt-Nam, Việt Cộng có cớ để tuyên truyền là họ phải mở rộng chiến tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược. Như thế chúng ta sẽ mất chính nghĩa rồi chúng ta sẽ thua, mà hiện nay chúng ta đang thắng. 3.- Đất nước chúng ta, dân tộc chúng ta, chúng ta phải tự quyết định, phải tự đương đầu với phương Bắc. Chúng ta không cúi đầu làm tay sai cho một thế lực nào. 4.- Khi Tổng Thống Kenedy bước vào nhà trắng, ông ta cũng tìm cách đưa em ruột ông ta là Robert Kenedy vào nội các của ông ta qua chức vụ Bộ Trưởng Tư Pháp. Sau đó, Đức Giám Mục Hoàng Văn Đoàn vào Sàigòn trình bày cho vị khâm sứ Tòa Thánh Vatican biết sự thể. Dĩ nhiên vị khâm sứ thông báo cho ông Cabot Lodge. Vì thế cuộc chính biến đau thương ngày 1-11-1963 đã xẩy ra do Tổng Thống siêu cường bậc nhất thế giới là John Kenedy Jr.. Tuy nhiên, do ông ta thiếu bản lãnh và nhu nhược không dám quyết, đã phải dùng trò ném đá giấu tay, là để cho người phụ tá của ông ta là Harriman, (một người từng có sẵn ác cảm với T.Th. Ngô Đình Diệm về chính sách Trung Lập ở Lào rất có lợi cho bọn cộng phỉ bắc việt) gửi điện văn cho ông Lodge để quyết định số phận của Đệ I Cộng Hòa VN nói chung, và số phận gia đình Ngô Đình nói riêng. Đến đây, chắc một vài bạn trẻ thắc mắc: Tại sao ông Lodge không nói thẳng với T.Th. Ngô Đình Diệm mà lại nói với vị khâm sứ Tòa Thánh Vatican . Rồi vị khâm sứ này sao không nói thẳng với T.Th. Ngô Đình Diệm mà lại nói với ĐTGM Ngô-Đình-Thục làm gì? Xin thưa: – Nếu ông Lodge nói thẳng bốn điều kiện trên với T.Th. Ngô Đình Diệm, Tổng Thống sẽ bác hết ngay tức khắc. – Khâm sứ Tòa Thánh Vatican bấy giờ là trưởng ngoại giao đoàn tại Sàigòn. Hơn nữa, uy tín và ảnh hưởng của Vatican rất lớn đối với T.Th. Ngô Đình Diệm. – Ông Lodge biết rằng: TGM Ngô-Đình-Thục rất ảnh hưởng trên T.Th. Ngô Đình Diệm. Vì ông Lodge quá biết: T.Th. Ngô Đình Diệm là con chiên rất ngoan đạo. Thêm vào đó, dù là tín hữu Công Giáo, nhưng T. Th. Ngô Đình Diệm rất nặng về luân lý Khổng Mạnh. Cho nên Ông Lodge đến gặp khâm sứ Tòa Thánh Vatican nhờ vị này nói với ĐTGM Ngô Đình Thục. Đó là con đường ngoại giao ông ta cần thăm dò trước… Kể từ năm 1962, Hoa Kỳ không còn ủng hộ T.Th. Ngô Đình Diệm nữa vì Tổng Thống luôn nắm chủ quyền quốc gia trong tay, không chịu khuất phục trước mọi áp lực của Hoa Kỳ, nên CIA cùng Việt Cộng phối hợp với nhau mở chiến dịch tuyên truyền rằng: Chính phủ Ngô Đình Diệm là chính phủ gia đình trị, độc tài, kỳ thị tôn giáo, đàn áp Phật giáo. v. v.. !!? I.- Gia ĐìnhTrị: 1.- Để chứng tỏ T.Th. Ngô Đình Diệm gia đình trị hay không? Chúng ta nghe ông Ngô Đình Nhu trả lời bọn sinh viên Việt Cộng năm 1960 tại Paris như sau: – Như ông bạn anh vừa hỏi tôi: Chính phủ Ngô Đình Diệm là chính phủ gia đình trị? Giả thử anh là Thủ tướng Ngô Đình Diệm về nước năm 1954, khi thực dân Pháp còn tiếp tục khuyến khích các phần tử thân Pháp lật đổ chính quyền, cũng như yểm trợ, xúi giục nhiều phiến quân có thành tích bất hảo như thổ phỉ đánh phá quân đội quốc gia, trước cảnh dầu sôi lửa bỏng do các phần tử đối nghịch tạo nên, rắp tâm tiêu diệt anh, nếu phải chọn cộng sự viên sẵn sàng chết sống có nhau vì đại cuộc, giữa hai người đồng tài, đồng sức, đồng chí hướng, một bên không là thân bằng quyến thuộc, một bên là cật ruột, anh có cảm thấy gần như không cách chi anh không hành sử như Tổng Thống Ngô Đình Diệm chăng?… Khi được tin hai anh em T.Th. Ngô Đình Diệm bị thảm sát, Tổng Thống Trung Hoa Quốc Gia Tưởng Giới Thạch đã thốt lên: ”Cả 100 năm nữa Việt-Nam mới có Ngô Đình Diệm thứ hai. Biết đến bao giờ Việt-Nam mới sản sinh ra được Ngô Đình Nhu thứ hai! Ông ta là Khổng Minh của Việt-Nam”. 2.- Ông Bà Ngô Đình Nhu lộng quyền Ngoài những tuyên truyền vu khống, bọn CIA cùng Việt Cộng còn vu khống: ”Vợ chồng Nhu lộng hành, hắn nắm toàn quyền, Ngô Đình Diệm chỉ là bù nhìn”. Chúng ta nghe qua hai mẩu chuyện nhỏ sau đây: a.- Ông Ngô Đình Nhu * Khoảng gần cuối năm 1961, ông Ngô Đình Nhu mang hồ sơ vào trình Tổng Thống việc gì đó, Tổng Thống mới đọc được chừng hai trang, Tổng Thống nổi nóng quẳng tập hồ sơ xuống đất, quát: -Làm ăn thế này à ? Trung Úy Lê Châu Lộc nghe thấy vội quay lại, cúi xuống nhặt tập hô sơ lên. Tổng Thống gắt: -Không phải việc của mi. Để cho nó làm. Ông Ngô Đình Nhu nhặt lên rồi chưa kịp bước ra. Tổng Thống quát tiếp: – Còn đứng đó làm gì. Đem về làm lại. * Trong cuộc hội luận giữa Giáo Sư Tôn Thất Thiện, cựu Bộ Trưởng Nội Vụ Lâm Lễ Trinh và cựu Nghị Sĩ Lê Châu Lộc trên đài SBTN. Giáo Sư Tôn Thất Thiện nói: – Nhiều lúc ông Nhu bực ông Cụ (Tổng Thống) lắm, nhưng không dám nói. Nhiều lần ông Nhu nói với tôi: “Các ông đối lập đi! Tôi sẽ đứng về phía các ông.Tôi bực chính phủ này lắm rồi”. b.- Bà Ngô Đình Nhu: * Có lần bà Ngô Đình Nhu vào trình Tổng Thống việc gì đó. Vì thấy cửa phòng của Tổng Thống đang mở sẵn, bà ta bước vào. Tổng Thống ném cái gạt tàn thuốc vào bà ta rồi quát: -Mụ vào sao không báo trước. Đi ra ! Bà Nhu vừa bước ra vừa khóc. * Năm 1962, phái đoàn ngoại giao Hoa Kỳ do Phó Tổng Thống Lyndon B. Johnson đại diện Tổng Thống John Kenedy, cầm đầu sang thăm Việt-Nam. Phái đoàn đến dinh Gia Long chào thăm Tổng Thống VNCH Ngô Đình Diệm. Đến chiều, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đến Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ thăm đáp lễ phái đoàn. Theo sau là bà Ngô Đình Nhu cũng được đi. Trong khi Tổng Thống và Phó Tổng Thống Lyndon Johnson đàm luận, bà Nhu tiếp chuyện bà Lyndon Johnson và các bà khác. Khi ra về, xe của Tổng Thống Ngô Đình Diệm đi trước, bà Nhu liền theo sau. Sĩ quan nghi lễ phủ Tổng Thống chặn xe của bà Nhu lại nói: – Xin bà Cố Vấn chậm lại vài phút. Bà Nhu cự nự: – Tại sao không cho tôi về. Tôi được phép tháp tùng Tổng Thống mà. Sĩ quan nghi lễ giải thích: – Thưa bà Cố Vấn, chúng tôi biết, nhưng bà không phải vợ của Tổng Thống, nên theo nghi lễ, bà Cố Vấn phải về sau Tổng Thống ít nhất là 5 phút. Chúng tôi chỉ thi hành theo nghi lễ. Khi về đến dinh Gia Long, bà Nhu oà lên khóc và mách chồng. Ông Nhu rất thương vợ, nhưng lại rất sợ ông anh (Tổng Thống) vừa khó tính vừa nóng như lửa, nên chẳng biết làm gì an ủi vợ chỉ nói: ”Bỏ qua cho vui vẻ” rồi mồi thuốc hút. Thấy vậy bà Nhu càng tức thêm liền sang trình Tổng Thống, vừa khóc vừa nói: – Lúc ra về, sĩ quan nghi lễ của Tổng Thống làm nhục em. Tổng Thống liền cho gọi sĩ quan tùy viên và nghi lễ lên hỏi. Sau khi được họ trình bày mạch lạc, Tổng Thống nói: – Chuyện có đáng gì đâu. Thôi! Thím về nghỉ. Đến tối, Tổng Thống sang phòng ông bà Ngô Đình Nhu cười nói: – Chúng nó nói đúng. Thôi! Bỏ qua. *Về phần bà Ngô Đình Nhu: Đệ Nhất Phu Nhân KHÔNG ngai!!?? Như chúng ta đã biết: Trong suốt chín năm dưới thời Đệ I Cộng Hòa, bà Nhu đã làm được việc gì giúp Tổng Thống Ngô Đình Diệm chống lại Cộng Sản và xây dựng miền Nam Việt-Nam.Bà đã nhận được đặc ân nào do Tổng Thốg ban, ngoại trừ 6.000 đồng Việt Nam bà ta xin Tổng Thống để mua nữ trang đeo khi bà phải tiếp phu nhân Phó TT Lyndon Johnson vào năm 1962 hay ngoại giao đoàn khi bà đón tiếp. Nhưng CIA cùng Việt Cộng tuyên truyền bà Nhu tham nhũng và kinh tài giàu nhất Nam Việt-Nam thời đó. Họ cũng không tiếc lời nguyền rủa bà Nhu là con đàn bà lăng loàn. Độc ác thay! Họ còn bịa chuyện Tổng Thống và bà Nhu ”ăn nằm” với nhau. Vì thế, ngay sau khi Tổng Thống bị thảm sát, những sĩ quan qùy viên của ngài như: Đại Úy Lê Công Hoàn, Đại Úy Nguyễn Cửu Đắc… bị nhiều nhân viên thân tín của Tướng Dương Văn Minh thẩm vấn gắt gao về chuyện ”hoang tưởng’‘ này, đến nỗi những sĩ quan này phải ký giấy xác nhận ”chuyện đó” hoàn toàn không có. Nói đến đây chúng tôi sực nhớ lại lời một thượng sĩ quân cảnh (xin được giấu tên, hiện đang sống tại Úc) nói: ”Khi xác Tổng Thống được đem xuống căn phòng sau Bộ Tổng Tham Mưu, tôi thấy rất rõ: ‘‘Trung Tướng Dương Văn Minh cởi… (không dám nói ra) để xem… của Tổng Thống”. Thế rồi khi Hoà Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu [bị thiêu], bà Nhu đã biết chắc chắn trước rằng: đây là hành động CIA cùng Việt Cộng chủ động ”bi kịch” này, nên bà ta đã tuyên bố đây là hành động ”nướng sư”. Sự việc này gây bất mãn rất nhiều người và gây bất lợi cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm lúc đó. Nhưng lời tuyên bố đó của bà Nhu đến nay đã thành sự thực. Hình ảnh bọn cộng sản thâm độc và quỷ quyệt đứng đầu là tên Nguyễn Công Hoan, trước khi tưới xăng đốt sống Hoà Thượng Thích Quảng Đức, bọn chúng đã tiêm thuốc làm tê cứng các gân cốt H.T., nên khi ngọn lửa bốc lên bao trùm ông ta như ngọn hỏa diệm sơn, H.T. vẫn ngồi như không có chuyện gì xẩy ra, cho đến lúc lửa gần tàn, H.T. ngả người xuống trong tư thế ngồi như ban đầu. Tiếc thay, ít người biết được khúc phim này trước kia đã bị CIA cắt bớt, nhưng nay mới được giải mật đầy đủ. Hiện nay khúc phim này được đưa lên nhiều websites. Từ ngày chế độ Đệ I Cộng Hòa sụp đổ cho đến ngày 24-4-2011, ngày bà Nhu qua đời, bà ta đã sống như thế nào và cuộc sống của bà ta ra sao chắc quý vị đều biết rõ, mặc dầu bà ta rất ảnh huởng Tây phương. Nhiều người mong chờ quyển hồi ký của bà Ngô Đình Nhu do LS Trương Phú Thứ sẽ phát hành trong nay mai, sẽ tiết lộ nhiều điều bí ẩn và khúc mắc dưới thời Đệ I Cộng Hòa. Nhưng có người lại lập luận rằng: ”Những điều mong đợi đó sẽ không có trong quyển hồi ký của bà Nhu đâu, vì sau 48 năm lưu vong với tràn đầy khổ lụy, nhưng bà lại sống một cuộc sống can đảm chịu đựng, hy sinh như chúng ta đã thấy, vì thế bà Nhu sẽ viết dưới một góc cạnh khác”. Chúng ta hãy chờ xem. 3.- Ông Ngô Đình Cẩn Trường hợp ông Ngô Đình Cẩn, chúng ta nên đọc qua mấy hàng sau đây: ”Trần Quốc Hương tự Mười Hương, người chỉ huy Tình Báo Chiến Lược của Hà-Nội tại miền Nam và hai nước Miên, Lào. Ông ta bị Đoàn Công Tác Đặc Biệt của ông Ngô Đình Cẩn bắt năm 1958. Sau khi chế độ Đệ I VNCH bị những tướng tá đánh thuê cho Hoa Kỳ lật đổ, và do sự móc nối của Thiếu tá Việt Cộng Dương Văn Nhật (em ruột Dương Văn Minh) móc nối, Mười Hương được Hà-Nội qua trung gian tướng Mai Hữu Xuân và trả cho hai tướng Minh – Xuân 50.000 dollars (theo tài liệu của VC là 5.000.000$ VN), nên Mười Hương được trả về Hà-Nội. Tiếp theo là các cán bộ tình báo, điệp viên cao cấp của Việt Cộng đều được Hà-Nội bỏ tiền ra chuộc, nhất là khi ông Hà Thúc Ký giữ chức Bộ Trưởng Nội Vụ, ông thả hàng loạt các cán bộ trên. Sau khi được thả, người được Hà-Nội gọi ra Bắc, người rút vào mật khu hoạt động tiếp.” Trong loạt bài viết về Mười Hương, dưới nhan đề ”Tướng Tình Báo Chiến Lược” đăng trên tờ Thanh Niên, số 300 ra ngày 26-11-2002 đăng lời ông Mười Hương nói về ông Ngô Đình Cẩn như sau: ”Những năm 1960, tôi đã từng có cảm giác cô đơn lạnh lùng khi phong trào đi xuống. Thế nhưng hồi ấy cũng không đen tối bằng những năm 1957-1959 sau này… ”. Ông bảo:“Chúng ta chê thằng Cẩn rằng nó đi guốc mộc, miệng nhai trầu bỏm bẻm…chê như vậy không đúng đâu. Thằng Cẩn nó giỏi lắm, cao trí lắm. Nó biết hết đường đi nước bước của chúng ta. Theo sự tiết lộ của Văn Tiến Dũng, đại tướng cộng phỉ trong quyển Đại Thắng Mùa Xuân thì 95% nhân viên và cơ sở nằm vùng của cộng phỉ tại miền Nam đã bị Đoàn Công Tác Đặc Biệt của ông Ngô Đình Cẩn bắt giữ. Chỉ từ tháng Bẩy năm 1955 đến tháng Hai năm 1956 Đoàn Công Tác Đặc Biệt đã bắt giữ 93.362 tên đảng viên và cán bộ nằm vùng để lại. Lê Duẫn phải bỏ chạy ra Bắc. Hai tên trùm điệp báo và quân báo là Mười Hương và Lê Câu bị tóm gọn, các cơ sở của bọn cộng sản từ Quảng Trị đến Cà Mâu bị chính quyền VNCH phá vỡ. v. v… Theo như cụ Quách Tòng Đức, cựu Đổng Lý Văn Phòng cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm suốt chín năm, năm nay cụ đã 94 tuổi cho biết: Mặc dầu là cố vấn phủ Tổng Thống hay cố vấn chỉ đạo miền Trung, hai vị này chẳng có một văn thư nào do Tổng Thống ký ban hành cả, nhất là ông Ngô Đình Cẩn, không có lương, không có văn phòng riêng. Hai ông hầu như không bao giờ tháp tùng Tổng Thống đi kinh lý hay xuất hiện bên cạnh Tổng Thống trong những dịp lễ lớn; hai ông rất ít xuất hiện trước công chúng hoặc huênh hoang nơi này nơi khác. Riêng ông Ngô Đình Cẩn luôn mặc quần áo bà ba, đầu đội khăn xếp. Thỉnh thoảng phải đi đâu xa, ông ta dùng xe Jeep quân đội; không bao giờ dùng xe hơi sang trọng. Cụ Ngô Đình Cẩn trước khi bị bắn có yêu cầu: Khỏi cần bịt mắt, để tôi được nhìn quê hương lần chót. Hình bên, ông đang cầu nguyện với 1 vị linh mục. Riêng về phần Tổng Thống, khi bị thảm sát, trong túi áo của Tổng Thống chỉ còn nửa bao thuốc Basto và cỗ tràng hạt. Suốt chín năm lãnh đạo miền Nam VN, Tổng Thống dành dụm được 2.800.000$ Việt-Nam. Tổng Thống gửi linh mục Nguyễn Văn Toán dòng Chúa Cứu Thế. Ước nguyện của Tổng Thống vào những năm tháng cuối đời, Tổng Thống sẽ vào ẩn mình trong tu viện này để dọn mình chết. Khi biết chính xác Tổng Thống không còn nữa, linh mục Nguyễn Văn Toán vội vàng đem 2.800.000$ VN nộp cho Dương Văn Minh ngay. Ngoài số tiền trên, Tổng Thống không có mái nhà riêng, dù chỉ một túp lều hoặc một chiếc xe đạp cũ. Còn ông Ngô Đình Nhu, vào những năm sau này, các bạn thân của ông ta như: ông Cao Xuân Vỹ và các bạn hồi còn ở Pháp gom tiền mua tặng ông bà Ngô Đình Nhu một căn nhà nhỏ hai tầng ở Đà-Lạt. Vì là nhà cũ nên cần sửa chữa. Đang sửa lại hết tiền nên phải ngừng lại. Thế rồi biến cố 1-11-1963 ập đến căn nhà đó thuộc đám tướng tá đánh thuê cho Hoa Kỳ. II.- Chế độ độc tài: Khi chấp nhận lời mời của Quốc Trưởng Bảo Đại về nước lập chính phủ, Ông Ngô Đình Diệm đã mời một số chính khách hay bạn rất thân vào nội các, điển hình như Bác sĩ H. vào chức Bộ Trưởng Nội Vụ. Nhưng BS này đòi chức Tổng Trưởng Quốc Phòng. Thủ Tướng Ngô Đình Diệm không thể thỏa mãn đòi hỏi này, nên BS H. bất mãn quay ra chống đối. Như quý vị quá biết, vào thời gian đầu về nước lập chính phủ, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm gặp quá nhiều khó khăn, nên ngoài cương vị Thủ Tướng, Ông Ngô Đình Diệm phải kiêm luôn chức Tổng Trưởng Quốc Phòng và Bộ Trưởng Nội Vụ mới đương đầu với tình thế lúc đó. Sau ngày 1-11-1963, BS H. đã được cất nhắc lên chức Đệ I Phó Thủ Tướng. Nhưng chỉ vài tháng sau BS Đệ I Phó Thủ Tướng này cũng chạy có cờ. Ngoài ra, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm cũng mời rất nhiều người nữa như: KS. S., BS. Đ., LS. Th., ngay cả thầy giáo H. v.v. vào nội các. Nhưng những vị này thấy thực dân Pháp lúc đó còn tiếp tục khuyến khích các phần tử thân Pháp lật đổ chính quyền, cũng như yểm trợ, xúi giục nhiều phiến quân có thành tích bất hảo như thổ phỉ đánh phá quân đội quốc gia, nhất là phiến loạn Bình Xuyên hăm dọa, nên các vị này sợ quá xin từ chức, mặc dầu Thủ Tướng Ngô Đình Diệm tốn biết bao thời giờ công sức để thuyết phục họ ở lại, nhưng không kết quả. Thế rồi sau năm 1955, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm đã ổn định tình thế và thống nhất quân đội, các vị trên không được trọng dụng nữa nên bất mãn. Tưởng cũng nên nhắc lại, sau ngày 1-11-1963, tất cả các vị này cùng các tướng tá thay nhau trên chính trường miền Nam Việt-Nam, nhưng họ đã làm được gì? Nhất là họ đã ngồi trên ghế được mấy tháng? Thậm chí BS Q. một con bài rất được lòng Hoa Kỳ, họ đã từng ép Thủ Tướng Ngô Đình Diệm phải trao cho BS. Q. chức Thủ Tướng, nhưng TT Ngô Đình Diệm không chịu. Thế rồi vào khoảng giữa năm 1965, vị BS. Q. này đã được giữ chức Thủ Tướng miền Nam Việt-Nam, nhưng chỉ khoảng ba tháng sau, ông ta lại vội từ chức và trả lại cho quân đội. Tưởng cũng nên nhắc lại, trong khoảng thời gian BS. Q. giữ chức Thủ Tướng, Hoa Kỳ đã ngang nhiên đưa Thủy Quân Lục Chiến của họ vào miền Nam Việt Nam mà không cần sự chấp thuận của chính quyền miền Nam Việt-Nam. Qua những sự kiện như trên, chúng ta có thể kết luận T.Th. Ngô Đình Diệm là nhà độc tài không? Hay nói theo sử gia Hoàng Ngọc Thành: ”Chính quyền Ngô Đình Diệm là chính quyền mạnh… hay chính quyền chuyên chế độc tài nửa vời”. III.- Kỳ thị tôn giáo 1.- Phật Giáo a- Chùa Xá Lợi Ngay từ những năm đầu của chế độ, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã áp dụng một chính sách đặc biệt đối với Phật Giáo. Tại Sàigòn Tổng Thống thường giúp đỡ tài chánh khích lệ Hội Phật học do cư sĩ Mai Thọ Truyền làm Hội Trưởng, đặc biệt là xây chùa Xá Lợi với mục đích duy nhất là dùng làm nơi nghiên cứu, học hỏi giáo lý, mở rộng kiến thức, củng cố niềm tin nơi tín đồ Phật Giáo. Chùa Xá Lợi được xây cất năm 1958 với kinh phí 2.000.000$ Việt-Nam được trích ra từ quỹ Xã Hội của Phủ Tổng Thống và trao cho ông Mai Thọ Truyền chủ trì việc xây cất với mục đích phát triển và kiện toàn tổ chức Phật Giáo. b. Chuà Vĩnh Nghiêm Khoảng năm 1959-1960, Thượng Tọa Thích Tâm Giác và bà Đức Âm xin mua đất xây Chùa. Khu đất này thuộc Bộ Tài Chánh VNCH, nhưng Bộ Tài Chánh không dám quyết định. Khi trình lên Tổng Thống, Tổng Thống nói: ”Làm chùa thì cho ngay đi!”. Sau đó họ mua được khu đất hơn một mẫu tây sát đầu cầu Công Lý với giá tượng trưng 1$ Việt-Nam. Sau khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị thảm sát, ngôi chùa này được xây mang tên Vĩnh Nghiêm. c- Chùa Từ Đàm Riêng chùa Từ Đàm do Thích Trí Quang trụ trì, ông Ngô Đình Cẩn giúp đỡ đặc biệt, nhất là phương diện tài chính, vật liệu, dụng cụ cần thiết do chính tay ông Cẩn hay qua các ông Đại Biểu Chính Phủ hoặc các Tỉnh Trưởng sở tại. Ngoài ra, khi nhà thầu củi Thăng Long trên đường Phan Bội Châu, Huế, đã trúng thầu khai thác củi trong kế hoạch khai hoang mật khu Hoa Mỹ của cộng phỉ, thuộc quận Phong Điền tỉnh Thừa Thiên, ông Cẩn còn đặt điều kiện với nhà thầu củi Thăng Long phải cung cấp cho chùa Từ Đàm mỗi tháng 30.000$. Vì thế chùa Từ Đàm càng ngày càng phát triển về mọi mặt. Một điều rất đặc biệt, để có vật liệu đúc chuông cho một số chùa mới xây, ông Cẩn yêu cầu Đại Đội Quân Cụ Quân Khu II bằng mọi cách, cung cấp vỏ đạn cho Th.T. Trí Quang. Công việc này thật khó, vì lúc ấy Hoa Kỳ chỉ mới cung cấp súng đạn cho quân đội Việt-Nam trong công tác huấn luyện nhưng rất hạn chế, kèm theo nhiều thể thức kiểm soát hết sức chặt chẽ. Tuy nhiên, hai người đứng đầu công tác này là Trung Úy Ngô Văn Điều và Thượng Sĩ Nguyễn Hiệp (đều là nggười Công Giáo) đã tìm mọi cách thực hiện lời yêu cầu của ông Ngô Đình Cẩn. Được chính quyền tích cực giúp đỡ, Phật Giáo miền Trung phát triển mạnh; xây thêm nhiều cơ sở, chùa miếu mới. Thêm vào đó, sự qua lại giữa ông Cẩn và Th.T. Trí Quang rất thường, nhất là vào những dịp LỄ, TÊT. Nên từ đó, uy tín tăng sĩ chùa Từ Đàm, đặc biệt là Th.T. Trí Quang, càng ngày càng nổi bật trong giới Phật Giáo. Vì thế ông ta mặc nhiên được coi như đại diện chính thức cho cả khối Phật Giáo miền Trung với chính quyền. Uy tín của ông ta vượt trội hẳn trên các tăng sĩ khác. Ngoài ra còn khoảng 4.000 ngôi chùa khác được xây thêm dưới chế độ Đệ I Cộng Hòa. Ngoài những ưu đãi như trên, Tổng Thống còn có kế hoạch lâu dài, khuyến khích Phật tử đi du học. Nhất là Tổng Thống giúp đỡ và phê chuẩn thành lập ”Hội Phật Giáo Thống Nhất” toàn quốc. Sau khi Phật Giáo đã có tổ chức thống nhất, Tổng Thống Ngô Đình Diệm lại khuyến khích, cung cấp tài chánh cho các tăng sĩ đi du học, hầu nâng cao trình độ cho hàng ngũ lãnh đạo Phật giáo Việt-Nam. Vào khoảng cuối tháng 8 năm 1963, Tổng Thống đến thăm ngôi chùa nữ tại Phú Lâm do sư bà Diệu Huệ chủ trì. Trong khi đàm đạo, nhiều sư nữ đã oà lên khóc, vì họ biết từ trước đến giờ, Tổng Thống đã từng nâng đỡ Phật Giáo rất nhiều, nay nhiều kẻ lại quay lưng lại. Cuộc nói chuyện vừa dứt, một tăng sĩ tiến tới chào Tổng Thống. Tổng Thống hỏi: – Thầy về khi mô? – Thưa Tổng Thống, con về được gần ba tháng. Hôm về anh em chúng con (không nói rõ bao nhiêu người) đã đến trình diện Tổng Thống. – Học có được không? – Dạ thưa, được. Nhờ lòng ưu ái của Tổng Thống cho đi du học, chúng con đã cố gắng theo kịp các bạn cùng khóa. – Tiền bạc có đủ không? – Dạ, cám ơn Tổng Thống. Nhờ lòng ưu ái của Tổng Thống thương cho quá đầy đủ. – Học về rồi phải đem những kiến thức đã học được áp dụng vô tổ chức của mình, từ tổ chức đến việc đào tạo cán bộ. Tôi nghĩ bên Phật giáo nên chủ trương như bên Công Giáo, nghĩa là phải đi tu từ 9, 10 tuổi đến 30 tuổi mới thành linh mục. Có như thế mới chọn lựa kỹ càng cả về đạo đức và học vấn. Bên Công Giáo lúc sau ni có thâu nhận thanh niên vào học lên linh mục sau khi đã đậu tú tài. Nhưng cách đó xem ra chọn lựa không được kỹ càng bằng lớp bắt đầu đi tu từ nhỏ. Nói đến đây Tổng Thống bảo vị tăng sĩ: -Thôi! Cố gắng làm việc tử tế. Năm 1959, sau khi đắc cử nhiệm kỳ II mới được ba ngày, Tổng Thống âm thầm đến thăm các chùa tại Saìgòn và những vùng phụ cận để cám ơn các thầy đã ủng hộ ngài thắng cử. Tại một ngôi chùa nọ, khi đón tiếp Tổng Thống, thượng tọa trụ trì vui đùa trách Tổng Thống: – Tổng Thống có chuyện vui không cho anh em chúng tôi biết để cùng chung vui với Tổng Thống. Tổng Thống trả lời: – Có chuyện chi vui mà tôi dấu các thầy mô? – Dạ, thưa Tổng Thống, qua tăng đoàn Tích Lan, chúng tôi được biết, Tổng Thống đã tặng Đức Đạt Lai Lạt Ma một số tiền lớn. Nghe vậy, Tổng Thống hơi đỏ mặt, ngồi lặng thinh một lúc rồi nói: – Vì là một việc tế nhị, tôi không muốn cho ai biết, chứ không phải có ý dấu các thầy. Tôi nhận được giải thưởng Leadership Magsaysay 10.000 đô la. Tôi không có nhu cầu chi. Gặp lúc Đức Đạt Lai Lạt Ma, vị lãnh đạo và là biểu tượng của tinh thần tranh đấu bất khuất để bảo vệ niềm tin, bảo vệ tôn giáo, bảo vệ dân tộc ngài, đang gặp hoạn nạn, phải sống lưu vong, cần nhiều sự giúp đỡ. Tôi thấy mình có bổn phận phải giúp ngài. Tôi nhờ Thủ Tướng Nerhu chuyển số tiền này cho ngài, nhưng ông ta khước từ, có lẽ ông ngại mất lòng Trung Cộng, nên tôi phải tìm đường khác để chuyển số tiền này cho ngài. Các thầy cũng biết, mình đang phải chiến đấu chống lại chủ nghĩa vô thần rất tàn bạo. Chỉ có niềm tin tôn giáo mới đủ sức mạnh chống lại được chủ nghĩa tai hại này. Vì thế, đối với việc phát huy, củng cố, bảo vệ niềm tin tôn giáo, bất câu là tôn giáo nào, mình cũng có bổn phận khuyến khích và giúp đỡ. Sau đó, Tổng Thống đi bắt tay các thầy, ngài thấy Đại Đức Thích Quảng Liên, liền hỏi: – Thầy về khi mô? – Dạ, thưa con mới về, chưa kịp vào chào Tổng Thống. – Không sao. Khi mô thầy muốn vô, nói sĩ quan tùy viên sắp xếp cho vô. 2.- Công Giáo Kể từ ngày Thủ Tướng Ngô Đình Diệm về chấp chánh đến nay, chẳng thấy bằng chứng nào TT Ngô Đình Diệm cho Công giáo một miếng đất, một số tiền nào để xây Nhà Thờ hay dòng tu. Nhất là chưa thấy một tu sĩ Công Giáo nào được Tổng Thống cho đi du học với học bổng được cung cấp đầy đủ. Ngược lại, có vài va chạm giữa Công Giáo với Tổng Thống Ngô Đình Diệm mà chúng tôi không đủ thời giờ để nêu lên. Tuy nhiên chúng tôi cố gắng tóm lược vài trường hợp sau: a.- Tổng Thống Ngô Đình Diệm còn lấy lại khu vườn cao su Phú Thọ mà trước đây thực dân Pháp đã tặng địa phận Sàigòn, để làm tài sản cho quốc gia. Tổng Thống lập luận rằng: ‘‘Khu đất đó là đất của nước Việt-Nam, chứ không phải của thực dân Pháp; họ không được phép lấy đất của mình cho bất cứ tổ chức nào hay cá nhân nào.” Sự việc trên làm TGM Sàigòn rất khó chịu. Vì thế linh mục Nguyễn Văn Vàng đã chỉ trích chính phủ trên tòa giảng trong nhà thờ Đức Bà, Sàigòn. b- Dưới thời Pháp thuộc và qua các chính phủ dưới thời Quốc Trưởng Bảo Đại, Giáo Hội Công Giáo được mở các chủng viện để đào tạo linh mục, tu sĩ. Chương trình giảng dạy không phải chịu sự kiểm soát của chính phủ. Đến thời Đệ I Cộng Hòa, Tổng thống Ngô Đình Diệm ban hành Đạo Dụ số 54/7, xóa bỏ quy chế này. Đạo Dụ ấn định: ”Không ai được mở trường tư mà không có giấy phép của chính phủ. Các trường được phép mở phải chịu sự kiểm soát của chình phủ về nhân viên, chương trình giảng dạy.” Việc ban hành Đạo Dụ này đã gây nên làn sóng phản đối dữ dội trong giới Công Giáo. Đầu năm 1957 Hội Đồng Giám Mục VN, trong đó có cả ĐGM Ngô Đình Thục, họp ra thông cáo chiếu điều 17 Hiến Pháp, lên án Đạo Dụ 54/7 là vi phạm tự do tín ngưỡng và yêu cầu xóa bỏ tất cả những điều khoản liên quan đến chủng viện. Vì thế một số linh mục đến nhờ Ông Bộ Trưởng Quốc Gia Giáo Dục Nguyễn Quang Trình dẫn vào gặp Tổng Thống. Trước khi vào, nhiều linh mục huyênh hoang rằng: ”Lần này tôi sẽ nói toẹt ra hết. Tôi không nể nữa đâu”. Nhưng khi vào, các vị đều cúi mặt hoặc quay đi không dám nhìn Tổng Thống. Khi được Tổng Thống giải thích, các linh mục nhìn ra mục đích của Đạo Dụ là tạo sự hòa đồng các tôn giáo, gây tình đoàn kết toàn dân, nhằm bẳo vệ quyền lợi tối thượng của đất nước. Thế rồi, Tổng Thống quay sang trách khéo Ông Bộ Trưởng Nguyễn Quang Trình: – Họ không hiểu, ông Bộ Trưởng phải giải thích cho họ. Có vậy cũng đòi vào gặp tổng thống. Rồi Tổng Thống đứng dậy đi vào. Sau đó Đạo Dụ được giới Công giáo nghiêm chỉnh thi hành. 3.- Cao Đài Trong một lần Tổng Thống tiếp phái đoàn Cao Đài đến thăm xã giao, ngài nói: ”Tôi kính trọng quý ngài. Một số linh mục Công Giáo đến gặp tôi xin phép được xổ số Tômbola để có tiền xây nhà thờ. Tôi nói: Cao Đài họ có Tombola đâu, sao tôi thấy họ cất thêm thánh thất mới đều đều”. Rồi ngài chua chát kết luận: ”Cứ Tombola! Tombola mới xây được nhà thờ!” IV.- Đàn áp Phật Giáo Vào khoảng cuối tháng Tám năm 1963, chính trường miền Nam Việt Nam rất sôi động do nhóm ”Tông Phái” Thích Trí Quang xách động. Do lời đề nghị của Giáo Sư Bửu Hội, Tổng Thống Ngô Đình Diệm mời Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc cử Phái Đoàn sang điều tra và còn hứa với phái đoàn là chính phủ VNCH sẽ hợp tác chặt chẽ và tạo mọi điều kiện dễ dàng trong khi Phái Đoàn thi hành nhiệm vụ. Ngoài ra Phái Đòan hoàn tòan được tự do muốn đi nơi nào hoặc muốn gặp bất cứ ai đều được thoải mái làm việc. Vì thế Trưởng Phái Đoàn Đặc Nhiệm của VNCH tại Liên Hiệp Quốc đã gửi thư mời đề ngày 4.10.1963 có lời mời như sau: ”Tôi được lệnh của Chính Phủ tôi, qua Ngài và ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc, gửi lời mời các đại diện của một số các quốc gia hội viên Liên Hiệp quốc đến viếng thăm Việt-Nam trong những ngày gần đây để nhận xét tường tận thực trạng sự liên hệ giữa chính phủ và Cộng Đồng Phật giáo Việt-Nam. Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa cảm tạ Ngài nếu được Ngài tận tình giúp đỡ.” Sau khi nhận được thư mời trên, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã cử một Phái Đoàn gồm quý vị đại diện các nước hội viên sau đây: Afghanistan, Đại Sứ Abdul Rama Pazhwak; Brasil, Đại Sứ Sergio Correa da Costa; Tích-Lan, Đại Sứ Sénérat Gunewardene; Costa Rica, Đại Sứ Fernando Volio Jimenez; Dahomey, Đại Sứ Louis Ignacio-Pinto; Ma-rốc, Đại Sứ Ahmed Taibi Bahima; Nepal, Đại Sứ Matrika Prasad Koiralá. Ông Abdul Rama Pazhwak, Đại Sứ của Afghanistan là Trưởng Phái Đoàn. Phái Đoàn đến Sàigòn vào lúc 0 giờ 30 phút ngày 24-10-1963 và được ông Phạm Đăng Lâm, Tổng Thư Ký Bộ Ngoại Giao và các viên chức khác trong bộ đón tiếp. Trước sự hiện diện của các phóng viên báo chí trong và ngoài nước, ông Trưởng Phái Đoàn Abdul Rama Pazhwak nhấn mạnh: ”Chúng tôi đến đây với ý chí muốn biết rõ sự thật và tường trình các sự việc.”… Sau khi Phái Đoàn vừa hoàn tất nhiệm vụ thì Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị thảm sát. Vì thế Bản Phúc Trình của Phái Đoàn đệ trình Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc ngày 9-12-1963 chịu ảnh hưởng của Chính quyền Hoa Kỳ do sự chi phối của đảng Dân Chủ qua bàn tay phù thủy của Cabot Lodge đã được dấu kín (chỉ rất giới hạn và rất kín), coi như bị ém nhẹm. Đến nay bản Phúc Trình điều tra đã được giải mật. Qua bản Phúc Trình này, Thượng Nghị Sĩ Thomas J.Dodd, Ủy Ban Tư Pháp Thượng Viện Hoa Kỳ, qua thư đề ngày 17 tháng Hai năm 1964 gửi Chủ Tịch Ủy Ban Nội Vụ Thượng Viện Hoa Kỳ, đã đưa ra nhận xét: “Đây là Bản Phúc Trình bao gồm những lời khai và tài liệu, nhưng không hề có những nhận xét hay kết luận của Phái Đoàn, tôi tin rằng bất cứ ai sau khi đọc Bản Phúc Trình này cũng có thể đy7a ra kết luận về lời cáo buộc “Phật giáo bị đàn áp”, “thật ra chỉ là sự thổi phồng đầy ác ý, và tuyên truyền man trá”. Còn Đại Sứ Fernando Volio Jimenez của Costa Rica nhận định như sau: ”Cá nhân tôi nghĩ rằng không hề có chính sách kỳ thị, đàn áp, ngược đãi đối với Phật giáo trên căn bản tôn giáo. Lời khai về những sự việc này thường chỉ là những tin đồn vô căn cứ hoặc được thổi phồng hay phóng đại”. Đại Sứ Fernando Volio Jimenez nói tiếp: ”Nếu dựa trên những tin tức đã xuất hiện trên báo chí thế giới, tôi đã sửa soạn và sẵn sàng bỏ phiếu lên án chính quyền Ngô Đình Diệm… Nhưng sau hai tuần lễ tích cực điều tra tại Việt-Nam, tôi nghĩ rằng: với những bằng chứng đã thu thập được đã chứng tỏ rằng không hề có vấn đề kỳ thị tôn giáo hoặc xâm phạm quyền tự do tôn giáo… Chính phủ Ngô Đình Diệm đã cộng tác chặt chẽ với chúng tôi, cho phép chúng tôi đi bất cứ nơi nào chúng tôi muốn đi, lấy lời khai bất cứ cá nhân nào chúng tôi thấy cần thiết. Tôi cũng nhận được lời tuyên bố của ông Bộ Trưởng Ngoại Giao rằng: ”Chính phủ có thể không toàn hảo, cũng như các viên chức trong chính phủ không phải là những ông thánh. Chúng tôi sẽ lắng nghe những ý kiến của quý vị và sẽ cố gắng sửa đổi những khuyết điểm”. Đại sứ Fernando Volio Jimenez lại nói tiếp: ”Với lời mời và sự hướng dẫn trong suốt cuộc điều tra, đã cho tôi cảm nghĩ rằng chính phủ Ngô Đình Diệm sẵn sàng sửa đổi những sai lầm nếu có, và tin tưởng vào sự thật sẽ được đưa ra ánh sáng.” Dựa trên căn bản của Bản Phúc Trình, Thượng Nghị Sĩ Thomas J. Dodd đã đề cập đến vấn đề tự thiêu như sau: “Phúc trình của Phái Đoàn đề cập đến lời khai của một tăng sĩ 19 tuổi khai với Phái Đoàn rằng tăng sĩ này được tuyển mộ bởi một “tiểu đội hiến thân tự thiêu”. Tăng sĩ này khai rằng “Đại Lão Hòa Thượng Giáo Chủ Phật Giáo đã bị giết”, và rằng “hàng trăm tín đồ Phật giáo đã cho đi “mò tôm” tại sông Sàigòn, và rằng “nhiều ni cô đã bị mổ bụng giết chết”, và rằng “Chùa Xá Lợi đã bị đốt”. Tăng sĩ này cũng khai rằng “đã được yêu cầu tự nguyện tự thiêu để bảo vệ Phật Pháp”, và được bảo đảm rằng “trước khi tự thiêu sẽ được uống những viên thuốc để không bị đauđớn khi tự thiêu, và ký vào ba bức thư đã được soạn sẵn”. Tăng sĩ này đã bị cảnh sát bắt trước khi hành động man rợ này xảy ra”. “Phái đoàn cũng đã phỏng vấn một số những nhà lãnh đạo Phật giáo về những lãnh đạo thanh niên mà theo Bản Phúc Trình họ đã bị giết. Không thể tìm thấy những bằng chứng hoặc kiểm chứng những bản tin của các báo cáo nói rằng một số tu sĩ Phật giáo bị ném từ trên gác xuống trong cuộc bố ráp chùa Xá Lợi.” Phái Đoàn không đi sâu vào động cơ chính trị dẫn đến sự khích động của ”tổ chức Thích Trí Quang”. Nhưng câu trả lời của ông Thích Trí Quang với cô ký giả Maguerite Higgins rằng: ”Chúng tôi chỉ có thể dàn xếp với miền Bắc sau khi đã lật đổ Diệm và Nhu”. Khi Bản Phúc Trình của Phái Đoàn điều tra của LHQ được giải mật, nhiều người ”chạy tội” tuyên truyền rằng: ”Bọn Diệm Nhu dùng mỹ nhân kế và đô la mua chuộc Phái Đoàn điều tra của LHQ.” Họ có biết không, khi Phái Đoàn điều tra của LHQ còn đang ở Saigòn, hai anh em Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu đã bị giết rồi thì làm sao còn mua chuộc được. V.- Chống Cộng 1- Ngày 15 tháng 8 năm 1975, thượng tướng cộng phỉ Trần Văn Trà lúc đó là chủ tịch ủy ban quân quản thành phố Sàigòn, ông ta đã quỷ quyệt lập mưu gài bẫy bắt TGM Nguyễn Văn Thuận một cách đê tiện và hèn hạ bằng cách ông ta giả vờ gửi một thư mời đến TGM Nguyễn Văn Bình và TGM Nguyễn Văn Thuận vào Dinh Độc Lập họp. Khi hai vị sửa soạn ra đi, như linh cảm có điềm chẳng lành, TGM Nguyễn Văn Thuận nói với TGM Nguyễn Văn Bình rằng: ”Khi đi hai cha con mình cùng đi; nhưng khi về chỉ một mình cha về thôi.”. Nghe thấy thế, TGM Nguyễn Văn Bình nói: ‘‘Sao Đức Cha lại nói vậy?”. Thế rồi hai vị vào Dinh Độc Lập họp. Trong khi đi qua hành lang để đến phòng họp, TGM Bình đi trước, TGM Thuận đi sau. Ngay lúc đó, một tên công an chận TGM Thuận và nói: ‘‘Anh đi lối này”, rồi hắn lôi TGM Thuận đi mất luôn. Sau khoảng 30 phút, TGM Bình chỉ thấy ông tướng Trà nói chuyện vu vơ, thấy vậy TGM Bình hỏi: – Thưa Thượng Tướng, còn chuyện gì cần nữa không? Trà đã trả lời: – Thôi! Cụ ra về được rồi. – Đức Cha phó của tôi đâu mời ngài cùng về. Trà đã trơ trẽn nói: – Như cụ thấy, chế độ này là chế độ cộng sản. Tên Thuận là dòng dõi Ngô Đình Diệm, chúng nó chống cách mạng từ trong trứng chống ra, nên không thể để nó ở đây được. Tưởng cũng nên nói thêm, vào khoảng giữa tháng Năm năm 1975, TGM Nguyễn Văn Thuận đến thăm dòng Đồng Công tại Thủ Đức, sau khi dâng lễ, ngài thân mật nói chuyện để khích lệ, an ủi các tu sĩ, và cũng như một lời báo trước, ngài nói: “Chưa có giám mục Việt Nam nào vào tù cộng sản. Tôi sẽ là người đầu tiên. Các cha và các thầy nhớ cầu nguyện cho tôi.” 2- Bọn CSVN vẫn còn cay cú và thù hằn về chuyện chế độ Ngô Đình Diệm đã quét sạch gần như toàn bộ hệ thống nằm vùng và tình báo của bọn chúng. Do đó, các tên bồi bút văn công rẻ tiền của bọn cộng phỉ đã được lệnh viết rất nhiều bài bịa đặt mô tả chế độ Ngô Đình Diệm là ác ôn, gia đình trị, kỳ thị tôn giáo, đàn áp Phật Giáo… Nhóm tiếp tay cho họ dĩ nhiên được hoan nghênh và yểm trợ tích cực. Cuốn “Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi” của nhóm Đỗ Mậu và cuốn “Giáo Sĩ Thừa Sai và chính sách thuộc địa của Pháp tại Việt Nam” của Cao Huy Thuần đã được nhà cầm quyền CSVN cho in lại và phổ biến rộng rãi trong nước, một số được đưa ra hải ngoại. Mới đây, các cơ quan truyền thông hải ngoại đã phát hiện: Bùi Hồng Quang, một trong những người chủ trương tạp chí Giao Điểm, đã được Cục An Ninh Xã Hội thuộc Tổng Cục An Ninh ở trong nước cho phép in tạp chí Giao Điểm ở trong nước và cấp Giấy phép mang số 1020/A41 (P4) ngày 20.12.2007 cho đưa ra nước ngoài với mục đích được chúng ghi rõ là “tuyên truyền vận động đường lối chính sách của đảng và nhà nước ta”. Các báo chí và websites ở trong nước cũng phổ biến nhiều bài của nhóm chống Tổng Thống Ngô Đình Diệm ở trong nước cũng như hải ngoại, chẳng hạn như các bài sau đây:Bất Ngờ, Sinh Viên Huế 1963 – Hồi Ức của Nguyễn Đắc Xuân, Mùa Phật Đản Đẫm Máu 63 của Vũ Ngự Chiêu, Cuộc Cách Mạng 1-11-1963 của Hoành Linh Đỗ Mậu, Ngựa Non Háu Đá của Trần Đình Hoàng, Nhân Dân Miền Nam Hân Hoan Chào Mừng Cách Mạng 1/11/63 của Chuyển Luân, Kenedy là Người Đằng Sau Cái Chết Của Ngô Đình Diệm của Nguyễn Văn, Phong Trào Phật Giáo Miền Nam Năm 1963 của Lê Cung, v.v. Kính thưa tòan thể quý vị. Nói đến đây, chúng tôi nhớ lại lời nhà triết học Aristote như sau: ‘‘Nếu chúng ta không biết nguyên nhân gây nên, tức chúng ta không biết được sự thật”. Vậy, nguyên nhân nào đã đưa đến cái chết tức tưởi cho anh em Tổng Thống Ngô Đình Diệm, liên lụy đến cả miền Nam Việt-Nam mà nhiều người lầm tưởng rằng, Tổng Thống Ngô Đình Diệm: Kỳ thị tôn giáo, đàn áp Phật giáo; gia đình trị; độc tài. Hay chỉ vì Tổng Thổng Ngô Đình Diệm luôn luôn nắm quyền tự quyết quốc dân Việt-Nam trong tay và nâng cao chính nghĩa quốc gia trên hết. v.v. mà hệ lụy như ông Ngô Đình Nhu đã tiên đoán từ năm1962 rằng: ”Nếu chế độ này sụp đổ, Bắc Việt sẽ chiếm miền Nam, và khi Bắc Việt đã chiếm được miền Nam rồi, Trung Cộng sẽ chiếm trọn Việt-Nam, yếu tố còn lại chỉ thời gian”. Hoặc như ông Cabot Lodge đã thuật lại trong công điện gởi cho Bộ Ngoại Giao lúc 2 giờ chiều ngày 7.9.1963, ông ta kể lại lời ông Ngô Đình Nhu đã nói với ông ta như sau: “Tôi báo động về những gì sẽ xẩy ra trong Quân đội. Nếu tôi ra đi, Quân Đội sẽ nắm chính quyền. Bọn cóc nhái của CIA và USIS này sẽ phá hoại nỗ lực chống cộng.” (Sài Gòn trong tôi/ posted by Hoàng Thái Sơn t/h) **************************************************
một Cụ ông hiện nay đã 82 tuổi, là cựu chủng sinh Dòng Phanxicô Nha Trang năm 1956, khi ấy Cụ ông mới 18 tuổi. Theo Cụ ông kể, bài hát do một thầy Dòng Đồng Công tập cho các chủng sinh, để chào mừng Thủ tướng Ngô Đình Diệm... ----------- ... Tựa đề bài hát.... (quên) Đồng nhi Rồng Tiên Việt Nam nắm tay nghiêm chào Bác Ngô Đình Diệm là Thủ Tướng nước ta Vỗ tay đều nào - Cùng múa cùng ca Ta hát to lên cho thế giới biết rằng Dân Nước Nam yêu mến bác muôn phần Yêu bác không là người Mỹ Pháp Tàu Nga Yêu bác Ngô là người chính cống Việt ta Bác Ngô nay đã về đây Cháu yêu bác dịu hiền thay Thấy nước loạn nhiều - cháu vẫn cầu van Kêu khấn ông Trời - cho nước Việt Nam Chóng yên để bác đỡ lo Cầu Trời cầu Phật cho bác khỏe luôn Mạnh tay chèo lái bác giữ con thuyền Lái nước Việt đến phú cường... (quên)... Thằng Hinh thằng Sói thằng Viễn chạy dài ... (quên)... Quân dân sung sướng đồng reo Quân dân nhất trí cùng nhau Giặc kia mạnh mấy rồi sau cũng tàn (1956 - Dòng Phanxico Nha Trang) ----------------- (Ghi chú: Cụ ông hát lạc giọng và quên lời rất nhiều, nên không ký âm được. Xin phép gửi lên để Nhóm tham khảo. Biết đâu có người biết bài hát bày và sẽ bổ sung thêm...
************************************************************** Ông Diệm lựa mua đồ cổ - Vương Hồng Sển
Ngày 15-1-1963 (ngày thứ ba 15 tháng giêng dương lịch, là ngày 20 tháng chạp Nhâm Dần). Vào lúc tám giờ sáng, tôi đang ngồi làm việc trong văn phòng Viện bảo tàng thì có chuông điện thoại reo. Nơi đầu dây, ông Giá, chủ sự phòng vật liệu phủ Tống thống gọi tôi và mời lên trên đó để giảo nghiệm một mớ đồ sứ cổ. Khi tôi giáp mặt thì ông nói Tổng thống muốn biết ý kiến của tôi về những cổ vật do Tổng thống đã lựa nơi phòng triển lãm báo chí đô thành và do hai nhà buôn Chánh và Trọng trưng bày từ 16-12-1962 đến 12-1-1963 và hiện đã đem về để tạm nơi tầng dưới trong phủ. Ông Giá liền đó đưa tôi vào phòng xem, khi về sở là hết trọn buổi sáng. Qua buổi chiều, đồng hồ chỉ mười lăm giờ thì có tiếng điện thoại gọi nữa. Chuyến nầy, tôi lên phủ tổng thống là lần thứ hai trong một ngày, gặp lại ông Giá, ông đưa tôi giới thiệu với chánh văn phòng là ông Võ Văn Hải. Tôi được hai người dắt tôi lên phòng tiếp khách rằng hãy chờ khi nào Tổng thống rảnh việc, sẽ cho vào yết kiến. Phòng nầy rất rộng, nguyên là phòng họp của hội đồng tư vấn (conseil privé) của trào Pháp cũ, và với tôi không lạ vì trước kia tôi từng làm việc nơi toà lâu đài nầy, thuở ông Rivoal làm thống đốc Nam Kỳ. Tôi ngồi chưa nóng ghế: thì thấy một người sĩ quan bưng ra để trước mặt tôi một mâm gỗ, trên mâm có bày một hộp thuốc lá 555 vừa khui (vừa mở), chưa dùng điếu nào, kế bên có để sẵn một hộp diêm quẹt cũng mới, thêm có một tách trà thơm khói bốc ngát và một tách cà phê sữa xem ngon mắt lắm.Vị sĩ quan ấy cúi đầu mời tôi “Xin cứ tự tiện” rồi lui ra bỏ tôi lại bơ vơ với bao nhiêu món cám dỗ ấy. Tôi làm cao không động rớ món nào, ngực thì nhảy thình thịch, mắt vẫn liếc, nhìn từ cái bàn cái ghế sang trọng đến màu sơn trên vách, quả không thấy thay đổi nhiều sau cuộc đảo chánh vừa rồi năm 1945. Quả thật không có chi nặng lòng bằng sự chờ đợi. Tôi khó chịu vì ngồi đã lâu mà không ai nói đến mình, trong khi ấy tôi cố nhìn những vật trước mắt đã biến thành cố tri, từ cây đinh cũ nơi chưn bàn, và thấy tiếc tiếc cho tách cà phê, cho tách trà, ở nhà mình không có để uống, mà ở đây đành để cho nguội không người dùng, thiệt là phí phạm. Đôi giày vẹc-ni đen mới; tôi lấy ra “khai trương” bữa nay nhơn dịp ra mắt ông Tổng thống đã bắt đầu làm tê tê mấy đầu ngón chân, nay khởi sự ngứa rần rần mà ở đây là chốn tôn nghiêm làm sao dám cởi giày ra để gãi cho sướng! Chờ mãi đến mười tám giờ, ngồi nhớ tiếc cái cảnh làm việc ở Viện bảo tàng, tuy ăn lương ít, nhưng cũng “làm vua một cõi” và cũng vì ham chút bã vinh hoa ấy mà nay bị hành phạt như vầy. Bỗng ông Giá mở cửa phòng bước vô nói năm điều bảy chuyện, cho hay Tổng thống quá bận khách có lẽ không tiếp được, thôi thì hãy về nhà và dặn kỹ đêm nay đừng đi đâu hãy túc trực sẵn, phòng hờ Tổng thống rảnh sẽ cho xe đến rước! Nghe mà chết được trong lòng, không lẽ kêu mình ban đêm để ngủ chung? Huống hồ gì, đêm nay lại được lần thứ nhứt, vợ mua vé tặng xem cải lương gánh Năm Châu, diễn tại rạp Thống Nhứt tuồng “Tây Thi gái nước Việt” mà mình ao ước muốn xem diễn lại. Thôi thì trối kệ, cứ đi xem hát cái đã, rủi mất chức thì cũng đành, chớ không lý bỏ vé vợ mua sẵn để bận đồ lớn ngồi nhà chờ xe Tổng thống. Tuy vậy, ngồi xem diễn tuồng mà lòng đã thất hứng, lát lát liếc ngó chừng phía cửa rạp, chỉ sợ có lịnh đòi. Nhớ buổi chiều tài xế trên phủ lái xe đưa về, nay thấy ai bước vào bận áo bâu cứng cao cổ cũng tưởng đó là bác tài xế Hiệp. Vãn hát về không ngủ được vì vẫn hồi hộp. Ngày 16-1-1963 – Buổi sáng đi làm, vô sự. Buổi chiều vững bụng, nên ăn quen vẫn mặc bộ đồ “xườn xám” cho gọn. Dè đâu vừa vô sở, thì điện thoại gọi.., lật đật đạp xe về nhà (lúc ấy nhà ở Vườn Dâu bộ Canh nông, đường Hồng Thập Tự) hối hả thay bộ đồ lớn, trở lại Viện bảo tàng thì vừa kịp có xe lại rước đưa lên phủ. Phen nầy, trong lúc ngồi chờ, ông Giá đưa một xấp giấy trắng và mời viết vào đó những ý kiến của mình đối với từng món cổ vật bày trong phòng mật viện cũ. Viết thẳng thét trong hai tiếng đồng hồ, được bảy trang chữ bút atomic xanh. Thấy thấm mệt, nên tự thưởng một tách cà phê sữa ngon lành và nốc luôn một tách nước trà. Không làm kiêu nữa, và dại gì của sẵn không dùng? Đúng mười tám giờ, có xe đưa về, không quên dặn đừng ra cửa, e có lịnh đòi, nhưng trọn đêm vô sự, ngủ bằng an. Ngày 17-1-1963. Nghe theo lời ông Giá dặn hôm qua, nên sáng nầy vận đại phục vô sở, ngồi chờ tới trưa không việc gì. Buổi chiều có giờ dạy nơi Đại Học văn khoa, vừa dạy từ mười bốn giờ rưỡi, đang ngon trớn, kế có lịnh đòi. Lật đật từ giã sinh viên xách cặp bước mau qua phủ, cũng may ở gần cùng một khu. Chưa đi bươn bả theo ngõ tắt, lính kêu mặc lính, vừa đến kịp gặp ông Giá, ông đưa qua phủ, đến ngay phủ nơi phòng có trưng bày cổ vật, chưa kịp mở cửa vào phòng thì có điện thoại gọi giựt dội từ trên lầu ra chỉ thị xuống, dạy ông Giá phải đưa tôi thẳng lên từng thượng, để yết kiến ông Tổng thống, vì ông vừa rảnh tay và hiện chờ tôi tại văn phòng của người. Xin nhắc lại dinh Gia Long, nay Tổng thống lấy đó làm phủ từ ngày ở “điện Toàn quyền cũ” về đây, nguyên là dinh cũ Phó Soái Nam Kỳ và từ năm 1935 đến 1942, tôi từng làm việc ở đây, nên vốn không xa lạ đối với tôi. Chân tôi bước theo bén gót ông Giá, mỗi lần gót giày nện mạnh lên thang gỗ lòng thấy nao nao nhớ lại buổi thanh xuân còn ghi dấu đâu đây. Lên đến từng lầu trên, thì phong cảnh dấu vết cũ không thay đổi chi nhiều, nền gạch bông vẫn bóng láng như xưa, duy trên vách gạch, tấm tranh sơn dầu “cảnh vẽ cột cờ thủ ngữ và cầu tàu tán dóc” (Pháp gọi “poinle des blagueurs”) vì có tánh cách thực dân, nên đã bôi mất dấu, cũng như cảnh vẽ “vườn cao su” nơi sau chỗ ngồi của hai ông Rivoal và Weber độ nào, nay cũng bị tẩy đi cho sạch vết tích chế độ Pháp cũ. Bức vách nầy, như các bức vách khác, nay sơn dầu một màu vàng trứng gà, xem vừa sạch vừa nhã và trang trọng tinh khiết hơn xưa. Tôi bước tới trước cửa văn phòng, dòm vô trong thấy ông Ngô Đình Diệm, mặc bộ u-oe túc xo, ngồi chễm chệ trong một chiếc ghế bành bọc da thật lớn và mới toanh, hai tay ông đặt ngay thẳng trên chỗ dựa y như một tượng gỗ, còn hai mắt ông thì ngó thẳng vào cửa chỗ tôi đang đứng. Tôi thủ lễ, đứng thẳng người, đầu cúi miệng thưa lễ phép “Kính chào Tổng thống”. Ông gật đầu, xem bộ hiền lành, tôi nghe ông thốt hai tiếng “Mời ngồi” mà không nghe rõ mời ai, cụ, ông hay là mầy. Tôi lúc ấy vẫn cứ đứng, y như điệu chàng rể tiếp xúc lần đầu tiên với nhà gái. Kế tôi nghe ông ban thêm ba tiếng “Ngồi đi mà!” nghe êm ái hơn hai tiếng “mời ngồi” ban nãy. Rồi tôi bước tới, đặt bàn toạ vào ghế, nhưng chỉ ngồi ghé nơi bìa cạnh, y một kiểu với cách mấy chục năm xưa tôi ra mắt nhạc gia tôi khi đi xem mắt vợ. Cái ghế của tôi ngồi, vẫn đặt mé bên tả của ghế ông và vẫn giống y cái ghế đặt bên hữu, hai ghế nầy thấy đều cũ kỹ, đã “xập kỷ nình” (cũ thập dư niên); vì tôi ngồi ghé nên thấy dường như ngồi trên khúc củi, vừa ê vừa thốn, thật không êm ái đỡ mỏi chút nào. Tôi vừa an toạ, kế có điện thoại reo. Tổng thống với tay chụp ống nghe, và trong khi ông bận lo trả lời, tôi thừa dịp lấy mắt quan sát kỹ vuông phòng nầy mà những năm xưa kia, vào dịp đầu xuân hay khánh hạ, tôi đã từng ra vào, tôi thấy trong phòng, những đồ tư khí cũ thời Pháp, hoặc dã di chuyển một nơi khác, hoặc đã biến mất từ năm đảo chánh 1945, hoặc vì ngày nay không vừa ý nên đã dời chỗ nào tôi chưa biết, tức là không mất. Tóm lại những lời đã nghe có sự mất mát nơi nầy, chỉ là lời đồn đãi thất thiệt. Tôi chú ý nhứt là chiếc ghế bành của ông Tổng thống ngồi, bọc da màu vàng, xám nâu (beige) xem bề thế và rất mềm, rất êm ái. Đây là chỗ ông ngồi làm việc thường ngày, vừa khỏe lưng trong lúc tỷ như duyệt khán công văn, và cũng tiện lợi vì có thể nằm nghỉ lưng đỡ mỏi trong chốc lát. Kế bên chiếc ghế bành nầy, nơi mé tay mặt, có đặt một hộp lớn làm bằng gỗ trắng đánh vẹt-ni, trong chứa đựng cả xấp hồ sơ và công văn đang nghiên cứu hay còn xem xét. Hộp gỗ nầy có gắn một hàng nút điện sành trắng và nhỏ bằng cỡ đầu ngón tay út khi Tổng thống bấm vào là để gọi từng bộ hạ cộng tác, khi gọi ông chánh văn phòng hay chánh võ phòng, hoặc bí thơ hay tùy giá quan,.., khỏi nhọc công sai người đi mời. Trước mặt ghế ông ngồi và đôi bên tả hữu của chiếc ghế nầy, như đã có nói rồi, là hai chiếc ghế dạ đỏ đã phai màu, góc cạnh đã sù sì vì đã quá thâm niên, quá tuổi lưu dụng. Một chiếc tôi đang ngồi, và vì không dám ngồi ngay giữa ghế nên không rõ bộ lò-xo có còn êm ái không, duy chiếc để trước mặt tôi, vốn là một cặp với chiếc kia, không nữa cũng đồng niên đồng tuế năm mua năm sẩm, hai chiếc ghế dành cho khách ngồi nầy, tại sao quá khác biệt với chiếc của Tổng thống ngồi, chiếc ghế của chủ thì vừa đẹp vừa êm, thêm vừa mới, còn hai chiếc nọ lại cũ kỹ và hư tệ đến thế. Xem ghế biết tánh chủ nhà, cực chẳng đã ông mới dám sài chớ bình sanh để làm theo ý ông, thì ông là người hà tiện nhứt trên đời, vì tiếng còn để lại, gia đình ông thuở ông Khả còn sanh tiền, thì đất Huế còn nhắc danh nhà nầy lấy tôn chỉ là “tề gia chi bổn thượng sách”. Có một chiếc ghế khác, kiểu xích đu loại Rocking chair hiệu Thonet thứ thiệt, thì chắc là không mấy năng đùng, nên tôi thấy trên mặt ghế chồng chất một đống hồ sơ cao nghệu, thấy mà ngán. Xem kỹ lại đâu đâu cũng thấy toàn là hồ sơ cái bìa xanh cái lại bìa đỏ, trước mặt Tổng thống, hai bên Tổng thống, bên vách tả cũng có một hàng dài dài trừ bên vách hữu, thấy một dãy ba chiếc tủ gỗ to tướng, choán gần trọn mặt vách trên sáu thước chiều dài, những tủ nầy do trào Pháp còn sót lại, mặt gỗ liền màu đỏ kiến gián làm bằng gỗ danh mộc đắt tiền. Trong tủ không biết có chứa đựng giấy má hồ sơ tối mật chi không, nhưng độ chừng ông Tổng thống là một thầy tu lỡ mùa, thuở nay quen sống độc thân, cho nên y phục tế nhuyễn vật cần thiết của người, người đều dồn hết vào đây, là một văn phòng mà cũng một tư phòng bất khả xâm phạm, và bấy lâu vì thiếu bàn tay bà nội tướng, nên tha hồ người để bừa bãi, thậm chí tôi liếc thấy chiếc gậy tuỳ thân ông thường cầm trên tay mỗi khi đi kinh lý “làng chiến lược” và chiếc nón nỉ lịch sử ông thường đội đầu, nay cũng ngự chễm chệ, nón thì đặt trên một hồ sơ một nơi nầy, gậy thì dựng nơi kẹt một góc nọ, mãi xa mút sau chót ba chiếc tủ gỗ kia. Trong khi Tổng thống mãi bận trả lời trong điện thoại, tôi chợt đưa mắt lên đầu chiếc tủ giữa bỗng thấy một khuôn hình lớn vẽ dầu màu, hoạ chân dung cụ cố Ngô Đình Khả, mình mặc sắc phục võ tướng, hai tay giụm lại đứng chống gươm xem rất oai nghi, nhưng cớ sao trong mắt tôi lúc ấy lại thấy dường như bơ vơ trơ trọi trên đầu loại tủ đựng áo quen mặt bằng gỗ liền nầy. Trong bụng tôi suy nghĩ bâng quơ: Hỡi trời? Đã tột bực đỉnh chung, lên ngồi trên cả thiên hạ, thế mà tìm không được một chỗ thờ cha cho xứng đáng. Hãy chừa cho bọn thơ ký nghèo như chúng tôi thờ cách ấy! Nếu ông là người công giáo thuần tuý không nhìn nhận sự thờ phượng ông bà, không muốn bắt chước bọn bên lương lập bàn thờ thờ cúng tổ tiên, thì cứ việc “làm theo Tây u”, tốn một cây đính đóng lên vách như treo hình đức Chúa hay hình ký kiểu La Joconde chẳng hạn, bằng không nữa thì thà đừng thờ và chỉ “tâm thờ”, thờ trong lòng, trong tư tâm cũng được đi, chứ thờ làm chi trên đầu tủ bọn tiểu công chức nhà như ổ chuột, trong nhà chỉ có cái tủ áo là cao, cũng không đành thờ cha mẹ ông bà như thế. Đang trí còn nghĩ ngợi viễn vông, thoạt nghe Tổng thống đặt máy nói vào móc tôi vừa day lại thì nghe ông nói chậm rãi nửa thân nửa chí tình: “Cách nay mấy mươi năm, tôi cũng từng làm một nghề tương tợ như nghề ông (tiếng ông gọi tôi lần thứ nhứt), nhưng vẫn không phải nơi chốn nầy đâu!”. – Dạ thưa Tổng thống, – tôi thầm phục và thầm khen ông khéo lựa mấy lời quá êm cởi mở – Dạ thưa Tổng thống, tôi đã từng đọc bài nghiên cứu của Tổng thống viết về chiếc nghiên mực “Tức mặc hầu” đăng năm xưa trong tập san Đô thành hiếu cổ. – Ờ! Phải đấy. Bài ấy tôi viết đã lâu lắm rồi. Có đọc hỉ! Nói đến đó rồi ông chăm chỉ lật lật xấp bản thảo tôi đã viết, vừa đọc vừa hỏi trống lỗng: – Chữ ai viết mấy trang nầy vậy? – Dạ, chữ cụ Sển viết! – Ông Giá khoanh tay đứng gần tôi trả lời. – Già mà chữ viết còn hay hỉ! – Tổng thống ngó tôi mà khen. Tôi cúi đầu nói nhỏ câu “Tôi không dám!” nhưng trong bụng, tật cũ không chừa, vẫn cãi: – Trong Nam, chúng tôi nói chữ viết “cứng”? Viết hay là khác! Rồi lại nghe Tổng thống hỏi tiếp: – Hiệu “Ngoạn Ngọc” dùng được chớ hỉ? – Dạ thưa, Ngoạn Ngọc là quý, là cổ lắm vậy. – Ờ, ờ! Xưa tại nhà, có khá nhiều đồ hiệu Ngoạn Ngọc. – Dạ thưa, – Tôi bất trớn nói tiếp – Đồ cổ đề hiệu Ngoạn Ngọc là nên dùng lắm. Người châu Âu, châu Mỹ, rất chuộng, và gọi theo Pháp là “Bibelot de jade”. Dạ, nhưng nó chưa quý bằng đồ cổ kiểu ký hiệu chữ “Nhựt”. – Vì sao vậy? Tổng thống hỏi. – Dạ, theo tôi hiểu, thưa Tổng thống. Hiệu “nhựt” là đồ sứ “Quân dụng”, chế tạo riêng cho quân vương dùng, khác với Ngoạn Ngọc là hiệu thường, ký trên đồ sành sứ từ nhà quan quyền đến nhà lê thứ đều dùng được cả, tức cũng như đồ thông thường, “quan đụng”, “dân dụng”. Nói đến đây, tôi nhìn trộm, thấy mặt Tổng thống vui lên, cười cười rồi với tay bấm một nút chi nhỏ nhỏ gắn nơi hộp gỗ đã tả, tức thì hiện ra một tùy giá quan mặc một bộ quân phục bén ngót, vừa mở cửa vào, vừa chào và đứng thẳng mình. – Cho ở dưới lầu hay tôi xuống xem các vật vừa sắm đó. Ông Tổng thống đứng dậy, tôi cũng lật đật đứng theo. Tôi bước trái qua một bên, nhường chỗ cho ông bước ra khỏi ghế, rồi chờ ông bước được vài bước, tôi khi ấy mới nối gót theo sau. Bỗng cửa phòng mở toác, tôi giựt mình khi thấy ngoài cửa có hai ông cao cấp quen mặt, tay ôm hồ sơ chực sẵn từ lúc nào, đầu cúi ngó mũi giày, áo gài nút kín, mỗi ông đứng một bên cửa, không khác ông Thiện và ông Ác vẽ trên cửa chùa, nói làm vậy chớ vẫn mong hai ông đều hiền và không có ông nào xứng danh là ông Ác. Một ông, bấy lâu tôi nghe tiếng đồn là thanh liêm “tuy gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, nhưng nay thấy tận mắt vì ông có xương sống gắn bản lề khá dẻo cho nên người ta mới còn dùng đến nay, trong bụng thầm tiếc một người có Đức như ông, nấm nuối làm chi chốn nầy, ham quyền chức e có ngày vướng bùn mất chữ thanh cao, hay là cũng vì ông đã trót lựa chữ lót là “Tòng”. Ông kia tôi gặp một lần trong một buổi đi nghe diễn thuyết nay cũng không nhớ tên, khi tôi đi ngang chỗ ông đứng, tôi ễnh ngực, nện mạnh gót giày, ý chừng muốn cho ông thấy tên ăn lương công nhựt nầy, cũng có lúc đi gần chủ của ông để được ông cúi chào, sướng quá. Buổi ấy, Tổng thống dẫn đầu đi trước, thứ đến là tôi kế nữa là một cận vệ quan, và sau rốt là ông Giá, chức coi về từ khí thập vật trong phủ, Pháp gọi “garde-meuble du palais”, tạm dịch nội phu quan chớ không lý dùng chữ “nội dịch” nghe tệ quá. Xuống đến phòng tạm chứa đồ sứ, một phòng rộng lớn thênh thênh thuộc mé hữu của toà lâu đài nầy, tôi thấy các cổ vật, cổ ngoạn đã được dọn bày sẵn làm ba hàng dài: chóe sành, bầu hồ lô tô kiểu, bình phong nạm ngọc, vân vân, đủ thứ, nhưng thứ thật tốt, đẹp và cổ thì ít, thứ xoàng xoàng không xưa không nay thì nhiều, theo ý riêng tôi, sở dĩ họ đem đến đây, cốt bán cho được nhiều tiền, kiếm đồng lãi và không sợ sự bình luận mai sau. Gẫm lại nguy hiểm thay cho cái nghề “chuyên viên khảo về cổ vật” như mình, có tiếng mà không có miếng, nay được đòi đến đây để giảo nghiệm, nhưng xét ra từ ông Tổng thống cho đến mình, còn cách xa biết bao nhiêu độ, mấy lời mình trực ngôn còn bị nhiều ý kiến tay ngang của các “cục cưng giỏi sàm tấu” xuyên lạc, không khéo “chơi dao có ngày đứt tay”, mình nói trắng, họ thay đen, mình nói “nay” họ đổi ra “xưa”, mình sẽ bị “bán đứng” bị lợi dụng, bị mang tai tiếng, từ đó đi đến sự “ủ-tờ” cũng chưa biết chừng. Ôi! Cái nghề làm quản thủ Viện bảo tàng ăn lương công nhựt! Trong buổi ấy, tôi theo sát bên lưng Tổng thống. Ông xem xét từng món, ông hỏi tôi về món nào, tôi cố đem hết sức bình sanh tìm lời giải thích cặn kẽ về gốc tích, điển cố nào tôi biết được. Đi xem được giây lát, định chừng ông hài lòng về mấy lời tôi cắt nghĩa, nên ông “nói chuyện” quên thôi, và lần lần nói giọng rất thân mật, và cố nhiên bầu không khí trong phòng trở nên nhẹ nhàng dễ chịu. Ông Giá lấy mắt nháy lén tôi, hình như muốn nói: “Được lắm! Tiếp như vậy hoài đi”! Mỗi lần tôi cố ý nói giặm nói chêm một đôi chỗ cho thêm vui câu chuyện, tôi lén nhìn thấy hai môi Tổng thống như muốn cười nhưng còn giữ bộ nghiêm. Và khỏi nói khi thấy được cởi mở, mấy ông tuỳ giá lúc ấy cũng tiếp sức tôi vài câu đúng lúc cho không khí được “dễ thở” thêm. Tỷ dụ khi đứng trước một cái tô có đề thi nôm, tôi quên lửng hiện mình đang giỡn với lửa và tôi bỗng đọc đủ giọng phù trầm. – Bộ biết chữ Nho khá lắm hả? – Tổng thống cắt ngang và hỏi tôi như vậy. – Dạ thưa Tổng thống, đó là tôi thuộc lòng vì quá quen mặt với tô nầy, chớ về chữ Nho, tôi vẫn dốt, vì cha tôi không cho tôi học chữ ấy từ lúc nhỏ. Qua khỏi truông vấn nạn nầy, tôi lại tiếp tục nối gót theo ông Tổng thống. Bỗng đi đến trước một bộ chén trà cổ. Ông với cầm lên một cái chén “quân” và nói: “Đây chữ gì? Tôi không đọc được?”. Nghe vậy tôi tiếp cầm cái chén, vụt đọc lớn: “Tuyên Hoá”. Ông Tổng thống chận tôi lại, cười và nói: “Đó! đọc được chữ Nho đó!” Hồn bất phụ thể, tôi vội nói chữa lời: “Dạ! Cái chén nầy, thưa Tổng thống, nó là chén giả hiệu. Vì chữ viết nhòe nên Tổng thống không đọc được. Tôi quá quen và đã từng thấy nhiều bộ cổ hơn và chánh hiệu, nên mấy chữ nầy dễ nhìn, dễ đọc ra. Vả lại vua đời Minh có hiệu Tuyên Đức và hiệu Thành Hoá mà thôi. Nay chén nầy xưng “Tuyên Hoá” không có trong niên hiệu nhà Minh, cho nên tôi gọi là giả hiệu. Họ lấy chữ Tuyên trong Tuyên Đức và chữ Hoá trong Thành Hoá, hai chữ đều dễ đọc. Tổng thống gật đầu bước qua dãy khác, và tôi thoát nạn. Hú hồn! Đi được giáp phòng một vòng tròn, đại khái đi đến đâu tôi đều trả lời suôn sẻ, độ chừng nãy giờ Tổng thống bằng lòng lắm. Kế đó bắt qua xem mấy bức bình phong sơn mài có nạm ngọc quý, treo trên vách. Đến đây tôi có dịp dò xét ý ông. Quả ông là người có bản lĩnh, đừng khinh ông mà lầm. Ông là người tự làm lấy mình, tự xem xét và tự quyết định lấy mình, vốn ít nghe lời ai mà cũng không muốn nghe lời ai khuyến biểu. Sở dĩ sau nầy việc đa đoan và bọn gian thần sanh ra quá nhiều và thời đã hết nên phải hư việc. Như hôm nay, ông đang đứng trước một bức bình phong có nạm ngọc nầy. Đó là một bộ tranh sáu bức, dài và hẹp, cỡ 2m x 0,50, cả thảy sáu tấm ráp lại bằng nhiều bản lề, nền tranh là gỗ thông sơn mài màu đen, trên nền sơn, cẩn đủ thứ ngọc quý giá, từ ngọc vân thạch, đến nhiều thứ quý hơn nữa… – Tranh ngọc nầy, – Tổng thống nói – tại sao lặp đi lặp lại có một kiểu, trông nhàm quá. – Thưa, tuy vậy mà nay không làm được nữa – Ông Hải nói tiếp – Nếu nhà Thành Lễ làm như vầy được, không biết sẽ tính đến giá nào! Câu nói là câu có ý tán thành, ý định muốn giúp cho tấm bình phong được Tổng thống chấm mua, không dè đã làm Tổng thống nổi cơn thịnh nộ bất ngờ, như trời không kéo mây bỗng vụt mưa ồ. Ông day lại, nói rất lẹ: – Mà ai mua làm chi của nhà Thành Lễ. So sánh làm chi vật xưa với vật nay. Bức tranh nầy, vừa nói ông vừa lấy gậy chỉ, giá sáu chục nghìn (60.000$) kia mà! – Dạ, hai trăm sáu chục nghìn chứ (260.000$). – Ông bí thư Hải cải chính. – Ôi cha! Tôi không mua với giá đắt đó đâu! Ông Tổng thống đáp và bước te te đi một nước, làm cho chúng tôi phải bước lẹ mới theo kịp. Rồi liền đó, ông hạ giọng, day lại tôi và chậm rãi nói: – Với những giá biên ra đây, tôi định sẽ giảm bớt đồng đều hoặc 25 hoặc 30 phần trăm. Nghĩ sao? Nếu họ không bằng lòng bán thì không mua. – Dạ thưa Tổng thống, nếu cho phép tôi đưa ý kiến. Tôi chuyên xem kỹ về vấn đề tốt hay xấu, giả hay thật, cổ hay không cổ còn về giá cả, tưởng tôi không quyền định đoạt. – Thôi được! ông Tổng thống nói – Rồi ông bắt qua chuyện khác. Kế ông lại hỏi: – Đây họ đề “ambre”. Mà “ambre” là gì? – Dạ thưa Tổng thống, “ambre” là hổ phách. – Ủa! Lạ nầy! Tổng thống nói. Ambre, không phải là chất nọ tiết ra bởi loài cá ở biển kia sao? – Thưa Tổng thống, tôi đáp. Nếu “ambre gris” thì đó là chất vôi hay là tinh của loại cá “cachalot”, thường thấy trôi cả giề lên mặt biển và người đánh cá vớt lên đem phơi khô, cân bán với giá rất mắc, gọi là “long diên hương”. Dạ, còn “ambre” nầy là ngọc hổ phách, vốn là mủ, nhựa cây thông bên Tàu, được trên ngàn tuổi, biến thành. Dạ thưa, mủ thông, ta gọi “tòng hương”, Pháp gọi “résine de conịfères”. Tòng hương, ta dùng thoa dây kéo đàn, cũng giống như colophane của Pháp. Và khi nào “tòng hương” để lâu được trăm năm, sẽ biến thành “phục linh”, một vị thuốc Bắc và nếu “tòng hương” ở dưới đất trên ngàn năm, sẽ biến thành hổ phách, như vầy đây. Đó là tôi đọc theo sách Tàu dịch ra, chớ đúng không thì tôi không rõ. Buổi đặc biệt tôi được tiếp xúc với ông Ngô Đình Diệm, đến đây là chấm dứt. Và đây là lần thứ nhì ông cho tôi yết kiến. Tên tôi viết theo Tàu có lẽ ông không ưa, vì bình sanh ông chỉ thích những người có tên tốt. Cũng vì tên không tốt, nghe không thanh và quá “chệc”, nên ông hành tội bắt chầu hầu suốt mấy hôm liền mới cho ra mắt. Ông đã hiểu lầm và có lẽ hôm nay ông biết rõ tôi hơn chăng? Nhắc lại, sau khi tôi trả lời đầy đủ như học trò trả bài cho thầy, ông Tổng thống gật đầu, quay lưng lại, và vừa đi vừa nói: “Thôi được? Mời ông lên lầu dùng trà”. – Đội ơn Tổng thống, tôi đáp. Nhưng tôi không dám làm mất thì giờ quý báu của Tổng thống. Xin cho tôi về. Ông gật đầu, bước thẳng lên thang. Tôi vừa mừng thoát nạn, bỗng ông chánh văn phòng Võ Văn Hải đến gần khều tôi và nói nhỏ: – Sao cụ không nhận lời ông Tổng thống mời, ngàn năm một thuở mà? – Thưa ông, – Tôi đáp lẹ – Cũng biết vậy đó chứ, nhưng ông nghĩ lại: phàm một tên học trò đi thi, một khi ứng đáp được trôi chảy, kể chắc có hy vọng thi đậu, là đủ mừng. Há tham làm tàng và đèo bòng, chạy theo chủ khảo, ông chất vấn thêm, rủi bí là bao nhiêu công khó cũng trôi dòng nước, chằng là uổng công tu luyện hay sao? Ông Hải cười và nói: – Cụ là người cao kiến. Giờ tôi bước vào phủ Tổng thống, nhớ lại là mười lăm giờ chiều. Nay bước chân ra khỏi phủ, là đồng hồ đã điểm mười bảy giờ bốn mươi phút. Thế là tôi được hầu ông Tổng thống ngót hai giờ bốn mươi phút. Khi bước vô, lòng nặng như núi đè. Nay bước ra, lòng nhẹ như được đầu thai kiếp mới. Vài hôm sau, tôi nhận được một bức công văn, xin chép y, để làm kỷ niệm: Việt Nam Cộng Hòa Tổng thống phủ Văn phòng Số 62-TTP/ĐL Sài Gòn, ngày 18 tháng 1 năm 1963 Đổng lý Văn Phòng Phủ Tổng thống Kính gửi ông Bộ trướng Quốc gia Giáo Dục Sài Gòn. Thưa ông Bộ trướng, Văn phòng tôi trân trọng kính chuyển quý Bộ, chỉ thị sau đây của Tổng thống. “Có nhiều đồ cổ cần mua cho Viện bảo tàng, xin ngân khoản mà mua thì có khó khăn, cho nên cho phép ông Quán thủ Viện bảo tàng là người rành rõi và biên khá về đồ cổ, khi nào có gặp đồ cổ thì ông ấy có thể trình gấp, vì theo thú tục giấy tờ mất ngày giờ, trễ kẻ khác đã mua rồi. Nếu thiếu ngân sách, thì trình lên Thượng cấp để xin ngân khoản đặc biệt. Nay kính, Ký tên Quách Tòng Đức Dưới bức công văn chánh, do phủ Tổng thống gởi, còn mấy hàng phụ như sau: Bộ Quốc Gia Giáo Dục Số 2044 – GD/KTNS/2 Sao y kính gửi. Ông Giám đốc Viện Khảo cổ, Sài Gòn. Quản thủ Viện bảo tàng, Sài Gòn. “để thi hành”. Sài Gòn ngày 9 tháng 2 năm 1963. K. T. Tông thơ ký, Phó Tổng Thơ ký Ký tên: Đỗ Bá Khê Do công văn chép lại như trên thì từ đây, tôi đã được lọt mắt xanh. Người khác, nếu được như vầy, ắt mừng lắm vì tương lai hy vọng tràn trề. Nhưng đối với tôi, vốn sẵn tánh bi quan từ thuở nào, tôi chỉ thấy kể từ đây thiếu gì nguy hiểm khó phòng ngừa được: mỗi lần trên Phủ muốn mua đồ cổ, sẵn tôi đang được tin dùng, thiếu chi người, từ bọn buôn đồ cổ, bọn đứng trung gian đến kẻ hám lợi chưa biết được, họ có thể sẽ bán đứng tôi có ngày. Tỷ dụ tôi không thấy món đồ, mà họ hô “tôi xem rồi”, hoặc tôi đã bảo biết là đồ quý. Nhưng cũng may, cái sợ của tôi chỉ là trong tưởng tượng. Cách đó không bao lâu, Tổng thống Diệm đột ngột lìa đời, còn tôi cũng bị cho ra rìa, lìa khỏi Viện bảo tàng, trở về kiếp sống “hưu trí non”, và mười mấy năm làm thêm nơi viện nầy, không được kể vào tuổi thâm niên hưu trí, vì trong khế ước, tôi là nhân viên công nhựt. Nay xin có mấy hàng hồi ký, không phải tiếc ông Diệm, sự thật chỉ ngậm ngùi cho thân. Từng đọc bài thi Lão ky qui y của ông Tôn Thọ Tường, càng thấm thía thấy thân sao giống hệt. Đối với riêng tôi, ông Diệm không có làm điều gì có hại cho cá nhân tôi. Một phút gặp gỡ cũng là tình, dẫu không phải một bức tình chung, nhưng cũng đủ hư thân trọn đời. Tôi viết mấy trang nầy, chẳng qua để nhắc việc cũ, dẫu có người trách tôi còn tưởng niệm ông, thân nầy có thể ví với gái hư, nay đã già, cho nên thà ở góa ngồi ngoài lần chuỗi cho qua ngày tháng. Gia Định 15-7-1968 chép lại 20-4-1975. Vương Hồng Sển Nguồn: Trích trong “Hơn Nửa Đời Hư” **************************************************** NGÔ ĐÌNH DIỆM, VỊ TỔNG THỐNG ĐÁNG KÍNH TRỌNG ..... Tôi không phải thần thánh, Mà là người bình thường, Tôi thức khuya dậy sớm, Vì đất nước quê hương, Tôi tiến mong các bạn, Hãy cùng tiến theo tôi, Tôi lùi hãy bắn bỏ, Tôi c.hết nối chí tôi. Đọc trên mạng thấy nói, Vào những năm sáu mươi, Khi Ngô Đình Diệm c.hết, Người ta lục trong người, Chỉ thấy chuỗi tràng hạt, Nửa bao Bastos Xanh, Loại thuốc rẻ tiền nhất, của người nghèo Sài Thành, Các tướng lĩnh đảo chính, Soi tài khoản của ông, Cả trong và ngoài nước, Xem có nhiều tiền không, Cuối cùng ông Minh Lớn, Thông báo với đồng bào, Tài khoản của ông Diệm, Không có đồng tiền nào, Trên mạng nghe nói thế, Không biết đúng hay sai, Còn đây là sự thật, Tuyệt đối đúng không sai, Trưởng ban tổ chức đảng, Tỉnh Yên Bái vừa qua, Bị bắn c.hết để lại, Một trăm nghìn đôla, Cộng thêm một tỉ rưỡi, Thành gần bốn tỉ đồng, Số tiền khổng lồ ấy, Được cất ở văn phòng, Dân vốn lười suy nghĩ, Tuy nhiên qua vụ này, Cũng muốn hỏi nhà nước, Mấy câu hỏi sau đây, . Một - ông Ngô Ngọc Tuấn, C.hết tiền thế là nhiều, Thế những năm còn sống, Trong phòng có bao nhiêu? Hai - ông Tuấn giàu thật, Dẫu mới chỉ quan to, Chưa phải quan to nhất, Đang sống ở thủ đô, Họ quan to nhất ấy, Ngộ nhỡ chết như ông, Trong phòng họ làm việc, Có bao nhiêu tỉ đồng? Tự nhiên nhớ ông Thiệu, Hồi còn ở Miền Nam, Đừng nghe cộng sản nói, Hãy xem cộng sản làm, Thời ông Diệm kinh tế, Của Việt Nam Cộng Hòa, Hơn Hàn Quốc gấp rưỡi, Thái Lan - gần gấp ba, Đến ông Lý Quang Diệu, Cũng chỉ mong nước ông, Có ngày sẽ giàu đẹp, Như Hòn Ngọc Viễn Đông, Nghe nói cả bóng đá, Từng lên đỉnh vinh quang, SEAP Games năm 59, Dành được Huy Chương Vàng, Thậm chí đội Nhật Bản, Lại nghe nói nhiều lần, Sang Sài Gòn tập huấn, Nên mới khá hơn dần, Sau khi ông Diệm c.hết, Ngô Đình Thục anh ông, Sống nghèo đói ở Mỹ, Trong Tu Viện Cộng Đồng, Bà Nhu thì héo hắt, Trong căn hộ tí hon, Ở thành Rome nước Ý, Vì nghèo và vì buồn, Tức là cả ông Diệm, Và người thân của ông, Khi tại chức quyền lực, Không tư túi một đồng, Nghe người ta nói thế, Về Việt Nam Cộng Hòa, Sai đúng là một chuyện, Chuyện khác buồn cho ta, Tổng thống Ngô Đình Diệm, Cúng năm trăm nghìn đồng, Và ra lệnh chính phủ, Xuất thêm hai triệu đồng, Để xây chùa Xá Lợi, Hai nghìn rưởi mét vuông, Năm Một Chín Năm Sáu, Ngôi chùa ấy xây xong, Chính ông đã đề nghị, Cấp đất không lấy tiền, Xây một ngôi chùa mới, Đó là chùa Vĩnh Nghiêm, Ông cũng cúng toàn bộ, Mười lăm nghìn đôla, Tiền ông được giải thưởng, Cho Đạt Lai Lạt Ma, Chùa Nam Thiên Nhất Trụ, Và cả chùa Phổ Quang, Cùng một số chùa khác, Được xây dựng khang trang, Cũng là nhờ ông Diệm, Một con chiên có lòng, Tiếc sau này phật tử, Đã nhiều người chống ông. Thái Bá Tân
|
|
|
Post by Can Tho on Nov 20, 2020 18:23:12 GMT 9
MỘT VỊ TỔNG THỐNG ĐÁNG KÍNH, XỨNG ĐÁNG TRONG LÒNG DÂN TỘC VIỆT Tôi là người của Phật giáo, qua nhiều tư liệu tôi đã tìm hiểu rất kỹ về Ngài, không như lối tuyên truyền nhồi sọ của cs. Ngài mới là vị Tổng thống đáng kính trong lòng của dân tộc. Mỗi lần có dịp đi qua con kênh mang tên ngài, những khu dân cư của đồng bào ngoài bắc tỵ nạn cs vào như kênh như G, Kênh H, lòng tôi bâng khuâng ngậm ngùi nhớ đến số phận hẩm hiu của Ngài, những công trình gắn liền với tên tuổi Ngài phải nói là vĩ đại thời kỳ đó, nhờ đó mà rửa phèn cho vùng chua phèn tứ giác Long Xuyên hình thành nên cánh những đồng xanh mát, thu hút dân cư đến khai hoang lập nghiệp, mà sau này ông Võ Văn Kiệt kế thừa, hình thành thêm các công trình như T4, T5 (điều mà cs muốn là xóa sạch dấu vết của Ngài nhưng không làm được vì nó đã in sâu trong tâm lòng của dân chúng vì đã yêu mến Ngài). Đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam còn nợ Ngài hai từ là "xin lỗi" lịch sử rồi đây sẽ trả lại công bằng cho Ngài, tương xứng với những gì Ngài đã cống hiến. Nhiều lần muốn viết một bài thật sâu sắc về Ngài với nền đệ nhất cộng hòa, nhưng không có thời gian. Nay đọc được bài này gần với ý định của mình nên mình xin chia sẻ với các bạn biết về một thời đất nước ta cũng đã có nhơn tài thật sự trí thức trong sáng vì nước vì dân. Có thể bạn chưa biết? Khi được tin hai anh em Tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm bị thảm sát, tổng thống Đài Loan Tưởng Giới Thạch đã thốt lên: "Cả 100 năm nữa Việt Nam mới có Ngô Đình Diệm thứ hai. Biết đến bao giờ Việt Nam mới sản sinh ra được Ngô Đình Nhu thứ hai! Ông ta là Khổng Minh của Việt Nam." Hồ Chí Minh mời Ông Ngô Đình Diệm làmThủ tướng chính phủ nhưng ông từ chối. Thực tế Hồ Chí Minh cũng đã xem ông Diệm là một “người ái quốc” và nhắn gửi với nhà ngoại giao Ấn Độ Goburdhun rằng: “Hãy bắt tay ông ấy giùm tôi nếu như ngài gặp ông ấy". Ngày 26 tháng 10 1956 Thủ Tướng Ngô Đình Diệm long trọng tuyên bố tại Dinh Độc Lập chính thức thành lập Chính Thể Việt Nam Cộng Hòa, và chính thức là vị Tổng Thống đầu tiên của thể chế Dân Chủ . Hai tháng sau Tổng Thống yêu cầu Pháp rút hết quân đội Pháp ra khỏi Việt Nam, Tổng Thống cũng tuyên bố không thi hành tuyển cử theo Hiệp định Geneve, như đã định vào ngày 20 tháng 12 năm 1956. Đồng thời ban hành HIẾN PHÁP gồm có 10 Thiên: - Thiên thứ Nhất : Điều khoản căn bản - Thiên thứ Hai : Quyền lợi và Nhiệm vụ người Dân - Thiên thứ Ba : Tổng Thống - Thiên thứ Tư : Quốc Hội (gồm 4 Chương) - Thiên thứ Năm : Thẩm Phán - Thiên thứ Sáu : Đặc biệt Pháp Viện - Thiên thứ Bảy : Hội đồng Kinh Tế Quốc Gia - Thiên thứ Tám : Viện Bảo Hiến - Thiên thứ Chín : Sửa đổi Hiến Pháp - Thiên thứ Mười : Các điều khoản chung Và thành lập Nội Các trong đó có 18 Bộ Trưởng gồm 5 Bộ là người Công Giáo, 8 Bộ người Phật Giáo và 5 Bộ thuộc Khổng Giáo. Trong 38 vị tỉnh trưởng thì có đến 26 vị tỉnh trưởng Phật Giáo chỉ có 12 vị thuộc Công Giáo, còn tướng lãnh thì có 16 tướng lãnh thuộc các tôn giáo khác chỉ có 3 tướng thuộc Công Giáo. Ngay Chánh Văn Phòng của Tổng Thống là ông Võ Văn Hải, người Phật Giáo và Chánh Văn Phòng của Ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu là Trung Tá Phạm Thư Đường cũng là người Phật Giáo. Tổng Thống không bao giờ có đầu óc kỳ thị, phân chia Nam – Bắc, Phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ, người miền Nam và các Bộ Trưởng như Trần Văn Hương, Bùi văn Thinh, Phan Khắc Sửu đều là người miền Nam đã cùng làm việc với Tổng Thống ngay từ lúc ở ngoại quốc về. Các Tướng như Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Trần Thiện Khiêm, Nguyễn Khánh, Nguyễn Văn Là đều là người gốc Miền Nam. Và những Bộ Trưởng người miền Trung gồm có ông Trương Công Cừu giữ Bộ Văn Hóa Xã Hội, ông Nguyễn Quang Trình giữ Bộ Giáo Dục, và Bộ Trưởng người miền Bắc có ông Nguyễn Đình Thuần, Bộ Quốc Phòng, ông Nguyễn Lương, Bộ Tài Chính, ông Trần Lê Quang, Bộ Cải Tiến Nông Thôn. Về phần tướng lãnh độc nhất có Tướng Phạm Xuân Chiểu người niềm Bắc, còn 5 tướng người miền Trung gốm có: Tướng Nguyễn Ngọc Lễ, Tôn Thất Đính, Thái Quang Hoàng, Huỳnh văn Cao và Lê Văn Nghiêm. Thành tích phát triển của Chính Phủ VNCH A – CHÍNH TRỊ: Xây dựng chủ thuyết Nhân vị để chống lại thuyết Tam Vô của Cộng Sản. Thành lập Chính thể Cộng Hòa tháng 10-1955. - Tổ chức Quốc Hội Lập Hiến, ban hành Hiến Pháp đầu tiên cho Việt Nam vào tháng 10–1955. - Thống nhất tổ chức hành chánh từ Trung Ương đến hạ tầng cơ sở. B – KINH TẾ: Vấn đề thương mãi quốc ngoại, quốc nôi đã phát triển quá nhanh nên mức sống dân chúng khá cao. Tại thôn quê vấn đề Nông nghiệp được Cơ Giới hóa, được tài trợ tiền bạc, phân bón, hạt giống cho nên thường xuyên được mùa nên đời sống nông dân cũng được cải thiện nâng cao mức sống, nên dù các quân nhân, dù là cấp nhỏ nhất, binh nhì thì tiền lương cũng đủ cấp dưỡng vợ con, là lại được cấp nhà trong trại gia binh nên cũng đủ sống. - Thành lập khu kỹ nghệ: Thủ Đức, An Hòa, Nông Sơn, nhà máy xi măng Hà Tiên, nhà máy thủy điện Đa Nhim, nhà máy sản xuất vải sợi Vinatexco Đà Nẵng, Vimytex Sài Gòn, Nhà máy thủy tinh, mỏ than Nông Sơn .v . v - Mặc dù bị chiến tranh, nhưng VN vẫn xuất cảng gạo, và cao su. - Năm 1960, VN xuất cảng 192.158 tấn gạo, chưa kể đến số cao su, than đá, hải sản và đồ . tiểu công nghệ - Lập Ủy Ban Cải Cách Điền Địa mua ruộng của các điền chủ để phân phối cho nông dân. - Định cư cho gần 1 Triệu đồng bào từ Bắc vô Nam tránh nạn Cộng Sản. C – QUÂN SỰ: Sát nhập các lực lượng vũ trang của các Giáo phái và các Lực lượng quân sự địa phương để thông nhất Lực Lượng Quân Đội Quốc Gia. Sửa đổi chương trình đào tạo sĩ quan Đà Lạt, muốn thi vô Đà Lạt sinh viên phải có bằng Tú Tài toàn phần và chương trình học là 4 năm, trường Sĩ Quan Trừ Bị THỦ ĐỨC cũng thay đổi chương trình cho thích hợp về chuyên nghiệp, các trường Hạ Sĩ Quan cũng chú trọng về Văn Hóa. - Thành lập trường Đại Học Quân Sự và Cao Đẳng Quốc Phòng. - Cải tiến các Trung tâm Kỹ Thuật, nâng cao số sinh viên từ 365 lên 625/năm. - Thiết lập các trường Đại Học HUẾ, Đại Học Sư Phạm Sài Gòn. - Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Sài Gòn. - Truòng Sinh Ngữ Quân Đội - Trung Tâm Kỹ Thuật Phú Thọ - Trường Quốc Gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ - Trường Bưu Điện Quốc Gia - Trường Thương Mại Quốc Gia - Trường Sư Phạm và Kỹ Thuật Vĩnh Long - Nguyên Tử Lực Cuộc, Đà Lạt - Thư Viện Trung Ương và Trung Tâm Văn Hóa Việt Nam - Viện Hán Học - Trung Tâm Khảo Cứu Khoa Học - Câu Lạc Bộ Văn Hóa D - XÃ HỘI: - Ngày 15 tháng 2 năm 1955, ông Diệm ra lệnh đóng cửa sòng bạc Kim Chung Đại Thế Giới của Bảy Viễn. Mở chiến dịch bài trừ tứ đổ tường, đặc biệt là nha phiến, mãi dâm, du đảng và cờ bạc. - Ngày 23 tháng 10 năm 1955, Tổng Thống tổ chức trưng cầu dân ý, truất phế vua Bảo Đại. - Ngày 1 tháng 12 năm 1955, ông Diệm ra lệnh đóng cửa xóm Bình Khang, nơi buôn bán mãi dâm công khai do ông Bảy Viễn để lại, đồng thời ra lệnh cấm hút và cấm buôn bán thuốc phiện để lành mạnh hóa nhân dân miền Nam. Một chiến dịch đốt bàn đèn hấp dẫn vừa để làm gương cho dân chúng vừa để làm cho người ngoại quốc kính nể chế độ VNCH. Năm 1957, nhân một chuyến đi dạo quanh đô thành, Tổng Thống Diệm đi qua bến Bạch Đằng... ông nổi giận đùng đùng vì cảnh bến sông thật là "bê bối"... hàng quán san sát, chiêu đãi viên cùng thực khách đùa giỡn lả lơi, ông Diệm sau đó chỉ thị cho giới chức đô thành phải giải tỏa ngay, Tổng Thống cho rằng thủ đô là tiêu biểu cho thể thống quốc gia để cho hàng quán tùm lum ở bến sông, ở hè phố như vậy thì còn gì là thể thống. Theo quyết định của Tổng Thống, Đô Trưởng Sài Gòn khẩn cấp ra lệnh giải tỏa. Hàng ba trăm bạn hàng dọc theo bờ sông bến Bạch Đằng và một số nơi khác ở các vỉa hè lớn bị giải tỏa. Khoảng năm 1959 Tổng Thống đi xe từ trại Quang Trung về đến ngã ba Chú Ía (gần nhà thương Cộng Hòa) thì có cả mấy chục cô gái giang hồ phấn son lòe loẹt dừng bên đường vẫy tay cười nói, Tổng Thống mặt đỏ bừng bừng: “Mấy con mụ đó nó làm chi mà dị hợm rứa". Viên sĩ quan tùy viên cứ ngay tình nói thẳng: "Bẩm, mấy đứa nó là gái giang hồ, vùng này nhiều lắm". Tổng Thống lại hầm hầm mặt đỏ gay: “Thằng Tỉnh Trưởng nó làm chi đó hỉ?...”. Khi trở về dinh, ông Diệm cho gọi Đại Uý Bằng đến hỏi kỹ về chuyện này. Sau đó ông bảo Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Đô Thành, Tỉnh Trưởng Gia Định và Trung Tá Cao Văn Viên, phải thân hành lấy xe đi một vòng kiểm soát xem thực hư thế nào. Các viên chức trở về Dinh đều xác nhận là có nhiều gái giang hồ tại mấy vùng ngoại ô như Lăng Cha Cả, vùng nhà thương Cộng hòa. Ông Giám Đốc Cảnh sát Đô thành (Trần văn Tư) phải một phen xanh mặt. Mấy hôm sau, Tổng Thống Diệm ra lệnh bãi chức một loạt Cảnh Sát Trưởng thuộc Đô Thành và Trưởng Ty Cảnh sát Gia Định. - Lập nhiều Cô Nhi Viện, yểm trợ các Trại Cùi, các Trung Tâm Y Tế Công Cộng, các Trung Tâm Sinh Hoạt và giáo dục các người tật nguyền. - Lập các quán cơm xã hội giúp cho người lao động và học sinh có chỗ ăn uống vừa túi tiền. E - NGOẠI GIAO: - Gia nhập Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc được 40 phiếu thuận 8 phiếu chống. - Việt Nam được 80 Quốc gia trên Thế giới công nhận - Việc Nam là Hội viên Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế - Ký kết thỏa ước với Pháp hợp tác về Nguyên Tử Lực phụng sự hòa bình - Khai mạc Hội Nghị Kế hoạch COLOMBO gồm có các nước: Miến Điện , Thái Lan, Ấn Độ và Hồi Quốc. - Phê chuẩn Hiệp Ước thân thiện Việt Nam và Phi Luật Tân - Hội nghị Quốc Tế về lúa gạo tại Sài Gòn. - Ký thỏa ước Nhật bồi thường chiến tranh và vay tiền Nhật - Ký thỏa ước Việt Nam và Đức Quốc về viện trợ kỹ thuật. (Minh anh jessica) ************************************************************************* Trần Trung Đạo Nhân dịp đánh dấu ngày ký kết Hiệp Định Geneva 20-7-1954, mời đọc tổng hợp lịch sử về sự kiện Chu Ân Lai gặp Ngô Đình Luyện và quan điểm của Mao Trạch Đông trong giai đoạn này. CHU ÂN LAI, NGÔ ĐÌNH LUYỆN VÀ HỘI NGHỊ GENEVATrên Facebook, người viết luôn cố gắng trả lời các câu hỏi mang tinh thần cầu tiến và xây dựng. Một câu hỏi được đặt ra hơn một lần “Anh nói rõ về thêm chuyện Chu Ân Lai ve vãn Ngô Đình Luyện?” Chuyện Chu Ân Lai gặp Ngô Đình Luyện xuất hiện ít nhất trong năm tác phẩm tiếng Việt và tiếng Anh: (1) Nhớ Lại Những Ngày Ở Cạnh Tổng Thống Ngô Đình Diệm của tác giả Nguyễn Hữu Duệ, (2) Bên Thắng Cuộc, tập I, của Huy Đức, (3) hồi ký của ông Nguyễn Thành Lê, thư ký kiêm phụ trách báo chí của phái đoàn Phạm Văn Đồng tại hội nghị Geneva cũng do Huy Đức trích dẫn, 4) “Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua” của Nhà Xuất Bản Sự Thật và (5) tác phẩm Anh Ngữ Vietnam, A History của Standley Karnow. Ông Nguyễn Hữu Duệ, theo thông tin thu thập từ internet, sinh năm 1931 tại Hưng Yên, nhập ngũ ngày 15-4-1954, xuất thân trường sĩ quan Võ Bị Đà Lạt Khóa 6, nguyên Tư Lệnh Phó Liên Binh Phòng Vệ Phủ Tổng Thống và chức vụ sau cùng là tỉnh Trưởng Thừa Thiên (1974-75) cấp bậc Đại Tá. Trong hồi ký Nhớ Lại Những Ngày Ở Cạnh Tổng Thống Ngô Đình Diệm ông Nguyễn Hữu Duệ viết: “Việc Thủ Tướng Trung cộng Chu Ân Lai muốn có liên lạc ngoại giao với Việt Nam Cộng Hòa. Ông Luyện kể cho tôi nghe một bí mật hết sức quan trọng mà tôi chưa nghe bao giờ. Ngày Thủ Tướng Chu Ân Lai viếng Anh quốc (tôi quên không nhớ năm nào), phái đoàn của Chu Ân Lai đông lắm, có đến hơn 100 người và được chính phủ Anh đón tiếp rất long trọng. Ông Luyện được một tham vụ ngoại giao của Toà Đại Sứ Trung Quốc đem biếu hai vò rượu “Mao Thái”, kèm thiệp của Thủ Tướng Chu Ân Lai mời dự tiếp tân ở Toà Đại Sứ Trung Quốc với sự hiện diện của Nữ Hoàng Anh. Khi ông được đại sứ Trung Quốc giới thiệu với Thủ Tướng Chu Ân Lai, Thủ Tướng rất niềm nở, nói đã biết ông là em của Tổng Thống Việt Nam, là người ông rất kính trọng và ngưỡng mộ, xin ông Luyện chuyển lời thăm của Mao chủ tịch đến Ngô Tổng Thống. Ông Chu nói ông không có cơ hội để nói nhiều với đại sứ Luyện nhưng đã chỉ thị đại sứ Trung Quốc đến gặp đại sứ Luyện trình bày chi tiết sau. Sau đó, đại sứ Trung Quốc đến thăm ông Luyện ở Toà Đại Sứ Việt Nam. Đại sứ Trung Cộng nói với ông Luyện rằng chủ tịch Mao rất cảm phục lòng yêu nước và những gì Ngô Tổng Thống đã làm cho miền Nam Việt Nam được phồn thịnh như ngày nay. Ý chủ tịch Mao muốn có liên lạc ngoại giao với miền Nam Việt Nam.Theo ý Mao Trạch Đông, trước tiên hai bên sẽ đặt liên lạc trên cấp tổng lãnh sự, sau đó sẽ nâng lên cấp đại sứ nếu tình thế cho phép. Theo Mao Trạch Đông hai bên sẽ có liên lạc chặt chẽ về văn hóa và bình thường hóa việc buôn bán giữa hai quốc gia, Trung Quốc sẽ dàn xếp để hai miền Nam Bắc Việt Nam có đại diện giữa hai miền, sau đó sẽ đi đến việc liên lạc, tiếp tế và buôn bán giữa hai miền ,v.v...” Xin lưu ý, người viết chỉ đọc các phần có liên quan đến Chu Ân Lai và Ngô Đinh Luyện trong tác phẩm của ông Nguyễn Hữu Duệ. Huy Đức theo thông tin trên internet, tên thật là Trương Huy San, sinh năm 1962, quê Hà Tĩnh. Ông nguyên là một nhà báo với các phóng sự điều tra xã hội và một blogger nổi tiếng tại Việt Nam. Năm 2012, ông tu nghiệp một năm tại Mỹ trong chương trình học bổng của Nieman Foundation for Journalism tại đại học Harvard. Trong thời gian đó, nhà báo Huy Đức xuất bản bộ sách hai cuốn Bên Thắng Cuộc. Trong tác phẩm Bên Thắng Cuộc, tập I, Huy Đức viết: “Hành động của Chu Ân Lai tối 22-7-1954 cũng khiến cho nhiều nhà ngoại giao miền Bắc Việt Nam “để bụng”. Hôm ấy, sau khi ký Hiệp định Geneva, Chu tổ chức một dạ tiệc chia tay, mời cả Ngô Đình Luyện, người của phía Việt Nam Quốc gia. Trong bữa tiệc, Chu còn đề nghị chính quyền Sài Gòn mở cơ quan đại diện ngoại giao ở Bắc Kinh: ‘Tất nhiên, về mặt ý thức hệ thì Phạm Văn Đồng gần gũi chúng tôi hơn, nhưng điều đó không loại bỏ việc có đại diện từ miền Nam. Suy cho cùng, chẳng phải tất cả các đồng chí đều là người Việt Nam, và chẳng phải tất cả chúng ta đều là người châu Á hay sao.’” Trong Bên Thắng Cuộc, Huy Đức còn trích dẫn hồi ký của Nguyễn Thành Lê, thư ký kiêm phụ trách báo chí của phái đoàn Phạm Văn Đồng cũng có nhắc đến việc Chu Ân Lai tiếp xúc với Ngô Đình Luyện: “Trong hồi ký được công bố chính thức trên báo Nhân Dân, thư ký kiêm phụ trách báo chí của đoàn Việt Nam trong Hội nghị Geneva, ông Nguyễn Thành Lê, gọi sự kiện Chu Ân Lai mời Ngô Đình Luyện mở tòa lãnh sự tại Bắc Kinh là ‘câu kết với Pháp và tay sai.’” Tác phẩm Sự Thật Về Quan Hệ Việt Nam – Trung Quốc Trong 30 Năm Qua của Nhà Xuất Bản Sự Thật viết: “Ngày 22 tháng 7 năm 1954, khi ăn cơm với Ngô Đình Luyện, em ruột của Ngô Đình Diệm tại Giơnevơ (Geneva), thủ tướng Chu Ân Lai đã gợi ý đặt một công sứ quán của Sài Gòn tại Bắc Kinh. Dù Ngô Đình Diệm đã bác bỏ gợi ý đó, nhưng đây là một bằng chứng rõ ràng là chỉ 24 giờ sau khi Hiệp định Giơnevơ (Geneva) được ký kết, những người lãnh đạo Bắc Kinh đã lộ rõ ý họ muốn chia cắt lâu dài nước Việt Nam.” Trong tác phẩm Vietnam, A History, Stanley Karnow viết: “Điều tệ hại hơn đã chờ đợi nhà lãnh đạo Việt Minh vào buổi tối hai hôm sau đó, trong một bữa ăn tối chia tay do Chu tổ chức. Khách mời có một thành viên trong phái đoàn của Bảo Đại, Ngô Đình Luyện, em trai của Ngô Đình Diệm. Phạm Văn Đồng rất ngạc nhiên và thất vọng rằng Chu, một đồng chí Cộng sản, đã mời một “bù nhìn” của Pháp. Nhưng Chu thậm chí còn đi xa hơn, một cách gián tiếp chỉ ra rằng Trung Cộng ủng hộ một phân vùng vĩnh viễn đối với Việt Nam. Quay sang Luyện vào buổi tối, ông gần như tình cờ đề nghị chính phủ đang được thành lập ở Sài Gòn mở một cơ quan đại diện ngoại giao ở Bắc Kinh:’Tất nhiên, Phạm Văn Đồng gần với chúng tôi hơn về mặt tư tưởng, nhưng điều đó không loại trừ đại diện của miền Nam. Rốt cuộc, quý vị không phải vừa là người Việt Nam, không phải vừa là người châu Á sao?’” Như vậy, Chu Ân Lai có gặp ông Ngô Đình Luyện tại London, Anh Quốc như ông Nguyễn Hữu Duệ viết theo lời kể của ông Ngô Đình Luyện không? Câu trả lời là không. Ông Nguyễn Hữu Duệ chép sai lời kể hoặc ông Ngô Đình Luyện nhớ sai thời điểm của sự kiện. Chu Ân Lai chưa từng chính thức thăm viếng Anh Quốc trong cương vị Thủ tướng Quốc Vụ Viện Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Chu Ân Lai đến London năm 1921 trong thời sinh viên nhưng quay trở lại Pháp sau năm tuần lễ. Không có tác phẩm, tài liệu hay hình ảnh nào cho thấy Chu Ân Lai đã viếng thăm Anh Quốc sau Hiệp Định Geneva. Và xin đừng quên, năm 1954, Mỹ còn xem Trung Cộng là kẻ thù, bằng chứng Ngoại Trưởng Mỹ John Foster Dulles đã từ chối bắt tay với Chu Ân Lai tại hội nghị Geneva. Do đó, việc Anh Quốc, đồng minh số một của Mỹ tiếp đón Chu như quốc khách lại có cả Nữ Hoàng Elizabeth II tham dự là việc không thể xảy ra. Chu Ân Lai đã gặp ông Ngô Đình Luyện trong buổi tiếp tân tại Thụy Sĩ sau khi Hiệp Định Geneva được ký kết không? Câu trả lời là có. Trong thời gian đàm phán và ký kết Hiệp định Geneva ông Ngô Đình Luyện có mặt tại Thụy Sĩ với tư cách đại diện cho Quốc Trưởng Bảo Đại để theo dõi tiến trình hội nghị nên việc ông được mời tham dự buổi tiếp tân của họ Chu hẳn đã xảy ra. Độc giả hẳn muốn biết quan điểm của Tổng thống Ngô Đình Diệm về sự kiện Chu Ân Lai gặp Ngô Đình Luyện. Rất tiếc ngoài tác phẩm của ông Nguyễn Hữu Duệ, người viết chưa tìm ra một tài liệu nào khác trích dẫn hay giải thích quan điểm của cố tổng thống. Có thể vì sự kiện này chỉ mới là quả bóng thăm dò của họ Chu chứ chưa có gì chính thức. Nếu tìm được thêm tài liệu, người viết sẽ bổ sung vào bài viết này hay viết thêm một bài khác đầy đủ hơn. Về mặt lý luận, việc gặp gỡ này phản ảnh đường lối đối ngoại của Mao trong giai đoạn từ 1952 cho đến chiến tranh Trung-Ấn 1962: 1. Các quốc gia Tây Tạng, Triều Tiên, Việt Nam, Lào, Cambode nói riêng và Á Châu Thái Bình Dương nói chung có ảnh hưởng trực tiếp đối với an ninh của Trung Cộng. Đây là những tiền đồn, những vùng độn ngoài biên giới Trung Cộng mà trong suốt dòng lịch sử từ phong kiến đến CS đều muốn duy trì ảnh hưởng. 2. Mao chủ trương tích cực nâng cao vị trí của Trung Cộng trong chính trường quốc tế, nhất là tại Á Châu, bằng cách đóng vai trò hòa hoãn, yêu chuộng hòa bình. Năm nguyên tắc “Sống chung hòa bình” gồm (1) tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, (2) không xâm lược nhau, (3) không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, (4) bình đẳng và cùng có lợi, (5) cùng chung sống hòa bình là đường lối ngoại giao chính của Trung Cộng. 3. Mao muốn ngăn chặn tham vọng thống trị Đông Dương của CSVN. Mặc dù là đồng chí và nước bảo trợ chính của CSVN, Mao cũng đề phòng đàn em CSVN có thể sẽ một ngày phản trắc. Do đó, thay vì ủng hộ quan điểm của CSVN để có sự tham gia hội nghị của các lực lượng kháng chiến Lào và Cambode, Chu Ân Lai đưa ra đề nghị 8 điểm không nhắc rõ về vai trò của hai nước Đông Dương kia theo đề nghị của Phạm Văn Đồng. CSVN dĩ nhiên thất vọng nhưng không làm gì khác hơn được. Mọi việc đều do Chu Ân Lai sắp xếp với sự đồng ý của Vyacheslav Molotov, trưởng phái đoàn Liên Xô tại hội nghị Geneva. 4. Mao chủ trương duy trì hai nước Việt Nam. Sau Chiến Tranh Triều Tiên với khoảng 600 ngàn quân bị giết, Mao không muốn tham dự vào một xung đột quân sự khác với Mỹ. Thay vào đó, Mao thỏa mãn với mô hình hai nước Triều Tiên và hai nước Việt Nam. Như người viết đã viết trong chính luận MAO VÀ “MẶT TRẬN GIẢI PHÓNG MIỀN NAM”, Mao ủng hộ chủ trương hai nước Việt Nam không phải phát xuất từ lòng thương xót người dân miền Nam mà chỉ muốn tiếp tục chi phối chính trị Việt Nam. Tìm hiểu quan điểm của Mao qua các giai đoạn của cuộc chiến để thấy phía sau những khẩu hiệu tuyên truyền đường mật, dã tâm của Trung Cộng vẫn là khống chế Việt Nam bằng mọi cách. Chính sách đối ngoại của Trung Cộng trong mười năm từ 1952 đến 1962, đặc biệt suốt hội nghị Geneva cho thấy Mao và Chu đã đi trước CSVN hàng mấy mươi năm. Trong mắt Mao và Chu trung ương đảng CSVN từ Hồ Chí Minh trở xuống là một đoàn cừu dễ bảo, khờ khạo đến mức tội nghiệp. Hồ Chí Minh không biết các thảo luận diễn ra giữa các nước lớn mãi cho đến khi nhận điện tín của Chu Ân Lai ký ngày 11 tháng 3, 1954. Nội dung điện tín không phải để hỏi ý mà là vừa khuyên nhủ và vừa ra lịnh: “Hội nghị Geneva đã quyết định sẽ bắt đầu được tổ chức vào ngày 26 tháng 4. Tình hình quốc tế và tình hình quân sự ở Việt Nam hiện nay rất thuận lợi cho Việt Nam tiến hành đấu tranh ngoại giao. Dù Hội nghị Geneva có thể đạt được kết quả gì, chúng ta cũng nên tích cực tham gia.” Nhắc lại, vấn đề một hội nghị về xung đột Đông Dương tổ chức tại Geneva đã được Anh, Pháp, Liên Xô và Mỹ đặt ra trong gặp gỡ giữa tứ cường tại Berlin ngày 25 tháng 1, 1954. Chu Ân Lai cũng không biết nhưng khi được Liên Xô thông báo trong điện văn ký ngày 26 tháng 2, 1954 Mao và Chu đã vận dụng biến cố như một sân khấu chính trị quốc tế riêng cho Trung Cộng và họ Chu đã nhập vai xuất sắc. Bộ Ngoại Giao Trung Cộng năm 2004 khi bạch hóa các tài liệu về hội nghị Geneva cho rằng hội nghị này là một cơ hội giá trị của Trung Cộng để lần đầu bước lên diễn đàn thế giới. Trung Cộng và CSVN “đồng sàng dị mộng”. Trung Cộng muốn thắng trận Điện Biên Phủ để buộc Pháp phải ký kết hiệp định chấm dứt chiến tranh trong khi CSVN muốn thắng trận Điện Biên Phủ để có lợi thế trong đàm phán. Sau trận Điện Biên Phủ, Pháp ký kết hiệp định Geneva đúng ý muốn của Trung Cộng nhưng CSVN dù nhiều ngàn người phơi xác dọc các phòng tuyến trong các cuộc tấn công biển người vào Điện Biên Phủ đã không giành được lợi thế nào trên bàn hội nghị. Đường phân chia lãnh thổ là vĩ tuyến 17 chứ không phải 13 theo ý muốn của CSVN. Nhắc lại đoạn này không phải để tiếc giùm cho Hồ hay Phạm mà chỉ để thấy CSVN hoàn toàn không đóng vai trò gì chủ động trong đàm phán mà hoàn toàn lệ thuộc vào Chu Ân Lai. Các tài liệu đảng CSVN đổ thừa cho những thất bại về bang giao quốc tế phát xuất từ sự thiếu phương tiện thông tin, thiếu nhân sự được huấn luyện về ngoại giao nói theo kiểu Hà Văn Lâu trong tổng kết Bộ Ngoại Giao: 70 Năm Xây Dựng Và Phát Triển (1945 - 2015) là “vừa chạy vừa sắp hàng”. Tổng kết này cũng thú nhận “Phương án tập kết quân, chia cắt nước ta thành hai miền chủ yếu do Trung Quốc xếp đặt. Nhiều điều kiện vật chất, thậm chí cả việc chuyển - nhận điện từ trong nước cũng phải thực hiện qua Đoàn đại biểu Trung Quốc.” Tạm cho khó khăn là đúng. Nhưng dù khó khăn thiếu thốn bao nhiêu cũng không trầm trọng đến mức bốn năm sau phải dâng hai phần đất vô cùng quan trọng về tài nguyên và chiến lược cho Trung Cộng sau hiệp định Geneva như sự kiện “Công hàm Phạm Văn Đồng 1958” để lấy lòng Mao. Chu Ân Lai không phải là nhân vật xa lạ gì với Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng. Hồ Chí Minh từng làm việc với Chu một thời gian dài. Biết nhau từ khi còn ở Paris. Deng Yingchao, vợ chưa cưới của họ Chu là người làm chứng cho hôn lễ của Hồ Chí Minh và Tăng Tuyết Minh tại Quảng Châu ngày 18 tháng 10, 1926. Phạm Văn Đồng cũng vậy. Chỉ riêng tại hội nghị Geneva, họ Phạm gặp họ Chu nhiều lần, đã nhìn cách ứng xử của họ Chu trên bàn hội nghị, đã thấy cách họ Chu dàn xếp kín với Pháp và Liên Xô bên trong hội nghị. Rõ ràng Chu Ân Lai có nghị trình riêng và theo đuổi nghị trình đó từ trước khi có hội nghị cho đến khi đặt bút ký. Nhưng ý thức hệ CS đã làm Hồ Chí Minh và Bộ Chính Trị đảng CSVN có mắt cũng như mù, có tai cũng như điếc, không thấy cái lo, cái khó của Mao. Thừa nhận Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Cộng trong giai đoạn này không phải do vụng về ngoại giao hay thiếu thốn thông tin mà là hành động bán nước. Đào mả cha mẹ, ông bà, tổ tiên không thể đổ thừa vì ngu dốt hay thiếu học mà là táng tận lương tâm và đạo đức làm người. Hội nghị Geneva đã có hàng trăm tác phẩm viết về, người viết không thêm gì mới mà chỉ phân tích để độc giả thấy dưới triều đại Tập Cận Bình não trạng cừu trong giới cai trị tại Việt Nam vẫn không thay đổi. Đọc lại để thấy các chính sách cai trị dân, đường lối kinh tế, chủ trương đối ngoại, tư tưởng lý luận của CSVN năm 2020 này bị chi phối bởi Tập Cận Bình như đã từng bị Mao Trạch Đông chi phối. Sinh viên học sinh Việt Nam tối ngày vẫn bị nhồi sọ bằng khẩu hiệu “Thời đại Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng”. Tuy nhiên, để mô tả đúng nhất về “thời đại Hồ Chí Minh” có lẽ nên dùng câu nói của Trần Việt Phương, thư ký của Phạm Văn Đồng được Huy Đức trích trong bài viết Miếng Bả Chủ Nghĩa Quốc Tế Vô Sản Trong Tay Trung Quốc đăng ngày 22 tháng 4, 2020: “Trong lịch sử nghìn năm giữ nước của Việt Nam, chưa có thời đại nào ngây thơ, mất cảnh giác với Trung Quốc như thời đại Hồ Chí Minh”. Trần Trung Đạo Tham khảo:- Nhớ Lại Những Ngày Ở Cạnh tổng Thống Ngô Đình Diệm, Nguyễn Hữu Duệ, tác giả xuất bản tại Hoa Kỳ, 2003. - Bên Thắng Cuộc tập I, Huy Đức, xuất bản tại Hoa Kỳ, 2012 - Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua, nhà xuất bản Sự Thật, tháng 10, 1979. - Bộ Ngoại Giao: 70 Năm Xây Dựng Và Phát Triển (1945 - 2015), nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 2015. - Các biên bản, điện tín thuộc “Geneva Conference of 1954” được lưu trữ tại Wilson Center. - The Pentagon Papers. Volume 1, Chapter 3, "The Geneva Conference, May-July, 1954", Boston: Beacon Press, 1971. - Zhou Enlai: a profile, Fang, Percy Jucheng, 1986. - Zhou Enlai and the foundations of Chinese foreign policy, Kuo-kang Shao, St. Martin's Press, 1996. - An informal biography of China's legendary Chou En-lai, John McCook Roots, 1978. - Zhou Enlai perceive. An assessment of his diplomacy at the Geneva Conference of 1954, Li Wang, The University of Montana, 1994. - China’s Exercise of Realpolitik and ‘Containment’ during the First and Second Indochina Wars, 1954-1973, Kyuhyun Jo, University of Chicago. - Mao's China and the Cold War, Chen, Jian, Chapel Hill: University of North Carolina Press 2001. - The Geneva Conference of 1954: New Evidence from the Archives of the Ministry of Foreign Affairs of the People’s Republic of China, Wilson Center. - Vietnam, A History. Stanley Karnow, Viking Adult; First Edition October 4, 1983
|
|
|
Post by Cửu Long Giang on Jul 24, 2021 5:28:42 GMT 9
THÂN PHẬN CỦA ĐẠI TÁ CAO VĂN VIÊN TRONG CUỘC ĐẢO CHÁNH 1-11-1963. Từ đơn vị tác chiến ( tiểu đòan 41 BĐQ), Tôi được lệnh về làm Sĩ quan Tuỳ Viên cho Đại Tướng Cao văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng vào cuối năm 1966. Vì tôi không có nhà ở Sài Gòn nên ông bà Đại Tướng cho tôi tạm ở trong tư dinh thời gian đầu . Với công việc hoàn toàn mới lạ, nhiều bỡ ngỡ, cộng thêm sự gò bó ở trong dinh của Đại Tướng, mới đầu tôi hơi nản lòng, nhưng nhờ sự giúp dỡ, chỉ dẫn tận tình của người tiền nhiệm của tôi là Quách tinh Cần K20//TVBQGĐL, và sự cởi mở của ông bà Đại Tướng nên tôi cảm thấy an tâm đôi chút. Những ngày đầu về ở trong dinh của Đại Tướng, cứ sau bữa cơm tối ông xuống phòng tùy viên chỉ rõ cách sinh hoạt trong nhà, cách tiếp nhận đìện thoại từ bên ngoài gọi vào, an ninh vòng ngoài, an ninh vòng trong, và v.v... Ông bảo tôi: thông thường các tướng lãnh khác tôi đều tiếp họ tại văn phòng, ngoài giờ làm việc tôi không tiếp ai ở nhà riêng cả, nếu có vi tuớng tá nào muốn gẵp tôi ngoài giờ làm việc, mà không có hẹn, chú không được mở cổng, mà phải báo tôi trước để tôi quyết định có tiếp họ hay không, dặc biệt chú phải quan sát, xem vị tướng đó có đem theo lính hộ tống hay không, trong mọi trường hợp chú đừng cho lính hộ tống vào bên trong dinh, cổng phải luôn luôn khóa chốt Nhưng đặc biệt có hai vị cựu tướng lãnh khi tới nhà muốn gặp tôi bất cứ lúc nào, chú cũng mở cổng mời vào phòng khách rồi báo tôi ra tiếp, không cần phải hỏi tôi trước, hai vi đó là trung tướng Trần văn Đôn và trung tướng Tôn thất Đính, mà chú có bao giờ thấy hai vị tướng đó chưa? Tôi trả lời “da chỉ biết qua hình ảnh trên báo chí”. Ông bảo cũng tót, vậy thi ráng nhận diện nếu hai vị đó tới. Xong ông nhìn tôi thấy có vẻ như tôi muốn tìm hiểu lý do mà hai ông cựu tướng này được đại tướng ưu ái như vậy, ông nói thêm chú muốn biết tại sao tôi đối xử với hai ông đó đặc biệt như thế chứ gì, được rồi để mai tôi kể cho chú nghe vì mai là chúa nhật có nhiều giờ rảnh hơn” Hôm sau ăn cơm trưa xong ông xuống phòng tôi và bắt đầu kể: “Ngày 1 tháng 11 năm 1963 là ngày Lễ Các Thánh, quân nhân, công chức nghỉ buổi sáng khoảng 10 giờ sáng tôi được điện thoại của chánh văn phòng thiếu tướng Khiêm mơi vào Bộ Tổng Tham Mưu họp ở phòng họp số 1, và phải có mặt trước 1 giờ, tôi tới lúc 1 giờ kém 10 phút, thấy có đông các đơn vị trưởng sẵn đó rồi, nhìn mặt toàn là các sĩ quan thân tín của ông Diệm, đúng 1 giờ 2 qưân cảnh ở ngoài đóng cửa phòng họp và khoá lại, mọi người trong phòng ngơ ngác nhìn nhau, đại tá Lê quang Tung nói lớn: “họp hành khỉ mẹ gì, ai chủ toạ phiên họp sao chưa tới mà họ khoá cửa nhốt mình rồi, chuyện gì đây”, vài phút sau đó có tiếng mở cửa, đại úy Nhung cận vệ của trung tướng Dương văn Minh đứng ngoài cửa nới với vào: “mời đại tá Lê quang Tung Lưc Lượng Đặc Biệtt và đại tá Cao văn Viên Nhẩy Dù lên lầu gặp trung tướng Dương văn Minh, vì đại tá Tung ngồi gần cửa nên bước ra trước, tôi ở trong xa cửa hơn nên đi ra sau, khi tôi ra khỏi phòng họp thì nhìn thấy đại tá Tung đã bị đại úy Nhung còng tay dẫn xuống xe, còn tôi cũng bị 1 sĩ quan khác còng nhưng mới vừa bị còng 1 tay thì tình cờ thiếu tướng Tôn thất Đính trên lầu đi xuống chợt thấy vậy, ông bảo tháo còng tôi ra, rồi sĩ quan đócùng tướng Đính dẫn tôi lên lầu gặp trung tướng Minh . Tướng Minh nói: Hôm nay “moi” và một số các tướng lãnh đảo chánh ông Diệm “toi” nghĩ sao? Tôi trả lời, chuyện quan trọng như vậy mà tới giờ này trung tướng mới cho tôi biết thì tôi đâu có quyết định được gì. Lúc đó trung uý Trương ( hay Trần) Tự Lập sĩ quan tùy viên của trung tướng Minh lăm le khẩu súng carbine chiã vào lưng tôi như sẵn sàng bắn tôi. anh ta hỏi tôi “ Đại tá có theo Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng không?” Tôi đáp” Tinh thần của quân nhân thuộc binh chủng nhẩy dù không trả lời trước áp lực” thiếu tướng Đính thấy vậy bảo tên trung úy Lập đừng hỗn với cấp trên, rồi tướng Đính dẫn tôi về lại phòng sô 1 đóng cửa lại. Vài vị sĩ quan đang bị nhốt chung trong phòng tới hỏi tôi chuyện gì vậy? Tôi nói họ đảo chánh Tổng Thống Ngô đình Diệm. Có người hỏi: còn đại tá Tung đâu? tôi nói bị còng dẫn đi chỗ khác rồi”. Khoảng 15 phút sau tôi lại bị dẫn lên gặp Trung tướng Minh lần nữa, lần nàyTrung tướng Minh nói với tôi:”có 1 tiểu đoàn nhẩy dù theo “Chiến Đoàn Vạn Kiếp” của trung tá Vĩnh Lộc từ Bà Rịa về tới Sài Gòn, nhưng không chịu tấn công vào Dinh Gia Long, đòi phải được liên lạc trực tiếp với “toi”, vậy nếu “toi” chịu làm 2 việc như sau: Thứ nhất tuyên bố theo Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng, thứ hai ra lệnh cho tiểu đoàn nhẩy dù ở Bà Rịa về tấn công vào Dinh Gia Long, khi thành công “moi” gắn lon thiếu tướng cho “toi” liền. Tôi trả lời rằng chuyện của trung tướng làm, tôi không chống đối, nhưng bảo tôi phản lai “thầy” tôi thì tôi không làm, trung tướng thông cảm cho tôi (lời người viết: xin nói rõ thêm, trước khi chỉ huy lực lượng nhẩy dù, đại tá Viên là chánh Võ Phòng rồi Tham Mưu Trưởng Biệt Bộ Phủ Tổng Thống); “Tôi được dẫn trả lại phòng họp số 1, các vị sĩ quan trong phòng lại hỏi, tôi trả lời chưa hết thì chánh văn phòng của thiếu tướng Khiêm xuống dẫn tôi lên văn phòng giữ riêng tôi ở đó. Sau khi đảo chánh thành công tôi được cho về nhà, rồi hằng ngày tôi phải lên Bộ Tổng Tham Mưu chờ lệnh độ 5,6 ngày sau trung tướng Khiêm “lên trung tướng ngày 2 tháng 11 năm 1963” tự ý quyết định cho tôi trở về chỉ huy Lữ đoàn nhẩy dù như cũ, còn các vị sĩ quan bị nhốt chung với tôi đa số bị giải ngũ hoặc bị hạ tầng công tác. Rồi sau đó không lâu tôi được trung tướng Đôn cho biết: sau khi tôi từ chối lời yêu cầu cuả trung tướng Minh thì Trung tướng Minh bàn với trung tướng Đôn định đưa tôi theo số phận của đại tá Lê quang Tung, nhưng trung tướng Đôn không đồng ý và nói rằng trước khi tiên hành cuộc “cách mạng” :anh” (ông Minh) có hứa với chúng tôi hạn chế tối đa vìệc gây đổ máu các sĩ quan cấp tá không ủng hộ chúng ta, anh đã cho giết đại tá Hồ tấn Quyền <TL.HQ.> giết đại tá Lê quang Tung <LLĐB.> bây giờ anh muốn giết luôn đại tá Viên nữa sao? Hơn nữa dù “lui” không hợp tác với mình nhưng “lui” đâu có chống mình mà giết “lui”. Tôi nghĩ dường như tướng Khiêm cũng biết ý định đó của tướng Minh nên mới ra lệnh đem tôi lên văn phòng của ông giao cho chánh văn phòng là đại úy Pham bá Hoa giữ riêng tôi ơ đó, rồi ông Khiêm bảo:”Ai muốn kêu đại tá Viên đi đâu phải có lệnh của tôi mới cho đi” Đấy là 3 người ơn cứu tử tôi đó . Vai trò của Đại tá Cao văn Viên trong cuộc chỉnh lý ngày 30-1 -1964. Một lần tôi theo Đại Tướng Viên ra Đà Nẵng thăm các đơn vị thuộc Quân Đoàn I, Tối lại, ngủ ở Tòa Thị Chính Đà Nẵng, lúc đó trung tá Lê chí Cường gốc nhẩy dù làm Thị Trưởng. Đầu hôm thời tiết còn nóng, thầy trò tôi chưa ngủ được nên Đại Tưóng kể chuyện Đảo Chánh, chỉnh lý cho tôi nghe, giờ đây thì chuyện dù đã xa xưa, nhưng thiết tưởng còn nhiều người chưa biết rõ, hoặc biết không chính xác, không đầy đủ, nên tôi mạo muội thuật lại những gì Đại Tướng Viên kể cho tôi nghe với ước mong giúp quí vị độc giả đánh giá được 1 phần sự thực của 1 giai đoạn của Đất Nước. Nguyên nhân đưa đến cuộc chỉnh lý 30-1-1964 Đại Tướng Viên kể rằng : “ Trong nội bộ các tướng lãnh: sau ngày Đảo Chánh 1-11-1963 thành công, trong hàng tướng lãnh trụ cột của cuộc đảo chánh có những bất đồng ý kiến về việc thành lập chính phủ mới, về việc sắp xếp nhân sự và quan trọng hơn là sự tranh công tranh quyền giữa các tướng với nhau, cho nên dân tới sự chia rẽ. Ngoài ra trung tướng Minh ỷ quyền là chủ tịch Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng nên tỏ ra độc đoán trong mọi quyết định. “ Chẳng hạn như ông Minh muốn đưa ông Nguyễn ngọc Thơ nguyên Phó Tổng Thống của ông Ngô Đình Diệm ra làm thủ tướng, nhìều tướng lãnh không đồng ý, vì cho rằng nguyên Phó Tổng Thống của chính phủ vừa bị lật đổ ra làm thủ tướng của chính phủ mới thì thật là vô lý, nhưng ông Minh cứ làm theo ý ông. “Về phía Tòa Đại Sứ Mỹ thì ông Đăi Sứ đề nghị với ông Minh nên cử ông Trần quốc Bửu Chủ Tịch Tổng Liên Đoàn Lao Công ra lập chính phủ với lý do ông Bửu có nhiều uy tín trong giới bình dân và hiện trong tay ông Bửu có hơn 20 ngàn doàn viên của Tổng Liên Đoàn Lao dộng là lực lượng hùng hậu sẽ hỗ trợ cho chính phủ, ông Dương văn Minh chẳng những không nghe mà còn ra lệnh cho thìếu tướng Đỗ Mậu bắt giam ông Trần quốc Bửu với lý do rất mơ hồ. Thêm nữa, ông Minh lại gọi 2 người đã rời khỏi quân đội hồi năm 1955 đang lưu vong bên Pháp( vì chống ông Ngô đình Diệm) trở về hợp tác, đó là thiếu tướng Nguyễn văn Vỹ và đại tá Trần đình Lan(phòng2) trong quân đội Liên Hiệp Pháp; đìều này có vài tướng trẻ mới được thăng cấp như thếu tưóng Nguyễn hữu Có, Đỗ Mậu, thiếu tương Dương ngọc Lắm, trung tướng Trần thiện Khiêm đều không đồng ý, bởi các vị này cho rằng ông Nguyễn v Vỹ và ông Lan đã lỗi thời và đã rời khỏi quân đội lâu rồi, không còn thích hợp với quân đội hiện giờ nữa, các ông Khiêm, Có, Lắm cho rằng, hiện nay trong quân đội có nhiều cấp tá trẻ có nhiều năng lực và được đào tạo chánh quy, cứ mạnh dạn giao việc cho họ, chứ cần gì phải gọi 2 người đó về hợp tác. Ông Dương văn Minh chẳng thèm nghe mà vẫn cứ hành xử theo ý riêng mình dựa trên tình cảm cá nhân. “Phần tôi (đại tá Cao văn Viên) thì mỗi ngày trình diện ở Bộ Tổng Tham Mưu, nghe nói ông Minh định cho tôi giải ngũ, nhưng nhờ trung tướng Khiêm tự ý cho tôi trở về nhẩy dù ngày 6-11-1963 mà không hội ý với ông Minh, vì việc này nằm trong thảm quyền của ông Khiêm. Về sau mới biết, sở dĩ ông Khiêm hành động như vậy vì ngày 5-11-1963, ông Minh nói với ông Khiêm rằng đại tá Nguyễn chánh Thi ở Campuchia sắp về, ông Minh sẽ cho ông Thi chỉ huy lại Lực Lượng Nhẩy Dù, diều này chính ông Khiêm không muốn, nên hành động trước một bước, vì nếu để ông Nguyễn chánh Thi chỉ huy nhẩy dù thì khi ông Khiêm muốn mưu đồ gì cũng không thể xử dụng lực lượng nhẩy dù được vì ông Khiêm với ông Thi không thân nhau, vả lại cũng còn ngờ vực không biết ông Thi còn ôm mối hận ngàỳ 11-11-1960 cách 3 năm trước hay không. Ngày 8-11-1963 đại tá Nguyễn chánh Thi từ Nam Vang đi đường xe về tới Gò Dầu Hạ, được ông Khiêm cho trực thăng đi đón về Tổng Tham Mưu, sau đó ông Khiêm cử ông Thi làm chủ tịch Ủy Ban Điều Tra tài sản và tội ác của ông Ngô đình Cẩn, thế là ông Thi trở ra miền Trung làm việc. Từ những việc như vậy đưa đến những xích mích giữa ông Khiêm và ông Minh, rồi một ngày vào hạ tuần thang 12-1963, ông Minh cử ông Khiêm đi công du qua Nhật và Đài Loan, ở nhà ông Minh giao cho Trung tướng Lê văn Kim thay thế trung tướng Khiêm giữ chức vụ Tham Mưư Trưởng Liên Quân( không làm lễ bàn giao), đến khi ông Khiêm trở về thì ông Minh chỉ định ông Khiêm làm tư Lệnh Quân Đoàn III chia bớt nhiệm vụ của trung tướng Đính đang kiêm nhiệm Bô An Ninh.Thời gian này Quân Đoàn ÌÌÌ còn nằm trong trại Lê văn Duyệt Sài Gòn chưa dời lên Biên Hoà). Vậy là ông Khiêm bị hạ tầng công tác nên ông Khiêm trở nên bất mãn. Nguyên nhân bên ngoài Ông Dương văn Minh gây cho Đại Sứ Mỹ cú “sốc” đầu tiên là không nghe theo đề nghị của Đại Sứ Mỹ đề cử ông Trần quốc Bửu làm thủ tướng mà ông Bửu còn bị bắt giam với tội danh mơ hồ. Sau khi đảo chánh thành công, ông Minh thường liên lạc với đại sứ Pháp ờ Sài Gòn, hơn là đại sứ Mỹ, và có vài lần ông Minh mời Đại Sứ Pháp đến dinh “Hoa lan” của ông Minh dùng cơm tối, có sự hiện diện của ông Đôn, ông Kim, ông Xuân ...mà không có sự hìện diện của viên chức Mỹ nào cả. Việc này không qua khỏi cặp mắt “cú vọ” của cơ quan CIA ở Sài Gòn khiến họ đâm ra hoài nghi. Ngoài ra mỗi khi có việc phải giao tiếp với viên chức của toà đại sứ Mỹ và Bộ Tư Lệnh M.A.C.V, các ông Minh, Đôn, Xuân, Kim ...chỉ nói toàn tiếng Pháp mà không nói 1 câu tiếng Anh nào, điều này cũng gây khó chịu và tự ái đối với các viên chức Mỹ không ít, và họ nghĩ là các tướng có khuynh hướng thân Pháp. Tổng hợp những chuyện kể trên đưa đến cuộc chỉnh lý ngày 30-1-1964. Chỉnh lý ngày 30-1-1964 Chiều ngày 29-1-1964 tướng Khiêm mời tướng Khánh ở Đà Nẵng về Sài Gòn, nói có chuyện cần bàn với tướng Khánh, rồi tướng Khiêm gặp tôi (Đại tá Viên) chỉ thị cho tôi chuẩn bị lực lượng nhẩy dù đi bắt 5 vị tướng: Đôn, Kim, Xuân, Đính,Vỹ và người thứ 6 là thìếu tá Nhung(người đã giết ông Ngô đình Diệm và ông Ngô đình Nhu), thiếu tá Nhung đang ở trong nhà trung tướng Dương văn Minh. Tôi đề nghị với trung tướng Khiêm nên giao người khác đi bắt ông Đôn và ông Đính, chứ tôi rất khó xử nếu phải đi bắt 2 người mà cách đâỷ 3 tháng đã là ân nhân cứu tử tôi. Trung tướng Khiêm thấy đề nghị của tôi hợp lý nên giao cho tiểu đoan 2 TQLC lúc đó do thiếu tá Cổ tấn tinh Châu làm TĐT đi bắt tướng Đôn và tướng Đính. Lệnh tổng quát của trung tướng Khiêm cho 2 tôi và thiếu tá Châu là không được liên lạc hoặc tiếp xúc với bắt cứ ai cho đến khi hoàn thành nhiệm vụ. Thời gian này tất cả mọi đơn vị muốn vào lãnh thổ Biệt Khu Thủ Đô phải có lệnh của Tư Lệnh QĐII, và riêng TĐ2/TQLC vì đang đóng quân bên ngoài lãnh thổ Biệt Khu Thủ Đô nên tr/t Khiêm ký sự vụ lệnh giao cho 1 đại úy thuộc QĐ.III đem đến cho TĐT/TĐ2/TQLC để di chuyển tiểu đoàn vào BKTĐ mà không bị ngăn cản. Tr/t Khiêm ra lệnh cho thiếu tá Phạm bá Hoa chuẩn bị 1 xe dodge truyền tin để theo dõi việc đi bắt5 ông tướng mà chính t/t Hoa phải trực máy truyền tin. Giờ xuất phát đi bắt là 23 giờ và các đường giây điện thoại ở nhà 5 ông tướng đã bị ông Khiêm cho lệnh cắt đứt hết rồi, không liên lạc được với ai cả. Đúng 23 giờ tôi được lẹnh xuất phát để bắt 3 ông tướng : Mai hữu Xuân, Lê văn Kim và Nguyễn văn Vỹ, rồi sau cùng đến bắt th/t Nguyễn văn Nhung tại nhà của ông Dương văn Minh. Tiểu đoàn 2/TQLC được giao nhiệm vụ đi bắt 2 ông tướng Tôn thất Đính và Trần văn Đôn , cả 2 đơn vị xuất phát cùng một lúc. Đến khoảng 2 giờ sáng 5 vị tướng : Đôn, Kim, Xuân, Đính, Vỹ được đưa vô Bộ Tổng Tham Mưu, riêng th/t Nhung thì tôi đưa về trại Hoàng Hoa Thám bản doanh của lữ đoàn nhẩy dù. Trung tướng Nguyễn Khánh ở Đà Nẵng được trung tướng Khiêm mời về Sài Gòn từ chiều, đang ở nhà chờ, đến bấy giờ mới được tướng Khiêm mời vào BTTM cho biết:”Nhiệm vụ của tôi(tướng Khiêm) tới đây đã xong, phần còn lại tôi giao cho anh(tướng Khánh).chuẩn bị sáng mai anh họp báo. Tướng Khánh nói:”công của anh thì anh làm luôn đi”. Tướng Khiêm vãn khước từ và gợi ý với tướng Khánh, khi họp báo cứ nói các ông đó cớ ý định “trung lập thân Pháp” nên mình phải ra tay ngăn chặn. Trung tướng Khánh liền gọi ra Quân Đoàn I Đà Nẵng dặn dò chuyện gì đó, rồi dại tá Thi nghe được lièn bay vô Sài Gòn kịp sáng sớm vào TTM ngồi họp báo chung với tướng Khánh, điều này khiến báo chí và dân chúng tưởng rằng ông Khánh và ông Thi làm cuộc chỉnh lý, chứ không biết rằng trong đêm 1 mình tướng Khiêm đích thân chỉ huy 2 vị sĩ quan cấp tá là tôi và thiếu tá Cổ tấn tinh Châu đi bắt 5 ông tướng và thiếu tá Nhung, xong rồi mới giao cho ông Khánh. Tóm lại ông Khiêm dọn sẵn “mâm cỗ” cho ông Khánh hưởng. Hôm saụ 5 vị tướng bị chỉnh lý được phi cơ chở ra Đà Nẵng rồi vài ngày sau lại chở vô quản thúc ở Đà Lạt. Ông Khánh lên làm thủ Tướng từ lúc đó. Số phận của th/t Nhung Đại Tướng viên kể lại rằng: “Khi tới nhà ông Minh để bắt t/t Nhung thì tôi gặp ngay tướng Minh, ông hỏi lệnh của ai biểu bắt, Tôi(đại tá Viên) trả lời: lệnh của tr/t Trần thiện Khiêm. Ông Minh hỏi : ông Khiêm hiện giờ ở đâu? Tôi trả lời: thưa trung tướng tôi không biết. Ông Minh lại hỏi tiếp:vậy đại tá nhận lệnh của ông Khiêm từ lúc nào? lý do nào bắt cận vệ của tôi. “Tôi đáp: xin tr/t hỏi ngay tr/t Khiêm, còn tôi chỉ thi hành lệnh. liền đó tướng Minh bốc điện thoại gọi ai đó, nhưng gọi không được, bèn dằn mạnh điện thoại xuống bàn, thấy vậy tôi nói :”điện thoại bị cắt giây rồi, trung tướng không gọi được ai đâu”, tôi chào tr/t Minh rồi dẫn th/t Nhung ra xe đưa về trại Hoàng Hoa Thám. Tại đây tôi giao th/t Nhung cho sĩ quan an ninh nhẩy dù hỏi cung th/t Nhung, chủ yếu ở điểm: ai ra lệnh giết Tổng Thống Ngô đình Diệm và ông cố vấn Nhu? Sĩ quan an ninh nhẩy dù đưa giấy, viết bắt ông ta tư viết lời khai để làm chứng cớ. Sau khi lấy lời khai xong, khuya ngày hôm sau sĩ quan an ninh(cấp bậc trung úy)cho người vô phòng giam bóp cổ Nguyễn Nhung chết rồi lấy giây giầy”saut” của chính ông Nhung thắt vòng treo cổ Nguyễn Nhung lên trần nhà. Đêm đó tôi về nhà ngủ, sáng sớm hôm sau, sĩ quan trực ở trại Hoàng Hoa Thám đìện thoại báo cáo tôi: th/t Nhung thắt cổ tự tử chết rồi, tôi bảo sĩ quan trực gọi bác sĩ Văn văn Của, lúc ấy là th/t y si trưởng ND ráng cứu chữa ông ta coi có thể sống lại được không? . Sau đó y sĩ thiếu tá Văn văn Của điện thoại báo tôi: “Thưa đại tá hết phương cứu chữa rồi và ông Của làm bản báo cáo, y chứng xác nhận, thiếu tá Nhung đã chết do thắt cổ tự tử”. Cuộc điện đàm này tôi có cài máy ghi âm để thủ thân về sau này. <Trong lời tự khai của th/t Nhung, ông ta nói rằng ông Dương văn Minh ra lệnh cho ông ta giết ông Nhu trướckhi đoàn xe về tới Bộ TTM, ngoài ra trên đường di chuyển nếu có sự bất trắc gì xẩy ra thì chỉ nghe theo lệnh của thiếu tướng Mai hữu Xuân mà thôi>khi ông Nhung đâm ông cố vấn Nhu thì bị ông Diệm chống cự quyết liệt nên buộc lòng ông Nhung phải giết luôn ông Diệm Ngoài ra khi khám tử thi của t/t Nhung, sĩ quan an ninh lấy ra được một mẩu giấy viết sẵn giấu trong quần, định tìm cách gửi về nhà, nhưng chưa gửi được. Nội dung như sau:”Em ơi! Bọn Diệm , Nhu sống lại rồi, chắc anh phải chết, nếu anh có mệnh hệ gì,em phải ráng nuôi các con cho khôn lớn, anh đang bị nhốt trong lữ đoàn nhẩy dù”. Lời tự khai và cái thơ riêng gửi cho vợ của t/t Nhung được đưa cho trung tương Khánh giữ. Nhận định riêng của người viết: Về cái chêt của thiếu tá Nhung,tôi nghĩ rằng vị sĩ quan an ninh nhẩy dù không dám tự ý hành động, mà phải có lệnh của 1 trong 3 vị: tuớng Khánh, tướng Khiêm hoặc đại tá Viên? Nhiều lần tôi muốn hỏi đại tướng Viên nhưng lại rụt rè không giám hỏi vì sợ tướng Viên giận và cho rằng tôi tò mò., Theo tôi cuộc chỉnh lỷ 30-1-1964 chắc chắn phải có bàn tay “phù thuỷ” của Mỹ thúc dẩy cho tướng Khiêm thực hiện, mà nguyên nhân chánh là do trung tướng Dương văn Minh làm phật lòng người Mỹ, nhưng ông Minh không bị loại vì lúc bấy giờ dân chúng và khối phật giáo Ấn Quang vẫn còn xem ông Minh như người hùng”cách mạng” nếu loại hẳn ông Minh sợ e có xáo trộn xã hội và sợ thượng toạ Thích trí Quang sách động phật tử “xuống đường”ủng hộ ông Minh . Còn 5 ông tướng bị chỉnh lý vì thân tín với ông Minh nên bị làm vật tế thần, bị chụp lên đầu cái mũ”trung lập thân Pháp”, để chặt hết tay chân của ông Minh, biến ông Minh thành “con cua bị gẫy cang” ngồi đó nhìn ông Khánh tung hoành . Phụ chú; Những điều tôi thuật lại cho quý độc giả trên đây là tôi được nghe đại tướng Viên kể lại lúc tôi đang là sĩ quan tùy viên của ông, Sau này vào tháng 8 năm 2004, tôi từ Cali qua Virginia thăm đại tướng Viên trong 1 nursing home, tình cờ có đại tướng Khiêm tới, ông Viên, ông Khiêm và tôi cùng ngồi nói chuyện chung, đây là dịp may hiếm có, tôi hỏi đại tướng Khiêm vài điều mà tôi ấp ủ từ lâu vì không biết hỏi ai cho chính xác. Tôi hỏi: thưa đại tướng, em nghe nói ngày đảo chánh 1-11-1963 có 1 người Mỹ ở trong phòng của đại tướng ngay từ giờ phút đầu để theo dõi cuộc đảo chánh, em muốn biết lời đồn đó có đúng không? Đại tướng Khiêm nói: lời đồn đó đúng, người Mỹ đó là trung tá Conein, ông ta ở trong 1 phòng nhỏ sát phòng làm việc của tôi sau tấm vách ngăn mà không hề bước qua phòng tôi trong thời gian tiến hành đảo chánh. Tôi cho chú biết thêm, ông Conein này là 1 sĩ quan trưởng của 1 toán tình báo Mỹ đã từng nhẩy dù xuống vùng Việt Minh kiểm soát ở miền Bắc, Việt Nam năm1945 để giúp Hồ chí Minh đánh Nhật, ông ta là người biết nhiều về Hồ chí Minh và mặt trận Việt Minh. Tôi hỏi tiếp : thưa đại tướng, em được biết, sau khi đại tướng làm cuộc chỉnh lý ngày 30-1-1964 thiếu tá Nhung đã khai, ông Minh ra lệnh cho ông ta giết ông Diệm, ông Nhu , lời khai đó chân thật không? Liệu sau lưng ông Minh có 1 thế lực nào khác thúc đẩy ông Minh làm chuyện đó không? Đại tướng Khiêm trả lới: chú nghe kỹ tôi nói đây:”trước ngày đảo chánh (1-11-1963) tôi đưa ra 1 điều kiện tiên quyết với ông Minh, liên quan đến Tổng Thống Diệm như sau : phải bảo đam sinh mạng Tổng Thống Diệm và để T/T Diệm bình an xuất ngoại. Ong Minh và ông Kim đều đồng ý, sở dĩ có ông Kim vì mới đầu ông Kim có 1 nhóm riêng cũng âm mưu đảo chánh, về sau 2 nhóm mới kết hợp lại. Khi biết ông Diệm , ông Nhu bị giết, lúc ấy tôi mới biết luôn đại tá Quyền, đại tá Tung và em của đại tá Tung là Lê quang Triệu cũng bị giết, còn ông này(ông Khiêm vừa nói vừa nhìn qua ôngViên) cũng bị còng tay, may mà ông Đính thấy kip chứ không thì cũng theo Hồ tấn Quyền và Lê quang Tung rồi(ông Viên và ông Khiêm cùng cười). Ông Khiêm nói tiếp: tôi ở văn phòng của tôi trên lầu còn ông Minh, ông Kim, ông Đôn ngồi ở phòng của đại tướng Tỵ, lúc đó đại tướng Tỵ đang dưỡng bệnh, nên ông Đôn làm quyền Tổng Tham Mưu Trưởng. Họ hành động lến lút, giấu không cho tôi biết rồi họ quyết định với nhau tôi có hay biết gì đâu. Chú nghĩ coi: ông Diệm đã gọi đìện thoại bảo cho xe đến đón ông về TTM, như vậy nghĩa là ông đã đầu hàng rồi, tại sao lại giết người đầu hàng. Ông Minh, ông Kim độc ác quá! Cho nên tôi bất mãn với 2 ông ấy từ lúc đó. Còn chú hỏi liệu có thế lực nào khác thúc đẩy ông Minh giết ông Diệm, tôi cho chú biết thêm chi tiết này, khi ông Conein ở trong phòng nhỏ bước ra phòng tôi trung tướng Minh cho ông ta biết ông Diệm và ông Nhu chết rồi, ông Conein tỏ ra tức giận không nói với ông Minh một lời,ông quay trở vào phòng và thốt lên một câu:”Do a terrible thing”rôì một lúc sau ông Coneil bỏ ra về. Thế đó chú tự suy nghĩ” Tôi cám ơn đại tướng Khìêm, rồi chúng tôi tiếp tục nói chuyện linh tinh khác suốt cả buổi sáng hôm đó. Thân phận của một Quốc Gia nhược tiểu là như vậy. Đặng Kim Thu (Có biệt danh Thu đen, chức vụ sau cùng là Quận Trưởng Q. Chợ Gao, TK, Đinh Tường> Cựu Sĩ quan tùy viên Đặng kim Thu
********************************************
Thích Trí Quang NHỮNG THẰNG CẦM C. CHO THIÊN HẠ ĐÁI ! Huỳnh Hậu . TIME MAGAZINE của Mỹ thời thập niên 1960, có lẽ muốn câu độc giả, nên gọi thầy chùa Thích Trí Quang một cách cường điệu là NGƯỜI ĐÃ LÀM RUNG RINH NƯỚC MỸ, nhưng đối với cái nhìn của cá nhân tôi, Thích Trí Quang cũng như Thích Nhất Hạnh , chỉ là những con cờ được cả hai phía , CSVN tại Hà Nội và CIA Mỹ lợi dụng ! Mấy tên bưng bô cho khối Phật Giáo Ấn Quang , thường diễn dịch cái gọi là TINH THẦN NHẬP THẾ của Phật Giáo VN , có từ thời Lý - Trần trong lịch sử dân tộc với những nhân vật nổi tiếng như Thiền Sư Vạn Hạnh , Trúc Lâm Trần Nhân Tôn v.v. để miêu tả cho hoạt động của Thích Trí Quang trong thời kỳ mà nền chính trị của Đệ Nhất Cộng Hòa bị làm cho chao đảo, rối loạn bởi cái gọi là PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA PHẬT GIÁO ĐỒ. Sự so sánh láo khoét đó chỉ để trét vàng vào mặt của Thích Trí Quang, tên thầy chùa có thế danh là Phạm Văn Bồng ,và trong một tài liệu khác, còn có tên là Phạm Văn Quang, quê quán Quảng Bình . Người VN , có chút quan tâm tới những biến thiên của lịch sử dân tộc, đều biết rằng phong trào đấu tranh của Phật Giáo Miền Trung VN, rồi sau lan ra cả nước, được bắt đầu bởi biến cố chính quyền của TT Ngô Đình Diệm gửi công địện ra Huế, cấm treo cờ tôn giáo trong các dịp lễ lớn Ở NHỮNG NƠI KHÔNG PHẢI LÀ THÁNH ĐƯỜNG HOẶC PHẬT ĐƯỜNG . Ngày 7 tháng 5 năm 1963, ngày Lễ Phật Đản 2507 tại Huế , người dân không được treo cờ Phật Giáo ở khắp nơi như họ muốn , trong khi trước đó, vào ngày Lễ Kim Khánh của TGM Ngô Đình Thục , bào huynh của TT Ngô Đình Diệm, lại được treo cờ ì xèo. Thế là người dân Huế bất mãn , cho rằng có kỳ thị tôn giáo, cho rằng chính quyền của TT Ngô Đình Diệm bất công , cố ý thiên vị Thiên Chúa Giáo, đàn áp Phật Giáo đồ. Qua tất cả những tài liệu mà cá nhân tôi có cơ hội tiếp cận, thì tôi nhận định rằng ,TT Ngô Đình Diệm không hề có chủ trương thiên vị Thiên Chúa Giáo và đàn áp Phật Giáo Đồ. Nhưng bào huynh của ông , TGM Ngô Đình Thục , thì quả là có ý định phát triển Thiên Chúa Giáo và có tham vọng được thăng chức Hồng Y. TT Ngô Đình Diệm , không dứt khoát ngăn chận được tham vọng của anh mình, để cho phong trào gọi là ĐẤU TRANH VÌ PHÁP NẠN PHẬT GIÁO ngày càng lan rộng tới mức không kiểm soát nỗi. Thích Trí Quang đã xuất hiện ngay vào thời điểm đó như một lãnh tụ Phật Giáo mà tiếng nói của hắn có cả triệu Phật Giáo Đồ lắng nghe như thần, như thánh. Nhưng cái tên thầy tu có bộ lông mày chổi xể như Lỗ Trí Thâm kia làm quái gì có cái tâm bồ tát, lo cho nước cho dân như các ngài Vạn Hạnh, Trần Nhân Tôn ? Thích Trí Quang đơn giản chỉ là một cái bị thịt mang đầy tham vọng THẾ QUYỀN ; hắn muốn tạo dựng cho Phật Giáo thành một tôn giáo chính ở VN , và bản thân hắn ta làm một CHỦ XỊ, nắm được quyền của cả ĐẠO và ĐỜI. Một cá nhân đầy tham vọng như thế , dĩ nhiên lọt vào tầm ngắm của cộng sản Hà Nội , và cũng lọt vào đôi mắt cú vọ của ông thần CIA Mỹ. TT Ngô Đình Diệm không tham dự cái trò lừa gọi là Tổng Tuyển Cử Thống Nhất Đất Nước, mà theo cái nhìn của cá nhân tôi, nếu được thưc̣ hiện thì MNVN của TT Ngô Đình Diệm nắm chắc phần THUA vì Quân Tử Ngô Đình Diệm không thể nào gian trá, xảo quyệt như con hồ ly già Hồ Chí Minh . Chính vì vậy, Hà Nội tính toán mưu đồ khác, chuẩn bị xâm lăng cưỡng chiếm MNVN bằng súng đạn Nga, Tàu. Mà trước khi xua quân qua vĩ tuyến 17 , Hà Nội tìm mọi cách quậy cho tình hình chính trị của Đệ Nhất Cộng Hòa MNVN nát như tương để dễ bề lợi dụng . Cho tới ngày nay ,vụ thảm sát ở Đài Phát Thanh Huế , vào đêm 8 tháng 5 năm 1963 khiến cho 8 thiếu niên phật tử và 1 thiếu niên lương giáo bị chết , mở đầu cho BIẾN ĐỘNG MIỀN TRUNG ,vẫn không được xác định rõ ràng ai là thủ phạm . Nhưng trong những nhân chứng kể lại vụ thảm sát mà họ nói rằng chứng kiến tận mắt thì cá nhân tôi thấy lời làm chứng của Phật Tử PHAN VĂN PHƯỚC là hợp lý và đáng tin tưởng nhất. Theo ông Phước thì rõ ràng vụ thảm sát nói trên là do người dàn dựng để vu oan giá họa cho chính quyền của TT Ngô Đình Diệm, gây nên mâu thuẩn ngày càng sâu giữa phật giáo đồ miền trung với chính quyền của TT Ngô Đình Diệm. Những lời chứng khác, kiểu như Thiếu Tá Đặng Sĩ bắn ba phát súng lịnh rồi sau đó là tiếng lựu đạn nổ , xen lẫn tiếng súng của đại liên, rồi xe tăng M113 cán bừa vào phật tử v.v. toàn là ba xạo, không hề hợp lý chút nào. Theo lời ông Phan Văn Phước thì sau tiếng nổ của lựu đạn ,Thiếu Tá Đặng Sĩ mới bắn súng lịnh cho binh lính dưới quyền cố gắng ổn định tình hình là hợp lý nhất ! Và tại sao Quản Đốc Ngô Ganh của Đài Phát Thanh Huế lại không cho phép phát thanh lại buổi lễ Phật Đản được tổ chức tại Chùa Từ Đàm vào buổi sáng hôm 8 tháng 5 năm 1963 ? Đơn giản vì buổi sáng hôm ấy, tại Chùa Từ Đàm, thầy chùa Trí Quang đã thuyết giảng một bài bốc lửa, lên tiếng tố cáo chính quyền của TT Ngô Đình Diệm dữ dội nhất. Trong lúc mà mâu thuẩn giữa phật giáo đồ Huế và chính quyền đang hừng hực như thế, cho phát thanh lời kêu gọi của Trí Quang , có khác gì chế dầu vô lửa ? Nhưng có những lực lượng muốn xé cho mâu thuẩn của dân Huế với chính quyền TT Ngô Đình Diệm càng sâu càng tốt ! Và vụ thảm sát ở Đài Phát Thanh Huế vào đêm 8 tháng 5 năm 1963 chính là âm mưu thâm độc của họ . HỌ LÀ AI ? CỘNG SẢN HÀ NỘI hay CIA CỦA MỸ ? Tại sao là Cộng Sản Hà Nội thì tôi đã giải thích ở trên . Còn tại sao là CIA Mỹ thì nguyên nhân có chút lắt léo. Từ khi Đại Sứ Fredrich Nolting bị triệu hồi và thay thế bằng Đại Sứ Cabot Lodge thì mâu thuẩn giữa Mỹ và TT Ngô Đình Diệm đã trở nên ngày càng sâu sắc hơn. Với thói quen " người nào trả tiền thì người ấy chỉ huy ", người Mỹ ngày càng bực bội với tinh thần dân tộc cao độ của TT Ngô Đình Diệm , người chủ trương chấp nhận viện trợ quân sự của Mỹ để chống lại làn sóng xâm lăng của cộng sản Bắc Việt, nhưng cực lực chống lại sự tham chiến trực tiếp của quân đội Mỹ tại MNVN. Ngày nay , những tài liệu được bạch hóa của Ngũ Giác Đài Mỹ cho thấy , CIA Mỹ đã nhúng bàn tay nhớp nhúa, gây nên biến động Phật Giáo Miền Trung , sau lan ra cả nước, chủ yếu để tìm cái cớ mà truất phế TT Ngô Đình Diệm . Ngay như cái đêm 20 rạng sáng ngày 21 tháng 8 năm 1963, khi chính quyền TT Ngô Đình Diệm áp dụng Thiết Quân Luật,ra lịnh lục xét và phong tỏa nhiều chùa từ miền trung cho tới miền nam như Từ Đàm ở Huế, Xá Lợi ở Sài Gòn , vì tin tình báo cho biết có những thành phần VC giả dạng phật giáo đồ len lỏi hoạt động , thầy chùa Thích Trí Quang xách đít chạy vô Tòa Đại Sứ Mỹ để lánh nạn. Dù chính quyền của TT NĐD yêu cầu giải giao Trí Quang cho mình, nhưng Đại Sứ Cabot Lodge từ chối và che chở cho Trí Quang từ đó cho đến sau ngày TT Ngô Đình Diệm bị lũ tướng tá phản bội lật đổ, sát hại . Sau ngày MNVN bị cộng sản Hà Nội cưỡng chiếm bằng vũ lực, Thích Trí Quang ,như con cua bị gãy càng, hết ngoe ngoai, lui về Chùa Già Lam, Gò Vấp, dịch sách, viết tự truyện v.v. Cả một cuộc đời đầy sóng gió, hoạt động , có cả trăm ngàn đệ tử tôn sùng như thần, như thánh, thế mà nói cho cùng ,Thích Trí Quang cũng giống như mấy cái mặt mo Thích Nhất Hạnh, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân v.v. lộ ra chân diện mục của mấy bị thịt mang đầy tham vọng cá nhân, sẵn sàng để lương tri bị che mờ, cầm cặc cho thiên hạ đái ! Huỳnh Hậu.
|
|
|
Post by Cửu Long Giang on Jul 24, 2021 5:31:44 GMT 9
Tổng Thống Ngô Đình Diệm và con đường dang dở
Từ trước, có nhiều người, nhiều nguồn tin vẫn cho rằng Hoa Kỳ đưa ông Ngô Đình Diệm về làm Thủ Tướng. Điều này, hoàn toàn không phải như thế. Trái lại, chính Cựu Hoàng Bảo Đại đã chọn ông Ngô Đình Diệm, và khẩn khoản mời ông về nước chấp chánh. (Sài Gòn trong tôi - Bảo Giang) Câu chuyện như sau: - “Tôi kính trọng ý định của ông. Nhưng hiện nay tôi kêu gọi đến lòng ái quốc của ông. Ông không có quyền từ chối trách nhiệm của mình. Nhưng sự tồn vong của Việt Nam buộc ông như vậy. Sau một hồi yên lặng, cuối cùng ông Diệm có vẻ do dự: - Còn bọn Pháp? - Tôi đối phó với họ! - Hoàng thượng sẽ cho tôi thời gian bao lâu? - Ông được toàn quyền hành xử, khỏi cần hỏi ý kiến tôi trước, và thời gian vô hạn định cho đến khi Ông cảm thấy đánh bại bọn cộng sản Bắc Việt, trong mưu toan xâm lăng Miền Nam. - Hoàng thượng hứa chắc? - Tôi xin cam kết như vậy! - Thưa Hoàng Thượng, trong trường hợp đó, tôi xin nhận sứ mạng mà Ngài trao phó’“ … Ông Ngô Đình Diệm về Việt Nam nhậm chức, Pháp lồng lộn, tức giận. Ông Georges Bidault và một viên chức Bộ Ngoại Giao (trước kia lãnh đạo bộ thuộc địa) đến gặp tôi và đã không tiếc lời trách móc tôi. Lúc quá nóng giận, ông đánh giá việc tôi mời ông Ngô Đình Diệm về làm thủ tướng, là “có ý đồ chống Pháp, vô trách nhiệm và có ý phản bội”. “Tôi trả lời như sau: - Ông Diệm là người duy nhất đủ khả năng, để không cho Cộng Sản bắc Việt xâm chiếm Miền Nam ! Tôi cứ tưởng nói như thế, thì Georges Bidault “thông cảm” hơn… nhưng, câu nói tiếp theo của ông ta, đã làm tôi choáng váng: - Thà là bọn cộng phỉ bắc việt chứ không là Ngô Đình Diệm ! (Nguyễn Nam Sơn - Bảo Đại, Con Rồng Việt Nam) Riêng về việc “truất phế”, Cựu Hoàng Bảo Đại cho biết: “Nếu Ông Ngô Đình Diệm còn dính dáng đến tôi thì còn gặp rắc rối từ phía người Pháp, vì họ cho tôi là người “Pháp bảo gì làm nấy”. Đến khi được hỏi, việc truất phế ấy đúng hay sai ? Cựu hoàng cho biết: “- Sau khi đã biết rõ mọi “sự thực bên trong” của vấn đề, tôi cho rằng Ông Ngô Đình Diệm làm như vậy là Đúng, và sở dĩ tôi phải mời cho bằng được ông Ngô Đình Diệm, vì cần phải đối phó với bọn cộng sản Bắc Việt, và những mưu đồ của bọn chúng. Cạnh đó, tôi vẫn không sao quên được việc người Pháp luôn luôn xem Ông Ngô Đình Diệm là kẻ thù, chứ không phải là bọn cộng sản Bắc Việt! Do đó, tôi không còn coi việc tôi bị ông Ngô Đình Diệm “truất phế” là một hành động “bất trung”, vì tôi khẳng định Ông Ngô Đình Diệm là một Trung Thần!” (Bảo Đại, Con Rồng Việt Nam) A. Hành trình xây dựng nền Cộng Hòa tại Miền Nam Việt Nam Hiệp định chia đôi đất nưóc Việt Nam vào ngày 20-7-1954 hẳn nhiên không phải là một nỗi đau của riêng ai hay của riêng một thành phần nào, nhưng là của tất cả mọi người Việt Nam. Chỉ có những kẻ cướp trong tập đoàn việt gain bán nước cộng phỉ bắc việt mới hả hê, cho đó là chiến thắng vinh quang của bọn chúng. Tệ hơn, miền nam Việt Nam cũng còn nằm trong âm mưu nhuộm đỏ của chúng. (Sài Gòn trong tôi - Bảo Giang) Đó là lý do vào ngày 6- 6- 1955, Phạm văn Đồng, thủ tướng nhà nước cộng phỉ sản bắc việt đã nham nhở mồi chài Miền Nam là: “theo như qui định (?) của Hiệp Định Geneva, Hà Nội sẵn sàng tham dự hội nghị hiệp thương với các giới chức thẩm quyền của miền Nam để thảo luận về việc tổng tuyển cử quốc gia” Tiếc cho hắn ta, Miền Nam hôm nay đã có một lãnh tụ biết rất rõ về những gian tà, quỷ quyệt, điếm đàng, bất nhân, bất nghĩa của tập đoàn cộng phỉ bắc việt do việt gian Hồ chí Minh cầm đầu và Phạm văn Đồng chẳng qua chỉ là cái loa phải bước theo kế hoạch của CS/TQ là nhộm đỏ cả Miền Nam Việt Nam và Dông Nam Á mà thôi. Theo đó, hắn ta và tập đoàn cộng phỉ đã nhận được câu trả lời khẳng khái từ cấp lãnh đạo Miền Nam vào ngày 17- 6- 1955, Thủ Tướng Diệm đã dõng dạc tuyên bố: “Chúng tôi đã không hề ký vào Hiệp Định Geneva. Do đó, chúng tôi không bị ràng buộc phải thi hành Hiệp Định này dưới bất cứ hình thức nào. Hơn nữa, Hiệp Định này đã được ký kết trái với nguyện vọng của dân tộc Việt Nam. (Documents Relating to British Involvement in the Indo China Conflict 1945-1965, tr. 107) Nhận được cái tát tai này, PV Đồng vẫn không hết vẩu. Trái lại, ngày 19- 7- 1955, Phạm văn Đồng lại gởi một văn thư cho Thủ Tướng Diệm đề nghị tổ chức một hội nghị hiệp thương giữa hai miền như Hiệp Định Geneva đã qui định. Ngày 12- 8- 1955, Thủ Tướng Diệm đã thẳng thắn trả lời: “Nhằm đạt được một nền dân chủ thực sự, chính quyền Việt Nam cứu xét nguyên tắc của những cuộc bầu cử thực sự tự do để tạo nên một định chế dân chủ và hoà bình. Nhưng trước hểt phải thoã mãn những điều kiện của một cuộc sống tự do và bầu cử tự đo. Trong quan điểm đó, không có một điều tích cực nào trên đây sẽ đạt được khi chế độ Cộng Sản miền Bắc còn không cho phép mỗi công dân Việt Nam được hành sử những quyền tự do dân chủ và những quyền căn bản của con người.” (Ibid. tr. 109-110) (Sài Gòn trong tôi - Bảo Giang) Rồi thay vì chuyện hiệp thương với miền bắc cộng sản. Miền nam tự hoàn chỉnh những công việc của Quốc Gia. Ngày 23-10- 1955, Chính quyền miền Nam đã tổ chức một cuộc Trưng cầu Dân Ý để toàn dân chọn lựa người lãnh đạo quốc gia. Cuộc trưng cầu này có hai ứng viên là Quốc Trưởng Bảo Đại và Thủ Tướng Ngô Đình Diệm. Kết quả ông Ngô Đình Diệm được 5,721,735 phiếu tín nhiệm ( trên 60 %). Từ kết qủa này, ngày 26.10.1955, Thủ Tướng Ngô đình Diệm tuyên bố Hiến Ước tạm thời, trong đó Việt Nam là một nước Cộng Hòa, và người lãnh đạo quốc gia là Quốc Trưởng kiêm chức vụ Thủ Tướng, được gọi là Tổng Thống Việt Nam Cộng Hoà. (Sài Gòn trong tôi - Bảo Giang) a. Sách lược đối phó với bọn Việt Minh cộng sản Mở đầu, ngày 20- 6-1956, Chính Phủ Miền Nam đã gởi cho phỉ quyền Hà Nội và cho hai vị đồng Chủ Tịch trong Hội Nghị Genève 1954 một văn thư. Trong đó đưa ra 6 điều kiện tiên quyết yêu cầu phỉ quyền Hà Nội phải chấp nhận, trước khi Miền Nam có thể ngồi vào bàn thương nghị hiệp thông như sau - Cho phép tự do trao đổi thư tín và thông tin giữa 2 miền Nam và Bắc. - Cho phép những gia đình ở miền Nam hay Miền Bắc còn có thân nhân bị kẹt lại ở bên kia giới tuyến có thể xin đoàn tụ với gia đình. - Cho phép thiết lập và tự do trao đổi thương mãi giữa hai miền... - Tổng tuyền cử phải được tổ chức theo thể thức phổ thông đầu phiếu, trực tiếp và kín, một cách hoàn toàn tự do, dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Liện Hiệp Quốc, (theo Cụ Cao Xuân Vỹ) Tuy nhiên, “Hà Nội, vốn bản chất lưu manh quỷ quyệt, đã không dám chấp nhận những điều kiện tiên quyết này. Từ đó, hai vị đồng Chủ Tịch trong hiệp định là Liên Sô và Anh Quốc đã bỏ qua vấn đề tổng tuyển cử và từ đây không còn cứu xét đến nữa”. (Dept, of State Bulletin, Washington, June7, 1965, tr. 893) ( TS Phạm văn Lưu) Cũng trong thời gian này, chính phủ Pháp đã gởi văn thư cho đồng Chủ Tịch của Hội Nghị Geneva thông báo là Pháp sẽ rút khỏi Việt Nam và không còn trách nhiệm trong việc phải thi hành Hiệp Định này nữa. Thư viết: “Hiệp Định Geneva dự định được tổ chức vào 7. 1956. Trên nguyên tắc, lập trường của chúng tôi rất rõ ràng: Nước Pháp là người bảo đảm cho Hiệp Định Geneva.. (Sài Gòn trong tôi - Bảo Giang) Nhưng chúng tôi một mình không có đủ phương tiện để buộc những đồng minh tôn trọng.. (Journal Officiel De La Republique Francaise, DebatsParlementaires, Feb 24, 1956, p. 197).(TS Phạm văn Lưu). Từ đây câu chuyện về Trưng Cầu Dân Ý sau Hiệp Định Genève về Việt Nam coi như chấm dứt. b. Đường hướng của chính phủ miền nam đối với thực dân Pháp Xem ra đến thời điểm này, người ta tin rằng Tổng Thống Ngô đình Diệm sẽ làm tất cả mọi chuyện để chờ một ngày lấp sông Bến Hải, thống nhất đất nước trong Tự Do chứ không phải là dìm đất nước vào vòng nô lệ như Hồ chí Minh đã và đang làm. Bằng chứng là, vào cuối năm 1954, việc chuyển dời thị trường thương mại Việt Nam từ khu vực của đồng Franc sang khu vực đồng Mỹ Kim đã khiến giới kinh doanh Pháp nổi điên. Trước đây, họ đã không hài lòng về chính sách tiền tệ của Việt Nam, nay thành điên loạn. Việc này đã khiến nhiều người Pháp rời Việt Nam. Tuy nhiên, sau đó chính phủ Việt Nam còn yêu cầu, đòi hỏi chính quyền Pháp là, nếu muốn tái tục bang giao bình thường với Việt Nam, Pháp phải tuân hành những việc sau: “Tuyên bố từ bỏ hiệp định Geneva, từ chối đề cập đến cuộc Tổng Tuyển Cử năm 1956. Công nhận một cách công khai và không dè dặt về chính sách của ông Diệm, chấm dứt mọi quan hệ với Việt Minh và triệu hồi phái bộ Sainteny về nước”. (Department of Defense, United States-Vietnam Relations 1945-1967, q.I, IV, tr. 39).* TS Phạm văn Lưu) Kết qủa, để thực thi hướng đi của đất nước, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa chính thức rút đại diện của mình ra khỏi Liên Hiệp Pháp. Đồng thời, để kiện toàn nền Độc Lập của xứ sở, Tổng Thống Ngô đình Diệm yêu cầu Pháp phải mau chóng chuyển giao chủ quyền quốc gia cho chính phủ Việt Nam. Đồng thời yêu cầu quân đội Viễn Chinh Pháp triệt thoái khỏi đất nước này, không thể để chậm trễ. Đến lúc này, Pháp chỉ còn lại đôi mắt trắng, đã phải lần lượt thi hành toàn bộ những yêu cầu của chính phủ miền Nam. Trước hết là rút quân. Tình đến tháng 2- 1956, chỉ còn lại 15,000 quân Pháp tại Việt Nam và 10,000 trong số này buộc phải triệt thoái vào cuôi tháng 3. Và ngày 25- 4-1956 quân đội Pháp chính thức triệt thoái toàn bộ khỏi Việt Nam. Rồi vào ngày 26. 4-1956 Phủ Cao Ủy Pháp tại Đông Dương chính thức bị hủy bỏ. Việc bị từ bỏ này cũng mang theo ý nghĩa chính thức chấm dứt 72 năm chế độ Pháp bảo hộ Việt Nam. (1884-1956) (Sài Gòn trong tôi - Bảo Giang) B. Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước a. TT Diệm và cuộc di cư tìm Tự Do từ miền bắc Hội nghị Geneve vào mùa hè năm 1954 đã đặt ra nhiều vấn đề trong đó có câu chuyện về chiến sự ở Việt Nam. Kết qủa, Pháp chấp nhận thua cuộc cay đắng sau chiến dịch Điện Biên Phủ. Tuy thế, Việt Nam còn phải chấp nhận một cay đáng ngàn lần đau thương hơn pháp là đất nước này bị chia ra làm hai vào ngày 20-7-194. Họ đã lấy con sông Gianh để làm ranh giới phân chia hai miền Bắc và Nam Việt Nam. (Sài Gòn trong tôi - Bảo Giang) Từ đây hai phần đất nước có hai chính phủ hoàn tòan đối nghịch nhau. Phía bắc do việt gian Hồ chí Minh và đồng bọn lãnh đạo theo chủ thuyết cộng sản hoang tưởng. Miền Nam Tự Do với sự ra đời của Chính Phủ Ngô Đình Diệm với thể chế Cộng Hòa. Vào lúc ấy, hầu hết các quan sát phương tây đều cho rằng Nam Việt hầu như không thể đứng vững và đương đầu với cộng sản bắc Việt, và nhiều người còn cho rằng cái khoảng thời gian ấy không chừng chỉ là đôi ba tháng hoặc nửa năm. Lý do. Ngoài đôi tay trắng, miền nam còn bị chồng chất lên những đa đoan như nạn sứ quân và cuộc di cư của người miền bắc vào nam. Nạn sứ quân tôi đã nhắc đến ở phần trên. Nay đến “Cuộc di cư năm 1954 (nguyên bản tiếng Anh: Operation Passage to Freedom, tạm dch: Mở đường đến Tự do) là một cuộc di cư của gần một triệu người Việt từ miền Bắc Việt Nam đến miền Nam Việt Nam trong những năm 1954–1955. Trong đó con số được chia ra như sau: Gần 310.000 người được đưa đến miền Nam bởi những đoàn tàu của Hải quân Hoa Kỳ, và khoảng 500.000 người được đưa đến Quốc Gia Việt Nam bởi quân đội Pháp.*wikipedia). Theo chương trình, cuộc di cư sẽ chấm dứt vào ngày 19 tháng 5 năm 1955. Trong đó thời gian để được tự do ra đi được chia, phân định như sau: Dân Hà Nội có 80 ngày, Hải Dương có 100 ngày, còn Hải Phòng, điểm cuối cùng tập trung để di cư có 300 ngày. (Sài Gòn trong tôi - Bảo Giang) b. Tại sao lại ra đi? Người ta cho nó nhiều cái tên mỹ miều cho những chuyến đi này, nào là “ cuộc bỏ phiếu bằng chân” nào là “ đi tìm Tự Do”. Nhưng đơn giản hơn, đó là cuộc trốn chạy cộng sản. Mặc dầu các tên gọi có khác nhau, nhưng tất cả những ngôn từ này đều quy tụ về một đích điểm là người ta đã phải bỏ lại cả phần sản nghiệp, bao gồm nhà cửa đất đai và mồ mả của tổ tiên nhiều đời để đi tìm Tự Do khi Việt cộng (cộng sản) tìm đến. Khi nhìn lại, không phải chỉ có một mình dân tộc Vệt Nam phải bỏ của chạy lấy người khi cộng sản đến. Trái lại, trước đó Dân chúng Đông Âu như Ba Lan, Hungary, Rumany và các quốc gia thuộc khối Đông Âu, cả dân Liên Sô nữa, đã bỏ của chạy lấy người ngay sau khi các quốc gia này bị cộng sản chiếm đóng sau đệ Nhị thế chiến. Chỉ riêng “năm 1966 đã có 6110 người Đông Đức đào thoát được sang Tây Đức. Tính từ năm 1949 đến 1952 có khoảng 228.500 người đã trốn thoát khỏi các vùng do Nga Sô kiểm soát để tới Bá Linh. Và cứ như thế, 5 vạn người Tiệp Khắc đã trốn ra khỏi nước họ.(Trích Cuộc Di Cư lịch sử, Phủ Tổng Ủy Di Cư tỵ nạn) Trong khi đó, hiệp định Genève được coi là kết qủa cuộc bại trận của Pháp tại Việt Nam. Rồi khi Pháp phải chấp nhận ký vào hiệp định này thì chỉ có 7/9 nước tham gia cùng ký. Và hai thành viên không ký là Hoa Kỳ và Quốc Gia Việt Nam. Vào thời gian đó ai cũng biết là về phía Quốc Gia Việt Nam thì Bảo Đại làm Quốc Trưởng và Ngô Đình Diệm làm Thủ Tướng. Mặc dù bị chính Quốc Trưởng Bảo Đại thúc ép nhưng ông Ngô Đình Diệm nhất định không chịu ký. Sau cùng thì chính phủ cử Ngoại Trưởng Trần Văn Đỗ dẫn đầu một phái đoàn đến Giơneve như để quan sát mà thôi. Đến khi Hiệp Định Geneve 1954 được ký kết thì ông Ngoại Trưởng Trần Văn Đỗ đã bật khóc. Trong khi đó TT Ngô Đình Diệm tuyên bố treo cờ rủ vào ngày ký kết hiệp định. Lý do, ông chủ trương "Phải thống nhất đất nước trong Tự Do chứ không phải trong nô lệ". (Sài Gòn trong tôi - Bảo Giang) Có lẽ điều ông chủ trương là hoàn toàn đúng đắn. Bởi lẽ, ngay từ trước khi hiệp định Genève năm 1954 ra đời, trên khắp lãnh thổ miền Bắc của phỉ quyền Hà Nội đã có những nét u buồn. Từ thành thị đến nông thôn đâu đâu cũng chỉ thấy cảnh nhà cửa, làng thôn, phố xá tiêu điều. Nơi nơi đều vang lên những tiếng khóc than oán hận vọng thấu trời xanh. Lý do cuộc Cải Cách Ruộng Đất được mô tả là "Long Trời Lở Đất" với chủ trương cướp của giết người của việt gian Hồ chí Minh đã bắt đầu nổ ra từ 1953 ở những nơi dưới quyền kiểm soát của chúng. Trong khi đó, những vùng chúng chưa kiểm soát được, cuộc di cư vào nam của hàng trăm ngàn đồng bào đã bắt đầu. Rõ ràng, cùng trên một mảnh đất mà đã sớm có hai đời sống khác biệt nhau. Điều ấy chỉ ra rằng, Ông hòan toàn đúng khi không ký vào tờ giấy chia hai sơn hà do Pháp bại cuộc, chủ trương. Bởi lẽ, khoan nhượng, hay hòa hoãn với bọn phỉ quyền cộng sản Hà Nội là tự sát. Rồi một quốc gia không dám đối đầu sanh tử với kẻ thù thì làm sao có thể tranh thắng, nếu như không muốn nói là đã chấp nhận thua cuộc trước đó. Trở lại chuyện di cư, người ta chẳng cần ai rủ ai, nhưng tất cả đều muốn bỏ miền bắc để vào nam. Tại sao thế? Đơn giản là miền bắc sẽ thuộc về cộng sản hệ Nga, Tàu. Nga thì người dân chưa nhìn thấy mặt nó tròn méo ra sao. Nhưng Tàu thì ngưòi Việt Nam đã có kinh nghiệm từ hàng ngàn năm trước. Xem ra là không thể đội trời chung, nói chi đến việc nó làm chủ. Trong khi đó, miền Nam thuộc về Tự Do. Chỉ thế thôi, hai chữ Tự Do bừng lên trong mắt, làm rạng rỡ trong tâm hồn, rồi vội vàng trên đôi chân. Từ đó, nó tạo cho con người nguồn sống, nên chẳng cần ai dục ai, tất cả đều phải nhanh chân cho kịp với cái khoảng thời gian ngắn ngủi là số ngày được quy định theo hiệp định. (Sài Gòn trong tôi - Bảo Giang) c. Bạn mang theo những gì đây? Chắc là chẳng có gì! Đã là người phải chạy loạn, phải bỏ nhà, bỏ nước ra đi để tìm lấy chữ Tự Do thì còn cần phải mang theo thứ gì nữa. Cứ thế, hàng hàng lớp lớp gánh gồng, bồng bế con cháu ra đi. Hỏi xem, dẫu có dăm ba ký gạo, nồi cơm nếp trong đôi quang kia thì cho họ được bao ngày sống trên đường đi? Hỏi thôi, nhưng bạn biết là chẳng một ai cần đến câu trả lời này. Bởi lẽ, mỗi người di cư đã không cần mang những thứ này khi ra đi. Trái lại, họ sẵn sàng quăng cả đôi quang gánh kia đi, rồi bồng lấy đứa con mà trốn chạy khi cộng sản chặn đường. Nói cách khác, đôi quang gánh kia chẳng qua chỉ là những ngụy trang của người ra đi mà thôi. Nó không phải là vật bất khả ly thân của người trốn chạy cộng sản! Như thế, chuyện người bắc di cư vào nam năm 1954 là bài học lớn cho miền nam vào năm 1975. Hơn thế, đây còn là chuyện phải làm ngay và trước khi cộng sản nhuộm đỏ mảnh đất miền nam. Đã thế, người dân ở đây cũng không có một chọn lựa nào khác ngoài việc đem mạng sống của mình ra để đánh đổi lấy chữ Tự Do. (Sài Gòn trong tôi - Bảo Giang) Thật vậy, đến nay đã nửa thế kỷ qua rồi, chuyện ra đi vẫn như còn mới trong lòng người Việt Nam. Họ vẫn sẵn sàng bỏ ra đi bất cứ lúc nào, dẫu chuyện đi tìm Tự Do phải trả bằng cái gía qúa nặng. Thế mới biết, cộng sản Việt Nam còn dã man, tàn bạo và ác độc hơn cả sự chết. Về chuyện này, khéo mà Duyên Anh nói đúng đấy “ Nếu biết đi, con chó nó cũng không muốn ở lại” với việt gian Hồ chí Minh, nói chi đến con người. Đó là bài học đầu tiên người Việt Nam nhận được từ khi Hồ chí Minh xuất hiện. Kế đến gần 20 năm trong chiến tranh, người ta đã nhìn rõ bộ mặt thật của những thành phần dã nhân cộng phỉ khát máu này. Chuyện bọn khủng bố cộng phỉ hèn hạ thảm sát dã man học sinh Trường Tiểu Học Cai Lậy, Trương Tiểu Học Song Phú, Sân Vận Động Quy Nhơn, nhà hàng Mỹ Cảnh, chuyện Huế và Tết Mậu Thân năm nào và hàng ngàn vụ đặt mìn khủng bố trên quốc lộ là những bài bọc người dân Miền Nam Việt Nam sẽ không bao giờ quên. Thêm vào đó là những cái loa hàng “ tôm, cá, chợ búa” của nhà nước lải nhải dọc đường, đến việc tập trung cải tạo của chúng đều là những lý do để từ và sau ngày 30-4-1975 người miền nam xuống thuyền, ra khơi. Khi đi, chẳng có một đau đớn nào hằn trong tâm hồn một con người nặng hơn là việc mất quê hương, làng xóm, người thân, nhưng vẫn phải đi. Dĩ nhiên, tôi đã là một trong những kẻ ấy. Đã thế, không phải một, nhưng là hai lần! Nó bắt đầu bằng cái tên Việt Minh khi rời đất bắc, rồi Việt cộng ở trong nam. Hôm nay, khi nhìn lại những chuyến đi, xem ra người di cư từ miền Bắc vào năm 1954 còn bắt gặp rất nhiều may mắn. Họ mới chỉ mất nhà, mất gia nghiệp. Với những người rời Việt Nam từ và sau 30-4-1975 không chỉ mất nhà, mất gia nghiệp, nhưng còn là mất cả quê hương, tổ quốc của họ nữa! (Sài Gòn trong tôi - Bảo Giang)
****************************************************************
ĐAU THƯƠNG NGÚT NGÀN!!! 😢 😢 Những giờ phút cuối cùng của Tổng Thống Ngô Đình Diệm - (Thằng Bờm) Thằng Bờm đã gặp người lính già ấy vào một buổi tối mùa đông mưa gió sụt sùi ở một căn flat trọ ở Melbourne. Người lính già ở một mình. Gọi là người lính già bởi tuổi ông đã già, riêng tuổi lính tính sơ sơ chỉ 28 năm. Râu tóc đã bạc, nhưng bộ pháp vẫn còn ung dung vững chãi, giọng nói vẫn còn sang sảng như chuông đồng, nụ cười vẫn ngạo nghễ, tinh thần vẫn oai phong, tráng kiện, cốt cách giản dị, hào sảng, rất chịu chơi, rất lính và rất kỷ luật quân đội. Tâm sự Người Lính Già: Khóc Cho Một Lãnh Tụ 63 tuổi đời, 36 vết thẹo kéo dài từ đầu đến chân, có cái đỏ hỏn, có cái lõm sâu, có cái nhăn nhúm chằng chịt… Vừa vuốt ve những vết thương, ông vừa luận: “Đã khá nhiều người bảo đó là kỷ niệm của một thời để yêu. Người khác cho đó là dấu tích của hận thù, là báo hiệu của thần chết, là huân chương của một cuộc chiến tranh giữ nước…” Chỉ tấm thẻ bài vẫn còn đeo lủng lẳng trên cổ, ông nghẹn ngào: “Gia tài của tao đó, lẽ sống của tao cũng đó. Tao đã mang nó suốt 28 năm đi lính và suốt 15 năm mất nước, và sẽ còn tiếp tục mang cho đến phút cuối cùng của cuộc đời. Nó chính là tao, chính là những chiến hữu của tao, chính là những chiến binh đã ngã xuống ngoài chiến trường, nó là KBC, là quân lực VNCH…” - Mày thấy đó! Sau hơn 28 năm cầm súng đánh nhau với giặc, bỗng dưng tao bị mất nước. - Trong suốt 63 năm, cuộc đời tao đã 5 lần phải bật… khóc. Một con người ngang dọc như tao mà cũng biết khóc cũng là lạ. Lần thứ nhất khóc cho cha, thứ nhì khóc cho một mối tình, thứ ba khóc cho một lãnh tụ, thứ tư khóc cho một người lính, và lần thứ năm là mới hôm qua đây thôi, tao phải khóc cho thân phận nổi trôi của tao, của người tỵ nạn trên đất Úc. Trong các vết thương, không vết thương nào đau dai dẳng như vết thương lòng. Tao nhức nhối, tao khổ sở, tao căm hờn đến suốt mấy năm trời, Nó chỉ thật sự chấm dứt vào sáng ngày 2-11-1963, khi tao tận mắt chứng kiến cái chết của cổ TT Ngô Đình Diệm. Cái chết bi thảm oan nghiệt của một lãnh tụ, và tao một lần nữa đã không thể cầm được nước mắt. Tao đã khóc! Đúng ra, đời tao, tao cóc coi ai là lãnh tụ. Tánh tao là phè, ngang ngược đã quen, thế nên trong đời, ngoài việc thờ phượng Đức Phật và thờ bố, tao đếch có coi ai ra gì. Với tao, ai cũng thế thôi, cũng có bằng đó cái đầu, bằng đó cái tay và bằng đó cái chân, chứ nào có nhiều hơn tao cái gì? Tao nghĩ tao đi lính là để trả thù nhà, đền nợ nước, chứ có phải vì ông kẹ, ông lãnh tụ nào đâu. Ngay cả khi ông Diệm về chấp chính, lòng tao cứ thản nhiên, không mảy may xúc động. Ông không về thì ông khác về. Ông không làm thủ tướng thì ông khác làm thủ tướng. Trong suốt 9 năm dưới triều đại uy nghi của ông, tao chớ có bao giờ đứng lên ngoác mồm ra hát bài… suy tôn Ngô Tổng thống “Ai bao năm vì sông núi quên thân mình. Cứu đất nước thề tranh đấu cho tự do...” Nhìn lại trong dòng sử Việt, thiếu gì người vì sông núi quên thân mình, thiếu gì người vì nước mà tranh đấu cho tự do, chứ đâu phải chỉ có mình ông Diệm mà phải đem ông ấy ra suy tôn. Chưa hết, nào là “Ngô tổng thống muôn năm.” Sao lại muôn năm? Muôn năm có nghĩa là hơn một ngàn năm. Con người ta sống thọ lắm chỉ được trăm năm. Rán gân cổ lên mà tung hô chúc tụng thì cũng không cướp quyền tạo hoá được. Nếu định ám chỉ là danh thơm của ông sẽ lưu truyền đến muôn năm thì cũng đúng là nói phét. Ông đã chết đâu, ông đã làm xong việc đâu mà biết ông thơm hay thối để dựa vào đó mà bốc hay chửi. Ôi, hát với hò cái kiểu như vậy chẳng khác gì hại ông, cho ông uống viên thuốc độc bọc đường. Cũng chỉ vì cho là như thế nên thế giới giữa tao và ông Tổng thống nó nhạt nhẽo, nó xa lắc xa lơ. Tao chưa bao giờ được nhìn con người thật của ông, ngoại trừ một lần thoáng thấy ông xa xa, tay đang cầm ba-toong, đầu đội mũ nỉ, mặc com lê xám đang đi kinh lý tại thị xã Đông Hà. Đầu năm 1963. Chán đời. Tao đâm đơn xin sang ngành thiết giáp và được cử đi học khoá chuyên môn về binh chủng này. Mãn khoá, lãnh Sự vụ lệnh về một đơn vị thiết vận xa tại Bến Cát, Bình Dương, thuộc quyền sở hữu của SĐ5 mà Tư lệnh là Đại tá Nguyễn Văn Thiệu. So với ông Tư lệnh này thì đường binh nghiệp của tao có điều… rùng rợn. Khi tao là Trung sĩ thì ông đang là dân. Khi tao lên Thượng sĩ thì ông ra trường Thiếu úy. Và bây giờ ông là Đại tá thì tao vẫn là… Thượng sĩ. Đấy, đời kỳ quái như vậy bố ai mà hiểu được. Trưa 1.11.1963, chi đoàn thiết giáp của tao được lệnh xếp hàng về Sài Gòn, nói là để tăng cường bảo vệ thủ đô. Qua một lần kinh nghiệm, tao biết lại giở trò với nhau đây. Thua keo nầy nữa thì có hy vọng từ Thượng sĩ lên một phát trở thành… Binh sĩ. Chẳng sao. Đã từ lâu tao không còn thiết tha gì với cái lon nữa rồi, nó bạc bẽo quá, nhớ nó làm chi cho tủi. Đến Sài Gòn, chi đội được chia ra làm 2 toán. Toán thứ nhất hợp lực với quân bạn đánh dinh Gia Long. Toán thứ nhì, có tao, làm vòng đai an ninh cho Bộ Tổng Tham Mưu, nơi đặt bản doanh của quân đảo chánh. Thế là đêm đó mặc cho thiên hạ bắn nhau chí choé ở bên ngoài, tao ghếch súng ngồi dựa lưng vào thành xe tăng ngẫm nghĩ chuyện đời. Thấy đời chán bỏ mẹ, đánh đấm cho lắm thì cũng là quân ta bắn quân mình. Đảo chánh thắng thì mấy cha nội chóp bu thành người hùng cách mạng để có ghế mới, lon mới, địa vị phe phẩy, tiền bạc rủng rỉnh và oai quyền hét ra lửa. Thua thì các đấng dông cha nó ra ngoại quốc, để bổng chốc thành chính khách lưu vong. Chỉ khổ cho mấy thằng lính, chẳng được cái đếch gì mà lại lãnh trọn đòn thù thay cho xếp. Khi trời vừa sáng tỏ thì đồng hồ chỉ 6 giờ 15 phút. Lời hiệu triệu phát ra từ một chiếc máy transitor vang lên đều đặn: “Quân đội đã đứng lên làm cách mạng để lật đổ chế độ độc tài gia đình trị Ngô Đình Diệm và hiện đang làm chủ tình hình mọi nơi trên toàn lãnh thổ cũng như tại Dinh Gia Long, cứ điểm cuối cùng của nhà Ngô, đã hoàn toàn lọt vào tay quân cách mạng. Trung tướng Nguyễn Khánh, Tư lệnh QĐ2 kiêm Tư lệnh Vùng 2 Chiến thuật, vừa đánh điện ủng hộ Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng.” Tao chợt nghe tiếng nói vu vơ của một thằng lính: - Thế ông Diệm đâu? Một giọng khác văng vẳng: - Hãy cầu nguyện cho ông ta! Vừa lúc ấy toán của tao được lệnh di chuyển. Khẩu lệnh cho biết đây là cuộc hành quân phối hợp. Ai cũng ngỡ là đi tăng viện cho một chốt nào đó. Khi lọt ra khỏi cổng chính Tổng Tham Mưu, tao thấy lực lượng gồm có 3 chiếc jeep đi đầu. Chiếc tiên phong có tướng Mai Hữu Xuân và 3 cận vệ. Chiếc thứ nhì gồm đại tá Dương Ngọc Lắm cùng hai đại úy Nguyễn Văn Nhung, Dương Hiếu Nghĩa. Chiếc thứ ba chở 4 người, trong đó có đại úy Phan Hoà Hiệp. Tiếp theo sau là 2 xe M113, tao thủ thế ở chiếc thứ nhì. Và cuối cùng là 2 GMC chở đầy nhóc lính tráng, vũ khí trang bị đầy đủ. Nửa giờ sau xe chạy vào Chợ Lớn, khi gần tới một ngôi nhà thờ, đoàn xe đi chậm lại, lính từ 2 GMC nhảy túa xuống, nhanh như cắt toả ra đứng thế thủ, mỗi người một gốc cây. Khoảng chục người khác cũng lăm lăm đứng gác chung quanh các cửa hông nhà thờ. Xe của tướng Mai Hữu Xuân chạy lòng vòng rồi de đít lại, đậu xa tít mãi bên kia đường. Hai xe jeep chở các quan lớn lượn quanh một vòng rồi tiến vào sân chính diện ngôi nhà thờ. Hai chiếc M113 cũng dọt lẹ theo. Sau cái phất tay của đại tá Lắm thì đoàn xe ngừng lại. Đại tá Lắm bước xuống, rồi đại uý Nhung, Nghĩa, Hiệp cũng hăm hở bước xuống. Lúc ấy tao chợt thấy đại tá Lắm đưa mắt nhìn vào thiết vận xa của tao, rồi đưa tay ngoắc một cái, tao cũng chẳng hiểu ông ta ngoắc để làm gì. Do phản ứng tự nhiên, tao nhanh nhẹn nhảy xuống xe chạy lại. Còn cách ông Lắm hai bước, tao giật mình đánh thót một cái vì thấy trên bậc thềm trước nhà thờ có 4 người bước ra. Người đi đầu đúng là Tổng thống Ngô Đình Diệm, sau ông là ông Nhu, còn 2 người kia tao không biết. Ông Lắm bước tới mấy bước, đứng nghiêm trước mặt ông Diệm, tay phải đưa lên chào. Vì đang ở tư thế gần nhất nên tao nghe rõ mồn một cuộc đối thoại ngắn ngủi giữa 2 người: Đại tá Lắm: Thừa lệnh Trung tướng Chủ tịch Hội đồng Quân nhân Cách mạng chúng tôi đến đón Cụ và ông Cố vấn. Ông Diệm: Ông Minh và ông Đôn đâu hè? Đại tá Lắm: Thưa Cụ, hai ông đang làm việc ở Tổng Tham Mưu. Ông Diệm: Thôi được. Thế tôi và ông Cố vấn cùng đi xe kia với ông. Đại tá Lắm quay người lại chỉ vào xe M113 của tao: - Thưa Cụ, xin mời Cụ lên xe này cho. Thật ra cho mãi lúc tới nhà thờ cha Tam và khi tận mắt nhìn thấy ông Diệm tao mới biết công tác của đoàn xe là đi đón ông Diệm và cho đến lúc này tao bàng hoàng, không thể nghĩ được rằng một ông Tổng thống, dù là Tổng thống bị đảo chánh, lại được người ta đón bằng một chiếc xe tăng… Ngày xưa hành quân bắt được Việt cộng, khi giải về hậu cứ thì cứ tốt nhất cũng tông nó lên chiếc GMC chứ không chơi cái trò đút vào xe bọc thép. Khi nghe ông Lắm nói xong, bấy giờ tao thấy nét mặt ông Diệm rất bình thản, đôi mắt ông bỗng ngước lên nhìn quanh mọi người, nhìn tới ông Lắm cúi đầu xuống, nhìn tới tao, tao cũng cúi mặt xuống. Chao ôi! Gần 30 năm rồi, đến hôm nay tao vẫn còn nhớ như in cái nhìn ấy, cái nhìn trong ánh mắt rất hiền từ, rất bao dung, rất nhẫn nhục, và tao nhớ ngày xưa mẹ tao cũng có cái nhìn như thế khi tiễn tao lên đường nhập ngũ. Nhìn xong ông Diệm vẫn im lặng. Riêng ông Nhu khẽ nhíu mày, lên tiếng: - Không thể đón Tổng thống bằng chiếc xe như vậy. Để tôi liên lạc với ông Đôn, ông Đính coi xem. Đại tá Lắm khẽ nhún vai: - Tôi không biết. Đây là lệnh của Trung tướng Chủ tịch. Hướng về ông Diệm, đại tá Lắm giơ tay lên chào trong tư thế nghiêm rồi quay người bước ra. Đại úy Nhung bước lên mấy bước, không chào hỏi gì cả, tay chỉ về thiết vận xa, miệng oang oang: - Xin mời hai ông lên xe ngay cho. Mặt ông Nhu đỏ bừng, giọng nói rất quyết liệt: - Không được. Để tôi hỏi lại ông Minh, ông Đôn. Tôi đi xe nào cũng được, nhưng còn Tổng thống? - Ở đây không còn Tổng thống nào cả, các ông là tù binh. Chúng tôi được lệnh bắt các ông. Đại úy Nhung vừa nói xong thì có 2 quân nhân đến sau lưng Tổng thống Diệm, một người cầm tay phải, một người cầm tay trái đẩy ông về phía trước. Bất giác ông Nhu quay người lại, hai tay ông đưa lên nắm vai 2 quân nhân kéo về phía sau, ông nói như quát: - Để yên! Không được nhục mạ Tổng thống! Hỗn độn xảy ra trong chớp nhoáng, tao đứng đực người ra vì không biết phải làm sao. Đại úy Nhung luýnh quýnh rút súng ngắn bên hông ra, mũi súng chĩa thẳng vào người ông Nhu rồi đưa qua đưa lại chĩa vào ông Diệm, xong lại chĩa vào ông Nhu. Đột nhiên, bằng một cử chỉ rất nhanh, tao thấy ông Diệm bước lên 2 bước, đứng chắn trước mặt ông Nhu, đôi mắt ông nhìn thẳng vào người đại úy Nhung, giọng ông cất lên rất gọn, rất đanh thép: - Bỏ súng xuống! Đại úy Nhung run run khẩu súng trong tay chợt thõng xuống, ngưng trong giây lát, rồi được đút vào bao. Ông Diệm quay đầu xuống nói với ông Nhu: - Lính nó không biết gì… Đừng chấp… Ta đi thôi. Ông Nhu vượt qua ông Diệm, bước đi trước, ông Diệm đi sau, đi qua nữa là 2 người lạ mặt (sau này mới biết đó là tùy viên Đỗ Thọ và Linh mục Jean). Đại úy Nghĩa chạy nhanh đến trước M113, miệng nói lớn: - Hạ bửng xuống! Hạ bửng xuống! Cửa sau xe kêu rè rè và từ từ mở xuống. Trong hầm xe đồ đạc lỉnh kỉnh, nào bi đông nước, nào ca sắt muỗng sắt. Tùy viên Đỗ Thọ chạy lại đưa ông Diệm chiếc cặp đen. Tay trái ông Diệm vừa sờ vào chiếc cặp thì đại úy Nhung chạy tới giật mạnh một cái, chiếc cặp da nằm gọn trong tay đại úy Nhung. Đại úy Dương Hiếu Nghĩa đẩy nhẹ Đỗ Thọ sang một bên rồi chỉ vào nền nhà thờ: - Anh này lên trên kia. Lúc ấy tao vẫn đứng ngoài, vẫn nhìn trâng tráo, vẫn đứng yên như phỗng đá. Giây phút ấy tao chẳng hiểu tao nghĩ gì, có cảm giác gì, chỉ thấy nó có cái gì lạ lùng quá, khó hiểu quá. Năm bảy người lính đang vây quanh ông Diệm ông Nhu để phụ đưa 2 ông vào lòng xe. Đại úy Nhung trợn mắt, nhìn ngang nhìn ngửa, bỗng thấy tao hình như tư thế không giống ai, ông ta la lên: - Ủa, thằng này đứng làm gì đây? Tao chạy vội vào phía sau xe M113. Vừa lúc đó tao nghe thấy tiếng nói rất rõ của một Hạ sĩ xạ thủ đại liên: - Dạ dạ, Tổng thống cứ bước lên, đã có con đỡ bên hông rồi… Ê mày, nhẹ nhẹ thôi, coi chừng làm đau Tổng thống. Cánh cửa xe M113 từ từ đóng lại, tao tự nhiên thấy người mình nặng như chì, leo lên xe 2 lần đều trượt xuống. Lần thứ 3 mới hì hục lên được. Đứng bên cạnh tao lúc đó là 2 anh hạ sĩ xạ thủ đại liên. Tao vừa thở hào hển vừa nói: - Sao không để 2 ông ấy đi xe jeep cho tiện, đút vào đây làm chi cho cực? Anh Hạ sĩ ghé vào tai tao, giọng nói lạnh như tiền: - Ông ngu bỏ mẹ đi ấy. Nếu người ta muốn “đón” thì đi bằng xe jeep. Còn muốn “giết” thì còn gì kín đáo hơn là hầm chiếc xe này. Nghe xong tao bất giác lạnh từ xương sống lên tới đầu. Giết? Sao lại giết? Có gì mà đến nỗi phải giết? Đối phương đã đầu hàng, đã xin chịu thua, nhất là đã chỉ chỗ cho mình đến mà đưa người ta đi. Vậy thì cách chức, đuổi cổ người ra khỏi nước đã là nhục lắm rồi, cớ chi mà phải giết? Nghĩ tới đó tao thấy kinh hoàng, thấy hoảng hốt, thấy rõ ràng rằng đi đón người theo cái cung cách ấy thì đúng là đem đi “làm thịt”. Đồng thời, một cảm giác khác làm tao tê điếng, run rẩy cả người khi nhớ ra rằng tao đang “ngồi” trên đầu một vị Tổng thống. Quả thực tao chỉ muốn co giò nhảy mẹ nó xuống đất, rồi muốn ra sao thì ra. Chiếc M113 rú lên từng hồi, rồi rầm rộ rời nhà thờ cha Tam, chạy đến đường Đồng Khánh. Khi tới đường Nguyễn Trãi thì tao thấy đoàn xe đâu mất hết. Ngoài chiếc M113 của tao chở Tổng thống Diệm và ông Nhu, chỉ còn một chiếc xe jeep chạy đầu. Xe này tao biết chắc như bắp là xe của tướng Mai Hữu Xuân lúc đi, nhưng bây giờ thì ông ta biến đi đâu mất, trên xe ngồi đứng 5, 6 người, súng ống chỉa lên trời, lựu đạn đeo lủng lẳng xem đến là hùng dũng. Hết đường Nguyễn Trãi, xe tiến vào đường Võ Tánh và ngừng ngay trước trụ sở Tổng Nha Cảnh sát Quốc Gia. Hôm ấy Tổng Nha CSQG không còn một bóng dáng cảnh sát. Đâu đó chung quanh các ngả đường, trước trụ sở toàn là anh em binh sĩ của Sư Đoàn 5, súng lăm lăm cầm tay canh gác rất cẩn mật. Từ trong một xe jeep khác chạy ra, trên xe có một Đại tá, ông ta chỉ tay lên chiếc xe của tao rồi ra lệnh: - Xuống! Xuống hết! Tất cả ở ngoài đứng chờ lệnh, chỉ có chiếc xe này được chạy vào với một tài xế và… anh kia. Theo tay chỉ thì anh kia là anh chàng Hạ sĩ xạ thủ đại liên. Bảy người trên xe nhảy xuống cùng với tao. Anh em bên chiếc xe jeep chạy đầu chung số phận… là ở bên ngoài ngắm cảnh. Đúng ra, lúc này tao cứ ngỡ đến đây là hết. Giết hay giam ông Diệm thì chắc hẳn là nơi này. Tao định bụng chờ một tiếng đồng hồ mà không có lệnh lạc gì thì dù về nhà ngủ một phát cho quên cái sự đời. Mà nào ngờ, 20 phút sau, chiếc M113 lại lù lù chạy ra, tới cửa nó chạy chậm lại để chúng tao đu lên. Rồi a lê hấp xe rú lên vọt chạy như ma đuổi. Xe chạy ngược lại đường Võ Tánh rồi quẹo phải, đến đường Cộng Hoà. Tao nhìn chàng Hạ sĩ, thấy mắt nó dại đi, mặt tái mét, mười ngón tay như muốn co rúm lại. Tao thì thầm bên tai nó: - Ông Diệm ông Nhu đâu? - Ở dưới. - Sao rồi? - Ông Nhu bị tra tấn khủng khiếp rồi bị xiết cổ chết bằng dây điện. - Còn ông Diệm? - Ông bị đè cổ ra trói thúc ké rồi ném vào thùng xe. - Chết hay sống? - Không biết. - Người ta là ai? - Không biết. Xe tao cùng chiếc xe jeep chạy qua đường Pétrus Ký thì tới ngã rẽ Hồng Thập Tự, bên kia là Lý Thái Tổ, đường Hùng Vương, bên trái là đường Nguyễn Hoàng, thì gặp lại đoàn xe của Đại tá Lắm, Đại úy Nguyễn Văn Nhung – Phan Hòa Hiệp – Dương Hiếu Nghĩa, gồm 2 xe jeep và một M113, hai GMC, chở đầy nhóc binh sĩ. Mới thoáng qua thì cuộc gặp gỡ tưởng là vô tình, nhưng tao đoán trước là có bố trí sẵn. Thế là đội hình mau chóng được xếp lại. Xe đại tá Lắm đi đầu, kế là xe tao, sau đó xe của đại úy Nhung… Tao quay đầu lại thì thấy mấy chiếc kia hình như đang bị khựng lại vì bị dân chúng ùa ra hoan hô. Tuy nhiên, ba chiến xe dẫn đầu cứ chạy. Qua ngã tư Cao Thắng – Hồng Thập Tự, khoảng bên hông bệnh viện Từ Dũ thì tạm ngừng lại, vì bên kia chạy ngược chiều là đoàn xe nhiều chiếc của tướng Mai Hữu Xuân. Lúc đó có một số đồng bào thấy lạ nên đổ xô đến. Tướng Xuân xuống xe đứng bên này đường. Ông nhìn về xe đại úy Nhung, ra tay trái 3 lần đưa lên 2 ngón tay, rồi đưa tay phải qua khỏi đầu, ngón tay trỏ được duỗi ra co vào đến 4 lần (giống như bóp cò súng). Lúc ấy tao chẳng hiểu ông Tướng chơi cái trò gì, chỉ thấy đại úy Nhung gật đầu rồi đưa tay lên chào. Đoàn xe của tướng Xuân chạy đi thì 3 chiếc xe bên này cũng lăn bánh. Mới chạy được một quảng ngắn thì phải ngừng vì có đoàn xe lửa sắp chạy qua. Trong giây phút chờ đợi, đột nhiên đại úy Nhung từ trên xe jeep bên hông xe M113 nhảy sang xe tao. Miệng hét: - Xuống! Xuống! Tao cóc đoán được chuyện gì. Bảo xuống thì tao nhảy xuống. Mấy thằng khác cũng xuống theo. Chân vừa chạm đất, tao bỗng nghe nhiều tiếng súng nổ. Âm thanh không chát chúa, chỉ nghe văng vẳng, vì không phải nổ ở bên ngoài mà nổ ở trong lòng chiếc thiết vận xa. Tao biết chuyện gì đã xảy ra. Tao ngửa cổ nhìn lên trời, trời cao xanh thăm thẳm. Tao cắn chặt môi cố ngăn những giọt nước mắt không chảy ra để thấy tâm hồn như bị chẻ đôi, để thấy cõi lòng như đang trải qua cơn giông bão tang thương thê thảm nhất cuộc đời. Người lính già châm điếu thuốc thứ mười, qua làn khói mờ mịt, trông dáng dấp, khuôn mặt và tư thế ngồi của ông như bức tượng “Thương Tiếc” ngày nào trước nghĩa trang quân đội. Ông tâm sự với Thằng Bờm giọng đều đều như kể chuyện: - Mày đã đọc nhiều sách báo viết về những giây phút cuối cùng của ông Diệm. Tao cũng có đọc một số, đọc để thấy thiên hạ bị lừa đến một nửa. Thật ra các tác giả không ai lừa người đọc, vì chính họ cũng bị lừa, và họ chỉ biết sự thật có phân nửa, để rồi mọi người chỉ biết một cách đại khái rằng ông Diệm ông Nhu bị bắt ở nhà thờ cha Tam và trên đường giải về Bộ Tổng Tham Mưu thì bị đại úy Nhung bắn ở đường Hồng Thập Tự. Nhưng nếu mọi người tinh ý một chút, một chút thôi, thì sẽ có ngay một dấu hỏi, vì qua tấm hình do phóng viên ngoại quốc chụp được khi ông Diệm Nhu bị bắn chết thì hai ông BỊ TRÓI giật cánh khuỷu và trên đầu ngoài những vết đạn lỗ chỗ, thì trên người còn đầy những vết dao đâm. Như thế thì hai ông BỊ TRÓI ở đâu? Bị ĐÂM ở đâu? Nếu không phải là cái thời gian 20 phút ở trụ sở Tổng Nha Cảnh sát Quốc Gia thì còn ở chỗ nào nữa? Tiếc thay chỉ không quá 8 người biết được rằng trên đường về, chiếc xe định mệnh chở một vị Tổng thống còn được lệnh ghé qua bộ chỉ huy cảnh sát ấy! Và hỡi ơi, nếu thực đúng như lời anh chàng Hạ sĩ xạ thủ đại liên, thì cả 2 ông Diệm Nhu đã bị thanh toán tại nơi này, thì đại úy Nhung cũng “bị lừa” ông ta chẳng qua chỉ là con vật tế thần cho các xếp lớn dùng mẹo đổ vấy lên ông cái tội đã dám bắn một Tổng thống, nhằm giấu đi cái bản mặt và đôi tay đẫm máu của họ. Ôi, đời đểu giả thật!" *************************************************
NHÂN QUẢ NGUYỄN VĂN NHUNG Sau đảo chánh 1963, sát thủ Nguyễn văn Nhung được thăng một cấp từ đại uý lên thiếu tá nhờ công lao giết người từ lệnh của Dương văn Minh qua trung gian Mai hữu Xuân Đảo chánh 1963 chưa đầy 100 ngày thì các tướng Trần Thiện Khiêm, Nguyễn Khánh và đại tá Nguyễn Chánh Thi làm cuộc “chỉnh lý 30.1.1964”. Những người làm chỉnh lý bắt ngay thiếu tá Nguyễn Văn Nhung. (Nguyễn Văn Nhung mới lên thiếu tá từ sau ngày đảo chánh 1.11.1963), ngay trước mắt Dương văn Minh và đem đi điều tra về những gì đã xảy ra trên chiếc xe bọc thép chở hai anh em ông tổng thống Ngày 17.2.1964, sĩ quan báo chí Bộ Quốc phòng của Nguyễn Khánh chính thức tiết lộ: “Thiếu tá Nguyễn Văn Nhung sỹ quan tổng quát và tùy viên của trung tướng Dương Văn Minh bị bắt giữ hồi đêm 30-1 và giam tại Lữ đoàn Nhảy dù trại Hoàng Hoa Thám, ông Nhung tự vận bằng dây giày”. Là một trong những người lãnh đạo cuộc chỉnh lý 30.1.1964, ông Nguyễn Chánh Thi đã kể lại chuyện nầy trong hồi ký của ông như sau: “Trời sáng rõ. Các cánh quân bắt đầu đem về Bộ chỉ huy chỉnh lý những người cộng sự của những tướng lãnh đứng ra đảo chánh. Trong số này có thiếu tá Nhung, viên sĩ quan cận vệ của trung tướng Dương Văn Minh. Nhung được lệnh phải làm một bản tường trình về việc: Tại sao, và bằng cách nào giết chết ông Nhu và ông Diệm? Nhung khai: "Tôi (thiếu tá Nhung) rút khẩu súng Colt 12, bắn mỗi người 5 phát ... " Nội trong đêm, sau khi làm tờ khai, Thiếu tá Nhung trong phòng tạm giam ở Bộ Tổng Tham mưu, đã lấy dây giầy của mình thắt cổ tự sát. Vợ Nhung là Huỳnh Thi Nhi kể lại "Khi được báo tin chồng chết bà đến nhận xác chồng ở Bệnh viện Cộng Hòa, nhưng các bác sĩ pháp y không ai dám xác nhận chồng bà đã chết bằng cách gì. Ngay cả bác sĩ Nicola Võ Minh Kỵ làm giám đốc Bệnh viện Cộng Hòa có bà con với gia đình cũng đóng cửa phòng để tránh việc phải xác nhận về cách chết của Nguyễn Văn Nhung. Nếu ông Nhung tự tử bằng dây giày thì việc xác nhận có gì khó khăn đâu để những người có trách nhiệm trong pháp y sợ hãi phải từ chối né tránh đến vậy?" Thị Nhi cho biết thêm khi khâm liệm ông Nhung bà thấy trên mặt trên đầu trên thân thể ông có hàng chục vết bầm tím, có vết còn in nguyên dấu đế giày bốt-đờ-xô. Có lẽ Nguyễn Văn Nhung bị trả thù bằng những đòn đấm đá của nhiều người nên các bác sĩ pháp y không dám xác nhận chăng? và khẳng định chồng bị tra khảo mà chết chứ không phải tự sát bằng dây giày như đại tá Thi đã viết. Theo báo Dân Ý xuất bản ở Sài Gòn, từ số 140 ngày 01.10.1970 đến số 160 thì thiếu tá Nhung đã “bị đá bể lá lách sau khi ông đã khai tất cả những bí mật trong vụ thanh toán anh em tổng thống Diệm. Lời khai của ông được thâu băng và trao cho tướng Khánh”. Đúng là một cái chết đámg kiếp không ai thương dù là thương hại
*************************************************
ông Ngô Đình Nhu Nguồn: Đại Việt Tàng Thư Có một bạn hỏi " Trong số các nhà lãnh đạo Việt nam từ 1945 tới nay qua các thời kỳ lịch sử, ai là người có học vị cao nhất " mình có nhắn trả lời như sau: Bạn dễ dàng tra Google để hỏi sẽ được giải đáp chi tiết. Nhưng bạn đã hỏi tôi, xin được nói vắn tắt: Các nhà lãnh đạo đất nước người Việt nam từ 1945 tới nay nếu xét về học vị có tính giá trị Quốc tế thì ông Ngô Đình Nhu là người đã tốt nghiệp Cử nhân khoa học và Lưu trữ Cổ tự (archiviste paléographe) ở Pháp. Năm 1938 ông Nhu trở về Việt Nam với hai bằng khoa học đó. Không chỉ là học vị trên lý thuyết, ông Nhu là người kiến tạo chính sách cho chế độ VNCH. Ông ấy cũng là người đã tính đến những bước đi HOÀ HỢP DÂN TỘC rất cụ thể (dưới đây) trong hoà bình để tránh một cuộc chiến tranh tàn phá đất nước và chết chóc đẫm máu cho người Việt nam. Rất tiếc tài năng của ông ấy rơi vào một giai đoạn không may cho dân tộc Việt nam cũng như cho nước Việt nam. Các bạn có thể tham khảo một chút về ông Ngô Đình Nhu qua bài viết của tác giả Phong Trần trong bài viết “Cao Xuân Vỹ - "LỜI NÓI CỦA NGƯỜI TRÍ THỨC TRƯỚC KHI CHẾT". Xin trích nguyên văn: Sau đây là lời của Ông Cao Xuân Vỹ, một người thân cận của Ông Nhu đã tháp tùng ông trong chuyến đi gặp ông Phạm Hùng-một cán bộ lãnh đạo cao cấp trong chiến khu Cộng sản tại miền Nam Việt nam. Hỏi: Khi ông cùng ông Nhu đi gặp Phạm Hùng ở Bình Tuy, ông Nhu có cho ông biết hai người họ bàn chuyện gì không? -Đáp: Lúc ấy thì không. Chỉ biết chúng tôi cùng đến Quận Tánh Linh ở đây có một vùng do Cộng quân kiểm soát. Ban đầu cứ tưởng đi săn cọp như mọi khi. Nhưng đến nơi ông Nhu bảo chúng tôi ở ngoài, còn ông đi về phía trước độ vài trăm mét. Có Phạm Hùng chờ ở đó. Sau này về nhà tôi cũng không tiện hỏi ông Nhu. Nhưng qua những gì ông tự ý nói ra vào một lúc nào đó thì, nội dung câu chuyện trên một tiếng đồng hồ, gồm nhiều điều cho đến nay vẫn chưa được tiết lộ. Có một điều mà phía họ rất quan ngại, nếu không bảo là sợ, rất sợ chương trình Ấp Chiến Lược. Họ yêu cầu cho biết ai là người chủ trương và mục đích để làm gì? Ông Nhu trả lời: đó chỉ là chủ trương của chính phủ nhằm bảo vệ sinh mạng và tài sản của người dân, ngăn ngừa sự xâm nhập, phá phách của du kích các ông… Các ông bảo cán bộ đừng tìm cách đánh phá làng xã, thì chúng tôi sẽ bỏ luật 10/59. Cán bộ các ông có thể về sống với dân lành tại các ấp… Về các điều kiện để hiệp thương thì nhiều lần Tổng thống Diệm đã nói, phải có 6 giai đoạn: -Bắt đầu bằng việc cho dân hai miền trao đổi thư tín tự do. - Rồi cho dân qua lại tự do. - Thứ 3 là cho dân hai bên được tự do chọn đinh cư sang bên kia nếu muốn. - Thứ 4 mới đến giai đoạn trao đổi kinh tế. Ví dụ miền Nam đổi gạo lấy than đá của miền Bắc chẳng hạn. - Qua được các giai đoạn đó rồi mới tiến tới hiệp thương. - Và sau cùng là tổng tuyển cử. Có lần ông Nhu tính với chúng tôi: Ông dự đoán rằng, nếu cho dân tự do chọn nơi định cư, thì căn cứ theo tình trạng về tự do dân chủ tồi tệ và kinh tế kiệt quệ của miền Bắc lúc ấy, sẽ có khoảng 3 triệu người dân sẽ dần dần vào định cư ở miền Nam. Vì vậy “mình” phải chuẩn bị đất cho dân. Ông cũng tính rằng hiện dân số miền Bắc có tới 23 triệu, trong khi dân số miền Nam chỉ có 17 triệu. Nếu có được 3 triệu dân Bắc vào định cư ở miền Nam thì dân số 2 bên sẽ cân bằng. Bầu cử tự do, với sự giám sát của Quốc Tế thì chắc mình sẽ thắng. ****************************** Ong Ngô Đình Nhu CỘNG SẢN LÀ THẾ ĐẤY Thái Bá Tân (Hà Nội) Vừa mới có kỷ niệm Nhân Thư Viện Quốc Gia Một trăm năm thành lập. Niềm kiêu hãnh nước nhà. Chân dung các giám đốc Của ta và của Tây Được giới thiệu long trọng Nhân dịp kỷ niệm này. Sau hai ông người Pháp, Ông giám đốc thứ ba, Là một người nổi tiếng, Ngô Đình Nhu, người ta. Ông Nhu không có ảnh, Chỉ có tên, vì sao? Chỉ mấy chữ đơn giản. Như thế là thế nào? Khó, không tìm được ảnh Một người đã nổi danh? Hay là sợ treo ảnh Thì làm nhục cho mình? Muốn nói gì thì nói. Đó là một sự hèn. Cộng sản là thế đấy. Nói sai, tôi chết liền.
|
|
|
Post by Can Tho on Sept 3, 2023 1:32:56 GMT 9
THỦ TƯỚNG : NGÔ ĐÌNH DIỆM - CHẬN NGUY CƠ TỰ TRỊ TẠI CHỢ LỚN . Phá tan giấc mơ "Republic of Cholon". Trước nguy cơ khu Chợ Lớn Sài Gòn với đa số người Hoa đòi tự trị, chánh quyền Tổng thống Ngô Đình Diệm ra tiến hành loạt biện pháp cụ thể. Thập niên 1950, sau khi Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa chiếm xong toàn bộ đại lục Trung Hoa, Chánh quyền Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) lẫn Trung Hoa Dân quốc (Đài Loan) ngấm ngầm lẫn công khai có chủ trương tác động, gây ảnh hưởng đến các cộng đồng người Hoa khu vực Đông Nam Á. Cũng trong những năm này, Singapore là thuộc địa Anh, nơi cộng đồng người Hoa chiếm đa số nổi lên phong trào đòi tự trị. Trong tổng tuyển cử đầu tiên năm 1955, lãnh đạo ủng hộ độc lập của Mặt trận Lao động là David Marshall giành chiến thắng; dẫn đầu một phái đoàn đến Luân Đôn để yêu cầu tự trị hoàn toàn, song người Anh bác bỏ. David Marshall từ chức và Lâm Hữu Phúc trở thành người thay thế, tiếp tục tiến hành các chính sách nhằm thuyết phục người Anh trao cho Singapore quyền tự trị nội bộ hoàn toàn đối với toàn bộ các vấn đề, trừ quốc phòng và đối ngoại. David Marshall từ chức và Lâm Hữu Phúc trở thành người thay thế, tiếp tục tiến hành các chính sách nhằm thuyết phục người Anh trao cho Singapore quyền tự trị nội bộ hoàn toàn đối với toàn bộ các vấn đề, trừ quốc phòng và đối ngoại. Thực tế 4 năm sau, 1959, qua bầu cử tháng 5-1959, Đảng Hành động Nhân dân giành chiến thắng và Singapore trở thành một nhà nước tự trị nội bộ trong khối Thịnh vượng chung. Và sau những biến động lịch sử, từ một thành viên của Liên bang Malaysia cùng với Malaya, Sabah và Sarawak (1962), Singapore thành bang tự trị vào tháng 9-1963. Cuối cùng, Singapore độc lập ngày 9-8-1965. Đó là một ví dụ cụ thể gần đây của cái gọi là chiến thuật, mô hình “tằm ăn lá” kiểu Trung Hoa xưa nay không thay đổi: bắt đầu là đưa dân tới làm ăn ở một vùng đất nào đó, tạo thành khối, lực lượng chặt chẽ; sau đó là… chống lại chính quyền nơi đó, đòi tự trị rồi tách ra… Chiến thuật này ông cha ta “rành sáu câu”! Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim chép: Đời vua Trần Anh Tông (1293-1314), đức Trần Hưng Đạo lui về trí sĩ ở Vạn Kiếp. Vua Anh Tông thấy ngài bệnh nặng sắp mất liền ngự giá đến thăm. Nhà vua đã cẩn thận xin ý kiến của Hưng Đạo Vương về cách thế đối phó với giặc phương bắc, mới hỏi rằng: “Thượng phụ một mai khuất núi, phỏng có quân bắc lại sang thì làm thế nào?” Hưng Đạo Vương tâu rằng: “(…) Khi nào quân giặc kéo đến ầm ầm, như gió, như lửa, thế ấy lại dễ chống. Nếu nó dùng cách dần dà, như tằm ăn lá, thong thả mà không ham của dân, không cần lấy mau việc, thế ấy mới khó trị…”. Cũng trong thập niên 1950, cảnh giác nguy cơ “tằm ăn lá” và lấy ngay tấm gương tự trị Singapore sát cạnh, Chính quyền Ngô Đình Diệm đã tiến hành một loạt biện pháp cụ thể phòng chống nguy cơ tỉnh Chợ Lớn, thành phố Chợ Lớn – nơi có đa số cư dân là người Hoa – đòi tự trị. Tỉnh Chợ Lớn (khác thành phố Chợ Lớn) vốn được chính quyền Pháp thành lập ngày 20-12-1899 với nhiều quận huyện. Dân số tỉnh Chợ Lớn ở thập niên 1950 khoảng 1.000.000 dân (bao gồm cả người Việt, người Hoa…), xấp xỉ Singapore lúc ấy. Còn thành phố Chợ Lớn (khu vực quận 5, 6 và một phần quận 8, 10 hiện nay) vốn được thành lập sớm hơn, cùng thời điểm chính thức thành lập thành phố Sài Gòn 1865. Đến 1956, dưới thời Chánh quyền VNCH Ngô Đình Diệm, hầu hết người Hoa ở tỉnh Chợ Lớn, thành phố Chợ Lớn vẫn mang quốc tịch Trung Hoa (Trung Hoa Dân quốc – Đài Loan). Và cộng đồng này vốn có quan hệ rất chặt chẽ về gia đình, buôn bán với cộng đồng người Hoa ở Singapore – từ hàng trăm năm… Tấm gương Singapore + tác động ngấm ngầm của của Chính quyền Trung Quốc lúc ấy + các nhóm Tam Hoàng (vốn là các nhóm Thiên Địa hội từ Trung Quốc tràn sang Việt Nam và rất manh động trong giới người Hoa ở miền Nam suốt thời Pháp thuộc) hoạt động ngấm ngầm, Chánh quyền Tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm đã ra tay: hàng loạt biện pháp phòng chống nguy cơ “diễn biến hòa bình” được thực hiện ngay những ngày đầu tiên của nền Đệ nhất Cộng hòa. Nổi bật là hai biện pháp chính: 1/ Công bố hàng loạt ngành nghề kinh doanh chỉ dành cho người Việt Nam; người nước ngoài không được hành nghề. Cụ thể Thủ tướng VNCH Ngô Đình Diệm (Thủ tướng Diệm đắc cử tổng thống VNCH ngày 24-10-1956) ra Đạo dụ (một hình thức quy phạm pháp luật mang tính bắt buộc thời đó) số 53 ngày 6-9-1956 quy định người nước ngoài không được hoạt động 11 ngành nghề, nhắm chủ yếu vào Hoa kiều: 1/ Buôn bán cá thịt 2/ Buôn bán tạp hóa 3/ Buôn bán than, củi 4/ Buôn bán xăng, dầu lửa và dầu nhớt 5/ Cầm đồ bình dân 6/ Buôn bán vải, tơ lụa, chỉ sợi 7/ Buôn bán sắt, đồng, thau vụn 8/ Nhà máy xay lúa 9/ Buôn bán ngũ cốc 10/ Chuyên chở hàng hóa, hành khách bằng xe hơi, hay tàu thuyền 11/ Trung gian ăn huê hồng. Người Hoa vốn mê buôn bán, làm ăn, đây lại là những ngành nghề họ hoạt động kinh doanh bao lâu nay, cha truyền con nối. Thế là chỉ trong một vài năm, dù giới Hoa kiều ở Chợ Lớn – Sài Gòn phản ứng khá dữ dội cả không chỉ chính trị mà cả với hoạt động kinh tế, 99,8% trên tổng số hơn 1 triệu người Hoa ở tỉnh, thành phố Chợ Lớn cũng như toàn miền Nam xin nhập quốc tịch Việt Nam; trở thành người Việt gốc Hoa như chúng ta thấy ngày nay, chứ không còn là Hoa kiều như trước đó. Một số ngoại kiều, không chỉ Hoa kiều không vô quốc tịch Việt Nam thì thoải mái “đi chỗ khác chơi” (tức trục xuất) hay tự về nước tùy ý. Đến năm 1961, Bộ Nội vụ VNCH đã báo cáo lên Tổng thống Ngô Đình Diệm: Trên 1.000.000 người Hoa trên địa phận VNCH (miền Nam) chỉ còn 2.000 người già yếu, bệnh tật không nhập quốc tịch (0,2%) nên cũng không cần trục xuất. Quốc tịch Việt Nam rồi thì còn đòi tự trị gì được! Không lẽ người Việt đòi tự trị với người Việt – bất hợp pháp với công pháp quốc tế. Trước đó, chỉ sau khi khai sinh Đệ nhất Cộng hòa (26-10-1955) gần một tháng rưỡi, để giải quyết dứt khoát vấn đề Hoa kiều ở miền Nam Việt Nam, ngày 7-12-1955, Thủ tướng VNCH Ngô Đình Diệm đã ký ban hành Dụ số 10 quy định về Bộ Luật Quốc tịch Việt Nam. Điều 12 ghi rõ: “Con chính thức mà mẹ là người Việt Nam, và cha là người Trung Hoa, nếu sinh đẻ ở Việt Nam thì là người Việt Nam”. Lúc đó, giới Hoa kiều ở miền Nam vẫn hy vọng Thống chế Trung Hoa Dân quốc (Đài Loan) Tưởng Giới Thạch sẽ can thiệp nên có ý coi thường, không chấp hành đạo dụ này. Thủ tướng VNCH Ngô Đình Diệm ra tiếp Dụ số 48 (ngày 21-8-1956), Sửa đổi Bộ Luật Quốc tịch Việt Nam, Điều 16 quy định: “Hoa kiều thổ sanh (sinh trưởng tại Việt Nam) sẽ là người Việt Nam, bắt buộc phải nhập và khai nhận quốc tịch Việt Nam, hoặc nếu không chịu nhập tịch thì có thể xin hồi hương (về Đài Loan) trước ngày 31-8-1957. Thời hạn ấn định cho những Hoa kiều sinh tại Việt Nam phải làm khai sinh để được cấp thẻ căn cước sẽ kết thúc ngày 08-4-1957, việc kiểm tra sẽ hoàn tất vào ngày 22-6-1957″. Ai không muốn nhập tịch thì ra đi, mỗi người sẽ được chính quyền Sài Gòn cấp 400 đồng để “hồi hương”, đúng theo luật định. 8 ngày sau, 29-8-1956, Thủ tướng Ngô Đình Diệm lại ban hành Dụ số 52 quy định Hoa kiều sinh sống ở VNCH phải mang quốc tịch Việt để tự do giao dịch, đi lại và buôn bán. Người Hoa phải Việt hóa tên họ (như Trịnh, Quách, Mạch, Lâm, Giang, Diệp, Lưu, Vương, Hà, Hứa, Mã, Lý, Trần, Trương, v.v…) chứ không được xưng các tên ngoại quốc hay tên gọi riêng (như Chú, A, Chế…) kể cả bí danh, trong những văn kiện chính thức. Tên hiệu các cơ sở thương mại, văn hóa, phải viết bằng Việt ngữ. Và 8 ngày sau nữa (6-9-1956), Thủ tướng Ngô Đình Diệm tung đòn nock-out bằng Dụ số 53 như đã nói ở trên. Loạt sự kiện này đã làm rung chuyển giới Hoa kiều Sài Gòn – Chợ Lớn lẫn miền Nam lúc ấy. Đến mức con nít Sài Gòn hát um xùm một bài hát ngắn gọn mà đến nay chắc chắn nhiều người Sài Gòn còn nhớ: “Các (mấy) chú Ba Tàu, thằng nào cũng như thằng nấy – Thằng nào không giấy (quốc tịch Việt), đuổi ngay nó đi về Tàu…”. 2/ Một tháng rưỡi sau, biện pháp địa giới hành chính ngăn chặn tận gốc cụ thể cũng được ban hành. Ngày 22-10-1956, trước khi đắc cử tổng thống VNCH hai ngày (24-10-1956), Thủ tướng Ngô Đình Diệm ký Sắc lệnh 143/VN “Thay đổi địa giới và tên Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn cùng các tỉnh và tỉnh lỵ tại Việt Nam”. Theo đó, địa phận VNCH gồm Đô thành Sài Gòn và 22 tỉnh. Lúc này, tỉnh Tân An hợp nhất phần lớn đất đai tỉnh Chợ Lớn để thành lập tỉnh mới Long An. Một số khu vực còn lại của tỉnh Chợ Lớn nhập vô tỉnh Gia Định. Cũng theo sắc lệnh này, Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn đổi tên thành Đô thành Sài Gòn. Như vậy tên gọi “Chợ Lớn” không còn được dùng chính thức trong các tên gọi hành chính cấp tỉnh thành nữa. Kể từ đây, địa danh “Chợ Lớn” chỉ còn được dùng để chỉ khu vực quận 5, quận 6, quận 11 và một phần quận 8, quận 10 của Đô thành Sài Gòn. Tỉnh Chợ Lớn có đa số cư dân là người Hoa tồn tại 57 năm (1899 – 1956) đến đó là hết! Thành phố Chợ Lớn 91 năm (1865 – 1956) cũng không còn! Chỉ là địa danh lịch sử – văn hóa. Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn vốn là đơn vị hành chính do Tổng thống Pháp ký thành lập năm 1931 (Région Saigon – Cholon hoặc Région de Saigon – Cholon). Ngày 30-6-1951, Thủ tướng Quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu (3 tháng sau, tháng 9-1951, Thủ tướng Trần Văn Hữu đã tuyên bố Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam trước thế giới tại Hòa hội Cựu Kim Sơn) ký sắc lệnh số 311-cab/SG đổi tên Khu Sài Gòn – Chợ Lớn thành Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn (Préfecture Saigon – Cholon hoặc Préfecture de Saigon – Cholon hoặc Ville – capitale de Saigon – Cholon). Với Sắc lệnh 143/VN, Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn chỉ còn Đô thành Sài Gòn. Chợ Lớn trở thành quận 5, 6… của Sài Gòn. Chấm hết vĩnh viễn hai địa giới hành chính, khu dân cư nhiều người Hoa có nguy cơ tự trị ở miền Nam! Chấm hết âm mưu “tằm ăn lá” muôn đời nay của các nhà cầm quyền, thế lực Trung Hoa với miền Nam. NÓI THÊM: Cũng vào giữa thập niên 1950, Chính quyền Sài Gòn đã đặt tên lại hàng loạt con đường vốn mang tên Pháp ở Sài Gòn. Chú ý: Các con đường từ Sài Gòn (khu vực người Việt) vô Chợ Lớn (khu vực đa số người Hoa) đều mang tên các danh tướng, danh nhân, địa danh đánh thắng các thế lực xâm lược Trung Hoa: Trần Hưng Đạo (bắt đầu từ trung tâm Sài Gòn, chợ Bến Thành tới đường Cộng Hòa – nay là đường Nguyễn Văn Cừ, ranh giới Sài Gòn – Chợ Lớn), Nguyễn Trãi, Trần Quốc Toản (nay là 3-2), Bến Bạch Đằng – Bến Chương Dương – Bến Hàm P/S : Chữ kiều - là cái chữ ăn nhờ ở đậu mà ngày xưa nền Đệ Nhứt Cộng Hòa gọi để phân biệt Hoa kiều Chợ Lớn _ Hoa kiều . Nhưng sau này tụi " cán ngố " nó không hiểu hết cái nghĩa chữ của " kiều " là gì ? Nên gọi theo là - Việt kiều " đánh đồng tất cả người Việt trên khắp nơi trên thế giới . Dầu họ không còn quốc tịch Việt Nam . Họ đã sống ở Mỹ , Gia Mã Đại , hay bất cứ nơi đâu trên thế giới thì họ là người nước đấy chỉ là gốc Việt mà thôi . Nhưng với tụi " cán ngố " thì chúng xem là người Việt kiều , để dụ dỗ họ dìa dọng tiền dô họng chúng . Mà đa số người Việt cũng không phản ứng . Cứ vậy mà chết với cái - Việt kiều . Mà đã là người Mỹ hay Úc Đại Lợi từ lâu , nên chúng ta không còn là kẻ ăn nhờ ở đậu nữa , mà là người Mỹ gốc Việt hay người Úc gốc Việt . ○□○□○ Y.N.H.AU
|
|
|
Post by Can Tho on Nov 7, 2023 19:42:59 GMT 9
CHỨNG NHÂN MỘT SỰ KIỆN LỊCH SỬ Tình Hoài Hương
Buổi chiều hôm đó, một buổi chiều có mây trắng bồng bềnh bay trên lưng trời, có nắng nhè nhẹ rót xuống thế trần, có gió mơn man trên đầu cây ngọn cỏ, cảnh vật bình thường như bao buổi chiều trước. Có khác chăng là một tí nữa đây Thụy Mi và mấy anh bạn sẽ trở thành số ít người hiếm hoi, sẽ tận mắt chứng kiến sự việc đặc biệt ghi đậm nét như một dấu ấn lịch sử: Từ đầu đến cuối sự kiện trọng đại nầy đã có nhiều dư luận, có nhiều lý thuyết, có nhiều phán đoán, có nhiều nghi vấn. Nhưng “trăm nghe không bằng mắt thấy” về những nhân vật trọng đại liên hệ đến lịch sử Việt Nam. Đó là một buổi chiều định mệnh vô cùng đớn đau bi thảm, ngày 02 tháng 11 năm 1963, ông Trần Trung Dung (nguyên Bộ Trưởng Quốc Phòng, dưới thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm). Ông Dung đã gọi phone tới nhà Hoàng. Trong nhà có thêm bạn: Trung, Thạch, Thụy Mi, Lan, Dung ngồi gần bàn làm việc. Hoàng bắt phone và chuyển cho Ba, (chủ trại hòm Tobia). Sau một hồi lâu trao đổi, giọng Ba trở nên lo lắng, bối rối bồn chồn, như có điều gì bức bách buồn khổ lắm. Cuối cùng Ba thở dài, buông phone và cây viết Bic xuống quyển sổ dày. Ba e dè nhìn mọi người hiện diện, đôi mắt ông rướm lệ ngập ngừng nói nhỏ: - Tổng thống và ông Cố vấn đã chết lúc 11 giờ 15 phút. Họ đọc giấy chứng tử hai ông cho Ba nghe, do Đại-úy y sĩ trưởng bệnh xá hành dinh Tổng tham mưu khám nghiệm và thành lập hồ sơ. Hai ông đã chết trong chiếc thiết vận xa M113 mang số 80.989, bởi lịnh của Dương văn Minh. Sát thủ là Nguyễn văn Nhung, đã giết hại hai ngài. Sửng sốt, bàng hoàng, mọi người ngơ ngác nhìn nhau. Tất cả túc trực trong phòng khách, vội mở radio lên lắng nghe. Hội đồng tướng lãnh do Trung tướng Dương Văn Minh đứng đầu đảo chánh, đã thành công. Ông Minh tuyên bố: - “Tôi tạm thời lãnh đạo quốc gia”. Đài Phát Thanh Sài Gòn chỉ mở nhạc hòa tấu, nhưng luôn luôn nói đi nói lại: “Anh em ông Diệm đang ẩn nấp, hoặc tẩu thoát đâu đó”. Chẳng nói chẳng rằng, Ba vội vã sai Hoàng đi gọi đạo tỳ tới xưởng hòm chuẩn bị hậu sự cho Tổng thống Diệm và ông Cố vấn Nhu. Ở nhà kho có nhiều hòm tuy đẹp, đắt tiền, nhưng không mấy xuất sắc. Có một cái hòm tốt nhứt bằng gỗ giá tỵ rất quý hiếm, bọc sẵn thêm cái hòm kẽm ở bên trong. Ý Ba muốn để cái hòm nầy cho ông cố vấn Nhu. Ngoài ra, còn một cái hòm nhôm mới toanh của quân đội Mỹ rất đẹp, làm bằng nhôm nhẹ, có hai lớp, bên ngoài mạ lớp sơn bóng loáng, bên trong bọc một lớp nhung mỏng, êm ái. Phía trên hòm có nắp kính, dễ dàng mở nắp ra đóng lại, lộ mặt và nửa thân hình người quá cố. Hòm có chốt cài bên hông. Ở Việt Nam chưa xuất hiện loại hòm tân thời như vậy. Chiếc hòm rất sang trọng đẹp đẽ quý hiếm nầy lẽ ra sẽ đựng thi hài của một viên sĩ quan cấp tá người Mỹ đã từ trần tại Việt Nam. Nhưng không hiểu tại sao họ lại vất bỏ nó ở bên hông nhà ướp lạnh trong phi trường Tân Sơn Nhứt? Tình cờ Ba đi làm việc đã thấy. Tiếc quá nên Ba nài nỉ, thương lượng với viên quản lý nhà xác, mua lại đem về trưng bày trong tiệm của mình để coi chơi. Ai tới tiệm mua giá cao cỡ nào ông cũng không bán. Thế là Ba quyết định: - Chỉ có Tổng Thống Ngô Đình Diệm mới xứng đáng nằm an nghỉ trong đó thôi. Hai khuôn hòm được mang ra lau chùi bóng loáng, sát trùng sạch sẽ, trong nhà họ chuẩn bị sẵn sàng; chờ lịnh. Gần 4 giờ chiều, phone của ông Trần Trung Dung gọi: - Ông vui lòng đem khuôn hòm tới nhà xác bệnh viện Saint Paul đường Tú Xương. Tuyệt đối không được có đông người đi theo. Xe chỉ chở mỗi lần một cái hòm thôi. Ba anh nêu ý kiến: - Có nên lấy thêm một xe nữa đi theo xa xa xe kia không? - Không. Chở từng hòm một, cách xa nhau nửa giờ. Đem cái “đầu tiên” đi trước. Đem cái hòm đặc biệt “đầu tiên” đi, (ý họ muốn nói đến khuôn hòm của Tổng Thống Diệm, sẽ liệm trước tiên). Chiếc xe tang từ từ lăn bánh. Trên xe có Má, ( chủ tiệm nhà hòm TOBIA ), Hoàng, Mi, Thạch, Trung, Lan, cộng thêm bốn người đạo tỳ. Xe lao vô đường phố vắng tanh như đi trong thành phố chết, hoặc giờ giới nghiêm thiết quân luật vậy. Đến đường Tú Xương, Mi mới thấy cảnh sát, quân cảnh đứng canh gác ở các chốt. Xe jeep chận ngang ngỏ vô nhà xác. Ngoài mấy người kể trên ra, còn có hai soeur ở nhà thương nầy. Thêm vợ chồng cháu rể của Tổng thống lăm le chiếc máy hình trong tay. Khi xe tang vô tới bên trong, thì một soeur rón rén, lấp ló len lén nhìn trước ngó sau, coi soeur có vẻ sợ sệt, lén lút như người làm chuyện mờ ám gì, chẳng biết. Hình như soeur có lịnh trước, soeur vội vàng kéo cánh cửa đóng ập lại liền. Trong nhà xác chỉ có một ngọn đèn vàng lù mù leo lét treo tòn ten trên trần. Bốn đạo tỳ đem quan tài đặt trên bệ đá cẩm thạch trong nhà xác. Họ đợi khoảng một giờ thì có một chiếc xe Hồng thập tự kiểu Dodge nhà binh màu cứt ngựa thắng lết bánh, đỗ xịch lại. Soeur canh cổng kia lật đật mở cánh cửa nhà xác ra. Từ trên xe có bốn quân nhân nhảy phóc xuống, họ vội vàng khiêng chiếc băng ca lắc lư nhún nhảy, một người nằm trên băng ca cũng lắc lư theo nhịp bước mau. Họ đưa băng ca vô hẳn phía trong đặt xuống dưới đất. Chẳng buồn dòm ngó ai hay nói câu nào, họ lo cúi đầu vội vã quay trở ra, nhảy tọt vô xe. Chiếc xe Dodge rít lên nghe rợn tóc gáy lao vút đi trong sự im lặng hãi hùng. Lúc bấy giờ cả nhóm liền bước tới đứng sát bên người nằm trên đó là vị kính mến của nền Đệ Nhứt Cộ̣ng Hòa miền Nam Việt Nam: Tổng Thống Ngô Đình Diệm (1901-1963). Ngài mặc bộ veston màu xanh rêu, thắt cà vạt xanh đậm có chấm trắng. Dưới chân ngài mang một chiếc giày màu đen, bên chân kia chỉ có một chiếc vớ trắng. Cả bộ сom-lê chìm trong màu máu. Trên đầu tổng thống có một vết thương sâu từ dưới ót trổ lên đỉnh đầu bê bết máu. Ngài nằm đó thản nhiên, im lặng, dường như chìm trong giấc ngủ bình an không muộn phiền, chẳng uất hận khổ đau… Ánh sáng vụt lóe lên. Thì ra ông cháu rể ngoại quốc kia đã bấm được vài ba tấm hình. Chẳng hiểu lúng túng, run rẩy, sợ hãi lo lắng hay sao, mà ông vội cất giấu máy hình, không chụp thêm, mà lại ngưng? Hay thấy cảnh máu me thật hãi hùng và đau lòng, nên ông không cầm nỗi cơn nghẹn ngào xúc động đau đớn dâng tràn bờ mi! Đạo tỳ khiêng xác ngài lên đặt trên một bệ đá cẩm thạch có lót hai lớp vải trắng. Má nói với mọi người và hai soeur: - Nhờ mấy cháu lấy bông gòn, compresse nhúng đầy an côn lau nhẹ nhàng, lau sạch sẽ, cẩn thận các vết máu cho Tổng Thống giúp tôi với. Cảm ơn lắm. Họ lộ vẻ kính cẩn, ân cần chu đáo sửa sang áo quần Tổng Thống Diệm chỉnh tề, ngay ngắn. Bốn đạo tỳ chăm chỉ cắm cúi lo tẩn liệm Ngài đàng hoàng. Má lâm râm đọc kinh cầu nguyện cho linh hồn người quá cố. Bà nhét vô tay Tổng Thống xâu chuỗi hột mân côi. Hình như Tổng Thống Diệm vừa mới chết, cho nên hai bàn tay Ngài nhẹ nhàng khép lại dễ dàng để giữ xâu chuỗi, như Ngài đang lim dim đọc kinh lần hột. Mọi người hiện diện nín thở, có cảm tưởng tim đập thiếu nhịp. Thở hụt hơi. Nghẹn ngào. Ngậm ngùi cay đắng bẽ bàng xao động. Đau xót thương tiếc cho kiếp phù sinh bạc mệnh ngắn ngủi! Chưa kịp đậy nắp hòm, thì chiếc xe Hồng thập tự lúc nãy đã trờ tới nhà xác, cánh cửa lớn do bà soeur kia lum khum hé mở ra. Đám lính lật đật bưng cái xác thứ hai vô, bà soeur vội vàng khép mau cánh cửa ngay. Đó là ông Cố-vấn Ngô Đình Nhu mặc áo sơ mi trắng cụt tay ngực đẫm máu, áo bỏ trong quần màu nâu xộc xệch, thắt dây lưng da, chân mang đôi giày màu kem. Gương mặt ông Nhu nghiêm nghị rắn đanh, có vẻ như bất bình điều gì, vầng trán cao cau lại với nhiều nếp nhăn, đôi môi ông mím chặt. Không ai thấy ông Nhu có nét thanh thản bình an (như gương mặt thản nhiên của người anh). Ông Nhu nằm hơi nghiêng qua một bên, ông bị nhiều vết đâm sau lưng, loại dao bayonet của quân đội. Máu vẫn ứa ra từ các vết thương đó. Trên đầu, ngay thái dương có hai vết thủng. Đó là dấu đạn đi từ bên nầy xuyên qua bên kia. Công việc tẩn liệm cũng tuần tự diễn ra cẩn thận như lần trước. Không khí lúc nầy quả thật quá đỗi nặng nề bi thương! Im lặng hoàn toàn, hình như ai ai cũng thở rất nhẹ, họ sợ mỗi tiếng động làm dấy lên từ đáy lòng mình tiếng nấc mà họ đã kềm sâu trong tim, để khóc thương cho kiếp phù sinh: khi hai vị ấy vừa đứng trên tột đỉnh danh vọng cao sang dường bao, ấy thế mà lúc họ lìa đời thì quá ư xót xa, đau đớn và bạc bẽo! Hoặc những người chứng kiến cảnh đau lòng kia sẽ làm hỏng không khí kính cẩn tôn nghiêm, nơi con người thực sự đã bước chân tới cõi hư vô nghìn trùng xa xăm? Quả đúng là phân giới giữa sự sống và cõi chết: chỉ ngăn cách bằng một sợi tóc dài lê thê và mỏng tanh, chia xa bởi một bức màn vô hình và mong manh như sương khói. Nhưng, kiếp người ở hai phân giới ấy đã không thể làm gì khác hơn. Người ở biên giới nầy không thể va mặt, chạm tay qua biên giới vô hình bên kia, càng không thể biết thêm gì nhau hơn! Đó là hình ảnh nhỏ nhoi tầm thường rất cô độc của con người hiện hữu đối mặt trước sự siêu hình, cao cả của sự sống và sự chết. Quả thật không là gì cả khi thân xác ấy đã bất động như ảo ảnh hư vô, mà vô cùng thực tế và quá đỗi thương tâm. Chúng tôi sẽ không bao giờ quên, không bao giờ phai mờ hình ảnh bi thương áo não ấy trong trí óc. Vì rất thật, quá thật tình cờ, vô tình Thụy Mi đã là chứng nhân một sự kiện lịch sử của thế kỷ. Ý thức nhận ra rõ ràng: cuộc sống sao quá mỏng manh như bóng mây trắng hờ hững bay giữa lưng trời xám bạc, như cành cây oằn thân trong bão tố khi gió muốn lặng, mà dễ đâu nào! Thụy Mi cảm thấy mệt lả, nhịp tim rung lên từng cơn run rẩy, nghẹn nỗi đau trong cổ. Cô vội kéo Hoàng, Thạch, Trung, Liên bước ra thềm nhà xác, đi về hướng Phan Thanh Giản, để cho dễ thở và thoáng hơn. Ngay lúc đó, Mi thấy một đoàn biểu tình náo nhiệt rầm rộ kéo nhau xuống đường. Họ vừa đi vừa giơ nắm tay vung cao, hò hét: "Đả đảo chế độ gia đình trị họ Ngô!” Họ đi thẳng tới biệt thự đường Phan Thanh Giản của ông Bộ trưởng bộ Nội Vụ Bùi Văn Lương, (người đã từng nắm giữ chức vụ Tổng ủy trưởng, Tổng Ủy Di Cư năm 1954). Họ lao vô nhà ông Lương đập phá, hôi của, tất cả mọi thứ trong nhà thoáng chốc “biết đi”, biến sạch hết. Thậm chí cô thấy có mấy người bồng hai con chó Nhật sợ hãi nhìn quanh, như muốn tìm chủ. Đám biểu tình nhốn nháo bắt đầu xúm lại nổi lửa trong sân. Rất may, lúc đó có toán Cảnh sát Dã chiến tới nơi can ngăn kịp thời. Ôi! "cuộc cách mạng" phừng phưng thành công rồi đó. Toàn dân bấy giờ đã thoát ra khỏi chế độ “gia đình trị họ Ngô”. Nhưng, rồi đây sẽ đến phiên ai đi tới đi lui, đi lên và đi xuống, đi qua và đi lại? Sẽ ra sao? Xin nhường câu trả lời cho lịch sử từ bây giờ, và những tháng năm sau nầy phán xét. Nghe tiếng Má gọi, các anh, chị vội chạy trở về nhà xác, hai chiếc xe cứu thương hồng thập tự tới lấy quan tài anh em tổng thống, họ nói với tài xế: “vô Bộ Tổng Tham Mưu”. (Vì lý do an ninh, nên Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng chuyển xác anh em Tổng thống vô Bộ Tổng Tham Mưu. Sự vụ lệnh văn thư số 836 TTM/vp, ngày 7-11-63, do ông Trần Trung Dung khẩn thiết xin được chôn cất hai Ngài, thì ngày 8/11/63 Bộ Tổng Tham Mưu có triệu tập buổi họp nầy. Hiện diện việc chôn cất có: Trưởng ban nghi lễ Bộ TTM: Trung-tá Lê Văn Soạn. Đại đội I mai táng: Đại-úy Đỗ Văn Giương. Trưởng ban An Ninh quân đội của Bộ TTM đại diện Nha An-ninh Quân-đội VNCH: Trần Ngọc Giang. Tiểu đội trưởng Hiến binh Tân Bình: Trung sĩ Hiến-binh Nguyễn Tân Phương. Trung-tá Lương dẫn ban kiểm soát mai táng đi quan sát lại hai quan tài, chỉ định nơi an táng là khuôn viên trại Trần Hưng Đạo, cạnh chùa Hùng Quốc Tự, gần mộ phần ông Lê Văn Phong (triều thần đời Nguyễn, bào đệ của đức Tả quân Lê Văn Duyệt). Hiện diện lúc bấy giờ có linh mục người Pháp Claude Claire đại diện Tòa Khâm Mạng Sài Gòn chủ lễ, ông bà Trần Trung Dung, Ủy ban kiểm soát, cùng một số ít quân nhân ở Tổng Tham Mưu. ́́́*** Tiếp theo sau đó còn có mấy cuộc đảo chánh, chỉnh lý nữa. Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đương nhiệm nghe lời ông thầy địa lý phán một câu xanh dờn: - Vì hai huyệt mộ kia đã chôn nhằm “long huyệt”, cho nên đất nước Việt Nam đã xảy ra lộn xộn liên tục. Muốn cho yên ổn, phải cho dời đi ngay. Thế là bên phòng cải táng cho mời ông chủ Tobia tới, họ nhờ Ba Hoàng làm hai cái kim tĩnh xây gạch, tráng xi măng có chiều cao 1m30, ngang 1m20, dài 2m50. Ba lại cho đạo tỳ đi lên Bộ Tổng Tham Mưu. Họ lén lút, hì hục đào mộ anh em cố tổng thống vào ban đêm. Đạo tỳ làm việc bù đầu không ngưng nghỉ từ chạng vạng tối đến tờ mờ sáng mới xong. Ba đem hai thi thể về chôn ở nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi. Khu lăng mộ Mạc Đĩnh Chi được bao bọc bởi bốn bức tường gạch quét vôi vàng cao khoảng 2.5 mét, rộng khoảng 7.5 hecta. Ba có lịnh chỉ được phép lóng cát phủ lên bề mặt hai ngôi mộ bằng phẳng cho đầy, chỉ được lấp ba tấm ván sơ sài. Tuyệt đối không được phép ghi tên tuổi, ngày tháng trên bia mộ. Trông hai ngôi mộ rất hèn mọn, quá tầm thường. Dù chung quanh đó có những ngôi mộ cẩm thạch bóng loáng, vinh sang hào nhoáng lộng lẫy khác. Vì nền Đệ Nhị Cộng Hoà “họ” sợ dân biết tin hai vị ấy đã nằm đó, dân sẽ tới cầu nguyện và ngưỡng mộ (?). Nhưng làm sao mà che được tai mắt dân lành! Không biết do đâu “rò rỉ" ra nguồn tin: - Chính hai ngôi mộ đơn sơ không tên không tuổi, không hình bóng nầy là mộ phần của anh em Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Thế là từ đó, mỗi khi ai ai có dịp vô thăm nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, họ đi tới cổng chính đến đoạn giữa hai ngôi mộ "Anh Em” nằm đối diện với cái tháp tưởng niệm, và ngôi mộ cố Thống tướng Lê Văn Tỵ to lớn nguy nga, tráng lệ nhìn qua mộ phần hai anh em: "Gioan Baotixita Huynh, Giacobe Đệ”. Có một điều rất khác biệt với những ngôi mộ lộng lẫy sang trọng kia, thì trên hai ngôi mộ đơn sơ khiêm tốn nầy, luôn luôn có những bó nhang nghi ngút khói, có bó bông tươi màu thay đổi, có bốn ngọn đèn sáng lung linh thắp suốt đêm. Hình như vì sự sợ hãi, người dân chỉ âm thầm lén lút đi thắp nến đốt nhang cầu nguyện. Họ luôn tưởng niệm cho “Ngày dài nhất thế kỷ, buổi chiều định mệnh đó”. Những người dân hiền lương ẩn danh như thầm nói: - Vĩnh biệt Tổng Thống Diệm. Vĩnh biệt ông Cố-vấn Nhu. Xin các Ngài cứ bình thản an nghỉ. Vì, đất nước Việt Nam vẫn còn là đất nước Việt Nam. Có thay đổi chăng chỉ là đổi mới những sự kiện, những con người lãnh đạo quốc gia mà thôi. Nguyện cầu nhị vị thanh thản ra đi, phiêu lãng ngao du sơn thủy, đi khắp trên mọi miền đất nước Việt Nam. Xin Quý Ngài phù hộ cho dân mình được ấm no, bình an hạnh phúc thật sự như Quý Ngài hằng đợi mong. Xin Quý Ngài hãy lãng quên cuộc đời bạc bẽo. Quên con người trắng trợn phản trắc, xin hãy tha thứ cho những kẻ bạc ác đã tàn nhẫn hại mình. *** Kiếp người phù du rồi sẽ khép lại sau đôi mắt hờ hững lặng nhìn. Thụy Mi, một chứng nhân vô tình hèn mọn trong bóng tối buông tiếng thở dài, ngậm ngùi sâu lắng trên mỗi phím loan. Nhưng chúng sợ dân Sài Gòn chống đối nên chúng lập kế hoạch chuẩn bị rồi sai người đập tan hết cái nghĩa trang ngay trong một đêm, sáng ra là mọi việc đã rồi ... Gia đình của Tổng Thống đã phải dời mộ, cải táng hai cụ về quê. Mấy mươi năm sau Ủy ban thành phố ra thông báo di chuyển nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi ra khỏi khu vực nầy, kể từ ngày 29.4.1983 hạng cuối cùng phải hoàn tất là ngày 30.8.1983. Hài cốt của "Gioan Baotixita Huynh - Giacobe Đệ" đã được thân nhân đào lên lần thứ ba, cải táng cho nhị vị về an nghỉ tại nghĩa-trang số 6, Lái Thiêu, Bình Hòa, Thuận An, tỉnh Bình Dương. Lần nầy, Thụy Mi chắp đôi tay tha thiết cầu xin Thiên Chúa cho quý Ngài thật sự bình an, xin cho họ được yên nghỉ vĩnh viễn dưới lòng đất quê hương Việt Nam. Xin cho di cốt người quá cố đừng bị đào bới lên thêm lần nào nữa! Đã quá đủ rã rời chua xót, cay đắng thảm thương bi đát lắm rồi! ******************************************
NGƯỜI TA NÓI GÌ VỀ CÁI CHẾT CỦA TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM.
- Những nhận xét từ các phía khác nhau vào những thời điểm khác nhau , giúp chúng ta hiểu phần nào những suy nghĩ khách quan và hậu quả của cuộc đảo chính 1963 đối với Việt Nam và thế giới .
1) Tổng thống Lyndon B Johnson : - Chúng ta đã giết ông ấy ! Chúng ta đã liên kết với nhau và với bọn côn đồ để âm mưu ám sát ông ấy và kể từ đó đến giờ.. Chúng ta không còn sự ổn định chính trị thực sự nữa . 2) Tổng thống R. Nixon : - Tổng thống Diệm ổn định miền nam như viên đá đính vàng giữ cho vòm nhà đứng vững . Chỉ khi nào tảng đá đính vàng kia bị lấy đi , người ta mới thấy nó là quan trọng . Chúng ta đã không lường được hậu quả của việc chúng ta đã trợ giúp cho cuộc một cuộc đảo chính quân sự để lật đổ nhà lãnh đạo có tài năng của miền Nam Việt Nam là tổng thống Diệm . Điều đó đã dẫn đến những năm đầy bất ổn suy yếu về chính trị... Ít nhất ông Diệm đã điều khiển đất nước ông theo một chiều hướng đúng đắn. 3) Tổng thống : Tưởng Giới Thạch : - Người Mỹ có trách nhiệm nặng nề về sự ám sát xấu xa này .Trung Hoa Dân Quốc mất đi một đồng chí tâm đầu ý hợp . Tôi khâm phục ông Diệm ! Ông xứng đáng là một lãnh tụ lớn của Á châu . Việt Nam có lẽ phải mất đến 100 năm nữa mới tìm được một người lãnh tụ cao quý như vậy. 4) Ông Hồ Chí Minh : Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa nói với nhà báo Cộng sản Wilfrid Burchett khi nghe tin ông Diệm bị giết chết : - Tôi không thể ngờ rằng , tụi Mỹ ngu đến thế. 5) Tướng Võ Nguyên Giáp : - Chính sách Kennedy ở Việt Nam sai lầm hết chỗ nói , Ngô Đình Diệm là một người có tinh thần quốc gia . Không khi nào ông chịu để cho người Mỹ giành quyền điều khiển chiến tranh và việc người Mỹ giành quyền đã đưa người Mỹ đến thất bại đắt giá , cho nên kết quả của cuộc đảo chính lật đổ ông Diệm năm 1963 là sự kết thúc sớm của Hoa Kỳ ở Việt Nam . Một điều đáng làm cho người ta ngạc nhiên. 6) Ông Nguyễn Hữu Thọ chủ tịch Mặt trận giải phóng miền Nam : - Sự lật đổ Diệm là một món quà mà trời ban cho chúng tôi. 7) Tổng thống Pakistan Ayub Khan nói với tổng thống R. Nixon sau này : - Cuộc thảm sát tổng thống Ngô Đình Diệm đã khiến cho các lãnh tụ Châu Á rút ra được một bài học khá chua chát.. Đồng minh với Hoa Kỳ thật nguy hiểm . Có lợi hơn là nên đứng ở thế trung lập, có lẽ hữu ích hơn nữa khi là kẻ thù của Hoa Kỳ . 8 ) ông Trần Văn Hương phó tổng thống Việt Nam cộng hòa : - Các tướng lĩnh lãnh đạo cuộc đảo chính đã quyết định ám sát tổng thống Diệm và bào đệ của ông vì họ sợ chết . Các tướng lĩnh này biết rõ rằng họ không có tài không có đức không có hậu thuẫn chính trị nào... Sự trở lại cầm quyền ngoạn mục của Tổng thống và ông Nhu thì các vị này khó sống . .9) Đại Úy Đỗ Thọ sĩ quan tùy viên của ông Diệm : - Lịch sử sẽ viết rằng.. Hoa Kỳ đã mượn tay tướng lĩnh để giết tổng thống Ngô Đình Diệm. Sau này công lao to tát của tổng thống Diệm sẽ được người người ca tụng như Tổng thống Lincoln của người Hoa Kỳ . * 10) Tướng Dương Văn Minh : Trưởng nhóm tướng lãnh đảo chánh và là người được cho là đã trực tiếp ra lệnh giết ông Diệm cho biết nguyên nhân như sau : - Chúng tôi không có giải pháp nào khác , các ông ấy phải bị giết . Chúng tôi không thể để ông Diệm sống được , vì ông được những người dân quê mộc mạc chất phát quá sùng kính . Đặc biệt là những người Thiên chúa giáo di cư . Chúng tôi phải giết ông Nhu vì ông ta quá đáng sợ và ông đã tạo nên những tổ chức làm khí giới cho Quyền Lực riêng của ông .
(St từ nhiều nguồn)
|
|