|
Post by Cửu Long Giang on Oct 25, 2012 7:21:55 GMT 9
Cuộc trưng cầu dân ý và việc truất phế Bảo Đại tháng 10-1955 Khi dẹp xong Bình Xuyên thì thế cờ đã lật ngược. Phó vương Bảy Viễn đã về cái chỗ mà ông phải về: Paris nơi trú ẩn của nhiều thứ thành phần trong đó có những người như Bảy Viễn, Nguyễn Văn Hinh và Bảo Đại. Ngày 23 tháng 10, 1954- đúng một năm trước ngày Trưng cầu dân ý- TT. Mỹ Dwight D. Eisenhower gửi thư cho ông NĐD như một bảo đảm của người Mỹ đốii với Việt nam và gián tiếp gạt vai vai trò người Pháp ra khỏi VN. Ông viết: “Chúng tôi đang tìm cách thức cũng như phương tiện giúp VN một cách hữu hiệu hơn, đóng góp một cách lớn hơn vào vấn đề an sinh và ổn định của chính phủ VN . . Và chúng tôi cũng chỉ thị cho tòa đại sứ Mỹ ở VN chương trình viện trợ trực tiếp cho chính phủ của ông…” một năm trước- ngày 23 tháng 10,1954- tổng thống Eisenhower gửi một thư cho thủ tướng Ngô Đình Diệm và xác nhận sự ủng hộ vô điều kiện chính phủ Sincerely Dwight D. Eisenhower. Trích Letter from President Eiswenhower to Ngo Dinh Diem, President of the Council of Ministers of Viet Nam, october 23, 1954. Đại sứ Heath ở Saigon đã đưa lá thư này cho sứ quán Pháp trước khi được gửi cho ông Diệm, lập tức thủ tướng Mendès-France tuyên bố lá thư “đã vi phạm rõ ràng thỏa ước được ký kết giữa Pháp và Mỹ ở Washington”và ông đã vội vàng tìm cách ngăn chận lá thư đó trước khi được chuyển cho ông Diệm, nhưng đã không thành công”. The Indochinese Experience of the French and the Americans, Arthur J.Dommen, trang 275 . Kể từ ngày này, người Mỹ sẽ thay thế vai trò của người Pháp tại Viet Nam. Ngoại trưởng Dulles trước đó vội vã hoãn tất cả những chỉ thị thay thế thủ tướng Diệm khi được tin Thủ tướng Diệm đã dẹp yên Bình Xuyên và toà đại sứ Mỹ tại Việt Nam đã đốt cái điện tín mới nhận được. Và như cách nói của ngoại trưởng Dulles, nay thì cùng chung một xuồng với Diệm.”On plonge” avec Diem. Nhưng cũng kể từ ngày này, Dulles nói thêm rằng, giữa Pháp và Hoa Kỳ không còn nằm trong tinh thần thoả hiệp chung đã được ký kết tháng 9 năm 1954 và trong tương lai Hoa Kỳ sẽ hành động độc lập với Pháp về vấn đề Việt nam. Ông Diệm nay đã tạm “rảnh tay” với Bình Xuyên để nghĩ đến chuyện “hợp thức hoá” chế độ và mời người Pháp ra đi. Việc Bảo Đại đứng đằng sau tướng Hinh và phó vương Bảy Viễn, thỏa hiệp với Pháp để loại trừ ông Diệm- bất kể vận mệnh đất nước có thể rơi vào tay cộng sản- cho thấy thế chính trị của Bảo Đại không vững nữa. Trong những tình thế cực đoan không còn lựa chọn thì sẽ đưa đến những giải pháp cực đoan: Hoặc ông Bảo Đại, hoặc ông Diệm phải ra đi! Khi nhận về làm thủ tướng, Ông Diệm không về tay không, ông yêu cầu được trao toàn quyền hành động. Và như thế, một cách nào đó gián tiếp phủ nhận vai trò lãnh đạo của Quốc Trưởng của Bảo Đại. Cho dù thế nào đi nữa thì cái quyền hành của Bảo Đại chỉ là một thứ biểu tượng tinh thần của một thể chế chính trị đã đến lúc cần thay đổi. Bảo Đại “tự truất phế” khi trao toàn quyền cho ông Ngô Đình Diệm như nhận xét của Bernard Fall: “Ông Diệm không chấp nhận bước vào cuộc mà không có võ khí trong tay. Ông Diệm đã đòi hỏi nơi Bảo Đại điều mà đáng nhẽ Bảo Đại đủ khôn ngoan phải từ chối vị thủ tướng: trao toàn quyền về hành chánh và quân sự. Sau ba ngày do dự đắn đo, Bảo Đại đã đồng ý. Diệm đã nhận được quyền hạn tuyệt đối độc lập vào 19 tháng sáu. Điều đó coi như ông ta đã lật đổ ngai vàng của ông Bảo Đại”. Trích The two Viet Nam, Bernard Fall, trang 244 Nói một cách khác, khi trao toàn quyền tuyệt đối cho ông Diệm, Bảo Đại đã tự mình dọn đường một cách gián tiếp cho sự lùi bước và để cho người khác lên thay thế chỗ của mình. Nhưng mặc dầu trao toàn quyền tuyệt đối về hành chánh và quân sự cho ông Diệm khi về nước mà theo ông Đoàn Thêm: ông Bảo Đại cho tay này mà tay kia còn muốn giữ lại. Ông Đoàn Thêm phân tích rành mạch hơn: “Một đằng phải cho thì vội tiếc và cố giành lại; một đàng đã đòi thì lấy thiệt mà không khi nào chịu trả, không hề có sự tương đắc tri ngộ cổ điển giữa hai người chung cuộc”. Trich Việc từng ngày, chương Hạ bệ suy tôn, Đoàn Thêm trang 13 Cũng cần xác định, việc quyết định trưng cầu dân ý chẳng phải do ý của ông Diệm – một người còn giữ chút chí khí một nhà nho-. Theo Vĩnh Phúc viết: “Sau khi ông Nhu đưa ra quyết định làm cuộc truất phế, tối hôm đó, ông Hoàng Bá Vinh triệu tập một phiên họp của nhóm thân hữu Ngô Đình Diệm, gồm những người như Đỗ La Lam[vừa mới qua đời, thọ 90 tuổi], Cao Xuân Vỹ, Trần Kim Tuyến, Nhị Lang và một vài người nữa. Thế là một bản tuyên ngôn ra đời, đòi truất phế “hôn quân”, uỷ nhiệm cho ông Ngô Đình Diệm lập chính phủ mới, dẹp phiến loạn, thu hồi chủ quyền, triệu tập quốc hội”. Trích Những huyền thoại và sự thật về chế độ Ngô Đình Diệm, trang 75-77. Trong bài phỏng vấn của tác giả Minh Võ, phỏng vấn ông Cao Xuân Vỹ, đăng trên DCVOnline.net, ngày 25-09-2007, ông Cao Xuân Vỹ cũng nhắc lại như sau: “Nhưng chính nhóm liên khu tư chúng tôi đã thuyết phục ông, gần như làm áp lực với ông, để ông bỏ ý định sang Cannes (…) Rồi nhiều đoàn thể họp nhau lại đặt ông Diệm trước sự việc đã rồi là tự ý hạ bệ ông Bảo Đại. Cuộc trưng câu dân ý của chính phủ Ngô Đình Diệm tổ chức sau đó chỉ là để hợp pháp hoá hành động của chúng tôi”. Nhiều người sau này trút cái tội truất phế Bảo Đại cho ông Diệm và viện dẫn những lý do thuộc đạo đức để kết án ông Diệm là “phản phúc”. Về điều này, việc sử dụng từ Phản Bội hay Trung Thành là cách đặt vấn đề không đúng chỗ. - Thứ nhất không có vấn đề đạo đức hay luân lý vốn thuộc sự giao kết cá nhân-với cá nhân trong tinh thần đạo lý thiêng liêng ràng buộc họ. Và về điểm này thì đã mấy ai “hơn” ông Diệm? - Thứ hai, đây là vấn đề mối tương quan chính trị giữa hai người, khi mà chính sách, đường lối của họ khác biệt nhau thì có thẩm quyền nào bắt buộc họ phải trung thành? Về điểm này, cũng lại phải tựa trên biện luận của ông Đoàn Thêm mới xong- người rành rẽ chi ly việc từng ngày-. Theo ông Đoàn Thêm, việc trung thành đáng nhẽ không nên đặt ra. Việc trung thành không nên đặt ra từ một phía- từ phía dưới lên trên- mà phải từ hai phía- từ trên xuống dưới nữa. Năm xưa khi Bảo Đại cách chức cả Thượng Thư và thu lại cả mề đai Kim Khánh của ông Diệm, chỉ còn để lại chức hàm Tuần Vũ thì có ác quá không? Nhưng ông Diệm thừa biết rằng ông Bảo Đại chỉ thi hành lệnh của tây nên không có ân oán gì Bảo Đại!! Đoàn Thêm còn viện dẫn lịch sử cho rằng nào ai bắt buộc phải trung thành với một “hôn quân” như trường hợp Hán Đế nhu nhược, bất tài, bất lực chỉ nghe xúi giục chia rẽ? Bảo Đại đã chẳng mang tiếng là nhu nhược, thụ động và phóng đãng? Cũng theo Đoàn Thêm, việc xử trí đối với thân nhân Bảo Đại là “không sao”! Bà Từ Cung vẫn được cấp 5000 đồng/tháng. Nha Kiến thiết được lịnh sửa chữa cung điện ngoài Huế. Các cung An Định và ngay cả Biệt điện Đà Lạt hay những nhà săn ở Ban Mê Thuột, những đồn điền hay công ty Cao nguyên, du thuyền Hương Giang hay nhà cửa đứng tên ông này bà kia vẫn để nguyên mặc dầu có lệnh tịch thâu ban hành ngày 16/12/1957. Lệnh tịch thâu đã trễ lại không thi hành. Tất cả những tài sản, bất động sản đứng tên ông Vĩnh Cẩn hay Nguyễn Đệ và vợ, chính quyền không sờ tới. Về điều này thì người viết có thể làm chứng là đã từng ở trong căn nhà 12 Pasteur, Sài gòn mà người chủ sở hữu là ông Nguyễn Đệ. Ít lắm có gần chục căn nhà như thế nằm rải rác trên Đalạt, Sai Gòn, Chợ Lớn vv.. Trích tóm lược chương Hạ bệ suy tôn, như trên, Đoàn Thêm. Tóm lại, lệnh đó chỉ có tính cách tượng trưng mà trên thực tế không có hiệu lực gì đối với kẻ bị trừng phạt!! Nhưng người viết có đọc một bài của Nguyễn Đắc Xuân phỏng vấn” thứ phi” Mộng Điệp. Nguyễn Đắc Xuân, như thường lệ”mớm mồi” giả định là Diệm đã tịch thu hết tài sản của Bảo Đại!! Bà này cho hay ông Diệm đã tịch thu tài sản của bảo Đại trong đó có căn biệt thự của bà Từ Cung.[Xin chỉ nêu ra mà không có ý kiến, vì không có điều kiện kiểm chứng về căn biệt thự này]. Nhưng cỡ như bà thứ phi cũng không thể biết hết tài sản của Bảo Đại ngoài Nguyễn Đệ!! Tư cách người phỏng vấn và người được phỏng vấn ở đây không đáng kể. Tuy nhiên, ngay cả người trong gia đình như đại sứ Ngô Đình Luyện lúc đó đang ở Pháp cũng hiểu lầm như sau: “Sự bất đồng chính kiến giữa ông Nhu và ông Luyện trở nên rõ rệt, qua vụ truất phế Bảo Đại, vì chính ông Luyện đã đóng vai trò giao liên dàn xếp với Bảo Đại qua vụ chống đối của tướng Hinh và Bình Xuyên . .. Việc kẹt nhất của ông Luyện là ông đã đơn sơ nghĩ là do anh mình mới có vụ truất phế Bảo Đại mà ông Bảo Đại và ông Luyện là bạn học với nhau ở Paris ..”. Trích Ngô Đình Châu trong Chính biến 1-11-1963 & TT Ngô Đình Diệm, trang 117. Quan điểm của một số sử gia và chính khách Mỹ về cuộc Trưng cầu dân ý. Nếu không kể một số tác giả Việt Nam có những định kiến sẵn về chế độ Ngô Đình Diệm thì một số sử gia Mỹ cũng dùng lăng kính “dân chủ Mỹ” để phê phán cuộc Trưng cầu Dân ý. Đó là những vị chuyên viên như Joseph Buttinger, Donald Lanscaster, Robert Shaplen, Chester Cooper hay Seth Jacob vv.. Joseph Buttinger gọi đó là cuộc vận động bầu cử một phía.[One- side élection campaing] hay one-man rule trong đó Bảo Đại không có cơ hội để biện hộ cho chính mình. Robert Shaplen gọi đó là một một cuộc bầu cử “vi phạm trắng trợn” dân chủ đưa tới một kết quả tai hại. Seth Jacob kết án cuộc trưng cầu dân ý là một trò khôi hài phản dân chủ.[undemocratic farce]. Những lời phê phán đó không sai, nó chỉ không phù hợp với tình trạng thực tế Việt Nam. Nhưng Edward Miller, dựa trên bối cảnh chính trị Việt Nam lại cho rằng cuộc trưng cầu dân ý là chấp nhận được và tính cách đa số áp đảo phiếu bầu bảo đảm cho một chính phủ cộng hòa mạnh. Không một sử gia nào chú tâm đến kinh nghiệm một Việt Nam chuyển dịch từ một xã hội phong kiến lạc hậu sang một thể chế cộng hòa tương lai trong tư thế đối đầu với cộng sản!! Đó là bước dọn đường từ phong kiến sang cộng hòa. Diệm không phải chỉ gạt bỏ Bảo Đại mà còn được nhìn nhận như một người giải phóng-viễn cảnh nhìn về một tương lai của một thể chế mới-. Diễn tiến cuộc Trưng cầu dân ý Trong suốt ba tuần lễ, đó là cuộc vận động nhằm hạ uy tín Bảo Đại – không phải là những khẩu hiệu tuyên truyên vô căn cứ, báng bổ- mà dựa trên cuộc sống đích thực của Bảo Đại như Bảo Đại chạy theo đàn bà, rượu chè, ham ăn uống chơi bời, biếng nhác. Đó là một cuộc vận động áp đặt bằng đủ phương tiện trên toàn miền Nam- một cuộc vận động nhắm vào giới bình dân với nhiều mầu sắc “cải lương” và “lố bịch hóa” đối thủ. Trên các đường phố- nhất là tại Sài gòn, các loa phóng thanh chạy khắp các đường phố hô hào dân chúng truất phế Bảo Đại. Cũng theo Vĩnh Phúc, đoàn kịch Kim Chung mới từ Bắc di cư vào Nam, ông Trần Viết Long, chủ bầu đã cho diễn một vở kịch liên quan đến Bảo Đại với đầy đủ các tính xấu của một ông vua bù nhìn. Các khung ảnh của Bảo Đại treo trong các công sở cũng được gỡ xuống. Trong Việt Nam nhân chứng, trang 133, Trần Văn Đôn viết ông Nhu kể lại là ông Diệm có viết một thư cho ông Bảo Đại và mời ông về nước lãnh đạo nhưng Bảo Đại không chịu. Phần Bảo Đại đã viết: “Tôi không tin tưởng vào một cuộc phiêu lưu mới trong tình trạng hiện nay của xứ sở. Sau kinh nghiệm thất bại của người Pháp, một kinh nghiệm của Hoa Kỳ như hiện nay chỉ đưa đến một thất bại mới khốn khổ và tàn bạo hơn cho người Việt Nam” [Trích Le Dragon D'Annam, Bao Đai, trang 342.] Thế rồi cuộc “diễn tập dân chủ” lần đầu tiên ở Việt Nam đã diễn ra không thiếu “hoành tráng và vụng về” cũng có đã thành công tốt đẹp như lòng mong muốn của một số người ủng hộ ông Diệm. Báo chí như tờ Thời Đại dành cả tháng trời lên án Bảo Đại về thẩm quyền đạo đức của ông không có, về vinh thân phì davv.. Và họ cũng không ngần ngại đưa ra tính cách con không chính đáng của Khải định, nói khác đi Bảo Đại chỉ là con rơi[illegitimacy]. Bởi vì họ cho rằng Khải Định không có khả năng sinh sản [in fertile]. Và để có thể có con nối dõi, Khải Định đã chọn nàng hầu tên Cúc, sau này được phong là Huệ Phi. Con của Huệ Phi là Bảo Đai được tước phong hoàng tử khi sinh ra ngày 22/10/1913 Để đạt được kết quả trọn vẹn thăm dò trưng cầu dân ý, ED. Lansdale – người đã được Neil Sheeham gọi là con người đã có thể thay đổi dòng lịch sử và người có công xây dựng lên đệ nhất cộng hoà miền Nam – đã đề nghị màu của hai lá phiếu: Màu xanh tiêu biểu cho điều xấu dành cho lá phiếu của Bảo Đại. Màu đỏ tượng trưng cho điều tốt đẹp được dành cho lá phiếu của ông Diệm. [Trích lại phần phỏng vấn Lansdale của Karnow trong: The 1955 South Vietnam referendum.] Theo Wikipedia, tác giả Đào Văn Bình, trong Lời giới thiệu Cuộc Trưng Cầu Dân Ý Truất Phế Vua Bảo Đại Năm 1955 được viết lại như sau: … “Ve vẻ vè ve, nghe vè Bảo Đại, là quân ăn hại…” (Điều này tôi đã ghi lại trong cuốn hồi ký tù, hồi ký lịch sử Những Sự Thực Không Thể Chối Bỏ xuất bản năm 1987). Sau cuộc xuống đường chửi bới Quốc Trưởng Bảo Đại, chiều hôm đó chúng tôi được các thầy/cô phát cho mỗi đứa 5 đồng gọi là tiền “Cụ” thưởng cho học sinh. Số tiền 5 đồng lúc đó quá lớn và quá sướng để tha hồ ăn thịt bò khô, đậu đỏ bánh lọc và coi Ciné ở Rạp Moderne cũng nằm sát Chợ Tân Định. Cùng với những chiến dịch như vậy, đài phát thanh ra rả truyền đi những lời hướng dẫn đồng bào đi bỏ phiếu “Xanh bỏ vào giỏ, Đỏ bỏ vào thùng” tức lá phiếu màu xanh in hình Ô. Bảo Đại thì bỏ vào giỏ rác, lá phiếu màu đỏ in hình Ô. Diệm thì bỏ vào thùng phiếu. Đầu óc thơ dại của trẻ nhỏ dễ bị tiêm nhiễm. Tôi bắt đầu có thiện cảm với “Cụ Ngô” và căm ghét “Bảo Đại bán nước” mà không cần tìm hiểu và cũng không biết tìm hiểu lịch sử xem thực hư thế nào.] Nội dung hai câu hỏi trong lá phiếu rõ ràng có dụng ý và tỏ ra bất lợi cho ông Bảo Đại như sau: 1- Tôi truất phế Bảo Đại và chọn ông Ngô Đình Diệm như tổng thống để thành lập chế độ cộng hoà. 2- Tôi không truất phế Bảo Đại và không công nhận Ngô Đình Diệm như tổng thống để thành lập thể chế cộng hoà. Ông Trương Vĩnh Lễ, cựu chủ tịch Quốc hội trong hồi ký cũng đưa ra nhận xét tương tự: “Trên phiếu, dân chúng có thể chọn ra một trong hai câu hỏi:1] Tôi truất phế Bảo Đại và chọn Ngô Đình Diệm như- tổng thống VN với sứ mạng lập một thể chế Cộng Hòa hay 2] Tôi không truất phế Bảo Đại và không công nhận Ngô Đình Diệm như tổng thống để thành lập thể chế cộng hòa. Kết quả ông Diệm thắng 98,2%.Tỉ lệ này có vẻ không hoàn toàn trung thực, dù quần chúng mến mộ nhiệt tình ông Diệm ” VN Où est la vérité, Trương Vĩnh Lễ, trang 30, nxb Lavauzelle, Paris, 1989] Ông Bảo Đại đã nhận xét một cách mỉa mai: “Sự trình bày thật khéo léo, và sự chọn lựa của cử tri rõ ràng đã được hướng dẫn”. [Trích dẫn Bảo Đại như trên, trang 343] Kết quả cuộc trưng cầu dân ý là hơn 98% dành cho ông Diệm. Sau này, nhiều người chống đối Đệ nhất Cộng hoà miền Nam đã coi đây là cuộc trưng cầu dân ý gian lận và không dân chủ. Về lý thuyết thì lời phê phán trên không có thể không sai. Riêng Đoàn Thêm một lần nữa cho rằng khó có thể kiểm chứng về sự gian lận. - Có 5.721.735 phiếu thuận truất phê Bảo Đại và công nhận thủ tướng Ngô Đình Điệm. - 44. 155 phiếu không hợp lệ - 131.395 không bỏ phiếu. - 63.017 bỏ phiếu không chịu truất phế Và ông Đoàn Thêm đã đưa ra một tờ trình mật nhằm test ông Ngô Đình Nhu. Trong tờ trình cho rằng người bà con của ông ĐT ở trên cao nguyên đã bỏ phiếu cho cựu Quốc Trưởng và chống Thủ tướng. Ông Nhu liếc qua tờ trình: - Bậy. Bỏ sọt giấy. Excès de Zèle[quá sốt sắng] của cấp dưới muốn lập công. Làm sao nó nhìn được vào phía của người ta. Cái test đó giúp ông Đoàn Thêm hiểu thêm con người Ngô Đình Nhu như thế nào? Nhưng về thực tế thì người dân “chưa đủ trình độ” để thực thi quyền dân chủ của mình. Phần đông, dân chúng ít học không biết ông Diệm là ai, cũng chẳng biết Bảo Đại là người thế nào. Ngay như một ông nhà báo, ông Công Tử Hà Đông, hồi đó là phóng viên cho báo Saigòn mới của bà Bút Trà cũng viết rằng, ông không biết ông Diệm là ai cho đến lúc ông Diệm về nước. Nói một cách công bằng, cứ để dân chúng đi bầu một cách tự do thoải mái, theo nhận xét của Lansdale, ông Diệm cũng sẽ thu được khoảng 90% số phiếu ủng hộ! Cũng theo Lansdale khi trả lời câu phỏng vấn của Karnow: - Karnow: Ông có thật sự bằng lòng và nghĩ rằng đây là một cuộc bầu cử lương thiện? -Lansdale: Tôi nghĩ rằng nó cũng tạm đủ đối với dân chúng. Tôi cũng nghĩ là nó phản ảnh ý muốn của dân chúng”. Seth Jacob cũng đưa ra nhận xét: “Không còn điều gì có thể nghi ngờ được nữa, Diệm vẫn có thể đánh bại Bảo Đại trong một cuộc bầu cử công bằng, nhưng những người ủng hộ Diệm đã muốn nắm phần chắc. Cuộc vận động cho Bảo Đại bị ngăn cấm. Thùng phiếu bầu bị tráo đổi, cử tri bị đe dọa và toàn thể dân miền Nam được tuyên truyền trong một chiến dịch chống lại Bảo Đại”. [Trích Cold War Mandarin, Seth Jacob, trang 89] Phần tổng thống Nixon cũng đồng quan điểm với Lansdale khi cho rằng, cử bỏ phiếu một cách công bình, ông Diệm cũng thắng cuộc trưng cầu dân ý ít lắm là 65%. “Cho dù có sự bất đồng mạnh mẽ đi nữa, ông Diệm cũng vẫn có thể thắng cử một cách chắc chắn với một cuộc bầu cử tổ chức đứng đắn- có thể không dưới số 65% phiếu bầu-bởi vì ông Diệm lúc bấy giờ ông đã đạt được sự tín nhiệm và được nhiều người biết đến”. . (No More Viet Nam, R. Nixon, trang 40.) Hội đồng Cách Mạng quăng hình Bảo Đại trước Toà Đô Chính (4/1955) Nguồn: LIFE Theo người viết, trong bối cảnh chính trị miền nam lúc bấy giờ thì cuộc Trưng cầu dân ý chỉ có ý nghĩa tượng trưng- một cách thức diễn tập dân chủ-. Đây chỉ là một cuộc trưng cầu dân ý, tức hỏi ý dân. Không hẳn là một cuộc đi bầu. Theo một bài viết sâu sắc của Chapman Jessica với nhan đề: Staging Democracy, south Vietnam’s 1955 Referendum to Depose Bao Dai, 12-20-2005, Pacific Rim Research Program, UC Berkeley. Chapman Jessica trong phần kết luận bài khảo cứu cho rằng các viên chức Hoa Kỳ đã không dành đủ thì giờ tìm hiểu tính cách “phức tạp”,[The complexities] về đời sống chính trị ở Nam Việt Nam. Sự hiểu biết đầy đủ tính phức tạp ấy giúp đưa ra những đường lối và chính sách phù hợp với những yếu tố chính trị và văn hóa ở miền Nam Việt Nam. Cuộc Trưng cầu dân ý không mang ý nghĩa của một cuộc “trắc nghiệm dân chủ” bằng lá phiếu như người Mỹ hiểu. Lá phiếu chỉ là thể hiện ý dân. Nó là một lá phiếu biểu tỏ sự tín nhiệm(vote de confiance)nhằm thăm dò, nhằm hỏi ý hơn là phiếu bầu tranh nhau từng lá phiếu cử tri. Cho nên tính cách đa số tuyệt đối trong viễn cảnh hoạch định đường lối lãnh đạo và xây dựng một đất nước có thể hiểu được và dung nhận trong bối cảnh xã hội, chính trị thời đó. Dù sao đây cũng là bước đầu thực tập bài học dân chủ ở Việt Nam. -Nó không che dấu sự vụng về, sự khập khễnh vì thiếu kinh nghiệm học hỏi dân chủ. Vì nếu đủ kinh nghiệm chính trị, câu truyên diễn tập dân chủ đã không diễn ra như thế. Phần người Mỹ, hãy thử hỏi họ đã để ra thời gian bao lâu để có được trình độ dân chủ như hiện nay? Sau cuộc Trưng cầu dân ý này thì tiếp theo đó tiến hành bầu Quốc Hội Lập Hiến tháng 3/1956 và ban hành Hiến pháp đệ nhất cộng hòa ngày 26/10/11956. Trong đó bao gồm 134 dân biểu, thuộc 4 đảng thân chính phủ, không có đối lập. Khái niệm”đối lập”là nguyên tắc cốt lõi của nguyên tắc dân chủ chưa thể có chỗ đứng công khai và được nhìn nhận bởi luật pháp ở thời đó được. Người ta chưa có thể cho phép một sự”đốt giai đoạn” bằng tiêng nói đối kháng công khai trong quốc hội và ngoài quốc hội được. Cho nên bất cứ sự phê phán, đánh giá nào -muốn cho công bằng- vẫn phải căn cứ trên bối cảnh chính trị xã hội nhất định của thời đó như quan điểm nhìn của Chapman Jessica. Việc mang cái khung dân chủ nhập cảng chụp lên một xã hội vừa ra khỏi chế độ thuộc địa và phong kiến xem ra là quá sớm và không phản ánh tình hình thực tế của xã hội miền Nam. Xin nhấn mạnh là không có đối lập. Thành phần Ủy ban soạn thảo Hiến Pháp gồm có Trần Văn Lắm[ chủ tịch], Trần Chánh Thành, Trần Trung Dung, Vũ Quốc Thông và Trương Vĩnh Lễ. Hiến pháp này dựa theo hiến pháp Hoa Kỳ và Pháp. Chính phủ Diệm dần đi vào ổng định ít nữa cho đến cuối năm 1960. Để chấm dứt bài này, xin ghi nhận cuộc Trưng cầu Dân ý chỉ là kết quả cắt đứt một cuộc ép duyên chính trị giữa ông Bảo Đại và ông Diệm- hay một vụ ủy quyền không tiền khoáng hậu xảy ra giữa hai người. Điều bất thường là người thụ ủy ở đây khi nhận quyền không phải để thì hành chính sách và đường lối của người ủy nhiệm, nhưng là người sẽ phủ nhận ngay cả triệt tiêu tất cả những gì thuộc người ủy nhiệm và đề xướng một chính sách, một đường lối mới. Cuộc Trưng cầu Dân ý dù có viện dẫn ra được những gian ý và xảo trá-dù có ngay thẳng hay không- nó cũng không đảo ngược được tình thế và cũng không thể giúp được Bảo Đại xoay ngược lại tình thế như nó phải là như thế !! Phải chăng nó là một tất yếu lịch sử? (Nécessité historique] Hiểu thâm sâu được điều đó, hiểu được ý nghĩa Việc trưng cầu dân ý. Trưng cầu dân ý không hẳn chỉ thuần túy một sự ủy nhiệm người mà còn chính là ủy nhiệm một thể chế mới cho VN!! Nó triệt tiêu một định chế quân chủ đã lỗi thời và mời gọi tham gia và một chính thể cộng hòa chưa hẳn được minh định!! Nguyễn Văn Lục
|
|
|
Post by Cửu Long Giang on Oct 25, 2012 11:20:39 GMT 9
23-10 là ngày trưng cầu dân ýNhị Lang uy hiếp Nguyễn Văn Vỹ“Hai ba tháng Mười là ngày trưng cầu dân ý” là một câu trong bản nhạc thời danh trên các đài phát thanh tại miền Nam Việt Nam vào mùa thu năm 1955, mà nhiều người lớn tuổi có thể còn nhớ. Đó là cuộc trưng cầu dân ý ngày 23-10-1955 do thủ tướng Ngô Đình Diệm tổ chức để truất phế quốc trưởng là cựu hoàng Bảo Đại. 1.- SƠ LƯỢC TÌNH HÌNH TRƯỚC CUỘC TRƯNG CẦU DÂN Ý Ngày 16-6-1954, quốc trưởng Bảo Đại ban hành sắc lệnh số 38/QT đề cử Ngô Đình Diệm về nước thay Bửu Lộc, làm thủ tướng toàn quyền hành động dân sự và quân sự. (Đoàn Thêm, Hai mươi năm qua: Việc từng ngày (1945-1964), Sài Gòn 1966, California: Xuân Thu tái bản, tt. 148-149.) Ngô Đình Diệm về tới Sài Gòn ngày 25-6-1954, chính thức nhận chức thủ tướng Quốc Gia Việt Nam (QGVN) và trình diện nội các đầu tiên ngày 7-7-1954. Ngày nầy thường được gọi là ngày Song Thất. Trong khi lo tiếp thu chính quyền từ Pháp, ông Diệm còn phải lo định cư gần một triệu người di cư từ Bắc vào Nam, và nhất là lo đối phó với những thế lực thân Pháp. Ngày 26-10-1954, thiếu tướng Nguyễn Văn Hinh (quốc tịch Pháp), tổng tham mưu trưởng quân đội Quốc gia, dự định tổ chức đảo chánh, lật đổ thủ tướng Ngô Đình Diệm. Kế hoạch nầy bị phía Hoa Kỳ ở Sài Gòn cản trở. (Thomas L. Ahern Jr., CIA and the House of Ngo, tr. 49.) Thất bại, thiếu tướng Nguyễn Văn Hinh bỏ qua Pháp ngày 19-11-1954. Ngày 1-12-1954 quốc trưởng Bảo Đại gởi điện văn cử thiếu tướng Lê Văn Tỵ thay thế thiếu tướng Hinh và cử thiếu tướng Nguyễn Văn Vỹ làm tổng thanh tra Quân đội thay thế tướng Pháp là Marcel Alessandri. Khoảng 1G.30 sáng 30-3-1955, lực lượng Bình Xuyên (BX) của Bảy Viễn tấn công bộ Tổng tham mưu Quân Đội Quốc Gia (QĐQG) và Sở Cảnh sát Đô thành, do lực lượng Nhảy dù bảo vệ. Quân BX bị đẩy lui ở cả hai nơi. Bình Xuyên pháo kích dinh Độc Lập, nhưng thiệt hại không đáng kể, chỉ có một số người bị thương. Sau một thời gian thương lượng giữa chính phủ và Bình Xuyên bất thành, ngày 26-4-1955, thủ tướng Diệm quyết định cách chức tổng giám đốc Cảnh sát Công an Lai Văn Sang (BX), cử đại tá Nguyễn Ngọc Lễ thay thế. Đồng thời thủ tướng Diệm ra lệnh giải tán đoàn Công an Xung phong của BX, và quân đội BX phải rút lui khỏi Sài Gòn. Lai Văn Sang chống lại lệnh của thủ tướng. Ngày 28-4-1955, lực lượng BX tấn công trụ sở Nha Cảnh sát Công an, bộ Tổng tham mưu và pháo kích dinh Độc Lập. Nhiều đám cháy lớn xảy ra ở trung tâm Sài Gòn. Các tiểu đoàn Nhảy Dù trong QĐQG tấn công các vị trí của BX. Cả hai bên đều thương vong. Trong lúc tình hình hết sức xáo trộn ở Sài Gòn, thì trong cùng ngày 28-4-1955, văn phòng quốc trưởng Bảo Đại tại Cannes (Pháp) gởi về Sài Gòn liên tiếp hai điện văn. 1) Điện văn thứ nhứt yêu cầu các phe nhóm và chính phủ Diệm cố gắng tự chế, tránh bạo động. 2) Điện văn thứ hai đề cử thiếu tướng Nguyễn Văn Vỹ làm tổng tư lệnh QĐQG và yêu cầu thủ tướng Diệm sang Cannes trình bày tình hình. (Đoàn Thêm, sđd. tt. 170-171.) Hôm sau, ngày 29-4-1955, thủ tướng Diệm trả lời quốc trưởng Bảo Đại rằng ông không thể rời khỏi Việt Nam trong lúc tình hình xáo trộn. Ngày 30-4-1955, thiếu tướng Nguyễn Văn Vỹ từ Đà Lạt đem Ngự lâm quân về Sài Gòn, bao vây dinh Độc Lập, ép thủ tướng Diệm phải thi hành điện văn của quốc trưởng Bảo Đại, nghĩa là ép ông Diệm phải giao cho ông Vỹ làm tổng tư lệnh QĐQG và ông Diệm phải qua Cannes gặp quốc trưởng Bảo Đại, một hình thức trục xuất ông Diệm. (Nhị Lang, Phong trào kháng chiến Trình Minh Thế, tt. 317.) Lúc đó, Hội Đồng Nhân Dân Cách Mạng Quốc Gia (HĐNDCMQG) gồm các nhân sĩ của các đoàn thể chính trị và tôn giáo, đến Dinh Độc Lập gặp thủ tướng Diệm, chứng kiến việc nầy, liền vây quanh tướng Vỹ. Nhị Lang, tổng thư ký HĐNDCMQG dùng súng ngắn uy hiếp và buộc tướng Vỹ phải ký giấy quy thuận chính phủ Diệm. Bị bất ngờ, thiếu tướng Vỹ đành chấp nhận, rồi rút lui lên Đà Lạt và sau đó ra ngoại quốc. (Nhị Lang, sđd. tt. 318-319.) Trong khi đó, lực lượng BX vẫn tiếp tục chống đối. Ngày 2-5-1955, quân đội Quốc gia (ủng hộ chính phủ Diệm) bắt đầu tiến đánh khu cầu Chữ Y, nơi đặt đại bản doanh của tướng Lê Văn Viễn tức Bảy Viễn (BX). Tướng Trình Minh Thế, thuộc lực lượng Cao Đài Liên Minh, đem quân nhập trận về phía QĐQG. Cuộc đụng độ rất gay gắt. Chiều ngày 3-5, tướng Thế tử thương tại cầu Tân Thuận. Quân BX dần dần triệt thoái khỏi khu vực Sài Gòn-Chợ Lớn, trong khi chính phủ ban hành dụ số 31 ngày 3-5-1955, gọi Lê Văn Viễn (Bảy Viễn), Lai Văn Sang là phiến loạn và đặt ra ngoài vòng pháp luật. Ngày 10-5-1955, đồn Công an Xung phong BX cuối cùng ở Sài Gòn bỏ trống. Bình Xuyên rút khỏi Sài Gòn. Như thế là BX bị dẹp yên. Dẹp xong Bình Xuyên, chính phủ Diệm lại lo ngại thế lực của HĐNDCMQG, nên cho cảnh sát bao vây trụ sở hội đồng nầy trên đường Phùng Khắc Khoan (Sài Gòn) để theo dõi từ tháng 8-1955. (Nhị Lang, sdđ tt. 315-316.) Vì vậy HĐNDCMQG ngừng hoạt động. Để thay thế, chính phủ phỏng theo danh xưng hội đồng nầy, lập Phong trào Cách mạng Quốc gia (PTCMQG), là một mặt trận chính trị, nhằm liên kết các tổ chức quần chúng để hậu thuẫn cho chính phủ, do Trần Chánh Thành làm chủ tịch trung ương, và đặt văn phòng PTCMQG tại các tỉnh và thành phố trên toàn quốc. 2.- TRƯNG CẦU DÂN Ý Sau khi ổn định tình hình, chế độ khá vững vàng, thủ tướng Diệm liền tìm cách chấm dứt vai trò quốc trưởng của Bảo Đại, người đã tin tưởng ông Diệm và bổ nhiệm ông Diệm làm thủ tưóng với toàn quyền dân sự và quân sự. Vào tháng 6-1955, tổng trưởng Ngoại giao Việt Nam báo cho đại sứ Mỹ George Frederick Reinhardt biết rằng chính phủ Diệm có thể sẽ lật đổ Bảo Đại bằng một cuộc trưng cầu dân ý (TCDY). Reinhardt khuyến cáo là cuộc TCDY cần có sự đồng ý của quốc dân đại hội. Tuy nhiên, lúc nầy chưa có quốc dân đại hội. Khoảng tháng 7 hay tháng 8-1955, thủ tướng Diệm báo cho Edward Lansdale, biết là sẽ tổ chức những cuộc biểu tình chống Bảo Đại và chính phủ sẽ căn cứ vào ý kiến đó, truất phế Bảo Đại. Lansdale là một đại tá CIA hết sức giúp đỡ ông Diệm củng cố chế độ, cố gắng thuyết phục thủ tướng Diệm nên tổ chức TCDY. (Thomas L. Ahern Jr., sđd. tt. 92-93.) Không còn Hội đồng Nhân dân Cách mạng Quốc gia, chính phủ mời đại diện 15 đoàn thể chính trị, tôn giáo, thanh niên, lao động họp ngày 4-10-1955, thành lập Ủy ban TCDY. Ủy ban nầy đưa kiến nghị yêu cầu chính phủ truất phế Bảo Đại, suy tôn thủ tướng Diệm lên làm quốc trưởng. (Đoàn Thêm, sđd. tr. 183.) Ngày 6-10-1955, chính phủ quyết định tổ chức TCDY để quốc dân chọn lựa ai làm quốc trường giữa Bảo Đại và Ngô Đình Diệm. Ngày 8-10-1955, bộ Nội vụ cho biết sẽ tổ chức TCDY ngày 23-10-1955. Mở đầuchiến dịch TCDY, các đài phát thanh chính phủ đọc đi đọc lại nhiều lần những bài thơ, bài vè xấu xa về Bảo Đại. Ví dụ “Vè vẻ vè ve, Nghe vè Bảo Đại, Là quân ăn hại, Theo gót thực dân…” Bản nhạc phổ biến rộng rãi là “Hai ba tháng mười là ngày trưng cầu dân ý / Bầu cho, bầu cho người nào / Bầu người chống cộng bài phong / Hai ba tháng mười là ngày trưng cầu dân ý / Đứng lên, toàn quốc viết trang sử mới …” Những bức hý họa châm biếm Bảo Đại xuất hiện trên báo chí. Những chuyện về đời tư của quốc trưởng Bảo Đại bị xuyên tạc và bêu riếu. Ngược lại, quốc trưởng Bảo Đại hoàn toàn không có cơ hội trình bày trước quốc dân trường hợp của ông, hay trả lời những cáo buộc, hoặc đối chất các xuyên tạc do bộ máy tuyên truyền của chính phủ Diệm đưa ra trước cuộc TCDY. Như thế, chỉ có phía chính phủ Diệm tự do tuyên truyền một chiều, tự do ca tụng thủ tướng Diệm, tự do đả kích quốc trưởng Bảo Đại, tự do tổ chức và kiểm soát thùng phiếu. Trong cuộc TCDY ngày 23-10-1955, hai câu hỏi được đặt ra là: Câu 1: “Tôi truất phế Bảo Đại và chấp thuận Ngô Đình Diệm làm Quốc trưởng Việt Nam, với nhiệm vụ đặt nền móng dân chủ.” Câu 2: “Tôi không truất phế Bảo Đại, và không chấp nhận Ngô Đình Diệm làm Quốc trưởng để đặt nền móng dân chủ.” (Bảo Đại, Con rồng Việt Nam, California: Xuân Thu, 1990, tr. 539.) Ngoài việc tuyên truyền một chiều, câu hỏi số 1 (truất phế Bảo Đại, chọn Ngô Đình Diệm) đưọc in trên giấy màu đỏ; câu hỏi số 2 (không truất phế Bảo Đại, không chấp nhận Ngô Đình Diệm) được in trên giấy màu xanh. Ban tổ chức TCDY chọn màu đỏ cho lá phiếu của ông Diệm vì ban tổ chức cho rằng đa số dân Viêt tin tưởng màu đỏ là màu may mắn. Ban tổ chức TCDY đưa ra câu vè cho dân chúng dễ nhớ: “Xanh bỏ giỏ, đỏ bỏ bì”, hay “Phiếu đỏ ta bỏ vô bì / Phiếu xanh Bảo Đại ta thì vứt đi.” “Xanh bỏ giỏ” nghĩa là lá phiếu số 2 màu xanh bầu cho Bảo Đại bỏ vào giỏ rác đặt dưới thùng phiếu (loại bỏ). “Đỏ bỏ bì” là phiếu số 1, chọn Ngô Đình Diệm, bỏ vào phong bì rồi bỏ vào thùng phiếu, bầu cho ông Diệm. Hai câu hỏi nầy chỉ đặt vấn đề chọn lựa giữa cá nhân hai nhà lãnh đạo để làm quốc trưởng nhằm mục đích xây dựng dân chủ, chứ không nói đến hình thức thể chế chính trị của Nam Việt Nam, ví dụ quân chủ lập hiến, đại nghị chế, tổng thống chế…, và cũng không nói chức danh người đứng đầu nhà nước như tổng thống, hay chủ tịch hay thủ tướng… Từ khi phát động TCDY trên toàn quốc cho đến khi bầu cử, kiểm phiếu, công bố kết quả, nghĩa là từ đầu đến cuối, chỉ có nhân viên chính phủ của thủ tướng Diệm điều khiển tất cả các công việc TCDY, mà không có ai kiểm soát. Tuy nói TCDY để dân chúng chọn lựa giữa hai người (Bảo Đại và Ngô Đình Diệm), nhưng thực sự chỉ có chính phủ Diệm tổ chức và điểu khiển. 3.- KẾT QUẢ CUỘC TRƯNG CẦU DÂN Ý Kết quả là thủ tướng Ngô Đình Diệm thắng phiếu một cách áp đảo. Theo thống kê của Bộ Nội vụ, thì kết quả cuộc TCDY ngày 23-10-1955 như sau: - 5, 960, 302 Số cử tri kiểm tra - 5, 828, 907 Số cử tri đi bỏ phiếu - 5, 721, 735 Phiếu truất phế Bảo Đại và suy tôn thủ tướng Ngô Đình Diệm lên chức vụ quốc trưởng (98,16%) - 63, 017 Phiếu không chịu truất phế Bảo Đại. (1,1%) - 131, 395 Không có ý kiến. (bì không có phiếu) - 44, 155 Phiếu không hợp lệ. (Đoàn Thêm, sđd., tr. 184). Kết quả đắc cử của ông Diệm trong cuộc TCDY ngày 23-10-1955 (5,721,735 trên 5, 828,907, tức 98,16%) cao hơn cả kết quả đắc cử của Hồ Chí Minh tại Hà Nội ngày 6-1-1946 (169,222 trên 172,725 tức 97,97%). (Đoàn Thêm, sđd. tr. 18.) Cuộc TCDY chẳng những truất phế quốc trưởng Bảo Đại, mà chấm dứt luôn những hoạt động chính trị của cựu hoàng. Sau cuộc TCDY, cựu hoàng Bảo Đại không phản đối hay phê phán chính phủ Ngô Đình Diệm. Bảo Đại cũng không lập chính phủ lưu vong ở nước ngoài. Từ năm 1956, thỉnh thoảng có vài cuộc phỏng vấn cựu hoàng Bảo Đại, nhưng ảnh hưởng không quan trọng đến chính trị trong nước. Ba ngày sau cuộc TCDY, ngày 26-10-1955, trước hàng vạn dân chúng tại sân dinh Độc Lập, tân quốc trưởng Ngô Đình Diệm đưa ra bản Tuyên cáo, công bố thành lập nền Cộng hòa. Tiếp theo bản tuyên cáo, quốc trưởng Ngô Đình Diệm công bố bản Hiến ước tạm thời để điều hành việc nước trong khi chờ đợi một hiến pháp mới. Nguyên văn điều thứ nhứt và điều thứ hai bản Hiến ước tạm thời như sau: Điều thứ 1 – Quốc gia Việt Nam là một nước Cộng hòa. Điều thứ 2 – Quốc trưởng, đồng thời cũng là thủ tướng chính phủ, lấy danh hiệu là Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa. KẾT LUẬN Quốc trưởng Bảo Đại bổ nhiệm Ngô Đình Diệm làm thủ tướng toàn quyền dân sự và quân sự năm 1954. Sau khi nắm vững quyền lực, thủ tướng Diệm tổ chức TCDY lật đổ Bảo Đại. Trong cuộc TCDY, phía Bảo Đại không được lên tiếng, chỉ có một mình chính quyền thủ tướng Diệm vận động, nghĩa là một hình thức độc diễn. Kết quả cuộc TCDY là “truất phế Bảo Đại và chấp thuận Ngô Đình Diệm làm Quốc trưởng Việt Nam, với nhiệm vụ đặt nền móng dân chủ.” Như thế, thủ tướng Diệm chỉ được dân chúng chọn lựa lên làm quốc trưởng để đặt nền móng dân chủ, chứ không chọn lên làm tổng thống. Theo lẽ thông thường, quốc trưởng Ngô Đình Diệm tổ chức quốc dân đại hội hay quốc hội để tổ chức nầy quyết định thể chế tương lai và quyết định chức danh quốc trưởng. Tuy nhiên, sau cuộc TCDY, quốc trưởng Ngô Đình Diệm tuyên bố ngay việc thành lập nền Cộng hòa, và tự mình lên làm tổng thống. Sau đó, chính phủ tổ chức bầu cử Quốc hội lập hiến ngày 4-3-1956. Quốc hội soạn xong và thông qua lần cuối bản Hiến pháp ngày 20-10-1956. Bản hiến pháp được tổng thống Ngô Đình Diệm ban hành ngày 26-10-1956. Điều 96 của bản Hiến pháp nầy hợp thức hóa chức vụ của ông Diệm là vị tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng Hòa. Trần Gia Phụng (Toronto, 10-10-2012) ****************************** Giòng Sông Bến Hải Vẫn Còn ĐóNgày 20 tháng 7 năm 1954, đất nước VN đã bị chia đôi theo vĩ tuyến 17 ký giữa Pháp và Việt Minh. Sau biến cố đau thương tháng Tư 1975, dĩ nhiên theo con mắt bình thường xem như giòng sông Bến Hải chia đôi bờ Nam-Bắc Việt Nam không còn nữa. Bọn phỉ quyền Hà Nội từng lố bịch và trơ trẽn vỗ ngực tự xưng có công "thống nhất tổ quốc VN "; thế nhưng, những sự thực trâng tráo và phũ phàng của hiện trạng đau thương đủ mọi mặt của quê mẹ Việt Nam đang quằn quại rên xiết, lầm than, nhục nhằn và lạc hậu dưới bàn tay cai trị độc tài, tàn bạo và vô nhân của cái đảng tham nhũng thối nát cộng phỉ Hà Nội đã và đang dẫn đưa dãi đất hình chữ S thân yêu của con dân nước Việt tới bờ vực thẳm mất nước! Trong những biến thái đau khổ chung của dân tộc có nhũng hố sâu ngăn cách, "Gìòng Bến Hải" vẫn còn đó, dù vô hình cho đất nước chúng ta khi còn bóng cái đảng bán nước hại dân cộng sản Việt Nam mà quốc tặc hồ chí minh đã đưa đường dẫn lối về tàn hại dân tộc mình: Xin mạn phép ghi lại một hồi ức vào ngày 20 tháng 7 năm 1954: Ngày 20 tháng 7 năm 1954 của hơn 60 năm về trước, đất nước VN chia đôi và từ đó giòng sông Bến Hải quê tôi trở thành một địa danh lịch sử. Quá khứ chập chùng đưa tôi về lại hình ảnh ngày xưa, những ngày còn bé một thuở tạm gọi thanh bình dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm cứ mỗi năm dịp kỷ niệm 20 tháng 7 đất nước chia đôi, tôi khi đó chỉ là một thằng bé được cả nhà đưa ra quận Trung Lương cùng đồng bào Quảng Trị làm lễ mit tinh kỷ niệm ngày chia đôi đất nước lần 5, lần 6 gì đó . Hồi đó muốn ra tới Cầu Bến Hải xe phải qua đèo Ba Dốc. Đèo này không cao nhưng muốn xuống đèo xe phải lái rất cẩn thận, xuống được 3 cái dốc rất ngặt nên cũng rất nguy hiểm. Hết đèo là xe có thể ‘bon bon’ chạy trên một đoạn đường thẳng trên một đồng bằng hiếm hoi của quận Trung Lương để đến chân cầu Bến Hải, nơi này có trụ sở kiểm soát đình chiến kết hợp cảnh sát Trung Lương làm việc ở đây Tôi nhớ rõ nhất là hai lá cờ to lớn có thể là ‘vĩ đại’ nhất trong trí nhớ của tôi, dĩ nhiên lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ bên ‘miềng’ (tiếng gọi MÌNH của dân Quảng Trị chúng tôi) và cờ đỏ sao vàng bên “tê” (kia). Hai là cờ to lớn theo trí nhớ của tôi thì nó có thể phủ kín một cái nhà một cách dễ dàng. Cái cầu cũng bị chia đôi, mỗi bên mỗi màu và sơn đúng một nửa bên mình thì màu xanh. Nhân viên 2 phía đi lui đi tới trên cầu thỉnh thoảng đi qua mặt nhau cũng đôi lúc cả 2 cùng nói gì đó và cùng ngó xuống mặt nước sông Hiền lương. Bề mặt của chiếc cầu rất hẹp và nó chẳng cần chi cho chuyện xe cộ, mà để trao đổi nhân viên 2 miền qua lại làm việc hàng ngày. Gia đình tôi còn kể rằng mỗi ngày cảnh sát quận Trung Lương cũng qua làm việc bên kia và đổi lại bên kia cũng có một người qua ‘làm việc’ bên mình. Văn phòng làm việc của mỗi bên đều gần sát cầu, kế cột cờ mà là Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ đang phất phới tung bay ngạo nghễ theo gió. Đến giờ hành lễ, đồng bào tới sát cầu, mặt hướng về bờ sông bên kia, tai thì nghe ban tổ chức đọc diễn văn và cáo trạng cộng sản miền Bắc đang đày đọa đồng bào ruột thịt miền Bắc, khi bọn chúng cố tâm nghe lệnh quan thầy ngoại bang xây dựng cho được một thứ chủ nghĩa quái thai bệnh hoạn là chủ nghĩa xã hội, áp đặt lý thuyết cộng sản lên đầu dân chúng miền Bắc. Xen kẽ còn có những bài hát đề cao tự do no ấm của miền Nam như "Khúc hát thanh bình - Chuyến đò vĩ tuyến - Nắng đẹp miền Nam…" Lúc này phía bên kia đâu có chịu yên, họ đem một đội quân nhạc bận complet trắng, cùng hướng về bờ Nam hợp tấu những bài “hùng ca” gì đó nhưng phía bên mình ồn quá làm sao nghe được, hơn nữa họ chỉ muốn phá đám buổi lễ của đồng bào mình mà thôi. Bỗng có những tiếng la hét và một đám đông đồng bào hốt hoảng chạy ngược lùi lại phía sau, và những hoảng loạn đó lan truyền rất nhanh làm tôi cũng chạy mất luôn đôi dép "nhựa" (hồi đó ít ai mà có giày). Sau đó mới vỡ lẽ là một "tên cán bộ cộng phỉ" đang trực trên cầu đã ngu xuẩn vứt tàn thuốc xuống một đám cỏ khô bên cầu, có gió nó bắt lửa lên khói làm đồng bào hoảng sợ tưởng chuyện gì. Những đám đông khác thấy chạy thì cứ chạy nên hoảng loạn mới lan nhanh như thế. Tội nghiệp mấy chú cảnh sát Trung Lương vất vả giải thích một hồi lâu, thì đồng bào mình mới yên tâm. Hết lễ, bà con chia thành từng tốp nhỏ đi theo men sông để ngắm phía "bên tê". Trí nhớ của tôi còn ghi lại một giòng sông nhỏ bé, nước lặng lờ trôi. Bên tê sông hình dáng những người dân miền Bắc kham khổ chịu đựng, những cánh áo nâu khom khom người "lùng sục" dưới đáy sông kiếm từng con cá; hay những chiếc thuyền nan bé tí teo, những chiếc nón lá chỉ biết im lặng, câm nín cúi đầu với công việc kiếm ăn. Họ im lìm tuyệt đối không có một cử chỉ tò mò gì khi bên này sông, đồng bào mình đang đi như trẩy hội. Bên kia sông chỉ một khoảng cách ngắn ngủi mà thôi, thế mà đồng bào bờ Bắc như không thấy không nghe, không dám ngẩng đầu nhìn. Một sức mạnh vô hình đang bắt họ phải điếc, phải mù và phải câm. Ôi! gớm ghiếc thay lũ sâu bọ bạo quyền cộng sản, một sức mạnh bạo lực khủng bố thật đáng kinh tởm và nguyền rủa mà tôi đã cảm nhận ra ngay, dù lúc đó còn bé xíu. Men theo bờ Hiền Lương, cứ cách chừng một cây số mỗi bên bờ đều có một trụ phát thanh, mỗi trụ gắn khoảng gần 20 cái loa đều mở hết "volume" hướng về bờ kia để phát thanh cùng ca nhạc tuyên truyền cho chế độ mình. Bên nào cũng mở hết cỡ âm thanh làm huyên náo cả một vùng, khiến tôi quên cả sợ hãi phập phồng. Hình như tôi cũng biết sợ bị bọn cộng phỉ bắt qua phía bên kia thì phải, kiểm soát lại ký ức của tôi ngay từ thuở bé xíu cũng tâm trạng chung đồng bào phía Nam nghe hai chữ “cộng sản” thì sợ lắm ! Qua năm sau, cũng dịp này lần này tôi có dịp đi ra phía Cửa Tùng, cửa sông Hiền Lương. Cửa Tùng dáng vẻ đìu hiu buồn bả vô cùng. Bên “tê” chỉ lác đác vài ba cái thúng của dân đánh cá miền Bắc, không có dân. Còn phía bờ Nam cửa Tùng thì tuyệt đối đồng bào mình không có làm ăn ở đây. Sau này tôi có thể hiểu rằng, bên kia tuy đóng vai dân chài làm ăn vậy nhưng thật ra toàn là bọn giặc cướp cộng phỉ ngụy trang cả mà thôi. Rồi chiến sự leo thang, cường độ cuộc chiến càng ngày càng ác liệt. Những năm sau 1960, Trung Lương càng ngày càng hoang vắng, bọn cộng sản miền Bắc đã ngang nhiên bội ước và xé hiệp định Geneve tăng quân ngang nhiên ồ ạt xâm lăng miền Nam. Trung Lương và Ủy Ban Kiểm Soát Đình Chiến bất lực, quận Trung Lương xoá sổ, 1967 toàn bộ dân Gio Linh di tản hết lên Cam Lộ, vào Nam tái định cư, lánh xa lũ giòi bọ cộng phỉ ác độc, man rợ, xảo trá và quỷ quyệt. Tuyến MacNamara ra đời. Chiến tranh không tập miền Bắc gia tăng mức độ cường tập đến cái cống trên trục lộ giao thông miền Bắc. Và chuyện đi chơi dự Míting ở cầu Bến Hải đã thực sự nằm trong dĩ vãng. Bao nhiêu năm đã qua, cầu Hiền Lương - sông Bến Hải phân chia hai miền Nam Bắc đánh dấu một khúc quanh lịch sử dân Việt tưởng chừng như nó đã là một danh từ trong sử Việt. Thế mà khi nhìn lại những gì bọn đảng cộng phỉ Việt Nam đã di họa cho toàn dân Việt sau bao nhiêu năm cưỡng chiếm và ăn cướp Miền Nam, “thống nhất” đất nước chỉ là hố phân cách sâu thăm thẳm giữa khối dân bị trị và một đảng cầm quyền bất tài, ngu dốt, lưu manh, gian xảo, tàn ác, vô nhân và thối nát. Lũ phỉ quyền cộng sản Hà Nội qua việc lợi dụng máu xương dân tộc đã nghiễm nhiên cướp lấy bộ máy cầm quyền đáng lý là do dân, vì dân và của dân; trái lại, cái đảng cướp này dùng bộ máy này để làm một công cụ đàn áp, khống chế và bóc lột dân lành đến tận xương tủy, không có thứ gì là chúng không ăn cướp, chiếm đoạt. Rõ ràng "giòng sông Bến Hải" vẫn còn đó ngăn chia giữa dân và kẻ cầm quyền, nó chỉ lấp được khi tất cả đều trở về lại quyền sở hữu của dân tộc Việt Nam, phục vụ cho ý muốn và quyền lợi toàn dân tộc. (Sài Gòn trong tôi - Kha Trần) "Giòng sông Bến Hải" vẫn còn, khi trong xã hội Việt Nam hố phân chia sâu vời vợi giữa quần chúng lao động nghèo nàn, rách nát, đầu tắt mặt tối làm không đủ ăn. Cái đói, cái nghèo đến mức phải bán máu, và bán máu trớ trêu trở thành một cái nghề nuôi sống cho chính họ và gia đình. Trái lại giai cấp cầm quyền, quý tộc Đỏ thì tiền bạc thừa mứa, giàu nứt đố đổ vách, ăn chơi sa đọa , trụy lạc đến mức tận cùng của trụy lạc, không còn bút mực nào tả xiết. Những thành phố xa hoa một cái "bung tay" cho ticket thưởng “boa’ cho các em “cave” vũ trường hộp đêm, thì số tiền đó các em nhỏ đánh giày, lượm nylon trong những đống rác thành phố hay những ông già kéo xe, đạp xích lô không bao giờ dám mơ tưởng đến. (Sài Gòn trong tôi - Kha Trần) Đó là chưa kể đến các "ông" thái thương hoàng cộng sản Việt Nam, các "ông" cán bộ cấp trung ương thì của chìm của nổi không biết bỏ đâu cho hết vì cướp được quá nhiều. (Chuyện này hỏi ở Hoa Kỳ, Anh Quốc, Pháp và Thụy Sĩ) Làm sao mà hết "giòng sông Bến Hải" chia đôi hai giai cấp nghèo giàu, khi mà những thảm trạng ở miền Nam bộ những em gái tuổi còn dưới 10 mà phải bị bán qua Campuchia làm điếm. Hàng trăm ngàn thiếu nữ nông thôn phải "tự nguyện nhắm mắt lấy chồng ngoại" rồi trở thành những "đồ chơi" rẻ tiền và lắm lúc phải bỏ xác tủi nhục nơi quê người cũng chỉ vì hoàn cảnh nghèo nàn đều đã xảy ra ở khắp chốn nông thôn nước Việt. Còn còn nữa, những hố sâu “Bến Hải’ vẫn hằn sâu trên đất mẹ Việt Nam, khi bạo quyền cộng sản vẫn còn. Hãy nhìn những cụ già đói khát bệnh tật khắp mọi miền đất nước, đảng giàu đảng sang thế mà họ đang ngày ngày chờ lòng hảo tâm của "Việt Kiều" hải ngoại động lòng về giúp đỡ cho từng ký gạo từng tấm mền. (Sài Gòn trong tôi - Kha Trần) Nội tình trong lòng dân Việt vẫn còn một "giòng Bến Hải" khi những tên "cán bộ" từ Bắc vào Nam đem theo gia đình, họ hàng ngang nhiên cướp đất, cướp nhà người dân miền Nam, người sắc tộc Tây Nguyên làm giàu phục vụ cho đầy túi tham của chúng. Thế là lòng căm thù miền Bắc càng lúc càng dâng trào chất ngất trong lòng họ, và đã tạo nên lòng ác cảm chung Nam Bắc, đó cũng do chính sách Ăn Cướp của đám phỉ quyền cộng sản Hà Nội là nguyên do to lớn nhất. Làm sao lấp được một giòng sông khi những tiếng nói đòi hỏi Tự Do, Công Lý, Dân Chủ, Nhân Quyền hàng ngày bị bè lũ phỉ quyền cộng phỉ Hà Nội bán nước dùng bạo lực công an quân đội khống chế, đàn áp, bịt miệng bỏ tù giam giữ ngày đêm trong tù ngục. Những tập thể trí thức tranh đấu cho người dân thấp cổ bé miệng thì bị lũ côn đồ cộng phỉ Hà Nội trù dập khủng bố ngày đêm, ngăn sông cấm chợ, áp bức trăm bề. (Sài Gòn trong tôi - Kha Trần) Đối với mấy triệu người dân Việt bỏ xứ ra đi thì "Giòng sông Bến Hải" vẫn mãi mãi còn trong lòng của họ, khi chính sách của cộng sản Việt Nam hiện tại vẫn coi "Việt kiều" là con bò sữa vĩ đại, phải "Vắt" cho được khối đô la này, nhưng trong lòng bọn cầm đầu Bắc bộ phủ tại Hà Nội vẫn canh cánh thành kiến là "âm mưu diễn tiến hòa bình" sẵn sàng còng tay bỏ tù những ai về lại Việt Nam không hợp ý chúng. "Hai bờ Bến Hải" vẫn muôn đời còn đó khi bọn cộng phỉ Việt Nam càng ngày càng tàn ác, xảo trá, trâng tráo, ngang ngược, côn đồ, quỷ quyệt, dựa vào thế và lực của bọn quan thầy của chúng là lũ giặc Tầu và súng đạn chúng đang có trong tay, nên dù bất tài, bất nhân, bất nghĩa, bất xứng, vẫn cố bám lấy quyền lực, cứ chà đạp thô bạo Dân Quyền và Nhân Quyền toàn thể dân tộc Việt Nam. Ngày nào cái tập đoàn ăn cướp của đám đảng phỉ quyền cộng sản Việt Nam còn tồn tại, thì đất nước Việt Nam vẫn còn điêu linh, thống khổ, chậm tiến và đói nghèo. Hoa Dân Chủ - Tự Do cho Dân Tộc Việt Nam chỉ nở khi cái đảng việt gian bán nước cộng phỉ Hà Nội bị triệt tiêu toàn bộ và chỉ ngày đó, "giòng sông Bến Hải" mới thực sự được khỏa lấp để cả Dân Tộc cùng hòa chung ca khúc nhạc tình thương của ba miền đất Việt. (Sài Gòn trong tôi - Kha Trần) ********************************************************* Ông Đại Sứ NGÔ ĐÌNH LUYỆN Ông Ngô Đình Luyện là con út trong gia đình cụ Ngô Đình Khả, ông Luyện đã tốt nghiệp văn bằng kỹ sư tại École Central de Paris, ông là người được hấp thụ nền văn hóa Tây Phương nhiều nhất trong gia đình. Phu nhân ông Luyện cũng thuộc gia đình giàu có, danh giá tại miền Nam Việt Nam. Trong số các anh em cụ Diệm, ông Luyện là người ít được nhắc đến nhất, nhưng ông lại là người chiếm được nhiều tình cảm của những người xung quanh nhiều nhất. Ngay cả khi ông làm việc ở ngoại quốc, ông cũng đã được những người làm việc chung với ông yêu mến kính phục. Có lẽ vì tính tình ông Luyện phóng khoáng, cởi mở, giản dị và thậm chí còn được coi là người ... ham vui. Ông bà Luyện cùng các con sống ở ngoại ô thành phố Paris từ năm 1954 cho đến khi qua đời. Và qua nhiều nhân chứng làm việc trong chính quyền thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm nói lại, thì trong số anh em cụ Diệm, ông Ngô Đình Luyện là người có công lớn trong việc xây dựng nền móng nền Đệ Nhất Cộng Hòa lúc ban sơ. Ông Luyện đã có thời gian cùng học chung với cựu hoàng Bảo Đại tại Pháp, nên hai người rất thân với nhau. Khi ông Ngô Đình Diệm được vua Bảo Đại chọn và đề cử về nước giữ chức vụ Thủ Tướng, lúc đó ông Ngô Đình Luyện còn ở bên Tây làm Đặc Sứ, nhưng ông thường về Sài Gòn giúp ông anh tiếp xúc với người nầy, giao thiệp với người kia, trao đổi với người nọ, thuyết phục, lôi kéo họ thôi chống đối, về hợp tác với chế độ mới, vì khi mới về cầm quyền ở Sai Gòn, ông Ngô Đình Diệm bị nhiều người, nhiều phe phái chống đối, coi như tứ bề thọ địch, nên ông Diệm cần có ông Luyện ở bên cạnh để cùng lo tìm cách đối phó với những khó khăn của thời cuộc, đối phó với những cuộc chống đối của tướng Nguyễn Văn Hinh, của Bình Xuyên, Hòa Hảo v.v … Tổng Thống Ngô Đình Diệm cũng muốn có một người tài giỏi, tín cẩn làm đại diện cho Việt Nam ở Âu Châu, nên ông Luyện được cử giữ chức vụ Đại sứ Việt Nam tại Anh Quốc. Vì thế trước khi lấy một quyết định ngoại giao quan trọng, đối với bất kỳ một quốc gia nào ở Âu Châu và Bắc Phi, Tổng Thống Ngô Đình Diệm thường tham khảo ý kiến trước với ông Luyện. Sự bất đồng chính kiến giữa ông Nhu và ông Luyện trở nên rõ rệt, qua vụ truất phế Bảo Đại, vì chính ông Luyện đã đóng vai trò giao liên dàn xếp với Bảo Đại qua vụ chống đối của Tướng Hinh và của Bình Xuyên. Còn ông Nhu thì chủ trương phải truất phế Bảo Đại, để thành lập chế độ Cộng Hòa. Trong thời gian ba tháng qua Pháp để dàn xếp với Bảo Đại vào đầu năm 1955, lúc ông Luyện trở về, thì quyền Cố Vấn đã hoàn toàn nằm trong tay ông Nhu. Tổng Thống Diệm đã dặn riêng mấy người thân cận như Đại Uý Cao, Thiếu Tá Vinh là “ở nhà có chuyện gì xảy ra đừng có kể lại cho ông Luyện nghe". Ý Tổng Thống Diệm không muốn làm phật lòng ông em út, mà Tổng Thống Diệm thương nhất trong nhà. Việc kẹt nhứt của ông Luyện là ông đã đơn sơ nghĩ là do anh mình mới có vụ truất phế Bảo Đại (*), mà ông Bảo Đại và ông Luyện lại là bạn học chung với nhau ở Paris. Hai ông không những học chung một trường Tây, mà còn học chung chữ Nho với nhau ở tại nhà, khi triều đình gởi qua Pháp một "thầy đồ” để dạy chữ Nho, dạy tứ thư, ngũ kinh, v...v… cho ông Bảo Đại. Vì thế hai người cùng "giồi mài kinh sử" ở trường cũng như ở nhà, coi như "ăn cùng mâm, nằm cùng chiếu. Khi ông Luyện có bằng kỹ sư, về nước làm việc cho một công ty Pháp. Ông Bảo Đại cũng đã về nước lên ngồi trên ngai vàng. Hai người đi hai con đường khác nhau. Biết rõ ông bạn học rất thân nay đã làm vua, nhưng ông Luyện không tìm đến vua Bảo Đại để cầu cạnh nọ kia. Một hôm tình cờ, vua Bảo Đại gặp ông Luyện ở Quảng Ngãi. Vua mừng lắm, ôm chầm lấy bạn cũ và trách rằng sao đã về nước mà không cho vua hay. Ông Luyện cũng mừng lắm, nhưng chỉ chừng đó, rồi không liên lạc gì với vua nữa. Sau khi "Trưng Cầu Dân Ý", ông Luyện có gặp lại cựu hoàng Bảo Đại và tưởng rằng cựu hoàng sẽ trách cứ mình nhiều lắm, nên ông Luyện cũng hơi ngại ngùng, nhưng ông Bảo Đại vẫn tự nhiên như không có chuyện gì xảy ra. Khi ông Luyện tỏ ý ân hận vì việc truất phế, thì ông Bảo Đại tự cho rằng lỗi ở ông, và thời cuộc phải diễn tiến như thế, nên không trách cứ gì ông Diệm cả. Thái độ cao thượng đó của cựu hoàng Bảo Đại đã khiến ông Luyện cảm động lắm, ông thường đem chuyện đó kể lại cho nhiều người thân cận nghe. Đầu năm 1963, khi tình hình miền Nam có nhiều bất ổn, có tin đồn đảo chánh nói đi nói lại nhiều nơi, ông Luyện về Sài Gòn và cũng có ý lo cho anh mình, nhưng không làm gì được. Trở lại Luân Đôn trong một buổi họp nhân viên, ông Luyện hỏi chung chung: "Trong trường hợp hãn hữu mà có một cuộc đảo chánh, thì ông Thính cũng như các anh em khác trong Sứ Quán sẽ đứng đằng sau Tổng Thống chứ?”. Tiến Sĩ Phan Văn Thính đáp lại: “Thưa Đại Sứ, cũng không hẳn là vậy. Chúng tôi ở đây là "công bộc" chứ không phải là "người" của một ai cả. Bao lâu Tổng Thống còn được lòng dân, thì chúng tôi đều đứng sau người. Nhưng khi nào Tổng Thống đi ngược lại ý dân thì chúng tôi không còn phải theo Tổng Thống nữa". Các nhân viên Tòa Đại Sứ ở Anh lúc đó cho rằng việc làm của Tiến Sĩ Phan Văn Thính là liều lĩnh và gan dạ, vì nói như thế có thể mang họa vào thân. Tuy không đồng ý với T/S Phan Văn Thính, nhưng ông Ngô Đình Luyện cũng không tỏ ra thái độ bất bình hay là sẽ tìm cách trừng phạt. Thật đúng, ông Luyện là người có trình độ, rất hiểu biết, không hay thù vặt. Nhân dịp ông Ngô Đình Luyện từ Pháp qua Mỹ, anh Nguyễn Linh Tuyên có đón ông đến dự lễ cầu hồn cho Cố Tổng Thống, và hướng dẫn Ông đi thăm mấy nơi ở Orangge County (California), anh Tuyên có nói tôi sang gặp ông Luyện nữa, và tôi đã sang thăm ông. Trong dịp này tôi được ông kể vài câu chuyện về thời Đệ Nhất Cộng Hòa. Tôi có hỏi tin tức về Bà Nhu bây giờ ra sao, thì ông cho hay Bà Nhu đang sống trong căn Apartment tận lầu 11, ở Paris - Pháp Quốc, và bà vẫn khỏe mạnh. Ông Ngô Đình Luyện kể: “Có lần tôi ở Pháp về, tôi gặp lại mấy người bạn Pháp và Trung Hoa, họ rủ tôi vô Chợ Lớn ăn cơm, rồi họ mời tôi sang Hong Kong du lịch. Tôi nhận lời và cùng đi với họ. Song lúc tôi trở lại Saigon, về tới Tân Sơn Nhứt, thì có ông Phó Tổng Giám Đốc Quan Thuế và thêm một nhân viên nữa ra đón tôi ở phi cảng. Ông Quan Thuế có vẻ băn khoăn, lo lắng và nói với tôi: - Thưa Cụ Đại Sứ, xin cụ hiểu cho sự khó khăn của chúng tôi. Nhưng đây là lệnh của Tổng Thống, xin Cụ cho chúng tôi được coi hành lý của Cụ. Tôi rất ngạc nhiên vì xưa nay tôi đi đâu, kể cả ra ngoại quốc, chưa ai khám xét hành lý của tôi, vì mình đi bằng Thông Hành Ngoại Giao cao cấp, thế mà mình về nước lại bị khám xét bởi lệnh của Tổng Thống. Nhưng tôi bình tĩnh trả lời: - Tôi đi chơi chứ không phải đi công vụ đâu, chả cần có lệnh của Tổng Thống, các ông cứ làm đúng phận sự của các ông đi. Sau khi khám xét thấy chẳng có gì, ông Quan Thuế cứ xin lỗi tôi hoài và có vẻ lo lắng. Tôi cảm ơn ông và lên xe ra về. Về tới Dinh Gia Long, tôi vô thẳng phòng Tổng Thống với vẻ mặt bực bội. Gặp tôi, Tổng Thống cười nói: - Sao chú? Chắc khó chịu lắm phải không? Tụi nó cứ nói ra nói vào và báo cáo với tôi rằng chú đi Hong Kong gặp tụi Tàu, chuyển bạc về Việt Nam (ngày đó Việt Cộng có nhiều tiền Việt Nam để ở Hong Kong lắm, mà không mang vô Việt Nam được), nên tôi phải cho khám để tụi nó khỏi xuyên tạc và sau này chúng nó không còn báo cáo bậy nữa. Hơn nữa cũng để Quan Thuế biết là họ không phải nể nang một người nào, để cho họ dễ làm việc của mình...” Kể xong, Ông Ngô Đình Luyện có vẻ thích thú và cười ra tiếng. Ông nói nhiều chuyện về thời Đệ Nhất Cộng Hòa và về cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, và những chuyện vui, buồn trong gia đình. Ông cũng cho biết gia đình ông đông con và sinh hoạt cũng khó khăn lắm, ông kể chuyện từ lúc ông ở Pháp qua Mỹ và trên chuyến bay đến California, cái thắt lưng của ông bị đứt, mà lưng quần của ông thì rộng quá, vì quần áo cũ may lúc còn mập, và nay thì ốm đi nhiều. Biết ông cần có cái thắt lưng, nên một người trên cùng chuyến bay đã lấy thắt lưng của họ đưa ông dùng tạm. Rất tiếc, ông đã không nhớ tên người tặng ông cái thắt lưng đó. Thành ra những lời đồn đãi và dư luận xấu nói về gia đình Tổng Thống Ngô Đình Diệm, thật đúng là xuyên tạc quá đáng. Xem như vậy đều thấy rằng những người trong gia đình Tổng Thống Ngô Đình Diệm, ai cũng có tinh thần tự trọng và trong sạch. Được biết ông Ngô Đình Luyện đã từ trần tại Pháp ngày 23 tháng 4 năm 1988, hưởng thọ 75 tuổi . Ngô Đình Châu
|
|
|
Post by Can Tho on Oct 30, 2012 7:30:10 GMT 9
Đời Một Tổng ThốngViết cho ngày 01 tháng 11Đối với phần lớn người từ miền Bắc di cư vào Nam năm 1954 thì sự kiện ngày 01 tháng 11 năm 1963 mãi mãi là một cơn ác mộng, nhất là bản tin ngắn được phát đi vào khoảng 10 giờ sáng ngày 02 tháng 11, loan báo về cái chết của Tổng Thống Ngô Đình Diệm và cố vấn Ngô Đình Nhu đã thực sự làm suy sụp tinh thần của hầu hết đồng bào di cư, nhất là đồng bào công giáo. Đối với hầu hết người Bắc di dân thì cái chết của Tổng Thống Ngô Đình Diệm và sự cáo chung của nền Đệ Nhất Cộng Hòa là một hồi chuông báo tử cho nền cộng hòa ở miền Nam. Những giáo dân di cư, trong đó có cả ông tôi, đã mường tượng một ngày quân đội cộng sản tiến vào Sài gòn, và một cuộc “di cư” nữa để lánh nạn cộng sản sẽ diễn ra sau đó. Suốt những ngày tiếp theo của tháng 11 kinh hoàng đó, gia đình ông bà chúng tôi cùng tất cả giáo dân, giành hầu hết thời gian đến nhà xứ để cầu nguyện cho Tổng Thống và bào đệ Ngô Đình Nhu, những đại ân nhân đã giúp cho gia đình chúng tôi cùng hơn một triệu đồng bào khác thoát được hiểm họa cộng sản ở miền Bắc, bởi sau hai năm miền Bắc cải cách ruộng đất, với chính sách tố khổ, cộng sản đã mang đến bao nỗi tang thương và kinh hoàng cho những người dân xứ Bắc. Chắc sẽ có nhiều người đặt vấn đề rằng với thời gian 300 ngày để di cư, thì cứ tùy nghi ra đi chứ cần gì phải có ai giúp đỡ? Sự thật hoàn toàn không đúng như vậy, vì chính quyền của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, tức chính quyền cộng sản của ông Hồ Chí Minh luôn tìm mọi cách để ngăn chặn người ta di cư sang xứ tự do ở miền Nam, bằng nhiều hình thức đe dọa, bưng bít thông tin, kể cả khủng bố tinh thần và tuyên truyền xuyên tạc chính sách di cư cũng như xuyên tạc về chế độ Cộng Hòa để giảm thiểu số người di cư vào vùng tự do đến mức thấp nhất. Nhân ngày hiệp kỵ lần thứ 49 của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, 01 tháng 11 năm 2012, như một nén hương lòng, để ghi tạc công đức của Cụ Ngô, chúng tôi xin thuật lại hành trình lánh nạn cộng sản lần thứ nhất của gia đình chúng tôi, cũng như của hơn một triệu đồng bào miền Bắc, theo nhật ký hành trình của ông tôi, nguyên là một Chánh Tổng ở Văn Giang, Hải Hưng. Sau khi quân đội Pháp đầu hàng ở Điện Biên Phủ, Hiệp định Genève được ký kết giữa chính phủ của Hồ Chí Minh và chính phủ Cộng Hòa Pháp, chia đôi Việt Nam thành hai miền, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến. Từ vỹ tuyến 17 trở ra thuộc Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, tức là Cộng Sản Việt Nam. Từ Vĩ tuyến 17 đến Cà Mau thuộc Quốc Gia Việt Nam. Việc đất nước phải bị chia cắt làm hai miền với hai thể chế chính trị khác nhau là một thảm họa của dân tộc Việt Nam, mà ít nhất đã một lần xảy ra trong lịch sử của đất nước khi Trịnh – Nguyễn Phân Tranh kéo dài hơn 100 năm từ 1627 cho đến năm 1789 khi Hoàng Đế Quang Trung kéo đại binh ra Bắc đánh tan 20 vạn quân Thanh vào khuya tối mùng 5 Tết Kỷ Dậu 1789 mới hoàn toàn chấm dứt 100 năm chiến tranh giữa Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn, mang bao nhiêu đau thương tang tóc cho dân Việt giữa hai bờ sông Gianh. Có một điều khác biệt trong lần chia cắt đất nước lần này là giới tuyến không còn là sông Gianh mà là sông Bến Hải, và “Họa trung hữu phúc”, cũng “nhờ” Hồ Chí Minh ký hiệp ước chia cắt đất nước mà ít nhất là một nửa dân tộc Việt ở bờ nam sông Bến Hải đã không phải chịu sự thống trị sắt máu của cộng sản ngót 21 năm từ 1954 cho đến 1975. Ít nhất cũng hơn 1 triệu người Bắc chúng tôi cũng tránh được họa cộng sản trong ngần ấy năm, nhờ vào Điều 14 phần (d) của Hiệp định Geneva cho phép người dân ở mỗi phía di cư đến phía kia và yêu cầu cơ quan quản lý tạo điều kiện cho họ di cư trong vòng 300 ngày sau thoả hiệp đình chiến, tức việc di cư sẽ chấm dứt vào ngày 19 tháng 5 năm 1955. Dân Hà Nội có 80 ngày, Hải Dương có 100 ngày, còn Hải Phòng, điểm cuối cùng tập trung để di cư có 300 ngày để di cư. Ngày 4/6/1954, trước khi Hiệp định Geneve được ký kết 6 tuần, Pháp đã ký một Hiệp định với Quốc gia Việt Nam, công nhận Quốc gia Việt Nam hoàn toàn độc lập. Theo đó chính phủ Quốc gia Việt Nam sẽ tự chịu trách nhiệm với những hiệp định quốc tế được ký bởi Pháp trước đó nhưng có liên quan tới họ, cũng như không còn bị ràng buộc bởi bất cứ hiệp ước nào do Pháp ký sau này. Ông Trần Văn Đỗ, trưởng đoàn đại diện của Quốc gia Việt Nam nhất quyết không ký vào Hiệp định Genève vì không chấp nhận việc chia cắt Việt Nam và đại diện phái đoàn Quốc Gia Việt Nam ra một tuyên bố riêng: “… Chính phủ Việt Nam yêu cầu Hội nghị ghi nhận một cách chính thức rằng Việt Nam long trọng phản đối cách ký kết Hiệp định cùng những điều khoản không tôn trọng nguyện vọng sâu xa của dân Việt. Chính phủ Việt Nam yêu cầu Hội nghị ghi nhận rằng Chính phủ tự dành cho mình quyền hoàn toàn tự do hành động để bảo vệ quyền thiêng liêng của dân tộc Việt Nam trong công cuộc thực hiện Thống nhất, Độc lập, và Tự do cho xứ sở.” Tuy vậy, lời phản kháng và đề nghị của đại diện Quốc gia Việt nam đã không được Hội nghị bàn tới. Ngoại trưởng Trần văn Đỗ từ Genève tuyên bố với báo chí như sau: “Từ khi đến Genève, phái đoàn không bao giờ được Pháp hỏi về ý kiến về điều kiện đình chiến, đường phân ranh và thời hạn Tổng tuyển cử. Tất cả những vấn đề đó đều được thảo luận ngoài Hội nghị, thành ra phái đoàn Việt Nam không làm thế nào bầy tỏ được quan niệm của mình”. Tuy lên tiếng phản đối, nhưng sau khi hiệp định được kí kết, Chính phủ và quân đội Quốc Gia Việt Nam vẫn cùng quân Pháp tập kết về phía nam vĩ tuyến 17. Ngày 28 tháng 4 năm 1954, Uỷ Ban Bảo vệ Bắc Việt Nam của Quốc Gia Việt Nam tìm cách kêu gọi dân chúng di cư vào Nam để lánh nạn cộng sản. Một kế hoạch di cư được đặt ra và một Uỷ Ban Di Cư được thành lập. Ngày 30 tháng 7 năm 1954, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm phát biểu cổ vũ dân chúng miền Bắc di cư vào miền Nam để lánh nạn cộng sản. Một ngày sau khi Hiệp định được ký kết, tức ngày 22 Tháng Bảy, Thủ tướng Ngô Đình Diệm ra lệnh treo cờ rũ toàn Miền Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào để bày tỏ quan điểm chống đối sự chia đôi đất nước. Ngày 22 tháng 7 năm 1954, Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi đồng bào cả nước: “Đấu tranh để củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập dân chủ cũng là một cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ”, và khẳng định: “Trung, Nam, Bắc đều là bờ cõi của nước ta, nước ta nhất định thống nhất, đồng bào cả nước nhất định được giải phóng”. Đây là lần đầu tiên, Hồ Chí Minh bày tỏ lập trường của Quốc Tế Cộng Sản về chiến lược nhuộm đỏ cả Đông Dương, và quyết tâm dùng bạo lực cách mạng, dùng máu xương của đồng bào Việt Nam trong một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn để mở rộng quyền thống trị của Hồ Chí Minh và của chế độ cộng sản trên toàn bộ đất nước. Sở dĩ chúng tôi phải nêu lại những sự việc trên là để quý độc giả cũng như các lãnh đạo của cộng sản Việt Nam hiện nay thấy được rằng việc chia cắt đất nước là tội ác của Hồ Chí Minh và Thực dân Pháp, chứ hoàn toàn không có sự can dự của Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam hay của Thủ Tướng Ngô Đình Diệm. Sau đó, hậu thân của Quốc gia Việt Nam là Việt Nam Cộng hòa, với sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ đã từ chối tổ chức tuyển cử thống nhất Việt Nam. Năm 1956, Việt Nam Cộng Hòa được thành lập trên cơ sở Quốc Gia Việt Nam. Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm tuyên bố: “Chúng tôi không từ chối nguyên tắc tuyển cử tự do để thống nhất đất nước một cách hoà bình và dân chủ” nhưng “nghi ngờ về việc có thể bảo đảm những điều kiện của cuộc bầu cử tự do ở miền Bắc”. Đây là một nhận định vô cùng sáng suốt của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, bởi theo thể thức “đảng cử dân bầu” của cộng sản, thì chắc chắc toàn thể cử tri miền Bắc buộc phải dồn phiếu cho Hồ Chí Minh, bởi họ biết rằng chỉ có làm như thế họ mới mong được yên phận, chứ nếu chọn lựa theo lương tri của họ, để bầu cử cho chính phủ Quốc Gia Tự Do, thì chắc chắn họ sẽ bị quy kết là Việt Gian, rồi cả gia đình, họ tộc sẽ bị đấu tố bị tru diệt. Trong khi đó ở miền Nam tự do, người ta có quyền lựa chọn ngay cả việc chống đối lại chính phủ mà không bao giờ sợ phải bị trả thù, không bao giờ bị đấu tố, thì thiếu gì những thành phần thân cộng hoặc những kẻ phá thối, sẵn sàng bỏ phiếu cho Hồ Chí Minh để thủ tiêu nền Cộng Hòa còn non trẻ. Trở lại với việc di cư vào Nam, gia đình chúng tôi cũng như hầu hết đồng bào Bắc phần vào thời gian đó, những vụ đấu tố trong cải cách ruộng đất bắt đầu từ năm 1953 là một ác mộng kinh hoàng, và cả những vụ khủng bố, thanh trừng của cộng sản đối với những sỹ phu yêu nước, những chính khách thuộc các đảng phái khác, luôn luôn là một nỗi ám ảnh về những cái chết oan nghiệt hãi hùng, cho nên ai cũng mong muốn được thoát khỏi ách thống trị của cộng sản, ai ai cũng muốn được vào miền Nam tự do, nhưng khốn nạn cho nhiều người Bắc chúng tôi, cơm chưa đủ ăn, áo chưa đủ mặc thì làm sao có đủ chi phí cho hành trình từ quê nhà về đến Hải Phòng để xuống tàu vào Nam, dù chuyến hành trình từ bắc vào Nam là hoàn toàn miễn phí. Cũng như vào những năm cao trào vượt biên đi tìm tự do sau năm 1975, cả dân tộc Việt Nam đều muốn bỏ nước ra đi, cả cái cột điện mà đi được thì nó cũng đã đi rồi, nhưng đâu phải ai cũng có đủ vàng đủ bạc để chi phí cho những chuyến vượt biên đi tìm tự do đó. Cho nên, chỉ có khoảng hơn một triệu người có đủ điều kiện để vào Nam trong suốt 300 ngày di cư đó. Bên cạnh cái nghèo khó cái đói rách đã ngăn chặn người miền Bắc di cư, thì chính sách tuyên truyền, xuyên tạc và khủng bố của chính quyền cộng sản cũng là một cản trở lớn. Những truyền đơn, bích chương của Liên Hiệp Quốc in ấn, phát hành để tuyên truyền, khích lệ và hướng dẫn cho dân chúng về chính sách di cư đều bị chính quyền tịch thu, không đến được tay của dân chúng, ngoài ra các cán bộ thôn xã còn đến từng nhà xuyên tạc chính sách của Liên Hiệp Quốc, cũng như đe dọa rằng những ai có ý định di cư vào Nam tức là những người có tư tưởng theo Việt gian, chống lại đảng, chống lại chính phủ của cụ Hồ, sẽ bị trừng phạt đích đáng! Nhiều gia đình có điều kiện ra đi, nhưng vì những sự đe dọa đó, họ sợ rằng nếu không đi được mà phải trở về thì chắc chắn là không còn đường sống với chính quyền cộng sản, mà đành nhắm mắt đưa chân, quyết định ở lại chung sống với cộng sản. Do vậy mà phần lớn những người di cư vào Nam năm 1954 là những người từng là nạn nhân của cộng sản, từng bị tịch thu tài sản, nhà cửa ruộng vườn, vì bị quy vào thành phần địa chủ, phú nông hay tư sản, tiểu tư sản phản động ở các thành phố, là những người hiểu rằng họ không thể nào sống dưới chế độ cộng sản được mà phải quyết tâm bỏ lại cửa nhà để ra đi. Tuy nhiên, chính quyền cộng sản lúc bấy giờ vu cáo rằng những người Công giáo Việt Nam đã bị chính quyền Pháp, Mỹ và thân Mỹ cưỡng bức hay “dụ dỗ di cư”. Cộng sản Bắc Việt từng lu loa rằng “các Linh mục miền Bắc giục giã giáo dân vào Nam với lời giảng rằng Đức Mẹ Đồng Trinh đã vào Nam nên họ phải đi theo” (Sic). Đó là lối tuyên truyền xuyên tạc lố bịch và trơ tráo của công sản mà thôi. Thực tế các Linh mục, các Cha xứ là người hiểu rõ hơn dân chúng về chế độ cộng sản, và các vị linh mục cũng là người nắm được đầy đủ thông tin từ Liên Hiệp Quốc về chính sách di dân, nên đã giảng giải, giúp giáo dân hiểu đích xác về vấn đề, cũng như khích lệ họ vượt qua sự sợ hãi mà mạnh dạn lên đường đi về miền tự do; đó là lý do tại sao trong số hơn một triệu người di cư vào Nam thì đã có đến 800.000 người công giáo. Đây là công lớn của các vị mục tử. Trong khi đó, có những bằng chứng cho thấy rằng những tờ bích chương và tờ bướm do Uỷ hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến in và trao cho hai bên phổ biến cho dân chúng biết về quyền tự do di tản thì không được chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hoà phân phát. Hơn nữa chính Uỷ hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến đã mở cuộc điều tra đơn khiếu nại của chính quyền cộng sản Bắc Việt của Hồ Chí Minh, khiếu nại về hành động cưỡng bách di cư. Trong số 25.000 người Uỷ hội tiếp xúc, không có ai nhận là họ bị “cưỡng bách di cư” hay muốn trở về Bắc cả. Thế mới thấy rõ được sự lường láo tráo trở của Hồ Chí Minh và cộng sản Việt Nam. Trại Tạm Cư Cho Người Bắc Mới Di Cư Vào Nam Theo số liệu thống kê Uỷ hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình chiến thì ngoài những người kinh là nạn nhân của chế độ cộng sản hoặc giáo dân Công giáo thì trong số dân di cư vào Nam, còn có những người thuộc dân tộc thiểu số đã từng theo quân đội Pháp chống Việt Minh. Trong đó có khoảng 45.000 người Nùng vùng Móng Cái và 2.000 người Thái và Mèo từ Sơn La và Điện Biên cũng đã gồng gánh con cái, theo đường bộ đến Hải Phòng để xuống tàu vào Nam. Ngày 9 tháng 8 năm 1954, chính phủ Quốc Gia Việt Nam của tân Thủ tướng Ngô Đình Diệm lập Phủ Tổng Ủy Di Cư Tỵ Nạn ở cấp một bộ trong nội các với ba nha đại diện, một ở miền Bắc, một ở miền Trung và một ở miền Nam để xúc tiến định cư. Thêm vào đó là Uỷ Ban Hỗ Trợ Định Cư, một tổ chức cứu trợ tư nhân giúp sức. Đối với sinh viên đại học, Bộ Tư Lệnh Pháp dành 12 chuyến bay trong hai ngày 12 và 13 Tháng 8 đưa khoảng 1.200 sinh viên miền Bắc vào Nam. Ước tính chỉ khoảng 1/3 ở lại còn 2/3 chọn di cư. Ngày 04 tháng 8 năm 1954 cầu hàng không nối phi trường Tân Sơn Nhất, Sài Gòn trong Nam với các sân bay Gia Lâm, Bạch Mai, Hà Nội và Cát Bi, Hải Phòng ngoài Bắc được thiết lập. Nỗ lực đó được coi là cầu không vận dài nhất thế giới lúc bấy giờ (khoảng 1.200 km đường chim bay). Phi cảng Tân Sơn Nhứt trở nên đông nghẹt; tính trung bình mỗi 6 phút là một máy bay hạ cánh và mỗi ngày có từ 2.000 đến 4.200 người di cư tới. Tổng kết là 4.280 lượt hạ cánh, đưa vào 213.635 người. Ngoài ra, một hình ảnh quen thuộc với người dân tỵ nạn là “tàu há mồm”, tiếng Anh là Landing Ship Tank viết tắt là LST- đón người ở gần bờ rồi chuyển ra tàu lớn neo ngoài hải phận miền Bắc. Các tàu thủy vừa hạ xuống, hàng trăm người đã giành lên. Các tàu của Việt Nam, Pháp, Anh, Hoa Kỳ, Trung Hoa, Ba Lan… giúp được 555.037 người “vô Nam”. Ngoài ra cũng có tới 102.861 người tự tìm đường bộ hoặc ghe thuyền và phương tiện riêng để tự túc di cư vào Nam, lánh nạn cộng sản miền Bắc. Được sự trợ giúp tận tình của Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa, những người di cư chúng tôi rất sớm ổn định cuộc sống trên quê hương mới trên nhiều tỉnh thành ở miền Nam, với những tên gọi thân quen của những làng xã, phố thị bản quán của chúng tôi ở miền bắc như Bùi Chu, Phát Diệm hoặc Tân Hoá, Tân Thanh tức Thanh Hoá mới, Tân Phát tức Phát Diệm mới, Tân Hà tức Hà Nội mới… với mong muốn bảo lưu được các nét đẹp văn hoá của quê xưa trên vùng đất mới còn tiềm ẩn nỗi nhớ quê hương bản quán, của người những người vì lý tưởng tự do mà phải xa rời nơi đó. Biến cố 30 tháng Tư năm 1975, một lần nữa mang hiểm họa cộng sản đến cho toàn dân miền Nam, và cho cả người Bắc di cư chúng tôi, những người đã một lần phải lìa bỏ quê hương bản quán để lánh nạn cộng sản 21 năm về trước. Những tưởng chúng tôi đã vĩnh viễn thoát khỏi họa cộng sản rồi, nào ngờ đâu cái biến cố 01 tháng 11 năm 1963 lại báo hiệu cho chúng tôi về một hiểm họa cộng sản mới, và điều đó đã ứng nghiệm lời tiên liệu của ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu phát biểu trong một cuộc họp của Tổng Đoàn Thanh Niên Dân Vệ tháng 10 năm 1962 tại Trung Tâm Huấn Luyện Thi Nghè, rằng “Nếu chính phủ này bị ngoại bang và tay sai lật đổ thì 12 năm sau (tức là năm 1975) Việt Nam Cộng Hòa sẽ bị rơi vào tay cộng sản.”. Thế là hàng triệu người Việt lại phải ra đi tìm tự do mà không có bất cứ sự sắp đặt nào của quốc tế! Những người Bắc 54 của chúng tôi lại một lần nữa phải “di cư” để lánh nạn cộng sản trong đời. Thật là ai oán! Sao chúng tôi lại phải hai lần tắm trên một dòng sông? Điểm khác biệt là lần này chúng tôi ra đi không được sự bảo trợ nào của quốc tế, mà chúng tôi phải trả chi phí cho chuyến đi bằng vàng, bằng máu và cả bằng sinh mạng nữa. Bởi người Ta đã sát hại Cụ Diệm, vị ân nhân của chúng tôi rồi… còn ai nữa đâu để chở che cho chúng tôi trên bước đường gian nan đi lánh nạn cộng sản lần thứ hai này, trách sao chúng tôi không phải trả giá. Nhiều người cho rằng chính những kẻ phản loạn và ăn cháo đái bát như Trần Thiện Khiêm, Nguyễn Khánh, Dương Văn Minh, Mai Hữu Xuân, Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Hữu Có, Lê Văn Nghiêm, Đỗ Mậu, Phạm Xuân Chiểu, Trần Văn Minh, Nguyễn Ngọc Thơ, Trần Văn Đôn, Tôn Thất Đính và Lê Văn Kim… là những tội đồ của dân tộc, là những kẻ phản chủ đã gián tiếp dâng miền Nam cho cộng sản để cả dân tộc phải lầm than… Riêng tôi là những người sinh sau đẻ muộn, chúng tôi không dám phán xét ai cả, mà chỉ tâm niệm rằng vì nghiệp chướng của dân tộc Việt Nam quá nặng nên đã trót sinh ra Hồ Chí Minh và những kẻ “ác ôn côn đồ đáng nguyền rủa” đó mà thôi. Vả lại, trên bước đường di tản nhọc nhằn rồi những năm tháng sống lưu vong nơi đất khách quê người vật vờ như cái bóng, những kẻ đó chắc cũng đã nhận ra tội ác và lầm lỗi của mình đối với một vị tổng thống anh minh, cũng như đối với đất nước, đối với dân tộc Việt Nam, khi vì tiền, bàn tay của họ đã vấy máu của người đã ban phát cho họ những ân huệ, bổng lộc và chức tước… Đó là sự trừng phạt không nhỏ, và chắc chắn với những ray rứt trong suốt những năm cuối đời trong kiếp sống lưu vong, khi nhắm mắt xuôi tay, trở về với đất, chắc chắn linh hồn của họ sẽ không bao giờ được siêu thoát. Nhất là lịch sử ngàn đời của dân tộc Việt sẽ phán xét họ. Tôi viết lên bài này chỉ là để làm tròn ước nguyện của ông tôi trước khi qua đời, đó là xin được tỏ bày lòng tri ân của chúng tôi đối với NGÔ TỔNG THỐNG và Nền Để Nhất Cộng Hòa đã một lần giải thoát chúng tôi khỏi ách cộng sản vào năm 1954. Như một nén hương lòng xin thành kính dâng lên Cụ. Nguyễn Thu Trâm
|
|
|
Post by nguyendonganh on Jul 21, 2013 9:02:46 GMT 9
Trí và Dũng nơi con người Ngô đình DiệmNguyễnVăn Lượng .........Người đã nằm xuống, nhưng lòng thương tiếc, cảm phục Người mỗi ngày mỗi tăng ở trong cũng như ở ngoài nước. Những kẻ đã trực tiếp hay gián tiếp nhúng tay vào vụ thảm sát Người đã chối leo lẽo. Họ đã có mặc cảm tội lỗi giết thầy phản bạn, mãi quốc cầu vinh, và đang bị đồng bào trong và ngoài nước nguyền rủa. Họ đã không có Trí nên thua mưu Cộng sản và bị ngoại bang lợi dụng đến nỗi phải mất nước, họ không có Dũng nên tham sinh úy tử, nhục nhã đầu hàng Cộng san hoặc lanh chân đào tẩu ra ngoại quốc bỏ rơi đồng bào và đồng ngũ. Hôm nay chúng ta tưởng niệm một vị lãnh tụ ái quốc, một đấng quân tử chân chính. Và cũng là một dịp cho chúng ta bày tỏ lòng thương xót quê hương yêu dấu đã phải mất chủ quyền từ năm 1963 đến năm 1975, và đã phải lọt vào vòng kiềm tỏa của Cộng sản từ năm 1 975 cho đến nay. Cách đây hai năm, cũng trong một buổi lễ tưởng niệm như hôm nay, tôi đã có hân hạnh trình bày về Thái Độ Kẻ Cả của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Hôm nay tôi xin mạn phép đề cập đến cái Trí và cái Dũng nơi con người đã một thời lãnh đạo Việt Nam, đưa một nước vừa mới thoát khỏi ách nô lệ, lạc hậu về kinh tế, hỗn loạn về chính trị, lên địa vị một quốc gia độc lập thật sự, có kỷ cương về mọi mặt, đứng vào hàng đầu ở Đông Nam Á Vậy Trí là gì? Và Dũng là gì? Trí là óc thông minh, sự sáng suất để trong mọi hoàn cảnh lượng định được tình hình, phân định được hư thực, xác quyết được phải trái, cân nhắc được lợi hại để sau đó quyết định đường hướng phải đi, giải pháp phải theo, kế hoạch phải dùng đặng hoá giải mọi khó khăn ngõ hầu giải quyết toàn bộ vấn đề. Tài đi theo Trí . Cần phải phân biệt Trí với những tiểu xảo chính trị để lừa dối dư luận và tự đề cao uy tín, những thủ đoạn gian hùng để làm hại kẻ khác đặng phục vụ quyền lợi riêng tư của bản thân hoặc của bè phái. Dũng là lòng can đảm, sự quyết chí. Người có Dũng không e ngại khó khăn, không nao núng trước các mối đe dọa, không lùi bước trước các sự hiểm nguy có thể đưa đến mạng vong. Dũng giúp ta đi đúng đường hướng, thi hành được kế hoạch, áp dụng được giải pháp mà Trí đã vạch ra ngõ hầu đạt dược kết quả mong muốn. Dũng đi với Luợc . Dũng không có nghĩa là liều lĩnh mà là sự can trường có suy tính. Kẻ liều lĩnh hành động mù quáng, có ít cơ hội thành công vì chỉ trông cậy vào may rủi. Lãnh đạo quốc gia mà thiếu Trí và Dũng thì chỉ làm hại quốc gia, vùi chôn quốc thể mà thôi. Trí và Dũng là hai đức tính bổ túc cho nhau, được thấy nơi bất cứ một lãnh tụ chân chính nào. Và cố Tổng Thống Ngô Dình Diệm đã có đầy đủ Trí và Dũng. Nhiễu sự kiện và biến cố trong đời Người đã chứng minh điều đó. Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm là một chính khách có Trí vì Người: đã thấy rõ lòng ngoan cố của thực dân Pháp nên đã treo ấn từ quan năm 1933 sau bốn tháng cầm đầu nội các đầu tiên của Bảo Đại; đã thấy rõ dã tâm của người Nhật nên đã không đứng ra thành lập nội các năm 1945 theo lời triệu thỉnh của Bảo Đại; đã thấy rõ thâm ý của Hồ Chí Minh nên đã chối từ lời mời hợp tác với Việt Minh năm 1946 (l). Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm là một kẻ sĩ có Trí vì Người: đã lượng định đúng thời cơ để ra tham chính vào năm 1954 dù tình hình lúc bấy giờ không chút sáng sủa, nhân tâm rất đỗi xao xuyến; đã trưng cầu dân ý để truất phế Bảo Đại vì vị vua này dưới sự chi phối của chính quyền thực dân Pháp là một trở ngại lớn lao cho việc dựng lại đất nước và canh tân xứ sở; đã cương quyết không cho Hoa Kỳ đưa quân vào tham chiến tại Việt Nam vì sự hiện diện của quân đội ngoại quốc sẽ làm tiêu tan chính nghĩa của Việt Nam Cộng Hòa ở quốc nội cũng như ở hải ngoại. Và những gì đã xảy ra cho Miền Nam sau khi Người nằm xuống đã hùng hồn nói lên sự sáng suất của Người. Trí của Người ta đã thấy. Vậy còn Dũng thì ở đâu? Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm là một lãnh tụ có Dũng khi Người nói thẳng với Hồ Chí Minh những cảm nghĩ của mình về chính sách chuyên chế của Cộng sản và hành động đẫm máu của cán bộ Cộng sản; (2) khi Người chấp nhận dấn thân năm 1954 trong lúc Hội nghị Genève đang thảo luận việc chia đôi đất nước; khi Người đương đầu với cuộc nổi loạn võ trang của các tướng tá làm tay sai cho thực dân Pháp, của đảng cướp Bình Xuyên và của các lãnh tụ đầy tham vọng cá nhân trong các giáo phái. Chúng ta phải đi ngược dòng lịch sử, sống lại cái cảnh dầu sôi lửa bỏng của những ngày tháng trên mới ý thức được một cách đứng đắn cái Dũng nơi Ngô chí sĩ. Năm 1946, Ngô chí sĩ diện kiến họ Hồ tại Bắc Bộ Phủ là lúc Người đang ở trong vòng sinh sát của họ Hồ. Hồ Chí Minh đã không dám ám hại Người mặc dầu ông ta rất bực mình về những lời lẽ bộc trực của Người. Năm 1954, để vớt vát quyền lợi, thực dân Pháp đã âm mưu với Cộng sản chia đôi lãnh thổ tại vị tuyến 17, ngang sông Bến Hải. Một triệu người đã ồ ạt di cư vào Nam tị nạn Cộng sản cần được định cư gấp rút mặc dầu Cộng sản vẫn tiếp tục khủng bố tại những vùng mà trước kia chúng chiếm đóng. Năm 1955, bọn tướng tá bồi Tây đã vu khống, mạ lị Người ngày đêm trên đài Pháp Á. Đảng cướp Bình Xuyên thì hùng cứ vùng Chợ Lớn, công khai hiếp dân đoạt của, khai thác cờ bạc , đi điếm, ma túy. . . xem thường luật pháp quốc gia. Một số lãnh tụ các giáo phái, vì quyền lợi riêng tư của mình chứ không phải vì quyền lợi của đất nước, cũng nổi loạn tại miền Tây và miền Đông với sự tiếp tay của thực dân Pháp.Trong lúc đó thì Cơ quan An ninh, Việt Binh Đoàn, tuy thuộc quyền của Thủ Tướng, vẫn còn được điều khiển bởi tay chân của thực dân Pháp, quân đội viễn chinh Pháp vẫn còn chiếm đóng lãnh thổ, và người Pháp vẫn ngoan cố kéo dài việc điều đình trao trả chủ quyền. Để đối phó với tình trạng hổn mang trong buồi giao thời, chí sĩ Ngô Đình Diệm đã thiếu hẳn cả phương tiện lẫn cán bộ, quân lực và nhất là quyền bính . vì Quốc Trưởng Bảo Đại bị thực dân Pháp khống chế đã không tận tình hổ trợ Người dù đã nài nỉ Người ra chấp chánh. Mặc dù tình thế thật bi đát và như vô vọng, Người vẫn vững tâm tiến bước và đã thành công đưa quốc gia qua cơn sóng gió. Người đã có Trí và Dũng nên trong mọi biến cố Người đã tỏ ra rất bình tĩnh. Trong vụ mưu sát ở Ban Mê Thuột ngày 22-2-1957 do Cộng sản chủ mưu, Người đã thản nhiên tiếp tục khai mạc hội chợ. Trên mặt Người không thoáng một chút hoảng hết (3). Trong chính biến tháng 11 năm 1963, Người cùng bào đệ Ngô Đình Nhu quyết định ở lại, không xuất ngoại lưu vong theo lời gợi ý của vì Đại sứ bất lương Henry Cabot Lodge. Đêm cuối cùng của Người tại tư thất ông Mã Tuyên, Người đã có phong thái trầm lặng của một đấng quân tử, khiến cho Mã tiên-sinh mến phục Người mãi mãi dù cho sau này tiên-sinh đã phải tan gia bại sản và lâm vào vòng lao lý chỉ vì đã để cho Người tá túc. Buổi sáng cuối cùng tại nhà thờ Cha Tam, Người đã suy tư và cầu nguyện rất lâu và sau đó lạnh lùng chờ đợi quân phản loạn đến bắt Người. Trong lịch sử Dông Tây cận đại, nói đến các lãnh tụ quốc gia có Trí và Dũng , chúng ta có thể kể cố Thủ Tướng Churchill của Anh quốc, cố Tổng Thống de Gaulle của Pháp-quốc, cố Tổng Thống Sadat của AI-Cập, cố Tổng Thống Phác Chánh Hy của Đại Hàn, và cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm của Việt Nam. Có thể còn nhiều vị khác nữa cũng có Trí và Dũng, nhưng chưa có cơ hội để làm sáng tỏ cái Trí và Dũng của mình. Churchill và De Gaulle đã qua đời vì trọng tuổi. Ngô Đình Diệm, Phác Chánh Hy và Sadat đã bị thảm sát. Riêng cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, được cái vinh dự Vị Quốc Vong Thân. Người đã nằm xuống, nhưng lòng thương tiếc, cảm phục Người mỗi ngày mỗi tăng ở trong cũng như ở ngoài nước. Những kẻ đã trực tiếp hay gián tiếp nhúng tay vào vụ thảm sát Người đã chối leo lẽo. Họ đã có mặc cảm tội lỗi giết thầy phản bạn, mãi quốc cầu vinh, và đang bị đồng bào trong và ngoài nước nguyền rủa. Họ đã không có Trí nên thua mưu Cộng sản và bị ngoại bang lợi dụng đến nỗi phải mất nước, họ không có Dũng nên tham sinh úy tử, nhục nhã đầu hàng Cộng san hoặc lanh chân đào tẩu ra ngoại quốc bỏ rơi đồng bào và đồng ngũ. Hôm nay chúng ta tưởng niệm một vị lãnh tụ ái quốc, một đấng quân tử chân chính. Và cũng là một dịp cho chúng ta bày tỏ lòng thương xót quê hương yêu dấu đã phải mất chủ quyền từ năm 1963 đến năm 1975, và đã phải lọt vào vòng kiềm tỏa của Cộng sản từ năm 1 975 cho đến nay. Tuy nhiên trong cái rủi ro lớn lao ấy, chúng ta hãy tìm một cái may nhỏ nhoi để tự an ủi. Phải chăng Thượng Đế đã dành cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm một cái chết đau thương để cho đồng bào ở quốc nội càng thương tiếc con người ái quốc chân chính và càng tin tưởng ở chế độ quốc gia do Người chủ trương đù hiện nay phải chịu sự thống trị hà khắc của Việt Cộng, để cho chúng ta ở hải ngoại, mặc dù đang sống tạm gửi, còn hãnh diện với ngoại nhân là chúng ta đã có một lãnh tụ quốc gia chân chính có thừa Trí và Dũng . Tài liệu tham khảo: * Hai Mươi Năm Qua / Đoàn Thêm (Xuân Thu). * Những Bí ân Lịch Sử Đàng Sau Cuộc Chiến Việt- Nam, Quyển I / Lữ Giang. * ( 1 ) Các tướng Tầu chỉ huy quân đội chiếm đóng là Lư Hán và Tiêu Văn đã nhận nhiều quà biếu bằng vàng khối của Việt Minh (vàng do dân chúng đóng góp trong ''tuần lễ vàng'') nên đã khuyến giục các lãnh tụ các đảng phái quốc gia (Việt Quốc, Việt Cách v.v) như Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Tường Tam v.v. tham gia Chính-phủ Liên-hiệp Quốc Cộng, khiến sau này họ phải ân hận vì bị Việt Minh lợi dụng và xuýt vong mạng. Nhà cách-mạng lão thành Huỳnh thúc Kháng, cũng chỉ vì nhiệt tình với quốc gia dân tộc nên đã nhận lời mời của Hồ Chí Minh tham gia chính quyền để rồi phải mang tiếng làm bình phong cho Việt Minh đàn áp và sát hại Việt Quốc trong vụ án ngụy tạo "Ôn Như Hầu", và cuối cùng âm thầm qua đời trong uất hận tại Nghĩa Hành, Quảng Ngãi.(Xin xem Những Bí ẩn Lịch Sử Đàng Sau Cuộc Chiến Việt Nam, Quyển I / Lữ Giang, từ trang 332-337.) * ( 2 ) Xin xem Những Bí ẩn Lịch Sử Đàng Sau Cuộc Chiến Việt Nam, Quyển I 1 Lữ Giang, từ trang 368-376. * ( 3 ).Khánh thành long trọng Hội-chợ Ban Mê Thuột. 8 giờ. 3 0 TT. Ngô Đình Diệm tới, gần đến khán đài, bị một thanh niên bắn bằng tiểu liên Mas.49 dấu dưới áo blouson. Nhưng đạn lại trúng BT. Cải Cách Điền Địa Đỗ Văn Công; ông Công bị thương nặng ở tay và ngực. Người bắn bị bắt ngay. Lễ khánh thành tiếp tục theo chương trình. Thanh niên bị bắt là Hà Minh Chí, tức Phạm Ngọc Phú, đã từng làm việc ở ty Thông Tin Tây Ninh.(Hai Mươi Năm Qua/Đoàn Thêm/ trang 212) NguyễnVăn Lượng ************************************* Ngô Đình Diệm và cuộc chiến kiến quốcĐã tròn năm thập kỷ trôi qua kể từ khi cố tổng thống Ngô Đình Diệm, người sáng lập Việt Nam Cộng Hòa bị ám sát trong một cuộc đảo chính quân sự với sự tiếp tay của Hoa Kỳ. Trong mắt các sử gia phương Tây và Việt Nam thời hậu thuộc địa, Ngô Đình Diệm là một con rối của Mỹ, gắn liền ý nghĩa trong một cụm từ đầy mỉa mai và thóa mạ là “bè lũ Mỹ-Diệm”, và rằng chính phủ của Diệm cũng chỉ là một sự sáng tạo của Hoa Kỳ phục vụ cho mục đích địa chiến lược trong Chiến tranh lạnh. Diệm cũng được miêu tả như là một sản phẩm truyền thống của đạo Thiên Chúa và Khổng Giáo, đại diện cho sự hòa trộn giữa tư tưởng phương Tây và phương Đông trong tiến trình xây dựng một chính quyền chống cộng sản ở Đông Nam Á. Phủ nhận những quan điểm này, trong Misalliance: Ngo Dinh Diem, the United States, and the Fate of South Vietnam (tạm dịch: Cuộc hôn nhân không tương xứng: Ngô Đình Diệm, Hoa Kỳ, và số phận Nam Việt Nam), Miller đưa ra một cách giải thích mới về Ngô Đình Diệm và mối quan hệ của ông ta với Hoa Kỳ, được soi sáng từ những điểm nhìn văn hóa chính trị của Việt Nam.[1] Đóng góp nổi bật nhất của tác giả là cung cấp một sự diễn giải tinh vi và công phu về mối xung đột giữa Diệm - Chiến lược kiến quốc của ông, và phía đồng minh Hoa Kỳ. Ngô Đình Diệm là một nhà trị quốc hiện đại Tác giả đã khẳng định rằng vị lãnh đạo của nền Đệ nhất Cộng hòa là một nhà trị quốc hiện đại với những viễn kiến riêng và mới mẻ về quốc gia, khác xa với quan điểm của Hoa Kỳ. Dù cùng chung mục tiêu chống Cộng sản nhưng hai đồng minh vẫn thường xuyên xảy ra những bất đồng, tạo nên những xung đột và cạnh tranh liên quan đến những vấn đề cốt lõi mà Miller gọi là: “Nguyên lý kiến quốc”, vốn đã hình thành và chi phối toàn bộ lịch sử quan hệ đồng minh giữa Hoa Kỳ và Diệm từ lúc mới hình thành cho đến lúc lụi tàn, biểu hiện cho cuộc xung đột giữa các sứ mệnh của nền văn minh hơn là giữa các nền văn minh. Nghiên cứu quá trình xung đột từ góc nhìn chính trị và luân lý, quốc gia và cá nhân, đặt nó trong bối cảnh lịch sử của Việt Nam và quan hệ quốc tế của Hoa Kỳ, Miller đã phô bày những va chạm trong nhận thức và động lực về tư tưởng chính trị, chiến lược quân sự, khủng hoảng tôn giáo, và chương trình xây dựng kinh tế xã hội ở vùng nông thôn. Sự xung khắc này không chỉ làm cho liên minh Mỹ-Diệm sụp đổ vào năm 1963 mà còn góp phần làm thay đổi kết quả cuộc chiến. Tư tưởng chính trị và tôn giáo của Diệm Theo Miller, kế thừa tinh thần quốc gia mạnh mẽ và lòng mộ đạo Thiên chúa của người cha Ngô Đình Khả, Diệm đã trở thành một nhà yêu nước nhiệt thành, chiến đấu cho quyền lợi của dân tộc. Hoạt động đối lập với chính quyền thuộc địa Pháp, từ chức Thượng Thư Bộ Lại trong chính phủ Bảo Đại, tôn sùng Phan Bội Châu và kiến thức về đạo Khổng của nhà nho yêu nước này, thông cảm và ủng hộ với tổ chức Chấn Hưng Dân Tộc của Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, thành lập lực lượng thứ ba để vận động những người theo quốc gia, chống cộng sản kết nối lại thành một liên minh đấu tranh cho một đất nước Việt Nam của người Việt Nam, và cuối cùng là bỏ qua mối thù cá nhân của gia đình để sẵn sàng hợp tác với chính phủ Việt Minh của Hồ Chí Minh, mọi nỗ lực của Diệm đã đã minh chứng rằng ông là một “nhà hộ quốc tận tụy của nước Việt” (27) Ngô Đình Diệm không được Mỹ ủng hộ trong năm 1954 Miller, bằng việc lột bỏ những thiên kiến chống lại Diệm trong năm mươi năm qua, khẳng định rằng quan điểm của ông không phải được sinh ra từ sự mờ mịt, hay những ảo niệm được dựng lên bởi Hoa Kỳ vào năm 1954. Diệm thực sự là một trong những nhân vật xuất chúng và năng động nhất trong số các nhà chính trị ở Đông Dương. Và vì vậy ông đã được bổ nhiệm vào chức vụ Thủ tướng của nước Việt Nam bởi chính sự quyết định của cựu hoàng Bảo Đại. Tác giả lưu ý, hầu hết các cứ liệu cho rằng Diệm được sự hỗ trợ của cộng đồng Thiên chúa giáo Hoa Kỳ, đứng đầu là hồng y Francis Spellman, hay bởi sự vận động bí mật của CIA, sự ủng hộ của các quan chức Bộ ngoại giao Hoa Kỳ như John Foster Dulles… là thiếu thuyết phục vì không có chứng cứ xác đáng. Miller thấy rằng những tài liệu giải mật của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ chỉ nói lên được một hiểu biết mơ hồ về Diệm cho đến tháng 5/1954. Theo Miller, Bảo Đại quyết định chọn Diệm vào chức vụ Thủ tướng là bởi ông hoàng này công nhận rằng Diệm “là một người tốt nhất cho công việc, bởi vì sự không khoan nhượng và sự cuồng tín của mình, ông ấy có đủ năng lực để chống lại chủ nghĩa cộng sản... Ông ấy thực sự là một người rất thích hợp với hoàn cảnh hiện tại.” Diệm đã chứng minh lời của quốc trưởng nhận xét về năng lực của mình là không sai. Trong thời kỳ hậu hiệp định Geneva, phớt lờ chiến lược hòa giải và cải tổ của Hoa Kỳ, Diệm đã trấn áp và dẹp tan những đối thủ chính trị của Diệm mà không có bất kỳ một sự thỏa hiệp nào để kiểm soát thành công quân đội quốc gia, giành lấy quyền lực từ những viên tướng thân Pháp, thực hiện chương trình kiến quốc của ông. Những kiến giải của Miller về thời kỳ này không những đưa ra một sự hiểu biết mới về Diệm, mà còn thách thức các nhà sử học nhận thức lại lịch sử quan hệ Mỹ-Diệm ngay từ buổi đầu. Bất đồng về quan điểm dân tộc và dân chủ Diệm tự xem mình vừa như một tấm khiên phòng thủ, đồng thời là ngọn giáo tấn công những đe dọa đối với hệ thống chính trị ở Nam Việt Nam, bao gồm độc lập, lợi ích quốc gia, bổn phận đạo đức kết thành nền tảng của dân chủ và đời sống dân sự trong một quốc gia. Khác với những công trình nghiên cứu lịch sử chiến tranh Việt Nam khác, Miller đã khai phá một cách nhìn mới về chủ nghĩa dân tộc của Diệm. Diệm không phải là một thuyết gia truyền thống, cũng không phải là một viên quan thuộc địa phản động. Ông là một nhà chính trị xảo trí và là một nhà lãnh đạo “dân chủ” với một đường lối chấn hưng đất nước dựa trên cơ sở gắn kết có chọn lọc tư tưởng Thiên Chúa giáo, Khổng giáo, và sự đặc trưng chủ nghĩa dân tộc của Việt Nam. Vận dụng văn hóa Việt Nam để làm rõ quan điểm chính trị và tôn giáo của Diệm, Miller chỉ ra cách nhìn của Diệm về giá trị của dân chủ và sự phát sinh của những giá trị đó từ quan niệm dân chủ truyền thống mang tính bản địa của người Việt hơn là từ quan điểm tự do thuần túy của phương Tây. Thấm nhuần những chuẩn mực, phẩm hạnh của triết lý xã hội như ý thức tự lập, tự hoàn thiện, và hiến dâng cho lợi ích cộng đồng của đạo Khổng, vốn được xem là phù hợp với quan điểm chủ nghĩa nhân vị của triết gia Thiên chúa giáo Emanual Monier, Diệm tin rằng: “Dân chủ trước hết là một trạng thái tinh thần, một lối sống tôn trọng bản thân chúng ta và người khác.” Như vậy, thay vì kết nối dân chủ với tự do dân sự, Diệm diễn tả nó như một quá trình tiến bộ của xã hội tập thể. Tổng thống Diệm cố gắng hiện đại hóa và liên kết những tư tưởng chính trị-tôn giáo này với chương trình kiến quốc đương thời khi ông tuyên bố rằng: “Chúng ta sẽ không quay lại phiên bản vô ích của quá khứ quan lại, mà sẽ áp dụng những gì tốt nhất của di sản vào tình hình hiện đại." Quan niệm dân chủ của Diệm đã mâu thuẫn với Học thuyết Dân chủ của Mỹ. Miller kết luận “Diệm tìm cách định nghĩa dân chủ như một đặc tính xã hội dựa vào bổn phận đạo đức luân lý. Định nghĩa này quá khác xa với quan điểm của những thuyết gia người Mỹ khi họ quan niệm dân chủ là một hình thái đa nguyên chính trị. Bất đồng về chương trình xây dựng nông thôn Sự bất đồng tư tưởng này đã khuấy đục liên minh Mỹ-Diệm trong quá trình triển khai một trong những chương trình kiến quốc quan trọng nhất: phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn, với mấu chốt của vấn đề là giải quyết tình trạng dư thừa dân số bằng cách di dân. Giải pháp này, như tác giả phân tích, là phân bố lại dân số hơn là phân bố đất đai. Việc di dân đến vùng đất mới không chỉ cung cấp đất cho người dân, mà còn là tiền đề mở rộng các mục tiêu kinh tế, an ninh, và tư tưởng do Diệm vạch ra. Trên bình diện quốc gia, Diệm khởi động chương trình tự cung tự cấp như là một đặc trưng trong viễn kiến của Diệm về phát triển cộng đồng để phát động sự tham gia tự giác và đóng góp của toàn dân vào những mục tiêu công ích của nhà nước. Kế hoạch dinh điền của Diệm không tránh khỏi sự phàn nàn từ phía Mỹ. Đối với Mỹ, trung tâm của chính sách cải cách ruộng đất là phân bố ruộng đất cho người không có, tạo ra những điều kiện và cơ hội để họ nâng cao và triển khai những dự án hơn là bóc lột sức lao động của họ cho việc xây dựng nhà nước. Miller đã phân tích rất sâu sắc sự khác biệt của hai trường phái kiến quốc của Mỹ sau thế chiến thứ II bao gồm chủ nghĩa tân thời cao cấp, nhấn mạnh đến tầm quan trọng của khoa học và kỹ thuật, và chủ nghĩa tân thời bậc thấp chú trọng vào các chương trình phát triển ở phạm vi hẹp mang tính địa phương. Cả hai trường phái này đều không phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam, bởi vì Hoa Kỳ không thể Tây hóa lối sống và điều kiện kinh tế xã hội của người Việt. Ngô Đình Nhu tuyên bố rằng công nghiệp hóa và sự thay đổi kinh tế chỉ có thể đến với miền Nam Việt Nam sau khi họ có thể rời xa một cách dứt khoát xã hội truyền thống với ý nghĩ, tổ chức và kỹ thuật mà chúng họ đã từng gắn kết. Do vậy, dù đồng ý với quan điểm của Hoa Kỳ là cần cung cấp nguyên liệu sản xuất cho dân tái định cư, nhưng Diệm bảo lưu quan điểm của mình, rằng việc cung cấp tư liệu sản xuất không quan trọng bằng nghĩa vụ và bổn phận tự lập của cộng đồng. Do đó ông sẵn sàng tiếp tục thực hiện kế hoạch mà không cần sự trợ giúp của Mỹ. Mối bất hòa về chương trình dinh điền, phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn đã đẩy Washington và Saigon vào một tình trạng tồi tệ mới. Bất đồng về chiến lược an ninh và quân sự Chiến lược gìn giữ an ninh nội địa tập trung vào công cuộc chống nổi dậy ở vùng nông thôn nhằm ngăn chặn sự thâm nhập của cộng sản luôn là mối bận tâm của chính quyền Diệm. Miller chứng minh rằng không phải mọi hoạt động quân sự của Diệm đều do Mỹ điều khiển hoàn toàn, thậm chí còn xảy ra những bất đồng trong nội bộ Mỹ. Về xây dựng lực lượng, ví dụ, phái bộ cố vấn của đại học Michigan (MSUG) muốn phát triển Lực lượng Bảo an như là một lực lượng cảnh sát dân sự, trong khi đó các cố vấn quân sự Mỹ (MAAG) lại muốn lực lượng này là một mô hình bán quân sự hoạt động như một đội quân phụ trợ. Còn với Diệm, Bảo an là một lực lượng lai ghép, kết hợp quyền lực của cảnh sát như quyền giám sát, giam cầm, và phản gián với năng lực quân sự. Chỉ trích các giải pháp của cố vấn Mỹ không phù hợp với quan điểm của mình, cũng như hoàn cảnh an ninh của miền Nam Việt Nam, Diệm tiếp tục củng cố và phát triển lực lượng Bảo an như một nhân tố chính trong cuộc chiến chống lại chiến tranh du kích. Là một cựu quan chức có nhiều trải nghiệm về cách trị dân, hơn ai hết, Diệm hiểu rằng: để cai quản vùng nông thôn cần kết hợp các giải pháp chính trị, quân sự, xã hội và kinh tế. Do đó, Diệm thành lập Phủ Đặc Ủy Công Dân Vụ như là một cơ quan thiết kế, quản lý, và điều khiển các chương trình phát triển cộng đồng. Tuy nhiên, ý tưởng của Diệm không giống với hoạch định từ phía Mỹ, đặc biệt là về mục tiêu chương trình Ấp Chiến Lược. Với các cố vấn Mỹ, một giá trị phổ quát của nền dân chủ đa nguyên là yếu tố chính mang lại thành công của chương trình, cũng như kết quả của cuộc chiến. Ngược lại, Diệm không bao giờ có quan điểm Dân chủ là một sự cạnh tranh mang tính đa nguyên giữa các đối thủ, đảng phái, và tư tưởng. Thay vì vậy, Diệm cho rằng nền móng dân chủ của ấp chiến lược là huy động sức mạnh toàn thể dân chúng tham gia vào cuộc chiến chống lại kẻ thù của chế độ. Miller không thể không thừa nhận rằng dù có nhiều khiếm khuyết và bất cập, nhưng Ấp Chiến Lược là một chương trình thành công, tạo nên một bước ngoặt đáng ghi nhận trong cuộc chiến chống lại cộng sản ở miền Nam, mang lại hy vọng cho một chiến thắng chung cuộc. Trận Ấp Bắc vào tháng 1/1963 vẫn không dập tắt sự lạc quan của Diệm, vì vậy họ Ngô đã ra lệnh cho Phủ Đặc Ủy Công Dân Vụ chuẩn bị kế hoạch Bắc tiến, chiếm lại miền Bắc Việt Nam. Và cuối cùng, Diệm muốn Mỹ viện trợ vũ khí và các nguyên vật liệu khác nhưng không chấp nhận sự việc các cố vấn Mỹ can thiệp vào nội bộ miền Nam Việt Nam. Khủng hoảng phật giáo và bất đồng về chính sách kiến quốc Số phận và kế hoạch của họ Ngô đã bị chặn đứng bởi cuộc khủng khoảng Phật Giáo. Nổi bật giữa các sử gia về chiến tranh Việt Nam, Miller nghiên cứu cuộc khủng khoảng Phật giáo năm 1963 như là một sự phát triển trong dòng chảy lịch sử của quá trình chấn hưng Phật giáo, vốn đã diễn ra trong những năm 1910 và 1920 của thế kỷ 20. Miller đưa ra một cái nhìn mới về phong trào Phật giáo trong kỷ nguyên của Diệm, rằng nó không chỉ đấu tranh cho sự bình đẳng tôn giáo và tự do tín ngưỡng, mà thực sự là nó còn bộc lộ sự lo lắng sâu sắc về sách lược kiến quốc của Diệm, đặc biệt là về cuộc cách mạng nhân vị điều mà giới Phật tử thấy như là mối đe dọa đến việc làm hồi sinh sức mạnh Phật giáo Việt Nam. Theo quan điểm của Miller, Phật giáo đã tham gia vào một cuộc cách mạng tự do dân tộc và hiện đại hóa như một sự đóng góp vào tiến trình kiến quốc. Cuộc xung đột giữa Diệm và Phật giáo đã đẩy cuộc chiến kiến thiết quốc gia lên đỉnh điểm. Diệm, cho đến phút cuối cùng vẫn tin rằng ông ta sẽ giải quyết sự xung đột này từ vị thế thượng phong như cách anh em ông nghĩ khi bắt đầu mở kênh đối thoại bí mật với cộng sản Bắc Việt. Nhưng Diệm không bao giờ có thể vãn hồi trật tự như sự trả lời kiên cường và cứng rắn của ông với đại sứ Hoa Kỳ Henry Cabot Lodge, vì anh em ông đã bị hạ sát bởi chính những viên tướng phản bội. Miller kết luận rằng: những vấn đề của sự bất đồng không đơn giản bắt nguồn từ lời tuyên bố thâm thúy và khó hiểu về cuộc cách mạng nhân vị của anh em nhà Ngô. Chúng bắt nguồn từ mối bất hòa trong thực tế giữa nhà họ Ngô và Mỹ về những ý niệm chính như dân chủ, cộng đồng, an ninh, và cách mạng xã hội. Khiếm khuyết của cả Diệm và đồng minh Mỹ là sự miễn cưỡng trong việc hợp tác với các phong trào cách mạng ở miền Nam. Hồ Chí Minh: Ngô Đình Diệm là một nhà ái quốc Misalliance của Miller đã thành công khi soi sáng một cái nhìn mới về Diệm và chương trình kiến quốc mang đậm tính dân tộc chủ nghĩa và độc lập trong nhãn quan chính trị của ông. Những tác phẩm trong tương lai không thể bỏ qua những luận điểm của Miller rằng chính sự xung đột nảy sinh từ nhận thức sai lệch đã hình thành mối quan hệ đầy thăng trầm của Mỹ - Diệm và cả số phận miền nam Việt Nam. Sau năm mươi năm, hình ảnh nhân vật lịch sử Ngô Đình Diệm dần được sáng tỏ trong mắt các sử gia Mỹ. Đáng tiếc là tại Việt Nam, việc nghiên cứu về ông vẫn là một đề tài cấm kỵ. Phải chăng, không đi theo chủ nghĩa cộng sản là không phải người Việt yêu nước? Vậy tại sao Hồ Chí Minh lại tuyên bố Ngô Đình Diệm là một nhà ái quốc? Những người cộng sản Việt Nam không ngờ, Hồ Chí Minh, lãnh tụ của họ đã có một cái nhìn khác về đối thủ chính trị ở miền Nam. Trong một lần gặp gỡ nhà ngoại giao Ấn độ Ramcohundur Goburdhun, chủ tịch Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến Đông Dương, ở Hà Nội vào năm 1962, Hồ đã xem Ngô Đình Diệm là một “nhà yêu nước” và nhắn gửi với Goburdhun rằng: “Hãy bắt tay ông ấy [Diệm] giùm tôi nếu như ngài gặp ông ấy.” Chỉ có những đối thủ xứng tầm nhau mới dành cho nhau lời nhận xét xứng tầm như vậy. Quan điểm của Hồ được nhà sử học Edward Miller lưu tâm vì nó đã gợi lên cho người đọc một cách nhìn khác lạ nhưng không xa lạ về Diệm, một nhân vật chính trị nổi bật và không thể thiếu được khi đề cập đến lịch sử Việt Nam trong thế kỷ 20. Việt Nam vừa tổ chức một lễ quốc tang trọng thể cho tướng Giáp, trong khi nhân vật chính trị và quân sự lớn cùng sinh ra từ quê hương Lệ Thủy, Quảng Bình với tướng Giáp - Cố tổng thống Ngô Đình Diệm vẫn chưa được trả lại tên thật trên mộ phần. Sự thật lịch sử về Diệm, cho dù còn nhiều tranh cãi, là “một lãnh đạo độc tài với chế độ gia đình trị hay là một tổng thống ái quốc” cần phải được trả lại đúng nguyên vị của nó. Link: www.ddth.com/showthread.php/1204678-Lễ-giỗ-50-năm-cố-Tổng-Thống-Ngô-Đình-Diệm/page3#ixzz2p2LJTvOu
|
|
|
Post by nguyendonganh on Jul 21, 2013 9:07:00 GMT 9
Minh Võ trả lời phỏng vấn của đài Tiếng Nói Việt Nam Hải Ngọai về việc ông Ngô Đình Nhu tiếp xúc với đại diện của nước Pháp và Bắc Việt năm 1962 về vấn đề hiệp thương giữa Nam- Bắc Việt Nam..
Người hỏi là nhà báo Hồng Phúc Lê Hồng Long, chủ nhiệm báo Thế Giới Ngày Nay
Hỏi: Trong cuộc mạn đàm giữa ông và ông Cao Xuân Vỹ đăng trên DCV Online mới đây, ông Cao Xuân Vỹ có nói đến cuộc tiếp xúc giữa ông Ngô Đình Nhu với ông Pinay, đại diện Tổng Thống Pháp Charles De Gaulle và sau đó với Phạm Hùng, cán bộ cao cấp của Việt Cộng, sau này từng là thủ tướng Bắc Việt. Nhiều độc giả rất quan tâm đến vấn đề chính trị tế nhị này. Theo ông, các cuộc tiếp xúc này ảnh hưởng thế nào dến tình hình chính trị Việt nam vào thời gian đó ?
Đáp: Theo tôi nghĩ đây là dịp để những người Mỹ không ưa Tổng Thống Diệm và đặc biệt có ác cảm với ông Nhu vin vào chuyện nầy để tìm cách lật đổ Đệ Nhất Cộng Hoà. Trong lần tiếp xúc với ông Cao Xuân Vỹ vừa qua, ông Vỹ có nói một điều không được tôi ghi trong bài đã đăng trên Đàn Chim Việt. Ông Vỹ bảo tôi, khi bàn với ông Nhu về đề nghị của Bắc Việt muốn hai miền hiệp thương, ông Pinay đã nói "nửa đùa nửa thật": Coi chừng người Mỹ họ mà biết chuyện này, họ sẽ đảo chính các ông đấy!" Dĩ nhiên một số người Mỹ trong chính quyền Kennedy đã muốn làm đảo chính từ 3 năm trước cơ. Nhưng lần này họ cũng có thêm ít nhất là một cái cớ hợp lý để giải thích với dư luận.
Hỏi: Ông có thấy là hai anh em ông Diệm tự mâu thuẫn, tiền hậu bất nhất không? Trước kia, năm 1955, ông Hồ đã nhiều lần đề nghị hai mìền hiệp thương để chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử vào năm 1956. Lúc ấy các ông đã cực lực từ chối. Thì tại sao bây giờ lại tán thành ?
Đáp: Đúng ra năm 1955 Chính Phủ Ngô Đình Diệm đã từ chối vì lý do miền Bắc không có tự do, và cũng viện cớ không ký hiệp định Giơ Neo, thì không bị ràng buộc bởi hiệp định đó trong vấn đề tổng tuyển cử. Ông Diệm khi nhận lời cựu hòang Bảo Đại về chấp chánh năm 1954, ông đã biết mình phải làm gì để cứu ít nhất nửa nước khỏi họa Cộng Sản, vì ông đã quá hiểu thế nào là một nền chuyên chính vô sản, và các biện pháp tàn bạo của chế độ ấy. Cho nên không thể nào ông để cho một cuộc tuyển cử không công bằng, không có tự do này đưa nốt miền Nam cho Cộng Sản Quốc Tế. Vì ông cũng biết rõ ông Hồ là tay sai của Quốc Tế CS, chẳng thực tâm yêu nước, mà chỉ lợi dụng lòng yêu nước của nhiều thành phần dân tộc để chiến đấu cho ảo tưởng chế độ đại đồng của Mác.
Hơn nữa cũng phải nhìn nhận là lúc đầu trong những năm 1954- 1955 Miền Nam còn nhiều khó khăn chồng chất. Dân số lại ít hơn miền Bắc nhiều, nếu chấp nhận tổng tuyển cử ngay thì khó thắng được. Nhưng đến năm 1963 thì miền Nam đã vượt xa miền Bắc về mọi mặt. Tôi chỉ nêu vài con số. Ví dụ số nước có tòa đại sứ ở Saigon lúc ấy là 81, gần gấp đôi số nước có bang giao với Hànội. Trong khi dân miền Bắc không đủ gạo ăn thì Saigon xuất cảng gạo, từ 70,000 tấn vào năm 1955 đã tăng lên đến 340,000 tấn xuất cảng vào năm 1962. Số lượng gia súc trong 7 năm đã tăng tới 500 lần. Thịt gia súc như heo, gà, vịt xuất cảng trong năm 1961 đã trị giá gần 140 triệu đồng (vào khỏang 4 triệu Đô la, tính theo giá chính thức là 35 Đồng một Đôla.). Và còn nhiều ưu điểm khác không kể xiết.
Để nói lên một cách cụ thể về cảnh thanh bình trù phú của miền Nam thời ấy tôi xin trích dẫn chỉ một đọan vắn thôi của tác giả Hồ Sỹ Khuê, một người vốn chê ông Diệm là độc tài và kỳ thị tôn giáo, thậm chí đàn áp Phật Giáo. Ông Hồ Sỹ Khuê nói về cảnh thanh bình phồn thịnh ấy như sau:-- Đây tôi đọc từ cuốn sách đồ sộ của ông nhan đề Hồ Chí Minh, Ngô Đình Diệm và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Trong đó có nhiều câu đại lọai như thế này:
"Cuộc sống hằng ngày con nhà nông không còn đầu tắt mặt tối quá đáng. Thanh niên miệt vườn dùng quen tay nên biết ham chuộng máy móc. Nhờ giao thông tiện lợi hơn xưa, nên rành cảnh sống phố phường, mà không phải so bì hơn kém. Giáo dục mở mang. Trường ốc mở rộng thêm nhiều. Trẻ em miệt vườn trước không qua bậc tiểu học, nay đi vào trung học là chuyện bình thường. Báo chí sách vở lan tràn khắp nơi, mở rộng tầm hiểu biết phổ thông. Người lớn trẻ con đều thạo tin tức thế giới và chuyện xảy ra hằng ngày trong nước. Không còn mấy ai chìm trong vòng ngu tối nữa.... "Nông thôn không còn bần cố nông. Thành thị cũng không bao giờ còn gọi là vô sản được...." Đây là một cảnh sống của dân lao động ở thành thị được ông mô tả như sau: "Tài xế tắc xi nhưng trưa đến không kể khách, nằm gác chân xem báo. Đạp xích lô nhưng mỗi chiều ngồi nhậu nhẹt lai rai bàn chuyện thời cuộc với xóm giềng. Những cảnh sống như thế xóa sạch mọi đẳng cấp thầy thợ trong xã hội, tạo một không khí hòa đồng vươn cao. Con em lao động đã bắt đầu vào đại học, làm giáo sư, bác sĩ, kỹ sư, sánh vai cùng bạn bè đồng lứa, xuất phát từ đủ mọi thành phần xã hội.....Thực thế, dân Miền Nam thời Cộng Hòa Nhân Vị có một cuộc sống vât chất đầy đủ.... Đầy đủ. Chưa đúng. Thừa thãi."
Ông Khuê còn viết nhiều rất nhiều nữa về cảnh thanh bình phồn thịnh của miền Nam trong cuốn Hồ Chí Minh, Ngô Đình Diệm và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.Tôi nghĩ, trong cảnh phồn thịnh như thế, nông thôn không còn bần cố nông, thành thị hết vô sản, nếu hiệp thương để tuyển cử tự do miền Nam có nhiều hy vọng sẽ thắng.
Hỏi: Thế còn cuộc sống ở mìền Bắc thì sao?
Đáp: Tôi không có số liệu chính thức.Thực ra số liệu chính thức do CS đưa ra nhiều khi cũng chẳng đáng tin. Nhưng cứ đọc mấy truyện của một số nhà văn nhà thơ thì cũng đủ thấy cuộc sống ở miền Bắc, không phải chỉ thua miền Nam, mà là rất bi đát khó có thể tưởng tượng nổi. Ví dụ chỉ cần đọc Nỗi Oan của Đào Hiếu, Con Bò Thải và Cái Đêm Hôm Ấy Đêm Gì của Phùng Gia Lộc, Thiên Đường Mù của Dương Thu Hương, hay Ông Tướng Về Hưu, và Con Gái Thủy Thần của Nguyễn Huy Thiệp thì sẽ rõ. Ngọc, vai chính trong Nỗi Oan mới 12 tuổi đã phải leo xuống giếng sâu thăm thẳm, đường lên trơn trượt để múc nước, gánh nước. Rồi khi lớn lên thấy trong làng "sao mà lắm người tự tử thế? Nhiều người tự thắt cổ. Có người nhảy xuống giếng mà chết. Người sống thì mùa đông chui vào đống lá khô cho đỡ rét...
Gia đình cậu Chính của Hằng vai chính trong Thiên Đường Mù bữa ăn chỉ có một đĩa rau muống luộc và một đĩa nhộng rang hành chia ra làm 3 ô, mỗi ô chỉ có 15, 16 con bé tí bằng đầu đũa. Thằng anh chọc đũa vào phần của thằng em bị mẹ dở đầu đũa gõ vào đầu thắng anh. Thằng anh khóc ré lên... Con bò của hợp tác xã trong Con Bò Thải của Phùng Gia Lộc thì gầy nhom, chả bù cho khi nó chưa vào hợp tác xã thì béo tốt. Cái cảnh cha chung không ai khóc ở các hợp tác xã quá tàn tệ. Nếu thu họach có khá đôi chút thì cũng chỉ béo mấy kẻ trong ban quản trị. Xã viên vẫn đói meo. Đặc biết dân quê nghèo đến độ trẻ con đã chín mười tuổi cũng không có quần. Không chỉ có thơ của Nguyễn Chí Thiện tả trẻ con trong tù lon ton không phải mặc quần.
Mà cả chuyện Cô Gái Thủy Thần của Nguyễn Huy Thiệp cũng tả cảnh một bé gái 12 tuổi cởi truồng cầm đầu một tóan 6,7 đứa trẻ ban đêm cũng trần truồng đi ăn trộm mía của hợp tác xã. Còn con trai mới 14 tuổi đã phải đi cầy. Mà lại còn là thợ cầy chủ lực của hợp tác xã. Tối đến về nhà lại còn phải đi đào đá ong! Trong Ông Tướng về hưu một nhân vật nói mỗi ngày trong nước có cả ngàn người chết khắc khỏai, chỉ ước được chết nhanh như lính. "Lính các anh sướng, đòm một phát. Sướng!" Chỉ mấy hàng đã đủ đau lòng. Có lẽ tin tức tình báo cũng cho ông Diệm biết tình cảnh đó. Nên nếu hiệp thương được, mà có dịp chia bớt phần lúa gạo, vải vóc ở miền Nam cho dân quê miền Bắc, thì đã là một cử chỉ bác ái, từ thiện rồi. Hơn nữa ai cũng biết ông là một nhà ái quốc, rất thương dân.
Hỏi: Ông có nghĩ rằng khi tính chuyện hiệp thương với Hồ Chí Minh, là ông Nhu đã mắc mưu trúng kế của con cáo già rồi không ?
Đáp: Quả quýt dầy đã có móng tay nhọn. Tôi nghĩ ông Nhu không thể không biết mưu mô của CS. Và ông cũng phải tính toán kỹ lắm trước khi dấn thân vào những cuộc tiếp xúc nguy hiểm như vậy, nhất là vào mật khu của Việt Cộng không có hộ tống vũ trang. Chắc rằng trong các cuộc thương lượng ở Paris năm trước, có các nhà lãnh đạo Pháp Quốc bảo đảm, ông Nhu đã có thể có một sự tin tưởng nào đó, cũng như phải tự tin lắm, mới giấn thân như vậy. Chứ ông Nhu không phải con người xốc nổi, làm liều. Vả lại cũng vì nhiệt tình mong ước tránh được một cuộc xung đột vũ trang rộng lớn, trong đó có thể sẽ có sự tham dự của lực lượng vũ trang đáng kinh sợ của các đại cường. Chính ông Đỗ Mậu, tác giả "hữu danh vô thực" của cuốn Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi (Văn Nghệ xuất bản tại Nam Cali năm 1993) đã trích đăng một lá thư riêng của một người bạn của ông, trong đó có nói đến những lời cố Tổng Thống Diệm nói với ông Võ Như Nguyện là một đồng chí của Tổng Thống rằng, "Vả tôi với chú Nhu có ý dù hai miền Quốc Cộng tranh chấp, nhưng đều là máu mủ ruột thịt, phải có biện pháp anh em giải quyết lấy chiến tranh, đỡ tốn hao sinh mạng, tài sản...." Trong cuốn Ngô Đình Diệm Lời Khen Tiếng Chê tôi đã trích dẫn đầy đủ hơn và đã có lời bình. Ông Đỗ Mậu trích lại bức thư của người bạn này để chứng minh Tổng Thống Diệm có ý định thỏa hiệp với Cộng Sản, bán đứng miền Nam. Nhưng tôi lại thấy đây là bằng chứng cho thấy anh em ông Diệm thực sự yêu nước, thương dân, không muốn chiến tranh tiếp tục, mở rộng, gây thêm tang thương, chết chóc.
Hỏi: Ông có nghĩ rằng, nếu anh em ông Diệm không bị giết, và Hoa Kỳ ủng hộ ông trong việc hiệp thương với Bắc Việt thì Miền Nam sẽ không bị mất vào tay Cộng Sản không?
Đáp: Rất tiếc rằng lịch sử không có chữ nếu hay chữ giả sử. Hơn nữa để trả lời câu hỏi hóc búa này tôi phải tự đặt mình vào địa vị hai ông mới thỏa đáng và công bình. Nhưng lại cũng tiếc rằng tôi không phải là một chính khách, chỉ viết báo, nghiên cứu và theo rõi thời cuộc với một nhãn quan hạn chế. Có thể nào ông miễn cho tôi khỏi trả lời câu hỏi nầy không ?
Hỏi: Đã đành là thế. Nhưng ông vừa nói ông từng nghiên cứu và theo rõi thời cuộc, vậy cứ như những gì ông nghiên cứu được, ông cứ thử đưa ra một nhận định và ước đóan tương đối thực tiễn xem sao?
Đáp: Đã vậy, thì xin ông cũng như qúy thính giả hãy coi như đây chỉ là phỏng định về tình hình có thể đã xảy ra trong dĩ vãng, theo nhãn quan của tôi mà thôi. Theo tôi biết thì nhiều người chê ông Diệm quá ngay thẳng dễ bị lừa. Còn ông Nhu thì quá kiêu ngạo lại có ảo tưởng. Nhưng ngược lại cũng có người khen ông Nhu là có nhiều mưu lược và trầm tĩnh. Và nhiều người hơn nữa khen ông Diệm là người có viễn kiến chính trị như một nhà tiên tri, kiến thức về chiến lược sách lược quân sự của ông cũng rất là uyên bác.
Tôi chỉ xin nêu lên vài danh tánh và sự việc mà hiện tôi còn nhớ. Tôi không nhắc lại lời ca tụng của những danh nhân Mỹ như 3 vị Tổng Thống Mỹ là Dwight Eisenhower, Richard Nixon, Lyndon B. Johnson, Thống Tướng Maxwell Taylor hay đại sứ Frederick Nolting, hay nữ ký giả tên tuổi Marguerite Higgins, hay nhất là học giả, sử gia, nữ Tiến Sĩ Ellen Hammer là những người ai cũng biết là rất ngưỡng mộ Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Tôi chỉ xin trưng dẫn mấy nhà báo Mỹ, Anh, Pháp, Úc đã từng chỉ trích nặng nề ông Diệm là độc tài gia đình trị, và coi ông thua kém ông Hồ. Tôi muốn nói đến những Stanley Karnow, Bernard Fall, Dennis J. Duncanson, Denis Warner. Người Việt thì có ông Hồ Sỹ Khuê đã nêu trên. Tất cả những người trên đều nêu những bằng chứng cho thấy ông Diệm có một viễn kiến chính trị như nhà tiên tri. Bernard Fall đã trưng dẫn một bản tin tình báo của Pháp năm 1948 đã phúc trình rằng ông Diệm lúc ấy đã biết trước Hoa Kỳ sẽ can thiệp vào Việt Nam, rồi Bernard Fall phê rằng viễn kiến đó rõ ràng là một lời tiên tri mà lúc ấy (1948) chẳng ai để ý. Karnow cũng khen ông Diệm đã tiên tri là phe Quốc Gia sẽ thua ... Về phía người Việt, có ông Hồ Sỹ Khuê đã nêu lên ít nhất là 3 trường hợp chứng tỏ ông Diệm nhìn trước thời cuộc như một nhà tiên tri. Riêng nhà báo Úc Denis Warner, trong cuốn The Last Confucian, --gọi ông Diệm là Nhà Nho Cuối Cùng-- đã thuật lại trường hợp ông Diệm chỉ cho ông trên bản đồ thấy chiến lược chiến thuật của Việt Cộng ở vùng Việt Bắc hồi 1948-50 ra sao. Ông cũng nhắc lại lời Tổng Thống Diệm nói về chiến lược của Mao Trạch Đông mà ông (Tổng Thống Diệm) cho rằng rất đơn sơ nhưng trên thế giới lại chỉ có hai người hiểu nổi là Che Guevara và Hồ Chí Minh. Phân tích kỹ nhận định này thì thấy ông Diệm phải là một người rất am tường về lịch sử và chiến lược mới có thể có một nhận xét trong một lúc về 3 nhân vật Cộng Sản trong chỉ một câu nói như vậy. Một người không nghiên cứu kỹ về Mao Trạch Đông, về Hồ Chí Minh, về Che Guevara, và phong trào Cộng Sản ở Nam Mỹ, thì không thể nào dám nói lời khẳng định như đinh đóng cột với một nhà báo nổi tiếng của Úc như Denis Warner.
Hỏi: Tôi cũng nghĩ ông Diệm là một lãnh tụ có tài mới có thể dẹp tan nạn thập nhị sứ quân trong một năm, rồi sau đó, tạo lập được một miền Nam trù phú và tương đối an bình chỉ trong vòng mấy năm. Nhưng nếu thực hiện 6 giai đọan để hiệp thương theo kế họach của Tổng Thống Diệm, như tự do trao đổi thư tín, tự do đi lại thăm viếng giữa hai miền, nhất là tự do chuyển cư từ Bắc vào Nam, thì sẽ chẳng khác gì mở toang cửa cho CS xâm nhập để rồi sau đó nó đánh phá mình thì sao? Trong số 3000 dân mà ông Nhu ước tính sẽ bỏ miền Bắc để di cư vào Nam sinh sống, thế nào chẳng có hàng trăm cán bộ tính báo gián điệp của Cộng Sản.
Đáp: Trước khi thực hiện 6 giai đọan hiệp thương tất nhiên đã phải có một thỏa hiệp chấm dứt các hành động vũ trang chống phá lẫn nhau. Từ chỗ có những tiếp xúc giữa ông Nhu với Phạm Hùng sẽ có thể dẫn đến một cuộc họp thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo tối cao hai miền. Hay ít nhất cũng phải có một văn kiện ký kết giữa các bộ trưởng ngọai giao hai miền trước sự chứng kiến của các quan sát viên quốc tế. Cho nên việc gián điệp xâm nhập dù có cũng chỉ là những họat động thông thường không có nguy cơ đưa đến những xung đột vũ trang công khai được. Vả lại nếu miền Bắc có phái điệp viên vào Nam được một cách dễ dàng, thì miền Nam cũng có thể đưa gián điệp vào miền Bắc vậy. Tắt một lời, khi đã thỏa hiệp được với nhau thì chẳng những nguy cơ lan rộng chiến tranh không còn, mà còn có thể ngăn chặn hay giảm thiểu được những hành động quấy phá lẻ tẻ nữa. Dầu sao thì để đi tới đựơc một thỏa hiệp như thế đường đi dĩ nhiên còn dài chứ không thể thành tựu được chỉ qua một lần tiếp xúc giữa ông Nhu và Phạm Hùng. Trong khi đó thì cả hai bên đều phải tính tóan điều hơn lẽ thiệt, tìm hiểu thiện ý của nhau, thông cảm nhau hơn mới có thể thành đạt. Tóm lại đây là một cuộc đấu trí cam go, chứ không dễ dàng.
Hỏi: Việc hai bên thù địch tính chuyện hòa giải thường phải có trung gian, và khi thưong thuyết cũng cần có người chứng kiến. Ví dụ hiệp định Giơ Ne Vơ trước khi Pháp và Việt Minh ký kết, thì đã có những cuộc thảo luận, bàn cãi, mặc cả kéo dài nhiều tháng. Vậy trong việc ông Nhu tiếp xúc với đại diện của Hà Nội, ngòai các nhà lãnh đạo Pháp quốc ra như Tổng Thống De Gaulle và ông Pinay ra có còn nước nào biết không?
Đáp: Theo Tiến sĩ Ellen Hammer, tác giả cuốn A Death In November, thì trong buổi tiếp tân ra mắt của tân ngọai trưởng Trương Công Cừu vào cuối tháng 8 năm 1963, ông Nhu đã tiếp xúc với trưởng đòan Balan trong ủy hội Quốc Tế Kiểm Sóat Đình Chiến (ICC) là luật sư Mieczyslaw Maneli, lúc ấy có sự hiện diện của các đại sứ Ấn Độ, đại sứ Pháp, đại sứ Ý và đại diện Vatican. Đúng ra Maneli đã từ Hà Nội vào Saigon vào mùa xuân, trước đó khá lâu. Nhưng khi một số nhà ngọai giao, trong đó dĩ nhiên có đại sứ Pháp Lalouette, tiếp xúc được với Maneli để khuyên ông ta nên gặp ông Ngô Đình Nhu thì vụ Phật Giáo bùng nổ. Cho nên mãi đến cuối tháng 8 hai người mới có dịp gặp nhau tại buổi tiếp tân. Tiến Sĩ Hammer thuật lại rằng lúc ấy Maneli đang nói chuyện với đức cha Asta, đại diện tòa thánh Vatican, thì thấy ông Ngô Đình Nhu cũng đứng đó không xa, đức cha liền kéo Maneli đến giới thiệu với ông Nhu. Lập tức 3 nhà ngoại giao khác cùng tiến về phía họ. Đó là các ông Lalouette, đại sứ Pháp, D'Orlandi, đại sứ Ý và Goburdhun, đại sứ Ấn Độ, cũng là chủ tịch Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Sóat Đình Chiến. Tưởng cùng cần lưu ý là tân đại sứ Mỹ là ông Henry Cabot Lodge cũng có mặt trong cuộc tiếp tân này và cũng đứng cách đó không xa lắm. Tiến Sĩ Hammer thuật lại nhiều điều trao đổi giữa hai người. Nhưng trong đó tôi chỉ chú ý tới việc ông Nhu nhấn mạnh đến mục đích đem lại hòa bình. Và trong lời đối thọai với Maneli, mà nhiều nghe được, ông Nhu thẳng thắn phê bình các chế độ thực dân, còn nhấn mạnh không chỉ phê bình người Tầu mà thôi, khiến nhiều nhà ngọai giao có mặt tự hỏi, không biết có phải ông nhắm gián tiếp đả kích cả Hoa Kỳ hay không. Còn Maneli thì hứa sẵn sàng giữ vai trò tích cực nhất. Sau đó Maneli nhận được giấy mời đến gặp ông Nhu tại dinh Gia Long vào ngày 2-9-1963. Về cuộc gặp gỡ này thì không thấy có tài liệu nào cho biết nội dung ra sao cả.
Hỏi: Có tài liệu nói Maneli có gặp ông Nhu tại nhà riêng của ông đại sứ Lalouette trong ngày 14-7-63, tức là ngày Quốc Khánh của Pháp. Ông có tin tức gì về nội dung cuộc gặp gỡ này không?
Đáp: Tin này do tờ Jeune Afrique (Châu Phi Trẻ) loan. Nhưng chính Maneli đã phủ nhận trong tác phẩm The War Of The Vanquished (Cuộc chiến của những kẻ chiến bại). Hai người gặp nhau lần đầu trong buổi tiếp tân của Ngọai Trường Trương Công Cừu. Và lần thứ hai, cũng là lần chót, vào ngày 2-9-63 tại dinh Gia Long.
Hỏi: Về phía nhà cầm quyền miền Bắc, phản ứng của họ ra sao, và những đìều kiện họ đưa ra là gì?
Đáp: Theo bà Hammer, tác giả cuốn A Death In November, thì khi ông Goburghun, đại sứ Ấn đi Hà Nội với tư cách chủ tịch Ủy Ban Kiểm Sóat Đình Chiến, đến gặp ông Hồ Chí Minh thì thấy ông ta chẳng những không thấy có gì ngăn cản cuộc hiệp thương với Saigon, ông ta còn bảo đại sứ Ấn: "Ngô Đình Diệm là người yêu nước theo cách của ông ta...hãy bắt tay ông ấy thay tôi, nếu gặp." Về ông đại sứ Ấn này, thì chính Maneli cũng cho rằng ông ta, cũng như dân Ấn đứng hẳn về phía anh em ông Diệm và sẽ rất buồn nếu "mất lá bài này". Cho nên Goburghun, cũng như Lalouette, tìm mọi cách để tránh đảo chính. Nhất là ông Lalouette đã nhiều lần cố thuyết phục ông Cagot Lodge, nhưng không thành công. Khi Maneli đến Hà Nội trình bày kế họach theo sự hướng dẫn của các ông Lalouette và Goburghun, thì chỉ hai ngày sau Hà Nội đã có đáp ứng: Hà Nội sẵn sàng khởi sự thương thuyết bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào, bí mật hay công khai. Bộ trưởng ngọai giao Xuân Thủy, theo chỉ thị của chủ tịch và thủ tướng sẽ sẵn sàng trình lên một danh sách những hàng hóa có thể trao đổi giữa hai miền. Còn điều kiện, Hà Nội chỉ cần thấy Mỹ rút khỏi miền Nam, thì sẵn sàng bàn thảo về bất cứ điều gì ?
Hỏi: Về nội dung các cuộc thương thuyết, ông có tài liệu nào về tin đồn hồi ấy rằng sẽ có một chính phủ liên hiệp quốc cộng, hay một thứ liên bang Đông Dương không?
Đáp: Theo tôi, có lẽ tin đồn này phát xuất từ báo cáo của Maneli. Trong cuốn sách nói trên, Maneli có viết rằng ông ta hỏi Phạm Văn Đồng trước mặt ông Hồ về một khả năng có một thứ chính phủ liên bang với miền Nam, hay một thứ chính phủ liên hiệp không, thì Phạm Văn Đồng trả lời là, mọi sự đều có thể thương lượng trên cơ sở nền độc lập và chủ quyền tối thượng của dân tộc. Mấy lời trên, tác giả Maneli đã trích dẫn báo cáo tối mật của ông ta chỉ gửi cho chính phủ CS Balan, và tòa đại sứ Liên Xô ngày 10-7-63. Cũng về tin đồn này còn có một nguồn tin khác liên quan đến câu chuyện giữa tướng Nguyễn Khánh và trưởng nhiệm sở CIA ở Saigon lúc ấy là John Richardson. Họ bàn về một lời tuyên bố nào đó của ông Hồ Chí Minh. Người ta còn đồn rằng trong năm 1963 đã có một hội nghị tại Cam Bốt để bàn về vấn đền Liên Bang này trong hội nghị đó có đại diện của ông Hồ và đại diện của ông Nhu. Nhưng không có chi tiết gì cụ thể về những tin đồn nầy.
Hỏi: Ông có tin rằng ông Hồ được hòan tòan tự do để thương lượng mà không bị Liên Xô và Trung Cộng ngăn cản không?
Đáp: Từ khi Khrutshchev hạ bệ Stalin rồi đưa ra 5 nguyên tắc sống chung, thì áp lực của Liên Xô trên các nước chư hầu có giảm bớt. Hơn nữa Khrutshchev đã từng đề nghị cho cả Việt Nam Cộng Hòa thời ông Diệm vào Liên Hiệp Quốc, thì có lẽ lúc ấy Liên Xô không chống việc hai miền hiệp thương với nhau, để làm giảm bớt sự căng thẳng, chẳng những giữa hai miền mà cả giữa hai khối Đông Tây nữa. Còn Trung Cộng, thì ta đã biết họ vẫn có thiện cảm với chính quyền Ngô Đình Diệm, ngay từ khi vừa thành hình. Thủ tướng Trung Cộng Chu Ân Lai đã nhiều lần đề nghị lập bang giao giữa Nam Việt và Bắc Kinh. Nhưng dầu sao thì trong vấn đề này xin để Maneli có ý kiến: Trong báo cáo tối mật ngày 10-7-63 Maneli nói hai bên muốn có thể đi tới một thỏa hiệp mà không có sự tham dự của các đại cường. Về phản ứng của Liên Xô, Maneli trích lời của ông đại sứ nói với Maneli răng, có lý do để nghi rằng người Việt họ muốn thu xếp riêng với nhau. Còn về phía Trung Quốc, thì qua cuộc tiếp xúc với sứ quan Trung Cộng ở Hà Nội, Maneli cho rằng Trung Cộng không biết gì về cuộc tiếp xúc giữa Saigon và Hà Nội. Nhưng Maneli lại thêm rằng, hoặc giả họ biết nhưng không chấp nhận. Rồi Maneli phê một câu làm lời kết luận của chương sách dài 20 trang về cuộc gặp gỡ giữa ông với ông Ngô Đình Nhu: Xét về mặt chính trị mà nói thì việc Hà Nội hành động mà không có sự chấp thuận của Bắc Kinh là điều có ý nghĩa nhất.
Hỏi: Điều này đối với tôi hơi khó tin. Theo tôi nghĩ, chẳng những Trung Cộng mà cả đàn em của ông Hồ cũng không thể chấp nhận cho ông ta tự ý thương lượng với chính quyền Miền Nam. Không biết ông có tin là ngòai hai bản di chúc ông Hồ để lại, được nhà cầm quyền Hà Nội công bố, còn có một bản di chúc ông ấy viết tay không? Trong bản di chúc này, mà người ta bảo đã đựoc giảo nghiệm tự dạng thì chắc chắn là của ông Hồ thật. Trong bản di chúc này ông Hồ có nói đến việc ông có một cô con gái với một người Pháp và về việc ông tính chuyện thương lượng với ông Ngô Đình Diệm, và vì vậy ông đã bị nhóm Lê Duẫn hiếu chiến hãm hại, từ đó về sau mất hết quyền hành.
Đáp: Tôi cũng có nghe nói đến bản di chúc viết tay này rồi cũng đi tìm đọc thì thấy không đáng tin lắm. Tôi cũng có hỏi mấy cựu cán bộ cao cấp Cộng Sản ở hải ngọai thì họ cũng nói có biết có một di chúc như vậy, nhưng văn phong không phải của ông Hồ. Theo tôi nghĩ, muốn kiểm chứng xem đây có phải là di chúc thật hay không, nên tìm người con gái của ông Hồ để hỏi cho ra lẽ. Nhưng tôi nghĩ, nếu bà ấy còn sống, nay cũng đã ngòai 90 rồi. Tiếc rằng những người đưa bản di chúc này ra trên báo, đã không trưng dẫn được xuất xứ đáng tin cậy. Vì vậy rất khó tin. Riêng chúng tôi vẫn nghĩ ông Hồ vẫn còn đầy đủ quyền lực vào những năm cuối đời. Trong cuốn Hồ Chí Minh nhận định tổng hợp chúng tôi đã để hẳn một chương để chừng minh điều đó.
Hỏi: Hiệp thưong từng đã là một cạm bẫy làm cho các đảng phái quốc gia hồi 1945 sa vào mà trở thành thân bại danh liệt, khiến đa số bị hại hay phải chạy trốn sang Tầu. Ông có nghĩ anh em ông Diệm có tài để không mắc bẫy không?
Đáp: Ông Diệm đã không sa bẫy lúc ấy. Các ông Hùynh Thúc Kháng, Bùi Bằng Đòan, Phan Kế Tọai đều nghe lời dụ dỗ của ông Hồ ra hợp tác. Các đảng phái quốc gia như Việt Quốc, Việt Cách của các ông Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Hải Thần v.v... đều mắc bẫy tham gia chính phủ liên hiệp và nhận 70 ghế ở quốc hội mà không được bầu. Nhưng như tôi từng viết chỉ có ông Diệm không mắc bẫy. Chính Hồ Chí Minh đã mời ông Diệm giữ chức bộ trưởng Nội Vụ mà bị ông Diệm từ chối thẳng thừng, trong lúc đang ở trong tay sinh sát của ông Hồ. Đó là trước kia, lúc ông ở vào cái thế thập tử nhất sinh, hòan tòan trong tay ông Hồ, mà ông còn không nhượng bộ để mắc bẫy. Còn bây giờ ông Diệm đã có một nửa nước phồn thịnh và hùng mạnh hơn ông Hồ. Nếu có hiệp thương là hiệp thương ở thế mạnh, thì sao lại phải sợ. Hơn nữa bất cứ một cuộc xung đột vũ trang hay chính trị nào cũng đều phải đi tới một cuộc thương thuyết để chấm dứt xung đột. Đặc biệt là cuộc xung đột giữa ý thức hệ CS một bên, và bên kia là thế giới tự do, cuộc xung đột bao trùm khắp hòan vũ cũng đã kết thúc bằng một lọat những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc và thương thuyết giữa các nhà lãnh đạo hai bên. Thì lúc ấy dù bên nào đi bước trước để mở đường cho một giải pháp chính trị cũng đều đáng hoan nghênh.
Tuy nhiên cũng phải thú thực rằng có nhiều người coi việc ông Hồ tặng ông Ngô Đình Diệm cành đào dịp xuân Qúy Mão (1963) cũng tương tự như Vương Dõan, trong truyện Tam Quốc, tặng cho Đổng Trác con hát ả đào Điêu Thuyền, khiến Lữ Bố vì ghen mà giết cha nuôi. Họ cho rằng cành đào tượng trưng và mở đầu cho những cuộc tiếp xúc giữa hai miển đã làm cho người Mỹ ra tay hạ ông Diệm. Nhưng riêng tôi không nghĩ thế.
Hỏi: Nhiều sử gia Mỹ cho rằng ông Nhu tiếp xúc với Bắc Việt là cố ý làm "săng ta" với Mỹ, khi thấy áp lực của Mỹ quá nặng. Ông có nghĩ như vậy không?
Đáp: Nếu chỉ nhìn vào những diễn biến trong mấy tháng giữa năm 1963, thì suy đóan như thế cũng có lý. Nhưng thực ra người Mỹ đã muốn thay ông Diệm hay ít nhất cố làm áp lực để đưa ông Nhu ra ngọai quốc từ lâu trước đó. Và hai anh em Tổng Thống Diệm cũng đã có những toan tính về một kế họach hòa bình qua những cuộc tiếp xúc ngọai giao được bộc lộ từ năm 1962 trước kia rồi. Người Mỹ muốn hạ ông Diệm, không phải vì ông đàn áp Phật Giáo, cũng không phải vì ông định đi đến một giải pháp với Bắc Việt. Mà theo tôi nghĩ, lý do chính họ muốn hạ ông Diệm vì ông không đồng ý cho họ đem quân ồ ạt vào Việt Nam. Ông Diệm muốn dần dần tiến tới hiệp thương với Bắc Việt chỉ vì muốn tìm kiếm cho nhân dân Việt Nam một nền hòa bình, dù tạm thời và giới hạn chăng nữa, còn hơn là càng ngày càng dấn sâu vào một cuộc chiến mỗi lúc một thêm ác liệt. Nhất là khi mà số người ngọai quốc càng ngày càng gia tăng mãi, như từ 1962.
Minh Võ
Cuộc phỏng vấn này đã được phát thanh ngày chủ nhật 7-10-2007 trên đài phát thanh Tiếng Nói Việt Nam Hải Ngoại.
|
|
|
Post by NhiHa on Aug 3, 2013 7:18:15 GMT 9
Gánh nặng lịch sử của Nhất Linh. Ai là người gánh nổi?t/g: Nguyễn Văn Lục Nguyễn Tường Tam Tôi đã có dịp được nghe đọc một số bài phát biểu về Hội Thảo Tự Lực Văn Đoàn đã được diễn ra tại hội trường báo Người Việt do ông Phạm Phú Minh tổ chức. Cái cảm tưởng đầu tiên đến với tôi- về hinh thức- là nó như thể đang diễn ra tại một hội trường ở một nơi nào khác- không phải ở Cali-! Bởi vì nó có bài bản, lớp lang và tổ chức chặt chẽ. Nó không để một khe hở cho cơ hội được nói khác. Dù buổi hội thảo được đại diện bởi con cháu nhiều nhà văn trong TLVĐ từ hai phía, nhưng nó lại nói chung một tiếng nói. Điềun đó nên mừng hay nên lo. Nó đã không dám đả động xa gần gì đến cộng sản cả. Khen cũng như chê. . Nó thiếu hẳn thẩm quyền góp ý và phê phán (Autoritativeness). Nó có thể đã không cho phép người nghe phiêu lưu vào những vấn đề được coi là tồn đọng hay nhạy cảm đụng chạm đến uy tín của nhóm TLVĐ. Đối với người được mời phát biểu thì nó loại trừ ngay từ đầu một cách khéo léo như trường hợp nhà văn Nhật Tiến. Bài nói chuyện của Nguyễn Tường Triệu về Khái Hưng tiêu biểu cho những thiếu xót vừa nêu trên. Ông chỉ nhắc lại những kỷ niệm tản mạn mà không đề cập hay đánh giá về văn tài của nhà văn này. Nhưng khi đề cập đến cái chết của cha nuôi, ông thật sự xúc động. Nhưng để tránh né công việc phải lên án cộng sản, ông nói vội vàng và chấm dứt rất đột ngột về cái chết bi thảm của người cha nuôi và đột ngột đứng dậy như bị ma đuổi. Tôi đã xem đi xem lại đoạn chót này và cảm thấy bất nhẫn cho ông. Thật là tội nghiệp cho một người con nuôi có hiếu như ông. Vì thế, nói chung, các bài phát biểu đều tròn quá, tròn đến độ không thể tròn hơn được nữa. Nó thiếu những nhận thức sắc bén của một tinh thần phê bình, tinh thần tri thức luận (Épistémologie) đòi hỏi nơi một người trí thức trong một buổi hội thảo. Những người mà người ta tin tưởng có thể có tiếng nói khác như Nguyễn Hưng Quốc với tựa đề: Đánh giá lại Tư Lực Văn Đoàn thì không biết ông đã đánh giá như thế nào. Nhưng theo như lời kết luận, ông đã tổng quát hóa một cách vô bằng có tính cách áp đặt khi cho rằng: “Tất cả chúng ta những người cầm bút, dù thích hay không thích Tự Lực Văn Đoàn thì cũng đã được nuôi dưỡng bằng dòng sữa của Tự Lực Văn Đoàn”. Đi xa hơn nữa ông khẳng định: Tất cả những ai cầm bút thời nay đều phải mang nợ”. Nếu ông muốn chỉ định những người cầm bút lứa tuổi từ 60 trở lên thì còn hiểu được. Nhưng những nhà văn ở lớp tuổi trên dưới 50 còn ở miền Nam hoặc ra hải ngoại- và nhất là các nhà văn miền Bắc- thì họ nợ gì TLVĐ ? Một cô giáo dạy văn ở miền Bắc bây giờ khi được hỏi về Nhất Linh là ai? Cô đã không thể trả lời được. Mong là ông Nguyễn Hưng Quốc thận trọng hơn trong những phát biểu của mình. Bài thuyết trình của giáo sư Kawaguchi Kenichi về: Tự Lực Văn Đoàn và Văn Học cận đại là một bài viết tệ hại hơn nữa khi cho rằng: Tự Lực Văn Đòan, nền tảng của văn học hiện đại Việt Nam thì chỉ là những nhận xét võ đoán. Ông đã không đủ tư cách để hiểu được toàn diện văn học miền Nam trước 1975. Sự mời ông làm diễn giả thật không đem lại một soi sáng mới nào về TLVĐ và Nhất Linh. Tôi cũng tin tưởng vào bà Phạm Thảo Nguyên về những công trình thu góp và số hóa hơn 400 số Phong Hóa và Ngày Nay với đề tài: Câu chuyện Tự Lực Văn Đoàn và những điều chưa nói. Nhưng tôi đã không thu thập được gì vì bà che giấu nhiều quá. Chẳng hạn, tôi muốn được nghe từ miệng bà Phạm Thảo Nguyên nhiều điều hơn thế nữa về người bố chồng là nhà thơ Thế Lữ. Như về con cái Thế Lữ, các em trai của Thế Lữ. Thế Lữ theo đạo gì? Có phải Thiên Chúa giáo không? Trường hợp anh Nguyễn Thế Học là con trai của Thế Lữ-nay đã quá vãng- là phu quân của bà Phạm Thảo Nguyên vì lý do nào mà nhà thơ Thế Lữ vào năm 1950 đã gửi con trai út là anh Nguyễn Thế Học vào “đi tu”, tại trường dòng Chúa Cứu Thế, tại Thái Hà Ấp!! Một người đi theo cách mạng, là người cộng sản vô thần, tại sao Thế Lữ lại có thể gửi gấm con mình vào một trường đạo- một nơi chuyên đào tạo giới tu sĩ, linh mục! Điều ấy phải được cắt nghĩa thế nào, phải được hiểu thế nào? Sau 1954, một lần nữa, anh Nguyễn Thế Học và gia đình được di cư vào Nam, được nuôi ăn học ở miền Nam và sau trở thành một giáo sư Toán ở Đại Học Khoa Học Sài Gòn? Miền Nam đã đối xử với gia đình Thế Lữ như thế nào? Thứ nữa, khi gia nhập vào TLVĐ, nhà thơ Thế Lữ trở thành cây bút chủ lực nhằm chế diễu và đả phá một cách ác độc nhất các nhà văn, nhà thơ ở ngoài nhóm!! Bà cũng nên nhắc tới điều này cho phải lẽ. Bà cũng không cho người nghe được biết chút xíu về cuộc đời hoạt động kháng chiến trong suốt giai đoạn 1946-1954 của Thế Lữ? Tôi có trong tay cuốn: 100 năm Thế Lữ, do nhà xuất bản Sân Khấu vào năm 2007, độc giả có thể tưởng tượng là trừ lời giới thiệu của nhà xuất bản và tiểu sử có nhắc đến Tự Lực Văn Đoàn một lần, còn trong toàn bộ cuốn sách thì không. Tôi tự hỏi, không lẽ chỉ vì cái đảng của người bố chồng mà bà phải hy sinh nhiều thứ như vậy? Nếu chỉ cần những tiếng vỗ tay tán thưởng và những giọt nước mặt chia sẻ thì quả thực buổi hội thảo đã hoàn toàn thành công. Vì không được tham dự, nó chỉ cho tôi một cảm tưởng thất vọng và sự nghi ngờ về dụng ý của người tổ chức các buổi hội thảo này. Nói tóm lại, nó chỉ là một hình thức trình diễn văn học một cách vụng về và trống rỗng về nội dung. Tôi cũng nhận thấy không có mặt những nhà văn như Võ Phiến, Nhật Tiến, gia đình bà Nguyễn Thị Vinh và nhất là Duy Lam. Tôi không thể biết lý do tại sao họ vắng mặt. Có thể là do tuổi già, sức yếu như trường hợp Võ Phiến chăng? Trường hợp Nhật Tiến thì đã có thư xin rút lui ra khỏi buổi hội thảo với lý do như sau: “Các diễn giả trong suốt hai ngày đều tập trung vào chủ đề “Tự Lực Văn Đoàn” với những công trình tốt đẹp mà Nhất Linh cùng các văn hữu của ông đã thực hiện được. Đây là một nỗ lực hết sức công phu của Ban tổ chức và nội dung các phát biểu đã nêu ra được một bức tranh toàn cảnh rất đẹp đẽ về Văn Đoàn này. Như thế, bài nói của tôi về các sinh hoạt văn hóa của nhả văn Nhất Linh lúc cuối đời (buồn nhiều hơn vui, có những sự thực về tờ Văn Hóa Ngày Nay không thể không nói ra), có thể làm mờ nhạt hào quang của người đứng đầu Tự Lực Văn Đoàn mà Ban Tổ Chức muốn phô bầy”. Qua đến tháng 6-2013, tôi đã gửi Email tới nhà văn Phạm Phú Minh nêu rõ ý nghĩ của mình và xin ban tổ chức cho tôi được rút tên ra khỏi cuộc hội thảo”. Sự rút lui của nhà văn Nhật Tiến cho thấy cuộc Hội thảo về TLVĐ thiếu nghiêm chỉnh, thiếu những phản biện.. Cho nên, người tổ chức cũng như các vị được mời phát biểu đã không làm tròn được trách nhiệm của mình. Còn trường hợp Duy Lam thì sao? Thiếu vắng họ là một thiếu sót lớn. Một trong khuyết điểm lớn nhất và tai hại nhất của buổi Hội thảo này là ngăn chặn một cách kín đáo và khéo léo những tiếng nói phản biện. Vì thế tư cách những người được phát biểu trở thành một vấn đề ngay cả những vị có uy tín hàng đầu như nhà văn Doãn Quốc Sỹ. Tại sao ông không thể phát biểu với tư cách một nhà văn thành danh- một kẻ sĩ tiêu biểu- trong văn học miền Nam ở giai đoạn 1954-1975 và với tư cách một thành viên trụ cột của nhóm Sáng Tạo. Cuộc đời ông hai lần bị tù đầy từ phía bên kia- phía bố vợ ông-. Ông có thể nói gì về Tú Mỡ với tư cách một người con rể mà từ quan điểm lập trường chính trị đến thẩm định văn học đều rất khác xa nhau… Chê dĩ nhiên là không dám mà khen cũng không dễ. Tôi chưa được đọc bài phát biểu của ông nên chỉ đặt vấn đề tư cách một nhà văn của ông khi đề cập đến những nhà văn ở phía bên kia- dù là bố vợ. Khuyết điiểm thứ hai không kém quan trọng là họ- ban tổ chức cũng như các vị phát biểu- đã không cắm mốc văn học cho nhóm TLVĐ. Lịch sử văn học trong mỗi thời kỳ bao giờ cũng gắn liền vào một thời điểm nhất định và thường giai đoạn văn học sau đánh dấu bằng sự phủ định giai đoạn trước đó. TLVĐ đã đánh dấu một thời kỳ vẻ vang và đổi mới về nhiều mặt bằng sự phủ nhận Nam Phong- Phạm Quỳnh. Nó có giá trị không chối cãi được trong một giai đoạn nhất định. Nhưng không có điều gì chứng tỏ nó có 80 năm ảnh hưởng không ngừng. Đó là một nhận xét võ đoán và bất công và đó cũng là nhận xét sai lầm tai hại của Nguyễn Hưng Quốc và vị giáo sư người Nhật. Chỉ xét ngay trong thời kỳ sáng chói của TLVĐ thì cũng là một nhận xét gượng ép rồi vì nó đã loại ra nhiều nhà văn, nhà thơ mà tên tuổi của họ không thua gì bất cứ nhà văn nào trong nhóm TLVĐ. Đó là những Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Trần Tiêu, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao. Lấy gì để có thể so sánh giữa tùy bút của Nguyễn Tuân và truyện ngắn của Thạch Lam? Tách riêng ra thì vị tất ai đã bằng ai, nhưng cộng lại thành một nhóm thì TLVĐ chẳng có ai có thể sánh bằng. Nhưng ca tụng hết mình những nhà văn trong nhóm TLVĐ thì không phải vì thế mà các nhà văn ngoài nhóm nhỏ đi. Nhỏ hay lớn còn do người đọc là người thẩm định chung thẩm. Sang đến 1954 thì thật sự có đến hai xu hướng văn học trổi bật ở miền Nam. Một là một mảng văn học miệt vườn với cá tính miền Nam trổi bật với các cây viết như Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam, Lê Xuyên và kế tiếp với nhiều người khác như Hồ Trường An, Kiệt Tấn. Đọc Bình Nguyên Lộc để thấy cái độc đáo, cái chất Nam bộ từ con người đến cây cỏ đến cái ngôn ngữ, cái phong vị, cái bình dân chất phác trong từng câu chữ của những nhà văn vùng đất mới. Qua văn chương, ta bắt được cái hồn tính của miền Nam. Làm sao Nhất Linh có thể làm được công việc này? Nó lạ hơn người ta tưởng, nó hay hơn người ta nghĩ, nó mở ra những chân trời mới nó không lui cui trong những phân tích tâm lý ái tình đến nhạt nhẽo của một cô Mùi. Lấy gì của Nhất Linh để so sánh với Rừng Mắm, với Hương Rừng Cà Mâu của hai nhà văn miền Nam tiêu biểu nhất. Hai là xu hướng tân học, trào lưu tư tưởng mới tiếp thu từ Âu Châu với các nhà văn trong nhóm Sáng Tạo. Hãy khoan nói đến vấn đề hơn kém. Nhưng rõ ràng có một ngã rẽ phủ nhận TLVĐ để từ đó họ có mặt. Nó thể hiện đúng cái luật chơi của lịch sử văn học… Mặc dù được cái ưu thế vì TLVĐ được giảng dạy trong chương trình Việt Văn các lớp Trung Học, vậy mà Nhất Linh cũng đã chấp nhận thua cuộc và xếp lại việc làm báo. Và chúng ta cùng đọc lại một đoạn văn như một thứ tuyên ngôn văn học, một thứ vỡ bờ quá đà của một Mai Thảo: “.. Không khí cũ không thở cùng được nữa. Những khuôn vàng thước ngọc xưa không còn ảo tưởng được những kích thước bây giờ. Và đời sống là đi tới. Không lùi, không giậm chân một chỗ. Trong một thực trạng dầy đặc những chất liệu của những sáng tạo và phá vỡ như vậy, văn học nghệ thuật mặc nhiên không chỉ còn là tả chân Nguyễn Công Hoan, lãng mạn lối Thanh Châu, những khái niệm Xuân Thu, những luận đề Tự Lực. Mà vươn phóng từ một thoát ly để đưa tới một hình thành, hóa thân từ một chặt đứt, bằng những thí nghiệm và những khám phá, chứng minh rằng cái bây giờ ta đang sống tuyệt đối không còn một đồng tình với cái hôm qua đã tách thoát, đã lìa xa. Chất nổ ném vào. Cờ phất, xuống đường, xuống núi. Ra biển ra khơi. Và cuộc cách mạng tất yếu và biện chứng cho văn chương đã bắt đầu, Và thơ bây giờ là thơ tự do” Trích lại Nguyễn Mạnh Trinh, tạp chí văn nghệ, trang 230 Đọc đoạn văn trên thì chỗ nào còn là đất cho TLVĐ, chỗ nào cho Nhất Linh. Quả thực diện mạo văn học sau 1954 tại miền Nam đã khác trước. Phải trơ trẽn lắm, người ta mới có can đảm phớt lờ hai dòng văn học này. Cũng phải trơ trẽn lắm mới không thấy chẳng bao lâu sau, số phận Mai Thảo và những nhà văn trong nhóm Sáng Tạo nhường chỗ cho một thứ văn học đặt vấn đề. Với rất nhiều ưu tư và trăn trở, với nhiều cô đơn và tìm tòi, với rất nhiều nhẽ ránh từ dấn thân nhập cuộc đến chán nản buông xuôi. Đó là dòng văn học thời thế, văn học chiến tranh của thập niên 1970. Và nói làm chi đến sau 1975 thì trong nước cũng như ngoài nước, TLVĐ chỉ còn hiện diện như một cái tên không hơn không kém. Ấy là người ta chưa kịp nhắc tới ở phía bên kia với các nhà văn, nhà thơ, sau 1954 trong nhóm Nhân Văn Giai phẩm. Nhìn lại hai buổi triển lãm và hội thảo này, tôi rất nghi ngờ về mục đich và thiện chí của người tổ chức. Hình như họ đang bị cuốn đi bởi một triều cường nào đó, đi ngược trào lưu lịch sử văn học. Hình như họ tự bịt mắt, đưa ra những đáp số văn học- mà phê bình chẳng phải phê bình-khảo cứu không ra khảo cứu- mà tính cách chèo tuồng như chiếm ưu thế của một thứ văn học phải đạo. Họ nói như những con vẹt mà không cần vận dụng chút suy tư, tính khách quan trong phê bình văn học. 80 năm sau vẽ lên một chân dung văn học như những thần tượng đã rã mục như một hoài niệm văn học. Họ rõ ràng không làm đầy đủ nhiệm vụ của người cầm bút. Họ đã không gánh nổi cái gánh nặng lịch sử về mặt văn học và chính trị của Nhất Linh để lại. Những người đã chấp nhận tham dự vào bữa tiệc văn học này một ngày nào đó phải nghĩ lại là mình đã nhầm để một tay cai thầu văn nghệ thao túng và mua chuộc một cách ngây thơ vô số tội. Và đối với tôi, không gì thô bỉ bằng thứ chính trị hóa văn học. Trường hợp người con út của nhà văn Nhất Linh- ông Nguyễn Tường Thiết. Buổi triển lãm và hội thảo về TLVĐ đã kết thúc một cách không đẹp. Tờ Người Việt đã đăng lại bài viết của ông Nguyễn Tường Thiết phê bình kẻ viết bài này. Trong dòng họ Nguyễn Tường đã có nhiều người thành đạt. Đến ba anh em trở thành nhà văn trong một văn đàn thì kể là hiếm có. Thời kỳ vàng son của TLVĐ ấy đã được trân trọng và được nhìn nhận… Chỗ của văn đoàn ấy đã được định vị ở một thời kỳ nhất định. Chân trời văn học miền Nam sau đó đã mở ra nhiều ngã rẽ như một biển văn chương mà những nhà văn đủ loại như những con thuyền vượt sóng ra khơi- đầy lãng mạn-đầy tính phiêu lưu-đầy tham vọng- và đầy chất nghệ sĩ. Tên tuổi họ mỗi ngày mỗi nhiều. Họ đã đến, họ đã đi, họ đã có mặt và ở một lúc nào đó họ sẽ rời khỏi để lại bao nhiêu tâm tình trong đó có sự trìu mến, sự trân trọng, sự thích hay không thích tùy trường hợp. Nhưng có một điều chắc chắn chiếu văn học không ai ngồi lâu được. Vừa ngồi nóng đít thì đã có kẻ đến thay thế như thể bị phản bội. Độc giả thích đấy rồi một lúc nào đó ngoảnh mặt quay đi. Và từ Nguyễn Du đến nay, những người cầm bút đều cảm nhận được cái vinh quang bèo bọt đó. Và phải biết chấp nhận nó như thân phận người- thân phận nhà văn-. Riêng trường hợp Nhất Linh- Ông vừa là nhà văn, vừa là nhà chính trị, đôi khi cả hai như nhập vào nhau đến độ người ta có cảm tưởng Nhất Linh nhà văn đi tìm một Nhất Linh nhà chính trị. Và có thể cho đến lúc quyên sinh, ông vẫn ở trong trạng thái đi tìm chính mình như một ảo vọng. Và theo tôi, chỉ có Vũ Khắc Khoan mới hiểu rõ về điều này. Con ông, Nguyễn Tường Thiết quả thực đã không hiểu được người cha của mình và tự đặt cho mình trách nhiệm đi tìm lại một Nhất Linh chỉ có trong tâm tưởng. Ông không thể dựng lại Nhất Linh một mình nên phần lớn, ông muốn dựng lại một hình tượng vóc dáng Nhất Linh qua trung gian những quen biết, những liên hệ văn chương- những nhà văn, những người làm văn học, những người đồng chí của Nhất Linh không thiếu trong một tình tự lịch sự tối thiểu đối với một khuôn mặt văn học lớn. Đó là những người như Võ Phiến, Thụy Khuê, Nguyễn Liệu, Trương Bảo Sơn, Nguyễn Tường Bách, Phạm Phú Minh, Linh Bảo, Nguyễn Thị Vinh, Bùi Bích Hà, Huy Cận. Và gần đây,- mặc dầu ông là một người quốc gia chân chính- với sự cẩn trọng và e dè, thăm dò thiện chí của bên kia, ông dấn thêm một bước nữa, đi đồng thuận với những người mà trước đây cha ông coi là kẻ thù. Từ thù đến bạn chỉ vì cha của ông được họ tôn vinh trở lại. Lẽ dĩ nhiên, ông tự nhủ chỉ bắt tay họ trong phạm vi văn học và những gì liên hệ đến cha mình. Nhưng đây quả thực là con dao hai lưỡi. Trong số những người vừa kể trên, bà Thụy Khuê đã có lần nhìn rõ được chân tướng Nguyễn Tường Thiết đã mạnh dạn khuyên Nguyễn Tường Thiết như sau: “Hôm nọ trong đêm giao thừa: tôi có mạo muội “khuyên” anh: Nên rút ông Nhất Linh ra ngoài, để đi con đường riêng của mình. Và trong thư mới viết cho tôi, anh có ý ngại, anh băn khoăn: Nếu “ bỏ Nhất Linh đi” thì liệu có còn cảm hứng để viết nữa hay không? Bây giờ đọc xong hồi ký của anh thì tôi chắc chắn hai điều: về cảm hứng, tôi nhớ Nhất Linh có khuyên Bình Nguyên Lộc: “Không có chuyện cảm hứng gì cả, mỗi ngày bắt buộc mình phải ngồi viêt một hai trang thì cảm hứng sẽ đến”. Điều này trước đây tôi cũng học được của Nguyễn Hiến Lê. Còn câu “rút Nhất Linh ra” thì nay tôi xin “rút lại”, kể như không nói, anh muốn viết gì thì viết, miễn là anh thành thực với chính mình như anh vẫn làm từ trước tới nay, như trong cuốn sách này”. Nguyễn Tường Thiết, Nhất Linh, cha tôi, trang 320-321 Điều này cũng cho thấy rõ hơn thân phận tầm gửi, ông sống nhờ cái bóng của cha mình. Trước khi tóm tắt tắt tất cả những gì tôi đã viết về Nhất Linh- điều mà từ đó đã gây một sự thịnh nộ quá tải nơi ông Nguyễn Tường Thiết-… Tôi hiểu và chia sẻ được với ông với tư cách một người con. Ở trường hợp tôi, có thể tôi cũng hành xử tương tự. Tôi cũng nhân tiện xin lỗi ông về lá thư của ông gửi cho tôi trong bài viết đầu tiên của tôi. Sau đó, tôi đã vô tình giữ lại lá thư trong một bài viết khác đã có nhiều sửa đổi. Còn ngoài ra, tất cả những lời tố cáo khác về tôi, tôi không nhìn nhận. · Thứ nhất, theo thói quen viết biên khảo, tôi không viết điều gì nếu không có dẫn chứng, hoặc nhân chứng (Oral History). · Thứ hai, những nhà văn như Thế Uyên và nhất là Duy Lam thuộc dòng ngoại của nhà văn- dù có khác biệt chính kiến với một số người thuộc dòng họ Nguyễn Tường-, các anh ấy trước sau đều có sự kính trọng Nhất Linh với tư cách người bác ruột, tư cách một nhà văn và tư cách một người đồng chí. Tôi phải viết về điều này, vì trong những bản Tự Thuật lúc cuối đời, Thế Uyên bầy tỏ sự bực bội vì có một vài anh em trong dòng họ Nguyễn Tường từ chối ngay cả tư cách họ hàng ruột thịt với người Bác-nhà văn- với một lý do thiển cận là anh thuộc dòng họ ngoại. Đôi khi anh phải viện dẫn cả mẹ ruột mình- bà Nguyễn Thị Thế- cho những luận cứ của anh… Mong là những người trong dòng họ Nguyễn Tường điều chỉnh lại cái nhìn về Thế Uyên, mặc dầu ai cũng biết Thế Uyên có vẻ ngang tàng, khác người. Trước sau các anh ấy cũng vẫn hãnh diện về người bác của mình và dòng họ. · Phần tôi, tôi đã không phải chỉ viết phê phán Nhất Linh mà thôi. Đã có những bài khác viết công bình và trân trọng về vai trò và chỗ đứng của TLVĐ và Nhất Linh trong Văn Học thời Phạm Quỳnh và thời Sáng Tạo. Trong thứ ngôn ngữ phê bình, tôi đã đi xa và đào sâu vào những điều được coi là cấm kỵ và từ đó nhiều người đọc đã gán ghép vô bằng như: âm mưu đưa Nhất Linh vào nhà thương điên. Thú thực, chưa bao giờ tôi dùng ngôn ngữ xúc phạm như thế đối với một người như Nhất Linh. · Tuy nhiên, tôi quyết bảo vệ những luận điểm mà tôi coi là những điểm yếu của Nhất Linh về mặt văn chương cũng như chính trị. Về mặt văn chương: · Tôi chỉ công nhận một Nhất Linh tiền chiến, thành công và rực rỡ về nhiều mặt- chủ yếu là mặt văn chương, còn về mặt xã hội có hạn chế-, và đặt một ranh giới về Nhất Linh sau 1954 đã đi tới chỗ thoái trào. Đó cũng là quan điểm của nhiều người như Phạm Thế Ngũ, Võ Phiến, Duy Lam và Thế Uyên. · Mặt khác, tôi công nhận bên cạnh nhóm TLVĐ, còn có nhiều nhà văn, nhà thơ cũng sáng chói chả thua gì các nhà văn trong nhóm TLVĐ, nhưng đã bị bỏ quên, bỏ qua, một cách oan nghiệt lúc sinh thời, sống nghèo túng như các nhà văn Vũ Trọng Phụng và Nam Cao. · Mặt yếu kém của TLVĐ là kéo bè, kéo nhóm bôi xấu, chế diễu, dìm dập các nhà văn ngoài nhóm mà hầu hết cách này cách khác trở thành nạn nhân của TLVĐ. Tôi không biết, trong buổi hội thảo đã có ai đủ can đảm đề cập đến vấn đề này hay không. · Một chuyện nhỏ, để bào chữa sự cho thất bại của Văn Hóa Ngày Nay, ông Nguyễn Tường Thiết đã cứ cố tình đổ trách nhiệm cho ông TT Ngô Đình Diệm dìm dập Nhất Linh qua nhà phát hành Thống Nhất, không chuyển báo đi. Ông Diệm thì giờ đâu mà toan tính những chuyện nhỏ nhoi thù vặt như thế. Tôi đã hỏi anh Duy Lam, anh nói báo VHNN đóng cửa vì lỗ lã. Tôi cũng chờ đợi nhà văn Nhật Tiến sẽ nói rõ về điều này một lần nữa trong nay mai..Tôi cũng yêu cầu ông Nguyễn Tường Thiết đọc cuốn Hồi ký Đời tôi của ông Nguyễn Liệu- một đồng chí của Nhất Linh- trong đó ông Nguyễn Liệu sau 1963, ra báo Xuân, rồi không lo lót nhà phát hành- rất tiếc ông không nêu rõ nhà phát hành nào- và họ đã dìm không phát hành tờ báo Xuân đưa đến cảnh lỗ lã. Qua chuyện này, tôi rửa oan cho Ông TT Ngô Đình Diệm. Nguyễn Liệu, Hồi ký đòi tôi, trang 306 · Cuối cùng, tôi xin đưa ra một tư liệu trong một cuốn sách xuất bản năm 2006, trong sự dè dặt thường lệ, mà các tác giả cuốn sách hiện còn sống. Đó là cuốn: 100 khuôn mặt Văn Nghệ sĩ của Hồ Nam và Vũ Uyên Giang, trong đó có đề cập đến trường hợp nhà văn Nhất Linh nhận tiền của CIA Mỹ. Với một lối viết trào phúng có kể lại một lần nhà báo Lý Thắng Lê Văn Tiến- quen biết với Nhất Linh như tư cách đàn em, nhưng cũng là người quen biết bác sĩ Trần Kim Tuyến- đã rủ tác giả lên Đà Lạt cùng với nhà văn Đỗ Đức Thu và nhà văn Tchya Đái Đức Tuấn, tức Mai Nguyệt- người phụ trách Mục Nói hay Đừng trên tờ báo Tự Do cùng với họa sĩ Nguyễn Gia Trí. Xin trích lại lời tiết lộ của nhà báo Lý Thắng Lê Văn Tiến: Theo sự tiết lộ của Lý Thắng Lê Văn Tiến thì sau khi nhận làm cố vấn sáng lập Trung Tâm Văn Bút Việt Nam Cộng Hòa, nhà văn Nhất Linh đã chịu nhận sự yểm trợ ngầm của một tổ chức Văn Hóa Mỹ ra tờ Nguyệt san Văn Hóa Ngày nên ông sắp giã từ vùng suối Đa Mê xuống Sài Gỏn làm báo với Duy Lam Nguyễn Kim Tuấn, Nguyễn Thị Vinh, Trương Bảo Sơn và mời họa sĩ Duy Thanh giúp phần minh họa cho Văn Hóa Ngày Nay. Xin đọc một đoạn kế tiếp để chứng tỏ sự thật như thế nào: Lý Thắng lấy gà quay, thịt quay, thịt nguội, rau sống bầy ra với hai chai Martelle Cordon Bleu. Nhà văn Nhất Linh cầm một chai Martelle mở nút đưa lên mũi hít hít rồi nói: - Mình ghét Tây, nhưng mê rượu Tây, Martelle là thứ Cognac không chê vào đâu được, phải không Tchya? - Anh nói chí phải nếu uống rượu Pháp thì phải uống Martelle Cordon Bleu. - Cậu còn nhớ cái đận mình lưu vong ở Hồng Kông? - Quên sao được anh? Tchya nhớ nhất là bữa nhậu lẩu cá trên núi với anh và Nguyễn Gia Trí. Bữa đó mình chơi hết mấy chai Mao Đài, cái anh Mao Đài phủ Thiệu Hưng cũng tuyệt đấy chứ anh .(…) - Tại sao anh không cản giáo gian(Vũ Hồng Khanh) ký hiệp định mồng 6 tháng ba? - Cái tay giáo gian này lôi thôi lắm, hắn là một tay quân phiệt hoạt đầu, ký xong Hiệp định mùng 6 tháng ba bị vụ Ôn Như Hầu sợ quá, cũng ba chân bốn cẳng chạy sang Tàu, sau đó về lam Bộ Trưởng Than niên cho Nguyễn Văn Tâm, cách mạng với chính trị gì hắn. Thôi ta thưởng thức Martelle Cordon Bleu đi đừng nói chuyện vớ vẩn nữa.(..) - Cậu( ám chỉ Lê Văn Tiến) là người gần cả Tuyến lẫn Nhu, cậu thấy hai nhân vật này thế nào? - Ông Nhu có lần nói với em rằng nhà họ Nguyễn Tường chỉ có anh Long ( nhà văn Hoàng Đạo) là đáng kể, Việt Minh đã xơi tái Hoàng Đạo ở Quảng Châu rồi thì họ Nguyễn Tường coi như đoàn xe lửa không còn đầu nữa nằm ì một chỗ. Nếu ngày 19 tháng 8 Hoàng Đạo không bị bệnh thương hàn khiến Nguyễn Xuân Chữ bất đắc dĩ phải làm quyền Khâm Sai Bắc Kỳ thì làm sao Việt Minh cướp được chính quyền ở Hà Nội . Giải pháp Bảo Đại hư cũng vì Việt Minh xơi tái được Hoàng Đạo ở Quảng Châu. Tuyến chỉ là người của hành động làm sao sánh được với Nhu, Tuyến là người biết người biết ta thể nào cũng có một ngày chống lại Nhu, em giúp Tuyến là để chờ ngày đó. Trích 100 khuôn mặt Văn Nghệ sĩ, Hồ Nam- Vũ Uyên Giang, trang 296 Phải chăng vì những nhận xét như trên đụng chạm đến tự ái đưa đến sự thù oán chế độ cũng như việc chào cờ và phải suy tôn Ngô Tổng Thống đã làm Nhất Linh tức giận bỏ ra khỏi rạp ciné như lời Nguyễn Tường Thiết kể lại? (Còn tiếp một kỳ) Nguyễn Văn Lục
|
|
|
Post by NhiHa on Aug 3, 2013 7:27:37 GMT 9
Gánh nặng lịch sử của Nhất Linh. Ai là người gánh nổi? [2] Tiếp theo phần I Cuối tuần vừa qua, tôi lại đã có dịp được nghe bài phát biểu của nhà văn Doãn Quốc Sỷ về nhà thơ Tú Mỡ cũng như về bài thuyết trình về căn nhà ánh sáng và trình diễn các mẫu áo dài của họa sĩ Cát Tường tại tờ Người Việt. Cái cảm tưởng thứ hai đến với tôi là sự phô trương và thiếu tự trọng đối với người nghe. Họ tự coi công việc này như một thành quả lớn lao về văn học và xã hội. Họ cũng chú trọng nhiều tới cái bề ngoài, cái vỏ, cái phô trương để che đậy cái nội dung rỗng. Tôi thấy thật lố bịch mỗi khi một tác giả lên phát biểu. Nó gây cho người ta có cảm tưởng trong lãnh vực nào nhóm TLVĐ cũng nhất – Nhất về văn chương đổi mới về văn, về nhạc, về thơ, về cải tiến xã hội. Nhất thời ấy và nhất cả bây giờ. Chẳng hạn, những chương trình xây dựng căn nhà ánh sáng tạm gọi là có tư tưởng cải tiến dân sinh đi nữa thì việc thực hiện những dự án ấy đi đến đâu. Cụ thể là có bao nhiêu đơn vị gia cư đã được xây dựng ở Hà Nội? Chỉ có ít căn nhà ở khu Phúc Xá, môt khu gần bờ sông thường được gọi là bãi Phúc Xá? Ai là người được thừa hưởng những căn nhà tiện nghi ấy? Chưa kể khi ở Hải Phòng, Nhất Linh còn nói phóng đại tới xóm ánh sáng. Nghĩa là cả một khu làng trở thành những đơn vị gia cư kiểu mẫu, vệ sinh sạch sẽ, rẻ tiền và đầy đủ tiện nghi. Thực hiện đúng nếp sống văn minh. Cứ thực mà nói, nó vẫn chỉ là những dự án, nằm trên giấy tờ, quảng cáo và chẳng gây một chút ảnh hưởng thực tế nào cả? Nếu kết quả không có gì thì việc phát biểu về những chương trình ấy nhằm mục đích gì sau 80 năm? Hà Nội không ai đề cập đến vấn đề này. Đáng nhẽ họ nên làm theo mới phải. Áo dài Việt Nam đã có từ lâu, trong một bài viết nhan đề: Des habitants de la Cochinchine, ngày 8 tháng 1, năm 1859 có vẽ kiểu áo dài thời đó với ống tay rộng với lời chú thích: Jeune dame Cochinchinoise. Nhiều bức hình chụp với chú thích như: Annamite lady and her servant, cả hai người đều mặc áo dài cũng có chút ngực nhô ra. Phần lớn các bức hình này vào khoảng 1900 – 1905. Và áo dài miền Bắc khá phổ biến được nhiểu phụ nữ quyền quý mặc cũng vào thập niên 1900 Cho nên cùng lắm kiểu vẽ áo dài của họa sĩ Cát Tường có cách tân đôi chút – có bông xóe ở hai vai áo – và rất có thể chỉ là bắt chước lại áo đầm của của các mệnh phụ người Pháp. Nhưng cái áo dài mặc thời đó và cái áo dài trình diễn bây giờ do các mệnh phụ phu nhân – xin lỗi các vị phu nhân – biểu diễn thời trang có điều gì giống và khác nhau? Phần tôi, tôi chỉ thấy sự khác biệt giữa ngực và vú. Phụ nữ xưa chỉ có ngực mà không có vú, phụ nữ ngày nay chỉ có vú mà không có ngực. Sự khác biệt giữa xưa và nay là ở chỗ đó. Thời ở Hà Nội – dù là Le Mur hay không Le Mur – áo dài phụ nữ thẳng đuột từ trên xuống dưới trông hiền lành và không gợi lên tính dục. Cái đẹp trong áo dài phải tìm ở một chỗ nào khác chứ không phải trên phần thân thể phía ngang ngực hay phía dưới thắt lưng của người phụ nữ. Cho nên, nói là thời trang Le Mur, nhưng phải nói lại là thời trang hiện đại mới đúng. Điển hình là sau 1954, có còn ai gợi nhớ đến mẫu áo dài đó nữa không? Chiếc áo dài miền Bắc di cư vào miền Nam thay thế chiếc áo bà ba thì có chút gì liên quan đến Le Mur? Trong số hàng ngàn các tiệm may lớn nhỏ ở Sài Gòn, ai còn nghĩ đến kiểu áo dài đó? Vì thế Hà Nội – khi chưa có giao lưu văn hóa – qua nhà xuất bản Sự thật đã phê phán TLVĐ như sau: TLVĐ đưa ra chủ đề cải cách xã hội trên tinh thần cải lương tư sản.. Tư tưởng cải lương đó không những hết sức không tưởng đầy sự gian dối mà còn mang tính chất phản động vì nó xóa nhòa mâu thuẫn giai cấp, ru ngủ người bị bóc lột bằng thứ cải tạo ban ơn. Trích Từ Điển Văn Học, tập 2, do nxb Khoa Học, Xã Hội, năm 1984, tài liệu do giáo sư Lưu Trung Khảo cung cấp. Cộng sản phê phán có phần cao siêu quá, phần tôi chỉ giữ lại chữ Không tưởng. Cá chương trình đó cho dù có đến 3000 – 4000 ngàn người tham dự. Nhưng chỉ nói mà không có việc làm cụ thể nào. Thì chỉ là không tưởng nếu không dám nói là nổ, là huyênh hoang. Còn về mặt văn học, có thể nói nhiều chỗ các tác giả bắt chước con đà điểu, nhiều chỗ khác lại bắt chước con vẹt.. Khen thì bắt chước vẹt. không dám chê thì bắt chước đà điểu. Tôi đã nhận ra nhiều con đà đỉểu và dĩ nhiên cũng nhìn ra nhiều con vẹt. Ngòai Tự Lực Văn Đoàn còn nhiều chân trời khác đang chờ đợi chúng ta góp công sức làm việc. Như mới đây ở trong nước, tôi mới nhận được một cuốn sách gửi tặng nhan đề: Thư của các thừa sai, do ông Nguyễn Minh Hoàng dịch. Có nhiều sách dịch lắm ở VN, mà phần thương mại chiếm đa phần nên dịch ẩu, dịch sai cũng nhiều. Dịch có chọn lựa như cuốn của Nguyễn Minh Hoàng cũng thật hiếm có. Ngoài sách dịch còn có hàng ngàn sách đũ loại do nhiều nhà xuất bản đảm nhận ở Việt Nam. Xấu tốt cũng cần thẩm định lại. Nhưng chúng ta đừng quên rằng đã có rất nhiều những công trình số hóa hay phục hoạt lại tài liệu xưa của miền Nam đã được hình thành một cách âm thầm và lặng lẽ mà không cẩn khua mõ, khua trống ầm ĩ như tờ Người Việt. Chẳng hạn hằng trăm công trình sưu tập của nhà văn văn Phạm Thị Hoài đã phục hoạt lại các tác phẩm của các nhà văn miền Nam trên mạng Talawas. Tôi nghĩ rằng công của nhà văn Phạm Thị Hoài đối với Văn học miền Nam không nhỏ. Không có PTH thì nhiều phần của nền văn học ấy đã hầu như bị mai một sau chiến dịch truy lùng sách vở miền Nam sau 1975. Nhà văn Nhật Tiến cho biết, ông bị tịch thu khoảng 2000 sách đủ loại sau 1975. Ngày nay, tất cả các bộ sử đủ loại nay cũng được phục hoạt, số hóa đầy đủ mà bất cứ ai cũng có thể có được không cần phải là những người làm công việc biên khảo. Chẳng hạn hiện tôi có trong tay các bộ Việt Sử Tiêu án của Ngô Thời Sĩ, Nam Sơn Thực Lục, Đại Việt Thông Sử, Lê Quý Đôn, Đại Việt Sử Ký toàn thư, Annam Chí Lược, Sử liệu thời Tây Sơn. Đặc biệt sách in có Quốc sử triều Nguyễn – Đại Nam thực lục – . Bộ Tinh tuyển Văn học. Sách in ấn rất đẹp dày hàng mấy ngàn trang mà hầu như chỉ để ngắm!! Và nhất là bộ 200 năm nghiên cứu truyện Kiều của gần 200 giáo sư, học giả cả miền Nam lẫn miền Bắc viết về truyện Kiều, dày 1989 trang, giấy in như giấy in sách kinh thánh(Bible) do nxb Giáo dục phụ trách. Đấy là những tài liệu tôi có, tôi biết và còn bao nhiêu những công trình khác không được biết tới vì không có điều kiện được tiếp cận? Công trình số hóa toàn bộ Bulletin des amis du vieux Hue(BAVH) cách đây cả hơn 10 năm chẳng những được in ra thành sách mà còn được số hóa đầy đủ. Các tập san Sử Địa của hai miển Nam Bắc củng đều được in vào đĩa đầy đủ. Các báo Nam Phong của Phạm Quỳnh cũng được Viện Việt Học ở Cali số hóa đầy đủ. Trong tương lai Viện Việt Học cũng số hóa các tạp chí Quê Hương, Bách Khoa vv.. Các báo Nam Kỳ Địa Phận cũng như Tri Tân cũng được in lại. Và trên Thư viện toàn cầu, Việt Nam thư quán hàng ngàn đầu sách truyện đủ loại đã được đánh máy và đưa lên mạng cũng như các truyện Chưởng, Kiếm Hiệp..các truyện dịch đủ loại. Nhiều phần tài liệu về nhật ký đủ loại của Phạm Duy, của Cao Văn Luận, của tướng Hoàng Văn Thái tôi đã đọc và in ra để dùng làm tài liệu riêng cho mình. Vậy mà những người chủ trương những trang mạng này nào ai biết tới họ, nào ai có một lời vinh danh!! Họ không có tiền bạc, không có cơ sở thương mại, không có nhân viên, nhưng chỉ nhờ độc giả mà nay một số đông bạn đọc thưa hưởng những giờ phút thư giãn đọc sách. Một cơ sở văn hóa mà tôi đọc và xử dụng với nhiều thích thú là mạng điện tử Gio – o của bà Lê Thị Huệ. Trong đó tôi chú trọng tới hai người: Nguyễn Duy Chính và Ngô Bắc. Tôi đã in ra làm tài liệu không sót một bài, hoặc được chính tác giả in ấn, làm bìa gửi tăng cho tôi – như các bài biên khảo của Nguyễn Duy Chính về sử Trung Hoa cũng như nhà Tây Sơn.. Những biên khảo này làm đảo lộn những nhận thức vốn quen thuộc khi nói về nhà Tây Sơn của các sách sử cũ cũng như của những nhà viết sử uy tín. Sách vở tài liệu cũ nay trở thành lỗi thời, thiếu xót, vì không được đọc nguyên bản tài liệu cũa Trung Quốc. Tôi cũng đọc một mảng sử lớn lao, đồ sộ – hầu như ít được ai lưu tâm đủ – do người ngoại quốc viết về Việt Nam trong những thế kỷ trước và hiện nay – nhất là người Mỹ, Anh, Đức, Bồ Đà Nha, Tây Ban Nha và người Nhật – do Ngô Bắc chuyển ngữ. Những bản dịch chắc còn cần chỉnh sửa về câu văn, nhưng nếu chỉ xét về số lượng, về những thông tin, về những hiểu biết cách đây vài thế kỷ của các người ngoại quốc viết về Việt Nam xa xưa thì thật là đáng giá lắm lắm. Tôi đếm dối cũng đến hơn 200 bài biên khảo công phu của các học giả ngoại quốc. Tôi đã in, tôi đã đọc, tôi tìm hiểu, ráng nhớ, ráng phân tích. Đây cũng là cơ hội giúp tôi truy cập thẳng vào nguyên bản bằng tiếng Anh, tiếng Pháp. Tôi có cảm tưởng, tôi đang sinh ra ở thế hệ Phạm Quỳnh và đọc những bài viết của các nhà trí thức lỗi lạc một thời. Tôi thú nhận, những nhận thức về sử, quan điểm sử trong mối liên thuộc với sử Trung Hoa cũng như ngoại quốc đã thay đổi rất nhiều sự nhận thức nơi tôi do hai ông Nguyễn Duy Chính và Ngô Bắc đã thực hiện. Đó là những người làm biên khảo không mang tính trường ốc, nhưng lại đóng góp rất nhiều trong việc mở mang kiến thức sử mà tôi là người được thụ hưởng. Mà nào họ có cần đánh trống khua mõ gì đâu. Tôi trọng họ ở chỗ đó và coi thường những người khác cũng ở chỗ đó. Tôi cũng không thể nào không nhắc đến một tên tuổi mà công khó với văn học thật là đáng nể: Anh Trần Hoài Thư ở New Jersey..Trước đây tôi cũng đả nhận được một sưu tập thơ thời chiến.. với hàng vài trăm nhà thơ đã có mặt ytong tuyển tập. Anh thu góp, đóng lấy, in lấy, biếu không bán. Nay anh lại thu tập các bài viết của các nhà văn miền Nam và đặt tiêu đề là: Những vấn đề văn học miền Nam trong thời chiến trong Thư Quán Bản Thảo, năm thứ 12. Công sưu tập đi về từ các thư viện như Cornell và Yale, rồi cùng với vợ – chị Yến đau yếu – lụi cụi sắp xếp, lụi cụi in ấn – hằng ngàn trang sách. Những công việc sưu tập như thế về giá trị sưu tập, tìm tòi thật khó mà đo lường cho công bằng được. So ra những công trình làm việc âm thầm ấy thì công việc số hóa Phong Hóa, Ngày Nay chỉ là chuyện trong muôn một. Đáng giá nhưng không phải là vô giá. Cũng đáng hãnh diện, nhưng không phải ta đây là nhất. Cùng lắm là một viên gạch trong một tòa nhà. Tôi đã dành trình bày một cách vắn gọn những công trình nhằm phục hoạt văn học miền Nam đã từng bị cộng sản xóa bỏ. Từ đó cho thấy TLVĐ chỉ là một bộ phận nhỏ nhoi trong số những mục tiêu mà chúng ta có bổn phận đào xới lại và bảo tồn.. Không nên bất công với lịch sử Văn học và cũng không nên coi văn học miền Nam gói trọn vào một văn đoàn mà vốn nay nó đã thực sự bị vượt qua. Một bạn văn đã viết cho tôi như sau về TLVĐ: Sau năm 1954, nhiều nhà văn tiền chiến đã đãnh mất hào quang của mình. Và trong thời đại thông tin như hiện nay, nhiều thần tượng đều hóa ra đất sét cả. Người mình cứ thích vẽ ra một cục đá rồi thi nhau vái lậy như thần linh. Nhà văn Doãn Quốc Sỹ với Tú Mỡ Tôi thật sự thất vọng khi nghe xong bài phát biểu của nhà văn Doãn Quốc Sỹ. Kính trọng ông trước bao nhiêu thì nay giảm đi theo tỷ lệ nghịch. Thay vì phát biểu với tư cách nhà văn, thuộc nhóm sáng Tạo, ông Phát biểu với tư cách con rể Tú Mỡ. Đây là một quyết định sai lầm của tác giả, vì nó chẳng nói lên được điều gì! Đi nghe ông để chỉ nghe một vài câu tán hiêu, tán vượn về Tú Mỡ? Nhưng ai đã có dịp nghe bài tham luận của nhà văn Doãn Quốc Sỹ chắc không khỏi thất vọng vì nhà văn Doãn Quốc Sỹ nói mà như thể không nói gì cả. Câu hỏi trực tiếp của tôi là ông đến đây làm gì? Ông không thể đến đoàng hoàng với tư cách một nhà văn được sao? Ông dại diện gì cho Tú Mỡ? Đại diện cho hoạt động của Tú Mỡ, thái độ chính trị của Tú Mỡ, sự nghiệp văn chương của Tú Mỡ? Ông chỉ nêu một vài câu chuyện bên lề về ngày đám cưới của ông và chiếc xe bình bịch của ông bố vợ.. cũng như trích dẫn một vài câu thơ “ vô tội” nhất của Tú Mỡ. Thật sự với tư cách một nhà văn của nhóm Sáng Tạo, với một số lượng tác phẩm đồ sộ chống cộng, với thành tích hai lần đi tù ngót nghét gần 20 năm, tôi hỏi lại ông một lần nữa, ông đến đây làm gì để chỉ phát biểu vài điều vu vơ như thế hay là để được cắt băng khánh thành buổi triển lãm? Thật sự có muốn trách ông cũng không được như tôi đã dự đoán trong phần bài trước, vì ông dù sao cũng là người con rể của Tú Mỡ. Cái khó của ông là ở chỗ đó và còn có thể có cái khó khó gấp bội lần hơn mà tôi sẽ nói sau. Nói về nhà văn Doãn Quốc Sĩ, có lẽ ông là một trong những nhà văn miền Nam được cả độc giả miền Nam trước 1975 và sau 1975 trong và ngoài nước kính trọng và quý mến nhất về tư cách con người. Nhất là tư cách một người ở trong nhà tù cộng sản. Nhà văn Võ Phiến, vốn không phải là người dễ tính khi phê phán các nhà văn miền Nam cũng đã phải hạ bút bằng một câu trân trọng đáng giá ngàn vàng như sau: “Đọc sách ông thơm tho cả tâm hồn”. Nhận xét như thế là tóm gọn tất cả những tác phẩm cũa nhà văn Doãn Quốc Sỹ. Nhưng phía người cộng sản thì lại nhìn ông như một thứ biệt kích văn nghệ nguy hiểm và xấu xa nhất. Tôi xin trích dẫn hai nhận định cũa những người phía bên kia về ông Doãn Quốc Sỹ: “Dõan Quốc Sỹ cũng là một cây bút phản động hung hăng không kém gì Võ Phiến. Nhưng về phong cách diễn tả thì lại rất sống sượng. Có khi đang giữa chừng một truyện ngắn, hắn bỗng nhiên mở ngoặc đơn ra rồi xen vào đó những lời nguyền rủa chẳng dính dấp gì đến sự diễn biến của câu chuyện “ Trong cái điên ba của cuộc thế phản trắc, người ta dầy xéo lên tình người, đềm nhiên xương máu đồng bào đồng loại, nơi này cho quyền lợi thực dân, nơi kia cho học thuyết giai cấp. Tôi không ghê tởm những bộ mặt lãnh tụ như chúng sao được.” (Doãn Quốc Sỹ: Chiếc chiếu hoa cặp điều, trong Gìn Vàng giữ Ngọc, Sáng Tạo, 1967, trang 143). Ở chỗ khác, Doãn Quốc Sỹ vừa chửi thực dân, nhưng lại chấp nhận thực dân, vì theo hắn” cộng sản còn ghê tởm hơn nhiều.”. Trích Lữ phương, Cuộc xâm lăng về văn hóa và tư tưởng của Đế quốc Mĩ tại miền Nam Việt Nam. Nhà xuất bản Văn Hóa Hà Mội, 1981. Chắc quý bạn biết Lữ Phương là ai chứ? Một người vốn ăn cơm gạo miiền Nam rồi nằm vùng, theo MTGPMN sau 1975 chửi các nhà văn miền Nam bằng thứ ngôn ngữ xách mé của cộng sản chẳng thua gì cộng sản thứ thiệt. Lữ Phương gọi sách mé Doãn Quốc Sĩ bằng Hắn, Nó. Doãn Quốc Sĩ thì ghê tởm bọn chúng !!! Đáng nhẽ ông đến đây với tư cách một nhà văn nạn nhân của chế độ cộng sản và đòi trả những món nợ mà người cộng sản đã dành cho ông. Sau nảy, sang đây tỵ nạn, người ta không bao giờ còn tìm thấy thứ ngôn ngữ đó nữa nơi Doãn Quốc Sĩ.. Nhưng nhà vhà văn Doãn Quốc Sỹ còn bị Trần Trọng Đăng Đàn đặc biệt duyệt xét lại toàn bộ các bản văn kịch của ông như Hồ Thùy Dương, Trái Cây Đau Khổ, Trăng sao, Tiếng Hú Tâm Linh.. và cho rằng Doãn Quốc Sỹ đã bầy ra những xảo thuật chống cộng và phản động chính trị tinh xảo.. Trần Trọng Đăng Đàn, Văn Hóa, Văn Nghệ Nam Việt Nam 1954 – 1975, các trang tử 343 – 351 Một nhân vật như thế dưới mắt người cộng sản mà khi đi ra đoàn tụ ở nước ngoài, ông tỏ ra kín đáo và tránh né tất cả những tuyên bố chính trị đụng chạm đến cộng sản. Trong buổi ra mắt trong buổi họp mặt với các giáo chức ở Cali, nhiều người không nhận ra con người thật của Doãn Quốc Sỹ nữa. Tôi có cảm tưởng hiện nay ông vẫn còn tự nhốt mình trong nhà tù – nhà tù của chính ông – . Ông Hiền lành quá như đóng vai một hiền triết. Người ta kỳ vọng ở ông sẽ viết được một Goulag Việt Nam. Không, ông im lặng..Tại sao những trường hợp như các ông Bùi Tín và Vũ Thư Hiên lại có thể viết được những tác phẩm để đời khi đào thoát ra khỏi Việt Nam. Với tài năng và kinh nghiệm đau xót có thừa về cộng sản, người ta kỳ vọng ở ông một tác phẩm lớn, tầm cỡ. Và người ta sẽ phải nghĩ thế nào về trường hợp Nguyễn Chí Thiện – Cũng được chính thức rời khỏi VN – Nhưng thái độ chính trị của ông rất là rõ ràng, có sự sòng phẳng, sự hiên ngang và chấp nhận đối đầu trong mọi tình huống. Giải đáp những thắc mắc trên, tôi mang chính kinh nghiệm trong gia đình để khai thông truyện này. Gia đình tôi, có anh em khi được đoàn tụ đã được dặn dò như một lời hăm dọa: “ Nay nhà nước cho anh được xuất ngoại, đoàn tụ gia đình, Chúng tôi chỉ yêu cầu anh một điều: Anh ra nước ngoài, xin đừng tuyên bố, không làm điều gì cũng đừng viết bất cứ điều gì có hại cho nước nhà. Chúc anh được mọi điều may mắn”. Đối với những người được chính quyền cho phép xuất ngoại thì dư luận cho rằng cá nhân họ thường bị đốt cháy. Họ bị ràng buộc bằng những giao kèo có thể bất thành văn buộc họ phải im lặng, và ngay cả buộc họ phải làm một số công việc theo lệnh của trong nước. Mỗi ngày, trong sự cô đơn tuyệt cùng của nhà tù, phải viết đi viết lại những bản tự kiểm, nào ai thấy hết được nỗi khốn cùng của sự đe dọa đó!! Trường họp Thế Uyên, nhất là Duyên Anh đã bị cộng đồng người Việt chống Cộng đối xử một cách mạnh tay còn đó. Tẩy chay, chửi bới, nhục mạ và ngay cả bị đánh đập như trường hợp Duyên Anh. Duyên Anh, Thế Uyên đều là những nhà văn với cá tính ngang tàng, tại sao họ đã viết như thế? Chỉ người trong cuộc mới biết được. Tôi nghĩ không dễ cho ôngDoãn Quốc Sỹ có thể làm được việc đó, mặc dù đã ở lúc cuối đời. Viết đến đây tôi mong đợi như một đòi hỏi nhà văn Doãn Quốc Sỹ cần lên tiếng dứt khoát về vấn đề này một lần. Lên tiếng nhận hay phủ nhận đều có lợi cho uy tín của ông và cũng đánh tan mọi nghi ngờ trong cộng đồng người Việt và một cách gián tiếp làm mất mặt cộng sản! Nguyễn Văn Trung, sau này cũng đành thú nhận: Tham gia cách mạng là tham gia vào một quá trình tự tiêu diệt sau này. Và nó cũng sẽ hóa giải cho nhiều trường hợp lý lịch và thẻ căn cước tỵ nạn của nhiều nhân vật khác. Tôi xin nhắc lại không dễ cho ông có thể làm việc đó, mặc dù đã ở lúc cuối đời. Ở lúc cuối đời còn có gì để sợ? Còn cần gì để giữ im lặng? Trước khi chấm dứt về trường hợp nhà văn Doãn Quốc Sỹ, tôi tiếc là đã không gửi kịp mấy câu thơ sau đây của ông Tú Mỡ tế sống Bảo Đại để ông có dịp đọc cho khán giả nghe: “ Hỡi ôi, Vĩnh Thụy Tuy chưa mãn đời Coi như tắt nghỉ Cờ ba sắc, sắp phủ ván thiên Áo sáu tấm đưa vào nghĩa Địa … Đội mũ rút, mũ dừa để mở mang công nghệ Vợ Tây cưới, con Tây nuôi, cảnh nhà hú hí … Tây cũng phải buông Mỹ không cứu xuể Vài câu thơ do giáo sư Lưu Trung Khảo chuyển đọc do còn nhớ lõm bõm được. Và đây là nhận xét của Tú Mỡ về nhà văn Nhất Linh mà ông Nguyễn Sỹ Tế đã quên trích dẫn: “Nhắc tới Nhất Linh, nhà thơ Tú Mỡ nói rằng đó là người vừa đáng yêu vừa đáng tiếc. Ông viết:”Điều đáng tiếc là sau kháng chiến, anh đã theo bè lũ Ngô Đình Diệm vào Nam để rồi bị bè lũ ấy chèn ép, cắt mất nguồn sống đến nỗi uất ức phải tự tử”. Khúc Hà Linh: Xung quanh cái chết của nhà văn Nhất Linh Về một nét son của nền đệ nhất cộng hòa miền Nam Việt Nam Khi viết về phần này liên quan đến việc tự tử của Nhất Linh để phản đối chế độ ông Ngô Đình Diệm, tôi vẫn tự hỏi mình là tại sao ông Diệm đã bị nhiều người thù oán đến như thế! Ông có tội tình gì mà bao nhiêu người, đủ thành phần, đủ loại trí thức mà cùng chung một nguồn gốc tôn giáo trút lên đầu ông đủ thứ tội. Trong đó hằn lên sự hằn thù tôn giáo. Trong đó có Nhất Linh. Mà chỉ là sự hận thù như chính Nguyễn Tường Thiết thú nhận trong việc Nhất Linh phải đứng suy tôn ông Diệm trong một rạp ciné. Xét về nhiều mặt, ông Diệm làm nhiều điều tốt hơn điều xấu. Thành quả xây dựng nền dệ nhất cộng hòa non trẻ biết bao trở ngại phải vượu qua để đưa đất nước tiến lên. Con người ông là tốt – ngưởi người quốc gia chân chính – như nhận xét của TT Thích Tâm Châu và rất nhiều người khác. Vậy mà khi tôi viết về những điều tốt về chế độ đệ nhất cộng hòa thì cũng còn nhiều kẻ vẫn còn oán hận ông Diệm bám đuôi tôi như bầy kên kên lấy tôi để xỉa xói, để trút hận oán. Tôi không có liên quan trực tiếp tới chế độ đó, tôi cũng không có ân oán gì với những người nối đuôi chửi tôi. Nhưng càng lớn, tôi càng nhận thức được rằng – đối với ai tôi không biết – nhưng với riêng tôi, được đi ăn học đàng hoàng, trở thành một người trí thức của miền Nam – . Đó là một hồng ân. Và giả dụ tôi ở lại miền Bắc thì số phận tôi sẽ ra sao? Tôi hỏi thay cho những ai đang hận oán chửi chế độ VNCH!! Chỉ nghĩ tới điều phải ở lại miền Bắc thôi, tôi đã rừng mình, sởn da gà, đêm nằm gặp ác mộng nếu chẳng may không di cư vào miền Nam được. Cho nên, giá của cuộc di cư này là vô giá và giá của cuộc di tản lần thứ hai năm 1975 cũng là một phần thưởng vô giá ngoài sự mong đợi của mọi người. Bài học cho mỗi người chúng ta là phải biết học bài học của lòng biết ơn, biết ai là bạn, ai là thù.. Và xin nhớ rằng chỉ có một kẻ thù chung là cộng sản, còn lại tất cả chúng ta, dù sao chăng nữa thì cũng là người cùng nhà. Tôi thật sự không hiểu những người khác đã không nhận thức ra điều này để ra rả chửi miền Nam, chửi chế độ ấy bằng đủ thứ ngôn ngữ tuyên truyển của Hà Nội. Có thể nhìn cho sâu, nhìn cho xa thì đây là một Hội chứng còn sót lại từ khi ký hòa ước 1862 và nhất là được đánh dấu vào năm 1868 với phong trào Văn Thân. Cứ giả định ông Ngô Đình Diệm là Phan Huy Quát thì việc làm chính trị của ông có thể thông suốt hơn nhiều chăng. Quy định về việc treo cờ có thể lúc ấy chỉ còn là một quyết định hành chánh và máu đã không đổ ra một cách vô ích. Hận thù tôn giáo là một thảm kịch đã xảy ra tại nhiều nước, nhiều xã hội. kéo dài hết đời này sang đời khác Như thế, ngay tử đầu, việc Bảo Đại chọn lựa ông Ngô Đình Diệm làm thủ tướng có thể đã là một quyết định sai lầm – sai lầm cả từ phía người Mỹ lẫn người Pháp về sự đánh giá nhẹ yếu tố tôn giáo. Cho nên không lạ gì những công trình tốt đẹp mà ông Diệm đã làm cho đất nước vẫn bị phủ nhận. Cũng không lạ gì, ông Diệm tỏ ra đối xử tử tế với Nhất Linh, nhưng vẫn bị ông Nhất Linh tìm cách lật đổ. Ông Nhất Linh thù ghét chế độ ấy, nhưng ông chưa hề viết một bài, chưa hề có một lời tuyên bố trực tiếp hay minh bạch như một tố cáo chế độ. Như trường hợp cải tổ giáo dục sau đây chế độ ấy đối xử với Nhất Linh như thế nào. Và chỉ hơn hai năm sau, những người được hưởng những vinh hạnh lớn nhất của cuộc cải tổ đã đứng chung trong hàng ngũ những kẻ lật đổ ông Diệm. Hận thù tôn giáo và chủng tộc là một điều khó có thể nói đến lý lẽ được. Tôi nghỉ có thể cần đọc thêm lịch sử các nước Hồi Giáo để hiểu rõ hoàn cảnh đất nước mình. Theo tài liệu do ông Hồ Đắc Huân còn lưu trữ được về thời đệ nhất cộng hòa thì vào năm 1958 đã có những cải tổ lớn về chương trình giáo dục miền Nam. Một đại hội về giáo dục đã đưa ra một số vấn đề then chốt nhằm nâng cao phẩm chất nền giáo dục ấy dựa trên ba nguyên tắc cơ bản:Tính Nhân bản, tính dân tộc và tính khai phóng. Trong đó hội nghị đã dành cho ngôn ngữ văn chương Việt Nam một vai trò chủ yều: Số giờ việt ngữ tăng lên 6 giờ ở bậc đệ nhất cấp, trong đó có đưa nhóm Tự Lực Văn Đoàn chính thức vào chương trình giáo dục. Xem Hồ Đắc Huân, Sáu năm hoạt động của chính phủ VNCH, trang 659 – 660 Giáo sư Lưu Trung Khảo là người đã được mời tham dự các buổi họp khoáng đại và tham gia vào các phiên họp riêng từng tiểu ban đã cho tôi biết một số chi tiết đáng nói sau đây. Thành phần tham dự đứng đầu là ông Nguyễn Hữu Chỉnh – thay ông bộ trưởng Trần Hữu Thế công du – ông nguyên là đổng lý văn phòng bộ giáo dục. Tham dự viên là các hiệu trưởng các trường Trung học, các trưởng ty tiểu học và một số giáo sư như: linh mục Trần Văn Hiến Minh, giáo sư Trần Bích Lan, giáo sư Trương Công Cừu, giáo sư Đàm Xuân Thiều, giáo sư Hà Như Chi và có giáo sư Luu Trung khảo cùng nhiều vị khác không nhớ hết. Cũng theo giáo sư Khảo, việc thảo luận hoàn toàn tự do và không có một dấu hiệu nào cho thấy có sự chỉ huy hay áp dặt nào. Khi thảo luận xong đã đi đến đúc kết và đưa ra một chương trình giáo dục được thi hành ngay trong năm 1958. Các bản chương trình này cũng được dịch ra tiếng Anh, tiếng Pháp gửi cho các tòa đại sứ VN ở Sài Gòn. Sau đó phái đoàn Hội nghị đã được ông Diệm tiếp đón. Nếu chỉ nói trong chương trình có phần giảng dạy về TLVĐ thì đây là một vinh dự lớn lao cho nhóm vì hiện nhiều tác giả trong nhóm còn sống vào thời điểm 1958 cả trong Nam lẫn ngoài Bắc như Tú Mỡ, Thế Lữ, Xuân Diệu. Lưu Trọng Lư, Huy Cận đều có được nói tới gián tiếp trong chương trình mặc dầu họ nằm ở phía bên kia. Thầy giáo, học sinh thoải mái đọc thơ Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư. Chống Cộng chứ đâu có cấm học hỏi văn chuong tiền chiến. Sự thông thoáng và tự do như thế thì nói chi đến trường hợp Khái Hưng, Hoàng Đạo và nhất là Nhất linh. Sau khi có chương trình chính thức thì đã có rất nhiểu các giáo sư ra sách giáo khoa viết về TLVĐ như các giáo sư Lê Hữu Mục, Nguyễn Duy Diễn, Nguyễn Sĩ Tế và nhất là Phạm Thế Ngũ. Hầu như đã có một sự tự do tuyệt đối đánh giá và khen các nhà văn trong TLVĐ mà không bị một hình thức kiểm duyệt nào.. trong các sách giáo khoa ấy. Phải hiểu thế nào là hai chữ độc tài trong trường hợp này? Nói chung, ông Diệm thường giao phó trách nhiệm cho các chuyên viên, giáo sư thảo kế hoạch và làm giáo dục. Về phía Đại Học, ông Diệm để cho họ có quyền tự trị trong việc giảng dạy trong các trường Y Khoa, Luật Khoa, Văn Khoa cũng như các trường kỹ thuật. Chỉ riêng ở trường Văn Khoa, các giáo sư hoàn toàn độc lập và tùy tiện chọn các tác giả mà họ ưa thích để giảng dạy.. Về triết học, có ngưỡng cửa mở ra cho tất cả triết học Phật giáo, Ấn Độ giáo, Nho giáo, Lão giáo.. Đến ngay cả triết học Mác Xít cũng được giảng dạy mà không có bất cứ sự kiểm duyệt và can thiệp nào của Khoa trưởng. Về triết học Tây Phương, có dư luận hiểu lầm rằng, triết học Hiện sinh đã được quảng bá và giảng dạy tràn lan. Hoàn toàn không đúng như thế. Triết học Hiện sinh – đặc biệt triết học Hiện sinh kiểu Sartre chỉ là những chọn lựa bên lề, không chính thức nằm trong chương trình giảng dạy. Thiên Chúa giáo là một bộ phận tôn giáo nên không có một chứng chỉ hay môn dạy về đạo này ở bậc Đại Học Sài Gòn. Có hằng trăm ngàn người học sinh, sinh viên được đào tạo dưới chế độ đệ nhất cộng hòa, đã có những ai trong số đó bị chế độ độc tài ấy hành xử bất công, gia đình bị tù tội vì vấn đề tôn giáo thì xin hãy cứ lên tiếng. Đã có bà mẹ, người chị, đã có vị sư nào bị cấm đi chùa, cấm xây cất chùa, cấm việc đào tạo tăng ni? Nhất Linh còn muốn gì hơn nữa đối với nền Đệ Nhất Cộng Hòa và thỏa mãn tham vọng muốn lật đổ? Hình như trong buổi Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn, không ai muốn nhắc nhở đến điều này! Họ cúi mặt làm ngơ!! Gánh nặng lịch sử về cuộc đời làm chính trị cùa Nhất Linh, Nguyễn Tường Tam và tình trạng bệnh hoạn dẫn đưa đến cuộc tự vẫn của ông!! Phần này tôi đã nó đủ, nói nhiều lần, nay chỉ xin tóm lại, tránh trích dẫn và buộc những ai – ít ra những người sau đây phải lên tiếng, hoặc rút lui vào im lặng. Đó là các ông Nguyễn Tường Thiêt – Phạm Phú Minh và công ty Người Việt. Họ có thừa các phương tiện truyền thông để đè bẹp tiếng nói của tôi nếu họ muốn đối chất. · Việc ông Nguyễn Tường Tam trốn vào tòa đại sứ Trung Hoa Dân Quốc. Người ta sẽ phải đánh giá thế nào về tư cách con người làm chính trị của Nhất Linh trong vụ này. Xin hãy trả lời đi. Trốn vào đó là tự mình nhận tội đồng lõa. Trốn vào đó là gián tiếp lo bản thân mặc kệ và bỏ rơi 33 đồng chí khác phải vào tù cho thấy một nhân cách chính trị bất xứng. Nếu không nói là hèn nhát. Ai đã cứu ông Nhất Linh ra khỏi hoàn cảnh nửa khóc nửa cười này? Có một cái nhục nhã trốn vào, tính toán từ lúc tham gia đảo chính, nghĩ tới con đường rút lui an toàn cho mình, lui cui một mình, lẻn vào tòa đại sứ và cũng có một cái nhục nhã trốn ra – nhục đến hai lần – nhục với đồng chí và nhục với chính kẻ thù của minh – . Bởi vì kẻ cứu ra không ai khác chính là linh mục Raymond de Jaegher, giám đốc Tự do Thái Bình Dương rồi Ngô Đình Nhu, Trần Kim Tuyến – kẻ thù mà mình âm mưu lật đổ. Ngô Đình Nhu thả Nhất Linh ra thay vì nhận được một lời cám ơn lại nuôi thêm nỗi hận oán nơi Nguyễn Tường Tam. Đáng nhẽ khi thất bại về chính trị thì cách hay nhất là lẳng lặng rút lui về ẩn dật. Đó là cung cách những người làm chính trị chuyên nghiệp. Mới đây, tôi có được xem một reportage về một nhà chính trị nổi tiếng muốn tách tỉnh Québec ra khỏi Canada. Trong cuộc trưng cầu dân ý, ông đã thất bại xít sao.. Sau khi đọc lời tuyên bố từ chức, thay vì dùng tài xế có xe Limousine và hộ vệ như thường lệ. Ông đã đi bộ và lẳng lặng lấy xe điện ngầm để về nhà. Bao giờ, những người làm chính trị nước ta học được bài học dân chủ đó thay vì: Được thì làm vua, thua thì làm giặc. Có thể vì việc này mà theo ông Lê Nguyên Phu, thẩm phán công tố cho hay, ông Nguyễn Tường Tam xin tòa cho tránh phải đối chất với các đồng chí của ông. Vụ trốn vào tòa đại sứ này nhắc mọi người đến việc Nguyễn Tường Tam chỉ quay trở về Việt Nam cùng với đoàn binh Đệ bát lộ quân, tỉnh Vân Nam tiến vào Hà Nội rất muộn màng trong khi Hồ Chí Minh đã về nước ngay từ 1944 chuẩn bị nắm chính quyền. Giả dụ đoàn quân của tướng Lư Hán và các nhá cách mạng chống Cộng thân Trùng Khánh chỉ sang Việt Nam sớm vài tuần, có lẽ cuộc cách mạng tháng 8 đã hướng về một ngã khác… Và khi người Tầu có thỏa thuận với người Pháp thì họ rút lui về Tầu.. Cũng lại chính Nguyễn Tường Tam và Nguyễn Hải Thần vội cuốn gói theo Tầu mặc kệ các đồng chí của ông sau đó bị Việt Minh sát hại. Và Việt Minh đã thành công trong việc đặt các đảng phái Quốc gia ra ngoài vòng và cứ thế các đảng phái biến mất và yếu dần đi. Đó là tình trạng mạnh ai nấy lo thân mình. Kẻ yếu thế chạy về vùng Bùi Chu Phát Diệm, chờ thời. Kẻ uy thế hơn như Nguyễn Tường Tam thì bám theo quân đội Trung Hoa tìm đường sang Trung Quốc mặc ai nấy chạy, mặc ai sống chết. Ngay cả Trần Khánh triệu, con ruột Nhất Linh cũng không biết Nguyễn Tường Tam ở đâu. Ông viết: Tòa báo dạo này ít người lai vãng, cậu Hàng Bè (ám chỉ Nhất Linh) vẫn biệt vô âm tín… Trong khi đó công an tự do đột nhập tòa báo lục soát bắt bớ. Các đảng viên cao cấp như như bác Hề, bác Đóa, Trí, Dị bị đem đi biệt tích.. Trích trong Nhất Linh, người nghệ sĩ, người chiến sĩ, trang 161 – 172 Việc bỏ trốn sang Trung Hoa cho yên thân và sau này trốn vào tòa đại sứ Trung Hoa Dân Quốc – . Tuy hai việc nhưng nói chung vẫn chỉ là một. Một con người, một cách hành xử. Đau đớn nhất là cái chết của nhà văn Khái Hưng. Câu nói của Vũ Khắc Khoan là một vết dao đâm vào ngực Nhất Linh khi Vũ Khắc Khoan nói: Ông nói ông không làm chính trị, nhưng đã có biết bao nhiêu người vì theo ông mà bị sát hại!!! Ông Nguyễn Tường Thiết không đủ tư cách để bào chữa cho bố mình về vụ này. Ông không hề dám nhắc nhở về vụ này. Ông đừng nói loanh quanh nữa, người ta cười cho. Khi bắt buộc phải lấy lời khai, theo hồ sơ thụ lý và luật sư Dương Kiền – chồng cũ của bà Trương Kim Anh công bố 6 trang đánh máy về bản cáo trạng. Nhất Linh đã phủ nhận hết mọi cáo buộc. Không biết, không nghe, không dính vào, không tham gia, chỉ là do các đàn em làm. Ông phủ nhận không gặpNguyễn Đình Nghi, Nguyễn Chữ, Nguyễn Tường Bá, Nguyễn Tường Ninh.. tại nhà ông. Nay ông luật sư Nguyễn Tường Bá có thể lên tiếng xác nhận hay phủ nhận việc này hay không? Trong khi đó lời khai của các bị can như Phan Khắc Sửu, Nguyễn Thành Vinh, Nguyễn Phúc Vĩnh Lợi thì cho rằng chính Nhất Linh là người thảo truyền đơn của mặt trận từ 4 giờ chiều ngày 19 – 11 – 1960 và đưa ra chỉ thị cho các thuộc hạ tổ chức rải truyền đơn và biểu tình. Lại một lần nữa khai man đổ tội cho đồng chí của mình. Lần này chính thức ông được thả ra. Và vì những lý do trên, lời yêu cầu của Nhất Linh với ông Lê Nguyên Phu xin đừng phải đối chất với các đồng chí của ông càng thêm sát sự thật. Lời yêu cầu đó không được đáp ứng, Nguyễn Tường Tam tìm đến cái chết như một sự tự giải thoát? Sau phần trình bày này, tôi không nhìn thấy tư cách Nhất Linh trong vai trò lãnh đạo chính trị cũng như dự kiến chính trị của ông là phải làm gì, làm thế nào. Bệnh tật dẫn đưa đế vụ tự tử để lại chúc thư 71 chữ. Về chứng bệnh tâm thần của Nhất Linh Vào những thập niên 60, Y khoa của miền Nam về chứng bệnh tâm thầm mà theo một số bác sĩ cho biết là không có gì. Việc học hòi, chẩn đoán cũng như chữa bệnh đều không đáng kể. Chẳng hạn như một tỉ dụ, vai trò của bán cầu phải hay trái, (hémisphère droit et gauche), vai trò của chất liquide céphalorachidien và chỉ cần một trục trặc nhỏ có thể thay đổi chức năng của hai bán cầu não này. Chẳng hạn chỉ cần sự có mặt của một anti – corps như chất N – méthyl – D – acid – đủ làm đảo lộn chất liquide cephalorachidien rồi.. Nó làm tăng Globules blancs nơi bán cầu phía phải và bao nhiêu là biến chứng xảy ra tiếp theo. Trích một bài viết của nữ ký giả Susannah Cahalan nhan dề: Le mois que la folie, trong số Sélection, thang tư, 2013. Những test thường được xử dụng như:Résonnance magnétique, sonogaphies, radiographies, scanographies, tomographies và nhiều loại tests thử máu để tìm nguyên nhân bệnh còn chưa được áp dụng đầy đủ ở VN. Nhưng nói cho cùng, suy nhược hay điên khùng cũng chĩ là chuyện của trời đất có thể xảy ra cho mọi người mà đáng nhẽ phải được coi là bình thường. Nhưng đối với dân chúng thời ấy thì đó là những cấm kỵ. Người ta tránh né nói đến – Ai nói đến chứng bệnh tâm thần thì động lòng như một xúc phạm – . Và phải che đậy dấu kín. Và người ta chỉ xét cái bề ngoài qua những cử chỉ điệu bộ mà đưa ra những lời bình phẩm như: Người kỳ cục, không bình thường, người tàng tàng, dở người, nặng nữa là khùng, điên. Về trường hợp Nhất Linh, tôi đã dẫn chứng nhiều người quen biêt và bạn thân của ông nói về tình trạng tâm thần của ông từ: Tú Mỡ, Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Tường Bách, Thế Uyên, Hiếu Chân, Nguyễn Tường Thiết, Nguyễn Ngu Ý, Trương Bảo Sơn, Nguyễn Vỹ nhất là Vũ Bằng dể nói về tình trạng suy nhược tinh thần cũa ông. Tôi trích dẫn người khác như môt nhân chứng thay vì phê phán người phát biểu, họ lại nhằm vào tôi! Thật là buồn cười. Nhưng những người quý mến ông và như Nguyễn Tường Thiết sau này dám phủ nhận tất cả những nhận xét trung thực của các nhân chứng trên.. Tuy nhiên, sau này được biết có luận án của bác sĩ Mạc Văn Phước (đã quá vãng) mà hiện nay, tôi được gia đình – qua trung gian bs ĐNT, cho mượn bản chính của luận án. Luận án trình bày nguyên nhân cái chết của bốn văn nhân là Nguyễn Khắc Hiếu, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh và Nguyễn Tường Tam, được đệ trình công khai ngày 20 tháng 7 năm 1968. Trong một đoạn rất quan trọng mà theo tôi nó có thể làm lu mờ về ý nghĩa việc tự tử của Nhất Linh, đồng thời biến chúc thư trở thành một tờ giấy giả mạo. Sau đây là nội dung được ghi như sau trong luận án: Theo bác sĩ Nguyễn Hữu Phiếm nhất Linh có bịnh thần kinh suy nược (Neurasthénie). Ông đã bị ám ảnh tự sát (Obsession par le suiccide). Mấy tháng trước, cũng theo b.s Phiếm, Nhất Linh đã uống thuốc ngủ tự tử khi ông trốn ở đường Lê Thánh Tôn. Chính b.s Phiếm chữa chạy, rửa dạ dầy, chích thuốc Strychnine. Số lượng thuốc ngủ hồi ấy vì ít nên ông bình phục ngay và vài hôm sau ông lại đi họp Hội Văn Bút! Nói tóm lại, Nhất Linh đã bị tinh thần suy nhược, chúng tôi không dám phê bình tính cách tranh đấu tiêu cực của ông(Theo b.s Phiếm, ông bị ảnh hưởng sâu xa của cái chết của Thích Quảng Đức). Nhưng đứng về phươn diện y học, thì tự tử với tính cách tiêu cực của nó chứng tỏ là Nhất Linh đã bị khủng hoảng tinh thần Bác sĩ Mạc Văn Phước, Bệnh tật vá cái chết của Nhất Linh, trang 51 Mặc dầu ông Nguyễn Tường Thiết phủ nhận thông tin này viện cớ rằng gia đình không hay biết, con gái bác sĩ Phiếm cũng không nghe cha kể.. Nhưng chúng ta cần nhìn nhận là việc viết lại câu truyện tự tử này trong luận án trình bày trước các giáo sư giám khảo không thể là chuyện viết không bằng chứng.. Bác sĩ Nguyễn Hữu Phiếm là người thân cận với ông Nhất Linh không có lý do gì lại có thể bịa ra chuyện tự tử lần thứ nhất. Chuyện ông dấu kín mọi người, ngay cả con cái trong nhà hay gia đình Nhất Linh cũng là chuyện bỉnh thường và hiểu được. Chuyện tự tử nào có hay ho gì, càng dấu kín được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Nhưng ông bs Phiếm lại có đủ tư cách – ngay cả ở phạm vi đức lý hay chuyên môn của nghề thầy thuốc – tiết lộ cho đồng nghiệp hay học trò là bác sĩ Phước nghe câu chuyện tự tử này và còn rạch ròi chi tiết kể đã chữa trị cứu sống ông Nhất Linh bằng thuốc gì vv… Bác sĩ Phước càng không có lý do gì dám bịa ra câu chuyện quan trọng như thế này. Ông nghe các đàn anh, các thầy nói sao thì ghi lại. Chưa kể Nhất Linh là người nghiện rượu nặng mà theo nghiên cứu của bác sĩ Carol Ann Paul ở đại học Boston, 2008 cho hay những người nghiện rượu nặng thì não bộ thun nhỏ lại 2% trong 10 năm và rượu là dấu hiệu của sự suy tàn về não bộ. (déclin). Đặc biệt là suy yếu về khả năng nhận thức.(Facultés cognitives) và có thể là tình trạng điên rồ (démence). Và để củng cố thêm một dư luận nữa về việc tự tử của Nhất Linh, tôi xin đực phép trích nguyên văn lá thư của luật sư Hà, bạn đồng nghiệp tập sự với luật sư Nguyễn Tường Bá tại văn phòng luật sư Vương Văn Bắc vào năm 1974.. Và xin để tùy luật sư Nguyễn Tường Bá quyền được trả lời lá thư sau đây của luật sư Hà. Vào đầu tháng 6 năm 1974, anh ls nguyễn Tường Bà tới văn phòng Luât sư Vương văn Bắc,Lê Sĩ Giai Đăng Như Kỳ, nơi chúng tôi làm việc, khoảng 10giờ 30 sáng đưa ra 1 sấp ảnh chụp cảnh đám tang nhà văn Nhất Linh rất đông người tham dự khoảng trên dưới một ngàn người theo nhận xét của tôi lúc bấy giới, có các luật sư đồng nghiệp tới xem như ls Hầu thi Đông, Trân tn Lan. Trong lúc đang xem, anh ls Bá đột nhiên nói: anh nói thật với Hà, Nhất Linh bị bệnh phài chết thôi nhưng NL tự tử vì muốn cái chết đi vào lịch sử thôi ! Câu nói này tôi ghi nhớ mãi và theo đuổi tôi tới một ngày tôi gặp anh Nguyễn Đông Ngạc, tại một nhà hàng Tràng An, nằm trên đường St – Denist, TP Montreal. Ăn xong tô phở, tối chợt thấy anh Nhạc đang ăn với một người bạn ngồi tại một bàn ăn ngay cạnh cửa kính nhìn ra đường. Tôi tiến lại gấn và hỏi: chào anh Ngạc, tôi quen thân với anh ls Nguyễn Tường Bá cùng làm việc tại VPLS ở VN. Tôi nghe nói anh là bà con thân thuộc với nhà văn Nhất Linh? đúng ! anh Ngạc trả lời, vậy xỉn hỏi anh một câu nói của anh ls Bá nói với tôi trước đây ở VN là: Nhất Linh bị bệnh phải chết nhưng ông tự tử vì muốn cái chết đi vào lịch sử. Vừa nghe xong, lẫp tức anh trả lời một câu ngắn gọn cụt lủn: đúng ! nhưng vì đại nghĩa dân tộc ! như vậy là tricher ! tôi đáp trả lại câu trả lời của anh rồi cùng người bạn ls Martin Levesque ra về.Vài tháng sau nghe anh Ngạc ra đi về cõi Phật. Đó là sự thật chính tôi nghe trực diện từ anh ls Bá và xác quyết sau này của anh Ngạc như đã trình bày ở trên. Khi viết những dòng này, tôi thấy mình nhẹ nhõm như trút bỏ đi được một cái gì đó bám chặt mình suốt mấy chục năm. Phải nói thêm, anh ls Bá là người dễ mến thân thiện, không muốn mất lòng ai. Riêng tôi rât thân với anh khi anh còn định cư ở Montreal. Nhiều tuần, nhiều ngày, rất thường anh ghé thăm và ở lại với chúng tôi và đôi khi anh còn giúp chúng tôi coi bé Caty Nguyễn, nay là luật sư, khi tôi theo học luật tại Đại học Luật Montreal. vài hàng để anh nắm rõ sự việc này mà tôi giữ kín từ lâu nay. Chào anh Lục Chúng ta có cần nói thêm gì nữa không? Ai là người có thể cái gánh nặng lịch sử về cái chết tự tử của Nhất Linh. Và bào chữa cho ông bằng cách nào? Xin hẹn độc giả một kỳ báo chót nữa nói về cái chết của ông Trần Huy Thánh, hay Trần Văn An, phụ tá thân cận của cụ Cường Để, bị giết tại Quảng Châu. Và cái chết này có liên quan trực tiếp đến Nguyễn Tường Tam – một người thân Nhật và một người thuộc phe Quốc Dân Đảng. Tài liệu phần lớn do các học giả người Nhật viết lại!!
|
|
|
Post by nguyendonganh on Nov 4, 2013 7:23:57 GMT 9
Liên-Thành | Tưởng Niệm Giám Đốc Sở Tình Báo Xâm Nhập Miền Bắc Phan-quang-Đông Bị Nhóm Loạn Tướng Xử Tử Hình Tham khảo tài liệu đã được giải mật của cơ quan tình báo đồng minh VNCH. Trích từ cuốn THÍCH TRÍ QUANG THẦN TƯỢNG HAY TỘI ĐỒ DÂN TỘC sắp xuất bản. GIÁM ĐỐC SỞ TÌNH BÁO PHAN QUANG ĐÔNG (1929 - 9/5/1964) Chụp cùng PHU NHÂN NGUYỄN THÚY TOAN (ảnh phải) Ông Phan Quang Đông tên thật là Phan Quang Tùng, sinh năm 1929, tại làng Lệ Định, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Trong thời niên thiếu ông được gia đình gởi vào học trường Peleren của Dòng Lasan tại Huế. Ông Phan Quang Đông cao khoảng 1.65 m, nước da ngâm ngâm, cười rất có duyên, và là con người hết sức đạo đức. Ít nói và không bao giờ to tiếng với bất cứ ai. 1951-1953 ông là giáo Sư Việt văn tại trường Trung học Thiên Khải Đường, thuộc Nghi Lộc, Đông Thái, Vinh, thuộc tỉnh Nghệ An. Vào khoảng tháng 10/1953 ông Phan Quang Đông cùng với một số bà con, bạn bè như Phan Quang Điều, Phan Văn Chính, Phan Bình Phúc, Phan Văn Luận, và Phạm Nho tức Phan Hồng Xuân tổ chức vượt biên giới qua Lào vào Nam Việt Nam. Lần đầu bị thất bại, và lần thứ hai họ may mắn gặp một đơn vị tiền phương của quân đội Pháp trong vùng rừng núi Lào phát hiện. Quân Pháp đã bắt ông Phan Quang Đông cùng 5 người bà con, bạn bè của ông ta đưa về đồn Nape, rồi đưa về Savanakhet, và sau đó đưa về Vientien thủ đô của Lào để phòng 2 quân đội Pháp điều tra. Sau mấy ngày điều tra, tất cả được trả tự do, riêng ông Phan Quang Đông lại được phòng 2 của quân đội Pháp tuyển dụng. Khoảng tháng 4 năm 1954 tất cả được Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa đón về nước. Cuối tháng 6/1954 Ông Phan Quang Đông tức Phan Quang Tùng động viên vào Khóa 5 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức. Đang trong khóa học, thì người bạn học cùng trường Pelerin thuở xưa là Bác Sĩ Trần Kim Tuyến hiện là Giám Đốc Sở Nghiên Cứu Chính Trị Phủ Tổng Thống đã đưa ông Phan Quang Đông từ quân Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức đi huấn luyện khóa tình báo ở ngoại quốc vào năm 1956, và sau khi trở về được đồng hóa cấp bậc Trung Úy Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Cũng từ đó họ tên Phan Quang Tùng vĩnh viễn không còn nữa mà là Phan Quang Đông. 1957, Trung Úy Phan Quang Đông được Bác Sĩ Trần Kim Tuyến, Giám Đốc Sở Nghiên Cứu Chính Trị Phủ Tổng Thống bổ nhiệm làm Giám Đốc một cơ quan tình báo “Tối Mật” tại Huế với tên danh xưng là: Giám Đốc Sở Nghiên Cứu Địa Lý. Vị sĩ quan trẻ Phan Quang Đông vừa trí thức vừa có tinh thần quốc gia và lòng yêu thương quê hương cao độ. Đặc biệt là ông không khoan nhượng với cộng sản Bắc Việt. Trụ sở của cơ quan tình báo “Tối Mật” đặt tại số 9 Đường Lê Lợi thuộc Quận III Thị xã Huế, cạnh bờ sông Hương và sát cạnh Tòa Đại Biểu Chính Phủ. Trụ sở nằm đối diện với tư dinh vị Tỉnh Trưởng Tỉnh Thừa Thiên-Huế. Nhiệm vụ của cơ quan tình báo tối mật nầy là: 1)- Thiết lập một đài kiểm thính đặt tại Huế để kiểm soát mọi điện đàm và mọi công điện mật của các giới chức cao cấp dân sự cũng như quân sự của chính phủ Bắc Việt. 2)- Kiểm thính, bắt chận tất cả các điện tín mật, tối mật của các cơ quan tình báo dân sự và quân sự từ chính phủ Bắc Việt gởi vào cho Cục R Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, và các điệp viên cộng sản đang hoạt động tại miền Nam Việt Nam. 3)- Phát hiện mọi điều động và di chuyển của các đơn vị quân sự địch từ bắc vào nam, gồm quân số và vũ khí từ miền Bắc vào đến miền Nam dọc dãy Trường Sơn và đường biển. Đài kiểm thính nầy đặt tại Phú Bài. Đài có 20 chuyên viên Đài Loan và Việt Nam. Đài được điều hành bởi một Trung Tá thuộc quân đội Đài Loan, nằm dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Trung Úy Phan Quang Đông, Giám Đốc Sở Nghiên Cứu Địa Lý. Trong việc thiết lập đài kiểm thính miền Bắc, chính phủ của Tổng Thống Diệm đã gặp trở ngại lớn với chính phủ Hoa Kỳ. Đó là khi chính phủ Việt Nam yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ viện trợ thiết lập cho Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa một đài kiểm thính tối tân để theo dõi mọi hoạt động của chính phủ cộng sản miền Bắc, chính phủ Hoa Kỳ đã từ chối lời yêu cầu nầy. Ngược lại họ yêu cầu cho họ tự thiết lập một đài kiểm thính đặt tại Huế, do họ và chuyên viên của họ tự điều hành. Việt Nam Cộng Hòa bị Hoa Kỳ từ chối viện trợ thiết bị và chuyên viên huấn luyện, nên buộc lòng phải vận động quốc gia thân hữu Đài Loan (Republic Of China) mua dụng cụ và thuê chuyên viên Đài Loan huấn luyện cho chuyên viên Việt Nam thiết lập và điều hành đài kiểm thính miền Bắc. 4)- Gởi các điệp viên ra miền Bắc, với nhiệm vụ thu lượm tin tức tình báo chiến lược quân sự cũng như dân sự. Họ có điện đài lưu động, bí mật đặt tại các nhà an toàn tại Hà Hội và các nơi khác. Vào giờ khuya các điệp viên chuyển tin về Bộ Chỉ Huy Sở Nghiên Cứu Địa Lý tại Huế. 5)- Tổ chức các phong trào quần chúng nổi dậy tại các đô thị miền Bắc nhằm lật đổ chế độ cộng sản miền Bắc. Vụ đồng bào Quỳnh Lưu, Nghệ An, nổi dậy vào năm 1957 là một ví dụ điển hình cho công tác của đoàn Nghiên Cứu Địa Lý của ông Phan Quang Đông. 6)- Ngăn chận và vô hiệu hóa các gián điệp của Bắc Việt đưa vào hoạt động tại miền Nam qua ngã sông Bến Hải, hoặc qua ngã đường bộ rừng núi Trường Sơn, hoặc đường biển xuất phát từ bờ biển thuộc vùng biển Do Linh, hoặc từ bờ biển các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. 7)- Trong tất cả mọi công việc, cơ quan Nghiên Cứu Địa Lý của ông Phan Quang Đông đều phúc trình về sở Nghiên Cứu Chính Trị Phủ Tổng Thống để trình lên Tổng Thống Diệm và ông cố vấn Ngô Đình Nhu. Phúc trình bao gồm mọi tin tức mà Sở Nghiên Cứu Địa Lý tại Huế thâu nhận được về chính sách, chủ trương đường lối của chính phủ Hà Nội đối với Việt Nam Cộng Hòa. Tóm lại sở Nghiên Cứu Địa Lý tại Huế do Ông Phan Quang Đông chỉ huy là một cơ quan Tình Báo Chiến Lược của Việt Nam Cộng Hòa đối đầu với cơ quan Tình Báo Chiến Lược của cộng sản miền Bắc. Ông Phan Quang Đông và cơ quan tình báo của ông không hề và cũng chẳng có trách nhiệm gì với phong trào tranh đấu Phật Giáo tại Huế, cũng như biến cố tai nạn tại đài phát thanh Huế vào đêm 8 tháng 5 năm 1963 (Lễ Phật Đản 1963). Theo ông Nguyễn T. H., nguyên bí thư của ông Phan Quang Đông, thì trong ngày 2/11/1963 sau khi hay tin Tổng Thống Diệm và ông Cố vấn Ngô Đình Nhu đã bị đám loạn tướng hạ sát, ông Phan Quang Đông đã chỉ thị cho ông Nguyễn T. H.: 1)- Đánh điện khẩn cấp cho số điệp viên đang hoạt động ngoài miền Bắc biết rõ tình hình hiện tại tại miền Nam, đồng thời cho lệnh khẩn cấp họ rời khỏi địa bàn hoạt động rút toàn bộ về Nam qua ngã Lào. 2)- Thủ tiêu, hoặc bí mật cất dấu các tài liệu mật, tối mật, liên quan đến các điệp viên, công tác, chiến dịch, ngoài miền Bắc để khỏi lọt vào tay địch gây nguy hại sinh mạng cho anh em. Ngày 3/11/1963, Tướng Đỗ Cao Trí, Tư Lệnh Quân Đoàn I, ra lệnh bắt giữ ông Phan Quang Đông và lục soát cơ quan tình báo của ông ta tại một căn nhà nằm trên bờ sông Hương, đối diện với tư thất ông Tỉnh Trưởng. Ông Phan Quang Đông đã nói với viên sĩ quan trưởng toán đến bắt ông ta rằng: - Thiếu úy vui lòng cho tôi gặp Thiếu Tướng Đỗ Cao Trí, cơ quan chúng tôi có một số công việc tối quan trọng phải bàn giao với Thiếu Tướng Trí trước khi tôi rời nhiệm sở nộp mình cho các ông. Viên sĩ quan trưởng toán bằng lòng, và sau đó cuộc gặp gỡ được diễn ra chỉ có 3 người: Thiếu Tướng Đỗ Cao Trí, Ông Phan Quang Đông, và ông Nguyễn T. H. tức bí thư của ông Phan Quang Đông. Cuộc gặp rất ngắn ngủi và nội dung như sau: Ông Phan Quang Đông: -Tôi là Giám Đốc Sở Nghiên Cứu Địa Lý kiêm Giám đốc Đài Kiểm Thính miền Bắc. Cơ quan chúng tôi trực thuộc Sở Nghiên Cứu Chính Trị Phủ Tổng Thống. Công việc của chúng tôi là những điệp vụ ngoài miền Bắc, hoàn toàn không liên hệ dính dấp gì đến nội tình chính trị tại miền Nam. Hiện tại chúng tôi có một số nhân viên đang hoạt động ngoài đó. Tôi đã đánh điện thông báo cho họ biết tình hình hiện tại tại miền Nam và đã ra lệnh cho họ rời bỏ địa bàn hoạt động rút về Miền Nam theo ngã Lào. Trước khi nộp mình cho Thiếu Tướng, tôi có những yêu cầu không cho cá nhân tôi mà cho công việc chung xin Thiếu Tướng lưu tâm và giúp cho: 1)- Đây là hồ sơ, tài liệu, mật mã, máy móc truyền tin liên lạc, xin giao lại cho Thiếu Tướng. 2)- Một số lớn anh em, những điệp viên của chúng ta. Trước đây tôi tung họ ra hoạt động ngoài Bắc, nay vì tình hình đặc biệt tôi đã báo cho họ biết và đã ra lệnh cho họ rút về theo ngã Lào, tôi xin Thiếu Tướng lo lắng giúp đỡ họ. 3)- Tại Chín Hầm, cơ quan tình báo của chúng ta hiện đang giam giữ một số cán bộ cao cấp Việt Cộng. Trong những ngày đến, cho dù tình huống chính trị có biến đổi như thế nào đi nữa, thì cũng xin Thiếu Tướng lưu ý cho, một trong những tên việt cộng cao cấp nầy không thể thả được, bằng không, an ninh của miền Nam sẽ nguy hại vì tên nầy. Tôi nhớ không lầm, theo Nguyễn T. H., tên việt cộng cao cấp đó là Mười Hương. Đây là nhân vật mà cơ quan an ninh Việt Nam Cộng Hòa dùng làm vật trao đổi với cộng sản Bắc Việt trong trường hợp có viên chức cao cấp và quan trọng của Việt Nam Cộng Hòa bị Việt Cộng bắt. Đặc biệt là ông Ngô Đình Cẩn vì ông ta có thú giải trí là đi câu cá và không bao giờ nghe lời khuyên của cơ quan an ninh nơi nào đi được và nơi nào không nên đi. Và sau cuộc bàn giao ngắn ngủi đó, ông Phan Quang Đông tự nộp mình cho Tướng Đỗ Cao Trí. Ông bị đám phản loạn tống giam và chờ ngay ra “Tòa Án Cách Mạng” của bọn chúng do Tướng Nguyễn Khánh thành lập. Viên bí thư Nguyễn T. H., cùng toàn bộ nhân viên của Sở Nghiên Cứu Địa Lý và một số hồ sơ “Mật”, “Tối Mật” cũng đã biến mất, nhưng chắc chắn một trăm phần trăm không lọt vào tay địch. Tướng Đỗ Cao Trí, vì sợ Thích Trí Quang và đám Tăng lữ Phật Giáo Việt Cộng Ấn Quang tại Huế, đã không làm tròn bổn phận của một cấp chỉ huy có trách nhiệm đối với thuộc cấp và trọng trách đối với nền an ninh quốc gia. Ông đã không giữ đúng lời cam kết với ông Phan Quang Đông: - Số Điệp viên hoạt động ở ngoài Bắc Họ đã không còn nhận được một chỉ thị nào của Trung Ương ngoài chỉ thị cuối cùng của ông Phan Quang Đông. Một số đã vượt thoát qua đường Lào tìm về miền Nam, số không vượt thoát được, kẻ thì bị địch bắt, người không bị bắt thì quên dĩ vãng sống trong vùng địch chờ ngày… thật quá đau đớn! - “Quý Thầy” bị "Mật vụ Nhu Diệm" giam tại Chín Hầm Đầu tiên xin được nói về địa danh Chín Hầm. Chín Hầm là một địa danh nằm về phía tây nam thành phố Huế. Mặt trước của Chín Hầm tiếp giáp với mặt sau của dòng tu Thiên An. Phía bên mặt của địa danh Chín Hầm tiếp giáp với mặt sau lăng vua Khải Định và làng Châu Chữ thuộc quận lỵ Nam Hòa, nhưng địa danh Chín Hầm thuộc quận lỵ Hương Thủy. Năm 1944-1945 quân đội Nhật đã xây 9 hầm chứa đạn tại đây. Sau đó khi quân đội Nhật đầu hàng, lực lượng quân đội Pháp lại dùng 9 hầm nầy vừa làm kho chứa đạn vừa làm những hầm đóng quân bảo vệ an ninh phía tây nam thành phố Huế chống lại du kích Việt Minh. Đến thời Đệ I Việt Nam Cộng Hòa, 2 trong 9 ngôi hầm đó được sửa sang lại thành trại giam và là nơi các cơ quan an ninh tình báo, khi bắt được những tên cán bộ cao cấp cộng sản, thường giam giữ tại đây để bảo mật nhằm tránh khỏi sự dòm ngó tìm tòi của địch. Ác tăng việt cộng Thích Trí Quang đã theo chỉ thị của cơ quan tình báo Việt cộng giải thoát đám cán bộ cộng sản cao cấp bị giam tại Chín Hầm bằng một kế hoạch hết sức ngoạn mục. Như đã biết, Huế, chỉ sau một ngày cuộc phản loạn thành công, ác tăng việt cộng Thích Trí Quang cho lệnh đám cơ sở việt cộng nằm vùng trong mọi tầng lớp dân chúng và Phật tử ở Huế, từ học sinh sinh viên, công chức, quân nhân, cảnh sát, và tiểu thương chợ Đông Ba, An Cựu, Bến Ngự cùng nhau đổ xô ra đường biểu tình hoan hô “Cách Mạng” thành công, và truy lùng “Mật Vụ Nhu Diệm Ác Ôn”. Cuộc giải cứu đám việt cộng cao cấp tại Chín Hầm được chia làm hai giai đoạn: 1)- Ác tăng việt cộng Thích Trí Quang cho lệnh cơ sở việt cộng tại Huế lén đưa áo cà sa và dao cạo vào nhà giam Chín Hầm cho đám cán bộ cao cấp việt cộng hiện bị giam giữ tại đó. Đám việt cộng cao cấp nầy cạo đầu láng bóng và mặc áo cà sa vào. Trong phút chốc chúng trở thành các quý thượng tọa ngồi đợi ác tăng việt cộng Thích Trí Quang cho lực lượng đến giải thoát. 2)- Lời kêu gọi của Ác tăng Việt cộng Thích Trí Quang được tung ra tại Huế: "Quý Thầy bị Mật Vụ Nhu Diệm giam tại Chín Hầm. Yêu cầu đồng bào, Phật tử, giải cứu quý Thầy”. Thế là một cuộc hành quân hỗn tạp của học sinh, sinh viên Phật tử, tiểu thương chợ Đông Ba, Phật tử các khuôn hội, và đám việt cộng thầy chùa Ấn Quang ùn ùn kéo lên Chín Hầm. Bọn chúng đã phá cửa nhà giam rước “Quý Thượng Tọa” ra ngoài. “Quý Thượng Tọa Việt Cộng” thằng nào cũng đầu trọc láng cóng khoát áo cà sa mới toanh. Còn đám biểu tình, lực lượng giải cứu “quý Thượng Tọa Việt Cộng” bị "Mật Vụ Nhu Diệm" giam giữ thì nhào vào ôm quý Thầy mừng mừng tủi tủi. Trong đó có nhiều nữ Phật tử và tiểu thương chợ Đông Ba ôm chặt “Quý Thầy Việt Cộng” khóc lóc, sụt sùi, ôi! Thật thê thảm làm sao, nhưng mà mấy bà, mấy cô ôm chặt “Quý Thầy Việt Cộng” chặt quá, không hiểu "Quý Thầy" có động lòng tà dâm không hỉ? Sau màn trình diễn đầy cảm động đó “Quý Thượng Tọa Việt Cộng” lên xe của giáo hội về chùa Từ Đàm. Rồi chỉ một vài ngày sau, tất cả đều biến mất khỏi chùa Từ Đàm, bọn chúng đi đâu? Bọn khốn nạn việt cộng đã trở lại mật khu, theo chỉ thị của Hồ tặc, tiếp tục "sự nghiệp chống Mỹ Ngụy cứu nước". Ác tăng việt cộng Thích Trí Quang và đám thầy tu việt cộng Ấn Quang đã lập công lớn với "bác và đảng" của chúng trong cuộc hành quân hỗn độn. Chúng đã giải cứu thành công các đồng chí việt cộng cao cấp đã bị "Mật Vụ Nhu Diệm" bắt giam vì "kỳ thị đàn áp Phật Giáo"! Trở lại trường hợp Trung Úy Phan Quang Đông. Sau khi bàn giao cho Trung Tướng Đỗ Cao Trí cơ quan tình báo “Sở Nghiên Cứu Địa Lý”, Trung Úy Phan Quang Đông nộp mình và bị Tướng Đỗ Cao Trí tống giam chờ ngay ra tòa. Tòa án "Cách Mạng" của đám loạn tướng đã được mở tại Huế để xử “tội nhân” Trung Úy Phan Quang Đông. Bọn chúng gạn ép vu khống nhiều tội để giết chết ông Đông và truy bắt tất cả các nhân viên và các điệp viên của cơ quan tình báo nầy theo lệnh tên ác tăng việt cộng Thích Trí Quang và đám thầy tu việt cộng nằm trong Phật giáo Ấn Quang. Theo lời kể của bà Nguyễn Thúy Toan phu nhân của ông Phan Quang Đông, trong thời gian “tòa Cách Mạng” đang xử ông Phan Quang Đông thì bà đang mang thai bé gái Phan Diễm Ly, rằng bà đã đi gặp Tướng Nguyễn Chánh Thi và xin ông Thi giúp đỡ, Tướng Nguyễn Chánh Thi cho bà biết: “Vụ án nầy, chuyện sống chết của chồng bà, ông Phan Quang Đông hoàn toàn nằm trong tay của Thượng Tọa Trí Quang, chứ tôi vô thẩm quyền. Bà nên xin gặp Thượng Tọa Trí Quang. Nếu Thượng Tọa Trí Quang bằng lòng tha cho chồng bà thì tôi sẽ ra lệnh thả chồng bà ngay”. Bà Nguyễn Thúy Toan sau nhiều khó khăn mới được gặp Ác Tăng Việt Cộng Thích Trí Quang, Ác Tăng Trí Quang đã từ chối và trả lời với Phu Nhân của ông Phan Quang Đông như sau: “A Di Đà Phật, tôi là người tu hành không biết gì về chính trị cả, việc nầy là việc của chính phủ”. Và tại lao xá Thừa Thiên nơi bọn chúng giam Trung Úy Phan Quang Đông, vào 15 giờ 30 phút ngày 28 tháng 3 năm 1964, ngày thứ Bảy, ông Phan Quang Đông đã gởi bức thư tuyệt mạng đầu tiên cho bà Phan Quang Đông (Bức thư dài 21 trang, trích thư đính kèm) xin trích vài hàng đầu: “em Thúy Toan người vợ hiền yêu quý nhất đời anh. Em ơi, tòa án Cách mạng vừa xử anh tử hình. Anh cố nuốt lệ viết cho em, trăn trối cùng em vì ngày giờ của anh trên đời đã đếm trên đầu ngón tay rồi.…….. Em ơi! Anh sẽ chết… và mỗi người đều phải chết. Anh đang chờ cái chết đây. Anh không sợ cái chết khi cái chết có một ý nghĩa. Cái chết của các thánh tử đạo trước lưỡi gươm của đao phủ, cái chết của người chiến sĩ trước giặc cộng, cái chết cho lý tưởng minh theo đuổi…” Hết trích. lá thư tuyệt mạng của phan quang đông trước giờ bị xử tử hình Và ngày 9 tháng 5 năm 1964 hồi 12 giờ 45 trưa, những lời cuối cùng mấy phút trước khi ra pháp trường của Trung Úy Phan Quang Đông đã viết cho người vợ yêu quý như sau (đính kèm bức thư): thơ của phan quang đông viết cho vợ trước lúc bị xử tử hình “Thúy Toan yêu quý Anh dâng tất cả cho em và 2 con. Ký tên: Phan Quang Đông. Hôn em và 2 con muôn vàn lần. Ký tên: Phan Quang Đông. Tùng. 12g45 ngày 9/5/64 tức là 28/3 âm lịch năm Giáp Thìn Anh cầu nguyện nhiều cho em và 2 con và cảm tạ mẹ Lộ Đức và La Vang đã chọn em làm vợ cho anh. Ký tên: Phan Quang Đông." Năm mươi năm đã trôi qua, nỗi oan khiên ngút tận trời xanh của người chiến sĩ điệp báo, Trung Úy Phan Quang Đông, vẫn còn đó. Lịch sử đã bị bóp méo. Công lý và công bằng đã bị che lấp bởi đảng cộng sản Việt Nam và: 1)- Đám tăng lữ việt cộng thuộc nhóm Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất: Thích Trí Quang, Thích Đôn Hậu, Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ, Thích Thiện Siêu, Thích Minh Châu, Thích Nhất Hạnh, Thích Thiện Minh, Thích Hộ Giác, Thích Trí Siêu tức Lê Mạnh Thát, Thích Tuệ Sĩ v.v… 2)- Đám trí thức việt gian, cộng sản trong viện Đại Học Huế: Bác sĩ Lê Khắc Quyến, Cao Huy Thuần, Tôn Thất Hanh, Lê Văn Hảo, Lê Tuyên, Hoàng Văn Giàu và quá nhiều… 3)- Đám tướng tá phản loạn: Theo thứ tự hàng 1 được điểm danh như sau: Tướng Trần Văn Đôn, Tướng Trần Thiện Khiêm, Tướng Tôn Thất Đính, Tướng Đỗ Mậu, Tướng Nguyễn Khánh, Tướng Lê Văn Kim, Tướng Dương Văn Minh, Tướng Đỗ Cao Trí, và Tướng Nguyễn Chánh Thi. Hơn ai hết đám tướng lãnh nầy biết rõ Trung Úy Phan Quang Đông, Trưởng cơ quan tình báo “Sở Nghiên Cứu Địa Lý” là một cơ quan Tình Báo Chiến Lược của Việt Nam Cộng Hòa. Trách nhiệm và bổn phận của Trung Úy Phan Quang Đông là gởi các điệp viên ra hoạt động tại miền Bắc, để thu thập các tin tức tình báo chiến lược dân sự cũng như quân sự và tổ chức các cuộc nổi dậy của quần chúng tại các đô thị lớn ở miền bắc. Qua đài kiểm thính đặt tại Phú Bài, Huế, Trung Úy Phan Quang Đông còn có những nhiệm vụ tình báo kỹ thuật khác. Chẳng hạn như phát hiện mọi di chuyển của các đơn vị chính quy Bắc Việt xâm nhập miền Nam, các cuộc điện đàm hoặc liên lạc vô tuyến của các đơn vị quân sự địch và của các giới chức cao cấp Hà Nội với cục R Giải Phóng Miền Nam, hoặc với Bộ Chỉ Huy Miền của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Trung Úy Phan Quang Đông và cơ quan tình báo của ông ta hoàn toàn không dính dấp đến mọi hoạt động chính trị và an ninh nội chính dù nhỏ dù lớn nào tại miền Nam cả. Đám tướng lãnh phản loạn biết rõ điều đó. Vậy mà bọn họ, vì áp lực của tên ác tăng cộng sản Thích Trí Quang và vì sợ mất quyền cao chức trọng, đã tán tận lương tâm, đánh mất lòng lương thiện tối thiểu, hèn hạ, cúi đầu nghe lệnh của ác tăng cộng sản Thích Trí Quang. Ông Đại Tướng Nguyễn Khánh, Thủ Tướng chính phủ cho lệnh Bộ Trưởng Tư Pháp Nguyễn Văn Mầu ban hành một bộ Hình Luật mới để có thể quy tội tử hình và thành lập “Tòa Án Cách Mạng” đem Trung Úy Phan Quang Đông ra xử “tội chết vì là Mật Vụ Nhu Diệm, Đàn Áp Phật Giáo”. Khi rời ghế nhà trường, rời bỏ đời sống dân sự, dấn thân vào cuộc chiến bảo vệ quê hương, bảo vệ đồng bào, những người lính Việt Nam Cộng Hòa chúng tôi, trong đó Trung Úy Phan Quang Đông, đã chấp nhận đem xương trắng máu đào để bảo vệ non sông Việt Nam. Chuyện sống, chết, đến với chúng tôi những người lính Việt Nam Cộng Hòa là lẽ thường tình. Thế hệ ông cha chúng tôi, thế hệ chúng tôi, và thế hệ đàn em chúng tôi đã có hằng hằng lớp lớp người lính Việt Nam Cộng Hòa ngã xuống dưới lằn đạn quân thù. Thế nhưng trường hợp của Trung Úy Phan Quang Đông lại ngã xuống vì chính những tên thầy tu Phật giáo, đồng đội, và cấp chỉ huy của mình. Đồng ý sinh nghề tử nghiệp là chuyện đương nhiên. Nghề điệp báo của người lính Việt Nam Cộng Hòa Phan Quang Đông nếu rủi ro rơi vào tay quân thù cộng sản thì cái chết đến với ông chỉ nhẹ nhàng như trong bức thư tuyệt mệnh mà ông đã đề lại cho phu nhân của ông trước giờ ra pháp trường: “Anh không sợ chết, khi cái chết có ý nghĩa… Cái chết của người chiến sĩ trước giặc cộng”. Thế nhưng, còn gì đau đớn và tủi hận bằng khi mà Trung Úy Phan Quang Đông bị bịt mắt và trói hai tay vào một cây cột tại sân vận động Tự Do, thuộc quận III thị xã Huế, vào trưa ngày 9 tháng 5 năm 1964. Chiến sĩ điệp báo Phan Quang Đông đã nhận lãnh một tràng đạn 11 viên vào thi thể ông và một viên ân huệ cuối cùng vào đầu từ một tiểu đội hành quyết Việt Nam Cộng Hòa, chiến hữu của Trung Úy Phan Quang Đông. Những người lính nầy phải thi hành phán quyết và lệnh của cái gọi là “Tòa Án Cách Mạng” của đám lục súc sanh mà đứng đầu là Thủ Tướng Nguyễn Khánh, Đại Tướng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. “Tòa Án Cách Mạng” của đám tướng phản loạn 1963 là một vết dơ tồi bại của ngành tư pháp Việt Nam, khi mà Chánh Thẩm và Dự Thẩm phía quân đội và dân sự đều đã nhận được lệnh phải xử tội chết cho "bị can". Đặc biệt là đám Dự Thẩm dân sự, những kẻ trước ngày 1/11/1963 còn là những kẻ bị cơ quan An Ninh và Tình Báo Việt Nam Cộng Hòa bắt giữ về tội làm gián điệp, nội tuyến, hoặc kinh tài cho cộng sản, thì nay lại ngồi vào ghế Dự Thẩm Nhân Dân như Nguyễn Văn Yến, Nguyễn Văn Phước, v.v… để xử “Mật Vụ Nhu, Diệm Đàn Áp Phật Giáo”. Trong hoàn cảnh nầy thì ngay cả thượng đế nếu bị xem là “Mật Vụ Nhu Diệm” thì cũng phải chết chứ nói gì đến ông Phan Quang Đông, ông Cố vấn Ngô Đình Cẩn, ông phó Tỉnh Trưởng Nội An, và Thiếu Tá Đặng Sĩ. Thời gian năm mươi năm đã trôi qua, lịch sử đã bị bỏ quên, nỗi oan ngút tận trời xanh của Trưởng cơ quan tình báo chiến lược Việt Nam Cộng Hòa, Trung Úy Phan Quang Đông vẫn còn đó. Khi viết những dòng chữ về ông Phan Quang Đông, tôi không đóng vai một luật sư biện hộ cho ông. Tôi không có khả năng làm chuyện đó. Tôi chỉ là một đàn em, một chiến hữu của ông trong đời lính cũng như trong nghề nghiệp tình báo. Tôi chỉ có một ước nguyện là trình bày tất cả những sự thật, về trách nhiệm và bổn phận của ông đối với đồng bào, đối với đất nước mà tổ quốc và hồn thiêng sông núi, anh linh tiền nhân đã trao phó cho ông. Ông đã chu toàn trách nhiệm đó. Đây là một trách nhiệm quá cam go của chiến sĩ điệp báo Phan Quang Đông và những thuộc cấp đồng đội của ông. Họ đối đầu với quân thù cộng sản Bắc Việt ngay trên đất địch. Họ là những anh hùng trong bóng tối và âm thầm. Họ không bao giờ hưởng được ánh vinh quang. Tôi xin đưa một ví dụ để quý vị độc giả thấy rằng có những bí mật thuộc về an ninh quốc gia thật khó mà biết được, tương tự như trường hợp của cơ quan “Sở Nghiên Cứu Địa Lý" của ông Phan Quang Đông. Mọi chuyện đều nằm trong bóng tối cho đến khi sự việc mờ dần theo thời gian: Tôi còn nhớ vào ngày 10/6/1966 thời gian Phật Giáo đấu tranh đang ở giai đoạn khốc liệt nhất tại Huế, và tôi mới từ Chi Khu Nam Hòa về chiếm Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Thừa Thiên chỉ mới có 10 ngày. Bàn thờ Phật xuống đường khắp mọi nơi. Vào khoảng 11 giờ sáng ngày 10 tháng 6 năm 1966, điện thoại tại phòng làm việc tôi bỗng vang lên, tôi cầm ống liên hợp và trả lời: - Thiếu Úy Liên Thành, Phó Trưởng Ty Cảnh Sát Đặc Biệt tôi nghe. Đầu dây bên kia: -Tôi là Đại Úy Sơn, thuộc Bộ Tư Lệnh Hải Quân xin báo tin buồn khẩn cấp cho Thiếu Úy và gia đình biết: Anh ruột của Thiếu Úy là Hải Quân Đại Úy Liên Phong vừa tử trận bên kia bờ Bắc. Chúng tôi sẽ tiếp tục liên lạc với Thiếu Úy và gia đình trong thời gian sớm nhất để gia đình vào nhận xác Cố Hải Quân Đại Úy Liên Phong. Xin giữ liên lạc với chúng tôi. -Vâng, xin cám ơn Đại Úy. Gát điện thoại xuống, tôi ngồi yên bất động rất lâu… rất lâu… và hai giòng nước mắt đã chảy ước má từ bao giờ mà tôi không hay. HẢI QUÂN ĐẠI ÚY LIÊN PHONG, ĐỀN NỢ NƯỚC NGÀY 16.6.66 TẠI VÙNG BIỂN THANH HÓA BẮC VIỆT NAM, LÚC 28 TUỔI Ngày hôm sau cha tôi và các anh em tôi đi nhận xác, riêng tôi vì tình hình Huế lúc đó nên không thể rời nhiệm sở. Theo mong muốn của chị Liên Phong là chị Phạm Thị Phẳng và hai cháu gái con anh Liên Phong là Tôn Nữ Thùy Trang và Tôn Nữ Đoan Trang, cha tôi đã đồng ý để anh Liên Phong yên nghỉ tại Mỹ Tho cho gần chị Liên Phong và hai cháu mà không đưa về an táng tại Huế. Hải Quân Đại Úy Liên Phong tốt nghiệp Khóa 8 Trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang thời Đệ I Cộng Hòa. Ra trường làm Sĩ Quan Đệ III Chiến Hạm HQ-9 sau đó làm Hạm Phó, rồi Hạm Trưởng HQ-9, rồi Chỉ Huy Trưởng Giang Đoàn xung phong tại Vũng Tàu. Sau đó khi cuộc chiến bắt đầu lên cao điểm, anh tôi đã tình nguyện sang phục vụ một lực lượng tối mật của Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa. Đó là lực lượng Biệt Hải hay còn gọi Hải Tuần và còn nhiều tên nữa. Anh làm Hạm Trưởng một chiếc tàu PT, loại tàu xung kích chạy rất nhanh. Đây là loại tàu mà vào Đệ II Thế Chiến Trung Úy Kennedy đã từng làm hạm trưởng. Lực Lượng Biệt Hải, hay Hải Tuần là một lực lượng tối mật của Bộ Tư Lệnh Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa và phối hợp với cơ quan Tình Báo CIA. Căn cứ được đặt bí mật tại Sơn Chà (?) Tiên Sa (?) thuộc vùng biển Đà Nẵng. Hoạt động của lực lượng nầy thường thuộc về đêm. Mỗi ngày, khi hoàng hôn bắt đầu phủ xuống, đoàn tàu PT, lực lượng bí mật của Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa lướt sóng thật nhanh rời khỏi căn cứ bí mật tại Đà Nẵng. Lượt lượng bí mật vượt vĩ tuyến 17 tiến lên vùng biển Bắc trong đó có các vùng biển Nghệ An, Hà Tịnh, Thanh Hóa, hay vùng Vịnh Bắc Việt, hoặc hải cảng Hải Phòng v.v… và họ trở lại căn cứ bí mật tại Đà Nẵng vào rạng sáng hôm sau. Những chiến sĩ can trường của Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa đã thi hành sứ mạng gì trên vùng biển Bắc? - Đưa điệp viên của VNCH vào vùng hoạt động trên đất địch. - Đón những điệp viên của ta đã xong nhiệm vụ trở về từ đất địch. - Đột nhập, bất thần tấn công các căn cứ hải quân quan trọng của địch dọc theo bờ biển từ bắc vĩ tuyến 17 ra đến vịnh Bắc việt và ngay cả hải cảng Hải Phòng. -Bắt cóc một số ngư phủ miền Bắc hoặc cán bộ cộng sản đem về căn cứ bí mật tại miền Nam, nuôi dưỡng giáo dục sau đó tung họ ngược trở lại miền Bắc để họ hoạt động cho Việt Nam Cộng Hòa. -Và nhiều công tác bí mật khác mà không bao giờ được tiết lộ… Điều cuối cùng mà gia đình chúng tôi biết về anh Liên Phong: Vào đêm ngày 9 tháng 6 năm 1966 trong khi đang hoạt động trên đất địch, trong vùng biển Thanh Hóa, tình trạng thời tiết xấu, biển đầy sương mù, Rada trên tàu PT lại bị hỏng, chiếc PT do anh chỉ huy đã rơi vào ổ phục kích của tàu địch. Anh và hầu như trọn vẹn các chiến hữu Hải Quân thuộc cấp của anh trên chiếc PT đã đền nợ nước. Bao nhiêu năm trôi qua, kể từ ngày cuộc chiến Việt Nam chấm dứt, đã có ai biết, có ai nhắc nhở đến những anh hùng vô danh của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa thuộc lực lượng Biệt Hải của Bộ Tư Lệnh Hải Quân, hoặc những chiến sĩ thuộc binh chủng Lực Lượng Đặc Biệt đã nhảy Bắc, hay những điệp viên thuộc “Sở Nghiên Cứu Địa Lý” của ông Phan Quang Đông đã bỏ mình trên đất Bắc? Câu trả lời là không, vì chẳng ai biết được các hoạt động tối mật nầy. Tôi đơn cử trường hợp của anh tôi, Hải Quân Đại Úy Liên Phong với mục đích để độc giả thấy rằng khó mà biết được những cơ quan tình báo quân sự cũng như dân sự Việt Nam Cộng Hòa đã hoạt động ra sao. Những chiến sĩ đó khi họ đền mợ nước, họ chỉ là những anh hùng vô danh và họ sẽ mờ dần theo thời gian, đi vào cõi hư vô quên lãng! Trở lại Cơ quan “Nghiên Cứu Địa Lý” của Ông Phan Quang Đông, việc làm của họ, thành hay bại chỉ có cấp chỉ huy trực tiếp của họ là Trưởng cơ quan Nghiên Cứu Chính trị tại Phủ Tổng Thống, và thượng cấp tối cao của họ là Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm biết đến mà thôi. Đây là một nhiệm vụ đối đầu với quân địch trên đất địch giống như nhiệm vụ của anh tôi, chẳng có dính dấp gì đến tình hình chính trị chính em tại miền Nam. Vậy mà tên Ác Tăng cộng sản Thích Trí Quang đã chụp mũ cho ông Phan Quang Đông là “Mật Vụ Nhu Diệm, đàn áp Phật Giáo”, đem ông ra tòa án “Nhân Dân Cách Mạng” và xử bắn ông ta. Từ nhiều năm nay tôi đi thuyết trình về Biến Động Miền Trung, về Huế - Thảm Sát Mậu Thân tại nhiều Tiểu Bang ở Hoa Kỳ, tại Âu Châu, và ở Úc Châu. Đâu đâu tôi cũng gào hét hãy trả lại sự thật cho lịch sử, trả lại công đạo cho Trung Úy Phan Quang Đông. Xin hãy để tên người anh hùng điệp báo nầy vào danh sách những chiến sĩ đã Vị Quốc Vong Thân. Cuộc đời của ông Phan Quang Đông và gia dình ông đã nhận lãnh bao nhiêu đắng cay, bao nhiêu là thảm họa của đất nước do cộng sản gây ra: Cha mẹ bị cộng sản đấu tố chết tại miền Bắc. Chính ông bị Ác Tăng việt cộng Thích Trí Quang và đám loạn tướng mở “Tòa Án Cách Mạng Nhân Dân” xử bắn. Sau ngày 30/4/1975, Phu nhân của ông là bà Nguyễn Thúy Toan cùng hai con dại là bé Phan Diễm Trâm và Phan Diễm Ly đã vượt biển “Đông” nhưng không bao giờ đến được bến bờ tự do, họ đã chìm sâu trong lòng biển lạnh, họ đã tìm về biển “Đông” về với về với người chồng, người cha, người Anh Hùng Phan Quang Đông. Trung Úy Phan Quang Đông, xin ông an nghĩ: “Tổ Quốc Ngàn Đời Ghi Ơn Ông”. Nhân đây tôi xin được chân thành cám Ông Bà Nguyễn Quang Hào hiện đang định cư tại Âu Châu, đặc biệt là Bà Nguyễn Quang Hào (tức Nguyễn Minh Phương) là em ruột của Bà Nguyễn Thúy Toan phu nhân của ông Phan Quang Đông đã cho tôi một số tài liệu quý báu và cần thiết khi viết về ông Phan Quang Đông. Xin đặc biệt cám ơn: - Anh Phạm Văn Thông, anh Nguyễn Văn Sâm, cựu Đại Úy Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Cả hai anh hiện đang định cư tại Đức Quốc. - Ông Phan Quang Điều, cựu Trung Tá Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, phục vụ trong ngành An Ninh Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa. - Ông Đinh Quang Hân, cựu nhân viên phục vụ tại văn phòng ông Phan Quang Đông từ 1959-1963. - Ông Nguyễn T.H., Chánh Văn Phòng của ông Phan Quang Đông, và từ 1966-1974 là Chánh Văn Phòng Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Cảnh sát Quốc Gia Thừa Thiên-Huế. Xin cám ơn tất cả quý vị đã giúp tôi hoàn thành tâm nguyện là trả lại công bằng và công lý cho Chiến Sĩ Điệp Báo Trung Úy Phan Quang Đông. Tóm lại, qua âm mưu của Đại Sứ Hoa Kỳ Cabot Lodge, của Ác Tăng Cộng Sản Thích Trí Quang, và của đám loạn tướng, Loạn Tướng Nguyễn Khánh đã thành lập “Tòa Án Cách Mạng Nhân Dân” để xử tử ba người. Nhưng sau khi bọn họ thành công được với 2 người. Còn người thứ 3 là Thiếu Tá Đặng Sĩ thì bọn họ gặp phản ứng mạnh mẽ của Khối Công Giáo nên phải ngừng tay, buông đồ đao chờ thời cơ thuận tiện: 1)- Ông Phan Quang Đông - Bị xử bắn vào 1 giờ trưa ngày 9/5/1964 tức là ngày 28 tháng 3 năm Giáp Thìn, tại sân vận động Tự Do thuộc Quân III Thị xã Huế. 2)- Ông Cố Vấn Ngô Đình Cẩn - Bị xử bắn vào 5 giờ chiều cùng ngày 9/5/1964 tại khám Chí Hòa, Sài Gòn. 3)- Thiếu Tá Đặng Sĩ - Phó Tỉnh Trưởng Nội An Tỉnh Thừa Thiên, liên quan đến vụ nổ tại Đài Phát Thanh Huế vào tối Phật Đản ngày 8 tháng 5 năm 1963. Số phận của Thiếu Tá Đặng Sĩ cũng do Tướng Khánh quyết định, như số phận của ông Cố Vấn Ngô Đình Cẩn và ông Phan Quang Đông cho vừa lòng ông Đại Sứ Hoa Kỳ Henry Cabot Lodge và tên đại gian ác Việt Cộng Thích Trí Quang. Quyết định đó là tử hình Thiếu Tá Đặng Sĩ. Thế nhưng, sáng ngày 7/6/1964 Khối Công Dân Công Giáo đã tổ chức một cuộc biểu tình lớn khoảng gần cả 100.000 người tại Công Trường Lam Sơn trước mặt Trụ sở Quốc Hội tại Thủ Đô Sài Gòn. Trong đoàn biểu tình đã có những biểu ngữ nội dung như: “Lột mặt nạ bọn lợi dụng Cách Mạng để đàn áp công giáo” v.v… Trước thái độ và áp lực của đồng bào Công giáo, chiều ngày 7/6/1964, Tướng Khánh đã phái Chuẩn Tướng Albert Nguyễn Cao đến gặp Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình, Linh Mục Trần Tử Nhãn của Dòng Chúa Cứu Thế, và gia đình của Thiếu Tá Đặng Sĩ biết rằng: “Thiếu tá Đặng Sĩ sẽ không bị tuyên án tử hình, và đừng quan tâm đến bản án tòa sẽ tuyên trong ngày mai. Tòa chỉ tuyên án để thỏa mãn những đòi hỏi của Phật giáo mà thôi. Trong một thời gian ngắn, khi tình hình lắng dịu, Đặng Sĩ sẽ được trả tự do”. Như vậy chúng ta thấy rõ rằng, chuyện sống chết của ông Cố Vấn Ngô Đình Cẩn, ông Phan Quang Đông, và Thiếu Tá Đặng Sĩ đã được 3 thế lực sắp đặt từ trước: Thứ nhất là Cabot Lodge, thứ hai là đám tướng lãnh phản loạn mà đại diện là Tướng Nguyễn Khánh, và thế lực thứ ba là tên vong ơn bội nghĩa Ác Tăng cộng sản Thích Trí Quang. Để kết thúc phần trên, xin trích một đoạn trong bài viết của Thẩm Phán Nguyễn Cần về phần nhận xét của Luật Sư Võ Văn Quan, vị luật sư đã biện hộ cho ông Cố Vấn Ngô Đình Cẩn. Ở phần kết của bài biện hộ trong phiên tòa tại Tòa Án Cách Mạng 1/11/1963 như sau, Luật Sư Võ Văn Quan đã nói: “Trong cuộc Cách Mạng Pháp vào năm 1789, Quốc hội gọi là Convention National được bầu trong thời kỳ khủng bố (La Terreur) gồm đa số những người do tên độc tài khát máu Robespiere dùng áp lực để đưa vào. Trước khi đem Vua Louis XVI ra xét xử tại Quốc Hội, Robsespiere đã tuyên bố phải cho bản án tử hình. Trong phiên tòa đặc biệt đó, nhiều người của Convention National đã chất vấn hằn học, mạt sát thậm tệ Vua Louis XVI cho biết trước rằng họ sẽ bỏ phiếu tuyên án tử hình. Khi đứng lên biện hộ cho Vua Louis XVI, Luật Sư Sège đã can trường nói thẳng với họ: “Je viens ici chercher des juges, mais je ne trouve que des bourreaux.” (Tôi đến đây tìm những vị thẩm phán quan, nhưng tôi chỉ gặp những tên đao thủ phủ). Vâng, các tướng Tướng Trần văn Đôn, Tướng Trần Thiện Khiêm, Tướng Tôn Thất Đính, Tướng Đỗ Mậu, Tướng Nguyễn Khánh, Tướng Lê văm Kim, Tướng Dương văn Minh, Tướng Đỗ Cao Trí, Tướng Nguyễn Chánh Thi Trưởng Tư Pháp Nguyễn Văn Mầu đã là đao phủ thủ giết chết một anh hùng sĩ quan tình báo Việt Nam Cộng Hòa, một anh hùng khác là ông Cố Vấn Ngô Đình Cẩn, bên cạnh những đao phủ thủ mặc áo cà sa là các ác tăng cộng tăng Thích Trí Quang, Thích Thiện Minh, Thích Quảng Độ, Thích Huyền Quang, Thích Hộ Giác, Thích Chánh Lạc Thích Thiện Hoa, Thích Trí Thủ, Thích Tâm Châu, và những tên họ thích khác đã góp máu vào nên cuộc đảo chánh TT Ngô Đình Diệm và ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu ngày 1/11/1963. Trích sách “Thích Trí Quang, Thần Tượng hay Tội Đồ Dân Tộc”, sắp phát hành. Orange County, 22/10/2013 Liên Thành 626-257-1057
|
|
|
Post by nguyendonganh on Nov 7, 2013 4:38:28 GMT 9
50 năm sau biến cố 1 tháng 11, 1963: Xét lại nguyên nhân và hậu quả - Đinh Từ Thức - damau.org TT. Ngô Đình Diệm khoảng năm 1955 (Ảnh: Life Magazine) Nửa thế kỷ trước, vào dịp Tết Quý Mão 1963, sau khi nhận được thông điệp chúc Tết từ Washington, Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm đã gửi cho Tổng Thống Hoa Kỳ John Kennedy một lá thư, do Bộ Trưởng Phủ Tổng Thống Nguyễn Đình Thuần trao tận tay cho người nhận tại Bạch Ốc. Thư đề ngày 23 tháng Hai, 1963, chỉ dài có một trang đánh máy: Thưa Tổng Thống, Toàn dân Việt Nam đã xúc động sâu xa về thông điệp của Ngài, với tư cách là người phát ngôn cho nền dân chủ vĩ đại của Hoa Kỳ, đã có nhã ý gửi cho họ vào ngày Đầu Năm Mới. Họ đã đón mừng thông điệp này như là một sự biểu lộ tuyệt vời và hoàn hảo cho sự hiểu biết và thân hữu của nhân dân Hoa Kỳ, những người đã giúp đỡ họ với viện trợ dồi dào và hữu hiệu trong những ngày khó khăn của cuộc chiến đấu của họ chống lại sự nổi dậy và xâm lấn của cộng sản. Đây quả thật là một nguồn cảm hứng phong phú cho đồng bào tôi, những người hơn bao giờ hết đã quyết tâm gia tăng gấp bội nỗ lực và hy sinh của họ vào năm tới để đến gần chiến thắng cuối cùng hầu đem lại cho họ an ninh và hòa bình, thăng tiến công bằng xã hội và cùng nhau đạt được mục tiêu mở mang kinh tế cho đất nước. Trong niềm tưởng nhớ thành khẩn những đứa con cao quý của nước Mỹ đã hy sinh mạng sống của mình tại đất nước chúng tôi cho mục tiêu chung, tôi xin cảm ơn nồng nhiệt Tổng Thống, về những lời chúc của Ngài đã bầy tỏ rất chính xác những cảm hứng và hy vọng chung của chúng ta và nói lên sự biết ơn và kính phục của nhân dân Việt Nam đối với quốc gia vĩ đại và dân tộc “đã luôn sẵn sàng trả giá cho tự do”. Ngô Đình Diệm Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa. Thư qua thư lại, ơn sâu nghĩa nặng như thế, nhưng chỉ tám tháng 9 ngày sau, ông Diệm bị giết trong cuộc đảo chánh do Hoa Kỳ khuyến khích, và sau đó ba tuần, ông Kennedy cũng bị giết trong một vụ ám sát*. Tại sao ông Kennedy bị giết? Đó là câu hỏi nửa thế kỷ sau, Hoa Kỳ vẫn chưa biết rõ. Tại sao ông Diệm bị giết? Đó là câu hỏi rất nhiều người Việt tưởng đã biết rõ, nhưng thật ra, vẫn chỉ là “biết” theo kiểu “lộng giả thành chân”. Thời gian ngay sau cuộc đảo chánh 1-11, 1963, và có trường hợp cả hàng chục năm sau, vẫn có người cố chứng minh vai trò phụ thuộc của Hoa Kỳ trong biến cố này. Ví dụ, trong cuốn Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi của ông Đỗ Mậu xuất bản năm 1986, tác giả đã trích lời Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy viết vào năm 1979 rằng: “Việc lật đổ và sát hại (anh em ông Diệm) xẩy ra là chỉ do một số tướng lãnh Việt Nam. Người Mỹ đã không thúc đẩy họ đảo chánh, người Mỹ chỉ không ngăn chận họ mà thôi”. Riêng ông Đỗ Mậu viết “…rõ ràng cuộc cách mạng ngày 1-11-1963 hoàn toàn do quân dân Việt Nam lúc bấy giờ thực hiện, và người Mỹ, đứng trước những khó khăn phức tạp của tình hình đã phải thụ động dựa vào đó để giải quyết những khó khăn của họ. Vậy thì chính quân đội Việt Nam đã ‘bật đèn xanh’ cho Mỹ chứ đâu phải Mỹ ‘bật đèn xanh’ cho quân đội Việt Nam.…” Nhưng càng lâu, qua những chứng liệu được giải mật, chẳng còn ai nói năng như thế nữa. Mỹ đóng vai chủ động trong cuộc đảo chánh là điều không còn ai chối cãi, kể cả tổng thống Mỹ John Kennedy. Tuy nhiên, về nguyên nhân của cuộc đảo chánh, có một “huyền thoại” cần xét lại. Trong suốt 50 năm qua, đã có rất nhiều người, nhiều đến nỗi không thể liệt kê hết ở đây, gồm cả những “bình luận gia”, “học giả” hay “sử gia”, hầu như ai cũng nói giống nhau, như một sự thật hiển nhiên, không cần dẫn chứng, là Mỹ đảo chánh để có thể mang quân vào trực tiếp tham chiến ở Việt Nam, vì ông Diệm chống lại việc này. Theo “huyền thoại” này, Mỹ phải lật ông Diệm như loại bỏ một chướng ngại vật, để có thể đổ quân vào VN. Đặc biệt là khẳng định này thông dụng trong dư luận người Việt, nhưng hầu như không được nhắc tới trong tài liệu và sách báo của Mỹ. Tôi chỉ được biết vài ba cuốn sách của Mỹ nói tới điều này, nhưng lại căn cứ từ sách báo Việt ngữ. A Death in November cover Trong cuốn A Death in November (ADIN) xuất bản năm 1987, nói về cuộc đảo chánh năm 1963, bà Ellen J. Hammer viết nơi trang 121: “Một người Việt quen thuộc nói: ‘Mọi người gần gũi ông Ngô Đình Diệm đều biết rằng với ông, vấn đề chủ quyền của Việt Nam là tối quan trọng, không có vấn đề nhượng bộ chuyện này với viện trợ ngoại quốc.’” Và “Diệm nói trong riêng tư rằng người Mỹ đã từng đòi quyền thiết lập căn cứ không và hải quân tại Vịnh Cam Ranh hay Đà Nẵng, được điều hành bởi một cơ sở quân sự thường trực, và rằng họ đã tăng gia áp lực kể từ năm 1961. Vào tháng Bảy năm 1962, trong một cuộc kinh lý tại Vịnh Cam Ranh, ông đã chỉ một ngọn núi ở gần, nói với các cận vệ rằng, ‘Người Mỹ muốn lập một căn cứ ở đấy nhưng tôi sẽ không bao giờ chấp nhận điều đó.’ Cho đến tháng Tám 1963, ông đã nói với Đại Sứ Pháp rằng ông sẽ không bao giờ làm theo những đòi hỏi đó. Một số thành viên đảng Cần Lao của ông coi sự từ chối này là một trong những lý do chính cho việc lật đổ ông Diệm.” Trong phần chú thích ở trang 336 về trang 121 có đoạn trích dẫn trên, bà Hammer cho biết bà đã căn cứ từ bài viết của Bác Sĩ Trần Kim Tuyến, trên báo Hòa Bình, ngày 8 tháng 8, năm 1970. Là Tổng Thư Ký tòa soạn báo Hòa Bình vào thời gian này, tôi biết về nguồn thông tin của bà Hammer. Bài báo bà cho là Bác Sĩ Tuyến viết, là loạt bài được mệnh danh “bút ký lịch sử” kéo dài nhiều tháng, mang tựa đề “Làm thế nào để giết một tổng thống,” sau khi chấm dứt, đã được xuất bản thành sách ở Sài Gòn. Tôi là người đặt tựa cho loạt ký sự này. Khi bắt đầu đăng báo, Bộ Thông Tin không chịu, yêu cầu đục bỏ, một phần sợ gây “sốc” trong dư luận, phần khác do áp lực từ các tướng chủ chốt trong cuộc đảo chánh, sau khi bị Nguyễn Khánh cho đi an trí một thời gian, đã trở lại là những nhân vật có thế lực, như Nghị Sĩ Quốc Hội. Lúc ấy chế độ kiểm duyệt báo chí mới chấm dứt theo Luật 019/69, do Quốc Hội thông qua, và Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ký ban hành ngày 30 tháng 12, 1969. Theo luật này, báo có quyền chỉ trích chính phủ, không bị kiểm duyệt, và chỉ có thể bị tịch thu theo lệnh của tòa án. Dựa vào luật mới, tòa soạn nhất quyết giữ y nguyên cả tên lẫn nội dung ký sự, không chịu đục bỏ hay thay đổi, với lập trường là nếu Bộ Thông Tin thấy nhà báo phạm luật, cứ việc truy tố ra toà. Ngày thứ hai, rồi ngày thứ ba liên tiếp, Bộ Thông Tin vẫn yêu cầu đục bỏ. Từ ngày thứ tư, Bộ để yên. Tác giả ký sự là hai bút hiệu: Cao Vị Hoàng và Lương Khải Minh. Tuy hai bút hiệu, thực ra chỉ có một người viết, trong khi dư luận, kể cả bà Hammer, nghĩ rằng Lương Khải Minh là bút hiệu của Bác Sĩ Tuyến, nguyên giám đốc sở Nghiên cứu Chính trị Phủ Tổng Thống; ngôn ngữ bình dân gọi là “Trùm mật vụ”. Ông Tuyến không viết chữ nào trong ký sự này, nhưng có giúp một cách gián tiếp. Với uy tín thời Đệ Nhất Cộng Hòa, ông đã giới thiệu để người mang bút hiệu Cao Vị Hoàng có thể tới phỏng vấn các nhân vật quan trọng của chế độ cũ. Lời kể của họ về anh em Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Đệ Nhất Cộng Hòa được ghi lại là chất liệu cho nội dung ký sự, không được kiểm chứng về độ chính xác, nên khó có thể coi như sự thật lịch sử. Có thể nói Lương Khải Minh chỉ là “bút hiệu danh dự” dành cho ông Tuyến, cũng như chiếc ghế trống trong buổi lễ phát giải Nobel Hòa Bình năm 2010, được gọi là chiếc ghế của ông Lưu Hiểu Ba, nhưng ông này chưa bao giờ ngồi ở đó. Khi cuốn sách của bà Hammer xuất bản ở Mỹ, qua câu chuyện điện thoại từ Mỹ với ông Tuyến ở Cambridge, Anh, tôi đã có dịp cho ông biết về sự sai lầm của tác giả, và hỏi ông có định lên tiếng đính chính không. Bác Sĩ Tuyến trả lời rằng ông không muốn lên tiếng, sợ nhà báo kéo tới phỏng vấn ầm ỹ, trong khi ông chỉ muốn sống ẩn dật. Tuy nhiên, ông Tuyến cũng nói khi nào tôi có dịp gặp bà Hammer, thì nhờ nói với bà ấy về chuyện sai lầm, để sửa lại khi sách có dịp tái bản. Gần đây, Finding the Dragon Lady, một cuốn sách mới xuất bản vào tháng Chín 2013 nói về cuộc đời bí mật của bà Ngô Đình Nhu, tác giả là bà Monique Demery, đã trích một đoạn từ cuốn sách A Death in November, nhưng ngay cuốn ADIN lại trích từ hồi ký “Bên Dòng Lịch Sử” của Linh Mục Cao Văn Luận, trong đó Cha Luận kể lại cuộc gặp Tổng Thống Ngô đình Diệm tại Dinh Gia Long vào ngày 24 tháng 06, 1963. Cha Luận mới gặp nhiều chính khách quan trọng ở Mỹ, như Bộ Trưởng Tư Pháp Robert Kennedy, Nghị Sĩ Mike Mansfield trở về, khuyên ông Diệm nên nhượng bộ những đòi hỏi của Mỹ để tránh đảo chánh, nhưng ông Diệm không chịu, đáp: - Nếu bây giờ chúng ta nhượng bộ một bước thì Mỹ sẽ lại đòi thêm, biết nhượng bộ đến bao giờ cho vừa lòng họ? Tôi muốn võ trang đầy đủ cho Bảo an, Dân vệ, thanh niên chiến đấu. Mỹ không chịu. Tôi muốn tăng cường quân đội, Mỹ từ chối không cấp vũ khí và phương tiện, Mỹ chỉ muốn đưa quân qua Việt Nam mà thôi. Có lẽ Tổng Thống Diệm đã đề cập tới nội dung cuộc họp gữa phái đoàn Mỹ do tướng Taylor cầm đầu và ông Diệm vào mùa Thu năm 1961 (sẽ nói thêm sau này) trong đó ông Diệm có yêu cầu Mỹ tăng viện để tăng quân số, và Tướng Taylor đề nghị gửi một đạo quân Mỹ từ sáu đến tám ngàn người tới VN – dưới danh nghĩa cứu lụt, nếu cần – và ông Diệm đã đồng ý, nhưng ông Kennedy không chấp thuận. Vào năm 2003, Đại Tá Nguyễn Hữu Duệ, vốn là Thiếu Tá Tư Lệnh Phó kiêm Tham Mưu Trưởng Lữ Đoàn Liên Binh Phòng Vệ Phủ Tổng Thống khi xẩy ra cuộc đảo chánh 1963, nhờ tôi biên tập bản thảo cuốn “Nhớ Lại Những Ngày Ở Cạnh Tổng Thống Ngô Đình Diệm”. Ông Duệ viết sở dĩ Mỹ đảo chánh, vì ông Diệm không chịu cho Mỹ đem quân chiến đấu vào Việt Nam và lập căn cứ ở Vịnh Cam Ranh. Tôi hỏi ông Duệ đã căn cứ vào đâu để viết như vậy, ông trả lời “chuyện đó ai chả biết”. Tôi xin ông cố nhớ lại để có thể kể tên đích xác một vài người, sau giây lát suy nghĩ, ông nêu tên ông Trần Sử, bí thư của Tổng Thống Diệm, lúc ấy đã qua đời. Trong cuốn sách đã dẫn, khi xuất bản, ông Duệ viết trong phần nói về Đại Sứ Ngô Đình Luyện rằng ông Luyện đã kể với ông Duệ: Trước cuộc đảo chính mấy tháng, có một linh mục thuộc Dòng Jesuit Hoa Kỳ đã bí mật sang Anh gặp ông Luyện, muốn ông báo cho ông Diệm biết là sớm muộn gì Mỹ cũng giúp cho cuộc đảo chánh lật ông Diệm. Khi ông Luyện hỏi có thể làm cách nào để tránh được không, vị Linh Mục này khuyên ông Diệm: “Nên nhượng bộ chính phủ Hoa Kỳ, đồng ý tất cả những gì người Mỹ muốn qua Đại Sứ Hoa Kỳ. (Theo ông Luyện thì người Mỹ muốn Việt Nam nhường cảng Cam Ranh cho người Mỹ trong một thời gian, như Phi Luật Tân nhường cảng Subic, và để cho người Mỹ một thời gian vào Việt Nam)”. Ông Luyện đã cấp tốc từ London về Sài Gòn gặp anh mình, Đại Tá Duệ kể tiếp: “Tổng Thống Diệm nói sẽ nghiên cứu kỹ việc này và bảo ông Luyện sang gặp ông Nhu để bàn thêm. Ông Luyện gặp ông Nhu và ông Nhu có vẻ chú ý và cũng đồng ý nhưng ông lo rằng người Mỹ đòi mang quân vào và xử dụng Cam Ranh thì khó đựơc tổng thống chấp thuận. Ông cũng lo rằng nếu ngừơi Mỹ mang quân vào thì Nga và Tầu sẽ giúp miền Bắc nhiều hơn và có thể cũng đem quân vào nữa. Như vậy, Việt Nam sẽ là bãi chiến trường đẫm máu.” Đó là tất cả những gì tôi được biết từ phía người Việt về chuyện người Mỹ muốn mang quân chiến đấu vào Việt Nam và muốn xử dụng cảng Cam Ranh, tất cả đều do những lời kể lại gián tiếp, không được chứng minh bằng tuyên bố hay văn kiện chính thức. *** Về phía Hoa Kỳ, ngay từ thời lập quốc, những lời nói việc làm quan trọng liên hệ tới chính quyền thường được ghi chép và lưu trữ. Nếu quả thật chính quyền Mỹ đã có ý định, hay chính thức đòi lập căn cứ quân sự, hay đưa quân vào trực tiếp chiến đấu ở Việt Nam, điều này chắc chắn phải được ghi lại trong những tài liệu công khai hay bí mật. Trong nửa thế kỷ qua, về mối liên hệ giữa Mỹ và Việt Nam, những người trong cuộc đã viết hồi ký, hoặc trả lời phỏng vấn về vai trò của mình, cũng như những tài liệu mật hay tối mật, phần lớn đã được giải mật, không thấy tài liệu nào nói tới ý định hay đòi hỏi của Mỹ muốn lập căn cứ quân sự thường trực tại Việt Nam. Tuy nhiên, có chứng cớ từ năm 1961, đã có nhiều đề nghị — từ cả giới quân sự và chính trị — đem quân Mỹ vào tham chiến ở Việt Nam. Nhưng điều quan trọng là, tất cả những đề nghị này, đều đã bị Tổng Thống John Kennedy bác bỏ. Để hiểu rõ diễn tiến đưa tới cuộc đảo chánh 1963, có thể chia thời gian hơn 9 năm cầm quyền của Thủ Tướng rồi Tổng Thống Ngô Đình Diệm thành ba giai đoạn. Năm đầu tiên, từ mùa Hè 1954 đến mùa Hè 1955 là giai đoạn thoát hiểm. Từ giữa năm 1955 đến cuối 1960, là giai đoạn ổn định và xậy dựng. Từ đầu 1961 đến cuối 1963 là giai đoạn chuyển tiếp, suy sụp và bị lật đổ. Giai đoạn đầu, tuy có sự giúp đỡ to lớn của Hoa Kỳ, nhất là về tài chánh và phương tiện cho cuộc di tản và tái định cư hàng triệu người tị nạn Cộng Sản từ miền Bắc, nhưng ông Diệm thoát hiểm không phải hoàn toàn nhờ ở Hoa Kỳ, mà một phần nhờ vào hậu thuẫn của quần chúng và các đảng phái quốc gia. Chính Hoa Kỳ có lúc đã định bỏ rơi ông Diệm trong giai đoạn phôi thai này. Sau khi thoát hiểm, anh em ông Diệm bắt đầu củng cố lực lượng riêng của mình gồm Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia ở bề mặt, và Cần Lao là nòng cốt. Về phía Mỹ, “thoát hiểm” là khoản vốn bảo chứng cho một chính sách tích cực ủng hộ. Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, đứng đầu là Ngoại Trưởng Foster Dulles, đã trở thành pháo đài kiên cố bảo vệ chế độ của Tổng Thống Diệm. Ngoài viện trợ dồi dào, những “Người Mỹ bạn của Việt Nam” gồm toàn những nhân vật thế lực từ chính khách tới danh tướng và nhất là các ông vua truyền thông, đã hợp sức biến Tổng Thống Diệm thành một “kỳ nhân” (miracle man). John Foster Dulles – Ngoại trưởng thời Eisenhower Ưu điểm của chế độ dân chủ là sự đổi mới sau mỗi nhiệm kỳ, nhưng khuyết điểm là thiếu liên tục, có khi lâm tình trạng hụt hẫng. Chế độ của Tổng Thống Ngô Đình Diệm vững như bàn thạch trong 5 năm cuối cùng thuộc nhiệm kỳ của Tổng Thống Eisenhower. Nhưng “thần hộ mạng” của Tổng Thống Diệm là Ngoại Trưởng Dulles qua đời tháng Năm 1959. Cái “bàn thạch” là điểm tựa của Tổng Thống Diệm bắt đầu rạn nứt. Trong khi Đại Sứ Mỹ tại Sài Gòn Elbridge Durbrow chủ trương ông Diệm cần mở rộng chính quyền để được sự ủng hộ của dân chúng trong chính sách chống cộng, ông Diệm lại cho rằng mở rộng dân chủ là giúp cho cộng sản và tay sai lợi dụng. Khi Đại Sứ Mỹ tăng sức ép, ông Diệm tỏ ý không muốn Việt Nam là một nước bị bảo hộ như thời Pháp, điều mà ông đã cố thoát ra khi còn là một ông quan trẻ tuổi, và rằng chủ quyền và trách nhiệm của chính phủ là điều không thể coi nhẹ. Ngày 9 tháng 11 năm 1960, Nghị Sĩ Kennedy thắng cử tổng thống, với một tỷ lệ rất thấp trước Phó Tống Thống Nixon. Hai ngày sau, 11 tháng 11, cuộc đảo chánh bất thành diễn ra tại Sài Gòn. Từ những chỉ trích của Đại Sứ Durbrow trước đó đối với ông Diệm, tới cuộc đảo chánh diễn ra ngay sau khi ông Kennedy đắc cử, và có cả bằng chứng ít nhất một nhân viên ngoại giao Mỹ có mặt bên các lãnh tụ đảo chánh, khiến mối nghi ngờ của Dinh Độc Lập đối với ê-kíp mới làm chủ Bạch Ốc có cơ sở. Trước khi ra đi, Tổng Thống Eisenhower căn dặn ông Kennedy phải cố giữ Ai Lao bằng mọi giá, kể cả việc Mỹ phải một mình bảo vệ Ai Lao và xử dụng võ khí hạt nhân loại nhỏ, nếu cần. Vì nếu để Ai Lao vào tay Cộng Sản, cả Đông Nam Á sẽ tiêu tùng. Tướng Edward Lansdale và TT. Ngô Đình Diệm (Ành: Douglas Pike Collection) Edward Lansdale, từ năm 1954 đã là một cố vấn Mỹ thân cận, và là một người bạn của ông Diệm, gặp ông hầu như hàng ngày. Nhưng khi tình thế ổn định, thay vì mở rộng tự do dân chủ để đạt được hậu thuẫn của dân chúng, ông Nhu bắt đầu chèn ép đối lập, gây bất mãn trong giới trí thức và đảng phái. Khi biết Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ chẳng những không chống, còn giúp anh em ông Diệm gây dựng phe đảng của mình để tập quyền, Lansdale thất vọng, xin về Mỹ, mặc dầu vẫn giữ cảm tình sâu đậm với ông Diệm. Từ khi rời Việt Nam vào cuối năm 1956, Edward Lansdale vẫn muốn có dịp trở lại Sài Gòn. Tổng Thống Diệm cũng muốn thế. Nhưng con người không muốn khép mình trong hệ thống quyền lực cứng nhắc như Lansdale đã bị chống đối khắp nơi, từ Washington tới Sài Gòn. Trong hai tuần đầu tháng 01 năm 1961, trước khi Tổng Thống Kennedy nhậm chức, Lansdale đã lên tướng, tự xoay xở được một chuyến đi, với tư cách Quyền Trưởng Phòng Hành Quân Đặc Biệt thuộc Bộ Quốc Phòng, tới Việt Nam để lượng định tình hình. Theo nhận định của ông, tình hình VN thời gian này khá bi quan. Tuy bề ngoài vẫn có vẻ ổn định, nhưng tại những nơi xa thành thị, tình hình an ninh rất bất ổn. Dân chúng sống trong cảnh lo sợ, nhất là về đêm, dưới quyền sinh sát của cán binh Việt Cộng. Trở về Washington hai ngày trước khi Tổng Thống Kennedy nhậm chức. Kèm theo báo cáo bi quan về tình hình VN gửi Bộ Trưởng Quốc Phòng sắp mãn nhiệm Thomas Gates (Bố của Bộ Trưởng QP Robert Gates thời Bush-Obama) là một bản ghi nhớ, tả lại chuyến đi tới khu Hải Yến của Cha Nguyễn Lạc Hóa ở Bình Hưng, Cà Mâu. Một “an toàn khu”, với võ khí thô sơ, do dân làng là những người gốc Hoa tị nạn cộng sản, tự tổ chức phòng thủ, nằm giữa nơi đầy Việt Cộng chung quanh, mà địch quân không làm gì được. Lansdale coi đó là mẫu mực của chiến tranh chống du kích. Một cố vấn của tân tổng thống Kennedy là Walter Rostow được đọc báo cáo của Lansdale, ưng ý, đề nghị Tổng Thống Kennedy nên đọc. Một tuần sau khi nhậm chức, ngày 28 tháng 01, 1961, Lansdale được gọi tới Bạch Ốc họp cùng với Tổng Thống, các viên chức cao cấp Bạch Ốc, gồm cả Bộ Quốc Phòng và Bộ Ngoại Giao, để thảo luận về tình hình Việt Nam. Dịp này, Tổng Thống Kennedy đã chấp thuận kế hoạch chống nổi dậy tại VN (CIP – Counterinsurgency Plan) gồm đề nghị tăng viện trợ để tăng quân và lực lượng bảo an, đồng thời, yêu cầu ông Diệm mở rộng thành phần chính phủ. Cũng dịp này, Tổng Thống Kennedy cho biết ông muốn đề cử Lansdale làm Đại Sứ Mỹ tại Sài Gòn, nhưng Ngoại Trưởng Dean Rusk phản đối. Ông Rusk vốn là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp, không thích lối làm việc “tùy tiện” của Lansdale. Trái với thời kỳ tương đối phẳng lặng kéo dài từ 1955 đến 60, trước và sau khi Tổng Thống Kennedy nhậm chức, đã có nhiều chuyện quan trọng xẩy ra liên hệ tới tình hình VN. Sau khi quyết định chiếm miền Nam bằng võ lực qua Nghị Quyết 15, Hà Nội tổng động viên vào tháng Tư 1960, bắt đầu gửi quân vào Nam. Bốn tháng sau, đại úy Kong Le đảo chánh ở Lào, theo đường lối trung lập. Bốn tháng sau nữa, Liên Xô lập cầu không vận tiếp tế cho lực lượng trung lập của Kong Le vào đấu tháng 12. Hai tuần sau, Hà Nội cho ra mắt tại miền Nam “Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng” vào ngày 20-12. Ngày 06 tháng 01, 1961, Nikita Khruskchev đọc diễn văn chống Mỹ và hứa ủng hộ chiến tranh giải phóng tại khắp nơi. Ngày 9 tháng 4, 1961, ông Diệm tái đắc cử tổng thống. Mười hôm sau, Mỹ thất bại chua cay trong vụ giúp người lưu vong Cuba đổ bộ Vịnh Con Heo. Vì vụ thất bại này, Kennedy không giám quyết tâm cứu Lào. Thay vì bảo vệ Lào bằng mọi giá như lời khuyên của vị tiền nhiệm Eisenhower, Kennedy tìm giải pháp bảo vệ nền trung lập của Lào, qua bàn hội nghị. Hội nghị về Lào khai mạc tại Genève ngày 16 tháng Năm, 1961. Rồi đầu tháng Sáu, lại xẩy ra vụ khủng hoảng Berlin. Trước hội nghị Genève về Lào, Tổng Thống Kennedy cử Phó Tổng Thống Lyndon Johnson tới gặp ông Diệm tại Sài Gòn, từ 11 đến 13 tháng Năm, 1961. Dịp này, Johnson đưa cho ông Diệm một văn thư của Kennedy gợi ý về việc gia tăng các phi vụ chống lại quân cộng sản, cũng như tăng quân lực VN thêm 20.000 người. Johnson cũng thảo luận về yêu cầu của chính quyền Kennedy là ông Diệm mở rộng thêm cho đối lập trong nước và cho dân chúng được hưởng thêm tự do. Nhưng không có lúc nào Johnson đề cập tới việc gửi quân Mỹ chiến đấu tới Việt Nam. Ông ấy cam đoan với ông Diệm là sẽ gửi máy bay trực thăng và phương tiện cần thiết cho việc tăng quân. Vài ngày sau, các ông Diệm và Johnson có cuộc họp thứ nhì với nhiều tranh luận hơn. Ông Diệm nhấn mạnh Nam VN cần thêm 120.000 quân trên số 150.000 đã sẵn có, và không thể cáng đáng nổi. Ông Johnson hỏi liệu ông Diệm có chấp nhận quân Mỹ chiến đấu không. Ông Diệm nói chỉ chấp nhận nếu nước ông bị tấn công, nhưng ông yêu cầu thêm nhân viên Mỹ để huấn luyện cho quân lực Việt Nam. Bốn tháng sau, vào tháng 10, 1961, ông Kennedy gửi cố vấn quân sự là Tướng Maxwell Taylor tới Sài Gòn để trực tiếp lượng định tình hình. Phái đoàn rời Washington ngày 17, ngoài Tướng Taylor còn cố vấn an ninh Walt Rostow, Tướng Lansdale và một số chuyên viên khác. Lansdale, chỉ được coi là chuyên viên trong phái đoàn, không được dự trù có mặt trong thành phần họp với ông Diệm. Nhưng khi phái đoàn vừa tới Sài Gòn, Lansdale đã được mời đi thẳng từ phi trường tới Dinh độc Lập họp riêng với anh em ông Diệm. Lansdale được ông Diệm cho biết ông vừa ban bố tình trạng khẩn trương để đối phó với trận lụt lớn ở miền Tây, và tình hình an ninh chung. Ông Diệm cũng hỏi thẳng Lansdale liệu ông có thể tin tưởng vào chính quyền Kennedy được không? Trong cuốn Edward Lansdale, the Unquiet American xuất bản năm 1988, tác giả Cecil B. Currey đã kể lại cuộc gặp gỡ giữa anh em Tổng Thống Diệm và Tướng Edward Lansdale tại Dinh Độc Lập ngày 18 tháng 10, 1961: Nhiều năm sau, Lansdale tiết lộ: “Tôi chưa bao giờ nói với ai điều này. Diệm xác nhận rằng ông đã yêu cầu chính quyền Hoa Kỳ gửi quân chiến đấu Mỹ tới Việt Nam. Lansdale buồn rầu nhìn bạn mình. “Phải chăng ông đã đạt tới tình trạng khiến ông sẽ phải cần đến họ để sống còn?” Ông Nhu có mặt, và giống như chuyến trước của Lansdale, bắt đầu trả lời thay cho anh mình. Lansdale chặn ông ta. “Tôi hỏi anh ông những câu đó, không hỏi ông!” Cả hai người Việt ngồi yên lặng một lúc. Rồi ông Diệm trả lời. “Ông muốn nói rằng tôi không nên yêu cầu gửi quân? Lansdale hỏi một câu khác. “Ông có cần họ không?” Ông Diệm không trả lời ngay và cuối cùng nói “Thật ra, không cần”. Lansdale dịu giọng góp ý “Nên giữ như thế”. Sau này ông nói, “Tôi chống lại việc mang quân chiến đấu tới. Tôi đã nhìn thấy người Pháp làm và phác họa rằng chứng ta cũng sẽ làm như họ thôi – ngay cả với ý hướng tốt”. (tr. 238) Hôm sau, 19 tháng 10, Taylor và Rostow họp với anh em ông Diệm trong bốn giờ. Ông Diệm than phiền không hiểu tại sao chính quyền Hoa Kỳ [thời Kennedy] chưa chính thức cam kết giúp đỡ nước ông, do đó ông lo ngại Hoa Kỳ có thể bỏ rơi Việt Nam. Ông Diệm không hề đề cập việc mang quân chiến đấu Mỹ tới Việt Nam. Nhưng chính Tướng Taylor nêu vấn đề này ra hỏi ông Diệm. Trước khi rời Việt Nam, Taylor và Rostow có cuộc họp chót với ông Diệm. Tayor hỏi thẳng ông Diệm có muốn nhận một đạo quân lớn của Mỹ tới như một “lực lượng cứu lụt”, gồm các nhân viên về y tế, thông tin, cơ khí, cùng với một số quân chiến đấu để bảo vệ an ninh cho họ. Ông Diệm đồng ý. Taylor đánh điện cho Tổng Thống Kennedy, đề nghị gửi một đạo quân từ sáu đến tám ngàn người. Trong khi dừng chân tại Baguio ở Philippines trên đường về Mỹ, Taylor gửi điện cho Tổng Thống Kennedy yêu cầu gửi ngay đạo quân này, coi như nỗ lực đóng góp với Nam VN để cứu lụt, đồng thời chặn đứng việc cộng sản xâm lấn Miền nam. Taylor cũng đề nghị Hoa Kỳ cứu xét việc ném bom Bắc Việt. Nhưng Ngoại Trưởng Dean Rusk không đồng ý với đề nghị của Tướng Taylor. Ông nới với Tổng Thống Kennedy rằng Hoa Kỳ không nên can dự về quân sự, cho đến khi ông Diệm chịu cải tổ về chính trị. FILES-US-VIETNAM-WAR-MCNAMARA_4116097 Tướng Maxwell Taylor, Bộ trưởng Quốc Phòng Robert MacNamara và TT. Kennedy thảo luận về VN (tháng 9 năm 1963) Ngược lại, đề nghị của Taylor được sự đồng ý của Bộ Trưởng Quốc Phòng McNamara, Thứ Trưởng QP Gilpatrick, và Bộ Tham Mưu Liên Quân (JCS). Trong khi ủng hộ việc gửi quân, JCS cũng báo động rằng, lực lượng 8.000 người không có là bao, không đủ để làm thay đổi cán cân lực lượng, và khó tránh được việc gửi thêm quân. Trong báo cáo chính thức gửi cho Tổng Thống Kennedy ngày 03 tháng 11, 1961, Taylor đề nghị mang quân chiến đấu vào Việt Nam. Điều này khiến Tổng Thống Kennedy rất bối rối, vì từ đầu ông đã không muốn vậy. Nhưng nếu công luận biết có đề nghị này, mà ông từ chối, thì sẽ bị phe bảo thủ chỉ trích là quá mềm yếu trước cộng sản. Vì thế, ông đã không công bố đề nghị của Taylor, liệt nó vào loại “tuyệt mật” (eyes only), trong khi nói với báo chí là Taylor không đề nghị gửi quân, và ông cũng ra quyết định ngày 11 tháng 11 là không gửi quân chiến đấu tới VN. Theo sử gia Arthur Schlesinger Jr. viết trong Robert Kennedy and His Times, Tướng Taylor sau này nói rằng, khi nhận báo cáo của ông “Tôi không nhớ có ai đã mạnh mẽ chống lại đề nghị gửi quân, trừ một người, và người đó là tổng thống. Tổng thống không muốn bị thuyết phục rằng đó là chuyện phải làm…. Đó chính là tin tưởng cá nhân của tổng thống rằng quân chiến đấu của Mỹ không nên vào [Việt Nam]”. Vẫn theo ông Schlesinger, ngay từ trước khi phái đoàn Taylor/Rostow đi Sài Gòn, Tổng Thống kennedy đã kiếm được một đồng minh quan trọng, là tướng Douglas McArthur. Vị danh tướng từng đánh bại Nhật Bản và chặn đứng được làn sóng cộng quân tại Triều Tiên, ngay từ tháng Tư 1961 đã cả quyết với Tổng Thống Kennedy rằng sẽ là một sai lầm nếu chiến đấu tại Đông Nam Á. Và rằng “chúng ta sẽ điên khùng nếu đánh trên lục địa Á châu, và tương lai của Đông Nam Á nên được quyết định tại bàn hội nghị”. Quan điểm của Tướng McArthur đã hoàn toàn chinh phục Tổng Thống Kennedy, đến nỗi, sau này, nếu có ai bàn khác đi, ông ấy đều nói rằng: “Các anh hãy tới thuyết phục Tướng McArthur đi, rồi tôi sẽ chịu thuyết phục”. Cho đến hai năm sau, là cuối 1963, vẫn còn viên chức Mỹ nêu ý kiến gửi quân Mỹ tới tham chiến tại Việt Nam, nhưng đã bị phản đối ngay. Theo Rufus Phillips kể lại trong Why Vietnam Matters, về cuộc họp tại Bạch Ốc sáng ngày 10 tháng 9 năm 1963, dưới quyền chủ tọa của Tổng Thống Kennedy, để nghe báo cáo về chuyến đi cấp tốc tới Việt Nam lượng định tình hình tại chỗ của Tướng Krulax thuộc Bộ Quốc Phòng, và ông Mendenhall thuộc Bộ Ngoại Giao: Sau khi nghe báo cáo tốt đẹp về tình hình quân sự của Krulax và tình hình bi quan về chính trị của Mendenhall, Tổng Thống Kennedy đã hỏi một cách mỉa mai “Có phải hai ông cùng tới một nước không?” Sau khi Rufus Phillips — một viên chức cao cấp của Mỹ về chương trình Bình Định Nông thôn vừa từ Vịêt Nam về — trình bầy ý kiến của mình, là đến lượt John Mecklin, giám đốc thông tin Mỹ (USIS) tại Sài Gòn lên tiếng. “Ông ấy nghĩ rằng chúng ta nên trực tiếp phái quân lực Mỹ tới Nam Việt Nam để hỗ trợ nỗ lực chiến tranh. Tới điểm này, phòng họp ồn ào lên, Tướng Taylor (mặc dầu từng đề nghị đem quân chiến đấu tới VN vào năm 1961) cương quyết ‘Không, không, không thể được trong mọi trường hợp!’ Tôi kinh ngạc về đề nghị của Mecklin. Tôi không biết ông ta đã lấy ý tưởng đó từ đâu. Nó đánh lạc sự chú ý từ vấn đề chính, đó là thực tế đối phó với ông bà Nhu. Đến lượt McCone (giám đốc CIA) biện luận rằng quân đội Việt Nam có thể làm việc với Nhu, và rằng tình hình không đến nỗi tệ như báo cáo. Harriman nói rằng tình hình rõ ràng đang tan vỡ và rằng chúng ta không thể tiếp tục với Diệm”. John John vào thăm Bố trong tòa Bạch Ốc, 15 tháng 10, 1963 Trong một vụ án, khó nhất là tìm ra thủ phạm. Khi thủ phạm đã nhận tội, tìm nguyên nhân là điều không khó. Tổng Thống John Kennedy đã nhận mình là “chính phạm”, và khai rõ những ai là “tòng phạm”. Qua “lời tự khai” được thu băng chỉ kéo dài 5 phút (kể cả gần 2 phút nói truyện với con), ông Kennedy, sau khi nhận trách nhiệm của mình, đã “khai” rõ những ai chống, và những ai chủ trương đảo chánh. Tìm hiểu về quan điểm và chủ trương của từng người, sẽ biết nguyên nhân cuộc đảo chánh. Bản ký tự từ một cuốn băng giải mật vào năm 1998, được thu tiếng tại Bạch Ốc vào chiều ngày Thứ Hai 04 tháng 11, 1963 (hơn một ngày sau khi anh em ông Diệm bị giết), và hiện được lưu trữ tại Thư Viện Tổng Thống Kennedy ở Boston, cho biết như sau: Tổng Thống Kennedy: Cuộc đảo chánh đã xẩy ra tại Sài Gòn vào cuối tuần. Nó là tột đỉnh của cuộc thảo luận trong ba tháng về một cuộc đảo chánh, một cuộc thảo luận đã gây chia rẽ trong chính quyền ở đây và ở Sài Gòn. Chống lại một cuộc đảo chánh là Tướng [Maxwell] Taylor, Bộ Trưởng Tư Pháp [Robert Kennedy], Bộ Trưởng [Quốc Phòng Robert] McNamara, [chống đối] ở mức độ thấp hơn là John McCone, một phần vì mối hiềm khích cũ đối với [Henry Cabot] Lodge [Jr.] khiến ông ta thiếu tin tưởng vào sự phán đoán của Lodge, một phần là kết quả của mối hiềm khích mới vì Lodge đã thay thế trưởng cơ sở [CIA] của ông ta tại Sài Gòn; thiên về cuộc đảo chánh là Bộ Ngoại Giao, dẫn đầu bởi Averell Harriman, George Ball, Roger Hilsman, được hậu thuẫn bởi Mike Forrestal tại Bạch Ốc. Tôi cảm thấy chúng ta phải gánh vác rất nhiều trách nhiệm vì nó đã khởi sự bằng điện văn của chúng ta gửi vào đầu* tháng Tám trong đó chúng ta gợi ý cuộc đảo chánh. Theo nhận định của tôi điện văn đó đã được thảo quá tệ, đáng lẽ nó không bao giờ được gửi đi vào một ngày Thứ Bảy. Đáng lẽ tôi đã không nên chấp thuận nó mà không qua một cuộc thảo luận bàn tròn để qua đó McNamara và Taylor có thể trình bầy quan điểm của họ. Trong khi chúng ta đã sửa lại tầm mức của nó trong các điện văn sau đấy, chính điện văn đầu tiên ấy đã khuyến khích Lodge theo chiều hướng ông ta đã muốn tiến tới. [Tướng Paul] Harkins tiếp tục chống đối cuộc đảo chánh trên căn bản là nỗ lực quân sự đang tiến hành tốt đẹp. Có một rạn nứt rõ ràng giữa Sài Gòn và phần còn lại của đất nước. Tình hình chính trị đang suy thoái. Mặt quân sự đã không bị ảnh hưởng; tuy nhiên, có cảm nhận rằng nó sẽ bị ảnh hưởng. Vì lý do này, Bộ Trưởng McNamara và Tướng Taylor ủng hộ việc tăng thêm áp lực đối với Diệm và Nhu để họ thay đổi. (Đến đây có tiếng hai con nhỏ của Tổng Thống Kennedy, John John 3 tuổi và Caroline 6 tuổi, đối thoại với Bố trong giây lát về chuyện trẻ con, như tại sao lá rụng, tại sao có tuyết…., trước khi Kennedy tiếp tục) TT Kennedy: Tôi đã bị sốc về cái chết của Diệm và Nhu. Tôi đã gặp Diệm với Thẩm Phán Tối Cao Douglas nhiều năm trước. Ông đã là người có cá tính ngoại hạng và trong khi ông trở thành khó khăn vào những tháng vừa rồi nhưng trong khoảng mười năm qua ông đã giữ vững nước ông để duy trì được nền đôc lập dưới những nghịch cảnh rất khó khăn. Cách mà ông đã bị giết thật là kinh khủng. Vấn đề bây giờ là liệu các tướng có thể đoàn kết với nhau để cùng xây dựng một chính quyền ổn định hay là Sài Gòn sẽ bắt đầu, công luận tại Sài Gòn, trí thức, sinh viên, vân vân sẽ chỉ trích chính quyền này như là áp bức và phi dân chủ trong một tương lai không xa”. (Dịch theo bản ký tự từ băng tổng thống ghi lại lời Tổng Thống Kennedy thu tiếng ngày 4 tháng 11, 1963, item 52.1, JFKL). “Lời khai” của Tổng Thống Kennedy, tuy có thể ghi gọn trong một trang giấy, nhưng đã chứa đựng hầu hết những thông tin quan trọng cho việc truy tìm nguyên nhân của vụ án. Trong lời ghi âm của Tổng Thống Kennedy, ông đã nhắc tới điện văn được “gửi vào đầu tháng Tám”. Đúng ra, đây là điện văn mang số 243 được gửi váo cuối tháng Tám, chính xác là vào hồi 9 giờ 36 phút tối Thứ Bảy, 24 tháng 8, 1963, từ Bộ Ngoại Giao Mỹ ở Washington, cho Đại Sứ Lodge ở Sài Gòn. Sau khi ông Nhu ra lệnh tấn công chùa vào 21 tháng 8, Tòa Đại Sứ Mỹ ở Sàigòn đã điện về Bộ Ngoại Giao hỏi ý kiến là Mỹ sẽ có thái độ như thế nào. Điện tới Bộ Ngoại Giao vào chiều Thứ Bảy, đã được ba giới chức cao cấp có mặt đọc và trả lời, là các ông Averell Harriman, Thứ Trưởng Ngoại Giao đặc trách Đông Nam Á, Roger Hilsman, Phụ Tá Ngoại Trưởng đặc trách Đông Nam Á, và Michael Forrestal, nhân viên Hội Đồng An Ninh Quốc Gia tại Bạch Ốc. Điện văn mở đầu: Hiện đã rõ là dù giới quân sự đề nghị ban hành lệnh thiết quân luật hay là ông Nhu lừa gạt họ làm như vậy, ông Nhu cũng đã lợi dụng lệnh ấy để tấn công chùa bằng cảnh sát và Lực Lượng Đặc Biệt của Tung trung thành với ông ta, như thế để đổ trách nhiệm cho quân đội trước con mắt của thế giới và nhân dân Việt Nam. Cũng đã rõ là ông Nhu đã dùng thủ đoạn để nắm lấy vai trò điều khiển. Chính phủ Mỹ không thể dung dưỡng tình trạng quyền hành nằm trong tay ông Nhu. Ông Diệm phải có cơ hội để loại ông Nhu và phe đảng của ông này, và thay thế họ bằng những nhân vật dân sự và quân sự tốt nhất có thể. Mặc dầu tất cả cố gắng của các ông, nếu ông Diệm vẫn còn cương quyết từ chối, khi ấy chúng ta sẽ phải đứng trước khả năng là ngay cả ông Diệm cũng không được duy trì…” Đây là lần đầu tiên Washington nói thẳng ông Diệm có thể bị thay thế. Như Tổng Thống Kennedy đã nói, điện văn quan trọng này đáng lẽ không nên được gửi đi. Nhưng ba nhân vật thảo ra nó đã cố gửi đi được, và sáng Thứ Hai 26 tháng 8, 1963, vì Bộ Trưởng McNamara và Tướng Taylor phản đối, Tổng Thống Kennedy đã họp Hội Đồng An Ninh Quốc Gia thảo luận về vụ này. Nhưng khi lấy biểu quyết, không ai đồng ý “hủy bỏ” (cancel). Theo tiết lộ của Tổng Thống Kennedy, có hai phe chống và chủ trương đảo chánh. Trong bốn người chống, có ba người từng chủ trương gửi quân chiến đấu tới Việt Nam, là Bộ Trưởng Quốc Phòng McNamara, Tướng Marxwell Taylor, và Tướng Paul Harkins. Như vậy, không thể nói Mỹ chủ trương đảo chánh lật ông Diệm để có thể mang quân tới Việt Nam, vì những người từng đề nghị mang quân tới, chính là những người chống đảo chánh. Bộ Trưởng Quốc Phòng Robert McNamara và Tướng Maxwell Taylor trò chuyện trước một buổi họp trong Ngũ Giác Đài (Argenta Images) Về Tổng Thống Kennnedy, khi trả lời câu hỏi trong cuộc họp báo ngày 5 tháng Năm 1961 về việc có gửi quân tới Việt nam không, ông Kennedy nói: “Vấn đề quân đội… chuyện chúng ta sẽ làm gì để giúp Việt Nam có được nền độc lập là … chuyện còn đang được cứu xét”. Ông Kennedy không nói rõ, vì ở thế kẹt. Trước công luận, nếu khẳng định không gửi quân, sẽ bị chỉ trích là không cứng rắn đủ với cộng sản, trong khi ấy, bản thân ông không chủ trương gửi quân và đã bác bỏ mọi đề nghị gửi quân. Trong cuộc phỏng vấn về “Chiến Tranh Lạnh” ngày 8 tháng Sáu, 1996, Roger Hilsman nói: “Ông ấy (Kennedy) từng nói với tôi – tôi là Phụ Tá Ngoại Trưởng đặc trách Đông Á, do đó tôi có trách nhiệm về Việt Nam – chúng ta sẽ làm bất cứ điều gì có thể để giúp họ (VN), nhưng chúng ta sẽ không đánh, chúng ta sẽ không gửi một người lính Mỹ nào tới đó để đánh”. Cũng trong cuộc phỏng vấn này, Hilsman cho biết thêm: “Kennedy bắt đầu khi còn là một dân biểu trẻ, rất ủng hộ Ngô Đình Diệm, tin rằng Ngô Đình Diệm có thể thắng, nhưng rồi xẩy ra chuyện Vịnh Con Heo, nếu vụ này không xẩy ra trước, câu chuyện đã có thể khác. Nhưng Kennedy tiếp tục rói rằng, anh biết đấy, làm sao tôi có thể đòi hỏi dân Mỹ chiến đấu ở Việt Nam, một nơi xa nước Mỹ chín ngàn dặm, mà không chiến đấu ở Cuba, chỉ cách nước Mỹ có chín mươi dặm? Vì thế, ông đã quyết tâm giúp VN tất cả những gì ông có thể, nhưng không đánh”. Roger Hilsman, Phụ Tá Ngoại Trưởng đặc trách Đông Á dưới thời TT Kennedy (từ chức năm 1964 – vì bất đồng với chính sách về chíến tranh Việt Nam của TT Johnson –và được thay thế bởi William Bundy) Trong khi ấy, những người chủ trương đảo chánh lại là những người kịch liệt chống lại việc mang quân Mỹ tới chiến đấu tại Việt Nam. Vẫn theo tiết lộ của ông Kennedy, “thiên về cuộc đảo chánh là Bộ Ngoại Giao, dẫn đầu bởi Averell Harriman, George Ball, Roger Hilsman, được hậu thuẫn bởi Mike Forrestal tại Bạch Ốc”. Tại sao Bộ Ngoại Giao và những người này chủ trương lật đổ ông Diệm? Dưới thời Tổng Thống Eisenhower, Ngoại Trưởng Foster Dulles theo đuổi chính sách cứng rắn với cộng sản Á Châu, và tích cực ửng hộ chính quyền Ngô Đình Diệm. Đứng đầu bộ ngoại giao thời Tổng Thống Kennedy là Dean Rusk, ông này vốn là một viên chức ngoại giao chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm thừa hành hơn là nắm vững về chính sách. Theo các tác giả của The Wise Men, khi chọn ngoại trưởng, tổng thống mới đắc cử John Kennedy nghĩ rằng Tổng Thống Eisenhower đã cho Ngoại Trưởng Dulles quá nhiều quyền, do đó, ông muốn tự mình định đoạt chính sách ngoại giao. Ông đã chọn ông Dean Rusk như một người thừa hành. Ông này, sau có danh hiệu là “Ông Phật”, mỗi lần họp hội đồng an ninh quốc gia, chỉ ngồi mỉm cười, thường không nói gì, cũng không ai biết ông nghĩ gì. Cho nên, khi Tổng Thống Kennedy nói Bộ Ngoại Giao chủ trương đảo chánh, Ngoại Trưởng Dean Rusk có thể coi là vô can. Mọi mưu cơ đều do Averell Harriman. Từ trái qua phải: Bộ trưởng Ngoại Giao chỉ định (Secretary of State designated) Dean Rusk, Bộ trưởng Ngoại Giao Christian Herter (dưới thời Eisenhower – thay thế John Foster Dulles khi Dulles bị bạo bệnh năm 1959), TT đắc cử Kennedy, và TT Eisenhower trong một buổi họp ở Tòa Bạch Cung, ngày 19 tháng 1 năm 1961) Averell Harriman Trong các viên chức cao cấp thuộc đảng Dân Chủ còn lại từ thời chính quyền Truman được ông Kennedy mời tham gia chính phủ hay hỏi ý kiến, ông Averell Harriman bị tân tổng thống bỏ qua. Tuy vậy, ông cũng được tân Ngoại Trưởng Dean Rusk dành cho chức “đại sứ lưu động”, sai đi ngoại quốc khi cần thiết. Đối với Tổng Thống Kennedy, Harriman thuộc hàng cha chú trong đảng. Ông đã là Bộ Trưởng Thương Mại từ thời Truman, thống đốc New York, đặc sứ của Tổng Thống Roosevelt tại châu Âu. Ông Harriman đã theo cha sang Nga khi Nga Hoàng còn trị vì, sau này là đại sứ Mỹ tại Moscow, là người Mỹ gặp Stalin nhiều nhất, và được Khrushchev ưa thích. Khi phải thương thuyết với Liên Xô về Lào, Kennedy mới nhờ tới Harriman, và nói với ông ta: “Tôi muốn một sự xếp đặt qua thương nghị. Tôi không muốn can thiệp bằng quân sự”. Averell Harriman trên bìa báo Time số ra ngày 2 tháng 8 năm 1963 Tổng Thống Kennedy chọn ông Averell Harriman – từ công tác tại hội nghị Genève về Lào – vào chức Phụ Tá Ngoại Trưởng về Đông Nam Á vào tháng 11 năm 1961. Harriman là người mạnh mẽ chống lại đề nghị của Tướng Taylor gửi một đạo quân từ sáu đến tám ngàn người tới VN vào năm 1961. Tháng Ba 1963, Harriman được thăng chức từ Phụ Tá Ngoại Trưởng lên Thứ Trưởng đặc trách về chính trị. Mặc dầu vào năm 1954, Harriman trong số những chính khách chủ trương sự hiện diện của Mỹ tại Đông Nam Á, nhưng ít năm sau, ông lại muốn Việt Nam là một vùng trung lập như Lào. Vào thời kỳ hội nghị về Lào kết thúc giữa năm 1962, Harriman đã tìm cơ hội thương thuyết với Hà Nội. Để tránh sự theo dõi của phái đoàn VNCH, Harriman cùng với Bill Sullivan vào một con hẻm ở Genève, đi qua một cửa hậu nhà bếp để gặp Ngoại Trưởng Bắc Việt Ung Văn Khiêm, nhưng Khiêm cực lực phủ nhận vai trò của Hà Nội, nói rằng “Bắc Việt không can dự chi hết tới cuộc chiến tại Nam VN”. Averell Harriman, TT Ngô Đình Diệm, và Đại sứ Frederick Nolting trong buổi họp tại Dinh Độc Lập ngày 20 tháng 9 năm 1961 Để vận động cho sự thành công của hội nghị về Lào, Harriman đã tới Sài Gòn, thảo luận gay go với Tổng Thống Ngô Đình Diệm, và có gặp cả ông Ngô Đình Nhu. Bên nào cũng hăng say biện luận cho quyền lợi của nước mình. Nước Mỹ sợ thất bại ở Lào, đạt được một thỏa hiệp “trung lập” ở đây là điều tốt nhất. Còn sau này, nếu nền trung lập đó không được tôn trọng, là lỗi của cộng sản, không phải của Mỹ. Với anh em ông Diệm, trung lập ở Lào là mở cửa cho cộng sản thôn tính Nam VN, phải kịch liệt chống lại. Mỹ và VNCH là đồng minh, nhưng quyền lợi hai bên trong vụ này hoàn toàn trái ngược. Cả hai bên cùng thông thạo tiếng Pháp. Khi tranh luận trực tiếp bằng cùng một ngôn ngữ, càng hăng hái, sự khác biệt càng dễ biến thành thù địch. Dù tức giận, Sài Gòn chẳng làm gì được Harriman, và cuối cùng, cũng phải ký vào hiệp định về Lào. Nhưng Harriman đã có biệt danh “cá sấu”. Tại bàn hội nghị, mắt ông ta lúc nào cũng lim dim như mắt cá sấu nằm bên bờ lạch, lâu lâu “táp” một cái, con mồi khó thoát. Bobby Kennedy đã tặng ông ta một con cá sấu nhỏ bằng vàng, và nhân viên ông ta tặng một con bằng bạc, coi như kỷ vật “từ các nạn nhân”. Cá sấu Harriman đợi hơn một năm, táp được anh em ông Diệm. Thứ trưởng Ngoại Giao George Ball và TT Johnson Thứ Trưởng Ngoại Giao George Ball là người hăng hái thứ nhì sau Harriman cổ võ cho cuộc đảo chánh lật ông Diệm. George Ball cho rằng cần có một chính quyền được lòng dân ở Sài Gòn để dân không theo Việt Cộng. Việc tấn công chùa vào đêm 21 tháng 8 theo lệnh của ông Nhu càng làm cho George Ball tin rằng phải lật ông Diệm nếu ông không chịu loại ông Nhu khỏi chính quyền. Trước sự chống đối của các ông McNamara và Kennedy, George Ball vẫn khăng khăng: “Chúng ta không thể thắng cuộc chiến chống cộng sản nếu ông Diệm vẫn nắm quyền. Chúng ta phải quyết định bây giờ để tiến hành tới kết quả vụ lật đổ ông Diệm”. George Ball cũng là người mạnh mẽ chống lại đề nghị đưa quân Mỹ vào chiến đấu ở Việt Nam. Theo ông “không ai đã có thể chứng tỏ rằng một lực lượng bộ binh da trắng lớn bất cứ cỡ nào có thể thắng một trận chiến du kích, mà cùng lúc lại là cuộc nội chiến giữa những ngưới Á châu”. Trước khi là Thứ Trưởng Ngoại Giao, George Ball là một luật sư sau chiến tranh thứ hai, lui tới Paris nhiều lần, hiểu rõ thất bại của Pháp tại Việt Nam, lo sợ Mỹ cũng có thể thất bại như thế. Trước đề nghị của Taylor/Rostow và Bộ Tham Mưu Liên Quân về việc mang quân chiến đấu vào VN hồi tháng 11, 1961, George Ball đã nói thẳng với Tổng Thống Kennedy: “Nếu đề nghị của Taylor/Rostow được thực hiện, trong vòng 5 năm nữa, chúng ta sẽ có 300.000 quân ở ruộng và rừng Việt Nam, rồi không bao giờ thấy lại họ nữa”. Kennedy thốt lên: “George, sao anh điên khùng như thế, chuyện ấy sẽ không bao giờ sẩy ra”. Roger Hilsman là giám đốc sở tình báo và nghiên cứu Bộ Ngoại Giao từ đầu 1961, được làm Phụ Tá Ngoại Trưởng đặc trách Đông Nam Á khi Harriman lên hàng Thứ Trưởng vào tháng Ba 1963, và đã cùng Harriman thảo ra điện văn 243 gửi cho Đại Sứ Lodge tối 24 tháng 8, 1963. Hilsman từng có kinh nghiệm chiến tranh du kích tại Miến Điện thời Thế chiến Thứ Nhì. Khởi đầu, Hilsman ủng hộ chương trình ấp chiến lược tại Nam Việt Nam, nhưng về sau thất vọng, cho rằng ông Nhu đã làm sai những gì thực hiện thành công tại Mã Lai. Hilsman dựa vào quan điểm của RKG Thompson về ấp chiến lược đã được áp dụng thành công ở Mã Lai, theo đó: Đường tiếp tế không đi từ Bắc Kinh tới Việt Nam, mà từ dân làng tới các nhóm du kích. Cắt đường tiếp tế này, du kích sẽ đe dọa dân làng, vậy, phải bảo vệ dân làng. Khi được bảo vệ, dân làng sẽ tự tin, không sợ du kích nữa, và sẽ hợp tác, trung thành với chính phủ. Chương trình ấp chiến lược phải được thực hiện dần như vết dầu loang. Bình định trước, lập ấp sau để bảo vệ dân. Số lượng ấp tăng dần khi diện tích vùng an ninh tăng thêm. Cuối cùng, tất cả dân chúng đều được bảo vệ, có cuộc sống yên ổn, trong khi du kích quân cạn nguồn tiếp tế lương thực và nhân lực, không còn môi trường sống, bị tiêu diệt. Vẫn theo Hilsman, chương trình ấp chiến lược tại Nam VN đã bị ông Nhu thực hiện hoàn toàn trái ngược: Không khởi đầu từ khu vực an ninh trước, mà từ những vùng “xôi đậu” (dân theo quốc gia và cộng sản sống lẫn lộn với nhau) thiếu an ninh nhất ở gần biên giới Cam Bốt. Thay vì bảo vệ dân, ông Nhu đã dùng việc thành lập ấp để sàng lọc dân, gây bất mãn trong dân chúng. Từ chỗ bất mãn, rất dễ làm nội ứng cho địch. Và vì nằm tại những vùng thiếu an ninh, chẳng bao lâu sau khi thành lập, ấp thường bị phá, gây tổn thất về tài sản và nhân mạng cho dân. Theo Hilsman — hãnh diện là một trong số rất ít viên chức cao cấp Hoa Kỳ có kinh nghiệm bản thân về chiến tranh chống du kích — ông Nhu đã làm sai kế hoạch chống du kích, đã phung phí tiền viện trợ chống du kích vào mục tiêu riêng của mình, vậy, muốn cuộc chiến thành công, phải sớm loại ông Nhu. Nếu ông Diệm không chịu, thì phải chung số phận với em mình. Hilsman đã từng gặp ông Nhu ở Sài Gòn vào đầu năm 1963, được ông đãi tiệc và nghe ông nói truyện. Hilsman kể lai: “Ông ấy nói về xâm nhập Thái Lan và xâm nhập Lào và nói rằng anh phải trở về nói với tổng thống của anh rằng bây giờ là cơ hội Trời cho, để nắm lấy cả Đông Nam Á”. Cũng như Harriman, Hilsman tin vào lời đồn ông Nhu nghiện thuốc phiện, nên có đầu óc hoang tưởng. Hoàn toàn không tin tưởng vào việc chống nổi dậy bằng chiến tranh quy ước, Hilsman cho rằng: tăng thêm quân là tuyển mộ thêm Việt Cộng, hơn là giết họ. Cho nên, hãy dùng các biện pháp chính trị, và tránh xa quân sự. Về vai trò của Mỹ tại Việt Nam, theo Hilsman: “Không thể dùng người Mỹ để xậy dựng quốc gia Việt. Người Việt phải làm điều đó, hay nó không được làm. Đấy là điều Tổng Thống Kennedy đã nói ‘Đó là cuộc chiến của họ. Họ phải thắng hay thua. Chúng ta chỉ có thể giúp họ’”. Michael Forrestal Người cuối cùng trong bốn người chủ trương đảo chánh đã được Tổng Thống Kennedy nêu tên, cũng là người trẻ nhất, mới 35 tuổi, là Michael Forrestal, nhân viên Hội đồng An ninh Quốc gia tại Bạch Ốc. Là con của Bộ Trưởng Quốc Phòng James Forrestal, Michael đã được Harriman coi như con nuôi từ khi mồ côi cha vào năm 1949. Khi Harriman làm đại sứ Mỹ tại Moscow, đã cho cậu này theo làm phụ tá tùy viên Hải Quân. Theo The Wise Men, có lần Tổng Thống Kennedy đã nửa đùa nửa thật, nói rằng “công việc của Forrestal trong bộ tham mưu Bạch Ốc là ‘đại sứ của tôi tại cái nước được biết tới là Averell Harriamn’”. Tóm lại, Forrestal chỉ là một thứ thiên lôi chỉ đâu đánh đấy của Harriman. Điểm qua chủ trương lập trường của các viên chức cao cấp Mỹ đã thúc đẩy cuộc đảo chánh năm 1963, tất cả họ đều chống lại việc mang quân Mỹ chiến đấu vào Việt Nam. Nhưng chỉ hơn một năm sau đảo chánh, Mỹ đã ồ ạt đổ quân vào tham chiến tại Việt Nam, nguyên nhân tại đâu? *** Tổng Thống Lyndon Johnson là người không đồng ý cuộc đảo chánh. Tới Sài Gòn vào tháng Năm, 1961, ông đã công khai ca tụng Tổng Thống Ngô Đình Diệm là “Winston Churchill của Đông Nam Á”. Sau khi kế vị Kennedy, vì giận những người đã tích cực thúc đẩy đảo chánh, Hilsman là người đầu tiên bị ông Johnson loại bỏ, nhưng nhờ biết trước, đã xin nghỉ chỉ vài giờ trước khi chính thức bị sa thải. Còn Harriman, khi nhìn thấy Hilsman ra đi, nói “nếu tôi còn trẻ như anh, tôi cũng từ chức”. Vì không từ chức, đã bị Johnson coi thường, nói là người không đáng xách rác cho ông, bị ông giáng chức, cho đi Phi châu, trước khi trở lại địa vị làm cảnh là “đại sứ lưu động”. Trong khoảng hơn một năm sau đảo chánh, Tổng Thống Johnson đã đưa quân chiến đấu vào Việt Nam, không phải vì Tổng Thống Diệm không còn nữa để ngăn cản, mà vì ông Diệm không còn nữa nên tình hình suy sụp mau lẹ. Ông Johnson phải lựa chọn: rút lui hay nhảy vào cứu nguy. Trước hết, khó rút lui. Johnson phải tranh cử vào năm 1964, thời gian gấp rút, chỉ còn dưới một năm, ông phải làm thế nảo đề khỏi bị dán nhẫn nhiệu “tổng thống thua cuộc”. Mới làm chủ Bạch Ốc, ông Johnson đã nói với Đại Sứ Lodge, từng là ứng cử viên phó tổng thống của đảng Cộng Hòa vừa về từ Sài Gòn: “Tôi sẽ không là Tổng Thống nhìn Đông Nam Á đi theo con đường của Trung Hoa” (mất về tay cộng sản). Nếu không thể rút lui, chỉ còn cách tiến tới. Trong cuộc phỏng vấn thu hình để làm tài liệu cho hồ sơ “chiến tranh lạnh” vào ngày 03 tháng Sáu, 1996, trả lời câu hỏi tại sao sau khi cầm quyền ông Johnson đã gia tăng chiến tranh, và có cần làm thế không, Jack Valenti, phụ tá thân cận nhất của ông Johnson đã trình bầy khá rõ về hoàn cảnh của người bất ngờ kế vị Kennedy: Trước hết, Johnson đã chứng tỏ cho toàn quốc biết vào ngày 22 tháng 11, 1963, khi ông tuyên thệ nhậm chức trên Air Force One rằng, trong khi ngọn đèn tại Bạch Ốc có thể lập lòe, nhưng nó không bao giờ tắt, và để làm như thế, ông ấy phải chứng tỏ rằng di sản của Kennedy vẫn nguyên vẹn, và nó phải được tiếp tục đúng như vậy. Bốn ngày sau, ông ấy lên trước Quốc Hội Hoa Kỳ tuyên bố: John Kennedy nói rằng ‘chúng ta hãy bắt đầu’, tôi nói rằng ‘chúng ta hãy tiếp tục’. Sau đó là, làm thế nào để rút ra? Làm thế nào để bỏ đi khi có tất cả bằng cớ chứng tỏ niềm tin của một tổng thống ôn hòa là chúng ta phải ở đó để răn đe xâm lược và một tổng thống cam kết giữ gìn di sản đó, rồi làm sao có thể nói như người Texas là “ôm đít bỏ đi”? Câu trả lời là không có sẵn lý do, hay lý do dễ dàng. Rồi chúng tôi làm điều bây giờ nhìn lại có thể là quyết định sai, trong đó, phía quân sự nói với Tổng Thống Johnson rằng chúng ta có thể thắng cuộc chiến dễ dàng bằng cách kéo quân vào, bằng cách ngăn chặn quân từ phía Bắc, và rồi bắt đầu bỏ bom vào năm 1965, và sau đó chúng ta có thể chặn đứng được Bắc Việt và rất có thể bắt họ ngồi bào bàn hội nghị. Vì thế, ông bắt đầu áp lực dần dần, dựa trên sự cố vấn của giới quân sự…. Họ cung cấp cho ông ấy một cách để ra đi, và càng tiến vào sâu hơn, càng có vẻ khó rút lui, vì nếu ông ấy làm vậy thì những Barry Goldwater (lãnh tụ Cộng Hòa đối thủ của Johnson) và đặc biệt là phía cánh hữu sẽ nói Johnson là một thằng hèn, là tổng thống Mỹ đầu tiên cụp đuôi chạy sau khi chúng ta đã cam kết từ ba đời tổng thống và bây giờ anh không giữ được cam kết đó. Và đó là điều ông ta phải đối mặt với tình hình chính trị lúc bấy giờ, và cuối cùng, dĩ nhiên chúng ta đã vào quá sâu đậm…. Đó là cách giải thích từ phía ông Johnson, phía đảng Dân Chủ. Sau đây là nhận định từ phía đảng Cộng Hòa. Theo Henry Kissinger trong Diplomacy: Loại bỏ ông Diệm đã không đoàn kết được dân chúng sau lưng các tướng lãnh, như là Washington đã hy vọng. Mặc đầu New York Times đã ca tụng đảo chánh như là một cơ hội đẩy lui cộng sản trên khắp các nẻo đường Đông Nam Á, nhưng sự thật trái ngược đã diễn ra… Cuộc đảo chánh đã phá hủy kiến trúc được xây dựng trong hàng chục năm, để lại một nhóm tướng lãnh tranh quyền thiếu kinh nghiệm hay hậu thuẫn chính trị. Chỉ trong năm 1964, đã diễn ra bảy lần thay đổi chính quyền. Không có lần nào theo đường lối dân chủ, và tất cả đều là kết quả của một cuộc đảo chánh, dưới hình thức này hay hình thức khác. Những người kế nhiệm ông Diệm thiếu uy tín của một lãnh tụ quốc gia, hay hình ảnh đáng kính nể của một ông quan, đã không biết làm cách nào khác hơn là đẩy cuộc chiến vào tay Hoa Kỳ… Nhóm cầm quyền tại Hà Nội nắm ngay lấy cơ hội. Vào tháng 12 năm 1963, Trung Ương Cục của Đảng Cộng Sản đã đưa ra chiến lược mới: Thêm sức mạnh cho các đơn vị du kích và gia tăng xâm nhập miền Nam. Quan trọng nhất, các đơn vị quân chính quy của Bắc Việt được huy động. “Đã đến lúc miền Bắc gia tăng viện trợ cho miền Nam, miền Bắc phải đóng vai trò quan trọng hơn, như là cơ sở cách mạng cho cả nước”. Không bao lâu sau, sư đoàn chính quy 325 của Bắc Việt bắt đầu chuyển vào Nam. Trước cuộc đảo chánh, xâm nhập từ miền Bắc phần lớn gồm thành phần tập kết ra Bắc từ năm 1954. Sau đó, tỷ lệ người miền Bắc tăng dần, cho đến Tết Mậu Thân, hầu hết toàn thể lực lương xâm nhập đều là người miền Bắc. Với sự xuất quân của các đơn vị chính quy Bắc Việt, cả hai bên đều đã vượt quá giới hạn của mình. Sau khi ông Diệm bị lật đổ, ông Kennedy cũng bị ám sát. Tân Tổng Thống Johnson coi sự xâm nhập của các đơn vị chính quy Bắc Việt như là hành vi công khai xâm lấn… Ngày 21 tháng 12, 1963 Bộ Trưởng Quốc Phòng McNamara báo cáo với Tổng Thống Johnson rằng tình hình an ninh của Nam Việt Nam trở thành rất đáng ngại, Hoa Kỳ không còn tránh được tình trạng phải đối diện với lựa chọn: Gia tăng can thiệp bằng quân sự, hay sự sụp đổ của Nam Việt Nam. Chính quyền Kennedy đã sợ nhảy vào cuộc chiến bên cạnh một đồng minh thiếu dân chủ, chính quyền Johnson sợ bỏ rơi một chính quyền mới thiếu dân chủ tại Sài Gòn hơn là tham chiến. Tóm lại, Bộ Quốc Phòng và giới quân sự Mỹ, tuy có đề nghị đưa quân Mỹ vào chiến đấu ở Việt Nam, nhưng không được sự chấp thuận của Tổng Thống Kennedy. Chẳng những không đồng tình, ông Kennedy còn muốn làm ngược lại, là rút sự can dự của Mỹ khỏi Việt Nam, khi có thể. Theo The Dark Side of Camelot của Seymour Hersh, vào mùa Thu 1963, Tổng Thống Kennedy đã nói riêng với người bạn thân là nhà báo Charles Barlett: “Tôi không thể để Việt Nam rơi vào tay cộng sản rồi yêu cầu dân chúng – những cử tri Hoa Kỳ — lại bầu cho tôi. Bằng cách nào đó chúng ta phải cố giữ cho tới sau bầu cử năm 1964. Chúng ta đã để mất Lào cho cộng sản, và nếu tôi để mất Việt Nam, tôi sẽ không thể nào nói với dân chúng. Nhưng chúng ta không có tương lai ở đó. Nam Việt Nam ghét chúng ta. Họ muốn chúng ta đi khỏi. Tới một lúc nào đó, họ sẽ đá đít chúng ta”. Trước khi bị ám sát, ông Kennedy đã ra lệnh rút khỏi Việt Nam 1.000 cố vấn Mỹ. Một trong những sử gia tên tuổi của Hoa Kỳ thông thạo về thời đại Kennedy là Robert Dallek, mười năm trước đã viết cuốn An Unfinished Life: John F. Kennedy, 1917 – 1963, một cuốn tiểu sử được coi là đầy đủ nhất về Tổng Thống Kennedy. Nhân kỷ niệm 50 năm Kennedy bị ám sát, ông vừa cho ra mắt vào mùa Thu năm 2013 cuốn “Camelot’s Court: Inside the Kennedy White House”, trong đó ông viết: “Căn cứ vào sự lưỡng lự của ông [Kennedy] đã bầy tỏ về Việt Nam trong một ngàn ngày cầm quyền, hoàn toàn hợp lý khi cho rằng [nếu còn sống] ông đã tìm một lối thoát để ra khỏi cuộc xung đột này hay ít nhất không gia tăng chiến tranh như Lyndon Johnson đã làm” (Given the hesitation he showed about Vietnam during his thousand-day administration, it is entirely plausible that he would have found a way out of the conflict or at least not to expand the war to the extent Lyndon Johnson did).” PresDiem_AmbLodge TT Ngô Đình Diệm và Đại sứ Lodge tại Đà Lạt 4 ngày trước đảo chánh (ngày 28 tháng 10 năm 1963) Sau đảo chính 1 tháng 11, 1963, phe chủ chiến Mỹ và phe chủ chiến Cộng Sản Bắc Việt đã gặp nhau ở một điểm: Cả hai bên đều muốn Mỹ trực tiếp tham chiến ở VN; Mỹ muốn sớm chiến thắng bằng quân sự, Bắc Việt muốn Nam VN mất chính nghĩa để cũng sớm chiến thắng bằng quân sự. Vụ Maddox ở Vịnh BV là hành động khiêu khích của cả hai bên. Bộ Quốc Phòng và các tướng lãnh Mỹ chống lại, hoặc ít nhất không đồng ý đảo chánh, vì vào trước cuộc đảo chánh, tuy tình hình chính trị suy sụp, nhưng tình hình quân sự tương đối còn tốt đẹp. Ngược lại, nhóm người tích cực thúc đẩy đảo chánh thuộc Bộ Ngoại Giao, tất cả đều chống lại việc đem quân chiến đấu vào Việt Nam. Do đó, Việc Mỹ tham chiến ở Việt Nam không phải là nguyên nhân, mà là hậu quả của cuộc đảo chánh 1-11, 1963. *** Những gì chưa rõ ràng từ nửa thế kỷ trước ngày nay đã được sáng tỏ. Chỉ với những sự thật được phơi bầy đã đủ chứng tỏ cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, tuy là người cũng có khuyết điểm, nhưng là một nhà lãnh đạo yêu nước, đạo đức và đáng kính. Những người yêu mến ông không cần hun đúc tình cảm của mình dựa trên một huyền thoại, là ông đã hy sinh chỉ vì chống lại chủ tâm của Mỹ đưa quân chiến đấu vào Việt Nam. Chính nghĩa chỉ tồn tại khi dựa trên sự thật. Chính nghĩa dựa trên huyền thoại, cũng chỉ là huyền thoại. ——————— Tài liệu tham khảo: - Dear Mr. President, Letters to the Oval Office - A Death in November, Ellen J. Hammer. - The Pentagon Papers, Gravel Edition - Why Vietnam Matters, Rufus Phillips - Edward Lansdale, Cecil B. Currey - Robert Kennedy and His Times, Arthur M. Schlesinger, Jr. - The Wise Men, Walter Isaacson & Evan Thomas - Diplomacy, Henry Kissinger - The Dark Side of Camelot, Seymour M. Hersh
|
|
|
Post by nguyendonganh on Nov 7, 2013 4:40:00 GMT 9
Nhân ngày giỗ thứ 50 TƯỞNG NHỚ VỀ CỤ NGÔ ĐÌNH DIỆM LS.Lê Duy San Kính thưa qúy vị, Mùa hè năm 1954, Hoàng Đế Bảo Đại lúc đó là Quốc Trưởng, mời cụ Ngô Đình Diệm đảm nhiệm chức vụ Thủ Tướng. Vì biết trước nếu không được tòan quyền thì nội các của cụ cũng không thể đứng vững được quá 1 năm, nên cụ đã đòi phải được tòan quyền về dân sự cũng như quân sự. Hòang Đế bảo Đại đồng ý nên cụ đã nhận lời. Ngày 7/7/1954, cụ Ngô Đình Diệm về nước chấp chính. Chưa đầy hai tuần sau, ngày 20/7/1954, Hiệp Định Jenève được ký kết phân chia nước Việt Nam thành hai miền. Từ vĩ tuyến 17 trở ra thuộc miền Bắc dưới quyền quản trị của chính quyền Cộng Sản do ông Hồ Chí Minh lãnh đạo hay nói cho đúng hơn là do đảng Lao Động Việt Nam tức đảng Cộng Sản Việt Nam đổi tên, lãnh đạo. Từ vĩ tuyến 17 trở vào thuộc miền Nam dưới quyền quản trị của chính quyền Quốc Gia do cụ Ngô Đình Diệm với chức vụ Thủ Tướng lãnh đạo. Về nước đúng lúc đất nước bị chia đôi, miền Nam lại chia năm xẻ bẩy: nào Bình Xuyên, Cao Đài, Hòa Hảo, nào phe thân Pháp, phe thân Cộng. Quốc gia thì chậm tiến, xã hội thì đầy tệ đoan, dân trí thì thấp kém. Ðó là chưa kể đến sự phá hoại ngấm ngầm của thực dân Pháp. Các chính trị gia thì mỗi người một chính kiền. Cụ Ngô Đình Diệm lại chẳng ở trong một đảng phái nào. Vậy mà cụ Ngô Đình Diệm cũng đã lo được cho cả triệu người Bắc di cư vào Nam để tránh nạn Cộng Sản, ổn định được miền Nam và lập lên nền Đệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam với một thể chế dân chủ tuy không được hoàn hảo như các nước tân tiến tây phương nhưng cũng đủ để đem lại cho người dân một cuộc sống tự do dân chủ và an tòan. Sau đây là những thành qủa mà cụ đã thực hiện: I/ Trưng Cầu Dân Ý để tiến tới thể chế Cộng Hòa. Có người cho rằng cụ Diệm là bầy tôi bất trung, được Hòang Đế Bảo Đại tín nhiệm mời làm Thủ Tướng sau lại phản lại ngài và tìm cách lật đổ ngài bằng cách tổ chức trưng cầu dân ý để truất phế ngài. Đây là một sự lầm lẫn. Luật Sư Lâm Lễ Trinh (1) cho biết: “Hiệp ước đình chiến Genève ký kết ngày 21/7/1954 chia đôi VN nơi vĩ tuyến 17. (Chưa đầy một năm sau) Bảo Đại đã gây khó khăn cho ông Diệm bằng cách từ Cannes gửi ngày 28/4/55 và 30/4/55 hai công điện liên tiếp triệu hồi TT Diệm qua Pháp để “tham khảo ý kiến” vì ông Diệm khai trừ tướng Nguyễn Văn Hinh…Ý đồ của Bảo Đại là thay thế Thủ Tướng Diệm, có thể bằng Lê Văn Viễn tức Bẩy Viễn, xếp sòng Bình Xuyên, lúc đó đang nắm giữ guồng máy cảnh sát, công an và kiểm sóat sòng bài Đại Thế Giới để cung cấp tiền bạc cho Quốc Trưởng Bảo Đại. “Bị đẩy vào chân tường, Thủ Tướng Diệm phúc đáp: “Hội đồng Nội Các không đồng ý để ông xuất ngọai giữa tình thế rối ren của xứ sở và một Hội nghị các chánh đảng và nhân sĩ quốc gia sẽ được triệu tập ngày 29/4/55 tại dinh Độc Lập để cho biết ý kiến “Thủ Tướng có bổn phận thi hành lệnh triệu thỉnh của Quốc Trưởng hay không ?” Hội nghị này gồm có 18 chính đảng/ đòan thể và 29 nhân sĩ miền Nam. Đặc biệt, ba tổ chức nổi bật vì có thực lực: VN Dân Xã Đảng (Hòa Hảo) mà bí thơ là Nguyễn Bảo Tòan, VN Phục Quốc Hội (Cao Đài) do Hồ Hán Sơn thay mặt và Mặt Trận Quốc Gia Kháng Chiến VN của Trịnh Minh Thế do Nhị Lang đại diện. “Nhị Lang, tác giả cuốn sách “Phong Trào kháng chiến Trịnh Minh Thế cho biết: Đúng 10 giờ sáng ngày 29/4/55 Hội nghị khai mạc, Thủ Tướng Diệm tiến vào phòng họp với vẻ mặt ưu tư, ông tuyên bố: “Để qúy ngài được tự do thảo luận” rồi ông kiếu từ đi ngay… … “Lúc 5 giờ chiều, sau phiên họp kéo dài 7 tiếng, Chủ Tịch Nguyễn Bảo Tòan mời TT Diệm xuống phòng họp nghe kết qủa (2). Nhị Lang viết: “Khi Thủ tướng nghe xong, tôi thấy mặt ông tái hẳn đi. Tôi chắc ông không ngờ Hội nghị này lại quay sang một chiều hướng khác và lôi kéo ông đi một bước quá xa như vậy. Thủ Tướng Diệm lộ vẻ đăm chiêu và nói bằng một giọng trầm mặc: “Xin qúy ngài cho tôi được có thì giờ suy nghĩ kỹ về vấn đề quan trọng này.” Như vậy, việc truất phế Hoàng Đế Bảo Đại đâu có phải do Thủ Tướng Ngô Đình Diệm quyết định mà là do cả một Hội nghị gồm có 18 chính đảng/ đòan thể và 29 nhân sĩ miền Nam. Với cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 26/10/1955, Quốc Trưởng Bảo Đại bị truất phế và cụ Ngô Đình Diệm trở thành Tổng Thống. Tổng Thống Diệm đã cho bầu cử Quốc Hội Lập Hiến để sọan thảo bản Hiến Pháp cho nước Cộng Hòa Việt Nam và bản Hiến Pháp này đã được Tổng Thấng Diệm ban hành ngày 26/10/1956. Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa 1956 khẳng định việc phân chia quyền lực của chế độ là tam quyền phân lập và có mục tiêu để hai ngành lập pháp và hành pháp kiểm soát lẫn nhau. So sánh với các quốc gia khác thì Hiến pháp 1956 chưa được hòan hảo vì đã dành cho Tổng Thống hơi nhiều quyền hạn. Điều này cũng không thể trách được vì đất nước đang ở trong thời kỳ chiến tranh do Việt Cộng miền Bắc gây ra. Dù sao về mặt tinh thần thì Hiến pháp 1956 đã công nhận "chủ quyền thuộc về toàn dân" (Điều 2). Điều đáng ghi nhận là nền tảng của bản hiến pháp nêu ra ba khía cạnh: "văn minh Việt Nam", "duy linh", và "giá trị con người" như ghi rõ trong lời mở đầu. II/ Xây dựng đất nước. Sau khi trở thành Tổng Thống, cụ Diệm đã thực hiện được những cải cách sau: 1/ Cải biến Trương Quốc Gia Hành Chánh và nâng cao trình độ thành Học Viện Quốc Gia Hành Chánh (3). Trường Quốc gia Hành chánh ở Đà Lạt thành lập từ năm 1952 thời Quốc gia Việt Nam. Chương trình học là 1 năm. Đến năm 1955 thì trường được chuyển về Sài Gòn và đổi tên là Học viện Quốc gia Hành chánh ở đường Alexandre de Rhodes gần Dinh Độc lập sau dời về trụ sở mới ở số 10 đường Trần Quốc Toản, Quận 3. Đây là một cơ sở giáo dục của Việt Nam Cộng hòa nhằm đào tạo nhân viên hành chánh cao cấp cho chính phủ Việt Nam Cộng hòa. Chương trình học là ba năm. 2/ Cải biến Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt và nâng cao trình độ thành Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt (4) Trường Võ bị Liên quân Đà Lạt (tiếng Pháp: École militaire Inter-armes) thành lập năm 1950, nhằm đào tạo sĩ quan cho quân đội quốc gia Việt Nam, thời gian thụ huấn là 1 năm. Sang thời Đệ I Cộng hòa Việt Nam, chính phủ Ngô Đình Diệm cải tổ lại và kể từ ngày 29 tháng 7 năm 1959 theo nghị định của Bộ Quốc phòng đổi tên thành Trường Võ bị Quốc gia Việt Nam với nhiệm vụ huấn luyện sĩ quan hiện dịch cho ba quân chủng: hải quân, lục quân, và không quân cho Quân đội Việt Nam Cộng hòa. Khác với Trường Sĩ quan trừ bị Thủ Đức huấn luyện sĩ quan trừ bị, trường Võ bị Đà Lạt đào tạo sĩ quan chọn binh nghiệp làm chính. Chương trình thụ huần là 2 năm, sau tăng lên 3 năm. Học trình lúc đầu tương đương với trường cao đẳng. Sinh viên mãn khóa được miễn thi nhập học vào trường đại học vì coi như đã hoàn tất bằng tú tài toàn phần (I & II). Khóa học có những môn vũ khí, truyền tin, tác chiến. Lý thuyết được bổ túc với phần thực tập. Trường lấy Học viện West Point của Hoa Kỳ làm mẫu. Hai năm đầu chương trình học cho các sinh viên đều giống nhau. Bắt đầu từ năm thứ ba trở đi thì tách ra ba quân chủng riêng biệt, trong đó tỷ số 1/8 thuộc Không quân, 1/8 thuộc Hải quân và 3/4 thuộc Lục quân. 3/ Việt Hóa các trường Trung Học và Đại Học. Trước khi cụ Ngô Đình Diệm về nước, hầu hết các trường Đại Học và một số các trường Trung Học ở miền Nam vẫn còn giảng dậy bằng Pháp Ngữ. Tới khi cụ Ngô Đình Diệm về nước chấp chính, nền giáo dục được cải tổ và Việt Ngữ được dùng để giảng dậy ở cấp Tiểu Học và Trung Học. Riêng cấp Đại Học thì vì vấn để thiếu giảng viên Việt Ngữ nên đã được Việt hóa dân dần. 4/ Hữu Sản Hóa Nông Dân. Khác với phong trào Cải Cách Ruộng Đất ở miền Bắc của Cộng Sản dùng biện pháp đấu tố, tra tấn dã man và chém giết địa chủ để cướp đất của họ, nhằm tiêu diệt giới điền chủ và bần cùng hóa người dân, khiến cả trăm ngàn người dân vô tội bị chết chỉ vì họ có vài ba mẫu ruộng. Chương trình Cải Cách Điền Địa ở miền Nam do Tổng Thống Ngô Đình Diệm thực hiện nhằm hữu sản hóa nông dân. Không những thế, chính phủ còn bồi thường đầy đủ cho họ. Tổng thống Ngô Đình Diệm chỉ thị cho các quan chức địa phương trả tiền mua số đất vượt quá giới hạn một cách thỏa đáng, chứ không tịch thu. Sau đó chính phủ chia nhỏ số đất vượt giới hạn này để bán lại cho các nông dân chưa có ruộng Nếu không có tiền, người nông dân được vay một khoản tiền không phải trả lãi trong kỳ hạn sáu năm để mua (5). Ngòai những thành qủa trên, cụ Diệm còn phát động Phong Trào Tố Cộng khiến cho Cộng Sản miền Bắc lo sợ. Ngày 5/9/1960, Hà Nội họp đại hội đảng lần thứ 3 trong 5 ngày liên tiếp để tìm biện pháp đối phó và tiến tới quyết định thành lập “Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam” vào ngày 20/12/1960 để lừa gạt thế giới, quyết chiếm miền Nam sau khi cuộc đảo chánh của một nhóm sĩ quan VNCH vô kỷ luật bị xúi dục bởi các chính trị gia bất mãn (nhóm Caravelle), đặt quyền lợi của phe nhóm trên quyền lợi của quốc gia, dân tộc vào ngày 1/11/1960 thất bại. Có thể nói suốt thời gian từ 1954, lúc cụ Diệm về nước cho tới 1963 là lúc cụ Diệm và bào đệ của cụ là ông Ngô Đình Nhu bị thảm sát và ông Ngô Đình Cẩn bị kết án tử hình bởi một số tướng lãnh vô ý thức, những bậc cha anh của chúng ta đã được sống một cuộc sống thanh bình và no ấm. Còn những người cở tuổi chúng ta, nghĩa là sinh vào khỏang giữa thập niên 1930 và 1940 đã được hưởng một nền giáo dục tốt đẹp, đầy tính cách nhân bản và khai phóng. Nhờ đó mà chúng ta đã có đủ khả năng và kiến thức để phục vụ trong nền Đệ Nhị Cộng Hòa Việt Nam. Đừng nói là nhờ có Mỹ viện trợ. Miền Bắc cũng được Nga Tầu viện trợ, miền Bắc lại không bị chia năm xẻ bẩy như miền Nam. Vậy mà có ai ở miền Bắc được sống một cuộc sống no ấm như mọi người dân ở miền Nam và có ai được hưởng một nền giáo dục tốt đẹp, đầy tính cách nhân bản và khai phóng như những người dân miền ở Nam không ? Dĩ nhiên một quốc gia lạc hậu, chậm tiến và bị đô hộ vừa mới thu hồi được độc lập với mọi hạ tầng cơ sở như cầu cống, đường sá bị tàn phá bởi chiến tranh và phá họai bởi Cộng Sản, thành một chế độ Tự Do và Dân Chủ thì không thể nào được toàn hảo. Hơn nữa cũng không thể nào toàn hảo được khi mà trình độ dân trí vẫn còn quá thấp, khi mà ông Hồ Chí Minh ngay ngày 22/7/1954, tức sau ngày hiệp định Jenève được ký kết 2 ngày, đã vội vã kêu gọi đồng bào cả nước: “Đấu tranh để củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất…”. Thử hỏi trong 9 năm của nền Đệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam, xã hội miền Bắc thế nào? xã hội miền Nam thế nào? Đã có nước nào trong vùng Đông Nam Á tốt đẹp hơn miền Nam Việt Nam không ? Vậy mà một số trí thức miền Nam cũng như một số đảng phái quốc gia vì bất mãn cá nhân, vì quyên lợi riêng của đảng, đã lợi dụng quyền tự do báo chí và ngôn luận, chỉ trích và chống đối chính quyền của nền Đệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam nói chung và chính quyền Ngô Đình Diệm nói riêng, khiến không những một số người miền Nam lầm tưởng chế độ Ngô Đình Diệm là một chế độ độc tài, tàn ác, tham nhũng, thối nát và kỳ thị tôn giáo, mà ngay cả người Mỹ cũng nghĩ như vậy. Trong thập niên 1960, Nam Hàn đã có gì hơn Việt Nam? Vậy mà bây giờ Nam Hàn đã làm được cả máy bay chiến đấu và chiến hạm. Xe hơi và đồ điện tử thì Nam Hàn xuất cảng khắp thế giới. Đừng nói là tại chiến tranh. Đất nước đã hòa bình gần 40 năm, Việt Cộng đã làm được gì cho đất nước ngọai trừ những cao ốc nhiều tầng do ngọai quốc bỏ tiền đầu tư và một vài cây cầu, vài đọan xa lộ do ngọai quốc viện trợ ? Dân chúng thì đa số vẫn nghèo nàn, một số phải đi làm lao nô, đĩ điếm cho ngọai quốc để kiếm ăn. Đừng đổ lỗi cho người Mỹ đã bỏ Việt Nam mà phải hỏi tại sao người Mỹ bỏ Việt Nam ? Chính những chính trị gia họat đầu, chính bọn trí thức miền Nam thân Cộng, chính bọn thân Cộng đội lốt tôn giáo đã làm cho người Mỹ lầm tưởng rằng chế độ Ngô Đình Diệm là một chế độ độc tài, tàn ác và tham nhũng nên đã tìm cách lật đổ và đưa tới sự xụp đổ của miền Nam. Thử hỏi, sau khi nền đệ I Cộng Hòa Việt Nam xụp đổ, những chính trị gia miền Nam, những trí thức miền Nam thân Cộng cũng như bọn thân Cộng đội lốt tôn giáo đã làm được gì cho nhân dân miền Nam hay đã đưa miền Nam sớm lọt vào tay Cộng Sản? Tóm lại, kể từ khi Nhật đầu hàng và trao trả độc lập cho Việt Nam cho tới bây giờ, chưa có một Tổng Thống, một Quốc Trưởng hay một Chủ Tịch nước nào đạo đức và liêm khiết bằng Tổng Thống Ngô Đình Diệm ? Và cũng kể từ khi Việt Nam được độc lập tới nay, cũng chưa có chính phủ nào thực hiện được những thành quả tốt đẹp như chính phủ Ngô Đình Diệm? Không phải chỉ có người Việt Nam chúng ta mới mới kính trọng cụ Diệm mà nhiều người ngọai quốc cũng phải cộng nhận cụ là một người có hoài bão thực hiện một nhà nước được xây dựng trên những giá trị tốt đẹp nhất của Tây Phương và khôi phục những giá trị cổ truyền tốt đẹp làm nền tảng cho phương thức canh tân xứ sở (6) Trong thời Đệ Nhị Cộng Hòa, một phần vì những người lãnh đạo đều là những người, không ít thì nhiều, cũng đã nhúng tay vào việc lật đổ Tổng Thống Diệm, một phần vì đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh, vì thế không ai dám nghĩ tới việc làm lễ tưởng niệm và nhớ ơn Tổng Thống Ngô Đình Diện. Nhưng kể từ ngày miền Nam xụp đổ, số người Việt tỵ nạn Cộng Sản di tản và vượt biên ra hải ngọai mổi ngày một đông thì hầu như khắp nơi trên thế giới, nơi nào có đông người Việt tỵ nạn Cộng Sản cũng đều tổ chức Lễ Tưởng Niệm Tổng Thống Ngô Đình Diệm vào tuần lễ đầu của tháng 11 hàng năm để tưởng nhớ công ơn của cụ Diệm. Có thể nói, chỉ có bọn Việt Cộng, bọn thân Cộng và bọn Việt gian Cộng sản mới không nhớ ơn Tổng Thống Ngô Đình Diệm và mới có những lời lẽ xúc phạm tới Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Người Việt Quốc Gia chân chính, nếu không nhớ ơn thì cũng không bao giờ có lời lẽ bất kính đối với cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Xin kính chào qúy vị. Xin kính chào qúy vị. Xin kính chào qúy vị Chú thích (1) Lâm Lễ Trinh: Truất phế Bảo Đại và khai sinh Đệ I Cộng Hòa – Ký ức 50 năm. (2) Kết qủa của Hội nghị này là Hội nghị đã đưa ra một quyết nghị gồm 3 điểm: * Truất phế Bảo Đại. * Giải tán chính phủ Diệm và ủy nhiệm chí sĩ Ngô Đình Diệm thành lập Chính nhủ Cách mạng Lâm thời. * Tổ chức tổng tuyển cử, tiến tới chế độ cộng hòa. (3) Sau kỳ thi ra trường, sinh viên trở thành công chức hạng A với ngạch trật phó đốc sự hạng 3 và được Bộ Nội Vụ cử đi làm việc tại các Quận, Tỉnh tùy nhu cầu. Sinh viên mới ra trường được đề cử làm Phó Quận Trưởng (tại các Quận) hay Trưởng Ty (tại Tỏa Hành Chánh Tỉnh) hay Phó Tỉnh Trưởng (Tòa Hành Chánh Tỉnh) hoặc Chủ sự, Chánh Sự Vụ, Giám Đốc tại các Bộ. Tới thời đệ nhị Cộng Hòa thì Học Viện Quốc Gia Hành Chánh có thêm ban Cao Học. Chương trình học là là hai năm dành cho sinh viên đã tốt nghiệp đốc sự hoặc có bằng cử nhân các ngành về khoa học xã hội. (4) Đến năm 1966 thì ngang hàng với bằng cử nhân đại học, tương đương với các trường võ bị quốc tế. Hai năm đầu sinh viên mang cấp trung sĩ, hai năm sau là chuẩn úy. Sinh viên học xong 4 năm thì tốt nghiệp với cấp thiếu úy. Năm 1970 Trường cho tốt nghiệp 241 khóa sinh. (5) Chương trình này bị gián đọan vì biến cố 1/11/1963 và được tiếp tục vào những năm 1971, 1972, 1973. (6) Giáo Sư Sử Gia Edward Miller viết: “Ngô Đình Diệm là một người có hoài bão. Với tư cách là người lãnh đạo Miền Nam từ 1954 đến 1963, Diệm mong muốn trở thành nhà lãnh đạo hàng đầu trong việc xây dựng chính quyền quốc gia, Ông cương quyết tìm ra một đường lối khác biệt với con đường mà Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản Việt Nam đang theo đuổi” (2003). (7) Và Sử Gia Henry Fairbanks đã tóm tắt sự thật lịch sử nầy bằng lời lẽ khách quan, trong một bài báo tựa đề “The Enigma of Ngô Đình Diệm”, được đăng trong tờ Commonweal, như sau: “Ông Diệm tìm kiếm và khôi phục những giá trị cổ truyền làm nền tảng cho giải pháp canh tân xứ sở trong khi đó những người khác lại đi tìm những học thuyết ngoại lai … Dù sao đi nữa, Ông ta vẫn là một người có cái nhìn sâu sắc về tương lai. Cả thế giới nầy đều yêu mến các chiến sĩ dũng cảm và ai ai cũng phải nể trọng những kẻ đeo đuổi một lý tưởng cao cả nào đó. Ông Diệm ao ước thực hiện một nhà nước được xây dựng trên những giá trị cổ truyền tốt đẹp nhất của Á Châu và Tây Phương, những đặc điểm đúng đắn và khả thi nhất để phục vụ quyền lợi chung và tôn trọng nhân phẩm. Ông Diệm cho rằng Xã Hội Chủ Nghĩa và Tư Bản Chủ Nghĩa đều là những học thuyết cực đoan cần có một hình thức trung gian, một lực lượng đứng giữa, nhằm tổng hợp được những giá trị ưu tú nhất của cả hai để phục vụ cho lợi ích chung: công bằng với người nầy là tự do của kẻ khác, cũng như loại bỏ độc tài toàn chế và tinh thần vô trách nhiệm của Chủ Nghĩa Cá Nhân.” LS.Lê Duy San
|
|
|
Post by nguyendonganh on Nov 11, 2013 2:40:15 GMT 9
lucien conein và biến cố 1-11-63 (phần 1) Đinh Từ Thức Bích chương thông báo buổi ra mắt sách Why Vietnam Matters của Rufus Phillips ngày 22 tháng 11, 2008. Ông Phillips (với ảnh chụp ở góc cao bên trái) là thành viên trong phái bộ quân sự Mỹ dưới quyền Edward Landsdale trong thập niên 1950 Phần I Tại phiên họp ở Bạch ốc ngày 25 tháng 10, 1963, xếp lớn cùa Conein là McCone, Giám đốc CIA, tỏ vẻ lo lắng Conein quá “hiển hiện” (overt), vì ai cũng biết anh ta là CIA. Bộ trưởng Quốc phòng McNamara than phiền, “chúng ta giống như một bọn tay mơ. Chúng ta đang mưu sự với một đại sứ quá chú trọng tới báo chí và một người Pháp không bình thường”, ý nói Conein. Bộ trường Tư pháp Robert Kennedy muốn cắt đứt mọi liên lạc giữa tòa đại sứ với các tướng lãnh mưu đảo chánh, nhưng rõ ràng là điều này không thể được. Cuối cùng, Tổng thống John Kennedy kết luận là Hoa Kỳ không còn lựa chọn nào khác, Conein là đường giây liên lạc duy nhất. Một điện tín đã được gửi từ Washington tới tòa Đại sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn, lưu ý Đại sứ Lodge theo dõi sát Conein, và đừng để đại sứ quán liên hệ quá mật thiết với cuộc đảo chánh. Đoạn trên đây được dịch từ cuốn Why Vietnam Matters, một trong những tài liệu mới nhất về biến cố 1-11-1963 của cựu nhân viên tình báo Mỹ Rufus Phillips, xuất bản năm 2008 (1). Theo hồi ký của Phillips, Conein là người đã có vai trò quan trọng trong biến cố làm thay đổi cả cục diện lịch sử Việt Nam. Nhưng từ mấy chục năm nay, mỗi năm vào dịp kỷ niệm đầu tháng 11, Conein thường ẩn hiện trong các bài viết như ma chơi, không rõ ràng đầy đủ. Nhờ các tài liệu mới, như cuốn sách của Rufus Phillips, mà tác giả chính là người làm việc chung với Conein tại Việt Nam trong nhiều năm, cũng như dựa vào cuộc phỏng vấn Conein của hệ thống TV/Radio WGBH, người viết xin ghi lại sau đây những sự kiện mới được biết về Conein. Cuộc đời ngang dọc Lucien Conein là một người khá đặc biệt, đầy mâu thuẫn, và liên hệ tới nhiều chuyện thực hư khó phân biệt. Là người Pháp, từng chiến đấu cho nước Pháp, nhưng cũng phá Pháp tại Sài Gòn để bảo vệ ông Diệm. Là người từng hợp tác với Việt Minh chống Nhật, rồi lại phá Việt Minh sau Hiệp định Genève. Là người cùng với Lansdale giúp ông Diệm củng cố chế độ, rồi sau lại giúp các tướng đảo chánh lật ông Diệm. Là thành viên danh dự của “Thân hữu đảo Corse” (Corsican Brotherhood) một “xã hội đen” nổi tiếng hơn cả Mafia về những hoạt động phi pháp, nhất là buôn ma túy, nhưng được cử đứng đầu cơ quan chống ma túy của chính quyền Mỹ. Là người được thưởng nhiều huy chương cao quý, khi chết được mai táng theo đúng lễ nghi quân cách tại nghĩa trang quân đội Arlington, nhưng cũng có tin đồn đã dự phần trong mưu đồ ám sát Tổng thống Kennedy. Chân dung Lucien Conein vào khoảng Đệ Nhị Thế Chiến Ra đời tháng 11 năm 1919 tại Paris, lên 5 tuổi, Lucien mà về sau thường được gọi là Lou Conein, hay chỉ vắn tắt là “Lou”, được mẹ góa gửi sang Mỹ cho bà dì trông nuôi. Dì là chị em ruột của mẹ lấy một quân nhân Mỹ sang phục vụ tại Pháp hồi Đệ nhất Thế chiến. Conein vẫn giữ quốc tịch Pháp, sống với dì và lớn lên tại Kansas City, tiểu bang Missouri. Ngay từ nhỏ, Conein đã tỏ ra nghịch ngợm, phá phách. Thời trung học, Conein có người bạn thân nhất được bố cho dùng xe hơi, nhưng với điều kiện chỉ được đi 20 miles một tuần, căn cứ vào đồng hồ odometer. Conein thường phá lệ bằng cách lái xe giật lùi đi quanh thành phố. Năm 1939, Đệ nhị Thế chiến bùng nổ, Conein xin gia nhập quân đội Pháp, trở về chiến đấu trên đất Pháp. Khi quân của Hitler xâm chiếm Pháp, Conein trở lại Mỹ, gia nhập quận đội Hoa Kỳ, và nhờ biết tiếng Pháp, được chuyển sang cơ quan tình báo chiến lược OSS (Office of Strategic Service). Năm 1944, Conein được huấn luyện nhảy dù, nhảy xuống mặt trận Phi châu, có căn cứ ở Algiers, giúp phe kháng chiến Pháp chống Đức. Tại Algiers, Conein có đứa con đầu tiên, và người vợ đầu tiên là một phụ nữ Pháp. Trong thời gian giúp kháng chiến Pháp, Conein làm viêc chung với “xã hội đen” Corsican Brotherhood, và trở thành thân thiết với nhiều người gốc đảo Corse. Khi Hitler tự tử và Đức đầu hàng vào mùa Hè năm 1945, Conein được gửi sang Đông Dương để tổ chức đánh Nhật. Thời gian này, Conein đã hợp tác với Việt Minh. Có nguồn tin nói rằng anh ta đã gặp cả Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp. Theo Rufus Phillips, Conein nhận rằng mình là người Mỹ đầu tiên vào Hà Nội sau Đệ nhị Thế chiến, sau khi ông nhảy dù xuống chiếm giữ một phi trường trong tay người Nhật. Theo tướng Trần Văn Đôn, tác giả quyển Việt Nam Nhân Chứng, ông đã gặp Conein ở Hà Nội năm 1946: “Ông ấy nói với tôi rằng ông ta là người lái xe Jeep đầu tiên vô Hà Nội ngày 6-3-1946.” Năm 1951, Conein được gửi sang Tây Đức, lập cơ sở tình báo ở Nuremberg để hoạt động tại các nước Đông Âu như Ba Lan, Tiệp Khắc. Công tác này không đem lại nhiều kết quả. Phá Cộng tại miền Bắc Năm 1954, Conein là người thứ nhì trong nhóm Lansdale được cử sang Sài Gòn giúp chính quyền Nam Việt Nam sau Hiệp định Genève. Cảm tưởng của Rufus Phillips khi gặp Conein lần đầu là ấn tượng về một người bề ngoài có vẻ nguy hiểm, lúc nào cũng như muốn nổi giận; mắt xanh, lông mày rậm, ăn nói thô lỗ, tục tằn. Bao giờ cũng mở đầu đối thoại với Lansdale bằng một câu chửi thề, tiếp theo là “Ông chẳng biết cái cứt gì đang xảy ra cả”, sau đó mới nói tới công việc. Nhưng đôi khi, Conein cũng tỏ ra hiền lành, dễ thương. Phillips kể: Vào một buổi chiều Chủ nhật năm 1955, anh ta đã biểu lộ một khía cạnh khác, khi một nhóm người Việt được mời tới dùng bữa trưa và bơi lội tại căn nhà chúng tôi mướn có hồ bơi. Tôi ngạc nhiên thấy “Lou” dưới hồ bơi, nhấc bổng đám trẻ cho ngồi trên vai anh và ném chúng xuống nước, giữ gìn không làm chúng sợ. Anh cười đùa, nô giỡn với tụi trẻ. Tôi cảm động trước cử chỉ của anh ta đối với trẻ con và rõ ràng là anh ta vui vẻ hồn nhiên. Trung Tá Edward Lansdale tới Sài Gòn ngày 1 tháng 6, 1954, trước khi ông Diệm được mời làm thủ tướng ngày 16, và về Sài Gòn ngày 26 tháng 6. Lansdale đứng đầu nhóm một chục người, gọi là phái bộ quân sự Mỹ tại Sài gòn (Saigon Military Mission – SMM). Lucien Conein đến Sài Gòn ngày 1 tháng 7, 1954. Trong hồi ký In the Midst of Wars, xuất bản năm 1972, Lansdale viết: “Thiếu tá bộ binh Lucien Conein đã phục vụ trong đạo quân Lê dương nước ngoài cho đến khi nước Pháp bị thất thủ năm 1940, sau đó gia nhập OSS của Mỹ để làm việc với Kháng chiến Pháp; và vào thời gần kết thúc Đệ nhị Thế chiến ông đã nhảy dù xuống Việt Nam để giúp du kích quân chống Nhật. Là một quân nhân nhảy dù ăn nói bặm trợn, ông ta đã dậy tôi nhiều điều về lịch sử Việt Nam giai đoạn 1944-1945, những bài học mà tôi đã phải thận trọng rút ra từ những câu nói đầy những lời chửi thề tục tằn tôi chưa từng bao giờ được nghe phát ra với giọng điệu mạnh dạn như vậy.” (tr. 162). Sau Hiệp định Genève chia cắt Việt Nam, Lansdale chia phái bộ SMM thành hai nhóm, một nhóm do Lansdale trực tiếp chỉ huy, hoạt động giúp chính quyền tại miền Nam đối phó với tình hình. Nhóm kia dưới quyền chỉ huy của Conein, làm những công việc về người di cư tại miền Bắc. Lansdale không nói rõ Conein làm gì, nhưng trong cuốn Edward Lansdale, The Unquiet American xuất bản năm 1988, Cecil Currey viết: Trông nom làn sóng người di cư chỉ là một phần công việc để che dấu những việc làm của Conein và những người trong nhóm của anh ta. “Công việc thực sự của họ gồm hai phần: một là thiết lập một tổ chức bán quân sự tại chỗ ở miền Bắc để sẵn sàng hành động khi Việt Minh tiếp thu từ tay Pháp, và hai là phá hoại. Conein lập căn cứ ở Hà Nội, và chi nhánh ở Hải Phòng.” (tr. 157) Về tổ chức bán quân sự, có hai nhóm đã được thành lập, một nhóm mang tên “Binh”, gồm 13 người, phần lớn được tuyển lựa từ thành viên các đảng phái quốc gia, được đưa ra ngoài bằng cảng Hải Phòng, gửi đi huấn luyện tại căn cứ huấn luyện của CIA tại đảo Saipan. Nhóm thứ nhì gồm 21 người, mang tên “Hao”, được tuyển lựa tại Sài Gòn, lên tầu ngày 23 tháng 11, 1954, cũng tới Saipan để được huấn luyện. Sau đó, cả hai nhóm được mang vào bố trí tại miền Bắc, trước thời hạn Việt Minh kiểm soát toàn thể phía Bác vĩ tuyến 17. Trong khi đó, nhóm của Conein cũng phụ trách việc chuyển tám tấn rưỡi đồ tiếp liệu và vũ khí vào chôn dấu cho các nhóm bán quân sự sẽ sử dụng sau này. Trong số này có 14 radios, 300 súng carbines, 90 ngàn đạn súng trường, 50 súng ngắn với 10 ngàn viên đạn, và 300 cân (pounds) chất nổ. Cho đến khi Việt Minh tiếp thu Hải Phòng vào ngày 16 tháng 5, 1955, cả hai toán Binh và Hao đã được bố trí xong. Conein nói trong cuộc phỏng vấn dành cho Cecil Currey ngày 24 tháng 6, 1985 rằng “Tôi có trách nhiệm lo cho những cơ sở này sinh tồn. Điều này khiến tôi rất bận rộn. Họ đã được bố trí khi chúng tôi ra đi…. Nhưng họ đã không tồn tại quá hai năm trước khi bị tiêu tùng”. Sau này, theo Lansdale, vì ông ta rời VN vào năm 1956, số phận của hai nhóm bán quân sự tại miền Bắc trong tay CIA, và họ đã làm hỏng. Về công tác phá hoại, cũng trong cuộc phỏng vấn nêu trên dành cho Currey, Conein nói rằng ông ta đã chuẩn bị nhiều mục tiêu định phá ngay trước khi quân Pháp ra đi, nhưng vì vẫn còn một phái bộ nhỏ của MAAG và lãnh sự quán Hoa Kỳ không ra đi cùng ngày với Pháp, nên kế hoạch phải hủy, để không liên lụy tới Mỹ. Vẫn theo Conein, chỉ có hai vụ “chơi bẩn” đã được thi hành, một là pha một loại acid vào dầu máy xe bus chạy trong thành phố, khiến xe không hỏng ngay, nhưng bị hư hại dần dần. Vụ thứ nhì là trộn “than nổ” với than chạy máy xe lửa, khiến đầu máy bị nổ. Conein nói vậy thì biết vậy, nhưng sự thật chưa chắc đã như vậy. Ví dụ, nếu người viết không nhớ lầm, phương tiện giao thông công cộng tại Hà Nội vào năm 1954, ngoài xích lô đạp, chỉ có tầu điện, không có xe bus, cũng không có taxi. Phá Pháp phò Diệm Sau công tác miền Bắc, Conein trở lại Sài Gòn, làm việc với Lansdale. Theo Rufus Phillips, có lần tin tức của Conein đã giúp ông Diệm thoát chết. Tác giả Why Vietnam Matters kể rằng, vào thời gian hưu chiến trong trận đánh giữa Bình Xuyên và quân chính phủ của Thủ tướng Diệm cuối tháng Ba 1955, “Lansdale có một cuộc họp khẩn với các viên chức làm việc trực tiếp với ông. Conein tới trễ và phát biểu sau cùng. Với thái độ bình thường mọi ngày, nói rằng qua tin tức từ những người bạn gốc Corse, ông biết có một âm mưu ám sát ông Diệm bằng chất nổ, trái bom đã được đặt trên con đường ông Diệm sẽ đi qua trong vài giờ nữa. Lansdale tái mặt. ‘Tại sao anh không cho tôi biết sớm hơn?’ Conein vẫn trả lời như thường lệ: ‘Tại vì ông có hỏi tôi đâu?’ Lansdale vội vàng chạy vào dinh báo cho ông Diệm biết.” Chân dung Tổng Thống Ngô Đình Diệm trên bìa Time Magazine (5 tháng 4, 1955) với lời điểm “Thời cơ đã muộn, tình thế [lại] bấp bênh” (“The hour is late, the odds are long”) Vào thời gian “hỗn quân hỗn quan” của Sài Gòn đầu năm 1955, trước khi vĩnh viễn từ biệt thuộc địa, quân Pháp còn quậy khá ồn ào, kể cả đàn áp tinh thần đám người Mỹ bắt đầu bước vào. Nhiều trái bom đã nổ, từ chuyện phá thư viện Mỹ đến xe người Mỹ sử dụng. Qua những nguồn tin của Conein, nhóm Lansdale biết rằng người của Đại tá Carbonel, Trưởng nhóm TRIM (Training Relations Instruction Mission – Phái bộ huấn luyện hỗn hợp Pháp Mỹ) đã liên hệ tới các vụ nổ bom chống Mỹ này. Lansdale họp nhóm, tuyên bố tình hình đã đến lúc phải chấm dứt. Phillips kể: Chiều hôm ấy, khi ghé qua trụ sở, như tôi vẫn thường làm để liên lạc với anh em trong nhóm, thấy chẳng có ai ngoại trừ Conein đang một mình trong bếp. Trước mặt anh trên bàn bếp là những thỏi chất nổ plastic C-3, ngòi nổ mầu cam, kíp nổ, một hộp nắp đậy, và những cuốn băng ma sát. Conein lẩm bẩm chửi thề, vừa tiếng Pháp, vừa tiếng Anh – “salauds, espèces de con, bastards, d**n son of pregnant doges, not a very nice persons” – trong khi cắt những thỏi C-3, bọc chúng bằng ngòi nổ và băng ma sát, ấn nắp đậy vào những chỗ cắt để kíp nổ rồi gắn kíp nổ với nắp đậy vào ngòi nổ bọc chung quanh C-3. Ngạc nhiên, tôi hỏi anh ta đang làm gì vậy. “Việc đéo gì đến anh; không thấy những của quỷ này giống cái gì à?’ là câu trả lời của anh. Tôi hỏi liệu tôi có giúp gì được không. Anh đưa cho tôi con dao và bảo tôi cắt những thỏi C-3 còn lại thành những miếng dài khoảng 12 phân rồi dán những ngòi nổ vào, giống như những miếng khác. Không ai trao đổi thêm một lời. Chúng tôi làm việc trong im lặng, trừ những loạt chửi thề, cho đến khi tôi làm xong. Tôi hỏi anh có chắc là không cần tôi nữa, Conein lại xổ nho “không, đồ khốn kiếp, cút mẹ nó đi cho được việc. Coi như không hề nhìn thấy những thứ này, nghe không!” Tôi đi. Sau nửa đêm, Conein chở vị hôn thê Elyette Brochot, không nói rõ mục đích, lái xe qua các đường phố Sài Gòn. Anh đưa cho nàng những thỏi chất nổ để trên đùi. Trước tiên, Conein đến nhà Đại tá Carbonel, rồi nhà của những đầu xỏ khác. Elyette (sau thành vợ thứ ba của Conein) đưa anh trái bom do chính anh đã làm. Anh đốt bằng đồ châm thuốc lá, rồi tung qua tường vào vườn mỗi nhà. Trái nổ cuối cùng ném vào vườn nhà đại sứ Pháp. Hôm sau, có than phiền gửi tới tòa đại sứ Mỹ, nhưng rồi phía Pháp ngậm tăm, vì cùng ngày cảnh sát VN đã bắt được một số sĩ quan cấp dưới của Pháp, trên một xe Jeep có chở chất nổ và một danh sách các mục tiêu Hoa Kỳ. Vụ nổ bom chấm dứt. Sau khi Lansdale về Mỹ vào cuối năm 1956 do bất đồng ý kiến về vai trò của Đảng Cần Lao, có tài liệu cho biết Conein trước khi về Mỹ đã làm việc với William Colby vào cuối thập niên 50, lo huấn luyện các biệt kích người Thượng ở cao nguyên. Khoảng 1962, Lucien Conein trở lại Việt Nam, đóng vai cố vấn cho Bộ trưởng Nội vụ Bùi Văn Lương, là Tổng ủy Di cư thời 54-55 mà Conein đã quen biết. Conein và ông Lương là hai con người với hai nếp sống hoàn toàn khác nhau. Tuy không đến nỗi xung khắc, nhưng phải đi theo Bộ trưởng Lương trong những cuộc kinh lý, nghe những buổi nói chuyện dài buồn tẻ, Conein phát chán. Có lần anh đã phải viết trên một mẩu giấy nhỏ, lén đưa cho ông Lương, nhắc nhở: “Tuyên ngôn Độc lập – 500 chữ, Diễn văn tại Gettysburg – 200 chữ, nói ngắn thôi.” Nhưng Lou than với Phillips “Chẳng ăn thua mẹ gì cả.” Liên hệ đảo chánh Theo tác giả Việt Nam Nhân Chứng là Tướng Trần Văn Đôn: “Sau lệnh thiết quân luật 20-8-1963, ông ấy (Conein) thường đến gặp tôi nhưng tôi dè dặt không tiết lộ điều gì, chỉ cho biết quân đội không tham gia việc tấn công chùa.” Theo cuộc phỏng vấn của WGBH (Đài TV và Radio ở Boston, thành viên của hệ thống PBS – Public Broadcasting Service) ngày 7 tháng 5, 1981, Conein đã chú ý tới ý hướng phản kháng trong giới tướng tá từ đầu tháng Bảy. Trong cuộc tiếp tân nhân dịp Quốc Khánh Mỹ 4 tháng 7 tại nhà Đại sứ Hoa Kỳ, có đông đủ tướng lãnh VN tham dự, Conein nghe nói và được mời đi với họ tới một hộp đêm ở dưới hầm khách sạn Caravelle. Qua câu truyện trong cuộc gặp gỡ này, Conein “đánh hơi” thấy khuynh hướng chống đối chế độ của các tướng. Vụ tấn công chùa đêm 20 tháng Tám nhằm mục đích củng cố chế độ đã gây hậu quả trái ngược. Có thể nói chính kế hoạch tai hại này đã làm nảy sinh kế hoạch đảo chánh. Trên đường đến Việt Nam nhậm chức, Đại sứ Cabot Lodge định ghé thăm Tokyo, Manila, Singapore rồi mới tới Sài Gòn. Nhưng vừa tới Nhật, đang đêm ông Lodge nhận được điện tín khẩn từ Washington, yêu cầu phải tới ngay Sài Gòn để đối phó với tình hình khẩn trương vì vị tấn công chùa. Ông tới Sài Gòn chiều 22 tháng 8. Ngay hôm sau, hai phụ tá thân tín nhất của ông là Freddy Flott và Mike Dunn yêu cầu gặp khẩn cấp Rufus Phillips, hiện đang hoạt động trong lãnh vực bình định nông thôn. Lý do gặp gỡ là trước khi đi Việt Nam, ông Lodge được Lansdale cho biết Rufus Phillips quen nhiều người Việt, nên muốn Phillips cho biết một cách trung thực thái độ của người Việt như thế nào đối với tình hình sôi động lúc bấy giờ. Phillips hỏi đã tham khảo ý kiến CIA chưa. Rồi, nhưng CIA không phải là người Việt, ông Lodge muốn biết rõ quan điểm từ phía người Việt. Phillips hứa làm điều này, cam đoan không thêm bớt hay thiên vị. Ngay chiều hôm ấy, Phillips gọi đến nhà ông Lê Văn Kim, nói truyện với bà Kim, hẹn gặp ông vào buổi tối. Những “người Việt” của Phillips chỉ có ba người là các ông Nguyễn Đình Thuần, Lê Văn Kim, và Bùi Diễm. Tuy bề mặt, ba người này có thể coi như đại diện cho ba khuynh hướng khác nhau: Ông Thuần, Bộ trưởng Phủ Tổng thống kiêm Bộ trưởng phụ tá Quốc phòng, tiếng nói của những người thân tín ông Diệm, phe cầm quyền. Ông Bùi Diễm, một chính khách đối lập, đảng Đại Việt. Tướng Kim là tiếng nói quân đội. Nhưng trên thực tế, tiếng nói của ba người này là một. Các Tướng Kim, Đính, Đôn, Vỹ và Xuân vào thời gian bị quản thúc tại gia ở Đà Lạt (14 tháng 9 năm 1964) Ông Kim là người thân của Tướng Minh và Tướng Đôn. Theo Tướng Đôn viết trong Việt Nam Nhân Chứng: “Lê Văn Kim trước kia là bạn, về sau trở thành em rể của tôi. Ông Kim là đầu não tổ chức đảo chánh. Tôi gặp Thiếu Tướng Kim ít nhất mỗi tuần một lần. Chúng tôi là anh em nên gặp nhau ít bị nghi ngờ. Sau ngày thiết quân luật, Thiếu Tướng Kim là liên lạc giữa tôi và Trung tướng Dương Văn Minh.” “Năm 1955, ông Kim tiếp thu Bình Định mà không phải nổ một tiếng súng. Người Mỹ sát cánh với ông Kim lúc đó là Ruph Philip (sic) (đúng ra là Rufus Phillips), phụ tá của Đại Tá CIA Lansdale. Ông Kim cũng là người thân với Bùi Diễm. Ba người này tiếp xúc với nhau lo về mặt chính trị.” Với quan điểm của những người Việt trên đây, chẳng cần ai xuyên tạc hay thêm bớt, cũng đủ đưa anh em ông Diệm tới chỗ chết. Best but not brightest Trong tác phẩm Ký nổi tiếng The Best and the Brightest, nhà báo lớn David Halbertstam từng được giải Pulitzer viết: Tướng Dương Văn Minh, khuôn mặt nhà binh được kính trọng nhất tại Nam Việt Nam, người thân cận với nhóm Lansdale từ những ngày đầu khi ông giúp đánh dẹp đám Bình Xuyên, đã tiếp xúc với người bạn cũ của ông là Lou Conein, và hỏi xem có nói chuyện được không. Conein đã ở Việt Nam 18 năm, hầu hết với CIA; ông ta đã là một trong những người Mỹ đầu tiên nhảy dù xuống vào hồi cuối Thế Chiến II. Ông ta biết giới quân sự không cộng sản rất rõ, vì theo như lời kể của ông, họ là những người chính ông đã tuyển mộ. Sắc sảo, thô lỗ, hay thêu dệt, ông ta giống một phiên bản Mỹ của lính nhẩy dù Pháp, một người mọc lên từ mầm mống mạo hiểm gay cấn. Ông ta biết đất nước và con người, và ông ta đùa giỡn với hiểm nguy, chính hiểm nguy làm cho cuộc đời hứng thú hơn. Một bàn tay thiếu hai ngón tay, và truyện bàn tán khắp Sài Gòn về tại sao những ngón tay bị mất đó, chẳng hiểu do nguyên nhân cao cả hay không; những nhà báo biết rõ Conein thích ông ta và trong sổ điện thoại luôn ghi ông ta với biệt danh “Brown Ba-ngón”, theo tên nhà thể thao bóng chầy Mordecai Brown. Vị Tư lệnh Hoa Kỳ ở Sài Gòn khinh thường ông; ông bị nghi ngại rằng đã ở đây quá lâu, quá gần gũi với địa phương; ông ta bốc đồng, không đáng tin, chơi trò nguy hiểm – thứ nguy hiểm nhất. Ông ta cũng là một trong số rất ít người Mỹ có được sự tin cậy của giới quân sự Việt Nam, người coi thường Harkins và coi Harkins như Nhu nối dài (sau này, khi việc mưu sự với các tướng Việt Nam sâu đậm hơn, Bạch ốc đánh điện cho Lodge gợi ý nếu kiếm được người nào đáng kính hơn Conein thì tốt hơn, và Lodge trả lời đồng ý, nhưng không thể tìm được ai thay thế, và Tướng Trần Văn Đôn đã “tỏ ra cực kỳ ngần ngại trong việc mưu tính với bất cứ ai khác’) (tr. 286-287). Lời tường thuật của nhà báo hàng đầu nước Mỹ đối chọi với những dữ kiện trong quyển Why Vietnam Matters. Theo Rufus Phillips, không phải Tướng Minh kiếm Conein, mà ông Lodge nhờ Phillips giới thiệu Conein với Tướng Kim, để ông Kim giới thiệu với Tướng Minh. Chú thích: 1. WHY VIETNAM MATTERS, An Eyewitness Account of Lessons Not Learned (Tại sao Việt Nam Có Tầm Quan Trọng, Một Hồi Ký Nhân Chứng về Những Bài Học Chưa Thông Suốt) của Rufus Phillips, do Naval Institute Press xuất bản năm 2008 (trang 202). Nguồn gốc của đoạn này: Tape recording of White House meeting, Oct.25, 1963, JFKL, Presidential Recordings Collection, Tape 117 A53 (Cassette 3 of 3) – ghi chú của Rufus Phillips (tr. 344).
|
|
|
Post by nguyendonganh on Nov 11, 2013 2:51:54 GMT 9
Căng thẳng như dây đànNhư đã trình bầy trong cuối phần 1, không giống với điều nhà báo Halberstam nói Tướng Minh là người quen Conein từ lâu và chính ông đi kiếm Conein, Phillips viết:
Mike Dunn gọi tôi lên Tòa đại sứ vào ngày 26 tháng 8, thấy Lou Conein đang đợi tôi ở đấy. Dunn cho chúng tôi biết Washington – ý nói Tổng thống – đã ra lệnh cho Lodge khuyến khích các tướng làm một cuộc đảo chánh chớp nhoáng. Khi tôi hỏi về ông Diệm thì thế nào, ông ta nói sẽ cho các tướng biết để tùy họ quyết định có giữ Diệm không. Tôi ngạc nhiên về sự thiếu rõ ràng trong việc giữ Diệm. Ông Thuần không muốn như vậy, cũng không phải là điều ông Đôn muốn, theo Conein. Dunn nói chỉ thị không thiếu rõ ràng. Người đưa tin chính thức cho các tướng là Conein; Tôi giúp anh ta bằng mọi cách có thể.
Lou hỏi liệu tôi có sẵn sàng tự mình bảo lãnh cho anh ta với Tướng Kim như là một người Kim có thể tin cậy. Kim có lẽ là người tốt nhất để dàn xếp cho anh ta nói chuyện với tướng Minh. Đứng trước việc làm theo những gì có vẻ rõ ràng là lệnh từ Tổng thống Kennedy, dù tôi thấy không thoải mái, hay tự đứng ngoài mọi cơ may có ảnh hưởng tới tình thế, tôi đồng ý giúp Conein. Dunn đưa tôi vào gặp Lodge (Conein đã gặp rồi). Lodge rất ân cần. Ông đứng lên từ sau bàn giấy, bắt tay tôi, miệng nói kín đáo “Tôi tin tưởng vào anh”.
Sau cuộc gặp gỡ, tôi gọi cho bà Kim ở nhà, hẹn tới nhà ông vào buổi tối. Tôi nói sẽ mang theo người bạn để gặp Kim…. Trên đưởng về, Lou ngỏ ý cảm ơn sự giúp đỡ của tôi, và rằng Kim có vẻ tin tưởng vào những lời nói của anh ta và sẽ bảo lãnh cho anh ta với tướng Minh.
Vì thiếu tin tưởng vào các tướng đảo chánh, và sợ trách nhiệm nếu việc không thành, ngày 29 tháng 8, Kennedy đánh điện cho Lodge nói rằng “Cho đến giờ phút các tướng khởi sự chiến dịch, tôi vẫn dành quyền thay đổi và đảo ngược các chỉ thị trước”.
Đại sứ Henry Cabot Lodge và Tổng thống Ngô Đình Diệm tại Dinh Gia Long, ngày 1 tháng 9 năm 1963 (ảnh Larry Burrows/Time & Life Pictures/Getty Images)
Ngày 31 tháng 8, Tướng Khiêm cho Tướng Harkins biết Tướng Minh đã hoãn kế hoạch đảo chánh, một phần chưa đủ lực lượng, một phần thiếu tin tưởng vào vai trò đại diện phía Hoa Kỳ của Conein, vì địa vị của anh ta tương đối thấp. Conein rất giận dữ về chuyện này, cho rằng Harkins đặt điều để tự đề cao. Lodge cũng không tin Harkins, lại nhờ Phillips kiểm chứng với Tướng Kim. Kim xác nhận quả thật đảo chánh bị hoãn. Lodge thất vọng. Minh trình bầy rằng không phải các tướng thiếu ý chí, mà thiếu phương tiện. Lodge vẫn nghĩ rằng vận động các tướng giống như đẩy sợi bún trên mặt đĩa.
Tướng Dương văn Minh và Đại sứ Henry Cabot Lodge (tháng 12 năm 1963)
Cùng vào ngày 31 tháng 8, có một chuyện khác cũng liên hệ tới Conein. Nhà báo Úc Denis Warner cho Phillips biết, mới nói chuyện với Trần Văn Khiêm–em bà Nhu– trong bốn tiếng. Qua đó, Khiêm cho biết cần phải loại ông Nhu, để chị em ông cầm quyền. Khiêm cho biết đã tổ chức mật vụ riêng, và có sẵn một danh sách liệt kê các viên chức Hoa Kỳ sẽ bị ám sát. Trong danh sách này, John Richardson đứng đầu, Lou Conein hàng thứ tư.
Âm mưu đảo chánh chớp nhoáng vào tháng 8 không thành, nhưng tình hình căng thẳng tiếp tục sang tháng 9, với cột trụ bảo vệ chế độ là Tổng trấn Tôn Thất Đính, và thỉnh thoảng lời phát ngôn thêm dầu vào lửa của bà Nhu. Nhưng Conein vẫn được trong dụng. Theo Phillips:
Không khí bất ổn tăng lên không phải chỉ do những chuyện điên khùng như em bà Nhu nhưng còn do những lời tuyên bố và tác phong của Tướng Tôn Thất Đính, người được Nhu ủy thác cho chức vụ Tổng Trấn Sài Gòn. Đính bốc đồng và bất ổn, từng gay gắt tuyên bố ý định làm thế nào đối phó với “kẻ thù” của chính quyền. Ông chọn Conein là người liên lạc riêng giữa ông và Đại sứ quán Mỹ, cho lắp tại nhà riêng Conein một điện thoại đỏ đặc biệt, một đường giây trực tiếp để gọi đến văn phòng ông. Thỉnh thoảng ông gọi cho Conein bằng đường giây đỏ, báo tin ông sắp ghé, rồi đi xe có mô tô hộ tống, ồn ào phóng tới nhà Conein tại con đường nhỏ, tạt vào, ngồi tại quầy rượu giữa đám hộ tống, gọi rượu Scotch. Ông ta và Conein đấu qua đấu lại một hồi, rồi lại rống lên ra đi. Vào thời điểm này, Đính chưa can dự vào âm mưu đảo chánh, và không biết Conein là người trong đám.(tr.180)
Thiếu Tướng Tôn Thất Đính, 37 tuổi, Tư Lệnh Quân Đoàn 3 kiêm Tư Lệnh Vùng 3 Chiến Thuật kiêm Tổng Trấn Sài Gòn Gia Định, họp báo tại Tòa Đô chánh vào tháng 9 năm 1963 hầu bảo vệ lập trường của Chính phủ Ngô Đình Diệm trong thời kỳ thiết quân luật. Hai tháng sau, ông là một trong những tướng cầm đầu cuộc đảo chánh
Tháng 10, theo nhận định của Phillips, tình hình Sài Gòn căng thẳng như giây đàn piano. Lodge bực tức trước tin đồn mình sẽ bị ám sát. Theo Conein, tin đồn đó do phía Nhu tung ra như một đòn cân não. Harkins nói với Tướng Đôn tại một cuộc tiếp tân ở sứ quán Anh ngày 22 tháng 10 là Mỹ không ủng hộ đảo chánh, vì tình hình không phải lúc để làm điều đó, khiến ông Đôn chột dạ. Conein bực mình “Thằng cha Harkins ngu đần đó suýt nữa làm hư việc.” Lodge chỉ thị cho Conein bảo đảm với Đôn rằng Harkins không phát biểu thay cho Lodge hay chính sách Mỹ.
Sáng 28 tháng 10, Lodge được mời đi Đà Lạt với ông Diệm, nhân dịp khai mạc Trung Tâm Nguyên Tử Lực Cuộc tại đây. Ở phi trường Tân Sơn Nhất, theo Phillips, Conein xếp đặt để Đôn có dịp hỏi Lodge: Có phải Conein được phép nói thay cho ông? “Yes, he was”, Lodge trả lời. Nhưng Tướng Đôn là người trong cuộc, kể hơi khác:
“…bổn phận quyền Tổng Tham Mưu Trưởng phải đưa đón Tổng Thống. Vì vậy lúc 7 giờ 30 sáng tôi đã có mặt ở phi trường Tân Sơn Nhứt. Tại đây tôi gặp Đại sứ Cabot Lodge và phu nhân. Đại sứ Lodge giới thiệu vợ với tôi, ông Lodge hỏi tôi bằng tiếng Pháp:
- Có phải Trung Tướng xưa kia phục vụ trong quân đội Pháp?
- Đúng vậy.
Tôi hỏi riêng ông:
- Que pensez vous de Monsieur Conein? (Ông nghĩ gì về ông Conein?)
Ông Lodge trả lời:
- Il parle pour moi. Il me représente. Vous pouvez avoir confiance en lui. (Ông ta phát ngôn cho tôi, ông ta đại diện cho tôi. Ông có thể tin cậy ông ta).
Sáng 30 tháng 10, Phillips được ông Diệm tiếp tại dinh Gia Long. Khi câu truyện gần tàn, ông Diệm nhìn thẳng vào Phillips, hỏi: “Ông có nghĩ rằng sẽ có đảo chánh?” — “Tôi sợ rằng có, thưa Tổng thống”, là trả lời của Phillips.
Tiền và máu
Sáng 1 tháng 11, Phillips ăn sáng với Nguyễn Đình Thuần. Xong, ghé qua Sứ quán, viết báo cáo cho Lodge những gì đã nghe được từ Thuần, rồi về nhà Tướng Stilwell ăn trưa, cùng với phó Đại sứ Trueheart, và Dunn, phụ tá của Lodge.
Khoảng 1 giờ 45, Tướng Đôn gọi điện thoại báo cho Stilwell đảo chánh bắt đầu. Hồi đầu tháng 10, Conein mời Phillips đến ăn cơm tại nhà mình, cho biết đảo chánh sẽ xảy ra trong vòng mấy tuần. Anh ta đã nhờ “A-team” của Lực lượng Đặc biệt Hoa Kỳ canh nhà, và nếu có chuyện không hay xảy ra, sẽ di tản vợ con anh. Conein sẽ ở cạnh các tướng đảo chánh, nên nhờ Phillips ở tại nhà mình trông chừng vợ con anh, khi đảo chánh xảy ra. Vì thế, từ nhà Stilwell, Phillips đến thẳng nhà Conein.
Trong khi ấy, theo Tướng Đôn:
Đến ngày 1 tháng 11, như đã hứa, tôi điện thoại tìm ông ấy (Conein) tại nhà lúc 1 giờ trưa nhưng ông đi vắng. Tôi nhờ nha sĩ Long đi tìm và mời vào bộ Tổng Tham Mưu.
Đúng 1 giờ 30 trưa, ông Conein vào có mang theo một máy truyền tin đặc biệt để liên lạc với tòa Đại sứ Mỹ và một bao tiền là ba triệu bạc Việt Nam….
…ông Conein đại diện cho Đại sứ Cabot Lodge luôn luôn ở cạnh chúng tôi, theo dõi tình hình… ông Conein theo dõi tôi, cứ hỏi:
- Hai ông ấy đâu? Phải bắt lại cho kỳ được vì rất quan trọng. (On ne fait pas d’omelette sans casser les oeufs.)
Phillips kể:
Từ nhà Conein có thể nghe tiếng súng không liên tục từ chiều đến tối. Vào khoảng bốn giờ sáng (2-11), tiếng súng nổ liên hồi, có cả võ khí hạng nặng, giống tiếng cannon từ xe tăng, bắn từ mọi phía quanh dinh Tổng thống, kéo dài khoảng trên một giờ. Rồi lại im lặng. Trong khi lực lượng đặc biệt vẫn thức canh gác, tôi ngủ vài giờ trước bình minh, hy vọng vào lúc đó sẽ biết tin. Vào khoảng 7:30 sáng, Lou về nhà tắm rửa, thay quần áo và ăn. Anh ta đã có mặt tại Tổng Tham Mưu Quân đội Việt Nam, nơi chỉ huy cuộc đảo chánh, từ chiều hôm trước. Anh ta mới ghé qua Sứ quán để báo cáo, rồi về thẳng nhà.
Cuộc đảo chánh đã thành công. Diệm và Nhu đã đầu hàng tại một nhà thờ ở Chợ Lớn, và sắp được mang về Bộ Tổng Tham Mưu, giữ ở đó cho đến khi có máy bay Mỹ chở đi lưu vong. Đó là tất cả những gì anh ta có thể cho tôi biết. Rồi anh ta trở lại Bộ Tổng Tham Mưu để biết chắc mọi xếp đặt cho việc giữ các ông Diệm và Nhu cho đến khi máy bay tới, phải mất một thời gian. Tôi vừa cảm thấy buồn, vừa thấy nhẹ nhàng vì đảo chánh đã xong. Tôi vui mừng vì Diệm không bị hại. Tôi đợi Lou trở về cho biết mọi sự đều tốt đẹp.
Lou về lại nhà vào khoảng 11 giờ sáng (2-11), nhưng với vẻ mặt tái xạm. Trông như người ốm. Anh nói: “Bọn chó đẻ khốn nạn, chúng giết Diệm rồi; chúng hạ sát Diệm và Nhu.” Anh ta nộ khí xung thiên…. Họ đã ôn hòa đầu hàng, rồi bị giết trong chiếc xe bọc sắt được phái đến chở họ…. Conein đã từ chối nhìn các xác chết, anh không muốn làm nhân chứng. Conein đã thất thần, và cả tôi nữa…. [Diệm] đúng là một người cha của Nam Việt Nam – không phải người cha tốt nhất, nhưng là người nếu không có ông, thì đã không có một Nam Việt Nam độc lập.
Đâu là sự thật?
Conein đã giữ kín miệng về vai trò của mình trong cuộc đảo chánh một thời gian khá lâu. Mãi đến khi trả lời với tư cách nhân chứng vào tháng 6, 1975, trước Ủy ban Thượng viện điều tra về vai trò của Hoa Kỳ trong việc ám sát các nhà lãnh đạo nước ngoài, do Nghị sĩ Frank Church đứng đầu, thường được gọi là “Church committee”, Conein mới nói về vai trò của mình, đó là: “chuyển lệnh từ Đại sứ của tôi đến những người làm kế hoạch đảo chánh, theo dõi những người làm kế hoạch đảo chánh, thu hoạch càng nhiều thông tin càng tốt, để Chính quyền chúng ta không bị đặt trước sự bất ngờ”.
Trong cuộc phỏng vấn thu thanh và thu hình của WGBH lâu 42 phút 31 giây vào ngày 7 tháng 5, 1981 (2), Conein cho biết những điều đáng chú ý sau:
- Đường lối của Hoa Kỳ đối với chính quyền Ngô Đình Diệm rõ ràng đã thay đổi từ sau khi Đại sứ Lodge đến Việt Nam.
- Hoa Kỳ có bật đèn xanh cho các tướng về đảo chánh, nhưng không có bằng chứng rõ ràng, mà chỉ qua lời nói việc làm để các tướng hiểu được như vậy.
- Conein có gặp riêng ông Nhu tại Phủ Tổng thống, nghe ông độc thoại khoảng ba bốn tiếng. Conein có cảm tưởng ông Nhu muốn thuyết phục anh ta là mọi sự đều trong vòng kiểm soát. Tại sao ông Nhu làm như vậy? Anh không biết. Có lẽ tại ông Nhu biết anh có liên lạc với các tướng. Qua thái độ của ông Nhu, Conein có cảm tưởng chính quyền đã tự cô lập mình.
- Conein thường chỉ liên lạc với Tướng Đôn, phần lớn gặp nhau tại văn phòng nha sĩ (Tướng Đôn nói rõ là Nha sĩ Long), đóng kịch như người đi chữa răng.
- Conein gặp Tướng Minh vào đầu tháng Mười để trao đổi quan điểm. Minh không muốn Hoa Kỳ tham dự vào cuộc đảo chánh, mà chỉ muốn chính quyền mới được Mỹ sớm thừa nhận. Conein nói:
Ông ấy cũng thảo luận về việc để ngỏ cho ông ấy lựa chọn liên hệ tới Diệm. Một lựa chọn là họ cho ông Diệm đi lưu vong. Lựa chọn khác là họ có thể giết Diệm và Nhu. Tôi báo cáo chuyện này ngay, đó là lần chót, và cũng chỉ có lần ấy đề cập tới cái chết của Diệm cho đến ngày nó xảy ra.
Được hỏi có thông tin nào cho Minh biết là Mỹ phản đối kế hoạch giết Diệm không. Conein trả lời có phản đối ngay, từ Washington.
Vấn đề chót trong cuộc phỏng vấn là: Anh cảm thấy thế nào khi biết Diệm Nhu bị giết, và làm thế nào anh biết họ bị giết? Conein trả lời:
Khi đảo chánh sắp kết thúc vào khoảng 5 hay 6 giờ sáng 2-11, Tổng thống Diệm gọi và nói chuyện với Big Minh. Tất cả các cú điện thoại nói với các tướng đều qua Đôn. Diệm từ chối nói chuyện với Minh, trừ một lần. Khi xong, Big Minh nói đại khái ông ta không chấp nhận cho các ông Diệm và Nhu đầu hàng khi người Việt còn bắn lẫn nhau, do đó, Diệm nói rằng sẽ có ngừng bắn vào lúc 7 giờ sáng. Đây là dấu hiệu rõ ràng cho thấy các tướng đã thắng …Sàigòn.
Lúc đó, các tướng và mọi người bỗng nhiên kéo ra đầy hành lang rộng lớn của Tổng Tham Mưu, và Big Minh tiếp nhận chúc mừng. Đúng ra, tôi nghĩ họ đã vinh thăng một số người ngay tại chỗ, từ đại tá lên thiếu tướng. Tôi không biết, sao bay khắp nơi, và thiếu tá lên trung tá, đại tá lên tướng và tướng thêm một sao nữa, và…. Tôi có cảm tưởng vào lúc đó, Diệm vẫn còn ở trong dinh…
Big Minh hỏi tôi cần bao lâu để tôi có thể kiếm được một máy bay đến Sàigòn. Trước hết, ông muốn một máy bay Mỹ, không phải máy bay Việt Nam…. Điều này chứng tỏ sự ủng hộ trực tiếp nên tôi gọi, tôi hỏi tòa đại sứ, nói với họ Diệm sắp đầu hàng…. Tôi được tòa đại sứ cho biết Hoa Kỳ muốn ông Diệm chấp nhận lưu vong tại quốc gia đầu tiên nhận ông, hoặc Philippines, Nhật, hay Pháp. Do đó, cần 24 giờ cho một máy bay đàng hoàng từ Okinawa tới Sàigòn để có thể bay thẳng tới nước khác…
Vào lúc này, Big Minh đòi mang chiếc xe du lịch (sedan) của ông tới, hộ tống bởi hai xe Jeep của Quân Cảnh Việt Nam, và ông đi đường trong để tới dinh và bốn hoặc sáu xe bọc sắt được gửi thẳng tới dinh. Sau khi ông đi rồi, mọi người dọn dẹp…
Sau khi Big Minh ra đi, tôi đi đường trong về phía dinh, tôi để ý chúng tôi phải dọn dẹp đủ thứ để họ sửa soạn cho ông Diệm tới. Họ có cái bàn phủ khăn xanh, họ có Phó Tổng thống ở đó để nhận sự giải nhiệm và họ chuẩn bị để mang máy quay phim tới. Lúc này, tôi biết họ sắp mang máy quay phim tới, tốt hơn là tôi nên về nhà. Trong khi ở nhà, tôi nhận được điện thoại từ sứ quán, họ nói cần tôi, và đây là điện thoại từ thẩm quyền cao nhất, muốn biết ông Diệm và ông Nhu đang ở đâu. Tắm xong, tôi trở lại Tổng Tham Mưu, tới câu lạc bộ sĩ quan, thấy họ đang lấy lời khai các bộ trưởng trong chính quyền cũ.
Lúc này, tôi hỏi về Diệm và Nhu. Tôi nói chuyện thẳng với Big Minh và ông ta cho tôi biết họ đã tự tử, và xác họ đang ở phía sau Tổng Tham Mưu – Tôi có muốn nhìn họ không? Tôi nói Không, tôi không muốn nhìn và tôi rất thất vọng họ đã làm sai dự định trước, vì kế hoạch nguyên thủy là Diệm Nhu ra khỏi nước.
Có một khác biệt giữa thông tin của Phillips và trả lời của Conein: Theo Phillips, khi về nhà lần thứ nhất vào sáng 2-11, Conein cho biết anh em ông Diệm đã đầu hàng từ một nhà thờ ở Chợ Lớn, và sắp được mang về Bộ Tổng Tham Mưu, đợi lên máy bay đi lưu vong. Trong trả lời phỏng vấn, Conein cho biết khi đang ở nhà, được “thẩm quyền cao nhất” có nghĩa là ông đại sứ muốn biết các ông Diệm Nhu đang ở đâu. Đâu là sự thật?
Trung tướng Trần văn Đôn trên Đại lộ Thống Nhất, sau khi đảo chánh thành công
Từ Sàigòn đến Arlington
Trong cuốn A Bright Shining Lie (1988) nhà báo Neil Sheehan viết: “Ít điệp viên được trao cho cơ hội đạt tới đỉnh cao của nghề nghiệp bằng cách xếp đặt để lật đổ một chính quyền. Conein đã chuyển quyền lực của Hoa Kỳ hầu tạo ảnh hưởng nơi các tướng để sai khiến”.
Theo lời Tướng Đôn, vào trưa ngày 2-11, ông chấp thuận lời yêu cầu cùa Conein, cho phép một máy bay chở Bác sĩ Phan Huy Quát, đang bị giam tại lao xá Cần Thơ từ sau cuộc đảo chánh bất thành tháng 11 năm 1960, về Sài Gòn. Ba giờ chiều, Conein cho biết ông Lodge muốn gặp các tướng đảo chánh. Tướng Minh không chịu đi, cử hai ông Kim và Đôn tới gặp Lodge lúc 4 giờ. Tối ngày 4 tháng 11, Lodge cho Conein đến nhà Tướng Khánh đón ba con ông bà Nhu, chở ra phi trường, cho đi Roma trên một chuyến bay đặc biệt.
Tháng 1-1964, Conein về Mỹ nhận huy chương CIA thưởng cho những công trạng trong cuộc đảo chánh. Sau cuộc “Chỉnh lý” ngày 30 tháng 1, từ Washington trở lại Sài Gòn, Conein được chỉ định làm phụ tá không chính thức cho Nguyễn Khánh.
Theo Phillips, Conein là người đầu tiên biết Khánh chuẩn bị thảo hiến pháp mới, sau này gọi là “Hiến chương Vũng Tàu”. Một hôm vào tháng Bảy (64), Lou thấy một Thiếu tá làm việc tại Tổng Tham Mưu, cắm cúi với chồng sách trên bàn, gồm hiến pháp Mỹ, Pháp, và một bản hiến pháp Đệ nhất Cộng hòa. Ông cho biết đang thảo một hiến pháp cho Khánh. Hỏi có kinh nghiệm gì về luật hiến pháp không, ông nhún vai trả lời: “không!” Thấy lạ, Conein báo cho tòa Đại sứ biết, nhưng không có động tĩnh gì.
Họp với Khánh tại Vũng Tầu, Đại sứ Taylor chỉ trích hiến chương, cả về hình thức và nội dung. Đi với Khánh trên đường ra Vũng Tầu, Conein đề nghị Khánh dẹp chuyện hiến chương, nhưng Khánh không nghe. Trong phiên họp Hội đồng Quận đội Cách mạng, Conein là người Mỹ duy nhất hiện diện. Vừa về Sài Gòn công bố Hiến chương, Khánh đã bị phản đối ồn ào, từ mọi phía. Khánh nhờ Conein yêu cầu Tướng Taylor ra tuyên bố ủng hộ. Taylor thẳng tay từ chối, nói các cuộc biểu tình phản đối là do lỗi của Khánh. Được Conein báo thái độ của Taylor, Khánh nổi giận. Conein bị kẹt giữa hai tướng khó tính, và có nhiệm vụ tường thuật trung thực những lời chửi rủa ông nọ dành cho ông kia.
Bị đả đảo, giận Mỹ không ủng hộ, Khánh bỏ lên Đà Lạt nằm, còn bị đài VOA loan tin là ông trong tình trạng khủng hoảng tinh thần. Khánh gọi Conein lên Đà Lạt ngay, để nghe ông ta chửi Taylor thậm tệ. Chửi, còn ra lệnh cho Conein trở về nói lại cho Taylor nguyên văn những gì ông ta nói, kể cả những điều tục tằn, như “espèce de con”. Conein cẩn thận viết lời của Khánh xuống giấy, rồi hỏi lại có đúng ông ta muốn chuyển đi nguyên văn không. Trả lời đúng.
Tại Sài Gòn, sau khi đọc lời chửi của Khánh, Taylor giận dữ hỏi Conein “Anh có chắc hiểu rõ tiếng Pháp không?” Taylor bay ngay lên Đà Lạt đề đương đầu với Khánh, nhưng máy bay không đáp xuống được vì thời tiết xấu. Hôm sau, Taylor gặp Khánh thì Khánh đã nguôi giận, tỏ ra rất lịch sự với Taylor. Trong khi ấy, người thân của Khánh đã cho ký giả báo New York Herald Tribune biết chuyện Khánh chửi Taylor. Đọc báo xong, Taylor ra lệnh cho Conein không được liên lạc với Khánh nữa, và anh phải rời Việt Nam trong 30 ngày.
Sau khi gặp Taylor, Conein nhận được điện thoại từ Sam Wilson của USOM ở Quân khu IV, nói Tướng Dương Văn Đức đang chuẩn bị đảo chánh chống Khánh, hỏi Conein có giúp được gì không. Conein quen Đức từ chiến dịch tiếp thu Cà Mau năm 1955, bèn gọi cho Đức bảo đừng đảo chánh, tội nặng lắm đấy. Đức hứa sẽ thôi. Nhưng Taylor biết được, thay vì khen Conein, đã ra lệnh cho anh phải rời Việt Nam ngay trong vòng 8 tiếng. Trên đường về Mỹ, khi Conein đang ở Hong Kong ngày 13 tháng 9, các tướng Đức và Phát vẫn kéo quân vào Sài Gòn, nhưng thay vì đảo chánh, gọi là “biểu dương lực lượng”.
Năm 1965, thời chính quyền Thiệu-Kỳ, Lansdale lại được cử qua giúp Việt Nam. Cả nhóm cộng tác cũ, trong đó có Phillips và Conein, cùng trở lại với Lansdale. Lại có thêm sự nhập bọn của một nhân vật sau này nổi tiếng trong vụ tiết lộ tài liệu mật Bộ quốc phòng là Daniel Ellsberg. Nhưng lần tái hồi này, nhóm của Lansdale đã không tạo được phép lạ nào. Lansdale rời hẳn Việt Nam vào tháng Sáu 1968. Conein cũng thôi làm cho CIA từ năm 1968, trở thành một doanh nhân tại Việt Nam, buôn bán quân trang quân dụng thặng dư. Nhưng không thành công.
Trở về Mỹ, năm 1970 Lucien Conein được một người quen từ hồi OSS là Howard Hunt giới thiệu với Tổng thống Nixon. Năm 1971, Hunt muốn Conein nhập bọn đám “Thợ ống nước” (Plumbers), là nhóm chuyên làm những việc mờ ám để củng cố địa vị của Nixon đã chủ mưu và bị bắt trong vụ Watergate 1972. Nhưng Conein từ chối. Sau này, Conein nói với Stanley Karnow, tác giả quyển Vietnam: A History rằng “Nếu có tôi can dự, thì chúng tôi đã làm hẳn hoi”.
Từng là người có nhiều liên hệ với Corsican Brotherhood, một tổ chức nổi tiếng trong lãnh vực buôn ma túy, năm 1973 Nixon đã cho Conein điều khiển cơ sở đặc biệt chống ma túy (Chief of Special Operations for Drug Enforcement Administration).
Karnow cho biết ông đã bỏ ra 70 giờ phỏng vấn Conein, cho dự tính viết một cuốn tiểu sử ông ta, nhưng dự án đành phải bỏ, khi thấy Conein giống như Ashenden, một nhân vật gián điệp Anh trong tiểu thuyết của Somerset Maugham, một người can dự quá nhiều vào các điệp vụ phiêu lưu, đến nỗi không thể phân biệt được đâu là sự thật với vai trò của mình trong nghề nghiệp.
Lucien Conein qua đời đầu tháng 6 năm 1998. Vào dịp này, trong bài báo trên tờ New York Times ngày 7-6, Tim Weiner viết: “Ông Conein cho các đồng nghiệp và mấy người bạn nhà báo biết rằng ông từng phục vụ trong đạo quân Lê Dương của Pháp (French Foreign Legion), điều này có thể đúng mà cũng có thể không, và rằng ông mất hai ngón tay trong một mật vụ nguy hiểm. Thật ra, ông mất chúng trong khi sửa máy chiếc xe chở ông và vợ một người bạn thân đi mùi mẫn, như vậy, câu truyện cũng dựa trên sự thật.”
Đám tang Lucien Conein tại nghĩa trang quân đội Arlington tháng 6 năm 1998 (ảnh Leo Touchet)
Có người còn thất vọng là trước khi qua đời, Conein đã không thú nhận vai trò của mình trong vụ ám sát Tổng thống Kennedy. Sở dĩ có chuyện này, vì trong một bức ảnh chụp Tổng thống Kennedy trước khi ông bị ám sát, có một khuôn mặt giống hệt Conein. Chuyện này, mãi mười năm sau khi Conein qua đời mới được làm sáng tỏ: người ta tìm ra người có khuôn mặt giống Conein trong hình.
Về già, sau một lần bị đột quỵ, Conein đi lại khó khăn, phải chống gậy, nhưng đầu óc tương đối còn minh mẫn–minh mẫn theo kiểu Conein, mọi sự ông nói ra đều gần đúng. Trong phần “Lời cuối” (Epilogue) của cuốn Facing the Phoenix, tác giả Zalin Grant viết, đối với Conein “hạnh phúc tuyệt vời là được ngồi tại căn nhà ngoại ô ở Virginia mà không phải làm gì cả.” Conein cho Grant biết ông dùng thì giờ đọc Thánh kinh (Bible) từ đầu tới cuối. Được hỏi về sự nổi tiếng, phần nhiều là tiếng xấu, Conein nói: “Tôi đếch cần những gì bọn chó đẻ viết về tôi. Bây giờ, chẳng đứa nào còn có thể làm hại tôi…”
Lucien Conein được an táng theo lễ nghi trọng thể tại nghĩa trang quân đội Arlington vào ngày quốc khánh Pháp 14 tháng 7, cũng là nơi an nghỉ của John Kennedy, người đã cho ông vai trò quan trọng trong biến cố 1-11-63.————- Chú thích: 2. Có thể đọc bản ghi lại cuộc phỏng vấn Conein theo đường dẫn: openvault.wgbh.org/transcript/asset:c42744d7f08e586105f77503c66cd7e7bbd9450ehay coi video cuộc phỏng vấn theo đường dẫn: openvault.wgbh.org/catalog/org.wgbh.mla:70d2519bd2e927ad46581a12a52575b1123abc7d
|
|
|
Post by Cửu Long Giang on Nov 16, 2013 2:19:32 GMT 9
Tầm vóc lịch sử của tổng thống Ngô Đình DiệmCố Tổng thống Ngô Đình Diệm. Ảnh Wikipedia Mặc dầu TT. Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu đã bị chết một cách thảm bại, nhục nhã. Nhưng lịch sử đôi khi thật công bằng. Với độ lùi thời gian 50, càng ngày chân lý và sự thật càng được công khai và rõ ràng.. Đất nước do cộng sản quản lý càng sa lầy, càng thối nát thì người ta càng thấy nền Đệ Nhất Cộng Hòa miền Nam là ưu vượt là tốt đẹp, là đáng sống. Ít lắm ở nơi đây cũng là một mảnh đất lành cho con người trú ngụ và sống xứng đáng con người. Ngay những sử gia Mỹ cho chí đến những kẻ thù oán ông Diệm một cách không khoan nhượng cũng đến lúc cần nghĩ lại và chỉnh sửa lối nhìn một chiều của họ. Ngày nay, người ta phải thừa nhậnn ông Diệm không là bù nhìn của Mỹ, không là bè lũ Mỹ-. Diệm- Ngày nay, càng hiếm có người nào còn có chút lòng, còn chút suy nghĩ so sánh thực trạng đất nước dám công khai chê trách. Và mọi cố gắng tìm hiểu về VNCH- nhất là thời kỳ Đệ Nhất Cộng Hòa-, không thể không bắt đầu bằng ông Diệm. và ngay cả thời kỳ sau chế độ Diệm- không có Diệm. Ngày nay nhìn lại giai đoạn ấy, ông Diệm đã phủ bóng lên tất cả những xung đột tranh cãi, khen chê cũng như nhửng âm mưu thủ đoạn dẫn đưa đến cái chết của ông ấy và sự tan rã của miền Nam Việt Nam. Cái chết ấy không chấm dứt một giai đoạn lịch sử mà như bóng ma theo đuổi bất cứ ai muốn tìm hiểu con người ông như một ám ảnh không rời. Ông Diệm còn sống mãi..ngay đối với cả những kẻ thù ghét ông thuộc nhiều phía. Cuộc cách mạng lật đổ ông Diệm không nhất thiết đưa tới một một sự ổn định như nhiều người mong muốn. Nó tạo ra sự tan vỡ về thể chế và nhất là sự mất niềm tin vào chủ quyền quốc gia- Và nếu nói cho cùng thì đến lúc đó, miền Nam thực sự có một khoảng trống lãnh đạo không ai thay thế được. Nhiều chính trị gia đủ loại đã có dịp ở vai trò lãnh đạo đã tỏ ra bất lực và yếu kém. Phần người Mỹ dù có truyền thống dân chủ lâu đời, nhưng khi xuất cảng những khái niệm, tự do-dân chủ, khái niệm độc lập-tự chủ thì cho thấy họ đã dẫm đạp lên chính những điều mà họ đòi hỏi nơi các xứ đang mở mang.. Ai cho phép họ cái quyền thay thế, ngay cả âm mưu ám hại một tổng thống đương nhiệm bất chấp mọi nguyên tắc ứng xử, bất chấp quyền tự chủ của dân tộc? Nhưng ngày nay, phải nhìn nhận có một xu hướng lịch sử như gió đổi chiều. Một sự đánh giá lại lịch sử, một sự nhìn nhận những ngộ nhận, xuyên tạc, bôi nhọ lịch sử-con người. Tầm vóc lịch sử- con người NĐD- thành quả của nền Đệ Nhất Cộng Hòa trở thành biểu tượng cho một giai đoạn sáng ngời với nhiều oan nghiệt!! Ngược lại, lãnh tụ Hồ Chí Minh càng được bôi vẽ thì càng ngày những vết bôi vẽ càng lở loét, để lộ bộ mặt thật của ông ấy.. Theo R. Nixon: Không giống Hồ, Diệm là một người yêu nước chân chính. Và mọi so sánh hai nhân vật này là thừa và lố bịch. Quan tâm hàng đầu của ông Diệm là ổn định trật tự. Không thể có một chính quyền mạnh, nếu không chấm dứt tình trạng chia năm xẻ bẩy làm suy yếu quốc gia. Cho nên, việc diệt trừ Bình Xuyên là một việc làm chính đáng của chính quyền, mặc dầu phải trả một giá không nhỏ. Ông Diệm đang phải tiến hành hai công việc một lúc: Vừa phải ổn định và vừa phát triển một đất nước có chiến tranh đồng thời mong giành được chiến thắng cộng sản. Tiếng tăm của ông Diệm phần lớn nhờ vào những chương trình cải cách xã hội. Ông là một khuôn mặt được quý mến bởi những người dân thường hơn là những chính khách cả Việt lẫn Mỹ ở Saigòn.(…) Cái lỗi lầm của chính quyền Keendy là đã ký thỏa ước Trung Lập Lào, mở đường cho cộng sản miền Bắc xâm nhập.. Ông Ngô Đình Diệm đã tỏ bầy sự tuyệt vọng đối với quyết định này của người Mỹ.. Từ nay, đường mòn Hồ Chí Minh trở thành một xa lộ cho sự xâm nhập của Hà Nội, chúng ta đã đặt Hồ Chí Minh ngồi vào cái ghế tài xế trong cuộc chiến tranh Việt Nam.(..) Diem quyết tâm duy trì độc lập chủ quyền và thường phản bác hoặc không quan tâm đến những ý kiến của các cố vấn người Mỹ. Nói chung, ông tự hào là một người quốc gia không chịu nghe theo những chỉ thị đến từ người Mỹ cũng như trước đây từ phía người Pháp (1). Cái sai lầm thứ ba của chính quyền Kennedy ở miền Nam, năm 1963 là có những bất đồng gia tăng với ông Diệm và họ đã khuyến khích và ủng hộ cuộc đảo chính quân sự chống lại ông Diệm. Cái giai đoạn đáng xấu hổ chấm dứt với việc giết ông Diệm và mở đường cho một giai đoạn chính trị hỗn loạn ở miền Nam và đã buộc chúng ta phải gửi quân lính tham gia vào cuộc chiến tranh.. Ông Diệm ổn định tình hình miền Nam như một hòn đá tảng giữ cho tòa nhà khỏi sụp đổ.. Mọi xu hướng chính trị khác biệt phải quy tụ về một mối và ông điều hợp sự khác biệt giữa các nhóm ấy và đặt tất cả các nhóm ấy về vị trí của mình. Và người ta chỉ hiểu được vai trò quan trọng sống còn của ông Diệm một cách rõ ràng sau cái chết của ông, khi mà toàn thể hệ thống chính trị miền Nam đã sụp đổ(2). Hình ảnh ông Diệm bị các ký giả Tây Phương mở một mặt trận báo chí gán cho ông đủ thứ như độc tài gia đình trị, đàn áp phật giáo thì nay hình ảnh một lãnh tụ đạo đức, tài ba và có lòng yêu nước chân thành- không phải tự nhiên- đã được tưởng niệm khắp nơi trên toàn thế giới- ở những nơi nào có người Việt cư ngụ-. Thật sự giữa hai người lãnh tụ giữa hai miền nay so sánh thì một người đang sống lại và một người đang chìm dần vào dĩ vãng mà người ta có ấn tượng là như thể bị lừa. Nhưng nếu tìm hiểu thấu đáo, ta sẽ hiểu là do ông Diệm có lập trường kiên định, đặt để chủ quyền độc lập dân tộc lên hàng đầu và lý tưởng chống thực dân Pháp bằng mọi giá mà không có chỗ cho sự thỏa hiệp. Cái chết tủi nhục của ông Diệm sau khi chết đang trở thành biểu tượng chân chính, một lý tưởng cho người Việt Quốc Gia. Mặc dầu vậy nơi tấm mộ bia của ông ở Lái Thiêu còn bị che dấu tên thật. Người ta chỉ để tên Thánh Goan Baoxitita-Huynh. Huynh là để chỉ là anh.. Điều ấy đã đến lúc cần phải sửa đổi.. Những người ái mộ ông Diệm đã có lần lập tấm bia mộ ông với tên Ngô Đình Diệm. Chính quyền cộng sản đã e ngại và ra lệnh gỡ bỏ tấm bia đó. Rõ ràng Hà Nội sợ ngay cả một người đã chết- ngay cả một tấm bia mộ- giống như trong trường hợp bức tượng người lính ở Nghĩa trang quân đội ở biên Hòa trước đây. Tầm vóc lịch sử của con người ấy nay được nhìn lại và những nhà viết sử trẻ thuộc thế hệ thứ hai như Catton, Jessica Chapman và nhất là Edward Miller đã cất lên một tiếng nói khác-. Tiếng nói của lòng trung thực không bị lấn áp bởi những quyền lợi chính trị phe phái. Trong số ấy còn phải kể thêm hai nhà sử học trẻ người Việt là Trần Thị Liên và Nguyễn Thị Liên Hằng. Họ không bị quá khứ bao vây ràng buộc hay ưu tư ám ảnh về việc bênh hay chống ông Diệm. Những nhà sử học trẻ với thời gian đủ để bình tĩnh nhìn lại đã vượt qua những nhà sử học lớp đàn anh như Bernard Fall, Jean Larteguy, John Prados, Neil Sheehan hay những Haberstam, Frank Snepp. Những người này phần đông đã phóng đại những sai lầm bất kỳ lớn nhỏ của một chế độ Cộng Hòa còn non trẻ dựa trên một mẫu thức một chế độ dân chủ có dộ dài lịch sử cả vài trăm năm. Mang vài trăm năm ra như thước đo để đòi hỏi một sớm một chiều thay đổi cả một hệ tư tướng phong kiến, thuộc địa cả ngàn năm là một đòi hỏi vô trách nhiệm. Quả thực hiện nay có một sự nhìn lại, đánh giá lại các công trình dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa như các thành quả không chối cãi đượ như: Ổn định một triệu người di cư- dẹp Bình Xuyên- ổn định trật tự xã hội- Phát triển giáo dục y tế và tạo dựng một quân đội hùng mạnh- có uy tín trên trường Quốc tế vỏn vẹn với thời gian ngắn ngủi chín năm. Chân dung ông Ngô Đình Diệm trước đây từng bị bôi nhọ bởi nhiều nhà báo trong và ngoài nước- nhất là kể từ năm 1960 trở đi dưới thời kỳ TT Kennedy.. Tuần trăng mật của chế độ Ngô Đình Diệm chỉ thật sự an bình và được sự ủng hộ nhiệt tình cho đến hết nhiệm kỳ của đảng Cộng Hòa thời tổng thống Eisenhower. TT. Mỹ đã đón tiếp ông Diệm- một trong những trường hợp hiếm hoi- như một thượng khách và ra tận máy bay đón chào ông và cả hai đi diễu hành trên một chiếc xe mui trần được đám đông dân chúng đón chào trên đường phố Broadway ở thành phố Nữu Ước năm 1957. Ít vị quốc khách nào của Mỹ được đón tiếp long trọng như vậy. Nhưng từ khi TT Kennedy lên làm tổng thống thì tình trạng mỗi ngày mỗi xấu đi mà nhà sử học trẻ Edward Miller, xuất bản một cuốn sách gần đây đã lấy tựa đề tên sách đầy mỉa mai của ông là: Missaliance- Ngo Dinh Diem, The United State and the fate of South Viet Nam. (Cuộc hôn nhân không cân xứng, Ngô Đình Diệm and the fate of South Viet Nam) Cuộc hôn nhân không tương xứng ấy mỗi ngày một căng thẳng dẫn đến đổ vỡ- như một thứ chiến tranh lạnh giữa đôi bên- dẫn đưa đến quyết định của chính TT Kennedy là phải thay thế Diệm. Diem must go.. Tại sao lại có sự căng thẳng ấy? Là bởi vì TT. Ngô Đình Diệm là một nhà lãnh đạo có tầm nhìn viễn kiến về chính trị có đường lối hẳn hoi mà không có một nhà lãnh đạo miền Nam nào từ thời Bảo Đại có được. Theo chính ông Ngô Đình Diệm thường bày tỏ trong các bài diễn văn của ông là, nguyên tắc căn bản của một nhà lãnh đạo đất nước là phải đặt chủ quyền đất nước, độc lập dân tộc như một nguyên tắc không thể tương nhượng-. Không có độc lập, tự chủ thì không có gì hết- Tout ou rien- Hoặc là có, hoặc không có.. Và chủ quyền là bất khả tương nhượng. Người ta không thể vì lợi ích vật chất mà mất chủ quyền. Ông lấy tỉ dụ, nếu cứ nghe người Mỹ thì cuối cùng ông chỉ còn là một thứ con bài cho người ta sai bảo. Chính Ed Lansdale trong một bài phỏng vấn truyền hình do Stanley Karnow thực hiện đã thú nhận rằng 10 ý kiến đưa ra cho ông Diệm thì may ra một điều được ông nghe theo. Đó là một sự thật để sau này giải tỏa được những tuyên truyền của cộng sản như: Ông Diệm là con bài của Mỹ, Mỹ-Diệm hay trục của điều xấu: Spellman-Vatican- Diệm. Đường lối thứ hai của ông là chống Pháp thực dân và chống cộng sản độc tài. Chính vì ba nguyên tắc này mà ông được coi như là thuộc lực lượng thứ ba (3e force). Nghĩa là chống cả Pháp lẫn thực dân. Nhiều người cho là ông Diệm là người bướng bỉnh, cố chấp, người khác cho ông là không có cái mềm dẻo chính trị của một chính trị gia, hoặc ông là loại người ngây thơ, thiếu bén nhậy chính trị. Tất cả những nhận xét trên chỉ đúng một phần, phần còn lại là sai, vì họ đã không hiểu những viễn kiến chính trị của ông. Viễn kiến chính trị ấy ông đã theo đuổi suốt cuộc đời làm chính trị của ông và sau này xét công hay tội đều phải căn cứ trên viễn kiến chính trị này. Tiến sĩ Trần Thị Liên trong luận án tiến sĩ sử của bà cho thấy rằng cả người Pháp lẫn Bảo Đại cũng như giới lãnh đạo công giáo như giám mục Lê Hữu Từ đều cho thấy ông Diệm và Nhu là những người không bao giờ chấp nhận hai chữ Thỏa Hiệp. Ông Ngô Đình Nhu từng viết như sau về lập trường cố định của anh em ông: Và theo ông Nhu: nguyên tắc nền tảng để có thế cứu vãn Việt Nam là (3). Điều quan trọng đối với ông Nhu là từ chối tất cả sự hợp tác với người Pháp, bởi vì theo ông ta tất cả các người công giáo đều có hai bổn phận: với tư cách người Việt Nam phải loại trừ khỏi ách đô hộ của người ngoại quốc và tranh đấu chống lại ý thức hệ cộng sản.(…)thỏa hiệp với người Pháp không phải là một giải pháp. Chẳng những vậy còn là một tội ác làm suy yếu lực lượng kháng chiến..(..) Ông Nhu viết tiếp: chủ nghĩa quốc gia tranh đấu một mất một còn là vũ khí hữu hiệu chống lại cộng sản và chủ nghĩa thực dân. Bảo Đại sau khi gặp Bollaert ở Hồng Kông cũng ghi lại thái độ của ông Diệm như sau: Diệm là người phản đối mạnh mẽ nhất. Đối với Diệm, những nhượng bộ của Pháp rõ ràng không đủ khi hạn chế chủ quyền quốc gia bằng cách sát nhập vào Liên Hiệp Pháp. Đối với ông ta, đó là những đề nghị sai lệch. Trần Văn Lý cũng chia xẻ quan điểm của ông Ngô Đình Diệm. Cả hai đã bị ảnh hưởng bởi các diễn tiến của các phong trào giải thực đang diễn ra đồng thời tại Ấn Độ và Miến Điện và họ đã đưa ra một chương trình nhờ đó cho phép Việt Nam có quy chế tự trị Domino.(Quy chế tự trị trong Liên Hiệp Anh- NVL). Đối với họ, đó là giải pháp duy nhất có thể chấp nhận được đối với những người quốc gia Việt Nam. (4) Lần chót trong một buổi họp ở Hồng Kông với Bảo Đại, một lần nữa ông Diệm đã lên án một cách mạnh mẽ về con đường thỏa hiệp của Bảo Đại khi ông này đặt bút ký vào Hiệp định Élysée. Ông Diệm coi đây như một sự đầu hàng người Pháp. Sau đó, kể như hai bên đoạn giao. Và Bảo Đại tỏ ra thất vọng viết: Với Diệm, chúng ta chỉ có một thái độ chờ đợi.(5) Lập trường chính trị cứng rắn của ông Diệm cũng buộc lòng giám mục Lê Hữu Từ gửi một phái viên thân cận là luật sư Lê Quang Luật nhằm thuyết phục ông Diệm về hợp tác với Bảo Đại. Kết quả là bị ông Ngô Đình Diệm phủi tay. Lê Quang Luật cho người Pháp hay là kết quả thương lượng không đem lại kết quả gì vì thái độ cứng rắn của ông Diệm: Ngô Đình Diệm không cho thấy một chút hy vọng gì ông ta ra khỏi thái độ chờ thời (attentisme) và thay đổi quan điểm chính trị của ông ta. Ông Diệm tỏ ra một thái độ ghét cay ghét đắng Bảo Đại vì lý do Bảo Đại là người có cá tính mềm yếu và không vững vàng. Giả dụ nếu Ngô Đình Diệm chấp nhận lên cầm quyền, ông ta sẽ tiến hành một cuộc chiến chống Cộng sản tới cùng với điều kiện được sự hỗ trợ của Bảo Đại. Và sự hỗ trợ đó đã không có. Diệm đã không muốn tham gia chính quyền vì những xác tín chính trị của ông ta. (6) Cũng theo đường lối này mà đã ba lần ông từ chối lời mời của ông Bảo Đại ra làm thủ tướng. Lần đầu lúc ông làm thượng thư triều đình, ông đã xin từ chức, tiện đó Bảo Đại đã cách chức và tước đoạt mọi phẩm hàm vào năm 1933, sau đó lại cho phục chức. Khi bị cách chức, ông mất danh vị nhị phẩm triều đình và lương bổng 400/tháng. Viết về việc này, ông Phan Khôi cho rằng trong vòng 50 năm trở lại đây từ đời Thành Thái chưa có một vị sĩ phu bào có khí tiết và danh dự như Ngô Đình Diệm. Danh ông nổi như cồn về việc từ chức của ông để phản đối Bảo Đại thỏa hiệp với Pháp. Phan Khôi viết: Sĩ phu liêm sỉ chi đạo táng, chính câu ông Phan Châu Trinh nói như thế. Con người mất cả liêm sỉ là con người bỏ; huống chi cả một đám người mất liêm sỉ, mà còn mong gì được ư? Nhờ ông Ngô Đình Diệm vớt lại nhiều ít, nhờ sự cách chức và khai phục ông Ngô Đình Diệm vớt lại nhiều ít, họa may cái lòng liêm sỉ của sĩ phu Việt Nam ngoi dạy chăng? (7) Cụ Phan Khôi mới chỉ nhấn mạnh tới cái đức tính liêm sỉ của ông Ngô Đình Diệm. Nhưng điều chính yếu trong việc từ chức này là một quan điểm chính trị dứ/t khoát không hợp tác với Pháp. Nhưng cũng vì đường lối cứng rắn của ông nên ông cũng bị cộng sản lên án tử hình và Pháp không bảo đảm an ninh cho ông-. Ông buộc lòng phải dời Việt Nam chọn bước đường lưu vong vào tháng 8-1950 cùng với ngưới anh là Giám mục Ngô Đình Thục. Thoạt đầu ông ghé Hồng Kông rồi sang Nhật Bản. Ở đây ông có dịp gặp lại một đồng chí của ông là Cường Để- ông đã xưng hô là bệ hạ-.Nhưng lá bài Cường Để đã không còn hữu dụng khi Nhật thua trận với đồng minh. Ông cũng tìm cách xin găp vị tướng lừng danh của Mỹ là Douglas MacArthur. Nhưng đã không có kết quả.. Một cái may mắn là ông đã gặp được một giáo sư người Mỹ, làm tình báo cho CIA, ông này sãn sàng giúp đỡ ông Diệm và họ đã trở thành bạn. Đó là ông Wesley R. Fishel. (giáo sư Khoa Học Chính Trị, Michigan State University, 31, được coi là một chuyên gia đầy tài năng và có nhiều quan hệ với những nhân vật lãnh đạo ở Á Châu). Ông này nhận ra ông Diệm là một gương mặt sắc bén về chính trị, có niềm tin mãnh liệt và quyết liệt chống Cộng. Ông cũng là người đưa ông Diệm vào làm việc trong cơ quan của ông với tư cách một chuyên viên đặc trách về Đông Nam Á. Thật ra, sang Mỹ, phần lớn thời gian ông Diệm phải nằm chờ thời tại một tu viện ở Nữu Ước. Linh mục Phó viện truởng của tu viện tên là Daniel Lyons, dòng tên, sau này có viết lại trong cuốn sách của ông: Viet Nam Crisis như sau Ông Diệm ở lầu hai và ngày ngày ông học thêm tiếng Anh và đọc lịch sử Mỹ Quốc. Vì không phải một nhân vật có chức quyền nên không được giới chức Mỹ tiếp đón. Họ tỏ ra lạnh nhạt với ông.(8) Sau này do Fisel giới thiệu ông quen biết được một vài nhân vật trong chính giới Mỹ như các hồng y Cushing và nhất là Spellman và các thượng nghị sĩ dân chủ như Mike Mansfield, John F. Kennedy, nhất là ông tòa William,O Douglas và linh mục Raymond J. de Jeagher..( ông đã quen biết linh mục này từ năm 1947). Kết quả của những mối liên lạc này cũng không đi đến đâu và ông tỏ ra tuyệt vọng. Mùa xuân 1953 ông quyết định bỏ nước Mỹ từ bỏ chính trị đến ở một tu viện dòng Benedictin, St Andre ở Bỉ.. Trong bữa ăn từ giã nước Mỹ do ông tòa William O. Douglas khoản đãi ông Diệm vào ngày 8-5-1953, ông Diệm đã có dịp gặp những vị khách mời quan trọng như Thượng Nghị Sĩ Mike Mansfield và John F. Kennedy. Trong bữa ăn này, một lần nữa, ông Diệm phê phán Bảo Đại vẫn đi tìm một giải pháp chính trị ảo vọng bằng cách tựa vào thế Liên Hiệp Pháp . Ít ra thì ông cũng gửi đi đuợc một tín hiệu cho chính giới Mỹ thấy rằng lá bài giải pháp Bảo Đại tỏ ra không hợp thời nữa và ngụ ý rằng không ai khác, ngoài ông ra có thể đưa được bài toán giải đáp cho những vấn đề phức tạp của Việt Nam. Việc rời khỏi Mỹ là dấu hiệu cho thấy ông Diệm không tìm được một lối ra cho bài toán VN ra khỏi quỹ đạo người Pháp, đồng thời không tìm được sự ủng hộ tích cực của chính giới Mỹ để chống cộng sản. Điều đó cho thấy rõ ràng con đường chính trị của Diệm là khởi từ Paris chứ không phải Hoa Thạnh Đốn. Về Paris, ông có dịp được gặp TT Pháp và sau đây là nội dung được ghi lại trong Hồi Ký của TT Pháp như sau: Nỗi lo lắng chính yếu của nhà lãnh đạo Thiên Chúa giáo là sự chấp nhận một chính quyền Việt Nam hoàn toàn độc lập. Không thể chấp nhận tình trạng hai quyền lực (dualité) chính quyền. Nghĩa là cần có một chính quyền thực sự có trách nhiệm. TT. Vincent Auriol ghi nhận thêm: Một lá bài chính đáng có thể một ngày nào đó phải được dùng đến : Diệm một người Quốc Gia thuần túy. Một người đã chống đối lại chúng ta một cách kịch liệt. Một người rất khó để có thể điều khiển. Nhưng trung thực và liêm khiết. Rất là đố kỵ với thối nát lúc nhúc chung quanh Bảo Đại, và là một người có uy tín lớn lao. (9) Gần đây nhất, chúng tôi được biết linh mục bề trên dòng Benedictin, tại Bỉ, Viện phụ René Forbe, bề trên của Đan Viện. Sau 60 năm giữ kín lá thư của ông Diệm xin đi tu trong bậc trợ sĩ. Trong dịp công bố lá thư này, có sự chứng kiến của một số thân thuộc của ông Diệm như bà Charlotte Ngô Đình Luyện, bà Marie Claude Ngô Đình Luyện và bà E1lizabeth Nguyễn Thị Thu Hồng- em gái cố hồng y Nguyễn Văn Thuận-. Cũng theo vị bề trên Đan Viện, ông Diệm đã trú ngụ ở Đan Viện 6 tháng trước khi quyết định rời tu viện. Lá thư xin đi tu của ông Diệm là một tài liệu vô cùng quý giá, vì nó làm sáng tỏ sinh mệnh chính trị của ông Diệm, đánh tan cái dư luận ác ý, thổi phồng gán ghép ông Diệm là một lá bài của Mỹ qua cái trục Spellman- Vatican- Ngô Đình Diệm. Đối với tôi, lá thư xin đi tu của ông Diệm là một soi sáng lịch sử sau 60 năm. Nó cho ta thấy rằng một lúc nào đó: Nắng đã lên. Sự thật được trả về cho sự thật. Trong Viet Nam, a History, Karnow cũng đã đưa ra một khẳng định phủ nhận những tin đồn của một vài tác giả Mỹ như Robert Scheer trong How the United States got involved in Viet Nam và tác giả Việt (trường hợp Vũ Ngự Chiêu)là có tính cách tiểu thuyết xây dựng chung quanh huyền thoại Spellman này. Sau này sử gia Edward Miller cũng đồng quan điểm với Stanley Karnow cho rằng: Những quan niệm cho rằng công giáo là yếu tố chủ chốt giải thích cho khả năng giành được sự ủng hộ của người Mỹ giỏi lắm cũng chỉ là phóng đại.(10) Và nếu chúng ta căn cứ vào những người trong cuộc như Bảo Đại, chúng ta thấy rõ việc chọn lựa ông Diệm làm thủ tướng là quyết định từ Bảo Đại với sự tham khảo ý kiến của nhiều chính giới ở Pháp và rằng những người này đều đồng ý việc chọn lựa ông Diệm làm thủ tướng.. Cùng lắm một vài chính giới Mỹchỉ đóng vai trò tham khảo như các ông Bedell Smith và Bonsai. Và chỉ khi đã quyết định chọn ông Diệm rồi, ông Bảo Đại mới tiếp xúc với Ngoại Trưởng Foster Dulles để cho biết quyết định của mình. Tóm lại có tham khảo phía Mỹ mà không có bất cứ áp lực nào từ phía người Mỹ trong quyết định chọn ông Diệm làm thủ tướng. Phần Arthur J.Dommen đã dành hẳn một chương nói về việc này nhan đề: The choice of Diem trong đó nhấn mạnh chính ông Bảo Đại có quyết định về việc chọn lựa khó khăn này: 4 ngày trước khi đến Paris, Bảo Đại đã triệu Ngô Đình Diệm từ tu viện St Andrew Bruges đến gặp ông ta. Một chủ đích rõ ràng muốn giao trọng trách cho Ngô Đình Diệm bất kể sự chống đối của người Pháp. Trong đó dù không trực tiếp nói ra, ông Bảo Đại cũng muốn sự đồng tình ủng hộ về phía người Mỹ. (11) Trong cuốn sách của Edward Miller nêu ở trên, ông còn khẳng định rằng: Những điều viết biếm họa về ông Diệm chỉ căn cứ trên những giả định sai lầm và nhiều những điều kết luận rút ra từ những giả định đó đều sai lạc..Chẳng hạn trái ngược với những đồn đại, Diệm chỉ là thứ bù nhìn của Mỹ, Diem đã nắm được quyền hành vào năm 1954 chỉ do những cố gắng cá nhân của ông và của những anh em của ông, mà không do một vận động áp lực nào từ phía Mỹ. Edward nói thêm: Và ngay sự thành công kế tiếp trong việc củng cố quyền lực của ông ở miền Nam VN cũng chỉ là do kết quả do những vận dụng của riêng ông mà thôi. (12) Và phải chăng viễn kiến chính trị về một con đường thứ ba vừa chống Pháp, vừa chống Việt Minh nay là thời cơ thuận tiện để ông Diệm thực hiện giấc mơ chính trị của mình? Cái chết của ông kéo theo một thảm trạng của miền Nam cuối cùng chỉ vì muốn bảo vệ chủ quyền độc lập quốc gia, không đồng thuận với người Mỹ. Quả đúng là một cuộc hôn nhân gượng ép mà ngay từ đầu cả hai bên đều thấy không thể kéo dài được nữa.————————————————- Ghi chú: (1) No more Viet Nam, Richard Nixon 57-62 (2) No more Viet Nam. Ibid trang 63-65 (3) Trần Thị Liên, Les Catholiques Vietnamiens pendant la guerre d’indépendance ( 1945-1954) entre la reconquête coloniale et la résistance communsite. (4) Bao Đai, Le Dragon D’Annam, 1980, trang 190-200 (5) Bao Dai, Ibid, trang 198 (6) ASAT 10 11 1039, Hanoi, le 24-3-1950, Fiche sur entretien avec Mr Le Quang Luat le 23-3-1950, peu après son retour à Sài Gòn (7) Việt-studies, Một việc rất có ảnh hưởng đến tâm thuật của sĩ phu. Cách chức và khai phục ông Ngô Đình Diệm, Lại Nguyên Ân (8) Viet Nam Crisis, Stephen Pan, Daniel Lyons, S.J. trang 82-83 (9) Vincent Auriol, Journal du Septennat ( 1947-1954). Trích lại Tran Thi Lien, Ibid, trang 521 (10) Vision, Power and Agency : The ascent of Ngo Dinh Diem 1945-1954 Eddward Miller, journal of southeast Asian Studies, trg 433-458, trích lại trong cuộc Cách Mạng Nhân Vị (11) The Indochinese Experience, Arthur J. Dommen, trang 237 (12) Misalliance, Ngo Dinh Diem, The United States and the fate of Viet Nam, Edward Miller, trang 15 Nguyễn Văn Lục
|
|
|
Post by Cửu Long Giang on Nov 16, 2013 2:27:01 GMT 9
Cả miền Nam bị chúc dữKhi thủ đô Sài gòn chính thức thất thủ vào lúc 11h30 sáng ngày 30/4/75, nhiều người Công giáo luận bàn: “Thiên chúa đã dùng bàn tay cộng sản để trừng phạt những kẻ sát hại tôi tớ của Ngài, cũng như khi xưa Ngài đã trừng phạt dân Do Thái gần hai ngàn năm vong quốc, phiêu bạt vì nhạo báng và giết hại con một của Ngài treo trên cây Thập giá…”. Đó có phải là điềm báo ứng nhản tiền tương xứng? Một miền Nam khốn khổ, điêu linh vì những chủ trương: học tập cải tạo, đánh tư sản, kinh tế mới, hợp tác hóa nông nghiệp, cải tạo công thương nghiệp cùng những chính sách: bế quan tỏa cảng, ngăn sông cấm chợ, loại bỏ nền kinh tế quốc gia làm cho kinh tế đất nước kiệt quệ, dân tình khốn khổ. Hủy hoại tư tưởng của nhiều thế hệ bằng việc truyền bá chủ nghĩa Mac-Lenin, tận diệt đời sống tâm linh, phá bỏ nền nếp văn hóa đạo đức truyền thống. Và chủ nghĩa ngoại lai từ mấy mươi năm trước đã biến cả một dân tộc thành những người tù khổ sai, phải sống kiếp nô lệ ngay trên chính quê hương xứ sở của mình? Chế độ ấy ngày nay lại tiến hóa nhanh khi biến luật pháp trở thành công cụ cưỡng đoạt nhà, cướp lấy đất dân thông qua những điều luật hết sức mơ hồ, giả trá: “sở hữu toàn dân, quy hoạch phát triển”. Khi người dân rên xiết, kêu than thì đã có bọn đầy tớ công an côn đồ, cùng lũ xã hội đen ác ôn bóp cổ, bịt miệng. Bọn chúng cấu kết, tập hợp lại với nhau thành một tập đoàn chính trị không những ăn bám trên mồ hôi – công sức, trên bao nỗi oan khiên, oán hờn của người dân dưới hình thức đủ loại thuế, phí; rồi chúng quay trở mặt hành hạ, đánh đập và dồn ép người dân vào bước đường cùng của những nhà tù nhỏ bất lương! Nằm trong hệ thống cai quản của một nhà tù vĩ đại xhcn bất nhân. Sự thật của cuộc chính biến ngày 01/11/ 1963 chính là sự tranh giành ảnh hưởng của hàng loạt những mâu thuẩn nằm trong một mắc xích: Quốc – cộng, đảng phái, tôn giáo. Chẳng một bằng chứng xác thực nào chứng tỏ rằng: “Tổng thống Ngô Đình Diệm có tham vọng muốn biến đạo Thiên chúa thành quốc giáo ở miền Nam Việt Nam”! Đó là những luận điệu dối trá, ngụy tạo (mà ngày nay ta thường nghe, thấy trong hệ thống công an, tòa án chuyên dùng để bắt bớ, trấn áp và giam cầm những cá nhân hay tập thể đòi hỏi cho dân chủ tự do), là cái bẩy tuyên truyền một trong những phương cách lôi kéo nhằm vào mục tiêu đánh đổ chế độ. Đối phương đã lợi dụng sự mâu thuẩn này càng khoét sâu, càng thực hiện những thủ đoạn gây chia rẽ đặc biệt trên lĩnh vực tôn giáo! Đây là một thủ đoạn then chốt của các đảng phái chính trị, trong đó có các đảng phái thân cộng trá hình sử dụng đã giáng một đòn ly gián trí mạng như lưỡi dao oan nghiệt cắm ngập vào tim của chế độ để giết chết đi một nền Cộng hòa non trẻ. Nói rằng: “ Tổng thống Diệm ưu ái Công giáo, ngược đãi Phật giáo” trong khi có hàng ngàn thiền viện, cơ sở Phật học được xây dựng, trùng tu bề thế, tự do phát triển, hành đạo? Đó chính là sự mâu thuẩn áp đặt đi kèm với những mưu đồ gian trá gây chia rẽ tôn giáo, dẫn đến mối họa gây chia rẽ dân tộc, gây bất ổn chính trị do phía miền Bắc và các tập đoàn tay sai đã dàn dựng nên. Nếu nói ưu ái hãy nghĩ ngay đến việc Ngô Tổng Thống đã ưu ái gần một triệu dân di cư miền Bắc trốn chạy thiên đường cộng sản sau hiệp định Giơ-ne-vơ ngày 20/7/54, mà trong những thành phần này có cả nhóm tình báo, gián điệp được cài cắm, trà trộn vào đoàn di cư để hình thành nên những mạng lưới điệp báo leo sâu, trèo cao vào bộ máy chính quyền trong cả hai nền cộng hòa ở miền Nam. Nhiệm vụ chính của mạng lưới là thu thập tin tức tình báo, gây chia rẽ, xáo trộn và làm phân hóa nội bộ trong đó có việc gây chia rẽ tôn giáo, dân tộc giữa các đảng phái ở miền Nam đã góp phần tạo nên sự kiện lịch sử ngày 30/4/75. Và cũng gần giống như tình hình dòng người di cư từ bắc vào Nam sau ngày ký kết hiệp định Giơ-ne-vơ, một số lớn lực lượng điệp báo này trà trộn vào số đông người vượt biển trong sự kiện thuyền nhân sau ngày 30/4/75 tiếp tục hoạt đông hiệu quả ngay tại hải ngoại. Vì vậy có thể hiểu vì sao các tổ chức phục quốc sau ngày 30/4/75 đều bị phát hiện và bóp chết từ trong trứng nước và các tổ chức, đảng phái chính trị từ nước ngoài về nước để hổ trợ cho các phong trào dân chủ đều bị bắt hoặc theo dõi khi vừa mới đặt chân xuống sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. Nhiều điều man trá trong cái gọi là: “sự kiện đàn áp Phật giáo” vào ngày lễ Phật đản 08/5/1963, vì va vấp phải sự nhầm lẫn do cái bẩy tuyên truyền gây ra, tạo nên mối mâu thuẫn, bất hòa, xung đột giữa chính quyền đương nhiệm và các chức sắc Phật giáo? Nguyên nhân khởi phát từ những tin đồn thất thiệt: thiên vị Công giáo, biến đạo Thiên chúa thành quốc giáo, cho treo cờ Vatican tại các nhà thờ nhưng lại cấm treo cờ phật giáo tại các chùa chiền nhân ngày lễ Phật Đản? Hệ thống thông tin, truyền thông thời đó còn hạn chế, nhiều nguồn thông tin chủ yếu lan truyền từ miệng lưỡi thế gian giống như hiện tượng “đồng dao” dưới thời phong kiến xa xưa. Sự thực của việc đàn áp Phật giáo chính là quả lựu đạn được kích nổ ngay giữa đám đông làm bảy Phật tử thương vong. Và dư luận đã được lan truyền nhanh chóng đạn được bắn ra từ một chiếc thiết vận xa đã giết chết nhiều phật tử. Nếu một trong những chiếc thiết vận xa của chính quyền ngày đó khai hỏa nhắm vào đám đông như những thông tin lan truyền thì thiệt hại về nhân mạng không thể dừng lại ở con số là bảy người như nhiều tài liệu đã thổi phồng? Chính người của “Mặt trận phá hoại miền Nam Việt Nam” đã cho người trà trộn, ném lựu đạn vào trong đám đông phật tử đang biểu tình, đã nhanh chóng gây nên làn sóng phẩn nộ trên cả nước, lẫn dư luận quốc tế và sự kiện này là nguyên nhân chính đã nhấn chìm sự nghiệp chính trị của TT Diệm sau chín năm cầm quyền cùng với việc khai tử nền Đệ nhất Cộng hòa vào ngày 01/11/1963. Từ sau cuộc đảo chánh vô nhân năm ấy, cái gọi là hội đồng quân nhân cách mạng đã được phía Mỹ hậu thuẫn lại chia thành năm phe, bảy phái triệt hạ lẫn nhau chỉ để tranh giành quyền lực. Tình hình chính trị miền Nam ngày ấy vô cùng rối ren vì những cuộc chỉnh lý, đảo chính liên miên ngay chính trong “hội đồng tướng lĩnh đã đem đến cơ hội cho phía đối phương có thời gian huy động và củng cố lực lượng. Tuyến đường 559 huyết mạch nhanh chóng được xây dựng hoàn chỉnh để vận chuyển khí tài, quân dụng và lương thực, thực phẩm cùng những đoàn quân vượt Trường Sơn tiến vào Nam. Suốt một thời gian dài hơn năm mươi năm, dư luận trong ngoài nước vẫn còn nhiều ngộ nhận: chính sách gia đình trị họ Ngô tự gây chia rẽ, phân hóa, làm suy yếu cả hệ thống chính quyền quốc gia? Đó là một nhận xét vô trách nhiệm, không khách quan từ các phe đảng chọc gậy bánh xe, từ giới trí thức mắc bẩy tuyên truyền, từ phong trào phật giáo xuống đường do cộng sản giật dây dẫn đến cao trào chống đối chính quyền. Thực tế lịch sử đã rõ ràng, Thích Trí Quang chính là kẻ cầm đầu mạng lưới các nhà sư nằm vùng. Sự kiện tổng tấn công tết Mậu Thân năm 1968 nhiều chùa chiền là trạm giao liên, là nơi cất giấu vũ khí, truyền đơn, chứa chấp, che giấu những cán binh cộng sản. Nhiều sư sãi, tăng lữ đã có công lớn trong việc cung cấp lương thực, thuốc men và chỉ dẫn đường. Có những nhân vật nỗi tiếng được viết thành sách, được dựng thành phim điển hình là ni sư Huyền Trang một đặc công thành viên của đội biệt động thành tham gia nhiều vụ khủng bố gây nhiều thiệt hại cho chính quyền VNCH…. Trích dẫn bài tham luận tại Hội thảo Khoa học 50 năm Phong trào Phật giáo miền Nam 1963-2013 tại Bình Dương ngày 11/06/2013 của ông PGS. TS. Nguyễn Hồng Dương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam như sau: “Qua cuộc pháp nạn, Phật giáo miền Nam càng nhận ra đường lối tôn trọng tự do tôn giáo sáng ngời của Đảng Cộng sản Việt Nam, ủng hộ cách mạng miền Nam tiến tới đấu tranh thống nhất nước nhà. Hàng triệu Phật tử tham gia vào cuộc kháng chiến, hàng trăm ngàn Tăng, Ni, trong đó có những bậc cao tăng ra bưng biền, làm chiến khu tham gia kháng chiến chống Mỹ của Tăng Ni, Phật tử miền Nam và tinh thần đoàn kết dân tộc. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở miền Nam toàn thắng, đất nước thống nhất, có vai trò đóng góp to lớn của Tăng Ni, Phật tử miền Nam…”. Dẫn chứng như trên để cho thấy việc nghi ngại của Tổng thống Ngô Đình Diệm không phải là vô căn cứ nhưng chỉ đáng tiếc một điều là vợ chồng ông cố vấn Ngô Đình Nhu có cách hành xử không đúng mực đã nhanh chóng làm liên lụy đến cả dòng họ Ngô. Giáo hội Phật giáo ngày nay đã được trả công bội hậu nhờ góp nhiều công trạng như bài tham luận trích dẫn như trên. Hiện nay dư luận Phật tử cho biết, có rất nhiều ngôi chùa giống như một vương quốc thu nhỏ mà ở trong đó những vị sư trụ trì tu hành có lối sống không khác chi đời sống trần tục của những bậc vương giả: “Khi ngồi chánh điện có hai hàng chầu hai bên, ăn uống, ngủ nghỉ có kẻ hầu, người quạt”. Tôi nhớ lại một nhân vật nằm vùng trước đây là thượng tọa Thích Thiện Hào từ sau ngày 30/4/75 ông trụ trì chùa Xá Lợi ( 1975 – 1990), nhiều tăng ni phật tử cho biết ông nghiện thuốc lá, ban đêm nhắm đồ mặn, uống rượu tây. Ông có hai đời vợ, các con bà vợ nhỏ không nhìn mặt cha, bà vợ lớn có người con trai công tác tại Ban tôn giáo Thành phố (1985-1995), con gái hợp tác lao động ở Tiệp Khắc. Nhà nước cấp cho ông ngôi biệt thự hai mặt tiền đường Phùng Khắc Khoan – Trần Cao Vân, số 11B, 11D. Ông để cho hai người con vợ lớn sở hữu nhà và hai đứa đã bán đi chia mỗi người được hơn hai ngàn lượng vàng. Nhiều người cho rằng chế độ do tổng thống Ngô Đình Diệm cầm quyền là một chế độ gia đình trị kể cả các sử gia? Điều đó chỉ đúng một, nhưng sai đến mười vì cụ Ngô Đình Khả thân sinh của TT Diệm và Cố vấn Nhu vốn là quan lại nhà Nguyễn, bản thân cụ Diệm cũng đã từng là một vị quan lại đầu triều dưới thời Vua Bảo Đại nhưng đã từ quan vì bất đồng với cách đối xử không mấy thân thiện của người Pháp đối với người dân bản xứ. Xuất thân từ một gia đình nho gia thế tộc có quyền thế, nhưng lại chối bỏ địa vị, danh vọng không phải ai cũng làm được? Giữa thời thế tao loạn, ông đi tìm chân lý cho độc lập dân tộc theo cách riêng của mình! Ông dám đứng ra gánh vác trọng trách trước quốc dân, đồng bào bằng con đường chủ nghĩa quốc gia đầy gian nan, thác ghềnh. Một nhân vật dù chưa có tầm ảnh hưởng lớn về chính trị nhưng nếu có thừa khả năng dẫn dắt dân tộc hướng đến một tương lai tươi sáng và ấm no, thịnh vượng có gì là sai trái? Còn hơn một nhân vật tài ba, xuất chúng nhưng lại dẫn dắt dân tộc đi trên con đường đầy chông gai, thử thách và đẩy cả dân tộc đi vào hoang mạc của sự đói nghèo, lạc hậu thì tài ba, xuất chúng cũng trở thành vô nghĩa. Trong lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới đã từng có những nhân vật như thế: Vua Lý Thái Tổ, vua Lê Thánh Tông suốt cả quảng đời niên thiếu tu, học ở chùa đâu cần đánh nam dẹp bắc hoặc thân chinh giết giặc? Nhưng khi được tôn làm Vua trở thành những vị Vua anh minh, sáng suốt làm cho quốc gia thịnh trị, thiên hạ thái bình, chỉ dùng ngoại giao không cần động đến binh đao cũng yên được giặc giả, con cháu nối dõi mười mấy đời? Tần Thủy Hoàng đánh đông, dẹp bắc sau trở thành bạo chúa, chưa hết đời con đã tuyệt diệt; thời cận đại có Adolf Hitlle một nhân vật xuất chúng đi gây kinh hoàng cho cả thế giới đó sao? Tổng thống Diệm với tinh thần của một nhà nho, từng là vị quan đầu triều dưới thời vua Bảo Đại kết hợp với tính kỷ luật của những năm tháng học trong trường dòng ít nhiều ảnh hưởng đến tâm tính làm cho ông trở nên nghiêm khắc, thưởng phạt phân minh đã làm cho lủ người thường quen với nếp sống hải hồ cảm thấy khó chịu và oán hận bởi sự gò bó trong trật tự, kỷ cương phép nước? Việc TT Diệm sử dụng hai người em làm cố vấn cũng không có gì sai trái, vì dẫu sau các ông cũng đều là những nhà khoa bảng, trí thức chứ không phải thuộc những loại người đá cá lăn dưa ở chợ hay ở trong rừng rú, bưng biền gặp phải thời vận rồi dạy khôn thiên hạ bằng một thứ chủ nghĩa Mác-Le sáo rỗng, lừa mị. Sau ngày 30/4/75, thiên hạ mong mỏi, trông chờ một chế độ – xã hội mới tốt đẹp, đàng hoàng và tử tế, một xã hội văn minh, phát triển và thịnh vượng. Thế nhưng, một đất nước Việt Nam gần bốn mươi năm trôi qua chỉ là một xã hội tạp nham nhìn đâu cũng thấy toàn một màu xám xịt, u tối. Gán ghép cho chế độ TT Diệm là gia đình trị độc tài, tuy nhiên ông cùng một vài thành viên trong gia đình đã bị chính những kẻ bề tôi phản phúc lật đổ, giết hại? Nhưng gia đình trị của CNXH là cả một hệ thống độc tài, toàn trị: tham nhũng, mua quan, bán chức, cướp nhà, cướp đất, đánh đập, hành hạ dân; ngoài xã hội tràn lan đủ mọi loại tệ nạn: ma túy, mại dâm, lừa gạt, buôn người, giật dọc ở chốn đông người, cướp của giữa thanh thiên bạch nhật, giết người vô cớ, giết người man rợ…chế độ ấy vẫn tồn tại lâu dài? Từ khi còn là một trong những vị quan đầu triều Nguyễn, cụ Diệm đã nổi tiếng là một vị quan thanh liêm, chính trực và cho đến khi dấn thân vào hoạt động chính trị, trở về nước chấp chánh nắm vận mệnh quốc gia trong chín năm Tổng thống Diệm không hề để lại điều tiếng gì có dáng dáng đến của cải, vật chất và Cụ cũng không liên quan đến bất kỳ một phụ nữ nào. (Vì vậy sau khi ông bị sát hại, con chó điên phản chủ Dương văn Minh rất mực tò mò muốn tìm hiểu xem ông có phải là đàn ông hay không). Tổng Thống Diệm ra đi với hai bàn tay trắng, bọn hội đồng tướng lĩnh phản phúc không thể tìm thấy tại nơi làm việc và chỗ ở của ông có thứ báu vật, gia sản nào có giá trị, ông không xây cất bất cứ một tư dinh, biệt thự nào cho cá nhân để an hưởng tuổi già khi không còn nắm giữ quyền lực. Ông chỉ có một mong muốn: “sau khi rời chính trường, ông sẽ lui về tu ẩn ở một tu viện ở xa Sài Gòn ít người biết đến…”. Đúng năm mươi năm trôi qua, những thứ tài sản và dinh thự duy nhất của ông chính là mảnh đất nhỏ chưa đầy hai mét vuông với một ngôi mộ đá mài đơn sơ nằm cạnh bào đệ của mình. Người đã chết có bao giờ còn cất lên tiếng nói biện hộ cho những lý lẽ chính đáng của mình, vì vậy lịch sử đời sau sẽ phân xử việc đúng sai một cách công minh và một ngày nào đó, sự thật của lịch sử sẽ phán xét để trả lại công bằng, lẽ phải cho TT Diệm và gia tộc họ Ngô, sẽ phân xử xem chế độ nhà nước nào mới thực sự vì nước, vì dân; vì quốc gia, dân tộc? Chế độ nhà nước nào phản dân, hại nước, bán nước cầu vinh? Những kẻ gây nên cuộc binh biến tang thương cho gia đình Ngô Tổng Thống vào ngày 01/11/63, đã không thể biến miền Nam trở lại như xưa mà trái ngược những cuộc chỉnh lý, đảo chính liên miên làm cho tình hình chính trị càng rối ren, bi đát hơn và trước làn sóng cộng sản của sự kiện lịch sử ngày 30/4/75. Nhóm hội đồng tướng lĩnh bất tài, cùng lũ chính khách xôi thịt đã ngụy tạo lên những màn kịch dối trá, bịp bợm: đàn áp tôn giáo, độc tài, gia đình trị, thông đồng với cộng sản…nhằm trút đổ hết mọi trách nhiệm, tội lỗi lên cho TT Diệm và gia đình của ông. Thực chất, đây là những hành động phản chủ của một bầy chó điên xông vào cắn xé chủ, vì loài chó chúng thường trung thành không bao giờ dám cắn chủ chỉ có loại chó điên, chó hoang mới dám quay đầu cắn chủ và lủ chó điên ấy đã vội vả trốn chạy bỏ lại người dân miền Nam trong bần hàn, khốn khổ, trong vòng kiềm tỏa của “thiên đường xhcn” và ngay tại nghĩa trang Lái Thiêu ngày nay có hai ngôi mộ nhỏ khói tàn, hương lạnh nằm cạnh bên nhau ít người biết đến, nơi đó là hai ngôi mộ của vị Tổng thống quốc gia dân cử, cùng ông em Cố vấn những người đã có công thiết lập nền Cộng hòa đầu tiên trên quê hương xứ sở, trên đất nước Việt Nam. Có những nhân vật lịch sử đến mấy đời sau mới được xã hội chấp nhận, tôn vinh: Thời Tiền Lê, Lê Hoàn lên ngôi bằng một sự sắp xếp chuyển giao quyền lực từ chính tay bà Thái hậu Dương Vân Nga nhưng nhờ đánh thắng quân Tống nên được tôn vinh. Tương tự, Thái sư Trần Thủ Độ đoạt ngôi nhà Lý bằng việc ép buộc Công chúa Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Thái Tông và truy sát tận gốc rễ con cháu nhà Lý, nhưng nhà Trần đã ba lần đẩy lùi các cuộc xâm lăng của giặc nguyên Mông, lịch sử đã ghi danh một triều đại làm rạng rỡ nước nhà, Vua Quang Trung Nguyễn Huệ nhà Tây Sơn đánh dấu một trang sử hào hùng của dân tộc khi đánh tan hơn hai mươi vạn quân Thanh khi đương thời cũng bị các cựu thần nhà Lê-Trịnh-Nguyễn dèm pha là kẻ chiếm ngôi dù quyền hành nhà Lê chỉ còn trên danh nghĩa. Một nhân vật lịch sử khác là ông Hồ Quý Ly đã bị sử sách thời đó lên án là kẻ cướp ngôi dù cuối đời Trần đã bạc nhược, suy yếu. Nhưng vì những chính sách cải cách mạnh tay của ông đã đụng chạm đến quyền lợi của giới quý tộc và quan lại là các cựu thần dưới thời Trần, đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của ông khi không có sự đoàn kết nhất trí một lòng để cùng nhau chống giặc như dưới thời Trần chống quân Nguyên Mông. Vì vậy khi quân Minh lấy danh nghĩa: “phù Trần diệt Hồ” thì tinh thần chống ngoại xâm của nhà Hồ nhanh chóng thất bại, đi đến diệt vong. Giả sử ngày ấy, Quân tướng nhà Hồ đoàn kết một lòng đánh bại ý đồ xâm lược của nhà Minh thì chắc chắn ông Hồ Quý Ly cũng đã được sử sách tôn vinh, chúc tụng. Lịch sử luôn khách quan sẽ trả lại công bằng vốn có! Các sử gia và con cháu ngày nay đã không còn khắt khe với cụ Hồ Quý Ly rằng ông là một nghịch thần soán ngôi, đoạt vị mà ông là một nhà chính trị có tinh thần cải cách. Ông đã đưa ra nhiều biệp pháp cải tổ như thực hiện phép “Hạn điền” nhằm hạn chế chiếm hữu lớn về đất đai của quý tộc phong kiến, phép “Hạn nô” để hạn chế số lượng gia nô mà giới phong kiến quý tộc được sở hữu, bổ sung số gia nô dư thừa vào việc củng cố quân đội. Dưới triều Hồ, tiền giấy đã được đưa vào sử dụng lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Ở đây ta nhận thấy có quan điểm tương đồng trong chính sách cải cách mạnh tay giữa cụ Hồ Quý Ly và cụ Ngô Đình Diệm lấy pháp trị làm nền tảng để vãn hồi lập lại trật tự, kỷ cương, thu hồi những của cải do tham nhũng, lấy lại đất đai dư thừa phân bổ lại cho dân nghèo, khiến cho những tầng lớp thuộc danh gia thế tộc, bọn địa chủ, phú hộ, cường hào, ác bá bị tước mất quyền lợi, quay ngược chống đối và báng bổ chế độ. Suy cho cùng, mầm móng đổ vỡ suy tàn dưới thời phong kiến nhà Hồ và chế độ Cộng Hòa của TT Diệm mới chóm nở đã vội suy vong chỉ vì không biết cách dối trá, mị dân theo kiểu: “sở hữu toàn dân, quy hoạch phát triển” và không để bọn công thần tác oai, tác oái thao túng quyền lực, không để bọn cơ hội tha hồ tham nhũng, kiếm chác, vơ vét (dưới dạng những Tập đoàn kinh tế nhà nước làm chủ đạo như hiện nay, trong đó là những PMU 18, VINASHIN, VINALINE, EVN, các công trình thủy điện lớn nhỏ trên cả nước….) Tác giả viết bài này luận bàn theo quan điểm cá nhân không nhằm việc báng bổ tôn giáo, cũng không ủng hộ việc gây chia rẽ mất đoàn kết giữa hai tôn giáo lớn là Phật giáo và Công giáo, cũng không kêu gọi lật đổ chế độ! Chế độ nào thực sự vì nước, vì dân đem lại cơm no, áo ấm và thịnh vượng cho dân sẽ được tồn tại lâu bền còn ngược lại sẽ có sự đào thải, hủy diệt đó là quy luật của xã hội. Cuộc binh biến xảy ra ngày 01/11/1963 là một bài học sâu sắc về nạn bè phái chia rẽ tôn giáo, chia rẻ dân tộc. Xã hội Việt Nam có lẽ còn lâu lắm mới nhìn thấy được dân chủ tự do trừ phi những kẻ trực tiếp, gián tiếp hoặc những kẻ cười nhạo, báng bổ chế độ ngày ấy biết ăn năn, hối lỗi nhìn nhận sự thật, cầu nguyện cho hai cụ và khẩn thiết van xin rằng: “xin hai cụ tha thứ vì chúng con không biết việc chúng con làm” dân chủ, tự do và thái bình, thịnh trị mới thực sự đến với dãy đất hình chữ S này. Để kỷ nhớ năm mươi năm ngày mất của Tổng Thống Ngô Đình Diệm và bào đệ là Cố vấn Ngô Đình Nhu vào ngày 02/11/1963 sau cuộc chính biến 01 /11/1963, xin thắp lên bàn thờ một bát hương để tưởng nhớ hương hồn của hai cụ. Tưởng niệm hương hồn Cụ Diệm, Cụ Nhu, Cụ Cẩn (02/11/63 – 02/11/13) Quốc Anh Lại Mạnh Cường says: Thưa quí hữu, Dưới đây là nhũng thông tin nghị luận của cá nhân tôi, xin trình bày để lắng nghe cao kiến cho rộng đường dư luận. Theo tôi chuyện cũ nhưng còn mù mờ, ta có bổn phận tiếp tục phân tích lý luận sao cho ra, hay tiếp cận đến gần, sự thật. Có thể mới rút ra được các bài học lịch sử quí báu. Dựa theo tài liệu từ Đinh Từ Thức, ta tạm chia nội các (Hội đồng An ninh Quốc gia) thời Kennedy có hai phe rõ ràng: 1- Phe quốc phòng bao gồm chính yếu bộ trưởng Mc Namara, tướng Marxell Taylor, tướng Paul Harkins. Phe này chủ chiến, nói đúng hơn leo thang chiến tranh, vì còn tin tưởng nhiều vào chính phủ Ngô Đình Diệm, nên không chủ trương “thay ngựa giữa giòng”. 2- Phe ngoại giao chủ trương hoàn toàn ngược lại, hạn chế chiến tranh, mở rộng dân chủ để giảm thiểu bất ổn xã hội đang ngày một dâng cao. Chính vì thế phải đảo chánh, bởi không tin vào khả năng lãnh đạo của anh em ông Diệm Nhu. (trích) Theo tiết lộ của Tổng Thống Kennedy, có hai phe chống và chủ trương đảo chánh. Trong bốn người chống, có ba người từng chủ trương gửi quân chiến đấu tới Việt Nam, là Bộ Trưởng Quốc Phòng McNamara, Tướng Marxwell Taylor, và Tướng Paul Harkins. Như vậy, không thể nói Mỹ chủ trương đảo chánh lật ông Diệm để có thể mang quân tới Việt Nam, vì những người từng đề nghị mang quân tới, chính là những người chống đảo chánh. (….) Trong khi ấy, những người chủ trương đảo chánh lại là những người kịch liệt chống lại việc mang quân Mỹ tới chiến đấu tại Việt Nam. Vẫn theo tiết lộ của ông Kennedy, “thiên về cuộc đảo chánh là Bộ Ngoại Giao, dẫn đầu bởi Averell Harriman, George Ball, Roger Hilsman, được hậu thuẫn bởi Mike Forrestal tại Bạch Ốc”. (hết trích) Cũng cần biết là phe chủ chiến còn muốn mang quân vào VN, chính ông Diệm có lúc cũng đồng ý, nhưng gặp sự phản đối của bộ trưởng ngoại giao Dean Rush. Phía ngoại giao cương quyết đòi cải tổ chính trị để đánh đổi lấy gia tăng quân viện. (trích) Hôm sau, 19 tháng 10, Taylor và Rostow họp với anh em ông Diệm trong bốn giờ. Ông Diệm than phiền không hiểu tại sao chính quyền Hoa Kỳ [thời Kennedy] chưa chính thức cam kết giúp đỡ nước ông, do đó ông lo ngại Hoa Kỳ có thể bỏ rơi Việt Nam. Ông Diệm không hề đề cập việc mang quân chiến đấu Mỹ tới Việt Nam. Nhưng chính Tướng Taylor nêu vấn đề này ra hỏi ông Diệm. Trước khi rời Việt Nam, Taylor và Rostow có cuộc họp chót với ông Diệm. Tayor hỏi thẳng ông Diệm có muốn nhận một đạo quân lớn của Mỹ tới như một “lực lượng cứu lụt”, gồm các nhân viên về y tế, thông tin, cơ khí, cùng với một số quân chiến đấu để bảo vệ an ninh cho họ. Ông Diệm đồng ý. Taylor đánh điện cho Tổng Thống Kennedy, đề nghị gửi một đạo quân từ sáu đến tám ngàn người. Trong khi dừng chân tại Baguio ở Philippines trên đường về Mỹ, Taylor gửi điện cho Tổng Thống Kennedy yêu cầu gửi ngay đạo quân này, coi như nỗ lực đóng góp với Nam VN để cứu lụt, đồng thời chặn đứng việc cộng sản xâm lấn Miền nam. Taylor cũng đề nghị Hoa Kỳ cứu xét việc ném bom Bắc Việt. Nhưng Ngoại Trưởng Dean Rusk không đồng ý với đề nghị của Tướng Taylor. Ông nới với Tổng Thống Kennedy rằng Hoa Kỳ không nên can dự về quân sự, cho đến khi ông Diệm chịu cải tổ về chính trị. (hết trích) 3- Trong khi đó, cả Kennedy lẫn Johnson vẫn tiếp tục ủng hộ tối đa Diệm-Nhu, cho dù kô muốn leo thang chiến tranh (tránh can thiệp trực tiếp càng nhiều càng tốt vào chiến tranh hai miền), nhưng vẫn gia tăng quân viện, và chỉ liên tục yêu cầu Diệm rộng mở cánh cửa chính trị . (trích) Trước hội nghị Genève về Lào, Tổng Thống Kennedy cử Phó Tổng Thống Lyndon Johnson tới gặp ông Diệm tại Sài Gòn, từ 11 đến 13 tháng Năm, 1961. Dịp này, Johnson đưa cho ông Diệm một văn thư của Kennedy gợi ý về việc gia tăng các phi vụ chống lại quân cộng sản, cũng như tăng quân lực VN thêm 20.000 người. Johnson cũng thảo luận về yêu cầu của chính quyền Kennedy là ông Diệm mở rộng thêm cho đối lập trong nước và cho dân chúng được hưởng thêm tự do. Nhưng không có lúc nào Johnson đề cập tới việc gửi quân Mỹ chiến đấu tới Việt Nam. Ông ấy cam đoan với ông Diệm là sẽ gửi máy bay trực thăng và phương tiện cần thiết cho việc tăng quân. (hết trích) 4/ Bị kẹt giữa hai phe, tiến thoái lưỡng nan, nhưng cuối cùng Kennedy cũng tìm ra giải đáp cho chính mình, một khi ông Diệm tiếp đó cho thi hành những biện pháp cứng rắn, mạnh tay đàn áp đối lập lúc đó là phe Phật giáo, dẫn đến những bất ổn lớn từ miền Trung lan vào tới tận thủ đô Sài Gòn;. Đỉnh điểm khủng hoảng chính trị và xã hội thời đó là vụ tự thiêu của sư Thích Quảng Đức, gây chấn động khắp thế giới. Rồi lại kèm theo ngay sau đó, những lời phát biểu nặng tính báng bổ tôn giáo của bà Nhu trước công luận phương Tây và chính giới Mỹ. Nói chung, hết phương cứu vãn cho chính quyền Diệm, nên Kennedy đành bật đèn xanh cho đảo chánh bằng cách gửi chuyên gia đảo chánh Henry Cabot Lodge qua làm đại sứ. Kết luận, ông Diệm và vợ chồng ông Nhu chẳng những tự đào hố chôn chính mình, lại chôn luôn nền đệ nhất cộng hoà non trẻ, nhung đạt được những thành tựu chống Cộng xuất sắc, do công lao đóng góp từ nhiều phe phái quốc gia (chân chính) lúc còn biết đặt quyền lợi quốc gia dân tộc lên trên tất cả mọi tham vọng thấp hèn, bỏ qua mọi tị hiềm cá nhân, địa phương …. ===== Interview with Henry Cabot Lodge, 1979 Henry Cabot Lodge was a United States Senator from Massachusetts, and Ambassador to South Vietnam from 1963 – 1964. He viewed South Vietnam’s president Ngo Dinh Diem as an ineffective leader, and tacitly supported the coup that overthrew him. Mr. Lodge discusses the circumstances of his appointment as Ambassador, and his impressions of Vietnam prior to going. He recounts the advice and instruction he received from other advisers, especially regarding Diem, and details his role in the events surrounding the coup. He describes Diem’s personality and his own view of the war after the coup. The events of the generals’ coup Cassette side #5 Interviewer: [sync]Okay? I want to ask you…I’m jumping ahead a little here. Remember that you had a trip planned to Washington on October 31st and you said you were going because you…there was something so important that you couldn’t entrust it to the cables. Do you remember that? Lodge: [sync]I remember going to Washington right after the coup. Interviewer: [sync]But this is before the coup. You were planning to go to Washington. Lodge: [sync]Planning, but it wasn’t a firm plan. Interviewer: [sync]But you said that there was something you had to go for that you could not entrust to the cables according to the records. Do you remember what that was? Lodge: [sync]What are these records you’re citing? Interviewer: [sync]Well, the stuff that’s in the Pentagon Papers. Lodge: [sync]Well, I don’t take that at face value. I don’t remember that. I remember going to Washington. I remember the president…he says it here, asking me to return. “I look forward to your own visit to Washington so that you and I can review the whole situation together face to face. Your message makes a fitting ending to the weekly reports that you have sent. From now on I think we should be in touch as either of us feels the need. Your own leadership in pulling together and directing the whole American operation in South Vietnam has been of the greatest importance. You should know that this achievement is recognized throughout the government.” Now when…when Diem began to suspect that a coup was being planned, he called me in and… Interviewer: [sync]This was the morning of November 1st? Lodge: [sync]Yeah, I think so. Interviewer: [sync]When you went with Admiral Felt? Lodge: [sync]Admiral Felt? Yes. And…he…he…Diem said whenever the American…I said I’m coming to say goodbye because I’m going back to Washington for one of my regular visits. Well, he said, every time the American ambassador leaves Saigon, there is an attempt to have a coup. [sync]And he said there’s one being organized now. And he said these coup plotters are much more intelligent than they usually are because instead of having one plan being organized in one place by one group, they have a lot of different plans being organized by a lot of different people in a lot of different places. And I don’t know which is the real one. That’s usually when I can tell. But I can’t tell which is the real one. Interviewer: [sync]Did you know at that stage that the coup was about to take place? Lodge: [sync]Oh I suspected it. I was very well informed. Interviewer: [sync]But had the generals told you that they would stage it? Lodge: [sync]They would stage…they didn’t tell us when. But Tran Van Don told me that it was definitely going to take place and then I had other information…I’ve forgotten where I got it…so that Washington was very well informed. Then we had Conein in the telephone booth out there at the Joint Chiefs, the Vietnamese Joint Chiefs, who was giving us a word-by-word account of what he could see out of the telephone booth. Interviewer: [sync]But the morning that you and Admiral Felt went to see Diem… Lodge: [sync]Yes. Interviewer: [sync]…you knew that the coup was about to take place against him. Lodge: [sync]Well, I knew that a coup was about to take place but I didn’t know when. Interviewer: [sync]Well, let me ask you a question of, of… Lodge: [sync]And Diem never said anything to me about not going to Washington. Interviewer: [sync]Well, let me ask you this question. When we recognize a government and we know that a coup is about to take place against that government, are we under any obligation to inform that government that we know there’s a plot to overthrow it? Lodge: [sync]No. I don’t think so. That’s often been discussed, but I don’t think so. McNamara, chiến tranh Việt Nam và nước Mỹ Robert S. McNamara, bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ dưới hai chính quyền John F. Kennedy và Lyndon B. Johnson vừa qua đời hôm Thứ Hai 6/7/2009 tại nhà riêng ở thủ đô Washington. Ông McNamara sinh năm 1916 tại San Francisco, thọ 93 tuổi. Ông là một nhân vật đặc biệt ở chỗ trước khi được tổng thống Kenndy mời làm bộ trưởng quốc phòng ông chưa có một chút kinh nghiệm gì về quân sự (ngoài lon đại úy giả định sau khi Hoa Kỳ tuyên chiến với Nhật Bản năm 1941do biệt tài về điều hành và thống kê). Ông tốt nghiệp tại UC Berkeley và trường hành chánh tại Harvard. Năm 1945 hết chiến tranh ông trở về đời sống dân sự và làm việc cho hãng Ford chuyên sản xuất xe hơi. Năm 1960 ông được công ty Ford bổ nhiệm làm chủ tịch hãng Ford, người chủ tịch đầu tiên không thuộc gia đình họ nhà Ford. Mấy tháng sau tổng thống đắc cử Kennedy mời ông làm bộ trưởng quốc phòng. Tổng thống Kennedy tin rằng điều hành thành công một công ty lớn như công ty Ford ông McNamara sẽ điều hành nổi bộ máy quân sự Hoa Kỳ khổng lồ của Hoa Kỳ. Lúc này tổng thống Kennedy chưa có chính sách dứt khoát đối với cuộc chiến Việt Nam là nên tiến hay thoái, và trong thâm tâm ông hy vọng ông McNamara với tài điều hành giỏi từng chứng tỏ ở cương vị chủ tịch hãng Ford sẽ có đối sách đúng đối với cuộc chiến Việt Nam. Nếu tổng thống Kennedy không bị ám sát chết năm 1963 (và cái chết của tổng thống Kenndy có liên quan gì đến cuộc chiến Việt Nam không vẫn là một nghi vấn có thể chẳng bao giờ có câu trả dứt khoát) có thể ông sẽ xuống thang cuộc chiến vào nhiệm kỳ 2 (1964-1968) và cũng rất có thể ông McNamara sẽ là người làm công việc này một cách êm xuôi. Nhưng lịch sử chuyển qua một hướng khác. Tổng thống Kennedy chết, Phó tổng thống Johnson lên thay và cuộc chiến Việt Nam leo thang trong năm 1964 và trong suốt nhiệm kỳ 1964-1968 của ông Johnson. Và Robert McNamara đã là người thực hiện chính sách leo thang bằng con số và bằng các đồ thị từ văn phòng bộ trưởng ở Ngũ Giác Đài. Là một người Mỹ ông tin rằng bộ máy kinh tế và quân sự của Hoa Kỳ là vô địch, và vì Hoa Kỳ chưa hề bại trận trong suốt lịch sử từ ngày lập quốc, ông McNamara tin rằng nước Mỹ sẽ thắng cuộc chiến Việt Nam và sẽ thắng một cách gọn nhẹ với sự điều hành một cách khoa học của ông. Ông tin như vậy và với sự hậu thuẫn của tập đoàn tư bản Hoa Kỳ ông đã thuyết phục dễ dàng tổng thống Johnson và quốc hội. Nhưng chiến tranh không phải chỉ thuần là khoa học và sự thiếu kinh nghiệm chiến lược của ông McNama đã làm cho Hoa Kỳ sa lầy. Từ con số 400 quân nhân thuộc lực lượng đặc biệt ông McNamara phái qua Việt Nam sau khi tổng thống Kennedy nhậm chức, đến tháng 11/1963 khi ông Kennedy bị ám sát quân số Hoa Kỳ tại Việt Nam lên 17.000 người và vào năm 1965 khi Hoa Kỳ chuẩn bị oanh tạc liên tục miền Bắc Việt Nam, Hoa Kỳ có 175.000 quân tại Việt Nam. Tất cả đều do tài đạo diễn của ông McNamara. Cũng trong khoảng thời gian 1965 này ông McNamara bắt đầu nghi ngờ về chiến thắng tại Việt Nam và vào mùa thu năm 1966 sự nghi ngờ của ông không che dấu được ai trong giới thân cận. Tuy nhiên bên ngoài ông McNamara vẫn tỏ ra là con diều hâu của chiến tranh và thiết lập các kế hoạch tăng quân và tăng cường độ các cuộc oanh tạc miền Bắc Việt Nam. Muốn rút bài học cho Hoa Kỳ và cho chính bản thân, năm 1967 ông McNamara bí mật ra lệnh điều tra nguyên ủy của cuộc chiến tranh Việt Nam mà không thông báo cho tổng thống Johnson. Kết quả là tài liệu mật “Pentagon Papers” mà ông Daniel Ellsberg, một thành phần trong ban nghiên cứu đã cung cấp (một phần) cho tờ New York Times năm 1971 tạo chấn động dư luận Hoa Kỳ. Giữa năm 1967 tổng thống Johnson biết việc sưu tầm này ông nghi ngờ ông McNamara thu thập tài liệu để giúp ông Robert Kennedy ra tranh sự bổ nhiệm của đảng Dân Chủ với ông trong cuộc bầu cử tổng thống nhiệm kỳ 1968-1972, đo đó quan hệ giũa tổng thống Johnson và ông McNamara trở nên nguội lạnh. Năm 1968 sau cuộc tấn công Mậu Thân, tướng Westmoreland xin thêm quân, ông McNamara là người khuyến cáo không tăng và quan hệ đối với tổng thống Johnson trở nên căng thẳng hơn. Những ngày huy hoàng của McNamara chấm dứt. Cuối tháng 2/1968 ông McNamara từ chức bộ trưởng quốc phòng (trên thực tế bị tổng thống Johnson cách chức) và được bổ nhiệm làm Chủ tịch Ngân Hàng Thế giới (World Bank). Một tháng sau, tổng thống Johnson tuyên bố không ra tranh cử tổng thống nhiệm kỳ 1968-72 và đề nghị mở cuộc thương thuyết với Hà Nội để chấm dứt chiến tranh Việt Nam. Lúc này Hoa Kỳ có hơn nửa triệu quân tại Việt Nam và đã có 30.000 quân nhân tử trận. Cuộc chiến McNamara (McNamara’s War, theo cách mô tả của Thượng nghị sĩ Wayne Morse, một Thượng nghĩ sĩ chống chiến tranh Việt Nam thuộc đảng Dân chủ, bang Oregon) xuống thang nhưng từ đó cho đến khi Hoa Kỳ ký được bản Hiệp ước Paris năm 1973 Hoa Kỳ còn tổn thất thêm 28,000 binh sĩ nâng tổng số tổn thất nhân mạng binh sĩ Hoa Kỳ lên 58.000 người. Chiến tranh Việt Nam với tổn thất to lớn về nhân mạng và để lại hội chứng bại trận (Vietnam syndrome) trong tâm lý quốc gia là một dấu ấn lớn đối với ông McNamara. Tuy nhiên mãi gần 30 năm sau ông mới công khai nói ra cái nhìn của ông trong cuốn “In Retrospect: The Tragedy and Lessons of Vienam” ông viết và phát hành năm 1995, qua đó ông nói rằng sai lầm của cuộc chiến do hoàn cảnh khách quan của tình hình thế giới và sự phức tạp của chiến tranh chứ không phải là sai lầm của cá nhân ông. Cuốn sách đã gây ra nhiều tranh luận tại Hoa Kỳ. Giới quân nhân giải ngũ và thân nhân các tử sĩ bỏ mình tại Việt Nam cho ông McNamara phản bội và chất vấn ông tại sao trong thâm tâm ông biết việc Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam là một sai lầm từ năm 1965 ông vẫn công khai thúc đẩy tổng thống Johnson tiếp tục gởi quân sang Việt Nam và nướng thêm hàng chục ngàn thanh niên Mỹ nữa, chưa nói thêm một triệu người Việt Nam bỏ mình vì cuộc chiến. Cuốn sách In Retrospect: The Tragedy and Lessons of Vienam của ông McNamara phát hành tháng 4 năm 1995 gồm 11 chương không thuyết phục được ai nếu không nói mang thêm nghi ngờ đối với tư cách và lòng yêu nước của ông – McNamara. Trong nỗ lực thanh minh thêm lập trường kiên định, năm 2003 ông McNamara cho nhà đạo diễn Errol Morris thực hiện một cuốn phim bằng cách phỏng vấn ông nhan đề: “The Fog of War” nhưng vẫn cung cách không nhận sai lầm của chính mình mà đổ lỗi cho hoàn cảnh. Vì vậy ông vẫn không chinh phục được lòng tin của người Mỹ. Bây giờ ông nằm xuống, nhưng vết hằn ông ấn lên nước Mỹ vẫn chưa nhòa. Nói đến ông người ta sẽ nhớ đến nhận xét của nhà văn David Halberstam, tác giả cuốn sách “The Best and the Brightest” (những khuôn mặt thông minh và sáng giá) rằng: “Ông McNamara trung thành với người lãnh đạo của ông chứ không trung thành với sự thật. Ông nói láo và khuyến khích những phụ tá của ông nói láo. Ông nói láo với Kennedy, ông nói láo với Johnson, và chỉ khi sự thất bại hiện ra rành rành trước mắt ông mới thấy lúng lúng không dám nói láo nữa” (nguyên văn: McNamara’s loyal was to his bosses and not the truth. He lied to them. He had people under him lying. He did it with Kennedy and he did it with Johnson and it was only when he was impaled with the failure of the war that he didn’t know what to do.” Và nói như John Hurley, một sĩ quan từng chiến đấu tại Việt Nam và sau này trở thành một phụ tá thân cận của ứng cử viên tổng thống John F. Kerry năm 2004 rằng: “Ông McNamara không hiểu chiến tranh là gì và cũng chẳng hiểu cái giá sinh mạng của chiến tranh. Đối với ông ấy Việt Nam chỉ là một con số khô khan trên máy tính. (nguyên văn: He never understands, never seemed to care about the human cost of the war… To him, Vietnam was just a policy issues, sterile numbers to be managed.” Robert McNamara qua đời để lại người vợ thứ hai, bà Diana Masieri Byfield và ba người con với vợ trước, bà Margaret Craig qua đời năm 1981 gồm: Robert Craig McNamara, Margaret Pastor và Kathleen McNamara Pears. July 7, 2009 Tran Binh Nam ********************************** Chuong 01 quyển OUR VIETNAM NIGHTMARE của Marguerite Higgins, xuất bản 1965 gồm 14 chương. Phần cuối là đầy đủ tiểu sử Tác Giẩ. Xin Mời Đọc. SN Chương 1 THE XA LƠI PAGODA: BUDDHA AT THE BARRICADES CHÙA XÁ LỢI: PHÒNG THỦ TƯỢNG PHẬTTừ phía trong, cái lộng lẫy lai căng của chùa Xá lợi vươn cao đến ba từng trong trung tâm thành phố Saigòn, cuồn cuộn với những mùi thơm hoa lài từ những nắm nhang đang nghi ngút cháy trong dịp lễ suốt ngày. Trong sân rộng có tường cao vây quanh những thầy tăng cùng những ni cô mặc những áo thụng dài màu vàng đậm hoặc nâu lẫn lộn như một niềm tin –một cái pha trộn khác thường. Với những cô gái Việt đẹp đẻ vừa gọn trong chiếc áo dài, nón lá, những lọn tóc đen dài buông thả xuống bờ vai, mà ngày nay họ lại điểm thêm những đôi guốc cao gót theo kiểu Tây. Cùng những bà già nhăn nheo với những bộ bà ba đen hoặc nâu, răng đen mà miệng đang nhau trầu đỏ, những thanh thiếu niên Phật tử, nhiều tài xế taxi, và vài người ăn xin –và, trở lại năm 1963, một đoàn cố hữu những phóng viên những nhà nhiếp ảnh Tây phương. Mùa Hè năm đó, tại chùa Xá lợi, không còn sự phối hợp của thiền định, không còn thần bí yên tĩnh để tu niệm, nó lại trở thành trung tâm hoạt động chính trị mà hoàn toàn không còn là trung tâm tín ngưỡng tại Saigòn, nay được thay vào bằng nhiều cảnh rùng rợn. Chùa Xá lợi nay trở thành đồn lũy chỉ huy Phật tử tổng hợp để chống chế độ Diệm. Bây giờ thì tiếng máy quây rô nê ô chạy không ngơi nghỉ để in liên tục những truyền đơn tuyên bố mình bị ngược đãi. Rồi từ một phòng họp nhỏ phía sau khi lệnh được đưa ra cho nhóm người lo chuẩn bị vụ tăng ni tự thiêu. Lần đầu tiên, vào giữa tháng 7 tôi đi ngang qua chùa Xá lợi thấy cổng sắt kiên cố được đóng chặt và thấy những khẩu hiệu, những biểu ngữ treo đầy trên tường gạch. Với mục đích chỉ để gây chú ý cho truyền thông Tây phương nên những biểu ngữ đều viết bằng tiếng Anh. Những biểu ngữ chỉ nhắm đến một đề tài chánh: "Thanh niên Việt nam hãy sẵn sàng tự hy sinh cho đạo Phật: Youth of Vietnam be ready to sacrifice yourself for Buddhism!” “Thanh niên Việt nam kiên quyết theo chân Thích Quảng Đức: Youth of Vietnam follow resolutely in the footsteps of Thich Quang Duc!” Thich Quang Duc! Một cái tên bỗng mang lại sự sống động vừa kinh hãi trong đầu tôi. Ông bị thiêu đến chết vào ngày 11/7 được gây cho cả thế giới tập trung chú ý đến Việtnam. Trong cái ngày quyết định bi thảm; tự thiêu bằng lửa. Tự thiêu ngay trước tòa Đại sứ Miên. Một ngày cháy nắng, chiếc xe Austin đưa đến, ngoài Thích quảng Đức xuất hiện, còn có người châm lửa và hai nhà sư dìu ông ra. Nhiều người chứng kiến nói vị sư già hình như say thuốc. Việc ông tự thiêu trước tòa Đại sứ Miên được nhiều vị sư khác xếp hàng vây quanh. 78 tuổi Thích quảng Đức được sắp xếp theo cách ngồi xếp bằng và xăng được tưới chung quanh. Ông cố gắng lấy cái bật lửa nhỏ trong túi, nó không cháy. Và một vị sư bước đến rồi quặt diêm châm lửa. Nhiều nhiếp ảnh Tây phương được huy động có sẵn tại đó để chụp cảnh nầy. “... kiên quyết theo chân Thích quảng Đức. ” là biểu ngữ đã treo trên tường. Xoay qua Kim, người thông dịch tôi hỏi: “Xúi giục tự tử kiểu nầy không phạm pháp sao?” “Có thể,” Kim dửng dưng trả lời. Giọng của chúng tôi bị lấn át bởi bài diễn thuyết với đám đông bằng máy mega-phone xách tay của nhà sư áo vàng đứng trên mái của một tiệm chuyên bán vật kỷ niệm của chùa. Bên kia sân chúng tôi thấy một nhà sư khác mặc áo vàng bước từng bước oai nghiêm xuống thang lầu, liền được nhiều phóng viên Tây phương vây quanh. Vị sư nầy tên Thích Duc Nhiep, trong xáo động vào mùa Hè nầy vị sư ‘ẻo lả: frail’ nầy chỉ 24 tuổi hiện là phát ngôn viên tài giỏi của chùa Xá lợi kim trông coi về lực lượng vũ trang của Phật tử. Thực sự từ cái thấu hiểu về quan hệ công cọng của Phật tử làm tôi hết sức ngạc nhiên ở lần đầu tiên đặt chân đến chùa Xá lợi. Phát ngôn viên Thich duc Nghiep cái tên thường xuyên nói trên tổng đài Xá lợi được gởi đến Caravelle Hotel (tổng hành dinh của thông tín viên) và một vài nơi có liên quan khác. Hắn điều hành họp báo, nhiều khi đến hai lần một ngày. Khi tôi tự giới thiệu Thich Duc Nghiep cười lớn và nói tiếng Anh với giọng khoa trương, “A, Cô Higgins, cô từ New York; how is the play?” Vì không hiểu, tôi nói, “Play – bộ ông muốn trình diễn: play –vở kịch- nào trong đầu?” “Không, không, cô Higgins,” ông nói, diễn tả kỹ lưỡng là in ở trang đầu ở cột lớn trên tờ báo lớn. Nó hé mở cho tôi thấy rằng ông dùng phóng viên để chơi trò diễn tả câu chuyện tốt (ví dụ được nổi bật và chiếm nhiều khoảng rộng trên báo) hay không tốt. Đây chắc chắn là trình độ chuyên nghiệp mà tôi không hề trông đợi. “Ồ, ông muốn chuyện Phật giáo phải để trên hàng đầu?” tôi hỏi. Khi ông gật đầu, tôi trả lời, “Chắc vậy. Đó là lý do tôi có ở đây.” Vài giờ sau tôi lại có một ngạc nhiên khác khi chờ ở ban công trên lầu chùa Xá lợi để phỏng vấn sư nữ Dieu Hue người đang được đưa ra như lời hăm dọa sẽ tự thiêu theo cách Thich Quang Duc. Trên ban công hiện đã có vài chục nhà sư đứng dựa lan can, tay cầm sẵn những tờ rô nê ô bài tiểu luận và chăm chú học. Tôi cho đó phải là bộ máy sùng đạo. “Kim,” tôi nói trong khi xoay qua người thông dịch, “Tôi muốn có sự chuẩn bị trước muốn tìm biết những người Việt nầy đang đại diện cho gì. Nên cô vui lòng, thật nhanh, và thật lễ độ, đến hỏi một trong những vị sư đó họ đang đọc thứ gì.” Khi có bài tiểu luận, thì nó là phần tóm tắc của thu hoạch hằng ngày những câu chuyện đặc trưng mà báo chí Mỹ trình bày về sự lo âu vụ Phật giáo tại Việt nam mà họ gom nhặt từ truyền thông Mỹ. Và nó như là một thành quả. Cả thế giới đang chú ý đến hiện tượng Phật giáo nầy, tôi có thể nói bằng sự quan tâm nó chứng tỏ bằng sự vui vẻ của họ. Và chính ở sự vui vẻ nầy đã chứng minh bằng nhiều pha chế từ những Phật tử có từ lâu. Trong tờ giấy tóm tắc sự bận tâm đang đong đầy trong lòng các sư liên quan đến lời tuyên bố tự thiêu của Dieu Hue trước công chúng, và tôi có chút lo ngại khi nói chuyện với bà có thể bị chi phối tình cảm đến việc tự tử bằng lửa nầy chăng. Tôi được cho biết bà Dieu Hue là người có học, là mẹ của một Bộ trưởng nghi lễ ở thời quân chủ và má của Bữu Hội, một nhà khoa học nổi tiếng. Vận mệnh rong rũi và cuộc đời, tôi thấy làm lạ, người đàn bà trong dòng dõi quý tộc ở trong tình cảnh kỳ cục nầy? Khi tôi bắt đầu đặt câu hỏi vào sáng hôm đó với Dieu Hue người đàn bà nhỏ xíu, 69 tuổi và đang tự nắm vận mệnh. Bà ngồi ngay thẳng mà sâu trong sofa bọc bằng loại vải sặc sỡ đến kỳ cục trong phòng tiếp tân tại chùa Xá lợi. Giọng bà nói thấp và nhỏ, tay bà đang lần những hạt chuỗi màu hổ phách. Từ ngoài cửa sổ hắc lên mùi hành và gia vị họ đang chuẩn bị thức ăn chay cho những sư đang hoạt động. Và chúng tôi còn nghe họ tụng kinh tại chánh điện kế bên (...the sound of changing from ceremonies inside the adjacent pagoda ( )) “Tất cả bắt đầu bằng,” Dieu Hue nói, “khi Phật hiện ra trong điều ‘mơ thấy: vision’ của tôi. Ba mươi năm trước. Khi tôi bệnh rất nặng. Phép lạ, sau lần đầu thấy Phật, tôi được trị hết bệnh. Kể từ khi ấy, tôi cảm thấy đến lúc tôi phải gánh chịu cái đau khổ của người khác ... và sau những sự kiện tại Huế, tôi quyết định tự cúng dường.” Dieu Hue nhắc lại bà có hứa nếu chính phủ Diệm cải thiện quan điểm thì bà sẽ rút lời. Còn những xác định hòa giải của chính phủ ở mấy ngày trước? Trước khi được bà trả lời, Thich duc Nghiep nhảy vào như là một thông dịch viên. “Không ai trong chúng tôi có hành động chính trị, ”hắn nói, “nhưng dưới điều kiện hiện tại của Diệm thì nó không tốt cho Nam Vietnam.” Dieu Hue lơ đãng gật đầu, trong đầu bà, hình như, bà đang cầu nguyện bằng hạt chuỗi thay vì nói chuyện. Về con bà chồng bà nghĩ gì với mục đích đến việc bà tự sát: commit suicide? Lần nữa Thich duc Nghiep chen vào. “Không có gì trong Phật giáo,” hắn nói, “không cấm tự cúng dường. Và việc tự cúng dường như vậy có tác dụng lớn để cho thế giới thấy chân tướng của TT Diệm. Trong việc làm nầy sẽ làm Diệm sụp đổ, Dieu Hue sẽ làm vì Phật giáo...” Mệt mõi vì bị ngắt lời, cuối cùng tôi xoay qua Thich duc Nghiep nói, “Nếu ông có lòng tin mãnh liệt để tự tử vì lửa, tại sao ông không tự hy sinh thân mình? “Tôi không phải là một ứng viên tự cúng dường,” Thich duc Nghiep cứng rắn nói, như đoạn kết. Đã qua hết cả buổi sáng. Nhưng màn kịch chỉ mới bắt đầu. Ở thời điểm Dieu Hue đứng dậy đi, bà nói bị mệt. May thay bà sư nầy không bao giờ chạy theo khuôn mẫu sự đe dọa hy sinh tánh mạn. Con trai bà, Buu Hội, một khoa học gia xuất sắc, nói bà nên bước ra. Nhưng bà như bị hôn mê đáng sợ: grim trance like làm tôi đâm hoảng lo có tình trạng xấu nhứt trong dịp quan trọng và đầu tiên đến chùa Xá lợi nầy. Khi chúng tôi rời chùa, người thông dịch viên và tôi ngừng lại trước tấm bảng dán tin đang bao quanh bởi một đám đông háo hức. Nó là bản tin bằng những tờ giấy quây rô nê ô găm vào bảng tin của chùa gồm tên người và vị trí nghi có bị ngược đãi. Tôi bảo cô thông dịch ghi lại, trong trường hợp tự tôi có thể đến đó điều tra sự kiện. Nghe lỏm tôi nói, vị sư trẻ nói với tôi bằng tiếng Pháp rằng tại Saigòn có thể bị che giấu chỉ có một cách tìm thấy ‘sự ngược đãi Phật giáo’ bằng cách về quê, nơi như Quảng Ngãi- tận miền Trung. Và chuyện nầy xảy ra, vì trong chương trình tôi có chuyến đi Quảng Ngãi sớm, tôi bèn hỏi nhà sư cho tôi một vài nơi xét thấy có đặc biệt. “Tại Quảng Ngãi,” nhà sư nói, “có nhiều trường hợp vị tỉnh trưởng Công giáo cho thiêu đến chết giữa đường công cọng người không chịu cải qua đạo Công giáo: ...there have been cases in which the Catholic province chief has had Buddhists burned to death publily in the streets because they would not convert to Catholicism.” Tôi phải nhìn hắn với cách lạ thường, nên hắn thêm, “Và nếu bà không tin những Phật tử, đến hỏi những người phản kháng tại tỉnh Quảng Ngãi. Họ nói với bà. Họ biết.” Ngày hôm đó, tôi tin rằng vị sư trẻ đó hoàn toàn chân thật và tin tất cả những gì hắn nói với tôi ngoài đó cùng nhiều ‘tàn bạo: atrocities’ khác, hắn cho hay để hướng dẫn tôi. Dù vậy, ở nhiều lúc, trước khi tôi hiểu rõ tất cả món tinh xảo và uy quyền bằng máy tuyên truyền của chùa Xá lợi để họ dụ những kẻ nhẹ dạ, kẻ thụ động, và kính trọng những vị sư từ lớn chí nhỏ. Dù vậy, nếu có kết tội nghiêm trọng nào, nếu được chân lý chấp nhận, thì đặc biệt ở những vị sư thì họ bào chữa là nhỏ hay không có học vấn. Tại Vietnam nhà sư tại chùa không cần đi học. Mọi người có thể cạo đầu rồi đến chùa tu không cần biết câu kinh Phật nào hay biết đọc biết viết. Khi sống trong chùa người đó cần hoàn toàn phải tuân hành theo những lệnh, luật. Lẽ tất nhiên, và đó là lý do tại sao cán bộ cộng sản rất dễ tự trá hình trở thành những nhà sư. Như nó kéo dài, tại Vietnam có nhóm thiểu số trí thức Phật giáo như Bác sĩ Mai Thọ Truyền chủ tịch Hội cư sĩ Phật giáo Saigòn, luôn luôn mở mắt quan sát. Và không nhận biết chính xác rằng có trí thức Phật giáo chống đối những nhà sư quá kích bằng cách mang tượng Phật ra chận đường như tại Vietnam lần đầu tiên vào mùa Hè 1963. Đó là những trí thức Phật giáo họ, bất đồng quan điểm dùng bạo động đòi hỏi quyền chính trị phá vỡ sự giao hảo bởi những lãnh đạo cực đoan vào năm 1964 và cuối cùng tự cô lập tại chùa Xá lợi, một lần nữa lại biến đổi nơi an bình và tu niệm thành nơi bị ám ảnh bằng âm mưu đổ máu và lật đổ chính quyền. Nhóm Phật giáo cực đoan tự cô lập tại ngôi chùa khác cách chùa Xá lợi khoảng 5 miles, và tại tổng hành dinh của các thầy tu làm chính trị nầy diễn ra nhiều cảnh rối loạn và thê thảm trong nhiều năm -22- Vấn đề là, những lãnh đạo của niềm tin và chủng tộc thì hoạt động công khai mà để cho cộng sản kín đáo thâm nhập từ rất nhiều mức độ. Việc nầy không thấy ở những nơi khác như Công giáo, Cao đài, nhóm Sắc tộc... vân vân. Bất kỳ trường hợp nào trong không khí tại Nam VN vào mùa Hè không có nhà sư nào trong nhóm khích động khủng bố chống chính phủ mà không bị điều tra chứng thật, nhưng sau đó được thay hình đổi dạng. Một ngày giữa mùa hè tại chùa Xá lợi, Thich duc Nghiep tuyên bố với phóng viên một thảm kịch có đến 365 người tại ngoại thành Saigòn bị cảnh sát bắt giữa đêm ‘vì họ là những Phật tử.’ Nhưng khi tôi chạy ra ngoại ô để hỏi, tôi tìm ra đó là dịp kiểm soát vì được dân thông báo có Việt cộng thâm nhập. Cùng với thông dịch viên, chúng tôi gặp khi họ bước ra từ đồn cảnh sát. Tôi gặp và nói chuyện với 20 người –gồm đủ thành phần như thờ cúng ông bà, Cao Đài, Lão, Công giáo- cuối cùng tôi mới gặp được một người theo đạo Phật. Khi tôi hỏi viên chỉ huy cảnh sát tại sao những người nầy bị bắt giữa đêm ông nói, “Khu nầy là nơi Việt cộng thường dùng để xâm nhập vào thành phố. Chúng tôi thường kiểm soát, và Việt cộng thì họ không ngồi sẵn chờ chúng tôi đến bắt vào ban ngày.” Tất cả những người nầy được hỏi, luôn cả người theo đạo Phật, diễn tả việc rắc rối nầy là do xét giấy chứng minh: identity check. Cho nên việc ’365 người bị bắt vì họ là những Phật tử’ là một sáng chế. Dù vậy ngày hôm sau nó cũng xuất hiện như đề tựa trên những tờ báo khắp thế giới. Và nếu báo chí Tây phương tin vào chuyện nầy, tại sao không phải là Phật tử –nhiều người trong họ tin hoàn toàn không có giả mạo- thì việc cứ tiếp tục làm? Tại Saigòn Phật giáo có khả năng gây nhiều rắc rối –và được đưa lên tiêu đề của báo chí thế giới- như không có giới hạn. Ngoài việc họ tự cúng dường còn nhiều việc rùng rợn hơn còn xảy ra, trong đêm thứ Hai trời mưa lớn người ta thấy một cô gái đẹp khoảng 18 tuổi nằm dưới bực thèm của chùa Xá lợi, tay phải của cô đang chảy đầy máu, là vì có kẻ nào đó chặt cổ tay cô. Trong 10 đến 20 phút sau, thì có nhiều nhiếp ảnh và phóng viên báo Mỹ chạy đến. Họ được phát ngôn viên Thich Duc Nghiep gọi phone từ chùa mời họ đến, phone luôn luôn gọi cho báo giới Mỹ cùng những phóng viên ngoại quốc. Nhưng việc là tại sao cứ để cho người nhìn, tại sao tất cả các sư trong chùa Xá lợi không cứu chữa cứ để máu tuông ướt sũng đến 40 phút chờ nhiếp ảnh và nhà báo đến. Không ai hỏi –và cho phép- để thâu âm. Rồi sau đó mới được xe cứu thương đưa đến bệnh viện. Nhưng đó không phải là chuyện ‘sùng kính: reverence’ của chùa Xá lợi trong những ngày nầy, có thể vì chùa chứa ngổn ngang nào nhiếp ảnh cùng phóng viên mà trong đầu họ chỉ để săn đón lúc nào sẽ được nhìn thấy người đốt xác. Vài nhiếp ảnh viên -và những nhiếp ảnh viên không được nổi tiếng nhiều- không được thông báo, Thich duc Nghiep gọi tắc họ là ‘Tic Tac Toe’. Thich duc Nghiep không thấy bận tâm. Ông đặt câu hỏi rất dễ và cũng không bận tâm để giấu việc tự thiêu đã được sắp xết với quang cảnh được tối đa phóng viên Mỹ chứng kiến. Đó là chuyện cũ rích tại chùa Xá lợi một khi nghe những nhiếp ảnh viên nói, “Hê, Tic Tac Toe khi nào thì có cuộc thiêu tiếp?” Chỉ trong một dịp hắn trả lời bằng nụ cười tươi và nói ‘thật vui sướng'’ để nhiều nhiếp ảnh đến Huế trước 8 giờ ngày thứ Tư. Chỉ có hai tiếng để bay ra Huế, nên vé máy bay Air Vietnam bán rất đắt. và những nhiếp ảnh cũng tất tả bay ra cố đô mà ‘không có vụ thiêu lúc 8 giờ’ Nhưng Thich Duc Nghiep đặt ra. Nó xảy ra sau một tuần ngày hắn dự đoán. Sau đó nó xảy ra không phải một –mà hai- tự thiêu tại Huế. Nhưng Thich Duc Nghiep chỉ mới là diễn viên phụ, mà tôi sẽ tìm sau, người dính líu đến toán tổ chức chương trình tự sát còn kinh khủng hơn nhiều, như là những viên thuốc giảm đau, thư tuyệt mạng, và những thùng xăng. Người lập tổng kế hoạch và điều khiển là người khó hiểu Thích trí Quang, cái tên nầy chưa ai nghe nhiều cho đến khi ông mời tôi tới chùa Xá lợi để từ tôi ông gởi tin nhắn đến Tổng thống Kennedy, vào chiều ngày thứ ba tôi ở thành phố. LasXXAug17 PHẦN ĐỌC THÊM - TIỂU SỬ MARGUERITE HIGGINS Marguerite Higgins sinh ngày 3/9/1920 tại Hồng kông thuộc địa Anh, mất 3//1/1966 Washington DC. Nữ phóng viên Marguerite Higgins nổi tiếng với tài năng và can đảm bằng những bài tường thuật ngay trên chiến địa. Bắt đầu viết bằng những điều tai nghe mắt thấy tại trại tập trung Đức quốc xã ngay sau thế chiến II, Thập niên 1950s-60s Higgins làm việc chung với quân nhân ngay trên bãi chiến trường nên có những tường thuật sống động tại cuộc chiến Đại Hàn, Việt nam. Bằng những kết quả xuất sắc tại chiến trường Đại Hàn bà trở thành phụ nữ đầu tiên nhận giải thưởng Pulitzer cho phóng viên hải ngoại. Ngoài công việc nhà báo Higgins còn xuất bản nhiều sách có giá trị về chiến tranh và những khám phá tại Đại Hàn, Việt nam và Sô viết. Bà nhận được nhiều trọng vọng của phóng viên, quân đội, và công chúng Mỹ về tài năng, kiên định, và can đảm. Sinh tại thuộc địa Anh ở Hồng Kông ngày 3/9/1920. Là con độc nhứt của Lawrence Daniel Higgins, một phi công Mỹ trong thế chiến I và bà Marguerite Goddard, người Pháp họ gặp nhau tại Âu châu. Thuở nhỏ mắc bệnh sốt rét nên bác sĩ khuyên nên tĩnh dưỡng tại Dalat, VN, khi Higgins lên 3. Cha bà rời công ty vận chuyển tại Hông kông nên gia đình dọn về Oakland, Ca. Thất bại vì chứng khoán trong đại khủng hoảng kinh tế 1929, ông qua làm giám đốc chi nhánh ngân hàng. Không thỏa mãn với cuộc sống Ông trở nên nghiện rượu nặng. Bà Mẹ phải xin dạy Pháp văn cho Berkeley để chi phí gia đình, nhưng vì quá buồn khổ nên sanh nản chí. Trong khi Higgins lại trở thành sinh viên xuất sắc nhứt là sinh ngữ vì cha Mỹ, mẹ Pháp, sinh tại Hông kông nên nhận được học bổng Anna Head của Berkeley nơi Mẹ dạy. Ở tuổi 17 Higgins được nhận vào đại học Berkeley, ngay trong năm đầu bắt đầu làm cho tờ báo của trường, ‘the Daily Californian’, là tờ báo nổi tiếng nhứt của những đại học. Higgins trở thành nổi tiếng thế giới nên được xếp loại phóng viên chuyên nghiệp. Năm 1941 tốt nghiệp danh dự về khoa báo chí, chưa xin việc Bà tiếp tục chương trình Cao học tại Columbia University, NY. Lúc nầy Higgins nhận làm bán thời gian cho New York Tribune và tiếp tục học. Mùa hè 1942 tốt nghiệp Cao học về báo chí, con đường sự nghiệp rộng thênh thang vì nhiều thanh niên phải nhập ngũ vì thế chiến II. Higgins chánh thức được Tribune nhận. Nhiệm vụ của Higgins không những giúp nhiều phóng viên chiến trường mà còn phụ giúp nhiều công việc trong tòa soạn. Higgins trở thành người đàn bà nổi tiếng và quyến rũ. Kết hôn với giáo sư triết trẻ của đại học Harvard, Stanley Moore năm 1942, nhưng liền sau đó chồng bị gọi nhập ngũ. Xa cách vì chiến tranh và Higgins phải đi nhiều nơi mà tánh tình lại trẻ đẹp, phóng khoáng nên hôn nhân đành tan rã. Higgins trở thành phóng viên chuyên nghiệp rất nổi tiếng cho tờ Tribune đến 1943. Nhưng ngoài việc nổi tiếng tại New York mà Higgins muốn thành phóng viên chiến trường vì thích nhìn tận bãi chiến địa hơn vĩnh viễn là chuyên viên nên tìm gặp Helen Rogers Reid, vợ chủ báo. Bằng đồng cảm nên Higgins được qua điều hành văn phòng tại London, 1944, nhưng vẫn không vừa lòng mà chỉ muốn là phóng viên tại chiến trường. Với sự kiên trì, cuối cùng Higgins được chuyển qua Paris, đầu năm 1945 được chỉ định trông coi văn phòng tại Berlin, Đức. Dù chưa được ra tuyến đầu cho đến gần cuối cuộc chiến, nhưng những tường trình của Higgins vẫn sống thực. Higgins trở thành một trong những phóng viên dự các chuyến đi qua những nơi bị bom đang tàn phá tại Đức, theo chân lực lượng đồng minh đến trại tập trung của Nazi tại Dachau và Buchenwald, chứng kiến cảnh sụp đổ của Munich. Nhờ can đảm Higgins nhận nhiều giải thưởng về chiến tranh gồm huy chương phục vụ trong quân đội, giải nhứt cho phóng viên ngoại quốc năm 1945 của New York Newspaper Women’s Award. Higgins còn ở lại Âu châu đến cuối thập niên 1940s lấy tin cho những sự kiện như cuộc chiến trong những bộ lạc Nuremburg và phong tỏa Berlin. Higgins trở thành chỉ huy trưởng văn phòng tại Berlin năm 1947 ở tuổi 26 nơi đã làm phụ tá nhiều năm. Higgins thường bị ám ảnh với mọi cạnh tranh với mọi câu chuyện, nên gây nhiều sức ép cho chính mình và nhân viên. Cuộc sống lúc nầy được yên vui, nhưng ít tranh cãi, nên Higgins bắt đầu giao thiệp với Trung tướng William Hall, giám đốc tình báo, lúc nầy ông đã có vợ và 4 con sống tại Mỹ. Họ lại cưới nhau năm 1953 và có 2 con. Tháng 5, 1950 được gởi qua Tokyo, chỉ huy trưởng văn phòng Viễn đông. Đây có thể là một thiệt hại vì tin tức lúc nầy ít hiện trên Tribune. Nhưng sự kiện trên thế giới bỗng thay đổi nên nơi nầy trở thành tốt hơn bà mong muốn. Tháng 6 cộng sản -cs- bắc Hàn tấn công Mỹ đang hổ trợ nam Hàn gây ra cuộc chiến Đại hàn. Higgins bay qua Seoul, thủ đô nam Hàn, chứng kiến được toàn cảnh ngày lực lượng quân bắc Hàn tấn công Seoul—cảnh trốn thoát tiêu điều trước lực lượng cs. Khi tờ Tribune gởi phóng viên kinh nghiệm, Homer Bigart, điều tra tại Đại hàn, Higgins được yêu cầu trở về Tokyo, từ chối và tiếp tục hoạt động vì có quá nhiều thù hằn, chống đối gia tăng tại Đại hàn, bắt đầu tranh đua những nguồn tin sốt dẻo. Với nhiều nguy hiểm đe dọa nên Trung tướng Walter W. Walker phải cấm phụ nữ ra tiền tuyến, xác định không đủ tiện nghi cho phụ nữ tại bãi chiến trường. Higgins là nhân vật tai mắt thuộc bậc cao cấp không chịu được đời sống cam khổ như cuộc sống quân nhân. Lại nhờ Helen Rogers Reid, bà chủ báo lại gặp tướng Douglas MacArthur, và Higgins mới được phép lấy tin ngoài trận mạc. Những phóng sự tại cuộc chiến Đại hàn đã xác định rõ hình ảnh của Higgins là phóng viên nhiều gan dạ, không sợ hiểm nguy. Higgins được binh sĩ tôn trọng hơn phóng viên nam giới trong những điều kiện khó khăn, hiểm nghèo. Higgins cho độc giả thấy rõ cảnh chiến tranh bằng theo từng bước chân binh sĩ, nhảy theo chân Thủy quân lục chiến tái chiếm khu Inchon. Tờ Tribune thường xuyên đăng bài, đôi khi mới có bài của phóng viên nam Bigart bên cạnh. Đọc giả tăng lên rất nhanh khi bài và hình Higgins mệt nhọc ngoài mặt trận in lên trang đầu của tờ Life phát hành ngày 2/10/1950. Gom những kinh nghiệm chứng kiến tại chiến trường thành tập ‘War in Korea’ xuất bản năm 1951, trở thành quyển sách bán chạy nhứt tại Mỹ. Bằng tường thuật trực tiếp ngoài chiến trận, Higgins nhận nhiều giải thưởng vào thập niên 1950s. Năm 1951 trở thành người phụ nữ đầu tiên nhận Pulitzer Prize cho phóng viên ngoại quốc. Cùng năm nhận được Associated Press tặng danh hiệu ‘Phụ Nữ trong năm’, cùng các giải thưởng như George Polk Award, Overseas Press Club, Marine Corps Reserve Officers. Năm 1953 trực tiếp lấy tin sự thất bại của sự bảo hộ của Pháp tại Vietnam, trận Điện biên Phủ, kết quả đưa đến hai miền Bắc, Nam. Trong chiến tranh nhiếp ảnh gia Robert Capra bị chết vì mìn cách Higgins chỉ vài feet. Quen với cảnh chết chóc nên vẫn tiếp tục lấy tin. Trong lúc nầy, Higgins lại được visa nhập Sô viết bước qua bức màn sắt. Chiến tranh lạnh đang dâng cao, mà phóng viên đầu tiên được đến Sô viết sau nhiều năm. Xuyên suốt qua 13,500 miles với nhiều hình ảnh ghi nhận về cuộc sống của người cs mà Tây phương chưa bao giờ thấy. Chuyến đi là tài liệu căn bản cho quyển ‘Red Plush and Black Bread’ xuất bản năm 1955. Cùng năm Higgins phát hành tập khác ‘News is a Singular Thing.’ Thập niên sau, Higgins tiếp tục đi vòng quanh thế giới vì bản năng thích mạo hiểm và khám phá mọi việc trên vũ trụ. Năm 1961 là phóng viên cho cuộc nội chiến tại Congo, Higgins trở thành phóng viên đầu tiên của Tribune lấy tin tại khu Trung Phi từ khi xứ nầy được David Livingstone của Henry Morton Stanley đặc chân đến vào thập niên 1870s. Năm 1963, Higgins trở lại Viêt nam lần thứ 10 và gom tài liệu về quân đội Mỹ và những biến động viết thành ‘Our Vietnam Nightmare’ xuất bản 1965. Higgins rời tờ Tribune năm 1963 và bắt đầu phụ trách nhiều trang cho ‘tuần báo Newsday’. Dọn nhà về Long Island, New York, lúc nầy Higgins bắt đầu du lịch, trở lại Viêtnam 1965. Bị ký sinh trùng nhiệt đới leishmaniasis, trở về Mỹ và điều trị tại bệnh viện Walter Reed, Washington D.C. bị hôn mê rồi mất ngày 3 tháng Giêng, 1966 hưởng dương 45 năm. Vì Higgins là phóng viên ngoại hạng và phục vụ trong chiến tranh với nhiều khen thưởng nên thi hài được nằm tại nghĩa trang Quốc gia Arlington National Cemetery. LasXXINov4 SCOTT S NGUYEN scottsunguyen@yahoo.com
|
|
|
Post by nguyendonganh on Jan 8, 2014 6:36:42 GMT 9
Kenneth Todd Young và Ngô Đình DiệmĐầu năm 1954, ông cụ của tôi, Kenneth Todd Young, đương làm việc cho Bộ Ngoại giao Mỹ với chức Chủ Sở Đông-Bắc Á Châu vụ . Cụ tham gia cuộc thương lượng chấm dứt chiến tranh Triều tiên tại Pan Mun Jom. Sau khi Trung Quốc và Hoa Kỳ đồng ý ngưng chiến tại Triều tiên, và Chánh phủ Pháp quyết định không kéo dài chiến tranh kiểu xâm lăng thuộc địa tại Đông Dương nữa, các cường quốc đồng ý mở một hội nghị tai Genève để giải quyết hai vấn đề giữa thế giới tự do và khối cộng sản quốc tế .
Ông Young trong buổi gặp gỡ cố TT Diệm. Ảnh do gia đình cung cấp Bố tôi đi Genève để phụ tá Ngoại trưởng John Foster Dulles trong nhiệm vụ chấm dứt chính thức chiến tranh Triều tiên. Sau việc đó xong rồi, Ngoại trưởng Dulles giao cho ông trách nhiệm về Đông Nam á để giải quyết sự ra đi của Chánh phủ Pháp tại Đông Dương. Ông đã thăm viếng Việt Nam và Cao Miên lúc còn thanh niên năm 1937 để xem cho biết Hà Nội, Sài Gòn và Angkor Wat. Ngoài ra, ông không biết nhiều về Việt Nam. Nhưng ông đã học tiếng Trung Hoa tại Quảng Châu và Bắc Kinh năm 1936 và hiểu biết được sự tranh quyền giữa đảng cộng sản tàu và chánh phủ quốc gia tàu. Ông đã nghĩ chủ nghĩa cộng sản không hợp với người Á châu vi các dân tộc á châu đã có sẵn dân tộc tính, nền văn hóa lâu đời và tiếng nói riêng từ mấy ngàn năm trước. Ông nghĩ rằng, chủ nghĩa mác-lê là thứ xa lạ từ Tây phương du nhập qua Á châu sẽ khó tránh khỏi sự xung đột văn hóa, tư tưởng. Vì vậy ông cũng nghĩ rằng, chế độ thuộc địa Âu châu của thể kỷ 19th cũng không có nghĩa lý gì nữa ở Đông Dương. Nó không thể tồn tại lâu dài. Các dân tộc Á châu, theo ông, nên đi đến tự trị và chọn cho mình chế độ chánh trị độc lập như các dân tộc khác trên thế giới . Tháng 7 năm 1954, Chánh phủ Mỹ phải lựa chọn một trong hai đường đối với Đông Dương. Một là theo Pháp để giúp duy trì ảnh hưởng của Pháp tại Việt nam, Cao miên và Lào. Thứ hai là ủng hộ thành lập các chánh phủ độc lập tại ba nước đó để tránh áp lực của người Pháp theo đuổi tham vọng lâu đời nhằm tái lập chế độ thuộc địa. Cụ Young lựa chọn con đường thứ hai. Vậy là Hoa kỳ phải một lúc làm ba việc: ủng hộ các chánh phủ mới tại Sài gòn, Nam Vang và Vientianne; chống sự phá hoại, xâm lăng, của Hà Nội và đảng cộng sản Việt Nam và đảng cộng sản trung quốc đồng thời nhờ đó khuyến khích người pháp dẹp bỏ chủ trương và hành động kiểu đế quốc cũ. Lúc Trung Quốc đề nghị chia Việt Nam làm hai quốc gia: một cho đảng cộng sản và một giao cho người Pháp cai trị, dĩ nhiên người Pháp đồng ý, bố tôi bàn với Ngoại trưởng Dulles rằng Hoa Kỳ phải chấp nhận như vậy nên phải dốc lòng, dốc sức ủng hộ một Miền nam Việt Nam độc lập tự do, có khả năng phòng thủ và chống lại cộng sản bắc Việt. Ông Dulles đồng ý và quyết định chánh sách của Hoa kỳ tại Việt Nam là ủng hộ những người Việt Nam không cộng sản, đồng thời không ngả theo lập trường của Pháp. Tức là chánh sách của Hoa Kỳ là đi tìm kiếm những người Việt Nam “nationalist”, có tinh thần dân tộc mạnh. Cụ Young cũng nghĩ rằng nếu chánh phủ mới không tranh đấu cho quyền lợi đích thực của quốc gia dân tộc mà cứ làm tay sai cho Paris, dân miền Nam sẽ không ủng hộ và Hà Nội sẽ dễ xâm chiếm trọn nước Việt Nam từ Lạng sơn đến Cà mau.
Ảnh do gia đình ông Young cung cấp Nếu người Việt Nam có lòng ái quốc, biết rõ các thủ đọan gian manh của cộng sản, muốn đẩy lui và thanh toán các nổ lực bạo động của cộng sản để bảo vệ phần đất cuối cùng của mình thì họ phải biết làm cho mọi người thấy rõ chánh nghĩa quốc gia, thấy rõ rệt và toàn diện, từ chánh trị tự do dân chủ đến kinh tế thật sự là nến kinh tế tư hữu lành mạnh và nền văn hóa giáo dục khoa học, khai phóng, nhân bản áp dụng đồng đều từ thành thị đến xã ấp . Lúc đó Cụ Ngô Đình Diệm là Thủ Tướng Chánh phủ Quốc gia Việt Nam do Hoàng đế Bảo Đại bổ nhiệm. Cụ Young tìm hiểu về Ông Diệm và nghe nói Ông Diệm có tiếng chống Pháp. Tại Genève Ngoại trưởng Việt Nam là Cụ Trần văn Đỗ . Cụ Young làm quen Ông Đỗ và hai người trở thành bạn lâu năm. Năm 1970 ông Cụ tôi bịnh, không qua Việt Nam được để tham dự lễ cưới của tôi, con trai đích tôn của ông, nên Cụ Đỗ đã vui lòng nhận lời đứng ra đại diện họ đằng trai. Ông Cụ tôi có lúc nói với tôi rằng, Ông Diệm vừa có lập trường vững vàng, không theo Pháp và không nhượng bộ cộng sản và có được một số người quốc gia chống cộng, nhứt là những người Bắc di cư công giáo tín nhiệm, ủng hộ. Nên Cụ quyết định cho Ông Diệm một cơ hội để xem Ông Diệm có khả năng thật sự xây dựng Miền nam trở thành một quốc gia dân chủ tự do và phát triển được hay không. Sau hội nghị Genève, người Pháp không thuận với chánh sách của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ muốn người Pháp rút hết những viên chức của họ ra khỏi Việt Nam và Mỹ sẽ đưa cố vấn tới thay thế. Hoa kỳ sẽ cho tiền và huấn luyện quân đội Miền nam Việt Nam đủ sức ngăn chận quân đội bắc Việt khi xâm nhập qua biên giới. Sau mấy tháng thương lượng với Chánh phủ Pháp, Cụ Young thấy rằng họ không có thiện chí giúp Miền nam đứng vững theo nghĩa một quốc gia độc lập. Vì vậy Cụ Young phải vận động Chánh phủ Mỹ để Hoa kỳ sẽ thương lượng với Pháp để Hoa kỳ một mình ủng hộ Chánh phủ của Ông Diệm. Tháng 10 năm 1954, Cụ Young soạn thảo một bức thơ để Tổng Thống Eisenhower gởi cho Thủ tướng Ngô Đình Diệm. Trong thơ, Hoa Ky hứa sẽ ủng hộ Việt Nam nếu Việt Nam áp dụng đường lối chánh trị theo lý thuyết quốc gia dân tộc (tức “nationalist”), tức ý muốn nói Việt Nam phải xây dựng một chế độ dân chủ Tự do thật sự để có thể động viên được sức mạnh của toàn dân chống cộng sản xâm lược Hà Nội. Bức Thơ đó viết: “The purpose of this offer is to assist the Government of Vietnam in developing and maintaining a strong, viable state, capable of resisting attempted subversion or aggression through military means. The Government of the United States expects that this aid will be met by performance on the part of the Government of Vietnam in undertaking needed reforms. It hopes that … such a government (of Vietnam) would … be so responsive to the nationalist aspirations of its people, so enlightened in purpose and effective in performance, that it will be respected both at home and abroad and discourage any who might wish to impose a foreign ideology on your free people” . Cuối năm 1954, Hoa Kỳ bắt đầu gia tăng gởi viện trợ quân sự và kinh tế trực tiếp giúp chánh phủ Sài Gòn, không thông qua chánh phủ Pháp nữa. Dĩ nhiên chánh phủ Pháp không vui lòng. Họ thấy Ông Diệm thật sự là người cứng rắn, có lập trường chống Pháp, không muốn nghe lời họ nữa . Vì vậy họ tìm cách hạ Ông Diệm để thay thế bằng người khác. Tổng Tư lệnh pháp, Tướng Ely, vốn bạn khá thân với Tướng Collins của Mỹ, dành nhiều thì giờ thuyết phục ông bạn Tướng Collins, người Đại diện đặc biệt của Tổng Thống Eisenhower, rằng Ông Diệm bất tài, mưu sĩ, không thành thật, có tinh thần độc tài, không chịu lắng nghe ý kiến phải trái của ai hết cả, không có uy tín, không có quần chúng ủng hộ. Pháp xui Tướng Nguyễn văn Hinh chống lại Ông Diệm. Đến tháng 4 năm 1955 có biến loạn xảy ra. Cuối cùng, Tướng Collins nghe theo Pháp và đi về Washington xin Tổng Thống Eisenhower không ủng hộ Ông Diệm nữa. Lúc Tướng Collins lên đường đi Washington, Ông Diệm ra lệnh cho Quân đội tấn công căn cứ của lực lực lượng võ trang Bình xuyên ở Cầu Chữ Y. ( Lực lượng Bình xuyên, truớc tình hình mới, rũ áo giang hồ anh chị, nhiệt tình tham gia tham kháng chiến chống Pháp. Sau không chịu theo cộng sản Hà Nội, không chịu nổi áp lực của Tướng cộng sản Nguyễn Bình, chấp nhận thương lượng với Pháp rút về Chợ lớn, lập vùng Chợ lớn như khu tự trị để cán binh kháng chiến thuần túy, không cộng sản, có con đường trở về không bị mặc cảm về với Tây nhưng Pháp không giữ lới hứa để cho “khu tự trị thật sự được tự trị”, mà “thực dân hóa” lực lượng võ trang này. Từ đây, lực lượng Bình xuyên bắt đầu mang nhiều tai tiếng xấu do nhóm cán binh gây ra trong dân chúng. Nhưng lực lượng Bình xuyên khi về Chợ lớn, kiểm soát an ninh được vùng này, đẩy lui Việt Minh ra khỏi ven đô khá xa, đã làm cho Nguyễn Bình bị Hà Nội khiển trách và sau đó, triệu hồi về Bắc). Về tới Washington, Tướng Collins họp với Tổng Thống Eisenhower và Ngoại trưởng Dulles tại Tòa Bạch ốc. Tổng thống Eisenhower nhân nhượng trước những lời yêu cầu thiết tha của Tướng Collins và đồng ý trở lại họp tác với chánh phủ pháp, cho ngưng chức Thủ tướng của Ông Diệm, thay thế bằng Ông Phan Huy Quát. Ông Dulles về Bộ Ngoại giao chỉ thị cho Ông Cụ tôi gởi điện tín cho Tòa Đại sứ Hoa kỳ tại Sài gòn nói rằng Hoa kỳ không ủng hộ Ông Diệm nữa. Ông Cụ tôi rất buồn vì biết rằng nếu Pháp có quyền thực sự tại Miền nam nữa, thì chắc chắn Hà Nội sẽ lại cướp luôn phần đất này. Đó chỉ là vấn đề thời gian mà thôi. Tuy nghĩ như thế nhưng bố tôi vẫn phải làm theo chỉ thị của cấp trên. Gởi điện tín xong, ông về phòng làm việc. Bỗng có cú điện thoại của chính ông Ngoại trưởng Foster Dulles. Ông báo tin: “Tai cơ quan CIA, Ông Allen Dulles (em ruột của Ngoại trưởng Foster Dulles, lúc đó làm Giám đốc CIA ) mới nhận được một điện tín của Ed Lansdale gởi từ Sài gòn. Lansdale nói rằng Ông Diệm ra lệnh dẹp Bình Xuyên, Quân đội Quốc gia nghe theo lệnh đang đánh Bình Xuyên, và dân chúng Sài Gòn ra đường mừng và ủng hộ quân đội (?) . Yêu cầu Allen cho biết quyết định phải làm thế nào bây giờ ” . Cụ Young lập tức gọi Ông Allen Dulles . Hai ngườii lấy quyết định không bỏ Ông Diệm vì nếu bỏ Ông Dìệm lúc này chỉ có lợi cho Pháp và sau đó, khó tránh sẽ bị Pháp buông ra cho cộng sản Hà Nội. Sau đó, ông Cụ tôi phụ trách về “ Chánh sách liên hệ giữa Hoa kỳ và Việt Nam Cộng hòa ”. Ông qua Việt Nam mấy lần nghiên cứu tình hình . Ông đã gặp riêng Cụ Diệm nhiều lần. Cụ cũng có dịp gặp Ông Bà Ngô Đình Nhu, Giám mục Ngô Đình Thục, và nhiều người lớn trong chánh phủ nữa. Sau này, ông Cụ tôi nói rằng Ông Diệm là người tốt, khá thông minh, lương thiện, tỏ ra có khả năng, có thể dám hy sinh cho quyền lơi của dân tộc, biết suy nghĩ, biết lo cho người làm ruộng, làm việc chăm chỉ, hết mình. Nhưng ông Cụ tôi đã thấy sớm rằng Ông Ngô Đình Nhu có ảnh hưởng bao trùm lên chế độ. Nhiều lúc Cụ gặp mặt Ông Diệm có Ông Nhu nữa. Nhiều khi, lúc Ông Diệm đương nói, Ông Nhu chen vào, giành nói hết, không để khách nghe riêng lời nói của ông Tổng Thống. Có khi Ông Nhu cãi với Ông Diệm hay cắt lời của Ông Diệm đang nói mà Ông Diệm vẫn im lặng. Ông Cụ tôi trọng Ông Diệm là người đứng đắn và quí mến ông vì ông tỏ ra thành thật với ông Cụ tôi. Ông Diệm có vẻ tin ông Cụ tôi vì Cụ đã ủng hộ ông ấy vô điều kiện trong biến cố tháng 4 năm 1955. Lần cuối cùng mà ông Cụ tôi gặp mặt Cụ Diệm là đầu năm 1963 tại phòng khách ở Dinh Gia long, Sài gòn. Phòng đó ở trên lầu hai của dinh Gia long. Ông Diệm lo lắng lắm về sự nhượng bộ của Hoa kỳ ở Lào, việc này do Ông Averill Harriman phụ trách vì ông Harriman không thích chống cộng ở Đông Nam Á . Hiệp định Genève 1962 về Lào không bắt buộc Hà Nội rút ra khỏi Lào. Như vậy, Ông Diệm biết Hà Nội sẽ dùng đường mòn Hồ Chí Minh vượt qua Lào để đẩy mạnh sự xâm lăng ngầm Miền nam nhằm đánh lừa dư luận thế giới rằng cuộc chiến ở Miền Nam chỉ là cuộc chiến tranh du kích do nhân dân Miền nam bất mãn nổi dậy chống Mỹ Ngụy cứu nước. Nói chuyện xong rồi, Cụ Diệm đưa ông Cụ tôi ra khỏi phòng khách, tới đầu cầu thang đi xuống. Cụ Diệm bắt tay ông Cụ tôi và nói bằng tiếng Pháp: “Tôi sẽ tiếp tục tranh đấu cho tới khi họ …” . Và lúc đó, Cụ Diệm đưa tay mặt lên làm bộ cầm súng và bắn một viên đạn vào đầu ông. Trên đây là những kỷ niệm đẹp của ông Cụ tôi giữ riêng đối với Cụ Ngô Đình Diệm từ những ngày đầu Cụ Diệm về lập chánh phủ do sự bổ nhiệm của Quốc trưởng Bảo Đại. Không biết phải chăng vì ảnh hưởng bố tôi mà tôi năng duyên nợ với Việt Nam, một đất nước xa xôi với quê hương của tôi? Sau này, trong những năm cuối 60 và đầu 70, tôi tới Việt nam làm việc cho chương trình CORDS – chương trình đặc biệt của Hoa kỳ về bình định và phát triển xã ấp. Trong chức vụ cố vấn an ninh và phát triển, tôi tiếp xúc, quen biết nhiều giới chức VNCH trong đó có các bạn của bố tôi như Bs Trần văn Đỗ, Bs Phan Huy Quát và những đảng viên Đại việt Quốc dân đảng, Việt Nam Quốc dân đảng, những nhân sĩ từng ủng hộ Cụ Diệm khi về chấp chánh. Tôi cũng để thì giờ tìm hiểu về các tôn giáo như Đạo Phật, Cao Đài và Hòa Hảo nữa. Qua sự quen biết này, tôi bắt đầu tìm hiểu về chế độ Đệ I Cộng hòa. Tôi cũng tìm đọc thêm nhiều thông tin liên quan đến Cụ Diệm và gia đình của Cụ. Tôi thấy bản thân Cụ là người trong sạch, không tham nhũng. Nhưng Cụ nặng tình gia đình, nặng tinh thần phân biệt đối xử, phán quyết độc đoán, nên đã để mất sự thuận lợi của tình hình lúc ban đầu cho thế đại đoàn kết dân tộc ; điều này chắc chắn đã không tránh khỏi góp phần tạo ra sự lớn mạnh nhanh chóng của Việt cộng mà hậu quả vô cùng thảm hại sau này. Riêng Đại Việt, với Bs Nguyễn Tôn Hoàn và Ông Nguyễn Ngọc Huy liên lạc viên giữa hai người, đã từng hợp tác chặt chẽ với Ông Ngô Đình Nhu, Giám mục Ngô Đình Thục, …trong giải pháp Bảo Đại từ những năm 40. Thế mà những người này và nhiều nhân sĩ khác như các Ông Vũ Tam Anh, Nguyển Phan Châu, Nguyễn Bảo Toàn, Phạm Thái Nguyễn Ngọc Tân, …kẻ bị giết, người phải bỏ chạy trốn ra nước ngoài. Hai ông Nguyễn Tôn Hoàn, Nguyễn Ngọc Huy phải đi bán hủ tiếu ở đường Montagne Ste Geneviève, Paris, cho tới sau 1963 mới có cơ hội hồi hương. Tôi nhớ lại năm 1967, lúc tôi đương học tiếng Việt tại “Việt nam Training Center”, ở Arlington, Virginia, tôi được mấy lần gặp Ông Bà Trần văn Chương tại nhà riêng ở Chevy Chase, Washington, DC. Ông Chương là cựu Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Hoa Kỳ. Ông Bà là bố mẹ của Bà Trần thị Lệ Xuân, vợ của Ông Ngô Đình Nhu, Cố vần của Tổng thống Ngô Đình Diệm. Một hôm, Ông Chương mời tôi uống trà với ông tại phòng ăn. Tôi hỏi Ông Chương tại sao Ông Diệm có vẻ không tin ai ngoài gia đình. Ông Chương cười và đáp: “Ông Diệm không tin chính ông thì thử hỏi làm sao tin người khác được?”. Một buổi khác nữa, Ông Chương tiết lộ một chuyện, tôi cho là rất quan trọng và rất đặc biệt. Trước cuộc đảo chánh 1/11/1963 độ 10 hôm hay một tuần, Ông Diệm nhận thấy ông không còn đủ uy tín để tiếp tục chức Tổng thống. Tình hình phức tạp quá, khó tìm người ủng hộ ông hết mình. Ông Diệm có ý từ chức và xuất ngoại để Phó Tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ lên thay. Lúc đó, bà Nhu đang ở ngoại quốc vận động dư luận thế giới ủng hộ đường lối của chánh phủ Sài Gòn. Sau khi Ông Diệm nói ra quyết định từ chức, Ông Nhu gọi điện thoại cho Bà Nhu báo tin quan trọng này. Lúc đó Bà Nhu đang ở Nhựt bổn. Ông Nhu cho vợ biết rằng ông và Ông Diệm sẽ xuất ngoại và ông sẽ gặp bà ở Nhựt trong vài ngày nữa. Bà trả lời với sự giận dữ, lớn tiếng, chửi chồng nặng nề, nói rằng nếu hai người (Ông Nhu và Ông Diệm) hèn như thế, nhác như thế, thì bà sẽ không làm vợ Ông Nhu nữa. Bà nhắc Ông Nhu rằng, lúc cuộc chỉnh lý 1960, cả hai người đều muốn chịu thua phe đảo chánh, chỉ có bà là không chịu thua và nhứt định giữ lập trường cứng rắn bảo vệ chế độ, bằng cách đi kiếm các tướng lãnh trung thành để cứu mình. Bà nhấn mạnh với Ông Nhu rằng bà không bao giờ muốn làm vợ người không đủ can đảm, đủ tài trí đối phó với hoàn cảnh khó khăn. Bà chỉ làm vợ kẻ anh hùng chớ không thể làm vợ kẻ tiểu nhân được. Ông Nhu nghe những lời vợ nói như vậy và không cãi lại được một lời nào hết. Ông phải dẹp bỏ ý định đi ra nước ngoài lánh nạn với Ông Diệm, ở lại giữ Dinh Gia long theo ý bà vợ muốn. Ông Diệm cũng nghe theo em. Một chuyện khác về Ông Diệm và Ông Nhu . Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, một lần cho tôi biết, thời gian1954/1955, chính Ông Diệm muốn có sự hợp tác của Bs Nguyễn Tôn Hoàn trong chức vụ Bộ trưởng Quốc phòng. Ông Diệm nhờ Ông Nhu mời Ông Hoàn. Ông Nhu không liên lạc với Ông Hoàn, trái lại nói dối với Ông Diệm rằng Ông Hoàn từ chối, không muốn ủng hộ chánh phủ của Ông Diệm. Nghe qua, Ông Diệm tức giận lắm. Vì sự hiểu lầm này mà Ông Diệm đã không ngăn cản Ông Nhu khi đàn áp các đảng phái và cả Đại Việt. Buồn, tiếc! Nhưng tôi cũng hiểu, và hiểu rõ, trong chánh trị có ai là bạn muôn thuở, có ai là kẻ thù muôn đời bao giờ đâu. Chánh trị chỉ là “ mục tiêu”! Nhưng theo nhà triết lý Hy- lạp thời xưa, số mạng được hiểu theo đức tính “character is destiny”. Đức tính của Ông Ngô Đình Diệm, như đức tính của mọi người, có phần thuận lợi và có phần bất lợi. Ông làm được một số việc lịch sử có giúp ích cho dân tộc của ông, nhưng có một số việc khác ông làm không đúng theo sự mong đợi của dân. Thi hào việt nam Nguyễn Du đã viết: “Trăm năm trong cõi người ta, Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau . Trải qua một cuộc bể dâu, Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”. Sau 50 năm, từ sự ra đi của Cụ Ngô Đình Diệm, tôi cảm thấy đời người dường như không khỏi bị hệ lụy theo số mạng do Trời Đất xếp đặt sẳn, như Cụ Nguyễn Du đã để lại cho chúng ta.St Paul, Minnesota, Oct 27, 2013 Stephen B. Young (*) —————————————– * Tác giả Stephen Young thuộc gia đình dòng dõi, tham gia lập quốc Hoa Kỳ. Ông đã giữ các chức vụ Phó Khoa trưởng Luật khoa tại đại học Harvard, Khoa trưởng tại Đại học Hamline. Ông học tiếng Việt tại “Việt Nam Training Center”, Arlington, Virginia, từng làm cố vấn Chương trình Bình định Phát triển nông thôn ở Miền Nam Việt Nam (CORDS). Sau biến cố 1975, ông là một trong những người vận động chính phủ Hoa Kỳ đón nhận người tị nạn Việt Nam. Năm 1992, ông đưa đề nghị với Hà Nội “Chương trình 6 điểm” để chuyển hóa Việt Nam một cách ôn hòa và phát triển. Stephen Young là đồng tác giả cuốn “Human Rights in Traditional China and Vietnam” với Gs Nguyễn Ngọc Huy. Ông cũng là tác giả 2 cuốn “Cuộc chiến thắng bị bỏ lỡ” và “Moral Capitalism”. Hiện Stephen Young làm Tổng Giám đốc “Caux Round Table”, một Tổ chức phi lợi nhuận, tài trợ chương trình phát triển xã hội ở các nước nghèo. Ông thành hôn với Bà Phạm Thị Hòa, người Hà Đông.
|
|
|
Post by nguyendonganh on Jan 8, 2014 6:38:16 GMT 9
TT Ngô Đình Diệm: Lịch sử sẽ trả lại sự thật, danh dự và công bằng cho ngàiKể từ sau hiệp định Genève 54 chia đôi đất nước giữa Pháp và chính quyền cộng sản Hà Nội . Cuộc chia đôi đất nước đẫm máu đầy bi thương của dân tộc ! Miền Bắc thuộc quyền cai trị của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa , tức là thuộc về cộng sản . Còn miền Nam thuộc về Việt Nam Cộng Hòa (VNCH ), tức là thuộc về thế giới tự do . Như mọi người đều biết , VNCH có nền Đệ I và Đệ II Cộng hòa. Đệ I Cộng hòa được thành lập vào ngày 07 / 07 / 1954 do Chí sĩ Ngô Đình Diệm bôn ba từ hải ngoại về nước sáng lập và lãnh đạo. Ông được dân chúng miền Nam từ vĩ tuyến 17 đến mũi Cà Mâu bầu lên, bằng một cuộc tổng tuyển cử tự do đầu phiếu làm Tổng Thống đầu tiên của nền Đệ I của nước Việt Nam Cộng Hòa cho đến ngày Tổng thống Ngô Đình Diệm bị Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng lật đổ ngày 01-11-1963. Sau đó Đệ II Cộng hòa được thành lập cho đến ngày miền Nam rơi vào tay Cộng sản Bắc Việt . Đây là một bước ngoặt đánh dấu cho một nền dân chủ đầu tiên của dân tộc, chấm dứt chế độ độc tài phong kiến cai trị đất nước cả hàng nghìn năm và một trăm năm đô hộ của người Pháp. Sau khi hiệp định Genève 54 có hiệu lực. Một làn sóng người di cư tị nạn Cộng sản vĩ đại từ miền Bắc tràn qua sông Bến Hải xuống miền Nam Việt Nam. Đó là một cuộc di cư lánh nạn lớn nhất trong lịch sử, kể từ khi lập quốc. Hơn 1 triệu người từ bỏ tài sản nhà cửa ruộng vườn để đi vào Nam tìm tự do no ấm . Trước đó những người dân miền Bắc đã sống trong vùng Việt Minh kiểm soát. Họ đã hiểu thế nào là Cộng sản. Thế nào là độc tài sắt máu. Thế nào là sự lừa bịp mị dân. Họ đã từng chứng kiến những cuộc đấu tố dã man. Con tố cáo cha, vợ tố cáo chồng. Những cuộc ám sát thủ tiêu bí mật. Những vụ thanh trừng bắn giết để tiêu diệt các đảng phái yêu nước đối lập như Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đại Việt Cách Mạng Đảng… những người không chịu đứng chung trong hàng ngũ với Cộng sản. Tôn giáo được coi là mê tín dị đoan phải xóa bỏ. Chỉ có Bác và Đảng là trên hết . Cả một xã hội bị ly tán và phân hóa chia rẽ giầu nghèo, người ta gây căm thù giữa hàng ngũ địa chủ và nông dân khiến họ xâu xé, tố khổ lẫn nhau , kể từ khi chính quyền của cái gọi là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập từ mùa Thu năm 45. Mà người Cộng sản thường gọi là Cách mạng tháng 8. Sau này khi đã lớn khôn , tôi được nghe mẹ kể lại những hệ lụy do cuộc Cách mạng tháng 8 mang lại những bi thương khổ ải cho cả đất nước và dân tộc. Đó cũng là sự nhức nhối ray rức, không chỉ riêng của người viết, mà là với mọi người Việt Nam yêu nước. Đó cũng là động cơ khiến người viết làm nên một bài thơ đã lâu. Nhân đây muốn xin được chia sẻ với bạn đọc. Bài thơ có tên là Một Chiều Thu Ấy như sau: Có một ngày đã xa còn đó Quên làm sao vết sẹo nghìn đời Thân ngã sấp cõng hồn tím lặng Vách núi sầu lãng đãng trời mây Giữa ngọ dìm ngày không níu được Thuyền không neo Trời nước mênh mông Cứ lênh đênh từ đó tang bồng Mẹ đứng khóc một chiều Thu ấy Chưa mừng vui đã vội hao gầy Kể từ đó tương tàn cốt nhục Bắc Nam Trung chìm ngập đạn bom Biết hận thù khi nao xóa được Chảy biển Đông ngập máu chia lìa Như chim Yến mỗi ngày thổ máu Dán đời mình vách đá điêu linh Ôm trần gian trợn tròn hai mắt Đá xám đen nghẹn uất chiêm bao Mùa Thu vàng xác người ướp lá Nuốt âm thầm lênh láng đau thương Trách làm chi Trời chập âm dương Trụ lại thành con người vật vã Trên trần gian chắp cánh vô thường Nghe gió thổi rơi vào nghìn kiếp Vàng rộm hong một chiếc lá bay Xin ngàn sau thôi trở lại nơi này Nhưng Trời hỡi ! Đất này tôi yêu quá. Từ khi hiệp định Genève được hai bên ký kết, khắp miền quê xa xôi hẻo lánh đến các thành phố lớn nhỏ, đồng bào xôn xao bàn tán về chuyện di cư vào Nam. Nhất là đồng bào theo đạo Công giáo. Người ta loan truyền có “tầu há mồm khổng lồ” của Mỹ tới các hải cảng để đón rước đồng bào. Thế là dân chúng lũ lượt về thu xếp gia đình, bồng bế nhau già trẻ lớn bé chạyï trốn. Bất kể đe dọa, bắt bớ lẫn phủ dụ tuyên truyền. Cán bộ Việt Minh khuyên lơn đồng bào ở lại. Họ nói, “bây giờ đất nước đã được hòa bình độc lập rồi hãy ở lại làm ăn, đừng nghe theo đi làm tay sai cho địch” ! Theo nguyên tắc trong văn bản hiệp ước qui định, người dân Việt Nam có quyền ai muốn sinh sống ở đâu, thì được tự do lựa chọn. Nghĩa là ai theo Bác và Đảng thì ở lại miền Bắc. Còn ai yêu quí tự do dân chủ thì đi vào miền Nam sinh sống. Nhưng đó chỉ là trên văn bản giấy tờ, còn trên thực tế thì chính quyền Bắc Việt ra sức ngăn cấm. Nên ở các vùng xa xôi hẻo lánh, ai muốn đi tìm tự do ở miền Nam thì phải lén lút lẩn trốn. Họ chỉ tiết lộ tin tức ra đi cho những người thân quen và bạn bè với nhau mà thôi. Ngoài ra tất cả phải giữ bí mật. Nếu không muốn bị ngăn cản hay bị bắt giữ. Cuộc di cư của hơn 1 triệu người miền Bắc lánh nạn Cộng sản vĩ đại nhất, từ trước đến nay ở Việt Nam như đã nói. Công lao lớn nhất phải được nhắc đến, là của anh em trong gia đình Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Suốt thời gian còn ở Hoa Kỳ chuẩn bị về nước chấp chánh lãnh đạo đất nước, Chí sĩ họ Ngô đã vận động trong khối Thế giới tự do, đặc biệt là sự giúp đỡ to lớn về tài chính, lương thực,thực phẩm các phương tiện vận chuyển của chính phủ Mỹ và giáo hội Công giáo Vatican đối với người tỵ nạn Cộng sản. Ân nhân của những người di cư tỵ nạn cụ thể nếu không được nói đến là một điều thiếu sót, là Đức Hồng y giáo chủ Spellman của Hoa Kỳ. Những người tỵ nạn sau khi được các phương tiện đưa tới Sài gòn. Họ được tập trung vào các trại tạm cư, được giúp đỡ phương tiện chuyên chở, tiền bạc, thực phẩm thuốc men một thời gian dài, rồi sau đó họ được đưa về các nơi ruộng đồng phì nhiêu để định cư, tạo dựng cuộc sống mới. Những địa danh sau này nổi tiếng như vùng Cái Sắn Rạch Giá, Hố Nai, Gia Kiệm, Phương Lâm, Blao Bảo Lộc… không một người miền Nam nào là không biết đến . Suốt 9 năm cầm quyền lãnh đạo miền Nam Việt Nam của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, người dân có dịp sống trong thời gian đó và sống trong thời gian nhiễu nhương của các Tướng lãnh cầm quyền sau này. Khi chế độ Đệ I Cộng hòa bị lật đổ, người ta mới vô cùng tiếc nuối một vị lãnh đạo yêu nước, đức độ tài ba có một tinh thần độc lập quốc gia dân tộc, rất đáng kính trọng . Ông đã bị một số Tướng lãnh thuộc hạ thân tín, cam tâm nhận tiền bạc, và bị mua chuộc của ngoại bang phản bội. Dưới chiêu bài, lật đổ Chế độ độc tài gia đình trị nhà Ngô, vào ngày 01-11-1963, cả hai anh em ông là Cố vấn Ngô Đình Nhu đều bị sát hại một cách thê thảm . Sau hiệp định Genève 1954, khi ông Ngô Đình Diệm được Hoàng Đế Bảo Đại mời về làm Thủ tướng, công việc của ông lúc đầu thật là khó khăn đầy gian nan vất vả. Chính phủ của ông vừa được thành lập chân ướt chân ráo, ngoài việc tìm những nhân tài yêu nước, có tinh thần quốc gia dân chủ tham gia vào trong Nội các, Quân độI, chính phủ còn phải đối phó với những Đảng phái đội lốt tôn giáo như Cao Đài, Hòa Hảo, Bình Xuyên. Mỗi đảng phái chiếm cứ một vùng để kiểm soát sách nhiễu dân chúng. Những đảng cướp khác cũng nổi lên khắp nơi như hồi Thập Nhị Sứ Quân thời Đinh Bộ Lĩnh, chúng hà hiếp cướp bóc dân chúng , rất khó khăn cho việc ổn định an ninh trật tự. Đó là chưa kể đến sự phá hoại của phía Cộng sản Bắc Việt còn cài Quân đội và tình báo ở lại để đánh phá gây rối loạn cho miền Nam Việt Nam . Trong khi chính quyền còn phải lo xây dựng tổ chức một thể chế chính trị, như tổ chức Trưng cầu dân ý, Tổng tuyển cử bầu ra tổng thống, quốc hội Lập Hiến. Củng cố chính quyền và Quân đội được bàn giao từ phía chính quyền cũ do người Pháp thành lập theo hiệp định Genève qui định . Kể từ tháng 8 năm 1945 khi Việt Minh chiếm được chính quyền từ tay thực dân Pháp , cho đến ngày miền Nam bị mất về tay Cộng sản 30-04-1975 . Dưới thời chính phủ của Tổng thống Ngô Đình Diệm , đời sống dân chúng rất là sung túc và thịnh vượng . Trong những năm đó đất nước có thể nói được là thanh bình an vui , sau vài năm giặc giã loạn lạc cướp bóc được quét sạch do hậu quả của chế độ thực dân phong kiến để lại . Chưa có thời gian nào kinh tế của đất nước lại được độc lập và ổn định như vậy. Người dân ở vùng đồng bằng sông Cửu Long có tiếng là làm chơi ăn thật, vì đất đai ruộng đồng phì nhiêu bát ngát, thẳng cánh cò bay, nông dân canh tác không hết. Sông rạch thì tôm cá rất nhiều, bắt không xuể. Ở những miền quê khắp nơi đời sống thanh bình êm ả, nông dân ăn nhậu, đàn hát thâu đêm suốt sáng . Họ không phải lo toan đến cái ăn cái mặc. Cuộc sống tuy phải lam lũ với ruộng đồng , nhưng tinh thần thì rất là thoải mái , sự vô tư và tánh tình mộc mạc chất phát càng làm cho người nông dân Nam Bộ dễ gần , dễ mến hơn . Ngày đó nền kinh tế của miền Nam rất là thịnh vượng. Đồng tiền Việt Nam rất là có giá trị. Người ta có thể xé đôi tờ bạc 1 đồng ra để mua bán, chi tiêu. Vì con cá, mớ rau được tính từ xu, từ cắc. Muốn rủ bạn đi ăn tô phở chỉ tốn có dăm sáu đồng bạc. Rồi cho đến những năm cuối thập niên 60, tình hình chiến sự ngày càng tồi tệ, do miền Bắc cho quân xâm nhập vào miền Nam, mỗi lúc mỗi gia tăng. Lúc đó chính phủ Mỹ nôn nóng muốn gửi quân sang can thiệp để giải quyết cuộc chiến cho mau lẹ. Biết được ý định đó của Mỹ, chính phủ Ngô Đình Diệm chỉ chấp thuận cho cố vấn Mỹ ở miền Nam và phản đối việc Mỹ đem quân chính quy sang tham chiến trực tiếp ở miền Nam Việt Nam . Vào cuối những năm thập niên 60 người ta bàn tán , đồn đoán là ông Diệm đã bí mật cho người tiếp xúc với chính quyền Hà Nội để thương thuyết hòa giải giữa người Việt Nam với nhau. Sau này sự việc đổ bể không thành, khiến người Mỹ tức giận nên họ đã quyết định mượn tay các Tướng lãnh sát hại và lật đổ chính quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm vào ngày 01-11-1963 . Trong thời gian 9 năm cầm quyền của Chính phủ Ngô Đình Diệm, những đảng phái đối lập cho rằng, Chính phủ của Tổng thống họ Ngô là độc tài gia đình trị, kỳ thị tôn giáo. Vì trong chính phủ có ông Ngô Đình Nhu là Cố vấn Chính trị , bà Trần Lệ Xuân vợ của Cố vấn Ngô Đình Nhu là chủ tịch Hội Phụ Nữ Liên Đới. Ông Ngô Đình Cẩn là bào đệ của Tổng thống được cử giữ chức Cố vấn đặc trách miền Trung Nam phần. Ông Ngô Đình Luyện là Đại sứ Việt Nam ở Anh quốc. Tổng Giám mục Ngô Đình Thục làm Tổng Giám mục Giáo phận Huế. Ông Trần Trung Dung cháu gọi Tổng thống Diệm là cậu được cử làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng…. Hồi đó phong trào chống đối mạnh nhất và dữ dội nhất phải kể, là của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Rồi của Sinh viên Học sinh các trường Đại học Trung học do Cộng sản đứng sau lãnh đạo giật dây. Lực lượng Thanh Sinh Công do các Linh mục Cấp tiến dòng Chúa Cứu Thế lãnh đạo. Họ cho rằng Chính quyền Ngô Đình Diệm dành ưu đãi cho Giáo hội Công giáo như giúp đỡ xây dựng nhiều nhà thờ, các cơ sở Tôn giáo, Trường học… Đề bạt người Công giáo vào các chức vụ then chốt, và kỳ thị các tôn giáo khác, nhất là Phật giáo. Có dư luận cho rằng những viên chức trong Chính phủ và Quân đội muốn được đề bạt từ cấp Tỉnh trưởng trở lên phải là người có đạo Công giáo. Nên hồi đó đa số Tướng Tá theo đạo Công giáo. Rồi sau ngày Đảo chính 01-11-63 khi Chế độ ông Diệm không còn, họ âm thầm bỏ đạo. Người ta còn nhớ hầu hết những Tướng Tá, viên chức Chính phủ khúm núm nịnh bợ gia đình họ Ngô một cách thái quá. Thường trong cách xưng hô mỗi ngày khi vào yết kiến hay tiếp xúc, họ gọi ông Ngô Đình Diệm bằng cụ và xưng con. Gọi Ngô Đình Cẩn bằng Cậu cũng xưng con, tuy có người bằng tuổi hay hơn cả tuổi ông Cẩn ! Suy cho cùng Chế độ của Tổng thống Ngô Đình diệm bị sụp đổ và anh em ông bị giết thảm, ngoài bàn tay lông lá của ngoại bang ra, phần nào cũng là do những viên chức, tay chân trong Chính quyền bợ đỡ quá mức làm hại đất nước và gia đình ông. * Suốt một quãng thời gian khá dài, hơn 46 năm nhìn lại lịch sử cận đại Việt Nam. Trong hàng ngũ lãnh đạo. Người ta có thể bình tâm khách quan, phần nào đánh giá tư cách, công và tội của những vị đó. Sử sách đã nói rất nhiều thiết nghĩ không tiện viện dẫn ra đây. Riêng cá nhân của Tổng thống Ngô Đình Diệm, kể từ khi bị lật đổ và bị giết cho đến nay đã gần nửa thế kỷ trôi qua. Tư cách và đạo đức của một nhà lãnh đạo, chúng ta chưa thấy ai vạch ra những vết nhơ bẩn thỉu vấy trên người ông. Ngay cả những thế lực căm thù chống đối ông và Chế độ. Thí dụ: như tham nhũng, hối lộ, ăn cắp của công, tiền bạc gửi ở ngân hàng ngoại quốc, dinh thự chỗ nọ chỗ kia, vợ lớn vợ bé, làm tay sai cho ngoại bang phản bội lại quyền lợi của đất nước của dân tộc v.v… Tuyệt nhiên không có ai nói tới. Mà nhiều người giúp việc hay thân cận đã nói về đức độ, đời sống sinh hoạt thường ngày trong suốt cuộc đời gương mẫu của Ngài Tổng thống. Hầu hết các Tướng lãnh tham gia vào việc hãm hại và lật đổ ông, sau này đã hối hận, có người đã cạo trọc đầu tu tập để sám hối . Ngô Đình Diệm xuất thân trong một gia đình quan lại phong kiến. Bản thân ông là một quan Thượng Thư Bộ Lại. Sau này được cử làm Thủ tướng Chính Phủ, nhưng ông đã có công xây dựng nền Đệ I Cộng hòa đầu tiên cho Việt Nam tự do dân chủ. Chứ không thiết lập một nền quân chủ độc tài phong kiến để vinh thân phì gia, vinh hoa phú quí như những vua chúa trước đây. Thiết nghĩ đó đã là một nhân cách phi thường ít người nắm được quyền hành có được. Hiểu như thế chúng ta lớp hậu sinh sau này, có thể thông cảm cho hoàn cảnh một đất nước, một Chí sĩ chân ướt chân ráo, mới bước chân đưa đất nước vào học tập để xây dựng một nền dân chủ đầu tiên cho Việt Nam mà trước đó đất nước đã hình thành hàng ngàn năm vua quan phong kiến. Và mới vừa thoát ra khỏi ách nô lệ Pháp thuộc một trăm năm không khỏi có những khiếm khuyết hoặc sai lầm. Lại phải đối phó với những thế lực ngoại bang áp đặt những điều kiện có nguy hại đến chủ quyền và quyền lợi đất nước . Công và tội của Chính phủ Ngô Đình Diệm, chúng ta phải bình tĩnh chờ đợi lịch sử sau này phán xét. ****************************** Bài học yêu nước qua tấm gương Ngô Đình Diệm
TT Ngô Đình Diệm. Ảnh Google Trong buổi thuyết trình với Sinh viên cao học khoa Quản trị kinh doanh của trường Đại Học Quốc Gia Hà Nội, một sinh viên đặt câu hỏi “tại sao nước Đức đã phát triển một cách nhanh chóng và trở thành nước giầu nhất Âu châu mặc dù đất nước họ bị tàn phá nặng nề sau thế chiến thứ hai?“. Người viết đã trả lời rằng, „trong những thập niên gần đây những quốc gia phát triển nổi bật là Nhật, Đức, Hàn quốc, Do Thái và Đài Loan. Đặc tính rõ rệt chung của 5 Dân tộc này là lòng yêu nước và tự hào Dân tộc. Một thí dụ nhỏ là khi sản xuất một cái muỗng (thìa) mang tên nước họ, vì tính tự hào Dân tộc họ cố sức sản xuất cái muỗng (thìa) với chất lượng cao nhất để xuất cảng ra nước ngoài để người tiêu dùng nể nang Dân tộc họ. Do đó sản phẩm của họ được mua nhiều và đất nước họ được phát triển“. Trong hai bài “Thời nào Dân Việt sướng nhất?“ người viết đã so sánh mức lương người dân trong các thời đệ nhất, đệ nhị Cộng hoà với mức lương người dân Việt vào năm 2006 là năm có thể nói là sung túc nhất của thời kỳ XHCN trước khi xảy ra những cuộc khủng hoảng liên tục từ năm 2008. Kết quả cuộc so sánh là người dân trong thời đệ nhất Cộng hoà có mức lương cao nhất mặc dù tài chánh hỗ trợ từ nước ngoài vào nước ta thời đấy thấp nhất. Tại sao thời đệ nhất Cộng hoà người dân sống sướng hơn thời năy mặc dù chế độ đó đã chấm dứt trước đây 49 năm? Chẳng lẽ người dân Việt thời bấy, theo logic được trên đây, yêu nước hơn các thời kỳ về sau? Việc chứng minh lòng yêu nước của người dân Việt thời bấy giờ rất khó khăn, chúng ta cùng lật lại những trang sử để cùng xem xét lòng yêu nước của lãnh tụ thời đó đại diện qua Tổng Thống Ngô Đình Diệm và bào đệ của ông. Trong bài nhận xét ngắn này, chúng ta cùng tìm hiểu thân thế của Tổng thống Diệm là nền tảng hun đúc con người và cũng là nền tảng cho mọi quyết định hành động của ông. Sau đó chúng ta cùng xem xét một số tình huống ông giải quyết trên nển tảng quyền lợi đất nước hay quyền lợi bản thân? Thân thế Thân sinh của Tổng thống Ngô Đình Diệm là cụ Ngô Đình Khả, người đã sáng lập trường Quốc Học Huế là ngôi trường đầu tiên tại Việt Nam dậy theo chương trình Đông và Tây, và làm tới chức Thượng Thư Phụ Đạo Đại Thần thời Vua Thành Thái. Cụ Khả là bạn thân của các nhà cách mạng nổi danh thời đó như các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Kỳ Ngoại Hầu Cường Để. Do mưu toan một cuộc cách mạng ôn hoà của Vua Thành Thái bị bại lộ, thực dân Pháp gán cho nhà Vua chứng bịnh điên, ép các quan trong triều đình ký sớ xin Vua thoái vị rồi đưa đi an trí ở Phi châu. Riêng chỉ có một mình cụ Ngô Đình Khả không ký, sau đó cụ từ quan và bị thực dân Pháp cho tước mọi quyền lợi, bổng lộc. Gia đình cụ sống rất khó khăn, cảm phục khí phách của đồng liêu, cụ Tôn Thất Hân đã ngần giúp cụ Khả mỗi tháng 10 đồng để chi dùng.[1] Ngoài người cha ruột ông Diệm còn có một cha đỡ đầu đã đóng góp rất nhiều trong việc giáo dục tinh thần ông là Thượng Thư Nguyễn Hữu Bài. Khi người Pháp tham lam muốn đào mả Vua Tự Đức để lấy của thì Thượng Thư Nguyễn Hữu Bài là người duy nhất trong triều đình chống đối. Cho nên dân chúng miền Trung kính trọng khí tiết của hai cụ đã truyền tụng với nhau rằng: „Đày Vua không Khả, đào mả không Bài“ LM Trần Qúy Thiện đã mô tả nền giáo dục mà TT Diệm đã được hấp thụ như sau: “Ngoài việc hấp thụ những đức tính cao đẹp và lòng yêu nước nồng nàn của thân phụ và nghĩa phụ, cậu Diệm còn chịu ảnh hưởng sâu đậm của nền giáo dục Nho Giáo và Thiên Chúa Giáo. Thực vậy, nếu Nho Giáo đã hun đúc ông Diệm thành một con người thanh liêm, tiết tháo và cương trực thì nền giáo dục Thiên Chúa Giáo đã đào tạo ông Diệm thành một con người đày lòng bác ái, vị tha và công chính.[2]“ Trước khi lìa đời, cụ Khả căn dặn ông Diệm rằng: „Diệm con có đủ đức tính cần thiết để trở thành người lãnh đạo tốt, con phải lãnh đạo.“ và cụ nói với các con: „Các con phải cùng với nó (ông Diệm) dành lại nền độc lập hoàn toàn, thì mới thực hiện được công cuộc cải tạo xã hội, xoá bỏ bất công được“. Tất cả các con cụ đã thề sẽ cùng với ông Diệm thực hiện bằng được ước nguyện của cụ[3]. Khi Vua Bảo Đại lên ngôi vào năm 1932, nhà Vua đã mời ông Ngô Đình Diệm lúc đó là Tuần vũ Phan Thiết làm Thượng Thư Bộ Lại (Thủ tướng). Trong chức vụ quan trọng này ông đề xướng hai điều với chính quyền bảo bộ Pháp: một là thống nhất Trung và Bắc Kỳ theo Hòa ước Giáp Thân 1884 và hai là cho Viện Nhân dân Đại biểu Trung Kỳ được quyền tự do thảo luận mọi vấn đề. Vì không được toàn quyền Pháp Pasquier chấp nhận, ông từ chức ngày 12 tháng 7 năm 1933[4]. Ông Diệm trở về sống tại nhà của thân sinh gần Huế và đi dậy học Thiên Hựu (Providence). Ông từ chối mọi sự mời mọc của Nhật, Việt Minh, Bảo Đại và không tham gia vào bất cứ chính quyền nào lập sau Đệ Nhị Thế Chiến. Có một lần ông bị Việt Minh bắt và giải đến Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh mời ông tham gia chính phủ nắm bộ nội vụ nhưng ông từ chối. Năm 1951, ông Diệm qua Mỹ sống phần lớn trong các chủng viện Maryknall, Lakewood, Ossining và đi vòng quanh nước Mỹ để vận động độc lập cho Việt Nam. Tháng 5 năm 1953 ông sang Pháp, Bỉ. Tháng 6 năm 1954 ông nhận lời mời của Quốc trưởng Bảo Đại trở về Việt Nam làm Thủ tướng. Giáo hội ở trong quốc gia chứ không phải quốc gia ở trong giáo hội Dưới thời Pháp các chủng viện Công giáo không chịu ảnh hưởng, kiểm soát bởi chính quyền. Vào năm 1958/59 Tổng thống Ngô Đình Diệm cho thay đổi luật Chủng viện Công giáo, điều luật mới xếp hệ thống giáo dục Chủng viện Công giáo tương đương với các trường tư thục, dưới sự chi phối của Nha Tư thục. Hàng giáo phẩn Công giáo coi đây là một cưỡng chế tự do tôn giáo. Các Linh mục nhiều điạ phận đồng loạt đứng lên phản đối. Đức Khâm sứ Toà thánh trực tiếp can thiệp nhưng Tổng Thống Diệm nhất định không thay đổi. Một số Linh mục xin vào yết kiến, Tổng thống nghe xong rồi trả lời rất ngắn ngủi „Giáo hội ở trong quốc gia chứ không phải quốc gia ở trong giáo hội[5]“. Chủ quyền quốc gia, quyền lợi Tổ quốc là trên hết Năm 1961 cộng sản gia tăng khủng bố nên Tổng thống Diệm cần phải tăng cường quân đội. Hoa kỳ cũng cho tăng viện trợ quân sự và lợi dụng tình thế họ đòi hỏi Tổng Thống Diệm phải cải cách, „biến miền Nam Việt Nam thành một chế độ chính trị dân chủ theo kiểu Mỹ và để người Mỹ đồng cai trị miền Nam[6]“. Đòi hỏi này Tổng Thống Diệm không chấp thuận và đề nghị chính phủ Mỹ ký kết với Việt Nam một hiệp nghị phòng thủ song phương tương tự như Mỹ đã ký kết với Đại Hàn nhưng không được Tổng Thống Kennedy đáp ứng. Một số chính khách Mỹ, trong đó có Đại sứ Elbridge Durbrow với chủ chương cứng rắn là buộc Tổng Thống Diệm chấp nhận đề nghị cải cách của Mỹ. Nếu không thì lật đổ ông và kiếm người thay thế. Có lần ông Nhu đặt câu hỏi với ông John Mecklin, một người Mỹ có chủ trương lật đổ TT Diệm, Giám đốc sở báo chí Hoa Kỳ kiêm phát ngôn viên toà Đại sứ Mỹ tại Sàigòn, tại sao chính phủ Mỹ không giúp Việt Nam như kiểu giúp Tito ở Nam Tư là viện trợ vật chất nhưng không xâm phạm vào hiện tình của xứ được giúp đỡ? Qua cuốn sách của ông John Meklin được xuất bản vào năm 1965 mang tựa đề „Mission in torment: an intimate account of the U.S. role in Vietnam“ (Sứ mệnh trong đau khổ: một mật báo về vai trò của Mỹ tại Việt Nam) đòi hỏi cải cách của Mỹ được nêu trên dẫn đến việc thành lập một chính quyền trong bóng tối thuộc Toà Đại sứ Mỹ, nhiệm vụ của chính quyền trong bóng tối này là xét những việc cần làm sau đó đốc thúc chính quyền miền Nam Việt thi hành. Đại úy Lê Châu Lộc cho biết trước khi tiếp xúc với Đô đốc Felt vào năm 1962, Tổng thống Diệm rất đăm chiêu, đọc kỹ nhiều tài liệu và thảo luận với rất nhiều người. Trong phần người Mỹ muốn đưa quân vào tham chiến tại Việt Nam, Tổng thống Diệm đã nói với Đô đốc Felt với đại ý như sau: “Trong cuộc chiến đấu chống lại Cộng sản quốc tế chúng tôi cần sự giúp đỡ. Ngó quanh khắp thế giới không ai có thể giúp chúng tôi, ngoài người MỹNhưng cuộc chiến này tế nhị lắm! không chỉ thuần tuý giao tranh bằng súng đạn, mà có cả chiến tranh tâm lý, có công tác tuyên truyền. Chúng tôi vừa mới đuổi được người Pháp đi sau bao nhiêu năm chúng tôi chịu ssự đô hộ của họ. Nếu bây giờ người Mỹ lại tới đây, hiện diện trên đất nước tôi bằng những đạo quân tác chiến. Người dân Nông thôn vốn chất phát, họ sẽ nghĩ rằng người Mỹ đến đây cũng chẳng khác chi người Pháp trước kia. Như thế tôi biết làm sao giải thích cho đồng bào tôi hiểu. Vì dân tôi rất nặng lòng với nền độc lập, không muốn chủ quyền bị xâm phạm… Tôi mong rằng người Mỹ hiểu cho tôi. Vì nếu tôi chấp nhận cho quân đội tác chiến Mỹ ở đây, tôi nói làm sao với dân tôi bây giờ?[7]“ Trong cuộc đi viếng vùng Tràm chim với Tổng Thống Diệm và một số Bộ trưởng, Đại sứ Nolting có dò ý yêu cầu chính phủ Việt Nam Cộng Hoà cho Mỹ sử dụng căn cứ Cam Ranh, tháng 3.1963 đại ttướng Harkins lại ngỏ ý qua ngã tướng Khánh, nhưng Tổng Thống Diệm đều từ chối[8] Tháng 10 năm 1963 nhân dịp về thăm nhà tại Huế Tổng Thống Diệm đã hàn thuyên rất lâu với cụ Võ Như Nguyện, một cựu cộng sự viên thân tín mà Tổng Thống Diệm đã quen biết từ thuở ông thường đi lại với cụ Phan Bội Châu. Tổng thống cho cụ Nguyện biết mưu toan của Mỹ muốn làm cuộc đảo chánh và nguy hiểm đang chờ ông: „Sẽ nguy hiểm lắm! Mỹ sẽ chơi sỏ tôi. Nếu tôi accepter (chấp nhận) những chuyện của hắn (thay đổi cho Mỹ đem quân vào Việt Nam) thì yên, nhưng còn chi uy tín của Tổng Thống, còn chi uy tín của nước Việt Nam.[9]“ Trong quyển „Bên giòng lịch sử“ Linh mục Cao Văn Luận đã viết lại cuộc gặp gỡ của ông với TT Diệm vào tháng 10,1963, sau cuộc viễn du Hoa kỳ ông đã đề nghị với TT Diệm: „-…Bây giờ, thưa cụ chúng ta cần người Mỹ, lệ thuộc nhiều vào người Mỹ, chịu ảnh hưởng nặng nề vì sự thương hay ghét của họ. Nếu không vì những lợi ích thiết thực mà phải cải tổ chính phủ, thì cũng nên vì để làm hài lòng người Mỹ mà cải tổ, để họ khỏi phá hoại. Cụ cũng đã hiểu câu châm ngôn “ai chi tiền thì kẻ đó cai trị”. Hiện nay người Mỹ đang chi tiền. Nếu cụ cứng rắn quá sẽ bị bẻ gẫy. Ông Diệm có dáng suy nghĩ, lo lắng, chú ý hơn lúc đầu một chút: - Nếu bây giờ chúng ta nhượng bộ Mỹ một bước thì Mỹ sẽ đòi thêm, biết nhượng bộ đến bao giờ cho vừa lòng họ? Tôi muốn võ trang cho Bảo An, Dân Vệ, Thanh niên Chiến Đấu, Mỹ không chịu. Tôi muốn tăng cường quân đội, Mỹ từ chối không chiụ cấp vũ khí và phương tiện, Mỹ chỉ mưốn đưa quân sang Việt Nam thôi[10]“. Trân quý mạng sống người dân, mạng sống người lính 4 giờ chiều ngày 01.11.1963 đại sứ Lodge lần thứ hai trong ngày gọi điện thoại nói chuyện với Tổng Thống Diệm, đề nghị anh em Tổng thống Diệm rời dinh Gia Long đến tỵ nạn tại Toà đại sứ Mỹ và sau đó sẽ thu xếp để anh em ông xuất ngoại, nhưng Tổng thống Diệm đã từ chối. Đến 4:30 Tướng Đôn điện đàm cùng Tổng thống Diệm yêu cầu ông từ bỏ mọi quyền hành và xuất ngoại vì quân đội đã đứng lên đảo chánh và đã vây chặt thành Cộng Hoà cùng dinh Gia Long. Tổng thống Diệm nói như quát trong điện thoại „Quân mô? Vây ở mô?“. Thực sự lực lượng đảo chánh không đáng kể. Sư đoàn 5 còn ở ngoài đô thành. Phú Lâm, Khánh Hội, Chợ Lớn, Cầu Chữ Y, Thị Nghè còn bỏ trống. Các Tướng lãnh tưởng rằng, khi đọc hiệu triệu trên đài phát thanh thì các cánh quân của Quân đoàn ÌI (trong đó có sư đoàn 5) đã vây chặt thành Cộng Hoà và dinh Gia Long. Trên thực tế quân đảo chính còn rời rạc, lẻ tẻ, chưa vượt qua được cầu Phan Thanh Giản và cầu Thị Nghè vì bị Lữ Đoàn Phòng vệ Phủ Tổng Thống chận lại.[11] Đại Tá Duệ đã tường thuật rằng, ông được báo cáo từ nhiều nguồn cho biết phòng thủ ở Bộ Tổng tham mưu rất sơ sài chỉ có một số tân binh quân dịch ở Quang Trung lên tăng cường mà thôi nên ông đề nghị Tổng thống cho quân kéo lên đánh thẳng vào Bộ Tổng tham mưu bắt các Tướng.Tổng thống không đồng ý và ra lệnh qua sĩ quan tùy viên rằng [12]: „Bảo Duệ đừng nóng nảy, Tổng Thống đang liên lạc với các tướng lãnh để cố tránh đổ máu“ Cụ Cao Xuân Vỹ lúc đó ở cạnh Tổng thống Diệm lên tiếng đồng ý với ý kiến của Đại tá Duệ bị Tổng thống Diệm lên tiếng trách: „Tôi là Tổng tư lệnh quân đội. Tôi lại ra lệnh cho quân đội đánh quân đội à? Tôi còn mặt mũi thấy quân đội nữa không? Có chi thì ngồi giải quyết, chứ quân đội là để chống Cộng, sao lại đem đánh nhau?[13]“ Trong bài phỏng vấn với ông Minh Võ, cụ Cao Xuân Vỹ cho biết lúc đó không phải chỉ có Lữ đoàn Phòng vệ phủ Tổng thống xin lên tấn công mà còn đại đội Biệt kích thuộc Lực lượng Đặc biệt cũng báo cáo là phòng vệ các Tướng ở Bộ Tổng tham mưu rất yếu, xin được cùng 2 tiểu đoàn của Lữ đoàn Phòng vệ Phủ Thổng thống đột kích bắt sống các Tướng đảo chánh. Nhưng Tổng thống Diệm. Từ nhà thờ Cha Tam Chợ Lớn, sáng ngày 02/11/1963 Tổng thống Diệm đã liên lạc với các Tướng đảo chánh và các Tướng đã cho xe „rước“ Tổng thống và ông cố vấn Nhu về Bộ Tổng tham mưu. Theo tiết lộ của LM Jean, ông đã thuyết phục anh em Tổng thống Diệm không nên gặp các tướng đảo chánh, nhưng hai ông từ chối[14]: „Xin Tổng thống và ông Cố vấn nghĩ lại. Chính tôi sẽ dưa Tổng thống và ông Cố vấn đến một nơi an toàn nhất.“ Tổng Thống Diệm: „Cảm ơn Cha, tôi thấy không có gì nguy hiểm cả. Cá nhân tôi đã dâng trọn cho Chúa và Mẹ Maria nhưng tôi vẫn còn là nguyên thủ quốc gia. Tôi còn trách nhiệm với dân.“ Tổng thống Ngô Đình Diệm và Cố vấn Ngô Đình Nhu bị các tướng đảo chánh mà Tổng thống Johnson gọi là “bọn ác ôn côn đồ đáng nguyền rủa” (a goddam bunch of thugs) ra lệnh giết chết trên chiếc xe M113 sau khi họ đón hai ông từ nhà thờ Cha Tam. Phản ứng sau cuộc sát hại TT Ngô Đình Diệm và Cố vấn Ngô Đình Nhu Khi đuợc tin ông Diệm bị lật đổ, ông Hồ Chí Minh nói với ký giả cộng sản danh tiếng, Wilfrid Burchett: „Tôi không thể ngờ rằng tụi Mỹ ngu đến thế“”. Nguyễn Hữu Thọ nói với báo Nhân Dân: „Sự lật đổ Diệm là một món quà mà Trời ban cho chúng tôi.“ Khi tướng Võ Nguyên Giáp và những đồng chí còn sống sót của ông gặp Ông McNamara ở Hà Nội tháng 11 năm 1995, họ nói rằng: „Chính sách Kennedy ở Việt Nam sai lầm hết chỗ nói. Ngô Đình Diệm là một người có tinh thần quốc gia, không khi nào ông chịu để cho người Mỹ dành quyền điều khiển chiến tranh, và sự người Mỹ dành quyền đã đưa người Mỹ đến thất bại đắt giá. Cho nên, kết quả của cuộc đảo chánh lật đổ ông Diệm năm 1963 là sự kết thúc sớm [sự hiện diện] Hoa Kỳ ở Việt Nam, một điều đáng làm cho người ta ngạc nhiên“ [15] Những người gần gũi Tổng thống giờ phút cuối kể lại cho họ hàng, bè bạn về cách hành xử của Tổng thống mặc dù cái chết bản thân mình đang cận kề, nhưng nhất quyết không để người khác phải đổ máu để bảo vệ bản thân ông. Nên dân chúng đã truyền nhau câu vè: „Đày Vua không Khả, đào mả không Bài, hại dân không Diệm“ Bài học từ Tổng thống Ngô Đình Diệm Lòng yêu nước, tinh thần Dân tộc là sợi dây chắc chắn nhất, bền bỉ nhất và chân thành nhất liên kết mọi con dân của Dân tộc.Vì sự liên kết đó dựa trên một nền tảng duy nhất là quyền lợi Dân tộc, Tổ quốc. Tổ quốc Việt Nam đã được cha ông chúng ta gầy dựng và gìn giữ từ hơn 4000 năm qua cho dù phải trải qua nhiều cuộc chiến với kẻ thù xâm lược. Dân tộcViệt Nam đáng tự hào là có được những trang sử oai hùng với Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi vv… Dân tộc và đất nước chỉ được phát triển thực sự, nếu những tinh hoa của Dân tộc được phát huy. Tổng Thống Ngô Đình Diệm là một tấm gương sáng về cho sự thanh liêm, lòng yêu nước, tính tự cường, sự bảo vệ độc lập và chủ quyền của đất nước mà mọi con dân nước Việt cần phải nuôi dưỡng và phát huy. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, gìai đoạn đen tối nhất của lịch sử Việt Nam. Giai đoạn mà chính người Việt lại đàn áp, bắt bớ, đánh đập, giam tù đồng bào của mình, bởi vì họ thổ lộ lòng yêu nước lên tiếng đòi hỏi quyền lợi Dân tộc, đòi hỏi chủ quyền đất nước. Giai đoạn mà lòng ái quốc, tinh thần Dân tộc bị trừng phạt, hèn nhát, tinh thần vọng ngoại được ban thưởng. Chính sách này rõ ràng nhằm tiêu diệt Dân tộc Việt Nam. Là người Việt Nam, chúng ta phải có trách nhiệm bằng mọi cách hoá giải Quốc nạn hiện nay để giao lại cho thế hệ sau một Tổ quốc Việt Nam tốt đẹp hơn Tổ quốc mà chúng ta đã nhận lại từ thế hệ trước. Xã hội biến chuyển không ngừng, đặc biệt là tốc độ biến chuyển xã hội trong giai đoạn toàn cấu hoá hiện nay rất nhanh đến độ khó lường trước được. Chế độ chính trị tại Việt Nam do đó sớm muộn rồi cũng sẽ thay đổi không bằng cách này cũng bằng cách khác. Những trang lịch sử Việt Nam sau này chắc chắn sẽ không ca tụng ông Tổng Bí thư A, Chủ tịch B, Thủ tướng C có được gia tài kếch sù trị giá 10 tỉ Mỹ kim mà lịch sử sẽ nguyền rủa các ông đã không thi hành trách nhiệm của mình đối với đất nước mà chỉ biết lợi dụng chức vụ vơ vét của công làm giầu bản thân và gia đình để mặc người dân phải sống vất vưởng, khổ cực. Nhưng lịch sử Việt Nam sẽ ca ngợi các ông bà trong ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước CSVN tương tự như lịch sử thế giới hiện nay đang ca ngợi Gorbachov và lịch sử Miến Điện sẽ ca ngợi Chính quyền Quân nhân Miến Điện. Nếu các ông, bà vì Nước, vì Dân từ bỏ quyền lợi cá nhân, đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Dân tộcViệt Nam, đồng thời thực hiện một cuộc cách mạng dân chủ ôn hoà tương tự như ở Miến Điện. Vì đó là điều kiện triệt hạ hệ thống tham nhũng rất hệ thống và qui mô hiện hữu từ vài chục năm qua trên đất nước Việt Nam và đó cũng là điều kiện để mọi tầng lớp người dân Việt hết lòng, hết sức tham gia tái kiến thiết quê hương.Tháng 11 năm 2012 Nguyễn Hội Chu Thich: [1] Nguyễn văn Minh: Giòng họ Ngô Đình giấc mơ chưa đạt. [2] LM Trần Quý Thiện: Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm Với Những Bài Học Lịch Sử. [3] Nguyễn văn Minh: Giòng họ Ngô Đình giấc mơ chưa đạt. [4] Có tài liệu ghi ngày 01.09.1933 [5] Quốc Đại: Ai giết anh em Ngô Đình Diệm, tr. 112, nhà xuất bản Thanh Niên 2003 (xuất bản trong nước) [6] Hoàng Ngoc Thành; Thân Thị Nhân Đức: Những Ngày Cuối Cùng Của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Tr.198. [7] Vĩnh Phúc: Những Huyền Thoại và sự thật về chế độ Ngô Đình Diệm, Tr. 462-464, Nhà xuất bản Tam Vĩnh 2006 [8] Quốc Đại: Ai giết anh em Ngô Đình Diệm, tr. 477, nhà xuất bản Thanh Niên 2003 (xuất bản trong nước) [9] Vĩnh Phúc: Những Huyền Thoại và sự thật về chế độ Ngô Đình Diệm, Tr. 488, Nhà xuất bản Tam Vĩnh 2006 [10] Cao Văn Luận: „Bên Giòng Lịch Sử“ truyen.catbui.info/re.php?keng=9783[11] Nguyễn Hữu Duệ: Nhớ Lại Những Ngày Ở Cạnh T.T. NGÔ ĐÌNH DIỆM; Quốc Đại: Ai giết anh em Ngô Đình Diệm, tr. 470, nhà xuất bản Thanh Niên 2003 (xuất bản trong nước) [12] Quốc Đại: Ai giết anh em Ngô Đình Diệm, tr. 521-522, nhà xuất bản Thanh Niên 2003 (xuất bản trong nước) [13] Vĩnh Phúc: Những Huyền Thoại và sự thật về chế độ Ngô Đình Diệm, Tr. 579, Nhà xuất bản Tam Vĩnh 2006 [14] Quốc Đại: Ai giết anh em Ngô Đình Diệm, tr. 549, nhà xuất bản Thanh Niên 2003 (xuất bản trong nước) [15] Tôn Thất Tùng: Cộng sản nghĩ sao về Tổng thống Ngô Đình Diệm?
|
|
|
Post by Vĩnh Long on Jul 1, 2014 9:57:42 GMT 9
Tại sao Ông Diệm nhận lời về làm Thủ Tướng năm 1954?Theo lời ông Luyện kể, trước đó, mỗi lần muốn thay đổi Thủ Tướng, Quốc Trưởng Bảo Đại đều mời ông Luyện đến, để nhờ thuyết phục Ông Diệm lập nội các. Nhưng Ông Diệm đều từ chối, vì biết nếu về mà còn người Pháp chỉ huy, thì cũng chả làm được gì, chẳng khác gì khi ông được mời làm thượng thư Bộ Lại ngày Bảo Đại mới lên ngôi. Ông Luyện và Bảo Đại là bạn thân từ thuở nhỏ, cùng học với nhau thời thơ ấu ở Pháp, vì vậy hai người thân thiết với nhau như anh em ruột. Bảo Đại có nhiều người bạn Pháp cũng như ông Luyện, nhưng đối với ông Luyện thì Bảo Đại thân hơn, vì hai người cùng học một thầy người Việt Nam do triều đình cử sang dạy về lễ nghi, lịch sử và cách xưng hô cùng luật lệ của triều đình Việt Nam, hầu khi Hoàng Đế về chấp chánh thì đã sẵn sàng. Vị thượng thư mà triều đình cử sang là người cao lớn, đen, và mắt trông hơi dữ dằn. Triều đình hy vọng nhờ vị thầy học này, Hoàng Đế sẽ nể nang hơn. Ông Luyện có nói tên vị thượng thư này cho tôi nghe, nhưng nay tôi quên mất rồi (hình như là cụ thượng Thứ thì phải) Lúc ấy Hoàng Đế đã khá lớn, ông rất thông minh và thích thú khi học về lịch sử và quyền hạn của nhà vua. Mỗi lần ông đến học, thầy giáo phải quỳ để đón và cách xưng hô rất là kính cẩn, luôn miệng phải thưa là “Tâu Ngài”. Ngoài ra, triều đình cũng cử thêm một số thị vệ để hầu hạ Hoàng Đế nữa. Vì được trọng vọng như vậy, đôi khi Hoàng Đế mải chơi tennis hay cưỡi ngựa mà bỏ học, ông Luyện lại được thầy sai đi mời Hoàng Đế về. Khi ông đi mời Hoàng Đế, bao giờ ngài cũng về ngay, và xin lỗi thầy. Ông Luyện và Hoàng Đế nói chuyện với nhau bằng tiếng Pháp, xưng “mày tao” (tu-toi) với nhau. Nhưng ở trong lớp thầy Việt Nam thì nói với nhau bằng tiếng Việt, ông Luyện cũng thưa là “Tâu Ngài”. Thầy bao giờ cũng để sẵn bánh kẹo, nhất là chocolat, để Hoàng Đế và ông Luyện ăn, ngoài ra thị vệ phải hầu trà. Ông Luyện kể thêm: Khi Hoàng Đế hồi loan, Ngài nhiều lần căn dặn ông Luyện khi về nước phải đến gặp ngài. Khi ấy ông Luyện còn phải ở lại để học thêm một thời gian nữa. Sau đó, ông đậu kỹ sư và về Việt Nam được bổ đi coi điền địa của hai tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, ăn lương ngạch Tây nên khá giầu (điền địa là cadastre). Có lần Hoàng Đế đi kinh lý các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Qui Nhơn, có khâm sứ đi theo, các quan đi đón đông lắm, trong số đó có ông Luyện. Khi gặp ông, ngài ôm chầm lấy và la ông bằng tiếng Pháp: Tại sao khi về không đến thăm tôi? Và vẫn “tu, toi” với ông như khi ở Pháp. Ngài giới thiệu ông với ông khâm sứ rằng “Hai chúng tôi là amis d’enfance”. Và ngài bắt ông Luyện tuần tới phải về thăm ngài. Khi ông Luyện đến thăm, ngài đón tiếp rất niềm nở và mời hoàng hậu Nam Phương ra giới thiệu, cùng giữ lại ăn cơm gia đình. Hoàng Đế cũng muốn giữ ông Luyện làm việc gần ngài, nhưng ông từ chối. Sau đó, mỗi lần Hoàng Đế có bạn người Pháp sang thăm, Ngài đều mời ông Luyện về Huế chơi cùng các bạn cũ, và ôn lại những ngày thơ ấu ở Pháp một cách vui vẻ lắm. Sau này, Quốc Trưởng và ông Luyện thường gặp nhau ở Pháp. Khi hội nghị Gènève bắt đầu, ông được Quốc Trưởng mời đến, và được giao cho chức vụ đặc phái viên của Quốc Trưởng, để theo dõi hội nghị và trình thẳng với Quốc Trưởng các diễn tiến của hội nghị. Ông cũng từ chối, viện lý là không có quần áo sẵn sàng và phương tiện di chuyển. Quốc Trưởng nói: “Đây là việc nước và của người bạn thân (ami), ông phải giúp tôi. Còn việc quần áo và phương tiện sẽ có người khác lo cho ông”. Nói rồi ngài gọi ông Quang và ra lệnh ông lo cho ông Luyện tất cả những gì ông cần (tôi không rõ ông Quang là ai?) Ngoài ra ông cũng lưu ý ông Luyện thông báo các diễn tiến hội nghị cho Ông Diệm hay để Ông Diệm rõ tình hình. Ông Luyện cũng kể rằng, Quốc Trưởng có vẻ hận người Pháp lắm, vì họ đã đặt Ngài vào sự việc đã rồi, và không hề có giới chức cao cấp nào của Pháp bàn với Quốc Trưởng điều gì trước đó cả. Quốc Trưởng cũng lưu ý ông Luyện, là phải giao thiệp mật thiết với phái đoàn Mỹ ở hội nghị. Khi hội nghị sắp kết thúc, chỉ còn bàn cãi về việc chia cắt ở vĩ tuyến nào thì ông Luyện được lệnh Quốc Trưởng liên lạc với phái đoàn Mỹ, để nhờ họ giúp cách nào giữ được Huế cho phía quốc gia. Sau đó, Quốc Trưởng mời Ông Diệm đến để giao cho chức vụ Thủ Tướng. Ông Diệm từ chối, nhưng Quốc Trưởng cố ép, và nói ngài rất lo lắng cho số phận của những người di cư và cán bộ trung kiên của người quốc gia. Ngài thêm một điều kiện là cho Ông Diệm được toàn quyền về hành chánh và quân đội. Thêm nữa, do sự thúc giục của ông Luyện, ông Cẩn cùng Đức Cha Thục và các cán bộ ở trong nước, nên Ông Diệm nhận lời.
Tôi hỏi ông Luyện: - Cháu có nghe nói trước khi về nhận chức, Ông Diệm đã thề hết lòng trung thành với Quốc Trưởng, phải không? - Tôi không rõ lắm là các Thủ Tướng trước đó có phải thề giữ lòng trung thành với Quốc Trưởng không, nhưng Ông Diệm chỉ thề là hết lòng phục vụ và giữ vững nền độc lập của Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Quốc Trưởng. Và Quốc Trưởng cũng nhắc Ông Diệm rằng bất cứ trong trường hợp nào, cũng phải đặt tổ quốc Việt Nam trên hết. Ông Luyện có đọc cho tôi nghe câu thề bằng tiếng Pháp, vì đã lâu tôi không còn nhớ nguyên văn, nhưng tôi hiểu ý là như vậy. Cách đây ít lâu, tôi có đọc một bài của giáo sư Tôn Thất Thiện nói về việc này, và ghi rõ câu thề bằng tiếng Pháp, tôi nghĩ là đúng. Sau đó, có cuộc nói chuyện riêng giữa Quốc Trưởng và Thủ Tướng, ông Luyện cũng có mặt. Quốc Trưởng nhắc Ông Diệm phải tìm mọi cách đẩy người Pháp đi và củng cố quân đội, đào tạo cán bộ theo người Mỹ v.v…Khi Thủ Tướng về nước, ông Luyện về theo và giúp Ông Diệm mọi việc. Theo ông Luyện, điều khó khăn nhất là việc đối xử với các giáo phái, và tìm được cán bộ trung kiên. Ông Cẩn đã giúp rất nhiều trong việc này cho miền Trung. Trong Nam, ông Nguyễn Ngọc Thơ là người giúp Thủ Tướng rất nhiều trong việc sắp xếp nhân sự. Việc đối phó với tướng Nguyễn Văn Hinh và các giáo phái cũng rất khó khăn. Miền Trung thì coi như ủng hộ Thủ Tướng 100%, nhưng trong Nam thì các giáo phái luôn luôn đòi hỏi Thủ Tướng mọi điều. Ngay như Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc, là người ủng hộ và quý mến Ông Diệm, cũng nghe người Pháp mà phá chính phủ. Tuy nhiên, các đơn vị ở Bắc rút vào thì ủng hộ Thủ Tướng hết lòng. Ông Luyện kể sư đoàn Nùng lúc đó đóng ở sông Mao, ông có ra gặp đại tá Wòng A Sáng để nhờ đưa hai tiểu đoàn bí mật vào bảo vệ dinh Thủ Tướng. Đại tá Sáng nhận lời ngay, và hứa nếu cần ông sẽ đem hết lực lượng Nùng vào bảo vệ Thủ Tướng. Phương tiện di chuyển không có, đại tá Sáng phải trưng dụng xe đò, xe lửa để đưa quân vào. Ngoài ra ông Luyện còn gặp trung tá Thái Quang Hoàng, là người đã rút quân ra lập chiến khu để phản đối trung tướng Hinh v.v… Tôi hỏi ông Luyện về việc giao thiệp với người Pháp và đại sứ Mỹ ra sao, ông kể: Đại Tướng Ely là cao ủy Pháp lúc bấy giờ rất thân với đại tướng Taylor là đại sứ Mỹ, hai người mỗi lần muốn ép Thủ Tướng Diệm điều gì, đều đi cùng với nhau, mặc quân phục, và cùng một ý kiến. Ông Diệm tức lắm và gọi hai ông này là “hai chị bà sơ”. Ngoài mặt thì phải nhượng bộ, nhưng Ông Diệm cứ âm thầm theo đuổi mục đích của mình là lo cho dân di cư và tìm cách trục xuất cho được người Pháp ra khỏi Việt Nam, cùng dẹp bỏ các giáo phái võ trang.
NHỮNG NGÀY BÊN CẠNH TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM -Tác giả Nguyễn Hữu DuệĐôi Dòng Nhìn Lại Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm Cuộc chíến giữa Pháp và Việt cộng chấm dứt bằng hiệp định Geneve ngày 20-7-1954.
Sau khi báo chí phổ biến tin hiệp định Geneve ký kết, dân chúng miền Bắc từ thành thị đến thôn quê đều xôn xao. Lúc này bộ mặt thật gian ác của cộng sản đã hiện nguyên hình. Chúng bắt đầu chính sách cướp của, giết người bằng ‘cải cách ruộng đất’, đấu tố. Đây là bài vở mà Hồ chí Minh và bè lũ học từ Lenin, Stalin và Mao trach Đông. Khi dân chúng biết rõ nội dung hiệp định cho dân được tự do lựa chọn nơi sinh sống thì làn sóng di cư tìm tự do dấy lên, nhất là người dân biết tin ông Ngô đình Diệm được quốc trưởng Bảo Đại bổ nhiệm làm Thủ tướng. Ông Diệm đã nổi tiếng là người đạo đức từ ngày từ chức Thượng thư Bộ Lại của Triều đình Huế vì vua Bảo Đại và Pháp không chấp thuận chương trình cải tổ guồng máy cai trị của ông.
Từng đoàn người lũ lượt bỏ cửa nhà cơ nghiệp ra đi với hai bàn tay trắng, miễn sao trốn được ách cai trị dã man của Việt cộng. Các tàu của Pháp nhỏ, thường đậu ở cảng Sáu kho, Haiphong và một số tàu lớn của Hoakỳ đậu ở ngoài vịnh Hạ Long. Những tàu đổ bộ, ngày đó dân thường gọi nôm na là “Tàu Há Mồm”, chuyên chở dân di cư khỏang 300 người một chuyến, từ cảng Sáu Kho lên tàu lớn, hoặc Marine Serpent hay Adler. Sức chứa của Marine Serpent trên 10 ngàn người và Adler chứa mỗi chuyến 6,000 người. Tàu 6 tầng, mỗi tầng có giường vải 4 cấp, dùng để chở Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ.
Tin của dân truyền đi rất nhanh, dù là không có truyền thông như ngày nay.
Việt cộng đã tung tin nhảm, đăng trên tờ báo Nhân dân ở Hanoi, nhằm lừa bịp, hù dọa những người nhát gan. Chúng nói rằng “tàu há mồm chở người ra khơi rồi đổ xuống biển cho chết hết, chứ đông người đi như vậy thì gạo đâu mà nuôi”. Nhưng bất chấp những lời tuyên truyền hù dọa, hàng hàng lớp lớp người vẫn lũ lượt tuôn về đường số 5, là con đường chính nối liền Hà nội Hảiphòng.
Việt cộng thấy hàng trăm ngàn người đã di cư, trốn lánh bọn chúng, nên bắt đầu từ cuối năm 1954, ngoài việc đăng báo hù doạ, bọn chóp bu Việt cộng còn lệnh cho các địa phương lùa dân ở các thôn làng, cạnh trục lộ chính, ra chặn người tị nạn đi bộ, hay bằng xe đò. Những người tị nạn, có những làng tổ chức từng đoàn người với vũ khí thô sơ như gậy, dao phay dùng làm thức ăn, để chống cự lại bọn cán cộng và dân địa phương, khi bị chặn. Nếu không bị cản trở, con số người từ bỏ chế độ dã man cộng sản có thể tới 1 triệu rưỡi hoặc hơn.
Thời gian này, Liên hiệp quốc có cử một Ủy hội quốc tế kiểm soát đình chiến tới Việt nam, gồm Ấn độ là nước trung lập làm trưởng đoàn, và Ba lan (thời đó còn là cộng sản) cùng Gia nã đại.
Rất nhiều đơn tố cáo việc Việt cộng đã chặn, hoặc bắt giữ những người di cư được đưa trình Ủy hội kiểm soát đình chiến. Phái đoàn Kiểm soát đình chiến đi tới kiểm tra thì tiền hô hậu ủng, thông báo trước, nên Việt cộng cho cán bộ, bộ đội giả dạng thường dân, có khi đóng vai người đang làm ruộng, hoặc có khi trà trộn vào các nhà trong làng, đóng vai người dân để trả lời, đánh lừa Phái đoàn. Khi Phái đoàn kiểm soát đình chiến hỏi “ông (hay bà) có muốn di cư không” thì người này trả lời theo đúng sách vở là “chúng tôi không muốn di cư, chúng tôi không muốn bỏ nhà cửa ruộng vườn của chúng tôi”. Ủy Hội Kiểm soát đình chiến đã bị lừa bịp trắng trợn.
Nhưng dù Việt cộng gian ngoan cách nào cũng không chặn nổi làn sóng di cư lớn lao này. Kết quả là hơn một triệu người đã đến được miền Nam tự do sinh cơ lập nghiệp.
Nhìn lại cuộc di cư vĩ đại tránh nạn cộng sản kể trên, dân miền Bắc đã bỏ hết sản nghiệp, mồ mả tổ tiên, để tìm tự do, đã chứng tỏ lòng cam đảm, bất khuất trong dòng máu dân tộc Việt Nam. Giòng máu bất khuất này đã tạo nên những chiến tích oai hùng của tiền nhân chống ngoại xâm được đời đời ghi nhớ :
- Hai bà Trưng Trắc và Trưng Nhị (40- 43 sau Tây lịch) đánh đuổi Tô Định nhà Hán để giành độc lập.
- Nhà Lý (1010- 1225) Từ vua Lý công Uẩn đánh Tống, bình Chiêm. Tài dụng binh của Lý thường Kiệt và con trai út của Lý công Uẩn là Lý long Cơ, đem quân sang chiếm Khâm châu, Liêm châu và Ung châu của nhà Tống, lần thứ nhất trong chiến sử oai hùng.
- Đời nhà Trần, Trần hưng Đạo đánh tan một đội quân hùng mạnh nhất thế giới thời bấy giờ là quân Mông cổ. Quân Mông nhà Nguyên đã chiếm cả thủ đô nước Nga, Mạc Tư Khoa, và gần hết châu Á, trừ Việt nam và Nhật bản. Sự tàn ác của quân Nguyên đã thể hiện trong tin loan truyền của dân chúng “vó ngựa quân Nguyên đi đến đâu là không còn tiếng trẻ khóc.”
- Trận chiến Bạch đằng lần thứ 2 (1288) đã chôn vùi 100.000 quân Nguyên. Số chiến thuyền thu được lên đến 400. Thái tử Thoát Hoan phải chui vào ống đồng chạy về Tàu.
- Vua Lê Lợi trong cuộc chiến trường kỳ 10 năm, với trận Chi Lăng nổi danh (1427), đã giết chết đại tướng Liễu Thăng, đuổi quân Minh khỏi đất nước, giành lại độc lập.
- Cuối thế kỷ thứ 18 (1789), vua Quang Trung đại phá quân Thanh, làm cho tướng Sầm nghi Đống phải thắt cổ tự tử ở gò Đống Đa, cách trung tâm Hanoi 12 km, và Tổng đốc lưỡng Quảng Tôn sĩ Nghị phải bỏ ấn tín để trốn chạy về Tàu.
Ngôi mộ lớn như một hòn núi nhỏ có tên Gò Đống Đa, chôn vùi xác quân Thanh, ở ngoại ô tỉnh lỵ Hà đông là vết tích lịch sử, ghi lại cuộc thảm bại của nhà Thanh xâm lược.
Vua Quang Trung không những có tài dụng binh mà còn là một nhà cai trị tài ba. Ông cũng đã có công trong việc đưa chữ nôm vào việc học, để bớt lệ thuộc văo chữ Hán. Nhưng tuổi thọ chẳng chiều người, vua Quang Trung mất sớm. Nhà Nguyễn giành lại quyền hành. Rồi nước Việt nằm dưới sự đô hộ của thực dân Pháp gần một trăm năm.
Tiếp đó là chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật đảo chính Pháp để cai trị Việt nam. Nhưng Nhật chỉ cai trị được vài tháng. Từ ngày Nhật nắm quyền cai trị 9-3-1945, cho đến ngày Nhật đầu hàng đồng minh vô điều kiện tháng 8-1945, quân Nhật ở Việt nam phải rút về nước. Việt cộng lợi dụng cơ hội này đã nhẩy lên cướp chính quyền. Pháp đươc thay thế Anh đưa quân vào tiếp thu khí giới quân Nhật ở miền Nam Việt nam. Miền Bắc do quân của Tổng thống Tưởng giới Thạch đảm trách việc thu khí giới quân Nhật. Tiếp đó, cuộc chiến kéo dài 9 năm giữa Pháp và Việt cộng để cuối cùng đi đến Hiệp định Geneve chia đôi đất nước ở sông Bến Haỉ ngày 20-7-1954.
Để đối phó với tình trạng đất nước phân ranh dưới hai chế độ khác biệt, dân Việt miền Nam ưa chuộng tự do dân chủ, cần phải chọn người lãnh đạo tài đức để đối phó với miền Bắc cộng sản, vì vậy ông Ngô đình Diệm được Quốc trưởng Bảo Đại bổ nhiệm làm Thủ tướng và được chính quyền của Tổng thống Eisenhower Hoa kỳ ủng hộ.
Trong thời gian đầu khó khăn chồng chất vì nhận một miền Nam Việt nam chia cắt như tình tạng sứ quân, ông đã chỉnh đốn và xây dựng nền Đệ nhất Cộng hoà, với một chính quyền có hành pháp, lập pháp và tư pháp, một miền Nam Việt nam dân chủ pháp trị. Nhưng ông chỉ nắm quyền được 9 năm.
Quỳnh Hương www.truclamyentu.info/dialinhnhankietcuavn/chisingodinhdiem1.htm
Dưới đây là phần tiểu sử của Tổng thống Ngô đình Diệm, do nhà báo Ngô Kỷ sưu tầm, chúng tôi xin phép trích phần chính:
TIỂU SỬ TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM
Ông Ngô Đình Diệm sinh ngày 03 tháng 01 năm 1901 trong một gia đình có 9 người con. Thân phụ là ông Ngô Đình Khả từng phục vụ dưới triều vua Thành Thái. Ông Diệm thuộc gia đình Công Giáo và từng có ý muốn lớn lên làm linh mục. Học trường Quốc Học Huế và tốt nghiệp lúc 16 tuổi. Sau đó ghi danh học trường Luật và Quản Trị của Pháp ở Hà Nội, tỏ ra là một sinh viên thông minh, xuất sắc và ra trường đứng đầu lớp. Tốt nghiệp, ông Diệm đi làm việc ngay cho chính phủ. Ông tiến thân rất mau trên con đường công danh. Lần lượt ông được bổ nhậm vào các chức vụ: Quan Hậu Bổ, Tri Huyện tỉnh Thừa Thiên, Tri Phủ tỉnh Quảng Trị, Quản Đạo Ninh Thuận tỉnh Phan Rang và Tuần Vũ Bình Thuận tỉnh Phan Thiết...
......... Vua Bảo Đại bổ nhiệm ông Diệm nắm chức vụ Thượng Thư Bộ Lại đứng đầu nội các (tương đương với Bộ Nội Vụ). Ông Diệm rất thích thú với công việc mới này, ông đưa ra một số biện pháp và chương trình cải tổ guồng máy cai trị, nhưng bị Vua Bảo Đại và Pháp từ chối. Thất vọng và bất mãn, ông từ chức và không giữ chức vụ gì sau đó nữa cho đến khi ông làm Thủ Tướng vào năm 1954.
Ông Diệm sống tại nhà của thân sinh gần Huế. Ông từ chối mọi sự mời mọc của Nhật, Việt Minh, Bảo Đại và không tham gia vào bất cứ chính quyền nào lập sau Đệ Nhị Thế Chiến. Có một lần ông bị Việt Minh bắt và giải đến Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh mời ông tham gia chính phủ nhưng ông từ chối với lý do Việt Minh giết anh cả của ông. Năm 1949, Pháp lập lên chính phủ Bảo Đại, ông Diệm yêu cầu Vua Bảo Đại nới rộng tự do cho đất nước, nhưng bị từ chối nên ông Diệm rất thất vọng.
Năm 1951, ông Diệm qua Mỹ và sống 2 năm tại Lakehurst, New Jersey. Ông đi vòng quanh nước Mỹ để vận động độc lập cho Việt Nam. Ông Diệm nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của Đức Hồng Y Francis Cardinal Spellman, Phát ngôn viên của Công Giáo Hoa Kỳ, Đức Hồng Y Richard Cardinal Cushing, Linh Mục Raymond J. de Jaegher, Thượng Nghị Sĩ William F. Knowland, Thượng Nghị Sĩ John Kennedy, Thượng Nghị Sĩ Mike Mansfield, Dân Biểu Walter Judd và Chánh Án Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ William O. Douglas.
Vào năm 1954, khi có triệu chứng Pháp thua tại Đông Dương và Cộng Sản có cơ hội chiếm Việt Nam, Hoa Kỳ quyết định can thiệp để thay thế Pháp và cố bảo vệ miền Nam Việt Nam. Chính phủ Mỹ muốn tìm người để ủng hộ. Lúc đó Ngoại Trưởng Mỹ John Foster Dulles biết được ông Diệm. Với tài quản trị, ái quốc, và chống Cộng triệt để, ông Diệm lấy được cảm tình của nhân dân Mỹ.
Vua Bảo Đại cử ông Diệm làm Thủ Tướng. Về nước ngày 25 tháng 06 năm 1954, ông Diệm lấy làm lo lắng và sót sa khi thấy quốc gia đang bị băng hoại, tham ô, và quan lại. Ông phải phấn đấu và giữ sáng suốt để đương đầu trước một hoàn cảnh đầy khó khăn, phức tạp và tế nhị khi hai cường quốc Pháp và Mỹ đang tranh giành xâu xé ảnh hưởng tại Việt Nam.
Vào ngày 01 tháng 10 năm 1954, Tổng Thống Mỹ Eisenhower viết cho ông Diệm một lá thư và được Đặc Sứ Mỹ Donald R. Heath trao vào ngày 23 tháng 10 năm 1954 với nội dung Mỹ cam kết ủng hộ kinh tế và quân sự cho chính phủ Ngô Đình Diệm.
Những nhân vật Mỹ chính yếu đứng sau lưng ông Diệm thời đó là Giám Đốc Cơ Quan Trung Ương Tình Báo (CIA) Đại Tá Không Quân Edward G. Landsdale và Tướng J. Lawton "Lightning Joe" Collins, Đặc Sứ của Tổng Thống Eisenhower đặc trách miền Nam Việt Nam.
Ông Diệm và người em là cố vấn Ngô đình Nhu đã bị đám tay chân lãnh tiền của Mỹ để làm đảo chánh và giết chết ngày 2-11-1963, dù rằng có người hùa theo với Việt cộng, chỉ trích đường lối lãnh đạo của ông độc tài, nhưng không ai nêu lên rằng ông Diệm hay ông Nhu đã để lại trong bất cứ ngân hàng nào ở ngoại quốc một số tiền do tham nhũng.
Thêm dẫn chứng khác để bạn đọc có thể hiểu được đức hạnh và uy tín của cố Tổng thống Ngô đình Diệm. Dưới đây là trích đoạn trong bài viết của ông Trương phú Thứ dưới nhan đề VÒNG HOA TƯỞNG NHỚ:
“...Cuộc đời của TT Ngô Đình Diêm là một mẫu mực của đức tính liêm khiết, trong sạch bên cạnh những khả năng vượt bậc về hành chánh, chính trị, kinh tế và quân sự. Học gỉa Vương Hồng Sển trong tác phẩm Hơn Nửa Đời Hư đã diễn tả cảnh sống khó nghèo của TT Diệm: “mặc bộ đồ tussor may kiểu áo bốn nút cổ lỗ sĩ, đã trổ vàng vì qúa lâu năm, cổ vai đã xùi”. Linh mục Đỗ Minh Tâm hiện giúp một xứ đạo Mỹ tại Saint Paul, MN kể lại: “lễ Chúa Giáng sinh năm 1958, TT Diệm dự lễ tại một khu dinh điền ở tỉnh Kiến Hòa (Bến Tre). Lễ xong thì TT và tôi ăn cơm nếp với thịt gà còn các binh sĩ ăn thịt con bê thui. TT Diệm cởi giầy ngồi trên cỏ, tôi thấy Ngài mang một đôi vớ rách.”
Tổng thống đã được sự nể trọng của các lãnh tụ trên thế giới không kể lằn ranh quốc cộng và lòng kính mến thương yêu của đồng bào. Trong chuyến công du Hoa Kỳ vào năm 1958, TT Diệm đã được TT Eisenhower ra tận sân bay đón tiếp. Đây là một vinh dự rất hiếm hoi mà một vị quốc khách đến Hoa Kỳ được trọng vọng như vậy. Khi TT Diệm thăm thành phố New York thì dân Mỹ đứng hai bên lề đường vẫy tay chào đón, những người đứng trên lầu cao thả bông hoa giấy, ngợp cả phố phường dưới cổng chào hình vòng cung mang hàng chữ “Welcome President Ngo Dinh Diem”. Khi nghe tin TT Diệm bị thảm sát, trùm CS Mao Trạch Đông đã bày tỏ lòng chân thành ngưỡng mộ và thương tiếc. Đạo đức và uy thế của TT Diệm đã vượt qua ngay cả lằn ranh chủ nghĩa. “
Nhất là về mặt đạo đức và thương người ông Diệm lại càng nổi bật. Nếu so sánh với Hồ chí Minh, thì, ông Ngô đình Diệm nhân từ mà Hồ chí Minh nham hiểm, độc ác. Còn nói về phẩm hạnh, ông Diệm là người đứng đắn, nghiêm trang thì Hồ chí Minh là tên lang chạ, nay ăn nằm với người này, mai lại người khác. Đếm con số không dưới 10 người, mà tồi tệ nhất là ăn nằm với Nông thị Xuân có con (Nguyễn tất Trung) , lại không những không nuôi dưỡng mà còn đày đọa, rồi cho thuộc cấp Trần quốc Hoàn hiếp và giết chết. Hai ông Diệm và Nhu đã xuôi tay trong tay trắng.
Điều này nói lên sự trong sạch của một nhà lãnh đạo, đồng thời cũng cho ta hiểu là, chính ông Diệm, nhìn qua tiểu sử,...-ông đã từ bỏ chức Thượng thư Bộ Lại (bộ trưởng) trong triều đình nhà Nguyễn- là người thực sự vì dân vì nước. Cuốn Việt nam máu lửa quê hương tôi, hay những dòng chữ của HL đăng trên Văn nghệ Tiền Phong rõ ràng có dụng ý làm sai lạc lịch sử. Nhiều người cho rằng Việt cộng viết ra cuốn sách để bôi bẩn người lãnh đạo trong sạch của miền Nam và cho ông Đỗ Mậu đứng tên.
Người viết xin trích đăng một đoạn, bài của tác giả Mai Tiến Tiệm, đăng trên Văn Nghệ Tiền Phong số 476, ngày 30- 11- 1995...
“Ông Mậu là lính khố xanh (chứ không phải khố đỏ như mọi người lầm tưởng) thời Pháp thuộc tại cơ bảo an Hà Tĩnh. Nếu ông là lính khố đỏ thì còn đỡ, vì là lính chính qui, chiến đấu, nhưng ông lại là lính khố xanh, là loại lính chuyên hầu hạ các nha lại thời xưa tại các phủ huyện...”
Ông Tiệm còn viết :
“ Trước đây 7 năm, tôi cũng đã đọc cuốn VNMLQHT đứng tên anh, nhưng do người khác viết. Tôi biết là họ mượn gió bẻ măng, ném đá dấu tay. Họ xúi anh đứng tên cuốn sách đó để thỏa mãn ý đồ đen tối...” “...Ông Diệm đặc biệt tin tưởng, trao cho anh lần lượt nhiều chức vụ quan trọng, trong đó có chức Tư lệnh quân khu Duyên hải, rồi Giám đốc Nha An ninh quân đội, một chức vụ mà nhiều người mơ tưởng mà không được, nhưng rồi anh cũng không vừa lòng, cho rằng chức vụ đó là bạc bẽo, nên anh toa rập với nhóm tướng lãnh được ngoại bang bật đèn xanh, làm đảo chánh sát hại anh em ông Diệm, là thầy, và cũng là ân nhân của mình, cùng với sự giết hại những sĩ quan ưu tú, trung thành với chế độ mà có thành tích chống cộng như hai anh em Đại tá Lê quang Tung, tư lệnh lưc lượng đặc biệt và Đại tá Hồ tấn Quyền, Tư lệnh Hải quân. Bởi thế người ta gọi anh là đồ phản phúc, đồ vong ân bội nghĩa, đồ bất nhân....”
Trong bài Hoài cảm, nhân ngày giỗ Tổng thống Ngô đình Diệm và ông cố vấn Ngô đình Nhu thứ 37, cựu Đại tá Trần khắc Kính viết về Đỗ Mậu:
Tháng trước có nghe tin ông Ðỗ Mậu trở về thăm viếng Việt Nam, đã ngồi xe lăn lên Ðài Truyền hình Hà Nội trả lời phỏng vấn để ca tụng chế độ Xã Nghĩa. Cuốn sách VNMLQHT đã được bầy bán ở Saigon, ngay từ năm 95. Không thể lấy bút mực nào mà ghi cho hết những hành vi phản bội này. Ðành phải mượn tạm một bài thơ đã từng được báo Văn Nghệ Tiền Phong đăng tải:
TƯỚNG TÀI VÕ LẠY!
"Lạy Trung tá xin tha mạng sống." Trả lời đi! Có đúng hay không? Hay là lời nói trôi sông. Khẩu từ vô chứng lạy xong chối dài! "Sinh vi tướng" tướng tài võ lạy. Năm sáu ba võ ấy dở ra, Làm cho tan cửa nát nhà. Ðất bằng bỗng nổi phong ba ngất trời! Quân cẩu tặc, mặt người dạ thú, Sách in ra "mợ nó" nhục lây, Cháu con nội ngoại một bầy, Ngàn năm bia miệng lỗi này tại ai?
Bài thơ này do Trung tá Phúc làm khi thấy cuốn sách VNMLQHT được xuất bản. Ông cho biết định bắn chết Ðỗ Mậu khi lên tầu nhỏ. Ðỗ Mậu phải quỳ xuống chắp tay lạy ông, mới được tồn mạng. Ðỗ Mậu huênh hoang tự khoe trong VNMLQHT là mạng "Sinh vi tướng, tử vi thần!" Kể từ ngày chính thể hợp pháp, hợp hiến Ðệ Nhất Cộng hòa cáo chung, không ai xa lạ gì với những vụ lon cách mạng, lon lèo, lon phường chèo! Ngay như một tên lơ xe đò cũng còn được tấn phong ngang xương là Ðại Tá Thanh Tùng, thì có nghĩa lý gì cái lon tướng cách mạng? Cận Thần, Thần nào? Thần ngành nanh đỏ mỏ, hay là thần ông bình vôi ở các gốc cây đa trước đình miếu? Tục truyền rằng những kẻ phản trắc quá ác nhân ác đức, mà chết lại gặp giờ trùng, thì khó có thể siêu thoát, trở thành cô hồn. Ở quê hương ta, cúng cô hồn là vào ngày Rằm tháng Bẩy, cúng cháo lá đa (cháo nấu đặc đựng trong các bù đài uốn trọn bằng lá đa xếp đầy mâm):
Tiết tháng Bẩy mưa dầm sùi sụt Tốt hơi may lạnh lẽo xương khô Não người thay buổi chiều thu Ngàn lau nhuộm bạc, lá ngô nhuộm vàng... (Văn tế Cô hồn của cụ Nguyễn Du)
Trên đất Mỹ này cúng cô hồn lại được tổ chức vào ngày đầu tháng 11.(1) Không cúng bằng cháo lú mà cúng bằng kẹo bánh. Trong ngày lễ Halloween các nhà phải chuẩn bị sẵn kẹo để phân phát khi các cô hồn (hóa trang ma, quỷ, tiên nữ, phù thủy, thần chết) lũ lượt tới xin. Nếu không cho, chúng sẽ lật sấp những thùng đựng rác! Bữa sau ngày lễ Halloween là lễ Cầu Hồn (Fête des Morts) vào sáng ngày mồng 2 tháng 11. Cũng lại là ngày giỗ Tổng thống Ngô đình Diệm và bào đệ Ngô đình Nhu. Cái mốc để ghi nhớ và khó có thể quên được bàn tay vấy máu lãnh tụ của tên phản bội, phản Ðảng Hoành Linh! (1)
Mùa Biển Ðộng, Trọng Thu Canh Thìn,
Trần khắc Kính
( 1)- Hoành Linh là bí danh của Đỗ Mậu- Ngày Halloween là chiều 31-10)
Mùa xuân 1995, trong bài viết Tết ở Tiên sa, ông Tôn thất Đính đã ghi lại những giờ phút chua xót trong cuộc đời ở thời gian chỉnh lý, của một số tướng lãnh vào ngày 30-1-1964 và bày tỏ sự hối hận, đã sai lầm trong việc tham gia đảo chánh, lật ông Diệm.
Ông Đính viết:
“ Đương nhiên tôi nghĩ ngay đến sự phản bội rõ ràng của Dương văn Minh và Trần thiện Khiêm, đã nối cánh tay dài cho đảng Đại việt trong biến cố quân sự ngày 1-11-1963 và giờ đây đã ra tay làm cuộc chỉnh lý 30-1-1964, mở đầu cho bao nhiêu luân lạc, làm tan hoang cả đất nước, quê hương, cho đến ngày 30-4-1975 sau đó. Do đấy, các người phản quốc đầu tiên của giai đoạn này chính là Dương văn Minh và Trần thiện Khiêm, sử dụng Nguyễn Khánh làm bung sung, để hai tướng lãnh đầy tham vọng này nấp đằng sau lưng Khánh mà hành động...” (dòng 10-30 cột 1, trang 5, bài Tết ở Tiên Sa, Tôn thất Đính, giai phẩm Chánh Đạo, Xuân Ất Hợi 1995) Dương văn Minh nhiều người gọi là Minh mập, Big Minh (để phân biệt với Tướng Trần văn Minh), gốc người miền Nam, đi lính cho Pháp, rồi vô học trường quân đội Pháp ở Thủ Dầu Một- nay là Bình dương- ra trường Minh đeo lon chuẩn úy. Là một tên đón gió, trở cờ, nên khi Nhật đảo chánh Pháp 9-3-1945, Minh lẹ chân quay quắt trước, đầu hàng Nhật, và được Nhật cho làm trưởng ty mật thám Vũng tàu.
Cựu đại sứ Pháp tại Saigon, ông Mérillon, nhận xét về con người Dương văn Minh trong cuốn hồi ký Saigon et Moi, 1985, đã viết: “...Khi chúng tôi giới thiệu tướng Big Minh sẽ là nhân vật cho ván bài trung lập của Pháp tại Việt nam, cụ Trần văn Hương sửng sốt và tỏ lời phiền trách nước Pháp luôn bẻ nho trái mùa! Tưởng chọn ai chứ chọn Dương văn Minh, nó là học trò tôi, tôi biết nó quá mà! Nó không phải là hạng người dùng được trong lúc dầu sôi, lửa bỏng...Tôi sẽ giao quyền lãnh đạo cho nó, nhưng nó phải hứa với tôi đừng để Saigon thua cộng sản . Nhiều năm sau, tôi thấy kế hoạch của cụ Trần văn Hương đúng. Nếu thuở bấy giờ, các nhà quân sự miền Nam đừng bỏ chạy quá sớm, yểm trợ cụ thì còn có thể gỡ được thể diện người quốc gia miền Nam.”
Cựu đại sứ Pháp Mérillon còn nhận xét về Minh như sau:”Thâm ý của ông Minh là muốn đầu hàng, sau đó ngồi ăn, hưởng cho đến già...”.
Theo nhận xét riêng của người viết bài này thì từ ngữ BẺ NHO TRÁI MÙA, là nói người Pháp muốn nhẩy vào miền Nam Việt nam trật thời điểm. Pháp không thể thành công ván bài trung lập khi quân Việt cộng đã tấn công Long Khánh.
Minh phản ông Diệm chẳng khác nào Raoul Cédras của nước Haiti. Tại Haiti, Tổng thống Jean Bertrand Aristide đã đưa Cédras lên nắm quân đội Haiti năm 1991. Sau đó vài tháng Cédras làm đảo chánh. Cédras không nham hiểm như Minh, Xuân, nên ông Aristide đã lưu vong qua Mỹ. Minh nham hiểm, quỉ quyệt nên đã cùng Xuân giết ông Diệm và ông Nhu.
Một thành phần chủ chốt làm đảo chánh khác là ông Thiệu, trốn chạy trước khi Saigon thất thủ, còn Minh thì nhảy lên bàn độc được một ngày rồi dâng miền Nam cho cộng sản.
Nhưng bên cạnh kẻ hàng giặc, chạy trốn, Quân lực Việt nam Cộng hòa còn có nhiều tướng lãnh có tinh thần bất khuất, triệt để chống bọn quỉ đỏ, “Thành mất thì chết theo thành”, điển hình là 4 tướng đáng ghi nhớ của Quân lực Việt nam cộng hòa, đã tuẫn tiết, không hàng giặc như : Thiếu tướng Nguyễn khoa Nam, Thiếu tướng Phạm văn Phú, Chuẩn tướng Lê nguyên Vỹ, Chuẩn tướng Lê văn Hưng và một số cấp tá mà trong đó 2 vị ( người viết được nhìn mà không biết tên ) đã tự sát và xác quàn tại Trại Gia binh góc đường Tô hiến Thành và Nguyễn tri Phương vào sáng 1-5-1975.
Cũng trong nhóm sĩ quan làm đảo chánh, lật đổ và giết chết ông Diệm có ông Tôn thất Đính, nay ông đã viết chỉ đích danh hai tên Dương văn Minh và Trần thiện Khiêm là phản quốc. Trong bài viết, ông Đính thừa nhận chủ trương của Tổng thống Ngô đình Diệm không đồng ý đưa quân Mỹ trực tiếp tham chiến ở miền Nam.
Ông Đính viết:
“..Với chừng ấy dữ kiện đã đủ cho thấy đảng Đại Việt đã lợi dụng được Dương văn Minh và Trần thiện Khiêm, để bước thứ nhất là giết được Tổng thống Diệm và ông cố vấn Nhu, và bước thứ hai là cướp chính quyền cho đảng vào cuộc chỉnh lý 30-1-1964.
Tuy nhiên Hoa kỳ đã không để họ thành công, chỉ xử dụng họ như lá bài lót đường, cho chính sách can thiệp Mỹ vào Việt nam, mà Tổng thống Ngô đình Diệm cùng các cấp lãnh đạo quân sự Việt Nam Cộng Hòa đã từng chống lại....” (dòng 29-0, cột 3, trang 53-Tết ở Tiên sa- Giai phẩm Chánh Đạo, xuân Ất Hợi 1995).
Sai một ly, đi một dặm. Trải qua 32 năm (1963- 1995), ông Đính, mà chỉ có một người là ông Đính, trong nhóm tướng tá lấy tiền của Mỹ, lật đổ và giết chết ông Diệm, mới bộc bạch việc làm sai trái của mình, dù bộc bạch này quá trễ.
Mời bạn đọc coi phần kết trong bài Tết ở Tiên sa:
.. “Riêng tôi nghĩ bản thân mình đã phạm một lỗi lầm lớn lao trong cuộc đời binh nghiệp thì bánh xe lịch sử tiếp tục lăn và nghiền nát mình. Tôi đã bắt đầu trả nợ từ mùa xuân Giáp thìn 1964, và cho đến nay, món nợ lịch sử ấy vẫn còn là một gánh nặng trên 2 vai, khi tổ quốc quê hương còn chìm đắm trong đau thương ngục tù cộng sản.” (dòng 31- cột 3, tr 55-Tết ở Tiên sa của Tôn thất Đính).
Về cuộc chỉnh lý 30-1-1964, theo ông Đính, là Big Minh và ông Khiêm đã làm tay sai cho đảng Đại Việt. Nhưng người viết bài này lại nghĩ rằng “đây chỉ là sự tranh giành quyền lực gây ra sự chia rẽ thanh toán lẫn nhau.”
Ông Đính hối hận, đau buồn về việc làm sai lầm đã qua khi tham gia với nhóm tướng phản loạn, những tưởng thay thế được nền Đệ nhất Cộng hòa bằng một chính quyền mới tốt đẹp hơn, một người lãnh đạo quốc gia gương mẫu hơn ông Diệm. Nhưng từ 1-11-1963 đến 30- 4- 1975 và những năm sau 1975, khi Việt cộng cưỡng chiếm miền Nam, cuộc sống của nhân dân miền Nam có bằng thời Đệ nhất Cộng hòa không? Điều này người dân miền Nam Việt nam ai cũng biết là Không- kể cả những người trước từng nằm vùng hay ủng hộ Việt cộng.
Người lãnh đạo dân có ai hơn ông Diệm không? Đó là lý do ông Đính thấy mình sai.
Thông thường, gây ra một việc làm sai lầm, nhưng nhận ra và sửa chữa được thì trong lòng người làm điều sai đó bớt được ăn năn, giằn vặt trong tâm tư. Nhưng làm điều sai lầm nặng nề mà khi nhận ra mình sai, muốn sửa chữa cũng không thể được thì người gây ra việc làm sai lại càng thấy trong lòng bị dằn vặt, buồn phiền. Đây là trường hợp của ông Tôn thất Đính cảm thấy : “món nợ lịch sử ấy vẫn còn là một gánh nặng trên hai vai, khi tổ quốc quê hương còn chìm trong ngục tù cộng sản.”
Đã có được người nào trong đám tướng tá ăn tiền của Lodge, tham gia vào cuộc đảo chánh sai lầm 1-11-1963, nhận lỗi lầm của mình một cách công khai như ông Đính? Người nắm giữ vai trò quan trọng của cuộc đảo chánh 1-11-1963 đã viết ra những dòng ăn năn như trên, tuy là đã rất trễ- 32 năm- (1963-1995) đủ có thề trả lời cho một số người hiện nay vẫn còn đánh giá sai lầm về đường lối lãnh đạo của ông Diệm.
Cũng cần nói rõ thêm, trước ngày đảo chánh ông Diệm, tướng Đính được ông Diệm tin cẩn, bổ nhiệm chức Tư lệnh Quân đoàn 3, bộ tư lệnh đóng tại Saigon. Lúc đó ông Thiệu mang cấp bậc Đại tá tư lệnh Sư đoàn 5, đóng tại Biên hòa, là thuộc cấp của ông Đính. Nếu ông Đính không đứng trong thành phần chủ chốt lật đổ ông Diệm thì ông Thiệu cũng chả dám ho he.
Viết lên những dòng chữ nhận rằng “ khi bản thân mình đã phạm một lỗi lầm trong cuộc đời binh nghiệp...”cho ta thấy ít nhất ông Đính đã thẳng thắn, can đảm. “Trong cuộc chiến tranh giữa tự do dân chủ và độc tài cộng sản kéo dài 74 năm, từ 1917- hình thành khối cộng sản Liên xô- và đã kết thúc bằng thắng lợi năm 1991, cộng sản thế giới tan rã.” ....
Chủ trương đảo chánh ông Ngô đình Diệm trong chính quyền Kennedy chia làm 2 phe, một phe chủ trương ôn hòa trong đó có đại tướng Maxwell Taylor, và ông cựu Đại sứ Nolting cùng với Phó Tổng thống Johnson. Phe diều hâu gồm phần lớn là cố vấn an ninh Tòa Bạch ốc, và vài nhân vật then chốt trong Bộ Ngoại giao, điển hình nhất là Thứ trưởng Averell Harriman, Phụ tá đặc trách Viễn đông vụ Hilsman.
Cuối cùng là phe diều hâu thắng thế để đưa đến ngày 1-11-1963, Tổng thống Ngô đình Diệm và ông cố vấn Ngô đình Nhu bị chết thảm.
Theo dẫn chứng của các tài liệu lưu trữ của Hoa Kỳ, ông Kennedy không chủ trương giết ông Diệm, mà chỉ đòi hỏi ông Diệm đưa ông Nhu ra khỏi chức vụ cố vấn.
Trong chi tiết cuốn băng ở Tòa Bạch Ốc thời Tổng thống Kennedy :
“(Note 9) Both McNamara and historian Arthur M. Schlesinger, Jr. a participant as White House historian, record that President Kennedy blanched at the news and was shocked at the murder of Diem.”(Cả hai người, Bộ trưởng Quốc phòng Mc Namara và sử gia Arthur M.Schlesinger, Jr một người giữ nhiệm vụ ghi lại lịch sử của Tòa Bạch Ốc, ghi lại rằng Tổng thống Kennedy tái mặt về tin tức và choáng váng về việc ông Diệm bị giết.)
Gần đây nhất,( 8-3- 2006) một cuộc Hội thảo về chiến cuộc Việt nam, tại thư viện Tổng thống John F.Kennedy ở Boston, gồm những nhân vật nổi tiếng của Hoa Kỳ như cựu Ngoại trưởng Kissinger, ông cựu Bộ trưởng quốc phòng Alexander Haig, ông Jack Valenti cựu Phụ tá Tổng thống Lydon Johnson, Thượng nghị sĩ Chuck Hagel. Ngoài ra có cựu Tổng thống Jimmy Carter cũng hội thoại trực tiếp qua truyền hình.
Tham luận viên gồm các ông David Kaiser, giáo sư Chiến lược và Chính sách của Học viện Chiến tranh Hải quân, ông Thimothy Naftali, Giám đốc Chương trình Băng ghi âm các Tổng thống thuộc trung tâm Miller, Viện đại học Virginia và ông Jeffrey Kimball, giáo sư sử học, Viện đại học Miami, tác giả cuốn “Chiến cuộc Việt nam của Nixon”.
Bà Sharon K.Fawcett, Trợ lý Văn khố trưởng Thư viện các Tổng thống Hoa kỳ là người điều hợp các cuộn băng ghi âm của các Tổng thống.
Theo ông Lê Dân, phóng viên đài RFA, có mặt trong buổi hội thảo đã viết bài tường thuật đăng trên website Ý kiến ngày 15-3-2006 , trích đoạn sau đây, chứng minh ông Kennedy không chủ trương giết ông Ngô đình Diệm:
Vụ giết anh em TT Ngô Đình Diệm
“Tuy nhiên phải khẳng định rằng Tổng thống Kennedy không hề muốn anh em ông Diệm bị giết. Ngày mùng 5 tháng Mười năm 1963, ông đã mạnh mẽ bác bỏ giả thuyết đó. Cuộc đảo chánh xảy ra vào mùng 1 tháng Mười Một và ít ngày sau đó, ông Diệm và ông Nhu bị giết chết.
Đoạn băng ghi âm hôm ấy tại văn phòng Bầu dục của tòa Bạch Ốc, Tổng thống Kennedy tự tay thực hiện để ghi lại những cảm nghĩ của ông về biến cố đó. Xin quý vị lưu ý là phẩm chất cuốn băng rất kém và ở đoạn giữa Tổng thống Kennedy bị con cái quấy rầy.
Tổng thống Kennedy nói rằng ông bàng hoàng về cái chết của ông Diệm và ông Nhu. Rằng ông mới gặp ông Diệm hồi năm trước và ông Diệm có một nhân cách nổi bật. Cái chết của hai ông thật là kinh khủng.”
Chúng ta thấy ở cưối bức điện văn quan trọng, dẫn chứng phía dưới, có 4 nhân vật ký tên, có thể là đã qua mặt ông Kennedy. Nhưng dù thế nào, là người đứng đầu, ông Kennedy vẫn phải chịu trách nhiệm về cái chết của ông Diệm, một đồng minh chống cộng sản của Hoa Kỳ.
Thành phần chủ chốt đảo chánh và giết Tổng thống Ngô đình Diệm và ông cố vấn Ngô đình Nhu như Dương văn Minh và Mai hữu Xuân đã chết. Tên đồ tể Nguyễn văn Nhung, người đã bắn và đâm xác hai ông Diệm và Nhu cũng đã chết trong phòng giam của Lữ đoàn nhảy dù năm 1964. Hắn chết bằng cách nào, treo cổ tự tử hay bị thanh toán bịt đầu mối, thì cũng đã chết. Thật đúng là “ác giả ác báo”. Và, ba tên ác ôn lãnh “ngàn năm bia miệng”, như câu đồng dao Việt nam:
Trăm năm bia đá thì mòn Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.
Trong bài viết của giáo sư Tôn thất Thiện, tựa đề ĐƯỜNG LỐI DIỆM NHU ĐƯỢC THỰC TẠI CHỨNG NGHIỆM LÀ ĐƯỜNG LỐI ĐÚNG, ông đã dẫn chứng bài viết của tiến sĩ Phạm văn Lưu hiện ở Úc:
....”Theo tài liệu của Bộ ngoại giao, do ông Phạm văn Lưu phanh phui, chính Cabot Lodge chủ trương sát hại hai ông Diệm Nhu. Vì hai ông này “cứng đầu”, nghĩa là hai ông này không chấp nhận cúi đầu ngoan ngoãn, Mỹ bảo gì làm nấy, quyết tâm bảo vệ chủ quyền và quốc thể của Việt nam. Vì vậy mà một số quan chức thực dân Mỹ (Harriman, Hilsman, Forrestal...) mưu giết hại hai ông, và với sự hợp tác của một số giới chức và chính khách Việt nam, họ đã thành công trong việc này, nghĩa là...tạo điều kiện cho Hoa Kỳ đặt quyền bảo hộ lên Việt nam và đưa Việt nam vào tay cộng sản khi quyền lợi riêng tư của họ được thoả mãn...”Còn tiếp ...
|
|
|
Post by Vĩnh Long on Jul 1, 2014 10:01:50 GMT 9
BẢN SAO ĐIỆN VĂN CỦA BỘ NGOẠI GIAO HOA KỲ GỬI ÔNG LODGE: Nội dung bức điện: “Rõ ràng là hoặc quân đội cho thiết quân luật hay ông Nhu lừa họ. Ông Nhu đã lợi dụng tình thế này để tấn công chùa chiền bằng cảnh sát và Lực lượng Đặc biệt của ông Tung, trung thành với ông ta (O Nhu), điều này làm thế giới và dân chúng cho là trách nhiệm của quân đôi. Cũng rõ ràng ông Nhu âm mưu nắm quyền chỉ huy. Chính phủ Hoa Kỳ không thể dung thứ về quyền hành nằm trong tay ông Nhu. Diệm phải được cho cơ hội để loại bỏ ông Nhu và phe cánh của ông ta và thay thế bằng những quân nhân ưu tú và các chính trị gia. Nếu, dù là chúng ta đã tận lực, Ông Diệm vẫn còn cứng đầu từ chối, lúc đó chúng ta phải đương đầu với khả năng là bản thân ông Diệm không thể tồn tại.” Bên trên và dưới bức điện ghi chú TOP SECRET có nghĩa là tuyệt mật. Và câu cuối ghi là Diem remains obdurate and refuses, then we must face the possibility that Diem himself cannot be preserved. Chữ này hiểu là KHÔNG ĐỂ TỒN TẠI, nói xa sôi là giết đi. Chữ nghĩa của ông Harriman có chủ đích, nôm na là giết, trừ khử, nếu nói theo “anh chị”. Tiếng Mỹ có chữ overthrow, là lật đổ, chữ replace là thay thế, nhưng ông Harriman không dùng, LẠI DÙNG CHỮ cannot be preserved. Thâm thật! (bức điện trên gồm 4 chữ ký : Ông Thứ trưởng ngoai giao Harriman, ông phụ tá Bộ trưởng ngoại giao Hilsman, ông cố vấn an ninh Forrestal, và ông Ball, Thứ trưởng ngoại giao) Về cuốn sách President Kennedy Profile of Power, của ký giả Richard Reeves, không những giúp cho người theo dõi thời cuộc biết thêm về sự thật cuộc đảo chánh 1-11-1963, mà còn cung cấp thêm dữ kiện cho những nhà viết sử, ghi lại những dòng chính xác hơn. Ông Richard Reeves viết :.. “Những điều mà Tổng thống Mỹ muốn là một cuộc đảo chánh có sự nhúng tay của Hoa Kỳ, mà lại có thể “ném đá dấu tay” và tin tức chuyển lẹ làng từng phút, về những người chủ mưu, đầy đủ , bảo đảm rằng họ có cơ hội thành công trong việc đẩy lui ông Diệm và ông Nhu.” Và, những dòng tiết lộ sau đây của Richard Reeves cho ta thấy rõ ý đồ của ông Kennedy, muốn đẩy lui ông Diệm, đồng thời cũng cho ta thấy được đám tướng tá làm đảo chánh đã nhận tiền của đại sứ Lodge : “ Diễn tiến công việc lộ ra ở các bức điện của CIA. Bức đầu tiên trong một loạt điện văn nhận được từ phòng theo dõi tình hình lúc 2 giờ 34 sáng.. Đây là một báo cáo bằng điện thoại gọi đến Tòa đại sứ Mỹ của Đại tá tình báo Lucien Conein. Ông ta gọi bằng đường giây đăc biệt, mắc một ngày trước, tại bộ chỉ huy cuộc đảo chánh ở câu lạc bộ sĩ quan miền Nam Việt nam, nơi mà ông Conein đã đến và đem theo 42,000 usd, là tiền của Tòa đại sứ, để phân phát cho gia đình sĩ quan, nếu cuộc đảo chánh thất bại.” Lịch sử đã lật trang, bọn côn đồ theo chủ nghĩa không tưởng cộng sản, đầy tớ mồ ma cộng sản Liên xô, đã xâm chiếm miền Nam 30-4-1975. Nhân dân miền Nam từ 30- 4- 1975 đã bị kìm kẹp, mất hết tự do, đời sống đói khổ, phải ăn độn khoai mì, bo bo trong 2, 3 năm như thế nào thì- trừ những tên mù bám đít cộng sản , kể cả loại trí thức theo đít cộng sản ở trong và ngoài nước- ai cũng biết rồi. Trên 1 triệu người ghê tởm, chán ghét hoặc sợ hãi bọn quỉ đội lốt người Việt cộng, bỏ cửa nhà cơ nghiệp ra đi, bất chấp hiểm nguy trên đường vượt đại dương mênh mông trong những chiếc thuyền ọp ẹp, hoặc băng rừng lội suối qua ngả Cambodia, Thailand, để tìm tự do, đã nói lên cái chế độ đó khốn nạn tồi tệ như thế nào. Miền Nam Việt nam mất, khởi đầu từ sự sai lầm trong đường lối lãnh đạo của Tồng thống Kennedy: lật ông Diệm, đưa đến việc ông Diệm bị giết, giao quyền cho nhóm tướng lãnh bất tài, để rồi miền Nam Việt nam mất vào tay cộng sản. Nhưng trận chiến cuối cùng chưa kết thúc. Ngày 31 tháng 12 năm 1991, không phải chỉ nước Nga, không phải chỉ 46 nước châu Âu, mà cả thế giới đều vui mừng vì khối quốc tế cộng sản tan rã. Sắt máu nhất của khối này là chủ tịch nước Lỗ, Ceaucescu, đã bị dân Lỗ giêt chết năm 1989. Nhóm chóp bu Việt cộng ngơ ngác như gà phải cáo, vì mất chỗ dựa. Và, sự cáo chung của chế độ cộng sản Việt nam đang lóe lên những tín hiệu đáng mừng : phong trào dân chủ trong nước càng ngày càng cho chúng ta thêm tin tưởng, với sự trợ lực của phong trào dân chủ ở nước ngoài được phổ biến mau chóng nhờ tiến bộ thông tin, mà từ mấy chục năm nay bọn cộng sản Việt nam luôn luôn muốn bưng bít, bây giờ đã không còn đủ sức bưng bít sự thật được nữa. Chúng ta mỗi người góp một tay, nhất là những người phải tị nạn Cộng Sản ra nước ngoài sinh sống, ủng hộ phong trào dân chủ trong nước để sớm đạt được thắng lợi cuối cùng. Vào năm 1975, trước ngày quốc tế cộng sản tan rã 16 năm, tướng độc nhãn Do Thái, Moshe Dayan, người đã chiến thắng trong trận đánh sa mạc Sinai của Ai cập trong vòng 48 giờ năm 1967, ông tuyên bố : “ Chủ nghĩa cộng sản như con ký sinh trùng, khi ra ánh sáng mặt trời sẽ chết .” 16 năm sau, lời tuyên bố đáng ghi nhớ này trở thành sự thực : chủ nghĩa cộng sản không tưởng, dã man , tàn bạo đã tan rã cuối năm 1991. Phe dân chủ tự do, do Hoa Kỳ lãnh đạo đã đại thắng. Và, ngày 25-1-2006 tại Strasbourg,Pháp, Quốc hội Châu Âu bỏ phiếu với đa số chấp thuận (99 phiếu thuận, 42 phiếu chống) đã thông qua Nghị quyết 1481, lên án chủ nghiã cộng sản là chủ nghĩa tàn ác, vi phạm nhân quyền. Điều đáng nói là Nghị quyết này đưa ra đúng một tuần trước ngày bọn cộng sản Việt nam kỷ niệm ngày thành lập đảng. Mời quí vi đọc phần trích dưới đây của ông Trần gia Phụng: Vấn đề đầu tiên đáng chú ý là hiện nay không còn nước nào theo chế độ toàn trị cộng sản ở Âu Châu,...nhưng tại sao Quốc hội Âu Châu lại lên án chủ nghĩa và chế độ cộng sản? Có thể có hai khả năng: Hoặc Quốc hội Âu Châu lo ngại và muốn chận đứng chế độ toàn trị cộng sản sẽ tái sinh ở một số nước Đông Âu vì những khó khăn kinh tế và do những tổ chức hậu cộng sản đang hoạt động mạnh ở Đông Âu? Hoặc Quốc hội Âu Châu muốn tiếp tay với Hoa Kỳ trong phong trào dân chủ hóa toàn cầu, giải thể các chế độ cộng sản còn lại trên thế giới? Điều 2 của nghị quyết viết: "Những chế độ toàn trị cộng sản từng cai trị ở Trung và Đông Âu trong thế kỷ qua, và hiện vẫn còn cầm quyền ở vài nước trên thế giới, tất cả (không ngoại trừ) biểu thị chân tướng của sự vi phạm nhân quyền tập thể. Những vi phạm nầy khác nhau tùy theo nền văn hóa, quốc gia và giai đoạn lịch sử, bao gồm cả những cuộc ám sát và xử tử cá nhân hay tập thể, gây chết chóc trong các trại tập trung, cho chết dần, đày ải, tra tấn, nô lệ lao động, và những hình thức khác về khủng bố thể xác tập thể, ngược đãi vì chủng tộc hay tôn giáo, vi phạm các quyền tự do lương tâm, tư tưởng và phát biểu, tự do báo chí và cả không đa nguyên chính trị." Nguyên văn: The totalitarian communist regimes which ruled in Central and Eastern Europe in the last century, and which are still in power in several countries in the world, have been, without exception, characterised by massive violations of human rights. The violations have differed depending on the culture, country and the historical period and have included individual and collective assassinations and executions, death in concentration camps, starvation, deportations, torture, slave labour and other forms of mass physical terror, persecution on ethnic or religious base, violation of freedom of conscience, thought and expression, of freedom of press, and also lack of political pluralism. Công đầu trong thắng lợi cuối cùng của cuộc chiến giữa tự do và cộng sản kéo dài phải kể đến cố Tổng thống Richard Nixon, cố Tổng thống Ronald Reagan và người đàn bà thép, Magaret(Hilda) Thatcher, cựu Thủ tướng Anh quốc. Cũng không thể không thêm 2 người: Ông Lech Walesa Chủ tịch Công đoàn Đoàn kết Ba Lan và Tổng thống đầu tiên của nước Nga, ông Boris Yelsin. Đánh giá về nền Đệ nhất Cộng hòa và bản thân ông Diệm, ta có thể nhận xét: VỀ KHUYẾT ĐIỂM Ông Diệm sanh trưởng trong một gia đình quan lại, bản thân có học thức cao về hán tự, chịu ảnh hưởng sâu xa về đạo đức Khổng Mạnh. Ông là một nhà yêu nước bảo thủ. Trong giai đoạn 9 năm cầm quyền, ông đã phạm sai lầm trong vấn đề tôn giáo, coi trọng Công giáo hơn các tôn giáo khác như Phật giáo, Cao đài, Hòa hảo. Phía Phật giáo vì tổ chức lỏng lẻo, để Việt cộng lợi dụng, cài bọn tôn giáo vận, cạo trọc đầu đội lốt sư sãi để gây rối. Những người dân theo đạo Phật bình thường đã bị xúc động trong một vài diễn biến do chính quyền ông Diệm gây ra, nên ngả về phía Phật giáo chống lại chính phủ. Những tên tuổi như Trí Quang, Đôn Hậu, Trí Thủ, Huỳnh Liên, Thích minh Châu, chỉ sau 30-4-1975 mới hiện nguyên hình là cộng sản. Không phải riêng Phật giáo, mà phía Công giáo, bọn Việt cộng cũng cài người vào để phá hoại , gây chia rẽ tôn giáo và chống phá chính quyền. Mời bạn đọc theo dõi phần trích đăng bài viết NHỮNG SỰ KIỆN LỊCH SỬ CÒN BỎ SÓT của bác sĩ Lê văn Sắc: “....Bên Công giáo thì ngoài công khai là các linh mục Chân Tín, Nguyễn ngọc Lan, Phan khắc Từ, Trương bá Cẩn, còn trong bí mật, hoạt động tình báo và dùng báo chí chia rẽ lực lượng quốc dân như LM Nguyễn quang Lãm, bên Phật giáo thì có TT Thích minh Châu, viện trưởng Viện Đại học Vạn hạnh, sau này công khai lãnh đạo Giáo hội Phật giáo quốc doanh và làm đại biểu quốc hội của Việt cộng và nhiều người khác. Có một số người không phải Việt cộng nằm vùng, nhưng cứ chống phá chính quyền, vô tình làm lợi cho Việt cộng, đi đúng vào đường hướng khích động, điều hợp, góp phần không nhỏ vào việc làm mất nước vào tay cộng sản sau này, như Linh mục Trần hữu Thanh, và một số nhà sư... ....Vào giai đoạn đó, hai tờ báo Công giáo, Xây dựng và Hòa bình, dùng sa luân chiến để đánh phá, hóa giải lực lượng chống cộng ở miền Nam : Tờ Xây dựng dùng bộ áo Công giáo của một nhà tu (nhưng chỉ là một cán bộ Việt cộng nằm vùng không hơn không kém, ký bút hiệu Thiên Hổ, Cọp Nhà Trời, một bút hiệu chẳng hiền lành, có vẻ tu hành chút nào) để bên ngoài làm bộ chống cộng quá khích, chửi cộng sản dữ dội để lấy lòng những người Công giáo, những người Phật giáo và những người thuộc các tôn giáo khác vốn chống cộng tích cực, và nhất là chính quyền. Lấy lòng tin để xâm nhập, lượm lặt tin tức tình báo, mặt khác lại chửi bới Phật giáo ròng rã bao năm để đào hố chia rẽ giữa người Phật giáo và Công giáo, làm tan nát tiềm năng chống cộng của nhân dân miền Nam...” Việt cộng cài cán bộ vào 2 tôn giáo lớn là Phật giáo và Công giáo để kích động gây chia rẽ giữa tôn giáo với tôn giáo và tôn giáo với chính quyền. Việc Lực lượng Đặc biệt bố ráp chùa Xá Lợi và việc bắt hạ cờ Phật Giáo tại Huế đã giúp cơ hội cho Việt cộng kích động, tuyên truyền chống chính phủ. Trong khi hai tờ nhật báo Xây Dựng và Hòa Bình của bên Công giáo cũng như các Linh mục Quang Lãm, Phan Khắc Từ, Trương bá Cẩn...một mặt đả kích chính phủ, mặt khác lại đả kích Phật giáo thì chính quyền lại không có một biện pháp giải quyết, gây cho Phật giáo càng bất mãn chế độ, cho rằng chính quyền bao che Công giáo. Cho đến khi Hòa thượng Quảng Đức tự thiêu tại ngã tư đường Lê văn Duyệt và Phan đình Phùng thì uy tín TT Diệm không những bị giảm sút ở trong nước mà kể cả ngoài nước, nhất là Hoa Kỳ. Sau này, nền Đệ nhị Cộng hòa, do các Linh mục giới thiệu, nên 2 tên trùm gián điệp Việt cộng đã chui vào chính quyền, làm cố vấn cho ông Thiệu. Đó là Huỳnh văn Trọng và Vũ ngọc Nhạ. Sau 30-4-1975, tờ nhật báo Saigon Giải phóng của Việt cộng đã viết bài ca tụng Vũ ngọc Nhạ và nói rõ cấp bậc hắn là thiếu tướng tình báo của chúng. Chẳng biết vị linh mục giới thiệu 2 tên cán bộ tình báo Việt cộng cho ông Thiệu, là Huỳnh văn Trọng và Vũ ngọc Nhạ, sau tháng tư đen, có quì trước tượng Chúa Jesus để xin rửa tội, vì đã góp tay với Việt cộng làm điêu đứng cho nhân dân miền Nam Việt nam tự do? Cabot Lodge, cũng như nhóm tướng tá làm đảo chánh, không nhận ra Việt cộng cài người vào các tôn giáo để phá hoại, lật và giết chết TT Diệm, chính thị là tiếp tay cho Việt cộng, dù vô tình hay cố ý. Một khuyết điểm khác, ông Diệm thiếu cương quyết, đặt quá nặng tình huynh đệ, nên để cho ông Cẩn và bà Nhu, nhất là ông Cẩn, làm nhiều việc không lợi cho chế độ, dù sau khi ông Cẩn bị bắt, nhóm Minh Xuân đã cố truy tìm tài sản của ông Cẩn, cũng không tìm ra ông Cẩn có một tài sản nào. Ngoài ra còn tin đồn trong nhà ông Cẩn có hầm chứa vũ khí và xác người, nhưng khi Dương hiếu Nghĩa, tay chân của Minh, cho lục xét thì không thấy một hầm vũ khí hay xác người như tin đồn. Vậy tin đồn này từ đâu ra, nếu không phải là Việt cộng phao lên để kích động dân chúng, nhất là Phật tử? Trong phạm vi gia đình, bản thân ông Cẩn là người hiếu thảo, nhưng không phải là người hoạt động chính trị, lại ưa nịnh, nên để cho bọn đàn em khuấy động. Những năm cuối đời ông Diệm, việc bổ nhiệm các chức vụ Quận trưởng, Tỉnh trưởng miền Trung phải “hỏi qua cậu” là điều thật nghịch lý. Điều này làm giảm uy tín trong đường lối cai trị của ông Diệm. Ngoài ra ông Cẩn còn tổ chức Cần lao nhân vị miền Trung để phân biệt với đảng Cần lao nhân vị ở miền Nam của ông Ngô đình Nhu, gây chia rẽ trong guồng máy chính quyền và là sơ hở lớn để Việt công lợi dụng, tuyên truyền dân chúng oán ghét TT Diệm. Tổ chức Đảng để có hậu thuẫn là điều cần thiết, nhưng phát triển Đảng Cần lao nhân vị trong quân đội lại gây mầm bất mãn trong hàng ngũ quân nhân, nhất là sĩ quan. Nhưng khuyết điểm lớn nhất của ông Diệm là cả tin trong việc dùng người. Vì phong cách quan lại nên ông dễ nghe ton hót “cụ cụ, con con” và nhận con nuôi, để sau này giết bố (!). Tôn thất Đính và Đỗ Mậu là 2 dẫn chứng cụ thể. Những năm sau này, nhất là sau tháng tư đen, dân chúng lầm than, những người đã từng sống qua các giai đoạn, từ thời kỳ thực dân Pháp cai tri, rồi qua quân đội Nhật, đến Đệ nhất Cộng hòa, Đệ nhị Cộng hòa và kế tiếp dưới sự cai trị sắt máu của cộng sản, nhiều người dân miền Nam tỏ ra luyến tiếc Tổng thống Ngô đình Diệm. KHÓ KHĂN CỦA CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM CỘNG HÒA Miền Nam được viện trợ quân sự và kinh tế bởi Hoa Kỳ. Nhưng Tổng thống John Fitzgerald Kennedy của Hoa Kỳ muốn miền Nam Việt Nam có một Tổng thống phải biết nghe lời, nên đã chủ trương sắp đặt cuộc đảo chánh 1963, chỉ vì ông Diệm không đồng ý cho đưa quân chiến đấu Mỹ trực tiếp tham chiến ở Việt nam. Chủ trương của cố Tổng thống Kennedy cho đám tướng tá ham quyền, ham tiền, làm đảo chánh Tổng thống Ngô đình Diệm, như dẫn chứng trong bài của ký giả Richard Reeves, trích trong cuốn President Kennedy: Profile of Power ở phần trên. Trong giai đoạn 21 năm, từ ngày Tổng thống Ngô đình Diệm chấp chánh 1954, đến ngày Saigon rơi vào tay cộng sản 30-4-1975, Việt cộng theo lệnh quan thầy Liên xô và Trung cộng- lúc đó Liên xô chưa tan rã- xâm lăng miền Nam Việt nam, Cambodia và Lào. VỀ CHÍNH TRỊ- Theo hiệp định Geneve 20-7-1954, ngày chia đôi đất nước, Việt cộng phải rút hết quân và cán bộ về Bắc. Hạn chót là 5- 5- 1955. Phía quốc gia rút hết quân, cũng như những người dân di cư lánh nạn cộng sản, tìm tự do vào Nam ở điểm tập trung chót là Hải phòng cùng ngày. Nhưng cáo Hồ đã để lại cán bộ ở miền Nam nằm vùng, nhất là các vùng quê. Đến ngày 20-12-1960, chúng lập ra mặt trận bù nhìn Giải phóng miền Nam, mục đích đưa quân chính quy vào miền Nam dưới lốt quân của mặt trận bù nhìn. Nhóm lãnh đạo đầu sỏ của mặt trận này là Nguyễn chí Thanh, Lê Duẩn, Phạm Hùng, Võ văn Kiệt, và một số trí thức ngu muội của miền Nam như Nguyễn hữu Thọ, Dương quỳnh Hoa, Trương như Tảng, Huỳnh tấn Phát. Mặt trận bù nhìn hết sài và bị giải tán 1976. Trương như Tảng sáng mắt nên chạy trốn Việt cộng qua Pháp. Trong sách lược tuyên truyền của Việt cộng có 2 giai đoạn. Giai đoạn Đệ nhất cộng hòa chúng rất nể sợ ông Diệm, nên quyết tâm hạ bệ, bằng cách xúi giục dân chúng chống lại ông Diệm, qui lỗi cho ông áp dụng gia đình trị. Ngoài ra chúng cho cán bộ tôn giáo vận cạo trọc đầu, mặc áo vàng, đội lốt sư là Trí Quang, Trí Thủ, Đôn Hậu, Minh Châu, Huỳnh Liên cùng với mấy thầy tu mặc áo thụng đen, nhưng lại làm cán bộ công sản như Nguyễn quang Lãm, Nguyễn ngọc Lan, Trương bá Cẩn, đẩy mạnh chiến dịch quấy phá ông Diệm. Nguyễn ngọc Lan đã một lần vào bưng gặp Phạm Hùng. Phương cách này của chúng không thành công, nếu không có ông khờ Cabot Lodge, làm Đại sứ ở một vùng tiền đồn chống cộng mà không nhìn ra được các vụ lộn xộn Phật giáo là do sự xúi giục của bọn cộng sản Bắc Việt, nên đã báo cáo sai lầm cho Tổng thống Kennedy, để ông Kennedy quyết định lật ông Diệm. Giai đoạn sau 1-11-1963, khi ông Kennedy thỏa mãn được ý đồ lật và giết ông Diệm, đưa quân Mỹ trực tiếp tham chiến, thì Việt cộng xoay qua kích động lòng yêu nước của dân, trong chiến dịch tuyên truyền “chống Mỹ cứu nước”. Thật ra , trong mục tiêu chống cộng, Mỹ đã đổ ra 3,000 tỷ đô la và hơn 50,000 mạng sống binh sĩ Mỹ vào chiến trường Việt nam, chỉ để chặn làn sóng đỏ loang dần từ Bắc Á xuống Đông nam Á, không bòn rút gì tài nguyên của Việt nam. Trong khi đó, Việt cộng lãnh súng đạn, lương thực từ Liên sô và Trung cộng, sau 30-4-1975, đã phải trả khoản nợ chiến tranh bằng gỗ, cao su, cà phê và các tài nguyên khác, qua 30 năm mà vẫn chưa hết nợ. Và, năm 1958, Phạm văn Đồng đã ký dâng đảo Hoàng sa cho Trung cộng, rồi năm 1999, Lê khả Phiêu cùng bè lũ Đỗ Mười, Lê đức Anh, Nông đức Mạnh tiếp tục ký dâng đất biên giới phía bắc và vùng biển, cũng để trả nợ chiến tranh. Chua sót nhất là vụ mất Thác bản Giốc. Trung cộng chiếm đuợc vùng đất này, đã lập ra điểm du lịch và Toà Đại sứ Tàu cộng đã ép phái đoàn báo chí Việt cộng tham dự lễ khánh thành. Bọn bộ chính trị Việt gian cộng sản mặt dày, không biết nhục. Đã thế bọn chúng còn nhốt tù ký giả Điếu Cày vì đã viết một bài về cuộc hành trình tham dự lễ khánh thành. VỀ QUÂN SỰ- Cộng sản Hanoi đã đưa quân Bắc Việt vào Nam theo đường mòn Hồ chí Minh từ 1956. Trận đánh vào Hậu cứ Trung đoàn bộ binh gần tỉnh lỵ Tây ninh tháng 12 năm 1960, mở đầu cho ý đồ xâm lăng của cộng sản Bắc Việt....Từ 1963, chúng ào ạt đưa quân chính qui vào Nam và khai diễn trận Đồng xoài 1965 ở cấp sư đoàn. Do chuyên nghề bịp bợm và không có tự do truyền thông, chúng tuyên truyền ở miền Bắc rằng, miền Nam bị Mỹ cai trị, Mỹ bóc lột nên dân đói khổ. Hạt gạo miền Bắc phải cắn làm 3 (!), một phần để nuôi dân miền Bắc, một phần để giúp dân miền Nam, một phần để nuôi bộ đội giải phóng(!)(!). Vì trong bức màn sắt, Việt cộng bưng bít tin tức, nên chúng nói dơi nói chuột dân cũng nghe. Chúng nói láo rằng Mỹ bóc lột nên dân Saigon không có gạo ăn. Khi bộ đội, cán bộ và dân chúng miền Bắc vào Saigon, thấy đời sống dân miền Nam cao gấp mấy chục lần đời sống dân chúng miền Bắc vào thời điểm này, bộ đội, cán bộ cũng như dân miền Bắc mới biết mình bị đánh lừa. Tên chúa bịp là Hồ chí Minh, viết sách tự ca tụng mình, lấy tên là Trần dân Tiên, cho nên đám con cháu trong bộ chính trị theo gương bịp của Cáo mà đánh lừa dân chúng. Quân, cán và dân miền Bắc vào Saigon đã choáng ngợp trước các tiện nghi, từ nhà ở đến vật dụng tiêu dùng thường ngày của người dân. Nói ra thật tội nghiệp, phụ nữ không biết băng vệ sinh là gì vì chưa bao giờ nhìn thấy. Có người đã đem quần áo vào bồn cầu tiêu (sink) để giặt. Chợ trời Huỳnh thúc Kháng được hình thành từ sau 30-4-1975. Các loại hàng hóa nhiều nhất là Radio, Cassette, giàn âm thanh, máy chụp hình, quạt máy, tủ lạnh, cho đến những thứ nhỏ nhất như kim chỉ được bày bán ở bờ lề đường. Khách hàng của chợ không chỉ là người miền Bắc mà còn cả những người Đông Âu, phần lớn là Liên xô. Để chỉ trích chế độ cộng sản , trí thức miền Bắc đặt ra câu ví : “Ba năm đi Nga không bằng một năm đi Đức. Một năm đi Đức không bằng một lúc ở Saigon.” Trước tháng tư năm 1975, dân miền Bắc được xuất ngoại đi Liên xô, hay Đông Đức là phải có thần thế lắm, và hầu hết họ thường mua vật dụng ở những nước này đem về bán lấy lời để tăng nguồn lợi gia đình. Đông Đức là nước khá nhất trong các nước theo chủ nghĩa cộng sản. Khi vào Saigon, họ nhìn thấy mọi thứ ở Saigon, không những hơn Nga mà còn hơn cả Đông Đức nữa. Niềm tin vào đảng cộng sản của dân miền Bắc phai lạt dần kể từ ngày đó. Ý thức hệ cộng sản suy sụp ngay trong hàng ngũ cán bộ cũng từ ngày này. Bức màn sắt được vén lên, không chỉ cán bộ, bộ đội trở về miền Bắc kể về đời sống nhân dân miền Nam, so với miền Bắc cao hơn gấp nhiều lần, mà nó còn chọc thủng mạng lưới tuyên truyền láo khoét của cộng sản bằng hàng trăm ngàn chiếc “đài” nhỏ bằng, hay nhỏ hơn cuốn tập, mà dân miền Bắc chưa được nhìn thấy kể từ trước 1945. Sau khi chiếm Saigon, bộ đội, cán bộ và dân chúng đều tìm mua những chiếc Radio nhỏ đem về miền Bắc làm quà cho gia đình. Cũng do những chiếc radio này, dân miền Bắc được biết tình hình thế giới qua đài VOA và BBC vào mỗi buổi tối, nhất là vào giai đoạn Trung cộng “dạy cho Việt nam một bài học” năm 1979, sự sụp đổ của bức tường Bá Linh 9-11-1989 và sự tan rã của khối cộng sản 31-12-năm 1991. Ông Diệm chết, sau một thời gian tướng tá giành quyền, đưa đến việc ông Thiệu chụp cơ hội nắm địa vị cao. Ông Thiệu đã độc diễn, tham nhũng lại kém tài. Trong khi đó, Tổng thống tích cực chống cộng nhất của Hoa Kỳ là cố Tổng thống Richard Nixon phải từ giã Tòa Bạch ốc ngày 9-8-1974 trong nửa nhiệm kỳ 2, vì vụ Watergate. Người kế nhiệm là Phó Tổng thống Ford, một vị Phó Tổng thống yếu kém nhất trong các Phó Tổng thống Mỹ, đã quay lưng khi Việt nam Cộng hòa mất vào tay cộng sản. Bước ngoặt của sử Việt báo trước từ những năm đầu thập kỷ 1970. Vào giai đoạn này, quốc tế cộng sản đang lan rộng. Thầy của cáo là Brezhnev không ngừng đổ vũ khí và cố vấn vào miền Bắc, để đẩy mạnh cuộc xâm lăng miền Nam, hòng nhuộm đỏ vùng Đông nam Á. Trong khi đó, nước đồng minh chủ yếu của miền Nam là Hoa Kỳ lại gặp thời kỳ khủng hoảng chính trị nội bộ, mà miền Nam lại lãnh đạo bởi một người yếu kém, Miền Nam mất là điều khó tránh. BƯỚC NGOẶT CHO SỬ VIỆT: Lúc này, phong trào chống chiến tranh lan rộng trong dân chúng Mỹ- có sự xúi giục của bộ máy tuyên truyền Liên xô- phe dân chủ trong lưỡng viện quốc hội Mỹ gây khó khăn cho Tổng thống Richard Nixon, đảng Cộng Hoà. Tình hình đang khó khăn thì Phó Tổng thống Siro Agnew, cùng liên danh với ông Nixon, bị qui tội trốn thuế tại tòa án Baltimore. Ông yêu cầu miễn tranh cãi và xin từ chức. Ông tuyên bố rằng làm như vậy để tránh một cuộc tranh đấu phân hóa tại tòa án. Ông Gerald Ford được bổ nhiệm làm Phó Tổng thống theo hiến pháp Hoa Kỳ (không do dân bầu). Ông Ford nguyên là dân biểu Hạ viện từ 1948, đơn vị Grand Rapids, một trong nhiều đơn vị bầu cử của Tiểu bang Michigan. Trong 25 năm làm dân biểu, thì 10 năm ông là người lãnh đạo khối thiểu số ở Hạ viện.. Phiếu bầu cho ông vào Hạ viện trong một khu-bầu-cử rất khiêm tốn, chứng tỏ ông không được dân ủng hộ mạnh mẽ, và cũng cho ta thấy khả năng lèo lái quốc gia Hoa kỳ, khả năng lèo lái phe tự do dân chủ, đối đầu với cộng sản của ông rất giới hạn, nếu không muốn nói là yếu kém. Nhưng điều 2 của tu chính án 25 của Hiến pháp Hoa Kỳ đã qui đinh, khi ghế Phó Tổng thống dân cử bỏ trống, Tổng thống sẽ bổ nhiệm một Phó Tổng thống. Ông này nhận nhiệm vụ khi được đa số lưỡng viện quốc hội đồng ý. Chức vụ của ông Agnew được ông Ford thay thế. Theo hiến pháp Hoa Kỳ, mỗi tiểu bang có 2 Nghị sĩ, do dân trong tiểu bang bầu ra, nhiệm kỳ 6 năm, không kể dân số trong tiểu bang nhiều hay ít. Dân biểu Hạ viện nhiệm kỳ 2 năm, do dân trong khu vực bầu cử bầu ra: 50,000 cử tri là một dân biểu. Tiểu bang nào dân số đông thì Tiểu bang đó nhiều dân biểu. Ông Ford chỉ được cử tri trong đơn vị Grand Rapids bang Michigan bầu. Michigan có dân số trên 10 triệu. Tiếp đó, vụ cài máy nghe lén ở trụ sở đảng Dân chủ bung ra, đưa đến sự từ chức của ông Richard Nixon vào ngày 9- 8-1974, thì vị-Phó-Tổng-thống-không-được–dân- bầu là Gerald Ford, theo hiến pháp Hoa Kỳ, trở thành vị Tổng-thống-không-được-toàn -dân- bầu. Chuyện hy hữu trong lịch sử Hoa Kỳ. Phía Việt cộng, theo lệnh của quan thầy Liên xô, trắc nghiệm khả năng của ông Ford bằng trận đánh Phước Long, trong khi ông độc diễn học làm chính trị lại không học được chút gì của cố Tổng thống Tưởng giới Thạch năm 1949, thua cộng sản ở đại lục, rút ra cố thủ Đài loan, trong đó có cả tiểu đảo Kim môn, Mả tổ, chỉ cách bờ biển Hoa lục tầm bắn đại bác 105 mm, khoảng 11km, mà những năm 1958-1959, Trung cộng đã cho bắn đại bác hàng ngàn trái mỗi ngày ra hai tiểu đảo này. Cho tới nay, Đài loan vẫn vững về quân sự, có phản lực cơ F 16, có tầu ngầm và có cả giàn hỏa tiễn phòng không Patriot, một loại hỏa tiễn bắn hỏa tiễn, được dùng trong chiến tranh vùng vịnh Ba tư 1990, chặn hỏa tiễn SAM của Sadam bắn qua Saudi Arabia. Về chính trị, Đài loan dù bị Hoa Lục hù dọa bằng những cuộc tập trận trên eo biển Đài loan , có kỳ kéo dài một tháng, bắn nhiều hỏa tiễn tầm xa quanh Đài loan, họ vẫn thực hiện thành công cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên ngày 26- 3- 1996. Vị Tổng thống đầu tiên do dân Đài loan bầu là Lý đăng Huy. Về kinh tế, Đài loan đã trở thành con rồng châu Á với mức bình quân một đầu người( income per capita) là 16,208usd và tỗng sản lượng quốc dân-(gross national product) bằng với lục địa Trung quốc, theo thống kê 1995 của Liên hiệp quốc, so sánh số dân 18 triệu với 1 tỷ 2. Ngày tan rã của quốc tế cộng sản 31- 12-1991 là ngày nhân dân thế giới vui mừng. Nhưng đối với người Việt lại có suy nghĩ khác nhau. Đại đa số trong 2 triệu đảng viên cộng sản, không nói ra, nhưng trong lòng họ cũng đã thấy ra được lý thuyết của chủ nghĩa cộng sản mà họ theo đuổi là không tưởng và tàn ác. Trừ một số nhỏ có quyền hành bổng lộc thì thất vọng, cố bám víu để duy trì cai trị, để vơ vét chuyến tàu chót, và cũng là để duy trì mạng sống; còn phần rất đông đảo thì đã mất niềm tin, nhưng vì sợ sệt nên im lặng chờ đợi từng ngày chủ nghĩa cộng sản tàn lụi ở Việt nam. Đối với người Việt tự do, và những người cộng sản đã thức tỉnh như cố Trung tướng Trần Độ, các ông Nguyễn Hộ, Đỗ trung Hiếu, Hoàng minh Chính, Đỗ quế Dương, Trần Khuê, Bùi Tín, Vũ thư Hiên, Hoàng Tiến, Dương thu Hương, Hà sĩ Phu, Nguyễn thanh Giang, Lê Nhân, Lê hồng Hà, Nguyễn khắc Toàn, Bùi minh Quốc, Trần mạnh Hảo, Vũ cao Quận, Trần anh Kim và vố số những người khác có một thời gian đã lầm đường theo cộng sản, nay đã bừng tỉnh, đều hân hoan vui mừng và càng ngày càng cố gắng tranh đấu để sớm đẩy lui bọn quỉ đỏ Việt cộng, đưa Việt nam tới con đường dân chủ, ngõ hầu nhân dân Việt nam không những chỉ ấm no hạnh phúc hơn, mà còn được hưởng sự tự do mọi mặt từ ngôn luận, di trú, bầu cử, ứng cử, tín ngưỡng v..v.. Không những thế, Việt nam độc lập tự do thật sự thì bọn bành trướng Bắc kinh không thể gặm dần đất và biển của Việt nam. Trung cộng chỉ có thể đòi nợ chính phủ cộng sản Việt nam, do đảng công sản Việt nam vay để mua vũ khí lương thực trong thời kỳ chống Pháp và xâm chíêm miền nam. Trung cộng không thể nào đòi nợ một chính phủ độc lập, dân chủ, đa đảng của Việt nam. Thế nước đã rất rõ ràng, chỉ có bọn ngu muội ù lì Nông đức Mạnh, Nguyễn minh Triêt, Nguyễn tấn Dũng và đám bộ chính trị hiện nay, chỉ vì quyền lợi cá nhân, không nghĩ đến đời sống của đại đa số dân nghèo, không nghĩ đến sự toàn vẹn lãnh thổ mà ông cha ta đã dày công mở mang, xây dựng, đang tâm bán đất và biển cho Tàu cộng. Ngoài ra, như dẫn chứng ở phần trên, ngày 26-1-2006, 46 nước thuộc châu Âu đã lên án chủ nghĩa cộng sản. Nghị quyết 1481 được đại đa số đại biểu của 46 quốc gia châu Âu thông qua, coi chủ nghĩa cộng sản là tàn bạo, khát máu, vi phạm nhân quyền hơn cả Đức quốc xã của Hitler. Thuyết của Marx là một chủ thuyết không tưởng. Hồ chí Minh đem thuyết này về Việt nam để đánh lừa dân Việt. Đối với dân ít học, Hồ dụ khị TIẾN TỚI THẾ GIỚI ĐẠI ĐỒNG, có nghĩa là, sau này chủ nghĩa cộng sản sẽ đưa thế giới đến đại đồng: LÀM THEO NĂNG LỰC, HƯỞNG THEO NHU CẦU (!) (!). Hiểu nôm na là MUỐN GÌ CÓ NẤY. Nói rõ hơn là, mỗi người là một Tề thiên đại thánh, có 72 phép biến, quay tay là có nhà, búng một ngón tay là có máy bay, xe hơi(!). Cho tới giờ phút này, tôi không tin rằng ngay cả những Mạnh ,Triết, Dũng... hay cả những anh đã về vườn như Anh, Mười, Phiêu tin vào CÁC THỤ SỞ NHU. Nhưng bọn chúng bám vào thuyết Marx nhằm đánh lừa cấp dưới để cai trị, để vơ vét và để tránh bị giết như Ceausescu, Romania, một tên độc tài khét tiếng sắt máu, theo chủ nghĩa cộng sản, bị dân chúng nổi lên giết chết năm 1989. Và, một tên khác là Erich Honecker Bí thư cộng sản Đông Đức, cũng là tên khát máu ra lệnh “shoot to die” (bắn chết bỏ) những người trốn qua Tây Bá Linh bằng cách vựợt bức tường Bá Linh. Hắn phải chạy trốn vào bệnh viện Hồng quân Liên xô ở Đông Bá Linh lánh nạn và được đưa qua Liên xô. Vài tháng sau, Liên xô tan rã, Honecker được giải giao về Đức và bị ra Tòa. Khi xử án, tòa nhân đạo tha cho hắn vì hắn bị ung thư cuống họng thời kỳ cuối. Hắn đã xin qua sống ở Chile và chết sau đó hơn một năm, kết thúc cuộc đời của một tên cộng sản gian ác. Những tên chóp bu của cộng đảng Việt Nam hiện nay nhìn lại gương này cũng không ít thấp thỏm lo lắng cho số phận bản thân. Mới đây, Lê hồng Hà, từng làm Chánh văn phòng của Bộ công an, đã trả lời phỏng vấn của Đinh quang anh Thái, phóng viên của báo Việt Tide, được đăng trên website Danchimviet ngày 8-2-06 : “Và sau 30 năm thì tôi có nhận định là, dân trong quá trình đó đã và đang thắng. Và đảng cộng sản đang thua. Dân đã thắng trên kinh tế và trên mặt tư tưởng, nhưng dân chưa thắng trên mặt chính trị. Nói dân thắng trên mặt kinh tế tức là thế nào? Tức là đảng thì muốn công hữu hóa để xóa tư hữu; nhưng dân không chịu. Đảng muốn tiến hành điều gọi là “xóa giai cấp bóc lột, xóa công thương nghiệp tư bản tư doanh; nhưng dân không chịu. Đảng muốn xóa kinh tế thị trường, để thiết lập nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung; nhưng dân không chịu. Và sau 30 năm thì phải nói rằng là dân đã phá tan cái hệ thống hợp tác xã, đã đánh lùi cái kinh tế quốc doanh và ngày càng đẩy kinh tế quốc doanh tới chỗ phải cổ phần hóa, phải khôi phục cơ chế kinh tế thị trường, rồi từng bước xóa bỏ chính sách kinh tế bao cấp, kế hoạch hóa tập trung. Như thế rõ ràng là dân thắng.” Trong phần trả lời phỏng vấn của ông Lê hồng Hà, ngôn từ thấy nhẹ nhàng. Có thể hiểu rằng ông đang nằm trong sự kìm kẹp của Việt cộng- dù những tên công an làm nhiệm vụ theo dõi phong toả, ngày xưa đã là thuộc cấp của ông,-cho nên ông không thể không đề phòng, và cũng có thể ông sợ bị ném cứt trộn mắm tôm như cụ Hoàng minh Chính và bà Trần khải Thanh Thủy. Nhận xét về ông Diệm không thể không nói đến vai trò của bà Trần lệ Xuân, vợ ông Nhu. Ông Nhu là một chiến lược gia sáng chói của Đệ nhất cộng hòa, lại là người không có tai tiếng gì về tham nhũng. Nhưng bà Nhu, người sáng lập phong trào Liên đới phụ nữ, đã có nhiều tai tiếng. Bà Nhu không phải là đệ nhất phu nhân, nhưng ông Nhu, không những là em ruột ông Diệm, lại là cố vấn chính trị nhiều mưu lược, ít nhất cũng có công giúp miền Nam Việt nam, từ một nửa nước đang nát như tương vì nạn sứ quân, do chủ trương chia rẽ của thực dân Pháp, trở thành một miền Nam phồn thịnh về kinh tế, vững về quân sự, đủ khả năng đương đầu với cộng sản vào thời kỳ quốc tế cộng sản đang lên mạnh. Bà Nhu đáng lý phải tự giữ mình để khỏi mất uy tín chồng, anh, phải biết tự chế trong việc giao du với những người trong chính phủ hay quân đội. Bà không tự kìm chế. Việc làm của bà không ít thì nhiều đưa đến sự suy giảm uy tín của ông Ngô đình Diệm, giúp cho bọn tàn ác Việt cộng vịn vào đó xúi giục dân chúng chống gia đình trị, để đưa đến cuối cùng là đổ vỡ miền Nam. Nhưng vạch ra những khuyết điểm của bà Trần lệ Xuân, vợ ông Ngô đình Nhu, mà không nói đến công lao của bà thì cũng là điều bất công. Bà Nhu, người đề xướng ra dự thảo Luật gia đình, được quốc hội Đệ nhất Cộng hòa thảo luận và Tổng thống Ngô đình Diệm ban hành, đã đem lại quyền bình đẳng cho phụ nữ. Tình trạng “trai năm thê bẩy thiếp” từ lâu đời trong xã hội Việt nam được chấm dứt từ ngày có Luật gia đình. Phải thừa nhận vai trò của người phụ nữ Việt nam- nói riêng miền Nam- được vươn lên từ thời Đệ nhất Cộng hòa. Cũng nên biết, ngay tại quốc gia dân chủ đầu tiên trên trái đất là Hoa Kỳ, mãi đến năm 1920, tu chính án hiến pháp 19 ban hành, người phụ nữ Hoa Kỳ mới được quyền bầu cử. Ông Kennedy chết ngày 22-11-1963 tại Dallas, bang Texas, sau ông Diệm và ông Nhu 20 ngày. Thuyết Phật giáo thì cho là quả báo (ác giả ác báo). Nhưng cả 2, ông Kennedy và gia đình họ Ngô đều theo đạo Công giáo, không nghĩ đến quả báo. Bà Trần lệ Xuân sống lưu vong, yên lặng nuôi con thành tài tại Pháp.
|
|
|
Post by Vĩnh Long on Jul 1, 2014 10:07:20 GMT 9
TT Ngô đình Diệm tiếp đại sứ Mỹ Nolting 1961 tại Dinh Độc Lập
VỀ ƯU ĐIỂM
UY và ĐỨC
Như phần trên đã trình bầy, ông Diệm là một người có học thức cao về Hán tự. Ông cũng đã từng đi nhiều nước ở châu Âu, và có một thời gian dài sống tại Hoa Kỳ. Nhưng nếp nhà, và nhất là thuở thiếu thời theo Nho học, nên ông rất trọng lễ nghĩa. Trong bài viết NHỚ LẠI NHỮNG ĐIỀU KHÓ QUÊN (được dẫn chứng phần cuối của nhà văn Hà thượng Nhân) có viết : “ Tổng thống Diệm có thể có những khuyết điểm, nhưng cái tâm vì nước vì dân của ông, tôi cho là thành, cái chí của ông tôi cho là lớn. ..
Cũng trong bài ĐƯỜNG LỐI DIỆM NHU ĐƯỢC THỰC TẠI CHỨNG NGHIỆM LÀ ĐƯỜNG LỐI ĐÚNG, giáo sư Tôn thất Thiện viết:
“.....Và điều quan trọng nhất mà có liên quan mật thiết đến “Cụ” và chế độ Đệ Nhất Cộng Hoà nói chung, là nếu năm 1954 không có “Cụ” đứng ra lãnh đạo quốc gia thì miền Nam đã mất vào tay cộng sản.....
Cụ đã đem lại cho những quân nhân, cán bộ, chiến sĩ, nhân dân thời đó sự tin tuởng và hăng hái tranh đấu nên đã giữ được miền Nam, tạo dựng lên một quốc gia có qui củ và căn bản chính trị, kinh tế vững chắc, tạo điều kiện cho Đệ Nhị Cộng Hoà tồn tại một thời gian, sau khi “Cụ” bị sát hại.
Nhưng hơn nữa, nhân dân miền Nam được tiêm nhiễm tinh thần tự do, và được đào tạo vững chắc về kinh tế, sau này có điều kiện cưỡng lại áp chế của cộng sản, dần dần buộc cộng sản phải bỏ ý đồ “cải tạo xã hội chủ nghĩa” nhân dân miền Nam.
Cuối cùng, nhờ có tình trạng đảng cộng sản tuy thắng trận, nhưng đã bị yếu đi nhiều, không còn đủ khả năng đàn áp triệt để nữa, nên những người cộng sản như Nguyễn Hộ, Trần Độ, Đỗ trung Hiếu, Lữ Phương, Hà sĩ Phu và bao nhiêu người khác nữa, mới có điều kiện lên tiếng công khai như ngày nay....”
Dưới đây là bài viết của ông Phan đức Minh, đăng trên Việt nam nhật báo cuối tuần, tại San Jose, số 4912, phát hành ngày 29-10-2005 với tựa đề TẠI SAO CÓ CUỘC ĐẢO CHÁNH LẬT ĐỔ ÔNG NGÔ ĐÌNH DIỆM:
“Những tháng giữa năm 1960, ông Diệm với tư cách Tổng thống và là Tổng tư lệnh Quân đội Việt nam Cộng hoà, đi thăm các Bộ Tư lệnh Quân khu 1,2 ,3.4 và Quân khu Thủ đô, để nói chuyện với các sĩ quan thuộc các Quân Binh chủng về một vấn đề vô cùng quan trọng: Người Mỹ muốn đổ các đơn vị tác chiến (Combatant Units) của họ vào lãnh thổ Nam Việt nam đề đảm nhiệm vai trò chủ yếu trong công cuộc chiến đấu chống cộng sản trên chiến truờng này...
Tại hội truờng Quân khu 1, Đà nẵng, trước mặt rất đông sĩ quan: Cấp Tướng, cấp Tá và cấp Úy, ông Diệm đã nói rõ ý chí của ông là, nhất định không chấp nhận cho người Mỹ đổ quân tác chiến vào Việt nam, mà chỉ chấp nhận vai trò của người Mỹ trong nhiệm vụ cố vấn và huấn luyện cho Quân đội Việt nam Cộng hoà.
Ông nói: “Chúng ta cần có sự cố vấn và huấn luyện của Mỹ, chúng ta cần có sự viện trợ quân sự, kinh tế của người Mỹ, nhưng chúng ta không cần để cho người Mỹ chiến đấu thay thế chúng ta trong công cuộc bảo vệ quê hương, đất nước này. Cuộc chiến đấu này không thể đơn thuần giải quyết bằng sức mạnh của vũ khí chiến tranh, nhất là bằng một đạo quân viễn chinh từ một quốc gia khác kéo đến. Nếu người Mỹ làm việc đó, chúng ta sẽ mất hết chính nghiã, mất sự hậu thuẫn của nhân dân, tôi sẽ trở thành Tổng thống bù nhìn và anh em, các sĩ quan sẽ chỉ còn là những kẻ đánh thuê cho ngoại quốc...”
Ông nói thật nhiều với tất cả tấm lòng và trái tim của ông. Rồi ông kêu gọi tất cả các sĩ quan Quân đội Việt nam Cộng hoà đã từng nêu cao tinh thần anh dũng, can đảm trên mọi chiến trường khắp các vùng chiến thuật, hãy cùng ông bằng mọi giá, giữ vững lập trường, đi đúng đường lối lãnh đạo chiến tranh bảo vệ tổ quốc mà ông đã vạch ra và quyết tâm theo đuổi, bất chấp mọi áp lực, bất cứ từ đâu đến,
Những cánh tay dơ lên. Những tiếng hô vang làm rung chuyển cả Hội trưòng Bộ Tư lệnh Quân đoàn 1-Quân khu 1: “Quyết tâm ủng hộ Tổng thống ! Quyết tâm giữ vững lập trường chiến đấu của TT để bảo vệ tổ quốc!” TT Ngô đình Diệm tiếp đại sứ Mỹ Nolting 1961 tại Dinh Độc Lập Lúc đó tôi chỉ là một chuẩn uý hiện dịch.........
Tôi nhìn các sĩ quan đàn anh đứng chung quanh hình như ai nấy đều cảm thấy có một cái gì nặng nề, nguy hiểm đang đợi chờ vị Tổng thống khả kính và can đảm của mình. Phải thành thực mà công nhận rằng vào thời gian đó, dưới sự lãnh đạo của ông Diệm, quân đội ra quân đội, Tướng Tá ra Tướng Tá, Sĩ quan ra Sĩ quan, chứ không có hổ lốn, bát nháo như một số khá đông của những thời gian sau này, sau khi ông Diệm không còn nữa...
Tôi không phải là người công giáo như ông Diệm, mà chỉ là quân nhân hiện dịch thuần túy, nhưng cũng thấy mắt mình nhoà đi. Tôi cầu xin Ơn Trên phù hộ , che chở cho ông, cũng như cho đất nước này...”
Ngày 19-6-1960, đại sứ Mỹ tại Saigon Elbridge Durbrow, gửi cho ngoại truởng Mỹ Christian Herter ở Hoa thinh Đốn 1 điện văn mật, thông báo tình hình Saigon: Có thể có một cuộc đảo chánh nhằm lật đổ chính quyền của ông Diệm; trong khi đó, ở nông thôn, hoạt động của cộng sản gia tăng mạnh mẽ...
Phần cuối bản văn kết thúc : “ Nếu thế đứng của ông Diệm tiếp tục giảm sút, không còn phù hợp với tình thế chính trị, tâm lý, kinh tế và an ninh tại đây nữa thì có thể là điều mà chính phủ Hoa Kỳ cần tính đến những phương cách hành động và những người lãnh đạo khác, hầu đạt đến mục tiêu của chúng ta....( If Diem’s positon in the country continues to deteriorate as result failure adopt proper political, psychological, economic and security measures, it may become necessary for US Government to begin consideration for alternative courses of action and leaders in order to achieve our objectives)
Trong bài MỘT VỊ TỪ MẪU của giáo sư Nguyễn xuân Vinh, (người Việt nam đầu tiên được vào làm trong Cơ quan Không gian Hoa Kỳ NASA, trong công việc tính quĩ đạo để phóng phi thuyền, ông cũng vinh dự được giới thiệu vào Hàn Lâm Viện Quốc gia Hàng không và Không gian của Pháp. Trước ngày đi du học, ông đã từng làm Tư lệnh Không Quân QLVNCH).
Ông viết:.....”Lúc tôi tới Dinh Độc lập, vào phòng ngủ của Tổng thống, là nơi cụ thường ngồi ở một ghế bành lớn để hỏi công việc. Tôi đã thấy có ông Nguyễn đình Thuần, lúc đó là Bộ trưởng Phủ Tổng thống và ông Hùynh hữu Nghĩa, Bộ trưởng Bộ Lao động. Ngoài ra còn có ông Hà Di, một nhiếp ảnh gia rất được Tổng thống thương yêu, và thường được đi theo chụp ảnh mỗi khi cụ công du. Thấy tôi vào, cụ nói mấy câu đại ý là tôi không được đi cùng để ra Huế dự lễ đại thọ của cụ cố, thân mẫu của Tổng thống, nên cụ gọi tới để cho xem những phim ảnh chụp.
Những ảnh mẫu được ông Hà Di chiếu cho mọi người cùng coi trên màn ảnh đặt ở cuối buồng theo thứ tự diễn tiến của buổi lễ. Thân mẫu của Tổng thống ngồi ở một ghế bành, mặc áo mầu đỏ, tuy trông mệt mỏi, nhưng nét mặt còn tươi sáng. Một tấm ảnh làm tôi chú ý là lúc cả 5 người con trai của cụ cố thân mẫu là Đức Giám mục Ngô đình Thục, Tổng thống Ngô đình Diệm và các ông Ngô đình Nhu, Ngô đình Luyện và Ngô đình Cẩn đều mặc áo thụng, quì rạp đầu làm lễ trước bà từ mẫu. Trông cảnh này thật là cảm động và là sự việc mấy trăm năm mới thấy có một lần ở nước mình, vì ít khi có bà mẹ nào sinh ra những người con mà lại đứng đầu cả bên đời và bên đạo.....”
Những dòng viết trên đã chứng minh lòng hiếu thảo của ông Diệm. Dù là Tổng thống, ông vẫn “quì rạp đầu trước mặt mẹ”. Không như Hồ chí Minh, khi nắm quyền Chủ tịch nước rồi, trên 10 năm sau mới trở lại quê nhà.
Ông Diệm được Quốc trưởng Bảo đại bổ nhiệm làm Thủ tướng, trong lúc Pháp chuẩn bị rút quân theo Hiệp định Geneve 20-7-1954. Tình hình mọi mặt ở miền Nam đều nát bét.
Về chính trị và Giáo dục: Ông Diệm đưa miền Nam Việt nam từ một tình trạng sứ quân, với những thành phần võ trang cai quản từng vùng, dựa vào tôn giáo như Cao đài, Hòa hảo và vùng Saigon-Chợ lớn là Bình xuyên của Bẩy Viễn, trở thành một miền Nam Việt nam có tự do, dân chủ pháp trị, tương tự như của Hoa Kỳ, trước cả Singapore, Nam Hàn, Thái Lan, Phi luật tân, Đài Loan.
Chính phủ Việt nam Cộng hòa chia làm 3 ngành: hành pháp, lập pháp và tư pháp. Bầu Quốc hội lập hiến để thảo luận và thông qua hiến pháp. Ngành lập pháp soạn thảo những bộ luật mới. Mở rộng trường luật để đào tạo những người có khả năng trong ngành tư pháp. Mở Học viện Quốc gia hành chánh để đào tạo các công chức cao cấp trong guồng máy cai trị. Soạn thảo các chương trình giảng dạy bằng tiếng Việt, thay thế các chương trình tiếng Pháp trong các trường Y, Nha, Dược, Bách Khoa, Luật Khoa.
Từ trước năm 1954. các trường ở mìên Nam từ tiểu học trở lên đều học tiếng Pháp, vì miền Nam là thuộc địa của thực dân Pháp.
Ông Diệm cũng là người đã cho thiết lập thêm Viện Đại học Huế, rồi Đại học Đà Lạt, mặc dầu thời kỳ đó đã bị một số giáo sư có đầu óc thủ cựu của miền Nam cản trở.
Mời bạn đọc theo dõi phần trích đoạn dưới đây của giáo sư Nguyễn ly Châu, trong bài MỘT CÔNG TRÌNH VĂN HÓA CỦA TỔNG TỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM:
“...Tổng thống Ngô đình Diệm đã rất hết lòng trong việc thành lập Viện Đại học Huế, ông muốn mở mang Viện Đại học Huế theo tiêu chuẩn Đại học ngoại quốc mà ông đã có dịp đi qua....Sự quan tâm đặc biệt này đã làm cho một số giới chức Đại học Saigon bất bình, nhất là khi ông ra thăm Đại học Huế và đưa ra ý kiến mở thêm Đại học Y khoa.
Giới Y khoa Saigon được tham khảo ý kiến, đã lên tiếng bác bỏ dự án lập thêm Đại học Y khoa, với lý luận : Cả nước Việt nam chỉ cần có một Đại học Y khoa là đủ lắm rồi....
Sau 38 năm ngày thành lập (tính đến năm 1995), Viện Đại học Huế, một Đại học công lập thứ 2 của quốc gia Việt nam đã góp phần hữu hiệu vào công cuộc phát huy văn hóa và đào tạo nhân tài cần thíêt cho việc xây dựng đất nước về mọi mặt, nhân dân miền Trung và đất nước Việt nam thành kính biết ơn những người sáng lập....”
Về quân sự: Khi ông Diệm được vua Bảo Đại trao phó giữ chức Thủ tướng, quân đội miền Nam Việt nam chưa hình thành.
Sau hiệp định Geneve tháng 7- 1954, phía Việt cộng ở miền Bắc, ngoài thành phần cố vấn Liên sô, Trung cộng, chúng đã tổ chức quân đội lên đến cấp sư đoàn và chia ra các quân khu. Đó là chưa kể nhiều sư đoàn và hàng chục ngàn cố vấn quân sự của Tàu cộng còn đóng tại miền bắc Bắc phần, sau khi chúng trực tiếp đánh vào đồn binh Pháp tại Điện biên.
Bọn cố vấn Tàu ở lại để dạy cho bọn đầu trâu mặt ngựa cộng sản Việt nam cách thức “thăm bần, vấn khổ”, cách thức phân loại “địa chủ, phú nông, trí thức, tư sản” để đấu tố giết người. Cán bộ cố vấn Tàu hưởng chế độ “tiểu táo”, tức là Việt cộng chỉ định, cứ một cố vấn Tàu thì một bộ đội Việt nam hầu, nấu ăn và hầu hạ, phục dịch cho quan thầy cố vấn. Đích thực là quân hầu, nhưng Việt cộng dùng chữ nghĩa cho giảm bớt tủi nhục của người hầu này bằng từ ngữ “anh nuôi”.
Trong khi đó thì miền Nam chỉ có cấp tiểu đoàn, do quân đội Pháp trước khi rút lui trao lại, và một đơn vị Ngự lâm quân, tương đương 1 trung đoàn.
Song song với việc ổn định guồng máy cai trị, ông Diệm cho thành lập các Trung tâm huấn luyện quân sự để đào tạo binh sĩ cùng hạ sĩ quan, đồng thời mở rộng Trường võ bị quốc gia Đà Lạt và Trường sĩ quan trừ bị Thủ đức với mục đích tăng cường sĩ quan hiện dịch và trừ bị để đối phó với âm mưu xâm lược của Việt cộng.
Ông còn cho lập các Binh chủng chuyên môn để yểm trợ các đơn vị như Truyền tin, Công binh, Quân nhu, Quận cụ, Quân y. Chỉ trong 5 năm, miền Nam đã chia ra 4 vùng chíên thuật và mỗi vùng có một Quân đoàn.
Để yểm trợ các nơi trọng yếu, ông cho thành lập các đơn vị Tổng trừ bị như Nhẩy dù, Thủy quân lục chiến, Biệt đông quân, Lực lượng đặc biệt, Thiết giáp, Công binh và Pháo binh. Song song với việc phát triển bộ binh, ông cũng cho thành lập các quân chủng Không quân, Hải quân. Ngoài ra còn lập Địa phương quân để đảm trách an ninh diện địa.
Tổng thống Ngô đình Diệm không những là người có tài về kinh tế, ông lại am hiểu về chiến lược quân sự. Trong bài viết khác của ông Tôn thất Đính, một tướng lãnh đã lầm lỡ theo đám đảo chánh, và nay đã ăn năn, như trình bày ở phần trên. Ông viết loạt bài tự sự Tình Sông Nghĩa Biển.
Ông viết:
“Cuộc nói chuyện giữa Tổng thống, ông cố vấn Ngô đình Nhu và tôi về chiến lược Cao nguyên đã diễn ra trong bầu không khí vừa trầm lặng, vừa thân mật...Nhìn vào bản đồ, Tổng thống Diệm nói như tiên tri:...
Nếu tui mà mở cuộc tấn công thì tui sẽ đánh vào Ban Mê Thuột, Kontum và Pleiku, tuy là cái đầu con Rồng nhưng cắt cái bụng thì con Rồng cũng chết, mà lại dễ chết nữa! Rồi từ đó, ép cả 2 phía đầu đuôi. Kontum, Quảng đức và Cao nguyên sẽ lọt vào tay tui.
Thấy địa lý Trường sơn, tui nghĩ Ban Mê Thuột là chỗ nhược, nên tui quyết định đưa các cơ quan Vùng về đây là để tạo ra một vị thế kiên cố, có thể thoát qua được cái nhược đó mà bảo vệ miền Nam của mình. Vì nếu sau ni, cộng sản nó đánh mình, thì chúng sẽ thử ở Kontum trước và sau đó dồn toàn lực đánh vào Ban Mê Thuột, nếu chúng nó nghĩ mình thiếu phòng vệ ở đó. Vì rứa, tuy mình dời quân khu về Pleiku để Mỹ hỗ trợ cho xây cái Đầu Rồng, mình phải dốc lực bảo vệ cái bụng, khúc xương sống ở đây, để khỏi bị đánh gẫy.
Sau đó Tổng thống Diệm còn nói:
“Đính cần chi thì nói tui cho, mọi việc luôn luôn bàn với chú Nhu cho kỹ, kẻo một khi Mỹ dính vào nhiều quá thì mình khó gỡ cho ra! Tuy nói là đồng minh, nhưng ai thiệt bụng với mình, họ luôn luôn theo quyền lợi của họ. Đất nước mình thì mình phải lo. Mỹ thì cũng như Tây vì họ là người phương Tây, không hiểu nước mình và người mình bằng mình được! Nên tui nhắc là mình phải cẩn thận trong mọi kế hoạch hợp tác. Để cho họ nhiều quyền quá thì họ cai trị mình, còn chi là độc lập của mình.”
Ông Nhu tiếp lời:
“Như Đính thấy, từ khi Mỹ chi viện cho mình đến nay, họ đều sắp đặt đưa dần các cố vấn vào trong các cơ quan chính phủ. Có khác chi Tây mô, dù là dưới các danh xưng khác nhau! Les mêmes dénominateurs (cùng mẫu số chung), mặc dầu quyền lợi khác nhau, cách chi viện khác nhau, nhưng cũng chỉ là một lối cai trị...Đại sứ Mỹ cũng chỉ là một Thái thú như Tàu, một thứ Toàn quyền như Tây...Không phải chỉ vì cộng sản Bắc Việt; vì cộng sản Tàu mà Mỹ đang có chủ trương không để chúng tràn xuống Đông Nam Á, Vì thế, Việt nam có thể là một chiến trường tương lai để Mỹ ngăn chặn sự bành trướng của Bắc kinh.” Về kinh tế: 90% dân số Việt nam sống về nông nghiệp.
Tiếp nhận chính quyền, ông Diệm lập Phủ Tổng Ủy Di Cư để lo cho gần 1 triệu người lánh nạn cộng sản từ miền Bắc vào Nam tìm tự do. Sau 2 năm ổn định việc định cư 1 triệu người miền bắc, ông Diệm đổi Phủ Tổng Ủy Di Cư thành Phủ Tổng Ủy Dinh Điền, với nhiệm vụ khai khẩn đất hoang, chủ yếu là Cao nguyên Trung phần; Cái sắn và Mộc hóa ở miền Tây.
Miền Nam đất rộng, dân thưa hơn miền Bắc. Đồng bằng sông Cửu long phì nhiêu, nhưng ruộng đất phần lớn nằm trong tay đại điền chủ người Pháp và một số ít người Việt. Tổng thống Ngô đình Diệm đã áp dụng chính sách “Cải cách điền địa”, trưng mua ruộng đất của các đìền chủ lớn, phân phát cho nông dân. Những điền chủ nhượng đất nhận được trái phiếu, họ có thể dùng trái phiếu này đầu tư vào các xí nghiệp ở thành phố.
Phía bắc Saigon, xa lộ Saigon Biên hòa được kiến thiết. Tuy là so với ngoại quốc ngày nay, quãng đường 32 km này chẳng thấm vào đâu. Nhưng vào cuối thập kỷ 50 thế kỷ 20, đây là đoạn đường tân tiến nhất của miền Nam Việt Nam ở vào thời kỳ ấy.
Hai bên đường rất nhiều các nhà máy được hình thành. Khu kỹ nghệ được thành lập, chạy dài từ Thủ đức thuộc tỉnh Gia định, tới quận Châu thành của tỉnh Biên Hòa. Nhà máy xi măng Hà Tiên, được thiết lập ở huyện Hà Tiên, thuộc tỉnh Rạch giá, sau đổi là Kiên Giang. Nhà máy Thủy tinh, nhà máy Giấy và các nhà máy Dệt như Vinatexco, Vimytex v..v..lần lượt được dựng lên. Ngoài ra còn có thể kể thêm đoạn đường cửa ngõ về phía nam của Saigon và đoạn đường về Hóc môn cũng xây nhiều nhà máy như nhà máy Dệt, nhà máy làm Phân bón.
Song song với việc thiết lập các khu công nghiệp phía nam và bắc Saigon, ông Diệm còn cho thiết lập nhà máy Thủy điện Đa Nhim để có đủ điện cung cấp cho Saigon và các nhà máy mới thiết lập.
Khác hẳn với chính sách cướp đất, giết người của bọn cộng sản áp dụng ở miền Bắc từ 1953- đến 1958, mà chúng gọi là cải-cách-ruộng-đất, một chính sách dã man tàn bạo nhất trong lịch sử Việt nam và cả thế giới, mà lão Hồ dâm học từ Liên xô và Tàu cộng để áp dụng vào miền Bắc Việt nam, giết một nửa triệu người.
Ông Diệm cũng cho lập các Khu dinh điền, Khu trù mật ở nhiều nơi để đưa dân ở các vùng nghèo nàn miền Trung tới Cao nguyên Trung phần hay miền Tây lập nghiệp. Những gia đình đến sinh sống tại các Khu Dinh Điền hay Khu Trù Mật, mỗi gia đình cũng được cấp 3 mẫu tây (hectare= 30.000m2) đất, kèm theo bằng khoán để làm chủ mảnh đất, tương tự như những gia đình di cư lánh nạn cộng sản tàn ác 1954-1955, đi định cư tại Cái Sắn, Phương Lâm, Hố Nai…..Ngoài 3 hectare đất, họ còn được cấp phát gạo và tiền trong vòng 6 tháng để có thể sinh sống trong khi chưa thu hoạch vụ đầu.
So sánh giữa Khu dinh điền của Việt nam Cộng hòa và Khu kinh tế mới của Việt cộng ta thấy là hai thái cực.
Những người đi kinh-tế-mới bỏ nhà cửa ở thành phố, nhất là Saigon, bị đem con bỏ chợ. Nhà cầm quyền cộng sản không giúp đỡ họ, hoặc nếu có chỉ là chút ít, cho nên sau trên một năm đi kinh-tế-mới(!), họ lại lếch thếch kéo nhau về Saigon, nằm ở vỉa hè trên các đoạn đường Lý thái Tổ, Trần quốc Toản, Lý thường Kiệt......và hàng ngàn người đã chăng vải nhựa, chiếu rách, dài theo bờ tường, trong và ngoài Trường đua Phú thọ.
Khu Dinh điền thời Đệ nhất Cộng hoà đặt dưới quyền điều hành của Phủ Tổng Ủy Dinh Điền. Nha Nông cụ cơ giới thuộc Phủ Tổng ủy Dinh điền chịu trách nhiệm ủi đất phân lô, cấp phát tiền gạo 6 tháng cho dân đến lập nghiệp. Những vùng Cái sắn, Hố nai, Phương lâm, Hỏa lựu, Vị thanh, Quảng tín....là những vùng được thành lập từ thời Đệ nhất Cộng hoà và trở thành nơi sầm uất.
Vị thanh sau này là tỉnh lỵ Chương thiện, và Quảng tín trở thành tỉnh mới lấy tên từ Khu trù mật.
Trong khi dân đang an cư lạc nghiệp, bọn Việt cộng đã khuấy phá, đốt một số xã dinh điền ở các vùng thuộc tỉnh Pleiku, Ban mê thuột, Phước long và Tây ninh.
Khu kinh tế mới của Việt cộng ngày nay nhắc tới còn thấy hãi hùng. Việt cộng lập nên kinh tế mới nhắm mục đích lùa dân ra khỏi thành phố một cách man rợ để huỷ diệt giai cấp và con người tư sản(!), theo kinh điển tàn ác nhất thế gian của Marx, mà Cáo và bọn cán bộ cộng sản Việt nam áp dụng. Riêng Saigon, 1 triệu dân bị lùa khỏi thành phố đi kinh tế mới, một năm sau khi chiếm đuợc miền Nam.
Bắt nguồn từ gieo rắc hận thù giai cấp, bọn ngu muội Việt cộng cho rằng người dân thành thị chỉ ăn chơi, không sản xuất. Lớp cán ngố từ trên xuống dưới nghĩ đơn giản rằng sản xuất chỉ có nghĩa là cày cuốc, thế nên chúng đày dân vào rừng là làm ra lúa gạo (!). Đây là sự phí phạm lao động to lớn, do sự ngu muội của lãnh tụ cộng sản Việt nam vì chúng vô học. Nhưng đuổi dân ra khỏi thành phố, Việt cộng còn có mục đích cướp nhà để chia cho cán bộ, diệt giai cấp tư sản. Tội ác của Việt cộng kể không thể xiết.
Marx là một tên điên, chủ trương kinh tế tập trung. Bất cứ nước nào cai trị theo đường lối của Marx đều nghèo đói, thiếu đồ tiêu dùng, do thất bại cả công nghiệp lẫn nông nghiệp. Dân chúng ở những nước cai trị theo đuờng lối cộng sản đều bị đói, bị o ép về chính trị và hoàn toàn không có tự do. Vì chủ trương kinh tế tập trung nên tư liệu sản xuất như trâu bò, ruộng đất....đều nằm trong tay nhà nước. Cái câu “nhân dân làm chủ, đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý” (!) do Việt cộng đặt ra để đánh lừa dân thật khôi hài.
Nông dân làm lụng vất vả cơm không đủ no thì bọn cán bộ hợp tác xã phè phỡn. Dân chúng miền bắc truyền nhau câu vè nguyền rủa cán bộ:
“Mỗi người làm việc bằng hai
Để cho chủ nhiệm mua đài mua xe
Mỗi người làm việc bằng ba
Để cho quản trị xây nhà xây sân.
Hoặc là câu:
Giầu thủ kho, no thủ trưởng
Khi hiểu ra mình bị bóc lột nặng nề còn hơn thời phong kiến cổ xưa, họ bắt đầu lãn công. Các cụ ta có câu “cha chung không ai khóc” thật đúng cho trường hợp này.
Kinh tế tập trung (hợp tác xã nông nghiệp) đưa đến kết quả năng xuất xuống trầm trọng và riêng Việt nam, cái gì phải đến đã đến: năm 1987, từ Thanh hoá trở ra bị thiếu gạo. Các tỉnh Thanh hoá, Quảng ninh, Nghệ an có hàng ngàn người chết đói.
Bọn cầm quyền Thanh hoá phải dùng từng đoàn xe tải chở hàng chục ngàn “ bang chúng cái bang” ra các thành phố, thị xã miền Bắc để đi ăn mày tập thể. Chuyện khó tin mà có thật. Đó là điều mà Lê Duẩn và đồng bọn huênh hoang “Việt nam đi thẳng lên chủ nghĩa xã hội ..”(!) . Như vậy “đi thẳng lên chủ nghĩa xã hội” của Lê Duẩn và đồng bọn là làm cho dân miền Bắc Việt nam đi từ thiếu ăn đến chết đói.
Rất tiếc vào thời điểm này các ký giả của Washington Post, AP, Mercury News, New York Times, AFP, CNN, BBC, NBC.....chưa được phép vào Hanoi, nên sự thật chỉ được phanh phui trong nuớc khi bài ký “Cái đêm hôm ấy đêm gì” của Phùng gia Lộc, và tiếp đó bài ký “ Sự thật về Thanh Hóa”, của Phùng thanh Vân, hai người gốc Thanh Hoá, được đăng trên bán nguyệt san Văn Nghệ ở Hanoi.
(Sau khi bài này được đăng, làm rung động cả nước, thì Phùng gia Lộc bị truy lùng, và phải trốn chui trốn lủi. Mấy năm sau do thiếu đói, bệnh tật không tiền thuốc nên đã chết. Phùng thanh Vân cũng chung số phận, nhưng sau không rõ còn sống hay đã đi theo Phùng gia Lộc.) Trong lịch sử Việt nam đã có 2 nạn đói.
Nạn đói thứ nhất xẩy ra năm 1945, còn gọi là nạn đói Ất dậu, do quân phiệt Nhật bắt ép dân dẹp bỏ Lúa để trồng Đay nạp cho chúng, gây ra tình trạng thiếu hụt đất trồng lúa. Không những thế, chúng còn bắt dân phải nạp thóc –thời ấy gọi là thóc tạ- để nuôi quân Nhật, làm chết hơn 1 triệu người từ Nghệ an, Thanh hoá ra tới các tỉnh thuộc vựa lúa đồng bằng sông Hồng.
Người viết bài này mỗi ngày đi bộ quãng đường 5 kilometres từ nhà tới trường tiểu học huyện, đã chứng kiến cảnh người chết đói nằm bên lề tỉnh lộ. Mỗi ngày ít nhất 1 người mà nhiều nhất lên đến trên 10 người. Dân làng lân cận vì vừa sợ dịch bệnh, vừa không chịu nổi mùi hối thối của xác người chết, nên đã phải dùng chiếu để bó, vì nhiều xác quá không đủ quan tài và đào lỗ nông, sát vệ đường rồi lấp đất sơ sài. Nạn chết đói kéo dài từ cuối tháng 2 âm lịch đến vụ gặt đầu tháng 5 .
Nạn đói thứ hai chết mấy ngàn người như đã trình bày ở trên, là do Việt cộng cai trị theo đường lối xã hội chủ nghĩa của Marx : kinh tế tập trung. Nhất là sau khi chiếm được miền Nam, Lê Duẩn, một tên ngu muội huênh hoang “nước Việt Nam tiến thẳng lên xã hôi chủ nghĩa. (!)
Sự thất bại tất yếu xẩy ra vì “cha chung không ai khóc”, là câu cửa miệng của người Việt từ thời xa xưa. Nhưng cũng còn phải nói rõ hơn là vì sự tàn bạo ở những cán bộ cộng sản. (bạn đọc muốn rõ hơn, tìm đọc “Cái đêm hôm ấy đêm gì” và ‘Sự thật về Thanh Hóa” trên một vài trang web)
Dân kinh tế mới không đuợc cấp gạo tiền như thời Đệ nhất Cộng hoà, nên chỉ vài tháng hoặc nhiều lắm là hơn 1 năm sau, họ lại lếch thếch kéo về thành phố. Khi trở về, nhà của họ đã bị bọn cán bộ chiếm ngụ, nên họ phải nằm ở viả hè.
Bạn đọc hiện đang sống ở các nước tự do, trước kia sống ở Saigon, hay các thành phố lân cận, từ năm 1981 chắc đã nhìn thấy cảnh dân kinh tế mới chăng bạt bằng chiếu, bằng vải nhựa, chung quanh Trường đua Phú thọ và dài theo đường Trần quốc Toản, Lý thái Tổ, Nguyễn văn Thoại-sau naỳ đổi là Lý thường Kiệt- Cuộc sống của họ thật thê thảm.
Theo thống kê của Liên hiệp quốc, sau khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc, lợi tức bình quân một đầu người của Nam Hàn chỉ là dưới 70 usd, mà ngày nay ngang hàng Singapore, bình quân đầu nguời một năm là 23,636 usd. Trong khi Bắc Hàn còn cai trị theo đường lối Marx sắt máu thì bình quân một đầu người một năm dưới mức 400usd. Hàng năm vẫn thiếu lương thực nên phải nhận viện trợ gạo từ Nam Hàn và Nhật Bản.
Nước cai trị theo kiểu nửa vời, siù siù ển ển, tả pí lù như Việt Nam “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” thì khá hơn Bắc Hàn một chút, được 600usd một đầu người một năm.
Nhưng đó là chia đều, còn thực tế những nông dân ở miền Bắc Việt nam, đại đa số chỉ trông vào phần ruộng được chia. Dân đông, đất ít, mỗi người dân miền Bắc Việt Nam chỉ được chia khoảng gần 400m vuông, tùy theo thôn xã, có xã dân đông, đất ít thì mỗi người chỉ được dưới 1 sào miền Bắc. Một sào là 360m 2. (Miền Nam 1. 000m 2 là một Công hay 1/ 10 của mẫu tây) Do đó một nguời một năm không hơn bình quân một đầu người của Nam Hàn sau nội chiến kết thúc.
Nếu bỏ khúc đuôi “theo định hướng xã hội chủ nghĩa” mà thay vào cái đuôi “theo chủ nghĩa tư bản” thì chỉ vài ba năm là khấm khá, dù không bằng Singapore , Nam Hàn, nhưng chắc chắn là hơn Trung cộng.
Xã hội chủ nghĩa là thuyết của Marx : Kinh tế tập trung. Mọi phương tịện sản xuất nằm trong tay nhà nước. Nhưng nhà nước là của đảng, vậy thì ruộng đất là nằm trong tay đảng .Cai trị theo chủ nghĩa của Marx kinh tế tập trung cho nên miền Bắc Việt nam từ năm 1945, dân chúng ăn không đủ no, đồ tiêu dùng quá thiếu. Nhưng bọn cầm quyền cộng sản giải thích rằng, dân thiếu thốn vì kháng chiến chống Pháp gần 10 năm. Từ năm 1954, đến 1975, dân Bắc thiếu thốn thì chúng phịa ra là phải cứu đói miền Nam, vì dân miền Nam bị “Mỹ bóc nột” (!).
Khi chiếm được miền Nam rồi, bọn chúng lại hăm hở áp dụng sách vở Marx: đánh tư sản, cải tạo công thương nghiệp(!), phá bỏ tư doanh. Kèm theo chính sách sắt máu này là lùa dân đi Kinh- tế-mới và ngăn sông, cấm chợ. Chính sách tàn bạo này người dân uất ức mà không chống lại được nên đặt vè:
“Công an, thuế vụ, kiểm lâm
Trong ba thằng đó, mày đâm thằng nào?
Tiến lên chiến sĩ, đồng bào ( người đặt vè mượn câu của lão Hồ bịp)
Trong ba thằng đó, thằng nào cũng đâm.
Kết quả là, đồng bằng sông Cửu long, vựa lúa miền Nam không đủ gạo để nuôi dân cho nên dân phải ăn bo bo, là thứ thực phẩm dùng cho ngựa ở các nước tư bản.
Sau nạn đói 1987, Việt cộng không tuyên bố, nhưng đã nới lỏng cho dân làm ăn. Vì không nới lỏng thì dân còn chết. Ở thành thị, chúng cho tư doanh ở những hộ làm ăn nhỏ và nông thôn chúng cho “khoán sản”, bỏ tiếng kẻng của hợp tác xã nông nghiệp. Từ đó, nếu so sánh với các nước láng giềng thì còn thua xa, nhưng dân đã khá hơn.
Dân trong nước từ thành thị đến thôn quê, đã nhìn rõ được điểm tốt đẹp của kinh tế thị trường.
Việt cộng ngày nay không dám quay về con đường kinh tế tập trung kiểu Hợp tác xã, vì chúng biết là áp dụng kinh tế tập trung là không những loạn ở nông thôn, mà loạn ngay trong đảng. Bằng chứng là nông dân Thái bình và một vài huyện ở Hà nam đã nổi loạn năm 1997. Huyện Quỳnh Phụ nổi dậy mạnh nhất. Dân chúng tập trung tới trên 5.000 người kéo lên huyện lỵ truy bắt bí thư huyện, chủ tịch huyện và Trưởng Công an huyện. Dân bắt trói trưởng công an huyện 3 ngày.
Thành phần nổi dậy có rất nhiều đảng viên và bộ đội xuất ngũ. Thế nên chúng áp dụng kinh tế tư bản, nhưng phịa ra câu Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, để đỡ bẽ mặt, vì đã theo Marx (kinh tết tập trung) lại áp dụng kinh tế tư bản : rất là kỳ quái.
Phịa kiểu này thành ra “ Kinh tế thị trường theo định hướng “ xã hội chủ nghĩa” = Kinh tế tập trung.” Một câu này đã chõi nhau. Tối nghĩa. Bọn chóp bu Việt cộng đánh lừa dân chúng, đánh lừa cả đảng viên cấp dưới. Vì vậy có thể gọi là lý thuyết Cám Heo.
Trong thời Đệ nhất Cộng hòa, mặc dầu bọn Việt cộng phá hoại nông thôn, nhưng lúa gạo dư thừa và đã xuất cảng. Nhận xét về ông Diệm, ta không thể nào không nhắc đến tinh thần chống cộng mạnh mẽ của ông. Tổng thống Kennedy gọi ông là vị thánh chống cộng, dù sau này nhóm cố vấn của ông Kennedy điện cho ông Lodge ướm lời, phà hơi cho nhóm tướng tá đảo chánh chụp mủ ông Diệm là liên lạc, mặc cả với Việt cộng để có lý do kết tội ông.
Về phương diện liêm chính, ông Diệm lại càng nổi bật. Trong thời gian ông tại chức, phía đối lập cũng như bọn Việt cộng không tìm được một chứng cứ gì về tham nhũng, kể cả người em là ông Nhu. Ông chết đi không để lại một di sản nào cho em cháu xa gần. Ký giả Richard Reeves gọi ông Diệm là The Catholic Ascetic (tu sĩ khổ hạnh Công gíao), đã nói lên rất rõ ràng về đức liêm khiết của ông Diệm.
So sánh với bọn lãnh đạo cộng sản như Hồ chí Minh thì lem nhem từ Nguyễn thị Minh Khai, Tăng tuyết Minh, Nông thị Ngát, Nông thị Xuân, Đỗ thị Lạc và những người tình từ Pháp (Marie Biere), Tàu (Li Sam) , Thái... Lê Duẩn thì 5 vợ, 5 biệt thự từ bắc vào nam. Khi Duẩn chết, đám tang lòi rõ những người vợ của Duẩn đội khăn trắng bỏ vòi, được chiếu trên TV. Võ văn Kiệt, Phan văn Khải, Cai đồn điền, Hoạn lợn và những đám chóp bu cộng sản khác đều có trương mục ở các ngân hàng ngoại quốc. Khải khi về hưu đã xây một dinh thự tại Củ Chi ước tính 2 triệu usd.
Con trai Khải là Hoàn Ty, ăn chơi nổi tiếng và đã bắn chết con trai Phạm thế Ruyệt tại một sòng bài ở Hanoi. Giết người công khai giữa thủ đô Hanoi mà không bị đưa ra tòa án xét xử. Người ta ví con trai Khải chơi ngông như Hắc Bạch công tử thời xưa ở miền Nam. Câu ví này chỉ đúng phần nào, vì Hắc Bạch công tử xưa kia không giết người.
Và, trong thời gian đang viết bài này, tin tức trong và ngoài nước rền vang vì một tên tư bản đỏ Bùi tiến Dũng tổng giám đốc PMU 18 đã thua cá độ bóng đá trong 2 tháng 1 triệu 8 đô la. Như vậy số tiền hắn có phải gấp vài chục lần. Hắn đã khoét tiền viện trợ của nước ngoài cho vay để làm cầu đường.(beton cốt tre )(!). Rồi đây ai trả nợ? Là dân Việt nam ở trong nước. Nợ phải trả bằng thuế của dân và tài nguyên quốc gia .
Đời sống nhân dân miền Nam vào thời Đệ nhất Cộng hòa ổn định. Người dân trong nước có mức sống cao hơn thời Đệ nhị. Nguyên nhân vì thời Đệ nhị Cộng hòa lạm phát tăng nhanh. Lương quân nhân, công chức tăng nhưng không kịp đà lạm phát. Tuy thời Đệ nhị đời sống người dân không bằng thời Đệ nhất cộng hoà, nhưng so ra cũng hơn gấp hàng chục lần đời sống dân miền bắc. Vì vậy cán bộ cộng sản vào Saigon đã choáng ngợp trước sự phồn thịnh của miền Nam, và nhận ra được là họ đã bị bác Hồ (!) lừa bịp: “dân mìền Nam bị bóc lột nên bị đói.”
Ông Diệm có đức tính cương trực, bất khuất. Ông muốn cho nước được độc lập, dân được ấm no, hạnh phúc. Dù Mỹ đưa về lãnh đạo đất nước, ông vẫn coi Mỹ là đồng minh, nhưng vì bản tính bất khuất, ông không chịu uốn mình quị lụy.
Thời ông Diệm tại vị, năm 1961 chỉ có 700 cố vấn Mỹ.
Tổng thống Kennedy khi đắc cử, muốn đưa thêm cố vấn và các đơn vị chiến đấu Mỹ vào miền Nam Việt nam, nhưng ông Diệm cũng như ý kiến một số tướng lãnh- (dẫn chứng ở bài viết của ông Tôn thất Đính và bài của ông Phan đức Minh)- không đồng ý với phía Mỹ, cho là đưa quân Mỹ vào để chặn làn sóng đỏ hữu hiệu hơn. (phần trích đoạn lịch sử Hoa Kỳ ở phần cuối loạt bài này )
Một vị Tổng thống đạo đức, trong sạch, luôn luôn vì dân, vì nước, đã sớm nhận ra chủ nghĩa cộng sản là tàn bạo, dã man, nhận lãnh trách nhiệm đứng ra lèo lái quốc gia, không những đem lại ấm no cho dân, mà còn quyết tâm ngăn chặn làn sóng đỏ âm mưu chiếm miền Nam, vậy mà, đám tay chân rất ngu muội, ham quyền, ham tiền, đầu sỏ là Minh bị thịt, đã làm đảo chính và giết chết ông một cách hết sức dã man.
Trong Kỳ 2, tôi đã trích đăng bài của ông Mai tiến Tiệm viết về cuốn VNMLQHT.
Ông Tiệm viết : “Truớc đây 7 năm, tôi cũng đã đọc cuốn VNMLQHT đứng tên anh, nhưng do người khác viết….”
Nay đọc lá thư của một người trước đây nằm trong nhóm Giao điểm, ông Nguyễn văn Hoá, càng phời bày rõ Đỗ Mậu đã bị bọn tình báo cộng sản lợi dụng:
‘…Nhưng, tiện đây tôi cũng muốn dùng cái “tâm địa” của tôi nói thêm vài điều cho minh bạch với dư luận đầy phiền não của cộng đồng trong vài chục năm qua:
Thứ nhất, trước khi về VN, tôi sợ ông Hoàng văn Giàu bên Úc thù vặt, thù dai, vì trong quãng thời gian làm website giaodiem.com, tôi từng chống lại ông ấy, nên phải tốn kém tiền bạc để đến Úc “đảnh lễ” hai vợ chồng ông. Tôi nói tôi muốn đem mẹ tôi về để được sống trên quê hương một thời gian trước khi mẹ tôi chết, và tôi chỉ muốn được sống yên, làm một công dân thầm lặng. Ông ấy nói: Chú muốn về chú phải xóa hết các trang web trong tháng 7 (năm 2006).
Thế rồi tôi đề cập và hỏi đến cuốn “Hồi ký VN Máu Lửa Quê Hương Tôi” của Đổ Mậu, thì ông ấy trả lời: “Nếu tui không dùng Đổ Mậu thì dùng ai, ai đây?”. Như vậy, ông HVG xác nhận ông là kẻ đầu tiêu, mà Đổ Mậu chỉ là “bị dùng”, “kẻ thừa hưởng”, nhưng bởi dòng họ ĐM say men chiến thắng quá đáng lại bị kẻ khác “lèo lái”, nên bây giờ Phật Giáo mới bị Cộng sản khuynh đảo bi đát như vậy đó, chứ không vì “nội trùng, nội gián” gì cả. Quý vị (ACE và...) đã tự nguyện đồng hành và bám sau đít cộng sản và Mặt trận Tổ quốc của cộng sản, giờ có muốn chữa cháy cũng muộn rồi. Giả như trong lúc này, quý vị có ‘giã vờ’ bênh vực cho đoàn Tăng Ni chùa Bát Nhã bị đàn áp cũng ngượng lắm, phải không?
(Trong tháng 5 vừa qua, Mai thanh Truyết đến thăm tôi ở khu Mobilehome ở Santa Ana, tôi cũng kể lại tương tự. Thật lòng, tôi sợ tên Hoàng văn Giàu và đàn em hắn trả thù tôi sau lưng, khi tôi về VN. Ông Mai thanh Truyết làm chứng nhé!)….
Trong bài BỐN MƯƠI NĂM NGẬM NGÙI, ông Trương phú Thứ viết:
... “Một độc giả của VNTP, bà Hoa Vũ ở tiểu bang New Jersey, người đã mang chân dung TT Diệm từ Mỹ về tận Lái Thiêu. Bà Hoa đã đặt bức chân dung trên mộ TT Diệm chụp hình và sau đó phổ biến tới báo chí hải ngoại.
Bà Hoa đã viết thư cho cựu Đại tá Nguyễn Hữu Duệ “…em không nhớ rõ là năm nào 1960 hay 1961, lúc đó em đang may ở tiệm Thanh Lịch gần chợ Bàn Cờ thì chợ bị cháy lớn. Vài hôm sau thì Cụ có đi thăm chợ và đồng bào nạn nhân. Cụ đi thẳng đến tiệm Thanh Lịch, lúc đó bà Phạm Bích Thuần là chủ tiệm may quá xúc động vừa khóc vừa nói: kìa, Vua đến nhà mình, cô Hoa, bạo dạn ra chào Vua đi. Khi Tổng thống bước lên thềm nhà thì em ra đứng khoanh tay cúi đầu nói: “con kính chào Tổng Thống.” Người hỏi: “cháy có sợ không?” Thưa Tổng thống con sợ lắm ạ.” Người lại hỏi: “may có khá không?” Em trình: “thưa Tổng thống, khá lắm.”
Trong lúc đó thì bà chủ cứ khóc vì quá xúc động được Vua tới thăm. Cụ nói: “ngoan hỷ.” Rồi đi ra hướng đường Bàn Cờ. Ôi! Kể lại một chút kỷ niệm mà lòng em dâng lên một niềm thương nhớ Cụ vô cùng.”
Còn tiếp ...
|
|
|
Post by Vĩnh Long on Jul 1, 2014 10:09:24 GMT 9
Quan niệm của ông Diệm cho rằng đưa quân Mỹ vào Việt nam có 2 điều bất lợi: Thứ nhất : Cuộc chiến chống quỉ đỏ của nhân dân miền Nam Việt nam mất ý nghĩa chính đáng...và không lợi đối với dư luận thế giới. Sự hiện diện của đơn vị chiến đấu Mỹ là một kẽ hở lớn để bọn Việt cộng xảo quyệt, lợi dụng tuyên truyền dân chúng , cả Bắc lẫn Nam, khuấy động lòng yêu nước chống ngoại xâm. Ở miền Bắc thì chúng vịn lý do này để dễ dàng lùa thanh niên vào bộ đội gọi là “giải phóng miền Nam” (!), cho nên hàng trăm ngàn thanh niên miền Bắc đã chết vì lầm lẫn. Còn ở miền Nam thì chúng dựa vào việc chống Mỹ để tổ chức các cuộc biểu tình, gây bất ổn xã hội. Có một thời gian BÀN THỜ PHẬT XUỐNG ĐƯỜNG cũng nằm trong kế hoạch gây rối của Việt cộng, vì bọn chúng đưa cán bộ tôn giáo vận vào tổ chức Phật giáo miền Nam. Muốn rõ thêm ở phần này, quí vị có thể tìm đọc bạch thư của đại lão Hòa thượng Thích tâm Châu và đọc trích đoạn dưới đây của nhà văn nữ Dương thu Hương, trong bài viết nhan đề TÔI LÀ PHẬT TỬ THEO CÁCH CỦA RIÊNG TÔI: .....”Quyền lực nào áp chế những người tu hành và thả lũ lợn bẩn thỉu vào khắp chùa chiền xử sở? .... Chẳng có gì bí mật cả, “bên trên” là A 25 Cục bảo vệ văn hóa thuộc Tổng cục 1 Bộ Nội vụ. A 25 có nhiệm vụ đào tạo sư sãi để “yểm” Hội Phật giáo Việt Nam, để trấn giữ hệ thống chùa toàn quốc. Không ai quên rằng chính nhà nước cộng sản đã dấy lên cơn bão kinh hòang nhằm tàn phá đình chùa, đền miếu thậm chí đào mồ hốt mả chúng sinh, tiêu diệt tất cả những gì mà họ cho là “tàn tích của chế độ phong kiến”. Trong một thời gian dài, những người cộng sản muốn xóa sạch tất cả các tôn giáo, bắt chúng sinh thờ vị thần duy nhất mắt xanh mũi lõ tên là Karl Marx và đám tông đồ của ông ta. Nhưng để xóa đi một đức tin và thay thế vào một đức tin khác không dễ dàng như họ tưởng. Và không phải bất cứ lúc nào họng súng cũng đem lại những kết quả mong muốn. Thời gian không ủng hộ họ. Bức tường Berlin sụp đổ và Lénine vĩ đại của họ sụp đổ theo. Dân Nga xích cổ tượng ông ta kéo lê trên bùn. Đám tín đồ phương Đông đứng chơ vơ không biết từ nay “người cầm lái vĩ đại” của họ sẽ là ai? ... Trong lúc đó dân chúng ào ào dựng đình, cất chùa. Khắp nơi miếu mạo, đền chùa, lăng tẩm dựng lên theo trí nhớ. Chính quyền cộng sản có thể truy bức tàn sát chúng sinh, cướp bóc phá hủy tài sản của họ, nhưng trí nhớ và niềm tin là những thứ không thể bắn thủng bằng các loại đạn. Và như thế, giờ đây dân chúng đã xây lại tất cả những gì đã từng bị họ tàn phá, nếu không nói là còn nhiều hơn. Nhu cầu tâm linh hóa ra cũng là một nhu cầu sinh tử của kiếp người. Trước tình hình này A 25 trở nên quan trọng hơn trong vai trò “bảo vệ nền chuyên chính”. Nhiệm vụ của họ là “khống chế hội phật giáo” biến chùa chiền toàn quốc thành hệ thống pháo đài của quyền lực, rình mò theo dõi tư tưởng dân chúng và ....điều này nữa, các tín đồ của Marx không quên: tận thu nguồn lợi béo bở từ đám chúng sinh “mê tín” kia. Vậy là đội quân “sư nhà nước” được hình thành. Nguồn đào tạo chính là C 500 (đại học ngành an ninh). Thêm nữa, sinh viên tuyển lựa từ các đại học khác như Tổng hợp, Sư phạm, Ngoại ngữ ... có thành phần cơ bản (lý lịch đáng tin cậy) được vũ trang bằng lý thuyết giai cấp của Marx-Lénine và một thứ chủ nghĩa duy vật hạ đẳng. Sau đó, lớp người này được “tráng men” bằng lý thuyết đạo Phật và trước hết các phương pháp niệm kinh, hành lễ để “vào nghề”. Trong cuộc chiến, Việt cộng thường lợi dụng ẩn nấp trong làng xóm tấn công quân Mỹ. Sự giao tranh diễn ra không những hai bên quân lính thiệt mạng, mà ngay cả dân làng, nơi Việt cộng núp lén, cũng khó tránh khỏi đạn bom. Sau này khi ông Kennedy chết rồi thì vụ Mỹ Lai xẩy ra. Không những Việt cộng lợi dụng vào đó để tuyền truyền chống Mỹ, mà ngay cả những tên cơ hội, thiên cộng như Oliver Stone, hay me Mỹ Xì líp hay tên thầy chùa lấy vợ Nhất Hạnh cũng ồn ào đả kích. Tòa án Mỹ đã xử Trung úy Mỹ William Calley gây ra vụ án Mỹ Lai, chỉ vì viên Trung úy sót đồng đội của mình bị chết trước họng súng kẻ thù ngày 16 tháng 3 năm 1968. Sau 13 ngày xét xử, Đại tá trưởng bồi thẩm đoàn tuyên đọc bản án dành cho Trung Uý William Calley : ( jury head Colonel Clifford Ford pronounced Calley's sentence: "To be confined at hard labor for the length of your natural life; to be dismissed from the service; to forfeit all pay and allowances." ) (bị chung thân khổ sai , bị giải ngũ và mất hết quyền hạn vể lương bổng và trợ cấp).(1) Tòa án nào xử Cáo Hồ giết nửa triệu người dân miền đồng bằng Bắc phần trong chiến dịch đấu tố dã man, cướp ruộng đất từ 1953 đến 1958 và 5.000 người dân Huế bị chôn tập thể trong vụ chúng tấn công Tết Mậu thân 1968? Thứ hai: Quân Mỹ đổ vào quá nhiều sẽ làm đảo lộn đời sống văn hóa Việt nam. Hai điều này mãi 10 năm sau Mỹ mới nhận ra và tìm cách rút khỏi vũng lầy Viêt nam bằng hiệp định Paris năm 1972 thì lại chọn lầm người, yểm trợ một người thiếu khả năng lên nắm quyền, làm mất miền Nam vào tay bọn quỉ Việt cộng. Trong một cuộc mạn đàm vào Tết Bính tuất (2006) giữa cựu Đại tướng Cao văn Viên và ông Lâm lễ Trinh (nguyên là bộ trưởng Bộ Nội vụ thời Đệ nhất Cộng hòa), ông Trinh đã viết một phần trong cuộc nói chuyện. Dưới đây là câu hỏi của ông Trinh và câu trả lời của Đại tướng Viên. LLT: Sau khi Tổng thống Diệm bị đảo chính năm 1963, các tướng Miền Nam có được chuẩn bị về chính trị để lãnh đạo cuộc chiến chống Bắc Việt hay không? Anh nghĩ sao về Hội đồng Quân nhân Cách Mạng? Nếu ông Diệm thoát khỏi cuộc đảo chính 1963 thì anh nghĩ Miền Nam có thể tránh sụp đổ chăng năm 1975? CVV: Họ thiếu chuẩn bị về chính trị. Họ chia rẽ. Không ai có đủ khả năng và uy tín để thay thế Tổng thống Diệm. Nhóm đảo chính tự phong cho mình danh xưng Cách mạng. Thật ra mục tiêu của họ là giết TT Diệm chớ không phải thay đổi tốt xứ sở. Bằng chứng là họ đã gây ra sau 1.11.63 hỗn loạn liên miên và tự loại. Không có một lãnh tụ nào có tầm vóc hay cương lĩnh kiến quốc cỡ Nasser, Sukarno, Lý Thừa Vãn.. Để trả lời phần hai câu hỏi của anh: Ông Diệm là một lãnh tụ được biết nhiều về mặt quốc tế, hơn ông Thiệu. Dù sao, ông chỉ là một symbol, một biểu tượng mà thôi, ông không thể làm gì nếu không có cố vấn Nhu bên cạnh. Tất cả các bài diễn văn của TT Diệm đều do ông Nhu soạn thảo. Khổ nỗi, Hoa kỳ muốn tách ông Nhu khỏi ông Diệm. Ông Nhu là một trở ngại. Trở ngại lớn hơn TT Diệm. Vì ông Nhu có nhiều mưu lược. Ông Nhu chống Mỹ hơn chống Pháp. TT Diệm thì trái lại. Rốt cuộc, ông Diệm trở thành nạn nhân của Mỹ. Qua câu hỏi của ông Trinh, nhận xét của cựu Đại tướng Viên cũng thấy rằng việc giết ông Diệm là sai lầm. Xin mời bạn đọc theo dõi tiếp : LLT: Anh có nghĩ rằng quyết định giết Tổng thống Diệm sớm làm Miền Nam sụp đổ hay không? Chuyện gì đã xảy ra cho cá nhân anh ngày 1.11.1963? CVV: Giết ông Diệm là một lỗi lầm nguy hại. Ngày 1.11.63, tôi là Đại tá tư lệnh Lữ đoàn Nhảy dù (thay thế Nguyễn Chánh Thi). Khi Hội đồng Cách mạng hỏi tôi có ủng hộ phe đảo chính hay không, tôi trả lời: “Lật đổ Chính phủ là một chuyện quốc gia đại sự, tôi không được hỏi ý kiến trước. Tôi chỉ là một quân nhân, không làm chính trị.” Họ còng tay tôi, tôi ngồi chờ trước cửa văn phòng ông Dương Văn Minh. Tôi tự hỏi: Sẽ chung số phận với Lê Quang Tung, Hồ Tấn Quyền chăng? Ông Tôn Thất Đính bước ra can thiệp mở còng cho tôi. Hôm sau, tôi được thả nhưng bị quản thúc tại gia ở đường Ngô Quyền, Chợ Lớn. Lối một tuần sau, tôi về chờ lệnh tại Bộ Tổng Tham Mưu. Tôi vô cùng chán nản, không tha thiết ở lại Quân đội, vì tình huynh đệ chi binh không còn nữa, anh em một nhà giết hại lẫn nhau. Nếu có lệnh đẩy tôi làm tùy viên quân sự tại Lào, tôi chấp nhận ngay. Vientiane là nơi tôi ra đời. Tên tôi, Viên, là vần đầu tiên của thủ đô Vientiane. Một hôm, trong khi ngồi rầu tại văn phòng, tôi bổng nhận được cú điện thoại của vợ tôi. Bà hỏi: “Buồn lắm hả? » Nước mắt tôi tự nhiên trào lên. Vợ tôi tiếp: « Nếu “người ta” đưa anh trở lại chỉ huy nhảy dù, anh chịu không? » Tôi nghẹn lời vì không thể tin được. Do sự dàn xếp sao đó mà tôi không được biết giữa vợ tôi và bà Trần Thiện Khiêm (hai người thân thiết với nhau), tôi nhận được sự vụ lệnh, ordre de mission, của tướng Khiêm, Tham mưu trưởng Liên quân, đưa tôi về nắm lại Nhảy dù. Ông Khiêm cho tôi biết mật rằng đây là một quyết định riêng của ông, chắc sẽ gặp phản ứng vì không hỏi ý kiến cấp trên. Đúng vậy, việc bổ nhiệm chính thức bằng một công vụ lệnh, ordre de service thuộc thẩm quyền Tổng tham mưu trưởng Quân đội. Một thời gian ngắn sau, ông Khiêm mất chức Tham mưu trưởng Liên quần, bị đổi về chỉ huy Quân đoàn 3. Vài ngày trước 30.1.1964, Khiêm điện thoại kín cho tôi, hỏi:”Sẵn sàng chưa?”. Đây là ám hiệu hành động. Đêm 30 tháng giêng, Lữ đoàn dù của tôi giúp hai Trung tướng Nguyễn Khánh và Trần Thiện Khiêm chỉnh lý phe Dương Văn Minh. Việc “hốt” các tướng “trung lập” thực hiện dễ như trở bàn tay. Không đổ máu, không tốn một viên đạn vì sau 1.11.1963, các tướng này đều dùng quân dù của tôi để canh gác nhà họ. Thật như “gởi trứng cho ác! ” Việc tôi giúp ông Khiêm là chuyện dĩ nhiên, để đáp ơn “thả hổ về rừng”. Tôi không để ý đến điểm Minh, Đôn, Đính, Xuân và Kim có thật sự chủ trương trung lập hay không. Câu hỏi và câu trả lời dưới đây xác nhận việc Dương văn Minh ra lệnh cho Nhung giết ông Diệm: CVV: Chính tướng Dương Văn Minh đã ra lệnh giết hai ông Diệm và Nhu. Nguyễn Văn Nhung, vệ sĩ của Minh, thăng Thiếu tá sau vụ ám sát, có nhiệm vụ thi hành lệnh dưới sự giám sát của hai tướng Mai Hữu Xuân và Nguyễn Văn Quan (người thay Đổ Mậu trong chức Tổng giám đốc An ninh Quân đội). Nhung bị An ninh Quân đội bắt trong vụ chỉnh lý nói trên và đem về giam tại Lữ đòan dù của tôi. Hôm sau, tôi được phúc trình Nhung đã tự treo cổ bằng một sợi dây giày nhà binh. Có lẽ vì Nhung biết không tránh khỏi tử hình nếu bị giãi ra trước Toà vì Nhung phạm quá nhiều tội ác. Ngày đó dư luận cho rằng vì thất bại trong chiến dịch đổ bộ Vịnh Con Heo (Bay of Pig) của Tổ chức Cuba tự do, với sự giúp đỡ của Mỹ tháng 4 năm 1961, cùng sự chọc giận của Tổng bí thư mồ ma cộng sản Liên xô là Nikita Khrushchev, trong phiên họp tại Vienna, Áo, vào tháng 6 năm 1961. Khrushchev đòi Tổng thống Kennedy phải “điều chỉnh tình trạng ở Tây Bá Linh và Đài Loan (trích dẫn lịch sử Hoa Kỳ ở phần cuối), đã đưa Tổng thống Kennedy đến quyết định lật đổ ông Diệm để đạt mục đích đưa quân tham chiến ở miền Nam Việt nam. Chính quyền Kennedy đã sai lầm, nhưng chuyện đã đi vào lịch sử của 2 quốc gia. Tinh thần bảo thủ của ông Diệm và ông cố vấn Ngô đình Nhu rõ ràng là nguyên nhân đưa đến một kế hoạch đảo chánh- tiền vốn bỏ ra rất nhẹ : 42,000 usd-do lệnh của Toà Bạch Ốc, qua ông Cabot Lodge, mà Đại tá tình báo Conein trực tiếp chuyển giao tại câu lạc bộ sĩ quan An đông, nơi dùng làm bộ chỉ huy cuộc đảo chánh để thay thế ông Diệm bằng một người nào đó, xương sống mềm, biết luồn cúi, trong vòng tay đồng minh của Mỹ. Một nhận xét tưởng không quá đáng, nếu không có bàn tay của ông Kennedy thì dù tên Việt cộng nằm vùng Trí Quang có khuấy rối hơn nữa, hay dù có thêm vài ba Big Minh nữa cũng chẳng lật đổ được ông Diệm. Tên trọc đầu Trí Quang cũng như linh mục lấy vợ Nguyển ngọc Lan và mụ bác sĩ Dương quỳnh Hoa sau 30-4-75 cảm thấy rõ bị lợi dụng, bị vắt chanh bỏ vỏ. Dương quỳnh Hoa và Nguyễn ngọc Lan-đảng viên cộng sản ra rìa- chết tức tưởi, còn trọc đầu Trí Quang sống câm nín những năm cuối đời. Sử Việt có nhiều dẫn chứng về lý do dựa vào để động binh, dù gượng gạo hay bịa đặt : - Ông Nguyễn Huệ mượn cớ phù Lê, diệt Trịnh, để đưa quân ra Bắc (1787) - Nhà Thanh mượn cớ đưa Lê chiêu Thống về làm vua, để Tôn sĩ Nghị, Tổng đốc Lưỡng Quảng, đem quân xâm lăng Việt nam(1788). - Pháp mượn cớ bảo vệ giáo sĩ truyền giáo để đưa quân vào Việt nam thế kỷ thứ 19. - - Quân phiệt Nhật mượn cớ nhờ đường xe lửa Hanoi- Vân nam để chuyển quân đánh Tàu (quốc gia của Tổng thống Tưởng giới Thạch). Nhật đổ quân vào Việt nam 1941. Đến ngày 9-3-1945, Nhật đảo chính Pháp để cai trị Việt nam, được 5 tháng, cho đến tháng 8 năm 1945, Nhật đầu hàng đồng minh trong đại chiến thế giới lần thứ 2. - Và, năm 1963, ông Kennedy ngụy tạo cớ để lật đổ ông Diệm, nói rằng ông Diệm và ông Nhu đã mặc cả với cộng sản, ngõ hầu ông Kennedy được đổ quân vào Việt nam. Cuối năm 1963, quân Mỹ ở Việt nam là 17,000 người. - Việt cộng đánh chiếm Cambodia 1980, thì lấy cớ là giúp dân nước này diệt Khơ me đỏ, để rồi cai trị và vơ vét tài nguyên Cambodia 10 năm. Trong vụ này, cai đồn điền Lê đức Anh , người nắm giữ lực lượng Việt cộng xâm lăng, là giầu nhất. - Rồi Trung cộng lùa quân sang đánh 6 tỉnh miền bắc Việt nam năm 1979 lại vịn cớ là “ dạy cho Việt nam một bài học (!)”.(dằn mặt, không muốn cho Việt nam có ý đi theo Liên xô) Gần đây nhà Xuất bản Hùng Vương California tái bản cuốn CHÍNH ĐỀ của ông Ngô đình Nhu, mà theo Tiến sĩ Phạm văn Lưu thì cuốn sách nguyên bản tiếng Pháp xuất bản năm 1964 đã được dich lại ra tiếng Anh và tiếng Việt. (mời bạn đọc theo dõi bài viết của Tiến sĩ Phạm văn Lưu ở phần sau). Ông Ngô đình Nhu viết cuốn CHÍNH ĐÊ cách đây nửa thế kỷ, đã tiên đoán nguy cơ của kẻ thù truyền kiếp Tàu phương bắc mà Hồ chí Minh và bè lũ đã ngu muội không nhận ra. Trong Đoạn 11 :VAI TRÒ CỦA VIỆT NAM, ông Nhu viết: “…..Tàu đối với Việt Nam tái hiện dũng mãnh, sau gần một thế kỷ vắng mặt. Ký ức của những thời kỳ thống trị tàn khốc của Tàu đối với chúng ta còn ghi trong mỗi trang lịch sử của dân tộc và trong mỗi tế bào của thân thể chúng ta. Các nhà lãnh đạo miến Bắc, khi tự đặt mình vào sự chi phối của Trung Cộng, đã đặt chúng ta trước một viễn ảnh nô lệ kinh khủng. Hành động của họ, nếu có hiệu quả, chẳng những sẽ tiêu diệt mọi cơ hội phát triển của chúng ta, mà lại còn đe dọa đến sự tồn tại của dân tộc. Sở dĩ, tới ngày nay, sự thống trị của Trung Cộng đối với Việt Nam chưa thành hình, là vì hoàn cảnh chính trị thế giới chưa cho phép, và sự tồn tại của miền Nam dưới ảnh hưởng của Tây phương là một trở lực vừa chính trị vừa quân sự cho sự thống trị đó. Giả sử mà Nam Việt bị Bắc Việt thôn tính, thì sự Trung Cộng thôn tính Việt Nam chỉ là một vấn đề thời gian. Trong hoàn cảnh hiện tại(2), sự tồn tại của miền Nam vừa là một bảo đảm cho dân tộc thoát khỏi ách thống trị của Trung Cộng, vừa là một bảo đảm một lối thoát cho các nhà lãnh đạo Cộng Sản Bắc Việt, khi họ ý thức nguy cơ họ đang tạo cho dân tộc. Nhưng ngày nào họ vẫn tiếp tục thực hiện ý định xâm chiếm miền Nam thì họ vẫn còn chịu sự chi phối của chính sách chiến tranh xâm lăng của Trung Cộng, thay vì chính sách sống chung hòa bình của Nga Sô. Vì vậy cho nên, sự mất còn của miền Nam, ngày nay, lại trở thành một sự kiện quyết định sự mất còn trong tương lai của dân tộc. Do đó, tất cả nỗ lực của chúng ta trong giai đoạn này phải dồn vào sự bảo vệ tự do và độc lập, và sự phát triển cho miền Nam để duy trì lối thoát cho miền Bắc và cứu dân tộc khỏi ách thống trị một lần nữa….” Đọc cuốn CHÍNH ĐỀ, có nhiều người đã so sánh ông Ngô đình Nhu như là Khổng Minh của Việt Nam. Khổng Minh mưu lược tài ba, nhưng cũng chỉ giúp Lưu Bị giữ vững Ba Thục trong một giai đoạn. Ông Ngô đình Nhu cũng chỉ giữ cho miền Nam được vững chãi, phồn thịnh được 9 năm, và tiếp nối nên Đệ Nhị Cộng Hoà được 12 năm. Nhưng có 2 điểm khác nhau giữa Khổng Minh và ông Ngô đình Nhu : 1-Khổng Minh không bị đám tay chân của Lưu Bị sát hại dã man như đám Minh Xuân tay chân của ông Diệm. 2- Đất Ba Thục của Lưu Bị không bị các thế lực ngoại bang áp lực như Việt Nam vào thập kỷ 50 thế kỷ 20. Chú thích (1) Trích trong bài An Introduction to the My Lai Courts-Martial của Doug Linder. 2- Cuốn Chính Đề của ông Ngô đình Nhu viết từ cuối thập kỷ 50 sang đầu thấp kỷ 60, trước ngày đảo chánh 1-11-1963. Trước ngày đảo chánh 1-11-1963, ông Diệm lưỡng đầu thọ địch. Đối ngoại, ông không chịu uốn mình theo lệnh Mỹ, mà Mỹ là chỗ dựa chính cho miền Nam Việt nam....Đối nội, ông Diệm không mềm dẻo trong chính sách tôn giáo, dù là có Việt cộng giật giây, làm cho tình hình miền Nam càng ngày càng bất ổn. Bất lợi đến với ông và gia đình ông là điều khó tránh. Hai yếu tố bất lợi chính đã đưa đến sự thất bại và cái chết thê thảm của 3 anh em ông Diệm, ông Nhu, ông Cẩn. Nhưng nó cũng báo trước ngày Mỹ thất bại và miền Nam Việt nam rơi vào tay bọn quỉ vô thần. Cuộc đảo chánh 1-11-1963 thành công đối với ông Kennedy, với Việt cộng và với nhóm tướng phản bội Cuộc đảo chánh giết được ông Diệm, ông Nhu, xoá nền Đệ nhất Cộng hòa, nó đem lại lợi nhất thời cho Mỹ: 12 năm; cho một số tướng lãnh làm đảo chánh. Nhưng nó đem lợi nhiều cho Việt cộng. Đối thủ chính của Việt cộng, người mà chúng sợ nhất là ông cố vấn Ngô đình Nhu, một người nhiều mưu lược, đã chết. Sau này, nhiều người nhận xét : nếu ông Diệm và ông Nhu còn lãnh đạo miền Nam thì ngày 30-4-1975 không xẩy ra. Ngày 30-4-1975 là ngày đánh dấu một bước ngoặt lịch sử, phủ trùm miền Nam một màu ảm đạm. Việt cộng với rất nhiều cố vấn Trung cộng và Liên xô đã ào ạt tấn công miền Nam, trong khi Mỹ ngoảnh mặt. Kể từ tháng tư đen, dân miền Nam bị khốn khổ về kinh tế, bị mất hết tự do, bị kìm kẹp trong hệ thống công- an- trị của đảng cộng sản. Người dân miền Nam nghĩ về cuộc sống ấm no thời Đệ nhất Cộng hòa chỉ còn luyến tiếc; nghĩ về người lãnh đạo tài trí, liêm khiết, đạo đức là Tổng thống Ngô đình Diệm chỉ còn biết sót thương người vị quốc vong thân, buồn cho phận mình và thù ghét cộng sản. Trong số những người bừng tỉnh sau khi Việt cộng xâm chiếm miền Nam, không riêng là những người trước kia chỉ biết làm ăn, buôn bán, không quan tâm nhiều về chính trị, mà còn rất nhiều- rất là nhiều- những người thiên cộng, hoặc rất nhiều người là cán bộ nằm vùng. Khi họ nhận ra được mình đã bị lừa thì quá muộn. Một điểm đặc biệt là trong khi xây dựng về quân sự để quân đội đủ mạnh bảo vệ miền Nam Việt nam, ông Diệm còn xúc tiến việc thiết lập Ấp chiến lược. Xây dựng Ấp chiến lược là tách cán bộ Việt cộng ra khỏi làng xóm, ra khỏi dân ,để Việt cộng không còn chỗ dựa trong chiến tranh du kích, cũng như tách cá ra khỏi nước. Mất chỗ dựa trong chiến tranh du kích, Việt cộng phải đương đầu bằng trận địa chiến, mà trận địa chiến là nhược điểm của Việt cộng vì chúng không có phi cơ yểm trợ, lại rất khó khăn trong việc di chuyển pháo binh và tiếp vận. Việt cộng rất sợ Ấp chiến lược. Đó là một hạ tầng cơ sở vững chắc, chống cộng hữu hiệu. Vì rất sợ nên chúng luôn luôn muốn phá . Ngay sau khi giết ông Diệm, Minh đã cho hủy bỏ Ấp chiến lược chứng tỏ khả năng yếu kém của Minh trong quốc sách chống cộng, nếu không muốn nói là ‘thiên cộng’. Trong mỗi ấp chiến lược, ông Diệm còn cho dân lựa chọn người đại diện để bàu ra điều hành thôn ấp. Đây là mục tiêu thứ hai của Ấp chiến lược : “xây dựng hạ tầng cơ sở dân chủ” cho dân trong ấp tự làm chủ vận mạng của mình. Tổng số Ấp chiến lược đã được xây đựng trong thời Đệ nhất Cộng hòa là 2137 ấp. Để thêm dẫn chứng, mời độc giả theo dõi phần đối thoại giữa cố Đại tướng Cao văn Viên và ông Lâm lễ Trinh: LLT: Trong hồi ký “Vietnam. Histoire secrète d’une victoire perdue” (nxb Perrin, Paris, 1986), giám đốc CIA William Colby xác nhận kế hoạch Ấp Chiến Lược, Strategic Hamlets (mà ông Ngô Đình Nhu là cha đẻ) làm Bắc Việt khiếp đảm vì rất hữu hiệu. Đúng như vậy không? Vì sao Hội đồng Cách Mạng lại hủy bỏ kế hoạch ấy? CVV: Kế hoạch Ấp Chiến Lược là một việc phải làm để tách CS ra khỏi nhân dân, tách cá khỏi nước, như đã từng thí nghiệm tốt ở Mã Lai với tướng Robert Thompson. Tại VN, có những sơ sót trong việc thi hành bởi một số Tỉnh trưởng dàn cảnh, để lấy điểm với thượng cấp. Thay vi chỉnh đốn lại để tăng hiệu lực, Dương Văn Minh và HĐCM đã hấp tấp hủy bỏ kế hoạch Ấp Chiến Lược liền sau vụ đảo chính vì lý do họ thù ông Nhu. Họ thay vào đó cái mà họ gọi là Ấp Dân Sinh. Đây là một lổi lầm ghê gớm. Tôi không biết rõ họ đã thảo luận với nhau ra sao. Lữ đoàn dù, do tôi chỉ huy lúc đó, bị nghi trung thành với ông Diệm nên không được hành quân, chỉ được giao làm những công tác vớ vẩn tại vùng Long An, Mỹ Tho…” Nước Việt nam chẳng phải riêng của họ Trưng, họ Triệu, Lý, Trần , Lê, cũng chẳng phải của Nguyễn Huệ, Ngô đình Diệm. Nhưng những ai là người vì dân, vì nước thiết tưởng người đời sau phải công tâm nhận xét. Trong thế kỷ 20, người có tội nặng với dân tộc, kẻ đã đem chủ nghĩa vô thần, không tưởng cộng sản áp đặt vào Việtnam, là Nguyễn tất Thành, còn gọi là Cáo Hồ, làm cho dân Việt nam, miền Bắc, khốn khổ hơn 60 năm, và, miền Nam lãnh tai họa đó cũng đã trên 30 năm. Lên nắm quyền, Cáo mở màn giết người. Khởi đầu là vụ tàn sát các đảng viên Việt nam quốc dân đảng ở đường Ôn Như Hầu, Hanoi. Khi phe Trục : Đức , Ý, Nhật thua Đồng minh Anh, Mỹ, Pháp, Trung hoa (quốcgia) và Liên xô, Liên hiệp quốc trao quyền cho quân Anh tiếp thu vũ khí của quân Nhật ở miền Nam. Anh trao lại quyền cho Pháp. Về phía bắc Việt nam, Liên hiệp quốc trao quyền cho Trung hoa quốc gia. Tổng thống Tưởng giới Thạch cử tướng Lư Hán sang tiếp thu khí giới quân đội Nhật. Cáo Hồ mở cuộc lạc quyên vàng năm 1946, đúc một bức tượng vàng đút lót Lư Hán, để Lư Hán rút quân về Tàu, ngõ hầu Cáo dùng bộ đội tiêu diệt các đảng phái quốc gia, nhất là hai tỉnh Vĩnh yên, Phúc yên. Từ năm 1953, đến năm 1958, cáo theo bài vở của Mao, áp dụng cải cách ruộng đất, đấu tố, cướp nhà, cướp ruộng, giết những người khá giả. Có người chỉ có chưa đầy 1.000 mét vuông ruộng cũng bị qui là địa chủ., bị đấu tố hoặc bị giết. Chữ nghĩa Việt nam phân biệt rõ ràng giữa trộm và cướp. Trộm là lén lút chiếm tài vật của người khác. Cướp là lấy tài vật của người khác công khai bằng vũ lực. Cướp có cướp ngày, cướp đêm. Lấy tài vật của người khác rồi bỏ chạy thì gọi là cướp giật. Lấy tài vật bằng vũ lực giữa thanh thiên bạch nhật như Việt cộng thì gọi Việt cộng là bọn cướp ngày. Địa chủ, phú nông, tiểu tư sản, cường hào là những danh từ do Việt cộng học từ Tàu cộng để qui tội dân lành, nhằm mục đích cướp ruộng, cướp nhà và giết người. Đây là âm mưu thâm độc của Mao trạch Đông, dùng người Việt giết người Việt và làm ly tán dân tâm và phong hoá Việt Nam, ngõ hầu đạt mục đích xâm lăng sau này. Từ năm 1956, chúng bắt đầu tập trung ruộng đất, lập hợp tác xã nông nghiệp. chỉ một thời gian 1 năm, ruộng cỏ mọc không có người chăm sóc, nước cạn không có người ra tát nước lên ruộng. Nước rò rỉ không ai ra đắp bờ. Tất cả đợi tiếng kẻng. Người dân bắt đầu sống ỷ lại, đưa đến hậu quả sản lượng lúa gạo càng ngày càng xuống. Cán ngố và dân ít học trông chờ CÁC THỤ SỞ NHU, chờ đợi ngày không làm mà có ăn, theo thuyết của Marx mà Hồ đem áp dụng để ru ngủ dân mình. Việt nam là nước có tới 90% sống về nông nghiệp, mà dân miền Bắc thiếu ăn triền miên từ 1956 đến 1988. Còn tiếp ...
|
|
|
Post by Vĩnh Long on Jul 1, 2014 10:11:32 GMT 9
Cách giết người của Cáo thành tinh. Nó ưu việt ở chỗ giết người không cần súng đạn. Thời kỳ cải cách ruộng đất là thời kỳ đảo lộn xã hội, theo sách vở Marx mà chúng học. Nhưng ngày nay, bọn địa chủ tư -bản –đỏ lại nhan nhản ở Hanoi, Saigon, Haiphong . Tài sản của chúng gấp trăm, gấp ngàn lần nửa triệu người bị giết trong chiến dịch đấu tố. Chỉ một Bùi tiến Dũng , tổng giám đốc về Xây Dựng quốc doanh, trong một tháng cá độ bóng đá với số tiền 1 triệu 8 đô la thì thử hỏi số tiền tham nhũng của hắn có là bao nhiêu? Dưới đây là một trong những bức hình đấu tố dã man tàn bạo của bè lũ cộng sản do ký giả Liên xô chụp ở miền Bắc Việt nam năm 1955, mà ngày nay nhờ tiến bộ thông tin, chúng ta đã được nhìn thấy rõ sự tàn bạo của chủ nghĩa cộng sản. Sau này đất nước tự do dân chủ- chắc chắn là như thế- màn bí mật sẽ được vén lên. Những tội ác của chúng sẽ được phanh phui và, chẳng riêng gì dân Việt, mà cả thế giới sẽ biết đến những chuyện rùng rợn, tàn bạo do Việt cộng gây ra trong nhiều thập kỷ. Không kể những truyện như Những thiên đường mù của Dương thu Hương, Đêm giữa ban ngày của Vũ thư Hiên, Chuyện kể năm 2000 của Bùi ngọc Tấn, Gửi lại trước khi về cõi của Vũ cao Quận, Hồi ký của Trần Độ, gần đây Hồi Ký Của Một Thằng Hèn của nhạc sĩ Tô Hải, Nước mắt một thời của Nguyễn khoa Đăng.. Rồi sẽ còn rất nhiều những hồi ký kiểu Đoàn duy Thành (Làm người là khó), hoặc Tôi bày tỏ của Tiêu Dao Bảo Cự lần lượt đưa ra, phơi bày những bí mật xấu xa trong đám lãnh đạo cộng sản. Bao nhiêu những bài viết, của các ông Bùi Tín, Lê Nhân, Nguyễn thái Hoàng ( Trần khải thanh Thủy), Hoàng Tiến, Đỗ quế Dương, Vũ thư Hiên, Nguyễn thanh Giang, Hà sĩ Phu, Tiêu dao Bảo Cự, Đỗ nam Hải, Nguyễn chính Kết, bà Dương thu Hương. Gần đây, rất nhiều nhà văn trẻ đã mạnh dạn tố giác sự giả dối, dã man của Việt cộng.. Ngày 22- 3- 2006, một cựu Trung tá Việt cộng, có 40 năm tuổi đảng, ông Trần anh Kim, quê Thái bình đã viết nhiều bài đăng trên nhiều websites. Bài nhan đề “Khái quát những sai lầm nghiêm trọng của đảng cộng sản Việt nam từ ngày có đảng”, đã cho ta thấy được rất nhiều mặt trái xấu xa, tàn ác của Việt cộng. Năm 1959, nếu Cáo không ra lệnh, làm sao Phạm văn Đồng, một người có tiếng là ba phải (theo Vũ thư Hiên) lại dám ký dâng đảo Hoàng sa cho Tàu đỏ. Rồi năm 2001, bọn đàn em cáo tiếp tục dâng đất và biển cho Tàu. Năm 1987 là năm nhớ đời, dưới chế độ xã hội chủ nghĩa rất tốt đẹp(!) mà Thanh hóa , Nghệ an, Quảng Ninh có hàng ngàn người chết đói. Chính thị Việt cộng cho việc người chết đói là “rất tốt đẹp”(!). Ủy ban nhân dân Tỉnh Thanh hóa dùng xe tải chở dân đi ăn mày ở các tỉnh miền Bắc, không chỉ nói lên sư sai lầm của kinh tế tập trung, mà nó còn cho ta thấy rõ sự xấu xa của chủ nghĩa xã hội. Điều nhục nhã nhất là những ngươì đi ăn xin được chính quyền cấp giấy chứng nhận , Phải chăng “cấp giấy chứng nhận cho dân Thanh Hoá làm Cái Bang là cái rất tốt đẹp của xã hội chủ nghĩa?(!)” Nhà thơ Nguyễn chí Thiện, quê Hải phòng, người đã bị Việt cộng bắt giam nhiều lần, tổng số lên tới 27 năm, trong khi bị giam cầm cực khổ, ông đã làm rất nhiều bài thơ, mà bài TÔI TIN CHẮC là bài nói lên nỗi khổ của nhân dân khi chế độ cộng sản còn tồn tại : Tôi tin chắc một điều Một điều tất yếu : Là ngày mai mặt trời sẽ chiếu . Nhưng tôi laị nghĩ một điều Một điều sâu thẳm : Là đêm tàn, cộng sản tối tăm Nếu nó kéo dài thêm mấy mươi năm Thì như thế sẽ buồn lắm lắm Vì kiếp người sống chẳng bao lăm. Nói khác đi là, bọn cán bộ cao cấp chỉ đem dùng từ ngữ chủ nghĩa xã hội rất tốt đẹp để đánh lửa, để bịp bợm, trong khi bọn chúng vơ vét làm giầu cho bản thân mình. “Như có linh tính báo trước là có chuyển biến, nên tôi liền trực tiếp trình ngay Tổng thống Diệm, xin lệnh khai hỏa, bằng 2 khẩu đại bác bắn thẳng đã giàn sẵn từ mấy hôm trước. .... Nhưng Tổng thống Diệm không chịu, bảo rằng làm như thế chỉ có dân lành chết oan uổng mà thôi.” So sánh ông Ngô đình Diệm và cáo Hồ, ta thấy rõ ai là người vì dân vì nước, ai là người bần cùng hóa nhân dân, lại dâng đất cho ngoại bang. Để hiểu thêm về đạo đức và lòng yêu thương dân của ông Diệm, mời bạn đọc coi đoạn dưới đây trong bài viết của Phụng Hồng, Văn nghệ tiền phong 476 ngày 30- 11- 1995. “ Thực vậy, cho đến ngày ông bị Dương văn Minh và Mai hữu xuân ra lệnh cho tên đồ tể thuộc hạ Nguyễn văn Nhung đâm chết một cách dã man chưa từng thấy trong lịch sử loài người, ông vẫn cương quyết thi hành chính sách ‘lấy dân làm trọng’ (dân vi quí). Để dẫn chứng cho điều đó, cũng để làm sáng tỏ vấn đề- một vấn đề mà mãi đến bây giờ chưa thấy ai đề cập tới- tôi hân hạnh mời quí bạn đọc nghe câu chuyện dưới đây, 20 năm qua chưa được phanh phui nhân ngày đại tang tháng 11. Số là ,tháng 6- 1975, khi vào Don Bosco để chờ ngày vào “ lò luộc người” mút mùa lệ thủy mà tìm về nước chúa nơi tiên cảnh (vì đã dại dột nghe theo lời đường mật phủ dụ của bọn ma vương, ngạ quỉ cộng sản Bắc Việt, nên chỉ đem theo 1 tháng tiền ăn và 2 bộ đồ nylon mỏng dính như của Brigitte Bardot) . Tình cờ trong một đêm thao thức không ngủ, tôi gặp Trung tá TDN, nguyên tư lệnh phó Lữ đoàn liên binh phòng vệ Tổng thống phủ (hiện định cư tại N.H. ) Nhân khi chạnh nghĩ đến thân phận ...và chưa biết ngày mai sẽ ra sao, tôi buột miệng chua chát : -“ Nếu cố Tổng thống Diệm còn sống thì sức mấy mà chúng mình ngồi đây. Anh N đã không trả lời thẳng vào câu than thở của tôi, mà chậm rãi nói: - Chắc anh chưa biết một bí mật về giờ phút cuối cùng của cố Tổng thống Diệm tại Dinh Gia long vào chiều 1-11-1963 ? Tôi trả lời : Chưa. Anh N bèn nói nhỏ bên tai tôi, giọng trầm buồn, bí mật: - Như anh đã biết, chiều hôm đó vào lúc 12giơ 30, tôi được sĩ quan trực nhật báo cáo có nhiều dấu hiệu chuyển quân khả nghi của một đại đội Thủy quân lục chiến đến bố trí tại sân Hoa lư, bên kia đường Hồng thập tự, đối diện Bộ tư lệnh LĐ. Như có linh tính báo trước là có chuyển biến, nên tôi liền trực tiếp trình ngay Tổng thống Diệm, xin lệnh khai hỏa, bằng 2 khẩu đại bác bắn thẳng đã giàn sẵn từ mấy hôm trước. Nhưng Tổng thống Diệm không chịu, bảo rằng làm như thế chỉ có dân lành chết oan uổng mà thôi. Mãi đến giờ phút này ông đã quên mạng sống của mình mà chỉ nghĩ đến số phận người dân, theo đúng tinh thần ‘dân vi quí’. Chưa hết, đến 4giỡ 40 là thời điểm chót, trước khi TT Diệm và bào đệ dời dinh, Đại sứ Mỹ Cabot Lodge đã gọi lại TT Diệm một lần nữa., mà tôi nghĩ đây là một dịp, một cơ hội cuối cùng cho TT Diệm và ông Nhu được bảo đảm tính mạng, nếu theo điều kiện của ông này. Song tôi thấy TT Diệm cầm máy lên- do đại úy Lê công Hoàn trao lại- và khảng khái từ chối . Chính tai tôi đã nghe thấy TT Diệm trả lời một cách rất điềm đạm và bình tĩnh: - Thank you, Sir. But I don’t want my people to be suffered ( chú thích của Phụng Hồng: Xin cám ơn ngài. Nhưng tôi không muốn nhân dân tôi khổ..) Trích đoạn trên đây cho thấy thêm một dữ kiện để chứng minh lòng thương kính đồng bào của ông Diệm, khác hẳn với tên khát máu, cáo đội lốt người, đã giết hàng ngàn chiến sĩ của các đảng phái quốc gia ở Vĩnh , Phúc yên năm 1947, 1948, giết nửa triệu người trong chiến dịch đấu tố 1953- 1958, học của Tàu cộng và mồ ma Liên xô, rồi giết và chôn tập thể gần 10.000 người dân Huế Tết Mậu thân 1968, trong số này có cả trẻ em. Người viết bài này không quen biết với Phụng Hồng, cũng không quen ông TDN, nhưng rất mong ông TDN có thể cho biết thêm chi tiết về ngày đen tối của sử Việt 1-11-1963, mà ông đã chứng kiến. Chúng ta góp mỗi người một chút, để lấy lại vị thế xứng đáng cho một người vị quốc vong thân. Thêm một dẫn chứng cho thấy Dương văn Minh và Mai hữu Xuân đã nhận lệnh trực tiếp từ Conein để giết ông Diệm và ông Nhu. Mời bạn đọc theo dỏi phần trích dưới đây trong bài viết dài, của tác giả Tú Gàn, nhan đề là PHẢN TƯỚNG BỌN CÔN ĐỒ THỜI VIỆT NAM CỘNG HÒA: Trong cuốn băng dài 30 tiếng đồng hồ do thư viện Johson Library ở Austin, Texas, công bố ngày 28.2.2003, Tổng Thống Johnson đã gọi các tướng miền Nam Việt Nam được Hoa Kỳ thuê làm đảo chánh lật đổ và giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm là “một bọn ác ôn côn đồ đáng nguyền rủa” (a goddam bunch of thugs). Họ là ai và đã làm gì mà bị Tổng Thống Johnson miệt thị như vậy ? NHẬN DIỆN BỌN ÁC ÔN CÔN ĐỒ : Tướng Trần Văn Đôn cho biết các sĩ quan sau đây đã nằm trong nhóm đứng ra tổ chức đảo chánh: Trung Tướng Dương Văn Minh, Trung Tướng Trần Văn Đôn, Thiếu Tướng Trần Thiện Khiêm, Thiếu Tướng Mai Hữu Xuân, Thiếu Tướng Tôn Thất Đính, Thiếu Tướng Nguyễn Khánh, Thiếu Tướng Lê Văn Kim, Thiếu Tướng Trần Văn Minh, Thiếu Tướng Phạm Xuân Chiểu, Thiếu Tướng Lê Văn Nghiêm, Đại Tá Nguyễn Văn Thiệu, Đại Tá Đỗ Mậu, Đại Tá Dương Ngọc Lắm, Đại Tá Nguyễn Văn Quan, Đại Tá Nguyễn Hữu Có, Đại Tá Trần Ngọc Huyến, Đại Tá Nguyễn Khương và Đại Tá Đỗ Cao Trí. Theo baì viết của ông Tú Gàn, việc lật đổ Tổng thống Ngô đình Diệm , ông Kennedy đã đưa qua 2 sĩ quan tình báo, một là Al Spera, hai là Lucien Emile Conein, để làm nhiệm vụ móc nối các sĩ quan Viêt nam Cộng hòa. Và, tác giả đã sưu tập được nhiều tài liệu về nguồn gốc của Conein, mà không tìm được tài liệu nói về điệp viên Spera. Spera sang Việt nam bề ngoài là cố vấn chính trị tại Bộ Tổng tham mưu. Vai trò của Lucien Emile Conein : Chúng tôi chưa tìm được tài liệu nào nói về điệp viên Al Spera, nhưng chúng tôi có khá nhiều tài liệu về điệp viên Lucien Emile Conein. Ông sinh năm 1919 tại Paris, mồ côi cha sớm, lúc mới 5 tuổi được mẹ gởi sang Hoa Kỳ sống với bà dì tại Kansas City thuộc tiểu bang Kansas, nhưng vẫn giữ quốc tịch Pháp. Ông đã từng làm điệp viên cho OSS (tiền thân của CIA) từ năm 1943 với cấp bậc Trung Úy, hoạt động chống Đức Quốc Xã trong Đệ Nhị Thế Chiến ở Âu Châu, rồi qua Bắc Việt khi chiến tranh chấm dứt. Từ 1954 đến 1956 ông đến Việt Nam hoạt động trong toán đặc nhiệm dưới quyền của Đại Tá Edward Lansdale, người đã giúp Tổng Thống Ngô Đình Diệm chống lại nhóm Bảy Viễn và Tướng Nguyễn Văn Hinh. Sau đó , ông trở về Mỹ và tham gia Lực Lượng Đặc Biệt (Special Force), nhưng vẫn còn làm việc cho CIA. Năm 1961 ông đã xin về hưu, nhưng năm 1962 ông được CIA gọi làm việc trở lại và phong cho chức Trung Tá với bí danh là Lulu hay Black Luigi, rồi gởi qua Sài Gon làm cố vấn cho Bộ Nội Vụ. Nhưng trong thực tế, Lucien Conein có nhiệm vụ móc nối với các tướng Việt Nam mà ông đã có dịp quen biết khi phục vụ dưới quyền của Đại Tá Lansdale, để chuẩn bị tổ chức đảo chánh lật đổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Đại Sứ Henry Cabot Lodge gọi Lucien Conein là “the indispensable man” (con người rất cần thiết). Còn trong cuốn "Vietnam: A History," sử gia Stanley Karnow nói rằng Lucien Conein là “một người lập dị, một người náo nhiệt, một nhân viên tình báo rất nhạy cảm và hoàn toàn chuyên nghiệp, thường không thể kiểm soát được” Sau này, Everette E. Howard Hunt cũng đã dự tính dùng Lucien Conein trong vụ Watergate. Phần dưới đây trong bài viết của tác giả Tú Gàn, bạn đọc theo dõi sẽ thấy chi tiết giết người dã man của đồ tể Nhung và sự thâm độc của Big Minh và Hữu Xuân. Nhất là đoạn ông Diệm và ông Nhu bị đưa vào Tổng Nha Cảnh sát để tra tấn khảo của. Dương văn Minh và Mai hữu Xuân đã chết. Bàn tay nhúng máu của 3 tên đại gian ác thì 1 tên chết ngay sau Tổng thống Ngô đình Diệm vài tháng, còn hai tên Minh và Xuân thì ám ảnh suốt cuộc đời cho đến ngày sang thế giới bên kia. Những ngày cuối đời, Xuân đã phát điên. Và còn có tin là Xuân thường lảm nhảm và chắp tay cầu xin rằng : “ Xin cụ hãy tha cho con”. Dương văn Minh và Mai hữu Xuân chắc không theo đạo Phật và không nhớ câu thơ của Nguyễn Du trong Truyện Kiều: “Thiện căn bởi tại lòng ta”- Mời bạn đọc theo dõi tiếp bài PHẢN TƯỚNG, BỌN CÔN ĐỒ THỜI VNCH “Từ trước đến nay, chúng ta thường tranh luận về ai đã ra lệnh giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu. Nay cuốn băng của Tổng Thống Johnson đã chính thức xác nhận rằng chính quyền Kennedy (Kennedy administration) đã ra lệnh giết, nên vấn đề này không cần phải tranh luận nữa. Lệnh hành quyết do Washington truyền cho Đại Sứ Lodge ở Sài Gon. Ông này truyền cho Trần Thiện Khiêm và Dương Văn Minh qua Lucien Conein. Tướng Minh giao cho cận vệ của mình là Đại Úy Nguyễn Văn Nhung thi hành dưới sự chỉ đạo của Tướng Mai Hữu Xuân. Các sĩ quan khác, kể cả Tướng Đôn, đều không biết gì hết. Như đã nói ở trước, ngoài Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu, Đại Sứ Henry Cabot Lodge đã quyết định giết thêm Ngô Đình Cẩn và Đại Tá Lê Quang Tung, Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt. Tướng Dương Văn Minh đã ra lệnh cho Nguyễn Văn Nhung đưa Đại Tá Lê Quang Tung ra nghĩa trang Bắc Việt Tương Tế phía sau Bộ Tổng Tham Mưu đâm chết và vùi thây ở đó. Muốn giết ông Ngô Đình Cẩn, CIA phải lừa ông vào Tòa Lãnh Sự Mỹ ở Huế, nói rằng sẽ cho đi ngoại quốc, sau đó dùng công điện báo cáo láo về Washington nói rằng trong nhà ông Cẩn có hầm chôn người và súng, dân chúng đang biểu tình, rồi giao ông Cẩn cho Tướng Khánh giết. Trong cuốn “Việt Nam Nhân Chứng”, Tướng Đôn xác nhận trong nhà ông Cẩn không hề có hầm chôn người hay súng. Tuy nhiên, chúng tôi nghĩ rằng sở dĩ Tổng Thống Johson đã gọi nhóm tướng lãnh được thuê làm đảo chánh là “một bọn ác ôn côn đồ đáng nguyền rủa” vì hai lý do: Lý do thứ nhất là cách thức giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu. Chưa một nhà lãnh đạo nào trên thế giới đã bị bọn tay chân bộ hạ thân tín, được hưởng nhiều ơn mưa móc, giết một cách thê thảm như thế trong một cuộc đảo chánh. Lý do thứ hai là sự tham nhũng và bất tài của nhóm này. HÀNH ĐỘNG ÁC ÔN CÔN ĐỒ Khoảng 10 giờ ngày 2.11.1963, khi chiếc M113 chở xác ông Diệm và ông Nhu về đến Bộ Tổng Tham Mưu, đậu trên sân cỏ phía tay phải. Mở cửa xe phía sau ra, người ta thấy ông Diệm mặc bộ complet màu xám sậm, ông Nhu mặc bộ complet màu hơi nâu tím. Cả hai bị trói thúc ké tay sau lưng, nằm nghiêng trên sàn xe, máu me dầm dề. Một quân cảnh đứng gác tại đó cho biết, Tướng Dương Văn Minh đã xuống và tự tay vạch quần ông Diệm ra xem có “chim” không! (1) Với các dấu vết trên hai xác chết như vậy, nhiều người đã đặt câu hỏi: Hai ông đã bị giết như thế nào? Cách tường thuật của mỗi người mỗi khác. Tác giả Tú Gàn đã tìm tòi để biết rõ hơn về việc TT Diệm và ông Nhu bị sát hại như thế nào. Ông đã đọc cuốn Assassin in our Time của Sandy Lasberg, cuốn The death of November của Ellen J. Hammer, cuốn Les Guerres du Vietnam của Trần văn Đôn, đồng thời ông cũng gặp tướng Nguyễn chánh Thi và tướng Lê minh Đảo để tìm hiểu . Đặc biệt là ông được một nhân chứng sống, người ngồi trong xe M 113 chở TT Diệm và ông Nhu. Có lẽ vì người cung cấp tin không muốn để lộ danh tánh nên trong bài tác giả Tú Gàn không nêu tên. Mời bạn đọc theo dõi : Trong cuốn “Assassin in our Time” (Kẻ sát nhân trong thời đại chúng ta) xuất bản năm 1976, ở trang 142, Sandy Lesberg đã mô tả như sau: Ông Diệm và ông Nhu ngồi với hai tay trói sau lưng. Trong khi ông Diệm giữ im lặng, bất thình lình viên thiếu tá dùng dao găm (bayonet) đâm ông Nhu 15 hay 20 lần. Sau đó, hắn ta rút súng lục bắn vào sau đầu ông Diệm. Thấy ông Nhu còn quằn quại trên sàn, viên thiếu tá ban cho ông ta một cú ân huệ bằng cách cũng bắn vào đầu ông ta. Sandy Lesberg không cho biết ông đã lấy tin này từ ai. Thật ra, lúc đó Nguyễn Văn Nhung còn là Đại Úy, sau này mới được thăng Thiếu Tá. Với cuốn “Les Guerres du Vietnam” (Chiến tranh Việt Nam” xuất bản năm 1985, Tướng Trần Văn Đôn không hề mô tả gì đến cách giết ông Diệm và ông Nhu, mà chỉ mô tả về sự tàn ác của sát thủ Nguyễn Văn Nhung mà thôi. Bà Ellen J. Hammer, tác giả của cuốn “A Death in November” (Cái chết vào tháng mười một), nói rằng khi chiếc xe chở ông Diệm và ông Nhu dừng lại ở cổng xe lửa đường Hồng Thập Tự, Thiếu Tá Dương Hiếu Nghĩa từ trên miệng cửa xe lia một tràng tiểu liên vào hai ông Diệm và Nhu. Đại Úy Nhung rút súng Colt ra bồi thêm mấy phát vào đầu. Nhưng thấy chưa thỏa lòng, Nhung rút dao găm đâm tới tấp vào ngực hai anh em ông Diệm. Thiếu Tá Dương Hiếu Nghĩa phủ nhận lời tường thuật này, ông nói rằng ông không ngồi trên xe chở ông Diệm và ông Nhu lúc đó. Nếu chính ông đã giết ông Diệm và ông Nhu, người ta cũng đã giết ông như giết Nguyễn Văn Nhung rồi. (còn tiếp Bài PHẢN TƯỚNG, BỌN CÔN ĐỒ THỜI VNCH của tác giả Tú Gàn) Chú thích 1- Độc giả đọc đoạn “vạch quần ông Diệm xem có chim không” đủ thấy tư cách của một tên côn đồ. - Để biết thêm bọn cán bộ cộng sản bòn rút tiền viện trợ làm giàu thế nào mời bạn đọc mở website dưới đây, website này rất mới: clbnokia.wordpress.com/
|
|
|
Post by Vĩnh Long on Jul 1, 2014 10:13:42 GMT 9
PHẢN TƯỚNG BỌN CÔN ĐỒ THỜI VNCH của tác giả Tú Gàn).
Thiếu Tá Dương Hiếu Nghĩa là một đảng viên đảng Đại Việt, thuộc vào loại căm thù nhà Ngô,...sau này đã được Tướng Nguyễn Khánh cho ngồi ghế phụ thẩm quân nhân của Tòa Án Cách Mạng, xét xứ và tuyên án tử hình ông Ngô Đình Cẩn theo lệnh của Henry Cabot Lodge, mặc dù không có bằng chứng xác thực. Do đó, nhiều người vẫn tin vào lời tường thuật của bà Sandy Lesberg.
Có lẽ Tướng Nguyễn Chánh Thi là người biết rõ Đại Úy Nguyễn Văn Nhung đã giết ông Diệm và ông Nhu như thế nào, vì sau cuộc “chỉnh lý” ngày 30.1.1964, trước khi ra lệnh giết Đại Úy Nhung để phi tang một nhân chứng quan trọng (có lẽ theo lệnh của CIA), ông đã đích thân lấy lời khai của Nhung và còn bắt Nhung ngồi viết lời khai về vụ này. Ông có cho tôi nhìn qua tờ khai này năm 1968(1) khi đang ở Washington D.C.
Nhưng rất tiếc, khi xuất bản cuốn “Việt Nam: Một trời tâm sự”, ông đã không cho in nguyên văn tờ khai này, mà tự ý sửa đổi và cắt bớt đi. Tướng Mai Hữu Xuân được đổi thành Tướng Thu, mặc dầu trong Quân Lực VNCH lúc đó không có tướng nào tên là Tướng Thu cả. Theo tờ khai mà Tướng Thi công bố trong cuốn sách nói trên, Đại Úy Nhung đã khai như sau:
Khi xe M113 chở ông Diệm và ông Nhu chạy được chừng 500 thước, Thiếu Tướng Thu (tức Mai Hữu Xuân) chạy xe ngược chiều trở lại và đưa lên một ngón tay trỏ. Đang còn ú ớ chưa biết giết ai, ông Diệm hay ông Nhu, họ định chạy qua để hỏi lại cho rõ thì dân chúng ùa ra xem rất đông, không chạy qua được. Bổng Thiếu Tướng Thu đưa hai ngón tay, họ hiểu rằng ông ra lệnh bắn cả hai người. Thiếu tá Nhung liền rút súng Colt 12 bắn mỗi người 5 phát, và sau đó bắn ông Nhu thêm ba phát vào ngực nữa.
Tướng Lê Minh Đảo, lúc đó là Đại Úy tùy viên của Tướng Lê Văn Kim, đã cho biết như sau: Sau khi ông Diệm và ông Nhu bị hạ sát ít lâu, Nguyễn Văn Nhung có kể lại chuyện này cho ông nghe. Nhung nói rằng khi được lệnh giết cả hai ông, Nhung đã bắn ông Nhu trước. Ông Diệm thấy thế đã nhắm mắt lại. Nhung liền bắn ông Diệm 5 phát. Sau đó quay qua bắn ông Nhu thêm 3 phát nữa. Điều này phù hợp với lời khai mà Tướng Nguyễn Chánh Thi đã công bố.
Tuy nhiên, sự thật không phải chỉ có thế. Xác ông Diệm và ông Nhu đã được đưa vào bệnh xá của Bộ Tổng Tham Mưu để khám nghiệm. Bác sĩ Huỳnh Văn Hưỡn (hiện nay ở New York), giám đốc bệnh xá này lúc đó, đã khám nghiệm và chứng nhận rằng cả ông Diệm lẫn ông Nhu đã bị bắn từ sau ót ra trước. Xác ông Diệm có nhiều vết bầm, chứng tỏ đã bị đánh đập trước khi bắn. Xác ông Nhu bị đâm nhiều nhát, áo rách nát và đầy máu. Vậy ông Diệm và ông Nhu đã bị trói, đánh đập và đâm lúc nào?
Một nhân chứng rất quan trọng hiện đang ở Melbourne, Úc Châu, cho biết ông là người đi trên chiếc M113 chở ông Diệm và ông Nhu từ nhà thờ cha Tam về Bộ Tổng Tham Mưu, nên đã chứng kiến những sự việc xẩy ra. Câu chuyện ông kể lại có vẽ hợp lý hơn cả.
Theo nhân chứng này, vào trưa 1.11.1963, chi đoàn thiết giáp của ông được lệnh vào Sài Gon để tăng cường bảo vệ thủ đô. Khi đến Sài Gòn, chi đội này được chia làm hai toán, một tóan hợp lực với quân bạn bao vây Dinh Gia Long, một toán làm vòng đai an ninh cho Bộ Tổng Tham Mưu.
Nhân chứng ở trong toán đóng tại Bộ Tổng Tham Mưu.
Sáng 2.11.1963, khoảng 6 giờ 15 phút, toán ông được lệnh di chuyển ra khỏi Bộ Tổng Tham Mưu. Khi vừa ra khỏi cổng chính thì thấy có 3 chiếc xe Jeep đang chờ. Chiếc thứ nhất có Tướng Mai Hữu Xuân và 3 cận vệ. Chiếc thứ hai chở Đại Tá Dương Ngọc Lắm, Đại Úy Nguyễn Văn Nhung và Đại Úy Dương Hiếu Nghĩa. Chiếc thứ ba chở 4 người, trong đó có Đại Úy Phan Hòa Hiệp. Sau đó là hai chiếc M113. Nhân chứng ngồi ở chiếc thứ nhì. Cuối cùng là 2 chiếc GMC chở đầy lính có vũ trang đầy đủ.
Khi đến Chợ Lớn, gần một nhà thờ, xe chạy chậm lại, các binh sĩ trên hai chiếc GMC được lệnh nhảy xuống, một số bố trí xung quanh nhà thờ, số còn lại bố trí ở vòng ngoài. Xe Tướng Xuân chạy một vòng rồi đậu lại bên kia đường.
Sau cái phất tay của Đại Tá Dương Ngọc Lắm, ba đại úy Nhung, Nghĩa và Hiệp nhảy xuống xe. Đại Tá Lắm ngoắc chiếc M113 có nhân chứng ngồi trên đó đi theo. Nhân chứng cũng nhảy xuống xe. Khi cách Đại Tá Lắm khoảng 2 thước, nhân chứng thấy có 4 người từ trong nhà thờ đi ra. Người đi đầu là Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Người đi tiếp theo là ông Ngô Đình Nhu. Sau cùng là hai tùy viên (Đại Úy Đỗ Thọ và ông Nguyễn Đắc Khá). Đại Tá Lắm đến chào ông Diệm:
- Thừa lệnh Trung Tướng Chủ Tịch Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng, chúng tôi đến đón cụ và ông cố vấn.
Ông Diệm:
- Ông Đôn và ông Minh đâu hè?
Đại Tá Lắm:
- Thưa cụ, hai ông còn đang bận việc ở Tổng Tham Mưu.
- Thôi được. Thế tôi và ông cố vấn đi cùng xe kia với ông.
Đại Tá Lắm quay người lại chỉ vào chiếc M113 và nói:
- Thưa cụ, xin cụ lên xe này cho.
Ông Nhu khẻ nhíu mày lên tiếng:
- Không thể đón Tổng Thống bằng một chiếc xe như vậy. Để tôi liên lạc với ông Đôn, ông Đính coi xem.
Đại Tá Lắm khẽ nhún vai:
- Tôi không biết. Đây là lệnh của Trung Tướng Chủ Tịch.
Đại Úy Nhung liền oang oang:
- Xin mời hai ông lên xe ngay cho đi.
Mặt ông Nhu đỏ bừng, giọng rất quyết liệt:
- Không được. Để tôi hỏi lại ông Minh, ông Đôn. Tôi đi xe nào cũng được, nhưng còn Tổng Thống...
Đại Úy Nhung:
- Ở đây khòng còn Tổng Thống nào cả.
Ngay lập tức, Nhung bảo hai quân nhân chạy đến đẩy hai ông lên xe và hạ cửa xe xuống...
Xe đi hết đường Nguyễn Trải, vào đường Võ Tánh đến trước Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia thì ngừng lại. Tổng Nha này đã bị chiếm từ ngày hôm trước nên không còn một cảnh sát nào lui tới. Chung quanh, các binh sĩ thuộc Sư Đoàn 5 của Đại Tá Ngưyễn Văn Thiệu canh gác rất cẩn mật.
Một Đại Tá từ trên xe Jeep nhảy xuống, bảo các binh sĩ trên xe M113 chở ông Diệm và ông Nhu xuống xe hết. Bảy người trên xe nhảy xuống, nhưng tài xế và anh hạ sĩ xạ thủ được ra lệnh ở lại. Xe được lệnh đi vào Tổng Nha.
Khoảng 20 phút sau, chiếc M113 lại từ Tổng Nha chạy ra. Các binh sĩ lúc nảy được lệnh leo lên xe lại. Xe chạy ngược đường Võ Tánh trở lại đường Cộng Hòa. Nhân chứng hỏi hạ sĩ xạ thủ:
- Ông Diệm và ông Nhu đâu?
- Ở dưới.
- Sao rồi? - Ông Nhu bị tra tấn khủng khiếp rồi bị xiết cổ chết bằng dây điện. Người ta hỏi ông ta nhiều lần: Vàng, bạc, tiền của cất đâu? Ai giữ? Cơ sở kinh tài gồm những cơ sở nào? Ông Nhu trả lời không biết.
- Còn ông Diệm?
- Ông Diệm bị đè cổ ra trói thúc ké rồi ném vào hầm xe.
- Chết hay sống?
- Không biết.
Xe qua khỏi trường Petrus Ký rồi quẹo phải vào đường Hồng Thập Tự thì gặp lại 2 xe Jeep và hai xe chở binh sĩ lúc xuất hành buổi sáng. Xe Đại Tá Dương Ngọc Lắm đi đầu, xe thứ hai có Đại Úy Nhung.
Khi đến đường Cao Thắng, bên hông bệnh viện Từ Dũ, xe ngừng lại vì bên kia đang có xe của Tướng Xuân chạy ngược trở lại. Dân chúng ra xem rất đông. Tướng Xuân nhìn Đại Úy Nhung và đưa hai ngón tay trái lên hai lần. Sau đó, ông đưa ngón tay trỏ lên khỏi đầu và co vào duỗi ra đến 4 lần (giống như bóp cò). Đại Úy Nhung gật đầu rồi đưa tay lên chào.
Khi xe đến gần đường rầy xe lửa thì dừng lại trước cổng xe đã được đóng lại vì đang có đoàn xe lửa đi qua. Đại Úy Nhung từ chiếc xe Jeep nhảy qua chiếc M113 có chở ông Diệm và ông Nhu và la lớn: “Xuống! Xuống!” Các binh sĩ trên xe M113 nhảy xuống hết. Nhân chứng vừa nhảy xuống đất thì nghe nhiều tiếng súng nổ...
Những lời tiết lộ của nhân chứng này cho chúng ta thêm những yếu tố mới, nhất là đoạn hai ông bị đưa vào Tổng Nha Cảnh Sát để tra tấn và khảo của. Trò khảo của này là một “sở trường” của Tướng Mai Hữu Xuân. Sự tiết lộ này đã giúp giải thích tại sao hai ông bị trói tay ra phía sau lưng, trên mặt ông Diệm có nhiều vết bầm và trên người ông Nhu có nhiều lát dao đâm. Nguyễn Văn Nhung chỉ leo lên xe M113 trong một thời gian ngắn, không thể gây ra tất cả những thứ đó được.
Sau khi thi hành xong lệnh của chủ và lãnh tiền công, “bọn ác ôn cơn đồ đáng nguyền rủa” cấu xé nhau về chức quyền và tiền bạc, đưa tới mất chủ quyền quốc gia, rồi đến mất nước.
Bây giờ ở nơi các địa tầng “naraca”, Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Mai Hữu Xuân, Lê Văn Kim, Đỗ Mậu, Nguyễn Văn Thiệu, Dương Ngọc Lắm, Nguyễn Văn Quan, Nguyễn Văn Nhung... đang cùng với hai “ông thầy” Henry Cabot Lodge, Lucien Emile Conein nghiền ngẫm về lời nguyền rủa của Tổng Thống Johnson. Nghe nói trong những năm cuối cùng, Mai Hữu Xuân đã phát điên, thỉnh thoảng quỳ quay vào tường, chấp tay van lạy: “Xin cụ tha cho con!”.
Nơi chốn luân hồi, Trần Thiện Khiêm, Đặng Văn Quang... không dám bước ra nhìn ánh sáng, Tôn Thất Đính thất thểu như một bóng ma...
Tác giả Tú Gàn có đề cập trong phần đầu:
Từ trước đến nay, chúng ta thường tranh luận về ai đã ra lệnh giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu. Nay cuốn băng của Tổng Thống Johnson đã chính thức xác nhận rằng chính quyền Kennedy (Kennedy administration) đã ra lệnh giết, nên vấn đề này không cần phải tranh luận nữa.
Tác giả Tú Gàn có mở ngoặc đơn Kennedy administration để chỉ chính quyền Kennedy. Cũng như trong điện văn có 4 chữ ký đã trích dẫn ở Kỳ II, ta có thể hiểu là phe diều hâu của chính quyền Kennedy đã chủ trương việc giết ông Diệm.
Tuy việc giết TT Ngô đình Diệm và ông Ngô đình Nhu là chủ trương của phe diều hâu trong chính quyền Kennedy, nhưng việc đưa 2 ông vào trong Tổng nha Cảnh sát để khảo của thì không phải là của chính quyền Kennedy mà là Big Minh và Xuân nên TT Johnson mới gọi bọn này là “bọn côn đồ đáng nguyền rủa”.( A GODDAM BUNCH OF THUGS)
Một số trích dẫn trong các tài liệu của Hoa kỳ, cũng như gần đây, vào ngày 8- 3-2006 trong buổi hội thảo về chiến cuộc Việt nam, cuốn băng ghi tiếng nói của Tổng thống Kennedy đã chứng minh cho ta thấy rõ ông Kennedy không chủ trương giết ông Diệm.
Nhưng ta có thể đặt câu hỏi: có phải Minh và Xuân đã tự ý giết ông Diệm và ông Nhu?
Câu trả lời là, chắc chắn Minh, Xuân, dù bản thân là tàn ác, bất nhân, cũng không thể nào dám tự làm chuyện sát nhân này. Bởi lẽ, khi đảo chánh thành công rồi, Minh Xuân biết là tướng lãnh làm đảo chánh vẫn phải nhờ vào Mỹ về cả quân sự và kinh tế. Nếu không có lệnh của thái thú Lodge, mà Conein chỉ là giám sát, thì Minh Xuân không dám giết ông Diệm và ông Nhu. Với những dẫn chứng nêu trên ta có thể tin là nhóm diều hâu trong chính quyền Kennedy, trong đó có thái thú Lodge đã ra lệnh cho 3 tên đồ tể giết TT Ngô đình Diệm và ông cố vấn Ngô đình Nhu.
Để bạn đọc,nhất là quí vị cựu quân nhân Quân lực Việt nam Cộng hoà biết về mặt thật của Big Minh, mời bạn đọc theo dõi những dòng Hồi ký của cán bộ cao cấp cộng sản, Nguyễn thành Thơ, trong bài viết của tác giả Trần bình Nam .
Nguyễn thành Thơ đã thuật lại việc Phạm Hùng đưa Dương văn Nhật, em ruột của Minh, là 1 tướng tình báo của cộng sản Bắc Việt, vào Nam liên lạc với Big Minh và ở nhà Minh.:
“Địch vận tướng Dương Văn Minh : Một tiết lộ có giá trị lịch sử nhất là nỗ lực vận động (từ năm 1963 đến năm 1968) sự hợp tác của tướng Dương Văn Minh bất thành do chính ông Nguyễn Thành Thơ thực hiện (thời gian 1968 làm Trưởng ban Binh vận R, một chức vụ chỉ giao cho cấp Ủy viên TW đảng) theo lệnh của Phạm Hùng. Hà Nội đã đưa tướng Dương Văn Nhựt (em của tướng Dương Văn Minh) từ miền Bắc vào tiếp xúc với Dương Văn Minh, và tướng Dương Văn Minh đều thông báo cho tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn biết nội dung các cuộc tiếp xúc này.
Năm 1968, sau trận Mậu Thân và Hoa Kỳ đang xuống thang chiến tranh. Tại bộ chỉ huy Trung ương cục R Phạm Hùng làm việc với Nguyễn Thành Thơ. Nguyễn Thành Thơ ghi:
“Anh Phạm Hùng bàn ‘Mỹ xuống thang chiến tranh, nội bộ ngụy sẽ mâu thuẫn chia rẽ lật đổ nhau, anh tổ chức tranh thủ Dương Văn Minh lợi dụng thời cơ để chiếm địa vị trong ngụy quyền để thực hiện hòa hợp dân tộc, chấm dứt chiến tranh’. Trung ương cục có điện kêu Dương Văn Nhựt (vốn là tướng trong hàng ngủ cộng sản, em ruột tướng Dương Văn Minh) cộng tác với tôi thực hiện.”
“Dương Văn Nhựt đến làm việc với tôi. Trước nhứt tôi hỏi Dương Văn Nhựt ‘quá trình qua Dương Văn Minh đối với ta có biểu lộ cảm tình gì không’. Nhựt trình bày ‘Thời Ngô Đình Điệm, Dương Văn Minh đảo chánh Diệm, đảng có kêu tôi gặp Minh, bảo với Minh khi làm tổng thống thì bãi bỏ ấp chiến lược đi. Minh trả lời ‘sẽ bãi bỏ ấp chiến lược nhưng chùa Phật, Thiên chúa được dựng lên theo gom dân lập ấp chiến lược vẫn giữ
Khi ta tấn công Mậu Thân Đảng bảo tôi (Dương Văn Nhựt) đến gặp Minh. Tôi đến nhà Minh, biết Minh đi Thụy Sĩ tôi lên ngay máy bay đi Thụy Sĩ, biết Minh về Thái Lan, tôi theo về Thái Lan, gặp được Minh tôi nói: ‘Ông Nguyễn Hữu Thọ mời Minh về tham gia Mặt Trận Giải Phóng và Chính Quyền liên hiệp’ Minh nói : ‘không biết làm chính trị, việc đó dành cho ông Thọ’ .
Tôi (Nguyễn Thành Thơ) nói với Nhựt ‘Như vậy Minh là một nhân vật trung gian, có quan điểm trung gian, theo địch vẫn có cảm tình với ta, vậy Nhựt đi làm việc với Minh là đi tranh thủ Minh lợi dụng tình hình, để giành địa vị trong ngụy quyền, hiệp thương với ta thực hiện hòa hợp’. Nhựt nói ‘Yêu cầu như thế ta tranh thủ hướng dẫn Minh giành quyền rất dễ, tôi tin Minh sẽ hăng hái làm theo’
“Khi Nhựt về báo cáo ‘Đến nhà Minh gặp mẹ tôi, mẹ tôi ôm tôi khóc, tôi cũng khóc, thấy vợ chồng Minh rất xúc động. Vợ Minh lo ăn nghỉ cho tôi rất chu đáo, con Minh vui mừng vì có người chú trong hàng ngũ cách mạng. Tiếp theo, khi nào Minh rãnh rỗi, tôi nói chuyện với Minh nhiều chủ đề để xiết vô chủ đề tranh thủ Minh, nói hướng dẫn của ta thêm thuận lợi. Minh chỉ hỏi để hiểu rõ thêm ý của ta, không thấy phản ứng gì’.
“Đến ngày chót Minh tổ chức chiếu bóng cho gia đình xem. Minh ngồi trên xe, tôi ngồi một bên, một người Mỹ ngồi một bên, người Mỹ luôn lén nhìn tôi. Sau đó Minh cho xe đưa tôi về Tây Ninh. Theo tôi (Dương Văn Nhựt) nhận xét, Minh ngồi giữa coi chiếu bóng, có một người Mỹ ở bên, để ngầm cho tôi biết, Minh giành chức vụ trong chính quyền ngụy để thương lượng với ta được một trường phái Mỹ ủng hộ .
“Tôi (Nguyễn Thành Thơ) báo cáo anh Phạm Hùng …, anh Phạm Hùng nói đại ý: ‘Ta đoán Mỹ sẽ xuống thang chiến tranh, ta hoạt động mạnh, ngụy suy yếu sẽ đẻ ra lủng củng. Minh nghe lời ta có thể đạt được mong muốn. Kể từ nay cắt đứt liên lạc để tránh lộ liễu, chuyện có quá trình, có đi sẽ đến. Trả Dương Văn Nhựt về Bắc”
“Cuộc vận động theo Nhựt nói lại, đến 30-4-1975, Phòng chính trị Bộ Tư Lệnh cấm không được nói cho ai biết, nên Nhựt không dám hé môi” (“Cuối Đời Nhớ Lại” trang 139, 140) “Hoài nghi về sức mạnh của tân Tổng thống, Khrushchev rõ ràng cố dọa ông (Kennedy), đòi hỏi điều chỉnh lại tình trạng ở Tây Bá linh và Đài loan: Ông ta báo trước rằng,...2 nơi này không nơi nào còn có thể tồn tại mãi như từ trước tới nay. Ông Kennedy trả lời quyết tâm bảo vệ tình trạng hiện hưũ và cảnh cáo rằng Mỹ không khoanh tay nhìn đất đai rơi thêm vào tay cộng sản .”
VÀI DÒNG VỚI GIA ĐÌNH HỌ NGÔ ĐÌNH
Nếu có dịp đọc những bài viết về TT Ngô đình Diệm trên các trang báo hải ngọai, tôi nghĩ rằng quí vị cũng lấy làm vui mừng vì- chỉ trừ những người cộng sản và một số người trong nhóm đảo chánh- dân miền Nam đa số mến tiếc TT Diệm.
Cuộc cách mạng 19-8-1945 làm cho dân mất hết tự do, sống một cuộc sống kham khổ, có cả nạn chết đói trong thời gian không có chiến tranh. Suốt hơn nửa thế kỷ, dân miền Bắc sống cơ cực về mọi mặt, và miền Nam khốn khổ trên 30 năm, kể từ ngày Việt cộng chiếm miền Nam.
Đảo chánh 1-11-1963 làm cho dân đang ấm no hạnh phúc trở thành suy sụp, vì nạn lạm phát mỗi ngày một gia tăng, bất ổn chính trị triền miên và đưa miền Nam tới đổ vỡ, rơi vào tay cộng sản.
Sau cái chết cuả TT Diệm, gia đình họ Ngô vị nào còn ở trong nước thì lo sợ bị giết, vị nào đã ra nước ngoài thì buồn vì mất những người thân và chán tình đời đen bạc.
Người viết bài này là người theo đạo Phật. Nhưng Chúa Jesus hay Phật Thích Ca thì cũng dạy tín đồ của mình nên làm điều lành, tránh điều ác, chứ không như Marx, dạy bọn cộng sản đấu tranh, hận thù giai cấp , giết người như Việt cộng đã làm tại Việt nam từ 1945.
Thời gian qua đi gần nửa thế kỷ, kể từ ngày TT Diệm bị bọn khốn nạn hạ sát, đã bao nhiêu giấy mực viết về tài đức của TT Diệm, nhưng thiết nghĩ chưa đủ để bù đắp những công lao của người vị quốc vong thân.
Nhận xét của người viết bài này có thể gây hiểu lầm, hoặc giả có người cho rằng, người viết có liên hệ huyết thống, đồng hương hay cùng tôn giáo với ông Diệm.
Xin nói rõ, người viết quê Hanoi, theo đạo Phật, di cư vào Nam lánh nạn cộng sản từ năm 1955.
NHỮNG TÀI LIỆU DẪN CHỨNG VỀ LỊCH SỬ HOA KỲ:
Skeptical of the new President’s strength, Khrushchev apparently tried to bully him , demanding “adjustment of the situation in West Berlin and Taiwan; neither of the two areas, he warned, could stay as they were indefinitely. Kennedy replied with a defense of existing conditions and warned that the United States could not watch more territory go to Communist without taking action. Khrustchev answered that revolution was sweeping the world; the Soviet Union, he said, would assist the process. Kennedy left the meeting angry and shaken.
(Hoài nghi về sức mạnh của tân Tổng thống, Khrushchev rõ ràng cố dọa ông (Kennedy), đòi hỏi điều chỉnh lại tình trạng ở Tây Bá linh và Đài loan: Ông ta báo trước rằng, 2 nơi này không nơi nào còn có thể tồn tại mãi như từ trước tới nay. Ông Kennedy trả lời quyết tâm bảo vệ tình trạng hiện hữu và cảnh cáo rằng Mỹ không khoanh tay nhìn đất đai rơi thêm vào tay cộng sản . Khrushchev đáp rằng: Cách mạng (!) đang lấn át thế giơí(!) : Liên bang Sô viết sẽ trợ lực việc này( điều này làm rõ thêm việc 5 cố vấn Liên sô có mặt ở Long Khánh, như tiết lộ cuả cựu đại sứ Pháp Mérillon )
Ông Kennnedy đùng đùng giận dữ rời phòng họp ). (cột 1, trang 835, American History. Tác giả Allen Weinstein và R. Jackson Wilson).
Khrushchev huênh hoang như vậy, nhưng lại bị Leonid Brezhnev, trùm mật vụ KGB, hạ bệ sau 3 năm (1964) Điều đặc biệt, khi Khrushchev chết (1971), Brezhnev không cho ai được đi đưa đám tang, vì tư thù cá nhân, trước kia, khi còn mang cấp thiếu tá, dưới quyền của Krushchev, Brezhnev đã bị Khrushchev tát tai. Cũng như cáo Hồ không cho ai đi đưa đám ma ông Phan Khôi, một học giả nổi tiếng và là người chủ trương Nhân văn giai phẩm, một nhen nhúm tự do ngôn luận. Và, cũng như Lê chột cai đồn điền và Đỗ hoạn heo, đã ra lệnh dẹp bỏ dòng chữ phúng điếu VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC của đám tang cố Trung tướng Trần Độ, có thể cũng là việc tư thù cá nhân trong thời gian làm việc.
Chế độ cộng sản Việt Nam tan rã thì những bí mật về thâm cung bí sử sẽ được phơi bày, như truờng hợp Hồ chí Minh ăn nằm với nữ hộ lý Nông thị Xuân, đẻ ra Nguyễn tất Trung( đã có 1 con trai, đang sống tại Hanoi. Và gần đây, một phụ nữ tên Huỳnh thị Xuân, tỉnh Quảng Ngãi, đã viết một bài kể rõ năm 1964, khi mới 15 tuổi, được đưa ra Bắc gặp Hồ, và bị bác Hồ dâm đãng hiếp trong đêm gặp mặt).
Con trai Khrustchev, tị nạn qua Mỹ, được Mỹ bao dung, tốt nghiệp kỹ sư điện toán, cũng chẳng khác vợ Fildel Castro tị nạn qua Mỹ và được Mỹ bao dung. Con Khrushchev đã tuyên thệ, trở thành công dân Mỹ năm 1992. Người chắt gái là Nina Khrushcheva, hiện là giáo sư ở đại học New School University, New York. Và, con gái Võ nguyên Giáp, con bà vợ lớn Nguyễn thị minh Thái, tốt nghiệp tiến sĩ tại Nga, cũng đã qua dạy học, sinh sống tại Mỹ nhiều năm và đã tuyên thệ trở thành công dân Mỹ (1995).
Ngày nay tuyệt đại đa số những cán bộ Việt cộng có chức, có quyền, rất nhiều tên gửi con ra nước ngoài du học. Du học chỉ là một phần, phần chính là chuyển tài sản tham nhũng ra nước ngoài để phòng xa khi chế độ cộng sản Việt Nam không còn tồn tại.
Sau khi đế quốc đỏ tan ra từng mảnh, chủ nghiã dân chủ tự do đã đại thắng chủ nghĩa không tưởng, phi nhân cộng sản cuối tháng 12 năm 1991.
Kết quả của đại thắng lợi này đã ảnh hưởng rất nhiều đến giới trí thức và các nhà văn, nhà báo ở Việt nam. Nó bùng phát vào giai đọan truyền thông bành trướng mạnh trên toàn thế giới.
DẪN CHỨNG THÊM VỀ KẾ HOẠCH CỦA TT KENNEDY ĐẢO CHÁNH TT DIỆM VÀ ĐƯA QUÂN ĐỘI LÊN NẮM QUYỀN
....Then, probably with the covert support, and certainly with the knowledge of the American government, the South Vietnamese military took over the country on November 1rst, 1963. Diem and his brother were executed. What Kennedy might have done next is speculation; he outlived Diem by only three weeks..
(Rồi tin vào sự yểm trợ ngầm và chắc chắn bằng vào sự thông hiểu của chính phủ Hoa Kỳ, quân đội Nam Việt nam cướp chính quyền từ 1-11-1963. Ông Diệm và người em bị giết. Những điều gì ông Kennedy dự tính làm tiếp theo sau đó cũng chỉ là dự tính, ông sống lâu hơn ông Diệm chỉ có 3 tuần)(American History trang 838. Tác giả Allen Weinstein và R Jack Wilson).
Lịch sử Hoa Kỳ ghi lại: Vào một tuần, đầu tháng 10 năm 1962, Khrushchev trong ý đồ thống trị thế giới, hắn cho tàu chiến Liên xô đưa hoả tiễn có đầu đạn nguyên tử qua Cuba. TT Kennedy và lưỡng viện quốc hội họp khẩn cấp để tìm biện pháp trả đũa. Ủy ban Hành động được thành lập. Một kế hoạch phong toả Cuba được tung ra, đồng thời TT Kennedy lên đài truyền hình 22-10-1962, tuyên bố 7 điểm trả đũa. Hoa Kỳ mỗi ngày cho 3 chiếc máy bay do thám U 2 bay trên không phận Cuba. Nếu phi cơ thám thính này bị bắn, lập tức Hoa kỳ tung ra cuộc đổ bộ lên Cuba. Bào đệ của TT Kennedy là Robert Kennedy, bộ trưởng Bộ Tư Pháp, cảnh cáo Đại sứ Liên xô Dobrynin rằng còn 2 ngày là hạn chót để Liên xô rút hoả tiễn khỏi Cuba.
Một Đại tá tình báo Liên sô tên là Alexander Fomin gọi điện thoại cho ký gỉa đài truyền hình ABC, John Scali, yêu cầu đến gặp anh ta khẩn cấp. Scali từ chối. Fomin nài nỉ vì có việc khẩn cấp. Bộ Ngoại giao Hoa kỳ đồng ý cho Scali gặp Fomin. Hai người như là người trung gian.
Fomin đưa ra đề nghị 3 điểm :
Một là Liên sô rút hết hoả tiễn về.
Hai là Nga sẽ không đưa vũ khí tấn công vào Cuba nữa.
Ba là Hoa Kỳ phải hứa không tấn công Cuba.
Scali và Fomin đã gặp nhau 2 lần. Cuối cùng Khrushchev gửi thư cho TT Kennedy nội dung tỏ ý lo ngại chiến tranh nguyên tử xẩy ra.
Điều này cho thấy lãnh tụ Liên sô “già dái non hột”. Và tài liệu trên chứng minh thêm rằng TT Kennedy quyết tâm đưa quân chiến đấu vào Việt nam, để chặn vết đỏ loang dần xuống miền nam châu Á.
Tổng thống Kennedy tiếp quản Việt nam
(trích từ cuốn President Kennedy: Profile of Power cuả tác giả Richard Reeves, đăng trên SanJose Mercury News 31-10-1993)
Phần dẫn nhập của SanJose Mercury News:
....Ngày 1-11-1963 TT Kennedy làm cho Mỹ liên lụy vào cuộc chiến Việtnam. Dưới đây là những biến cố quyết định đưa đến việc lật đổ Tổng thống miền Nam Việt Nam do Hoa kỳ hậu thuẫn: Ông Ngô đình Diệm - chỉ vì ông Diệm không tuân hành các chính sách và lệnh được ban ra từ Hoa Thịnh Đốn và thay thế bằng các sĩ quan, để chấp nhận sự sai khiến của Mỹ.
|
|
|
Post by Vĩnh Long on Jul 1, 2014 10:16:03 GMT 9
17,000 quân Mỹ ở Việtnam thời kỳ này, so với 700 người khi ông Kennedy lên làm Tổng thống năm 1961. TT Kennedy tuyên bố ông hy vọng giảm con số xuống còn 1,000 năm 1964, cố gắng áp lực ông Diệm và người em là ông Ngô đình Nhu, để đạt được sự điều khiển của Hoa kỳ.
Nhưng hầu như chẳng có hiệu quả nào đáng kể đối với anh em ông Diệm.
Ông Cabot Lodge là đại sứ Mỹ. Đại tá Lucien Conein là sĩ quan tình báo liên lạc với các tướng lãnh Việt nam. Ông David Halberstam là thông tín viên cho tờ New York Times ở Saigon. Tướng Big Minh là một trong số các tướng lãnh đảo chánh.
Phần trích từ cuốn President Kennedy: Profile of Power:
Ngày 17-10-1963, trong bản lượng định tình hình hàng tuần lên Tổng thống, thu gọn vào phản ứng về miền Nam Việt nam trong các bài nói chuyện và hoạt động công khai.
“Những bài trình bày trước đây mang một ấn tượng sai lầm rằng sự thông đồng của ông Diệm và ông Nhu đang sửa soạn tiến sâu vào cuộc chiến tranh tiêu hao, trường kỳ với Mỹ, chống các áp lực cải cách, gồm cả việc cắt giảm viện trợ. Một khả năng nhỏ hơn, nhưng không thể bỏ qua, đó là ông Nhu đang đôn đốc các viên chức tách khỏi ảnh hưởng của Mỹ, nước trước đây đã đưa ông Diệm lên nắm quyền.”
Vào ngày thứ hai 21-10-1963, TT Kennedy ăn trưa tại toà Bạch ốc với ông Arthur Ochs Sulzberger, chủ báo New York Times. Ông Kennedy bộc trực nói với ông Sulzberger về tình hình phức tạp ở Saigon, rồi bảo : “ Tôi rất mong ông rút Halberstam”.
Bửa cơm tối hôm đó, ông chủ báo bàn vấn đề này với ông James Reston, trưởng văn phòng ở Washington. Ông Reston trả lời rằng : “Này! chúng ta không làm được những điều chúng ta có thể làm. Mình không thể uốn mình khuất phục theo kiểu đó.”
Vì vậy ông Halberstam, người tưởng như nhận lệnh trở về Mỹ, lại được báo cho biết nên ở lại Saigon thêm một thời gian.
Tại Hoa Thịnh Đốn, ông Kennedy nổi cáu, nói với ông Bộ truởng Quốc phòng Robert Mc Namara: “Cách duy nhất làm bẽ mặt báo chí là phải thắng trong cuộc chiến.”(Ý nói lật đổ ông Diệm bằng được)
Sự kiểm soát và giảm bớt
Danh từ “kiểm soát và giảm bớt” là một đoạn câu ngắn của ông cố vấn an ninh quốc gia Mc Goerge Bundy dùng, khi ông chuyển lệnh của Tổng thống cho ông Cabot Lodge ngày 23-10-1963:
“Tổng thống Kennedy muốn kiểm soát nhiều hơn để ông có thể khắc phục kế hoạch đảo chánh, nhưng ông cần giảm bớt hệ thống chỉ huy”.
Có một số người phổ biến lệnh trên mà không biết đó là lệnh của Tổng thống.
Chiều tối ngày 29-10-1963, ở Saigon, ông Lodge gửi điện về Hoa Thịnh Đốn, lúc 8 giờ sáng giờ Hoa Thịnh Đốn. Bức điện nói: “Có dấu hiệu tỏ ra rằng cuộc đảo chánh của các tướng lãnh sắp xẩy ra. Bất kể cuộc đảo chánh thành công hay thất bại, chính phủ Mỹ phải nhận lãnh sự quở trách không thể biện bạch nổi, và cuối cùng không có hành động thích ứng bởi chính phủ có thể ngăn cản cuộc đảo chánh, trừ phi báo ngay cho ông Diệm và ông Nhu với tất cả sự khinh rẻ do hành động này gây ra.”
Một giờ rưỡi sau, một bức điện tín khác của ông Lodge báo cáo:
“Các tướng làm đảo chánh đang sắp đặt đẩy lui gia đình họ Ngô.”
Vào 4 giờ chiều hôm thứ ba, 29-10-1963, ở Hoa Thịnh Đốn – tức là 5 giờ sáng ngày 30-10-1963 ở Saigon, TT Kennedy họp trong văn phòng chính phủ với nhóm chuyên viên về Việt nam. Ông bắt đầu báo cho họ biết rằng, cho tới khi được báo thêm, tất cả các bộ, các cơ quan (bộ Ngoại giao, Quốc phòng, Tham mưu liên quân, Tình báo, Cơ quan thông tin), mỗi cơ quan gửi báo cáo thẳng cho ông.
Bức điện gửi ông Lodge do ông Bundy viết, gửi lúc 7 giờ 22 tối:
“Chúng tôi lo lắng thành phần lực lượng của chúng ta ở Saigon, cho thấy gần quân bình, với tình thế nghiêm trọng và cuộc chiến kéo dài, hoặc ngay cả có thể thất bại. Cả hai trường hợp này đều nghiêm trọng, hoặc giả có thể làm hại quyền lợi của Mỹ, vì thế chúng ta phải bảo đảm lực lượng cân bằng thuận lợi.”
TT Kennedy tức giận vì lời thừa nhận của Đại sứ Lodge rằng tòa Bạch ốc có ý định cố kiểm soát các hoạt động của Saigon.
“Nhờ sự hướng dẫn của ngài, tôi sẽ hết sức thi hành nhiệm vụ.”
Ông Robert Kennedy bào đệ của TT nói: “Ông ấy có vẻ vui mừng. Em đã nói với anh rằng ông ta đang bối rối.”
Những anh em của ông Kennnedy đôi lúc ở trong phòng bầu dục.
TT Kennedy gắt lên:”
“ Em có biết rằng em kỳ cục không? Em luôn luôn nghĩ là em có lý.”
Ông Bundy ký bức điện gửi ông Lodge. Bức điện đến Saigon vào 31-10-1963.
“ Chúng tôi không chấp nhận trên căn bản về chính sách của Hoa Kỳ là, chúng ta không có quyền làm trì hoãn, hay ngăn cản cuộc đảo chánh. Nhưng một khi cuộc đảo chánh đặt duới sự lãnh đạo có tinh thần trách nhiệm khởi sự, và trong sự ổn định thu hẹp này, nó nằm trong mối quan tâm của chính phủ Mỹ và cuộc đảo chánh đó cần thành công.”
Đúng 1 giờ sáng hôm thứ sáu 1-11-1963, giờ Washington, điện báo rung lên trong phòng theo dõi tình hình ở tầng trệt toà Bạch ốc. Sĩ quan trực bắt đầu đọc nhưng dòng chữ nhảy trên bảng ghi rằng: “ Flash critic (phân tích ngắn gọn ). Việc chuyển điện văn từ trạm tin của Tình báo CIA ở Saigon, lúc đó là 2 giờ chiều thứ sáu, báo cáo rằng cuộc đảo chánh đang diễn tiến. Sĩ quan trực điện thoại báo cáo cho ông Bundy và vị phụ tá là Michael Forrestal. Họ đợi cho đến 3 giờ sáng để đánh thức TT, và ông Kennedy bảo họ rằng đến phòng ngủ ông lúc 6 giờ sáng.
Diễn tiến công việc lộ ra trên các bức điện của CIA. Bức đầu tiên trong một loạt điện văn, nhận được từ phòng theo dõi tình hình lúc 2 giờ 34 sáng. Đây là một báo cáo bằng điện thoại gọi đến Toà Đại sứ Mỹ của Đại tá tình báo Lucien Conein. Ông ta gọi bằng đường giây đặc biệt, mắc một ngày trước, tại bộ chỉ huy cuộc đảo chánh ở Câu lạc bộ sĩ quan Nam Việt nam, nơi mà ông Conein đã đến và đem theo 42,000 đô la, tiền của Tòa Đại sứ, để phát cho các gia đình sĩ quan, nếu cuộc đảo chánh thất bại. “Một vị tu sĩ công giáo khổ hạnh, người được TT Kennedy giúp đỡ, biểu dương như vị thánh chống cộng sản, được chôn trong một nấm mồ không ghi dấu,...nằm trong nghĩa trang gần ngay Toà Đại sứ. (nghĩa trang Mạc đĩnh Chi)”
Các bức điện của CIA
“Đề nghị của các tướng làm đảo chánh như sau: “ Nếu TT Diệm từ chức liền, họ sẽ bảo đảm cho sự an toàn của ông ta và sẽ để ông Diệm và ông Nhu ra đi yên ổn. Nếu TT Diệm từ chối thì Dinh Độc lập sẽ bị tấn công.”
Nhận 3 giờ 40 sáng:
“ Ông Conein báo cáo là các tướng làm đảo chánh quyết định không thảo luận với TT Diệm, dù ông ta nói thuận hay không thuận cũng thế.”
Nhận 3giờ 55 sáng:
“ Cuộc nổ súng xẩy ra chung quanh Tòa Đại sứ. Rõ ràng có sự đọ súng qua lại, giữa phiá Tổng thống Việt nam Cộng hòa Ngô đình Diệm có phi cơ và tàu chiến ở trên sông.”
Nhận 4 giờ 11 sáng:
“ Ông Conein báo cáo là tướng Big Minh gọi điện thoại cho TT Diệm. Minh bày tỏ với ông Nhu rằng TT và ông Nhu không từ chức, trao quyền lại cho lực lượng đảo chánh trong vòng 5 phút, Dinh Độc lập sẽ chịu đựng một cuộc không tập nặng nề.”
Bức điện cuối ông Bundy đưa đến phòng ngủ TT Kennedy là bản văn cuộc điện đàm lúc 4giờ 30 chiều giờ Saigon, giữa TT Diệm và ông Lodge (như đoạn viết của Phụng Hồng chứng minh ở phần trên) tại Toà Đại sứ Mỹ.
“Một số đơn vị nổi loạn và tôi muốn biết thái độ cuả Hoa kỳ như thế nào?”Ông Lodge trả lời : “ Tôi nắm không đủ tin tức để nói với ông (bài lờ). Tôi vừa nghe tiếng súng nổ. Nhưng tôi không biết tất cả sự việc. Ở Washington lúc 4 giờ 30 sáng cũng vậy, chính phủ Mỹ không có khả năng có liền nhận xét.”
Dưới đây là minh chứng về câu trả lời không thật thà của ông Lodge. Tài liệu lưu trong thư viện Tổng thống Gerald Ford:
“Hồ sơ này ghi lại buổi nói chuyện cuối cùng của Tổng thống Diệm bằng điện thoại với Đại sứ Henry Cabot Lodge. Ông Diệm hỏi rằng thái độ của Hoa kỳ thế nào về âm mưu đảo chánh và ông Lodge trả lời thiếu trung thực rằng tôi thấy không đủ tin tức để nói về lập trường của Hoa Kỳ hiện nay.”
DOCUMENT 23
Department of State, John M. Dunn, Memorandum for the Record, November 1, 1963
SOURCE: Gerald R. Ford Library: Gerald R. Ford Papers: National Security Adviser's Files: NSC Convenience File, box 6, folder: Henry Cabot Lodge, inc. Diem (2)
This document records President Ngo Dinh Diem's last conversation on the telephone with Ambassador Henry Cabot Lodge. Diem asks what is the attitude of the United States toward the coup plot and Lodge replies, disingenuously, that he does not feel well-enough informed to say what the U.S. position actually.
Ông Diệm đáp: “Tôi cố gắng làm hết bổn phận tôi.”
Ông Lodge nói: “Như là tôi trình bày với ông sáng nay, tôi ngưỡng mộ lòng can đảm của ông và những đóng góp lớn lao cho đất nước ông. Nêu tôi có thể làm bất cứ điều gì để giữ an toàn cho bản thân ông, ông làm ơn gọi điện thoại cho tôi.
Câu trả lời đầu tiên, chính thức của Hoa Kỳ cho cơ quan thông tấn AP để báo cáo về cuộc đảo chánh chỉ có một câu đơn giản. Câu này đã được TT Kennedy chấp thuận và được đưa cho ký giả bởi phát ngôn viên từ bộ Ngoại giao : “ Tôi có thể khẳng định rằng chính phủ Mỹ không dính dáng gì đến cuộc đảo chánh bằng bất cứ cách nào.”
Câu trên minh chứng cố TT Kennedy ném đá dấu tay.
TT Kennedy chấp thuận việc hướng dẫn đầu tiên cho đại sứ Lodge, được gửi đi hôm thứ bảy, buổi chiều giờ Washington: “Nếu cuộc đảo chánh thành công, sự chấp thuận và hiểu biết mục đích của nó sẽ là sự gia tăng lớn, nếu các tướng làm đảo chánh và những người cộng tác phía dân sự bày tỏ mạnh mẽ, công khai, kết luận được báo cáo về một trong những tin tức của họ được truyền đi, nói rằng ông Nhu đã mặc cả với cộng sản để phản bội sự nghiệp chống cộng. Lập luận này có giá trị cao, nên được nhấn mạnh cho họ “(Phà hơi cho nhóm tướng phản bội vu vạ cho ông Nhu).
Ông ta chờ đợi cái gì?
Vào 8 g tối ngày 2-11-1963, giờ Saigon, tức 7 giờ sáng Washington, ông Lodge gửi bức điện :
“Một nguồn tin đáng tin cậy đưa ra câu chuyện dưới đây, về cái chết của ông Diệm và ông Nhu. Họ bị quân đội bắt đưa vào một chiếc xe nhà binh và bị khóa kín. Nguồn tin này không biết những gì xẩy ra sau đó. Hoặc giả họ (Ông Diệm và ông Nhu) sống hay bị giết hoặc tự tử.”
Bức điện đó đến Bách ốc 9 giờ sáng thứ bảy 2-11-1963, lúc TT Kennedy xuống tầng dưới để họp bàn về cuộc khủng hoảng. Khi Tổng thống ngồi xuống, ông gật đầu chào mọi người. Ông Forrestal bước vào cầm bức điện của ông Lodge. Ông ta trao cho Tổng thống. Khi TT Kennedy nhìn bức điện, ông đứng dậy chạy sô ra khỏi phòng, không nói một lời nào, trông mặt ông ta tái mét và run run. Những người khác nhìn nhau. Tướng Maxwell Taylor, tham mưu trưởng liên quân, nói rằng: ‘TT chờ đợi cái gì? (ý nói điều TT mong mỏi đã đạt được sao lại buồn).
Ông Diệm và ông Nhu đã bị giết sau khi ông Diệm xin hàng Big Minh. Tướng này đưa quân đến nhà thờ ở Chợ lớn (Việt nam gọi là nhà thờ cha Tam, nhưng tác giả viết là Don Than Church). binh sĩ đưa họ lên phía sau chiếc thiết vận xa M113, lái đi một đoạn đường và bắn cả hai vào sau ót. Xác của họ bị đâm nhiều nhát lưỡi lê.
Một vị tu sĩ công giáo khổ hạnh, người được TT Kennedy giúp đỡ, biểu dương như vị thánh chống cộng sản, được chôn trong một nấm mồ không ghi dấu, nằm trong nghiã trang gần ngay Toà Đại sứ (nghĩa trang Mạc đĩnh Chi; ( sau 30-4-1975, Việt cộng vào chiếm Saigon, đã san bằng trên 100 nghĩa trang, mà nghiã trang Mạc đĩnh Chi là nghĩa trang bi dẹp đầu tiên. Hài cốt hai ông Ngô đình Diệm và Ngô đình Nhu được người thân di dời về đất riêng tại Bình Dương trước ngày Việt cộng chiếm Saigon. Xin đọc phần trích dẫn, bài của ông Trương phú Thứ) Đề cao ông Lodge
Hôm thứ tư, 6-11-1963, TT Kennedy gửi cho Đại sứ Lodge bức điện văn như sau:
(Nhận xét của TT về ông Lodge)
“Sự lãnh đạo của ông trong việc tập trung và hướng dẫn toàn chiến dịch của Hoa Kỳ ở Nam Việt nam trong những tháng trước đây là một việc tối ư quan trọng. Những hành động riêng của ông tỏ rõ chúng ta muốn cải thiện, và những điều này không đạt được nơi chính phủ của ông Diệm, chúng ta cần đương đầu và chấp nhận trong khả năng, mà lập trường của chúng ta nên thay đổi chính phủ. Vì vậy chúng ta có trách nhiệm giúp chính phủ mới, để họ làm việc hữu hiệu bằng mọi phương cách mà chúng ta có thể làm.
Rất mong ông chu toàn nhiệm vụ.
John Kennedy.
Hai mươi ngày sau đó, vào ngày 22 –11- 1963, bản thân Tổng thống Kennedy bị ám sát ở Dallas, bang Texas.
Vài dòng với quí vị Phụng Hồng, Mai tiến Tiệm, Giáo sư Toàn Phong Nguyễn xuân Vinh, Ông Hà thượng Nhân, giáo sư Tôn thất Thiện, giáo sư Nguyễn ly Châu, bác sĩ Lê văn Sắc, quí ông Tôn thất Đính, Phan đức Minh, Vũ quang Ninh, giáo sư tiến sĩ sử học Hoàng ngọc Thành và bà Thân thị Nhân Đức, quí ông Trần gia Phụng, Đinh quang Anh Thái, bà Dương thu Hương, Ông Nguyễn chí Thiện, Ông Lâm lễ Trinh và cố Đại tướng Cao văn Viên, quí ông Ngô thế Linh, Trương phú Thứ, Trần khắc Kính, Lê Dân, Trần bình Nam và gần đây Giáo sư Sử Học Phạm văn Lưu
(trong bài viết nhan đề : Quan điểm của ông Ngô đình Nhu về hiểm họa xâm lăng của Trung Cộng, sau khi ông Lưu đọc tác phầm Chính để Việt Nam của Ông Ngô đình Nhu. Bài viết dài. Xin phép Giáo sư Lưu cho tôi được đưa vào phần cuối của Bài Đôi dòng nhìn lại để độc giả chưa đọc có thể đọc và biết thêm về sự tiên đoán của một nhà chính trị đã bỏ mình vì nước : Ông Ngô đình Nhu). Vì không rõ địa chỉ để liên lạc xin phép trích đăng từng phần, hoặc toàn bài để dẫn chứng qua những bài viết của quí vị .
Mong được quí vị miễn thứ.
- Xin cám ơn ông Ngô Kỷ đã không những vui lòng cho tôi trích đăng tài liệu của ông tìm tòi trong các thư viện Mỹ, mà ông còn cung cấp cho tôi thêm tư liệu, giúp tôi hoàn tất bài viết này.
- Xin cám ơn anh Nguyễn mạnh Hoàng, không những chuyển tới thêm tư liệu cho tôi, mà còn giúp tôi chỉnh sửa những phần cần thiết cho bài viết.
Xin thêm 3 bài viết, một bài của tác giả Vũ quang Ninh, một bài của tác giả Hà thượng Nhân, một bài của giáo sư Hoàng ngọc Thành và bà Thân thị Nhân Đức.
Bài của tác giả Vũ quang Ninh, đăng trên website Anh duong:
Nhân kỷ niệm cuộc chính biến 01//11/1963
Tưởng nhớ Tổng Thống Ngô Đình Diệm
Câu chuyện Thời sự của Little Saigon Radio ngày 2/11/05
Vũ Quang Ninh
Nhân dịp kỷ niệm cuộc chính biến 01/11/1963 trong Câu Chuyện Thời sự hôm nay, chúng tôi xin chia sẻ một vài cảm nghĩ về Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
Trong vòng hai tuần lễ nay, Cộng đồng chúng ta ở nhiều nơi đã và sẽ có sinh hoạt tưởng nhớ Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, vị Tổng Thống đầu tiên của Việt Nam bị sát hại trong điều kiện thê thảm. Với các bạn trẻ ngày nay, nhắc đến vị Tổng Thống sinh ra từ đầu thế kỷ, hiển nhiên là điều cần thiết cho ký ức lịch sử. Với Quí vị cao niên và trung niên, điều cần thiết vì phần nào tìm hiểu tại sao Đất Nước ta lại lâm vào hỗn cảnh bi thương năm 1975, cho đến nay vẫn chưa dứt.
Vào thập niên 50, cục diện thế giới gặp hai trào lưu trái ngược. Một đàng là phong trào giải thực của các nước bị thực dân Âu châu cai trị, đàng kia là phong trào cộng sản quốc tế muốn tranh thủ các nước đang giành lại độc lập từ tay thực dân. Việt Nam chúng ta gặp cả hai phong trào đó. Nỗ lực đấu tranh giành độc lập của Việt Nam đụng phải thái độ ngoan cố mà bất nhất của Pháp. Ngoan cố vì không muốn Việt Nam thực sự độc lập như họ cam kết năm 1948, bất nhất vì họ còn muốn duy trì chế độ thuộc địa đằng sau khẩu hiệu tự do, chống làn sóng đỏ. Một người muốn phá vỡ cái thế lưỡng nan đó chính là chí sĩ Ngô Đình Diệm.
Ông quyết tranh đấu để chấm dứt chế độ thực dân và đem lại cho dân ta quyền xây dựng nền móng của một quốc gia độc lập chưa từng có kể từ năm 1884, khi Pháp cưỡng bách nhà Nguyễn ký Hiệp ước Giáp Thân. Đồng thời, ông hiểu rõ nguy cơ cộng sản vô thần và chuyên chính, tàn bạo nên ra sức củng cố nền móng non yếu của chế độ Cộng hòa trên một Đất Nước chỉ biết chế độ quân chủ và phong kiến từ hơn ngàn năm. Và ông phải làm điều đó khi miền Nam đột ngột tiếp nhận làn sóng đồng bào di cư từ miền Bắc, so ra thì bằng hơn 12% dân số miền Nam lúc đó.
Vì vậy, ta không ngạc nhiên khi thấy Pháp và tay chân còn lại của họ tìm mọi cách gây bất ổn cho buổi giao thời ở Việt Nam. Bên kia, Cộng sản Hà Nội bắt đầu mở ra chiến tranh phá hoại để cản trở việc xây dựng một miền Nam tự do. Chí sĩ Ngô Đình Diệm còn gặp trở ngại nữa, là một số đảng phái lại đòi ông kiến thiết xứ sở theo ý kiến mà chính họ chưa thống nhất với nhau, và đã tranh giành chức vị, nhưng vẫn muốn ông phải nghe theo. Mặc dù vậy, ông Diệm được dân bầu lên làm Tổng Thống và cơ chế dân chủ non yếu thời đó vẫn lập ra được bản Hiến pháp thật tiến bộ.
Miền Nam mạnh dần làm Hà Nội lo ngại và họ mở chiến dịch Đồng Khởi năm 1960, để cơ sở khỏi bị tiêu diệt. Những gì ta biết được về Hà Nội sau năm 75 đã minh chứng cho sự thật đó. Cho nên, ngày nay nếu phê phán ông Diệm thì cần xét toàn bộ hòan cảnh của bản thân ông và của nước ta trong bối cảnh Á Châu khi đó các lân bang lúc đó còn chưa có dân chủ, từ Nam Hàn, Đài Loan tới Thái Lan, Nam Dương hay Phi Luật Tân, Miến Điện.
Cuối thế kỷ này, là 30 năm sau, ta mới nói tới làn sóng dân chủ Á Châu, chứ lúc đó, không xứ nào lên án Việt Nam là độc tài, dù là sau chiến tranh Cao Ly, nước ta mới ở tuyến đầu, để hứng chịu mũi dùi xâm lược của cộng sản quốc tế.
Người ta cứ nói về nạn độc tài, gia đình trị và cả tội đàn áp tôn giáo của Tổng Thống Diệm. Giờ này, nhiều tài liệu lịch sử được giải mật cho thấy chế độ Ngô Đình Diệm có thể phạm lầm lỗi, chứ không hề chủ đích triệt hạ hoặc kỳ thị tôn giáo. Đại sứ của ta tại Liên Hiệp Quốc thời đó là giáo sư Bửu Hội, vốn thuộc gia đình Phật giáo có uy tín, từng trưng bày sự thật đó tại Liên Hiệp Quốc với thống kê cho thấy viên chức công quyền xứ ta đa số là Phật giáo và không bị kỳ thị. Phái đoàn điều tra Liên Hiệp Quốc gửi qua hồi tháng 10 năm 1963 cũng xác nhận rằng: không có đàn áp tôn giáo tại Việt Nam.
Bao chứng liệu lịch sử Mỹ được mở ra gần đây cho thấy ông Kennedy tính việc tái tranh cử, nên thổi phồng và ngụy tạo sự kiện để cột ông Diệm vào tội độc tài và đàn áp Phật giáo, hầu lật ông để thực hiện mưu tính riêng tư. Ông Diệm không nhượng bộ và một số người tuân theo Mỹ đã thi hành điều Kennedy dự tính, là đảo chánh và sát hại ông Diệm và bào đệ. Ông Kennedy chết sau đó ba tuần nên Tổng Thống Johnson mới lãnh di sản: chiến cuộc xứ ta bị đảo chánh liên miên, xã hội đảo điên, dân tâm ly tán, chiến tranh càng tăng, mầm thất bại càng rõ, dù bao thế hệ Chiến Sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa cố hy sinh chống đỡ.
Chúng ta ngày nay có tự do và thông tin, có nhiều tài liệu về Việt Nam đã được giải mật. Vì thế xin cố gắng gạt bỏ những thành kiến, những thiên kiến, những tin đồn ác ý xuyên tạc còn tồn tại để chúng ta khách quan nhìn lại trang sử u tối đó mà thương tiếc một vị lãnh đạo quốc gia đã thực sự hy sinh cho dân tộc và làm ta không xấu hổ vì chữ “quốc gia”.
Và tiếc thương Tổng Thống Ngô Đình Diệm, chúng ta cũng xót thương bao xương máu đã bị hao phí trước và sau đó mà chưa xây dựng nổi một quốc gia đúng nghĩa.
Xin hãy công bình với lịch sử, xin hãy trả lại vị trí đúng cho các nhân vật đã tạo nên lịch sử. “Tổng thống Diệm là người rất kiệm ước. Ăn thì chỉ ăn rau, ăn cá kho,những thức ăn mà người dân trung bình vẫn thường ăn. Thuốc lá thì hút thứ rẻ tiền. Chỗ ở của Tổng thống không có gì xa hoa lộng lẫy hết”
Bài của tác giả Hà thượng Nhân, tựa đề :
NHỚ LẠI NHỮNG ĐIỀU KHÓ QUÊN.
Năm 1956, trong một tiệc rượu gia đình, luật sư Lê ngọc Chấn, nguyên là Bộ trưởng Quốc phòng hỏi tôi : “Chú phục ông Ngô đình Diệm. Vậy theo chú, ông Diêm giỏi ở chỗ nào?” (Tôi với ông Chấn là anh em bạn rể). Tôi cười hỏi lại: “Giỏi là như thế nào?” Rồi thêm “người lãnh đạo cần phải có uy tín. Cụ cố Ngô đình Khả, được mọi người truyền tụng là : “Đầy vua không Khả”. Vậy thì về dòng dõi, TT Diệm có một người cha cương cường, có khí tiết. Ngoài 30 tuổi đã làm đến Thượng thư Bộ Lại. Suốt triều đình đã có ai, ở tuổi ấy, có một địa vị lớn như vậy chưa?
Vậy mà chỉ làm việc trong một thời gian ngắn, khi thấy kế hoạch của mình không thực hiện được, ông đã khảng khái từ chức. Đã mấy ai làm được như vậy? Từ quan rồi về nhà âm thầm hoạt động chính trị. Ông nhiều lần từ chối khi Cựu Hoàng mời ra thành lập chính phủ. Như thế có phải là người có chí hướng không? Đến khi đất nước chia đôi, nạn sứ quân hoành hành, ông đứng ra nhận một trách nhiệm cực kỳ khó khăn. Và ông đã hoàn thành, đã ổn định được miền Nam, đã thống nhất được quân đội, đã dẹp được Bình Xuyên, đóng cửa Đại Thế Giới, như thế không phải là cái công lớn sao? Đất nước từ bấy giờ mới thực sự có thể thống. Thế là giỏi đấy.
Luật sư Chấn bảo: “Ông Diệm làm được như thế vì có Mỹ yểm trợ, vì thời cơ thuận tiện”. Tôi trả lời: “Không có ai đơn độc mà làm được việc hết., De Gaulle cũng dựa vào Anh, Mỹ. Nhưng dựa vào Anh , Mỹ không phải là làm tay sai cho Anh, Mỹ. De Gaulle vẫn là anh hùng của nước Pháp. Có thời cơ là một chuyện, nhưng biết nắm lấy thời cơ là một chuyện khác. Ngoài cái vốn kiến thức, cái tài biết dùng người, người lãnh đạo còn cần, và cần hơn hết là cái tâm, cái tâm hết sức thành với đại nghĩa, đối với dân, đối với nước. Tổng thống Diệm có thể có những khuyết điểm, nhưng cái tâm vì nước vì dân của ông tôi cho là lớn: Tôi đọc thêm câu thơ trong Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du: Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.
Cái uy của người lãnh đạo.
Có một số người thường chê Tổng thống Diệm quan liêu, phong kíến. Và họ kể ra làm ví dụ việc một vị Bộ trưởng đi giật lùi làm vỡ cái lọ thống cổ. Nếu như sự việc đó là có thật thì tôi nghĩ không phải Tổng thống Diệm quan liêu, mà là vị Bộ trưởng kia phải nịnh bợ, “lấy điểm” đến như vậy.
Ai làm Tổng thống lại chẳng có quyền lớn. Ông Nguyễn văn Thiệu cũng vậy chứ. Và cũng chẳng thíếu gì kẻ tìm mọi cách nịnh bợ ông Thiệu để chiếm địa vị. Nhưng tôi dám chắc, chưa một kẻ nào, dù nịnh giỏi đến đâu, lại dám trơ trẽn đi giật lùi để lấy lòng ông Thiệu. Ông Thiệu chưa đủ cái uy ấy. Ông ấy không có dĩ vãng. Ông chỉ đoạt được chức Tổng thống nhờ thời cơ run rủi. Chẳng ai coi ông là nhà lãnh đạo cả. Và bởi thế, trong thâm tâm, không ai “nể” ông và “sợ” ông thực sự.
Tôi nhớ khi đắc cử Tổng thống lần đầu, tôi và anh Phan lạc Phúc đại diện báo Tiền tuyến đã làm một cuộc phỏng vấn ông Thiệu. Suốt buổi chỉ có tôi hỏi. Tôi hỏi 3 câu:
Thưa TT, ngày trước, thuở thiếu thời, có bao giờ Tổng thống nuôi cái mộng làm nguyên thủ quốc gia không”?
Ông Thiệu cười lớn xua tay:
-Không,! không! không bao giờ.
Tôi cũng cười và nói thêm: “Kể cũng lạ. Một anh kép hát, một ký giả tầm thường như tôi chẳng hạn, từ khi mới khôn lớn đã nghĩ rằng ta chắc chắn sẽ làm báo. Thế mà làm người đứng đầu nước, Tổng thống lại không hề có cái chí ấy.
2- Tổng thống có chống cộng không?
Ông Thiệu trả lời vội vã:
- Có chứ! Có chứ !
- Thưa vì sao mà chống?
- Vì chúng nó độc tài tàn ác quá mà.
- Tổng thống có nghiên cứu chủ nghĩa cộng sản không?
- Có.
- Thế thưa Tổng thống, trong chủ nghĩa cộng sản, điểm nào là điểm sai nhất?
- Ông Thiệu gạt đi:
- Chuyện này dài lắm, nói một lúc không hết được.
- 3- Thưa TT, TT có hay đọc sách không?
- - Có chứ.
- TT đọc sách tiếng Việt hay sách ngoại quốc?
- Cả hai.
- Sách tiếng Việt TT thích đọc là sách nào?
- Đọc nhiều quá, không nhớ hết.
- Tổng thống thích đọc tác giả nào nhất?
- Cái đó cũng tùy.
- Tác giả ngoại quốc mà Tổng thống thích đọc là ai?
- Bấy giờ đang chiếu phim “Thằng Gù Đền Đức Bà của Victor Hugo.
- Ông Thiệu liền nói :”Victor Hugo”
- Vì sao TT thích Victor Hugo?
- Hay, hay lắm.
- Khi ra về, đại tá Lâm, vị sĩ quan thân cận của ông Thiệu đi theo tôi và nói : “Sao anh lại làm khó Tổng thống thế?”
- Tôi tự hỏi rằng: Liệu đối diện với tổng thống Diệm tôi có đặt những câu hỏi như thế không? Chắc chắn là không. Vì hỏi như thế, tôi sẽ tự cho mình là hỗn hào. Nhưng với ông Thiệu thì không. Cùng là Tổng thống, tôi đố ai dám nói là cùng kính trọng ông Thiệu và ông Diệm như nhau.
- Chủ quyền quốc gia.
- Năm 1960, tôi là giám đốc Nha Vô Tuyến Truyền Thanh kiêm đài Saigon. Cố vấn Mỹ của tôi là ông Kibling. Ông Kibling đề nghị với tôi, dành cho ông một phòng ở Đài phát thanh để tiện liên lạc. Tôi từ chối và nói với ông Kibling “Nước Mỹ giúp chúng tôi để chống cộng sản, xây dựng tự do dân chủ. Đây là một cuộc chiến tranh ý thức hệ, một cuộc chiến tranh nặng nề chính trị. Người nào có chính nghĩa sẽ được lòng dân. Được lòng dân là thắng. Ông đến ngồi ở đây thì có khác gì chúng tôi cung cấp cho đối phương những chứng cớ để họ tuyên truyền trong dân chúng rằng chúng tôi là tay sai của các ông, chúng tôi không chiến đấu vì quốc gia dân tộc, mà vì đồng đô la của các ông. Xin ông đừng để cho đối phương lợi dụng.”
Ông Kibling vẫn không hiểu hay cố tình không hiểu. Tôi ngại rằng, người ta sẽ nhân cơ hội này xuyên tạc mình là người chống Mỹ. Vì vậy tôi xin yết kiến Tổng thống Diệm và trình bày vấn đề. Tổng thống Diệm nghe xong gật gù nói : “ Phải! Phải! làm rất phải. Cố vấn đây chỉ là giúp ta phương tiện kỹ thuật, và nếu cần, ý kiến. Nước là của chúng ta. Anh nói cho người cố vấn của anh hiểu như vậy “ - Chịu nghe lời phải
Bấy giờ mỗi ngày tôi phải viết hai bài thơ trào phúng, một cho mục Đàn Ngang Cung của báo Tự do và một cho mục Những Điều Trông Thấy của báo Ngôn Luận. Báo Ngôn Luận thì tôi chỉ cần gửi bài đến. Báo Tự Do thì tôi phải cộng tác chặt chẽ hơn. Một hôm tôi đến tòa soạn thì anh Như Phong,, Tổng thư ký bảo tôi “Ông mau giúp tên Tuyền đi. Y đang bị “táo bón”.
Mục lập trường của Tự Do, do hai người chịu trách nhiệm. Anh Mai Xuyên ( Đỗ thúc Vịnh) và anh Phạm việt Tuyền. Họ thay nhau viết. Anh Tuyền vốn thận trọng nên viết rất chậm, lần nào cũng bị nhà in dục. Tôi lấy giấy ngồi vào cạnh bàn anh Tuyền và hỏi “ “Viết gì đây ?”Anh Tuyền nói “Tùy anh”. Viết đụng chạm một tí được không?
- Được.
Tôi còn nhớ bài ấy tôi viết làm nhiều kỳ và lấy một cái tên mà nếu người không có Hán học chắc là chẳng hiểu được. “Tri Nhân Thiện Nhiệm”. Trong bài tôi kể sự tích đông tây kim cổ. Tôi có nhắc đến Quan Công, Tào Tháo và Lưu Bị. Lưu Bị nghèo, Tào Tháo giàu. Tháo đãi Quan Công rất mực hậu hĩ, nhưng tấm lòng của Quan Công lúc nào cũng hướng về Lưu Bị.
Tôi kết luận : Sở dĩ Quan Công trung thành với Lưu Bị vì Lưu Bị lấy tấm lòng bè bạn, anh em, mà ăn ở với Quan Công. Kẻ sĩ không thể mua chuộc bằng tiền, bằng tước vị. Một chế độ nếu muốn tồn tại, phải được nhiều người có tư cách, kẻ sĩ cộng tác. Bằng chỉ đem tiền và chức tước ra mua chuộc thì trước sau người cộng tác cũng sẽ phản mình, vì lòng tham của con người vốn không đáy.
Bộ Thông tin trong mục điểm báo có cắt bài này để trình Tổng thống. Tôi phải nói thêm rằng ông Bộ trưởng Thông tin lúc bấy giờ không có thiện cảm với báo Tự Do, vì báo này do Phạm việt Tuyền làm chủ nhiệm, mà Phạm việt Tuyền lại là bạn thuở nhỏ, cùng quê với bác sĩ Trần kim Tuyến. Tuyền được bác sĩ Tuyến ủng hộ,mà hình như giữa ông Tuyến và ông Trần chánh Thành có sự gì đó không ăn ý nhau.
Ông Thành nghĩ rằng bài “Tri Nhân Thiện Nhiệm” là do Tuyền viết. Người thường được gọi vào Dinh để trò chuyện là bác sĩ Lý trung Dung. Bác sĩ Dung thuộc phe Tự Do. Tối đó, bác sĩ Dung đọc mục điểm báo cho Tổng thống nghe. Bác sĩ Dung thuật lại rằng, nghe xong bài báo, Tổng thống nói: “Viết phải quá mà! Anh có biết ai viết bài đó không?
Bác sĩ Dung nói bài đó do Thiếu tá Hà thượng Nhân, trưởng phòng 5 Bộ Tổng Tham Mưu viết (chỗ này bác sĩ Dung lầm. Trưởng phòng 5 Bộ Tổng Tham Mưu là Giám Đốc Nha Chiến Tranh Tâm Lý. Tôi chỉ là phó của Trung Tá Châu ( Giám Đốc Nha Chiến Tranh Tâm Lý) phụ trách phòng 5 mà thôi).
Tổng thống Diệm liền nhớ ra và bảo: “ Có phải là cái anh viết bài thơ trêu chọc ông Chủ tịch Trương vĩnh Lễ không? “Nguyên do khi ông Trương vĩnh Lễ đắc cử Chủ tịch Quốc hội, tôi vì bí đề tài có viết một bài thơ mừng theo thể luật Thi, đăng trong mục Đàn Ngang Cung.
Bài thơ ấy như sau:
Chắc đại văn hào chủ tiệm in.
Lại từng quản nhiệm báo Thông Tin.
Chữ Tây, tiếng Việt hay ba vạn.
Giấy trắng mực đen đẹp chín nghìn.
Những lúc diễn đàn ông đứng đọc,
Lại khi Quốc hội họ ngồi nhìn
Mới hay làm lớn nhờ âm đức
Mồ mả khen ông khéo giữ gìn.
Ông Lễ đọc xong bài thơ giận lắm, đem trình Tổng thống Diệm rằng ông không biết Hà thượng Nhân là ai, chẳng có thù oán gì với người này. Vậy mà anh ta lại bới móc cả tổ tiên tôi. Tổng thống bảo bảc sĩ Tuyến điều tra xem Hà thượng Nhân là ai. Nhờ bác sĩ Tuyến có cảm tình riêng với tôi nên việc cũng qua. Buổi tối hôm đó, vì bài báo, Tổng thống sực nhớ đến Hà thượng Nhân. Người bảo bác sĩ Dung : “Anh này cũng khá đấy, nhưng làm thơ thì phải cho đứng đắn. Nếu anh có quen với anh ta thì bảo anh ta đừng làm thơ “tào lao” như vậy. “
Tôi kể chuyện này để thấy rằng tổng thống Diệm không cố chấp. Người chịu lắng nghe cả những lời đả kích, nếu những lời đả kích nhằm mục đích tốt.
Cần kiệm
Tổng thống Diệm là người rất kiệm ước. Ăn thì chỉ ăn rau, ăn cá kho, những thức ăn mà người dân trung bình vẫn thường ăn. Thuốc lá thì hút thứ rẻ tiền. Chỗ ở của Tổng thống không có gì xa hoa lộng lẫy hết.
Hồi đó, tôi mới xin được một cái máy lớn cho Nha Vô Tuyến. Vì thế phải dựng một cái Đài phát tuyến lớn ở Quán Tre. Cố vấn Mỹ muốn giao công việc cho một Hãng thầu Mỹ.
Tôi họp các chuyên viên lại và hỏi rằng liệu chúng ta có thể làm lấy được không? Anh em kỹ sư nói rằng nếu mình làm thì phí tổn rất ít, chỉ khoảng một phần mười số tiền Hãng thầu Mỹ ước tính. Và mình làm được. Thực ra, trong anh em kỹ sư chia ra hai nhóm ý kiến đối nghịch nhau. Một nhóm cho rằng, tiền của viện trợ Mỹ thì giao cho Mỹ làm. Có hư hỏng thì họ chịu trách nhiệm. Nếu ta nhận, phương tiện của ta không đầy đủ mà sơ xuất thì phiền lắm. Ta sẽ bị qui kết là phá hoại viện trợ. Một phe thì cương quyết làm được, phải làm để cho Mỹ thấy rằng khả năng của kỹ sư Việt nam không tồi đâu. Tôi gọi riêng nhóm này do kỹ sư Nguyễn văn Lân cầm đầu (nguyên là giáo sư trường -đại học- kỹ thuật Phú Thọ) đến bàn lại..
Kỹ sư Lân (đã mất) và cán sự Trần công Thêu (hiện nay sang Mỹ học lại và đã là kỹ sư của một Hãng Truyền hình Mỹ) nói thẳng với tôi: “Nếu là ông giám đốc khác thì chúng tôi để Mỹ làm cho yên thân. Nhưng mà anh thì chúng tôi tin, chúng tôi làm và nhất định thành công.” Tôi nói : “Tôi tin các anh và tôi chịu trách nhiệm chung với các anh. “. Công tác đã hoàn thành mỹ mãn.
Tôi đem trình Tổng thống. Người mừng thấy rõ và bảo: “Phải biết tiết kiệm, dù là tiền viện trợ. Về tổ chức khánh thành đi và Tổng thống sẽ đến dự.”
Người đến dự, khen từng người và bảo Trung tá Lê như Hùng (Tham mưu biệt bộ Phủ Tổng thống) lấy ra mười ngàn để thưởng cho anh em. Mười ngàn mà chia cho mấy chục nhân viên thì chẳng lấy làm gì nhiều. Nhưng cái vui của anh em là để cho những nhà chuyên môn Hoa Kỳ thấy rằng, bằng những phương tiện hết sức nghèo nàn, những chuyên viên Việt nam vẫn có thể hoàn tất công tác một cách tốt đẹp.
(còn tiếp bài của ông Hà thượng Nhân)
|
|
|
Post by Vĩnh Long on Jul 1, 2014 10:16:59 GMT 9
(tiếp theo bài của ông Hà thượng Nhân)
Ban nhạc của Phụ nữ Liên Đới.
Nhạc sĩ đại úy Nguyễn văn Đông (sau này lên đại tá) đến nói với tôi là phu nhân tướng Nguyễn văn Là,...nhân danh bà cố vấn Ngô đình Nhu, muốn nhờ đài tổ chức cho Hội Phụ Nữ Liên Đới một ban nhạc. Tôi nói đại úy Đông xuống gặp nhạc sĩ Vũ Thành (cũng là đại úy), chủ sự phòng Văn Nghệ. Hôm sau, Vũ Thành đem lên cho tôi xem danh sách của những ca sĩ thượng thặng trong ban nhạc của Hội Phụ Nữ Liên Đới. Tôi nắm lấy tay Thành (chúng tôi vẫn coi nhau như anh em) và bảo: “Cất đi Thành. Lờ đi. Muốn tổ chức thì họ tổ chức lấy. Đó không phải là việc của mình. “. Thành trố mắt la lên: “Sao anh cứ thích mó “dế” ngựa vậy?”Tôi bảo Thành : “Chúng ta làm công chức, đừng làm nô bộc”. Thành lắc đầu cầm danh sách đi xuống. Tôi nhìn ra thấy Thành đang bá vai Nguyễn văn Đông vừa đi vừa lắc đầu.
Sau này tôi được biết rằng bà Ngô đình Nhu hết sức tức giận. Và tổng thống cho việc làm của tôi là phải.
Tôi nhận việc ở Đài Phát Thanh ngày 13 thứ sáu. Tôi cố tình chọn ngày mà thiên hạ gọi là “xui” ấy. Chiều ngày thứ bẩy., tôi đi cine ở rạp Đại Nam. Đang xem thì con tôi tới “mời bố về, Tổng thống gọi”. Tôi xoa đầu con và bảo: “Con về đi, bố về sau”. Nhưng tôi không về, hôm nay là ngày nghỉ, việc quốc gia trọng đại không đến phần tôi. Có gì thứ hai gặp cũng không muộn. Thứ hai tôi vừa đến sở thì được điện thoại từ Phủ Tổng Thống. Giọng bên kia đầu giây có vẻ gay gắt. “Ông đi đâu thì phải để địa chỉ lại. Tối qua, Tổng thống tìm ông không thấy.” Tôi từ tốn hỏi: “Ai nói chuyện với tôi đó?”
“ Đại úy B đây” Tôi nói ngay: “Tôi là Thiếu tá”. Đại úy B trả lời rất xược:“ Tôi biết ông là Thiếu tá rồi”. Tôi cự lại: “ Vậy thì Đại úy hỗn, vô kỷ luật. Đại úy phải gọi tôi bằng cấp bậc. Tôi sẽ trình lên Tổng thống phạt Đại úy. Tổng thống là người đạo đức, không thể có một tùy viên vô lễ như Đại úy được.” Sau này tôi được kể lại (người kể là trung tá Lê công Hoàn) nguyên tùy viên của tổng thống Diệm, khi đó là trung úy hay đại úy. Tôi chỉ được quen trung tá Hoàn khi ông về làm ở Tổng cục Chiến Tranh Chính Trị) rằng chuyện đến tai Tổng thống và người đã rầy la đại úy B. Từ đó, mỗi khi gọi tôi, Đại úy B bao giờ cũng ăn nói rất lễ phép: “kính thưa Thiếu tá“.
Chuyện rất nhỏ, nhưng tôi kể lại để thấy Tổng thống Diệm không bỏ qua việc nhỏ, nếu nó phương hại đến thể thống quốc gia và quân đội.
Tiếng vọng tình thương.
Một hôm, một vị linh mục đến Đài Phát Thanh đề nghị với tôi cho chuyển mục “ Tiếng nói công giáo “sang Tần số A, tức là Tần số quốc gia. Tôi trả lời rằng làm như thế bắt buộc tôi phải cho tiếng nói của các tôn giáo khác cũng phải được hưởng qui chế tương tự. Điều đó không thể thực hiện được.
Ít hôm sau, tôi được giây nói của ông Nguyễn đình Thuần bảo Tổng thống đã chấp thuận cho “Tiếng nói Công Giáo” được phát thanh trên băng tần A, tức là tần số quốc gia. Tôi thưa là việc đó rất quan trọng, phải có công văn minh xác, chứ tôi không thể thi hành theo khẩu lệnh. Ông Thuần gửi văn thư tới. Vị linh mục hôm trước cũng tới. Tôi nói “Để tôi xin được diện trình Tổng thống rồi mới quyết định”. Ông Thuần gọi tôi vào, tỏ ý bất bình, vì tôi ngoan cố, bất tuân thượng lệnh. Tôi trình bày lý do, và xin phép ông để trình thẳng Tổng thống. Ông gắt lên: “Anh muốn làm gì đó thì làm”. Ngay khi gặp tôi, Tổng thống đã hỏi: “Tại răng các cha làm chuyện đạo đức mà lại cấm?” Tôi thưa rằng: “Trong nước có nhiều tôn giáo khác nhau. Nếu nay lại để cho Công Giáo được đãi ngộ đặc biệt thì lòng dân sẽ bất bình, nghĩ là vì Tổng thống là Công giáo, nên quá thiên về đạo giáo của mình. Chúng tôi thiết nghĩ, đạo Chúa là đạo của tình thương. Vậy thì dùng mục “Tiếng Vọng Tình Thương” rồi muốn nói gì thì nói. Tổng thống ngồi lặng một lúc rồi gật đầu: “ Anh về bàn lại với các cha. Đừng quá sốt sắng về việc đạo mà xẩy ra chuyện kỳ thị tôn giáo”.
Tôi ra về, trình lại với ông Thuần. Ông Thuần ngạc nhiên hỏi: “Anh nói gì mà Tổng thống lại đổi ý như vậy?” Tôi nói: “Thưa, việc này mới nhìn thì có vẻ tầm thường, nhưng suy nghĩ kỹ thì là cực kỳ nghiêm trọng. Vấn đề tôn giáo là một vấn đề vô cùng phức tạp. Rất nhiều vị tu hành đã vì quá sốt sắng với việc đạo mà làm phương hại đến uy tín của chế độ”.
Ông Thuần tỏ ý khen ngợi tôi đã dám thẳng thắn nói lên sự thật, nói lên ý kiến đứng đắn của mình.
Tôi nghĩ chỉ vì nhiều người muốn cho xong chuyện nên tìm cách bưng bít sự thật. Chứ Tổng thống Diệm là người lúc nào cũng muốn lắng nghe lẽ phải và sự thật.
Bọn người bưng bít sự thật là bọn phản bội. Nước mất phần lớn là vì bọn người ấy....
Dưới đây là bài của giáo sư tiến sĩ sử học Hoàng ngọc Thành và bà Thân thị Nhân Đức, đăng trên nhật báo THỜI BÁO, SanJose, ngày 17-3-2002 :
MỘT GIÁO SƯ MỸ ĐÒI XÂY MỘT KỲ ĐÀI CHO TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM
Tại Thủ đô Hoa Thịnh Đốn
Cách đây vài tháng, sau khi in xong tài liệu Why the Vietnam war? President Ngo dinh Diem and the U.S. His overthrow and assassination, tức ấn bản Anh ngữ của tác phẩm Những ngày cuối cùng của Tổng thống Ngô đình Diệm, chúng tôi có gưỉ tặng một cuốn cho giáo sư Francis X Winters, tác giả của sách The year of the Hare- Năm con thỏ rừng, vì chúng tôi có trích dẫn một số sự kiện từ tác phẩm của ông. Sau đấy, trong một lần nói chuyện điện thoại với giáo sư Winters, ông cứ nhắc làm sao vận động xây một kỳ đài cho Tổng thống Ngô đình Diệm tại vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Chúng tôi đã từng nghe giáo sư Tôn thất Thiện kể lại, giáo sư Winters cũng đã nêu vấn đề này với ông. Sau khi nghe giáo sư Winters nhắc đi nhắc lại nhiều lần, chúng tôi bảo ông hãy xác nhận những điều ông tuyên bố trên điện thoại với chúng tôi bằng một văn thư.
Độ hơn một tuần sau, chúng tôi nhận được bức thư của ông xác nhận đầy đủ, rõ ràng những điều ông đã nói trong điện thoại. Ông cho biết bao lâu nay ông nuôi hy vọng một ngày nào đó có thể đóng góp cho việc cố gắng xây ở một nơi nào tại vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn, một kỳ đài cho tổng thống Ngô đình Diệm, một trong những đồng minh quan trọng của Hoa Kỳ trong một giai đoạn khủng hoảng quốc tế trầm trọng.
Đối với ông, các giới cao cấp của chính phủ Mỹ đã đóng vai trò quyết định trong việc làm đổ vỡ một cách thiếu suy nghĩ và bất tín mối liên minh giữa Tổng thống Kennedy và Tổng thống Diệm. Điều này làm cho xã hội Mỹ có trách nhiệm đặc biệt trong việc xây dựng một kỳ đài cho ông Diệm.
Vị giáo sư này thêm rằng, ông thừa biết có những khó khăn lớn lao trong việc thực hiện mục tiêu này và phải mất một thời gian lâu dài. Ông cam kết đóng góp cái gì ông có thể làm được trong việc tổ chức một cơ cấu để làm việc này. Ông cũng chắc rằng những người Mỹ gốc Việt, cũng như ông, đều hân hoan với ước mong lập kỳ đài cho Tổng thống Diệm và đóng góp vào sự thực hiện. Những lời tuyên bố của giáo sư Francis X Winters và bức thư xác nhận của ông là một điều ngạc nhiên đối với chúng tôi từ lúc tị nạn tại Hoa Kỳ năm 1981. Một người Mỹ chính cống, một giáo sư về ngoại giao lại đòi lập kỳ đài cho Tổng thống Diệm tại vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn!
Chúng tôi xin lần lượt trình bầy những điều biết được về giáo sư Francis X Winters và tìm hiểu sơ lược tại sao ông lại đề nghị lập kỳ đài cho Tổng thống Diệm. Sách The Year of the Hare hay Năm con thỏ rừng trình bày mối bang giao giữa chính quyền John F. Kennedy và Đệ nhất Cộng hoà dưới quyền Tổng thống Diệm tai Nam Việt Nam năm 1963. Đây là một trong số ít tài liệu về Hoa Kỳ và Nam Việt Nam, trình bày sự thật về mối bang giao này và có sự lương thiện trong việc nghiên cứu và công tâm. Tác giả Winters nêu ra rõ rằng Tổng thống Diệm quyết liệt bảo vệ chủ quyền của xứ sở, ngay cả trong việc quyết định về ngân sách bình định, dù sự đóng góp của miền Nam chỉ nhỏ bé thôi, và nhất là việc chống lại sự can thiệp của chính quyền Mỹ vào nội trị miền Nam với sự hiện diện cả 2,000 cố vấn dân sự Mỹ tại các tỉnh, đòi nắm quyền.
Tổng thống Kennedy vẫn chủ trương đảo chánh Tổng thống Diệm, dù được cảnh cáo rằng không có chính quyền nào thay thế ông Diệm mà có thể cải tiến được tình thế theo quan điểm của Hoa Kỳ lúc ấy. Ngoại trưởng Dean Rush thiếu đạo đức và Đại sứ Cabot Lodge là một loại thái thú.
Giáo sư Winters rút ra kinh nghiệm rằng Hoa Kỳ không nên áp đặt thể chế dân chủ theo kiểu Mỹ tại các xứ khác, nghĩa là không nên làm thực dân!
Tóm lại tác phẩm The Year of the Hare hay Năm con thỏ rừng cho thấy tác gỉa Francis X Winters là một học giả uyên thâm, sâu sắc và nhất là công tâm. Hiện ông đang là giáo sư thực thụ về môn đạo đức và Các Vấn Đề Quốc Tế tại Trường Ngoại giao của đại học Georgetown, thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Xin trình bày sơ lược về tiểu sử ông. Năm nay (2002) 67 tuổi, ông Winters đã tốt nghiệp các văn bằng cử nhân, cao học và tiến sĩ đại học Fordham và bằng cử nhân về triết và thần học tại Woodstock College, trường mà sau này ông có làm khoa trưởng một thời gian. Ông đến dạy tại trường ngoại giao Georgetown năm 1972. Tại đại học này, ông cầm đầu Viện Đạo đức và Các Vấn Đề Quốc Tế từ năm 1973 đến 1976. Ông là thành viên của tổ chức Council on Foreign Relations từ năm 1985 và qua năm sau, ông được bầu vào International Institute for Strategic Studies, tức Viện Về Chiến Lược Học đóng tại Luân Đôn, Anh. Ngoài quyển The Year of the Hare, ông cũng là tác giả của quyển Politics and Ethics tức Chính Trị và Đạo Đức và đồng soạn với ông Harold P. Ford quyển Ethics and Nuclear Strategy tức Đạo Đức về Chiến Lược Nguyên Tử.
Ngoài ra, giáo sư Francis X Winters còn được mời thuyết giảng tại nhiều trường cao đẳng quốc phòng về đạo đức và an ninh quốc gia tại Hoa Kỳ và các xứ khác như Anh, Pháp, Bỉ, Hoà Lan. Ông được tham khảo ý kiến nhiều lần trên các đài truyền hình và ông viết nhiều bài về đạo đức và ngoại giao cho nhiều báo, hay tạp chí như Commentary The Wall Street Journal tại Hoa Kỳ; Le Monde, La Liberation tại Pháp hay Der Spiegel tại Đức.
Cuối cùng, tại sao giáo sư Francis X Winters lại đề nghị xây một kỳ đài cho Tổng thống Diệm ngay tại vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn cuả Hoa Kỳ? Có thể ông muốn xã hội Mỹ, tức dân tộc Mỹ chuộc lại phần nào lỗi lầm xưa của chính quyền John F. Kennedy là gây vụ đảo chánh năm 1963, đưa Hoa Kỳ tham chiến và bại trận, chết 58 nghìn quân nhân và hao tiền tốn của. Trong khi ấy, Tổng thống Diệm chỉ muốn có viện trợ kinh tế và quân sự, để miền Nam Việt nam tự mình chiến đấu. Điều đáng trách nữa là chính quyền Kennedy đã gây ra vụ hạ sát Tổng thống Diệm và ông Ngô đình Nhu, thay vì bảo vệ tính mạng của 2 ông, từng là đồng minh của Hoa Kỳ trong 9 năm và đã đóng góp đáng kể vào nền an ninh của Hoa Kỳ và thế giới tự do.
Xưa kia, thực dân Pháp đã không giết, nhưng đưa đi đầy những vị vua Việt Nam yêu nước, chống họ, như vua Hàm Nghi, Duy Tân và Thành Thái.
Tôi thật xúc động khi đọc bài viết của giáo sư Hoàng ngọc Thành và bà Thân thị Nhân Đức, nhất là khi được thấy vị giáo sư sử học Hoa Kỳ Francis X Winters ước vọng xây một Kỳ đài tưởng niệm cố Tổng thống Ngô đình Diệm tại vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Một vị Tổng thống của nền Đệ Nhất Cộng Hòa miền Nam Việt nam, đã được cố Tổng thống Lyndon Johnson đánh giá: Là một vĩ nhân của thế kỷ 20.
Giáo sư Winters cũng đã lường trước những khó khăn lớn lao cho công việc thực hiện kỳ đài này.
Những khó khăn phải kể như : Địa điểm, đồ án, ngân khoản thực hiện, giấy phép và nhiều khó khăn khác, mà điều then chốt phải tính đến là quan niệm của chính quyền Hoa Kỳ.
Chỉ riêng một khoản địa điểm ở vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn cũng là một vấn đề nan giải.
Cuối tháng 3- 2006, Chủ tịch Ủy ban về Đài Tưởng Niệm Nạn Nhân Cộng Sản, tiến sĩ Lê Edwards và các cộng sự viên đã rất vui mừng vì việc xin phép xây dựng Đài Tưởng Niệm Nạn Nhân Cộng Sản (trên toàn thế giới) đã được chấp thuận. Ông cho biết đã vượt qua 21 trong số 24 bước trong tiến trình xây dưng Đài Tưởng Niệm này.
Sai lầm của chính quyền Kennedy thuộc về đảng Dân chủ, mà năm 2006 còn nằm trong nhiệm kỳ 2 của Tổng thống Bush, đảng Cộng hoà. Hơn nữa, giấy phép xây Kỳ Đài phải được Quốc hội chấp thuận, mà Thượng, Hạ viện năm 2006 Đảng Cộng hòa cũng nắm đa số. Nêu ra vấn đề này trong giai đoạn 2006 là một điều không dễ vượt qua.
Rất mong ước vọng của giáo sư Francis X Winters, cũng như của nhiều người Việt khác sẽ thành sự thật dù phải kéo dài nhiều năm.
Có được một Kỳ đài, nhất là Kỳ đài được dựng ở vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn, để tưởng nhớ đến một vị Tổng thống anh minh, trong sạch, đạo đức, cố Tổng thống Ngô đình Diệm, một đồng minh của Hoa Kỳ, có tinh thần chống cộng mạnh mẽ, đã nằm xuống vì sự tính toán sai lầm của Tổng thống Kennedy vào cuối năm 1963.
Tại Hoa Kỳ cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, người Việt hải ngoại hàng năm tổ chức lễ tưởng niệm liệt sĩ Ngô đình Diệm vào ngày 2 tháng 11.
Và, một ước vọng xa sôi của người viết, mong mỏi sẽ có một ngày chế độ cộng sản tan rã tại Việt nam - cũng tương tự như thành trì của chúng tại Liên sô - nước Việt Nam được tự do. Ngày ấy một Đền thờ Tổng thống Ngô đình Diệm sẽ được dựng lên để hàng năm người dân miền Nam được chiêm bái, thắp nhang tưởng nhớ một vị anh hùng vì nước hy sinh.
Như phần trên đã trình bày, phần mộ của cố Tổng thống Ngô đình Diệm và ông cố vấn Ngô đình Nhu đã được người thân di dời về Lái Thiêu.
Trong thời gian qua, không chỉ ở Việt nam, mà nhiều người Việt ở nước ngoài khi về thăm quê, cũng đến viếng mộ, thắp nhang để tỏ lòng tôn kính, tiếc thương một vị anh hùng đã hy sinh vì dân vì nước.
Để rõ hơn, mời bạn đọc xem phần trích đoạn dưới đây trong bài BỐN MƯƠI NĂM NGẬM NGÙI của ông Trương phú Thứ:
“Phần mộ của TT Ngô Đình Diệm hiện ở quận Lái Thiêu, bên quốc lộ số 5, lối đi hướng về quận Hòa An (quận Dĩ An cũ). Nơi đây đã và sẽ là một địa điểm lui tới của đồng bào trong nước và những người sống ở nước ngoài. Rải rác từ hai phía từ quận Lái Thiêu đi ra và từ hướng quận Hòa An đi tới đã có những người sống bằng công việc chỉ dẫn đưa đường cho khách thập phương kính viếng mộ Ông Huynh Đệ, chính là phần mộ TT Ngô Đình Diệm và Ông cố vấn Ngô Đình Nhu.
Nhà cầm quyền địa phương biết chuyện nhưng cũng không có hành động hay biện pháp nào ngăn cản vì họ thừa biết rằng những gì đi ngược lại với lòng dân sẽ tự nó gây ra những hậu quả không thể nào lường trước được. Chính tôi đã nghe một cán bộ làm to có đứa con bị bệnh ngặt nghèo. Ông cán bộ này đã bế đứa con đến phần mộ TT Diệm để xin anh linh người đã chết vì dân vì nước phù hộ.
Viết trong niềm tôn kính Quỳnh Hương (nvn)
Bạn đọc thân mến,
Khi kết thúc bài viết, trong thời gian đọc và sửa lại, tôi nhận đuợc một số bài có liên quan đến đề tài này.
Vì không biết địa chỉ, tôi xin phép các tác giả : Ông Nguyễn Hội, bà Kim Hoa, Tiến sĩ Phạm văn Lưu, một người bạn cựu Sĩ quan Pháo binh VNCH của ông Lê châu Lộc, ông Huỳnh văn Lang, được đưa vào “Phần đọc thêm” trong bài “Đôi dòng nhìn lại” để chứng minh thêm về khả năng, đức độ của cố TT Ngô đình Diệm.
Bài viết của Tiến sĩ Phạm văn Lưu đã phổ biến trên một vài web, có thể nhiều vị đã đọc qua.
Cám ơn quí vị
Cám ơn bạn đọc.
|
|
|
Post by Vĩnh Long on Jul 1, 2014 10:19:51 GMT 9
Phần đọc thêm 1 Bài viết dưới đây của ông Nguyễn Hội và bà Kim Hoa. Thời nào dân Việt sướng nhất (1) Nguyễn Hội Lúc còn bé tôi thường được nghe các vị tiền bối nói rằng:... „ thời Đệ Nhất Cộng Hoà ai cũng được sung túc, ngủ không phải đóng cửa…“. Câu nói trên tôi hiểu được khi trưởng thành, khi đã biết nghĩ đến hưng thịnh của quốc gia, hạnh phúc của người dân. Hôm nay ngày cuối tuần, đi lang thang ngoài phố chợt nhớ đến những ngày này trước đây 46 năm nhóm tướng lãnh đã bạo động giết chết Tổng Thống Ngô Đình Diệm cùng người em là Ngô Đình Nhu, chấm dứt nền Đệ Nhất Cộng Hoà. Câu nói trên của các vị tiền bối lại trở về xâm chiếm tâm tư tôi… tôi quyết định ghé vào thư viện trường đại học kiếm sách đọc cho rõ vấn đề. Là người thực tế nên tôi kiếm sách viết về nền kính tế và đời sống của người dân thời bấy giờ. Sau hơn 2 tiếng đồng hồ lục lọi tôi chỉ kiếm được 1 quyển sách về phát triển kinh tế tại Miền Nam Việt Nam từ 1955 đến 1975 do Douglas C. Dacy của đại học Austin (Texas) viết vào năm 1986. Ở Việt Nam công nhân và người dân lao động là thành phần chiếm đa số trong xã hội nên mức sống của họ có thể là cán cân đo lường sự chăm lo cho dân của chính phủ đang cai trị quốc gia. Với mục đích đó tôi kính cùng Quí Vị quan sát những điểm sau đây: - Lương công nhân từ 1956 đến 1974 và lương công nhân năm 2006 - Giá gạo của các năm 1956 đến 1974, cùng giá gạo của năm 2006 - chỉ số giá tiêu thụ của công nhân từ 1956-1974 - so sánh lương công nhân và chỉ số giá tiêu thụ từ 1956-1974 - Lương công nhân tính ra kg gạo Năm 2006 được chọn để so sánh vì năm 2006 là một trong những năm phát triển mạnh nhất của Việt Nam cộng sản. Lương Công nhân lao động Lương của người lao động được phân biệt có nghề hay không có nghề chuyên môn. Sự chêch lệch giữa lương của người có nghề và không có nghề rõ ràng nhất vào năm 1956 với 76%: Lương của người lao động vào năm 2006 được tính dựa vào dữ kiện của trang báo Tuổi trẻ Qua bài này lương tháng công nhân là 800.000đ và lương của nhân viên bảo dưỡng sửa chữa trung bình 1.350.000đ (từ 1.200.000đ - 1.500.000đ). Công nhân làm việc 6 ngày một tuần, mỗi tháng làm việc ít nhất 25 ngày, vì thế lương ngày của công nhân là 32000 = 800.000/25 và cho công nhân có tay nghề là 54000. Giá gạo cho năm 2006 được tính theo giá trung bình từ cách tỉnh miền Tây Cần Thơ, Kiên Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long lấy từ bài của Vietbao.vn. Chỉ số giá tiêu thụ của người lao động được tính dựa trên phát triển giá cả những sản phẩm mà giới này thường dùng và dựa trên căn bản giá của năm 1962. Chỉ số giá tiêu thụ cho năm 2006 dựa trên căn bản giá năm 1962 cần nhiều dữ kiện nên rất tiếc không thể thực hiện được trong phạm vi bài viết ngắn này. Lương của người lao động không có nghề tăng 50% trong vòng 6 năm từ 1956 đến năm 1962 trong khi đó vật giá chỉ tăng tổng cộng 3,6% trong thời gian này. Nghĩa là đời sống của người dân tăng rất cao, ít nhất 46% trong vòng 6 năm trời. Đặc biệt vật giá giảm hơn 4,4% vào năm 1957 và giảm gần 2% trong năm 1958 trong khi lương thợ tăng hơn 23% trong năm này. Biểu thị trên đây so sánh chỉ số lương người lao động không có nghề và chỉ số giá tiêu thụ trên tiêu chuẩn của năm 1962. Đường xanh biểu thị cho chỉ số lương thợ, đường đen cho chỉ số giá tiêu thụ. Nếu đường xanh nằm bên dưới đường đen có nghĩa là đời sống của người thợ thấp hơn năm 1962. Năm 1963 đường xanh nằm dưới đường đen, vật gía tăng cao hơn lương, đời sống nguời lao động thấp hơn năm 1962. Điều này có thể giải thích rằng, sự biến loạn trong năm 1963 đã làm vật giá tăng nhảy vọt. Mỗi ngày người lao động làm được bao nhiêu kí gạo? Phương pháp so sánh lương người lao động giữa các thời đại tại Việt Nam hữu hiệu nhất là so sánh đồng lương tính ra bằng sản phẩm tiêu dùng hàng ngày như phần trên chúng ta đã so sánh với những năm từ 1956 đến 1974. Để có thể so sánh với năm 2006 cụ thể và đon giản nhất chúng ta là tính ra bằng gạo. Sự so sánh này có tính cách tương đối, bởi vì người lao động và gia đình của họ tiêu thụ những sản phẩm khác ngoài gạo hàng ngày, đồng thời giá cả sản phẩm nông nghiệp giảm mạnh do cải tiến kỹ thuật trong ngành nông nghiệp : Mặc dù báo chí trong nước cũng như một số các báo chí Tây phương khen ngợi sự phát triển kinh tế gần đây của Việt Nam và mặc dù bỏ qua sự kiện giảm giá của sản phẩm nông nghiệp, nhưng theo bảng tính trên, người lao động Việt Nam có lương cao nhất trong những năm thời Đệ Nhất Cộng Hoà, trước đây nửa thế kỷ, và thấp nhất trong năm 2006 trong thời XHCN. Lương của người lao động trong năm 2006 tính ra được 5,1 kg gạo một ngày trong khi năm 1960 họ làm được 18,1 kg. Thế giới mỗi ngày mỗi phát triển, đời sống con người mãi cải thiện, thăng tiến. Tại sao đời sống người dân Việt Nam mãi đi thoái lui? Nguyễn Hội 01.11.2009 để tưởng niệm cố TT Ngô Đình Diệm Những câu nói cuối đời của ông Diệm đáng cho mọi người suy ngẫm. « Tôi là Tổng Tư Lệnh quân đội. Tôi lại ra lệnh cho quân đội đánh quân đội à ? Tôi còn mặt mũi thấy quân đội nữa không ? Có chi thì ngồi giải quyết, chứ quân đội là để chống Cộng, sao lại đem đánh nhau ? » TT Ngô Đình Diệm mắng ông Cao Xuân Vỹ lúc 16 :30 ngày 1/11/1963 « Bảo Duệ đừng nóng, Lữ đoàn chỉ cần bảo vệ thành Cộng Hoà và Dinh Gia Long, cố gắng tránh đừng để anh em binh sĩ phải đổ máu. Đánh vào Bộ Tổng Tham Mưu sẽ đổ vỡ sự thống nhất quân đội, mất tiềm năng chống cộng. Để Tổng Thống thu xếp với các Tướng lãnh. » TT Ngô Đình Diệm chỉ thị cho TT Duệ qua Đại Úy Đỗ Thọ ngày 1/11/1963 Chú thích 1- Xin phép thêm với ông Nguyễn Hội: Thời Để nhất cộng hòa, lương thấp nhất là công nhân vệ sinh đường phố, làm 6 ngày 1 tuần, một tháng lãnh 1.200 đồng. Lương công chức công nhật thấp nhất 2.100 đồng một tháng. Làm việc 5 ngày rưỡi. ( thứ bẩy làm nửa ngày) Lương Công nhân vệ sinh thời Đệ Nhất Cộng Hoà mua được 4 tạ gạo Luơng công chức thấtp nhất thời Đệ Nhất Cộng Hoà mua được 7 tạ gạo Giá gạo thời Đệ nhất cộng hòa 300 đồng 1 tạ. Giá vàng 280 đồng 1 chỉ. Hiện nay năm 2009 tại Việt Nam cộng sản, lương giáo viên Cấp 2( trung học đệ nhất cấp xưa), 2 triệu 2 một tháng. Gạo loại thường 1 triệu đồng 1 tạ. Gạo ngon 1 triệu 8 một tạ. Vàng có ngày lên 2 triệu 4 một chỉ. Lương giáo viên cấp 2 thời cộng sản hiện nay 2009 mua đuợc 2 tạ gạo loại thường. Bài viết của bà Kim Hoa : Tôi viếng mộ cố Tổng thống Ngô đình Diệm Tác giả Kim Hoa Đọc trên X Café VN bài “Một nén hương cho Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm”. Tôi biết được mộ Ông TT hiện đang nằm trong Nghĩa Trang Lái Thiêu, thuộc Tỉnh Bình Dương. Ngay ngày Giỗ 45 năm của Ông tôi đã lên kế hoạch phải đến thắp nhang cho Ông trong ngày Giỗ, nhưng rồi tôi không thực hiện được, mãi đến tối hôm qua nghe ông xã nói: - Mai rảnh không ? Đi Lái Thiêu … Tôi gật đầu ngay, ông xã biết chắc là không nói ra, nhưng tôi nôn nao có ngày này lắm, ngày anh ấy rãnh rỗi để chở tôi đi viếng mộ Ông TT. Mười ngày chờ đợi để thực hiện tâm nguyện, sáng nay 12-11-2008, vợ chồng tôi đi honda đến viếng Mộ TT. Cũng chỉ là địa chỉ Nghĩa Trang Lái Thiêu, Hóa An, Bình Dương, không rỏ ràng lắm, khi người đi đường lại nói Lái Thiêu có nhiều nghĩa trang. Chúng tôi cứ đi đại đến nghĩa trang lớn nhất của Lái Thiêu. Từ Sài Gòn đi Quốc lộ 13 đến ngã tư Cầu Ông Bố chúng tôi rẽ phải, vào khoảng gần 3km cũng bên tay phải, có một cổng nghĩa trang rất lớn, chúng tôi rẽ vào, có một quán cóc trong nghĩa trang, nhưng chúng tôi không dừng lại, vì thấy bên trong có số người thợ đang xây mộ, bèn ghé hỏi thăm: - Anh ơi! Anh làm ơn cho biết mộ của Ông Diệm nằm ở đâu anh ? - Anh chị theo con đường này sẽ thấy cái quán, hỏi quán ấy họ chỉ cho, có người dẫn đến tận nơi luôn. Mừng thầm trong bụng “hỏi thăm dể quá”, chúng tôi đến quán người ta vừa chỉ. Ông xã ra dấu cho tôi im lặng, anh đến hàng nhang lựa gói nhang lớn nhất, mua thêm cái hộp quẹt, trong khi chờ cô bán hàng thối tiền anh hỏi: - Cô cho tôi hỏi thăm, mộ Ông Diệm nằm chổ nào cô có biết, chỉ giùm chúng tôi. Cô gái trả lời ngay. - Biết, con dẫn cô chú đi, cô chú có bà con gì không ? - Không, chúng tôi muốn thăm và thắp nhang cho Ông ấy thôi. - Cách đây vài ba ngày, có người báo cho chúng con là sẽ có người nước ngoài về thăm mộ Ông ấy, chúng con chờ hoài mà chưa thấy ai. Thế rồi cô ấy nhanh nhẩu lấy honda đi trước, đưa chúng tôi ra lại đường chính, đi thêm hơn 100m cô dừng lại nơi những ngôi mộ nằm sát bên đường, dựng xe trên thềm đường, cô dẫn vào qua 2 dảy mộ (khoảng 6,7m), cô chỉ “đây là mộ ông Cẩn, mộ Ông Diệm ở bên kia”. Cùng một dãy, cách nhau khoảng hơn 10m, chúng tôi dừng lại Mộ Ông TT bên phải, mộ bà Cố nằm chính giữa, bên trái là mộ ông Nhu. Còn đang bồi hồi xúc động thì thấy 5,6 người bao quanh chúng tôi. Nhìn họ, tôi nhớ lại những lần đi thăm mộ của ông bà Nội chồng chôn ở nghĩa trang Gò Dưa… Chúng tôi đốt nhang, vái lạy bà Cố, Ông TT, ông Nhu, tôi dành một ít thắp cho ông Cẩn và bà Xơ tên Isave Trương thị Ba là nữ tu của Dòng Vinh Sơn mà ở đó người ta nói: “Những năm trước chỉ có bà Xơ này đến thắp nhang cho những ngôi Mộ này thôi, giờ bà Xơ ấy đã mất rồi, được chôn ở gần đây”. Thấy họ vẫn ngồi tại đó như chờ chúng tôi điều gì, tôi nói: - Đây là mộ của Ông TT ngày xưa của mình, tôi đọc báo thấy họ nói ở đây, nên tìm đến thăm Mộ Ông Họ nói: - Chúng tôi ở đây luôn chăm sóc cho phần Mộ của gia đình Ông, cô có tiền đưa chúng tôi để chúng tôi lo cho mộ phần họ. - Chúng tôi chỉ là người biết tin rồi đi thăm thôi, chúng tôi không là người nhà. Tôi cũng chẳng có tiền, gửi các anh tiền uống cà phê cho vui nhe. Họ cầm 100 ngàn như không vừa ý, bảo tôi đưa thêm 100 nữa. Họ kể là họ đã chà rửa sạch sẽ những ngôi mộ này như thế nào, có người đặt họ ghi rỏ tên Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu trên bia mộ, nhưng họ bị công an Bình Dương gọi lên, bắt xóa hết, chỉ ghi chữ Huynh, chữ Đệ thôi …mộ Ông TT lại bị sứt bể họ phải tô sửa lại … Tôi lắc đầu, mĩm cười: “Tôi không có tiền, thế nào cũng có người nước ngoài họ về, họ sẽ gởi lại tiền cho các anh”. Hai chúng tôi đọc kinh, cầu nguyện. Xin Ông TT thương phù hộ, giúp Đất Nước Việt Nam sớm thoát cảnh lầm than, khổ cực … Tôi thì thầm với Ông TT nhiều điều, thấy họ từ từ bỏ đi hết 4,5 người gì đó. Số còn lại họ than thở: - Tụi tui mới dọn dẹp chứ tụi nó có làm gì? cô đưa tiền cho tụi nó cũng như không. Chính tui lau chùi, dọn sạch cỏ hai hôm nay, cô mà lên trước ba ngày cũng không thấy đường đi đâu, cỏ bao phủ hết. Giờ cô cho tụi tui tiền đi, chính tui đắp lại chổ bể ấy, rồi sơn lại chữ mới rõ ràng đó chứ phải tụi nó đâu! Công an kêu tui lên chứ phải nó lên đâu, tụi nó nói dốc không hà. Nhìn người đang ông đang ngồi càm ràm bên cạnh, tôi hiểu ra câu chuyện. Việt Nam mình bây giờ là thế, làm ở đâu cũng có ban bệ, vào trong nghĩa trang cũng thế, có trên, có dưới, có cũ, có mới. Như trong nhà chồng tôi, anh em đều là công nhân, thầu xây dựng, nhưng không làm sao xây được mộ phần Ông Bà Nội của mình, phải giao toàn bộ cho những người quản lý ở nghĩa trang làm. Nếu mình không làm theo quy định (trong im lặng) đó, thì ngày hôm nay mình xây, sáng mai sẽ thấy thành bình địa tất cả, ngoan cố thêm một hai ngày nữa, cũng trở về con số không (0) thế thôi. Trước khi chúng tôi chưa giao mộ phần cho ông chủ lớn ở đó trông coi, thì mỗi lần đến mộ đều có người hầu chuyện, kể công lao chăm sóc hằng ngày …cho đến khi chúng tôi chi tiền trà nước mới để yên. Từ ngày trả công mỗi năm 300.000$ cho 2 ngôi mộ Ông Bà, chúng tôi không còn bị kèo nài mỗi khi lên thăm mộ nữa. Phía bên mộ Ông Cẩn, chồng tôi cũng đang lắng nghe những người dọn dẹp, và cô bé dẫn đường phàn nàn, (có anh thanh niên bị câm) họ không dám nói gì khi có mặt nhóm người trước, có lẽ họ được những người kia thuê làm, nhìn chung thì họ cũng chịu khó chăm sóc mộ của Tổng Thống mình, những ngôi mộ mà ít khi có thân nhân lui tới, tiếc rằng mình không khá giả chứ tý quà cho họ cũng là phải đạo. Gởi cho họ và cô bé dẫn dường thêm 100 ngàn nữa chúng tôi cám ơn và mọi người vui vẻ chia tay ra về. Tôi quay lại, cúi chào Ông TT, “Từ nay con sẽ thường quay lại thăm Ông”. Kể lại cho mọi người biết. Nếu muốn viếng mộ TT, thì đến ngã tư cầu Ông Bố quẹo phải vào khoảng 3km thấy cổng nghĩa trang đầu tiên (đừng vào cổng), đi quá khoảng gần 300m nữa sẽ thấy quán cóc bên đường, cạnh nghĩa trang. Dừng xe, có đường mòn, đi qua vài nấm mộ là thấy mộ TT ngay, nếu đi honda dắt vào lối này gần mộ TT, dể trông chừng xe hơn. Nhìn Mộ một Vị Tổng Thống tài ba, nổi tiếng, khắp thế giới mọi người đều ngưỡng mộ Tài, Đức của ông, mà nằm đơn sơ như thế, tên tuổi cũng không được phép ghi chép rõ ràng, tôi không sao cầm được nước mắt. Lòng tự hỏi biết đến ngày nào, người dân Việt nghĩ lại công lao của Ông, mà đặt mộ phần Ông vào một nơi xứng đáng hơn, gần gủi hơn, để mọi người yêu mến Ông được thường xuyên thăm viếng Mộ phần Ông Phần đọc thêm 2 Quan Điểm của Ông Ngô Đình Nhu về Hiểm Họa Xâm Lăng của Trung Cộng Bài viết của Tiến sĩ Phạm văn Lưu Khi hay tin Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị ám sát,...Cố Tổng Thống Tưởng Giới Thạch của Trung Hoa Dân Quốc, đã nhận xét: Người Mỹ có trách nhiệm nặng nề trong việc ám sát xấu xa này. Trung Hoa Dân Quốc mất đi một đồng chí tâm đầu ý hợp… Tôi khâm phục ông Diệm, ông xứng đáng là một lãnh tụ lớn của Á Châu, Việt Nam có lẽ phải mất đến 100 năm nữa mới tìm được một lãnh tụ cao quí như vậy.[1]. Nhưng khi đọc xong tác phẩm Chính Đề Việt Nam của ông Ngô Đình Nhu[2], tôi nghĩ cần phải thêm vào lời nhận xét đó, Việt Nam có lẽ phải mất đến 100 năm hay nhiều hơn nữa mới tìm được một nhà lãnh đạo có viễn kiến chính trị sâu sắc như ông Nhu.. Thực vậy, đối với cá nhân người viết, sau hơn 30 năm giảng dạy và nghiên cứu về các vấn đề chính trị Việt Nam tại một số các viện đại học, các viện nghiên cứu, các bảo tàng viện và thư viện tại Việt Nam, Úc, Hoa Kỳ và Âu châu.. người viết được các đồng nghiệp và các chuyên gia quốc tế về Việt Nam đã dành cho một chút cảm tình và nễ trọng về kiến thức chuyên môn và sự khổ công đọc sách. Tuy nhiên, với tất cả sự thận trọng cần thiết của một người nghiên cứu lịch sử, người viết phải thành thật công nhận rằng, trong tất cả những sách nghiên cứu mà người viết đã có dịp đọc trong hơn 30 năm qua vì sở thích hay vì nhu cầu giảng dạy và nghiên cứu đòi buộc phải đọc bằng Việt, Pháp và Anh ngữ, chưa có một tác phẩm nào, thể hiện một sự tổng hợp bao quát và rất giá trị về các vấn đề chính trị thế giới trong hơn 200 năm qua, để rồi sau đó đưa ra những viễn kiến chính trị vô cùng sâu sắc để làm Kim Chỉ Nam Phát Triển cho Việt Nam cũng như các Quốc Gia Chậm Tiến trên thế giới, như tác phẩm này của ông Nhu. Có lẽ phải nói đây là một đóng góp quí báu vào kho tàng tư tưởng chính trị thế giới. Và giả dụ rằng, nếu có thể sống thêm 100 năm nữa để đọc sách, người viết nghĩ rằng không thể nào có được một óc tổng hợp bao quát, đứng đắn và một viễn kiến chính trị sâu sắc thần kỳ như tác giả của quyển Chinh Đề Việt Nam. Vì tác phẩm nguyên bản bằng Pháp ngữ, và người viết tin rằng dịch giả đã rất xuất sắc trong khi chuyễn ngữ, vì ấn bản Việt ngữ đã diễn tả một cách hết sức lưu loát những khía cạnh sâu sắc và phức tạp của các vấn đề. Tuy nhiên, những người đã quen tiếp cận với lối hành văn của ông Nhu qua các diễn văn mà Ông đã soạn thảo cho Tổng Thống Diệm trong suốt 9 năm của nền Đệ Nhất Cộng Hòa,[3] chắc chắn sẽ thấy rằng cách hành văn trau chuốt, chính xác, nghiêm túc, sắc bén và chặt chẻ của ông Nhu mà bản dịch không thể nào thể hiện được. Tuy nhiên, người viết muốn độc giả trực tiếp tiếp cận, một phần nào, với cách luận giải và trình bày độc đáo của ông Nhu về các vấn đề chính trị Việt Nam và quốc tế, nên người viết đã quyết định trích nguyên văn những phần trong Chính Đề Việt Nam liên quan đến chủ đề của bài viết này.. Và người viết sẽ hạn chế tối đa phần đưa ra những diễn giải và nhận xét riêng tư của mình. Về nội dung tác phẩm, có lẽ phần cuốn hút được sự ngưỡng mộ nhất của người viết là, trước đây gần nữa thế kỷ, ông Nhu đã nhận xét Liên Sô sẽ tự giải thể để làm hòa với Tây Phương và Trung Cộng sẽ thất bại trong việc sử dụng chủ nghĩa Cộng Sản để phát triển kinh tế, cũng như Âu Châu sẽ tập hợp lại với nhau trong một khối thống nhất như Khối Liên Hiệp Âu Châu ngày nay. Nhưng điều hấp dẫn hơn nữa, ông Nhu đã không đưa ra những lời tiên đoán như một người thầy bói hay một chiêm tinh gia, trái lại, ông đã đưa ra những phán đoán của mình, sau khi đã phân tích và tổng hợp các dữ kiện lich sử và các biến cố chính trị thế giới, một cách khoa học, khách quan và vô tư. Chính vì vậy, người viết nghĩ rằng tập sách này sẽ có một mãnh lực vô cùng hấp dẫn đối với các nhà lãnh đạo Việt Nam và các quốc gia chậm tiến Á Phi, nếu họ thực sự mong muốn xây dựng và phát triển đất nước, theo một đường lối khoa hoc, thực tiển và hợp lý nhất. Vì tác phẩm bao quát nhiều vấn đề lớn lao liên quan đến kinh nghiệm phát triển kinh tế của Nhật Bản, Liên sô, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ.. và cả trường hợp của Trung Cộng nữa. Đó là những đề tài quá lớn cho bài viết này. Do đó, người viết nghĩ rằng, vấn đề thời sự nóng bỏng nhất hiện nay là vấn đề Trung Cộng xâm chiếm lãnh thổ, lãnh hải, các hải đảo Hoàng Sa & Trường Sa cùng vùng Cao Nguyên Trung Phần. Chúng ta thử tìm xem, gần 50 năm trước đây, ông Nhu đã tiên đoán hiểm họa này ra sao, đã kiểm điểm lại chinh sách ngoại giao sai lầm của chúng ta như thế nào và phương sách nào phải theo đuổi để chống lại Trung Cộng, để chúng ta có thể thấy được kiến thức uyên bác của một chính trị gia và cũng là một học giả lỗi lạc của thời đại chúng ta. Sự Thiển Cận Của Nhà Cầm quyền Hà Nội. Sự xâm lăng của Trung Quốc đối với Việt Nam có tính cách trường kỳ, nhưng những nhà lãnh đạo Hà Nội vì thiển cận và vì quyền lợi hẹp hòi của Đảng Cộng Sản và cũng có thể vì quyền lợi cá nhân ích kỷ của những vị lãnh đạo, đã không ý thức hiểm họa xâm lăng khiếp hải đó của Trung Quốc, họ đã xem nhẹ quyền lợi của quốc gia, dân tộc, đã liên kết với Trung Cộng và Liên Sô, đánh mất đi cơ hội ngàn năm một thuở, là khai thác những mâu thuẫn giữa hai khối Tây Phương và Liên Sô sau Thế Chiến Thứ Hai, để khôi phục độc lập và nhận viện trợ của cả hai khối để phát triển dân tộc…như Ấn Độ. Trái lại, việc cam tâm làm chư hầu cho Trung Cộng và Liên Sô đã đưa Việt Nam vào cuộc chiến tranh với Tây Phương một cách vô nghĩa và phi lý, và đã đem lai một hậu quả vô cùng khủng khiếp cho cả dân tộc, đó là sự hủy diệt toàn bộ sinh lực của quốc gia, cả về phương diện tinh thần lẫn vật chất và sinh mang của người Việt, trong suốt hơn 30 năm… Nhưng còn tệ hại hơn nữa, là sự nhận viện trợ đó từ Trung Cộng đã là tiền đề để rước họa xâm lăng từ phương Bắc vào Việt Nam ngày nay. Từ những năm đầu của thập niên 1960, ông Nhu đã nhìn thấu suốt được hiểm họa xâm lăng truyền kiếp đó như sau: Trong lịch sử bang giao, giữa chúng ta và Trung Hoa, các biến cố xảy ra đều do hai tâm lý đối chọi nhau. Từ năm 972, sau khi đã nhìn nhận độc lập của Việt Nam rồi, lúc nào Trung Hoa cũng nghĩ rằng đã mất một phần lãnh thổ quốc gia, và lúc nào cũng khai thác mọi cơ hội đưa đến, để thâu hồi phần đất mà Trung Hoa xem như là của họ. Bên kia, Việt Nam lúc nào cũng nỗ lực mang xương máu ra để bảo vệ nền độc lập của mình. Tất cả các sự kiện, xảy ra giữa hai quốc gia, đều do sự khác nhau của hai quan niệm trên. Ngay năm 981, nghĩa là vừa ba năm sau khi đã nhìn nhận độc lập của Việt Nam, Tống triều thừa lúc nội chính Việt Nam có biến, vì Đinh Tiên Hoàng vừa mất, và sự kế vị không giải quyết được, gởi sang Việt Nam hai đạo quân, do đường thủy và đường bộ, để đặt lại nền thống trị của Trung Hoa. Ý cố định của Trung Hoa là đặt lại nền thống trị và không lúc nào Trung Hoa thỏa mãn với sự thần phục và triều cống của chúng ta. Ngay những lúc mà quân đội chúng ta hùng cường nhất, và chiến thắng quân đội Trung Hoa, thì các nhà lãnh đạo của Việt Nam cũng khôn ngoan, tìm cách thỏa thuận với Trung Hoa và tự đặt mình vào chế độ thuộc quốc. Nhưng, điều mà Trung Hoa muốn không phải là Việt Nam chỉ thần phục và triều cống. Trung Hoa, suốt gần một ngàn năm lịch sử, lúc nào cũng muốn lấy lại mảnh đất mà Trung Hoa coi như bị tạm mất. Trong 900 năm, từ năm 939 đến năm 1840, khi Tây phương tấn công vào xã hội Đông Á làm cho những mâu thuẫn, nội bộ của xã hội này, tạm ngưng hoạt động, Trung Hoa đã bảy lần toan chiếm lại nước Việt Nam. Hai lần do nhà Tống chủ trương, ba lần nhà Nguyên, một lần nhà Minh và một lần nhà Thanh. Một hành động liên tục như vậy, nhất định có nghĩa là tất cả các triều đại Trung Hoa đều theo đuổi một chính sách, đặt lại nền thống trị trên lãnh thổ Việt Nam . Chính sách này do một điều kiện địa dư và kinh tế ấn định: lưu vực sông Hồng Hà là đướng thoát ra biển thiên nhiên của các tỉnh Tây Nam của Trung Hoa, và ngược lại cũng là con đường xâm nhập cho các đạo quân chinh phục vào nội địa Trung Hoa. Đã như vậy thì, ngay bây giờ, ý định của Trung Cộng vẫn là muốn thôn tính, nếu không phải hết nước Việt Nam, thì ít ra cũng Bắc phần. Cũng chỉ vì lý do này mà, năm 1883, Lý Hồng Chương, thừa lúc Tự Đức cầu viện để chống Pháp, đã, thay vì gởi quân sang giúp một nước cùng một văn hóa để chống ngoại xâm, và thay vì cứu viện một thuộc quốc mà Trung Hoa đáng lý ra có nhiệm vụ bảo vệ, lại thương thuyết một kế hoạch chia cắt Việt Nam với Pháp, Trung Hoa dành cho mình các phần đất gồm các vùng bao bọc lưu vực sông Hồng Hà để lấy đường ra biển. Và ngay Chính phủ Tưởng Giới Thạch năm 1945, dành phần giải giới quân đội Nhật Bản từ vĩ tuyến 16 trở lên phía Bắc[4], cũng vì lý do trên. Xem thế đủ biết rằng, đối với dân tộc chúng ta họa xâm lăng là một mối đe dọa thường xuyên. (tr. 166) Do đó, Trung Hoa của Mao Trạch Đông, cũng như Trung Hoa của các triều đại Nguyên, Tống, Minh, Thanh là một đe dọa truyền kiếp. Sùng Bái Chủ Nghĩa Cộng Sản là một Sai Lầm Nghiêm Trọng Trong khi Liên Sô và Trung Cộng xem chủ nghĩa Cộng Sản như là phương tiện tranh đấu để qui tụ các nước nhược tiểu Á Phi vào đồng minh với họ, chống lại sự bao vây của Tây Phương nhằm giúp họ phát triển kinh tế của đất nước họ, thì Cộng Sản Việt Nam sùng bái chủ nghĩa Cộng Sản như là một chân lý để cải tạo xã hội và xây dựng đất nước. Chính vì sự thiếu sáng suốt của nhà cầm quyến Hà Nội đã khiến Việt Nam phải bị chia cắt làm 2 miền vào năm 1954, mất đi cơ hội ngàn năm một thuở, để xây dựng đất nước và củng cố độc lập để chống ngoại xâm. Ông Nhu đã luận giải nan đề đó như sau: Nhưng chúng ta cũng còn nhớ rằng Nga Sô sở dĩ liên kết với các thuộc địa của Tây phương là bởi vì Nga Sô cần có đồng minh trong công cuộc chiến đấu trường kỳ và vĩ đại với Tây phương, mà mục đích trước hết và trên hết, là phát triển dân tộc Nga. Tính cách thiêng liêng giữa các đồng chí của lý tưởng cách mạng xã hội thế giới chỉ là một tín hiệu tập hợp qui tụ kẻ thù của Tây phương vào một mặt trận phục vụ một chiến lược tranh đấu của dân tộc Nga. Ngày nay, mục đích phát triển của Nga đã đạt. Sự thay thế các giá trị tiêu chuẩn chiến lược và giai đoạn của Nga Sô bằng những giá trị tiêu chuẩn, di sản của văn minh nhân loại, như chúng ta đã thấy trong một đoạn trên, là một bằng cớ hùng biện nhất, soi sáng lập trường của Nga. Trung Cộng tố cáo Nga phản bội chủ nghĩa Các-Mác Lê-Nin vì những sự kiện trên. Trung Cộng lại muốn thay thế Nga, nhân danh chủ nghĩa Các-Mác Lê Nin hô hào qui tụ các nước kém mở mang, để phục vụ công cuộc phát triển cho dân tộc Trung Hoa. Ngày nào mục đích phát triển đã đạt, thì cuộc đồng minh mới này do Trung Cộng đề xướng cũng không còn hiệu lực đối với Trung Cộng, cũng như cuộc đồng minh trước đây do Nga đề xướng, ngày nay, không còn hiệu lực đối với Nga. Và mục đích cuối cùng của cuộc tranh đấu vẫn là mục đích dân tộc. Nhiều nhà lãnh đạo Á Đông mà quốc gia cũng đã bị Đế quốc thống trị, đã đủ sáng suốt để nhìn thấu thâm ý chiến lược của Nga Sô. Gandhi và Nehru, từ chối sự đồng minh với Cộng Sản vì lý do trên.(tr. 201) Chúng ta chưa có một tài liệu hay một triệu chứng nào chứng tỏ rằng các nhà lãnh đạo miền Bắc hiện nay đã nhận thức các điều kiện trên. Ngược lại, các thư lại chính trị của miền Bắc còn đang ca tụng như là những chân lý những giá trị tiêu chuẩn chiến lược và giai đoạn mà Nga Sô đã bỏ. Như thế thì có lẽ dân tộc chúng ta còn phải bất hạnh mục kích các nhà lãnh đạo miền Bắc của chúng ta tôn thờ như một chân lý, một lý thuyết mà Nga Sô và Trung Cộng chỉ dùng làm một phương tiện tranh đấu và Nga Sô bắt đầu sa thải khi mục đích phát triển đã đạt. Như thế thì, giả sử mà người Pháp có thật sự thi hành một chính sách trả thuộc địa, như người Anh, đối với Việt Nam, thì các nhà lãnh đạo miền Bắc cũng chưa chắc đã đưa chúng ta ra được ngoài vòng chi phối trực tiếp của hai khối để khai thác mâu thuẫn mà phát triển dân tộc. Trong hoàn cảnh mà cuộc tranh chấp giữa Nga Sô và Tây phương chi phối nặng nề hành động chính trị của các quốc gia nhỏ, lập trường Cộng Sản, lệ thuộc Trung Cộng, của các nhà lãnh đạo miền Bắc, đương nhiên gây phản ứng của Tây phương và sự phân chia lãnh thổ cũng không tránh được.. Như vậy, tư cách Cộng Sản của các nhà lãnh đạo miền Bắc là một điều kiện thuận lợi giúp cho người Pháp thi hành những toan tính chính trị của họ ở Việt Nam. Và lập trường Cộng Sản lệ thuộc Nga Sô và Trung Cộng là một nguyên nhân của sự phân chia lãnh thổ Việt Nam, trong khung cảnh chính trị của thế giới, sau Đại chiến thứ hai, do sự tranh chấp giữa Nga Sô và Tây phương chi phối. Tóm lại nguyên nhân sâu xa của sự phân chia lãnh thổ Việt Nam ngày nay là chính sách thuộc địa của Pháp và lập trường Cộng Sản lệ thuộc Nga Sô và Trung Cộng của các nhà lãnh đạo miền Bắc. Trong thực tế, sự phân chia đã nảy mầm khi hai quốc gia Tây phương Anh và Mỹ, để dọn đường cho một giải pháp chấm dứt sự bế tắc của Pháp ở Việt Nam, nhìn nhận và bắt dầu viện trợ cho quốc gia Việt Nam. Tuy nhiên, viện trợ quân sự và kinh tế đều qua tay chính phủ Pháp. Và một phần lớn, đã được sử dụng trực tiếp hay gián tiếp trong công cuộc tái thiết nước Pháp đã bị chiến tranh tàn phá. Thời gian qua, xét kỹ thì thời kỳ này lại là thời kỳ mà những thủ đoạn chính trị của Pháp ở xứ này mang đến nhiều kết qảu nhất. Bên khối Cộng Sản, Nga và Trung Cộng cũng nhìn nhận Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam và cũng bắt đầu viện trợ. Từ đây, chiến cuộc Việt Nam, biến thành một chiến trường quân sự và địa phương của cuộc tranh chấp giữa Nga Sô và Tây phương. Những mâu thuẫn giữa Nga Sô và Tây phương mà, đúng lý ra, phải được dùng để phát triển dân tộc, lại trở thành những khí giới gieo rắc sự chết cho toàn dân. Những yếu tố của một cơ hội phát triển đã biến thành những khí cụ của một tai họa. Đồng thời, điều này vô cùng quan trọng cho chúng ta, sự chi phối của Trung Hoa, và sau lưng sự chi phối, sự đe dọa xâm lăng của Trung Hoa, mà chúng ta đã biết là vô cùng nặng nề, một cách liên tục, cho chúng ta trong hơn tám trăm năm, tạm thời đình chỉ trong gần một thế kỷ Pháp thuộc, đã bắt đầu hoạt động trở lại dưới các hình thức viện trợ và cố vấn quân sự cho quân đội của Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam. Chúng ta thừa hiểu rằng sự phát triển của Tàu, là mục đích trước và trên hết trong mọi cuộc Đồng Minh hiện nay của các nhà lãnh đạo Trung Cộng, cũng như sự phát triển của Nga là mục đích trước và trên hết trong mọi cuộc Đồng Minh trước đây của các nhà lãnh đạo Nga. (tr. 202 -204). Nhưng Hà Nội còn phạm những lỗi lầm nghiệm trong hơn nữa, khi quyết định dụng võ lưc để thôn tính miền Nam, đã dẫn tới việc trực tiếp đụng độ quân sự với Hoa Kỳ, khiến miền Bắc đã khánh tận và kệt quệ trong cuộc chiến tranh chống Pháp càng lún sâu trong cảnh tượng hoàn toàn đỗ nát và hoang tàn trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, mà ngày nay, qua hành động gần như van nài của Hà Nội để xin lập lại bang giao với Hoa Kỳ vào năm 1996, ai còn chút lương tri bình thường cũng thấy rằng cuộc chiến đó là hoàn toàn vô lý và xuẫn động, mà nguy hiểm hơn nữa là trực tiếp tạo điều kiện thuận lợi cho Trung Cộng tự do xâm lăng Việt Nam, vì Mỹ đã không còn hiện diện ở miền Nam, để ngăn chặn sự bành trướng của Trung Cộng. Trong tác phẩm Chinh Đề Việt Nam, hiểm họa xâm lăng của Trung Cộng ngày nay cũng đã được báo động cách đây gần 50 năm: Sự lệ thuộc nói trên và sự chia đôi lãnh thổ đã tạo hoàn cảnh cho sự chi phối và sự toan thống trị của nước Tàu đối với Việt Nam tái hiện dũng mãnh, sau gần một thế kỷ vắng mặt. Ký ức của những thời kỳ thống trị tàn khốc của Tàu đối với chúng ta còn ghi trong mỗi trang lịch sử của dân tộc và trong mỗi tế bào của thân thể chúng ta. Các nhà lãnh đạo miến Bắc, khi tự đặt mình vào sự chi phối của Trung Cộng, đã đặt chúng ta trước một viễn ảnh nô lệ kinh khủng. Hành động của họ, nếu có hiệu quả, chẳng những sẽ tiêu diệt mọi cơ hội phát triển của chúng ta, mà lại còn đe dọa đến sự tồn tại của dân tộc. Sở dĩ, tới ngày nay, sự thống trị của Trung Cộng đối với Việt Nam chưa thành hình, là vì hoàn cảnh chính trị thế giới chưa cho phép, và sự tồn tại của miền Nam dưới ảnh hưởng của Tây phương là một trở lực vừa chính trị vừa quân sự cho sự thống trị đó. Giả sử mà Nam Việt bị Bắc Việt thôn tính, thì sự Trung Cộng thôn tính Việt Nam chỉ là một vấn đề thời gian. Trong hoàn cảnh hiện tại, sự tồn tại của miền Nam vừa là một bảo đảm cho dân tộc thoát khỏi ách thống trị của Trung Cộng, vừa là một bảo đảm một lối thoát cho các nhà lãnh đạo Cộng Sản Bắc Việt, khi họ ý thức nguy cơ họ đang tạo cho dân tộc. Nhưng ngày nào họ vẫn tiếp tục thực hiện ý định xâm chiếm miền Nam thì họ vẫn còn chịu sự chi phối của chính sách chiến tranh xâm lăng của Trung Cộng, thay vì chính sách sống chung hòa bình của Nga Sô. Vì vậy cho nên, sự mất còn của miền Nam, ngày nay, lại trở thành một sự kiện quyết định sự mất còn trong tương lai của dân tộc. Do đó, tất cả nỗ lực của chúng ta trong giai đoạn này phải dồn vào sự bảo vệ tự do và độc lập, và sự phát triển cho miền Nam để duy trì lối thoát cho miền Bắc và cứu dân tộc khỏi ách trống trị một lần nữa. (tr.212) Chính Sách Ngoại Giao Có lẽ, trong quá khứ, chúng ta quá sùng bái văn hóa Khổng Mạnh và quá lệ thuộc về chính trị đối với các Hoàng Đế Trung Quốc, nên chúng ta đã không xây dựng được một đường lối ngoại giao khoáng đạt như Nhật Bản để có thể cứu nguy cho đất nước, khi dân tộc bị nạn ngoại xâm. Ông Nhu đã kiểm điểm sự thất bại nặng nể của chính sách ngoại giao của các vua chúa ngày xưa qua những dòng dưới đây: Họa xâm lăng đe dọa dân tộc chúng ta đến nỗi, trong suốt một ngàn năm lịch sử từ ngày lập quốc, trở thành một ám ảnh cho tất cả các nhà lãnh đạo của chúng ta. Và do đó mà lịch sử ngoại giao của chúng ta lúc nào cũng bị chi phối bởi một tâm lý thuộc quốc. Hai lần Lý Thường Kiệt và Nguyễn Huệ tìm cách đả phá không khí lệ thuộc đó. Nhưng mặc dầu những chiến công lừng lẫy và tài ngoại giao rất khéo, hai nhà lãnh đạo trứ danh của dân tộc vẫn phải khuất phục trước thực tế. Tâm lý thuộc quốc đè nặng, chẳng những trên sự bang giao, giữa chúng ta và Trung Hoa, lại còn lan tràn sang lĩnh vực bang giao giữa chúng ta và các nước láng giềng. Nếu, đối với Trung Hoa, chúng ta là thuộc quốc, thì đối với các nước chung quanh, chúng ta lại muốn họ là thuộc quốc. Tâm lý đó làm cho sự bang giao, giữa chúng ta và các nước láng giềng, lúc nào cũng gay go. Đã đành rằng công cuộc Nam tiến của chúng ta, là một công trình mà dân tộc đã thực hiện được. Nhưng chúng ta còn thiếu tài liệu để cho các sử gia có thể xét đoán xem, nếu chính sách ngoại giao của chúng ta khoáng đạt hơn, tựa trên những nguyên tắc phong phú hơn thì, có lẽ sự bành trướng của chúng ta sẽ không một chiều như vậy. Ví dụ, một câu hỏi mà chúng ta không thể tránh được: chúng ta là một dân tộc ở sát bờ biển, nhưng sao nghệ thuật vượt biển của chúng ta không phát triển? Nếu chính sách ngoại giao của chúng ta phong phú hơn, và không bó hẹp vào một đường lối duy nhất, có lẽ sự bành trướng của dân tộc chúng ta, đã sớm phát ra nhiều ngõ, và sinh lực của chúng ta không phải chỉ dồn vào mỗi một công cuộc Nam tiến. Nước chúng ta ở vào giữa hai nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ. Với một chính sách ngoại giao khoáng đạt hơn, sự liên lạc quốc tế của chúng ta có lẽ đã rộng rãi hơn, và do đó, vị trí của chúng ta sẽ, đương nhiên, được củng cố bằng những biện pháp dồi dào và hữu hiệu hơn. Nhưng thực tế là vậy đó. Họa xâm lăng của Trung Hoa đè nặng vào đời sống của dân tộc chúng ta, đến nỗi, tất cả các nhà lãnh đạo của chúng ta đều bị ám ảnh bởi sự đe dọa đó. Và, để đối phó lại, họ chỉ có hai con đường, một là thần phục Trung Hoa, hai là mở rộng bờ cõi về phía Nam. Sở dĩ, khi bị Tây phương tấn công, mà các nhà lãnh đạo Triều Nguyễn của chúng ta lúc bấy giờ, không có đủ khả năng quan niệm một cuộc ngoại giao rộng rãi, để khai thác mâu thuẫn giữa các cường quốc Tây phương, là vì các nhà lãnh đạo của chúng ta không lúc nào vùng vẫy, đả phá nỗi không khí tâm lý thuộc quốc đã đời đời đè nặng lên lịch sử ngoại giao của chúng ta. Hành động ngoại giao duy nhất lúc bấy giờ là gởi sứ bộ sang cầu cứu với Trung Hoa. Chúng ta đã biết Trung Hoa đã hưởng ứng như thế nào lời kêu gọi của nhà Nguyễn. Nhưng Trung Hoa cũng đang bị đe dọa như chúng ta, nếu không có lẽ Trung Hoa đã lại thừa cơ hội mà đặt lại nền thống trị ở Việt Nam . Các sứ bộ của chúng ta gởi sang Pháp lại cũng với mục đích điều đình, thần phục với Pháp như chúng ta quen điều đình, thần phục với Trung Hoa, chớ không phải với mục đích đương nhiên phải có của một hành động ngoại giao, là khai thác các mâu thuẫn để mưu lợi cho mình. Vì thế cho nên, nếu chúng ta có cho rằng, công cuộc Nam tiến thành công là một kết quả của chính sách ngoại giao một chiều như trên đã trình bày, thì cân nhắc kết quả đó với những sự thất bại mà cũng chính sách ngoại giao đó đã mang đến cho chúng ta trong một ngàn năm lịch sử, thì có lẽ những sự thất bại nặng hơn nhiều. Sự bành trướng của chúng ta đã thâu hẹp lại và chỉ theo có một chiều, bỏ hẳn cửa biển bao la đáng lý ra phải là cái cửa sống cho chúng ta. Nền ngoại giao của chúng ta ấu trĩ nên, lúc hữu sự, không đủ khả năng để bảo vệ chúng ta. Trong khi đó, đối với một quốc gia nhỏ lúc nào cũng bị họa xâm lăng đe dọa, thì ngoại giao là một trong các lợi khí sắc bén và hữu hiệu để bảo vệ độc lập và lãnh thổ. Trong chín trăm năm, từ ngày lập quốc, chúng ta đã bị ngoại xâm tám lần, bảy lần do Trung Hoa và một lần do Tây phương. Chúng ta đẩy lui được sáu lần, chỉ có lần thứ sáu nhà Minh đặt lại nền thống trị, trong hai mươi năm, và lần thứ tám đế quốc Pháp xâm chiếm toàn lãnh thổ và thống trị chúng ta trong hơn tám mươi năm. Vì vậy cho nên, chống ngoại xâm là một yếu tố quan trọng trong chính trị của Việt Nam. Chính trị cổ truyền, của các triều đại Việt Nam không được quan niệm rộng rãi nên, nếu có phân nửa kết quả đối với sự xâm lăng của Trung Hoa thì lại hướng chúng ta vào một chính sách chật hẹp về ngoại giao. Do đó tất cả sinh lực phát triển của dân tộc, thay vì mở cho chúng ta được nhiều đường sống, lại được dốc hết vào một cuộc chiến đấu tiêu hao chỉ để tranh giành đất dung thân. Một mặt khác, chính sách ngoại giao chật hẹp đã đưa chúng ta vào một thế cô lập cho nên lúc hữu sự, các nhà lãnh đạo của chúng ta không đương đầu nổi với sóng gió, và lưu lại nhiều hậu quả tai hại cho nhiều thế hệ.
|
|